bop & nền kinh tế

43
NHẬT KÝ PHỐ WALL Nguyễn Thanh Bằng Trần Ngọc Bích Nguyễn Minh Trí Dũng Hoàng Thị Hoa Châu Trung Hiếu Trịnh Ngọc Huế

Upload: trung-hieu

Post on 25-Jun-2015

530 views

Category:

Economy & Finance


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bop & nền kinh tế

NHẬT KÝ PHỐ WALL

Nguyễn Thanh Bằng

Trần Ngọc Bích

Nguyễn Minh Trí Dũng

Hoàng Thị Hoa

Châu Trung Hiếu

Trịnh Ngọc Huế

Page 2: Bop & nền kinh tế

Kết cấu nội dung

I. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.

II. BOP với tỷ giá.

III.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BOP

IV. HIỆU ỨNG TUYẾN J TRONG VIỆC PHÁ GIÁ ĐỒNG TIỀN.

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

MỞ RỘNG: TÌNH HÌNH CÁN CÂN VIỆT NAM NĂM 2013

Page 3: Bop & nền kinh tế

Cán cân thanh toán quốc tế cần phải được phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong mối quan hệ với các tài khoản kinh tế vĩ mô khác và trong mối quan hệ với các hạng mục của cán cân thanh toán.

I. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.

Page 4: Bop & nền kinh tế

Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán

• Với nguyên tắc bút toán kép, cán cân thanh toán luôn cân bằng.

• Khi nói cán cân thanh toán thâm hụt hay thặng dư là các nhà kinh tế muốn nói đến thâm hụt hay thặng dư của một nhóm cán cân bộ phận nhất định trong cán cân thanh toán.

Page 5: Bop & nền kinh tế

Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai

• Tình trạng cán cân vãng lai ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng đến tỷ giá, tăng trưởng kinh tế và lạm phát.Nếu thặng dư: Có nghĩa là thu

thập của người cư trú từ người không cư trú là lớn hơn so với chi cho người không cư trú

Nếu thâm hụt: có nghĩa là thu nhập của người cư trú từ người cư trú là thấp hơn so với chi cho người không cư trú

Page 6: Bop & nền kinh tế

Tác động cán cân vãng lai đối với nền kinh tế

Khi cán cân vãng lai thâm hụt tức là quốc gia đó nhập khẩu quá nhiều hàng hóa và dịch vụ. Phần thâm hụt do tiêu dùng bùng nổ này có thẻ tài trợ bằng phần rút ra từ các khoản dự trữ hoặc tăng các khoản nợ. Điều này cho thấy dấu hiệu của một nền kinh tế suy yếu, tăng trưởng kinh tế sẽ giảm tôc độ do ảnh hưởng của sự thâm hụt này.

Nếu cán cân vãng lai thăng dự, có thể thấy hoạt động xuất nhập khẩu hang hóa, dịch vụ và hoạt động tài chính đang diễn ra hiệu quả. Đây là yếu tố hiệu quả nhất đóng góp vào tổng sản phẩm của nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độc tăng trưởng.

Page 7: Bop & nền kinh tế

2. Thặng dư và thâm hụt cán cân tài khoản vốn.

Khác với cán cân tài khoản vãng lai, cán cân tài khoản vốn không tác động đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà nó các tác độn lâu dài đến nền kinh tế

Cán cân vốn gọi là dư thừa nếu vốn thu về lớn hơn chi ra. Ngược lại ta gọi là cán cân vốn thiếu hụt nếu vốn chảy ra nhiều hơn vốn thu về của một nước.

Page 8: Bop & nền kinh tế

Tác động của thặng dư cán cân tài khoản vốn

Nếu cán cân tài khoản vốn là dư thừa, là luồng vốn nước ngoài đầu tư vào quốc gia tương đối lớn so với luồng vốn chúng ta đầu tư ra nước ngoài. Có nghĩa là làm tăng khoản nợ nước ngoài đối với quốc gia đó. Khoản nợ sẽ phải được thanh toán trong tương lai nên không thể đống góp vào tăng trưởng.

Xét về lâu dài, khối lượng đầu tư hôm nay sẽ quyết định dung lượng sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ cải thiện đời sống trong tương lai.

Page 9: Bop & nền kinh tế

Khi cán cân tài khoản vốn là thâm hụt, nguồn vốn thu hút được từ bên ngoài thấp hơn nguồn vốn trong nước mang đi đầu tư, nhưng nếu hoạt động đầu tư các doanh nghiệp trong nước diễn ra hiệu quả thì chắc chắn sẻ đem lại lợi nhuận góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Những khoản lợi nhuận này sẽ đóng góp không nhỏ cho nguồn vốn trong nước.

Tác động của thâm hụt cán cân tài khoản vốn

Như vậy: Cán cân tài khoản vốn có ảnh hưởng tốt hay xấu đến tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào cơ cấu của nguồn vốn đầu tư là trực tiếp hay gián tiếp đồng thời phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó.

Page 10: Bop & nền kinh tế

3. Thặng dư cán cân tổng thể

Nếu thặng dư, nó cho biết số tiền cho sẵn để một quốc gia có thể sử dụng để tăng dự trữ ngoại hối

- Tình trạng của cán cân tổng thể là rất quan trọng và tác động trực tiếp đến nền kinh tế và sự vận hành các chính sách vĩ mô.

Nếu cán cân tổng thể thâm hụt nó cho biết số tiền mà quốc gia phải hoàn trả bằng cách giảm dự trữ ngoại hối như thế nào.

Page 11: Bop & nền kinh tế

Mọi thâm hụt trong cán cân tổng thể phải được tài trợ bằng cách:

Giảm dự trữ ngoại hối.

Vay (hay hợp đồng hoán đổi) IMF và các NHTW khác.

Tăng tài sản nợ tại các NHTW nước ngoài

Page 12: Bop & nền kinh tế

Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể

- Các giải pháp cân bằng đối với cán cân tổng thể khi ở tình trạng thặng dư không những không khó mà luôn mang lại những hiệu ứng tích cực, kể cả trong ngắn hạn và dài hạn - Ngược lại, các biện pháp cân bằng khi ở tình trạng thâm hụt không những khó khăn hơn mà tác động mặt trái thường rất nặng nề, thậm chí có thể mang lại những hậu quả trong dài hạn - Cân bằng cán cân tổng thể cần lựa chọn và thực hiện

các giải pháp một cách hết sức thận trọng.

Page 13: Bop & nền kinh tế

Tỷ giá là giá cả của đồng tiền được biểu thị qua đồng tiền khác.

Tỷ giá là giá cả của đồng tiền được biểu thị qua đồng tiền khác.Các giao dịch kinh tế phát sinh trong BOP đều liên quan đến dòng ngoại tệ chảy vào, chảy ra của một quốc gia.

Ảnh hưởng đến tỷ giá

II. BOP với tỷ giá hối đoái.

Page 14: Bop & nền kinh tế

Cán cân thanh toán quốc tế có tác động rất quan trọng đến tỷ giá hối đoái. Tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế sẽ tác động trực tiếp đến cung và cầu ngoại hôi, do đó nó tác động trực tiếp và rất nhạy bén đến tỷ giá hối đoái.

Lượng ngọai tệ

Tỷ

giá SS

DD

Tỷ giá được xác định bởi tổng cung và tổng cầu ngoại tệ.

Page 15: Bop & nền kinh tế

BOP HÌNH THÀNH VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN CUNG CẦU TIỀN TỆ

Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài

Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường nội địa để kiếm lời

Chuyển giao vãng lai từ nước ngoài

Giao dịch bút toán “có” trong BoP tạo ra cung

ngoại tệ

Cung ngoại tệ xuất phát từ:

Page 16: Bop & nền kinh tế

Nhập khẩu hàng hóa nước ngoài

Doanh nghiệp nội địa đầu ra thị trường nước ngoài để kiếm lời

Chuyển giao vãng lai từ nước ngoài

Giao dịch bút toán

“nợ” trong BoP tạo ra

cầu ngoại tệ

BOP HÌNH THÀNH VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN CUNG CẦU TIỀN TỆCầu ngoại tệ xuất phát từ:

Page 17: Bop & nền kinh tế

Cung cầu ngoại tệ cũng có khả năng ảnh hưởng lại BoP

Về nguyên tắc, nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối, từ đó làm cho tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm. Ngược lại nếu cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt có thể dẫn đến cầu ngoại hối lớn hơn cung ngoại hối, từ đó tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng.

Page 18: Bop & nền kinh tế

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BOP

Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán (BOP) bao gồm các nhân tố:

-Lạm phát

-Tỷ giá

-Lãi suất

-Tăng trưởng kinh tế

-Chính sách nhà nước

-…

Page 19: Bop & nền kinh tế

Lạm phát: quốc gia có mức lạm phát cao thường trải qua thời kỳ thâm hụt cán cân thương mại. Do khi xảy ra lạm phát cao xuất khẩu giảm do giá sản phẩm tăng cao, Lúc này xuất khẩu gặp khó khăn, làm cán cân vãng lai giảm xuống, ảnh hưởng không tốt đến BOP. Tuy nhiên lạm phát thấp sẽ kích thích sản xuất và xuất khẩu tăng, làm thẳng dư tài khoản vãng lai.

Lạm phát

Tỷ lệ lạm phát và lãi suất huy động của Việt Nam từ năm

2000 - 2010

Cán cân thanh toán của Việt Nam từ năm 2000 - 2010

Page 20: Bop & nền kinh tế

-12

-10

-8

-6

-4

-2

0

2

-5 0 5 10 15 20 25

INF

CA

B

CAB vs. INF

Lạm phátNếu nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy khi tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam tăng cao thì cán cân tài khoản vãng của Việt Nam sẽ càng bị thâm hụt năng. Để thấy rõ ảnh hưởng của lạm phát đến cán cân tài khoản vãng lai ta xét mô hình hồi quy tuyến tính: CAB = C + (INF). Để phân tích sự tác động của tỷ lệ lạm phát đối với cán cân vãng lai của Việt Nam.

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

C 0.517506 1.097595 0.471491 0.6474

INF -0.431044 0.113711 -3.790691 0.0035

Mô hình hồi quy giữa cán cân vãng lai với tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam

Page 21: Bop & nền kinh tế

Lạm phát

Theo kết quả hồi quy trên ta thấy = -0.431044 <0 ta thấy tác động của lạm phát sẽ làm ảnh hưởng đối với cán cân tài khoản vãng lai, cụ thể khi tỷ lệ lạm phát càng tăng sẽ làm cho cán cân vãng lai càng sẽ bị thâm hụt.

Page 22: Bop & nền kinh tế

Tỷ giáKhi tỷ giá biến động tác động trực tiếp đến xuất khẩu và nhập khẩu, khi hệ số co giãn của cầu hàng xuất khẩu và cầu hàng nhập khẩu tương đối cao một khi tỷ giá tăng sẽ làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, có thể cải thiện cán cân vãng lai. Phá giá nội tệ là một cách để cải thiện cán cân vãng lai.

Page 23: Bop & nền kinh tế

Tỷ giá

Từ mô hình hồi quy ta có thể thấy khi tỷ giá thực tăng sẽ làm cho tỷ lệ xuất khẩu/ nhập khẩu cũng tăng theo điều này dẫn đến xuất khẩu sẽ tăng nhanh hơn nhập khẩu sẽ làm cho cán cân vãng lai sẽ thặng dư. Ngược lại nếu tỷ giá thực giảm sẽ làm cho tỷ lệ xuất khẩu/ nhập khẩu giảm dẫn đến xuất khẩu tăng chậm hơn so với nhập khẩu điều này sẽ dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai.

Page 24: Bop & nền kinh tế

Lãi suất

Khi lãi suất của một quốc gia tăng cao sẽ làm tài sản tài chính của quốc gia đó tăng lên, hấp dẫn các đầu tư nước ngoài, cán cân vốn có thể tăng trong ngắn hạn.

7

8

9

10

11

12

0 10 20 30 40 50 60 70 80

FDI

RA

TE

RATE vs. FDI

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -101.758 31.01457 -3.28096 0.0095

RATE 14.3109 3.756407 3.809731 0.0042

Mô hình hồi quy tác động giữa Lãi suất trung bình với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Page 25: Bop & nền kinh tế

Như vậy ta thấy vì tác động của lãi suất đối với cán cân vốn là cùng chiều nên khi lãi suất tăng sẽ làm cho nguồn vốn FDI vào cũng sẽ tăng dẫn đến cán căn vốn cũng sẽ tăng.

Lãi suất

Page 26: Bop & nền kinh tế

Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế: các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thường trải qua thời kỳ thâm hụt cán cân thương mại, vì thời kỳ đầu cần phải nhập khẩu nhiều máy móc, xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự phát triển của xuất khẩu và nhập khẩu để đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như đầu ra cho các sản phẩm

Page 27: Bop & nền kinh tế

Các chính sách của nhà nước

- Rào cản thương mại: mỗi quốc gia có các loại thuế khác nhau để hạn chế sự nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài, khi bị đánh thuế sản phẩm tự nhiên sẽ có giá cao hơn do đó khả năng cạnh tranh giảm, vì vậy thuế quan làm giảm việc nhập khẩu của quốc gia đánh thuế. Ngoài ra chính phủ của một số quốc gia còn hạn chế nhập khẩu của một số sản phẩm

- Thuế: Chính phủ đánh thuế trên nhiều sản phẩm và có nhiều loại thuế, áp dụng các loại thuế đánh trên lãi vốn hoặc trên các khoản thu nhập đầu tư sẽ làm giảm lợi nhuận của các cổ đông và thị trường chứng khoán không hấp dẫn với các đầu tư nước ngoài và có thể làm cán cân vốn trở nên âm.

- Các biện pháp kiểm soát vốn: với việc hạn chế sự thâu tóm của các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ có thể làm cho cán cân vốn mang một dấu âm.

Page 28: Bop & nền kinh tế

IV. HIỆU ỨNG TUYẾN J TRONG VIỆC PHÁ GIÁ ĐỒNG TIỀN

Phá giá đồng tiền là việc giảm giá trị của nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định.

Page 29: Bop & nền kinh tế

HIỆU ỨNG TUYẾN J

ĐIỀU KIỆN MARSHALL – LERNER PHÁT BIỂU RẰNG:

m

Để cho việc phá giá đồng tiền có tác động tích cực tới cán cân thanh toán, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giản theo giá của xuất khẩu và độ co dãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn 1.

1 xm

EdE

XdXX /

/

EdE

MdMx /

/

X: Giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ.

M: Giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ

E: Tỷ giá bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ.

:Hệ số co dãn của nhập khẩu.

:Hệ số co dãn của xuất khẩu.x

Ta có:

Với:

Trong đó:

Page 30: Bop & nền kinh tế

HIỆU ỨNG TUYẾN J

Một nhận định chung của hầu hết các nhà kinh tế là độ co giãn có thể không thoả mãn điều kiện Marshall – Lerner trong ngắn hạn nhưng có thể thoả mãn trong dài hạn. Như vậy, có nhiều khả năng điều kiện Marshall – Lerner trong ngắn hạn không được đáp ứng, nhưng thường đúng trong dài hạn. Người ta đưa ra một kháu niệm thường được biết đến với tên gọi là hiệu ứng tuyến J.

Page 31: Bop & nền kinh tế

HIỆU ỨNG TUYẾN J

Hiệu ứng tuyến J mô tả hiện tượng tài khoản vãng lai của một quốc gia sụt giảm ngay sau khi quốc gia này phá giá tiền tệ và phải sau một khoảng thời gian tài khoản vãng lai mới bắt đầu được cải thiện. Quá tình này nếu biểu hiện bằng đồ thị sẽ cho một hình ảnh giống chữ J.

Page 32: Bop & nền kinh tế

NGUYÊN NHÂN:

1. Cầu nhập khẩu không giảm ngay trong ngắn hạn

Đối với trong nước: Vì người trong nước còn lo lắng về các vấn đề như chất lượng hàng hoá, độ tin cậy, danh tiếng cơ sở sản xuất nội địa… Do đó, không vì giá hàng nhập đắt lên mà khối lượng giảm ngay lập tức trong ngắn hạn.

Đối với nước ngoài: Vì những người nước ngoài cần có một thời gian nhất định để tìm hiểu và an tâm mua hàng của nước xuất khẩu. Do đó trong ngắn hạn khối lượng xuất khẩu không thể tăng ngay.

Page 33: Bop & nền kinh tế

2. CUNG XUẤT KHẨU KHÔNG TĂNG TRONG NGẮN HẠN

Vì những nhà sản xuất trong nước cần phải có thời gian nhất định để mở rộng năng lực sản xuất như: mở rộng nhà xưởng, tuyển dụng và đào tạo công nhân… Do đó năng lực xuất khẩu không tăng ngay trong ngắn hạn mà chỉ tăng từ từ trong dài hạn

Page 34: Bop & nền kinh tế

3. CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO.

Do các nhà kinh doanh ở nước ngoài có thể cạnh tranh bằng cách:

Hạ giá hàng hóa xuất khẩu nhằm duy trì thị phần của mình ở nước có đồng tiền phá giá làm cho nhu cầu nhập khẩu của nước đó giảm chậm.

Hạ giá hàng hóa bán trên thị trường trong nước để cạnh tranh với hang nhập rẽ hơn từ nước có đồng tiền phá giá, làm cho năng lực xuất khẩu của nước có đồng tiền phá giá tăng chậm.

Page 35: Bop & nền kinh tế

Tóm lại, phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm, nhưng không vì thế mà cán cân thương mại phải được cải thiện. Trong ngắn hạn, hiệu ứng giá cả có tính trội so với hiệu ứng khối lượng làm cho cán cân thương mại bị xấu đi; trong dài hạn, hiệu ứng khối lượng lại có tính trội so với hiệu ứng giá cả làm cho cán cân thương mại được cải thiện.

Kết luận

Page 36: Bop & nền kinh tế

Giải thích thuật ngữ:

Cán cân vãng lai (current account balance): của một quốc gia là một bộ phận của cán cân thanh toán ghi chép những giao dịch về hàng hoá và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước.

Cán cân vốn (capital account balance): là một bộ phận của cán cân thanh toán của một quốc gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác

Cán cân tổng thể (Overall Balance – OB): bằng tổng của CA và KA trong điều kiện công tác thống kê chính xác tuyệt đối. 

Lạm phát (inflation): là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.

Page 37: Bop & nền kinh tế

Tỷ giá (exchange rate): là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác.

Tăng trưởng kinh tế (Economic growth): là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.

GDP (Gross Domestic Products): là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định

GNP (Gross National Products): là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định.

Lãi suất (rate): là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay.

Page 38: Bop & nền kinh tế

Mở rộng: Tình hình cán cân Việt Nam năm 2013

Năm 2013, cán cân thương mại tính theo giá CIF thặng dư khoảng 863 triệu USD và tính theo giá FOB thặng dư khoảng

11-12 tỷ USD

Page 39: Bop & nền kinh tế

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2013 ước đạt khoảng 132,5 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2012, nhập siêu cả năm ước khoảng 500 triệu, bằng 0,38% kim ngạch xuất khẩu, có nghĩa là cán cân thương mại năm 2013 về cơ bản là cân bằng”.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả năm 2013 ước đạt khoảng 132 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2012.

Page 40: Bop & nền kinh tế

Vốn FDI tăng mạnh thể hiện việc tái lập niềm tin trong trung hạn của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Tính đến hết tháng 11, vốn FDI đăng ký đạt 20,82 tỉ USD, tăng 54,2% so với cùng kỳ; vốn FDI giải ngân đạt khoảng 10 tỉ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ.

Điều này góp phần gia tăng nguồn cung ngoại tệ, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối và ổn định tỷ giá.

Page 41: Bop & nền kinh tế

 Tuy nhiên, cân đối ngân sách còn nhiều thách thức và các doanh nghiệp vẫn chưa thoát khỏi khó khăn là những vấn đề cần tiếp tục đặt ra cho năm 2014.

Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa vào tăng trưởng khu vực FDI

Nhập siêu từ Trung Quốc vẫn còn khá lớn, cả năm ước khoảng 23,7 tỷ USD.

Page 42: Bop & nền kinh tế

Biện pháp cải thiện cán cân thanh toán Việt Nam.

Tiếp tục tập trung hỗ trợ xuất khẩu thông qua các biện pháp như: tiếp tục tăng cường xúc tiến thị trường, hỗ trợ về vốn và công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, đặc biệt đối với nhập khẩu hàng tiêu dùng để hạn chế nhập siêu trong những tháng cuối năm.

Page 43: Bop & nền kinh tế

Đẩy mạnh tiến độ giải ngân các dự án ODA

Hạn chế sử dụng dự trữ ngoại hối Nhà nước cho các mục đích can thiệp thị trường ngoại tệ

Tiến hành quản lý, giám sát chặt chẽ thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và các luồng vốn đầu tư vào các thị trường này

Biện pháp cải thiện cán cân thanh toán Việt Nam.