yesnews 11 2011

22
Yesnews No.5 11/2011 Hội sinh viên ĐH KTQD CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Bản tin Sinh viên Nghiên cứu Khoa học CUỘC KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ Ở CHÂU ÂU Nếu ngày mai.. “DŨNG SĨ DIỆT SINH VIÊN” ĐỐI MẶT VỚI... SÁCH GÌ CHO SINH VIÊN neu?

Upload: minerva-athena

Post on 10-Mar-2016

227 views

Category:

Documents


6 download

DESCRIPTION

yesnews 11 2011

TRANSCRIPT

Page 1: yesnews 11 2011

Yesnews No.511/2011

Hội sinh viên ĐH KTQDCLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học

Bản tin Sinh viên Nghiên cứu Khoa học

CUỘC KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ

Ở CHÂU ÂU

Nếu ngày mai...

“DŨNG SĨ DIỆT SINH VIÊN”

ĐỐI MẶT VỚI...

NỢ CÔNG

SÁCH GÌ CHO SINH VIÊN

neu?

Page 2: yesnews 11 2011

Điểm nóng - xăng dầu cần lời giải đáp

Vàng trong nước hiện sẽ ra sao?

Tại hội thảo “Quản lý, điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện

Tại cuộc hội thảo, các số liệu của 3 bên liên quan Bộ Tài chính, Bộ Công thương và doanh nghiệp xăng dầu càng gây mơ hồ cho dư luận. Bộ Công thương cho rằng xăng dầu bị lỗ và không đồng tình với việc giảm giá. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ thông qua các số liệu của ngành Hải quan chứng minh tại thời điểm giảm giá xăng 26/8, các doanh nghiệp xăng dầu đang lãi tới 780 đồng/lít xăng, chưa kể mức lãi định mức 300 đồng/lít. Con số này hoàn toàn trái ngược với khẳng định của đại diện Bộ Công thương cho rằng các doanh nghiệp xăng dầu bị lỗ. Còn bên doanh nghiệp, trực tiếp Tổng giám đốc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam cho hay, mức lãi dựa trên giá vốn thực sự tại đơn vị chỉ là lãi 219 đồng/lít xăng và sau khi giảm giá, đã chuyển sang lỗ 135 đồng/lít và luôn tính lỗ tới 9 tháng đầu năm là ước khoảng 2000 tỷ . Ấy vậy mà trước thềm khi phát hành cổ phiếu lần đầu tiên của Petrolimex lại báo cáo có lãi (lãi 913 tỷ năm 2008, 2880 tỷ năm 2009, 81 tỷ năm 2010). Những việc này cần được giải đáp cụ thể, Bộ Tài chính sẽ vào cuộc trong thời gian sắp tới ở 4 doanh nghiệp xăng dầu có thị phần lớn ở Việt Nam trong 7-10 ngày nghiêm túc theo đúng pháp luật.

Trong suốt thời gian qua, vàng liên tục tăng giá trạm đỉnh ở ngưỡng hơn 49 triệu đồng/ lượng.

CPI tháng 9/2011 Theo công bố của Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2011 tăng 0,82% so với tháng 8, tăng 16,63% so với tháng 12/2010 và tăng 22,42% so với tháng 9/2010 (bình quân 9 tháng 2011 tăng 18,16% so với cùng kỳ năm trước. CPI theo năm đã trượt khỏi đỉnh trong tháng này, chỉ còn tăng 22,42% so với cùng kỳ, từ mức 23,02% của tháng trước.). Như vậy, tháng 9 có CPI tăng thấp nhất so với 13 tháng qua. Do nhiều nguyên nhân trong đố nguyên nhân cơ bản là nền kinh tế vĩ mô đã qua thời kì khó khăn và đã có dấu hiệu tốt đẹp. Tăng trưởng kinh tế liên tục tăng, tỷ giá nhìn chung ổn

nay” do Bộ Tài chính tổ chức vào sáng 20/9 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khẳng định: “Đến cuối năm 2011, giá xăng dầu vẫn chưa thể vận hành theo đúng quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ- CP, dù các doanh nghiệp có đủ điều kiện để tăng giá đi chăng nữa thì từ nay đến cuối năm sẽ không có chuyện tăng giá xăng”.

Tính cuối tuần qua có thời điểm giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới tới 4.13 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch cao chưa từng có từ trước tới nay. Giá vàng từ trước tới nay được hiểu là tính toán dựa trên công thức: Giá bán = giá NK (giá vàng thế giới quy theo tỉ giá) + thuế NK + phí vận chuyển + phí gia công chế tác. Trong đó thuế NK đã được Bộ Tài chính điều chỉnh về 0% kể từ đầu năm nay. Do đó, giá vàng chỉ còn phụ thuộc vào ba yếu tố còn lại, trong đó giá vàng thế giới là yếu tố quyết định bởi tỉ giá trong nhiều tháng qua đã được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát bình ổn. Còn phí vận chuyển và gia công chế tác chỉ chiếm khoảng mức 1% trong giá thành bán ra. Nếu cứ theo công thức trên thì khi giá vàng thế giới giảm thì giá vàng trong nước phải giảm theo. Chỉ trong chưa đầy hai tháng qua, Ngân hàng Nhà nước liên tục phải dùng đến biện pháp cho nhập khẩu vàng để bình ổn thị trường. Và một lần nữa, cuối tháng 9 này, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp sẽ cho nhập khẩu vàng để bình ổn thị trường. Kết quả sẽ đi đến đâu? Với việc liên tiếp cho nhập khẩu vàng, liệu Ngân hàng Nhà nước có phải đánh đổi với áp lực bình ổn tỷ giá USD/VND và các mối liên hệ? Câu hỏi này còn đang chờ lời giải đáp.

định. Tuy nhiên chưa thể chủ quan với lạm phát. GDP chín tháng tăng 5,76%

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế trong 9 tháng đầu năm đạt, 406.308 tỷ đồng (tính giá so sánh 1994), tăng 5,76% so với cùng kỳ 2010. Nếu căn cứ trên giá thực tế, con số này đạt khoảng 1,7 triệu tỷ đồng.

Sau 3 quý, tình hình sản xuất - kinh doanh tại khu vực công nghiệp được đánh giá là khả quan nhất với mức tăng trưởng 6,62%, dịch vụ tăng 6,24%. Tuy nhiên, tăng trưởng tại khu vực nông nghiệp chỉ đạt chưa đầy 2,4%. So với cùng kỳ 5 năm gần đây, tăng trưởng của 9 tháng đầu năm nay khá thấp (chỉ cao hơn năm suy thoái 2009 - 4,59%). Trong năm 2007, tăng trưởng đạt cao nhất ở mức 8,16%. GDP năm 2008 và 2010 cùng tăng 6,52%.

Tin Trong nước

11/2011

Page 3: yesnews 11 2011

Sức ép từ nhiều phía về chuyện tăng giá! Điểm qua tình hình trong nước thời gian gần đây cho thấy, điện, xăng dầu, viện phí, giá vé máy bay.... liên tục đề nghị tăng giá. Liệu đây có phải là hiệu ứng tăng giá không?

Trong cuộc họp về phát triển điện EVN và các DN điện đòi tăng giá mà phải tăng ngay trong tháng 9 này. Cùng với xăng, dầu, điện là mặt hàng rất nhạy cảm đối với mặt bằng giá cả nói chung. Ngay sau đợt tăng giá điện và xăng, dầu vào cuối tháng 3-2011, chỉ số giá tiêu dùng liên tiếp trong hai tháng sau đó đã tăng vọt. Vì vậy, nếu tăng giá điện vào thời điểm này, khả năng lạm phát vừa có dấu hiệu hạ nhiệt sẽ lại tăng cao. Theo Bộ Tài chính đã tính toán, tăng giá điện và xăng làm tăng giá các mặt hàng và lạm phát thêm khoảng 2% cho cả năm.

Đòi tăng giá điện chưa kịp lắng thì người dân lại được dịp lo lắng khi Bộ Y tế cũng bày tỏ “ý chí” kiên quyết tăng viện phí. Và cũng như điện, viện phí tăng đang được đặt ra như là đòi hỏi đầu tiên nếu muốn tăng chất lượng khám chữa bệnh và cơ sở y tế.

Cùng với giá xăng dầu, các hãng hàng không vừa đề xuất tăng trần giá vé máy bay nội địa lên 1,5 lần so với mức giá cao nhất hiện nay. Nếu đề xuất này được chấp nhận, giá vé khứ hồi chặng bay TP.HCM - Hà Nội sẽ lên đến 8 triệu đồng/vé.

Nhiều đề xuất tăng giá liên tiếp được đưa ra, và các bên đều có lý do để tăng giá. Các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả cho rằng, với những lý do đó, sẽ còn rất nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ khác cũng “hùa theo” đòi tăng giá. Đó là thực tế mà chúng ta đã chứng kiến hồi đầu năm 2011. Rất có thể, điều đó sẽ tiếp tục xảy ra khi lộ trình giá thị trường tiếp tục được đẩy mạnh.

“Đòi lại”thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột?

Trong thời gian qua, cà phê Buôn Mê Thuột đã bị một doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột sẽ khiến sản phẩm cà phê chính hiệu Buôn Ma Thuột của Việt Nam sẽ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới các nước do xâm phạm độc quyền nhãn hiệu. Trước đó cà phê Đắc Lắc cũng đã bị một công ty của Pháp đăng ký bảo hộ ở hơn 10 quốc gia khác trên thế giới

Trước tình hình trên, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho hay Luật của các nước trong lĩnh vực này đều giống nhau: quyền ưu tiên thuộc về người nộp đơn đăng ký trước, sử dụng trước. Dĩ nhiên vẫn có điều khoản khác: nếu người không phải chủ đích thực mà nộp đơn đăng ký và đã được cấp chứng nhận bảo hộ, thì chủ đích thực có thể đòi lại. Bởi vậy, về mặt lý thuyết, việc khởi kiện và thắng kiện là hoàn toàn có cơ sở. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ những vấn đề liên quan và sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp cũng như tỉnh Đắc Lắc trong vấn đề này.

11/2011

Page 4: yesnews 11 2011

Tin tứcThế giới

ASEAN trước tác động khi kinh tế

Trung Quốc phát triển

Gần đây Trung Quốc tăng cường đầu tư ra bên ngoài, trong đó có nhiều nước ASEAN. Trung Quốc cũng đang là nhà đầu tư nước ngoài số một tại Cam-puchia, Lào.

Trong bối cảnh Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu hàng hóa hàng đầu thế giới, giá trị thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã tăng mạnh từ 35,3 tỷ USD năm 2000 lên gần 293 tỷ USD năm 2010.

Các nước khu vực sẽ được lợi từ chiến lược kinh tế của Trung Quốc: muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu và hướng nhiều vào tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, việc lương bổng ở Trung Quốc tăng lên đang đẩy các nhà đầu tư hướng tới một số nước có giá nhân công rẻ trong khu vực như Việt Nam, Indonesia.

Nợ công của Mỹ:Mỗi phút tăng 3 triệu USD

Nợ công của Mỹ cho tới nay đã lên tới con số khổng lồ là hơn 14.600 tỷ USD, trung bình mỗi phút tăng 3 triệu USD kể từ khi ông Obama làm chủ Nhà Trắng. Đây là lần đầu tiên khối lượng nợ của Mỹ vượt quá 14.000 tỷ USD và gần lên tới mức nợ trần 14.294 tỷ USD mà chính phủ được phép vay nợ

Khủng hoảng nợ công tại châu Âu Ngày 14/9, ông Jacek Rostowski, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ba Lan, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu, tuyên bố tổ chức này có thể bị hủy hoại vì cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu.Theo báo cáo thường niên về tình hình tài chính công châu Âu của Ủy ban châu Âu công bố hôm 13/9, nợ công của 17 nước Khu vực đồng tiền chung sẽ tiếp tục tăng và có thể lên tới 88,7% GDP vào năm 2012, bất chấp việc kinh tế tăng trưởng trở lại.

Theo Ủy ban châu Âu, nợ sẽ chiếm 87,9% GDP của nhóm trong năm nay. Riêng tỷ lệ nợ/GDP của Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha cũng như Italy sẽ lên tới hơn 100%, trong khi mức trần theo quy định của Liên minh châu Âu chỉ là 60%. Năm 2007, tỷ lệ nợ/GDP trong Khu vực đồng tiền chung mới chỉ ở mức 66,3%.

Đồng tiền chung châu Âu cũng giảm giá so với đồng Yên của Nhật Bản, từ mức 105,21 Yên/Euro xuống 104,82 Yên/Euro. Trong khi đó, tỷ giá giữa đồng USD và đồng Yên hầu như không thay đổi so với phiên trước đó, đứng ở mức 76,86 Yên/USD.

Đồng Yên tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chính

Đồng Yên đã tăng lên 76,34 JPY/USD lúc 10:24 sáng 21/9/2011 tại Tokyo từ mức 76,45 tối 20/9/2011 sau khi chạm mức 76,12 - mức cao nhất từ ngày 19 tháng Tám. Trong khi đó, Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ theo quyết định của ngân hàng trung ương Nhật Bản BOJ.

11/2011

Page 5: yesnews 11 2011

Lời cam kết của châu Âu và

Lối thoát hẹp cho Hy Lạp

Hôm qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã thỏa thuận rằng, Hy Lạp sẽ tiếp tục ở lại Khu vực đồng Euro, bất chấp cuộc khủng hoảng nợ ngày càng gay cấn ở quốc gia này.Có thể nói, không một bi kịch Hy Lạp cổ nào có thể mô tả nổi nỗi đau mà đất nước Hy Lạp hiện đại đang trải qua. Để nhận các gói cứu trợ, chính quyền Ath-ens đã phải bán chủ quyền (thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng theo yêu cầu của EU và IMF). Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Athens hiện đang rao bán tài sản quốc gia.

Hy Lạp cũng đang chuẩn bị bán hai nhà máy điện chạy than của Tập đoàn PPC để đáp ứng quy định của EU về cạnh tranh cũng như điều kiện mà gói cứu trợ của EU và IMF đặt ra.

Tình hình ở Hy Lạp hiện hết sức khó khăn. Theo báo Wall Street Journal, Tập đoàn dược Thụy Sĩ Roche đã ngừng cung cấp thuốc cho một số bệnh viện ở Hy Lạp do các bệnh viện này đã không còn đủ khả năng trả nợ. Ngoài Roche, một số hãng dược khác cũng đang tìm cách bỏ chạy khỏi Hy Lạp. Tính đến tháng 6, các bệnh viện Hy Lạp mới chỉ trả được 37% trong tổng số 2,26 tỉ USD tiền thuốc đã nhận.

Khủng hoảng nợ tại châu Âu: Italy có thể là nước tiếp theo?

Italy - nền kinh tế lớn thứ 3 tại châu Âu cũng đang phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực bởi khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp.

Vào cuối tuần trước, lãi suất trái phiếu chính phủ Italy thời hạn 10 năm tăng cao so với trái phiếu chính phủ Đức đã đẩy mức phí vay của chính phủ Italy lên mức cao kỷ lục.

Trung Quốc hỗ trợ

Châu Âu trong

khủng hoảng nợ công?!

Khủng hoảng nợ Châu Âu đã chuyển sang một trạng thái mà có thể nhấn chìm cả nền kinh tế toàn cầu, lẽ dĩ nhiên không còn là vấn đề riêng của Phương Tây nữa. Thủ tướng Trung Quốc đã có bài phát biểu khẳng định Trung Quốc sẽ “góp một tay” giúp EU vượt qua cuộc khủng hoảng bằng cách tăng cường đầu tư vào khu vực này

Mới đây, Chính phủ Trung Quốc đã có cuộc đàm phán với Italy nhằm đi tới thỏa thuận mua trái phiếu Chính phủ nước này và đầu tư vào một số công ty chiến lược. Triển vọng đầu tư của Bắc Kinh vào Italy diễn ra đúng vào thời điểm thị trường yêu cầu tăng lãi suất mua nợ công của Italy, dự kiến tăng tới mức 120% GDP trong năm nay.

Điều này khiến người ta đặt ra câu hỏi, Trung Quốc được lợi gì nếu hỗ trợ EU thoát khỏi khủng hoảng nợ công?

Với tổng kim ngạch xuất khẩu sang Châu Âu chiếm 19% (năm 2009) và 22% (năm 2010) tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, Châu Âu hiện đang là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc trên thế giới. Rõ ràng, một khu vực Châu Âu thịnh vượng, phát triển bền vững có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động thương mại của Trung Quốc hơn là một Châu Âu nghèo nàn, đổ vỡ. Có chuyên gia kinh tế đã nói “Việc Trung Quốc giúp đỡ Châu Âu trong cuộc khủng hoảng cũng giống như Trung Quốc đang giúp đỡ chính mình”.

11/2011

Page 6: yesnews 11 2011

Các chuyên gia cho rằng tình hình thực tế yêu cầu phải tiến hành một hành động khẩn cấp trên qui mô lớn. Nếu như Đức không thể đối phó với thách thức bất ngờ thì khủng hoảng sẽ càng trở nên trầm trọng.

Cuộc khủng

hoảng nghiêm trọng và khó có thể ngăn chặn đến nỗi ngay cả các cuộc họp để tìm cách giải quyết lại chỉ càng làm tăng thêm nỗi ho-ang mang lo sợ. Các nhà đầu tư cho rằng có vẻ như các nhà lãnh đạo châu Âu không làm hết khả năng của mình để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, nếu các chính trị gia không hành động nhanh chóng để cho thế giới thấy rằng họ mong muốn bảo vệ đồng Euro thì loại tiền này sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất giá. Khi mức tín dụng không hoạt động thì không chỉ đồng euro gặp nguy hiểm mà tương lai của Liên minh châu Âu và sự ổn định của nền kinh tế thế giới cũng bị đe dọa.

Cách duy nhất để chấm dứt tình trạng xấu này là phải có một hành động thống nhất từ các chính quyền khu vực đồng Euro, xây dựng một loạt các biện pháp tài chính để ngăn chặn cuộc khủng hoảng và đặt đồng Euro dưới sự quản lí nghiêm ngặt hơn.

Chi phí để giải quyết tình trạng này chắc chắn sẽ rất lớn. Rất ít người mong muốn có một sự can thiệp rộng rãi đến thị trường tài chính cũng như một sự

thay đổi lớn đối với chủ quyền quốc gia của các nước châu Âu. Một khoảng ngăn cách ngày càng lớn giữa

17 quốc gia trong khu vực đồng Euro với 10 quốc gia còn lại của liên minh châu Âu (EU) thậm chí còn là một giải pháp thay thế tồi tệ hơn nữa, vì vậy cũng không nhiều người chào đón giải pháp này. Đặc biệt, đó là sự thật thẳng thừng

mà chính quyền của nữ thủ tướng Angela Merkel phải nhanh chóng giải thích cho người dân của mình hiểu.

Một giải pháp tối ưu cần nhanh chóng giải quyết được 4 điều:

+ Đầu tiên, nó phải phân loại rõ ràng chính phủ quốc gia nào được coi là không có khả năng thanh khoản nợ và chính phủ nào không có khả năng thanh toán nợ để bán lại các khoản nợ không giới hạn cho các nước có khả năng gánh nợ và tái cơ cấu lại các khoản nợ của những nước không thể chi trả.

+ Thứ hai, phải vực dậy các ngân hàng của châu Âu để đảm bảo các ngân hàng này có thể trụ vững trước nguy cơ vỡ nợ trong nước.

+Thứ ba là cần phải thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô của khu vực đồng Euro để giúp châu Âu thoát khỏi nỗi ám ảnh cắt giảm ngân sách, hướng tới tiêu

CuộC khủng hoảng tiền tệ Của Châu âu

Làm thế nào để cứu vãn đồng Euro ???

Sự thất bại của chính sách thắt lưng buộc bụng

Page 7: yesnews 11 2011

chí tăng trưởng. + Thứ tư, châu Âu phải bắt đầu quá trình thiết kế

một hệ thống tài chính mới để ngăn chặn tình hình khó khăn tương tựt tái diễn trong tương lai.

Mục tiêu thứ tư sẽ mất một thời gian dài để hoàn thành vì nó liên quan đến các điều ước quốc tế và phải thông qua sự chấp thuận của quốc hội và cử tri. Ba mục tiêu còn lại cần được thực hiện nhanh chóng. Chính phủ các nước châu Âu và ngân hàng Trung ương châu Âu phải cùng nhau hành động ngay để kết thúc vòng tròn khủng hoảng luẩn quẩn hiện nay của nền kinh tế khu vực, bao gồm sự yếu kém tài chính của chính phủ, tình trạng mong manh của các ngân hàng và mối lo ngại về tỷ lệ tăng trưởng thấp.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu đến bây giờ thì phản ứng của các nước trong khu vực đồng euro đã dựa quá nhiều vào hai điều: thắt lưng buộc bụng và kì vọng.. Việc mạnh tay cắt giảm thâm hụt ngân sách được ưu tiên hàng đầu, do đó, người ta đã quyết định tăng thuế và cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, chính biện pháp này đã tự chuốc lấy thất bại vì thực sự cắt giảm ngân sách không giải quyết được nguyên nhân cốt lõi của khủng hoảng.

Ý và Tây Ban Nha cũng đang bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng nợ công không phải vì vấn đề tài chính của họ đột ngột xấu đi mà vì các nhà đầu tư băn khoăn rằng họ có thể buộc phải vỡ nợ. Tất cả mọi người đều biết rằng Hy Lạp không có khả năng trả nợ nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu lại nhiều lần phủ nhận điều này. Lý do là sự chuyển dịch cơ cấu Hy Lạp có thể lây lan sang các nước khác. Trong thực tế, việc phủ nhận những điều không thể tránh khỏi đã làm suy yếu các cam kết về việc các chính phủ có thể trả được nợ.

Thay vì tiếp tục thắt lưng buộc bụng và kỳ vọng, cách giải cứu đáng tin cậy vào thời điểm này nên bắt đầu với mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nợ một cách nghiêm túc - nhiệm vụ mà châu Âu

không thể tránh khỏi. Tất cả các nền kinh tế đang gặp khó khăn, kể cả có đủ khả năng trả nợ hay không, đều cần một chương trình mới về cải cách cơ cấu và tự do hoá. Giải phóng các dịch vụ, ngành nghề, công ty tư nhân, cắt giảm quan liêu và tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tạo điều kiện cải thiện tỷ lệ tăng trưởng. Đó là cách tốt nhất để giảm nợ.

Một Hy Lạp không có khả năng trả nợ sẽ đe dọa nhiều ngân hàng. Điều đó cho thấy cần thiết tiến hành hai biện pháp cùng một lúc: Đó là một chương trình củng cố ngân hàng và một chương trình hỗ trợ chính phủ các quốc gia không mắc nợ.

Việc tái cấp vốn của các ngân hàng châu Âu phải căn cứ vào các cuộc kiểm tra thích hợp, lần này phải bao gồm cả khả năng vỡ nợ của Hy Lạp. Một số ngân hàng có thể huy động tiền trong thị trường chứng khoán, nhưng hầu hết các ngân hàng này đều có điểm yếu nên cần sự giúp đỡ của chính phủ. Trong khi các quốc gia vùng lõi như Đức hay Hà Lan có đủ tiền mặt để “chăm sóc” ngân hàng trong nước, thì các nước ngoại vi lại cần tiền của khu vực đồng Euro, lý tưởng nhất sẽ là từ quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF). Tuy vậy, việc thành lập một quỹ Ngân hàng khu vực đồng euro cùng với một hội đồng giải pháp ngân hàng khu vực cũng là điều cần thiết. Đó sẽ là một phần trong công cuộc xây dựng một thể chế tài chính mới. Còn hiện giờ, ngân hàng trung ương châu Âu có thể giúp các ngân hàng bằng cách đưa ra một cam kết cung cấp thanh khoản không giới hạn hơn là chỉ trong thời hạn sáu tháng như hiện nay.

Những nỗ lực này sẽ không có tác dụng nếu như các quốc gia châu Âu không tạo ra một bức tường lửa xung quanh các chính phủ có khả năng thanh

Làm thế nào để ngăn chặn sự lây lan?

Các bức tường lửa vĩ đại của châu Âu

Page 8: yesnews 11 2011

toán. Điều này có nghĩa là cần phải hỗ trợ giải quyết nợ nần cho các quốc gia trong khu vực đồng euro. Ý và Tây Ban Nha nợ tổng cộng 2,5 nghìn tỉ Euro. Điều gì sẽ xảy ra nếu thị trường đột nhiên đe dọa hai nước Pháp và Bỉ? Một số người

ủng hộ phát hành hệ thống trái phiếu châu Âu. Tuy nhiên việc giám sát tình hình chính trị để đảm bảo các quốc gia chi tiêu lớn không phung phí tiền của người khác sẽ mất nhiều năm để phân loại và điều mà các quốc gia khu vực đồng Euro không có bây giờ là thời gian. Câu trả lời là chuyển việc giám sát đến tổ chức duy nhất đáng tin cậy để củng cố lòng tin. ECB phải tuyên bố đứng đằng sau các khoản nợ của tất cả các nước có khả năng trả nợ và đã sẵn sàng để sử dụng các nguồn lực không giới hạn để tránh gây hoảng loạn thị trường. Điều này phù hợp với mục tiêu của ECB là đảm bảo ổn định giá và tình hình tài chính cho khu vực đồng Euro nói chung, miễn là chính phủ các nước có thẻ trả nợ và các ngân hàng bán trái phiếu trở lại sau khủng hoảng. Trong thế giới suy thoái hiện nay, ECB có thể mua vài nghìn tỷ Euro giá trị trái phiếu mà không cần đến kiềm chế lạm phát. Các quan chức người Đức trong ECB đã đệ đơn từ chức để phản đối việc thực hiện giới hạn mua trái phiếu bấy lâu nay. Họ không chỉ lo sợ để một tổ chức non trẻ như vậy đảm nhiệm việc giám sát sẽ dễ

bị mất uy tín, mà còn không yên tâm về ECB, tuy đây là tổ chức độc lập nhưng không thông qua bầu cử, rất dễ bị lôi kéo vào các quyết định chính trị, đặc biệt là bằng cách tuyên bố một nhà nước lâm vào tình

trạng phá sản và cô lập nó. Cả hai nguy cơ lâu dài này là có thật, nhưng điều quan trọng hơn là sự cần thiết phải ngăn chặn tình trạng ngày càng xấu đi.

The economist thừa nhận rằng nếu như các bước hướng tới đoàn tài chính chặt chẽ hơn có tác dụng thì kế hoạch giải cứu bắt đầu với mức thâm hụt dân chủ cần phải được cố định. Người Hà Lan đã đề nghị một ủy viên trong Brussels có quyền phủ quyết quá mức tài chính của các nước, và áp đặt bản án của mình bằng các quy định của pháp luật. Bà Merkel đã nói về việc trao cho Tòa án Tư pháp châu Âu quyền để áp đặt hành vi tốt. Đây là những bước làm lớn. không gây sai lầm, và bởi vì chúng liên quan đến thay đổi hiệp ước nên chúng sẽ phải được bán cho các cử tri. But they are a long way short of a United States of Europe. Tuy nhiên, đây là một chặng đường dài của “Liên bang châu Âu”.

Bà Merkel phát biểu rõ ràng trước các cử tri: “The economist đã thẳng thắn phân tích tình hình khó khăn hiện nay. Đồng Euro đã đạt đến điểm mà không ai có thể có được tất cả những gì họ muốn. Người dân Đức cần được giải thích cụ thể. Trong 18 tháng qua, họ đã miễn cưỡng hỗ trợ một nửa giải cứu cho các nước khác và số lượng hóa đơn đã tăng lên. Cuối cùng, tất cả là niềm tin và sự tin cậy. Đối với ECB, việc đứng đằng sau các nước có thể không chào đón Đức, nhưng để cho đồng Euro đứng trước nguy cơ sự sụp đổ thì còn tồi tệ hơn nhiều.”

Hồng Nguyễn

Bà Merkel: Đã đến lúc giải thích các quyết định.

Page 9: yesnews 11 2011

Cơn bão khủng hoảng tài chính 2008 chưa kịp lắng xuống thì cả thế giới lại phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới – khủng hoảng nợ công. Tại khắp các trung tâm tài chính lớn từ Mỹ, Châu Âu đến các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, vấn đề nợ của các Chính phủ đang là mối quan tâm hàng đầu đối với cả các chủ nợ và con nợ.

Trong bối cảnh đó, số liệu thống kê trong bản báo cáo về nợ nước ngoài của Việt Nam đến hết năm 2010 do Bộ tài chính công bố vào tháng 8/2011 như một dấu hiệu báo động về tình trạng nợ của Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ tài chính, tính đến hết năm 2010, nợ của Chính phủ và nợ nước ngoài của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh là 32,5 tỷ USD.

Bản chất đằng sau những con số

Trước hết, chúng ta cần làm rõ khái niệm nợ công và nợ nhà nước. Nợ công bao gồm các khoản nợ của khu vực Nhà nước (gồm cả trung ương và địa phương) và doanh nghiệp nhà nước – trong đó có phần vồn góp của Nhà nước. Về mặt luật pháp, trong trước hợp doanh nghiệp nhà nước đã được xác định là công ty TNHH hay công ty cổ phần thì khi phá sản, người chủ sở hữu của nó chỉ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong khuôn khổ phần tài sản đã góp. Tuy nhiên vấn đề ở đây không chỉ là luật pháp và còn có khía cạnh chính trị, nhà nước không thể thoái thác trách nhiệm của mình đối với các khoản nợ của doanh nghệp nhà nước.

Nợ nhà nước chỉ là một bộ phận của nợ công, và số liệu mà Bộ tài chính phổ biến hiện nay là nợ nhà nước chứ không phải nợ công. Bên cạnh đó cách tính nợ công của Việt Nam chưa phản ánh được chính xác giá trị thực của nó vì không bao gồm các khoản nợ trong tương lai cho công chức đã về hưu. Tại một số quốc gia, tỷ lệ của các khoản nợ này có thể rất lớn, thậm chí lên đến 50% GDP như tại Singapore.

Và để đánh giá thực trạng nợ công của quốc gia,

chúng ta thường xét đến chỉ số tỷ lệ nợ trên GDP. Nếu so sánh với số liệu tỷ lệ nợ công năm 2010 theo

tính toán của The Economist tại một số nước trên thế giới như Mỹ 53,7%, Nhật 191,9%, Đức 79,6% … so với Việt Nam là 51,7%, tỷ lệ của các nước còn lớn hơn nhiều.

Vấn đề ở đây không phải là quy mô hay tỷ lệ nợ mà là vấn đề sử dụng nguồn vốn đi vay. Các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, phải đối mặt với nhiều sự thiếu hụt nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính. Thiếu hụt về tài chính có thể do các nguyên nhân như thiếu hụt về tiết kiệm (tiết kiệm trong nước không đáp ứng nhu cầu đầu tư), thiếu hụt trong ngân sách chính phủ (thâm hụt ngân sách), thiếu hụt ngoại tệ do xuất khẩu ít hơn nhập khẩu. Và một trong những nguồn bù đăp thiếu hụt đó là từ nguồn vốn đi vay.

Về bản chất, nguồn vốn đi vay không xấu. Nếu sử dụng vốn có hiệu quả, đồng vốn đi vay đem lại thu nhập để trả lãi và gốc hàng năm thì thậm chí cần khuyến khích vay nợ để tiếp tục đầu tư tạo nhiều tài sản hơn cho xã hội.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, người ta thường sử dụng chỉ số ICOR – ICOR càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng thấp.

Rủi ro từ nợ công tại Việt Nam

Trước bối cảnh khủng hoảng nợ công tại châu Âu, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Lê Xuân Nghĩa nêu cảnh báo trong 5-7 năm tới, vấn đề nợ công của Việt Nam có thể sẽ thành rủi ro lớn hơn lạm phát hay tỷ giá.

Rủi ro nợ công đến khi các Chính phủ

đối mặt với khả năng không thanh toán được các khoản nợ tới hạn. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của quốc gia đó mà còn kéo theo sự phụ thuộc về chính chị, các chính sách kinh tế xã hội, hệ lụy là những bất ổn về kinh tế - chính trị trong nước. Điều này có thể thấy rất rõ tại các nước đang phải đối mặt với khủng hoảng nợ tại châu Âu mà điển hình là Hy Lạp.

Tại Việt Nam, nếu xét trên góc độ tỷ lệ nợ trên GDP thì tỷ lệ này vẫn đang nằm trong tầm kiểm

NỢ

NG

11/2011

Page 10: yesnews 11 2011

soát. Xét mức nợ công trình trên đầu người của Việt Nam năm 2010 là 580,91 USD, so với các nước trong khu vực như Trung Quốc là 713,6 USD, Indonesia là 743 USD hay Thái Lan là 2064 USD, thì tỷ lệ của Việt Nam cũng không phải là con số quá cao.

Tuy nhiên nếu so tốc độ tăng mức bình quân nợ trên đầu người của Việt Nam năm 2001 xấp xỉ 112 USD thì trong vòng 10 năm con số này tăn gấp 5 lần. Tiết kiệm nội địa hiện tại khoảng 27% GDP trong khi mức độ đầu tư toàn xã hội mỗi năm tăng khoảng 42% GDP, chắc chắn con số này sẽ còn tăng trong các năm tới.

Hơn thế nữa, hiệu quả sử dụng vốn của Việt Nam cũng là vấn đề đáng phải quan tâm, đặc biệt trong khu vực công. Năm 1991 chỉ số này là trên 3, đến năm 2009 tăng lên 8 và hiện nay vào khoảng 9, trong khi ở Thái Lan, con số này năm 2010 là 5. Trong quá trình nguồn vốn vay đi vào nền kinh tế, có khoảng 30% không trở thành tài sản mà thất thoát theo nhiều dạng.

Đánh giá mức độ rủi ro nợ công của Việt Nam trong dài dạn, cũng cần phải xét đến các yếu tố về cơ cấu nợ hay lãi suất các khoản nợ.

Việt Nam thường được hưởng các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp, tuy nhiên hiện nay mức lãi suất này đang cho chiều hướng gia tăng, đặc biệt có các khoản vay theo lãi suất thả nổi.

Đa số các khoản vay đề có mức lãi suất từ 1-3%, tuy nhiên trong năm 2010, trong 25,097 tỷ USD tổng nợ nước ngoài của Chính phủ, có 19,313 tỷ USD có lãi suất từ 1 - 2,99%; trên 1,678 tỷ USD chịu lãi suất từ 3 - 5,99% (tăng 176 triệu USD so với 2009) và có tới 1,888 tỷ USD ở mức lãi suất 6- 10%, tăng hơn gấp đôi so với 2009. Ngoài ra, các khoản vay với lãi suất thả nổi cũng tăng 6,66 triệu USD so với 2009.

Nguyên nhân một phần là do Việt Nam trong năm

qua đã được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình cũng như uy tín nợ quốc gia bị ảnh hưởng sau sự kiện Vinashin và những bất ổn trong kinh tế vĩ mô. Điểm nợ công của Việt Nam vẫn phải chịu sức ép từ lạm phát và những vấn đề tồn tại trong hệ thống ngân hàng.

Lãi vay tăng làm thay đổi nhiều nghĩa vụ nợ hàng năm của Chính phủ, từ nay đến năm 2015 Việt Nam sẽ phải trả nợ nước ngoài cả gốc lẫn lãi hàng năm là 1,5 tỷ USD và mức đỉnh trả nợ sẽ rơi vào năm 2020 với nợ phải trả lên đến gần 2,4 tỷ USD. Nợ mới phát sinh từ trái phiếu Chính phủ phát hành trên thị trường quốc tế năm 2010 với lãi suất 7%, thời hạn 10 năm rơi và đúng đỉnh điểm 2020 này. Một năm trước, Bộ tài chính mới dự kiến con số nợ phải trả cho năm này là 1,15 tỷ USD.

Một vấn đề khác cũng cần phải quan tâm là cơ cấu nợ của Việt Nam.

Trên 60% nợ công của Việt Nam là ODA, phần còn lại chủ yếu được tài trợ bởi trái phiếu trong nước. ODA với những điều khoản vay ưu đãi giúp Việt Nam giảm bớt áp lực nợ công, tuy nhiên với tình hình sử dụng vốn và lãi vay ngày càng cao như đã nói ở trên, nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn làm tăng nguy cơ rủi ro về cơ cấu nợ trong tương lai. Kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Hy Lạp trong thời gian qua, khi nợ nước ngoài quá lớn, Chính phủ mất khả năng trả các khoản nợ tái hạn, sẽ bị phụ thuộc khi ứng phó với các biến động kinh tế và khó kiểm soát các món vay nợ phụ thuộc nhiều vào tỷ giá hối đối và tâm lý nhà đầu tư quốc tế.

Nợ nước ngoài của Việt Nam đa dạng về cơ cấu tiền vay, các khoản vay chiếm tỷ trọng cao như vay bằng USD (22,95%), JPY (38,25%)…. Trên lý thuyết việc này sẽ giúp làm hạn chế rủi ro tỷ giá, song thực tế tại Việt Nam cho thấy tỷ giá USD/VND luôn có xu hướng tăng và JPY lại đang lên gia so với USD. Việc này làm tăng các khoản chi gốc và lãi, tiềm ẩn những rủi ro khi có biến động trên thị trường tài chính thế giới.

Bản chất của nợ công không xấu và vay nợ để đầu tư cho tăng trưởng kinh tế là điều bình thường ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, để đưa ra một con số chính xác nợ bao nhiêu là an toàn lại là một bài toán nan giải.

Để nợ công được quản lý chặt chẽ, cần kiểm soát từ khâu vay nợ, sử dụng vốn và thanh toàn nợ đến hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng, các biện pháp cần phải thực hiện đồng bộ và có một lộ trình cụ thể.

Ken 11/2011

Page 11: yesnews 11 2011

Marx là một nhà tư tưởng nổi tiếng và kinh điển với hầu hết mọi người, từ các học giả đến những người bình thường ít ai chưa từng biết đến tên ông. Tuy vậy có thể nói rằng ảnh hưởng của ông đến đời sống còn rộng hơn nhiều danh tiếng mà ông đạt được. Hầu hết các tiến bộ mà chúng ta đạt được ngày nay là nhờ có ông : bình đẳng, lương bổng, an sinh xã hội, hưu trí …. với hàng dài những con người chịu ảnh hưởng một cách mãnh liệt từ ông: Darwin, Enstein, Chaplin , Freud , Neruda, Picasso … . Mặc dù vậy, hiểu được ông vẫn là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại !

Nhà tư tưởng vĩ đại này được sinh ra tại thành phố Trevironrum ở Đức vào ngày 5 tháng 5 năm 1818. Ông xuất thân trong 1 gia đình khá giả , được theo học tại những trường đại học tốt nhất. Tuy vậy chàng trai 19 tuổi này lúc đó không có dấu hiệu gì báo trước về một nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất thế kỷ. Trong quá trình hình thành tư tưởng của mình , khi các giáo sư đưa ra những câu hỏi “cũ rích ” như: cuộc đời là gì, vì sao chúng ta sống, thượng đế là gì … thì Marx lại đặt cho mình câu hỏi : “Cần phải làm gì?”. Điều này chính là một trong những chìa khóa để nắm bắt tư tưởng của ông mà sau này được khái quát bằng câu nói nổi tiếng : “Các nhà triết học chỉ biết diễn giải thế giới theo cách này hay cách khác, điều quan trọng là cải tạo nó”.

Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu những bước phát triển trong tư tưởng của Marx. Nhà tư tưởng Đức vĩ

đại Hegel là người có ảnh hưởng đối với Marx. Hegel cho rằng xã hội đạt được tiến bộ là vì có mâu thuẫn, có chiến tranh và những cuộc cách mạng, tức là cuộc đấu tranh giữa những người bị áp bức với những kẻ áp bức. Như ông vẫn thường nói: “Yên bình và hòa hợp không tạo nên sự tiến bộ”. Tuy nhiên thế giới quan duy tâm của Hegel hẳn đã không làm hài lòng khát vọng cải tạo thế giới vật chất của Marx. Vậy là Marx đã nhanh chóng tiếp nhận thế giới quan tiến bộ của Feuerbach để hoàn thiện phương pháp biện chứng của Hegel. Ngoài triết học, Marx đã nghiên cứu các nhà kinh tế học lỗi lạc như Adam Smith , David Ricardo … vì nhận ra kinh tế là yếu tố cốt lõi của một xã hội.

Tư tưởng của Marx chia là ba thành phần lớn : triết học duy vật biện chứng, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học. Về triết học, Marx là một nhà duy vật, ông chỉ ra sự đối lập giữa ý thức và vật chất trong mối quan hệ xác định, nhằm khẳng định tính chất chân lý không phụ thuộc vào nhận thức của con người cũng như mọi sự việc phải tìm nguồn gốc của nó trong nguyên nhân vật chất. Triết học của Marx được gọi là duy vật biện chứng do phép biện chứng độc đáo làm nền tảng tư duy của ông. Phân biệt với các nhà siêu hình coi mọi sự trên thế giới chỉ có thay đổi về lượng còn Marx đã khẳng định rằng giữa các sự vật có sự khác nhau về chất do lượng biến đổi đến một mức nào đó. Phép duy vật biện chứng nhìn ra những quan hệ vật chất trong xã hội, vạch ra những mặt đối lập. Đây chính là nên tảng tư tưởng giúp chúng ta hiểu được những bộ phận còn lại trong chủ nghĩa Marx.

Với tư tưởng như vậy, ông đã nhìn ra tình cảnh bóc lột tha hóa mà người công nhân phải chịu đựng, sự nô lệ của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản trái ngược với Hegel kêu gọi công nhân tìm tự do trong tư tưởng, trong sự thần phục nhà nước. Từ đó Marx đã nghiên cứu và phát triển học thuyết về nền kinh tế

Karl Marx

Georg Wilhelm Friedrich Hegel

Page 12: yesnews 11 2011

tư bản chủ

nghĩa. Hạt nhân

của học thuyết

này chính là lý luận về giá trị

thặng dư. Có thể

n ó i , chưa ai bác bỏ hay đưa ra học thuyết về giá trị tốt hơn Marx. Nhưng mọi người vẫn thường xuyên tra-nh luận : liệu có tồn tại một giá trị khách quan trong hàng hóa? Marx đã xuất phát từ nguồn gốc của của cải là lao động để đưa ra được định nghĩ chính xác nhất về giá trị: thời gian lao động xã hội trung bình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm đó. Học thuyết này đã vạch rõ cách thức mà giai cấp tư sản dựa vào tư bản để bóc lột giai cấp vô sản đồng thời nêu rõ những mâu thuẫn không thể giải quyết của chủ nghĩa tư bản mà biểu hiện ra là các cuộc khủng hoảng Mỗi lần xuất hiện khủng hoảng là một lần khẳng định tính đúng đắn trong học thuyết của Marx! Vậy vấn đề chỉ là tiền công quá thấp thôi phải không, có vẻ như nó đã tăng đáng kể trong thời gian qua đấy thôi? Marx đã nói về vấn đề này như sau: “Chúng chỉ cho phép họ tự do để làm nhiều hơn”. Sự tăng lên của tiền lương không đáng kể so với sự tăng lên của lợi nhuận và từ đó , khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày càng khoét sâu thêm. Và mỗi khi có biến động kinh tế, tầng lớp nhân dân lao động là tầng lớp phải chịu thiệt thòi nhất. Về bản chất, sức lao động của con người bị đem ra làm hàng hóa thì chính con người cũng sẽ chỉ như một hàng hóa và số phận họ sẽ phải chịu những tác động đưa đẩy của thị trường cũng như mọi hàng hóa khác vậy .Nếu thời nô lệ, con người bị nô lệ bởi thần quyền - ví dụ: tội tổ tổng cho rằng giống người sinh ra để cai trị và giống người sinh ra để làm nô lệ; thời kỳ phong kiến, con người bị nô lệ bởi pháp quyền - quyền sở hữu ruộng đất thì chẳng qua đến xã hội tư bản, con người bị nô lệ bởi tư bản - quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chính vì vậy, xã hội tiếp theo sẽ phải tiến đến một trạng thái mà con người không còn là hàng hóa, không còn bị trao đổi như những vật vô tri, không phải làm nô lệ cho một ai cả. Marx đã chỉ ra cho chúng ta xã hội đó: chủ nghĩa cộng sản mà thời kỳ quá độ cần trải qua là chủ nghĩa xã hội.

Cuối cúng là học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học, một hình thái xã hội tồn tại sau xã hội tư bản,

xuất hiện để giải quyết các vấn đề mà xã hội tư bản không thể giải quyết được. Sau đây là những điều có thể khái quát hình dung về xã hội xã hội chủ nghĩa: Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước. Áp dụng thuế luỹ tiến cao, xoá bỏ quyền thừa kế, tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ phiến loạn, tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn, tập trung tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước, tăng thêm số công xưởng nhà nước và công cụ sản xuất; khai khẩn đất đai để cấy cầy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung, thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp, kết hợp nông nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt thành thị và nông thôn, giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả trẻ em, xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng như hiện nay, kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất... Trong xã hội này giai cấp giữ vị thế thống trị chính là giai cấp vô sản. Thế nào là những người vô sản: là những người bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất và không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc đem bán sức lao động của mình. Vậy thì cùng với việc công hữu tư liệu sản xuất, giai cấp vô sản sẽ tự xóa bỏ mình với tư cách là một giai cấp biến xã hội trở thành xã hội không có giai cấp. Và cách nào để xây dựng xã hội đó vậy, Marx đã cho chúng ta công thức: “Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại”. Tuy nhiên sự đoàn kết đó trên thế giới đã không được thực hiện trọn vẹn. Các nghiệp đoàn ở Mỹ đã mắc phải sai lầm, tìm cách tồn tại bằng sự quỳ gối, chụp giật hòng nhận được lòng thương từ các ông chủ tư bản. Do vậy những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản không những không được giải quyết phần nào mà còn thể hiện rõ hơn trong những cuộc tranh chấp giữa các nhà tư bản và công nhân.

Có thể khẳng định rằng, Marx là nhà tư tưởng được nhắc đến nhiều nhất, được đem ra đánh giá nhiều nhất và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ qua, thậm chí cho đến bây giờ. Cùng với những tác phẩm bất hủ, Marx cũng để lại cho chúng ta một di sản vừa phong phú vừa khó lý giải. Để thể hiện sự phức tạp trong tư duy của Marx mà chúng ta phải đối mặt khi nghiên cứu nhà tư tưởng vĩ đại này , tôi xin được trích một câu nói của ông: “Tôi không phải là một nhà Marxist”.

Bút Thép

11/2011

Page 13: yesnews 11 2011

Triết học là môn khoa học đầu tiên được sáng tạo ra cách đây hàng ngàn năm. Khi đó con người mới chỉ là những sinh vật yếu ớt, sợ hãi trước những biến đổi của tự nhiên mà không có nhiều sự đề kháng. Tư tưởng của loài người khi đó đã chia làm hai phe. Một bên gán những sự việc đó cho các vị thần, và một bên là nhưng nhà hiền triết tìm cách giải thích bằng những nguyên nhân hợp lý (Thế nào là hợp lý!).

Có thể nói khoa học với sự mở đầu từ triết học đã

ra đời như một công cụ phá bỏ sự lệ thuộc về nhận thức của xã hội đối với mưu đồ của một vài người. Tuy nhiên cuộc chiến đó còn chưa kết thúc trong chính cuộc sống của chúng ta hôm nay khi triết học bản thân nó bị biến thành một thứ tôn giáo, một cái gì còn xa lạ hơn cả những điều thần bí trong Kinh thánh. Chính vì vậy, muốn nắm lấy chìa khóa giải phóng tâm trí mình, ta cần nhìn nhận triết học một cách thẳng thắn.

Nếu như tôn giáo với vị chúa toàn năng khẳng định tri thức tất yêu của con người thì khoa học lại đặt ngược lại vấn đề tri thức thật sự mà con người thu lượm được.

Khả năng nhận thức của con người

Trong cuộc sống, hẳn không ít lần chúng ta đã nhận ra những điều chúng ta biết hóa ra lại sai, tưởng sai hóa ra lại đúng.

Do đó, đã nhắc đến việc nhìn nhận thế giới, một trong những câu hỏi cốt lõi nhất của triết học tất nhiên sẽ được nêu ra: con người có hiểu được chân

lý không. Nếu câu trả lời là có thì vấn đề là làm sao có thể tìm ra chân lý. Nếu cách thức tìm ra chân lý là đúng thì bản thân nó là một chân lý vậy là phải dựa vào một chân lý để tìm ra một chân lý khác mà chúng ta không hề có một chân lý cho trước nào. Ví dụ: Các bạn hãy trả lời câu hỏi sau đây: “Có một người nào bất tử hay không?” . Nếu muốn trả lời câu hỏi này thì ta cần một người bất tử sống để chứng minh hay một người sống đến thời điểm vô hạn để làm chứng, nhưng không thể có một thời điểm vô hạn để làm mốc cả vì vậy không thể chứng minh là có người sống bất tử hay không. Vậy là chúng ta đành phải chấp nhận rằng chúng ta không thể tìm ra chân lý. Nhưng ở đây bạn đọc tinh ý có thể nhận thấy ngay: Bản thân việc chúng ta không thể tìm ra chân lý cũng là một chân lý! Vậy là thành ra rốt cục chúng ta lại hiểu được chân lý? Đến đây thì Enstein cũng đành phải đưa ra một kết luận “tương đối” : “Chúng ta không thể biết liệu chúng ta có biết được thế giới hay không!”.

Ở đây cần phải lưu ý một điểm. Bản thân ý thức con người cũng là một dạng vật chất. Vì thế ý thức cũng chứa đựng sẵn chân lý ở bên trong nó rồi. Vì vậy tìm chân lý không phải thông qua con đường hướng ngoại mà phải tìm ở ngay chính bản thân mình.

Phương pháp luận

Như trên chúng ta đã thấy vai trò của phương pháp tìm ra chân lý có giá trị không khác gì bản thân chân lý. Vậy các nhà triết học của chúng ta đã nói gì về nó.

Có hai luồng tư duy chính hiện nay đã trở nên phổ biến: siêu hình và biện chứng. Siêu hình có nghĩa là sau vật lý thể hiện lối tư duy của các nhà khoa học tự nhiên thời đó, chia sự vật ra, đặt nó cô lập để phân tích. Biện chứng có nghĩa là đối thoại, tranh cãi thể

Đối mặt với “dũng sĩ diệt sinh viên”

11/2011

Page 14: yesnews 11 2011

hiện sự tương tác qua lại giữa các ý tưởng. Sau đây chúng ta sẽ thử đi vào sâu hơn.

Các nhà siêu hình nói: tổng thể bằng tổng các thành phần, các nhà biện chứng nói: tổng thể lúc lớn hơn lúc bé hơn tổng thành phần. Để giải thích ý nghĩa của các nhà biện chứng ta sẽ lấy một ví dụ: ta lấy con người hoàn chỉnh và bộ gien của con người đó. Con người hoàn chỉnh thể hiện rất nhiều đặc điểm mà một bộ gien nhỏ bé không có, do chịu tác động của ngoại cảnh (anh em sinh đôi cũng không giống nhau), nhưng đồng thời trong bộ gien của con người còn ẩn chứa nhiều đặc điểm mà con người toàn thể không thể hiện ra do hoàn cảnh chưa có điều kiện.

Các nhà siêu hình nói: nó là nó; các nhà biện chứng nói: nó không phải là nó. Điều này xảy ra là do sự vật luôn luôn biến đổi và không bao giờ trở về trạng thái hoàn toàn như lúc trước.

Tuy vậy cần có sự phân biệt trừu tượng hóa với siêu hình. Có câu nói nổi tiếng sau : “Con người là loài động vật duy nhất biết xấu hổ, và nên xấu hổ”. Ở đây, con người đã được trừu tượng hóa, mất hết mọi vẻ

phong phú, cá tính của nó để

trở về thành một động vật đơn thuần, bất động với một tính cách chả có gì độc đáo. Nhưng có thể nói con người ở đây đã được xem xét một cách siêu hình hay không ? Thực sự là không thể. Vì tính cách đơn giản đồng nhất ấy ở loài động vật đấy lại chứa đựng trong mình chính sự biện chứng vô cùng của loài đó, đem đến cho động vật tầm thường đó tính loài trong hiện thực cũng như trong cảm nhận. Hãy cùng nghĩ, tại sao con người lại có tính cách xấu hổ. Là vì nó cảm thấy mình không giống những sinh vật cùng loài của mình. Sự lạc lõng

đó, cái cảm giác trống vắng của bản chất con người trong chính sinh vật đấy – là sự phủ định tính người của “loài động vật biết xấu hổ này”. Nhưng chính sự phủ định tính người đó lại chính là sự khẳng định tính chất người như một động vật có tính loài, hay thông qua sự phủ định tính chất người trong bản thân mình, con người đã tự khẳng định bản chất người của nó. Vậy là siêu hình hay biện chứng là hệ thống logic xử lý vấn đề còn trừu tượng là kết quả dưới dạng quy luật.

Tư duy biện chứng mới mẻ này sẽ là điều các bạn được học ngay trong kỳ đầu tiên của đại học.

Triết học một chân trời mới

Hồi cấp 3 chúng ta đã được dạy chứng minh định luật Ohm như sau: Lắp một ampe kế vào một mạch điện, điều chỉnh điện trở và đo dòng điện tương ứng. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì mọi người sẽ nhận thấy một điểm thú vị : Ampe kế được chế tạo là dựa theo định luật Ohm! Chúng ta thường được dạy mọi thứ như vậy đó, như thể nó vốn có sẵn ở đấy. Học triết học sẽ là cái giúp chúng ta đi sâu vào bản chất của những cái chúng ta đang tìm hiểu.

Hiện nay, kinh tế học đang bị bủa vây bởi chằng chịt những chỉ số và những mối liên hệ hời hợt giữa chúng với nhau. Hãy lấy ví dụ phép thống kê 20 - 80: trong vườn cây, 20% số cây tạo ra 80% sản lượng, 20% khách hàng tạo ra 80% doanh thu … và vì vậy chúng ta đưa ngay đến kết luận : chỉ nên tập trung vào 20% đấy thôi. Tuy nhiên nếu áp dụng tư duy biện chứng, ta sẽ thấy : nếu không có 80% số cây còn lại, sâu bệnh sẽ tàn phá 20% số cây ít ỏi mà ta trồng, nếu không có 80% khách hàng còn lại trên thị trường, chúng ta sẽ không có sự cạnh tranh và không thể thu được món lợi từ 20% khách hàng còn lại. Điều tương tự cũng đã xảy ra với tình hình kinh tế thế giới hiện nay, khi khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, người nghèo không đủ tiền mua sản phẩm do người giàu làm ra thì dẫn đến người giàu

Alfred North Whitehead Nhà siêu hình học của thế kỷ XX

11/2011

Page 15: yesnews 11 2011

cũng thành nghèo.

Vậy triết học của kinh tế học là gì ? Đó chính là câu hỏi : “Của cải từ đâu ra ?”. Vậy của cải liệu có phải là tiền không, tiền có phải là của cải không. Chúng ta thử xem xét một ví dụ nhé: Bill Gates có 54 tỷ USD, đó là thống kê của các nhà kinh tế. Nhưng có thực sự ông ta có thể huy động 54 tỷ đó để làm một việc gì không? Như chúng ta đều biết, Bill Gates nắm giữ 65% cổ phiếu của Microsoft, vậy là số lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường chỉ có tối đa là 35%. Nếu Bill Gates bán 65% cổ phần của mình, vậy là lượng cung cổ phiếu Mircrosft tăng lên gấp 3, do đó giá

cả sẽ sụt xuống rất nhiều (không phải chỉ là 3 lần nhé). Vậy là thực tế, Bill Gates cũng không giàu đến vậy ! Sự giàu có đích thực rốt cuộc là gì, xin nhường lại cho các nhà kinh tế tương lai.

Bên cạnh những lợi ích chúng ta nhận thấy cho chuyên môn của chúng ta về kinh tế, triết học cũng rất cần thiết trong cuộc sống. Về mặt phương pháp luận nó giúp cho chúng ta học cách nhìn nhận sự việc một cách tổng quát hơn, giải quyết sự việc một cách bài bản hơn. Giả sử tôi đưa ra câu hỏi: Bạn hãy thiết kế cho tôi một góc học tập? Khi ở cấp 3, chúng ta thường có thói quen được giao một bài toán và làm. Vì vậy trong các bước giải quyết vấn đề: xác định vấn đề, tìm hiểu thông tin, xử lý thông tin để đưa ra lời giải, giải quyết vấn đề , ta thường chỉ làm bước đưa ra lời giải dựa trên hiểu biết sẵn có (có bạn nào lao đầu vào lời giải sau một lúc thì bí không) mà chưa có những sự chuản bị đầy đủ cho việc ra quyết định. (Tìm hiểu thêm thì vào YES nhé!). Ngoài phương pháp luận, cách tư duy triết học cũng giúp cho chúng ta nhìn nhận vấn đề vào đúng điểm trọng tâm, bản chất, gạt qua những yếu tố ngẫu nhiên và giúp cho mình luôn đối diện cuộc sống được “bình thản” hơn (Như khi ta hiểu tại sao một người lại đối xử không tốt với ta thì trước tiên ta sẽ không bực mình nữa). Triết học vươn tới cái chân, thiện, mỹ hay có thể diễn đạt thành ba câu hỏi: Vì sao ta sống, sống để làm gì và sống như thế nào. Nhiều người chỉ để tâm đến sống như thế nào để đạt được cái mình muốn mà quên không xác định cái mình muốn, có người mải chạy theo những lý tưởng xa vời mà quên mất mình phải làm sao để thực hiện lý tưởng đấy, có những người vừa có lý tưởng vừa có năng lực thực hành thì lại đi sai đường (Adolf Hitler ...).

Nguyên tắc của việc học là học phải đi đôi với hành. Việc nghe nói về triết học là việc học, việc thực sự bắt tay học thử mới là việc hành. Đó là vì, trong quá trình học và tự mình nghièn ngẫm, suy nghĩ và khám phá ta mới thu được những lợi ích mà môn học này mang lại. Chúng ta đã nghe rất nhiều câu nói như “Con người vừa là động lực của lịch sử vừa là kết quả của nó”, “Tôi suy nghĩ là tôi tồn tại” , “Bắt đầu bằng khẳng định thì sẽ kết thúc bằng nghi vấn, bắt đầu bằng nghi vấn thì sẽ kết thúc bằng khẳng định” …. nhưng đọc thuộc cũng đâu giúp chúng ta sống tốt hơn, mà chúng ta phải lấy chính cuộc sống của mình để tư duy triết học, khi đó ta mới nhìn thấy vẻ đẹp của những gì mình khám phá ra.

Triết học - một từ thường đem đến cho mọi người cảm giác xa lạ và mơ hồ. Tuy nhiên nó là một mức độ tư duy mới đem đến cho chúng ta khi từ học sinh trở thành một sinh viên đại học. Bạn có bao giờ tự hỏi kinh nghiệm từ đâu ra không? Tại sao có những người có rất nhiều trải nhiệm nhưng lại có rất ít kinh nghiệm? Khả năng tổng hợp những trải nghiệm đó chính là tư duy triết học - tư duy nhìn ra quy luật của sự việc. Vì vậy, hãy khám phá nó bằng sự tò mò, hăng hái thay vì thái độ e dè, a dua, cảnh giác. Và nếu bạn đang mong muốn thay đổi toàn bộ cách nhìn của mình về cuộc sống, triết học chính là môn học dành cho bạn.

11/2011

Page 16: yesnews 11 2011

Bước vào thế giới đầy màu sắc của kinh tế học, có bao giờ bạn phân vân, không biết nên bắt đầu từ đâu? Có bao giờ bạn cảm thấy những bài giảng kinh tế thật khó hiểu và thậm chí rất khô khan? Hay có khi nào bạn thắc mắc về các hiện tượng kinh tế, nhưng lại không biết phải lý giải một cách chính xác như thế nào? Hãy nói bạn cần gì, Yesnews sẽ gửi đến các bạn những gợi ý về cuốn sách mà bạn không thể bỏ qua!

Nếu bạn cần những kiến thức nhập môn về kinh tế?

Kinh tế học nghiên cứu vấn đề gì? Thế nào là tư duy như một nhà kinh tế? Thị trường hoạt động ra sao? Nền kinh tế vận hành như thế nào? … Bạn sẽ tìm thấy tất cả câu trả lời trong hai cuốn “Bài giảng Nguyên lý kinh tế Vi mô” và “Bài giảng Nguyên lý kinh tế Vĩ mô” (tác giả Nguyễn Văn Ngọc

- Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân). Với phần lý thuyết được giải thích một cách rõ ràng, kết hợp với việc phân tích nhiều ví dụ về các hiện tượng kinh tế, cuốn sách là một nguồn tham khảo vô cùng hữu ích cho các bạn trong học tập cũng như nghiên cứu.

Còn nếu như muốn tìm hiểu về những vấn đề tài chính – ngân hàng thì một cuốn sách không thể bỏ qua đối với các bạn là cuốn “Chiến tranh tiền tệ” (“Currency Wars” - tác giả Song Hongbin). Khi mới nghe qua cái tên, có thể bạn sẽ nghĩ đến những lý thuyết khô cứng về tài chính, tiền tệ, nhưng sự thật hoàn toàn không phải vậy. Thông qua lối kể chuyện hấp dẫn, cuốn sách vạch trần những thế lực đằng sau “đồng tiền”, khiến cho người đọc hiểu được phần nào những vấn đề tài chính quốc tế. “Chiến tranh tiền tệ” xứng đáng là một cuốn sách “không thể không đọc” đối với sinh viên kinh tế chúng mình!

Một con đường khác đến với kinh tế học, một cách tiếp cận nhẹ nhàng, khiến cho kinh tế học trở nên “quyến rũ” hơn trong mắt bạn, đó là cuốn sách “Đô-la hay lá nho?” (“Naked Economics” - tác giả Charles Wheelan). Ai đã nuôi sống Paris? Tại sao Bill Gates lại giàu hơn bạn? Kinh tế học nói gì về cách làm giàu nhanh chóng? Tại sao đồng đô-la trong túi bạn lại khác với tờ giấy bạc thông thường? Bằng việc đưa ra hàng loạt những câu hỏi và lời giải đáp lô-gic cho từng vấn đề, cuốn sách mang đến “Một cách nhìn mới, sâu sắc, dễ hiểu và độc đáo về những khái niệm kinh tế học khô khan”.

11/2011

Page 17: yesnews 11 2011

Nếu bạn chán ghét những nguyên tắc và yêu thích sự sáng tạo?

Vậy thì cuốn sách phù hợp với bạn có lẽ là cuốn “Kinh tế học hài hước” (“Freakonomics - tác giả Steven D.Levitt và Stephen J.Dubner. Xét dưới một góc độ nào đó, cuốn sách có phần khó hiểu, nếu như bạn cố tìm ra một nguyên tắc hay chủ đề xuyên suốt như các cuốn sách kinh tế khác. Nhưng nếu nhìn nhận dưới một góc độ khác, bạn sẽ thấy đây là một cuốn sách rất hay, bởi nó khiến bạn luôn phải tự đặt ra các câu hỏi, động não, và học cách thoát khỏi những tư duy thông thường (đôi khi có phần sai lệch!). Bản chất cuốn sách là sự khám phá, phân tích những khía cạnh của xã hội, lý giải các hiện tượng, các vấn đề bình thường trong cuộc sống với một cái nhìn sáng tạo, mới mẻ. Tất nhiên, nếu như bạn hy vọng tìm trong cuốn sách này những quy luật, định lý (như bạn vẫn thấy trong nhiều môn học khác) thì chắn hẳn bạn sẽ phải thất vọng.

Một cuốn sách khác cùng tác giả, đó là “Siêu kinh tế học hài hước” (“Superfreakonomics”), tiếp nối cách trình bày của “Kinh tế học hài hước”, nếu bạn phù hợp với quyển đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy điều thú vị trong cuốn sách tiếp theo!

Nếu là người năng động và không muốn bỏ phí một thời khắc nào?

Chắc hẳn cuốn “Nguyên lý 80/20” (The 80/20

Principle - tác giả Richard Koch) sẽ giúp cho bạn tìm được một đường lối “hiệu quả” hơn cho các hành động của mình. Đâu là bí quyết để tối đa hóa lợi ích thu được và hạn chế tới mức thấp nhất hao phí về thời gian, công sức, tiền bạc bỏ ra? “Nguyên lý 80/20” làm đảo lộn một vài suy nghĩ thông thường, nó giúp ta tìm ra con đường để bỏ 20% sức lực và thu được 80% thành quả, khiến chúng ta hiểu rằng cần tôn vinh những hiệu suất đặc biệt hơn là gia tăng nỗ lực trung bình. Đặc biệt, nếu bạn thích tìm hiểu về kinh doanh thì cuốn sách này sẽ mang lại cho bạn những phân tích thú vị về ứng dụng của Nguyên lý 80/20 trong kinh doanh.

** *

Thế giới sách muôn hình vạn trạng, còn rất nhiều cuốn sách mà Yesnews muốn giới thiệu đến các bạn, nhưng chất lượng quan trọng hơn số lượng. Yesnews thực sự hy vọng những cuốn sách giới thiệu đến các bạn sẽ giúp bạn nâng cao sự hiểu biết của bản thân trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

minervaathena

11/2011

Page 18: yesnews 11 2011

Kĩ năng thuyết trình….

Bạn có cần

Rời khỏi ghế nhà trường, bước chân vào giảng đường đại học rộng lớn, lạ lẫm và bước đầu còn lo ngại, sinh viên cần phải trang bị cho mình những gì để bước tiếp con đường dài phía trước? Kiến thức, mối quan hệ, vốn sống.... và kĩ năng là những thứ sinh viên phải tự học, tự rèn luyện và trau dồi cho bản thân mình. Một trong những kĩ năng cần thiết nhất cho sinh viên năm thứ nhất là kĩ năng thuyết trình, đó là phương tiện để bạn thể hiện suy nghĩ, ý tưởng của mình, để bạn khẳng định bản thân. Bạn cảm thấy thế nào khi mình kết thúc bài nói mà mọi người không nắm bắt được nội dung của đề tài? Đó là do bạn. Bạn sẽ thấy sao nếu trong lúc bạn nói mọi người không chú ý? Điều đó là vì bạn không cuốn hút được người nghe. Chính vì vậy, hãy trau dồi kĩ năng thuyết trình bởi đó là chìa khoá để thuyết phục người khác nghe theo bạn!

Vậy bí quyết để có một bài thuyết trình hay là gì?

Một điều thiết yếu để có được khả năng thuyết trình thuần thục đó là bạn phải luyện tập thường xuyên. Bạn có thể tự ra đề tài cho mình, hoặc từ những câu hỏi trong các môn học trên lớp, bạn tập nói ở nhà; có thể quay video từ điện thoại cá nhân hay máy ảnh,

sau đó xem lại phần trình bày của mình, tìm ra thiếu sót và từ đó khắc phục, sửa chữa. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể tập luyện thường xuyên mà không có phương pháp, điều đó chỉ lãng phí thời gian của bạn mà không mang lại kết quả như mong muốn. Hãy học hỏi qua những tài liệu hướng dẫn về kĩ năng thuyết trình, trên mạng internet hoặc qua sách. Vì thuyết trình là chiếc chìa khoá để bạn thể hiện bản thân, để thuyết phục người khác nên hiện nay những thông tin về kĩ năng này bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu. Nhưng điểm yếu là vì có quá nhiều tài liệu nên bạn sẽ rất khó khăn và mệt mỏi trong việc kiếm tìm, chọn lựa và tổng hợp. Hãy cùng Yesnews điểm qua một vài chi tiết cần lưu ý khi trình bày bài thuyết trình nhé!

Với thuyết trình không sử dụng thiết bị trợ giúp như power point, bảng, giấy thì bản thân bạn đóng vai trò quyết định sự thành công của bài nói. Ngay từ đầu bài thuyết trình, hãy tạo hứng khởi và làm nóng bầu không khí trong phòng, có thể bằng một bài hát, vài câu thơ hay một số câu hỏi đặt cho thính giả, điều đó sẽ làm người nghe tiếp cận gần hơn tới bài nói của bạn, họ sẽ theo dõi xem tiếp theo bạn sẽ làm gì, tiết mục mở màn đó sẽ dẫn đi đâu. Và trong suốt quá trình trình bày, đừng bỏ quên khán giả, đừng thao thao bất tuyệt một mình trên sân khấu, hãy luôn giữ sự giao lưu với họ, nếu bạn khuấy động được toàn bộ khán phòng, bạn là người thành công. Điều quan trọng nữa đó là giọng nói và ngôn ngữ bạn sử dụng. Đừng thuyết trình như đọc một bài viết đã được dựng sẵn, bạn sẽ ru ngủ người nghe đó. Hãy nhấn mạnh vào những phần cần chú ý trong bài, hoặc tạo ra một trò chơi nhỏ để hướng tới nội dung chính đó. Vì thuyết trình không có thiết bị trợ

Yesnews

11/2011

Page 19: yesnews 11 2011

giúp, nên với những mục chính, bạn có thể nhắc lại để người nghe không quên bạn đang nói tới vấn đề gì. Có thể bạn không được trời phú cho một giọng nói hay như chim hót, nhưng bạn có thể luyện tập để giữ được hơi đều đặn, trầm bổng những lúc cần, đó là điều giữ được người nghe. Hãy tuỳ vào đối tượng tiếp nhận bài nói của bạn mà sử dụng những ngôn từ thích hợp. Nếu bạn đang trong một buổi học chuyên ngành, bạn có thể sử dụng những từ ngữ chuyên môn, bởi tất cả đều hiểu. Nhưng bạn không thể dùng thuật ngữ về kinh tế khi trình bày với các khán giả trong ngành kĩ thuật được, người nghe sẽ không hiểu hết bạn nói gì và như vậy bạn đã thất bại.

Dù là thuyết trình có hay không sử dụng công cụ trợ giúp thì việc duy trì sự tiếp xúc với người nghe luôn là điều cần thiết. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn trông bớt khô cứng trong mắt khán giả, hãy đưa mắt nhìn toàn bộ khán phòng theo hình chữ “M” để tất cả mọi người biết rằng bạn đang nhìn họ, quan tâm đến sự theo dõi bài nghe của họ. Và lưu ý là đừng dừng mắt quá lâu ở một người nhé, bạn sẽ

quên mất những gì mình định nói đó.

Thuyết trình có sử dụng công cụ hỗ trợ sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều. Bạn có thể sử dụng power point, bảng hoặc kẹp giấy. Việc sử dụng power point giúp làm tăng sự quan tâm của người nghe gấp 5 lần, tuy nhiên đó lại là con dao hai lưỡi. Nếu bạn quá trau chuốt cho slide của mình, hoặc nó có quá nhiều chữ, người nghe sẽ chỉ chăm chăm nhìn vào slide đó và không chú ý tới bạn đang nói gì. Các phương tiện trợ giúp phải ăn khớp với phần mà bạn đang nói, hãy chuyển trang khi bạn chuyển sang phần mới. Đừng chuyển trang quá nhanh khi người nghe chưa kịp nắm bắt thông tin bạn vừa truyền tải. Điều rất quan trọng đó là: đừng quên bạn mới là nhân vật chính, các phương tiện đó chỉ trợ giúp bạn, đừng hoán đổi hai vị trí cho nhau. Bạn không phải là người đứng trước đám đông để đọc những gì có trong tài liệu, cũng đừng trình bày như đang nói chuyện với màn chiếu vậy. Hãy luôn giữ sự giao lưu với khán giả, đôi lúc đặt ra những câu hỏi hay tổ chức những trò chơi nhỏ để người nghe không dán mắt không rời vào màn chiếu nhé!

Thuyết trình là kĩ năng mà bất cứ ai trong chúng ta đều có thể học được, có thể làm tốt được. Bạn có thể tham khảo một số bài thuyết trình trên youtube, hoặc tạo lập ra các nhóm cùng nhau luyện tập. Một số câu lạc bộ trong NEU khá chú trọng phát triển mảng kĩ năng mềm như YEC, YES, chúng ta đều có thể tham gia để học hỏi, nâng cao vốn kĩ năng cho mình. Chúc các bạn thành công!

Profumo

11/2011

Page 20: yesnews 11 2011

Nữ diễn viên Marilyn Monroe từng nói rằng: “ Tôi không biết ai đã tạo ra đôi giày cao gót nhưng chắc chắn tất cả phụ nữ trên thế giới này đều phải biết ơn ông”.

Với những đặc trưng riêng của phái đẹp, con gái luôn muốn mình đẹp hơn trong mắt mọi người. Hơn nữa khi bước vào giảng đường đại học, con gái có điều kiện và cơ hội để được làm đẹp hơn. Tạm biệt quần xanh, áo trắng giờ đây mỗi người đều có thể ăn mặc tự do theo sở thích cá nhân của mình. Vì thế, điệu đà một chút với những đôi giày cao gót là rất tự nhiên như một cách để tôn lên nét đẹp vốn có của các cô gái.

Những đôi giày cao gót thực sự quyến rũ… Trước hết, giày cao gót giúp người đi “ăn gian” được chiều cao, đồng thời cũng tạo cảm giác đôi chân người đi dài hơn - một tiêu chuẩn về cái đẹp của người thiếu nữ. Giày cao gót giúp dáng đi thêm uyển chuyển, nhẹ nhàng. Đặc biệt khi đôi giày ấy phù hợp với trang phục, phụ kiện nó sẽ thu hút mọi ánh nhìn. Chính vì thế, nhiều sinh viên nữ đã lựa chọn đôi giày cao gót làm bạn đồng hành để giúp tăng thêm phần tự tin, duyên dáng. Và sau đây là một số ý kiến của các bạn về vấn đề này:

Bạn Chi (sinh viên đại học Ngoại ngữ): “Theo mình thì làm đẹp là nhu cầu tất yếu của con gái. Một cô gái đi giày cao gót sẽ trông quyến rũ hơn, tự tin hơn chứ!”

Bạn Tùng (sinh viên Đại học KTQD): “Mình rất thích những cô gái đi giày cao gót bởi trông họ nữ tính lắm.”

Thế nhưng…

Bạn Nam (sinh viên trường KTQD): “Mình nghĩ đi giày cao gót đẹp thì đẹp thật, gợi cảm thì gợi cảm thật nhưng con gái chỉ nên đi ít thôi chứ đi nhiều thì không tốt cho sức khỏe tí nào cả.”

Thật vậy, đặc trưng của giày cao gót là chiều cao của giày, nên người sử dụng thường khó di chuyển nhanh, không thích hợp cho các hoạt động tập thể sôi động của sinh viên như trại hè, du lịch. Đồng thời giày cũng không tiện cho việc đi bộ dài. Về

Tuy nhiên, dù không ít bạn nữ biết đến những mối nguy hại trên thì họ vẫn lựa chọn đôi giày cao gót bởi ưu điểm lớn nhất của giày là giúp nâng chiều cao và xóa bỏ sự tự ti trong từng bước đi

mặt sức khỏe, giày cao gót cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến đôi chân xinh đẹp của các bạn nữ, đi giày nhiều có thể bị rộp da, chai chân và sưng đầu ngón chân do phải chịu lực quá lâu. Điều này không tốt chút nào vì lâu dần sẽ dẫn đến sự biến dạng của bàn chân, gây co dãn tĩnh mạch và có thể dẫn đến khả năng chân bị yếu. Nếu bạn đi giày cao gót thường xuyên thì đầu gối và lưng cũng bị ảnh hưởng. Việc người đi giày luôn phải tạo một lực dồn người về phía trước để giữ thẳng người sẽ gây mệt mỏi và làm xương sống tự nhiên bị thay đổi do máu lưu thông không đều. Điều đó sẽ tác động không tốt cho sức khỏe sinh sản sau này.

Sau đây là một số lời khuyên dành cho những bạn gái đi giày cao gót:

• Không nên đi giày cao gót trên 7 cm cả ngày.• Lựa chọn giày vừa với cỡ chân là hợp lí nhất bởi một đôi giày cỡ nhỏ sẽ gây bó chân dẫn đến khó chịu, sưng tấy. Nếu cỡ giày lớn hơn cỡ chân sẽ rất khó đi, gân gót và cơ chân luôn bị căng.• Hãy luyện tập đi giày từ những đôi có chiều cao vừa phải trước khi đi những đôi “khủng” hơn. Đồng thời hãy bước những bước nhỏ sẽ vừa tạo cho bạn những nét duyên dáng riêng, vừa giúp bạn đi bộ dễ dàng và tự nhiên.• Đừng quên ngâm chân, massage để giảm sức ép cho cơ chân sau khi đi giày cao gót nhiều giờ trong ngày. Đồng thời hãy kết hợp với các bài tập để tăng sự lưu thông máu để cơ thể giảm mệt mỏi.

Hitomi

Giày cao gót là một phụ kiện không thể thiếu đối với một cô gái hiện đại, giúp bạn đẹp hơn, tự tin hơn trong các mối quan hệ xã hội. Thế nhưng trong môi trường đại học, đôi giày cao gót hay quần áo sành điệu đều không phải là ưu tiên hàng đầu. Vậy nên, hãy ăn mặc làm sao để hòa đồng, không quá xa lạ với mọi người chung quanh bạn nhé!

Sinh viên với giầy cao gót

11/2011

Page 21: yesnews 11 2011

Một chiều Hà Nội, những giây phút yên tĩnh hiếm hoi trong con hẻm nhỏ góc phố. Mùa thu đến với những cơn gió lạnh đầu mùa làm tôi co ro trong chiếc áo thu mỏng manh. Đã lâu lắm rồi tôi mới có cảm giác Hà Nội yên bình và nên thơ đến vậy.

Bật một khúc nhạc, tôi đắm chìm trong giai điệu du dương của bản ballad đầy chất trữ tình. Câu hát cứ văng vẳng bên tai: “If tomorrow never comes - Nếu ngày mai không bao giờ đến…”

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng mình sẽ làm gì trườc khi nhắm mắt xuôi tay? Có bao giờ bạn muốn biết cảm giác quỹ thời gian của mình không đếm xuôi mà lại đếm ngược từng ngày để được sống? Có người nói rằng con người chỉ khát khao được sống và mầm sống chỉ trỗi dậy mạnh mẽ khi người đó cận kè cái chết mà thôi. Con người sinh ra rồi cũng về với cát bụi, nhưng liệu những người đang sống có trân trọng và biết ơn quãng thời gian sống của mình?

Chàng trai trong bài hát vào một lần tỉnh giấc giữa đêm, ngắm nhìn người yêu trong giấc ngủ êm đềm. Một ý nghĩ chợt đến với anh: “ Nếu anh ấy không bao giờ thức dậy vào sáng ngày mai nữa, cô ấy có nghi ngờ về tình cảm trong trái tim anh giành cho cô hay không?”. Bởi vì, trong cuộc đời, anh đã mất đi nhiều người thân yêu, những người chẳng thể còn biết anh ấy yêu họ tới mức nào. Để rồi, anh phải sống trong niềm tiếc nuối vô hạn khi những tình cảm của anh dành cho họ sẽ chẳng bao giờ được hé mở nữa. Vì thế, anh đã tự hứa với bản thân mình, ngày ngày thể hiện cho người yêu biết cô ấy có ý nghĩa với anh như thế nào, để tránh tình huống trớ trêu kia lặp lại… Không còn thêm cơ hội thứ hai với anh nếu ngày mai thực sự chẳng thể tới với anh.

Cuộc đời, tất nhiên chẳng thể lúc nào cũng như ta muốn. Nhưng cuộc sống này, hình hài này, máu mủ này của ta là do cha mẹ sinh ra. Tâm hồn ta do tình yêu thương bồi đắp mà thành. “Chết” không phải là tất cả của vấn đề trái lại cách ta “sống” ra

sao mới là điều quan trọng. Bởi mỗi người chỉ được sống có một lần. Bởi mỗi người chỉ có một cuộc đời để trả ơn tất cả. “Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm” vì nó không thể đong đếm được, càng không thể “trả” hết được. Có thể đi hết cuộc đời này ta vẫn chưa trả hết công ơn cha mẹ, công lao thầy cô; tình anh em, bạn bè liệu có thể trả hết trong ngày một ngày hai? Chỉ bằng cách sống thật tốt và có ý nghĩa, ta mới có thể xứng đáng với tất cả những gì mọi người đã dành cho ta. Mỗi con người đều có quyền chọn cho mình một cách sống: người sống nhiệt tình, sôi nổi, có người âm thầm lặng lẽ, có người sống bon chen, vị kỉ, có người nhân ái vị tha… Không ai có quyền phán xét bạn đã sống thế nào, nhưng khi nhắm mắt xuôi tay liệu bạn có thực sự mãn nguyện vì những năm tháng cuộc đời mình?

Nếu ngày mai không bao giờ đến! Tôi muốn bạn hãy trân trọng ngày hôm nay bởi mỗi ngày được sống đã là một cơ hội. Hãy làm tất cả những việc bạn dự định vào ngày “hôm nay”: gọi điện hỏi thăm gia đình, một lời tỏ tình mãi chưa dám nói hay đơn giản là mặc một chiếc áo đẹp. Hãy làm điều đó vào ngay “hôm nay”.

Nếu ngày mai không bao giờ đến! Tôi muốn bạn hãy trân trọng những gì mình đã và đang có; hãy sống cuồng nhiệt, say mê, nhưng đừng vội vã bởi nếu sống gấp, sống vội, bạn sẽ không thể có những khoảng thời gian để suy ngẫm và chiêm nghiệm về những điều đã qua; hãy dành những “khoảng lặng” để nhìn lại mình, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn cho những bước đi tiếp theo.

Có thể bạn nghĩ rằng: “Nếu quỹ thời gian của tôi không còn nhiều sao tôi lại không sống cho mình?” Không ai có quyền dạy bạn phải sống như thế nào nhưng bạn ơi, điều đáng sợ nhất của con người không phải là cái chết, mà là khi chết đi vẫn cô đơn, sau khi lìa xa cõi đời sẽ bị lãng quên. Con người không ai tồn tại trên đời mà lẻ loi một mình cả mà ngược lại chúng ta sống trong sự hòa đồng và hỗ trợ lẫn nhau. Hãy cho nhiều hơn nhận và đừng suy tính bạn nhé!

Hãy làm ngay đi! Hãy để mỗi ngày của bạn là ngày “hôm nay”

Hitomi & Trang Nhung

kh

ôn

g b

ao

giờ

đến

?nếu ngày mai

11/2011

Page 22: yesnews 11 2011