yesnews 03 2014

26
1 | Yesnews 03 – 2014

Upload: yesnews

Post on 23-Jul-2016

213 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Yesnews 03 2014

1 | Yesnews 03 – 2014

Page 2: Yesnews 03 2014

2 | Yesnews 03 – 2014

Giao lộ thông tin

Tin tức kinh tế trong nước tháng 03 - 2014.……..……...…..…3

Tin tức kinh tế thế giới tháng 03 – 2014………….…...………..7

Lăng kính khoa học

Tổng quan về logistics…………..……………..…………….. ….9

Thách thức mở cửa – câu chuyện logistics…………...…….. 15

Nhìn ra thế giới

Lịch sử phát triển ngành logistics – Từ công trình xây dựng kim tự tháp đến chuỗi cung ứng………………………...……………..18

Logistics đang chuyển dịch nền kinh tế toàn cầu…...………20

Phát triển logistics cần những nhà lãnh đạo giỏi……………22

Góc nội bộ

Tìm kiếm thông tin – kĩ năng thật sự cần thiết………………22

Quản lí bản tin

Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD

Chịu trách nhiệm bản tin

Hội sinh viên ĐH KTQD

Cố vấn nội dung

Phòng quản lí khoa học ĐH KTQD

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH KTQD

Tổng biên tập: Nguyễn Thị Lan

Biên tập: Đinh Thanh Nhàn, Nguyễn Hồng Phương, Đỗ Phương Dung, Nguyễn Hồng Ngọc

Nội dung: Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Ngọc Thanh, Đậu Thị Lan Anh, Dương Thị Hải Yến, Nguyễn Huyền Trang, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Trịnh Duy Hoàng, Cao Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Liên, Hoàng Thị Thảo.

Thiết kề và trình bày: Nguyễn Ngọc Thanh

Phụ trách truyền thông: Nguyễn Thị Hồng Nga

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về

Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 – Đại học Kinh tế quốc dân

Email: [email protected]

Page 3: Yesnews 03 2014

3 | Yesnews 03 – 2014

TIN TỨC KINH TẾ TRONG NƯỚC THÁNG 03 - 2014 Tháng cuối cùng của quý 1/2014 đã trải qua với nhiều biến động của nền kinh tế trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng so với tháng 2 giảm 0,44%. Trong khi đó GDP cả quý lại có sự tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011. Tháng 3 cũng ghi nhận sự biến động có xu hướng ngày càng tụt dốc của giá vàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã thận trọng hạ lãi suất điều hành nhằm kích thích tăng trưởng tín dụng. Nghi án hối lộ 16 tỷ VND đặt ra thách thức lớn cho Chính Phủ Việt Nam trong việc giải quyết vấn nạn tham nhũng.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 3/2014

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 3/2014 giảm 0,44% so với tháng trước. Đây là mức thấp nhất của tháng 3 trong vòng 11 năm gần đây.

Lý giải cho tình trạng này là do sự giảm điểm của khu vực hàng ăn và dịch vụ ăn uống (- 0,96%), khu vực nhà ở và vật liệu xây dựng (- 0.74%), khu vực giao thông (- 0,03%) và khu vực bưu chính viễn thông

(- 0,03%). Giá thực phẩm giảm mạnh nhất so với các tháng trước do người dân e

ngại dịch cúm đang bùng phát ở một số tỉnh thành. Bên cạnh các nhóm hàng giảm giá vẫn có 7/11 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước, nhưng mức tăng đều không cao. Nổi bật là mức tăng 0,24% của nhóm đồ uống và thuốc lá. Việc CPI của tháng 3 giảm so với tháng 2 là kết quả bình thường của quy luật giảm giá hàng hóa và dịch vụ sau Tết Nguyên đán.

Nếu so với tháng 3/2013, chỉ số giá tiêu dùng lại tăng

4,39%. Tuy nhiên, con số này cũng chưa đạt được mức khả quan bởi đây là mức CPI thấp kỷ lục trong vòng 5 năm, kể từ năm 2010. Nhưng với mức giảm mạnh trong tháng 3 kết hợp với mức tăng thấp kỷ lục trong 2 tháng trước đã làm cho mức lạm phát quý 1/2014 thấp kỷ lục. Sau quý đầu tiên của năm 2014, so với tháng 12/2013, chỉ số lạm phát mới chỉ ở mức 0,8%, thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây.

Nhìn chung, CPI của 3 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 tăng lên 4,83%. Sự chênh lệch CPI giữa thành thị với nông thôn và giữa các vùng kinh tế là không nhiều. Hầu hết các vùng kinh tế đều có sự giảm so với tháng trước. Cụ thể, vùng Đồng bằng sông Hồng giảm 0,16%, vùng Đông Bắc và vùng Bắc Trung bộ cùng giảm 0,21%, vùng Tây Bắc giảm 0,64%, vùng Duyên hải Miền Trung giảm 0,7%, trong khi vùng Tây Nguyên giảm 0,37% và vùng Đông Nam bộ giảm 0,49%.

Giao lộ thông tin

Page 4: Yesnews 03 2014

4 | Yesnews 03 – 2014

GDP quý 1/2014 của Việt Nam tăng kỷ lục trong 3 năm gần đây

Vừa qua, Tổng cục Thống kê đã công bố số liệu về tăng trưởng GDP ba tháng đầu năm 2014 của Việt Nam. Theo số liệu này, GDP quý 1/2014 tăng thêm 4,96%. Ở khu vực nông – lâm nghiệp và thủy sản, GDP tăng 2,37%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,69%, khu vực dịch vụ tăng vượt trội hơn đạt mức 5,95%. Mặc dù tốc độ tăng GDP của quý 1/2014 không thể trở lại mức 5,97% của quý 1/2010 và 5,9% của quý 1/2011, song nếu tính trong ba năm trở lại đây, xu hướng tăng dần đã được hình thành từ mức 4,75% của 2012 và 4,76% của 2013. Trong khu vực nông – lâm nghiệp và thủy sản, lĩnh vực nông nghiệp đã đóng góp hơn 70% tốc độ tăng. Khu vực công nghiệp và dịch vụ đều có mức tăng cao hơn so với mức tăng tương ứng của năm 2013.

Nguyên nhân của tăng trưởng quý 1/2014 được nhiều nhà kinh tế nhận định chủ yếu do xuất siêu, nhưng xuất siêu lại hầu hết của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), với

mức tăng gấp đôi khu vực kinh tế trong nước. Tăng trưởng kinh tế được cải thiện là điều đáng mừng. Tuy nhiên, do tốc độ cải thiện chậm và không đồng đều giữa các khu vực nên thành quả của sự tăng trưởng không thể đến với toàn bộ người dân.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt lao dốc

Bởi áp lực giảm đè nặng lên giá vàng thế giới, giá vàng trong nước đang bị đẩy xuống. Lúc gần 10h trưa ngày 25/03, giá vàng SJC tại Hà Nội và TPHCM được Tập đoàn DOJI niêm yết giao dịch ở mức 35,75 triệu đồng/lượng (mua vào) - 35,79 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm mỗi chiều 110.000 đồng/lượng và 100.000

đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua.

Theo báo giá của Công ty CP Đầu tư Vàng Phú Quý, giá vàng SJC tại Hà Nội hiện giao dịch ở mức 35,73 triệu đồng/lượng - 35,78 triệu đồng/lượng, giảm mỗi chiều 150.000 đồng/lượng và 130.000 đồng/lượng so với

24/03.

Cùng thời điểm, tại TPHCM, giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giao dịch ở mức 35,72 triệu đồng/lượng - 35,79 triệu đồng/lượng, giảm mỗi chiều 130.000 đồng/lượng và 120.000

đồng/lượng.

Vàng đã giảm giá liên tục từ đầu tuần trước tới nay, đảo ngược xu thế tăng mạnh từ đầu năm. So với đầu giờ sáng qua, giá vàng hiện giảm 200.000 đồng/lượng, sau khi giảm 400.000 đồng/lượng trong tuần trước. Phiên giảm gần 2% trong phiên giao dịch đêm 24/03 của giá vàng thế giới kéo giá vàng trong nước sáng 25/03 về ngưỡng 35,8 triệu đồng/lượng. Dù điều chỉnh giảm nhưng chênh giá vàng trong nước - thế giới tiếp tục bị kéo giãn lên gần 2,8

Quý1/2010

Quý1/2011

Quý1/2012

Quý1/2013

Quý1/2014

5.97 5.94.75 4.76 4.96

Page 5: Yesnews 03 2014

5 | Yesnews 03 – 2014

triệu đồng do giá vàng trong nước giảm chậm hơn thế giới.

Hạ lãi suất điều hành

Trong cuộc họp báo thường kỳ tháng 3 (17/3), Nhân hàng Nhà nước đã chính thức công bố quyết định hạ lãi suất điều hành. Quyết định này cho thấy sự thận trọng của Ngân hàng nhà nước trong việc cắt giảm lãi suất. Trong 8 lần điều chỉnh lãi suất gần đây nhất, chỉ khi lạm phát có tín hiệu rõ ràng thì các quyết định mới được đưa ra. Lạm phát sau 2 tháng đầu năm và triển vọng kiềm chế ở mức thấp cùng với lãi suất huy động của nhiều ngân hàng thương mại giảm là điều kiện tốt để giảm

lãi suất cho vay.

Theo quyết định này, mức lãi suất tái cấp vốn giảm từ 7%/năm xuống còn 6,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu được quy định giảm từ 5%/năm xuống còn 4,5%/năm. Bên cạnh đó lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại cũng giảm nhẹ từ 8%/năm còn 7,5%/năm. Lãi suất tối đa với tiền gửi bằng VND tại các tổ chức tín dụng cũng giảm. Cụ thể, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,2%/năm còn 1%/năm; tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng tới dưới 6 tháng giảm từ 7%/năm còn 6%/năm (6,5% đối với quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô). Ở một số lĩnh vực được Nhà nước ưu tiên, trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND giảm xuống còn 8%/năm (9%/năm đối với quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi

mô). Với tiền gửi bằng USD, trần lãi suất huy động đối với các tổ chức chỉ

0,25%/năm, với cá nhân giảm còn 1%/năm.

Theo nhận định của các chuyên gia, việc giảm lãi suất lần này sẽ tác động tích cực tới các thị trường khác như chứng khoán, vàng, bất động sản…. Trần lãi suất huy động vốn thấp khiến cho người dân tập trung vào các kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ không xảy ra ồ ạt bởi quyết định giảm lãi suất chỉ áp dụng ở kỳ hạn dưới 6 tháng, các kỳ hạn dài hơn sẽ vẫn được thỏa thuận và duy trì ở mức hấp dẫn. Việc giảm lãi suất điều hành có thể dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu dòng tiền gửi từ ngắn hạn sang dài hạn với mức lãi suất cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong việc cân đối vốn, kích thích tăng trưởng tín dụng. Nhờ việc song song hạ lãi suất huy động USD ở khu vực dân cư nên việc giảm lãi suất điều hành lần này được kỳ vọng sẽ không ảnh hưởng nhiều tới tỷ giá USD/VND. Việc cắt giảm lãi suất cũng được cho rằng sẽ không ảnh hưởng tới việc tăng trưởng cho vay. Nếu các ngân hàng chưa giải quyết được vấn đề nợ xấu thì sẽ khó có thể thúc đẩy tăng trưởng cho vay.

Lãi suất tái cấp vốn: 6,5% Lãi suất tái chiết khấu: 4,5% Lãi suất cho vay qua đêm: 7,5% Lãi suất tiền gửi không kì hạn: 1% Lãi suất tiền gửi (1 – 6 tháng): 6%

Page 6: Yesnews 03 2014

6 | Yesnews 03 – 2014

Vụ án hối lộ 16 tỷ VND và vấn đề chống tham nhũng ở Việt Nam

Vào ngày 21/3, theo tờ báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản, ông Tamio Kakinuma đã khai nhận việc hối lộ cho các quan chức nước ngoài trong đó có Việt Nam, để nhằm tham gia vào các dự án ODA. Nếu cáo buộc này được chứng minh là đúng, Việt Nam sẽ đứng trước một vụ bê bối lớn về tham nhũng có yếu tố nước ngoài.

Công ty tư vấn giao thông (JTC) của Nhật Bản do ông Tamio Kakinuma đứng đầu đã chi trả 80 triệu Yên (tương đương hơn 16 tỷ đồng) để giành quyền tư vấn một dự án đường sắt nội đô trị giá 4,2 tỷ Yên (tương đương hơn 860 tỷ đồng). Đây là một cú sốc lớn bởi trước đó mấy ngày, chủ tịch nước Việt Nam vừa kết thúc chuyến thăm Nhật Bản. Theo đó, hai bên đã thống nhất đưa tới thông cáo chung nhấn mạnh mối quan hệ Việt – Nhật đã được nâng lên tầm cao mới, là đối tác chiến lược và ngày càng hợp tác toàn diện đi vào chiều sâu. Trong chuyến thăm, Chính phủ Việt Nam cũng được Cơ quan Hợp tác quốc

tế Nhật Bản (JICA) cam kết hỗ trợ mới 86,425 tỷ Yên cho 4 dự án. Với bối cảnh các đại án tham nhũng vẫn chưa được xử lý, vụ việc này càng làm tăng thêm gánh nặng cho Bộ giao thông Vận tải nói riêng và Chính phủ nói chung trong vấn đề chống tham nhũng.

Bên cạnh Nhật Bản và Việt Nam, dư luận quốc tế cũng đang theo dõi vụ việc này. Theo công bố của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, hiện nay, Việt Nam đang xếp thứ 116/177 nước trên thế giới về tham nhũng. Vụ việc nghi án hối lộ 16 tỷ VND này không chỉ liên quan đến trách nhiệm pháp lý của một hay một số cá nhân cụ thể mà nó còn ảnh hưởng lớn tới thanh danh quốc gia, vốn nhiều năm nay đã bị mang tiếng “tệ nạn tham nhũng” trong mắt bạn bè quốc tế.

(Quy trình hối lộ của JTC)

Giá xăng dầu tăng gấp đôi trong hai tháng liên tiếp

Trong tháng 2 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) điều chỉnh tăng 300- 310 đồng/lít đối với xăng RON 92 và RON 95, và 200-240 đồng/lít diesenl, tùy từng vùng. Đến 19/3 Petrolimex lần nữa công bố tăng giá xăng 180 đồng/lít lên thành 24,690 đồng/lít đối với xăng RON 92, xăng RON 95 cũng có mức tăng tương tự lên thành 25,190 đồng/lít. Dầu diesel tăng 70 đồng/lít. Mức tăng này được áp dụng đồng thời tại vùng 1 và vùng 2. Theo lý giải của lãnh đạo Petrolimex, việc điều chỉnh giá xăng dầu lần này xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thế giới trong chu kỳ tính giá, và phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định 84/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các

văn bản hướng dẫn của liên bộ Tài chính- Công thương. Như vậy giá xăng đã được nâng lên mức kỷ lục mới và xăng dầu còn nằm trong nhóm các mặt hàng được trích quỹ bình ổn giá cả Bộ Tài chính.

Thu Trang – Ngọc Thanh – Lan Anh

(Tổng hợp)

Page 7: Yesnews 03 2014

7 | Yesnews 03 – 2014

TIN TỨC KINH TẾ THẾ GIỚI THÁNG 03 - 2014 Sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và châu Âu trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, cảnh báo nguy cơ xảy ra chiến tranh lạnh giữa hai bên. Các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga khiến kinh tế nước này gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc châu Âu đạt thỏa thuận về lập liên minh ngân hàng đã phần nào tháo gỡ được vấn đề xử lý các ngân hàng phá sản. Ngoài ra, sự kiện máy bay Boeing 777 mất tích trong chuyến may MH370 cũng là một trong những tin tức nổi bật trong tháng 3 này.

Nga chịu trừng phạt sau việc sát nhập Crimea

Ngày 17/3/2014, Tổng thống Nga chính thức ký lệnh sát nhập Crimea là một phần lãnh thổ nước Nga. Điều này đã làm gia tăng những biện pháp trừng phạt của Mỹ, châu Âu đối với Nga khi đã được cảnh báo trước đó. Các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào hệ thống tài chính, các tập đoàn lớn nhất nước Nga, các tỷ phú thân cận với Putin... Thêm vào đó, nhóm các nước G7 đã hủy tư cách thành viên G8 của Nga, hủy hội nghị thượng đỉnh G8 tại Sochi.

Giới phân tích nhận định rằng, các biện pháp trừng

phạt này không có ảnh hưởng trực tiếp gì đến nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, nó đã gây ra hiệu ứng tâm lí tiêu cực cho các nhà đầu tư và khiến dòng vốn bắt đầu chảy ra khỏi Nga. Cụ thể:

Chỉ số Micex của thị trường chứng khoán Nga đã giảm 13,1% trong quý này, vốn hóa của thị trường ước tính mất khoảng 66 tỷ USD. Ngoài ra, đồng Rúp mất giá 9,4% so với USD và trở thành đồng tiền mất giá nhanh thứ 2 trong nhóm các quốc gia mới nổi. Để ngăn lại đà lao dốc của đồng Rúp, ngân hàng trung ương nước này đã phải nâng

lãi suất lên 150 điểm phần trăm ngay sau khi Nga đưa quân vào Crime.

Trong tháng 3, cả S&P và Fitch đã đồng loạt hạ mức triển vọng xếp hạng

tín nhiệm của Nga từ “ổn định” xuống “tiêu cực”. S&P dự đoán tăng trưởng kinh tế của Nga trong năm nay sẽ

dừng lại ở 1,2%, trong khi đó trước khi cuôc khủng hoảng Ukraine nổ ra, bộ tài chính Nga dự báo mức tăng trưởng trong năm nay của Nga vào khoảng 2%.

Tuy nhiên việc trừng phạt Nga cũng có những tác động ngược trở lại tới kinh tế Mỹ và châu Âu, vì Nga cũng là đối tác quan trong trên lĩnh vực kinh kế đặc biệt là thị trường châu Phi hay Trung Quốc cũng như các nền kinh tế mới nổi khác. Vì vậy việc trừng phạt Nga có thể là con dao hai lưỡi tác động lên các nền kinh tế quay lưng với họ.

Châu Âu đạt thỏa thuận về liên minh ngân hàng.

Một thông tin đáng chú ý trong tháng 3 là Nghị viện châu Âu (EP) và đại diện các

Page 8: Yesnews 03 2014

8 | Yesnews 03 – 2014

quốc gia thành viên liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận thành lập liên minh ngân hàng trong cuộc họp ngày 20/3 vừa qua, ngay trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh châu Âu.

Liên minh ngân hàng được thành lập nhằm mục đích chuyển trách nhiệm tài chính xử lý các vấn đề phá sản sang ngành ngân hàng chứ không phải hành khách như cuộc khủng hoảng 2008

.

Để đạt được thỏa thuận, các thành viên EU đã chấp nhận nhượng bộ một phần trước những đòi hỏi của EP. Trong đó quỹ bình ổn trị giá 55 tỷ euro vận hành toàn diện có thể rút xuống 8 năm thay vì 10 năm như trước.

Đây sẽ là bước tiến mới cho cơ chế giải quyết các ngân hàng phá sản, góp phần củng cố lòng tin trên thị trường tài chính.

Mất tích máy bay hãng hàng không Malaysia Airlines

Rạng sáng ngày 8/3, chiếc máy bay Boeing – 777 mang số hiệu MH – 370 của hãng hàng không Malaysia Airslines cùng với 227 hành khách và 12 phi hành đoàn mất tích. Thông báo mới nhất của nhà chức trách Malaysia cho rằng chiếc máy bay đã gặp nạn tại vùng Nam Ấn Độ Dương và không còn ai sống sót. Điều này đồng nghĩa với gánh nặng nghĩa vụ bồi thường thiệt hai cho thân nhân lên hãng hàng không này.

Ngay khi vụ mất tích xảy ra, cổ phiếu Hãng hàng không quốc gia Malaysia xuống mức thấp kỷ lục, đồng Ringgit giảm 0,5% so với USD. Chung số phận với Malaysia Airlines là hãng sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) khi mà cổ phiếu giảm tới 4,2% xuống còn 123,3 USD trong phiên ngày 13/3 và đã chạm đáy trong vòng 3 tháng gần đây.

Quốc hội Nhật Bản thông qua ngân sách lớn nhất chưa từng có.

Ngày 20/3 gói ngân sách chi tiêu cho năm 2014 trị giá 95.880 tỷ yên (khoảng 937tỷ USD) được quốc hội Nhật Bản thông qua. Việc tăng ngân sách chủ yếu dựa vào việc tăng thuế nhằm giảm bớt tình trạng thâm hụt liên tục và chi tiêu y tế tăng lên.

Trong đó chi tiêu nhà nước được dự kiến là 72.610 tỷ yên, bao gồm 30.520 tỷ dành cho phức lợi xã hội, tăng 4,8% so với cùng kì năm ngoái; 23.270 tỷ yên cho các khoản nợ(tăng 4,6%).

Nguồn thu của Ngân sách Nhật Bản phần lớn từ việc bán trái phiếu hàng năm. Nhưng năm nay Nhà nước dự trù bán ra trị giá 41.250 tỷ yên (chiếm 43% ngân sách, so với năm ngoái là 43,3%). Việc bán trái phiếu ít hơn do họ hi vọng việc tăng thu thuế tiêu thụ từ 3% đến 8% sẽ giúp tăng ngân sách 16% so với năm ngoái (tức khoảng 50.000 tỷ yên)

Việc ngân sách được bổ sung nhằm kích thích các hoạt động kinh tế và giảm nhẹ tác động của việc tiêu thụ giảm khi thuế tăng.

Hải Yến – Huyền Trang – Mỹ Hạnh (Tổng hợp)

Page 9: Yesnews 03 2014

9 | Yesnews 03 – 2014

Logistics là một thuật ngữ còn khá mới ở Việt Nam, trong khi đó đã trở nên quen thuộc với các quốc gia trên thế. “Nó”là dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực tương mại và vận tải. Vậy logistics là gì?

Lịch sử hình thành Logistics

Theo một số tài liệu cho biết, thuật ngữ logictics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy lạp và La Mã. Ở đó, các chiến binh có chức danh “Logistikas” được giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí cùng các nhu yếu phẩm cho tất cả các binh sĩ khi di chuyển từ bản doanh đến các vị trí khác. Đây là một công việc vô cùng quan trọng chiến tranh.Cùng với đó, các bên tham chiến phải tìm mọi cách để bảo vệ nguồn cung ứng của mình và triệt phá nguồn cung ứng của đối phương.Quá trình này sau dần hình thành hệ thống được gọi là quản lý logistics.

Ở thế kỉ XIX, logistics quân sự khá nổi bật.Trong thế chiến thứ 2, hậu cần của Mĩ và quân đồng minh đã hiệu quả hơn Đức khi cung cấp vũ khí, đạn dược cùng các nhu yếu phẩm cần thiết kịp thời đúng địa điểm.Nhờ vậy mà Mĩ và đồng minh đã chiếm được nhiều ưu thế trong chiến tranh cuối

cùng dành thắng lợi.Các bài học logistics quân sự đến ngày nay vẫn mang nhiều giá trị và được thay đổi để áp dụng trong sản xuất kinh doanh.

Định nghĩa logistics

Từ “logistics” được giải nghĩa bằng tiếng Anh trong “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, A.S Hornby, Fìth Edition, Oxford University Press, 1995” là: Việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức tạp nào đó (Logistics- The organization of supplies and any compex operation). Ở Việt Nam, trước khi Luật Thương mại 2005 ra đời, đã có nhiều đề nghị dùng các từ như hậu cần, tiếp vận (cung cấp và vận chuyển) hay kho

Lăng kính khoa học

Page 10: Yesnews 03 2014

10 | Yesnews 03 – 2014

vận giao nhận thậm chí vận tải, vận tải đa phương thức, tuy nhiên tất cả đều không phản ánh đầy đủ ý nghĩa của logistics hiện đại- quá trình hoạch định, tổ chức, kiểm soát các hoạt động như nói trên (vận tải, giao nhận, cung ứng, tồn trữ, hậu cần…). Do vậy đến nay, logistics vẫn được sử dụng như một từ mượn

Có nhiều định nghĩa về logistics. Theo Hiệp hội quản lý Logistics (The Council of Logistics Management CLM in the USA): Logistics là một bộ phận của dây chuyền cung ứng, tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc chu chuyển và lưu kho hàng hóa cùng các dịch vụ và thông tin có liên quan từ địa điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng môt cách hiệu quả nhằm đáp ứng những nhu cầu của khách hàng.

Ở Việt Nam, theo Điều 233 Luật Thương mại 2005 có quy định: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.

Ta có thể khái quát logistics bằng sơ đồ như sau:

Nguồn ảnh: Vlr.vn

Các loại hình logistics

Trên thế giới, logistics được chia thành bốn phân ngành: logistics trong kinh doanh (Business logistics), logistics trong quân sự (Military logistics), logistics trong sự kiện (Event logistics) và logistics trong dịch vụ (Service logistics). Tuy nhiên bài viết chỉ đề cập đến logistics trong kinh doanh.

Page 11: Yesnews 03 2014

11 | Yesnews 03 – 2014

Trong kinh doanh, tùy vào mức độ thực hiện mà các hoạt động logistics được chia thành c ác loại hình như sau:

1PL (First party logistics hay logistics tự cấp):Là đơn vị sở hữu hàng hóa (có thể là gửi hàng hoặc người nhận hàng) tự tổ chức các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu bản thân. Họ có thể sở hữu cả phương tiện vận tải, nhà xưởng, bến bãi, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lục khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics.Các tập đoàn lớn trên thế giới thường sử dụng loại hình này, bán hàng đi đôi với chuyển hàng nhằm tiết kiệm chi phí phải trả cho bên thứ ba.

2PL (Second party logistics hay cung cấp logistics bên thứ hai): Là đơn vị cung cấp dịch vận chuyển đơn lẻ trong chuỗi hoạt động logistics. Có thể là công ty vận tải đường sắt, hàng không hay một công ty vận tải đường bộ chuyên chở hàng hóa từ noi cung ứng đến noi tiêu thụ cố định.

3PL (Third party logistics hay cung cấp logistics bên thứ ba): Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện vào đầu năm 1970 để xác định các công ty tiếp thị đa phương (IMC) trong hợp đồng vận tải. Ở thời điểm đó hợp đồng vận tải chỉ có hai bên, người gửi hàng và người vận chuyển, IMC bước vào mang tính chất trung gian, nhận hàng và đi thuê người chuyển hàng. Đến nay, theo Hội đồng Quản lý chuỗi cung ứng chuyên gia, 3PL được định nghĩa là “một công ty cung cấp nhiều dịch vụ hậu cần cho việc sử dụng của khách hàng. Các dịch vụ hoàn thiện được tích hợp hoặc đi kèm với nhau. Các dịch vụ của 3PL bao gồm: cung cấp giao thông vận tải, kho bãi, gom hàng, quản lý hàng tồn kho, đóng gói và giao nhận vận tải”. Nói cách khác 3PL là nhà cung cấp dịch vụ logistics thuê ngoài, không nhất thiết phải có phương tiện vận tải hay kho bãi, họ trung gian và làm việc bằng các hợp đồng.

4PL (Fouth Party Logistics hay cung cấp logistics bên thứ tư): Điều khác biệt nổi bật giữa một công ty 3PL và 4Pl là: một công ty 3PL có thể kí hợp đồng với nhiều nhà cung ứng, nhà vận chuyển khác nhau và một nhà cung ứng, nhà vận chuyển cũng có hợp đồng với nhiều công ty 3PL; trong khi đó một công ty 4PL chỉ tập trung vào một đối tượng (có thể là nhà cung ứng hoặc nhà vận chuyển) để cung cấp hợp đồng dài hạn. Việc chỉ tập trung vào một đối tượng của 4PL đem lại nhiều lợi ích như: truy cập vào một cơ sở rộng lớn hơn của các nhà cung cấp tiềm năng, tích hợp hệ thống đầu cuối, tăng tính minh bạch thị trường cho hàng hóa và dịch vụ, tiêu chuẩn và trật tự hóa các sản phẩm, giảm chi phí mua sắm và thời gian đặt hàng cho khách hàng. Như vậy công ty 4PL được xem là “đối tác chiến lược”, mang lại nhiều giá trị cho các bên và cho toàn chuỗi cung ứng.

5PL (Fifth Party Logistics hay cung cấp logistics bên thứ 5): Là loại dịch vụ thị trường thương mại điện tử, bao gồm các 3PL và 4PL. 5PL quản lý tất cả các công việc từ tương tác với các nhà cung cấp, kiểm tra tình trạng hàng tồn kho đến theo dõi các lô hàng vận chuyển bằng các công nghệ thích hợp. Chìa khoá thành công của các nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ năm là điều hành tốt ba hệ thống có quan hệ mật thiết: Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS)

Xu hướng vận động của ngành logistics thế giới

Kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ theo xu hướng toàn cầu hóa, xuất hiện ngày càng nhiều các nhu cầu về dịch vụ logistics. Để đáp ứng các nhu cầu trên các doanh nghiệp, các tập đoàn logisticshình thành theo hướng chuyên môn hóa, cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao cho

Page 12: Yesnews 03 2014

12 | Yesnews 03 – 2014

khách hàng. Đã có rất nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới thành công khi chọn phát triển theo xu hướng này.

Tiếp theo là xu hướng đa dạng trong cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng. Các nhà dịch vụ không chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ giao nhận, vận tải mà còn thực hiện các dịch vụ khác theo chuỗi như quản lý chất lượng hàng hóa khi nhân gửi, đóng gói bao bì, dán nhãn hay làm các thủ tục xuất nhập khẩu… Ngoài ra các nhà dịch vụ logistics còntư vấn lựa chọn, hợp lý hóa dây chuyền vận tải, loại bỏ các công đoạn không hiệu quả, thiết kế hệ thống phân phối.

Trong những năm gần đây mạng thông tin toàn cầu phát triển, có tác động rất lớn đến nền kinh tế. Logistics phát triển theo xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong: xử lý đơn đặt hàng, thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán và thu hồi hàng hóa mà khách hàng không ưng ý…hay các công việc khác như quản trị dây chuyền cung ứng hay công nghệ nhận dạng… Ứng dụng công nghệ thông tin đem lại nhiều lợi ích và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nói chung.

Cuối cùng là xu hướng phát triển của phương pháp quản lý logistics kéo thay cho phương pháp quản lý logistics đẩy truyền thống. Phương pháp quản lý đẩy là cơ chế được điều khiển bởi cung và theo một kế hoạch sắp đặt trước. Trong hệ thống này, các thiết bị và sản phẩm được đẩy vào các quá trình sản xuất, hệ thống phân phối và các nhà kho theo sự lên kế hoạch của quy trình sản xuất Đây là cơ chế không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, dẫn đến việc có thể thừa hoặc thiếu hàng hóa. Trong khi đó, logistics kéo là quá trình sản xuất được điều khiển và tác động bởi các hoạt động mua bán và trao đổi thực tế. Logistics kéo liên kết các quá trình, các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh thành một chuỗi thống nhất, đem lại sự thỏa mãn nhu cầu cho khách hàng

Singapore- một điển hình của phát triển logistics.

Singapore- một quốc đảo ở Đông Nam Á, dân số ít, trình độ dân trí, năng lực công nghệ ở mức trung bình, nhưng trong vòng 51 năm (1961-2013) đã phát triển thành một nước công nghiệp- hàng hải, thu nhập cao, chiếm nhiều trung tâm ở châu Á và thế giới, hiện đang hướng tới quốc gia hiện đại, phát triển công nghệ cao với nền kinh tế tri thức vào cuối thế kỉ XXI. Để có được sự phát triển như vậy, Singapore đi theo hướng toàn cầu hóa logistics: thương mại tự do, thu hút vốn đầu tư và công nghệ cao, trở thành nơi sản xuất và phân phối chất lượng hành đầu thế giới. Việc sử dụng có hiệu quả các “ngoại lực” nhằm hỗ trợ “nội lực” đã góp phân đưa đảo quốc sư tử vươn mình phát triển mạnh mẽ.

Page 13: Yesnews 03 2014

13 | Yesnews 03 – 2014

Thực trạng ngành Logistics ở Việt Nam những năm vừa qua

Nhìn chung logistics Việt Nam những năm vừa qua còn non yếu, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước. Tính từ giai đoạn 2006 đến nay, thị trường dịch vụ logistics Việt Nam phát triển và có chuyển biến khá mạnh mẽ, nhưng đối tượng phát triển lại là những công ty đa quốc gia có bề dày kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ và cả uy tín lâu năm. Và thị phần ngành logistics đương nhiên thuộc về các công ty nước ngoài với ty lệ rất cao 70%.

Các doanh nghiệp kinh doanh logistics Việt Nam đa phần là doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh manh mún. Theo Viện Nomura Nhật Bản, doanh nghiệp Việt mới đáp ứng được 25% nhu cầu trong nước.

Một thực trạng nữa là các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thói quen xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB (dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa do người mua hàng đảm nhận) thay vì điều kiện CIF(dịch vụ vận chuyển hàng hóa và bảo hiểm do người bán đảm nhận). Như vậy các doanh nghiệp logistics trong nước hay doanh nghiệp bảo hiểm chỉ khai thác được 16-23% giá trị lượng hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển (giai đoạn 2009-2012).

Triển vọng phát triển Logistics Việt Nam năm 2014

Theo Ngân hàng thế giới (World Bank) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ đẩy mạnh trong năm nay, trong đó tăng trưởng tại các nước phát triển sẽ đạt mức cao hơn, các nền kinh tế thu nhập cao sẽ thoát khỏi khủng hoảng tài chính từ 5 năm trước. Dự tính mức GDP toàn cầu tăng từ 2,4% năm 2013 lên 3,2% trong năm 2014. Còn Việt Nam Ngân hàng Quốc tế cũng dự báo GPD tăng 5,4% trong năm 2014 và sẽ đạt 5,5% trong 2016.

Biểu đồ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam (Nguồn World Bank)

Cảng Cửa Lò (Nghệ An)

Page 14: Yesnews 03 2014

14 | Yesnews 03 – 2014

Các con số về kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam theo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2014 đã được Quốc hội thông qua: Kim ngạch xuất khẩu tăng 10%, tỷ lệ nhập siêu khoảng 6% kim ngạch xuất khẩu, cộng với tình hình hàng hóa thông qua cảng biển, hàng không… giúp ta thêm tin tưởng vào sự phát triển của logistics Việt Nam.

Nhằm thúc đẩy phát triển ngành logistics, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt QĐ 175/QĐ TTg ngày 27.1.2011 của về chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020, theo đó “coi logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu”. Có thể xem đây là chiến lược phát triển ngành dịch vụ logistics nước ta trong thời kì tới. Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương và các ngành liên quan đã tiến hành xây dựng các đề án và ban hành các văn bản pháp luật thực thi mục tiêu trên.

Bên cạnh đó là sự kiện Việt Nam chuẩn bị tham gia như TPP - Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương. TPP là một ký kết thương mại, trong đó các nước tham gia sẽ thực hiện giảm thuế, cụ thể là đến năm 2015 mức thuế là 0%, từ đó tạo điều kiện xuất nhập khẩu, giao thương cho các nước thành viên. Theo số liệu của Petersion- một Viên nghiên cứu độc lập tại Wasington DC, khi TPP có hiệu lực, GDP Việt Nam tăng thêm 20%, xuất khẩu tăng 68 tỷ USD. Cùng với đó là Việt Nam có cơ hội tiếp cận sâu hơn tới các thị trường tiềm năng mà trước đây chưa có cơ hội tiếp cận như Canada, Mexico, Beru. Có thể thấy nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành logistics nói riêng được hưởng lợi nhiều từ TPP.

Một yếu tố khác không kém phần quan trọng là tín hiệu hợp tác từ các chủ hàng Việt Nam.Các chủ hàng đã lựa chọn các công ty logistics Việt Nam nhằm nâng cao tầm kiểm soát trong chuỗi cung ứng từ đó thay đổi phương thức mua bán linh hoạt, giành quyền chủ động và tiết kiệm hơn so với các công ty nước ngoài.

Bản thân các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong nước đã có kinh nghiệm, tuy mạng lưới còn hạn chế nhưng nhìn chung đã phát triển hơn, vươn lên đáp ứng được các nhu cầu từ phía chủ hàng Việt Nam hay đối tác nước ngoài trong chuỗi 3PL, 4PL. Đã có sự đầu tư của các doanh nghiệp về kho bãi, phương tiện vận tải hay nhân công. Đây chính là yếu tố then chốt để ngành logistics phát triển.

NGỌC THANH

Page 15: Yesnews 03 2014

15 | Yesnews 03 – 2014

Thách thức mở cửa – câu chuyện logistics

Bắt đầu từ 11/1/2014, thị trường logistics nội địa sẽ mở cửa hoàn toàn, đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế vốn của phía nước ngoài trong liên doanh hoặc lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Xoay quanh câu chuyện này là những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Bài viết với mục tiêu đưa đến cho độc giả một bức tranh toàn cảnh về thực trạng logistics hiện nay tại Việt Nam.

Làn sóng lớn

Kể từ sau khi gia nhập WTO, chúng ta đã tiếp tục tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Kết quả của sự hội nhập đó là một làn sóng hàng hóa cũng như nguồn vốn chảy vào nước. Với một lộ trình mở cửa rõ ràng và những cam kết chính sách cởi mở, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm cà những doanh nghiệp trong ngành logistics.

Để đón đầu làn sóng này, Việt Nam đã tập trung phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng. Hiện nay, cả nước có 26 sân bay, trong đó có 8 sân bây có khả năng đón nhận các máy bay lớn, mạng lưới đường sắt dài 3.200 km và 17.300 km đường quốc lộ, cùng với 49 bến cảng và 217 cầu cảng. Mặc dù đã có chiến lược phát triển như vậy nhưng tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng vẫn thấp hơn tốc độ phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu. Xét về tỷ lệ, đầu tư cơ sở hạ tầng chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ là 3,1% GDP. Vì vậy, chi phí cho hoạt động logistics của Việt Nam rất cao, bao gồm các loại chi phí vận chuyển, thời gian kẹt đường, kẹt cầu… Cụ thể chi phí dành cho logistics ở Việt Nam lên đến 25% GDP, con số này ở Trung quốc là 18%, ở Indonesia và Malaysia là 11% còn Singapore là 8%.

Logistics là gì? Logistics là một thuật ngữ chung dùng để chỉ ngành vận tải giao nhận, tuy nhiên giới hạn hoạt động của nó không chỉ đơn giản là đảm nhận công việc vận chuyển hàng hóa. Theo nghĩa hẹp, logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa, tuy nhiên theo nghĩa rộng thì logistics hoạt động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Logistics bắt đầu phát triển từ những năm 60 của thế kỉ XX với mục đích ban đầu chỉ là để đảm bảo quá trình cung cấp hàng hóa, sản phẩm đến tay người tiêu dùng, tuy nhiên đến nay nó đã trở thành một chuỗi liên kết chặt chẽ giữa người cung cấp, người sản xuất và khách hàng.

Page 16: Yesnews 03 2014

16 | Yesnews 03 – 2014

Miếng bánh bé

Thị trường logistics trong nước có khoảng 1000 doanh nghiệp tham gia, bao gồm cả các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Mặc dù số lượng các nhà logistics ngoại chỉ khiêm tốn ở con số 25 nhưng lại chiếm phần lớn thị phần trong nước, miếng bánh dành cho hơn 900 doanh nghiệp chỉ còn lại một phần ít ỏi.

Trong khi năng lực của các doanh nghiệp logistics nước ngoài đã đạt mức 5PL thì các doanh nghiệp trong nước vẫn đang loay hoay với các mức độ đầu tiên (1PL, 2PL) và mới chỉ có một số ít doanh nghiệp đạt được mức 3PL. Vì vậy không có gì là khó hiểu khi mà các doanh nghiệp nộichỉ tham gia những khâu đơn giản trong chuỗi logistics, đồng nghĩ với việc chỉ thu được một ít giá trị gia tăng từ hoạt động của mình.

Thiếu thốn đủ bề

Kể từ sau khi gia nhập WTO, các chính sách hỗ trợ của chính phủ cho ngành logistics vẫn quá mờ nhạt, cộng thêm sự thiếu hiểu biết về vai trò của logistics từ phía doanh nghiệp khiến cho sự phát triển của dịch vụ quan trọng này gặp phải những lỗ hổng nghiêm trọng.Các doanh nghiệp phần lớn còn thiếu khả năng quản lý, thiếu hiểu biết về chuỗi logistics, dẫn tới việc chưa dám thuê dịch vụ này từ bên ngoài. Điều này dẫn tới nhu cầu logistics không lớn.

Ngoài việc thiếu cầu, bản thân việc cung ứng dịch vụ của các công ty logistics cũng gặp phải nhiều rào cản. Với nguồn nhân lực thiếu thốn (chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu), chi phí cao (do cơ sở hạ tầng yếu kém) đã đẩy mức giá của các dịch vụ logistics lên cao.

Sự thiếu thốn cuối cùng và cũng là quan trọng nhất cho quá trình phát triển logistics là việc hình thành các trung tâm logistics. Với nhiệm vụ cung cấp thông tin cũng như chuỗi cơ sở hạ tầng tương

PL (Party Logistics) là gì? Khái niệm PL dùng để phân loại các đối tượng cung cấp dịch vụ logistics, có tất cả 5 loại PL bao gồm: 1PL: Các dịch vụ logistics của một doanh nghiệp tự phục vụ nhu cầu của mình. 2PL: Các doanh nghiệp cung cấp một hoặc một số khâu trong chuỗi dịch vụ logistics. 3PL: Bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, tích hợp chặt chẽ giữa luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, lưu trữ thông tin… có tính tích hợp vào vào dây chuyền cung ứng của khách hàng. 4PL: Quản lý cơ sở vật chất kĩ thuật các các nguồn lực, thực hiện các hoạt động logistics phức tạp và là trung tâm điều phối kiểm soát các 3PL. 5PL: Quản lý tất cả các bên liên quan trong chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử.

Page 17: Yesnews 03 2014

17 | Yesnews 03 – 2014

ứng với nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp logistics, những trung tâm đòi hỏi một sự đầu tư khổng lồ mà các doanh nghiệp logistics đơn lẻ trong nước chưa đáp ứng được.

Chính phủ nên làm gì?

Để có thể thành công trong phát triển dịch vụ logistics, mấu chốt là phải có chuỗi cơ sở hạ tầng đồng bộ (hình thành các trung tâm về sân bay, cầu càng và các cơ sở lưu trữ, bào quản…) và có đội ngũ nhân lực dồi dào. Điều này đòi hỏi chính phủ phải vào cuộc.

Chính phủ nên có chính sách quy hoạch hợp lý các khu kinh tế, xây dựng các trung tâm logistics nhằm tạo ra sự kết nối liên tục giữa hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển và sân bay trên toàn quốc. Để làm được điều này, ngoài nguồn lực nội tại, còn cần sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài qua các hình thức hợp tác như PPP. Về nguồn nhân lực, giữa doanh nghiệp và chính phủ cần có sự thống nhất về quy mô, yêu cầu chất lượng…

Để tránh sự thất bại về chính sách như trường hợp ngành công nghiệp ô tô, chính phủ cũng cần có lộ trình hỗ trợ ngành logistics rõ ràng, được cụ thể hóa thành từng bước và có thể đánh giá hiệu quả thông qua các tiêu chí cụ thể. Tất nhiên sự hỗ trợ của chính phủ chỉ nên dừng ở mức xây dựng chính sách, cơ chế pháp lý và về phát triển cơ sở hạ tầng.

Sự mở cửa hoàn toàn cho ngành logistics theo cam kết với WTO đã được thực hiện đến các bước cuối cùng vào năm nay. Với năng lực còn hạn chế, chúng ta chỉ mới tham gia đóng góp một phần rất nhỏ trong chuỗi logistics toàn cầu. Để tránh viễn cảnh trở thành các công ty gia công, phân phối đơn thuần, sự thay đổi chưa bao giờ là quá muộn!

Duy Hoàng

Page 18: Yesnews 03 2014

18 | Yesnews 03 – 2014

Lịch sử phát triển ngành Logistics - Từ công trình xây dựng kim tự tháp đến chuỗi cung ứng Câu chuyện thành công đặc biệt của Logistics.

Trong gần 5000 năm qua, kể từ những công trình Kim tự tháp vĩ đại của người Ai cập cổ, ngành logistics (hậu cần) vẫn luôn giữ vai trò nền tảng đối với sự phát triển toàn cầu . Điển hình cho sự tiến bộ cơ bản ấy là việc phát minh ra thùng chứa hàng biển và tạo thêm các hệ thống dịch vụ mới trong thế kỉ 20. Cả hai đều là bộ phận không thể tách rời của quá trình toàn cầu hóa hiện nay.

Năm 2700 trước công nguyên

Các kim tự tháp với kỹ thuật xử lí vật liệu: Những khối đá nặng hàng tấn được vận chuyển và ghép nối ngay tại công trường.

Để xây dựng kim tự tháp lớn của Giza cao 146m, nặng 6 nghìn tấn, người Ai cập cổ đã dùng hệ thống vận chuyển phức tạp cùng nhiều thiết bị đưa khối đá xây dựng tới công trình và sắp đặt chúng.Thậm chí, đến tận bây giờ, chúng ta vẫn không thể giải thích đầy đủ về cách làm cũng như kỹ thuật mà họ sử dụng ở thời kì này.

Khoảng năm 3000 trước Công nguyên

Cuộc cách mạng Hy lạp- những con tàu với mái chèo- nền tảng mới của thương mại xuyên lục địa. Phát minh ra tàu với mái chèo đã tạo cơ sở cho việc đi lại trên biển. Đây là thuận lợi cho quân đội trong cung ứng thiết bị và vũ khí cần thiết ra tiền tuyến. Alexander Đại đế đã sử dụng khả năng hậu cần này để mang đến Ấn Độ quân đội, gia đình binh lính và vũ khí cho chiến tranh.

Năm 700 sau Công nguyên.

Quá trình hậu cần thu mua trong công trình xây dựng nhà thờ Hồi giáo Mezquita- Các cột trụ từ nhiều vùng của đế chế Hồi giáo được mang đến Tây Ban Nha.

Công trình xây dựng nhà thờ hồi giáo Mezquita ở Cardoba do người Tây Ban Nha tiến hành từ năm 756 dưới triều đại Hồi giáo Umayyad. Nó được xem là nhà thờ lớn nhất ở châu Âu. Một quá trình hậu cần thu mua đặc biệt được đặt ra để vận chuyển những cột trụ từ nhiều vùng ở đế chế Hồi giáo đến nơi này.

Khoảng năm 1200

Hanseatcic League được biết đến như một mạng lưới làm việc quốc tế- sự hợp tác giữa nhiều loại hình vận tải và vận tải trên biển quốc tế. Vào năm 1188, thành phố Hamburg, Đức được xây dựng như một căn cứ trên biển phía Bắc cho Hanseatic League. Một mặt làm việc đi lại trên biển an toàn hơn, măt khác làm đại diện cho hoạt động kinh doanh với nước ngoài. Chỉ với con tàu bánh răng đơn Hanseatic vận chuyển tới trên 200000 tấm da lông cừu, mở rộng hoạt động thương mại của mình từ Biển Đen đến Reval. Do đó, thương mại qua biên giới của liên đoàn cũng mang nhiều điểm tương tự như liên minh châu Âu.

Khoảng năm 1500

Dịch vụ bưu chính phát triển- lần đầu tiên có định nghĩa về dịch vụ vận chuyển thư tín. Được sự đồng ý của Phillip, Burgundy, Franz von Taxis mở ra dịch vụ bưu chính với thời gian vận chuyển quy định nghiêm ngặt. Những bức thư được mang đến nhiều nơi như Paris, Ghent, Tây Ban Nha và cả triều đình Áo, với thời gian ngắn nhất.

Nhìn ra thế giới

Page 19: Yesnews 03 2014

19 | Yesnews 03 – 2014

Đến năm 1800

Sự phát minh ra đường sắt- Yêu cầu đối với ngành logistics mở rộng từ công nghệ mới đến cách thức vận chuyền.

Sử dụng máy chạy bằng hơi nước trong thực tiễn, phát minh các phương tiện, đường sắt, tàu thuyền và tìm ra dầu thô đã đặt ra nhiều nhiệm vụ mới, công cụ cũng như cơ hội cho ngành logistics.

Vào năm 1940

Trong chiến tranh thế giới, hậu cần cho quân đội đã chuyển thành kinh doanh trên thế giới.

Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, sự kết nối quan trọng nhất trong toàn mạng lưới chính là hậu cần cho quân đội, chuyên cung cấp cho binh sĩ lương thực, vũ khí cùng trang bị. Đến chiến tranh Thế giới thứ hai ngành logistics càng được cải thiện hơn. Lẽ dĩ nhiên, nó chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

Năm 1956

Phát minh ra thùng chứa hàng trên biển- đổi mới về cấu trúc thương mại thế giới và sự bùng nổ luồng hàng hóa quốc tế.

Những thùng hàng trên biển do một người Mỹ - Malcom

P.McLean phát minh ra mang lại kết quả đặc biệt cho toàn cầu hóa: Điều kiện sản xuất của các ngành công nghiệp đều thay đổi. sản phẩm từ mọi nơi trên thế giới được mua- bán ở những mức giá hợp lí.

Giai đoạn 1970- 1980.

Kanban và just in time - Nội dung mà logistics nhấn mạnh trong khâu thu mua.

Taiichi Ohno đã phát triển và phổ biến nội dung cơ bản về Kanban và “just in time” tại công ty Toyota: Vấn đề kết nối hiệu quả ngành hậu cần( logistics) với các chức năng hoạt động khác. Điều này được chú trọng đặc biệt ở khâu thu mua.

Năm 1990

Ngành logistics hướng đến công nghệ QR và ECR trong quá trình phân phối sản phẩm.

Công nghệ đáp ứng nhanh chóng và có hiệu quả nhu cầu của người tiêu dùng trong những năm 1990 phát triển. Các công ty bán buôn, bán lẻ cùng áp dụng công nghệ này.Do đó, chúng ảnh hưởng lớn đến ngành logistics: các trung tâm phân phối đặt ra yêu cầu vận chuyển thay vì cất giữ hàng hóa. Điều này cho phép các doanh nghiệp đẩy nhanh thời gian bắt kịp sự phát

triển thị trường đồng thời tạo ra những hệ thống cung ứng hàng hiệu quả.

Ngày nay

Quản lí chuỗi cung ứng- cái nhìn toàn diện về chuỗi hậu cần, từ người bán gốc đến người tiêu dùng cuối cùng.

Quản lí chuỗi cung ứng là một khái niệm được mở rộng nhiều trong cách sử dụng cũng như ý nghĩa của nó từ cuối những năm 1980. Nó được nhìn nhận như sự đánh giá toàn diện , mở rộng từ người cung ứng gốc đến người tiêu dùng cuối cùng của quá trình kinh doanh chính.

Toàn cầu hóa được thúc đẩy- Ngành logistics hiệu quả sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh trong thời đại của toàn cầu hóa.

Từ những năm 1970, cạnh tranh toàn cầu đã xuất hiện và lan rộng, cho đến giai đoạn 1990 thì gia tăng. Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa vẫn đang tiếp tục. Do vậy, những công ty có ngành hậu cần hiệu quả sẽ có lợi thế quyết định trong việc mở rộng thị trường quốc tế. Đặc biệt, những nỗ lực thúc đẩy ngành hậu cần trong chuỗi cung ứng quốc tế có thể kích thích sự phát triển thị trường toàn cầu.

Hồng Nhung (dịch)

Page 20: Yesnews 03 2014

20 | Yesnews 03 – 2014

Sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây đã tạo ra các mạng lưới công ty liên hợp và hệ thống dòng chảy hàng hóa - trong quá trình này, sự toàn cầu hóa về cung ứng, sản xuất và buôn bán cũng như phân công lao động ngày càng tăng lên. Ngoài ra, sự phức tạp của hệ thống logistics trên toàn cầu trong nhiều lĩnh vực đã phát triển là kết quả của việc tăng sự khác biệt và đa dạng hoá các sản phẩm. Một yếu tố khác đó là nhiều công ty đang tập trung vào các chuyên môn chính và giảm dần sự tích hợp theo chiều dọc. Quản lý hiệu quả nguồn hàng hóa trên toàn cầu đã nâng cao tầm quan trọng của logistic về mặt kinh tế và trong lĩnh vực kinh doanh.

Logictics và thị trường cung cấp logictics ở Đức

Tầm quan trọng của hậu cần trong kinh tế vi mô thể hiện rõ ở thị trường logistics tại Đức. Liên Minh Châu Âu đã định hướng mở rộng thị trường này ở phía đông, do vậy nghành logistics đã phát triển trong những năm gần đây, đặc biệt là ở Đức. Hơn nữa, Đức là thị trường thương mại lớn nhất ở châu Âu với 82 triệu người tiêu dùng.

Trong số các lĩnh vực kinh doanh, thị trường logistics tại Đức xếp thứ ba, sau ngành công nghiệp ô tô và chăm sóc sức khoẻ. Trong năm 2006, doanh thu đạt 170 tỷ €. Tổng cộng có khoảng 2,5 triệu người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ logistics cũng như các công ty thương mại và công nghiệp. Các nghành truyền thống thuộc logistics bao gồm giao thông vận tải, lưu trữ và di chuyển đã tạo ra phần lớn nhất trong toàn bộ doanh thu của ngành logistics.

Ngoài cung cấp dịch vụ và hoạt động nội bộ của các công ty thương mại và công nghiệp, tác động vĩ mô của logistics đã mở rộng lĩnh vực cung ứng trên thị trường. Cung cấp các sản phẩm bao gồm xe, công nghệ băng tải và lưu kho, hệ thống CNTT, tài sản, tài liệu hoạt động, nhiên liệu và các dịch vụ liên quan. Cùng với việc cung cấp các sản phẩm, tác động vĩ mô của nghành logistics đạt 240.000.000.000 € và thu hút 3 triệu lao động. Nếu việc làm trong dịch vụ logistics ở lĩnh vực kinh doanh được tính đến chẳng hạn như cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và xây dựng, thì nghành dịch vụ này sẽ góp thêm 1,6 triệu công việc trong toàn bộ nền kinh tế.

Page 21: Yesnews 03 2014

21 | Yesnews 03 – 2014

Mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và logistics

Tính lưu động là một điều kiện quan trọng để đạt được năng suất, sự tăng trưởng và tạo việc làm trong bối cảnh kinh tế vĩ mô. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nhu cầu trong lĩnh vực dịch vụ vận chuyển hàng tác động đến nhiều nhân tố khác. Những tác động nàythể hiện rõ tầm quan trọng ngày càng được nâng lên của các thành phần kinh tế trong việc phân phối hàng hóa.

Ảnh hưởng của khối lượng hàng hóa

Trong một thời gian dài, người ta cho rằng nền kinh tế phát triển càng cao thì có càng ít số lượng hàng hoá sản xuất cho hệ thống macrologistics và số lượng chuyên chở tăng với mức độ chậm hơn so với nền kinh tế.

Ngày nay, có thể giả định rằng sự phát triển đi theo hướng ngược lại là kết quả của việc tăng sự phân chia lao động giữa các công ty và được tạo ra bởi các dịch vụ thuê ngoài được tăng cường ở một số nước phát triển cao. Cường độ vận chuyển –với hiệu suất vận chuyển trên một đơn vị số lượng sản phẩm - tăng lên đối với nhiều loại hàng hóa. Bộ phận riêng lẻ hay các chi tiết của một sản phẩm được vận chuyển nhiều lần ở các giai đoạn khác nhau của chuỗi giá trị, ví dụ như, vận chuyển giữa các nhà máy..

Ảnh hưởng của cơ cấu hàng hóa

Trong nền kinh tế phát triển cao, số lượng tiêu thụ và sản xuất hàng hóa với chất lượng tốt đang tăng lên. Mặt khác việc giao thương những hàng hoá được sản xuất đại trà đang bị ứ đọng , thậm chí là giảm. Vì thế việc phân phối hàng hóa nhanh chóng chuyển đổi sang những sản phẩm chất lượng cao.

Do chi phí tương đối thấp, nên các phương tiện vận tải đường bộ đều có lợi.Vận chuyển bằng đường sắt và đường thủy nội địa

thường ít lợi nhuận vì các phương tiện này di chuyển chậm hơn.

Tác động của logistics

Hệ thống logistics lien tục được cải thiện một cách tối ưu hoá. Quản lý chuỗi cung ứng, giao hàng kết hợpsản xuất được đồng bộthực hiện theo nguyên tắc just-in-time, việc bỏ đi các công đoạn lưu trữ và dịch vụ mua ngoài là ví dụ về nguyên tắc này. Nhưng việc áp dụng các quy tắclogistics hiện đại đang ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh tế trong phân phối hàng hóa.

Điều này là vì mục đích của nghành logistics hiện nay ở các công ty thương mại và công nghiệp đang chuyển sang nhu cầu đặt trên hệ thống phân phối. các con đường chuyên chở có thể tương đối linh hoạt và đáp ứng tốt những nhu cầu này. Đường sắt và phương tiện đường thuỷ nội địa có chút khó khăn khi chuyển đổi sang hệ thống này. Cùng thời điểm đó, các hãng vận tải bằng đường hàng không thu được lợi nhuận từ các lô hàng gửi trong thời gian giao hàng gấp.

Tác động của hội nhập

Việc tạo ra các vùng kinh tế trọng điểm làm phát sinh hệ thống logistics qua biên giới trên toàn cầu. Ví dụ, Liên minh Châu Âu và các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đẩy mạnh toàn cầu hóa trong nghành phân phối hàng hóa.

Do mức độ mở rộng của các vùng kinh tế,hệ thống logistics có thể đạm nhận chuyên chở và phát triển thương mại qua biên giới

Hiệu quả của tích hợp này được coi là làm tăng nhu cầu đặt trong lĩnh vực kinh tế phân phối hàng hóa mà đang được phát sinh từ sự hình thành các vùng kinh tế trọng điểm và hệ thống logistics qua biên giới.

Nguyễn Liên (dịch)

Page 22: Yesnews 03 2014

22 | Yesnews 03 – 2014

By Juan D. Morales

Juan D. Morales hiện là Giám đốc quản lí tại văn phòng của Stanton Chase Interational tại Miami. Ông cũng đang điều hành văn phòng khu vực Logistics và vận tải của Mỹ và là người đồng sáng lập DHL, UPS những công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới.

Hoàng Thảo (dịch)

Một đám khói bụi núi lửa bao phủ Châu Âu, gây cản trở cho các chuyến bay. Trận động đất ở Thái Lan lan rộng qua Thái Bình Dương gây ảnh hưởng đến mọi hoạt động tại cảng California. Hay vụ cháy rừng ở Los Angeles đã phong tỏa đường cao tốc tại đây trong nhiều ngày. Mối đe dọa khủng bố ở Brussels đã gây không ít khó khăn cho ngành vận tải. Đó là những tình huống thường gặp phải trong việc quản lí hậu cần và vận tải ngày nay, công việc đang ngày càng phức tạp khi phải đối mặt với rất nhiều khủng hoảng từ kinh tế xã hội và thiên tai, đòi hỏi cần có hiểu biết về công nghệ nhiều hơn, không chỉ đơn giản là chất đồ lên xe tải và máy bay. Đặc thù của ngành hậu cần đơn giản là vận chuyển hàng từ nơi này đến nơi khác. Nhưng với thị trường quốc tế hội nhập toàn cầu như hiện nay và sự phát triển tột bậc của công nghệ điện tử, việc lãnh đạo và điều hành hậu cần và vận tải trở nên phức tạp hơn, yêu cầu những kĩ năng quản lí mà 20 năm trước chúng ta không thể dự đoán được. Phương pháp và chiến lược phát triển hậu cần và vận tải sẽ thay đổi, vậy tiêu chí sẽ nào được đặt ra dành cho các nhà quản lí cấp cao trong ngành . Sự chuyển biến này sẽ diễn ra với tốc độ chóng mặt. Ngày nay, nhà quản lí hậu cần phải đối mặt với nhiều thách thức mới, đòi hỏi theo dõi sự thay đổi đến từng phút ở mọi nơi trên thế giới, nâng cao hiệu quả chi phí trong khi đó vẫn phải đảm bảo chuyển hàng đúng hẹn , dự đoán được mọi vấn đề phát sinh và luôn có kế hoạch dự phòng. Có thể nói không một ngành công nghiệp nào khác có thể đề cao phương châm ” thời gian là tiền bạc” như hậu cần và vận tải. Mỗi sản phẩm được chuyển đến từng kệ đồ của khách hàng đều là kết quả của sự vận chuyển và giao hàng hiệu quả, an toàn và nhanh chóng. Có thể chỉ là trong phạm vi một thành phố, một đất nước nhưng đôi khi nó vượt qua cả ranh giới các quốc gia trên thế giới. Với sự phát triển không ngừng của thương mại quốc tế, hình ảnh của các nhà quản lí trong ngành hậu cần đã thay đổi, không còn chỉ làm việc trong những căn nhà kho nữa mà được làm việc trong những văn phòng, với sự hiểu biết về máy móc hiện đại, quản lí kho hàng, phần cứng, phần mềm

Page 23: Yesnews 03 2014

23 | Yesnews 03 – 2014

trong máy tính, hợp tác quốc tế, trao đổi ngoại tệ, hiệp ước biên giới và sự bảo mật thông tin.

Những công ty hàng đầu về hậu cần như FedEx, DHL, và UPS, đang góp phần đưa ngành công nghiệp này lên tầm cao mới. Những nhà quản lí tại các hãng này phải là những người có tầm nhìn đơn giản bởi vì ngành đang phát triển với tốc độ chóng mặt và có thể nói bộ phận hậu cần và vận tải sẽ mạnh mẽ, lớn mạnh như khủng long chỉ trong vài năm tới.

Hậu cần địa phương

Đầu tiên hãy xem xét ngành hậu cần ở phạm vi nhỏ. Ví dụ, một doanh nghiệp phân phối bia trong nước hiện nay đã được làm việc với hệ thống máy móc hiện đại, mà lợi nhuận nó đem lại thể hiện ở nhiều mặt khác nhau. Những công ty hiện nay đã có hệ thống nhà kho hiện đại với hệ thống tự động, máy dán nhãn và dây chuyền tốc độ cao. Mỗi buổi sáng, nhân viên nhận hàng từ hệ thống máy tính đã được lập trình sẵn, sao cho công việc lấy hàng từ kho đạt nhanh nhất, tiết kiệm xăng dầu và giảm hao mòn cho phương tiện vận chuyển. Hệ thống tự động này được cập nhật thường xuyên, có thể di chuyển theo tuyến đường khác ngay khi có sự cố tai nạn hay đường xá đang xây dựng trên tuyến đường đã lập trình.

Ở phạm vi tương đối nhỏ, nhà quản lí phải rất thành thạo các kĩ năng quản lí và hiểu rõ cách thức để tối đa hóa hiệu quả công việc, kết quả hoạt động đạt nhiều lợi nhuận hơn.

Khi phạm vi vận chuyển hàng hóa càng lớn thì quá trình vận chuyển cũng phức tạp hơn. Sau đây là vài yêu cầu mà nhà quản lí cấp cao phải có khả năng giải quyết:

1. Sự vận chuyển hiện nay sử dụng chuỗi phương tiện khác nhau từ xe vận chuyển, đến tàu, máy bay và sau đó lại là xe vận chuyển. Vậy nên cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu này để

nâng cao tốc độ vận chuyển nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí.

2. Có hiểu biết về tiền tệ quốc tế cũng như các hiệp ước về biên giới giữa các quốc gia, khủng bố/ ăn cắp bản quyền, thuế quan, luật hiện hành ở mỗi nước và các vấn đề tại mỗi quốc gia.

3. Vấn đề an toàn khi vận chuyển quốc tế thường xuyên phải trung chuyển qua các vùng bất ổn và nguy hiểm. Làm thế nào để tránh được những vùng nguy hiểm đó và giải pháp để đảm bảo an toàn cho phi công, tài xế và các thủy thủ của đoàn.

4. Quản lí vận tải, một yếu tố quan trọng trong hậu cần và quản lý chuỗi cung cứng. Có thể coi vận tải là chi phí lớn nhất và ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động của chuỗi cung ứng.

5. Đàm phán với đối tác nước ngoài, hiểu biết về tỉ giá hối đoái và ưu tiên coi giao hàng đúng thời gian là yếu tố hàng đầu. Sự hiểu biết về văn hóa địa phương, tiền tệ và phong tục tập quán cũng quan trọng khi giao dịch với đối tác khắp nơi trên thế giới.

Không thể chối cãi rằng giữa quản lí ngày nay với quá khứ có sự khác biệt rất lớn, bảo hiểm tốc độ và an toàn khi vận chuyển không chỉ còn ở phạm vi thị trường trong nước mà còn vượt qua cả biên giới tới các nước khác.

Những hệ thống vận chuyển hiệu quả đang đem lại lợi nhuận. Sản phẩm được chuyển tới tay khách hàng nhanh hơn và giá cả có thể điều chỉnh tốt hơn khi quá trình này tốn ít chi phí vận chuyển và nhân công hơn.

Nhiều sức ép hơn đối với nhà quản lí

Quá nhiều yêu cầu mới khiến nhiều sức ép được đặt lên vai nhà quản lý. Chính nhu cầu bức thiết đó đã tạo cơ hội mở một ngành học mới tại các trường đại học nhằm đào tạo sinh viên trở thành

Page 24: Yesnews 03 2014

24 | Yesnews 03 – 2014

những nhà quản lí hậu cần và vận tải trong tương lai. Ngành học này được chính những nhà quản lí tại các công ty hàng đầu trực tiếp giảng dạy, chương trình học đang ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của công việc.

Ví dụ sau đây là một chương trình học dành cho ngành quản lí chuỗi cung ứng tại trường Đại học Lehig được miêu tả dành cho ngành học phức tạp này:

Cung cấp đầy đủ những kinh nghiệm thực tế để quản lí cung ứng, hậu cần, chiến lược quảng cáo, hợp tác liên doanh và các vấn đề xoay quanh quản lí tổ chức.

Phát triển các nhóm hoạt động đa chức năng, kết hợp sinh viên của quản lí chuỗi cung ứng với sinh viên kĩ thuật trong chương trình phát triển sản phẩm tích hợp (IPD).

Chú trọng đến khả năng phân tích chi phí, khả năng đàm phán, phát triển sản xuất và trao đổi hợp tác bằng internet.

Kết hợp các khóa học kinh doanh với khóa học về chuỗi cung ứng.

Nghiên cứu ngành học và có cơ hội học hỏi kinh nghiệm.

Hậu cần và vận tải đang là ngành học tiềm năng, nó sẽ phát triển không ngừng. Các công ty vẫn luôn tìm kiếm cách tốt nhất và nhanh nhất để đưa sản phẩm đến thị trường và khách hàng một cách tốt nhất. Đó là bộ phận đòi hỏi không chỉ là sự khéo léo trong công việc hiện tại mà còn cần có tầm nhìn tốt trong tương lai.

Ấm lòng qua những ngày đông giá buốt để rồi ruổi kịp bước vó ngựa mùa xuân, chúng tôi - những Yeser quay trở lại với những buổi họp thường kì của Câu Lạc Bộ trong tiết trời của những cơn mưa ngâu…

Mang trong mình sức nhiệt, trải nghiệmcủa lứa tuổi đôi mươi, của tuổi trẻ và cả một trái tim YES, anh Trịnh Duy Hoàng – Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên Nghiên cứu Khoa học đã đồng hành cùng chúng tôi với những chia sẻ bổ ích không chỉ trong công việc mà còn trong học tập. Để rồi, buổi họp đã kết thúc nhưng những kiến thức được anh truyền đạt về “ Kĩ năng tìm kiếm thông tin trên Internet” sẽ là một nền tảng cơ bản, vững chắc và lâu dài cho các Thành viên, Cộng Tác Viên của CLB.

Kinh nghiệm

Bằng trải nghiệm của bản thân, hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn, cũng như những vấn đề thường mắc phải khi thực hiện công việc tìm kiếm thông tin, anh Hoàng – Phó Chủ nhiệm của chúng tôi đã đem lại một cái nhìn rõ ràng, dễ hiểu cùng những kĩ năng cần thiết để có được những tài liệu hữu ích qua những chia sẻ hết mực gần gũi. Dữ liệu thông tin là không cập nhật và toàn diện, vì

Góc nội bộ

Page 25: Yesnews 03 2014

25 | Yesnews 03 – 2014

vậy kĩ năng tìm kiếm thông tin giúp chúng ta giải quyết được vấn đề này thông qua những chiến lược tìm kiếm thông tin hợp lí, cách thức sử dụng công cụ tìm kiếm một cách linh hoạt và đặc biệt là khả năng thẩm định thông tin khách quan và khoa học, cũng như khả năng tổ chức thông tin chặt chẽ. Bởi vậy, kĩ năng tìm kiếm thông tin giữ vai trò là chìa khóa để chúng ta làm chủ thế giới thông tin. Internet sinh ra Google như một điểm sáng trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin, nhưng có phải ai cũng có thể khai thác nguồn thông tin này. Ngoài Google, hiện nay còn có các trang tìm kiếm với kho dữ liệu khổng lồ như Bing, Yahoo, Ask…Vậy nên, để sử dụng có hiệu quả, cần có những hiểu biết và thủ thuật nhất định trong thao tác. Trước hết, khi tìm kiếm thông tin, cần xác định mục đích sử dụng thông tin, chuẩn bị các từ khóa cần tìm, sử dụng mục tìm kiếm nâng cao của chức năng tìm kiếm và sau cùng là theo dõi qua trình tìm kiếm bằng việc liệt kê những trang đã xem, thời gian xem. Riêng đối với việc theo dõi quá trình tìm kiếm, anh Hoàng đã đề cập đến một trang web có chức năng lưu trữ là Google scholar. Chức năng này của Google scholar cho phép lưu trữ các kết quả tìm kiếm mà bạn muốn đánh dấu và lưu lại ở phần “Thư viện của tôi”. Thao tác này đem lại sự thuận tiện cho việc lưu trữ thông tin muốn sử dụng lâu dài mà không làm tiêu tốn thời gian phải tìm lại. Và dường như, điều gây hứng thú nhất với chúng tôi là những thao tác mà trước đây ít ai để ý và biết đến nhưng mang lại hiệu quả không ngờ, như: kết hợp các từ khóa với nhau bằng cách thêm dấu “+” vào giữa các từ khóa cơ bản; đặt nhóm từ truy vấn trong dấu ngoặc kép (“”) thường cho kết quả tuyệt vời, chính xác. Và việc tìm kiếm cũng sẽ rất hiệu quả khi sử dụng song song dấu ngoặc kép và dấu + giữa các từ khóa. Nếu bạn không tin tôi, hãy tự mình trải nghiệm nhé!

“Kinh nghiệm tìm kiếm” - một lối dẫn bạn trong việc đi tìm thông tin trên Internet. Vì vậy, đừng ngần ngại học hỏi từ mọi người xung quanh, đặc

biệt là những người có kinh nghiệm đi trước, bạn nhé!

ScienceDirect – Có thể bạn chưa biết ?

Kết thúc buổi chia sẻ, Phó chủ nhiệm đã gửi tặng đến tất cả mọi người chúng tôi một món quà, ấy là “ScienceDirect” – nguồn thông tin hàng đầu thế giới. Một nguồn thông tin vô cùng hữu ích và gần gũi, nhưng dường như, ScienceDirect còn chưa thực sự được mọi người biết đến, đặc biệt là đối tượng sinh viên chúng ta. Vào trang chủ của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, dẫn chuột đến mục Dịch vụ, Click vào CSDL Điện tử, vào ScienceDirect.com và đăng nhập tài khoản: [email protected] với pass: sinhvienneu, là bạn đã có một kho dữ liệu toàn văn bao quát và duy nhất trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và y học của Elsevier.Có thể nơi đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi nào đấy mà bấy lâu bạn vẫn chưa trả lời được. Vì vậy, hãy khám phá ngay nguồn dữ liệu khổng lồ này bạn nhé! Kết quả thu được sẽ không làm bạn thất vọng đâu.

Lời kết

Chúng tôi, những Thành viên YES không thể đem lại cho bạn con số cụ thể, con chữ bạn muốn, nhưng chúng tôi hi vọng sẽ đem lại kim chỉ nam, chỉ bạn con đường đến kho dữ liệu chung, nơi bạn có thể tìm thấy những gì bạn cần.

Luôn gần gũi và quan tâm trong từng công việc chung của CLB, những chia sẻ của anh Hoàng thực sự thiết thực đối với chúng tôi. Cảm ơn anh đã có những chia sẻ, giúp chúng em giải quyết những vấn đề mà bấy lâu nay đã cản trở việc tìm kiếm và xử lí thông tin. Và rồi, từ đây chúng em sẽ có thể mở những nút thắt tiếp theo trên chặng đường phía trước. YES chúc anh có những thành công trong sự nghiệp của mình và hi vọng rằng trái tim YES sẽ mãi cháy trong anh.

Lan Anh (đưa tin)

Page 26: Yesnews 03 2014

26 | Yesnews 03 – 2014

Lan Anh (đưa tin)