phÁt triỂn mẠnh trong khỦng hoẢng vÀ bẤt Ổn ĐẶc sẮc kinh … · • nền kinh...

12
PHÁT TRIỂN MẠNH TRONG KHỦNG HOẢNG VÀ BẤT ỔN- ĐẶC SẮC KINH TẾ TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM PGS.TS. Nguyễn Thƣờng Lạng Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân SĐT: 0983478486 Email: [email protected] Bài trình bày tại Tọa đàm khoa học “Nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh mới” Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế- Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng tổ chức ngày 10/01/2019

Upload: others

Post on 16-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

PHÁT TRIỂN MẠNH TRONG KHỦNG

HOẢNG VÀ BẤT ỔN- ĐẶC SẮC KINH

TẾ TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM

PGS.TS. Nguyễn Thƣờng Lạng

Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân

SĐT: 0983478486

Email: [email protected]

Bài trình bày tại Tọa đàm khoa học “Nền kinh tế Trung

Quốc trong bối cảnh mới” Viện Kinh tế và Kinh doanh

quốc tế- Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng tổ chức ngày

10/01/2019

NHẬN ĐỊNH BƢỚC ĐẦU

• Nền kinh tế Trung Quốc có xu hướng suy giảm tăng trưởng từ năm

2016 sau hàng thập kỷ tăng trưởng rất cao từ năm 1978

• Năm 2018 là giai đoạn chuẩn bị kết thúc chu kỳ tăng trưởng trong

vòng 40 năm theo chiều rộng để chuyển đổi sang phương thức tăng

trưởng theo chiều sâu

• Nền kinh tế Trung Quốc trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn

thứ 2 thế giới là vị trí được Nhật Bản duy trì trong nhiều năm

• Do quy mô GDP tăng lên nhanh nhóng, phần giá trị tuyệt đối gia

tăng thêm trung bình mỗi năm khoảng 1.000 tỷ đô la Mỹ nhất là

trong 4 năm gần đây (2015, 2016, 2017, 2018). GDP đã vượt 13

nghỉn tỷ đô la Mỹ, kết quả là tốc độ tăng trường giảm (mẫu số lớn,

tử số giữ nguyên, phân số giảm)

• So sánh với Mỹ, hiện tại, mỗi năm quy mô GDP của Mỹ tăng thêm

khoảng 500 tỷ đô la Mỹ.

ĐẶC THÙ KINH TẾ TRUNG QUỐC- TIẾP

CẬN LỊCH SỬ

• Trung Quốc ít đi theo quỹ đạo kinh tế thông thường:

Khi Mỹ rơi vào suy thoái sau chiến tranh Việt Nam

(1975) thì Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế

(1978)

• Khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa (cũ) bị

khủng hoảng và sụp đổ (1991) thì Trung Quốc trên đà

tăng trưởng cao

• Khi thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa 1992 thì

Trung Quốc tiến hành phá giá đồng nhân dân tệ năm

1994 và ngay sau đó, kim ngạch xuất khẩu của Trung

Quốc vượt con số 1.000 tỷ đô la Mỹ nghĩa là tạo sự

phát triển vượt trội.

ĐẶC THÙ KINH TẾ TRUNG QUỐC- TIẾP CẬN LỊCH SỬ (tiếp)

• Khi châu Á rơi vào khủng hoảng tài chính- tiền tệ năm 1997-1998,

Trung Quốc-một trong những nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao

nhất thế giới

• Khi thế giới rơi vào khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu

từ năm 2008, Trung Quốc nhanh chóng chuyển từ ví trí số 6 lên vị trí số

2 về quy mô GDP.

• Với tốc độ tăng trưởng trung bình 6-7%/năm, Trung Quốc có khả năng

đạt quy mô GDP khoảng 25 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2025 thời điểm

Trung Quốc trở thành “Trung tâm sản xuất- chế tạo thế giới”.

• Nếu nước thu nhập thấp, cơ cấu lạc hậu (dưới 600đô la Mỹ/năm), tốc

độ tăng trưởng GDP trung bình năm có thể đạt trên 10%, nếu thu nhập

trung bình thấp (1000-3000 đô la Mỹ) 9-10%, nếu thu nhập trung bình

vừa (4.000-8.000)- 7-8%, trung bình cao (9.000-10.000) 6-7%, nước

công nghiệp (trên 11.000) 4-5%, nước công nghiệp phát triển cao (trên

25.000) 2-3%. Hiện tại, Trung Quốc có thu nhập 8.500 đô la Mỹ- nước

có thu nhập trung bình cao, cho nên tốc độ tăng trưởng 6-7% là hợp quy

luật.

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƢỚNG KHÁI

QUÁT ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC

• Thời kỳ giải phóng đất nước (1949-1978)-

30 năm

• Thời kỳ xóa bỏ đói nghèo để chuyển thành no

ấm, khá giả, hài hóa toàn diện (1979-2018)-

40 năm

• Thời kỳ giành quyền lực lãnh đạo thế giới

(tính từ Đại hội 19, nhất là từ năm 2018):

khoảng 25-32 năm (đến năm 2050)

XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRUNG

QUỐC TỪ CÁCH NHÌN NHẬN

• Người Mỹ lạnh lùng

• Người Nhật thờ ơ

• Người Âu hồ nghi

• Người ASEAN thân thiện

• *** Trung Quốc vẫn rất coi trọng ASEAN trong

đó có Việt Nam

• *** Trung Quốc luôn tìm “cơ” trong “nguy” và

luôn lạc quan “vô cùng thương cơ”: cơ hội giao

thương là vô hạn.

ĐỀ CAO SỰ SÁNG TẠO ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC

• Chiến lược “vành đai, con đường” tăng kết nối toàn cầu-

cách tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu đặc sắc Trung Quốc

• Coi trọng phát triển kỹ thuật tổ chức và thử nghiệm mô hình

kinh doanh mới như “Khu hợp tác kinh tế- kỹ thuật xuyên

biên”, “Phát triển ven biên và ven biển”, “Chiến lược sản

xuất tại Trung Quốc năm 2025”, “Chuỗi logistics và hoa quả

đặc sắc ASEAN”…Mối quan tâm hay khâu đột phá đặc sắc-

cơ cấu kỹ thuật, thử nghiệm và phát triển mạnh mô hình

quản lý. Chiến lược sản xuất hút nhiều nguồn lực từ nước

khác cũng như cần thị trường để tiêu thụ.

• Năm 2018, chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) của Trung Quốc

được xếp hạng 17, Việt Nam 45, Mỹ xếp hạng 6 còn Nga 46.

SỰ SUY GIẢM TĂNG TRƢỞNG ĐANG TIỀM ẨN

ĐỢT TĂNG TRƢỞNG MỚI

• Phát triển dựa trên sáng tạo, công nghệ cao và

đổi mới liên tục

• Khai thác mọi tiềm năng có thể và tận dụng mọi

cơ hội

• Tích lũy một chu kỳ phát triển mới, quy mô lớn

và phạm vi rộng hơn

• Sáng tạo mô hình phát triển mới trong điều kiện

không thuận lợi

• Song phương chính trị, chủ quyền nhưng đa

phương kinh tế

CỦNG CỐ THỊ TRƢỜNG NỘI ĐỊA VÀ MỞ

RỘNG THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI

• Chính sách thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài và

ODA như phát triển mạnh quan hệ với châu Phi,

Trung Đông

• Phát triển thị trường nước ngoài

• Tìm cách hạn chế sự thâm nhập của đối tác nước

ngoài vào trong nước, nếu đối tác thâm nhập sâu

vào Trung Quốc thì dễ bị đồng hóa, mất bí quyết

• Khuyến khích phát triển các mô hình tổ chức đặc

thù Trung Quốc “mô hình đèn lồng đỏ, China

Town”

MỘT SỐ KHÁC BIỆT VIỆT- TRUNG?

• Việt Nam: tư duy 3 đột phá chiến lược: thể chế, cơ

sở hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao, tiến

đến phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới sáng tạo

• Trung Quốc: tư duy hành động đặc sắc “vành đai,

con đường”, “Made in China 2025” và đặc thù “đặc

sắc Trung Quốc”, toàn diện, khá giả…

• Nguồn: https://vov.vn/the-gioi/nhung-hinh-anh-buoi-khai-mac-dai-hoi-19-dang-

cong-san-trung-quoc-684972.vov#p16

VIỆT NAM NÊN CÓ LỰA CHỌN NÀO?

- Có chiến lược khai thác, sàng lọc nguồn lực từ

Trung Quốc để phát triển, kết nối chuỗi sản xuất

với Trung Quốc, tận dụng các loại sản phẩm mới

để áp dụng vào Việt Nam, tiết kiệm chi phí

- Thị trường Trung Quốc trên 1,4 tỷ người doanh

nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập

- Học tập phương pháp luận, chắt lọc mô hình phát

triển và tranh thủ cơ hội, giảm thiểu nguy cơ, yếu

tố “đặc sắc” Trung Quốc

- Chủ động, tích cực tham gia và có cơ chế tự thích

nghi hiệu quả trước những thay đổi đột ngột của

Trung Quốc

CẢM ƠN SỰ THEO DÕI

CỦA QUÝ VỊ!