thực hành tcdn

96
Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 1 Đề tài: Thc tế tình hình huy động vn bng phát hành cphiếu thường ca các doanh nghip Vit Nam Nhóm 9: Nguyn Duy Khánh CQ49/11.04 Hoàng Công Thành CQ49/11.04 Trnh Việt Cường CQ49/11.04 Bùi Qunh Trang CQ49/11.04 Nguyn Tiến Hoàng CQ49/11.04 Nông Tùng Lâm CQ49/11.15 Nguyn ThMLinh A CQ49/11.17 Nguyn ThMLinh B CQ49/11.17

Upload: linh-my

Post on 21-Jul-2015

98 views

Category:

Business


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 1

Đề tài: Thực tế tình hình huy động vốn bằng phát hành

cổ phiếu thường của các doanh nghiệp Việt Nam

Nhóm 9:

Nguyễn Duy Khánh CQ49/11.04

Hoàng Công Thành CQ49/11.04

Trịnh Việt Cường CQ49/11.04

Bùi Quỳnh Trang CQ49/11.04

Nguyễn Tiến Hoàng CQ49/11.04

Nông Tùng Lâm CQ49/11.15

Nguyễn Thị Mỹ Linh A CQ49/11.17

Nguyễn Thị Mỹ Linh B CQ49/11.17

Page 2: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu…………………………………………………………………………………….4

Phần 1 Thực tế tình hình huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường của các doanh

nghiệp Việt Nam……………………………………………………………………………..5

Chương 1: Vấn đề pháp lý liên quan đến phát hành cổ phiếu

1.1 Khái niệm cổ phiếu thưởng……………………………………………………………5

1.2 Đặc điểm của cổ phiếu thường………………………………………………………..5

1.3 Các hình thức giá trị của Cổ phiếu thường…………………………………………….6

1.4 Hình thức phát hành cổ phiếu …….………………………………..…………….....…7

1.5 Cách tiếp cận về quyền sở hữu chứng khoán………………………………………..…8

1.6 Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu cổ phiếu…………………………………..….…11

Chương 2: Trình tự huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu

2.1. Tên thủ tục......................................................................................................................13

2.2 Trình tự thực hiện...........................................................................................................13

2.3. Cách thức thực hiện........................................................................................................14

2.4. Thành phần, số lượng hồ sơ............................................................................................14

2.5. Thời hạn giải quyết.........................................................................................................15

2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.........................................................................15

2.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính............................................................................15

2.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính.............................................................................15

2.9. Phí, lệ phí (nếu có):.........................................................................................................15

2.10.Tên, mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):...............................................................................16

2.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)..............................................16

2.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính...........................................................................16

Page 3: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 3

Chương 3: Thực tế tình hình huy động vốn bằng cổ phiếu trước năm 2010, và từ năm

2010 đến nay.

3.1 Phân tích tình hình huy động vốn bằng cổ phiếu trước năm 2010:……...…………17

3.2 Phân tích tình hình huy động vốn bằng cổ phiếu trước từ 2010 đến nay………..…19

Chương 4: Đánh giá nguyên nhân, kết quả, ưu, nhược điểm của việc huy động vốn bằng phát

hành cổ phiếu ở Việt Nam

4.1 Ưu điểm của việc huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công

chúng……..………………………………………………………………………………31

4.2 Nhược điểm của việc huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công

chúng…..…………………………………………………………………………………32

4.3 Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc phát hành cổ phiếu hiện

nay……..……………………………………………………………………………...….32

Chương 5: Các ý kiến đề xuất tăng khả năng huy động vốn của doanh nghiệp bằng

phát hành cổ phiếu trong tương lai tới.

5.1 Đối với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu…………………………………………….39

5.2 Đối với Cơ quan quản lý Nhà Nước………………………………………………..…42

5.3 Đối với đơn vị tư vấn…………………………………………………………………..42

Page 4: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 4

Phần 2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn và ảnh hưởng cơ cấu nguồn vốn đến tình hình tài

chính công ty cổ phần xây dựng và địa ốc Hòa Bình

Lời dẫn……………………………………………………………………………………….56

1 Tổng quan về nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn…...…………………………………....58

1.1 Một số quan niệm về vốn kinh doanh…………………………………………………..58

1.2 Vai trò vốn kinh doanh……………………………………………………………….…58

1.3 Cơ cấu vốn kinh doanh………………………………………………………………….58

1.4 Đặc điểm vốn kinh doanh……………………………………………………………….58

1.5 Các yêu cầu đối với vốn kinh doanh…………………………………………………….59

2. Giới thiệu về công ty cổ phần xây dựng và đĩa ốc Hòa Bình…………..……………63

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty……...………………………………...…..63

2.2 Cơ cấu bộ máy công ty…………….……………………………………………………63

2.3 Các Báo cáo tài chính…………...…………………………………………………...….64

2.4 Phân tích cơ cấu nguồn vốn………………………………………………………….....69

2.5 Phân tích sự ảnh hưởng của cơ câu nguồn vốn đến tình hình tài chính của doanh

nghiệp……………………………………………………………………………………..…75

.

Page 5: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 5

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đã chính thức gia nhập vào WTO, tổ chức thương mại thế giới. Trở thành thành

viên thứ 150 của tổ chức này là kết quả của một quá trình đàm phán lâu dài, Việt Nam đang

đứng trước cơ hội hội nhập thế giới sâu rộng hơn bao giờ hết.

Doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh đứng vững và phát triển trong môi trường mới đầy

tiềm năng và nhiều thách thức này, ngoài những yếu tố không thể thiếu như cần có chiến

lược lâu dài, cùng với những yêu cầu nâng cao kỹ thuật, chất lượng nguồn nhân lực, thì điều

kiện tiên quyết không thể thiếu đó là nguồn vốn dồi dào. Trong khi đó, thị trường chứng

khoán việt nam đang trong giai đoạn phát triển đầy tiềm năng và thách thức.Chúng ta đã cam

kết mở cửa ngành ngân hàng tài chính cà chứng khoán, vốn là một bước chuẩn bị nền tảng

cho quá trình hội nhập.Một trong những hình thức huy động vốn của doanh nghiệp đó là phát

hành cổ phiếu thường ra công chúng.

Do đó, đề tài “ thực trạng tình hình huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp

ở Việt Nam “ là đề tài cần đáng được quan tâm.

Page 6: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 6

Phần 1: Thực tế tình hình huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu

thường của các doanh nghiệp Việt Nam

Chương 1: Vấn đề pháp lý liên quan đến phát hành cổ phiếu

1.1 Khái niệm cổ phiếu thường.

Cổ phiếu thường là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư đối

với một phần vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần.

Cổ phiếu thường ( hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông) là loại chứng khoán thông thường

nhất trong các công ty cổ phần, cổ phiếu phổ thông đại diện cho phần sở hữu của cổ đông

trong một công ty hay tập đoàn, người sở hữu loại cổ phiếu này có quyền bỏ phiếu biểu

quyết đối với các quyết định lớn của công ty tại Đại Hội cổ đông và được hưởng cổ tức (chia

lợi nhuận) theo giá trị cổ phiếu họ nắm giữ từ kết quả hoạt động kinh doanh thông qua cổ tức

hoặc phần giá trị tài sản tăng thêm của công ty theo giá thị trường. Mức cổ tức này không

phải là cố định mà có thể thay đổi theo tình hình kinh doanh của công ty cũng như là cơ cấu

các cổ đông. Về mặt thanh khoản, cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường sẽ có các quyền lợi đối

với tài sản của công ty sau khi quyền lợi của người nắm giữ trái phiếu công ty, những người

nắm giữ các tài khoản nợ khác và người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi đã được hoàn thành. Thông

thường, các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường có 1 quyền bỏ phiếu để bầu ra ban Giám đốc

(mặc dù số phiếu bầu luôn luôn không tương ứng về số lượng với số cổ phiếu được sở hữu).

1.2 Đặc điểm của cổ phiếu thường.

Cổ phiếu thường là loại chứng khoán vốn, vì khi công ty cổ phần huy động vốn bằng

cổ phiếu thường nghĩa là công ty đang hy động vốn chủ sở hữu cho công ty.

Lợi tức cổ phần mà nhà đầu tư nhận được từ công ty phụ thuộc vào kết quả hoạt động

của công ty. Khi công ty thực hiện hoạt động kinh doanh thu được lợi nhuận cao thì cổ

Page 7: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 7

đông sẽ được chia nhiều lợi nhuận, ngược lại nếu lỗ thì cổ đông phải gánh chịu khoản lỗ

này theo tỉ lệ sở hữu cổ phần của công ty.

Nhà đầu tư được sở hữu một phần giá trị công ty tương ứng với tỉ lệ sở hữu cổ phần họ

đang nắm giữ, và cũng chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trên phần vốn

góp vào công ty.

Nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi như: Quyền biểu quyết, ứng cử, đề cử vào Hội

đồng quản trị của công ty, quyền quyết định những vấn đề quan trọng của công ty, quyền

được ưu tiên mua cổ phần phát hành thêm, quyền được tự do chuyển nhượng cổ phần( trừ

trường hợp cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng trong một thời gian nhất định).

Cổ phiếu của công ty không có thời hạn hoàn trả vì đây không phải là khoản nợ đối

với công ty.

Cổ đông được chia phần giá trị tài sản còn lại khi thanh lí công ty sau khi công ty đã

trả các khoản nợ và thanh toán cổ tức cho cổ đông ưu đãi.

Người góp vốn vào công ty không được trực tiếp rút vốn ra khỏi công ty, nhưng được

quyền chuyển nhượng sở hữu cổ phần dưới hình thức bán lại cổ phiếu hay dưới hình thức

quà tặng hay cho người thừa kế.

Được quyền ưu tiên mua cổ phiếu khi công ty có đợt phát hành cổ phiếu mới.

Cổ đông thường cũng phải gánh chịu rủi ro mà công ty gặp phải, tương ứng với vốn

góp và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số lượng vốn góp vào công ty.

1.3 Các hình thức giá trị của Cổ phiếu thường.

Mệnh giá của cổ phiếu thường: Mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh nghĩa là giá trị mà

công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu.Mệnh giá cổ phiếu

thường được sử dụng để ghi sổ sách kế toán của công ty. Mệnh giá cổ phiếu không có giá

trị thực tế đối với nhà đầu tư khi đã đầu tư, nên nó không liên quan đến giá thị trường của

cổ phiếu đó. Mệnh giá cổ phiếu chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm công ty phát hành

cổ phiếu thường lần đầu huy động vốn thành lập công ty. Mệnh giá thể hiện số tiền tối thiểu

Page 8: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 8

Công ty phải nhận được trên mỗi cổ phiếu mà Công ty phát hành ra.Một số nước luật pháp

cho phép Công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu thường không có mệnh giá.

Giá trị sổ sách của cổ phiếu thường : là giá trị của cổ phiếu được xác định dựa trên cơ

sở số liệu sổ sách kế toán của công ty.

Trường hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu thường thì giá trị sổ sách của một cổ phiếu

thường được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu hoặc tổng giá trị tài sản thuần (phần

giá trị chênh lệch giữa giá trị tổng tài sản với tổng số nợ) của công ty chia cho tổng số cổ

phiếu thường đang lưu hành.

Trường hợp công ty phát hành cả cổ phiếu ưu đãi, thì phải lấy tổng giá trị tài sản thuần

trừ đi phần giá trị thuộc cổ phiếu ưu đãi rồi mới chia cho số cổ phiếu thường đang lưu

hành.Phần giá trị của cổ phiếu ưu đãi được tính theo mệnh giá hoặc giá mua lại tùy thuộc

loại cổ phiếu ưu đãi công ty phát hành và cộng với phần cổ tức công ty còn khất lại chưa trả

cho cổ đông ưu đãi trong các kỳ trước đó (nếu có).Có việc xem xét giá trị sổ sách, cho phép

Cổ đông thấy được số giá trị tăng thêm của cổ phiếu thường sau một thời gian công ty hoạt

động so với số vốn góp ban đầu.

Giá trị thị trường: là giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu thường, được thể hiện

trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận. Giá trị thị trường hay còn được gọi là giá thị

trường. Thực tế, giá thị trường của cổ phiếu không phải do công ty ấn định và cũng không

do người nào khác quyết định, mà giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi giá thống

nhất mà người bán sẵn sàng bán nó và giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả để mua

nó.Tóm lại, Giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi quan hệ cung – cầu trên thị

trường. Giá trị thị trường cổ phiếu của một công ty phụ thuộc rất nhiều yếu tố, do vậy nó

thường xuyên biến động.

1.4 Hình thức phát hành cổ phiếu.

Có hai hình thức phát hành chứng khoán nói chung trên thị trường là phát hành chứng

khoán riêng lẻ và phát hành chứng khoán bán ra công chúng. Phát hành cổ phiếu nói riêng

cũng được chia thành hai hình thức:

a.Phát hành riêng lẻ:

Page 9: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 9

Là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư

chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc

Internet và ngoài ra là chào bán chứng khoán ra công chúng. Việc phát hành cổ phiếu riêng

lẻ thông thường chịu sự điều chỉnh của Luật công ty. Cổ phiếu phát hành theo phương thức

này không phảI là đối tượng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán. Chúng ta thường cho

rằng chỉ có công ty cổ phần mới có quyền phát hành cổ phiếu, tuy nhiên cần lưu ý một

trường hợp đặc biệt là công ty TNHH được phát hành cổ phiếu riêng lẻ để chuyển đổi thành

công ty cổ phần.

Điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ tương đối đơn giản hơn so với chào bán chứng khoán

ra công chúng. Để được chào bán cổ phiếu riêng lẻ, doanh nghiệp phải có quyết định của

Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị theo Điều lệ công ty và

một số điều kiện khác nếu doanh nghiệp phát hành kinh doanh lĩnh vực có điều kiện.

b. Phát hành ra công chúng:

Là quá trình trong đó cổ phiếu được bán rộng rãi ra công chúng, cho một số lượng lớn

người đầu tư, trong tổng lượng phát hành phải giành một tỷ lệ nhất định cho các nhà đầu tư

nhỏ và khối lượng phát hành phải đạt được một mức nhất định.Phát hành cổ phiếu ra công

chúng được thực hiện theo một trong hai hình thức sau:

Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO): là việc phát hành trong đó cổ phiếu của công

ty lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư.

Chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp): là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty đại

chúng cho rộng rãi công chúng đầu tư.

Tuy nhiên, chào bán cổ phiếu ra công chúng công ty cổ phần phải đáp ứng các điều kiện sau:

Phải chịu sự chi phối của pháp luật về chứng khoán và phải được cơ quan quản lý nhà

nước về chứng khoán cấp phép. Những công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải

thực hiện một chế độ báo cáo, công bố thông tin công khai và chịu sự giám sát riêng theo qui

định của pháp luật chứng khoán.

Page 10: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 10

Mỗi nước có những quy định riêng trong việc phát hành chứng khoán ra công chúng

tuy nhiên để phát hành chứng khoán ra công chúng thông thường đểu phải đảm bảo những

yêu cầu chung :

- Về qui mô vốn

- Về hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

- Về đội ngũ quản lý công ty.

- Về tính khả thi của dự án được sử dụng vốn sau khi huy động

Ở Việt Nam việc quy định điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng được quy định tại

điều 12 luật chứng khoán ban hành ngày 29/6/2006.

a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng

Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời

không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;

c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại

hội đồng cổ đông thông qua.

1.5 Cách tiếp cận về quyền sở hữu chứng khoán.

Khi bàn về quyền sở hữu cổ phiếu, vấn đề đầu tiên cần xác định là bằng chứng để xác nhận

quyền sở hữu cổ phiếu là gì?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, tư cách cổ đông của công ty cổ phần được

xác định dựa trên căn cứ quyền sở hữu cổ phần. Công ty cổ phần lập và lưu giữ sổ đăng ký

cổ đông như một văn bản chứng minh về quyền sở hữu cổ phần của mỗi cổ đông. Công ty

phát hành cổ phiếu để xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty. Vậy

bằng chứng để xác nhận một người đang có quyền sở hữu đối với cổ phiếu (khi chưa niêm

yết) là người đó phải được ghi tên vào sổ đăng ký cổ đông của công ty cổ phần và có Sổ

Page 11: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 11

chứng nhận sở hữu cổ phần hoặc Sổ cổ đông, trong đó khẳng định số lượng cổ phần và loại

cổ phần nhất định sở hữu.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, có nhiều công ty chỉ cấp cho cổ đông góp vốn một loại

chứng từ kế toán gọi là “Phiếu thu” hoặc chỉ ghi tên cổ đông góp vốn trong sổ đăng ký cổ

đông thì điều này là hoàn toàn chưa đủ, không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của

những người góp vốn. Đối với cổ phiếu đã niêm yết thì bằng chứng cho việc sở hữu cổ phiếu

bản Sao kê tài khoản giao dịch chứng khoán do công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài

khoản giao dịch cấp, trong đó xác định số chứng khoán thuộc sở hữu của nhà đầu tư.

Hiện nay quyền sở hữu các loại chứng khoán nói chung và cổ phiếu nói riêng được điều

chỉnh chủ yếu bởi các đạo luật sau đây: Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng

khoán. Vì vậy, quyền sở hữu cổ phiếu cũng thường được nhìn nhận bao gồm ba quyền năng:

quyền chiếm hữu (nắm giữ, quản lý), quyền sử dụng (khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi

tức), quyền định đoạt (chuyển giao quyền sở hữu, từ bỏ quyền sở hữu). Tuy nhiên, biểu hiện

của các quyền năng trên rất đa dạng và rất khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích của người sở

hữu cổ phiếu. Có thể nói, về cơ bản, quyền sở hữu cổ phiếu bao gồm các quyền sau đây:

Quyền nhận lợi nhuận từ việc sở hữu cổ phiếu : Đây là quyền của người sở hữu cổ

phiếu xuất phát từ đặc thù của cổ phiếu có tính sinh lợi. Có thể nói, tuỳ thuộc vào mục đích

của người sở hữu cổ phiếu mà họ có thể nhận lợi nhuận dưới các góc độ khác nhau. Nếu

người sở hữu cổ phiếu có ý định nắm giữ cổ phiếu trong thời gian dài thì mức lợi nhuận được

hưởng sẽ cổ tức do tổ chức phát hành chi trả (tuy nhiên còn phải phụ thuộc vào các điều

kiện như hiệu quả hoạt động của công ty phát hành,…) Trong trường hợp này, người sở hữu

vừa có các quyền và lợi ích của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với

tài sản là cổ phiếu, vừa có quyền và lợi ích của cổ đông. Ngược lại, nếu người sở hữu chỉ

quyết định nắm giữ các cổ phiếu đó trong thời gian hạn chế, khi giá trị cổ phiếu tăng sẽ bán

ra thị trường thì lợi nhuận thu được từ việc sở hữu cổ phiếu chủ yếu là mức chênh lệch giữa

giá mua hoặc vốn bỏ ra ban đầu và giá bán. Trong trường hợp này, quyền sở hữu cổ phiếu

được thể hiện chủ yếu ở quyền quyết định mua, bán cổ phiếu để kiếm lợi.

Về nguyên tắc, công ty cổ phần chỉ trả cổ tức cho các cổ đông khi công ty đã hoàn

thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, trích lập các

Page 12: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 12

quỹ của công ty và bù đắp đủ lỗ trước theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Ngay

sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đầy đủ các khoản nợ

và các nghĩa vụ tài sản đến hạn (Điều 93 Luật Doanh nghiệp). Mức cổ tức thanh toán hàng

năm cho mỗi loại cổ phần do đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) quyết định phù hợp với Luật

Doanh nghiệp và các quyền gắn liền với loại cổ phần đó. Trong trường hợp người sở hữu

được nhận cổ tức không phải bằng tiền mà bằng cổ phiếu thưởng thì phải tuân theo tỷ lệ

được thông qua tại cuộc họp của ĐHĐCĐ thường niên. Tuy nhiên, các cổ đông trong trường

hợp này có xu hướng thiên về lợi ích ngắn hạn của riêng mình mà không chú ý đúng mức

đến lợi ích phát triển lâu dài của công ty và tiềm năng của chính họ. Việc chia cổ tức bằng cổ

phiếu, tính theo mệnh giá, chứ không phải là giá cổ phiếu khi đang lên. Vì vậy đã làm giảm

giá trị cổ phần của công ty (hiện tượng pha loãng cổ phiếu), làm tăng cung về cổ phiếu. Điều

này hoàn toàn không có lợi cho công ty, cũng như cho chính các cổ đông.

Quyền tham dự và phát biểu tại ĐHĐCĐ và quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua

đại diện được uỷ quyền (trừ trường hợp đối với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ

phần ưu đãi hoàn lại): đây là quyền cơ bản đối với người sở hữu cổ phiếu với tư cách đồng

thời là chủ sở hữu công ty cổ phần. Luật pháp hiện hành đã có các quy định để đảm bảo

quyền này như: về sự gia hạn của cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên (có thể không quá 6 tháng

kể từ ngày kết thúc năm tài chính), về triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường, về thông báo

dự họp, trình tự, thủ tục triệu tập ĐHĐCĐ, về kiến nghị nội dung liên quan đến chương trình

họp….

Quyền được cung cấp thông tin: Người sở hữu chứng khoán như cổ phiếu muốn thực

hiện được các quyền năng của mình như quyền định đoạt đối với chứng khoán (khi mua, bán,

chuyển nhượng) thường phải dựa vào những thông tin nhất định về tổ chức phát hành chứng

khoán, về số lượng chứng khoán và giá cả của chứng khoán đang giao dịch trên thị trường….

Có thể khẳng định, TTCK là thị trường của những thông tin, dựa vào đó người ta có thể thực

hiện các giao dịch đối với chứng khoán. Vì vậy, luật pháp yêu cầu các chủ thể tham gia

TTCK phải công bố thông tin chính xác, kịp thời, trung thực và đầy đủ, trên cơ sở đó người

đầu tư đưa ra quyết định theo hướng có lợi nhất cho mình. ở đây, cần nhấn mạnh rằng, quyền

được cung cấp thông tin là nội hàm của quyền sở hữu chứng khoán, phụ thuộc vào đặc thù

Page 13: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 13

của chứng khoán là một loại quyền tài sản, rất khó xác định giá trị trên thực tế, thường phải

dựa vào các thông tin liên quan đến chứng khoán đó để phân tích, đánh giá.

Quyền tự do chuyển nhượng, mua, bán cổ phiếu (quyền tặng cho, thừa kế chứng

khoán: đây là quyền cơ bản của người sở hữu chứng khoán, gắn với đặc tính thanh khoản của

chứng khoán.

Người sở hữu cổ phiếu có quyền tham gia thị trường thông qua việc đầu tư (mua, bán,

chuyển nhượng cổ phiếu) trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên phải tuân thủ các điều kiện,

thủ tục gia nhập thị trường (ví dụ, khi thực hiện giao dịch chứng khoán phải mở tài khoản,

lưu ký chứng khoán), bảo đảm các tỷ lệ nắm giữ khi sở hữu chứng khoán trong các ngành

nghề khác nhau (VD, đối với cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần thì một cá nhân

không được sở hữu quá 10% vốn điều lệ của ngân hàng, một tổ chức không được sở hữu quá

20% vốn điều lệ của ngân hàng, đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của

đối tượng này và những người liên quan không quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng đó).

Về nguyên tắc, người sở hữu cổ phiếu có quyền tự do chuyển nhượng cổ phiếu, trừ

một số trường hợp ngoại lệ bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và điều lệ

công ty. Đây là biểu hiện của quyền tự do kinh doanh đã được Hiến pháp quy định.Tuy

nhiên, quyền này được thực hiện đối với chứng khoán niêm yết và chưa niêm yết là khác

nhau. Đối với các chứng khoán chưa niêm yết thì giao dịch theo thoả thuận, tuân thủ quy

định của Bộ Luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp, còn đối với chứng khoán niêm yết trên

SGDCK thì khi chuyển nhượng người sở hữu phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định theo

quy định của Luật Chứng khoán: về phương thức giao dịch chứng khoán, ví dụ phải thông

qua trung gian trên TTCK (hiện ở Việt Nam là các công ty chứng khoán), tuân thủ quy trình

giao dịch; về giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ phải báo cáo bằng văn bản cho sàn giao

dịch chứng khoán (SGDCK) ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày thực hiện giao dịch; về giao

dịch cổ phiếu quỹ (theo tỷ lệ nhất định và công ty chỉ được bán cổ phiếu quỹ sau sáu tháng

kể từ ngày kết thúc đợt mua lại gần nhất, trừ trường hợp bán cho người lao động trong công

ty hoặc 13ien làm cổ phiếu thưởng (Thông Tư 18/2007/TT – BTC về mua, bán lại cổ phiếu

và một số trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng); về giao dịch cổ phiếu

của cổ đông lớn, giao dịch thâu tóm công ty niêm yết cũng có những đặc thù nhất định.

Page 14: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 14

Hiện nay, thời gian quy định thanh toán bù trừ chứng khoán là T+3 trên Sở GSCK, có

nghĩa là người sở hữu chứng khoán khi bán chứng khoán chỉ có thể nhận được tiền hoặc khi

mua chứng khoán chỉ nhận được chứng khoán trên tài khoản của mình tại công ty chứng

khoán nơi mở tài khoản giao dịch sau 3 ngày kể từ thời điểm được khớp lệnh. Điều này cho

thấy quyền định đoạt chứng khoán bị hạn chế. Sau 3 ngày trên nhà đầu tư chứng khoán mới

có thể thực hiện được quyền năng tiếp theo của chủ sở hữu như bán, chuyển nhượng chứng

khoán mua được hoặc có quyền định đoạt số tiền trên tài khoản của mình. Nên chăng, luật

pháp cần sửa đổi để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, người sở hữu chứng khoán.

Ngoài ra, cần phân biệt giữa chuyển nhượng cổ phiếu và chuyển nhượng quyền mua

cổ phần. Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt

phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới

theo những điều kiện đã được xác định (Khoản 5 Điều 6 Luật chứng khoán). Quyền mua

được giao dịch trên thị trường trong thời hạn nhất định. Những cổ đông không có ý định thực

hiện quyền mua có thể tách quyền mua để bán riêng. Số quyền mua cần có để mua một cổ

phiếu mới sẽ được căn cứ vào số lượng cổ phiếu hiện hành và số lượng C mới được chào bán

(ví dụ 5 quyền mua sẽ mua được 1cổ phiếu mới). Trên thực tế, người nhận chuyển nhượng

quyền mua cổ phần có thể “coi” quyền mua cổ phiếu là cổ phần và đã trả giá chuyển nhượng

cho quyền mua ngang bằng với thị giá của cổ phần.

Bên cạnh đó, cần lưu ý việc chuyển nhượng chứng khoán niêm yết cho một chủ thể

đích danh nào đó (chuyển nhượng nội bộ chứng khoán giữa các cổ đông của công ty niêm

yết, tặng cho, thừa kế CK niêm yết). Liệu trong trường hợp này có bắt buộc phải qua trung

gian không? Điểm b Khoản 1 Điều 41 Luật chứng khoán Việt Nam ghi rõ: chứng khoán

niêm yết tại SGDCK không được giao dịch bên ngoài SGDCK, trừ trường hợp quy định tại

quy chế giao dịch chứng khoán của SGDCK. Trong quy chế giao dịch chứng khoán tại

SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh ban hàn kèm theo Quyết định số 25/QĐ – TTGDHCM

ngày 17/4/2007 của Giám đốc TTGDHCM, điều 3 chỉ quy định như sau: chứng khoán niêm

yết tại thị trường này được giao dịch thông qua hệ thống giao dịch của Sở, ngoại trừ các

trường hợp cho, biếu, tặng, thừa kế. Vậy theo Pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về

việc chuyển nhượng trên.

Page 15: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 15

Pháp luật về chứng khoán trên thế giới đều có quy định ngoại lệ cho các trường hợp

chuyển nhượng trên (không phải thông qua trung gian). Tuy nhiên, điều này chỉ được thực

hiện khi tuân thủ các tiêu chí nhất định như: việc chuyển nhượng không vì mục tiêu vụ lợi

(nhằm bảo đảm sự công bằng cho những nhà đầu tư khác khi mua bán chứng khoán qua

TTCK, bởi lẽ có thể xảy ra trường hợp chuyển nhượng trực tiếp vì mục đích thâu tóm DN

niêm yết, thao túng giá cả); hoặc hoạt động chuyển nhượng này không phải là thường xuyên,

phải được thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp (ở Pháp).

Quyền góp vốn bằng chứng khoán để thành lập công ty: đây cũng là quyền của chủ sở

hữu chứng khoán. Khi thực hiện quyền này phải tuân thủ các điều kiện về góp vốn, xác định

giá trị phần vốn góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Quyền được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông

của từng cổ đông trong công ty.

Khi công ty giải thể, phá sản, chủ sở hữu cổ phiếu được nhận phần tài sản còn lại

tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty.

Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản công ty cổ phần đối với cổ đông

hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6

tháng, trừ trường hợp Điều lệ của công ty có quy định khác.

Quyền sở hữu chứng khoán trong một số trường hợp đặc biệt:Quyền sở hữu chứng

khoán trong các ngày giao dịch đặc biệt (khi công ty chốt danh sách thực hiện quyền mua cổ

phiếu phát hành thêm, trả cổ tức…): người mua sau ngày giao dịch không hưởng quyền

không được hưởng các quyền phát sinh từ chứng khoán mà các quyền này thuộc người sở

hữu chứng khoán trước đó, mặc dù thời điểm chuyển quyền diễn ra sau thời điểm chuyển

quyền sở hữu.

1.6 Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu cổ phiếu

Các biện pháp mang tính chất truyền thống hay được sử dụng để bảo vệ quyền sở hữu đó là:

Truy tìm và đòi lại tài sản: chứng khoán là một loại tài sản đặc biệt, có thể bị mất cắp,

bị các chủ thể quản lý chứng khoán xâm phạm. Vì vậy, khi thấy trong tài khoản bị mất chứng

khoán hoặc tiền, chủ sở hữu có quyền truy tìm tài sản của mình. Chủ sở hữu có quyền yêu

Page 16: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 16

cầu công ty chứng khoán hoặc ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản phải hoàn trả lại số

tài sản bị sử dụng bất hợp pháp đó. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ có nghĩa vụ chứng

minh mình là chủ sở hữu hợp pháp của tài khoản, chứng minh sự thiếu hụt của số dư tiền và

chứng khoán có trong tài khoản, và yêu cầu được hoàn trả số tiền hoặc chứng khoán thiếu

hụt.

Yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi trái pháp luật đối với quyền năng chủ sở

hữu: Trên thực tế, có nhiều nhà đầu tư không thể thực hiện được quyền năng sở hữu chủ đối

với chứng khoán của mình vì công ty chứng khoán báo lỗi, không truy cập được tài khoản

của nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây là trách nhiệm của công ty chứng khoán, chứ không phải là

do lỗi hệ thống. Vì vậy, khi nhà đầu tư không thể tiếp cận tài khoản của mình để đặt lệnh

mua bán chứng khoán, hoặc số dư chứng khoán hoặc số dư tiền trong tài khoản bị phong tỏa

trái pháp luật, hoặc phong tỏa không theo lệnh của chủ tài khoản, chủ tài khoản có quyền

thông báo hành vi cản trở này và yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ phải chấm dứt các hành vi

đó để nhà đầu tư có thể thực hiện quyền năng chủ sở hữu. Trong trường hợp này, luật pháp

cần quy định rõ cơ chế bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu chứng khoán và trách nhiệm của các

tổ chức thực hiện các giao dịch chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán.

Biện pháp kiện đòi bồi thường thiệt hại, biện pháp thông qua cơ chế giải quyết tranh

chấp bằng thương lượng, hoà giải, Toà án, Trọng tài, biện pháp hình sự. Nhà đầu tư – người

sở hữu chứng khoán trong trường hợp có tranh chấp với các trung gian tài chính trên thị

trường (công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại) hoặc các chủ thể khác nếu thương

lượng không được, hoà giải không thành thì có thể khởi kiện tại cơ quan toà án hoặc trọng tài

để yêu cầu giải quyết. Đây được 16ien16à biện pháp phổ biến để bảo vệ quyền lợi của nhà

đầu tư- chủ sở hữu chứng khoán. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định về năng lực thẩm

phán và phụ thuộc vào đặc điểm của mô hình toà án ở Việt Nam mà hiện nay việc giải quyết

các tranh chấp trong lĩnh vực đặc thù này vẫn chưa được thực hiện bởi những toà án chuyên

trách như một số nước trên thế giới. Do vậy, hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp cũng

như việc bảo vệ quyền của chủ sở hữu chứng khoán chưa được bảo đảm ở mức tối đa.

Đối với người sở hữu chứng khoán niêm yết và được giao dịch trên TTCK tập trung,

các biện pháp bảo vệ đa dạng hơn. Đây chính là các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư trên TTCK.

Page 17: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 17

Quyền lợi của họ được bảo vệ bởi:Các nguyên tắc hoạt động của TTCK;Các quy định về

việc công bố thông tin;Các quy định về tổ chức giao dịch chứng khoán, tổ chức và hoạt động

của SGDCK;Các nguyên tắc hoạt động của CTCK: tách biệt tiền và tài sản của khách hàng

với tiền và tài sản của công ty chứng khoán; ưu tiên quyền lợi của khách hàng lên trên quyền

lợi của công ty chứng khoán;Các quy định về quản lý chào bán chứng khoán ra công chúng,

quản lý niêm yết, đăng ký, lưu ký, thanh toán, bù trừ chứng khoán;Các quy định về xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.

Chương 2: Trình tự huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu

Để tiến hành phát hành chứng khoán ra công chúng thì thông thường công ty cần phải thực

hiện những bước sau:

2.1. Tên thủ tục: Đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng

2.2 Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức phát hành gửi hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng tới

UBCKNN.

- Bước 2: UBCKNN tiếp nhận hồ sơ trong giờ hành chính các ngày làm việc, kiểm tra, thẩm

định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, UBCKNN có ý kiến bằng văn bản yêu

cầu tổ chức phát hành bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ được

tính từ thời điểm tổ chức phát hành hoàn thành việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ.

- Bước 3: UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng cho tổ

chức phát hành, thu tiền lệ phí cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ,

UBCKNN gửi tổ chức phát hành công văn từ chối và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công

chúng có hiệu lực, tổ chức phát hành phải công bố Bản thông báo phát hành trên một tờ báo

điện tử hoặc báo viết trong ba số liên tiếp.

Page 18: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 18

- Bước 5: Sau khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu

ra công chúng nếu phát sinh thông tin quan trọng liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán cổ

phiếu ra công chúng thì trong thời hạn bảy ngày, tổ chức phát hành phải công bố thông tin

phát sinh trên một tờ báo điện tử hoặc báo viết trong ba số liên tiếp và thực hiện việc sửa đổi,

bổ sung hồ sơ.

- Bước 6: Chứng khoán chỉ được chào bán ra công chúng sau khi tổ chức phát hành đã công

bố theo nội dung bước 4 nêu trên. Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ

chức đại lý phải bảo đảm thời hạn đăng ký mua chứng khoán cho nhà đầu tư tối thiểu là hai

mươi ngày. Tiền mua chứng khoán phải được chuyển vào tài khoản phong toả mở tại ngân

hàng cho đến khi hoàn tất đợt chào bán và báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Tổ chức

phát hành phải hoàn thành việc phân phối chứng khoán trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ

ngày Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực.

- Bước 7: Tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt chào

bán cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày kết thúc đợt

chào bán, kèm theo bản xác nhận của ngân hàng nơi mở tài khoản phong toả về số tiền thu

được trong đợt chào bán.

- Bước 8: Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức đại lý phải chuyển

giao chứng khoán hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu chứng khoán cho người mua trong

thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.

Trường hợp tổ chức phát hành thực hiện chào bán cổ phiếu chung cho nhiều đợt phù hợp với

dự án đầu tư thì sau mỗi đợt phát hành phải báo cáo kết quả phát hành tới UBCKNN.

- Bước 9: Trường hợp Trường hợp Hội đồng quản trị có quyết định thay đổi mục đích sử

dụng vốn theo ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có

quyết định thay đổi mục đích sử dụng vốn, tổ chức phát hành phải báo cáo Ủy ban Chứng

khoán Nhà nước (theo mẫu số 04 Phụ lục) và công bố thông tin về lý do thay đổi và quyết

định Hội đồng quản trị về việc thay đổi hoặc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy

Page 19: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 19

chứng nhận đầu tư đối với tổ chức phát hành nước ngoài. Việc thay đổi mục đích sử dụng

vốn phải được báo cáo Đại hội đồng cổ đông gần nhất.

- Bước 10: Đối với trường hợp huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư, định kỳ 06 tháng

kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán cho đến khi hoàn thành dự án, tổ chức phát hành phải

báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (theo mẫu số 05 Phụ lục) và công bố thông tin về

tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán.

2.3. Cách thức thực hiện:

- Nộp trực tiếp tại trụ sở UBCKNN; hoặc

- Gửi qua đường bưu điện.

2.4. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

a) Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng;

b) Bản cáo bạch:

- Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh

doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó

Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và cơ cấu cổ đông (nếu có);

- Thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao gồm điều kiện chào bán, các yếu

tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng

khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán;

- Báo cáo tài chính hai năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.

Trường hợp hồ sơ được nộp trước ngày 01 tháng 3 hằng năm, báo cáo tài chính của năm

trước đó trong hồ sơ ban đầu có thể là báo cáo chưa có kiểm toán, nhưng phải có báo cáo tài

chính được kiểm toán của hai năm trước liền kề. Trường hợp ngày kết thúc kỳ kế toán của

báo cáo tài chính gần nhất cách thời điểm gửi hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công

chúng hợp lệ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quá chín mươi ngày, tổ chức phát hành

phải lập báo cáo tài chính bổ sung đến tháng hoặc quý gần nhất;

Page 20: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 20

- Các thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch (sẽ được hướng dẫn cụ thể tại Thông

tư);

- Bản cáo bạch phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám

đốc, Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành và người đại diện theo

pháp luật của tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành chính (nếu có).

Trường hợp ký thay phải có giấy uỷ quyền;

c) Điều lệ của tổ chức phát hành;

d) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sử

dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng;

e) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có);

f) Cam kết đưa cổ phiếu của công ty vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn

một năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

g) Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ. Đối với việc chào bán chứng khoán ra

công chúng của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam;

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.5. Thời hạn giải quyết:

- 30 ngày kể từ ngày UBCKNN nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Công ty cổ phần có mức vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên

2.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBCKNN

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBCKNN

2.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng; hoặc

- Công văn từ chối trong đó nêu rõ lý do.

Page 21: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 21

2.9. Phí, lệ phí (nếu có):

Dưới 50 tỷ: 10 triệu đồng

Từ 50 tỷ đến dưới 150 tỷ: 20 triệu đồng

Từ 150 tỷ đến dưới 250 tỷ: 35 triệu đồng

Tử 250 tỷ trở lên: 50 triệu đồng

(Quy định tại Thông tư134/2009/TT-BTC)

2.10. Tên, mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):

- Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 58/2012/NĐ-CP về thay đổi phương án

sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng;

- Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 58/2012/NĐ-CP về tiến độ sử dụng

vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng.

2.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng

Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời

không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội

đồng cổ đông thông qua;

- Có cam kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn một

năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

- Tổ chức phát hành thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng chung cho nhiều đợt phải

đáp ứng điều kiện:

+ Có nhu cầu huy động vốn làm nhiều đợt phù hợp với dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất

kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Có kế hoạch chào bán trong đó nêu rõ số lượng và thời gian dự kiến chào bán của từng đợt.

2.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Page 22: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 22

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng

khoán;

Căn cứ Thông tư số 17/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn Hồ sơ

đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng;

Căn cứ Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài chính về ban hành mẫu

Bản cáo bạch;

Căn cứ Quyết định 510/QĐ-UBCK ngày 11/8/2009 của UBCKNN; Thông tư số

134/2009/TT-BTC ngày 01 tháng 7 năm 2009 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và

sử dụng phí và lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Ủy ban Chứng khoán Nhà

nước; Quyết định 1074/QĐ-UBCK ngày 29/12/2011 của UBCKNN về việc sửa đổi, bổ sung

Quyết định 510/QĐ-UBCK.

Page 23: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 23

Chương 3: Thực tế tình hình huy động vốn bằng cổ phiếu trước năm 2010, và từ năm

2010 đến nay.

3.1 Phân tích tình hình huy động vốn bằng cổ phiếu trước năm 2010:

Trước năm 2010, tình hình huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ở Việt Nam vẫn còn chưa

phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường non trẻ, bắt đầu từ năm 2000

với việc vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố HCM, thị trường cổ phiếu

năm 2000 chỉ có hai cổ phiếu niêm yết với giá trị giao dịch là 70 triệu đồng/phiên. Hoạt

động huy động vốn qua phát hành cổ phiếu thực tế phát sinh từ năm 2006 trở lại đây, trong

năm 2006 có 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán 203 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên hoạt

động phát hành cổ phiếu mới thực sự bùng nổ vào năm 2007.

Cho đến năm 2007, sau 7 năm hoạt động đã có những chuyển biến không ngờ cả về chất

lượng và số lượng. Năm 2007 với sự ra đời của của Bộ luật Chứng khoán đã trở thành giai

đoạn bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam với những biến động thất thường. Có

gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại được đăng kí với ủy ban

chứng khoán nhà nước với tổng số lượng vốn huy động huy động là gần 40.000 tỷ VND .

Thị trường đã xây dựng nên một kênh dẫn vốn lưu động với tổng giá trị vốn hóa tính cho

lượng cổ phiếu niêm yết cuối năm 2007 đạt 34.400 tỷ đồng (tương đương 20 tỷ USD), chiếm

khoảng 33% GDP, trong khi cuối năm 2006, mức vốn hóa là 221.156 tỷ đồng (tương đương

14 tỷ USD), chiếm 22,7% GDP. Trong đó, tổng giá trị vốn hóa tại TTGDCK Tp.HCM đạt

trên 211.000 tỷ đồng (tương đương 13,2 tỷ USD). Điều này có thể chứng tỏ rằng, TTCK đã

và đang trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các

doanh nghiệp đã niêm yết trên TTGDCK TP.HCM và Hà Nội. Các công ty từ việc bó hẹp

các cổ đông là những thành viên trong gia đình đã mở rộng ra đại chúng với hàng vạn cổ

đông (SSI, Sacombank,REE,SJS, PVD…).

Page 24: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 24

Trong năm 2007 cũng chứng kiến rất nhiều những cuộc chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà

nước trở thành công ty cổ phần, có hơn 40 doanh nghiệp với gần 451 triệu cổ phần, trong đó

có 2 tập đoàn lớn là Công ty Phân đạm và Hóa chất dầu khí Việt Nam thu về cho ngân hàng

nhà nước hàng nghìn tỷ đồng…Trong đó đứng đầu là ngành Tài chính chiếm 28% tổng giá

trị vốn hóa lưu động toàn thị trường niêm yết, đứng thứ 24ien24à ngành Dịch vụ Tiêu 24ien

với 13.51%, đứng thứ tư là ngành Hàng tiêu 24ien và Công nghiệp, đứng thứ năm là

ngành Điện nước. Ngành Dầu khí thấp nhất với tỷ lệ là 4%. Công ty có tổng giá trị thị trường

lớn nhất là FPT với tổng thấp nhất với tỷ lệ là 4%.Tuy nhiên công ty có tổng giá trị thị

trường lớn nhất là FPT với tổng giá trị thị trường lưu động là 29 ngàn tỷ đồng (tương đương

với gần 1,8 tỷ USD). Trong danh sách Top 10 công ty có tổng giá trị thị trường lưu động lớn

nhất, đứng sau FPT là Vinamilk với 1,2 tỷ USD và Ngân hàng Sài gòn Thương tín với gần

1,1 tỷ USD. Đứng thứ tư là ngân hàng thương mại cổ phần ACB với tổng giá trị thị trường

lưu động là 17 ngàn tỉ đồng.

Sang năm 2008, thị trường cổ phiếu rơi vào tình trạng bất ổn định, một phần là do những tác

động của nền kinh tế. Năm 2008 GDP tăng 6,23%; lạm phát 19,9%; lãi suất cơ bản từ 8,5%

tăng 14%. Chứng khoán giảm 1174 xuống 948 ở mức cuối năm 2007 và giảm tiếp xuống 315

điểm cuối năm 2008; bất động sản sụp đổ và đóng băng, chính sách tiền tệ bị bóp chặt, ngân

hàng mất thanh khoản, nền kinh tế bị bóp nghẹt, lãm phát phi mã, các công ty gần như ngừng

sản xuất. Tổng số vốn huy động được từ phát hành cổ phiếu chỉ đạt 14.300 tỷ đồng thông qua

hơn 100 đợt chào bán chứng khoán ra công chúng.

Năm 2009, mặc dù thị trường chứng khoán có những điều chỉnh giảm do chính sách thắt chặt

tiền tệ của Chính phủ vào cuối năm nhưng với một chu kì tăng điểm liên tục 8 tháng giữa

năm thì nhìn chung, thị trường chứng khoán Việt Nam có một năm tăng trưởng ấn tượng.

Tổng số vốn huy động từ phát hành cổ phiếu tăng gần 50% so với năm 2008, đạt 21.724 tỉ

đồng.

Riêng hai năm 2008- 2009 đã có 35.000 tỉ đồng giá trị cổ phiếu( tính theo mệnh giá) được

phát hành ra công chúng góp phần làm lành mạnh cơ cấu tài chính doanh nghiệp.

Page 25: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 25

Thị trường chứng khoán đến cuối năm 2009 nhìn chung đã hồi phục và tăng trưởng trở lại,

do một vài nguyên nhân chính như sau:

Nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã thoát ra khỏi suy thoái trong

năm này.

Các công ty chứng khoán tăng cường sử dụng công cụ đòn bẩy cho khách hàng, có

công ty còn sử dụng đòn bẩy với tỉ lệ 1:3, 1:5. Theo Bộ Tài chính, mức vốn hóa của thị

trường đầu tháng 12 vào khoảng 669 nghìn tỷ đồng ( 30 tỷ USD), tương đương 55% GDP

năm 2008 (225 nghìn tỷ đồng), mức vốn hóa đã tăng gấp 3 lần.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh nhất vào thời điểm tháng 3 đến tháng 6 nhưng có

vẻ dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán lại diễn ra chậm hơn trong 3 tháng sau đó.

Trong khoảng thời gian này, các công ty chứng khoán tăng cường hỗ trợ bằng công cụ đòn

bẩy để giá trị giao dịch của thị trường đạt nhưng phiên tăng điểm liên tiếp. Đồng thời, chính

phủ chuyển từ chính sách nới lỏng tiền tệ sang thắt chặt tiền tệ vào cuối năm cũng làm thị

trường có những thay đổi đáng kể. Chính sách mở ra vào tháng 3 đến tháng 6 khi mà các

ngân hàng bắt đầu giải ngân vì gói hỗ trợ kích cầu của Chính phủ. Tuy nhiên trước lo ngại về

việc lạm phát tăng mạnh, chính phủ yêu cầu Ngân hàng thương mại kiềm chế dư nợ tín dụng,

hạn chế tối đa cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản và tăng lãi suất cơ bản 7%

lên 8% vào ngày 1/12/2009. Chính điều này làm thị trường chứng khoán mất 30% so với

đỉnh, lãi suất liên ngân hàng tăng cao trong tháng 12, một số ngân hàng thiếu thanh khoản,

huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn mặc dù đã tăng lãi suất huy động lên

mức tối đa cho phép.

Tính đến tháng 12/2009, toàn bộ thị trường Việt Nam có khoảng 730.000 tài khoản chứng

khoán được mở, tăng thêm 180.000 tài khoản so với cùng kì năm 2008. Trong đó số lượng

tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài là 13.443 tài khoản. Như vậy có thể thấy quy mô thị

trường chứng khoán đã tăng trưởng vượt bậc trong năm này.

3.2 Phân tích tình hình huy động vốn bằng cổ phiếu trước từ 2010đến nay:

Page 26: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 26

Nửa đầu năm 2010, thị trường chứng khoán thế giới lao đao khi chịu ảnh hưởng của cuộc

khủng hoảng nợ công châu Âu, chính sách thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc và tình trạng trì

trệ của kinh tế Mỹ.Chứng khoán thế giới đã có những bước phục hồi từ đầu tháng 2/2010 khi

các vấn đề kinh tế vĩ mô dần được giải quyết. Trong đó, thị trường chứng khoán châu Á phục

hồi khá nhanh cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thậm chí, kinh tế Nhật Bản, Trung

Quốc… gặp phải một số khó khăn nhưng thị trường chứng khoán vẫn đang phục hồi về gần

mức trước khủng hoảng.

Trong khi kinh tế Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định thì chứng khoán Việt Nam có

phần “lạc nhịp” so với thế giới và các nước trong khu vực. Thị trường chứng khoán đã phản

ánh các khó khăn mang tính cơ cấu như lạm phát cao, thâm hụt thương mại, áp lực tỷ giá…

Giai đoạn từ đầu năm đến 22/01/2010: Từ mức đỉnh 543.46 điểm đạt được vào ngày 07/01,

VN-Index lùi sâu về mức 477.59 điểm vào ngày 22/01.Thị trường biến động do lo ngại về

lạm phát khi chỉ số CPI tháng 1/2010 tăng ở mức cao 1.36% so với tháng 12/2009, khiến

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn thận trọng trong chính sách tiền tệ. Tuy vậy, thanh khoản

của thị trường vẫn duy trì ổn định. Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2010 vẫn được

nhận định khá lạc quan và nhà đầu tư có xu hướng tích lũy cổ phiếu.

Giai đoạn từ 23/01 đến 06/05/2010: Thị trường phục hồi lên 549.51 điểm vào ngày

06/05/2010, mức cao nhất trong năm 2010. Trong hơn 3 tháng, chỉ số VN-Index cũng chỉ

tăng được 15.1% so với mức đáy thiết lập vào ngày 22/01/2010.Con đường phục hồi của thị

trường khá khó khăn khi chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt. Điểm hỗ trợ thị trường trong

giai đoạn này là kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp niêm yết.Ngoài ra, giai

đoạn tăng điểm này mang nhiều dấu ấn của việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Nhóm cổ phiếu

pennystocks trở thành yếu tố quyết định xu hướng của thị trường trong giai đoạn này. Đã có

156 trên tổng số hơn 405 doanh nghiệp niêm yết đã tiến hành đại hội cổ đông và công bố kế

hoạch phát hành với dự kiến thu hút 32 ngàn tỷ từ thị trường. Nếu tính cả con số 44 ngàn tỷ

mà các ngân hàng cổ phần chưa niêm yết sẽ huy động thì tổng số vốn huy động theo kế

hoạch ước tính lên tới 76 ngàn tỷ (US$4 tỷ).

Page 27: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 27

Giai đoạn sụt giảm từ 07/05 đến 25/08/2010: Sau giai đoạn tăng nóng, VN-Index điều chỉnh

22.9% xuống 423.89 điểm, mức thấp nhất trong năm 2010. Ảnh hưởng của cuộc khủng

hoảng nợ công châu Âu, áp lực từ Thông tư 13 của NHNN là những nguyên nhân chính

khiến thị trường điều chỉnh.Việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng khiến cho thị trường nhanh

chóng sụt giảm trước áp lực bán giải chấp. Bên cạnh đó, hoạt động đầu cơ của “đội lái” lên

mức cao khiến tâm lý nhà đầu tư sau một giai đoạn hào hứng đã tỏ ra e dè và đẩy thị trường

ngày càng giảm sâu. Thanh khoản thị trường trong giai đoạn này sụt giảm mạnh.Ngoài ra, lo

ngại về áp lực thoái vốn ở một số quỹ đầu tư nước ngoài đã khiến cho tâm lý nhà đầu tư càng

trở nên bi quan.

Giai đoạn đi ngang và bắt đầu xu hướng phục hồi cuối năm: Chứng khoán thế giới vẫn

tiếp tục phục hồi trong giai đoạn này. Trong khi đó, tâm lý nhà đầu tư trong nước khá thận

trọng trước sự kiện Vinashin và chính sách tiền tệ. Thanh khoản thị trường duy trì ở mức

thấp cho thấy dòng tiền mạnh không tham gia tích cực. Pennystocks tiếp tục là lựa chọn chủ

yếu của nhiều nhà đầu tư khiến cho thị trường chỉ dao động trong biên độ hẹp.Xu thế đi

ngang của thị trường chấm dứt vào cuối tháng 11 với dòng tiền, bao gồm cả việc sử dụng đòn

bẩy tài chính, bắt đầu quay trở lại và đã giúp thị trường phục hồi khá mạnh.Tuy vậy, các yếu

tố kinh tế vĩ mô như lạm phát và lãi suất tăng cao, tỷ giá căng thẳng,… vẫn còn tồn tại và

tiếp tục đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư trong năm 2011.

Page 28: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 28

Như vậy, trong năm 2010 biến động của thị trường bám khá sát động thái điều hành chính

sách tiền tệ của NHNN và triển vọng kinh tế vĩ mô. Trong khi đó, các yếu tố khác đặc biệt là

kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không có nhiều tác động lên diễn biến thị trường.

Năm 2010 do áp lực lạm phát và lãi suất tăng cao, nhập siêu cao, trong khi đó tăng trưởng tín

dụng, cung tiền giảm so với năm 2009 nên chỉ số VNIndex đã giảm 2,04%. Mặc dù vậy,

TTCK Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả rất tích cực trên các mặt quan trọng: giá trị

vốn hóa đạt 39% GDP, tăng 17,1% so với năm 2009; huy động vốn thực tế đạt 98,7 nghìn tỷ

đồng, gấp 3 lần so với năm 2009; giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 2.480 tỷ đồng;

dòng vốn nước ngoài vào thuần trên 1 tỷ USD; số lượng tài khoản các nhà đầu tư tăng 38%.

Năm 2011, TTCK Việt Nam hầu hết chỉ thấy sắc đỏ. Lòng tin nhà đầu tư bị bào mòn dần theo

điểm số của VN-Index và HNX-Index. Đã có những động thái thúc đẩy thị trường từ phía cơ

quan quản lý như ban hành Thông tư 74 về việc cho phép hoạt động margin, mua bán cổ

phiếu trong phiên, ban hành thông tư về quỹ mở…Tuy nhiên tất cả những cố gắng đó không

thể kéo dòng tiền về TTCK khi tín dụng vẫn đang bị thắt chặt. TTCK giảm mạnh khiến

không chỉ các công ty chứng khoán lâm vào cảnh thua lỗ nặng nề mà bản thân các doanh

nghiệp niêm yết cũng mất đi một kênh huy động vốn.

Page 29: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 29

Trong những tháng đầu năm 2011, TTCK có xu hướng sụt giảm, tính từ đầu năm cho tới cuối

tháng 6, VNIndex giảm 10,5% so với cuối năm 2010. Giá trị giao dịch bình quân cổ phiếu,

chứng chỉ quỹ mỗi phiên trong trong 6 tháng đầu năm là 1.164,6 tỷ đồng, bằng 47% so với

mức bình quân năm 2010. Mức vốn hóa cuối tháng 6 đạt 686 nghìn tỷ đồng, giảm 40 nghìn

tỷ đồng, tương đương trên 5,5% so với cuối năm 2010; mức vốn hóa so với GDP giảm xuống

36% từ mức 39% cuối 2010. Huy động vốn qua TTCK cũng gặp khó khăn do TTCK giảm

sút và mặt bằng lãi suất cao. Tính chung 6 tháng, vốn huy động qua phát hành thêm cổ phiếu

chỉ đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 16% và Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng

sụt giảm. Cho đến cuối tháng 6, có khoảng 46% các công ty niêm yết có giá thị trường thấp

hơn mệnh giá và 74% các công ty niêm yết có giá thị trường thấp hơn giá trị sổ sách; có

45% các công ty niêm yết có hệ số P/E thấp hơn 5. Do giá chứng khoán và khối lượng giao

dịch sụt giảm mạnh nên nhiều công ty chứng khoán thua lỗ; hoạt động tự doanh và hoạt động

môi giới cũng không hiệu quả do thu không đủ bù chi; hoạt động tư vấn đầu tư, phát hành,

niêm yết, bảo lãnh cũng bị thu hẹp.

Năm 2011 là một năm đầy khó khăn của nền kinh tế, Mặc dù những chính sách điều hành

cứng rắn của Chính phủ đã mang lại những dấu hiệu tích cực, nhưng năm 2011 vẫn là 1 năm

với quá nhiều biến động của nền kinh tế. Có thể điểm qua 1 vài nét chính của nền kinh tế nói

chung và của TTCK nói riêng.

- Lạm phát tăng cao trên 18%

- Thị trường bất động sản đóng băng làm lộ ra nhiều hệ lụy từ ngân hàng, tín dụng

đen,….

- Chỉ lệnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được phát đi từ tân Thống đốc Nguyễn Văn

Bình, mở đầu bằng việc xử lý ngân hàng vượt trần lãi suất. Tiếp đó khởi động thương vụ hợp

nhất SCB – Ficombank – TinNghiaBank, đồng thời đưa ra lộ trình IPO cho các “ông lớn”

VietinBank, Vietcombank và BIDV.

- Vỡ nợ tín dụng đen dây chuyền ở nhiều địa phương, gắn với giới bất động sản, ngân

hàng và chứng khoán, cho thấy có dấu hiệu lien kết giữa tín dụng đen và các kênh huy động

Page 30: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 30

vốn chính thức. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của các nhà đầu tư khi “hiệu

ứng domino” này được dự báo là sẽ còn tiếp tục.

- 50000 là số doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản trong năm 2011, cho thấy đây thật sự là

một năm đầy 30ien gió đối với các doanh nghiệp khi năng lực sản xuất kinh doanh bị suy yếu

nghiêm trọng do khả năng tiếp cận vốn giảm (lãi suất tín dụng tăng cao, nguồn vốn trở nên

khan hiếm).

- Việt Nam bị hạ bậc tín nhiệm từ mức BB xuống mức BB-. Bên cạnh đó 3 ngân hàng

lớn trong nước là BIDV, Techcombank và Vietcombank cũng bị hạ mức tín nhiệm, dẫn đến

sự e ngại của các nhà đầu tư nước ngoài về triển vọng đối với các mức tín nhiệm nợ của Việt

Nam.

Chứng khoán triền 30ien chuỗi ngày lao đao khi TTCK liên tục bắt đáy với nhiều cổ phiếu rẻ

hơn giá mua một mớ rau, thậm chí tương đương với nửa cốc trà đá. (Điển hình như mã VKP

(Công ty cổ phần Nhựa Tân Hoá) là cổ phiếu đầu tiên có giá dưới 1.000 đồng trong lịch sử

thị trường chứng khoán Việt Nam. Chốt phiên giao dịch 22/11, cổ phiếu này chỉ còn 700

đồng – rẻ hơn nửa ly trà đá vỉa hè. Một cổ phiếu khác trên thị trường là DVD (Công ty Dược

Viễn Đông) đã bị huỷ niêm yết khi giá còn 3.500 đồng). Giá trị vốn hóa thị trường chỉ còn

hơn 20% GDP, mất hơn 10 tỷ USD so với cuối năm 2010. Tổng cộng trên cả hai sàn có đến

431 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ nằm dưới mệnh giá, chiếm 62% tổng số mã niêm yết. Còn

lại 263 mã, tương đương 38% toàn thị trường, trải đều ở các mức giá từ 10,000 đồng/cp trở

lên.

Page 31: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 31

Mặc dù phải đối mặt với tình hình kinh tế thế giới và trong nước khá ảm đạm, TTCK xuống

dốc không phanh, nhưng trước áp lực cổ phần hóa (đối với các cty nhà nước), hoàn thiện bộ

máy quản trị cũng như đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đại bộ

phận các doanh nghiệp, thị trường huy động vốn bằng cổ phiếu vẫn diễn ra khá sôi động.

Trên thực tế đã có rất nhiều công ty nộp hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện

hữu, đối tác chiến lược, phát hành cổ phiếu trả cổ tức, cổ phiếu theo chương trình lựa chọn

cho người lao động. Và hầu khắp các lĩnh vực của nền kinh tế như Tài chính – Ngân Hàng,

dịch vụ tiêu dung,… đều có các hoạt động trên thị trường vốn cổ phiếu. Trong năm cũng đã

xuất hiện những thương vụ nổi tiếng, nổi bật cả về số lượng CP phát hành lẫn giá trị phát

hành giữa các đối tác như:

- Ngày 25/1/2011, VietinBank đã ký kết các Hợp đồng đầu tư với Quỹ cấp vốn Ngân hàng

IFC và Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), IFC sẽ bỏ ra khoản tiền 182 triệu USD để sở hữu

10% cổ phần tại Vietinbank. Ngân hàng này (mã chứng khoán: CTG) đã hoàn tất đợt phát

hành riêng lẻ 168,58 triệu cổ phần cho IFC với giá 21.000 đồng/cổ phần.Qua đợt phát hành

Page 32: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 32

trên, VietinBank thu về thặng dư vốn là 1.854 tỷ đồng; thực hiện tăng vốn điều lệ lên 16.858

tỷ đồng, tăng 11,1% so với mức công bố cách đây hơn 4 tháng; tổng vốn tự có cấp 1 là

18.712 tỷ đồng. Trong quý III năm 2012, Vietinbank dự kiến sẽ hoàn tất đàm phán bán tiếp

20% cổ phần cho một ngân hàng nước ngoài. Việc bán cổ phần nằm trong lộ trình thoái vốn

nhà nước tại ngân hàng, để tiến tới chỉ còn 51% như quy định.

- Ngày 17/8/2011, Tổng công ty Bảo hiểm dầu khí (PVI Holdings) đã hoàn tất thương vụ

bán 25% cổ phần trong tổng số vốn cổ phần tăng thêm cho đối tác là tập đoàn bảo hiểm

Talanx (Đức).Thông tin từ PVI Holdings cho biết, giá thỏa thuận mà hai bên đạt được là

36.000 đồng/cổ phần, tính ra tổng giá trị mua bán lên đến 1.916,5 tỉ đồng (tương đương 65

triệu euro hoặc 93 triệu đô la Mỹ). Đây là mức giá cao hơn giá cổ phiếu của PVI trên thị

trường ở thời điểm lúc đó.

- Ngày 13/4/2011, Masan Consumer chào bán riêng lẻ 14.444.444 cổ phần, tương đương

10% vốn điều lệ sau khi phát hành cho Tập đoàn đầu tư Kohlberg Kravis Roberts (KKR),

KKR đã ký kết với Tập đoàn Masan về việc sẽ mua số cổ phần trên với giá 159 triệu USD.

Đây là khoản đầu tư đầu tiên của KKR tại Việt Nam và là khoản đầu tư thứ 4 tại Đông Nam

Á. Và giá KKR trả cho mỗi cổ phiếu Masan Consumer là hơn 11 USD, tương ứng hơn

220.000 đồng/cp. Trên thị trường OTC, cổ phiếu này hiện ở mức 150.000 đồng/cp.

Ngoài ra có thể kể đến 1 thương vụ thất bại điển hình trong của CTCP Tập đoàn Thái Hòa

Việt Nam năm THV: Phát hành 30 triệu cp thất bại thảm hại: Chỉ có 60 cổ phiếu được phân

phối trong tổng số 30.25 triệu cổ phiếu đăng ký chào bán đợt 1 là kết quả đợt phát hành cổ

phiếu của CTCP Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam. Theo đó, chỉ có 60 cổ phiếu được cổ đông

hiện hữu đăng ký mua, thu về 600,000 đồng. Tổng số cổ phiếu đã phân phối chỉ chiếm

0.0002% tổng số cổ phiếu được phép phát hành. Với kết quả phát hành như vậy, HĐQT của

THV đã quyết định chuyển toàn bộ cổ phiếu lẻ, cổ phiếu không mua hết trong đợt phát hành

trên sang đợt phát hành 2 thông qua đấu giá trên Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Page 33: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 33

Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng, những thương vụ trên chủ yếu được thực hiện bởi các

doanh nghiệp lớn và đều phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các đối tác chiến lược. Hoạt động

chào bán cổ phiếu ra công chúng diễn ra hết sức trầm lắng, kể cả đối với các DN Nhà nước,

các NHTM lớn,…..Thị trường cũng đã chứng kiến rất nhiều cuộc thoái lui của các doanh

nghiệp muốn phát hành cổ phiếu, mặc dù đã có sự chuẩn bị rất kỹ càng.

Năm 2012 tổng số vốn huy động được qua TTCK là 41 ngàn tỷ đồng. Trong đó:

Huy động từ phát hành lần đầu ra công chúng đạt 296 tỷ đồng (giảm 91 % so với

3.250 tỷ đồng năm 2011).

Huy động từ phát hành cổ phiếu đạt gần 11 ngàn tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 1/3 so với

năm 2011. Hình thức phát hành chủ yếu là phát hành cho cổ đông hiện hữu và phát hành

riêng lẻ. Năm 2012 cũng giống như năm 2011, phát hành rộng rãi ra công chúng rất ít thành

công và chỉ có 2 đợt phát hành. Điểm lưu ý là so với kế hoạch phát hành, theo số liệu của

StoxPlus, chỉ đạt 53%. Kế hoạch này được thông qua tại các ĐHCĐ từ đầu năm 2012. Điều

này cho thấy áp lực cần vốn của các doanh nghiệp là quá lớn.

Sáu tháng đầu năm 2012: Thị trường bứt phá trong những ngày đầu năm 2012 như một lò

xo nén sau một quãng thời gian dài giảm điểm của năm 2011. Thị trường chứng khoán huy

động 84 nghìn tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2012, tăng gấp 2 lần cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên,

vốn huy động qua phát hành cổ phiếu giảm 50% so với cùng kỳ.

Các thông tin đẩy thị trường tăng vọt trong giai đoạn nửa đầu năm 2012 bao gồm:

· Thông tin Thủ tướng Chính phủ ký ban hành 3 văn bản thúc đẩy hoạt động và tăng cường

quản lý TTCK Việt Nam

· Sự ra đời của chỉ số VN30-Index

· Động thái cắt giảm lãi suất nhanh và mạnh từ 14%/năm xuống 9%/năm

· Kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều

Page 34: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 34

Nửa cuối của năm 2012:

- Sự kiện Bầu Kiên bị bắt đã làm cho cổ phiếu của ngân hàng tụt dốc thê thảm, thị

trường chứng khoán đứng trước áp lực bán dữ dội, đặc biệt tại sàn HNX với việc ACB giảm

kịch sàn. Thậm chí, ngay cả các mã ngân hàng không liên quan đến ACB cũng quay đầu

giảm trở lại như MBB, VCB và CTG. Theo ghi nhận, TTCK đã “bốc hơi” 5,6 tỷ USD sau 3

ngày bầu Kiên bị bắt, khối tài sản trên sàn của các đại gia trong Top giàu nhất cũng “đội nón

ra đi”.

- Chỉ trong tháng 7/2012, UBCK nhận được hồ sơ xin phát hành riêng lẻ của 5 DN, gồm

cả DN niêm yết và công ty đại chúng chưa niêm yết. Một số thương vụ huy động vốn qua cổ

phiếu đáng chú ý:

- Số cổ phiếu Glico nắm giữ này tương đương 10% vốn cổ phần sau khi phát hành của

KDC.

- Ngày 3/7/2012 PVI: Talanx nâng tỷ lệ sở hữu từ 25% lên 31,82%. Trong đợt phát

hành riêng lẻ này, hai bên đã thống nhất mức giá mua bán bằng với giá trị sổ sách của PVI tại

thời điểm 31/12/2011 là 26.335 đồng/cp, cao gấp 1,55 lần giá thị trường PVI tại thời điểm ký

hợp đồng, với tổng giá trị lên tới 560 tỷ đồng (tương đương 27 triệu đô la Mỹ).

- ĐHĐCĐ bất thường tổ chức sáng ngày 18/08 của CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc

Đất Xanh (HOSE: DXG) đã thông qua phương án tăng vốn lên 420 tỷ đồng . Theo đó, các cổ

đông thống nhất phương án phát hành riêng lẻ 10 triệu cp cho nhà đầu tư chiến lược với giá

chào bán không thấp hơn mệnh giá.

- CTCK Sacombank (SBS) phát hành ít nhất 10 triệu cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng

trong 1 năm, giá bán tối thiểu bằng mệnh giá cho các NĐT chiến lược.

- Cuối tháng 8, CTCP Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (KSA) thực hiện việc phát

hành riêng lẻ hơn 12 triệu cổ phiếu cho 3 đối tác chiến lược là Wanji Holding Group Co. Ltd,

Chengde Tianfu Titamium Co., Ltd và CTCP Đầu tư Đại Á Châu.

Page 35: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 35

- Ngày 18/1/2012, Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC) và Công ty Ezaki Glico – chuyên

về bánh kẹo và thực phẩm của Nhật – công bố việc hai bên đã ký kết hợp đồng mua cổ phần,

theo đó Ezaki Glico mua 14 triệu cổ phần trong đợt phát hành cổ phần riêng lẻ của KDC.

- Bên cạnh đó, trước áp lực về vấn đề nợ xấu quá cao và nguy cơ bị thâu tóm, sáp nhập,

nội dung “tăng vốn điều lệ” xuất hiện trong tờ trình Đại hội cổ đông thường niên năm 2012

của hầu hết các ngân hàng. Không chỉ các NH chọn thời điểm năm nay như Vietinbank,

ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, Maritime Bank, mà còn có các NH tiếp tục

thực hiện kế hoạch từ năm ngoái do khó khăn của thị trường như DongABank,

TrustBank,…Chính vì vậy, dự kiến thị trường cổ phiếu cuối năm sẽ tràn ngập cổ phiếu của

các ngân hàng (Chủ yếu là phát hành cho cổ đông chiến lược).

Năm 2013 huy động vốn từ chào bán cổ phiếu ra công chúng có chuyển biến tích cực

- Nếu như trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng giá trị vốn huy động được từ hoạt động

chào bán mới chỉ đạt 2.400 tỷ đồng, thì đến hết tháng 9/2013 con số này đã là 14.100 tỷ

đồng, gần bằng con số của cả năm 2012 là 14.580 tỷ đồng. Giá trị tăng trưởng so với năm

2012 tuy không cao nhưng đã cho thấy một dấu hiệu lạc quan trong việc huy động vốn từ

chào bán cổ phiếu ra công chúng sau thời gian có dấu hiệu chững lại trước đó.

Page 36: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 36

Tín hiệu đáng mừng từ phía các nhà đầu tư có tổ chức

Cùng với sự tăng trưởng của hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng, giá trị vốn thu

được từ việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ của các công ty đại chúng trong năm 2013 cũng tăng

trưởng một cách đáng kể. Tổng giá trị của cổ phiếu đăng ký phát hành riêng lẻ theo giá chào

bán đạt xấp xỉ 24 nghìn tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2012.

Trong hoạt động chào bán riêng lẻ, các đối tác chiến lược đa phần là các nhà đâu tư nước

ngoài tham gia mua cổ phiếu với số lượng lớn, ví dụ như các trường hợp phát hành của Ngân

hàng thương mại (NHTM) cổ phần Công thương Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn

Masan, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Cổ phần Hùng Vương, Tổng Công ty

Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí, Công ty Cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (xem Đồ

thị ). Điều này cho thấy TTCK Việt Nam tuy đang có những khó khăn nhất định nhưng vẫn

có sức hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN. Ngoài ra, các đối tác nước ngoài không chỉ tham gia

đầu tư vào các công ty niêm yết mà còn ở cả các công ty đại chúng chưa niêm yết, và đây là

dấu hiệu đáng mừng cho thị trường tài chính Việt Nam. Với sự tham gia tích cực của các nhà

-

5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

25,000,000

Năm 2012 9 tháng đầu Năm 2013

14,587,112 14,147,633

4,713,446

24,233,121

Tổng giá trị đăng ký chào bán cổ phiếu năm

2012-2013 (triệu VND) Nguồn: UBCKNN

Chào bán ra công chúng

Chào bán riêng lẻ

Page 37: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 37

đầu tư lớn trên thế giới với kinh nghiệm và cách thức tổ chức hoạt động bài bản sẽ không chỉ

tài trợ nguồn vốn cần thiết mà còn hỗ trợ các công ty đại chúng nâng cao năng lực quản trị

doanh nghiệp, từ đó góp phần xây dựng TTCK hướng đến sự chuyên nghiệp và minh bạch.

Đồ thị . Số cổ phiếu đăng ký chào bán riêng lẻ của một số công ty trong năm 2013

Hiệu quả của một số phương thức chào bán mới

Sang năm 2013, nhiều công ty đại chúng tiếp tục sử dụng phương pháp phát hành phương

thức phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi để cơ cấu lại hoạt động của doanh nghiệp (xem

Bảng 1).

644389 621906

300000

11567875000

38000 29770 20000

0

100000

200000

300000

400000

500000

600000

700000

Page 38: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 38

Bảng 1

STT Đối tượng chào bán Cổ phiếu hoán đổi Số lượng

cổ phiếu

1 CtyCP Chế tạo Điện cơ Hà Nội CtyCP Cơ điện Hà Nội 2.450.000

2 CtyCP Kinh Đô CtyCP Vinabico 1.105.704

3 CtyCP Hưng Đạo Container CtyCP Cơ khí vận tải

thương mại Đại Hưng

5.500.000

4 CtyCP Thiết bị y tế Việt Nhật Nhà ĐTNN 4.070.000

5 CtyCP Sông đà 11 SEL và SINCO 3.556.208

6 CtyCP Thủy điện Cần Đơn CtyCP Thủy điện Ry Ninh II 5.120.000

Việc nhiều công ty đại chúng tích cực chủ động cơ cấu lại nguồn vốn thông qua hoạt động

phát hành cổ phiếu hoán đổi đã phần nào thể hiện được vai trò của cơ quan quản lý nhà nước

trong việc định hướng thị trường, tháo gỡ vướng mắc pháp lý để hỗ trợ doanh nghiệp trong

việc cơ cấu lại tình hình tài chính trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.

Có thể nói sự tăng trưởng về quy mô huy động vốn từ phát hành chứng khoán năm 2013

sau khoảng thời gian sụt giảm liên tục là một báo hiệu lạc quan cho hoạt động phát hành

trong năm 2014 và những năm tiếp theo. Sự tăng trưởng không chỉ tập trung vào số lượng

mà còn là sự cải thiện về chất lượng của các sản phẩm hàng hóa chứng khoán được chào bán

trên thị trường cũng như cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường. Bên cạnh đó, các chính sách vĩ

mô đã tạo điều kiện cho các công ty chủ động hơn trong việc cơ cấu và tìm kiếm nguồn vốn.

Từ đó dòng vốn trên thị trường sẽ được dịch chuyển đến những doanh nghiệp thực sự có nhu

cầu, hướng tới một thị trường vốn hiệu quả và bền vững.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, giá trị giao dịch chứng khoán bình quân tăng 58% so với

cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó, Thị trường Chứng khoán Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ sự

quan tâm của công chúng đầu tư trong và ngoài nước khi có gần 1,3 triệu tài khoản được mở

với giá trị danh mục đầu tư nước ngoài lên đến 13 tỷ USD.

Page 39: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 39

Tổng giá trị phát hành cổ phiếu tháng đầu năm

Số tài khoản giao dịch tại HoSE liên tục tăng qua các năm, hiện đạt hơn 1,37 triệu tài khoản

Page 40: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 40

Các doanh nghiệp đã huy động được gần 135.800 tỷ đồng trên TTCK trong 14 năm qua

Page 41: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 41

Chương 4: Đánh giá nguyên nhân, kết quả, ưu, nhược điểm của việc huy động vốn bằng

phát hành cổ phiếu ở Việt Nam

4.1 Ưu điểm của việc huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng

Một là: Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiến của công

ty,nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong những đợt huy doongj vốn qua

phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần tiếp theo. Thêm vào đó, khách hàng và nhà cung

ứng của công ty thường cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty và do vậy công ty sẽ có lợi

trong việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

41ang4141: Phát hành cổ phiếu ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp công ty

có được nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn cũng như các

điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn. Ví dụ như các cổ phiếu của các công ty dại

chúng dễ dàng được chấp nhận là tài sản cầm cố cho các khoản vay ngân hàng. Ngoài ra,

việc phát hành cổ phiếu ra công chúng cũng sẽ giúp công ty trở thành một ứng viên hấp dẫn

hơn đối với các công ty nước ngoài với tư cách làm đối tác liên doanh.

41ang41 : Phát hành cổ phiếu ra công chúng giúp công ty có thể thu hút và duuy trì dội ngũ

nhân viên giỏi bởi vì khi chào bán cổ phiếu ra công chúng, công ty bao giờ cũng đành một tỉ

lệ cổ phiếu nhất định để bán cho nhân viên của mình. Với quyền mua cổ phiếu, nhân viên

của công y sẽ trở thành cổ đông, và được hưởng lãi trên vốn thay vì thu nhập thông thường.

Điều này đã làm cho nhân viên của công ty làm việc có hiệu quả hơn và coi như sự thành bại

của công ty thực sự là thành bại của mình.

Bốn là : Phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty có cơ hội tốt để xây dựng một hệ

thống quản lý chuyên nghiệp cũng như xây dựng được một chiến lược phát triển rõ 41ang.

Công ty cũng dễ dàng hơn trong việc tìm người thay thế, nhờ đó mà tạo ra được tính liên tục

trong quản lý. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các uỷ viên quản trị không trực tiếp tham gia

điều hành công ty cũng giúp tăng cường kiểm tra và cân đối trong quản lý và điều hành công

ty.

Page 42: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 42

Năm là : Phát hành chứng khoán ra công chúng làm tăng chất lượng và độ chính xác của các

báo cáo của công ty bởi vì các báo cáo của công ty phải được lập theo các tiêu chuẩn chung

do cơ quan quản lý qui định. Chính điều này làm cho việc đánh giá và so sánh kết quả hoạt

động của công ty được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn.

4.2 Nhược điểm của việc huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công

chúng

Một là: Phát hành cổ phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất

quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tín công ty. Bên cạnh

đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các

giao dịch cổ phiếu hàng ngày.

Hai là: Chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, thường chiếm từ8-10% khoản vốn

huy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tưvấn pháp luật, chi phí in ấn, phí

kiểm toán, chi phí niêm yết… Ngoài ra, hàng năm công ty cũng phảI chịu thêm các khoản

chi phí phụ như chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính , chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu

nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kỳ.

Ba là: Công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ một chế độ công bố

thông tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty khác.

Hơn nữa, việc công bố các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương thức

hoạt động, các hợp đồng nguyên liệu, cũng như nguy cơ bị rò rỉ thông tin mật ra ngoài có thể

đưa công ty vào vị trí cạnh tranh bất lợi.

Bốn là: Đội ngũ cán bộ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước công chúng.

Ngoài ra, do qui định của pháp luật, việc chuyển nhượng vốn cổ phần của họ thường bị hạn

chế.

4.3 Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc phát hành cổ phiếu hiện nay:

4.3.1 Lý do khách quan:

Một là: Khó khăn từ tình hình kinh tế

Page 43: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 43

Nền kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm đang gặp khó khăn, những nguy cơ gây bất ổn đang

lớn dần lên như biến động tỉ giá, lãi suất cao, áp lực lạm phát, thâm hụt thương mại,…ảnh

hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, gây tâm lý bi quan,

hoài nghi tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp đề xuất (Doanh

nghiệp đồng loạt xin giải thể, phá sản: chỉ riêng từ đầu năm 2012 đến nay đã có 49000 doanh

nghiệp phá sản( giải thể), chờ giải thể trong khi các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài tăng không đáng kể.)

Hai là : Yếu tố nội tại trong mô hình tổ chức và vận hành của Thị Trường Chứng Khoán

Dù thời gian qua, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước đã có những giải pháp và kiến nghị

phát triển thị trường, song hầu hết chỉ dừng lại ở mức độ đề xuất. Việc chậm triển khai đã tác

động không thuận lợi đến thị trường và nhà đầu tư. Sự phối hợp giữa các ngành tài chính-

ngân hàng để hỗ trợ cho thị trường chứng khoán không được như mong đợi

Việc cho phép ra đời quá nhiều công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ trong lúc thị

trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ bé, đã dẫn đến tình trạng nhiều công ty lôi kéo khách

hàng, vi phạm nguyên tắc nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp

Thị trường chứng khoán là một thị trường hết sức nhạy cảm và là thị trường của niềm tin

song thời gian qua, nhiều luồng thông tin một chiều, làm cho tâm lý nhà đầu tư bị hoang

mang, giao động …. Làm thị trường thêm khó khăn hơn (Điển hình là vụ bầu Kiến và ông Lý

Xuân Hải bị bắt tạm giam đã khiến thị trường lao giốc, bốc hơi mất 5,6 tỷ đô la)

Thứ tư, thị trường chứng khoán Việt Nam còn thiếu minh bạch và khó lường xét về việc

dự báo chính sách tiền tệ làm các Nhà đầu tư nước ngoài không mặn mà (Theo Tiến sĩ Quách

Mạnh Hào, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Thăng Long, cho biết, có tới 90% tổ chức

đầu tư lớn nước ngoài chưa quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam)

Ba là: Thị trường chứng khoán liên tục rớt đáy khiến nhà đầu tư thờ ơ.

Bốn là : Khó khăn về điều kiện phát hành cổ phiếu ra công chúng chặt chẽ, gây khó khăn cho

các hoạt động của công ty niêm yết

Page 44: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 44

Để được phát hành ra công chúng, công ty phải có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm

đăng ký chào bán từ 10 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán

Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm chào bán của doanh nghiệp phải có lãi,

đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán

Doanh nghiệp phải có phương án phát hành và phương án sử dụng thu được từ đợt

chào bán được đại hội đồng cổ đông thông qua.

Thủ tục liên quan đến quá trình tăng vốn thường mất ít nhất là 3-4 tháng, có khi là nửa

năm. Trong thời gian đó giá cổ phiếu có thể thay đổi theo chiều hướng bất lợi. Thậm chí có

những doanh nghiệp, đến thời điểm huy động vốn giá phát hành đã cao hơn thị giá

Năm là : Do đặc trưng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

VD: Hoạt động ngân hàng đang khá nhạy cảm cũng là rào cản các nhà đầu tư đến với ngân

hàng, nhất là các ngân hàng nhỏ. Bên cạnh đó, các quy định pháp lý cũng phần nào cản trở

hoạt động tăng vốn của ngân hàng, như quy định về giới hạn tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư

nước ngoài, quy định hạn chế đầu tư ngoài ngành đối với các doanh nghiệp nhà nước…hay

như một số quy định như người mua cổ phần trong đợt phát hành riêng lẻ bị hạn chế chuyển

nhượng 1 năm, các đợt phát hành riêng lẻ phải cách nhau tối thiểu 6 tháng có thể làm đợt

phát hành riêng lẻ kém hấp dẫn hơn với các đối tác.

4.3.2. Lý do chủ quan:

Một là: Không có kế hoạch sử dụng vốn huy động được

Thời gian qua có nhiều đợt phát hành huy động vốn theo nhu cầu phát triển của doanh

nghiệp, đây là biểu hiện tích cực về hiệu lực hoạt động của TTCK. Nhưng đồng thời cũng có

không ít đợt phát hành tiềm ẩn khả năng là để tranh thủ, tận dụng nguồn vốn khá vô tư trước

các cơn khát dầu tư trên thị trường, Điều này dẫn đến tình trạng sử dụng vốn không đúng

theo nhu cầu phát triển, không theo dự án cụ thể hay kế hoạch sử dụng vốn đã được xác lập,

gây tổn hại đến niềm tin của nhà đầu tư. Một đợt phát hành thành công cần có sự thống nhất

về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và kỳ vọng của nhà đầu tư. Công việc này rất được

chú trọng trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì gần như ít doanh nghiệp quan tâm đúng mức.

Page 45: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 45

Hai là: Thời điểm phát hành để huy động vốn không thích hợp

Việc tập trung quá nhiều doanh nghiệp phát hành cổ phiếu và tiến hành IPO vào một thời

điểm nhất định trong năm có thể ảnh hưởng đến khối lượng vốn huy động hiệu quả của

doanh nghiệp và quyền lợi của cổ đông.

Đối với một công ty muốn phát hành chứng khoán ra công chúng thì lựa chọn thời điểm phát

hành là rất quan trọng. Thị trường đang phát triển tốt, sôi động, giá các cổ phiếu đang tăng

trưởng và ở mức độ cao là điều kiện thuận lợi cho đợt phát hành của công ty. Nếu thị trường

ảm đảm, nhà đầu tư đang bi quan vào thị trường và vào các cổ phiếu trên thị trường sẽ là cản

trở, khó khăn cho đợt phát hành này. Ngoài ra cũng cần nắm bắt thị trường một cách cụ thể

hơn để lựa chọn chính xác. Trước khi phát hành ra công chúng doanh nghiệp phải điều tra thị

trường định phát hành (thị trường chứng khoán niêm yết tập trung hoặc thị trường OTC),

phân tích đánh giá xem trong thời điểm đó lượng cung và cầu trên thị trường ra sao, chiều

hướng biến đổi như thế nào, các công ty có sản phẩm tương tự như của công ty đã phát hành

cổ phiếu trên thị trường đó chưa và cổ phiếu đó đang ở tình trạng nào? Nếu lựa chọn sai

thời điểm phát hành thì thông tin về đợt phát hành có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường và

qua đó làm ảnh hưởng đến cổ phiếu của công ty đang lưu hành (giá cổ phiếu đang lưu hành

giảm) và ảnh hưởng đến số vốn dự kiến huy động. Trường hợp của công ty cổ phần Kinh Đô

tháng 11/2007 là một ví dụ cho việc công bố thời điểm phát hành chứng khoán bổ sung

không đúng thời điểm.

Ba là: Sự yếu kém trong khâu chuẩn bị hồ sơ phát hành chứng khoán

Việc chuẩn bị hồ sơ thủ tục xin cấp phép phát hành chứng khoán của các công ty ở Việt Nam

còn yếu kém. Điều này một mặt gây khó khăn cho Ủy Ban Chứng khoán nhà nước trong việc

đánh giá tính chính xác và cấp phép cho phát hành chứng khoán, mặt khác nó làm mất thời

gian, công sức và làm gia tăng chi phí của đợt phát hành chứng khoán của công ty.

Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Từ Liêm cũng bị phạt 70 triệu đồng do đã phân phối chứng

khoán không đúng nội dung của đăng ký chào bán theo quy định; hồ sơ đăng ký chào bán

chứng khoán ra công chúng có thông tin sai lệch, không có đầy đủ thông tin cần thiết theo

Page 46: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 46

quy định. Đặc biệt, đợt phát hành cổ phiếu của Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Từ Liêm

còn có nhiều điểm không rõ ràng, trái với quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công

ty. Trong quá trình phát hành, Hội đồng Quản trị đã không thực hiện đúng Nghị quyết Đại

hội cổ đông, có hành vi hợp pháp hóa việc làm sai của mình.

Hai trường hợp còn lại là Công ty Cổ phần Lilama 10 và Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng,

bị phạt ở mức 30 triệu đồng do đã thực hiện phân phối chứng khoán không đúng thời hạn

phát hành theo quy định của pháp luật. Qua đó thấy rằng trước khi phát hành cổ phiếu ra

công chúng cần nghiên cứu kỹ lưỡng văn bản quy phạm pháp luật là luật chứng khoán để

tránh những chi phí không đáng có do vi phạm

Bốn là: Không xác định được cổ đông chiến lược trong đợt phát hành

Nếu như trước đây, việc tìm cổ đông chiến lược, nhất là nhà đầu tư nước ngoài, đối với các

DNNN cổ phần hóa có mục tiêu đầu tiên là thu hút nguồn vốn để nâng cao năng lực tài chính

thì hiện nay, việc hợp tác và tìm kiếm cổ đông chiến lược đang có sự thay đổi thực chất hơn.

Doanh nghiệp cổ phần hóa và nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đang tìm đến với nhau vì

những mục đích dài hạn như trao đổi kinh nghiệm quản lý, kiện toàn bộ máy nhân sự cấp

cao,……

Cổ đông chiến lược ở đây được hiểu là nơi hội tụ những sức mạnh mà doanh nghiệp đó đang

thiếu và cần được tăng cường. Ví dụ như để đẩy mạnhbán hàng, doanh nghiệp cần tìm những

cổ đông tương đồng với yếu tố đầu ra của mình. Khi sản xuất một sản phẩm nào đó, nếu

những nhà phân phối, tiêu thụ đồng thời là cổ đông, họ sẽ ưu tiên cho sản phẩm ấy bởi vì nó

gần với quyền lợi của họ thì đầu ra của sản phẩm sẽ tốt hơn.

Nếu chọn cổ đông chiến lược ở lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thế mạnh của họ nằm ở khả

năng quản trị. Lúc đó, cổ đông chiến lược này sẽ mang kinh nghiệm và những điểm mạnh

của họ để gắn kết vào doanh nghiệp, nhờ đó doanh nghiệp sẽ mạnh hơn. Do vậy, tùy theo

loại hình kinh doanh của mình mà doanh nghiệp tìm kiếm cổ đông chiến lược cho phù hợp.

Page 47: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 47

Hết sức hợp lý khi Vinamilk trở thành cổ đông lớn của Đường Biên Hoà, nguyên liệu

không thể thiếu trong các sản phẩm của Vinamilk. Hay Công ty Dịch vụ vệ sinh các công

trình bất động sản Panpacific mua cổ phần của Hoàng Anh Gia Lai - công ty có các dự án

bất động sản lớn trải dài trên cả nước, để Panpacific có thể đảm nhận dịch vụ ở các dự án

này…Tuy nhiên, không ít trường hợp đơn thuần chỉ là đầu tư tài chính với kỳ vọng lợi

nhuận cao. Nhiều nhà đầu tư chỉ chăm chăm đầu tư vào các công ty có khoản đầu tư tài

chính lớn, và ngược lại, nhiều công ty thường khuyếch trương mảng đầu tư tài chính nhằm

tạo lực đẩy cho giá cổ phiếu trên thị trường. Nguyên nhân là 2 năm trở lại đây, lợi nhuận từ

đầu tư tài chính cao hơn hầu hết các ngành khác. Tuy nhiên, đây chỉ là một thời kỳ nhất

định. Về lâu dài, một doanh nghiệp phát triển mảng đầu tư tài chính cùng với mảng sản xuất

kinh doanh truyền thống của mình phải tự cân đối được rủi ro về quản trị, về chiến lược. Và

quan trọng nhất là người điều hành doanh nghiệp phải thuyết phục được nhà đầu tư về chiến

lược phát triển mảng đầu tư tài chính trong tổng thể chiến lược phát triển doanh nghiệp là

phù hợp.

Nếu các chiến lược này không có mối liên hệ, không là động lực phát triển lẫn nhau thì hiệu

quả đầu tư tài chính chỉ đơn giản là lợi nhuận đo bằng con số. Về lâu dài, con số này sẽ

giảm đi, khi đó giá cổ phiếu doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức lớn khi kỳ vọng của

nhà đầu tư về tương lai doanh nghiệp giảm đi.

Năm là: Xảy ra tình trạng loãng giá chứng khoán khi phát hành thêm chứng khoán ra công

chúng

Trong thời gian hiện nay thì “loãng” giá chứng khoán là một trong những điều cân nhắc kỹ

lưỡng trước khi phát hành chưng khoán bổ sung ra công chúng đối với những công ty đã có

cổ phiếu lưu hành.

Phương pháp phát hành sai do đơn vị tư vấn thiếu kinh nghiệm hoặc không sử dụng tư vấn.

Nếu những công ty tiến hành phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) hoặc phát hành

chứng khoán bổ sung mà không nắm chắc những việc phải làm, trình tự các công việc, thủ

tục pháp lý… đã quy định thì rất dễ dẫn đến những sai sót trong khi tiến hành. Tất nhiên nếu

Page 48: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 48

tiến hành thuê những tổ chức tài chính tư vấn phát hành lớn và uy tín trên thế giới đứng ra

chịu trách nhiệm cho đợt phát hành thì chất lượng đợt phát hành đó chắc chắn sẽ rất tốt vì

phong cách làm việc chuyên nghiệp của những tổ chức này. Tuy nhiên đối với những doanh

nghiệp nhỏ do hạn chế về chi phí cho đợt phát hành nên đã không thuê những tổ chức đứng

ra làm tư vấn phát hành cho công ty đó.

Sáu là: Mối quan hệ giữa cổ đông và công ty

Vấn đề phát hành cổ phiếu những tháng gần đây lại gặp không ít khó khăn, nhiều trường hợp

phải hoãn lại. Điều này cho thấy, khi mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư tốt, lợi

ích đầu tiên là dành cho doanh nghiệp phát hành. Việc phát triển mối quan hệ giữa doanh

nghiệp và cổ đông góp phần quan trọng trong bảo vệ và gắn bó nhà đầu tư với doanh nghiệp.

Khi nhà đầu tư hiểu rõ doanh nghiệp, những quyết định đầu tư sẽ đúng đắn hơn, sự gắn bó

lâu dài hơn, và họ sẽ thực sự thể hiện được vai của cổ đông.

Trong cuốn sách “ Corporate Governance and Equity Prices “ ( quản trị doanh nghiệp và giá

cổ phiếu) có đoạn: “Một doanh nghiệp mà quyền lợi của cổ đông được quan tâm hơn sẽ có

giá trị doanh nghiệp cao hơn, nhiều lợi nhuận hơn, chi phí sử dụng vốn ít hơn và ít nguy cơ

bị mua bán thâu tóm”.

Trên thế giới, hoạt động quan hệ với nhà đầu tư rất được chú ý, không chỉ các công ty niêm

yết giá mà còn cả các công ty chứng khoán . Có ý kiến cho rằng, giao dịch của thị trường

chứng khoán chỉ đơn thuần là việc chảy vốn từ túi người này qua túi người khác mà không

thực sự mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây bị coi là cách nhìn phiến

diện. Thực tế cho thấy , khi thị trường thứ cấp phát triển thì thị trường sơ cấp, nơi doanh

nghiệp phát hành các loại cổ phiếu mới có cơ hội phat triển. Điều này dễ nhận thấy là khi Thị

trường chứng khoán bùng nổ, các doanh nghiệp thực hiện IPO đã huy động được lượng vốn

lớn với chi phí thấp.

Page 49: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 49

Bảy là: Sử dụng vốn huy động được vào đầu tư tài chính, bất động sản.

Điều này cũng một phần xuất phát từ việc công ty không xác định chính xác mục đích sử

dụng của nguồn vốn huy động được, một mặt khác có những công ty muốn huy động vốn

qua phát hành chứng khoán để đầu tư vào thị trường tài chính hoặc bất động sản.

Thặng dư vốn từ việc phát hành cổ phiếu vừa qua ở nhiều doanh nghiệp là khá lớn. Để vốn

không nằm “chết” một chỗ, doanh nghiệp đưa tiền trở lại vào thị trường chứng khoán thông

qua hình thức đầu tư tài chính; hoặc trường hợp phổ biến thứ hai là dùng tiền huy động để

đầu tư bất động sản. Trong tình hình nền kinh tế ổn định thì không sao nhưng nếu có biến

động thì có nguy cơ kéo theo đổ vỡ dây chuyền”.

Doanh nghiệp ngành thuỷ sản huy động vốn xong đem tiền bỏ vào bất động sản; công ty

ngành cơ điện phát hành cổ phiếu tăng vốn nhưng lại đầu tư sang lĩnh vực ngân hàng… Đó

chỉ là 2 trong rất nhiều ví dụ về việc doanh nghiệp đem nguồn vốn huy động qua TTCK để

đầu tư tài chính vào các lĩnh vực khác. Điều này có thể mang lại lợi nhuận lớn cho DN và cổ

đông nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.

Tám là: . Việc tăng vốn quá lớn trong một lộ trình quá nhanh có thể dẫn đến phá vỡ cấu trúc

vốn, mất cân đối giữa vốn chủ sở hữu và vốn nợ, dẫn đến sử dụng vốn không hiệu quả.

Đối với việc đầu tư dự án trung và dài hạn ừ các cổ đông là khá hợp lý bởi nguồn vốn từ

ngân hàng cho doanh nghiệp vay chủ yếu là vốn ngắn hạn, khó có thể đáp ứng nhu cầu đầu

tư dự án. Tuy nhiên, do việc huy động vốn từ cổ phiếu dẫn đến dư thừa vốn chủ sở hữu và

doanh nghiệp lại đưa vào đầu tư tài sản lưu động ngắn hạn thì sẽ làm tăng chi phí sử dụng

vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu chỉ thích hợp cho đầu tư tài sản cố định, tài sản lưu động thường

xuyên.Cấu trúc vốn tối ưu hiện vẫn là một vấn đề khá khó khăn ở nhiều doanh nghiệp.

Cấu trúc này phải đạt được ba yếu tố: chi phí sử dụng vốn thấp nhất, rủi ro thấp nhất, và giá

trị doanh nghiệp tăng cao. Khi vốn huy động vào nhiều mà tiến độ giải ngân cho dự án chậm

thì doanh nghiệp có thể tạm thời đemđầu tư vào chỗ khác tuy nhiên phải tính đến tiêu chí an

toàn. Nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời này có thể đầu tư vào trái phiếu thay vì đầu tư vào thị

trường cổ phiếu đầy rủi ro.

Page 50: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 50

Điều này cho thấy không phải khi nào thì huy động vốn qua phát hành chứng khoán thu được

số vốn lớn đã là một sự thành công. Doanh nghiệp cần phải xác được cấu trúc vốn ổn định

của doanh nghiệp mình.

Chín là: Phương pháp phát hành sai do đơn vị tư vấn thiếu kinh nghiệm hoặc không sử dụng

tư vấn.

Nếu những công ty tiến hành phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) hoặc phát hành

chứng khoán bổ sung mà không nắm chắc những việc phải làm, trình tự các công việc, thủ

tục pháp lý… đã quy định thì rất dễ dẫn đến những sai sót trong khi tiến hành.

Tất nhiên nếu tiến hành thuê những tổ chức tài chính tư vấn phát hành lớn và uy tín trên thế

giới đứng ra chịu trách nhiệm cho đợt phát hành thì chất lượng đợt phát hành đó chắc chắn sẽ

rất tốt vì phong cách làm việc chuyên nghiệp của những tổ chức này. Tuy nhiên đối với

những doanh nghiệp nhỏ do hạn chế về chi phí cho đợt phát hành nên đã không thuê những

tổ chức đứng ra làm tư vấn phát hành cho công ty đó.

Nếu là một công ty phát hành cần cân nhắc những lợi ích và chi phí khi tiến hành thuê một tổ

chức làm bảo lãnh phát hành hoặc tư vấn phát hành.

Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng đã có kế hoạch thành lập một tổ tư vấn đấu giá, phát

hành cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa. Theo đó, doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần

hóa và đấu giá phát hành cổ phiếu ra công chúng phải đăng kí để Bộ Tài chính nắm được tình

hình, nhất là đối với các doanh nghiệp lớn có sự ảnh hưởng đến thị trường. Trên cơ sở đó, tổ

công tác này sẽ tư vấn cho bộ Tài chính quyết định về phương thức phát hành, phân định kế

hoạch đấu giá cổ phần ra công chúng. Đảm bảo đấu giá thành công và không ảnh hưởng đên

thị trường.

Page 51: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 51

Chương 5: Các ý kiến đề xuất tăng khả năng huy động vốn của doang nghiệp bằng phát

hành cổ phiếu trong tương lai tới.

5.1 Đối với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu:

Thứ nhất: Các doanh nghiệp cần nghiên cứu lựa chọn mô hình tổ chức doanh nghiệp cho

phù hợp.

Hiện tại, DN tồn tại dưới nhiều hình thức như: công ty TNHH, công ty CP, DNTN, HTX, hộ

kinh tế cá thể… Đối với mô hình DNTN hay hộ cá thể, với ưu điểm là bộ máy gọn nhẹ, linh

hoạt trong việc ra quyết định, bảo đảm bí mật kinh doanh… thì khuyết điểm lớn của các mô

hình này là hạn chế về khả năng huy động vốn, quy mô hoạt động nhỏ, tính minh bạch, công

khai tài chính không cao, rủi ro tài chính lớn. Do đó, nguồn vốn chủ sở hữu sẽ bị hạn chế về

quy mô. Vì vậy, các doanh nghiệp nên cân nhắc để lựa chọn mô hình hoạt động theo hướng

công ty hóa nhằm tăng thêm sức mạnh cho doanh nghiệp từ các thành viên góp vốn, mở rộng

quy mô kinh doanh.

Thứ hai, DN cần xây dựng phương án hoạt động sản xuất kinh doanh:

Có phương án kinh doanh hiệu quả và hấp dẫn nhằm thu hút vốn huy động từ các thành viên

góp vốn. Để có được phương hướng kinh doanh hoàn hảo

Thứ ba: Doanh nghiệp cần lựa chọn đúng những khâu, những địa điểm, những sản phẩm có

thể cạnh tranh thành công.

Trong quá trình mời gọi góp vốn đầu tư, DN cũng nên cân nhắc giữa lượng vốn huy động và

quy mô hoạt động để tránh tình trạng lãng phí vốn và lợi nhuận đựơc chia thấp do có quá

nhiều thành viên tham gia.

Thứ tư: Các Doanh nghiệp nên tăng cường hợp tác, mở rộng liên kết giữa các doanh nghiệp

để nâng cao năng lực kinh doanh, quy mô vốn hoạt động.

Page 52: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 52

Để tồn tại bền vững thì các doanh nghiệp nên tăng cường các mối liên kết kinh tế. Cụ thể như

các DN có thể tập hợp thành một tổ chức kinh doanh lớn mạnh như các tập đoàn kinh tế hay

hiệp hội theo ngành hoặc theo vùng lãnh thổ, việc liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ phát huy

được lợi thế tương đối, tuyệt đối giữa các doanh nghiệp liên kết, gia tăng cơ hội phát triển

nguồn vốn kinh doanh, mở rộng sản xuất kinh doanh một cách dễ dàng.

Thứ năm:Doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận nhằm phục vụ quá trình tái đầu tư, tăng

nguồn vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận thu được.

Như vậy, một mặt doanh nghiệp gia tăng năng lực vốn tự có, mặt khác chi phí sử dụng vốn

cũng thấp hơn so với chi phí sử dụng nguồn vốn vay. Hơn nữa, doanh nghiệp vẫn đảm bảo

nhu cầu vốn hoạt động mà không cần kết nạp thành viên mới, không phải chia sẻ quyền kiểm

soát từ cách huy động vốn này. Tuy nhiên, trong trường hợp lượng vốn cần thiết không đủ

cho nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp vẫn có thể kết nạp thêm thành viên mới. Vấn đề đặt ra

cho giải pháp này là nên cân nhắc giữa sự gia tăng lợi nhuận khi mở rộng quy mô có tương

thích với sự chia sẻ quyền kiểm soát, bí quyết công nghệ, kết quả kinh doanh…

Thứ sáu: Để cao khả năng huy động vốn cho mình:

Bên cạnh sự hỗ trợ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi từ phía Nhà Nước thì bản thân các

DN cũng cần phải tạo cho mình một nội lực nhất định để có thể đứng vững trên thị trường.

Từ đó củng cố thêm lòng tin cho các tổ chức cung ứng vốn như Ngân hàng, công ty CTTC,

Quỹ ĐTMH…để họ có thể mạnh dạn cấp vốn tín dụng đầu tư cho doanh nghiệp. Có được

như vậy, doanh nghiệp nên thực hiện tốt các giải pháp sau:

Các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh cho DN

Một là, nghiên cứu và điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường trong nước

và ngoài nước

Page 53: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 53

Nghĩa là các doanh nghiệp cần đánh giá lại các chiến lược của mình nhằm xác định mức độ

đáp ứng nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong điều kiện cạnh tranh

trong nước và quốc tế. Theo đó, cần đầu tư nhiều hơn nữa trong vịêc nghiên cứu thị trường

như lượng cầu, thị hiếu, mẫu mã sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp cho thị trường.

Để khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, cần chú trọng đến việc xây dựng

thương hiệu và đăng ký bản quyền sản phẩm. Có như vậy doanh nghiệp mới đảm bảo doanh

thu ổn định, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Hai là, chú trọng đến việc đổi mới thiết bị, công nghệ trong doanh nghiệp.

Đây là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất lao động, hạ giá

thành sản phẩm cũng như nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm.

Ba là, nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm đội ngũ lao động và

quản lý doanh nghiệp.

Đây được coi là yếu tố quyết định tới thành công của doanh nghiệp. Để có được nguồn nhân

lực có trình độ cao, doanh nghiệp nên dành riêng quỹ đào tạo nhân lực, tăng cường đào tạo

dưới nhiều hình thức như khuyến khích và hỗ trợ nhân viên nâng cao kiến thức chuyên

ngành, truyền nghề tại chỗ làm việc, tổ chức các hội thi tay nghề, quản lý giỏi…

Cuối cùng, các doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về các chương

trình, chiến lược hỗ trợ vốn ưu đãi cho loại hình doanh nghiệp mình.

Từ đó hoàn thiện các điều kiện, chính sách đề ra trong việc cấp vốn ưu đãi để có thể tiếp cận

cũng như nhận được nguồn vốn ưu đãi, giảm được chi phí lãi vay cho quá trình huy động

vốn.

Các giải pháp tăng khả năng huy động vốn tín dụng thương mại

Một là, doanh nghiệp nên tranh thủ các hình thức thu nợ dùng hối phiếu, thương phiếu để có

thể nhận chiết khấu từ ngân hàng trong thời gian chưa đến hạn thanh toán của khách hàng

Page 54: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 54

Theo đó, các chứng từ, hóa đơn phát sinh theo nghiệp vụ bán hàng cũng nên lập một cách rõ

ràng, chính xác từng thương vụ và thỏa thuận thanh toán qua ngân hàng. Như vậy doanh

nghiệp có thể dùng các chứng từ này làm tài sản thế chấp các khoản nợ sẽ thu để nhận được

vốn vay từ ngân hàng.

Hai là, trong quá trình mua nguyên vật liệu, hàng hóa sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có

thể tận dụng triệt để chế độ bán chịu từ nhà cung ứng trong thời gian chờ vốn quay hết chu

kỳ.

Để được nhận được chính sách này từ đối tác, doanh nghiệp cần thực hiện tốt các giải pháp

như:

- Chứng minh và duy trì uy tín thanh toán một cách tốt nhất nhằm củng cố lòng tin từ bạn

hàng, đảm bảo mọi nguồn lực cho thanh toán khi đến hạn, tránh tình trạng thanh toán trễ

hạn, làm giảm lòng tin từ nhà cung ứng.

- Nhằm thực hiện tốt việc trả nợ, doanh nghiệp cần chú ý đến chính sách bán hàng và thu nợ

của mình. Xây dựng chế độ chiết khấu thanh toán hấp dẫn khuyến khích khách hàng trả nợ

nhanh chóng, rút ngắn thời gian thu nợ để từ đó đảm bảo đủ nguồn tiền trả nợ nhà cung cấp.

-Lập kế hoạch nhập hàng phù hợp với tiến độ sản xuất và tiêu thụ, tránh tình trạng hàng tồn

kho quá nhiều, hàng hóa không tiêu thụ hết dẫn đến tình trạng thiếu nguồn trả nợ cho đối

tác.

5.2 Đối với Cơ quan quản lý Nhà Nước

Thứ nhất: Cần tăng cường hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý có liên quan đến nội

dung, quy trình thủ tục, điều kiện cấp phép hồ sơ phát hành của doanh nghiệp và cả quy định

mức phạt, chế tài các vi phạm có liên quan đến phát hành cổ phiếu doanh nghiệp (như cần

nâng mức phạt tiền cao hơn 70 triệu đồng như hiện hành). Loại bỏ những thủ tục rườm rà,

không cần thiết.

Thứ hai: Nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và năng lực thẩm tra, thẩm

định, cũng như hệ thống thông tin quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp liên ngành, đa

Page 55: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 55

ngành và chuyên ngành cần thiết phục vụ xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các

phương án phát hành cổ phiếu doanh nghiệp…

Thứ ba: Tăng cường phối hợp với các đơn vị hữu quan, như Ban đổi mới sắp xếp DNNN, các

Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, các cơ quan thanh tra,

giám sát, điều tra và tư pháp… để nâng cao chất lượng các hồ sơ phát hành; tăng cường ngăn

chặn, xử lý kịp thời và hiệu quả các sai phạm liên quan đến cấp phép hồ sơ và thực hiện các

phương án phát hành cổ phiếu doanh nghiệp.

5.3 Đối với đơn vị tư vấn

-Một là: Không coi phát hành cổ phiếu là mục đích tự thân hoặc là cơ hội đầu cơ kinh doanh

cổ phiếu của doanh nghiệp, nhất là phát hành cổ phiếu bổ sung, cổ phiếu thưởng mà phải gắn

với kế hoạch sản xuất kinh doanh rõ ràng, cụ thể, khả thi.

- Hai là: Thu thập thông tin đầy đủ về các vấn đề có liên quan tới xây dựng, triển khai, giám

sát thực hiện phương án phát hành cổ phiếu.

- Ba là: Thành lập bộ phận chuyên trách xây dựng phương án phát hành cổ phiếu gồm các cơ

quan tư vấn và cán bộ có trách nhiệm, trình độ chuyên môn và đạo đức tốt.

- Bốn là: Chủ động phòng ngừa, đối phó với các vi phạm từ nội bộ hoặc từ đơn vị tư vấn

trong xây dựng, triển khai phương án phát hành cổ phiếu.

Page 56: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 56

Phần 2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn và ảnh hưởng của cơ

cấu nguồn vốn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình

Lời dẫn

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinhdoanh của bất

kỳ công ty nào nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh

được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng rất lớn của cơ cấu nguồn vốn mà

doanh nghiệp sử dụng. Vì vậy để đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh ở mức cao nhất,

chúng ta cần phải phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng như những tác động của nó

tới tình hình tài chính để từ đó có thể xây dựng được cơ cấu nguồn vốn mục tiêu mà doanh

nghiệp hướng tới.

Hệ thống tài liệu phục vụ cho phân tích cơ cấu nguồn vốn và những tác động của nó đến tình

hình tài chính của doanh nghiệp

Để tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, chúng ta phải sử dụng nhiều tài

liệu khác nhau mà chủ yếu là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với việc

quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin chủ yếu đối với những người ngoài doanh

nghiệp. Báo cáo tài chính gồm:

- Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình

tài sản của công ty theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn tài trọ

cho tài sản đó) ở một thời điểm nhất định.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là một báo cáo kế toán tài chính phản ánh tổng

hợp doanh thu, chi phí và hoạt động kết quả kinh doanh của công ty…

Page 57: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 57

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là một báo cáo tài chính phản ánh việc hình thành và sử

dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp, cung cấp thông tin giúp

người sử dụng đánh giá các thay đổi trongtafi sản thuần, cơ cáu tài chính, khả năng

chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp

trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động.

Page 58: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 58

1. Tông quan về nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn

1.1 Một số quan niệm về vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt phục vụ cho hoạt động

sản xuất kinh doanh. Vốn là tiền nhưng tiền chỉ trở thành vốn khi thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Tiền phải đại dien cho một lượng hàng hóa nhất định, nói cách khác tiền phải được đảm

bảo bằng một lượng tài sản có thực.

+ Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định.

+ Khi đã đủ về số lượng, tiền phải vận động nhằm mục đích sinh lời.

Như vậy có thể hiểu vốn là một phần thu nhập quốc dân dưới dạng tài sản vật chất và tài sản

tài chính được cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành sản xuất, kinh doanh

nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận.

1.2 Vai trò của vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt

động, phát triển của từng loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên nó chỉ phát huy tác dụng khi biế

quản lý, sử dụng một cách đúng hướng, hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế thị trường nước ta đang đi vào hoạt động ổn định,

cường độ cạnh tranh cao thì vốn đã trở thành một lơi thế cạnh tranh quan trọng. Với việc mở

rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh thì vốn có tác động tích

cực hay tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh tùy thuộc vào việc huy động và sử dụng

vốn của doanh nghiệp.

1.3 Cơ cấu vốn kinh doanh

Co cấu vốn là khái niệm chỉ một doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn khác nhau như thế

nào để tài trợ cho tổng tài sản.

1.4 Đặc điểm cơ cấu vốn kinh doanh

- Cơ cấu vốn là chỉ tiêu mang tính thời điểm luôn biến động. Khác với các chỉ tiêu thời

kỳ phản ánh kết quả kinh doanh như doanh thu, lợi nhuân…. Cơ cấu vốn thường được

nghiên cứu sau mỗi kỳ kinh doanh.

Page 59: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 59

- Sự biến động của cơ cấu vốn là kết quả tất yếu của sự biến động các nguồn vốn. Việc

phát hành cổ phiếu hay sự biến động của lợi nhuận để lại sẽ làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn

của doanh nghiệp. Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu thưởng ít biến động hơn nguồn vốn vay.

Do vậy sự biến động của nó gây ra đối với cơ cấu vốn thường nhỏ hơn vốn vay.

- Cơ cấu vốn không quyết định trực tiếp kết quả kinh doanh( lợi nhuận trước lãi vay và

thuế) nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh lợi của doanh nghiệp. Với cùng một lượng vốn

kinh doanh nhất định đủ để đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì

cơ cấu của bản thân lượng vốn đó không hề ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Song doanh

nghiệp hoạt động thì điều mà doanh nghiệp quan tâm hơn cả là doanh lợi vốn. Vì vậy cơ cấu

nguồn vốn sẽ tác động đến 2 yếu tố mà doanh nghiệp quan tâm là chi phí sử dụng vốn và tỷ

suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

- Bên cạnh đó, cơ cấu vốn có tác động rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Cơ cấu vốn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Rủi ro tài chính là nguy cơ rủi ro tăng lên ngoài rủi ro kinh doanh do doanh nghiệp sử dụng

đòn bẩy tài chính. Rủi ro tài chính tùy thuộc vào các chính sách tài chính đặc biệt là cơ cấu

nguồn vốn thông qua việc sử dụng nợ vay (Nếu doanh nghiệp không vay vốn thì rủi ro tài

chính ở mức 0). Bằng cách thay đổi cơ cấu nguồn vốn, tăng vốn nợ trong tổng vốn, doanh

nghiệp có thể dự tính mức thu nhập cao hơn nhờ việc tăng vốn để tăng doanh thu. Tuy nhiên

khi tăng số vốn vay thì rủi ro tài chính cũng tăng theo do doanh nghiệp phải trả một khoản

định phí lãi vay kêt cả khi doanh nghiệp kinh doanh không có lãi. Điều này sẽ đẩy doanh

nghiệp vào nguy cơ không có lợi nhuận sau thuế, thậm chí là lỗ vốn.

Nói cách khác, nếu doanh nghiệp chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn trong chính sách tài chính

bằng việc tang vốn vay thì có thể có khoản thu nhập cao hơn. Điêu này được giải thích như

sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp chỉ chấp nhận vay vốn với lãi suất thấp hơn tỷ lệ lợi nhuận sau thuế

trên vốn kinh doanh bình quân, nghĩ là doanh nghiệp chấp nhận sử dụng vốn vay để tăng lợi

nhuận sau khi đã trừ đi lãi vay của vốn đó.

Thứ hai, lãi suất vay vốn sẽ được loại bỏ trước khi tình thuế thu nhập doanh nghiệp trong khi

lãi cổ phần lại chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Page 60: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 60

Vì vậy nếu với cùng tỷ lệ lãi vay và lãi cổ phần thì thực tế doanh nghiệp phải chịu chi phí cao

hơn nếu sử dụng vốn chủ sở hữu.

Đồng thời với những lợi ích trên, việc tăng vốn trong tổng nguồn vốn cũng tạo bất lợi cho

doanh nghiệp khi gặp khó khăn về tài chính vì doanh nghiệp phải ưu tiên thanh toán các

khoản nợ và lãi vay nên dễ rơi vào tình trạng thu nhập thấp, thậm chí thua lỗ. Tỷ lệ vốn vay

càng lớn thì rủi ro tài chính càng cao. Nhất là đối với công ty cổ phần, tỷ lệ vốn vay tăng sẽ

làm cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp giảm.

1.5 Các yêu cầu đối với cơ cấu nguồn vốn

Mục tiêu, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoan khác nhau là khác

nhau, song mục tiêu cuối cùng vẫn là tối đa hóa lợi nhuận trên vốn kinh doanh trong phạm vi

cho phép. Tuy nhiện doanh nghiệp sẽ rất hó để xác định sự thay đổi của rủi ro vì lãi vay phụ

thuộc vào các quyết định của chủ nợ khi xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì

thế để xác định được cơ cấu nguồn vốn hợp lý, nhà quản trị cần phải có tầm nhìn chiến lược .

Mặt khác như lãi vay là định phí nên nếu hệ số nợ cao thì độ rủi ro tài chính cao. Khi rơi vào

tình trạng thu lỗ liên miên, không có khả năng thanh toán nợ thì dễ phá sản do chủ nợ yêu

cầu hoặc tuyên bố phá sản. Do ssod chính sách mắc nợ được coi như chìa khóa đảm bảo cho

doanh nghiệp tránh được rủi ro phá sản, đạt hiệu quả kinh doanh cao.

Cơ cấu vốn có thể được xem xét trên các góc độ khác nhau tùy theo cách phân loại vốn.

- Nếu căn cứ vào tính chất sở hữu hay nguồn hình thánh thì vốn kinh doanh của doanh

nghiệp được chia thành vốn vay và vốn chú sở hữu như sơ đồ sau:

Page 61: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 61

- Nếu căn cứ vào nội dung kinh tế thì vốn kinh doanh được chia thành vốn cố định và

vốn lưu động theo sơ đồ sau:

Sau đây, chúng ta sẽ đi nghiên cứu sâu về cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ kinh doanh và

xây dựng địa ốc Hòa Bình cũng như tác động của cơ cấu nguồn vốn tới tình hình tài chính

của doanh nghiệp.

Nợ ngắn hạn

Nợ dài hạn

Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

Các nguồn kinh phí và quỹ khác

Nguồn vốn chủ sở hữu

Vốn cố định

Vốn lưu động

Page 62: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 62

1. Giới thiệu về công ty cổ phần địa ốc và xây dựng Hòa Bình:

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của Hòa Bình là Văn phòng xây dựng Hòa Bình thuộc Công ty Xây dựng Dân

dụng & Công nghiệp. Từ năm 1987 đến nay, song song với công cuộc đổi mới của đất Nước,

Hòa Bình đã không ngừng phát triển. Những nhân tố góp phần vào sự phát triển này trước

hết phải kể đến là sự giúp đỡ nhiệt tình của bè bạn, sự ủng hộ, khích lệ của khách hàng và

sau cùng là nỗ lực phấn đấu không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ Công nhân

viên trong việc thực hiện những sứ mệnh, mục tiêu và chính sách đã xác định.

2.2 Cơ cấu bộ máy công ty

Page 63: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 63

2.3 Báo cáo tài chính

Bảng cân đối kế toán

TÀI SẢN 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011

A.TÀI SẢN NGĂN HAN 3.840.340 3.738.289 2.259.620

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 739.532 585.948 275.983

1. Tiền 414.287 101.613 31.232

2.Các khoản tương đương tiền 325.245 484.335 244.751

II. Các khoản đầu tư tài chính ngăn hạn 131.592 109.491 397.485

1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 133.383 109.491 397.485

2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn -1.791

III. Các khoản phải thu ngăn hạn 2.835.236 2.867.034 1.444.363

1. Phải thu khách hàng 906.503 731.826 367.869

2. Trả trước cho người bán 286.735 357.181 140.588

3. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây

dựng

1.658.559 1.648.813 931.510

4. Các khoản phải thu khác 47.262 144.171 5.628

5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -63.823 -14.957 -1.232

IV. Hàng Tồn Kho 116.812 145.747 122.998

1. Hàng tồn kho 116.812 147.996 122.998

2. Dư phòng giảm giá hàng tồn kho -2.249

V. Tài Sản ngăn hạn khác 17.168 30.069 18.791

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 11.177 21.442 12.170

2. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước 287

3. Tài sản ngắn hạn khác 5.991 8.627 6.334

B. TÀI SẢN DÀI HAN 755.089 783.943 762.381

I. Tài sản cố định 406.228 451.902 419.192

1. Tài sản cố định hữu hình 392.018 441.281 410.738

Nguyên giá 627.496 616.442 526.942

Giá trị khấu hao lúy kế -235.478 -175.161 -116.204

2. Tài sản vô hình 9.800 8.709 5.420

Nguyên giá 11.925 9.879 6.271

Giá trị khấu hao lúy kế -2.125 -1.170 -851

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 4.410 1.912 3.034

II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 309.506 298.002 311.309

1. Đâù tư vào công ty liên doanh, công ty liên kết 108.519 109.167 159.652

2. Đầu tư vào công ty con 314.709 247.272 160.247

Page 64: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 64

2. Đầu tư dài hạn khác 2.085 2.085 10.703

3. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn -115.807 -60.522 -19.293

III. Tài sản dài hạn khác 39.355 34.039 31.880

1. Chi phí trả trước dài hạn 34.731 30.102 28.605

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 2.659 2.812 1.970

3. Tài sản dài hạn khác 1.965 1.125 1.305

TỔNG CÔNG TÀI SẢN 4.595.429 4.522.232 3.022.001

NGUỒN VỐN

A. Nợ Phải Trả 3.670.957 3.816.944 2.336.405

I. Nợ ngăn hạn 3.587.811 3.586.073 2.271.643

1. Vay ngắn hạn 1.307.179 1.320.556 774.561

2. Phải trả người bán 689.917 892.527 359.406

3. Người mua trả tiền trước 1.063.157 772.631 762.216

4. Thuế và các khoản nộp nhà nước 10.820 42.554 37.519

5. Phải trả người lao động 102.607 103.985 69.122

6. Chi phí phải trả 405.878 436.446 255.823

7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 6.302 14.699 15.565

8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.951 2.675 -2.569

II. Nợ dài hạn 83.146 230.871 64.762

1. Phải trả dài hạn khác 12.085 11.277 11.011

2. Vay dài hạn 9.691 15.284 5.501

3. Dự phòng phải trả dài hạn 34.887 11.451 16.036

4. Doanh thu chưa thực hiện 26.483 192.859 32.214

B. Vốn Chủ Sở Hữu 924.472 705.288 685.596

I. Vốn Chủ Sở hữu 924.472 705.288 685.596

1. Vốn cổ phần 518.755 413.061 209.425

2. Thặng dư vốn cổ phần 301.199 198.683 368.383

3. Chênh lệch tỉ giá hối đoái -1.044

4. Cổ phiếu quỹ -110.073 -110.073 -57.608

5. Quỹ đầu tư phát triển 65.176 65.176 49.880

6. Quỹ dự phòng tài chính 25.671 22.397 17.299

7. Lợi nhuạn sau thuế chưa phân phối 123.744 116.044 99.261

TỔNG CÔNG NGUỒN VỐN 4.595.429 4.522.232 3.022.001

Page 65: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 65

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

1. Doanh thu cung cấp dịch vụ 3.510.284 3.943.978 2.857.440

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 30.817 12.581 -

3. Doanh thu thuần cung cấp dịch vụ 3.479.467 3.931.397 2.857.440

4. Giá vốn dịch vụ cung cấp 3.163.921 3.614.709 2.514.721

5. Lợi nhuận gộp về cung cấp dịch vụ 315.546 316.688 342.719

6. Doanh thu hoạt động tài chính 63.824 53.778 44.260

7. Chi phí tài chính 160.098 177.688 151.192

Trong đó: Lãi vay 102.459 135.511 139.740

8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 130.373 88.937 73.959

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 88.899 103.841 161.828

10. Thu nhập khác 11.399 33.468 26.069

11. Chi phí khác 14.929 9.532 30.345

12. Lợi nhuận khác -3.531 23.936 -4.276

13. Tổng lợi nhuận trước thuế 85.368 127.776 157.552

14. Chi phí thuế TNDN hiện hành 19.736 26.650 33.876

15. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 154 842 1.909

16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 65.478 101.969 125.586

Page 66: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 66

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Chỉ tiêu

Năm

2013

Năm

2012

Năm

2011

I.LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOAT ĐÔNG KINH

DOANH

Lợi nhuận trước thuế 85.368 127.776 157.552

Điều chỉnh cho các khoản

Khấu hao và hao mòn 77.913 67.476 61.380

Các khoản dự phòng 103.692 57.203 9.213

Lỗ chênh lệch tỉ giá chưa thực hiện 35 10

Lãi từ hoạt động đầu tư -54.695 -50.938 -44.564

Chi phí lãi vay 102.459 135.511 139.740

Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động 314.773 337.038 323.322

Tăng các khoản phải thu -17.086

-

1.429.591 -639.547

Giảm( tăng) hàng tồn kho 31.184 -24.998 -16.862

Tăng các khoản phải trả 55.976 943.355 578.450

Giảm( tăng) chi phí trả trước 15.802 -10.769 -13.622

Tiền lãi vay đã trả -104.674 -138.731 -128.404

Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp -41.332 -20.052 -34.578

Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh -14.021 -9.808 -34.861

Lưu chuyển tiền thuần từ ( sử dụng vào) vào HĐKD 240.622 -353555 33897

II.LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOAT ĐÔNG ĐẦU TƯ

Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định -56.910 -108.376 -174.446

Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định 5.396 7.457 23.017

Tiền chi cho vay -212.396 -104.683 -158.016

Tiền thu hồi cho vay 42.669 380.413 74.949

Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác -55.158 -7.280 -58.512

Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 648

46.632

Tiền lãi và cổ tức đã nhận 46.803 14.241 36.924

Lưu chuyển tiền thuần (sử dụng vào) từ HĐ ĐT -228.949 181.771 -209.452

Page 67: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 67

III. LƯU CHUYỂN TiỀN TỪ HoAT ĐỘNG TÀI

CHÍNH

Tiền thu từ phát hành cổ phiếu 208.210

1.544

Tiền chi mua lại cổ phiếu đã phát hành

-52.465 -39.660

Tiền vay nhận được 3.180.903 2.941.891 1.909.450

Tiền chi trả nợ vay

-

3.199.872

-

2.391.008 -1.643.676

Cổ tức đã trả -47.332 -16.670 -11.382

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 141.909 481.748 216.276

Tăng tiền và tương đương tiền thuần trong năm 153.582 309.964 40.722

Tiền và tương đương tiền đầu năm 585.948 275.984 235.261

Ảnh hưởng của thay đổi TGHĐ quy đổi ngoại tệ

01/06/201

4

01/02/201

4

Tiền và tương đương tiền cuối năm 739.532 585.948 275.984

Page 68: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 68

2.4 : PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN

Bảng 1: Phân tích cấu trúc tài chính cơ bản

Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 So sánh Tỷ lệ (%)

VC 924.472 705.288 219.184 31,08

TS 4.595.429 4.522.232 73.197 1,62

1. Ht = VC/TS 0,2012 0,1560 0,0452 28,99

Nợ dài hạn 83.146 230.871 -147.725 -63,99

NVDH = Nợ dài hạn + VC 1.007.618 936.159 71.459 7,63

TSDH 755.089 783.943 -28.854 -3,68

2. Htx = NVDH/TSDH 1,3344 1,1942 0,1403 11,75

Nhìn một cách tổng quát, các chỉ tiêu thời điểm đều tăng trong khi chỉ tiêu thời kỳ giảm:

1, Hệ số tự tài trợ cuối năm 2012 đạt 0,156, cuối năm 2013 đạt 0,2012, tăng 0,0452 lần,

tương ứng tỷ lệ tăng 28,99%. Ht cho biết 1 đồng TS đc tài trợ bằng 1,3344 đồng VCSH năm

2013. Ht tăng do tốc độ tăng của VC (31,08%) cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của TS

(1,62%). Điều này chứng tỏ cơ cấu phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp đang có sự thay

đổi. Tăng tỷ trọng vốn chủ sơ hữu/tổng nguồn vốn, từ đó giúp công ty có khả năng độc lập về

tài chính cao hơn và giảm được sự phụ thuộc quá cao như hiện nay.

2. Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx) cuối năm 2012 đạt 1,1942 lần, cuối năm 2013 đạt 1,3344

lần, tăng 0,1403 lần, tương ứng tỷ lệ tăng 11,75%.Htx tăng do TSDH giảm (-3,68%) và

NVDH tăng (7,63%).

Htx > 1 nên một phần NVDH sau khi đã tài trợ cho TSDH được sd để tài trợ cho TSNH, đảm

bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Như vậy DN đang theo đuổi chính sách tài trợ an toàn.

Htx tăng chứng tỏ sự an toàn về mặt tài trợ của doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên doanh nghiệp

cũng chịu bất lợi là chi phí sử dụng vốn tăng.

Page 69: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 69

Bảng 2: Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn

Chỉ tiêu

31/12/2013 31/12/2012 So sánh

Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ lệ

(%)

Tỷ

trọ

ng

(%

)

A. Nợ Phải Trả 3.670.957 79,88

3.816.94

4 84,4

-

145.987 -3,82

-

4,5

2

I. Nợ ngăn hạn 3.587.811 97,74

3.586.07

3 93,95 1.738 0,05

3,7

8

1. Vay ngắn hạn 1.307.179 36,43

1.320.55

6 36,82 -13.377 -1,01

-

0,3

9

2. Phải trả

người bán 689.917 19,23 892.527 24,89

-

202.610 -22,7

-

5,6

6

3. Người mua

trả tiền trước 1.063.157 29,63 772.631 21,55 290.526 37,6

8,0

9

4. Thuế và các

khoản nộp nhà

nước 10.820 0,3 42.554 1,19 -31.734 -74,57

-

0,8

9

5. Phải trả

người lao động 102.607 2,86 103.985 2,9 -1.378 -1,33

-

0,0

4

6. Chi phí phải

trả 405.878 11,31 436.446 12,17 -30.568 -7

-

0,8

6

7. Các khoản

phải trả, phải

nộp ngắn hạn

khác 6.302 0,18 14.699 0,41 -8.397 -57,13

-

0,2

3

8. Quỹ khen

thưởng, phúc lợi 1.951 0,05 2.675 0,07 -724 -27,07

-

0,0

2

II. Nợ dài hạn 83.146 2,26 230.871 6,05

-

147.725 -63,99

-

3,7

8

Page 70: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 70

1. Phải trả dài

hạn khác 12.085 14,53 11.277 4,88 808 7,17

9,6

5

2. Vay dài hạn 9.691 11,66 15.284 6,62 -5.593 -36,59

5,0

4

3. Dự phòng

phải trả dài hạn 34.887 41,96 11.451 4,96 23.436 204,66 37

4. Doanh thu

chưa thực hiện 26.483 31,85 192.859 83,54

-

166.376 -86,27

-

51,

68

B. Vốn Chủ Sở

Hữu 924.472 20,12 705.288 15,6 219.184 31,08

4,5

2

I. Vốn Chủ Sở

hữu 924.472 100 705.288 100 219.184 31,08 0

1. Vốn cổ phần 518.755 56,11 413.061 58,57 105.694 25,59

-

2,4

5

2. Thặng dư vốn

cổ phần 301.199 32,58 198.683 28,17 102.516 51,6

4,4

1

3. Chênh lệch tỉ

giá hối đoái

0

4. Cổ phiếu quỹ -110.073 -11,91 -110.073 -15,61 0 0 3,7

5. Quỹ đầu tư

phát triển 65.176 7,05 65.176 9,24 0 0

-

2,1

9

6. Quỹ dự

phòng tài chính 25.671 2,78 22.397 3,18 3.274 14,62 -0,4

7. Lợi nhuạn

sau thuế chưa

phân phối 123.744 13,39 116.044 16,45 7.700 6,64

-

3,0

7

TỔNG CÔNG

NGUỒN VỐN 4.595.429 100

4.522.23

2 100 73.197 1,62 0

Page 71: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 71

Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2012 đạt 4.522.232 trđ, cuối năm 2013 đạt 4.595.429

trđ, tăng 73.197 trđ, tương ứng tỷ lệ tăng 1,62% cho thấy quy mô vốn của DN được mở rộng,

qua đó tăng năng lưc cạnh tranh và lợi thế trong kinh doanh. Doanh nghiệp có tổng nguồn

vốn trên 200 tỷ, như vậy đây là doanh nghiệp lớn, gần ngưỡng tập đoàn.

Tỷ trọng nợ phải trả (NPT) lớn hơn tỷ trọng VCSH. Cuối năm 2012, tỷ trọng NPT là 84,4%,

cuối năm 2013, tỷ trọng NPT là 79,88%, giảm 4,52% về tỷ trọng. Phần còn lại là VCSH cho

thấy doanh nghiệp đang đeo đuổi chính sách phụ thuộc về TC. Nếu DN sử dụng đòn bẩy TC

thành công (khi khả năng sinh lời lớn hơn chi phí sử dụng vốn bình quân) thì đây là cơ hội để

tận dụng lợi ích từ đòn bẩy TC nhằm khuếch đại ROE. Tuy nhiên, việc huy động nợ là chủ

yếu sẽ gây ra áp lực thanh toán. Nếu doanh nghiệp quả trị nợ không tốt sẽ làm gia tăng rủi ro.

Nợ phải trả cuối năm 2012 là 3.816.944 trđ, cuối năm 2013 đạt 3.670.957, giảm 145.987 trđ,

tương ứng giảm 3,82%. Trong NPThoodoanh nghiệp chủ yếu huy động nợ ngắn hạn. Nợ

ngắn hạn cuối năm 2012 đạt 3.586.073 trđ, cuối năm 2013 đạt 3.587.811 trđ, tăng 1.738 trđ,

tương ứng tăng 0,05%. Tỷ trọng nợ NH cuối năm 2012 đạt 93,95%, cuối năm 2013 đạt

97,74%, tăng 3,78% về tỷ trọng. Phần còn lại là nợ dài hạn. Về quy mô, NPT biến động theo

xu hướng giảm nhẹ quy mô. Cơ cấu nợ: tăng nợ NH, giảm nợ DH. Chính sách huy động nợ

này đang theo đuổi mục tiêu giảm dần chi phí huy động vốn nhưng gia tăng áp lực về nghĩa

vụ trả nợ ngắn hạn rất lớn nên để giảm thiểu rủi ro, DN cần quản trị tốt các khoản nợ ngắn

hạn.

Nợ Ngắn Hạn cuối năm 2012 đạt 3.586.073 trđ, cuối năm 2013 đạt 3.587.811 trđ, tăng 1.738

trđ, tương ứng tăng 0,05%. Trong nợ NH, DN chủ động huy động nợ từ 3 nhóm đối tượng:

Vay ngắn hạn ; Phải trả người bán ; Người mua trả tiền trước.

Vay ngắn hạn cuối năm 2012 chiếm tỷ trọng 36,82%, cuối năm 2013 là 36,43%, giảm 0,39%

về tỷ trọng. Vay ngắn hạn cuối năm 2012 đạt 1.320.556 trđ, cuối năm 2013 đạt 1.307.179 trđ,

giảm 13.377 trđ, tương ứng tỷ lệ giảm là 1,01%. Nguyên nhân là do DN đã thanh toán được

Page 72: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 72

một số nợ đến hạn. Nguồn vốn vay này của DN chịu ràng buộc về mặt pháp lý và có CP vốn

cố định, chịu sự giám sát của chủ nợ nên DN sẽ sử dụng đúng mục đích.

Phải trả người bán cuối năm 2012 chiếm tỷ trọng 24,89%, cuối năm 2013 đạt 19,23%, giảm

5,66% về tỷ trọng. Phải trả người bán cuối năm 2012 đạt 892.527 trđ, cuối năm 2013 đạt

689.917 trđ, giảm 202.610 trđ, tương ứng tỷ lệ giảm là 22,7%. Người mua trả tiền trước cuối

năm 2012 chiếm tỷ trọng 21,55%, cuối năm 2013 đạt 29,63%, tăng 8,09% về tỷ trọng. Người

mua trả tiền trước cuối năm 2012 đạt 772.631 trđ, cuối năm 2013 đạt 1.063.157 trđ, tăng

290.526 trđ, tương ứng tỷ lệ tăng 37,6%. Có thể thấy, DN chiếm dụng vốn của các bên có

liên quan dựa trên sự tín nhiệm, mức uy tín cũng như các thỏa thuận. Trong điều kiện thị

trường bất động sản đang gặp khó khăn năm 2013, việc DN có thể chiếm dụng được một

lượng vốn lớn từ khách hàng chứng tỏ uy tín DN vẫn tốt. Điều này giúp DN chiếm dụng đc

nguồn vốn với chi phí thấp, đồng thời việc thương lượng với người bán, người mua trong TH

cần giãn nợ hay trả chậm cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc gia tăng vốn chiếm dụng của

người bán, người mua này buộc DN phải chú ý phân loại các khoản nợ theo từng tháng, quý

để chủ động có kế hoạch trả nợ nhằm đảm bảo lợi ích của cả 2 bên.

Nợ Dài Hạn và VCSH chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nợ NH (Nợ DN cuối năm 2013 đạt 2,26%,

VCSH cuối năm 2013 đạt 20,12%). Nợ DH cuối năm 2012 đạt 230.871 trđ, cuối năm 2013

đạt 83.146 trđ, giảm 147.725 trđ, tương ứng tỷ lệ giảm 63,99%. Nợ DH giảm mạnh chủ yếu

do “Doanh thu chưa thực hiện” giảm mạnh 166.376 trđ, tương ứng tỷ lệ giảm 86,27%. Bù

lại, “Dự phòng phải trả DH” tăng nhanh với tỷ lệ tăng 204,66%. Điều này chứng tỏ DN đang

thận trọng trong cân đối nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán nợ DH (do thị trường

BĐS được dự báo ít khởi sắc trong tương lai). Việc DN giảm huy động nguồn vốn DH chỉ đc

coi là đúng đắn khi vẫn đảm bảo đc nguyên tắc cân bằng TC, đồng thời trong năm, các hạng

mục đtư DH k chiếm phần lớn trong nhu cầu vốn.

Trong VCSH, chỉ có vốn của các chủ thể sở hữu đtư vào vốn KD, không có kinh phí

cho quỹ khác. VCSH cuối năm 2012 đạt 705.288 trđ, cuối năm 2013 đạt 924.472 trđ, tăng

Page 73: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 73

219.184 trđ, tương ứng tỷ lệ tăng là 31,08%. Trong đó, VCSH tăng chủ yếu do 3 nhóm đối

tượng: Vốn cổ phần, Thặng dư vốn cổ phần, và LNCPP. Vốn cổ phần cuối năm 2012 đạt

413.061 trđ, cuối năm 2013 đạt 518.755 trđ, tăng 105.694 trđ, tương ứng tỷ lệ tăng 25,59%,

chiếm 56,11% VCSH năm 2013. Thặng dư vốn CP cuối năm 2012 đạt 198.683 trđ, cuối năm

2013 đạt 301.199 trđ, tăng 102.516 trđ, tương ứng tỷ lệ tăng 51,6%, chiếm 32,58% về tỷ

trọng năm 2013. Điều này càng chứng tỏ uy tín của DN trong năm được nâng cao, thể hiện

qua việc tăng lượng vốn huy động từ các cổ đông và thặng dư vốn cổ phần tăng (cổ phiếu có

giá trị cao trên thị trường). LNCPP cuối năm 2012 đạt 116.044 trđ, cuối năm 2013 đạt

123.744 trđ, tăng 7.700 trđ, tương ứng tỷ lệ tăng là 6,64%..Đây là cty cổ phần => LN đươc

phân phối như thế nào còn tùy vào quyết định của các cổ đông => các nhà qlý DN cần có

phương án đề xuất chủ động vs chủ sở hữu để tỷ lệ LN giữ lại chiếm phần lớn trong tổng

LNCPP nhằm bổ sung cho VCSH

KẾT LUẬN

Từ việc phân tích chi tiết các nguồn vốn đã huy động và phân bổ trong năm, về cơ bản, chính

sách huy động vốn của DN vẫn nhất quán như những năm trước là theo đuổi sự phụ thuộc về

TC, tận dụng đòn bẩy TC. Do đó, nhà qtrị cần lưu ý 2 giải pháp:

- Quản trị chặt chẽ các khoản nợ NH để đảm bảo an toàn trong thanh toán

- Xác định sự gia tăng của ROE do sử dụng đòn bẩy TC để chủ động về chính

sách phân phối lợi nhuận nhằm gia tăng VCSH một cách bền vững.

Page 74: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 74

2.5 : PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VỐN TỚI TÌNH HÌNH

TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Bảng 3: Phân tích sự ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ

Chỉ Tiêu 31/12/2013 31/12/2012

So sánh

Số tiền Tỉ lệ (%)

Vốn lưu chuyển 252,529 152,216 100,313 65,90%

1. Nguồn vốn dài hạn 1007,618 936,159 71,459 7,63%

a. Nợ dài hạn 83,146 230,871 -147,725 -64%

b. Vốn chủ sở hữu 924,472 705,288 219,184 31,08%

2. Tài sản dài hạn 755,089 783,943 -28,854 -3,68%

a. Nợ ngắn hạn 3587,811 3586,073 1,738 0,05%

b. Tài sản ngắn hạn 3840,34 3738,289 102,051 2,73%

Nhu cầu VLC 671,416 747,264 -75,848 -10,15%

1. Hàng tồn kho 116,812 145,747 -28,935 -19,85%

2. Các khoản phải thu ngắn hạn 2835,236 2867,034 -31,798 -1,11%

3. Các khoản phải trả ngắn hạn 2280,632 2265,517 15,115 0,67%

a. Nợ ngắn hạn 3587,811 3586,073 10738 0,05%

b. Vay và nợ ngắn hạn 1370,179 1320,556 -13,377 -1,01%

Phân tích khái quát :

Nhìn vào chỉ tiêu phân tích ta thấy các chỉ tiêu VLC và NCVLC đều >0, điều này

chứng tỏ DN đang thực hiện tốt chính sách tài trợ an toàn, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài

chính , nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng một phần NVDH để đầu tư cho tài sản doanh

nghiệp. Qua 2 kì, VLC tăng, dẫn đến chi phí sử dụng vốn tăng, vì vậy, doanh nghiệp cần phải

tìm hiểu nguyên nhân và tìm các biện pháp khắc phục

Page 75: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 75

Phân tích chi tiết:

1. Vốn lưu chuyển (VLC)

VLC cuối năm 2012 đạt 152,216 trđ, cuối năm 2013 đạt 252 529 trđ, tăng 100 313 trđ, tương

ứng tỉ lệ tăng là 65.9%. Chứng tỏ DN đã huy động thêm nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho

Tài sản ngắn hạn, chính sách tài trợ của DN đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, và được

điều chỉnh theo xu hướng đem lại sự ổn định an toàn trong ngắn hạn, tuy nhiên các nhà quản

trị cần cân nhắc đến tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn tài trợ.

Nguyên nhân dẫn đến VLC tăng

Do NVDH tăng, NVDH cuối năm 2013 đạt 1 007 618 trđ, tăng 71 459 trđ ( tương ứng với tỷ

lệ tăng là 7.63 %). NVDH tăng chủ yếu là do tốc độ tăng của VCSH bù đắp được độ giảm

của Nợ dài hạn, ( VCSH tăng 219187, trong đó NDH giảm 147 725). Điều này cho thấy DN

đang đang có xu hướng giảm sự phụ thuộc về tài chính.

Xét về ngắn hạn, việc VLC >0 và có xu hướng gia tăng cho thấy DN đang theo đuổi chính

sách tài trợ an toàn, điều này giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu áp lực về mặt tài chính, đảm

bảo tính thanh khoản.

Xét về mặt dài hạn, Nợ dài hạn giảm và cũng ở mức chấp nhận được, vì vậy doanh nghiệp sẽ

ít lo về chi phí sử dụng vốn, áp lực trả nợ cũng không cao, doanh nghiệp đang thực hiện tự

chủ nguồn tài chính của mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhắc đến yếu tố hiệu quả ở đây,

Đòn bẩy kinh doanh thấp, vì vậy kết quả hoạt động kinh doanh của DN cũng không được tốt.

2. Nhu cầu vốn lưu chuyển (NCVLC)

Tại thời điểm cuối năm 2013, NCVLC đạt 671 416 trđ, giảm 75 848 trđ ( ứng với tỉ lệ

10.15%), so với đầu năm .

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến NCVLC giảm là do Hàng Tồn Kho của doanh nghiệp giảm.

Hàng tồn kho của doanh nghiệp cuối năm 2013 đạt 116 812 trđ, giảm 28 935 trđ ( ứng với tỉ

lệ 19.85%) so với đầu năm 2013. Đây có thể là hàng tồn kho của doanh nghiệp đã được giải

phóng sau gói kích cầu 30000 tỉ của chính phủ được tung ra. Ngoài ra có thể do doanh

nghiệp thực hiện chính sách bán chịu (do trong các khoản phải thu ngắn hạn thì phải thu

khách hàng tăng mạnh)

Page 76: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 76

Một trong những nguyên nhân khác làm cho NCVLC giảm là các khoản phải thu ngắn hạn

giảm ( giảm 31 798 trđ ứng với 1.11%), điều này cho thấy doanh nghiệp đã quản lý tốt hơn

các nguồn vốn bị chiếm dụng. Bên cạnh đó nguồn vốn đi chiếm dụng được từ các doanh

nghiệp khác tăng lên 0.67%, mặc dù mức độ tăng phải là cao nhưng đây là 1 tín hiệu tốt cho

doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa VLC và NCVLC: Cả đầu năm và cuối năm 2013 VLC đều không đủ khả

năng tài trợ cho NCVLC, tuy trong năm VLC đã tăng 65,9% trong khi NCVLC giảm 10,15%

nhưng vẫn chưa đảm bảo được sự ổn định cho hoạt động kinh doanh của DN

KẾT LUẬN

Chính sách tài trợ của DN biến động theo hướng an toàn hơn. Tuy nhiên, DN cần phải chú ý

đến tính hiệu quả của chính sách, khi mà các con số thống kê cho thấy tính hiệu quả là khá

thấp, vì vậy, DN cần phải có những biện pháp cụ thể nhằm cân bằng tính an toàn và tính hiệu

quả

Bên cạnh đó, DN cần quản lý tốt hơn các nguồn vốn bị chiếm dụng, nhu cầu sản phẩm trên

thị trường cùng các chính sách của nhà nước về bất động sản để có phương pháp dữ trự hang

tồn kho thích hợp nhất.

Page 77: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 77

Bảng 4: Phân tích sự ảnh hưởng đến khả năng thanh toán

Chỉ Tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch

1. HS KNTT Tổng Quát 1,25 1,18 0,07

Tổng tài sản 4.595.429 4.522.232 73.197

Tổng nợ phải trả 3.670.957 3.816.944 -145.987

2. HS KNTT Ngăn Hạn 1,07 1,04 0,03

Tài sản Ngắn hạn 3.840.340 3.738.289 102.051

Nợ Ngắn hạn 3.587.811 3.586.073 1.738

3. HS KNTT nhanh 0,21 0,16 0,05

Tiền và tương đương tiền 739.532 585.948 153.584

Nợ Ngắn hạn 3.587.811 3.586.073 1.738

Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch

4. HS KNTT lãi vay 1,83 1,94 -0,11

EBIT 187.827 263.287 -75.460

Lãi vay phải trả trong kì 102.459 135.511 -33.052

5. HS KN chi trả bằng tiền 0,04 0,11 -0,07

NC 153.582 309.964 -156.382

Nợ NH bình quân 3.586.942 2.928.858 658.084

Phân tích khái quát :

Qua bảng phân tích, nhìn chung khả năng thanh toán (KNTT) của DN năm 2013 là khá tốt.

Các hệ số KNTT Tổng quát, KNTT Ngắn hạn và KNTT nhanh đều tăng, ngược lại, các hệ số

KHNT lãi vay và HS chi trả nợ NH lại giảm, tuy nhiên, vẫn đảm bảo khả năng thanh toán

của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn, cần phải nghiên cứu từng chỉ tiêu cụ thể

Phân tích chi tiết

1. Phân tích khả năng thanh toán tổng quát

Khả năng thanh toán tổng quát cuối năm 2012 là 1.18 lần , cuối năm 2013 đạt 1.25 lần, tăng

0.07 lần. Điều này có nghĩa, cuối năm 2013, doanh nghiệp có khả năng thanh toán 1.18 lần

NPT bằng Tổng tài sản, đây là 1 tín hiệu tốt cho doanh nghiệp. Nguyên nhân tăng chủ yếu

làm cho KNTT tổng quát tăng là do NPT giảm (giảm 3.82% ứng với 145.987 trđ so với cuối

năm 2012) và tổng tài sản tăng 73.197 trđ (tương ứng tỷ lệ tăng 1.62 %).Chủ yếu do 2

Page 78: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 78

nguyên nhân: thứ nhất, tiền và tương đương tiền thời điểm cuối năm 2013 là 739.532 trđ,

tăng 153.584trđ, tương ứng tỷ lệ tăng 26,21%; thứ hai, nợ dài hạn cuối năm 2012 đạt 230.871

trđ, cuối năm 2013 đạt 83.146 trđ, giảm 147.725 trđ, tương ứng tỷ lệ giảm 63,99%

Tổng tài sản tăng và tổng nợ phải trả giảm, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang thực hiện

chính sách tự chủ về mặt tài chính của mình.

Việc tăng định mức dự trữ tiền chứng tỏ công tác quản trị dòng tiền của doanh nghiệp đang

rất tốt, cần tiếp tục phát huy.

2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

Hệ số Khả năng thanh toán ngắn hạn là hệ số phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh toán

bao nhiêu lần Nợ ngắn hạn bằng Tài sản ngắn hạn. Hệ số KNTT ngắn hạn cuối năm 2012 là

1,04 lần, cuối năm 2013 là 1.07 lần, tăng 0.03 lần. Ở cả 2 thời điểm, hệ số này đều > 1, cho

thấy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bằng tài sản ngắn hạn

hiện có của doanh nghiệp và có xu hướng tăng về cuối năm.

Nguyên nhân của việc tăng này là do ở thời điểm cuối năm, Tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn

lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Cụ thể, tài sản ngắn hạn tăng 102.051 trđ (tương ứng tỷ

lệ tăng 2.73%) so với thời điểm đầu kì ( chủ yếu là do tăng Tiền và các khoản tương đương

tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn), trong khi đó, Nợ NH cuối năm 2013 đạt

3.587.811 trđ, chỉ tăng 1.738 trđ, tương ứng tỷ lệ tăng 0.05%. Chính điều này đã làm cho hệ

số KNTT ngắn hạn tăng nhẹ.

Tại thời điểm cuối năm 2013, doanh nghiệp đã sử dụng 1 phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ

cho tài sản ngắn hạn, điều này là hợp lý, phù hợp với nguyên tắc cân bằng tài chính, đảm bảo

sự ổn định về mặt tài chính và cũng như là khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.

3. Phân tích khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là hệ số phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh toán bao

nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền. Hệ số KNTT nhanh cuối

năm 2012 đạt 0,16 lần, cuối năm 2013 đạt 0.21 lần, tăng 0.05 lần.

Nguyên nhân dẫn đến hệ số KNTT nhanh tăng là do tốc độ tăng của các “Khoản tiền và

tương đương tiền” lớn hơn so với tốc độ tăng của Nợ ngắn hạn . Cuối năm 2013, tiền và các

Page 79: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 79

khoản tương đương tiền đạt 739.532 trđ , tăng 153.584 trđ ( ứng với tỷ lệ tăng 26.21%), trong

khi đó nợ ngắn hạn chỉ tăng 0.05%.

Như vậy, vào thời điểm 31/12/2013, doanh nghiệp đã tăng lượng tiền mặt tại quỹ và tại ngân

hàng để thực hiện tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp, điều này sẽ giúp cho doanh

nghiệp tăng khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tiền mặt. Hệ số KNTT nhanh = 0.21 lần

chứng tỏ cả về khía cạnh tài chính cũng như khía cạnh quản trị vốn của doanh nghiệp đều

khá tốt, khó xảy ra hiện tượng ứ đọng vốn trong doanh nghiệp.

4. Phân tích khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay năm 2012 đạt 1,94 lần, năm 2013 đạt 1.83 lần, giảm 0.11 lần.

Nguyên nhân của việc KNTT lãi vay bị giảm đi là do tốc độ giảm của EBIT ( giảm 28.66%

so với năm 2012) lớn hơn tốc độ giảm của lãi vay phải trả trong kì (giảm 24.39% so với năm

2012).

Tuy nhiên, cả 2 năm thì Hệ số này đều > 1, chứng tỏ ở cả 2 năm DN đều đảm bảo khả năng

thanh toán lãi vay. Tuy nhiên, xét về xu hướng biến động, EBIT giảm là 1 điều chứng tỏ hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng xấu đi. Doanh nghiệp có xu hướng

giảm dần sự phụ thuộc từ bên ngoài (lãi vay giảm ), hướng tới sự độc lập về tài chính.

5.Phân tích khả năng chi trả bằng tiền

Hệ số khả năng chi trả nợ bằng tiền năm 2012 đạt 0,11 lần, năm 2013 đạt 0.04 lần, giảm 0.07

lần. Nguyên nhân của việc giảm này là do lưu chuyển tiền thuần giảm 156.382 trđ (tương

ứng tỷ lệ giảm 50.45%), trong khi đó nợ ngắn hạn bình quân lại tăng 658.084 trđ (tương ứng

tỷ lệ tăng 22,46%).

NC > 0, vẫn là dấu hiệu tốt cho doanh nghiệp, tuy nhiên, NC có xu hướng giảm dần. Nguyên

nhân là do trong năm lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đều

giảm mạnh, cụ thể: năm 2013 NCi đạt -228.949 trđ, năm 2012 đạt 181.771 trđ, giảm

410.720 trđ, tương ứng tỷ lệ giảm 226%, NCf năm 2012 đạt 481.748 trđ, năm 2013 đạt

141.909 trđ, giảm 339.839 trđ, tương ứng tỷ lệ giảm 70,54%.

Page 80: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 80

KẾT LUẬN

Qua việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, có thể thấy, về cơ bản thì doanh

nghiệp vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của mình. Chính sách tài trợ của

doanh nghiệp ổn định.

Tuy nhiên, doah nghiệp phải cần quản lý chặt chẽ các nguồn vốn vay, tránh tình trạng nợ quá

hạn, làm giảm uy tính doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần xem xét lại chính sách tiền mặt cũng

như quả lý chặt chẽ các khoản phải thu nhằm thu hồi được nguồn vốn bị chiếm dụng này và

tính toán dữ trự hàng tồn kho hợp lý, tránh làm nguồn vốn ứ đọng.

Page 81: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 81

Bảng 5: Phân tích sự ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

1. SVkd = LCT / Skd 0,78 1,07 -0,29 -26,81

a. LCT 3554690,00 4018643,00 -463953,00 -11,55

b. Skd 4558830,50 3772116,50 786714,00 20,86

2. Kkd = (Skd/d) 461,69 337,92 123,78 36,63

d 9874,14 11162,90 -1288,76 -11,55

Do Skd SV ( Skd)= -0,18 Kkd ( Skd)= 70,48

Do LCT SV ( LCT)= -0,10 Kkd ( LCT)= 53,30

3. ST (-, +) 1222205,47

Khái quát

Căn cứ vào bảng phân tích, ta thấy trong năm 2013 số vòng luân chuyển VKD đạt 0,78 vòng

(giảm 0,286 vòng) tương ứng với kỳ luân chuyển VKD đạt 461,69 ngày (tăng 123.78 ngày)

so với năm 2012 chứng tỏ tốc độ luân chuyển VKD của công ty giảm đi rất lớn. Tốc độ luân

chuyển vốn lưu động cũng chỉ đạt 0,938 vòng, hàng tồn kho quay được 24,101 vòng đều

giảm so với năm trước. Đây là dấu hiệu không bình thưởng và là diễn biến không tốt trong

hoạt động sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xác định rõ nguyên nhân. Còn

các loại vốn ngắn hạn khác cũng có hiệu suất sử dụng không tốt.

Chi tiết

I. Tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh

Ta nhận thấy trong năm 2013, số vòng luân chuyển vốn kinh doanh là 0,78 vòng, ứng với

461.69 ngày, giảm 0.286 vòng so với năm 2012 ( tương ứng với tỷ lệ giảm là 26.81% dẫn

đến lãng phí một lượng vốn là 1.222.205,47 trđ. Số vòng luân chuyển vốn kinh doanh có xu

Page 82: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 82

hướng giảm, tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thì

số vòng quay này là khá cao. Chúng ta đi phân tích ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn tới tốc

độ luân chuyển vốn kinh doanh.

+, Skd năm 2013 đạt 4558831 trđ, tăng 786714 trđ, ứng với tỷ lệ tăng là 20.86%. Skd có

chiều hướng biến động ngược chiều với SVkd. Chính sự biến động của Skd đã làm cho Svkd

giảm 0.183 vòng tương ứng làm tăng Kkd tăng 70 ngày.

+, Nguyên nhân dẫn đến vốn kinh doanh bình quân(Skd) tăng : Doanh nghiệp mở rộng quy

mô vốn, mà cụ thể đây là vốn chủ sở hữu. vì vậy, làm tổng nguồn vốn tăng.

+, Đánh giá : SVkd giảm có xu hướng giảm là một tín hiệu xấu cho Doanh nghiệp, vì như

vậy, chi phí sử dụng vốn sẽ tăng, tuy nhiên, xem xét về mặt giá trị, thì đây cũng có thể là một

ý đồ của doanh nghiệp, khi mà SVkd của DN so với các doanh nghiệp trong ngành là khá

lớn, vì vậy, doanh nghiệp đang muốn đưa SVkd về mức mặt bằng chung.

+, Biện pháp: doanh nghiệp cần phải xem xét lại chính sách huy động vốn của mình, đánh

giá xem huy động vốn bằng nguồn vốn chủ sở hữu hay từ bên ngoài là hợp lý hơn, từ đó có

quyết định huy động vốn hợp lý nhất.

Page 83: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 83

Bảng 6: Phân tích sự ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

1. SVld = LCT / Sld 0,94 1,34 -0,40 -29,99

a. LCT 3554690,00 4018643,00 -463953,00 -11,55

b. Sld 3789314,50 2998954,50 790360,00 26,35

2. Kld 383,76 268,65 115,11 42,85

d 9874,14 11162,90 -1288,76 -11,55

Do Sld SV ( Sld)= -0,28 Kld( Sld)= 70,80

Do LCT SV ( LCT)= -0,12 Kld( LCT)= 44,31

3. Số vốn tiết kiệm, lãng phí 1136589,79

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2013 đạt 0.938 vòng, giảm 0.402 vòng ( ứng với tốc

độ giảm là 29.99%). Tương ứng với kì luân chuyển vốn lưu động tăng 115.11 ngày, đạt

383.76 ngày vào năm 2013. Việc giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động đã làm lãng phí số

vốn là 1.136.589,79 trđ.

Ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn tới tốc độ luân chuyển vốn lưu động

+, Số vốn lưu động : Slđ năm 2013 đạt 3789315 trđ, tăng 790360 trđ so với năm 2012 (

tương ứng với tỉ lệ tăng là 26.35%). Slđ có chiều hướng biến động ngược chiều so với SVlđ.

Sự biến động của Slđ làm cho SVlđ giảm 0.279 vòng tương ứng làm cho kì kinh doanh tăng

71 ngày.

+, Nguyên nhân dẫn đến Slđ tăng :

Chủ quan : Do trong năm 2 doanh nghiệp đã tích trự một lượng tiền và tương đương

tiền khá lớn ( đạt 739532 trđ, chiếm tỉ trọng 19.26%), tăng 153584trđ so với năm 2012 ( ứng

với tỷ lệ tăng là 26.21%). Chính điều này đã làm cho Vốn lưu động của doanh nghiệp tăng

Page 84: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 84

lên, ngoài ra, còn có các yếu tố khác như các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,..., nhưng sự

ảnh hưởng này là không đáng kể.

Khách quan : Do tình hình thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, việc tiếp tục đầu

tư vào đây được xem như là quyết định mạo hiểm. Vì vậy, doanh nghiệp dữ trự tiền mặt vào

lúc này có thể xem là một quyết định hợp lý của doanh nghiệp.

+ Đánh giá : Slđ tăng, cụ thể là khoản tiền và tương đương tiền tăng một mặt sẽ giúp cho

doanh nghiệp giảm bớt rủi ro đầu tư trong hoàn cảnh hiện tại, một phần giúp cho doanh

nghiệp có thể thanh toán được, tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý đến hiện tượng ứ đọng vốn

khi dữ trự tiền mặt quá lâu

+ , Biện pháp : giữ trự nhiều tiền mặt trong thời gian dài sẽ là một điều có hại cho doanh

nghiệp, vì vậy, doanh nghiệp cần phải thực hiện đầu tư ngay khi có cơ hội.

Page 85: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 85

Bảng 7: Phân tích sự ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn thanh toán

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

1. SVpt = DTT/Spt 1,25 1,86 -0,62 -33,12

a. DTT 3479467,00 3931397,00 -451930,00 -11,50

b. Spt 2851135,00 2155698,50 695436,50 32,26

2. Kpt 288,75 193,11 95,63 49,52

d 9665,19 1092,05 8573,13 785,05

Do Spt SV ( Stk)= -0,49 Ktk( Stk)= 2417,69

Do DTT SV ( GV)= -0,13 Ktk( GV) = -2322,05

3. Số vốn tiết kiệm, lãng phí 924329,07

Khái quát:

Căn cứ vào bảng phân tích, năm 2013 SVpt là 1,247 vòng, giảm 0,617 vòng, tương ứng với

tỷ lệ giảm là 33,12%; kì luân chuyển hàng tồn kho là 288,75 ngày, tăng 95,63 ngày, tương

ứng với tỷ lệ tăng là 49,52% dẫn đến lãng phí một lượng vốn là 924.329,07 trđ. Ảnh hưởng

của vốn thanh toán bình quân:

Nhân tố này tác động ngược chiều số vòng luân chuyển vốn thanh toán (SVpt).Spt năm 2013

là 2.851.135 trđ, tăng 695.437 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 32,26%.

Với giả định giá vốn hàng bán không đổi, vốn thanh toán làm cho số vòng luân chuyển vốn

thanh toán giảm 0,485 vòng và kỳ luân chuyển vốn thanh toán (Kpt) tăng 67,97 ngày.

Page 86: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 86

Bảng 8: Phân tích sự ảnh hưởng đến khả năng sinh lời

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

1. ROS 0,0184 0,0254 -0,007 -27,41

LNs 65.478 101.969 -36.491 -35,79

LCT 3.554.690 4.018.643 -463.953 -11,55

2.ROAe 0,0412 0,0698 -0,0286 -40,97

EBIT 187.827 263.287 -75.460 -28,66

Skd 4558830,5 3772116,5 786.714 20,86

3. ROA 0,0144 0,027 -0,0127 -46,87

LNs 65.478 101.969 -36.491 -35,79

Skd 4558830,5 3772116,5 786.714 20,86

4. ROE 0,0804 0,1466 -0,0663 -45,2

a,NP 65.478 101.969 -36.491 -35,79

b,VCbq 814880 695442 119.438 17,17

Khái quát:

Các chỉ tiêu ROS, ROA, ROAe, ROE của doanh nhiệp đều >0, có nghĩa là khả năng sinh lời

của doanh nghiệp đang dương và về cơ bản là doanh nghiệp đang có lãi. Cả ROS, ROA và

ROAe và ROE của doanh nghiệp đều có xu hướng giảm, chứng tỏ khả năng sử dụng đòn bẩy

kinh tế của doanh nghiệp đang gặp vấn đề, đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp chưa đem lại

hiệu quả như mong đợi, vốn huy động có thể chưa được sử dụng hợp lý, còn xảy ra tình trạng

lãng phí vốn. Bên cạnh đó thì điều này còn phản ánh doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng

chung của sự đóng băng trong thị trường bất động sản. Trước tình hình khó khăn chung của

toàn ngành thì việc duy trì được ROS, ROAe, ROA, ROE đều >0, doanh nghiệp hoạt động

vẫn có lãi là một thành tích đáng hoan nghênh của doanh nghiệp.

Page 87: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 87

Chi tiết:

1. Khả năng sinh lời hoạt động (ROS)

Năm 2012: Trong mỗi đồng thu nhập của doanh nghiệp có 0,0254 đồng lợi nhuận sau thuế.

Năm 2013: Trong mỗi đồng thu nhập của doanh nghiệp có 0,0184 đồng lợi nhuận sau thuế.

Trong cả 2 năm, ROS của doanh nghiệp đều >0 cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động

tương đối tốt, hoạt động hàng năm vẫn có lãi. Tuy nhiên khi so sánh năm 2013 với năm

2012, ta thấy ROS năm 2013 đã giảm đi 0,007 lần ứng với 27,41%. Lợi nhuận sau thuế của

doanh nghiệp năm 2013 giảm đi 36.491 triệu đồng, (mức giảm là 35,79%) trong khi tổng lưu

chuyển thuần của doanh nghiệp tuy có giảm nhưng cũng chỉ giảm 463.953 triệu đồng ứng

với -11,55%. Như vậy có thể thấy nguyên nhân làm cho ROS của doanh nghiệp năm 2013

giảm so với năm 2012 là do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế lớn hơn so với tốc độ giảm

của tổng lưu chuyển thuần.

Phân tích chi tiết lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp, ta thấy: Lợi nhuận gộp

của doanh nghiệp năm 2013 có giảm nhưng mức độ giảm không đáng kể so với năm 2012.

Tuy nhiên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lại giảm mạnh, ( giảm 14.942 triệu đồng,

ứng với tỉ lệ 14,39%) và lợi nhuận khác giảm 27.467 triệu đồng, ứng với 114,75% và còn

nằm ở mức -3.531 triệu đồng. Như vậy có thể thấy lợi nhuận của doanh nghiệp giảm một

phần là do mảng hoạt động chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn do tác động khách

quan chung của thị trường, một phần là do doanh nghiệp đã tìm hướng đi mới cho các hoạt

động của mình nhưng chưa có hiệu quả, từ đó làm giàm lợi nhuận trước thuế của DN, và là

nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng giảm mạnh lợi nhuận sau thuế mà ta thấy. Vì vậy

doanh nghiệp tuy nóng lòng muốn đa dạng hóa đầu tư nhám tránh khó khăn từ việc đóng

băng thị trường tài chính mang lại nhưng vẫn cần cân nhắc giữa những giá trị nhận được và

những rủi ro do các hoạt động ấy mang lại.

Trong tình hình những năm gần đây của thị trường bất động sản, thì LCT giảm là điều khó

tránh khỏi. Vì vậy thì các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải quản trị tốt chi phí của doanh

nghiệp, cố gắng tiết giảm tối đa các khoản chi phí không cần thiết để có thể nâng cao ROS.

Page 88: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 88

1. Hệ số khả năng sinh lời kinh tế của tài sản ROAe

Năm 2012 : Mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ tạo ra 0,0698 đồng lợi nhuận trước

thuế và lãi vay.

Năm 2013: Mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ tạo ra 0,0412 đồng lợi nhuận trước

thuế và lãi vay

Trong cả 2 năm ROAe của doanh nghiệp đều >0 , có thể nhận xét chung doanh nghiệp đang

có mức sinh lời kinh tế an toàn.

Khi so sánh năm 2013 và năm 2012, ta thấy ROAe của doanh nghiệp giảm 0,0286 lần, ứng

với 40,97%. Nguyên nhân là do TSbq tăng khá nhanh ( tăng 786.714 triệu đồng ứng với

20,86%) trong khi EBIT lại có xu hướng giảm (giảm -75.460 triệu đồng ứng với 28,66%).

Chỉ số ROAe giảm có thể cho ta thấy khả năng sinh lời kinh tế của tài sản giảm do doanh

nghiệp chưa có kế hoạch quản lý sử dụng vốn thực sự tốt, tài sản kinh doanh tăng trong khi

EBIT lại có xu hướng giảm, không đáp ứng được nhu cầu, kỳ vọng đặt ra hoặc có sự đánh

giá thị trường chưa thỏa đáng nên khả năng kinh doanh bị hạn chế phần nào. Đòn bẩy kinh

doanh chưa được thực hiện hiệu quả.

Page 89: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 89

Bảng 9: Phân tích chi tiết sự ảnh hưởng đến ROA

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch Tỷ lệ

3. ROA 0,0144 0,027 -0,0127 -46,87

LNs 65.478 101.969 -36.491 -35,79

Skd 4558830,5 3772116,5 786.714 20,86

Hđn 0,8312 0,795 0,0362 4,55

SVlđ 0,9381 1,34 -0,4019 -29,99

ROS 0,0184 0,0254 -0,007 -27,41

ROA(Hđn) 0,0012

ROA(SVlđ) -0,0085

ROA(ROS) -0,0054

Hệ số khả năng sinh lời ròng của tài sản (ROA)

Năm 2012: Mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ tạo ra 0,0270 đồng lợi nhuận sau

thuế.

Năm 2013: Mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ tạo ra 0,0144 đồng lợi nhuận sau

thuế.

Trong 2 năm này ROA của doanh nghiệp đều >0 cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn có lãi.

Với mức ROA hiện tại tuy không cao nhưng có thể chấp nhận được.

Khi so sánh năm 2013 với 2012: ROA giảm 0,0127 lần tương ứng mức giảm 46,87%. Cần

phải thận trọng với mức sụt giảm như vậy. Nguyên nhân do tài sản bình quan trong kỳ tăng

786.714 triệu đồng, mức tăng 20,86% trong khi lợi nhuận sau thuế lại bị giảm đi -36.491

triệu đồng với mức giảm là 35,79%.

Cũng tương tự như chỉ số ROAe, điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

đang có xu hướng giảm, TS sử dụng để sản xuất kinh doanh tăng mạnh nhưng chưa đem lại

hiệu quả như mong muốn, chưa có sự quản lý chặt chẽ trong việc sử dụng tài sản và chưa có

Page 90: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 90

chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý đảm bảo khai thác hết lợi ích tài sản đầu tư thêm.

Doanh nghiệp cần xem lại chính sách sử dụng đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp sao cho

hợp lý và hiệu quả.

Phân tích chi tiết ROA:

Dựa vào bảng số liệu ta thấy rằng khả năng sinh lời kinh tế của năm 2013 là 0,0144 giảm

0,0127 lần tương ứng vs giảm 46,87% so với năm 2012. Điều này cho thấy năng lực tổ chức,

quản lý, điều hành hoạt động của bộ máy quản trị doanh nghiệp trong việc bảo toàn và gia

tăng sức sinh lời ròng của vốn giảm, chính sách tài chính mà doanh nghiệp đang sử dụng

chưa phát huy hiệu quả, chưa phù hợp với đặc điểm kinh doanh cũng như môi trường kinh

doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động.

ROA chịu tác động của các nhân tố: hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđn) , số vòng quay vốn lưu

động (SVlđ) và hệ số sinh lời hoạt động (ROS). Cụ thể chúng ta đi phân tích ảnh hưởng của

cơ cấu nguồn vốn thông qua 2 chỉ tiêu là hệ số đầu tư ngắn hạn và số vòng quay vốn lưu

động.

Thứ nhất, hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđn):

Nhân tố này có tác động cùng chiều với ROA, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi,

hệ số đầu tư ngắn hạn tăng 0,0362 lần ứng với 4,55% đã làm ROA tăng 0,0012 và đây là

một trong hai nhân tố có tác động tích cực đến ROA.

Ảnh hưởng của nhân tố này chủ yếu mang tính chất chủ quan, nó phụ thuộc vào chính sách

đầu tư của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.Trong năm 2013, có thể là do môi trường kinh

doanh không phù hợp với hoạt động chính của doanh nghiệp. Nên doanh nghiệp chuyển đổi

hướng từ tập trung đầu tư vài tài sản dài hạn sang đầu tư vào tài sản ngắn hạn.

Page 91: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 91

Thứ hai, số vòng quay vốn lưu động (SVlđ):

Nhân tố này có tác động cùng chiều với ROA. Trong điều kiện các nhân tố khác không thay

đổi, vòng quay vốn lưu động giảm đi 0,4019 với mức giảm 29,99% đã làm ROA giảm đi

0,0085 lần.

Ảnh hưởng của nhân tố này vừa mang tính chất khách quan, vừa mang tính chất chủ quan.

Về mặt khách quan, do tình hình chung của toàn thị trường bất động sản dẫn đến tổng lưu

chuyển thuần giảm làm cho số vòng quay VLĐ giảm.

Về mặt chủ quan cũng có thể do 1 phần chính sách tổ chức và phân bổ nguồn vốn của DN.

Thứ ba, hệ số sinh lời hoạt động (ROS):

Nhân tố này có tác động cùng chiều với ROA. Trong điều kiện các nhân tố khác không thay

đổi, hệ số sinh lời hoạt động ROS giảm 0,007 lần với mức giảm 27,41% đã làm cho ROA

giảm 0,0054 lần.

Điều này đã gây áp lực lên các kế hoạch của doanh nghiệp trong việc gia tăng mức sinh lời

của vốn chủ sỡ hữu, tạo điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư và nâng cao năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Tóm lại, hệ số sinh lời ròng của tài sản giảm do tác động của số vòng quay vốn lưu động và

ROS. Để tăng khả năng sinh lời kinh tế doanh nghiệp cần phối hợp cả ba chính sách: chính

sách đầu tư đúng đắn; chính sách quản trị vốn lưu động (vốn bằng tiền, vốn phải thu, vốn tồn

kho) chặt chẽ, hiệu quả để tạo ra số vòng quay vốn nhiều nhất, kỳ luân chuyển vốn ngắn

nhất; quản trị doanh thu và chi phí theo từng loại hoạt động hợp lý, hiệu quả.

Page 92: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 92

Bảng 10: Phân tích chi tiết sự ảnh hưởng đối với ROE

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ lệ(%)

4. ROE 0,0804 0,1466 -0,0663 -45,2

a,NP 65.478 101.969 -36.491 -35,79

b,VCbq 814.880 695.442 119.438 17,17

Htt 0,2012 0,156 0,0452 28,99

a,VC 924.472 705.288 219.184 31,08

b,TS 4.595.429 4.522.232 73.197 1,62

Hđ 0,8312 0,795 0,0362 4,55

a,Slđ 3.789.314,5 2.998.954,5 790.360 26,35

b,Skd 4.558.830,5 3.772.116,5 786.714 20,86

SVlđ 0,9381 1,34 -0,4019 -29,99

a,LCT 3.554.690 4.018.643 -463.953 -11,55

b,Slđ 3.789.314,5 2.998.954,5 790.360 26,35

Hcp 0,9816 0,9746 0,007 0,71

ROE(Htt) -0,039

ROE(Hđ) 0,0061

ROE(SVlđ) -0,0421

ROE(Hcp) -0,027

Hệ số khả năng sinh lời của VCSH (ROE)

Năm 2012: Mỗi đồng VCSH bỏ ra trong kỳ tạo ra 0,1466 đồng lợi nhuận sau thuế.

Năm 2013: Mỗi đồng VCSH bỏ ra trong kỳ tạo ra 0,0804 đồng lợi nhuận sau thuế.

Trong 2 năm này ROE của doanh nghiệp luôn tương đối tốt, tuy nhiên năm 2013, ROE có

xu hướng giảm nhanh, so với năm 2012 giảm 0,0663 lần ứng với mức giảm 45,2%.

Page 93: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 93

Nguyên nhân do VCSHbq tăng 119.438 triệu đồng, mức tăng 17,17% trong khi lợi nhuận sau

thuế giảm đi 36.491 triệu đồng ứng với mức giảm 35,79%.

Có thể thấy trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp có dấu hiệu không tốt, VCSH tăng nhưng

lợi nhuận sau thuế không những không tăng mà còn có dấu hiệu giảm. . DN cần quản trị tốt

hơn nữa vốn huy động tăng thêm, để nguồn vốn đó sinh lời cao hơn, tạo niềm tin nơi nhà đầu

tư; là cơ sở, tiền đề để doanh nghiệp tiếp tục phát triển.

Phân tích chi tiết ROE

KNSL của VCSH năm 2013 đạt 0,0708 giảm 0,0738 lần ứngvới 51,01%. So sánh tương quan

với các DN cùng ngành thì ROE của DN cũng thấp hơn các DN khác chứng tỏ chính sách tài

chính cũng như chiến lược kinh doanh của DN còn tiềm ẩn nhiều điểm không phù hợp với

đặc điểm cũng như môi trường kinh doanh của DN nên cần đi phân tích chi tiết để làm rõ.

ROE chịu tác động của các nhân tố: hệ số vốn chủ/tổng tài sản(Htt- biểu hiện của đòn bẩy tài

chính), hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ), số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ) và hệ số chi

phí/lưu chuyển tiền. Chúng ta đi sâu nghiên cứu tác động của hệ số vốn chủ/tổng tài sản tới

ROE của doanh nghiệp.

1. Nhân tố Htt (việc sử dụng đòn bẩy tài chính)

Nhân tố này có tác động ngược chiều với ROE, cụ thể là trong điều kiên các nhân tố khác

không đổi thì Htt tăng lên 0,0452 ( nghĩa là nếu như trong năm 2012 VCSH chiếm … % thì

năm 2012 VCSH bình quân chiếm … % trong tổng nguồn vốn) đã làm cho ROE giảm đi

0,039 lần.

Ảnh hưởng của nhân tố này chủ yếu phụ thuộc vào chính sách huy động tài trợ ưu tiên nợ

dài hạn của DN trong kỳ. đặc biệt trong bối cảnh thị trường bất động sản đang bi đóng băng

dẫn đến luân chuyển vốn chậm , làm cho khả năng sinh lời kinh tế ROA đang có xu hướng

giảm thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính thiếu hợp lý sẽ làm cho ROE ngày càng suy giảm…

Mặc dù DN đang thực thi chiến lược đầu tư dài hạn và dự trữ chiến lược nhưng cũng cần

phải cân nhắc lại giữa những giá trị đạt được với chi phí cơ hội phải bỏ ra cũng như những

rủi ro tiềm ẩn.

Page 94: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 94

2. Nhân tố Hđ

Nhân tố này có tác động cùng chiều với ROE, cụ thể là trong điều kiên các nhân tố khác

không đổi, hệ số ngắn hạn tăng lên 0,0362 lần đã làm cho ROE tăng 0,0061 lần và đây là

nhân tố duy nhất có tác động tích cực đến ROE trong 4 nhân tố.

Ảnh hưởng của nhân tố này vừa mang tính chất chủ quan lại vừa mang tính khách quan

Về mặt khách quan có thể là do giá NVL đầu vào tăng cao trong bối cảnh thị trường bất độn

sản đóng băng, DN cần dự trữ 1 lượng lớn tiền mặt cũng như các khoản tương đương tiền để

có thể chớp lấy các cơ hội đầu tư vào các ngành nghề lĩnh vực khác ngay khi có điều kiện

thuận lợi.

Về mặt chủ quan, nó phụ thuộc vào chính sách đầu tư của DN trong từng thời kỳ. Nếu như

trong năm 2012, diễn biến trên thị trường bất động sản vẫn còn khả quan hơn, DN xây dựng

cơ cấu vốn thiên về dài hạn thì sang năm 2013, dấu hiệu đóng băng trong thị trường bất động

sản làm cho lĩnh vực hoạt động chính của DN gặp nhiều khó khan, DN đã chú trọng vào đầu

tư TSNH với kỳ vọng một cơ cấu vốn thiên về ngắn hạn sẽ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển

vốn.

Đánh giá: việc điều chỉnh cơ cấu vốn như vậy có thể đánh giá là hợp lý trên góc độ DN đang

cố gắng thúc đẩy tốc độ quay vòng vốn trong DN. Tuy nhiên cũng cần chú ý xem xét chi tiết

các bộ phận TSNH đc DN chú trọng đầu tư thêm cũng như tốc độ luân chuyển VLĐ trong kỳ

để có những đánh giá chính xác.

3. Nhân tố vòng quay VLĐ

Nhân tố này có tác động cùng chiều với ROE, trong điều kiện các nhân tố khác không thay

đổi , vòng quay VLĐ giảm đi 0,4019 làm cho ROE giảm đi 0,0421 lần.

Ảnh hưởng của nhân tố này vừa mang tính chất khách quan vừa mang tính chất chủ quan.

Về mặt khách quan, do tình hình chung của toàn thị trường bất động sản dẫn đến tổng lưu

chuyển thuần giảm làm cho số vòng quay VLĐ giảm.

Về mặt chủ quan do 1 phần chính sách tổ chức và phân bổ nguồn vốn của DN.

Đánh giá: Tổng lưu chuyển thuần giảm đi là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm

tốc độ luân chuyển VLĐ, từ đó tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên đây

là tình hình chung của các DN hoạt động trong ngành hiện nay. Vì vậy để giảm thiểu việc

Page 95: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 95

giảm LCT từ các nguyên nhân khách quan do thị trường chung mang lại, DN nên đa dạng

hóa lĩnh vực hoạt động của mình, Tuy nhiên để bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực mới cần có cơ sở

số liệu cà chuyên môn vững nếu không sẽ có tác động không tốt, kéo theo LCT của toàn DN

tiếp tục giảm.

KẾT LUẬN

Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp là tương đối đối đồng đều, mang cái

nhìn tích cực trong đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên ở cả 4 chỉ tiêu ROS,

ROA, ROAe,ROE đều có sự sụt giảm. Do đó doanh nghiệp cần xem xét sử dụng đòn bẩy

kinh doanh 1 cách hợp lý và hiệu quả; có biện pháp quản trị tốt hơn trong việc sử dụng tài

sản, tính toán kĩ lưỡng trong việc tăng nhanh tài sản phải đi kèm với mức tăng thỏa đáng ở

kết quả kinh doanh mà biểu hiện cụ thể ở mức tăng EBIT và lợi nhuận sau thuế để qua đó

làm gia tăng được 2 chỉ tiêu này lên.

Các hệ số thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp bị sụt giảm chủ yếu do tác động

chung của thị trường bất động sản. Đây là một vấn đề chung của toàn ngành và thật sự là

không dễ để khắc phục. Tuy nhiên DN vẫn có thể tránh được 1 phần khó khăn nếu như thực

hiên 1 số biện pháp sau:

- Đa dạng hóa đầu tư, chuyển lĩnh vực hoạt động của DN sang các ngành có nhiều tiềm

năng và thị trường năng động, phù hợp với chuyên môn của DN

- Xây dựng cơ cấu phân bổ và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý. Đầu tư vào TSNH ở

mức hợp lý để đẩy nhanh tốc độ quay vòng VLĐ.

- Quản trị chi phí 1 cách khoa học, tiết giảm tối đa các chi phí không cần thiết trong điều

kiện DN đang gặp nhiều khó khăn…

~HẾT~

Page 96: Thực hành tcdn

Nhóm 9 – Tài chính doanh nghiệp Page 96