yesnews tháng 9/2012

60

Upload: lan-jupi

Post on 13-Mar-2016

225 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

Welcome to NEU

TRANSCRIPT

Page 1: YESNEWS Tháng 9/2012
Page 2: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

2

Tháng9/2012

Mục lục Lời mở đầu……………………………………………………….3 Welcome to NEU Sách gì cho sinh viên NEU…………………………………………………………………………………………………. 4 Kinh nghiệm học và thi TOEIC……………………………………………………………………………………………. 6 Đối mặt với “Dũng sĩ diệt sinh viên”………………………………………………………………………………….. 9

Theo chân các nhà kinh tế học Karl Marx………………………………………………………………………………………………………………………… 13 John Maynard Keynes…………………………………………………………………………………………………….. 16

Sinh hoạt khoa học Kinh tế Việt Nam 2011 & Vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng…………………………………. 19 Khủng hoảng kinh tế dưới góc độ các học thuyết kinh tế ………………………………………………..34

Lăng kính khoa học Tổ chức doanh nghiệp trong thời đại toàn cầu hoá………………………………………………………… 38 Vết đen trong nền sản xuất tư bản ……………………………………………………………………….…………40 Bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản……………………………………………………………………………...45

Con đường khoa học Phỏng vấn cô Trần Thị Lan Hương – giảng viên viện Ngân hàng tài chính : Kinh nghiệm làm

đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ………………………………………………………………………………….50 Nghiên cứu khoa học sinh viên: Phương pháp nghiên cứu và đôi điều chia sẻ …………………54

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học tuyển CTV

Page 3: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

3

Tháng9/2012

Lời nói đầu

Đời người là một cuộc hành trình bất tận, mà mỗi chặng đường là từng mục tiêu ta đặt ra và theo đuổi. Trên con

đườngấy,không thể không nhắc tới những khó khăn, thử thách, thậm chí cả những thất bại đắng cay. Điều gì đã khiến ta bước tiếp trên con đường đầy gian truân ấy?

Vì lòng say mê, vì khát khao chinh phục? Hay vì những thành quả mà ta sẽ đạt được khi vượt qua tất cả? Hay bởi lương tâm

thúc đẩy ta hoàn thành trách nhiệm, để không phải hổ thẹn với chính bản thân cũng như những người đã tin tưởng mình?

Kính thưa quý độc giả! Bản tin sinh viên nghiên cứu khoa học Yesnews ra đời với mục tiêu trở thành nơi để mỗi người có thể trình bày và chia sẻ những nghiên cứu của bản thân, nơi kết nối những người quan tâm, yêu thích hoạt động nghiên cứu, nơi gặp gỡ của những người có chung niềm đam mê khám phá. Dù còn nhiều hạn chế và khó khăn trong công tác thực hiện, nhưng với chúng tôi, điều cần nhất để đạt được mục tiêu chính là lòng quyết tâm theo đuổi tới cùng mục đích đã đặt ra. Ấn phẩm đặc biệt kỳ này là tổng hợp của những bài viết chất lượng từ trước tới nay của Yesnews, như một lời cảm ơn chân thành nhất từ đội ngũ phóng viên, biên tập viên Yesnews gửi tới tất cả độc giả, những người đồng đội luôn sát cánh bên chúng tôi, và đặc biệt là các thầy cô giáo luôn quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ chúng tôi trên con đường hoạt động khoa học đầy khó khăn và thử thách.

Nhóm thực hiện Bản tin Yesnews

Page 4: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

4

Tháng9/2012

Sách gì cho sinh viên NEU ?

Bước vào thế giới đầy màu sắc của kinh tế học, có bao giờ bạn phân vân, không biết nên bắt đầu từ đâu? Có bao giờ bạn cảm thấy những bài giảng kinh tế thật khó hiểu và thậm chí rất khô khan? Hay có khi nào bạn thắc mắc về các hiện tượng kinh tế, nhưng lại không biết phải lý giải một cách chính xác như thế nào? Hãy nói bạn cần gì, Yesnews sẽ gửi đến các bạn những gợi ý về cuốn sách mà bạn không thể bỏ qua! Nếu bạn cần những kiến thức nhập môn về kinh tế?

Kinh tế học nghiên cứu vấn đề gì? Thế nào là tư duy như một nhà kinh tế? Thị trường hoạt động ra

sao? Nền kinh tế vận hành như thế nào? … Bạn sẽ tìm thấy tất cả câu trả lời trong hai cuốn “Bài giảng Nguyên lý kinh tế Vi mô” và “Bài giảng Nguyên lý kinh tế Vĩ mô” (tác giả Nguyễn Văn Ngọc - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân). Với phần lý thuyết được giải thích một cách rõ ràng, kết hợp với việc phân tích nhiều ví dụ về các hiện tượng kinh tế, cuốn sách là một nguồn tham khảo vô cùng hữu ích cho các bạn trong học tập cũng như nghiên cứu. Còn nếu như muốn tìm hiểu về những vấn đề tài chính – ngân hàng thì một cuốn sách không thể bỏ qua đối với các bạn là cuốn “Chiến tranh tiền tệ” (“Currency Wars” - tác giả Song Hongbin). Khi mới nghe qua cái tên, có thể bạn sẽ nghĩ đến những lý thuyết khô cứng về tài chính, tiền tệ, nhưng sự thật hoàn toàn không phải vậy. Thông qua lối kể chuyện hấp dẫn, cuốn sách vạch trần những thế lực đằng sau “đồng tiền”, khiến cho

người đọc hiểu được phần nào những vấn đề tài chính quốc tế. “Chiến tranh tiền tệ” xứng đáng là một cuốn sách “không thể không đọc” đối với sinh viên kinh tế chúng mình!

Một con đường khác đến với kinh tế học, một cách tiếp cận nhẹ nhàng, khiến cho kinh tế học trở nên “quyến rũ” hơn trong mắt bạn, đó là cuốn sách “Đô-la hay lá nho?” (“Naked Economics” tác giả CharlesWheelan).

(Còn tiếp)

Welcome to NEU

Page 5: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

5

Tháng9/2012

Ai đã nuôi sống Paris? Tại sao Bill Gates lại giàu hơn bạn? Kinh tế học nói gì về cách làm giàu nhanh chóng? Tại sao đồng đô-la trong túi bạn lại khác với tờ giấy bạc thông thường? Bằng việc đưa ra hàng loạt những câu hỏi và lời giải đáp lô-gic cho từng vấn đề, cuốn sách mang đến “Một cách nhìn mới, sâu sắc, dễ hiểu và độc đáo về những khái niệm kinh tế học khô khan”. Nếu bạn chán ghét những nguyên tắc và yêu thích sự sáng tạo?

Vậy thì cuốn sách phù hợp với bạn có lẽ là cuốn “Kinh tế học hài hước” (“Freakonomics” - tác giả Steven D.Levitt và Stephen J.Dubner). Xét dưới một góc độ nào đó, cuốn sách có phần khó hiểu, nếu như bạn cố tìm ra một nguyên tắc hay chủ đề xuyên suốt như các cuốn sách kinh tế khác. Nhưng nếu nhìn nhận dưới một góc độ khác, bạn sẽ thấy đây là một cuốn sách rất hay, bởi nó khiến bạn luôn phải tự đặt ra các câu hỏi, động não, và học cách thoát khỏi những tư duy thông thường (đôi khi có phần sai lệch!). Bản chất cuốn sách là sự khám phá, phân tích những khía cạnh của xã hội, lý giải các

hiện tượng, các vấn đề bình thường trong cuộc sống với một cái nhìn sáng tạo, mới mẻ. Tất nhiên, nếu như bạn hy vọng tìm trong cuốn sách này những quy luật, định lý (như bạn vẫn thấy trong nhiều môn học khác) thì chắn hẳn bạn sẽ phải thất vọng. Một cuốn sách khác cùng tác giả, đó là “Siêu kinh tế học hài hước” (“Superfreakonomics”), tiếp nối cách trình bày của “Kinh tế học hài hước”, nếu bạn phù hợp với quyển đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy điều thú vị trong cuốn sách tiếp theo! Nếu là người năng động và không muốn bỏ phí một thời khắc nào? Chắc hẳn cuốn “Nguyên lý 80/20” (The 80/20 Principle - tác giả Richard Koch) sẽ giúp cho bạn tìm được một đường lối “hiệu quả” hơn cho các hành động của mình. Đâu là bí quyết để tối đa hóa lợi ích thu được và hạn chế tới mức thấp nhất hao phí về thời gian, công sức, tiền bạc bỏ ra? “Nguyên lý 80/20” làm đảo lộn một vài suy nghĩ thông thường, nó giúp ta tìm ra con đường để bỏ 20% sức lực và thu được 80% thành quả, khiến chúng ta hiểu rằng cần tôn vinh những hiệu suất đặc biệt hơn là gia tăng nỗ lực trung bình. Đặc biệt, nếu bạn thích tìm hiểu về kinh doanh thì cuốn sách này sẽ mang lại cho bạn những phân tích thú vị về ứng dụng của Nguyên lý 80/20 trong kinh doanh.

Thế giới sách muôn hình vạn trạng, còn rất nhiều cuốn sách mà Yesnews muốn giới thiệu đến các bạn, nhưng chất lượng quan trọng hơn số lượng. Yesnews thực sự hy vọng những cuốn sách giới thiệu đến các bạn sẽ giúp bạn nâng cao sự hiểu biết của bản thân trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Vương Mỹ Anh

Welcome to NEU

Page 6: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

6

Tháng9/2012

Kì thi tiếng Anh TOEIC – Test of English for International Communication, tổ chức bởi ETS ngày càng trở nên phổ biến với các bạn sinh viên đang chuẩn bị hành trang ngoại ngữ cần thiết để tìm kiếm những công việc tốt. Bài viết sau xin trình bày một vài kinh nghiệm học và thi TOEIC để được kết quả cao.

(Một lớp luyện thi Toeic)

Đặt mục tiêu Với bất cứ kì thi nào, việc đặt ra một mục tiêu rõ ràng là vô cùng quan trọng. Mục tiêu chính là cái đích mà bạn cần phải đến. Nếu bạn không biết bạn sẽ đi đến đâu thì bạn sẽ không thể chuẩn bị đầy đủ thời gian, công sức, tiền của và tâm huyết cho cuộc hành trình đó. Việc đặt mục tiêu, tưởng chừng đơn giản, mà bản chất lại không hề dễ dàng. Bạn không thể nghĩ ra trong đầu một con số bất kì và tự cho đó là mục tiêu. Bạn cũng đừng thấy người khác 950, 980, 990 TOEIC mà cho rằng mình cũng phải vậy. Đừng mơ mộng nhưng cũng đừng quá tự ti. Hãy thực tế! Bạn hãy xem xét tất cả những thứ bạn đã có và những thứ bạn mong muốn có được trong kì thi này. Trước hết, hãy làm thử một bài thi TOEIC thật và xem hiện tại bạn đang đứng ở đâu. Dù kết quả có ra sao, hãy nhìn thẳng vào

sự thật. Đặt cho mình một mục tiêu rõ ràng và lên kế hoạch thực hiện chi tiết là những việc bạn cần tiến hành sau đó. Hơn nữa, chia sẻ với những người thân về mục tiêu của bạn là một động lực hiệu quả cho quá trình ôn luyện. Bạn cũng có thể đặt ra những món quà tự thưởng cho bản thân nếu đạt được mục tiêu đề ra: một chuyến du lịch, một món đồ có giá trị…. Ôn thi Việc học tiếng Anh hay ngoại ngữ nói chung là một quá trình lâu dài, do đó đòi hỏi người học nhiều thời gian và công sức. Do TOEIC hiện nay chỉ kiểm tra hai kĩ năng là Reading và Listening (hai kĩ năng Speaking và Writing là tự chọn) nên bạn hoàn toàn có thể đạt kết quả cao với khả năng tự học của mình. Tuy nhiên tham gia một lớp học hay nhóm tự học sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh hơn, nhưng quyết tâm của bản thân mới là yếu tố quyết định. Nên dành thời gian hàng ngày luyện tập sẽ tốt hơn rất nhiều học dồn dập trước khi thi. Listening Listening được xem là kĩ năng mà sinh viên thường hãi nhất. Tuy nhiên, nếu có phương pháp luyện tập đúng và kiên trì thì có lẽ bạn sẽ thích kĩ năng này nhất. Việc nghe hiểu một ngoại ngữ không hề đơn giản, đặc biệt nếu như bạn không tiếp xúc với nó từ nhỏ. Bạn có thể bắt tay vào luyện nghe bằng những việc hằng ngày như: xem các chương trình nước ngoài, nghe nhạc quốc tế… Lúc đầu có thể bạn không hiểu gì, thậm chí không nghe được bất kì từ nào, nhưng đừng bận tâm vì điều đó. Chỉ đơn giản là tai bạn cần có thời gian làm quen với các âm trong tiếng anh.

(còn tiếp)

Welcome to NEU

Page 7: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

7

Tháng9/2012

Trở lại với TOEIC, Listening có 4 phần nhỏ: picture, respond, conservation, talk. Part 1 được xem là tương đối đơn giản, bạn nhớ xem kĩ tranh và đừng bao giờ để những từ có cách phát âm na ná nhau đánh lừa ( ví dụ như: fine- fight- find; car- card; world- war…). Nghe kĩ âm cuối (ending sound) sẽ giúp bạn vượt qua phần này dễ dàng. Ở part 2, nghe kĩ câu hỏi chiếm đến 80% thành công của bài thi. Bạn cần nghe rõ từ để hỏi là gì: what, where, when, why hay how; thì của động từ trong câu hỏi là gì: hiện tại, quá khứ hay tương lai. Đối với part 3 và 4, bạn nên dành thời gian chờ để lướt qua tất cả các câu hỏi, hình dung về ngữ cảnh giúp bạn hiểu được nội dung tốt hơn. So với các kì thi như IELTS hay TOEFL, listening của TOEIC được xem là dễ hơn bởi sư cơ bản của từ vựng và ngữ cảnh. Tuy nhiên, bài thi TOEIC lại diễn ra trong thời gian dài hơn với số lượng câu hỏi nhiều hơn, tinh thần thép được xem là chìa khóa cho vấn đề. Reading Với nhiều sinh viên, Reading được xem là kĩ năng dễ nhằn, dễ kiếm điểm hơn. Song để đạt điểm cao, bạn cần chú ý học chắc ngữ pháp và từ vựng. Đối với bài đọc, đừng bao giờ “mắc bẫy” khi đọc lần lượt từng từ một (word by word), bạn sẽ không có đủ thời gian để làm vậy. Trước hết, hãy đọc lướt (scanning) cả bài để nắm được nội dung chính, sau đó đọc câu hỏi và tìm ý (skimming) trong bài. Bạn cũng đừng quá để ý đến những từ mới, nếu không biết nghĩa, hãy dựa vào ngữ cảnh để đoán. Nếu không đủ thời gian làm bài, bạn hãy khoanh tất cả các câu còn lại cùng một đáp án. Tài liệu Về sách và giáo trình, hiện nay có rất nhiều tài liệu được xuất bản với nhiều mức độ khó dễ

phù hợp với người học, như bộ Compass TOEIC. Với nhiều người học thì bộ sách TOEIC của Oxford được xem là khó nhất và phức tạp hơn đề thi thật. Một cuốn sách học từ rất tốt là cuốn 600 essential words for the TOEIC test của Barron’s. Kinh nghiệm cho thấy không cần làm quá nhiều sách, chỉ cần tìm được quyển sách phù hợp với khả năng của mình và hoàn thành tương đối trọn vẹn quyển sách, người học cũng sẽ cảm nhận được sự tiến bộ của mình. Cũng không nên bỏ qua quyển sách Official Guide của ETS, được coi như một tài liệu chuẩn về nội dung và độ khó của bài thi, dù có một vài sự thay đổi nhưng tài liệu đó vẫn rất nên tham khảo. Một tài liệu rất tốt khác là Tactics for TOEIC® Listening and Reading Tests với nội dung tương tự với đề thi thật của ETS, cả về độ khó và giọng người đọc để người học làm quen. Cuối cuốn sách là hai đề thi đã từng được sử dụng cùng với đáp án và bảng điểm quy đổi để đánh giá khả năng của mình. Các bạn có thể tìm được cuốn sách trên cùng rất nhiều tài liệu tiếng Anh bổ ích khác tại trang web: www.englishtips.org. Nếu cần làm thêm, do có sự tương đồng nhất đinh giữa bài thi TOEIC và TOEFL paper nên những bạn chuẩn bị cho kì thi TOEIC hoàn toàn có thể tìm thấy sự hữu ích nhất định từ những đề thi TOEFL paper cũ dễ dàng tìm thấy trên mạng Internet.

(Còn tiếp)

Welcome to NEU

Page 8: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

8

Tháng9/2012

Và thi…

Về việc thi, các bạn nên đăng kí sớm, chẳng hạn trước 1 tháng, điều đó cũng giúp bạn lên kế hoạch tốt hơn trước kì thi. Bài thi TOEIC thật kéo dài hơn 2 tiếng, do đó nên chuẩn bị thật kĩ, làm quen những bài thi thử tại nhà để tránh sự mệt mỏi khi làm bài thi thật. Trước ngày thi chính thức, bạn không nên cố “nhồi nhét”. Hãy thả lỏng, thoải mái, ôn lại tất cả những tip quan trọng và có một giấc ngủ sâu. Trước giờ thi, bạn có thể “relax” bản thân bằng những ca khúc quốc tế yêu thích. Nếu tim bạn có lỡ đập nhanh hơn bình thường và tay chân bạn có lỡ run lập cập thì cũng đừng lo lắng. Hồi hộp là một dấu hiệu tâm lí tốt trước mỗi kì thi. Trong khi làm bài, bạn cần tập trung cao độ. Một tip đơn giản khi thi phần Listening ở những bài nghe dài, dù không được viết vào đề thi nhưng có thể chấm một dấu nhỏ vào trước câu trả lời của mình, khi hết phần nghe cho ba câu thì chuyển đáp án vào Answer sheet, như vậy hoàn toàn không bị mất tập trung cho phần nghe. Phần Reading sẽ được tiến hành ngay sau phần Listening. Bạn nên làm bài cẩn thận, xem xét kĩ càng để tránh mất điểm vì những lỗi nhỏ, không đáng có.

Sau khi thi Sau khi thi xong, bạn nên dành 1 ngày nghỉ ngơi để “refresh” bản thân. Dù bạn làm bài tốt hay không tốt, có hài lòng hay không hài lòng thì cũng đừng quên mỉm cười và chờ đợi kết quả. TOEIC, xét cho cùng, cũng chỉ là một kì thi. Tuy nhiên trong kì thi này không có khái niệm trượt hay đỗ, chỉ có người thành công và kẻ thất bại. 700 điểm với người này có thể là thành công ngọt ngào nhưng với người khác lại là sự thất bại đáng hổ thẹn. Có thể bạn không đạt được số điểm xuất sắc nhưng điều quan trọng là bạn đã đạt được mục tiêu mà mình để ra, bạn đã hết mình với nó, đã cố gắng không mệt mỏi vì nó. Việc bạn nhận thấy mình thành công quan trọng hơn việc người khác nhìn bạn có thành công hay không. Một lời cuối cùng, mong rằng TOEIC sẽ không chỉ giúp bạn tìm kiếm một công việc tốt hơn; tìm thấy hứng thú, đam mê trong việc học Tiếng Anh mà còn giúp bạn mạnh mẽ và tự tin hơn trong cuộc sống.

Trên đây là những kinh nghiệm thi TOEIC của những bạn đã từng dự thi và đạt kết quả cao. Nếu áp dụng được thì đạt được một kết quả cao hoàn toàn nằm trong tay các bạn. Chúc các bạn thành công trong bài thi TOEIC và không ngừng rèn luyện khả năng ngoại ngữ bản thân.

Đức Việt

Welcome to NEU

Page 9: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

9

Tháng9/2012

Đối mặt với “dũng sĩ diệt sinh viên”

Triết học là môn khoa học đầu tiên được sáng tạo ra cách đây hàng ngàn năm. Khi đó con người mới chỉ là những sinh vật yếu ớt, sợ hãi trước những biến đổi của tự nhiên mà không có nhiều sự đề kháng. Tư tưởng của loài người khi đó đã chia làm hai phe. Một bên gán những sự việc đó cho các vị thần, và một bên là nhưng nhà hiền triết tìm cách giải thích bằng những nguyên nhân hợp lý (Thế nào là hợp lý!). Có thể nói khoa học với sự mở đầu từ triết học đã ra đời như một công cụ phá bỏ sự lệ thuộc về nhận thức của xã hội đối với mưu đồ của một vài người. Tuy nhiên cuộc chiến đó còn chưa kết thúc trong chính cuộc sống của chúng ta hôm nay khi triết học bản thân nó bị biến thành một thứ tôn giáo, một cái gì còn xa lạ hơn cả những điều thần bí trong Kinh thánh. Chính vì vậy, muốn nắm lấy chìa khóa giải phóng tâm trí mình, ta cần nhìn nhận triết học một cách thẳng thắn.

Nếu như tôn giáo với vị chúa toàn năng khẳng định tri thức tất yêu của con người thì khoa học lại đặt ngược lại vấn đề tri thức thật sự mà con người thu lượm được.

Khả năng nhận thức của con người Trong cuộc sống, hẳn không ít lần chúng ta đã nhận ra những điều chúng ta biết hóa ra lại sai, tưởng sai hóa ra lại đúng. Do đó, đã nhắc đến việc nhìn nhận thế giới, một trong những câu hỏi cốt lõi nhất của triết học tất nhiên sẽ được nêu ra: con người có hiểu được chân lý không. Nếu câu trả lời là có thì vấn đề là làm sao có thể tìm ra chân lý. Nếu cách thức tìm ra chân lý là đúng thì bản thân nó là một chân lý vậy là phải dựa vào một chân lý để tìm ra một chân lý khác mà chúng ta không hề có một chân lý cho trước nào. Ví dụ: Các bạn hãy trả lời câu hỏi sau đây: “Có một người nào bất tử hay không?” . Nếu muốn trả lời câu hỏi này thì ta cần một người bất tử sống để chứng minh hay một người sống đến thời điểm vô hạn để làm chứng, nhưng không thể có một thời điểm vô hạn để làm mốc cả vì vậy không thể chứng minh là có người sống bất tử hay không. Vậy là chúng ta đành phải chấp nhận rằng chúng ta không thể tìm ra chân lý. Nhưng ở đây bạn đọc tinh ý có thể nhận thấy ngay: Bản thân việc chúng ta không thể tìm ra chân lý cũng là một chân lý! Vậy là thành ra rốt

Welcome to NEU

Page 10: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

10

Tháng9/2012

cục chúng ta lại hiểu được chân lý? Đến đây thì Enstein cũng đành phải đưa ra một kết luận “tương đối” : “Chúng ta không thể biết liệu chúng ta có biết được thế giới hay không!”. Ở đây cần phải lưu ý một điểm. Bản thân ý thức con người cũng là một dạng vật chất. Vì thế ý thức cũng chứa đựng sẵn chân lý ở bên trong nó rồi. Vì vậy tìm chân lý không phải thông qua con đường hướng ngoại mà phải tìm ở ngay chính bản thân mình. Phương pháp luận Như trên chúng ta đã thấy vai trò của phương pháp tìm ra chân lý có giá trị không khác gì bản thân chân lý. Vậy các nhà triết học của chúng ta đã nói gì về nó. Có hai luồng tư duy chính hiện nay đã trở nên phổ biến: siêu hình và biện chứng. Siêu hình có nghĩa là sau vật lý thể hiện lối tư duy của các nhà khoa học tự nhiên thời đó, chia sự vật ra, đặt nó cô hiện sự tương tác qua lại giữa các ý tưởng. Sau đây chúng ta sẽ thử đi vào sâu hơn.

Các nhà siêu hình nói: tổng thể bằng tổng các thành phần, các nhà biện chứng nói: tổng thể lúc lớn hơn lúc bé hơn tổng thành phần. Để giải thích ý nghĩa của các nhà biện chứng ta sẽ lấy một ví dụ: ta lấy con người hoàn chỉnh và bộ gien của con người đó. Con người hoàn chỉnh thể hiện rất nhiều đặc điểm mà một bộ gien nhỏ bé không có, do chịu tác động của ngoại cảnh (anh em sinh đôi cũng không giống nhau), nhưng đồng thời trong bộ gien của con người còn ẩn chứa nhiều đặc điểm mà con người toàn thể không thể hiện ra do hoàn cảnh chưa có điều kiện.

Các nhà siêu hình nói: nó là nó; các nhà biện chứng nói: nó không phải là nó. Điều này xảy ra là do sự vật luôn luôn biến đổi và không bao giờ trở về trạng thái hoàn toàn như lúc trước. Tuy vậy cần có sự phân biệt trừu tượng hóa với siêu hình. Có câu nói nổi tiếng sau : “Con người là loài động vật duy nhất biết xấu hổ, và nên xấu hổ”. Ở đây, con người đã được trừu tượng hóa, mất hết mọi vẻ phong phú, cá tính của nó để trở về thành một động vật đơn thuần, bất động với một tính cách chả có gì độc đáo. Nhưng có thể nói con người ở đây đã được xem xét một cách siêu hình hay không? Thực sự là không thể. Vì tính cách đơn giản đồng nhất ấy ở loài động vật đấy lại chứa đựng trong mình chính sự biện chứng vô cùng của loài đó, đem đến cho động vật tầm thường đó tính loài trong hiện thực cũng như trong cảm nhận. Hãy cùng nghĩ, tại sao con người lại có tính cách xấu hổ. Là vì nó cảm thấy mình không giống những sinh vật cùng loài của mình. Sự lạc lõng đó, cái cảm giác trống vắng của bản chất con người trong chính sinh vật đấy – là sự phủ định tính người của “loài động vật biết xấu hổ này”. Nhưng chính sự phủ định tính người đó lại chính là sự khẳng định tính chất người như một động vật có tính loài, hay thông qua sự phủ định tính chất người trong bản thân mình, con người đã tự khẳng định bản chất người của nó. Vậy là siêu hình hay biện chứng là hệ thống logic xử lý vấn đề còn trừu tượng là kết quả dưới dạng quy luật. Tư duy biện chứng mới mẻ này sẽ là điều các bạn được học ngay trong kỳ đầu tiên của đại học.

(còn tiếp)

Welcome to NEU

Page 11: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

11

Tháng9/2012

Triết học – một chân trời mới Hồi cấp 3 chúng ta đã được dạy chứng minh định luật Ohm như sau: Lắp một ampe kế vào một mạch điện, điều chỉnh điện trở và đo dòng điện tương ứng. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì mọi người sẽ nhận thấy một điểm thú vị : Ampe kế được chế tạo là dựa theo định luật Ohm! Chúng ta thường được dạy mọi thứ như vậy đó, như thể nó vốn có sẵn ở đấy. Học triết học sẽ là cái giúp chúng ta đi sâu vào bản chất của những cái chúng ta đang tìm hiểu. Hiện nay, kinh tế học đang bị bủa vây bởi chằng chịt những chỉ số và những mối liên hệ hời hợt giữa chúng với nhau. Hãy lấy ví dụ phép thống kê 20 - 80 : trong vườn cây, 20% số cây tạo ra 80% sản lượng, 20% khách hàng tạo ra 80% doanh thu … và vì vậy chúng ta đưa ngay đến kết luận : chỉ nên tập trung vào 20% đấy thôi. Tuy nhiên nếu áp dụng tư duy biện chứng, ta sẽ thấy: nếu không có 80% số cây còn lại, sâu bệnh sẽ tàn phá 20% số cây ít ỏi mà ta trồng, nếu không có 80% khách hàng còn lại trên thị trường, chúng ta sẽ không có sự cạnh tranh và không thể thu được món lợi từ 20% khách hàng còn lại. Điều tương tự cũng đã xảy ra với tình hình kinh tế thế giới hiện nay, khi khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, người nghèo không đủ tiền mua sản phẩm do người giàu làm ra thì dẫn đến người giàu cũng thành nghèo. Vậy triết học của kinh tế học là gì ? Đó chính là câu hỏi: “Của cải từ đâu ra ?”. Vậy của cải liệu có phải là tiền không, tiền có phải là của cải không. Chúng ta thử xem xét một ví dụ nhé: Bill Gates có 54 tỷ USD, đó là thống kê của các nhà kinh tế. Nhưng có thực sự ông ta có thể huy động 54 tỷ đó để làm một việc gì không? Như

chúng ta đều biết, Bill Gates nắm giữ 65% cổ phiếu của Microsoft, vậy là số lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường chỉ có tối đa là 35%. Nếu billgate bán 65% cổ phần của mình, vậy là lượng cung cổ phiếu Mircrosft tăng lên gấp 3, do đó giá cả sẽ sụt xuống rất nhiều (không phải chỉ là 3 lần nhé). Vậy là thực tế, Bill Gates cũng không giàu đến vậy! Sự giàu có đích thực rốt cuộc là gì, xin nhường lại cho các nhà kinh tế tương lai.

Tỉ phú Bill Gates – ông chủ Microsoft Bên cạnh những lợi ích chúng ta nhận thấy cho chuyên môn của chúng ta về kinh tế, triết học cũng rất cần thiết trong cuộc sống. Về mặt phương pháp luận nó giúp cho chúng ta học cách nhìn nhận sự việc một cách tổng quát hơn, giải quyết sự việc một cách bài bản hơn. Giả sử tôi đưa ra câu hỏi: Bạn hãy thiết kế cho tôi một góc học tập? Khi ở cấp 3, chúng ta thường có thói quen được giao một bài toán và làm. Vì vậy trong các bước giải quyết vấn đề: xác định vấn đề, tìm hiểu thông tin, xử lý thông tin để đưa ra lời giải, giải quyết vấn đề , ta thường chỉ làm bước đưa ra lời giải dựa trên hiểu biết sẵn có (có bạn nào lao đầu vào lời giải sau một lúc thì bí không) mà chưa có những sự chuản bị đầy đủ cho việc ra quyết định. (Tìm hiểu thêm thì vào YES nhé!).

(còn tiếp)

Welcome to NEU

Page 12: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

12

Tháng9/2012

Ngoài phương pháp luận, cách tư duy triết học cũng giúp cho chúng ta nhận vấn đề vào đúng điểm trọng tâm, bản chất, gặt qua những yếu tố ngẫu nhiên và giúp cho mình luôn đối diện cuộc sống được “bình thản” hơn (Như khi ta hiểu tại sao một người lại đối xử không tốt với ta thì trước tiên ta sẽ không bực mình nữa). Triết học vươn tới cái chân, thiện, mỹ hay có thể diễn đạt thành ba câu hỏi: Vì sao ta sống, sống để làm gì và sống như thế nào. Nhiều người chỉ để tâm đến sống như thế nào để được cái mình muốn mà quên không xác định cái mình muốn, có người mải chạy theo những lý tưởng xa vời mà quên mất mình phải làm sao để thực hiện lý tưởng đấy, có những người vừa có lý tưởng vừa có năng lực thực hành thì lại đi sai đường (Adolf Hitler ...). Nguyên tắc của việc học là học phải đi đôi với hành. Việc nghe nói về triết học là việc học, việc thực sự bắt tay học thử mới là việc hành. Đó là vì, trong quá trình học và tự mình nghiền ngẫm, suy nghĩ và khám phá ta mới thu được những lợi ích mà môn học này mang lại. Chúng ta đã nghe rất nhiều câu nói như “Con người vừa là động lực của lịch sử vừa là kết quả của nó”, “Tôi suy nghĩ là tôi tồn tại” , “Bắt đầu bằng khẳng định thì sẽ kết thúc bằng nghi vấn, bắt đầu bằng nghi vấn thì sẽ kết thúc bằng khẳng định” …. nhưng đọc thuộc cũng đâu giúp chúng ta sống tốt hơn, mà chúng ta phải lấy chính cuộc sống của mình để tư duy triết học, khi đó ta mới nhìn thấy vẻ đẹp của những gì mình khám phá ra.

Triết học - một từ thường đem đến cho mọi người cảm giác xa lạ và mơ hồ. Tuy nhiên nó là một mức độ tư duy mới đem đến cho chúng ta khi từ học sinh trở thành một sinh viên đại học. Bạn có bao giờ tự hỏi kinh nghiệm từ đâu ra không? Tại sao có những người có rất nhiều trải nhiệm nhưng lại có rất ít kinh nghiệm? Khả năng tổng hợp những trải nghiệm đó chính là tư duy triết học - tư duy nhìn ra quy luật của sự việc. Vì vậy, hãy khám phá nó bằng sự tò mò, hăng hái thay vì thái độ e dè, a dua, cảnh giác. Và nếu bạn đang mong muốn thay đổi toàn bộ cách nhìn của mình về cuộc sống, triết học chính là môn học dành cho bạn.

Đặng Tuấn Dũng

Khởi đầu quãng đời sinh viên, Triết học chắc chắn sẽ là môn học thay đổi toàn bộ cách nhìn của bạn về cuộc sống. Thay vì thái độ e dè, a dua và cảnh giác; hãy khám phá nó bằng sự tò mò và hăng hái nhé!!!

Welcome to NEU

Page 13: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

13

Tháng9/2012

Karl Marx

Marx là một nhà tư tưởng nổi tiếng và kinh điển với hầu hết mọi người, từ các học giả đến những người bình thường ít ai chưa từng biết đến tên ông. Tuy vậy có thể nói rằng ảnh hưởng của ông đến đời sống còn rộng hơn nhiều danh tiếng mà ông đạt được. Hầu hết các tiến bộ mà chúng ta đạt được ngày nay là nhờ có ông: bình đẳng, lương bổng, an sinh xã hội, hưu trí ... với hàng dài những con người chịu ảnh hưởng một cách mãnh liệt từ ông: Darwin, Enstein, Chaplin, Freud, Neruda, Picasso … . Mặc dù vậy, hiểu được ông vẫn là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại ! Nhà tư tưởng vĩ đại này được sinh ra tại thành phố Trevironrum ở Đức vào ngày 5 tháng 5 năm 1818. Ông xuất thân trong một gia đình khá giả, được theo học tại những trường đại học tốt nhất.

Tuy vậy chàng trai 19 tuổi này lúc đó không có dấu hiệu gì báo trước về một nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất thế kỷ. Trong quá trình hình thành tư tưởng của mình, khi các giáo sư đưa ra những câu hỏi “cũ rích ” như: cuộc đời là gì, vì sao chúng ta sống, thượng đế là gì … thì Marx lại đặt cho mình câu hỏi: “Cần phải làm gì?”. Điều này chính là một trong những chìa khóa để nắm bắt tư tưởng của ông mà sau này được khái quát bằng câu nói nổi tiếng: “Các nhà triết học chỉ biết diễn giải thế giới theo cách này hay cách khác, điều quan trọng là cải tạo nó”. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu những bước phát triển trong tư tưởng của Marx. Nhà tư tưởng Đức vĩ đại Hegel là người có ảnh hưởng đối với Marx. Hegel cho rằng xã hội đạt được tiến bộ là vì có mâu thuẫn, có chiến tranh và những cuộc cách mạng, tức là cuộc đấu tranh

giữa những người bị áp bức với những kẻ áp bức. Như ông vẫn thường nói: “Yên bình và hòa hợp không tạo nên sự tiến bộ”. Tuy nhiên thế giới quan duy tâm của Hegel hẳn đã không làm hài lòng khát vọng cải tạo thế giới vật chất của Marx. Vậy là Marx đã nhanh chóng tiếp nhận thế giới quan tiến bộ của Feuerbach để hoàn thiện phương pháp biện chứng của Hegel. Ngoài triết học, Marx đã nghiên cứu các nhà kinh tế học lỗi lạc như Adam Smith , David Ricardo … vì nhận ra kinh tế là yếu tố cốt lõi của một xã hội. Tư tưởng của Marx chia là ba thành phần lớn: triết học duy vật biện chứng, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học. Về triết học, Marx là một nhà duy vật, ông chỉ ra sự đối lập giữa ý thức và vật chất trong mối quan hệ xác định, nhằm khẳng định tính chất chân lý

(còn tiếp)

Chân dung người nổi tiếng

Page 14: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

14

Tháng9/2012

không phụ thuộc vào nhận thức của con người cũng như mọi sự việc phải tìm nguồn gốc của nó trong nguyên nhân vật chất. Triết học của Marx được gọi là duy vật biện chứng do phép biện chứng độc đáo làm nền tảng tư duy của ông. Phân biệt với các nhà siêu hình coi mọi sự trên thế giới chỉ có thay đổi về lượng còn Marx đã khẳng định rằng giữa các sự vật có sự khác nhau về chất do lượng biến đổi đến một mức nào đó. Phép duy vật biện chứng nhìn ra những quan hệ vật chất trong xã hội, vạch ra những mặt đối lập. Đây chính là nên tảng tư tưởng giúp chúng ta hiểu được những bộ phận còn lại trong chủ nghĩa Marx. Với tư tưởng như vậy, ông đã nhìn ra tình cảnh bóc lột tha hóa mà người công nhân phải chịu đựng, sự nô lệ của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản trái ngược với Hegel kêu gọi công nhân tìm tự do trong tư tưởng, trong sự thần phục nhà nước. Từ đó Marx đã nghiên cứu và phát triển học thuyết về nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Hạt nhân của học thuyết này chính là lý luận về giá trị thặng dư. Có thể nói,

chưa ai bác bỏ hay đưa ra học thuyết về giá trị tốt hơn Marx. Nhưng mọi người vẫn thường xuyên tranh luận : liệu có tồn tại một giá trị khách quan trong hàng hóa? Marx đã xuất phát từ nguồn gốc của của cải là lao động để đưa ra được định nghĩ chính xác nhất về giá trị: thời gian lao động xã hội trung bình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm đó. Học thuyết này đã vạch rõ cách thức mà giai cấp tư sản dựa vào tư bản để bóc lột giai cấp vô sản đồng thời nêu rõ những mâu thuẫn không thể giải quyết của chủ nghĩa tư bản mà biểu hiện ra là các cuộc khủng hoảng Mỗi lần xuất hiện khủng hoảng là một lần khẳng định tính đúng đắn trong học thuyết của Marx! Vậy vấn đề chỉ là tiền công quá thấp thôi phải không, có vẻ như nó đã tăng đáng kể trong thời gian qua đấy thôi? Marx đã nói về vấn đề này như sau: “Chúng chỉ cho phép họ tự do để làm nhiều hơn”. Sự tăng lên của tiền lương không đáng kể so với sự tăng lên của lợi nhuận và từ đó, khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày càng khoét sâu thêm. Và mỗi khi có biến động kinh tế, tầng lớp nhân dân lao động là tầng lớp phải chịu

thiệt thòi nhất. Về bản chất, sức lao động của con người bị đem ra làm hàng hóa thì chính con người cũng sẽ chỉ như một hàng hóa và số phận họ sẽ phải chịu những tác động đưa đẩy của thị trường cũng như mọi hàng hóa khác vậy.

Người nô lệ bị buôn bán như hàng hoá Nếu thời nô lệ, con người bị nô lệ bởi thần quyền - ví dụ: tội tổ tổng cho rằng giống người sinh ra để cai trị và giống người sinh ra để làm nô lệ; thời kỳ phong kiến, con người bị nô lệ bởi pháp quyền - quyền sở hữu ruộng đất thì chẳng qua đến xã hội tư bản, con người bị nô lệ bởi tư bản - quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chính vì vậy, xã hội tiếp theo sẽ phải tiến đến một trạng thái mà con người không còn là hàng hóa, không còn bị trao đổi như những vật vô tri, không phải làm nô lệ cho một ai cả. Marx đã chỉ ra

(còn tiếp)

Chân dung người nổi tiếng

Page 15: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

15

Tháng9/2012

cho chúng ta xã hội đó: chủ nghĩa cộng sản mà thời kỳ quá độ cần trải qua là chủ nghĩa xã hội. Cuối cùng là học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học, một hình thái xã hội tồn tại sau xã hội tư bản, xuất hiện để giải quyết các vấn đề mà xã hội tư bản không thể giải quyết được. Sau đây là những điều có thể khái quát hình dung về xã hội xã hội chủ nghĩa: Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước. Áp dụng thuế luỹ tiến cao, xoá bỏ quyền thừa kế, tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ phiến loạn, tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn, tập trung tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước, tăng thêm số công xưởng nhà nước và công cụ sản xuất; khai khẩn đất đai để cấy cầy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung, thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp, kết hợp

nông nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt thành thị và nông thôn, giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả trẻ em, xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng như hiện nay, kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất... Trong xã hội này giai cấp giữ vị thế thống trị chính là giai cấp vô sản. Thế nào là những người vô sản: là những người bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất và không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc đem bán sức lao động của mình. Vậy thì cùng với việc công hữu tư liệu sản xuất, giai cấp vô sản sẽ tự xóa bỏ mình với tư cách là một giai cấp biến xã hội trở thành xã hội không có giai cấp. Và cách nào để xây dựng xã hội đó vậy, Marx đã cho chúng ta công thức: “Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại”. Tuy nhiên sự đoàn kết đó trên thế giới đã không được thực hiện trọn vẹn. Các nghiệp đoàn ở Mỹ đã mắc phải sai lầm, tìm cách tồn tại bằng sự quỳ gối, chụp giật hòng nhận được lòng thương từ các ông chủ tư bản. Do vậy những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản không những không được giải quyết phần nào

mà còn thể hiện rõ hơn trong những cuộc tranh chấp giữa các nhà tư bản và công nhân. Có thể khẳng định rằng, Marx là nhà tư tưởng được nhắc đến nhiều nhất, được đem ra đánh giá nhiều nhất và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ qua, thậm chí cho đến bây giờ. Cùng với những tác phẩm bất hủ, Marx cũng để lại cho chúng ta một di sản vừa phong phú vừa khó lý giải. Để thể hiện sự phức tạp trong tư duy của Marx mà chúng ta phải đối mặt khi nghiên cứu nhà tư tưởng vĩ đại này , tôi xin được trích một câu nói của ông: “Tôi không phải là một nhà Marxist”.

Đặng Tuấn Dũng

Chân dung người nổi tiếng

Page 16: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

16

Tháng9/2012

“Giờ đây, tất cả chúng ta đều là Keynesion” Câu nói trên là một lời phát ngôn nổi tiếng của tổng thống Mỹ Richard Nixon . Tại sao một người lại nhận được nhiều sự ngưỡng mộ như vậy từ một thành viên quyền lực của giới chính trị. Ông là ai và đã làm những gì để gây ra ảnh hưởng đến thế giới không chỉ trong thời đại của mình mà còn đến tận ngày nay? J.M.Keynes (1883-1946) sinh tại Cambridge (Anh) không có “tuổi thơ dữ dội” như nhiều thiên tài khác trái lại ông lại rất hạnh phúc khi được sống trong một gia đình có văn hóa và được chăm sóc đầy đủ, bố và mẹ của ông đều là những người rất tài năng. Trước khi mất đi vào năm năm 1946, ông đã hoàn thành rất nhiều tác phẩm xuất sắc khiến cho tầm ảnh hưởng của ông đối với kinh tế học trở nên bất tử. Trong đó tác phẩm thật sự gây dấu ấn đó là “ Lý thuyết tổng quát về việc làm ,lãi suất và tiền tệ” nó ra đời và làm nên “cuộc cách mạng của

Keynes”. Cuốn sách này về sau đã được Paul Samuelson tóm tắt lại một cách thông minh: “Đó là một cuốn sách viết khá tồi, được cấu trúc rất dở; bất kỳ một người không chuyên nào bị thu hút vì tên tuổi của tác giả, mua cuốn sách này sẽ bị lừa mất 5 shilling… Cuốn sách ngạo mạn, thiếu bình tĩnh, đầy tính khiêu khích và không tỏ ra khoan dung trong lời cảm ơn của mình. Nó chứa đầy những phát kiến hão huyền và lẫn lộn… Tóm lại đó là một tác phẩm của một thiên tài”. Khi lí luận kinh tế tư sản đang chìm đắm trong

“bàn tay vô hình” và bộc lộ nhiều khuyết tật đi ngược lại với tư tưởng kinh tế đó - tư tưởng tự do kinh tế. Và nó thật sự trở thành một kẻ “ chiến bại” khi gặp cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933, tan rã là một điều tất yếu. Trong bối cảnh đó Keynes đã tiến hành một cuộc “cách mạng về nhận thức đối với tư bản chủ nghĩa”. Keynes đã gạt bỏ đi cái lý luận truyền thống như nền kinh tế tự điều tiết không có sự can thiệp của nhà nước, sẽ tự đi đến cân bằng tránh được khủng hoảng và thất nghiệp… . Ông đã tiến hành cuộc “thánh chiến” với các nhà kinh tế học truyền thống. Khi họ đề nghị phải để con người được tự do, Keynes đã đáp trả rằng cần phải có cưỡng bách thì mới có tự do, khi họ đưa ra lập luận: trong dài hạn thì mọi thứ sẽ cân bằng; ông đã phát biểu: Trong dài hạn thì tất cả chúng ta dều chết! Và cuối cùng ông cũng đã lay chuyển được nền kinh tế học già cỗi và lung túng trước sự đổi thay của thế giới.

(còn tiếp)

Chân dung người nổi tiếng

Page 17: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

17

Tháng9/2012

Theo ông định luật mà Say đưa ra “quá hồ đồ” mà tiêu biểu là trong “thuyết tiêu thụ” của Say đã nhấn mạnh và khẳng định là: “cung tạo cầu”, “thị trường tiêu thụ các sản phẩm do bản thân sản xuất tạo ra”… Hơn nữa Say luôn lẩn tránh sự thực phũ phàng của khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp của của chủ nghĩa tư bản và cho rằng nó chẳng có liên quan đến tổng cầu. Trái lại, Keynes cho rằng thất nghiệp do “cầu có hiệu quả” quyết định , ngay cả khi tổng cung có bằng tổng cầu đi chăng nữa thì cũng chưa chắc là mọi người đã có công ăn việc làm đầy đủ . chỉ khi có đủ “cầu có hiệu quả” thì vấn đề việc làm mới thực sự được giải quyết. Nhưng do tác động của những quy luật tâm lý cơ bản nên thông thường cầu có hiệu quả sẽ không có đủ do đó hàng hoá sản xuất ra có thể không bán được, nhà máy không thể tiếp tục sản xuất như vậy, họ sẽ phải thu hẹp sản xuất và tất nhiên lượng công nhân cũng bị giảm bớt đi.

Nếu như với A.smith ông cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, kinh tế có đời sống riêng của nó thì trái lại Keynes lại đánh giá cao vai trò của nhà nước trong điều tiết kinh tế. Nhà nước đóng vai trò như trọng tài trên sân cỏ, hãy thử tưởng tượng một trận bóng mà không có trọng tài?!!! Khi đó chắc chắn sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh giữa hai đội, thậm chí nó có thể gây hỗn loạn hoặc cũng có thể dẫn đến xung đột. Ông nhấn mạnh mục tiêu trọng yếu trong điều tiết kinh tế vĩ mô là tăng đầu tư, giảm tiết kiệm, làm tăng tổng cầu (cầu có hiệu quả), để đạt được những điều đó nhất thiết cần phải có sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế - can thiệp một cách toàn diện và đó cũng là con đường duy nhất dẫn chế độ kinh tế hiện hành thoát khỏi bờ vực của sự huỷ diệt

Về phương pháp phân tích , ông đã đưa ra phương pháp phân tích kinh tế vĩ mô hiện đại. Khi kinh tế học truyền thống cho rằng tổng cung và tổng cầu của xã hội là một, hơn nữa họ không hề quan tâm và nghiên cứu đến các tổng lượng kinh tế, họ chỉ sử dụng phương pháp phân tích vi mô, nghiên cứu từng đơn vị kinh tế riêng biệt như các xí nghiệp, công ty… thậm chí còn nghiên cứu hành vi của một người tiêu dùng riêng lẻ. Nhưng với Keynes, ông lại cho rằng chỉ đi từ một đơn vị kinh tế riêng biệt để đánh giá chung cho toàn bộ nền kinh tế là không hợp lý. Theo ông khi phân tích kinh tế phải dựa vào các tổng lượng lớn, liên quan đến sự vận động của toàn bộ nền kinh tế, ông đã đưa ra ba đại lượng lớn cần phân tích đó là: đại lượng xuất phát (bao gồm các nguồn vật chất như lượng

(còn tiếp)

Chân dung người nổi tiếng

Page 18: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

18

Tháng9/2012

Ctư liệu sản xuất, lượng sức lao động, trình độ trang bị kĩ thuật, trình độ chuyên môn hóa sản xuất…) đại lượng này biến đổi chậm chạp; đại lượng khả biến độc lập (đó là những khuynh hướng tâm lí chủ quan có tính xã hội như: khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, ưa chuộng tiền mặt..); đại lượng khả biến phụ thuộc (bao gồm các biến số kinh tế vĩ mô như: khối lượng việc làm, sản lượng… các biến số này thay đổi theo sự thay đổi của đại lượng xuất phát và đại lượng khả biến độc lập).

Phương pháp luận nghiên cứu của ông dựa trên cơ sở tâm lý, nhưng không phải dựa trên tâm lý cá biệt, mà hoàn toàn dựa vào tâm lý số đông, tâm lý xã hội, chẳng hạn như khuynh hướng tiêu dùng, khuynh hướng tiết kiệm…tuy vậy đây lại là hạn chế lớn nhất trong học thuyết của ông , ông đã không hề động chạm đến các quy luật kinh tế khách quan.

“Cuộc cách mạng của Keynes” đã đáp ứng yêu cầu thực tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền, thoát ra khỏi lý luận truyền thống để phân tích và xây dựng học thuyết kinh tế mới mà tư tưởng chủ yếu của nó là sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, ông đã tìm mọi biện pháp để nâng cao tổng cầu (mở rộng nhiều hình thức đầu tư , kể cả đầu tư cho những hoạt động có tính ăn bám như sản xuất vũ khí , chạy đua vũ trang…) nhằm giải quyết việc làm tránh được khủng hoảng và thất nghiệp.

Tuy nhiên, lý thuyết kinh tế của ông vẫn không tránh khỏi những thiếu sót là ông đã cho rằng nguồn gốc của khủng hoảng và thất nghiệp là do sự giảm sút của cầu tiêu dùng, nhưng trên thực tế không phải như vậy, cầu tiêu dùng chỉ là hiện tượng bề ngoài mà thôi. Mặc dù trước đó K.Marx đã chỉ ra được nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng và thất nghiệp thì Keynes đã cố tình lờ đi, không hề quan tâm đến nguyên nhân mà K. Marx đã đưu ra. Những hạn chế của ông được minh chứng bởi những chấn động kinh tế, nạn thất nghiệp ở các nước tư bản không những không giải quyết được thậm chí nó còn phổ biến hơn. Vì đánh giá quá cao vai trò của nhà nước mà ông lại vô tình lãng quên đi vai trò điều tiết của kinh tế thị trường.

Sau này ,học thuyết kinh tế của Keynes rất nhiều trường phái kinh tế kế thừa và phát triển ,hình thành nhiều học thuyết như “ học thuyết hậu Keynes”; “học thuyết Keynes mới” hay “ học thuyết Keynes hiện đại”. Mà tiêu biểu là “học thuyêt hậu Keynes” có thể chia làm hai phái đó là : “trường phái chính sau Keynes”; “trường phái Cambridge mới”. Lý thuyết của Keynes đã có ảnh hưởng sâu rộng trong hệ tư tưởng kinh tế tư sản và hơn nữa nó đã được vận dụng một cách rộng rãi ở nhiều nước tư bản trong những năm 40,50 và đầu những năm 60 của thế kỉ XX.

Thanh Hằng

Chân dung người nổi tiếng

Page 19: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

19

Tháng9/2012

Kinh tế ViệtNam 2011 & Vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

Tháng 2 năm 2012, Câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học - Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức buổi Sinh hoạt khoa học: Kinh tế Việt Nam 2011 và vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với sự tham gia của Tiến sĩ Đặng Ngọc Đức, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng tài chính. Bản tin sinh viên nghiên cứu khoa học Yesnews xin gửi tới các bạn toàn bộ nội dung buổi tọa đàm.

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA NỀN KINH TẾ

Câu hỏi: Phải chăng những vấn đề mà nền kinh tế VN gặp phải trong năm 2011 là hệ quả của cả một giai đoạn phát triển. Và mô hình tăng trưởng kinh tế của VN đang có vấn đề?

Trả lời:

Trước hết, chúng ta không có một mô hình tăng trưởng cụ thể nào cả. Nói cách khác, chúng ta không học tập theo một mô hình cụ thể nào. Mô hình của chúng ta là một mô hình tổng hợp.

Quay trở lại thời gian trước, khi nền

kinh tế còn theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, thì người ta sẽ theo đuổi mô hình như của Louis (có thể tham khảo trong các

(còn tiếp)

Sinh hoạt khoa học

Sinh hoạt khoa học tháng 2/2012 Đơn vị tổ chức : CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học YES

Page 20: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

20

Tháng9/2012

sách về kinh tế phát triển). Tại đây nổi lên Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết trước đây (bây giờ là Cộng hòa liên bang Nga), người ta theo đuổi mô hình của Louis, nghĩa là cùng một lượng vốn đầu tư nhất định trong một giai đoạn nhất định thì ưu tiên phát triển công nghiệp trước. Và Các-mác cũng cho rằng: máy móc là chiếc đũa thần để tăng năng suất lao động. Vì thế người ta sử dụng vốn đó vào phát triển để công nghiệp hóa. Công nghiệp hóa là để sản xuất ra máy móc thiết bị, và máy móc thiết bị đó sẽ là cơ sở tăng năng suất lao động, tạo ra của cải vật chất và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Và năm đến mười lăm năm về sau sẽ có một điểm “turning-point”, tức là “điểm quay”, trên cơ sở điểm đó công nghiệp sẽ hỗ trợ cho nông nghiệp.

Thế nhưng mô hình tăng trưởng ở

Việt Nam, thông qua những câu chuyện như “trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà” (tức là công nghiệp hóa nông thôn), “Điện về bừng sáng quê ta/ Xương gà làm cột ruột gà làm dây” (tức là phải như thế nào đó thì mới có điện, phải như thế nào đó mới có sự hỗ trợ của công nghiệp đối với nông nghiệp), mà một đất nước 90% dân số nông nghiệp, sau đó đến 85% dân số nông nghiệp và bây giờ trên 70% dân số nông nghiệp nhưng thực chất chúng ta lại không ưu tiên công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp mà trái lại chúng ta chỉ biết hy sinh nông nghiệp.

Và cho đến giờ phút này, mô hình tăng

trưởng của chúng ta vẫn có nhiều vấn đề: chẳng hạn có thể làm một phép toán: bao nhiêu sọt cà chua, bao nhiêu sọt su hào của người nông dân có thể đổi được một đôi dép nhựa bán ở thành thị... Đấy chính là vấn đề mô hình tăng trưởng, tức là nó giải quyết mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa các nhân tử “make of prices”. Nếu đọc về mô hình tăng trưởng thì sẽ thấy ở các nước, cái TOT (terms of trade) trong phạm vi nền kinh tế chính là

mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, còn ở Việt Nam vẫn đang rất thiệt thòi cho người nông dân. Trái lại ở nước ngoài, ví dụ như Nhật Bản, sẽ phải định ra mỗi tuần chúng ta ăn mấy tàu cải, mỗi tuần chúng ta ăn mấy phần của củ su hào, chứ không phải dễ dàng gì có thể ăn được nhiều rau như ở Việt Nam, cho dù rau của chúng ta có thuốc tăng trọng, chưa được sạch, nhưng hoàn toàn rất sẵn có, bốn mùa; nhưng với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước khu vực hàn đới, những nước ở châu Âu và kể cả nhiều bang ở Mỹ thì đó vẫn là xa xỉ phẩm. Từ đó có thể thấy người nông dân ở các nước trên thế giới được ưu tiên phát triển, và nông nghiệp đi đôi với tự động hóa.

TS.Đặng Ngọc Đức – phó viện trưởng

viện ngân hàng tài chính – ĐH KTQD

Sau này khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, chúng ta có mô hình tăng trưởng của Keynes, Edward, Ronald McKinnon, và rất nhiều mô hình tăng trưởng khác, thế nhưng thực sự chúng ta không đi theo một mô hình nào cả.

Cũng có một câu hỏi tương tự thế này:

mũi nhọn của Việt Nam là gì? Nền kinh tế của nước nào cũng có những mũi nhọn nhất định, những lợi ích từ thương mại quốc tế, lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh

(còn tiếp)

Sinh hoạt khoa học

Page 21: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

21

Tháng9/2012

chính là những cái để xây dựng nên mũi nhọn của nền kinh tế và sức mạnh của một nền kinh tế tập trung ở những mũi nhọn. Vậy nền kinh tế của chúng ta tập trung ở những mũi nhọn gì?

Nói cách khác là chúng ta có quá

nhiều mũi nhọn: chè, cao su, cà phê, hạt tiêu, giầy da, cá tra-cá basa, … đều là mũi nhọn. Có thể thấy nền kinh tế của chúng ta giống như một quả mít, quá nhiều mũi nhọn như vậy nên nó không tập trung sức mạnh vào một lĩnh vực nào, không thể bứt phá được.

Tôi hoàn toàn nhất trí với nhận định:

bức tranh nền kinh tế chúng ta năm 2011 thực sự là kết quả của cả một thời kỳ phát triển gần đây, ít nhất là từ cuối những năm 90 của thế kỉ trước hoặc thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21. Lý do vì sao? Tất cả đều là bong bóng. Chứng khoán bong bóng, bất động sản bong bóng, tài chính ngân hàng cũng bong bóng. Và đến một lúc nào đấy, quả bong bóng bay rất nhanh và rất cao, nhưng có hai nhược điểm thấy rõ: khả năng nâng của quả bong bóng không tốt, sức nâng có giới hạn và thứ hai là cực kì dễ tổn thương, dễ vỡ nổ, và sau đó những thứ mà nó mang theo sẽ rơi một cách thảm hại. Và có thể nhìn thấy chứng khoán, bất động sản hay một số lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam đang rơi một cách thảm hại.

Thực tế mà nói, thị giá cổ phiếu, như chúng ta đã biết và về mặt lý thuyết cũng đúng với thực tiễn, nó phải phản ánh giá trị của doanh nghiệp, tất cả các doanh nghiệp dưới dạng công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu và nhất là được niêm yết thì bao giờ người ta cũng phất cao ngọn cờ tối đa hóa giá trị của vốn chủ sở hữu. Trên cơ sở đó, mỗi cổ phần được chia ra mới tăng về mặt giá trị, nhưng trên thực tế có những thời kỳ chúng ta bán cổ phiếu ra và người mua cổ phiếu không cần biết đấy là cổ phiếu gì, cứ mua là được. Mua một cái là ngày hôm sau có lãi ngay. Và cứ với cách mua như thế thì giá sẽ tăng lên cho đến kịch trần tới mức độ nhà nước phải đặt ra giá trần, biên độ dao động của giá.

Ở đâu đó chúng ta thấy thị t rường chứng khoán (TTCK) là một trong những đặc trưng của nền kinh tế thị trường thì ở Việt Nam nó là một mậu dịch quốc doanh nằm trong nền kinh tế thị trường. Mậu dịch quốc doanh là gì? Người ta khống chế lượng, khống chế giá, khống chế sức mua. Mỗi người muốn mua chỉ được mua tối đa 10 ngàn cổ phiếu, giá thì dao động khoảng ± 5% hoặc ±10% tuỳ theo từng sàn khác nhau. Vì thế nó là một mậu dịch quốc doanh trong lòng nền kinh tế thị trường và nó cũng phản ánh một mô hình không giống ai cả!

(còn tiếp)

Sinh hoạt khoa học

Page 22: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

22

Tháng9/2012

Còn về bất động sản là một thứ hàng hoá đặc biệt mà độ co dãn của cầu là hoàn toàn theo giá, tức là mọi sự gia tăng của cầu sẽ được phản ánh bằng sự gia tăng của giá. Chúng ta ai cũng đổ xô vào đều suy nghĩ một cách rất đúng rằng: người thì đẻ ra còn đất thì không; cho nên cứ đầu tư, đầu cơ vào đất là sẽ có lãi. Thế nhưng có mấy ai đầu tư vào đất hay đầu cơ vào đất mà tính giá trị hiện tại ròng không? Đó là một nguyên lí đơn giản về giá trị thời gian của đồng tiền mà người dân Việt Nam lại không tính toán như vậy mà cứ đổ xô vào.

Ngoài ra còn vấn đề điều hành của

chính phủ. Quay trở lại với cái chốt đầu tiên là vấn đề mô hình, vì chúng ta không có mô hình nên chúng ta không có cơ sở để điều tiết. Việc điều tiết của Việt Nam từ xưa đến nay, theo quan điểm của cá nhân tôi, hoàn toàn mang tính chất phản ứng lại với tình hình thực tế.

Một câu chuyện mang tính lịch sử, vào

năm 1989, lạm phát của nước ta rất kinh khủng, tốc độ rất cao. Ví dụ như tháng 9/1985, chúng ta đổi tiền 1 ăn 10, có nghĩa là 1 đồng tiền mới lấy 10 đồng tiền cũ. Chúng ta tưởng tượng nền kinh tế “thở phào nhẹ nhõm”: 1 bát phở 10 đồng nay còn 1 đồng, và ngay lập tức sau đó 1 tháng Nhà nước đã không giữ được mức 1 đồng đó, bát phở lên giá 2 đồng, 3,4 đồng. Và chúng ta thấy trong từng tháng một lạm phát lên đến 100%. Lạm phát cả năm 1989 là 848%, không phải là lạm phát phi mã mà

là siêu lạm phát.

Và tôi vẫn nhớ như in bài viết của GS. Cao Cự Bội, ngày ấy ông là trưởng khoa NH-TC, và cũng là một trong những Tiến sỹ đầu tiên của VN trong lĩnh vực NH-TC đăng trên Tạp chí Cộng sản: Căn bệnh lạm phát của VN đã đến lúc buộc phải nhận ra. Nhận ra lạm phát ở VN cũng là cả một quá trình không hề đơn giản.

GS. Cao Cự Bội cũng nói rằng căn bệnh lạm phát của VN đã đến lúc phải đưa lên bàn để mổ xẻ, để cắt nó đi mặc dù đau đớn. Và người cũng mượn một câu của chủ tịch Hồ Chí Minh: để chống lại lạm phát ở VN chúng ta cần có một sự cố gắng lâu dài, bền bỉ; đầu tiên chúng ta đi từ lạm phát đến giảm lạm phát và sau đó mới chống lạm phát, thời gian mọi người ước tính là 5 năm, 10 năm và lâu hơn nữa.

Cái dẫn đến TTCK VN như thế này do

xuất phát từ cả một hệ thống, từ những vấn đề của mô hình tăng trưởng và từ những vấn đề khác nữa. Những gì xảy ra hiện nay là hậu quả của một giai đoạn phát triển. Đã đến lúc phải có những thay đổi, những cải cách và nhà nước cũng đang rất cố gắng trong những cải cách của mình.

Câu hỏi: Chúng ta đã đặt được

những thành công nhất định trong việc kiềm chế lạm phát năm 1989. Vậy trong năm 2011 có thể khẳng định chúng ta đã thành công trong việc kiềm chế lạm phát hay không và đằng sau những điều đó còn là những vấn đề gì nữa?

Trả lời:

Thực ra để đánh giá thành công cũng

như thất bại về vấn đề kinh tế xã hội cần phải xem xét nhiều khía cạnh. Suy cho cùng chúng ta phải tiến hành một CBA (cost benefit analysis). Và khi phân tích

(còn tiếp)

Sinh hoạt khoa học

Page 23: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

23

Tháng9/2012

cái đó thì chúng ta mới khẳng định được thành công thực sự hay là thành công ở mặt hình thức.

Bây giờ quay trở lại với câu chuyện

năm 1989 về kiềm chế lạm phát, mỗi thành công hay thất bại có thể đều có thời điểm mang tính lịch sử của nó.

Chỉ trong vòng một quý từ 1/1/1989 -

31/3/1989, lạm phát của chúng ta từ 848% xuống 5,4%; đồng USD ngày đó từ 16.500đ/USD xuống còn 10.500đ/USD. Đây là một thành tựu mà cả thế giới kinh ngạc. Không ai có thể làm được câu chuyện từ 848% xuống còn 5,4% chỉ trong vòng một quý. Đây là kết quả của chính sách lãi suất. Lần đầu tiên ở Việt Nam chúng ta thực hiện chính sách lãi suất rất cao, lãi suất năm 144% đối với lãi suất có kì hạn và 96% đối với tiền gửi không kì hạn. Vậy thì khi chúng ta tăng lãi suất lên thì đột nhiên dân chúng ồ ạt gửi tiền vào ngân hàng. Một trong những cách quan trọng nhất để chống lạm phát là giảm cầu tiền tệ chứ không phải giảm cung, mặc dù lạm phát là mất cân đối giữa cung và cầu tiền tệ, cung lớn hơn cầu và dẫn đến lạm phát, nhưng người ta phải giảm cầu trước thì mới giảm được cung. Thế nên khi nhà nước tăng lãi suất lên như thế này thì dân chúng đột nhiên đổ dồn lãi suất vào ngân hàng và ngược lại các doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn của ngân hàng nữa vì lãi suất quá cao. Thế nhưng tại sao ngày đó ta thành công mà bây giờ chúng ta lại phải áp dụng nghị quyết 11 rồi đến hàng loạt các giải pháp mà không phải chỉ một cái này?

Sở dĩ chúng ta có thể làm được vào

thời điểm ấy và không thể làm được vào thời điểm này vì khác nhau ở chỗ kinh tế lúc đó đóng cửa còn bây giờ là mở cửa. Điều gì sẽ xảy ra? Nếu chúng ta đóng cửa và tăng lãi suất lên thì dân chúng chỉ có thể dồn tiền vào hệ thống ngân hàng, còn bây

giờ chúng ta mở cửa, tăng lãi suất lên thì tiền khắp nơi trên thế giới sẽ đến và bài học của năm 2007 là với 9 tỉ USD vào thôi thì ngay lập tức làm cho chúng ta đảo lộn và quý 1 năm 2008 chúng ta rơi vào tình trạng lạm phát ngay lập tức, khó khăn ngay lập tức và lãi suất qua đêm tăng đến 37%, nên câu chuyện của đóng cửa - mở cửa quan trọng là ở chỗ đó. Và bây giờ chúng ta phải thực hiện hàng loạt các biện pháp và không thể nào sử dụng một phương tiện lãi suất là như thế.

Quay trở lại việc chúng ta coi là thành công hay không thành công. Câu chuyện hiện nay chưa có kiểm chứng nên tôi muốn đưa ra một ví dụ về có kiểm chứng: Câu chuyện tỷ giá năm 2008, tỉ giá tăng rất cao đặc biệt là thời điểm tháng 5, tháng 6 , sau quý I tỉ giá lập tức tăng và tăng tới mức xấp xỉ 20, sau đó nhà nước phải làm động thái là cấm thị trường ngoại tệ tự do, việc cấm này quyết liệt tới mức nếu nhìn thấy mua bán trên thị trường tự do thì lập tức tịch thu và lập biên bản, xung công quỹ. Và ngay cả gần đây nhà nước cũng phải thực hiện chuyện đó, ví dụ tại ngân hàng Eximbank 2 lần, và tại những nơi khác tổng con số nhà nước tịch thu gần 1triệu USD.

(còn tiếp)

Sinh hoạt khoa học

Page 24: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

24

Tháng9/2012

Khi nhà nước đặt ra vấn đề cấm như thế, lập tức niêm yết tỉ giá là 16.480 trong khi giá trên thị trường vẫn là 19.500. Kết quả là sau một thời gian tỉ giá ổn định ở mức 16.480, nếu nhìn vào đây có thể nói là thành công vì đạt được mục tiêu: nếu mục tiêu chúng ta đặt ra là hạ tỉ giá xuống 16.480 thì chúng ta đạt được mục tiêu.

Nhưng có bao nhiêu doanh nghiệp thua

lỗ vì lệnh cấm này? Trong đó kể cả Vinashin cũng thế. Ở đây chúng ta biết rất rõ Vinashin có những sai trái và không một lời nào để bào chữa hoặc bênh vực cho Vinashin nhưng có một điều hoàn toàn thực tiễn: rằng hơn 500 triệu USD của Vinashin đã bị phạt khi không mua được ngoại tệ để trả cho các hợp đồng đã kí kết với đối tác ở nước ngoài. Khi chúng ta cấm như thế, L/C chúng ta mở rồi, hàng hóa chúng ta nhập rồi thậm chí về bán ở Cát Linh rồi, nhưng bây giờ ra một cái lệnh là đình chỉ không thanh toán L/C cho những hàng hóa nhập khẩu tiêu dùng để chống khan hiếm ngoại tệ thì những doanh nghiệp đó không có tiền để trả. Họ làm gì? Họ phải mua ở thị trường chợ đen, bây giờ cấm nốt ở thị trường chợ đen. Một doanh nghiệp mà nhập khẩu vài ba trăm ngàn đô thì người ta có thể tìm kiếm nguồn ở chợ đen. Nhưng nếu con số lên tới hàng triệu đô thì sao? Và điều gì xảy ra nếu không mua được ngoại tệ thanh toán cho nước ngoài. Như vậy thành công hay cái thất bại phải

xem xét cả tác dụng ấy nữa, chứ không thể chỉ nói là chúng ta phấn đấu đạt được mục tiêu là chúng ta đạt được mục tiêu.

Một ví dụ nữa, năm 2005 khi đoàn Việt

Nam đi nước ngoài để phát hành trái phiếu, cụ thể là phát hành ở New York. Mục tiêu chúng ta đặt ra là 500 triệu USD thôi nhưng chúng ta lại mang về cho đất nước những 750 triệu USD và tổng số nhà đầu tư của Mỹ đăng kí mua lên tới gấp 4 lần con số đó, khoảng 3tỉ USD, tức là người ta muốn mua và xét trên phương diện này thì thấy rất thành công là chúng ta đạt được 750 triệu USD. Và nếu được biết thêm lãi suất là 7,125% thì là thành công hay thất bại? Trong khi khắp mọi nơi trên cả nước người ta đều trưng ra lãi suất rất hấp dẫn, các ngân hàng thương mại là 4%. Còn chúng ta trả lãi suất là 7,125%. Trái phiếu tương tự như vậy phát hành trong nước là 8,6%/năm trong khi lạm phát của chúng ta là 9%. Còn ở Mỹ, chúng ta chấp nhận vay vốn với lãi suất 7,125% trong khi lạm phát tầm 1,98%.

Năm 2008 khi các ngân hàng ở Mỹ nộp

hồ sơ lên Fed xin cứu cánh, thì các ngân hàng của chúng ta mới cuống lên, rút tiền từ Mỹ về, tổng số tiền rút ở Mỹ về không có số liệu thống kê nhưng trung bình 4 tứ đại gia – 4 ngân hàng lớn nhất của chúng ta, mỗi ngân hàng có 2 tỷ, suy ra 4 ngân hàng có 8 tỷ đô la gửi ở nước ngoài với lãi suất 5.2%/năm là maximum. Vậy chúng ta đi cho vay với lãi suất 5,2% và đi vay về với lãi suất 7,125%.

Nghị quyết 11 cũng thế, khẳng định đã ngăn chặn được lạm phát, xét trên góc độ nào đó là rất tích cực, thành công, cái lớn hơn, thành công ở đây là chặn được bong bong của giai đoạn trước, chặn được đúng cái sai trong chính sách đầu tư, chính sách tăng trưởng tín dụng, chính sách cho vay của các NHTM.

(còn tiếp)

Sinh hoạt khoa học

Page 25: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

25

Tháng9/2012

Câu hỏi: Vốn trong nền kinh tế đi đâu?

Trả lời:

Vốn của nền kinh tế cứ luẩn quẩn trong hệ thống ngân hàng, NHNN cho vay chiết khấu, tái chiết khấu là 9%, trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc là 11%. Với tư cách là NHNN hoạt động kinh doanh

thì sẽ đi vay NHNN, mua tín phiếu kho bạc. Vay của ngân hàng mua tín phiếu kho bạc về mặt thực tế là danh nghĩa rủi ro bằng 0. Cho vay đối với doanh nghiệp nó còn thua lỗ, không có khả năng trả nợ, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ khó đòi, tỷ lệ quá hạn là một con số khác 0.

Chúng ta vay vốn từ NHNN xong, mua tín phiếu kho bạc chứ nó không vào sản xuất, một số doanh nghiệp buộc phải vay vốn ngân hàng với lãi suất rất cao, cao hơn rất nhiều so với tỷ suất lợi nhuận bình quân.

Tại sao lại cao? Hoàn toàn các món vay không mang tính sản xuất. Như vậy nó là đảo nợ. Vì những món nợ cũ đã đến hạn bây giờ nếu không thanh toán được thì 2, 3 nguy cơ xảy ra. Nguy cơ thứ nhất: tài sản thế chấp có thể bị phong tỏa mà rất có thể các tài sản đó là tài sản hình thành từ nguồn vốn vay, nếu bị phong tỏa sẽ không làm ăn được gì cả. Thứ 2 lãi suất phạt. Thứ 3 không thể vay vốn trong khi bị ghi vào sổ đen, bản thân ngân hàng và doanh nghiệp cùng chung số phận nên họ đã bắt tay hình thành những công ty, thậm chí là những công ty đảo nợ.

Lấy ví dụ: ngân hàng là tổ chức thứ nhất, một doanh nghiệp là tổ chức thứ 2, thêm một tổ chức thứ ba nữa, giả sử DN vay tiền của ngân hàng và không có khả năng chi trả đúng hạn. Khi đó, sẽ kí tay ba với nhau. Nếu tổ chức thứ ba này cho DN vay để trả ngân hàng thì ngân hàng sẽ cho DN vay món tiếp theo, DN dùng món ấy để trả nợ cho tổ chức thứ 3, nhưng sẽ xuất hiện chi phí rất lớn cộng với các khoản chi phí giao dịch. Thế thì món nợ sau bao giờ cũng cao hơn món nợ trước + lãi suất + thu nhập của ba đối tượng. Khi đó, tổng tăng trưởng tín dụng tăng lên nhưng vốn không đi vào nền kinh tế. Do đó, sản xuất không phát triển, chỉ có tiền tăng, chỉ có quay vòng vốn tăng và đặc biết là vốn luẩn quẩn trong khu vực tài chính.

Các ngân hàng thương mại treo biển rất hấp dẫn, lãi suất huy động đô la trước kia là 4%. Sau đó, họ mang ra nước ngoài cho vay. Năm 2010, Nhà nước lại ra nước ngoài vay 1 tỷ về. Do đó, nó cứ luẩn quẩn như vậy thôi. Ngoài ra, bất động sản bị đông kết. Thế bây giờ, các doanh nghiệp thi công xây lắp các công trình, họ đã vay vốn, xây dựng dở dang. Có thể thấy rằng vốn đang nằm ở các công trình đang xây dựng dở dang. Trước đây, các công ty của nước ngoài có một số tiền nhất định, họ đăng kí với Nhà nước của chúng ta xin dự án. Họ chỉ có số tiền để thực hiện dự án ở giai đoạn đầu tiên. Sau đó, khi đã có dự án trong tay thì họ đem bán. Người dân sẽ nộp tiền theo từng đợt, nộp đến đâu thì họ làm đến đấy. Sau khi họ làm xong rồi thì họ nộp bản cuối cùng. Như vậy họ dùng tiền của người dân để kinh doanh. Nhưng đến năm 2007 thì nhà nước không cho làm theo cách ấy nữa. Vì vậy, các doanh nghiệp phải có vốn thật, yêu cầu họ phải vay ngân hàng, vay bằng phát hành trái phiếu,… Do đó, hiện họ không bán được, bất động sản bị đông kết, vốn nằm đọng lại trong những thứ đó, luẩn quẩn chạy ở khu vực nọ khu vực kia. Những động thái của nhà nước về tỷ giá, về lãi suất, về vàng, ngoại tế, vốn chuyển qua giữa khu vực nọ khu vực kia, cấm vàng miếng họ chuyển sang vàng trang sức, nhưng vàng trang sức khác ở tính thanh khoản. .

(còn tiếp)

Sinh hoạt khoa học

Page 26: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

26

Tháng9/2012

Nếu xét trên giác độ thành công thì đạt được những mục tiêu nhất định, còn những chi phí của nó thì ta chưa tính toán được hết, những hậu quả mà các doanh nghiệp bị thua lỗ, người dân phải gánh chịu, … thì chúng ta vẫn chưa xác định được hết. Chia sẻ quan điểm của TS Lương Xuân Nghĩa trong các hoạt động của lĩnh vực tài chính tiền tệ: không có một biện pháp hành chính nào có hiệu quả cả. Vấn đề ở chỗ, ta phải chuyển các biện pháp hành chính sang các biện pháp kinh tế. Nghị quyết 11 sẽ thành công hơn nữa nếu thêm các biện pháp kinh tế thay vì các biện pháp hành chính.

II. VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

Thầy Đặng Ngọc Đức: Tái cấu trúc hệ thống NH VN không phải bây giờ mới bắt đầu, lần gần đây nhất bắt đầu từ năm 2002-2005, nếu tính lần này nữa là lần thứ 2.

Bản chất là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các NHTM VN và hệ thống ngân hàng. Một trong các điều kiện thành công là phải tái cấu trúc cả hệ thống, trong đó có cả NHNN.

Trong việc nâng cao chất lượng, hiệu

quả cần lưu ý một vài tiêu chuẩn: tiêu chuẩn của Basell 1,2,3. Basell 1: quan tâm vào 1 số chỉ tiêu về hoạt động (car. ..), Basell 2: quan tâm đến các chỉ số về an toàn, tiếp cận với rủi ro theo phương pháp internal ratings-based (IRB) - chỉ số đánh giá rủi ro trong nội bộ từng NH. Basell 3: vẫn chỉ tiêu an toàn nhưng tập trung nhiều vào chỉ tiêu mang tính hệ thống. Chúng ta cải cách hướng tới thỏa mãn các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn.

Ví dụ CAR lúc đầu quy định 8%

nhưng ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ

hệ số trung bình của người ta từ 15-18% trở lên, Ngân hàng thấp nhất ở Châu Âu cũng là 15%.

Cải cách này tại sao cần thiết? Nếu nói

là vì có quá nhiều NH thì đây là vấn đề khó. Nếu xét tỉ trọng NH/GDP thì VN vẫn chưa phải là nhiều. Tuy nhiên điều cần nhấn mạnh là có quá nhiều NH nhỏ, manh mún, phân tán. Đi đôi với nó là chất lượng dư nợ : nợ xấu, nợ khó đòi, nguy cơ gặp phải rủi ro tính trên tiêu chuẩn VN VAS khoảng 4%, thật hơn 4-5 nợ quá hạn, 80% là nợ khó đòi.

Nhưng IMF công bố thông tin tính theo

tiêu chuẩn thế giới IAS, nợ quá hạn của chúng ta là vào khoảng 12% và 9,6% là nợ khó đòi.

Cách tiếp cận các khái niệm về nợ, nợ xấu, nợ khó đòi của VN cũng có khác biệt :

-VN : nợ quá hạn rồi mới dẫn tới nợ xấu (phân theo nhóm)

- TG : nợ xấu (có nguy cơ không trả đc nợ, không hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích), sau mới đến nợ quá hạn (đến ngày thanh toán không trả, chưa trả được nợ)–

nợ khó đòi – mất vốn, xóa nợ. (còn tiếp)

Sinh hoạt khoa học

Page 27: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

27

Tháng9/2012

Và phải cơ cấu lại vì tình trạng đã quá xấu, năng lực kém, rủi ro cao, nhất là các ngân hàng ngoài quốc doanh. Lúc mà rình rập phá sản chính là lúc lãi qua đêm 32-37% vì mất thanh khoản.

Điều lo ngại nhất trong hệ thống NH

không phải là rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng làm NH kém hiệu quả, đến lúc nào đó có thể mất uy tín, phá sản nhưng thời gian còn dài, tương tự với rủi ro thị trường, lãi suất. Trái lại, rủi ro thanh khoản có thể làm NH bị phá sản trong gang tấc.

Khi một NH phá sản thường kéo theo

một dây chuyền (banking peness ) – vì mỗi NH lại quản lý tài sản của nhiều doanh nghiệp, ... Ngân hàng này phá sản dẫn đến mất khả năng thanh toán của NH khác.

Nói về cơ cấu lại có nhiều quan điển khác nhau : giải thế (ví dụ NH Vạn Hoa, TMCP Thanh Hóa – trong một vài môi trường nhất định), hay lựa chọn những NH bé, giữ lại NH lớn, hay quan điểm khác là thực hiện sáp nhập với nhau ... Các quan điểm đều đúng – ví dụ việc sáp nhập 3 NH vừa qua.

Tuy nhiên không phải chỉ NH nhỏ mới phải cơ cấu, kể cả NH lớn. Vấn đề quan trọng ở đây là phải đặt ra các tiêu thức.

Muốn cơ cấu lại phải đặt ra tiêu thức. – mục tiêu đảm bảo an toàn hàng đầu của hệ thống NH –TC. “ Finance development lead to economic development, finance crisis lead to economic crisis”.

Câu hỏi: Việc xác nhập các ngân hàng có phải là quy luật tất yếu không? Khi thực hiện cần lưu ý điều gì.

Trả lời: Hợp nhất không chỉ là phép

cộng theo quy mô – mỗi NH có một thế mạnh riêng, hợp nhất : sẽ có sự tương tác về chiến lược, về khách hàng, ví dụ sự di chuyển vốn từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, khắc phục sự mất cân đối, mang lại hiệu quả cao hơn. NH là 1 loại hình có lợi ích theo quy mô : quy mô tăng lợi ích tăng, khả năng chịu đựng tốt hơn.

Chuyện có phải quy luật tất yếu ? Nó

vừa là có vừa là không. Là tất yếu nếu chúng ta lựa chọn được những ngân hàng có tính chất hỗ trợ được cho nhau, có tính tương tác cho nhau cùng phát triển. Còn nếu chúng ta cộng hai ngân hàng yếu lại với nhau, thì nó vẫn là một ngân hàng to hơn nhưng yếu hơn thôi. Cộng nhiều ngân hàng yếu với nhau thì vẫn là một ngân hàng yếu. Vì vậy phải lựa chọn được những ngân hàng có những thế mạnh có thể bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

Câu hỏi: Về vấn đề chi phí cho việc

tái cấu trúc các ngân hàng, ở Hàn Quốc để tái cấu trúc người ta tốn khoảng 20% GDP, ở Thái Lan là 30%, và ở Inđô là hơn 50%, ở Việt Nam trong tình trạng nguồn ngân sách khó khăn thì sẽ giải quyết vấn đề chi phí như thế nào?

Trả lời: Riêng phần tín dụng đen ở bốn

điểm nóng trong nền kinh tế đã hơn 10 ngàn tỷ đồng, chưa kể đến những số mà hệ thống ngân hàng bị chiếm dụng vốn, hay nói cách khác là nợ quá hạn, nợ khó đòi thì

(còn tiếp)

Sinh hoạt khoa học

Page 28: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

28

Tháng9/2012

con số đấy là khủng khiếp, phải trên cả mức 20-30% GDP. Vậy chi phí để cơ cấu lại ngân hàng thực chất là chi phí gì, thì thực chất đó là chi phí để khắc phục nợ xấu. Các ngân hàng sẵn sàng hợp nhất, sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận cho nhau nhưng không chịu gánh những nợ xấu của nhau. Vậy nếu 3 ngân hàng hợp nhất với nhau có nợ xấu khác nhau thì phải khắc phục như thế nào. Theo lời của tiến sĩ Ngô Xuân Nghĩa, ông nói là dùng 3 nguồn:

+ Nguồn thứ nhất là nguồn trích lập

dự phòng dự trữ của chính bản thân các ngân hàng, nguồn này là quan trọng nhất, chiếm khoảng 25%. Theo quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước, phân loại nợ của các ngân hàng thành 5 nhóm: từ nhóm 1 đến nhóm 2 thì không phải trích lập dự phòng, từ nhóm 3 đến nhóm 5 phải trích lập từ 50-100%. Vậy xét về mặt lí thuyết các nợ khó đòi của của các ngân hàng thương mại đến nay phải được thoả mãn bằng quỹ lập dự phòng của họ, hay chí ít cũng phải 75%, chứ không phải chỉ có 25% như thực tế.

+ Nguồn thứ 2 của trích lập dự phòng là bù đắp của ngân sách Nhà nước, vì Nhà nước thu thuế của các Ngân hàng, và muốn cải cách thì Nhà nước phải tự bỏ ra chi phí. + Nguồn thứ 3 là của chủ các ngân hàng, các ngân hàng của nhà nước (nhà nước chiếm trên 50% cổ phần) thì vẫn do nhà nước chi trả. Còn các ngân hàng ngoài quốc doanh, ngân hàng nước ngoài thì phải tự chịu đựng rủi ro.

Đó là ý kiến của các chuyên gia, còn

theo ý kiến của thầy, đầu tiên là sử dụng nguồn dự phòng của các ngân hàng. Còn thứ hai thì chủ các ngân hàng phải chịu, không nên sử dụng con đường ngân sách Nhà nước, vì 3 lí do: thứ nhất do ngân sách Nhà nước luôn luôn khó khăn. Thứ hai, nếu Nhà nước tiếp tục xoá nợ thì kết quả của cuộc cơ cấu lại sẽ rất hạn chế, sau đó 1 thời gian nó sẽ lại quay lại như thời kì

2002-2005, do suy nghĩ ỷ lại vào Nhà nước của các Ngân hàng, tình trạng xấu sẽ lại lây lan như hình ảnh thời bao cấp. Thứ 3 là để lại kết quả xấu trong tâm lí những người làm ngân hàng và trong người dân, các ngân hàng sẽ tiếp tục được đẻ thêm ra dẫn đến những tiêu cực. Bất kì lúc nào, dùng đến vốn nhà nước là sẽ dẫn đến tiêu cực. Ví dụ quay trở lại với năm 2009, chúng ta xây dựng một quỹ 1 tỷ đô la để cho vay hỗ trợ lãi suất, và một loạt những sai phạm đã xảy ra, đặc biệt là vấn đề tham nhũng, không thể minh bạch được nền kinh tế. Mà nền kinh tế không minh bạch thì các ngân hàng cũng không thể minh bạch.

Vì vậy việc sử dụng ngân sách Nhà

nước là không hợp lí, tốt nhất là để các chủ ngân hàng tự chịu, đó là trách nhiệm, các ngân hàng phải biết đau đớn và vượt qua được, có như vậy ngân hàng mới trưởng thành được.

III. SINH VIÊN HỎI TRỰC TIẾP

Câu hỏi: Xin thầy giải thích kĩ hơn vấn

đề phá sản và M&A, phải chăng một ngân hàng bị phá sản sẽ dẫn tới sự đổ vỡ của cả hệ thống.

Trả lời: Nghĩa đen của sự phá sản đó

là khi chúng ta tham gia kinh doanh và không có khả năng chi trả được nợ. Còn theo một nghĩa khác, khi mà hoạt động kinh doanh của chúng ta đến một thời kì nào đó, buộc doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản, hoàn toàn chúng ta có thể bán lại,

(còn tiếp)

Sinh hoạt khoa học

Page 29: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

29

Tháng9/2012

nhất là khi chúng ta có thị trường chứng khoán, và đó chính là ngân hàng cổ phần.

Nếu phá sản theo nghĩa đen thì sẽ dẫn

tới hiện tượng banking peness còn nếu như đối với chuyện chủ động mua lại thì không thể xảy ra theo hướng đó được, tức là sẽ không có chuyện nếu như một ngân hàng lớn mua một ngân hàng nhỏ hơn bị phá sản thì không có chuyện phá sản theo dây chuyền xảy ra.

Các ngân hàng không vay nợ của nhau

theo một vòng tròn mà thực ra, các ngân hàng vay nợ của nhau là vì người ta cùng phục vụ cho khách hàng, và sau đó, các khách hàng lại vay vốn lẫn nhau. Hiện nay vốn trên thị trường là tiền tệ, vậy có nghĩa là lượng vốn vay nợ lẫn nhau của các khách hàng là hoàn toàn có thể xác định được. Không bao giờ chúng ta có thể khiến cho các ngân hàng thương mại không nợ nhau. Dù chúng ta có tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thêm một nghìn lần thì cũng không có chuyện các ngân hang sẽ không nợ nhau. Các ngân hàng thường phục vụ cho các doanh nghiệp, mà các doanh nghiệp lại hoạt động trên nhiều lĩnh vực, vì vậy các doanh nghiệp luôn luôn phải thanh toán vốn lẫn nhau. Và bất kì lúc nào, tổng nguồn vốn của một ngân hàng so với tổng sử dụng vốn của nó khác nhau thì lại dẫn tới một phát sinh là phải mua bán trên thị trường liên ngân hàng và đó là thị trường bán buôn. Bất kì thị trường bán lẻ nào đều phải dựa trên cơ sở là thị trường bán buôn nếu đó thực sự là thị trường.

Câu hỏi: Thực trạng tái cấu trúc tại

VN, việc sáp nhập 3 NHTM có gây ảnh hưởng đến đội ngũ khách hàng của họ? Quan điểm của NHNN về vấn đề tái cấu trúc? Việc gia nhập WTO ảnh hưởng như thế nào đến tái cấu trúc hệ thống ngân hàng?

Trả lời: Ví dụ Khi sát nhập 3 ngân

hàng, về mặt quản lý hành chính, tuy rằng chúng ta thấy có sự thay đổi, như vậy ta sẽ thấy rằng là trong 3 ngân hàng sát nhập đầu tiên sẽ chỉ còn lại tên của một ngân hàng, về mặt trụ sở làm việc, cơ quan giao dịch thì không có gì thay đổi. Như vậy sau một thời gian để họ ổn định, giải quyết những ẩn số còn tồn đọng, thì hoạt động của họ lại đi vào quỹ đạo…kinh doanh của họ lại trở lại bình thường, có thể người ta sẽ thay đổi một số trụ sở về mặt tên gọi nhưng trụ sở về mặt giao dịch thì vẫn như thế do vậy về mặt doanh nghiệp nếu tiếp cận với nguồn vốn của 1 trong 3 ngân hàng này thì vẫn không có gì thay đổi cả. Chắc chắn họ vẫn có những chính sách để giữ chân những khách hàng tốt.

Quan điểm của nhà nước đối với việc

tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thì nhà nước đã quyết tâm và cố gắng thực hiện.

Mối liên quan giữa việc chúng ta trở

thành thành viên thứ 150 của WTO và việc chúng ta tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là: việc trở thành thành viên của WTO cũng là một động cơ thúc đẩy chúng ta nên thực hiện tái cấu trúc sớm đối với hệ thống ngân hàng. Bởi vì khi chúng ta gia nhập WTO thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đã tham gia vào một sân chơi bình đẳng và trong sân chơi này chúng ta phải bình đẳng trong các khía cạnh: về mức độ an toàn, về mức độ hiệu quả, về chất lượng

(còn tiếp)

Sinh hoạt khoa học

Page 30: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

30

Tháng9/2012

tín dụng của các ngân hàng. Khi chúng ta tham gia WTO thì nguồn vốn sẽ chu chuyển không chỉ phạm vi trong nước mà còn duy trì từ nước chúng ta ra nước ngoài và ngược lại. Nguồn vốn sẽ được chu chuyển trong toàn bộ hệ thống các nước đã mở cửa. Khi nói đến những điểm có nguy cơ nợ xấu hoặc lây lan nợ xấu ra thì chúng ta biết rằng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính không chỉ ở một nơi mà lây lan trên phạm vi rất nhiều quốc gia. Do vậy việc chúng ta bị xem xét theo dõi là dễ hiểu. Ngoài ra WTO đòi hỏi nước ta ở nhiều lĩnh vực khác mà đến năm 2018 chúng ta buộc phải đáp ứng; do vậy, việc mở cửa đối với dịch vụ tài chính, việc thâm nhập của các ngân hàng nước ngoai vào trong nước, việc nâng cao chất lượng của hệ thống tín dụng trong nước đã được cụ thể hóa. VD: IMF luôn luôn có nhóm tư vấn và trợ giúp kĩ thuật, luôn luôn nằm tại ngân hàng trung ương, như tình báo, vừa hỗ trợ các công cụ kỹ thuật vừa cung cấp thông tin, cho nên chúng ta không thể che giấu được các vấn đề về tổng gia tăng của phương tiện thanh toán, của mức cung tiền tệ, của tăng trưởng tín dụng kể cả tín dụng nội tệ lẫn ngoại tệ. Do vậy chất lượng tín dụng cũng là một trong những cái mà người ta quan ngại… và như thế người ta sẽ đặt ra điều kiện để chúng ta trở thành thành viên chính thức.

Câu hỏi: Thầy có thể giải thích rõ hơn quá trình và xu hướng M&A tại VN ?

Trả lời: Hệ thống ngân hàng như các

em đã biết là chúng ta đang trong quá trình chứng kiến sự mua lại và sát nhập đợt thứ 2, sau 3 ngân hàng đầu tiên mà tôi nghĩ là nó sẽ thành một xu thế phổ biến. Bởi vì cũng giống như mối lo ngại của anh đầu tiên đặt câu hỏi là các ngân hàng thương mại thì không thể phá sản. Thống đốc ngân hàng nhà nước cũng như tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đều nói rằng: sẽ không có ngân

hàng nào phá sản cả; khi không có ngân hàng nào phá sản và chúng ta cơ cấu lại, sắp xếp lại thì đồng nghĩa là các ngân hàng phải mua bán và sát nhập lại với nhau.

Trong giai đoạn đầu, nhà nước sẽ để

cho các ngân hàng tự suy nghĩ trên luống cày của mình, các ngân hàng sẽ tự phân tích, tự đánh giá và xác định xem mình đang ở đâu, mức độ mạnh yếu của mình như thế nào, cơ hội thách thức của mình như thế nào và sau đó sẽ tự tìm kiếm đối tác để sát nhập với nhau. Thế nhưng sau một thời gian, tôi cho là cuối năm 2012 sang năm 2013, chính phủ sẽ đặt ra các quy định theo đó các ngân hàng thương mại sẽ buộc phải bán lại hoặc sát nhập vào các ngân hàng khác.

Việc mua bán lại sẽ xảy ra theo 2 con đường. Con đường thứ nhất là như các em chứng kiến vừa rồi, tức là họ tự đàm phán, tự kí kết hợp đồng và tự sát nhập lại với nhau. Nhưng sau này họ sẽ thông qua con đường khác nữa, đó là thông qua thị trường chứng khoán, tức là ngân hàng này sẽ trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng kia thông qua hoạt động chứng khoán. Con đường thứ 2 có tác động hơn, đó là thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán và đồng thời xác định đúng giá trị thị trường của các ngân hàng, bao gồm cả vấn đề xử lý nợ xấu. Thế nhưng cách thứ 2 phải thực hiện sau khi đề án về vấn đề tái cơ

(còn tiếp)

Sinh hoạt khoa học

Page 31: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

31

Tháng9/2012

cấu hệ thống ngân hàng được công khai hóa, được góp ý, được hoàn thiện và tiếp theo nữa phải có thêm cơ sở pháp lý cho việc mua bán để trở thành cổ đông chiến lược của nhau. Bởi vì hiện nay tất cả các ngân hàng thương mại đều giữ lại phần lớn cổ phiếu hay cổ phần của mình, nói cách khác là số cổ phiếu họ bán ra trên thị trường chiếm tỉ trọng rất nhỏ.

Quay trở lại với câu hỏi của em lúc

trước, em là chủ ngân hàng, em không có tiền, thế thì người ta yêu cầu em phải bán bớt cổ phiếu ra. Thế thì mình phải bán bớt cổ phiếu kể cả cổ phiếu quỹ để mình lấy tiền xử lý cái nợ xấu của mình. Và khi tỉ trọng bán ra nhiều hơn chính là cơ hội để các ngân hàng mua bán lại nhau thông qua thị trường chứng khoán.

Câu hỏi: Hiện nay có rất nhiều bài

báo nói về việc Việt Nam có thể học tập các kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về tái cấu trúc ngân hàng bởi vì việc tái cấu trúc ngân hàng đã diễn ra trên thế giới khá lâu rồi. Thầy có nhận xét gì về việc Việt Nam có thể học tập những nước nào thì có hiệu quả lớn nhất và việc học tập đấy thì có đáp ứng được hay không?

Trả lời: Thực ra những vấn đề của nền

kinh tế hiện nay không riêng gì vấn đề tái cấu trúc mà tất cả, xét về thị trường hóa, cổ phần hóa… thì đều có các bài học từ các nước trên thế giới. Tuy nhiên về mặt lý thuyết, tôi thấy Việt Nam nên học tập những nước gần gũi với nền kinh tế Việt Nam về điều kiện phát triển, về trình độ phát triển, về các điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội. Đấy là về mặt lý thuyết hay nói cách khác là về mặt phương pháp luận. Các em hãy ngồi liệt kê xem những nước nào phù hợp với Việt Nam về mặt trình độ phát triển và về các vấn đề kinh tế xã hội. Về mặt trình độ phát triển chúng ta có thể thấy các nước như Thái Lan, Malaixia, Trung Quốc, một số nước Đông Âu… nhưng sự

tương đồng về kinh tế xã hội thì không. Nên đây là một vấn đề cực kì khó. Vì vậy để trả lời được câu hỏi này với các em thì tôi lại phải sử dụng lại 1 câu, đấy là “chúng ta học tập kinh nghiêm của các nước phải vận dụng phù hợp với Việt Nam”. Nhưng thế nào là phù hợp thì đấy là một lời khuyên rất dễ nói và rất khó làm. Ví dụ Trung Quốc là nước rất phù hợp với chúng ta về trình độ phát triển, dân số, mức độ thu nhập. Nhưng có những cái ta thấy Trung Quốc hơn hẳn ta, đấy là vấn đề quản trị nhà nước, pháp quyền, họ kiên quyết đối với tham nhũng, kiên quyết đối với các vấn đề tệ nạn xã hội nhưng Việt Nam chúng ta thì chưa làm được việc này. Thế nên vấn đề là chúng ta vừa học vừa biến hóa, và cái biến hóa mới là cái nguy hiểm, nó có thể biến hóa tích cực hoặc tiêu cực. Chốt lại câu hỏi, có thể trả lời rằng “learning by doing”, chúng ta cứ làm, trong quá trình làm thì rút kinh nghiệm, chứ không thể rập khuôn nào được.

Câu hỏi: cuộc khủng hoảng này xảy ra chủ yếu xuất phát từ hệ thống ngân hàng, vậy theo thầy các doanh nghiệp có cách nào để phòng tránh cuộc khủng hoảnh ảnh hưởng đến mình không? Vì trong năm 2011 vừa qua có tới gần 50000 doanh nghiệp bị phá sản. Theo thầy lãi suất ngân hàng có nên giảm hay không vì vấn đề lãi suất trên các tạp chí, báo nói rất nhiều?

Trả lời: Trước hết, tôi không cũng quan

điểm với em cho rằng khủng hoảng này xảy ra từ hệ thống ngân hàng. Khủng hoảng kinh tế của Việt Nam hiện nay bắt nguồn từ hệ thông tài chính còn nhiều điểm bất cập. Nó chưa có cân đối, chưa theo những quy luật nhất định, và chịu ảnh hưởng rất nặng nề của khủng hoảng tài chính toàn cầu, bắt đầu từ cuộc khủng hoảng ở Mĩ, và Việt Nam chưa đủ mạnh. Trong khi đấy Việt Nam lại đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng,

(còn tiếp)

Sinh hoạt khoa học

Sinh hoạt khoa học

Page 32: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

32

Tháng9/2012

chúng ta bị ảnh hưởng với những quyết định sai lầm nên ta bị ảnh hưởng mạnh. Về ảnh hưởng tới các doanh nghiệp, nếu các em xét về cơ cấu vốn các doanh nghiệp, thì cơ cấu chủ yếu phải là vốn chủ sở hữu sau đó là một phần họ tự huy động và tự mua bán chịu của nhau. Và phần tín dụng ngân hàng phải chiếm tỉ trọng thứ yếu ở trong doanh nghiệp, chúng ta không thể kết luận doanh nghiệp nào đó 51% đi vay vốn ngân hàng là doanh nghiệp tài trợ theo kiểu mạo hiểm. Nếu ai đã học phân tích tài chính doanh nghiệp, thì biết rằng mỗi một doanh nghiệp phải kinh doanh vốn chủ sở hữu.

Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh

đều phải có vốn chủ sở hữu ở mức độ nhất định. Trong quá trình vận động sản xuất kinh doanh thì vận động của vốn thực tế nó một đường hình sin; vì vậy trong giai đoạn này chỗ này là thiếu vốn, giai đoạn này lại thừa vốn, nếu có 1 doanh nghiệp khác cũng có độ biên động tương đối trùng với cái này nhưng ngược pha, thì hai doanh nghiệp có thể cho vay. Ta thấy được tín dụng thương mại, các doanh nghiệp vẫn vay vốn mua bán chịu hàng hóa của nhau theo hàng tháng trả một lần, hay vài ba tháng thanh toán một lần; thế nên trong tài chính mới có khái niệm kì thu tiền bình quân. Phần thiếu nữa mới đi vay các ngân hàng. Thế nên ta không thể nói không có các ngân hang thì các doanh nghiệp sẽ không phát triển mà ngân hàng chỉ đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Và tốt nhất các doanh ngiệp phải xác định chiến lược kinh doanh, thực hiện tốt khâu quản lí tài chính và quản trị bán hàng.

Có một vấn đề nữa, không có cái gì

bằng đi trên đôi chân của mình, cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam kể cả ngân hàng đều chưa có chiến lược phát triển, và chúng ta có ngày Doanh nhân nhưng ở việt nam đã có doanh nhân thực sự chưa? Các doanh nghiệp phải xem

lại chiến lược phát triển của mình.

Vấn đề thứ hai về lãi suất. Chúng ta cố gắng đừng nghe theo người khác một cách mù quáng, nếu chịu ảnh hưởng của một quan điểm thì ta phải phân tích. Lãi suất cao thì thế nào là cao, là vừa, xem những nhận định ấy có đúng hay không?

Câu hỏi: Em muốn quay lại vấn đề tái

cấu trúc ngân hàng nhà nước. Lúc trước thầy có nói: khi VN ra nhập WTO thì điều đó có ảnh hưởng đến việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Câu hỏi của em là: Khi VN ra nhập WTO thì VN đã có những cam kết gì và hiện nay VN đã thực hiện cam kết đó như thế nào?

Trả lời: Thực ra chúng ta có nhiều cam kết phải thực hiện, tôi không thể nhớ hết được. Nhưng tôi có thể nhóm lại được. Nó chia làm 3 nhóm: Nhóm thứ nhất là đòi hỏi công nhận công ước Porn, công nhận quyền phát minh sáng chế, quyền tác giả. Cái này VN đã thực hiện rồi, chúng ta đã tham gia cam kết vào công ước Porn. Ngay tại VN chúng ta cũng đã thành lập cơ quan cấp bản quyền copy right và hiện nay ở VN cũng ký vào các hiệp ước chống vi phạm bản quyền. Cái này là cái làm ngay, cái chúng ta ưu tiên làm đầu tiên. Nhóm thứ hai là mở cửa dịch

(còn tiếp)

Sinh hoạt khoa học

Page 33: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

33

Tháng9/2012

vụ ngân hàng tài chính. Rõ ràng là, chúng ta đã mở cửa từng bước, đã làm rất tốt quá trình này. Ngày 1/4/2007 tất cả các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng của Mỹ đã được đến VN mở cửa và kinh doanh với 100% vốn nước ngoài. Cái này kết hợp cả với BTA- hiệp ước song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Như vậy, các ngân hàng nước ngoài với 100% vốn đã xuất hiện tại Việt Nam.. Ngược lại, các dịch vụ tài chính cũng đã xâm nhập vào VN như ebanking, phonebanking, homebanking….và các thẻ, mặc dù do ngân hàng Công Thương, Ngoại thương.. - các ngân hàng nội phát hành ra nhưng chúng đều của Visa, Master, Dinner club, … Như vậy, dịch vụ ngân

hàng tài chính mở cửa rất nhanh chóng và rất mạnh mẽ. Và chính sự mở cửa này mà tạo sức ép với chúng ta là buộc phải cơ cấu, phải đảm bảo sự an toàn. Nếu không vốn sẽ chạy ra nước ngoài và không gì có thể ngăn cản được. Nếu mang qua biên giới 5000$ là bị bắt, bị lập biên bản, tịch thu hoặc xử lý nhưng nếu tôi mang thẻ ra nước ngoài tiêu thì có ai xử lý đâu? Đây là câu chuyện của quản lý. Và từ đó, sức ép yêu cầu chúng ta phải cơ cấu lại, lành mạnh hóa hệ thống tài chính. Vấn đề thứ 3 là minh bạch nền kinh tế. Đây chính là vấn đề đáng lo nhất./.

Ban biên tập Bản tin SVNCKH

Đơn vị tổ chức chương trình

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học – ĐH KTQD

Page 34: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

34

Tháng9/2012

Hội thảo khoa học

Khủng hoảng kinh tế dưới góc

độ các học thuyết kinh tế

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã khiến hàng triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, mất nhà cửa và toàn bộ số tiền tiết kiệm. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mỹ với việc hàng loạt các ngân hàng, quỹ cầm cố bất động sản, công ty bảo hiểm rơi vào tình trạng phá sản. Bong bóng bất động sản vỡ tung, thị trường chứng khoán chao đảo, thị trường tài chính tê liệt… mở đầu cho một cuộc khủng hoảng tồi tệ “hàng trăm năm mới có một lần”. Từ Mỹ, cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu, dẫn tới sự đổ vỡ của các định chế tài chính, suy thoái kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. Nhằm mang đến cho các bạn sinh viên góc nhìn đa chiều hơn về cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, Câu lạc bộ Sinh viên Nghiên cứu Khoa học trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo “Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 dưới góc độ các học thuyết kinh tế” với quy trình

- Buổi 1 : Chiếu phim “Suy thoái kinh tế - cái nhìn từ bên trong” - Buổi 2 : Các học thuyết kinh tế về khủng hoảng - Buổi 3 : Phân tích khủng hoảng dưới góc độ các học thuyết kinh tế

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 được đánh dấu bởi sự sụp đổ của một trong các ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ - Lehman Brothers. Từ đó đến nay, cuộc khủng hoảng đã lan sang rất nhiều nước trên thế giới, làm suy giảm trầm trọng sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới và gây nên tình trạng thất nghiệp cũng như phá sản của hàng loạt các công ty. Thiệt hại trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ước tính lên đến vài chục nghìn tỷ USD, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, theo ước tính đến năm 2010 đã có thêm 35 triệu người mất việc làm, hàng triệu người trở thành vô gia cư, đặc biệt là ở Mỹ do sự phá sản của chương trình cho vay tín chấp dưới chuẩn. Đứng trước tình hình này, chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra hàng loạt các biện pháp cũng như các gói kích cầu để ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế thế giới, khôi phục tình trạng ổn định việc làm và tránh sự đổ vỡ bong bóng hàng loạt trên các thị trường tài chính. Tuy nhiên 4 năm đã qua nhưng tình hình kinh tế thế giới

vẫn không mấy khả quan. Ta có thể thấy rằng ở Mỹ, chính phủ đã tung ra 2 gói kích thích kinh tế có giá trị lần lượt là 700 tỉ và 865 tỉ USD. Bên cạnh đó, các nền kinh tế khác như châu Âu, Nhật bản và Trung Quốc cũng có những gói kích thích kinh tế hàng trăm tỉ USD nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan, cụ thể là tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn còn chậm, tỉ lệ thất nghiệp có giảm nhưng không đáng kể, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng gia tăng. Hơn thế nữa, các nước trong khu vực eurozone cũng bắt đầu chịu ảnh hưởng nặng nề và phải đối mặt với một cuộc suy thoái mới – khủng hoảng nợ công.

Đến lúc này, người ta bắt đầu phải đặt lại

câu hỏi: “Liệu các lí thuyết kinh tế chính thống hiện đại đang được sử dụng có còn tác dụng nữa hay không?”. Ngay như Joseph Stiglitz cũng phải tuyên bố các lí thuyết kinh tế hiện nay không đủ khả năng để giải quyết

(còn tiếp)

Sinh hoạt khoa học

Page 35: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

35

Tháng9/2012

suy thoái, và kêu gọi các nhà kinh tế học cầnhọp bàn lại với nhau để đưa ra một lí thuyết mới, giúp vượt qua khủng hoảng.

Tất cả những điều đó hoàn toàn xuất phát từ hiện thực kinh tế thế giới từ năm 2008 đến nay. Trường phái hiện đại chính thống mà dựa trên cơ sở phân tích vĩ mô của lí thuyết Kenyes cho rằng khủng hoảng kinh tế xuất phát từ các nguyên nhân sau: - Sự mất cân đối giữa tiết kiệm và tiêu dùng: tiêu dùng có xu hướng giảm tương đối so với tiết kiệm và thu nhập, điều này dẫn đến tình trạng sản xuất thừa và gây ra sự suy giảm tổng cầu. - Hiệu quả giới hạn đầu tư của vốn dẫn đến việc không mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong khi dân số và lực lượng lao động ngày càng tăng. Mâu thuẫn này làm gia tăng tình trạng thất nghiệp và cũng làm suy giảm tổng cầu.

Như vậy theo Kenyes, sự suy giảm tổng cầu là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế và hàng hóa trở nên quá thừa thãi, buộc rất nhiều các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người dân bấp bênh.

Trên cơ sở đó, Kenyes đưa ra các giải pháp: - Tăng cường chi tiêu chính phủ để kích thích tổng cầu. - Duy trì tình trạng thâm hụt ngân sách để đảm bảo tăng trưởng kinh tế. - Đưa thêm tiền vào lưu thông để giảm lãi suất và duy trì mức lạm phát thấp, kích thích đầu tư.

Nhưng lí thuyết của Kenyes trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua đã bộc lộ những giới hạn của nó. Những nước mà khủng hoảng nặng nhất lại là những nước có mức tiêu dùng cao nhất và tỉ lệ tiết kiệm thấp nhất (một số trường hợp cá biệt, tiêu dùng vượt quá thu nhập). Chính sách duy trì thâm hụt ngân sách và chi tiêu chính phủ không những không giải quyết được khủng hoảng mà chỉ làm cho các nước đó lâm vào khủng hoảng kinh tế dưới hình thức mới – khủng hoảng nợ công.

Anh Lê Quang Trung

diễn giả của chương trình

Sau Kenyes, Friedman đưa ra lí thuyết về khủng hoảng trong tác phẩm Lịch sử tiền tệ Hoa Kì như sau: khủng hoảng kinh tế thường xảy ra khi mức cung tín dụng không đáp ứng đủ cầu tín dụng. Chính vì vậy, ông ta cho rằng cần ngăn chặn khủng hoảng bằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ, tác động một cách gián tiếp vào thị trường; khác với Kenyes là sử dụng chính sách tài khóa và tác động trực tiếp vào thị trường. Mặc dù vậy, lí thuyết của Friedman vẫn không vượt qua được sự thử thách của thực tế. Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng thì các nước vẫn duy trì mức lãi suất cơ bản ở mức rất thấp (xấp xỉ 0%) như ở Nhật hay 0,25% ở Mỹ nhưng các chính sách tác động đến nền kinh tế không rõ rệt. Tình trạng thất nghiệp vẫn ở mức cao, các doanh nghiệp không còn hứng thú với việc đầu tư mở rộng sản xuất, thay vào đó, khi lãi suất ở mức thấp, họ đem tiền sang đầu cơ trên các thị trường tài chính ở các nền kinh tế mới nổi.

Một đại biểu nữa của kinh tế học hiện đại nhưng thuộc trường phái phi chính thống là Frederic Hayek. Các lí thuyết của Hayek cho rằng nguyên nhân khủng hoảng xuất phát từ việc mất cân đối trong cơ cấu nền kinh tế.

- Thứ nhất, đó là sự mất cân đối về nguồn vốn đầu tư giữa các ngành, có sự chuyển dịch nguồn vốn rất lớn từ các ngành sản xuất sang các ngành phi sản xuất (do tỉ suất lợi nhuận bình quân giảm dần và tỉ suất lợi tức bình quân tăng dần).

(còn tiếp)

Sinh hoạt khoa học

Page 36: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

36

Tháng9/2012

- Thứ hai, là sự mất cân đối về cơ cấu vốn ngay trong nội bộ ngành khi các nhà tư bản quá tập trung vào một nguồn lực có lợi nhuận cao mà coi nhẹ các nguồn lực khác, dẫn đến sự phát triển không đồng bộ, hiệu quả đầu tư thấp.

- Thứ ba là sự mất cân đối về cơ cấu lao động khiến cho lực lượng lao động không đáp ứng được nhu cầu của nền sản xuất hiện tại.

Vì vậy Hayek cho rằng không cần can thiệp vào nền kinh tế mà để khủng hoảng xảy ra như một quá trình bắt buộc để tái cơ cấu lại nền kinh tế, đồng thời cũng là hậu quả phải gánh chịu sau một thời gian tăng trưởng dài và không ổn định. Tính hạn chế trong học thuyết của Hayek là ông không đưa ra được giải pháp nào cho khủng hoảng kinh tế dù những phân tích của ông tạo nên bước đột phá trong tư duy kinh tế.

Khi các học thuyết kinh tế hiện đại không thể giải quyết bài toán khủng hoảng thực tế thì chúng ta đặt ra vấn đề nghiên cứu lại một lí thuyết khủng hoảng hoàn chỉnh – lí thuyết khủng hoảng của Karl Marx. Sự khác biệt của Karl Marx so với các nhà kinh tế học hiện đại là ông vận dụng phép duy vật biện chứng và logic lịch sử vào trong phân tích kinh tế. Marx không phân tích khủng hoảng theo các yếu tố nguyên nhân, kết quả của từng hiện tượng cá thể kết hợp với tâm lí bầy đàn, ngược lại Marx đặt vấn đề khủng hoảng chính là một mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy ông nghiên cứu khủng hoảng từ khi có những mầm mống của khủng hoảng thông qua một quá trình vận động đầy mâu

thuẫn và phát triển lên thành các cuộc đại suy thoái của kinh tế thế giới. Điểm trùng lặp giữa Hayek và Marx là cả hai đều coi khủng hoảng là quy luật tất yếu, bắt buộc phải xảy ra nhưng điểm tiến bộ vượt trội của Marx, ông cho rằng khủng hoảng có thể giải quyết thông qua việc xử lí các mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản (với Marx không tồn tại mâu thuẫn ngoại sinh).

Theo Marx, bản chất khủng hoảng chính là các cuộc khủng hoảng thừa, được biểu hiện thành nhiều hình thái khác nhau thông qua các loại thị trường khác nhau.

- Thứ nhất, đó là khủng hoảng sản xuất thừa của tư bản công nghiệp do sự tắc nghẽn trong quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản thương nghiệp. Tư bản ở đây được biểu hiện thành những hàng hóa không bán được.

- Thứ hai, đó là khủng hoảng tài chính tiền tệ do sự dư thừa các loại giấy tờ có giá (tư bản giả), biểu hiện trên các sàn giao dịch chứng khoán và thị trường tài chính.

- Thứ ba là sự dư thừa của tư bản tiền tệ trong hệ thống ngân hàng dẫn đến các cuộc khủng hoảng tiền tệ giữa các quốc gia do sự di chuyển của các dòng vốn lưu động, điều này gây nên sự thiếu tiền ở thị trường này nhưng thừa tiền ở thị trường khác (Friedman chỉ đưa ra sự thiếu tiền của thị trường này mà không đưa ra sự thừa tiền của thị trường khác).

- Thứ tư, đó là sự dư thừa của trái phiếu chính phủ để biến những khoản tiền tiết kiệm cuối cùng của người dân trở thành tư bản, cũng như tính chất bất bình đẳng trong hệ thống thuế hiện nay. Điều này cho kết quả là một cuộc khủng hoảng nợ công (Tư bản tập 1, quyển II, trang 301 về quá trình tích lũy tư bản chủ nghĩa).

Trên cơ sở đó, Marx đưa ra các mâu thuẫn nội tại của chính chủ nghĩa tư bản, đó là:

- Mâu thuẫn giữa nền sản xuất đại kế hoạch của tư bản công nghiệp và giới hạn thị trường với sự gia nhập tự do của tư bản thương nghiệp làm cho tỉ suất lợi nhuận bình quân giảm dần.

(còn tiếp)

Sinh hoạt khoa học

Page 37: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

37

Tháng9/2012

- Mâu thuẫn giữa nguồn gốc giá trị thặng dư được tạo ra từ khu vực sản xuất nhưng bị tước đoạt quá nhiều do sự phát triển ngày càng phình to của khu vực phi sản xuất (chứng khoán, bất động sản).

- Mâu thuẫn giữa tính chuyên môn hóa trong lao động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa với cơ cấu lao động bất hợp lí.

- Mâu thuẫn do mất cân đối giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng. Đầu tư và tiêu dùng thường lớn hơn rất nhiều so với tiết kiệm khi tiền được luân chuyển qua hệ thống ngân hàng, đồng thời tạo nên gánh nặng lạm phát rất cao vào các thời điểm nền kinh tế thăng hoa nhất, mở màn cho một sự gia tăng lãi suất đột biến, dẫn đến sự bùng nổ của khủng hoảng.

Biểu hiện trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 thông qua bốn mâu thuẫn:

- Tỉ suất lợi nhuận bình quân của các ngành công nghiệp trong vòng 10 năm qua sụt giảm đáng kể từ mức khoảng 15%/năm xuống 8%/năm đối với các nền kinh tế đang phát triển và khoảng 5%/năm xuống 2%/năm đối với các nền kinh tế phát triển.

- Tỉ suất lợi tức của các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và thị trường tài chính phái sinh có xu hướng tăng lên và thường ở mức cao, khoảng 8% ở các nước phát triển và 20-25% các nước đang phát triển. Chính vì vậy qui mô của thị trường tài chính gấp khoảng 20 lần qui mô thị trường thật, tính đến năm 2010, tổng giá trị trên thị trường tài chính phái sinh vào khoảng 560.000 tỉ USD, gấp 10 lần GDP của toàn bộ nền kinh tế thế giới.

- Cơ cấu lao động của các nền kinh tế phát triển trong vòng 10 năm qua ngày càng có xu hướng chuyển sang các ngành dịch vụ tài chính. Thu nhập bình quân một năm của một nhà chế tạo tên lửa NASA của Mỹ là 150.000 – 200.000 USD, còn các kĩ sư chế tạo máy có thu nhập 40.000 – 60.000 USD một năm. Trong khi đó, một nhân viên mới vào của Morgan Stanley có thu nhập khoảng 150.000 USD/năm, còn các nhân viên tài chính làm việc lâu năm tại phố Wall có thu

nhập từ 300.000 – 400.000 USD – gấp gần 10 lần lương của một kĩ sư kĩ thuật lâu năm. Điều đó thể hiện rõ cơ cấu bất hợp lý của lực lượng lao động.

- Lạm phát trong các năm qua thường không cao với các nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên mức giá cả hàng hóa trung bình lại có xu hướng tăng cao rất nhiều (mức giá cả hàng hóa so với giá trị thật của hàng hóa), biểu hiện rõ rệt nhất là giá vàng, giá năng lượng.

Tóm lại, theo Marx, các giải pháp để giải

quyết khủng hoảng tài chính hiện nay là: - Một là thu lại lợi nhuận siêu ngạch

trong các ngành phi sản xuất, đưa về mức lợi nhuận bình quân của các ngành sản xuất và nộp lợi nhuận siêu ngạch vào các quĩ của nhà nước và phục vụ an sinh xã hội (Điều 1 trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản).

- Hai là áp dụng một hệ thống ngân hàng thống nhất, đảm bảo mức cung ứng tiền tệ ổn định trong nền kinh tế, đảm bảo mức lãi suất chênh lệch giữa các ngành có tỉ suất lợi nhuận khác nhau.

- Ba là kết hợp quá trình đào tạo với sự phát triển của lực lượng sản xuất với khoa học kĩ thuật để đảm bảo cho cơ cấu lao động ở mức hợp lí, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng quốc gia nhưng không bị chi phối bới thị trường.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đã cho

chúng ta một cái nhìn tổng quan về các lí thuyết kinh tế hiện nay và việc vận dụng vào trong các điều kiện hoàn cảnh thực tiễn, đồng thời cũng là một cơ hội để nghiên cứu lại các phân tích của Karl Marx – người đầu tiên đưa ra sự phân tích hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản, điều mà từ bao lâu nay chúng ta đã bỏ quên.

Lê Quang Trung

(Cựu sinh viên K49 - ĐH Kinh tế quốc dân)

Sinh hoạt khoa học

Page 38: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

38

Tháng9/2012

Từ trước đến nay, khi nhắc tới sơ đồ tổ chức của một doanh nghiệp, chúng ta thường có một suy nghĩ mang tính cứng nhắc rằng một sơ đồ doanh nghiệp hiệu quả khi tuân theo sáu nguyên tắc cơ bản, bao gồm sự chuyên môn hóa, chia theo phòng ban, sự rõ ràng trong phân công mệnh lệnh, số lương nhỏ nhân viên trong mỗi nhóm, người lãnh đạo đưa ra quyết định và mọi người trong tổ chức tuân theo những quy định điều luật trong công việc. Tuy nhiên trong một xã hội toàn cầu hóa như hiện nay với những sự biến động bất thường và phức tạp của nền kinh tế, liệu một sơ đồ tổ chức cứng nhắc tuân theo những nguyên tắc như trên có còn hiệu quả? Theo nhiều nhà lãnh đạo thành công ngày nay, các nguyên tắc trên đều có những hạn chế của nó. Ví dụ như việc chuyên môn hóa trong sản xuất, tại một mức nào đó có thể làm người công nhân cảm thấy chán nản trong công viêc, tăng tỉ lệ công nhân nghỉ việc và bỏ việc. Việc phân công theo phòng ban làm

giảm khả năng kích ứng của doanh nghiệp khi môi trường bên ngoài thay đổi.

Vậy tổ chức doanh nghiệp như thế nào để có thể đạt hiệu quả cao hơn trong công viêc? Bài viết đưa ra một số mô hình quản lý đang ngày càng trở nên phổ biến bởi tính nhanh nhạy và kích ứng của nó trong thế giới ngày nay. 1. Cấu trúc theo các tổ, nhóm( team structures) Công ty vận dụng cấu trúc này có cấu tạo bao gồm các nhóm nhỏ thực hiện các công việc của tổ chức. Trong những tổ chức này, người nhân viên có quyền thiết kế và thực hiện công việc theo cách họ cho là phù hợp nhất và chịu trách nhiệm về việc làm của

mình. Một ưu điểm của mô hình cấu trúc này là giảm thiểu những rào cản giữa các phòng ban, tạo một môi trường sáng tạo và năng động cho người nhân viên. Trên thế giới, Google, Amazon và Boeing đã rất thành công khi áp dụng mô hình này. 2. Cấu trúc theo ma trận (Matrix structures) Trong tổ chức được thiết kế theo cấu trúc này, các nhân viên chuyên môn từ những bộ phận khác nhau làm việc trong những dự án được lãnh đạo bởi người quản lý dự án. Nhưng đồng thời, người nhân viên vẫn phải đứng dưới sự chỉ đạo của người đứng đầu phòng ban của mình. Người quản lý dự án chỉ có quyền hạn trong những công việc liên quan đến dự án đó. Việc đánh giá về năng lực công tác của nhân viên vẫn chủ yếu dựa vào người quản lí chuyên môn. Hai người lãnh đạo này phải có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm đánh giá đúng về trình độ và khae năng của người nhân viên.

(còn tiếp)

Lăng kính khoa học

Page 39: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

39

Tháng9/2012

3. Cấu trúc theo dự án (project structures) Cấu trúc này tương đối giống với cấu trúc theo ma trận, tuy nhiên ở đây người nhân viên đơn thuần chỉ làm việc trong các dự án. Khi hoàn thành xong một dự án, họ sẽ tiếp tục chuyển tới một dự án khác phù hợp với khả năng của họ. Cấu trúc này đảm bảo cho doanh nghiệp một sự linh hoạt không bị ràng buộc bởi các phòng ban. Người lãnh đạo nẵm vai trò như người trợ giúp, đưa lời khuyên. 4. Tổ chức không có biên giới ( the boundaryness organization) Người đứng đầu tập đoàn GE, Jack Welch, Hoa Kì, đã sáng tạo ra thuật ngữ này. Trong đó nhấn mạnh cấu tạo của một tổ chức không bị giới hạn bởi các bức cản theo chiều dọc, chiều ngang và từ bên ngoài. Bức cản theo chiều dọc được hiểu là sự ngăn cản được tạo nên bởi các cấp khác nhau của một tổ chức, sự ngăn cản theo chiều ngang là sự cách biệt giữa các phòng ban, giữa những người có chuyên môn hóa khác nhau, bức cản với bên

ngoài chính là những bức rào chắn giữa công ty và khách hàng. Một công ty cần dỡ bỏ tất cả những dào cản này mới có thể hoạt động hiệu quả và nhanh nhạy. Như vậy có thể thấy một xu thế lớn trong thế giới hiện đại, đó là việc cấu trúc theo hướng nhanh nhạy, có khả năng thích ứng cao với môi trường. các cấu trúc này nhằm giải quyết những thử thách lớn của người lãnh đạo trong cấu trúc doanh nghiêp, bao gồm:

Đảm bảo sự kết nối, liền mạch trong tổ chức:

Trong suốt thế kỉ XX, công việc của các nhân viên thường mang tính dự báo trước, người nhân viên

thường xuyên làm việc trong văn phòng theo một lịch trình định sẵn. Tuy nhiên, ngày nay, người lãnh đạo phải đảm bảo sự liên lạc với những nhân viên di động của họ.

Xây dựng một tổ chức mang tính học hỏi cao

Đây là những tổ chức có khả năng thích ứng, thay đổi và không ngừng học hỏi bên ngoài. Trong những tổ chức này, nhân viên được đánh giá cao trong việc ứng dụng những tri thức mới trong công việc và trong việc quyết định các hành động. Người nhân viên từ những bộ phận khác nhau có chuyên môn khác nhau phải làm việc và chia sẻ cùng nhau, ứng dụng những kiến thức mới. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa ta phủ định hoàn toàn sáu nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức. Người lãnh đạo cần biết kết hợp hài hòa các yếu tố này đề xây dựng một cấu trúc phù hợp với hoàn cảnh thực tế và mục tiêu của doanh nghiêp.

Dương Lê Huyền Trang

Lăng kính khoa học

Page 40: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

40

Tháng9/2012

Vết đen trong nền sản xuất tư bản Suy thoái kinh tế đã là một hiện tượng quen thuộc cả với giới học giả cũng như

người dân bình thường. Tuy vậy nguyên nhân của hiện tượng đó vẫn còn rất bí ẩn và là chủ đề tranh cãi suốt nhiều năm của các nhà kinh tế học. Ngay khi chúng ta tưởng rằng mình đã kiểm soát được chu kỳ kinh tế thì năm 2008 vừa qua một đợt suy thoái đã trở thành khửng hoảng kinh tế toàn cầu và đặt ra trước mắt các nhà khoa học nhiệm vụ cần phải thay đổi cách nhìn nhận về vấn đề này một cách căn bản.

Suy thoái - một hiện tượng gây tranh cãi Có thể nói muốn biết làm thế nào để trở nên thịnh vượng chúng ta phải làm rõ vì sao chúng

ta không giàu có. Mỗi khi một đợt suy thoái diễn ra lại có rất nhiều tranh luận xung quanh nguyên nhân của nó, và sự kiện đó thường đánh dấu một bước ngoặt trong lý thuyết kinh tế. Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ thế nào là suy thoái. Có rất nhiều định nghĩa về suy thoái như : “là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng” hay “là sự suy giảm của tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm”. Tuy nhiên đó chỉ là cách để chúng ta nhận ra mình đang trong tình trạng khủng hoảng hơn là định nghĩa về nó. Tôi xin đưa ra cách lý giải của riêng mình. Nền kinh tế là một môi trường để liên kết con người lại với nhau cùng sản xuất, tạo ra của cải. Và suy thoái kinh tế xảy ra khi mọi người không tìm được cách phối hợp với nhau một cách hiệu quả để thực hiện hoạt động kinh tế nữa.

Theo thuyết trọng cầu của Keynes, rắc rối xảy ra do sự biến động của cầu, khi cầu sụt giảm

lượng hàng hóa sản xuất ra trở nên dư thừa và nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản, tình trạng thất nghiệp tăng lên và lại làm suy giảm tổng cầu. Tuy nhiên cách giải thích này không thể giải thích

(còn tiếp)

Lăng kính khoa học

Page 41: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

41

Tháng9/2012

tại sao cầu lại biến động mạnh và tại sao nền kinh tế lại rơi vào suy thoái trầm trọng kéo dài. Vì vậy cái cần cho nền kinh tế trong khủng hoảng là một chính sách kích cầu mạnh mẽ. Chính phủ cần phải gia tăng chi tiêu mà không cần biết có hiệu quả hay không.

Tiếp theo phải kể đến lý thuyết của Hayek. Cơ cấu nền kinh tế phân thành những ngành tiêu dùng và những ngành đầu tư. Khi tỷ lệ những ngành đầu tư trở nên quá cao do được tài trợ bằng tiết kiệm của người dân từ đó dẫn đến hiện tượng khả năng chi trả tiêu dùng giảm còn khả năng đáp ứng cầu thì tăng. Vì vậy dẫn đến hiện tượng dư cung và suy thoái. Hayek dùng hình một hình ảnh để ẩn dụ để giải thích cho lý thuyết của mình: Người dân trên một hòn đảo đã dốc tiền để xây dụng một nhà máy có thể sản xuất ra mọi thứ. Nhưng khi nhà máy vấn chưa hoàn thành thì họ bỗng nhận ra là họ hết tư bản trước khi cỗ máy sẵn sàng tạo ra sản phẩm. Và vì vậy họ lại phải quay sang sản xuất những sản phẩm đó khi mà không có một lượng tư bản nào trong tay.

Theo các nhà trọng cầu thì câu trả lời là ở vấn đề tiền tệ. Họ cho rằng cần phải mở rộng chứ không phải thu hẹp tín dụng khi có suy thoái xẩy ra. Hãy thử hình dung rằng giá cả mọi thứ vẫn ở mức hiện tại, tuy nhiên bạn muốn đi ăn sáng nhưng lại không có tờ tiền nào nhỏ hơn 100.000! Khi sản lượng trong nền kinh tế tăng lên nhưng số lượng tiền tệ vẫn thế thì hiện tượng như trên sẽ xẩy ra. Và để đáp ứng nhu cầu trao đổi và lưu thông thì cần phải phát hành thêm tiền vào hệ thống. Tuy nhiên , lý thuyết này mới chỉ khắc phục được một điểm bất cập trong hệ thống kinh tế để rồi chính vì sự mở rộng tiền tệ quá mức lại bị coi là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng 2008.

Tất nhiên không thể bỏ qua Marx. Theo như

một thống kê ước lượng rằng: 20% số người trên thế giới nắm giữ 80% của cải và 80% số người còn lại nắm giữ 20% tài sản. Tuy nhiên sản lượng của nền kinh tế tức 100% của cải lại được quyết định bằng tiêu dùng và chi tiêu của 100% dân số. Vậy là ở đây xảy ra sự mất cân bằng. Những người có lượng cầu nhiều nhất lại có một khả năng quá thấp để đáp ứng cho lượng cầu đó. Khi đó muốn bán được hàng hóa, các nhà tư bản đã cho người dân vay tiền của mình và sẽ chi trả dựa trên thu nhập tương lai. Một nghịch lý ở đây nếu bạn đọc nào tinh ý sẽ nhận thấy: nếu như tương lai phải trả nợ thì cầu thực tế ở tương lai sẽ giảm và như vậy thu nhập trong tương lai lại không kiếm được. Vậy là để phát triển thì gánh nặng phải đặt lên vai các thế hệ sau trả nợ và tình hình đó đến một lúc nào đó sẽ không trụ vững và sụp đổ. Vào năm 1929 trước cuộc đại khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo đã ở mức rất cao: 5% lớp người giàu nhất chiếm 1/3 thu nhập quốc dân. Học thuyết này đã trả lời được nguyên nhân cơ bản của khủng hoảng kinh tế nhưng vẫn chưa đi hết vấn đề. Với tỷ lệ 80/20 về phân bổ tài sản , đáng lẽ cứ 5 năm chúng ta lại phải rơi vào khủng hoảng một lần !

Cũng thật là thiên kiến nếu không nhắc đến thuyết âm mưu. Qua khủng hoảng, không ít

thành phần trong xã hội không những không nghèo đi mà lại phát đạt hơn, dẫn đến những nghi ngờ về một bàn tay thao túng thị trường. Trong đó những nghi ngờ thường tập trung về FED (cục dự trữ liên bang Mỹ) với những lời cáo buộc rằng ngân hàng đã không làm đúng những gì mình

(còn tiếp)

Lăng kính khoa học

Page 42: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

42

Tháng9/2012

cần khi khủng hoảng xảy ra, không kịp thời bơm đủ lượng tiền tệ vào để kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên liệu chăng những người đó có thể làm được nhiều như vậy. Trong đợt phá giá đồng bảng Anh năm 1992, Soros – một nhà đầu cơ chuyên nghiệp đã thu về được cho mình 1 tỷ đola tuy nhiên con số thực sự trong giao dịch thị trường lên đến hàng trăm nghìn tỷ đola. Vậy là mặc dù những cá nhân đó thu về được những mối lợi rất lớn nhưng cũng không đáng là bao so với quy mô của thị trường, hơn nữa đồng Bảng anh sẽ vẫn mất gái cho dù Soros có đầu cơ hay không. Vì vậy bài viết sẽ không tiếp tục đề cập đến giả thiết này nữa.

Không chỉ có con người Với các trường phái kể trên, nền kinh tế thường được xem xét như một hệ đóng ở đó chỉ có

mối quan hệ đơn thuần giũa con người với nhau và vì vậy trục trặc xảy ra thường được tìm kiếm và quy kết cho hành vi của các chủ thể kinh tế. Mặc dù vậy, người viết cho rằng cần cho thêm cái nhìn tổng quan trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội chúng ta.. Vì vậy người viết xin đưa ra giải thích cho sự lên xuống của nền kinh tế xung quanh một yếu tố: Công nghệ.

Với tỷ lệ tài sản phân bố không đều, nền kinh tế

cần phải dựa vào đầu tư và hàng hóa xa xỉ để phát triển - một trạng thái bấp bênh và dễ tổn thương. Tuy nhiên chính nhờ sự đầu tư mạnh mẽ đã giúp phát triển công nghệ và rồi chính sự tăng năng suất liên tục giữ cho nền kinh tế chưa bị sụp đổ. Khi nền kinh tế phát triển nóng, luồng vốn tăng lên nhanh chóng để đổ vào những ngành công nghiệp mới có năng suất cao hơn. Tuy nhiên công nghệ mới không thể mở rộng khả năng của con người mãi, sự đầu tư ồ ạt sẽ dẫn tới điểm công nghệ mới không còn hiệu quả nữa. Khi đó làn sóng đầu tư vẫn còn “quán tính” sẽ dẫn đến bong bóng đầu cơ. Quá trình khủng

hoảng chính là quá trình giúp cho nền kinh tế phân bổ lại nguồn lực vào những ngành khác đạt hiệu quả hơn.

Vậy là trong cách giải thích cho những trồi sụt của nền kinh tế, cần phải thể hiện cả sự ổn định bên trong cũng như khả năng sản xuất, tác động vào giới tự nhiên bên ngoài. Hãy giả sử bạn mở một hiệu chụp ảnh Hồng Kông. Công việc diễn ra thuận lợi, cửa hiệu làm ăn rất có lãi, bạn quyết định dành tất cả số tiền thu được để mở thêm những quán khác. Trong thời gian đầu việc bùng nổ các của hàng chụp ảnh gây ra một làn sóng trong người tiêu dùng, lợi nhuận ồ ạt chảy vào. Sau một thời gian tiếp tục mở thêm các chi nhánh khác, thị trường bắt đầu bão hòa và xuất hiện một xu thế đảo chiều. Giờ đây việc chụp ảnh đã trở nên quá nhàm chán, ngay cả những cửa hàng trước đây làm ăn hiệu quả, giờ cũng không thể có lãi. Cầu của thị trường đã giảm xuống dưới cả mức ban đầu và công việc làm ăn của bạn rơi vòa khủng hoảng… Ví dụ trên đã miêu tả những gì xảy ra trong nền kinh tế. Khi một ý tưởng mới ra đời nó lập tức tạo ra một bước nhảy vọt trong khả năng sinh lợi, nhưng ý tưởng đó chỉ hiệu quả đối với một lớp đối tượng nhất định. Tuy nhiên thị trường lại chưa kịp nhận ra điều này, đưa đến tín hiệu sai cho các tác nhân trên thị trường (nhiều người mua chạy theo sản phẩm vì xu hướng chứ không phải nhu cầu còn người bán thì tưởng rắng nhu cầu của thị trường thực sự lớn) và làm cho cả một ngành nghề bị phá sản.

(còn tiếp)

Lăng kính khoa học

Page 43: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

43

Tháng9/2012

Giải pháp ở đây là bạn không nên đổ dồn tất cả tiền để mở rộng quy mô của công ty, mà chờ đợi một sự thay đổi cơ bản trong sản phẩm, cách thức kinh doanh rồi mới đầu tư thêm thì lúc đó hiệu quả sẽ bền vững hơn.

Suy thoái bốn phương

Các nước kém phát triển hay đang phát triển thường không phải là nguyên nhân(trừ khủng

hoảng châu Á sự đào thoát của các nhà đầu tư nước ngoài) của sự bùng phát suy thoái cũng như thường ít phải chịu những tác động của các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Đó là do ở các nước này, nền tảng khoa học công nghệ sơ khai, có cơ hội tiến nhanh nhờ có việc nhập khẩu công nghệ từ các nước tiên tiến. Chính vì vậy, trong một thời gian dài, Trung quốc với tỷ lệ tiết kiệm cao đã có 3 thập niên tăng trưởng 2 con số mà không hê rơi vào suy thoái. Trong khủng hoảng tài chính Châu Á, Trung Quốc đã tranh thủ khủng hoảng để kích thích nền kinh tế bằng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo đà phát triển cho tương lai. Vì vậy, trong khi các “hàng xóm” đang phải loay hoay tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng Đông Nam Á năm 1997, Trung Quốc vấn có tăng trưởng dương.

Cuộc suy thoái ở Châu Á lại bị ảnh hưởng nhiều do yếu tố ngoại cảnh: sự đầu tư tập trung quá đà của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Thái Lan rồi rút vốn ồ ạt dẫn đến sự mất giá của đồng tiền này và lan sang các nước Châu Á khác (do các nhà đầu tư coi thị trường Châu Á là một). Khác với Trung Quốc, Thái Lan phải dựa vào vốn đầu tư nước ngoài do luồng vốn trong nước không đủ lớn, chính vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài vì ngại đổ vốn vào các ngành công nghệ chậm quay vòng vốn đã dần đưa những cuộc đầu tư thành những vụ đầu cơ. Khủng hoảng là điều tất yếu diễn ra sau đó.

Cuộc khủng hoảng 2008 thể hiện rất rõ sự chênh lệch trong phân bố tài sản đã gây ra suy

thoái sâu rộng trong một thế giới toàn cầu hóa như thế nào. Nước Mỹ như một tầng lớp thượng (còn tiếp)

Lăng kính khoa học

Page 44: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

44

Tháng9/2012

lưu đã tiêu dùng rất nhiều của cải của thế giới và là thị trường xuất khẩu của rất nhiều quốc gia đặc biệt là Trung Quốc. Trung Quốc đông đân là một nguồn lao động dồi dào nhưng không tiêu dùng nhiều mà có tỷ lệ tiết kiệm rất cao. Chính vì vậy sức khỏe của nền kinh tế phụ thuộc vào khả năng tiêu dùng của người Mỹ. Biết điều đó Trung Quốc đã cho Mỹ vay rất nhiều tiến và với lượng tín dụng dồi dào Mỹ đã đầu tư không mấy khôn ngoan (đổ tiền vào chiên tranh Irac). Và đó là một nguyên nhân quan trọng của khủng hoảng.

Suy thoái có tốt không Như chúng ta đã biết, nguyên nhân của suy thoái là do của cải làm ra không trực tiếp phục

vụ nhu cầu của mọi người mà chảy vào vòng xoáy đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên nếu không có sự mở rộng đầu tư đó thì sẽ không thể tạo điều kiện cho phát triển công nghệ và sẽ dẫn đến vô số hệ lụy khác nguy hiểm hơn: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, năng suất giảm dần do lao động tăng nhưng tài nguyên thiên nhiên thì không. Trong những năng 90 của thế kỷ trước, khi bong bóng công nghệ thông tin ở những công ty như dot-com, đã tạo ra lượng vốn đủ lớn giúp cho ngành công nghệ thông tin cất cánh. Đó là một thời điểm tăng trưởng mạnh đi kèm với cả lạm phát và thất nghiệp đều giảm. Có thể nói tăng trưởng kinh tế phải dựa trên nền tảng khoa học kỹ thuật nhưng phát triển khoa học kỹ thuật phải nhờ vào sự phát triển trong kinh tế. Vì vậy mở rộng nguồn vốn giúp tài trợ cho công nghệ nhưng cũng đồng thời tạo ra nguy cơ khủng hoảng cho nền kinh tế. Có thể nói khủng hoảng là cái giá phải trả trong ngắn hạn cho phát triển trong dài hạn.

Liệu suy thoái có luôn luôn tồn tại Hầu hết mọi nhà kinh tế đều đồng ý rằng suy thoái chu kỳ là luôn luôn tồn tại và không thể

tránh khỏi. Tuy nhiên những nhận định và tính toán đó thường dựa trên một thế giới quan rằng nền kinh tế thường không có sự thay đổi sâu sắc bất chấp thực tế rằng khoa học kỹ thuật đang càng ngày càng phát triển nhanh chóng làm bộ mặt nền kinh tế thế giới thay đổi từng ngày. Hãy thử tưởng tượng hôm nay kỹ thuật teleport được phát hiện, tuần sau một loại nhiên liệu thay thế vô hạn được tìm ra…! Khi tốc độ tiến bộ của công nghệ trở nên chóng mặt, những cơ hội phát triển sẽ được mở rộng nhanh chóng đáp ứng sự tăng lên của vốn và nhu cầu đầu tư, năng suất lao động liên tục tăng giúp cho khả năng chi tiêu của mọi người ngày càng lớn hơn. Nhưng liệu rằng điều đó có bao giờ xảy ra? Theo tính toán cứ 5 năm lượng tri thức trên toàn thế giới lại tăng gấp đôi. Khoa học công nghệ đang tăng nhanh theo cấp số nhân và ngày càng nhanh chóng được đưa vào thực tiễn kinh doanh. Hầu hết những người đọc bài báo này sẽ sống được thêm trung bình 60 năm nữa, vậy khi đó nền khoa học kỹ thuật của chúng ta sẽ tăng gấp 4096 lần hiện nay và tất nhiên tốc độ tăng trưởng về khoa học cũng tăng lên theo một ỷ lệ như vậy. Có thể rằng khi giả định trên xảy ra chúng ta sẽ là những nhân chứng đầu tiên cho thời kỳ thịnh vượng đó. Hãy cùng chờ xem.

Đặng Tuấn Dũng

Lăng kính khoa học

Page 45: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

45

Tháng9/2012

Chủ nghĩa tư bản - một hệ thống tuyệt vời?

“Chủ nghĩa tư bản là hệ thống tuyệt vời nhất từng được kiến tạo. Chủ nghĩa tư bản mang đến cho mọi người sự tự do lựa chọn làm ở đâu và làm những gì họ thích, cơ hội tự do buôn bán những gì họ muốn. Nếu bạn đang tìm kiếm công bằng xã hội hay phẩm giá con người thì hệ thống thị trường tự do là sự lựa chọn đúng đắn.” Điều này có lẽ đúng nếu bạn chỉ nhìn vào bề ngoài hào nhoáng của chủ nghĩa tư bản. Các quốc gia tư bản trên thế giới, điển hình như Mỹ đều là những quốc gia giàu có bậc nhất với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới.

Và sự thật … Tất cả sự giàu có đó chỉ là lớp vỏ bọc bên ngoài che giấu bản chất thực sự của chủ nghĩa tư bản: chạy theo lợi nhuận, tìm

mọi cách để đạt được lợi nhuận cao nhất bằng việc bóc lột công nhân làm thuê. Trong sản xuất kinh doanh, các nhà tư bản cố tìm mọi cách nâng cao tính cạnh tranh của các loại hàng hóa, dịch vụ của mình trên thị trường bằng cách tăng năng suất lao động, cải tiến kĩ thuật, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, cũng chỉ vì họ muốn thu được nhiều lợi nhuận hơn mà thôi. Dù trong bất kỳ trường hợp nào, mục tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu số một, mục tiêu tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. “Chủ nghĩa tư bản đã mang đến một mức sống cao nhất thế giới. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, con người có thể tự do kinh doanh, tự do thành công, tự do thất bại trong một hệ thống thị trường tự do.” Nhưng liệu việc kinh doanh có dễ dàng thành công? Gốc gác lý luận của chủ nghĩa tư bản là một cách thức khéo léo xã hội sử dụng để bỏ phiếu xem những hàng hóa nào mà người ta muốn chúng được sản xuất. “Xã hội bỏ phiếu” ở đây có nghĩa là họ thích hàng hóa của người này hơn hàng hóa của người kia do vậy người có hàng hóa được ưa chuộng hơn sẽ bán được nhiều hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Những người chiếm được ưu thế, có tư liệu sản xuất, có công nghệ, kĩ thuật để sản xuất ra các loại hàng hóa, dịch vụ được xã hội ưa chuộng sẽ không ngừng tìn cách để thu được nhiều lợi nhuận hơn. Còn những người không nắm giữ những ưu thế nếu kinh doanh họ dễ dàng thất bại, họ trở

(còn tiếp)

Lăng kính khoa học

Page 46: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

46

Tháng9/2012

thành những người bán sức lao động của mình và bị nhà tư bản bóc lột. Trong xã hội ấy, người giàu sẽ càng thêm giàu và người nghèo sẽ ngày một nghèo hơn. Nhìn vào lịch sử

Ở Mỹ, trong thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản, những người giàu với mức sống cao ngất ngưởng phải đóng thuế cho nhà nước lên đến 90%. Với số tiền thuế khổng lồ như vậy nhà nước dùng để xây dựng những công trình giao thông công cộng, các công trình phúc lợi xã hội như trường học, bệnh viện… Những gia đình trung lưu chỉ cần thu nhập của một người đi làm là đã đủ sống, trẻ em được chăm sóc sức khỏe, những sinh viên có thể vào đại học mà không cần phải vay tiền ngân hàng, những người đi làm đều có khoản tiết kiệm gửi trong ngân hàng để dự phòng lúc về hưu, cuộc sống rất thoải mái và ít nợ nần. Nếu đó là chủ nghĩa tư bản thì chắc chắn tất cả mọi người đều yêu nó!

Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, các

cường quốc công nghiệp trên thế giới thời bấy giờ lao vào cuộc chiến, nền công nghiệp của Đức và Nhật bản bị tàn phá nặng nề. Nước Mỹ đứng giữa bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến. Việc đó đem về cho Mỹ một khoản lợi nhuận khổng lồ. Không còn đối thủ cạnh tranh, Mỹ dễ dàng vươn lên đứng đầu thế giới. Các nhà tư bản giàu lên nhanh chóng, nắm giữ một phần lớn của cải trong xã hội và họ cũng dần dần giữ một tiếng nói lớn trong hệ thống chính trị. Nhà băng, tập đoàn tái tạo nước Mỹ theo ý muốn của họ. Các tập đoàn kinh tế lớn và phố Wall gần như nắm mọi quyền điều khiển. Họ cử người nắm giữ những chức vụ lớn trong bộ tài chính, từ đó đem lại rất nhiều những chính sách mà người giàu mong muốn.

Ronald Wilson Reagan Tổng thống thứ 40 của Hoa Kì

Mọi chuyện thực sự bắt đầu khi tổng thống mỹ Reagan lên nắm quyền. Việc mà tổng thống làm không phải để phục vụ lợi ích cho tất cả mọi người mà phục vụ lợi ích cho 1% dân số giàu có nhưng lại nắm giữ quyền lực tài chính, chính trị rất lớn. Tổng thống đã cho tháo rời và bán rẻ cơ sở hạ tầng của nhà nước, không phải để tiết kiệm chi phí hay tăng năng lực cạnh tranh như cái vỏ bề ngoài mà mục đích chính là triệt tiêu các tổ chức công đoàn - các tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động. Hàng triệu người bị mất việc, còn những lao động may mắn giữ được việc làm thì phải làm việc gấp đôi trong khi tiền lương trả cho họ vẫn không thay đổi. Thuế dành cho những người giàu nhất giảm xuống còn một nửa. Những người lao động thay vì được trả một mức lương hợp lý thì họ lại được khuyến khích sống bằng những khoản vay nợ. Khi tiền nợ nhà lên đến 100% GDP thì dẫn đến phá sản, các chi phí bảo hiểm sức khỏe tăng, đây lại là tin mừng cho thị trường chứng khoán và các CEO của nước Mỹ.

(còn tiếp)

Lăng kính khoa học

Page 47: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

47

Tháng9/2012

Mọi chuyện có vẻ ngày càng tồi tệ hơn. Tầng lớp trung lưu dường như bị xóa bỏ. Chỉ còn những người nghèo nhất và những kẻ giàu nhất trong xã hội!

Mất việc làm và nạn thất nghiệp gia tăng

Những người lao động trong xã hội

ngày nay đang bị bóc lột nhưng bằng cách rất tinh vi và hoàn toàn hợp pháp. Có rất nhiều người lao động bỏ rất nhiều công sức, tâm huyết làm việc và cống hiến cho các công ty trên khắp nước Mỹ. Họ phụ thuộc vào các công ty đó. Còn các công ty lại phụ thuộc lớn vào vốn vay từ ngân hàng và khi ngân hàng thôi không cung cấp tài chính nữa thì các công ty không thể vận hành một cách bình thường, nó buộc phải đóng cửa. Còn số phận của người lao động thì sao? Không ai quan tâm! Người lao động bị mất việc, bị sa thải không một lời báo trước và không được nhận số tiền lương đáng ra thuộc về họ. Những người lao động bị mất việc ấy không biết phải làm gì tiếp theo. Họ chỉ còn cách gia nhập vào đội quân thất nghiệp ngày càng đông đảo và tìm kiếm việc làm trong vô vọng.

Đây là xã hội tư bản mà con người có

thể tự do quyết định làm ở đâu và làm những gì mình thích sao?

Khao khát lợi nhuận Khát khao lợi nhuận nguyên tắc duy nhất của chủ nghĩa tư bản. Và có lẽ các nhà tư bản đã áp dụng nguyên tắc này để xử lý những đứa trẻ ngỗ ngược ở Pensyliana. Họ xây dựng một tổ chức chăm sóc trẻ em vì lợi nhuận PA children care. Để lấp đầy những phòng của trung tâm, người đứng đầu tổ chức này đã hối lộ cho thẩm phán để gia tăng tỉ lệ trẻ em bị định tội, bị buộc phải vào trung tâm cải tạo. Thẩm phán không chỉ có quyền định tội mà còn có quyền quyết định khi nào một đứa trẻ cải tạo thành công. Đổi lại những đau khổ mà những đứa trẻ đó phải gánh chịu, thẩm phán và doanh nghiệp thu được hàng trăm triệu đô từ tiền thuế và ngân sách. Đó chính là cách chủ doanh nghiệp trong trường hợp này gia tăng lợi nhuận cho công ty của mình. Bảo hiểm tử vong dân đen Một nhân viên sẽ đem về nhiều lợi nhuận cho công ty hơn khi họ chết. Nghe thật lạ lùng phải không? Thực tế là các công ty, trong đó có rất nhiều các tập đoàn lớn của Mỹ mua những suất bảo hiểm cho những người lao động của họ nhằm mục đích khi một nhân viên nào đó qua đời họ nhận được tiền bảo hiểm từ cái chết đó. Đối tượng mà gói bảo hiểm này hướng tới là những người lao động ít quan trọng làm những công việc đơn giản. Có những người chỉ làm việc ở một công ty trong một thời gian rất ngắn nhưng khi họ mất thì cái chết của họ lại đem về một khoản tiền lớn cho công ty. Bảo hiểm lạ lùng này được gọi là “bảo hiểm tử vong dân đen” và lạ hơn là nó hoàn toàn hợp pháp. Thật không thể tưởng tượng được ở đâu đó trong những bản báo cáo doanh thu lại có

(còn tiếp)

Lăng kính khoa học

Page 48: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

48

Tháng9/2012

dòng chữ người chết -….$. Đây là cách ứng xử của những chủ doanh nghiệp đối với nhân viên của mình - cách ứng xử rất “tư bản chủ nghĩa”. Nỗi ám ảnh nhà bị tịch biên

Tỷ lệ nhà bị tịch biên ở Mỹ ngày càng gia tăng. Càng ngày càng có nhiều chủ nhà bị tống ra đường, trở thành những người vô gia cư. Tại sao vậy? Những ngân hàng ở Mỹ cung cấp những khoản cho vay tín dụng cho những người muốn mua nhà, đồng thời với những người chủ sở hữu nhà các ngân hàng vẽ ra những công thức tài chính phức tạp để đánh lừa họ. Những người dân dễ rơi vào cái bẫy tài chính lớn và khi không còn điều kiện để trả nợ thì ngôi nhà của họ đứng trước nguy cơ bị tịch biên. Những chủ nhà bị trục xuất ra khỏi căn nhà của họ, có những trường hợp không được báo trước, đồ đạc bị vứt ra ngoài, cửa nhà bị bịt lại. Những người chủ này có thể trở thành những người vô gia cư hay muốn tìm được chỗ ở mới họ phải qua các công ty môi giới nhà đất và phải trả những khoản tiền cho việc môi giới. Đây lại là cơ hội để các công ty môi giới hốt bạc từ những người lao động bị tước mất nhà cửa. “Bọn họ không có lòng trắc ẩn, cũng không đa cảm. Bọn họ chỉ biết tính toán trên những con số thanh toán tất cả bằng tiền mặt và lúc nào cũng tìm cách ép giá cắt cổ bất kỳ chủ nhà nào, bất kể tình cảnh của chủ nhà ra sao.”

Những người nào tham gia vào quá

trình bóc lột trong chủ nghĩa tư bản? Các nhà tư bản - tất nhiên! Nhưng họ còn thu hút được một lượng trí thức khổng lồ tham gia vào quá trình đó. Rất nhiều sinh viên để có thể học đại học phải vay một khoản tiền rất lớn. Các sinh viên này khi ra trường mang theo một món nợ lớn và muốn trả được nợ ngân hàng họ buộc phải

làm việc cho các công ty tư bản. Tri thức họ học được trên đại học không để phục vụ lợi ích cộng đồng mà phục vụ cho các ông chủ tập đoàn lớn trong cuộc đua cạnh tranh để kiếm lợi nhuận. Tri thức của họ được sử dụng để bóc lột người khác.

Cuộc nổi loạn của những kẻ không có gì cả!

“Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống của sự lấy đi và cho lại”. Lấy đi của những người lao động và tất cả của cải thuộc về những ông chủ tư bản giàu có. Không còn tầng lớp trung lưu nữa, chỉ còn những người không có gì cả với kẻ có tất cả mọi thứ. Khi phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, bất công xã hội ngày càng tăng tất yếu nảy sinh những yêu cầu phải phân phối của cải một cách công bằng hơn. Rồi sẽ có một kiểu nổi loạn nào đấy giữa những người không có gì cả và những kẻ có tất cả mọi thứ. Câu hỏi đặt ra là khi nào cuộc nổi loạn đó diễn ra?

Người biểu tình “Chiếm phố Wall” tại New York Những người lao đông giờ đây có lẽ

đã nhận ra tình cảnh của họ. Cuộc đấu tranh đòi công bằng có lẽ đã bắt đầu. Điển hình có lẽ phải kể đến các cuộc biểu tình “chiếm lấy phố Wall” lan rộng ở Mỹ và kéo dài hơn hai tháng với khẩu hiệu “chống lại giới doanh nghiệp tham lam”.

(còn tiếp)

Lăng kính khoa học

Page 49: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

49

Tháng9/2012

Một tiểu bang ở Mỹ Cuộc biểu tình nhằm yêu cầu tổng

thống Mỹ Barack Obama thành lập ủy ban chấm dứt sự chi phối của phố Wall đến các vấn đề chính trị, tăng thuế đối với người giàu nhằm đảm bảo những triệu phú đóng góp một lượng thuế tối thiểu bằng với tầng lớp trung lưu. Người biểu tình đánh trống và giơ cao biểu ngữ phản đối gói cứu trợ của chính phủ dành cho ngân hàng các tập đoàn tư bản và sự ảnh hưởng của các tập đoàn tư bản đối với chính trị. Người dân Mỹ có lẽ hiểu rõ cái gì đã phá hoại nền kinh tế của họ, đẩy đến một xã hội với thất nghiệp tràn lan, bất công xã hội ngày càng gia tăng.

“Đây chắc chắn không phải là cuộc biểu tình chống lại cảnh sát hay chính quyền mà là cuộc biểu tình “ của 99% chống lại quyền lực bất cân bằng của 1%”.

Một chút suy ngẫm Chắc chắn trong số chúng ta có rất nhiều người thần tượng chủ nghĩa tư bản vì những thành tựu mà các quốc gia tư bản đạt được trên mọi mặt kinh tế, giáo dục và

Cận cạnh khu ổ chuột ở Mỹ

khoa học kĩ thuật. Những gì mà chúng ta biết về chủ nghĩa tư bản có thể chỉ là qua những bộ phim nổi tiếng của Hollywood, những chương trình Game show hàng đầu, hay những điều mà giới truyền thông phương Tây hay nhắc tới… nhưng tất cả chỉ là bể nổi, không phải bản chất của tảng băng chìm. Nhắc đến Mỹ bạn có thể nghĩ đến những tòa nhà cao chọc trời, những trung tâm thương mại lớn và sang trọng. Nhưng đối lập với những hình ảnh đó luôn là những khu ổ chuột, những người vô gia cư sống vất vưởng trên đương phố. Không phủ nhận những thành tựu to lớn mà chủ nghĩa tư bản đạt được, nhưng một xã hội không thể tồn tại dựa trên sự bóc lột của người này với người khác. Xã hội có bền vững và phát triển không khi mà tại đó, những giá trị nhân văn, tình cảm giữa con người với con người bị đánh giá thấp hơn lợi nhuận kinh tế?

(Tham khảo: Capitailism A Love Story)

Vũ Ngọc Anh

Lăng kính khoa học

Page 50: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

50

Tháng9/2012

Phỏng vấn cô Trần Thị Lan Hương Giảng viên viện ngân hàng tài chính

Kinh nghiệm làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

Đề tài “Nghiên cứu thực nghiệm về hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam” do nhóm sinh viên Vũ Văn Trường, Nguyễn Thế Hưng, Trần Thị Lan Hương (lớp Tài chính tiên tiến K49) thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Đức Hiển đã đạt giải Nhì trong giải thưởng Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Bộ năm 2011. Bản tin Sinh viên nghiên cứu khoa học lần này sẽ gửi tới các bạn những lời chia sẻ về quá trình nghiên cứu khoa học từ cô Trần Thị Lan Hương – hiện đang là giảng viên khoa Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân.

Thưa cô, chúng em được biết cô và thầy Nguyễn Thế Hưng có tham gia làm đề tài “Nghiên cứu thực nghiệm về hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Cô có thể chia sẻ với chúng em tại sao lại chọn đề tài đó? Cô đính chính một chút, đó là đề tài này do ba người làm chứ không phải chỉ có hai người là cô và thầy Hưng. Một người nữa, cũng chính là leader của nhóm, là anh Vũ Văn Trường. Và Người hướng dẫn cho nhóm là Th.S, NCS.Nguyễn Đức Hiển – trưởng phòng tổ chức cán bộ. Đề tài hành vi bầy đàn là một trong những gợi ý của thầy và cũng là một phần trong chuỗi nghiên cứu về hành vi nhà đầu tư mà thầy đang nghiên cứu. Tình cờ, khi Trường là sinh viên nhóm thực tập tốt nghiệp của thầy, thầy có đưa ra gợi ý nghiên cứu và Trường đã nhận nghiên cứu đề tài. Ban đầu, Trường là người trực tiếp tiếp xúc và làm việc với thầy. Nhưng sau đó, Trường đã mời cô và thầy Hưng tham gia

cùng nhóm vì thực sự nếu làm một mình thì hơi quá sức; vừa phải làm đề tài bằng tiếng Anh, và ứng dụng Kinh tế Lượng cũng không phải là thế mạnh của Trường. Cô và thầy Hưng đều nhận thấy đây là đề tài rất hay nên nhận lời tham gia. Khi mới tham gia nhóm thì cô cũng nhận được đề nghị làm nhóm trưởng nhưng cô nghĩ nhóm trưởng phải là linh hồn của team, phải là người tâm huyết nhất với ý tưởng của họ, do vậy cả nhóm đều thống nhất là Trường sẽ làm trưởng nhóm. Và có thể nói, một trong những thành công của nhóm là tinh thần đồng đội, và vì nhóm có người nhóm trưởng hiểu và tâm huyết với vấn đề, truyền tinh thần cho cả nhóm. Thưa cô, nhóm làm đề tài này trong thời gian bao lâu? Thời điểm Trường bắt đầu nhận ý tưởng về thì cũng khá lâu, nhưng Trường “giữ” ý tưởng trong một tháng rưỡi mà chưa tìm

(còn tiếp)

Đường đến thành công

Page 51: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

51

Tháng9/2012

được cách giải quyết, vì tìm tài liệu đọc, nhưng cũng không hiệu quả vì bạn ấy không mạnh về mảng kinh tế lượng. Khi cô với thầy Hưng vào nhóm thì cả ba làm trong khoảng một tháng, làm việc với tần suất cao, có thể nói là khá “căng”. Cô có thể chia sẻ với chúng em một số nội dung chính của đề tài? Chắc khi mọi người đọc tên đề tài thì cũng phần nào đoán được, đây không phải là một nghiên cứu về lý thuyết hay định tính, mà nó là một nghiên cứu định lượng – nghiên cứu thực nghiệm. Khi nói về thị trường chứng khoán Việt nam, người ta thường nói rằng: nhà đầu tư thường hành động theo tâm lý bầy đàn, thị trường như thế nào thì mọi người đầu tư như thế. Nhưng chưa có nghiên cứu định lượng nào chứng minh rằng có thật là thế hay không? Bài nghiên cứu này là một nền tảng, một bài tham khảo cho các nghiên cứu sau. Khi có một vấn đề nào đó về hành vi bầy đàn, thì có thể nói rằng chúng tôi đã chứng minh được bằng thực nghiệm là có tồn tại hành vi bầy đàn. Và ai cũng nghĩ là có hành vi bầy đàn rồi thì việc gì phải đi chứng minh? Về mặt thực tế thì có vẻ là khá rõ ràng nhưng chứng minh về mặt thực nghiệm là chưa có nên khó có thể thuyết phục được. Vì thế, đối với những người nghiên cứu, thì điều này lại rất có ý nghĩa. Ở Việt Nam cũng chưa có những bài nghiên cứu nào chỉ ra hành vi bầy đàn là có và nó tồn tại ở mức độ nào, mạnh hay yếu? Khi thị trường đi lên hay đi xuống thì hành vi bầy đàn nhiều hơn? Mục đích của mình là chứng minh thị trường chứng khoán Việt Nam có hành vi bầy đàn hay không, trên từng sàn giao dịch, khi thị trường đi lên thì hành vi đó mạnh hay yếu? Đối với cổ phiếu lớn thì hành vi bầy đàn của nhà đầu tư là nhiều hay ít, đối với cổ phiếu tầm trung hoặc nhỏ thì hành vi

bầy đàn như thế nào? Mục đích là để nhà đầu tư có sự cảnh giác, không nên dựa theo tâm lý đám đông. Đối với đề tài này thì những phương pháp nghiên cứu nào đã được sử dụng ạ? Ở việt nam thì có ít bài nghiên cứu về hành vi bầy đàn, nhưng ở nước ngoài thì các nhà nghiên cứu đã làm từ khá lâu rồi. Và họ cũng chỉ ra một số phương pháp tiếp cận với hành vi bầy đàn. Có hai phương pháp tiếp cận phổ biến nhất. Thứ nhất là xem xét một nhóm nhà đầu tư (chọn mẫu, có thể gồm từ 200 nhà đầu tư trở lên), sau đó quan sát hành vi giao dịch của họ. Khi một thông tin mới được đưa ra, liệu những người cùng nắm một loại cổ phiếu có cùng phản ứng như nhau hay không, có cùng đặt lệnh mua vào-bán ra cổ phiếu hay không? Qua đó có thể rút ra được hành vi bầy đàn có tồn tại hay không. Tuy nhiên trong thời điểm nhóm làm nghiên cứu, thời gian khá hạn hẹp, chỉ có khoảng một tháng rưỡi; nên rất khó để có thể theo cách đó. Công ty chứng khoán có thể cung cấp thông tin cho mình, nhưng nhóm tự nhận thấy là khó có thể xử lý hết từng ấy dữ liệu trong vòng một tháng rưỡi, mỗi ngày lại có những thay đổi từ phía các nhà đầu tư. Nên nhóm quyết định chọn hướng thứ hai, đơn giản hơn một chút. Đó là tiếp cận hành vi bầy đàn theo hướng khác. Theo đó, hành vi bầy đàn được hiều là hành động của nhà đầu tư, đưa ra quyết định đầu tư dựa theo sự biến động tăng giảm của thị trường. Khi trình bày đề tà ,cô đã nhận được những lời đánh giá từ phía các thầy cô như thế nào ạ? Về nội dung đề tài, thầy Đặng Ngọc Đức - một thành viên ban giám khảo có nhận xét: Nhóm nên mở rộng so sánh hành vi bầy

(còn tiếp)

Đường đến thành công

Page 52: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

52

Tháng9/2012

đàn của thị trường Việt Nam so với thị trường khác (như thị trường Mỹ), vì sau khi so sánh sẽ nhìn rõ hơn, thấy rõ được hiệu ứng; và cũng nên nghiên cứu theo nhiều hướng, nhóm mới chỉ nghiên cứu về định lượng thôi, còn nhiều yếu tố định tính nữa… Lúc nhóm làm việc thì mọi người phân công công việc với nhau như thế nào? Có xảy ra mâu thuẫn gì không ạ? Như cô đã trao đổi từ đầu, một trong những điều dẫn tới thành công của nhóm là tinh thần đồng đội. Trong quá trình làm đề tài, công việc được phân chia rất rõ ràng và mọi người đều hỗ trợ nhau. Có thể nói đây là nhóm mà cô cảm thấy ưng ý nhất. Mỗi người đều nhìn thấy thế mạnh riêng của mình và làm việc theo thế mạnh mà mình sẵn có. Trường rất giỏi trong việc tìm dữ liệu, bất kỳ dữ liệu gì nhóm cần, Trường đều có khả năng tìm được, kể cả các bài báo mang tầm quốc tế, hay những bài báo cần phải trả phí, Trường đều có thể tìm trong thời gian 1 đêm. Có rất nhiều nguồn dữ liệu, cần chọn nguồn dữ liệu chuẩn, lọc và phân tích dữ liệu, đó là phần của cô. Còn Hưng rất giỏi trong việc đọc và viết tiếng Anh; tư duy phân tích và tổng hợp rất tốt. Thưa cô, trong quá trình làm đề tài, cả nhóm có gặp khó khăn gì không ạ? Khó khăn trong quá trình làm việc thì có rất nhiều, cô tin là nhóm nào cũng vậy. Lúc mới vào cô cảm thấy có phần hơi nản và ngột ngạt. Khi mới đọc đề tài, hướng nghiên cứu thì cô thấy mình có thể làm được, và đề tài này trong tầm tay của mình. Tuy nhiên, lúc đó nhóm lại gặp vấn đề là dữ liệu hơi khó tìm, phải lọc và xử lý từng cổ phiếu một để xem có bị lỗi hay không. Và phải xử lý từng con số thì quả thực rất vất vả.

Và một khó khăn nữa, đó là quá trình làm việc ban đầu. Khi mới vào nhóm, hai bạn có nói rằng thầy giáo sẽ cung cấp tài liệu. Nhưng trong buổi đầu tiên cô gặp thầy, thầy có nhấn mạnh là nhóm phải tự tìm kiếm dữ liệu, vì đây là nghiên cứu của nhóm. Có lẽ thầy cũng muốn “kích” cả nhóm để tất cả phải tự bật lên, vì một đề tài nhận về, mà đến hơn một tháng rưỡi không có động tĩnh gì thì chắc chắn không chỉ thầy mà ai cũng sẽ phải sốt ruột; sau đó thầy nói rằng: “Nếu không làm được thì nên từ bỏ”. Khi nghe thấy điều đó trong buổi đầu tiên vào nhóm, thực sự cô cũng hơi “shock”. Nhưng đó là một trong những động lực khiến cô quyết tâm thực hiện đề tài này. Về sau, cô mới thấy rằng, thực sự câu nói đó của thầy là một trong những động lực rất lớn cho cả nhóm, và có lẽ đó cũng là mục đích của thầy, để cả nhóm phải tự bật lên và quyết tâm chiến đấu. Sau đó, thì cả nhóm đều thấy thầy thực sự tuyệt vời, khi nhiệt tình hỗ trợ nhóm rất nhiều về mặt tinh thần. Thưa cô, cô có đôi lời chia sẻ về hoạt động nghiên cứu khoa học, những điều cô đã đúc rút được trong quá trình nghiên cứu? Có rất nhiều điều mà bản thân cô rút ra được. Đầu tiên là phải tìm được lĩnh vực mình muốn nghiên cứu. Cô rất thích lĩnh vực tài chính hành vi, vì nó khá là mới ở Việt Nam, nó có cả tâm lý bầy đàn, sự tự tin thái quá của các nhà đầu tư… Kế đến, phải xác định được lĩnh vực mình yêu thích, rồi phối hợp với giảng viên hướng dẫn để chọn một chủ đề phù hợp. Nhớ là mình phải có khả năng làm được, phải nhìn thấy tiềm năng ở chủ đề ấy. Có khi một đề tài mà người làm thì cho rằng nó hay, nhưng người khác lại thấy nó không cần thiết.

(còn tiếp)

Đường đến thành công

Page 53: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

53

Tháng9/2012

Mọi người cũng cần tìm một giảng viên hướng dẫn tâm huyết, có thời gian theo cùng mình trong suốt quá trình mình làm, khi đó tinh thần của cả nhóm cũng lên được. Trong quá trình cô làm, nhóm của cô được thầy giúp đỡ và động viên rất nhiều. Còn vấn đề chọn teammate cho mình. Đôi khi người ta có tâm lý ỷ lại, mọi người muốn hưởng thụ kết quả nhưng lại không muốn làm. Khi có một người làm được thì cả nhóm hùa vào, lấy kết quả đấy; không có sự động não, chia sẻ công việc. Cho nên mọi người phải phân chia việc làm ngay từ đầu, và mọi người phải tin tưởng lẫn nhau, đừng ép các bạn phải làm thế này, phải làm thế kia. Tinh thần đồng đội gần như là yếu tố tạo nên chiến thắng của nhóm mà theo cô, đó là yếu tố quan trọng nhất. Trong ngày lên thuyết trình trên Bộ GD&ĐT, nhóm phải thuyết trình với cùng với 8 đội khác từ các trường trên cả nước. Cô được cả nhóm và thầy tín nhiệm cử làm đại diện thuyết trình. Thực sự khi ấy cô hơi run vì chưa bao giờ thuyết trình bằng tiếng Việt ở cấp quốc gia thế này cả. Rõ ràng tinh thần màu cờ sắc áo đang rất lớn, và cũng là áp lực nữa. Nhưng khi cô lên thuyết trình và có hai người đồng đội đứng bên cạnh, cô thực sự có cảm giác họ là những động viên rất lớn về tinh thần cho mình. Sau khi các nhóm nghe kết quả và các thầy cô trong hội đồng đọc báo cáo, cô trưởng hội đồng có nhấn mạnh: Trong chín bài thuyết trình ngày hôm nay thì cả hội đồng đều cảm thấy bị ấn tượng bởi một bài thuyết trình của em sinh viên đến từ đại học Kinh tế quốc dân, một bài thuyết trình không những khúc chiết mà còn rất xúc động. Và khi nghe xong thì cả nhóm đều cảm thấy rất vui và hãnh diện.

Mọi người nói rằng làm nghiên cứu khoa học thì đạt được rất nhiều ích lợi, cô cảm thấy bản thân đã nhận được lợi ích gì ạ? Theo cô thì đúng là có khá nhiều lợi ích mà cô nhận được khi làm nghiên cứu. Thứ nhất, mình có thể hiểu sâu sắc hơn về một vấn đề, một lĩnh vực mà mình yêu thích. Thứ hai, là mình cũng được nhiều thầy cô và bạn bè biết đến. Trong những buổi lễ trao tặng giải thưởng, cô cảm thấy thực sự rất vui và việc mình làm rất có ý nghĩa. Những giải thưởng mà nhóm nhận được là sự cổ vũ lớn về mặt tinh thần, khiến cả nhóm không cảm thấy hối tiếc về những điều đã bỏ ra. Nhóm được mọi người khen ngợi, trong đó có thầy Trung, thầy Hiển. Đây thực sự là điều hết sức quý báu. Trong quá trình làm việc thì các thầy cũng tìm kiếm và thấy được đây là những sinh viên tiềm năng. Nhóm cũng được các thầy giới thiệu với đại diện tạp chí Ngân hàng Việt Nam trong buổi lễ ra mắt Viện Ngân hàng Tài chính, điều đó có nghĩa là mình sẽ có cơ hội đưa những bài báo, bài nghiên cứu của mình lên những tạp chí uy tín. Ngoài ra thì còn có nhiều giải thưởng, học bổng của các tổ chức trao tặng cho sinh viên đạt giải nghiên cứu khoa học. Chúng em xin chân thành cảm ơn những chia sẻ của cô, thực sự những kinh nghiệm của cô rất bổ ích đối với sinh viên trong quá trình nghiên cứu khoa học cũng như trong cuộc sống.

Vương Mỹ Anh

Đường đến thành công

Page 54: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

54

Tháng9/2012

Nghiên cứu khoa học sinh viên Phương pháp nghiên cứu và đôi điều chia sẻ

Chủ nhật, ngày 25/3/2012, phóng viên của Yesnews đã có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với anh Nguyễn Đức Hùng, cựu sinh viên lớp Kinh tế học 49, khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Anh cùng với các thành viên trong nhóm nghiên cứu của mình đã thực hiện một số công trình nghiên cứu. Một trong số đó, công trình “Nhận diện và lý giải Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã giành Giải nhất trong cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp trường năm 2011 và đạt giải 3, Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” năm 2011. Trong buổi gặp mặt thú vị này, anh đã chia sẻ nhiều về công trình nghiên cứu của nhóm và đưa ra một số gợi ý cho các bạn trẻ đam mê nghiên cứu khoa học kinh tế khi thực hiện công trình nghiên cứu khoa học của mình.

Chia sẻ về công trình nghiên cứu, anh cho rằng, mảng nghiên cứu “hành vi bầy đàn” của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thuộc nhánh kinh tế học hành vi. “Tâm lý bầy đàn” là một hiện tượng tâm lý học chi phối quyết định của con người trong nhiều mặt đời sống. Ngay cả trên thị trường tài chính, nơi mà những suy tính, cân nhắc, dự báo cẩn trọng sẽ quyết định lợi nhuận hay thua lỗ thì hành vi của một nhà đầu tư vẫn hiện hữu. Họ đầu tư nhưng không màng tới sự phân tích, đánh giá của mình mà chỉ sao chép, chạy theo gót hành vi của các nhà đầu tư khác trên thị trường.

“Hành vi bầy đàn” được hiểu một cách đơn giản là việc cá nhân quyết định và thực hiện giao dịch chỉ dựa trên hành vi của người khác trên thị trường mà không màng tới sự hiểu biết, kỳ vọng và thông tin hiện có của bản thân mình. Và cho dù thị trường ảm đạm hay sôi động thì tâm lý bầy đàn vẫn hiện hữu trên thị trường ở các mức độ khác nhau. Có thể cho rằng hành vi bầy đàn là hợp lý ở góc độ cá nhân nhà đầu tư, vì hiển nhiên họ tiết kiệm được thời gian và công sức tìm kiếm và phân tích thông tin có được. Có thể cơ hội tìm kiếm lợi nhuận đôi khi chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc và nhà đầu tư khôn ngoan là biết chớp thời cơ và khôn ngoan hơn cả là sao chép người khác. Nhưng những tín hiệu sai lệch từ việc sao chép hành vi của nhau làm méo mó thị trường, tạo ra những kỳ vọng cũng như phản ứng dây chuyền, đẩy thị trường vào vòng quay của niềm tin không căn cứ. Và khi niềm tin lung lay thì cả khối tài sản sụp xuống và người hứng chịu hậu quả nặng nề là những người đến sau.

(còn tiếp)

Đường đến thành công

Page 55: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

55

Tháng9/2012

Các nhà đầu tư (phi lý trí) khi bỏ qua đánh giá, kinh nghiệm bản thân và mô phỏng mù quáng hành vi của người khác, do đó, thị trường không đạt tới điểm hiệu quả mà nó vốn phải có. Bởi thế, “hành vi bầy đàn” như là một tín hiệu của thị trường kém hiệu quả. Do đó, sự tồn tại của hành vi bầy đàn làm xói mòn độ chính xác của mô hình định giá tài sản vốn CAPM được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính. Mặt khác, “hành vi bầy đàn” có thể làm tăng mức độ biến động đột ngột, mất ổn định cung cầu trên thị trường, khi thị trường chuyển từ trạng thái hưng phấn (boom) sang tiêu cực và làm tăng mức độ thiệt hại khi thị trường đổ vỡ (burst).

Anh cũng chia sẻ rằng, Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua hơn 11 năm hoạt động đã chứng kiến 2 chu kỳ bùng nổ và đổ vỡ mà tâm lý bầy đàn như là một nhân tố dẫn dắt sự dao động thái quá của thị trường. Cổ phiếu đua nhau tăng kịch trần khi dậy sóng rồi cùng cài số lùi không phanh khi nhận ra điều không ổn. Thị trường sôi động hơn với hàng trăm công ty niêm yết và hơn một triệu tài khoản giao dịch, nhưng cũng bị lũng đoạn bởi tin đồn và các đợt làm giá của các “đội lái”. Quả bóng chứng khoán được thổi phồng vào cuối năm 2006 đã nổ tung 1 năm sau đó, bốc hơi hàng nghìn tỷ giá trị và để lại hậu quả dai dẳng mà đến bây giờ vẫn còn là nỗi ám ảnh khiến VN-index, chỉ số của sàn

giao dịch thành phố Hồ Chí Minh, chưa thể cất cánh vượt ra xa mức đáy còn HNX-index của sàn Hà Nội còn trì trệ phía dưới vạch xuất phát.

Trong buổi gặp mặt, anh cũng đưa ra một số gợi ý cho các bạn trẻ đam mê nghiên cứu khoa học kinh tế khi thực hiện công trình nghiên cứu khoa học của mình. Điều đầu tiên đó là, bạn nên lựa chọn một đề tài phù hợp. Bạn nên tìm hiểu xem, chủ đề này trên thế giới họ nghiên cứu ra sao? Họ sử dụng phương pháp nghiên cứu nào? Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu chưa? Liệu mình làm thì mình có gì mới? Hay có thể khỏa lấp những khoảng trông nghiên cứu nào? Hoặc có thể đóng góp gì? … Và liệu rằng vấn đề này có phù hợp với khả năng nghiên cứu của mình hay không?

Sau khi bạn đã lựa chọn được chủ đề nghiên cứu cho mình, bạn cần tìm một giảng viên hướng dẫn phù hợp. Thầy cô sẽ là người hỗ trợ, nhận xét, đánh giá, góp ý, tương tác với cả nhóm để giúp nhóm hoàn thành một cách tốt nhất công trình. Chú ý rằng, giảng viên là người hỗ trợ hoặc định hướng nghiên cứu, hướng dẫn phương pháp, chứ không phải là người thực hiện

(còn tiếp)

Đường đến thành công

Page 56: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

56

Tháng9/2012

công trình. Tất cả mọi quyết định là do sinh viên chủ động, mặc cho tư duy sáng tạo của bạn bay bổng. Tiếp theo, bạn cần tổng hợp, review lại tất cả các nghiên cứu quan trọng liên quan trên thế giới về chủ đề này cũng như các nghiên cứu liên quan đến việc thực hiện tại Việt Nam. Trên cơ sở bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu, bạn sẽ có thể lựa chọn Phương pháp nghiên cứu (lý thuyết, mô hình, v.v…) phù hợp nhất trong điều kiện bối cảnh hiện tại và nguồn lực bạn có.

Sau đó, bạn cần thiết lập bộ cơ sở dữ liệu riêng (Database) phục vụ cho công việc nghiên cứu và phân tích của mình trên cơ sở khảo sát, thống kê hoặc trích suất từ các nguồn số liệu sẵn có. Từ đó, bạn có thể thiết kế phân tích, chạy số liệu, kiểm định mô hình, mô tả thống kê hoặc sử dụng các phương pháp đánh giá cung cầu, logic, v.v... Cuối cùng, bạn thực hiện từng bước phân tích, ghi nhận các kết quả chính nhận thấy được trong một kết cấu chặt chẽ để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu và mục đích của công trình. Để bài nghiên cứu của bạn được đánh giá cao, bạn cần chỉ ra được bối cảnh nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, số liệu nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, phương pháp luận nghiên cứu sử dụng trong đề tài và trình bày kết quả bài nghiên cứu một cách rõ ràng trong một kết cấu chặt chẽ và logic.Các bạn cần sử dụng công cụ phân tích, phương pháp nghiên cứu mà mình có, cùng với tư duy của bản thân và dựa trên bộ số liệu để đưa ra kết luận. Điều tối kỵ là copy - paste từ kết quả bài viết của người khác (đạo văn). Hoặc nếu có trích dẫn phải ghi nhận nguồn đầy đủ.

Tùy vào mục đích, phương pháp và chủ đề nghiên cứu mà bạn có thể thiết kế, tổ chức các phần của công trình khác nhau. Tuy nhiên, nếu là một phân tích thực nghiệm, kết cấu đề tài nghiên cứu của bạn nên thực hiện theo hướng: : Giới thiệu đề tài; Phương pháp luận, dữ liệu và biến; Phân tích thực nghiệm; Kết quả phân tích thực nghiệm; Thảo luận; Kết luận, hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo.

Bật mí về con đường mưu cầu tri thức của mình, anh nói: “Đã có lúc anh cảm thấy chán nản, mệt mỏi với chính mình nhưng chính niềm đam mê của bản thân, nhiệt huyết của tuổi trẻ, sự yêu thích khám phá đã giữ anh ở lại con đường chông gai đòi hỏi sự kiên trì và bền bì này”. Sinh viên ngày nay, có cơ hội tiếp cận và trải nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Lời khuyên của anh dành cho sinh viên yêu thích khoa học kinh tế nói riêng và sinh viên nói chung là hãy xác định mình đang ở đâu, mình thích gì và theo đuổi nó đến cùng để không bao giờ phải hối tiếc. Anh còn nói: “Cuộc sống có mấy đâu, đam mê thì cứ thực hiện thôi”.

Cảm ơn anh Nguyễn Đức Hùng về những lời khuyên, lời chia sẻ trong buổi gặp mặt. Chắc hẳn những lời khuyên này sẽ giúp ích các bạn - nhất là những sinh viên NCKH - trên con đường sắp tới của mình. Chúc anh luôn vui vẻ, mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống và trong công việc.

Nguyễn Thùy Linh

Đường đến thành công

Cuộc sống có mấy đâu, đam mê thì cứ thực hiện thôi

Page 57: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

57

Tháng9/2012

Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học

tuyển CTV Nếu bạn:

- Có hứng thú với hoạt động nghiên cứu, mong muốn được trải nghiệm cơ hội

hiếm có này…

- Mong muốn nâng cao kiến thức kinh tế của bản thân…

- Mong muốn rèn luyện kỹ năng cần thiết cho học tập và công việc…

- Mong muốn có cơ hội gặp gỡ, học tập kinh nghiệm những người có thành tựu

trong hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học, các giảng viên uy tín trong

trường…

- Mong muốn có thêm những người bạn, những người đồng đội cùng chung chí

hướng…

“Chúng tôi ở đây vì bạn!”

CHÚNG TÔI ĐÃ NÓI “YES!”. BẠN THÌ SAO?

Page 58: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

58

Tháng9/2012

1. Đối tượng dự tuyển: Sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. 2. Quyền lợi: Tham gia các hoạt động học tập – đào tạo – nghiên cứu trong câu lạc bộ. Cơ hội rèn luyện, nâng cao năng lực thực tiễn, kỹ năng giải quyết vấn đề, quan hệ con người, tư duy và ra quyết định cũng như các kỹ năng cần thiết khác. Cơ hội gặp gỡ, học tập kinh nghiệm những người có thành tựu trong hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học. 3. Nhiệm vụ: Ban Nghiên cứu:

Thực hiện nội dung sinh hoạt khoa học. Tham gia nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề kinh tế - quản trị. Tham gia phong trào nghiên cứu khoa học sinh viên trong trường. Viết bài cho Bản tin Sinh viên nghiên cứu khoa học. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi tổ chức yêu cầu.

Ban Báo:

Bộ phận biên tập: • Theo dõi, tổng hợp và biên tập tin tức kinh tế. • Viết bài về các vấn đề khoa học, kinh tế - xã hội. Bộ phận kỹ thuật: • Thiết kế báo (dàn trang, thiết kế bìa…) • Quản trị trang web của Bản tin sinh viên nghiên cứu khoa học. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi tổ chức yêu cầu.

Ban Tổ chức:

Tổ chức sự kiện trong câu lạc bộ. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học. Phụ trách hoạt động đối nội, đối ngoại của câu lạc bộ.

Page 59: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

59

Tháng9/2012

4. Yêu cầu: Chung: Trung thực, kiên trì, cầu tiến, có tinh thần trách nhiệm cao. Thực sự mong muốn trở thành thành viên câu lạc bộ SVNCKH. Có kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. Cụ thể: Đối với ban nghiên cứu: Tư duy logic, sáng tạo. Đối với ban báo: • Bộ phận viết bài: Sử dụng Internet và các công cụ tin học văn phòng. Có kỹ năng viết bài. • Bộ phận kỹ thuật: biết sử dụng các phần mềm dàn trang / photoshop. Đối với ban tổ chức: Linh hoạt, nhạy bén, có kỹ năng tổ chức chương trình. 5. Lưu ý: Những ứng viên đăng ký vào câu lạc bộ sẽ được tham gia hoạt động nghiên cứu – đào tạo trước khi lựa chọn ban phù hợp. Riêng ứng viên đăng ký và trúng tuyển ban báo sẽ tiến hành làm việc ngay và có các quyền lợi, nghĩa vụ tương đương các cộng tác viên khác. 6. Thủ tục đăng ký nhận hồ sơ: Nhận hồ sơ:

Bản cứng: gửi về Phòng 121 nhà 11 Kí túc xá ĐH KTQD. Bản mềm: gửi mail về [email protected] tiêu đề:

YES – Họ và tên. Lộ trình tuyển Cộng tác viên:

Vòng 1: Phỏng vấn (hoàn thiện hồ sơ trước khi tham gia phỏng vấn). Vòng 2: thông báo sau khi kết thúc vòng 1.

Tìm hiểu thêm về Câu lạc bộ hay Chương trình tuyển dụng liên hệ: Phòng 121 nhà 11 KTX ĐH KTQD. Hotline: Ms. Mỹ Anh 097 886 3396 Email: [email protected] Facebook: http://www.facebook.com/yesclubneu

Page 60: YESNEWS Tháng 9/2012

YESNEWS

60

Tháng9/2012