tai_lieu_giang_day_ttqt

119
GVHD : Th.s Trần Thanh Sơn Quản trị bán lẻ LỜI MỞ ĐẦU -----o0o----- Trong những năm gần đây thị trường bán lẻ ở Việt Nam luôn được xếp vào top những thị trường tiềm năng nhất thế giới, thị trường bán lẻ nội địa vốn đã sáng giá lại càng trở nên hấp dẫn hơn. Các thương hiệu bán lẻ quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều, đồng thời các kế hoạch mở rộng địa bàn hoạt động của các nhà thương mại trong và ngoài nước liên tiếp được công bố. Điều này càng tạo sự phân hóa giữa các hình thức phân phối hàng hóa: truyền thống và hiện đại. Sau hơn một thập kỷ phát triển, bất chấp tỷ trọng trong tổng doanh thu bán lẻ còn thấp, siêu thị vẫn là nỗi ám ảnh đối với các chợ truyền thống, nhất là ở khu vực đô thị, vì tốc độ phát triển của chúng. Trên thực tế, các siêu thị đang ngày càng chăm chút hơn về sản phẩm, dịch vụ, ngay cả với khâu bán thực phẩm tươi sống. Điều này cho thấy siêu thị không chỉ mong muốn thu hút người đi mua sắm hàng tuần mà còn cả những người đi chợ hàng ngày. Trong khi đó hoạt động kinh doanh ở chợ đang ngày càng chịu một sức ép nặng nề hơn, tuy sức mua của người tiêu dùng tăng nhưng doanh số của kênh phân phối ở chợ lại giảm mạnh. Một vấn đề lớn cần đặt ra là mạng lưới chợ từ nhiều năm qua đã phát triển khá sâu rộng và văn hóa chợ đã trở nên hết sức gần gũi, ăn sâu vào đời sống văn hóa, tập quán tiêu dùng của người dân, chưa kể nếu biết khai thác, chợ còn là “khẩu vị lạ, độc đáo” đối với khách du lịch quốc tế. Vậy trong cuộc chiến giữa chợ truyền thống và siêu thị hiện đại, ai sẽ dành phần thắng? Phải chăng chợ truyền thống sẽ bị diệt vong hoàn toàn? Để trả lời những câu hỏi trên nhóm đã đi vào nghiên cứu thị trường bán lẻ ở Việt Nam nói chung, 3

Upload: bichot

Post on 30-Jun-2015

655 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

LỜI NÓI ĐẦU

Thanh toán quốc tế là một môn học nằm trong chương trình đào tạo cho sinh viên các ngành kinh tế. Môn học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và những kỹ năng tối thiểu để xử lý và thực hiện các giao dịch trong thanh toán quốc tế.

Nội dung của tài liệu “Thanh toán quốc tế” này bao gồm hai vấn đề chính: một là tỷ giá hối đoái và thị trường hối đoái, hai là các phương tiện thông dụng trong thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán quốc tế, và các vấn đề khác là cán cân thanh toán quốc tế và các điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương.

Tài liệu được biên soạn nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên chuyên ngành tài chính và kế toán trường đại học An Giang.

Quá trình biên soạn tài liệu, tác giả đã hết sức cố gắng và tiếp cận với những quy định, văn bản và thông tin mới nhất có liên quan lĩnh vực thanh toán quốc tế, nhưng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được những góp ý của bạn đọc để kịp thời tu chỉnh cho phù hợp.

Xin chân thành cảm ơn.

1

Page 2: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

MỤC LỤC

Chương 1: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI......................................................................................51.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái (Exchange Rate).......................................................51.2. Phương pháp yết tỷ giá hối đoái (Quotation).........................................................5

1.2.1. Phương pháp yết giá 1.....................................................................................61.2.2. Phương pháp yết giá 2.....................................................................................61.2.3. Một số quy ước trong giao dịch hối đoái.........................................................6

1.3. Các loại tỷ giá hối đoái...........................................................................................81.3.1. Tỷ giá chính thức.............................................................................................81.3.2. Tỷ giá kinh doanh............................................................................................81.3.3. Tỷ giá xuất nhập khẩu.....................................................................................9

1.4. Cách xác định tỷ giá tính chéo...............................................................................91.5. Cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái.........................................................................12

1.5.1. Chế độ bản vị vàng........................................................................................121.5.2. Tỷ giá hối đoái trong chế độ Bretton Woods................................................141.5.3. Tỷ giá dưới chế độ tiền tệ ngày nay..............................................................14

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái................................161.7. Phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái...............................................................18

Chương 2: THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI........................................................................202.1. Khái niệm thị trường hối đoái (Exchange market)...............................................202.2. Ðặc điểm thị trường hối đoái................................................................................212.3. Các chức năng của thị trường hối đoái.................................................................212.4. Những thành viên tham gia thị trường hối đoái...................................................21

2.4.1. Những nhà tạo giá sơ cấp (Primary Price Makers).......................................222.4.2. Những nhà tạo giá thứ cấp (Secondary Price Makers)..................................222.4.3. Những nhà chấp nhận giá (Price Takers)......................................................222.4.4. Những nhà cung cấp dịch vụ tư vấn (Advisory Services).............................222.4.5. Những nhà môi giới ngoại hối (Brokers)......................................................232.4.6. Những nhà đầu cơ (Speculators)...................................................................232.4.7. Ngân hàng Trung ương - can thiệp ngoại hối và lãi suất..............................24

2.5. Các loại thị trường hối đoái..................................................................................242.5.1. Thị trường giao ngay (Spot market)..............................................................242.5.2. Thị trường có kỳ hạn (Forward market)........................................................262.5.3. Thị trường quyền chọn (Options)..................................................................29

2.6. Những quy tắc trong kinh doanh hối đoái............................................................32

Chương 3: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ....................................................353.1. Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of international payments)........................35

3.1.1. Khái niệm......................................................................................................353.1.2. Các loại cán cân thanh toán quốc tế..............................................................35

3.2. Nội dung cán cân thanh toán quốc tế....................................................................353.2.1. Tài khoản thường xuyên (Current account)..................................................353.2.2. Tài khoản vốn (Capital account)...................................................................363.2.3. Dự trữ chính thức..........................................................................................36

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế.........................................373.4. Biện pháp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế...................................................37

2

Page 3: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

3.5. Chính sách quản lý ngoại hối ở nước ta...............................................................38

Chương 4: NHỮNG ĐIỀU KIỆN QUI ĐỊNH TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG........................................................................................................40

4.1. Ðiều kiện tiền tệ....................................................................................................404.1.1. Khái niệm......................................................................................................404.1.2. Ðiều kiện đảm bảo hối đoái (đảm bảo giá trị hợp đồng)...............................41

4.2. Ðiều kiện địa điểm thanh toán:.............................................................................424.3. Ðiều kiện thời gian thanh toán.............................................................................42

4.3.1. `Trả tiền trước................................................................................................424.3.2. Trả tiền ngay..................................................................................................424.3.3. Trả tiền sau....................................................................................................43

4.4. Ðiều kiện về phương thức thanh toán...................................................................43

Chương 5: CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ THÔNG DỤNG TRONG NGOẠI THƯƠNG.........................................................................................44

5.1. Lệnh Phiếu (Promissory Note).............................................................................445.1.1. Khái niệm......................................................................................................445.1.2. Nội dung của lệnh phiếu................................................................................44

5.2. Hối phiếu..............................................................................................................445.2.1. Khái niệm......................................................................................................455.2.2. Các thành phần liên quan..............................................................................455.2.3. Ðặc điểm của hối phiếu.................................................................................455.2.4. Hình thức của hối phiếu................................................................................465.2.5. Nội dung hối phiếu........................................................................................465.2.6. Chấp nhận hối phiếu (Acceptance)................................................................485.2.7. Ký hậu hối phiếu (Endorsement)...................................................................495.2.8. Bảo lãnh hối phiếu (Guarantee).....................................................................505.2.9. Kháng nghị (Protest)......................................................................................505.2.10. Chiết khấu hối phiếu (Discount)..................................................................515.2.11. Các loại hối phiếu........................................................................................51

5.3. Séc (Cheque)........................................................................................................525.3.1. Khái niệm......................................................................................................525.3.2. Nội dung của tờ séc.......................................................................................525.3.3. Phân loại séc..................................................................................................52

5.4. Thẻ nhựa (Plastic card).........................................................................................535.4.1. Khái niệm......................................................................................................535.4.2. Các loại thẻ và công dụng của nó..................................................................53

Chương 6: CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ..............................556.1. Phương thức chuyển tiền (remittance).................................................................55

6.1.1. Khái niệm......................................................................................................556.1.2. Qui trình nghiệp vụ........................................................................................556.1.3. Các hình thức chuyển tiền.............................................................................566.1.4. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng.............................................................57

6.2. Phương thức mở tài khoản (Open Account).........................................................576.3. Phương thức thanh toán nhờ thu (collection of payment)....................................57

6.3.1. Khái niệm......................................................................................................576.3.2. Các loại nhờ thu.............................................................................................58

6.3.2.1. Nhờ thu trơn (Clean Collection).............................................................586.3.2.2. Nhờ thu kèm chứng từ (Documents collection).....................................59

3

Page 4: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

6.4. Phương thức thanh toán giao chứng từ trả tiền ngay (Cash Against Document -606.5. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credits)....................62

6.5.1. Khái niệm về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.............................626.5.2. Thư tín dụng là gì ? (Letter of Credit)...........................................................626.5.3. Các đối tượng có liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ................626.5.4. Trình tự diễn biến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ......................636.5.5. Các loại thư tín dụng.....................................................................................666..5.6. Những vấn đề cần chú ý khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ.........71

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................73

4

Page 5: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Chương 1TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình nhưng các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, và các trao đổi khác không gói gọn trong phạm vi một quốc gia. Vì vậy, việc trao đổi các đồng tiền với nhau, đồng tiền này lấy đồng tiền kia, là cần thiết khi thực hiện các giao dịch quốc tế đó. Một nhà xuất khẩu Việt Nam sau khi bán hàng cho công ty Mỹ thu về một số tiền bằng đồng đô la Mỹ (USD) có nhu cầu đổi số đô la Mỹ đó ra tiền đồng Việt Nam (VND) để chi trả cho các khoản chi phí nguyên vật liệu, hàng hoá, chi phí nhân công, và chi phí khác tại Việt Nam. Một công ty dược phẩm Việt Nam cần mua một lượng tiền chung châu Âu (EUR) bằng đồng VND để thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dược với một công ty Pháp. Một nhà đầu tư nước ngoài muốn đổi USD ra đồng VND để thực hiện dự án xây dựng nhà máy lọc dầu tại Việt Nam. Một du khách Nhật Bản muốn đổi đồng Yen (JPY) ra đồng VND để tiêu xài trong thời gian du lịch tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam nhận được một khoản tín dụng từ Ngân Hàng Thế Giới bằng đồng USD sẽ đổi tiền này ra đồng VND để thực hiện các dự án, chương trình đã cam kết.

Việc chuyển đổi từ một đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác gọi là hối đoái, và tỷ lệ để thực hiện trao đổi giữa hai đồng tiền này người ta gọi là tỷ giá hối đoái.

Chương này giới thiệu khái niệm tỷ giá hối đoái, các loại tỷ giá hối đoái, cách xác định tỷ giá tính chéo, cơ sở xác định tỷ giá hối đoái, những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

Mục đích của chương này là giúp sinh viên làm quen với cách niêm yết tỷ giá của ngân hàng, biết cách tính tỷ giá tính chéo của hai đồng tiền thông qua đồng tiền thứ ba, nhận ra các mối liên hệ của tỷ giá hối đoái với tình hình kinh tế, chính trị và xã hội và các biện pháp nhà nước tác động lên tỷ giá.

1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái (Exchange Rate)

Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh tương quan giá trị giữa tiền tệ của hai nước với nhau, hay nói một cách khác tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia.

Ví dụ: tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ ngày 07/08/2003

1USD = 15.519VND

Trong ví dụ này, giá của USD được biểu thị thông qua VND, nghĩa là 1USD có giá

là 15.519VND.

Lưu ý: tài liệu này sử dụng dấu thập phân (,) và dấu phân cách ngàn đơn vị (.) theo kiểu tiếng Việt.

1.2. Phương pháp yết tỷ giá hối đoái (Quotation)

Để thống nhất và tiện lợi trong các giao dịch ngoại hối, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (International Standard Organization, gọi tắt là ISO) qui định tên đơn vị tiền tệ của một quốc gia được viết bằng 3 ký tự. Hai ký tự đầu là tên quốc gia, ký tự thứ ba là tên đồng tiền.

5

Page 6: Tai_lieu_giang_day_TTQT

1 bản tệ = X ngoại tệ

1 ngoại tệ = X bản tệ

TLGD Thanh toán Quốc tế

Xét trên góc độ thị trường ngoại hối quốc gia, các nước thường dùng một trong 2 cách sau đây để biểu thị tỷ giá:

1.2.1. Phương pháp yết giá 1

Lấy đồng tiền nước ngoài (ngoại tệ) làm 1 đơn vị để so sánh với một số lượng tiền tệ trong nước (bản tệ), hay lấy ngoại tệ làm đồng tiền yết giá và bản tệ làm đồng tiền định giá. Phương pháp này được dùng ở hầu hết các quốc gia.

Ví dụ: tại thị trường Việt Nam ngày 08/08/2003

1USD = 15.522VND

1EUR = 17.737,49VND

1GBP = 25.237,88VND

1.2.2. Phương pháp yết giá 2

Lấy bản tệ làm 1 đơn vị để so sánh với một số lượng ngoại tệ, tức là lấy bản tệ làm đồng tiền yết giá và ngoại tệ làm đồng tiền định giá.

Ví dụ: ngày 08/08/2003

tại London 1GBP = 1,6125USD

1GBP = 192,48JPY

tại Paris 1EUR = 1,1377USD

1EUR = 1,3534CHF

Trong đó GBP, và EUR là đồng tiền yết giá, USD, JPY và CHF là đồng tiền định giá. Theo thông lệ phương pháp này thường dùng ở một số nước như Anh, Mỹ, Úc, và Cộng đồng châu Âu, những quốc gia có đồng tiền mạnh.

Tuy nhiên, nhằm phục vụ khách hàng trên thị trường hiện nay tỷ giá thường được niêm yết bằng cả hai phương pháp. Do đó, xét từ góc độ quốc gia các phương pháp yết giá trên chỉ có tính tương đối mà thôi.

1.2.3. Một số quy ước trong giao dịch hối đoái

Cách viết tỷ giá

Theo tập quán kinh doanh, tỷ giá được niêm yết theo quy cách: đặt đồng tiền yết giá đứng trước và đồng tiền định giá đứng sau như ví dụ sau:

1 USD = 15.516 VND hay có thể viết ngắn gọn USD/VND = 15.516

Trong ví dụ này đồng USD đứng trước gọi là đồng tiền yết giá và là 1 đơn vị tiền tệ, đồng VND đứng sau gọi là đồng tiền định giá và là một số đơn vị tiền tệ và thường thay đổi phụ thuộc vào thời điểm yết giá.

6

Page 7: Tai_lieu_giang_day_TTQT

1 Tỷ giá B/A = -----------------

Tỷ giá A/B

TLGD Thanh toán Quốc tế

Cách đọc tỷ giá (ngôn ngữ giao dịch)

Trên thị trường hối đoái hay tại các ngân hàng thương mại, các giao dịch mua bán ngoại tệ có thể được thực hiện qua điện thoại. Người ta thường dùng ngôn ngữ đặc thù, rút gọn hay bỏ qua những gì mà hai bên đã biết, đã hiểu như những từ, những con số để tiết kiệm thời gian giao dịch. Do đó việc hiểu biết ngôn ngữ này là cần thiết.

Thông thường trong giao dịch có thể lấy tên thủ đô của các nước công nghiệp phát triển hay tên thành phố là trung tâm thương mại của nước đó thay cho tên tiền tệ của nước đó ở vị trí đồng tiền định giá.

Ví dụ:

- Người ta nói Đô la – Tokyo 119,96 thì ta hiểu là 1 USD = 119,96 JPY

- Người ta nói Đô la – Bangkok 42,03 thì có nghĩa là 1 USD = 42,03 THB

Một cách nữa để đảm bảo tính nhanh gọn, các tỷ giá thường không được đọc đầy đủ, mà chỉ đọc những số nào thường biến động, đó là những số cuối.

Ví dụ: USD/SGD = 1,7642/50 thì chỉ đọc các số lẻ sau dấu thập phân. Các số này chia làm hai nhóm. Hai số thập phân đầu đọc là “số”(figure), hai số thập phân kế tiếp đọc là “điểm” (point). Tỷ giá trên đọc là “Đô la, sin ga po bằng một, bảy mươi sáu số, bốn mươi hai điểm đến năm mươi điểm”. Cách đọc điểm có thể dùng phân số “một phần tư” thay vì đọc 25, “ba phần tư” thay vì đọc 75.

Yết giá hai chiều

Theo tập quán kinh doanh trên thị trường ngoại hối, các ngân hàng thường yết tỷ giá hai chiều bao gồm tỷ giá mua và tỷ giá bán. Tỷ giá mua của ngân hàng là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua đồng tiền yết giá. Tỷ giá bán của ngân hàng là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán đồng tiền yết giá. Với cách yết giá hai chiều, tỷ giá đứng trước là tỷ giá mua và tỷ giá đứng sau là tỷ giá bán.

Trong giao dịch khi nói tỷ giá mua, người ta ngầm hiểu là tỷ giá mà ngân hàng mua và khách hàng bán và ngượclại.

Ví dụ: USD/VND = 15.500/15.520 Hay USD/VND = 15.500/20

Hoặc USD/VND = 15.500 – 15.520 Hay USD/VND = 15.500 – 20

Tỷ giá đứng trước 15.500 là tỷ giá mua USD trả bằng VND của ngân hàng, chúng ta gọi là tỷ giá mua vào của ngân hàng (BID rate hay CALL).

Tỷ giá đứng sau 15.520 là tỷ giá bán USD thu bằng VND của ngân hàng, gọi là tỷ giá bán ra của ngân hàng (ASK rate hay PUT).

Tỷ giá ASK bao giờ cũng lớn hơn tỷ giá BID.Chênh lệch giữa chúng gọi là SPREAD, là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.

Tỷ giá nghịch đảo

Nghịch đảo của tỷ giá (A/B) giữa đồng tiền A so với đồng tiền B ta có tỷ giá nghịch đảo (B/A) và ngược lại.

7

1 Tỷ giá A/B = -----------------

Tỷ giá B/A

Page 8: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Ví dụ: EUR/USD =

Khi ta có EUR/USD = 1,1377 thì USD/EUR = = 0,8789

1.3. Các loại tỷ giá hối đoái

1.3.1. Tỷ giá chính thức

Là tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố vào mỗi buổi sáng.

Ví dụ: ngày 08/08/2003

1 USD = 15.486 VND

Theo quyết định 64/1999/NHNN7 25/02/99 hàng ngày, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ Liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ trên các phương tiện thông tin đại chúng, thay cho việc công bố tỷ giá chính thức và tỷ giá bình quân mua vào, bán ra thực tế trên thị trường ngoại tệ Liên ngân hàng.

Tỷ giá giao dịch bình quân do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày này được xác định trên cơ sở tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ Liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Nó làm cơ sở để các ngân hàng, tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá kinh doanh của mình, và là cơ sở để tính thuế xuất nhập khẩu.

1.3.2. Tỷ giá kinh doanh

Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại tệ của ngân hàng mà trong đó ngoại tệ được thực hiện dưới dạng tiền mặt (ở Việt Nam các ngân hàng chỉ mua bán ngoại tệ bằng tiền giấy, không mua bán tiền kim loại).

Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại tệ không dùng tiền mặt mà bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng. Tỷ giá chuyển khoản luôn luôn lớn hơn tỷ giá tiền mặt.

Tỷ giá thư hối: là tỷ giá mua bán ngoại tệ trong đó ngân hàng chịu trách nhiệm chuyển ngoại tệ đến nơi nhận bằng thư.

Tỷ giá điện hối: là tỷ giá mua bán ngoại tệ trong đó ngân hàng chịu trách nhiệm chuyển đến nơi nhận bằng điện.

Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá của giao dịch ngoại hối đầu tiên trong ngày giao dịch.

Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá của giao dịch cuối cùng trong ngày (tỷ giá đóng cửa hôm nay không phải là tỷ giá mở cửa của ngày mai).

8

Page 9: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Tỷ giá các loại ngoại tệ

Ngân hàng Vietcombank

08/08/2003

Mã NTTên

Mua vào Chuyển khoản

Bán ra

AUD AUST.DOLLAR 9.977,02 10.037,24 10.138,12

CAD CANADIAN DOLLAR 10.976,91 11.076,60 11.232,61

CHF SWISS FRANCE 11.320,46 11.400,26 11.560,98

EUR EURO 17.473,33 17.525,91 17.737,49

GBP BRITISH POUND 24.712,79 24.887,00 25.237,88

HKD HONGKONG DOLLAR 1.964,04 1.977,89 2.001,77

JPY JAPANESE YEN 127,54 128,83 130,91

SGD SINGAPORE DOLLAR 8.702,43 8.763,78 8.905,14

THB THAI BAHT 359,62 363,25 378,07

USD US DOLLAR 15.490 15.517 15.522

1.3.3. Tỷ giá xuất nhập khẩu

Tỷ giá xuất khẩu

là sự so sánh giữa giá vốn hàng bán trên sàn tàu với ngoại tệ thu được tính theo giá FOB (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Free On Board” nghĩa là “Giao lên tàu”).

Nếu tỷ giá xuất khẩu < tỷ giá mua ngoại tệ tại ngân hàng, thì xuất khẩu có lời.

Tỷ giá nhập khẩu

là sự so sánh giữa giá bán hàng nhập khẩu tại cảng Việt Nam so với số lượng ngoại tệ chi trả tính theo giá CIF (viết tắt của thuật ngữ tiềng Anh là “Cost, Insurance and Freight” nghĩa là “Tiền hàng, bảo hiểm và cước”).

Nếu tỷ giá nhập khẩu > tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng, thì nhập khẩu có lời.

9

Giá bán hàng nhập tại cảng Việt NamTỷ giá nhập khẩu = ----------------------------------------------

Ngoại tệ chi trả theo giá CIF

Giá vốn hàng bán trên sàn tàu Tỷ giá xuất khẩu = ----------------------------------------

Ngoại tệ thu được theo giá FOB

Page 10: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

1.4. Cách xác định tỷ giá tính chéo

Hầu hết các đồng tiền trên thế giới đều được yết giá với USD và các hoạt động thương mại, đầu tư, quan hệ tín dụng giữa các quốc gia đều được định giá hay thanh toán thông qua USD. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phát sinh nhu cầu trao đổi trực tiếp giữa hai đồng tiền mà không có mặt của USD. Vì vậy người ta cần phải tính tỷ giá chéo.

Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định thông qua đồng tiền thứ ba. Đồng tiền thứ ba này thường là USD. Cách xác định tỷ giá chéo phụ thuộc vào cách yết tỷ giá.

Trường hợp 1 : Đồng tiền trung gian (đồng tiền C) đóng vai trò là đồng tiền yết giá trong cả hai tỷ giá (với đồng tiền A và B)

Ta có : tỷ giá C/A = m1 – b1

C/B = m2 – b2

với m1 là tỷ giá mua C bằng A, m2: mua C bằng B

và b1 là tỷ giá bán C lấy A, b2 : bán C lấy B

thì tỷ giá chéo A/B =

với tỷ giá mua A/B =

với tỷ giá bán A/B =

Ví dụ 1: USD/JPY = 119,04 – 119,09

USD/VND = 15.490 – 15.522

Hỏi JPY/VND = ?

Giải: - tỷ giá mua JPY/VND = = = 130,06

- tỷ giá bán JPY/VND = = 130,39

Ví dụ 2: EUR/GBP = 0,7034 – 0,7039

EUR/JPY = 135,46 – 135,51

Hỏi GBP/JPY = ?

Giải: + tỷ giá mua GBP/JPY = = 192,44

+ tỷ giá bán GBP/JPY = = 192,64

Ví dụ 3: Nhà nhập khẩu Việt Nam phải thanh toán một hoá đơn tiền hàng cho công ty Thuỵ Sỹ bằng CHF. Hỏi ngân hàng áp dụng tỷ giá bán đồng CHF cho nhà nhập khẩu như thế nào? biết tỷ giá trên thị trường là:

USD/CHF = 1,3534 – 1,3539

10

Page 11: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

USD/VND = 15.517 – 15.522

Giải: ta tính giá bán CHF/VND (tỷ giá ngân hàng bán CHF )

CHF/VND = = = 11.468,89

Ngược lại nếu một nhà xuất khẩu Việt Nam nhận được tiền bằng CHF thì ông ta có thể bán CHF cho ngân hàng lấy VND theo tỷ giá là bao nhiêu?

Ta tính tỷ giá mua CHF/VND = = 11.460,96

Trường hợp 2 : Đồng tiền trung gian vừa đóng vai trò là đồng tiền định giá vừa đóng vai trò là đồng tiền yết giá

Ta có : tỷ giá A/C = m1 – b1

C/B = m2 – b2

thì tỷ giá chéo A/B = A/C x C/B

với tỷ giá mua A/B = m1 x m2

với tỷ giá bán A/B = b1 x b2

Ví dụ 4: GBP/USD = 1,6125 – 1,6130

USD/VND = 15.490 – 15.522

Hỏi GBP/VND = ?

Giải:

- Tỷ giá mua GBP/VND = GBP/VND x USD/VND = 1,6125 x 15.490 = 24.977,62

- Tỷ giá bán GBP/VND = 1,6130 x 15.522 = 25.036,98

Trường hợp 3: Đồng tiền trung gian đóng vai trò là đồng tiền định giá trong cả hai tỷ giá

Ta có : tỷ giá A/C = m1 – b1

B/C = m2 – b2

thì tỷ giá chéo A/B =

với tỷ giá mua A/B =

với tỷ giá bán A/B =

Ví dụ 5: GBP/USD = 1,6120 – 1,6125

AUD/USD = 0,6487 – 0,6490

Hỏi GBP/AUD = ?

Giải - tỷ giá mua GBP/AUD = = = 2,4838

- tỷ giá bán GBP/AUD = = 2,4857

11

Page 12: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

1.5. Cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái

Thế giới đã trải qua nhiều chế độ tỷ giá khác nhau, thích ứng với từng giai đoạn phát triển của lịch sử về chế độ tiền tệ của một nước, quan hệ thương mại,…

1.5.1. Chế độ bản vị vàng

Trong chế độ bản vị vàng, người ta định nghĩa đơn vị tiền tệ theo vàng. Tiền tệ trong lưu thông là tiền đúc bằng vàng và giấy bạc, ngân hàng được tự do đổi ra vàng căn cứ vào hàm lượng vàng của nó. Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền được xác định dựa trên cơ sở hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền với nhau hay còn gọi là đồng giá vàng. Đồng tiền của mỗi nước mang một hàm lượng vàng khác nhau và được công bố trên toàn thế giới.

Ví dụ 1: Đầu thế kỷ XX

1USD có hàm lượng vàng là 1,504gr

1GBP có hàm lượng vàng là 7,32gr

Tỷ giá GBP/USD = = 4,8670 hay 1GBP= 4,8670USD.

Dưới chế độ bản vị vàng, tỷ giá giữa các đồng tiền sẽ dao động xung quanh đồng giá vàng và trong giới hạn của điểm vàng. Điểm vàng là điểm mà ở đó nếu tỷ giá vượt qua hoặc bé hơn thì sẽ xảy ra hiện tượng nhập vàng hay xuất vàng để thanh toán hợp đồng mua bán ngoại thương.

Giới hạn cao nhất (điểm vàng cao nhất) của tỷ giá hối đoái tăng lên thì gọi là “Điểm xuất vàng”, bởi vì vượt qua khỏi giới hạn này thì vàng nước đó bắt đầu chảy ra nước ngoài.

Ví dụ 2: Ngang giá vàng GBP/USD là 4,86, 1USD = 1,504gr vàng và 1 GBP = 7,32gr vàng. Công ty Mỹ nhập của công ty Anh một lượng hàng hoá trị giá là 1.000 GBP. Hỏi công ty Mỹ sẽ thanh toán 1.000 GBP hay thanh toán bằng vàng nếu tỷ giá thị trường bấy giờ là: GBP/USD = 4,90. Chi phí vận chuyển vàng từ Mỹ sang Anh là 0,5%.

Giải:

- Nếu công ty Mỹ thanh toán bằng 1.000 GBP tức là công ty phải bỏ ra 4.900 USD tương đương với khối vàng là: 4.900 x 1,504 = 7.369,60gr vàng.

- Nếu công ty Mỹ thanh toán bằng vàng thì tổng số vàng phải chi là:

(1.000 x 7,32)+chi phí vận chuyển vàng từ Mỹ sang Anh(0.5%)

7.320gr + (7.320gr x 0.5%) = 7.356,60gr vàng

7.356,60gr vàng tương đương với số USD là: = 4.890,00USD

Tức là 1GBP = = 4,89USD

Đây là giới hạn tỷ giá cao nhất mà công ty Mỹ có thể chấp nhận, nếu 1GBP>4,89USD thì công ty Mỹ sẽ thanh toán bằng vàng. Trong ví dụ này thì 1GBP=4,90USD, do đó công ty Mỹ sẽ vận chuyển 7.356,60gr vàng sang Anh để thanh toán cho công ty Anh, tức là Mỹ sẽ xuất vàng nên còn gọi là điểm xuất vàng.

12

Page 13: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Giới hạn thấp nhất hay còn gọi là điểm vàng thấp nhất của tỷ giá hối đoái sụt xuống thì gọi là “Điểm nhập vàng” bởi vì nếu vượt quá giới hạn này thì vàng bắt đầu chạy vào trong nước.

Ví dụ 3: Công ty Anh nhập 1 lô hàng của công ty Mỹ trị giá 4.860USD.Toàn bộ chi phí vận chuyển vàng từ Anh sang Mỹ là 0,5%. Biết: 1USD=1,504gr vàng và 1GBP = 7,32gr vàng. Hỏi công ty Anh này sẽ thanh toán cho công ty bằng USD hay bằng vàng?

Giải:

- Nếu cty Anh thanh toán bằng vàng thì tổng số vàng chi là:

(4.860 x 1,504) + chi phí vận chuyển 0,5%

= 7.309,44 + (7.309,44 x 0.5%) = 7.345,99gr vàng.

tương đương với số Bảng Anh là: = 1.003,55GBP

Tức là công ty Anh đồng ý thanh toán theo tỷ giá: 1GBP= = 4,84USD.

Như vậy nếu tỷ giá thị trường nhỏ hơn 4,84 thì cty Anh sẽ xuất vàng sang Mỹ, tức là Mỹ sẽ là nước nhập vàng. Do đó người ta gọi tỷ giá GBP/USD= 4,84 là điểm nhập vàng.

Tóm lại: giới hạn lên xuống của tỷ gia hối đoái sẽ bằng ngang giá vàng cộng hoặc trừ chi phí vận chuyển vàng giữa các nước giao dịch.

Trong giai đoạn này tồn tại 3 chế độ bản vị vàng.

Chế độ bản vị tiền vàng (gold specie standard)

Với chế độ này, một đồng tiền có thể thực hiện được chức năng làm phương tiện lưu thông và thanh toán quốc tế phải hội đủ 4 điều kiện:

- Ngân hàng trung ương phải đảm bảo mua hoặc bán vàng với số lượng không hạn chế theo giá ấn định.

- Bất cứ ai cũng có thể tự do đúc và sử dụng vàng với nhiều mục đích.

- Người có vàng phải được quyền đúc ra tiền vàng, tiền vàng thoi tại các xưởng đúc tiền vàng của nhà nước với bất cứ số lượng nào.

- Tự do xuất nhập khẩu vàng không hạn chế.

Việc thực hiện các điều kiện này bảo đảm giá trị danh nghĩa và giá trị thực của tiền vàng luôn luôn ngang nhau. Điều hiển nhiên là sự luân chuyển của tiền vàng được định đoạt bởi tốc độ sản xuất và số lượng vàng cần thiết cho nền công nghiệp.

Chế độ bản vị vàng thoi (gold bullion standard)

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, tiền trong lưu thông có thể là một phần hoặc toàn bộ là tiền giấy do vàng không giữ được vị trí như trước nữa. Nó được sử dụng chủ yếu vào mục đích dự trữ để thanh toán quốc tế. Giấy bạc nhà nước không còn được tự do chuyển đổi ra tiền vàng như trước đây, mà chỉ được đổi vàng với mức hạn chế. Do vậy ngân hàng phát hành không cần phải nắm giữ toàn bộ tiền vàng. Tỷ lệ vàng càng thấp, khả năng tạo ra lượng tiền càng lớn. Do nguyên nhân này, khối lượng tiền giấy trong lưu thông luôn vượt số dự trữ tiền kim loại, tạo ra hiện tượng phát hành tiền không tỷ giá.

Chế độ bản vị vàng hối đoái (gold exchange standard)

13

Page 14: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Đặc điểm nổi bật của chế độ bản vị vàng hối đoái là giấy bạc ngân hàng không được trực tiếp đổi ra vàng mà chỉ được phép đổi ra ngoại hối, theo tỷ giá ấn định, những ngoại tệ mạnh có thể đổi ra vàng, nghĩa là đồng tiền của một nước phải đổi ra ngoại tệ mạnh và từ ngoại tệ mạnh đổi ra vàng.

Sự phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế ở giai đoạn này không còn được ổn định như trong chế độ bản vị tiền vàng, tuy nó vẫn còn lấy vàng làm cơ sở cho lưu thông nhưng trong thực tế vàng đã rút khỏi lưu thông. Nó không còn chức năng là phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán nữa. Không còn được tự do đúc vàng và đổi ra vàng thì bộ máy tự động điều chỉnh lưu thông tiền tệ cũng mất đi. Chế độ bản vị vàng hối đoái bắt đầu từ sự ra đời các đồng tiền của một số nước.

1.5.2. Tỷ giá hối đoái trong chế độ Bretton Woods

Trong chế độ lưu thông tiền giấy, tiền đúc trong lưu thông không còn nữa, giấy bạc ngân hàng không được tự do đổi ra vàng theo hàm lượng vàng của nó. Do đó, ngang giá vàng không còn là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái nữa. Tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền sẽ được quyết định trên cơ sở sức mua của 2 tiền tệ với nhau và tuỳ thuộc vào cơ chế tỷ giá hối đoái cũng như chính sách quản lý ngoại hối của từng nước quyết định.

Trong thời gian từ ngày 01/07/1944 - 20/07/1944, các nước tư bản như Anh, Mỹ và một số nước đồng minh của họ đã mở một hội nghị tại Bretton Woods, New Hampshire (cách Boston 150 km) dưới sự lãnh đạo của J.M Keynes và H.D White cùng với sự tham gia của 44 nước, hội nghị đã đi đến thoả thuận:

- Thành lập quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

- Thành lập ngân hàng thế giới (WB)

- Xây dựng tỷ giá hối đoái Bretton Woods.

Quy chế của quỹ tiền tệ quốc tế đã đề ra những nguyên tắc xác định tỷ giá chính thức của các nước thành viên quỹ tiền tệ. Cụ thể là tỷ giá hối đoái chính thức của các nước được hình thành trên cơ sở so sánh với hàm lượng vàng chính thức của USD (1USD = 0,888671gr) và không được phép biến động quá phạm vi 1% của tỷ giá chính thức đã đăng ký tại quỹ IMF. Tức là hệ thống Bretton Woods sẽ có tính cố định (tương đối), tuy nhiên theo quy chế thì vẫn có thể điều chỉnh được khi đồng tiền bị đánh giá quá cao hay quá thấp.

Khi tỷ giá của một đồng tiền tăng > 1%, chính phủ nước này phải tăng USD trên thị trường để hạ tỷ giá này xuống. Do đó các quốc gia phải lập quỹ dự trữ ngoại tệ. Nếu can thiệp bằng quỹ quốc gia vẫn không ổn đinh được tỷ giá thì phải báo với IMF để vay ngoại tệ. Nếu IMF can thiệp mà vẫn không điều chỉnh được tỷ giá thì phải xin phép điều chỉnh lại tỷ giá.

Qua thực tế áp dụng hệ thống tỷ giá Bretton Woods, tỷ giá của các nước gần như cố định. Nhưng đến ngày 15/08/1971 khi tổng thống Mỹ tuyên bố chính thức bãi bỏ việc đổi ra vàng của USD và tuyên bố phá giá đồng USD 7,89% (1USD=0,8185gr), từ đó chế độ tiền tệ Bretton Woods bị diệt vong.

1.5.3. Tỷ giá dưới chế độ tiền tệ ngày nay

Tỷ giá thả nổi tự do

Là một cơ chế tỷ giá mà giá cả ngoại tệ do quan hệ cung cầu quyết định.

- Nếu cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ → giá ngoại tệ sẽ giảm.

- Nếu cung ngoại tệ < cầu ngoại tệ → giá ngoại tệ sẽ tăng.

14

Page 15: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

- Nếu giá ngoại tệ cao thì sẽ có người bán ngoại tệ, tức là khuyến khích xuất khẩu.

- Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm thì sẽ có nhiều người mua ngoại tệ, tức là khuyến khích nhập khẩu.

Ví dụ: ở thị trường New York, ta có tỷ giá như sau:

Đvt: Triệu

GBP/USD Cầu Cung

4

3,5

2,5

2

1,5

1

10

20

30

40

60

70

70

60

50

40

20

10

Từ bảng tỷ giá trên ta thấy, tỷ giá cân bằng giữa cung và cầu ngoại tệ GBP R = 2, tức là 1GBP = 2USD, tại tỷ giá này số lượng cung và cầu bằng nhau là 40 triệu GBP mỗi ngày, ở tỷ giá R > 2 thì sẽ có nhiều người bán GBP, do đó số lượng cung của GBP sẽ vượt quá số lượng cầu và theo quy luật cung cầu, tỷ giá sẽ được kéo lại tỷ giá cân bằng R = 2, ở tỷ giá R<2, thì sẽ có nhiều người mua GBP, do đó số lượng cầu GBP vượt quá số cung và cũng theo quy luật cung cầu thì tỷ giá sẽ tăng lên hướng đến tỷ giá cân bằng R = 2.

Tỷ giá thả nổi có quản lý

Là tỷ giá thả nổi nhưng có sự can thiệp của chính phủ để tác động đến tỷ giá hối đoái phục vụ chiến lược chung của nước mình. Chính phủ can thiệp bằng cách mua hoặc bán ngoại tệ khi thấy tỷ giá biến động không phù hợp với chính sách kinh tế của nước mình.

Ví dụ: Tại thời điểm t trên thị trường Hongkong ta có số liệu như sau:

15

4

3

R=2

1

0 20 40 60 80 SL GBP

R=GBP/ USD

S

DE

Page 16: Tai_lieu_giang_day_TTQT

Giá cả hàng hoá ở thị trường BTỷ giá A/B = -----------------------------------------

Giá cả hàng hoá ở thị trường A

TLGD Thanh toán Quốc tế

USD/HKD Cầu Cung

4,9610

4,9620

4,9630

4,9640

4,9650

4,9660

600

450

400

300

250

150

100

200

250

300

350

450

- Khi chính phủ quyết định tỷ giá là 4,9610 là hợp lý nhất, thì ngân hàng trung ương(NHTW) phải tung thêm 500USD từ quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia để cân bằng với số cầu.

- Khi chính phủ quyết định tỷ giá 4,9660 là hợp lý nhất, thì NHTW phải tung bán tệ ra mua 300USD đưa vào quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia để cân bằng cung.

Ở Việt Nam thì việc quản lý tỷ giá hối đoái do thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đảm nhận.

Tóm lại: Sau khi chế độ tỷ giá Bretton Woods sụp đổ năm 1971, tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền biến động hàng ngày, hàng giờ và nó phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau.

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái

Một vấn đề quan trọng mà các chính phủ, các nhà doanh nghiệp đến người tiêu dùng đều quan tâm là sự biến động của tỷ giá hối đoái. Sự biến động này diễn ra hàng giờ và đôi khi không lường trước được và có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, giá cả, đến tình hình tài chính, và kinh doanh của doanh nghiệp, và đến tiêu dùng của các cá nhân. Người ta theo dõi các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái để có các biện pháp điều chỉnh, và phòng ngừa rủi ro kịp thời. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái như: tốc độ lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế, tình hình cung cầu ngoại tệ, lãi suất, tốc độ tăng trưởng kinh tế, các sự kiện chính trị, xã hội, thiên tai,...

Yếu tố lạm phát

Lạm phát là một hiện tượng giá cả tăng trong một thời gian dài, sức mua của đồng tiền giảm.

Để thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái, cần tìm hiểu lý thuyết đồng giá sức mua của Ricardo & Marshell (Theory of Purchasing Power Parity) ta gọi là thuyết PPP. Theo thuyết này Ricardo & Marshell giả định rằng các chi phí như cước phí vận chuyển, hải quan, ... đều bằng zero và kết luận rằng tỷ giá giữa đồng tiền A so với đồng tiền B sẽ bằng giá cả hàng hoá ở thị trường B chia cho giá cả hàng hoá ở thị trường A.

16

Page 17: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Ví dụ: Một kiện hàng X ở Hong kong giá 50HKD và cũng kiện hàng X đó ở Mỹ giá 10USD.

Ta có tỷ giá USD/HKD = 50/10 = 5

- Nếu giá kiện hàng X ở Hongkong tăng lên 60 HKD thay vì 50 HKD như trước đây, như vậy người tiêu dùng sẽ đổi HKD ra USD để được 12 USD để mua hàng X ở Mỹ. Việc người HongKong chạy sang Mỹ để mua hàng X làm cho cầu hàng X ở Mỹ tăng lên, và đưa đến giá cả hàng X sẽ tăng lên cho đến bằng 12 USD tức là tỷ giá trở lại cân bằng 60/12=5.

- Nhưng nếu tỷ giá là 6 thay vì 5, người ta sẽ đổi USD ra HKD: 10 USD x 6 = 60HKD để mua hàng X ở Hongkong, điều này sẽ đưa đến cầu hàng X ở Hongkong tăng lên, làm cho giá cả hàng X sẽ tăng theo cho đến khi bằng 60 HKD tức 60/10=6 trở lại cân bằng.

Khi xét ảnh hưởng của lạm phát đến tỷ giá hối đoái cũng cần tìm hiểu tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực.

Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá mà chúng ta quan sát được hàng ngày trên thị trường.

Tỷ giá thực là tỷ giá danh nghĩa có điều chỉnh theo yếu tố lạm phát.

Nếu tỷ lệ lạm phát giữa hai quốc gia xảy ra đồng thời, cùng một mức độ như nhau và tỷ giá danh nghĩa thay đổi, thì tỷ giá thực đã thay đổi.

Ở ví dụ trên, khi lạm phát ở Mỹ và HongKong là không thay đổi hay không xảy ra, và giá kiện hàng X cũng không thay đổi ở hai thị trường mà tỷ giá danh nghĩa thay đổi thành 6 thì tỷ giá thực đã thay đổi.

Ví dụ: Giá hàng hoá ở Việt Nam không thay đổi nhưng giá hàng hoá ở các nước đối tác thương mại tăng 10%, mà tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với các đồng tiền những nước này không thay đổi thì tức là giá trị đồng Việt Nam đã bị giảm giá 10% so với các đồng tiền này.

Ví dụ: Kiện hàng X bán ở thị trường Mỹ là 10USD, khi có lạm phát 3% thì giá của kiện hàng X là 10,30USD và cũng kiện hàng X này bán ở thị trường Hongkong là 50HKD, khi có lạm phát 4% thì giá của kiện hàng X là 52HKD.

Tỷ giá (khi không có lạm phát) = = 5 hay 1USD = 5HKD

Tỷ giá (khi có lạm phát) = = = 5,049 hay 1USD =

5,049HKD

Vậy khi lạm phát B > A thì tỷ giá A/B có xu hướng tăng dần và ngược lại.

Công thức này chỉ đúng khi thế quan, chi phí vận chuyển bằng zero và cố định các yếu tố khác. Do đó trên thực tế nó diễn ra hoàn toàn không theo mức chênh lệch lạm phát như trên, vì còn nhiều yếu tố khác tác động vào.

Yếu tố cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán của một đồng tiền dường như là yếu tố tác động trực tiếp nhất đến giá trị đối ngoại của nó. Nhu cầu đối với một đồng tiền bắt đầu từ việc xuất khẩu hàng hoá và từ việc tiếp nhận đầu tư. Đối lại, một đồng tiền được dùng để thanh toán hàng

17

Page 18: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

hoá, dịch vụ nhập khẩu và đầu tư ra nước ngoài. Thặng dư trên tổng cán cân thanh toán thể hiện mức tổng cầu ròng đối với một đồng tiền , làm gia tăng giá trị của nó, trong khi tổng thâm hụt, trái lại, có xu hướng làm một đồng tiền yếu đi.

Bội thu: Thu > Chi Cung ngoại tệ > Cầu ngoại tệ Tỷ giá ngoại tệ/bản tệ giảm

tức là đồng bản tệ tăng giá so với ngoại tệ Nhà nước sẽ chi bản tệ để mua ngoại tệ nhập vào quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia.

Bội chi: Thu<Chi Cung ngoại tệ<Cầu ngoại tệ Tỷ giá ngoại tệ/bản tệ tăng

tức là đồng bản tệ bị giảm giá so với ngoại tệ Nhà nước sẽ xuất ngoại tệ từ quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia ra.

Các yếu tố khác:

Chính sách tiền tệ, sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, chiến tranh, thiên tai, yếu tố tâm lý, yếu tố thời vụ, công bố các chỉ số thống kê quan trọng. Ví dụ:

- Ngày 04/05/1991 khi nghe toà Nhà Trắng của Mỹ thông báo Tổng thống Bush vào nằm bệnh viện do nhịp tim không bình thường, đã làm cho USD giảm trên thị trường hối đoái.

- Gần đây nhất là sự kiện ngày 11/09/2001 đã làm cho thị trường chứng khoán trên thế giới gần như bị tê liệt trong một thời gian.

- Việc tăng lãi suất hay giảm lãi suất của NHTW cũng tác động đến tỷ giá cũng như các qui định về phạm vi trạng thái ngoại hối mất cân đối yêu cầu phải giảm bớt hoặc cân đối tình trạng thiếu ngoại tệ tại một thời điểm nào đó.

Tóm lại : Khi tỷ giá được thả nổi thì nó rất nhạy cảm với những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, chiến tranh, kể cả yếu tố tâm lý.

1.7. Phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và biến động liên tục. Do đó, để có thể phục vụ cho chính sách kinh tế của một quốc gia, chính phủ các nước có thể áp dụng nhiều biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

Các biện pháp chủ yếu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái là: chính sách chiết khấu, chính sách hối đoái, lập quỹ bình ổn hối đoái, vay nợ, phá giá hoặc nâng giá tiền tệ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

Chính sách chiết khấu

Là chính sách của NHTW dùng cách thay đổi tỷ suất chiết khấu của ngân hàng mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường.

Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm muốn làm cho tỷ giá hạ xuống thì NHTW nâng cao tỷ suất chiết khấu lên, từ đó kéo theo lãi suất trên thị trường cũng tăng lên, kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ chạy vào nước mình để thu lãi cao. Lượng vốn chạy vào sẽ góp phần làm dịu sự căng thẳng của cầu ngoại hối, do đó, tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng hạ xuống.

Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm xuống, NHTW sẽ giảm lãi suất chiết khấu.

Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái

Để có thể trực tiếp can thiệp vào tỷ giá hối đoái, chính phủ các nước phải có nguồn dự trữ ngoại hối đủ mạnh.

18

Page 19: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái là một hình thức biến tướng của chính sách quản lý ngoại hối, mục đích của nó là nhằm tạo ra một lượng dự trữ ngoại hối (vàng, ngoại tệ,...) để chủ động ứng phó kịp thời trước sự biến động của tỷ giá hối đoái thông qua chính sách hoạt động công khai trên thị trường. Mỗi nước có chính sách, chiến lược dự trữ ngoại hối riêng. Chẳng hạn như:

- Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Ý,... thì dùng vàng làm quỹ bình ổn hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái tăng cao, chính phủ muốn ổn định tỷ giá thì sẽ tung vàng từ quỹ này để thu hút ngoại tệ bán ra cho nhu cầu trong nước, và ngược lại.

- Nhật, Đài Loan,... thì dùng USD làm quỹ dự trữ bình ổn hối đoái.

Phá giá tiền tệ

Phá giá đồng tiền là sự giảm bớt hàm lượng vàng trong đồng tiền của nước mình, tức là nâng giá vàng trong nước, nâng tỷ giá hối đoái lên.

Ví dụ:

- Ngày 21/09/1931 Anh tuyên bố phá giá đồng Bảng Anh 33% so với USD. Trước khi phá giá 1GBP = 4,86USD, sau khi phá giá thì 1GBP = 3,26USD. Bảng Anh phá giá để tạo thế cân bằng mới.

- Tháng 12/1971 Mỹ phá giá USD 7,89%, tức là hạ thấp hàm lượng vàng xuống so với trước. Trước khi phá giá 1USD=0,888671gr vàng, sau khi phá giá thì 1USD=0,81855gr vàng.

Nâng giá tiền tệ

Nâng giá tiền tệ là việc nâng chính thức giá trị đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, tức là nâng cao hàm lượng vàng của đồng bản tệ hay là giảm giá vàng trong nước.

Ví dụ: tháng 10/1969 nước Đức sau nhiều năm liên tục thặng dư cán cân thương mại và thanh toán so với Mỹ, Anh, Pháp. Lượng xuất khẩu của Đức vào các nước này ngày càng tăng. Vì vậy dưới sức ép của các nước này chính phủ Đức đã chính thức nâng giá đồng Mác Đức lên 9,29%. Trước khi nâng giá USD/DEM = 4, sau khi nâng giá là 3,63.

Sự nâng giá tiền tệ sẽ dẫn đến khó khăn trong việc xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tóm lại: Có nhiều biện pháp, công cụ để chính phủ các nước can thiệp thị trường, điều khiển tỷ giá hối đoái phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Tuy nhiên, mỗi biện pháp đều có ưu và nhược điểm riêng nên cần phải cân nhắc khi sử dụng tuỳ vào điều kiện và khả năng cụ thể của mỗi nước.

19

Page 20: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Chương 2 THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI

Chúng ta đã biết, các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch và các giao dịch mang tính quốc tế khác làm nảy sinh nhu cầu trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau với nhau, và cơ sở dùng để trao đổi đồng tiền này lấy đồng tiền kia là tỷ giá hối đoái. Nhưng làm thế nào việc trao đổi này có thể diễn ra, tức là làm thế nào người có nhu cầu mua một đồng tiền và người có thể bán đồng tiền đó ở một tỷ giá nào đó gặp nhau? Chúng ta biết thị trường hối đoái (the foreign exchange market - FOREX) có thể giúp cho những người mua và người bán này gặp nhau dù họ có thể ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Chương này giới thiệu khái niệm về thị trường hối đoái, các đặc điểm và chức năng của thị trường hối đoái, những thành viên tham gia thị trường, các loại thị trường hối đoái, nhằm giúp sinh viên nắm được các đặc điểm, chức năng cơ bản của thị trường hối đoái, hiểu được cơ chế giao dịch và biết tính toán lãi lỗ của các nghiệp vụ kinh doanh hối đoái.

2.1. Khái niệm thị trường hối đoái (Exchange market)

Thị trường hối đoái là thị trường quốc tế, là nơi xảy ra việc mua bán, trao đổi ngoại hối. Trong đó, chủ yếu là thực hiện việc trao đổi mua bán ngoại tệ và các phương tiện chi trả có giá trị như ngoại tệ, mà giá cả ngoại tệ được xác định trên cơ sở cung cầu. Hay nói một cách khác, thị trường hối đoái là nơi chuyên môn hoá về trao đổi mua bán ngoại tệ, thông qua sự cọ sát giữa cung và cầu ngoại tệ để thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể kinh tế đồng thời xác định các điều kiện giao dịch tức là giá cả và số lượng ngoại tệ mua bán.

Cung Cầu

Giá cả Ðiều kiện

mua bán

Ðây là thị trường hoạt động phi tập trung (không xảy ra trên sở giao dịch). Trung tâm của thị trường hối đoái là thị trường liên hàng, thông qua thị trường liên hàng mọi giao dịch mua bán ngoại hối có thể tiến hành trực tiếp với nhau.

Hiện nay ở Việt Nam có hai trung tâm hối đoái được đặt tại Vietcombank HochiMinh và Hội Sở Vietcombank HaNoi với tên gọi dealing room.

20

THỊ TRƯỜNG

HỐI ĐOÁI

Page 21: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

2.2. Ðặc điểm thị trường hối đoái

Thị trường hối đoái hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày do sự chênh lệch các múi giờ giữa các nước, trừ ngày nghỉ truyền thống (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ chính thức).

Thị trường hối đoái là một thị trường mang tính quốc tế vì hoạt động của nó không đóng khung trong phạm vi một nước, mà mở rộng trên phạm vi toàn thế giới.

Giá cả được xác định trên quan hệ cung cầu ngoại tệ.

Những đồng tiền mạnh như: USD, EUR, JPY, CHF, GBP, ... giữ vị trí của thị trường, đặc biệt là USD. Ða số các thị trường hối đoái ở các nước thì tỷ giá quan trọng nhất được nhiều người quan tâm là tỷ giá USD/bản tệ.

Vô hình: sự mua bán trên thị trường hối đoái chỉ diễn ra trong phòng kín, liên lạc bằng điện thoại, telex, ... thông qua các nhà môi giới.

2.3. Các chức năng của thị trường hối đoái

Chức năng cơ bản của thị trường hối đoái là kết quả phát triển tự nhiên của một trong các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại, đó là: nhằm giúp các khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế.

VD: Một khách hàng là công ty muốn nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài sẽ có nhu cầu ngoại tệ nếu hóa đơn hàng hóa và dịch vụ được ghi bằng đồng ngoại tệ. Hoặc là, nhà xuất khẩu có nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ thành đồng bản tệ, nếu hóa đơn xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ được tính bằng ngoại tệ.

Các giao dịch hối đoái nhằm giúp khách hàng là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu như vậy là một trong những dịch vụ mà các ngân hàng thương mại luôn sẵn sàng cung cấp cho khách hàng, và đồng thời cũng là dịch vụ mà các khách hàng luôn mong đợi từ phía ngân hàng.

Ngoài ra, thị trường hối đoái còn có một số chức năng khác, như:

Giúp chu chuyển vốn tư bản giữa các quốc gia được hiệu quả.

Thông qua thị trường hối đoái, giá trị đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu của thị trường.

Thông qua thị trường hối đoái, chúng ta có thể bảo hiểm cho các khoản thu xuất khẩu, các khoản thanh toán nhập khẩu, các khoản đầu tư bằng ngoại tệ và các khoản đi vay bằng ngoại tệ thông qua các giao dịch kỳ hạn, quyền chọn, hợp đồng hoán đổi, ....

2.4. Những thành viên tham gia thị trường hối đoái

Các thành phần tham gia thị trường hối đoái tùy theo pháp luật của mỗi nước quy định. Thông thường lực lượng thị trường chủ lực là các nhà tạo thị trường như các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư, các nhà tạo thị trường giao dịch mua bán ngoại hối theo hai hình thức: giao dịch trực tiếp với nhau và giao dịch thông qua môi giới. Những nhà tạo thị trường, đúng như tên gọi của nó là tạo ra thị trường của một hay một số đồng tiền bằng cách yết tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra hai chiều (sẵn sàng bán ra và sẵn sàng mua vào các đồng tiền này). Các ngân hàng tạo thị trường có thể giao dịch cho chính mình, có nghĩa là tạo ra trạng thái ngoại hối trường hoặc đoản. Ðể có thể làm được điều này thì yêu cầu vốn của những ngân hàng tạo thị trường phải rất lớn.

Nhà môi giới tổ chức giao dịch bằng cách nhận các lệnh giới hạn từ các nhà tạo thị trường, bao gồm lệnh mua và lệnh bán với khối lượng và giá cả ngoại hối được xác định

21

Page 22: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

cụ thể. Sau đó nhà môi giới đối chiếu các lệnh mua và lệnh bán với nhau để tìm ra giá tốt nhất cho khách hàng. Tỷ giá mua và tỷ giá bán tốt nhất mà nhà môi giới thực hiện cho khách hàng được gọi là “giá tay trong”. Những nhà môi giới không giao dịch với khách hàng (là công ty) và cũng không giao với chính mình. Ðể có lãi nhà môi giới thu một khoản phí do đã cung cấp dịch vụ để đưa những nhà tạo thị trường gặp nhau.

Các thành viên còn lại tham gia thị trường được gọi là khách hàng của các ngân hàng tạo thị trường, các khách hàng này thường sử dụng thị trường ngoại hối để thực hiện các giao dịch trong thương mại quốc tế.

NHTW cũng tham gia thị trường nhằm thay đổi tỷ giá hay để thực hiện các giao dịch quốc tế của mình.

2.4.1. Những nhà tạo giá sơ cấp (Primary Price Makers)

Những nhà tạo giá trên thị trường sơ cấp, hay còn gọi là những nhà kinh doanh chuyên nghiệp, những nhà tạo thị trường, tạo giá cho nhau trên cơ sở yết giá hai chiều (two-way basis). Khi được yêu cầu họ sẽ yết đồng thời cả giá mua vào và giá bán ra (bid-and-offer price) và sẵn sàng mua vào và bán ra với số lượng hợp lý theo giá đã được yết.

Những nhà tạo giá trên thị trường sơ cấp gồm:

Các ngân hàng chính (Major Banks).

Các nhà kinh doanh đầu tư lớn (Large Investement Dealers).

Một số công ty lớn (Large Corporations).

2.4.2. Những nhà tạo giá thứ cấp (Secondary Price Makers)

Những nhà tạo giá thứ cấp bao gồm những thành viên tham gia tạo giá ngoại hối nhưng không dựa trên cơ sở yết giá hai chiều.

Ví dụ: Rất nhiều các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như khách sạn, nhà hàng thường chấp nhận ngoại tệ trong thanh toán. Một số công ty có thể chuyên mua bán lẻ ngoại hối cho công chúng. Họ thường yết tỷ giá sao cho chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và bán ra là rất lớn. Khi có nhu cầu ngoại hối bổ sung hoặc khi có dư thừa ngoại hối tạm thời họ giao dịch với những nhà tạo thị trường sơ cấp.

2.4.3. Những nhà chấp nhận giá (Price Takers)

Những “nhà chấp nhận giá” là những người chấp nhận giá và tiến hành giao dịch, bao gồm: các công ty, chính phủ, các ngân hàng nhỏ, các cá nhân và các tầng lớp xã hội khác, họ tiến hành giao dịch phục vụ cho mục đích riêng của mình. Những nhà chấp nhận giá không yết giá hai chiều và cũng không tạo giá trên thị trường thứ cấp.

2.4.4. Những nhà cung cấp dịch vụ tư vấn (Advisory Services)

Những năng lực về kỹ thuật, công nghệ, thông tin, kinh nghiệm cũng như vận may thường được xem như là những nguyên nhân thành công trên thị trường hối đoái. Thời điểm quyết định mua vào hay bán ra có tính quyết định đến việc thành bại trong kinh doanh hối đoái, có nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới hoạt động nhằm mục đích tư vấn cho khách hàng về việc mua đồng tiền nào, bán đồng tiền nào và vào thời điểm nào. Những dịch vụ tư vấn khác thường liên quan đến việc xác định các chiến lược và các phương thức tiếp cận tốt nhất với khách hàng (hay còn gọi là tư vấn chiến lược khách hàng). Trên cơ sở cung cấp các dịch vụ tư vấn cho khách hàng, các tổ chức dịch vụ thường thu một khoản phí. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phí dịch vụ được ăn chia theo tỷ lệ lãi đã được thỏa thuận với khách hàng.

Một số hình thức cung cấp dịch vụ tư vấn:

22

Page 23: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Cung cấp các thông tin cập nhật, thường xuyên trên mạng- Reuters, Telerate, hoặc Knight-Ridder.

Gửi các thông tin tổng hợp hàng ngày đến khách hàng bằng các bản fax hay telex.

Gửi tới khách hàng các bản tin định kỳ bao gồm các thông tin tổng hợp của thị trường và những phân tích thị trường cũng như các nhận xét và các lời khuyên.

Chỉ gửi các thông tin đến khách hàng với những lời khuyên quả quyết rằng nên mua hay nên bán đồng tiền nào, ....

Các cuộc tư vấn thông qua tiếp xúc trực tiếp cá nhân cũng thường diễn ra trong những trường hợp các công ty có nhu cầu tư vấn về quản trị rủi ro hối đoái.

Hầu hết các ngân hàng lớn và các nhà kinh doanh chính cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn hối đoái cho khách hàng của mình.

2.4.5. Những nhà môi giới ngoại hối (Brokers)

Những nhà môi giới không phải là những nhà tạo thị trường, nghĩa là họ không mua vào và cũng không bán ra các loại ngoại tệ cho chính mình. Khi người mua và người bán (thường là các ngân hàng) đã chấp thuận giá của nhau, thì nhà môi giới thông báo cho hai đối tác biết là giao dịch đã tiến hành. Nhà môi giới không chịu trách nhiệm về tiến trình giao dịch giữa hai ngân hàng, mà đơn thuần chỉ cung cấp dịch vụ trên thị trường liên ngân hàng. Những nhà môi giới chính thường có mạng lưới cung cấp dịch vụ toàn cầu với thời lượng 24/24 giờ mỗi ngày.

2.4.6. Những nhà đầu cơ (Speculators)

Những nhà đầu cơ trên thị trường hối đoái bao gồm nhiều đối tượng khác nhau. Chúng ta hãy xét ví dụ sau đây, khi mà các đối tượng tham gia thị trường chấp nhận hoặc duy trì trạng thái rủi ro ngoại hối:

Những nhà tạo thị trường hình thành các trạng thái hối đoái trường hoặc đoản.

Các công ty thực hiện các giao dịch thương mại có phát sinh rủi ro hối đoái và chậm trễ bảo hiểm hoặc là quyết định không bảo hiểm rủi ro hối đoái cho đến khi thanh toán.

Các chính phủ đi vay hoặc cho vay bằng ngoại tệ, nhưng chậm trễ bảo hiểm hoặc không thực hiện bảo hiểm cho đến khi hợp đồng tín dụng đáo hạn.

Các cá nhân mua cổ phiếu, trái phiếu hay các tài sản khác bằng ngoại tệ mà không tiến hành bảo hiểm rủi ro hối đoái.

Trong tất cả các trường hợp trên, mỗi đối tác tham gia thị trường ngoại hối có thể thu được lợi nhuận hoặc phải chịu lỗ khi tỷ giá hối đoái biến động. Trong các ví dụ trên rủi ro ngoại hối xảy ra là như nhau cho dù mục đích duy trì trạng thái ngoại hối là như thế nào. Do đó, nói một cách tổng quát thì tất cả các giao dịch này đều thuộc loại đầu cơ (bởi vì đơn giản là họ chấp nhận rủi ro và hy vọng thu được lãi).

2.4.7. Ngân hàng Trung ương - can thiệp ngoại hối và lãi suất

Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng trung ương (NHTW) ảnh hưởng lên mức lãi suất bằng nhiều cách. Các cách chính là:

Cho Chính phủ vay tiền bằng cách mua các chứng khoán phát hành lần đầu tiên của chính phủ.

23

Page 24: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Hoạt động trên thị trường mở, bằng cách mua vào hay bán ra các chứng khoán của chính phủ đã phát hành trước đó nhằm mở rộng hoặc hấp thụ lượng tiền cung ứng.

Rút bớt về hoặc bổ sung thêm tiền cho hệ thống ngân hàng.

Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Khi NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, dẫn đến là giảm khối lượng tiền mà các ngân hàng thương mại có thể cho vay, do đó, lượng tiền cung ứng giảm. Ngày nay phương pháp thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ít được NHTW sử dụng.

NHTW có thể can thiệp trực tiếp lên thị trường hối đoái bằng các phương thức khác nhau như:

Trực tiếp với các ngân hàng.

Thông qua các nhà môi giới.

Thông qua các thị trường giao dịch tương lai.

Thông qua các NHTW khác.

NHTW có thể can thiệp lên thị trường hối đoái nhằm duy trì trật tự của thị trường hoặc can thiệp nhằm điều chỉnh hướng biến động của thị trường theo cách nhìn có lợi cho NHTW. Ðôi khi NHTW can thiệp đơn giản chỉ là để kiểm nghiệm và thăm dò phản ứng của thị trường là như thế nào. Khối lượng can thiệp, thời điểm can thiệp, phương pháp can thiệp, và trạng thái của thị trường là những yếu tố xác định tính hiệu quả trong hoạt động can thiệp của NHTW.

Một điều quan trọng cần lưu ý rằng, hoạt động can thiệp của NHTW gây ảnh hưởng rất mạnh về mặt tâm lý đối với các thành viên tham gia thị trường. Do đó, NHTW cần suy xét kỹ càng để các hoạt động can thiệp của mình trở nên hợp lý. Trong nhiều trường hợp ảnh hưởng can thiệp của NHTW lên thị trường hối đoái là lớn hơn nhiều so với quy mô can thiệp của nó.

2.5. Các loại thị trường hối đoái

2.5.1. Thị trường giao ngay (Spot market)

a. Nghiệp vụ Spot hay còn gọi là nghiệp vụ hối đoái giao ngay:

Ðây là nghiệp vụ phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn trong các nghiệp vụ của thị trường hối đoái.

Khái niệm:

Nghiệp vụ Spot là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong hai ngày làm việc kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán. Nghiệp vụ này thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay (spot rate), tức là tỷ giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch.

24

Page 25: Tai_lieu_giang_day_TTQT

Tỷ giá bán - Tỷ giá muaChênh lệch (%) = ------------------------------- x 100.

Tỷ giá bán

TLGD Thanh toán Quốc tế

Chi phí giao dịch:

Trên thị trường hối đoái giao ngay thường diễn ra quan hệ mua bán ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng. Các ngân hàng thường không thu phí giao dịch hay hoa hồng mà sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua để trang trải chi phí giao dịch và thu lợi nhuận thỏa đáng. Chênh lệch giá mua và giá bán của một ngoại tệ cao hay thấp tùy thuộc vào phạm vi giao dịch hẹp hay rộng và mức độ biến động giá trị của ngoại tệ đó trên thị trường. Ðể có thể so sánh với các loại chi phí giao dịch khác, chênh lệch tỷ giá bán và tỷ giá mua thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm qua công thức sau:

Ví dụ: Chúng ta có tỷ giá GBP/USD = 1,4229/46. Hỏi phí giao dịch khách hàng phải chịu khi mua bán ngoại tệ với ngân hàng là bao nhiêu %?

Giải:

1,4246 – 1,4229

Phí giao dịch (%) = ------------------------- x 100 = 0,12%

1,4246

Các ngoại tệ có thị trường giao dịch tương đối rộng như USD, GBP, EUR, JPY, ... thường có chênh lệch giá mua bán ở mức 0,1% đến 0,5%, trong khi các ngoại tệ mà thị trường giao dịch hẹp hơn có mức chệnh lệch giá cao hơn nhiều.

Cơ chế giao dịch:

Việc chuyển ngoại tệ từ nước này sang nước khác được thực hiện thông qua tài khoản chứ không phải bằng những bao tiền như những bao hàng hóa.

Ví dụ: Dùng đồng tiền của nước xuất khẩu để thanh toán. Công ty nhập khẩu là công ty A của HongKong, có tài khoản tại HongKong Bank. Công ty xuất khẩu là công ty B của Ðức, có tài khoản tại Deutsche Bank. HongKong Bank và Deutsche Bank có quan hệ trực tiếp nhau.

Công ty A mua hàng của công ty B với toàn bộ giá trị phải thanh toán là 50 triệu EUR. Vì vậy công ty A cần phải mua EUR trên thị trường hối đoái thông qua HongKong Bank để trả cho công ty B. Nếu HongKong Bank không có đủ EUR để đáp ứng yêu cầu cho khách hàng của mình thì HongKong Bank phải hỏi mua EUR trên thị trường hối đoái. Thông qua thị trường hối đoái, những người môi giới sẽ đáp ứng yêu cầu đó. Kết quả là ANZ Bank cần bán 50 triệu EUR với giá 380 triệu HKD, tức là 1EUR = 7,60HKD. HongKong Bank đồng ý mua và trả cho ANZ Bank 380 triệu HKD. Số HKD này HongKong Bank sẽ thu lại của công ty A cùng với phụ phí dịch vụ, từ tài khoản của Công ty A. Ðồng thời HongKong Bank có trách nhiệm chuyển 50 triệu EUR cho công ty B thông qua Deutsche Bank, bằng cách ghi có vào tài khoản của công ty B mở tại Deutsche Bank.

25

Page 26: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

b/ Nghiệp vụ Arbitrage (Còn gọi là giao qua tay hay kinh doanh chênh lệch tỷ giá):

Arbitrage là một loại nghiệp vụ hối đoái nhằm sử dụng mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường hối đoái để thu lợi nhuận. Tức là mua ngoại tệ ở nơi rẻ nhất và bán lại ở nơi có giá cao nhất để thu lợi nhuận.

Khi một nghiệp vụ Arbitrage chỉ thông qua 2 thị trường hay 2 trung tâm tiền tệ, thì chúng ta gọi là two point Arbitrage.

Khi nghiệp vụ thực hiện trên 3 thị trường hay 3 trung tâm tiền tệ khác nhau ở 3 quốc gia khác nhau, chúng ta gọi là three point Arbitrage hay Triangular.

Ví dụ: Giả sử ta có các tỷ giá sau:

GBP/USD = 1,9809/39 ở Newyork

USD/AUD = 1,6097/17 ở Sydney

GBP/AUD = 3,1650/70 ở London

Ðể khai thác cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá, nhà kinh doanh sẽ thực hiện các giao dịch sau:

Từ Newyork nhà kinh doanh bán ra 1.000.000USD được:

1.000.000 x 1,6097 = 1.609.700AUD ở Sydney.

Dùng 1.609.700AUD này để mua GBP ở London:

1.609.700

------------- = 508.272,81GBP

3,1670

Bán GBP vừa mua được ở Newyork:

508.272,81 x 1,9809 = 1.006.837,61USD

Lợi nhuận do kinh doanh chenh lệch giá:

1.006.837,61USD – 1.000.000USD = 6.837,61USD

Lợi nhuận hấp dẫn này thu hút nhiều người vào cuộc. Kết quả là AUD sẽ lên giá so với USD ở Sydney và giảm giá so với GBP ở London và rồi cơ hội kinh doanh chênh lệch giá cũng chấm dứt nhường chỗ cho sự quân bình tỷ giá giữa ba khu vực thị trường.

2.5.2. Thị trường có kỳ hạn (Forward market)

Thị trường có kỳ hạn là thị trường giao dịch các hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, một hợp đồng mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp đồng. Lý do xuất hiện thị trường này là để cung cấp phương tiện phòng chống rủi ro hối đoái, tức rủi ro phát sinh do sự biến động bất thường của tỷ giá.

Tham gia giao dịch trên thị trường này chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các công ty đa quốc gia và các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế tức là những người mà hoạt động của họ thường xuyên chịu ảnh hưởng một cách đáng kể bởi sự biến động của tỷ giá.

26

Page 27: Tai_lieu_giang_day_TTQT

FR = SR + nSR (IB – IA)

TLGD Thanh toán Quốc tế

a/ Nghiệp vụ mua bán ngoại hối có kỳ hạn:

Một giao dịch hối đoái có kỳ hạn là một giao dịch trong đó mọi sự kiện được định ra vào hiện tại, nhưng sẽ được thực hiện trong tương lai. Tức là hai bên mua bán sẽ thỏa thuận về việc chuyển giao một số ngoại tệ nhất định, sau một thời gian nhất định kể từ ngày ký kết hợp đồng, theo tỷ giá được xác định ở thời điểm ký kết.

Tỷ giá có kỳ hạn (FR) sẽ được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay, thời hạn giao dịch và lãi suất của hai đồng tiền đó.

Trong đó:

* FR: tỷ giá có kỳ hạn của đồng tiền A so với đồng tiền B (A/B)

* SR: tỷ giá giao ngay

* n : thời gian, thời hạn thỏa thuận (ngày, tháng, năm)

* IB: lãi suất của đồng tiền B

* IA: lãi suất của đồng tiền A

Tùy theo việc trao đổi mua bán ngoại tệ giữa NH với khách hàng, Ts có thể là tỷ giá mua hay tỷ giá bán.

Nếu NH là người bán ngoại tệ có kỳ hạn thì:

SR: Tỷ giá bán

IA: Lãi suất tiền gửi

IB: Lãi suất cho vay

Nếu NH là người mua ngoại tệ có kỳ hạn thì:

SR: Tỷ giá mua

IA: lãi suất cho vay

IB: Lãi suất tiền gửi.

Tỷ giá có kỳ hạn (FR) có thể lớn hơn hay nhỏ hơn tỷ giá giao ngay (SR)

Nếu FR < SR: thì đồng tiền yết giá được cho là có điểm giảm kỳ hạn so với đồng tiền định giá.

Nếu FR > SR: thì đồng tiền yết giá được cho là có điểm tăng kỳ hạn so với đồng tiền định giá.

Trong đó:

F: Forward

P: Premium (điểm tăng)

D: Discount (điểm giảm)

27

FR – SRFP/FD = ------------ x 100 = +/-%

SR

Page 28: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Hiện nay điểm tăng, điểm giảm đều được tính toán sẵn do các hãng thông tin lớn trên thế giới, trên cơ sở lãi suất của các đồng tiền.

Ví dụ: Một nhà xuất khẩu muốn bán 2 triệu JPY lấy VND theo hợp đồng kỳ hạn 3 tháng với một ngân hàng. Công ty sẽ nhận được bao nhiêu VND trong 3 tháng tới?

Biết tỷ giá giao ngay USD/JPY = 119,80 – 90

của USD/VND = 15.500 – 15.520

Lãi suất JPY : tiền gởi 2%; cho vay 3%/năm , và VND : 7,5% ; 8,5%/năm

Giải:

Tỷ giá mua giao ngay (S)JPY/VND = USD/VND : USD/JPY = 15.500 : 119,90 = 129,27

(FR)JPY/VND= 129,27 + 129,27 x 3( 7,5%/12-3%/12) = 130,72

Vậy nhà xuất khẩu này sẽ nhận được: 2.000.000JPY x 130,72 = 261.440.000VND

b/ Nghiệp vụ Swap (Còn gọi là giao hoán đối):

Swap là một loại nghiệp vụ hối đoái bao gồm hai hoạt động về hối đoái là trao ngay và có kỳ hạn với cùng một khoản ngoại tệ. Tức nghiệp vụ Swap có thể là mua ngoại tệ theo điều kiện giao ngay và bán ngoại tệ đó theo điềi kiện có kỳ hạn. Hoặc nghiệp vụ Swap có thể là bán ngoại tệ theo điều kiện giao ngay và mua ngoại tệ theo điều kiện có kỳ hạn.

Mục đích của nghiệp vụ này là thu lợi nhuận, bảo tồn ngân quỹ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ví dụ: Hongkong Bank dùng HKD mua USD của ngân hàng khách theo tỷ giá giao ngay, đồng thời bán lại số USD cho ngân hàng đó theo tỷ giá có kỳ hạn để thu HKD. Chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn gọi là mức SWAP.

Ví dụ: Ngân hàng A ky hợp đồng với ngân hàng B để mua 10 triệu GBP bằng USD. Sau đó ngân hàng A sẽ cho vay 10 triệu GBP trong kỳ hạn 3 tháng. Cho biết: tỷ giá giao ngay SR GBP/USD = 1,6125-30, lãi suất IA : 3,25% năm – 4,50%năm, lãi suất IB : 4,75% năm – 4,8% năm.

Hỏi thực hiện xong nghiệp vụ Swap ngân hàng A sẽ thu được bao nhiêu tiền lãi?

Giải:

- Ngân hàng A mua 10 triệu GBP với số vốn là:

10.000.000 x 1,6130 = 16.130.000USD

- Ngân hàng A cho khách hàng A vay 10 triệu GBP, sau 3 tháng thu lại được:

10.000.000 + 10.000.000 x 3 x 4,50%/12 = 10.112.500GBP

- Tỷ giá có kỳ hạn 3 tháng của GBP/USD là:

FR = 1,6125 + 1,6125 x 3 ( 4,75%/12 – 4,5%/12 ) = 1,6135

- Ngân hàng A thu lại đồng vốn ban đầu là:

10.112.500 GBP x 1,6135 = 16.316.518,75USD

- Như vậy sau nghiệp vụ Swap, ngân hàng A thu được một khoản lãi là:

16.316.518,75 – 16.130.000 = 186.518,75USD

28

Page 29: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

2.5.3. Thị trường quyền chọn (Options)

Hợp đồng quyền chọn được Sở Giao Dịch Chứng Khoán Philadelphia đưa ra đầu tiên vào năm 1983.

Mua quyền chọn mua (Buying a call):

Người mua quyền chọn mua (the buyer of a call option), có quyền nhưng không bắt buộc phải thực hiện quyền mua một số ngoại tệ nhất định, theo một tỷ giá cố định (X) đã được thỏa thuận trước, gọi là giá quyền chọn (exercise or strike price). Ðể có được quyền chọn mua, người mua phải trả một khoản phí cho người bán là (C), gọi là phí chọn mua (call premium). Phí chọn mua phải được thanh toán cho người bán tại thời điểm ký kết hợp đồng mua quyền chọn mua và đồng thời người mua trở thành người tiềm năng thu lợi nhuận nếu giá ngoại tệ tăng trên mức quyền chọn (X) cộng với khoảng phí chọn mua (C).

Tỷ giá hoà vốn = Tỷ giá theo hợp đồng + Phí mua quyền

Bán quyền chọn mua (Selling (writing) a call):

Người bán quyền chọn mua (the seller of a call option), nhận được một khoản phí (C), gọi là phí bán quyền chọn mua va phải luôn sẵn sàng bán một số ngoại tệ nhất định, với một tỷ giá cố định đã được thỏa thuận trước, gọi là giá quyền chọn (X), cho người mua. Nếu tỷ giá giảm thì người bán quyền chọn bán sẽ thu được một khoản lãi.

29

0

C

(-)

(+)

Lợi nhuận

Điểm hoà vốn

Đường chi phí

Vùng lỗ giới hạn

Khả năng lãi không giới hạnTỷ giá thực hiện

Tỷ giáX A B

Trả phí mua quyền chọn mua

Đồ thị thu nhập của người mua quyền chọn mua

Page 30: Tai_lieu_giang_day_TTQT

0

C

tỷ giáAX

B

tỷ giá thực hiện

điểm hoà vốnvùng lãi giới hạn

vùng lỗ không giới hạn

lợi nhuận

Đồ thị thu nhập của người bán quyền chọn mua

TLGD Thanh toán Quốc tế

Mua quyền chọn bán (Buying a put):

Lợi nhuận (+)

Vùng lỗ giới hạn

Điểm hòa vốn

∏P Tỷ giá thực hiện

0

X Tỷ giá Trả phí mua – P

quyền bán Vùng lãi tiềm năng Đường chi phí giao dịch

(-)

Đồ thị thu nhập của người mua quyền chọn bán

Người mua quyền chọn bán (the buyer of a put option) được quyền, nhưng không bắt buộc,bán một lượng ngoại tệ nhất định, theo một tỷ giá cố định (X) , gọi là giá quyền chọn, vào ngày đến hạn. Ngược lại, người mua phải trả cho người bán một khoản phí, gọi là phí chọn bán (P). Nếu tỷ giá giảm thì người mua quyền chọn bán thu được một khoản lãi.

30

Page 31: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Bán quyền chọn bán (Selling (writing) a put):

Người bán quyền chọn bán (the seller of a put option) nhận được một khoản phí (P), gọi là phí bán quyền chọn bán, và người bán quyền chọn bán có trách nhiệm phải mua một số ngoại tệ cụ thể, theo tỷ giá cố định (X) đã được thỏa thuận từ trước, gọi là giá quyền chọn, vào ngày đến hạn hợp đồng. Nếu như tỷ giá tăng thì người bán quyền chọn bán có lãi.

Lợi nhuận (+)

Thu phí bán P

0

D X Tỷ giá

-∏P

(-)

Đồ thị thu nhập của người bán quyền chọn bán

Người mua quyền chọn mua( Call Buyer )

Người bán quyền chọn mua( Call Seller )

Trả phí mua quyền chọn Thu phí bán quyền chọnCó quyền mua hoặc không mua theo hợp đồng trong tương lai

Có nghĩa vụ bán (nếu người mua quyền chọn mua muốn thực hiện hợp đồng mua)

Thời gian làm giảm đi giá trị quyền chọn mua đã mua

Nghĩa vụ của người bán quyền chọn sẽ nhẹ đi theo thời gian

Không bắt buộc thực hiện Bắt buộc thực hiệnChịu lỗ giới hạn, nhưng có khả năng thu lãi không giới hạn

Chịu lỗ không giới hạn, nhưng thu lãi có giới hạn

Người mua quyền chọn bán( Put Buyer )

Người bán quyền chọn bán( Put Seller )

Trả phí mua quyền chọn Thu phí bán quyền chọnCó quyền bán hoặc không bán theo hợp đồng trong tương lai

Có nghĩa vụ mua (nếu người mua quyền bán muốn bán theo hợp đồng)

Thời gian làm giảm đi giá trị quyền chọn bán đã mua

Thời gian làm nhẹ đi nghĩa vụ của người bán quyền chọn

Không bắt buộc thực hiện Bắt buộc thực hiệnChịu lỗ giới hạn, nhưng có khả năng thu lãi không giới hạn

Chịu lỗ không giới hạn, nhưng thu lãi có giới hạn

31

Vùng lãi giới hạn

tỷ giá thực hiện

Page 32: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

2.6. Những quy tắc trong kinh doanh hối đoái

Có rất nhiều quy tắc được các nhà kinh doanh ngoại hối sử dụng. Trong đó, một số quy tắc chung nhất, như là những chỉ dẫn, đã được đúc kết và phát triển trong nhiều năm như được trình bày dưới đây. Trong số các quy tắc này, thì một vài quy tắc nhìn thoáng qua có vẻ vô lý, trái ngược với suy nghĩ thông thường hàng ngày của chúng ta, còn đa số các quy tắc khác là rất lô gíc và rõ ràng. Kinh nghiệm từ các giao dịch có lãi và phát sinh lỗ chứng minh rằng các quy tắc sau là những quy tắc có giá trị nhất.

Tiếng Anh Tiếng Việt1. Getting into positions requires three prices: the entry price, the price to take profits, and price to take losses.

1. Khi tạo các trạng thái ngoại hối phải tính đến 3 mức tỷ giá: Tỷ giá ghi hợp đồng; Tỷ giá có mức lãi hợp lý; Tỷ giá có mức lỗ có thể chịu đựng được.

2. A price maker’s best price should be the price at which he or she can get out of the position at the moment.

2. Tỷ giá tốt nhất cho nhà tạo thị trường là tỷ giá mà tại đó anh ta có thể cân bằng trạng thái ngoại hối ngay lập tức.

3. If you take a position, make sure you can get out.

3. Hãy tìm đường thoát, trước khi tạo trạng thái ngoại hối.

4. Positions are bought to be sold and are sold to be bought. Do not hang on forever.

4. Ðã mua vào thì phải bán ra; đã bán ra thì phải mua vào; đừng bao giờ ôm mãi chúng.

5. You will never go broke taking profits. 5. Nếu bạn biết kiếm tiền thì sẽ không bao giờ phá sản.

6. Every market has its day; do not overstay it.

6. Mỗi phiên chợ đều tàn, hãy làm tất cả trước khi chợ tàn.

7. Let your profits run; but cut your losses. 7. Duy trì trạng thái đang sinh lãi; nhưng thoát khỏi trạng thái lỗ.

8. Never wait for that extra point; profits are not at the top of the bottom, but in between.

8. Ðừng đợi đến điểm quá cao hay quá thấp. Lợi nhuận không đạt được ở mức giá cao nhất hay thấp nhất, mà là ở giữa hai giá đó.

9. Bulls make money; bears make money, pigs get slaughtered.

9. Những người đầu cơ giá lên, giá xuống kiếm tiền; còn kẻ khờ khạo sẽ nhận được sự thất bại.

10. When in doubt, do nothing. 10. Nếu hoài nghi, không làm bất cứ điều gì.

11. If everybody believes the market is going one way, do the opposite.

11. Nếu mọi người đều tin vào một hướng của thị trường, hãy hàn động ngược lại.

12. Bullish markets get overbought, and bearish markets get oversold.

12. Khi giá thị trường tăng, thì mua quá mức. Khi giá thị trường giảm, thì bán quá mức.

32

Page 33: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

13. If the market does not rise, it will decline. 13. Nếu thị trường không tăng thì nó sẽ giảm.

14. Deal on rumor; close out on the fact; this strategy is also known as “buy the rumor and sell the fact”.

14. Mua hoặc bán khi có tin đồn; bán hoặc mua lại khi tin đã được công bố. Chiến lược này gọi là “mua khi có tin đồn, bán khi đã được công bố”.

15. Rumors are mostly an exaggeration of fact.

15. Các tin đồn thường bị thổi phồng hơn so với thực tế.

16. If a large move in a market has caught your eyes, chances are the move is largely over.

16. Nếu thị trường biến động đột ngột rõ ràng, thì những cơ hội kinh doanh lớn đã trôi qua.

17. Market factors can only fuel a market for a long. Fresh fuel is needed to keep it going.

17. Các nhân tố thị trường chỉ làm cho thị trường biến động trong dài hạn. Cần có nhân tố mới tác động thị trường tiếp tục biến động.

18. Do not make the same mistake twice. If you do, figure out why.

18. Nếu lặp lại sai lầm lần hai, hãy trả lời tại sao.

19. If you forget the past, you are doomed to see it again.

19. Nếu đã quên quá khứ, buộc anh phải xem lại nó một lần nữa.

20. Never buck the trend; this strategy is aslo known as “the trend is your friend”.

20. Không bao giờ phản đối xu hướng; chiến lược này được biết đến như hãy coi xu hướng� là bạn đồng hành của mình.�

21. Do not second – guess the market; you will go broke trying to prove it wrong.

21. Không dự đoán thị trường nước đôi; anh sẽ phá sản nếu cố chứng minh nó là sai.

22. Base your decisions on facts and ideas, not your emotions.

22. Hình thành các quyết định trên cơ sở những thực tế và ý nghĩ của mình, chứ không dựa vào sự linh cảm.

23. If the profit or loss is yours, the decision must also be yours.

23. Nếu lãi hay lỗ là của anh, thì quyết định cũng phải thuộc về anh.

24. A market decision is the trader’s decision; second-guessers should either trade or be quiet.

24. Quyết định của thị trường là quyết định của nhà kinh doanh; những người dự đoán phải quyết định giao dịch hoặc là bỏ qua.

25. Never trade positions you do not watch. 25. Không kinh doanh các trạng thái mà anh không kiểm soát được.

26. Market are global. Go home flat’ go home with stop – loss and/or take – profit orders or instructions to call; but donot ignore your position.

26. Thị trường có tính chất toàn cầu; hãy kết thúc ngày kinh doanh với trạng thái cân bằng; hoặc bằng cách đặc các lệnh ngừng lỗ, hoặc lệnh có lãi; không được bỏ ngõ trạng thái ngoại hối của bạn.

33

Page 34: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

27. Profit expectations rise with the amount of risk taken.

27. Lã dự tính tăng cùng với mức độ rủi ro.

28. The threat of intervention is often more significant than the intervention itself.

28. Ðe dọa can thiệp thị trường thường mạnh mẽ hơn nhiều so với chính nó.

29. Use technical analysis in conjuntion with fundamental analysis.

29. Hãy kết hợp phân tích cơ bản với phân tích kỹ thuật.

30. Fundamentals define the market; technical factors are for timing.

30. Phân tích cơ bản xác định thị trường; phân tích kỹ thuật dành cho phân tích thời điểm.

34

Page 35: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Chương 3CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Chương này giới thiệu những nét cơ bản về cán cân thanh toán quốc tế, một vấn đề được người dân các nước rất quan tâm bởi vì nó thể hiện tình trạng sức khỏe của một nền kinh tế. Tất cả các khoản chi trả cho nước khác và thu được từ nước khác đều được ghi nhận trong cán cân thanh toán của một nước. Hiểu được bảng cán cân thanh toán là điều cần thiết để có thể nắm được tình hình kinh tế ở đất nước mình cũng như có những quyết định thích hợp cho công việc và chi tiêu.

Mục đích chương này là nhằm giúp sinh viên phân biệt và hiểu ý nghĩa các khoản mục trong bảng cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia và tìm hiểu chính sách quản lý ngoại hối của nước ta.

3.1. Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of international payments)

3.1.1. Khái niệm

Cán cân thanh toán quốc tế là bảng cân đối phản ánh tình hình thu chi thực tế của một nước (khu vực tư nhân và nhà nước) so với tất cả các nước khác trong một thời gian nhất định hay tại thời điểm nhất định.

Cán cân thanh toán quốc tế tổng kết những nghiệp vụ kinh tế quốc tế của một quốc gia, qua đó giúp chính phủ và các cơ quan chức năng có thể đánh giá đúng thực trạng của nền kinh tế xã hội nói chung cũng như những luồng buôn bán quốc tế, dịch vụ và tư bản nói riêng giữa một nước với các nước khác trên thế giới, nhằm có biện pháp để sử dụng công cụ thanh toán phục vụ tốt nhất cho nhu cầu phát triển nền kinh tế.

Như vậy, việc lập cán cân thanh toán quốc tế là một đòi hỏi khách quan để phục vụ cho việc quản lý và điều hành vĩ mô các hoạt động kinh tế tài chính.

3.1.2. Các loại cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán thời kỳ: Ðó là bản đối chiếu giữa những khoản tiền mà nước ngoài thực tế đã trả và những khoản tiền mà nước mình thực tế đã trả cho nước ngoài trong một thời kỳ nào đó (ví dụ như: quí, năm, ...).

Cán cân thanh toán thời điểm: Là bảng đối chiếu giữa những khoản tiền phải thu và chi thời điểm đó (thường là thời điểm cuối tháng, cuối quí, cuối năm), cán cân thanh toán ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái.

3.2. Nội dung cán cân thanh toán quốc tế

3.2.1. Tài khoản thường xuyên (Current account)

Hay còn được gọi là cán cân thanh toán vãng lai có tác dụng cung cấp thông tin dự đoán sự biến động tỷ giá trong tương lai. Bao gồm các khoản mục như sau:

_ Thu chi về mậu dịch: (Xuất nhập hữu hình) tức là các khoản thu chi về xuất nhập khẩu hàng hóa thường chiếm tỷ trọng tương đối lớn và giữ vị trí quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế.

_ Thu chi về dịch vụ: Bao gồm các khoản thu chi cước phí vận tải, bảo hiểm, bưu điện, ngân hàng, du lịch, ...

_ Thu chi về giao dịch đơn phương (các khoản chuyển nhượng một chiều): Bao gồm xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, di chuyển vốn mà không có bù đắp hay bồi hoàn lại như viện trợ, giúp đỡ nhân đạo, chuyển tiền kiều hối, ...

35

Page 36: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

_ Thu chi kết quả đầu tư vốn: Do đầu tư ra nước ngoài, hoặc nước ngoài đầu tư vào trong nước như lợi tức cổ phiếu, trái phiếu, lợi nhuận thu được do đầu tư vốn ra nước ngoài, hay chi ra do phải trả về lợi tức chứng khoán, lợi nhuận cho nước ngoài do nước ngoài đầu tư vào trong nước.

3.2.2. Tài khoản vốn (Capital account)

Nghiệp vụ này mô tả các luồng vốn di chuyển giữa các nước. Các khoản vốn đầu tư ra nước ngoài hình thành các khoản chi, các khoản vốn từ nước ngoài đầu tư vào trong nước tạo nên các khoản thu được thực hiện dưới hình thức:

_ Ðầu tư ngắn hạn: Ðây là hình thức đầu tư phản ánh sự di chuyển vốn ngắn hạn có liên quan đến các khoản mục khác của cán cân thanh toán quốc tế như vay ngắn hạn nước ngoài để nhập khẩu, thanh toán nợ hàng nhập khẩu, thanh toán các chi phí khác. Ngoài ra đầu tư ngắn hạn còn bao gồm đầu tư vào chứng khoán, kinh doanh hối đoái, đầu cơ chứng khoán, đầu cơ hối đoái nhằm tìm kiếm lợi nhuận do biến động của giá chứng khoán, tỷ giá hối đoái giữa thị trường các nước với nhau.

_ Ðầu tư dài hạn: Là những khoản đầu tư với thời gian tương đối dài, thông thường dưới hình thức như sau:

Ðầu tư trực tiếp: Ðây là hình thức đầu tư dài hạn, các doanh nghiệp mở rộng quan hệ hoạt động kinh doanh ra nước ngoài bỏ vốn xây dựng những công trình, nhà máy, xí nghiệp,....

Ðầu tư gián tiếp: Ðây là hình thức đầu tư thông qua thị trường chứng khoán như đầu tư vào cổ phiếu, trái khoán, các chứng khoán khác trên thị trường, .... Tuy nhiên thông thường thì đây là những khoản đầu tư dài hạn, thời hạn từ một năm trở lên, lợi tức chứng khoán sẽ là yếu tố quyết định di chuyển luồng vốn đầu tư từ nước này sang nước khác, bởi vì những người đầu tư sẽ so sánh lợi tức thu được giữa các thị trường tài chính của các nước khác với nhau.

_ Các khoản sai lệch thống kê: Phản ánh những khoản thu chi do sai sót về mặt ghi chép thống kê và những khoản thu chi bất hợp pháp khác.

3.2.3. Dự trữ chính thức

Tổng các khoản mục trên gọi là cán cân dự trữ chính thức.

Cán cân tổng thể là tổng hợp của cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính.

Phần bù đắp được tổng hợp trên cơ sở những thay đổi trong tài sản có ngoại tệ ròng, thay đổi về nợ quá hạn và các nguồn tài trợ khác.

Cán cân dự trữ chính thức = Cán cân tài khoản thường xuyên + Các khoản mục trong tài khoản vốn.

Tài khoản thường xuyên + Tài khoản vốn = Thay đổi trong tài sản dự trữ của Nhà nước.

Khi nói đến dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế tức là nói đến dư thùa hay thiếu hụt của cán cân dự trữ chính thức. Vì vậy cán cân thanh toán phải cân bằng, nên cán cân dự trữ chính thức cho biết số dự trữ ròng để tài trợ cho giao dịch quốc tế.

Trong bảng cán cân, mỗi cán cân đứng sau đều bằng các cán cân đứng trước theo phương pháp cộng tích lũy. Thay đổi dự trữ luôn có giá trị bằng cán cân chính thức (nhưng ngược dấu), bởi vì hệ thống kế toán sử dụng ở đây là hệ thống bút toán kép. Những bút toán nợ bao giờ cũng bằng những bút toán có.

36

Page 37: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Phương pháp ghi có và nợ trong cán cân thanh toán

Ghi có (+); Đồng bản tệ lên giá Ghi nợ (-);Đồng bản tệ giảm giá

1.Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 1. Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

2.Nhận quà tặng từ nước ngoài 2. Quà tặng cho người không cư trú

3.Thu nhập đầu tư ở nước ngoài 3. Trả thu nhập đầu tư nước ngoài

4. Đi vay vốn nước ngoài 4. Cấp tín dụng cho nước ngoài

5. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài 5. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế có mối quan hệ với quá trình tái sản xuất của nước đó, nghĩa là qua cán cân thanh toán quốc tế có thể phản ánh nước đó đang ở thời kỳ hưng thịnh hay suy thoái.

Tình hình chi tiêu của nhà nước ở nước ngoài như chi tiêu cho các mục đích quân sự, chính trị, ngoại giao, ....

Sự vận động của tư bản nhằm hưởng chênh lệch lãi suất, các hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế.

3.4. Biện pháp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế

Ðể cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, các nước thường sử dụng các biện pháp sau đây:

_ Vay nợ nước ngoài trong thời gian ngắn, nhằm để trang trải các nhu cầu cần thiết.

_ NHTW nâng lãi suất tái chiết khấu làm cho lãi suất tín dụng trên thị trường nâng lên, đây là yếu tố rất quan trọng kích thích vốn ngắn hạn nước ngoài chuyển dịch vào trong nước. Tuy nhiên biện pháp này chỉ góp phần tạo ra sự cân bằng cho cán cân thanh toán quốc tế trong trường hợp mức bội chi của cán cân không lớn lắm và chỉ giải quyết nhu cầu tạm thời và biện pháp này chỉ trở thành hữu hiệu khi tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia đó tương đối ổn định. Nghĩa là mức độ rủi ro tín dụng không cao, cần phải tính đến yếu tố lạm phát.

_ Phá giá tiền tệ: Là sự công bố của nhà nhước về việc giảm giá đồng tiền nước mình so với vàng hay với một hoặc nhiều đồng tiền nước khác, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, làm tăng nguồn ngoại tệ trong nước.

_ Thực hiện chính sách quản chế ngoại hối: Thực hiện chính sách quản chế ngoại hối là tổng thể những biện pháp hành chánh do nhà nước thực hiện nhằm hạn chế các nghiệp vụ ngoại hối, thực hiện chính sách thuế quan, nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhâp khẩu.

_ Thực hiện chế độ nhiều tỷ giá đối với từng loại mặt hàng, nghiệp vụ khách nhau với mục đích khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, du lịch ra nước ngoài để thu hút ngoại tệ bù đắp thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế.

_ Sử dụng SDR (Special Drawing Rights): Quyền rút vốn đặc biệt là đồng tiền ghi sổ do IMF phát hành và phân phối cho các nước thành viên trên cơ sở mức đóng góp vàng và

37

Page 38: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

ngoại tệ của những nước này vào quỹ tiền tệ quốc tế, được sử dụng thanh toán lẫn nhau khi cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt.

_ Sau khi lựa chọn và áp dụng các biện pháp trên mà cán cân thanh toán quốc tế vẫn bội chi, các nước bắt buộc phải xuất dự trữ vàng và ngoại tệ trả nợ. Tuy nhiên đến mức này mà vẫn còn bội chi thì cuối cùng phải tuyên bố vỡ nợ.

Với nhiều biên pháp để cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, việc lựa chọn biện pháp hữu hiệu phải xuất phát từ tình hình cụ thể của từng quốc gia trên cơ sở kết quả phân tích các nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế.

3.5. Chính sách quản lý ngoại hối ở nước ta

Mục đích quản lý ngoại hối:

Nhằm bảo vệ “tài sản quốc gia” đồng thời sử dụng có hiệu quả, hợp lý nguồn ngoại tệ, nhằm phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân.

Tăng phần dự trữ ngoại hối, góp phần bảo vệ sức mua giấy bạc ngân hàng Việt Nam.

Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế, văn hoá với nước ngoài.

Ngoại hối:

Các loại tiền nước ngoài, các phương tiện chi trả có giá trị bằng tiền nước ngoài như: séc, lệnh thanh toán, cổ phiếu, trái phiếu nước ngoài (gọi tắt là ngoại tệ).

Các kim loại quý (vàng, bạc, bạch kim), đá quý (kim cương, nhóm Ruby, Sapphire)

Ðối tượng chịu quản lý ngoại hối:

Các tổ chức và công dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài.

Các tổ chức và công dân nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.

Chủ đề quản lý ngoại hối:

Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện thống nhất quản lý ngoại hối về nhà nước và kinh doanh ngoại hối, mọi việc kinh doanh ngoại hối đều phải thực hiện theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Việc lưu thông ngoại tệ trên lãnh thổ Việt nam chỉ được thực hiện thông qua các ngân hàng và tổ chức kinh doanh dịch vụ được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép.

Chính sách, chủ trương quản lý ngoại hối ở Việt Nam:

Xem phần tài liệu tham khảo:

Nghị định của Chính phủ số:164/1999/NÐ-CP ngày 16/11/1999; về quản lý cán cân thanh toán của Việt Nam.

Nghị định của chính phủ số 63/1998/NÐ-CP ngày 17/08/1998; về quản lý ngoại hối.

Nghị định của chính phủ số 86/1999/NÐ-CP ngày 30/08/1999; về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

38

Page 39: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ BANGLADESH

Bangladesh Balance of Payments

In million US$  

         Items (Khoản mục) 2000/2001 2001/2002 Change(thay đổi)

July-June July-June Giá trị %

Current Account-Tài khoản vãng lai -1018 240

Trade Account(Net)-Cán cân thương mại

-2011 -1768 243 -12.08

          Exports* -Xuất khẩu 6419 5929 -490 -7.63

          Imports (f.o.b) -Nhập khẩu -8430 -7697 733 -8.70

Services(Net) -Dịch vụ -914 -499 415 45.40

Income(Net) -Thu nhập -264 -319 -55 20.83

Current Transfers(Net)-Chuyển giao vãng lai một chiều

2171 2826 655 30.17

Capital and Financial Account

Cán cân vốn và tài chính839 481

Capital Account –tài khoản vốn 432 410 -22 -5.09

Financial Account-tài khoản tài chính

407 71 -336 -82.56

Direct Investment-đầu tư trực tiếp

174 65 -109 -62.64

Portfolio Investment-đầu tư các giấy tờ có giá

0 -6 -6

Other Investment-đầu tư khác 233 12 -221 -94.85

Errors and Omissions

Lỗi và sai sót-47 -356

Source(nguồn) : Bangladesh Bank*Excluding local sale by EPZ enterprises.

39

Page 40: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Chương 4NHỮNG ĐIỀU KIỆN QUI ĐỊNH TRONG HỢP ĐỒNG

MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG

Ðể đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ mua bán ngoại thương, đòi hỏi các bên phải có sự thỏa thuận và ghi vào hợp đồng những điều kiện thanh toán bao gồm: điều kiện về tiền tệ, về địa điểm thanh toán, về thời gian thanh toán, và điều kiện về phương thức thanh toán.

Những điều kiện trên đây không mang tính bắt buộc mà là sự thỏa thuận giữa các bên. Những điều kiện này sẽ tạo điều kiện cho các bên đạt đến những yêu cầu cần thiết như:

Ðối với xuất khẩu: Ðảm bảo thu được đúng, đầy đủ, kịp thời tiền hàng và dịch vụ đã cung ứng. Ðảm bảo số thu nhập được giữ vững giá trị.

Ðối với nhập khẩu: Ðảm bảo chắc chắn nhận được hàng hóa đúng số lượng, chất lượng và đúng thời hạn. Ðảm bảo hàng hóa nhận được tương ứng với số tiền thanh toán.

Tóm lại: Một hợp đồng ngoại thương được gọi là hữu hiệu khi nó thỏa mãn được những nguyện vọng và quyền lợi của cả hai bên.

Mục đích của chương này là giới thiệu cho sinh viên các loại điều kiện thanh toán trong hợp đồng ngoại thương.

4.1. Ðiều kiện tiền tệ

Mỗi quốc gia đều có đồng bản tệ của riêng nước mình. Vì vậy, trong thanh toán quốc tế, các bên xuất khẩu và nhập khẩu phải đi đến sự thống nhất là phải dùng đồng tiền của nước nào là đồng tiền để tính toán và đồng tiền thanh toán. Ðồng thời nếu đồng tiền thỏa thuận đó biến động thì hai bên sẽ xử lý như thế nào?

4.1.1. Khái niệm

Tiền tệ tính toán: Là tiền tệ dùng để thể hiện giá cả hàng hóa và tính toán trị giá hợp đồng.

Tiền tệ thanh toán: Là đồng tiền được dùng để thanh toán hợp đồng.

Tiền tệ tính toán và tiền tệ thanh toán có thể là một loại tiền hay hay hai loại tiền, đồng thời có thể là tiền của nước xuất khẩu hoặc của nước nhập khẩu hoặc tiền của nước thứ ba nào đó do hai bên quyết định.

VD: Hiện nay khi VN xuất khẩu sang Nhật, tiền tệ tính toán và thanh toán đa số là dùng đồng tiền của nước thứ ba đó làUSD.

Việc chọn lựa đồng tiền để tính toán và thanh toán các bên thường dựa vào các yếu tố sau:

Tập quán sử dụng đồng tiền trong thanh toán quốc tế.

Khu vực kinh tế thế giới. Ví dụ: khu vực thị trường chung Châu Âu (EEC) thì dùng EUR, và trong tương lai gần khu vực Asean cũng sẽ hình thành đồng tiền chung Asean.

Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế.

So sánh ưu thế của hai bên

40

Page 41: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

4.1.2. Ðiều kiện đảm bảo hối đoái (đảm bảo giá trị hợp đồng)

Tiền tệ của các nước hiện nay thường xuyên biến động (về tỷ giá), kể cả các ngoại tệ mạnh như USD, GBP, JPY,... Điều này gây tổn thất cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu đồng tiền xuống giá thì nhà xuất khẩu bị thiệt hại. Nếu đồng tiền dự kiến chi ra lên giá thì nhà nhập khẩu sẽ bị tổn thất. Vì vậy để đảm bảo các khoản thu nhập cho bên xuất khẩu cũng như các khoản chi ra của bên nhập khẩu, trong hợp đồng ngoại thương cần phải thỏa thuận các điều kiện đảm bảo hối đoái như đảm bảo vàng, đảm bảo ngoại tệ, đảm bảo theo rổ tiền tệ.

a/. Ðiều kiện đảm bảo bằng vàng

Dưới chế độ bản vị vàng, mỗi đồng tiền đều gắn với nó một hàm lượng vàng, vì vậy tỷ giá luôn luôn ổn định, nên trong chế độ này các hợp đồng mua bán ngoại thương không cần thiết phải có điều kiện đảm bảo vàng.

Ngày nay, đồng tiền thả nổi, không còn gắn với vàng do đó giá vàng thường xuyên biến động có khi tăng cao và cũng có khi giảm thấp (do nhiều nguyên nhân khách nhau). Vì vậy, để đảm bảo tính hợp lý trong thanh toán, hai bên mua bán sẽ thỏa thuận với nhau: nếu có sự biến động về giá vàng khi thanh toán so với giá vàng tại thời điểm ký kết hợp đồng thì hai bên sẽ điều chỉnh hợp đồng phù hợp với giá trị hiện tại. Tức là điều chỉnh lại giá hàng hoá, trị giá hợp đồng.

VD: Trị giá hợp đồng lúc ký kết là 100 000 USD, giá vàng ở thị trường London tại thời điểm ký kết hợp đồng là 360 USD/ounce. Ðến thời điểm thanh toán, giá vàng tăng lên là 396USD/ounce. Nếu trong hợp đồng có điều khoản về điều kiện đảm bảo bằng vàng thì hai bên sẽ điều chỉnh lại trị giá hợp đồng lúc thanh toán là:

396

100 000 USD x ----- = 110 000 USD

360

b/. Ðảm bảo hối đoái căn cứ vào một ngoại tệ

Trong trường hợp này, hợp đồng giữa hai bên quy định đồng tiền tính toán giá trị hợp đồng mua bán, và hai bên thống nhất chọn một đồng tiền khác tương đối ổn định hơn để đảm bảo cho hợp đồng tính toán.

Các tính này dựa trên tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền đó vào thời điểm ký kết hợp đồng với tỷ giá ở thời điểm thanh toán, nếu tỷ giá có sự biến động thì hợp đồng sẽ được điều chỉnh lại theo sự biến động của tỷ giá.

VD: Giá trị hợp đồng là 100 000HKD, hai bên thống nhất chọn USD làm đồng tiền bảo đảm cho đồng tiền tính toán.

Tại thời điểm ký kết hợp đồng: 1USD = 5,40HKD

Tại thời điểm thanh toán: 1USD = 5,60HKD

Như vậy ta thấy HKD đã giảm so với USD. Do đó, để tránh thiệt hại cho đơn vị xuất khẩu, hợp đồng sẽ được điều chỉnh tăng giá như sau:

100 000 HKD x 5.60/5.40 = 103 703,70 HKD

c/. Ðiều kiện đảm bảo theo “rổ tiền tệ”

Trong điều kiện thị trường thế giới hiện nay, do các nước chuyển sang thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi, tỷ giá của các ngoại tệ biến động, có khi tăng so với ngoại tệ này lại giảm so với ngoại tệ khác, và mức tăng giảm cũng không đồng nhất với nhau. Do đó nếu chỉ

41

Page 42: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

dựa vào vàng, hay một ngoại tệ nào đó thì có thể chưa hợp lý. Nên thay vì chỉ dựa vào vàng, hay một loại ngoại tệ khác, người ta có thể đưa vào một nhóm ngoại tệ hay còn gọi là “rổ tiền tệ” để làm đảm bảo cho đồng tiền tính toán, thanh toán hợp đồng. Ðối với điều kiện này có 2 cách tính như sau:

Cách 1: Giá cả hàng hóa và tổng trị giá hợp đồng được tính toán bằng đồng tiền nào đó. Ðồng thời hai bên mua bán thống nhất với nhau chọn các loại ngoại tệ khách đưa vào “rổ tiền tệ”. Hợp đồng mua bán sẽ được điều chỉnh theo bình quân tỷ lệ biến động của mỗi tiền tệ trong rổ vào ngày thanh toán so với ngày ký hợp đồng.

Cách 2: Giá cả hàng hóa và tổng trị giá hợp đồng được tính toán bằng đồng tiền nào đó. Ðồng thời hai bên mua bán thống nhất với nhau chọn các loại ngoại tệ khách đưa vào “rổ tiền tệ”. Hợp đồng mua bán sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ biến động của bình quân tỷ giá hối đoái của cả “rổ tiền tệ” vào ngày thanh toán so với ngày ký hợp đồng.

4.2. Ðiều kiện địa điểm thanh toán

Hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về địa điểm thanh toán, nếu địa điểm thanh toán bên nước xuất khẩu thì đơn vị xuất khẩu sẽ nhận được tiền nhanh hơn, đơn vị nhập khẩu sẽ bị ứ động vốn. Ngược lại, nếu địa điểm thanh toán bên nhập khẩu thì đơn vị nhập khẩu không phải bị ứ động vốn, nhưng đơn vị xuất khẩu sẽ nhận được tiền chậm hơn.

Tuy nhiên ngày nay thì địa điểm thanh toán không còn là quan trọng nữa, vì việc chuyển tiền sẽ diễn ra trong tích tắc.

4.3. Ðiều kiện thời gian thanh toán

Ðây là điều kiện rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng lớn đến lợi tức của các đơn vị xuất nhập khẩu. Hiện nay các đơn vị thường thỏa thuận với nhau một trong 3 cách sau:

4.3.1. `Trả tiền trước

Ðiều kiện trả tiền trước có nghĩa là sau khi hai đơn vị ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, hoặc là sau khi tổ chức xuất khẩu chấp nhận đơn vị đặt hàng của bên nhập khẩu, thì tổ chức nhập khẩu sẽ trả một phần hoặc toàn bộ giá trị hợp đồng trong một thời gian nhất định trước ngày giao hàng.

Thực hiện điều kiện trả tiền trước có nghĩa là đơn vị nhập khẩu đã cấp một khoản tiền tín dụng ngắn hạn cho tổ chức xuất khẩu. Nếu khoản tiền trả trước lớn, thời hạn tương đối dài, thì giá hàng khi bán sẽ giảm bớt so với giá thị trường, chênh lệch này được xem như khoản tiền vay mà tổ chức xuất khẩu phải trả cho tổ chức nhập khẩu.

4.3.2. Trả tiền ngay

Ðiều kiện trả ngay trong thanh toán quốc tế, có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau:

Trả tiền ngay khi nhận được điện báo của đơn vị xuất khẩu là hàng đã chuẩn bị sẵn sàng bốc lên tàu để chở đi.

Trả tiền ngay khi nhận được điện báo của thuyền trưởng, hay của đơn vị xuất khẩu là tàu đã khởi hành.

Trả tiền ngay khi nhận được bộ chứng từ hàng hóa đã gửi đi.

Trả tiền ngay sau khi nhận được bộ chứng từ gửi đến từ 5 đến 7 ngày.

Trả tiền ngay sau khi tàu đã cập bến cảng hoặc đơn vị nhập khẩu đã nhận hàng.

42

Page 43: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

4.3.3. Trả tiền sau

Ðiều kiện trả sau được hiểu là sau khi giao hàng một thời gian, đơn vị xuất khẩu mới nhận được tiền của đơn vị nhập khẩu. Chấp nhận điều kiện trả tiền sau, tức là tổ chức xuất khẩu đã cung ứng một khoản tín dụng cho tổ chức nhập khẩu với thời gian dài hay ngắn là do thỏa thuận hai bên (có thể là 6 tháng, 1 năm, 2 năm, ...).

Thông thường nếu bán hàng trả chậm, thì đơn vị xuất khẩu phải tính khoản lãi vào trong giá hàng.

VD: Giá hàng hóa X là 360 USD/tấn với điều kiện trả tiền ngay. Nếu trả chậm 12 tháng, thì giá bán hàng X là 396USD/tấn (tức là lãi suất 10%/năm).

4.4. Ðiều kiện về phương thức thanh toán

Trong thanh toán quốc tế có nhiều phương thức thanh toán như: phương thức chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, tín dụng chứng từ, ... mỗi phương thức có ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, tùy theo đơn vị xuất nhập khẩu ta quan hệ mà chọn phương thức thanh toán thích hợp.

Trong các phương thức thanh toán trên, hiện nay trong thực tế áp dụng nhiều nhất là phương thức tín dụng chứng từ hay còn gọi là phương thức thư tín dụng (Letter of Credit, viết tắt là L/C).

43

Page 44: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Chương 5CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ

THÔNG DỤNG TRONG NGOẠI THƯƠNG

Ðể chuyển tiền thanh toán cho nhau trong quan hệ ngoại thương, người ta thường dùng các phương tiện lưu thông tín dụng có giá trị như tiền. Trong đó lệnh phiếu, hối phiếu, séc, thẻ rút tiền tự động, thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán được sử dụng thông dụng nhất hiện nay.

Chương này giới thiệu lệnh phiếu, hối phiếu, séc, và các loại thẻ nhựa, nhằm giúp sinh viên biết lập, kiểm tra, và phát hiện sai sót và biết cách chọn lựa sử dụng các phương tiện này.

5.1. Lệnh Phiếu (Promissory Note)

5.1.1. Khái niệm

Lệnh phiếu ra đời từ thế kỷ 14, được định nghĩa như là một chứng khoán tài chính trong đó một người, gọi là người ký phát, cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho một người thụ hưởng có ghi tên trên lệnh phiếu hoặc cho một người khác theo lệnh của người thụ hưởng.

5.1.2. Nội dung của lệnh phiếu

Một lệnh phiếu phải ghi đầy đủ những yếu tố sau đây:

- Tiêu đề: PROMISSORY NOTE

- Cam kết trả tiền

- Số tiền phải trả

- Thời hạn trả tiền

- Địa điểm trả tiền

- Tên, địa chỉ người hưởng lợi

- Thời gian và địa điểm ky phát

- Chữ ký của người ký phát

5.2. Hối phiếu

Ðể thống nhất việc lưu thông hối phiếu, các nước tư bản đã ban hành các luật hối phiếu như:

- Luật hối phiếu của Anh 1882: “Bill of Exchange Act of 1882” (BEA).

44

No.12658/02 PROMISSORY NOTEFor GBP 5,243.00 London, 25th October 2002

On the 25th March 2003 fixed by the promissory note, we promise to pay to Food Company or order in HoChiMinh City the sum of FIVE THOUSAND TWO HUNDREDFORTY THREE POUND STERLING.

(SIGNED)

Page 45: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

- Luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962 “Uniform Commercial Codes of 1962” (UCC).

- Ðặc biệt là công ước Giơ-ne-vơ (Geneva) được các nước ký kết năm 1930.Ðó là luật thống nhất về hối phiếu “Uniform Law for Bills of exchange” (ULB). ULB mang tính chất khu vực thuộc Châu Âu.

Pháp tham gia công ước Geneva năm 1930, nhưng chính thức áp dụng luật ULB vào năm 1930. Việt Nam là thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ, nên cũng áp dụng luật này từ năm 1937 cho đến nay. Vì vậy ngày nay để giải thích về hối phiếu ở nước ta cũng chỉ nên dựa vào ULB hơn là các văn bản pháp lý khác. vì ULB được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

5.2.1. Khái niệm

Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện, do người xuất khẩu, người bán, người cung ứng dịch vụ, ... ký phát đòi tiền người nhập khẩu, người mua, người nhận cung ứng và yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu phải trả một số tiền nhất định, tại một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định cho người hưởng lợi quy định trong hối phiếu, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác.

Mẫu hối phiếu

5.2.2. Các thành phần liên quan

Người ký phát hối phiếu : thông thường là người bán, đại diện tổ chức xuất khẩu, cung ứng dịch vụ.

Người chịu trách nhiệm thanh toán hối phiếu : là người mà hối phiếu gởi đến cho họ, đòi tiền họ (có thể là người mua, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thanh toán, ...).

Người hưởng lợi hối phiếu : trước hết là người ký phát hối phiếu, kế đến là người do người ký phát hối phiếu chỉ định trên hối phiếu. Theo luật quản chế ngoại hối ở nước ta người hưởng lợi là các ngân hàng kinh doanh đối ngoại được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép.

5.2.3. Ðặc điểm của hối phiếu

Tính trừu tượng của hối phiếu:

Ở trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ kinh tế, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là bao nhiêu và trả cho ai, người nào sẽ thanh toán, thời gian thanh toán khi nào, ...

Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu:

45

No … BILL OF EXCHANGEFor ……………. (Place)…….., (Date)………

AT …..SIGHT OF THIS FIRST BILL OF EXCHANGE (SECOND UNPAID) PAY TO THE ORDER OF ………………………………………………………………… THE SUM OF ………………………………………………………………………… TO …………………………………

(signature)

Page 46: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Người trả tiền của hối phiếu phải trả tiền đầy đủ đúng theo yêu cầu của tờ hối phiếu. Người trả tiền không được viện lý do riêng của bản thân đối với người ký phát hối phiếu, trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái với đạo luật chi phối nó.

VD: Một nhà nhập khẩu đặt mua hàng, sau khi ký hợp đồng thì nhà nhập khẩu này nhận được một hối phiếu đòi tiền hàng và nhà nhập khẩu đã ký chấp nhận trả tiền vào tờ hối phiếu do nhà xuất khẩu gửi đến, hối phiếu đó đã được chuyển sang tay người thứ ba thì nhà nhập khẩu bắt buộc phải trả tiền cho người cầm phiếu này, ngay cả trong trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm hợp đồng không giao hàng cho nhà nhập khẩu.

Tính lưu thông của hối phiếu:

Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó. Sở dĩ có được đặc điểm này là nhờ vào tính trừu tượng và tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu.

5.2.4. Hình thức của hối phiếu

Hình mẫu hối phiếu dài hay ngắn không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của nó. Hối phiếu được viết tay hay in sẵn theo mẫu đều có giá trị như nhau. Thông thường người ta sử dụng hối phiếu in sẵn có những khoảng trống để cho người ký phát điền vào những nội dung cần thiết. Ngôn ngữ tạo lập hối phiếu bằng một thứ tiếng nhất định và thống nhất với ngôn ngữ in sẵn trên hối phiếu, thông thường là bằng tiếng Anh.

Không được viết trên hối phiếu bằng bút chì, mực dễ phai, mực đỏ.

Hối phiếu được lập thành một hay nhiều bản, thông thường là hai bản, mỗi bản được đánh số thứ tự: bản thứ nhất ghi số “1”, bản thứ hai ghi số “2” và có giá trị ngang nhau, nhưng chỉ có một bản được thanh toán. Hối phiếu không có bản chính, bản phụ.

5.2.5. Nội dung hối phiếu

Theo luật thống nhất về hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý khi có các nội dung sau:

Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ hối phiếu (Bill of Exchange).

Ðịa điểm ký phát hối phiếu: trong trường hợp hối phiếu không ghi địa điểm ký phát thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người ký phát là địa điểm thành lập hối phiếu.

Ðịa điểm trả tiền: nếu trên hối phiếu không ghi địa điểm trả tiền thì địa chỉ ghi bên cạnh người trả tiền là địa điểm trả tiền của hối phiếu.

Trên hối phiếu phải ghi rõ: trả theo lệnh của ... (pay to order of...).

Số tiền và loại tiền: số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ.

46

Page 47: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Chú ý:

* Nếu số tiền ghi bằng số và bằng chữ khách nhau thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ.

* Số tiền trên hối phiếu không được vượt quá số tiền ghi trên hóa đơn và số tiền ghi trên L/C.

Mẫu hối phiếu dùng trong phương thức tín dùng chứng từ

Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu:

o Trả tiền ngay:

Hối phiếu ghi: trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này (At .... sight of first (second) Bill of Exchange).

o Trả tiền sau:

Trả sau một số ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: trả 30 ngày sau khi nhìn thấy (At 30 days after sight).

Trả sau một số ngày kể từ ngày giao hàng: trả 30 ngày sau khi ký vận đơn (At 30 days after Bill of Lading date).

Trả sau một số ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu: trả sau 30 ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu (At 30days after Bill of Exchange date).

Người hưởng lợi hối phiếu: ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi. Ðối với hối phiếu thương mại, người hưởng lợi là người xuất khẩu và cũng có thể là một người khách do người hưởng lợi chỉ định.

Người trả tiền hối phiếu: ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người trả tiền hối phiếu vào góc dưới bên trái của hối phiếu.

47

No 01 BILL OF EXCHANGEFOR USD 28,728.00 CanTho, March 13rd, 2002

At ….SIGHT OF THIS FIRST BILL OF EXCHANGE (Second Of The Same Tenor And Date Being Unpaid) PAY TO THE ORDER OF BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM CANTHO BRANCH

The Sum Of UNITED STATES DOLLAR TWENTY EIGHT THOUSAND SEVEN HUNDRED AND TWENTY EIGHT ONLY

Value received as per our invoice(s) No(s) 01/TP-HH and 02/TP-HHDated March10th,2002Drawn under ING BANK N.V. SINGAPORE BRANCHConfirmed/irrevocable/without recourse LC No LCB 002108 dated February 26th,2002

TO ING BANK N.V. SINGAPORE BRANCH(signature)

TAN PHUOC CO., LTD

Page 48: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Người ký phát hối phiếu: người ký phát hối phiếu phải ký tên ở góc bên phai của tờ hối phiếu bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu, ... mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý.

Việc ký phát hối phiếu không loại trừ sự ủy quyền. Người được ủy quyền ký phát hối phiếu phải thể hiện sự ủy quyền ngay bên cạnh chữ ký của mình. Ngôn ngữ của hối phiếu là ngôn ngữ nào thì ngôn ngữ thể hiện sự ủy quyền phải là ngôn ngữ ấy, điều quy định này tạo điều kiện dễ dàng cho người có liên quan đến hối phiếu thấy có sự ủy quyền về việc thành lập hối phiếu đó.

5.2.6. Chấp nhận hối phiếu (Acceptance)

Hối phiếu sau khi được ký phát phải được xuất trình cho người trả tiền để người trả tiền ký chấp nhận trả tiền, nhất là đối với hối phiếu có kỳ hạn. Rõ ràng là, một hối phiếu đã được ký chấp nhận mới có sự tin cậy trong thanh toán.

Thông thường hối phiếu được gửi tới người trả tiền, để người này ký chấp nhận bất cứ lúc nào trước ngày hết hạn xuất trình hối phiếu. Thời hạn chấp nhận có thể được giải thích trong hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: nếu hai bên không có qui định gì khác thì ULB qui định thời hạn chấp nhận là 12 tháng kể từ ngày ký phát hối phiếu.

Trường hợp thứ hai: nếu hai bên qui định rõ với nhau trong hợp đồng mua bán hoặc trong thư tín dụng thời hạn cụ thể phải xuất trình hối phiếu để chấp nhận, thì hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn đó.

VD: thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là 45 ngày, hay là hết hạn 20 ngày kể từ sau ngày giao hàng thì thời hạn chấp nhận hối phiếu chỉ trong vòng 20 ngày đó, nếu quá 20 ngày đó, tức là L/C hết hiệu lực, ngân hàng mở L/C sẽ từ chối thanh toán tờ hối phiếu gửi đến (nếu là trả tiền ngay) hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu (nếu là trả tiền sau).

Sự chấp nhận được ghi vào mặt trước, gó dưới bên trái của tờ hối phiếu và được thực hiện bằng chữ “chấp nhận” (Accepted) viết kế bên chữ ký của người trả tiền.

Ngoài công thức chấp nhận đó, ULB còn cho phép người trả tiền dùng những chữ khác tương tự để thể hiện sự chấp nhận của mình như “xác nhận”, “đồng ý”, “đồng ý trả tiền”.

Những sự chấp nhận của người trả tiền được thực hiện trên tờ hối phiếu bằng những chữ mơ hồ, tối nghĩa khiến cho hối phiếu mất tính chất luật định của nó sẽ vô giá trị.

Cũng không loại trừ khả năng, người trả tiền ký chấp nhận vào mặt sau của tờ hối phiếu. Ðể phân biệt giữa ký chấp nhận và ký hậu chuyển nhượng, người trả tiền dứt khoát phải tôn trọng đúng công thức ký chấp nhận nêu trên.

Trong thanh toán quốc tế, người ta đã loại trừ sự chấp nhận bằng văn thư riêng biệt hoặc chấp nhận gộp nhiều hối phiếu bằng một văn thư chung. Ðiều này ULB coi là vô hiệu.

Ngày tháng ký chấp nhận không phải là một yêu cầu bắt buộc của công thức ký chấp nhận. Song trong thực tiễn sử dụng hối phiếu, người ta thấy có loại hối phiếu đòi hỏi ký chấp nhận có ghi ngày tháng, có loại không cần ghi ngày tháng.

Ðối với phiếu trả tiền ngay X ngày, người nhập khẩu muốn nhận bộ chứng từ thanh toán thì phải ký chấp nhận vào loại hối phiếu trả ngay này. Trong trường hợp này, ghi ngày tháng ký chấp nhận là không cần thiết. Ðối với hối phiếu có kỳ hạn mà việc qui định kỳ hạn trả tiển rõ rệt, ví dụ hối phiếu ghi “X ngày kể từ ngày ký phát bản thứ ... của hối phiếu này” hoặc ghi “Ðến ngày ... trả cho bản thứ ... của hối phiếu này...” thì việc ghi ngày tháng ký chấp nhận cũng không cần thiết.

48

Page 49: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Song, đối với hối phiếu có kỳ hạn được xác định trong tương lai “X ngày kể từ ngày nhìn thấy bản thứ ... của hối phiếu này...” thì ngày tháng ký chấp nhận là ngày nhìn thấy hối phiếu, là mốc thời gian tính ra kỳ hạn của hối phiếu.

Tuy nhiên người trả tiền vẫn có quyền từ chối không chấp nhận thanh toán hối phiếu, nếu như sự từ chối đó là hợp lý với lý do chíng đáng, chẳng hạn như: hàng hoá thực nhận không đúng với hợp đồng đã ký kết về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại hoặc bộ chứng từ bất hợp lý không phù hợp với những điều khoản, điều kiện đã quy định.

5.2.7. Ký hậu hối phiếu (Endorsement)

Ký hậu hối phiếu là thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác.

Việc ký hậu hối phiếu được thực hiện bằng cách người ký hậu (Endorser) ký chuyển chuyển vào mặt sau của tờ hối phiếu và trao cho người được chuyển nhượng (Endorsee).

Hành vi ký hậu có những ý nghĩa pháp lý như:

Thừa nhận sự chuyển quyền lợi hối phiếu cho người khác được qui định trong mặt sau của tờ hối phiếu. Sự ký hậu này mang tính chất trừu tượng, có nghĩa là người ký hậu không cần phải nêu lý do của sự chuyển nhượng và cũng không cần phải thông báo cho người trả tiền biết về sự chuyển nhượng đó, mà người được chuyển nhượng nhiển nhiên trở thành người hưởng quyền lợi hối phiếu đó.

Xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền hối phiếu đối với những người hưởng lợi hối phiếu đó. Người ký hậu không những đảm bảo rằng người trả tiền hối phiếu có mắc nợ số tiền ghi trên hối phiếu mà còn đảm bảo rằng mình sẽ trả tiền hối phiếu đó cho những người được chuyển nhượng nếu như người trả tiền từ chối thanh toán hối phiếu đó.

Ký hậu được ghi ở mặt sau của tờ hối phiếu dưới các hình thức ký hậu sau:

a. Ký hậu để trắng (Blank endorsement): trong hình thức này, người chuyển nhượng chỉ đơn giản là ký tên vào mặt sau và không chỉ định người được hưởng quyền lợi hối phiếu. Với cách ký hậu này, người nào cầm hối phiếu sẽ trở thành người được hưởng lợi hối phiếu và việc chuyển nhượng kế tiếp của người cầm phiếu này không cần phải ký hậu nửa, chỉ cần trao tay là đủ. Người cầm phiếu có thể chuyển hình thức ký hậu để trắng này sang hình thức ký hậu khác bằng cách ghi thêm câu “trả theo lệnh ông (bà)...” nếu là ký hậu theo lệnh hoặc “chi trả cho ông (bà)...” nếu là ký hậu hạn chế, ...

b. Ký hậu theo lệnh (To order endorsement) hay còn gọi là ký hậu đặc biệt (Special endorsement): Với cách ký hậu này người chuyển nhượng chỉ định một cách suy đoán người hưởng lợi hối phiếu. Người ký hậu chỉ ghi câu “trả theo lệnh ông (bà) X” (Pay to order of Mr (Mrs) X) và ký tên. Như vậy, người hưởng lợi hối phiếu trong trường hợp này chưa quy định rõ ràng, cần phải suy đoán ý chí của ông (bà) X. Nếu ông (bà) X ra lệnh trả cho một người khác thì người đó sẽ trở thành người hưởng lợi hối phiếu, nếu ông (bà) X im lặng thì người hưởng lợi hối phiếu đương nhiên là ông X.

Với cách ký hậu này, hối phiếu sẽ được chuyển nhượng kế tiếp nhau đến khi nào người hưởng lợi cuối cùng không ký hậu chuyển nhượng nữa, nhưng phải trước khi hối phiếu đến hạn trả tiền. Vì vậy ký hậu theo lệnh là loại ký hậu rất thông dụng trong thanh toán quốc tế.

49

Page 50: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

c. Ký hậu hạn chế (Restricitve emdorsement): là việc ký hậu chỉ định đích danh người hưởng lợi hối phiếu và chỉ người đó mà thôi. Người ký hậu ghi câu “Chỉ trả cho ông (bà) X” và ký tên. Ðối với loại ký hậu này, chỉ có ông (bà) X mới nhận được tiền của hối phiếu, do đó ông (bà) X không thể chuyển nhượng tiếp hối phiếu này cho người khác bằng thủ tục ký hậu nữa.

d. Ký hậu miễm truy đòi (Without recourse endorsement): là việc ký hậu mà người ký hậu ghi câu “Miễn truy đòi người ký hậu” với một trong ba loại ký hậu nêu trên. Ví dụ: “Trả tiền theo lệnh ông (bà) X, miễm truy đòi” và ký tên. Ðối với loại ký hậu này, một khi hối phiếu bị từ chối trả tiền thì ông (bà) X không được truy đòi lại tiền của người ký hậu trực tiếp của mình. Nếu hối phiếu có nhiều người ký hậu theo lệnh đều ghi chữ “Miễn truy đòi” vào chỗ ký hậu của mình, còn có một hay nhiều người không ghi chữ “Miễn truy đòi” đó, thì đương nhiên những người này không được hưởng quyền miễn truy đòi, khi hối phiếu bị từ chối thanh toán, họ phải đứng ra thanh toán cho người hưởng lợi kế tiếp. Ký hậu miễn truy đòi cũng là một loại ký hậu được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế.

e. Ký hậu bảo lưu (Conditional endorsement): là việc ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho một người nếu người này thực hiện những quy định do người ký hậu đề ra.

5.2.8. Bảo lãnh hối phiếu (Guarantee)

Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của người thứ ba trả cho người hưởng lợi khi hối phiếu đến hạn trả tiền. Thông thường người đứng ra bảo lãnh hối phiếu là các ngân hàng.

Hình thức bảo lãnh được thực hiện bằng cách ghi chữ bảo lãnh “good as aval” vào mặt trước hoặc sau của tờ hối phiếu và người bảo lãnh sẽ ký tên lên hối phiếu.

Ngoài ra ở một số nước người ta có thể thực hiện việc bảo lãnh bằng một văn thư riêng gọi là bảo lãnh bí mật. Sở dĩ có hình thức bảo lãnh này là do người trả tiền không muốn người thứ ba biết tình hình tài chính của mình đến mức cần bảo lãnh.

Nếu trên hối phiếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có ghi “theo thư tín dụng số... mở ngày ...gửi ngân hàng mở tín dụng ...”, thì đó cũng là một hình thức bảo lãnh hối phiếu.

5.2.9. Kháng nghị (Protest)

Khi đến hạn trả tiền của hối phiếu mà người trả tiền từ chối thì người hưởng lợi phải chứng thực sự từ chối đó bằng một văn bản kháng nghị. Bản kháng nghị phải do người hưởng lợi lập ra trong thời hạn không quá hai ngày làm việc tiếp sau ngày hết hạn của hối phiếu. Sau khi lập xong bản kháng nghị, trong vòng 4 ngày làm việc, người bị từ chối trả tiền phải báo cho người chuyển nhượng trực tiếp để đòi tiền hoặc có thề đòi tiền bất cứ người nào đã ký hậu chuyển nhượng hối phiếu hoặc đòi người ký phát hối phiếu. Nếu không có bản kháng nghị về việc bị từ chối trả tiền thì những người được chuyển nhượng được miễn trách nhiêm trả tiền hối phiếu, nhưng người ký phát hối phiếu và người chấp nhận vẫn phải chịu trách nhiệm này đối với người kháng nghị.

Trên thực tế người ta thường làm như sau: A là người ký phát hối phiếu, B,C,D là những người được chuyển nhượng tiếp theo, E là người được chuyển nhượng cuối cùng. Khi E bị từ chối trả tiền, E sẽ chuyển hối phiếu đòi tiền D kèm theo một bản tính tiền gồm số tiền của hối phiếu, chi phí làm thủ tục kháng nghị và các chi phí khác. D hoàn trả tiền cho E và truy đòi ngược lại C, và cứ như vậy cho tới A. Cuối cùng A trực tiếp đòi tiền ở người mắc nợ.

50

Page 51: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

5.2.10. Chiết khấu hối phiếu (Discount)

Chiết khấu hối phiếu là một nghiệp vụ của ngân hàng. Trong đó người hưởng lợi hối phiếu xuất trình hối phiếu chưa đến hạn trả tiền cho ngân hàng để lấy tiền ngay với một giá thấp hơn số tiền ghi trên tờ hối phiếu.

Nếu hai bên đồng ý, người hưởng lợi hối phiếu sẽ thực hiện nghiệp vụ ký hậu để chuyển nhượng hối phiếu đó cho ngân hàng. Chênh lệch giữa số tiền ghi trên tờ hối phiếu với số tiền ngân hàng bỏ ra mua tờ hối phiếu đó gọi là lợi tức chiết khấu.

5.2.11. Các loại hối phiếu

a. Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm ba loại:

Hối phiếu trả tiền ngay : người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm phiếu xuất trình thì phải trả tiền ngay cho họ.

Hối phiếu trả tiền sau một số ngày nhất định, thường là từ 5 đến 7 ngày: người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm phiếu xuất trình thì tiến hành ký chấp nhận trả tiền, sau đó thì từ 5 đến 7 ngày thì trả tiền tờ hối phiếu đó.

Hối phiếu có kỳ hạn : sau một thời hạn nhất định ghi trên hối phiếu, người trả tiền phải trả hoặc tính từ ngày ký phát hối phiếu hoặc tính từ ngày chấp nhận hối phiếu hoặc từ ngày quy định cụ thể.

b. Căn cứ vào hối phiếu có kèm theo chứng từ hay không, có thể chia hối phiếu làm hai loại

Hối phiếu trơn: loại hối phiếu này được gửi đến đòi tiền người trả tiền không có kèm theo chứng từ hàng hóa. Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu này dùng để thu tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng, ... hoặc dùng để đòi tiền mua hàng của những thương nhân nhập khẩu đáng tin cậy.

Hối phiếu kèm chứng từ: loại hối phiếu này được gửi đến cho người nhập khẩu có kèm theo chứng từ hàng hóa. Hối phiếu kèm chứng từ có hai loại

Loại hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay (Documents against Payment (D/P)).

Loại hối phiếu kèm chứng từ có chấp nhận (Documents against Acceptance (D/A)).

c. Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu, có thể chia hối phiếu làm hai loại:

Hối phiếu đích danh : là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi hối phiếu không kèm theo điều khoản “theo lệnh”. VD: Hối phiếu ghi như sau: “Sau khi nhìn thấy hối phiếu này, trả cho ông (bà) X một số tiền là ...”. Hối phiếu đích danh không chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu theo luật định.

Hối phiếu theo lệnh : là loại hối phiếu ghi trả tiền theo lệnh của người hưởng hối phiếu. Ví dụ Hối phiếu ghi như sau: “Sau khi nhìn thấy hối phiếu này, trả theo lệnh của ông (bà) X một số tiền là ...”. Hối phiếu theo lệnh chuyển nhượng bằng hình thức ký hậu theo luật định. Ðây là loại hối phiếu được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.

d. Căn cứ vào người ký phát hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm hai loại:

51

Page 52: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Hối phiếu thương mại : là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi tiền người nhập khẩu trong nghiệp vụ về thanh toán hàng hóa xuất khẩu hoặc cung ứng lao vụ lẫn nhau.

Hối phiếu ngân hàng : là hối phiếu do ngân hàng phát hành ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi chỉ định trên hối phiếu.

5.3. Séc (Cheque)

5.3.1. Khái niệm

Séc là một tờ mệnh lệnh vô điềi kiện của người chủ tài khoản tiền gửi, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người cầm séc, người có tên trong séc hoặc trả theo lệnh của người ấy.

5.3.2. Nội dung của tờ séc

Tờ séc muốn có hiệu lực phải có những nội dung sau đây:

Tiêu đề SEC. Nếu không có tiêu đề, ngân hàng sẽ từ chối thực hiện lệnh của người phát hành séc.

Ngày tháng năm và địa điểm phát hành séc.

Ngân hàng trả tiền.

Tài khoản của người trả tiền.

Số tiền. Ghi rõ ràng, đơn giản số tiền của séc bằng số và bằng chữ (phải thống nhất với nhau). Nếu có sự không thống nhất giữa hai cách ghi đó thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ.

Tên và địa chỉ người trả tiền.

Tên và chữ ký của người hưởng lợi và tài khoản (nếu có).

Chữ ký của người phát hành séc.

5.3.3. Phân loại séc

a. Căn cứ vào tính lưu chuyển của séc:

Séc đích danh (Nominal cheque) : là loại séc ghi rõ tên người thụ hưởng. Loại séc này không thể chuyển nhượng cho người khác, chỉ có người được ghi tên trên tờ séc mới được lãnh tiền.

Séc vô danh (Cheque to bearer) : là loại séc không ghi tên người thụ hưởng nhất định nào, mà chỉ yêu cầu trả cho người cầm séc. Loại séc này có thể chuyển qua tay nhiều người, ai cầm séc là người đó có thể mang séc đến ngân hàng lãnh tiền.

Séc theo lệnh (Cheque to order) : là loại séc được trả theo lệnh người hưởng lợi. Trên séc có ghi câu “trả tiền theo lệnh của ông (bà)”. Loại này có thể chuyển nhượng cho người khác bằng thủ tục ký hậu chuyển nhượng. Loại séc này được dùng rất phổ biến.

b. Căn cứ vào đặc điểm sử dụng séc:

Séc gạch chéo (crossed cheque) : Séc gạch chéo hay còn gọi là séc hoành tuyến là loại séc mà trên mặt trước của séc có hai gạch chéo song song với nhau. Gạch chéo là để chỉ tờ séc đó không được rút tiền mặt, chỉ dùng đẻ thanh toán qua ngân hàng. Séc gạch chéo có hai loại:

52

Page 53: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Séc gạch chéo thường (Cheque crossed generally) : có đặc điểm là giữa hai gạch song song không ghi tên ngân hàng lãnh hộ tiền.

Séc gạch chéo đặc biệt (cheque crossed specially) : có đặc điểm là giữa hai gạch song song có ghi tên một ngân hàng nào đó.

Séc chuyển khoản (transferable cheque) :là loại séc mà người ký phát ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền để chuyển vào tài khoản của một người khác. Séc chuyển khoản không được chuyển nhượng và không được lãnh tiền mặt.

Séc xác nhận (Certified cheque) : là loại séc được ngân hàng xác nhận đảm bảo việc trả tiền. Sử dụng séc xác nhận là nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho người thụ hưởng séc, tránh trường hợp séc phát hành quá số dư trên tài khoản người ký séc.

Séc du lịch (Travellers cheques) : Séc du lịch hay còn gọi là séc lữ hành là loại séc do một ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ một chi nhánh hay đại lý của ngân hàng đó. Ngân hàng phát hành séc đồng thời là ngân hàng trả tiền tờ séc. Khi lãnh tiền, ngân hàng thanh toán sẽ căn cứ vào hai chữ ký của người thụ hưởng, một lần ký lúc phát hành séc (lúc mua tờ séc) và một lần khi lãnh tiền tại ngân hàng thanh toán.

5.4. Thẻ nhựa (Plastic card)

Séc giữ vị trí quan trọng trong số những phương tiện chi trả, nhưng về phương diện rút tiền chi trả, séc đã và đang bị thẻ nhựa cạnh tranh gay gắt. Những thẻ chi trả đầu tiên được xuất hiện ở Mỹ vào những năm 1920. Nhưng nó chỉ phát triển thực sự trong những năm 1950. Vào khoảng năm 1965 thẻ chi trả xuất hiện ở Châu Âu và phát triển từ năm 1971 song song với may rút tiền tự động (ATM - Automatic Teller Machine).

5.4.1. Khái niệm

Thẻ nhựa là phương tiện thanh toán mà người sở hữu (chủ thẻ) có thể sử dụng nó để rút tiền mặt tại các máy hay các quầy tự động của ngân hàng đồng thời có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ không dùng tiền mặt.

5.4.2. Các loại thẻ và công dụng của nó

a. Thẻ rút tiền tự động/ ATM card (Automatic Teller Machine Card)

Thẻ này giúp cho người chủ thẻ sử dụng thuận tiện, an toàn số tiền trong tài khoản tiền gửi cá nhân của chủ thẻ mở tại ngân hàng như:

Có thể rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động trên toàn thế giới.

Kiểm tra số dư tài khoản, in sao kê giao dịch tại các máy rút tiền tự động.

Thanh toán hóa đơn hàng hóa và dịch vụ không dùng tiền mặt.

Gọn nhẹ và an toàn vì mỗi thẻ đều có mật mã riêng của chủ thẻ khi rút tiền.

Ðể có được thẻ rút tiền tự động này, khách hàng cần có tài khoản tại ngân hàng và phải trả một khoảng phí ban đầu cho việc phát hành thẻ. Hiện nay mức phí mà Vietcombank áp dụng là VND100,000.00 cho một thẻ.

b. Thẻ tín dụng (Credit Card)

53

Page 54: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán với hạn mức chi tiêu nhất định mà ngân hàng cung cấp cho chủ thẻ căn cứ vào khả năng tài chính hoặc số tiền ký quỹ hay tài sản thế chấp của chủ thẻ.

Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để mua sắm hàng hóa dịch vụ tại trên 20 triệu điểm thanh toán và rút tiền mặt tại ngân hàng hoặc tại các máy rút tiền tự động trên toàn thế giới.

Khác với thẻ rút tiền ATM, thẻ tín dụng là một hình thức chi tiêu trước trả tiền sau với thời hạn ưu đãi không thu lãi từ 10 đến 45 ngày (thời hạn này thay đổi tùy theo từng thời điểm và từng ngân hàng).

Các loại thẻ tín dụng hiện nay đang được sử dụng phổ biến là Visa, Master, Amex, JCB. Gần đây trên thị trường thế giới đã xuất hiện thêm một loại thẻ mới đó là Dinner Club, đây là loại thẻ dùng cho các thương nhân lớn, vì hàng tháng chủ thẻ này phải chi tiêu ít nhất là 5,000 đô la và không được rút bằng tiền mặt.

Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều ngân hàng phát hành thẻ tín dụng với hai loại thẻ là Visa và Master như: Vietcombank, Eximbank, ACB, ANZ bank,.... trong số các ngân hàng này thì Vietcombank là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa và Master.

54

Page 55: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Chương 6CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ

Trong thanh toán quốc tế trên thế giới hiện nay có nhiều phương thức thanh toán, mỗi phương thức đều có ưu điểm và nhược điểm của riêng nó, việc sử dụng phương thức thanh toán quốc tế này hay đi tìm phương thức thanh toán quốc tế khác là tùy thuộc vào:

Quan hệ thương mại thường xuyên hay không thường xuyên.

Sự tín nhiệm lẫn nhau hay chưa có sự tín nhiệm lẫn nhau.

Quy mô của hợp đồng thương mại hay dịch vụ.

Khả năng cung ứng hàng hóa của người bán và khả năng tài chính của người mua.

Tình hình chính trị, kinh tế xã hội của mỗi nước tham gia.

Xuất phát từ các yếu tố trên, các bên đối tác cần cân nhắc để chọn phương thức thanh toán thích hợp.

Chương này giới thiệu phương thức chuyển tiền, phương thức mở tài khoản, phương thức nhờ thu, phương thức giao chứng từ trả tiền ngay, phương thức tín dụng chứng từ, nhằm giúp sinh viên hiểu quy trình thực hiện các phương thức thanh toán, và biết cách soạn thảo, và kiểm tra sai sót các loại mẫu chứng từ thông dụng như lệnh chuyển tiền, đơn xin mở thư tín dụng,…

6.1. Phương thức chuyển tiền (remittance)

6.1.1. Khái niệm

Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó một khách hàng (người mua, nhà nhập khầu…) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, nhà xuất khẩu…) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định.

6.1.2. Qui trình nghiệp vụ

Sau khi thỏa thuận ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, nhà xuất khẩu cung ứng hàng hoá dịch vụ cho nhà nhập khẩu đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu.

(1) Nhà nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, hoá đơn viết lệnh chuyển tiền gởi đến ngân hàng phục vụ mình. Đơn chuyển tiền bao gồm các nội dung sau:

Ngày hiệu lực.

Tên, địa chỉ người ra lệnh chuyển tiền.

Tên, địa chỉ người thụ hưởng.

Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản của người chuyển tiền và người hưởng.

Số tiền xin chuyển (bằng chữ và bằng số).

Lý do chuyển tiền.

55

Page 56: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Các chứng từ có liên quan.

Ký tên và đóng dấu.

(3) Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và tài khoản có đủ số dư, ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sẽ trích tài khoản của nhà nhập khẩu chuyển cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, nếu ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu có quan hệ trực tiếp với ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, hoặc chuyển thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà xuất khẩu để ngân hàng đại lý này chuyển tiếp cho ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.

(4) Sau khi chuyển tiền cho nhà xuất khẩu, ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sẽ gửi giấy chứng nhận đã chuyển tiền cho nhà nhập khẩu.

(5) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu sau khi nhận được báo có từ ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sẽ chuyển vào tài khoản của nhà xuât khẩu và gửi giấp báo có cho nhà xuất khẩu.

6.1.3. Các hình thức chuyển tiền

Chuyển tiền được thực hiện dưới hai hình thức:

- Hình thức thư chuyển tiền (M/T – Mail Transfer): Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng cách gởi thư cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài yêu cầu trả tiền cho người hưởng lợi. Chi phí chuyển tiền thấp, nhưng tương đối chậm vì thế dễ bị ảnh hưởng biến động của tỷ giá.

- Hình thức điện báo (T/T – Telegraphic Transfer): Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. Đối với hình thức này thì người hưởng nhận được tiền nhanh chóng, mau lẹ, kịp thời nên ít bị ảnh hưởng của biến động tỷ giá. Tuy nhiên trước đây với hình thức chuyển tiền này thì chi phí tương đối cao. Nhưng ngày nay phương thức chuyển tiền này là rẻ nhất, an toàn, chính xác và nhanh chóng nhất trong tất cả các phương thức chuyển tiền nhờ thông qua hệ thống SWIFT (Societies for Worldwide Interbank Financial Telecommunication). Hệ thống SWIFT hoạt động liên tục 24/24, 7 ngày trong tuần với công suất 99.7%, do đó mỗi bức điện chuyển đi chỉ cần mất vài giây, và chi phí rất thấp, bên cạnh đó việc nhận và chuyển các bức điện đều được mã hoá

56

Nhà xuất khẩuExporter

Nhà nhập khẩuImporter

Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu

Exporter

Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu

Exporter

Ngân hàng đại lý

(3) chuyển tiền

(1)hàng hóa + bộ chứng từ

(5) báo có (2) lệnh chuyển tiền (4) báo nợ

(3') chuyển tiền

Quy trình thực hiện chuyển tiền

Page 57: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

và cài đặt những thiết bị kiểm tra tự động để đảm bảo an toàn, nhanh chóng, chính xác trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Do đó, ngày nay thì hầu như việc chuyển tiền bằng thư không còn tồn tại nữa, mà chuyển bằng SWIFT là chiếm đại đa số.

6.1.4. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng

- Việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua, nên không đảm bảo an toàn chắc chắn cho người bán.

- Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng một khoản phí mà không bị ràng buộc gì cả.

- Được áp dụng trong thanh toán các khoản tiền tương đối nhỏ như thanh toán các khoản chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu như: bảo hiểm, vận chuyển, bưu điện, trả tiền mẫu hàng… trong lĩnh vực phi mậu dịch, chuyển vốn, lợi nhuận ra nước ngoài, chuyển kiều hối. Trong những năm gần đây phương thức chuyển tiền còn được áp dụng phổ biến cho việc chuyển tiền học phí và sinh hoạt phí cho các sinh viên du học tự túc ở nước ngoài.

6.2. Phương thức mở tài khoản (Open Account)

Là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ tiến hành mở tài khoản ghi nợ cho nhà nhập khẩu, định kỳ nhà nhập khẩu thanh toán nợ bằng cách ghi có vào tài khoản nợ này cho đến khi số dư của tài khoản nợ bằng không.

Phương thức này chỉ được áp dụng khi giữa các bên có quan hệ thường xuyên tin cậy lẫn nhau, giữa nội bộ các công ty với nhau, giữa công ty mẹ với công ty con, dùng trong thanh toán phi mậu dịch như: cước phí, bảo hiểm, hoa hồng…v.v… Thực chất đây chính là tín dụng thương mại mà nhà xuất khẩu cung cấp cho nhà nhập khẩu.

6.3. Phương thức thanh toán nhờ thu (collection of payment)

Phương thức nhờ thu hay còn gọi là ủy thác thu được thực hiện trên tinh thần quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại (Uniform rules for the collection) do phòng thương mại quốc tế (International chamber commerce – ICC) ban hành năm 1967. Hiện nay sửa đổi mới nhất của ICC là năm 1995 No.522, có giá trị hiệu lực từ ngày 01/01/1996.

6.3.1. Khái niệm

Nhờ thu là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho nhà nhập khẩu, thì ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu và chứng từ hàng hóa do nhà xuất khẩu lập.

Thông thường bộ chứng từ dùng trong phương thức nhờ thu bao gồm:

Chứng từ tài chính (Financial Documents): Hối phiếu, giấy nhận nợ, séc, hoặc các phương tiện thanh toán tương tự. Chứng từ tài chính là cơ sở để thanh toán, chi trả.

Chứng từ thương mại (Commercial Documents): Thông thường còn gọi là bộ chứng từ hàng hóa nhằm thuyết minh về tình trạng hàng hóa cũng như tình trạng bao bì hàng hóa, gồm có:

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).

Chứng từ vận tải: gồm có vận đơn đường biển (Marine/Ocean Bill of Lading), vận đơn hàng không (Airway Bill), chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường

57

Page 58: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

sông (road, rail, or inland water way documents), chứng từ vận tải đa phương thức (Multimodel transport documents)…

Chứng từ bảo hiểm (Insurance policy/Certificate).

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin).

Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (Certificate of quality).

Giấy chứng nhận số lượng hàng hóa (Certificate of quatity).

Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of weight).

Phiếu đóng gói (Packing list).

6.3.2. Các loại nhờ thu

6.3.2.1. Nhờ thu trơn (Clean Collection)

* Khái niệm: Là phương thức thanh toán mà trong đó nhà xuất khẩu sau khi cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho nhà nhập khẩu, thì ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền dựa trên hối phiếu đòi tiền, mà không kèm theo điều kiện gì cả, còn chứng từ hàng hóa mà nhà xuất khẩu lập sẽ gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu để làm cơ sở nhận hàng. Như vậy, nhờ thu dựa vào chứng từ tài chính không kèm chứng từ thương mại.

* Quy trình nghiệp vụ nhờ thu trơn:

(1) Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương, nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu, đồng thời gửi thẳng bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu để nhận hàng.

(2) Trên cơ sở giao hàng và chứng từ hàng hoá gửi bên nhập khẩu, nhà xuất khẩu ký phát hối phiếu, lập chỉ thị nhờ thu và các chứng từ có liên quan gửi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ.

(3) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển hối phiếu, chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, nếu ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu và ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu có quan hệ trực tiếp. Hoặc ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển cho ngân hàng đại lý mình ở nước nhà nhập khẩu nhờ chuyển tiếp cho ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, nếu ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu và ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu không có quan hệ trực tiếp.

(4) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu xuất trình hối phiếu, chỉ thị nhờ thu và đòi tiền nhà nhập khẩu.

(5) Nhà nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, nếu thấy hàng hóa phù hợp vơí bộ chứng từ, hợp đồng mua bán đã ký, thì đồng ý thanh toán (đối với hối phiếu trả ngay), hoặc ký chấp nhận hối phiếu (đối với hối phiếu có kỳ hạn) hoặc từ chối gửi trả lại hối phiếu nếu thấy không phù hợp.

58

Page 59: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

(6) Nếu nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán, thì ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sẽ chuyển trả tiền cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. Nếu nhà nhập khẩu từ chối thanh toán thì ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sẽ chuyển trả lại hối phiếu cho ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.

(7) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu sau khi nhận được báo có từ ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sẽ tiến hành ghi có vào tài khoản nhà xuất khẩu và gửi giấy báo có cho nhà xuất khẩu. Hoặc hoàn trả lại hối phiếu cho nhà xuất khẩu nếu nhà nhập khẩu từ chối thanh toán.

* Nhận xét:

Phương thức này không đảm bảo quyền lợi cho người bán, vì việc thanh toán phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng và thiện chí của người mua, các ngân hàng tham gia không chịu trách nhiệm thanh toán mà chỉ đơn thuần đóng vai trò trung gian trong thanh toán, thu được hay không thu được tiền, ngân hàng cũng thu thủ tục phí, ngân hàng không chịu trách nhiệm nếu bên mua không chịu thanh toán.

6.3.2.2. Nhờ thu kèm chứng từ (Documents collection)

* Khái niệm:

Là phương thức mà nhà xuất khẩu sau khi cung cấp hàng hóa hay dịch vụ, thì lập chứng từ thanh toán và hối phiếu nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền với điều kiện ngân hàng xuất trình chứng từ thay mặt nhà xuất khẩu khống chế bộ chứng từ, chỉ khi nào người mua đồng ý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ để nhà nhập khẩu làm cơ sở nhận hàng.

* Quy trình nghiệp vụ thanh toán phương thức nhờ thu kèm chứng từ:

(1) Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu.

(2) Trên cơ sở giao hàng, nhà xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu kèm theo bộ chứng từ hàng hóa gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ.

59

Nhà xuất khẩuExporter

Nhà nhập khẩuImporter

Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu

Exporter

Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu

Exporter

Ngân hàng đại lý

(3) HP+chỉ thị nhờ thu

(1)hàng hóa + bộ chứng từ

(7) báo có hoặc

hoàn trả hối phiếu(4) hối phiếu đề nghị

thanh toán

(5) thanh toán

hối phiếu

Quy trình thực hiện nhờ thu trơn

(6)

(2) HP ủy

thác thu

Page 60: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

(3) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển hối phiếu, bộ chứng từ hàng hóa kèm theo chỉ thị nhờ thu gửi trực tiếp đến ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, hoặc thông qua đại lý mình ở nước nhà nhập khẩu nhờ thu hộ tiền.

(4) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sau khi kiểm tra, giữ lại bộ chứng từ, còn hối phiếu gửi cho nhà nhập khẩu để yêu cầu thanh toán, kèm theo bản sao hóa đơn.

(5) Tùy theo loại thanh toán mà chia ra làm 2 trường hợp:

Nếu là nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P: Documents Against Payment): thì nhà nhập khẩu phải trả tiền ngay cho ngân hàng, thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ gốc để làm cơ sở nhận hàng.

Nếu nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (D/A: Documents Against Acceptance): thì nhà nhập khẩu chỉ cần ký chấp nhận lên hối phiếu ngân hàng sẽ giao bộ chứng từ gốc để làm cơ sở nhận hàng.

(6) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu chuyển giao chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu, để nhà nhập khẩu nhận hàng.

(7) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu thực hiện các bút toán chuyển tiền và gửi giấy báo có hoặc hối phiếu đã chấp nhận về ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, hoặc thông báo từ chối thanh toán của nhà nhập khẩu.

(8) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu ghi có vào tài khoản của nhà xuất khẩu và gửi giấy báo có về cho nhà xuất khẩu, hoặc hoàn trả lại hối phiếu và bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.

6.4. Phương thức thanh toán giao chứng từ trả tiền ngay (Cash Against Document -CAD)

Đây là phương thức thanh toán mà trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở tài khoản ký thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình những chứng từ theo yêu cầu đã thoả thuận cho ngân hàng để được thanh toán tiền.

60

(5) thanh

toán hối

phiếu

Nhà xuất khẩuExporter

Nhà nhập khẩuImporter

Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu

Exporter

Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu

Exporter

Ngân hàng đại lý

(3) HP+bộ chứng từ

(1)hàng hóa

(7) báo có hoặc

hoàn trả hối phiếu(4) hối phiếu đề nghị

thanh toán

Quy trình thực hiện nhờ thu kèm chứng từ

(7)

(2) hối phiếu ủy

thác nhờ thu+BCT(6)

Page 61: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Quá trình thực hiện phương thức này diễn biến như sau:

(1) Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, nhà nhập khẩu đến ngân hàng phục vụ mình xin thực hiện dịch vụ CAD. Ngân hàng và nhà nhập khẩu sẽ thoả thuận ký với nhau qua bảng ghi nhớ (memerandum), bao gồm những nội dung như sau:

Phương thức thanh toán: CAD.

Tên, địa chỉ của các đối tượng có liên quan.

Số tiền ký quỹ: 100% giá trị hợp đồng.

Những chứng từ yêu cầu.

Chi phí dịch vụ thực hiện phương thức CAD.

(2) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sẽ chuyển tiền vào tài khoản ký thác đồng thời thông báo cho nhà xuất khẩu biết về tài khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động thông qua ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.

(3) Nhà xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng dưới sự kiểm soát của người đại diện của nhà nhập khẩu tại nước nhà xuất khẩu.

(4) Nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ cho ngân hàng phục vụ mình yêu cầu xin thanh toán.

(5) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu tiến hành kiểm tra chứng từ theo yêu cầu của memerandum, nếu thấy phù hợp thì thanh toán ghi có tài khoản của nhà xuất khẩu và ghi nợ vào tài khoản ký quỹ của nhà nhập khẩu.

(6) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu sẽ chuyển chứng từ cho nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng phục vụ cho nhà nhập khẩu để nhà nhập khẩu đi nhận hàng.

Phương thức này còn gọi là COD (Cash On Delivery) được áp dụng ở nước ta trong khoảng 5 năm gần đây. Phương thức này có lợi cho nhà xuất khẩu chắc chắn thu được tiền hàng nhanh chóng, thủ tục đơn giản không phức tạp như phương thức tín dụng chứng từ. Phương thức này áp dụng trong các trường hợp người mua và người bán có quan hệ tốt và tin tưởng nhau, người mua phải có đại diện bên nước xuất khẩu để kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình giao nhận hàng, nhằm tránh những trường hợp người bán xuất trình chứng từ không phù hợp với hàng hóa thực giao.

61

(5) Ghi có

Nhà nhập khẩuImporter

Nhà xuất khẩuExporter

Nhà xuất khẩuExporter

Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu

Exporter

Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu

Exporter(6) bộ chứng từ

(3)hàng hóa, dịch vụ

(6) bộ

chứng từ(2)

Quy trình thực hiện giao chứng từ trả tiền ngay

(1) (4)

(2)

Page 62: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

6.5. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credits)

Đây là phương thức được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong thanh toán quốc tế dựa trên tinh thần quy tắc về tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (uniform customs and practice for documentary credit– UCPDC) của phòng thương mại quốc tế tại Paris (International chamber of commerce – ICC) số hiệu 500 ban hành năm 1993 có hiệu lực từ ngày 01/01/1994.

6.5.1. Khái niệm về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận trong đó ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng: Issuing bank) theo yêu cầu của người mua (người yêu cầu mở thư tín dụng: Applicant) về việc trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi: Benificiary) hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó với điều kiện người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.

6.5.2. Thư tín dụng là gì ? (Letter of Credit)

Thư tín dụng là một bức thư (thực chất là một văn bản) do ngân hàng lập theo yêu cầu của nhà nhập khẩu (người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.

6.5.3. Các đối tượng có liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ

Với khái niệm trên, phương thức tín dụng chứng từ bao gồm các bên tham gia như sau:

Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant): Là người mua, người nhập khẩu.

Ngân hàng mở thư tín dụng (Opening bank/Issuing bank): Là ngân hàng đại diện của nhà nhập khẩu, sẵn sàng cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu.

Người hưởng lợi (Benificiary): Là người bán, người xuất khẩu, hay một người bất kỳ do người hưởng lợi chỉ định.

Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank): Là ngân hàng có nhiệm vụ thông báo thư tín dụng cho người xuất khẩu, thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng ở nước người hưởng lợi.

Ngoài các chủ thể nêu trên, còn có thể có các ngân hàng khác với tư cách khác nhau tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ như sau:

Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): Là một ngân hàng khác xác nhận L/C có trách nhiệm thanh toán cho người hưởng lợi đối với ngân hàng mở thư tín dụng trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng thông báo L/C hay một ngân hàng bất kỳ do người hưởng lợi yêu cầu, thường là những ngân hàng lớn có uy tín trên thị trường quốc tế.

Ngân hàng thanh toán (Paying bank): Có thể là ngân hàng mở L/C, hoặc có thể là ngân hàng chi nhánh của ngân hàng mở L/C ở nước ngoài, hoặc là ngân hàng đại lý (correspondent bank) của ngân hàng mở L/C.

Ngân hàng thương lượng (Negotiating bank): Là ngân hàng đứng ra thưong lượng thanh toán bộ chứng từ và thường là ngân hàng thông báo. Trường hợp không quy định rõ ngân hàng thông báo là ngân hàng thương lượng thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng thương lượng. Mặc dù vậy, có trường hợp L/C quy định thương lượng thanh toán tại một ngân hàng nhất định.

62

Page 63: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Ngoài ra, còn có ngân hàng với tư cách khác: Ngân hàng chuyển nhượng (Transferable bank), ngân hàng đích danh (nominated bank), ngân hàng hoàn trả (reimbursing bank), ngân hàng đòi tiền (Claiming bank), ngân hàng chấp nhận (accepting bank), ngân hàng chuyển chứng từ (remitting bank).

Phương thức tín dụng chứng từ được thực hiện qua 2 giai đoạn chủ yếu: giai đoạn mở L/C và giai đoạn thanh toán L/C.

6.5.4. Trình tự diễn biến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

(1) Dựa vào hợp đồng thương mại giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đã ký kết với nhau (hoặc hoá đơn tạm) nhà nhập khẩu viết đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi nhà nhập khẩu mở tài khoản ngoại tệ) để yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho nhà xuất khẩu hưởng. Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu đóng vai trò là người yêu cầu (Applicant).

Ở mỗi ngân hàng có thể có những mẫu đơn xin mở L/C khác nhau. Do vậy, nhà nhập khẩu cần viết đúng theo mẫu đơn xin mở L/C của ngân hàng đó, tối thiểu là 2 bản và cần:

Phải cân nhắc để đưa ra những điều kiện với nhà xuất khẩu sao cho những điều kiện đó vừa đảm bảo quyền lợi của mình, vừa để nhà xuất khẩu có thể thực hiện được.

Phải căn cứ vào những điều kiện ghi trên hợp đồng thuơng mại mà 2 bên đã ký kết, nhưng trong trường hợp cần thiết có thể thay đổi một số nội dung trong hợp đồng thương mại.

Ngân hàng sau khi ký xác nhận, đóng dấu sẽ gửi lại cho nhà nhập khẩu một bản và cả 2 bản đơn xin mở L/C đều có cơ sở pháp lý nhu nhau, để giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa nhà nhập khẩu với ngân hàng mở L/c và là cơ sở cho ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu mở L/C.

Cùng với đơn xin mở L/C, nhà nhập khẩu phải gửi kèm với đơn này các chứng từ chủ yếu sau:

Giấy phép kinh doanh.

Giấy phép nhập khẩu hoặc hạn ngạch (quota) nhập khẩu.

Hợp đồng thương mại.

Báo cáo tài chính.

(2) Sau khi ngân hàng mở L/C nhận được đơn yêu cầu mở L/C và kiểm tra kỹ nội dung yêu cầu đó và các chứng từ có liên quan.

Thủ tục ký quỹ L/C: Muốn mở L/C nhà nhập khẩu phải ký quỹ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho L/C đã được mở. Tùy theo mối quan hệ giữa ngân hàng với khác hàng mà ngân hàng sẽ quy định mức ký quỹ cụ thể cho từng trường hợp.

- Nếu mở L/C trả ngay: Khách hàng có quan hệ thường xuyên có uy tín với ngân hàng, có số dư trên tài khoản ngoại tệ, tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính ổn định (có nghĩa là ổn định ba năm liên tiếp trên bảng tổng kết tài sản phải có lãi) thì mức ký quỹ <100%. Còn đối với khách hàng không có quan hệ thường xuyên với ngân hàng, đồng thời ngân hàng chưa hiểu rõ được tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, thì mức ký quỹ bắt buộc phải đủ 100%.

- Nếu mở L/C trả chậm: Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng mà thông thường < 100%.

63

Page 64: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Khi ký quỹ thì nhà nhập khẩu phải làm đơn xin ký quỹ, còn đối với khách hàng thường xuyên thì ghi thẳng mức ký quỹ vào trong đơn xin mở L/C, đồng thời thuyết minh rõ nguồn vốn ký quỹ (từ vốn tự có bao nhiêu, vốn vay ngân hàng là bao nhiêu) nhằm giúp cho ngân hàng giám sát được khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. Sau đó, ngân hàng sẽ lập L/C gửi cho nhà xuất khẩu, thông qua ngân hàng thông báo.

(3) Ngay sau khi nhận được L/C, ngân hàng thông báo tiến hành kiểm tra chữ ký ủy quyền hoặc mã telex (test key) cũng như xác định tính chân thật của L/C.

Đối với L/C không yêu cầu xác nhận (confirm), ngân hàng thông báo cho người thụ hưởng bằng một thư thông báo của ngân hàng thông báo cùng với bản chính của L/C. Qua đó, người thụ hưởng biết rõ ngân hàng thông báo không đảm nhiệm một trách nhiệm nào, mà chỉ là một ngân hàng thông báo.

Đối với L/C được ngân hàng mở L/C yêu cầu xác nhận (confirmed L/C)

- Nếu không muốn xác nhận thì ngay lập tức báo cho ngân hàng mở và người thụ hưởng biết, và chỉ thực hiện việc thông báo L/C.

- Nếu đồng ý xác nhận thì báo cho người thụ hưởng biết và tính phí xác nhận. Trường hợp phí xác nhận do người thụ hưởng trả, nếu rủi ro lớn, thì ngân hàng xác nhận thông báo cho người thụ hưởng rằng: sự xác nhận chỉ có hiệu lực khi phí xác nhận đã được thanh toán.

(4) Nhà xuất khẩu kiểm tra nội dung của L/C, nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng, nếu không đồng ý thì đề nghị ngân hàng mở L/C điều chỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hợp đồng.

Cơ sở để nhà xuất khẩu kiểm tra L/C là dựa vào hợp đồng ngoại thương, bản thân L/C, UCP 500 đồng thời kết hợp một số luật lệ trong nước, tập quán quốc tế… Về nội dung L/C phải thống nhất với nhau, không được mâu thuẫn, nếu không nhà xuất khẩu phải yêu cầu sửa đổi bổ sung, về hình thức kiểm tra về ngôn ngữ, số liệu, tính chân thật bề ngoài của L/C, nếu có những khoản nào mơ hồ không rõ ràng thì phải điều chỉnh.

(5) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C, xuất trình cho ngân hàng thông báo.

Nhà xuất khẩu lập bảng kê chứng từ và thư yêu cầu thanh toán kèm bộ chứng từ nộp vào ngân hàng thông báo L/C.

(6) Ngân hàng sẽ kiểm tra trên bề mặt chứng từ một cách cẩn thận và hợp lý. Nguyên tắc kiểm tra của ngân hàng như sau:

- Thứ nhất: kiểm tra tính thống nhất của bộ chứng từ, có nghĩa là những nội dung trên các chứng từ phải phù hợp, thống nhất nhau, không được mâu thuẫn nhau và phải phù hợp nội dung L/C,

- Thứ hai: kiểm tra tính đầy đủ của bộ chứng từ về loại, số lượng có phù hợp với yêu cầu của L/C hay không?

- Thứ ba: kiểm tra tính chấn thật bề ngoài của bộ chứng từ, chứng từ này do ai cấp? Có chữ ký và đóng dấu đầy đủ hay không? Có sai sót gì không? …

Sau khi kiểm tra nếu không thấy phù hợp thì yêu cầu nhà xuất khẩu bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

64

Page 65: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Ngân hàng thông báo sau khi kiểm tra với những điều kiện, điều khoản đã ghi trong L/C thì chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C. Thời gian kiểm tra chứng từ và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo là hai (02) ngày làm việc.

(7) Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với những điều kiện và điều khoản đã ghi trong L/C thì tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu thấy không phù hợp thì ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Thời gian kiểm tra tại ngân hàng mở L/C là bảy (07) ngày làm việc. Nếu quá bảy (07) ngày mà không có thông báo gì từ phía ngân hàng mở L/C, thì đương nhiên coi như ngân hàng đồng ý thanh toán. Còn nếu không phù hợp, thì ngân hàng mở L/C có quyền từ chối thanh toán và có nhiệm vụ phải thông báo cho nhà xuất khẩu bằng phương tiện nhanh nhất và nêu lý do từ chối thanh toán về những bất hợp lý của bộ chứng từ.

(8) Ngân hàng mở L/C chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu, nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp thì đồng ý thanh toán, không phù hợp có quyền từ chối.

(9) Ngân hàng thông báo L/C ghi có vào tài khoản của nhà xuất khẩu hoặc gửi hối phiếu đã chấp nhận cho nhà xuất khẩu hoặc chiết khấu hối phiếu này theo yêu cầu của nhà xuất khẩu.

Theo trình bày trên là trường hợp thanh toán ngay khi xuất trình hối phiếu trả ngay. Trong trường hợp mua bán trả chậm thì ngân hàng mở L/C một khi đã cam kết trả tiền thì thay mặt nhà nhập khẩu ký chấp nhận hối phiếu (hối phiếu trả chậm) còn được gọi là thanh toán theo lối chấp nhận hay thanh toán chấp nhận, hoặc ngân hàng mở L/C thanh toán tiền sau một khoảng thời gian nhất định. Nếu trong L/C có chỉ định cụ thể ngân hàng chiết khấu thì bộ chứng từ chỉ có thể chiết khấu tại ngân hàng đó mà thôi, trường hợp nếu không chỉ định cụ thể ngân hàng nào, hoặc trong L/C có ghi “any bank by negotiation” thì có nghĩa là được chiết khấu tại bất kỳ ngân hàng nào tùy theo yêu cầu của người hưởng lợi.

Như vậy tín dụng chứng từ là một phương thức đảm bảo thanh toám có điều kiện của ngân hàng. Ngoài việc đứng cam kết thanh toán, ngân hàng mở L/C còn cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà nhập khẩu gặp khó khăn trong thanh toán. Khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho nhà nhập khẩu được đảm bảo bằng bộ chứng từ thanh toán nên được gọi là “tín dụng chứng từ”. Còn thư cam kết trả tiền của ngân hàng

65

Nhà nhập khẩuImporter

Nhà xuất khẩuExporter

Ngân hàng mở L/CIssuing bank

Ngân hàng thông báoAdvising bank

Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ

(2) L/C

(4)hàng hóa

(1) Đơn xin

mở L/C(3) L/C (5) thanh toán

hối phiếu

(6) BCT

(8)

(7) thanh toán

(9)

Page 66: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

cho nhà xuất khẩu gọi là “ thư tín dụng”. Mặc dù giữa tín dụng chứng từ và thư tín dụng có sự khác biệt nhau nhưng trong ngôn ngữ thương mại thông dụng hiện nay người ta không phân biệt hai thuật ngữ trên, mà cả hai thuật ngữ này đều chỉ một phương thức thanh toán mà thường viết tắt là thanh toán bằng L/C. Phương thức ngày nay càng được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong thanh toán quốc tế, được coi là phương thức tốt nhất so với các phương thức khác cho cả hai bên nhà nhập khẩu và xuất khẩu. Tín dụng chứng từ cung cấp một phương thức thanh toán hữu hiệu nhằm đạt đến sự thoả thuận có thể chấp nhận được trong giao dịch thương mại, mức độ đảm bảo về thanh toán cùng với khả năng giúp đỡ về tài chính của ngân hàng.

6.5.5. Các loại thư tín dụng

Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable letter of credit)

Là loại thư tín dụng mà nhà nhập khẩu có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ tại bất kỳ thời điểm nào mà không thông cần báo trước cho nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, muốn sửa đổi hoặc hủy bỏ phải tiến hành trước khi nhà xuất khẩu giao hàng và xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo. Trong trường hợp hủy bỏ sau khi nhà xuất khẩu giao hàng và xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo thì buộc ngân hàng mở L/C phải hoàn trả tiền cho chi nhánh hay ngân hàng đại lý đã thanh toán cho nhà xuất khẩu bằng cách trả ngay, bằng chấp nhận hay bằng chiết khấu.

Việc sử dụng L/C có thể hủy ngang có những bất lợi cho nhà xuất khẩu và những điềm thuận lợi cho nhà nhập khẩu như sau:

Đối với nhà xuất khẩu: liên quan các rủi ro vì có thể L/C bị sửa đổi hoặc hủy bỏ trong khi hàng hóa đang trên đường vận chuyển trước khi xuất trình chứng từ, hoặc mặc dù đã xuất trình trước khi thanh toán được tiến hành, hoặc trong trường hợp L/C trả chậm, trước sự chấp nhận chứng từ, người bán sẽ tranh chấp trực tiếp với người mua.

Đối với nhà nhập khẩu: tạo cho họ được sự linh hoạt tối đa, vì có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ không cần thông báo trước cho nhà xuất khẩu.

Vì vậy loại thư tín dụng này ít sử dụng trong thực tế và có thể nói hầu như không sử dụng. Tuy nhiên, thư tín dụng có thể hủy ngang được áp dụng trong những trường hợp sau: Nhà nhập khẩu mở L/C hủy ngang để cho nhà xuất khẩu làm căn cứ xin phép xuất khẩu, để kiểm tra tính khả thi thực hiện hợp đồng của nhà xuất khẩu. Nếu nhà xuất khẩu xin được giấp phép xuất khẩu hàng hoá hoặc có khả năng thực hiện hợp đồng giao hàng đúng thời hạn quy định thì lúc đó nhà nhập khẩu sẽ điều chỉnh L/C từ có thể hủy ngang thành không thể hủy ngang và ngược lại nếu nhà xuất khẩu xin không được giấy phép, không có khả năng thực hiện hợp đồng thì nhà nhập khẩu sẽ ra ngân hàng mở L/C xin hủy bỏ L/C đã mở.

Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable letter of credit)

Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C, nếu không có sự đồng ý của người bán (nhà xuất khẩu) và các bên có liên quan.

Áp dụng loại L/C này, người bán đảm bảo chắc chắn hơn trong thanh toán nhưng còn tùy thuộc vào cam kết của ngân hàng mở. Còn đối với người mua (nhà nhập khẩu) kém linh hoạt hơn vì loại L/C này chỉ có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ nếu tất cả các bên có liên quan đồng ý (thực tế đã xảy ra sự đồng ý như vậy trong quan hệ mua bán).

66

Page 67: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Chính vì đảm bảo quyền lợi của cả hai bên, nên loại thư tín dụng này đang được sử dụng phổ biến. Tính phổ biến đến mức, nếu khi mở L/C mà không ghi rõ loại L/C nào thì theo UCP 500 được coi là L/C không thể hủy ngang.

Khi sử dụng loại L/C này, ở cuối L/C thường ghi mẫu câu cam kết sau đây: “Dưới đây chúng tôi xin cam kết với người ký phát hoặc người chủ hối phiếu trung thực rằng, các hối phiếu được ký phát hoặc chiết khấu phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng sẽ được thanh toán trước khi đến hạn theo đúng các điều kiện ghi trong thư tín dụng”.

Thư tín dụng không thể hủy ngang và có xác nhận (Confirmed and Irrevocable letter of credit)

Là loại thư tín dụng ngoài việc không thể hủy ngang lại có thêm một yêu cầu được một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo cam kết thanh toán, do người bán không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở L/C đối với những L/C có giá trị tương đối lớn. Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng lớn hạng nhất (first class) có uy tín trong nước hoặc nước ngoài. Ngân hàng càng lớn, càng nổi tiến thì phí xác nhận càng cao có khi lên đến 1% giá trị L/C. Khi sử dụng L/C xác nhận thì ngân hàng xác nhận phải ký xác nhận trên L/C và trong L/C phải ghi rõ tên ngân hàng xác nhận.

VD: We hereby open confirmed irrevocable by bank of China HoChiMinh City branch Vietnam (có nghĩa là L/C được xác nhận tại ngân hàng Trung Quốc chi nhánh TP.HCM Việt Nam).

Ngân hàng chỉ đồng ý xác nhận L/C trong những điều kiện như sau:

Đáng giá được tình hình tài chính của ngân hàng mở L/C, có nghĩa là giữa ngân hàng mở L/C và ngân hàng xác nhận có quan hệ thường xuyên với nhau, là đại lý của nhau. Ngân hàng mở L/C có tài khoản tiền gởi tại ngân hàng xác nhận, nếu chứng từ hợp lý ngân hàng xác nhận thanh toán tiền hàng cho người hưởng lợi L/C và được phép ghi nợ trên tài khoản tiền gửi của ngân hàng mở L/C tại ngân hàng xác nhận.

Tùy theo mối quan hệ ngân hàng mở L/C và ngân hàng xác nhận có thường xuyên với nhau, tin tưởng lẫn nhau hay không? Ngân hàng xác nhận có sẵn sàng cấp tín dụng cho ngân hàng mở L/C hay không mà ngân hàng xác nhận yêu cầu ngân hàng mở L/C phải ký quỹ một số tiền nhất định có khi lên đến 100% giá trị L/C.

Ngân hàng xác nhận là ngân hàng mẹ cấp vốn cho chi nhánh của mình là ngân hàng mở L/C.

Theo quy định của UCP 500 thì trách nhiệm pháp lý của ngân hàng xác nhận đối với người thụ hưởng cũng tương tự như ngân hàng mở L/C, nếu người thụ hưởng hoàn thành các điều khoản trong thư tín dụng.

Áp dụng loại này:

Người bán có sự tin tưởng chắc chắn trong thanh toán vì cả 2 ngân hàng: ngân hàng mở L/C và ngân hàng xác nhận đều cam kết thanh toán nghĩa là, nếu vì lý do nào đó, ngân hàng mở L/C không thanh toán thì đã có ngân hàng xác nhận cam kết thanh toán.

Người mua phải trả phí xác nhận. Vì nguyên tắc người mua phải trả phí xác nhận nhưng trong thực tế người thụ hưởng phải trả phí xác nhận.

Do vậy, việc có hay không áp dụng loại L/C này tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm cùa người bán đối với ngân hàng mở L/C về khả năng tài chính của ngân hàng mở L/C, tình hình kinh tế và chính trị của nước có ngân hàng mở L/C.

67

Page 68: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Thư tín dụng không hủy bỏ miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C)

Là loại L/C mà sau khi người hưởng lợi đã nhận được tiền thì ngân hàng mở L/C không được quyền đòi tiền lại trong bất cứ trường hợp nào. Trong trường hợp chấp nhận hối phiều thì khi lập hối phiếu người ký phát trên hối phiếu phải ghi “miễn truy đòi người ký phát” (without recourse to drawer) và trên L/C cũng phải ghi như vậy. Trên thực tế loại L/C này được sử dụng phổ biến.

Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit)

Đặc trưng của loại thư tín dụng này là sau khi người hưởng lợi sử dụng xong một khoản tiền, thì giá trị của thư tín dụng được tự động tăng lên bằng giá trị ban đầu của nó, trong thời gian quy định, và người hưởng có quyền tiếp tục sử dụng.

VD: Một nhà nhập khẩu mua đều đặn khối lượng thép nhất định từ nhà xuất khẩu. Nhà nhập khẩu sẽ mở L/C tuần hoàn trị giá 500 000EUR. Nhà xuất khẩu giao hàng và lập hối phiếu đòi tiền 400 000EUR. Khi hối phiếu được thanh toán thì L/C tự động tăng giá trị thêm 400.000EUR và trị giá L/C trở lại 500 000EUR

Thư tín dụng tuần hoàn thường có những chỉ thị theo những dạng sau:

Thư tín dụng tuần hoàn có hiệu lực tới 25 tháng 5 năm 2003 hoặc

Thư tín dung tuần hoàn này sẽ được tuần hoàn trong 5 lần cho tới khi đủ 400 000EUR

Loại thư tín dụng tuần hoàn thường ghi chú Hủy ngang – Revocable – điều đó có nghĩa là sẽ được điều chỉnh hay hủy bỏ bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, nó rất ít được sử dụng trong ngoại thương vì không có sự đảm bảo chắc chắn về thanh toán.

Tuy nhiên loại thư tín dụng này được dùng rất nhiều trong trường hợp mua bán với bạn hàng rất quen thuộc và có tiếng trên thế giới, lợi thế của loại thư tín dụng này là tạo điều kiện tốt cho nhà nhập khẩu không bị ứ đọng vốn, mua được hàng hóa trong suốt thời gian dài, khi thị trường đang có lợi cho mình. Đồng thời, nhà nhập khẩu khi mở thư tín dụng tuần hoàn, thì không phải yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở thêm các thư tín dụng khác cùng một đơn đặt hàng. Mặt khác, nhà xuất khẩu không phải chờ đợi thư tín dụng mới, cũng như điều kiện thuận lợi là khi giao hàng nhà xuất khẩu có thể nhận được tiền ngay trong cùng một thư tín dụng.

Người ta phân biệt thư tín dụng tuần hoàn ra làm hai loại: tín dụng tuần hoàn tích lũy và tín dụng tuần hoàn không tích lũy.

Tín dụng tuần hoàn tích lũy (cummulative revolving L/C): Được hiểu là trong một thời gian quy định, nếu nhà xuất khẩu không thực hiện được việc giao hàng, thì vào thời gian quy định tiếp theo, thì nhà xuất khẩu được phép giao hàng với trị giá bằng trị giá của kỳ chưa thực hiện được, cộng với trị giá phải giao trong kỳ này. Nghĩa là được phép cộng dồn.

VD: Tổng trị giá L/C lên đến 1 triệu cho phép tuần hoàn tích lũy hàng tháng, lên đến mức tối đa là 12 triệu. Thời gian giao hàng là từ tháng 01 năm 2002 đến tháng 12 năm 2002. Nhà xuất khẩu đã thực hiện như sau:

Tháng 01 năm 2002 đã giao hàng đúng quy định với trị giá 1 triệu EUR

Tháng 02 và 03 năm 2002 nhà xuất khẩu không giao được hàng.

Tháng 04 năm 2002 nhà xuất khẩu đã giao hàng với trị giá 3 triệu EUR. Tức là nhà xuất khẩu được phép nâng giá trị giao hàng của mình trong đợt này lên tới 3 lần, nhờ vào L/C tích lũy tuần hoàn hàng tháng.

68

Page 69: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

Tín dụng tuần hoàn không tích lũy (No cummulative revolving L/C): Theo đó nhà xuất khẩu không được phép xuất hàng với trị giá không vượt quá giá trị L/C quy định, nếu kỳ trước không thực hiện giao đủ hàng. Nghĩa là nhà xuất khẩu không được phép cộng dồn.

VD: Tổng trị giá L/C lên đến 1 triệu EUR hàng tháng, không được phép tuần hoàn tích lũy, tổng trị giá tối đa là 12 triệu EUR. Thời gian giao hàng là từ tháng 01 năm 2002 đến tháng 12 năm 2002. Nhà xuất khẩu đã thực hiện như sau:

Tháng 01 năm 2002 đã giao hàng đúng quy định với trị giá 1 triệu EUR

Tháng 02 và 03 năm 2002 nhà xuất khẩu không giao được hàng.

Tháng 04 năm 2002 nhà xuất khẩu chỉ được phép giao hàng với đúng trị giá 1 triệu EUR

Bên cạnh đó thư tín dụng tuần hoàn có thể được chia ra làm 3 cách tuần hoàn như sau:

L/C tuần hoàn tự động: nếu L/C giai đoạn trước hết thời hạn thì giai đoạn sau tự động có giá trị mà không cần có sự thông báo của ngân hàng mở L/C.

L/C tuần hoàn không tự động: nếu L/C giai đoạn trước hết thời hạn thì giai đoạn sau muốn có giá trị phải có sự thông báo của ngân hàng mở L/C cho nhà xuất khẩu.

L/C tuần hoàn bán tự động: nếu L/C giai đoạn trước hết thời hạn thì giai đoạn sau mà không cần có ý kiến nào của ngân hàng mở L/C thì L/C tự động có giá trị hiệu lực.

Một thư tín dụng tuần hoàn đòi hỏi ngân hàng mở L/C hoặc người yêu cầu mở L/C cần ghi chú rõ ràng, bởi vì thực tế về sau, trong quá trình thực hiện cò thể xảy ra những ý kiến khác nhau.

Thư tín dụng giáp lưng (Back to back letter of credit)

Là loại L/C được mở trên cơ sở L/C mà nhà nhập khẩu đã mở cho nhà nhập khẩu hưởng để thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, nhà xuất khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ của mình mở L/C cho nhà cung cấp hưởng với nội dung gần giống nhau, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng, L/C mở đầu gọi là L/C gốc. Tuy nhiên giữa hai L/C trên có điểm khác nhau như sau:

Số chứng từ xuất trình của L/C phải nhiều hơn L/C gốc.

Giá trị L/C giáp lưng thường nhỏ hơn L/C gốc, phần chênh lệch dành cho nhà xuất khẩu hưởng nhằm để bù đắp chi phí phát sinh và có lãi.

Thời gian giao hàng L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc.

Sử dụng L/C này thường xảy ra khó khăn là sai sót về mặt chứng từ, thường là vận đơn do bên thứ ba lập, tức là người cung cấp hàng, nên có thể nội dung không đúng với điều kiện ghi trong L/C, ký hậu vận đơn không phù hợp L/C, xuất trình chậm hoặc không trọn bộ… Để đảm bảo các điều kiện của L/C giáp lưng phải phù hợp với L/C gốc, nhà xuất khẩu cần phải kết hợp khéo léo các điều kiện của L/C giáp lưng với L/C gốc, nên rất phức tạp, vì thế ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên quan hệ mua bán trung gian có thể cần sử dụng L/C loại này.

Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable credit)

Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ trong đó cho phép người hưởng lợi (nhà xuất khẩu hay người hưởng lợi đầu tiên) yêu cầu ngân hàng thanh toán thư tín dụng (trả tiền, chấp nhận hối phiếu, chiết khấu hối phiếu) chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị

69

Page 70: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

L/C cho một hay nhiều người (người hưởng lợi thứ hai). Mỗi L/C chỉ được quyền chuyển nhượng một lần và chi phí phát sinh trong việc chuyển nhượng sẽ do người hưởng lợi đầu trả tiền. Trên L/C phải ghi rõ chuyển nhượng (transferable) (điều 48 UCP 500). Sử dụng L/C loại này đáp ứng nhu cầu về vốn của nhà xuất khẩu trong từng thương vụ cụ thể mà không cần sử dụng vốn riêng của mình hay huy động thêm vốn điển hình trong mua bán tay ba.

Có thể thay đổi một số điều kiện trong L/C như thay đổi ngày giao hàng, thời gian hiệu lực, giảm giá trị L/C. Hạn chế của L/C loại này là không đảm bảo chắc chắn quyền lợi cho nhà cung cấp nếu như chứng từ thanh toán không nhất quán, nên việc thanh toán có thể bị chậm trễ, thủ tục tương đối rườm rà và phức tạp, nên trên thực tế ít được sử dụng.

Thư tín dụng thương mại (Commercial letter of credit)

Thư tín dụng thương mại được sử dụng chủ yếu tại Mỹ và một vài nước Châu Á. Nó được phân biệt với thư tín dụng thông thường qua các đặc điểm sau:

Thư tín dụng thương mại luôn luôn là thư tín dụng chiết khấu, song không được tự do chiết khấu mà chỉ hạn chế tại một ngân hàng được chỉ định cụ thể trên thư tín dụng.

Thư tín dụng thương mại luôn luôn được gửi trực tiếp cho người hưởng.

Thư tín dụng thương mại thường được quy định nơi thanh toán là ngân hàng mở L/C.

Thư tín dụng thương mại yêu cầu hối phiếu trả tiền ngay hay trả tiền chậm, đòi tiền ở ngân hàng mở L/C.

Thư tín dụng thương mại không ghi điều khoản hoàn trả, mà chỉ ghi điều khoản người cầm phiếu trung thực. Điều khoản này được ghi với nội dung cơ bản như sau:”We hereby agree with drawer, endorser and bona fide holders of draft drawn under and in compliance with the terms and conditions of this credit that such drafts will be duly honoured on the due presentation to the drawee”.

Mỗi lần thanh toán ngân hàng thanh toán phải ghi vào mặt sau bản chính thư tín dụng thương mại số tiền, ngày thanh toán và chữ ký nhân viên thực thi việc thanh toán đó.

Khi thư tín dụng thương mại quy định tự do thanh toán – free negotiation – thì ngân hàng thông báo phải giao bản chính của thư tín dụng thương mại cho người được hưởng, nhờ đó người hưởng có thể xuất trình chứng từ liên quan đến bất kỳ ngân hàng nào.

Thư tín dụng ứng trước (Packing letter of credit)

Thư tín dụng ứng trước hay còn gọi là Anticipatory letter of credit, là một tín dụng chứng từ, trong đó quy định một khoản tiền được ứng trước cho nhà xuất khẩu tại một thời điểm xác định trước khi chứng từ hàng hóa được xuất trình. Đối với khoản ứng trước này, người ta thường quy định trong một điều khoản đặc biệt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan trong thư tín dụng thực hiện.

Trong thực tế cần phân biệt Điều khoản đỏ và điều khoản xanh.

Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause letter of credit).

- Điều khoản đỏ không được đảm bảo: có nghĩa là khoản tiền ứng trước không được đảm bảo đối với ngân hàng mở hoặc người yêu cầu mở L/C, tức là khoản tiền trả

70

Page 71: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

trước được thực hiện khi nhà xuất khẩu xuất trình hóa đơn với một sự cam kết của họ.

- Điều khoản đỏ được đảm bảo: bên cạnh các giấy tờ nêu trên, người hưởng phải xuất trình thêm các chứng từ có giá trị như thư bảo lãnh của ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu hoặc giấy nhập kho.

Thư tín dụng có điều khoản đỏ thực chất là sự ủy quyền của ngân hàng mở L/C đối với ngân hàng chiết khấu, ứng trước một khoản tiền cho người hưởng để giúp ngưòi hưởng có thêm nguồn vốn mua hàng cho L/C đã mở. Theo thư tín dụng có điều khoản đỏ, người hưởng có thể đòi một khoản tiền nhất định của thư tín dụng trước khi giao hàng. Và số tiền ứng trước này sẽ được trừ vào số tiền thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ với ngân hàng.

Thư tín dụng có điều khoản xanh: giống như thư tín dụng điều khoản đỏ có bảo đảm. Ngày nay loại thư tín dụng có điều khoản xanh không còn tồn tại nữa.

Thư tín dụng dự phòng (Standby letter of credit)

Là loại L/C được mở nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu nhận được L/C nhưng lại không có khả năng giao hàng. Ngân hàng mở L/C cam kết với nhà nhập khẩu sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp nhà xuất khẩu không hoàn thành nghiệp vụ giao hàng và bồi thường các khoản thiệt hại do mình gây cho nhà nhập khẩu nếu như nhà nhập khẩu ứng trước tiền hàng, tốn chi phí mở L/C hoặc đặt cọc một số tiền nhất định… Ngoài ra L/C dự phòng còn được sử dụng trong đấu thầu quốc tế và đầu tư quốc tế. Loại thư tín dụng dự phòng này được sử dụng phổ biến ở Mỹ, Nhật và một số quốc gia mà ngân hàng không thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.

Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred payment letter of credit)

Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ được ngân hàng mở L/C cam kết với người hưởng lợi thanh toán dần số tiền ghi trong L/C trong thời gian hiệu lực quy định. Thư tín dụng loại này được áp dụng trong quan hệ mua bán chịu, các khoản tín dụng thương mại phát sinh giữa các nhà xuất nhập khẩu với nhau.

6..5.6. Những vấn đề cần chú ý khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ

Cơ sở pháp lý của tín dụng chứng từ:

* Toàn bộ phương thức tín dụng chứng từ dựa vào “ quy tắc về tập quán và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ” (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit – UCP) do phòng thương mại quốc tế ICC tại Paris ấn hành lần đầu tiên năm 1933. Để ngày càng phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế đến nay UCP đã 5 lần sửa đổi vào 1952, 1962, 1974, 1983 (UCP 400), 1993 (UCP 500). Hiện nay UCP được sử dụng 180 nước trên thế giới, 1962 lần đầu tiên được dịch ra tiếng Việt.

* UCP được coi là một văn bản quy tắc hướng dẫn tùy ý các bên sử dụng được quyền lựa chọn một trong sáu bản UCP. Khi sử dụng cần dẫn chiếu vào L/C bản UCP nào?

* UCP 500 bao gồm 2 nhóm quy định khác nhau:

Nhóm quy định bắt buộc, có nghĩa là không được làm trái với những điều bắt buộc mà UCP đã đề ra, những quy định này mang tính chất nền tảng để tạo nên phương thức này.

Nhóm quy định không mang tính chất bắt buộc, được quyền chọn lựa áp dụng hoặc không áp dụng cần phải ghi rõ.

71

Page 72: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

VD: Thời hạn xuất trình L/C cần phải được ghi rõ trong L/C, thông thường là sau bao nhiêu ngày kể từ ngày giao hàng, nếu không quy định thì theo điều 43 UCP 500 thì thời hạn xuất trình chứng từ là 21 ngày kể từ ngày giao hàng.

* Ngoài văn bản UCP trong quá trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ còn đuợc điều chỉnh bởi luật quốc tế như luật về hối phiếu: Công ước Geneve 1930, luật hối phiếu của Anh năm 1882 và luật thương mại thống nhất năm 1962 của Mỹ.

Vấn đề điều chỉnh L/C:

Trên thực tế điều chỉnh L/C, sửa đổi L/C có thể từ phía người mở L/C, người hưởng lợi L/C, nhưng phải có sự đồng ý chấp nhận của ngân hàng mở L/C, đối với L/C không thể hủy ngang có xác nhận thì phải có thêm sự đồng ý chấp nhận của ngân hàng xác nhận. Chi phí sửa đổi do người nào đề nghị sửa đổi hoặc phát lệnh trả lời thì phải trả tiền.

Những chi phí phát sinh liên quan đến nghiệp vụ chứng từ:

Đối với ngân hàng mở L/C:

- Chi phí mở L/C phát sinh khi ngân hàng mở L/C, thường do nhà nhập khẩu trả.

- Chi phí sửa đổi: phát sinh khi người mở L/C có yêu cầu sửa đổi, điều chỉnh L/C do người mở L/C trả.

- Chi phí thực hiện L/C: phảt sinh khi ngân hàng mở L/C tiếp nhận bộ chứng thanh toán, nếu thấy phù hợp với các điều kiện ghi trong L/C thì thực hiện thanh toán tiền.

- Chi phí chấp nhận: phát sinh khi ngân hàng thay mặt nhà nhập khẩu ký chấp nhận hối phiếu và có nhiệm vụ thanh toán hối phiếu khi đến hạn.

- Chi phí thanh toán trả chậm: được tính từ lúc ngân hàng tiếp nhận bộ chứng từ thanh toán cho đến lúc đến hạn trả tiền.

Đối với ngân hàng thông báo L/C, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiế khấu…

- Chi phí thông báo: phát sinh khi ngân hàng thông báo L/C cho nhà xuất khầu.

- Chi phí xác nhận: phát sinh khi nhà xuất khẩu yêu cầu một ngân hàng nào đó xác nhận L/C.

- Chi phí sửa đổi L/C: khi nhà xuất khẩu yêu cầu sửa đổi L/C đã mở phải thông qua ngân hàng thông báo L/C để chuyển đến ngân hàng mở L/C.

Chi phí phát sinh sẽ do ai chịu cần phải ghi rõ trong thư tín dụng. Nếu chi phí do người mở L/C trả thì ngân hàng sẽ lập bảng kê thu trực tiếp qua ngân hàng mở L/C. Nếu các chi phí do người hưởng lợi trả thì ngân hàng thông báo sẽ tự động trích từ số tiền thu bán hàng của người hưởng lợi.

72

Page 73: Tai_lieu_giang_day_TTQT

TLGD Thanh toán Quốc tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn, Thanh toán quốc tế, Nxb. Tài chính, 1998.

2. Nguyễn Ninh Kiều, Thị trường ngoại hối và Thanh toán quốc tế, Nxb. Đại học quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh, 2001.

3. Nguyễn Ninh Kiều, Thị trường ngoại hối, Nxb. Tài chính, 1998.

4. Lê Văn Tề, Thanh toán quốc tế, Nxb. Thống kê, 2000.

5. Nguyễn Văn Tiến, Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, Nxb. Thống kê, 2001.

6. Đinh Xuân Trình, Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nxb. Giáo dục, 2002.

7. Đinh Xuân Trình, Thị trường ngoại hối và thanh toán quốc tế, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 2001.

8. Nguyễn Thị Cẩm Tuyền, Tiền tệ, Thanh toán và Tín dụng quốc tế, Cần Thơ, 2003.

73