xỨ nghỆ - ĐẤt vÀ ngƯỜi - ngheandost.gov.vn xn dvn_02.pdf · kinh thi đỗ tam tràng,...

5
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 10/2016 [45] XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI 1. Trần Nguyên Hãn, Trần Quốc Duy và dòng họ Trần xứ Nghệ Theo Gia phả họ Trần ở Diễn Châu, Yên Thành và hồ sơ xin xếp hạng di tích đền thờ Trần Pháp Độ ở làng Đan Trung (xã Diễn Thắng) thì Trần tướng công Pháp Độ, tức Trần Quốc Duy (1421-1509) là Thái tiên tổ họ Trần Nghệ Tĩnh. Cụ sinh tại trang Sơn Đông, huyện Lập Thạch, trấn Sơn Tây, xuất thân từ dòng họ hoàng tộc Trần. Thân phụ là Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, là công thần khai quốc triều Lê Sơ, thân mẫu là người họ Lê. Trần Nguyên Hãn (1390-1429) sinh tại Sơn Đông, Lập Thạch, là con của Trần Án (Trần Thuần Đức và bà Lê Thị Hoàn), là cháu đời thứ 4 của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, cháu đời thứ 7 của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải. Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú có ghi về ông như sau: “Ông người ở Lập Thạch, dòng dõi Tư đồ Trần Nguyên Đán, có học thức, giỏi binh pháp. Khi nhà nhuận Hồ mất ngôi, giặc Ngô xâm chiếm nước Nam, trăm họ lầm than, ông nuôi chí cứu đời giúp dân… Ông vào Thanh Hoa tìm thấy Thái Tổ, một lòng theo vua. Vua cũng biết tài lược của ông, đãi ngộ rất hậu, cho được dự bàn mưu kín. Ông theo đi đánh dẹp có công luôn, được lên chức Tư đồ… Năm đầu Thuận Thiên, Mậu Thân (1428), vua đại hội các quan văn võ, luận công ban thưởng, phong ông làm Tả tướng quốc và cho họ vua. Ông nói riêng với người thân: “Nhà vua có tướng như Việt Vương (vua bên Trung Quốc thời Xuân Thu chiến quốc) không thể cùng sung sướng được”. Ông xin về hưu, nhà vua cho, nhưng bảo mỗi năm hai lần về chầu. Ông về làng làm nhà cửa và đóng thuyền chở binh khí. Có người cáo ông là mưu phản. Vua sai lực sĩ xá nhân bắt về hỏi. Thuyền đến bến dưới xã Đông Sơn, ông giận uất khấn trời rằng: “Tôi với vua cùng mưu cứu dân. Nay nghĩa lớn đã định, vua lại muốn giết tôi, hoàng thiên có biết xin soi xét cho”. Nói xong, bỗng nhiên gió nổi lật thuyền, 42 lực sĩ xá nhân và ông đều chết đuối cả. Chỉ có hai gia đồng của ông trôi vào bờ dược thoát chết. Vua xuống chiếu tịch thu tất cả vợ con, ruộng đất, của cải. Triều Nhân Tông năm Diên Ninh thứ 2 (1455), nhân đại xá, vua thương ông vô tội, xuống chiếu trả lại ruộng nương, của cải để nêu người có công lao cũ. Sau khi ông chết cũng trở thành HỌ TRẦN NG HỆ TĨNH D I DUỆ CỦA TẢ TƯỚNG QUỐC TRẦN NGUYÊN HÃN VÀ PHÁP ĐỘ - TRẦN QUỐC DUY n Đào Tam Tỉnh Tượng Trần Nguyên Hãn ở Hải Phòng

Upload: vantu

Post on 30-Apr-2018

218 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [45]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

1. Trần Nguyên Hãn, Trần Quốc Duy và dònghọ Trần xứ Nghệ

Theo Gia phả họ Trần ở Diễn Châu, Yên Thànhvà hồ sơ xin xếp hạng di tích đền thờ Trần Pháp Độở làng Đan Trung (xã Diễn Thắng) thì Trần tướngcông Pháp Độ, tức Trần Quốc Duy (1421-1509) làThái tiên tổ họ Trần Nghệ Tĩnh. Cụ sinh tại trang SơnĐông, huyện Lập Thạch, trấn Sơn Tây, xuất thân từdòng họ hoàng tộc Trần. Thân phụ là Tả tướng quốcTrần Nguyên Hãn, là công thần khai quốc triều LêSơ, thân mẫu là người họ Lê.

Trần Nguyên Hãn (1390-1429) sinh tại SơnĐông, Lập Thạch, là con của Trần Án (Trần ThuầnĐức và bà Lê Thị Hoàn), là cháu đời thứ 4 củaquan Tư đồ Trần Nguyên Đán, cháu đời thứ 7 củaChiêu Minh Vương Trần Quang Khải. Lịch triềuhiến chương loại chí của Phan Huy Chú có ghi vềông như sau:

“Ông người ở Lập Thạch, dòng dõi Tư đồ TrầnNguyên Đán, có học thức, giỏi binh pháp. Khi nhànhuận Hồ mất ngôi, giặc Ngô xâm chiếm nướcNam, trăm họ lầm than, ông nuôi chí cứu đời giúpdân… Ông vào Thanh Hoa tìm thấy Thái Tổ, mộtlòng theo vua. Vua cũng biết tài lược của ông, đãingộ rất hậu, cho được dự bàn mưu kín. Ông theođi đánh dẹp có công luôn, được lên chức Tư đồ…Năm đầu Thuận Thiên, Mậu Thân (1428), vua đạihội các quan văn võ, luận công ban thưởng, phongông làm Tả tướng quốc và cho họ vua. Ông nóiriêng với người thân: “Nhà vua có tướng như ViệtVương (vua bên Trung Quốc thời Xuân Thu chiếnquốc) không thể cùng sung sướng được”. Ông xinvề hưu, nhà vua cho, nhưng bảo mỗi năm hai lầnvề chầu. Ông về làng làm nhà cửa và đóng thuyềnchở binh khí. Có người cáo ông là mưu phản. Vuasai lực sĩ xá nhân bắt về hỏi. Thuyền đến bến dướixã Đông Sơn, ông giận uất khấn trời rằng: “Tôivới vua cùng mưu cứu dân. Nay nghĩa lớn đã định,vua lại muốn giết tôi, hoàng thiên có biết xin soixét cho”. Nói xong, bỗng nhiên gió nổi lật thuyền,42 lực sĩ xá nhân và ông đều chết đuối cả. Chỉ cóhai gia đồng của ông trôi vào bờ dược thoát chết.Vua xuống chiếu tịch thu tất cả vợ con, ruộng đất,của cải. Triều Nhân Tông năm Diên Ninh thứ 2(1455), nhân đại xá, vua thương ông vô tội, xuốngchiếu trả lại ruộng nương, của cải để nêu ngườicó công lao cũ. Sau khi ông chết cũng trở thành

HỌ TRẦN NGHỆ TĨNH DI DUỆ CỦA TẢ TƯỚNG QUỐC TRẦN NGUYÊN HÃNVÀ PHÁP ĐỘ - TRẦN QUỐC DUY

n Đào Tam Tỉnh

Tượng Trần Nguyên Hãn ở Hải Phòng

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [46]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

linh dị, dân ở đấy lập đền thờ,hàng năm cầu đảo. Đời nhuậnMạc truy tặng Tả tướng quốc,Trung liệt Đại vương, nay hươngkhói chưa tắt”(1).

Theo gia phả họ Trần cho biếtthêm thì Trần Nguyên Hãn đãcho đục thuyền tự trẫm: Trướckhi xuống thuyền, ông để lại bàvợ cả và người con trai lớn trốnđi xa. Thuyền đi qua xã bêncạnh, ông lại cho bà vợ thứ haivà hai người con trai cùng mộtsố gia nhân lên bờ để đi trốntránh. Còn lại bà vợ thứ ba cùngmột trai, một gái nhỏ và 42 gianhân lính hầu giỏi nghề sôngnước cùng 7 lính nhà vua theoông. Thuyền đi đến ngã ba sôngLô và sông Phó Đáy, ông ngửamặt kêu trời… rồi tự trầm…Thuyền đi ra giữa đêm và đánhđắm vào lúc một hai giờ sáng[vào ngày 26/2/năm Kỷ Dậu1429]… Nói chết cả là cũng đểche mắt nhà vua!(2).

Đấy là lý do mà Trần QuốcDuy (mới 9 tuổi [theo gia phả họTrần Phúc Thành thì ông mới 5tuổi?]) cùng mẹ được thoát thân,nhưng sau đó thì bị triều Lê quảnthúc cả hai mẹ con ở Tức Mạc,huyện Sơn Nam, phủ ThiênTrường (Nam Định) trong 26năm. Sau khi vua Lê Nhân Tôngminh oan cho Tướng quốc TrầnNguyên Hãn thì Trần Quốc Duyđược tự do. Vợ ông là Lê Thị,hiệu Từ Quang, sinh được 3 con:Trần Công Sủng (1467), TrầnĐạo Tín (1472), Trần Khương,tự Thiện Tín (1475). Năm 1463,đời Lê Thánh Tông, Trần QuốcDuy có dự và đậu thi Hội và nhưvậy ông đã từng thi Hương đậuHương cống. Về sau, ông đưa vợcon về ở tại Biện Sơn, ThanhHóa, rồi để vợ cùng người contrưởng và thứ 2 cho lưu trú tạiđấy, còn ông cùng con trai thứ 3

“tái vãng Nghệ An” (1504). Ôngđịnh cư ở xã Thái Xá, tổng QuanTrung, phủ Diễn Châu và vào trụtrì ở chùa Phì Cam (hay LiênHoa), lấy tự là Pháp Độ. Ông“tuân hành nội đạo và dạy học”,trông coi xây dựng lại chùa PhìCam làm nơi tu hành tĩnh dưỡngtuổi già, đồng thời cùng với haingười họ Phạm - Nguyễn, chiêudân lập ấp, khai phá ra các xứđồng cày cấy, mở mang dân trí,xây dựng nên các làng, như: PhúĐiền, Tường Lai, Thái Xá, ấpTrần Xá…(3).

Trần Quốc Duy đã cùng mộtsố vị họ Phạm tổ chức việc chiêudân, khai hoang, lập ấp, trungtâm khai phá là xứ Nương Mao,là nơi hoang vắng, sông nước,chỉ có một xóm nhỏ tục gọi là KẻDìn, ở phía tây Phú Hữu, mởmang ra các làng mới. Các làngmới như Phúc Điền, sau đổi làPhú Điền (nay là Trung Hậu, xãNhân Thành), rồi Phú Lai,Tường Lai, Mã Lai. Ông làngười chủ trì việc khai hoang,lập ấp, hướng dẫn nhân dân việckhai thông thủy lợi, mở mangđường thủy, đánh bắt thủy sản,làm nghề nông trồng trọt, chănnuôi, lại quyên góp tiền của cứutrợ người nghèo, nên về sauđược nhân dân kính trọng thờlàm Thành Hoàng (thần khaicanh). Các triều đại đều có sắcphong thần cho ông, nay chỉ còngiữ được đạo thời Khải Định thứ2 và phong tới Trung đẳng thần,nội dung sắc:

Nghệ An tỉnh, Yên Thànhhuyện, Thái Xá xã, Phú Hữuthôn phụng sự Bản cảnh SơnNam hách trạc Pháp Độ chithần, hộ quốc, tý dân trứ linhứng tứ kim lịch thừa. Niệm thầnhưu trước phong vi tủng bạt dựcbảo Trung hưng Trung đẳngthần chuẩn sự thứ cơ thần kỳ

tướng hữu bảo ngã lê dân. Khâmtai!

Cụ tổ Pháp Độ là người có trithức, từng đậu đạt khoa bảng thiHương, thi Hội, nên rất chútrọng việc nâng cao dân trí, pháttriển văn hóa giáo dục, nên quêhương mới ngày càng văn minh,giàu mạnh. Ngài mời thầy mởtrường dạy học cho con cháu vàdân làng, nên có nhiều lớp hậusinh thi cử đậu đạt từ Hiệu sinh,Tú tài, Hương cống, Cử nhân,được dự học ở Quốc Tử Giám vàđỗ đại khoa thi Hội, thi Đình. Họđược cử chọn làm quan, gópphần to lớn cho sự nghiệp bảovệ, xây dựng và phát triển quêhương, đất nước. Thành quả đóđược ghi rõ trong sử sách, địa chíđịa phương: Thời Lê, ở Phì Camcó 3 Hương cống, 2 Sinh đồ; PhúHữu có 4 Hương cống, 11 Hiệusinh; Phú Điền có 1 Tiến sĩ, 3 Cửnhân, 19 Tú tài.

Con trai Pháp Độ là ThiệnTính làm nhà ở xứ Cồn Dầu,làng Phú Hữu, sinh ra trai trưởnglà Trần Chân Tịch, tự PhúcQuảng (ở lại làng Dàn, xã ĐôngTháp), thứ là Trần Chân Tính, tựHuyền Thông (ở làng HoàngMai, xã Bàng Hoa, rồi trại ĐầmTrang, Mai Nữ, Yên Hậu) và conút là Trần Chân Thiên, tự HuyềnLinh (đến làng Mõ, xã Giai Lạc).Từ đây, dòng dõi của Pháp Độsinh sôi, phát tích đông đúc, trảiqua 20 đời đã có tới hơn 200 chi,trải rộng khắp cả Bắc, Trung Kỳ,ra cả nước và nước ngoài. PhúcQuảng và Huyền Thông ở lạiPhú Hữu sinh ra con cháu đôngđúc. Con cháu nổi lên có BạtKinh thi đỗ Tam tràng, làm quantới Thái bộc Tự khanh; kế đó có4 Hương cống, 16 Hiệu sinh; đếntriều Nguyễn có Trần Văn Lậpđỗ Tú tài, con là Thời được Cửuphẩm văn giai; một phái ở làng

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [47]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

Đệ Nhất (xã Diễn Hồng); mộtchi ở Thái Hậu (Diễn Tháp) vàmột ở Đan Trung (xã DiễnThắng) đều thịnh vượng…

Con út Huyền Linh là thầyđịa lý giỏi, chọn được phúc địa ởCồn Chu, hợp thiên mộ cha mẹ,rồi dời nhà lên ở làng Diệu Ốc,xã Yên Lạc (nay là xã PhúcThành), con cháu kế phát thànhmột họ lớn, có nhiều công hầu,khanh tướng… Đặc biệt chi pháinày kể từ Phú Quận công ở đờiLê Trang Tông đến vua Lê ChiêuThống, trải hơn 200 năm có tới35 văn khoa, 32 võ khoa, 1 Giảinguyên, Hoành từ (tương đươngTiến sĩ), 4 Hương cống, 7 Hiệusinh, 2 Quận công, 16 tước hầu,3 tước bá, 2 tước tử, 3 tước nam.Triều Nguyễn có 1 Cử nhân, 4Tú tài, 1 Vệ úy lĩnh suất đội. Từphái hệ này lại phát tích ra nhiềuchi rất thịnh vượng: Diên Lãm,Sa Nam (Nam Đàn); Yên Nhân(Yên Thành); Kim Khê, ĐôngChử, Hải Thanh, Yên Lãng, tổngVân Trình, Đồng Quan (NghiLộc); Ngọc Thành, tổng QuanTrung và Yên Duệ; Đức Nhuận,Thọ Sơn, xã Yên Lãng (ThanhChương); Đồng Cường (HươngSơn, Hà Tĩnh); Yên Thịnh, xãYên Trung; thôn Thượng, TháiLăng (Đức Thọ); Mặc Tảo, tổngHoàng Trường, Vạn Phần (DiễnChâu); Quỳnh Tụ, Xuân Lạng(Quỳnh Lưu); Thuần Hậu,Thuần Trung, Hoành Sơn(Lương Sơn: Anh Sơn, ĐôLương)…

2. Các nhân vật tiêu biểucon cháu của Trần Quốc Duy -Pháp Độ

Trần Thọ (1544-1613), contrai của Trần Chân Thiên -Huyền Linh. Ông phương phikhác thường, có tri thức văn võkiêm toàn. Khi Thế tổ TháiVương Trịnh Kiểm đưa quân vào

trấn Nghệ An, ông xung phongứng nghĩa, lập nhiều công lao,được phong Phú Vinh hầu. Lạicó công lớn với triều đình nênđược tấn phong Phú Quận công.Ông là người làm quan có chứctước lớn, nối tiếp được liệt tổ Tảtướng quốc Trần Nguyên Hãn vàmở đầu cho sự hiển vinh củadòng họ Trần xứ Nghệ - concháu của Pháp Độ.

Trần Văn Ngạn (1560-1635),con trai của Trần Thọ, được tậpấm điển binh, theo Thành tổ Triếtvương, có nhiều công lao đượcthăng Tán trị công thần, tướcKiên Lễ hầu, vì có cháu là côngthần nên được vinh phong là Vinhlộc Đại phu Tán trị Tham chính.

Trần Tuấn Kiệt, có sức khỏemạnh ăn, tính thích nghề võ,phối trưởng nữ Nguyễn công.Tương truyền, nhân ngày thángchạp đến nhà nhạc thân chơi,ông ăn hết một nồi 7 cơm, rồivào rừng đốn củi nhiều gấp 10lần các tiều phu khác. Ông có thểvác nổi một con trâu trong mộtdịp được thách đố và vật đổ mộtlèo cả 4 đô vật… Có lần tại Kinhđô Thăng Long, một con voi sổtàu, làm hại nhân dân. Triều đìnhhạ chiếu cầu dũng sĩ, ai đánhđược voi sẽ thưởng chức hàm.Ông hưởng ứng chiếu, rèn sẵnbúa sắt, siềng sắt tâu vua. Vua ycho. Ông mang búa siềng nhảylên nóc nhà, khiến người lựa voiđi qua ngã dưới, ông tức thì nhảyphắt lên đầu voi hãm lại. Voi trởlại bơi sông Nhị Hà (sôngHồng), ông cùng voi khi nổi, khichìm, hồi lâu voi mới thụ chế.Vua ngự lầu trông thấy rất mừng,phán khen: “Kỳ tài, đích đáng kỳtài, con dòng cửa tướng nảyngười kiện nhi”, ban chức Nộiđiện lang, phụng phò xa giá thảotặc (đánh giặc), có công lao, tặngtước Đông Lĩnh hầu. Sau lại có

công bắt được tướng giặc, giathăng Đô hiệu kiểm chưởng cấmquân. Ông lại có con là đại thần,nên được vinh phong là Kim tửvinh lộc Đại phu Tán trị Thamtán, truy tôn thần công, gia thăngThái bảo Đông Quận công Dựcvận Đại vương. Văn bia ghi vềông có câu: “Kiêu dũng tuyệtluân cần nghĩa hữu công”, nghĩalà: Sức mạnh khác thường, cócông cần vương hiếu nghĩa. Saukhi mất được lập đền thờ làmPhúc thần ở Cồn Lội, Ba Khe,phụng chí cấp thuần vĩ, phươngtô, vũ kỳ phụng tự (được ban đấtruộng thu tô để thờ tự). Ông cùngQuận phu nhân họ Nguyễn vàChính phu nhân họ Phan sinh hạđược 4 trai, 5 gái. Cả 4 trai đều cócông với triều đình và đượchưởng ấm: Trưởng là Đăng Dinh(Quận công); thứ 2 là ĐăngNhượng (Thị Đình hầu); thứ 3 làThế Tế (Đặng vũ hầu); thứ 4 làTrần Phương (Phương Đình hầu).

Trần Đăng Dinh (1620-1691), tên húy là Màn, là traitrưởng của Đông Quận côngTrần Tuấn Kiệt. Sinh mẫu chínhphu nhân Phan Thị mất khi ôngcòn nhỏ tuổi, nên được đích mẫuhọ Nguyễn dưỡng dục. Ôngthiên tư đĩnh ngộ khác thường,tài kiêm văn võ, theo học vớiNguyễn Ngũ Phương tiên sinh(thầy dạy học nổi tiếng có nhiềuhọc trò đậu đạt như Tiến sĩ Hồ SĩDương…). Ông là người thẳngthắn, trung nghĩa, được VươngThế tử Trịnh Căn rất nể phục, coilà người phi thường và dùng làmgia thần. Gặp lúc Thế tử có lỗi,bị giam, ông vẫn trung thành ởlại phụng dưỡng thuốc thang,không lảng tránh như những kẻkhác. Ông mạnh dạn gặp TrịnhVương dâng khải xin cho Thế tử.Chúa xem khải động lòng thacho Thế tử được trở lại nhiếp

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [48]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

chính. Thế tử cảm động, thườngxưng bằng “nghĩa đệ”. NămVĩnh Thọ thứ nhất, đời Lê ThầnTông (1658), ông theo phò Thếtử về trấn thủ Nghệ An, có côngthảo tặc, được phong Liêm Dũngnam, rồi thăng Thượng bảo Tựkhanh, tước tử. Sách Đại Việt sửký toàn thư ghi:

Năm Giáp Thìn - Cảnh Trị 2(1664), tháng 11… Lấy… Tháithường thiếu khanh Liêm Dũngtử Trần Đăng Doanh làmThượng bảo Tự khanh vì cớ theoLý Quốc phủ từng đi đánh dẹpcó công (3-270)(4).

Do có công hoàn thành sứmệnh và bày kế hay về thu công,nên ông được tiến cử giữ/thăngcác chức tước: Thượng bảo Tựkhanh Liêm Dũng tử (1665);tòng chinh Cao Bình (Bằng) bắtđược Mạc Kính Vũ, phong Quảntả nội thủy cơ (1668); ThừaChính sứ Hưng Hóa (1678); trảitrấn thủ các nơi Sơn Tây, SơnNam, Hải Dương, Yên Quảngđều ổn định chính sự, mùa được,yên lòng dân… Năm Nhâm Tuất(1682), Thế tử Trịnh Căn nốingôi chúa, mộng thấy điềm lànhứng với ông, nên càng tin dùng

ông hơn, tiến cử vua ban chỉchuẩn phong chức Thị lang bộHộ. Ông thường nêu nghĩa trựctrước chúa, khi biết tính chúaham thích chơi gà chọi, trămquan tranh nhau dâng gà hay,ông lên tiếng dữ đánh gà chếtngay, bọn quyền hành đều phảinín hơi cả. Ông dù thuộc quyềncủa Vương phủ (phủ Chúa),nhưng thường khuyên chúa “tônphù đế thất” (vua Lê). NămChính Hòa (1683), phụng giathăng Đặc tấn kim tử vinh lộcĐại phu, Hộ bộ Tả Thị lang,Liêm Dũng hầu, Trụ quốcThượng liên. Năm Bính Dần(1686), ông được ban tước LiêmQuận công. Quý nữ của ông làNgọc Thiều được chúa cưới làmChính cung cho Thế tử; Thị Bíchlàm cung tôn, phong là NgọcCảnh xuân nương. Khi ông nghỉhưu, về quê lo việc khẩn hoang,cứu giúp và giáo hóa dân nghèo,đem lại văn minh cho bản địa.Năm Chính Hòa 12 (1691), triềuđình lại phải triệu ông trở lạiKinh đô giữ chức Công bộThượng thư. Cùng năm này, ôngmất, thọ 72 tuổi, vua rất thươngtiếc, truy tặng Hộ bộ Thượng

thư, Thiếu phó, tự thị Trung túc.sai Lễ quan tổ chức di hài ông vềquê, ban 1.500 quan tiền làm lễan táng tại Yên Thổ - Đồng NhàVàng (sau cải táng xứ Hoa Sen),truy tôn: Liêm dĩnh công thầnnhân hậu, uyên mục cung ý anhđoán minh vụ thần công; lạiphụng chỉ lập đền thờ quốc tế (vìlà miếu tổ ngoại nhà chúa nêngọi là phủ thờ Liêm Quận côngTrần Đăng Dinh) để dân phụngtự. Các triều đều ban sắc phongthần là Phúc thần, đại thần vànhiều mỹ tự: Trung Hưng tán trịdự quốc đồng hưu, Trung túc Đạivương (Chính Hòa 16 - 1695);Hiển ứng Dực vận Đại vương(Gia Long 9 - 1810); Quang ýTrung đẳng thần (Khải Định 9 -1924)… Sử sách nước nhà cũngđã ghi nhớ công lao của TrầnĐăng Dinh với triều Lê TrungHưng qua Đại Việt sử ký tục biên(1676-1789) như sau:

Tân Mùi (Chính Hòa) nămthứ 12 (1691)…Mùa xuân, thánggiêng… cho… Trần ĐăngDoanh làm Thượng thư bộCông.

Mùa hạ, tháng tư, Trấn thủSơn Tây là Thượng thư bộ Công

Trước mộ Trần Pháp Độ (con trai thứ Tả tướng quốcTrần Nguyên Hãn) tại xã Diễn Thắng, huyện Diễn Châu

Khánh thành nhà thờ Trần Pháp Độtại thôn Phú Hữu, xã Nhân Thành, huyện Yên Thành

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [49]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

Chú thích:

(1) Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, T.1. H., Giáo dục, 2006, tr. 380-381.(2), (3) Các tài liệu: Gia tộc dòng Huyền Linh và Trần Đăng Dinh; Hồ sơ Di tích đền Pháp Độ - Trần Quốc Duy; Trần

tướng công sự trạng bị khảo.(4) Đại Việt sử ký toàn thư, T.3. H., Khoa học xã hội, 1998, tr. 270.(5) Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789), H., Hồng Bàng - TT Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2012, tr. 35.(6) Tham khảo các tài liệu: Bùi Dương Lịch, Nghệ An kỳ; Cao Xuân Dục, Đại Nam nhất thống chí, T.1; Nguyễn Q.

Thắng, Nguyễn Bá Thể, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam; Ninh Viết Giao, Từ điển nhân vật xứ Nghệ; Đào Tam Tỉnh,Khoa bảng Nghệ An (1075-1919); Đinh Xuân Lâm - Trương Hữu Quýnh, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam…

Liêm Quận công Trần ĐăngDoanh (Dinh) chết, được tặngThượng thư bộ Hộ, Thiếu phó(Triều đình) cho Lê Thì Liêu lênthay. Đăng Doanh hầu chúa đãlâu từ khi còn là Thế tử chưa lênngôi, theo (chúa) đi đánh ThuậnHóa, có công [nên] từ chân giathần được tiến dùng. (ĐăngDoanh) nói năng bàn luận rõràng, dứt khoát, được chúa tinyêu. (chúa) hỏi cưới con gái củaĐăng Doanh làm chính phunhân cho Tấn Quốc công (TrịnhBính) (Đăng Doanh người huyệnĐông Thành)(5).

Liêm Quận công Trần ĐăngDinh sinh 16 con trai, đều đượcgiữ chức Hoằng tín Đại phu, đasố được ban tước hầu và 10 congái đều quý hiển, có cả cung tần,hoàng hậu và làm dâu các nhàquan thần, quyền quý: Trưởng tửĐăng Đệ là Nho sinh trúng thức(Hương cống), Giám sinh QuốcTử Giám, chức quan Hoằng tínĐại phu. Thứ 2 Đăng Dũng, đậuGiải nguyên, lũy trúng Hoành từ(Chế khoa do vua ngự đề chọnngười tài như Tiến sĩ), làm quanđến Hoằng tín Đại phu Thị nộivăn chức, Diễn Trạch tử. Thứ 3Đăng Sĩ, Nho sinh trúng thức(Hương cống), chức quan Hoằngtín Đại phu, Anh liệt tướng quânCẩm y vệ, Chỉ huy sứ ty, Đô chỉhuy sứ, Khánh Dũng hầu. Thứ 4Đăng Nhuận, chức Hoằng tínĐại phu, cải quản Khuông hữu,thăng Hữu Hiệu điểm, Khoan

Dũng hầu. Thứ 5 Đăng Tạo,chức Hoằng tín Đại phu, Trấnthủ hữu trấn cơ Hưng Hóa, Minhnghị tướng quân, Tổng binh sứty Đô tổng binh sứ, Ninh Dũngnam, sau mất tặng Quang liệtĐại vương, Tuấn lương, Dực bảoTrung hưng tôn thần. Thứ 6Đăng Triều, Hoằng tín Đại phu,cải Vụ ban, sơ thụ Phó cai quan,tước Lập Dũng hầu. Thứ 7 ĐăngSương, Hoằng tín Đại phu. Thứ8 Đăng Nhiệm, Hoằng tín Đạiphu. Thứ 9 Đăng Phái, Hoằng tínĐại phu, cải quản nhưng nhấtđội, Phái Dũng hầu. Thứ 10Đăng Tương, Nho sinh trúngthức, Hoằng tín Đại phu, KínhDũng hầu. Thứ 11 Đăng Vĩ,Hoằng tín Đại phu, Đường Dũnghầu. Thứ 12 Đăng Tuyển, Hoằngtín Đại phu, Ưng Dũng hầu. Thứ13 Đăng Đô, Hoằng tín Đại phu.Thứ 14 Đăng Chiêu, Hoằng tínĐại phu. Thứ 15 Đăng Núi,Hoằng tín Đại phu. Thứ 16 ĐăngTrung, Hoằng tín Đại phu, cảiĐiển binh, Thuần Tường hầu.Một nhà cha con 17 người vànhiều cháu chắt đều làm quantrong triều, thật là vinh hiển,đúng như Lời án trong gia phảhọ có câu: Gẫm họ ta trâm anhdịch thế/ Văn võ đều tương kếđiển binh…

Họ Trần Nghệ Tĩnh, từ Khaiquốc công thần triều Lê - Tướngquốc Trần Nguyên Hãn và contrai trưởng Trần Pháp Độ đã tạodựng cho con cháu các thế hệ nối

tiếp một truyền thống tốt đẹp,yêu nước, thương dân, hiếu học,trọng nghĩa khí, nên nối đời vinhhiển, nhiều người thành danh làdanh nhân, nhân vật có côngtrong sự nghiệp xây dựng, bảovệ quê hương, đất nước. Các ditích nhà thờ Tướng công PhápĐộ, phủ thờ Trần Đăng Dinh đãđược Nhà nước vinh danh là ditích lịch sử - văn hóa quốc gia,đều xứng đáng là nơi để concháu cùng nhân dân ngưỡng mộ,noi gương học tập. Con cháudòng họ Trần vẫn phát huy tốt sựnghiệp của cha ông cho đến ngàynay, tiêu biểu như: các Tiến sĩTrần Danh Dĩnh, Trần Đình Chu,Trần Đình Phong, Trần HuyPhác, Trần Hữu Dực; các Phóbảng Trần Nguyên Trinh, TrầnVĩ; Tổng Bí thư Trần Phú, Anhhùng lực lượng vũ trang TrầnVăn Trí; nhiều liệt sĩ hy sinh choTổ quốc, nhiều quân nhân làcấp tá quân đội; nhiều người làcử nhân, tiến sĩ, thạc sĩ… trongnhiều lĩnh vực công tác đangđóng góp công sức hưng thịnhđất nước và xây dựng một dònghọ văn hóa truyền thống tốtđẹp. Xin ghi lại đôi câu đối ởđền thờ Tướng công Pháp Độđể ghi nhận về truyền thống họTrần: Hiếu nghĩa tương truyềnkhai quyết hậu/ Bản chi phấtthế tự kỳ tiên. Tạm dịch: Tổtiên hiếu nghĩa mãi mãi khôngđổi/Dòng họ thịnh hưng đờiđời lưu truyền./.