yesnews 04 - 2013

31

Upload: lan-jupi

Post on 11-Mar-2016

214 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Yesnews 04 - 2013

TRANSCRIPT

2

Yesnews 04 - 2013

Giao lộ thông tin

Tin tức kinh tế trong nước tháng 04 – 2013…………3

Tin tức kinh tế thế giới tháng 04 – 2013……………..7

Lăng kính khoa học

Giáo dục đại học cho phát triển – lí thuyết và thực tiễn

…………………………………… ………………….…...11

Xung quanh quyết định cắt giảm chỉ tiêu đào tạo ngành

kinh tế, kế toán, tài chính – ngân hàng, quản trị kinh doanh của

Bộ Giáo dục – Đào tạo…………………………...……..……15

Sự quan tâm về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh

viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân……………………...19

Nhìn ra thế giới Mỹ: Cắt giảm 1/3 chi tiêu cho giáo dục đại học.......…23

Nhược điểm của một thần đồng………………………28

Quản lí bản tin

Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD

Chịu trách nhiệm bản tin

Hội sinh viên ĐH KTQD

Cố vấn nội dung

Phòng quản lí khoa học ĐH KTQD

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH KTQD

Tổng biên tập: Nguyễn Thị Lan

Biên tập: Trịnh Duy Hoàng, Vũ Ngọc Anh, Lê Phương Anh, Lê Tuấn Dũng.

Nội dung: Đinh Thị Thanh Nhàn, Phan Thị Thương, Trịnh Duy Hoàng, Đỗ Thị Phương Dung, Nguyễn Quang Thái, Nguyễn Hồng Ngọc, Võ Hoàng Hải.

Thiết kề và trình bày: Vũ Hoàng Trung

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về

Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 – Đại học Kinh tế quốc dân

Email: [email protected]

Chờ đón YESNEWS tháng 05/2013

Phát hành ngày 31/05/2013

3

Yesnews 04 - 2013

Nền kinh tế lún sâu vào khó khăn, thị trường liên tục biến động đầy bất ổn, người dân với gánh nặng thắt chặt chi tiêu, doanh nghiệp với gánh nặng tài chính phải loay hoay xoay xở, Nhà nước tiếp tục đưa ra các quyết định, chính sách mới… Tất cả đã thể hiện sự yếu kém của nền kinh tế vốn đã “ốm bệnh” từ rất lâu!

1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2013 tăng nhẹ, thấp nhất trong 10 năm qua.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 4/2013 chỉ tăng 0,02% so với tháng trước – mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Tuy nhiên khi so với các kỳ so sánh khác, CPI tháng 4/2013 vẫn tăng 6,61% so với cùng kỳ tháng 4 năm 2012 và tăng 2,41% so với tháng 12/2012.

Chỉ số CPI tháng này là một bất ngờ lớn. Bởi trước đó khi điều chỉnh giá xăng dầu tăng mạnh, nhiều chuyên gia

đã cho rằng giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tháng 4 sẽ tăng theo. Vậy nhưng, thực tế đã diễn ra hoàn toàn khác.

Nhóm lương thực, thực phẩm có chỉ số giá giảm mạnh nhất trong các mặt hàng tính CPI (giảm khoảng 1%). Mặt khác, CPI nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng rất mạnh (3,62%), do dịch

vụ y tế tăng tới 4,51%. Sau hai lần điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng, chỉ số giá nhóm giao thông đã tăng 1,2% so với tháng trước. Mức tăng này là tổng hợp của cả các tác động trực tiếp và gián tiếp của giá xăng dầu tăng thông qua việc tăng cước vận chuyển hành khách của các hãng vận tải. Và bưu chính viễn thông vẫn tiếp tục được xếp vào nhóm mặt hàng “bình ổn giá” khi tiếp tục giảm 0,15% so với tháng trước.

Không xét trong các mặt hàng tính CPI, chỉ số giá vàng và USD có sự vận động trái chiều. Chỉ số giá vàng tháng này giảm 2,56% còn chỉ số giá USD tăng nhẹ 0,01%.

Theo các chuyên gia của ngân hàng JP Morgan, việc giá các mặt hàng trong rổ CPI tăng chậm cho thấy việc áp lực giá yếu trong thời

4

Yesnews 04 - 2013

gian gần đây không chỉ đơn thuần phản ảnh xu hướng theo mùa của nền kinh tế. Nhiều khả năng đây là dấu hiệu về một nền kinh tế yếu kém, bắt nguồn từ hệ thống ngân hàng yếu kém và khối doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả. Điều này giải thích tại sao tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng trong 3 tháng đầu năm đều còn ở mức thấp.

Có thể nói đây là tháng đầu tiên việc điều chỉnh giá xăng dầu ảnh hưởng đến các mặt hàng khác là thấp nhất. Với bối cảnh nền kinh tế khó khăn, việc tăng giá xăng chỉ khiến cho nhà nhà “thắt lưng buộc bụng” chứ không thể là động lực tăng giá cho các mặt hàng khác trong thời gian này được. Khi người dân cắt giảm chi tiêu, vòng quay tiền tệ cũng giảm dần. Tăng trưởng kinh tế lại lâm vào cảnh bế tắc! Và các nhà hoạch định chính sách lại phải tiếp tục đau đầu để giải quyết bài toán kinh tế đầy éo le hiện nay!

2. Các ngân hàng chạy đua giảm lãi suất cho vay

Tình trạng khó vay hay lãi suất cao dường như đã trở thành vấn đề phổ biến của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Điều đó đã đẩy các ngân hàng thương mại liên tục giảm lãi suất cho vay theo các hình thức khác nhau để có thể cạnh tranh trên thị trường: Trong tháng 4, nhiều ngân hàng đã triển khai các chương trình ưu đãi đặc biệt giành cho khách hàng với lãi suất cho vay thấp. Như ngân hàng ACB có lãi suất cho vay chỉ là 10,99%/năm cố định trong ba tháng đầu giải ngân và lãi suất cố định trong 12 tháng đầu tiên là 12,99%/năm. Hai ngân hàng: Eximbank và Sacombank thực hiện dịch vụ ưu đãi cho việc kinh doanh 4 mặt hàng đồ dùng học sinh, lương thực thực phẩm, sữa, dược phẩm với lãi suất vay vốn lưu động 6%/năm và lãi suất vay vốn đầu tư 10%/năm. Ngân hàng OCB có lãi suất cho vay vốn thấp nhất ở mức 11,5%/năm. Cũng ngay trong tháng 4 này, các ngân hàng như Vietcombank, VietinBank, Agribank… đã kéo lãi suất các khoản vay

mới xuống xoay quanh mức 10-11%/năm đối với hoạt động sản xuất chế biến hàng xuất khẩu nông sản.

Có thể nói hành động giảm lãi suất cho vay này phần nào cũng giúp các doanh nghiệp san sẻ khó khăn về nguồn vốn, thúc đẩy nền kinh tế. Thế nhưng, lợi bất cập hại. Nếu như các ngân hàng lớn dựa vào các lợi thế như nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, kho bạc, dịch vụ mở rộng, khách hàng lớn mà tiếp tục giảm mạnh lãi suất cho vay sẽ khiến các ngân hàng nhỏ không theo kịp.

Vậy đâu là giải pháp cho sự chạy đua không giới hạn này? Phải chăng nhà nước nên áp dụng một barem tương đối về lãi suất cho vay. Barem này cần tính được chi phí lãi suất đi vay ngân hàng chiếm bao nhiêu

5

Yesnews 04 - 2013

phần trăm trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó lập một mặt bằng lãi suất tương đối, như thế, vừa có thể có mức lãi suất phù hợp với doanh nghiệp, vừa làm giảm khoảng cách chênh lệch về lãi suất cho vay giữa các ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ.

3. Hoãn chuyển nhóm nợ xấu, doanh nghiệp, ngân hàng thương mại “nhẹ nhõm”!

Thông tư 02/2013/TT-NHNN đã khiến cho nhiều doanh nghiệp, ngân hàng lo lắng. Vì một khi đã vướng vào nợ xấu thì doanh nghiệp không thể tiếp tục vay vốn được nữa, còn ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng, việc cho vay sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, sự lo lắng đó đã được giảm bớt khi Thống

đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) ra Quyết định 780/2012/QĐ- NHNN lùi lại thời gian thực hiện Thông tư này. Theo Thống đốc: “Trước mắt, NHNN vẫn yêu cầu các tổ chức tín dụng áp dụng ngay Thông tư để nhận diện đúng hơn về con số thực, bản chất nợ xấu; còn lộ trình áp dụng đối với doanh nghiệp thì Ngân hàng Nhà nước không hối thúc thực hiện ngay mà sẽ có lộ trình phù hợp”.

Có thể nói tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay thật khó để đưa ra một chính sách cụ thể. Câu chuyện chất lượng tín dụng và cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam là một câu chuyện dài, không phải chỉ một vài văn bản chính sách mà giải quyết được. Nhưng nếu hướng tới mục tiêu làm cho doanh nghiệp và ngân hàng “dễ thở” thì việc lùi Thông tư 02 là điều cần thiết.

4. “Thấp thỏm” với giá xăng dầu tại Việt Nam

Giá xăng tăng, giảm thất thường không còn là vấn đề bất ngờ nữa đối với người tiêu dùng. Thế nhưng, lại có

một sự thất thường khiến chúng ta phải hoài nghi.

Giá xăng thế giới giảm, giá ở Việt Nam lại tăng và ngược lại (!?), liệu có phải thị trường xăng dầu Việt Nam đang vận động theo “bản sắc riêng”?

Ngày 9/4, giá xăng thế giới tăng trở lại thì giá xăng ở Việt Nam lại giảm một cách “dè sẻn” 500 đồng/lít. Trong khi trước đó, giá xăng dầu thế giới bước vào giai đoạn giảm sâu, giá xăng trong nước lại tăng 1500 đồng/lít, đẩy giá mặt hàng này lên cao nhất trong lịch sử. Với kiểu tăng 3 lùi 1 như vậy, người tiêu dùng có lẽ sẽ phải “nín thở” chờ giá xăng tăng khi nó vừa giảm.

Và các cơ quan chức năng nói gì trước hiện tượng này? Việc tăng giá xăng là để tăng thuế, bù đắp quỹ bình ổn giá, chống buôn lậu,…

6

Yesnews 04 - 2013

Dù có lý do gì đi chăng nữa, thì vẫn thật buồn cho người tiêu dùng, họ vẫn phải “mở ví” mua xăng ở bất cứ giá nào!

5. Bắt đầu thanh tra việc quản lý thị trường vàng.

Thị trường vàng trong nước đã biến động một thời gian dài, phát triển ngoài tầm

kiểm soát của NHNN. Dù cơ quan này đã ban ra nhiều cơ chế, chính sách tích cực, song hiệu quả đem lại vẫn chưa thỏa đáng.

Trước tình hình đó, ngày 22/4 Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra

tại NHNN làm rõ trách nhiệm của NHNN về quản lý thị trường vàng giai đoạn từ

tháng 9/2010 đến hết tháng

3/1013. Tuy nhiên,

khi cần thiết, có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên. Thời hạn thanh tra là 60 ngày kể từ ngày công

bố quyết định thanh tra. Bên cạnh đó, Tổ giám sát thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động đoàn thanh tra tại NHNN cũng đã được quyết định thành lập.

Đây là một quyết định lẽ ra cần thực hiện từ rất lâu. Bởi lẽ trong suốt thời gian thị trường vàng dưới sự quản lý của NHNN diễn biến đầy bất ổn đã gây ra nhiều thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp. Tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội cũng đã nhận khuyết điểm về những bất cập trong quản lý thị trường vàng, trong đó có những vấn đề liên quan đến quan ngại về sự độc quyền vàng miếng SJC.

Dường như sự ảm đạm của nền kinh tế đã trở thành một điều đương nhiên! Với tình hình kinh tế của 3 tháng trước, tháng 4 này không thể đem lại một tín hiệu khả quan. Tuy nhiên, nhiều vấn đề trong cơ chế quản lý của Nhà nước đang được bộc lộ rõ. Nhà nước vẫn nỗ lực từng bước tháo gỡ,khắc phục khó khăn, còn người dân và doanh nghiệp lại tiếp tục chờ đợi trong hy vọng mỏi mòn!

Đinh Thị Thanh Nhàn

7

Yesnews 04 - 2013

Bước vào tháng 4, kinh tế thế giới đã có sự “ổn định” nhất định. Tuy vẫn còn các vấn đề như khủng hoảng nợ của EU, các tác động bởi chính sách tiền tệ của Mỹ, Nhật Bản. Song các thị trường vẫn tương đối sôi động. Giá xăng lên xuống thất thường vẫn là tâm điểm về kinh tế trong tháng vừa qua. Những ngày đầu tháng giá xăng, dầu thế giới đã giảm mạnh do nhà đầu tư bất an về triển vọng tiêu thụ năng lượng. Ngày 9/4, động đất tại Iran có thể gây ảnh hưởng lớn đến tình hình cung ứng dầu tại khu vực Trung Đông ra thế giới cùng với chỉ số lạm phát tiêu dùng tháng 3 tại Trung Quốc vừa công bố tăng thấp hơn so với dự đoán của giới phân tích đã mang lại hy vọng của giới đầu tư về khả năng triển vọng tiêu thụ năng lượng sẽ tăng lên, giữa lúc đồng USD đang suy yếu so với đồng tiền chung châu Âu, đã trở thành những yếu tố trợ lực "đắt giá" nâng bật giá dầu thô giao sau trên thị trường thế giới. Chốt phiên giao dịch ngày 9/4, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 5 trên sàn hàng hóa New York tăng 84 cent lên 94,20 USD/thùng. Vào trung tuần của tháng giá dầu thô thế giới liên tục sụt giảm do những dự báo không mấy sáng sủa về khả năng tiêu thụ năng lượng trên thế giới trong thời gian tới của OPEC. Chốt phiên giao dịch ngày 17/4, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 5 tại sàn hàng hóa New York giảm xuống còn 86,68 USD/thùng, đây là mức giá chốt theo ngày thấp nhất của dầu thô kỳ hạn loại này kể từ trung tuần tháng 12 năm ngoái cho tới nay. Càng về cuối tháng, giá dầu thô thế giới tăng liên tục, bất kể nhà đầu tư vẫn còn lo lắng về triển vọng tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Giá dầu thô hiện đã qua mốc 90 USD/thùng. Giá vàng cũng biến động theo như chu kì của giá dầu. Hiện tại giá vàng lên trên 1.420 USD/oz.

8

Yesnews 04 - 2013

Mỹ

Theo biên bản cuộc họp của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) được công bố ngày 10/4 cho hay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ làm chậm lại chương trình thu mua trái phiếu trong năm nay nếu thị trường việc làm tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên, ý kiến của các quan chức tham gia cuộc họp FOMC cũng không đồng nhất. Một số người tỏ ra lo ngại về tác động tiêu cực của chương trình nới lỏng có định lượng lần 3 (QE3) và cho rằng những rủi ro của chương trình này sẽ tỷ lệ thuận với quy mô của gói QE3, do đó Fed cần xem xét làm chậm lại chương trình này ngay lập tức.

Kể từ sau cuộc họp mới nhất của FOMC, một loạt các số liệu kinh tế đáng thất vọng của Mỹ đã được công bố, bao gồm sự suy giảm lòng

tin tiêu dùng, hoạt động của ngành chế tạo và dịch vụ đồng loạt suy yếu hơn dự kiến. Điều này làm dấy lên sự hoài nghi về khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ.

Châu Á

Nhật Bản Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) - Haruhiko Kuroda tuyên bố tiếp tục theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ không giới hạn để đạt mục tiêu lạm phát 2%. Theo đó, BOJ sẽ mua lại 7.500 tỷ yen (78,6 tỷ USD) trái phiếu mỗi tháng. Lượng tiền cơ sở, gồm tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi của các tổ chức tài chính trong BOJ, cũng được nâng gấp đôi lên 270.000 tỷ yen (2.800 tỷ USD) cho đến cuối năm 2014.

Động thái này vượt xa dự đoán của các nhà kinh tế (5.200 tỷ yen mỗi tháng) và là chương trình nới lỏng mạnh mẽ nhất từ năm 2001. Sau tin tức trên, yen Nhật đã giảm xuống mức thấp nhất so với USD kể từ 2009 với 99,95 JPY/USD. Việc BOJ nới lỏng sẽ có nhiều tác động đến các nước mới nổi ở châu Á, dù không mạnh như động thái từ Mỹ. Thái Lan, Malaysia và Indonesia là ba thị trường châu Á có mối liên hệ tài chính mật thiết nhất với Nhật Bản. Vì vậy, Nhật bơm tiền sẽ khiến dòng vốn đổ vào ba nước này tăng lên trong những quý tới. Philippines và Việt Nam cũng được kỳ vọng đón dòng tiền mạnh do các ngân hàng, nhà đầu tư tổ chức Nhật Bản đang tìm kiếm cơ hội mới. Bên cạnh đó, các công ty nước này cũng muốn đa dạng hóa địa điểm sản xuất. Ở Hàn Quốc và Đài Loan, ảnh hưởng sẽ có sự khác biệt do lượng vốn từ Nhật Bản vào đây thường khá thấp. Giới chức sẽ lo ngại về đồng yen giảm giá nhiều hơn, do việc này gây

9

Yesnews 04 - 2013

bất lợi cho hàng xuất khẩu của họ. Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc công bố gói ngân sách bổ sung trị giá 17,3 nghìn tỷ won (15,4 tỷ đôla) nhằm hỗ trợ các nhà xuất khẩu đang chịu áp lực do đồng yên Nhật suy yếu đồng thời hồi phục lại nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2009. Theo Bộ Tài chính Hàn Quốc, gói ngân sách bổ sung này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khoảng 0,3 điểm phần trăm và tạo ta 40.000 việc làm. Kế hoạch kích thích của chính phủ Hàn Quốc có thể thúc đẩy tiêu dùng và niềm tin kinh doanh do nền kinh tế Trung Quốc cũng cho thấy nhiều dấu hiệu suy yếu.

Trung Quốc

Trong khi chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng thấp nhất 13 năm thì các số liệu báo cáo lại cho thấy, nền kinh tế nước này chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 7,7% trong quý I/2013, giảm tốc từ 7,9% trong quý IV năm ngoái và thấp hơn nhiều so với con số dự báo gần 8% của các chuyên gia kinh tế. Trong đó, sản lượng công nghiệp tháng 3 tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái còn các chuyên gia kinh tế đưa ra con số dự báo tăng trưởng 10%.

Ngoài ra, tổng mức đầu tư tài sản cố định, chìa khóa tăng trưởng chính của Trung Quốc cũng chỉ tăng trưởng 20,9% trong quý I thay vì con số dự báo hơn 21%.

Châu Âu

Trong tháng 4, tình hình kinh tế Châu âu khá phức tạp. Luxembourg nguy cơ sụp đổ ngân hàng, Slovenia có thể là nước tiếp theo tại eurozone xin cứu trợ, còn nợ công của Pháp cũng ngày càng phình to. Trong khi vấn đề cứu trợ cho Cộng hòa Síp vẫn chưa được giải quyết. ECB quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,75%, bất chấp tình hình kinh tế yếu kém trong Khu vực sử dụng đồng euro cũng như những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng nợ tại Síp đối với khu vực này. Suy thoái kinh tế ở châu Âu trở nên sâu sắc hơn trong thời gian gần đây, cộng thêm tỷ lệ thất nghiệp đã chạm mức cao kỷ lục trong tháng 2/2013(12%). ECB dự báo kinh tế Eurozone sẽ giảm 0,5% trong năm nay. Tuy nhiên, ECB đã không hạ lãi suất kể từ tháng 7/2012. Trong khi thế giới hồi phục từ khủng hoảng tài chính, ECB lại kém mạnh tay hơn so với ngân hàng trung ương Nhật Bản, Mỹ và Anh trong việc tung ra các chương trình mua tài sản quy mô lớn, các gói nới lỏng định lượng (QE)

10

Yesnews 04 - 2013

và hạ lãi suất xuống 0% để hỗ trợ kinh tế khu vực. Trong ngày 12-13/4, tại thủ đô của Ireland diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Hội nghị đã thông qua lần cuối gói cứu trợ dành cho Cộng hòa Síp. Liên quan gói cứu trợ dành cho Bồ Đào Nha và Ireland, các Bộ trưởng Tài chính đã nhất trí gia hạn cho hai nước thành viên này thêm 7 năm

để trả các khoản vay cứu trợ tài chính. Đây là một bước đi quan trọng nhằm hướng tới sự phục hồi đầy đủ của các thị trường tài chính đối với Ireland và Bồ Đào Nha. Cũng tại hội nghị này, các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro tập trung thảo luận về việc thành lập một liên minh ngân hàng trong khu vực. Quyết định này là nỗ lực của EU nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ

vốn đang làm suy yếu các ngân hàng trong khu vực. Liên minh này, nếu thành công, sẽ cho thấy sự đoàn kết để có được sức mạnh kinh tế của châu lục này. Tuy nhiên, để đi đến quyết định cuối cùng về vấn đề này, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ gặp không ít khó khăn do còn nhiều bất đồng giữa các nước thành viên.

Sang quý 2, quá trình phục hồi kinh tế thế giới đã dần bước vào ổn định. Các hoạt động kinh tế tại Mỹ, Nhật và các nước mới nổi tăng mạnh, tuy nhiên triển vọng phục hồi tại Eurozone lại rất mờ mịt. Trong thời gian tới khi sự bế tắc trong vấn đề nợ ở Eurozone được giải quyết, cùng với chính sách của các nước áp dụng để kích thích kinh tế có được những hiệu quả nhất định thì nền kinh tế thế giới sẽ có được sự phục hồi và phát triển hơn nữa.

Phan Thị Thương

11

Yesnews 04 - 2013

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” – câu nói nổi tiếng được khắc ở văn miếu Quốc tử giám, ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta, cũng đã đủ để nói lên tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục tới sự phồn thịnh của một quốc gia. Bài viết này tập trung nghiên cứu về mối liên hệ của giáo dục bậc đại học tới sự phát triển của một đất nước cũng như những vấn đề vẫn còn tồn đọng của những cơ sở giáo dục này.

Giáo dục cho tăng trưởng

Giáo dục đại học trang bị cho sinh viên nhiều kĩ năng, từ những kĩ năng về kiến thức chuyên môn đến những kĩ năng sống cần thiết cho công việc. Điều này đồng nghĩa với việc người tốt nghiệp đại học tham gia thị trường lao động sẽ có đầy đủ những kĩ năng về nhận thức, chuyên môn, xã hội, hành vi một cách hoàn thiện, từ đó có thể áp dụng những kiến thức đó để tìm giải pháp, thực hiện nghiên cứu, hình thành ý tưởng, về những cách làm hiệu quả, góp phần làm tăng năng suất lao động. Với những đòi hỏi ngày càng khó tính của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế, kĩ năng được trang bị từ môi trường đại học sẽ là một lợi thế để tìm kiếm được nhưng công việc ý muốn.

Ngoài chức năng cung cấp những kĩ năng cần thiết cho sinh viên, giáo dục đại học cũng có vai trog thực hiện những nghiên cứu ứng dụng phục vụ cho đổi mới công nghệ. Tuy nhiên ở Việt Nam, đầu tư vào nghiên cứu ứng dụng chỉ chiếm chưa đến

12

Yesnews 04 - 2013

0.5% GDP[1], điều này khiến cho Việt Nam vẫn nằm trong khối những nước có hàm lượng công nghệ thấp, tạo ta ít giá trị gia tăng. Phần lớn những hoạt động nghiên cứu ứng dụng vẫn do các cơ quan của chính phủ đảm trách, chiếm tới 66,4% nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu ứng dụng, doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở giáo dục đại học chiếm lần lượt 14,5% và 17,9% nguồn kinh phí này[2].

Những đơn vị sử dụng lao động nói riêng cũng như xã hội nói chúng kì vọng khá nhiều vào giáo dục bậc đại học, nơi mà sẽ đào tạo cho những sinh viên trở thành một con người toàn diện về cả trí tuệ, thể chất, lối sống… Theo đó, doanh nghiệp mong muốn ở người lao động qua đào tạo đại học phải có khả năng giao tiếp, kĩ năng chuyên môn, ngoại cũng như thái độ làm việc chuyên nghiệp. Nhưng dường như giáo dục đại học vẫn chưa đáp ứng được những mong muốn đó, đội ngũ sinh viên ra trường vẫn bị xem là thiếu kĩ năng, cần phải đào tạo lại. Tính sáng tạo của sinh viên đại học vẫn bị hạn chế, khả năng lãnh đạo, tổ chức sắp xếp công việc.

Nút thắt

Câu hỏi đặt ra là, tại sao giáo dục đại học lại không đào tạo ra được đội ngũ lao động như yêu cầu? Câu trả lời nằm ở sự gắn kết. Trên thực tế, sự găn bó giữa bên đào tạo lao động và bên sử dụng lao động rất lỏng lẻo, chưa có sự ăn khớp. Điều đầu tiên cần kể đến đó là chương trình giảng dạy và phương pháp sư phạm, giáo trình dù đã được biên soạn dựa trên giáo trình từ nước ngoài nhưng chưa có sự cập nhật về những dữ kiện mới, bên cạnh đó phương pháp sư phạm vẫn chưa tạo được sự chủ động trong học tập và nghiên cứu của sinh viên. Điều thứ hai, bản thân trường đại học và doanh nghiệp không có sự liên hệ trong quá trình đào tạo, dẫn đến nội dung đào tạo xa rời với thực tế thị trường lao động đòi hỏi. Một lần nữa lại xuất hiện sự thiếu sự ăn khớp về thông tin gây ra những phí tổn không cần thiết cho quá trình tìm kiếm tiếng nói chung giữa doanh nghiệp và nhà trường. Điều thứ ba trong sự thiếu gắn kế đó là giữa cơ sở giáo dục đại học và hoạt động nghiên cứu. Bản thân quá trình giáo dục trong đại học sẽ đạt được kết quả chất lượng hơn nếu nó gắn liền với hoạt động nghiên cứu, thiếu đi sự

13

Yesnews 04 - 2013

gắn kết giữa hai hoạt động này, giáo dục đại học sẽ không thể đem đến cho sinh viên những trải nghiệm thực sự của công việc sau này, khiến cho mọi hoạt động học tập nghiên cứu chỉ là công việc trên giấy tờ. Điều cuối cùng, bản thân giữa các đơn vị đào tạo cũng không có một sự gắn kết thực sự. Cho đến nay, chưa có một chế tài hay điều luật nào hỗ trợ cho hoạt động hợp tác giữa những đơn vị đào tạo kĩ năng khác nhau để đem đến cho sinh viên một lượng kiến thức, kĩ năng đầy đủ đồng bộ mà vẫn chỉ ở dạng chắp vá, manh mún.Chính vì vậy việc sinh viên sau khi tốt nghiệp không hội tụ đủ những kĩ năng cần thiết có công việc là một điều dễ hiểu.

Công lập hay dân lập?

Đối với những quốc gia như Mĩ hay khu vực châu Âu thì cơ sở giáo dục tư nhân là những cái nôi đào tạo đầy uy tín, hàng năm cung cấp cho thị trường lao động những nguồn nhân lực chất lượng cao so với khu vực công lập. Thế nhưng với Việt Nam, giáo dục dân lập được mặc định là có chất lượng kém hơn giáo dục công lập, một phần do bề dày lịch sử ít, một phần do chất lượng đầu vào kém hơn so với công lập. Trên thực tế cơ sở giáo dục dân lập có động lực để đổi mới cao hơn hẳn.Chủ động về nguồn vốn, về nội dung giảng dạy, về những mối quan hệ liên kết đào tạo và chịu sự cạnh tranh, giáo dục tư nhân luôn phấn đâu để đưa ra những dịch vụ đào tạo tốt nhất. Trái với sự năng động của khu vực giáo dục tư nhân, khu vực công lập chưa có một cơ chế khuyến khích rõ ràng cho sự đổi mới và phát triển trong giảng dạy và đào tạo.

Xảy ra sự ì ạch trong giáo dục công lập, nguyên nhân nằm ở chỗ những cơ sở này chưa có sự tự chủ nhiều, từ tự chủ về tài chính cho đến nội dung giảng dạy. Bản thân từ quá trình tuyển sinh đến giảng dạy cũng như các khoản thu chi đều phải tuân theo nhưng điều luật của các cơ quan chủ quản mà ở đây là Bộ GD&ĐT. Hiện nay các trường đại học công ở Việt Nam đã áp dụng chế độ học phí linh hoạt, theo đó nhà trường được phép thu học phí cao hơn đối với hệ ngoài ngân sách, từ đó đã làm giảm

một phần áp lực về tài chính. Việt Nam chi tiêu 1.18% GDP cho cho giáo dục đại học, tuy nhiên hiệu quả giáo dục lại mang lại chất lượng thấp hơn nhiều so với những nước chỉ chi có 0.61% GDP như Nhật[2]. Một trong những hướng đi cho giáo dục công đã được nhiều nước áp dụng đó là dành nguồn lực đáng kể cho một số ít các cơ sở hàng đầu đạt tiêu chuẩn quốc tế trong giảng dạy hay nghiên cứu thay vì đầu tư dàn trải.

14

Yesnews 04 - 2013

Về nội dung giảng dạy, chính phủ nên rút bớt vai trò quản lí và cho phép các trường đại học tự quyết định con đường đi của mình. Cần có những cơ chế trao quyền nhiều hơn cho đội ngũ giảng viên, những người trực tiếp tham gia giảng dạy và biên soạn sách cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu và nhà trường. Một khi chưa xác đinh được rõ lợi ích, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan là sinh viên, nhà trường và đơn vị quản lí giáo dục của nhà nước thì vẫn đề tự chủ của những cơ sở giáo dục đại học vẫn chưa thể đi đến kết quả cuối cùng là tạo một môi trường đào tạo chuyên nghiệp cho sinh viên.

Thay lời kết

Giáo dục đại học luôn hướng tới mục tiêu cao nhất là đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, hội tụ đầy đủ trí, thể, mĩ. Đặt trong điều kiện là một quốc gia có thu nhập trung bình, đang trong quá trình tích lũy cho phát triển thì nguồn lực cho giáo dục bị hạn chế là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên việc dành nguồn lực cho tăng năng suất lao động thông qua quá trình đào tạo bậc đại học là một sự hi sinh cho dài hạn và đòi hỏi một sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ những bên tham gia, từ đơn vị quản lí đến đơn vị đào tạo và tuyển dụng. Tiếp theo là về tính hiệu quả của sử dụng nguồn lực, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực phục vụ cho giáo dục đào tạo như các cơ chế giám sát, khuyến khích dành cho các trường đại học là một điều cần lưu ý nến muốn những đầu tư cho giáo dục ấy phát huy hiệu quả. Sẽ là rất khó để một bài viết ngắn có thể cung cấp một cách đầy đủ về những đóng góp và hạn chế của nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Tuy vậy tác giả bài viêt hi vọng sẽ phần nào làm rõ được những vướng mắc mà nền giáo dục nước ta đang mắc phải.

Trịnh Duy Hoàng

[1] Theo “di Gropello, Kruse, và Tandon 2011” [2] Theo trung tâm Số liệu UIS

15

Yesnews 04 - 2013

XUNGQUANHQUYẾTĐỊNHCẮTGIẢMCHỈTIÊUĐÀOTẠONGÀNHKINHTẾ,KẾTOÁN,TÀICHÍNH–NGÂNHÀNG,QUẢNTRỊKINHDOANHCỦABỘGIÁODỤC–

ĐÀOTẠO

Cách đây không lâu, dư luận xôn xao về quyết định cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh ngành kinh tế, kế toán, tài chính – ngân hàng, quản trị kinh doanh của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Cần phải ghi nhận đó là sự nỗ lực của một cơ quan đầu ngành, bởi chưa bao giờ Bộ nói chung và Bộ trưởng nói riêng bày tỏ quyết tâm mạnh mẽ đến thế. Tuy nhiên, liệu đó có phải là giải pháp tốt khi ngành kinh tế nói chung vẫn thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của các bạn trẻ?

Vài năm trở lại đây, kinh tế, tài chính – ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh

bỗng dưng trở nên thu hút, là niềm khát khao của biết bao học sinh cấp 3 đầy hoài bão, mơ ước. Nếu như trước đây câu nói “Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm” là tôn chỉ chọn trường của phần lớn người thì nay mọi sự đã đổi. Kinh tế Việt Nam từ đầu thế kỷ 21 phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi một lượng lớn nhân lực có chuyên môn. Một ngành từng bị xem thường trong thời kỳ phong kiến nay lại được tôn trọng vào loại bậc nhất xã hội.

Trước sức nóng của ngành học, các trường đại học, cao đẳng của nước ta nhanh chóng tìm cách thỏa mãn nhu cầu. Hầu như ở trường nào cũng có khoa đào tạo liên quan đến kinh tế, kể cả những trường có màu sắc kỹ thuật như Bách khoa, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công nghiệp... Lượng tuy nhiều nhưng chất của các cơ sở đào tạo kinh tế ở nước ta lại không được nhiều như vậy. Chương trình học nặng về lý thuyết, bài tập không sát với thực tế. Khả năng vận dụng kiến thức được học của sinh viên vào giải thích các sự kiện rất thấp. Trong khi đó, kỹ năng mềm lại không được chú trọng bồi dưỡng, kể cả những kỹ năng cơ bản nhất như ngoại ngữ, tin học, khiến nhiều sinh viên kinh tế không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

16

Yesnews 04 - 2013

Việc mở ngành tràn lan không chú trọng chất lượng đã khiến giáo dục đại học, cao đẳng nước ta hàng năm cung cấp hàng chục, thậm chí cả trăm nghìn cử nhân kinh tế với mặt bằng chất lượng không cao. Trong khi đó, khả năng dự báo nhu cầu nhân lực của các cơ quan còn yếu gây ra tình trạng thất nghiệp tràn lan của các sinh viên mới ra trường. Để đối phó với điều đó, họ phải tìm đến những việc làm trái ngành nghề hoặc việc làm tạm bợ, không chính thức. Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ra quyết định cắt giảm chỉ tiêu đào tạo ở một số trường đại học, cao đẳng, trong đó đặc biệt chú trọng ngành kinh tế, kế toán, tài chính – ngân hàng, quản trị kinh doanh. Tuy mùa tuyển sinh 2013 đang ở phía trước, câu trả lời vẫn còn đang bỏ ngỏ nhưng về hiệu quả của quyết định này đã xuất hiện nhiều ý kiến bình luận.

Lượng bị cắt nhưng có giảm? Việc cắt giảm chỉ tiêu theo quyết định của Bộ trước mắt giúp giảm bớt tình trạng

mở thêm ngành học thiếu kiểm soát. Khi người học có ít sự lựa chọn hơn cho tương lai, đương nhiên họ sẽ phải cân nhắc nhiều hơn về lựa chọn nghề nghiệp của mình. Vậy nhưng chỉ tiêu tuyển sinh bị cắt giảm chủ yếu rơi vào các trường nhỏ (về quy mô đào tạo) và các trường ngoài công lập. Trong khi đó, dư thừa nguồn lực tồn tại cả ở những trường lớn. Những mẩu chuyện cười nhỏ lưu truyền trong giới sinh viên về tương lai nghề nghiệp không phải không có cơ sở. Có sinh viên tốt nghiệp bằng khá trường danh tiếng quyết định đi bán trà đá vỉa hè, vừa tránh thất nghiệp, vừa có thu nhập tốt. Mỗi năm, các trường hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế như Kinh tế quốc dân, Ngoại thương... tiếp nhận một lượng lớn hồ sơ đăng kí dự tuyển. Mặc dù biết cuộc đua từ khi bước đến tới khi bước ra khỏi cổng trường đại học diễn ra rất gay gắt, nhưng nhiều bạn vẫn quyết chọn những trường lớn để thực hiện mong muốn. Vậy chỉ cắt giảm chỉ tiêu ở các nhóm trường như hiện tại liệu đã đủ?

Có thể thấy quyết định của Bộ mới chỉ giải quyết vấn đề về lượng chứ chưa đả động

gì đến vấn đề về chất. Đây có lẽ là hạn chế lớn nhất của Bộ vì trong các phân tích đã chỉ ra rất rõ những vấn đề gặp phải liên quan đến những tiêu chí nào. Đầu ra ngành kinh tế, kế toán, tài chính – ngân hàng, quản trị kinh doanh ở nước ta không chỉ nhiều mà chất lượng cũng đáng bàn, kể cả những người bước ra từ những cơ sở đào tạo hàng đầu. Trước khi dấu hiệu bão hòa nhân lực xuất hiện, thị trường lao động Việt Nam đã phải chứng kiến tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động trong nhóm ngành này. Thừa vì số lượng đào tạo quá nhiều, còn thiếu vì đầu ra chất lượng cao quá ít.

17

Yesnews 04 - 2013

Để sinh viên có thể tìm được một công việc như ý, trước hết bản thân họ phải có những khả năng phù hợp việc mình muốn làm. Điều đó đòi hỏi rất nhiều không chỉ ở chính sinh viên mà còn ở khả năng đào tạo của cơ sở mà sinh viên đó theo học. Tự thân vận động tích lũy kinh nghiệm cho bản thân là điều nên làm nhưng không phải tất cả vì nếu không, đó nghiễm nhiên là một cách phủ nhận sự tồn tại của các trường đại học, cao đẳng. Nói cách khác, các trường hiện nay vẫn chưa thực hiện tốt vai trò của mình, và nên chăng Bộ Giáo dục – Đào tạo có một quyết sách nào đó để chấn chỉnh việc này?

Mục tiêu cuối cùng mà Bộ hướng tới là hài hòa cung cầu lao động ngành kinh tế.

Mục tiêu này dường như khó đạt được bởi lẽ quyết định lựa chọn ngành nghề phụ thuộc vào người học. Nghĩa là quyết định đã bỏ sót một đối tượng lớn cần tác động, thậm chí còn là mục tiêu mang tính chất quyết định. Đối với những bạn chưa có định hướng cụ thể cho tương lai hoặc chọn nghề theo tâm lý đám đông, quyết định của Bộ có thể tạo ra một tác động nhất định. Tuy nhiên lại xuất hiện khó khăn lớn: suy nghĩ “thời nào cũng có người thất nghiệp”, “phi thương bất phú” khiến nhiều bạn mơ mộng hão huyền vẫn lao vào học kinh tế một cách mù quáng. Một bộ phận khác là những bạn thực sự đam mê và dám theo đuổi đến cùng. Với họ, khó khăn chính là động lực để họ quyết tâm và phấn đấu nhiều hơn, nên tương lai nghề nghiệp ảm đạm chưa chắc đã đủ khả năng làm họ thay đổi ý kiến. Và một khi tâm lí bầy đàn vẫn tồn tại ở ngành học đầy hấp dẫn này thì tình hình còn chưa thể thay đổi.

Ngành giáo dục nên làm gì? Đa số học sinh, sinh viên được hỏi đều cho rằng sinh viên kinh tế ra trường sẽ có

tương lai tốt hơn các ngành học khác, như dễ kiếm việc, lương cao... Những ý nghĩ như vậy dần trở thành mặc định, ăn sâu vào tư tưởng của một bộ phận không nhỏ bạn trẻ. Hình ảnh những doanh nhân, nhân viên văn phòng chững chạc trở thành hình mẫu mơ ước của nhiều người.

Thực tế liệu có như những gì họ tưởng tượng? Sự thật là cái gì cũng có giá của nó.

Ngành kinh tế nói chung có thể giúp người lao động có mức sống cao hơn, nhưng đổi lại nó đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc về kiến thức, kỹ năng cũng như nhiều yêu cầu khác. Hơn nữa, bất cứ ngành nghề nào cũng có chu kỳ phát triển của nó, kinh tế, đặc biệt là ngân hàng, cũng không phải ngoại lệ. Khi trên đà tăng trưởng, cầu nhân lực tăng cao, đến một lúc nào đó, khi đã đủ lao động trong ngành, việc làm sẽ trở nên khan

18

Yesnews 04 - 2013

hiếm hơn nhiều. Nếu ở vào thời kỳ suy thoái, các doanh nghiệp, ngân hàng còn có xu hướng cắt giảm nhân lực để tối thiểu hóa chi phí.

Bên cạnh đó, kinh tế trở nên nhiều sức hút một phần vì nó gắn liền với hai khối thi

A, D vốn đã rất được ưa chuộng, trong khi khối B được ít người yêu thích hơn, còn khối C gần như thất sủng. Chương trình học có nhiều bất cập cùng với cách truyền tải kiến thức khô khan, sách vở khiến học sinh quay lưng với các môn xã hội. Biết tin không thi tốt nghiệp môn sử, học sinh xé giấy ngập trường để ăn mừng. Chắc chắn học sinh ở các trường khác sẽ có những cách khác nhau để thể hiện niềm vui, khác là có “may mắn” được lên báo hay không. Vô hình trung, ngày từ thời phổ thông, ranh giới giữa các sự lựa chọn ngành nghề đã được hình thành tương đối rõ ràng.

Khoảng hai năm trở lại đây, việc dư thừa nhân lực ngành kinh tế, kế toán, tài chính

– ngân hàng, quản trị kinh doanh trở thành vấn đề nóng, nhận được sự quan tâm của công luận. Đa số ý kiến cho rằng thị trường lao động ngành kinh tế đang rất cạnh tranh, trong khi một số vẫn kỳ vọng vào sự bình ổn trong tương lai. Rất nhiều sinh viên kinh tế ra trường gặp khó khăn trong quá trình xin việc làm, phần lớn trong số đó phải làm trái ngành trái nghề để trang trải cuộc sống, mặc dù vẫn có một số người nhất định kiếm được việc làm tốt đúng ngành nghề ngay sau khi ra trường. Để giải quyết được vấn đề này, nhất thiết phải có một lộ trình rõ ràng, vạch rõ chiến lược và đưa ra sách lược hợp lý cho từng giai đoạn. Các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách về lao động thường chỉ có hiệu ứng ngắn hạn, trong khi tình hình luôn biến chuyển. Bởi vậy cần nhìn thẳng gốc rễ vấn đề để có thể tìm ra những giải pháp tối ưu nhất: đó là tâm lí xã hội. Làm thế nào để học sinh không ảo tưởng về tương lai? Làm thế nào để các em không quay lưng với các môn xã hội? Làm thế nào để vai trò của khối ngành kỹ thuật - xương sống của bất cứ nền kinh tế nào - được nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn nữa?... Đó mới thực sự là những bài toán đang cần lời giải, chứ không chỉ quẩn quanh với những thứ bề nổi như hiện nay chúng ta đang làm.

Chỉ là một góc của ngành giáo dục, nhưng để tìm ra biện pháp tháo gỡ một cách

triệt để cũng không hề đơn giản. Giáo dục Việt Nam mắc nhiều căn bệnh trầm kha, những căn bệnh ấy lại liên quan đến nhau nên cần một cuộc đại phẫu lớn để giải quyết tất cả. Dù đau đớn và phải đánh đổi nhiều thứ, nhưng chỉ có cách đó mới giúp Việt Nam có thể nghĩ đến một nền giáo dục thực lực, chất lượng, đóng góp có ích cho sự phát triển nước nhà.

Đỗ Phương Dung

19

Yesnews 04 - 2013

Trường Đại học là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, không

những giỏi về lý thuyết mà còn giỏi trong thực hành. Muốn vậy, việc gắn kết giữa lý thuyết được đào tạo trong nhà trường với thực tiễn cần phải được coi trọng. Một trong những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên trong trường đại học đó là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viện, tăng cường “tính đại học” trong các trường đại học. NCKH trong sinh viên không những giúp sinh viên có thể hiểu rõ hơn về cả lý luận và thực tiễn nghiên cứu, quan trọng hơn nữa, hoạt động này sẽ giúp sinh viên nâng cao khả năng tư duy logic, trình bày vấn đề một cách khoa học. Trên thực tế, sinh viên thường thực hiện đề tài NCKH về một vấn đề cụ thể, tìm hiểu kỹ về vấn đề đó. Tuy nhiên, kết quả đạt được không chỉ là kiến thức về lĩnh vực đó mà là khả năng phân tích và tìm hiểu kiến thức của hầu hết tất cả các lĩnh vực do họ đã có trong tay phương pháp nghiên cứu một cách khoa học. NCKH thực sự là hoạt động bổ ích giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng cho sinh viên trong quá trình học tập.

Bài viết này tìm hiểu về mối quan tâm của sinh viên tới NCKH tại trường Đại học kinh tế quốc dân, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng mối quan tâm của sinh viên với hoạt động NCKH

1. Sự quan tâm về NCKH của sinh viên trường Đại học KTQD Trong những năm gần đây, trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa và hội nhập, các

trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức cho sinh viên NCKH, đổi mới cách dạy cách học theo hướng lấy người học làm trung tâm, lấy tự học, tự nghiên cứu làm bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong tiến trình CNH – HĐH và hội nhập. Phong trào NCKH sinh viên cũng được quan tâm và đẩy mạnh.

Tuy nhiên, hoạt động NCKH của sinh viên được đẩy mạnh nhưng chưa đạt hiệu quản về chất lượng và số lượng.

20

Yesnews 04 - 2013

Về số lượng, khảo sát 387 sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân về mức độ quan tâm và tham gia NCKH sinh viên cho thấy hoạt động NCKH trong sinh viên chưa diễn ra sôi nổi và còn mang tính thụ động.

Sinh viên năm thứ nhất có mức độ quan tâm NCKH cao nhất so với các năm khác, trong khi đó tỷ tham gia NCKH còn thấp. Đó là do khi mới bước chân vào đại học, sinh viên cảm thấy thích thú và rất quan tâm đối với tất cả các hoạt động đang diễn ra, trong đó có NCKH – một hoạt động khá mới mẻ đối với tân sinh viên. Tuy nhiên, nhóm sinh viên này còn thiếu kỹ năng và hạn chế về kiến thức để có thể quyết định tham gia NCKH. Do vậy, tỷ lệ tham gia của sinh viên năm thứ nhất là 14,72% (bảng 1).

Sang năm thứ hai, mức độ quan tâm của sinh viên giảm và thấp hơn năm thứ nhất. Mức độ tham gia NCKH gần như đứng yên với tỷ lệ là 15,07%. Đối với đa số các sinh viên, năm thứ hai chưa phải là thời điểm tham gia. Họ cảm thấy mình cần rèn luyện thêm về mặt học tập hơn nữa để có đủ sức thực hiện một đề tài NCKH. Điều đó chứng tỏ tính thụ động trong NCKH. Bởi vì hoạt động đó có thể thực hiện bất cứ lúc nào, bất chấp đó là ai, miễn là sinh viên có đủ lòng đam mê và sự kiên trì tìm tòi.

Bảng 1: Mức độ quan tâm và tham gia NCKH của sinh viên trường ĐH KTQD

Nguồn: CLB Sinh viên NCKH trường ĐH KTQD

Sinh viên năm thứ ba được coi là lực lượng chủ yếu tham gia hoạt động NCKH.

Mức độ quan tâm đến hoạt động NCKH của nhóm sinh viên tăng so với năm thứ hai. Trong bốn năm học, sinh viên năm thứ ba có mức độ tham gia NCKH cao nhất với 47,5%. Có thể nói, năm thứ ba là năm thuận lợi nhất khi tham gia NCKH. Khi đó, sinh viên đã năm được phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học ở đại học, có thể lập

67.48%

53.27%57.86%

20.10%

59.60%

14.27%15.07%

47.50%

3.01%

19.56%

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

80.00%

1 2 3 4 chung

Mức độ quan tâm

Mức độ tham gia

21

Yesnews 04 - 2013

kế hoạch sắp xếp thời gian một cách hợp lý, đồng thời học chưa phải vào thực tập tốt nghiệp như năm thứ tư. Tuy nhiên, xem xét mục đích NCKH là gắn liền với đào tạo sinh viên đại học thì tỷ lệ này còn khá thấp. Hoạt động NCKH cần được hầu hết sinh viên, đặc biệt sinh viên năm thứ ba hưởng ứng, từ đó nâng cao hiệu quả đào tạo về cả lý thuyết và thực hành.

Đối với năm thứ tư, mức độ quan tâm và tham gia NCKH giảm rõ rệt. Thời gian phát động và chính thức tiến hành hoạt động NCKH của sinh viên trùng với thời gian đi thực tập, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, do đó họ ít quan tâm tới đề tài NCKH. Tỷ lệ tham gia 3% đã phản ánh thực trạng đó.

Về chất lượng đề tài, nhiều đề tài tốn khá nhiều thời gian, công sức và chi phí nhưng chưa mang lại hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nghiên cứu, bổ sung những kiến thức cần thiết cho sinh viên… gây lãng phí. Một số đề tài nộp lên do yêu cầu từ quá trình học tập của khoa, viện nên chất lượng còn hạn chế, chưa được chỉnh sửa kỹ càng về hình thức và quan trọng hơn, được sao chép y nguyên từ những nguồn tài liệu không đáng tin cậy về mặt học thuật khiến tri thức được nghiên cứu trong bài viết không được lựa chọn kỹ càng, đôi khi dẫn tới sự sai lệch về bản chất vấn đề nghiên cứu.

2. Một số giải pháp nhằm tăng sự quan tâm của sinh viên trường

ĐH KTQD tới hoạt động NCKH Hoạt động NCKH của sinh viên là một hoạt động rất quan trọng trong việc biến quá

trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học; do đó, để phát triển NCKH sinh viên theo chiều sâu, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường, bài viết xin đưa ra một số giải pháp như sau:

2.1. Phát triển nhiều phong trào NCKH trong sinh viên Với mục tiêu là mong muốn ngày càng nhiều sinh viên quan tâm và có tình thần

tham gia NCKH, nhà trường cần tổ chức nhiều chương trình tìm hiểu về nghiên cứu khoa học, các buổi thảo luận về những vấn đề khoa học thực tế để gợi mở cho sinh viên các hướng NCKH có tính mới, tính hiểu quả cao.

Để tăng số lượng sinh viên thực sự quan tâm tới NCKH, cần khuyến khích sinh viên NCKH thông qua các chính sách ưu tiên cho sinh viên tham gia NCKH, cộng điểm phẩy hợp lý cho các sinh viên có thành tích cao trong NCKH cấp Trường, cấp Bộ…

22

Yesnews 04 - 2013

Thực hiện một đề tài NCKH cần rất nhiều thời gian và công sức, do vậy, cần có những chính sách giúp đỡ cho các sinh viên trong thời gian làm đề tài để không ảnh hưởng tới quá trình học tập. Một nguyên nhân dẫn tới tình trạng khá nhiều người tham gia NCKH nhưng số lượng hoàn thành đề tài và nộp chiếm tỷ lệ không cao một phần là do sự bất cập trong khoảng thời gian hoàn thành NCKH. Thông thường, tầm cuối tháng 4, đầu tháng 5, các đề tài NCKH phải được hoàn thành và nộp lên Khoa, Viện. Tuy nhiêm đây cũng là thời gian của các sinh viên hoàn thành các bài thuyết trình, thảo luận, thực hiện các bài kiểm tra và thi cuối kỳ ở trên lớp. Dù chủ động ôn tập trước về mặt thời gian, song không thể tránh khỏi tình trạng dồn dập về lịch thi cử khiến nhiều đề tài đang thực hiện phải dừng lại. Chính vì vậy, cần có một chính sách phù hợp hơn về thời gian hoàn thành đề tài NCKH để có nhiều đề tài được nộp hơn.

2.2. Tăng tính chủ động của sinh viên trong quá trình gắn liền hoạt động

NCKH với học tập trên lớp Thứ nhất, hoạt động học tập trên lớp là rất quan trọng vì nó là nền tảng kiến thức cơ

bản giúp sinh viên có cái nhìn đúng đắn về khoa học và về vấn đề thực tiễn khách. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ tìm hiểu kỹ hơn về những vấn đề mình yêu thích và đang quan tâm, từ đó có thể xác định những vấn đề chưa được giải quyết nhằm hình thanh nên ý tưởng cho đề tài NCKH. Chính vì vậy, việc đầu tiên đó là sinh viên nên nắm chắc những kiến thức cơ sở trên giảng đường.

Thứ hai, các bạn sinh viên nên tìm hiểu các cách tiếp cận vấn đề, tư duy logic trong đề tài NCKH. Mỗi năm, các trường đều có một khối lượng đề tài NCKH khá lớn, đó chính là những nguồn tài liệu tham khảo tốt về phương pháp NCKH. Sinh viên có thể đọc những đề tài được các thầy cô đánh giá cao nhằm hiểu được cách thức làm đề tài. Thực tế cho thấy, nhiều bạn sinh viên có quan tâm tới NCKH nhưng nghĩ mình không làm được vì nó nằm ngoài khả năng của mình. Vì vậy, việc chủ động tiếp cận NCKH thực sự sẽ giúp các bạn sinh viên hiểu đúng đắn hơn về NCKH và không tư tưởng sợ khi nghĩ về việc làm đề tài NCKH.

Trên đây là một số giải pháp dưới giác độ của một sinh viên đã từng tham gia NCKH. Tất nhiên, còn nhiều giải pháp thiết thực hơn nữa để nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của sinh viên, giúp gắn liền hoạt động đào tạo với tự học trong sinh viên, tuy nhiên, đây là hai giải pháp quan trọng nhất theo quan điểm cá nhân tác giả bài viết, giúp hoạt động này phát triển hơn trong thời gian tới.

Nguyễn Quang Thái

23

Yesnews 04 - 2013

: Cắt giảm gần một phần ba chi tiêu cho giáo dục đại học

Trong quá trình soạn thảo kế hoạch ngân sách cho nước Mỹ trong năm tới, các nhà chức trách bang đang phải đối mặt với thách thức trong việc tái đầu tư vào hệ thống giáo dục đại học công lập sau nhiều năm cắt giảm liên tục – không những do cuộc suy thoái kinh tế mà còn do sự miễn cưỡng trong việc tăng nguồn thu bổ sung của chính quyền các bang. Cho nên, việc đổi mới đầu tư vào giáo dục sẽ là ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách Mỹ trong thời kỳ hiện nay, nhằm thúc đẩy chất lượng cũng như khả năng chi trả cho giáo dục bậc đại học.

Thực tế cho thấy, trong 5 năm qua, hầu hết các bang trên toàn nước Mỹ đã thực hiện những cắt giảm nghiêm trọng trong tài trợ cho giáo dục đại học. Trong năm tài khóa 2013 này, chi tiêu trên một sinh viên đại học của các bang chỉ còn $ 2.353, ít hơn 28% so với năm 2008, (ngay trước cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu với sự sụp đổ của tập đoàn Lehman Brothers).

Trong đó, điển hình là 2 bang Arizona và New Hampshire đã thực hiện cắt giảm lên đến hơn một nửa chi tiêu trên mỗi sinh viên, 9 bang khác đã cắt giảm hơn một phần ba nguồn tài trợ.

Mỹ

24

Yesnews 04 - 2013

Cắt giảm mạnh ngân sách của các bang có tác động rất lớn đối với các trường cao đẳng và đại học công lập tại Mỹ, vì tới 53% kinh phí cho quá trình giảng dạy tại các trường này là do các bang và chính quyền địa phương cung cấp. Khi nguồn tài trợ này bị cắt, các trường học này thường phải lựa chọn hoặc tăng học phí, hoặc cắt giảm chi tiêu, hoặc là cả hai. Tăng học phí. Tính trên cả nước, kể từ năm học 2007-2008, học phí đã tăng 27%, tương đương $1.850 mỗi học sinh (đây là con số đã được điều chỉnh theo lạm phát). Ở một số bang học phí đặc biệt tăng vọt, điển hình là 2 bang California và Arizona với mức tăng vượt quá 70%. Gia tăng trong trợ cấp liên bang, dưới các hình thức như hỗ trợ thêm 17 tỷ cho quỹ Pell Grants và mở rộng tín dụng thuế giáo dục đại học, vẫn không đủ để bù đắp mức học phí không ngừng tăng lên.

25

Yesnews 04 - 2013

Các bang cắt giảm ngân sách cho giáo dục đại học, tất yếu dẫn đến sinh viên phải gánh chịu phần lớn hơn của chi phí. Tuy nhiên, toàn bộ các khoản tăng lên của học phí ở các trường đại học và cao đẳng công lập trong vòng 25 năm qua chỉ đủ đề bù đắp cho lượng kinh phí bị cắt giảm, tức là không hề có khoản kinh phí bổ sung nào để cải thiện các chương trình, dịch vụ hay hỗ trợ cho các khoản chi tăng nhanh hơn so với tỷ lệ lạm phát, mà điển hình là chi phí chăm sóc sức khỏe cho đội ngũ cán bộ giáo viên.

Xu hướng này khiến cho sinh viên phải nhận phần trách nhiệm chính trong việc chi trả cho hệ thống giáo dục đại học, trong khi các cơ sở giáo dục này vẫn chưa thể thực hiện được những cải tiến về mặt chất lượng.

Học phí tăng lên đẩy nhanh xu hướng suy giảm khả năng chi trả cho giáo dục đại học trong dài hạn.

Trong khi sinh viên phải chịu nhiều hơn chi phí cho giáo dục, sự gia tăng của mức học phí lại đang vượt xa tốc độ gia tăng trong thu nhập trung bình, nhất là ở thời điểm mà dân chúng vẫn đang quay cuồng sau những hậu quả của cuộc suy thoái như hiện nay.

So với năm 2008, thu nhập trung bình của các hộ gia đình hiện tại vẫn thấp hơn 8%. Thất nghiệp vẫn tiếp tục ở mức cao với con số được công bố chính thức là 7,7%, đó là chưa kể tỷ lệ thiếu việc làm và số người đã từ bỏ hi vọng tìm việc. Bên

26

Yesnews 04 - 2013

cạnh đó, việc Tổng thống Barack Obama vừa ký sắc lệnh cắt giảm 85 tỷ USD hôm 2/3 vừa qua sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của dân chúng Mỹ.

Do đó, tài chính eo hẹp là một rào cản lớn đối với những thanh niên đang có mong muốn theo đuổi giáo dục đại học, đặc biệt đối với những ai đến từ các gia đình có mức thu nhập thấp.

Trong khi đó, trung tâm Georgetown nghiên cứu về giáo dục và lực lượng lao động cho biết đến năm 2018, 62% việc làm tại Mỹ sẽ đòi hỏi trình độ đại học – cao đẳng, con số này là 59% trong năm 2007 và 28% năm 1973. Trung tâm này cũng dự đoán, vào thời điểm đó, số sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ ít hơn tới 3 triệu so với nhu cầu của thị trường lao động.

Cắt giảm kinh phí, thường kéo theo sự đi xuống trong chất lượng đào tạo.

Học phí tăng lên chỉ bù đắp được phần nào những mất mát doanh thu từ việc cắt giảm ngân sách nhà nước. Các trường đại học và cao đẳng công lập của Mỹ hiện nay vẫn phải tiết kiệm tối đa chi phí thông qua việc cắt giảm hàng loạt các vị trí giảng viên, dừng nhiều khóa học, đóng cửa các cơ sở vật chất như các phòng thí nghiệm máy tính, cắt xén các dịch vụ thư viện, và thậm chí là đóng cửa trường học. Chỉ tính riêng tại bang Arizona, hơn 2.100 cán bộ giảng viên trong các trường đại học bị đẩy vào tình trạng mất việc; 8 trường đại học đào tạo từ xa đã phải đóng cửa và 182 chương trình ngừng hoạt động.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu gần đây đều ủng hộ ý tưởng cho rằng các khoản tài trợ hợp lý cho giáo dục đại học có thể giúp sinh viên - đặc biệt những sinh viên đến từ những gia đình có thu nhập thấp - ở lại trường và hoàn thành chương trình học. Đầu tư vào các dịch vụ hỗ trợ tư vấn sinh viên có ảnh hưởng đặc biệt lớn đến tỷ lệ tốt nghiệp của các sinh viên có năng lực học tập yếu hơn và với tình trạng tài chính khó khăn hơn. Những sinh viên này cần được hướng dẫn, kèm học thường xuyên hơn để chắc chắn rằng họ vẫn bắt

27

Yesnews 04 - 2013

kịp với khóa học, và cần được định hướng chương trình học phù hợp nhất để có thể tốt nghiệp. Nhưng những cắt giảm trong ngân sách các bang hiện nay đang ngăn cản các trường đại học thực hiện được các khoản đầu tư này.

Ngoài ra, cắt giảm kinh phí còn khiến các trường đại học, cao đẳng công lập tại Mỹ gặp rất nhiều khó khăn trong việc mời các giáo sư hay các giảng viên kì cựu. Nhiều trường học thậm chí đã chấp nhận thuê các giáo viên ít kinh nghiệm hay những cán bộ làm việc bán thời gian như một biện pháp tiết kiệm chi phí, gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả của các sinh viên.

Mở rộng quy mô lớp học và liên tục tăng cường độ làm việc cũng như trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giáo viên - cũng là hậu quả của cắt giảm ngân sách – đã tác động tiêu cực đến chất lượng giáo dục đại học Mỹ hiện nay.

Các quyết định thu chi ngân sách hợp lý sẽ quyết định triển vọng của nền kinh tế Mỹ

Tái đầu tư vào giáo dục đại học công lập cần phải là một ưu tiên hàng đầu cho các nhà hoạch định chính sách tại Mỹ nếu họ quan tâm đến triển vọng phát triển của lực lượng lao động và sự thành công của nền kinh tế trong dài hạn. Chất lượng giáo dục đi xuống trong khi học phí ngày một gia tăng tại các trường đại học và cao đẳng công lập trên toàn nước Mỹ hiện nay sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sinh viên, gia đình của họ, và rộng hơn là cả nền kinh tế nước này.

Để có thể đổi mới đầu tư nhà nước trong giáo dục đại, hầu hết các bang sẽ cần phải xây dựng được các nguồn thu ngân sách mới, trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi chậm chạp sau suy thoái và còn rất nhiều các khoản mục thiết yếu khác trong dịch vụ công cộng cũng đòi hỏi được tái đầu tư sau nhiều năm bị cắt giảm sâu rộng.

Nguyễn Hồng Ngọc

(Theo Center on Budget and Policy Priorities )

28

Yesnews 04 - 2013

Alissa Quart học đọc khi lên ba tuổi. Đến khi cô lên năm, cha cô dạy cho cô bé về nghệ thuật hiện đại. Trong trường tiểu học, cô bé đã dạy cho bạn bè của mình tập đọc. Lên bảy, cô đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình. Mười tuổi, cô đã giảng dạy cho bạn bè mình mọi thứ từ những bộ phim cho đến chiêm tinh học. Cô thường xuyên đọc một cuốn sách chỉ trong một ngày. Khi đang học tại một trường nữ sinh năm 13 tuổi, cô đã chỉnh sửa các bài viết của cha mình. Với tuổi 17, cô đã chiến thắng trong hàng loạt cuộc thi sáng tác.

Có ai có thể chắc rằng một cuộc sống thời thơ ấu đáng ngưỡng mộ sẽ tạo ra một thanh niên đầy tươi sáng cho sự khắc nghiệt của cuộc sống trí tuệ trong tương lai. Không thực sự như vậy, Quart viết, bây giờ cô đã 34, trong cuốn sách mới của cô, Những đứa trẻ trong nhà kính: Tác động của sự nhồi nhét đối với Thần đồng trẻ thơ. "Tôi đã là một đứa trẻ- được tạo ra, thổi phồng như quả bóng và sau đó là để tự bị xì hơi – việc này đã để lại cho tôi một cảm giác khác biệt của sự thất bại." Quart là rất thành thật khi nói về những trải

29

Yesnews 04 - 2013

nghiệm thời thơ ấu không bình thường của mình. "Cha tôi đã nổi giận khi có người cho rằng ông chính là một kẻ áp đặt độc đoán. Nếu tôi ngồi lặng lẽ và làm thơ trữ tình về cây cỏ, tôi cũng chỉ như một trái đào tươi, như bao đứa trẻ khác mà thôi. Cha tôi luôn cứng nhắc trong việc mà ông nghĩ sẽ giúp số phận tôi trở nên tốt đẹp hơn - Và hơn nữa là cả số mệnh của gia đình chúng tôi. " Nhưng, Quart tiếp tục trong Những đứa trẻ trong nhà kính: "Tôi còn quá nhỏ cho những bộ phim hay tiểu thuyết kinh điển mà tôi đã bị bắt ép phải đọc và nuốt trôi. Kế hoạch của cha tôi đã thành công ở một mức độ nào đấy, và tất nhiên, tôi đã trở thành một đứa trẻ trong nhà kính".

Trong cuốn sách của mình, Quart đã chỉ ra những sức ép được đưa đến cho những đứa trẻ mang danh thần đồng. Thần đồng thực sự là rất hiếm, Quart nói. Định nghĩa của bà về thần đồng là: "Một đứa trẻ với một kỹ năng hoặc một khả năng vô cùng xuất sắc, vượt xa số tuổi của họ." Những đứa trẻ có năng khiếu thì có xu hướng được xác định với chỉ số IQ cao. Họ có khả năng trong cờ vua, âm nhạc và toán học, nhiều hơn trong các lĩnh vực định lượng và ít trong lĩnh vực định tính, trong đó "năng khiếu của những đứa trẻ trong nhiều trường hợp rất khó để đo lường được." Nhưng sau đó có Marla Olmstead, một nghệ sĩ bốn tuổi mà Quart đã gặp gỡ, với hàng chục bức tranh sơn dầu trừu tượng màu sắc rực rỡ đã mang lại 300.000 USD, cô bé này đã nhận được các cuộc gọi từ Oprah Winfrey và David Letterman.

Trong cuộc sống với những vị phụ huynh đầy tham vọng, người ta đã sáng tạo ra rất nhiều sản phẩm phát triển cho bé trước khi sinh và các thiết bị giảng dạy cao (Baby Einstein DVD), cha mẹ ngày càng cảm thấy lo lắng trong việc giúp đỡ con cái của họ theo kịp với những đứa bé hàng xóm . Nhưng các biện pháp đó nhiều khi đã không hiệu quả, Quart viết, và thậm chí có thể phản tác dụng. "Đối với những đứa trẻ có năng khiếu, đặc biệt là rất có năng khiếu, thì việc nuôi dưỡng năng khiếu không đúng cách không chỉ là một sự lãng phí tiền bạc, mà còn gây hại với trẻ”, bà viết. "Sự dồn ép quá tải có thể tạo ra các vấn đề về lòng tự trọng, sự lo lắng và những mối lo về thần kinh." Một ví dụ điển hình là Brandenn Bremmer, một thiếu niên có chỉ số IQ trên 160, có mặt trên khắp các trang tin quốc gia Mỹ cúng như thế giới khi vào đại học lúc 10 tuổi. Cậu bé đã nói với Quart trong một cuộc phỏng vấn rằng, "Mỹ là một xã hội đòi hỏi sự hoàn hảo”. Vào tháng Ba năm 2005, ở tuổi 14, cậu ta đã tự tử bằng một cú bắn vào đầu mình. Những vấn đề này không hề trừu tượng đối với Quart, cô ấy đã nói với Tạp chí Time rằng cô vẫn còn gặp nhiều khó khăn. "Tôi đã kết hôn, là mẹ của những đứa trẻ, tôi giờ đây gần như bình thường như bao người phụ nữ khác, nhưng để được như vậy, mọi thứ đã không hề dễ dàng, tôi đã phải nỗ lực rất nhiều, và tôi đang cố gắng để tìm ra những

30

Yesnews 04 - 2013

nguyên căn gây nên những áp lực đó. Những đứa trẻ được cho là có năng khiếu hay tài năng đặc biệt có thể sẽ không làm được những việc tốt như những đứa trẻ bình thường khác. Phụ huynh thường kỳ vọng quá nhiều vào chúng và sẽ tỏ ra thất vọng khi chúng không làm được những việc đơn giản, hay khi trẻ làm được, lại coi đó là điều hiển nhiên. Bạn hãy nhớ rằng, khi trẻ thực hiện một công việc tốt, hãy nói với chúng “Con đã làm điều đó, Bố mẹ thực sự vui vì con đã làm được điều đó thật tốt”, dù con bạn là thần đồng hay chỉ là đứa trẻ nghịch ngợm. Và lời khuyên của cô ấy cho những người khác đó là: "Hãy chú ý đến việc làm của những đứa trẻ, những hoạt động, quá trình tự làm việc của chúng. Những đứa trẻ đang cố gắng, chúng đang làm những điều tốt đẹp, chúng học cách làm mọi việc. Mỗi việc chúng làm dù đều rời rạc, thì đó cũng là cả sự cố gắng, đừng bao giờ yêu cầu sự hoàn hảo”.

Quart đã tìm đến những thần đồng và trẻ em có năng khiếu trong khi nghiên cứu cuốn sách của mình, cũng như cha mẹ của chúng. Nỗ lực làm việc chăm chỉ của cô đã được đền đáp: cuốn sách của Quart đã thu hút được lời khen ngợi như các ấn phẩm Publishers Weekly, Mary Pipher, tác giả best-seller của Reviving Ophelia, cũng là một người hâm mộ đã nói rằng: "Cuốn sách thứ hai của Quart là tác phẩm văn học hạng nhất". Và từ nay sẽ có thêm nhiều cha mẹ có thể được hưởng lợi ở sự đúc kết khôn ngoan từ quá khứ đầy khó khăn mà Quart đã trải qua để nuôi dưỡng những tài năng của mình một cách thông minh và nhẹ nhàng, chứ không phải là nghiền nát tuổi thơ của chúng.

Theo thống kê, trong 210 đứa trẻ được đánh giá là thần đồng, chỉ có 6 người trở nên thành công khi lớn lên, với những đứa trẻ còn lại, không ít đã tự tử, nghiện ngập, vào tù hay có cuộc sống khó khăn, tất cả đều bị áp lực từ sự kỳ vọng quá lớn của xã hội.

Vì vậy, việc nuôi dạy để một đứa trẻ được cho là thần đồng lớn lên và phát triển như tiềm năng thực sự của chúng thật không hề dễ dàng. Các ông bố, bà mẹ sẽ luôn phải chú ý vào cách giáo dục của mình để không phản tác dụng, nhưng trên hết, cách tốt nhất mà các nhà khoa học cũng như các nhà tâm lý đã chỉ ra đó là việc để trẻ được phát triển một cách tự nhiên- giống như cách phát triển của mọi đứa trẻ bình thường khác - giúp trẻ định hướng và được tự lựa chọn chứ không gò bó hay ép buộc theo ý của bạn.

Võ Hoàng Hải

(Theo Time)

31

Yesnews 04 - 2013