tham luẬn hỘi thẢo - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · Ủy ban...

82
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1. Đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực Đông Nam Bộ....................................................................................... 2 2. Kiến tạo, xây dựng và vận hành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................... 7 3. Bình Dương với mục tiêu thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và xây dựng thành phố thông minh .............................................................................. 16 4. Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong điều kiện của tỉnh Bình Phước ...................................................................................................... 24 5. Tình hình triển khai quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – thuận lợi và khó khăn ........................ 29 6. Hoạt động ươm tạo doanh nghiệp tại vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao và giải pháp nâng cao chất lượng các dự án khởi nghiệp .................................. 32 7. Khởi nghiệp trong nông nghiệp hiện trạng và một vài giải pháp................... 41 8. Hiệu quả hoạt động hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong thời gian qua. Những thuận lợi – khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng các dự án khởi nghiệp .............................................................................................................. 46 9. Kết nối vùng về truyền thông khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: càng làm sớm, hiệu quả càng cao......................................................... 51 10. Đầu tư Startup - cơ hội và thách thức ........................................................ 55 11. Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Công ty CP Tăng tốc Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam ................................................................................ 69 12. Hoạt động đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 71 13. Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ ngành nông lâm nghiệp - thuận lợi và khó khăn ................................................................................................................. 77 14. Đào tạo cán bộ quản lý trung tâm ươm tạo doanh nghiệp ........................... 80

Upload: vucong

Post on 29-Aug-2019

220 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1

THAM LUẬN HỘI THẢO

1. Đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực Đông Nam Bộ ....................................................................................... 2

2. Kiến tạo, xây dựng và vận hành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................... 7

3. Bình Dương với mục tiêu thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và xây dựng thành phố thông minh .............................................................................. 16

4. Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong điều kiện của tỉnh Bình Phước ...................................................................................................... 24

5. Tình hình triển khai quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – thuận lợi và khó khăn ........................ 29

6. Hoạt động ươm tạo doanh nghiệp tại vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao và giải pháp nâng cao chất lượng các dự án khởi nghiệp .................................. 32

7. Khởi nghiệp trong nông nghiệp hiện trạng và một vài giải pháp ................... 41

8. Hiệu quả hoạt động hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong thời gian qua. Những thuận lợi – khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng các dự án khởi nghiệp .............................................................................................................. 46

9. Kết nối vùng về truyền thông khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: càng làm sớm, hiệu quả càng cao ......................................................... 51

10. Đầu tư Startup - cơ hội và thách thức ........................................................ 55

11. Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Công ty CP Tăng tốc Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam ................................................................................ 69

12. Hoạt động đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 71

13. Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ ngành nông lâm nghiệp - thuận lợi và khó khăn ................................................................................................................. 77

14. Đào tạo cán bộ quản lý trung tâm ươm tạo doanh nghiệp ........................... 80

Page 2: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

2

ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ

Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN

I. Hiện trạng phát triển khởi nghiệp khu vực Đông Nam Bộ

Năm 2016 được Chính phủ chọn là “Năm quốc gia khởi nghiệp”, với mục tiêu đưa Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo đi vào thực tế, Chính phủ đã ban hành Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Có thể nói, chưa bao giờ hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được diễn ra mạnh mẽ và lan rộng khắp cả nước như thế, chưa bao giờ khởi nghiệp nhận được sự quan tâm của xã hội, của Chính phủ, của các cấp chính quyền nhiều như thế. Tinh thần khởi nghiệp đã có sự chuyển động tích cực từ các Bộ, Ban, Ngành, đến các tỉnh, địa phương trên cả nước. Nhờ vậy, “làn sóng khởi nghiệp” đã lan rộng và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng và có hàng nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập.

Trong bối cảnh đó, Đông Nam Bộ - một trong những vùng kinh tế động lực quan trọng hàng đầu của cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng cao, bền vững ở nhiều lĩnh vực, đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST trên nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực. Hiện, vùng Đông Nam Bộ đứng thứ hai cả nước về số doanh nghiệp (DN) thành lập mới với hơn 3.370 DN (chiếm 69%). Chỉ riêng sáu tháng đầu năm 2016, vùng ĐNB thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước, chiếm 51,6% số dự án cấp mới, 62,5% lượt dự án tăng vốn và 42,2% tổng vốn đầu tư cả nước.

Về hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp ĐMST, hiện nay trên toàn khu vực Đông Nam Bộ có 08 vườn ươm khởi nghiệp (Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, Vườn ươm doanh nghiệp Khoa học Công nghệ thuộc Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, v.v); 03 tổ chức thúc đẩy kinh doanh (Chương trình hỗ trợ năng lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, Alpha starup, Mekong Capital); 16 khu làm việc tập trung (Esmart, Gooffice, Citihub, cirCO, v.v.). Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh cũng đào tạo phát triển ý tưởng kinh doanh, đánh giá sản phẩm khởi nghiệp cho 1523 cá nhân và nhóm cá nhân, kết nối 3200 cá nhân và nhóm cá nhân với nhà đầu tư, chuyên gia và tổ chức tư vấn; kết nối trên 20 cơ sở ươm tạo DN (cả tư nhân và nhà nước) trên địa bàn tp; hỗ trợ đào tạo về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho 37 giảng viên của 15 trường đại học để hình thành đội ngũ giáo viên về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; hỗ trợ công tác vận hành vườn ươm cho 03 trường đại học trên địa bàn thành phố.

Page 3: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

3

Về công tác xây dựng nền tảng, thúc đẩy sự kiên kết hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, hàng loạt sự kiện, chương trình được tổ chức nhằm mục đích liên kết các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước như Ngày hội khởi nghiệp (Startup day), Cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp (Startup Wheel), Tuần lễ khởi nghiệp ĐMST hàng năm, v.v. Ngoài ra, để thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế, khu vực đã triển khai kết nối với các hoạt động ươm tạo và ĐMST của Bộ KH&CN (Chương trình Đối tác ĐMST Việt Nam – Phần Lan, Chương trình thúc đẩy khởi nghiệp Việt Nam), các tổ chức hỗ trợ kinh doanh và tài chính quốc tế (ADB, Microsoft Đại học Tsukuba, TEN-Canada…), v.v. Cùng với đó, TP. Hồ Chí Minh đã hình thành cổng thông tin ĐMST (3 trang “Đổi mới sáng tạo”, “khởi nghiệp”, “sáng kiến cộng đồng”) với mục đích thúc đẩy hoạt động truyền thông khởi nghiệp ĐMST và xây dựng văn hóa khởi nghiệp.

Nhìn chung, với những hoạt động tương đối sôi nổi, môi trường khởi nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ bắt đầu phát triển, nhiều hoạt động hỗ trợ các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST đã được tổ chức, tuy nhiên chưa có sự đồng đều giữa các tỉnh, thành, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Bên cạnh đó, các hoạt động kết nối các thành phần trong hệ sinh thái khởi giữa từng tỉnh trong khu vực, cũng như giữa các vùng lân cận còn hạn chế.

II. Hiện trạng chính sách

1. Chính phủ

Để thúc đẩy vào sự phát triển của cả nước nói chung và của miền Đông Nam

Bộ nói riêng Chính phủ đã ban hành những Văn bản để hướng dẫn, chỉ đạo các

Bộ ngành và địa phương triển khai những hoạt động ĐMST cụ thể như sau:

- Nghị quyết số 35/NQ-CP về “hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm

2020” được ban hành ngày 16 tháng 5 năm 2016, trong Nghị quyết nêu rõ là đến

năm 2020, xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển

bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các

doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh.

- Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ban hành ngày 06 tháng 02 năm 2017 về

việc “tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường

kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến

năm 2020”. Trong Nghị quyết này cũng chỉ ra rất rõ về mục tiêu và các chỉ tiêu

chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 về việc phê duyệt

Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”

của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ mục tiêu của Đề án này tạo lập môi trường thuận

lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp

có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô

Page 4: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

4

hình kinh doanh mới. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp

đổi mới sáng tạo; thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc

gia; hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh

nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán

và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng. Đến năm 2025 hỗ trợ

phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ phát triển 600 doanh

nghiệp đổi mới sáng tạo; 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi được vốn đầu tư

từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước

tính khoảng 2.000 tỷ đồng.

- Theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội ban hành ngày

12 tháng 6 năm 2017, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao trách nhiệm dẫn việc

thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung, hỗ trợ nâng cao năng

lực công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (quy định tại khoản 3 Điều 24) và

phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo các quy định chi tiết hướng dẫn

một số Điều của Luật.

- Bên cạnh đó, Luật chuyển giao công nghệ 2017 (Luật số: 07/2017/QH14)

có hiệu lực từ 1/7/2018 bổ sung cơ chế hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng

dụng, đổi mới công nghệ; sửa đổi quy định về thúc đẩy thương mại hóa kết quả

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Đặc biệt, luật bổ sung giải pháp

phát triển thị trường khoa học và công nghệ; quy định về chuyển giao công nghệ

trong nông nghiệp; sửa đổi quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về chuyển

giao công nghệ.

2. Địa phương

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, các tỉnh miền Đông Nam Bộ

cũng đã đưa ra rất nhiều chương trình, kế hoạch và quyết định để hỗ trợ phát triển

hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST.

- Quyết định số 4181/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban

nhân dân thành phố Hồ Chính Minh về ban hành Chương trình Hỗ trợ doanh

nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập

quốc tế giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn thành phố Hồ Chính Minh.

- Quyết định số 5342/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban

nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp

đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 1923/QĐ-UBND về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến

năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương được ban hành ngày 26 tháng 7 năm 2016

của tỉnh Bình Dương đưa ra mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 35.000-40.000

doanh nghiệp hoạt động, trong đó có khoảng 3-5% doanh nghiệp quy mô lớn,

nguồn lực mạnh; xây dựng doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh và phát triển bền

vững.

Page 5: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

5

III. Khó khăn vướng mắc

Theo khảo sát đối với các DNKN và các nhà đầu tư ở Việt Nam, hiện tại hệ

sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước đang gặp phải một số khó khăn

như thiếu thông tin về các nguồn đầu tư, các chương trình và tổ chức hỗ trợ khởi

nghiệp, đặc biệt là thông tin về các chính sách, hỗ trợ của nhà nước cho khởi

nghiệp, thông tin về các DNKN tại Việt Nam, thiếu vốn để triển khai các dự án

kinh doanh và khó khăn trong việc chứng minh tiềm năng phát triển để thu hút

nguồn vốn đầu tư mạo hiểm từ các quỹ và các nhà đầu tư thiên thần vì trên thực

tế, các DNKN ĐMST tại Việt Nam thường phải “tự lực” trong vấn đề tài chính,

nghĩa là họ chỉ vay mượn tiền của gia đình, bạn bè để thực hiện các dự án kinh

doanh của mình và thường rủi ro của việc bỏ dự án giữa chừng do thiếu vốn là rất

cao. Ngoài ra về năng lực của bản thân các DNKN, nhiều nhà đầu tư trong nước,

quốc tế nhận xét rằng năng lực khởi nghiệp ĐMST ở Việt Nam chưa cao, nhiều

nhà sáng lập DNKN ĐMST không thể thuyết trình mạch lạc dự án kinh doanh của

mình, hoặc quá đề cao ý tưởng mà chưa hiểu về việc phát triển một mô hình kinh

doanh hiệu quả. Còn về môi trường pháp lý cho khởi nghiệp Việt Nam, với Luật

Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014, những thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng

ký đầu tư đã ngày càng được đơn giản hóa, các hoạt động đầu tư cho KH&CN

cũng đã được quy định ưu đãi cao về đất đai, thuế.

Vùng Đông Nam Bộ chưa định hình được mục tiêu đầu tàu phát triển; chưa

có chính sách, cơ chế thực sự hỗ trợ thúc đẩy vai trò "hạt nhân, tiên phong, dẫn

dắt" của TP. Hồ Chí Minh. Các đơn vị chưa thực sự hiểu rõ bản chất của khởi

nghiệp đổi mới sáng tạo nên các hoạt động còn mang tính lồng ghép, chưa thực

sự có tác động lớn đến hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các doanh

nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận nguồn vốn, nhân lực,

công nghệ, thông tin về thị trường, do thiếu các chính sách khuyến khích, lại có

quá nhiều thủ tục rườm rà.

IV. Đề xuất, kiến nghị

1. Về việc triển khai Đề án “ Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2020” (Đề án 844) tại khu vực Đông Nam Bộ

- Hoàn thiện và phát triển Cổng Thông tin khởi nghiệp ĐMST Quốc gia tại mỗi tỉnh, thành trong khu vực, kết nối với các cổng thông tin về khởi nghiệp ĐMST của các tổ chức, thành phố, bộ, ngành khác;

- Ưu tiên triển khai các hoạt động phù hợp với thực trạng khởi nghiệp ĐMST, đẩy mạnh các hoạt động kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp giữa các tỉnh, thành trong khu vực cũng như liên kết vùng nhằm phát huy hiệu quả cao nhất;

Page 6: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

6

- Chú trọng hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực, nhận thức về khởi nghiệp

ĐMST trên địa bàn khu vực cho các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST

(cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; cố vấn, huấn luyện

viên khởi nghiệp ĐMST; nhà đầu tư cho khởi nghiệp ĐMST; các cán bộ quản lý,

vận hành các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST; các cán bộ thuộc khối cơ quan

quản lý hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo);

- Định kỳ khảo sát, điều tra về thực trạng khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương để điều chỉnh kế hoạch phát triển cho phù hợp với tình hình thực tế.

2. Triển khai hoạt động truyền thông

- Đẩy mạnh truyền thông cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bằng cách tổ

chức các sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khu vực; tham gia và kết nối

với mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc tế.

3. Về mặt cơ chế, chính sách

- Cải cách hành chính, xây dựng các chính sách thuế, hỗ trợ và ưu đãi dành

cho doanh nghiệp khởi nghiệp và các nhà đầu tư; tạo môi trường thuận lợi cho hỗ

trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; đảm bảo quyền kinh doanh, quyền bình

đẳng tiếp cận các nguồn lực và cơ hộ kinh doanh của doanh nghiệp;

- Công nhận loại hình đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư thiên thần, đơn giản hóa thủ tục đăng ký, cung cấp tài chính hỗ trợ các cá nhân, nhóm khởi nghiệp để phát triển thành doanh nghiệp khởi nghiệp; thành lập Quỹ đầu tư theo hình thức đối ứng vốn với các quỹ đầu tư mạo hiểm, đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp có tiềm năng lớn./.

Page 7: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

7

KIẾN TẠO, XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

NỘI DUNG TRÌNH BÀY:

1. Cơ sở kiến tạo và xây dựng hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Hồ Chí Minh

2. Cấu trúc hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

3. Chương trình hành động

4. Kết quả bước đầu

5. Đề xuât các phương án hợp tác vùng

Page 8: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

8

Page 9: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

9

Page 10: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

10

Page 11: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

11

Page 12: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

12

Page 13: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

13

Page 14: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

14

Page 15: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

15

Page 16: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

16

BÌNH DƯƠNG VỚI MỤC TIÊU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ THÔNG MINH

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng

điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước,

phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp

thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Theo Nghị quyết số 136/NQ-

CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là

2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích

miền Đông Nam Bộ); dân số 1.802.500 người; 09 đơn vị hành chính cấp huyện

và 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn).

Nếu ngày xưa, dưới thời Pháp thuộc Bình Dương được biết đến bằng hình

ảnh một tỉnh lỵ “miệt vườn” thì ngày nay, từ sau khi tái lập tỉnh (01/01/1997),

Bình Dương đã trỗi dậy với chủ trương đổi mới được cụ thể hóa bằng những chính

sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bằng

việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi

cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, kinh tế - xã hội của Bình Dương bắt đầu

đạt những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng

công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét.

Đến nay, toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 10.560ha, tỷ

lệ cho thuê đạt 71% và 11 cụm công nghiệp với diện tích 802 ha, tỷ lệ cho thuê

đạt 62,2%. Trong đó có những khu công nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây dựng

kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý

sản xuất và bảo vệ môi trường như VSIP 1, 2, Mỹ Phước, … Nhiều khu đô thị và

dân cư mới văn minh, hiện đại được hình thành, tiêu biểu nhất là thành phố mới

Bình Dương với điểm nhấn là Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh đã chính

thức đi vào hoạt động từ ngày 20/02/2014.

Đến hết tháng 9 năm 2017, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 29.687 doanh

nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký trên 227.505 tỷ đồng, các doanh

nghiệp duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và giữ tốc độ tăng trưởng khá.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn

và mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương về mặt bằng kinh

Page 17: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

17

doanh, nguồn vốn và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác. Trong khi đó, các chính

sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh trong những năm qua chủ yếu tập trung vào

việc hỗ trợ pháp lý như tuyên truyền pháp luật cho doanh nghiệp; xây dựng các

kênh giải đáp pháp luật, các tổ tư vấn thực hiện tư vấn thủ tục hành chính. Đồng

thời, việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới dây chuyền sản

xuất, tiếp cận công nghệ mới chưa thực sự hiệu quả. Do đó, nền kinh tế Bình

Dương vẫn còn phải dựa vào sản xuất truyền thống, giá trị gia tăng của sản phẩm

thấp. Muốn thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

sản xuất công nghiệp toàn cầu thì cần phải tạo ra môi trường thuận lợi hỗ trợ và

thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp khoa học công nghệ và các

doanh nghiệp đổi mới phát triển. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, ngày 21/11/2016,

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã chính thức phê duyệt Đề án thành phố thông

minh Bình Dương tại Quyết định số 320/QĐ-UB. Theo đó, Đề án Thành phố

thông minh Bình Dương đề xuất ra những mô hình chiến lược, kế hoạch hành

động cụ thể dựa trên nền tảng mô hình Ba Nhà (Nhà nước – Nhà trường/Nhà khoa

học – Nhà doanh nghiệp) nhằm hỗ trợ việc hiện thực hóa kế hoạch phát triển kinh

tế xã hội tỉnh, hướng tới xây dựng Thành phố Thông minh. Định hướng chung

của đề án bao gồm 5 điểm sau:

1) Triển khai Mô hình Ba Nhà (hợp tác giữa nhà nước – nhà doanh nghiệp –

nhà khoa học / viện trường) ở Bình Dương, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh địa

phương.

2) Thúc đẩy hợp tác trong chuỗi cung ứng nhằm giải phóng tiềm năng của

một số lớn các ngành công nghiệp hiện thời để tăng cường giá trị đóng góp của

các ngành này.

3) Đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục và tăng cường hoạt động nghiên cứu

phát triển, gắn liền với thực tiễn.

4) Xây dựng thương hiệu và xác lập vị thế của tỉnh Bình Dương, quảng bá,

thu hút FDI trong các ngành sản xuất tiên tiến/ có giá trị gia tăng cao.

5) Tăng cường nâng cao tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo, đặc biệt trong

giới trẻ, bằng cách thiết lập các cơ sở hạ tầng cho vườn ươm doanh nghiệp

(Incubators) và không gian sáng tạo (maker spaces), Không gian thực nghiệm

công nghệ (TechLab), Không gian thực nghiệm chế tạo (FabLab)…

Kể từ khi được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo tập trung nguồn

lực thực hiện Đề án thành phố thông minh Bình Dương, trong đó lấy khoa học và

công nghệ, đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt lõi để phát triển.

Page 18: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

18

Trong năm 2016, trước khi Bình Dương chính thức phê duyệt Đề án thành phố thông minh, ngày 18/5/2016 Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 tại Quyết định 844/QĐ-TTg. Đề án 844 được phê duyệt đánh dấu mục tiêu “Quốc gia khởi nghiệp” của Việt Nam và là cơ sở để các địa phương trong cả nước triển khai các chương trình, kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Như vậy, ở Bình Dương việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp không chỉ là việc thực hiện các nội dung của Đề án 844 mà nó còn nằm trong định hướng phát triển Thành phố Thông minh Bình Dương. Mặc dù cơ sở để xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã được ban hành nhưng khi tiếp cận nhiệm vụ Sở Khoa học và Công nghệ gặp phải một số khó khăn nhất định mà quan trọng nhất có thể kể đến là 02 vấn đề cơ bản sau:

1) Đây là vấn đề còn khá mới mẻ và hàm chứa nhiều nội dung vượt khỏi lĩnh vực chuyên môn của cán bộ được phân công nhiệm vụ;

2) Chưa được sự quan tâm của các sở ngành khác có liên quan;

Do đó, để tạo tiền đề cho việc tiếp cận cũng như xây dựng kế hoạch triển

khai nhiệm vụ, Sở Khoa học và Công nghệ đã có những bước chủ động:

1) Phân công cán bộ nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước về mô hình Ba

nhà, Fablab/Techlab và khởi nghiệp;

2) Gửi cán bộ đi đào tạo bổ sung kiến thức có liên quan đến khởi nghiệp, qua

đó tăng cường sự hiểu biết, tạo được sự kết nối với các chuyên gia, các tổ chức;

3) Tích cực học tập các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp từ các tỉnh bạn mà điển

hình là Tp. HCM và Đà Nẵng để học tập kinh nghiệm, giúp định hướng trong việc

thực hiện nhiệm vụ tại địa phương mình;

4) Phối hợp tổ chức tập huấn về Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm cung

cấp thông tin nền tảng về khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp và các vấn đề liên

quan đến cán bộ, công chức các sở, ban, ngành và các trường đại học để phối hợp

với Sở KHCN triển khai các nhiệm vụ trong thời gian tới;

5) Tiến hành khảo sát hiện trạng cơ sở vật chất tại một số trường đại học, cao

đẳng trên địa bàn tỉnh nhằm định hướng cho việc xây dựng kế hoạch phát triển

các Fablab/Techlab trên địa bàn tỉnh;

6) Nghiên cứu chính sách hỗ trợ khởi nghiệp mới được ban hành và các chính

sách đã được áp dụng ở các địa phương bạn, nghiên cứu cơ chế đối tác công – tư

trong việc thực hiện nhiệm vụ KHCN để chuẩn bị tham mưu chính sách hỗ trợ

Page 19: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

19

khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương gắn với mục tiêu phát triển thành phố

thông minh Bình Dương.

Với những bước đi chủ động, Sở Khoa học và Công nghệ xác định tỉnh Bình

Dương có đủ tiềm năng để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp vững mạnh bởi:

1) Bình Dương là một tỉnh có ngành công nghiệp phát triển nhanh trong cả

nước; kinh tế tăng trưởng cao và ổn định; là vùng đất tiềm năng thu hút đầu tư

nước ngoài; cơ cấu dân số theo độ tuổi vẫn đang trong giai đoạn cơ cấu trẻ.

2) Bình Dương hiện có 8 trường đại học, 7 trường cao đẳng, 16 trường trung

cấp; 45 trung tâm và cơ sở dạy nghề; hạ tầng viễn thông được đầu tư phát triển

mạnh; nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ giao thương

với Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm khởi nghiệp sôi động nhất trong cả nước.

3) Bình Dương có các cơ sở giáo dục với thế mạnh nhất định:

Trường Đại học Thủ Dầu Một đang phát triển mạnh mẽ từng ngày với một

số ngành như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin…Trường đã tự nghiên cứu

sản xuất ra các sản phẩm như đông trùng hạ thảo, linh chi, tỏi đen, chế phẩm sinh

học dùng trong sản xuất phân hữu cơ,…

Đại học Quốc tế miền Đông đang triển khai phòng thí nghiệm chiếu sáng

Philip Lighting, ký kết hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp hàng đầu về công

nghệ như Bosch, Festo,..

Ngoài ra các trường Đại học Việt Đức, Cao đẳng nghề Việt Nam –

Singapore, Cao đẳng công nghệ cao Đồng An hiện đều có các phòng thí nghiệm

về tự động hóa, cơ khí chính xác hiện đại.

4) Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp tiềm năng:

Hiệp hội doanh nhân trẻ của tỉnh quan tâm đến hoạt động khởi nghiệp và

đã thành lập mạng lưới Doanh nhân Khởi nghiệp Bình Dương;

Đội ngũ lao động kỹ thuật có tay nghề và trình độ chuyên môn cao hiện

đang làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các dây chuyền

sản xuất tiên tiến, máy móc hiện đại;

Bên cạnh đó, tỉnh cũng có tiềm năng về sự hình thành và phát triển quỹ

đầu tư mạo hiểm, tổ chức thúc đẩy kinh doanh thông qua rất nhiều Hiệp hội, như

Hội cơ điện, Hội tin học, Hiệp hội ngành hàng,… đặc biệt là Hội Doanh nhân trẻ.

Page 20: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

20

Tuy nhiên, căn cứ theo những tiêu chí tại hướng dẫn của Bộ Khoa học và

Công nghệ về việc xây dựng kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi

nghiệp quốc gia” (Công văn số 1919/BKHCN-PTTTDN ngày 13/6/2017), hệ sinh

thái khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ ở Cấp độ 1: Hệ sinh thái mới hình

thành. Vì vậy, để phát triển được những tiềm năng đã được đánh giá để hình thành

và phát triển một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong tương lai thì cần thiết

phải xây dựng một kế hoạch theo lộ trình với mục tiêu cụ thể và trước hết cần ưu

tiên giải quyết những vấn đề sau:

1) Tập trung đẩy mạnh đào tạo cơ bản về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo,

hướng tới đối tượng sinh viên tại các trường Đại học, Cao đẳng; các cán bộ được

phân công thực hiện công tác có liên quan khởi nghiệp (các sở ngành, đoàn thanh

niên, hội phụ nữ, …).

2) Cần có cơ chế và bố trí nhân lực tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, hành

chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, đặc biệt trong các vấn đề về đăng

ký doanh nghiệp, thủ tục giải thể doanh nghiệp, gọi vốn đầu tư, …

3) Cần đầu tư không gian hỗ trợ, kết nối, gặp gỡ, tổ chức sự kiện cho các

thành phần của Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

4) Tham mưu xây dựng chính sách cho tỉnh nhằm hỗ trợ phát triển khởi

nghiệp sáng tạo đồng thời thực hiện được mục tiêu phát triển mô hình ba nhà trong

việc xây dựng thành phố thông minh Bình Dương.

Trên cơ sở những phân tích về tiềm năng, ưu thế cũng như những khó khăn,

hạn chế kết hợp với mục tiêu xây dựng thành phố thông minh Bình Dương, Sở

Khoa học và Công nghệ đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch

thực hiện Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh tại

Quyết định số 2513/QĐ-UBND ngày 20/9/2017. Kế hoạch được xây dựng với

mục tiêu:

1) Tạo lập môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi

nghiệp đổi mới sáng tạo;

2) Hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong cộng đồng, các

trường đại học, doanh nghiệp;

3) Khuyến khích nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đổi mới

trong sản xuất, kinh doanh;

Page 21: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

21

4) Tăng cường thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa nhà nước – nhà khoa học

- nhà doanh nghiệp, tiến tới xây dựng thành phố thông minh Bình Dương.

Trong thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ dự kiến sẽ triển khai các nội

dung của Kế hoạch mà Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt, cụ thể:

Hỗ trợ hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi

nghiệp sáng tạo. Trong đó, hỗ trợ hạ tầng, cơ sở vật chất cho hệ sinh thái khởi

nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp: thành lập Trung tâm sáng kiến cộng đồng và

hỗ trợ khởi nghiệp; hỗ trợ thành lập vườn ươm công nghệ tại các cơ sở giáo dục

đại học; hỗ trợ thành lập các phòng thí nghiệm thực nghiệm/chế tạo trên địa bàn

tỉnh, đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ

khởi nghiệp; đào tạo kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cơ bản và nâng

cao cho các đối tượng có nhu cầu tham gia hoạt động khởi nghiệp; đưa nội dung

đào tạo về các phương pháp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp vào các trường đại

học, cao đẳng, trường phổ thông trên địa bàn tỉnh;

Xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, từng bước hoàn

thiện cơ chế, hành lang pháp lý nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi giúp hình

thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cộng đồng sáng tạo;

Xây dựng Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Dương

để cung cấp thông tin, chính sách, pháp luật, nguồn nhân lực, nguồn đầu tư, giao

dịch đầu tư, sản phẩm, đối tác, khách hàng, mô hình kinh doanh mới, tin tức, sự

kiện,… về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

Xây dựng hoạt động truyền thông về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thúc

đẩy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ, làm tiền đề

cho thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp.

Trong các nhiệm vụ nêu trên, hỗ trợ hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và

thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo được xem là hoạt động cốt lõi. Sở sẽ thúc

đẩy việc thành lập Trung tâm sáng kiến cộng đồng và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Bình

Dương và thành lập phòng thí nghiệm chế tạo tại các trường để tạo điều kiện cho

các dự án khởi nghiệp có điều kiện phát triển.

Sở Khoa học và Công nghệ cũng sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển

khai các chương trình để cụ thể hóa các nhiệm vụ phát triển hệ sinh thái khởi

nghiệp như:

Phối hợp với Tỉnh Đoàn Bình Dương xây dựng và thực hiện Đề án Hỗ trợ

thanh niên khởi nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 – 2022, trong đó khởi

Page 22: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

22

đầu là việc tổ chức cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” với mục đích khuyến khích,

xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh; tạo sự

lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng;

Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Dương xây dựng

chương trình truyền hình “Khởi nghiệp”;

Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thực hiện Quyết định số 939/QĐ-TTg

ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ phụ nữ

khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”.

Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù kế hoạch kèm theo lộ trình triển khai nhiệm

vụ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Khoa học và Công nghệ vẫn còn

gặp một số khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao và đây cũng

chính là những kiến nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương để Hội

nghị cùng nghiên cứu, có giải pháp tháo gỡ:

1) Sự thấu hiểu về các hoạt động có liên quan đến khởi nghiệp của các cấp,

các ngành, từng địa phương chưa được đồng bộ, nhất là trong việc hỗ trợ các

doanh nghiệp khởi nghiệp về không gian làm việc, các gói tư vấn, ươm tạo cũng

như vốn mồi ở giai đoạn đầu chưa tạo được sự đồng thuận để hỗ trợ từ một số cơ

quan có liên quan.

2) Nguồn nhân lực hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp: công chức, cán bộ thực

hiện nhiệm vụ được phân công từ các sở ngành và các cơ sở giáo dục trên địa bàn

tỉnh cũng như các công ty lớn, các tổ chức có tiềm năng trở thành thành phần quan

trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp chưa thật sự quan tâm và hiểu biết sâu sắc về

khởi nghiệp.

3) Chính sách được trông chờ nhiều nhất là Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và

nhỏ vừa được Quốc hội thông qua, tuy nhiên, để địa phương có thể triển khai được

vào từng hoạt động cụ thể thì còn cả một quá trình. Vì vậy, trong quá trình triển

khai đề nghị Trung ương có hướng dẫn cụ thể để từng địa phương có cơ sở áp

dụng một cách đồng bộ và kịp thời.

4) Việc thực hiện cơ chế đối tác công – tư trong hỗ trợ các tổ chức, thành

phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp cần được quan tâm bởi hiệu quả xã hội trong

giai đoạn đầu hơn là lợi ích về kinh tế. Để xây dựng được tinh thần khởi nghiệp,

đam mê sáng tạo trong cộng đồng cần sự khởi xướng và xúc tác nhiều từ phía nhà

nước. Do đó, cơ chế đối tác công-tư trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học

Page 23: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

23

và công nghệ theo mô hình ba nhà, trong việc hỗ trợ thành lập các Fablab/Techlab

cũng như hỗ trợ cho các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp, ươm tạo công nghệ cần

được thực hiện thí điểm để đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc triển khai mở

rộng.

Thực tế cho thấy rằng, nếu khởi nghiệp là một lộ trình dẫn đến thành công

thì ở đó cơ chế chính sách là những tác nhân ngoại lực, đổi mới và sáng tạo là nội

lực, chúng ta hi vọng rằng trong giai đoạn này, nhà nước cùng với những “ngoại

lực” và quyết tâm cao độ của các địa phương sẽ góp phần củng cố, thúc đẩy “nội

lực” của toàn dân tộc phát triển mạnh mẽ đạt được mục tiêu Quốc gia khởi nghiệp

trong tương lai gần nhất có thể./.

Page 24: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

24

PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước

Trong xu thế phát triển hiện nay, các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

tuy mới hình thành nhưng ngày càng sôi động. Đặc biệt, với việc ban hành Quyết

định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt

Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025,

nhiều địa phương trên cả nước đã và đang trong quá trình soạn thảo ban hành Kế

hoạch triển khai thực hiện Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

phù hợp với điều kiện, đặc thù riêng biệt, qua đó, đã tạo nên một khí thế khởi

nghiệp hừng hực trong mỗi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nhóm cá nhân, trên

nhiều lĩnh vực.

Toàn tỉnh Bình Phước có hơn 4.600 doanh nghiệp, đa số có quy mô nhỏ,

trình độ công nghệ lạc hậu, tiềm lực kinh tế hạn chế, sức cạnh tranh yếu; năng lực

quản lý doanh nghiệp và trình độ tay nghề của người lao động còn hạn chế… chưa

đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Qua tham khảo kết quả khảo sát 500

doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (năm 2016) thì có đến 45,6% nhận định rằng năng

lực cạnh tranh là nguyên nhân khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải;

41,8% doanh nghiệp cho rằng nguồn cung cầu hàng hóa giảm; 27,4% doanh

nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng; 18,8% doanh nghiệp

gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường mới; 13,8% khó khăn về nguồn nhân

lực; 10,8% doanh nghiệp khóa khăn về thủ tục hành chính; 10,4% doanh nghiệp

khó khăn về giá thuê đất, mặt bằng…

Chính vì lý do đó, để Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

thành công trên địa bàn tỉnh Bình Phước, tỉnh đã xác định những lợi thế và thách

thức để các cấp, ngành, các doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn trong quá

trình khởi nghiệp, xây dựng, phát triển và mở rộng các hoạt động sản xuất, kinh

doanh trên địa bàn tỉnh.

Thuận lợi:

- Bình Phước là Tỉnh ở miền Đông Nam Bộ. Nằm trong Vùng kinh tế trọng

điểm phía Nam, có 260,433 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia nên

là cửa ngõ và là cầu nối của Vùng (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh – đầu tàu

Page 25: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

25

kinh tế của cả nước) với Tây Nguyên và nước bạn Campuchia. Bình Phước cũng

là Tỉnh ít bị ảnh hưởng bởi bão lụt nên có điều kiện thuận lợi để phát triển sản

xuất nông nghiệp, công nghiệp.

- Với tổng diện tích đất tự nhiên là 687.154 ha. Trong đó hầu hết là đất có

chất lượng cao và trung bình trở lên, thích hợp với phát triển sản xuất nông lâm

nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày, giúp cho Bình Phước có diện tích

các cây công nghiệp như cao su, điều, tiêu cao nhất cả nước. Ngoài ra Bình Phước

còn nhiều tài nguyên khác còn trong dạng tiềm năng chưa được khai thác nhiều

như rừng, sông, suối lớn, hồ đập, nước ngầm, đá vôi, cát, đá, đất sét,...

- Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, điện, nước, bưu chính

viễn thông, thông tin đã được đầu tư đến địa bàn xã phường, đáp ứng nhu cầu cơ

bản của người dân và nhà đầu tư.

- Công tác cải cách hành chính được thực hiện thường xuyên, tạo thuận lợi

cho người dân và doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh, thủ tục đầu tư, xây

dựng,...

- Các dịch vụ hỗ trợ đầu tư: ngân hàng, bảo hiểm, hải quan, tư vấn tài chính,..

đã phát triển hoạt động trên hầu hết địa bàn Tỉnh. Chính sách ưu đãi đầu tư của

Tỉnh có nhiều lợi thế so sánh với các Tỉnh, thành khác như: giá thuê đất; chế độ

miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất….

Những tồn tại, khó khăn:

- Sau 20 năm tái lập mặc dù đã có những thành công và kết quả phát triên

nhất định nhưng điều kiện KTXH của tỉnh vẫn chưa phát triển mạnh, chưa tương

xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Địa hình của tỉnh rất phức tạp nên việc tổ

chức nhân sự quản lý hành chính – kinh tế – xã hội, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa,

vùng cao gặp nhiều khó khăn. Có thể nói Bình Phước vẫn là một Tỉnh nghèo.

- Nguồn nhân lực chất lượng cao còn quá ít. Toàn tỉnh chỉ có 24% lao động

có qua các lớp đào tạo bài bản nên tính chuyên nghiệp thấp, cơ cấu ngành nghề

không phù hợp và không đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp và mục tiêu công

nghiệp hóa – hiện đại hóa.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Khu vực kinh tế nông – lâm –

ngư là khu vực chiếm tỉ trọng 36 % GDP, công nghiệp – xây dựng 25%, dịch vụ

38% trong đó ngành trồng trọt chiếm đến 95% giá trị ngành. Khu vực kinh tế có

vốn đầu tư nước ngoài còn chiếm tỉ trọng khá thấp (3,05% GDP).

Page 26: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

26

- Hoạt động du lịch chưa có bước phát triển đột phá mặc dù công tác xúc

tiến, quảng bá du lịch thông qua các sự kiện lễ hội được đẩy mạnh và công tác

đầu tư đã được chú trọng. Tỉnh có 12 di tích lịch sử trong đó có 09 di tích cấp

Trung ương, 03 di tích cấp Tỉnh và tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái

rất lớn.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện biên giới còn chưa phát

triển. Mạng lưới bưu chính, viễn thông chưa phủ rộng, chất lượng phục vụ thấp.

- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Bình Phước còn hạn chế. Đa số

các doanh nghiệp Bình Phước có quy mô nhỏ, chưa có thương hiệu nổi tiếng, sản

xuất hàng xuất khẩu chủ yếu làm gia công.

- Hoạt động thương mại, dịch vụ còn yếu. Phổ biến là buôn bán nhỏ.

Đối với hoạt động khởi nghiệp

Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Bình Phước còn quá mới mẻ,

doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp tại Bình Phước vẫn

chưa hình thành, hoạt động kết nối giữa 4 nhà (nhà nước – nhà khoa học, doanh

nghiệp và nông dân) vẫn chưa chặt chẽ. Kế hoạch triển khai Đề án Hỗ trợ hệ sinh

thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vẫn chưa được ban hành (Đang chỉnh sửa dự

thảo). Tuy nhiên, cùng với việc Tỉnh đã ban hành Chương trình phát triển doanh

nghiệp giai đoạn 2016 – 2020; Công cuộc cải cách thủ tục hành chính đang ngày

càng công khai, minh bạch, đặc biệt là các thông tin hỗ trợ doanh nghiệp; Tỉnh

cũng thường xuyên thực hiện đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, kịp thời nắm

bắt khó khăn vướng mắc để tập trung tháo gỡ cho doanh nghiệp; Cùng với công

tác đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, đổi

mới công nghệ, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xây dựng chỉ dẫn địa lý …. bước

đầu đã giúp doanh nghiệp và các nhóm cá nhân có thêm nhiều cơ hội và nguồn

động viên để hoạt động ngày càng phát triển, góp chung vào sự phát triển

KTVHXH của địa phương và cả nước.

Trong thời gian tới, để Đông Nam Bộ phát triển đúng với tiềm năng của

vùng, cũng như để phát huy được tiềm năng thế mạnh của Tỉnh trong việc phát

triển và đẩy mạnh hoạt động hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh

Bình Phước sẽ thực hiện một số nhiệm vụ đó là:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và

tầm quan trọng của khởi nghiệp, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp;

Page 27: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

27

- Tổ chức các hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức trong thanh thiếu

niên, cộng đồng sinh viên và doanh nghiệp trẻ có thái độ đúng đắn về khởi nghiệp;

có tinh thần, động lực khởi nghiệp; có kiến thức, kỹ năng, công cụ khởi nghiệp.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn về áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, công

cụ cải tiến năng suất chất lượng, sở hữu trí tuệ, tiết kiệm năng lượng; Tuyên truyền

các tấm gương điển hình về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

- Tổ chức các khóa đào tạo về khởi sự doanh nghiệp, tập huấn các chính

sách pháp luật về thuế, môi trường kinh doanh đến với các doanh nghiệp trên địa

bàn tỉnh.

- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xây dựng các không gian làm việc chung, cơ

sở hạ tầng phục vụ cho khởi nghiệp, hỗ trợ văn phòng làm việc cho các doanh

nghiệp khởi nghiệp.

- Xây dựng mạng lưới liên kết gồm các đơn vị đào tạo, các đơn vị tư vấn,

cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ,

quỹ hỗ trợ và đầu tư, chính quyền địa phương... để hỗ trợ toàn diện cho các dự án

khởi nghiệp.

Kiến nghị

- Cần xây dựng Chương trình liên kết vùng về khoa học và công nghệ, trong

đó đặc biệt là nội dung về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thật cụ thể,

phân công trách nhiệm của các địa phương ( Sở khoa học và công nghệ) trong quá

trình thực hiện cơ chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ. Phát huy vai trò của một số

địa phương trong việc nhân rộng, chuyển giao các mô hình khởi nghiệp đã thành

công.

- Xây dựng hệ thống dữ liệu chung của vùng về khoa học và công nghệ, về

tiềm năng thế mạnh của từng địa phương trong tổng thể phân công phối hợp giữa

các địa phương trong vùng.

- Nghiên cứu, xây dựng chương trình phát triển đối với các sản phẩm chủ lực

và phân phối sản phẩm của vùng cũng như của từng địa phương.

- Phối hợp xây dựng và kiến nghị Trung ương ban hành, thực hiện hiệu quả

các cơ chế chính sách đặc thù về khoa học và công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp

đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xẫ hội, hình thành hệ

sinh thái khởi nghiệp theo đặc thùi của vùng và của từng địa phương trong vùng.

Khởi nghiệp là một quá trình thực sự khó khăn, nhiều thách thức và đầy rủi

Page 28: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

28

ro. Để thực hiện thành công chủ trương hỗ trợ khởi nghiệp, rất cần sự chung tay

tạo môi trường khởi nghiệp thuận lợi và hỗ trợ mạnh mẽ cho các tổ chức và cá

nhân khởi nghiệp bởi các hoạt động như: tập huấn khởi sự doanh nghiệp, tọa đàm,

trao đổi kinh nghiệm, tư vấn hỗ trợ thủ tục pháp lý, hỗ trợ nuôi dưỡng và phát

triển ý tưởng khởi nghiệp (Vườn ươm doanh nghiệp), hỗ trợ chế tạo thử sản phẩm,

tiếp cận thuận lợi các nguồn tín dụng ưu đãi, đăng ký thương hiệu, quảng bá sản

phẩm, kết nối đầu tư và thị trường... Đặc biệt, vai trò của nhà nước trong việc tạo

ra môi trường khởi nghiệp thuận lợi là rất quan trọng.

Do đó, ngành KH&CN sẽ cùng với các cấp, ngành và địa phương thực hiện

đồng bộ nhiều giải pháp có lộ trình hoàn chỉnh, cũng như đòi hỏi sự đầu tư xứng

đáng nguồn lực từ Nhà nước và xã hội nhằm và hỗ trợ mạnh mẽ cho các tổ chức

và cá nhân khởi nghiệp. Bên cạnh đó, rất cần sự ủng hộ, hỗ trợ từ phía trung ương

và các địa phương lân cận để hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ngày càng

đi vào chiều sâu, thúc đẩy sự phát triển KTVHXH của địa phương và quốc gia./.

Page 29: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

29

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 844/QĐ-TTg NGÀY 18 THÁNG 5 NĂM 2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

1. Tình hình triển khai Quyết định số 844/QĐ-TTg

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều tiềm năng để phát triển hoạt động khởi nghiệp trong các lĩnh vực như nông nghiệp, chế biến thủy sản, du lịch, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ, logistics… Tuy nhiên, hệ sinh thái khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở giai đoạn bắt đầu. Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn ít. Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gặp nhiều khó khăn về tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, cố vấn, tư vấn, đào tạo khởi nghiệp cũng như tiếp cận tài chính, nguồn nhân lực. Trên địa bàn tỉnh chưa có khu làm việc chung, trung tâm ươm tạo hay các tổ chức cung cấp cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp.

Triển khai Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3380/QĐ-UBND ngày 28/11/2016 về Kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu của Kế hoạch bao gồm: Triển khai, cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung của Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025” phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, tập trung vào các ngành, lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Giai đoạn 2016 - 2020 hỗ trợ phát triển ít nhất 200 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và hỗ trợ phát triển ít nhất 50 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Triển khai Quyết định số 3380/QĐ-UBND, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh, ban hành Quyết định số 1054/QĐ-UBND ngày 21/4/2017 của UBND tỉnh V/v ban hành Thể lệ Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2017. Trong khuôn khổ các hoạt động Cuộc thi, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp các đơn vị tổ chức các hội nghị phát động, tọa đàm, sự kiện, các lớp đào tạo, tập huấn trong các trường đại học, Đoàn Thanh niên, doanh nghiêp, cộng đồng khởi nghiệp.

Page 30: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

30

Sở Khoa học và Công nghệ đã trình đề án Thành lập Trung tâm ươm tạo và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp của tỉnh, và đang hoàn thiện dự thảo Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2017-2020 dự kiến trình UBND tỉnh ban hành trong Quý IV, 2017.

2. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai

Trong gần 1 năm triển khai Quyết định 844, hệ sinh thái khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã bắt đầu có sự chuyển biến, trong quá trình triển khai luôn được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN, sự quan tâm chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt của lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, sự phối hợp tích cực của các cơ quan, ban ngành chức năng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị tại TPHCM, Đà Nẵng,…

Bên cạnh đó còn một số vấn đề khó khăn sau:

a) Về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương

- Số lượng tham gia các hoạt động sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chưa nhiều. Chưa tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ của cộng đồng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mới tại địa phương.

- Chưa thu hút được nhiều các công ty lớn tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp.

- Tại tỉnh còn thiếu và chưa có mạng lưới các chuyên gia về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, đội ngũ cố vấn khởi nghiệp, nhà đầu tư thiên thần.

- Hệ sinh thái chưa hình thành đầy đủ dẫn tới việc khó khăn trong việc thu hút khu vực tư nhân trong tham gia đầu tư vào các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung…

- Việc hình thành cơ sở ươm tạo của Nhà nước gặp nhiều vướng mắc. Sở Khoa học và Công nghệ đã trình đề án Thành lập Trung tâm ươm tạo và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp của tỉnh cho cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên cơ chế tài chính, bố trí nguồn nhân lực cho Trung tâm cũng có nhiều khó khăn.

- Nguồn nhân lực thực hiện Đề án 844 là kiêm nhiệm nên hạn chế trong quá trình triển khai.

b) Về xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp

Trong quá trình xây dựng dự thảo Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2017-2020, Sở Khoa học và Công nghệ gặp một số khó khăn như sau:

- Một số nội dung hỗ trợ được quy định theo Quyết định 844/QĐ-TTg nhưng chưa có căn cứ xây dựng định mức kinh phí hỗ trợ, như: Hỗ trợ một phần kinh phí sửa chữa và áp dụng mức phí ưu đãi khai thác cơ sở hạ tầng tại các địa điểm thuận lợi cho cung cấp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Điểm III.1.b); Hỗ trợ một phần kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật của một số cơ sở ươm

Page 31: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

31

tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, tổ chức cung cấp thiết bị dùng chung cho các nhóm khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Điểm III.6.a); Hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trả tiền công lao động và sử dụng dịch vụ marketing, quảng bá sản phẩm, dịch vụ; thanh toán, tài chính; tư vấn pháp lý, đầu tư, thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Điểm III.5.c).

- Một số nội dung hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp khởi nghiệp nhưng chưa được quy định: Theo Quyết định 844/QĐ-TTg, không có quy định thuê chuyên gia tư vấn cho cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp mà chỉ được hỗ trợ thuê chuyên gia để triển khai các khóa đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đào tạo huấn luyện viên khởi nghiệp, nhà đầu tư khởi nghiệp tại một số cơ sở giáo dục, cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh (theo Điểm III.5.b).

- Quy trình quản lý kinh phí dự án: Giải quyết các vấn đề về rủi ro của các nhóm khởi nghiệp trong quá trình triển khai đề án hỗ trợ, cách thức thu hồi số tiền hỗ trợ nếu doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp không thành công./.

Page 32: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

32

HOẠT ĐỘNG ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP TẠI VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP

Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao

Từ những năm 2005, khi khái niệm vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm ươm tạo doanh nghiệp chưa được nhiều người biết đến, khi hoạt động khởi nghiệp chưa sôi nổi như hiện nay, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã tiên phong xây dựng đề án Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao với mong muốn hình thành một địa chỉ hỗ trợ các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao, phát triển các ý tưởng đổi mới sáng tạo.

Vườn ươm đã được Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập vào tháng 8/2006. Trải qua 11 năm, Vườn ươm kiên trì đeo bám mục tiêu hỗ trợ ươm tạo những doanh nghiệp công nghệ mang thương hiệu Việt Nam, sản phẩm do chất xám của những con người Việt Nam. Qua đó, Vườn ươm đã góp phần phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, từng bước mang lại những giá trị thật sự thông qua hoạt động ươm tạo những sản phẩm công nghệ từ tài sản trí tuệ của người Việt Nam. Đây là nơi đem lại những sự hỗ trợ và cơ hội ban đầu quý báu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

I. Một số kết quả hoạt động ươm tạo doanh nghiệp tại Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao qua 11 năm hoạt động

Hoạt động ươm tạo doanh nghiệp trực tiếp đưa thành quả nghiên cứu công nghệ đến việc thành lập doanh nghiệp công nghệ mới. Để được chấp nhận tham gia chương trình ươm tạo tại Vườn ươm, các dự án ươm tạo phải thỏa mãn các tiêu chí của Luật Công nghệ cao, cũng như danh mục công nghệ và sản phẩm công nghệ cao được Chính phủ khuyến khích đầu tư. Hoạt động tuyển chọn các dự án tham gia ươm tạo được thực hiện thông qua Hội đồng đánh giá, góp ý và xét chọn. Thành viên của Hội đồng gồm các chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia sở hữu trí tuệ, chuyên gia đầu tư, chuyên gia khởi nghiệp.

Chương trình ươm tạo của các dự án tại Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao kéo dài trong khoảng thời gian từ 01 đến 03 năm. Tùy theo mức độ hoàn thiện và lĩnh vực công nghệ của từng dự án cụ thể, Vườn ươm xây dựng chương trình ươm tạo và dịch vụ hỗ trợ đa dạng đáp ứng sát sao nhu cầu của các dự án trong suốt thời gian tham gia ươm tạo. Thông qua các hoạt động hỗ trợ, các dự án ươm tạo có thêm nguồn lực phát triển doanh nghiệp. Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm: Hỗ trợ tư vấn pháp lý, tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ; Kết nối đội ngũ mentor, chuyên gia tư vấn, chuyên gia công nghệ; Kết nối đầu tư, hỗ trợ tham gia các chương trình hỗ trợ của nhà nước; Hỗ trợ không gian làm việc; Hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm công nghệ; Hỗ trợ đăng ký sở hữu trí tuệ; Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp; Hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Hỗ trợ giới thiệu sản phẩm và kết nối khách hàng.

Page 33: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

33

Đến nay, Vườn ươm đã thu hút, tiếp nhận và hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm công nghệ cao cho 45 dự án ươm tạo. Trong đó, có 23 dự án đã thương mại hóa sản phẩm thành công, 08 dự án có kết quả thương mại hóa xuất sắc đã được Vườn ươm tổ chức tốt nghiệp. Tổng doanh thu hàng năm của các dự án tham gia ươm tạo đạt từ 15-20 tỷ đồng. Các dự án doanh nghiệp đã thu hút và tạo công việc làm mới cho hơn 300 lao động, trong đó 100% lao động có trình độ từ đại học/ cao đẳng trở lên. Đây là kết quả có ý nghĩa về ươm tạo doanh nghiệp công nghệ đầu tiên tại Thành phố. Bên cạnh đó, với tính chất là các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao, tất cả các doanh nghiệp khi tham gia ươm tạo tại Vườn ươm đều tổ chức hoạt động R&D. Thông qua hoạt động này, các dự án đã nghiên cứu và phát triển các tài sản trí tuệ.

Hình 2. Thống kê theo từng lĩnh vực các dự án tham gia ươm tạo

Một trong những điểm cốt lõi mà Vườn ươm mang lại cho các dự án ươm tạo, đó là giá trị thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, kết nối chuyên gia, quỹ đầu tư và tổ chức hoạt động nghiên cứu phát triển. Vườn ươm đã xây dựng được mạng lưới rộng khắp với các đối tác, chuyên gia, các đơn vị cung cấp dịch vụ, các vườn ươm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các trung tâm đào tạo khởi nghiệp, các trường đại học trong nước và trong khu vực, hình thành mạng lưới hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp.

Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao đã thành công trong việc hỗ trợ các dự án khởi nghiệp. Một số dự án tiêu biểu tại Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao có thể kể đến như:

* Công ty Cổ Phần Công Nghệ ACIS:

Đây là một dự án thiết kế và sản xuất các thiết bị liên quan đến “Giải pháp Thông minh và Điều khiển Tự động” để phục vụ con người. Giải pháp sử dụng 100% công nghệ do chính ACIS phát triển với cách thức thi công lắp đặt đơn giản, độ mở rộng không giới hạn và tương thích với hầu hết mọi thiết bị trên thị trường. Đến nay, sau khi đã tốt nghiệp từ Vườn ươm, sản phẩm nhà thông minh của ACIS đã được thương mại hóa rộng rãi trên thị trường, với hệ thống đối tác, nhà phân phối rộng khắp toàn quốc.

22%

53%

12%

13%

CNTT- vi mạch

Cơ khí chính xác, tự động hóa

Công nghệ sinh học

Công nghệ vật liệu mới

Page 34: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

34

* Công ty TNHH Hệ thống Cơ Điện Tử Xanh (Gremsy):

Đây là dự án nghiên cứu, sản xuất và phát triển các dòng thiết bị cân bằng dùng cho máy quay phim nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ không ảnh trên máy bay không người lái. Hiện nay, sản phẩm và dịch vụ do công ty cung cấp được nhiều khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao và tin tưởng sử dụng.

Sản phẩm của Gremsy đã được xuất hiện tại hàng loạt các triển lãm lớn như Triển lãm phim ảnh - Filmart 2014 tại Hong Kong, Telefilm 2014 tại Việt Nam và đặc biệt là NAB Show tại Mỹ. Công ty có cơ hội hợp tác với nhiều đối tác lớn tại nước ngoài như: Override film (USA), Pulse Media (USA), Aerogenix (Spain), Aeronavics (New Zealand), KF Innovatus (HongKong), Dl'air Production

Page 35: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

35

(France), Coptervision Media (Australia), ATI Technologies (Canada), Eletronica Sud sas (Italia),...

Hiện nay, tỷ lệ cơ cấu doanh thu của công ty tại thị trường Mỹ và châu Âu chiếm đến 80%, 20% còn lại cho thị trường các nước khu vực Thái Bình Dương.

* Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ VIOTEK:

Đây là dự án khởi nghiệp từ kết quả đề tài “Chiết xuất nano curcumin” của Trung tâm R&D Khu Công nghệ cao. Nacur Vital là sản phẩm bảo vệ sức khỏe, có hàm lượng nano curcumin 10%, được sản xuất theo phương pháp topdown, phương pháp nghiền không phải qua nhiều công đoạn, tránh nhiễm khuẩn cao.

Nacur Vital có tác dụng kháng viêm, tăng cường chức năng gan, giải độc gan, giúp làm lành vết thương, giảm tổn thương niêm mạc dạ dày, giúp giảm tác dụng phụ hóa trị, xạ trị… Số lượng sản xuất hiện tại của xưởng mỗi tháng khoảng 2.000 chai, trong tương lai gần sẽ đầu tư thêm máy móc để đạt sản lượng 20.000 chai/tháng.

II. Giải pháp nâng cao chất lượng các dự án khởi nghiệp tại Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao

Chất lượng các dự án khởi nghiệp chính là thước đo quan trọng đánh giá mức độ thành công của một vườn ươm doanh nghiệp. Qua thực tế 11 năm hoạt động hỗ trợ các dự án khởi nghiệp, Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao đúc rút ra một kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng các dự án khởi nghiệp như sau:

1. Tìm kiếm dự án tốt tham gia vào ươm tạo:

Page 36: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

36

Việc có được những dự án có chất lượng tốt đóng vai trò rất quan trọng trong kết quả ươm tạo thành công các dự án khởi nghiệp. Hiện nay, việc lựa chọn các dự án vào chương trình ươm tạo của Vườn ươm từ ba nguồn chính:

- Thứ nhất là từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: hàng năm, Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao thường xuyên phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức các chương trình giới thiệu về chương trình ươm tạo tại Vườn ươm, cũng như phối hợp với các trung tâm, đơn vị tại các trường tìm kiếm, rà soát các dự án tốt để giới thiệu tham gia ươm tạo tại Vườn ươm. Thực tế tại Vườn ươm cho thấy, các dự án khởi nghiệp tiếp nhận từ các trường đại học/ cao đẳng tuy có số lượng không nhiều tuy nhiên chất lượng về mặt công nghệ và đổi mới sáng tạo của các dự án là tốt hơn rất nhiều so với các dự án còn lại. Số lượng các dự án khởi nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng tham gia chương trình ươm tạo tại Vườn ươm ngày càng tăng trong những năm gần đây.

- Thứ hai là từ các cuộc thi về khởi nghiệp do Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao tổ chức: Trong những năm gần đây, Vườn ươm thường xuyên tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp, trong đó lớn nhất là cuộc thi IoT Startup thu hút rất đông đảo các dự án tham gia. Điểm đặc biệt của các cuộc thi do Vườn ươm tổ chức đó là yêu cầu phải có sản phẩm mẫu, không chỉ dừng ở mức cuộc thi ý tưởng. Do đó, Vườn ươm có điều kiện thuận lợi để kiểm chứng khả năng phát triển sản phẩm dự án và lựa chọn những dự án tốt tham gia ươm tạo tại Vườn ươm.

- Thứ ba là thông qua các hội thảo về khởi nghiệp, thông qua trang đăng ký online tham gia ươm tạo tại Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao: chúng tôi xem đây cũng là một kênh quan trọng để có thể tìm kiếm được những dự án khởi nghiệp tốt.

Để đưa một dự án khởi nghiệp vào ươm tạo tại Vườn ươm, chúng tôi tổ chức hội đồng độc lập đánh giá chất lượng của dự án. Thành viên của hội đồng bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, đầu tư, thương mại sản phẩm... Đây là một giải pháp rất quan trọng để chúng tôi có thể đánh giá toàn diện về dự án cũng như lựa chọn được dự án tốt đưa vào tham gia chương trình ươm tạo tại Vườn ươm.

2. Chuẩn hóa quy trình ươm tạo và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ươm tạo:

Tìm kiếm dự án khởi

nghiệp

Giai đoạn Ươm tạo (1- 3 năm)

Hội đồng xét duyệt

Page 37: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

37

Để nâng cao chất lượng hoạt động ươm tạo, Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao thường xuyên học hỏi, chia sẻ, tiếp thu những quy trình ươm tạo của các nước tiên tiến trên thế giới. Hiện nay, quy trình ươm tạo của chúng tôi được áp dụng theo quy trình mà các vườn ươm, trung tâm ươm tạo trên thế giới đang thực hiện.

Tìm kiếm dự án

Đánh giá Giới thiệu sản

phẩm

Phát triển

Tăng tốc

Hoàn thiện

mô hình kinh

doanh

Bán sản phẩm

- Trường ĐH

- Các cuộc thi - Các đối tác

Tốt nghiệp

- Mở rộng sản xuất - Trở thành nhà đầu tư trong Khu Công nghệ cao

Mở rộng sản xuất

Hậu ươm tạo

R&D

Hoàn thiện sản

phẩm

01 – 03 năm

3 tháng 6 tháng

- Mô hình kinh doanh

- Phân khúc thị trường

- Công bố sản phẩm

- Thương mại sản phẩm

- Kêu gọi đầu tư

- Hoàn thiện sản phẩm mẫu

- Kiểm thử sản phẩm

Ươm tạo

24 tháng

Page 38: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

38

Với việc áp dụng chặt chẽ theo quy trình này giúp cho Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao theo dõi chi tiết tiến độ, mức độ phát triển của dự án ươm tạo, từ đó xác định chính xác nội dung cần hỗ trợ cho dự án, cũng như có được những nội dung tư vấn phù hợp giúp thúc đẩy quá trình thương mại hóa cũng như kêu gọi đầu tư của dự án.

3. Chuẩn hóa tiêu chí tốt nghiệp ươm tạo từ Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao

Điểm quan trọng để nâng cao chất lượng các dự án ươm tạo tại Vườn ươm đó chính là việc xác định rõ ràng tiêu chí tốt nghiệp các dự án khởi nghiệp. Với mục tiêu xác định từ ban đầu là không chạy theo số lượng và mà tập trung vào chất lượng các dự án ươm tạo, Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao hiện nay xem xét công nhận tốt nghiệp cho các dự án ươm tạo nếu đạt được các tiêu chí sau:

- Thương mại hóa thành công sản phẩm

- Sở hữu sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm

- Kêu gọi vốn đầu tư thành công

- Có tiềm năng, khả năng phát triển hơn nữa trong vòng 3 năm tiếp theo

Bên cạnh đó, để tự giá mức độ phát triển của bản thân Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao, chúng tôi tự đặt ra những tiêu chí để tự phấn đấu như sau:

- Số lượng doanh nghiệp được đưa vào ươm tạo/ số lượgn doanh nghiệp được xem xét hàng năm.

- Số doanh nghiệp tốt nghiệp thành công và tăng trưởng.

- Số lượng việc làm mới được tạo ra.

- Số lượng công nghệ mới được thương mại hoá.

- Số lượng và chất lượng dịch vụ ươm tạo được cung cấp.

- Số lượng công việc tư vấn được thực hiện.

- Doanh thu thu được từ hoạt động ươm tạo.

- Nâng cấp/ hiện đại hoá môi trường ươm tạo tạo điều kiện cho các đơn vị ươm tạo hiện có.

4. Nâng cao chất lượng dịch vụ ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao:

Hiện nay, Vườn ươm đang nỗ lực nâng cao chất lượng ươm tạo, phấn đấu đạt được cấp độ 3 theo tiêu chuẩn của Infodev.

Page 39: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

39

Để thực hiện được mục tiêu này, Vườn ươm tập trung, chủ động thực hiện các nội dung sau:

* Hỗ trợ, tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm khởi nghiệp:

Một trong những hỗ trợ thiết thực nhất cho các dự án khởi nghiệp là giúp các dự án ươm tạo tìm kiếm các hợp đồng ban đầu, giúp cho dự án ươm tạo có nguồn thu để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, cải tiến, phát triển sản phẩm mới, từ đó xây dựng năng lực bền vững để các doanh nghiệp khởi nghiệp tăng tốc tiến vào thị trường khu vực và thế giới. Với mạng lưới đối tác rộng khắp trong và ngoài nước, Vườn ươm đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, hỗ trợ tìm kiếm các hợp đồng cung cấp sản phẩm ươm tạo cho các dự án khởi nghiệp.

* Hỗ trợ quảng bá cho sản phẩm khởi nghiệp:

Trong giai đoạn ban đầu, các doanh nghiệp khởi nghiệp chưa thể có đủ nguồn lực để tự mình thực hiện hoạt động quảng bá sản phẩm thông qua báo đài, chủ yếu chỉ mới thực hiện thông qua các kênh thông tin trực tuyến. Thực tế cho thấy, nhu cầu được giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong thời gian ban đầu là vô cùng quan trọng đối với dự án khởi nghiệp, giúp cho người tiêu dùng, khách hàng tiềm năng, nhà đầu tư biết đến sản phẩm, giải pháp của mình.

Do đó, Vườn ươm đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan báo chí, quan đó giúp giới thiệu, quảng bá trực tiếp hoặc gián tiếp cho cho các dự án khởi nghiệp tại Vườn ươm.

* Vốn đầu tư, hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp:

Các dự án khởi nghiệp rất cần sự tham gia đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc từ các nhà đầu tư thiên thần. Vườn ươm đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với nhiều quỹ đầu tư trong và ngoài nước, cũng như có được mối liên hệ với các nhà đầu tư thiên thần. Qua đó, định kỳ mỗi 6 tháng, Vườn ươm tổ chức các chương trình tư vấn đầu tư cho các dự án ươm tạo và tổ chức các buổi kết nối đầu tư với các quỹ đầu tư, với các nhà đầu tư thiên thần.

Page 40: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

40

Bên cạnh đó, Vườn ươm cũng thường xuyên thông tin, hỗ trợ các dự án tham gia các chương trình, chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng như của Thành phố. Đây là một kênh hỗ trợ hết sức quý báu cho các dự án khởi nghiệp.

* Chuẩn hóa hoạt động các Vườn ươm, Trung tâm ươm tạo, Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp:

Để có thể ươm tạo hiệu quả các dự án khởi nghiệp, Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở vật chất của Vườn ươm, đảm bảo đầy đủ các cấu phần cơ sở vật chất phục vụ ươm tạo doanh nghiệp như:

+ Khối hành chính phục vụ

+ Khối văn phòng phục vụ doanh nghiệp ươm tạo: Số lượng phục vụ 30 dự án ươm tạo.

+ Khối phòng thí nghiệm, phòng sản xuất thử nghiệm dùng chung (TechShop) phục vụ ươm tạo công nghệ

+ Khối công năng: thư viện, phòng trưng bày sản phẩm công nghệ, phòng hội nghị- hội thảo, phòng sinh hoạt chung, phòng họp lớn, phòng đào tạo...

Ví dụ như Trung tâm sáng tạo của Đại học NTU- Singapore có đầy đủ các phòng công năng, các phòng lab hỗ trợ cho hoạt động ươm tạo.

Sơ đồ mặt bằng Trung tâm sáng tạo của đại học NTU

Trên đây là một số trao đổi của cá nhân về những kết quả đạt được của Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao qua 11 năm hình thành và phát triển, cũng như trao đổi về những giải pháp nâng cao chất lượng các dự án khởi nghiệp tại Vườn ươm./.

Page 41: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

41

KHỞI NGHIỆP TRONG NÔNG NGHIỆP HIỆN TRẠNG VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP

Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao

I. Hiện trạng.

Nông nghiệp là ngành có sức lan tỏa lớn nhất, có tính kết nối cao với nhiều ngành kinh tế, với 50% lực lượng lao động cả nước đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và 70% dân số sống ở nông thôn, thu nhập trong nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức cầu của thị trường nội địa và tiềm năng đầu tư dài hạn. Nông nghiệp Việt Nam đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho người dân nông thôn, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị xã hội. Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp.

Hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Tính tới năm 2016, Việt Nam đã có khoảng hơn 1.500 công ty khởi nghiệp và dự kiến sẽ tăng nhanh trong những năm tiếp theo. Đánh giá về tỷ lệ các công ty khởi nghiệp trên đầu người thì Việt Nam nhiều hơn các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ (hiện có 2.100 công ty khởi nghiệp tại Indonesia, 2.300 tại Trung Quốc và 7.500 tại Ấn Độ). Năm 2016 cũng được chọn là năm Quốc gia khởi nghiệp của Việt Nam. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Nhà nước trong việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho các doanh nghiệp và thế hệ trẻ Việt Nam. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nông nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020 tăng số lượng doanh nghiệp nông nghiệp khoảng 40%; trong đó doanh nghiệp có đổi mới sáng tạo chiếm khoảng 20 – 30%.

Tuy nhiên, tăng trưởng và phát triển nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu dựa trên thâm dụng đầu vào sản xuất (vốn, vật tư), nguồn lực con người và tài nguyên thiên nhiên. Nông nghiệp Việt Nam phát triển thiếu bền vững, giá trị gia tăng thấp, an toàn vệ sinh thực phẩm không đảm bảo. Theo số liệu thống kê, hiện nay số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản chỉ chiếm khoảng 1% tổng số doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 3%, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cũng chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 1% và chỉ chiếm 2,3% về lao động. Tăng trưởng GDP nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Một trong những nguyên nhân quan trọng của những hạn chế, yếu kém trên là do phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Số lượng các DN nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ và tốc độ phát triển chậm. Năm 2014 có 3.844 DN nông nghiệp, năm 2016 số DN nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 3.640 DN. Trong đó, cơ cấu các DN nông lâm thủy sản chủ yếu là DN nhỏ và vừa chiếm 96,53% tổng số DN. Thêm vào đó, việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách cho phát triển nông nghiệp nông thôn chưa tương xứng, đầu tư của xã hội cho nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ

Page 42: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

42

trọng thấp, khoảng 5,4-5,6% tổng đầu tư cả nước, đầu tư của DN tư nhân trong nước còn thấp. Thực tế chưa đến 1% doanh nghiệp tại Việt Nam đầu tư vào nông nghiệp vì lĩnh vực này quá nhiều rủi ro, khả năng thu hồi vốn chậm, điều kiện vay vốn, nhận hỗ trợ vốn khó khăn, chưa kể đến rất nhiều khó khăn, vướng mắc khác.

Nông nghiệp chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ. Sản xuất nông nghiệp đã và đang gây tác động tiêu cực đến môi trường như: mất đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước, đất đai bị bạc màu, chi phí sản xuất tăng… đe dọa tính bền vững của tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Bên cạnh đó, nguồn lực cho tăng trưởng nông nghiệp ngày càng suy giảm, chí phí sản xuất ngày càng cao từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của nông nghiệp Việt Nam với vị thế là nước sản xuất có chi phí thấp. Tình trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, ruộng đất bị xé lẻ, phần lớn nông hộ có diện tích đất nhỏ, rải rác làm tăng rủi ro, ngăn cản quá trình áp dụng công nghệ tiên tiến, khó bảo quản hàng hóa, tăng chi phí sản xuất, gây phức tạp cho quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh…

Công nghiệp chế biến nông sản ở nước ta vẫn còn kém phát triển. Nước ta chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, trong khi hàng hóa thành phẩm được sản xuất ở nước khác và sau đó lại được nhập khẩu trở lại Việt Nam. Năng lực các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản còn hạn chế, đặc biệt là năng lực quản lý, nghiên cứu, dự báo thị trường, năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế; Công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp chậm được đổi mới, cơ chế hợp tác liên kết sản xuất chế biến sản phẩm còn nhiều bất cập làm cản trở phát triển hợp tác nông-công do tính rủi ro khi ký kết hợp đồng bao tiêu nông sản với nhiều nông hộ nhỏ, lẻ, phân tán.

Đặc biệt, việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến nông sản được đưa vào ứng dụng sản xuất chưa nhiều nên năng suất, chất lượng hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác thủy hải sản còn thấp. Việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp chưa được triển khai đồng bộ, bước đầu mới hình thành các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chưa lan tỏa các thành tựu của nông nghiệp công nghệ cao trong cả nước.

Bên cạnh đó, những quy định về cắt giảm thuế suất của các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và sẽ tham gia như: FTA Việt Nam – Hàn Quốc, FTA Cộng đồng kinh tế ASEAN... được áp dụng thì nông sản Việt sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt. Sản phẩm nông nghiệp, doanh nghiệp và nông dân Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt trong khi đó, các hàng nông sản và nông dân là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong hội nhập. Bên cạnh thách thức đến từ thị trường thì biến đổi khí hậu cũng là một trong những khó khăn đối với ngành nông nghiệp trong những năm gần đây. Tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, nước biển

Page 43: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

43

dâng… ngày càng nghiêm trọng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của nông dân…

Như vậy có thể thấy, bên cạnh những cơ hội có được nền nông nghiệp nước ta cũng đứng trước những thách thức không hề nhỏ trong xu thế hội nhập. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp, nông dân của chúng ta phải thay đổi, tăng cường phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển để phù hợp với xu thế hội nhập chung của thế giới. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ cao là hướng đi duy nhất, mang tính tất yếu trong việc phát triển nền nông nghiệp nước ta trong thời gian tới.

Nông nghiệp hiện tồn tại vô số vấn đề, cần phải sản xuất nhiều hơn trong điều kiện tài nguyên ít hơn, biến đổi khí hậu, hạn hán, ngập mặn, đó là thách thức nhưng cũng chính là cơ hội cho hoạt động khởi nghiệp và đổi mới công nghệ trong nông nghiệp.

II. Một số giải pháp

1. Nhà nước

Ban hành những chính sách cụ thể và đầu tư đủ mạnh và có trọng điểm cho nông nghiệp để nông nghiệp có khả năng nhanh chóng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, nhanh chóng phát triển thành một nền nông nghiệp tiên tiến, có giá trị gia tăng cao, giá trị ngày công lớn, trong đó doanh nghiệp là đầu tàu trong việc tổ chức lại nông dân. Muốn có sản xuất hàng hóa thì phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm với vùng nguyên liệu của họ, nông sản của doanh nghiệp phải có chỉ dẫn địa lý để có thương hiệu. Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp cùng sản xuất nông sản hàng hóa

Để đẩy mạnh thu hút DN đầu tư, khởi nghiệp vào nông nghiệp cần có chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi giúp DN sản xuất nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất thay cho các hình thức canh tác truyền thống. Đồng thời, mở rộng đầu tư hạ tầng, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bố trí đất đai để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, cần có nguồn vốn đầu tư cho những sáng kiến khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo máy móc, thiết bị cần thiết phục vụ cho sản xuất của các DN nói chung. Có chính sách hỗ trợ bảo hiểm đầu tư trong nông nghiệp để tạo an tâm và giảm rủi ro cho các DN khi đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu….

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN đầu tư, nhất là các DN liên kết sản xuất với nông dân theo chuỗi giá trị, DN chế biến, sản xuất giống, vật tư và các DN sử dụng nhiều lao động ở nông thôn....

Tăng cường sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa 4 nhà (nhà nông - nhà nước - nhà khoa học và nhà doanh nghiệp) trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Theo đó, để tăng cường mối liên kết trên cần phải huy động các nguồn lực, liên kết, hợp tác phát triển; tranh thủ mọi nguồn vốn từ ngân sách, vốn ODA; chủ động và tích cực thực hiện liên kết, hợp tác và thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Phát

Page 44: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

44

triển các hình thức liên kết, hợp tác trong nông dân, đặc biệt giữa nông dân với doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm đầu tư mở rộng sản xuất, gắn với chế biến tiêu thụ, tạo sản xuất ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, làm cơ sở để xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp có uy tín trên thị trường.

Đầu tư mạnh cho nghiên cứu về thị trường, về thể chế và chính sách nông nghiệp. Đầu tư nghiên cứu khoa học có định hướng để tăng cường năng lực về khoa học công nghệ, từ khâu chọn tạo giống đến kỹ thuật canh tác, bón phân, thu hoạch, chế biến; từ bảo quản, lưu kho đến thị trường trong nước và quốc tế.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, rút bớt lao động nông nghiệp khỏi khu vực nông thôn là giải pháp có tính then chốt, đột phá để tăng năng suất lao động, tăng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp. Những bài học thành công của nông nghiệp Úc, Hà Lan... cho ta thấy rõ lao động nông nghiệp được đào tạo có vai trò rất lớn trong xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp có giá trị gia tăng lớn.

Phát triển các dịch vụ ứng dụng công nghệ cao phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Dịch vụ tư vấn kỹ thuật, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp lý, tài chính, bảo hiểm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc, thiết bị... để các doanh nghiệp khởi nghiệp có đầy đủ tiềm năng, nội lực hình thành và phát triển bền vững.

Chú trọng phát triển các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao trong đó tập trung hỗ trợ các chủ thể trong hệ sinh thái như các cơ sở ươm tạo, nghiên cứu ứng dụng… phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ thiên thần phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp

2. Doanh nghiệp khởi nghiệp

Trước hết phải có đam mê và biết dấn thân. Dũng cảm đối diện với thất bại và giải quyết vấn đề. Làm doanh nghiệp thì có nhiều khó khăn hơn làm chuyện khác, nên nếu không dám làm, không dấn thân, sợ thất bại thì không thể thành công. Nếu chưa có kinh nghiệm, phải đi học, tìm thầy giỏi, lớp học để học kinh nghiệm làm doanh nghiệp. Khi khởi nghiệp nông nghiệp, người sáng lập phải chấp nhận thực tế rằng doanh thu trong thời gian đầu là thấp, sau đó mới dần đi lên. Trong thời gian khó khăn này, phải biết xây dựng, phát triển các mối quan hệ. Cần xây dựng dự án với kế hoạch phát triển khả thi và sản phẩm tốt để tìm nhà đầu tư.

Từ lâu, vấn đề vốn tài chính luôn được các doanh nghiệp khởi nghiệp đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, trong khởi nghiệp vốn là yếu tố sau cùng. Đa số mô hình phát triển kinh tế bắt đầu từ kinh nghiệm truyền thống, thiếu ý tưởng mới, sản xuất theo khả năng mà không quan tâm thứ thị trường cần, nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra nên nhiều mô hình không duy trì được.

Điều đầu tiên là hình thành ý tưởng, kết nối thị trường rồi mới đến tổ chức sản xuất, vốn khởi đầu. Để duy trì mô hình, dự án, cần kiến thức về quản lý, kinh

Page 45: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

45

doanh, kết nối vốn đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất. Trong quá trình đó phải biết học cách vượt qua thất bại và sáng tạo thường xuyên những ý tưởng mới đáp ứng thị trường.

Việc kết hợp công nghệ và nông nghiệp để thực hiện các dự án startup tại Việt Nam là hoàn toàn khả thi dựa trên việc xem xét các khía cạnh về kỹ thuật – công nghệ, vốn, thị trường và khả năng chấp nhận công nghệ của nông dân.

Công nghệ là điểm yếu nhất của nông nghiệp Việt Nam, nhưng đây cũng là một cơ hội lớn đối với các doanh nhân trẻ, người trẻ trong các ngành khoa học – công nghệ có thể thực hiện các dự án startup ở nông nghiệp.

Việc phát triển hay ứng dụng các nền tảng công nghệ mới của thế giới tại Việt Nam là khả thi. Nền tảng hạ tầng CNTT và trình độ nhân sự tại Việt Nam hoàn toàn thực hiện được các mô hình này. Quan trọng nhất là “ý tưởng” để áp dụng hợp lý các nền tảng bên ngoài vào Việt Nam

Vốn – nhân sự là vấn đề gây nhiều khó khăn cho những người thực hiện các startup. Nếu có được một đội ngũ cùng đam mê để đưa ra các chiến lược hợp lý và tiến trình từng bước thực hiện, các khó khăn về vốn và nhân sự có thể từng bước được giải quyết. Ngoài ra, hiện nay các quỹ đầu tư mạo hiểm và phong trào startup tại Việt Nam là bệ đỡ tốt cho việc thực hiện các dự án khởi nghiệp./.

Page 46: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

46

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG THỜI GIAN QUA - NHỮNG THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP

Công ty TNHH Ươm tạo Doanh nghiệp Phần mềm Quang Trung

A. Cơ sở pháp lý

- Căn cứ Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng về phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025"

- Căn cứ Quyết định số 4181/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Uỷ ban nhân dân Thành phố về ban hành Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế;

- Căn cứ Quyết định số 5342/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2016 của UBND Thành phố về ban hành Quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

B. Những kết quả đạt được

- Tổng quan: cho đến thời điểm hiện tại (T10/2017) – TP. Hồ Chí Minh là thành phố duy nhất trong cả nước có được một chương trình cụ thể để hỗ trợ các nhóm khởi nghiệp với số vốn hỗ trợ lên đến 2.000.000.000đ (2 tỷ đồng) với tên gọi SpeedUp 2017, điều này đã tạo ra một hiệu ứng rất tốt trong cộng đồng khởi nghiệp, tạo động lực cho nhiều nhóm khởi nghiệp tích cực đưa ra các ý tưởng mới trong mọi mặt của cuộc sống. Chương trình còn tạo điều kiện cho các vườn ươm và các trung tâm tăng tốc khởi nghiệp tham dự chương trình (15 đơn vị) với vai trò là đơn vị đầu mối tiếp nhận, thẩm định, hỗ trợ và giới thiệu các ý tưởng khả thi cho Hội đồng chuyên gia do Sở KHCN thành lập để một lần nữa đánh giá để xem xét hỗ trợ vốn.

- Nâng cao sự hiểu biết về KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO trong cộng đồng, tìm sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội

- Kết quả cụ thể: Chương trình đã tuyển chọn được 77 ý tưởng để hội đồng xem xét, đánh giá và đã chọn ra được 14 ý tưởng khả thi nhất để cấp vốn đối ứng với số tiền là 11.750.000.000 (Mười một tỷ bảy trăm năm mươi triệu đồng) trong đó: 03 dụ án nông nghiệp công nghệ cao; 01 dự án công nghệ cao; 07 dự án công nghệ thông tin; 03 dự án giáo dục kết hợp với công nghệ thông tin.

C. Những thuận lợi – khó khăn trong quá trình triển khai chương trình

Page 47: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

47

- Thuận lợi:

+ Với chính quyền, đoàn thể, tổ chức:

Sự quyết tâm của lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân

dân và các Sở ngành trong việc xây dựng và thông qua chủ trương cùng các chính

sách cụ thể; sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời và nhanh chóng giải quyết các vướng mắc

trong quá trình triển khai

Sự vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể, hệ thống vườn ươm cũng như giới

truyền thông đã giúp đồng loạt đưa thông tin chương trình đến sinh viên, người

lao động trong các doanh nghiệp, người lao động tự do cũng như những hỗ trợ cụ

thể khi các nhóm khởi nghiệp có nhu cầu tiếp cận chương trình

Tạo được một không gian kết nối chung (SIHUB) ngay giữa lòng thành

phố để làm cầu nối/ điểm hoạt động chung cho hấu hết các chương trình/ sinh hoạt

chuyên đề về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và cho toàn hệ sinh thái hỗ trợ khởi

nghiệp hoạt động.

+ Với nhóm khởi nghiệp:

Hầu hết các các bạn trẻ, trình độ cao đang khát khao cống hiến – tạo ra các

giải pháp/ sản phẩm mới phù hợp với xu hướng công nghệ mới và với nhu cầu

của cộng đồng, của xã hội

Bắt kịp các xu hướng công nghệ hiện đại, các nhu cầu bức xúc của xã hội

như giao thông, y tế, nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục, môi trường, công nghệ

cao, kinh tế chia sẻ để phát triển các ý tưởng mới

+ Với hệ thống vườn ươm:

Các vườn ươm lớn như: V.U khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công

nghệ cao, khu phần mềm Quang trung, Đại học quốc gia, Đại học Bách khoa …đã

hình thành và phát triển được hơn/gần 10 năm với những kinh nghiệm được tích

lũy đã phát huy khả năng và hiệu quả khi tham dự chương trình

Các trung tâm tăng tốc khởi nghiệp, các trung tâm hỗ trợ sinh viên trong

các trường đại học cũng đã phát huy tác dụng khi đã tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện dần

các ý tưởng ngay từ khi mới hình thành

- Khó khăn:

+ Với chính quyền, đoàn thể, tổ chức:

Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần đầu tiên được

thực hiện một cách bài bản nhưng lại chưa có tiền lệ - do vậy việc xây dựng

Page 48: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

48

chương trình hành động cùng các quy chế vận hành khá mất thời gian, chỉnh sửa

nhiều lần dẫn đến việc triển khai chậm so với tiến độ dự kiến.

Hồ sơ nhiều và phức tạp

Việc thành lập Hội đồng chuyên gia để xem xét, chấm điểm là rất tốt, tuy

nhiên do hồ sơ nhiều nên việc chấm điểm để chọn lựa cũng như sắp xếp các buổi

phản biện trực tiếp cho các ý tưởng khả thi còn mất nhiều thời gian, làm cho các

nhóm ý tưởng phải chờ đợi lâu mà không biết kết quả ra sao

Việc đánh giá của Hội đồng “quá khó” được ví như “bảo vệ đề tài khoa

học” nên số ý tưởng được đồng ý hỗ trợ vốn còn quá ít

+ Với nhóm khởi nghiệp:

Rất nhiều ý tưởng ở đạng “sơ khai” hay mới chỉ phát triển ở giai đoạn đầu

(dù đã qua bộ lọc là các vườn ươm) nên đã không vượt qua được những vòng sơ

tuyển, tuyển chọn ban đầu

Quá nhiều ý tưởng trùng lặp, giống nhau hay giống những giải pháp đang

có/đang khai thác trên thị trường

Các nhóm ý tưởng hầu hết không có những người ở các mảng kinh doanh,

quản trị doanh nhiệp (chỉ thuần công nghệ) nên không viết được các bản kế hoạch

kinh doanh, tài chính hợp lý – phù hợp với sự phát triển của ý tưởng/DN mình,

không có khả năng thuyết trình trước hội đồng, trong quá trình bảo vệ ý tưởng

còn “dấu thông tin” - không trình bày hết khả năng phát triển ý tưởng

Không biết khách hàng tiềm năng, thị trường tiêu thụ/sử dụng giải pháp

của mình ở đâu; chưa biết cách tiếp thị giải pháp đến người tiêu dung hay chỉ là

chung chung – không rõ ràng

Chưa có khả năng huy động, tìm kiếm các nguồn vốn khác trong khi vốn

của họ quá ít

+ Với các vườm ươm, trung tâm tăng tốc khởi nghiệp:

Nhân lực vật lực đều có hạn, nếu nhận thêm hỗ trợ ươm tạo các ý tưởng/DN

của CT SpeedUp sẽ thiếu nhân sự/kinh phí

Mặt bằng hiện hữu có giới hạn, đang hỗ trợ ươm tạo DN theo chương

trình/kế hoạch đã có sẽ thiếu cơ sở vật chất nếu nhận thêm nhiều DN/ nhóm ý

tưởng mới

D. Các đề xuất để triển khai chương trình hiệu quả hơn

1. Với Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN):

Page 49: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

49

- Thiết kế lại nội dung các biểu mẫu, tiêu chí, phiếu đánh giá chấm điểm để phù hợp hơn với đặc thù và tính chất của các dự án khởi nghiệp và theo từng giai đoạn

- Thành lập 3 hội đồng để đánh giá ở 3 mức độ khác nhau của các ý tưởng

- Thống nhất với các chuyên gia về định hướng hỗ trợ của Chương trình theo các giai đoạn sau (chia làm 03 giai đoạn):

+ Giai đoạn ươm tạo 1: Các ý tưởng ở dạng ban đầu/sơ khai nhưng có tiềm năng phát triển; Các dự án khởi nghiệp được tuyển chọn từ các cuộc thi của các cơ sở ươm tạo (chiếm 20% của cả quá trình) sẽ được xem xét hỗ trợ một khoản kinh phí cố định (không quá 20% - 200.000.000đ). Sau thời gian hỗ trợ Hội đồng Sở KH&CN sẽ tổ chức đánh giá lại các kết quả đạt được và xem xét các dự án đạt yêu cầu được hỗ trợ ở giai đoạn tiếp theo với mức kinh phí cao hơn. Thời gian cho giai đoạn này không quá 04 tháng.

+ Giai đoạn ươm tạo 2: Các ý tưởng sau vòng 1, nếu hội đồng xem xét là đạt sẽ được chọn vào vòng 2 và kinh phí được cấp không quá 50% (800.000.000đ00) để tiếp tục hoàn thiện ý tưởng/ giải pháp/ công nghệ. Thời gian cho giai đoạn này không quá 07 tháng.

+ Giai đoạn ươm tạo 3 (tăng tốc): Các dự án khởi nghiệp vượt qua vòng 2 sẽ có cơ hội nhận được mức kinh phí hỗ trợ tiếp theo cho giai đoạn hoàn thiện và chuẩn bị tung sản phẩm ra thị trường (không quá 1 tỷ đồng) tùy thuộc vào kết quả đánh giá của Hội đồng tư vấn – tuyển chọn. Ưu tiên cho các dự án có đối ứng. Thời gian cho giai đoạn này không quá 13 tháng.

Với giai đoạn 1&2 vốn hỗ trợ của Sở KHCN có thể chiếm đến 90% và Sở

KHCN toàn quyền sở hữu với kết quả nghiên cứu/phát triển ý tưởng/giải pháp

này; nếu các nhóm ý tưởng không tiếp tục hoàn thiện và triển khai tiếp các giai

đoạn kế tiếp, Sở KHCN có quyền giao cho các nhóm khác tiếp tục phát triển nếu

thấy khả thi và các nhóm ý tưởng sẽ không có/còn bất cứ quyền lợi nào liên quan.

Với giai đoạn ươm tạo 3, tỉ lệ vốn của Sở KHCN sẽ chiếm khoảng 20%

đến 30% (như hiện nay) và thực hiện theo như chương trình đang chạy.

2. Truyền thông: cần truyền thông nhiều hơn, mạnh hơn nữa về các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp trên các phương tiện, đặc biệt là truyền hình để nhiều người biết đến hơn nữa

3. Lựa chọn và thẩm định, đánh giá các ý tưởng nhanh hơn nữa

4. Tăng cường công tác đào tạo cho các nhóm ý tưởng đã được chọn hỗ trợ kinh phí (song song với thời gian họ phát triển ý tưởng) để sau 06 đến 09 tháng (qua giai đoạn 1&2) họ có thể tự lập được kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính

Page 50: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

50

phù hợp; có khả năng thuyết trình bảo vệ dự án cũng như kêu gọi đầu tư tài chính; biết được thị trường tương lai và các nhóm khách hàng mục tiêu, các phương pháp tiếp thị - triển khai sản phẩm thương mại cho sau giai đoạn 3.

5. Hỗ trợ kinh phí bảo trì/bảo dưỡng và đặc biệt là mở rộng các vườn ươm hiện tại, tăng cường nhân lực/chất lượng nhân lực (vì họ có kinh nghiệm triển khai) song song với xây dựng các V.U/TT hỗ trợ ươm tạo mới để họ phát huy tốt hơn nữa khả năng của mình;

Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (SpeedUp 2017) của TPHCM đã đạt được những thành công ban đầu và rất rõ rệt, đã chuyển hóa “lượng” thành “chất” - tạo “cú hích” cho thời gian tiếp theo để thêm nhiều nhóm khởi nghiệp/ý tưởng mới tham dự chương trình; dù còn nhiều khó khăn nhưng thiết nghĩ với sự quyết tâm và đồng lòng của toàn xã hội, sự ủng hộ không chỉ dừng ở chủ trương mà là các chính sách/chương trình/phương thức thực hiện cụ thể của Lãnh đạo Thành ủy/ Hội đồng nhân dân/ Ủy ban nhân dân… thì chắc chắn TPHCM sẽ vươn lên dẫn đầu trong việc hình thành – phát triển cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam, tiến tới đạt mục tiêu trở thành thủ đô của khởi nghiệp./.

Page 51: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

51

KẾT NỐI VÙNG VỀ TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ KHỞI NGHIỆP: CÀNG LÀM SỚM, HIỆU QUẢ CÀNG CAO

Tạp chí Khám phá – Sở Khoa học và Công nghệ Tp. HCM

Các đây 2 năm, tại Vũng Tàu, nhiều người trong số chúng ta cũng đã gặp nhau trong Hội thảo “Vai trò của truyền thông trong phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) khu vực phía Nam”. Kết luận được đưa ra trong hội thảo đó là: Báo chí có vai trò quan trọng trong hoạt động tuyên truyền, thông tin định hướng về KH&CN. Tuy nhiên, công tác truyền thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển quan trọng của KH&CN và cũng chưa được quan tâm nhìn nhận đúng mức. Hoạt động truyền thông KH&CN hiện còn nhiều hạn chế, là điểm yếu nhất trong tổng thể hoạt động KH&CN.

Có thể nói, đến hôm nay, kết luận đó vẫn còn nguyên giá trị.

Truyền thông KH&CN đảm nhận chức năng tuyên truyền và kết nối tất cả các chủ thể và khách thể liên quan đến hoạt động KH&CN: Nhà khoa học, các cấp quản lý, doanh nghiệp và người dân.

Truyền thông KH&CN không chỉ để xã hội biết đến các kết quả nghiên cứu và hướng tới mục tiêu thương mại hóa nó, mà còn là một trong những công cụ hữu hiệu giúp cho Chính phủ hiểu được các vấn đề về nghiên cứu khoa học, qua đó đề ra những chính sách phù hợp thúc đẩy sự phát triển đúng hướng cho nền khoa học tại mỗi quốc gia.

Truyền thông là một hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với khoa học và công nghệ và được đánh giá là một trong ba trụ cột của lĩnh vực KH&CN, bên cạnh các trụ cột đổi mới và ứng dụng. Bởi chính nhờ truyền thông KH&CN mà các thông tin KH&CN được phổ biến và đi vào đời sống xã hội.

Nhiệm vụ to lớn của công tác truyền thông KHCN đã được khẳng định trong các văn kiện quan trọng như Chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2011 - 2020; Nghị quyết Trung ương 6 về phát triển KHCN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Luật KHCN sửa đổi.

Tại Việt Nam, truyền thông Khoa học công nghệ (KH&CN) là một lĩnh vực còn khá mới mẻ nhiều nhà khoa học chưa thực sự quan tâm đến vấn đề truyền thông và “biết làm” truyền thông, nên nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị kinh tế - xã hội to lớn nhưng ít được xã hội biết tới.

Page 52: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

52

Khác với Việt Nam, nhiều nước trên thế giới đã làm truyền thông KH&CN từ rất lâu, bài bản. Họ coi truyền thông KH&CN là một trong những động lực, điều kiện quyết định thành công của các công trình nghiên cứu khi ứng dụng vào cuộc sống.

Thực tế cho thấy, hướng đi của các nước này đã khẳng định sự đúng đắn khi hàng loạt các kết quả nghiên cứu được toàn xã hội biết đến và tất nhiên khả năng ứng dụng vào thực tế rất cao.

Sự kết nối chặt chẽ của ba nhà (nhà khoa học - nhà quản lý - nhà doanh nghiệp) nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ khoa học công nghệ đạt chất lượng cao nhất, trong khả năng cho phép, là mong muốn của các bên liên quan. Song, nỗ lực này chẳng thể kết nối thông suốt với sản xuất, người tiêu dùng… nếu sự kết nối tiếp theo - cũng của ba nhà (nhà khoa học - nhà quản lý và nhà truyền thông) không được chú trọng đúng mức.

Tạp chí Khám phá, cơ quan truyền thông của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh rất vinh hạnh được trình bày đề xuất về kết nối thông tin, truyền thông khoa học công nghệ không chỉ giữa các sở ban ngành của Thành phố, mà còn mong muốn kết nối với những người làm quản lý, thực hành khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Tạp chí Khám phá có nhiều xuất bản phẩm, bao gồm báo điện tử Khampha.vn và các Cổng thông tin doimoisangtao.vn, khoinghiepsangtao.vn và vận hành chuyên đề sangkiencongdong.vn. Mỗi ngày, có gần 80 tin, bài được xuất bản trên những trang nàyThông tin được phổ biến rộng rãi, lượng truy cập vào các trang không ngừng tăng lên.

Các xuất bản phẩm nêu trên của Tạp chí Khám phá đều thực hiện nhiệm vụ được Ban Giám đốc Sở giao, đó là tuyên truyền, phổ biến thông tin, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi ngiệp của Sở nói riêng và toàn Thành phố nói chung; tuyên truyền, phổ biến thông tin khoa học công nghệ trong nước và thế giới.

Ngoài ra, Tạp chí Khám phá còn thực hiện nhiệm vụ như một nơi kết nối chặt chẽ thông tin, truyền thông giữa Sở KHCN Thành phố với hơn 40 báo, đài trung ương và Thành phố, thực hiện tốt những đợt thông tin theo chủ đề. Tạp chí Khám phá còn là một trong những cơ quan thuộc Sở tổ chức các sự kiện theo nhiệm vụ được phân công.

Chúng tôi mong muốn được kết nối với các cơ quan quản lý và các nhà khoa học 7 tỉnh miền Đông Nam Bộ để phối hợp thực hiện 2 việc sau:

Thứ nhất là sản xuất thông tin

Page 53: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

53

Một trong những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông KHCN trong cả nước hiện nay là sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học có tinh thần báo chí và các nhà báo có tinh thần khoa học cũng cần được phát huy để chuyển hóa các thông tin KHCN vốn đã ít, khó viết, khó hiểu, thiếu tính hấp dẫn đến với công chúng.

Đầu tiên, phải khẳng định rằng chính đội ngũ các nhà khoa học phải coi trọng công tác truyền thông KHCN. Đã đến lúc các nhà khoa học cần thay đổi tư duy về tuyên truyền KHCN. Thay vì cứ lặng lẽ nghiên cứu, ứng dụng, rất mong các nhà khoa quan tâm quảng bá sâu rộng hơn những gì mình làm được.

Không chỉ các nhà nghiên cứu, khoa học, các viện, các trường đại học đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến kiến thức và tuyên truyền thành quả nghiên cứu. Từ chính các viện, trường đại học có nhiều đề tài nghiên cứu, thành tựu nhưng chưa đến được nông dân, doanh nghiệp.

Chúng tôi rất mong các nhà khoa học, các tổ chức KHCN quan tâm, nhận thức đúng về vai trò của công tác tuyên truyền KHCN, không ngại tiếp xúc với cơ quan báo chí, để từ đó, cơ quan truyền thông đưa thông tin nhanh nhất, chính xác nhất và hiệu quả nhất về KHCN.

Tạp chí Khám phá luôn sẵn sàng đồng hành cùng các cá nhân, tổ chức KHCN ở các địa phương trong việc tổ chức tập huấn, nâng cao kỹ năng làm tin bài cho báo chí nói riêng và các hoạt động truyền thông khác nói chung.

Chúng ta cùng hy vọng trong thời gian tới, công tác truyền thông sẽ đưa KHCN thấm vào xã hội một cách tự nhiên, tạo ra sự thích thú, phấn khích và hình ảnh gần gũi của khoa học, đưa KHCN gần với người dân.

Thứ hai là phối hợp phổ biến thông tin, tổ chức sự kiện

Những đổi mới trong công nghệ thông tin đã đưa thế giới đến với một kỷ nguyên của các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó hầu như tất cả mọi người đều được tiếp cận tin tức và thông tin, và trở thành những người sáng tạo và đóng góp cho ngành công nghiệp báo chí. Nhờ đó, ngày nay, tin tức được truyền đi theo những cách thức phi truyền thống với những hệ quả không thể đoán trước được.

Tạp chí Khám phá sẵn sàng đồng hành cùng các nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở các địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến những thành tựu đã đạt được, kết quả của những công trình, nghiên cứu, những mong muốn được hỗ trợ về chính sách hoạt động.

Không chỉ đăng tải trên những ấn phẩm của mình, Tạp chí Khám phá còn sẵn sàng làm cầu nối thông tin giữa các cơ quan báo chí, với mọi loại hình báo chí cả nước với các nhà khoa học, cơ quan quản lý ở các địa phương.

Page 54: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

54

Công việc cần kíp trước mắt để có thể thực hiện những mong muốn này, đó là việc chúng ta cần thiết lập kênh liên lạc chung để tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin và phổ biến thông tin chung; hình thành cơ chế phối hợp, nhân sự trực tiếp…để cùng nhau sử dụng thế mạnh của báo chí, truyền thông vào quảng bá những việc chúng ta làm được.

Nền tảng của cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết nối trên nền tảng internet. Với năng lực hiện có về con người, phương tiện và lòng quyết tâm, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm và phối hợp của các bên trong sứ mệnh chung này.

Thông qua hợp tác, Tạp chí Khám phá hy vọng sẽ góp phần tích cực trong việc thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị, tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, vì sự phát triển của các địa phương, vì lợi ích chung của cộng đồng./.

Page 55: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

55

ĐẦU TƯ STARTUP - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Vietnam Silicon Valley

I. BỐI CẢNH RA ĐỜI ĐỀ ÁN Vietnam Silicon Valley (VSV)

Hơn hai thập kỷ vừa qua là thời đại của rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các công ty công nghệ tăng trưởng nhanh (hay còn gọi là Startup) bùng nổ trên toàn cầu. Thời báo Kinh tế - The Economist (Hoa Kỳ) đã so sánh sự bùng nổ của Startup với sự bùng nổ kỷ Cambrian Explosion trong lịch sử sinh học của trái đất. Các startup đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội, vì thế các công ty thuộc kỷ nguyên công nghiệp đều giảm dần hoặc buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh cho phù hợp với thời đại thông tin đang nổi lên.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự thay thế ngoạn mục của một số công ty thời đại thông tin trong việc nâng cấp hoặc thay thế sản phẩm đã có của thời đại công nghiệp như:

Kodak >< Instagram (Ảnh), Borders Books >< Amazon (Sách), Tower

Records >< Apple Ipod, Spotify (Âm nhạc), Hệ thống khách sạn >< Airbnb (Du

lịch), Taxis >< Uber/ Lyft (Vận chuyển - Giao thông vận tải), Hồ sơ nhân sự &

Tuyển dụng >< LinkedIn (Nguồn nhân lực), Báo chí >< Truyền thông xã hội

(Thông tin tiêu dùng), Cửa hàng bán lẻ >< Thương mại điện tử (Mua sắm).

Và Silicon Valley được thế giới coi là thánh địa công nghệ toàn cầu với số lượng Startup từ 14.000 đến 19.000 và từ 1,7 đến 2,2 triệu nhân viên công nghệ cao. Đây là ngôi nhà của những câu chuyện thành công như: Apple, Google, Facebook, và vô số những Startup thành công khác. Chỉ với 3 Startup đã tạo ra 1.500 tỷ đô la giá trị vốn hoá thị trường và sử dụng hơn 165.000 lao động. Tác động của Thung lũng Silicon tới thế giới và chính nước Mỹ là không thể phủ nhận, trong Báo cáo Dự án đổi mới sáng tạo và Năng lực cạnh tranh chỉ ra rằng mỗi công nghệ cao trong Hệ sinh thái ở Thung lũng Silicon giúp tạo ra khoảng 5 triệu việc làm. Trong một số nghiên cứu khác về sự ảnh hưởng của những Startup này, Facebook đã công bố tạo ra 4 triệu việc làm trên toàn cầu, bao gồm nhân viên phát triển ứng dụng và nhân viên tiếp thị Facebook. Cứ như vậy, Thung lũng Silicon đã truyền cảm hứng khởi nghiệp cho toàn thế giới. Ở Châu Á, nhiều quốc gia đã xác định việc phát triển khoa học là yếu tố then chốt để xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Singapore – Thung lũng Silicon của Châu Á hay Israel – Cường quốc khởi nghiệp là những minh chứng sống động cho sức mạnh khoa học công nghệ có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nền kinh tế.

Tuy nhiên, để có được những thành công như vậy, phải kể đến sự góp mặt không thể thiếu của các Quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư Thiên thần. Đây

Page 56: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

56

có thể nói là mạch máu xuyên suốt nuôi dưỡng quá trình phát triển của Startup. Theo thống kê của NVCA (National Venture Capital Associates), mỗi năm nước Mỹ thu hút từ 50 đến 60 tỷ đô la đầu tư mạo hiểm và Siliocon Valley chiếm khoảng một nửa số này. Với nguồn vốn đầu tư này ước tính xấp xỉ 0,23% GDP nhưng tạo ra 21% GDP và 11% việc làm mỗi năm cho nước Mỹ. Một tỉ lệ ngoạn mục cho thấy tác động của nguồn vốn này đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ và là sự ao ước của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh việc phát hiện cơ hội phát triển toàn cầu còn một nguyên nhân rất quan trọng nữa là vào thời điểm 2013, Việt Nam vẫn đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới….. Số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể theo Tổng cục thống kê trong năm 2013, Việt Nam có khoảng 60.737 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 11,9% so với 2012, trong đó có 9.818 doanh nghiệp chính thức giải thể hẳn. Điều này đồng thời tác động tiêu cực tới Hệ thống ngân hàng thương mại. Nợ xấu tăng nhanh, đặc biệt các khoản tín dụng về bất động sản dẫn tới nguồn vốn tín dụng bị tắc nghẽn. Đồng thời, các điều khoản cho vay được các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ hơn khiến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại, dù lãi suất ngân hàng đã có xu hướng giảm, tăng trưởng tín dụng chỉ khoảng 11% so với mục tiêu 12%. Tỷ giá dù được duy trì tương đối ổn định, thậm chí có phá giá danh nghĩa, nhưng thực ra đồng Việt Nam vẫn lên giá so với đồng đô la đã làm suy giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường quốc tế, thậm chí ngay chính ở thị trường trong nước.

Trong bối cảnh đó, một nhu cầu được đặt ra là cần phải có những chiến lược mới nhằm tái cơ cấu nền kinh tế, xác định lại trọng tâm phát triển dài hạn từ tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Một điều dễ nhận thấy là hơn đại đa số doanh nghiệp đang kinh doanh tại Việt Nam là doanh nghiệp SME, mỗi năm tạo thêm trên 500 nghìn việc làm, sử dụng 51% lực lượng lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP. Tuy nhiên, đa số các SME Việt Nam chưa tham gia vào được chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, trình độ khoa học và năng lực đổi mới sáng tạo còn thấp. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn hạn chế. Số lượng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam thường không tạo được sản phẩm có giá trị thặng dư cao, thiếu tính cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và ít có khả năng trở thành trụ cột của nền kinh tế như Google, Facebook của Mỹ.

Mặt khác, trong quá trình hội nhập kinh tế, trào lưu Startup cũng được đông đảo những trí thức trẻ Việt Nam đón nhận và ngày càng lan tỏa đến mọi tầng lớp trong xã hội. Với quy mô dân số gần 100 triệu người, trong đó hơn 50 triệu người dùng internet, một thị trường rộng lớn với nhu cầu rất cao…. Nhận thấy đây là một trong những dấu hiệu rất tiềm năng bùng nổ startup tại Việt Nam, và như vậy thì có thể coi đây là nguồn tài nguyên vô giá để thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm trong khu vực và trên thế giới. Do đó, nhóm Đề án đã đề xuất với Bộ trưởng

Page 57: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

57

Bộ KH&CN vào tháng 7/2012 để thí điểm mô hình đầu tư mạo hiểm giai đoạn rất sớm đối với các nhóm Startup công nghệ. Mục tiêu của Đề án là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững thông qua việc xây dựng và hoàn thiện Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Nghĩa là tạo môi trường thuận lợi cho thế hệ doanh nghiệp mới, giàu sức sáng tạo, có khả năng nhân rộng mô hình kinh doanh để thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm tư nhân.

Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam – Vietnam Silicon Valley (gọi tắt là VSV) được Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức phê duyệt và triển khai từ ngày 04/06/2013 theo Quyết định số 1383/QĐ-BKHCN.

Nhìn lại 5 năm về trước cho thấy Đề án không chỉ thể hiện quyết tâm đưa các kết quả nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn kinh doanh, sản xuất mà hơn hết, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Lãnh đạo Bộ KH&CN về tiềm năng to lớn mà một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thể tạo ra đối với an sinh xã hội và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Với 5 năm triển khai Đề án VSV, nhóm thực hiện đã từng bước đạt được kết quả khả thi và hy vọng đã và đang đóng góp một phần thúc đẩy Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế kỳ vọng, và trong tương lai không xa trở thành một trung tâm công nghệ của khu vực và trên thế giới.

II. HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

Hệ sinh thái được hiểu là những tác nhân trong một môi trường cụ thể có quan hệ một cách hữu cơ với nhau nhằm giúp nhau cùng phát triển, hay nói cách khác sự phát triển của tác nhân này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tác nhân khác để cộng đồng ngày một phát triển rộng rãi và bền vững hơn.

Vậy hệ sinh thái dành cho Startup sẽ bao gồm các tác nhân chính nào? Nếu chia theo chức năng nhiệm vụ thì:

Chức năng Khởi nghiệp: startup, cộng đồng khởi nghiệp,… Chức năng Hỗ trợ: Chính phủ, trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí

nghiệm, các doanh nghiệp lớn, các chuyên gia và cố vấn… Chức năng Đầu tư: nhà đầu tư Thiên thần, Các tổ chức thúc đẩy kinh doanh

Accelerator, các Quỹ đầu tư mạo hiểm và các tổ chức khác…

Page 58: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

58

Mô hình Hệ sinh thái Startup

Trong khuôn khổ bài tham luận này, chúng tôi muốn tập trung vào chức năng Đầu tư; Mặc dù, có thể nói nếu thiếu một trong các chức năng trên thì cũng không thể có hệ sinh thái khởi nghiệp, nhưng quan trọng hơn cả nếu thiếu đầu tư, đặc biệt là đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu thì cũng không thể có Startup hay các doanh nghiệp KH&CN phát triển.

Nói đến đầu tư trong hệ sinh thái khởi nghiệp là nói đến mối quan hệ giữa:

Startup: Doanh nghiệp sáng tạo, có khả năng tăng trưởng đột biến. Accelerator: Tổ chức thúc đẩy kết hợp đầu tư vốn gieo mầm; Và Đầu tư mạo hiểm: Nhà đầu tư Thiên thần và Quỹ đầu tư mạo hiểm

Thông qua việc thực hiện Đề án VSV trong 05 năm (2013 – 2017), cả 3 cấu phần này đã có những bước phát triển nhất định góp phần tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo sôi động tại Việt Nam.

Startup trở thành làn sóng phát triển mạnh mẽ, theo số liệu thống kê không chính thức, Việt Nam hiện có khoảng 15,000 startup đang hoạt động tập trung chủ yếu tại 2 trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Nhiều startup Việt đã gây tiếng vang lớn trên thị trường quốc tế như mWork, Cốc Cốc, Prime Circa, Appota, Divmob, Colorbox, DesignBold… Nhiều startup đã chiến thắng các cuộc thi khởi nghiệp quốc tế và tham gia tranh tài với các doanh nghiệp khác trên toàn thế giới như Hachi, hiSella, Younet, Umbala, Triip.me, … Tiềm năng của startup được khẳng định rõ nét qua các thương vụ đầu tư hàng triệu đô la Mỹ vào Lozi, Momo, OnOnPay…

Page 59: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

59

Đầu tư mạo hiểm: Thị trường đầu tư mạo hiểm Việt Nam hiện tại không chỉ là mảnh đất của các quỹ nước ngoài như IDG Ventures Vietnam, Cyber Agent, Mekong Capital, DFJ Vina Capital mà còn có sự tham gia tích cực của các quỹ nội địa như SeedCom, FPT Ventures, CMC Innovation Fund…

Mô hình Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh đã được chứng minh tính khả thi và mức độ hiệu quả thông qua quá trình tiên phong thử nghiệm của Vietnam Silcon Valley Accelerator. Kéo theo đó là sự ra đời của Hatch Ventures, Viettel Accelerator, Microsoft Class Expara, VIISA… Các Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh quốc tế như Lotte Accelerator, Hebronstar cũng đã chính thức tham gia thị trường Việt Nam. Không những thế, các vườn ươm doanh nghiệp thuộc nhà nước cũng đang trong quá trình nghiên cứu để chuyển dịch mô hình sang thành Tổ chức Thúc đẩy doanh nghiệp.

Để dễ dàng tìm hiểu kỹ hơn về 3 cấu phần quan trọng này, chúng tôi sẽ cố gắng phân tích và lý giải chi tiết với mong muốn hỗ trợ thiết thực hơn cho việc phát triển hệ sinh thái Startup Việt Nam.

1. Startup hay sự giống và khác nhau giữa Startup và SME

Startup tận dụng công nghệ để tạo lợi thế cạnh tranh, theo định nghĩa Startup là một tập hợp của các nguồn lực tạm thời (nhân lực, tiền, thời gian...) để đi tìm kiếm một mô hình kinh doanh mới và nhanh chóng xây dựng thành một tổ chức/doanh nghiệp đạt quy mô, đồng thời có khả năng lặp lại hay nhân rộng tại các thị trường khác nhau; (Temporary Organization – Searching Business Model to be Profitable, Repeatable & Scalable)

Định nghĩa này đã bao hàm việc Startup có thể chưa phải là một doanh nghiệp và việc đi tìm kiếm mô hình kinh doanh MỚI đồng nghĩa với việc mỗi Startup thường không có tiền lệ. Thực tế cho thấy những Startup thành công nhất sẽ không có tấm gương nào để so sánh, đánh giá hay để ước lượng được khả năng thành công.

Startup công nghệ mang tính toàn cầu, không lệ thuộc lợi thế địa lý hay khu vực nên thị trường và khách hàng là một tập hợp lớn không giới hạn. Startup dễ dàng chấp nhận pha loãng cổ phần để gây vốn với mục tiêu nhanh chóng nhân rộng mô hình kinh doanh... do đó Startup có nhiều ưu điểm như:

Mở ra nhiều cơ hội việc làm cho những người có tri thức cao Tạo nhiều lựa chọn khác nhau cho giới trẻ sau khi tốt nghiệp đại học Sử dụng lao động địa phương để phục vụ cho khách hàng toàn cầu do khả

năng nhân rộng của mô hình kinh doanh.

Ví dụ: Một cửa hàng cafe hay Một cửa hàng quần áo sẽ khó có thể tạo được công ăn việc làm cho 60 nghìn người có tri thức cao vì các mô hình kinh doanh này không đạt được quy mô cần thiết đến số lượng lao động có trình độ cao như vậy. Nhưng Một Startup công nghệ như Google phát triển từ 20 người năm 2000 đến năm 2016 đạt quy mô 60 nghìn người đa số là kỹ sư các ngành công nghệ tiên tiến.

Page 60: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

60

Trong một so sánh khác: Tổng GDP của Việt Nam năm 2015 đạt 4.193 nghìn tỷ đồng, Doanh thu của Google năm 2015 đạt 1.681 nghìn tỷ đồng tương đương 40% GDP cả Việt Nam.

Nhìn bên ngoài, có vẻ như Startup và SME không có gì khác nhau về cả quy mô lẫn hoạt động, nhưng hãy xét về bản chất sẽ thấy Startup mới chỉ bắt đầu có ý tưởng và/hoặc thử nghiệm công nghệ chứ chưa đưa ra được mô hình kinh doanh, chưa xác định được đối tượng khách hàng, chưa xác định được thị trường nên tỉ lệ thành công rất thấp (chỉ 10%). Nhưng nếu mô hình kinh doanh được minh chứng là khả thi và tiềm năng thì họ sẽ nhận được vốn đầu tư và có cơ hội bứt phá nhanh chóng hơn SME gấp nhiều lần.

SME truyền thống thường bắt đầu là một công ty gia đình sở hữu từ 70% đến 100%, không muốn mất cổ phần và quyền kiểm soát, mang tính cục bộ, địa phương và gắn liền với lợi thế về địa lý nên thị trường và khách hàng đã được xác định và hữu hạn. Do vậy khó nhân rộng (scaleable) nên SME muốn phát triển phải dựa vào vốn vay chứ không thu hút được đầu tư, đặc biệt là đầu tư mạo hiểm.

2. Đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam.

a. Hiện trạng:

Thị trường Việt Nam đã ghi nhận sự tham gia của một số quỹ đầu tư vào các startup như: Cyber Agent (Nhật Bản), Golden Gate Venture (Singapore), IDG, 500 startup (Mỹ)... Nguồn vốn đầu tư cho startup của các Quỹ kể trên là tương đối lớn nhưng startup Việt Nam lại không đủ khả năng đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn đầu tư của các quỹ này.

Nhìn lại thị trường đầu tư mạo hiểm những năm gần đây cho thấy các thương vụ đầu tư mạo hiểm không có xu hướng tăng, thậm chí giảm nhưng số lượng vốn đầu tư bình quân trên từng thương vụ lại gia tăng đáng kể. Các khoản từ vài trăm nghìn cho tới hàng triệu đô la có nhiều nhưng khoản đầu tư nhỏ ban đầu (vốn gieo mầm) thì rất ít. Đây là nguồn vốn tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng do mang yếu tố “kickoff” - có tính chất khởi động, thúc đẩy ban đầu cho các startup có khả năng hoàn thiện sản phẩm, kiểm tra phản ứng của thị trường và thử nghiệm các chiến lược, mô hình kinh doanh khác nhau.

Nếu chúng ta đã xác định rằng Startup là công cụ để tạo bước nhảy đột phá cho nền kinh tế cũng như có tiềm năng tạo ra siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư. Vậy tại sao lựa chọn đầu tư cho Startup thực sự là quyết định rất khó khăn cho nhà đầu tư Việt Nam cũng như cho Chính phủ?

Giả sử có 1 tỷ đồng đầu tư trong 10 năm và cho 2 lựa chọn:

- Phương án A: có thể 90% thất bại chỉ 10% thành công nhưng tạo ra 200 tỷ đồng (lợi nhuận 200 lần). (Theo thống kê của Hiệp hội đầu tư mạo hiểm Hoa Kỳ thì đầu tư vào 10 Startup thì chỉ được 1 thành công, nhưng là một thành công đột phá).

- Phương án B: sẽ có 90% thành công và tạo ra 2 tỷ đồng (lợi nhuận 2 lần) chỉ có 10% thất bại

Page 61: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

61

Chúng ta sẽ lựa chọn phương án nào?

Đa số các nhà đầu tư sẽ lựa chọn phương án B mặc dù giá trị cơ hội của phương án A lớn hơn phương án B.

Từ trước đến nay, nhắc đến đầu tư Việt Nam là nói đến thị trường bất động sản, tài chính, tài nguyên. Những doanh nhân thành công từ những lĩnh vực này thường có cái nhìn rất khác và không nắm rõ về Startup cũng như đầu tư mạo hiểm. Vì vậy, họ sẵn sàng bỏ tiền vào lĩnh vực có thế mạnh, nơi có nhiều mối quan hệ và hiểu rõ thị trường thay vì đầu tư vào startup.

Một so sánh khác cho thấy doanh nghiệp SME tăng vốn để mở rộng kinh doanh hoặc sớm hơn là để bắt đầu kinh doanh, tiền đầu tư được phục vụ cho việc mua máy móc thiết bị hoặc mua nguyên vật liệu để sản xuất ra thành phẩm đem bán hoặc nhập luôn thành phẩm để bán lấy chênh lệch. Đặc thù của các hoạt động này là máy móc thiết bị và các món hàng được nhập về là Tài Sản và thường có giá trị được mua bán trên thị trường và trong trường hợp xấu nhất, SME đó có thể bán lại các máy móc này để lấy tiền trả lại cho nhà đầu tư hoặc ngân hàng.

Đối với Startup, nhất là Startup ở giai đoạn vốn mồi, tiền đầu tư thường được sử dụng để xây sản phẩm công nghệ. Cái khó cho nhà đầu tư trong việc cấp vốn cho Startup nằm ở tính chất sử dụng của nguồn vốn thực chất là chi trả cho chi phí nhân sự, marketing và bán hàng. Đây chính xác là chi phí và không có khả năng thu hồi nếu Startup không phát triển thành công.

Tóm lại, hầu hết các kết quả khảo sát trên thị trường đều chỉ ra rằng vấn đề lớn nhất Startup Việt Nam gặp phải là gọi vốn.

Nguyên nhân: do đây là giai đoạn rủi ro nhất trong đầu tư về khởi nghiệp, các startup vẫn đang trong giai đoạn phát triển ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm mẫu, chưa thử nghiệm được trên thị trường. Startup ở giai đoạn này không có khả năng huy động vốn ở các kênh khác do không có tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý bảo vệ nhà đầu tư mạo hiểm chưa có trong khi đầu tư mạo hiểm rủi ro lớn sẽ dễ khiến các nhà đầu tư chùn bước trong quyết định đầu tư vào Startup.

b. Các kênh huy động vốn truyền thống

Chúng ta có thể điểm lại một số kênh truyền thống mà các công ty có thể tận dụng để kêu gọi vốn:

Người thân và gia đình: rất phù hợp cho các công ty Startup mới khởi đầu nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện để tự đầu tư và mô hình đầu tư này chỉ có thể mang tính chất tự phát chứ Nhà nước không thể có phương tiện nào để xây dựng mô hình này thành một kênh đầu tư quy mô.

Ngân hàng: khác với quỹ đầu tư mạo hiểm, đặc thù của ngân hàng là không bao giờ được mất vốn của những người gửi tiết kiệm, do đó khi ngân hàng cấp khoản vay, tiêu chí hàng đầu là khả năng đảm bảo thu hồi tiền thông qua thẩm định doanh nghiệp và đánh giá các tiêu chí như doanh thu, dòng tiền, lợi nhuận và tài sản đảm bảo... Như vậy, có thể thấy rằng Startup trong những năm đầu tiên

Page 62: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

62

sẽ không có cách nào để đảm bảo 2 yếu tố này. Ngoài ra, khác với quỹ đầu tư mạo hiểm cấp vốn để đổi lại cổ phần, ngân hàng cấp vốn thông qua khoản vay có lãi và Startup mới thành lập sẽ khó có thể đáp ứng được yêu cầu trả lãi vay và trả cả gốc.

Quỹ đầu tư mạo hiểm: cặp bài trùng của Startup, tuy nhiên ngay cả quỹ đầu tư mạo hiểm cũng có các quy định trong việc quản lý vốn cũng như số tiền tối thiểu đầu tư vào mỗi công ty (thường từ 500 ngàn đô la trở lên) và các Startup Việt Nam đa phần đều không đạt quy mô cần thiết. Ngoài ra, quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư theo xu thế và theo hiệu quả khai thác thị trường của Startup. Điều này tạo thành vòng luẩn quẩn cho Startup: không có người dùng và/hoặc không có doanh thu dẫn đến không huy động được vốn; không huy động được vốn thì không có vốn để kinh doanh, và không có vốn kinh doanh thì lại dẫn đến không có người dùng/không có doanh thu....

Sàn chứng khoán: là một kênh huy động vốn lý tưởng cho các doanh nghiệp, nhưng Startup ở giai đoạn rất sớm (very early stage) chưa chứng minh được sự thành công thì không thể huy động từ sàn chứng khoán. Và ngược lại các Startup đã thành công lại chưa chắc đã muốn huy động vốn từ sàn chứng khoán với các lý do sau: Mất quyền kiểm soát của doanh nghiệp; Phải công khai kết quả kinh doanh và bị theo dõi sát sao hơn bởi báo chí và truyền thông (cả tích cực và tiêu cực).

Các quỹ của nhà nước, các tổ chức phi Chính phủ: Startup và doanh nghiệp nói chung thường ít tìm đến các quỹ này vì hoạt động đầu tư của quỹ không thường xuyên do đó họ không nằm trong danh sách kênh gọi vốn của Startup. Ngoài ra, thủ tục phức tạp và không đi sát với các hoạt động kinh doanh của Startup vì tiêu chí của quỹ thường không phải tạo ra lợi nhuận mà là bảo toàn vốn hoặc cấp vốn cho các hoạt động mang tính cộng đồng.

Mặc dù có các kênh huy động vốn như trên nhưng Startup thường chỉ có thể gọi được vốn từ Nhà đầu tư thiên thần và Quỹ đầu tư mạo hiểm; Hai nguồn vốn này khá phổ biến ở một số nước nhưng chưa thực sự phát triển ở Việt Nam vì một số lý do: Thứ nhất, nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam vẫn chưa nhìn nhận đầu tư Startup là một mô hình đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận do đa số chưa biết đến mô hình này, hoặc chưa hiểu mô hình này sẽ tạo ra lợi nhuận như thế nào khi rủi ro lớn như vậy, và về cơ bản, tâm lý không ai muốn trở thành người thử nghiệm đầu tiên. Thứ hai: Các quỹ đầu tư vốn giai đoạn đầu, ngoại trừ lợi nhuận khi bán cổ phần (khoảng 7-10 năm sau khi đầu tư) thì số tiền quản lý quỹ là rất bé và thường không đủ để tạo quy mô xây dựng đội ngũ quản lý quỹ.

Đây cũng là 2 nguyên nhân chính làm cho Startup Việt Nam không có cơ hội phát triển, đồng nghĩa với việc các Quỹ đầu tư mạo hiểm cũng rất khó khăn trong việc tìm kiếm các thương vụ đầu tư tại Việt Nam. Dẫn đến Việt Nam chưa có thị trường đầu tư mạo hiểm nên các Quỹ cũng tương đối dè dặt vì không tìm thấy con đường có thể thoái vốn trong một vài năm tới.

Để giải quyết những khó khăn kể trên, và để thu hút nguồn vốn đầu tư tạo đà cho việc xây dựng thị trường vốn Đầu tư mạo hiểm, Đề án VSV đã nỗ lực thí điểm

Page 63: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

63

mô hình đầu tư vốn gieo mầm kết hợp huấn luyện tập trung được gọi là Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh - Accelerator, mô hình đã được minh chứng thành công vang dội ở Mỹ và các quốc gia tiên tiến khác như Singapore, Hàn Quốc...

3. Hệ thống tổ chức thúc đẩy kinh doanh Business Accelerators (hay còn gọi là Hệ thống BA)

Đây là hệ thống các doanh nghiệp đặc biệt, có khả năng sinh lời cao thông qua việc đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp (start up) có ý tưởng kinh doanh tốt. Hệ thống này bao gồm các doanh nhân đã thành đạt trong việc tạo lập các doanh nghiệp, họ là những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, luật pháp, quản lý công nghệ, đầu tư… họ có nguyện vọng truyền đạt kinh nghiệm và cùng góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp startup. Hệ thống BA thực hiện 3 chức năng chính: tạo vốn gieo mầm (seed money) cho các doanh nghiệp khởi nghiệp; truyền đạt bí quyết kinh doanh cho doanh nhân trong giai đoạn tập huấn tập trung (boot camp); tổ chức diễn đàn để doanh nghiệp khởi nghiệp có cơ hội trình bày và tiếp xúc với các nhà đầu tư (Demo Day).

Hoạt động cụ thể của BA: Sau chương trình đào tạo và xây dựng cơ sở cho việc phát triển những sản phẩm KH&CN, các doanh nghiệp “hạt giống” sẽ được tham gia vào Business Accelerators (BA) để hỗ trợ họ hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh trong tương lai, nhằm thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư mạo hiểm. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp được sự hướng dẫn của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư mạo hiểm, các doanh nhân đã thành đạt trong lĩnh vực xây dựng doanh nghiệp công nghệ và chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý công nghệ, quản lý tài chính và chiến lược phát triển sản phẩm.

Đồng thời, trong giai đoạn là thành viên của BA và sau khi tốt nghiệp, các doanh nghiệp “hạt giống” sẽ được gặp gỡ các nhà đầu tư mạo hiểm để những nhà đầu tư này có cơ hội kiểm tra và nghiên cứu về tiềm năng cũng như độ khả thi của các doanh nghiệp “hạt giống”. Nếu các nhà đầu tư đánh giá một doanh nghiệp “hạt giống” có giá trị, đáng đầu tư, họ sẽ bỏ vốn đầu tư cho doanh nghiệp đó. Với số vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, các doanh nghiệp “hạt giống” sẽ có kinh phí để thực hiện mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh của họ để trở thành một Startup.

Với chức năng nêu trên, hệ thống BA sẽ định hướng được thị trường công nghệ giúp cho các nhà đầu tư lựa chọn đối tượng đầu tư hiệu quả, và cũng thông qua hệ thống BA mà phát triển được các quỹ đầu tư mạo hiểm cho các doanh nghiệp khoa học & công nghệ. Hay nói cách khác Hệ thống BA như một phin lọc các doanh nhân có ý tưởng đầu tư tốt và ươm tạo thành các doanh nghiệp khởi nghiệp có hiệu quả để các Quỹ đầu tư thông qua đó mà tài trợ vốn.

Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh làm việc với startup trong một khoảng thời gian ngắn và cụ thể, thường là từ 3 đến đến 4 tháng. Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh cũng cung cấp khởi động một số vốn gieo mầm, thường là khoảng 10.000 - 20.000 đô la Mỹ (tương đương 300 triệu đến 500 triệu đồng). Để đổi lấy vốn và sự hướng

Page 64: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

64

dẫn, startup trả từ 3% đến 10% cổ phần của công ty cho Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh.

Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh không phải là một con đường đảm bảo chắc chắn sự thành công cho startup, nhưng nó giúp startup đạt đến một điểm mà công ty đã sẵn sàng để tăng vốn. Mục đích của Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh là tăng quy mô (repeatable) và giá trị (scalable) của một công ty càng nhanh càng tốt để chuẩn bị cho một vòng gọi vốn đầu tiên (Demo Day). Điều này đồng nghĩa với việc tăng giá trị số cổ phần mà doanh nghiệp đã trả cho Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh.

Từ những nhận định ở trên, Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam được phê duyệt với mục tiêu và phạm vi hoạt động rất cụ thể.

a. Mục tiêu:

Tạo dựng thành công các doanh nghiệp khởi nghiệp, hội tụ đủ các yếu tố: (i) đã có sản phẩm; (ii) sản phẩm có tiềm năng chiếm được một thị trường lớn; (iii) Doanh nghiệp có mô hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh và đội ngũ quản lý có khả năng áp dụng và thực hiện các chiến lược theo từng giai đoạn nhằm đạt mục tiêu về lợi nhuận, khống chế thị trường và tăng trưởng nhanh.

Tạo môi trường để thu hút những nhà đầu tư vốn mạo hiểm sẵn sàng đầu tư vào những doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Xây dựng hệ thống tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp (Business Accelerators) để tạo môi trường ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp.

b. Phạm vi hoạt động

Triển khai chương trình đào tạo nhằm giúp cho các doanh nghiệp có thể nâng cấp sản phẩm và hướng tới thị trường.

Xây dựng hệ thống tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp (Hệ thống BA) để thực hiện đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) có ý tưởng kinh doanh tốt.

Xây dựng mô hình và quy chế hoạt động của hệ thống Quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân kết hợp với nguồn vốn đầu tư của nhà nước.

Nhận thức được vai trò quan trọng của hệ thống BA nên việc thực hiện nhiệm vụ này được coi là xương sống của toàn bộ Đề án và là mấu chốt sự thành công của Vietnam Silicon Valley.

4. Bài học kinh nghiệm từ Chính phủ các nước

Trong tất cả các quốc gia có hệ sinh thái Startup đặc biệt phát triển như Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Anh, Ấn Độ... đều có sự tham gia của Chính phủ và không chỉ với vai trò chính sách mà dưới vai trò nhà đầu tư cho Quỹ.

Page 65: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

65

Ở Mỹ chúng ta có thể nhìn vào ví dụ của 2 quỹ Huron River Ventures, Michigan Accelerator Fund, 2 quỹ này khi mới thành lập được Chính phủ đầu tư 25% tổng số vốn của quỹ và quỹ của chính phủ chấp nhận giới hạn lợi nhuận của mình ở mức 1,5 lần (điều này đồng nghĩa nếu quỹ tạo ra lợi nhuận hơn 1,5x tất cả các nhà đầu tư sẽ được lãi nhiều hơn phần mình đóng góp) giúp quỹ nhanh chóng được thành lập và đi vào hoạt động.1

Singapore xây dựng hệ sinh thái cho Startup dựa vào vốn đầu tư của Chính phủ. Chính phủ Singapore đầu tư đối ứng lên tới 3 triệu USD cho mỗi quỹ được thành lập. Tất cả các quỹ tên tuổi tại đây đều có sự tham gia vốn của chính phủ như: JFDI, IMJ fund... Chính sự tập hợp của các nhà đầu tư và luật doanh nghiệp về đầu tư tương đồng với các nền kinh tế như Mỹ và Anh đã kéo các Startup trong khu vực tập trung về nước này. Singapore mặc dù không có thị trường để Startup khai thác nhưng lại là quốc gia có nhiều Startup lớn nhất trong khu vực.

Tổng thống Ấn Độ vừa công bố khoản đầu tư 4 tỷ đô la cho hệ sinh thái Startup từ tháng 1 năm 2016.

Hàn Quốc sẽ đầu tư 2,91 tỷ USD để phát triển Startup, trong đó phần lớn số tiền này sẽ được sử dụng để đầu tư vào các Startup thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân ở các giai đoạn khác nhau, đồng thời là việc rỡ bỏ một số các loại thuế từ bán cổ phần công ty cũng như cho phép nhà đầu tư miễn giảm thuế với điều kiện họ tái đầu tư khoản lãi từ bán cổ phần của mình. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, Hàn Quốc đang chuẩn bị cho các Startup của mình một cơ chế dễ dàng huy động vốn ở mọi giai đoạn: Giai đoạn vốn mồi và trước sàn KONEX: Startup Hàn Quốc có thể huy động vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm được đồng đầu tư bởi Chính phủ. Các giai đoạn sau, Startup có thể lần lượt huy động vốn ở sàn KONEX, KOSDAQ và KOSPI. Ngoài ra, các cơ chế đồng đầu tư của Chính phủ cũng như miễn giảm thuế thu từ bán cổ phần cũng góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp thường xuyên thực hiện mua bán sáp nhập hơn, qua đó tạo thanh khoản cho các nhà đầu tư thiên thần và quỹ đầu tư mạo hiểm.

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH

A. Kết luận:

Đặc thù của mô hình đầu tư mạo hiểm là đầu tư vào con người, những con người dám làm dám chịu, dám thay đổi, chấp nhận thử nghiệm cái mới, chấp nhận thất bại để đạt được thành công đột phá. Như trên đã phân tích, việc đầu tư vào con người và các hoạt động của nhóm người đó nhằm khảo sát đánh giá thị trường, thử nghiệm sản phẩm và có thể cả công nghệ mới... Thực chất đây là khoản chi phí mà chưa chắc đã đem lại được doanh thu hay lợi nhuận. Tại Mỹ đã tổng kết việc đầu tư mạo hiểm chỉ có thể thành công được 10%, như vậy việc mất đi 90% gần như tất yếu. Do đó, việc kêu gọi tư nhân tự đầu tư vào Startup là vô cùng khó

1 “A TALE OF TWO EMERGING MANAGERS” - Excerpt From: Mahendra Ramsinghani. “The Business of

Venture Capital.”

Page 66: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

66

khăn, bởi chúng ta chưa quen với việc chấp nhận thất bại. Hay nói chính xác Việt Nam chưa có văn hóa đầu tư mạo hiểm.

Để thử nghiệm mô hình về Đầu tư mạo hiểm, nhóm chuyên gia VSV đã liên tục, tuyển chọn và đầu tư vốn gieo mầm, đến nay đã đầu tư 50 nhóm, 30 trong số đó đang hoạt động tốt và 16 nhóm đã gọi được vốn vòng tiếp theo. Từ những thành công ban đầu, VSV đã trở thành địa điểm của cộng đồng đầu tư quốc tế, các tổ chức phi chính chủ của các nước có hệ thống đầu tư mạo hiểm phát triển. VSV là nơi cung cấp thông tin chi tiết về tình hình của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam từ lộ trình làm chính sách của nhà nước, cho đến sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam, mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần, các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam. VSV đã trở thành cầu nối giữa các nhà đầu tư, quỹ đầu tư nước ngoài và các Startup Việt. Qua mạng lưới này, VSV có cơ hội tìm kiếm các chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm tham gia hỗ trợ huấn luyện Startup đồng thời đầu tư gieo mầm cho các startup mà họ huấn luyện.

Việt Nam với lợi thế 100 triệu dân và GDP đang tăng trưởng nhanh hàng năm, do đó chúng ta sẽ rất nhanh chóng trở thành thị trường có sức tiêu dùng lớn để các doanh nghiệp nhắm tới, vấn đề nằm ở chỗ chúng ta cần có phương pháp hiệu quả để giữ lại các khoản thu thuế cũng như giữ được các tài sản lớn là các Startup tỷ đô.

B. Đề xuất chính sách

Từ những phân tích trên, chúng ta nhận thấy hiện trạng của Việt Nam đang thiếu nhà đầu tư ở giai đoạn vốn gieo mầm từ 10 nghìn đến 500 nghìn đô la trong khi gần như toàn bộ Startup ở Việt Nam đều nằm ở giai đoạn này. Các Startup đã phát triển vượt qua ngưỡng nửa triệu đô la có thể dễ dàng hơn trong việc gọi vốn từ các Quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài.

Do đó, để hỗ trợ phát triển Hệ sinh thái Startup nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân tiến tới hình thành thị trường vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam, chúng tôi đề xuất một số chính sách như sau:

1. Nhân rộng mô hình Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh như Vietnam Silicon Valley Accelertor (VSVA)

Nhân rộng mô hình của VSV Accelerator tại các tỉnh thành phố lớn để thu hút nguồn lực khởi nghiệp được đầu tư và đào tạo bài bản để trở thành một Startup có khả năng thu hút, kêu gọi vốn đầu tư từ các tổ chức, quỹ, nhà đầu tư thiên thần. Hỗ trợ kinh phí cho các chương trình đào tạo nhà đầu tư, quản lý vườn ươm và cố vấn, cụ thể như chương trình VSV Investor Bootcamp, chuyển giao quy trình quản lý, vận hành BA cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng BA cho mục đích phát triển hoạt động kinh doanh và đầu tư Startup.

2. Chính sách vốn đối ứng

Nếu Việt Nam muốn tập trung phát triển Startup để làm đòn bẩy kinh tế, Chính phủ cần tham gia đầu tư trực tiếp để kích thích tăng trưởng về số lượng và chất lượng Startup, đặc biệt là giai đoạn đầu. Đồng thời qua đó thu hút khối tư

Page 67: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

67

nhân cùng đầu tư Startup. Việc làm này sẽ thu hút không chỉ Startup và nhà đầu tư tư nhân ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên thế giới. Khi bắt đầu tham gia đầu tư trong thị trường Startup, các quỹ Chính phủ cần lưu ý những điểm sau để lựa chọn quỹ đồng đầu tư:

Những người quản lý quỹ có bỏ tiền cá nhân đầu tư vào quỹ hay không? (nhà đầu tư khi đầu tư vào quỹ quan tâm tới vấn đề này để đánh giá sự quyết tâm của những người quản lý quỹ)

Đội ngũ quản lý quỹ đã đầu tư bao nhiêu công ty? Các công ty/tổ chức lớn thành lập quỹ (đây là dấu hiệu tích cực cho hệ

sinh thái Startup, tuy nhiên, trừ trường hợp công ty bỏ số vốn đầu tư rất lớn nếu không quy mô của quỹ sẽ không bằng các mảng kinh doanh khác của doanh nghiệp và sẽ không được tập trung các nguồn lực tốt nhất).

Để có thể mở rộng mạng lưới nhà đầu tư tư nhân, ngoài việc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các kỹ năng đầu tư, Chính phủ nên có những gói tài chính dành riêng cho việc đầu tư mạo hiểm kết hợp với một số BA và để BA quản lý phần vốn này. Chính phủ đóng vai trò tài trợ vốn, không nên cử người tham gia vào Hội đồng quản trị của từng công ty khởi nghiệp, bởi việc quản lý này sẽ không phải là sở trường của những người làm chính sách. Tư nhân cùng bỏ vốn đầu tư họ có quyền lợi sẽ lo bảo toàn và phát triển nguồn vốn của họ, họ vừa có kinh nghiệm hơn lại có đội ngũ quản lý, thẩm định đầu tư chuyên nghiệp hơn, họ biết khi nào là thời điểm nên đầu tư và thời điểm nào nên thoái vốn để thu lời.

Tỷ lệ vốn đối ứng cho giai đoạn gieo mầm nên là 50:50, như vậy sẽ khuyến khích các BA huy động được ngày càng nhiều nguồn vốn từ các nhà đầu tư Thiên thần.

3. Chính sách Thuế

Để khuyến khích các nhà đầu tư Thiên thần tham gia vào thị trường đầy rủi ro này, một số nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Bồ Đào Nha… đã có những chính sách thuế, ví dụ tại Anh, Chính phủ khuyến khích bằng cách:

Giảm 30% đến 50% thuế nếu đầu tư vào giai đoạn gieo mầm cho Statup Không tính thuế trên lãi thu được của những khoản đầu tư Thiên thần kéo

dài trên 3 năm Khoản lỗ từ đầu tư Thiên thần có thể được bù đắp từ các khoản thuế

4. Thành lập Hiệp hội đầu tư mạo hiểm

Hiệp hội đầu tư mạo hiểm là nơi giao lưu và kết nối các nhà đầu tư, các tổ chức đầu tư đang trực tiếp tham gia vào thị trường này. Để giảm thiểu rủi ro cho việc đầu tư, Hiệp hội thường xuyên đưa ra các khuyến cáo cho nhà đầu tư về các công nghệ hiện có, dự báo những phát triển của công nghệ trong tương lai. Biên soạn những biểu mẫu pháp lý như Bản điều khoản, Hợp đồng đầu tư, Cam kết góp vốn… nhằm giúp giản tiện hoá việc đầu tư cho những cá nhân.

Đồng thời, Hiệp hội cũng góp tiếng nói để Chính phủ và những nhà lập pháp đưa ra những chính sách đáp ứng nhu cầu thực tiễn hơn.

Page 68: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

68

Hiệp hội còn là cầu nối giữa những nhà đầu tư tư nhân với các tổ chức đầu tư mạo hiểm, giúp cho việc lựa chọn đơn vị quản lý danh mục đầu tư được chuẩn xác hơn.

5. Các hoạt động vinh danh nhà đầu tư Thiên thần

Nhà đầu tư Thiên thần cũng cần được vinh danh trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, bởi chính họ là những người tiên phong sát cánh cùng với Chính phủ dám bỏ tiền của và công sức của mình để đầu tư vào lớp trẻ. Việc làm của cộng đồng nhà đầu tư Thiên thần này đang hàng ngày hàng giờ lặng lẽ giúp cho ra đời biết bao các công ty khởi nghiệp. Không chỉ giúp hiện thực hoá những ước mơ của biết bao bạn trẻ mà còn góp phần giải quyết một số lượng lớn việc làm cũng như đóng góp cho việc tăng trưởng nền kinh tế.

Mặc dù họ không đòi hỏi, nhưng nếu Chính phủ có những hoạt động như công nhận họ là nhà đầu tư Thiên thần, ghi nhận công sức đóng góp của họ cho cộng đồng thì việc sẽ lan toả nhanh chóng và cũng chính họ sẽ là cầu nối giúp mở rộng mạng lưới nhà đầu tư Thiên thần này./.

Page 69: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

69

HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA CÔNG TY CP TĂNG TỐC KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VIỆT NAM

Công ty Cổ phần Tăng tốc Khởi nghiệp Sáng tạo Việt Nam (VIISA)

1. Cơ cầu tổ chức của đơn vị hiện tại:

Trong tương lai:

2. Các hoạt động hỗ trợ ươm tạo mà đơn vị đang thực hiện, mục tiêu: Với mục tiêu xây dựng các công ty toàn cầu từ Việt Nam, VIISA đầu tư $

15,000 vào từng công ty trong khóa tăng tốc đầu tiên, đồng thời cung cấp các nguồn hỗ trợ về kỹ thuật, nhà ở, văn phòng và đặc biệt là đội ngũ hơn 100 cố vấn và nhà đầu tư ở khu vực và toàn cầu. Các công ty có tiềm năng phát triển vượt bậc cũng sẽ hứa hẹn nhận được đầu tư lên đến $200,000 ở các vòng đầu tư tiếp theo từ VIISA.

3. Các kết quả đạt được:

Page 70: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

70

Vào ngày 11 tháng 4 năm 2017, tất cả 7 công ty khởi nghiệp được chọn vào chương trình tăng tốc bởi VIISA đã tham gia trình bày chiến lược phát triển kinh doanh tại “Ngày đầu tư” với quy mô hơn 130 khách mời là những nhà đầu tư trong nước và khu vực. Hơn 50% các đội tham gia đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào thị trường Việt Nam. Sự kiện “Ngày đầu tư” vừa qua cũng đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhà báo, các chuyên mục online về khởi nghiệp và công nghệ ở khu vực.

Với mô hình tăng tốc khởi nghiệp của VIISA, chúng tôi đã đạt được những thành quả vượt xa mong đợi ban đầu:

Hơn 150 đơn đăng ký tham gia đào tạo khóa đầu tiên của chương trình, 10 công ty được chọn, và 7 công ty đã tốt nghiệp khóa đầu tiên.

Các công ty được chọn được tư vấn trực tiếp bởi các nhà đầu tư kỳ cựu từ các quỹ đầu tư Seed và Series A.

4. Các hoạt động phối hợp với các cơ quan nhà nước và các đơn vị khác (Cooperative activities with governmental organizations and others)

Với mục tiêu xây dựng công ty toàn cầu từ Việt Nam, một trong những vai trò lớn của VIISA là kết nối các hệ sinh thái khởi nghiệp từ các châu lục khác hợp tác với hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam. Ngày 31 tháng 3 năm 2017, VIISA đã hướng dẫn đoàn đại biểu của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Na Uy sang thăm Việt Nam, với mong muốn tìm hiểu và đầu tư vào các hoạt động / tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam như Saigon Innovation Hub, CirCo, TinyPulse, …

5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện A. Khó khăn:

a. Các công ty khởi nghiệp công nghệ chưa đủ trưởng thành để nhận đầu tư.

b. Còn tồn tại nhiều rào cản pháp lý cho việc đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.

B. Thuận lợi:

a. Tiềm năng phát triển khởi nghiệp tại Việt Nam là lớn nên nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng nhà đầu tư tại Việt Nam và quốc tế

6. Đề xuất và kiến nghị: a. Hỗ trợ từ phía chính phủ và thành phố về thủ tục hành chính trong hoạt

động vận hành chương trình. Cụ thể là về quy trình đăng ký hoạt động doanh nghiệp, đăng ký đầu tư và mua bán cổ phần.

b. Hỗ trợ từ phía chính phủ và thành phố về địa điểm tổ chức hoạt động đào tạo thường xuyên cũng như các sự kiện không thường xuyên.

c. Hỗ trợ từ phía chính phủ và thành phố về quảng bá và truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động và mong muốn của VIISA giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tại thành phố phát triển nhanh hơn.

d. Hỗ trợ từ phía chính phủ và thành phố về nguồn vốn trong hoạt động đào

Page 71: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

71

tạo, huấn luyện và nghiên cứu sản phẩm của VIISA đang triển khai với các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ cao./.

Page 72: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

72

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐẠI HỌC QUỐC GIA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Trường ĐH Bách Khoa

Tóm tắt

Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh là một trong những đại học đầu tiên tại Việt Nam triển khai các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của nhà Trường được thực hiện tập trung thông qua Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ (Trung tâm). Sau hơn 7 năm thành lập, Trung tâm đã hỗ trợ ươm tạo hơn 30 dự án khởi nghiệp, đào tạo nâng cao nhận thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho hàng ngàn giảng viên, sinh viên và doanh nghiệp khởi nghiệp... Để tăng cường hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo chủ trương phát triển Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp năm 2020, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp.HCM định hướng phát triển Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo và ươm tạo doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, cung cấp nguồn nhân lực sáng tạo và môi trường kiến tạo sự thành công cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Giới thiệu

Năm 2007, Sở Khoa học & Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện dự án xây dựng mô hình Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ tại các Trường đại học và Khu công nghệ cao. Trong khuôn khổ dự án, chính quyền thành phố hỗ trợ Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM (HCMUT), Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Khu công nghệ cao để thành lập 3 vườn ươm doanh nghiệp công nghệ. Năm 2010, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Trường Đại học Bách Khoa (Trung tâm) được thành lập. Trung tâm được trên xây dựng trên diện tích 600m2, hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận, có thể hỗ trợ ươm tạo tối đa 10 doanh nghiệp tại cùng một thời điểm. Các mục tiêu chính trong việc thành lập Trung tâm là:

Đào tạo nâng cao ý thức cho giảng viên, sinh viên và cộng đồng về khởi nghiệp.

Nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm các sản phẩm KH&CN từ các nhà nghiên cứu và các sinh viên để tìm ra tiềm năng cho thương mại hóa.

Thực hiện tiền ươm tạo và ươm tạo các ý tưởng KH&CN, nâng cấp và cải tiến sản phẩm/dịch vụ hiện tại.

Page 73: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

73

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học và các doanh nghiệp.

Ươm tạo và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp còn non trẻ.

Tạo việc làm và phát triển kinh tế địa phương tại thành phố Hồ Chí Minh.

Vai trò Trường Đại học trong việc hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động của các Trường đại học không thể tách rời với xu hướng và định hướng phát triển Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp của chính phủ. Vậy, Trường đại học đóng vai trò gì trong việc hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo? Và Trường Đại học Bách Khoa nên thực hiện những công việc gì trong điều kiện hiện nay?

Trọng định hướng phát triển hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Trường Đại học Bách Khoa định hướng sẽ phát triển Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ trở thành nơi kiến tạo sự hình thành và phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hàng đầu Việt Nam (hình 1). Để thực hiện chiến lược cần thời gian, khả năng đổi mới sáng tạo, thực thi và sự hợp tác.

Hình 1: Chiến lược phát triển các họat động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trong giai đoạn đầu, nhà trường tập trung trong việc phát triển không gian làm việc, xây dựng hệ sinh thái để từng bước xây dựng và đưa văn hóa doanh nghiệp, văn hóa khởi nghiệp vào trường. Song song đó, nhà trường từng bước triển khai các chương trình đạo, huấn luyện về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, phát triển và hoàn thiện chương trình tiền ươm tạo, ươm tạo, hậu ươm tạo. Việc

Page 74: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

74

hình thành quỹ khởi nghiệp Bách Khoa (BK seed) và các phòng thí nghiệm đổi mới sáng tạo mở nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng và triển khai chương trình thương mại hóa sản phẩm.

Chương trình thương mại hóa sản phẩm được thiết kế và triển khai nhằm phát triển các kết quả nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Trong tương lại, nhà trường sẽ đầu tư trọng điểm cho các sản phẩm thương mại hóa thành công thông qua quỹ đầu tư Bách Khoa (BK Venture) nhằm tạo ra các công ty từ trường đại học. Sự hình thành các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mang tầm cỡ quốc tế (BK Enterprises) được mong đợi sẽ phát triển từ những công ty được spin-off tốt nhất trong chương trình này.

Hoạt động đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Chương trình đào tạo giảng viên và chuyên viên về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Cuối năm 2016, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp.HCM là đơn vị đầu tiên xây dựng và triển khải chương trình đào tạo giảng viên và chuyên viênđổi mới sáng tạo và khởi nghiệp nhằm tạo thêm nguồn nhân lực giảng dạy, đào tạo và huấn luyện cho nhà trường, các trường đại học trong cả nước, các sở ban ngành, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp. Chương trình đào tạo được xây dựng và giảng dạy bởi các chuyên gia đổi mới sáng tạo được chứng nhận bởi Bộ Khoa học Công nghệ và Chính phủ Phần Lan thông qua dự án “Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan, IPP”. Hiện nay chương trình đã đào tạo và chứng nhận cho 80 người là giảng viên các trường đại học (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM, ĐH CNTT, ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Văn Lang, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Trà Vinh, CĐ Sư phạm Huế), chuyên viên hỗ trợ khởi nghiệp tại các sở ban ngành (Sở KHCN tỉnh Bình Định, Phú Yên), và cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ khởi nghiệp. Hiện nay, đội ngũ các giảng viên và chuyên viên này đang là đội ngũ nòng cốt để tiếp tục phát triển các chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại đơn vị mình đang phụ trách. Hiện tại, Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM đã được dự án IPP mời làm đối tác chính để chuyển giao các chương trình đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Chương trình đào tạo đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho chương trình đào tạo thạc sĩ: Nhận thấy nhu cầu cấp thiết trong việc đào tạo cho sinh viên, học viên về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa đã đưa môn học này vào đào tạo cho học viên cao học từ niên khóa 2017. Cho đến hiện nay, nhà trường đã đào tạo cho 7 lớp cao học với hơn 250 học viên. Chương trình đào tạo đã và đang tạo ra nhiều chuyển biến trong cách học và thực hiện dự án của học viên cao học. Chương trình hiện đang thu hút nhiều học viên đã tốt nghiệp từ trường quay lại học, và nhiều học viên từ các trường khác đến tham gia.

Page 75: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

75

Chương trình đào tạo và huấn luyện về Khởi nghiệp tinh gọn: Đây là chương trình được thiết kế chuyên biệt nhằm huấn luyện cho các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo áp dụng phương pháp khởi nghiệp tinh gọn vào trong quá trình phát triển của mình nhằm giảm thiểu rủi ro và phát triển nhanh hơn. Chương trình hiện đã đào tạo cho hơn 300 sáng lập viên (startup founder) công ty khởi nghiệp.

Hoạt động Ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học

Hơn 30 dự án khởi nghiệp đã được hỗ trợ tại trung tâm, trong đó có 6 dự án tốt nghiệp và phát triển thành các công ty công nghệ mới trên thị trường tạo ra hàng trăm việc làm mỗi năm (bảng 1). Các công ty được ươm tạo đa dạng, hoạt động trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, điện điện tử, hóa dược, cơ khí, năng lượng. Các doanh nghiệp ươm tạo được hỗ trợ văn phòng làm việc, đào kiến thức kỹ năng mới về quản trị doanh nghiệp, huấn luyện và cố vấn trong việc phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ tham gia các chương trình, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp trong và ngoài nước. Trong các doanh nghiệp ươm tạo, 70% doanh nghiệp xuất phát từ công trình nghiên cứu từ trường đại học, phần còn lại là doanh nghiệp khởi nghiệp từ cựu sinh viên và doanh nghiệp công nghệ khác.

Bảng 1: Các doanh nghiệp tiêu biểu tốt nghiệp từ chương trình ươm tạo

STT Công ty Sản phẩm / Lĩnh vực hoạt động

1

Công ty Cổ phần Thông Minh Ưu Việt (INEXT TECHNOLOGY)

- Đầu đọc và card theo công nghệ RFID, - Card giao tiếp FXS/FXO cho hệ thống VoIP, - Hệ thống core, front office – online trading, hệ thống Gateway, hệ thống Call Center. - Hệ thống chẩn đoán y tế online

2

Cty TNHH Kỹ thuật Hóa Học và Môi trường Bách Khoa (CENFOTECH)

- Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực hóa dầu, sản xuất thực phẩm, dược liệu, tái chế nhựa và cao su phế thải

3 Công ty cổ phần Giải Pháp Điều Khiển Việt

- Bộ đếm sản phẩm xuất nhập qua hệ thống băng tải. - Hệ thống phần mềm quản lý.

4 Công ty TNHH Sản phẩm Thiên nhiên Bách Khoa

- Mỹ phẩm - Thực phẩm và đồ uống

5 Công ty TNHH Sinh Hóa Môi Trường Bình Lan

- Bộ Kit đo ô nhiễm môi trường nước và chất độc bị cấm trong thực phẩm. - Quan trắc môi trường

6 Công ty TNHH Giải pháp kỹ thuật Indefol

- Máy phát điện bằng sức gió công suất vừa và nhỏ

Page 76: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

76

STT Công ty Sản phẩm / Lĩnh vực hoạt động

- Các giải pháp kỹ thuật sử dụng công nghệ thiết kế 3D

7 Công ty TNHH Toàn Cầu G-BUTTON

- Thương mại điện tử

Tóm tắt

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang là động lực dẫn dắt phát triển nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Trường Đại học Bách Khoa đang đứng trước những cơ hội cũng như thách thức lớn trong việc hội nhập, dẫn dắt nền kinh tế địa phương phát triển thông qua công tác hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Việc thực thi và công tác đầu tư trọng điểm cho các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp không chỉ giúp nhà trường nâng cao hình ảnh, thương hiệu mà sẽ có tác động lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, gắn liền việc đào tạo và nghiên cứu vào việc phát triển kinh tế địa phương, khu vực và thế giới. Trường Đại học Bách Khoa với ưu thế là đại học công nghệ đa ngành hàng đầu phía nam, hoạt động đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được xem như là một trong những hoạt động trọng điểm nhằm tạo ra giá trị cho hệ sinh thái. Chương trình đào tạo không chỉ nhằm phát triển ra các công ty khởi nghiệp, mà khởi đầu là trang bị tư duy, công cụ cho người học, đặc biệt là các thế hệ sinh viên, học viên cao học vì họ sẽ là các nhân tố đóng góp chính cho sự thành công của hệ sinh thái bên ngoài nhà trường./.

Page 77: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

77

ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ NGÀNH NÔNG LÂM NGHIỆP - THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

TT ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ tại trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ

Chí Minh được thành lập từ tháng 6/2007, và trở thành Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Đại Học Nông Lâm TPHCM (CTBI-NLU) vào tháng 8/2010. CTBI-NLU hoạt động với mục đích tuyển chọn, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân phát triển và thương mại hoá tất cả các sản phẩm nghiên cứu khoa học, ươm tạo các Doanh nghiệp từ đó góp phần cho sự phát triển Kinh tế- xã hội của khu vực.

CTBI-NLU ưu tiên ươm tạo tất cả các doanh nghiệp công nghệ thuộc các lĩnh vực là thế mạnh đào tạo và nghiên cứu của Trường như Nông nghiệp, Công nghệ sinh học, Chế biến nông sản thực phẩm và Cơ khí - tự động hóa phục vụ tất cả lĩnh vực trên.

CTBI-NLU hướng tới xây dựng cộng đồng năng động; cộng đồng này sẽ bao gồm các sinh viên, cựu sinh viên, giảng viên trong nhiều lĩnh vực. CTBI-NLU sẽ là nơi để cộng đồng này chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy việc khởi nghiệp. CTBI-NLU thiết lập mạng lưới hiệu quả để kết nối sinh viên, nhà nghiên cứu với doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Chức năng - nhiệm vụ

Trung tâm là tổ chức khoa học và công nghệ, hoạt động theo nội dung đăng ký và các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước, cụ thể:

- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực: nông lâm ngư nghiệp, bảo quản, chế biến và cơ điện phục vụ nông nghiệp, công nghệ sinh học nông nghiệp, công nghệ thông tin

- Sản xuất thử - thử nghiệm từ kết quả nghiên cứu

- Dịch vụ KH&CN: tư vấn, chuyển giao công nghệ, thông tin khoa học và công nghệ, huấn luyện bồi dưỡng theo lĩnh vực đăng ký (chỉ cấp giấy chứng nhận, không cấp văn bằng, chứng chỉ)

- Hợp tác trong và ngoài nước theo lĩnh vực đăng ký phù hợp Luật định

Các hỗ trợ doanh nghiệp ươm tạo

Các doanh nghiệp khởi sự trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ khi gia nhập Trung tâm sẽ nhận được sự hỗ trợ thiết thực và các dịch vụ phát triển kinh doanh bao gồm:

Cơ Sở Vật Chất

- Hỗ trợ trang thiết bị văn phòng đáp ứng nhu cầu làm việc

Marketing

Page 78: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

78

- Tổ chức quảng bá và phát triển thương hiệu qua nhiều hình thức khác nhau.

o Tài chính

- Tạo điều kiện tiếp cận và thu hút nguồn tài chính

o Quản Trị Doanh Nghiệp

- Hỗ trợ hoàn thiện kế hoạch kinh doanh, tư vấn về cơ cấu tổ chức và quản

lý doanh nghiệp

o Chuyển Giao Công Nghệ

- Tư vấn và cung cấp dịch vụ khảo sát, đánh giá, đăng ký bảo hộ và chuyển

giao công nghệ

o Dịch Vụ Doanh Nghiệp

- Tổ chức các khóa tập huấn và các hội thảo/hội nghị để cung cấp kiến thức

chuyên môn cần thiết cho sự tăng trưởng của các doanh nhân địa phương cũng

như các công ty.

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn về các lĩnh vực công nghệ cụ thể như nông

nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, nông

nghiệp công nghệ cao, v.v..

THUẬN LỢI KHI KHỞI NGHIỆP NGÀNH NÔNG NGHIỆP

- Sản phẩm đa dạng

- Giá bán của nhiều sản phẩm không cao nên dễ thu hút người mua có mức

lương thấp và trung bình

- Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ/”sạch” đang là mặt hàng đang được quan

tâm

- Hiện nay, người dân cả nước và thế giới đang rất quan tâm về an tòan vệ sinh thực phẩm. Trường Đại học Nông Lâm TPHCM nằm ở vị trí chiến lược của TP HCM, trung tâm kinh tế của cả nước, mua bán, trao đổi xuất khẩu nguyên liệu và thực phẩm. TP Hồ Chí Minh đang có rất nhiều dự án hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, chế biến lương thực thực phẩm.

- Hiện nay, có nhiều tập đòan, công ty quốc tế, nội địa đang quan tâm đến

việc đầu tư hay mua nhượng quyền các kết quả sáng tạo vào nông nghiệp.

- Giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho khu vực nông thôn/sinh viên

cần việc làm thêm

- Có nhiều cơ hội để hợp tác hoặc xin tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài

nước.

KHÓ KHĂN, TRỞ NGẠI KHI KHỞI NGHIỆP NGÀNH NÔNG NGHIỆP

- Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp và các công ty lớn có đầu

tư trong và ngoài nước

Page 79: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

79

- Cần thời gian dài để thị trường chấp nhận sản phẩm và khẳng định thương

hiệu

- Đối với mặt hàng chế biến lương thực thực phẩm, doanh nghiệp khởi

nghiệp cần vốn đầu tư để xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn

vệ sinh, an toàn thực phẩm

- Đối với các mặt hàng sản xuất phân bón, thuốc thú y thủy sản, v.v.: cần vốn

đầu tư để đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và chất lượng sản phẩm của Bộ

Nông nghiệp

- Các nhà sáng lập các doanh nghiệp khởi nghiệp ngành nông nghiệp thường

xuất thân từ ngành nông nghiệp nên chưa chú trọng đến marketing sản phẩm, đăng

ký sở hữu thương hiệu, nhãn hàng hay quy trình sản xuất do đó thời gian để đạt

doanh số cao kéo dài hay dễ bị mất thương hiệu, mất tài sản trí tuệ./.

Page 80: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

80

Page 81: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

81

Page 82: THAM LUẬN HỘI THẢO - dost.hochiminhcity.gov.vn anh ban tin/2017-10/thamluan.pdf · ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 THAM LUẬN HỘI THẢO 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

82