nhchvl1

17
NGÂN HÀNG CÂU HI VT LÝ 1 CÂU HI LOI 2 ĐIM Câu 2. 1 : (2 đim) 1. Nêu định nghĩa và ý nghĩa vt lý ca gia tc tiếp tuyến và gia tc pháp tuyến. 2. Mt hòn đá được ném tđỉnh ca mt tháp cao 45m theo phương nm ngang vi vn tc ban đầu v 0 = 15m/s. Bqua lc cn không khí. Xác định: a. Tm bay xa và thi gian bay ca hòn đá. b. Vn tc, gia tc tiếp tuyến, gia tc pháp tuyến ca hòn đá khi chm đất. Cho g = 10m/s 2 . Câu 2.2 : (2 đim) 1. Định nghĩa chuyn động tròn đều? Viết công thc gia tc tiếp tuyến, gia tc pháp tuyến trong chuyn động tròn đều. 2. Mt bánh xe có bán kính 10cm, lúc đầu đang đứng yên, sau đó quay quanh trc ca nó vi gia tc góc 2rad/s 2 . Xác định: a. Vn tc góc, vn tc dài, gia tc tiếp tuyến, gia tc pháp tuyến, gia tc toàn phn ca mt đim trên vành bánh xe sau giây đầu tiên. c. Svòng mà bánh xe quay được sau 1 phút đầu tiên. Câu 2.3 : (2 đim) 1. Phát biu ba định lut Newton. 2. Mt tàu đin chy trên đon đường phng ngang vi gia tc không đổi là 0,25m/s 2 .Sau 40s ktlúc bt đầu khi hành, người ta tt máy động cơ và tàu đin chuyn động chm dn đều cho ti khi dng hn. Hsma sát gia bánh xe và đường ray là 0,05. Cho g = 10m/s 2 .Xác định: a. Vn tc ln nht và gia tc chuyn động chm dn đều ca tàu. b. Thi gian chuyn động ca tàu và đon đường mà tàu đã đi được tlúc khi hành đến lúc dng hn. Câu 2.4 : (2 đim) 1. Phát biu các định lý vđộng lượng. 2. Mt phi công lái mt máy bay thc hin mt vòng nhào ln có bán kính 200m trong mt phng thng đứng. Khi lượng ca phi công là 75kg. Xác định lc nén ca phi công tác dng lên ghế ngi ti đim thp nht và đim cao nht ca vòng nhào ln khi vn tc ca máy bay trong vòng nhào ln luôn không đổi và bng 360km/h. Cho g = 10m/s 2 . Câu 2.5 : (2 đim) 1. Mt người khi lượng m đứng trong thang máy chuyn động đi lên theo phương thng đứng vi gia tc a. Hi trng lượng ca người y thay đổi như thế nào nếu lúc đầu thang máy chuyn động nhanh dn đều, sau đó chuyn động đều và trước khi dng li thang máy chuyn động chm dn đều vi cùng gia tc. 2. Mt người cm tay vào đầu càng xe và dch chuyn chiếc xe vi vn tc không đổi. Cho biết trng lượng ca xe là 2500N, càng xe hp vi phương ngang mt góc α = 30 0 .

Upload: tung-bach

Post on 24-Jul-2015

326 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: NHCHVL1

NGÂN HÀNG CÂU HỎI VẬT LÝ 1

CÂU HỎI LOẠI 2 ĐIỂM

Câu 2. 1: (2 điểm) 1. Nêu định nghĩa và ý nghĩa vật lý của gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến. 2. Một hòn đá được ném từ đỉnh của một tháp cao 45m theo phương nằm ngang với vận tốc ban đầu v0 = 15m/s. Bỏ qua lực cản không khí. Xác định: a. Tầm bay xa và thời gian bay của hòn đá. b. Vận tốc, gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến của hòn đá khi chạm đất. Cho g = 10m/s2.

Câu 2.2: (2 điểm) 1. Định nghĩa chuyển động tròn đều? Viết công thức gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến trong chuyển động tròn đều. 2. Một bánh xe có bán kính 10cm, lúc đầu đang đứng yên, sau đó quay quanh trục của nó với gia tốc góc 2rad/s2. Xác định: a. Vận tốc góc, vận tốc dài, gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến, gia tốc toàn phần của một điểm trên vành bánh xe sau giây đầu tiên. c. Số vòng mà bánh xe quay được sau 1 phút đầu tiên.

Câu 2.3: (2 điểm) 1. Phát biểu ba định luật Newton. 2. Một tàu điện chạy trên đoạn đường phẳng ngang với gia tốc không đổi là 0,25m/s2.Sau 40s kể từ lúc bắt đầu khởi hành, người ta tắt máy động cơ và tàu điện chuyển động chậm dần đều cho tới khi dừng hẳn. Hệ số ma sát giữa bánh xe và đường ray là 0,05. Cho g = 10m/s2.Xác định: a. Vận tốc lớn nhất và gia tốc chuyển động chậm dần đều của tàu. b. Thời gian chuyển động của tàu và đoạn đường mà tàu đã đi được từ lúc khởi hành đến lúc dừng hẳn.

Câu 2.4: (2 điểm) 1. Phát biểu các định lý về động lượng. 2. Một phi công lái một máy bay thực hiện một vòng nhào lộn có bán kính 200m trong mặt phẳng thẳng đứng. Khối lượng của phi công là 75kg. Xác định lực nén của phi công tác dụng lên ghế ngồi tại điểm thấp nhất và điểm cao nhất của vòng nhào lộn khi vận tốc của máy bay trong vòng nhào lộn luôn không đổi và bằng 360km/h. Cho g = 10m/s2.

Câu 2.5: (2 điểm) 1. Một người khối lượng m đứng trong thang máy chuyển động đi lên theo phương thẳng đứng với gia tốc a. Hỏi trọng lượng của người ấy thay đổi như thế nào nếu lúc đầu thang máy chuyển động nhanh dần đều, sau đó chuyển động đều và trước khi dừng lại thang máy chuyển động chậm dần đều với cùng gia tốc. 2. Một người cầm tay vào đầu càng xe và dịch chuyển chiếc xe với vận tốc không đổi. Cho biết trọng lượng của xe là 2500N, càng xe hợp với phương ngang một góc α = 300.

Page 2: NHCHVL1

Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là k = 0,3. Xác định lực kéo mà người đó phải tác dụng lên càng xe khi kéo xe về phía trước. Câu 2.6: (2 điểm) 1. Giải thích người đứng trong thang máy chuyển động sẽ tăng trọng lượng trong những trường hợp nào và giảm trọng lượng trong những trường hợp nào? 2. Một vật nặng trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh mặt nghiêng hợp với mặt ngang một góc α = 300. Hế số ma sát giữa vật và mặt nghiêng là k = 0,2. Xác định: a. Gia tốc chuyển động của vật trên mặt nghiêng. b. Vận tốc của vật sau khi trượt được một đoạn đường dài 0,9m. Cho g = 10m/s2.

Câu 2.7: (2 điểm) 1. Định nghĩa và ý nghĩa của vận tốc tức thời. 2. Một xe lửa bắt đầu chạy vào một đoạn đường tròn bán kính 1000m và dài 600m với vận tốc 54km/h. Xe lửa chạy hết đoạn đường này trong 20s. Coi rằng chuyển động của xe lửa là nhanh dần đều. Xác định vận tốc dài, gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến, gia tốc toàn phần và gia tốc góc của xe lửa ở cuối đoạn đường đó.

Câu 2.8: (2 điểm) 1.Tác dụng vào vật rắn một ngoại lực F

r, thành phần nào của lực có tác dụng thực sự gây

ra chuyển động quay của vật rắn quanh trục quay cố định. Phân tích? 2. Một trụ đặc khối lượng 20kg, bán kính 0,3m, đang quay với vận tốc 300vòng/phút. Tác dụng vào trụ một lực hãm tiếp tuyến với mặt trụ và vuông góc với trục quay. Sau 3 phút trụ dừng lại. Tìm mômen lực hãm tiếp tuyến.

Câu 2.9: (2 điểm) 1. Thiết lập phương trình cơ bản của chuyển động quay của vật rắn quanh một trục quay cố định. 2. Một bánh xe có khối lượng m = 50kg, bán kính R = 0,5m đang đứng yên. Tác dụng lên bánh xe một lực tiếp tuyến với vành Ft = 100N. Xác định: a. Gia tốc của bánh xe. b. Vận tốc dài của một điểm trên vành bánh xe sau khi tác dụng lực 10s.

Câu 2.10: (2 điểm) 1. Viết biểu thức mômen quán tính của các vật rắn sau đối với trục quay đi qua tâm: Đĩa tròn đồng chất, vành tròn, quả cầu đồng chất, thanh dài đồng chất tiết diện đều. 2. Một xe chở đầy cát có khối lượng M = 3000kg đang đỗ trên đường ray nằm ngang. Một viên đạn khối lượng m= 10kg bay dọc đường ray theo phương hợp với mặt ngang một góc α = 300 với vận tốc v = 400m/s tới xuyên vào xe cát và nằm ngập trong cát. Bỏ qua ma sát giữa bánh xe và mặt đường. Tìm vận tốc của xe cát sau khi viên đạn xuyên vào cát.

Câu 2.11: (2 điểm) 1. Thiết lập định luật bảo toàn động lượng. 2. Một bánh xe khối lượng m = 100kg, bán kính R = 50cm, đang quay quanh trục của nó với vận tốc 480vòng/phút thì bị tác dụng một lực hãm tiếp tuyến. Xác định mômen của lực hãm trong hai trường hợp:

Page 3: NHCHVL1

a. Bánh xe dừng lại sau khi hãm 50s. b. Bánh xe dừng lại sau khi quay thêm được 200vòng.

Câu 2.12: (2 điểm) 1. Phát biểu và viết biểu thức định luật bảo toàn động lượng. 2. Hai vật nặng khối lượng 2kg và 1kg được nối với nhau bằng một sợi dây không dãn, vắt qua một ròng rọc có trục quay cố định nằm ngang. Ròng rọc có dạng một đĩa tròn phẳng bán kính 50mm và khối lượng 1,5kg. Bỏ qua ma sát của ròng rọc và của trục quay. Xác định gia tốc chuyển động của vật nặng và lực căng trên mỗi nhánh của sợi dây ở hai bên ròng rọc. Cho g = 10m/s2.

Câu 2.13: (2 điểm) 1. Phát biểu và viết biểu thức định luật bảo toàn mômen động lượng của vật rắn. 2. Một thanh gỗ mỏng dài 0,5m có thể quay tự do quanh trục nằm ngang đi qua một đầu thanh. Một viên đạn khối lượng 10g bay theo phương ngang với vận tốc 400m/s tới đâm xuyên vào một đầu dưới của thanh gỗ và mắc vào đó. Khối lượng của thanh gỗ là 6kg, phân bố đều dọc theo chiều dài của thanh. Bỏ qua ma sát của trục quay và lực cản không khí. Xác định vận tốc góc của thanh gỗ ngay sau khi viên đạn đâm xuyên vào nó.

Câu 2.14: (2 điểm) 1. Viết phương trình cơ bản của chuyển động quay của vật rắn quanh trục quay cố định. Giải thích các đại lượng có trong phương trình đó. 2. Một sợi dây mảnh không dãn vắt qua ròng rọc có dạng đĩa phẳng tròn, khối lượng của ròng rọc m = 1kg, một đầu dây buộc vào vật A đặt trên mặt bàn nằm ngang, đầu kia buộc vào vật B treo thẳng đứng (hình vẽ). Khối lượng của các vật mA = 2kg, mB = 3kg. Hệ số ma sát giữa vật A và mặt bàn k = 0,25. Bỏ qua ma sát ở ổ trục của ròng rọc. Xác định gia tốc chuyển động của các vật và lực căng trên mỗi nhánh của sợi dây ở hai bên ròng rọc. Cho g = 10m/s2.

Câu 2.15: (2 điểm) 1. Chứng minh định lý biến thiên động năng của chất điểm 2. Một ôtô khối lượng 1,5tấn đang chuyển động với vận tốc không đổi 36km/h. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,05. Tính công suất của động cơ ôtô khi: a. Ôtô chuyển động trên dường nằm ngang. b. Ôtô chuyển dộng lên dốc trên đoạn đường phẳng hợp với mặt ngang một góc α sao cho sinα = 0,08. Cho g = 10m/s2.

Câu 2.16: (2 điểm) 1.Thế nào là va chạm đàn hồi và va chạm mềm. 2. Một quả cầu khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 3m/s tới va chạm vào quả cầu thứ hai có khối lượng 3kg đang chuyển động với vận tốc 1m/s cùng chiều với quả cầu thứ nhất (coi va chạm hai quả cầu là va chạm mềm). Xác định nhiệt lượng toả ra trong quá trình va chạm đó.

Page 4: NHCHVL1

Câu 2.17: (2 điểm)

1. Khi nào nói một lực sinh công. Viết biểu thức công của lực trong trường hợp tổng quát. 2. Một chiếc bút chì dài 15cm đang dựng thẳng đứng thì bị đổ xuống mặt bàn. Xác định: a. Vận tốc góc của bút chì. b.Vận tốc dài ở giữa thân bút chì và ở đầu trên của bút chì tại thời điểm bút chì bắt đầu chạm mặt bàn. Cho g =10m/s2

Câu 2.18: (2 điểm) 1. Định nghĩa và ý nghĩa vật lý của công suất 2. Một viên đạn khối lượng 10g đang bay với vận tốc 500m/s tới xuyên vào tấm gỗ dày và đi được một đoạn 5cm. Xác định: a. Lực cản trung bình của gỗ tác dụng lên viên đạn b. Vận tốc của viên đạn sau khi xuyên qua tấm gỗ nếu tấm gỗ chỉ dày 2,4cm.

Câu 2.19: (2 điểm) 1. a. Phát biểu nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học b. Phát biểu nguyên lý thứ hai nhiệt động học: phát biểu của Clausius và phát biểu của Thomson. 2. Tìm động năng của quả cầu đặc có khối lượng 0,5kg, bán kính 6cm, lăn không trượt trên mặt phẳng ngang với vận tốc góc 5vòng/s.

Câu 20: (2 điểm) 1. Tìm biểu thức gia tốc trọng trường g phụ thuộc vào độ cao h. 2. Một vật khối lượng 5kg trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh mặt nghiêng cao 20m xuống. Khi tới chân mặt nghiêng vật có vận tốc 10m/s. Tính công của lực ma sát. Cho g =10m/s2

Câu 2.21: (2 điểm) 1. Phát biểu và viết biểu thức định luật hấp dẫn vũ trụ 2. Một quả cầu đặc khối lượng 2,5kg lăn không tượt trên mặt phẳng ngang đến va chạm vào chân tường rồi bật trở ra, vận tốc của quả cầu trước va chạm và sau va chạm lần lượt là 15m/s và 12m/s. Xác định nhiệt lượng toả ra trong quá trình va chạm đó.

Câu 2.22 : (2 điểm) 1. Phát biểu định lý Oxtrogradxki- Gaux đối với điện trường và viết biểu thức

toán học của định lý dạng tích phân và vi phân. 2. Một vòng dây tròn bán kính 4cm tích điện đều với điện tích Q = (2/9).10-8C.

Tính điện thế tại tâm vòng dây và tại điểm M trên trục vòng dây, cách tâm vòng dây một khoảng h = 3cm. Cho ε =1; εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 2.23: (2 điểm) Một sợi dây kim loại mảnh dài 9cm đặt trong không khí tích điện đều, điện lượng

của dây là q1 = 60.10-9C. Điện tích điểm q2 đặt trên phương của sợi dây cách điểm giữa

Page 5: NHCHVL1

dây một đoạn r = 9cm. Dây tác dụng lên q2 một lực là F2 = 3.10-5 N. Hãy xác định điện tích q2. Cho ε =1; εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 2.24: (2 điểm)

Tìm lực tác dụng lên một điện tích điểm 95 .106

q C−= đặt ở tâm O của nửa vòng

dây tròn bán kính R = 3cm tích điện đều mang điện tích Q = 6.10-7C đặt trong chân không. Cho ε =1; εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 2.25: (2 điểm) 1. Nêu định nghĩa mặt đẳng thế và chứng minh các tính chất của mặt đẳng thế. 2. Hai tụ điện phẳng, mỗi tụ có điện dung C= 10-6 Fμ được mắc nối tiếp với nhau. Tìm sự thay đổi điện dung của hệ nếu lấp đầy một trong hai tụ điện đó bằng một chất điện môi có hằng số điện môi 4ε = . Cho εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 2.26: (2 điểm) 1. Phân biệt hiện tượng điện hưởng một phần, hiện tượng điện hưởng toàn phần. 2. Giữa hai bản của một tụ điện phẳng cách nhau một đoạn d = 5mm, ở giữa là không khí, người ta thiết lập một hiệu điện thế U = 1000V. Sau đó cắt tụ khỏi nguồn và lấp đầy tụ điện bằng một chất điện môi 8ε = . Tìm mật độ điện tích liên kết xuất hiện trên mặt điện môi. Cho εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 2.27: (2 điểm) 1. Định nghiã vật dẫn cô lập. Viết biểu thức điện dung C của nó. 2. Một tụ điện phẳng có các bản cách nhau một đoạn d = 4,0 mm được tích điện tới hiệu điện thế U = 220 V. Người ta lấp khoảng không gian giữa hai bản tụ bằng một lớp thủy tinh có 4ε = . Tìm mật độ điện tích tự do σ ở trên các bản tụ điện và mật độ điện tích liên kết 'σ ở trên mặt bản thủy tinh. Cho εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 2.28: (2 điểm) 1. Chứng minh các tính chất của vật dẫn cân bằng tĩnh điện. 2. Một điện tích q được phân bố đều trong khắp thể tích của một quả cầu bán kính R. Tính: a. Năng lượng điện trường bên trong quả cầu. b. Năng lượng điện trường bên ngoài quả cầu.

Câu 2.29: (2 điểm) 1. Viết biểu thức thế năng của một điện tích điểm qo trong điện trường gây bởi một điện tích điểm q. Từ đó rút ra biểu thức điện thế gây bởi một điện tích điểm q tại một điểm cách nó một đoạn r. 2. Ứng dụng mối liên hệ giữa cường độ điện trường và điện thế xác định hiệu điện thế giữa hai điểm nằm cách tâm mặt cầu mang điện đều điện tích q những khoảng R1 và R2 ( > <1 2R R;R R ). Áp dụng trong trường hợp R1 = 2cm, R2 = 4cm ; R = 3 cm; q = 4.10-9 C.

Câu 2.30: (2 điểm)

Page 6: NHCHVL1

1. So sánh sự giống nhau và khác nhau của định luật Coulomb giữa các điện tích điểm q1, q2 và định luật hấp dẫn vũ trụ Niutơn giữa các vật có khối lượng m1 và m2. Có nhận xét gì về độ lớn giữa hai lực đó. 2. Hai quả cầu mang điện như nhau, mỗi quả cầu có khối lượng 0,01 kg đượt đặt cách nhau một khoảng nào đó. Tìm điện tích của các quả cầu biết rằng ở khoảng cách đó, năng lượng tương tác tĩnh điện lớn hơn năng lượng tương tác hấp dẫn 104 lần. Cho ε =1; εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 2.31: (2 điểm) Cho hai mặt cầu kim loại đồng tâm bán kính R1= 2cm, R2 = 4cm mang điện tích Q1=9.10-

9C; Q2 = -(2/3).10-9C. Tính cường độ điện trường và điện thế tại những điểm cách tâm cầu những khoảng bằng 1cm, 2cm, 3cm, 4cm, 5cm. Cho ε =1; εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 2.32: (2 điểm) 1. Định luật Culong trong môi trường và trong chân không. Viết biểu thức định luật dạng véc tơ. 2. Hai quả cầu kim loại bán kính r bằng nhau và bằng 2,5 cm đặt cách nhau a=1m, điện thế của một quả cầu là 1200 V, của quả cầu là -1200V. Tính điện tích của mỗi quả cầu. Cho ε =1; εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 2.33: (2 điểm)

1. Thiết lập biểu thức năng lượng từ trường trong ống dây thẳng dài vô hạn, từ đó thiết lập biểu thức năng lượng của từ trường bất kỳ.

2. Một cuộn dây gồm 100 vòng dây kim loại quay đều trong một từ trường đều, vectơ cảm ứng từ B

r có giá trị bằng 0,1T. Cuộn dây quay với vận tốc 5 vòng/s. Tiết diện

ngang của cuộn dây là 100 cm2. Trục quay vuông góc với trục của cuộn dây và với phương của từ trường. Tìm giá trị cực đại của suất điện động cảm ứng cε xuất hiện trong cuộn dây khi nó quay trong từ trường.

Câu 2.34: (2 điểm)

1. Phân biệt các chất thuận từ, nghịch từ và sắt từ. 2. Một máy bay bay theo phương nằm ngang với vận tốc 900 km/h. Tìm suất điện

động cảm ứng xuất hiện trên hai đầu cánh máy bay, nếu thành phần thẳng đứng của vectơ cảm ứng từ B

r Trái Đất bằng 0,5.10-4 T. Cho biết khoảng cách giữa hai đầu cánh l =

12,5m.

Câu 2.35: (2 điểm)

1. Thiết lập phương trình Maxwell – Faraday của luận điểm 1 dưới dạng tích phân và dạng vi phân.

2. Trong một từ trường đều có cảm ứng từ 0,05T, người ta cho quay một thanh dẫn có độ dài l = 1m với vận tốc góc không đổi bằng 20 rad/s. Trục quay đi qua một đầu

Page 7: NHCHVL1

thanh và song song với đường sức từ trường. Tìm suất điện động xuất hiện tại các đầu thanh.

Câu 2.36: (2 điểm)

1. Thiết lập phương trình Maxwell – Ampère của luận điểm 2 dưới dạng tích phân và dạng vi phân. 2. Tìm hệ số tự cảm của một cuộn dây có quấn 800 vòng dây. Độ dài của cuộn dây bằng 0,25m, đường kính vòng dây bằng 4cm. Cho một dòng điện bằng 1A chạy qua cuộn dây. Tìm từ thông φ gửi qua tiết diện của cuộn dây. Tìm năng lượng từ trường trong ống dây. Cho 7

0 4 .10 /H mμ π −= .

Câu 2.37: (2 điểm)

1. Phát biểu luận điểm 2 của Maxwell. Khái niệm dòng điện dịch. Nêu sự khác nhau và giống nhau giữa dòng điện dịch và dòng điện dẫn.

2. Trong một ống dây có một dòng điện biến thiên tIi o ωsin= , trong đó Io = 5A,

tần số của dòng điện là f = 50 Hz. Tìm suất điện động tự cảm xuất hiện trong cuộn dây. Biết cuộn dây quấn 1800 vòng dây. độ dài của cuộn dây bằng 0,25m, đường kính vòng dây bằng 4cm. Cho 7

0 4 .10 /H mμ π −= .

CÂU HỎI LOẠI 3 ĐIỂM

Câu 3.1: ( 3 điểm )

1. Trình bày thế năng trường tĩnh điện và viết mối liên hệ giữa công của lực tĩnh điện và thế năng trường tĩnh điện. 2. Hai quả cầu rỗng bằng kim loại đồng tâm được phân bố điện tích với cùng một mật độ điện mặt σ . Tìm điện tích tổng cộng Q phân bố trên hai mặt cầu đó, biết rằng khi dịch chuyển một điện tích một culông từ vô cực tới tâm của hai quả cầu đó cần phải tốn một công bằng 103J. Biết các bán kính của hai quả cầu đó lần lượt là 5cm và 15 cm.

Câu 3.2 : ( 3 điểm ) Một vòng tròn làm bằng một dây dẫn mảnh bán kính R mang điện tích dương Q

phân bố đều trên dây. Hãy xác định cường độ điện trường tại điểm M nằm trên trục của vòng dây, cách tâm một đoạn h.

Câu 3.3: ( 3 điểm ) 1. Nguyên lý chồng chất điện trường được vận dụng như thế nào trong việc tìm điện trường gây bởi một vật mang điện tích q bất kỳ ( vận dụng khi vật mang điện là một mặt phẳng vô hạn hay một mặt trụ vô hạn mang điện đều). 2. Một tụ điện phẳng có các bản cực với diện tích S = 110cm2 và cách nhau một khoảng d = 1cm. Một hiệu điện thế U = 100V được đặt vào giữa hai bản tụ điện. Sau đó ngắt nó

Page 8: NHCHVL1

ra khỏi hiệu điện thế trên và một tấm điện môi dày b = 0,5cm và có hằng số điện môi ε = 2 được đưa vào giữa các bản cực của tụ điện. Tính: a) Điện dung C0 của tụ trước khi tấm điện môi được đưa vào. b) Điện tích tự do xuất hiện trên các bản cực. c) Điện trường E0 trong khe giữa các bản tụ và tấm điện môi. d) Điện trường E trong tấm điện môi. e) Hiệu điện thế giữa các bản tụ sau khi đã đưa tấm điện môi vào. f) Điện dung khi có tấm điện môi. Cho εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 3.4: ( 3 điểm ) 1. Véc tơ cường độ điện trường: định nghĩa, biểu thức, ý nghĩa. Liên hệ giữa véctơ cường độ điện trường và điện thế. 2. Cho hai mặt phẳng kim loại A. B song song tích điện đều, đặt cách nhau một khoảng D = 2 cm, lần lượt có mật độ điện mặt 9 25.10 /A C cmσ −= và 9 24.10 /B C cmσ −= . Hằng

số điện môi của lớp môi trường có độ dày d = 1 cm giữa chúng là 2=ε . Xác định hiệu điện thế giữa hai mặt đó. Cho εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 3.5: ( 3 điểm ) 1. Thiết lập biểu thức công của lực tĩnh điện khi dịch chuyển một điện tích điểm qo trong điện trường gây bởi điện tích điểm q. 2. Có hai mặt phẳng song song vô hạn mang điện đều trái dấu mật độ điện mặt bằng nhau. Người ta lấp đầy giữa hai mặt phẳng đó một lớp thủy tinh dầy 5 mm (ε = 6). Hiệu điện thế giữa hai mặt phẳng trên là 1000 V. Xác định mật độ điện tích liên kết ở trên mặt chất điện môi. Cho εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 3.6: ( 3 điểm ) 1. Ứng dụng định lý Oxtrogradxki- Gaux, tìm cường độ điện trường gây bởi một mặt cầu mang điện đều tại một điểm nằm trong và ngoài mặt cầu rỗng mang điện đều. 2. Một tụ điện phẳng có chứa điện môi ( 7ε = ) khoảng cách giữa hai bản là 0,5 cm, hiệu điện thế giữa hai bản là 1000 V. Tính: a. Cường độ điện trường trong chất điện môi. b. Mật độ điện mặt trên hai bản tụ điện. c. Mật độ điện mặt trên chất điện môi. Cho εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 3.7: ( 3 điểm ) 1. Ứng dụng định lý Oxtrogradxki- Gaux, tìm cường độ điện trường gây bởi một dây dẫn thằng dài vô hạn mang điện đều. 2. Cho một tụ điện phẳng, môi trường giữa hai bản ban đầu là không khí ( 1 1ε = ), diện

tích mỗi bản là 0,01m2, khoảng cách giữa hai bản là 1 cm, hai bản được nối với một hiệu

Page 9: NHCHVL1

điện thế 440 V. Sau đó bỏ nguồn đi rồi lấp đầy khoảng không gian giữa hai bản bằng một chất điện môi có 2 4ε = .

a. Tính hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện sau khi lấp đầy điện môi. b. Tính điện tích trên mỗi bản. Cho εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 3.8: ( 3 điểm ) 1. Ứng dụng định lý Oxtrogradxki- Gaux, tìm cường độ điện trường gây bởi một mặt phẳng vô hạn mang điện đều. 2. Giữa hai bản của một tụ điện phẳng cách nhau 5mm, người ta thiết lập hiệu điện thế U= 100 V. Kề sát phía trong một bản tụ điện có một bản sứ mỏng song song hằng số điện môi ε = 6, bề dầy 3mm. Tìm cường độ điện trường ở trong không khí và trong lớp sứ giữa hai bản tụ điện. Cho εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 3.9: ( 3 điểm ) 1. Định nghĩa mô men lưỡng điện, tìm biểu thức của mômen lực tác dụng lên lưỡng cực điện, khi lưỡng cực điện đặt trong một điện trường đều. 2. Hai quả cầu kim loại đặt cách xa nhau trong không khí. Một quả cầu có bán kính R1= 2cm và điện thế V1= 110V, quả kia có bán kính R2 = 6cm và điện thế V2 = 220V. Hỏi điện thế của hai quả cầu bằng bao nhiêu nếu nối chúng với nhau bằng một dây dẫn. Cho εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 3.10: ( 3 điểm ) 1. Tính chất thế của trường tĩnh điện thể hiện như thế nào? Viết biểu thức toán học thể hiện tính chất thế của trường tĩnh điện bất kỳ . 2. Hai bản tụ điện phẳng cách nhau một đoạn d = 1cm. Hiệu điện thế U giữa hai bản bằng 150V. Khoảng không gian giữa hai bản tụ được lấp đầy bằng một bản thủy tinh song phẳng có 61 =ε ; dầy d1 = 0,5 cm và một bản parafin song phẳng có 2=ε , dầy d2 = 0,5 cm. Tìm: a. Cường độ điện trường trong mỗi lớp điện môi. b. Hiệu điện thế giữa hai mặt của mỗi lớp. c. Điện dung của tụ điện, cho biết diện tích của mỗi bản tụ bằng S =100 cm2 d. Mật độ điện tích trên mỗi bản tụ. Cho εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 3.11: ( 3 điểm ) 1. Định nghĩa tụ điện, điện dung của tụ .điện. Viết biểu thức điện dung tụ điện phẳng. 2. Tìm mật độ khối năng lượng của điện trường tại một điểm: a. Cách 2 cm mặt một quả cầu dẫn điện tích điện có bán kính R = 1cm. b. Sát một mặt phẳng vô hạn tích điện đều. c. Cách 2 cm một dây dẫn tích điện dài vô hạn.

Page 10: NHCHVL1

Cho biết mật độ điện mặt trên quả cầu và mặt phẳng vô hạn bằng 1,67.10-5C/m2 và mật độ điện dài trên dây tích điện bằng 1,67.10-7 C/m. Cho hằng số điện môi là 2. Cho εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 3.12: ( 3 điểm ) 1 . Tìm năng lượng của hệ vật tích điện. Từ đó tìm năng lượng của tụ điện phẳng tích điện. Điện trường trong tụ điện phẳng là đêù hay không. Tại sao? Tìm năng lượng của điện trường bất kỳ. 2. Trong một tụ điện phẳng, khoảng cách giữa các bản là d = 5 mm, người ta đặt một tấm điện môi dầy d1= 3mm song song với các bản tụ điện. Tìm điện dung tụ điện trên. Cho biết hằng số điện môi cùa điện môi là 6ε = , diện tích của tấm đó bằng diện tích của bản tụ và bằng 100cm2, εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 3.13: ( 3 điểm ) 1. Hiện tượng phân cực điện môi và hiện tượng điện hưởng của vật dẫn khác nhau những điểm nào? Phân tích. 2. Hai quả cầu nhỏ giống hệt nhau tương tác với nhau ở trong chân không, một quả cầu mang điện tích 6.10-9C, còn quả thứ hai mang điện tích -3.10-9C. Khoảng cách giữa hai quả cầu bằng 10 cm. Tìm lực tương tác giữa chúng. Cho εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 3.14: ( 3 điểm ) 1. Xác định hiệu điện thế giữa hai mặt phẳng song song vô hạn mang điện đều trái dấu, mật độ điện mặt là (σ, -σ). 2. Cho hai điện tích q và 2q đặt cách nhau 15 cm. Hỏi tại điểm nào trên đường nối hai điện tích ấy điện trường triệt tiêu.

Câu 3.15: ( 3 điểm )

1. Phân biệt ba loại phân cực điện môi. Nêu sự khác nhau giữa chúng và vận dụng chúng để giải thích sự phân cực của chất điện môi đồng chất và đẳng hướng. 2. Tính công cần thiết để dịch chuyển một điện tích 76.10q C−= từ một điểm M cách tâm quả cầu tích điện bán kính r = 2cm một khoảng R = 10cm ra xa vô cực. Biết quả cầu có mật độ điện mặt 10 210 /C cmσ −= . Cho ε =1 ; εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 3.16: ( 3 điểm ) 1. Định nghĩa véc tơ phân cực điện môi, tìm mối liên hệ giữa véc tơ phân cực điện môi và mật độ điện tích liên kết mặt. 2. Một quả cầu kim loại bán kính 10 cm, điện thế 300V. Tính mật độ điện mặt của quả cầu. 3. Hai điện tích điểm cùng dấu q1= 10-7C và q2= 2.10-7C đặt cách nhau một đoạn r1 = 0,8 m trong chân không. Tìm công cần thực hiện để đưa hai điện tích lại gần nhau tới khoảng cách r2 = 0,2 m. Cho εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Page 11: NHCHVL1

Câu 3.17: ( 3 điểm ) 1.Phân biệt dòng điện dịch và dòng điện dẫn. 2. Một quả cầu A bán kính r1= 5cm mang điện tích q1 = 5.10-7C và một quả cầu bán kính r2 = 10 cm cũng mang điện tích q2 = 5.10-7C được nối với nhau bằng dây dẫn. Các điện tích sẽ dịch chuyển trong dây dẫn theo hướng nào? Lượng điện tích dịch chuyển trong dây bằng bao nhiêu? Điện thế của mỗi quả cầu sau khi nối? Cho biết các quả cầu ở khá xa nhau trong không khí. Cho εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 3.18: ( 3 điểm ) 1. So sánh đường sức điện trường và đường cảm ứng từ 2.Tại ba đỉnh A,B,C của một hình chữ nhật ABCD trong không khí đặt ba điện tích q1,q2,q3. Cho AB = a = 3cm; BC = b = 4cm; q2 = -2,5.10-6 C.

a. Xác định các điện tích q1 và q3 để điện trường tại D bằng không. b. Xác định điện thế gây ra tại điểm D của hệ điện tích điểm.

Cho ε =1; εo = 8,86.10-12 C2/N.m2. Câu 3.19: ( 3 điểm )

1. Mối liên hệ giữa cường độ điện trường và điện thế. Vận dụng mối liên hệ đó để xác định hiệu điện thế giữa hai mặt phẳng song song vô hạn mang điện đều. 2. Cho một tụ điện phẳng với các bản cách nhau 5mm và diện tích mỗi bản là 100 cm2. Hiệu điện thế giữa hai bản là 150V. Sau khi ngắt tụ khỏi nguồn, người ta lấp đầy khoảng không gian giữa hai bản bằng êbônit. a. Tìm hiệu điện thế giữa hai bản sau khi lấp đầy êbônit. b. Tìm điện dung của hai bản sau khi lấp đầy êbônit. c. Tìm mật độ điện mặt trước và sau khi lấp đầy êbônit. Cho biết hằng số điện môi của êbônit 6,2=ε . Cho εo = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Page 12: NHCHVL1

Câu 3.20: (3 điểm) 1. Khái niệm từ trường. Viết công thức của định luật Biot – Savar – Laplace về véctơ cảm ứng từ gây bởi một phần tử dòng điện. 2. Một dây dẫn đường kính d = 1mm quấn thành một ống dây thẳng sao cho vectơ cảm ứng từ B

r ở trong ống có giá trị bằng 3.10-2 T. Cường độ dòng điện chạy trong ống

dây bằng 6A. Cuộn dây có mấy lớp, biết rằng các vòng dây quấn sát nhau. Cho 7

0 4 .10 /H mμ π −= .

Câu 3.21: (3 điểm)

1. Phát biểu nguyên lý chồng chất từ trường. Áp dụng để tính cảm ứng từ gây bởi một đoạn dòng điện thẳng cường độ I tại một điểm M cách dòng điện một đoạn h, từ đó suy ra cường độ từ trường gây bởi một dòng điện thẳng dài vô hạn. 2. Một dòng điện cường độ I = 6A chạy trong một dây dẫn điện uốn thành hình vuông ABCD có cạnh a = 10cm. Xác định vectơ cảm ứng từ B và cường độ từ trường H tại tâm O của mạch điện đó. Chiều dòng điện ngược chiều kim đồng hồ. Cho

70 4 .10 /H mμ π −= .

Câu 3.22: (3 điểm)

1. Áp dụng nguyên lý chồng chất từ trường để tính cảm ứng từ gây bởi một dòng điện tròn cường độ I, bán kính R, tại một điểm M nằm trên trục của dòng điện và cách tâm dòng điện một đoạn h, từ đó suy ra cường độ từ trường tại tâm của dòng điện tròn. 2. Một dây dẫn được uốn thành một hình tam giác đều, mỗi cạnh là a = 50cm. Dòng điện chạy trong dây dẫn đó có cường độ I=3,14 A. Xác định vectơ cảm ứng từ B

r và

cường độ từ trường H tại tâm của tam giác đó. Cho 70 4 .10 /H mμ π −= .

Câu 3.23: (3 điểm)

1. Phát biểu định lý Ampere về dòng điện toàn phần. 2. Một dòng điện cường độ I chạy trong một dây dẫn uốn thành hình chữ nhật có cạnh là a và b. Xác định các vectơ B

r và H tại tâm 0 của hình chữ nhật đó. Cho biết

I=12A, a=16cm, b = 30cm . Chiều dòng điện ngược chiều kim đồng hồ. Cho 7

0 4 .10 /H mμ π −= .

Câu 3.24: (3 điểm)

1. Ứng dụng định lý Ampere để tính cường độ từ trường bên trong cuộn dây điện hình xuyến, từ đó suy ra cường độ từ trường bên trong cuộn dây điện thẳng dài vô hạn. 2. Cho hai dòng điện thẳng dài vô hạn song song với nhau đặt cách nhau 5cm, cường độ của hai dòng điện đó bằng nhau và bằng I=10A. Cho 7

0 4 .10 /H mμ π −= . Xác

Page 13: NHCHVL1

định vectơ cảm ứng từ Br

gây bởi các dòng diện đó tại một điểm A nằm giữa hai dòng điện trong trường hợp:

a) Các dòng điện chạy cùng chiều. b) Các dòng điện chạy ngược chiều nhau.

Câu 3.25: (3 điểm)

1. Định nghĩa từ thông và ý nghĩa. Phát biểu định lý O-G đối với từ trường.

2. Hình vẽ biểu diễn tiết diện của hai dây dẫn điện thẳng dài vô hạn có mang dòng

điện I1, I2. Khoảng cách giữa hai dây dẫn bằng 10cm, I1 = 20A, I2 = 30A.

Tìm cường độ từ trường gây bởi các dòng I1 và I2 tại các điểm M1, M2, M3. Cho

biết AM1 = 2cm, AM2 = 4cm, BM3 = 3cm.

Câu 3.26: (3 điểm)

1. Thiết lập biểu thức công của từ lực.

2. Hình vẽ biểu diễn tiết diện của ba dòng điện thẳng dài vô hạn:

Cho biết: AB = BC = 5cm, I1 = I2 = I và I3=2I. Tìm một điểm trên AC tại đó cường độ từ trường gây bởi ba dòng điện bằng không.

Câu 3.27: (3 điểm)

1. Mô tả thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ. 2. Hai dòng điện thẳng dài vô hạn song song đặt cách nhau 5cm. Dòng diện chạy

trong các dây cùng chiều và có cùng cường độ I1 = I2 =10A .Tìm vectơ cường độ từ trường H gây bởi hai dòng điện tại điểm I cách đều mỗi dòng 3cm.

Câu 3.28: (3 điểm)

1. Phát biểu định luật Lentz, nêu một ví dụ minh hoạ định luật này.

2. Cho hai dòng điện dài vô hạn nằm trong cùng một mặt phẳng và vuông góc với nhau. Cường độ hai dòng điện đều bằng 5A. Tìm

I

I

A B

C D

Page 14: NHCHVL1

cường độ từ trường H gây bởi hai dòng điện tại các điểm cách đều hai dòng 10cm .

Câu 3.29: (3 điểm)

1. Trình bày nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều. 2. Cho mạch điện như hình vẽ, dòng điện chạy trong mạch

là I = 10A, góc ở C vuông. Xác định cảm ứng từ B tại điểm O.

Cho biết bán kính R của cung tròn bằng R= 10cm và góc 060=α .

Cho 70 4 .10 /H mμ π −= .

Câu 3.30: (3 điểm)

1. Thiết lập biểu thức cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện từ. 2. Hai vòng dây dẫn tròn có tâm trùng nhau và được đặt sao cho trục của chúng

vuông góc với nhau, bán kính mỗi vòng dây bằng R=2cm. Dòng điện chạy qua chúng có cường độ I1 = I2 =5A . Tìm cường độ từ trường tại tâm của các vòng dây đó.

Câu 3.31: (3 điểm)

1. Trình bày về dòng Fucô, tác hại và cách khắc phục. 2. Hai vòng dây giống nhau bán kính r =10cm được đặt song song, trục trùng nhau và mặt phẳng của chúng cách nhau một đoạn a=20cm. Cho 7

0 4 .10 /H mμ π −= . Tính cảm ứng từ tại tâm mỗi vòng dây và tại điểm giữa của đoạn thẳng nối tâm của chúng trong hai trường hợp:

a) Các dòng điện chạy trên các vòng dây bằng nhau và cùng chiều. b) Các dòng điện chạy trên các vòng dây bằng nhau và ngược chiều.

Câu 3.32: (3 điểm)

1. Dùng một sơ đồ mạch điện trình bày hiện tượng tự cảm. 2. Xác định cường độ điện trường tại các điểm nằm ở bên trong và bên ngoài một

dây dẫn hình trụ đặc dài vô hạn có dòng điện cường độ I chạy qua. Cho biết bán kính tiết diện thẳng của hình trụ là R.

Câu 3.33: (3 điểm)

1. Thiết lập biểu thức suất điện động tự cảm. Viết biểu thức hệ số tự cảm của cuộn dây.

2. Một dòng điện thẳng dài vô hạn cường độ I1 = 10A đặt cạnh một khung dây điện u ốn thành hình vuông mỗi cạnh dài l = 40 cm. Cạnh gần nhất của khung dây cách dây một khoảng bằng a = 2cm. Dòng điện I2 chạy trong khung có cường độ I2 = 2,5 A. Tính lực tác dụng của dòng điện thẳng dài vô hạn

α ϕ2 ϕ1

C

OR

I

B

I1 I2

C

DA

B

Page 15: NHCHVL1

CB

lên khung, cho biết chiều dòng điện như hình vẽ.

Cho 70 4 .10 /H mμ π −= .

Câu 3.34: (3 điểm)

1. Giải thích tại sao dòng điện cao tần chỉ chạy trên bề mặt dây dẫn ? 2. Một hạt electron có vận tốc 107 m/s bay song song với một dây dẫn thẳng mang dòng điện I = 10A và cách dòng điện một đoạn d = 2mm. Tìm lực từ của dòng điện tác dụng lên electron. Cho 7

0 4 .10 /H mμ π −= .

Câu 3.35: (3 điểm)

1. Trình bày hiện tượng hỗ cảm giữa hai mạch điện. 2. Một electron được tăng tốc bởi hiệu điện thế U =103V bay vào trong một từ

trường đều vuông góc với phương chuyển động của nó. Cảm ứng từ B = 1,19.10-3T. Tìm: a) Bán kính cong của quỹ đạo êlectron. b) Chu kỳ quay của electron trên vòng tròn. c) Mômen động lượng của electron đối với tâm quỹ đạo. Câu 3.36: (3 điểm)

1. Nêu các tính chất của sắt từ. 2. Một vòng dây dẫn có diện tích S = 102 cm2 được cắt tại một

điểm nào đó và tại điểm cắt người ta mắc vào một tụ điện có điện dung C = 10 Fμ . Vòng dây được đặt trong một từ trường đều có các đường sức vuông góc với mặt phẳng của vòng dây. Cảm ứng từ B biến thiên đều theo thời gian với tốc độ 5.10-3 T/s. Xác định điện tích của tụ điện.

Câu 3.37: (3 điểm)

1. Phát biểu luận điểm 1 của Maxwell. Phân biệt sự khác nhau giữa trường tĩnh điện và điện trường xoáy.

2. Một khung dây dẫn hình vuông ABCD cạnh bằng a đặt trong từ trường của một dây dẫn thẳng dài vô hạn, dòng điện có cường độ là I. Khung dịch chuyển về phía phải của dòng điện với vận tốc v. Các cạnh AD và BC luôn luôn song song với dòng điện. Trong khi dịch chuyển, khung luôn nằm trong cùng mặt phẳng với dòng điện. Tìm suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung như hàm của khoảng cách x tính từ dòng điện.

Câu 3.38: (3 điểm)

1. Định nghĩa trường điện từ, từ đó định nghĩa sóng điện từ.

2. Một khung dây điện phẳng kín hình vuông tạo bởi dây đồng có tiết diện 1mm2 đặt trong một từ trường biến thiên có cảm ứng từ B = Bo.sinωt, trong đó Bo= 0,01T. Chu kỳ biến thiên của cảm ứng từ là T = 0,02s. Diện tích của khung bằng S= 25 cm2. Mặt phẳng của khung vuông góc với đường sức từ trường. Cho điện trở suất của đồng bằng 1,72.10-8 Ω m. Tìm giá trị cực đại và sự phụ thuộc vào thời gian của:

Page 16: NHCHVL1

a. Từ thông φ gửi qua khung. b. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung. c. Cường độ dòng điện chạy trong khung.

Page 17: NHCHVL1