yesnews 12 2013

26
Yesnews 12 - 2013 1

Upload: lan-jupi

Post on 26-Mar-2016

215 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

Thể thao và Kinh tế

TRANSCRIPT

Yesnews 12 - 2013

1

Yesnews 12 - 2013

2

Giao lộ thông tin Tin tức kinh tế trong nước tháng 12 - 2013.……..….…3

Tin tức kinh tế thế giới tháng 12 – 2013…………...…..6

Lăng kính khoa học Thể thao và kinh tế - xã hội……………………….. ….8

Cá độ trong thể thao.……………………………..…...12

Câu chuyện tỉ giá cuối năm……………………………17

Nhìn ra thế giới Điều kì diệu của sự thần kỳ châu Á (phần 3)………….19

Góc nội bộ YES – 11 năm – một chặng đường……………………24

Quản lí bản tin

Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD

Chịu trách nhiệm bản tin

Hội sinh viên ĐH KTQD

Cố vấn nội dung

Phòng quản lí khoa học ĐH KTQD

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH KTQD

Tổng biên tập: Nguyễn Thị Lan

Biên tập: Lê Tuấn Dũng, Đỗ Thị Phương Dung, Nguyễn Hồng Ngọc, Nguyễn Thị Lan

Nội dung: Đinh Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Hồng Phương, Đỗ Thị Phương Dung, Trịnh Duy Hoàng, Phan Huy Hoàng

Thiết kề và trình bày: Vũ Hoàng Trung

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về

Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 – Đại học Kinh tế quốc dân

Email: [email protected]

Phát hành ngày 31/12/2013

Yesnews 12 - 2013

3

Tin tức kinh tế trong nước tháng 12 – 2013 Tháng 12 khép lại, nền kinh tế Việt Nam vẫn đối diện với nhiều khó khăn: giá cả thị trường leo thang, lợi nhuận ngân hàng khốn đốn vì nợ xấu, Nhà nước phải xoay xở trong việc cân đối ngân sách, gia tăng nhiệm vụ chi gắn liền với việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó, tăng chi bảo đảm an sinh xã hội và các yêu cầu chi khác trong khi có suy giảm nguồn từ việc giảm thuế… Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát vẫn là một điểm sáng, được ghi nhận và trong thành công này có sự đóng góp quan trọng từ các chính sách của Nhà nước.

Tổng cục Thống kê công bố số liệu Kinh tế - Xã hội (KT-XH) năm 2013

Ngày 23/12, Tổng cục Thống kê đã công bố tình hình KT-XH năm 2013 của cả nước. Theo đó chỉ số quan trọng nhất là tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 tăng 5,42% so với năm 2012. Cụ thể, mức tăng GDP từng quý như sau: quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng 5,54%; quý IV tăng 6,04%. Đây là mức tăng trưởng thấp hơn mục tiêu đề ra tăng 5,5% nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012, điều này cho thấy nền kinh tế đang có tín hiệu phục hồi. Trong 5,42% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,56%, đóng góp 2,85 điểm phần trăm. Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế cả

năm, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3% (năm 2012 các tỷ trọng tương ứng là 38,6% và 41,7%). Xét về góc độ sử dụng GDP năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,36% so với năm 2012, đóng góp 3,72% vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,45%, đóng góp 1,62%, chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,08% cho xuất siêu.

Tổng cục Thống kê cũng công bố các chỉ số kinh tế quan trọng khác. Về chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm 2012, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,21% của năm 2012. Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Năm có CPI cao nhất là 2008, tăng 19,89%. Các năm 2007 tăng 12,63% và năm 2011 tăng 18,13%. Trong 2

năm 2012 và 2013 với các biện pháp của chính sách Nhà nước, tốc độ lạm phát đã được kiềm chế. Cụ thể, CPI tăng cao vào quý I và quý III với mức tăng bình quân tháng là 0,8%; CPI tương đối ổn định và tăng ở mức thấp trong quý II và quý IV với mức tăng bình quân tháng là 0,4%.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tổng hợp thuộc Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng năm nay tăng chủ yếu do giá một số mặt hàng và dịch vụ do Nhà nước quản lý được điều chỉnh theo kế hoạch và theo cơ chế thị trường. Trong năm có 17 tỉnh, thành phố

Giao lộ thông tin

Yesnews 12 - 2013

4

điều chỉnh giá dịch vụ y tế làm cho CPI của nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 18,97% so với tháng 12 năm trước, đóng góp vào chỉ số chung cả nước gần 1,1%. Ngoài ra, việc các địa phương tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí cũng đã làm CPI nhóm giáo dục tăng 11,71%, đóng góp vào chỉ số chung cả nước tăng khoảng gần 0,7%. Giá xăng dầu sau nhiều đợt điều chỉnh tăng/giảm nhưng cả năm vẫn tăng mạnh 2,18%, góp vào CPI chung cả nước mức tăng 0,08%; giá điện điều chỉnh tăng 10%, đóng góp vào CPI chung khoảng 0,25%. Bên cạnh đó, giá gas cả năm tăng gần 5%, đóng góp vào CPI cả nước với mức tăng 0,08%. Mặt khác, còn có những nguyên nhân do nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của dân cư và tiêu dùng cho sản xuất tăng vào dịp cuối năm; ảnh hưởng của thiên tai, mưa bão và do mức cầu trong dân yếu.

Về xuất nhập khẩu năm 2013, Việt Nam tiếp tục là nước xuất siêu với con số 0,9 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước. Điểm đáng lưu ý là, việc xuất siêu còn phụ thuộc chủ yếu vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài (FDI). Năm nay, nguồn vốn FDI đăng ký ước đạt 21,6 tỷ USD, tổng vốn giải ngân ước 11,5 tỷ USD. Với con số này. Với kết quả đó, các mức thống kê trên được đánh giá là các mức cao nhất của dòng vốn FDI trong vòng 4 năm nay.

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 ước đạt 2618 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2012 và là mức tăng thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Nếu loại trừ yếu tố giá tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2013 tăng 5,6%.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2013(IIP) ước tính tăng 5,9% so với năm trước. Đây là một dấu hiệu phục hồi khả quan, trong đó có dự đóng góp đáng kể của ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Theo Tổng cục Thống kê, bội

chi ngân sách Nhà nước là 195,4 tỷ đồng. Trong đó, tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2013 ước tính đạt 986,2 nghìn tỷ đồng và tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính đạt 790,8 nghìn tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước năm nay ở mức 5,3% GDP, vượt mức đã dự toán đề ra là 4,8%.

Điêu đứng với giá gas tăng sốc

Mức tăng giá gas tháng 12 đã đạt ngưỡng cao kỉ lục kể từ tháng 2 năm nay, khiến người tiêu dùng không tránh khỏi điêu đứng khi phải chi trả gần 500.000 đồng/bình 12 kg.

Lý giải cho sự tăng giá “chóng mặt” này, theo thông tin từ Hiệp hội xăng dầu Việt Nam và Bộ Công Thương nguyên nhân là do việc giá gas trên thị trường thế giới tăng 267,5 USD/tấn so với đầu tháng 10/2013, cao nhất kể từ đầu

Yesnews 12 - 2013

5

năm đến nay.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, giá gas tăng cao còn có nguyên nhân từ việc các doanh nghiệp đầu mối độc quyền tập thể và các đại lý bán lẻ đã “găm” hàng, chờ được giá để bán ra thị trường.

Trước những ý kiến trái chiều của dư luận và sự bất bình trong người tiêu dùng, đại diện Bộ Công thương, ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước khẳng định không hề có lợi ích nhóm ở đây. "Ngay cả những doanh nghiệp kinh doanh cũng cảm thấy rất khó khăn. Nếu với giá gas cao như thế này thì người tiêu dùng có thể quay lại dùng các chất đốt, nhiên liệu khác thay thế như củi, điện...". Theo ông Chiến, Bộ Tài Chính cần giảm thuế nhập khẩu gas từ 5% xuống 0%. Ngoài ra, về góc độ quản lý Nhà nước phải có những biện pháp hạn chế lợi dụng thực hiện theo cơ chế thị trường để thao túng giá, nâng giá tùy tiện.

Hi vọng rằng, các biện pháp

do Nhà nước đưa ra sẽ sớm phát huy hiệu quả. Bởi có một thực trạng đáng buồn, hầu hết giá các mặt hàng ở Việt Nam đều thường “lên dễ, xuống khó”. Nếu như, mặt hàng nào cũng đều tìm được một lí do cho là “hợp lý” để tăng một cách “phi lý” như vậy thì không một túi tiền nào của người dân có thể bì kịp vào thời đội giá!

Buồn với hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng!

Hệ thống ngân hàng vốn được đánh giá là mạch máu của nền kinh tế nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh lại rất đáng thất vọng.

29.500 tỷ đồng là con số phản ánh lợi nhuận của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTT)lũy kế 11 tháng năm nay, tăng 3,2% so với năm ngoái. Tuy nhiên, mức lãi này chỉ bằng 53-64% nếu so sánh với năm 2010, 2011.

Năm nay có đến 17 TCTD bị thua lỗ. Các TCTD có lãi cũng không mấy khả quan, khi mà xét trong hơn 100 tổ chức tín dụng có lãi năm 2013, có đến

50% lợi nhuận giảm một nửa so với năm 2012. Theo các chuyên gia, nếu không cải thiện hiệu quả kinh doanh, một bộ phận các tổ chức tín dụng sẽ chịu áp lực rất lớn về tài chính và không thể tự xử lý được nợ xấu với quy mô lớn bằng nguồn dự phòng và bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng trong năm 2014.

Bàn về việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho biết, theo đề án, nhiệm vụ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đặt ra trong năm 2013 là xử lý dứt điểm những ngân hàng yếu kém nhất, có thể làm ngòi nổ cho sự đổ vỡ, kéo theo phản ứng dây chuyền trong hoạt động của hệ thống. Ông cho biết thêm: "Đến nay chúng ta đã xử lý được 9 ngân hàng thương mại yếu kém nhất trong toàn hệ thống. Thực tế hoạt động ngân hàng vừa qua, hệ thống đã ổn định hơn và không để xảy ra tình trạng đổ vỡ là nhờ việc xử lý kịp thời này".

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục khẩn trương thực hiện quá trình xử lý này để đảm bảo những mục tiêu trung hạn và dài hạn của đề án được hoàn thiện.

Thanh Nhàn (Tổng hợp)

Yesnews 12 - 2013

6

Tin tức kinh tế thế giới tháng 12 – 2013 Sự thay đổi bất ngờ trong gói nới lỏng định lượng EQ3 đã có tác động tích cực lên nền kinh tế Mỹ, làm thị trường chứng khoán toàn cầu trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Bên cạnh với sự tăng trưởng của Mỹ, kéo theo sự suy yếu của đồng yên Nhật. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn loay hoay với bài toán lãi suất khi tín dụng không có dấu hiệu giảm nhiệt.

Kinh tế Mỹ tăng trưởng

Trong những tuần cuối cùng của nhiệm kỳ 8 năm, ngày 19-12 Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Ben S. Bernanke cuối cùng đã đưa ra quyết định lịch sử đối với chính sách nới lỏng định lượng lần thứ 3 (QE3) của Mỹ, tuyên bố hạ mức mua trái phiếu hàng tháng của FED từ 85 tỉ USD xuống còn 75 tỉ USD. Đây là bước đi đầu tiên trong nỗ lực thu hẹp chương trình kích thích lớn chưa từng có mà Chủ tịch Ben Bernanke đã áp dụng để có thể giúp kinh tế Mỹ phục hồi từ đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ những năm 1930. Chính sách này đã tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế nước Mỹ.

Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố, GDP quý III của Mỹ tăng 4,1% so với cùng kỳ, tăng mạnh nhất kể từ quý IV/2011 và tăng vượt so với dự báo trước đó của các chuyên gia là 3,6%.

Trong tháng 12 vừa qua, nền kinh tế đầu tàu thế giới đã tạo thêm gần 200.000 việc làm khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm

xuống còn 8,5% - mức thấp nhất trong gần ba năm qua. Tỷ lệ lạm phát cũng giảm nhẹ, chủ yếu do giá cả nhiên liệu không còn "trên trời." Tuy nhiên, sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ vẫn mong manh trước diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, có thể làm giảm nhu cầu xuất khẩu của Mỹ và hạn chế sức mua của người tiêu dùng.

Thị trường tiền tệ

Trung Quốc khủng hoảng tiền mặt, tiền ảo lên ngôi

Tín dụng của Trung Quốc đã tăng trưởng quá nóng. Bất cứ động thái nào nhằm siết chặt kỷ luật trên thị trường cũng sẽ

dẫn đến hiện tượng lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng vọt và khiến Trung Quốc đứng trước nguy cơ khủng hoảng tài chính.

Theo dữ liệu mà Bloomberg thu thập, hợp đồng hoán đổi lãi suất có kỳ hạn 1 năm đã tăng 7 điểm cơ bản, lên 5,04%. Trong quý IV, chỉ số này đã tăng 107 điểm cơ bản, chạm mốc 5,07% ngày 19/12– cao nhất kể từ khi Bloomberg theo dõi dữ liệu từ năm 2006. Trong khi đó, các nhà đầu tư Trung Quốc đổ xô mua Bitcoin – tiền ảo Trung Quốc. Hồi tháng 1.2013, giá tiền ảo Bitcoin chỉ đạt 15 USD/đồng. Tại thời điểm cuối tháng 11 năm nay, báo Wall Street Journal cho biết, lần đầu tiên giá trị giao dịch của Bicoin chạm ngưỡng 1.000 USD/đồng, đưa tổng giá trị lượng tiền cơ sở lên 11 tỉ USD. Lo sợ rủi ro về tiền ảo, NHTW Trung quốc đã có những chính sách ngăn chặn sử dụng đồng tiền này, khiến giá Bicoin giảm 50% ngày 18/12. Đóng cửa phiên 26/12, chỉ số Thượng Hải giảm 1,6%, mất

Yesnews 12 - 2013

7

mốc 2.100 điểm, rơi xuống mức thấp nhất trong 4 tháng, càng khiến nhiều nhà đầu tư có cái nhìn ảm đạm về thị trường chứng khoán Trung Quốc trong tháng đầu năm 2014

Nhật Bản: tác động từ kinh tế Mỹ, đồng yên suy yếu. Cụ thế, tính đến 10h49 sáng 25/12 , đồng nội tệ của Nhật Bản giảm giá 0,1% so với đồng USD và đã có phiên giảm giá thứ 3 liên tiếp. Dự đoán đồng yên sẽ có thể giảm xuống chỉ còn 105/ 1 USD Thị trường chứng khoán Sự thay đổi quan trọng trong chính sách QE3 đã tác động mạnh mẽ lên chứng khoán toàn cầu. Cụ thể:

Nhật Bản Thị trường chứng khoán Nhật Bản khép lại phiên giao dịch cuối cùng của năm 2013 tại mức cao nhất trong 6 năm sau khi cặp tỷ giá USD-JPY chạm mức cao nhất trong hơn 5 năm. Nikkei 225 tăng ấn

tượng 57%/năm, mạnh nhất trong 4 thập kỷ. Chỉ số Nikkei 225 đóng cửa ngày thứ Hai tại mức 16,291.31 điểm, tăng 112.37 điểm, tương ứng 0.69%. Đây là phiên thứ 7 liên tiếp Nikkei 225 đóng cửa tại các mức cao nhất trong 6 năm đồng thời là phiên khởi sắc thứ 9 liên tiếp của chỉ số này, đợt tăng giá dài nhất kể từ năm 2009.

Tính chung cả năm 2013, Nikkei 225 nhảy vọt 57%, mức tăng mạnh nhất kể từ đà bứt phá ấn tượng 92% trong năm 1972 theo số liệu của Thomson Reuters.

Châu Âu Trước quyết định giảm kích thích của FED, cộng thêm dấu hiệu phục hồi từ M&A,

đẩy chứng khoán châu Âu liên tiếp tăng. Cụ thể:

Trong giao dịch ngày19/12, chỉ số FTSEurofirst 300 của các cổ phiếu hàng đầu Châu Âu tăng 1,8% lên 1.281,87 điểm, phiên tăng mạnh nhất kể từ

tháng 9. Chỉ số Euro STOXX 50 của các cổ phiếu blue-chip khối Euro tăng 1,9% lên 3.031,05 điểm. Cổ phiếu các công ty có tính chu kỳ tăng mạnh nhất trong phiên này, với cổ phiếu ngành du lịch và

giải trí, truyền thông, dịch vụ tài chính và bảo hiểm đều tăng hơn 2%. Bước sang tuần tiếp theo, nhờ hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) có dấu hiệu phục hồi đã đưa chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng.

Chốt phiên giao dịch ngày 23/12, chỉ số FTSEurofirst 300 tăng 0,7% lên 1.296,83 điểm, còn chỉ số Euro STOXX 50 của các cổ phiếu blue-chip khối Euro cũng tăng 0,7% lên 3.070,91 điểm.

Mỹ Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/12, các chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng điểm. S&P 500 tăng 0,5% lên kỷ lục 1.818,32 điểm. Khối lượng cổ phiếu giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ đạt khoảng 9,2 tỷ cổ phiếu, được đánh giá phiên giao dịch bận rộn nhất kể từ tháng 6 khi các hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn đáo hạn trước kỳ nghỉ lễ. Chỉ số công nghiệp bình quân Dow Jones của Mỹ đã tăng 3%, ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 9. Các mã blue chip đến cuối tuần qua đã tăng bình quân gần 25%, mức tăng mạnh nhất trong khoảng một thập niên gần đây.

Hồng Phương (Tổng hợp)

Yesnews 12 - 2013

8

Thể thao từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Hãy thử

quan sát xem, chúng ta tham gia các hoạt động thể dục thể thao phong trào ở địa phương, học giáo dục thể chất ở trường, thậm chí còn trả tiền để được theo dõi thể thao chuyên nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông… Đây có thể đã từng là một thú vui xa xỉ khi đời sống còn nghèo khó, nhưng giờ đây – như một phần của dịch vụ giải trí – đã trở thành một nhu cầu thiết yếu vô cùng cơ bản. Các chỉ số phát triển của thể thao đều gia tăng trong dài hạn hệt như kinh tế vậy, ví dụ nhưnăm 1912, cả thế giới có 20 sự kiện thể thao quốc tế lớn, năm 1977 là 315, năm 1987 là 660 và năm 2005 con số ấy đã là 1000 - tức là có gần 3 sự kiện mỗi ngày! Nghiên cứu số liệu chéo giữa các quốc gia cũng cho thấy những nước càng phát triển có xu hướng càng giành được nhiều huy chương tại các kỳ Olympic, hay giải thưởng tại các đại hội thể thao quốc tế. Nhiều tiềm lực kinh tế đồng nghĩa với nhiều nguồn lực hơn để đầu tư, và một xã hội ưa chuộng thể thao góp phần đẩy mạnh sự nở rộ của lĩnh vực này. Nhưng liệu thể thao có gây nên ảnh hưởng nào đáng kể tới kinh tế - xã hội của một đất nước? Hãy cùng tìm hiểu mối quan hệ trên thông qua một số xu hướng đang thịnh hành của thể thao ngày nay.

Xu hướng toàn cầu hoá

Trước hết hãy đề cập đến thể thao chuyên nghiệp như một loại hình dịch vụ giải trí. Một lần nữa, công nghệ trở thành động lực phát triển thần kỳ của thể thao, cũng y như cái cách mà kinh tế được gắn tên lửa trong suốt nhiều thế kỷ qua. Chỉ đến khi cá độ ra đời vào thế kỷ thứ 19, thể thao

Lăng kính khoa học

Yesnews 12 - 2013

9

chuyên nghiệp mới thực sự hình thành. Nhưng nó chỉ phát triển đáng kể từ khi các trận đấu được tường thuật qua radio vào thế kỷ thứ 20, và sau đó là ti vi từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Internet ra đời và mọi thông tin được lưu chuyển với tốc độ chóng mặt. Người dân bắt đầu chi tiền đi nghỉ mát khắp nơi, đồng thời tranh thủ tham dự, hoặc chỉ để tham dự các sự kiện thể thao lớn của thế giới. Đồ lưu niệm, vé vào cửa, bản quyền truyền hình,… công nghệ thông tin phát triển đã giúp sinh ra một ngành công nghiệp mới siêu lợi nhuận, cùng với đó là xu hướng toàn cầu hoá ngày càng được nhận thức rõ ràng.

Ngày nay không một người dân Việt Nam nào lại chưa từng ít nhất nghe tên giải bóng đá Ngoại hạng Anh từ bên kia trái đất, hay chưa từng được theo dõi thế vận hội Olympic truyền hình trực tiếp tới trên 220 đất nước và vùng lãnh thổ. Chúng ta nói tiếng Việt, nhưng có thể đang khoác trên mình chiếc áo có tên Ronaldo - thần tượng bóng đá, chơi bộ môn bóng rổ và ăn mừng như cái cách mà vận động viên nhà nghề đến từ Mỹ vẫn biểu diễn trên vô tuyến truyền hình. Toàn cầu hoá đến như một điều tất yếu, và nó có thể là cơn ác mộng đối với nhiều lĩnh vực, nhưng là một bữa đại tiệc thịnh soạn của thể thao.

Sự lan toả của thể thao chuyên nghiệp trên phạm vi thế giới – hay xu hướng toàn cầu hoá – mang tới nguồn lợi nhuận kinh tế cho tất cả mọi người, nhưng không phải ai cũng hưởng thụ như nhau. Lấy ví dụ các giải bóng đá châu Âu, chúng được coi là những giải đấu hàng đầu về chất lượng, số lượng người theo dõi, cũng như doanh thu (tiền lương một cầu thủ chuyên nghiệp ở Anh trong một tháng có thể giúp bạn sống sung túc cả đời ở Việt Nam). Và bạn đừng ngạc nghiên khi thấy những ngôi sao của đất nước vô địch giải bóng đá thế giới nhiều nhất từ trước đến nay là Brazil luôn hướng tới trời Âu để tìm con đường thành công cho mình; hay những nhà tài phiệt Nga, Mỹ và cả Malaysia tìm mọi cách mua lại các đội bóng ở đây. Đó là những giải đấu “danh giá” nhất, lâu đời nhất, và là cục nam châm vĩnh cửu thu hút mọi nguồn vốn, lao động từ khắp nơi trên thế giới với lợi tức chẳng bao giờ suy giảm. Thị trường thể thao chuyên nghiệp độc quyền được hình thành với những Liên đoàn bóng đá Anh (FA), Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), Ủy ban Olympic quốc tế (IOC)… Khi nào những sản phẩm như FIFA World cup, thế vận hội Olympic còn là duy nhất, giá bản quyền của chúng sẽ còn cao ngất ngưởng, và chúng sẽ còn là mỏ vàng vô

Yesnews 12 - 2013

10

hạn không có đối thủ. Các nước nhỏ đang phát triển có lẽ sẽ kiếm được thêm nhiều hợp đồng FDI gia công dụng cụ, trang phục thể thao, để rồi sản phẩm giá rẻ lại được xuất sang nước đầu tư, được gắn mức giá trên trời với thương hiệu, bản quyền nổi tiếng, trong khi tình trạng “chảy máu cơ bắp” thì diễn ra mà không có cách nào ngăn chặn. Nhưng dù sao cuối cùng thì toàn cầu hoá vẫn đem lại cái lợi cho cả đôi bên.

Xu hướng xã hội hoá

Mục tiêu của xã hội hoá thể thao luôn nằm trong 2 câu hỏi lớn: một là làm sao để huy động được toàn bộ nguồn lực của xã hội để phát triển thể thao một cách vững chắc và hài hoà, hai là làm thế nào mọi cá nhân trong xã hội đều được thụ hưởng thành quả của thể thao ở một mức độ ngày càng cao.

Những câu lạc bộ thể thao nổi tiếng trên thế giới là hình mẫu của việc huy động nguồn lực tư nhân vào công cuộc phát triển văn hoá thể thao ở một quốc gia. Các câu lạc bộ này hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, huy động nguồn vốn từ cổ đông, từ các hợp đồng tài trợ sân vận động, tài trợ áo đấu,… tất cả đều dựa trên mục đích kinh tế. Nhà nước chỉ đứng ra làm cơ quan quản lý, tổ chức giải đấu, huy động tài trợ và thậm chí còn kinh doanh tại các cơ hội kiếm lời này. Khán giả trả tiền cho những gì họ được xem thông qua nhiều hình thức khác nhau, và số tiền này lại được tái đầu tư dành cho phát triển. Rõ ràng quá trình xã hội hoá đã diễn ra sâu rộng và vô cùng triệt để, đặc biệt tại các nền kinh tế phát triển.

Thách thức của huy động nguồn lực có lẽ đến từ sự phân biệt giữa các môn thể thao, bắt nguồn từ đặc tính vốn có của chúng. Cùng nằm trong hệ thống các “elite sports” được sử dụng để thi đấu tại Olympic, nhưng hiển nhiên bơi lội không thu hút được nhiều khán giả bằng bóng đá, bóng rổ, hay có thể là cầu lông, bóng bàn. Đó là còn chưa kể đến nhiều môn thi đấu khác như cử tạ, cờ vua… Tính giải trí thấp hơn của nhiều môn thể thao khiến chúng khó thu hút được nguồn tài trợ dồi dào từ cá nhân hay tổ chức ngoài quốc doanh. Điều này đặc biệt nghiêm trọng với những quốc gia đang phát triển hay kém phát triển, nơi nguồn vốn đã khan hiếm lại không tạo lập được vị thế về thể thao. Lúc này nguồn vốn đầu tư của chính phủ nhằm đặt nền móng phát triển ban đầu có lẽ là phương án tốt hơn cả.

Để mọi cá nhân bất kể tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh hưởng thụ thành quả của thể thao là mục tiêu lớn thứ hai của xã hội hoá. Vậy tại sao thể thao lại quan trọng như vậy? Tổ chức Liên hợp quốc từng khẳng định, ngoài việc cải thiện sức khoẻ, thể thao còn giúp con người luyện tập nhiều kỹ năng cần thiết để tham gia cuộc chơi, từ đó phát triển tâm lý về tính hiệu quả, sự tự tin, nhân cách, lòng tự trọng, thái độ tình cảm và các kỹ năng xã hội - những điều cần thiết cho sự phát triển của cá nhân và toàn xã hội. Giờ đây người ta thay vì hô vang khẩu hiệu chống phân biệt giới tính trong thể thao, các quốc gia được khuyến nghị sử dụng thể thao như một công cụ chống phân biệt giới tính. Sơ đồ tác động xã hội của thể thao theo mô hình lôgic như sau:

Yesnews 12 - 2013

11

(Coalter, Fred. 2007. A wider social role for sport, who’s keeping the score? USA and Canada: Routledge, p. 20, 32)

Khi các cá nhân được tham gia vào nhiều hoạt động thể thao một cách tự do và bình đẳng, kỹ năng, tư duy và suy nghĩ của họ sẽ dần thay đổi theo hướng tích cực, khuyến khích nhiều biến đổi lớn trong hành vi cá nhân. Những diễn biến của nhiều cá nhân hợp thành kết quả trung gian là hành vi của xã hội thay đổi theo hướng có lợi, thông qua đó cải tạo nguồn lực một cách đáng kể.Như vậy, bằng cách cung cấp cơ hội và lựa chọn tham gia vào thể thao cho mỗi cá nhân, người ta có thể khơi mào chuỗi phản ứng lớn trong hành vi xã hội. Cơ hội ở đây chính là cơ sở vật chất, là giáo dục thể chất trong nhà trường từ sớm, là các giải đấu phong trào mở rộng,… những thứ cần được quan tâm đầu tư như một chiến lược lớn trong phát triển kinh tế và xã hội.

Kết luận

Xu thế toàn cầu hoá và xã hội hoá có thể chỉ là 2 trong số những xu thế thịnh hành của thể thao, nhưng là 2 xu thế lớn và nổi bật nhất. Thể thao đem tới cơ hội làm giàu cho mọi người, huy động hiệu quả nguồn lực của xã hội, và cải tạo con người như một trong những động lực lớn nhất của nền kinh tế. Vì vậy có thể nói, phát triển thể thao cùng kinh tế xã hội, và phát triển kinh tế xã hội một phần cũng nhờ thể thao.

Huy Hoàng

Cơ hội

Được tham gia và bình đẳngKết quả thể thao

Kỹ năng và chuyên môn được nâng caoẢnh hưởng thể

thao

Phát triển bản thân/xã hộiẢnh hưởng trung

gian

Hành vi thay đổiKết quả trung gian

Thay đổi cộng đồng/nguồn lực xã hộiKết quả xã hội

chiến lược

Yesnews 12 - 2013

12

Ở bất cứ đâu, cá cược luôn mang lại cho con người cảm giác thú vị khó tả khi thắng thua phụ thuộc nhiều vào yếu tố may mắn. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ với rất nhiều hình thức như đá gà, cá độ bóng đá,… và gần đây xuất hiện cả đua chó. Tùy vào góc nhìn và những trải nghiệm của bản thân mà mỗi người có những quan điểm khác nhau: người thấy nó vui, người thấy dễ kiếm tiền, người lại thấy vô bổ và nguy hại… Còn về mặt pháp lý, cho đến giờ phút này, cá cược vẫn là một hành vi trái luật. Muôn mặt thế giới đỏ đen Cá độ được hiểu đơn giản là việc đặt tiền cho bên ưa thích trong những cuộc thi đấu mang tính đối kháng, ganh đua như bóng đá, đua ngựa, thi hoa hậu... Nếu đặt đúng thì thắng và ăn tiền, còn sai thì mất trắng. Mặc dù bản thân người chơi gần như không thể biết kết quả cuối cùng, nhưng do phần thưởng chiến thắng quá lớn mà nhiều người đã bị mờ mắt và coi đó là một cách kiếm tiền. Nếu gõ vào thanh tìm kiếm của Google từ “cá độ”, có tới 773.000 kết quả hiện ra gần như ngay lập tức, trong đó phần lớn là các trang web cá độ và những bài viết đưa ra lời khuyên, mẹo vặt của dân cá độ.

Như vậy, chỉ trong thế giới ảo cũng đã thấy rất rõ sự lớn mạnh của loại trò chơi này, chưa kể còn có rất nhiều chủ độ khác hoạt động ẩn mình dưới vỏ bọc của những người lao động bình thường. Ở Việt Nam, đánh bạc là một hoạt động bất hợp pháp, bởi vậy bên cạnh việc chơi chui lủi, giấu giếm với các chủ độ theo cách truyền thống, các con bạc khi chơi trực tuyến phải tìm đến các nhà cái ở nước ngoài. Nắm bắt được nhu cầu của người Việt, các nhà cái đã tạo điều kiện cho người chơi mở tài khoản Việt Nam đồng cũng như cung cấp giao diện tiếng Việt để người chơi dễ sử dụng. Nhờ sự nở rộ của hình thức online này mà số lượng người chơi đã tăng vọt. Các nhà cái được cho là uy tín với dân độ Việt Nam hiện nay có 188bet, Fun88…

CÁ ĐỘ TRONG THỂ THAO

Yesnews 12 - 2013

13

Để mở tài khoản, người chơi chỉ phải điền đầy đủ thông tin như lập các loại tài khoản khác, sau đó có thể gửi ngay tiền vào tài khoản để tiến hành chơi. Nếu không chơi nữa, người chơi có thể rút tiền ra khỏi tài khoản nếu số dư vẫn còn đủ. Hiện nay, hầu hết các nhà cái đều tạo điều kiện thuận lợi cho người chơi rút tiền một cách linh hoạt nên cá độ trực tuyến ngày càng thu hút được sự quan tâm, nhất là giới trẻ. Đối với loại hình không sử dụng công nghệ, người chơi sẽ trực tiếp đặt cược với chủ độ, tùy mức độ thân quen có thể có hoặc không đặt tiền trước, thắng thì nhận tiền về cùng với khoản thắng cược, thua thì mất. Ngoài ra, người chơi có thể sử dụng các hiện vật có giá trị khác như trang sức, sổ đỏ, ti vi, tủ lạnh… để làm vật đảm bảo. Nhắc đến cá độ, hẳn ai cũng sẽ nghĩ đến bóng đá đầu tiên bởi sự quen thuộc, gần gũi cũng như sức hút của nó. Hơn thế nữa, đây còn là một trong những môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới. Cũng chính bởi vậy mà môn thể thao “vua” đã sớm trở thành đối tượng của trò đen đỏ. Nếu như trước đây người chơi chỉ đơn thuần cá cược đội thắng, đối thua thì giờ phạm vi đã mở rộng ra rất nhiều sang tỉ số chung cuộc, tỉ số từng hiệp,… thậm chí cá xem đội nào được cầm bóng trước. Cùng một trò chơi nhưng với sự đa dạng trong đối tượng và đi kèm với đó là sự khó đoán, khó phân tích đã khiến cho nhiều dân độ mê mải. Cho đến thời điểm hiện tại khi mà những đề xuất hợp pháp hóa cá độ chưa có hiệu lực, đây thực sự là một thách thức với các cơ quan chức năng. Thách thức bởi số lượng quá nhiều những nhà cái hoạt động công khai và không công khai, thách thức bởi những rào cản pháp lý khi kiểm soát hoạt động của các nhà cái quốc tế, thách thức trước sự ẩn hiện của các chủ độ dưới những cái lốt làm ăn lương thiện. Không chỉ vậy, bản thân các cơ quan quản lý cũng tồn tại những nguyên nhân chủ quan gây ra khó khăn trong quá trình làm việc: đó là sự tắc trách, tha hóa của một bộ phận cán bộ, lơ là trong quản lý, nhận hối lộ để mở đường làm ăn phi pháp cho các đối tượng xấu. Một thú vui làm tan cửa nát nhà Trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng không thiếu gì chuyện bài bạc, cá độ để rồi trắng tay, chưa kể còn đó biết bao câu chuyện đau lòng chưa được báo giới khai thác. Một thú vui đơn thuần chỉ khiến cho con người cảm thấy thư giãn, thoải mái, cho dù phải mất đi một khoản tiền thì đó cũng coi như là cái giá phải trả cho sự giải trí. Thế nhưng, nhiều dân độ nước ta đang phải đau đầu nhức óc vì chính “thú vui” của mình. Sự căng thẳng đó đến từ những tính toán thiếu dữ kiện và những lần hồi hộp chờ đợi kết quả mang tính sống còn, thiết nghĩ cá độ giờ đã như một nghề làm thêm mệt mỏi chứ không còn là một trò chơi đơn thuần. Sở dĩ nhiều dân độ không thể vui vẻ với cuộc chơi của mình là vì cái giá quá đắt mà họ phải trả. Thắng độ không phải là không thể, nhưng người chơi khó có thể tính toán chính xác xác suất thắng thua mà chỉ biết đặt cược theo cảm tính. Hơn nữa, trong thể thao, mọi chuyện đều có thể xảy ra, nên một người dù là am hiểu và có khả năng phân tích tường tận cũng không dám khẳng

Yesnews 12 - 2013

14

định mọi dự đoán của mình là chính xác. Bởi thế nên mới có chuyện biết bao người phải chấp nhận gán nợ, cắm sổ đỏ, ti vi, thậm chí bị xã hội đen đến đòi nợ, gây hoang mang cho cả những người xung quanh. Đáng ngại hơn, nhiều người đang lao vào cá độ như những con thiêu thân phần lớn lại không đủ khả năng gánh chịu những khoản nợ của chính mình. Đó có thể là những sinh viên chưa có việc làm, lơ là chuyện học, cũng có thể là những người đã đi làm nhưng vẫn nuôi ảo mộng làm giàu bằng cách lấy không tiền của thiên hạ. Những khoản nợ ngày càng chồng chất khiến họ càng lún sâu vào vũng lầy, vì với họ gần như không còn cách nào khác để kiếm tiền trả nợ nhanh hơn thắng độ. Cuối cùng, những khó khăn dồn nén đổ lên vai những người thân trong gia đình, làm kiệt quệ kinh tế, đời sống trở nên khốn cùng. Nguy hiểm hơn, nếu không đoạn tuyệt được với thú chơi đầy rủi ro này và không có nhận thức đúng về nó, thì đây chính là mầm mống cho tư tưởng lười lao động, những mong ước viển vông ngày càng trỗi dậy và khó chữa. Cá độ xuất hiện và tồn tại ở nhiều nơi, nhưng cái cách mà nó “sống” trong xã hội và ý thức của mỗi người lại khác nhau. Nếu như ở những nước phát triển như Anh, Singapore… cá độ là một hành vi hợp pháp thì ở nước ta, đến thời điểm hiện tại nó vẫn bị coi là một loại tệ nạn cần được đấu tranh loại trừ, ít nhất trên phương diện luật pháp. Cùng trong một xã hội, có những người chỉ coi nó là một trò giải trí bình thường, nhưng cũng có người coi nó như cơm ăn nước uống hàng ngày. Khi cá độ chỉ là một trò chơi, dù mất hay được, người ta vẫn có thể thoải mái mà không cần lo nghĩ, nhưng một khi đã là chiếc cọc để bấu víu của những kẻ lười biếng, họ có thể mất ăn mất ngủ vì từng phút giây chờ kết quả, vì từng con số nhảy múa điên cuồng trong trí óc. Một khi đã là trò may rủi thì tiền của ai cũng có thể “bốc hơi” bất cứ lúc nào. Cá độ cũng như những trò đánh bạc khác có thể biến một kẻ vất vưởng vô danh thành đại gia trong nháy mắt, nhưng cũng có thể tách những ông chủ ra khỏi khối tài sản kếch xù của mình nếu họ trót mê muội mà không gặp may. Chính yếu tố làm nên sự hấp dẫn củ trò đen đỏ này cũng chính là điểm then chốt khiến nó trở thành một kẻ giết người giấu mặt, không vũ khí, cũng không đổ máu. Khi thắng thua không còn là sự may rủi Thể thao có sự kịch tính, hồi hộp khó cưỡng của nó, và chính sự kịch tính ấy làm nên sự may rủi của trò cá độ. Nhưng hẳn ai cũng biết rằng có những người có đủ khả năng điều khiển sự may rủi đó theo ý mình. Một trò chơi có thể may rủi với người này, nhưng với người khác nó là tấm lưới hốt bạc và hoàn toàn chẳng có gì khó đoán. Nhắc đến những cái tên như Quốc Vượng, Văn Quyến, Bật Hiếu… hẳn người hâm mộ Việt Nam còn chưa quên câu chuyện buồn xảy ra vào năm 2005 khi Seagames 23 diễn ra tại Philippines. Trận đấu giữa U23 Việt Nam và đội chủ nhà đã diễn ra theo một kịch bản sẵn có: Việt Nam thắng Philippines với cách biệt một bàn duy nhất. Một phút nông nổi đã khiến các cầu thủ trẻ trót bán rẻ danh dự của Tổ quốc để rồi hầu hết phải giã từ sự nghiệp khi vẫn đang ở thời đỉnh cao. Trong số đó chỉ còn lại Văn Quyến vẫn may mắn có cơ hội tiếp tục gắn bó với nghề và tạo ra những dấu ấn

Yesnews 12 - 2013

15

nhất định. Người hâm mộ đã mở ra cho anh con đường trở lại nhưng rút cục những gì được anh thể hiện vẫn không thể níu lại được những hào quang sáng chói năm xưa. Bán độ là tội lỗi, bất kể “bán thắng” hay “bán thua”, vận động viên nào cũng hiểu rõ điều này. Nhưng đáng tiếc cho các cầu thủ trẻ của chúng ta năm đó, bán độ với cái giá vài chục triệu chẳng đáng để tổn hại danh tiếng. Nghe lại lời biện giải hồn nhiên của Văn Quyến, thực sự không biết có nên cười hay không: đằng nào cũng thắng, bán vì vừa được tiền thưởng của Nhà nước, vừa được tiền của bọn cá độ… Với những nước chấp nhận hành vi cá độ, tình trạng này càng dễ xảy ra, không những thế còn khó phát hiện hơn nhiều lần. Đã có nhiều nghi án dành cho các tên tuổi ở các giải đấu lớn như Serie A, Ngoại hạng Anh… Dàn xếp tỉ số đã trở thành vấn nạn ở những quốc gia đó, nhưng những ông trùm mafia vẫn tài tình giấu mình trong biển người mà chẳng bị ai phát hiện. Sự ra đời của thể thao đã khai sinh ra nhiều loại hình cá độ mới, để rồi chính cá độ lại tác động ngược trở lại để phá vỡ tính công bằng, cống hiến trong thể thao. Sự thắng thua của nhiều người chơi độ đã không còn mang yếu tố xác suất, mà nó đã được xác định rõ, chỉ có điều bản thân họ không biết đến điều đó mà thôi. Những hệ lụy kinh tế - xã hội Trước hết phải khẳng định rằng cá độ tuy có thể đem lại tiền cho người chơi nhưng đó chỉ là sự chuyển giao thu nhập từ người này qua người khác. Như vậy, tiền cá độ không phải là kết quả của sự lao động và nó càng không thể được coi là một cách kiếm tiền chính thống, trừ khi có ai đó đủ may mắn như Charlie Wells1 – “người đàn ông làm phá sản ngân hàng ở Monte Carlo”. Bởi vậy, sa đà vào đó chính là một cách “hữu hiệu” để giết thời gian vô ích, cả ở góc độ cá nhân và xã hội. Sự lao động không diễn ra, kèm theo đó là sự suy kiệt về kinh tế của một bộ phận người, góp phần đào sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội. Thắng độ mang lại niềm vui bất tận, nhưng đổi lại, thua độ là một cơn ác mộng với nhiều người. Mất tiền chỉ là một chuyện, nếu họ có đủ tiền trả ngay cho chủ độ thì mọi thứ đã trở nên dễ thở hơn nhiều. Nếu không đủ tiền, họ vẫn có thể vay chính chủ độ, nhưng phải chấp nhận mức lãi suất cao ngất trời, nhiều khi đến vài chục triệu một ngày. Sự bí bách về tài chính có khiến nhiều người mất kiểm soát mà làm chuyện phạm pháp để kiếm được tiền. Đó cũng chính là một phần nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội, đe dọa cuộc sống của nhiều người. Trên phương diện kinh tế, các nhà cái nước ngoài chính là những chiếc máy hút tiền. Hàng năm có đến hàng nghìn tỷ đồng bị đẩy ra ngoài biên giới theo con đường này. Một dòng tiền lớn chảy ra sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán nói riêng và nền kinh tế nói chung, tuy nhiên, những con số khó được thể hiện trên giấy tờ vì hành vi cá độ vẫn diễn ra trong bóng tối. Điều đó càng gây

1 Charlie Well (1841-1926): một trong những con bạc nổi tiếng nhất trong lịch sử, nhiều lần kiếm bạc triệu ở sòng bạc, nhưng cũng nhiều lần vào tù ra khám vì tội lừa đảo. Cuối đời ông sống trong cảnh nghèo túng rồi mất.

Yesnews 12 - 2013

16

khó khăn trong việc cung cấp những số liệu kinh tế chính xác, và càng khó để đưa ra những hoạch định đúng nếu như những yêu cầu tối thiểu như vậy không được đáp ứng. Công tác truy quét và triệt phá các đường dây cá độ của lực lượng công an Việt Nam có đạt được một số thành quả nhất định, song nạn cá độ không vì thế mà giảm đi. Nhất là với hình thức cá độ trực tuyến, tốc độ chặn các trang web cũ dường như không thể bắt kịp với tốc độ tạo mới, khiến các nhà chức trách buộc phải tìm đến một giải pháp khác để quản lý tốt hơn. Tiếp bước các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng đang có sự xem xét để đưa ra những ràng buộc pháp lý với lĩnh vực này, đồng nghĩa với việc sẽ hợp pháp hóa hành vi cá độ, không chỉ để quản lý tốt hơn mà còn để tận dụng một nguồn thu dồi dào cho ngân sách Nhà nước. Vào hồi tháng 3 năm ngoái, Nguyên Bộ trưởng Bộ tài chính Vương Đình Huệ (nay là Trưởng ban Kinh tế Trung ương) đã có chuyến thăm và làm việc tại Singapore. Bên cạnh các cuộc gặp gỡ, trao đổi quan trọng, học tập kinh nghiệm của nước bạn về việc quản lý hoạt động cá độ cũng là một nội dung quan trọng. Chuyến công tác đã mang lại cho nước ta nhiều bài học quý báu và cũng là những điều khiến nhiều quốc gia khác ấn tượng. Trên cơ sở đó, ngày 14/8 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chấp thuận cho Chính phủ ban hành Nghị định về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế trong thời gian tới. Tuy nhiên, để Nghị định được hoàn thiện, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được thảo luận như đưa ra định nghĩa “bóng đá quốc tế”, giới hạn mức cá cược thế nào để vừa hạn chế được số người chơi, vừa không đẩy họ tìm đến với các trang cá cược quốc tế nằm ngoài vòng kiểm soát… Có một nhân tố mà ít ai để ý tới chính là tính chất của nền kinh tế nước ta. Việt Nam là một nước nông nghiệp và vẫn đang quá trình công nghiệp hóa chứ chưa phải là một nước công nghiệp. Đặc thù của nền sản xuất nông nghiệp là nhỏ lẻ, thời gian nông nhàn nhiều, khiến nhiều người Việt Nam hiện nay vẫn chưa thoát khỏi tư duy và tác phong nông nghiệp chậm chạp, chùng chình. Thêm nữa, nền kinh tế kế hoạch thống trị trong khoảng thời gian tương đối dài đã tạo cho nhiều người tâm lý ỷ lại, thậm chí lười biếng, đến mức ngày nay, khi đất nước đã chuyển mình, họ vẫn chưa thích ứng được với sự phát triển để năng động hơn và tìm kiếm cơ hội cho riêng mình. Thời gian nhàn rỗi quá nhiều đã phần nào tạo đất sống cho những trò như cá độ. Bên cạnh những phương án quản lý mới từ phía Nhà nước, giúp cho người dân nhận thức đúng về cá độ cũng là việc nên làm. Nhiều người tự cho rằng mình hiểu nó rất rõ nhưng có khi vẫn chưa đủ. Họ có thể biết đủ thủ đoạn để thắng độ và hốt bạc, nhưng quan trọng nhất, hiểu rằng cá độ chỉ là trò giải trí thì chưa hẳn. Khi đã hiểu đúng về những việc mình làm, tự mỗi người sẽ có cách điều chỉnh mức độ sao cho phù hợp. Chính nhận thức của người dân mới là điều quan trọng nhất, và qua đó cũng phản ánh trình độ văn minh của quốc gia.

Phương Dung

Yesnews 12 - 2013

17

Tỷ giá tháng cuối năm dậy sóng do những đề nghị về việc sẽ tăng tỷ giá từ Ủy ban Tài chính Quốc gia cũng như từ Trung tâm nghiên cứu độc lập BIDV. Ngay sau khi báo cáo được công bố, tỷ giá đã rục rịch tăng thêm 50 đồng/1USD. Ngân hàng Nhà nước đã ngay lập tức khẳng định rằng tỷ giá sẽ vẫn giữ nguyên cho đến hết năm 2013.

Cán cân đang bất ổn?

Báo cáo “Đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam 11 tháng năm 2013” của Ủy ban Tài chính Quốc gia cho thấy dự trữ đang ở mức cao là 30 tỷ USD, đủ cho 12,5 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2013 và 14 tuần nhập khẩu năm 2014. Báo cáo cũng chỉ ra rằng cán cân thanh toán quốc tế năm nay sẽ thặng dư khoảng 1,5-2 tỷ, là năm thứ 2 liên tiếp thặng dư sau nhiều năm tăng trưởng âm. Vốn FDI vào Việt Nam cũng tăng mạnh thể hiện niềm tin trong trung hạn đã trở lại từ nhà đầu tư. Cụ thể vốn FDI đăng kí đạt 20,82 tỷ USD, tăng 54,2% so với cùng kì; vốn FDI giải ngân đạt 10 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kì. Những tín hiệu này đều cho thấy tình hình khả quan của dòng ngoại tệ chảy vào Việt Nam. Vậy vì sao các báo cáo và chuyên gia lại ủng hộ phá giá tiền đồng?

Đi tìm nguyên nhân

Tình hình tỷ giá của các nước đã có sự thay đổi đáng kể từ sau khủng hoảng 2008 đến nay, các đồng tiền trong khu vực bị mất giá mạnh, chẳng hạn như Philippines mất giá trên 5%; Malaysia mất giá 9%; Indonesia mất giá gần 13%; Ấn Độ mất giá trên 15%... Như vậy với một đồng tiền mạnh tương đối so với các nước xung quanh, dòng vốn vào của Việt Nam sẽ ổn định hơn, các doanh nghiệp nhập khẩu không phải canh cánh nỗi lo rủi ro về tỷ giá. Sự ổn

định này cũng làm cho mặt bằng lãi suất trong nước không biến động mạnh.

Tuy nhiên câu chuyện chưa dừng lại ở đó. Việc giữ cho đồng tiền mạnh một cách tương đối so với khu vực như vậy sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Đầu tiên, một đồng tiền được định giá cao hơn giá trị thực sẽ gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, vốn đã ì ạch trong suốt một năm qua. Tiếp theo, tỷ giá được tạo ra một cách giả tạo thông qua những biện pháp hành chính để quản lý dòng tiền sẽ tạo ra những tín hiện sai lệch cho thị trường. Những mô hình dự báo khủng hoảng tiền tệ trên thế giới chỉ ra rằng việc giữ tỷ giá một cách giả tạo sẽ tạo ra kì vọng tăng tỷ giá trong nước và thúc đẩy các nhà đầu cơ tấn công đồng nội tệ, làm tăng lãi suất tiền gửi gây ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng và thất nghiệp. NHNN chỉ cho phép vay mượn ngoại tệ đối với doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu và doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ. Trong khi đó, dòng tiền thanh khoản VND trên hệ thống lại thừa thãi. Tất cả các số liệu từ báo cáo thị trường đều

Yesnews 12 - 2013

18

cho thấy, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh, nghiệp vụ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước hầu như không được sử dụng đến trong gần 2 năm qua, tốc độ tăng trưởng huy động vốn toàn hệ thống luôn lớn gấp đôi tốc độ tăng trưởng tín dụng, thị trường vàng, bất động sản cùng các thị trường tài sản khác gần như đứng im. Theo lẽ tự nhiên, đồng tiền phải bị phá giá nhưng điều này đã không xảy ra ở Việt Nam đồng. Theo nhận định của TS. Nguyễn Đức Thành, giám đốc VEPR tại buổi tọa đàn trực tuyến “Làm ăn gì năm 2014?” thì kể cả khi phá giá thêm 2% - 4%, tiền đồng vẫn còn mạnh.

Có nên phá giá tiền đồng?

Về mặt lý thuyết, khi tỷ giá hối đoái bị định giá cao, kết hợp với thâm hụt thương mại và tỷ lệ nợ xấu lớn thì sẽ có nguy cơ xảy ra khủng hoảng tiền tệ.Có thể thấy rõ những nguy cơ này ở Việt Nam hiện nay. Một mặt, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao, mặc dù VAMC đã xử lý được 17.300 tỷ đồng nợ xấu tính đến 15/11/2013 nhưng vẫn chỉ mới hoàn thành một nửa mục tiêu ban đầu là 30.000 – 35.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2013. Mặt khác, thâm hụt thương mại vẫn tiếp tục xảy ra với mức tăng 3,6% xuất khẩu và 6% đối với nhập khẩu tính đến tháng 11/2013. Vấn đề cuối cùng là về tỷ giá, như đã nói ở trên, cũng bị định giá cao so với thực tế.

Như vậy có thể thấy yếu tố khủng hoảng tiền tệ đã hội tụ đủ, mặc dù trong trung hạn, khủng hoảng tiền tệ chưa thể xảy ra do sự thận trọng của NHNN. Cũng phải nói thêm rằng, việc NHNN chấp nhận giữ tỷ giá như vậy nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi sau một thời gian dài suy thoái. Thông qua chính sách đồng tiền mạnh, dòng vốn vào và nhập khẩu máy móc thiết bị sẽ được phục hồi.Vì vậy chính sách đồng tiền mạnh có thể chỉ là giải pháp

tình thế và tỷ giá sẽ được trả lại giá trị thực khi nền kinh tế đã phục hồi hoàn toàn.

Câu chuyện về niềm tin của nhà đầu tư

Cuối năm 2013, tỷ giá đã “dậy sóng” bởi những kì vọng từ các NHTM và nhà đầu tư. Tuy nhiên NHNN đã ngay lập tức khẳng định sẽ không xảy ra chuyện phá giá tiền đồng. Thực tế cho thấy việc điều chỉnh tỷ giá lúc này có thể sẽ tạo ra sức ép lớn cho những nhà hoạch định chính sách, do đó khó có thể thành hiện thực trong ngắn hạn. Vì vậy vụ việc này đã cho ta thấy sự nhạy cảm của các NHTM và nhà đầu tư trước sự thay đổi của những chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng. Điều này chứng tỏ niềm tin vào thị trường vẫn chưa được phục hồi. Như vậy để có thể tiếp tục mục tiêu ổn định và phục hồi kinh tế vĩ mô trong năm tới, Chính phủ cần tăng cường sự minh bạch hơn nữa trong chính sách tài khóa và tiền tệ của mình như một biện pháp nền tảng cơ bản.

Duy Hoàng

Yesnews 12 - 2013

19

Huy Hoàng (dịch)

SỰ SUY GIẢM MẠNH MẼ CỦA NHẬT BẢN Những người tin rằng số phận của nền kinh tế thế giới nằm ở bờ Thái Bình Dương có vẻ sẽ phải đối mặt với thái độ hoài nghi về triển vọng tăng trưởng Đông Á với ví dụ của Nhật Bản. Đây, sau cùng, là một quốc gia khởi đầu yếu đuối bây giờ đã trở thành cường quốc công nghiệp lớn thứ hai thế giới. Tại sao nghi ngờ rằng các quốc gia châu Á khác không thể làm như vậy?

Có hai câu trả lời cho câu hỏi đó. Đầu tiên, trong khi nhiều tác giả đã viết về một "hệ thống châu Á" - một mẫu số chung làm nền tảng cho tất cả các câu chuyện thành công Châu Á - bằng chứng thống kê lại kể một câu chuyện khác. Tăng trưởng của Nhật Bản trong những năm 1950 và 1960 không giống

với tăng trưởng của Singapore trong những năm 1970 và 1980. Nhật Bản, không giống như "những con hổ" Đông Á, dường như đã phát triển thông qua cả tốc độ tăng trưởng đầu vào và thông qua tốc độ tăng trưởng hiệu quả. Các nền kinh tế tăng trưởng nhanh hiện nay còn lâu mới đạt gần đến mức độ hiệu quả của Mỹ, nhưng Nhật Bản đang biểu diễn một sự bắt kịp công nghệ không thể nhầm lẫn.

Thứ hai, trong khi hiệu suất của Nhật Bản thực sự rất đáng chú ý, thời đại của sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản hiện nằm sâu trong quá khứ. Hầu hết các năm Nhật Bản vẫn cố gắng để phát triển nhanh hơn so với các nước tiên tiến khác, nhưng khoảng cách về tỷ lệ tăng trưởng hiện nay là nhỏ hơn nhiều so với trước đây, và đang được thu hẹp lại.

Những câu chuyện về sự suy giảm mạnh của Nhật Bản đã vắng mặt một cách kỳ lạ trong các tác phẩm chiến luận ở Nhật Bản và vai trò của nó trong nền kinh tế thế giới. Nhiều tài liệu dường như bị mắc kẹt trong một ảo tưởng quá khứ, các tác giả viết như thể Nhật Bản vẫn là nền kinh tế tăng trưởng thần kỳ của những năm 1960 và đầu những năm 1970. Thực sự là, suy thoái kinh tế nghiêm trọng bám lấy Nhật Bản kể từ năm 1991 sẽ kết thúc sớm nếu nó chưa làm vậy, và nền kinh tế Nhật Bản có thể sẽ bước vào một giai đoạn phục hồi ngắn hạn mạnh mẽ. Vấn đề, tuy nhiên, là ngay cả đợt hồi phục hoàn toàn cũng sẽ chỉ đạt được mức độ thấp hơn nhiều so những gì nhiều nhà quan sát dự đoán cách

Nhìn ra thế giới

Yesnews 12 - 2013

20

đây 20 năm.

Có thể sẽ hữu ích nếu so sánh triển vọng tăng trưởng của Nhật Bản khi chúng xuất hiện cách đây 20 năm và chúng bây giờ. Năm 1973, Nhật Bản vẫn là một nền kinh tế nhỏ hơn đáng kể và nghèo hơn so với Hoa Kỳ. GDP bình quân đầu người của họ chỉ bằng 55% của Mỹ, trong khi GDP tổng thể của họ chỉ bằng 27%. Nhưng sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản rõ ràng báo trước một sự thay đổi đáng kể. Hơn một thập kỷ trước đó GDP thực tế của Nhật Bản đã phát triển ở một mức nóng bỏng 8,9% mỗi năm, với sản lượng bình quân đầu người tăng với tốc độ 7,7%. Mặc dù tăng trưởng ở Mỹ đã cao theo tiêu chuẩn riêng của mình, ở mức 3,9% (2,7% bình quân đầu người), nó vẫn không thể được đem ra so sánh. Rõ ràng, người Nhật đã nhanh chóng tiến gần đến chúng ta.

Trong thực tế, một phép dự báo đơn giản của những xu hướng này ngụ ý rằng một sự đảo ngược lớn của vị trí nằm không xa trong tương lai. Với tốc độ tăng trưởng của 1963-1973, Nhật Bản sẽ vượt qua Mỹ trong thu nhập bình quân đầu người thực tế vào năm 1985, và tổng sản lượng của Nhật Bản sẽ vượt Hoa Kỳ vào năm 1998! Vào thời điểm đó, mọi người đã xem xét dự báo này một cách thực sự nghiêm túc. Chỉ cần nhìn vào các tiêu đề của cuốn sách có ảnh hưởng như “Cường quốc mới nổi Nhật Bản” của Herman Kahn hoặc “Nhật Bản số một” của Ezra Vogel để nhớ rằng Nhật Bản tỏ ra, đối với nhiều nhà quan sát, xuất sắc trên con đường thống trị kinh tế toàn cầu.

Vâng, điều đó đã không xảy ra, ít nhất là cho đến lúc này. Nhật Bản đã thực sự tiếp tục tăng lên trong bảng xếp hạng kinh tế, nhưng với tốc độ khiêm tốn hơn nhiều so với những dự báo. Năm 1992, thu nhập bình quân đầu

người của Nhật Bản vẫn chỉ bằng 83 % của Hoa Kỳ, và tổng sản lượng của họ chỉ bằng 42 % của Mỹ. Nguyên nhân là do tăng trưởng giai đoạn 1973-1992 chậm hơn nhiều so với trong những năm tăng trưởng cao: GDP chỉ tăng 3,7 % mỗi năm, và GDP bình quân đầu người chỉ tăng 3 % mỗi năm. Hoa Kỳ cũng đã trải qua một sự suy giảm tăng trưởng sau năm 1973, nhưng nó không mạnh mẽ như vậy.

Nếu chiếu tốc độ tăng trưởng sau 1973 vào trong tương lai, người ta vẫn thấy một sự gia tăng tương đối của Nhật Bản, nhưng ít kịch tính hơn. Theo xu hướng 1973-1992, thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản sẽ vượt xa của Hoa Kỳ vào năm 2002, sản lượng tổng thể của nó không vượt quá của Mỹ cho đến năm 2047. Ngay cả điều này vẫn có thể là đánh giá quá cao triển vọng của Nhật Bản. Các nhà kinh tế Nhật Bản nói chung tin rằng tốc độ tăng trưởng của sản lượng tiềm năng của đất nước họ, tỷ lệ có thể duy trì một khi giải quyết hoàn toàn hậu quả do suy thoái kinh tế, bây giờ là không quá 3 %. Và tỷ lệ này chỉ đạt được thông qua một tỷ lệ đầu tư rất cao, gần gấp đôi phần đóng góp cho GDP ở Hoa Kỳ. Khi tính tới những bằng chứng ngày càng rõ ràng về ít nhất là khả năng tăng tốc khiêm tốn của tăng trưởng năng suất của Mỹ trong vài năm qua, có thể đi tới kết luận rằng hiệu quả của Nhật Bản đang tiến gần tới Mỹ với tốc độ của một con ốc sên, và có khả năng thu nhập bình quân đầu người ở Nhật Bản không bao giờ vượt qua được Mỹ. Nói cách khác, Nhật Bản không phải là một ví dụ tuyệt vời về sức mạnh kinh tế như là đôi khi chúng ta nghĩ, và trong mọi trường hợp kinh nghiệm của Nhật Bản có ít điểm chung với các quốc gia châu Á khác hơn thường được tưởng tượng.

Yesnews 12 - 2013

21

Hội chứng Trung Quốc

Dành cho những người hoài nghi, trường hợp của Trung Quốc đặt ra nhiều khó khăn lớn về số phận châu Á hơn so với Nhật Bản. Mặc dù Trung Quốc vẫn là một quốc gia rất nghèo, dân số của họ lớn đến mức mà họ sẽ trở thành một cường quốc kinh tế lớn nếu họ đạt được thậm chí một phần nhỏ của năng suất phương Tây. Và Trung Quốc, không giống như Nhật Bản, trong những năm gần đây trình diễn tốc độ tăng trưởng kinh tế thật sự ấn tượng. Thế còn triển vọng tương lai của họ?

Hạch toán cho sự bùng nổ của Trung Quốc là khó khăn vì những lý do thực tiễn và lý thuyết. Các vấn đề thực tế là trong khi chúng ta biết rằng Trung Quốc đang phát triển rất nhanh chóng, chất lượng của các con số là rất kém. Gần đây [có thông tin] tiết lộ rằng số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc về đầu tư nước ngoài đã bị phóng đại gấp sáu lần. Nguyên nhân là do chính phủ cung cấp các ưu đãi về thuế và pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích các nghiệp chủ trong nước tạo ra các đối tác nước ngoài ảo hoặc làm việc thông qua khu vực nước ngoài.

Diễn biến này hầu như không truyền sự tự tin vào bất kỳ số liệu thống kê nào khác từ một xã hội năng động nhưng vô cùng tham nhũng.

Vấn đề lý thuyết là không rõ ràng năm nào sử dụng như một cơ sở. Nếu đo lường tăng trưởng của Trung Quốc từ điểm bước ngoặt quyết định chuyển sang cơ chế thị trường, hay năm 1978, rõ ràng là đã có sự cải thiện đáng kể về hiệu suất cũng như tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong đầu vào. Nhưng là không đáng ngạc nhiên khi nói rằng sự hồi phục lớn về hiệu quả kinh tế xảy ra khi đất nước bước ra khỏi sự hỗn loạn của những năm cuối thời Mao Trạch Đông. Nếu thay vào đó đo lường tăng trưởng từ trước Cách mạng Văn hóa, hay năm 1964, bức tranh có vẻ giống như một "con hổ" Đông Á: tăng trưởng khiêm tốn trong hiệu quả, với hầu hết tăng trưởng được thúc đẩy bởi đầu vào. Tính toán này, tuy nhiên, cũng có vẻ không công bằng: chúng ta đang che lấp màn trình diễn thành công của chủ nghĩa tư bản Trung Quốc bằng biểu hiện yếu kém của chủ nghĩa xã hội Trung Quốc. Có lẽ chúng ta chỉ đơn giản là nên lấy

Yesnews 12 - 2013

22

ở mức giữa: cho rằng một số, nhưng không phải tất cả, của hiệu quả đạt được kể từ khi chuyển sang thị trường đại diện cho một sự hồi phục một lần, trong khi phần còn lại đại diện cho một xu hướng bền vững.

Thậm chí sự suy giảm khiêm tốn nhất trong tăng trưởng của Trung Quốc sẽ thay đổi diện mạo địa chính trị đáng kể. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng nền kinh tế Trung Quốc hiện nay lớn bằng khoảng 40% so với Hoa Kỳ. Giả

sử nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng ở mức 2,5% mỗi năm. Nếu Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng ở mức 10% mỗi năm, đến năm 2010 nền kinh tế của họ sẽ lớn hơn một phần ba so với chúng ta. Nhưng nếu tăng trưởng của Trung Quốc chỉ là 7%, một con số thực tế hơn, GDP của họ sẽ chỉ bằng 82% của Hoa Kỳ. Vẫn có một sự dịch chuyển đáng kể của trọng tâm kinh tế thế giới, nhưng nó sẽ ít quyết liệt hơn nhiều chúng ta hiện nay tưởng tượng.

Bí ẩn không còn Kỷ lục phi thường của tăng trưởng kinh tế ở các nước công nghiệp mới ở Đông Á đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm thông thường về cả chính sách kinh tế và địa chính trị. Nhiều, có lẽ là hầu hết, các cây viết trên nền kinh tế toàn cầu hiện nay cho rằng sự thành công của các nền kinh tế thể hiện ba quan điểm. Đầu tiên, đó là một sự khuếch tán lớn của công nghệ thế giới đang diễn ra, và các quốc gia phương Tây đang mất đi lợi thế truyền thống của họ. Thứ hai, trọng tâm kinh tế thế giới chắc chắn sẽ chuyển sang các nước châu Á của Tây Thái Bình Dương. Thứ ba, trong cái có lẽ là một quan điểm thiểu số, những thành công châu Á chứng minh tính ưu việt của nền kinh tế có ít tự do (civil liberties) hơn và nhiều kế hoạch (planning) hơn những gì chúng ta ở phương Tây sẵn sàng chấp nhận.

Cả ba kết luận đều được đặt nghi vấn bằng quan sát đơn giản rằng kỷ lục ấn tượng của tăng trưởng khu vực Đông Á đã trùng khớp với sự tăng trưởng đầu vào nhanh chóng khiến cho tăng trưởng kinh tế châu Á không còn là một bí ẩn.

Xem xét đầu tiên khẳng định rằng các nước tiên tiến đang mất lợi thế công nghệ của họ. Một phần rất lớn những vùng của nền kinh tế

thế giới gần đây đã coi nó như là hiển nhiên rằng công nghệ bây giờ chảy qua biên giới ngày càng nhiều, và rằng các quốc gia công nghiệp mới đang ngày càng có khả năng để bắt kịp với năng suất của những nền kinh tế phát triển hơn. Nhiều tác giả cảnh báo rằng sự lan toả công nghệ này sẽ đặt áp lực rất lớn về phía xã hội phương Tây khi vốn chảy vào thế giới thứ ba và hàng nhập khẩu từ những quốc gia đó làm suy yếu cơ sở công nghiệp của phương Tây.

Có những vấn đề khái niệm nghiêm trọng với kịch bản này ngay cả khi tiền đề ban đầu của nó là đúng.(7) Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, trong khi công nghệ có thể khuếch tán giữa các ngành công nghiệp, các bằng chứng sẵn có hoàn toàn không cung cấp lời giải thích cho quan điểm rằng khoảng cách công nghệ thế giới đang biến mất. Ngược lại, Kim và Lau "không tìm thấy sự hội tụ rõ ràng giữa các công nghệ" của các quốc gia mới công nghiệp hóa và các cường quốc công nghiệp phát triển; Young thấy rằng tốc độ tăng trưởng hiệu quả trong khu vực "con hổ" Đông Á là không cao hơn so với nhiều quốc gia tiên tiến.

Sự vắng mặt của bất kỳ hội tụ đáng kể trong công nghệ giúp giải thích những thứ vốn là một câu đố: bất chấp rất nhiều bàn tán về di

Yesnews 12 - 2013

23

chuyển vốn Bắc - Nam, vốn thực tế chảy vào các nước đang phát triển trong những năm 1990 cho đến nay đã rất nhỏ - và chúng chủ yếu đi vào châu Mỹ La tinh, không phải khu vực Đông Á. Thật vậy, một số "con hổ" Đông Á gần đây đã trở thành những quốc gia xuất khẩu vốn quan trọng. Hành vi này sẽ là vô cùng kỳ lạ nếu các nền kinh tế, nơi vẫn trả lương thấp hơn mức tại các quốc gia tiên tiến, nhanh chóng đạt được năng suất của các quốc gia phát triển. Tuy nhiên sẽ hoàn toàn hợp lý nếu tăng trưởng ở Đông Á là chủ yếu dựa vào đầu vào, và số tư bản chồng chất đó sẽ bắt đầu mang lại lợi nhuận giảm dần.

Tuy nhiên, nếu tăng trưởng ở Đông Á thực sự đang có đầu vào giảm dần, suy nghĩ thông thường về một nền kinh tế thế giới Châu Á làm trung tâm sẽ cần suy nghĩ lại. Sẽ là sai lầm khi phóng đại trường hợp này: trừ khi có một biến động chính trị nghiêm trọng, có khả năng tăng trưởng trong khu vực Đông Á sẽ tiếp tục vượt qua tốc độ tăng trưởng ở phương Tây trong thập kỷ tới và hơn thế nữa. Nhưng mọi việc sẽ không như vậy với tốc độ của những năm gần đây. Từ quan điểm của năm 2010, dự báo hiện tại về uy quyền của châu Á ngoại suy từ xu hướng gần đây cũng có thể xem gần như là ngớ ngẩn như những năm 1960 – dự báo cổ điển về sức mạnh công nghiệp Liên Xô từ quan điểm của thời Brezhnev.

Cuối cùng, thực tế của sự phát triển Đông Á cho thấy chúng ta có thể phải quên đi những bài học đã thịnh hành. Đã trở nên phổ biến khi khẳng định rằng thành công kinh tế Đông Á cho thấy sự sai lầm của phương pháp thị trường tự do truyền thống của chúng ta về chính sách kinh tế và sự tăng trưởng của các

nền kinh tế cho thấy sự hiệu quả của các chính sách công nghiệp tinh vi và chủ nghĩa bảo hộ có chọn lọc. Các tác giả như James Fallows đã khẳng định rằng các quốc gia trong khu vực đó đã phát triển một "hệ thống châu Á", những bài học chúng ta đã bỏ qua cho mặc cho hậu quả. Các tổ chức vô cùng đa dạng và chính sách khác nhau của các nước công nghiệp mới châu Á, chưa kể Nhật Bản, có thể không thực sự được gọi là một hệ thống phổ biến. Nhưng trong mọi trường hợp, nếu thành công của châu Á phản ánh những lợi ích của thương mại chiến lược và chính sách công nghiệp, những lợi ích chắc chắn sẽ được thể hiện trong một tỷ lệ bất thường và ấn tượng của tăng trưởng về hiệu quả của nền kinh tế. Và không có dấu hiệu nào của sự tăng trưởng đặc biệt về hiệu quả như vậy.

Các nước công nghiệp mới của bờ Thái Bình Dương đã nhận được một phần thưởng cho nỗ lực huy động phi thường các nguồn lực, không nhiều hơn những gì các lý thuyết kinh tế thông thường một cách nhàm chán nhất khiến chúng ta mong đợi. Nếu có một bí quyết để tăng trưởng châu Á, nó chỉ đơn giản là sự hài lòng bị trì hoãn, sự sẵn sàng hy sinh thoả mãn hiện tại để thu lợi trong tương lai.

Đó là một câu trả lời khó chấp nhận, đặc biệt là đối với giới trí thức của Mỹ đã thoái lui khỏi các nhiệm vụ buồn chán của việc giảm thâm hụt ngân sách và nâng cao tỷ lệ tiết kiệm quốc gia. Nhưng kinh tế không phải là một khoa học ảm đạm vì các nhà kinh tế thích nó theo cách đó, nó là bởi vì cuối cùng chúng ta phải nộp cho chế độ độc tài không chỉ là những con số, mà còn là các logic mà chúng thể hiện.

_Hết_

Yesnews 12 - 2013

24

11 năm – Một chặng đường dài

Những ngày cuối năm – quãng thời gian để người ta sum vầy đoàn tụ, quãng thời gian người ta nhắc nhau về những thứ đã gọi là “hồi ức”, quãng thời gian để người ta xích lại gần nhau để cùng nhau mơ những giấc mơ đẹp hơn, quãng thời gian người ta thèm sự ấm áp, thèm một cái nắm tay nhẹ nhàng, quãng thời gian người ta chỉ cần nhìn thấy nhau là rất muốn mỉm cười…

Cũng trong những ngày đầy gió mùa ấy, các thệ hệ thành viên CLB Sinh viên Nghiên cứu khoa học tổ chức lễ kỉ niệm 11 năm thành lập, như một cái cớ rất có duyên, để anh em, bạn bè lại được trở về, ngồi với nhau nhâm nhi ly café và hàn huyên như cái ngày mà “chúng ta còn trẻ”.

Có thể những việc họ tưởng chừng là khô khan và tẻ nhạt

Có thể những gì họ suy nghĩ là khó hiểu và viển vông

Nhưng:

Họ đã sống thật nhiệt huyết với tuổi trẻ đầy nông nổi của mình

Họ đã dám nghĩ, dám làm, dám khác biệt

Có lẽ rằng, chỉ “những người trong cuộc” mới thực sự hiểu mà thôi!!!

Góc nội bộ

Yesnews 12 - 2013

25

Công tác chuẩn bị Tiết mục văn nghệ chào mừng

Không khí ấm cùng Cắt bánh sinh nhật !!!

Các thế hệ thành viên CLB

Yesnews 12 - 2013

26