ubnd tènh baûc liãu cÄÜng hoÌa xaÎ hÄÜi chuÍ...

63
UBND TỈNH BẠC LIÊU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 34/BC-SNN Bạc Liêu, ngày 01 tháng 3 năm 2011 BÁO CÁO Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2010 và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2011 Phần I KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NĂM 2010 A. SẢN XUẤT VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU PHỤC VỤ SẢN XUẤT: I. Kết quả sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản: 1. Giá trị sản xuất các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp: - Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp cả năm: Theo giá so sánh 9.449,62 tỷ đồng, đạt 105,68 %KH và 107,91 %CK; theo giá hiện hành 21.581,79 tỷ đồng, đạt 114,36 %KH và 118,69 %CK. Trong đó: + GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá so sánh 9.231,42 tỷ đồng, đạt 104,43 %KH và 105,83%CK; theo giá hiện hành 21.262,48 tỷ đồng, đạt 114,03 %KH và 117,38 %CK. + GTSX diêm nghiệp theo giá so sánh 218,20 tỷ đồng, đạt 214,59 %KH và 654,43 %CK; theo giá hiện hành 319,31 tỷ đồng, đạt 141,87 %KH và 462,23 %CK. - Giá trị tăng thêm (GTTT) ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp theo giá so sánh 4.218,15 tỷ đồng, đạt 109,85 %KH và 112,26 %CK; theo giá hiện hành 9.261,98 tỷ đồng, đạt 119,02 %KH và 124,11 %CK. Trong đó: + Nông, lâm nghiệp và thủy sản: Theo giá so sánh 4.105,82 tỷ đồng, đạt 108,17 %KH và 109,39 %CK; theo giá hiện hành 9.131,32 tỷ đồng, đạt 119,28 %KH và 122,50 %CK. + Diêm nghiệp: Theo giá so sánh 112,33 tỷ đồng, đạt 253,68 %KH, theo giá hiện hành 130,66 triệu đồng, đạt 103,26 %KH.

Upload: others

Post on 13-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

UBND TỈNH BẠC LIÊU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMSỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 34/BC-SNN Bạc Liêu, ngày 01 tháng 3 năm 2011

BÁO CÁOKết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2010

và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2011

Phần IKẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NĂM 2010

A. SẢN XUẤT VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU PHỤC VỤ SẢN XUẤT: I. Kết quả sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản:1. Giá trị sản xuất các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp:- Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp cả năm: Theo giá so

sánh 9.449,62 tỷ đồng, đạt 105,68 %KH và 107,91 %CK; theo giá hiện hành 21.581,79 tỷ đồng, đạt 114,36 %KH và 118,69 %CK. Trong đó:

+ GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá so sánh 9.231,42 tỷ đồng, đạt 104,43 %KH và 105,83%CK; theo giá hiện hành 21.262,48 tỷ đồng, đạt 114,03 %KH và 117,38 %CK.

+ GTSX diêm nghiệp theo giá so sánh 218,20 tỷ đồng, đạt 214,59 %KH và 654,43 %CK; theo giá hiện hành 319,31 tỷ đồng, đạt 141,87 %KH và 462,23 %CK.

- Giá trị tăng thêm (GTTT) ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp theo giá so sánh 4.218,15 tỷ đồng, đạt 109,85 %KH và 112,26 %CK; theo giá hiện hành 9.261,98 tỷ đồng, đạt 119,02 %KH và 124,11 %CK. Trong đó:

+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản: Theo giá so sánh 4.105,82 tỷ đồng, đạt 108,17 %KH và 109,39 %CK; theo giá hiện hành 9.131,32 tỷ đồng, đạt 119,28 %KH và 122,50 %CK.

+ Diêm nghiệp: Theo giá so sánh 112,33 tỷ đồng, đạt 253,68 %KH, theo giá hiện hành 130,66 triệu đồng, đạt 103,26 %KH.

2. Kết quả sản xuất:2.1. Nông nghiệp:a. Trồng trọt:a.1. Cây lúa: Diện tích canh tác 80.187 ha, đạt 92,20 %KH và 92,80 %CK; diện tích gieo trồng

158.302 ha, đạt 96,32%KH và 95,15%CK. Tổng sản lượng lúa 809.512 tấn, đạt 99,33 %KH và 98,67 %CK. Chia ra các trà lúa:

- Lúa Đông Xuân: 44.631 ha (trong đó diện tích xuống giống né rầy 27.000 ha, diện tích ứng dụng 3 giảm 3 tăng là 30.000 ha), đạt 112,38 %KH và 105,84 %CK; năng suất bình quân 5,64 tấn/ha, sản lượng lúa 251.559 tấn, đạt 107,73 %KH và 102,21 %CK. Kết quả điều tra chi phí sản xuất lúa Đông Xuân: Tổng chi phí sản xuất 18,32 triệu đồng/ha, giá thành sản xuất 3.000 đồng/kg, lợi nhuận bình quân 6,69 triệu đồng/ha.

- Lúa Hè Thu: 56.872 ha (trong đó diện tích xuống giống né rầy 40.000 ha, diện tích ứng dụng 3 giảm 3 tăng là 49.480 ha), đạt 102,01 %KH và 101,96 %CK; năng suất bình quân 5,05 tấn/ha, sản lượng lúa 287.305 tấn, đạt 109,89 %KH và 111,51 %CK. Kết quả điều tra chi phí sản xuất lúa Hè Thu: Tổng chi phí sản xuất 15,69 triệu đồng/ha, giá thành sản xuất 2.975 đồng/kg, lợi nhuận bình quân 10,68 triệu đồng/ha.

Page 2: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

- Lúa vụ mùa: Diện tích xuống giống 62.281 ha (trong đó diện tích xuống giống né rầy 37.000 ha, diện tích ứng dụng 3 giảm 3 tăng là 31.520 ha) , đạt 90,42 %KH và 91,02 %CK; diện tích còn lại 56.799 ha (do diện tích lúa trên đất tôm và diện tích lúa Thu Đông bị thiệt hại trắng không thể khắc phục được 5.482 ha); năng suất bình quân 4,77 tấn/ha, sản lượng lúa 270.648 tấn, đạt 84,56 %KH và 85,48 %CK. Trong đó:

+ Lúa cao sản: 2.362 ha, đạt 106,54 %KH và 98,70 %CK, năng suất bình quân 5,26 tấn/ha; sản lượng lúa 12.419 tấn, đạt 108,94 %KH và 108,52 %CK.

+ Lúa trên đất tôm: Xuống giống 23.878 ha, đạt 82,34 %KH và 84,57 %CK, diện tích còn lại 23.134 ha (do diện tích bị thiệt hại trắng không thể khắc phục được 1.744 ha); năng suất bình quân 4,15 tấn/ha; sản lượng lúa 91.820 tấn, đạt 79,91 %KH và 84,72 %CK.

+ Lúa Thu Đông: Xuống giống 36.041 ha, đạt 95,70 %KH và 95,36 %CK, diện tích còn lại 32.303 ha (do diện tích bị thiệt hại trắng không thể khắc phục được 3.738 ha); năng suất bình quân 5,15 tấn/ha; sản lượng lúa 166.409 tấn, đạt 85,89 %KH và 84,56 %CK.

a.2. Các cây trồng khác: - Cây thực phẩm: 11.177 ha, đạt 100,97 %KH và 100,10 %CK; sản lượng rau, đậu

95.611 tấn, đạt 123,81 %KH và 121,88 %CK. - Cây bắp: 103 ha, đạt 34,11 %KH và 85,83 %CK; sản lượng 573 tấn, đạt 32,74 %KH

và 84,76 %CK.- Cây có củ: 1.368 ha, đạt 83,41 %KH và 97,99 %CK; sản lượng 8.812 tấn, đạt 90,85

%KH và 104,83 %CK. - Cây công nghiệp ngắn ngày: 374 ha, đạt 105,65 %KH và 95,41 %CK; sản lượng

mía 18.951 tấn, đạt 95,23 %KH và 95,32 %CK.- Cây công nghiệp dài ngày: 4.655 ha, đạt 99,83 %KH và 99,44 %CK; sản lượng

17.501 tấn, đạt 97,23 %KH và 99,98 %CK. - Cây ăn quả: 5.778 ha, đạt 104,81 %KH và 108,20 %CK; sản lượng 37.474 tấn, đạt

97,74 %KH và 100,31 %CK.b. Chăn nuôi: - Tổng đàn heo 217.914 con, đạt 85,46 %KH và 90,40 %CK; đàn trâu, bò 3.612 con,

đạt 91,44 %KH và 99,12 %CK; đàn dê 2.268 con, đạt 98,61 %KH và 99,69 %CK; đàn gia cầm 2.137.132 con, đạt 97,14 %KH và 102,28 %CK. Sản phẩm thịt hơi các loại 31.507,42 tấn, đạt 75,43 %KH và 102,60 %CK; sản phẩm trứng 30,43 triệu quả, đạt 98,44% KH và 103,64 %CK.

- Chăn nuôi động vật hoang dã: Đàn cá sấu 317.187 con, đạt 158,59 %KH và 159,19 %CK; ba ba, cua đinh, càng đước 308.380 con, đạt 188,04 %KH và 196,10 %CK; trăn, rắn, kỳ đà, nhím,.... 118.458 con, đạt 116,14 %KH và 119,71 %CK. Sản phẩm cá sấu 2.220,31 tấn; ba ba, cua đinh, càng đước 182,87 tấn và trăn, rắn, kỳ đà, nhím,...74,46 tấn.

2.2. Thủy sản: Tổng sản lượng thủy sản 241.044 tấn (trong đó tôm 82.456 tấn, cá thủy sản khác 158.588

tấn), đạt 107,13 %KH và 108,24 %CK. Trong đó:a. Nuôi trồng thủy sản: - Diện tích canh tác thủy sản 125.410 ha, diện tích NTTS 125.767 ha, đạt 99,75 %KH

và 99,75 %CK; sản lượng 148.042 tấn (tôm 67.595 tấn; cá và thủy sản khác 80.447 tấn), đạt 106,74 % KH và 105,97 % CK.

- Chia theo phương thức nuôi: Tôm CN&BCN 10.770 ha (đạt 100,07%KH và 96,38 %CK), sản lượng 27.218 tấn (đạt 97,35 %KH và 95,05 %CK); tôm quảng canh cải tiến chuyên tôm 2.329 ha (đạt 83,12 %KH và 88,19 %CK), sản lượng 1.377 tấn (đạt 62,59 %KH và 72,82 %CK); tôm quảng canh cải tiến kết hợp 87.378 ha (đạt 109,21 %KH và 108,20 %CK), sản lượng tôm 32.371 tấn (đạt 113,58 %KH và 108,19 %CK), sản lượng cua, cá 55.071 tấn (đạt 121,84 %KH và 111,54 %CK); nuôi thủy sản trên đất tôm - lúa

2

Page 3: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

22.134 ha (đạt 76,32 %KH và 78,39 %CK), sản lượng tôm sú 5.440 tấn (đạt 77,71 %KH và 76,79 %CK), sản lượng tôm càng xanh 419 tấn (đạt 55,87 %KH và 114,17 %CK), sản lượng cua, cá 8.500 tấn (đạt 130,97 %KH và 111,71 %CK); diện tích nuôi cua, cá và thủy sản khác 3.156 ha (đạt 89,99 %KH và 96,40 %CK), sản lượng thủy sản các loại 10.091 tấn (đạt 125,90 %KH và 129,94 %CK). Sản lượng thủy sản thu tự nhiên trên ruộng lúa, trên đất muối, đất rừng 7.555 tấn (đạt 67,49 %KH và 107,13 %CK), trong đó tôm 770 tấn.

* Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng: 158 ha, đạt 39,50 %KH và 45,93 % CK; năng suất bình quân 9,37 tấn/ha, sản lượng 1.480 tấn, đạt 53,82 %KH và 61,64 % CK.

- Hiệu quả kinh tế 01 ha mô hình nuôi tôm sú CN&BCN: Năng suất từ 2,2 – 3,2 tấn; doanh thu từ 400 - 550 triệu đồng, chi phí sản xuất từ 200-250 triệu đồng; lợi nhuận từ 200- 300 triệu đồng, giá thành sản xuất từ 78.000 - 90.000 đồng/kg. Mô hình này tỷ lệ số hộ có lãi chiếm 70%, hòa vốn 15% và lỗ vốn 15%.

- Hiệu quả kinh tế 01 ha mô hình nuôi tôm QCCT kết hợp: Năng suất tôm bình quân 0,37 tấn, cua 0,13 tấn và cá 0,5 tấn; doanh thu từ 60- 85 triệu đồng, chi phí sản xuất từ 30-35 triệu đồng; lợi nhuận từ bình quân 30-50 triệu đồng. Mô hình này tỷ lệ số hộ có lãi chiếm 85%, còn lại 15% số hộ hòa vốn; cá biệt có những hộ lãi 60 – 80 triệu đồng.

b. Khai thác, đánh bắt hải sản:- Số phương tiện 1.155 tàu cá, đạt 103,77 %KH và 103,77 %CK; trong đó có 1.091 tàu

đăng ký, đăng kiểm (tàu cá đánh bắt xa bờ 373 tàu); tổng công suất 126.536 CV, công suất bình quân 115,98 CV/ tàu; tổng số thuyền viên 5.982 người; 11 tàu đang được xem xét cho đăng ký, đăng kiểm; 53 phương tiện đang được vận động chuyển đổi nghề và nâng cấp công suất tàu để đủ điều kiện đăng ký, đăng kiểm.

- Sản lượng khai thác biển và nội địa 93.002 tấn (tôm 14.861 tấn; cá và thủy sản khác 78.141 tấn), đạt 107,77 %KH và 112,05 %CK.

- Về hiệu quả khai thác: Nghề lưới rê cá chét, cá cháy, nghề lưới sù (rê 1 lớp) doanh thu trung bình từ 10-20 triệu đồng/chuyến (5-6 ngày), lãi từ 4-12 triệu đồng/chuyến, nếu trúng cá thì chỉ 3-4 ngày/chuyến thu lãi trên 15 triệu đồng; nghề cào đôi (công suất > 90CV) doanh thu trung bình từ 120-250 triệu đồng/chuyến (8-12 ngày), lãi từ 40-60 triệu đồng/chuyến; nghề cào đơn (công suất > 90 CV) lãi từ 20-40 triệu đồng/chuyến (20-25 ngày); nghề cào đơn, nghề lưới rê đi trong ngày (công suất < 50CV) thường ảnh hưởng bởi sóng to, gió lớn nên hiệu quả không cao. Đầu tháng 3 đến giữa tháng 5 và giữa tháng 8 biển êm, xuất hiện nhiều con ruốc nên các đội tàu có công suất <50CV chuyển sang đẩy te ruốc đem lại lợi nhuận cao, tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động dân cư vùng ven biển.

2.3. Lâm nghiệp: - Tổng diện tích đất lâm phần 5.840,4 ha, trong đó diện tích có rừng 4.017,8 ha (rừng

phòng hộ ven biển 3.154,4 ha, rừng đặc dụng 201,2 ha, rừng sản xuất 662,2 ha); diện tích NTTS và đất chuyên dùng 1.822,6 ha (trong đó rừng đặc dụng 553,5 ha, rừng phòng hộ 1.247,2 ha và rừng sản xuất 21,9 ha).

- Đất NTTS có rừng 7.317,3 ha (trong đó diện tích có rừng 2.194 ha, đất mặt nước NTTS 5.123,3 ha).

- Tổng diện tích có rừng 6.211,8 ha, cao hơn so với quy hoạch được duyệt đến năm 2010: 1.182,1 ha. Độ che phủ của rừng tập trung và cây lâu năm 8,55% diện tích tự nhiên (trong đó rừng tập trung 2,52% diện tích tự nhiên).

- Kết quả trồng rừng 950,07 ha, trồng cây phân tán 10 triệu cây; tỷ lệ cây sống trên 85%.

2.4. Diêm nghiệp: - Về sản xuất, tiêu thụ và lao động làm muối: Diện tích 3.487 ha (trong đó diện tích sản

xuất trải bạt 50 ha), sản lượng 266.092 tấn, trong đó muối trắng 36.719 tấn (mô hình trải bạt

3

Page 4: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

8.089 tấn), đạt 214,59 %KH và 654,42 %CK. Hiện còn tồn trong dân khoảng 80.000 tấn muối đen. Tổng số lao động làm muối 3.613 người, số hộ 1.806 hộ.

- Về hiệu quả sản xuất 01 ha: Đối với mô hình muối trải bạt: Doanh thu 88,98 triệu đồng, chi phí sản xuất (CPSX) 38,35 triệu đồng, giá thành sản xuất (GTSX) 237 đồng/kg, lợi nhuận 50,63 triệu đồng; đối với sản xuất muối truyền thống: Doanh thu 25,52 triệu đồng, CPSX 24,60 triệu đồng, GTSX 322 đồng/kg, lợi nhuận 0,92 triệu đồng; đối với sản xuất muối truyền thống kết hợp NTTS: Doanh thu 33,52 triệu đồng; CPSX 29,60 triệu đồng; lợi nhuận 3,92 triệu đồng.

- Về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho diêm dân: Tập huấn 08 lớp kỹ thuật sản xuất muối chất lượng cao tại huyện Đông Hải với 370 diêm dân tham gia. Theo dõi chất lượng bạt nhựa đang được sử dụng tại xã Điền Hải và tổ chức hội thảo mô hình sản xuất muối trải bạt tại xã Vĩnh Thịnh. Tổng kết 03 năm thực hiện Quyết định 161/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ và bàn biện pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ muối. Góp ý dự thảo Nghị định quản lý sản xuất, chế biến và kinh doanh muối. Chuẩn bị các điều kiện lập Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng muối tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2010-2015.

- Về thực hiện chính sách đối với diêm dân: Công ty Cổ phần Muối và Thương mại Bạc Liêu đã mua tạm trữ 5.000 tấn muối, DNTN Văn Kiệt thu mua 2.000 tấn. Thực hiện hỗ trợ cho 343 hộ diêm dân và 01 HTX, với tổng số tiền 1.013,54 triệu đồng, để bảo quản 22.188 tấn muối (trong đó: Hòa Bình 80 hộ, số tiền 296.890.000 đồng, bảo quản 5.938 tấn muối; Đông Hải 263 hộ + 01 HTX, số tiền 716.650.000 đồng, bảo quản 16.250 tấn muối). Đề xuất hỗ trợ 2.258,5 tấn muối bảo quản bị thiệt hại do ngập nước của 98 hộ (mức hỗ trợ 150 đ/kg).

3. Chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản và muối: - Chế biến, xuất khẩu thủy sản: Toàn tỉnh hiện nay có 25 nhà máy chế biến thủy sản,

chủ yếu là chế biến tôm đông lạnh với công suất thiết kế 61.700 tấn/năm. Hầu hết các nhà máy được đầu tư tương đối đồng bộ, công nghệ chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Sản lượng chế biến 27.264 tấn (trong đó tôm 25.443 tấn), đạt 83,63 %KH và 97,57 %CK; sản lượng xuất khẩu 24.201 tấn (trong đó tôm 22.215 tấn), đạt 80,67 %KH và 94,52 %CK. Giá trị hàng hóa xuất khẩu 215,63 triệu USD, đạt 98,01 %KH và 110,34 %CK; trong đó kim ngạch xuất khẩu trực tiếp 182,20 triệu USD, đạt 101,22 %KH và 110,19 %CK.

- Chế biến, xuất khẩu lương thực: Sản lượng thu mua, chế biến xuất khẩu 95.261 tấn gạo, đạt 68,04 %KH và 69,34 %CK; sản lượng xuất khẩu 76.437 tấn (trong đó xuất trực tiếp 17.500 tấn), đạt 95,55 %KH và 135,47 %CK; sản lượng xuất bán trong nước 45.642 tấn, đạt 114,11 %KH và 103,79 %CK. Giá trị hàng hóa xuất khẩu 32,35 triệu USD (trong đó xuất trực tiếp 5,55 triệu USD), đạt 107,84 %KH và 140,40 %CK và giá trị hàng hóa xuất bán trong nước 318.875 triệu đồng, đạt 99,65 %KH và 102,49 %CK.

- Chế biến, xuất khẩu muối: Sản lượng thu mua, chế biến 14.496 tấn muối, đạt 96,64 %KH và 103,63 %CK; sản lượng xuất bán trong nước 14.421 tấn, đạt 120,18 %KH và 151,43 %CK.

4. Kết quả thực hiện các biện pháp phục vụ sản xuất và bảo vệ sản xuất: 4.1. Công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông, khuyến ngư: - Xây dựng Chiến lược khoa học, công nghệ giai đoạn 2011 – 2020; phương án phát

triển cây ca cao năm 2010; tiêu chí xét sáng kiến cải tiến kỹ thuật; định mức hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thủy sản thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Tổ chức tham quan học hỏi mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Hậu Giang.

- Họp Hội đồng khoa học - kỹ thuật ngành nông nghiệp lấy ý kiến xét chọn các đề tài nghiên cứu năm 2011 theo yêu cầu của Hội đồng khoa học - kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu. Tổ chức chấm điểm các sáng kiến cải tiến kỹ thuật năm 2010. Dự hội nghị khoa học về phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với sự biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu

4

Page 5: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

Long do Trường Đại học Cần Thơ tổ chức. Tham gia Hội đồng khoa học - công nghệ thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học & Công nghệ, Hội đồng khoa học - kỹ thuật Trường Đại học Bạc Liêu thẩm định đề cương nghiên cứu khoa học.

- Hoàn chỉnh quy chế và kế hoạch hoạt động Hội đồng khoa học - kỹ thuật và Ban Biên tập bản tin nông nghiệp, nông thôn. Phát hành bản tin số 21, 22, 23, 24.

- Theo dõi, triển khai thực hiện, tổng kết các chương trình do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quốc gia đầu tư (chương trình chuyển tiếp năm 2009): Chương trình sản xuất lúa chất lượng cao theo qui trình “3 giảm, 3 tăng” vụ Đông Xuân tại huyện Hồng Dân với quy mô 46 ha, năng suất bình quân 6 tấn/ha, tổ chức hội thảo với 93 người dự, lợi nhuận tăng 3,17 triệu đồng/ha so với sản xuất bình thường; mô hình máy gặt đập liên hợp (thu hoạch 65 ha, tổ chức hội thảo với 58 người tham dự, lợi nhuận 0,5 triệu đồng/ha); mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp (tôm-cua-cá) với quy mô 49 ha, năng suất 1,4 tấn/ha (tôm sú 0,4 tấn/ha, cua 0,1 tấn/ha, cá rô phi 0,9 tấn/ha), tổ chức hội thảo với 120 người tham dự. Theo dõi, triển khai thực hiện Chương trình khuyến nông, khuyến ngư năm 2010: Mô hình nuôi gà thịt an toàn sinh học (cấp 15.240 con gà cho 81 hộ, sau 85 ngày nuôi đạt trọng lượng bình quân 1,8 kg/con, lợi nhuận khoảng 2.057.000 đồng/100 con); nuôi vịt thịt an toàn sinh học (cấp 4.440 con vịt cho 22 hộ, sau 90 ngày nuôi trọng lượng đạt 2,8 – 3,0 kg/con, lợi nhuận từ 2.000.000 – 2.270.000 đồng/100 con); trồng khổ qua (21 ha/63 hộ, năng suất 20 tấn/ha; lợi nhuận khoảng 39.734.000 đồng/ha); nuôi cua thương phẩm (60.000 con/6 ha/12 hộ, tỷ lệ sống 29%, lợi nhuận khoảng 47.272.000 đồng/ha); nuôi nghêu (3 ha, đã thả 12 tấn giống được 6 tháng tuổi, năng suất 14 tấn/ha); nuôi kết hợp tôm càng xanh trên ruộng lúa (giao 1.070.000 tôm giống cho 19 hộ/19 ha, tỷ lệ sống 40%, năng suất 300kg/ha, lợi nhuận khoảng 10.900.000 đồng/ha); tưới nước tiết kiệm (1,5 ha/15 hộ, sau khi lắp đặt các thiết bị, giảm được lượng nước tưới 15 -20 %); mô hình sản xuất lúa theo qui trình “3 giảm, 3 tăng” (145 ha, thực hiện vụ Thu Đông 115 ha, tập huấn 6 lớp với 216 người tham dự, năng suất đạt 5,5 - 6,3 tấn/ha, lợi nhuận khoảng 20.494.000 đồng/ha; vụ Đông Xuân 30 ha, lúa đang trong giai đoạn làm đòng đến trổ).

- Thực hiện các mô hình do tỉnh đầu tư: Mô hình nuôi gà Tàu (500 con/2 điểm, hao hụt 8,6%, trọng lượng bình quân 1,1-1,4 kg/con sau 3 tháng nuôi, lợi nhuận khoảng 2.792.000 đồng/100 con); mô hình trồng hoa lan Mokara (200 cây/3 điểm, cây phát triển tốt, một số đã trổ hoa); mô hình nuôi thử nghiệm gà H’mong (cấp 1.200 con, sau 3,5 tháng nuôi trọng lượng tối đa đạt 1,0 – 1,2 kg/con, hao hụt 16,7 %; lợi nhuận khoảng 4.618.000 đồng/100 con); mô hình trồng lúa trên đất tôm (02 ha/2 điểm, huyện Giá Rai bị thiệt hại 70% do nắng hạn khi lúa được 20 ngày; huyện Phước Long năng suất 4 tấn/ha, lợi nhuận khoảng 14.360.000 đồng/ha); mô hình nuôi tôm càng xanh (01 điểm 3.000 m2, lợi nhuận khoảng 7.500.000 đồng/3.000m2); mô hình nuôi cá lóc bằng vèo (01 điểm 20 m2, 3.000 con, lợi nhuận khoảng 8.075.000 đồng/20 m2); nuôi cá chình (01 điểm/1.000 m2, 2.000 con, tỷ lệ sống 30%, lợi nhuận khoảng 138.980.000 đồng/1.000 m2); mô hình tưới nhỏ giọt cho cây măng tây (1.000 m2/điểm, 2 điểm, đã lắp ráp và đang cho vận hành hệ thống); mô hình nuôi cá rô đầu vuông (1.000 m2 ở Hòa Bình, tỷ lệ sống 90%, trọng lượng 30 con/kg).

- Đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng quy trình sản xuất lúa Tài Nguyên tại Bạc Liêu” (đã báo cáo); “Xây dựng và chuyển giao mô hình nuôi trâu sinh sản theo phương thức bán chăn thả” (chờ báo cáo nghiệm thu cấp tỉnh).

- Thực hiện 52 chương trình khuyến nông, khuyến ngư trên sóng phát thanh truyền hình; phát hành 9 tờ tin khuyến nông; đã in ấn 16.600 cuốn tài liệu và 25.500 tờ bướm các loại, cấp phát 27.709 cuốn tài liệu (trong đó cấp phát tài liệu tồn của năm 2009: 19.169 cuốn) và 25.400 tờ bướm các loại; tập huấn kỹ thuật 289 lớp với 6.503 người tham dự, tập huấn mô hình 72 lớp với 2.102 người tham dự, tập huấn chuyên đề 70 lớp với 2.080 lượt người tham dự.

5

Page 6: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

- Tiếp tục theo dõi và hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh trên cây ca cao, hiện còn 4.961 cây (tỷ lệ sống đạt 15,31 %), trong đó có 45,66 % số cây phát triển tốt, 39,28% số cây phát triển trung bình và 15,06% số cây phát triển kém do nông dân chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất, thiếu quan tâm chăm sóc; hiện có khoảng 235 cây đã cho trái, đạt năng suất khá cao. Đang phối hợp Công ty COBA (Bình Chánh, TP HCM) chuẩn bị thu mua hạt cacao cho các hộ dân.

4.2. Công tác quản lý chất lượng, VSATTP nông, lâm, thủy sản và muối:- Tổ chức tuyên truyền các qui định của Nhà nước về đăng ký kiểm tra “Điều kiện

đảm bảo VSATTP” đối với các chủ cơ sở thu mua, sơ chế tôm nguyên liệu và phương tiện tàu cá; tuyên truyền và hướng dẫn điều kiện đảm bảo VSATTP đối với các cơ sở sản xuất đồ khô trên địa bàn TP Bạc Liêu, huyện Đông Hải trong dịp Tết Nguyên đán. Tổ chức tập huấn 15 lớp hướng dẫn, kiểm tra và chứng nhận điều kiện đảm bảo VSATTP tàu cá; tuyên truyền Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản cho 718 ngư dân và chủ phương tiện tàu cá. Tổ chức 5 lớp tập huấn phổ biến và hướng dẫn các qui định về VSATTP, thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP, thủ tục truy xuất nguồn gốc thủy sản, xử lý vi phạm trong lĩnh vực VSATTP thủy sản, ngăn chặn, kiểm tra tạp chất trong tôm nguyên liệu cho các chủ cơ sở thu mua sơ chế nguyên liệu thủy sản, có 178 lượt người tham dự và ký cam kết không vi phạm các qui định của pháp luật về VSATTP, không bơm chích và không kinh doanh, mua bán tôm nguyên liệu có chứa tạp chất. Thực hiện phóng sự tuyên truyền VSATTP trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Bạc Liêu (phát sóng 8 kỳ).

- Quản lý và cấp giấy chứng nhận cho 178/315 cơ sở đủ điều kiện kinh doanh (99/106 cơ sở thu mua; 07/07 cơ sở sơ chế; 68/197 tàu cá và 04/05 cơ sở sản xuất nước đá).

- Lấy 07 mẫu sản phẩm thủy sản (02 mẫu tôm sú, 02 mẫu cá biển, 02 mẫu tôm khô và cá khô, 01 mẫu cá trên tàu cá) kiểm soát VSATTP gửi Trung tâm vùng 5 phân tích, kết quả đạt tiêu chuẩn cho phép; lấy 157 mẫu (129 mẫu tôm sú thương phẩm, 07 mẫu tôm sú nguyên liệu, 16 mẫu tôm ở đầm nuôi và 05 mẫu nước) tại các trại sản xuất tôm giống và cơ sở nuôi tôm trên địa bàn tỉnh gửi Trung tâm vùng 5, kết quả phát hiện 05 mẫu tôm ở đầm nuôi có dư lượng kháng sinh vượt giới hạn cho phép, Chi cục QLCLNLS&TS đã tiến hành điều tra nguyên nhân và lấy mẫu tăng cường gửi Trung tâm vùng 5 kiểm tra, kết quả mẫu tăng cường đạt yêu cầu.

- Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nông, lâm sản, kiểm tra lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc BVTV đối với lúa, rau màu; lấy mẫu thịt gia súc, gia cầm tại các lò giết mổ và tại các quầy thịt ở các chợ kiểm tra vệ sinh thú y, VSATTP và phân tích các chỉ tiêu theo qui định.

- Thực hiện “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP năm 2010”: Đã lấy 8 mẫu thủy sản các loại gửi Trung tâm vùng 5 phân tích các chỉ tiêu Chloramphenicol, nấm mốc (kết quả các chỉ tiêu dưới giới hạn cho phép), đạt 100% KH; kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP ở 56 cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu, sản xuất nước đá và phương tiện tàu cá, đạt 147% KH.

- Giám sát 22 cuộc hội thảo do 13 Công ty thức ăn thủy sản tổ chức; tham dự Hội thảo về “Sản xuất muối chất lượng cao” tại huyện Hòa Bình.

4.3. Công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật: - Triển khai lịch thời vụ sản xuất và lịch xuống giống “né rầy” vụ mùa 2010; khuyến

cáo sử dụng các giống lúa phù hợp để canh tác cho từng thời vụ. - Tình hình dịch hại: Diện tích nhiễm sâu bệnh trên lúa cần phòng trừ trong năm

408.140 lượt ha, trong đó nhiễm nặng 28.226 ha; đã trừ 408.140 ha, đối tượng gây hại chủ yếu là rầy nâu (phát sinh 4 đợt trên trà lúa đông xuân, 4 đợt trên trà lúa hè thu, 1 đợt trên trà lúa mùa, diện tích cần phòng trừ 78.105 ha, trong đó nhiễm nặng 24.325 ha), bệnh đạo ôn (diện

6

Page 7: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

tích cần phòng trừ 87.552 ha, trong đó nhiễm nặng 3.091 ha), OBV (diện tích cần phòng trừ 58.120 ha), cháy bìa lá (diện tích cần phòng trừ 37.707 ha, trong đó nhiễm nặng 480 ha), khô vằn (diện tích cần phòng trừ 40.815 ha), khô đầu lá (diện tích cần phòng trừ 16.270 ha), lem lép hạt (diện tích cần phòng trừ 18.920 ha, trong đó nhiễm nặng 200 ha), sâu cuốn lá (diện tích cần phòng trừ 23.315 ha, trong đó nhiễm nặng 40 ha), sâu đục thân (diện tích cần phòng trừ 10.245 ha) và các đối tượng khác như: Bệnh vàng lá, đốm nâu, bù lạch, sâu đàn, nhện gié,...đã được phòng trừ hiệu quả. Diện tích nhiễm sâu bệnh trên rau màu cần phòng trừ 8.394 ha (trong đó nhiễm nặng 870 ha), chủ yếu là sâu tơ, sâu xanh, sâu xanh da láng, bệnh thán thư, sương mai, bọ nhảy,... đã được phòng trừ hiệu quả. Diện tích nhiễm sâu bệnh trên cây ăn trái cần phòng trừ 750 ha, đã trừ 555 ha, chủ yếu là sâu đục cành, dòi đục trái, bệnh thán thư,....Bắt và diệt 1.266.550 con chuột, 157.300 kg OBV và 1.581 kg trứng OBV.

- Công tác chỉ đạo phòng trừ dịch hại cây trồng: Duy trì 197 tổ xung kích chỉ đạo phòng trừ dịch rầy nâu. Phân công cán bộ kỹ thuật xuống tận địa bàn, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác chỉ đạo phòng trừ dịch hại cây trồng của các huyện, thành phố và cơ sở. Theo dõi diễn biến rầy nâu tại 24 bẫy đèn ở 5 huyện và thành phố trong tỉnh dự báo chính xác thời điểm phòng trừ rầy nâu, xác định đỉnh điểm, thời điểm tổ chức ra quân phun xịt rầy đồng loạt (tổ chức 187 cuộc hội thảo đầu bờ với 5.700 nông dân tham dự, cấp phát 3,6 tấn thuốc BVTV phòng trừ đạo ôn và 28.000 chai thuốc BVTV phòng trừ rầy nâu hại lúa, thực hiện 16 phóng sự và ra 7 thông báo khẩn trên sóng đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh). Phát động nông dân diệt chuột và OBV thường xuyên.

- Thực hiện các chương trình, dự án: Phát động nông dân tự ứng dụng Quy trình sản xuất “3 giảm, 3 tăng” 111.000 ha (ĐX

30.000 ha, HT 49.480 ha, TĐ 31.520 ha); Chương trình “né rầy” 104.000 ha (trong đó 27.000 ha lúa Đông Xuân, 40.000 ha lúa Hè Thu và lúa vụ mùa 37.000 ha).

Tổng kết mô hình cánh đồng sản xuất lúa bền vững 25 ha vụ Đông Xuân ở huyện Hòa Bình (tập huấn 2 lớp cho 25 nông dân, cấp 7 dụng cụ sạ hàng, 2 tấn phân hữu cơ vi sinh, 2,5 tấn lúa giống cấp xác nhận, 32,5 kg thuốc vi sinh trừ rầy nâu). Hiệu quả của mô hình so với ruộng nông dân sản xuất lúa trên cùng địa bàn: Lúa giống từ 154 kg giảm xuống còn 100 kg, phân bón từ 200 kg Urea giảm xuống còn 150 kg, số lần phun thuốc BVTV từ 10 lần giảm xuống còn 7 lần phun xịt, năng suất tăng thêm 620 kg/ha, chi phí sản xuất từ 18.017.000 đồng giảm xuống còn 17.498.000 đồng, giá thành sản xuất 3.348 đồng/kg lúa giảm xuống còn 2.916 đồng/kg, lợi nhuận thu được từ 3.503.000 đồng/ha tăng lên 6.502.000 đồng/ha (tăng 2.999.000 đồng/ha). Mô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực hiện 7 lớp, với 210 nông dân tham dự), hiệu quả của mô hình so với ruộng nông dân: năng suất tăng thêm 200 kg/ha, chi phí sản xuất từ 13.593.000 đồng giảm xuống còn 12.190.000 đồng, giá thành sản xuất 2.544 đồng/kg lúa giảm xuống còn 2.216 đồng/kg, lợi nhuận thu được từ 11.347.000 đồng/ha tăng lên 13.943.000 đồng/ha (tăng 2.596.000 đồng/ha); mô hình quản lý dinh dưỡng vụ Thu Đông (thực hiện 1 lớp, với 30 nông dân tham dự), hiệu quả của mô hình so với ruộng nông dân: năng suất tăng thêm 200 kg/ha, chi phí sản xuất từ 12.673.000 đồng giảm xuống còn 11.270.000 đồng, giá thành sản xuất 2.750 đồng/kg lúa giảm xuống còn 2.450 đồng/kg, lợi nhuận thu được từ 10.000.000 đồng/ha tăng lên 11.730.000 đồng/ha (tăng 1.730.000 đồng/ha); mô hình quản lý rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá vụ Hè Thu (12 lớp, có 360 nông dân tham dự, diện tích 360 ha), hiệu quả của mô hình so với ruộng nông dân: năng suất tăng thêm 100 kg/ha, chi phí sản xuất từ 13.322.000 đồng giảm xuống còn 12.059.000 đồng, giá thành sản xuất 2.565 đồng/kg lúa giảm xuống còn 2.199 đồng/kg, lợi nhuận thu được từ 13.013.000 đồng/ha tăng lên 15.242.000 đồng/ha (tăng 2.229.000 đồng/ha); mô hình quản lý rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá vụ Thu Đông (2 lớp, có 60 nông dân tham dự, diện tích 60 ha), hiệu quả của mô hình so với ruộng nông dân: năng suất tăng thêm 300 kg/ha, chi phí sản

7

Page 8: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

xuất từ 13.873.000 đồng giảm xuống còn 12.370.000 đồng, giá thành sản xuất 3.000 đồng/kg lúa giảm xuống còn 2.650 đồng/kg, lợi nhuận thu được từ 10.800.000 đồng/ha tăng lên 12.730.000 đồng/ha (tăng 1.930.000 đồng/ha); mô hình sản xuất lúa theo hướng GAP (phối hợp Cục Trồng trọt thực hiện 01 lớp ở vụ Hè Thu, với 30 nông dân tham dự, qui mô 30 ha), hiệu quả của mô hình so với ruộng nông dân: chi phí sản xuất từ 14.916.600 đồng giảm xuống còn 14.050.415 đồng, giá thành sản xuất 2.663 đồng/kg lúa giảm xuống còn 2.341 đồng/kg, lợi nhuận thu được từ 9.723.400 đồng/ha tăng lên 12.349.585 đồng/ha (tăng 2.626.185 đồng/ha). Chương trình “3 giảm, 3 tăng” tập huấn 400 lớp, cấp phát 12.000 tài liệu và 12.000 bảng so màu lá lúa cho 12.000 nông dân, diện tích đăng ký ứng dụng 12.000 ha, hiệu quả của mô hình so với ruộng nông dân: năng suất tăng thêm 100 kg/ha, chi phí sản xuất từ 14.393.000 đồng giảm xuống còn 12.804.000 đồng, giá thành sản xuất 2.699 đồng/kg lúa giảm xuống còn 2.315 đồng/kg, lợi nhuận thu được từ 10.617.000 đồng/ha tăng lên 13.002.000 đồng/ha (tăng 2.385.000 đồng/ha). Hưởng ứng Chương trình VSATTP: Tập huấn 30 lớp trồng rau an toàn, thực hiện 01 phóng sự sản xuất rau an toàn. Chương trình tập huấn nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả (triển khai thực hiện 255 lớp, với 7.650 nông dân tham gia). Theo dõi tình hình sinh trưởng và dịch hại trên cây ca cao; xây dựng chương trình quản lý dịch hại vụ Hè Thu năm 2010.

- Công tác kiểm dịch thực vật, kiểm định giống cây trồng: Kiểm tra 14.238 tấn nông sản tại 75 lượt kho dự trữ trên địa bàn tỉnh, phát hiện 15 loại côn trùng thông thường; kiểm tra các giống cây nhập ngoại, các loại cây trồng trong dân, các điểm mua bán và sản xuất giống, phát hiện bệnh chạy dây, thán thư, bù lạch trên dưa hấu; thán thư, chạy dây trên dưa leo và sâu tơ, sâu khoang trên củ cải Trung Quốc, sâu tơ, sâu khoang trên củ cải và cải rổ Đài Loan; ruồi đục trái trên khổ qua Thái Lan.

- Tập huấn các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp: Tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ cho 220 đại lý kinh doanh phân bón, thuốc BVTV (40 đại lý mới) và 35 đại lý kinh doanh giống cây trồng.

4.4. Công tác chăn nuôi - thú y: - Quản lý chăn nuôi: Theo dõi diễn biến đàn gia súc, gia cầm; chuyển giao các tiến bộ

kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học cho người chăn nuôi. Thực hiện các biện pháp kiểm soát, quản lý ấp nở và chăn nuôi thủy cầm (cấp 1.113 sổ với số lượng 476.769 con vịt thịt và vịt đẻ).

- Tình hình dịch bệnh: + Trong năm không phát sinh dịch cúm gia cầm, LMLM gia súc, nhưng vẫn xảy ra

một số bệnh thông thường: Tổng số heo bệnh 12.405 con (tụ huyết trùng, phó thương hàn, E.coli, sản khoa), chết 2.412 con; trâu, bò bị bệnh 28 con, chết 01 con; chó bệnh 732 con (Carre, viêm ruột), chết 195 con; gia cầm bệnh 17.000 con (tụ huyết trùng, E.coli, viêm xoang, Newcastle), chết 2.744 con.

+ Từ ngày 24/6 bệnh heo tai xanh phát sinh lẻ tẻ, đến ngày 20/10/2010 đã xảy ra ở 43 xã, phường, thị trấn thuộc 5 huyện và thành phố (chỉ có huyện Đông Hải không có heo tai xanh), tổng số heo tai xanh đã tiêu hủy 2.801 con (142.084,5 kg); ngày 01/9/2010 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định công bố dịch heo tai xanh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Quyết định 2152/QĐ-UBND) và đến ngày 11/11/2010 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định công bố hết dịch heo tai xanh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Quyết định 3007/QĐ-UBND).

- Công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm: + Triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,

Bộ Nông nghiệp & PTNT, UBND tỉnh Bạc Liêu về việc tăng cường kiểm soát VSATTP nông, lâm, thủy sản và công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

+ Tiêm phòng gia súc 228.180 liều (3 bệnh đỏ heo 162.830 liều, LMLM gia súc 32.816 liều, tai xanh 30.410 liều và dại chó 2.124 liều); cúm gia cầm 2.595.588 liều.

8

Page 9: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

+ Các Trạm kiểm dịch trực 24/24 kiểm soát chặt chẽ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm xuất, nhập tỉnh (kiểm dịch động vật 195.037 con heo; 1.190 con trâu, bò; 2.198.000 con gia cầm; 36,19 triệu quả trứng gia cầm và 1.414,63 tấn thịt hơi các loại).

+ Thường xuyên kiểm tra các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, chấn chỉnh tình hình vệ sinh, qui trình kiểm soát tại các lò mổ theo qui định (cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cho 21 cơ sở ấp trứng và 11 lò giết mổ, kiểm soát giết mổ 131.217 con heo, 1.018 con trâu, bò). Phân công cán bộ bám sát địa bàn, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các huyện, thành phố, nhất là những nơi có nguy cơ cao.

+ Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho mọi người dân hiểu biết về sự nguy hại của bệnh cúm gia cầm, bệnh LMLM gia súc, bệnh trên đàn heo vào mùa khô, bệnh dại chó, phòng chống bệnh cho gia súc vào đầu mùa mưa (thực hiện 9 chuyên đề và 61 phóng sự).

+ Thực hiện tiêu độc, sát trùng môi trường chăn nuôi được 4,84 triệu m2, sử dụng 4.275 lít Benkocid, 37 kg Chloramin B, 72 lít Iodine và 141 kg Virkons. Lấy 5.544 mẫu, trong đó kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng cúm gia cầm 1.295 mẫu (dương tính 882 mẫu, âm tính 413 mẫu), giám sát sự lưu hành của virus cúm gia cầm 3.857 mẫu (dương tính 582 mẫu, âm tính 3.275 mẫu), xét nghiệm bệnh heo tai xanh 383 mẫu (có 79 mẫu dương tính, 304 mẫu âm tính), xét nghiệm bệnh dịch tả heo 9 mẫu (có 5 mẫu dương tính, 4 mẫu âm tính).

+ Phân công cán bộ tham gia tập huấn về qui trình ứng phó nhanh với các ổ dịch cúm, tập huấn về Chương trình Heifer tại Cần Thơ, Chương trình FAO, dự án Nzaid, khí sinh học và dự hội thảo đánh giá rủi ro đối với virus độc lực HPAI. Hội thảo vịt chạy đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

4.5. Công tác thú y thủy sản:- Tình hình dịch bệnh: Diện tích tôm nuôi bị thiệt hại 21.605 ha (<50 %: 15.084 ha,

trong đó QCCT kết hợp 14.614 ha và QCCT chuyên tôm 470 ha; >50 %: 6.521ha, trong đó tôm CN&BCN 1.873 ha, QCCT chuyên tôm 83 ha, QCCT kết hợp 4.565 ha); diện tích tôm CN&BCN thiệt hại tập trung nhiều ở huyện Hòa Bình, thành phố Bạc Liêu, huyện Đông Hải; diện tích tôm QCCT thiệt hại tập trung nhiều ở huyện Giá Rai, Phước Long và Đông Hải.

- Công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản :+ Tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của UBND tỉnh Bạc Liêu về

nuôi trồng, phòng chống dịch bệnh thủy sản, vệ sinh môi trường,...+ Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng chống, khắc phục thiệt hại diện tích NTTS:

Đối với diện tích đang có tôm, diện tích thả nuôi mới và diện tích đã bị thiệt hại (về cải tạo ao đầm, gia cố bờ bao giữ nước; chọn giống đạt chất lượng, xét nghiệm mầm bệnh trước khi thả nuôi; bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho tôm, thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm nuôi; không xả nước có mầm bệnh và bơm sình bùn ra kênh rạch công cộng,...).

+ Xét nghiệm 24.558 mẫu tôm (có 7.719/18.054 mẫu nhiễm MBV, 39/3.419 mẫu nhiễm đốm trắng, 35/3.085 mẫu nhiễm đầu vàng) và 295 mẫu nước (có 23 mẫu nhiễm khuẩn phát sáng).

+ Kiểm tra, kiểm dịch 5.048,99 triệu con tôm, cá giống (trong đó 4.190,34 triệu con tôm, cá giống sản xuất trong tỉnh; xuất ương thuần hóa 175,66 triệu con và 356 xe nhập tỉnh với 682,99 triệu con tôm giống). Qua kiểm tra, kiểm dịch phát hiện 49,68 triệu con tôm giống nhiễm bệnh, đã xử lý hết bệnh 18,87 triệu con, số còn lại tiêu hủy. Kiểm dịch 500 con ba ba thương phẩm, giám sát 1.698 tôm sú bố mẹ.

+ Quản lý kiểm tra cấp mới và cấp đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho 406/687 cơ sở (141/190 cơ sở sản xuất tôm sú giống; 05/36 cơ sở sản xuất cua giống; 88/198 cơ sở ương thuần tôm sú giống; 172/263 cơ sở thuốc thú y, thức ăn). Có 37 cơ sở sản xuất tôm giống được công bố chất lượng hàng hóa. Căn cứ Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT

9

Page 10: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

ngày 05/7/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, qua kiểm tra về điều kiện VSTY thì số cơ sở đạt loại A chiếm 10 %, cơ sở đạt loại B chiếm 90 %.

4.6. Công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:- Công tác đăng ký, đăng kiểm: Thực hiện đăng ký 52 phương tiện (đóng mới 11, mua

ngoài tỉnh 33, đăng ký mới 8), đăng kiểm 1.062 phương tiện (gia hạn 993, cải hoán 45, sang tên 24), bán ngoài tỉnh 10 phương tiện; cấp mới, cấp lại và gia hạn 604 giấy phép khai thác thủy sản. Triển khai tập huấn Quy chế chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu và ghi nhật ký khai thác thủy sản (theo Quyết định số 3477/BNN-KTBVNL của Bộ Nông nghiệp & PTNT): Đã tập huấn được 19 lớp cho 840 ngư dân; cấp 726 giấy chứng nhận với sản lượng 568,63 tấn thủy sản khai thác; cấp 100 cuốn sổ nhật ký khai thác, lắp và hướng dẫn cách sử dụng 146 máy thu trực canh (Đông Hải 145 máy, Hoà Bình 01 máy). Phối hợp với dự án GTZ tổ chức 10 lớp “Bồi dưỡng nghiệp vụ đi biển cho thuyền viên” với 500 người tham dự.

- Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản (BVNLTS): Triển khai Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ về việc Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. Tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; cấp phát tờ rơi ngư trường khai thác cá vụ Bắc cho các huyện, thành phố và ngư dân ven biển (cấp 910 cuốn sổ tay, 710 tờ bướm và 1.307 tờ rơi). Báo cáo công tác triển khai Chỉ thị số 689/CT-TTg về một số biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới biển và Nghị định số 33; tổng kết khai thác thủy sản vụ Nam và triển khai khai thác thủy sản vụ Bắc năm 2010. Xác minh nhân thân mãn hạn tù tại Malaysia theo Công văn số 1626/UBND-NV ngày 07/9/2010 và số 1694/UBND-NV ngày 15/9/2010 của UBND tỉnh Bạc Liêu. Xử lý việc sử dụng hóa chất độc hại bắt tôm càng xanh, tôm lóng tại huyện Phước Long và Hồng Dân; xử lý vi phạm Chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Giải tỏa đáy trên tuyến sông và cửa biển ở thị trấn Gành Hào (đã cắt được 12 phao và giao tang vật cho Đồn Biên Phòng 668 quản lý). Thả trên 4 triệu con tôm post ra biển để tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ngày 21/02/2010 ngư dân phát hiện xác cá Voi đang trôi dạt trên biển cách cửa biển cống Cái Cùng khoảng 28 hải lý, ước tính chiều dài khoảng 14m, ngang 4m, nặng trên 10 tấn; đã đưa cá voi vào bờ xử lý, bộ xương cá voi được đặt ở nhà trưng bày xã Vĩnh Thịnh. Ngày 18/5/2010 tại cửa biển Gành Hào ở vị trí có tọa độ 8026’00’’ N và 105014’00’’ E ngư dân phát hiện 01 con cá Nhám Voi có chiều dài 10 m, rộng 5m, cao 1,8m, nặng khoảng 11 tấn, đã đưa xác vào bờ mổ bỏ nội tạng, thịt, xử lý ướp giữ nguyên hình dáng cá để trưng bày tại Lăng Ông, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải. Ngày 30/9/2010, tàu cá BL 93799 TS đang đánh bắt cách bờ biển Bạc Liêu - Cà Mau 23 hải lý thì phát hiện một con cá voi nặng khoảng 4 tấn bị mắc lưới, sau đó cá voi được kéo vào bờ và chôn tại Lăng Ông Nam Hải (ấp 1, thị trấn Gành Hào). Hoàn chỉnh Qui định về quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Công tác hỗ trợ ngư dân theo QĐ 289 và 965 của Thủ tướng Chính phủ: Đã giải ngân hỗ trợ 121,71 triệu đồng/353 hồ sơ (Đông Hải 21,39 triệu đồng, TX Bạc Liêu 65,59 triệu đồng, Giá Rai 4,45 triệu đồng, Vĩnh Lợi 6,95 triệu đồng, Hòa Bình 23,33 triệu đồng).

4.7. Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng: - Kiểm tra thường xuyên đối với 386 tổ chức và cá nhân nhận hợp đồng khoán bảo vệ

rừng. Tổ chức tuần tra quản lý bảo vệ rừng, kiểm soát lâm sản 1.167 đợt, phát hiện xử lý 38 vụ vi phạm, phạt tiền 28,55 triệu đồng; tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật 923 đợt cho trên 5.370 lượt người.

- Về quản lý động vật hoang dã: Cấp sổ gây nuôi 50.000 con cá sấu; 9.378 con ba ba, cua đinh; 1.020 con trăn, rắn; 1.564 con kỳ đà, nhím, chồn hương và heo rừng. Cấp

10

Page 11: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

phép vận chuyển 68.538 con cá sấu, 5.704 con trăn đất, 415 con càng đước, 530 con kỳ đà, 130 tấm da trăn và 680 tấm da cá sấu.

- Kiểm tra thường xuyên đối với 55 cơ sở mua bán, kinh doanh và chế biến lâm sản, nhìn chung các cơ sở đều thực hiện tốt các qui định của Nhà nước.

- Rừng đặc dụng Vườn chim Bạc Liêu, khu Canh Điền – Đông Hải: Thường xuyên tổ chức tuần tra bảo vệ rừng, đã tổ chức trên 250 lượt tuần tra, không có trường hợp xâm nhập trái phép vào Vườn chim; theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt, các loài chim hoang dã về cư trú tăng lên. Theo khảo sát của Viện Sinh học nhiệt đới tại Vườn chim Bạc Liêu hiện có 100 loài chim (tăng 23 loài so với năm 2003), trong đó có 09 loài chim quí hiếm trong sách đỏ Việt Nam là Bồ Nông chân xám, Quắm đầu đen, Quắm đen, Cốc đế, Cò lạo Ấn Độ, Điêng điểng, Đuôi cụt bụng đỏ, Sả Hun, chim khách đuôi xẻ đến cư trú; có 02 loài thú quý hiếm trong sách đỏ như Mèo rừng, Rái cá; có 181 loài thực vật đại diện cho hệ sinh thái rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long (đặc biệt có 01 loài trong sách đỏ Việt Nam là cây Chùm Lé); hệ thống kênh mương nội vùng đã được nạo vét nên đã giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước. Tổ chức thực hiện tốt phương án PCCCR mùa khô 2009 - 2010 không để xảy ra cháy rừng (Phân công lực lượng trực 24/24, chuẩn bị sẵn sàng 3 máy chữa cháy chuyên dụng, lấy nước theo triều cường; dọn cỏ, thu gom vật liệu dễ cháy khu vực bờ bao Vườn chim và dọn tuyến trong rừng 6.600 m, thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, dự báo cấp cháy rừng, xây dựng xong 01 thang canh lửa, kiểm tra PCCCR 5 đợt, huấn luyện nghiệp vụ PCCCR cho 40 người, thực tập phương án chữa cháy với 42 người tham gia). Thực hiện xong Phương án tỉa thưa làm giàu rừng đặc dụng khu Canh Điền 70 ha (sản lượng lâm sản tỉa thưa thấp so với phương án; sản phẩm lấy ra chủ yếu là róng chỉ, củi; rừng sau khi tỉa thưa phát triển tốt). Dự án GTZ (giám sát, điều tra đa dạng sinh học, chăm sóc vườn ươm 10.000 cây rừng ngập mặn, trồng 2.100 gốc tre xung quanh bờ bao Vườn chim; mua 02 máy chữa cháy chuyên dụng và 520 m ống phục vụ chữa cháy, nạo vét 3 kênh nội vùng và hồ chứa nước ngọt). Dự án VCF (nạo vét cải tạo sinh cảnh 05 kênh nội vùng, mua sắm thiết bị văn phòng, phối hợp Viện Sinh học nhiệt đới tập huấn 3 lớp khảo sát đa dạng sinh học đối với động vật, tuần tra quản lý bảo vệ rừng). Hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng 02 kênh lấy nước và 01 cống lấy nước phía Tây Vườn chim Bạc Liêu do Công ty khảo sát dầu khí Salamender tài trợ (khoảng 250 triệu đồng). Tổ chức lễ khởi công khu du lịch sinh thái Vườn chim do tập đoàn FIDECO (Công ty Cổ phần Ngoại thương và Phát triển đầu tư TP Hồ Chí Minh) đầu tư.

4.8. Thủy lợi - TNNĐ, điều tiết nước phục vụ sản xuất, PCLB &TKCN: - Quản lý, khai thác, bảo vệ các công trình thủy lợi: Thực hiện tốt công tác quản lý,

khai thác hệ thống cống, đập; duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các cống đầu mối bị hư hỏng, xuống cấp, nạo vét các kinh mương bị bồi lắng. Phối hợp với các sở, ngành có liên quan khảo sát các hạng mục công trình đê, kè bị hư hỏng, xuống cấp cần duy tu, sửa chữa năm 2010. Điều tra các mô hình ô thủy lợi khép kín của huyện Phước Long và Hồng Dân để nhân rộng cho các huyện, thành phố còn lại trong tỉnh. Kiểm tra và đề xuất xây dựng 02 cầu giao thông tại đầu kênh VP 19 và VP 21 trên tuyến lộ Vĩnh Mỹ - Phước Long. Thống kê diện tích chiếm đất của các công trình thủy lợi; hiện trạng và định hướng phát triển trạm bơm điện trên địa bàn tỉnh đến năm 2013. Khảo sát các vị trí đặt trạm bơm điện giai đoạn 2010-2015.

- Thủy lợi - TNNĐ: Thi công 510 công trình, với chiều dài 774,81 km, khối lượng 5,51 triệu m3, vốn đầu tư 55,51 tỷ đồng. Thường xuyên kiểm tra, gia cố các đập ngăn mặn vùng ngọt hoá. Theo dõi diễn biến nguồn nước, kiểm tra độ mặn trên các trục kênh trong vùng ngọt ổn định; tình hình thực hiện Dự án công trình phân ranh mặn ngọt tỉnh Sóc Trăng - Bạc Liêu tại địa bàn huyện Giá Rai, xác định một số tuyến kênh tạo nguồn dẫn ngọt từ tỉnh Sóc Trăng. Lập đề án kiên cố hoá kênh mương các cấp và đề án các trạm bơm điện; phương án xây dựng ô thủy lợi khép kín toàn tỉnh giai đoạn 2011-2015; tổng hợp các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo chương trình 134, 135, 30 a. Chọn điểm thực hiện mô hình mẫu về quản lý thủy lợi. Kiểm tra thực tế 20 tuyến kênh cấp II ngoài

11

Page 12: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp tại huyện Đông Hải; khảo sát đào mới kênh thủy lợi địa bàn huyện Giá Rai - Đông Hải. Theo dõi việc đầu tư nâng cấp hệ thống kè, bờ bao tại hạ lưu các cống trên địa bàn huyện Hòa Bình. Phối hợp Điện lực Bạc Liêu thực hiện công tác lập qui hoạch Trung tâm Điện lực Bạc Liêu tại khu vực Cái Cùng, Đông Hải.

* Kết quả xây dựng các ô đê bao khép kín: 120 ô đê bao khép kín (trong đó huyện Hồng Dân 113 ô và huyện Phước Long 7 ô), với diện tích phục vụ 4.948 ha, tổng vốn đầu tư 9.600 triệu đồng. Việc xây dựng các ô thủy lợi khép kín mang lại hiệu quả thiết thực, giúp nông dân tiết kiệm được chi phí đầu vào, do chủ động được nguồn nước nên xuống giống đồng loạt, hạn chế được hao hụt, tiết kiệm được lúa giống, tiết kiệm được nhiên liệu bơm tát, tuân thủ được lịch thời vụ, hạn chế sâu bệnh tấn công gây hại, năng suất tăng lên đáng kể. Việc thành lập các tổ hợp tác bơm nước giúp nông dân chủ động được nguồn nước thuận lợi trong việc tiêu úng, xổ phèn; đảm bảo không bị xâm nhập mặn khi thực hiện điều tiết nước phục vụ NTTS.

- Điều tiết nước phục vụ sản xuất: Thực hiện lịch Điều tiết nước (ĐTN) mặn cho vùng chuyển đổi sản xuất phía Bắc QLIA, đến giữa tháng 5/2010 toàn bộ diện tích NTTS đã có đủ nước mặn. Trong quá trình ĐTN mặn đã nhiều lần xâm nhập vào vùng ngọt ổn định của tỉnh qua hệ thống kênh Nàng Rền, kênh Mỹ Quới (đợt ĐTN ngày 16-21/02/2010 và đợt đầu tháng 4/2010) và đã được Ban Chỉ đạo ĐTN tỉnh chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp như: Điều chỉnh lịch ĐTN, mở cống Hộ Phòng, cống Giá Rai để tiêu nước mặn ra, đắp 51 đập tạm trên tuyến Cầu Sập – Ngan Dừa, kênh Bà Chăng, ranh Sóc Trăng để giữ nước ngọt và chống xâm nhập mặn vào nội đồng; khơi thông luồng lạch, nạo vét hạ lưu cống Cầu Sập, mở cống Cầu Sập; dùng hệ thống máy bơm bớm rút nước mặn,... Về cơ bản sản xuất lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu của tỉnh vẫn thu được kết quả tốt. Thực hiện mở các cống dọc Quốc lộ IA và phía Đông Nàng Rền để tiêu thoát nước khắc phục tình trạng ngập úng.

- Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB & TKCN): Báo cáo tổng kết công tác PCLB & TKCN năm 2009; xây dựng kế hoạch, biện pháp PCLB & TKCN 2010; tiếp nhận và phân phối trang thiết bị phục vụ công tác PCLB năm 2010 cho các huyện, thành phố và một số sở, ban ngành tỉnh (5 bộ nhà bạt, 500 áo phao và 500 phao cứu sinh); xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020 của tỉnh Bạc Liêu. Theo dõi diễn biến thời tiết, thiên tai, thiệt hại trên địa bàn tỉnh và cập nhật thông tin trên trang Web PCLB & TKCN. Phối hợp với Bộ đội Biên phòng tiến hành kiểm tra bảo dưỡng 26 trạm thông tin bộ đàm phục vụ công tác PCLB & TKCN năm 2010. Phối hợp Bộ đội Biên phòng, Đài thông tin Duyên Hải Cần Thơ, các huyện, thành phố ven biển tổ chức 08 lớp tập huấn PCLB&TKCN, có 506 ngư dân khai thác thủy sản trên biển tham dự; điều tra, thống kê số hộ, số nhà cần sơ tán để tránh bão, áp thấp nhiệt đới năm 2010. Phân công trực và theo dõi diễn biến các cơn bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên biển Đông. Trong năm 2010 lốc xoáy làm sập và tốc mái 127 căn nhà, làm bị thương 02 người và hỏng 60 ăngten ti vi, sét đánh làm chết 01 người, 01 vụ sạt lở đất ven kênh Phước Long- Vĩnh Mỹ (chiều rộng 5,2 - 8 m, chiều dài 269 m) làm sập nhà của 37 hộ dân, 01 vụ sạt lở ở hạ lưu cống Láng Tròn với chiều dài 17,8m, chiều rộng 15 m, làm ảnh hưởng 2 căn nhà; tổng thiệt hại ước tính 2.108,03 triệu đồng. Xảy ra 8 trường hợp tai nạn trên biển (5 tàu bị chìm đã cứu được 25 thuyền viên và 1 thuyền viên bị chết do kẹt dưới hầm máy, trục vớt được 3 tàu; 2 thuyền viên đi trên tàu cá bất cẩn rớt xuống biển mất tích; 2 thuyền viên trên tàu cá mất tích không rõ nguyên nhân); 1 tàu cá bị Hải quân Malaysia bắt giữ (trên tàu có 8 thuyền viên, hiện nay chưa được về nước); 1 trường hợp tranh chấp ngư trường khai thác. Phối hợp UBND các huyện, thành phố điều tra, đánh giá mức độ thiệt hại và đề xuất khắc phục thiệt hại do úng ngập (tổng giá trị thiệt hại 358.693,69 triệu đồng, trong đó thiệt hại về sản xuất nông

12

Page 13: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

nghiệp, NTTS và muối 265.708,84 triệu đồng, thiệt hại về hạ tầng giao thông 92.984,85 triệu đồng).

- Quản lý đê điều: Kiểm tra các công trình vi phạm hành lang bảo vệ đê biển Đông, lập biên bản 18 trường hợp lấn chiếm hành lang đê (13 trường hợp xây dựng nhà, 03 trường hợp cắm 187 cột điện, 01 trường hợp trồng hoa màu, 02 trường hợp sên vuông tôm) và các hộ dân đập phá 813 cọc tiêu trên tuyến đê biển Đông; xử lý 02 trường hợp dựng cột điện trong hành lang bảo vệ đê thuộc địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu và xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình; lập phương án di dời các hoạt động vi phạm hành lang đê; triển khai thực hiện Công văn số 21/SNN-TL ngày 22/01/2010 về việc xử lý kiên quyết và triệt để các hoạt động mới phát sinh nằm trong phạm vi bảo vệ hành lang đê điều; lập dự toán duy tu sửa chữa đê, kè. Kiểm tra xử lý đoạn kè chống xói lở cửa biển Gành Hào. Tổng hợp danh mục dự án đê điều ứng phó với biến đổi khí hậu ưu tiên đầu tư giai đoạn 2010-2015.

4.9. Công tác giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản :- Nhìn chung công tác giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản phục vụ sản xuất của

các cơ sở, doanh nghiệp, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất.- Công tác giống tại Trung tâm Giống nông nghiệp - thủy sản:+ Lúa giống nhập 1.499,13 tấn, xuất bán 1.405,23 tấn, tồn 93,9 tấn; sản xuất và cung

ứng 5.306 cây giống các loại; trại heo giống đã xuất bán 1.739 con heo và 1.680 liều tinh. + Sản xuất và cung ứng 11,39 triệu con tôm sú giống; 150.000 con tôm càng xanh;

233.000 con cua giống.4.10. Cung ứng vật tư nông nghiệp: Nhìn chung công tác chuẩn bị vật tư, nhiên liệu

phục vụ sản xuất của các cơ sở, doanh nghiệp cơ bản đáp ứng được yêu cầu. 5. Kết quả hoạt động của DNNN và các đơn vị sự nghiệp có thu:5.1. Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi: Tổng doanh thu 1.439 triệu

đồng, nộp ngân sách 150 triệu đồng, lợi nhuận 115 triệu đồng. 5.2. Trung tâm Giống nông nghiệp - thủy sản: Tổng doanh thu 21.051,22 triệu đồng,

tổng chi phí 19.611,82 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế 1.439,40 triệu đồng. 5.3. Trung tâm Nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn: Tổng doanh thu

5.961,08 triệu đồng, tổng chi phí 5.620,11 triệu đồng (trong đó nộp thuế TNDN 268,74 triệu đồng), lợi nhuận 340,97 triệu đồng.

II. XÂY DỰNG CƠ BẢN, CHƯƠNG TRÌNH MTQG & CTMT: - Tổng vốn kế hoạch năm 2010: 225.005,01 triệu đồng, trong đó vốn còn lại năm

2009: 57.726,5 triệu đồng (vốn CĐNS 519,21 triệu đồng; vốn XSKT 2.932,52 triệu đồng; vốn TPCP 22.070 triệu đồng, vốn CTMT và HTMT 22.689,24 triệu đồng, vốn SNKT 8.531,83 triệu đồng và vốn vay 132: 983,7 triệu đồng) và vốn kế hoạch năm 2010: 167.278,51 triệu đồng (vốn tài trợ nước ngoài 3.254,33 triệu đồng; vốn CĐNS 17.505,81 triệu đồng; vốn XSKT 1.697 triệu đồng; vốn TPCP 59.000 triệu đồng, vốn CTMT và HTMT 55.734,98 triệu đồng, vốn SNKT 30.086,39 triệu đồng).

- Kết quả thực hiện: Tổng vốn thực hiện đến 28/01/2011: 209.003,98 triệu đồng, đạt 92,86%KH; tổng vốn giải ngân 157.327,66 triệu đồng, đạt 69,92 %KH (vốn còn lại năm 2009 chuyển sang năm 2010: 42.891,52 triệu đồng, vốn KH năm 2010: 114.436,14 triệu đồng); tổng vốn tạm ứng 51.676,32 triệu đồng (vốn còn lại năm 2009 chuyển sang năm 2010: 11.264,32 triệu đồng, vốn KH năm 2010: 40.412 triệu đồng). Chia theo các nguồn vốn cụ thể như sau:

+ Vốn cân đối ngân sách (CĐNS): Tổng vốn KH năm 2010: 18.025,02 triệu đồng (trong đó vốn còn lại năm 2009 chuyển sang năm 2010: 519,21 triệu đồng, vốn kế hoạch năm 2010: 17.505,81 triệu đồng); tổng vốn giải ngân 13.862,01 triệu đồng, đạt 76,9%KH (vốn còn lại năm 2009 chuyển sang năm 2010: 410,2 triệu đồng, vốn KH năm 2010: 13.451,81 triệu đồng); tổng vốn tạm ứng 3.540 triệu đồng (vốn KH năm 2010).

13

Page 14: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

+ Vốn xổ số kiến thiết: Tổng vốn KH năm 2010: 4.629,52 triệu đồng (trong đó vốn còn lại năm 2009 chuyển sang năm 2010: 2.932,52 triệu đồng, vốn kế hoạch năm 2010: 1.697 triệu đồng); tổng vốn giải ngân 4.629,52 triệu đồng (trong đó vốn còn lại năm 2009 chuyển sang năm 2010: 2.932,52 triệu đồng, vốn kế hoạch năm 2010: 1.697 triệu đồng), đạt 100%KH.

+ Vốn Trái phiếu Chính phủ: Tổng vốn kế hoạch năm 2010: 81.070 triệu đồng (trong đó vốn còn lại năm 2009 chuyển sang năm 2010: 22.070 triệu đồng, vốn kế hoạch năm 2010: 59.000 triệu đồng); tổng vốn giải ngân 37.372 triệu đồng, đạt 46,09%KH (vốn còn lại năm 2009 chuyển sang năm 2010: 14.954 triệu đồng, vốn KH năm 2010: 22.418 triệu đồng); tổng vốn tạm ứng 43.580 triệu đồng (vốn còn lại năm 2009 chuyển sang năm 2010: 7.095 triệu đồng, vốn KH năm 2010: 36.485 triệu đồng).

+ Vốn HTMT: Tổng vốn kế hoạch năm 2010: 62.032,9 triệu đồng (trong đó vốn còn lại năm 2009 chuyển sang năm 2010: 22.250,9 triệu đồng, vốn kế hoạch năm 2010: 39.782 triệu đồng); tổng vốn giải ngân 53.441,23 triệu đồng, đạt 86,14 %KH (vốn còn lại năm 2009 chuyển sang năm 2010: 15.465,23 triệu đồng, vốn KH năm 2010: 37.976 triệu đồng); tổng vốn tạm ứng 4.529,32 triệu đồng (vốn còn lại năm 2009 chuyển sang năm 2010: 4.169,32 triệu đồng, vốn KH năm 2010: 360 triệu đồng).

+ Vốn CTMT: Tổng vốn kế hoạch năm 2010: 16.391,32 triệu đồng (trong đó vốn còn lại năm 2009 chuyển sang năm 2010: 438,34 triệu đồng, vốn KH năm 2010: 15.952,98 triệu đồng); tổng vốn giải ngân 15.737,86 triệu đồng (vốn còn lại năm 2009 chuyển sang năm 2010: 177 triệu đồng, năm 2010: 15.560,86 triệu đồng), đạt 96,01 %KH.

+ Vốn JICA: Dự án thủy lợi Vĩnh Phong (vốn kế hoạch đã bố trí 3 năm 2009- 2011: 17.614 triệu đồng), chưa giải ngân.

+ Vốn tài trợ: Tổng vốn kế hoạch năm 2010: 3.254,33 triệu đồng (vốn KH năm 2010); tổng vốn giải ngân 2.569,45 triệu đồng, đạt 78,95 %KH.

+Vốn 132: Tổng vốn kế hoạch năm 2010: 983,7 triệu đồng (vốn còn lại năm 2009 chuyển sang năm 2010), tổng vốn giải ngân 980 triệu đồng, đạt 99,62 %KH.

+ Vốn SNKT: Tổng vốn kế hoạch năm 2010: 38.618,22 triệu đồng (trong đó vốn còn lại năm 2009 chuyển sang năm 2010: 8.531,83 triệu đồng, vốn KH năm 2010: 30.086,39 triệu đồng); tổng vốn giải ngân 28.735,6 triệu đồng (vốn còn lại năm 2009 chuyển sang năm 2010: 7.972,57 triệu đồng, vốn KH năm 2010: 20.763,03 triệu đồng), đạt 74,41%KH; vốn tạm ứng 27 triệu đồng thuộc Quy hoạch tổng thể sử dụng đất lúa tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

+ Đề xuất phân khai các dự án, công trình ưu tiên và mức đầu tư thuộc Dự án quản lý thủy lợi phục vụ Phát triển nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (WB 6), Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) và báo cáo tình hình thực hiện các dự án theo yêu cầu.

III. PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN: - Theo dõi tình hình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường,

trạm), xây dựng nông thôn mới cấp xã. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh tế tập thể năm 2009 và phương hướng hoạt động năm

2010; tổng kết 5 năm (2006-2010) và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2011-2015. Toàn tỉnh hiện có 70 HTX thuộc lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản (47 HTX nông nghiệp và 23 HTX thủy sản), với 6.120 xã viên, tổng vốn điều lệ 10.090 triệu đồng; kết quả rà soát tình hình hoạt động các HTX và đánh giá phân loại có 23 HTX đạt loại khá, 28 HTX trung bình, 12 HTX yếu kém, 7 HTX chưa phân loại do mới thành lập; 1.356 tổ hợp tác (thành lập mới 87 tổ hợp tác theo Nghị định 151/NĐ-CP của Chính phủ), với 23.564 thành viên; toàn tỉnh hiện có 13.708 trang trại (nông nghiệp 1.636 trang trại , thủy sản 11.930 trang trại, KTTH 3 trang

14

Page 15: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

trại và chăn nuôi đông vật hoang dã 139 trang trại); tổng số lao động 48.824 người. Phối hợp với Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội thảo: “HTX hiện trạng và cơ hội phát triển”.

- Đưa 33 cán bộ HTX, cán bộ quản lý kinh tế tập thể của huyện, thành phố tham gia lớp “Phân tích báo cáo tài chính và ra quyết định tài chính”, “Nâng cao kỹ năng tiếp thị trong HTX” và “Kỹ năng mềm trong quản lý và sự phát triển bền vững trong HTX”, “Tổ chức sản xuất theo hợp đồng và thực hiện GAP trong HTX”, “Lập dự án để vay vốn tín dụng nông thôn”,... do Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp & PTNT II tổ chức.

- Báo cáo rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ở cấp xã (năm 2010 có 25 xã đạt từ 30 - 40% BTCQG; 16 xã đạt >40 - 50% BTCQG; 07 xã đạt >50 - 60% BTCQG và 02 xã đạt >60% BTCQG); xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện CTMTQG về xây dựng nông thôn mới năm 2010 – 2011 trên địa bàn tỉnh. Triển khai rà soát, lập qui hoạch xã theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; đề xuất thành viên tổ giúp việc BCĐ xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh. Dự thảo kế hoạch và qui chế hoạt động của BCĐ cấp tỉnh thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2020. Triển khai Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ đến Phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện và Phòng Kinh tế TP Bạc Liêu; Công văn số 3846/BNN – KTHT ngày 22/11/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc hướng dẫn lập kế hoạch phấn đấu đạt tiêu chuẩn huyện nông thôn mới theo Quyết định 491/QĐ-TTg trên địa bàn huyện Phước Long; sổ tay xây dựng nông thôn mới (cấp xã) và các văn bản hướng dẫn thi hành cho UBND các huyện, thành phố và các xã trên địa bàn tỉnh. Cử cán bộ tham gia lớp tập huấn về nông thôn mới.

- Báo cáo sơ kết 3 năm 2006-2008 thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

- Báo cáo kết quả thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 giai đoạn II và giám sát việc triển khai thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2010 (hỗ trợ giống lúa, giống heo, gà, vịt, thủy sản các loại,... giá trị là 1.270,63 triệu đồng cho 1.029 hộ nghèo; tổ chức 27 cuộc tập huấn khuyến nông, hội thảo và tham quan học tập các mô hình sản xuất có hiệu quả trong và ngoài tỉnh cho 856 hộ; số tiền là 92,48 triệu đồng. Tổng vốn giải ngân 3.600 triệu đồng, đạt 100% KH).

- Triển khai thực hiện và tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các mô hình thuộc Dự án Khuyến nông, lâm, ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề năm 2010: Có 1.160 hộ tham gia thực hiện các mô hình nuôi tôm QCCT và QCCT kết hợp trồng lúa tại xã Long Điền, huyện Đông Hải (diện tích 99 ha, 279 hộ); mô hình sản xuất lúa chất lượng cao tại xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân (diện tích 142 ha, 323 hộ) và xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình (diện tích 142 ha, 438 hộ); mô hình sản xuất lúa chất lượng cao ở xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi (diện tích 50 ha, 120 hộ, do Cục Kinh tế hợp tác & PTNT hỗ trợ): Đã tổ chức 91 lớp tập huấn cho 2.961 lượt người, hỗ trợ lúa giống, tôm giống, nhiên liệu, vật tư nông nghiệp các loại, tổ chức hội thảo,..; tổng vốn giải ngân 2.650 triệu đồng, đạt 100% KH.

- Theo dõi tình hình hỗ trợ đầu tư mua máy gặt đập liên hợp cho nông dân (từ năm 2008-2010 đã giải ngân 11/16 máy, tổng vốn ngân sách hỗ trợ 474 triệu đồng).

- Góp ý dự thảo Quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Công nhận 02 làng nghề nông thôn (nghề đan đát và nghề mộc), xét công nhận làng nghề nông thôn (nghề sản xuất muối).

- Cung cấp nước sạch & VSMTNT: Tổng số trạm đưa vào khai thác 94 trạm, tổng số hộ đấu nối đồng hồ nước 20.911 hộ, lượng nước thương phẩm 2.188.429 m3.

* Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 73%; trong đó có 50% được sử dụng nước sạch an toàn theo QCVN 02; tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ

15

Page 16: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

sinh theo TC 08: 94,85%; tỷ lệ trạm y tế xã có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh theo TC 08: 94,74%; tỷ lệ công trình công cộng (chợ và trụ sở UBND xã) có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh theo TC 08: 93,30%; tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh theo TC – 08/BYT: 33%; tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh 43%.

IV. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, THANH KIỂM TRA VÀ TIẾP DÂN:1. Cải cách hành chinh: - Tiếp tục triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 11/11/2009 của

UBND tỉnh Bạc Liêu về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Bạc Liêu.

- Rà soát 985 văn bản của cấp Trung ương và địa phương có liên quan đến ngành Nông nghiệp & PTNT, đề nghị bãi bỏ 27 văn bản và sửa đổi bổ sung 11 văn bản. Thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 và Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 24/01/2008 của UBND tỉnh (đã rà soát xong các thủ tục hành chính cần loại bỏ, bổ sung thuộc lĩnh vực ngành quản lý từ 140 thủ tục xuống còn 91 thủ tục và đề nghị sửa đổi, bổ sung 81 thủ tục).

- Chuẩn bị thực hiện Đề án “một cửa” thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT (theo Quyết định số 2360/QĐ-UBND ngày 27/9/2010 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt đề án thực hiện cơ chế “một cửa” trong lĩnh vực nông nghiệp & PTNT).

2. Thanh, kiểm tra : - Về thanh tra kinh tế – xã hội: Thực hiện thanh tra 07 đơn vị trực thuộc Sở (trong đó

3 đơn vị tồn đọng năm 2009 chuyển sang), nhìn chung cả 07 đơn vị có một số nội dung sai phạm nhưng không lớn, thu hồi 6.353.200 đồng, giao thủ trưởng đơn vị kiểm điểm và rút kinh nghiệm. Giám sát công tác phòng chống dịch heo tai xanh trên địa bàn tỉnh.

- Về thanh tra chuyên ngành: Thanh tra Sở ra quyết định xử phạt 116 trường hợp, với số tiền xử phạt 511,87 triệu đồng; tịch thu 1.723,7 kg tôm sú nguyên liệu, xử lý loại bỏ tạp chất 1.370,7 kg và bán phát mãi 684 kg tôm sú thu được 58,17 triệu đồng, số tôm sú đã loại bỏ tạp chất còn lưu kho 502,2 kg.

- Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành 127 theo Quyết định số 153/QĐ-SCT ngày 31/12/2009 của Sở Công thương về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Canh Dần năm 2010: Đã kiểm tra được 60 cơ sở, trong đó nhắc nhở 10 cơ sở, lập biên bản 50 cơ sở (do Chi cục QLTT trực tiếp xử lý).

- Tham gia Đoàn thanh tra theo Quyết định số 499/QĐ-BTNMT ngày 12/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.

- Thực hiện Quyết định số 94/QĐ-SNN ngày 21/4/2010 của Giám đốc Sở, tổ chức kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh và vận chuyển hàng hóa vật tư nông nghiệp năm 2010 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu: Đã kiểm tra được 119 cơ sở, trong đó vi phạm 31 trường hợp (xử lý 30 trường hợp, phạt tiền 47,55 triệu đồng, còn 1 trường hợp tiếp tục xử lý); lấy 56 mẫu đưa đi kiểm tra chất lượng (trong đó có 4/6 mẫu thuốc thú y chăn nuôi, 16/24 mẫu thuốc thú y thủy sản và 3/9 mẫu thức ăn chăn nuôi không đạt chất lượng), xử lý 22 nhà sản xuất và 23 cơ sở, phạt tiền 197,32 triệu đồng.

- Thực hiện kiểm tra chuyên ngành thủy sản liên tỉnh năm 2010 (Quyết định số 66/QĐ-KTBVNL ngày 29/4/2010 của Cục Khai thác & BVNLTS và Quyết định số 103/QĐ-SNN ngày 05/5/2010 của Giám đốc Sở): Đã kiểm tra 169 phương tiện, ra quyết định xử phạt 10 trường hợp với số tiền 21 triệu đồng, nhắc nhở cảnh cáo 39 trường hợp.

3. Công tác phong chống tham nhung: - Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng theo yêu cầu của UBND tỉnh, Thanh tra

tỉnh và BCĐ phòng chống tham nhũng tỉnh Bạc Liêu.

16

Page 17: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

- Kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện một số nội dung về công tác phòng chống tham nhũng, đến nay chưa phát hiện vi phạm.

4. Vê công tác tiếp dân, xư ly đơn thư và giải quyết khiếu nại : - Tiếp nhận 10 cuộc, với 18 lượt người (có 7 đơn không thuộc thẩm quyền đã hướng

dẫn đến các cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền); xử lý 05 đơn, trong đó có 02 đơn tố cáo thủ trưởng đơn vị có dấu hiệu lợi dụng chức vụ để trục lợi cá nhân, đòi và nhận hối lộ (đã báo cáo sơ bộ kết quả kiểm tra, xác minh); 01 đơn yêu cầu giảm mức hình phạt vi phạm hành chính và đã được xem xét giảm mức hình phạt từ trung bình xuống thấp nhất theo khung hình phạt của phát luật đã quy định. Xử lý đơn kiến nghị của tập thể các hộ nuôi tôm xã Vĩnh Hậu A đối với các Công ty thức ăn nuôi tôm đồng loạt tăng giá làm ảnh hưởng đến sản xuất (do Sở Tài chính chuyển đến), Thanh tra Sở đã phối hợp Sở Tài chính xác minh và đã phúc đáp cho các hộ dân; giải quyết trường hợp khiếu nại của bà Phạm Thị Cải (theo nội dung Công văn số 216/TTr ngày 01/9/2010 của Thanh tra tỉnh Bạc Liêu).

V. CÁC MẶT CÔNG TÁC KHÁC:- Thực hiện chức năng thường trực của BCĐ sản xuất và phòng chống dịch bệnh cây

trồng, vật nuôi; BCĐ thực hiện QĐ 289 & 965; BCĐ Chương trình 667; Chương trình 131; Chương trình ANLT– TP; Chương trình về biển Đông và các hải đảo tỉnh Bạc Liêu và thực hiện chức năng thường trực của BCH PCLB & TKCN tỉnh,...

- Báo cáo Chương trình sản xuất lúa chất lượng cao giai đoạn 2006-2009.- Báo cáo theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Thường trực Tỉnh ủy, UBND

tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và của các sở, ngành có liên quan.- Báo cáo tham luận tại Hội nghị Tỉnh ủy; Đại hội Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XIV;

thực hiện Chỉ thị số 1875/CT-TTg ngày 11/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm 2010.

- Trả lời ý kiến cử tri tại kỳ họp lần thứ 19 và 20, HĐND tỉnh khóa VII. Rà soát các nội dung trình kỳ họp lần thứ 20, HĐND tỉnh khóa VII; đăng ký Chương trình xây dựng Nghị quyết HĐND tỉnh và Quyết định, Chỉ thị của UBND tỉnh Bạc Liêu năm 2011.

- Tham mưu giúp UBND tỉnh chuẩn bị nội dung tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long với chủ đề “Phát huy lợi thế sông biển, phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững và giải pháp thích nghi với biến đổi khí hậu tại tỉnh Bạc Liêu”.

- Tham gia Festival thủy sản Việt Nam lần thứ I tại Cần Thơ; hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế – xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại do ngập úng. - Phối hợp với Trung tâm Tin học – Thống kê thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT về thu

thập giá nông sản chủ lực của tỉnh (lúa gạo chất lượng cao, tôm sú nuôi, muối thực phẩm).- Cung cấp thông tin, số liệu theo yêu cầu của đơn vị tư vấn về Quy hoạch địa điểm

xây dựng Trung tâm Điện lực Bạc Liêu; chuẩn bị nội dung làm việc với Đoàn Ngân hàng thế giới về các vấn đề mong muốn được WB tài trợ trong lĩnh vực thủy sản; làm việc với Viện Địa lý tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển an toàn và môi trường dầu khí về việc lập bản đồ nhạy cảm Môi trường khu vực ven biển từ mũi Kê Gà đến biên giới Campuchia.

- Đóng góp ý kiến dự thảo báo cáo Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020; dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 trên địa bàn tỉnh. Góp ý về việc xây dựng nhà máy chế biến thức ăn cho tôm sú và thẻ của Cty TNHH Việt Úc – Bạc Liêu, dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh 5.000 tấn/năm của Cty TNHH Minh Huy.

B. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN: I. NHỮNG THUẬN LỢI :

17

Page 18: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự phối hợp có hiệu quả giữa các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố trong chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi; công tác điều tiết nước, phòng chống khô hạn, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất.

- Vai trò chỉ đạo sâu sát của ngành Nông nghiệp & PTNT, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành và vai trò tích cực lao động sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của bà con nông, ngư dân đã góp phần vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông, ngư, diêm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Giá nông sản (tôm, lúa) luôn ổn định ở mức cao, tạo tâm lý phấn khởi cho người sản xuất lúa và NTTS. Các loại vật tư đa dạng về chủng loại, mạng lưới cung ứng rộng khắp trên địa bàn tỉnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất.

- Chỉ tiêu vốn kế hoạch được giao ngay từ đầu năm, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị thực hiện công việc được liên tục.

I. NHỮNG KHÓ KHĂN: 1. Vê khi tượng, thủy văn: Mùa khô năm 2009-2010 (đến sớm hơn và kéo dài hơn so

với trung bình nhiều năm gần 02 tháng do ảnh hưởng của hiện tượng El Ninô); điều kiện nắng nóng, nền nhiệt độ cao nên khả năng bốc hơi lớn, tình trạng khô hạn gia tăng làm cho mực nước trong kênh rạch xuống rất thấp, dẫn đến thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp; nguồn nước mặn phục vụ NTTS bị ảnh hưởng do việc phòng chống xâm nhập mặn cho đất chuyên lúa và trà lúa Đông Xuân, đến giữa tháng 5/2010 mới đủ nước mặn cho NTTS. Do ảnh hưởng của các cơn mưa lớn trên diện rộng (từ ngày 01-30/11/2010) đã gây ra ngập úng 58.626,63 ha (lúa 53.135,54 ha; rau màu 1.150,06 ha; cây ăn trái 9,05 ha; NTTS 4.331,98 ha), trong đó thiệt hại 14.703,25 ha (lúa 10.253,58 ha; rau màu 954,22 ha; NTTS 3.495,45 ha) và muối bảo quản bị thiệt hại 2.258,5 tấn, ước tính giá trị thiệt hại về sản xuất 265.708,84 triệu đồng.

2. Vê sản xuất nông nghiệp:2.1. Trồng trọt: Do khô hạn kéo dài nên sản xuất lúa Đông Xuân, Hè Thu sớm phải

bơm tát nhiều đợt làm tăng thêm chi phí, có 750,3 ha lúa bị thiệt hại trắng và 2.089 ha bị ảnh hưởng năng suất từ 30 - 60%. Một số nơi rầy nâu xuất hiện với mật số cao, có nhiều lứa rầy phụ, tấn công lúc lúa ở giai đoạn làm đòng đến trổ nên có một số diện tích phải phun xịt thuốc lại lần 2, lần 3 làm tăng thêm chi phí sản xuất lúa; hầu hết các giống lúa chất lượng cao đang sản xuất đều bị nhiễm rầy nâu; lực lượng cán bộ kỹ thuật còn mỏng nên gặp nhiều khó khăn trong việc phân công cán bộ bám sát địa bàn. Do mùa mưa đến trễ và mưa không đều nên tiến độ xuống giống vụ Hè Thu chậm so cùng kỳ; diện tích lúa trên đất tôm xuống giống chậm tiến độ, không đạt kế hoạch do thời tiết ít mưa, độ mặn cao, nông dân chưa tích cực cải tạo đất khi có đủ điều kiện, do tôm có giá nên duy trì tôm nuôi trong ao để tăng thêm năng suất, lợi nhuận. Một bộ phận nông dân còn chủ quan trong việc phòng trừ rầy nâu nên dịch hại chậm được khống chế. Do phải bơm tát nhiều đợt đối với diện tích lúa và rau màu bị ngập úng và phải gieo sạ lại đối với diện tích lúa và hoa màu mất trắng dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ sản xuất và thu nhập của nhiều hộ nông dân.

2.2. Chăn nuôi: Công tác giám sát dịch bệnh khó khăn do hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán. Vẫn còn một số hộ chăn nuôi còn chủ quan, lơ là trong khâu phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; không đăng ký, trốn tránh tiêm phòng đối với vịt chạy đồng, khi gia cầm chết không khai báo và vứt xác bừa bãi xuống kênh, rạch; một số nông dân khi heo mắc bệnh không khai báo, không tích cực chăm sóc, điều trị bệnh heo tai xanh (nguyên nhân chủ yếu do giá thức ăn cao, giá thu mua heo thấp hơn giá hỗ trợ, nên chờ tiêu hủy để được hỗ trợ giá cao hơn); việc kiểm soát vận chuyển heo bằng đường sông từ tỉnh ngoài nhập vào tỉnh còn rất hạn chế. Một số địa phương chưa có lò giết mổ tập trung (xã Phong Thạnh Đông, xã Tân Phong huyện Giá Rai và

18

Page 19: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

xã Điền Hải, huyện Đông Hải), nhiều cơ sở giết mổ đã xuống cấp, không đảm bảo điều kiện vệ sinh nhưng chậm sửa chữa, khắc phục. Tình trạng vận chuyển, giết mổ buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm tại các chợ chưa được kiểm soát chặt chẽ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ làm phát tán dịch bệnh nhưng chưa được xử lý.

2.3. Nuôi trồng thủy sản: Do thời tiết nắng nóng gay gắt, một số vuông nuôi bị hiện tượng “sắc mặn” đã làm biến đổi môi trường nuôi, cùng với khâu cải tạo ao nuôi không đúng kỹ thuật, môi trường nước bị ô nhiễm,...tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh dẫn đến thiệt hại một số diện tích nuôi tôm. Tiến độ thả tôm CN&BCN ở vùng Nam QL IA chậm so cùng kỳ do nắng nóng kéo dài; thiệt hại trên diện tích nuôi tôm QCCT kết hợp vùng Bắc QL IA vẫn xảy ra do khâu cải tạo ao nuôi không đạt yêu cầu kỹ thuật, chọn giống không sạch bệnh, hệ thống kênh mương dẫn nước bị bồi lắng, hạn chế khả năng cung cấp nước. Việc thực hiện lịch ĐTN thời gian qua có 22.145 ha NTTS bị thiếu nước mặn và làm thiệt hại 8.524 ha QCCT kết hợp. Đầu tháng 7/2010 có một số diện tích tôm CN& BCN bị thiệt hại do bệnh vi bào tử (Enterocytozoon hepatopenaei) ký sinh trong gan, tụy tôm sú nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu. Hiện nay, xuất hiện việc nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài vùng qui hoạch 53,1 ha (TP Bạc Liêu 25 ha, Đông Hải 1,5 ha, Giá Rai 1,2 ha, Phước Long 25,4 ha nuôi xen với tôm sú) rất dễ phát sinh dịch bệnh trong NTTS. Cá kèo từ 1-2 tháng tuổi bị nhiễm bệnh chết rải rác, nguyên nhân ban đầu cho thấy cá chết do nhiễm khuẩn. Việc quản lý con giống chưa chặt chẽ, tình trạng trốn tránh kiểm dịch khi nhập tôm giống vào địa bàn tỉnh xảy ra thường xuyên, một số cơ sở sản xuất giống không tự giác đăng ký kiểm tra, kiểm dịch trước khi xuất bán. Một số đối tượng giống thủy sản khác (sò, cua, cá kèo, cá chẽm,..) phát triển mạnh nhưng chưa có tiêu chuẩn ngành hay văn bản pháp quy để áp dụng trong quản lý. Ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng chưa cao; giá thuốc và thức ăn tăng, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân.

2.4. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Giá nhiên liệu tăng cao nhưng giá các mặt hàng thủy sản khai thác còn thấp đã ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của ngư dân khai thác biển. Hiện tại vẫn còn nhiều tàu đóng mới có công suất nhỏ chưa được đăng ký, đăng kiểm do khai thác nghề cấm, nhiều tàu không đảm bảo an toàn,...nên công tác quản lý tàu cá còn gặp nhiều khó khăn. Công tác kiểm tra, kiểm soát trên biển và các cửa biển chưa được thường xuyên nên ý thức chấp hành đăng ký, đăng kiểm của ngư dân chưa tốt. Tình trạng đặt đáy mành bắt các loại thủy sản giống tại các cửa sông thông ra biển làm ảnh hưởng đến nguồn lợi, môi trường sống của các loài thủy sản, môi trường sinh thái ven biển vẫn chưa được giải quyết có hiệu quả.

3. Vê lâm nghiệp: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, chính sách đầu tư hỗ trợ, phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế; đối tượng vi phạm Lâm luật phần lớn là hộ nghèo, do đó việc xử lý vi phạm hành chính và thực thi quyết định vi phạm là rất khó khăn.

4. Vê diêm nghiệp: Giá bán muối thấp hơn giá thành sản xuất theo lối truyền thống, việc tiêu thụ bấp bênh, lượng muối tồn đọng khá lớn; sản lượng muối đen chiếm tỷ trọng cao, khó tiêu thụ làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống diêm dân. Kết cấu hạ tầng đồng muối chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, vận chuyển hàng hóa và dân sinh kinh tế khu vực sản xuất muối.

5. Vê quản ly chất lượng nông, lâm sản và thủy sản: Một số văn bản qui phạm pháp luật về lĩnh vực nông, lâm sản và muối chưa được hướng dẫn cụ thể nên trong quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp vẫn còn thu mua tôm có chứa tạp chất. Hiện tại việc bơm chích tạp chất tinh vi hơn nên rất khó kiểm tra (sử dụng chất CMC (Carboxy Methyl Cellulor) bơm vào tôm nguyên liệu). Hiện có một số phương tiện chưa đăng ký chứng nhận VSATTP tàu cá vẫn hoạt động khai thác thường xuyên, nhưng chưa được kiểm tra, xử lý. Chưa có các văn bản qui định trong kiểm tra các xe lạnh vận chuyển thủy sản khi nghi ngờ vận chuyển tôm nguyên liệu chứa tạp chất. Còn nhiều cơ sở chưa đăng ký kiểm tra chứng nhận điều kiện đảm bảo VSATTP do thiếu sự kiểm tra giám sát của ngành chức năng và địa phương. Chưa có biện pháp buộc hộ nuôi

19

Page 20: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

phải cung cấp mẫu để kiểm soát dư lượng các chất độc hại theo qui định của của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Các tỉnh triển khai công tác kiểm tra tôm nguyên liệu chứa tạp chất chưa đồng loạt nên hành vi bơm chích, vận chuyển tôm nguyên liệu chứa tạp chất vẫn còn xảy ra.

6. Vê thủy lợi – TNNĐ và điêu tiết nước: - Hệ thống thủy nông nội đồng chưa khép kín ở từng tiểu vùng do một số cơ sở chưa

quan tâm đúng mức, khả năng huy động sức dân hạn chế nên xảy ra tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất ở một số nơi. Một số mô hình thủy lợi khép kín do chưa quan tâm về tổ chức quản lý nên hiệu quả chưa cao; chưa có cơ chế thu phí trong các tổ hợp tác dùng nước cũng như mức đóng góp kinh phí bơm nước của từng hộ dân, nông dân chưa có ý thức cao về quyền lợi và nghĩa vụ khi đất canh tác của mình nằm trong khu thủy lợi khép kín. Mặt bằng đồng ruộng không đồng đều nên khó khăn trong việc tưới tiêu. Quá trình thi công xây dựng công trình làm mất đất sản xuất nên các hộ nông dân bị ảnh hưởng thiếu sự đồng tình.

- Do hệ thống công trình thủy lợi chưa được đầu tư nạo vét đồng bộ và khép kín, khu vực điều tiết nước còn hở nên việc điều tiết nước chưa chủ động hoàn toàn, phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết; chưa đáp ứng được lịch thời vụ NTTS đã khuyến cáo do trong quá trình ĐTN (từ tháng 02-5/2010) mỗi tháng có 2 đợt (vào những ngày triều cường của thủy triều biển Tây) nước mặn xâm nhập qua đầu kênh Nàng Rền và tiến tới gần Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng xâm nhập vào vùng lúa của tỉnh; toàn tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ lúa như điều chỉnh lịch ĐTN, huy động máy bơm, bơm truyền ra các đập tạm và kết hợp xổ nước ra ở các cống Vĩnh Mỹ, Xóm Lung, Láng Tròn; khai thông luồng lạch; đắp đập dọc theo tuyến kênh Ninh Quới - Cầu Sập, cử cán bộ theo dõi bảo vệ cống, đập Năm Kiệu,....

7. Vê công tác PCLB & TKCN: Nhà ở của nhân dân ven biển đa số là nhà tạm, do đó khi bão đổ bộ sẽ gây thiệt hại lớn về tài sản. Các phương tiện phục vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển của tỉnh không thể ra biển hoạt động cứu nạn khi có gió bão. Việc gọi tàu thuyền tìm nơi trú ẩn an toàn khi có áp thấp nhiệt đới hay bão xuất hiện gặp rất nhiều khó khăn do hệ thống máy bộ đàm của các tàu đánh bắt trên biển chưa thống nhất tần số liên lạc hoặc các tàu dấu ngư trường không mở máy liên lạc.

8. Vê công tác thanh tra: Do biên chế quá ít, không có phương tiện hoạt động trên biển nên việc kiểm tra, kiểm soát trên biển và ven biển chưa được thường xuyên, từ đó ý thức chấp hành của các chủ tàu cá chưa cao. Việc chấp hành các quy định trong kinh doanh tôm nguyên liệu của các chủ phương tiện vận chuyển và doanh nghiệp chưa cao. Việc thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở nhỏ lẻ ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, nên các cơ sở thường vi phạm về quản lý chất lượng hàng hoá (hàng hóa quá hạn sử dụng).

9. Vê xây dựng cơ bản: - Các đơn vị tư vấn, nhà thầu thực hiện chậm tiến độ do năng lực và nguồn tài chính

hạn chế; việc lựa chọn nhà thầu được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu chưa được chủ động; khi xử lý nhà thầu chậm tiến độ để tìm nhà thầu khác mất nhiều thời gian do phải lập lại hồ sơ thủ tục.

- Sự phối hợp của cấp ủy, chính quyền huyện, thành phố và cơ sở nơi có công trình xây dựng chưa được chặt chẽ, chậm giải quyết xử lý những khó khăn, vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, nhiều công trình phải chờ đợi (Kè Gành Hào đoạn 617m, Phá dỡ cống, xây cầu qua kênh Cái Cùng, Dự án CSHT nuôi tôm CN&BCN Vĩnh Trạch Đông,...). Việc vận chuyển vật tư để thi công các gói thầu thuộc Dự án Khôi phục nâng cấp đê biển gặp nhiều khó khăn do hệ thống kênh bị bồi cạn,.....

- Chính sách, chế độ có nhiều thay đổi; dự án kéo dài thời gian thực hiện nên phải điều chỉnh lại dự toán ảnh hưởng đến tiến độ. Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư chưa được người dân đồng tình ủng hộ, hệ thống cầu giao thông nông thôn, điện sinh hoạt của dân mắc ngang kênh khi thi công phải tháo dỡ làm chậm tiến độ.

20

Page 21: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

- Một số dự án đã có chủ trương đầu tư nhưng chưa được ghi vốn kế hoạch để triển khai các bước tiếp theo; các dự án đã triển khai thực hiện lập dự án và đề cương - dự toán, nhưng chậm bố trí vốn kế hoạch năm 2010.

- Việc bồi thường đất khu vực cống Láng Tròn và Xóm Lung chưa giải quyết dứt điểm nên rất khó khăn cho việc bảo vệ và sửa chữa công trình.

10. Vê kinh tế hợp tác: Công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở các địa phương còn thiếu và yếu; chưa tạo được lòng tin của người dân vào mô hình kinh tế tập thể. Công tác củng cố, thành lập mới các THT, HTX còn chậm, nhiều mô hình kinh tế hợp tác phát triển chậm; qui mô HTX còn nhỏ lẻ, vốn điều lệ thấp, các HTX chưa phát huy hết nội lực.

11. Vê xây dựng nông thôn mới: Thực trạng nông thôn của 50 xã trên địa bàn tỉnh cho thấy mức độ đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia (BTCQG) về nông thôn mới còn rất thấp, hầu hết các tiêu chí đạt dưới mức chuẩn theo qui định của Bộ tiêu chí như: Công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch chưa chặt chẽ; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn còn thiếu và chưa đồng bộ, chất lượng thấp, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều bất cập; kinh tế nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp ở trình độ thấp, ngành nghề nông thôn chậm phát triển, thu nhập bấp bênh, lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn còn phổ biến; tỷ lệ hộ nghèo còn cao,...Cán bộ tham gia chương trình từ tỉnh đến cơ sở chưa được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ nên rất lúng túng khi triển khai thực hiện chương trình.

Phần IIKẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NĂM 2011

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ : 1. Mục tiêu :- GTSX nông, ngư, lâm, diêm nghiệp và dịch vụ theo giá so sánh: 9.851,95 tỷ đồng,

đạt 104,26 %CK; theo giá hiện hành 22.048,01 tỷ đồng, đạt 102,16 %CK.- GTTT nông, ngư, lâm, diêm nghiệp và dịch vụ theo giá so sánh: 4.395,79 tỷ đồng, đạt

104,21 %CK; theo giá hiện hành 9.452,68 tỷ đồng, đạt 102,06 %CK.2. Nhiệm vụ :- Tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh và nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu lương thực và thủy sản.

- Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản và các quy hoạch sản phẩm được phê duyệt. Đề xuất lập Quy hoạch phát triển thủy sản; Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án cơ giới hóa và giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và Đề án khuyến nông, khuyến ngư cơ sở để chuyển giao kịp thời các tiến bộ kỹ thuật cho nông, ngư dân.

- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thủy lợi – TNNĐ, giao thông nông thôn, phát triển lưới điện phục vụ sản xuất nông nghiệp và NTTS, ưu tiên đầu tư cho các vùng NTTS theo hình thức CN&BCN; tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng các trạm cấp nước sạch & VSMTNT, xây dựng trạm, trại giống cây trồng, vật nuôi và trại sản xuất giống thủy sản để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh.

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông, lâm, ngư và diêm nghiệp cho nông dân; thúc đẩy sản xuất theo hướng GAP; xây dựng các mô hình phát triển ngành nghề nông thôn (kết hợp giữa truyền thống và hiện đại) nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất; đồng thời thực hiện tốt sự gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

21

Page 22: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

- Phát triển mạnh các dịch vụ hậu cần nghề cá; khuyến khích ngư dân đầu tư máy móc, thiết bị cải hoán tàu thuyền để đánh bắt xa bờ và hướng dẫn ngư dân khai thác đánh bắt theo tổ, đội và thực hiện tốt các quy định về việc cấp giấy chứng nhận thủy sản khai thác, chế biến, xuất khẩu vào thị trường EU.

- Tiếp tục thực hiện các chính sách đã ban hành để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể; củng cố các HTX, THT, câu lạc bộ nông dân; hướng dẫn giúp đỡ hộ gia đình, cá nhân có khả năng về vốn, kinh nghiệm làm giàu từ nghề nông đầu tư mở rộng quy mô sản xuất hình thành các gia trại, trang trại sản xuất hàng hóa.

- Tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ; tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đi đôi với ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn nông thôn.

II. CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CHỦ YẾU : 1. Vê sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản : 1.1. Sản xuất nông nghiệp: a. Cây lúa: - Diện tích canh tác 84.814 ha, đạt 105,77 %CK; diện tích gieo trồng 160.457 ha, đạt

101,36 %CK. Sản lượng lúa 833.000 tấn, đạt 102,90 %CK.- Chia theo các trà lúa: Lúa Đông Xuân 40.134 ha, đạt 89,92 %CK; sản lượng lúa

241.700 tấn, đạt 96,08 %CK; lúa Hè Thu 55.615 ha, đạt 97,79 %CK; sản lượng lúa 281.500 tấn, đạt 97,98% CK và lúa vụ mùa 64.708 ha (lúa cao sản 2.367 ha, lúa thu đông 35.509 ha và lúa trên đất nuôi tôm 26.832 ha), đạt 113,92 %CK; sản lượng 309.800 tấn (lúa cao sản 12.500 tấn, lúa Thu Đông 187.800 tấn và lúa trên đất nuôi tôm 109.500 tấn), đạt 114,47 %CK.

b. Các cây trồng khác: Cây bắp 110 ha, sản lượng 620 tấn, đạt 108,20 % CK; cây chất bột có củ 1.370 ha, sản lượng 8.900 tấn, đạt 101,0 %CK; cây thực phẩm 11.200 ha, sản lượng 98.300 tấn, đạt 102,81 %CK; cây công nghiệp ngắn ngày 374 ha, sản lượng mía 19.000 tấn, đạt 100,26 %CK; cây ăn quả 5.500 ha, sản lượng 38.030 tấn, đạt 101,48 %CK và cây công nghiệp dài ngày 4.663 ha, sản lượng 18.000 tấn, đạt 102,85 %CK.

c. Quy mô đàn gia súc, gia cầm: Đàn heo 250.000 con, đạt 114,72% CK; đàn trâu, bò 3.800 con, đạt 105,20% CK; đàn dê 2.300 con, đạt 101,41% CK và đàn gia cầm 2.300.000 con, đạt 107,62 % CK. Thịt hơi các loại 35.884 tấn, đạt 113,89 %CK; trứng gia cầm 32,75 triệu quả, đạt 107,62 %CK.

d. Quy mô động vật hoang dã: Đàn cá sấu 323.000 con, đạt 101,83 % CK; đàn baba, cua đinh, càng đước 314.000 con, đạt 101,82% CK và đàn trăn, rắn, kỳ đà, nhím 122.000 con, đạt 102,99 %CK. Sản phẩm cá sấu 2.261 tấn, đạt 101,83% CK; đàn baba, cua đinh, càng đước 186 tấn, đạt 101,71 %CK; trăn, rắn, kỳ đà, nhím 77 tấn, đạt 103,41 %CK.

1.2. Thủy sản :Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản 250.000 tấn, đạt 103,72%CK; trong

đó sản lượng tôm 84.500 tấn, đạt 102,48 %CK; cá và thủy sản khác 165.500 tấn, đạt 104,36 %CK .

a. Nuôi trồng thủy sản :- Tổng diện tích canh tác thủy sản 125.590 ha, diện tích NTTS 126.100 ha, đạt

100,26 %CK. Sản lượng 155.000 tấn, đạt 104,70 %CK; trong đó sản lượng tôm 70.500 tấn, đạt 104,30% CK; sản lượng cá và thủy sản khác 84.500 tấn, đạt 105,04% CK.

- Chia theo phương thức nuôi: Tôm CN&BCN 11.000 ha (đạt 102,14 %CK), sản lượng 29.300 tấn (đạt 107,65 %CK); tôm quảng canh cải tiến chuyên tôm 1.898 ha (đạt 81,49 %CK), sản lượng 1.250 tấn (đạt 90,78 %CK); tôm quảng canh cải tiến kết hợp 83.145 ha (đạt 95,16 %CK), sản lượng tôm 32.000 tấn (đạt 98,85%CK), sản lượng cua, cá 56.100 tấn (đạt

22

Page 23: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

101,87 %CK); nuôi thủy sản trên đất tôm - lúa 26.832 ha (đạt 121,23 %CK), sản lượng tôm sú 6.700 tấn (đạt 123,16 %CK), sản lượng tôm càng xanh 470 tấn (đạt 112,17 %CK), sản lượng cua, cá 9.700 tấn (đạt 114,12 % CK); diện tích nuôi cua, cá và thủy sản khác 3.225 ha (đạt 102,19% CK), sản lượng thủy sản các loại 10.900 tấn (đạt 108,02 %CK). Sản lượng thủy sản thu tự nhiên trên ruộng lúa, trên đất muối, đất rừng 7.800 tấn (đạt 114,96 %CK).

b. Khai thác, đánh bắt thủy sản :- Sản lượng khai thác 95.000 tấn, đạt 102,15 %CK; trong đó sản lượng tôm 14.000 tấn,

đạt 94,21 %CK; cá và thủy sản khác 81.000 tấn, đạt 103,66 %CK.- Tổng số tàu thuyền đánh bắt thủy sản: 1.185 chiếc, đạt 102,78 %CK, trong đó có

1.135 tàu đăng ký, đăng kiểm (có 386 tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 90CV trở lên), tổng công suất 128.996 CV, công suất bình quân 113,65 CV/tàu, số thuyền viên 6.246 người; 50 tàu chưa đăng ký, đăng kiểm do khai thác nghề cấm, tàu nhỏ (<30CV), hư hỏng không đảm bảo an toàn,....

1.3. Lâm nghiệp :- Tổng diện tích đất lâm nghiệp 5.840,4 ha, trong đó diện tích có rừng 4.017,8 ha, diện

tích NTTS và đất chuyên dùng 909,1 ha, đất bãi bồi ven biển qui hoạch phát triển rừng 413,5 ha và vùng đệm rừng đặc dụng 500 ha.

- Đất NTTS có rừng 7.317,3 ha (trong đó diện tích có rừng 2.194 ha, đất mặt nước NTTS 5.123,3 ha).

- Trồng rừng tập trung 835,7 ha, trồng cây phân tán trong dân 10 triệu cây.- Độ che phủ của rừng tập trung và cây lâu năm 8,66% diện tích tự nhiên (trong đó

rừng tập trung 2,52% diện tích tự nhiên).1.4. Diêm nghiệp : Diện tích 2.875 ha, đạt 82,45 %CK, sản lượng muối 169.650 tấn, đạt 63,76 %CK;

trong đó muối trắng 44.400 tấn, chiếm 26,17 % tổng sản lượng muối. 1.5. Chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản và muối :Tổng kim ngạch xuất khẩu 240 triệu USD. - Thủy sản: Sản lượng chế biến 30.000 tấn (trong đó tôm 27.500 tấn), đạt 110,04 %

CK; sản lượng xuất khẩu 26.500 tấn (trong đó tôm 24.000 tấn), đạt 109,50 %CK. Giá trị hàng hóa xuất khẩu 225 triệu USD, đạt 104,35 %CK, trong đó kim ngạch xuất khẩu trực tiếp 200 triệu USD, đạt 109,77 %CK.

- Nông sản (gạo): Sản lượng thu mua, chế biến xuất khẩu 107.000 tấn, đạt 112,32 %CK; sản lượng xuất khẩu 90.000 tấn, đạt 117,74 %CK; sản lượng xuất bán trong nước 17.000 tấn, đạt 37,25 %CK. Giá trị hàng hóa xuất khẩu 40 triệu USD, đạt 123,64 %CK; giá trị hàng hóa xuất bán trong nước 100.000 triệu đồng, đạt 31,36 %CK.

- Muối: Sản lượng thu mua, chế biến 17.000 tấn, đạt 117,27 %CK; sản lượng xuất bán trong nước 16.000 tấn, đạt 110,95 %CK

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:1. Công tác quy hoạch và quản ly quy hoạch: - Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và

thủy sản và các quy hoạch sản phẩm đã được phê duyệt; đề xuất lập các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm chủ yếu khác; quy hoạch xây dựng nông thôn mới thuộc lĩnh vực ngành quản lý.

- Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người dân trong việc quản lý và tổ chức thực hiện qui hoạch, hạn chế việc sản xuất tự phát của nông dân.

2. Vê phát triển trồng trọt và Bảo vệ thực vật: - Hình thành các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, đầu tư thâm canh theo chiều

sâu, giữ ổn định quỹ đất lúa sản xuất 02 vụ/ năm, đồng thời phát triển mở rộng diện tích sản

23

Page 24: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

xuất lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có đủ điều kiện để gia tăng năng suất, chất lượng, sản lượng lúa và đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và chỉ đạo nông dân thực hiện tốt lịch thời vụ, lịch “né rầy”, xuống giống tập trung theo từng tiểu vùng ở những nơi không có điều kiện xuống giống “né rầy”; khuyến cáo mỗi vụ sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh từ 3-5 giống chủ lực, 2-3 giống bổ sung và một vài giống lúa triển vọng để có thể thay thế khi gặp những điều kiện không thuận lợi đối với giống lúa chủ lực (hạn chế tình trạng sử dụng quá nhiều giống lúa như hiện nay) và sử dụng giống lúa cấp xác nhận, ngắn ngày, chất lượng cao, lúa đặc sản địa phương và hướng dẫn nông dân quy trình sản xuất lúa sạch GAP (thực hành nông nghiệp tốt) để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo trên thị trường.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, hóa học, cơ học,...) và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu; phổ cập các mô hình canh tác hợp lý (lúa – màu; lúa – cá, tôm, chuyên màu,...) để thực hiện tuần hoàn hữu cơ trong đất. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Quy trình sản xuất 3 giảm, 3 tăng” ,“ Quy trình sản xuất 1 phải, 5 giảm”, nhân rộng mô hình sử dụng nước tiết kiệm, quản lý rầy nây, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá cộng đồng; quản lý dinh dưỡng, IPM,... để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.

- Xây dựng kế hoạch chống hạn, mặn cho lúa và hoa màu vụ Đông Xuân 2010-2011 để chủ động ngay từ đầu vụ (bao gồm tu sửa bờ bao, bờ vùng, các cống, đập để ngăn mặn, giữ nước ngọt; nạo vét kênh mương, khơi thông luồng lạch và xây dựng các ô thủy lợi khép kín; chuẩn bị đầy đủ máy bơm chống hạn cho lúa,...). Tập huấn hướng dẫn đến tận hộ nông dân các biện pháp thâm canh, bảo vệ chăm sóc các trà lúa, nhất là trà lúa Đông Xuân trong tình hình có nguy cơ hạn, xâm nhập mặn và hướng dẫn kịp thời việc sử dụng phân bón và phòng chống khô hạn, xâm nhập mặn, xì phèn cho lúa (sử dụng các loại phân bón chuyên dùng đã được tính toán hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, sử dụng các loại phân bón chậm tan để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và tiết kiệm chi phí; trong tình hình nước tưới khó khăn cho lúa cần áp dụng các biện pháp quản lý nước thích hợp; tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa mà giữ mực nước trong ruộng phù hợp).

- Tiếp tục chuyển giao qui trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho người sản xuất, kết hợp với tăng cường kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trên rau quả để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá hại lúa năm 2011, tập trung thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính, dự báo, thông báo chính xác tình hình phát sinh sâu bệnh trên các loại cây trồng và đề xuất giải pháp phòng trừ kịp thời, không để dịch bệnh lây lan.

- Phát động nông dân tích cực hưởng ứng chiến dịch phòng trừ chuột, OBV thường xuyên; hướng dẫn nông dân phòng trừ có hiệu quả các đối tượng dịch hại như sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, lem lép hạt,... trên lúa; sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn, bệnh thán thư,... trên rau màu; sâu đục cành, sâu đục trái, rầy hại bông xoài,... trên cây ăn trái. Xây dựng bộ thuốc trừ sâu sinh học sử dụng an toàn cho vùng sản xuất lúa trên đất nuôi tôm.

- Khuyến khích nông dân thực hiện cơ giới hóa các khâu sản xuất; chuyển giao công nghệ giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Định kỳ kiểm tra sâu mọt hại nông sản lưu trữ tại các kho và các điểm buôn bán tại các chợ trên địa bàn tỉnh, xác định đối tượng dịch hại và đề xuất hướng xử lý.

3. Vê phát triển chăn nuôi và công tác thú y:- Tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông

nghiệp & PTNT, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo sản xuất và phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi tỉnh về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

24

Page 25: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

- Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi gia trại, trang trại, công nghiệp, an toàn sinh học gắn với giết mổ tập trung đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm; tăng cường quản lý cấp sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng và cấp sổ chăn nuôi chó trên địa bàn tỉnh; tạo mọi điều kiện phát triển sản xuất chăn nuôi trên cơ sở thực hiện quy trình chăn nuôi tốt (Viet GAHP) đối với từng giống vật nuôi (từ khâu xây dựng chuồng trại, chọn lọc mua giống, lựa chọn loại thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn tuổi; kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh môi trường) và phù hợp với lợi thế so sánh của từng vùng trong tỉnh.

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, xác định tiến bộ kỹ thuật về qui trình kỹ thuật sản xuất chăn nuôi, làm tốt công tác khuyến nông để đáp ứng được yêu cầu nâng cao kỹ năng, kỹ xảo cho người chăn nuôi.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2011; củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo sản xuất và phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi các cấp; tổ chức lực lượng thường trực, bố trí sẵn sàng nhân lực, vật tư, kinh phí để chủ động ứng phó khi có dịch bệnh gia súc, gia cầm; thường xuyên chấn chỉnh công tác chỉ đạo phòng, chống dịch ở các cấp, phân công cán bộ phụ trách địa bàn, thực hiện chế độ kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh.

- Tập trung chỉ đạo xây dựng vùng sản xuất giống trong dân, phát triển các đàn giống bố mẹ, tăng cường chọn lọc, nhân đàn, chủ động sản xuất con giống trên địa bàn tỉnh; việc sản xuất, cung ứng con giống phải đảm bảo chất lượng, thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin; con giống phải được kiểm định trước khi xuất bán; thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng và làm sạch môi trường trước khi đưa vào thả nuôi; khuyến cáo người chăn nuôi không mua con giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chỉ mua giống tại các trang trại, cơ sở sản xuất giống đã công bố tiêu chuẩn chất lượng và kiểm soát được dịch bệnh.

- Tăng cường kiểm tra việc vận chuyển gia súc, gia cầm, các cơ sở chăn nuôi, các chợ buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm; giám sát chặt chẽ các ổ dịch, áp dụng đầy đủ, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện tốt phương châm “Phát hiện nhanh, bao vây, khống chế và xử lý gọn” không để dịch bệnh lây lan. Tổ chức thực hiện tốt các đợt tiêm phòng vắc xin theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

- Quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn gia súc, gia cầm. Kiểm tra khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các lò giết mổ gia súc, gia cầm; các trang trại chăn nuôi và các hộ chăn nuôi nhiều gia súc, gia cầm.

4. Vê phát triển thủy sản: 4.1. Về nuôi trồng thủy sản :- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện lịch thời vụ NTTS năm 2011, Kế hoạch phòng

chống dịch bệnh trên tôm nuôi và Kế hoạch kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2011. Thực hiện tốt công tác xét nghiệm mẫu tôm, mẫu nước, đo đạc các thông số môi trường và theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh tôm, cá; tăng cường năng lực hệ thống thú y thủy sản từ tỉnh đến cơ sở, phân công cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn, thực hiện giám sát dịch bệnh tôm, cá đến tận hộ NTTS nhằm phát hiện dịch bệnh kịp thời, chủ động đối phó và dập tắt ngay dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng.

- Giữ vững và tăng diện tích nuôi tôm sú CN & BCN ở những nơi có điều kiện, phù hợp với quy hoạch; phát triển mở rộng diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp nhiều loại thủy sản, tôm – lúa + tôm càng xanh, tôm – rừng; duy trì hợp lý diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (đối tượng thẻ chân trắng chỉ tập trung phát triển theo hình thức nuôi CN&BCN và theo quy hoạch).

- Triển khai thực hiện nội dung Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (các tổ chức, cá nhân phải đăng ký cơ sở

25

Page 26: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

nuôi với ngành chức năng, phải đảm bảo các điều kiện về CSHT, điều kiện trang thiết bị, máy móc, dụng cụ chuyên dùng; điều kiện về quy trình công nghệ nuôi tôm; điều kiện về lao động kỹ thuật và điều kiện về quản lý hồ sơ).

- Báo cáo thực trạng và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2015, đề xuất các danh mục dự án ưu tiên đầu tư. Trước mắt ưu tiên đầu tư nạo vét các kênh mương bị bồi lắng cho các vùng nuôi tôm CN, BCN từ các chương trình dự án đã được phê duyệt và từ nguồn vốn cấp bù miễn thu thủy lợi phí năm 2011; thực hiện tốt việc xử lý chất thải trong các mô hình nuôi tôm CN&BCN; quản lý chặt chẽ diện tích cải tạo, diện tích tôm bệnh, không để người dân tháo nước có mầm bệnh ra kênh, rạch gây ảnh hưởng môi trường các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, thử nghiệm trên các đối tượng nuôi mới và các mô hình nuôi thủy sản có hiệu quả để chuyển giao vào thực tế sản xuất; đổi mới kỹ thuật và tập quán canh tác để phòng ngừa dịch bệnh trong NTTS có hiệu quả, áp dụng các kỹ thuật nuôi hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh; tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi tôm càng xanh (về giống, kỹ thuật nuôi, giá thành, thị trường tiêu thụ sản phẩm,...).

- Nâng cao chất lượng các chương trình khuyến ngư, đổi mới công tác khuyến ngư và cấp chứng chỉ đào tạo nghề cho ngư dân (hướng dẫn người nuôi từ khâu cải tạo ao đầm sau thu hoạch; xử lý ô nhiễm môi trường, chọn giống tốt; phương pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe tôm nuôi, phòng trừ dịch bệnh tôm, cá, .... đến thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm).

- Thông tin kịp thời về tình hình giá cả, thị trường tiêu thụ để ngư dân lựa chọn thời điểm, hình thức thu hoạch cho phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Đổi mới và tổ chức lại sản xuất NTTS, mở rộng mô hình HTX làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất NTTS để đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật nuôi trồng, tiêu thụ sản phẩm, quản lý môi trường; thực hiện mô hình liên kết sản xuất NTTS giữa người có đất với người có vốn và người có kỹ thuật, kinh nghiệm NTTS,...

- Kiểm tra vệ sinh thú y thủy sản của các cơ sở sản xuất giống, sản xuất thức ăn thủy sản trên địa bàn tỉnh; kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học và các yếu tố đầu vào khác trong NTTS.

4.2. Về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:- Về dự báo ngư trường khai thác hải sản (theo dự báo ngư trường khai thác cá vụ

Bắc năm 2011 của Tổng cục Thủy sản): + Ngư trường Đông – Tây Nam Bộ cá nổi xuất hiện nhiều, khuyến khích đội tàu lưới

vây, rê, câu để khai thác nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả đánh bắt. + Ngư trường khu vực Đông Nam đảo Côn Sơn, Côn Đảo, Hòn Chuối,... các loại

cá đáy có giá trị kinh tế không biến động nhiều, khuyến khích đội tàu lưới kéo tích cực tham gia khai thác.

- Công tác triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật:+ Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của

Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam; Nghị định số 52/2010/NĐ-CP ngày 17/5/2010 của Chính phủ về nhập khẩu tàu cá.

+ Triển khai thực hiện Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của các tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển và Thông tư số 48/2010/TT-BNN ngày 11/8/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ.

26

Page 27: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

- Về thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân: + Tổng kết việc triển khai thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của

Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân; Quyết định số 965/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Triển khai thực hiện Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ ngư dân khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

- Công tác quản lý tàu cá, an toàn cho người và tàu cá trên biển: + Thực hiện tốt việc đăng ký, đăng kiểm tàu cá và tổ chức đánh dấu tàu cá theo quy

định; nắm chắc thông tin về lao động trên tàu cá, tình hình tàu cá hoạt động trên biển; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển.

+ Tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát tàu cá, chỉ cho phép tàu cá đã được đăng ký, đăng kiểm và cấp giấy phép khai thác thủy sản, có đủ trang bị an toàn mới được ra khơi, các tàu khai thác thủy sản xa bờ phải trang bị máy bộ đàm, các phương tiện thông tin để có thể nghe được các thông tin về dự báo thời tiết, ngư trường và chỉ đạo sản xuất.

+ Đẩy mạnh tiến độ đầu tư dự án các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão kết hợp với xây dựng cảng cá, bến cá.

+ Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn ngư dân tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là về biên giới, lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam để các ngư dân khai thác hải sản biết và thực hiện, góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, hạn chế tình trạng tàu cá và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ xử phạt.

+ Quản lý, bảo vệ và khôi phục có hiệu quả nguồn lợi sinh vật biển, kiểm soát tốt chất lượng môi trường, tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường trong nhân dân.

+ Thực hiện tốt công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát trên biển, bãi bồi, luồng lạch, cửa sông và nội đồng, xử lý nghiêm các hành vi dùng chất nổ, hóa chất, các thiết bị xung điện trên biển, trong sông rạch, nội đồng; đặt nò, đó, vó, lú,… khai thác thủy sản trái phép.

- Về tổ chức sản xuất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực: + Tăng cường công tác đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng; tổ chức sản xuất theo tổ,

đội khai thác kết hợp với các mô hình dịch vụ trên biển; bố trí sắp xếp hợp lý các phương tiện khai thác thủy sản, khuyến khích ngư dân chuyển đổi phương tiện đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ, hướng dẫn chuyển đổi một số nghề khai thác gần bờ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản sang ngành nghề khác.

+ Khuyến khích phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá, thực hiện tốt bảo quản sau thu hoạch, nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác hải sản.

+ Tiếp tục hướng dẫn ngư dân ghi, nộp sổ nhật ký khai thác và báo cáo khai thác thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT và Ủy ban châu Âu. Tăng cường tuyên truyền hơn nữa cho ngư dân, chủ vựa, doanh nghiệp về tác hại của việc đánh bắt bất hợp pháp và sự cần thiết phải thực hiện chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào EU.

+ Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật cho các loại nghề khai thác hải sản theo hướng tăng năng suất, sản lượng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận nhằm tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khai thác đánh bắt hải sản.

+ Xây dựng các tiêu chuẩn về sử dụng an toàn các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý môi trường nước, phân bón, các hoá chất trong nông nghiệp,…có ảnh hưởng đối với môi trường tự nhiên của các thủy vực trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

27

Page 28: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

5. Vê phát triển lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học: - Tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn

1998 – 2010, xây dựng Chương trình bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Tăng cường mối quan hệ giữa lực lượng kiểm lâm, chính quyền cơ sở và chủ rừng để tổ chức tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện tốt Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, thường xuyên tổ chức tuần tra bảo vệ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm rừng, đất rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, dâng cao mực nước trong mô hình lâm – ngư kết hợp làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng.

- Quan tâm đầu tư trồng và bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ ven biển Đông, trồng và bảo vệ rừng phòng hộ môi trường; bảo tồn sự đa dạng sinh học ở các khu rừng đặc dụng Vườn chim Bạc Liêu, ấp Canh Điền - Đông Hải và các vườn chim tư nhân trên địa bàn tỉnh; khuyến khích nhân rộng mô hình tôm – rừng khu vực phía Nam Quốc lộ IA; khuyến khích việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phòng trừ sâu đục thân hại cây rừng phòng hộ ven biển và giống cây lâm nghiệp mới để phát triển kinh tế lâm nghiệp, giảm áp lực phá rừng; các giải pháp làm giàu rừng trong mô hình lâm – ngư kết hợp; các biện pháp phòng, chống các thảm họa môi trường liên quan tới việc mất rừng (xói lở bờ biển, triều cường, xâm nhập mặn,...).

- Chủ động thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) theo Chỉ thị số 270/2010/CT-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách PCCCR; tổ chức thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội, chính quyền các cấp tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị PCCCR đảm bảo kịp thời xử lý các tình huống không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực Vườn chim Bạc Liêu.

- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển gắn với phát triển du lịch sinh thái.

6. Vê phát triển diêm nghiệp: - Tổ chức sản xuất muối nằm trong vùng quy hoạch, không mở rộng diện tích sản xuất

muối một cách tự phát làm mất ổn định về cung - cầu sản phẩm muối trên địa bàn tỉnh; hạn chế sản xuất muối đen, chất lượng kém, hiệu quả thấp, khó tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời chuyển đổi nhanh diện tích sản xuất thủ công, sản xuất muối kém hiệu quả sang NTTS.

- Tiếp tục chuyển giao công nghệ sản xuất muối trắng chất lượng cao bằng phương pháp trải bạt trên nền sân kết tinh cho nông dân nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất muối.

- Khuyến khích diêm dân góp ruộng tham gia thành lập các HTX, THT hoặc liên doanh, liên kết nhằm chuyển đổi sản xuất thủ công sang sản xuất muối công nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện sản xuất luân canh muối – tôm, cua, cá kèo (đạt 80% diện tích sản xuất muối), hướng dẫn chuyển giao mô hình nuôi sò huyết trong ao lắng cho diêm dân để tăng thu nhập trên đơn vị sản xuất.

- Nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất, chế biến muối để nâng cao chất lượng muối Bạc Liêu, đáp ứng được nhu cầu về chất lượng và thị trường hiện nay (độ mặn đạt 99%, kích cỡ hạt muối 1mm, độ ẩm 1%).

7. Vê chế biến, xuất khẩu:- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến trên cơ sở cải thiện nhanh môi trường đầu

tư; tạo điều kiện thuận lợi hơn về đất đai, kết cấu hạ tầng, hỗ trợ giải quyết kịp thời các

28

Page 29: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư, doanh nghiệp.

- Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến theo chiều sâu trên cơ sở đổi mới kỹ thuật và công nghệ; gia tăng sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng, sản phẩm ăn liền, sản phẩm làm sạch,...Tiếp tục tăng cường tuyên truyền vận động mọi người dân, mọi doanh nghiệp tham gia tích cực thực hiện “Chống bơm, chích tạp chất vào tôm nguyên liệu”.

- Đáp ứng đầy đủ các quy định và các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh, an toàn môi trường theo yêu cầu của thị trường, tham gia chuỗi sản xuất với mô hình liên kết cộng đồng và thực hiện truy xuất nguồn gốc. Hướng dẫn quản lý môi trường cho các nhà máy chế biến thủy sản theo qui định của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, giữ vững thị trường truyền thống dựa trên 3 trụ cột EU – Nhật – Mỹ; phát triển mạnh các thị trường mới Ả Rập, Đông Âu, ASEAN, Nam Âu, Châu Á, Nam Mỹ và các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc và Austraylia,...

- Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cần nghiên cứu kỹ các quy định, trình tự, thủ tục, cách ghi biểu mẫu, chủ động tổ chức hệ thống cung cấp nguyên liệu từ khai thác, thu mua, vận chuyển đến chế biến, xuất khẩu thủy sản. Tạo mọi điều kiện tối đa cho doanh nghiệp trong việc cấp chứng nhận trên nguyên tắc chỉ 01 giấy chứng nhận khai thác cho 01 lô hàng xuất khẩu, đảm bảo mọi lô hàng xuất khẩu vào EU được thông suốt.

8. Thủy lợi–TNNĐ, điêu tiết nước, PCLB&TKCN và cấp nước sạch nông thôn:a. Về thủy lợi – thủy nông nội đồng:- Tiếp tục thực hiện lập Quy hoạch phát triển thủy lợi trên địa bàn tỉnh.- Tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ các công trình thủy lợi

trên địa bàn tỉnh; quan tâm đầu tư duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng các công trình cống đầu mối; xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý khai thác, vận hành công trình, đảm bảo an toàn hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện việc phòng chống, khắc phục hậu quả hạn hán, ngập úng, chua phèn, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước cho các vùng sản xuất nông, lâm, ngư và diêm nghiệp, nhất là các vùng sản xuất lương thực và NTTS. Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao những mô hình canh tác sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý để giảm chi phí và làm giảm áp lực về nhu cầu nước trong các mô hình sản xuất hiện nay trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện kiên cố hóa kênh mương và Kế hoạch đầu tư xây dựng các ô thủy lợi khép kín trên địa bàn tỉnh đến năm 2015. Trước mắt, khẩn trương khảo sát, quy hoạch hệ thống đê bao khép kín các tiểu vùng sản xuất lương thực, hoa màu, cây ăn trái và NTTS gắn với đầu tư xây dựng các trạm bơm tập trung.

- Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh do Bộ Nông nghiệp & PTNT (dự án đầu tư Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu; Dự án ĐTCSHT vùng nuôi tôm CN&BCN Long Điền Đông và Long Điền Tây, huyện Đông Hải) và tỉnh làm chủ đầu tư (dự án Đê biển Đông, Kè 02 bên bờ sông thành phố Bạc Liêu, Kè Gành Hào, Kè Nhà Mát, HTTL Cái Cùng – Huyện Kệ, HTTL Vĩnh Phong, Đông Nàng Rền, dự án ĐTCSHT vùng nuôi tôm CN&BCN xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu,...)

- Về nhu cầu xây dựng công trình thủy lợi - TNNĐ (do huyện, xã chủ đầu tư): Tổng số 423 công trình, chiều dài 720 km, khối lượng đào đắp 6,19 triệu m3, nhu cầu vốn đầu tư 67.015,9 triệu đồng (bao gồm vốn ngân sách tỉnh và vốn miễn thu thủy lợi phí năm 2011).

- Tỷ lệ phục vụ tưới tiêu đạt 100% diện tích sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; đồng thời tạo ra hệ thống giao thông thủy, góp phần phát triển giao thông nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

29

Page 30: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

- Tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương trong việc thực hiện Kế hoạch phòng chống giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh để từng bước thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao.

b. Về điều tiết nước phục vụ sản xuất, PCLB &TKCN: - Xây dựng và tổ chức thực hiện lịch điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và

NTTS phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái và theo từng chu kỳ con nước cho từng tháng trong năm.

- Chuẩn bị nội dung báo cáo tổng kết công tác PCLB &TKCN năm 2010, kế hoạch PCLB&TKCN năm 2011; thường xuyên theo dõi tình hình thiên tai ( gió, bão, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn,...); kiểm tra phát hiện các sự cố đê điều, kè chống xói lở, những vùng có nguy cơ bị sạt lở đất; kiểm tra tình hình bị thiệt hại và đề xuất giải pháp xử lý để hạn chế đến mức thấp nhất do thiên tai gây ra.

c. Về cấp nước sạch nông thôn: - Về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch & VSMTNT giai đoạn

đoạn 2011-2015 (đã được Quốc hội chấp thuận, được coi như một chương trình riêng biệt) cần tập trung công tác quản lý sau đầu tư, công tác vệ sinh môi trường nông thôn; đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện cơ chế xã hội hóa, coi đó là yếu tố quyết định đến sự thành công của Chương trình này.

- Tiến hành rà soát đánh giá đúng mức độ đảm bảo cấp nước sinh hoạt theo các tiêu chuẩn quốc gia đã ban hành; hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Ban chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMTNT.

- Tổng số trạm cấp nước tập trung 94 trạm, số hộ đấu nối đồng hồ nước 21.345 hộ, sản lượng nước khai thác 3.200.000 m3, sản lượng nước thương phẩm 2.272.000 m3; tỷ lệ số dân nông thôn toàn tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 81%, trong đó được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế đạt 53,95 %; tỷ lệ số hộ dân nông thôn có hố xí hợp vệ sinh đạt 38% và tỷ lệ chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 48%.

9. Vê vốn đầu tư : - Tổ chức thực hiện tốt cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản;

chống tình trạng khép kín trong đầu tư và xây dựng. Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn của các nhà tài trợ.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác qui hoạch, chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện đầu tư và thực hiện đầu tư. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền huyện, thành phố và cơ sở, các tổ chức chính trị xã hội trong hỗ trợ đền bù giải toả, giải phóng mặt bằng các công trình xây dựng cơ bản do Sở Nông nghiệp & PTNT và các đơn vị trực thuộc Sở quản lý đầu tư.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, sớm khắc phục tình trạng nhà thầu yếu kém về năng lực ( nhân lực, vật lực và tài lực) đảm nhận nhiều dự án; kiểm tra xử lý việc vi phạm hợp đồng trong thi công của các nhà thầu; chấn chỉnh kịp thời những hạn chế trong XDCB, giải ngân nguồn vốn đầu tư và thực hiện đồng bộ các biện pháp chống thất thoát, lãng phí, nâng cao chất lượng các công trình XDCB.

- Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương đầu tư trên địa bàn, ưu tiên vốn đầu tư từ ngân sách, vốn miễn thu thủy lợi phí để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi bị bồi lắng; hạn chế huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Tăng cường các biện pháp đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản và nâng cao hiệu quả quản lý vận hành, khai thác sử dụng các công trình XDCB, cung cấp nước sạch nông thôn.

- Các ngân hàng thương mại, các quỹ tín dụng nhân dân tạo mọi điều kiện và thủ tục thuận lợi, đảm bảo nhu cầu vốn vay cho người sản xuất và các doanh nghiệp. Huy động từ nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn tự có trong dân cư, nguồn tài trợ của các tổ

30

Page 31: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

chức quốc tế và vốn liên doanh, liên kết,…để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

- Tổng vốn kế hoạch 607.029,94 triệu đồng, trong đó vốn cân đối ngân sách 22.077,94 triệu đồng, vốn đối ứng các dự án ODA 21.003 triệu đồng, vốn CTMTQG 86.427 triệu đồng, vốn HTMT 147.367 triệu đồng, vốn TPCP 322.000 triệu đồng và vốn ODA 8.155 triệu đồng. Phân theo nguồn vốn và các chủ đầu tư cụ thể như sau:

Đơn vị tính : Triệu đồng

Dự án danh mục công trình Kế hoạch 2011

Chia theo các nguồn vốnNSNN CTMT HTMT TPCP Vốn

ODACĐNS Đ/ư ODATổng số 607.029,94 22.077,94 21.003,0 86.427,0 147.367,0 322.000,0 8.155,0

I. Sở Nông nhiệp & PTNT 538.357,94 9.250,94 15.055,0 39.000,0 145.052,0 322.000,0 8.000,001. Qui hoạch 1.787,94 1.787,9402. Nâng cấp, cải tạo trụ sở Sở Nông nghiệp & PTNT 1.500,0 1.500,0

03. XD trụ sở các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT 1.000,0 1.000,0

04. Trạm Kiểm soát liên hợp Biên phòng và Kiểm ngư 963,0 963,0

05. Ô TL Cái Cùng – Huyện Kệ 7.000,0 7.000,006. Ô TL Chùa Phật – Cái Cùng 15.000,0 15.000,007. Kè Gành Hào 100.000,0 100.000,

008. Kè thành phố Bạc Liêu 200.000,0 200.000,

009. Dự án thủy lợi Vĩnh Phong 13.055,0 5.055,0 8.000,010. Dự án Đông Nàng Rền 1.000,0 1.000,011. Dự án thủy lợi Hòa Bình 2.000,0 2.000,012, Dự án thủy lợi Vĩnh Lộc 2.000,0 2.000,013. Các kênh trục 6.000,0 6.000,014. Các kênh cấp II 3.000,0 3.000,015.Chương trình đê, kè (CT 667) 39.000,0 39.000,016.Chương trình tránh trú bão 30.000,0 30.000,017. Chương trình NTTS 63.000,0 63.000,018. Cấp bù miễn thu thủy lợi phí 52.052,0 52.052,0II. Các đơn vị chủ đầu tư 68.672,0 12.827,0 5.948,0 47.427,0 2.315,0 155,0001. TT Nước sạch & VSMTNT 25.088,0 6.090,0 3.984,0 15.050,0    02. Chi cục Kiểm lâm 12.898,0   12.898,0      03. TT Giống NN - thủy sản 1.000,0     1.000,0      04. Ban Quản lý Vườn Chim 2.837,0 2.837,0          05. Dự án GTZ 2.000,0   2.000,0      06. Dự án Heifer 155,0           155,0007. Chương trình XD nông thôn mới 18.479,0   18.479,0     08. Chi cục NTTS 1.100,0 1.100,0          09. Chi cục Phát triển nông thôn 2.600,0 1.600,0   1.000,0    10. Chi cục Thú y 1.200,0 1.200,0          11. Chi cục Thủy lợi 1.315,0 1.315,0

10. Vê phát triển nông thôn: - Về xây dựng nông thôn mới: + Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

tỉnh.+ Lập kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, trong đó tập trung chỉ đạo thực

hiện việc lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và thực hiện các chính sách an sinh xã hội; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả; phát triển giáo dục, đào tạo; phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; cung cấp nước sạch & VSMTNT; nâng

31

Page 32: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị-xã hội trên địa bàn; giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.

+ Tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương và sự phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh tập trung chỉ đạo xây dựng huyện Phước Long trở thành huyện nông thôn mới theo sự chỉ đạo của Trung ương.

+ Mỗi huyện, thành phố chọn 1 xã điểm để chỉ đạo thực hiện và nhân rộng mô hình.- Về phát triển ngành nghề nông thôn: + Tiếp tục khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề hiện có trên địa bàn như:

Chế biến lương thực, thực phẩm, khai thác muối biển, đan đát, mộc gia dụng và các hoạt động dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

+ Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức tốt việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo VSATTP và an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng thích ứng của nông dân với những biến động của thị trường, quá trình hội nhập kinh tế thế giới và biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Về thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân: + Hỗ trợ cho nông, ngư dân kịp thời khi gặp thiên tai, dịch bệnh theo đúng các quy

định của Nhà nước (Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh).

+ Tiếp tục theo dõi việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư công nghệ sau thu hoạch ( hỗ trợ lãi suất mua máy gặt đập liên hợp); chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản (Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ và Quyết định số 63/2010/QĐ- TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ); chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 41/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ); chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ); chính sách khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 01/9/2010 của UBND tỉnh Bạc Liêu) cho nông dân, tổ hợp tác và HTX.

11. Vê đẩy mạnh cơ giới hóa, hiện đại hóa, chuyển giao khoa học, công nghệ : - Đề xuất xây dựng các chương trình, đề án, dự án đầu tư cơ giới hóa giảm tổn thất sau

thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020.- Khuyến khích nông dân đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa một số khâu

trong quá trình sản xuất như: Làm đất, san bằng mặt ruộng, cải tạo ao đầm NTTS, gieo sạ, tưới, tiêu, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản sau thu hoạch, chế biến,...

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, xác định tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất (về giống mới có năng suất, chất lượng và sức chống chịu dịch bệnh cao, qui trình kỹ thuật sản xuất, các mô hình liên kết sau thu hoạch,...phù hợp với từng tiểu vùng sản xuất trong tỉnh), làm tốt công tác khuyến nông để đáp ứng được yêu cầu nâng cao kỹ năng, kỹ xảo cho người lao động (cải tiến các hình thức tập huấn kỹ thuật cho nông dân và khuyến nông trên báo đài, xây dựng mô hình trình diễn tiến bộ kỹ thuật, sản xuất thử,…).

12. Vê quản ly chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và vật tư nông nghiệp:- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà Nước

về quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối. Phổ biến các thông tin hội nhập WTO và quốc tế về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản cho ngư dân và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật bảo quản thủy sản cho ngư dân và hướng dẫn thực hiện chương trình quản lý chất lượng GMP, SSOP, HACCP cho các cơ sở.

32

Page 33: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra điều kiện VSATTP các cơ sở thu mua, sơ chế thủy sản, phương tiện tàu cá đã hết hạn và đăng ký mới.

- Thực hiện Chương trình kiểm soát dư lượng trong rau, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản hàng hóa theo kế hoạch ký kết với cơ quan Quản lý CLNLS&TS Nam Bộ.

- Theo dõi tổng hợp tình hình hoạt động thu mua, vận chuyển, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Tham gia giám sát ô nhiễm sinh học, hóa học tồn dư trong nông, thủy sản, ô nhiễm thuốc thú y trong thịt gia súc, gia cầm, thủy sản,...Phối hợp các cơ quan có liên quan khắc phục xử lý hậu quả sự cố ngộ độc bởi các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối.

- Xây dựng kế hoạch và thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, vật tư nông nghiệp, lấy mẫu kiểm tra chất lượng vật tư, hàng hóa theo qui định.

- Triển khai thực hiện chứng nhận điều kiện NTTS bền vững theo mô hình nuôi tôm sạch GaqP, CoC đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản.

- Thực hiện giám sát các cuộc hội thảo theo quy định.13. Vê phát triển thị trường, xúc tiến thương mại:- Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác thị trường, thúc đẩy tiêu thụ nông sản; gắn kết

nông dân với thị trường; chú trọng phát triển thị trường nội địa, khuyến khích tiêu dùng trong khu vực nông thôn; củng cố thị trường xuất khẩu truyền thống, mở rộng thị trường mới. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các hệ thống kinh doanh, phát triển thị trường trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, dịch vụ. Tăng cường hợp tác, liên kết với nhau thông qua HTX, hiệp hội, liên kết “04 nhà”, “liên kết vùng” để phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông, ngư dân. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện chương trình hợp tác với TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản theo nội dung đã ký kết.

- Tăng cường công tác thông tin và dự báo thị trường để đáp ứng được yêu cầu định hướng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và nông dân. Tổ chức các hội chợ, triển lãm, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chắp nối bạn hàng và đối tác kinh doanh.

- Xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng, mặt hàng chế biến theo hướng gia tăng giá trị, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

14. Vê đổi mới tổ chức quản ly sản xuất: - Tiếp tục tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ chủ chốt ở các HTX

và các THT; hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp, kinh tế hợp tác, kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân.

- Tiếp tục phối hợp với Liên minh HTX tỉnh, Phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện và Phòng Kinh tế thành phố Bạc Liêu khảo sát các HTX, câu lạc bộ, tổ đoàn kết sản xuất, đánh giá, phân loại và đề xuất các giải pháp giúp đỡ hoặc đề xuất giải thể các tổ chức yếu kém, không có khả năng tự vươn lên.

- Thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước đối với các HTX, kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp các HTX phát triển đúng hướng. Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố thành lập mới HTX ở những nơi có đủ điều kiện từ 3-5 HTX; chuyển đổi 50-100 THT sang hoạt động theo Nghị định 151/NĐ-CP của Chính phủ; thành lập mới 2-3 CLB nông dân và từ 1-2 trang trại làm điểm chỉ đạo để triển khai nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục hỗ trợ kinh tế hộ gia đình, cá nhân có khả năng về vốn, kinh nghiệm làm giàu từ nghề nông đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, hình thành các gia trại, trang trại sản xuất hàng hóa với quy mô trung bình và lớn.

- Tiếp tục thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân, chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn.

33

Page 34: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

15. Công tác cải cách hành chinh, tổ chức, thanh kiểm tra, tiếp dân : - Cải cách tổ chức bộ máy: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là trong các

lĩnh vực có quan hệ trực tiếp với nhân dân và cơ sở; công khai hóa các thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “01 cửa” tại Sở Nông nghiệp & PTNT; phổ biến rộng rãi, niêm yết công khai tại công sở quy chế, quy trình và các thủ tục hành chính rõ ràng, cụ thể. Tăng cường hệ thống quản lý Nhà nước chuyên ngành, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực được phân công trên cơ sở triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Kiện toàn bộ máy tổ chức Ngành Nông nghiệp & PTNT, phân giao chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT.

- Phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ trên cơ sở chuẩn hóa các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với từng chức danh cán bộ, công chức trong toàn ngành. Tiếp tục thực hiện chương trình Chính phủ điện tử gắn với việc đổi mới phương thức điều hành của Sở Nông nghiệp & PTNT đối với các đơn vị trực thuộc Sở và các Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, Phòng Kinh tế thành phố.

- Công tác thanh tra hành chính và kiểm tra hành chính chuyên ngành: Thanh, kiểm tra trình tự, thủ tục quản lý vốn đầu tư XDCB các chương trình, dự án; công tác quản lý thu chi tài chính từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên; xây dựng kế hoạch kiểm tra thủ tục hành chính và kiểm tra chất lượng vật tư, hàng hóa theo qui định. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong phạm vi ngành quản lý.

- Cải cách tài chính công: Tiếp tục triển khai thực hiện đề án khoán biên chế và đề án chi tiêu nội bộ sử dụng kinh phí tiết kiệm và thực hiện chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng.

- Công tác pháp chế: Triển khai quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ngành cho cán bộ, công chức trong toàn ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh và quần chúng nhân dân; kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Công tác tiếp dân: Thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân có liên quan đến lĩnh vực ngành quản lý.

- Công tác khác: + Tham gia xây dựng các Nghị quyết về “Phát triển kinh tế biển và vùng kinh tế

phía Nam Quốc lộ IA”, “Phát triển vùng kinh tế phía Bắc Quốc lộ IA” và Chương trình “Xây dựng nông thôn mới” nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XIV.

+ Tổ chức thực hiện tốt chức năng thường trực các Ban Chỉ đạo: Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình 667, Chương trình phát triển kinh tế biển, Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Chương trình về biển Đông và các hải đảo, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMTNT, Chương trình Phát triển rừng, Ban Chỉ huy PCLB& TKCN, BCĐ sản xuất và phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, NTTS, BCĐ Điều tiết nuớc và tham gia Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 tỉnh Bạc Liêu,...

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN : - Triển khai quán triệt và phổ biến kế hoạch hoạt động năm 2011 trong toàn ngành

Nông nghiệp & PTNT.- Huy động mọi nguồn lực của toàn ngành để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm

vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao cho Ngành Nông nghiệp & PTNT năm 2011.- Phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thành phố và các đơn vị trực

thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT căn cứ vào kế hoạch của Sở Nông nghiệp & PTNT và theo chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao để xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện

34

Page 35: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

kế hoạch của đơn vị mình.- Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, đoàn thể có liên quan và UBND các huyện,

thành phố trong việc tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của ngành; tuyên truyền, vận động nông dân tích cực lao động sản xuất, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho Ngành Nông nghiệp & PTNT năm 2011.

- Kiểm tra, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch; nếu vượt thẩm quyền sẽ trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết trong thời gian sớm nhất. Thực hiện chế độ khen thưởng đối với tập thể và cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

- Thực hiện tốt chế độ thỉnh thị báo cáo thường xuyên và đột xuất theo đúng qui định chế độ hội họp, báo cáo của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và của Sở Nông nghiệp & PTNT.

V. ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ :1. Đối với Chinh phủ và Bộ, Ngành Trung ương :1.1. Chương trình xây dựng nông thôn mới :- Sớm xem xét ban hành định mức chi phí lập “Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết

yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ” cho các xã xây dựng nông thôn mới.

- Bố trí kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ các xã, huyện điểm Phước Long xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia theo đúng mục tiêu, thời gian và lộ trình quy định.

- Sớm triển khai kế hoạch đào tạo cán bộ làm công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ tỉnh đến cơ sở; hướng dẫn triển khai việc lập đề án và kế hoạch xây dựng nông thôn mới hàng năm.

1.2. Về lĩnh vực thanh, kiểm tra và quản lý chất lượng vật tư, nông sản hàng hóa:- Mở các lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, phân tích và truy xuất nguồn gốc sản phẩm

nông nghiệp; chứng nhận hàng hóa tiêu thụ nội địa; kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

- Việc ngăn chặn tạp chất phải được thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến các địa phương trên phạm vi cả nước (việc thực hiện trên phạm vi 04 tỉnh là Kiên Giang, Cà mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng không thể ngăn chặn có hiệu quả nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu); cần có qui định cụ thể trong công tác kiểm tra các xe lạnh vận chuyển thủy sản; hướng dẫn kiểm tra CMC trong tôm nguyên liệu bằng phương pháp hoá học.

- Tăng cường kiểm tra đầu ra các lô hàng (thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi,… phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản) trước khi xuất xưởng bán ra thị trường nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hàng hóa vật tư nông nghiệp, thủy sản không đạt chất lượng, xử phạt nghiêm minh, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm tránh thiệt hại cho bà con nông dân trong sản xuất.

- Sớm xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2010/NĐ-CP ngày 01/3/2010 Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón; Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24/4/2009 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y vì có một số nội dung nêu trong Nghị định chưa phù hợp với tình hình thực tế của từng đối tượng.

1.3. Về phát triển khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản: - Bộ Nông nghiệp & PTNT xem xét hỗ trợ tỉnh Bạc Liêu về phương tiện, trang thiết bị

tìm kiếm, cứu nạn trên biển.

35

Page 36: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

- Bộ Nông nghiệp & PTNT và các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ sớm có đề tài nghiên cứu và đề xuất giải pháp điều trị bệnh vi bào tử (Enterocytozoon hepatopenaei) ký sinh trong gan, tụy tôm sú.

- Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng sớm có biện pháp can thiệp, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho 8 ngư dân của tỉnh đang bị giam giữ ở Malaysia sớm về nước đoàn tụ gia đình.

1.4. Về xây dựng thủy lợi và phòng chống thiên tai:- Bộ Nông nghiệp & PTNT sớm xem xét trình Chính phủ hỗ trợ kinh phí khắc phục

hậu quả thiên tai năm 2010: 135.048 triệu đồng và hỗ trợ kinh phí phòng chống hạn, xâm nhập mặn vụ lúa Đông Xuân 2011 : 57.689 triệu đồng.

- Bộ Nông nghiệp & PTNT sớm bố trí vốn kế hoạch để thực hiện Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp Long Điền Tây và Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

- Sớm triển khai dự án và đưa vào sử dụng hệ thống quan trắc tự động và xử lý trên hệ thống vi tính để công tác điều tiết, điều hòa nguồn nước ngày càng đi vào nề nếp, đạt hiệu quả cao.

- Để phát huy hiệu quả sau đầu tư Dự án Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT thành lập Ban Chỉ đạo quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng.

1.5. Chương trình mục tiêu hỗ trợ vùng sản xuất muối và khuyến diêm:- Đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT đề xuất với Chính phủ sớm ban hành các chính

sách khuyến khích phát triển nghề muối (hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh kinh tế vùng muối tỉnh Bạc Liêu; hỗ trợ diêm dân khôi phục lại sản xuất khi gặp rủi ro; hỗ trợ lãi suất cho diêm dân đầu tư công nghệ vật liệu mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất muối; xúc tiến thương mại ngành muối; ban hành giá sàn thu mua muối phù hợp; tăng thu mua dự trữ khi sản lượng vượt nhu cầu và giá cả bất lợi cho diêm dân,...).

- Đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo Tổng Công ty lương thực miền Bắc tiếp tục thực hiện đầu tư để sớm hoàn chỉnh Dự án Nâng cấp, cải tạo CSHT đồng muối xã Long Điền Tây ( nay là xã Điền Hải), huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu và bàn giao cho địa phương đưa vào quản lý sử dụng phục vụ sản xuất muối (hiện còn nhiều gói thầu thi công dở dang và đã tạm ngưng thi công từ đầu năm 2010 đến nay, không người quản lý, không bàn giao cho địa phương sử dụng, nhiều hạng mục đã xuống cấp nghiêm trọng, một số hạng mục đầu tư gây khó khăn đối với sản xuất muối của diêm dân,...).

- Đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo Tổng Công ty lương thực miền Bắc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Kho dự trữ muối quốc gia (tại xã Điền Hải, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu).

- Đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT (Cục Chế biến – Thương mại nông, lâm, thủy sản và nghề muối) mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về muối cho các tỉnh, thành phố có sản xuất, chế biến muối.

- Đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT xem xét hỗ trợ vốn kế hoạch 2011: 3.000 triệu đồng để thực hiện “Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng muối tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2010 – 2015 ”.

1.6. Chương trình nước sạch & VSMTNT: - Tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và vốn của 3 nhà tài trợ về nước

sạch &VSMTNT cho tỉnh Bạc Liêu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kế hoạch hàng năm cho giai đoạn năm 2011-2015.

- Tỉnh Bạc Liêu hiện còn 03 thị trấn trung tâm huyện lỵ (gồm thị trấn Phước Long, huyện Phước Long; thị trấn Hoà Bình, huyện Hòa Bình; thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi) chưa có công trình cấp nước tập trung, nhu cầu vốn lớn, ngân sách tỉnh không có khả năng

36

Page 37: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

đáp ứng, đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ kinh phí từ các nguồn vốn ODA, vốn hỗ trợ mục tiêu, giúp tỉnh sớm triển khai thực hiện 03 dự án trên.

1.7. Chương trình 135: - Đề nghị tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2011- 2015 trên

phạm vi cả nước, nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo cho các xã nghèo và người nghèo. - Đề nghị tiếp tục thực hiện Dự án khuyến nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và phát triển

sản xuất, phát triển ngành nghề thuộc CTMTQG giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 và Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện dự án.

1.8. Chương trình bố trí dân cư và định canh định cư:Bộ Nông nghiệp & PTNT xem xét hỗ trợ vốn kế hoạch 2011: 16.000 triệu đồng để

thực hiện Dự án “Bố trí, sắp xếp lại dân cư ở khu vực rừng phòng hộ xung yếu ven biển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu:2.1. Vê chủ trương đầu tư:- Cho chủ trương lập Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và

tầm nhìn đến năm 2030.- Cho chủ trương lập Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030.- Cho chủ trương xây dựng Chương trình sản xuất lúa chất lượng cao, lúa đặc sản

địa phương tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011-2015.- Cho chủ trương xây dựng Chương trình khuyến nông tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011-2015.- Cho chủ trương lập Dự án đầu tư khu rừng đặc dụng ấp Canh Điền, huyện Đông

Hải trở thành khu bảo tồn thiên nhiên phục vụ du lịch sinh thái.- Cho phép lập các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ NTTS ( điện,

đường, thủy lợi) cho các vùng nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp ( khu vực Hiệp Thành, Nhà Mát, Phường 2, Phường 5 – thành phố Bạc Liêu, An Phúc – Đông Hải).

- Cho chủ trương sửa chữa, nâng cấp 11 trạm huyện, thành phố bao gồm (Trạm Thú y Hoà Bình, Giá Rai, Phước Long và Trạm Kiểm dịch đường bộ; Trạm Khuyến nông Hòa Bình; Trạm Bảo vệ thực vật Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Đông Hải và TP. Bạc Liêu), bình quân mỗi trạm khoảng 200 triệu đồng.

- Cho chủ trương lập Đề án cơ giới hóa giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020.

- Cho chủ trương đổi đất và cơ sở hạ tầng (Trường Chính trị cũ ) để lấy kinh phí xây dựng Trụ sở mới các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT (khu vực hành chính tỉnh - Đường Nguyễn Tất Thành, Phường 1, thành phố Bạc Liêu).

2.2. Vê quản ly đầu tư xây dựng cơ bản năm 2011:- Bố trí vốn kế hoạch 1.500 triệu đồng để thực hiện cải tạo, nâng cấp Trụ sở Sở

Nông nghiệp & PTNT.- Bố trí vốn kế hoạch 100 tỷ đồng để thực hiện GPMB và thi công xây dựng các

hạng mục công trình thuộc Dự án Kè chống sạt lở cửa sông, ven biển thị trấn Gành Hào.- Bố trí vốn kế hoạch 60 tỷ đồng để thực hiện công tác thiết kế bản vẽ thi công, dự

toán và triển khai thi công xây dựng 03 gói thầu (XL-02KBL,XL-03KBL, XL- 04KBL) thuộc Dự án Kè hai bên bờ sông thành phố Bạc Liêu.

- Bố trí vốn kế hoạch 2.337 triệu đồng để thực hiện Nâng cấp Vườn chim Bạc Liêu.- Bố trí vốn kế hoạch 1.600 triệu đồng để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư Dự án đầu

tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng muối tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011-2015 ( tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư từ Bộ Nông nghiệp & PTNT).

37

Page 38: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

- Bố trí vốn kế hoạch 5.000 triệu đồng để thực hiện Dự án đầu tư kiên cố hóa hệ thống tuới, tiêu khu thí thực nghiệm Trại sản xuất giống cây trồng tỉnh.

2.3. Vê sản xuất và phong chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi năm 2011:- Củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo biển Đông và hải đảo tỉnh Bạc Liêu, phân giao

nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban Chỉ đạo.- Củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo sản xuất và phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật

nuôi tỉnh Bạc Liêu, phân giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban Chỉ đạo.- Đầu tư kinh phí mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn của Chi

cục Bảo vệ thực vật 200 triệu đồng (mua máy đo PH, máy đo độ ẩm, máy đo độ mặn, máy FAX, máy chiếu, máy chụp ảnh, máy quay phim; hóa chất kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trên hàng hóa nông sản; kinh phí cho cộng tác viên tham gia quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật theo lịch thời vụ sản xuất).

- Đầu tư kinh phí phục vụ công tác chuyên môn của Chi cục Thú y 3.045 triệu đồng (xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung khu vực chợ Láng Tròn 200 triệu đồng; xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho 5 lò giết mổ tập trung 200 triệu đồng; trang bị dụng cụ, thiết bị phục vụ công tác kiểm tra sản phẩm gia súc, gia cầm về vệ sinh an toàn thực phẩm 200 triệu đồng; hỗ trợ hỗ trợ 3 triệu liều vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm 900 triệu đồng; hỗ trợ 70 % kinh phí mua 50.000 liều vắc xin phòng bệnh heo tai xanh 1.225 triệu đồng; hỗ trợ 50% kinh phí mua 30.000 liều vắc xin phòng bệnh LMLM gia súc 120 triệu đồng; hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng 100 hố Biogas cho các gia trại chăn nuôi heo 200 triệu đồng).

- Sớm ban hành Kế hoạch phòng chống dịch bệnh đối với tôm nuôi và Kế hoạch phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá hại lúa trên địa bàn tỉnh năm 2011.

- Phân bổ vốn Chương trình VSAT thực phẩm năm 2011 thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản cho Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện (những năm qua phân bổ qua Sở Y tế gây khó khăn trong triển khai thực hiện Chương trình).

- Bố trí vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản 7.000 triệu đồng.

2.4. Vê quản ly khai thác, sư dụng công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn, PCLB & TKCN:

- Sớm có kế hoạch làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng để thống nhất quy trình vận hành các cống ngăn mặn (thuộc Dự án xây dựng hệ thống công trình phân ranh mặn ngọt tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu) trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp thuộc địa bàn tỉnh Sóc Trăng vào mùa khô năm 2011 và các năm tiếp theo.

- Bố trí vốn đầu tư XDCB hàng năm và giao cho các huyện, thành phố triển khai thực hiện xây dựng các ô thủy lợi khép kín (với kinh phí ước tính 75 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 50 % kinh phí, bình quân mỗi năm ngân sách hỗ trợ 7 tỷ đồng).

- Bố trí kinh phí 50 tỷ đồng để thực hiện đền bù, giải tỏa, bố trí tái định cư các hộ dân khu vực hành lang Đê biển Đông.

- Xem xét cấp kinh phí hàng năm (vốn sự nghiệp kinh tế) để duy tu, sửa chữa đê, kè (riêng năm 2011 cần 1.400 triệu đồng và giao cho Chi cục Thủy lợi làm chủ đầu tư).

- Trong thời gian tới đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh giao Trung tâm Nước sạch & VSMTNT quản lý các nguồn vốn đầu tư cho nước sạch & VSMTNT (ngoài Chương trình MTQGNS & VSMTNT) và quản lý vận hành khai thác để bảo đảm hiệu quả đầu tư, quản lý vận hành bền vững các công trình cấp nước sạch nông thôn.

- Xem xét hỗ trợ đầu tư trang bị máy bộ đàm tầm xa (ICOM) cho các tàu cá đánh bắt xa bờ để thuận tiện trong việc kêu gọi tàu thuyền về nơi trú ẩn khi có bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra.

38

Page 39: UBND Tènh Baûc Liãu CÄÜNG HOÌA XAÎ HÄÜI CHUÍ ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1483Bao cao... · Web viewMô hình quản lý dinh dưỡng vụ Hè Thu (thực

2.5. Vê xây dựng nông thôn mới:- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ 3.500 triệu đồng (70 triệu/xã x 50

xã) để địa phương thuê tư vấn lập đề án xây dựng nông thôn mới cho các xã trong năm 2011 (do trình độ cán bộ xã còn hạn chế).

- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ 3.000 triệu đồng để thực hiện một số chuyên đề tuyên truyền trên báo, đài, tập huấn, hướng dẫn cán bộ, nhân dân xây dựng nông thôn mới.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí hoạt động cho các Ban Chỉ đạo và Ban Quản lý, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới để các tổ chức này hoạt động trong thời gian tới.

3. Đối với các Sở, Ngành có liên quan và UBND huyện, thành phố:- Đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố sớm thành lập BCĐ kiểm tra, quản

lý chất lượng nguyên liệu thủy sản và hóa chất kháng sinh cấm trong hoạt động thủy sản để thực hiện việc chống bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu trên địa bàn huyện, thành phố đạt hiệu quả ( hiện mới có huyện Giá Rai và huyện Đông Hải thành lập BCĐ).

- Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Đông Hải sớm xây dựng hoàn thành khu tái định cư Dự án Kè chống sạt lở cửa sông ven biển thị trấn Gành Hào trong năm 2011 để bố trí tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Bạc Liêu đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án Kè hai bên bờ sông thành phố Bạc Liêu trong năm 2011.

- Đề nghị Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và môi trường xem xét lại việc công bố giá vật liệu hàng tháng, điều chỉnh chủng loại vật tư (đá, cát, sắt,...) phù hợp với các tiêu chuẩn quy định; điều chỉnh lại đơn giá hỗ trợ bồi thường cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Đề nghị các Đồn, Trạm Biên phòng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra vào cửa biển, nhất là tàu không kẻ số đăng ký, tàu có công suất < 20CV, tàu ngoài tỉnh ngoài ra vào cửa biển../. Nơi nhận: GIÁM ĐỐC- Bộ Nông nghiệp & PTNT (Vụ Kế hoạch); (Đã ký)- Tỉnh ủy, HĐND,UBND tỉnh Bạc Liêu; - Các Sở: KH-ĐT, TC, XD, TN-MT; Cục Thống kê, Phân xã Bạc Liêu;- UBND các huyện, thành phố;- BGĐ Sở Nông nghiệp & PTNT; Lương Ngọc Lân- Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT;- Viện nghiên cứu NTTS II;- Phòng NN & PTNT các huyện, Phòng KT thành phố; - Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT;- Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam; - Các DNCBXK nông, thủy sản và muối trên địa bàn tỉnh;- Lưu: VP & P. KH Sở NN&PTNT.

39