yesnews tháng 2 2015

31

Upload: yesnews

Post on 23-Jul-2016

217 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

[YESNEWS TRÂN TRỌNG GỬI ĐẾN BẠN ĐỌC SỐ BÁO THÁNG 2 NĂM 2015] Trong 12 con giáp theo quan niệm tâm linh của người VN từ xưa đến nay, Dê được xem là biểu tượng của tính ôn hòa, thuần hậu nhưng không kém phần nhanh trí. Chào xuân mới, chào 2015, chào chú Dê vàng, cùng YESNEWS điểm qua những thông tin kinh tế, khoa học tháng 2/2015...qua SỐ BÁO MỚI NHẤT. Một chút tản mạn về năm ẤT MÙI sẽ là mở đầu vui vẻ cho số báo đặc biệt này. Tiếp sau đó là những thông tin kinh tế trong và ngoài nước được tổng hợp qua chuyên mục “GIAO LỘ THÔNG TIN”. Hội thảo kinh tế Việt Nam 2014 và vấn đề tự do hóa thương mại “ tổ chức ngày 7/2/2015 bởi câu lạc bộ SVNCKH YES với 2 diễn giả uy tín PGS.TS Trần Kim Chung và GS.TS Đỗ Đức Bình cũng được đề cập trong số báo này qua chuyên mục “SINH HOẠT KHOA HỌC” Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)-một trong 3 trụ cột quan trọng của cộng đồng ASEAN, hãy cùng YESNEWS đánh giá khách quan về con đường, cơ hội cũng như thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức AEC

TRANSCRIPT

Page 1: Yesnews tháng 2 2015
Page 2: Yesnews tháng 2 2015

Quản lí bản tinPhòng công tác chính trị và quản

lí sinh viên ĐH KTQD

Chịu trách nhiệm bản tinHội sinh viên ĐH KTQD

Cố vấn nội dungPhòng quản lí khoa học ĐH

KTQD

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH KTQD

Ban Biên tập: Đỗ PhươngDung, Nguyễn Thị Thu Trang,Nguyễn Kiều Oanh, Xuân Toàn

Nội dung : Nguyễn Thị ThuTrang, Cao Nhung, Bùi ThịThùy Linh, Kiều Oanh, NguyễnNgọc, Ngọc Oanh, Hà Lan,Ngọc ÁnhNhóm dịch: Kiều Oanh, HảiYến, Huyền Trang, Trần HuyềnTrang

Thiết kề và trình bày: Nguyễn Hồng Nga

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về

Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11Đại học Kinh tế quốc dânEmail: [email protected]

Chào xuân Ất Mùi!

Giao lộ thông tin

• Tin tức kinh tế trong nước tháng 2 - 2015........4

• Tin tức kinh tế quốc tế tháng 2 - 2015..............7

Sinh hoạt khoa họcHội thảo 7/02/2015

Kinh tế Việt Nam 2014 và vấn đề Tự do hóa

Thương mại.........................................................11

Lăng kính khoa học• Triển vọng hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN

của Việt Nam năm 2015..................................13

• Tết Việt trong kinh doanh du lịch...................18

Nhìn ra thế giới• Thomas Watson Jr. - chủ tịch tập đoàn IBM...22

• Series: Nhưng chẳng ai đóng thuế cả

Phần 4

Các công ty nỗ lực kêu gọi miễn giảm thuế đối với

tiền ở nước ngoài...............................................25

Page 3: Yesnews tháng 2 2015

Tản mạn về con dê và năm Mùi

Con dê là một loài động vật hiền lành, được con người nuôi từ rất lâu có thể cách đây khoảng 2 vạn năm, bắt đầu từ các nước Trung Đông, Ấn Độ, Ai Cập, sau đó mới tới các nước phương Tây, châu Á và châu Phi. Con dê hay thích chạy nhảy

và trèo cao, nhất là ở những khu vực nguy hiểm như vách núi, mỏm đá cạnh bờ vực… Tuy nhiên, nó lại là con vật khéo léo, cẩn thận.

Trong bộ 12 con giáp, dê là con vật đứng ở vị trí thứ 8 – con số mà theo quan niệm của người Á Đông là phát lộc

tài, chứa đựng điều tốt lành. Giờ mùi kéo dài từ 13 giờ đến 15 giờ, đây là khoảng thời gian mà con người thường nghỉ ngơi, thư giãn sau một buổi sáng làm việc vất vả, để lấy lại tinh thần và trí lực chuẩn bị bước vào buổi làm việc mới hăng say và hiệu quả.

Nếu như năm Ngọ người ta hay chúc nhau một năm “Mã đão thành công” thì năm Mùi ta cũng có câu chúc “Tam dương khai thái”. Chữ dương ở đây thường được hiểu là loài dê. “Tam dương khai thái” có nghĩa là ba chú dê cùng nhau mở ra những điều thái bình, an lành trong năm mới. “Tam dương” mà không phải “nhất dương” hay “nhị dương” là bởi vì ba chú dê sẽ đại diện cho sự đầm ấm, sung túc, sum họp, quây quần, hơn là sự cô độc, lẻ loi của một chú dê hoặc dù đã có đôi có cặp của 2 chú dê, nhưng hạnh phúc chưa đủ ngập tràn.

Chào xuân Ất Mùi 2015!

Chào xuân Yesnews 02 - 2015

Trang 2

Page 4: Yesnews tháng 2 2015

Ngoài ra, trong tiếng Hán, chũ “dương” hay chữ “mùi” được viết có các nét đối xứng nhau qua trục ở giữa, mang ý nghĩa biểu thị cho sự vững chãi, ổn định, chắc chắn. Nếu như năm 2014, năm Ngọ mới qua mang một nhịp điệu nhanh chóng, khẩn trương của đời sống kinh tế - xã hội, thì năm 2015, năm Mùi sẽ được gửi gắm mong muốn rằng mọi sự sẽ phát triển bền vững, bình ổn, lâu dài, chắc chắn hơn. Như những đặc tính của loài dê, ưa mạo hiểm tới những vách núi, nhưng chúng vẫn an toàn với sự cẩn thận và khéo léo. Trước những dự báo kinh tế 2015 và nhất là với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế nước nhà đang đứng trước ngưỡng cửa để chuẩn bị lao ra đại dương rộng lớn, có thể nói là có sự mạo hiểm, nhưng bằng những bước chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng ta sẽ có thể an toàn trên đó với những cơn sóng dập dìu xô đẩy.

Năm 2015 tràn đầy may mắn, cát tường

Năm 2014 khép lại để mở ra một năm mới 2015 với nhiều dự định, mục tiêu phía trước không chỉ đối với đất nước nói chung mà cả những cá nhân chúng ta nói riêng. Quan niệm dân gian đối với con dê và mở ra nhiều tầng ý nghĩa đối với

năm Mùi là như vậy, để vun đắp cho tinh thần và bồi dưỡng cho trí lực của mỗi chúng ta có thêm niềm tin vào thực hiện những mục tiêu phía trước một cách tốt hơn.

Những ngày Tết Ất Mùi đã vừa qua nhưng vẫn còn vương vấn những làn hương sắc của cảnh vật, của nắng gió Xuân chớm nở trong không gian và trong lòng mỗi người, để chúng ta nắm giữ cái tinh thần vẫn còn mùi của khí thế mới, trong tâm thế mới giữa đất trời đang đổi mới, ngày càng khởi sắc, ngày càng dồi dào, ngày càng xán lạn, đối với kinh tế Việt Nam và đối với người dân Việt Nam chúng ta.

Năm mới 2015, Câu lạc bộ Sinh viên Nghiên cứu khoa học – Đại học Kinh tế quốc dân, xin kính chúc các thầy cô giáo, các bạn sinh viên trường ta, các thầy cô và sinh viên toàn quốc

cùng toàn thể quý bạn đọc, nhân dân cả nước một năm Ất Mùi 2015 luôn dồi dào sức khỏe và mọi việc thái an, tốt đẹp. Và xin kính chúc Câu lạc bộ YES ngày càng phát triển trên tất cả các hoạt động và đạt được những thành công mới trong năm nay.

Kính chúc Tân Xuân 2015!

Chào xuân Yesnews 02 - 2015

Trang 3

Page 5: Yesnews tháng 2 2015

1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn trên đà giảm, ở mức 0,05%

Chỉ số giá tiêu dùng vẫn tiếp tục giảm trong tháng 2 mặc dù đó là tháng Tết. Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 2/2015 đã giảm 0,05% so với tháng 1/2015, cả hai tháng đầu năm giảm tổng cộng giảm 0,25% so với tháng 12/2014. Bên cạnh đó CPI tháng 2/2015 tăng 0,34% so với cùng kì năm 2014.

Có 3 trong tổng số 11 nhóm hàng thuộc rổ hàng hóa

tính CPI có chỉ số giá giảm là nhóm giao thông (với mức 4,41%) là nhóm giảm mạnh nhất, tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (với mức 0,41%), và giảm nhẹ ở nhóm bưu chính viễn thông (với mức 0,02%). Nguyên nhân chính của sự suy giảm này là do giá xăng dầu được điều chỉnh giảm giá vào ngày 21/1 và giảm giá trên một số mặt hàng chủ yếu trong nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa giải trí và

du lịch tăng nhẹ với các mức lần lượt là 0,04%, 0,03%, 0,05%. Các nhóm có mức tăng cao nhất nhưng vẫn ở mức thấp là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 0,53%), nhóm đồ uống và thuốc lá (tăng 0,56%), nhóm hàng hóa và dịch vụ khác (tăng 0,74%).

2. Tháng 2 xuất siêu ước tính 300 triệu USD

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, tháng 2/2015 Việt Nam xuất siêu ước tính 300 triệu USD, trong đó kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 9,6 tỷ USD và kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 9,3 tỷ USD. Có thể thấy, thực trạng xuất siêu xuất phát từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khi trong tháng 2 mức thặng dư thương mại của khu vực này ước khoảng gần 950 triệu USD (kể cả dầu thô), trong khi đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 650 triệu USD.

Nguyên nhân chủ yếu do

TIN TỨC KINH TẾ TRONG NƯỚC THÁNG 2/2015

Giao lộ thông tin Yesnews 02 - 2015

Tháng 2 năm 2015 đánh dấu đà giảm liên tiếp của chỉ số giá tiêu dùng. Có lẽ trong tháng, điểm nổi bật là kim ngạch xuất nhập khẩu thặng dư 300 triệu USD. Bên cạnh đó là việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế; ban hành nghị định số 17/2015/NĐ – CP về quy định tăng tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống.

Trang 4

Page 6: Yesnews tháng 2 2015

tháng Hai rơi vào thời gian nghỉ

Tết Nguyên đán, hầu hết các do-anh nghiệp hoàn thành

sớm hợp đồng xuất khẩu nên kim ngạch xuất khẩu ước tính cao hơn nhập khẩu. Tính chung 2 tháng đầu năm, thâm hụt cán cân thương mại ước tính giảm xuống còn 61 triệu USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 2,07 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 2,01 tỷ USD.

3. Lương cán bộ, công chức, viên chức tăng 8%

Ngày 14/02/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí ban hành nghị định số 17/2015/NĐ – CP về quy định tăng tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở

xuống. Theo đó, những người

thuộc nhóm đối tượng này sẽ có mức tiền lương tăng thêm hàng tháng bằng hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh nhân với mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng nhân 8%. Tiền lương tăng thêm này sẽ không dùng cho việc đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN và tính các loại phụ cấp lương.

Kinh phí thực hiện bao gồm:

Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương).

Sử dụng tối thiêu 40% số thu phí, lệ phí được để lại theo chế độ năm 2015 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; đối với số thu dịch vụ sử dụng tối thiểu 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động

dịch vụ. Riêng đối với đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế, sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ (sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế).

Sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu tiền sử dụng đất và khoản 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2015 so với dự toán năm trước sau khi đảm bảo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng còn dư).

4. Thị trường du khách lớn nhất Việt Nam sụt giảm mạnh

Trung Quốc là thị trường khách du lịch lớn nhất của Việt Nam. Chỉ trong tháng 2/2015, khách du lịch từ nước này đến Việt Nam đã giảm hơn một nửa, chỉ đạt mức 117.566 lượt khách (giảm 50,7% so với cùng kỳ tháng 2/2014). Tổng cộng hai tháng đầu năm 2015 khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm 40,3% so với cùng kỳ năm 2014.

Từ sau sự kiện căng thẳng trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam vẫn đang giảm. Theo ông Võ Anh Tài, Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai-gontourist, Trung Quốc là thị trường cần phải chú trọng khai thác vì nhiều mặt tích cực, ông

Giao lộ thông tin Yesnews 02 - 2015

Trang 5

Page 7: Yesnews tháng 2 2015

cũng phát biểu: “Chúng tôi đang sẵn sàng đẩy mạnh khai thác trở lại nhưng ngành du lịch phải

đẩy mạnh tuyên truyền thông tin về điểm đến Việt Nam an toàn cho khách Trung Quốc nói riêng và thị trường du khách nói tiếng Hoa nói chung”.

5. Ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế

Ngày 12/2/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2015/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế. Cụ thể, bao gồm việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định về hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế Tài nguyên, quản lý thuế.

Trong đó, điểm nổi bật là quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

83/2013/NĐ – CP hướng dẫn về quản lý thuế; Nghị định số 91/2014/NĐ – CP sửa đổi các Nghị định về thuế. Theo đó, cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân, phí bảo vệ môi trường. Trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có mức doanh thu thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập cá nhân thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế,

thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức 0.05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. Số thuế thiếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hoặc do người nộp thuế tự phát hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 tiền chậm nộp được áp dụng theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Hà Lan - Ngọc Oanh (Tổng hợp)

Giao lộ thông tin Yesnews 02 - 2015

Trang 6

Page 8: Yesnews tháng 2 2015

1. Vàng giữ xu hướng giảm trong ngắn hạn

Trước những thông tin bất lợi từ tình hình địa chính trị cũng như kinh tế Mĩ, thị trường vàng liên tục có những phiên giảm giá.

Thứ sáu ngày 20/2, tại sàn Comex New York, giá vàng giao ngay đã chốt tuần ở mức 1.204,9 USD/ounce, giảm 22,6 USD, tương đương giảm 1,84% trong cả tuần. Ngày 21/2, giá vàng giao ngay giảm 0,7% xuống 1.198,55 USD/ounce. Tính chung cả tuần qua, vàng

đã mất 2,5% giá trị; thậm chí, có thời điểm trong ngày 18/2, giá vàng đã rơi xuống mức đáy trong vòng 6 tuần (1.197,56 USD/ounce).

Nguyên nhân khiến giá vàng giảm là kết quả cuộc thương thảo nợ nần giữa Hy Lạp và châu Âu, Theo đó, EU đã đồng ý gia hạn cho Hy Lạp thêm 4 tháng. Theo ông Tai Wong, giám đốc phụ trách giao dịch kim loại quý của công ti BMO Capital Markets, nhìn chung, giá vàng đi xuống vì các nhà đầu tư nhìn thấy một giải pháp

tích cực cho tình hình kinh tế tại châu Âu, do đó làm giảm nhu cầu đầu tư vàng như một kênh trú ẩn an toàn.

Với sự giảm giá này, nhiều chuyên gia đã có những dự đoán về sự biến đổi của giá vàng trong tương lai. Theo Da-rin Newson, nhà phân tích cao cấp tại Telvent DTN, giá vàng có thể xuống và ổn định ở mức 1.199,6 USD/ounce. Còn James Steel, nhà phân tích hàng hóa tại HSBC cho rằng giá vàng vẫn có thể xoay quanh mức 1.200 USD/ounce.

Hiện giới đầu tư vẫn đang hết sức tập trung vào các động thái tăng lãi suất của Fed, do vậy, sự kiện quan trọng nhất đối với thị trường vàng tuần tới sẽ là Chủ tịch Fed, bà Janet Yel-len có bản điều trần thường niên 1 năm 2 lần trước Quốc hội. Bản điều trần của bà bắt đầu vào thứ Ba tuần tới (24/2) về Sự vụ Ngân hàng, Gia cư và Thành thị (Senate Committee on Banking

EU đồng ý cho Hy Lạp lùi thời hạn trả nợ thêm 4 tháng, Moody’s hạ mức xếp hạng nợ quốc gia của Nga xuống “vô giá trị”, lạm phát hai con số ở một số quốc gia, những biến đổi khó lường của giá dầu, vàng giữ xu hướng giảm trong ngắn hạn là những tin tức kinh tế đáng chú ý trong tháng 2/2015.

TIN TỨC KINH TẾ QUỐC TẾ THÁNG 2/2015

Giao lộ thông tin Yesnews 02 - 2015

Trang 7

Page 9: Yesnews tháng 2 2015

Housing and Urban Affrairs). Tiếp đó, bà sẽ điều trần trước Ủy ban viện về Dịch vụ Tài chính. Bên cạnh đó, nhiều đồn đoán rằng việc nâng lãi suất sẽ diễn ra vào tháng 6/2015 sẽ tác động tiêu cực tới nhu cầu vàng trên toàn cầu.

2. Những biến đổi khó lường của giá dầu

Theo Bloomberg, kết thúc phiên giao dịch chiều 13/2 (giờ địa phương), tại sàn giao dịch New York (Mĩ), giá dầu thô thế giới tăng vượt ngưỡng 60 USD/thùng lần đầu tiên trong năm 2015.

Theo đó, giá dầu Brent giao tháng 4/2015 tăng 2,24 USD (tương đương với 3,8%) lên 61,52 USD/thùng. Trong ngày, đã có thời điểm giá dầu thô này cán mốc 61,77 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên giá dầu Brent vượt ngưỡng 60 USD/thùng kể từ ngày 24/12/2014. Giá dầu thô của Mĩ cũng tăng 1,57 USD (tương đương với 3,1%) lên 52,78 USD/thùng, có thời điểm đạt 53,32 USD/thùng. Kể từ tháng 6/2014, sau nhiều tháng lao dốc hơn 60%, đây là một cú bật lớn của hai loại nhiên liệu quý hiếm này, chấm dứt tạm thời tình trạng tuột dốc giá dầu.

Theo ông Walter Zim-merman, chuyên gia phân tích của công ti United-ICAP, tăng

trưởng GDP trong quý IV của Đức – nền kinh tế lớn nhất khu vực Eurozone năm vừa qua đạt 0,7% (dự kiến 0,3%) đã gây phấn chấn cho các nhà đầu tư về triển vọng phát triển nền kinh tế khu vực Eurozone. Hơn nữa, thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine và những bước tiến trong cuộc đàm phán về nợ của Hy Lạp cũng kh-iến các nhà đầu tư an tâm và mở rộng đầu tư vào thị trường. Và số lượng giàn khoan dầu ở Mĩ tiếp tục giảm ( xuống chỉ còn 1.056 giàn-thấp nhất kể từ tháng 8/2011) là những nguyên nhân khiến giá dầu tăng trở lại.

Tuy nhiên, niềm vui chưa được bao lâu thì trong phiên giao dịch ngày 19/2, giá dầu thế giới lại tiếp tục đà giảm sau khi Mĩ công bố dự trữ dầu thô hàng tuần bất ngờ tăng lên mức kỉ lục mới 425,6 triệu thùng, qua đó càng làm quan ngại về tình trạng dư cung. Trong phiên trước đó (18/2), giá dầu Brent và dầu thô Mĩ đã giảm khoảng 5%.

Chuyên gia năng lượng Ken Hasegawa, trung tâm Newedge (Nhật Bản), cho rằng việc kho dự trữ dầu của Mĩ tăng vọt sẽ tác động tiêu cực lên thị trường và xu hướng giảm giá dầu sẽ tiếp diễn ở châu Á.

Tuy nhiên, trong vài tuần gần đây, do nhiều giàn khoan dầu tại Mĩ đã ngừng hoạt động

và các tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới buộc phải cắt giảm đầu tư nên giá dầu đã tăng trở lại.

3. EU đồng ý cho Hy Lạp lùi thời gian trả nợ thêm 4 tháng

Sau cuộc họp khẩn cấp lần thứ ba diễn ra vào ngày 20/2 tại Brussels (Bỉ), Bộ trưởng Tài chính Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã đồng ý gia hạn thêm 4 tháng đối với gói cứu trợ tài chính dành cho Hy Lạp, trước khi gói cứu trợ sẽ hết hạn vào ngày 28/2.

Trước đó, ngày 19/2, Tân Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsip-ras đã chính thức trình đề xuất gia hạn gói cứu trợ này thêm 6 tháng mà không kèm điều khoản ràng buộc nào nhằm kéo dài thời gian đàm phán với bộ ba chủ nợ: Liên hiệp châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về thỏa thuận cho vay mới và tránh nguy cơ vỡ nợ cận kề. Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Y.Va-rô-pha-kít cho biết, A-ten lạc quan rằng, đề xuất nêu trên sẽ giúp giải quyết bất đồng về chương trình cứu trợ, vì đáp ứng được yêu cầu của cả phía Hy Lạp và các chủ nợ. Tuy nhiên, Đức và các đối tác châu Âu không đồng ý với những đề xuất ban đầu này. Theo ngài Wolfgang Schauble – phát ngôn

Giao lộ thông tin Yesnews 02 - 2015

Trang 8

Page 10: Yesnews tháng 2 2015

viên của Bộ trưởng Tài chính Đức, Hy Lạp muốn có một khoản hỗ trợ bắc cầu, song bản đề nghị đã không thể hiện nước này sẽ đáp ứng các yêu cầu của bộ ba chủ nợ quốc tế. Ngoài ra, bản đề xuất cũng không đáp ứng các tiêu chí mới đã được Eurozone thống nhất vào ngày 16/2 vừa qua. Do đó, thay vì 6 tháng như mong muốn, Hy Lạp chỉ được gia hạn thêm 4 tháng cho các khoản nợ tài chính, kèm theo đó là những điều kiện ràng buộc.

Theo thỏa thuận, Hy Lạp phải tiếp tục thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng và chấp nhận để châu Âu cùng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giám sát hoạt động cải tổ, đồng thời phải đưa ra những cam kết cải cách cơ bản vào ngày 23/2 tới. Đây cũng là mốc đánh dấu sự nhượng bộ đầu tiên của chính phủ mới bởi trước đó, tân thủ tưởng Alexis Tsipras đã tuyên bố cứng rắn rằng họ sẽ loại bỏ các khoản cứu trợ tài chính, quay lưng với các biện pháp khắc khổ và chấm dứt hợp tác với bộ ba chủ nợ quốc tế. Một nguồn tin từ chính phủ Hy Lạp cho biết, họ sẵn sàng tiến hành các cải cách có thể chấp nhận được trong tình hình hiện nay, bao gồm các biện pháp giải quyết nạn trốn thuế, tham nhũng, tái cấu trúc hành chính công và giải quyết vấn đề khủng

hoảng nhân đạo.

Nếu thực hiện đúng cam kết, Athens sẽ nhận được khoản tiền 7,2 tỉ còn lại trong gói cứu trợ 240 tỉ euro của EU và IMF. Tuy nhiên, Hy Lạp cũng cảnh báo rằng nếu châu Âu không đồng thuận với danh sách cải cách mà Athens đưa ra vào ngày 23/2, thỏa thuận này sẽ “chết”. Hy Lạp sẽ chấm dứt hợp tác với EU và IMF, chấm dứt chương trình chi tiêu khắc khổ mà các chủ nợ đang buộc Hy Lạp phải thực hiện để đổi lấy các khoản cứu trợ tài chính. Khi đó, nhiều khả năng Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ bị xáo trộn.

4. Lạm phát 2 con số ở một số quốc gia

Giá dầu trên thế giới vẫn đang có xu hướng giảm, dẫn tới lạm phát trên toàn cầu giảm mạnh. Thậm chí, một số nước

châu Âu đang phải đối mặt với giảm phát thì tại Nga và Vene-zula, lạm phát hai con số đang ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế tại các quốc gia này.

Hiện đồng Rúp đang mất giá nhanh chóng ở Nga, theo thông tin từ hãng Bloomberg, tốc độ tăng giá đạt ở mức khủng hoảng. Tính đến hết tháng 1 vừa qua, lạm phát ở Nga đã là 15%. Chỉ trong tháng 1, giá mặt hàng thực phẩm tăng đột biến, tăng 21% so với cùng kì năm ngoái. Đặc biệt, giá đường tăng 68%, giá ngũ cốc và đậu tăng 45%, giá rau quả tăng 41%. Như vậy, cùng với lạm phát hai con số, sự tụt dốc của giá dầu và các lệnh trừng phạt của phương Tây đã làm cho cuộc sống của người dân Nga đang ngày càng khốn khó hơn. Hãng tin Bloombeg đã đưa ra dự báo trong năm 2015 nền kinh tế Nga có thể suy giảm

Giao lộ thông tin Yesnews 02 - 2015

Trang 9

Page 11: Yesnews tháng 2 2015

4%.

Một quốc gia khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự như của Nga đó là Venezula. Mức lạm phát dự báo ở nước này vào khoảng 72,3%. Trước áp lực của giá dầu giảm sâu, Venezu-la đang không có đủ ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Nếu trước đây khó có thể bắt gặp tình trạng thiếu hàng, xếp hàng thì giờ đây hàng dài những người dân Venezula đang phải chờ đợi để được mua đồ dùng thiết yếu. Người dân thiếu từ tã giấy trẻ em đến đường.

Không chỉ có Nga và Venezula có mức lạm phát cao đáng lo ngại mà hãng Bloombeg đã chỉ ra 4 quốc gia đang chịu cũng cảnh ngộ. Lạm phát Ar-gentina có thể ở mức 22,5%, ở Ukraine là 17.5%, Ai Cập và Ghana tương ứng là 10,6% và 13,2%.

5. Moody’s hạ mức xếp hạng nợ quốc gia của Nga xuống “vô giá trị”

Nếu như cuối tháng 1, Hãng xếp hạng tín nhiệm S&P đã khiến Moskva tức giận khi hạ xếp hạng tín nhiệm đầu tư của Nga xuống trình mức BB+ lần đầu tiên sau 10 năm kể từ khi những căng thẳng tại khu vực Ukraine diễn ra và giá dầu lao dốc thì sang tháng 2, rạng sáng

ngày 21/2, Hãng xếp hạng tín nhiệm Mỹ Moody’s tiếp tục giáng một đòn xuống Nga khi hạ một bậc trong xếp hạng nợ quốc gia của nước này từ mức Baa3 xuống Ba1 - mức rủi ro cao nhất cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp có ý định kinh doanh tại đây, kèm theo dự báo tiêu cực đối với nước này trong năm nay vào năm 2016.

Những căng thẳng giữa Nga và Quốc tế, tình trạng đồng Rúp giảm giá, giá dầu ở mức thấp và lạm phát tăng cao sẽ ngày càng làm suy yếu nến kinh tế Nga, tạo ra hoàn cảnh bất lợi cho các doanh nghiệp hoạt động tại đây, cũng như cho niềm tin người tiêu dùng. Đó là những lý do khiến Moody’s hạ bậc trong xếp hạng nợ quốc gia của Nga.

Theo Moody’s, Nga dự kiến sẽ chìm sâu vào suy thoái trong năm nay và sự giảm phát tiếp tục sẽ diễn ra trong năm 2016. Sự sụt giảm lòng tin nhiều khả năng sẽ tác động đến nhu cầu nội địa và làm trầm trọng thêm tình trạng sụt giảm đầu tư đã ăn sâu vào nền kinh tế Nga. Nhiều khả năng, Nga sẽ phải đối mặt với những lệnh trừng phạt bổ sung được gia tăng hơn so với các lệnh trừng phạt hiện hành trong những tháng tới. Những rủi ro kinh tế đi kèm cũng có chiều hướng tiêu cực.

Không đồng tình với quyết định của Moody’s, ông Anton Siluanov, Bộ trưởng Tài chính Nga, cho rằng việc hạ mức tín nhiệm của Nga là hành động mang màu sắc chính trị là chủ yếu và không đúng với hiện trạng kinh tế của nước này khi Moody’s đã bỏ qua nhiều thông tin về tình hình kinh tế, tài chính mà phía Nga cung cấp.

Nhìn chung, sự đánh giá thấp của hai tổ chức tín nhiệm lớn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sự đầu tư nước ngoài vào trái phiếu được phát hành bởi Nga. Cụ thể, trong năm qua, lãi suất trái phiếu bằng tiền Nga, thời hạn đến năm 2023 đã tăng từ 1,72% lên 6,4%. Bên cạnh đó, đồng rouble mất giá 42% xuống mức một USD đổi 62,05 rouble. Theo Bloomberg, đây là mức giảm giá lớn nhất trong số 31 loại tiền tệ mà hãng tin này theo dõi.

Nguyễn Ngọc – Cao Nhung – Thu Trang (Tổng hợp)

Giao lộ thông tin Yesnews 02 - 2015

Trang 10

Page 12: Yesnews tháng 2 2015

Sinh hoạt khoa học 02/2015

Tổng quan kinh tế Việt Nam 2014 và vấn đề Tự do hóa Thương mại

PHẦN I: Tổng quan kinh tế Việt Nam 2014

PGS.TS Trần Kim Chung:

Thứ nhất, nền kinh tế năm 2014 điều nổi bật nhất, được nói đến nhiều nhất là sự phát triển và hoàn thiện hệ thống thể chế bộ máy kinh tế. Cuối năm 2013, đầu năm 2014, toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế được hoàn thiện ráo riết nhất vì mỗi lần sửa đổi hiến pháp toàn bộ các văn bản pháp luật được điều chỉnh, được sửa đổi, được bổ sung. Năm 2013 hiến pháp được ban hành, một loạt các luật cực kỳ cơ bản được hoàn thiện trong đó có luật đất đai. Lần đầu tiên sau nhiều năm kể từ năm 1946 luật đất đai vượt lên trên tất cả các luật khác trở thành luật

đầu tiên được thông qua sau khi hiến pháp được sửa đổi và bổ sung trong khi đó khi hiến pháp được sửa đổi thông thường luật dân sự sẽ được sửa đổi, thông qua đầu tiên bởi muốn làm gì thì làm phải làm dân đã, làm người đã. Phần rất quan

trọng của luật đất đai và các quyền của luật đất đai là luật sở hữu. Nói đến con người suy cho cùng đấy là câu chuyện sở hữu, tôi được cái gì? anh được cái gì? Luật thứ hai là luật về doanh nghiệp, luật đầu tư, luật đầu tư công hai luật thuế gồm có thuế thu nhập và thuế tiêu thụ đặc biệt, luật kinh doanh bất động sản, luật xây dựng, luật nhà ở một loạt các luật thông qua luật quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

Tất cả những luật trên là toàn toàn bộ bộ khung của hệ thống kinh tế Việt Nam. Cuối năm 2013, đầu năm 2014, toàn bộ hoạt động của hệ thống lập pháp ráo riết rất tích cực ban hành tất cả các luật đó để cho hệ thống kinh tế hoạt động.

Thứ hai, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 2014 có dấu hiệu ổn định theo hướng tốt. Tăng trưởng GDP 5.98% thực chất không hề tốt, nhưng ổn định. Với mức tăng 1,8% dân số, mức tăng 5,98% GDP tức là cuộc sống đi ngang. Lạm phát duy trì ở mức thấp, kì lạ chỉ có 1,84%. Tổng mức bán lẻ tăng 10%. Chỉ số kinh tế vĩ mô “ổn định ở mức tốt” chứ không phải tốt, vì người ta cho rằng tăng trưởng GDP ở mức 9.7%, lạm phát ở mức 13, 15% mới là tốt. Về luồng chu chuyển của vốn. Trong kinh tế học thực chứng người ta không quan trọng chỉ số đứng, chỉ số tĩnh mà người ta quan trọng chỉ số sống của nó, luồng tiền quay bao nhiêu vòng. Nền kinh tế càng hoạt động tốt thì luồng chu chuyển của tiền càng mạnh. Nền kinh tế của nước ta trong những năm vừa rồi vấn đề cơ bản là luồng tiền không chu chuyển. Đến

Sinh hoạt khoa học Yesnews 02 - 2015

Trang 11

Page 13: Yesnews tháng 2 2015

năm 2014 luồng tiền bắt đầu có xu hướng chuyển dịch đồng tiền mới bắt đầu chu chuyển.

Thứ ba, tái cơ cấu của kinh tế VN năm 2014 được khởi động từ năm 2010 với nghị quyết Trung Ương III khóa 11 đưa ra 3 vấn đề:

1, Tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN bao gồm sáp nhập, thoái vốn, chuyển công tác, chuyển đổi ngành hàng…

2, Tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng, một loạt các ngân hàng được sắp xếp lại thậm chí có những ngân hàng giá chỉ có 0 đồng, Ngân Hàng Xây dựng.

3, Tái cơ cấu đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, ban hành luật tổ chức thực hiện luật đặc biệt là đưa hệ thống kinh tế vận hành đúng.

Ngoài 3 vấn đề đó còn có 2 nội dung khác cần phải tái cơ cấu: một là tái cơ cấu hệ thống phân bổ nguồn lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Hai là tái cơ cấu hệ thống thị trường, đặc biệt là thị trường bất động sản.

Thứ tư, hội nhập

Đầu tư nước ngoài tiếp tục thu được những dự án từ lớn đến cực lớn. Có thể hình dung, toàn bộ Nokia mà bộ phận smart phone của nó bán được 7 tỷ 6 nhưng chỉ có 3 nhà máy Samsung đầu tư ở Thái Nguyên, Bắc Ninh chiếm 8 tỷ USD. Hải Phòng được LG đầu tư cho tất cả các thiết bị công nghệ điện điện tử ở khu công nghiệp Tràng Duệ, dự án 2.3 tỷ USD.

Sáp nhập M&A: có những dự án lớn rất quyết liệt và bây giờ quyết liệt hơn nữa. Năm 2015 sẽ chứng kiến những vụ thôn tính cực khủng. Hiện tại Metro, Nguyễn Kim đã bán, Bia Sài Gòn sắp bán, tới đây còn muốn mua cả cảng Hải Phòng. Thực chất, đây là quá trình không thể cưỡng lại được, vấn đề là giá bao nhiêu? Điều

này xảy ra bởi Việt Nam đã tham gia AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN), thuế giảm xuống còn 0 – 5% vì vậy không thể chống được nó vào mua của mình, không thể không bán được, không có lý do gì để không bán cả. Thứ hai là RCEP với độ khủng cao hơn AEC rất nhiều. Thứ ba là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Việt Nam lần đầu tiện vượt Trung Quốc về xuất Smartphone

Một trong những điều quan trọng của hội nhập quốc tế mà nói đến thương mại là Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử đạt 12 tỷ Kiều hối, trở thành nước nhận Kiều hối nhiều nhất trên thế giới.

Thứ năm, luồng tiền danh mục đầu tư vào nhanh, ra nhanh

Đối với năm 2015, có những vấn đề đặt ra

Tiền từ nước ngoài đầu tư vào dẫn đến:

- Đất tăng giá (kinh tế tăng trưởng, không lạm phát thì lúc ấy đất tăng giá)

- Cơ hội rất lớn vì đầu tư nước ngoài vào một làn sóng thải việc và tạo việc rất lớn, dần đến yêu cầu cao về tiếng anh , máy tính...

- Hàng hóa dịch vụ sẽ tràn ngập hàng hóa châu Á và nội khối.

(còn tiếp)

Mời các bạn tiếp tục theo dõi

Phần II – Vấn đề Tự do hóa Thương mại ở số báo tiếp theo.

Sinh hoạt khoa học Yesnews 02 - 2015

Trang 12

Page 14: Yesnews tháng 2 2015

Cộng đồng kinh tế ASEAN

ASEAN – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, được thành lập vào ngày 08/08/1967 tại Bangkok, Thái Lan trên cơ sở tuyên bố ASEAN được ký kết bởi

5 thành viên sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philipins, Singapore và Thái Lan. Sau đó là sự gia nhập của 5 quốc gia Brunei (07/01/1984), Việt Nam (28/07/1995), Lào và Myanmar (23/07/1997) và

Cambodia (30/04/1999). Năm 2003, với mục tiêu ASEAN là hòa bình, ổn định, thịnh vượng chung và hợp tác lâu dài, các nhà lãnh đạo ASEAN đã hoạch định tầm nhìn ASEAN đến năm 2020 với quyết tâm thành lập Cộng đồng ASEAN (AC – ASEAN Community) vào năm 2015, tuyên bố này một lần nữa lại được khẳng định vào năm 2007.

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN, được thành lập nhằm mục tiêu tạo ra một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng với sứ mệnh tạo dựng nên một thị trường chung với cơ sở sản xuất thống nhất; một khu

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC – ASEAN Economic Community) là một tổ chức hợp tác liên Chính phủ, là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN và dự định được thành lập vào năm 2015, hướng tới thực hiện các mục tiêu trong Tầm nhìn ASEAN 2020. Là một trong mười quốc gia thành viên ASEAN, Việt Nam đang chuẩn bị những hành trang gì trong lộ trình đi đến thành lập AEC vào năm 2015, việc tham gia AEC sẽ mang lại cho thương mại Việt Nam những cơ hội và thách thức như thế nào?

Triển vọng hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN của Việt Nam năm 2015

Lăng kính khoa học Yesnews 02 - 2015

Trang 13

Page 15: Yesnews tháng 2 2015

vực kinh tế có sức cạnh tranh cao, phát triển đồng đều; và một khu vực hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Thị trường ASEAN với cơ sở sản xuất thống nhất phải bao gồm 5 yếu tố cốt lõi: tự do di chuyển hàng hóa; tự do di chuyển dịch vụ; tự do di chuyển đầu tư; tự do hơn trong di chuyển các luồng vốn; tự do di chuyển lao động, đặc biệt là lao động có kỹ năng.

Để hiện thực hóa AEC, ASEAN đã xây dựng và thực hiện các kế hoạch hàng động như đẩy nhanh tự do hóa thương mại; dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; phát triển nguồn nhân lực; tham khảo chặt chẽ hơn các chính sách kinh tế vĩ mô và tài chính; tăng cường liên kết, phát triển cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc; tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân; khơi thông môi trường đầu tư…

Tại sao cần thành lập AEC

Trước AEC, ASEAN cũng đã có Khu vực Mậu dịch tự do (AFTA – ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Vậy tại sao chúng ta lại cần phải xây dựng một Cộng đồng kinh tế ASEAN nữa?

Chúng ta đang trong tiến trình xây dựng một Cộng đồng ASEAN dựa trên cơ sở ba trụ cột quan trọng: Chính trị – an ninh; kinh tế; văn hóa – xã hội; một Cộng

đồng cần có sự gắn kết cao hơn, chặt chẽ hơn là một Hiệp hội (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) như trước đó. Cũng như vậy, trước khi thành lập AEC, trong lĩnh vực kinh

tế, dường như mới chỉ có sự kết nối các nền kinh tế khác biệt với nhau lại, chứ chưa thực sự có một bước tiến sâu hơn, gắn kết chặt chẽ hơn, có thể thấy qua tỷ lệ giao thương buôn bán giữa ASEAN với các đối tác lớn mạnh bên ngoài như Hoa Kỳ, EU… lớn hơn rất nhiều so với trong nội khối. Xu hướng của các nền kinh tế bây giờ là hội nhập kinh tế thế giới, hướng ra bên ngoài, vậy khi kinh tế thế giới có những biến động lớn, nếu không đủ sức, các nền kinh tế đang phát triển sẽ không thể tự mình chống chọi. Hơn nữa, các nước đang phát triển sẽ luôn là những nước bị thiệt thòi trong cạnh tranh thương mại, bị tụt hậu rất nhiều so với các nền kinh tế lớn, nếu không có sự tương trợ, giúp đỡ, sẽ khó có thể đứng

vững được trên thương trường quốc tế. Bởi vậy, cần thành lập một Cộng đồng Kinh tế ASEAN với thị trường chung và nền tảng sản xuất thống nhất để cùng gắn

kết, chống lại sức ép từ bên ngoài, ổn định kinh tế khu vực, phát triển đồng đều.

Việt Nam trên con đường tiến tới AEC

Chủ động và tích cực hội nhập khu vực ASEAN luôn là chính sách nhất quán cuả Việt Nam trong những năm qua. Điều đó được thể hiện qua việc Việt Nam luôn coi trọng hợp tác với ASEAN trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, kinh tế là một trong những lĩnh vực được coi trọng hàng đầu. Trước thềm AEC, Việt Nam cùng với các nước thành viên ASEAN cũng đã có những sự chuẩn bị trên cơ sở những kế hoạch hành động AEC để tiến tới thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 như mong đợi của tất cả

Lăng kính khoa học Yesnews 02 - 2015

Trang 14

Page 16: Yesnews tháng 2 2015

các nước thành viên.

Cùng với Hoa Kỳ và EU, ASEAN luôn là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Năm 2013, ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam với kim ngạch 18,5 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2012. Năm 2014, ASEAN tiếp tục giữ vị trí thứ ba của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 19 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2013. Tuy nhiên, cùng với đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam lại có chiều hướng tăng. Năm 2013, kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN đạt 21,4 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm 2012. Năm 2014, ASEAN tiếp tục đứng vị trí thứ hai về thị trường nhập khẩu của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 23,1 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2013.

Việc Việt Nam đang có xu hướng nhập siêu ngày càng tăng cũng phần nào cho thấy những bất

lợi khi Việt Nam thực hiện các cam

kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ WTO, TPP, các FTA cũng như Cộng đồng kinh tế ASEAN. Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hầu như đều có thiên hướng tập trung nghiên cứu, thúc đẩy sản xuất sang các thị trường lớn khác như Hoa Kỳ, EU mà chưa thực sự chú trọng tới một thị trường ASEAN với hơn 600 triệu dân và tổng GDP hàng năm ước tính khoảng 2000 tỷ USD qua

liên kết kinh tế, một thị trường mà gần như chắc chắn sẽ được thành lập vào năm 2015.

Cơ hội đối với Việt Nam

AEC được thành lập sẽ là một cơ hội lớn đối với Việt Nam. Khi AEC được thành lập, các nước có công nghiệp chưa phát triển tới trình độ cao như nước ta sẽ có cơ hội được hội nhập và tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật từ nội khối, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước có trình độ phát triển cao trong khu vực như Singapore, Malaysia…như mục tiêu mà ASEAN đã đặt ra. Do đó, sau khi gia nhập AEC, Việt Nam có thể hướng tới những mục tiêu tăng trưởng lớn hơn. Việt Nam có lợi thế nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, nên AEC sẽ mang lại kỳ vọng cho người lao động được đào tạo sâu hơn về kỹ năng, chuyên môn và sẽ tạo ra cho họ thêm nhiều công ăn việc làm; cùng với những lợi thế trên là viêc thu hút đầu tư

Lăng kính khoa học Yesnews 02 - 2015

Trang 15

Page 17: Yesnews tháng 2 2015

trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn; khả năng sản xuất được tăng cường và nâng cao tính cạnh tranh.

Về thương mại và dịch vụ, tham gia AEC là cơ hội để Việt Nam gia tăng khối lượng trao đổi trong khu vực. Áp lực cạnh tranh sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất, các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, kích thích xuất khẩu, mở rộng thị phần của hàng hóa Việt

Nam tại không chỉ các quốc gia thành viên ASEAN mà còn cả các quốc gia, cộng đồng khác trên thế giới, như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU do có lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do. Khi làm được như vậy, cùng với các nỗ lực gỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của AEC, hàng hóa của Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh hơn trên thị trường. Khi AEC được thành lập, nó sẽ tạo cơ hội cho các phân

ngành dịch vụ của Việt Nam như du lịch, vận tải, tài chính, ngân hàng,…mở rộng mạng lưới hoạt động ra toàn bộ thị trường ASEAN với chi phí thấp hơn nhiều so với hiện nay.

Về đầu tư, ASEAN không những là môi trường đầu tư chủ yếu của Việt Nam mà còn là nơi mang đến những nguồn FDI lớn cho Việt Nam, từ chính các quốc gia thành viên và cả các quốc gia khác. Theo báo cáo do Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu

tư) công bố ngày 26/1/2015, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong tháng 1/2015 đạt 663,44 triệu USD, tính chung cả cấp mới và tăng vốn, tăng mạnh 67,1% so với cùng kỳ năm 2014. FDI gia tăng giúp Việt Nam có thêm nguồn lực để đầu tư cơ sở sản xuất, nâng cao năng lực chuyên môn, phát triển công nghiệp hỗ trợ, chủ động gia tăng tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu, giảm sự phụ

thuộc vào nước ngoài.

Thách thức từ AEC

Trước tiên, có thể thấy, việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong khu vực sẽ đẩy mạnh các dòng hàng hóa và dịch vụ từ các nước thành viên vào Việt Nam do mức thuế giảm sâu, các rào cản mất dần, dẫn đến việc gia tăng tình trạng nhập siêu của Việt Nam với các nước ASEAN vốn đã tăng mạnh trong những năm qua. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng từ ASEAN với chất lượng, mẫu mã tốt hơn sẽ gây sức ép lớn về giá và sức tiêu thụ đến các mặt hàng tương tự đến từ Việt Nam.

Cạnh tranh mạnh mẽ với các nước khác trong khu vực. AEC là một thị trường chung, nên tất cả các mức ưu đãi đối với hàng hóa, dịch vụ đến từ các nước thành viên đều như nhau. Hiện nay, Singapore là đối tác xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong khu vực ASEAN với các sản phẩm chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng. Tuy nhiên, với trình độ công nghệ, kỹ thuật kém hơn, các sản phẩm của Việt Nam sẽ khó khăn hơn để giữ vững vị thế trên thị trường Singapore, với những đối thủ nặng ký hơn đến từ nội khối như Malaysia, chứ chưa kể đến các quốc gia phát triển mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Liên minh châu Âu EU.

Những thách thức, khó khăn

Lăng kính khoa học Yesnews 02 - 2015

Trang 16

Page 18: Yesnews tháng 2 2015

mà chúng ta cần phải giải quyết không chỉ đến từ những cam kết

khi gia nhập AEC, mà còn đến từ chính bản thân chúng ta, đó là thiếu sự quan tâm từ phía các doanh nghiệp. Theo một điều tra của Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, có 76% doanh nghiệp Viêt Nam không biết về Cộng đồng kinh tế ASEAN; có đến 63% doanh nghiệp cho rằng AEC không có ảnh hưởng gì hoặc ảnh hưởng rất ít đến hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, xét cho cùng, vẫn là các doanh nghiệp sẽ là những người thực hiện các cam kết của Việt Nam, vì lợi ích của họ và của cả nền kinh tế. Vậy thì, nếu không chủ động tìm hiểu, xây dựng những kế hoạch cho mình ngay từ bây giờ, rất có thể nhiều doanh nghiệp sẽ bị lung lay trước cơn bão thương mại khi AEC được thành lập. Nhiều cơ hội được

mở ra, nhưng có nắm bắt được hay không, cần các doanh nghiệp Việt

Nam tự tìm lời giải.

Kết

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vừa mang lại cơ hội trực tiếp cho Việt Nam khi được dự định thành lập vào năm 2015, vừa mang lại những lợi thế cho chúng ta trong tiến trình đàm phán đi đến ký chính thức các Hiệp định thương mại tự do từ các đối tác lớn, như Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu EU (EVFTA)… bởi ngoài những yếu tố khác, AEC là một tầm nhìn lâu dài của các đối tác trong quyết định ký kết các FTA với Việt Nam. Nhận thức kịp thời và xây dựng kế hoạch đúng đắn để có thể chủ động ngay từ bây giờ trước ngưỡng cửa

thành lập AEC là một mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của nước ta, để có thể đủ sức và nhanh chóng bắt nhịp với xu thế và trình độ phát triển của kinh tế khu vực và trên thế giới.

Nói về năm Hội nhập 2015, trong dịp đầu xuân năm mới, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã gửi tới chúng ta một thông điệp: “Điều mà chúng tôi rất mong muốn được trao đổi với người dân đó là sự cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn, cạnh tranh ngay trên sân nhà, cạnh tranh trên từng lĩnh vực. Để có những giải pháp ứng phó với những cạnh tranh đó, có lẽ rằng không loại trừ bất cứ một người nào, bất cứ một doanh nghiệp nào, chúng ta phải cùng nhau phối hợp, cùng nhau chia sẻ, cùng nhau phấn đấu để biến những thách thức thành cơ hội”.

Ngọc Ánh

Lăng kính khoa học Yesnews 02 - 2015

Trang 17

Page 19: Yesnews tháng 2 2015

Tết Việt trong kinh doanh du lịchTết Nguyên Đán của người Việt là phong tục cổ truyền tốt đẹp của nền văn hoá Việt Nam. Tết

chính là dịp để gia đình, người thân, bạn bè sum họp cầu chúc cho nhau một năm mới bình an hạnh phúc. Không chỉ có ý nghĩa văn hóa to lớn, với sự đặc sắc của mình, Tết Việt ngày nay còn trở thành tài nguyên quý giá của du lịch quốc gia, thu hút khách cả trong và ngoài nước.

Tết Việt với những phong tục tốt đẹp trong gia đình

Du lịch Tết – tại sao không?

Tết Nguyên Đán là một tài sản vô giá của quốc gia, là một di sản quý báu trong kho tàng văn hoá Việt Nam mà không phải quốc gia nào cũng có được. Sức hút của cái Tết Việt chính là nằm ở các phong tục lễ nghi trong ngày Tết và những lễ hội đầu xuân sau đó. Mỗi năm nước ta có hơn 8.000 lễ hội, trong đó lễ hội đầu Xuân chiếm quá nửa. Các quốc gia trên thế giới cũng có nhiều lễ hội và cách thức đón năm mới khác nhau, nhưng không đâu sở hữu nhiều phong tục tập quán mang ý nghĩa nhân văn như Việt Nam. Bắt đầu từ 23 tháng chạp âm lịch có lễ tiễn đưa ông công ông táo về trời, vào ngày cuối cùng của năm có lễ tất niên rồi trừ tịch. Sau lễ đón giao thừa có nhiều phong tục độc đáo như xông đất, xuất hành, chúc tết mừng tuổi, khai bút, xin chữ đầu xuân…Những ngày tiếp theo là thời gian khai hội, những lễ hội đều mang ý nghĩa mừng năm mới trong đó hội Gióng ở Phù Đổng và Sóc Sơn là một trong số ít lễ hội trên thế giới được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Sau một năm vất vả làm việc, Tết là lúc để mọi người lại nô nức chuẩn bị thật sung túc, đón

Lăng kính khoa học Yesnews 02 - 2015

Trang 18

Page 20: Yesnews tháng 2 2015

chờ một năm mới với nhiều điều tốt lành. Đối với một nước nông nghiệp như nước ta, người dân quanh năm chăm lo việc đồng áng sao cho có một mùa màng bội thu, Tết được quan niệm là phải no đủ. Nhưng ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển, cuộc sống của con người cũng sung túc hơn, cách mà người ta đón Tết cũng có nhiều thay đổi. Mọi người chuyển dần từ “ăn Tết” sang “chơi Tết”. Đây dường như là khoảng thời gian tuyệt vời để đi du lịch. Thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán cũng là thời gian nghỉ dài nhất trong năm. Xét về mặt không gian, Tết Nguyên Đán được xem như là lễ hội lớn nhất mang tính cộng đồng dân tộc sâu sắc. Những nét đẹp văn hóa trong tết Việt không chỉ thu hút đối với khách du lịch quốc tế mà còn lôi cuốn với cả những người con đất Việt muốn tìm hiểu hương vị tết của các vùng miền khác nhau trong những chuyến du xuân, lễ hội đầu năm.

Cơ hội vàng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Khách du lịch nước ngoài thăm chợ hoa ngày tết

Tết cổ truyền đối với du lịch là một dạng sản phẩm rất độc đáo, là một bộ phận của tài nguyên du lịch nhân văn. Doanh nghiệp Việt Nam nếu biết tận dụng Tết, có thể có cơ hội vàng để khuếch trương tên tuổi, nhãn hiệu sản phẩm và hình ảnh của công ty ở thị trường nội địa và quốc tế, từ đó hình thành chiến lược Marketing du lịch văn hóa.

Vào dịp Tết Nguyên Đán nhu cầu đi du lịch của người dân cao hơn bình thường. Theo thống kê từ các công ty dịch vụ lữ hành, hàng năm lượng khách đặt tour vào dịp này tăng khoảng từ 10 – 20%. Đối với khách trong nước đi du lịch Tết thường lựa chọn theo hai hướng: Một là đi du lịch trong nước để hưởng không khí Tết ở mọi miền trong cả nước bên cạnh việc nghỉ ngơi tham quan, đi lễ hội

Lăng kính khoa học Yesnews 02 - 2015

Trang 19

Page 21: Yesnews tháng 2 2015

, thăm thân…Hai là, đi du lịch ra nước ngoài mà đa số là tới các nước láng giềng trong khu vực: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc…là những nước có nền văn hóa gần gũi với Việt Nam,với truyền thống đón Tết âm lịch như Việt Nam. Bên cạnh đó là lượng khách nước ngoài khá lớn đến Việt Nam du lịch Tết, với mong muốn trải nghiệm, hòa mình vào không khí Tết Việt, tìm hiểu những phong tục tập quán, nét đẹp trong văn hóa của chúng ta.

Bảng 1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng Tết

Tháng/năm

Tiêu chí 2/2010 2/2011 1/2012 1/2013 2/2014Tổng số lượt khách (lượt) 446.323 542.671 630.000 651.812 842.026So với tháng

trước (%) 3,5 7,2 6,2 6 8,48So với cùng kì năm trước (%) 30,2 21,6 24,8 2,2 47,6

Nguồn: Tổng cục du lịch

Trong những năm gần đây lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng khá ổn định qua từng năm và đặc biệt tăng có tính chất chu kì vào dịp Tết. Theo xu thế hội nhập và phát triển, hình ảnh đất nước con người Việt Nam ngày càng được bạn bè thế giới biết đến nhiều hơn. Cái Tết cổ truyền dần trở thành điểm nhấn, khẳng định sức hút cho thương hiệu du lịch quốc gia. Với 1.383 doanh ng-hiệp kinh doanh du lịch (tính đến tháng 6/2014) thì đây chính là một cơ hội lớn mà năm nào cũng có. Tuy nhiên để tận dụng hiệu quả cơ hội này thì còn là chuyện của chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín thương hiệu.

Hướng đi cho tương lai

Từ thực tế khai thác du lịch Tết Nguyên Đán bên cạnh những thuận lợi như ngày nghỉ tập trung, thời gian nghỉ dài, lượng khách đông đảo… thì các công ty du lịch cũng gặp không ít khó khăn

Lăng kính khoa học Yesnews 02 - 2015

Trang 20

Page 22: Yesnews tháng 2 2015

như giá cả tăng cao, lượng khách tập trung quá lớn có thể khiến chất lượng dịch vụ không đảm bảo. Bên cạnh đó tính chất thời vụ, sự phát triển không đều của các hãng lữ hành giữa các thành phố lớn và các địa phương cũng là những tồn tại cần khắc phục của ngành du lịch mỗi khi Tết đến xuân về.

Ngành du lịch chính là một ngành kinh doanh đòi hỏi sự cạnh tranh về văn hoá cao nhất. Dưới góc độ này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một công thức kinh doanh du lịch:

Hàm lượng công nghệ + quản lý + văn hoá

Hiệu quả sản xuất kinh doanh =

Một đơn vị hàng hoá

Từ công thức này ta có thể thấy để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất, ngành du lịch cần chú trọng đầu tư phát triển cả 3 yếu tố: hàm lượng công nghệ, quản lý và văn hóa. Những bước đi cụ thể để đạt được những yêu cầu trên đã được Tổng cục Du lịch hoạch định trong văn bản “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030”. Trong đó du lịch Tết cũng cần có những bước phát triển xứng đáng làm động lực cho cả ngành du lịch.

Về phía các các công ty kinh doanh du lịch, cái cần thực hiện đầu tiên là nâng cao chất lượng dịch vụ từ nơi lưu trú đến chất lượng con người. Đa dạng hóa các tour, thiết kế tour sáng tạo gắn du lịch văn hóa với tâm linh, nghĩ dưỡng, đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách.

Với hơn 8.000 nghìn lễ hội lớn nhỏ một năm đặc biệt vào dịp Tết, không nước nào trên thế giới nhiều lễ hội như Việt Nam. Đây vừa là lợi thế vừa là thách thức, bởi muốn khai thác có hiệu quả thì trước hết những nét văn hóa phải thật sự là văn hóa, lễ hội phải thật sự là lễ hội. Cần phân biệt rõ những phong tục tập quán tốt đẹp với những hủ tục mê tín. Không thể để tình trạng lễ hội chuyên nghiệp hóa dẫn đến cái nào cũng na ná giống nhau, thậm chí biến dạng lễ hội cổ truyền. Trách nhiệm không chỉ thuộc về cơ quan quản lý mà còn thuộc về ý thức của người dân. Xét cho cùng việc bảo tồn phát huy những giá trị tốt đẹp của Tết cổ truyền không chỉ có ích cho ngành du lịch mà còn có ích cho thế hệ mai sau.

Kết

Tết Nguyên Đán của người Việt là một sản phẩm du lịch nhân văn chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn, cần gìn giữ và bảo tồn, đặc biệt đối với ngành du lịch cần có sự đầu tư để nó thực sự phát huy thế mạnh. Và khi giới thiệu với khách du lịch, chúng ta có thể tự hào về một một đất nước Việt Nam nghìn năm văn hiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bùi Thị Thùy Linh

Lăng kính khoa học Yesnews 02 - 2015

Trang 21

Page 23: Yesnews tháng 2 2015

Khi Thomas Watson Jr. được thừa kế quyền kiểm soát IBM từ cha, ông đã phải đối mặt với những vấn đề khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của ông. Watson cha đã xây dựng IBM từ một công ty yếu kém chuyên sản xuất đồng hồ và máy đánh chữ trở thành tập đoàn lớn mạnh. Bị ám ảnh bởi sự ngờ vực và thiếu tự tin về bản thân, Watson Jr. - người thừa kế của IBM một lần đã than thở với mẹ mình, “Con không thể làm được. Con không thể làm việc cho IBM được”. Tuy nhiên cuối cùng thì Wat-son đã không chỉ đạt được thành

công như người cha mà Watson còn tiến xa hơn cha mình. Ông đã mạnh dạn dẫn dắt IBM –và cả thế giới tiến vào kỷ nguyên máy tính, trong quá trình đó ông đã tạo ra một công ty mà doanh số bán hàng khó tin, những bí quyết về dịch vụ và văn hóa áo vest đen của nó đại diện cho mọi thứ - cả tốt và xấu- về các công ty Hoa Kỳ.

Thomas Watson Jr sinh năm 1914, cùng năm đó cha ông (Watson Sr.) được bổ nhiệm chức giám đốc công ty CTR (Computing-Tabulating-

Recording Co.). Năm 1924, Watson Sr. trở thành CEO và đổi tên công ty thành IBM (Interna-tional Business Machines). Với vị thế của cha mình, Thomas Jr. được hưởng sự giáo dục đặc biệt, ông học trường tư nhân, đi du lịch khắp thế giới và tận hưởng cảnh giàu sang. Nhưng những điều đó lại giống như một khiếm khuyết chứ không phải lợi thế cho người đàn ông trẻ tuổi đầy mối lo.

Watson cha là người ng-hiêm khắc, quyết đoán và không khoan dung, ông đặt ra những

Thomas Watson Jr. - chủ tịch tập đoàn IBM

“Nỗi sợ thất bại là động lực lớn nhất trong cuộc đời tôi” – Thomas Watson Jr.

Nhìn ra thế giới Yesnews 02 - 2015

Trang 22

Page 24: Yesnews tháng 2 2015

kỳ vọng quá cao đối với con trai mình, Watson Jr. cảm thấy mình chẳng thể nào đáp ứng được những kỳ vọng đó. Thực tế thì ngay từ những ngày đầu người ta cho rằng Watson Jr. không thể ngang bằng với Watson cha, cũng không phải là người thừa kế có năng lực. Một học sinh thất bại liên tiếp, “Tom tệ hại” là biệt danh mà các bạn cùng lớp và giáo viên hướng dẫn gọi Watson Jr., đã thể hiện sự bực bội của mình bằng cách thực hiện những trò đùa và tranh luận với chính quyền. Ông đã mất tới 6 năm và chuyển qua 3 trường học khác nhau để hoàn thành chương trình THPT, còn lên tới đại học thì cũng không khá hơn. Tại trường đại học Brown, ông đã lãng phí hầu hết thời gian, và chỉ có thể tốt nghiệp nhờ sự can thiệp của một chủ nhiệm khoa đầy cảm thông.

Sau đại học, Watson đăng ký vào bộ phận bán hàng IBM, tuy nhiên chẳng tốt hơn là bao. “Suốt ba năm làm nhân viên bán hàng là quãng thời gian tôi tự nghi ngờ về bản thân cực độ,” ông viết trong cuốn tự truyện mang tên “Cha, con trai và công ty: Cuộc sống của tôi tại IBM và sau đó”. Watson có lý do xác đáng để cảm thấy như vậy. Ông chẳng bao giờ có thể khẳng định điều gì ông đạt được bằng chính năng lực của mình và điều gì đã

được người ta thu xếp để nịnh bợ cha ông, chẳng hạn như khi người phụ trách khóa thực tập bán hàng đã ấn định trước và dĩ nhiên Watson Jr. sẽ được chọn làm chủ tịch. “Thật không may mắn cho tôi”, Watson nhớ lại, “ tôi không có đủ dũng khí để nói ‘Tôi sẽ không nhận điều đó’.”.

Nhưng thế chiến thứ II đã thay đổi tình trạng này. Wat-son giữ vai trò là người trợ lý và phi công dưới quyền tướng Follett Bradley- cũng là tổng thanh tra lực lượng không quân, Watson đã bay qua các khu vực châu Á, châu Phi và Thái Bình Dương, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và kỹ năng lên kế hoạch rất thông minh. Sau tất cả những trải nghiệm của mình, ông trở về từ cuộc chiến đầy tự tin và lần đầu tiên ông tin rằng mình có thể điều hành IBM.

Tuy vậy Watson cha không hề tự tin như con mình. Watson Jr. trước cuộc chiến tra-nh quá yếu kém, mờ nhạt tới mức mà cha ông khó có thể tin rằng ông đã thay đổi. Watson Jr. không chỉ đã thay đổi mà ông còn có quan điểm mới khi quay trở lại IBM. Ông nhanh chóng nhận ra rằng tương lai của IBM phụ thuộc vào máy tính, chứ không phải dựa vào những công nghệ đã lỗi thời như máy đánh chữ - thứ vẫn là sản phẩm

cốt yếu của công ty. Rất nhiều người, bao gồm cả cha của Wat-son đều không tin rằng những sản phẩm cốt lõi của công ty sẽ nhanh chóng lạc hậu. Nhưng khi Watson trở thành chủ tịch của IBM vào năm 1952, ông vẫn trung thành với tầm nhìn của mình, ông đã tuyển dụng nhiều chuyên gia những nhân vật tài năng, có nhiều ảnh hưởng trong lĩnh vực điện tử, ví dụ như nhà tiên phong về máy tính John von Neumann-người chịu trách nhiệm về việc tạo ra những máy tính thành công đầu tiên của hãng IBM, dòng 700 và 650. Tới năm 1963, IBM có doanh thu gấp 8 lần so với đối thủ gần nhất là hãng Sperry Rand-công ty tạo ra máy tính thương mại cỡ lớn đầu tiên Univac.

Khi mà vị thế của IBM đã được khẳng định, Watson quyết định đánh canh bạc lớn nhất trong sự nghiệp của mình. Ông dự định đầu tư hơn 5 tỷ USD để phát triển dòng máy tính mới và điều đó sẽ làm cho những máy móc hiện có của hang IBM trở nên lỗi thời. Tầm nhìn của ông là nhằm thay thế những đơn vị đặc biệt bởi một tập hợp máy tính tương thích có tên là System/360. Các máy tính này có thể đáp ứng từng nhu cầu của quá trình xử lý dữ liệu và cho phép người dùng khởi động với các máy tính nhỏ, tiếp tục

Nhìn ra thế giới Yesnews 02 - 2015

Trang 23

Page 25: Yesnews tháng 2 2015

khi nhu cầu của họ tăng lên mà không cần phải loại bỏ các phần mềm hiện có trong máy tính của họ.

Chiến lược liều lĩnh trên của Watson Jr. gần như đã thất bại khi các sự cố về phần mềm gây ra sự trì hoãn giao hàng. Như là nỗ lực “cứu thua” cuối cùng, Watson đã thuê 2000 kỹ sư để giải quyết các sự cố phần mềm. Mặc dù những chiếc máy đầu tiên làm việc chậm chạp, chúng dần được cải thiện hơn khi nhiều sản phẩm được chế tạo hơn. Đến năm 1966, chương trình phần mềm bị trì hoãn trong thời gian dài đã được giao nhận, và System/360-cuối cùng cũng làm nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực máy tính-đã chứng minh nó là một thành công phi thường. Số lượng máy tính cài đặt của hãng IBM tăng vọt từ 11000 năm 1964 lên tới 35000 vào năm 1970, và doanh thu của hãng tăng hơn gấp đôi, đạt 7.5 tỷ USD.

Năm 1971, sau nhiều năm làm việc quá sức và chịu nhiều áp lực, Watson đã bị một cơn đau tim mà ông gần như không thể qua nổi. Trong khi hồi phục sức khỏe, ông quyết định nghỉ hưu. Ông viết trong cuốn “Cha, con trai và công ty” rằng “Tôi muốn được sống hơn là điều hành IBM”. “Có lẽ cha

tôi sẽ chẳng bao giờ lựa chọn như vậy, nhưng tôi nghĩ rằng cha tôi sẽ tôn trọng quyết định đó”. Sau khi Watson Jr. về hưu, ông theo đuổi niềm đam mê của mình là bơi lội, bay, thậm chí ông còn đảm nhiệm vai trò là đại sứ ở Liên Xô dưới thời Tổng thống Jimmy Carter. Tháng 12 năm 1993, người đàn ông từng được tạp chí Fortune ca tụng là “nhà tư bản vĩ đại nhất mọi thời đại” đã qua đời bởi những biến chứng sau một cơn đột quỵ.

Dưới thời của Thomas Watson Jr.., IBM đã hoàn toàn thống lĩnh nền công nghiệp máy tính, khiến cho các đối thủ mạnh của hãng như Sperry Rand chỉ có thể theo sau. Dù cho những tên tuổi mới như Compaq hay Microsoft đã gần như đánh bại IBM vào những năm 1980s, bởi những cách tiếp cận của thiên niên kỷ mới, tài sản kếch xù mà Watson được thừa kế và tạo dựng sức sống mới vào những năm 1950s, 1960s hiện vẫn đứng vững và là công ty lớn thứ 6 ở Hoa Kỳ.

Người tiên phong trong lĩnh vực hàng không?

Thomas Watson Jr. không chỉ đi tiên phong trong cuộc cách mạng máy tính mà ông còn đưa ra các sáng kiến trong ngành hàng không. Khi phục vụ

tại lực lượng không quân trong thế chiến thứ II, Watson đã tìm ra tuyến phà Alaska – Siberia, và Mỹ đã sử dụng chính tuyến phà này để vận chuyển máy bay tới Liên Xô.

Một Big Blue (thuật ngữ chỉ IBM) tinh tế, khéo léo hơn

Một trong những bí quyết thành công của Thomas Watson Jr. tại IBM là phong cách quản trị mà ông áp dụng trong thời gian ông giữ chức chủ tịch của công ty. Trước đây, dưới sự quản lý của cha ông, IBM là một tổ chức độc tài với chiến lược quản trị chuyên chế làm hạn chế chủ nghĩa cá nhân cũng như tư duy độc lập. Tất cả các quyết định đều phải thông qua Watson Sr. Tuy nhiên, Watson Jr. nhận ra rằng trong lĩnh vực công nghệ thay đổi nhanh chóng, chiến lược quản trị đã hỗ trợ đắc lực cho cha mình hoàn toàn có thể lại là một vật cản. Chính vì vậy mà ông đã khuyến khích các nhà quản trị của IBM sử dụng trí tưởng tượng của họ và đưa ra quyết định một cách độc lập. Kết quả là, IBM trở thành một tên tuổi sáng tạo hàng đầu trong lĩnh vực máy tính.

Kiều Oanh

Nhìn ra thế giới Yesnews 02 - 2015

Trang 24

Page 26: Yesnews tháng 2 2015

Một số tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ tích lũy được khoản lợi nhuận khổng lồ ở nước ngoài và đang gây áp lực lên Quốc Hội cũng như chính quyền Obama về một chính sách giảm trừ thuế để họ có thể chuyển tiền về nước. Apple có 12 tỷ USD ở nước ngoài, với Google là 17 tỷ và Micro-soft là 29 tỷ USD.

Theo như đề xuất đó (cũng được gọi là “kỳ hồi ngân”) thì thuế thu nhập liên bang đánh trên các khoản lợi nhuận này sẽ giảm mạnh từ 35% một năm xuống mức 5.25%. Trong ngắn hạn, chính sách ưu đãi thuế có thể giúp Mỹ thu được hàng chục tỷ doanh thu thuế khi mà các công ty

đa quốc gia chuyển tiền từ nước ngoài về và sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng thâm hụt ngân sách.

Các tập đoàn và những người vận động hành lang của họ cho rằng miễn giảm thuế có thể thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế chậm chạp bằng cách vận động các tập đoàn đa quốc gia bơm thêm 1000 tỷ USD hoặc nhiều hơn thế vào nền kinh tế. Họ còn nhấn mạnh biện pháp này như là một “gói kích thích kinh tế tiếp theo” tại một cuộc hội thảo hôm thứ Tư ở Washington. Tại cuộc họp này, Jim Rogers - giám đốc của Duke Energy phát biểu: “Mỗi tỷ đô la mà chúng tôi đầu tư sẽ tạo ra 15000 đến 20000 việc làm mới một cách trực tiếp hoặc gián tiếp”. Hiện tại Duke đang nắm giữ 1.3

Series: Những chẳng ai đóng thuế cảPhần 4

Các công ty nỗ lực kêu gọi miễn giảm thuế đối với tiền ở nước ngoài

Nhìn ra thế giới Yesnews 02 - 2015

Trang 25

Page 27: Yesnews tháng 2 2015

tỷ đô la lợi nhuận tại nước ngoài.

Tuy nhiên những chính sách miễn giảm thuế trước đó không hiệu quả như vậy. Vào năm 2005, Quốc Hội và chính quyền Tổng thống Bush từng đưa ra một chính sách ưu đãi thuế với kỳ vọng làm tăng việc làm mới đồng thời đẩy mạnh đầu tư. Kết quả là chỉ có 800 công ty tận dụng được cơ hội.

Theo một nghiên cứu của Văn phòng phi đảng phái về Nghiên cứu kinh tế Quốc gia thì ưu đãi thuế đã thu hút các công ty mang 312 tỷ USD trở lại Hoa Kỳ, tuy nhiên có tới 92% số đó rơi vào túi các cổ đông dưới dạng cổ tức và mua lại cổ phiếu. Số tiền này thu được từ các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài và trong một số trường hợp đến từ sử dụng những mẹo kế toán khôn khéo để chuyển lợi nhuận nội địa tới các nước có thuế suất thấp. Nghiên cứu này kết luận rằng chính sách ưu đãi thuế “không thúc đẩy đầu tư nội địa, không làm tăng việc làm mới và hoạt động nghiên cứu phát triển của quốc gia”.

Thực tế thì chỉ 15 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất Hoa Kỳ đã hưởng tới 60% lợi ích từ những chính sách này. Nhiều tập đoàn trong số đó đã sa thải công nhân trong nước, đóng cửa các nhà máy và thậm chí chuyển ngày càng nhiều lợi nhuận và nguồn lực của mình ra nước ngoài với hy vọng được hưởng lợi từ một kỳ hồi ngân tiếp theo.

Một trong những thành công lớn nhất là tập đoàn Merck – gã khổng lồ trong ngành dược phẩm có trụ sở tại Whitehouse Station, N.J. Mer-ck đã đem về nước 15.9 tỷ USD, chỉ đứng thứ hai sau Pfizer với 37 tỷ USD. Ông Steven Campani-ni – người đại diện của Merck tuần trước đã cho biết tập đoàn đã sử dụng khoản tiền này vào “các khoản chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Mỹ, đầu tư tư bản cho các chi nhánh ở Mỹ, và trả lương cho công nhân trong nước”. Thế nhưng

theo các hồ sơ pháp lý thì công ty lại cắt giảm lao động và đầu tư vốn ở thị trường nội địa trong vòng ba năm sau đó.

Merck đã tăng thêm tiền mặt để tiếp tục trả cổ tức và mua lại cổ phiếu nhằm thỏa mãn lợi ích của các cổ đông và các nhà quản trị - ngay cả khi việc này đã đẩy chi phí tăng thêm hơn 8 tỷ USD để giải quyết hàng loạt tranh chấp sau sai lầm của giám đốc điều hành. Merck đã phải nộp hàng tỷ USD thuế cho IRS; nhiều hơn nữa cho những người tiêu dùng khởi kiện công ty vì những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc giảm đau Vioxx, và nộp hàng trăm triệu USD cho Bộ Tư Pháp – cơ quan đã cáo buộc Merck về tội lừa đảo Medicare.

Miễn giảm thuế – một phần của Đạo luật Tạo việc làm của Mỹ thiếu đi những điều khoản để đảm bảo rằng các công ty sử dụng tiền cho đầu tư và tạo việc làm mới trong nước như Quốc Hội đã kỳ vọng. Jay B. Schwartz, người đứng đầu bộ phận thuế quốc tế của Merck cho đến năm 2006 nói rằng “Không hề có bất cứ quy định theo dõi nào cả. Vì vậy một khi tiền đã về đến Mỹ, nó tạo cho bạn một sự linh hoạt tuyệt vời”.

Tìm kiếm những “con đường” khác

Mặc dù luật pháp cấm việc sử dụng trực tiếp các khoản hồi ngân để chi trả cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu, các công ty vẫn tìm ra được nhiều con đường vòng để thực hiện. Ông Shwartz nói “Tính đồng nhất là một trong những từ yêu thích của tôi”.

Trong khi Quốc Hội thảo luận về việc giảm thuế vào năm 2004, các giám đốc cao cấp của Merck cũng lo lắng dõi theo các cuộc tranh luận. Ông Schwartz cho biết một số cán bộ của công ty lo rằng chi phí của vụ kiện Vioxx có thể lên tới 10 tỷ USD và đẩy Merck tới bờ vực phá sản. Ông cũng nói thêm rằng khi đề xuất ưu đãi thuế được

Nhìn ra thế giới Yesnews 02 - 2015

Trang 26

Page 28: Yesnews tháng 2 2015

Tổng thống George Bush kí thành luật vào tháng 10 năm 2004, “đã có rất nhiều người bày tỏ sự vui mừng và phấn khích” trong ban quản lý cấp cao. Những người quản lý cấp cao của Merck đã từ chối bình luận.

Tập đoàn này đã đem về 15,9 tỷ USD vào tháng 10 năm 2005. Vào tháng sau, tập đoàn Merck công bố kế hoạch cắt giảm 7000 việc làm. Trong 3 năm tiếp theo, có khoảng một nửa số đó được thực hiện tại Mỹ, do đó số nhân viên của tập đoàn này tại Mỹ giảm từ 31500 xuống còn 28000.

Số lao động bị cắt giảm của tập đoàn Mer-ck sẽ ở mức nào nếu không có khoản ưu đãi thì chưa thể biết được, nhưng ông Schwartz nói rằng các kế hoạch dự phòng đều sẽ gây ra sự cắt giảm lao động trên quy mô rất lớn trong toàn bộ tập đoàn.

Kế hoạch tái cấu trúc này lại càng “khắc nghiệt” tại các vùng như Albany, Ga., một trong những nơi nghèo nhất nước Mỹ, nơi mà Merck đã đóng cửa nhà máy sản xuất của họ và sa thải hơn 400 nhân viên.

Theo ông Connie McKissack, 45 tuổi, đã làm việc cho Merck hơn 10 năm qua ở vị trí nhân viên phân tích hệ thống: “Điều đó giống như là phải trải qua một cuộc ly hôn bất ngờ vậy”.

Trong khi rất khó để xác định xem khoản hồi ngân được sử dụng như thế nào, Merk đã dành khá nhiều tiền trong những năm tiếp theo để đóng cửa các nhà máy và sa thải công nhân. Giai đoạn 2005-2008, số tiền này nhảy vọt từ 107 triệu USD lên 455 tỷ USD mỗi năm. (Các quan chức của Merck từ chối trả lời những câu hỏi chi tiết về cách các khoản hồi ngân được hạch toán trong dòng tiền của công ty.)

Cùng lúc đó thì Merck đẩy mạnh việc chi trả các khoản nợ, duy trì mức cổ tức ổn định và

tiếp tục mua lại hơn 1 tỷ USD cổ phiếu mỗi năm - nhằm giảm nhẹ tầm ảnh hưởng của khoản phí khổng lồ phát sinh từ kiện cáo tới các cổ đông và giám đốc.

Không chỉ có các công ty dược phẩm mà rất nhiều công ty thuộc các ngành khác cũng hưởng lợi nhiều từ những chính sách miễn giảm thuế. Ford, Pepsi và Honeywell đã tận dụng được cơ hội này. Cũng giống như Merck hay Pfizer, Hewlett-Packard mang về nước 14.5 tỷ USD, không lâu sau đó công ty này tuyên bố cắt giảm 14000 nhân công.

Một chiến dịch hàng triệu đô la được bảo trợ bởi những doanh nghiệp toàn cầu mang tên Hiệp hội WIN Hoa Kỳ phản đối rằng rất nhiều công ty như Cisco System, Adobe, hay Qualcomn đã sử dụng một phần trong quỹ hồi ngân để thuê hàng ngàn lao động mới.

Tổ chức này còn cho rằng một đợt miễn giảm thuế khác sẽ tạo ra thêm nhiều việc làm hơn nữa trong giai đoạn hiện nay. Doug Thornell, cố vấn của WIN Hoa Kỳ đã dẫn chứng một nghiên cứu năm 2008 thực hiện theo yêu cầu của các công ty, theo đó chính sách ưu đãi thuế có thể tạo thêm tới 450000 việc làm mới.

Đại diện Kevin Brady, một đại biểu Đảng Cộng hòa ở bang Texas phát biểu “Đây là vấn đề tạo việc làm mới, mở rộng kinh doanh của Mỹ cũng như củng cố sức mạnh của các công ty Mỹ”.

Tuy nhiên Allen L. Sinai – nhà nghiên cứu tại Ủy ban về Quyết định Kinh tế và là chính tác giả của nghiên cứu trên – lại ngày càng bớt hào hứng với ý tưởng của mình. Nghiên cứu của ông được thực hiện trong thời kỳ khủng hoảng tài chính cuối năm 2008. Sinai giải thích trong một bài phỏng vấn tháng trước: thời gian đó các tập đoàn không dễ dàng huy động vốn, vì vậy họ chỉ

Nhìn ra thế giới Yesnews 02 - 2015

Trang 27

Page 29: Yesnews tháng 2 2015

miễn cưỡng thuê thêm nhân công hoặc tăng một số khoản chi tiêu khác.

Xem xét lại kế hoạch

Ngày nay tín dụng rất sẵn có. Trong thực tế thì những tập đoàn nỗ lực kêu gọi nhiều nhất cho chính sách miễn giảm thuế đang có hàng tỷ đôla tiền mặt tại Mỹ có thể dùng để tạo thêm việc làm nếu như họ muốn.

Ông Sinai nói thêm rằng chính sách miễn giảm thuế này sẽ chỉ có ý nghĩa khi Quốc hội quy định chặt chẽ cách thực hiện để tăng việc làm cũng như đầu tư trong nước.

Ông cho biết: “Phần lớn những người mong muốn chính sách này đều ca ngợi nó như là một chương trình tạo việc làm, tuy nhiên đó không phải là những gì tôi thấy. Những gì mà tôi thấy là chính sách này giúp “làm đẹp” bảng cân đối kế toán trong suốt thời kỳ khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và tạo thêm việc làm. Tuy nhiên những bảng cân đối kế toán này lại quá tốt đến mức tôi không nghĩ rằng có một lý do nào đơn giản nào kiểu như cải thiện tài chính của công ty sẽ tạo việc làm mới”.

Những người ủng hộ đề xuất này cũng ca ngợi đây là biện pháp tốt cho đầu tư vào các nhà máy và hoạt động nghiên cứu. Một nghiên cứu trên tạp chí Thuế quốc gia vào tháng 12 vừa rồi khẳng định các công ty báo cáo đã đầu tư 75 tỷ USD vào thiết bị và cơ sở vật chất.

Đối với Merck thì đó giống như một sự gột rửa. Theo những hồ sơ pháp lý trong vòng ba năm kể từ khi bắt đầu kỳ hồi ngân, Merck đã tăng hàng tỷ USD chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu phát triển nội địa. Tuy nhiên thực tế thì sử dụng vốn của công ty lại giảm trong thời gian đó.

Theo một báo cáo trong dữ liệu nộp thuế

của Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia, điều tương tự cũng xảy ra ở những công ty khác. “Với mỗi đô la được đưa trở lại Mỹ, không hề có đồng nào được sử dụng để chi cho đầu tư, nghiên cứu phát triển, tuyển dụng hay trả lương”. Đó là câu trả lời của ông Kristin J. Forbes – giáo sư kinh tế ở Viện công nghệ Masachusetts, Trường Quản trị Sloan, đồng thời là một thành viên của hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Bush và là người đứng đầu nghiên cứu trên.

Sự tăng trưởng ngắn ngủi

Chính sách miễn giảm thuế thực sự đã hỗ trợ rất nhanh chóng cho Bộ Tài chính. Khi mà Merck đem 15.9 tỷ USD về nước, tập đoàn này đã phải nộp 731 triệu cho IRS (Internal Revenue Service). Tổng cộng, trong năm 2005 các công ty mang về tới 312 tỷ USD và nộp tiền thuế lên đến 16 tỷ USD.

Những con số ở trên có thể lớn hơn rất nhiều vào thời điểm hiện tại. Các công ty công nghệ ngày càng giữ nhiều lợi nhuận hơn ở nước ngoài. Các công ty có trụ sở chính ở Hoa Kỳ đã gia tăng lợi nhuận ở các nước khác lên mức 1500 tỷ USD, điều đó có nghĩa là chính sách miễn giảm thuế sẽ tạo ra khoảng 50 tỷ USD doanh thu thuế trong năm đầu tiên.

Tuy nhiên, giải pháp cho ngân sách cũng chỉ có thể phát huy tác dụng trong khoảng thời gian ngắn. Do các công ty đều được khuyến khích đem lợi nhuận ở nước ngoài về nước trong một năm nên doanh thu thuế của nhà nước sẽ giảm đi trong tương lai. Hơn thế nữa, các công ty rất có thể sẽ trì hoãn, giữ lợi nhuận tại nước ngoài để chờ đợi đợt miễn giảm thuế tiếp theo. Ủy ban Liên hiệp về Thuế, một cơ quan phi Đảng phái trong Quốc hội ước tính chi phí của chương trình ưu đãi thuế rơi vào khoảng 79 tỷ USD – tương ứng với khoản doanh thu thuế sụt giảm trong

Nhìn ra thế giới Yesnews 02 - 2015

Trang 28

Page 30: Yesnews tháng 2 2015

vòng 10 năm.

Những người ủng hộ đề xuất cho rằng ước tính trên là quá cao và dự đoán kỳ hồi ngân sẽ tự bù đắp chi phí cho chính nó qua việc khuyến khích việc làm cũng như các hoạt động kinh tế khác. Những người khác thì nghĩ rằng đây là mức chi phí hợp lý cho một gói hỗ trợ kinh tế từ khu vực tư nhân.

Chính quyền Obama khác với thường lệ khá khắt khe đối với đề xuất này. Tổng thống Obama và Bộ trưởng Bộ tài chính Timothy F. Geither tuyên bố họ sẽ chỉ ủng hộ cho đề xuất này khi nó là một phần của kế hoạch cải cách chính sách thuế doanh nghiệp và không làm giảm doanh thu thuế liên bang.

Viễn cảnh các công ty có lợi nhuận được hưởng chính sách miễn giảm thuế trong khi các chương trình xã hội bị cắt bỏ đã làm dấy lên những người chống đối và các hiệp hội lao động như Service Employees International Union (SEIU), tổ chức hứa sẽ trao thưởng cho các công ty chuyển lao động và đầu tư ra nước ngoài.

US Uncut, một tổ chức phản đối các công ty tránh thuế doanh nghiệp, đã chỉ trích Apple do tập đoàn này cố gắng kêu gọi chính sách miễn giảm thuế mặc dù Apple luôn phát triển nhanh chóng và thu được nhiều lợi nhuận. US Uncut đã tổ chức nhảy biểu tình ở các cửa hàng của Ap-ple, biểu tình bên ngoài cuộc họp của công ty và đăng tải một video chế lại một quảng cáo về iPod. Quảng cáo này có đoạn “Tôi yêu iPod của tôi, nhưng tôi căm ghét (iHate) trốn thuế”.

Tuy vậy, chính sách miễn giảm thuế vẫn có thể là một phần của sự thỏa thuận về ngân sách. Với nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp cao và sự phản đối của Đảng Cộng hòa đối với gói kích thích kinh tế, đề xuất này đã có được những

người ủng hộ không ngờ đến, bao gồm cả những người ở Đảng Dân chủ, tổ chức Third Way và cả Andy Stern – người từng lãnh đạo công đoàn. Ông Stern, cựu chủ tịch của SEIU nói “Ngay cả khi tiêu tốn 80 tỷ USD của nhà nước trong khoảng thời gian dài thì vẫn đáng để cố gắng giúp mọi người có việc làm”. Ông cũng đề nghị dành doanh thu thuế cho một ngân hàng cơ sở ủng hộ cho các dự án công cộng. Ông Stern khẳng định “Để tiền ở nước ngoài chẳng giúp ích được gì cả, do vậy mà chúng ta cần phải làm gì đó”.

Nhóm dịch Yesnews

Nhìn ra thế giới Yesnews 02 - 2015

Trang 29

Page 31: Yesnews tháng 2 2015