ubnd tỈnh khÁnh hÒakhso.gov.vn/office/bao cao tÔng ket tĐt.doc · web viewubnd tỈnh khÁnh...

22
UBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Khánh Hòa, ngày tháng năm 2012 BÁO CÁO TỔNG KẾT TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN NĂM 2011 Ngày 27 tháng 9 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1785/QĐ-TTg “Về tổ chức Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp thủy sản năm 2011” nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn nông nghiệp, làm căn cứ phân tích xu hướng biến đổi nông thôn nông nghiệp, xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nông thôn nông nghiệp và cải thiện mức sống dân cư nông thôn, đánh giá kết quả thực hiện một số nội dung trong các chương trình mục tiêu quốc gia và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đây là lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp (3 lần trước tổ chức vào các năm 1994, 2001, 2006) thể hiện sự quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề nông dân, nông thôn, nông nghiệp. I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN TỔNG ĐIỀU TRA 1. Công tác tổ chức : Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp thủy sản TW (NTNNTS), ngày 25 tháng 01 năm 2011, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số: 287/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2011 của 1

Upload: others

Post on 22-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UBND TỈNH KHÁNH HÒAkhso.gov.vn/office/BAO CAO TÔNG KET TĐT.doc · Web viewUBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT

UBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Khánh Hòa, ngày tháng năm 2012

BÁO CÁOTỔNG KẾT TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔNNÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN NĂM 2011

Ngày 27 tháng 9 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1785/QĐ-TTg “Về tổ chức Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp thủy sản năm 2011” nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn nông nghiệp, làm căn cứ phân tích xu hướng biến đổi nông thôn nông nghiệp, xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nông thôn nông nghiệp và cải thiện mức sống dân cư nông thôn, đánh giá kết quả thực hiện một số nội dung trong các chương trình mục tiêu quốc gia và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đây là lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp (3 lần trước tổ chức vào các năm 1994, 2001, 2006) thể hiện sự quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề nông dân, nông thôn, nông nghiệp.I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN TỔNG ĐIỀU TRA

1. Công tác tổ chức: Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ban Chỉ

đạo (BCĐ) Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp thủy sản TW (NTNNTS), ngày 25 tháng 01 năm 2011, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số: 287/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa “V/v thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và thủy sản tỉnh Khánh Hòa năm 2011” gồm 09 thành viên là lãnh đạo các sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Cục Thống kê và Hội nông dân do Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Vinh làm Trưởng ban. Theo chức năng nhiệm vụ được giao, trong quí I/2011, BCĐ Tổng điều tra tỉnh đã hướng dẫn UBND huyện thị xã thành phố thành lập các BCĐ Tổng điều tra cấp huyện và cấp xã. Ở cấp huyện thành phần BCĐ cũng gồm các cơ quan thành viên như ở tỉnh; riêng huyện Trường Sa chưa đủ điều kiện thành lập BCĐ nên ở huyện này Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo trực

1

Page 2: UBND TỈNH KHÁNH HÒAkhso.gov.vn/office/BAO CAO TÔNG KET TĐT.doc · Web viewUBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT

tiếp công tác Tổng điều tra với sự giúp việc của Chi cục Thống kê huyện. Ở cấp xã, thành phần BCĐ gồm có Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND làm Trưởng ban, cán bộ Văn phòng Thống kê làm Ủy viên thường trực, các cán bộ Địa chính xây dựng, Tài chính Kế toán, Tư pháp Hộ tịch, Văn hóa xã hội làm Ủy viên. Các xã phường thị trấn có tỷ lệ hộ nông lâm nghiệp thủy sản chiếm 30% trở xuống không thành lập BCĐ, Chủ tịch UBND sẽ trực tiếp chỉ đạo công tác Tổng điều tra với sự giúp việc của cán bộ Văn phòng Thống kê. BCĐ Tổng điều tra các cấp có nhiệm vụ tổ chức thực hiện cuộc Tổng điều tra tại địa phương theo đúng Phương án Tổng điều tra và hướng dẫn của BCĐ cấp trên, đồng thời tham mưu đề xuất các giải pháp để hỗ trợ các cấp các ngành thực hiện tốt cuộc Tổng điều tra, BCĐ Tổng điều tra cấp tỉnh và huyện có Tổ thường trực giúp việc gồm các cán bộ được triệu tập từ các cơ quan thành viên BCĐ. Đến ngày 31/03/2011, toàn tỉnh đã hoàn thành việc thành lập BCĐ Tổng điều tra các cấp với 8 BCĐ Tổng điều tra cấp huyện và 117 BCĐ Tổng điều tra cấp xã.2. Công tác tập huấn nghiệp vụ:

Ngày 13/4/2011 BCĐ Tổng điều tra tỉnh mở lớp tập huấn nghiệp vụ lập bảng kê các đơn vị điều tra cho BCĐ Tổng điều tra cấp huyện. Kết quả của việc lập bảng kê có ý nghĩa rất quan trọng đối với Tổng điều tra, phản ánh qui mô Tổng điều tra ở từng địa phương, làm căn cứ để huy động số lượng điều tra viên, tổ trưởng điều tra, dự trù kinh phí, phiếu điều tra….

Tiếp theo, BCĐ Tổng điều tra cấp huyện mở 8 lớp tập huấn nghiệp vụ lập bảng kê các đơn vị điều tra cho BCĐ Tổng điều tra cấp xã. Theo Phương án Tổng điều tra, để lập bảng kê các đơn vị điều tra, trước hết phải xác định được địa bàn điều tra, địa bàn điều tra được qui ước là thôn, xóm, ấp, bản, tổ dân phố (gọi tắt là thôn).

Căn cứ cơ sở dữ liệu địa bàn điều tra của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, các BCĐ Tổng điều tra cấp huyện tổ chức rà soát cập nhật và lập danh sách địa bàn điều tra cho từng xã phường thị trấn. Cán bộ được tập huấn nghiệp vụ lập bảng kê các đơn vị điều tra sẽ đến địa bàn điều tra trực tiếp gặp chủ hộ hoặc người đại diện của hộ để hỏi và ghi vào bảng kê danh sách các hộ (danh sách đơn vị điều tra) theo đúng mẫu qui định. Trong tháng 4/2011 toàn tỉnh đã hoàn thành công tác lập bảng kê các đơn vị điều tra cho từng địa bàn điều tra với 1.156 địa bàn điều tra và 172.122 hộ (đơn vị điều tra).

2

Page 3: UBND TỈNH KHÁNH HÒAkhso.gov.vn/office/BAO CAO TÔNG KET TĐT.doc · Web viewUBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT

Đối với các hộ được điều tra chọn mẫu, sau khi tiếp nhận danh sách địa bàn điều tra chọn mẫu do BCĐ Tổng điều tra TW cung cấp, BCĐ Tổng điều tra cấp huyện đã tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên ở từng địa bàn điều tra, theo qui định mỗi địa bàn điều tra chọn 30 hộ. Khánh hòa có 32 địa bàn điều tra chọn mẫu đã chọn được 960 hộ để điều tra.

Đối với đơn vị điều tra là trang trại, căn cứ tiêu chí xác định trang trại theo thông tư số 27/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, BCĐ Tổng điều tra cấp huyện đã lập danh sách 56 trang trại hoạt động tại 19 xã, ở 5 huyện thị xã. Đối với đơn vị điều tra là xã, BCĐ Tổng điều tra cấp tỉnh đã xác định toàn tỉnh có 99 xã chia ra 34 miền núi, 5 xã vùng cao, 6 xã hải đảo và 54 xã đồng bằng.

Ngày 24/5/2011 BCĐ Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp thủy sản tỉnh tổ chức cuộc họp với Trưởng, Phó BCĐ Tổng điều tra huyện, thị xã, thành phố quán triệt Quyết định số 1785/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Phương án Tổng điều tra của BCĐ Tổng điều tra TW, thông qua Kế hoạch Tổng điều tra của tỉnh và phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ Tổng điều tra tỉnh.

Từ ngày 25 đến ngày 29/5/2011. BCĐ Tổng điều tra tỉnh tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ Tổng điều tra cho cán bộ công chức là Phó trưởng ban chỉ đạo Tổng điều tra cấp huyện và các thành viên tổ thường trực BCĐ Tổng điều tra cấp tỉnh, huyện để làm nhiệm vụ giảng viên, giám sát viên các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các điều tra viên, tổ trưởng điều tra của các xã phường, thị trấn.

Sau đợt tập huấn nghiệp vụ điều tra do BCĐ Tổng điều tra tỉnh tổ chức, trên cơ sở danh sách điều tra viên và tổ trưởng điều tra ở các địa bàn điều tra do BCĐ Tổng điều tra cấp xã tuyển chọn, trong tháng 6/2011, tất cả các BCĐ Tổng điều tra cấp huyện đều mở lớp tập huấn nghiệp vụ điều tra toàn bộ với số lượng 29 lớp, mỗi lớp 4 ngày cho 244 cán bộ BCĐ Tổng điều tra xã, 264 tổ trưởng, 1.198 điều tra viên (kể cả điều tra viên dự phòng). Sau các lớp tập huấn nghiệp vụ điều tra toàn bộ, BCĐ Tổng điều tra cấp huyện đã mở 8 lớp tập huấn nghiệp vụ điều tra chọn mẫu, điều tra trang trại và điều tra cấp xã cho 99 thành viên BCĐ Tổng điều tra cấp xã và 32 điều tra viên 12 tổ trưởng điều tra.

Cũng trong tháng 6/2011, một khối lượng lớn phiếu điều tra các loại đã được chuyển về các BCĐ Tổng điều tra các cấp từ tỉnh đến huyện xã kèm theo các tài liệu tuyên truyền về cuộc Tổng điều tra: Áp phích, lô gô, khẩu hiệu băng rôn, đĩa CĐ…. Công tác tuyên truyền về cuộc Tổng điều tra được BCĐ các cấp

3

Page 4: UBND TỈNH KHÁNH HÒAkhso.gov.vn/office/BAO CAO TÔNG KET TĐT.doc · Web viewUBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT

quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức phong phú. Báo Khánh Hòa, Đài phát thanh truyền hình tỉnh phát nhiều tin về mục đích ý nghĩa nội dung Tổng điều tra và công tác chuẩn bị Tổng điều tra tại tỉnh. Hội nông dân tỉnh biên soạn tài liệu tuyên truyền gửi về các Hội nông dân huyện xã. BCĐ Tổng điều tra cấp huyện sử dụng xe lưu động với băng cờ khẩu hiệu tuyên truyền cổ động trên các đường phố chính. BCĐ Tổng điều tra cấp xã sử dụng nhiều các khẩu hiệu, lô gô dán ở trụ sở UBND xã phường thị trấn và các địa điểm có đông người qua lại. Nhiều tổ dân phố, thôn, ấp, bản tổ chức họp quần chúng để tuyên truyền mục đích ý nghĩa nội dung cuộc Tổng điều tra, vận động nhân dân hưởng ứng tích cực cuộc Tổng điều tra.3. Công tác thu thập thông tin và nghiệm thu phiếu điều tra:

Sáng 01/7/2011, các BCĐ Tổng điều tra xã phường thị trấn toàn tỉnh tổ chức lễ ra quân thu thập thông tin Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp thủy sản tại trụ sở UBND. Các điều tra viên, tổ trưởng điều tra quán triệt Kế hoạch Tổng điều tra và Phương pháp thu thập thông tin ở các địa bàn điều tra được phân công. Trong 15 ngày đầu tháng 7/2011 (kể cả thứ bảy và chủ nhật) BCĐ và tổ thường trực BCĐ Tổng điều tra các cấp đồng loạt đi công tác xuống các địa bàn điều tra để xem xét, hướng dẫn các điều tra viên, tổ trưởng điều tra thực hiện đúng qui trình phỏng vấn ghi phiếu, kiểm tra tổng hợp; do đó kịp thời phát hiện các sai sót, thống nhất phương pháp khắc phục. Đến ngày 15/7/2011 các địa bàn điều tra đã cơ bản xong việc thu thập thông tin ở các đơn vị điều tra toàn bộ. Đến ngày 31/7/2011 các địa bàn có các đơn vị điều tra chọn mẫu và các đơn vị điều tra là xã, trang trại cũng đã hoàn thành việc ghi phiếu điều tra. Toàn tỉnh đã hoàn thành ghi 176.693 phiếu điều tra toàn bộ, 960 phiếu điều tra mẫu, 99 phiếu xã và 56 phiếu điều tra trang trại.

Sau khi kết thúc việc thu thập thông tin tại các địa bàn điều tra, BCĐ Tổng điều tra cấp huyện đã tiến hành phúc tra kết quả Tổng điều tra đối với phiếu 01/ TĐTNN-HO đã chọn 32 xã, 112 địa bàn, 503 hộ theo qui định của qui trình, tỷ lệ phúc tra bằng 0,3% số hộ nông thôn nhằm phát hiện những sai sót trong quá trình thu thập thông tin từ đó đánh giá chất lượng công tác Tổng điều tra.

Kết quả phúc tra cho thấy tỷ lệ sai sót của một số chỉ tiêu giữa hộ phúc tra và hộ điều tra như sau: Số hộ sai sót và họ tên chủ hộ là 0,6%, số nhân khẩu thực tế thường trú là 1,19%, số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động 1,79%, số người trong độ tuổi lao động là 1,19%, diện tích đất trồng cây hàng

4

Page 5: UBND TỈNH KHÁNH HÒAkhso.gov.vn/office/BAO CAO TÔNG KET TĐT.doc · Web viewUBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT

năm 3,58%, diện tích đất trồng cây lâu năm 3,98%, số lượng đàn bò 0,6%, số lượng đàn lợn 0,6%, số lượng đàn gà 3,98%. Nhìn chung các tỷ lệ sai sót nêu trên đều nằm trong khoảng sai sót cho phép nên có thể khẳng định chất lượng phiếu Tổng điều tra đạt yêu cầu đề ra.

Trong 45 ngày tháng 8 và nửa đầu tháng 9/2011, BCĐ Tổng điều tra cấp xã đã tổ chức nghiệm thu tổng hợp nhanh phiếu điều tra từ điều tra viên và tổ trưởng điều tra, BCĐ Tổng điều tra cấp huyện tổ chức nghiệm thu tổng hợp nhanh phiếu từ BCĐ Tổng điều tra cấp xã. Trước khi nghiệm thu phiếu, BCĐ Tổng điều tra tỉnh bổ sung thêm biểu tổng hợp 2B cho BCĐ Tổng điều tra cấp xã và biểu 8B cho BCĐ Tổng điều tra cấp huyện. Kết quả tổng hợp nhanh các biểu do BCĐ TW hướng dẫn và các biểu do BCĐ Tổng điều tra hướng dẫn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các BCĐ cấp xã, BCĐ cấp huyện sửa chữa bổ sung kịp thời các sai sót, nắm chắc toàn diện các thông tin thu thập từ Tổng điều tra, phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo quản lý kinh tế nông thôn nông nghiệp ở địa phương. BCĐ Tổng điều tra tỉnh tổ chức nghiệm thu tổng hợp nhanh phiếu điều tra từ BCĐ Tổng điều tra cấp huyện; đồng thời kiểm tra chỉnh lý toàn bộ phiếu điều tra và bàn giao cho BCĐ TW vào ngày 01/12/2011.4. Đánh giá công tác tổ chức thực hiện:

Với việc hoàn thành bàn giao toàn bộ phiếu điều tra cho BCĐ Tổng điều tra TW và hoàn thành việc tổng hợp nhanh kết quả sơ bộ Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp thủy sản, cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo Quyết định số 1785/QĐ-TTg ngày 27/9/2000 của Thủ tướng Chính Phủ đã thành công. Có được kết quả này là do được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Đảng Chính quyền các cấp ở địa phương từ tỉnh đến xã, cùng với sự cố gắng của BCĐ Tổng điều tra các cấp đã thực hiện đúng Phương án của cuộc Tổng điều tra cũng như việc thực hiện nghiêm túc các quy trình do BCĐ Tổng điều tra TW quy định, làm tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh nhận thức được mục đích, ý nghĩa của cuộc Tổng điều tra, từ đó tích cực hưởng ứng cuộc Tổng điều tra. Thành công của cuộc Tổng điều tra còn có sự quan tâm chỉ đạo giám sát chặt chẽ của BCĐ TW.

Đánh giá cao và ghi nhận những thành tích xuất sắc các cá nhân và tập thể tham gia cuộc Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và thủy sản, Cục Thống kê đã tặng giấy khen cho 16 tập thể và 96 cá nhân; BCĐ Tổng điều tra nông thôn

5

Page 6: UBND TỈNH KHÁNH HÒAkhso.gov.vn/office/BAO CAO TÔNG KET TĐT.doc · Web viewUBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT

nông nghiệp và thủy sản tỉnh đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen cho 4 tập thể và 3 cá nhân; đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng bằng khen cho 1 tập thể và 3 cá nhân.

II. KẾT QUẢ TỔNG HỢP TỔNG ĐIỀU TRA: Trên cơ sở tổng hợp nhanh kết quả Tổng điều tra và các tài liệu có liên

quan, BCĐ Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp thủy sản tỉnh đánh giá sơ bộ tình hình nông thôn nông nghiệp thủy sản của tỉnh như sau:1. Số lượng hộ ở nông thôn và hộ nông lâm nghiệp thủy sản thành thị đều tăng lên so với 5 năm trước, cơ cấu hộ nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng hộ sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản, tăng tỷ trọng hộ sản xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch ở các huyện chưa đồng đều.

Tổng số hộ nông thôn toàn tỉnh đến 1/7/2011 là 158.297 hộ trong đó hộ nông lâm nghiệp thủy sản 82.904 hộ, hộ công nghiệp xây dựng 28.766 hộ, hộ dịch vụ 408.117 hộ. So với 5 năm trước, số hộ nông thôn tăng 7,1% (bình quân mỗi năm tăng 1,45% cao hơn tốc độ tăng dân số (1,1%) có nghĩa nhiều hộ nông dân ở các tỉnh khác đã về nông thôn Khánh Hòa sinh sống- nhiều nhất là ở thành phố Nha Trang và huyện Khánh Vĩnh) trong đó hộ nông lâm nghiệp thủy sản giảm 6,6%, hộ công nghiệp xây dựng tăng 17,3%, hộ dịch vụ tăng 35,7%. Sự chuyển dịch tỷ trọng hộ từ nông lâm nghiệp thủy sản sang công nghiệp xây dựng, dịch vụ diễn ra mạnh mẽ nhất là ở các huyện Diên Khánh, Vạn Ninh và thành phố Nha Trang. Ở những nơi này số hộ nông thôn tăng từ 13 - 46,1% nhưng số hộ nông lâm nghiệp thủy sản đã giảm từ 1 - 14% so 5 năm trước. Ở thành phố Cam Ranh, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn số hộ nông thôn tăng từ 13-27%, số hộ nông lâm nghiệp thủy sản tăng từ 4,5 - 27% thể hiện sự chuyển đổi ngành nghề trong nông thôn diễn ra chậm hơn. Ở thị xã Ninh Hòa và huyện Cam Lâm, số hộ nông thôn và số hộ nông lâm thủy sản đều giảm so 5 năm trước chủ yếu là do thị xã Ninh Hòa được nâng cấp từ huyện Ninh Hòa, 6 xã đã chuyển thành phường; huyện Cam Lâm năm 2007 được tách ra từ thị xã Cam Ranh, xã Cam Đức chuyển thành thị trấn. Với kết quả chuyển dịch ngành nghề ở nông thôn đến năm 2011 tỷ trọng hộ nông lâm nghiệp thủy sản ở nông thôn từng huyện, thị xã, thành phố như sau: Nha Trang 21%, Diên Khánh 36,1%, Vạn Ninh 56,7%, Cam Lâm 60,5%, Cam Ranh 61,4%, Ninh Hòa 62,6%, Khánh Vĩnh 85,8%, Khánh Sơn 87,6%, toàn tỉnh có 25 xã có số hộ nông lâm nghiệp thủy sản

6

Page 7: UBND TỈNH KHÁNH HÒAkhso.gov.vn/office/BAO CAO TÔNG KET TĐT.doc · Web viewUBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT

chiếm tỷ trọng dưới 50% tổng số hộ trong đó thành phố Nha Trang có 8/8 xã, huyện Diên Khánh có 11/18 xã. 5 năm qua, sự chuyển dịch ngành nghề theo hướng tích cực ở nông thôn Khánh hòa nhanh hơn các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung cũng như so với mức trung bình của cả nước.

Số lượng và cơ cấu hộ nông thôn qua 2 lần Tổng điều tra của cả nước,vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, tỉnh Khánh Hòa

Số lượng hộ nông thôn

(nghìn hộ)Cơ cấu (%)

Năm 2006 Năm

2011

Năm

2006

Năm

2011

Cả nước 13.768,4 15.347,9 100 100

Trong đó:

- Hộ nông lâm nghiệp thủy sản 9.783,6 9.515,8 71,1 62

- Hộ CN-XD dịch vụ 3.456,0 5.089,0 25,1 33,1

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền

Trung3.375,6 3.656,3 100 100

Trong đó:

- Hộ nông lâm nghiệp thủy sản 2.488,3 2.410,9 73,7 65,9

- Hộ CN-XD dịch vụ 709,9 999,8 21,0 27,3

Tỉnh Khánh Hòa 147,7 158,3 100 100

Trong đó:

- Hộ nông lâm nghiệp thủy sản 88,7 82,9 60 52

- Hộ CN-XD dịch vụ 54,5 69,5 36,9 43,9

Tổng số hộ nông lâm thủy sản toàn tỉnh (kể cả nông thôn và thành thị) là 100.900 hộ chia ra nông nghiệp 78.830 hộ, lâm nghiệp 774 hộ, thủy sản 21.296 hộ. So với 5 năm trước, số hộ nông lâm nghiệp thủy sản tăng 1,7% trong đó hộ nông nghiệp tăng 1,2%, hộ lâm nghiệp tăng 30%, hộ thủy sản tăng 2,9% cho thấy số hộ sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản toàn tỉnh đã giảm tương đối so với mức tăng dân số, trong nội bộ ngành nông lâm thủy sản cũng diễn ra sự chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang ngành lâm nghiệp và thủy sản, nhưng chậm.

7

Page 8: UBND TỈNH KHÁNH HÒAkhso.gov.vn/office/BAO CAO TÔNG KET TĐT.doc · Web viewUBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT

Ở khu vực nông thôn tổng số hộ nông lâm nghiệp thủy sản là 82.904 hộ, chia ra nông nghiệp 69.117 hộ, lâm nghiệp 702 hộ, thủy sản 1.085 hộ. So với 5 năm trước hộ nông lâm nghiệp thủy sản giảm 6,5%, hộ nông nghiệp giảm 6,3%, hộ thủy sản giảm 9,0%, hộ lâm nghiệp tăng 20%.

Ở khu vực thành thị tổng số hộ nông lâm nghiệp thủy sản là 17.996 hộ, chia ra nông nghiệp 9.713 hộ, lâm nghiệp 72 hộ, thủy sản 8.211 hộ. So với 5 năm trước hộ nông lâm nghiệp thủy sản tăng 71,3% trong đó hộ nông nghiệp tăng 2,3 lần, hộ lâm nghiệp tăng gấp 7,2 lần và hộ thủy sản tăng 30%. Sở dĩ có sự tăng giảm trái chiều giữa thành thị và nông thôn so với 5 năm trước về các chỉ tiêu tổng số hộ nông lâm nghiệp thủy sản, hộ nông nghiệp, hộ thủy sản là do trong 5 năm qua có sự chia tách huyện Cam Ranh thành thị xã Cam Ranh và huyện Cam Lâm, nâng cấp huyện Ninh Hòa thành thị xã Ninh Hòa, theo đó xã Cam Đức trở thành thị trấn, 6 xã của huyện Ninh Hòa trở thành 6 phường. Khi đó 1 số lượng lớn hộ nông lâm nghiệp thủy sản ở khu vực nông thôn giảm để chuyển sang khu vực thành thị: Thị xã Ninh Hòa số hộ nông thôn năm 2006 là 44.841 hộ, năm 2011 là 37.827 hộ, huyện Cam Lâm số hộ nông thôn năm 2006 là 22.419 hộ, năm 2011 là 21.944 hộ…2. Kết cấu hạ tầng cơ sở ở nông thôn tiếp tục được đầu tư hoàn thiện, bộ mặt nông thôn đổi mới toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới:

Đến tháng 7/2011, toàn tỉnh có 99 xã, 486 thôn ấp bản. Bình quân 1 xã có 4,9 thôn, 1.598 hộ, bình quân 1 thôn có 320 hộ (riêng thành phố Cam Ranh bình quân 1 xã có 4,3 thôn, 1 thôn có 335 hô; huyện Cam Lâm bình quân 1 xã có 4,2 thôn, 1 thôn có 389 hộ; huyện Diên Khánh bình quân 1 xã có 4,4 thôn, 1 thôn có 345 hộ). So với 5 năm trước số xã giảm 5 xã, số thôn giảm 5 thôn chủ yếu do quá trình đô thị hóa, nhiều xã đã được nâng cấp thành phường. So với cả nước và vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thì số thôn của 1 xã ở Khánh Hòa rất thấp và số hộ trong 1 thôn lại quá cao, trong khi cả nước và vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung các số tương ứng là 8,9 thôn/xã, 189 hộ/thôn và 7,9 thôn/xã, 173 hộ/thôn.

Thành tựu nổi bật nhất của Khánh Hòa trong xây dựng kết cấu hạ tầng ở xã là hệ thống lưới điện liên tục được đầu tư mở rộng, liên tục đạt mức 100% số xã có điện, số thôn có điện là 99,8%, trong khi mức bình quân chung cả nước là 99,8% số xã có điện, ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung chỉ có các tỉnh Hà Tĩnh, Phú Yên và Thành Phố Đà Nẵng có 100% số thôn có điện.

8

Page 9: UBND TỈNH KHÁNH HÒAkhso.gov.vn/office/BAO CAO TÔNG KET TĐT.doc · Web viewUBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT

Về giao thông nông thôn có 96/99 xã chiếm 96,97% có đường ô tô đến trụ sở UBND xã, có 6 huyện, thị xã, thành phố đạt 100% là Nha Trang, Ninh Hòa, Cam Lâm, Vạn Ninh, Khánh Vĩnh, Diên Khánh và Khánh Sơn, còn lại thành phố Cam Ranh đạt 83,33%, riêng huyện Trường Sa là huyện đảo nên không có đường ô tô đến huyện, đường liên thôn đã được nhựa hoặc bê tông hóa có 96/99 xã đạt 96,97% (năm 2006 chỉ đạt 40,4%). Bằng nhiều nguồn vốn nhà nước và nhân dân cùng làm đường liên thôn, liên xã đã được tu sửa, nâng cấp làm mới trong 5 năm qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, vận chuyển hàng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Hệ thống trường học giáo dục từ mẫu giáo/mầm non, trường tiểu học, trung học được phát triển và mở rộng, có 100% số xã có trường mẫu giáo/mầm non, có 97,98% số xã có trường tiểu học, có 64,65% số xã có trường trung học cơ sở, 8,08% có trường trung học phổ thông. Nhìn chung hệ thống cơ sở giáo dục đã được đầu tư xây dựng đều khắp ở các huyện, thị xã, thành phố đáp ứng nhu cầu ngày càng nâng cao của ngành giáo dục. Nếu so với cả nước và vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, tỷ lệ số xã có trường phổ thông và trường trung học cơ sở ở Khánh Hòa còn ở mức thấp (cả nước có 93,2% xã có trường trung học cơ sở, 12,9% xã có trường trung học phổ thông, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 89,4% và 11,7%).

Trong các chỉ tiêu khác đánh giá kết cấu hạ tầng của xã, Khánh Hòa khá hơn mức bình quân chung của cả nước và của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung ở các chỉ tiêu: % Số xã có trường mẫu giáo/ mầm non, % số xã có nhà văn hóa, có thư viện, có tủ sách pháp luật, có trạm y tế, có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, có phòng khám bệnh tư nhân, có chợ, có tổ chức/thuê gom rác thải, số thôn có điện, có nhà trẻ, có lớp mẫu giáo; đồng thời kém hơn ở các chỉ tiêu: % Số xã có trường tiểu học, % số xã có trường trung học cơ sở, % số xã có trường phổ thông trung học, % số xã có xây hệ thống thoát nước thải chung, % số xã có quĩ tín dụng nhân dân.

Trong các chỉ tiêu đánh giá kết cấu hạ tầng của thôn, Khánh Hòa khá hơn mức bình quân cả nước và vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung ở các chỉ tiêu: % số thôn có điện, % số thôn có nhà trẻ, % số thôn có lớp mẫu giáo, % số thôn có tổ chức/thuê thu gom rác thải; đồng thời kém hơn ở các chỉ tiêu: % thôn có khu thể thao thôn, % thôn có cán bộ y tế thôn.

Cùng với việc xây dựng đồng bộ hệ thống điện, đường, trường, trạm… trụ sở UBND xã cũng đã được đầu tư xây dựng mới, 87 trụ sở UBND xã được xây

9

Page 10: UBND TỈNH KHÁNH HÒAkhso.gov.vn/office/BAO CAO TÔNG KET TĐT.doc · Web viewUBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT

dựng kiên cố, 12 trụ sở UBND xã bán kiên cố, 94% số UBND xã có máy photocopy, 100% số UBND xã có máy vi tính làm việc với bình quân 8 máy vi tính/xã; 91% số UBND xã làm việc có kết nối Internet với số máy vi tính kết nối Internet là 357 máy, 75 xã có qui hoạch xây dựng nông thôn mới.3. Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản tiếp tục phát triển đạt nhiều thành tựu quan trọng góp phần cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, làm cơ sở phát triển nhanh công nghiệp và các ngành nghề khác, ở nông thôn cung cấp nguồn lao động cho các cơ sở sản xuất kinh doanh ở đô thị.

Số lao động từ 15 tuổi trở lên thực tế làm việc trong ngành nông lâm nghiệp thủy sản đến 1/7/2011 là 246.187 người tăng 2,34% so với thời điểm 1/7/2006. Trong đó lao động thủy sản 57.752 người tăng 26%. Diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản nhìn chung ít biến động. Do lao động nông nghiệp được trang bị máy móc, công cụ sản xuất tốt hơn, nhiều hơn, trình độ thâm canh cham sóc cây trồng vật nuôi tốt hơn nên năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi đã tăng lên cao hơn mức tăng về số lượng lao động sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản.

Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản năm 2011 (giá năm 1994) là 2.815,8 tỷ đồng tăng 22,9% so với năm 2006 (bình quân hàng năm tăng hơn 4%) trong đó nông nghiệp tăng khá nhất 38,4% (bình quân hàng năm tăng 6,7%), thủy sản tăng chậm 12,6% do nuôi trồng thủy sản thường bị dịch bệnh (bình quân hàng năm tăng 2,4%) riêng lâm nghiệp giảm sút do chủ trương đóng cửa rừng, trong khi trồng rừng chưa phát triển nhanh so với tiềm năng.

Sản lượng cây trồng vật nuôi do sản xuất nông lâm nghiệp tạo ra hàng năm không chỉ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh mà còn tạo ra nguồn nguyên liệu cho chế biến thủy sản, sản xuất đường mía, chế biến gỗ lâm sản cùng hàng loạt sản phẩm nông nghiệp khác phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

10

Page 11: UBND TỈNH KHÁNH HÒAkhso.gov.vn/office/BAO CAO TÔNG KET TĐT.doc · Web viewUBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT

Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản,sản lượng một số cây trồng vật nuôi

và giá trị xuất khẩu nông lâm nghiệp thủy sản năm 2006 và năm 2011

ĐVT Năm 2006Năm

2011

% Năm

2011/

Năm 2006

A. Giá trị SX nông lâm nghiệp thủy

sản

(Giá so sánh 1994)

Tỷ đồng 2.290,8 2.815,8 122,9

Chia ra: Nông nghiệp Tỷ đồng 997,8 1381,0 138,4

Lâm nghiệp Tỷ đồng 51,3 36,3 70,8

Thủy sản Tỷ đồng 1.241,7 1.398,5 112,6

B. SL một số cây trồng vật nuôi

Nông nghiệp: Lúa 1000 tấn 204,0 241,1 118,2

Ngô 1000 tấn 9,8 13,2 134,7

Sắn 1000 tấn 86,0 120,6 140,2

Mía 1000 tấn 760,1 763,9 100,5

Rau 1000 tấn 63,5 67,1 105,7

Đậu 1000 tấn 1,7 1,6 94,1

Lợn 1000 con 87,9 108,4 123,3

Bò 1000 con 106,6 73,2 68,7

Trâu 1000 con 5,1 4,7 92,2

Gia cầm 1000 con 1.511,6 2.316,0 153,2

Lâm nghiệp :DT rừng trồng tập trung Ha 2.154 985 45,7

DT rừng chăm sóc Ha 8.832 6.011 68,1

Gỗ tròn khai thác M3 33.035 35.415 107,2

Củi khai thác Ste 62.050 35.445 57,1

Thủy sản: Thủy sản đánh bắt 1000 tấn 65,2 75,1 115,2

Trong đó: Yến sào Kg 2.289 3.153 137,7

Thủy sản nuôi trồng 1000 tấn 13,8 13,9 100,7

Trong đó: Ngọc trai Kg 1.580 320 20,3

C. Xuất khẩu nông lâm thủy sản

Giá trị xuất khẩu Triệu 329,3 457,5 138,9

11

Page 12: UBND TỈNH KHÁNH HÒAkhso.gov.vn/office/BAO CAO TÔNG KET TĐT.doc · Web viewUBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT

Ngoài ra, do năng suất lao động nông nghiệp tăng lên nên một số lượng lớn lao động nông thôn nông nghiệp chuyển sang làm các ngành nghề khác ở nông thôn hoặc tham gia lao động cho các doanh nghiệp xây dựng, công nghiệp, thương mại du lịch, dịch vụ ở các đô thị trong và ngoài tỉnh.

Được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đời sống vật chất tinh thần của nông dân ngày càng được cải thiện. Ngoài thu nhập từ sản xuất kinh doanh phục vụ do chính bản thân làm ra, nhân dân còn được hưởng các trợ cấp khác của Nhà nước: Trong năm 2010 đã có 1.980 hộ được hỗ trợ từ xây dựng sửa chữa nhà ở, 43.271 hộ được vay vốn ưu đãi từ các chương trình dự án với tổng số vốn 447.278 triệu đồng, tỷ lệ hộ được hỗ trợ xây dựng sửa chữa nhà là 1,2% xếp sau 33 tỉnh thành phố trực thuộc TW, tỷ lệ hộ được vay vốn theo các chương trình dự án là 27,3% xếp sau 17 tỉnh thành phố trực thuộc TW; có 92.459 người được cấp thẻ BHYT; 114.009 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra còn có hàng nghìn người được tham gia các lớp đào tạo dưới 1 tháng, 1-2 tháng, 2-3 tháng và 3 tháng trở lên về các chuyên đề: Đào tạo nghề nông lâm nghiệp thủy sản, đào tạo nghề phi nông lâm nghiệp thủy sản. Đến tháng 7/2011 khu vực nông thôn có 18.488 hộ nghèo chuẩn quốc gia và 2.042 hộ cận nghèo chuẩn quốc gia.

Nghiên cứu về nguồn thu nhập của các hộ ở nông thôn cho thấy số hộ nông lâm nghiệp thủy sản và diêm nghiệp chiếm 52,4% nhưng số hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ nông lâm nghiệp thủy sản và diêm nghiệp chỉ chiếm 51,4%, trong khi đó số hộ công nghiệp xây dựng chiếm 18% số hộ nông thôn nhưng số hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ công nghiệp xây dựng chiếm 18,5%, số hộ dịch vụ chiếm 25,8% số hộ nông thôn nhưng số hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ dịch vụ chiếm 25,9% có nghĩa là hiệu quả sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ ở nông thôn cao hơn so với các hoạt động nông lâm nghiệp thủy sản và diêm nghiệp; khuyến khích hộ nông lâm nghiệp thủy sản diêm nghiệp chuyển đổi ngành nghề.

Kết quả điều tra 960 hộ mẫu cho thấy vốn tích lũy bình quân 1 hộ nông thôn tại thời điểm 01/7/2011 đạt mức 14,4 triệu đồng, gấp 2 lần so với 5 năm trước trong đó chủ yếu là tích lũy bằng tiền mặt, tiền gửi, tiền cho vay, vàng đá quí. Hộ có tích lũy cao nhất là hộ thương nghiệp 39,1 triệu đồng tiếp theo là hộ thủy sản

12

Page 13: UBND TỈNH KHÁNH HÒAkhso.gov.vn/office/BAO CAO TÔNG KET TĐT.doc · Web viewUBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT

27,4 triệu đồng. Hộ có tích lũy thấp nhất là hộ lâm nghiệp 3,8 triệu đồng. So với số bình quân chung của cả nước vốn tích lũy 1 hộ nông thôn Khánh Hòa thấp thua 2,4 triệu đồng nhưng tích lũy của hộ thương nghiệp cao hơn (39,1 triệu đồng/35,3 triệu đồng), vốn tích lũy bình quân của hộ lâm nghiệp thấp hơn (3,8 triệu đồng/9,1 triệu đồng). Vốn vay bình quân 1 hộ nông thôn là 8,3 triệu đồng chủ yếu là vay vốn thời hạn trên 1 năm, hộ vay cao nhất là hộ thương nghiệp 30,8 triệu đồng; hộ vay thấp nhất là lâm nghiệp 3 triệu đồng. Qua các con số vốn tích lũy và vốn vay có thể thấy ngành thương nghiệp đang phát triển mạnh ở nông thôn, người dân sống bằng nghề rừng còn gặp nhiều khó khăn.

Trong sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản Khánh Hòa với hàng nghìn hộ gia đình và 50 HTX, đang nổi lên mô hình sản xuất trang trại - nơi tập trung vốn, lao động, đất nông nghiệp. Toàn tỉnh có 56 trang trại có mặt tại 19 xã thuộc 5 huyện, thị xã: Thị xã Ninh Hòa 4 trang trại, huyện Cam Lâm 3 trang trại, Khánh Vĩnh 5 trang trại, Diên Khánh 39 trang trại và Khánh Sơn 5 trang trại. Chia theo hoạt động chính của trang trại: Chăn nuôi có 30 trang trại (Diên Khánh 27, Cam Lâm 2 và Khánh Vĩnh 1); cây hàng năm có 18 trang trại (Ninh Hòa 4, Diên Khánh 10, Khánh Vĩnh 3 và Khánh Sơn 1); cây lâu năm có 6 trang trại (Khánh Sơn 4, Diên Khánh 2); lâm nghiệp có 1 trang trại ở huyện Cam Lâm; kinh doanh tổng hợp có 1 trang trại ở huyện Khánh Vĩnh. Kinh tế trang trại đang quản lý 1.529 ha đất, mặt nước, trong năm đã tạo việc làm thường xuyên cho 390 lao động. Doanh thu từ trang trại 1 năm đạt mức 114,1 tỷ đồng bình quân 1 trang trại thu được hơn 2 tỷ đồng. So với cả nước với số lượng 20.065 trang trại trong đó có 4.433 trang trại nuôi trồng thủy sản thì Khánh Hòa xếp thứ 37/63 tỉnh thành phố về số trang trại, nhưng không có trang trại nuôi trồng thủy sản.III. NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ:

Kết quả sơ bộ của Tổng điều tra đã phản ánh sát tình hình thực tế về phát triển nông thôn nông nghiệp thủy sản ở Khánh Hòa 5 năm qua, trong đó nổi bật lên là thành tích chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ở nông thôn từ nông lâm nghiệp thủy sản sang công nghiệp xây dựng dịch vụ nhanh hơn nhiều địa phương khác, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn có nhiều tiến bộ, nhất là đầu tư xây dựng các công trình điện, đường, trường mẫu giáo mầm non, trạm y tế, nhà văn hóa, thư viện, chợ…sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản đạt nhiều thành tựu góp

13

Page 14: UBND TỈNH KHÁNH HÒAkhso.gov.vn/office/BAO CAO TÔNG KET TĐT.doc · Web viewUBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT

phần cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, làm cơ sở phát triển công nghiệp và các ngành nghề khác. Kết quả Tổng điều tra cũng chỉ ra những hạn chế trong quá trình phát triển nông thôn nông nghiệp: chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng tích cực chưa đồng đều ở các địa phương, trồng rừng, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản nhìn chung phát triển chậm, đời sống của các hộ lâm nghiệp còn khó khăn, số lượng trang trại còn ít.

Kết quả Tổng điều tra là tài liệu bổ ích để lãnh đạo các cấp các ngành có căn cứ xây dựng Kế hoạch phát triển nông thông nông nghiệp thủy sản những năm tiếp theo, xây dựng và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ kết quả tổng hợp nhanh, BCĐ Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và thủy sản tỉnh kiến nghị 1 số vấn đề sau đây:

1. Đầu tư của Nhà nước cho phát triển sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp thủy sản của tỉnh nhiều năm qua về lượng tuy có tăng, nhưng chưa tưng xứng với tiềm năng thế mạnh. Đáng quan tâm là tỷ trọng vốn đầu tư Nhà nước cho nông lâm nghiệp thủy sản trong tổng vốn đầu tư cho các ngành kinh tế luôn ở mức thấp và đang có chiều hướng giảm dần:

Thực hiện vốn đầu tư phát triển của nhà nước qua các năm 2005-2010 Tỷ đồng

Năm

2005

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Tổng số 1.859 2.114 3.022 4.857 5.220 5.319

Trong đó: Nông lâm nghiệp thủy sản 236 242 287 241 206 274

Tỷ trọng (%) 12,6 11,4 9,4 4,9 3,9 5,1

Từ năm 2007 đến năm 2010, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển của nguồn ngân sách Nhà nước vào ngành nông lâm nghiệp thủy sản so với tổng số chỉ chiếm từ 3,9-9,4%. Trong khi đó khu vực nông thôn là nơi khó thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để tạo điều kiện thuận lợi cho nông lâm nghiệp thủy sản phát triển nhan cần đầu tư vốn ngân sách Nhà nước nhiều hơn cho ngành kinh tế này, trước mắt cần tăng tỷ trọng đầu tư lên >10%. Tập trung vào mục tiêu lai tạo giống cây nông lâm nghiệp, giống thủy sản cho năng suất chất lượng cao; đầu tư phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vật nuôi, đầu tư cho trồng và chăm sóc rừng.

14

Page 15: UBND TỈNH KHÁNH HÒAkhso.gov.vn/office/BAO CAO TÔNG KET TĐT.doc · Web viewUBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT

2. Số thôn ở 1 xã của Khánh Hòa ở mức bình quân 4,9 thôn/xã là quá thấp trong khi số hộ gia đình bình quân của 1 thôn là 325 hộ là quá cao so với mức bình quân chung của cả nước và của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Hiện nay ở 63 tỉnh thành phố trực thuộc TW, tỉnh Thái Nguyên có số thôn bình quân cao nhất 16 thôn/xã với 97 hộ/thôn, tỉnh Bình Thuận có số thôn bình quân thấp nhất 4,6 thôn/xã với 388 hộ/thôn. Tình trạng số thôn bình quân của 1 xã quá thấp với số hộ bình quân 1 hộ quá cao ở Khánh hòa só với mức bình quân chung của cả nước và vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đã diễn ra từ nhiều năm qua. Năm 2006 cả nước bình quân 1 xã có 8,8 thôn bình quân 1 thôn có 171 hộ, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung bình quân 1 xã có 8,6 thôn, bình quân 1 thôn có 154 hộ thì ở Khánh Hòa bình quân 1 xã có 5,5 thôn, bình quân 1 thôn có 301 hộ.

Để tăng cường công tác quản lý và dân cư, đảm bảo trật tự an ninh ở địa bàn thôn xã; phát huy dân chủ của nhân dân trong công tác xây dựng làng văn hóa, xây dựng nông thôn mới; xóa đói giảm nghèo, đền bù giải tỏa…Và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thôn hoạt động có hiệu quả, cần rà soát số lượng và hiện trạng của các thôn trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó xem xét quyết định cho tách thêm các thôn mới, chủ yếu là các thôn ở đồng bằng (thành phố Nha Trang, huyện Cam Lâm, huyện Vạn Ninh, huyện Diên Khánh, thành phố Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa) hơn 16 nghìn dân cần có kế hoạch chia tách xã hoặc nâng cấp thành phường, thị trấn để chính quyền cấp xã có điều kiện quản lý dân cư, có biện pháp phát triển kinh tế xã hội địa phương tốt hơn.

3. Huyện Diên Khánh hiện có diện tích tự nhiên 337,6 km2, dân số hơn 134 nghìn người, là huyện có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực diễn ra khá mạnh. Dân số phi nông nghiệp của huyện đã đạt hơn 70% trong đó có 11/18 xã có dân số phi nông nghiệp chiếm hơn 50%. Cùng với việc đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở các xã, cần nhanh chóng quy hoạch nâng cấp huyện Diên Khánh lên thị xã sớm hơn các huyện đồng bằng khác.

Khi đó cần quan tâm đặc biệt đến việc quy hoạch sông Cái Nha Tran chảy qua địa phận Diên Khánh Nha Trang: dòng chảy, sử dụng bờ sông, cây xanh ven bờ, khai thác nước, cát, du lịch sông nước…để sông Cái Nha Trang trở

15

Page 16: UBND TỈNH KHÁNH HÒAkhso.gov.vn/office/BAO CAO TÔNG KET TĐT.doc · Web viewUBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT

thành điểm nhấn quan trọng trong xây dựng đô thị Nha Trang Diên Khánh và trong hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao…

4. Thị xã Ninh Hòa hiện có diện tích tự nhiên và dân số quá lớn: dân số hơn 234 nghìn người, diện tích tự nhiên 1.197,8 km2, quy mô GDP chỉ xếp sau thành phố Nha Trang, công tác quản lý Nhà nước về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng nặng nề hơn các huyện khác (thị xã Cam Ranh trước khi tách ra thành 2 đơn vị hành chính cách đây 5 năm có dân số 220 nghìn người, diện tích tự nhiên 690 km2, quy mô GDP xếp sau thành phố Nha Trang và thị xã Ninh Hòa). Cần xây dựng đề án chia tách thị xã Ninh Hòa thành 1 thị xã và 1 huyện, theo đó tách 5 xã phía Tây nam là Ninh Thượng, Ninh Tây, Ninh Sim, Ninh Sim, Ninh Xuân và Ninh Tân để thành 1 huyện mới. Huyện mới này sẽ có diện tích khoảng 525 km2, dân số khoảng 35 nghìn người trong đó có 3 nghìn đồng bào dân tộc thiểu số. Thị xã Ninh Hòa có diện tích tự nhiên khoảng 672,8 km2, dân số khoảng 199 nghìn người. Khi đó Khánh Hòa sẽ có 3 huyện miền núi liên kết thành một khu vực tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

KT. TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN

Cục trưởng cục Thống kê Châu Văn Luận

16

Page 17: UBND TỈNH KHÁNH HÒAkhso.gov.vn/office/BAO CAO TÔNG KET TĐT.doc · Web viewUBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ TỔNG ĐIỀU TRA NTNNT

17