dao tao 2012.pdf

230
Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012 1 Mc lc Thư ngỏ ca Hiệu trưởng ..................................................................................................... 3 PHẦN I: NHỮNG THÔNG TIN CHUNG ........................................................................ 4 Lch sphát trin của nhà trường...................................................................................... 4 Tm nhìn, smng, chính sách chất lượng ....................................................................... 5 Cơ sở vt cht ..................................................................................................................... 5 Cơ cấu tchc, đội ngũ cán bộ ging viên ........................................................................ 6 Quy mô, cơ cấu ngành nghđào tạo .................................................................................. 8 Các phần thưởng cao quý của nhà trường......................................................................... 9 PHẦN II: KẾ HOẠCH VÀ QUY CHẾ ĐÀO TẠO ........................................................ 10 Lịch trình đào tạo năm học 2012-2013 ............................................................................ 10 Quy chế đào tạo Cao đẳng hchính quy theo hc chế tín ch......................................... 11 Chương 1: Những quy định chung. ......................................................................... 11 Chương 2: Tổ chức đào tạo ..................................................................................... 12 Chương 3: Kiểm tra và thi học phần ....................................................................... 17 Chương 4: Xét và công nhận tốt nghiệp ................................................................. 20 Chương 5: Xử lý vi phạm........................................................................................ 22 PHẦN III: CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ............................................................. 23 QUY ĐỊNH CHUNG VVIC MÃ HÓA MÔN HC (HC PHN) ......................... 23 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC NGÀNH ................................................................ 24 Ngành Sư phạm Toán hc ....................................................................................... 24 Ngành Sư phạm Sinh học ........................................................................................ 27 Ngành Giáo dục công dân ...................................................................................... 30 Ngành Sư phạm Tiếng Anh ..................................................................................... 33 Ngành Sư phạm Ngữ văn ........................................................................................ 36 Ngành Giáo dục Thể chất ....................................................................................... 39 Ngành Sư phạm Tin học .......................................................................................... 42 Ngành Giáo dục Tiểu học ....................................................................................... 45 Ngành Giáo dục Mầm non ...................................................................................... 48 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử .............................................................. 51 Ngành Công nghệ Thông tin ................................................................................... 54 Ngành Chăn nuôi .................................................................................................... 57 Ngành Khuyến nông ................................................................................................ 60

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

1

Mục lục Thư ngỏ của Hiệu trưởng ..................................................................................................... 3

PHẦN I: NHỮNG THÔNG TIN CHUNG ........................................................................ 4

Lịch sử phát triển của nhà trường ...................................................................................... 4

Tầm nhìn, sứ mạng, chính sách chất lượng ....................................................................... 5

Cơ sở vật chất ..................................................................................................................... 5

Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ giảng viên ........................................................................ 6

Quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo .................................................................................. 8

Các phần thưởng cao quý của nhà trường ......................................................................... 9

PHẦN II: KẾ HOẠCH VÀ QUY CHẾ ĐÀO TẠO ........................................................ 10

Lịch trình đào tạo năm học 2012-2013 ............................................................................ 10

Quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ ......................................... 11

Chương 1: Những quy định chung. ......................................................................... 11

Chương 2: Tổ chức đào tạo ..................................................................................... 12

Chương 3: Kiểm tra và thi học phần ....................................................................... 17

Chương 4: Xét và công nhận tốt nghiệp ................................................................. 20

Chương 5: Xử lý vi phạm........................................................................................ 22

PHẦN III: CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ............................................................. 23

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ VIỆC MÃ HÓA MÔN HỌC (HỌC PHẦN) ......................... 23

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC NGÀNH ................................................................ 24

Ngành Sư phạm Toán học ....................................................................................... 24

Ngành Sư phạm Sinh học ........................................................................................ 27

Ngành Giáo dục công dân ...................................................................................... 30

Ngành Sư phạm Tiếng Anh ..................................................................................... 33

Ngành Sư phạm Ngữ văn ........................................................................................ 36

Ngành Giáo dục Thể chất ....................................................................................... 39

Ngành Sư phạm Tin học .......................................................................................... 42

Ngành Giáo dục Tiểu học ....................................................................................... 45

Ngành Giáo dục Mầm non ...................................................................................... 48

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử .............................................................. 51

Ngành Công nghệ Thông tin ................................................................................... 54

Ngành Chăn nuôi .................................................................................................... 57

Ngành Khuyến nông ................................................................................................ 60

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

2

Ngành Lâm nghiệp .................................................................................................. 63

Ngành Quản lý Đất đai ........................................................................................... 66

Ngành Công tác Xã hội ........................................................................................... 69

Ngành Khoa học Thư viện ....................................................................................... 72

Ngành Kế toán ......................................................................................................... 75

Ngành Quản trị Kinh doanh .................................................................................... 78

Ngành Việt Nam học ............................................................................................... 81

Ngành Quản trị Văn phòng ..................................................................................... 84

Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường ................................................................... 87

TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC (HỌC PHẦN) .............................................. 90

PHẦN IV: DANH SÁCH CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIẢNG VIÊN ............................. 226

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

3

Thư ngỏ Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bắt đầu từ năm học 2011 - 2012 hệ

cao đẳng chính quy của Trường Cao đẳng Sơn La sẽ thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ.

Trong học chế tín chỉ mỗi môn học được lượng hóa từ 2 - 5 tín chỉ. Sinh viên tích lũy dần,

hoàn thành chương trình học của mình theo số tín chỉ, không phải lên lớp theo từng học kì,

từng năm học như trong đào tạo theo niên chế hoặc ở phổ thông. Trung bình mỗi sinh viên

phải tích lũy khoảng 99 - 109 tín chỉ trong một chương trình đào tạo. Đặc điểm của học

chế tín chỉ là sinh viên được chủ động tự chọn đăng ký môn học theo cấu trúc chương trình

đào tạo phù hợp với kế hoạch học tập, nhu cầu của mình. Nhà trường sẽ căn cứ vào số

lượng đăng kí môn học của sinh viên để mở lớp học. Học nhanh hay chậm tùy khả năng và

điều kiện kinh tế của từng sinh viên nhưng chậm nhất không quá 4 năm. Học chế tín chỉ

thực chất là cá nhân hóa quy trình đào tạo, trao quyền chủ động cho sinh viên, tạo cơ hội

cho sinh viên tự quyết định về tiến độ và tốc độ tích lũy tín chỉ một cách phù hợp nhất với

năng lực và nhu cầu cá nhân. Để làm được điều này sinh viên phải nắm vững mọi quy

trình, quy định, biết tự thích nghi và có năng lực tự học cao.

Trong quá trình học tập, các em sinh viên cần lưu ý yêu cầu đánh giá liên tục kết quả

học tập trong học chế tín chỉ, việc kiểm tra sẽ được tiến hành thường xuyên suốt học kỳ.

Tuy nhiên, các em sẽ thấy học theo tín chỉ khá quen thuộc - ví dụ như ở THPT, học sinh

phải được kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết… Do đó, sẽ có nhiều lần kiểm

tra lấy điểm, sinh viên phải chú ý, chủ động học một cách toàn diện (lên lớp nghe giảng,

thực hành, làm bài tập, tự nghiên cứu… theo hướng dẫn của giảng viên, cố vấn học tập)

nhằm tích lũy đầy đủ khối lượng kiến thức, kỹ năng của môn học để đạt được các điểm tốt

trong cả quá trình học tập chứ không phải chỉ tập trung để thi một lần vào cuối học kì. Ở

bậc đại học, khối lượng kiến thức nhiều hơn, giảng viên dạy nhanh hơn ở Trung học phổ

thông rất nhiều. Ở Trung học phổ thông, một môn học có thể chỉ cần có một cuốn sách

nhưng ở bậc đại học cần phải có nhiều cuốn. Đòi hỏi sinh viên phải biết cách tự học, tự

nghiên cứu thông qua đọc sách, thu thập thông tin, tài liệu để phục vụ cho môn học. Bên

cạnh đó, sinh viên cần phải biết cách sắp xếp thời gian học tập, tránh “ngơi nghỉ” để dẫn

đến “mất đà”. Việc đăng kí môn học, thời khóa biểu, lập kế hoạch học tập sẽ được cố vấn

học tập hướng dẫn để làm. Nếu xác định rõ mục tiêu học tập, có niềm đam mê, hăng say

học tập, cộng với sự năng động, khả năng thích nghi tốt, chắc chắn các em sinh viên sẽ có

kết quả học tập tốt.

Trường Cao đẳng Sơn La xây dựng cuốn Thông tin đào tạo năm học 2012 - 2013 nhằm

cung cấp các thông tin cần thiết về đào tạo theo học chế tín chỉ cho sinh viên và cán bộ,

giảng viên của nhà trường./.

HIỆU TRƯỞNG

NGUYỄN HUY HOÀNG

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

4

PHẦN I: NHỮNG THÔNG TIN CHUNG

Lịch sử phát triển của nhà trường

Trường Cao đẳng Sơn La

Tổ 2 - Phường Chiềng Sinh - Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La

Điện thoại: 0223.874.298 Fax: 0223.774.191

Website: www.cdsonla.edu.vn

Trường Cao đẳng Sơn La tiền thân là Trường Sư phạm dân tộc cấp I tỉnh Sơn La, được

thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1963; Tháng 9 năm 1970 được nâng cấp thành trường

Trung học Sư phạm cấp I tỉnh Sơn La.

Ngày 15 tháng 5 năm 2001 công bố quyết định nâng cấp từ Trường Trung học Sư phạm

cấp I tỉnh Sơn La thành trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Quyết định số 5521/QĐ-

BGD&ĐT-TCCB của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 13 tháng 12 năm 2000).

Ngày 19 tháng 11 năm 2008 công bố quyết định đổi tên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn

La thành trường Cao đẳng Sơn La (Quyết định số 7599/QĐ-BGD & ĐT của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục & Đào tạongày 12 tháng 11 năm 2008).

* Chức năng nhiệm vụ:

+ Đào tạo giáo viên Tiểu học, giáo viên Mầm non, giáo viên Trung học cơ sở có trình

độ Trung học và Cao đẳng Sư phạm.

+ Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng thuộc các lĩnh vực ngoài sư phạm: Nông

- Lâm, Kinh tế - Thương mại, Văn hóa - Thể thao, Du lịch, Lao động - Xã hội, Nội vụ.

+ Bồi dưỡng nâng cao, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên

Tiểu học, Mầm non, Trung học cơ sở.

+ Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục cho các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ

sở trong tỉnh Sơn La.

+ Liên kết đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao học.

+ Đào tạo Tiếng Việt và giáo viên có trình độ cao đẳng cho các tỉnh phía Bắc nước

CHDCND Lào: Hủa Phăn, Luông Nậm Thà, Phông Xa Lỳ, Luông Pha Băng, Bó Kẹo, U

Đôm Xay, Xay Nha Bu Ly, Xiêng Khoảng.

+ Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

5

Tầm nhìn, sứ mạng, chính sách chất lượng

Tầm nhìn đến năm 2020

Trở thành cơ sở giáo dục đại học tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu

đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước.

Sứ mạng đến năm 2015

Xây dựng môi trường văn hóa nhân văn trong nền kinh tế trí thức, tạo cơ hội để người

học tự học suốt đời. Ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong dạy học. Cung ứng các

dịch vụ giáo dục tiên tiến, gia tăng khả năng cạnh tranh đảm bảo sự phát triển bền vững

của nhà trường và xã hội.

Chính sách chất lượng đến năm 2013

1. Đào tạo nguồn nhân lực trong nền kinh tế trí thức vì lợi ích của cộng đồng và xã hội.

2. Tiếp cận các dịch vụ giáo dục khu vực và thế giới để đào tạo theo học chế tín chỉ, cải

tiến liên tục chương trình, phương pháp dạy - học và cách quản lý của nhà trường.

3. Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý và dạy - học, hướng tới người học, người

sử dụng lao động và xã hội.

4. Phát huy mọi tiềm năng và sự công hiến của tất cả các thành viên, xây dựng ý thức kỷ

luật, quan hệ mật thiết với khách hàng, gia tăng chất lượng dịch vụ giáo dục để đáp ứng

yêu cầu nguồn nhân lực của xã hội.

Cơ sở vật chất

Diễn giải Đơn vị

tính Tổng số

Xây dựng mới

trong năm 2010

Tổng số chia ra

Kiên cố Bán kiên

cố Nhà tạm

A 1 2 3 4 5 6

Tổng số diện tích đất sử dụng m2

115.664,0

Diện tích đã xây dựng m2 41.871,4

1. Phòng học X

Diện tích m2 11.334 3.115,9

Số phòng phòng 84 26

Trong số phòng đó có:

Phòng máy tính phòng 05

Phòng ngữ âm phòng 01

2. Phòng thí nghiệm X

Diện tích m2 2.510

Số phòng phòng 18

3. Phòng thư viện X

Diện tích 1.894,8 1.894.8

Số phòng phòng 15 15

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

6

Diễn giải Đơn vị

tính Tổng số

Xây dựng mới

trong năm 2010

Tổng số chia ra

Kiên cố Bán kiên

cố Nhà tạm

A 1 2 3 4 5 6

4. Xưởng thực tập X

Diện tích m2 1474,6 1.474,6

Số phòng phòng 13 13

5. Nhà ở học sinh (ký túc xá) X

Diện tích m2 9.768

Số phòng phòng 192

6. Nhà làm việc của cán bộ X

Diện tích m2 2.800

Số phòng phòng 25

7. Diện tích khác m2 12.190

- Nhà văn hóa + tập TDTT m2 1.302

- Sân bãi tập thể dục thể thao m2 10.888

Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ giảng viên

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Ban Giám hiệu: Gồm 4 đồng chí (Hiệu trưởng và 3 Phó Hiệu trưởng)

Các phòng, ban, khoa, trung tâm, bộ môn trực thuộc gồm 33 đơn vị trực thuộc, trong đó:

- 10 phòng chức năng: Phòng Tổ chức Cán bộ, phòng Công tác HSSV, phòng Hành

chính - Tổng hợp, phòng Kế hoạch - Tài chính, phòng Đào tạo, phòng Quản lý khoa học -

Quan hệ quốc tế, phòng Quản trị - Đời sống, phòng Thanh tra - Pháp chế, phòng Khảo thí -

Đảm bảo chất lượng, phòng Thiết bị - Công nghệ.

- 14 khoa: khoa SP Xã hội, khoa SP Tự nhiên, khoa SP Tiểu học - Mầm non, khoa SP

Nghệ thuật, khoa Kinh tế, khoa Nông lâm, khoa Văn hóa - Du lịch, Khoa Lý luận chính trị,

khoa Lao động - Xã hội, khoa Nội vụ, khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng, khoa Kỹ thuật

- Công nghệ, khoa Ngoại ngữ, khoa Đào tạo Quốc tế.

- 2 bộ môn trực thuộc: Bộ môn Quản lý giáo dục, Bộ môn Tiếng dân tộc thiểu số

- 07 cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển: Trung tâm Ngoại ngữ,

Trung tâm Tin học, Trung tâm Bồi dưỡng - Dạy nghề, Trung tâm Hướng nghiệp và Xúc

tiến việc làm, Ban quản lý khu Nội trú, Thư viện, Trạm Y tế.

2. Đội ngũ cán bộ viên chức, lao động

- Tổng số CNVC-LĐ: 298, trong đó có: 255 giảng viên, 43 CBVC hành chính, phục vụ.

- Trình độ chuyên môn: Giảng viên: 05 tiến sĩ và NCS, 130 thạc sĩ và cao học, 130 đại

học; CBVC hành chính, phục vụ: 03 cao đẳng, 26 trung cấp, 14 sơ cấp và trình độ khác.

- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp và tương đương: 27, trung cấp: 05, sơ cấp: 174.

- Cán bộ quản lý: Tổ phó, Phó trưởng môn trở lên 99.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

7

3. Sơ đồ tổ chức của nhà trường.

Hội đồng trường

Hội đồng KHĐT, các hội đồng tư vấn khác

Đảng ủy, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hộiHiệu trưởng

Phó hiệu trưởng 1, 2, 3

TT Hướng nghiệp Khoa Sư phạm Tự nhiên Khoa lý luận chính trị Phòng Tổ chức cán bộ

TT Tin học

TT Ngoại ngữ

Thư viện

BQL Khu nội trú

TT Bồi dưỡng

Trạm y tế

Khoa Sư phạm Xã hội

Khoa Sư phạm Tiểu học

Khoa Sư phạm Nghệ thuật

Khoa Kỹ thuật công nghệ

Khoa Nội vụ

Khoa Nông lâm

Khoa Ngoại ngữ

Khoa Lao động xã hội

Khoa Văn hóa du lịch

Khoa Kinh tế

Khoa Giáo dục thể chất quốc phòng

Khoa Đào tạo Quốc tế

Bộ môn Tiếng Dân tộc thiểu số

Bộ môn Quản lý giáo dục

Phòng Đào tạo

Phòng Quản lý khoa học – Quan hệ quốc tế

Phòng Thanh tra pháp chế

Phòng Công tác HSSV

Phòng Kế hoạch - Tài chính

Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng

Phòng Hành chính - Tổng hợp

Phòng Thiết bị - Công nghệ

Phòng Quản trị

C T

Ổ C

HỨ

C N

GH

IÊN

CỨ

U V

À P

T TR

IỂN

PH

ỤC

VỤ

ĐÀ

O T

ẠO

, N

GH

IÊN

CỨ

U K

HO

A H

ỌC

C K

HO

A, B

Ộ M

ÔN

TR

ỰC

TH

UỘ

C

C P

NG

TH

AM

U

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

8

Quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo

Cấp đào tạo

Cao đẳng chuyên nghiệp và Cao đẳng nghề

• Chính qui

• Không chính qui

• Liên thông

Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.

• Chính qui (24 tháng, 36 tháng)

• Vừa làm vừa học

Công nhân kỹ thuật

• Chính qui

• Ngắn hạn

Các ngành đào tạo

CAO ĐẲNG

I. CAO ĐẲNG CHUYÊN NGHIỆP

1. Công nghệ Thông tin

2. Khoa học cây trồng

3. Quản lý Văn hóa

4. Tiếng Anh

5. Thư viện - Thông tin

6. Kế Toán

7. Quản trị kinh doanh

8. Quản trị văn phòng - Lưu trữ học

9. Công nghệ kỹ thuật điện

10. Khuyến nông

11. Việt Nam học

12. Công tác xã hội

13. Nông Lâm nghiệp

14. Quản lý đất đai

15. Thể dục thể thao

16. Sư phạm Mĩ thuật - Giáo dục công dân

17. Sư phạm kĩ thuật Công nghiệp - Kinh tế gia đình

18. Sư phạm kĩ thuật nông nghiệp - Kinh tế gia đình

19. Sư phạm Âm nhạc - Công tác đội

20. Sư phạm Thể dục - Công tác đội

21. Sư phạm Giáo dục Mầm non

22. Sư phạm Giáo dục Tiểu học

23. Sư phạm Sinh hóa

24. Sư phạm Giáo dục công dân - Địa

25. Sư phạm Toán lý

26. Sư phạm Văn sử

27. Sư phạm Công nghệ

28. Sư phạm Tiếng Anh

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

9

29. Sư phạm Tin học

30. Công nghệ kỹ thuật môi trường

31. Chăn nuôi

II. CAO ĐẲNG NGHỀ

1. Kế toán doanh nghiệp

2. Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính

TRUNG CẤP

I. TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

1. Sư phạm Giáo dục Mầm non

2. Sư phạm Giáo dục Tiểu học

3. Hành chính - Văn thư

4. Kế toán

5. Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng

6. Công nghệ kỹ thuật điện

7. Pháp lý

8. Thư viện - Thiết bị dạy học

9. Quản lý đất đai

10. Quản trị văn phòng

11. Hướng dẫn du lịch

12. Trồng trọt

13. Quản trị khách sạn nhà hàng

14. Công nghệ thông tin

15. Thể dục

16. Mỹ thuật

17. Âm nhạc

18. Vẽ thiết kế Mỹ thuật có trợ giúp bằng máy tính

19. Lâm sinh.

20. Pháp lý – Văn phòng – Hành chính

21. Công nghệ - Kỹ thuật

II. TRUNG CẤP NGHỀ

1. Kế toán doanh nghiệp

2. Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính

CÔNG NHÂN KỸ THUẬT

Nhà trường đang triển khai xây dựng các chương trình đào tạo loại hình công nhân kỹ

thuật qua các lớp dạy nghề ngắn hạn theo nhu cầu của xã hội và của tỉnh.

Các thành tích và phần thưởng cao quý của nhà trường

- Huân chương Lao động hạng Nhất (2003)

- Huân chương Lao động hạng Nhì (1993)

- Huân chương Lao động hạng Ba (1983)

- Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh (2007)

- Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007)

- Cờ thi đua xuất sắc của Liên đoàn Lao động tỉnh (2008)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

10

- Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ (2009)

- 4 lần đạt giải ba toàn đoàn trong Hội thi Nghiệp vụ sư phạm - Văn nghệ - Thể thao các

trường Sư phạm toàn quốc năm 1997, 2001, 2005, 2009.

PHẦN II: KẾ HOẠCH VÀ QUY CHẾ ĐÀO TẠO

Lịch trình đào tạo năm học 2012-2013 (Khối Cao đẳng K49)

TT Nội dung Thời gian

1 Nhập học 03/09/2012 – 09/09/2012

2 Sinh hoạt chính trị đầu năm 10/09/2012 – 16/09/2012

3 Giáo dục Quốc phòng – An ninh 17/09/2012 – 30/09/2012

4 Đăng ký học phần học kỳ I 24/09/2012 – 28/09/2012

5 Thời hạn cuối cùng nhận đăng ký 16h ngày 28/09/2012

6 Đăng ký điều chỉnh (nếu có) 01/10/2012 – 05/10/2012

7 Thời hạn cuối cùng nhận đăng ký điều chỉnh 16h ngày 05/10/2012

8 Ngày học đầu tiên của học kỳ I 01/10/2012

9 Chốt danh sách sinh viên lớp độc lập 08/10/2012

10 Thu học phí học kỳ I 01/10/2012 – 21/10/2012

11 Khai giảng 17/10/2012

12 Học bù ngày khai giảng 20/10/2012

13 Ngày cuối cùng của học kỳ I 13/01/2013

14 Ôn, thi, chấm thi, lên điểm học kỳ I 14/01/2013 – 03/02/2013

15 Nghỉ tết dương lịch 2013 01/01/2013

16 Nghỉ tết nguyên đán 04/02/2013 – 17/02/2013

17 Đăng ký học phần cho học kỳ II 28/01/2013 – 24/02/2013

18 Thời hạn cuối cùng nhận đăng ký 16h30 ngày 22/02/2013

19 Trả lời kết quả đăng ký 25/02/2013

20 Rèn kỹ năng học tập, thi lại học kỳ I 18/02/2013 – 24/02/2013

21 Khóa điểm học kỳ I 27/02/2013

22 Xét công nhận kết quả học tập học kỳ I 28/02/2013 – 03/03/2013

23 Đăng ký điều chỉnh 25/02/2013 – 03/03/2013

24 Thời hạn cuối cùng nhận đăng ký điều chỉnh 16h30 ngày 01/03/2013

25 Thu, nộp học phí học kỳ II 04/03/2013 – 17/03/2013

26 Chốt danh sách sinh viên theo lớp 18/03/2013

27 Ngày học đầu tiên của kỳ II 25/02/2013

28 Nghỉ ngày giỗ tổ Hùng Vương 19/04/2013

29 Học bù ngày 19/04/2013 27/04/2013

30 Nghỉ lễ chiến thắng, Quốc tế lao động 29/04/2013 – 01/05/2013

31 Học bù nghỉ lễ chiến thắng, Quốc tế lao động 11, 18, 25/05/2013

32 Ngày cuối cùng của học kỳ II 09/06/2013

33 Ôn, thi, chấm thi, lên điểm học kỳ II 10/06/2013 – 30/06/2013

34 Nghỉ hè 02/07/2013 – 22/07/2013

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

11

Quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 528/QĐ-CĐSL ngày 20 tháng 9 năm 2011

của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sơn La)

CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định đào tạo cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ tại trường

Cao đẳng Sơn La, bao gồm các nội dung về: tổ chức đào tạo; kiểm tra và thi học phần; xét

và công nhận tốt nghiệp.

2. Quy chế này áp dụng đối với sinh viên trường Cao đẳng Sơn La hệ chính quy trình độ

cao đẳng từ khoá tuyển sinh 2011.

Điều 2. Chương trình giáo dục đại học

1. Chương trình giáo dục đại học (sau đây gọi tắt là chương trình) thể hiện mục tiêu giáo

dục, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương

pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần, ngành

học.

2. Chương trình được các khoa của trường Cao đẳng Sơn La xây dựng trên cơ sở

chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Mỗi chương trình gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vài ngành (kiểu

ngành chính - ngành phụ).

3. Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại

cương và giáo dục chuyên nghiệp.

4. Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sơn La ký ban hành các chương trình để triển khai thực

hiện trong trường.

Điều 3. Học phần và Tín chỉ

1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối hoàn chỉnh, thuận tiện cho sinh viên tích

luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung

được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học

phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một

phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần

được ký hiệu bằng một mã số riêng của trường Cao đẳng Sơn La.

2. Có ba loại học phần: học phần bắt buộc, học phần cốt lõi và học phần tự chọn.

a) Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của

mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;

b) Học phần cốt lõi là học phần bắt buộc đóng vai trò tiên quyết đối với ngành đào tạo

chính trong một chương trình. Các học phần cốt lõi được bố trí chủ yếu trong 5 học kỳ đầu

của chương trình cao đẳng .

c) Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng

sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn

hoặc được tự chọn tùy ý để tích lũy đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

3. Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy

định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90

giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

12

Đối với những học phần lý thuyết, thảo luận, phụ đạo, hoặc thực hành, thí nghiệm,

ngoài số tiết học trên lớp sinh viên còn cần được giao thêm các công việc cá nhân để bảo

đảm cho mỗi tín chỉ phải tương ứng với ít nhất 45 tiết hoặc giờ làm việc. Những công việc

này phải được chỉ ra rõ ràng trong đề cương chi tiết của học phần.

Số tiết, số giờ đối với từng học phần cụ thể do trưởng khoa đề nghị, Hiệu trưởng quyết

định và được ghi trong Chương trình, Đề cương chi tiết học phần và trong Sổ tay sinh viên.

Điều 4. Thời gian hoạt động giảng dạy

Thời gian hoạt động giảng dạy của trường cho hệ chính quy được tính từ 6 giờ 30 phút

đến 18 giờ hàng ngày, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Lãnh đạo phòng đào tạo sắp xếp thời

khoá biểu cho toàn trường căn cứ vào số lượng sinh viên, số lớp học cần tổ chức và điều

kiện cơ sở vật chất của trường.

Điều 5. Đánh giá kết quả học tập

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:

1. Tổng số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học cho mỗi học kỳ (gọi tắt là

khối lượng học tập đăng ký).

2. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà

sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học

phần.

3. Tổng số tín chỉ của những học phần bị điểm dưới 5 tính từ đầu khóa học.

4. Điểm trung bình chung của các học phần tính từ đầu khóa học là điểm trung bình có

trọng số của các học phần tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết

thúc mỗi học kỳ.

Chậm nhất là sau khi kết thức thời gian thi môn cuối cùng của học kỳ 02 tuần P. KTCL

có bảng tổng hợp kết quả học tập của từng sinh viên theo lớp ổn định gửi về P.ĐT với đầy

đủ các thông tin quy định tại Điều 5.

Điều 6. Hệ thống cố vấn học tập

Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hệ thống cố vấn học tập của trường Cao đẳng Sơn

La để bảo đảm công tác tư vấn và quản lý cho tất cả sinh viên trong trường.

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 7. Thời gian và kế hoạch đào tạo

1. Trường Cao đẳng Sơn La tổ chức đào tạo theo khoá học, năm học và học kỳ.

a) Khoá học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ thể. Tuỳ

thuộc chương trình, khoá học cao đẳng tại trường Cao đẳng Sơn La được thực hiện ba năm

học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp;

một năm rưỡi đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo.

b) Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳcó 15 tuần thực học và 3 tuần thi. Tùy

điều kiện cụ thể và theo nguyện vọng của sinh viên trường có thể tổ chức thêm kỳ học hè

để tạo điều kiện cho sinh viên được học lại, học bù hoặc học vượt. Kỳ học hè có 8 tuần

thực học và 1 tuần thi.

2. Căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức tối thiểu quy định cho các chương trình,

Lãnh đạo phòng đào tạo dự kiến phân bổ số học phần cho từng năm học, từng học kỳ.

3. Thời gian tối đa hoàn thành chương trình là thời gian thiết kế cho khóa học cộng với

thời gian tạm ngừng học tối đa được quy định tại điểm a khoản 3 của Điều 14 và khoản 2

của Điều 15 của Quy chế này.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

13

Điều 8. Đăng ký nhập học

1. Khi vào học hệ chính quy theo học chế tín chỉ sinh viên phải nộp cho nhà trường các

giấy tờ theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Tất

cả giấy tờ trên phải được xếp vào túi hồ sơ của từng cá nhân do nhà trường quản lý.

2. Sau khi xem xét thấy đủ điều kiện nhập học, phòng đào tạo trình Hiệu trưởng ký

quyết định công nhận người đến học là sinh viên chính thức của trường và cấp:

a) Thẻ sinh viên;

b) Phiếu đăng ký học tập;

3. Mọi thủ tục đăng ký nhập học phải được hoàn thành trong thời hạn theo quy định tại

Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

4. Sinh viên nhập học được trường cung cấp đầy đủ các thông tin về mục tiêu, nội dung

và dự kiến kế hoạch học tập của các chương trình, quy chế đào tạo, nghĩa vụ và quyền lợi

của sinh viên.

Điều 9. Sắp xếp sinh viên vào học các chương trình hoặc ngành đào tạo

1. Trường Cao đẳng Sơn La xác định điểm trúng tuyển theo chương trình (hoặc theo

ngành đào tạo) trong kỳ thi tuyển sinh.

2. Căn cứ vào kết quả thí sinh trúng tuyển nhập học, P.HSSV sắp xếp sinh viên trúng

tuyển vào các lớp học ổn định và cấp cho họ phiếu nhận cố vấn học tập.

Điều 10. Tổ chức lớp học

Lớp học của sinh viên được tổ chức dưới hai hình thức:

- Lớp học ổn định được tổ chức theo nhóm các học phần cốt lõi của từng chương trình ở

mỗi học kỳ.

- Lớp học độc lập được tổ chức cho từng học phần không phải cốt lõi hoặc học phần cốt

lõi dạy ở kỳ học hè, dựa vào đăng ký học tập của sinh viên ở từng học kỳ.

Số lượng sinh viên tối thiểu cho mỗi lớp học độc lập được quy định như sau: 50 sinh

viên đối với các học phần giáo dục đại cương, 30 sinh viên đối với những học phần cơ sở

ngành, ngành và bổ trợ, 15 sinh viên đối với những học phần chuyên ngành. Nếu số lượng

sinh viên đăng ký thấp hơn số lượng tối thiểu quy định thì lớp học sẽ không được tổ chức

và sinh viên có thể đăng ký chuyển sang học những học phần khác có lớp .

Điều 11. Đăng ký khối lượng học tập

1. Đầu mỗi năm học, trường thông báo lịch trình học dự kiến cho từng chương trình

trong từng học kỳ, danh sách các học phần cốt lõi, bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, đề

cương chi tiết, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần, hình thức

kiểm tra và thi đối với các học phần.

2. Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ ít nhất hai tuần trường công bố Sổ tay sinh viên, trong

đó quy định thời khoá biểu của các lớp học ổn định theo nhóm học phần cốt lõi và các lớp

học độc lập theo từng học phần riêng biệt, thời gian biểu đăng ký học và lịch trình thi kết

thúc học phần.

Trừ một số trường hợp ngoại lệ được Hiệu trưởng cho phép, sinh viên bắt buộc phải

tham dự đầy đủ các học phần ở lớp học ổn định của mình. Ngoài ra, căn cứ vào Sổ tay sinh

viên từng sinh viên nếu muốn học theo đúng tiến độ còn phải đăng ký học bổ sung các học

phần không phải cốt lõi, cũng như các học phần cốt lõi khác (để được học sớm hoặc học

lại, học hai chương trình) với phòng đào tạo của trường để bảo đảm khối lượng học tập tối

thiểu như quy định tại khoản 3 của Điều này.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

14

Có 2 hình thức đăng ký các học phần sẽ học trong mỗi học kỳ: đăng ký bình thường và

đăng ký muộn.

a) Đăng ký bình thường là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu

học kỳ 2 tuần;

b) Đăng ký muộn là hình thức đăng ký được thực hiện trong tuần đầu của học kỳ chính

hoặc trong 3 ngày đầu của kỳ học hè cho những sinh viên cần phải đăng ký học đổi sang

học phần khác khi không có lớp.

3. Khối lượng học tập mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ để bảo đảm duy

trì đúng tiến độ của khóa học tối thiểu là 14 tín chỉ, tối đa là 22 tín chỉ, trừ học kỳ cuối

khóa học.

4. Việc đăng ký các học phần sẽ học cho từng học kỳ phải bảo đảm điều kiện tiên quyết

của từng học phần và tiến trình học tập của mỗi chương trình cụ thể.

5. Phòng Đào tạo chỉ chấp nhận đăng ký của sinh viên khi có xác nhận của Cố vấn học

tập; trong trường hợp sinh viên đăng ký trực tuyến, Cố vấn học tập phải có bảng tổng hợp

đăng ký của những sinh viên mình phụ trách.

Điều 12. Đăng ký học lại hoặc học đổi khi có kết quả kém

1. Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm dưới 5 phải đăng ký học lại học phần đó tại

các lớp ổn định khác cũng như tại các lớp học độc lập ở một trong các học kỳ tiếp theo cho

đến khi đạt điểm từ 5 trở lên. Trường ưu tiên đăng ký học lại sớm cho các học phần cốt lõi.

2. Sinh viên có học phần tự chọn bị điểm dưới 5 phải đăng ký học lại học phần đó hoặc

học đổi sang học phần tự chọn tương đương khác.

3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, sinh viên được

quyền đăng ký học lại các học phần để cải thiện điểm trung bình chung tốt nghiệp.

4. Điểm của học phần cũ bị hủy khi đã có điểm học phần mới thay thế.

5. Thủ tục đăng ký học, số lần đánh giá bộ phận và thi kết thúc học phần đối với học

phần học lại cũng giống như đối với một học phần mới.

Điều 13. Nghỉ ốm

Sinh viên xin nghỉ ốm trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải viết Phiếu yêu cầu

giải quyết gửi trưởng khoa trong vòng hai tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận

của cơ quan y tế trường, hoặc y tế địa phương, hoặc của bệnh viện.

Điều 14. Điều kiện để sinh viên được học tiếp, được nghỉ học tạm thời, được tạm

ngừng học hoặc bị buộc thôi học

Trước khi vào học kỳ mới, nhà trường căn cứ vào số học phần đã học, điểm trung bình

chung học tập của học kỳ đã qua và điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu

khóa học để xét việc học tiếp, việc nghỉ học tạm thời, việc tạm ngừng học hoặc bị buộc

thôi học của sinh viên. Kết quả học tập của sinh viên ở kỳ học hè (nếu có) được tính chung

vào kết quả học tập của học kỳ chính kề trước.

1. Sinh viên được học tiếp lên học kỳ sau nếu có đủ các điều kiện dưới đây:

a) Có điểm trung bình chung học tập của học kỳ từ 5,00 trở lên;

b) Có khối lượng các học phần bị điểm dưới 5 tính từ đầu khóa học không quá 18 tín

chỉ;

2. Sinh viên được quyền gửi Phiếu yêu cầu giải quyết tới Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm

thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau đây:

a) Được động viên vào lực lượng vũ trang;

b) Bị ốm hoặc tai nạn buộc phải điều trị thời gian dài, có giấy xác nhận của cơ quan y tế;

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

15

c) Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường

và phải đạt điểm trung bình chung các học phần tính từ đầu khóa học không dưới 5,00.

Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính

thức tại trường như quy định tại khoản 3 Điều 7 của Quy chế này.

Sinh viên nghỉ học tạm thời khi muốn trở lại học tiếp tại trường phải gửi Phiếu yêu cầu

giải quyết tới Hiệu trưởng ít nhất 1 tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới.

3. Sinh viên không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 4 của Điều này được

quyền tạm ngừng tiến độ học để có thời gian củng cố kiến thức, cải thiện kết quả học tập.

a) Sinh viên không thuộc đối tượng ưu tiên trong đào tạo được quyền tạm ngừng học tối

đa không quá 2 học kỳ cho toàn khóa học đối với các chương trình có thời gian đào tạo

dưới 3 năm; không quá 4 học kỳ cho toàn khóa học đối với các chương trình có thời gian

đào tạo 3 năm.

b) Trong thời gian tạm ngừng học, sinh viên có thể được phòng đào tạo bố trí chuyển

qua một lớp học ổn định thích hợp khác và phải ưu tiên đăng ký học lại các học phần chưa

đạt nếu là học phần bắt buộc; đăng ký học lại hoặc có thể đăng ký học chuyển qua học

phần mới nếu là học phần tự chọn. Lãnh đạo phòng đào tạo xem xét quyết định cho các

sinh viên này được học một số học phần của học kỳ tiếp theo nếu cố vấn học tập của họ đề

nghị.

4. Sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

a) Có điểm trung bình chung học tập của học kỳ dưới 3,50;

b) Có điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khóa học dưới 3,75 sau 2

học kỳ; dưới 4,00 sau 3 học kỳ; dưới 4,25 sau 4 học kỳ; dưới 4,50 sau 5 học kỳ và dưới

4,75 sau từ 6 học kỳ trở lên;

c) Đã hết thời gian tối đa được phép học tại trường theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của

Quy chế này;

d) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại khoản

2 của Điều 27 của Quy chế này;

Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, trường phải

thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại trường có

các chương trình ở các trình độ thấp hơn hoặc có các chương trình giáo dục thường xuyên

tương ứng thì những sinh viên thuộc các diện quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 của

Điều này được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần

kết quả học tập ở chương trình cũ khi học ở các chương trình mới . Hiệu trưởng quyết định

kết quả học tập được bảo lưu cho từng trường hợp cụ thể.

Điều 15. Ưu tiên trong đào tạo

1. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh

đại học, cao đẳng hệ chính quy được hưởng chế độ ưu tiên trong đào tạo.

2. Sinh viên cao đẳng thuộc các đối tượng ưu tiên được tạm ngừng học để củng cố kiến

thức, cải thiện kết quả học tập. Thời gian tạm ngừng học tối đa không quá 4 học kỳ cho

toàn khóa học đối với các chương trình có thời gian đào tạo dưới 3 năm; không quá 6 học

kỳ cho toàn khóa học đối với các chương trình có thời gian đào tạo 3 năm.

3. Trong thời gian tạm ngừng học, sinh viên thuộc đối tượng ưu tiên vẫn được hưởng

các chế độ ưu đãi của Nhà nước.

Điều 16. Học theo tiến độ khác với tiến độ học chung của nhà trường và học cùng

lúc hai chương trình

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

16

1. Học theo tiến độ chậm:

a) Sinh viên học theo tiến độ chậm là sinh viên có nhu cầu học chậm so với tiến độ

chung của khóa học cho phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của mình.

b) Các quy định học theo tiến độ chậm:

- Khối lượng học phần tạm rút trong mỗi học kỳ (so với khối lượng học tập tối thiểu quy

định tại khoản 3 Điều 11) không được vượt quá 5 tín chỉ và chủ yếu thuộc vào nhóm học

phần không cốt lõi;

- Điều kiện để được học tiếp, ngừng học hoặc thôi học đối với các sinh viên học theo

tiến độ chậm được thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này;

- Thời gian cho toàn khóa học đối với các sinh viên học theo tiến độ chậm không được

vượt quá thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học theo tiến độ bình thường quy

định tại khoản 3 Điều 7 của Quy chế này;

- Trừ các đối tượng được ưu tiên theo quy định, những sinh viên học theo tiến độ chậm

ở học kỳ nào thì không được hưởng chính sách học bổng và các chế độ thi đua, khen

thưởng ở học kỳ đó.

2. Học theo tiến độ nhanh:

a) Sinh viên học theo tiến độ nhanh là sinh viên có nhu cầu học nhanh hơn so với tiến độ

chung của khóa học để hoàn thành sớm khóa học.

b) Các quy định học theo tiến độ nhanh:

- Chỉ được thực hiện đối với những sinh viên đã học xong học kỳ thứ nhất;

- Sinh viên không thuộc diện tạm ngừng học, không học theo tiến độ chậm và có điểm

trung bình chung học tập tính từ đầu khóa học từ 6,50.

- Sinh viên đang được phép học vượt, nhưng nếu có điểm trung bình chung học tập của

học kỳ đạt dưới 6,00 thì phải dừng học vượt ở học kỳ tiếp theo.

- Sinh viên học vượt được rút ngắn thời gian học ở trường so với thời gian quy định cho

toàn khóa học nhưng không được quá một học kỳ đối với chương trình cao đẳng 3 năm ;

3. Học cùng lúc hai chương trình:

a) Sinh viên học cùng lúc hai chương trình là sinh viên có nhu cầu đăng ký học thêm

một số học phần của một chương trình thứ hai tại trường đang học để khi tốt nghiệp được

cấp hai văn bằng.

b) Các quy định học cùng lúc hai chương trình:

- Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác với ngành đào tạo chính ở

chương trình thứ nhất.

- Sinh viên không thuộc diện tạm ngừng học và có điểm trung bình chung học tập học

kỳ đạt 6,5 trở lên.

- Sinh viên đang học thêm chương trình thứ hai nếu có điểm trung bình chung học tập

của học kỳ đó (cho cả hai chương trình) đạt dưới 6,00 thì phải dừng học thêm chương trình

thứ hai ở học kỳ tiếp theo.

- Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên đăng ký học đồng thời hai chương

trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất quy định tại khoản 3 Điều 7

của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai sinh viên được bảo lưu điểm của những

học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.

- Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở

chương trình thứ nhất.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

17

4. Chế độ học bổng của sinh viên học vượt với thời gian học ngắn hơn, hoặc học đồng

thời hai chương trình với thời gian học dài hơn được thực hiện cho đến khi sinh viên hoàn

thành chương trình thứ nhất.

Điều 17. Tiếp nhận sinh viên chuyển trường

1. Sinh viên của các cơ sở giáo dục đại học khác được xét chuyển vào trường Cao đẳng

Sơn La nếu thoả mãn các điều kiện sau đây:

a) Cùng trình độ (hoặc cao hơn) và cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành

đào tạo tại trường Cao đẳng Sơn La;

b) Được Hiệu trưởng trường xin chuyển đi chấp nhận;

c) Không thuộc một trong các trường hợp không được phép chuyển trường quy định tại

khoản 2 Điều này.

2. Sinh viên không được phép chuyển đến trường Cao đẳng Sơn La trong các trường

hợp sau:

a) Sinh viên đã tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng không trúng tuyển

vào trường Cao đẳng Sơn La hoặc có kết quả thấp hơn điểm trúng tuyển của trường Cao

đẳng Sơn La;

b) Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa;

c) Sinh viên đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên;

3. Thủ tục chuyển trường

a) Sinh viên chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của trường

Cao đẳng Sơn La.

b) Phòng đào tạo giúp Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sơn La quyết định tiếp nhận hoặc

không tiếp nhận; quyết định việc học tập tiếp tục của sinh viên, công nhận các học phần

mà sinh viên chuyển đến được chuyển kết quả và số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở

so sánh chương trình ở trường sinh viên xin chuyển đi và chương trình hiện tại của trường

Cao đẳng Sơn La.

CHƯƠNG 3: KIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN

Điều 18. Đánh giá học phần

1. Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành: Tùy theo

tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần (sau đây gọi tắt là điểm học

phần) được căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm

kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham

gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần;

điểm tiểu luận; điểm đánh giá công việc thực hiện tại nhà; và điểm thi kết thúc học phần,

trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp. Trọng số của các bộ

phận được quy định: Giảng viên đánh giá thường xuyên được quy định trong Đề cương chi

tiết: 20%; Khoa, Bộ môn tổ chức thi giữa kỳ: 30%; Thi kết thúc học phần: 50%.

2. Đối với các học phần thực hành: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành.

Trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến một chữ số

thập phân là điểm của học phần thực hành.

3. Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ

phận, trừ bài thi kết thúc học phần.

Điều 19. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

18

Cuối học kỳ, trường tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc học phần.

Kỳ thi phụ dành cho những sinh viên không tham dự kỳ thi chính hoặc có điểm học phần

dưới 5 sau kỳ thi chính. Kỳ thi phụ được tổ chức sau kỳ thi chính ít nhất hai tuần.

Lịch trình thi kết thúc học phần được công bố trong Sổ tay sinh viên biên soạn cho từng

học kỳ.

Điều 20. Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi và số lần được dự thi kết thúc học phần

1. Đề thi kết thúc học phần phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong

chương trình và trong đề cương chi tiết học phần. Việc ra đề thi hoặc lấy từ ngân hàng đề

thi được thực hiện theo quy định của Hiệu trưởng.

2. Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận), vấn đáp,

viết tiểu luận, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Trưởng khoa đề xuất hình thức thi

thích hợp cho từng học phần để Hiệu trưởng phê duyệt.

3. Việc chấm thi kết thúc các học phần chỉ có lý thuyết và việc chấm tiểu luận, bài tập

lớn phải do hai giảng viên đảm nhiệm.

Việc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ các bài thi sau thi được Hiệu

trưởng quy định tại một văn bản riêng. Thời gian lưu giữ các bài thi viết, tiểu luận ít nhất là

hai năm, kể từ ngày thi hoặc ngày nộp tiểu luận.

4. Thi vấn đáp kết thúc học phần phải do hai giảng viên thực hiện. Điểm thi vấn đáp

được công bố công khai sau mỗi buổi thi. Trong trường hợp hai giảng viên chấm thi không

thống nhất được điểm chấm thì các giảng viên chấm thi trình trưởng bộ môn hoặc trưởng

khoa quyết định.

Các điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu

thống nhất của trường, có chữ ký của cả hai giảng viên chấm thi và làm thành ba bản: một

bản lưu tại bộ môn, một bản gửi về văn phòng khoa và một bản lưu P.KTCL của trường,

chậm nhất một tuần sau khi kết thúc chấm thi học phần.

5. Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi chính kết thúc học phần, nếu không có lý do chính

đáng, phải nhận điểm 0 ở kỳ thi chính. Những sinh viên này khi được trưởng P.KTCL cho

phép được dự thi một lần ở kỳ thi phụ ngay sau đó.

6. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính kết thúc học phần, nếu được

trưởng P.KTCL cho phép, được dự một lần ở kỳ thi phụ; điểm thi kết thúc học phần được

coi là điểm thi lần đầu. Nếu thi không đạt trong kỳ thi phụ thì những sinh viên này sẽ

không còn cơ hội để thi lại.

Điều 21. Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần

1. Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10

(từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

2. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân

với trọng số tương ứng. Điểm học phần cũng tính theo thang điểm 10 nhưng làm tròn đến

phần nguyên:

a) Loại đạt: 10 Xuất sắc

9 Giỏi

8 Cận giỏi

7 Khá

6 Trung bình khá

5 Trung bình

b) Loại không đạt: Dưới 5 Kém

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

19

c) Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học

kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các kí hiệu sau:

I Chưa đủ dữ liệu đánh giá.

X Chưa nhận được kết quả thi.

3. Việc xếp loại các mức điểm số (từ 0 đến 10) được áp dụng cho các trường hợp sau

đây:

a) Đối với những học phần mà sinh viên đã có đủ điểm đánh giá bộ phận, kể cả trường

hợp bỏ học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do phải nhận điểm 0;

b) Chuyển đổi từ điểm I qua, sau khi đã có các kết quả đánh giá bộ phận mà trước đó

sinh viên được giảng viên cho phép nợ;

c) Chuyển đổi từ các trường hợp điểm X qua.

4. Việc xếp loại ở mức điểm 0 ngoài những trường hợp như đã nêu ở khoản 3 Điều này,

còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy thi, có quyết định phải nhận mức

điểm 0.

5. Việc xếp loại ở điểm I được áp dụng cho các trường hợp sau đây:

a) Trong thời gian học hoặc trong thời gian thi kết thúc học kỳ, sinh viên bị ốm hoặc tai

nạn không thể dự kiểm tra bộ phận hoặc thi, nhưng phải được trưởng khoa cho phép;

b) Sinh viên không thể dự kiểm tra bộ phận hoặc thi vì những lý do khách quan, được

trưởng khoa chấp thuận.

Trừ trường hợp a, trước khi bắt đầu học kỳ mới kế tiếp, sinh viên nhận điểm I phải trả

xong các nội dung kiểm tra bộ phận còn nợ để được chuyển thành điểm số. Nếu không

hoàn thành sinh viên phải nhận điểm 0 đối với các điểm đánh giá bộ phận còn thiếu.

6. Việc xếp loại theo điểm X được áp dụng đối với những học phần mà P.KTCL của

trường chưa nhận được báo cáo kết quả học tập của sinh viên từ khoa chuyển lên. Điểm

này cần phải được chuyển thành điểm số trước khi bắt đầu học kỳ mới.

7. Trong trường hợp cần thiết thang điểm số (từ 0 đến 10) của các học phần được

chuyển qua thang điểm chữ như sau :

10 A+

9 A

8 A-

7 B

6 C

5 D

Dưới 5 F

Điều 22. Cách tính điểm trung bình chung

Điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung của các học phần tính từ đầu

khóa học và điểm trung bình chung toàn khóa học được tính theo công thức sau và được

làm tròn đến 2 chữ số thập phân:

n

i

i

n

i

ii

n

na

A

1

1

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

20

Trong đó:

A là điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung của các học phần tính từ đầu

khóa học hoặc điểmtrung bình chung khóa học

ai là điểm (số) của học phần thứ i

ni là số tín chỉ của học phần thứ i

n là tổng số học phần.

CHƯƠNG 4: XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

Điều 23. Làm khoá luận tốt nghiệp

1. Đầu học kỳ cuối khoá, các sinh viên được đăng ký làm khoá luận tốt nghiệp hoặc học

thêm một số học phần chuyên môn được quy định như sau:

a) Làm khoá luận tốt nghiệp: áp dụng cho sinh viên đạt mức yêu cầu do từng khoa đề

nghị. Khoá luận tốt nghiệp được xem là học phần có khối lượng không quá 5 tín chỉ cho

trình độ cao đẳng .

b) Học và thi một số học phần chuyên môn: sinh viên không được giao làm khoá luận

tốt nghiệp phải đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn, nếu chưa học đủ số tín chỉ

quy định cho chương trình.

2. Hiệu trưởng sẽ quy định cụ thể trong một văn bản riêng về:

a) Các điều kiện để sinh viên được đăng ký làm khoá luận tốt nghiệp;

b) Hình thức và thời gian làm khoá luận tốt nghiệp;

c) Hình thức chấm khoá luận tốt nghiệp;

d) Nhiệm vụ của giảng viên hướng dẫn; trách nhiệm của bộ môn và khoa đối với sinh

viên trong thời gian làm khoá luận tốt nghiệp.

Điều 24. Chấm khoá luận tốt nghiệp

1. Hiệu trưởng quyết định danh sách giảng viên chấm khoá luận tốt nghiệp do các khoa

đề nghị, P.KTCL tổng hợp. Việc chấm mỗi khóa luận tốt nghiệp phải do 2 giảng viên đảm

nhiệm, trong đó có một người là giảng viên hướng dẫn.

2. Điểm của khoá luận tốt nghiệp được chấm theo thang điểm 10 làm tròn theo quy

định tại các mục a và b, khoản 2, Điều 21 của Quy chế này. Kết quả chấm khóa luận tốt

nghiệp được công bố chậm nhất là 3 tuần, kể từ ngày nộp khóa luận tốt nghiệp.

Điểm khoá luận tốt nghiệp được tính vào điểm trung bình chung của toàn khoá học.

3. Sinh viên có khoá luận tốt nghiệp bị điểm dưới 5 không được đăng ký làm lại khóa

luận tốt nghiệp mà phải đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn sâu để thay thế,

sao cho tổng số tín chỉ của các học phần chuyên môn sâu học thêm tương đương với số tín

chỉ của khóa luận tốt nghiệp.

Điều 25. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp

1. Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được viết Phiếu yêu cầu giải quyết gửi

phòng đào tạo đề nghị trường xét và công nhận tốt nghiệp:

a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không

đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

b) Học đủ số học phần bắt buộc và đủ số tín chỉ quy định cho chương trình đào tạo;

c) Có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, tin học B, tiếng Anh B

hoặc tương đương.

2. Sau mỗi học kỳ, Hội đồng xét tốt nghiệp căn cứ các điều kiện công nhận tốt nghiệp

quy định tại khoản 1 điều này để lập danh sách những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

21

Hội đồng xét tốt nghiệp trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo

được Hiệu trưởng uỷ quyền làm Chủ tịch, lãnh đạo phòng đào tạo làm Thư ký và các thành

viên là các trưởng khoa chuyên môn, trưởng phòng công tác sinh viên.

3. Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt

nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

Điều 26. Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập, chuyển chương trình đào

tạo và chuyển loại hình đào tạo

1. Bằng tốt nghiệp cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo chính. Hạng tốt nghiệp được

xác định theo điểm trung bình chung của toàn khoá học, như sau:

a) Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung từ 9,00 đến 10,00;

b) Loại giỏi: Điểm trung bình chung từ 8,00 đến 8,99;

c) Loại khá: Điểm trung bình chung từ 7,00 đến 7,99;

d) Loại trung bình khá: Điểm trung bình chung từ 6,00 đến 6,99.

đ) Loại trung bình: Điểm trung bình chung từ 5,00 đến 5,99;

2. Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khoá loại xuất sắc và

giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

a) Có khối lượng của các học phần phải học lại hoặc học đổi vượt quá 5% so với tổng

số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

b) Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

3. Kết quả học tập của sinh viên phải được ghi vào bảng điểm theo từng học phần.

Trong bảng điểm còn ghi chuyên ngành (hướng chuyên sâu) hoặc ngành phụ, nếu có.

4. Nếu kết quả học tập của sinh viên thỏa mãn những quy định tại khoản 1 Điều 25 của

Quy chế này đối với một số chương trình đào tạo tương ứng với các ngành đào tạo chính

khác nhau, thì sinh viên được cấp các bằng tốt nghiệp khác nhau tương ứng với các ngành

đào tạo đó.

5. Sinh viên còn nợ các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất nhưng đã

hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày phải ngừng học, được

trở về trường trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

6. Sinh viên không tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận của trường về các học phần đã

học trong chương trình. Những sinh viên này nếu có nguyện vọng, được quyền làm Phiếu

yêu cầu giải quyết chuyển qua các chương trình khác theo quy định tại khoản 4 Điều 14

của Quy chế này.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

22

CHƯƠNG 5: XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 27. Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm các quy định về thi, kiểm tra

1. Trong khi dự kiểm tra thường xuyên, chuẩn bị tiểu luận, thi giữa học phần, thi kết

thúc học phần, chuẩn bị khoá luận tốt nghiệp, nếu vi phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý

kỷ luật với từng học phần đã vi phạm.

2. Sinh viên đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một

năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm

lần thứ hai.

3. Trừ trường hợp như quy định tại khoản 2 của Điều này, mức độ sai phạm và khung

xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm được thực hiện theo các quy định của Quy chế

tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

NGUYỄN HUY HOÀNG

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

23

PHẦN III: CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

CAO ĐẲNG CHÍNH QUY, TUYỂN SINH 2012

I. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ VIỆC MÃ HÓA MÔN HỌC (HỌC PHẦN)

1. Quy định chung

- Mã môn học (học phần) gồm có 6 ký tự số được tổ hợp từ 2 ký tự mã ngành, 2 ký tự

mã bộ môn và 2 ký tự số thứ tự của môn học trong chương trình đào tạo;

- Mỗi học phần chỉ có một mã số duy nhất.

2. Ý nghĩa của các ký hiệu

Ký hiệu Ý nghĩa

Toán ứng dụng C1901073(3,0)

Khối hình chữ nhật Học phần (môn học) thuộc lớp học ổn

định

Toán ứng dụng C Tên học phần (môn học)

190117 Mã học phần (môn học)

3(2,0) = 3, 3, 0 Số tín chỉ học phần, số tín chỉ lý thuyết,

số tín chỉ thực hành (bài tập)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Khối hình elip Học phần (môn học) thuộc lớp độc lập

(SV đăng ký vào lớp học)

Nhập môn tin học Tên học phần (môn học)

002918 Mã học phần (môn học)

4(2,2) = 4, 2, 2 Số tín chỉ học phần, số tín chỉ lý thuyết,

số tín chỉ thực hành (bài tập)

Tự chọn 4/8 TC Phần 7.2.2

2(1,1)

Tự chọn 4/8 tín chỉ (mã học phần SV tra cứu trực tiếp) thuộc phần

7.2.2 trong chương trình đào tạo;

Tự chọn 1/3 CN Phần 7.2.2

2(1,1)

Tự chọn 1/3 chuyên ngành thuộc phần 7.2.2 trong chương trình

đào tạo,

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh

Điều kiện môn học trước, môn học sau

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

24

II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC NGÀNH

NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN HỌC

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

SƯ PHẠM TOÁN - LÝ

CAO ĐẲNG

SƯ PHẠM TOÁN HỌC

51140209

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được thiết kế để đào tạo người giáo viên trình độ cao đẳng dạy Toán hoặc

Lý. Sinh viên tốt nghiệp có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội

chủ nghĩa Việt Nam; có tư tưởng chính trị vững vàng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu

học sinh, yêu nghề, có ý thức đạo đức, tác phong người giáo viên. Có đủ năng lực chuyên

môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp,

kiểm tra đánh giá môn Toán học, Vật lí ở trường Trung học cơ sở. Có tiềm lực để không

ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những nhu cầu mới.

Người học sau khi tốt nghiệp có thể dạy học tại các trường học bậc THCS; làm việc tại

các cơ quan, đơn vị quản lý giáo dục; làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, phát triển giáo

dục; làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối thiết bị, đồ dùng dạy học.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 32

7.1.1. Lý luận chính trị 10

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 2 1

7.1.2. Khoa học xã hội- nhân văn 4

1 003804 Quản lí hành chính nhà nước và quản lý ngành 2 2 0

2 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.4. Toán - Tin học - Khoa học tự nhiên - Công nghệ - Môi trường 4

1 002918 Nhập môn Tin học 4 2 2

7.1.5. Giáo dục thể chất 2

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 76

7.2.1. Kiến thức cơ sở 2

1 010102 Nhập môn toán cao cấp 2 2 0

7.2.2. Kiến thức ngành chính (sư phạm Toán học) 32

*) Bắt buộc

1 010103 Phép tính vi phân và tích phân của hàm một biến số 3 3 0

2 010104 Phép tính vi phân và tích phân của hàm nhiều biến số 2 2 0

3 010130 Đại số tuyến tính 3 3 0

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

25

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

4 010106 Đại số đại cương B 3 3 0

5 010107 Hình học cao cấp 3 3 0

6 010109 Cơ sở số học 2 2 0

7 010110 Đại số sơ cấp và TH giải toán 4 4 0

8 010111 Hình học sơ cấp và TH giải toán 4 4 0

9 010112 Xác suất và thống kê toán học 3 3 0

10 010113 Phương pháp DH đại cương môn toán 3 3 0

11 010114 Phương pháp DH các ND môn toán 2 2 0

*) Tự chọn (chọn 2/10 tín chỉ) 2

1 010115 Hình học giải tích 2 2 0

2 010116 Chuyên đề về tập hợp và Lôgic toán ở THCS 2 2 0

3 010117 Quy hoạch tuyến tính 2 2 0

4 010118 Nhập môn Tôpô 2 2 0

5 010108 Lý thuyết số 2 2 0

7.2.3. Kiến thức ngành phụ (sư phạm Vật lý) 19

1 010431 Cơ học 3 3 0

2 010420 Vật lý phân tử và nhiệt học 3 3 0

3 010432 Điện học 3 3 0

4 010422 Quang học 3 3 0

5 010423 Dao động sóng 2 2 0

6 010433 Vật lý lượng tử 2 2 0

7 010425 Lý luận dạy học Vật lý 3 2 1

*) Tự chọn (chọn 2/6 tín chỉ) 2

1 010426 Thực hành Vật lý đại cương 2 0 2

2 010427 CĐ về một số bài tập phần Điện học ở THCS 2 2 0

3 010428 Điện kỹ thuật 2 2 0

7.2.4. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 19

1 002411 Tâm lý học đại cương 2 2 0

2 002412 Tâm lý học lứa tuổi bậc THCS và TLH SP 2 2 0

3 002413 Giáo dục học đại cương 2 2 0

4 002414 Hoạt động giáo dục bậc Trung học cơ sở 3 3 0

5 002415 Hoạt động dạy học bậc Trung học cơ sở 2 2 0

6 012929 Tin học ứng dụng 2 1 1

7 000016 Thực tập sư phạm lần 1 2 0 2

8 000017 Thực tập sư phạm lần 2 4 0 4

Tổng số 109 tín chỉ

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

26

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 23 TC

Nhập môn Toán cao cấp0101022(2,0)

Học kỳ 2: 17 TC Học kỳ 3: 17 TC Học kỳ 4: 19 TC Học kỳ 5: 17 TC Học kỳ 6: 16 TC

PTVP&TP hàm một biến0101033(3,0)

PTVP&TP hàm nhiều biến0101042(2,0)

HHSC&TH giải toán0101114(4,0)

XS&TK môn toán0101123(3,0)

Đại số tuyến tính010130

3(3,0)

Đại số đại cương B0101063(3,0)

Cơ sở số học0101092(2,0)

Hình học cao cấp0101073(3,0)

ĐSSC&TH giải toán0101104(4,0)

LLDH vật lý0104253(2,1)

Cơ học010431

3(3,0)

VLPT & Nhiệt học0104203(3,0)

PPDH đại cương môn toán0101133(3,0)

PPGD nội dung môn toán0101142(2,0)

Vật lý lượng tử010433

2(2,0)

Điện học010432

3(3,0)

Dao động sóng0104232(2,0)

Quang học0104223(3,0)

Tin học ứng dụng0129292(1,1)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Giáo dục thể chât 10020081(0,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Môn học2012222(2,0)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

TTSP lần 10000162(0,2)

QLHCNN & QL ngành0038042(2,0)

Tâm lý học đại cương0024112(2,0)

TLLT & TL sư phạm0024122(2,0)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

TTSP lần 20000174(0,4)

Giáo dục học đại cương0024132(2,0)

HĐ dạy học ở THCS0024152(2,0)

Giáo dục thể chât 20020091(0,1)

HĐ giáo dục ở THCS0024143(3,0)

Tự chọn 2/10 TC Phần 7.2.2

2(2,0)

Tự chọn 2/6 TC Phần 7.2.3

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

27

NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

SƯ PHẠM SINH - HÓA

CAO ĐẲNG

SƯ PHẠM SINH HỌC

51140213

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được thiết kế để đào tạo người giáo viên trình độ cao đẳng dạy Sinh hoặc

Hóa. Sinh viên tốt nghiệp có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã

hội chủ nghĩa Việt Nam; có tư tưởng chính trị vững vàng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,

yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức đạo đức, tác phong người giáo viên. Có đủ năng lực

chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung,

phương pháp, kiểm tra đánh giá môn Sinh học, hóa học ở trường Trung học cơ sở. Có tiềm

lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những nhu cầu

mới.

Người học sau khi tốt nghiệp có thể dạy học tại các trường học bậc THCS; làm việc tại

các cơ quan, đơn vị quản lý giáo dục; làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, phát triển giáo

dục; làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối thiết bị, đồ dùng dạy học.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 31

7.1.1. Lý luận chính trị 10

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 2 1

7.1.2. Khoa học xã hội- nhân văn 6

*) Bắt buộc

1 003804 Quản lí hành chính nhà nước và quản lý ngành 2 2 0

2 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

*) Tự chọn (chọn 2/4 tín chỉ đại cương)

1 031324 Tiếng Việt thực hành 2 2 0

2 021406 Đại cương khoa học trái đất 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.4. Toán-Tin học-Khoa học tự nhiên-Công nghệ-Môi trường 6

*) Bắt buộc

1 002918 Nhập môn Tin học 4 2 2

*) Tự chọn (chọn 2/6 tín chỉ)

1 020203 Kinh tế gia đình 2 2 0

2 020204 Dân số môi trường - AIDS - ma túy 2 2 0

3 021405 Biển đảo Việt Nam 2 2 0

7.1.5. Giáo dục thể chất 2

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

28

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6 5 1

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 78

7.2.1. Kiến thức cơ sở 2

1 240103 Xác suất thống kê 2 2 0

7.2.2. Kiến thức của ngành chính (ngành sư phạm Sinh học) 31

*) Bắt buộc

1 020208 Hình thái giải phẫu thực vật 2 2 0

2 020209 Động vật không xương sống 3 3 0

3 020210 Phân loại thực vật 2 2 0

4 020211 Sinh lý thực vật 2 2 0

5 020212 Động vật có xương sống 3 3 0

6 020213 Vi sinh học 2 2 0

7 020214 Hóa sinh học 2 2 0

8 020215 Giải phẫu sinh lý người 4 3 1

9 020216 Di truyền học 3 3 0

10 020232 Sinh thái môi trường 4 3 1

11 020218 Đại cương phương pháp giảng dạy Sinh học 2 2 0

12 020219 Phương pháp dạy học Sinh học ở trường THCS 2 2 0

7.2.3. Kiến thức của ngành phụ (ngành sư phạm Hóa học) 22

*) Bắt buộc 20

1 020322 Hóa đại cương 1 2 2 0

2 020323 Hóa đại cương 2 3 2 1

3 020324 Hóa vô cơ 1 2 2 0

4 020333 Hóa vô cơ 2 3 2 1

5 020326 Cơ sở Hóa hữu cơ 1 3 3 0

6 020327 Cơ sở Hóa hữu cơ 2 3 2 1

7 020328 Phương pháp dạy học Hóa học 4 3 1

*) Tự chọn (chọn 2/10 tín chỉ) 2

1 020329 Hóa công nghệ môi trường 2 2 0

2 020220 Thực tập nghiên cứu thiên nhiên 2 1 1

3 020221 Thiết bị dạy học sinh học 2 1 1

4 020330 Hóa phân tích 2 2 0

5 020331 Thiết bị dạy học Hóa 2 1 1

7.2.4. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 17

1 002411 Tâm lý học đại cương 2 2 0

2 002412 Tâm lí học lứa tuổi THCS và tâm lý học sư phạm 2 2 0

3 002413 Giáo dục học đại cương 2 2 0

4 002414 HĐ giáo dục ở THCS 3 3 0

5 002415 HĐ dạy học ở THCS 2 2 0

6 000016 Thực tập sư phạm lần 1 2 0 2

7 000017 Thực tập sư phạm lần 2 4 0 4

Tổng 109

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

29

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 20 TC

Hình thái giải phẫu thực vật0202082(2,0)

Học kỳ 2: 17 TC Học kỳ 3: 17 TC Học kỳ 4: 19 TC Học kỳ 5: 18 TC Học kỳ 6: 18 TC

Phân loại thực vật0202102(2,0)

Hóa sinh học0202142(2,0)

Sinh lý thực vật0202112(2,0)

Giải phẫu sinh lý người0202154(3,1)

Di truyển học0202163(3,0)

Hóa đại cương 10203222(2,0)

Hóa đại cương 20203233(2,1)

Hóa vô cơ 10203242(2,0)

Cơ sở hóa hữu cơ 10203263(3,0)

PPGD sinh ở THCS0202192(2,0)

Sinh thái môi trường020232

4(3,1)

Xác suất thống kê2401032(2,0)

Động vật không xương sống0202093(3,0)

Đại cương PPGD sinh học0202182(2,0)

Hóa vô cơ 2020333

3(2,1)

PPGD Hóa ở THCS0203284(3,1)

Cơ sở hóa hữu cơ 20203273(2,1)

Động vật có xương sống0202123(3,0)

Vi sinh học0202132(2,0)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Giáo dục thể chât 10020081(0,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

TTSP lần 10000162(0,2)

QLHCNN & QL ngành0038042(2,0)

Tâm lý học đại cương0024112(2,0)

TLLT & TL sư phạm0024122(2,0)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

TTSP lần 20000174(0,4)

Giáo dục học đại cương0024132(2,0)

HĐ dạy học ở THCS0024152(2,0)

Giáo dục thể chât 20020091(0,1)

HĐ giáo dục ở THCS0024143(3,0)

Tự chọn 2/6 TC Phần 7.1.4

2(2,0)

Tự chọn 2/10 TC Phần 7.2.3

32567

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.1.2

2(2,0)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

30

NGÀNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

GIÁO DỤC CÔNG DÂN – ĐỊA

CAO ĐẲNG

GIÁO DỤC CÔNG DÂN

51140204

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo ngành giáo dục công dân trình độ Cao đẳng nhằm đào tạo giáo

viên có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam; thấm

nhuần thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã

hội… có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục

tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo

dục, dạy học môn Giáo dục Công dân hoặc môn Địa lý ở trường Trung học cơ sở (THCS),

đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện

trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1 Kiến thức giáo dục đại cương 39

7.1.1 Lý luận chính trị 10 8 2

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam 3 2 1

7.1.2 Khoa học xã hội - nhân văn:

* Bắt buộc: 4 4 0

1 251504 Lịch sử văn minh thế giới 2 2 0

2 003804 QLHCNN và Quản lý ngành 2 2 0

* Tự chọn(chọn 2/4 tín chỉ) 2 2 0

1 302401 Nhập môn khoa học giao tiếp 2 2 0

2 212524 Dân số học 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7 7

1 002205 Tiếng anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng anh 2 4 4 0

7.1.4 Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên - Công nghệ - môi trường: 9 7 2

1 002918 Nhập môn tin học 4 2 2

2 032602 Nhập môn logic học 2 2 0

3 240101 Toán cao cấp 1 3 3 0

7.1.5. Giáo dục thể chât 2

1 002008 Giáo dục thể chât 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chât 2 1 0 1

7.1.6. Giaó dục quốc phòng (135 tiết) 6 5 1

1 002110 giáo dục quốc phòng 6 5 1

7.2 Kiến thức cơ sở khối ngành và của ngành:

7.2.1. Kiến thức ngành chính (ngành GDCD) 29

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

31

* Các học phần bắt buộc 27 21 6

1 302602 Nhập môn GDCD 2 2 0

2 212508 Xã hội học đại cương 2 2 0

3 143331 Văn hóa học 2 2 0

4 032601 Đại cương mỹ học 2 2 0

5 302603 Đạo đức học và GDĐĐ 5 4 1

6 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

7 303604 Pháp luật thực hành 3 2 1

8 302605 Những vấn đề của thời đại 2 2 0

9 302606 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 2 2 0

10 302607 PPGD môn GDCD ở THCS 5 2 3

* Các học phần tự chọn (chọn 2/6 tín chỉ) 2

1 052531 Giáo dục gia đình 2 1 1

2 303708 Hành chính Nhà nước 2 2 0

3 302609 Thực tế tham quan giáo duc 2 0 2

7.2.2. Kiến thức ngành thứ hai (ngành Địa) 21

* Các học phần bắt buộc 19 17 2

1 301410 Địa lí tự nhiên đại cương 1 3 3 0

2 301411 Địa lí tự nhiên đại cương 2 2 2 0

3 301412 Bản đồ học 2 1 1

4 301413 Địa lý tự nhiên Việt nam 2 2 0

5 301414 Địa lý kinh tế xã hội học đại cương 2 2 0

6 301415 Địa lí các châu lục 3 3 0

7 301416 Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam 2 2 0

8 301417 Lý luận dạy học Địa lí 3 2 1

* Các học phần tự chọn (chọn 2/4 tín chỉ) 2

1 301418 Thực địa 2 0 2

2 301419 Địa chất học 2 2 0

7.2.3 Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 19 13 6

1 002411 Tâm lý học đại cương 2 2 0

2 002412 Tâm lý học lứa tuổi THCS và tâm lí học sư phạm 2 2 0

3 002413 Giáo dục học đại cương 2 2 0

4 002415 Hoạt động dạy học ở trường THCS 2 2 0

5 002414 Hoạt động giáo dục ở trường THCS 3 3 0

Kiến thức bổ trợ

6 302420 Kỹ năng nghiên cứu khoa học 2 2 0

7.2.4 Thực hành, thực tập, thực tế 6 0 6

7 000016 Thực tập sư phạm lần 1 2 0 2

8 000017 Thực tập sư phạm lần 2 4 0 4

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

32

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 21 TC

Nhập môn GDCD302602

2(2,0)

Học kỳ 2: 19 TC Học kỳ 3: 18 TC Học kỳ 4: 17 TC Học kỳ 5: 17 TC Học kỳ 6: 17 TC

Địa lý tự nhiên đại cương 1301410

3(3,0)

Địa lý các châu lục301415

3(3,0)

Địa lý kinh tế XH đại cương301414

2(2,0)

Pháp luật thực hành303604

3(2,1)

Hoạt động ngoài giờ lên lớp302606

2(2,0)

Toán cao cấp 12401013(3,0)

Đạo đức &GD đạo đức302603

5(4,1)

PPGD môn GDCD ở THCS302607

5(2,3)

Văn hóa học143331

2(2,0)

Đại cương mỹ học0326012(2,0)

Địa lý KT-XH Việt Nam301416

2(2,0)

Xã hội học đại cương2125082(2,0)

Lý luận dạy học địa lý301417

3(2,1)

Địa lý tự nhiên Việt Nam301413

2(2,0)

Bản đồ học301412

2(1,1)

Lịch sử văn minh thế giới2515042(2,0)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Giáo dục thể chât 10020081(0,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Môn học2012222(2,0)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

TTSP lần 10000162(0,2)

QLHCNN & QL ngành0038042(2,0)

Tâm lý học đại cương0024112(2,0)

TLLT & TL sư phạm0024122(2,0)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

TTSP lần 20000174(0,4)

Giáo dục học đại cương0024132(2,0)

HĐ dạy học ở THCS0024152(2,0)

Nhập môn logic học032602

2(2,0)

Giáo dục thể chât 20020091(0,1)

HĐ giáo dục ở THCS0024143(3,0)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.1.2

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.2.2

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Tự chọn 2/6 TC Phần 7.2.1

Địa lý tự nhiên đại cương 2301411

2(2,0)

Những vấn đề thời đại302605

2(2,0)

Kỹ năng nghiên cứu KH3024202(2,0)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

33

NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

SƯ PHẠM TIẾNG ANH

CAO ĐẲNG

SƯ PHẠM TIẾNG ANH

51140231

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được thiết kế để đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng dạy bộ môn Tiếng

Anh tại trường THCS. Sinh viên tốt nghiệp có những phẩm chất cơ bản của người giáo

viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tư tưởng chính trị vững vàng, yêu nước,

yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức đạo đức, tác phong người giáo

viên. Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục

tiêu, nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá môn Ngoại ngữ, cụ thể là môn Tiếng Anh ở

trường Trung học cơ sở. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu,

vươn lên đáp ứng những nhu cầu mới.

Người học sau khi tốt nghiệp có thể dạy học tại các trường học bậc THCS; làm việc tại

các cơ quan, đơn vị quản lý giáo dục; làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, phát triển giáo

dục.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 38

7.1.1. Lý luận chính trị 10

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lê nin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 2 1

7.1.2. Khoa học xã hội- nhân văn 10

*) Bắt buộc 8

1 003804 Quản lí hành chính nhà nước và quản lý ngành 2 2 0

2 253302 Cơ sở văn hóa Việt Nam 2 2 0

3 251303 Dẫn luận ngôn ngữ học 2 2 0

4 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

*) Tự chọn (chọn 2/8 tín chỉ đại cương) 2 2 0

1 251504 Lịch sử văn minh thế giới 2 2 0

2 252505 Nhập môn xã hội học 2 2 0

3 031324 Tiếng Việt thực hành 2 2 0

4 020204 DSMT, AISD, ma tuý 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7

1 252207 Tiếng Trung 1 3 3 0

2 252208 Tiếng Trung 2 4 4 0

7.1.4. Toán - Tin học - Khoa học tự nhiên - Công nghệ - Môi trường 4

2 002918 Nhập môn Tin học 4 2 2

7.1.5. Giáo dục thể chất 2

1 022008 Giáo dục thể chất 1 1 1 0

2 022009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng 6 5 1

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

34

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 60

7.2.1. Kiến thức cơ sở khối ngành và nhóm ngành 5 5 0

2 252310 Ngữ âm – Âm vị học 2 2 0

2 252332 Ngữ pháp học 3 3 0

7.2.2. Kiến thức ngành 38

*) Bắt buộc 36

1 252333 Kỹ năng nghe hiểu 1 2 2 0

2 252313 Kỹ năng nghe hiểu 2 2 2 0

3 252334 Kỹ năng nghe hiểu 3 2 2 0

4 252335 Kỹ năng nói 1 2 2 0

5 252316 Kỹ năng nói 2 2 2 0

6 252336 Kỹ năng nói 3 2 2 0

7 252337 Kỹ năng đọc hiểu 1 2 2 0

8 252319 Kỹ năng đọc hiểu 2 2 2 0

9 252338 Kỹ năng đọc hiểu 3 2 2 0

10 252339 Kỹ năng viết 1 2 2 0

11 252322 Kỹ năng viết 2 2 2 0

12 252340 Kỹ năng viết 3 2 2 0

13 252325 Phương pháp dạy học Tiếng Anh 1 4 3 1

14 252326 Phương pháp dạy học Tiếng Anh 2 4 3 1

15 252327 Dịch Anh – Việt, Việt – Anh 2 2 0

16 252329 Từ vựng học 2 2 0

*) Tự chọn (Chọn 2/8 tín chỉ) 2

1 252324 Lý luận dạy học Tiếng Anh 2 2 0

2 252328 Kiểm tra đánh giá Tiếng Anh 2 2 0

3 253330 Văn hóa – văn minh 2 2 0

4 251231 Văn học Anh 2 2 0

7.2.3. Kiến thức bổ trợ và thực tập 17

1 1 002411 Tâm lý học đại cương 2 2 0

2 002412 Tâm lý học lứa tuổi THCS và Tâm lý học SP 2 2 0

3 002413 Giáo dục học đại cương 2 2 0

4 002414 Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở 2 2 0

5 002415 Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở 3 3 0

6 000016 Thực tập sư phạm lần 1 2 0 2

7 000017 Thực tập sư phạm lần 2 4 0 4

Tổng 99

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

35

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 23 TC

Ngữ pháp học252332

3(3,0)

Học kỳ 2: 15 TC Học kỳ 3: 15 TC Học kỳ 4: 16 TC Học kỳ 5: 16 TC Học kỳ 6: 14 TC

Kỹ năng nghe hiểu 1252333

2(2,0)

Kỹ năng nghe hiểu 22523132(2,0)

PPDH Tiếng Anh 12523254(3,1)

PPDH Tiếng Anh 22523264(3,1)

Từ vựng học2523292(2,0)

Ngữ âm, âm vị học252310

2(2,0)

Kỹ năng nói 1252335

2(2,0)

Kỹ năng nói 22523162(2,0)

Kỹ năng nghe hiểu 3252334

2(2,0)

Kỹ năng đọc hiểu 3252338

2(2,0)

Dịch Anh - Việt2523272(2,0)

Kỹ năng đọc hiểu 1252337

2(2,0)

Kỹ năng đọc hiểu 22523192(2,0)

Kỹ năng nói 3252336

2(2,0)

Kỹ năng viết 3252340

2(2,0)

Dẫn luận ngôn ngữ2513032(2,0)

Kỹ năng viết 1252339

2(2,0)

Kỹ năng viết 22523222(2,0)

Tiếng Trung 22522084(4,0)

Cơ sở VHVN2533022(2,0)

Tiếng Trung 12522073(3,0)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Giáo dục thể chât 10020081(0,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Môn học2012222(2,0)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

TTSP lần 10000162(0,2)

QLHCNN & QL ngành0038042(2,0)

Tâm lý học đại cương0024112(2,0)

TLLT & TL sư phạm0024122(2,0)

TTSP lần 20000174(0,4)

Giáo dục học đại cương0024132(2,0)

HĐ dạy học ở THCS0024152(2,0)

Giáo dục thể chât 20020091(0,1)

HĐ giáo dục ở THCS0024143(3,0)

Tự chọn 2/8 TC Phần 7.2.2

2(2,0)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Tự chọn 2/8 TC Phần 7.1.2

2(2,0)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

36

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

SƯ PHẠM VĂN - SỬ

CAO ĐẲNG

SƯ PHẠM NGỮ VĂN

51140217

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được thiết kế để đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng dạy Ngữ văn hoặc

Lịch sử. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà

trường xã hôị chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã

hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo. Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm

bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy

và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học

cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp

ứng những yêu cầu mới.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp tốt nghiệp có đủ khả năng dạy học tại các trường THCS

hoặc công tác tại các ngành, nghề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, các bảo

tàng, nơi quản lý các di tích lịch sử, các cơ sở nghiên cứu và phát triển giáo dục.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 36

7.1.1. Lý luận chính trị 10

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lê nin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam 3 2 1

7.1.2. Khoa học xã hội- nhân văn 4

*) Bắt buộc

1 003804 Quản lí hành chính nhà nước và quản lý ngành 2 2 0

2 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

*) Tự chọn (chọn 2/6 tín chỉ) 2 2 0

1 032601 Đại cương mỹ học 2 2 0

2 032602 Nhập môn Logic 2 2 0

3 033303 Cơ sở văn hóa Việt Nam 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7 7 0

1 031304 Hán Nôm 1 3 3 0

2 031305 Hán Nôm 2 4 4 0

7.1.4. Toán-Tin học-Khoa học tự nhiên-Công nghệ-Môi trường 5

*) Bắt buộc

1 002918 Nhập môn Tin học 4 2 2

*) Tự chọn (chọn 2/4 tín chỉ) 2 2 0

1 020203 Kinh tế gia đình 2 2 0

2 020204 Dân số - Môi trường – AIDS - Ma túy 2 2 0

7.1.5. Giáo dục thể chất 2 0 2

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

37

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 72

7.2.1. Kiến thức cơ sở 7

1 031336 Lí luận Văn học 3 3 0

2 031309 Dẫn luận ngôn ngữ 2 2 0

3 031510 Nhập môn sử học 2 2 0

7.2.2. Kiến thức ngành chính (sư phạm Ngữ văn)

*) Bắt buộc 29

1 031232 Làm văn 2 2 0

2 031212 Văn học dân gian 2 2 0

3 031213 Văn học Việt Nam trung đại 3 3 0

4 031214 Văn học thế giới 4 4 0

5 031215 Văn học Việt Nam hiện đại 1 2 2 0

6 031216 Văn học Việt Nam hiện đại 2 3 3 0

7 031317 Phong cách học Tiếng Việt 2 2 0

8 031333 Ngữ âm - Từ vựng, ngữ nghĩa TV 2 2 0

9 031319 Ngữ pháp - Văn bản tiếng Việt 3 3 0

10 031320 Phương pháp giảng dạy tiếng Việt 2 2 0

11 031321 PPGD Văn - Tập làm văn và RL NVSP môn Văn 4 2 2

*) Tự chọn 4/10 tín chỉ 4

1 031222 Văn hóa, văn học, ngôn ngữ địa phương 2 2 0

2 034023 Tiếng dân tộc Mông 2 2 0

3 031324 Tiếng Việt thực hành 2 2 0

4 031325 Ngữ dụng học 2 2 0

5 031234 Đọc văn 2 2 0

7.2.3. Kiến thức ngành phụ (sư phạm Lịch sử) 15

1 031527 Khảo cổ và MSVĐVLSXHNT, cổ đại và trung đại 2 2 0

2 031535 Lịch sử thế giới 3 3 0

3 031529 LSVN từ nguồn gốc đến đến 1858 2 2 0

4 031530 Lịch sử VN từ 1858 đến nay, Lịch sử địa phương 4 4 0

5 031531 Hệ thống PPDH lịch sử và RLNVSP môn Lịch sử 4 2 2

7.2.4. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 17

1 002411 Tâm lý học đại cương 2 2 0

2 002412 Tâm lý học lứa tuổi THCS và tâm lý sư phạm 2 2 0

3 002413 Giáo dục học đại cương 2 2 0

4 002414 Hoạt động giáo dục bậc THCS 3 3 0

5 002415 Hoạt động dạy học bậc THCS 2 2 0

6 000016 Thực tập sư phạm lần 1 2 0 2

7 000017 Thực tập sư phạm lần 2 4 0 4

Tổng số: 109

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

38

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 21 TC

Lý luận văn học031336

3(3,0)

Học kỳ 2: 16 TC Học kỳ 3: 17 TC Học kỳ 4: 19 TC Học kỳ 5: 17 TC Học kỳ 6: 19 TC

Dẫn luận ngôn ngữ0313092(2,0)

Ngữ âm-TV-NNTV031333

2(2,0)

PPGD Tiếng Việt0313202(2,0)

Ngữ pháp - Văn bản TV0313193(3,0)

Văn học VN hiện đại 20312163(3,0)

Văn học dân gian0312122(2,0)

KCH&MVĐLSNT0315272(2,0)

Văn học trung đại0212133(3,0)

Văn học VN hiện đại 10312152(2,0)

LSVN từ 1958 – nay, LSĐP0315304(4,0)

Nhập môn sử học0315102(2,0)

Hán nôm 20313054(4,0)

Lịch sử thế giới031535

3(3,0)

LSVN từ NG – 18580315292(2,0)

Văn học thế giới0312144(4,0)

Hán nôm 10313043(3,0)

Hệ thống PPGDLS0315314(2,2)

PPGD&RLNV môn văn0313214(2,2)

Làm văn031232

2(2,0)

Phong cách học TV0313172(2,0)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Giáo dục thể chât 10020081(0,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Môn học2012222(2,0)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

TTSP lần 10000162(0,2)

QLHCNN & QL ngành0038042(2,0)

Tâm lý học đại cương0024112(2,0)

TLLT & TL sư phạm0024122(2,0)

TTSP lần 20000174(0,4)

Giáo dục học đại cương0024132(2,0)

HĐ dạy học ở THCS0024152(2,0)

Giáo dục thể chât 20020091(0,1)

HĐ giáo dục ở THCS0024143(3,0)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.1.4

2(2,0)

Tự chọn 4/10 TC Phần 7.2.2

2(2,0)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Tự chọn 2/6 TC Phần 7.1.2

2(2,0)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

39

NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

SƯ PHẠM THỂ DỤC

CAO ĐẲNG

GIÁO DỤC THỂ CHẤT

51140206

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được thiết kế để đào tạo người giáo viên thể dục trình độ cao đẳng. Sinh

viên tốt nghiệp phải có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ

nghĩa Việt Nam; nắm vững lý luận chính trị, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh,

yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo. Có đủ năng

lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung,

phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ở trường

Trung học cơ sở. Có năng lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn

lên đáp ứng những nhu cầu mới. Người học có thể học liên thông lên đại học và các trình

độ cao hơn phù hợp với ngành đào tạo.

Sau khi tốt nghiệp người học làm giáo viên giảng dạy môn Thể dục tại các trường học

bậc THCS; làm việc tại các sở VH-TT &DL các phòng, trung tâm thể dục thể thao, trung

tâm thanh, thiếu niên các địa phương.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 38

7.1.1. Lý luận chính trị 10

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lê nin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam 3 2 1

7.1.2. Khoa học xã hội- nhân văn 4

*) Bắt buộc

1 003804 Quản lí hành chính nhà nước và quản lý ngành GD 2 2 0

2 003601 Pháp luật đại cương 2 2 0

*) Tự chọn (chọn 2/4 tín chỉ đại cương) 2

1 092001 Học thuyết huấn luyện thể thao 2 2 0

2 092002 Lịch sử TDTT 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.4. Toán-Tin học-Khoa học tự nhiên-Công nghệ-Môi trường 12

1 002918 Nhập môn Tin học 4 2 2

2 240103 Xác suất thống kê 2 2 0

3 032602 Nhập môn logic 2 2 0

4 050203 Môi trường và con người 2 2 0

5 090205 Sinh hóa 2 2 0

7.1.5. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6 5 1

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

7.2.1. Kiến thức cơ sở khối ngành và nhóm ngành 4

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

40

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

1 092039 Giải phẫu học 2 2 0

2 092006 Cơ sinh học TDTT 2 2 0

7.2.2. Kiến thức ngành GDTC 35

*) Bắt buộc 33

1 092040 Sinh lý, Vệ sinh và y học TDTT 2 2 0

2 092011 Tâm lý học TDTT 2 2 0

3 092012 Đại cương về TD, TD phát triển chung 2 0 2

4 092041 TD thực dụng, TD đồng diễn , TD dụng cụ, TD tự do 2 0 2

5 092015 Chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức 2 0 2

6 092017 Nhảy xa 2 0 2

7 092018 Nhảy cao 2 0 2

8 092019 Ném bóng, đẩy tạ 2 0 2

9 092042 Đá cầu, Trò chơi vận động 2 0 2

10 092021 Bóng chuyền 2 0 2

11 092022 Bóng đá 2 0 2

12 092023 Cầu lông 2 0 2

13 092024 Bóng bàn 2 0 2

14 092026 Cờ vua 2 0 2

15 092043 Lý luận và phương pháp GDTC 3 3 0

16 092030 Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT 2 2 0

*) Tự chọn (chọn 2/10 tín chỉ) 2

1 092035 Bóng chuyền nâng cao 2 0 2

2 092036 Bóng đá nâng cao 2 0 2

3 092037 Cầu lông nâng cao 2 0 2

4 092038 Bóng bàn nâng cao 2 0 2

5 092028 Bơi lội 2 0 2

7.2.3. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 17

1 002411 Tâm lý học đại cương 2 2 0

2 002412 Tâm lý học lứa tuổi THCS và Tâm lý học SP 2 2 0

3 002413 Giáo dục học đại cương 2 2 0

4 002414 Hoạt động dạy học bậc THCS 2 2 0

5 002415 Hoạt động giáo dục bậc THCS 3 3 0

6 000016 Thực tập sư phạm lần 1 2 0 2

1 7 000017 Thực tập sư phạm lần 2 4 0 4

Tổng cộng 97

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

41

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 19 TC

Đại cương về thể dục0920122(0,2)

Học kỳ 2: 18 TC Học kỳ 3: 16 TC Học kỳ 4: 16 TC Học kỳ 5: 16 TC Học kỳ 6: 12 TC

TD thực dụng, TD tự do092041

2(0,2)

Nhảy xa0920172(0,2)

Giải phẫu học092039

2(2,0)

Sinh lý, vệ sinh y học TDTT092040

2(2,0)

Cơ sinh học TDTT0920062(2,0)

Chạy ngắn, chạy tiếp sức0920152(0,2)

Bóng chuyền0920212(0,2)

Lý luận và PPGDTC092043

3(3,0)

Nhảy cao0920182(0,2)

Bóng bàn0920242(0,2)

Cờ vua0920262(0,2)

Sinh hóa0902052(2,0)

Cầu lông0920232(0,2)

Tâm lý học TDTT0920112(2,0)

Bóng đá0920222(0,2)

PP NCKH TDTT0920302(2,0)

Đá cầu, trò chơi vận động092042

2(0,2)

Ném bóng, đẩy tạ0920192(0,2)

Xác suất thống kê2401032(2,0)

Môi trường và con người0502032(2,0)

Nhập môn Lôgic0326022(2,0)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Môn học2012222(2,0)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

TTSP lần 10000162(0,2)

QLHCNN & QL ngành0038042(2,0)

Tâm lý học đại cương0024112(2,0)

TLLT & TL sư phạm0024122(2,0)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

TTSP lần 20000174(0,4)

Giáo dục học đại cương0024132(2,0)

HĐ dạy học ở THCS0024152(2,0)

HĐ giáo dục ở THCS0024143(3,0)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.1.2

2(2,0)

Tự chọn 2/10 TC Phần 7.2.2

2(0,2)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

42

NGÀNH SƯ PHẠM TIN HỌC

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

SƯ PHẠM TIN HỌC

CAO ĐẲNG

SƯ PHẠM TIN HỌC

51140210

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được thiết kế để đào tạo người giáo viên trình độ cao đẳng dạy Tin học

tại trường THCS. Sinh viên tốt nghiệp có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà

trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nắm vững lý luận chính trị, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã

hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy

giáo. Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục

tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo

dục, dạy học môn Tin học ở trường Trung học cơ sở. Có tiềm lực để không ngừng hoàn

thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những nhu cầu mới.

Người học sau khi tốt nghiệp có thể dạy học tại các trường học bậc THCS; làm việc tại

các cơ quan, đơn vị quản lý giáo dục; làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, phát triển giáo

dục; làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối thiết bị, đồ dùng dạy học.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 40

7.1.1. Lý luận chính trị 10

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam 3 2 1

7.1.2. Khoa học xã hội- nhân văn. 6

*) Bắt buộc

1 003804 Quản lí hành chính nhà nước và quản lý ngành 2 2 0

2 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

*) Tự chọn (chọn 2/4 tín chỉ đại cương)

1 312601 Một số vấn đề xã hội của CNTT 2 2 0

2 031324 Tiếng việt thực hành 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.4. Toán-Tin học-Khoa học tự nhiên-Công nghệ-Môi trường 9

*) Bắt buộc 7

1 310102 Giải tích 3 3 0

2 310103 Đại số tuyến tính 2 2 0

3 240103 Xác suất thống kê 2 2 0

*)Tự chọn (2/4 tín chỉ) 2

1 020204 Dân số môi trường – Ma Túy - AISD 2 2 0

2 050203 Môi trường và con người . 2 2 0

7.1.5. Giáo dục thể chất 2

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

43

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng( 135 tiết) 6 5 1

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 59

7.2.1. Kiến thức cơ sở khối ngành và nhóm ngành 9

1 312919 Tin học đại cương 3 2 1

2 310104 Toán rời rạc 2 2 0

3 312905 Lập trình có cấu trúc 2 1 1

4 312906 Cơ sở dữ liệu 2 2 0

7.2.2. Kiến thức ngành 32

*) Bắt buộc 30

1 072912 Tin học văn phòng 4 2 2

2 072920 Kiến trúc máy tính 2 2 0

3 072917 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 2 1 1

4 312907 Chuyên đề 1 2 0 2

5 312908 Chuyên đề 2 2 0 2

6 312909 Mạng máy tính 2 1 1

7 312910 Tin học và xã hội 2 2 0

8 312911 Đại cương phương pháp dạy học Tin học 2 2 0

9 312912 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 2 1 1

10 072922 Phân tích thiết kế hệ thống 2 2 0

11 312913 Lập trình trên Windows 2 1 1

12 312914 Phương pháp dạy học các nội dung môn Tin học 2 2 0

14 312915 Thiết kế mạng 2 1 1

15 312916 Thực hành lắp ráp, cài đặt 2 1 1

*) Tự chọn chuyên ngành Mạng và phần cứng (chọn 2/4 tín chỉ ) 2

1 072929 Quản trị mạng 2 1 1

2 312917 Kỹ thuật xây dựng bản vẽ với AutoCAD 2 1 1

*) Tự chọn chuyên ngành ứng dụng (chọn 2/4 Tín chỉ) 2

1 072926 Kỹ thuật xử lý ảnh số với Photoshop 2 1 1

2 312618 Internet và Công nghệ web 2 1 1

7.2.3. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 11

1 002411 Tâm lý học đại cương 2 2 0

2 002412 Tâm lý học lứa tuổi và Tlý học SP 2 2 0

3 002413 Giáo dục học đại cương 2 2 0

4 002414 Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở 2 2 0

5 002415 Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở 3 3 0

7.2.4. Thực tập 6

6 000016 Thực tập sư phạm lần 1 2 0 2

7 000017 Thực tập sư phạm lần 2 4 0 4

Tổng 98 tín chỉ

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

44

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 20 TC

Giải tích310102

3(3,0)

Học kỳ 2: 15 TC Học kỳ 3: 15 TC Học kỳ 4: 16 TC Học kỳ 5: 16 TC Học kỳ 6: 16 TC

Tin học văn phòng072912

4(2,2)

Cơ sở dữ liệu312906

2(2,0)

Đại cương về PPDH tin học312911

2(2,0)

Xác suất thống kê 240103

2(2,0)

Chuyên đề 2312908

2(0,2)

Toán rời rạc310104

2(2,0)

Lập trình có cấu trúc312905

2(1,1)

Hệ quản trị CSDL312912

2(1,1)

Chuyên đề 1312907

2(0,2)

Lập trình trên Windows312913

2(1,1)

Đại số tuyến tính310103

2(2,0)

Cấu trúc dữ liệu và GT072917

2(1,1)

Phân tích thiết kế hệ thống0729222(2,0)

PPDH môn tin học312914

2(2,0)

Tin học và xã hội312910

2(2,0)

Kiến trúc máy tính072920

2(2,0)

Mạng máy tính312909

2(1,1)

Thiết kế mạng312915

2(1,1)

TH lắp ráp và cài đặt312916

2(1,1)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Giáo dục thể chât 10020081(0,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Môn học2012222(2,0)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

TTSP lần 10000162(0,2)

QLHCNN & QL ngành0038042(2,0)

Tâm lý học đại cương0024112(2,0)

TLLT & TL sư phạm0024122(2,0)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

TTSP lần 20000174(0,4)

Giáo dục học đại cương0024132(2,0)

HĐ dạy học ở THCS0024152(2,0)

Giáo dục thể chât 20020091(0,1)

HĐ giáo dục ở THCS0024143(3,0)

Tự chọn 2/8 TC Phần 7.2.2

2(1,1)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.1.2

2(2,0)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.1.4

2(2,0)

Tin học đại cương3129193(2,1)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

45

NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

GIÁO DỤC TIỂU HỌC

CAO ĐẲNG

GIÁO DỤC TIỂU HỌC

51140202

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được thiết kế nhằm đào tạo người giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng đáp

ứng được yêu cầu đổi mới của Giáo dục tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước. Người giáo viên tiểu học được đào tạo phải có đủ phẩm chất, năng lực và

sức khỏe, có năng lực giáo dục để đảm bảo thực hiện tốt chương trình Giáo dục tiểu học,

có khả năng đáp ứng được sự phát triển của Giáo dục tiểu học trong tương lai, có kỹ năng

nghiên cứu, tự bồi dưỡng khoa học giáo dục.

Sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ sở giáo dục bậc tiểu học công lập hoặc

ngoài công lập, các cơ quan quản lý và nghiên cứu giáo dục.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 33

7.1.1. Lý luận chính trị 10

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 2 1

7.1.2. Khoa học xã hội- nhân văn 4

1 003804 Quản lí hành chính nhà nước và quản lý ngành 2 2 0

2 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.4. Toán-Tin học-Khoa học tự nhiên- Công nghệ-Môi trường 4

1 002918 Nhập môn Tin học 4 2 2

7.1.5. Giáo dục thể chất 2

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6 5 1

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 69

7.2.1. Kiến thức cơ sở 4

1 061401 Cơ sở tự nhiên xã hội 2 2 0

2 002413 Giáo dục học đại cương 2 2 0

7.2.2. Kiến thức ngành 39

*) Bắt buộc

1 062603 Đạo đức và phương pháp dạy học 2 1 1

2 061904 Mĩ thuật và phương pháp dạy học 2 1 1

3 062028 Thể dục và phương pháp dạy học 2 1 1

4 061829 Âm nhạc và phương pháp dạy học 2 1 1

5 061430 Tự nhiên xã hội và Phương pháp dạy học 4 3 1

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

46

6 060211 Giáo dục môi trường 2 2 0

7 061431 Thủ công kĩ thuật và Phương pháp dạy học 3 2 1

8 061613 Tiếng Việt 4 3 1

9 061614 Văn học 3 2 1

10 061632 Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 4 3 1

11 240103 Xác suất thống kê 2 2 0

12 061633 Lý thuyết tập hợp và lôgic toán 2 1 1

13 061634 Các tập hợp số 3 2 1

14 061635 Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 4 3 1

*) Tự chọn (chọn 2/10 tín chỉ) 2

1 061636 Kiến thức chuyên sâu Tiếng Việt và PPDH TV 2 1 1

2 061637 Kiến thức chuyên sâu toán và PPDH Toán 2 1 1

3 061438 Tự nhiên xã hội chuyên sâu 2 1 1

4 061439 Kiến thức chuyên sâu TCKT và PPDH 2 1 1

5 062640 Kiến thức chuyên sâu Đạo đức và PPDH 2 1 1

7.2.3. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 21

1 002411 Tâm lí học đại cương 2 2 0

2 002412 Tâm lí lứa tuổi Tiểu học và tâm lý học sư phạm 2 2 0

3 061641 Lý luận dạy học và Giáo dục 3 3 0

4 062942 Phương tiện KTDH và ứng dụng CNTT trong dạy học ở TH 2 1 1

5 061626 Kiến tập và thực hành SP 3 0 3

6 061627 Rèn nghiệp vụ sư phạm thường xuyên 3 1 2

7 000016 Thực tập sư phạm lần 1 2 0 2

8 000017 Thực tập sư phạm lần 2 4 0 4

Tổng cộng 99

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

47

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 20 TC

LTTH & LG Toán061633

2(1,1)

Học kỳ 2: 16 TC Học kỳ 3: 16 TC Học kỳ 4: 15 TC Học kỳ 5: 16 TC Học kỳ 6: 16 TC

Tiếng Việt0616134(3,1)

Văn học0616143(2,1)

PPDH Tiếng Việt ở TH061632

4(3,1)

Rèn NVSP thường xuyên0024163(1,2)

GD môi trường0602112(2,0)

Các tập hợp số061634

3(2,1)

Kiến tập và THSP0024153(0,3)

Cơ sở TN & XH0614012(2,0)

TNXH và PPDH061430

4(3,1)

UDCNTT trong DHTH062942

2(1,1)

Xác suất thống kê2401032(2,0)

LLDH & Giáo dục061641

3(3,0)

PPDH Toán ở TH061635

4(3,1)

Thủ công KT và PPDH061431

3(2,1)

Thể dục và PPDH062028

2(1,1)

Đạo đức và PPDH0626032(1,1)

Âm nhạc và PPDH061829

2(1,1)

Mỹ thuật và PPDH0619042(1,1)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn Tin học0029184(2,2)

Giáo dục Thể chất 10020081(0,1)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Giáo dục Thể chất 20020091(0,1)

TT SP lần 10000162(0,2)

QLHCNN & QL ngành0038042(2,0)

TT Hồ Chí Minh0028022(2,0)

Đường lối CMĐCSVN0027033(2,1)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

TT SP lần 20000174(0,4)

Tâm lý học ĐC0024112(2,0)

TLLT & TL Sư phạm0024122(2,0)

Giáo dục học ĐC0024132(2,0)

Tự chọn 2/10 TC Phần 7.2.2

325672(1,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

48

NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

GIÁO DỤC MẦM NON

CAO ĐẲNG

GIÁO DỤC MẦM NON

51140201

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được thiết kế để đào tạo người giáo viên mầm non trình độ cao đẳng có

nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới của bậc

học mầm non trong từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội. Giáo viên mầm non được đào

tạo phải có đủ phẩm chất, năng lực và sức khỏe nhằm đảm bảo thực hiện tốt chương trình

Giáo dục mầm non hiện hành. Có kỹ năng nghiên cứu, tự bồi dưỡng kiến thức khoa học

giáo dục mầm non.

Sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập hoặc ngoài

công lập, các cơ quan quản lý và nghiên cứu giáo dục.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương

7.1.1. Lý luận chính trị 10

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lê nin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản VN 3 2 1

7.1.2. Khoa học xã hội- nhân văn 6

*) Bắt buộc 4 2 0

1 003804 Quản lí hành chính nhà nước và quản lý ngành MN 2 2 0

2 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

*) Tự chọn (chọn 2/4 tín chỉ đại cương) 2

1 031324 Tiếng việt thực hành 2 2 0

2 143302 Cơ sở văn hóa việt nam 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7

1 002205 Tiếng Anh 1 3

2 002206 Tiếng Anh 2 4

7.1.4. Toán-Tin học-Khoa học tự nhiên-Công nghệ-Môi trường 6

1 002918 Nhập môn Tin học 4 2 2

2 050203 Môi trường và con người 2 2 0

7.1.5. Giáo dục thể chất 2

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6 5 1

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

7.2.1. Kiến thức cơ sở 7

1 051904 Mỹ thuật 2 1 1

2 051833 Âm nhạc và múa 2 0 2

3 051706 Giáo dục học Mầm non 3 2 1

7.2.2. Kiến thức ngành 55

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

49

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

*) Bắt buộc 37

1 050234 Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non 2 2 0

2 052435 Sự học và phát triển TLTE lứa tuổi mầm non - Tâm lý học Sư phạm 3 2 1

3 051744 Nghề giáo viên Mầm non 2 2 0

4 051736 Tổ chức hoạt động vui chơi 2 1 1

5 051712 Tổ chức hoạt động tạo hình 2 1 1

6 051813 Tổ chức hoạt động âm nhạc 2 1 1

7 051737 Phương pháp phát triển ngôn ngữ 2 1 1

8 051715 Phương pháp làm quen văn học 2 1 1

9 051716 Phương pháp làm quen với toán 2 1 1

10 051738 Phương pháp khám phá khoa học về môi trường xung quanh 2 1 1

11 052018 Phương pháp giáo dục thể chất 2 1 1

12 051739 Vệ sinh dinh dưỡng - Giáo dục dinh dưỡng 3 2 1

13 051720 Phòng bệnh và đảm bảo an toàn 2 1 1

14 052940 Ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non 2 0 2

15 051741 Giới thiệu phát triển và tổ chức thực hiện chương trình GDMN 3 2 1

16 051724 Đánh giá trong giáo dục Mầm non 2 1 1

17 051725 Quản lý trong giáo dục Mầm non 2 1 1

*) Tự chọn (chọn 4/8 tín chỉ) 4

1 051626 Văn học thiếu nhi 2 1 1

2 052427 Phương pháp nghiên cứu trẻ em 2 1 1

3 051728 Các chuyên đề đổi mới của giáo dục mầm non 2 1 1

4 050229 Giáo dục môi trường 2 1 1

7.2.3. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 14

1 002411 Tâm lý học đại cương 2 2 0

2 002413 Giáo dục học đại cương 2 2 0

3 052542 Giáo dục hoà nhập - Giáo dục gia đình 2 2 0

4 051743 Thực hành sư phạm 2 0 2

5 000016 Thực tập sư phạm lần 1 2 0 2

6 000017 Thực tập sư phạm lần 2 4 0 4

Tổng số: 99

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

50

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 20 TC

Mỹ thuật0519042(1,1)

Học kỳ 2: 16 TC Học kỳ 3: 15 TC Học kỳ 4: 15 TC Học kỳ 5: 18 TC Học kỳ 6: 15 TC

Nghề GV mầm non051744

2(2,0)

GD học mầm non0517063(2,1)

PP cho trẻ làm quen văn học0517152(1,1)

Tổ chức hoạt động âm nhạc0518132(1,1)

Giới thiệu - PT TC TH CT051741

3(2,1)

Sự PT về TCTE lứa tuổi MN050234

2(2,0)

Sự học và PTTLTE & TLSP052435

3(2,1)

Tổ chức hoạt động vui chơi051736

2(1,1)

Tổ chức HĐ tạo hình0517122(1,1)

Phòng bệnh và ĐB an toàn0517202(1,1)

VS DD, giáo dục DD051739

3(2,1)

Thực hành sư phạm051743

2(0,2)

PP khám phá KH về MTXQ051738

2(1,1)

GD hòa nhập – GD GĐ052542

2(2,0)

Quản lý trong GDMN0517252(1,1)

Âm nhạc và múa051833

2(0,2)

PP cho trẻ làm quen với toán0517162(1,1)

Đánh giá trong GDMN0517242(1,1)

PPGD thể chất0520182(1,1)

PP phát triển ngôn ngữ051737

2(1,1)

Môi trường và con người0502032(2,0)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Giáo dục thể chât 10020081(0,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Môn học2012222(2,0)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

TTSP lần 10000162(0,2)

QLHCNN & QL ngành0038042(2,0)

Tâm lý học đại cương0024112(2,0)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

TTSP lần 20000174(0,4)

Giáo dục học đại cương0024132(2,0)

Giáo dục thể chât 20020091(0,1)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

ƯD CNTT trong GDMN052940

2(0,2)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.1.2

2(2,0)

Tự chọn 4/8 TC Phần 7.2.2

2(1,1); 2(1,1)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

51

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

51510301

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được thiết kế để đào tạo nhân viên kỹ thuật điện, điện tử trình độ cao

đẳng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có những hiểu biết về thế giới quan Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, có đủ sức khoẻ để công tác và học tập, có hiểu biết về các nguyên lý

kỹ thuật điện - điện tử cơ bản; có khả năng áp dụng các kỹ năng chuyên sâu để đảm đương

các công việc trong lĩnh vực kỹ thuật điện - điện tử.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các cơ sở chế tạo, sửa chữa, kinh doanh,

đào tạo và nghiên cứu; tại các nhà máy điện, các công ty truyền tải điện, các trạm biến áp,

các công ty cổ phần điện trong và ngoài nhà nước.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 32

7.1.1. Lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh 12

1 002601 Những nguyên lý CB của chủ nghĩa Mác-Lê Nin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản VN 3 2 1

4 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

7.1.2. Ngoại ngữ 7 7 0

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.3. Toán học- Tin học - Khoa học tự nhiên - Công nghệ - Môi trường 14

*) Bắt buộc 12

1 200101 Toán ứng dụng A 3 3 0

2 240402 Vật lý đại cương 3 3 0

3 020322 Hóa đại cương 1 2 2 0

4 002918 Nhập môn tin học 4 2 2

*) Tự chọn (chọn 2 trong 6 tín chỉ) 2 1 1

1 203045 Cơ ứng dụng 2 1 1

2 050203 Môi trường và con người 2 2 0

3 202946 AutoCAD 2 1 1

7.1.4. Giáo dục thể chất 2 0 2

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.5. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 58

7.2.1. Kiến thức cơ sở ngành 22

*) Bắt buộc 20 20 0

1 203047 Điện tử cơ bản 3 3 0

2 203008 Mạch điện 4 4 0

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

52

TT Mã HP Tên học phần Tín chỉ

TS LT TH

3 203048 Khí cụ điện và máy điện 4 4 0

4 203049 Kỹ thuật số 2 2 0

5 203050 Điện tử công suất 2 2 0

6 203051 Đo lường - Cảm biến 3 3 0

7 203052 Hệ thống điều khiển tự động 2 2 0

*) Tự chọn (Chọn 2/6 tín chỉ) 2 2 0

1 203053 An toàn điện 2 2 0

2 203054 Vật liệu điện điện tử 2 2 0

3 203055 Linh kiện quang điện tử 2 2 0

7.2.2. Kiến thức ngành 26

*) Bắt buộc 24 10 14

1 203056 Vi xử lý 2 2 0

2 203057 Kỹ thuật Audio và video 3 3 0

3 203058 Mạng cung cấp điện 3 3 0

4 203059 Trang bị điện 2 2 0

5 203025 Thực hành điện cơ bản 2 0 2

6 203027 Thực hành điện tử cơ bản 3 0 3

7 203060 Thực hành máy điện 2 0 2

8 203061 Thực hành kỹ thuật số 3 0 3

9 203062 Thực hành về đo lường - cảm biến 2 0 2

10 203063 Thực hành trang bị điện 2 0 2

*) Tự chọn (Chọn 1 trong 2 chuyên ngành sau) 2 2 0

Chuyên ngành điện (chọn 2/10 tín chỉ)

1 203028 Vận hành và điều khiển hệ thống điện 2 2 0

2 203029 Nhà máy điện và trạm 2 2 0

3 203030 Tự động hóa và bảo vệ rơle 2 2 0

4 203031 Kỹ thuật chiếu sáng 2 2 0

5 203032 Điện công nghiệp 2 2 0

Chuyên ngành viễn thông (chọn 2/10 tín chỉ)

1 203033 Hệ thống viễn thông 1 2 2 0

2 203034 Hệ thống viễn thông 2 2 2 0

3 203035 An-ten, truyền sóng 2 2 0

4 203036 Hệ thống thông tin số 2 2 0

5 203037 Kỹ thuật phát thanh - truyền hình 2 2 0

7.2.3. Đồ án, thực tế và thực tập cuối khóa 10 0 10

1 203042 Đồ án (Chuyên ngành) 2 0 2

2 203064 Thực tế 2 0 2

3 072934 Thực tập tốt nghiệp 6 0 6

Tổng toàn khóa (Tín chỉ) 99

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

53

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 18 TC

Điện tử cơ bản203047

3(3,0)

Học kỳ 2: 17 TC Học kỳ 3: 17 TC Học kỳ 4: 16 TC Học kỳ 5: 15 TC Học kỳ 6: 16 TC

Mạng cung cấp điện203058

3(3,0)

Khí cụ điện và máy điện203048

4(4,0)

Vi xử lý203056

2(2,0)

Thực hành điện tử cơ bản203027

3(0,3)

Thực hành máy điện203060

2(0,2)

Mạch điện2030084(4,0)

TH Điện cơ bản203025

2(0,2)

Trang bị điện203059

2(2,0)

Thực hành kỹ thuật số203061

3(0,3)

Đồ án chuyên ngành2030422(0,2)

Điện tử công suất203050

2(2,0)

Đo lường cảm biến203051

3(3,0)

Kỹ thuật Audio& Video203057

3(3,0)

Hệ thống điều khiển tự động203052

2(2,0)

TH đo lường- Cảm biến203062

2(0,2)

Toán ứng dụng A2001013(3,0)

Kỹ thuật số203049

2(2,0)

Hóa đại cương 10203222(2,0)

Thực hành trang bị điện203063

2(0,2)

Vật lý đại cương2404023(3,0)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

Giáo dục thể chất 10020081(0,1)

Giáo dục thể chất 20020091(0,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Thực tập tốt nghiệp2030446(0,6)

Tự chọn 2/20 TC Phần 7.2.2

2(2,0)

Tự chọn 2/6 TC Phần 7.2.1

2(2,0)

Thực tế203064

2(0,2)

Tự chọn 2/6 TC Phần 7.1.3)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

54

NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

51480201

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được thiết kế để đào tạo các kỹ thuật viên tin học có lập trường tư tưởng

vững vàng, có đạo đức và lối sống lành mạnh, có lòng say mê, yêu nghề, nắm vững đường

lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; có kiến thức cơ bản về

mạng máy tính, mạng Internet, biết khai thác các dịch vụ trên Internet để có thể quản lý,

điều hành hệ thống máy tính phục vụ công tác văn phòng; có kiến thức về hệ quản trị cơ sở

dữ liệu để có thể vận hành và bảo trì hệ thống dữ liệu của cơ quan, trường học,... có thể

phân tích, thiết kế các chương trình ứng dụng nhỏ phục vụ cho công việc; Bảo dưỡng, sửa

chữa hệ thống máy tính trong một số trường hợp đơn giản; cài đặt hệ điều hành và phần

mềm ứng dụng vào máy tính. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban

đầu, vươn lên đáp ứng những nhu cầu mới.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ sở sau: văn phòng các đơn vị hành chính

sự nghiệp, văn phòng các doanh nghiệp, văn phòng đại diện các tổ chức các doanh nghiệp

nước ngoài, toà soạn báo chí, đài phát thanh, truyền hình.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 40

7.1.1. Lý luận chính trị 10

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 2 1

7.1.2. Ngoại ngữ 7

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.3. Toán-Tin học-Khoa học tự nhiên-Công nghệ-Môi trường 11

1 240101 Toán cao cấp 1 3 3 0

2 070102 Toán cao cấp 2 2 2 0

3 070404 Kỹ thuật điện - điện tử 3 3 0

4 240402 Vật lý đại cương 3 3 0

7.1.3. Khoa học xã hội- nhân văn. 4

1 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

2 003804 QLHCNN và Quản lý ngành 2 2 0

7.1.4. Giáo dục thể chất 2

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.5. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 58

7.2.1. Kiến thức cơ sở khối ngành và nhóm ngành 17

1 072907 Tin học đại cương 2 1 1

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

55

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

2 072908 Phương pháp tính 2 2 0

3 072936 Toán rời rạc 3 3 0

4 072937 Cơ sở dữ liệu 3 3 0

5 072938 Lập trình căn bản 3 2 1

6 072939 Tin học văn phòng 4 2 2

7.2.2. Kiến thức ngành 35

*) Bắt buộc 29

1 072940 Lập trình quản lý 3 2 1

2 072941 Lập trình trên Windows 1 3 2 1

3 072942 Lập trình trên Windows 2 3 2 1

4 072943 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 3 2 1

5 072944 Hệ điều hành 2 1 1

6 072945 Mạng máy tính 2 1 1

7 072946 Kiến trúc máy tính 2 2 0

8 072922 Phân tích thiết kế hệ thống thông tin 2 2 0

9 072923 Thực hành lắp ráp, cài đặt 1 3 1 2

10 072924 Thiết kế web 3 1 2

11 072935 Thực hành lắp ráp cài đặt 2 3 1 2

*) Tự chọn (chọn 6/12 tín chỉ của mỗi chuyên nghành) 6

Chuyên ngành Đồ họa ứng dụng

1 072925 AutoCad 3 1 2

2 072926 Photoshop 3 1 2

3 072927 Corel 3 1 2

4 072947 Thiết kế đồ họa 3 1 2

Chuyên ngành Mạng máy tính

1 072929 Quản trị mạng 3 1 2

2 072930 Lập trình mạng 3 1 2

3 072931 Ngôn ngữ Java 3 1 2

4 072932 An toàn và bảo mật thông tin 3 1 2

7.2.3. Thực tập tốt nghiệp (072934) 6 0 6

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

56

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 18 TC

Tin học đại cương0729072(1,1)

Học kỳ 2: 16 TC Học kỳ 3: 16 TC Học kỳ 4: 16 TC Học kỳ 5: 17 TC Học kỳ 6: 15 TC

Lập trình căn bản072938

3(2,1)

Kiến trúc máy tính072946

2(2,0)

Thiết kế Web0729243(1,2)

TH lắp ráp và cài đặt MT 1072923

3(1,2)

Hệ điều hành072944

2(1,1)

Vật lý đại cương2404023(3,0)

Toán cao cấp 12401013(3,0)

Lập trình quản lý072940

3(2,1)

Kỹ thuật điện, điện tử0704043(3,0)

Lập trình trên Window 2072942

3(2,1)

Phân tích, thiết kế HT0729222(2,0)

Tin học văn phòng072939

4(2,2)

Cơ sở dữ liệu072937

3(3,0)

Toán cao cấp 20701022(2,0)

Lập trình trên Window 1072941

3(2,1)

TH lắp ráp và cài đặt MT 2072935

3(1,2)

Phương pháp tính0729082(2,0)

Toán rời rạc072936

3(3,0)

CTDL và giải thuật072943

3(2,1)

Mạng máy tính072945

2(1,1)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

Giáo dục thể chất 10020081(0,1)

Giáo dục thể chất 20020091(0,1)

QLHCNN và QL ngành0038042(2,0)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Thực tập tốt nghiệp072934

6(0,6)

Tự chọn 3/12 TC CN2. Phần 7.2.2

3(1,2)

Tự chọn 3/12 TC CN1. Phần 7.2.2

3(1,2)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

57

NGÀNH CHĂN NUÔI

TÊN CHƯƠNG TRÌNH:

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:

NGÀNH ĐÀO TẠO:

MÃ NGÀNH:

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

CHĂN NUÔI – THÚ Y

CAO ĐẲNG

CHĂN NUÔI

51620105

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cán bộ kỹ thuật Chăn nuôi - Thú y trình độ Cao đẳng có phẩm chất chính trị,

đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp về

chăn nuôi - thú y. Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ sở chăn nuôi thuộc các

thành phần kinh tế hoặc đơn vị sự nghiệp với các công việc cụ thể sau:

- Cập nhật những thông tin biến động về chăn nuôi, dịch bệnh trên thế giới và Việt

Nam

- Chọn giống và nhân giống vật nuôi

- Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đúng quy trình kỹ thuật

- Vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi

- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi - thú y

- Kinh doanh thức ăn chăn nuôi và con giống

- Sản xuất vacxin và thuốc thú y

- Quy trình phòng và điều trị khi có dịch bệnh ở vật nuôi.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Tín chỉ

TS LT TH

7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43

7.1.1. Lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh 10 8 2

1 002601 Những NLCB của chủ nghĩa Mác-Lê Nin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối CM của Đảng cộng sản Việt Nam 3 2 1

7.1.2. Khoa học xã hội - Nhân văn - Nghệ thuật 4 4 0

Bắt buộc 2

1 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

Tự chọn (chọn 2 trong 4 TC)

1 222501 Văn hoá giao tiếp 2 2 0

2 260902 Phương pháp tiếp cận khoa học 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7 7 0

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.4. Toán - Tin học - KHTN - CN - MT 14 11 3

*) Phần bắt buộc 12 9 3

1 190107 Toán ứng dụng C 3 3 0

2 002918 Nhập môn tin học 4 2 2

3 260306 Hóa học 3 2 1

4 160204 Sinh học 2 2 0

*) Phần tự chọn (chọn 2/ 4 TC) 2 2 0

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

58

1 240103 Xác suất thống kê 2 2 0

2 160315 Hóa phân tích 2 2 0

7.1.5. Giáo dục thể chất 2 2 0

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6 5 1

1 002110 Giáo dục quốc phòng 6 5 1

7.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

7.2.1. Kiến thức cơ sở ngành 19

1 220202 Giải phẫu - Tổ chức học 3 2 1

2 220203 Hóa sinh động vật 3 2 1

3 220204 Sinh lý động vật 3 2 1

4 220205 Di truyền động vật 2 2 0

5 221106 Giống vật nuôi 3 2 1

6 221107 Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi 3 2 1

7 160217 Vi sinh vật đại cương 2 1 1

7.2.2. Kiến thức chuyên ngành chính (Chăn nuôi) 18

*) Phần bắt buộc 14 10 4

1 221108 Chăn nuôi lợn 3 2 1

2 221109 Chăn nuôi gia cầm 3 2 1

3 221110 Chăn nuôi trâu bò 3 2 1

4 221111 Dược và độc chất học thú y 3 3 0

5 221112 Chẩn đoán bệnh thú y 2 1 1

*) Tự chọn (chọn 4/10 tín chỉ) 4 2 2

1 221113 Kỹ thuật nuôi dê - thỏ 2 1 1

2 221114 Kỹ thuật nuôi nhím 2 1 1

3 221115 Kỹ thuật bảo quản thức ăn chăn nuôi 2 1 1

4 221116 Vệ sinh vật nuôi 2 1 1

5 221117 Quản lý chất thải chăn nuôi 2 1 1

7.2.3. Kiến thức ngành phụ (Thú y) 17

*) Phần bắt buộc 11 7 4

1 221118 Rèn nghề chăn nuôi - thú y 2 0 2

2 221119 Cây thức ăn chăn nuôi 2 1 1

3 221120 Bệnh do rối loạn dinh dưỡng 2 2 0

4 221121 Truyền giống nhân tạo ở vật nuôi 2 1 1

5 221122 Bệnh lý học thú y 3 3 0

*) Phần tự chọn (chọn 6/12 TC) 6 3 3

1 221123 Bệnh truyền nhiễm 2 1 1

2 221124 Bệnh ngoại khoa 2 1 1

3 221125 Bệnh ký sinh trùng 2 1 1

4 221126 Sinh sản gia súc 2 1 1

5 221127 Luật thú y 2 1 1

6 221128 Kiểm nghiệm thú sản 2 1 1

7.2.4. Khối kiến thức bổ trợ, thực tập nghề nghiệp 6 3 3

1 272301 Tiếng Anh chuyên ngành 2 1 1

2 221129 Phương pháp thí nghiệm 2 1 1

3 272944 Tin học ứng dụng trong nông nghiệp 2 1 1

7.2.4. Thực tập tốt nghiệp (072934) 6 0 6

Tổng toàn khóa (TC) 109

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

59

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 18 TC

Sinh học1602042(2,0)

Học kỳ 2: 20 TC Học kỳ 3: 18 TC Học kỳ 4: 18 TC Học kỳ 5: 17 TC Học kỳ 6: 18 TC

Giải phẫu, tổ chức học220202

3(2,1)

Hóa sinh động vật220203

3(2,1)

Dược và độc chất học thú y221111

3(3,0)

Chăn nuôi trâu bò221110

3(2,1)

Truyền giống NT ở vật nuôi221121

2(1,1)

Toán ứng dụng C1901073(3,0)

Di truyền động vật220205

2(2,0)

Chuẩn đoán bệnh thú y221112

2(1,1)

Chăn nuôi gia cầm221109

3(2,1)

Chăn nuôi lợn221108

3(2,1)

PP thí nghiệm221129

2(1,1)

Sinh lý động vật220204

3(2,1)

Vi sinh vật đại cương1602172(1,1)

Dinh dưỡng và T.ă chăn nuôi221107

3(2,1)

Bệnh do rối loạn dinh dưỡng221120

2(2,0)

Rèn nghề chăn nuôi thú y221118

2(0,2)

Hóa học2603063(2,1)

Giống vật nuôi221106

3(2,1)

Bệnh lý học thú y221122

3(3,0)

Tiếng Anh chuyên ngành272301

2(1,1)

Cây thức ăn chăn nuôi221119

2(1,1)

Tin học ứng dụng trong NN2729442(1,1)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

Giáo dục thể chất 10020081(0,1)

Giáo dục thể chất 20020091(0,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Thực tập tốt nghiệp0729346(0,6)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.1.4

2(2,0)

Tự chọn 2/8 TC Phần 7.2.3

2(1,1)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.1.2

2(2,0)

Tự chọn 2/10 TC Phần 7.2.2

2(1,1)

Tự chọn 2/8 TC Phần 7.2.2

2(1,1)

Tự chọn 4/12 TC Phần 7.2.3

2(1,1)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

60

NGÀNH KHUYẾN NÔNG

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

KHUYẾN NÔNG

CAO ĐẲNG

KHUYẾN NÔNG

51620102

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được thiết kế để đào tạo cán bộ khuyến nông trình độ cao đẳng, có phẩm

chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, nắm vững các kiến thức và kỹ năng

thực hành để thực hiện tốt các nhiệm vụ khuyến nông, phát triển nông thôn. Sau khi tốt

nghiệp có khả năng làm việc tại các thành phần kinh tế: doanh nghiệp vật tư nông nghiệp,

nông trại, trang trại; Các tổ chức chính phủ: sở nông nghiệp, trạm khuyến nông, phòng

nông nghiệp; trong các tổ chức đoàn, hội: Hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, tổ

chức khuyến nông tự quản... và các tổ chức phi chính phủ liên quan đến các lĩnh vực phát

triển nông thôn.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 45

7.1.1. Lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh 10

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 2 1

7.1.2. Ngoại ngữ (kể cả tiếng Anh chuyên ngành) 9 8 1

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

3 272301 Tiếng Anh chuyên ngành 2 1 1

7.1.3. Toán học -Tin học -Khoa học tự nhiên -Công nghệ -Môi trường 16

*) Phần bắt buộc 16

1 190107 Toán ứng dụng C 3 3 0

2 002918 Nhập môn tin học 4 2 2

3 260306 Hóa học 3 2 1

4 050203 Môi trường và con người 2 2 0

5 270205 Sinh học 2 1 1

6 270112 Thống kê 2 1 1

7.1.4. Khối kiến thức Khoa học xã hội - Nhân văn 2

*) Phần bắt buộc

1 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

7.1.5. Giáo dục thể chất 2

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng - An ninh (135 tiết) 6 5 1

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 54

7.2.1. Kiến thức cơ sở ngành 14

1 272507 Xã hội học nông thôn 2 1 1

2 270708 Kinh tế nông thôn 2 1 1

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

61

TT Mã HP Tên học phần Tín chỉ

TS LT TH

3 271109 Hệ thống nông nghiệp và canh tác trong phát triển nông thôn 3 2 1

4 272511 Phát triển cộng đồng 3 2 1

5 271147 Trồng trọt đại cương 2 1 1

6 271120 Chăn nuôi đại cương 2 1 1

7.2.2. Kiến thức chuyên ngành 30

*) Phần bắt buộc 20

1 271113 Phương pháp khuyến nông cơ bản 3 2 1

2 271114 Phương pháp đào tạo cho người lớn tuổi 3 2 1

3 271116 Phương pháp đào tạo cán bộ tập huấn 3 2 1

4 271117 Thông tin truyền thông khuyến nông 3 2 1

5 271118 Giới trong khuyến nông và phát triển nông thôn 2 1 1

6 271121 Nguyên lý và chính sách phát triển nông thôn 3 2 1

7 271122 Quản lý chương trình khuyến nông 3 2 1

*) Phần tự chọn (Chọn 1 trong 3 chuyên ngành sau) 10

Khối kiến thức tự chọn theo hướng ngành trồng trọt 10

1 270823 Bảo vệ thực vật 2 1 1

2 260940 Sinh lý thực vật 2 1 1

3 270826 Công nghệ sau thu hoạch 2 1 1

4 270827 Đất và phân bón 2 1 1

5 271428 Khí tượng nông nghiệp 2 1 1

Khối kiến thức tự chọn theo hướng ngành chăn nuôi 10

1 241131 Thú y 2 1 1

2 271132 Sinh lý động vật 2 1 1

3 271134 Chăn nuôi lợn 2 1 1

4 271135 Chăn nuôi trâu bò 2 1 1

5 271136 Chăn nuôi gia cầm 2 1 1

Khối kiến thức tự chọn theo hướng ngành phát triển nông thôn 10

1 270738 Kinh tế vi mô 2 1 1

2 270739 Kinh tế vĩ mô 2 1 1

3 270540 Quản trị doanh nghiệp nông thôn 2 1 1

4 271141 Marketing nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 1 1

5 270742 Kinh tế tài nguyên 2 1 1

7.2.3. Kiến thức bổ trợ, thực tập tốt nghiệp 10

1 272944 Tin học ứng dụng trong nông nghiệp 2 1 1

2 271145 Nông lâm kết hợp 2 1 1

3 271146 Thực tập tốt nghiệp 6 0 6

Tổng toàn khóa (Tín chỉ) 99

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

62

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 19 TC

Hóa học2603063(2,1)

Học kỳ 2: 16 TC Học kỳ 3: 15 TC Học kỳ 4: 16 TC Học kỳ 5: 16 TC Học kỳ 6: 17 TC

Xã hội học NT2725072(1,1)

Kinh tế nông thôn2707082(1,1)

Phát triển cộng đồng2725113(2,1)

Nông lâm kết hợp2711452(1,1)

PP ĐT CB tập huấn2711163(2,1)

Toán ứng dụng C1901073(3,0)

Sinh học2702052(1,1)

NL& Chính sách PTNT2711213(2,1)

PP khuyến nông cơ bản2711133(2,1)

PPĐT cho người LT2711143(2,1)

TTTT khuyến nông2711173(2,1)

HTNN & CT trong PTNT2711093(2,1)

Thống kê2701122(1,1)

Tin học ƯD trong NN2729442(1,1)

Chăn nuôi đại cương2711202(1,1)

Trồng trọt đại cương271147

2(1,1)

QL chương trình KN2711223(2,1)

Môi trường và con người0502032(2,0)

Tiếng anh chuyên ngành2723012(1,1)

Giới trong KN&PTNT2711182(1,1)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

Giáo dục thể chất 10020081(0,1)

Giáo dục thể chất 20020091(0,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Thực tập tốt nghiệp2711466(0,6)

Tự chọn 4/10 TC Phần 7.2.2

2(1,1); 2(1,1)

Tự chọn 6/10 TC Phần 7.2.2

2(1,1); 2(1,1); 2(1,1)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

63

NGÀNH LÂM NGHIỆP

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

LÂM NGHIỆP

CAO ĐẲNG

LÂM NGHIỆP

51620201

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được thiết kế để đào tạo cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp trình độ cao đẳng có

phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; có kiến thức chuyên môn và kỹ

năng nghề nghiệp về lâm nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ sở nông nghiệp, lâm nghiệp thuộc các

thành phần kinh tế hoặc các cơ quan hành chính sự nghiệp như: Chi cục Lâm nghiệp, lực

lượng Kiểm lâm, hạt kiểm lâm, lâm trường, phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi

trường, ban Quản lý rừng phòng hộ/ đặc dụng, trung tâm/ trạm Khuyến nông, trung tâm

Điều tra quy hoạch nông lâm nghiệp, trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên môi trường. Làm việc

tại các cơ quan nghiên cứu và đào tạo lâm nghiệp như trung tâm nghiên cứu về các giống

cây lâm nghiệp. Các trung tâm nghiên cứu, các khu bảo tồn các loại gen động thực vật. Các

viện, trung tâm nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao công nghệ về lâm nghiệp, phát triển

nông thôn và quản lý tài nguyên rừng. Các nông trường, trang trại, Các trung tâm giống

cây trồng Lâm nghiệp, Chi cục hay các Trạm Bảo vệ thực vật.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 42

7.1.1. Lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh 10

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lê Nin 5 5 0

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam 3 3 0

7.1.2. Khoa học xã hội 6

*) Phần bắt buộc 4

1 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

2 260902 Phương pháp tiếp cận khoa học 2 2 0

*) Phần tự chọn (chọn 2 trong 4 tín chỉ) 2

1 260903 Lâm nghiệp xã hội 2 2 0

2 260938 Khuyến lâm 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.4. Toán học – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ - Môi trường 12

*) Phần bắt buộc 10

1 260105 Toán ứng dụng B 3 3 0

2 260306 Hóa học 3 2 1

3 002918 Nhập môn tin học 4 2 2

*) Phần tự chọn (chọn 2 trong 4 tín chỉ) 2

1 050203 Môi trường và con người 2 2 0

2 260908 Pháp luật lâm nghiệp 2 1 1

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

64

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1.5. Giáo dục thể chất 2 0 2

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết)

1 002110 Giáo dục quốc phòng 6 5 1

7.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiêp 56

7.2.1. Khối kiến thức cơ sở ngành 19

1 260939 Thực vật rừng 3 2 1

2 260940 Sinh lý thực vật 2 1 1

3 260111 Thống kê sinh học 3 2 1

4 260941 Đất lâm nghiệp 2 1 1

5 260942 Côn trùng rừng 2 1 1

6 260943 Bệnh cây rừng 2 1 1

7 260946 Sinh thái rừng 2 1 1

8 260916 Giống cây rừng 3 2 1

7.2.2. Kiến thức chuyên ngành 32

*) Phần bắt buộc 30

1 262918 Tin học ứng dụng trong lâm nghiệp 2 1 1

2 261019 Đo đạc bản đồ lâm nghiệp 2 1 1

3 260920 Động vật rừng 2 1 1

4 260921 Khoa học gỗ 2 1 1

5 260922 Lâm học 3 2 1

6 260944 Khai thác và vận chuyển lâm sản 2 1 1

7 261125 Nông lâm kết hợp 2 1 1

8 260917 Điều tra rừng 3 2 1

9 260945 Quy hoạch lâm nghiệp 2 1 1

10 260927 Trồng rừng 3 2 1

11 260928 Đa dạng sinh học 2 2 0

12 260947 Thực tập nghề nghiệp 1 (quy hoạch, điều tra, côn trùng, bệnh cây,

thực vật rừng) 2 0 2

13

260930

Thực tập nghề nghiệp 2 (lâm học, trồng rừng, đa dạng sinh học,

sinh thái rừng) 3 0 3

*) Phần tự chọn (2/12) 2

1 260948 Kỹ thuật gây trồng tre trúc và lâm sản ngoài gỗ 2 2 0

2 260932 Kỹ thuật lâm sinh rừng nhiệt đới 2 2 0

3 260949 Trồng rừng phòng hộ 2 2 0

4 260950 Bảo tồn thực vật rừng 2 2 0

5 260935 Lửa rừng 2 2 0

6 260936 Kỹ thuật phòng trừ sâu hại 2 2 0

7.2.3. Khối kiến thức bổ trợ, thực tập nghề nghiệp 5

Thực tập tốt nghiệp và làm khóa luận (260937) 5 0 5

Tổng số tín chỉ: 99

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

65

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 19 TC

Toán ứng dụng B2601053(3,0)

Học kỳ 2: 15 TC Học kỳ 3: 16 TC Học kỳ 4: 17 TC Học kỳ 5: 17 TC Học kỳ 6: 15 TC

Thống kê sinh học2601113(2,1)

Sinh thái rừng260946

2(1,1)

Quy hoạch lâm nghiệp260945

2(1,1)

Điều tra rừng2609173(2,1)

Lâm học2609223(2,1)

Hóa học2603063(2,1)

Tin học ứng dụng trong LN2629182(1,1)

Thực vật rừng260939

3(2,1)

Bệnh cây rừng260943

2(1,1)

Khai thác và VCLS260944

2(1,1)

Sinh lý thực vật260940

2(1,1)

Giống cây rừng2609163(2,1)

ĐĐ bản đồ lâm nghiệp2610192(1,1)

Côn trùng rừng260942

2(1,1)

PP tiếp cận khoa học2609022(2,0)

Đa dạng sinh học2609282(2,0)

Trồng rừng2609273(2,1)

Khoa học gỗ2609212(1,1)

Nông lâm kết hợp261125

2(1,1)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

Thực tập nghề nghiệp 22609303(0,3)

Giáo dục thể chất 10020081(0,1)

Giáo dục thể chất 20020091(0,1)

Thực tập nghề nghiệp 1260947

2(0,2)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Thực tập tốt nghiệp2609375(0,5)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.1.4

Tự chọn 2/12 TC Phần 7.2.2

2(2,0)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.1.2

2(2,0)

Động vật rừng2609202(1,1)

Đất lâm nghiệp260941

2(1,1)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

66

NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

CAO ĐẲNG

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

51850103

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được thiết kế để đào tạo cán bộ Quản lý đất đai trình độ cao đẳng, có

phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; có kiến thức về quy hoạch sử

dụng đất, quản lý nhà nước về đất đai; có khả năng đo đạc, thành lập bản đồ, lập và thực

hiện quy hoạch sử dụng đất, lập và sử dụng các loại hồ sơ địa chính theo đúng quy định

của pháp luật. Có đủ kiến thức và kỹ năng cơ bản để tiếp tục học tập đáp ứng yêu cầu phát

triển kinh tế - xã hội đất nước.

Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng làm việc tại các thành phần kinh tế: doanh

nghiệp liên quan đến quản lý đất đai hoặc địa chính; Các tổ chức chính phủ: sở tài nguyên

và môi trường, phòng tài nguyên vàn môi trường huyện và các cấp tương đương; cán bộ

đia chính xã và các cấp tương đương; Cục đo đạc bản đồ, Viện nghiên cứu địa chính, Chi

cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 38

7.1.1. Lý luận chính trị 10

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam 3 2 1

7.1.2. Khoa học xã hội- nhân văn 4

1 003804 QL Hành chính NN & QL ngành 2 2 0

2 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.4. Toán-Tin học-Khoa học tự nhiên-Công nghệ-Môi trường 9

*) Bắt buộc

1 002918 Nhập môn Tin học 4 2 2

2 260105 Toán ứng dụng B 3 3 0

*) Tự chọn (chọn 2/4 tín chỉ)

1 240103 Xác suất thống kê 2 2 0

2 050203 Môi trường và con người 2 2 0

7.1.5. Giáo dục thể chất 2

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 61

7.2.1. Kiến thức cơ sở 8

1 233606 Pháp luật đất đai 2 2 0

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

67

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

2 231007 Bản đồ học 3 2 1

3 231008 Thổ nhưỡng học 3 2 1

7.2.2. Kiến thức ngành 44

*) Bắt buộc 38

1 233111 Đánh giá tác động môi trường 2 2 0

2 231012 Đánh giá đất đai 3 2 1

3 231013 Quy hoạch tổng thể PT kinh tế xã hội 2 1 1

4 231038 Trắc địa 4 3 1

5 231015 Hệ thống thông tin địa lý (GIS) 2 1 1

6 231016 Quản lý nguồn nước 2 2 0

7 231017 Thực tập môn trắc địa – Bản đồ 2 0 2

8 231018 Định giá bất động sản 2 1 1

9 231019 Đăng ký thống kê đất đai 3 2 1

10 231039 Thực tập quy hoạch sử dụng đất 2 0 2

11 233621 Quản lý hành chính nhà nước về đất đai 2 1 1

12 231040 Hệ thống thông tin đất đai (LIS) 2 1 1

13 231024 Thanh tra đất đai 2 2 0

14 231041 Quy hoạch sử dụng đất 3 2 1

15 231027 Thực tập đăng ký thống kê đất đai 2 0 2

16 231028 Bản đồ địa chính 3 2 1

*) Tự chọn (chọn 6/12 tín chỉ) 6

1 231029 Quy hoạch phát triển nông thôn 2 1 1

2 231030 Quy hoạch đô thị và khu dân cư NT 2 1 1

3 231031 Kỹ thuật xây dựng bản đồ số 2 1 1

4 231032 Thị trường bất động sản 2 1 1

5 231033 Môi giới bất động sản 2 1 1

6 231034 Kinh tế đất 2 1 1

7.2.3. Kiến thức bổ trợ 3 1 2

1 232935 Tin học ứng dụng 3 1 2

7.2.4. Thực tập tốt nghiệp (231037) 6 0 6

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

68

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 19 TC

Toán ứng dụng B2601053(3,0)

Học kỳ 2: 16 TC Học kỳ 3: 17 TC Học kỳ 4: 16 TC Học kỳ 5: 15 TC Học kỳ 6: 16 TC

Bản đồ học2310073(2,1)

GIS2310152(1,1)

Quản lý HCNN về đất đai2336212(1,1)

Đăng ký thống kê đất đai2310193(2,1)

TT đăng ký TK đất2310272(0,2)

Thổ nhưỡng học2310083(2,1)

Trắc địa231038

4(3,1)

QH tổng thể KT-XH2310132(1,1)

Định giá bất động sản2310182(1,1)

HT thông tin đất đai231040

2(1,1)

TT quy hoạch sử dụng đất231039

2(0,2)

Đánh giá tác động MT2331112(2,0)

Đánh giá đất đai2310123(2,1)

Bản đồ địa chính2310283(2,1)

TT trắc địa bản đồ2310172(0,2)

QH sử dụng đất231041

3(2,1)

Tin học ứng dụng2329353(1,2)

Pháp luật đất đai2336062(2,0)

Thanh tra đất đai2310242(2,0)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

Giáo dục thể chất 10020081(0,1)

Giáo dục thể chất 20020091(0,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Thực tập tốt nghiệp2310376(0,6)

Tự chọn 6/12 TC Phần 7.2.2

2(1,1)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.1.4

2(2,0)

QLHCNN & QL Ngành0038042(2,0)

Quản lý nguồn nước2310162(2,0)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

69

NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

CÔNG TÁC XÃ HỘI

CAO ĐẲNG

CÔNG TÁC XÃ HỘI

51760101

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được thiết kế để đào tạo các nhân viên công tác xã hội trình độ cao đẳng

có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, có tinh

thần say mê nghề nghiệp, nắm vững hệ thống kiến thức chuyên môn, thành thạo các kỹ

năng thực hành nghề nghiệp, có khả năng giải quyết những vấn đề xã hội nhằm nâng cao

năng lực con người cũng như năng lực cộng đồng.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các cơ sở thuộc lĩnh vực an sinh xã hội,

dịch vụ xã hội; quản lý, đánh giá các dự án phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo và

phát triển nông thôn hoặc các lĩnh vực liên quan như sức khỏe, giáo dục, pháp luật, truyền

thông, văn hóa, tham gia các tổ chức đoàn thể hoặc tiếp tục học các bậc cao hơn về công

tác xã hội.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 30

7.1.1. Lý luận chính trị 10

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản VN 3 2 1

7.1.2 Khoa học xã hội và nhân văn 8

1 143302 Cơ sở văn hóa Việt Nam 2 2 0

2 211533 Dân tộc học 2 2 0

3 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

4 031324 Tiếng việt thực hành 2 2 0

7.1.3. Ngoại Ngữ 7

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.4. Toán-Tin học-Khoa học tự nhiên-Công nghệ-Môi trường 6

1 240103 Xác suất thống kê 2 2 0

2 002918 Nhập môn Tin học 4 2 2

7.1.5. Giáo dục Thể chất 2 0 2

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6 5 1

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 60

7.2.1. Kiến thức cơ sở 12

1 002411 Tâm lý học đại cương 2 2 0

2 212508 Xã hội học đại cương 2 2 0

3 212409 Tâm lý học phát triển 2 2 0

4 212510 Giao tiếp xã hội 2 2 0

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

70

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

5 212511 Giới và phát triển 2 2 0

6 212513 Hành vi con người và môi trường xã hội 2 2 0

7.2.2. Kiến thức ngành 34

*) Bắt buộc 28

1 212541 An sinh xã hội 2 2 0

2 212515 Chính sách xã hội 2 2 0

3 212542 Nhập môn Công tác xã hội 2 2 0

4 212517 Công tác xã hội cá nhân và nhóm 4 3 1

5 212518 Tổ chức và phát triển cộng đồng 2 2 0

6 212519 Thực hành công tác xã hội 1 4 0 4

7 212520 Thực hành công tác xã hội 2 4 0 4

8 212521 Tham vấn 2 2 0

9 212522 Sức khỏe cộng đồng 2 2 0

10 212523 Quản trị ngành Công tác xã hội 2 2 0

11 212332 Tiếng Anh chuyên ngành 2 2 0

*) Tự chọn: (chọn 6/10 tín chỉ) 6

1 212526 Công tác xã hội với trẻ em 2 2 0

2 212527 Công tác xã hội trong hôn nhân và gia đình 2 2 0

3 212529 Công tác xã hội với người có HIV 2 2 0

4 212530 Công tác xã hội với người nghèo 2 2 0

5 212534 Giáo dục và phát triển 2 2 0

7.2.3. Kiến thức bổ trợ 8

1 212535 Gia đình học 2 2 0

2 212537 Dân số và môi trường 2 2 0

3 212436 Tâm lý học xã hội 2 2 0

4 212531 Quản lý dự án 2 2 0

7.2.4. Thực tập tốt nghiệp (212539) 6 0 6

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

71

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 16 TC

Dân tộc học2115332(2,0)

Học kỳ 2: 16 TC Học kỳ 3: 18 TC Học kỳ 4: 16 TC Học kỳ 5: 17 TC Học kỳ 6: 16 TC

Nhập môn CTXH212542

2(2,0)

HVCN và MTXH212540

2(2,0)

Tham vấn2125212(2,0)

Gia đình học2125352(2,0)

Chính sách xã hội2125152(2,0)

Cơ sở văn hóa Việt Nam1433022(2,0)

Xã hội học đại cương2125082(2,0)

CTXH với CN và nhóm2125174(3,1)

TH CTXH 12125194(0,4)

Xác suất thống kê2401032(2,0)

Quản trị ngành CTXH2125232(2,0)

An sinh xã hội212541

2(2,0)

Tâm lý học phát triển2124092(2,0)

Tổ chức và PTCĐ2125182(2,0)

Giới và phát triển2125112(2,0)

Tiếng Việt thực hành0313242(2,0)

Giao tiếp xã hội2125102(2,0)

Dân số và môi trường2125372(2,0)

Sức khỏe cộng đồng2125222(2,0)

Tâm lý học xã hội2124362(2,0)

TH CTXH 22125204(0,4)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Tâm lý học đại cương0024112(2,0)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

Giáo dục thể chât 10020081(0,1)

Giáo dục thể chât 20020091(0,1)

Thực tập tốt nghiệp2125396(0,6)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Tự chọn 6/10 TC Phần 7.2.2

2(2,0)

Quản lý dự án2125312(2,0)

Tiếng Anh chuyên ngành2123322(2,0)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

72

NGÀNH KHOA HỌC THƯ VIỆN

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

THƯ VIỆN - THÔNG TIN

CAO ĐẲNG

KHOA HỌC THƯ VIỆN

51320202

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được thiết kế nhằm đào tạo người cán bộ Thư viện - Thông tin trình độ

cao đẳng có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và lối sống lành mạnh, có lòng say

mê, yêu nghề, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà

nước, đặc biệt trong lĩnh vực thư viện - thông tin. Có kiến thức và kỹ năng chuyên ngành

thực hiện được các nhiệm vụ: xử lý nghiệp vụ thư viện, phục vụ bạn đọc, phát hành sách,

quản lý và tổ chức các thông tin (ứng dụng được công nghệ trong quản lý thư viện và xử lý

thông tin). Có đủ kiến thức cơ bản để học tập và nâng cao trình độ của bản thân.

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các thư viện, các cơ quan, đơn vị phát

hành sách báo, các trung tâm thông tin.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 37

7.1.1. Lý luận chính trị 12

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 2 1

4 142701 Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng CSVN 2 2 0

7.1.2. Khoa học xã hội- nhân văn 6

1 143302 Cơ sở văn hóa Việt Nam 2 2 0

2 002411 Tâm lý học đại cương 2 2 0

3 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.4. Toán-Tin học-Khoa học tự nhiên-Công nghệ-Môi trường 4

1 002918 Nhập môn Tin học 4 2 2

7.1.5. Giáo dục thể chất 2

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6 5 1

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 58

7.2.1. Kiến thức cơ sở 14

1 153403 Thư viện học đại cương 2 2 0

2 153404 Thư mục học đại cương 2 1 1

3 153437 Thông tin học đại cương 3 3 0

4 153706 Lưu trữ học 2 2 0

5 153407 Pháp chế thư viện 2 2 0

6 153408 Phương pháp nghiên cứu Thư viện học 2 1 1

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

73

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7 153411 Thông tin trong phát hành xuất bản phẩm 2 2 0

7.2.2. Kiến thức ngành 35

*) Bắt buộc 33

1 153438 Xây dựng và phát triển vốn tài liệu 3 3 0

2 153413 Biên mục mô tả tài liệu 3 2 1

3 153414 Định chủ đề và định từ khóa tài liệu 3 2 1

4 153439 Phân loại tài liệu 4 2 2

5 153416 Lưu trữ thông tin và bộ máy tra cứu 3 2 1

6 153435 Thư viện điện tử 3 3 0

7 153436 Phần mềm quản trị thư viện 2 1 1

8 153419 Tổ chức bảo quản vốn tài liệu 2 1 1

9 153420 Tra cứu thông tin 3 2 1

10 153440 Quản lý Thư viện và trung tâm thông tin 3 3 0

11 153422 Công tác người đọc và dịch vụ thông tin thư viện 3 2 1

12 152323 Tiếng Anh chuyên ngành 4 3 1

*) Tự chọn (chọn 2/6 Tín chỉ sau) 2

1 153428 Công tác địa chí thư viện 2 1 1

2 153429 Tổ chức hoạt động thông tin thư mục 2 2 0

3 153430 Tổ chức phục vụ thư viện thiếu nhi và thư viện trường PT 2 1 1

7.2.3. Thực tập và thực tế tốt nghiệp 9

1 153433 Thực tập tốt nghiệp 7 0 7

2 153434 Thực tế 2 0 2

Tổng số 99

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

74

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 17 TC

Thư viện học đại cương1534032(2,0)

Học kỳ 2: 16 TC Học kỳ 3: 16 TC Học kỳ 4: 17 TC Học kỳ 5: 16 TC Học kỳ 6: 17 TC

PP nghiên cứu TVH1534082(1,1)

Thư viện điện tử153435

3(3,0)

LTTT&BM tra cứu1534163(2,1)

CT người đọc & DVTTTV1534223(2,1)

QL thư viện&TTTT1534403(3,0)

Cơ sở văn hóa Việt Nam1433022(2,0)

XD và phát triển vốn TL1534383(3,0)

Biên mục mô tả tài liệu1534133(2,1)

Phân loại tài liệu1534394(2,2)

Thực tế1534342(0,2)

Thông tin học đại cương1534373(3,0)

Thư mục học đại cương1534042(1,1)

Định chủ đề & ĐTK TL1534143(2,1)

Tiếng Anh chuyên ngành1523234(3,1)

Tra cứu thông tin1534203(2,1)

Pháp chế thư viện1534072(2,0)

TT trong PHXBP1534112(2,0)

TCBQ vốn tài liệu1534192(1,1)

Phần mềm QTTV153436

2(1,1)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

Giáo dục thể chât 10020081(0,1)

Giáo dục thể chât 20020091(0,1)

Thực tập tốt nghiệp1534337(0,7)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Tự chọn 2/6 TC Phần 7.2.2

Lưu trữ học1537062(2,0)

Tâm lý học đại cương0024112(2,0)

Đường lối VHVN của ĐCSVN1427012(2,0)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

75

NGÀNH KẾ TOÁN

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: KẾ TOÁN

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: KẾ TOÁN

MÃ NGÀNH: 51340301

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được thiết kế để đào tạo kế toán viên trình độ Cao đẳng. Sinh viên tốt

nghiệp ra trường có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, nắm vững

kiến thức cơ bản, cơ sở kỹ năng thực hành về nghiệp vụ kế toán, đủ khả năng giải quyết

những vấn đề thông thường về chuyên môn kế toán và tổ chức các công tác kế toán ở các

đơn vị, đồng thời có khả năng học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu

cầu nghề nghiệp trong điều kiện của nền kính tế thị trường.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ở bộ phận kế toán, tài chính tại

các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 38

7.1.1. Lý luận chính trị 10

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam 3 2 1

7.1.2. Khoa học xã hội - Nhân văn - Nghệ thuật

*) Bắt buộc 4 4 0

1 003804 QL Hành chính Nhà nước & QL ngành 2 2 0

2 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7 7 0

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.4. Toán - Tin học - Khoa học tự nhiên - Công nghệ - Môi trường 9

1 190107 Toán ứng dụng C 3 3 0

2 002918 Nhập môn tin học 4 2 2

3 240103 Xác suất thống kê 2 2 0

7.1.5. Giáo dục thể chất 2 2

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6 5 1

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 61

7.2.1. Kiến thức cơ sở khối ngành và nhóm ngành 22

1 190505 Kinh tế vi mô 2 2 0

2 193606 Pháp luật kinh tế 2 2 0

3 180104 Lý thuyết thống kê 2 2 0

4 190508 Quản trị học 2 2 0

5 190609 Tài chính – tiền tệ 2 2 0

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

76

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

6 190640 Nguyên lý kế toán 3 2 1

7 190511 Kinh tế vĩ mô 2 2 0

8 190512 Marketing 2 2 0

9 190141 Toán kinh tế 2 1 1

10 190614 Tài chính doanh nghiệp 3 2 1

7.2.2. Kiến thức ngành

7.2.2.1. Kiến thức chung của ngành

*) Bắt buộc 29

1 190642 Kế toán máy 3 0 3

2 190643 Thuế 2 1 1

3 190644 Kế toán doanh nghiệp 1 4 2 2

4 190645 Kế toán quản trị 3 2 1

5 190620 Lý thuyết kiểm toán 2 2 0

6 190646 Tổ chức công tác kế toán 2 1 1

7 190647 Kế toán doanh nghiệp 2 4 2 2

8 190624 Kế toán hành chính sự nghiệp 3 2 1

9 190648 Phân tích hoạt động kinh doanh 2 1 1

10 190651 Kế toán ngân sách xã phường 2 1 1

*) Tự chọn (chọn 2/4 tín chỉ) 2

1 190626 Đồ án môn học Kế toán Doanh nghiệp 2 0 2

2 190649 Kế toán xây dựng cơ bản 2 1 1

7.2.2.2. Kiến thức chuyên sâu của ngành (Tự chọn 1 trong 2 chuyên ngành) 2

* Chuyên ngành kế toán ngân hàng (chọn 2/4 tín chỉ) 2

1 190652 Kế toán ngân hàng 2 1 1

2 190650 Nghiệp vụ ngân hàng 2 1 1

* Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp (chọn 2/4 tín chỉ) 2

1 190653 Kế toán các ngành kinh doanh đặc biệt 2 1 1

2 190654 Kế toán công ty 2 1 1

7.2.3. Kiến thức bổ trợ (Chọn 2/4 tín chỉ) 2

1 192955 Tin học nâng cao 2 1 1

2 190656 Tin học kế toán 2 1 1

7.2.4. Thực tập tốt nghiệp 6

190639 Thực tập tốt nghiệp 6 0 6

Tổng cộng 99

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

77

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 17 TC

Toán ứng dụng C1901073(3,0)

Học kỳ 2: 17 TC Học kỳ 3: 18 TC Học kỳ 4: 17 TC Học kỳ 5: 15 TC Học kỳ 6: 15 TC

Tài chính tiền tệ1906092(2,0)

Toán kinh tế190141

2(1,1)

Kế toán doanh nghiệp 2190647

4(2,2)

Kế toán hành chính SN1906243(2,1)

Tổ chức công tác kế toán190646

2(1,1)

Kinh tế vi mô1905052(2,0)

Pháp luật kinh tế1936062(2,0)

Kế toán doanh nghiệp 1190644

4(2,2)

Kế toán máy190642

3(0,3)

Tài chính doanh nghiệp1906143(2,1)

Kế toán quản trị190645

3(2,1)

Lý thuyết thống kê1801042(2,0)

Nguyên lý kế toán190640

3(2,1)

Kinh tế vĩ mô1905112(2,0)

Kế toán NS XP190651

2(1,1)

Thuế190643

2(1,1)

Lý thuyết kiểm toán1906202(2,0)

Quản trị học1905082(2,0)

Marketing 1905122(2,0)

Phân tích hoạt động KD190648

2(1,1)

Xác suất thống kê2401032(2,0)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

Giáo dục thể chât 10020081(0,1)

Giáo dục thể chât 20020091(0,1)

TT tốt nghiệp1906396(0,6)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

QLHCNN & QL ngành0038042(2,0)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.2.3

2(1,1)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.2.1

Tự chọn 2/8 TC Phần 7.2.2

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

78

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ NGÀNH: 51340101

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo các tác nghiệp viên kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức kinh doanh và

sức khoẻ tốt; nắm vững các kiến thức về chức năng, quá trình kinh doanh nói chung và

thực hành tốt trong một số công việc chuyên môn thuộc lĩnh vực đào tạo; có khả năng tự

học tập để thích ứng với môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Có thể tiếp tục học tập, không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, từng bước

vươn lên đáp ứng nhu cầu mới. Sau khi tốt nghiệp có thể học nâng cao để có bằng đại học

quản trị kinh doanh hoặc các ngành thuộc khối kinh tế. Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ

yếu ở các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc tất cả các thành phần kinh tế.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 39

7.1.1. Lý luận chính trị 10

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lê nin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam 3 2 1

7.1.2. Khoa học xã hội- nhân văn 8

1 172401 Tâm lý học quản lý 2 2 0

2 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

3 143711 Soạn thảo văn bản 2 1 1

4 003804 QLHCNN & QL ngành 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.4. Toán-Tin học-Khoa học tự nhiên-Công nghệ-Môi trường 9

1 190107 Toán ứng dụng C 3 3 0

2 002918 Nhập môn tin học 4 2 2

3 240103 Xác suất thống kê 2 2 0

7.1.5. Giáo dục thể chất 2

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6 5 1

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

7.2.1. Kiến thức cơ sở khối ngành và nhóm ngành 16

1 190505 Kinh tế vi mô 2 2 0

2 193606 Pháp luật kinh tế 2 2 0

1 190508 Quản trị học 2 2 0

2 190141 Toán kinh tế 2 1 1

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

79

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

3 190610 Nguyên lý kế toán 2 2 0

4 170111 Thống kê doanh nghiệp 2 2 0

5 190511 Kinh tế vĩ mô 2 2 0

6 170713 Quản lý ngân sách Nhà nước 2 2 0

7.2.2. Kiến thức ngành 35

*) Bắt buộc 31

1 170537 Quản trị tài chính doanh nghiệp 2 2 0

2 170515 Quản lý chất lượng 2 2 0

3 170638 Kế toán doanh nghiệp 2 2 0

4 170518 Quản trị doanh nghiệp 3 3 0

5 170539 Quản trị sản xuất 2 2 0

6 170620 Tài chính-Tín dụng 2 2 0

7 170521 Marketing căn bản 2 2 0

8 190625 Phân tích hoạt động kinh doanh 2 2 0

9 170623 Thị trường chứng khoán 2 2 0

10 170740 Lập và thẩm định dự án đầu tư 2 2 0

11 190617 Thuế 2 2 0

12 170541 Quản trị nguồn nhân lực 2 2 0

13 170542 Chiến lược kinh doanh 2 1 1

14 170528 Quản trị rủi ro trong kinh doanh 2 2 0

15 172943 Tin học ứng dụng trong kinh doanh 2 1 1

*) Tự chọn (Chọn 2/4 TC của 1/2 chuyên ngành bất kỳ) 2 2 0

Lĩnh vực chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp thương mại

1 170544 Kinh doanh thương mại 2 2 0

2 170545 Quản trị DN thương mại 2 2 0

Lĩnh vực chuyên sâu về quản trị marketing

1 170546 Quản trị thương hiệu 2 2 0

2 170547 Quản trị marketing 2 2 0

7.2.3. Kiến thức bổ trợ (Chọn 2/4 tín chỉ) 2

1 170734 Kinh tế môi trường 2 2 0

2 170735 Kinh tế phát triển 2 2 0

7.2.4. Thực tập tốt nghiệp (170536) 6 0 6

Tổng cộng 99

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

80

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 19 TC

Tâm lý học QL1724012(2,0)

Học kỳ 2: 18 TC Học kỳ 3: 18 TC Học kỳ 4: 16 TC Học kỳ 5: 16 TC Học kỳ 6: 14 TC

Pháp luật kinh tế1936062(2,0)

Kinh tế vĩ mô190511

2(2,0)

Tin học ƯD trong kinh doanh172943

2(1,1)

Lập và thẩm định DAĐT170740

2(2,0)

Toán ứng dụng C1901073(3,0)

Kinh tế vi mô190505

2(2,0)

Tài chính tín dụng1706202(2,0)

Kế toán doanh nghiệp170638

2(2,0)

Chiến lược kinh doanh170542

2(1,1)

Quản lý chất lượng1705152(2,0)

Quản trị học1905082(2,0)

Thống kê doanh nghiệp1701112(2,0)

Thuế1906172(2,0)

Phân tích hoạt động KD1906252(2,0)

Quản trị sản xuất170539

2(2,0)

Thị trường chứng khoán1706232(2,0)

Xác suất thống kê2401032(2,0)

Marketing căn bản1705212(2,0)

Toán kinh tế190141

2(1,1)

Quản trị doanh nghiệp1705183(3,0)

QT rủi ro trong kinh doanh1705282(2,0)

Nguyên lý kế toán1906102(2,0)

QT tài chính doanh nghiệp170537

2(2,0)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

Giáo dục thể chât 10020081(0,1)

Giáo dục thể chât 20020091(0,1)

TT tốt nghiệp1705366(0,6)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

QLHCNN & QL ngành0038042(2,0)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Tự chọn 2/8 TC Phần 7.2.2

2(2,0)

Soạn thảo văn bản143711

2(1,1)

QLNS nhà nước1707132(2,0)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.2.3

2(2,0)

QT nguồn nhân lực170541

2(2,0)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

81

NGÀNH VIỆT NAM HỌC

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

VĂN HÓA DU LỊCH

CAO ĐẲNG

VIỆT NAM HỌC

51220113

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được thiết kế để đào tạo cử nhân văn hóa du lịch trình độ cao đẳng. Sinh

viên sau khi tốt nghiệp có những hiểu biết về thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, có đủ sức khỏe để công tác và học tập, nắm cơ bản về khoa học du lịch để có năng

lực hướng dẫn du lịch, tổ chức, điều hành các hoạt động du lịch, thành thạo các kỹ năng

thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển

ngành du lịch.

Người học tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các cơ sở thuộc lĩnh vực du lịch: hướng

dẫn viên trong các khu, trung tâm du lịch, điểm du lịch, hoặc tại các khu vực vui chơi giải

trí. Làm thuyết minh viên tại các bảo tàng- di tích lịch sử văn hóa, khu bảo tồn thiên

nhiên. Người thực hiện thiết kế tour- tiếp thị - quản trị chương trình du lịch tại các đại lý,

công ty du lịch, hãng lữ hành du lịch. Làm ở các bộ phận chuyên trách du lịch trong các sở,

phòng văn hóa và các đơn vị khác có nhu cầu tuyển dụng nhân viên làm du lịch. Làm

chuyên viên có khả năng nghiên cứu khai thác, quản trị, phát triển các sản phẩm du lịch

trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước. Làm lễ tân, quản trị trong các cơ sở lưu trú du

lịch hoặc tiếp tục học các bậc cao hơn về lĩnh vực du lịch.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 39

7.1.1. Lý luận chính trị 10 8 2

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 2 1

7.1.2. Khoa học xã hội- nhân văn 10 10 0

*) Bắt buộc

1 143302 Cơ sở văn hóa Việt Nam 2 2 0

2 031324 Tiếng Việt thực hành 2 2 0

3 211503 Lịch sử văn minh thế giới 2 2 0

4 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

*) Tự chọn (chọn 2/4 tín chỉ) 2

1 212508 Xã hội học đại cương 2 2 0

2 032601 Mỹ học đại cương 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7 7 0

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.4. Toán-Tin học-Khoa học tự nhiên-Công nghệ-Môi trường 4 2 2

002918 Nhập môn Tin học 4 2 2

7.1.5. Giáo dục thể chất 2

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

82

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6 5 1

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 60

7.2.1. Kiến thức cơ sở 24 22 2

1 323512 Nhập môn khoa học du lịch 2 2 0

2 323513 Pháp luật du lịch 2 2 0

3 320714 Tiền tệ và thanh toán quốc tế 2 1 1

4 322415 Tâm lý & Kỹ năng giao tiếp trong du lịch 2 1 1

5 321516 Lịch sử Việt Nam (gồm Lịch sử địa phương) 2 2 0

6 321417 Địa lý Việt Nam (gồm Địa lý địa phương) 2 2 0

7 321518 Hệ thống di tích lịch sử văn hoá-danh lam thắng cảnh VN-SL 2 2 0

8 321419 Địa lý du lịch 2 2 0

9 321320 Văn học Việt Nam 2 2 0

10 323521 Văn hoá các dân tộc Việt Nam 2 2 0

11 323522 Các loại hình nghệ thuật truyền thống và hiện đại Việt Nam 2 2 0

12 323523 Quá trình phát triển KT-VH-XH-DL Sơn La 2 2 0

7.2.2. Kiến thức ngành 36

*) Bắt buộc 24 16 8

1 323524 Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 2 1 1

2 323525 Nghiệp vụ lữ hành 2 1 1

3 323526 Makerting du lịch 2 1 1

4 323527 Phát triển các loại hình & sản phẩm du lịch 2 1 1

5 323528 Thiết kế và điều hành tour du lịch 2 1 1

6 323529 Quy hoạch đầu tư tuyến điểm du lịch 2 2 0

7 323530 Quản trị dự án phát triển du lịch 2 2 0

8 323531 Tiếng Anh du lịch 2 1 1

9 323532 Quản trị kinh doanh lữ hành 2 2 0

10 323533 Nghiệp vụ khách sạn nhà hàng 2 1 1

11 323534 Lễ tân du lịch 2 1 1

12 323535 Quản trị doanh nghiệp khách sạn du lịch 2 2 0

*) Tự chọn (chọn 1 trong 3 chuyên ngành sau) 4

Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch 4 1 3

1 323536 Kỹ năng thuyết trình 2 1 1

2 323537 Thực hành nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 2 0 2

Chuyên ngành Quản trị lữ hành 4 2 2

1 323538 Thực hành nghiệp vụ lữ hành 2 0 2

2 323539 Quản trị lữ hành 2 2 0

Chuyên ngành Quản trị khách sạn du lịch 4 2 2

1 323540 Thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn du lịch 2 0 2

2 323541 Quản trị chất lượng dịch vụ Du lịch – Khách sạn 2 2 0

7.2.3. Thực tập và thực tế tốt nghiệp 8 0 8

1 323542 Thực tế 2 0 2

2 323543 Thực tập tốt nghiệp 6 0 6

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

83

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 18 TC

Nhập môn KHDL323512

2(2,0)

Học kỳ 2: 16 TC Học kỳ 3: 16 TC Học kỳ 4: 16 TC Học kỳ 5: 17 TC Học kỳ 6: 16 TC

Văn học Việt Nam321320

2(2,0)

HT DTLSVH-DLTC VN,SL321518

2(2,0)

Nghiệp vụ hướng dẫn DL323524

2(1,1)

Quản trị kinh doanh lữ hành323532

2(2,0)

QT dự án phát triển du lịch323530

2(2,0)

Cơ sở văn hóa Việt Nam1433022(2,0)

Địa lý Việt Nam321417

2(2,0)

Văn hóa các dân tộc VN323521

2(2,0)

Nghiệp vụ lữ hành323525

2(1,1)

Nghiệp vụ KS nhà hàng323533

2(1,1)

QHĐT tuyến điểm du lịch323529

2(2,0)

Tiếng Việt thực hành0313242(2,0)

Lịch sử văn minh thế giới2115032(2,0)

QTPTKT-VH-XH-DLSL323523

2(2,0)

Tiếng Anh du lịch323531

2(1,1)

Lễ tân du lịch323534

2(1,1)

PT các loại hình và SPDL323527

2(1,1)

Lịch sử Việt Nam321516

2(2,0)

Địa lý du lịch321419

2(2,0)

Pháp luật du lịch323513

2(2,0)

Marketing du lịch323526

2(1,1)

Thiết kế và ĐH Tour DL323528

2(1,1)

Tiền tệ và thanh toán QT320714

2(1,1)

Các loại hình NT TT&HĐ VN323522

2(2,0)

QTDN khách sạn du lịch323535

2(2,0)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029074(2,2)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

Giáo dục thể chât 10020081(0,1)

Giáo dục thể chât 20020091(0,1)

Thực tập tốt nghiệp323543

6(0,6)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Thực tế323542

2(0,2)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.1.2

2(2,0)

Tâm lý và KN giao tiếp DL322415

2(1,1)

Tự chọn 4/12 TC Phần 7.2.2

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

84

NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG - LƯU TRỮ

CAO ĐẲNG

QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

51340406

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được thiết kế để đào tạo cán bộ làm công tác văn phòng có trình độ cao

đẳng. Sinh viên tốt nghiệp có tư tưởng chính trị vững vàng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã

hội, yêu nghề; có đạo đức và lối sống lành mạnh; nắm vững đường lối, chủ trương của

Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực văn phòng, văn thư, lưu trữ.

Trên cơ sở kiến thức đã được trang bị, sinh viên có đủ năng lực chuyên môn và khả năng

thực hiện các thao tác nghiệp vụ đảm bảo thực hiện được các công việc của người cán bộ

văn phòng như: soạn thảo và ban hành văn bản quản lý; tổ chức quản lý, giải quyết văn bản

đi – đến và lập hồ sơ công việc; tổ chức quản lý và sử dụng con dấu; xây dựng chương

trình và tổ chức việc thực hiện công tác thường kỳ của cơ quan; tổ chức các cuộc hội họp;

các chuyến đi công tác của lãnh đạo cơ quan; đảm bảo thông tin phục vụ hoạt động lãnh

đạo và quản lý; lưu trữ các loại văn bản, tài liệu; ứng dụng được công nghệ thông tin trong

công tác văn phòng, văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức.

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại văn phòng các cơ quan nhà nước, tổ

chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; doanh nghiệp; các trung tâm lưu trữ, các đơn vị

có thiết lập bộ phận làm công tác văn phòng.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 36 28 8

7.1.1. Lý luận chính trị 10 8 2

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lê nin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam 3 2 1

7.1.2. Khoa học xã hội- nhân văn 6 5 1

1 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

2 181502 Lịch sử Việt Nam 2 2 0

3 061616 Tiếng Việt thực hành 2 1 1

7.1.3. Ngoại ngữ 7 7 0

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.4. Toán-Tin học-Khoa học tự nhiên-Công nghệ-Môi trường 6 4 2

1 002918 Nhập môn tin học 4 2 2

2 180104 Lý thuyết thống kê 2 2 0

7.1.5. Giáo dục thể chất 2 0 2

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6 5 1

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 72 48 24

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

85

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.2.1. Kiến thức cơ sở 14 14 0

1 183605 Luật hành chính 2 2 0

2 183606 Lịch sử tổ chức các cơ quan nhà nước 2 2 0

3 182407 Tâm lý học quản lý 2 2 0

4 183608 Hành chính học 2 2 0

5 183409 Thông tin học đại cương 2 2 0

6 183712 Nhập môn công tác văn thư 2 2 0

7 183713 Nhập môn quản trị văn phòng 2 2 0

7.2.2. Kiến thức ngành 49 34 15

*) Bắt buộc 43 31 12

1 183736 Kỹ thuật soạn thảo văn bản 4 3 1

2 183715 Nghiệp vụ văn thư 4 3 1

3 183716 Quản trị văn phòng 4 3 1

4 183717 Nghiệp vụ thư ký văn phòng 4 3 1

5 183718 Quản trị nhân sự 3 2 1

6 183719 Tổ chức lao động KH và sử dụng trang thiết bị văn phòng 3 2 1

7 180620 Kế toán văn phòng 3 2 1

8 183721 Công tác văn phòng trong các cơ quan Đảng 3 2 1

9 183737 Công tác văn phòng trong các doanh nghiệp 3 2 1

10 183723 Ứng dụng CNTT trong công tác văn phòng, văn thư, lưu trữ 3 2 1

11 183724 Nhập môn lưu trữ học 2 2 0

12 183738 Phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam 3 2 1

13 183726 Xác định GTTL và thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ 2 2 0

14 183727 Chỉnh lý tài liệu lưu trữ 2 1 1

*) Tự chọn (chọn 6/12 tín chỉ) 6 3 3

1 182328 Tiếng Anh văn phòng 2 1 1

2 183629 Thủ tục hành chính 2 1 1

3 183630 Nghi thức nhà nước 2 1 1

4 183731 Văn hóa công sở 2 1 1

5 183732 Lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật 2 1 1

6 183733 Lưu trữ tài liệu nghe nhìn 2 1 1

7.2.3. Thực tế và thực tập tốt nghiệp 9 0 9

1 183734 Thực tế nghề 2 0 2

2 183735 Thực tập tốt nghiệp 7 0 7

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

86

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 18 TC

Hành chính học1836082(2,0)

Học kỳ 2: 18 TC Học kỳ 3: 20 TC Học kỳ 4: 18 TC Học kỳ 5: 18 TC Học kỳ 6: 17 TC

Nghiệp vụ văn thư1837154(3,1)

Quản trị văn phòng1837164(3,1)

Quản trị nhân sự1837183(2,1)

Nghiệp vụ thư ký VP1837174(3,1)

ỨD CNTT trong CTVP,VT,LT1837233(2,1)

Nhập môn công tác văn thư1837122(2,0)

Thông tin học đại cương1834092(2,0)

Nhập môn lưu trữ học1837242(2,0)

Lịch sử tổ chức các CQNN1836062(2,0)

Công tác VP trong các CQĐ1837213(2,1)

Công tác VP trong các DN183737

3(2,1)

Kỹ thuật soạn thảo văn bản183736

4(3,1)

Nhập môn quản trị VP1837132(2,0)

Tâm lý học quản lý1824072(2,0)

Phân loại tài liệu183738

3(2,1)

Kế toán văn phòng1806203(2,1)

Chỉnh lý tài liệu1837272(1,1)

Tiếng việt thực hành0616162(1,1)

Luật hành chính1836052(2,0)

Xác định giá trị tài liệu1837262(2,0)

TC LĐKH&SDTTB VP1837193(2,1)

Lý thuyết thống kê1801042(2,0)

Lịch sử Việt Nam1815022(2,0)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

Giáo dục thể chât 10020081(0,1)

Giáo dục thể chât 20020091(0,1)

Thực tập tốt nghiệp1837357(0,7)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Thực tế nghề1837342(0,2)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Tự chọn 2/8 TC Phần 7.2.2

2(1,1)

Tự chọn 2/12 TC Phần 7.2.2

2(1,1)

Tự chọn 2/10 TC Phần 7.2.2

2(1,1)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

87

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

TÊN CHƯƠNG TRÌNH: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: : QUẢN LÍ VĂN HÓA

MÃ NGÀNH: : 51220342

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

CNKT MÔI TRƯỜNG

CAO ĐẲNG

CNKT MÔI TRƯỜNG

51340406

CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng nhằm

trang bị cho người học sự phát triển toàn diện; có hiểu biết về các nguyên lý kỹ thuật môi

trường cơ bản, có khả năng áp dụng các kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu để đảm đương công

việc của một cử nhân cao đẳng ngành công nghệ kỹ thuật môi trường, đồng thời có khả

năng thích ứng cao với sự phát triển của ngành và xã hội.

Cử nhân công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng làm việc tại các Viện,

Trường, các trung tâm ứng dụng và triển khai công nghệ môi trường, tham gia giảng dạy

các môn học thuộc chuyên ngành công nghệ kỹ thuật môi trường tại các cơ sở đào tạo (nếu

có thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm), thực hiện và chỉ đạo thực hiện các công việc kỹ

thuật xử lý môi trường, vệ sinh an toàn lao động tại các đơn vị sản xuất như: Các khu công

nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, xí nghiệp, trang trại, Công ty cấp nước, thoát nước đô thị,

Công ty môi trường đô thị… hoặc trong các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

2. Chương trình đào tạo

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 37

7.1.1. Lý luận chính trị 10

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 2 1

7.1.2. Khoa học xã hội- nhân văn 2

1 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.4. Toán-Tin học-Khoa học tự nhiên-Công nghệ-Môi trường 11

*) Bắt buộc 9

1 070102 Toán cao cấp 2 2 2 0

2 002918 Nhập môn tin học 4 2 2

3 020323 Hóa học đại cương 2 3 2 1

*) Tự chọn (chọn 2/4 tín chỉ) 2

1 240103 Xác suất - Thống kê 2 2 0

2 020330 Hóa phân tích 2 2 0

7.1.5. Giáo dục thể chất 2

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 61

7.2.1. Kiến thức cơ sở khối ngành và nhóm ngành 17

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

88

1 293101 Cơ sở khoa học- kỹ thuật môi trường 3 3 0

2 293102 Vi sinh vật kỹ thuật môi trường 2 2 0

3 293103 Hoá môi trường 2 2 0

4 260928 Đa dạng sinh học 2 2 0

5 293104 Phân tích môi trường 3 3 0

6 293105 Thanh tra và kiểm toán môi trường 3 3 0

7 293106 Luật và chính sách môi trường 2 2 0

7.2.2. Kiến thức ngành 28

*) Bắt buộc 26

1 293107 Sinh thái học môi trường 2 2 0

2 293108 Quản lý môi trường 2 2 0

3 293109 Độc học môi trường 2 2 0

4 293110 Quan trắc môi trường 2 2 0

5 293111 Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn 2 2 0

6 293112 Công nghệ xử lý chất thải rắn 2 2 0

7 293113 Công nghệ xử lý nước thải 2 2 0

8 293114 Công nghệ xử lý nước cấp 2 2 0

9 293115 Khoa học đất 2 2 0

10 293116 Công nghệ sản xuất sạch hơn 2 2 0

11 233111 Đánh giá tác động môi trường 2 2 0

12 293117 Ứng dụng HTTT địa lý (GIS) trong quản lý môi trường 2 1 1

13 293118 Biện pháp sinh học trong xử lý môi trường 2 2 0

*) Tự chọn (Chọn 2/6 tín chỉ của mỗi chuyên ngành) 2

Chuyên ngành Kỹ thuật Cấp thoát nước (2/6)

1 293119 Mạng lưới thoát nước mưa và nước thải 2 2 0

2 293120 Mạng lưới cấp nước 2 2 0

3 293121 An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp 2 2 0

Chuyên ngành quản lý môi trường (2/6)

1 293122 Quy hoạch môi trường 2 2 0

2 293123 Mô hình hoá Môi Trường 2 2 0

3 293124 Kinh tế môi trường 2 2 0

7.2.3. Thực hành, Thực tập 16

1 293125 Thực hành xử lý nước thải và chất thải rắn 2 0 2

2 293126 Thực hành công nghệ và phân tích môi trường 2 0 2

3 293127 Thực hành đánh giá tác động môi trường 2 0 2

4 293128 Thực hành thống kê tài nguyên môi trường 2 0 2

5 293129 Thực tập và tham quan nhận thức 2 0 2

6 293130 Thực tập tốt nghiệp 6 0 6

Tổng 99

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

89

3. Tiến trình đào tạo

Học kỳ 1: 18 TC

Hóa học đại cương 2020323

3(2,1)

Học kỳ 2: 16 TC Học kỳ 3: 18 TC Học kỳ 4: 16 TC Học kỳ 5: 15 TC Học kỳ 6: 16 TC

Hóa môi trường293103

2(2,0)

Vi sinh vật KTMT293102

2(2,0)

BP sinh học trong XLMT293118

2(2,0)

Quan trắc môi trường293110

2(2,0)

CN sản xuất sạch hơn293116

2(2,0)

Toán cao cấp 2070102

2(2,0)

Thanh tra, kiểm toán MT293105

3(3,0)

Sinh thái học và môi trường293107

2(2,0)

Đa dạng sinh học2609282(2,0)

Đánh giá tác động MT233111

2(2,0)

TH đánh giá tác động MT293127

2(0,2)

Khoa học đất293115

2(2,0)

Cơ sở KHKT môi trường293101

3(3,0)

Phân tích môi trường293104

3(3,0)

TH công nghệ và PTMT293126

2(0,2)

Công nghệ XL chất thải rắn293112

2(2,0)

TH xử lý NT & CT rắn293125

2(0,2)

Thực hành thống kê TNMT293128

2(0,2)

ƯD HTTT địa lý trong QLMT293117

2(1,1)

Công nghệ XL nước thải293113

2(2,0)

TT và tham quan nhận thức293129

2(0,2)

Luật và chính sách MT293106

2(2,0)

Công nghệ XL nước cấp293114

2(2,0)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

Giáo dục thể chất 10020081(0,1)

Giáo dục thể chất 20020091(0,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Thực tập tốt nghiệp2931306(0,6)

Tự chọn 2/12 TC Phần 7.2.2

2(2,0)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.1.4

2(2,0)

Công nghệ XLKT&TO293111

2(2,0)

Quản lý môi trường293108

2(2,0)

Độc học môi trường293109

2(2,0)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

90

III. TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC (HỌC PHẦN)

1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Mã môn học: 002601

Khối lượng: 5(4,1)

Môn học trước: Không

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những nguyên lý, quy luật

và phạm trù của triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác

- Lênin.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh

Mã môn học: 002802

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Môn học cung cấp cho người học những nội dung cơ bản về: cơ sở, quá trình hình

thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, cách

mạng giải phóng dân tộc; về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam; về Đảng

Cộng Sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; về

dân chủ và nhà nước của dân, do dân, vì dân; về đạo đức, văn hóa xây dựng con người

mới.

3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Mã môn học: 002703

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đường lối cách mạng của

Đảng Cộng Sản Việt Nan; đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới về một số lĩnh vực:

công nghiệp hóa, nền kinh tế thị trường, hệ thống chính trị, văn hóa và các vấn đề xã hội,

đối ngoại.

4. Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành

Mã môn học: 003804

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7

năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

5. Tiếng Anh 1

Mã môn học: 002205

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: không

Môn học cung cấp một số hiện tượng ngữ pháp cơ bản: Các thì trong Tiếng Anh; cách

sử dụng some/any, much/many; so sánh hơn, hơn nhất, so sánh bằng...; một số từ vựng về

các chủ đề: đất nước, con người, sở thích, mua sắm, thể thao... Đồng thời cũng bao gồm

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

91

các bài đọc, bài tập, được thiết kế nhằm giúp sinh viên luyện tập và phát triển kỹ năng giao

tiếng bằng Tiếng Anh: Nghe, nói, đọc, viết.

6. Tiếng Anh 2

Mã môn học: 002206

Khối lượng: 4(4,0)

Môn học trước: Tiếng Anh 1

Môn học cung cấp một số hiện tượng ngữ pháp cơ bản: Các thì trong Tiếng Anh; các

loại câu điều kiện; dạng bị động của động từ; cách sử dụng các từ should, could, must,

have to, might...; cung cấp một số từ vựng về các chủ đề: điện ảnh, du lịch, nghề nghiệp,

ước mơ, thiên tai... Đồng thời cũng bao gồm các bài đọc, bài tập, được thiết kế nhằm giúp

sinh viên luyện tập và phát triển kỹ năng giao tiếng bằng Tiếng Anh: Nghe, nói, đọc, viết.

7. Nhập môn tin học

Mã môn học: 002918

Khối lượng: 4(2,2)

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm

hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và

xử lý bảng tính Excel

8. Giáo dục thể chất 1

Mã môn học: 002008

Khối lượng: 1(0,1)

Môn học trước: Không

Môn học cung cấp quan điểm, đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước về công

tác TDTT trong giai đoạn mới. Cơ sở khoa học và kiến thức tự kiểm tra sức khỏe. Thực

hành các bài thể dục tay không, đội hình, đội ngũ, điền kinh (chạy ngắn, chạy trung bình,

nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ); các bài tập với dụng cụ như xà đơn, xà kép, cầu thăng bằng.

9. Giáo dục thể chất 2

Mã môn học: 002009

Khối lượng: 1(0,1)

Môn học trước: Giáo dục thể chất 1

Thực hiện đúng các động tác cơ bản trong các bài tập. nâng cao thành tích ở một số nội

dung điền kinh theo năng lực của mỗi cá nhân, nâng cao ý thức tự giác tích cực trong quá

trình học tập.

Xác định đúng mục tiêu môn học và nhận thức sâu sắc nhiệm vụ của bản thân trong

quá trình học tập. Hình thành tinh thần say mê tập luyện nâng cao trình độ và sức khỏe.

10. Giáo dục quốc phòng – an ninh

Mã môn học: 002110

Khối lượng: 135 tiết

Môn học trước: Không

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

92

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số: 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12

năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

11. Tâm lý học đại cương

Mã môn học: 002411

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin

Giới thiệu khái quát về khoa học tâm lý; các khái niệm cơ bản về tâm lý học; tâm lý, ý

thức, hoạt động, giao tiếp, nhân cách, các hoạt động tâm lý cơ bản.

12. Tâm lý học lứa tuổi THCS và tâm lí học sư phạm

Mã môn học: 002412

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Tâm lý học đại cương.

Giới thiệu những kiến thức chung về sự phát triển tâm lý của trẻ em, những đặc điểm

tâm lý cơ bản, các hoạt động cơ bản của học sinh THCS, một số nội dung cơ bản về tâm lý

học và Giáo dục THCS.

13. Giáo dục học đại cương

Mã môn học: 002413

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin

Cung cấp cho SV kiến thức cơ bản về giáo dục học, bao gồm các phạm trù, khái niệm,

phương pháp nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, logic tiến hành một

đề tài khoa học giáo dục; đánh giá một công trình khoa học giáo dục mục đích, mục tiêu

giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, những đặc thù của giáo dục bậc THCS.

14. Hoạt động giáo dục ở trường THCS

Mã môn học: 002414

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Giáo dục học đại cương

Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương

pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục

trong trường THCS, các kĩ năng tổ chức, triển khai, đánh giá kết hợp các hoạt động giáo

dục ở trưởng THCS.

15. Hoạt động dạy học ở trường THCS

Mã môn học: 002415

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lí luận dạy học đại cương các đặc

điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường THCS, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng

những kiến thức lí luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học, đổi mới phương pháp,

hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường THCS.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

93

16. Thực tập sư phạm lần 1

Mã môn học: 000016

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Các học phần về tâm lý học, giáo dục học

Nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết về tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng

vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm:

tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường THCS, tập làm công

tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

17. Thực tập sư phạm lần 2

Mã môn học: 000017

Khối lượng: 4(0,4)

Môn học trước: Thực tập sư phạm lần 1

Củng cố và nâng cao kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực tâm

lý học, giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc

giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn

luyện các kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu Khoa học giáo dục.

18. Pháp luật đại cương

Mã môn học: 013601

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần Pháp luật đại cương gồm 5 chương, cung cấp những kiến thức cơ bản nhất

về nhà nước và pháp luật dưới góc độ của khoa học quản lý. Trên cơ sở đó, đi vào phân

tích hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của

nhà nước ta hiện nay; quan hệ pháp luật và các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật; các

hình thức thực hiện pháp luật, xác định hành vi nào là vi phạm pháp luật và việc áp dụng

trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật; hệ thống các ngành luật hiện tại của

Việt Nam; nguyên tắc và các biện pháp tăng cường pháp chế XHCN của Nhà nước ta trong

giai đoạn hiện nay.

19. Nhập môn toán cao cấp

Mã số: 010102

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Phần 1: Tập hợp, logic, quan hệ, ánh xạ.

Phần 2: Sơ lược về các cấu trúc đại số cơ bản nhất (nhóm, vành, trường) và một số

kiến thức bổ trợ (số phức, đa thức và phân thức).

Nội dung phần 2 còn được trình bày sâu sát hơn trong một số học phần khác (cơ sở số

học; đại số đại cương; đại số sơ cấp). Tuy nhiên nhiều học phần toán học khác cần những

kiến thức cơ sở trên ngay từ đầu, học phần này nhằm phục vụ các yêu cầu đó.

20. Phép tính vi phân và tích phân của hàm một biến số

Mã môn học: 010103

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

94

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Lý thuyết số

Cung cấp một số kiến thức cơ bản về giới hạn - liên tục, đạo hàm - vi phân, nguyên

hàm - tích phân của hàm số 1 biến số. Ngoài các nội dung trên, trong phần mở đầu còn

trình bày sơ lược về số thực, giá trị tuyệt đối và sai số. Việc xây dựng số thực sẽ được

nghiên cứu chi tiết trong học phần Cơ sở số học, ở đây chủ yếu giới thiệu tính đầy đủ của

tập hợp số thực để dùng ngay từ đầu trong các học phần về Giải tích. Các nội dung về giá

trị tuyệt đối và sai số còn phục vụ cho nhiều học phần toán học khác có trong chương trình.

21. Phép tính vi phân và tích phân của hàm nhiều biến số

Mã môn học: 010104

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Phép tính vi phân và tích phân của hàm một biến số

Trang bị những kiến thức về chuỗi số, chuỗi hàm; phép tính vi phân và tích phân hàm

nhiều biến. Nội dung chính là mở rộng lý thuyết về giới hạn, liên tục, đạo hàm, vi phân và

tích phân sang hàm số nhiều biến số.

22. Đại số tuyến tính

Mã môn học: 010130

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không

Trang bị những kiến thức về: Định thức và các phương pháp tính định thức; Không

gian véc tơ, không gian con, cơ sở và số chiều của không gian vectơ hữu hạn chiều; lý

thuyết hệ phương trình tuyến tính; ánh xạ tuyến tính; Các phép tính trên ma trận, giá trị

riêng và vectơ riêng của một ánh xạ tuyến tính; Dạng song tuyến tính, dạng toàn phương

về dạng chính tắc; Quy hoạch tuyến tính; Giải các bài toán đơn hình.

23. Đại số đại cương B

Mã môn học: 010106

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Đại số tuyến tính

Trang bị những kiến thức: Nửa nhóm, nhóm, nhóm con chuẩn tắc, nhóm thương, đồng

cấu nhóm, ảnh và hạt nhân; Vành, vành con, đồng cấu vành, ảnh và hạt nhân; Iđêan vành

thương; Miền nguyên và trường; Vành chính và vành Ơclit; Vành đa thức một ẩn, vành đa

thức nhiều ẩn, đa thức trên các trường số; Đa thức bất khả quy trên trường số; Định lý cơ

bản của đại số, số học, số phức. Học phần này có liên quan chặt chẽ với các học phần Số

học, Đại số tuyến tính, Hình học, Giải tích v.v... Nó tìm được những ví dụ cụ thể về những

cấu trúc đại số có sẵn trong các học phần ấy để minh họa cho việc nghiên cứu các cấu trúc

đại số. Ngược lại, các tính chất của các cấu trúc đại số lại được áp dụng vào việc nghiên

cứu các học phần này.

24. Hình học cao cấp

Mã môn học: 010107

Khối lượng: 3(3,0)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

95

Môn học trước: Đại số đại cương B.

Nội dung bao gồm: Cơ sở hình học: lược sử hình học, phương pháp tiên đề xây dựng

hình học, các hệ tiên đề Hinbe, Vây; phân loại afin; Không gian Ơclit, phân loại ơclit; Các

phép biến hình trong mặt phẳng; phép biến hình afin, phép đẳng cự, phép đồng dạng; Mặt

phẳng xạ ảnh và các mô hình của mặt phẳng xạ ảnh, một số định lý xạ ảnh, phương trình

của đường thẳng xạ ảnh, mô hình xạ ảnh của mặt phẳng afin; Các phép biến hình xạ ảnh:

phép biến đổi xạ ảnh của mặt phẳng xạ ảnh, phép ánh xạ ảnh từ đường thẳng đến đường

thẳng, phép chiếu xuyên tâm; Đường bậc 2 trong mặt phẳng xạ ảnh.

Học phần này trình bày Hình học theo quan điểm nhóm để thấy được sự thống nhất

của toán học trên quan điểm cấu trúc và từ đó thấy rõ mối liên hệ giữa hình học xạ ảnh,

Hình học afin, Hình học Ơclit và có thể dùng kiến thức học phần này để nghiên cứu các

học phần khác.

25. Lý thuyết số

Mã môn học: 010108

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Toán cao cấp 1.

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về lý thuyết chia hết, về ước chung lớn nhất, bội

chung nhỏ nhất của các số nguyên, các kiến thức về số nguyên tố, về lý thuyết đồng dư,

định lý Ơle và định lý Phécma, các hàm phần nguyên, hàm phần phân, hàm t(x), x(n) và

C(n). Các kiến thức về phương trình đồng dư bậc nhất.

26. Cơ sở số học

Mã môn học: 010109

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: lý thuyết số

Học phần này cung cấp nhiều kiến thức và kỹ năng thiết thực cho việc dạy và học toán

ở THCS. Nhiều vấn đề của lý thuyết số sẽ được khái quát và trừu tượng hóa trong Đại số

đại cương. Nhiều kiến thức của phần này rất cần thiết để học các phần Đại số đại cương,

Cơ sở số học và Tin học. cung cấp cho sinh viên các kiến thức và phương pháp xây dựng

các hệ thống số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỷ, số thực và số phức. Sinh viên sẽ hiểu được

nguyên nhân của sự ra đời và mở rộng các tập hợp số, các hình thức biểu diễn số: hệ g-

phân, phân số, liên phân số hữu hạn, các kỹ thuật thực hành các phép toán trên các biểu

diễn đó. Các kiến thức về các hệ thống số rất cần thiết và thiết thực cho người giáo viên

toán trường THCS. Việc trình bày các kiến thức này bám sát và soi sáng cho cách trình bày

ở sách giáo khoa phổ thông.

27. Đại số sơ cấp và thực hành giải toán

Mã môn học: 010110

Khối lượng: 4(4,0)

Môn học trước: lý thuyết số.

Nhắc lại những kiến thức đã học trong các học phần toán học cao cấp có liên quan đến

các vấn đề về các tập hợp số, đa thức, phân thức đại số, giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn và

biết cách vận dụng chúng vào việc giải những bài toán phổ thông tương ứng.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

96

Nhắc lại các quan điểm trình bày các vấn đề này trong chương trình ở trường THCS

nhằm giúp sinh viên nắm vững các quan điểm ấy, tránh sai lầm khi giảng dạy ở trường

THCS.

Cung cấp tương đối đầy đủ các kiến thức về phương trình, hệ phương trình, tuyển

nhiều phương trình; Các phép biến đổi tương đương thường gặp trong chương trình ở

trường THCS; Các khái niệm phương trình hệ quả, nghiệm ngoại lai, sự mất nghiệm khi

thực hiện các phép biến đổi không tương đương.

Trình bày lại một cách chính xác các khái niệm về hàm số, đồ thị, một vài phép biến

đổi sơ cấp đồ thị như tịnh tiến, co dãn.

Hệ thống các dạng toán ở trường THCS. Đây là học phần nghiệp vụ, thể hiện việc vận

dụng toán học cao cấp học được trong trường Cao đẳng để soi sáng cho việc giảng dạy

toán học sơ cấp ở THCS. Vì thế học phần này liên hệ mật thiết với các học phần toán học

khác ở trường Cao đẳng như: Đại số tuyến tính, Đại số đại cương, Số học, Giải tích, Hình

học, Xác suất và thống kê và đặc biệt là lý luận dạy học vì nó vận dụng những kiến thức

của những học phần này để giải và trình bày cách giải những bài toán sơ cấp.

28. Hình học sơ cấp và thực hành giải toán

Mã môn học: 010111

Khối lượng: 4(4,0)

Môn học trước: Toán cao cấp 1.

Chính xác hóa khái niệm độ dài, diện tích, thể tích, bổ xung các vấn đề về đường tròn,

mặt cầu, nhằm trình bày một cách hệ thống các khái niệm phương tích, trục đẳng phương,

hai đường tròn trực giao, chùm đường tròn, phép nghịch đảo, xây dựng lý thuyết quỹ tích,

dựng hình dựa trên cơ sở của lý thuyết tập hợp, với cấu trúc logic chặt chẽ và hệ thống.

Phân loại, hệ thống cách giải và phân tích lời giải các bài toán theo chương trình, sách

giáo khoa THCS mới.

Toán cao cấp 1. Đây là học phần nghiệp vụ, thể hiện việc vận dụng toán học cao cấp

học được trong trường Cao đẳng để soi sáng cho việc giảng dạy toán học sơ cấp ở THCS.

Học phần có liên hệ với nhiều học phần toán học khác ở trường Cao đẳng, đặc biệt là hình

học và lý luận dạy học vì nó dùng những kiến thức của những học phần này để giải và

trình bày cách giải những bài toán sơ cấp.

29. Xác suất và thống kê toán học

Mã môn học: 010112

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Đại số đại cương, lý thuyết số

Học phần cung cấp cho sinh viên các khái niệm: biến cố ngẫu nhiên, biến cố sơ cấp,

khái niệm xác suất, biến ngẫu nhiên, hàm phân phối của biến ngẫu nhiên, các tính chất của

hàm phân phối, các số đặc trưng, luật số lớn, định lý giới hạn trung tâm; Một số vấn đề

thống kê toán học: mẫu ngẫu nhiên, ước lượng tham số, kiểm định giả thiết thống kê (kiểm

định về trung bình, kiểm định về xác suất, so sánh hai xác suất, so sánh hai trung bình của

hai mẫu độc lập có phân phối chuẩn, tiêu chuẩn Wincoxon - Mann - Whitney, tiêu chuẩn

X2 kiểm định về phân phối, tiêu chuẩn X

2 kiểm định tính độc lập và tính thuần nhất, hồi

quy tuyến tính mẫu và hệ số tương quan mẫu.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

97

Đây là học phần toán ứng dụng, cung cấp những kiến thức cơ bản về thống kê và quy

luật ngẫu nhiên giúp cho sinh viên có khả năng dạy tốt những phần thống kê và xác suất

trong SGK phổ thông và có khả năng vận dụng phần thống kê vào công tác kiểm tra đánh

giá hoặc nghiên cứu giáo dục.

30. Phương pháp dạy học đại cương môn toán

Mã môn học: 010113

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: ĐS tuyến tính, lý thuyết số

Mục đích và nguyên tắc dạy học toán ở trường THCS; nội dung và phương pháp dạy

học toán ở trường THCS; các tình huống và hình thức tổ chức dạy học toán. Đây là một

học phần về nghiệp vụ, nhằm cung cấp cho sinh viên những lý luận cơ bản về dạy học toán

ở trường THCS.

31. Phương pháp dạy học các nội dung môn toán

Mã môn học: 010114

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Phương pháp dạy học đại cương môn toán

Các hoạt động dạy và học của GV và SV trên các lĩnh vực số học, đại số, hình học và

thống kê mô tả có chú ý cả những hoạt động toán học liên môn giữa các lĩnh vực trên. Các

hoạt động tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Đây cũng là học phần về nghiệp vụ, bồi dưỡng cho sinh viên năng lực để dạy tốt

những vấn đề cụ thể trong chương trình của trường THCS..

32. Hình học giải tích

Mã môn học: 010115

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Toán cao cấp 1.

Bổ túc các kiến thức về hình học giải tích: tích vectơ, tích hỗn hợp. Tọa độ Afin trong

mặt phẳng và trong không gian. Đường thẳng và mặt phẳng trong tọa độ Afin, tọa độ Đề

các vuông góc.

Tọa độ cực trong mặt phẳng; tọa độ cầu, tọa độ trụ trong không gian 3 chiều. Đường

bậc 2 trong tọa độ Đề các vuông góc, tọa độ cực; Mặt bậc 2; ứng dụng vào thực tế những

kiến thức về đường, mặt trong không gian...

Học phần này cung cấp những kiến thức công cụ cho việc học tập các học phần Giải

tích, Vật lý, một mặt làm cho sinh viên thấy được sức mạnh của phương pháp tọa độ trong

hình học, mặt khác giúp cho họ học được hình học nhiều chiều (trong Đại số tuyến tính),

học được giải tích nhiều biến cũng như hiểu tốt hơn về vật lý.

33. Chuyên đề về tập hợp và Lôgíc toán ở THCS

Mã môn học: 010116

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

98

Mục tiêu: Sinh viên hiểu được những khái niệm cơ bản nhất về tập hợp về tập hợp và

logic toán, đó là những vấn đề thuộc các khoa học cơ sở của toán học. Nghiên cứu sâu hơn

về tập hợp và logic toán.

Vận dụng được những kiến thức đã học ở cao đằng về tập hợp và logic để vận dụng

vào giảng dạy các tập hợp số trong chương trình toán THCS

Hiểu được một cách đầy đủ, đúng, chính xác, nội dung kiến thức về tập hợp được đưa

vào chương trình toán THCS

Biết vận dụng các kiến thức đã học đã lĩnh hội được vào việc giải quyết những vấn đề

về số học ở THCS, xác định mối liên hệ, liên quan của môn học đối với các môn học khác

trong chương trình cao đẳng.

Tập hợp và logic toán là cơ sở bổ trợ cho các môn chuyên ngành toán học vào những

năm sau của chương trình cao đẳng, nghiên cứu sâu về chuyên đề này sẽ làm nổi bật vai trò

cơ sở của môn số học và đại số trong việc xây dựng toán học bằng sự liên hệ và các ví dụ

cụ thể. Đối với mỗi cấu trúc đại số cần nắm vững các tính chất đặc trưng, các cấu trúc con,

các cấu trúc nhóm, vành, trường…Đó chính là cầu nối giữa hai vật trong một phạm trù số

học, đại số.

Sinh viên có phương pháp cơ bản để giải các bài toán về số học và đại số ở THCS, có

thể vận dụng các kiến thức về số học, đại số ở THCS để tiếp tục học nâng cao trình độ ở

các bậc học cao hơn.

34. Quy hoạch tuyến tính

Mã môn học: 010117

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước:: Không

Cung cấp cho sinh viên mô hình quy hoạch tuyến tính - một mô hình quan trọng và

thông dụng trong lý thuyết tối ưu hóa cùng các thuật toán để giải các bài toán quy hoạch

tuyến tính (thuật toán đơn hính gốc, thuật toán hai pha, thuật toán bài toán M, thuật toán

thế vị, thuật toán đơn hình đối ngẫu); Mối liên hệ giữa bài toán gốc và bài toán đối ngẫu.

Biết tìm tập hợp tối ưu của bài toán quy hoạch tuyến tính khi biết một phương án tối ưu

của bài toán đối ngẫu.

35. Nhập môn Tô Pô

Mã môn học: 010118

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Bước đầu cho Sinh viên có được có một cái nhìn chung về các hiện tượng liên tục,

những hiểu biết chung về cấu trúc tô pô, một trong những cấu trúc cơ bản của toán học. Có

thể nói một cơ sở nền của phép tính vi tích phân cũng như của hình học là tô pô.

Môn học còn giúp sinh viên hiểu rõ hơn về những tính chất tô pô của đường, mặt, về “

hình học cao su”, là những khái niệm quen thuộc (ít nhất về mặt trực giác) đối với học sinh

Trung học cơ sở.

36. Cơ học

Mã môn học: 010431

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

99

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Nhập môn toán cao cấp

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về động học chất điểm, động lực học

chất điểm và các khái niệm: Công, năng lượng, định luật bảo toàn và biến đổi năng lượng.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ học vật rắn, các khái niệm và

định luật cơ bản về cơ học chất lưu, thuyết tương đối hẹp, tiên đề Einstein và phép biến đổi

Lorentz, động lực học tương đối tính, các đại lượng và công thức cơ bản. Các dạng bài tập

cơ bản vận dụng các nội dung kiến thức trên.

37. Vật lý phân tử và nhiệt học

Mã môn học: 010420

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Cơ học.

Các nguyên lí cơ sở: Gồm các định luật của nhiệt động lực học và thuyết động học

chất khí. Cách tiếp cận hai nội dung này hoàn toàn khác nhau. Nhiệt động học xét các hệ

trừu tượng, không quan tâm đến cấu tạo cụ thể của chúng nên phạm vi áp dụng của nó rất

rộng. Thuyết động học chất khí vận dụng trên các mô hình cấu trúc cụ thể nên nó tạo điều

kiện cho sinh viên dự đoán các hiện tượng chưa biết hoặc lí giải các hiện tượng thường

gặp.

Các hiện tượng nhiệt trong các hệ cụ thể: Như chất khí, chất lỏng, chất rắn và cách

đoán nhận chúng dựa trên thuyết động học phân tử.

38. Điện học

Mã môn học: 010432

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Cơ học

Cung cấp cho Sinh viên những kiến thức cơ bản và các định luật về: tĩnh điện học,

dòng điện không đổi, dòng điện trong các môi trường, từ trường trong chân không.

Cung cấp cho sinh viên các kiến về quy luật của hiện tượng cảm ứng điện từ và tính

chất vật lý của trường điện từ, về vận dụng để giải thích các hiện tượng điện từ trong tự

nhiên và trong đời sống.

39. Quang học

Mã môn học: 010422

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Dao động sóng.

Quang học hình học nghiên cứu các định luật phản xạ và khúc xạ ánh sáng, ứng dụng

các định luật này để nghiên cứu các quang cụ như: thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ,

kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn và các tật về mắt, cách khắc phục các tật này.

Quang lý học nghiên cứu các hiện tượng đặc trưng của sóng ánh sáng: giao thoa; nhiễu

xạ; phân cực; bức xạ nhiệt; lý thuyết hạt về ánh sáng; tán xạ, tán sắc hấp thụ ánh sáng... và

một số hiện tượng của quang học lượng tử.

40. Dao động sóng

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

100

Mã môn học: 010423

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Điện học.

Gồm các khái niệm và định luật vật lý cơ bản về dao động sóng ở trình độ vật lý đại

cương, giải thích được một số hiện tượng, tính toán được một số kết quả liên quan đến quá

trình dao động sóng. Cụ thể: các phương trình vi phân của các dao động điều hòa, tắt dần,

cưỡng bức trong cơ học và điện từ; hiện tượng cộng hưởng li độ và cộng hưởng vận tốc;

các khái niệm và tính chất chung của quá trình sóng; bản chất và sự lan truyền của sóng

điện từ, sự phản xạ và khúc xạ sóng điện từ ở biên giới hai chất điện môi, thang sóng điện

từ.

41. Vật lý lượng tử

Mã môn học: 010424

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Dao động sóng..

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về: Lưỡng tính sóng hạt của vật chất, nguyên lý

cơ bản của thuyết lượng tử: lý thuyết Plank, Einstein; hệ thức bất định Heisenberg; giả

thuyết DeBroglie; nguyên lý loại trừ Pauli…; các kiến thức cơ bản về mẫu nguyên tử, hiệu

ứng Zeeman, phương trình Schrodinger và ứng dụng, nguyên lý cơ bản và ứng dụng của

Laser.

Cung cấp các kiến thức cơ bản về lý thuyết chất rắn: Lý thuyết miền của chất rắn, lý

thuyết về sự dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt dung của chất rắn; các kiến thức cơ bản về lý thuyết

hạt nhân nguyên tử: lực hạt nhân, năng lượng liên kết hạt nhân, lý thuyết về phân rã phóng

xạ, các loại phóng xạ α, β, γ; phản ứng nhiệt hạch, và lý thuyết về hạt cơ bản: cấu trúc và lý

thuyết phân loại các hạt cơ bản…

42. Lý luận dạy học Vật lý

Mã môn học: 010425

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Môn học trước: Cơ học, điện học, quang học, vật lý phân tử và nhiệt

học, dao động sóng.

Trang bị cho sinh viên lý luận chung về các nhiệm vụ cơ bản của dạy học vật lý ở

trường THCS, và các phương pháp cụ thể, các yếu tố cấu trúc của quá trình dạy học. Vận

dụng lý luận đó trong việc phân tích chương trình THCS mới.

Vận dụng lý thuyết vào tiến hành một số bài thực hành vật lý trong chương trình Vật lý

THCS.

Vận dụng lý thuyết chung về lý luận và các phương pháp cụ thể vào rèn luyện nghiệp

vụ sư phạm.

43. Thực hành Vật lý đại cương.

Mã môn học: 010426

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Quang học.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

101

Vận dụng thành thạo các kiến thức về vật lý đại cương (cơ, nhiệt, dao động & sóng,

điện, quang) để làm một số thí nghiệm củng cố, nâng cao kiến thức đã học. Rèn kĩ năng

thực hành, lắp ráp, nghiên cứu các thiết bị dạy học vật lý ở trường THCS.

44. Chuyên đề về một số bài tập phần Điện học ở THCS

Mã môn học: 010427

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Điện học

Vận dụng thành thạo các kiến thức về điện học để giải một số bài toán chuyên sâu

phần điện trong chương trình THCS. Hình thành phương pháp giải một số bài toán chuyên

sâu phần điện học trong chương trình THCS. Rèn kĩ năng vẽ mạch điện, phân tích mạch

điện, xác định mối quan hệ giữa các đại lượng điện trong bài toán.

45. Điện kỹ thuật

Mã môn học: 010428

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Điện học

Trình bày những nguyên lý hoạt động và cấu tạo của thiết bị điện, ứng dụng trực tiếp

của Vật lý học trong các máy móc thông dụng của công nghiệp và đời sống.

46. Tin học ứng dụng

Mã môn học: 012929

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Nhập môn Tin học

Môn học cung cấp cho sinh viên một số kiến thức, kỹ năng cơ bản về ngôn ngữ lập

trình trên ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal.

47. Kinh tế gia đình

Mã môn học: 020203

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không.

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đời sống gia đình như: Nấu ăn, may

mặc hoặc trang trí trong gia đình và một số kiến thức về tìm hiểu về thị trường, từ đó vận

dụng vào cuộc sống, làm cơ sở cho việc giảng dạy và giáo dục học sinh ở THCS.

48. Dân số môi trường, AISD, ma tuý

Mã môn học: 020204

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không.

Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về dân số, môi trường, AIDS, ma túy, các

phương pháp giáo dục và tuyên truyền. Tạo điều kiện để sinh viên ra trường có kiến thức

và kỹ năng thực hiện việc tích hợp các nội dung này trong giảng dạy ở THCS.

49. Biển đảo Việt Nam

Mã môn học: 021405

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

102

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không.

Giới thiệu cho sinh viên khái quát về điều kiện tự nhiên và giá trị kinh tế của Biển

Đông. Các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước ta, những căn cứ khẳng

định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Các vấn đề cần giải

quyết trên Biển Đông. Giáo dục Biển và đảo Việt Nam trong nhà trường.

50. Đại cương khoa học trái đất

Mã môn học: 021406

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không.

Học phần giới thiệu cho sinh viên khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của trái

đất, những quy luật vận động của trái đất, trên cơ sở đó nắm được mối quan hệ giữa sự

phát triển của giới sinh vật với sự phát triển của trái đất.

51. Hình thái giải phẫu thực vật

Mã môn học: 020208

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không.

Đây là học phần đầu tiên trong khối kiến thức cơ sở về thực vật học, làm cho sinh viên

nắm được cấu tạo của cơ thể thực vật từ cấp tế bào, mô đến các cơ quan; sinh viên làm

quen với các kỹ năng cắt, nhuộm, làm tiêu bản hiển vi, sử dụng kính hiển vi để tìm hiểu tế

bào thực vật, các loại mô, các cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá), hiểu được mối quan hệ

giữa cấu tạo, chức năng và điều kiện môi trường.

Học phần này cũng trình bày các hình thức sinh sản, chu trình phát triển của tảo, rêu,

dương xỉ, hạt trần, giúp sinh viên hiểu kỹ hơn về các cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) và cơ

chế thụ phấn, thụ tinh, tạo quả ở hạt kín

52. Động vật không xương sống

Mã môn học: 020209

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không

Học phần giới thiệu những đặc điểm chung của các ngành động vật không xương sống

(động vật nguyên sinh, thân lỗ, ruột khoang, sứa lược, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, chân

khớp, thân mềm, da gai). Ở mỗi ngành, sinh viên hiểu sơ đồ cấu trúc, phát triển của các lớp

chính trong ngành, biết được một số loài trong lớp thường gặp trong thiên nhiên với các

tập tính, sinh thái và ý nghĩa thực tiễn của chúng, nắm được quan hệ nguồn gốc phát sinh

và sự tiến hóa của mỗi ngành, hình dung được sự đa dạng phong phú của động vật không

xương sống ở nước ta nói riêng. Đồng thời sinh viên được tập dượt các kỹ năng sưu tầm,

thu thập các động vật không xương sống, biết giải phẫu một số đối tượng, làm một số thí

nghiệm để tìm hiểu đời sống động vật.

53. Phân loại thực vật

Mã môn học: 020210

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

103

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Hình thái giải phẫu học thực vật

Học phần giới thiệu cho sinh viên hệ thống thực vật theo trình tự tiến hóa từ thấp đến

cao qua các bậc phân loại lớn (ngành, lớp), riêng đối với ngành hạt kín xuống tới một số

bộ, họ chính. Học phần này trình bày một số đặc điểm sinh học và ý nghĩa thực tiễn của

các nhóm thực vật quan trọng, hình thành hiểu biết về sự đa dạng phong phú của thực vật

nước ta, trang bị một số kỹ năng quan sát, mô tả, thu thập, phân tích mẫu vật, làm tiêu bản

bách thảo để nghiên cứu thực vật.

54. Sinh lý thực vật.

Mã môn học: 020211

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Hóa sinh học

Qua học phần này, sinh viên biết nhận dạng, mô tả, giải thích cơ chế một số quá trình

sinh lý của thực vật, đặc biệt ở cây có hoa (Sinh tế bào, trao đổi nước, dinh dưỡng khóang

và ni tơ, quang hợp, hô hấp, sinh trưởng phát triển, sinh lý chống chịu). Mặt khác trang bị

cho sinh viên có kỹ năng tiến hành những thí nghiệm cơ bản trong phòng thí nghiệm, trên

vườn trường để tìm hiểu bản chất, cơ chế một số quá trình sinh lý ở cơ thể thực vật, mối

quan hệ giữa chúng với các điều kiện môi trường

55. Động vật có xương sống.

Mã môn học: 020212

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Động vật không xương sống

Học phần trình bày các kiến thức về hình thái, giải phẫu, hoạt động sống, phân loại,

sinh thái, nguồn gốc, tiến hóa, ý nghĩa thực tiễn của các lớp trong ngành động vật có xương

sống (Có hàm, Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Sinh viên được tập dượt sưu tầm mẫu

vật, quan sát, mô tả, sử dụng các dụng cụ thiết bị giải phẫu, làm thí nghiệm chứng minh,

làm mẫu nhồi, mẫu ngâm, tổ chức góc sinh giới.

Học phần này cũng trang bị kiến thức giải phẫu so sánh các lớp động vật có xương

sống về vỏ da, bộ xương, các hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu và sinh dục, hệ thần

kinh và các giác quan, giới thiệu khái quát về sự phân bố và phát triển của động vật trên

quả đất, hình thành nhận thức về sự đa dạng sinh học ở nước ta và ý thức bảo vệ

56. Vi sinh học

Mã môn học: 020213

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Hóa sinh học

Học phần này giúp sinh viên hiểu được các quy luật hoạt động sống của các nhóm vi

sinh vật (nhân sơ, nhân chuẩn, vi rút), thấy được tính đa dạng về cơ chế trao đổi chất trong

cơ thể vi sinh vật (sinh trưởng, phát triển, lên men và phân giải các chất...), phân tích được

cơ sở khoa học trong thực tiễn công nông nghiệp, y học, trong các quá trình công nghệ sinh

học, công nghệ di truyền, công nghệ vi sinh, trong vệ sinh phòng bệnh và bảo vệ môi

trường.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

104

Sinh viên có một số kỹ năng thực hành (quan sát hình thái, pha chế môi trường nuôi

cấy, nhuộm, thí nghiệm lên men vài loại hợp chất, thử hoạt tính vài hoạt chất sinh học), có

thể ứng dụng những quy luật hoạt động của vi sinh vật vào thực tiễn đời sống, sản xuất.

57. Hóa sinh học

Mã môn học: 020214

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Hóa học đại cương

Là cầu nối giữa các học phần về hóa học với các học phần về sinh học, đặt cơ sở cho

việc tiếp thu các học phần về Sinh học thực nghiệm. Sinh viên nhận biết được thành phần

hóa học, cấu trúc phân tử, tính chất lý hóa học của prôtêin, axit nuclêic, gluxit, lipit, các

vitamin, enzim, hoóc môn, có kỹ năng làm một số thí nghiệm định tính để nhận dạng một

số hợp chất chủ yếu. Sinh viên cũng hiểu được cơ cấu phân giải, tổng hợp saccarit, lipit,

axit nuclêic, prôtêin trong tế bào sống để có cơ sở hiểu được cơ chế phân tử của các quá

trình sinh lý, di truyền trong các học phần sau.

58. Giải phẫu sinh lý người

Mã môn học: 020215

Khối lượng: 4(3,1)

Môn học trước: Hóa sinh học

Học phần giúp sinh viên tốt nghiệp dạy được phần nội dung cơ thể người và vệ sinh ở

chương trình môn sinh học lớp 8. Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về cấu tạo

và chức phận của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể người, mối liên quan giữa chúng với

nhau trong nội bộ thống nhất của cơ thể và mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường thông

qua cơ chế điều tiết bằng con đường thần kinh - thể dịch

Phần thực hành giải phẫu sinh lý người được tính thành một phần riêng. Phần này có ý

nghĩa quan trọng trong việc trang bị những kỹ năng thực nghiệm, giúp sinh viên tự lực phát

hiện những mối quan hệ nhân quả, cơ chế của những hiện tượng, quá trình sinh lý trong cơ

thể.

59. Di truyền học

Mã môn học: 020216

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Giải phẫu sinh lý người

Học phần giới thiệu trình tự lịch sử phát triển di truyền học. Sinh viên nắm được các

quy luật di truyền các tính trạng, cơ sở vật chất, cơ chế của hiện tượng di truyền ở cấp tế

bào, cấp phân tử, hiểu được bản chất sinh hóa của gen, mối quan hệ giữa gen và tính trạng

trong quá trình phát triển cá thể.

Tiếp theo là các loại biến dị, nguyên nhân, cơ chế phát sinh, đặc điểm biểu hiện và vai

trò của mỗi loại biến dị trong chọn giống và trong tiến hóa. Kiến thức về di truyền và biến

dị được mở rộng khi sinh viên tìm hiểu di truyền qua tế bào chất, di truyền các tính trạng

số lượng, di truyền vi sinh vật, kỹ thuật di truyền, di truyền người.

Học phần này cũng đề cập đến các nhân tố tiến hóa, về cơ chế chung của quá trình

hình thành loài, dựa trên kiến thức về di truyền học quần thể.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

105

Về thực hành dành một số bài thực hành trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu về

hình thái, số lượng nhiễm sắc thể, về đột biến nhiễm sắc thể. Một phần thời gian thực hành

dùng để chữa các dạng bài tập cơ bản về các quy luật di truyền, về di truyền học tế bào, di

truyền học phân tử, di truyền học quần thể và di truyền học người.

60. Sinh thái môi trường

Mã môn học: 020232

Khối lượng: 4(3,1)

Môn học trước: Sinh lí thực vật

Học phần giới thiệu các kiến thức cơ bản về sinh thái học: mối quan hệ giữa các yếu tố

môi trường với các cấp tổ chức của sự sống (cá thể, quần thể, quần xã), quá trình chuyển

hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái tứ là hệ thống gồm quần xã và sinh cảnh của

nó. Những kiến thức này làm cơ sở cho việc bảo vệ, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên

sinh vật, đảm bảo sự phát triển bền vững. Trong phần này, sinh viên được tìm hiểu tình

hình môi trường trên thế giới, trong khu vực và ở việt nam, về các nguồn tài nguyên (đất,

rừng, đa dạng sinh học, nước, khóang sản, năng lượng, biển...), về tác động của con người

đối với môi trường, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường, một số bài thực hành

về sinh thái học cá thể, sinh thái học quần xã và về môi trường.

61. Đại cương phương pháp giảng dạy Sinh.

Mã môn học: 020218

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Giáo dục học đại cương

Học phần cung cấp cho sinh viên một cách có hệ thống về mục tiêu, nội dung, phương

pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn sinh

học, bước đầu có một số kỹ năng vận dụng các kiến thức lý luận nói trên vào họat động

dạy học, làm cơ sở để học tiếp học phần Phương pháp dạy học sinh học ở trường THCS.

Trang bị kiến thức về lí luận và thực tiễn: tầm quan trọng, cấu trúc, qui trình lập kế

hoạch dạy học môn sinh học ở trường THCS (kế hoạch năm học, học kì, tháng, tuần, kế

hoạch bài học, tập giảng một tiết học)

Tương ứng với chương trình lý thuyết là chương trình thực hành theo nhóm, nhằm

hình thành các kỹ năng bộ phận và tổng hợp (phân tích chương trình, xác định mục tiêu bài

học, xác định kiến thức cơ bản trong bài, nhận xét một tiết lên lớp, sử dụng lời, sử dụng

tranh, mô hình, thí nghiệm trong bài lên lớp, tổ chức cách họat động học tập khám phá của

học sinh, sử dụng tài liệu và trang thiết bị dạy học.

62. Phương pháp dạy học Sinh học ở trường THCS

Mã môn học: 020219

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Đại cương PP giảng dạy Sinh

Học phần này giúp sinh viên nắm vững nội dung, chương trình, SGK và có kỹ năng

giảng dạy các phần trong chương trình môn Sinh học ở THCS. Sinh viên phải đạt các mục

tiêu sau: Hiểu rõ vị trí, nhiệm vụ, cấu trúc nội dung chương trình Sinh học ở mỗi lớp (ứng

với 4 phần lớn của chương trình toàn cấp). Biết lựa chọn, sử dụng các phương pháp dạy

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

106

học thích hợp với các loại bài, các loại kiến thức trong chương trình Sinh học ở mỗi lớp.

Bước đầu biết xây dựng kế hoạch dạy học, soạn bài, chuẩn bị các phương tiện dạy học, tiến

hành các bài học, đánh giá kết qủa và rút kinh nghiệm

63. Thực tập nghiên cứu thiên nhiên

Mã môn học: 020220

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Sinh thái học và môi trường

Học phần giúp sinh viên mở rộng hiểu biết thực tế sau khi học các học phần Thực vật,

Động vật, Sinh thái môi trường. Sinh viên được tập dượt các kỹ năng sinh học như quan

sát, theo dõi, ghi chép, thu thập, xử lý, bảo quản mẫu vật, xây dựng sưu tập, làm báo cáo

thu hoạch, các kỹ năng này chuẩn bị cho họ khi về trường THCS có thể tổ chức các buổi

tham quan thiên nhiên, học tập ngoài trời trong chương trình THCS

64. Thiết bị dạy học sinh học

Mã môn học: 020221

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Phương pháp giảng dạy sinh học ở THCS

Học phần giúp sinh viên hiểu tổng quan về thiết bị dạy học sinh học ở trường phổ

thông như mô hình, mẫu vật, dụng cụ, hóa chất. Ngoài ra sinh viên còn biết được quy trình,

cách thức tổ chức quản lí thiết bị dạy học sinh học. Thực hiện sắp xếp, bảo quản bảo dưỡng

các thiết bị dạy học.

65. Hóa đại cương 1

Mã môn học: 020322

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức về cấu tạo chất: Các khái niệm và định

luật hóa học; đại cương về hóa học hạt nhân; một số cơ sở để khảo sát hệ vi mô; cấu tạo

nguyên tử theo quan điểm cơ học lượng tử; đại cương về cấu tạo phân tử và liên kết hóa

học; đại cương về hóa học tinh thể.

66. Hóa đại cương 2

Mã môn học: 020323

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Hóa đại cương 1

Học phần trang bị cho sinh viên những quy luật chung chi phối các quá trình hóa học

(nhiệt động lực học, động hóa học, điện hóa học, hóa học chất keo) gồm: Nguyên lý 1,

nguyên lý 2 của nhiệt động lực học; cân bằng hóa học; tốc độ của phản ứng hóa học; xúc

tác; dung dịch và các thuộc tính vật lý, phản ứng oxi hóa - khử và dòng điện; đại cương về

hóa học chất keo.

Phần thực hành nhằm rèn luyện tác phong làm thí nghiệm hóa học, biết sử dụng một số

dụng cụ thông thường nhằm minh họa và củng cố những kiến thức thu được từ hóa học đại

cương 2

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

107

67. Hóa vô cơ 1

Mã môn học: 020324

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Hóa đại cương 2

Học phần giới thiệu các kiến thức cơ bản và có hệ thống về Hóa học của các nguyên tố

phi kim: Hiđrô, oxi và nước, các nguyên tố phi kim nhóm VIIA, VIA, VA, IVA, IIIA.

68. Hóa vô cơ 2

Mã môn học: 020333

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Hóa vô cơ 1

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức đại cương về kim loại, các nguyên tố

kim loại kiềm, kiềm thổ, các nguyên tố kim loại nhóm III A, IVA, VA, đại cương các

nguyên tố chuyển tiếp, các nguyên tố nhóm VIB, VIIB, VIIIB, IB, IIB, lantan và các

nguyên tố họ lantan, giới thiệu Actini và các nguyên tố họ Actini.

Phần thực hành về tính chất lý - hóa học của các đơn chất, hợp chất hóa học vô cơ. Rèn

luyện kỹ năng thực hành và các thao tác cơ bản trong phòng thí nghiệm để có thể thực hiện

các thí nghiệm chứng minh ở THCS

69. Cơ sở Hóa hữu cơ 1

Mã môn học: 020326

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Hóa đại cương 2

Học phần giới thiệu những kiến thức cơ bản và hiện đại về Hóa học hữu cơ gồm: Đại

cương về hóa học hữu cơ; Hidrocacbon, Hidrocacbon thơm, nguồn Hidrocacbon trong

thiên nhiên.

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và hiện đại về các chất hữu cơ

đơn chức và đa chức; về tính chất, ứng dụng và điều chế của các hợp chất hữu cơ; dẫn xuất

halogen của hidrocacbon; hợp chất cơ nguyên tố; ancol - phenon - ete; anđehit - xeton; axit

cacbonxylic; dẫn xuất của axit, lipit; hợp chất chứa nitơ; hợp chất dị vòng.

70. Cơ sở Hóa hữu cơ 2

Mã môn học: 020327

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Cơ sở Hóa hữu cơ 1

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản nhất của một số loại hợp chất tạp chức

như: hidrocacbonyl, hidroxiaxit, aminoaxit, cacbonhidrat, protein và các hợp chất cao phân

tử

Phần thực hành về Hóa học hữu cơ giúp cho sinh viên hiểu và thực hiện được những

kỹ thuật cơ bản về thực hành hóa hữu cơ, phương pháp tổng hợp một số hợp chất hữu cơ

cơ bản; phương pháp phân tích định tính nguyên tố và nhóm chức

71. Phương pháp dạy học hóa học

Mã môn học: 020328

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

108

Khối lượng: 4(3,1)

Môn học trước: Hóa vô cơ 2, cơ sở hóa hữu cơ 1

Học phần hệ thống những kiến thức cơ bản về đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ, nội

dung, phương pháp, phương tiện thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học hóa học, các

phương pháp dạy học môn Hóa học ở THCS.

Sinh viên biết vận dụng các kiến thức của phương pháp dạy học hóa học vào dạy các

bài hóa học cụ thể trong chương trình hóa học THCS để chuẩn bị cho thực tập sư phạm.

Trang bị kiến thức về lí luận và thực tiễn: tầm quan trọng, cấu trúc, qui trình lập kế

hoạch dạy học môn hóa học ở trường THCS (kế hoạch năm học, học kì, tháng, tuần, kế

hoạch bài học, tập giảng một tiết học)

Trang bị cho sinh viên cách làm các bài thí nghiệm hóa học quan trọng và các dạng bài

tập hóa học điển hình phục vụ cho việc dạy học ở THCS

72. Hóa công nghệ môi trường

Mã môn học: 020329

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Hóa vô cơ 2

Trang bị những kiến thức Hóa kỹ thuật đại cương gồm những kiến thức cơ bản về công

nghệ hóa học; quy trình sản xuất một số chất cụ thể: sản xuất axit sunfuric; tổng hợp

amoniăc và sản xuất axit nitric; điện phân dung dịch NaCl; sản xuất NaOH, Clo, HCl; sản

xuất phân bón; công nghệ silicat; sản xuất hợp chất cao phân tử

73. Hóa phân tích

Mã môn học: 020330

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Hóa vô cơ 2

Học phần trang bị những kiến thức về lý thuyết cân bằng ion nhằm cung cấp các quy

luật cần thiết để hiểu sâu về các phản ứng xảy ra trong dung dịch gồm: Các định luật cơ

bản của hóa học áp dụng cho hệ chất điện li; cân bằng axit - bazơ; cân bằng oxi hóa - khử;

cân bằng trong dung dịch chứa hợp chất ít tan; cân bằng phân bố chất tan giữa hai pha

không trộn lẫn

Phần thực hành về tính chất và phản ứng của ion trong dung dịch nhằm giúp sinh viên

vận dụng thành thạo các kiến thức hóa phân tích và hóa vô cơ đã học.

74. Thiết bị dạy học hóa học

Mã môn học: 020331

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Phương pháp giảng dạy hóa học 2

Học phần giúp sinh viên hiểu tổng quan về thiết bị dạy học hóa học ở trường phổ

thông như mô hình, mẫu vật, dụng cụ, hóa chất. Hiểu rõ một số kiến thức và nguyên tắc

trong việc bảo quản, sử dụng hóa chất, dụng cụ thí nghiệm hóa học; an toàn và vệ sinh học

đường. Ngoài ra sinh viên còn biết được quy trình, cách thức tổ chức quản lí thiết bị dạy

học hóa học.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

109

75. Đại cương Mỹ học

Mã môn học: 032601

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không.

Môn học trang bị các kiến thức cơ bản của mỹ học gồm: Đối tượng mỹ học; Khái quát

về mối quan hệ thẩm mỹ; Chủ thể thẩm mỹ; Khách thể thẩm mỹ; Các loại hình nghệ thuật;

Các hoạt động thẩm mỹ của con người

76. Nhập môn logic

Mã môn học: 032602

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không.

Học phần giới thiệu về logic học hình thức, các quy luật và hình thức cơ bản của tư

duy.

77. Cơ sở văn hóa Việt Nam

Mã môn học: 033303

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không.

Học phần giúp sinh viên có một cái nhìn tổng quan về tiến trình văn hóa Việt Nam, vị

trí quan trọng của văn hóa trong cuộc sống xã hội, biết cách sử dụng kiến thức đã học hỗ

trợ cho việc học tập, giảng dạy các môn học có liên quan (như Tiếng Việt, Văn học, Lịch

sử, Văn hóa, du lịch, Thư viện thông tin...) và những hiểu biết khác trong quan hệ ứng xử

trong đời sống xã hội, giữa các nền văn hóa, vùng văn hóa.

78. Hán Nôm 1

Mã môn học: 031304

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không.

Lịch sử hình thành chữ Hán, các đặc điểm cơ bản của chữ Hán, những đặc điểm cơ bản

của hình thể chữ Hán, các tiêu chí phân loại, các loại chữ Hán, quy tắc viết chữ Hán, các

loại từ trong Hán văn cổ, các quy tắc ngữ pháp cơ bản, từ Hán Việt và giảng dạy từ Hán

Việt trong nhà trường THCS. Học phần gồm 11 văn bản tác phẩm văn học trung đại với

nội dung: Chữ Hán (khoảng trên 500 chữ); từ Hán Việt (mở rộng vốn từ Hán Việt); các

kiến thức về ngữ pháp Hán ngữ dạng cụ thể hóa, các thể loại thơ văn cổ, các kiến thức về

tác giả, tác phẩm. Áp dụng giảng dạy các tác phẩm chữ Hán ở trường THCS.

79. Hán Nôm 2

Mã môn học: 031305

Khối lượng: 4(4,0)

Môn học trước: Hán Nôm 1

Nội dung gồm có 6 văn bản Hán của các tác gia Việt Nam, Trung Hoa và kiến thức cơ

bản về chữ Nôm. Học phần này nhằm cung cấp khoảng 300 chữ Hán; các tri thức cơ bản

về các thể loại văn thơ cổ; về từ Hán Việt; những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

110

chữ Nôm; kết cấu hình thể của chữ Nôm, tiêu chí phân loại và các loại chữ Nôm; cách đọc

chữ Nôm; một số văn bản Nôm tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam thời trung đại; nghĩa

của những từ cổ thường gặp trong văn bản Nôm.

80. Lí luận Văn học

Mã môn học: 031336

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không.

Nắm được một hệ thống tri thức hiện đại về đặc trưng, bản chất, giá trị, quy luật cùng

các hình thái biểu hiện đa dạng của văn học như tác phẩm, thể loại, phong cách, trào lưu,

thi pháp. Hình thành một hệ thống quan điểm khoa học đúng đắn, lành mạnh về văn học.

Hình thành được một phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá các hiện tượng văn học Việt

Nam và nước ngoài. Hình thành kỹ năng đọc, phân tích, phân biệt các thủ pháp văn học,

biết đánh giá các tác phẩm văn học một cách có phương pháp tạo nền tảng vững chắc cho

hoạt động nghề nghiệp là giảng dạy văn học ở trường THCS hoặc tiếp tục tự học, nghiên

cứu văn học lâu dài.

81. Dẫn luận ngôn ngữ

Mã môn học: 031309

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp những tri thức cơ bản về ngôn ngữ và ngôn ngữ học, những hiểu

biết ban đầu về phương pháp và thao tác nghiên cứu ngôn ngữ để có thể vận dụng vào việc

đọc và dạy tiếng Việt.

82. Nhập môn Sử học

Mã môn học: 031510

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Các môn về Triết học.

Môn học giới thiệu: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử; quan điểm cơ bản của chủ

nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử và bộ môn lịch sử; vận dụng các

quan điểm khoa học vào học tập và nghiên cứu lịch sử theo tinh thần đổi mới bộ môn;

Phương pháp nghiên cứu và học tập lịch sử nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

83. Làm văn

Mã môn học: 031232

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

- Môn học giới thiệu một hệ thống tri thức cơ bản về điều kiện, quy trình và cách làm

các loại văn bản thông dụng trong nhà trường và trong đời sống, nhằm tạo tiềm năng dạy

tốt môn Tập làm văn ở THCS.

- Giúp sinh viên nắm được những tri thức cơ bản về đọc hiểu văn bản văn học, rèn

luyện kỹ năng đọc văn học theo thể loại với tri thức hiện đại; thấy được đọc hiểu là một

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

111

vấn đề nghiêm túc, đòi hỏi phải tu dưỡng luyện tập thường xuyên để trở thành người đọc

có văn hóa và có phương pháp.

84. Văn học dân gian

Mã môn học: 031212

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần gồm các khái niệm cơ bản về văn học dân gian: thể loại, đặc điểm thi pháp

của một số thể loại cơ bản trong Văn học dân gian trong SGK Ngữ văn và kỹ năng hướng

dẫn học sinh biết cách sưu tầm, phân loại văn học dân gian địa phương

85. Văn học Việt Nam trung đại

Mã môn học: 031213

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Văn học dân gian

Môn học giới thiệu một cách hệ thống lịch sử văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X

đến thế kỷ XIX gồm: khái niệm, phạm trù, đặc điểm mỗi giai đoạn văn học trong tiến trình

Văn học trung đại; các tác phẩm và tác giả tiêu biểu làm cơ sở để dạy tốt các tác phẩm văn

học trung đại trong sách giáo khoa Ngữ văn ở THCS.

86. Văn học thế giới

Mã môn học: 031214

Khối lượng: 4(4,0)

Môn học trước: Không.

Môn học trang bị những tri thức cơ bản về thành tựu và đặc điểm của một số nền văn

hóa, văn học gần gũi với dân tộc Việt Nam, văn học Việt Nam (như văn học Trung Quốc,

Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Anh, Nga...). Những tri thức về văn Văn xuôi thế kỷ thứ XVIII -

XIX, Thơ và kịch thế kỷ XIX, thế kỷ XX, Tiểu thuyết đời Thanh (Trung Quốc), cuộc đời

và sự nghiệp, các tác phẩm của Đaniơn Điphô, Victo Huygô, Guyđơ Mô-pa-xăng, An-

phông-xơ Đô đê, Lep Tôn-xtôi, Ô hen-ri G.Bai-rơn, Úyt-man, R.Tago, Béc – tôn Bơ - rếch,

Y-a-na-ri Ka-oa-ba-ta, Lỗ Tấn... Chuẩn bị tốt cho việc dạy các tác phẩm văn học nước

ngoài có trong chương trình THCS

87. Văn học Việt Nam hiện đại 1

Mã môn học: 031215

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Văn học Việt Nam trung đại

Môn học trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản và hệ thống về vị trí và diện

mạo, quá trình phát triển, đặc điểm của lịch sử văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho

đến tháng 8 năm 1945, qua đó nắm vững những tri thức cơ bản về các thành tựu chủ yếu,

các thể loại, các tác giả và các tác phẩm tiêu biểu, các trào lưu và các bộ phận chính; chuẩn

bị tốt cho việc giảng dạy các tác phẩm Văn học hiện đại Việt Nam trong chương trình

THCS.

88. Văn học Việt Nam hiện đại 2

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

112

Mã môn học: 031216

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Văn học Việt Nam hiện đại 1

Môn học trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản và hệ thống về vị trí và diện

mạo, quá trình phát triển, đặc điểm của lịch sử văn học Việt Nam từ tháng 8 năm1945 cho

đến nay, bao gồm những tri thức cơ bản về các thành tựu chủ yếu, các thể loại, các tác giả

và các tác phẩm tiêu biểu, các trào lưu và các bộ phận chính; chuẩn bị tốt cho việc giảng

dạy các tác phẩm Văn học hiện đại Việt Nam trong chương trình THCS.

89. Phong cách học tiếng Việt

Mã môn học: 031317

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Ngữ pháp tiếng Việt.

Môn học cung cấp những tri thức về phong cách, về tu từ học và phương pháp phân

tích tu từ học các văn bản để sinh viên vận dụng chúng vào việc đọc hiểu, bình giá các tác

phẩm văn học cũng như để viết các văn bản một cách có nghệ thuật.

90. Ngữ âm - Từ vựng, ngữ nghĩa tiếng Việt

Mã môn học: 031333

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Dẫn luận ngôn ngữ

Cung cấp nhưng hiểu biết tổng quát về lịch sử, loại hình, những đặc trưng của tiếng

Việt nhằm định hướng cho việc học tập các học phần sau về tiếng Việt; làm cho sinh viên

nắm được những đặc trưng của hệ thống ngữ âm - âm vị tiếng Việt và sự thể hiện chúng

trong chữ quốc ngữ.

Cung cấp những tri thức về từ vựng và về ngữ nghĩa từ vựng của tiếng Việt có liên

quan đến những khái niệm về từ vựng học được đưa vào chương trình và SGK THCS.

91. Ngữ pháp tiếng Việt - Văn bản tiếng Việt

Mã môn học: 031319

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Từ vựng và ngữ nghĩa Tiếng Việt

Học phần giới thiệu các từ loại và cú pháp tiếng Việt, cung cấp những hiểu biết đầy đủ,

nâng cao, hệ thống về các đơn vị ngữ pháp được dạy ở chương trình và sách giáo khoa

THCS. Cần chú ý đến cấu trúc vị từ - tham thể của câu đơn trần thuật và cấu trúc đề -

thuyết của phát ngôn, tức của câu khi tham gia vào các diễn ngôn trong giao tiếp.

Cung cấp những hiểu biết cơ bản về các đơn vị, các quan hệ cốt lõi về hình thức và nội

dung của văn bản, đồng thời cũng cung cấp những hiểu biết về các loại hình văn bản như

tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận và thuyết minh được lấy làm trục chính của chương trình

Ngữ văn Trung học cơ sở.

92. Phương pháp giảng dạy tiếng Việt

Mã môn học: 031320

Khối lượng: 2(2,0)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

113

Môn học trước: Các môn về Tiếng việt.

Trang bị kiến tthuwcs về nguyen tác, phương pháp giảng dạy tiếng Việt, cách vận

dụng các kiến thức đã học về tiếng Việt để trang bị những kiến thức lý luận chung về

phương pháp giảng dạy tiếng Việt và hướng dẫn giảng dạy một số bài cụ thể trong chương

trình tiếng Việt ở THCS.

93. Phương pháp giảng dạy văn - Tập làm văn và rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm

môn Văn

Mã môn học: 031321

Khối lượng: 4(2,2)

Môn học trước: Các môn học về Ngữ văn.

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và có hệ thống về lý luận dạy

học bộ môn Ngữ văn cũng như của các phần Văn học, Tập làm văn ở THCS; trên cơ sở đó

hình thành được kỹ năng thực hành tương ứng với những vấn đề lý luận dạy học bộ môn,

giải quyết chủ động, sáng tạo những tình huống cơ bản, đa dạng có thể nảy sinh trong quá

trình dạy học Ngữ văn; biết vận dụng những kiến thức đã học, những kỹ năng đã được rèn

luyện vào việc học tập các bộ môn khác và thực tập sư phạm cuối khóa; biết soạn và giảng

được giáo án truyền thống và giáo án điện tử môn Văn - Tập làm văn

94. Văn hóa, văn học, ngôn ngữ địa phương

Mã môn học: 031222

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Môn học cung cấp cho sinh viên những giá trị văn hóa truyền thống; những vấn đề cơ

bản về qúa trình phát triển của văn hóa, văn học qua từng thời kỳ và những nét cơ bản của

ngôn ngữ địa phương các dân tộc Sơn La. Học tập thực tế văn hóa, văn học, địa phương tại

viên bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa tỉnh Sơn La. Học tập tại bảo tàng Sơn La.

95. Tiếng dân tộc Mông

Mã môn học: 034023

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về cách phát âm tiếng dân tộc Mông,

cách viết chữ, sử dụng ngữ pháp tiếng Mông để thực hành, giao tiếp trong khu vực tỉnh

Sơn La và ở các địa bàn khác. Hiểu được một số phong tục tập quán, nét văn hóa tiêu biểu

của dân tộc Mông qua các bài học.

96. Tiếng Việt thực hành

Mã môn học: 031324

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Môn học rèn luyện cho người học các kỹ năng tạo lập văn bản, kỹ năng xây dựng đoạn

văn, đặt câu, dùng từ, kỹ năng viết chính tả tiếng Việt, từ đó vận dụng vào thực tế giảng

dạy môn Ngữ văn ở trung học cơ sở.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

114

97. Ngữ dụng học

Mã môn học: 031325

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không.

Học phần cung cấp những hiểu biết về hoạt động giao tiếp nói chung và các khái niệm

ngữ dụng được dạy trong chương trình và SGK tiếng Việt mới.

98. Khảo cổ học và mấy vấn đề về lịch sử xã hội nguyên thủy cổ và trung đại

Mã môn học: 031527

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Một số vấn đề về lịch sử xã hội nguyên thủy, cổ đại và trung đại; Lịch

sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X.

Môn học về các thời đại khảo cổ, những khái niệm chủ yếu của khảo cổ học; Việc bảo

vệ các di tích khảo cổ; Các kỹ năng học tập khảo cổ học. Lịch sử hai thời kỳ đầu của lịch

sử xã hội loài người; Đặc điểm, quy luật phát triển lịch sử xã hội thời kỳ này; Các thành

tựu văn hóa.

Khái quát sự hình thành, phát triển, suy vong của các quốc gia phong kiến; Đặc điểm

chủ yếu của xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây; Những nét cơ bản về lịch sử

chế độ phong kiến Tây Âu, Trung quốc, Ấn độ, Đông Nam Á. Học tập thực tế tại các viện

bảo tàng Trung ương và địa phương.

99. Lịch sử Thế giới

Mã môn học: 031535

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Lịch sử thế giới cận đại.

Môn học giới thiệu Quan hệ quốc tế dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất; Chiến tranh

thế giới thứ nhất: nguồn gốc, tính chất, diễn biến, ý nghĩa. Quan hệ quốc tế dẫn đến chiến

tranh thế giới thứ hai và từ sau chiến tranh, đặc biệt là vào thập niên cuối thế kỷ XX;

Những vấn đề cơ bản về chiến tranh thế giới thứ hai. Phong trào giải phóng dân tộc, xây

dựng, phát triển kinh tế - xã hội; Lịch sử một số nước: Trung Quốc, Đông Nam Á và Nhật

Bản. Cách mạng XHCN nghĩa tháng 10 Nga... Sự sụp đổ của CNXH ở Liên xô, Đông Âu.

Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở Việt Nam, Trung quốc.

100. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến 1858

Mã môn học: 031529

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Khảo cổ học, cơ sở văn hóa Việt Nam; Một số vấn đề về lịch sử xã hội

nguyên thủy, cổ đại và trung đại.

Môn học giới thiệu khái quát quá trình hình thành các quốc gia đầu tiên trên đất Việt

nam; Văn minh sông Hồng; Cuộc đấu tranh nghìn năm chống Bắc thuộc, giành độc lập của

Việt Nam. Giới thiệu quá trình xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến Đại Việt (thế

kỷ X đến đầu thế kỷ XVI). Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trong các thế kỷ

XVI - XVII; Giai đoạn khủng hoảng chế độ phong kiến Việt Nam và cuộc đấu tranh của

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

115

nông dân, đặc biệt là phong trào Tây Sơn; Xã hội Việt Nam thời Nguyễn. Học tập, nghiên

cứu thực tế lịch sử tại các bảo tàng Trung ương, địa phương.

101. Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, lịch sử địa phương

Mã môn học: 031530

Khối lượng: 4(4,0)

Môn học trước: Các môn học về lịch sử thế giới cận đại; Cơ sở văn hóa Việt nam.

Giới thiệu Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến 1918. Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm

lược. Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930: Phong trào yêu nước Việt Nam từ 1930 đến 1939;

1939 -1945. Việt Nam buổi đầu xây dựng chính quyền và cuộc kháng chiến toàn quốc

chống Pháp (1946 - 1950); Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến (1950 - 1954), Công

cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Việt Nam trong những

năm đầu sau kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bước đầu đi lên CNXH; Đấu tranh bảo vệ

Tổ quốc; Trên con đường đổi mới đi lên CNXH. Giới thiệu lịch sử địa phương. Học tập tại

các viện Bảo tàng trong nước.

102. Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

môn Lịch sử

Mã môn học: 031531

Khối lượng: 4(2,2)

Môn học trước: Các môn học về Tâm lý học, giáo dục học, lịch sử VN và thế giới.

Môn học về Phương pháp dạy học lịch sử như cơ sở phân loại và hệ thống các phương

pháp dạy học lịch sử; Nhóm các phương pháp dạy học lịch sử; Nhóm các phương pháp

thông tin tái hiện lịch sử; Nhóm các phương pháp phát triển khả năng nhận thức lịch sử;

Một số quan điểm dạy học hiện đại vận dụng vào dạy học lịch. Các bài học lịch sử ở

trường THCS; Công tác ngoại khóa môn Lịch sử ở trường THCS. Giới thiệu nội dung cơ

bản khóa trình lịch sử THCS. Những định hướng về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử

ở trường THCS; Thực hành lịch sử.

103. Toán cao cấp 1

Mã môn học: 240101

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về giải tích gồm: phép tính vi phân và

tích phân, tích phân hàm nhiều biến, tích phân nhiều lớp, tích phân bội, tích phân đường và

mặt, phương trình vi phân.

104. Vật lý đại cương

Mã môn học: 240402

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Toán cao cấp 1

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về Cơ - Nhiệt - Điện - Quang và Vật lý

nguyên tử. Chương trình được biên soạn theo hướng ứng dụng Vật lý đại cương vào kỹ

thuật.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

116

105. Xác suất thống kê

Mã môn học: 240103

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Toán cao cấp 1

Phần xác suất tập trung dạy các nội dung: sự kiện và xác suất; đại lượng ngẫu nhiên rời

rạc, phân phối nhị thức; luật phân phối chuẩn.

Phần thống kê không trình bày lý thuyết mà tập trung vào các vấn đề cần giải quyết,

công thức tính, cách kết luận...

106. Học thuyết huấn luyện thể dục thể thao

Mã học phần: 092001

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học thuyết huấn luyện là hệ thống các kiến thức về khoa học, lý luận và phương pháp

huấn luyện thể thao thành tích cao, môn học nhằm trang bị cho sinh viên nắm và hiểu sâu

về kiến thức lý luận và phương pháp tổ chức huấn luyện thể thao, là quá trình đào tạo,

tuyển chon nhiều năm nhằm mục đích nâng cao khả năng phát triển các thành tích thể thao

cao, xây dựng kế hoạch huấn luyện và giai đoạn huấn luyện thể thao ở các đối tượng khác

nhau.

107. Lịch sử TDTT

Mã học phần: 092002

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Trang bị cho sinh viên biết, hiểu được về nguồn gốc, lịch sử ra đời và quá trình phát

triển của thể thao Thế giới và thể thao Việt Nam. Thể dục thể thao qua các thời kì phát

triển và phong trào Olympic. Vận dụng những hiểu biết vào trong công tác tuyên truyền

vận động, vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện cơ thể và các phẩm chất của con người trong

hoạt động TDTT.

108. Sinh hóa

Mã học phần: 090205

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước:

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về thành phần hóa học, cấu tạo chức năng

Sinh học, các quá trình chuyển hóa trao đổi chất của tế bào cơ thể sống, đồng thời giới

thiệu một số thành tựu, ứng dụng của hóa sinh học nông nghiệp. Trên cơ sở đó sinh viên sẽ

tiếp thu dễ dàng kiến thức kiến thức di truyền, vi sinh vật, sinh lý thực vật, sinh lý vật nuôi

và công nghệ Sinh học.

109. Cơ sinh học thể thao

Mã học phần: 092006

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

117

Nội dung học phần đề cập đến các vấn đề về nền tảng cơ học trong việc đánh giá, phân

tích các động tác TDTT, đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện các động tác đó bằng việc

cải tiến kỹ thuật động tác. Bước đầu giúp người học trong lĩnh vực TDTT biết cách quan

sát để phân tích các động tác TDTT và có thể đánh giá năng lực, tuyển chọn VĐV có chất

lượng và hiệu quả trong việc thực hiện động tác kỹ thuật TT.

110. Giải phẫu học

Mã học phần: 0902039

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Môn Giải phẫu học cơ thể người trang bị cho sinh viên chuyên ngành TDTT – II thuộc

các trường CĐSP những kiến thức cơ bản về hình thái, cấu tạo hệ cơ quan trong cơ thể con

người, sự khác nhau về cấu tạo của các cơ quan ở các lứa tuổi và giớ tính khác nhau. Là

kiến thức cơ sở cho các môn học khác như sinh lý học, vận động, vệ sinh và y học TDTT,

sinh cơ.

111. Sinh lý, vệ sinh y học TDTT

Mã học phần: 092040

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước:

Sinh lí học thể thao là một môn khoa học chuyên ngành chuyên nghiên cứu các đặc

điểm sinh lí của người tập cũng như đặc điểm trạng thái sinh lí của họ trong hoạt động

TDTT, hiểu cơ sở sinh lí của các hiện tượng trước tập luyện, trong tập luyện và sau tập

luyện. Hiểu được cấu trúc sinh lí của các động tác vận động thể lực, cơ sở sinh lý của việc

hình thành kĩ năng vận động TDTT, môn học được chia làm 2 phần Sinh lý thể thao và Vệ

sinh y học TDTT cụ thể những yếu tố sinh lí của cơ thể các nội dung cơ bản về vệ sinh cá

nhân; vệ sinh môi trường vệ sinh dinh dưỡng, cách sử dụng bổ sung các loại vi ta min cho

cơ thể người tập. Hiểu nguyên nhân và cách phòng chống một số bệnh trong trường phổ

thông, từ đó có thái độ vệ sinh trường lớp học, sân bãi tập luyện...

Nắm được các cách kiểm tra hình thái và chức năng cơ thể, biết phân loại chấn thương

trong TDTT, góp phần giáo dục và hình thành nhân cách của sinh viên, từ đó xác định tốt

nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi người giáo viên, huấn luyện viên TDTT.

112. Tâm lí học TDTT

Mã học phần: 092011

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước:

Môn tâm lý học TDTT nhằm trang bị cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm chuyên ngành

Giáo dục thể chất, cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm tâm lý học GDTC và

huấn luyện thể thao, cơ sở tâm lý học hình thành kỹ năng vận động, những yêu cầu tâm lý

trong giảng dạy động tác, giáo dục ý chí tình cảm đối với học sinh. Về năng khiếu và tài

năng thể thao, những yếu tố tâm lý đảm bảo kết quả huấn luyện và thi đấu thể thao. Những

vấn đề về tâm lý tập thể TDTT, những yêu cầu tâm lý và nhân cách đối với huấn luyện

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

118

viên thể thao. Hình thành phương pháp tiếp cận tâm lý học phù hợp trong giảng dạy, huấn

luyện, chỉ đạo thi đấu thể thao và giáo dục học sinh.

113. Đại cương về TD, TD phát triển chung

Mã học phần: 092012

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước:

Các kiến thức cơ bản về môn Thể dục. Nắm vững hệ thống khái niệm, thuật ngữ cơ

bản của môn học thể dục, đặc biệt là thể dục phát triển chung, thể dục cơ bản và thể dục

thể hình. Các kỹ thuật cơ bản của từng nội dung của thể dục cơ bản và thể dục thể hình

trong chương trình. Phương pháp biên soạn và tổ chức giảng dạy quản thể dục cơ bản và

thể ục thể hình đối với học sinh THCS.

114. TD thực dụng, TD đồng diễn,TD dụng cụ, TD tự do

Mã học phần: 092041

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước:

Thể dục thực dụng, thể dục đồng diễn và thể dục tự do là nội dung cơ bản trong môn

Thể dục mang tính phát triển nâng cao, cung cấp những kiến thức lý luận và thực tiễn về

chuyên môn cơ bản nhất của môn Thể dục, được thiết kế gồm 2 phần: Thể dục thực dụng

và thể dục đồng diễn và Thể dục tự do.

Cụ thể, môn học cung cấp những kiến thức lý thuyết liên quan đến lý luận phương

pháp giáo dục thể chất (hệ thống khái niệm, cách phân loại và biên soạn bài tập; cách tổ

chức tập luyện; phương pháp giảng dạy), đồng thời sinh viên còn được tập luyện các động

tác mang tính kỹ thuật chuyên biệt của từng nội dung cụ thể, đặc biệt môn học còn thiết kế

các bài liên hoàn để sinh viên làm quen với kỹ thuật nâng cao và khả năng phối hợp vận

động của cơ thể.

115. Chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức

Mã học phần: 092015

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước:

Môn học cung cấp những kiến thức về lí luận làm cơ sở cho việc phân tích các động

tác kĩ thuật đồng thời giúp cho người học hiểu sâu sắc hơn về các giai đoạn kĩ thuật của bài

tập. Bên cạnh đó cung cấp cho người học một số phương pháp cơ bản trong việc giảng dạy

kĩ thuật. Phần thực hành cung cấp cho người học các kĩ năng cơ bản về việc hình thành và

nâng cao khả năng thực hiện các kĩ thuật chạy. Đồng thời giúp cho người học được trang

bị những kiến thức về thực hành trực tiếp, những sai lầm thường mắc trong tập luyện, một

số kinh nghiệm về việc tổ chức thi đấu làm công tác trọng tài các môn chạy.

116. Nhảy xa

Mã học phần: 092017

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước:

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

119

Các môn Điền kinh trong đó các môn nhảy xa là những kĩ năng vận động cơ bản, cung

cấp cho học sinh trong thời gian học tại các nhà trường phổ thông và chuyên nghiệp trong

chương trình GDTC. Nội dung học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kĩ

năng về kĩ thuật nhảy xa.

117. Nhảy cao

Mã học phần: 092018

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước:

Các môn Điền kinh trong đó các môn nhảy cao là những kĩ năng vận động cơ bản,

cung cấp cho học sinh trong thời gian học tại các nhà trường phổ thông và chuyên nghiệp

trong chương trình GDTC. Nội dung học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức và

kĩ năng về kĩ thuật nhảy cao.

118. Ném bóng, đẩy tạ

Mã học phần: 092019

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước:

Các môn Điền kinh trong đó các môn ném và đẩy tạ là những kĩ năng vận động cơ bản,

cung cấp cho học sinh trong thời gian học tại các nhà trường phổ thông và chuyên nghiệp

trong chương trình GDTC. Nội dung học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức và

kĩ năng về kĩ thuật các môn ném và đẩy tạ.

119. Đá cầu

Mã học phần: 092020

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước:

Trang bị cơ sở lý luận và những kiến thức cơ bản, cơ sở khoa học trong luyện tập và

thi đấu môn đá cầu: Lịch sử ra đời và phát triển môn đá cầu. Ý nghĩa, tác dụng tập luyện và

thi đấu. Các kỹ thuật cơ bản của môn đá cầu. Luật thi đấu và tổ chức thi đấu, trọng tài đá

cầu. Kỹ năng, trang bị cho sinh viên các kỹ năng cơ bản: Thị phạm và giảng dạy các kỹ

thuật cơ bản. Tổ chức tập một số chiến thuật cơ bản trong thi đấu đơn và đôi. Huấn luyện

và chỉ đạo thi đấu...

120. Bóng chuyền

Mã học phần: 092021

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước:

Nguồn gốc, sự phát triển, đặc điểm và ý nghĩa tác dụng của bóng chuyền. Những kỹ

thuật cơ bản và một số chiến thuật đơn giản theo quy định của chương trìh. Những điểm cơ

bản của luật bóng chuyền (hai người, sáu người) và tổ chức, trọng tài bóng chuyền cho học

sinh THCS. Các phương pháp giảng dạy bóng chuyền cho HS THCS.

121. Bóng đá

Mã học phần: 092022

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

120

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước:

Nguồn gốc, sự phát triển, đặc điểm và ý nghĩa tác dụng của bóng đá. Những kỹ thuật

cơ bản và một số chiến thuật đơn giản theo quy định của chương trình. Những điểm cơ bản

của luật bóng đá (mini, người lớn) và tổ chức, trọng tài bóng đá cho học sinh THCS. Các

phương pháp giảng dạy bóng đá cho HS THCS.

122. Cầu lông

Mã học phần: 092023

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước:

Nguồn gốc, sự phát triển, đặc điểm và ý nghĩa tác dụng của cầu lông. Những kỹ thuật

cơ bản và một số chiến thuật đơn giản theo quy định của chương trình. Những điểm cơ bản

của luật cầu lông (đánh đơn và đánh đôi) công tác tổ chức, trọng tài cầu lông cho học sinh

THCS. Các phương pháp giảng dạy cầu lông cho HS THCS.

123. Bóng bàn

Mã học phần: 092024

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước:

Trang bị cơ sở lý luận và những kiến thức cơ bản, cơ sở khoa học trong luyện tập và

thi đấu môn bóng bàn như: Lịch sử ra đời và phát triển môn bóng bàn. Ý nghĩa, tác dụng

tập luyện và thi đấu bóng bàn. Các nguyên lý kỹ thuật cơ bản của môn bóng bàn. Luật thi

đấu và tổ chức thi đấu, trọng tài bóng bàn. Trang bị cho sinh viên các kỹ năng cơ bản về

đánh bóng: Thị phạm và giảng dạy các kỹ thuật đánh bóng cơ bản. Tổ chức tập luyện và

thi đấu bóng bàn.

124. Cờ vua

Mã học phần: 092026

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Không

Cờ vua là môn thể thao trí tuệ trong chương trình chung, đòi hỏi người học cần có

những kiến thức hiểu biết cơ bản nhất định về những nguyên lý cơ bản, những nước đi,

chiếu cơ bản, giúp SV tập luyện và tham gia học tập, giảng dạy môn học sau này, đây là

môn thể thao đòi hỏi người học cần có tư duy tốt. Thông qua môn học nhằm phát triển các

tố chất tư duy, sử lý về tính loogic một cách tốt nhất, nâng cao trí tuệ phục vụ cho các hoạt

động chuyên môn khác, làm phong phú đời sống tinh thần, tăng cường sự hiểu biết, giao

lưu học tập lẫn nhau, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết giữa con người với con người…

125. Đá cầu, trò chơi vận động

Mã học phần: 092042

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước:

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

121

Nguồn gốc, sự phát triển của môn đá cầu, ý nghĩa, tác dụng tập luyện và thi đấu. Các

kỹ thuật cơ bản của môn đá cầu. nắm vững Luật đá cầu và tổ chức thi đấu và trọng tài đá

cầu, trang bị cho sinh viên các kỹ năng cơ bản, tổ chức tập luyện một số kỹ, chiến thuật cơ

bản trong thi đấu đơn và đôi, huấn luyện và chỉ đạo thi đấu, học phần được thiết kế làm 2

phần đá cầu và trò chơi vận động.

Nguồn gốc, sự phát triển, đặc điểm và ý nghĩa tác dụng của trò chơi vận động. Cách tổ

chức các hoạt động trò chơi dân gian, trò chơi phát triển các tố chất sức nhanh, khéo léo,

mền dẻo của cá nhân cung như tập thể HS… theo quy định của chương trình. Biên soạn

các trò chơi, hướng dẫn cách chơi và biết cách tổ chức và hướng dẫn luật lệ chơi, biết vận

dụng các phương pháp giảng dạy trò chơi cho HS THCS.

126. Bơi lội

Mã học phần: 092028

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước:

Nguồn gốc, sự phát triển, đặc điểm và ý nghĩa tác dụng của môn thể thao bơi lội.

Trang bị cho HS những kỹ thuật cơ bản về môn bơi theo quy định của chương trình. Giúp

cho HS nắm được những điểm cơ bản của luật bơi lội (cự ly bơi, các kiểu bơi: Bơi trườn,

sấp và bơi ếch) biết tổ chức, cũng công tác trọng tài trong môn thể thao bơi lội cho học

sinh THCS. biết vận dụng các phương pháp giảng dạy môn bơi cho các em HS THCS.

127. Lý luận và phương pháp GDTC

Mã học phần: 092043

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không

Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất là bộ môn phương pháp chủ yếu trong

chương trình đào tạo giáo viên TDTT trình độ cao đẳng sư phạm nhằm trang bị cho sinh

viên hệ thống lý luận và phương pháp GDTC nói chung trong trường học nói riêng, về

quản lý và lịch sử phát triển TDTT trên Thế giới và Việt Nam. Hình thành ở sinh viên các

năng lực phẩm chất nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn học

tập nâng cao thành tích chuyên môn ở trường và trong quá trình giảng dạy và huấn luyện

TDTT sau này.

128. Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT

Mã học phần: 092030

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT là bộ môn phương pháp chủ yếu trong

chương trình đào tạo giáo viên TDTT trình độ cao đẳng. Nhằm trang bị cho sinh viên hệ

thống phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT nói chung trong học tập và nghiên cứu về

lĩnh vực TDTT ở các cấp. Hình thành ở sinh viên các năng lực phẩm chất nghiệp vụ, kỹ

năng vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn học tập và công tác nâng cao khả năng nghiên

cứu KH ở nhà trường và trong quá trình học tập, giảng dạy, huấn luyện nghiên cứu khoa

học TDTT sau này.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

122

129. Bóng chuyền nâng cao

Mã học phần: 092035

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Bóng chuyền

Nhằm trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức lý luận cơ bản. có năng lực thực hành

kỹ chiến thuật, đảm nhận được nhiệm vụ của giáo viên bóng chuyền trong các trường

THCS, biết tổ chức hướng dẫn tập luyện bóng chuyền, tổ chức thi đấu và trọng tài bóng

chuyền ở cơ sở.

130. Bóng đá nâng cao

Mã học phần: 092036

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Bóng đá

Trang bị cho sinh viên kiến thức về kỹ chiến thuật cần có và tăng cường thể lực cho

sinh viên, biết tổ chức hướng dẫn tập luyện cho một đội bóng cấp cơ sở và giảng dạy

chung trong trường học. Sinh viên phải nắm chắc và có thể vận dụng tốt vào công tác huấn

luyện, giảng dạy thực hiện và vận dụng tốt kỹ chiến thuật cơ bản, ngoài ra còn biết tổ chức

trọng tài, đáp ứng được yêu cầu của phong trào.

131. Cầu lông nâng cao

Mã học phần: 092037

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Cầu lông

Nhằm trang bị cho sinh viên những nguyên lý chung, lý luận về kỹ chiến thuật cơ bản

trong thi đấu cầu lông, nắm vững những phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài, phương

pháp giảng dạy một số kỹ, chiến thuật cơ bản, có khả năng thực hiện động tác đẹp, chính

xác, có khả năng giảng dạy và huấn luyện cầu lông ở cơ sở.

132. Bóng bàn nâng cao

Mã học phần: 092038

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Bóng bàn.

Nhằm trang bị cho sinh viên những nguyên lý chung, lý luận về kỹ chiến thuật bóng

bàn, nắm vững những phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài, phương pháp giảng dạy và

huấn luyện bóng bàn. Thực hiện thuần thục một số kỹ thuật chiến cơ bản, có khả năng thực

hiện động tác đẹp, chính xác, có năng lực giảng dạy và huân luyện các độ tuyển ở cơ sở.

133. Môi trường và con người

Mã học phần: 050203

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp cho sinh viên những vấn đề cơ bản về sinh thái áp dụng cho khoa

học môi trường các kiến thức về môi trường sống và quan hệ giữa sinh vật với môi trường

sống của chúng, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và về tài nguyên thiên nhiên, tác động của

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

123

con người đến môi trường, các biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ

môi trường và những vấn đề chung về giáo dục môi trường.

134. Mỹ thuật

Mã học phần: 051904

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Những vấn đề chung về nghệ thuật tạo hình. Kiến thức và kỹ năng thể hiện về luật xa

gần, hình họa, màu sắc, bố cục, tỷ lệ người, phóng tranh, tranh đề tài, tranh minh họa, tranh

xé-cắt-dán, kẻ cắt chữ, nặn; trang trí trường lớp mầm non.

Những vấn đề chung về kỹ thuật làm đồ chơi: Ý nghĩa của đồ chơi đối với trẻ nhỏ;

những yêu cầu khoa học đối với đồ chơi dùng cho trẻ nhỏ; nguyên tắc làm đồ chơi; kỹ

thuật làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu khác nhau.

135. Âm nhạc và múa

Mã học phần: 051833

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Không

Nhạc lý cơ bản: Cao độ âm thanh, trường độ âm thanh, nhịp, phách, các loại nhịp, dấu

hóa, hóa biểu, cung, quãng, điệu thức, gam, giọng, dịch giọng, hợp âm, sơ lược về hình

thức và thể loại âm nhạc, các ký hiệu. Tập đọc nhạc: Tập đọc điệu thức trưởng, điệu thức

thứ. Kỹ thuật ca hát cơ bản (sơ lược bộ máy phát âm, hơi thở – hơi thở ca hát, bài tập luyện

thanh, tư thế ca hát thông thường); động tác giữ nhịp, dàn dựng bài hát; học các bài hát phù

hợp với chương trình GDMN.

Múa cơ bản: Khái niệm cơ bản về nghệ thuật múa; một số kỹ năng múa các động tác

dân gian cơ bản.

136. Giáo dục học Mầm non

Mã học phần: 051706

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Giáo dục học đại cương

Nội dung bao gồm: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của giáo dục học mầm non

(GDHMN); giáo dục và phát triển; mục đích và nhiệm vụ của GDHMN; chương trình

GDMN. Bản chất, nội dung, nguyên tắc, hình thức, phương pháp và các điều kiện giáo dục

trẻ lứa tuổi nhà trẻ và lứa tuổi mẫu giáo; giáo dục trong hoạt động; các dạng hoạt động cơ

bản của trẻ mầm non: Hoạt động vui chơi, hoạt động học – nhận thức, lao động, hoạt động

nghệ thuật, giao tiếp; phương pháp tổ chức các hoạt động của trẻ.

Tổ chức cuộc sống của trẻ trong các cơ sở GDMN; nội dung và hình thức phối hợp

giữa nhà trường và gia đình; tính kế thừa của GDMN và giáo dục tiểu học.

137. Sự phát triển thể chất trẻ lứa tuổi Mầm non

Mã học phần: 050324

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

124

Khái niệm cơ bản về sự phát triển sinh lý trẻ em; các thời kỳ phát triển của cơ thể trẻ

em, các chỉ số đánh giá, yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể trẻ; đặc điểm sinh lý và

vệ sinh bảo vệ các hệ cơ quan cơ thể trẻ em lứa tuổi mầm non (hệ thần kinh, hệ phân tích,

hệ cơ, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ nội tiết và sinh dục).

138. Sự học và phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi Mầm non- tâm lý học sư phạm

Mã học phần: 052435

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Tâm lý học đại cương

Những vấn đề chung của tâm lý học trẻ em. Các học thuyết về sự phát triển tâm lý và

sự học của trẻ em lứa tuổi mầm non. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em từ bào thai đến

6 tuổi. Một số nội dung cơ bản về tâm lý học dạy học và giáo dục mầm non. Phương pháp

nghiên cứu, đánh giá sự phát triển tâm lý trẻ em.

Giới thiệu những đặc điểm tâm lý cơ bản, các hoạt động cơ bản của học sinh, một số

nội dung cơ bản về tâm lý học và giáo dục.

139. Nghề giáo viên Mầm non

Mã học phần: 051744

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Hoạt động sư phạm của GVMN: Đối tượng hoạt động sư phạm của GVMN. Công cụ

lao động, chức năng và các kỹ năng nghề GVMN. Giao tiếp và ứng xử sư phạm của

GVMN. Khó khăn và tình huống sư phạm và trong công tác của GVMN. Các giai đoạn

phát triển nhân cách và nghề GVMN: Con đường hình thành phẩm chất và năng lực của

GVMN. Định hướng, các giai đoạn phát triển nghề và các yêu cầu chuẩn của các bậc đào

tạo. Các loại hình đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đối với nghề GVMN.

140. Tổ chức hoạt động vui chơi

Mã học phần: 051736

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Giáo dục học mầm non

Những vấn đề cơ bản về trò chơi trẻ em: Khái niệm hoạt động vui chơi. Các loại trò

chơi của trẻ em. Ý nghĩa của hoạt động vui chơi. Sự hình thành và phát triển các loại trò

chơi trong độ tuổi mầm non: Trò chơi giả bộ (trò chơi phản ánh sinh hoạt và trò chơi đóng

vai), trò chơi xây dựng, trò chơi có luật. Đánh giá mức độ phát triển hoạt động vui chơi của

trẻ. Phương pháp hướng dẫn trẻ chơi. Ý nghĩa, nội dung phương pháp và hình thức tổ chức

các thời điểm vui chơi trong ngày của trẻ. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ

ở trường mầm non.

141. Tổ chức hoạt động tạo hình

Mã học phần: 051712

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Mĩ thuật

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

125

Ý nghĩa của hoạt động tạo hình với sự phát triển trẻ toàn diện; đặc điểm hoạt động tạo

hình của trẻ mầm non; giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua các phương tiện hoạt động tạo

hình; nội dung và các thể loại hoạt động tạo hình của trẻ mầm non: Vẽ, nặn, cát dán, chắp

ghép. Tổ chức hoạt động tạo hình trong các cơ sở GDMN: Vị trí của hoạt động tạo hình và

sáng tạo thẩm mỹ trong chương trình GDMN. Mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương

pháp, hình thức và điều kiện tổ chức hoạt động tạo hình. Lập kế hoạch tổ chức và đánh giá

hoạt động tạo hình và sáng tạo thẩm mỹ của trẻ.

142. Tổ chức hoạt động âm nhạc

Mã học phần: 051813

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Âm nhạc và múa

Ý nghĩa của âm nhạc đối với trẻ. Đặc điểm cảm thụ và năng lực âm nhạc, múa của lứa

tuổi mầm non. Vị trí của hoạt động âm nhạc trong chương trình GDMN. Mục đích, nhiệm

vụ, nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện giáo dục âm nhạc ở trường mầm non.

Hình thức và các thể loại tổ chức hoạt động âm nhạc của trẻ mầm non: Ca hát, nghe nhạc,

vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc.

143. PP phát triển ngôn ngữ

Mã học phần: 051737

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Giáo dục học Mầm non

Ý nghĩa của việc phát triển ngôn ngữ và giao tiếp; đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ

em. Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức và điều kiện phát triển ngôn

ngữ và giao tiếp cho trẻ em. Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ trong các cơ sở

GDMN: Rèn luyện tai nghe và phát âm, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói

mạch lạc, giáo dục văn hóa giao tiếp. Mục đích, nội dung, phương pháp, biện pháp và hình

thức cho trẻ làm quen với đọc, viết. Lập kế hoạch, quan sát, đánh giá sự phát triển ngôn

ngữ và giao tiếp của trẻ trong GDMN.

144. PP làm quen Văn học

Mã học phần: 051715

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Giáo dục học Mầm non

Vị trí của văn học trong giáo dục trẻ; văn học dân gian, văn học thiếu nhi trong và

ngoài nước. Đặc điểm cảm thụ văn học của trẻ em. Vai trò của đọc kể diễn cảm trong việc

phát triển hoạt động ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ em lứa tuổi mầm non: Chất giọng, lôgíc

đọc, ngữ điệu, ngắt nghỉ giọng, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, lấy hơi. Cách thức thể hiện các

loại hình văn học: Đọc thơ, đọc và kể chuyện, sân khấu hóa các loại hình văn học. Nhiệm

vụ của việc cho trẻ tiếp xúc với văn học: Lập kế hoạch, đánh giá, phương pháp, biện pháp

và hình thức đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe; phương pháp và hình thức dạy trẻ thể hiện

các tác phẩm văn học.

145. PP làm quen với Toán

Mã học phần: 051716

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

126

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Giáo dục học Mầm non

Những vấn đề lý luận cơ bản: Ý nghĩa và đặc điểm của việc hình thành các biểu tượng

toán; mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện hình thành các

biểu tượng toán cho trẻ trong GDMN. Tổ chức các hoạt động hình thành biểu tượng toán:

Tập hợp – số và phép đếm, hình dạng, kích thước, không gian và thời gian (lập kế hoạch,

tổ chức thực hiện và đánh giá).

146. PP khám phá khoa học và MT xung quanh

Mã học phần: 051738

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Giáo dục học Mầm non

Những vấn đề lý luận cơ bản: Một số khái niệm (môi trường thiên nhiên, môi trường

xã hội); ý nghĩa của việc cho trẻ khám phá khoa học và môi trường xung quanh; đặc điểm

nhận thức của trẻ về môi trường xung quanh; cơ sở giáo dục học của việc khám phá khoa

học và môi trường xung quanh (mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung, phương pháp,

hình thức và điều kiện cho trẻ khám phá khoa học và môi trường xung quanh). giáo dục

tình cảm – xã hội, ý thức đối với môi trường cho trẻ ở trường mầm non

147. PP giáo dục thể chất

Mã học phần: 052018

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Giáo dục học Mầm non

Lý luận cơ bản về giáo dục thể chất cho trẻ mầm non: Nhiệm vụ, nội dung và phương

tiện giáo dục thể chất; phát triển vận động chủ động cho trẻ lứa tuổi mầm non; phát triển

các bài tập thể lực sáng tạo và tự lực của trẻ; cơ sở của việc dạy trẻ các thói quen và kỹ

năng vận động; mối liên quan giữa phát triển các tố chất tâm vận động và thói quen vận

động. Nội dung và phương pháp dạy trẻ các bài tập vận động: Xây dựng kế hoạch, tổ chức

thực hiện và đánh giá hoạt động phát triển và giáo dục thể chất cho trẻ ở các cơ sở GDMN.

148. Vệ sinh dinh dưỡng, giáo dục dinh dưỡng

Mã học phần: 051739

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Không

Những kiến thức cơ bản về vệ sinh học: Vi sinh vật; sự phân bố của vi sinh vật trong tự

nhiên và ký sinh ở người; ký sinh trùng và các biện pháp phòng tránh; đại cương về nhiễm

khuẩn, bệnh truyền nhiễm và miễn dịch; các biện pháp diệt khuẩn và ứng dụng trong các

cơ sở GDMN. Yêu cầu và chế độ vệ sinh ở trường mầm non (vệ sinh về xây dựng; vệ sinh

trang thiết bị; vệ sinh chăm sóc trẻ).

Dinh dưỡng học: Khái niệm về dinh dưỡng; dinh dưỡng hợp lý và tầm quan trọng của

dinh dưỡng hợp lý; năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể; một số

bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do dinh dưỡng không hợp lý; giá trị dinh dưỡng của thực phẩm,

cách sử dụng và chế biến các loại thực phẩm thông dụng; an toàn vệ sinh thực phẩm. Giáo

dục dinh dưỡng và dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi: Xây dựng khẩu phần ăn và thức ăn.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

127

149. Phòng bệnh và đảm bảo an toàn

Mã học phần: 051720

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Tâm lý học đại cương

Phòng bệnh cho trẻ em: Các bệnh thường gặp ở trẻ em; sơ cứu ban đầu và cấp cứu

khẩn cấp thường gặp; thuốc và cách sử dụng thuốc trong trường mầm non. Phòng tránh và

xử lý một số tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ. Tổ chức chăm sóc sức khỏe và giáo dục vệ sinh

an toàn cho trẻ trong trường mầm non.

150. Ứng dụng CNTT trong giáo dục Mầm non

Mã học phần: 052940

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Nhập môn tin học

Học phần cung cấp một số kiến thức về ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non như:

thiết kê các trò chơi và thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới thông qua chương

trình IBM/KISMART.

151. Giới thiệu- Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình GDMN

Mã học phần: 051741

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Giáo dục học Mầm non

Phát triển chương trình và lập kế hoạch giáo dục: Quan điểm tiếp cận và hình thức

thiết kế chương trình GDMN; cơ sở khoa học và thực tiễn của việc phát triển chương trình,

xây dựng chế độ sinh hoạt và lập kế hoạch giáo dục; các bước phát triển chương trình và

lập kế hoạch giáo dục; yêu cầu và các loại kế hoạch giáo dục trong trường mầm non. Tổ

chức thực hiện và đánh giá việc thực hiện chương trình GDMN: Xây dựng môi trường giáo

dục

152. Đánh giá trong giáo dục Mầm non

Mã học phần: 051724

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Một số vấn đề chung về đánh giá trong GDMN: khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc, nội

dung, hình thức, phương pháp và các kỹ thuật đánh giá (đánh giá các hoạt động nghề

nghiệp của GVMN, chương trình GDMN và sự phát triển của trẻ dưới tác động của

chương trình GDMN). Sử dụng các biện pháp và kỹ thuật đánh giá (quan sát, ghi lại và

đánh giá sự học và phát triển của trẻ) nhằm mục đích thiết kế các hoạt động và môi trường

giáo dục phù hợp với nhu cầu của từng trẻ, kể cả trẻ có nhu cầu đặc biệt, tạo sự phát triển

toàn diện về thể lực, xã hội, tình cảm, thẩm mỹ và trí tuệ cho trẻ.

153. Quản lý trong giáo dục Mầm non

Mã học phần: 051725

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

128

Các vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục: Khái niệm, chức năng, các nguyên tắc, các

phương pháp và quá trình quản lý giáo dục; các văn bản về quản lý giáo dục và GDMN.

Quản lý GDMN: Mục tiêu, nhiệm vụ, các yêu cầu đối với quản lý GDMN; nội dung, các

biện pháp quản lý nhóm, lớp mầm non; xây dựng kế hoạch về công tác quản lý nhóm, lớp

mầm non.

154. Văn học thiếu nhi

Mã học phần: 051626

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Học phần văn học thiếu nhi nhằm bổ sung cho sinh viên các các kiến thức cơ bản nhất

về văn học dân gian mà sinh viên đã học trong chương trình phổ thông, cung cấp cho sinh

viên hiểu biêt chunh nhất về văn học thiếu nhi Việt Nam văn học nước ngoài liên quan đến

văn học thiếu nhi trong chương trình giáo dục Mầm non. Học xong học phần này tạocơhội

cho sinh viên giảng dạy bộ môn làm quen văn học ở trường Mầm non có hiệu quả

155. PP nghiên cứu trẻ em

Mã học phần: 052427

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản, có hệ thống, hiện đại về tâm lý

học trẻ em. Áp dụng có hiệu quả kiến thức khoa học giáo dục mầm non vào việc tổ chức và

đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ ở các đối tượng khác nhau bao gồm cả trẻ dân tộc thiểu

số, trẻ có nhu cầu đặc biệt ở tất cả các nhóm tuổi, các loại hình trường, lớp mầm non. Áp

dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, bước đầu tiếp cận với nghiên cứu khoa học để có

được kiến thức khoa học sâu, rộng, thực tế về trẻ em. Biết phân tích, giải thích các hiện

tượng tâm lý liên quan theo quan điểm duy vật biện chứng.

156. Các chuyên đề đổi mới giáo dục Mầm non

Mã học phần: 051728

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Chương trình giáo dục Mầm non

Học phần chuyên đề đổi mới trong giáo dục Mầm non nhằm bổ sung cho sinh viên các

các kiến thức cơ bản nhất về chương trình giáo dục Mầm non và các nội dung mới nhất

dược cập nhật vào chương trình cho phù hợp từng giai đoạn. Áp dụng phù hợp nhất trong

giáo dục Mầm non nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, linh hoạt, và đáp ứng các yêu cầu

của xã hội.

157. Giáo dục môi trường

Mã học phần: 050229

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Cung cấp cho Sinh viên các vấn đề cơ bản của môi trường và phương pháp giáo dục

các vấn đề về môi trường cho trẻ em lứa tuổi Mầm non. Nắm được các đặc điểm sinh lý

học trẻ em lứa tuổi Mầm non. Đặc biệt là việc ứng dụng thực tế để giáo dục các vấn đề môi

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

129

trường cho trẻ em lứa tuổi Mầm non. Biết ứng dụng giáo dục môi trường cho trẻ em lứa

tuổi Mầm non và phát huy nội lực, không ngừng vươn lên trong chuyên môn, có tinh thần

chủ động, sáng tạo, cập nhật kiến thức mới.

158. Giáo dục hòa nhập - Giáo dục gia đình

Mã học phần: 052542

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Những vấn đề chung về giáo dục hòa nhập (GDHN): Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ

của GDHN; GDHN trên thế giới và ở Việt Nam.

Các hình thức tổ chức GDHN; các nguyên tắc GDHN; chiến lược thúc đẩy và hỗ trợ

GDHN; giáo dục cho các nhóm trẻ có nhu cầu đặc biệt.

Trẻ em và Công ước về quyền trẻ em.

Những vấn đề cơ bản về giáo dục gia đình hiện nay: Gia đình – chủ thể của các tương

tác sư phạm và môi trường văn hóa – xã hội đối với sự phát triển của trẻ; vai trò, đặc điểm

của gia đình; các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của giáo dục gia đình; nhiệm vụ và nội

dung giáo dục gia đình; phương pháp và biện pháp giáo dục gia đình. Mối quan hệ giữa gia

đình và nhà trường, những định hướng và yêu cầu của xã hội đối với ngành học, ảnh

hưởng của sự phát triển kinh tế – xã hội đối với GDMN trong chăm sóc và giáo dục trẻ.

159. Thực hành sư phạm

Mã học phần: 051743

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Giáo dục học Mầm non

Sinh viên tham gia vào các hoạt động sau: Quan sát, tổ chức các hoạt động chăm sóc,

giáo dục trẻ; quản lý, điều kiện nhóm trẻ; làm việc với cha mẹ và cộng đồng; thiết kế môi

trường giáo dục. Tham gia thảo luận, xêmina, làm các bài tập thực hành theo chương trình.

160. Cơ sở Tự nhiên - Xã hội

Mã học phần: 061401

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Những vấn đề chung về Giáo dục học

Giới thiệu một số kiến thức cơ bản về sinh học, vật lý, hóa học, lịch sử, địa lý và về

cuộc sống xã hội hiện tại làm cơ sở để dạy các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử

và Địa lý ở Tiểu học.

161. Đạo đức và Phương pháp dạy học

Mã học phần: 062603

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Giới thiệu một số kiến thức cơ bản về quá trình giáo dục đạo đức và chương trình môn

học Đạo đức ở tiểu học, phương pháp giáo dục đạo đức và phương pháp dạy học Đạo đức

ở tiểu học.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

130

Học phần này giúp sinh viên có kỹ năng sử dụng phương pháp giáo dục đạo đức và

phương pháp dạy học Đạo đức ở tiểu học theo chương trình mới, đồng thời còn xác định

trách nhiệm rèn luyện đạo đức của người giáo viên tiểu học để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo

dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

162. Mĩ thuật và phương pháp dạy học

Mã học phần: 061904

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: không

Giới thiệu một số kiến thức chung về trang trí và màu sắc (chép và cách điệu hoa lá,

côn trùng thành các hoạ tiết trang trí), áp dụng vào các bài trang trí cơ bản (hình vuông,

hình tròn, đường diềm); chép và thể hiện các hoạ tiết trang trí trong vốn cổ dân tộc.

Giới thiệu một số kiến thức cơ bản về vẽ tranh, tập nặn và tạo dáng (khái niệm, vai trò,

một số phương pháp thể hiện, một số thể loại tranh, tượng; giới thiệu sơ lược khái niệm về

bố cục tranh và điêu khắc trong Mỹ thuật; một số hình thức bố cục tranh và thể loại của

điêu khắc; hướng dẫn phương pháp thực hành thông qua các bài ứng dụng để sinh viên

thực hiện loại bài tập có tính sáng tạo.

163. Thể dục và PPDH

Mã học phần: 062028

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Điền kinh, đá cầu, trò chơi vận động

Môn học gồm hệ thống các nguyên tắc PPDH thể dục và một số khái niệm trong GD

và tổ chức các HĐ TDTT trong nhà trường. Bên cạnh đó là các nội dung về đội hình, đội

ngũ nhằm hình thành cho SV các khái niệm cơ bản trong tổ chức các đội hình, đội ngũ

trong giờ TD. Các bài tập thể dục tay không là các bài tập cơ bản nhằm hình thành cho SV

trong giờ TD và là kiến thức của HS TH trong những năm đầu của bậc học. Nội dung về

TD thực dụng nhẹ và một số bài tập TD đồng diễn là những nội dung nối tiếp trong

chương trình nhằm giúp SV trang bị được những kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết về

vận động cho học sinh Tiểu học.

164. Tự nhiên xã hội - PPDH

Mã học phần: 061430

Khối lượng: 4(3,1)

Môn học trước: PPDH của Giáo dục học, Cơ sở Tự nhiên - Xã hội

Giới thiệu những kiến thức và kỹ năng giúp sinh viên có thể tổ chức tốt quá trình dạy

học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử, Địa lý ở tiểu học như: chương trình,

SGK, SGV; một số phương pháp dạy học đặc trưng của môn học; cách thiết kế kế hoạch

dạy học theo bài học; cách đánh giá kết quả học tập của học sinh.

165. Âm nhạc và PPDH

Mã môn học: 061829

Khối lượng: 2 (1, 1)

Môn học trước: Không

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

131

Giới thiệu những kiến thức sơ giản về nhạc lý phổ thông về: cao độ âm thanh, cường

độ âm thanh, nhịp, phách, các loại nhịp, dấu hoá, hoá biểu, cung, quãng, điệu thức gam,

giọng, dịch giọng, hợp âm, sơ lược về hình thức và thể loại âm nhạc, các ký hiệu.

Học phần rèn luyện cho sinh viên đọc các bản nhạc không dấu hoá đến ở 2 dạng tự nhiên

và hoà thanh với các loại nhịp đơn, nhịp phức; đọc một số dạng tiết tấu cơ bản của phách

phân 2 và phách phân 3 với các trường độ không quá nốt móc kép, chùm 3, sử dụng dạng

đảo phách cân, không cân trong ô nhịp và qua ô nhịp; ứng dụng đọc các bài hát trong

chương trình Âm nhạc ở trường TH.

Giới thiệu chương trình, sách giáo khoa âm nhạc ở trường tiểu học; phương pháp dạy

học hát, nghe nhạc, tập đọc nhạc, cách thiết kế bài học âm nhạc theo chương trình, sách

giáo khoa ở tiểu học hiện nay.

166. Giáo dục môi trường

Mã học phần: 060211

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước:

Sinh học và giáo dục học ở chương trình THCS và PTTH

Giới thiệu những kiến thức như: một số khái niệm môi trường, sinh quyển; các môi

trường sống chính; nguồn năng lượng, nguồn nước và nguồn khóang; tác động gây ô

nhiễm môi trường của con người; bảo vệ và phát triển bền vững môi trường; giáo dục bảo

vệ và phát triển bền vững môi trường trong cộng đồng (phòng chống HIV/AIDS, giáo dục

sức khoẻ sinh sản, giáo dục phòng chống ma tuý, an toàn giao thông); Luật bảo vệ môi

trường.

167. Thủ công - kỹ thuật và PPDH

Mã học phần: 061431

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Giáo dục học

Giới thiệu một số kiến thức vê kỹ thuật tạo hình bằng giấy, bìa (xé dán hình, gấp hình,

cắt dán giấy, phối hợp gấp, cắt dán giấy, đan nan bằng giấy bìa, làm đồ chơi bằng vật liệu

dễ kiếm); kỹ thuật phục vụ (cắt, khâu, thêu và nấu ăn đơn giản); kỹ thuật trồng cây và chăn

nuôi; lắp ghép mô hình kỹ thuật (cơ, điện).

Giới thiệu chung phần phương pháp dạy học Thủ công - kỹ thuật ở trường tiểu học;

mục tiêu, nội dung chương trình Thủ công - kỹ thuật ở tiểu học, phương pháp dạy học Thủ

công - kỹ thuật, đánh giá kết quả học tập Thủ công - kỹ thuật ở tiểu học; một số bài tập

thực hành (thiết kế kế hoạch bài học, tổ chức dạy học theo chương trình, sách giáo khoa

tiểu học).

168. Tiếng Việt

Mã học phần: 061613

Khối lượng: 4(3,1)

Môn học trước: không

Giới thiệu một số kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và tiếng Việt (đối tượng, nhiệm vụ,

bản chất xã hội, hệ thống tín hiệu của ngôn ngữ và một số đặc trưng của tiếng Việt), ngữ

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

132

âm, từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt hiện đại, ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, phong cách học

Tiếng Việt hiện đại.

169. Văn học

Mã học phần: 061614

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Văn học, Tiếng Việt của bậc PTTH

Hệ thống hóa một số kiến thức, kỹ năng về Văn học viết Việt Nam đã học ở trung học

phổ thông (khái quát về những đặc điểm và thành tựu của văn học viết Việt Nam qua các

thời kỳ phát triển; Văn học viết Việt Nam) và phân tích một số tác phẩm văn học viết Việt

Nam có trong chương trình tiểu học.

Giới thiệu một số kiến thức về lý luận văn học, văn học dân gian, văn học thiếu nhi

Việt Nam; văn học nước ngoài trong chương trình Tiểu học.

170. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

Mã học phần: 061632

Khối lượng: 4(3,1)

Môn học trước: Tiếng Việt, Tiếng Việt thực hành

Học phần cung cấp những kiến thức và kỹ năng giúp tổ chức quá trình dạy học tiếng

Việt ở tiểu học như: kiến thức chung về phương pháp dạy học Tiếng Việt (đối tượng,

nhiệm vụ của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học, đặc điểm của học sinh tiểu

học trong quá trình học tập tiếng Việt, mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phương pháp dạy

học Tiếng Việt, chương trình và sách giáo khoa môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học); các yêu

cầu về kỹ năng thực hành tiếng Việt, phương pháp dạy học các phân môn Tiếng Việt ở tiểu

học, thực hành dạy học theo sách giáo khoa mới môn học Tiếng Việt ở tiểu học.

171. Lý luận dạy học và giáo dục

Mã học phần: 061641

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Những vấn đề chung về giáo dục học

Cung cấp cho SV kiến thức cơ bản về lý luận giáo dục và nghiên cứu khoa học giáo

dục: bản chất của quá trình giáo dục, nội dung, nguyên tắc và phương pháp, hình thức tổ

chức giáo dục ở trường tiểu học; quá trình dạy học ở trường tiểu học: bản chất, nhiệm vụ,

động lực, nguyên tắc, nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương

tiện dạy học và các đặc điểm của hoạt động dạy học ở trường tiểu học.

SV được tiếp nhận một số kiến thức cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở

tiểu học: khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc, nội dung, các hình thức, phương pháp, kỹ thuật

kiểm tra, đánh giá trong giáo dục tiểu học.

172. Cơ sở lý thuyết tập hợp và logic toán

Mã học phần: 061633

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

133

Môn học trang bị cho người học những kiến thức cần thiết cơ bản về: Tập hợp, quan

hệ, ánh xạ và những vấn đề cơ bản về lôgíc toán: Mệnh đề, hàm mệnh đề, suy luận và

chứng minh để tiếp thu các học phần sau, đồng thời phân tích và hiểu được cơ sở của một

số nội dung trong chương trình toán ở tiểu học.

173. Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học

Mã học phần: 061635

Khối lượng: 4(3,1)

Môn học trước: Tập hợp logic, Các tập hợp hợp số, Nhập môn LT và xác suất thống kê

Toán

Giới thiệu một số kiến thức về phương pháp dạy học Toán ở tiểu học: những vấn đề

chung về phương pháp dạy học Toán ở tiểu học (khái niệm, nội dung, phương pháp dạy

học, phương pháp kiểm tra đánh giá, sử dụng thiết bị và hình thức tổ chức dạy học toán ở

tiểu học); thực hành dạy học Toán ở tiểu học (dạy các mạch kiến thức toán theo chương

trình, sách giáo khoa tiểu học hiện hành, tổ chức các hoạt động dạy học Toán, thiết kế bài

giảng, kiểm tra đánh giá việc học môn Toán ở tiểu học, giải toán ở tiểu học).

174. Kiến thức chuyên sâu Tiếng Việt và PPDH Tiếng Việt

Mã học phần: 061636

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Tiếng Việt, PPDH Tiếng Việt

Môn học cung cấp kiến thức về nội dung và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả

học tập TV ở tiểu học; Đặc điểm, điều kiện và các phương pháp phát huy tính tích cực của

HS trong học tập. Qua đó, người học có khả năng phân tích, đánh giá kết quả học tập của

HS tiểu học; vận dụng kiến thức vào giảng dạy môn Tiếng Việt nhằm phát huy tính tích

cực của HS trong học tập

175. Kiến thức chuyên sâu Toán và PPDH Toán

Mã học phần: 061637

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Phương pháp dạy học toán ở tiểu học.

Bổ xung và mở rộng cho người học một số phương pháp thường sử dụng trong giải

toán ở tiểu học: Phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng; Phương pháp xét lần lượt các trường

hợp bằng cách sử dụng chặn trên, chặn dưới; Phương pháp tính ngược từ cuối; Phương

pháp đại số (dùng chữ thay số); Phương pháp giả thiết tạm; Phương pháp suy luận lôgíc;

Phương pháp của lý thuyết tổ hợp để người học nâng cao kỹ năng giải toán Tiểu học và có

thể làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi toán ở Tiểu học sau này.

176. Tự nhiên xã hội chuyên sâu

Mã học phần: 061438

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Cơ sở TNXH và PPDH TNXH

Môn học trang bị cho người học những nội dung kiến thức xung quanh

chủ đề khoa học, địa lí, lịch sử nâng cao và mở rộng hơn so với môn Cơ sở TN và XH

mà người học đã được nghiên cứu. Nhằm mục đích giúp người học có những hiểu biết sâu

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

134

rộng hơn về nội dung kiến thức liên quan đến các chủ đề trên; giúp người học hình thành

kỹ năng sử dụng tốt sơ đồ, lược đồ, bản đồ trong nghiên cứu và giảng dạy các chủ đề khoa

học, địa lí, lịch sử trong chương trình SGK lớp 4, 5

177. Kiến thức chuyên sâu Thủ công kỹ thuật - PPDH

Mã học phần: 061439

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Tâm lí học, sinh lí học, cơ sở TCKT

Môn học cung cấp, khắc sâu cho sinh viên kiến thức về phương pháp dạy học môn Thủ

công kỹ thuật. Qua đó hình thành kỹ năng thiết kế bài học, tập giảng môn học Thủ công kỹ

thuật các lớp tiểu học theo tinh thần đổi mới; kỹ năng tìm hiểu thực tế, thực hành thực tế

môn học này ở tiểu học.

178. Kiến thức chuyên sâu Đạo đức và PPDH

Mã học phần: 062640

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Đạo đức và PPDH

Môn học cung cấp thêm cho người học kiến thức và kỹ năng sống trong sinh hoạt hàng

ngày: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác với người khác, kỹ năng gắn kết giữa lý luận và

thực tiễn, kỹ năng đặt câu hỏi với người khác...

179. Phương tiện kỹ thuật dạy học và ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy

học ở tiểu học

Mã học phần: 062942

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Nhập môn tin học

Học phần này gồm một số kiến thức cơ bản về sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong

dạy học ở tiểu học (giới thiệu về vai trò, ý nghĩa, phân loại, cách sử dụng phương tiện kỹ

thuật thường dùng ở tiểu học); củng cố lại kiến thức và kỹ năng tin học đại cương (củng

cố, hệ thống hóa một số kiến thức, kỹ năng và sử dụng máy tính để soạn thảo, trình bày

văn bản); giới thiệu một số ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ở tiểu học (chủ

yếu đề cập đến việc khai thác Công nghệ thông tin phục vụ dạy các môn học: cách truy cập

và lấy thông tin trên mạng, gửi và nhận thư điện tử; sử dụng phần mềm Power Point trong

thiết kế và thực hiện các bài dạy ở tiểu học).

180. Kiến tập và thực hành sư phạm

Mã học phần: 061626

Khối lượng: 3(0,3)

Môn học trước: Tâm lí học đại cương, Giáo dục học đại cương, PPDH các phân môn ở

tiểu học.

Giới thiệu một số kiến thức cơ bản về nội dung lý luận về công tác đội TNTP HCM;

nguyên tắc, nội dung và phương pháp công tác đội TNTP HCM; phụ trách đội TNTP HCM

trong trường tiểu học, công tác nhi đồng, giúp cho sinh viên rèn luyện và hoàn thiện kỹ

năng thực hiện, tổ chức các hoạt động Đội và Sao nhi đồng ở trường tiểu học. Môn học còn

cung cấp một số kiến thức như: ý nghĩa, vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

135

ngoài lớp ở tiểu học; rèn luyện các kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài lớp cho học

sinh ở tiểu học.

Tham gia kiến tập một số giờ dạy các phân môn tiểu học ở trường tiểu học để hiểu rõ

được cấu trúc bài học ở tiểu học, tạo cơ sở cho công tác thực tập năm thứ 2, thứ 3.

181. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

Mã học phần: 061627

Khối lượng: 3(1,2)

Môn học trước: Các môn học về Tâm lí học và giáo dục học, PPDH các môn học.

Nội dung chính bao gồm: kiến thức rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm thường

xuyên (mục đích, nguyên tắc và chương trình); hệ thống kỹ năng nghiệp vụ sư phạm; hình

thức tổ chức và phương pháp, kỹ thuật rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, các hoạt

động rèn luyện kỹ năng dạy các môn học, tổ chức giáo dục, nghiên cứu khoa học giáo dục;

tổng kết đánh giá thực hành sư phạm thường xuyên.

182. Các tập hợp số

Mã môn học: 061634

Khối lượng: 3 (2,1)

Môn học trước: Cơ sở lý thuyết tập hợp và logic Toán

Giới thiệu sơ lược một số cấu trúc đại số cơ bản: nửa nhóm, vị nhóm, nhóm, vành,

trường làm cơ sở để xây dựng các tập hợp số.

Trang bị những kiến thức cần thiết cơ bản về tập hợp số tự nhiên và tập hợp số hữu tỷ

như: Phương pháp xây dựng, quan hệ thứ tự, các phép toán, lý thuyết chia hết, hệ ghi số.

Từ đó người học hiểu nội dung và cơ sở toán học của việc dạy học một số vấn đề về số tự

nhiên, phân số và số thập phân trong chương trình tiểu học.

Giới thiệu sơ lược về tập hợp số nguyên và tập hợp số thực để hoàn chỉnh cơ bản về hệ

thống số cho người học.

183. Thư viện học đại cương

Mã học phần: 153403

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Những kiến thức cơ bản về lý luận thư viện học như: khái niệm, bản chất và chức năng

của thư viện; đối tượng nghiên cứu và sự hình thành của thư viện học trên thế giới và ở

Việt Nam. Chính sách thư viện Việt Nam, các loại hình thư viện ở Việt Nam và các

nguyên tắc tổ chức sự nghiệp thư viện

184. Thư mục học đại cương

Mã học phần: 153404

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Thư viện học đại cương

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

136

Môn học thuộc phần kiến thức cơ sở của chương trình, bao gồm những vấn đề lý luận

về Thư mục học; Đối tượng nghiên cứu, mối quan hệ giữa Thư mục với Thư viện và

Thông tin học; Khái quát về lịch sử Thư mục học Thế giới và Việt Nam;

185. Thông tin học đại cương

Mã học phần: 153437

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không

Môn học thuộc phần kiến thức cơ sở của chương trình; bao gồm khái niệm cơ bản về

thông tin và thông tin học; Vai trò của thông tin, các loại hình đơn vị thông tin trong mạng

lưới thông tin Quốc gia, hợp tác Quốc tế về thông tin.

186. Lưu trữ học

Mã học phần: 153706

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Những kiến thức cơ bản về Lưu trữ học như: khái niệm và vai trò của công tác lưu trữ.

Đối tượng nghiên cứu, nội dung, cơ sở lý luận và phương pháp luận của Lưu trữ học.

187. Pháp chế thư viện

Mã học phần: 153407

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Những kiến thức cơ bản về pháp chế thư viện, bao gồm: những văn bản pháp quy hiện

hành về công tác thư viện - thông tin của Việt Nam; tình hình luật pháp thư viện - thông tin

hiện nay của một số nước tiên tiến trên thế giới.

188. Phương pháp nghiên cứu Thư viện học

Mã học phần: 153408

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Thư viện học đại cương.

Những kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu Thư viện học như: khái niệm,

nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thư viện học; giới thiệu một số phương pháp nghiên

cứu thông dụng trong Thư viện học; quy trình thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.

189. Thông tin trong phát hành xuất bản phẩm

Mã học phần: 153411

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Môn học cung cấp các phương pháp thông tin và người dùng tin, truyền phát thông tin

trong phát hành xuất bản phẩm.

190. Xây dựng và phát triển vốn tài liệu

Mã học phần: 153438

Khối lượng: 3(3,0)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

137

Môn học trước: Thư viện học đại cương

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, bao gồm những kiến

thức cơ bản về xây dựng và phát triển vốn tài liệu: khái niệm vốn tài liệu, bổ sung và xây

dựng, phát triển vốn tài liệu; các nguồn bổ sung, phương thức bổ sung, xây dựng chính

sách bổ sung và công tác thanh lý tài liệu.

191. Biên mục mô tả tài liệu

Mã học phần: 153413

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Xây dựng và phát triển vốn tài liệu

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, giúp học sinh có

những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành biên mục tài liệu; giới thiệu các quy tắc và

tiêu chuẩn mô tả thư mục tiêu biểu: mô tả tài liệu theo tiêu chuẩn quốc tế (ISBD); quy tắc

biên mục Anh - Mỹ (AACR 2), khổ mẫu biên mục đọc máy (MARC); các nguyên tắc, yêu

cầu và phương pháp mô tả các loại hình tài liệu; tổ chức công tác biên mục trong thư viện.

192. Định chủ đề và định từ khóa tài liệu

Mã học phần: 153414

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Thư viện học đại cương.

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, cung cấp cho sinh

viên những kiến thức cơ bản và kỹ năng định chủ đề và định từ khóa tài liệu: phân biệt các

khái niệm: đề mục chủ đề, từ chuẩn, từ khóa. Giới thiệu về các bảng đềm mục chủ đề tiêu

biểu của thế giới và các bộ từ khóa/từ điển từ khóa của Việt Nam. Phương pháp định chủ

đề, từ khóa tài liệu: các yêu cầu và quy trình định chủ đề và định từ khóa tài liệu.

193. Phân loại tài liệu

Mã học phần: 153439

Khối lượng: 4(2,2)

Môn học trước: Định chủ đề và định từ khóa tài liệu

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, bao gồm những kiến

thức và kỹ năng thực hành phân loại tài liệu, gồm: các khung phân loại tiêu biểu trên thế

giới và Việt Nam: khung phân loại thập phân Dewey (DDC); khung phân loại thập phân

bách khoa (UDC), bảng phân loại dùng cho các thư viện khoa học tổng hợp; phương pháp

phân loại tài liệu: các nguyên tắc, yêu cầu và quy trình phân loại tài liệu.

194. Lưu trữ thông tin và bộ máy tra cứu

Mã học phần: 153416

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Biên mục tài liệu

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, cung cấp cho học

sinh những kiến thức cơ bản và kỹ năng tiến hành lưu trữ thông tin và tổ chức bộ máy tra

cứu trong thư viện và cơ quan thông tin; nguyên tắc, phương pháp tổ chức các loại mục

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

138

lục, hộp phiếu và xây dựng cơ sở dữ liệu; phương pháp tổ chức bộ máy tra cứu truyền

thống và hiện đại.

195. Thư viện điện tử

Mã học phần: 153435

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Thư viện học đại cương

Những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành trong việc tạo lập và quản trị thư viện

điện tử, thư viện số; giới thiệu về phần mềm quản trị thư viện điện tử; phương pháp lập dự

án xây dựng thư viện điện tử; vấn đề số hóa tài liệu, tạo bộ sưu tập; thiết kế và tạo lập chế

độ tìm tin cho bộ sưu tập số.

196. Phần mềm quản trị thư viện

Mã học phần: 153436

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Thư viện điện tử

Những kiến thức cơ bản và kỹ năng sử dụng các phần mềm tư liệu và phần mềm quản

trị thư viện tích hợp; các đặc trưng của phần mềm tư liệu và các module cơ bản của phần

mềm quản trị tích hợp; các tiêu chí lựa chọn phần mềm quản trị thư viện.

197. Tổ chức bảo quản vốn tài liệu

Mã học phần: 153419

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Xây dựng và phát triển vốn tài liệu

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, trang bị cho sinh

viên những kiến thức về phương pháp bảo quản vốn tài liệu trong thư viện.

198. Tra cứu thông tin

Mã học phần: 153420

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Lưu trữ thông tin và Bộ máy tra cứu

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, giúp học sinh hiểu

được những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành tra cứu tìm tin phục vụ bạn đọc; giới

thiệu các khái niệm: tra cứu thông tin và tìm tin, các loại yêu cầu tin; quy trình tìm tin, các

phương tiện, công cụ tra cứu thông tin và các phương pháp tra cứu truyền thống, hiện đại.

199. Quản lý Thư viện và trung tâm thông tin

Mã học phần: 153440

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, bao gồm những kiến

thức cơ bản và kỹ năng tổ chức quản lý thư viện và cơ quan thông tin; khái quát về khoa

học tổ chức, quản lý thư viện thông tin; phương pháp thống kê, lập kế hoạch, viết báo cáo

thư viện thông tin.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

139

200. Công tác người đọc và dịch vụ thông tin thư viện

Mã học phần: 153422

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Quản lý thư viện và trung tâm thông tin

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, bao gồm những kiến

thức cơ bản của công tác người đọc và dịch vụ thư viện - thông tin; phương pháp nghiên

cứu nhu cầu thông tin - phương pháp thông tin giới thiệu tài liệu và tư vấn người đọc - tổ

chức môi trường đọc và dịch vụ thư viện - thông tin.

201. Tiếng Anh chuyên ngành (Khoa học thư viện)

Mã học phần: 152323

Khối lượng: 4(3,1)

Môn học trước: Tiếng anh 2

Môn học thuộc học phần kiến thức chuyên môn của chương trình, giúp sinh viên phân

loại, mô tả, định chủ đề, định từ khóa tài liệu nước ngoài được chính xác. Củng cố cho sinh

viên những kiến thức ngoại ngữ theo kiến thức chuyên ngành thư viện thông tin.

202. Công tác địa chí thư viện

Mã học phần: 153428

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của chương trình, bao gồm lý luận và

thực tiễn về tổ chức phục vụ tài liệu địa chí cho bạn đọc ở các thư viện.

203. Tổ chức hoạt động thông tin thư mục

Mã học phần: 153429

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Thư mục học đại cương.

Những kiến thức cơ bản và kỹ năng tổ chức hoạt động thông tin thư mục trong thư

viện và cơ quan thông tin; phương pháp biên soạn thư mục; phục vụ thông tin thư mục cho

người dùng tin.

204. Tổ chức phục vụ thư viện thiếu nhi và thư viện trường phổ thông

Mã học phần: 153430

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Thư viện học đại cương

Môn học này thuộc phần kiến thức chuyên môn của ngành, giúp sinh viên biết tổ chức

các hoạt động của thư viện thiếu nhi và thư viện trường học.

205. Thực tập nghiệp tốt nghiệp

Mã học phần: 153433

Khối lượng: 7(0,7)

Môn học trước: Các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

140

Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tế ngành thư viện

thông tin tại các trung tâm thông tin thư viện. Giúp sinh viên có thể trở thành một cán bộ

thư viện có phẩm chất chính trị, đạo đức, thành thạo các khâu xử lý nghiệp vụ thư viện.

206. Thực tế (Khoa học thư viện)

Mã học phần: 153434

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Các môn học cơ sở ngành

Củng cố và nâng cao kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực thư

viện thông tin.

207. Soạn thảo văn bản

Mã học phần: 143711

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Môn học này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về văn bản và văn

bản quản lý Nhà nước, kỹ thuật xây dựng văn bản, cấu trúc một số văn bản điển hình, kỹ

năng soạn thảo văn bản hành chính.

208. Toán ứng dụng C

Mã học phần: 190107

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không

Cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về giải tích toán học như: hàm số, ma

trận, vi phân, tích phân (tích phân bất định, tích phân xác định, tích phân suy rộng) để sinh

viên có đủ khả năng tiếp thu các kiến thức cơ sở và chuyên môn. Đồng thời rèn luyện cho

sinh viên khả năng tư duy lôgíc, phương pháp phân tích định lượng các vấn đề kinh tế để

ứng dụng khi học các học phần nâng cao

209. Kinh tế vi mô

Mã học phần: 190505

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: (02, 02, 0, 60)

Môn học trước: Các học phần Mác - Lê nin, Toán cao cấp 1.

Trang bị những kiến thức cơ bản giúp cho sinh viên hiểu và biết cách phân tích các vấn

đề về sử dụng nguồn lực một cách tối ưu trong phạm vi từng đơn vị kinh tế. Mặt khác, học

phần cũng cung cấp những kiến thức cơ bản làm nền tảng để nghiên cứu nhiều học phần

khác như: kinh tế công cộng, kinh tế đầu tư, kinh tế quốc tế, kinh tế ngành...

210. Pháp luật kinh tế

Mã học phần: 193606

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Các học phần Mác - Lê nin, Kinh tế vi mô.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

141

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức và hiểu biết cơ bản như: Những quy định

pháp luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp; Hành vi, phương thức thực hiện và các chế tài với

hành vi kinh doanh; Quy định về sử dụng lao động trong kinh doanh; Các quy định về hợp

đồng kinh tế, tranh chấp kinh tế và giải quyết các tranh chấp kinh tế trong hoạt động kinh

doanh, phá sản doanh nghiệp.

211. Lý thuyết thống kê

Mã học phần: 180104

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Toán ứng dụng C, Kinh tế vi mô

Cung cấp những lý luận về khoa học thống kê: Mặt lượng trong mối quan hệ với mặt

chất của các hiện tượng kinh tế-xã hội số lớn gắn liền với những điều kiện về không gian

và thời gian cụ thể. Trên cơ sở đó tập trung vào nghiên cứu quá trình tổ chức điều tra, tổng

hợp số liệu, phân tích và dự đoán các hiện tượng kinh tế-xã hội.

212. Quản trị học

Mã học phần: 190508

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Mác-Lênin, Kinh tế vi mô, Lý thuyết thống kê, Pháp luật kinh tế.

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản trị học được vận dụng trong

lĩnh vực kinh doanh như: Bản chất, vai trò, chức năng, quá trình phát triển của quản trị

kinh doanh; Đi sâu nghiên cứu quản trị ở một số lĩnh vực cụ thể của quá trình kinh doanh

như: quản trị sản xuất và tác nghiệp, môi trường kinh doanh, quyết định trong kinh doanh,

hoạch định chiến lược, quản trị nguồn nhân lực.

213. Tài chính - Tiền tệ

Mã học phần: 190609

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước:

Cung cấp những khái niệm cơ bản về tài chính, khái quát về hệ thống tài chính và các

khâu trong hệ thống tài chính cũng như mối quan hệ của chúng trong hệ thống tài chính.

Học phần cũng giới thiệu các khái niệm rất cơ bản về tiền tệ, lạm phát tiền tệ, cung cầu tiền

tệ và ngân hàng trung ương.

214. Nguyên lý kế toán:

Mã học phần: 190640

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước:

Cung cấp những kiến thức cơ bản về: Khái niệm, đối tượng, nguyên tắc, chức năng

nhiệm vụ, vai trò của kế toán; Các phương pháp kế toán và việc vận dụng các phương pháp

kế toán vào quá trình kế toán các hoạt động chủ yếu của một loại hình đơn vị cụ thể.

215. Kinh tế vĩ mô

Mã học phần: 190511

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

142

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Kinh tế Chính trị, Kinh tế Vi mô.

Gồm 6 chương, bao gồm các nội dung giới thiệu các khái niệm cơ bản, tính các chỉ

tiêu kinh tế tổng hợp, xác định sản lượng cân bằng, phân tích các chính sách tài khóa và

tiền tệ, xem xét tổng cung và tổng cầu, lạm phát và thất nghiệp, phân tích chính sách kinh

tế vĩ mô trong nền kinh tế mở, phân tích nguồn tăng trưởng.

216. Marketing

Mã học phần: 190512

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Quản trị học, Kinh tế vi mô

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về chính sách, phương pháp, kinh

nghiệm và nghệ thuật kinh doanh làm cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu các môn học

Marketing chuyên ngành sau này. Hình thành cho sinh viên năng lực khái quát và phân

tích các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, vận dụng kiến thức đã học

trong công việc.

217. Toán kinh tế

Mã học phần: 190141

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Toán ứng dụng C, Xác suất thống kê

Giúp sinh viên nắm vững được những kiến thức cơ bản của môn toán kinh tế thường

được áp dụng vào sản xuất và phương pháp xây dựng một số mô hình toán kinh tế. Qua đó

sinh viên có thể lựa chọn mô hình phù hợp, phân tích, thu thập và xử lý những số liệu cần

thiết thành lập mô hình toán kinh tế cho một vấn đề kinh tế được đặt ra.

218. Tài chính doanh nghiệp

Mã học phần: 190614

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Kế toán doanh nghiệp 1, Kế toán doanh nghiệp 2, Thuế, Phân tích hoạt

động doanh nghiệp

Trang bị các kiến thức cơ bản về: vấn đề cơ bản về bản chất, chức năng của tài chính

doanh nghiệp; vốn của doanh nghiệp; chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; tiêu thụ sản

phẩm, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận; công tác kế hoạch hóa tài chính trong doanh

nghiệp.

219. Tin học kế toán

Mã học phần: 190656

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Nhập môn tin học, Lý thuyết thống kê, Nguyên lý kế toán.

Học phần cung cấp những kiến thức, kỹ thuật tính toán căn bản trên máy tính được ứng

dụng trong thống kê và kế toán dựa vào phần mềm MICROSOFT EXEL.

220. Thuế

Mã học phần: 190643

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

143

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Kinh tế vi mô, Pháp luật kinh tế, Tài chính - Tiền tệ

Học phần bao gồm những vấn đề cơ bản về thuế và các chính sách thuế của Nhà nước

liên quan đến hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp. Học phần tập trung vào

việc nghiên cứu các sắc thuế hiện hành, làm rõ đặc điểm cơ bản của từng loại thuế, phương

pháp tính toán và các thủ tục cần thiết kê khai, nộp thuế đối với nhà nước.

221. Kế toán doanh nghiệp 1

Mã học phần: 190644

Khối lượng: 4(2,2)

Môn học trước: Nguyên lý kế toán

Học phần cung cấp những kiến thức chuyên môn chủ yếu về kế toán tài chính doanh

nghiệp như: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước; Kế toán nguyên liệu, vật liệu

và công cụ, dụng cụ; Kế toán tài sản cố định; Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm; Kế toán thành phẩm và tiêu thụ; Kế toán các nguồn vốn; Lập các báo cáo tài chính

chủ yếu.

222. Kế toán quản trị

Mã học phần: 190645

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính doanh nghiệp.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản có liên quan đến việc ghi chép, tổng hợp,

phân tích các khoản mục chi phí và dự toán chi phí cho kỳ kế hoạch, nhằm cung cấp thông

tin phục vụ cho chức năng kiểm soát và đánh giá chi phí kinh doanh.

223. Lý thuyết kiểm toán

Mã học phần: 190620

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Kế toán tài chính doanh nghiệp, Kế toán quản trị chi phí.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về kiểm toán như: khái niệm, bản chất, đối

tượng của kiểm toán, các phương pháp kiểm toán, trình tự các bước kiểm toán, chuẩn mực

kiểm toán...

224. Tổ chức công tác kế toán

Mã học phần: 190646

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Nguyên lý kế toán, kế toán tài chính DN1 và 2.

Học phần cung cấp những kiến thức chủ yếu về tổ chức công tác kế toán ở Việt Nam,

cách thức tổ chức bộ máy kế toán, các hình thức sổ sách, chứng từ kế toán, việc thực hiện

kiểm tra công tác kế toán. Chủ yếu là rèn cho sinh viên biết cách ghi các loại sổ sách,

chứng từ kế toán.

225. Kế toán doanh nghiệp 2

Mã học phần: 190647

Khối lượng: 4(2,2)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

144

Môn học trước: Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính DN 1.

Học phần mô tả những kiến thức lý thuyết chung nhất về kế toán doanh nghiệp như:

Kế toán các khoản đầu tư tài chính, các khoản dự phòng; kế toán vốn bằng tiền và tiền vay;

Kế toán các quan hệ thanh toán; Kế toán vốn chủ sở hữu và các nghiệp vụ khác; và Lập

các báo cáo tài chính chủ yếu.

226. Kế toán hành chính sự nghiệp:

Mã học phần: 190624

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Nguyên lý kế toán

Trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quát về kế toán hành chính sự nghiệp, vận

dụng chế độ kế toán trong các loại hình đơn vị hành chính sự nghiệp. Giúp sinh viên có

phương pháp nghiên cứu triển khai chế độ kế toán hiện hành trong các đơn vị hành chính

sự nghiệp; Có thể cụ thể hóa những hiểu biết vào quá trình thông tin và kiểm soát các hoạt

động tổ chức, huy động và sử dụng vốn trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

227. Phân tích hoạt động kinh doanh

Mã học phần: 190648

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Quản trị doanh nghiệp

Cung cấp cho sinh viên một số phương pháp phân tích hữu hiệu và thuận tiện hoạt

động kinh doanh, từ cách nhận định hiệu quả sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm, một

thương vụ cụ thể đến nhận định tổng quát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp trong một thời kì nhất định. Từ đó giúp sinh viên vận dụng những phương

pháp đã học phân tích quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phân tích kết quả và hiệu quả

sản xuất, phân tích tài sản và vốn của doanh nghiệp.

228. Đồ án môn học Kế toán doanh nghiệp

Mã học phần: 190626

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Kế toán doanh nghiệp 1, kế toán doanh nghiệp 2

Môn học trang bị những kiến thức ban đầu cho sinh viên làm quen với mô hình kế

toán tại đơn vị và bước đầu làm quen với cách thức hạch toán tổng hợp tại đơn vị cụ thể.

229. Kế toán ngân sách xã phường

Mã học phần: 190651

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Kế toán hành chính sự nghiệp

Môn học cung cấp những kiến về nghiệp vụ kế toán và có vai trò tích cực trong việc

quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Môn học này có vai trò tích cực

trong việc quản lý, kiểm soát quá trình sử dụng và quyết toán kinh phí nhà nước.

230. Kế toán xây dựng cơ bản

Mã học phần: 190649

Khối lượng: 2(1,1)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

145

Môn học trước: Nguyên lý kế toán

Môn học giới thiệu những vấn đề cơ bản trong doanh nghiệp xây lắp, hệ thống tài

khoản sử, phương pháp kế toán trong các giai đoạn của doanh nghiệp xây lắp.

231. Kế toán ngân hàng

Mã học phần: 190652

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính doanh nghiệp, Kế toán hành

chính sự nghiệp, Kế toán quản trị

Củng cố khắc sâu những kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng và nâng cao kiến thức

chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực tài chính kế toán; vận dụng những kiến thức đó

vào việc giải quyết những tình huống cụ thể trong hoạt động thực tiễn.

232. Nghiệp vụ ngân hàng

Mã học phần: 190650

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Tài chính - Tiền tệ, Quản lý ngân sách Nhà nước

Môn học này sẽ giúp sinh viên hiểu biết về hầu hết tất cả các nghiệp vụ (hoặc có thể

hiểu là sản phẩm/ dịch vụ) mà 1 NHTM cung cấp cho khách hàng. Từ quy trình, luật

TCTD tham chiếu đến các hiểu biết cần thiết, đặc điểm, các chủ thể tham gia, cách tính

toán với những sản phẩm định tính.

233. Kế toán các ngành kinh doanh đặc biệt

Mã học phần: 190653

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Nguyên lý kế toán, Kế toán doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp

Môn kế toán các ngành kinh doanh đặc biệt giới thiệu cho sinh viên nghiên cứu những

kiến thức cơ bản về đặc điểm hoạt động KD của các ngành ảnh hưởng đến công tác tổ chức

kế toán, kỹ năng về kế toán trong một số phân hành chủ yếu của các ngành kinh doanh đặc

biệt (kinh doanh thương mại, xây lắp nhận thầu, dịch vụ, các tổ chức tài chính như NHTM,

bảo hiểm...)

234. Kế toán công ty

Mã học phần: 190654

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính DN 1 và 2

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về công ty và kế toán công ty,

cách thức hạch toán nghiệp vụ trong các trường hợp: thành lập công ty, tăng giảm vốn đầu

tư, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, phát hành trái phiếu, giải thể, phá sản hay hợp nhất

công ty.

235. Tin học nâng cao

Mã học phần: 192955

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Tin học cơ sở, Mạng máy tính

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

146

Cung cấp cho học sinh kiến thức tổng quát về hệ thống thông tin, về phân tích thiết kế

một hệ thống thông tin và quá trình phát triển một hệ thống thông tin.

Cung cấp kiến thức về phương pháp phân tích, phương pháp thiết kế và xây dựng một

hệ thống thông tin.

Giới thiệu một số chủ đề cần thiết cho quá trình phân tích và thiết kế.

236. Kế toán máy

Mã học phần: 190642

Khối lượng: 3(0,3)

Môn học trước: Kế toán doanh nghiệp 1-2, Kế toán hành chính sự nghiệp, Nhập môn

tin học,...

Học phần chia làm 2 phần:

- Phần 1: Thực hành các phần hành kế toán doanh nghiệp trên phần mềm kế toán.

- Phần 2: Thực hành các phần hành kế toán hành chính sự nghiệp trên phần mềm kế

toán.

237. Thực tập tốt nghiệp (kế toán)

Mã học phần: 190639

Khối lượng: 6(0,6)

Môn học trước: Sau khi học xong toàn bộ chương trình.

Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học có hướng dẫn của giáo viên, có báo cáo thực

tập thông qua bộ môn.

238. Tâm lý học quản lý:

Mã học phần: 172401

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản một cách có hệ thống những tri thức

cần thiết về đặc điểm tâm lý người dưới quyền, yêu câu và đặc điểm tâm lý của nhà quản

lý, người lãnh đạo, những điều cần lưu ý khi kiến tạo các mối quan hệ trong quá trình quản

lý dưới góc độ tâm lý học, vấn đề động viên con người, những hiện tượng tâm lý - xã hội

trong tập thể, vai trò và nghệ thuật của giao tiếp trong quản lý, vv

239. Nguyên lý kế toán

Mã học phần: 170610

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Quản trị học

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về các nguyên lý kế toán chung và việc

vận dụng nó vào doanh nghiệp, bao gồm: Các khái niệm và phạm vi của kế toán; Các kỹ

thuật ghi chép và lập báo cáo kế toán tài chính; Các phương pháp tác nghiệp của kế toán

như: phương pháp chứng từ và sổ sách kế toán, phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán;

Các nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong các loại hình doanh nghiệp.

240. Thống kê doanh nghiệp

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

147

Mã học phần: 170111

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Lý thuyết thống kê

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống về các phương pháp thu

thập, tổng hợp thông tin phục vụ cho việc đánh giá, phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó rút ra kết luận cần thiết làm căn cứ cho việc đề xuất

các quyết định quản lí, thúc đẩy hiện tượng phát triển hợp quy luật và nâng cao hiệu quả

sản xuất của doanh nghiệp.

241. Quản lý ngân sách nhà nước

Mã học phần: 170713

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Pháp luật kinh tế

Tổ chức hệ thống NSNN Việt Nam; Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của

tổ chức, cá nhân trong thu – chi NSNN; Tín dụng Nhà nước; Lập dự toán NSNN; Tổ chức

chấp hành thu, chi NSNN; Giao dịch thu, chi NSNN qua kho bạc Nhà nước; Quyết toán

NSNN; Kiểm tra chu trình NSNN.

242. Quản trị tài chính doanh nghiệp

Mã học phần: 170537

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Tài chính-Tín dụng, Quản trị doanh nghiệp

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản đối với các vấn đề về tài

chính doanh nghiệp để sau khi tốt nghiệp sinh viên hoàn toàn có thể hiểu và áp dụng một

cách thành thục các kiến thứ trong lĩnh vực quản lý tài chính để giải quyết vấn đề cố hữu

về mặt tài chính của công ty.

243. Quản lý chất lượng

Mã học phần: 170515

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Toán kinh tế

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng như: Chất lượng sản

phẩm; Quá trình phát triển của quản lý chất lượng, chi phí chất lượng; Mối quan hệ giữa

chất lượng với năng suất và sức cạnh tranh; Hệ thống chất lượng; Kiểm tra và đánh giá

chất lượng; Các công cụ thống kê sử dụng trong quản lý chất lượng.

244. Kế toán doanh nghiệp

Mã học phần: 170638

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Nguyên lý kế toán

Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức để vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp và

phương pháp nghiên cứu triển khai chế độ kế toán hiện hành trong các doanh nghiệp. Nhờ

đó sinh viên cụ thể hóa những hiểu biết vào quá trình thông tin và kiểm soát các hoạt động

tổ chức, huy động và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

148

245. Quản trị doanh nghiệp

Mã học phần: 170518

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Quản trị học

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất của Đảng và Nhà nước ta về đổi

mới cơ chế quản lý và những vấn đề lý luận, phương pháp luận có tính qui luật và kinh

nghiệm quản lý doanh nghiệp công nghiệp; Các kĩ năng xây dựng các mô hình toán phù

hợp.

246. Quản trị sản xuất

Mã học phần: 170539

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Quản trị doanh nghiệp

Cung cấp cho sinh viên những lí luận và phương pháp tính toán cơ bản cho các nhà

quản trị trong việc lập kế hoạch chung và ngắn hạn cũng như việc điều độ sản xuất và tác

nghiệp trong doanh nghiệp của mình.

247. Tài chính - Tín dụng

Mã học phần: 170620

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Quản trị học

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về mối quan hệ kinh tế giữa các thực

thể tài chính phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài

chính. Giới thiệu cấu trúc, sự hoạt động của các khâu trong hệ thống tài chính như: tài

chính Nhà nước, tài chính khu vực phi tài chính, tài chính của khu vực tài chính, tài chính

các hộ gia đình và tài chính các tổ chức xã hội trong nền kinh tế thị trường mở.

248. Marketing căn bản

Mã học phần: 170521

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Quản trị học

Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về các nguyên lý marketing và việc vận

dụng vào thực tiễn kinh doanh, bao gồm: Định nghĩa marketing hiện đại; Đại cương hoạt

động marketing của doanh nghiệp như môi trường marketing và thị trường của doanh

nghiệp; Nhận dạng nhu cầu và hành vi khách hàng; Phương pháp luận nghiên cứu

marketing và nguyên lý ứng xử của doanh nghiệp với thị trường của nó, bao gồm: chiến

lược và các chính sách marketing căn bản, tổ chức quản trị marketing của doanh nghiệp.

249. Thị trường chứng khoán

Mã học phần: 170623

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Tài chính – Tín dụng

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

149

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thị trường chứng khóan, làm quen

với cơ chế vận hành của thị trường chứng khóan, nắm vững được các yếu tố cơ bản của thị

trường chứng khóan, tiếp cận và ứng xử trong thị trường chứng khóan.

250. Lập và thẩm định dự án đầu tư

Mã học phần: 170740

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Tài chính - Tín dụng

Môn học này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những vấn đề lý luận

chung; Nội dung và trình tự lập dự án đầu tư; Phân tích thị trường; Phân tích tài chính các

dự án đầu tư; Phân tích kinh tế xã hội và môi trường dự án; Thẩm định các dự án đầu tư;

Quản lý các dự án đầu tư.

251. Quản trị nguồn nhân lực

Mã học phần: 170541

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Quản trị doanh nghiệp

Môn học chú trọng trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng căn bản về quản trị

nguồn nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp. Đồng thời, môn học cũng quan tâm hướng

dẫn sinh viên phát triển khả năng phân tích các vân đề trong thực tiễn quản trị nguồn nhân

lực.

252. Chiến lược kinh doanh

Mã học phần: 170542

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Quản trị doanh nghiệp

Học phần chiến lược doanh nghiệp, nhằm giới thiệu cho học viên những kiến thức

chung trong việc định hướng các hoạt động tương lai của doanh nghiệp. Môn học sẽ cung

cấp các kiến thức nhằm đánh giá các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá tình

hình môi trường kinh doanh, các tiêu chí lựa chọn ngành nghề và cách thức thực hiện các

chiến lược kinh doanh trong điều kiện mong kinh doanh luôn biến động.

253. Quản trị rủi ro trong kinh doanh

Mã học phần: 170528

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Quản trị doanh nghiệp

Học phần này nhằm giúp cung cấp cho sinh viên một số kiến thức nhận biết về khả

năng rủi ro trong kinh doanh. Từ đó sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã học vào

thực tiễn để đưa ra chiến lược thích hợp vào công việc quan trị sản xuất kinh doanh.

254. Tin học ứng dụng trong kinh doanh

Mã học phần: 172943

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Tin học đại cương

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

150

Cung cấp những kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng trong quản trị kinh doanh;

Những ứng dụng của các phần mềm Foxpro, Winwords, Excel trong các bài toán kinh

doanh và các kỹ thuật quản trị; Xử lý, gửi, nhận tin trên mạng cục bộ cũng như Internet.

255. Kinh doanh thương mại

Mã học phần: 170544

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Marketing căn bản

Học phần tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản như sản phẩm, dịch vụ, cung ứng

hàng hóa và đầu tư trong doanh nghiệp thương mại.

256. Quản trị doanh nghiệp thương mại

Mã học phần: 170545

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Marketing căn bản

Quản trị doanh nghiệp thương mại nghiên cứu vào các doanh nghiệp thương mại, và

hoạt động thương mại của các doanh nghiệp khác qua đó làm rõ và tập trung hơn các

phương thức quản trị như hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra.

257. Quản trị thương hiệu

Mã học phần: 170546

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Marketing căn bản

Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về thương hiệu; cách thức xây dựng thương

hiệu; thiết kế, đăng ký thương hiệu; quản lý thương hiệu trong quá trình kinh doanh

258. Quản trị marketing

Mã học phần: 170547

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Marketing căn bản

Học phần gồm 10 chương, tập trung nghiên cứu những vấn đề về quản trị marketing,

các phương thức, chiến lược về hoạch định sản phẩm, phát triển thị trường,…

259. Kinh tế môi trường

Mã học phần: 170734

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Quản trị học

Môn học nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về mối quan hệ tương

tác, phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường, nhằm đảm bảo một sự phát

triển ổn định, liên tục, bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy con người làm trung

tâm; Sinh viên có hiểu biết cơ bản về quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường thông qua

các công cụ kinh tế, quản lý và công cụ khác.

260. Kinh tế phát triển

Mã học phần: 170735

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

151

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Kinh tế vĩ mô

Môn học cung cấp những hiểu biết về vai trò của tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao

động, ngoại thương để vận dụng trong thực tế của ngành kinh tế.

261. Thực tập tốt nghiệp (Quản trị kinh doanh)

Mã học phần: 170536

Khối lượng: 6(0,6)

Môn học trước: Sau khi học xong toàn bộ chương trình.

Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học có hướng dẫn của giáo viên, có báo cáo thực

tập thông qua bộ môn.

262. Toán ứng dụng A

Mã học phần: 200101

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không

Giới thiệu các kiến thức về giới hạn của dãy số và hàm số, sự liên tục của hàm số, phép

tính vi tích phân của hàm số một biến và nhiều biến, đại số tuyến tính. Nhấn mạnh các ứng

dụng của toán học trong công nghệ kỹ thuật.

263. Cơ ứng dụng

Mã học phần: 203045

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Phần I. Cơ học lý thuyết: chuyển động của chất điểm. Chuyển động cơ bản của vật rắn.

Hợp chuyển động của chất điểm. Chuyển động song phẳng của vật rắn. Động học cơ cấu.

Các khái niệm cơ bản và hệ tiên đề tĩnh học. Lý thuyết mômen và ngẫu lực. Các định luật

cơ bản của động lực học. Phương trình vi phân chuyển động. Động lực học cơ hệ. Các định

lý tổng quát của động lực học.

Phần II. Sức bền vật liệu: mở đầu. Kéo nén đúng tâm. Xoắn thuần tuý của thanh

phẳng. Uốn phẳng của thanh thẳng. Thanh chịu lực phức tạp.

264. Vật lý đại cương

Mã học phần: 200402

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần bao gồm 3 phần:

* Cơ học: Cung cấp các kiến thức cơ bản về cơ học cổ điển. Nội dung chính bao gồm:

các định luật Newton, định luật hấp dẫn, các định luật bảo toàn trong chuyển động của chất

điểm, hệ chất điểm và vật rắn.

* Nhiệt học: Cung cấp các kiến thức về chuyển động nhiệt phân tử và các nguyên lý cơ

bản của nhiệt động lực học.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

152

* Điện tử học: Cung cấp các kiến thức liên quan đến các tương tác tĩnh điện, các tương

tác tĩnh từ và mối liên hệ giữa điện trường và từ trường biến thiên.

265. Điện tử cơ bản

Mã học phần: 203047

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không

Giới thiệu các linh kiện bán dẫn (diode, transistor và các linh kiện khác); Các sơ đồ nối

– phân cực cho các linh kiện bán dẫn; Mạch khuyếch đại tín hiệu nhỏ tần số thấp; Các

mạch khuyếch đại ghép tầng, phản hồi âm; Khuyếch đại tần số cao, khuyếch đại cộng

hưởng; Mạch phản hồi dương, máy tín hiệu dạng sin và khác sin; Mạch khuyếch đại thuật

toán và ứng dụng; Nguồn nuôi cho thiết bị điện tử.

266. Mạch điện

Mã học phần: 203008

Khối lượng: 4(4,0)

Môn học trước: Không

Các khái niệm cơ bản về mạch điện, các phần tử trong mạch điện, các định luật cơ bản

của mạch điện, các phương pháp phân tích và giải mạch điện DC và AC, cấu tạo nguồn

xoay chiều 3 pha, tải ba pha, mạch ba pha, cấu tạo mạng hai cửa, các thông số của mạng

hai cửa, ghép nối mạng hai cửa.

267. Khí cụ điện và máy điện

Mã học phần: 203048

Khối lượng: 4(4,0)

Môn học trước: Không

Các vấn đề cơ bản trong khí cụ điện: mạch từ, sự trao đổi năng lượng điện - điện cơ,

hồ quang điện, các chế độ phát nóng, tiếp xúc điện. Một số chủng loại khí cụ điện; các chế

độ làm việc, sơ đồ thay thế, giản đồ vectơ và đặc điểm vận hành của máy biến áp; các vấn

đề cơ bản của máy điện quay. Động cơ không đồng bộ, máy điện một chiều; các động cơ

đặc biệt công suất nhỏ cùng các đặc tính vận hành.

268. Linh kiện quang điện tử

Mã học phần: 203055

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, đặc

tính kỹ thuật, đo đạc, các mạch cơ bản và ứng dụng của các linh kiện quang điện tử.

269. Autocad

Mã học phần: 202946

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước:

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

153

Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về CAD (Computer Aided Design) và

cách thể hiện theo đúng quy cách trên một bản vẽ kỹ thuật thông qua các kiến thức về: tỉ

lệ, kích thước, các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt…

270. Kỹ thuật số

Mã học phần: 203049

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Bao gồm 3 phần:

- Các cổng logic và đại số boole: hệ thống số đếm, các cổng logic (A ND, OR, NOR,

NOT,....), các tiên đề và định lý của đại số boole.

- Mạch tổ hợp và mạch tuần tự: mạch logic, Flip-Flop, bộ cộng nhị phân, bộ đếm,

thanh ghi.

- Bộ biến đổi ADC và DAC và Bộ nhớ bán dẫn.

271. Điện tử công suất

Mã học phần: 203050

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Điện tử cơ bản

Cung cấp các kiến thức cơ bản của điện tử công suất liên quan đến ngành công nghệ

kỹ thuật điện bao gồm các linh kiện bán dẫn, các bộ biến đổi công suất như bộ chỉnh lưu,

bộ nghịch lưu, bộ biến đổi điện áp một chiều, bộ biến đổi áp xoay chiều và một số ứng

dụng trong công nghiệp và hệ thống điện.

272. Đo lường và cảm biến

Mã học phần: 203051

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Đo lường điện và thiết bị đo

Khảo sát phương pháp biến đổi các đại lượng không điện (nhiệt độ, độ dài, khoảng

cách, trọng lượng, áp suất …) thành tính hiệu điện, đo lường và xử lý chúng để phục vụ

cho điều khiển quá trình; ứng dụng vi xử lý hoặc máy tính trong phương pháp thu nhận, xử

lý và điều khiển các tín hiệu điện được chuyển đổi từ các cảm biến.

273. Hệ thống điều khiển tự động

Mã học phần: 203052

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Trang bị kiến thức cơ bản về lý thuyết Điều khiển tự động để phân tích và thiết kế hệ

thống tuyến tính liên tục, hệ phi tuyến và hệ rời rạc. Yêu cầu sinh viên nắm vững được một

số công cụ phần mềm, đặc biệt là phần mềm Matlab để phân tích và thiết kế các hệ thống

kỹ thuật.

274. Vật liệu điện, điện tử

Mã học phần: 203054

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

154

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Vật lý điện môi: Cấu tạo chất, tính dẫn điện của điện môi, phân cực điện môi, tổn thất

điện môi, phá hủy điện môi, tính chất hóa lý và cơ của điện môi.

Vật liệu điện: Vật liệu cách điện, vật liệu bán dẫn, vật liệu dẫn điện, vật liệu từ, điện

môi tích cực.

275. Vi xử lý

Mã học phần: 203056

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Kỹ thuật số

Kiến thức căn bản về hệ vi xử lý và CPU tổng quát. Kỹ thuật lập trình cho vi xử lý.

Thiết kế giao diện, thử nghiệm và phân tích hỏng hóc cho các hệ vi xử lý và vi điều khiển

8 bit, 16 bit, 32 bit. Kiến thức về kiến trúc các hệ vi xử lý và ứng dụng. Các bộ vi xử lý cao

cấp theo 2 hướng RISC và CISC. Các phương pháp nâng cao tốc độ xử lý lệnh như: kỹ

thuật đường ống (pipeline), bộ nhớ cache (cache memory). Tổ chức và quản lý bộ nhớ. Các

cấu trúc song song trong công nghệ máy tính.

276. An toàn điện

Mã học phần: 203053

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về an toàn điện cho con người và thiết bị

điện khi thiết kế, vận hành hệ thống điện trong các lĩnh vực sửa chữa, xây dựng các công

trình điện. Ngoài ra còn trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấp cứu nạn nhân

khi bị điện giật, các kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ

trong lĩnh vực điện.

277. Kỹ thuật audio và video

Mã học phần: 203057

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không

Tổng quan về hệ thống audio-video. Hệ thống thu - phát thanh AM và FM. Hệ thông

thu - phát hình đen trắng. Hệ thống thu - phát hình màu. Máy ghi - phát hình VCR (video

cassette recorder)

Khái niệm cơ bản về hệ thống số. Hệ thống thu - phát thanh số. Hệ thống truyền hình

số. Phân phối tín hiệu bit – nối tiếp và ghép kênh. Nén tín hiệu audio và video số. Truyền

hình có độ phân giải cao (HDTV). Truyền hình multimedia. Video camera số.

278. Mạng và cung cấp điện

Mã học phần: 203058

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Mạch điện

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

155

Cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống cung cấp điện, các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật

của phương án cung cấp điện, tính toán phụ tải điện, thiết kế trạm biến áp, tính toán tổn

thất, lựa chọn các phần tử trong mạng phân phối hạ áp và thiết kế chiếu sáng công nghiệp.

279. Đồ án

Mã học phần: 203042

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Các môn cơ sở và các môn chuyên ngành

Sinh viên thực hiện đồ án học phần để giải quyết một nhiệm vụ cơ bản trong lĩnh vực

công nghệ kỹ thuật điện - điện tử.

280. Thực hành điện cơ bản

Mã học phần: 203025

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Đo lường - cảm biến, mạng và cung cấp

Trang bị cho sinh viên các kiến thức co bản về các nội dung an toàn điện sử dụng dụng

cụ đo, lắp ráp, sửa chữa mạch điện chiếu sáng trong công nghiệp và dân dụng, mạch điều

khiển động cơ không đồng bộ ba pha.

281. Thực hành về đo lường và cảm biến

Mã học phần: 203062

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Đo lường – Cảm biến

Các bài thực hành về kỹ thuật đo lường các đại lượng không điện (quá trình) thông qua

các cảm biến sử dụng. Xử lý các tín hiệu và ghép nối với máy tính.

Thực hành với các cảm biến từ trường, nhiệt độ, tọa độ (thước đo tuyến tính và LVTD),

quang, hồng ngoại, siêu âm, Load cell, truyền ĐK nhiều kênh đi xa

282. Thực hành điện tử cơ bản

Mã học phần: 203027

Khối lượng: 3(0,3)

Môn học trước: Điện tử cơ bản

Hệ thống các bài thực tập điện tử cơ bản tập trung vào thực hành khảo sát: Đặc tính

linh kiện bán dẫn, vi mạch tương tự, Các mạch điện tử cơ bản (khuyếch đại, phản hồi),

máy phát, xử lý tương tự, điều chế AM-FM)

283. Thực hành kỹ thuật số

Mã học phần: 203061

Khối lượng: 3(0,3)

Môn học trước: Kỹ thuật số

Hệ thống các bài thực tập về kỹ thuật số tập trung vào thực hành khảo sát các mạch

điện tử logic sử dụng linh kiện bán dẫn và vi mạch số như các mạch: Cổng logic, Phân –

hợp kênh (multiplexer), so sánh (comparator), mã hóa và giải mã (decoder), máy phát

xung, trigger, mạch đếm (counter), bộ nhớ (ROM, RAM), DAC …

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

156

284. Vận hành và điều khiển hệ thống điện

Mã học phần: 203028

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Máy điện,

Hệ thống cung cấp điện, Nhà máy điện và trạm biến áp. Môn học nhằm cung cấp cho

sinh viên các kiến thức về các phần tử trong hệ thống điện; các chế độ làm việc khác nhau

của hệ thống điện, tính toán vận hành tối ưu các nhà máy nhiệt điện và thủy điện; các công

tác vận hành ở các nhà máy điện, trạm biến áp và đường dây; các nguyên lý điều chỉnh tần

số và điện áp trong hệ thống điện và nguyên lý điều khiển nguồn.

285. Nhà máy điện và trạm điện

Mã học phần: 203029

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Hệ thống cung cấp điện

Giới thiệu chung về hệ thống điện, nhà máy điện và trạm biến áp. Phân tích các chế độ

làm việc của hệ thống điện; chế độ làm việc lâu dài, ngắn hạn của thiết bị điện; chế độ làm

việc của điểm trung tính. Giới thiệu máy biến áp điện lực, các loại máy biến áp trong hệ

thống điện; tính toán lựa chọn máy biến áp theo điều kiện quá tải bình thường và theo điều

kiện quá tải sự cố. Giới thiệu và phương pháp lựa chọn các loại khí cụ điện, phần dẫn điện,

thiết bị phân phối điện trong nhà máy điện và trạm biến áp. Sơ đồ cấu trúc và sơ đồ nối

điện trong nhà máy điện và trạm biến áp. Tự dùng, điện một chiều trong nhà máy điện và

trạm biến áp; điều khiển, đo lường, kiểm tra, tín hiệu trong nhà máy điện và trạm biến áp.

286. Tự động hóa và bảo vệ rơle

Mã học phần: 203030

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Nhà máy điện và trạm biến áp.

Giới thiệu các loại bảo vệ trong hệ thống điện, tính toán cho biến dòng, biến áp. Xác

định các thông số kỹ thuật trong bảo vệ, và các loại bảo vệ trong các máy phát, máy biến

áp, đường dây

287. Kỹ thuật chiếu sáng

Mã học phần: 203031

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Mạng và cung cấp điện

Cung cấp cho học sinh về các đại lượng cơ bản; các loại nguồn sáng; các loại thiết bị

chiếu sáng và các thông số ký thuật; các nguyên tắc và tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo;

chiếu sáng đường phố; xác định phụ tải chiếu sáng, các ký hiệu và sơ đồ đi dây hệ thống

chiếu sáng.

288. Điện công nghiệp

Mã học phần: 203032

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

157

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống điện; khí cụ điện hạ áp

dùng trong dân dụng và công nghiệp; cung cấp cho sinh viên khả năng tính toán dây dẫn;

các thiết bị đóng cắt bảo vệ cho công trình dân dụng và công nghiệp; cách lắp đặt, sửa

chữa điện công nghiệp.

289. Hệ thống viễn thông 1

Mã học phần: 203033

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Truyền sáng trong môi trường điện môi; Họ các linh kiện phát quang, thu quang, biến

đổi quang; Hệ thống thông tin sợi quang, các phương pháp điều chế, giải điều chế, ghép

kênh, tách kênh quang. Tính toán, thiết kế hệ thống.

290. Hệ thống viễn thông 2

Mã học phần: 203034

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Anten truyền sóng

Học phần giới thiệu khái quát về lịch sử của thông tin, cách điều khiển một cuộc gọi,

cách can nhiễu và xác đinh được lưu lượng. Giới thiệu về đặc tính truyền sóng của vô

tuyến di động và giúp người học hiểu về hệ thống GSM/GPRS.

291. An ten truyền sóng

Mã học phần: 203035

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Anten là hệ thống cho phép truyền và nhận năng lượng trường điện từ giữa máy phát

và máy thu, môn học này giới thiệu những thông số cơ bản nhất để đánh giá và thiết kế hệ

thống bức xạ anten, trường bức xạ của các nguyên tố dòng, lưỡng cực,…hệ thống bức xạ,

từ đó là cho phép sinh viên nghiên cứu các anten cụ thể như Yagi, parabol, loga,…. Ngoài

ra môn học còn cung cấp cho sinh viên các kiến thức truyền sóng vô tuyến trong không

gian tự do, trong tầng đồi lưu, tầng điện ly...

292. Hệ thống thông tin số

Mã học phần: 203036

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Cung cấp cho học sinh khái quát về hệ thống thông tin số; kỹ thuật mã hoá tín hiệu;

cách ghép kênh số và xử lý tín hiệu; kỹ thuật điều chế số; đồng hồ hệ thống thông tin số.

293. Kỹ thuật phát thanh – truyền hình

Mã học phần: 203037

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Kỹ thuật audio và video

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

158

Giúp học sinh có cái nhìn một cách tổng quát về sự hình thành và phát triển của kỹ

thuật truyền hình; các phương pháp xử lý tín hiệu, truyền dẫn tín hiệu (cáp, vệ tinh, mặt

đất); các tiêu chuẩn truyền hình thông dụng.

294. Thực tế (Chuyên ngành kỹ thuật điện)

Mã học phần: 203064

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Các môn chuyên nghành

Thực tế các nhà máy nhiệt điện như Quảng Ninh, Ninh Bình, các thuỷ điện như Hoà

Bình, Sơn La. Tìm hiểu quy trình hoạt động của các nhà máy và học hỏi cách chuyển giao

công nghệ của nhà máy.

295. Thực tập cuối khóa (công nghệ kỹ thuật điện)

Mã học phần: 072934

Khối lượng: 6(0,6)

Môn học trước: Các môn chuyên nghành

Củng cố và nâng cao kiến thức lý thuyết, thực hành về chuyên môn nghiệp vụ. Vận

dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể thông qua trong thực tế.

296. Toán cao cấp 2

Mã học phần: 070102

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Toán cao cấp 1

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về Không gian véc tơ, không gian con, cơ sở

và số chiều của không gian véc tơ hữu hạn chiều; Ánh xạ tuyến tính; Các phép tính trên ma

trận, giá trị riêng và véc tơ riêng của một ánh xạ tuyến tính

297. Kỹ thuật điện - điện tử

Mã học phần: 070404

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Vật lý đại cương

Kỹ thuật điện: Nguồn điên, mạng điện phân phối; mạch điện một pha và ba pha. Các

loai máy điện: máy biến áp; máy điện đồng bộ và không đồng bộ.

Kỹ thuật điện tử: Các linh kiện điện tử, các mạch điện tử cơ bản trong kỹ thuật điện tử

tương tự: mạch nguồn, mạch khuếch đại điện áp, khuếch đại công suất; một số mạch số:

các mạch mã hóa và giải mã; bộ phân kênh, tách kênh, bộ đếm..; cấu trúc của máy tính

điện tử số

298. Tin học đại cương

Mã học phần: 072907

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Học phần tập trung giới thiệu các khái niệm cơ bản về Tin học và công nghệ thông tin;

tri thức về máy tính điện tử (kiến trúc, lịch sử phát triển,...); các hệ đếm liên quan tới máy

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

159

tính; bước đầu có kiến thức về đại số Boole và các kiến thức liên quan tới giải thuật (khái

niệm, đặc trưng, các phương pháp mô tả); kiến thức, kỹ năng cơ bản về hệ điều hành MS

DOS; kiến thức, kỹ năng cơ bản và chuyên sâu trên hệ điều hành Windows; cách sử dụng

internet để trao đổi, khai thác thông tin về virus máy tính và tri thức chuyên ngành qua qua

Internet

299. Phương pháp tính

Mã học phần: 072908

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Toán cao cấp 2

Học phần này giới thiệu những vấn đề cơ bản của phép tính gần đúng như sai số, các

quy tắc về sai số còn trình bày các phương pháp cơ bản để giải một số bài toán cụ thể

300. Toán rời rạc

Mã học phần: 072936

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không

Học phần này giúp sinh viên tích luỹ được các kiến thức cơ bản về logic, tập hợp, quan

hệ và ứng dụng. Trình bày những vấn đề liên quan đến giải tích tổ hợp như nguyên lý đếm

cơ bản, sinh các hóan vị và tổ hợp, nguyên lý Dirichlet. Việc giải các hệ thức truy hồi và

ứng dụng; Trình bày một số khái niệm và bài toán cơ bản trên đồ thị, cây và mạng; Nhập

môn về các máy trạng thái hữu hạn, ôtômat và quan hệ giữa ngôn ngữ hình thức và ôtômat

301. Cơ sở dữ liệu

Mã học phần: 072937

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không

Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quan về cơ sở dữ liệu quan hệ

như: các khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu, mô tả các khái niệm về cơ sở dữ liệu, ba mô

hình dữ liệu cơ bản; Ngôn ngữ thao tác dữ liệu, mô tả cơ sở dữ liệu quan hệ, ngôn ngữ hỏi

có cấu trúc SQL; Thiết kế một cơ sở dữ liệu, trình bày về phụ thuộc hàm, phép tách các

lược đồ quan hệ, chuẩn hóa lược đồ quan hệ.

302. Lập trình căn bản (Ngôn ngữ Pascal hoặc C)

Mã học phần: 072938

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Tin học đại cương

Học phần này giúp sinh viên tích luỹ được các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình

hướng cấu trúc. Đồng thời sinh viên được đi sâu nghiên cứu một số tri thức về ngôn ngữ

lập trình Turbo Pascal làm cơ sở cho các học phần chuyên ngành sau này

303. Tin học văn phòng

Mã học phần: 072939

Khối lượng: 4(2,2)

Môn học trước: Tin học đại cương

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

160

Học phần này giúp sinh viên tích lũy được các kiến thức cơ bản, rèn luyện một số kỹ

năng cơ bản và biết cách xử lý một số sự cố khi sử dụng chương trình Microsoft Word và

chương trình Microsoft Excel

304. Lập trình quản lý (Microsoft Access)

Mã học phần: 072940

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Lập trình căn bản, Cơ sở dữ liệu

Học phần cung cấp một số kiến thức cơ bản về lập trình Access Basic, cách sử dụng

các đối tượng mà Access cung cấp. Sử dụng các cấu trúc điều khiển, các lệnh và hàm cơ

bản để viết lệnh trên Windows. Giúp cho người học quản lý và xây dựng các ứng dụng cơ

sở dữ liệu trên Microsoft Access. Người học xây dựng được các ứng dụng trong cũng như

biết các Modules trong Access Basic

305. Lập trình trên windows 1 (ngôn ngữ VB)

Mã học phần: 072941

Khối lượng: 3(2,1)

Học phần cung cấp một số kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình trên Windows, cách

thiết kế giao diện, tạo report và liên kết đến CSDL bằng cách sử dụng các thành phần cơ

bản, các đối tượng trong Visual Basic.

306. Lập trình trên windows 2 (ngôn ngữ VB)

Mã học phần: 072942

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Lập trình trên windows 1

Học phần cung cấp một số kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình trên Windows, cách

viết code cho các nút lệnh, thiết kế menu ứng dụng để xử lý một số bài toán cụ thể.

307. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

Mã học phần: 072943

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Lập trình căn bản

Học phần này giúp sinh viên biết sử dụng cấu trúc dữ liệu: danh sách, cây; sử dụng các

thuật toán sắp xếp, tìm kiếm, các chiến lược thiết kế thuật toán để xử lý một số bài toán cụ

thể

308. Hệ điều hành

Mã học phần: 072944

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Kiến trúc máy tính

Học phần này giúp sinh viên nhận biết được về cách thiết kế và chức năng của hệ điều

hành dưới góc độ người sử dụng và góc độ người phát triển phần mềm cùng lịch sử phát

triển của nó

309. Mạng máy tính

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

161

Mã học phần: 072945

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Kiến trúc máy tính

Học phần giới thiệu các nội dung cơ bản cơ bản về mạng máy tính, vai trò, kiến trúc

nguyên lý hoạt động, chức năng cơ bản, cơ chế điều khiển và các nguyên tắc để quản trị

mạng. Tiếp cận, tìm hiểu các kiến trúc mạng phổ biến, thông dụng trong thực tế. Tạo cơ sở

cho việc học tập nâng cao trình độ, hiểu biết sau này.

310. Kiến trúc máy tính

Mã học phần: 072946

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Tin học đại cương

Học phần tập trung giới thiệu các khái niệm: máy tính, ngôn ngữ máy, mức, máy ảo;

nguyên lý xây dựng; cách phân loại máy tính; lịch sử phát triển của máy tính; cách tổ chức

hệ thống máy tính; bộ xử lý. Ngoài ra học phần còn cung cấp một số kiến thức liên quan

tới mức lôgic số, mức vi chương trình, mức máy thông thường, mức hệ điều hành, mức

ngôn ngữ Assembly

311. Thiết kế đồ họa

Mã học phần: 072947

Khối lượng: 3(1,2)

Môn học trước: Tin học đại cương

Học phần giới thiệu và cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng cơ bản và nâng cao

về sử dụng phần mềm 3D Max

312. Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Mã học phần: 072922

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Lập trình trên Windows 1

Học phần giới thiệu và cung cấp cho người học các khái niệm cơ bản về hệ thống

thông tin, đặc biệt là hệ thống thông tin quản lý. Đồng thời giúp người học được tìm hiểu

các khái niệm, quy trình, công cụ và phương pháp phân tích thiết kế hệ thống theo phương

pháp hướng cấu trúc trên cơ sở đó hình thành bước đầu và luyện tập năng lực thực hành

phân tích thiết kế hệ thống, tạo cơ sở cho việc học tập nâng cao trình độ, hiểu biết sau này

313. Thực hành lắp ráp và cài đặt 1

Mã học phần: 072923

Khối lượng: 3(1,2)

Môn học trước: Kiến trúc máy tính

Học phần giúp sinh viên phân biệt được các loại linh kiện tạo nên một bộ máy tính như

Ram, Chip, Main…, đặc biệt học phần còn giúp sinh viên biết cách chọn các linh kiện phù

hợp để lắp ráp, cài đặt, cấu hình hệ điều hành/ phần mềm ứng dụng và xử lý một số sự cố

thường gặp trên máy tính

314. Thiết kế web

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

162

Mã học phần: 072924

Khối lượng: 3(1,2)

Môn học trước: Tin học đại cương

Học phần này giúp sinh viên thực hiện thiết kế được trang Web bằng việc sử dụng các

thẻ cơ bản của HTML cũng như sử dụng chương trình hỗ trợ Front Page để thiết kế. Biết

cách chọn một chương trình tác chủ trang Web. Tạo được trạng Web đẹp có nội dung biểu

đạt được yêu cầu đặt ra. Tạo được các kết nối giữa các trang Web với nhau để tạo thành

một chuyên đề Web. Trình bày được cách duyệt trang Web trong một chuyên khu Web của

MicroSoft, cách xuất bản trực tiếp trang Web, cách xem trang Web của bạn qua Internet

315. AutoCad

Mã học phần: 072925

Khối lượng: 3(1,2)

Môn học trước: Tin học đại cương

Học phần giới thiệu và cung cấp cho người học kỹ năng cơ bản và nâng cao về sử dụng

phần mềm Autocad. Cách sử dụng phần mềm Autocad thiết kế ứng dụng trong không gian

2D và trong không gian 3D

316. Photoshop

Mã học phần: 072926

Khối lượng: 3(1,2)

Môn học trước: Tin học đại cương

Học phần giới thiệu và cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng cơ bản và nâng cao

về sử dụng phần mềm Photoshop

317. Corel

Mã học phần: 072927

Khối lượng: 3(1,2)

Môn học trước: Tin học đại cương

Học phần giới thiệu và cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng cơ bản và nâng cao

về sử dụng phần mềm Corel.

318. Thực hành lắp ráp cài đặt 2

Mã học phần: 072935

Khối lượng: 3(1,2)

Môn học trước: Kiến trúc máy tính

Học phần giúp sinh viên thiết kế được một hệ thống mạng đơn giản, biết quản trị mạng

trên một quy mô vừa và nhỏ.

319. Quản trị mạng

Mã học phần: 072929

Khối lượng: 3(1,2)

Môn học trước: Thực hành lắp ráp và cài đặt, Mạng máy tính

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

163

Học phần giúp sinh viên thiết kế, triển khai lắp đặt, quản trị và xử lý một số sự cố

thường gặp trên một hệ thống mạng LAN

320. Lập trình mạng

Mã học phần: 072930

Khối lượng: 3(1,2)

Môn học trước: Ngôn ngữ Java

Học phần giúp sinh viên có kiến thức tổng quan về các vấn đề có liên quan trong lập

trình mạng; về ống dẫn (Pipe); về cách xây dựng ứng dụng Client - Server trên mạng

TCP/IP theo hai chế độ có kết nối (TCP) và không kết nối (UDP); xây dựng các ứng dụng

phân tán bằng các cơ chế gọi thủ tục từ xa (RPC và RMI)

321. Ngôn ngữ Java

Mã học phần: 072931

Khối lượng: 3(1,2)

Môn học trước: Lập trình nâng cao

Học phần cung cấp một số kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng

thông qua quá trình nghiên cứu ngôn ngữ lập trình Java

322. An toàn và bảo mật thông tin

Mã học phần: 072932

Khối lượng: 3(1,2)

Môn học trước: Kiến trúc máy tính.

Học phần cung cấp một số kiến thức tổng quan về an toàn và bảo mật thông tin; các

phương pháp mã hóa cổ điển; Chuẩn mã dữ liệu DES; Mật mã công khai; Chữ ký số

323. Thực tập tốt nghiệp (công nghệ thông tin)

Mã học phần: 072934

Khối lượng: 6(0,6)

Môn học trước: Lập trình trên windows 2, Thực hành lắp ráp và cài đặt; Thiết kế web

Củng cố và nâng cao kiến thức lý thuyết, thực hành về chuyên môn nghiệp vụ trong

lĩnh vực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống; vận dụng những kiến thức

đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể thông qua hoạt động ứng dụng công nghệ

thông tin trong thực tế.

324. Lịch sử Việt Nam

Mã học phần: 181502

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước:

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1945

đến nay, phản ánh công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong kháng chiến và hòa bình.

325. Luật hành chính

Mã học phần: 183605

Khối lượng: 2(2,0)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

164

Môn học trước:

Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản trong quản lý hành chính Nhà nước

như: Khái niệm Luật hành chính; nguồn của Luật hành chính; cơ quan hành chính Nhà

nước; quy phạm pháp luật hành chính; quan hệ pháp luật hành chính; cán bộ; công chức; tổ

chức xã hội và cá nhân; quyết định hành chính; thủ tục hành chính; trách nhiệm pháp lý

hành chính; Những biện pháp bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính Nhà

nước. Từ đó góp phần nâng cao năng lực của người cán bộ trong hoạt động quản lý hành

chính Nhà nước.

326. Lịch sử tổ chức các cơ quan nhà nước

Mã học phần: 183606

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Lịch sử Việt Nam

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về lịch sử và tổ chức quyền lực Nhà

nước qua các thời kỳ (cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc...). Đặc biệt, qua nghiên

cứu nội dung 4 bản Hiến pháp thấy rõ lịch sử phát triển, kiện toàn bộ máy Nhà nước của

Việt Nam từ 1945 cho đến nay. Từ đó, giúp cho sinh viên thấy được vai trò, nhiệm vụ của

Nhà nước trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

327. Tâm lý học quản lý

Mã học phần: 182407

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước:

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về tâm lý học để xác định các đặc

điểm nghề nghiệp và đặc điểm tâm lý trong hoạt động quản lý; giao tiếp trong hoạt động

quản lý; phong cách lãnh đạo của người quản lý; các phẩm chất tâm lý, nhân cách của

người quản lý và người dưới quyền; phương pháp tác động của người quản lý đối với

người dưới quyền nhằm đạt được mục tiêu.

328. Hành chính học

Mã học phần: 183608

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước:

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quát về khái niệm và nội dung

hành chính học; chức năng hành chính và phương thức hoạt động hành chính; thể chế hành

chính; tổ chức hành chính và nhân sự hành chính; quyết định hành chính và văn bản hành

chính; kiểm tra, kiểm soát hành chính; hiệu lực, hiệu quả hành chính và cải cách hành

chính theo xu hướng hội nhập.

329. Thông tin học đại cương

Mã học phần: 183409

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

165

Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về thông tin, bao gồm: Khái niệm thông

tin; Các loại hình thông tin và các thuộc tính cơ bản của Thông tin; Các hình thức lưu giữ

thông tin; Quá trình chuyển giao thông tin; Khái niệm & Lịch sử phát triển của Thông tin

học; Mối quan hệ của Thông tin học với các ngành khoa học khác.

330. Nhập môn công tác văn thư

Mã học phần: 183712

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước:

Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về công tác văn thư, bao gồm: khái niệm,

tính chất, đặc điểm, nội dung của công tác văn thư; tiêu chuẩn hóa trong công tác văn thư;

ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn

thư.

331. Nhập môn Quản trị văn phòng

Mã học phần: 183713

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước:

Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về văn phòng, công tác văn phòng và

quản trị văn phòng, bao gồm: khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của văn

phòng; các loại hình văn phòng hiện nay; vai trò của công tác văn phòng trong hoạt động

quản lý; những kiến thức căn bản về quản trị học và quản trị văn phòng.

332. Kỹ thuật soạn thảo văn bản

Mã học phần: 183736

Khối lượng: 4(3,1)

Môn học trước: văn bản quản lý nhà nước

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận về kỹ thuật soạn thảo văn bản,

bao gồm: vai trò, yêu cầu của soạn thảo văn bản; cách thức phân công trách nhiệm và quy

trình soạn thảo văn bản; bố cục nội dung; ngôn ngữ và văn phong văn bản quản lý Nhà

nước; phương pháp soạn thảo 1 số loại văn bản thông dụng. Kết thúc học phần, sinh viên

có khả năng soạn thảo được 1 số văn bản thông dụng hình thành trong quá trình hoạt động

của các cơ quan Đảng, Nhà nước, công ty, doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của nhà

quản lý các cấp theo đúng thể thức, thẩm quyền Luật định.

333. Nghiệp vụ văn thư

Mã học phần: 183715

Khối lượng: 4(3,1)

Môn học trước: nhập môn công tác văn thư

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp thực hiện các

nghiệp vụ văn thư, bao gồm: Quản lý và giải quyết văn bản đi; Quản lý và giải quyết văn

bản đến; Quản lý và sử dụng con dấu; Lập hồ sơ và nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan; Tổ

chức lao động khoa học và trang thiết bị dùng trong công tác văn thư.

334. Quản trị văn phòng

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

166

Mã học phần: 183716

Khối lượng: 4(3,1)

Môn học trước: nhập môn quản trị văn phòng

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phương pháp thực hiện 1 số

nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động quản trị văn phòng như: tổ chức hội họp, công tác lễ tân

văn phòng, Xây dựng chương trình công tác của cơ quan, tổ chức đi công tác cho cơ quan;

đổi mới và hiện đại hóa văn phòng.

335. Nghiệp vụ thư ký văn phòng

Mã học phần: 183717

Khối lượng: 4(3,1)

Môn học trước: quản trị văn phòng

Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về thư ký văn phòng và phương pháp

thực hiện 1 số nghiệp vụ cụ thể của thư ký văn phòng, bao gồm: xử lý công văn, giấy tờ;

tiếp khách – đãi khách; thu thập và tổ chức cung cấp thông tin liên lạc cho lãnh đạo; tổ

chức hội họp; tổ chức phòng làm việc khoa học; tổ chức chuyến đi công tác cho lãnh đạo;

xây dựng và quản lý chương trình, kế hoạch công tác cho lãnh đạo.

336. Quản trị nhân sự

Mã học phần: 183718

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Tâm lý học quản lý

Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về quản trị nhân sự và phương pháp thực

hiện 1 số nghiệp vụ cụ thể của quản trị nhân sự, bao gồm: Thiết kế và phân tích công việc;

Kế hoạch hóa nguồn nhân sự; Tuyển mộ và tuyển chọn nhân sự; Bố trí nhân sự và thôi

việc; Đánh giá việc thực hiện công việc; Thù lao và phúc lợi.

337. Tổ chức lao động khoa học và sử dụng trang thiết bị văn phòng

Mã học phần: 183719

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: quản trị văn phòng

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ý nghĩa của việc tổ chức

lao động khoa học trong văn phòng; các nội dung cơ bản của tổ chức lao động khoa học

trong văn phòng và phương pháp sử dụng 1 số trang thiết bị văn phòng thường gặp.

338. Kế toán văn phòng

Mã học phần: 180620

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: lý thuyết thống kê

Học phần trang bị cho sinh viên những nguyên lý cơ bản về nghiệp vụ của công tác kế

toán văn phòng. Kết thúc học phần, sinh viên có thể nắm được phương pháp ghi chép tài

khoản kế toán, phương pháp lập, đọc và kiểm tra một số báo cáo tài chính của một đơn vị

cụ thể.

339. Công tác văn phòng trong các cơ quan Đảng

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

167

Mã học phần: 183721

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Quản trị văn phòng

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phương pháp thực hiện các nghiệp

vụ công tác văn phòng như: tổ chức hội họp; xây dựng chương trình công tác, lịch làm

việc; quản lý văn bản, giấy tờ… trong văn phòng các cấp ủy Đảng.

340. Công tác văn phòng trong các doanh nghiệp

Mã học phần: 183737

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Quản trị văn phòng

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phương pháp thực hiện các nghiệp

vụ công tác văn phòng như: tổ chức hội họp; xây dựng chương trình công tác, lịch làm

việc; quản lý văn bản, giấy tờ… trong văn phòng các doanh nghiệp.

341. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Văn phòng

Mã học phần: 183723

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Quản trị văn phòng; Nghiệp vụ văn thư

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản khả năng và phương pháp ứng

dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng, bao gồm: khái niệm, khả năng và

phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư; khả năng và phương

pháp thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu lưu trữ và thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê

quản lý tài liệu lưu trữ.

342. Nhập môn lưu trữ học

Mã học phần: 183724

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về: lưu trữ học; tài liệu lưu trữ; công tác

lưu trữ và nội dung các nghiệp vụ lưu trữ cơ bản. Kết thúc học phần, sinh viên hiểu được

vai trò của tài liệu lưu trữ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước và nội dung

những nghiệp vụ lưu trữ cơ bản nhất.

343. Phân loại tài liệu phông lưu trữ quốc gia Việt Nam

Mã học phần: 183738

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước:

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống lý luận cũng như

thực tiễn việc phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam, thấy được mối quan hệ

chặt chẽ giữa hoạt động lưu trữ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Kết thúc học phần,

sinh viên có đủ khả năng vận dụng vào thực tế công tác phân loại tài liệu Phông lưu trữ

Quốc gia nói chung và Phông lưu trữ của cơ quan nói riêng.

344. Xác định giá trị tài liệu và thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

168

Mã học phần: 183726

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Nhập môn lưu trữ

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận khoa học về xác định giá trị

tài liệu và thu thập bổ sung tài liệu vào lưu trữ. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả

năng vận dụng những kiến thức được học vào thực tiễn công tác xác định giá trị tài liệu và

thu thập bổ sung tài liệu vào lưu trữ của từng cơ quan, tổ chức.

345. Chỉnh lý tài liệu lưu trữ

Mã học phần: 183727

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Xác định giá trị tài liệu và thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng hợp về lý luận và thực tiễn công

tác chỉnh lý khoa học kỹ thuật tài liệu lưu trữ như: nghiên cứu và biên soạn tóm tắt lịch sử

cơ quan, đơn vị hình thành phông và lịch sử phông; tiến hành khôi phục, hoàn thiện hoặc

lập mới hồ sơ; chọn và xây dựng phương án phân loại hồ sơ; tiến hành hệ thống hóa hồ sơ

theo phương án phân loại đã chọn.

346. Tiếng anh văn phòng

Mã học phần: 182328

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Tiếng Anh 1, 2

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về tiếng Anh dùng cho

văn phòng. Từ đó, sinh viên được thực hành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua

những tình huống giao tiếp thường gặp trong môi trường văn phòng.

347. Thủ tục hành chính

Mã học phần: 183629

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước:

Học phần trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản về thủ tục hành chính và những

vấn đề cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước; những quy

định hiện hành của Nhà nước về cải cách thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực trong cơ

quan hành chính Nhà nước.

348. Nghi thức nhà nước

Mã học phần: 183630

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước:

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ tổ chức nghi

thức Nhà nước, bao gồm: nghi thức công sở, nghi thức tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ

niệm, lễ trao tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước, các nghi thức trong quan hệ quốc tế.

349. Văn hóa công sở

Mã học phần: 183731

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

169

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước:

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khái niệm văn hóa công sở,

các yếu tố cấu thành văn hóa công sở, một số giải pháp để xây dựng văn hóa công sở trong

hoạt động của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.

350. Lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật

Mã học phần: 183732

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Nhập môn lưu trữ

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức căn bản về việc tổ chức khoa học tài

liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, các loại tài liệu; ý nghĩa, giá

trị của tài liệu khoa học kỹ thuật; phương án phân loại một số bộ tài liệu lưu trữ khoa học

kỹ thuật thường gặp.

351. Lưu trữ tài liệu nghe nhìn

Mã học phần: 183733

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Nhập môn lưu trữ

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức căn bản về việc tổ chức khoa học tài

liệu lưu trữ nghe nhìn, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, các loại tài liệu; ý nghĩa, giá trị của

tài liệu lưu trữ nghe nhìn; phương án phân loại tài liệu lưu trữ ảnh,, phim điện ảnh, băng

ghi âm, ghi hình.

352. Thực tế nghề (Quản trị văn phòng)

Mã học phần: 183734

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Quản trị văn phòng, Nghiệp vụ văn thư

Trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tế tại các văn phòng cơ quan nhà nước, tổ

chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, doanh nghiệp

353. Thực tập tốt nghiệp (Quản trị văn phòng)

Mã học phần: 183735

Khối lượng: 7(0,7)

Môn học trước: các học phần

Thực tập nghề nghiệp giúp cho sinh viên kỹ năng vận dụng, tổng hợp kiến thức đã học

vào thực tế công việc có liên quan đến nghề nghiệp, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành

hoàn thiện các kỹ năng cần thiết của người cán bộ văn phòng.

354. Cơ sở văn hóa Việt Nam

Mã học phần: 253302

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

170

Học phần cung cấp những kiến thức về văn hóa học và văn hóa Việt Nam như: khái

niệm về văn hóa Việt Nam tiến trình văn hóa Việt Nam, các thành tố của văn hóa Việt

Nam, văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống, văn hóa ứng xử với môi trường tự

nhiên, xã hội.

355. Dẫn luận ngôn ngữ học

Mã học phần: 251303

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản của ngôn ngữ loài người, về mối quan

hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và tư duy; cung cấp những tri thức chung về

ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng để hiểu một ngôn ngữ cụ thể (Tiếng Việt

hoặc ngoại ngữ đang học) và làm cơ sở để đối chiếu ngôn ngữ.

356. Lịch sử văn minh thế giới

Mã học phần: 251504

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Khái quát những thành tựu chủ yếu về văn hóa vật chất và tinh thần của những nền văn

minh lớn trong lịch sử Thế giới từ cổ đại đến thế kỷ XX; Sự phát triển về kỹ thuật và khoa

học tự nhiên; Sự phát triển về tư tưởng.

357. Nhập môn xã hội học

Mã học phần: 252505

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Cung cấp những kiến thức về đối tượng, chức năng của xã hội học, lịch sử hình thành

xã hội học, một số chuyên ngành xã hội học

358. Tiếng Trung 1

Mã học phần: 252207

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: không

Cung cấp cho người học các hiện tượng ngữ pháp cơ bản (thành phần câu, câu vị ngữ

động từ, cách đọc số, câu hỏi với ma, đại từ nghi vấn, định ngữ và đại từ kết cấu de, câu vị

ngữ hình dung từ, câu chính phản …)

359. Tiếng Trung 2

Mã học phần: 252208

Khối lượng: 4(4,0)

Môn học trước: Tiếng Trung 1

Cung cấp cho người học các hiện tượng ngữ pháp cơ bản (Câu vị ngữ chủ vị, Câu chữ

you, số lượng, trạng ngữ thời gian, câu liên động, động từ trùng điệp, câu vị ngữ danh từ,

phương vị từ, năng nguyện động từ…)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

171

360. Ngữ âm – Âm vị học

Mã học phần: 252310

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Thông qua nội dung học phần này sinh viên sẽ được cung cấp các mang kiến thức

chuyên biệt về ngữ âm Tiếng Anh như; Khái niệm về ngữ âm Tiếng Anh, hệ thống âm vị

“nguyên âm, phụ âm”. Các chuỗi lời nói, chức năng và đặc điểm của nó. Ngữ điệu của câu

trong Tiếng Anh. Các hình thức nối âm…

361. Ngữ pháp học

Mã học phần: 252332

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: không

Học phần này giới thiệu chung về ngữ pháp và trang bị cho sinh viên lịch sử nghiên

cứu ngữ pháp, một số quan điểm về ngữ pháp, sự phát triển của ngữ pháp, các thành tố ngữ

pháp, chức năng cú pháp, động từ tiếng Anh, danh từ tiếng Anh, tính từ tiếng Anh.

362. Kỹ năng nghe hiểu 1

Mã học phần: 252333

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Ngữ pháp học, Ngữ âm – Âm vị học

Học phần giúp sinh viên nghe hiểu những thông tin, dữ kiện, như phân biệt được đúng

sai, nghe những thông tin cần thiết... thuộc nội dung của ngôn bản với số lượng từ vựng

hạn chế được tái tạo từ ngữ liệu đã học, với văn cảnh cụ thể và lời nói rõ ràng. Ngôn bản

có thể ở dạng độc thoại hay đối thoại, có nội dung về các lĩnh vực đời sống sinh hoạt hằng

ngày như các yêu cầu cá nhân (ăn, ở, mua, bán, vui chơi, giải trí...) và giao tiếp xã hội đơn

giản. Để nghe hiểu sinh viên cần nghe 2 - 4 lần. Các yêu cầu, câu hỏi là những nhiệm vụ cụ

thể, tránh phải đọc, nghiên cứu nhiều làm sinh viên phân tán trong khi nghe.

363. Kỹ năng nghe hiểu 2

Mã học phần: 252313

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Kỹ năng nghe hiểu 1

Nghe hiểu và tổng hợp được ý của các ngôn bản bằng tiếng Anh chuẩn với độ phức tạp

về ngôn ngữ và nội dung phổ biến như bài giảng ở cấp đại học, về các lĩnh vực kinh tế,

chính trị, văn hóa, xã hội... Ngoài ra sinh viên còn phải nhận ra nội hàm văn hóa của ngôn

bản. Để nắm được thông tin sinh viên cần nghe 2 lần, sau đó đòi hỏi sinh viên phải tổng

hợp, xử lý và tái tạo được các thông tin chính.

364. Kỹ năng nghe hiểu 3

Mã học phần: 252334

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Kỹ năng nghe hiểu 2

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

172

Tiến tới trình độ hậu trung cấp, nghe hiểu các bản tin trên đài hoặc tivi, nắm vững và

vận dụng thành thạo các tiểu kỹ năng nghe như nghe lấy ý chính, nghe và tóm tắt, có khả

năng tham dự các hội thảo về dạy và học ngoại ngữ trình bày bằng tiếng Anh.

365. Kỹ năng nói 1

Mã học phần: 252335

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Ngữ pháp học, Ngữ âm – Âm vị học

Học phần gồm các bài học thiết kế các hoạt động nhằm giúp sinh viên thực hiện các

tình huống, các đoạn hội, giao tiếp cơ bản về các lĩnh vực thuộc đời sống sinh hoạt hằng

ngày và giao tiếp xã hội không phức tạp như các chủ đề về sức khỏe, công việc, gia đình,

vui chơi giải trí dựa trên ngữ liệu đã học và có thể tạo ra những phát ngôn mới với lượng từ

vựng hạn chế; có thể hỏi và trả lời đơn giản về các vấn đề thuộc các lĩnh vực đã nêu. Tuy

nhiên vẫn có thể mắc lỗi ngữ pháp thông thường và diễn đạt chưa lưu loát.

366. Kỹ năng nói 2

Mã học phần: 252316

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Kỹ năng nói 1

Phát huy kiến thức từ phổ thông, vận dụng vốn từ, cấu trúc câu, kết hợp với luyện âm,

ngữ điệu để miêu tả, truyền tải thông tin, diễn đạt ý, đối đáp trong các tình huống đàm

thoại. Biết nêu ý kiến về sở thích, đồng tình hoặc không đồng tình về một chủ đề, trình bày

lý do ở trình độ sau sơ cấp.

367. Kỹ năng nói 3

Mã học phần: 252336

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Kỹ năng nói 2

Tiếp tục phát triển các kỹ năng nói đã học để miêu tả, so sánh và đánh giá; nắm vững

các mẫu câu sử dụng trong hội thoại và có thể đối thoại một cách thành thạo trong các tình

huống trong đời sống hàng ngày. Biết cách đưa ra ý kiến và lý lẽ tranh luận trong các tình

huống dựa trên các chủ đề gợi ý.

368. Kỹ năng đọc hiểu 1

Mã học phần: 252337

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Ngữ pháp học, Ngữ âm – Âm vị học

Học phần cung cấp cho sinh viên một số bài đọc, văn bản có thể là những chỉ dẫn, lịch

trình, thời gian biểu, bản đồ bảng thông báo về các chủ điểm như vui chơi giải trí, thể thao,

mua bán, thời tiết, quảng cáo. Để hiểu được kỹ càng sinh viên phải đọc những yêu cầu, câu

hỏi, những nhiệm vụ cụ thể, văn bản có thể có từ mới. Nhưng có thể đoán được dựa trên

ngữ cảnh.

369. Kỹ năng đọc hiểu 2

Mã học phần: 252319

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

173

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Kỹ năng đọc hiểu 1

Học phần bao gồm các bài đọc nhằm giúp sinh viên hiểu được chi tiết văn bản về

nhiều lĩnh vực phổ thông. Có thể hiểu được một phần các văn bản có khái niệm trừu tượng

và cấu trúc khó, thậm chí cả những bài liên quan đến lĩnh vực văn hóa bản ngữ. Có thể

hiểu được nội dung sự kiện để từ đó có thể suy luận, đánh giá các yếu tố thẩm mỹ của ngôn

ngữ và văn phong văn học. Sinh viên phải tổng hợp được thông tin, xử và tái tạo lại thông

tin chi tiết.

370. Kỹ năng đọc hiểu 3

Mã học phần: 252338

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Kỹ năng đọc hiểu 2

Nắm vững và sử dụng thành thạo các tiểu kỹ năng đọc hiểu đã học, phát triển các kỹ

năng đọc chuyên sâu, đọc mở rộng, hình thành thói quen đọc phê phán và nói hoặc viết

bình luận về những nội dung đã đọc. Hướng tới các kỹ năng đọc hiểu cao hơn, phục vụ

trực tiếp cho việc nghiên cứu các tài liệu trong các môn lý thuyết tiếng Anh và trong các

hoạt động nghiên cứu khoa học.

371. Kỹ năng viết 1

Mã học phần: 252339

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Ngữ pháp học, Ngữ âm – Âm vị học

Học phần bao gồm các bài hướng dẫn và thực hành giúp sinh viên có thể viết được các

câu đơn giản dựa trên ngữ liệu đã học; điền thông tin vào các mẫu tờ khai, đơn từ; viết

được tiểu sử đơn giản, thư từ cá nhân, xin phép đề nghị, ghi nhớ...

372. Kỹ năng viết 2

Mã học phần: 252322

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Kỹ năng viết 1

Học phần bao gồm các bài hướng dẫn và thực hành giúp sinh viên có thể viết để phục

vụ hầu hết các nhu cầu cá nhân, xã hội và nghề nghiệp. Bài viết thể hiện nắm vững kiến

thức ngữ pháp, thủ pháp viết - ý chính, ý phụ, mở đầu, kết luận, và với vốn từ vựng phong

phú, diễn đạt dễ dàng. Có thể viết phê bình, chính luận về nhiều chủ đề khác nhau (kinh tế,

chính trị, xã hội) với độ chính xác cao trong sử dụng từ ngữ và phù hợp về văn phong.

373. Kỹ năng viết 3

Mã học phần: 252340

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Kỹ năng viết 2

Nắm vững và thực hành tốt một số kỹ năng viết cơ bản trong viết đoạn văn, các kỹ

năng chuyên sâu và các phương thức tổ chức liên kết văn bản học thuật trong viết bài luận,

bình luận, tiểu luận và nghiên cứu khoa học.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

174

Phân tích các loại văn bản khác nhau trong tiếng Anh để hiểu cách viết các văn bản đó

và áp dụng trong quá trình viết.

374. Lý luận dạy học Tiếng Anh

Mã học phần: 252324

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2, Tiếng Anh 3

Học phần này giới thiệu chung về vấn đề lý luận liên quan đến các phương pháp,

đường hướng giảng dạy ngoại ngữ truyền thống và hiện đại và khả năng kết hợp, sử dụng

chúng trong điều kiện cụ thể ở nước ta.

Học phần bao gồm 9 bài. Mỗi bài được chia thành các mục nhỏ nhằm giúp người

học tìm hiểu các vấn đề của lý luận dạy học một cách cụ thể, sâu sắc.

375. Phương pháp dạy học Tiếng Anh 1

Mã học phần: 252325

Khối lượng: 4(3,1)

Môn học trước: Lý luận dạy học Tiếng Anh

Học phần này nhằm trang bị cho người học những phương pháp, thủ thuật, kỹ năng

liên quan đến việc dạy các bình diện của ngữ liệu: từ vựng, giới thiệu cấu trúc mới, sử

dụng bảng, dạy kỹ năng đọc, cách sử dụng tư liệu dạy học và tổ chức hoạt động cặp nhóm.

Trên cơ sở đó, sinh viên tiến hành soạn và tập giảng một số bài cụ thể trong chương trình

giáo khoa môn ngoại ngữ ở bậc THCS và tiểu học hiện hành.

376. Phương pháp dạy học Tiếng Anh 2

Mã học phần: 252326

Khối lượng: 4(3,1)

Môn học trước: Phương pháp dạy học Tiếng Anh 1

Học phần này nhằm trang bị cho người học những phương pháp, thủ thuật, kỹ năng

liên quan đến việc dạy các bình diện của ngữ liệu: ngữ âm, ngữ pháp, các kỹ năng đọc,

viết; cách chuẩn bị và soạn một bài giảng, thiết kế bài kiểm tra. Trên cơ sở đó, sinh viên

tiến hành soạn và tập giảng một số bài cụ thể trong chương trình giáo khoa môn ngoại ngữ

ở bậc THCS và tiểu học hiện hành.

377. Dịch Anh - Việt, Việt – Anh

Mã học phần: 252327

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Ngữ pháp học, Ngữ ân – Âm vị học, Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2, Tiếng

Anh 3

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản nhất về kỹ năng dịch. Học

phần được thiết kế như phần nhập môn về lịch sử, lý thuyết và thực hành dịch thuật từ Việt

sang Anh và từ Anh sang Việt, bao gồm các phần thực hành: dịch tự do, kiểu bài và cách

dịch, dịch các từ ẩn dụ.

378. Kiểm tra đánh giá Tiếng Anh

Mã học phần: 252328

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

175

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Phương pháp dạy học Tiếng Anh 2

Sinh viên được làm quen với những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản liên quan đến

kiểm tra đánh giá ngôn ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng. Phương pháp, thủ thuật

thiết kế và đánh giá một bài kiểm tra phù hợp chương trình học, đối tượng học và phù hợp

điều kiện cơ sở vật chất cho phép.

379. Từ vựng học

Mã học phần: 252329

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Học phần cung cấp những phương pháp cấu tạo từ cơ bản, đặc biệt là những phương

pháp cấu tạo từ phổ biến như: dùng tiếp tố, ghép từ, rút gọn từ... Qua đó sinh viên có thể

diễn đạt được ý với vốn từ hạn hẹp của mình, đồng thời sinh viên còn nắm được những lớp

từ vựng cơ bản trong Tiếng Anh. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể chọn lựa được từ thích

hợp trong tình huống giao tiếp cụ thể, bước đầu nắm được những thủ thuật cơ bản trong

việc sử dụng từ để mang lại hiệu quả cao trong giao tiếp.

380. Văn hóa – Văn minh

Mã học phần: 253330

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2, Tiếng Anh 3

Thông qua học phần này, sinh viên sẽ được trang bị, có nhiều cơ cấu hội tiếp xúc, tìm

hiểu các thể chế, nền kinh tế, chính trị, phong tục tập quán, thời tiết, khí hậu, địa lý… của

nước Anh, Mỹ và một số quốc gia nói tiếng Anh như là ngôn ngữ chính của quốc gia đó,

có đóng góp cho sự phát triển của tiếng Anh.

381. Văn học Anh

Mã học phần: 251231

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Môn học cung cấp cho sinh viên những điều căn bản nhất về lịch sử phát triển của văn

học Anh. Học phần này được thiết kế như phần nhập môn về lịch sử văn học Anh, làm tiền

đề cho việc cảm thụ những tác phẩm văn học thời kỳ này. Học phần gồm 3 truyện ngắn và

4 đoạn trích từ những tác phẩm văn học Anh - Mỹ, mang những nội dung nhân văn, lành

mạnh, giáo dục cho con người biết yêu, biết chung thuỷ và biết hy sinh cho tình yêu, biết

sống vì mọi người, biết thông cảm và chia sẻ với người nghèo khổ. 7 câu chuyện đồng thời

cũng là 7 bài học làm người sâu sắc.

382. Phương pháp tiếp cận khoa học

Mã học phần: 260902

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước:

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

176

Học phần cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về: Kiến thức khoa học và các

nguồn kiến thức (tài liệu); Cách tiếp cận (khai thác) kiến thức về nông học và phát triển

nông thôn; Khái niệm và chứng minh giả thiết; Các bước tiến hành nghiên cứu; Kỹ năng

truyền đạt thông tin và trình bày seminar

383. Lâm nghiệp xã hội

Mã học phần: 260903

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước:

Học phần cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về: Những kiến thức cơ bản về

LNXH để họ có được phương pháp tiếp cận phù hợp khi thực hiên các hoạt động chuyên

môn.

384. Khuyến lâm

Mã học phần: 160938

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Các nguyên lí, phương pháp và dịch vụ khuyến lâm, kĩ năng truyền đạt thông tin, giao

tiếp đối thoại và trước cử toạ đông thuộc các nhóm đại chúng, chuyên môn nghề nghiệp

hoặc có nền văn hóa khác nhau, cách phát biểu và cách nghe: đối tác bằng lời nói hay cử

chỉ; biện luận hay thuyết phục; sử dụng các trợ huấn từ thô sơ đến hiện đại.

385. Hóa học

Mã học phần: 260306

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước:

Học phần cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về:

Hóa đại cương: Các khái niệm và định luật cơ bản của hóa học. Các nguyên lý nhiệt

động hóa học. Cấu tạo chất. Các loại phản ứng hóa học. Dung dịch. Điện hóa. Khái niệm

về hệ keo.

Hóa vô cơ: Một số hợp chất vô cơ quan trọng.

Hóa hữu cơ: Các khái niệm cơ bản về lý thuyết hữu cơ. Các hợp chất hữu cơ quan

trọng (hydrocacbon, dẫn suất halogen, ancol và phenol, andehit và xeton, axit cacboxylic

và dẫn suất, gluxit, các hợp chất chứa nitơ, các hợp chất dị vòng và ancaloit, terpenoid-

carotenoit và steroit).

386. Pháp luật lâm nghiệp

Mã học phần: 260908

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước:

Pháp luật lâm nghiệp là môn học thuộc khối kiến thức giáo dục bắt buộc của chuyên

ngành lâm nghiệp. Nhằm trang bi cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những quy định

của pháp luật Việt nam trong lĩnh vực quản lí bảo vê., phát triển, sử dụng tài nguyên rừng

và đất rừng.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

177

387. Thực vật rừng

Mã học phần:260939

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về:

Các đặc điểm của bộ, họ, từng loài thực vật. Phân biệt được những khác biệt giữa các

bộ, các họ trong bộ cũng như giữa các loài thực vật trong họ. Nhớ và viết được tên khoa

học của từng bộ, họ cũng như tên của các loài thực vật. Nhận dạng được cụ thể một số loài

thực vật được giới thiệu. Mô tả được đặc điểm của từng loài thực vật trong các họ được

học.

388. Sinh lý thực vật

Mã học phần: 260940

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Hóa học

Học phần cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về:

Học phần cung cấp cho người học các khái niệm cơ bản và quá trình sinh lý tế bào và

phân tử thực vật, dinh dưỡng khoáng, trao đổi nước, quang hợp, hô hấp và điều hoà hoóc

môn. Sinh trưởng và phát triển của cây và mối quan hệ của chúng với sinh môi, tính chống

chịu của thực vật. Ứng dụng những kiến thức sinh lý thực vật trong điều tiết hoạt động

sống của cây trồng. Thực hành: phân tích một số đặc tính sinh lý của cây gỗ.

389. Thống kê sinh học

Mã học phần: 260111

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước:

Nội dung: Tổng quan về xác suất, khái niệm về thống kê, những đặc trưng thống kê

mô tả, mẫu và phân bố mẫu, ước lượng điểm và ước lượng khoảng, kiểm tra giả thiết, so

sánh các mẫu quan sát, phân tích hồi quy tương quan một biến số và hai biến số. Thực

hành: tính những đặc trưng thống kê mô tả, lập phân bố thực nghiệm, kiểm định giả thuyết,

phân tích hồi quy và tương quan.

390. Đất lâm nghiệp

Mã học phần: 260941

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước:

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:

Một số loại khoáng và đá hình thành đất, những nhân tố hình thành đất: Sinh học đất,

chất hữu cơ và mùn, tính chất vật lý đất, hóa học đất, dinh dưỡng đất. Phân loại đất việt

nam. Thực hành: Nhận biết một số loại khoáng, phân tích (thành phần cơ giới và một số

tính chất đất), đào phẫu diện đất và các nhận biết một số tính chất lý hóa của đât

391. Côn trùng rừng

Mã học phần: 260942

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

178

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Thực vật rừng, sinh lý thực vật, sinh thái rừng.

Học phần học trước: Sinh lý thực vật, Sinh thái rừng, Đất Lâm nghiệp.

Học phần cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về:

Đặc điểm hình thái, đặc điểm giải phẫu, đặc điểm sinh trưởng và phát triển của côn

trùng. Một số đặc điểm phân loại của các bộ côn trùng chủ yếu. Các vấn đề cơ bản của sinh

thái học côn trùng. Các biện pháp điều tra, dự báo sâu hại. Các biện pháp phòng trừ sâu hại

lâm nghiệp và kỹ thuật phòng trừ một số loài sâu hại chủ yếu.

392. Bệnh cây rừng

Mã học phần: 260943

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Thực vật rừng, sinh lý thực vật, sinh thái rừng.

Học phần học trước: Sinh lý thực vật, Sinh thái rừng, Đất Lâm nghiệp.

Học phần cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về:

Triệu chứng, bản chất và nguyên nhân gây bệnh, chuẩn đoán dịch bệnh cây. Nghiên

cứu phương pháp dự tính, dự báo, tìm ra qui luật phát sinh phát triển của bệnh cây. Đánh

giá và quản lý bệnh cây trong quần thể cây trồng, hiểu được mối quan hệ giữa quá trình

phát triển của bệnh với các yếu tố môi trường, từ đó vận dụng xác định biện pháp phù

hợp nhằm phòng trừ hạn chế tác hại của bệnh đối với cây trồng.

393. Sinh thái rừng

Mã học phần: 260946

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Thực vật rừng, sinh lý thực vật

Môn học Sinh thái rừng cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản cho sinh viên theo học

ngành lâm nghiệp và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường. Sinh thái rừng cung

cấp các khái niệm, học thuyết về rừng, mô tả mối tương quan và vai trò của các nhân tố

cấu thành hệ sinh thái rừng đồng thời cung cấp kiến thức lý luận về cấu trúc, sinh trưởng

và phát triển của rừng. Môn học Sinh thái rừng đồng thời cung cấp kiến thức ứng dụng

nghiên cứu trên thực địa động thái rừng.

394. Giống cây rừng

Mã học phần: 260916

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước:

Giống cây rừng nghiên cứu cơ sở khoa học của những phương pháp nhân giống cây

rừng, phương pháp khảo nghiệm loài và xuất xứ, phương pháp chọn lọc cây trội, xây dựng

rừng giống và vườn giống, nhân giống sinh dưỡng cây rừng, bảo tồn nguồn gen cây rừng.

Thực hành: nhân giống sinh dưỡng.

395. Điều tra rừng

Mã học phần: 260917

Khối lượng: 3(2,1)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

179

Môn học trước:

Nội dung: Những cơ sở lý luận và những phương pháp (đơn giản nhất) đánh giá số

lượng, chất lượng và diễn biến tài nguyên rừng (gỗ, tre, nứa…), điều tra cây ngả, cây đứng,

lâm phần, điều tra tài nguyên rừng. Thực tập: mô tả lâm phần, điều tra tăng trưởng, điều tra

tài nguyên rừng.

396. Tin học ứng dụng trong lâm nghiệp

Mã học phần: 262918

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước:

Nhằm cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản nhất về hệ thống thông tin và

việc thiết kế hệ thống. Những kiến thức cơ bản để sử dụng một số phần mềm ứng dụng

trong xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ phục vụ công tác quản lý đất đai.

Học phần cung cấp các kiến thức và phương pháp xử lý số liệu đo đạc; Ứng dụng phần

mềm Excel để giải quyết các bài toán trắc địa thuận, trắc địa nghịch, bình sai lưới đo đạc;

Ứng dụng các phần mềm chuyên ngành để thành lập các loại bản đồ.

397. Đo đạc bản đồ lâm nghiệp

Mã học phần: 261019

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước:

Phương pháp biểu thị mặt đất lên bản đồ. Sử dụng bản đồ trong phòng. Sai số trong đo

đạc; đo góc bằng, đo góc đứng, đo cao; đo vẽ và thành lập bản đồ; bản đồ số; ứng dụng đo

đạc trong lâm nghiệp. Thực hành: cấu tạo máy kinh vĩ và các loại địa bàn; đo dài; đo cao;

lập đường chuyền; sử dụng bản đồ trong lâm nghiệp.

398. Động vật rừng

Mã học phần: 260920

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước:

Những kiến thức cơ bản về tài nguyên động vật rừng thuộc 4 lớp ếch nhái, bò sát,

chim, thú trên các phương diện phân loại, đặc điểm sinh học, sinh thái và ý nghĩa của

chúng đối với sự phát triển bền vững của rừng và kinh tế xã hội ở Việt nam.

399. Khoa học gỗ

Mã học phần: 260921

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước:

Hình thái giải phẫu chung của gỗ cây lá rộng, lá kim. Biết cách quan sát và nhận xét về

hình thái các loại gỗ để nhận biết chính xác gỗ từ đó nhận biết được ít nhất là 30 loại gỗ

thuộc các loại gỗ quý hiếm và thông dụng trong khu vực trên cơ sở hình thái giải phẫu

hoặc hình thái bên ngoài của cây. Với những hiểu biết đó giúp thực hiện tốt công tác về

quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.

400. Lâm học

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

180

Mã học phần: 260922

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước:

Lâm học là một môn khoa học nghiên cứu quy luật phát sinh, sinh trưởng phát triển

của rừng và vận dụng quy luật đó đề xuất các biện pháp kĩ thuật lâm sinh nhằm nâng cao

sản lượng, chất lượng và tác dụng phòng hộ của rừng.

401. Khai thác và vận chuyển lâm sản

Mã học phần:160944

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước:

Nội dung: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công nghệ, kỹ thuật khai

thác sơ chế, bảo quản gỗ và một số lâm sản ngoài gỗ. Các phương thức cơ bản về vận

chuyển gỗ, phân loại các hình thức vận chuyển.

402. Nông lâm kết hợp

Mã học phần: 261125

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước:

Việc bố trí mô hình nông lâm kết hợp phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cụ

thể. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống nông lâm kết hợp, phương

pháp điều tra, đánh giá, chẩn đoán và thiết kế mô hình nông lâm kết hợp trong phát triển

nông thôn bền vững.

403. Quy hoạch lâm nghiệp

Mã học phần: 260945

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước:

Những kiến thức cơ bản về cơ sở kinh tế và kỹ thuật của quy hoạch lâm nghiệp, các

bước thực hiện quy hoạch để có thể xây dựng được phương án kinh doanh rừng hợp lý và

toàn diện. Những kỹ năng phân tích và vận dụng kiến thức tổng hợp của những môn cơ sở

đã được trang bị để phân tích đánh giá đúng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng

tài nguyên rừng làm cơ sở xây dựng các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng hợp lý

404. Trồng rừng

Mã học phần: 260927

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước:

Sau khi học xong môn học Trồng Rừng sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức về

nguyên lý và kỹ thuật của các biện pháp KTLS trong các hoạt động của Trồng Rừng từ

khâu sản xuất hạt giống, lai tạo cây con, tạo Rừng. Kỹ thuật trồng một số loại cây rừng, vai

trò giá trị kinh tế của một số cây rừng được trồng phổ biến hiện nay trên địa bàn tây bắc.

405. Đa dạng sinh học

Mã học phần: 260928

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

181

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước:

Môn Đa dạng sinh học và bảo tồn động thực vật rừng được coi là môn cơ sở của

chuyên ngành Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. người học được trang bị môn học này trước

khi vào học các môn chuyên môn nghiệp vụ. Phần lý thuyết được áp dung chung cho các

trường Trung cấp trong phạm cả nước. Phần thực hành và thực tập được áp dụng cho từng

khu vực cụ thể. Các bài thực hành được giới thiệu ngay sau khi kết thúc chương hoặc có

thể phối hợp với các bài khác để tổ chức thực hiện được dễ dàng. Phần thực tập: Nơi thực

tập là nơi có tính đa dạng sinh học cao như khu bảo tồn, vườn quốc gia.

406. Thực tập nghề nghiệp 1 (ngành lâm nghiệp)

Mã học phần: 260947

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Công trùng rừng, bệnh cây rừng, điều tra quy hoạch rừng, sinh thái

rừng

Học phần cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về:

TT Thực vật rừng: Phân biệt được các đặc điểm của từng bộ, họ, từng loài thực vật.

Phân biệt được những khác biệt giữa các bộ, các họ trong bộ cũng như giữa các loài thực

vật trong họ. Trả lời được tên khoa học của từng bộ, họ cũng như tên của các loài thực vật

được học. Mô tả, nhận dạng được các loài thực vật được giới thiệu. Phân biệt được các loại

rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt

TT Điều tra rừng: Đo tính cây, đo tính gỗ sản phẩm, xác định các nhân tố điều tra, đánh

giá trữ lượng rừng gỗ và tre nứa, đánh gía lượng sinh trưởng, phân loại và theo dõi diễn

biến tài nguyên rừng.

TT Quy hoạch lâm nghiệp: Tiến hành phương pháp cơ bản của quy hoạch trong Quản

lý tài nguyên rừng. Xây dựng phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp, Quy

hoạch biện pháp kinh doanh rừng cho một đơn vị xã, huyện

TT Côn trùng: Nhận biết cấu tạo, hình thái côn trùng rừng ngoài thực tế. Thực hiện

phương pháp điều tra sâu hại rừng và tiến hành phòng trừ một số loài sâu hại chính, bảo vệ

các loài thiên địch.

TT Bệnh cây: Tiến hành phương pháp điều tra theo dõi bệnh cây, quan sát nhận biết và

phân loại một số loài bệnh hại chủ yếu trên cây. Thực hiện một số biện pháp phòng trừ đối

với một số bệnh hại chính.

407. Thực tập nghề nghiệp 2 (ngành lâm nghiệp)

Mã học phần: 260930

Khối lượng: 3(0,3)

Môn học trước:

Học phần cung cấp cho SV những kiến thức về:

Lâm học: Những kiến thức và kỹ năng cơ bản thực thi các biện pháp kỹ thuật trong

công tác trồng rừng, kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống, kỹ thuật tạo cây con và trồng

rừng. Những kĩ thuật về chặt nuôi dưỡng rừng, xử lý rừng thứ sinh nghèo kiệt. Thực hành

gieo ươm cây con và thiết kế các biện pháp kỹ thuật lâm sinh

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

182

Giống cây rừng: Nghiên cứu cơ sở khoa học của những phương pháp nhân giống cây

rừng, phương pháp khảo nghiệm loài và xuất xứ, phương pháp chọn lọc cây trội, xây dựng

rừng giống và vườn giống, nhân giống sinh dưỡng cây rừng, bảo tồn nguồn gen cây rừng.

Thực hành: nhân giống sinh dưỡng

Trồng rừng: Sau khi học xong phần lý môn học trồng rừng thì tiến hành thực tập môn

học. Thực tập môn học trồng rừng giúp cho sinh viên co sát với thực tế và bổ sung kiến

thức thực tế vào lý thuyết đã học trên giảng đường.

408. Kỹ thuật gây trồng tre trúc và lâm sản ngoài gỗ

Mã học phần: 260948

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước:

Nội dung học phần môn học lâm sản ngoài gỗ và tre trúc nhằm trang bị cho học sinh

những kiến thức về kỹ thuật trồng rừng và kinh doanh tre trúc.

Môn học đã giới thiệu những nội dung cơ bản về nguồn tài nguyên tre trúc, đặc điểm

sinh thái, sinh học, đặc điểm sinh trưởng và phát triển của tre trúc.

409. Kỹ thuật lâm sinh rừng nhiệt đới

Mã học phần: 260932

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Sinh thái rừng

Phương pháp luận đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh, cấu trúc rừng ổn định, kỹ thuật

lâm sinh then chốt, một số văn bản pháp quy về lâm sinh, một số các vấn đề liên quan tới

biện pháp kỹ thuật lâm sinh

410. Trồng rừng phòng hộ

Mã học phần: 260949

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước:

Học phần cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về: Các loại rừng phòng hộ (Khái

niệm, các nhân tố và mức ảnh hưởng tới con người, sinh vật,...) Cơ sở lý luận, nguyên lý,

kỹ thuật thiết kế và bố trí rừng phòng hộ

411. Bảo tồn thực vật rừng

Mã học phần: 260950

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước:

Cung cấp những kiến thức nhằm ngăn chặn sự suy thóai đa dạng sinh học hoặc trong

công tác bảo vệ các loài thực vật hoang dã quý hiếm. Biết cách bảo tồn các loài cây nguy

cấp quý hiếm cho các loài cây cho gỗ cho tinh dâu, cho thuốc nhuộm, dược liệu làm cảnh...

Xây dựng được các biện pháp bảo tồn cho từng loài cụ thể.

412. Lửa rừng

Mã học phần: 260935

Khối lượng: 2(2,0)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

183

Môn học trước:

Nội dung cơ bản của môn khoa học lửa rừng là nghiên cứu nguyên lý về sự phát sinh,

phát triển của những đám cháy trong rừng, mối quan hệ giữa cháy rừng với môi trường và

các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, lợi dụng lửa trong rừng.

413. Kỹ thuật phòng trừ sâu hại

Mã học phần: 260936

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước:

Giới thiệu một số loại sâu hại cây lâm nghiệp thường gặp. Môn học cung cấp các kiến

thức về các biện pháp phòng trừ sâu hại cây lâm nghiệp.

414. Thực tập tốt nghiệp (lâm nghiệp)

Mã học phần: 260937

Khối lượng: 5(0,5)

Môn học trước: Học phần thực tập tốt nghiệp là học phần thực tập cuối khóa, mang

tính chất tổng hợp. Giúp sinh viên tổng hợp, vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện tay

nghề chuyên môn về quy hoạch sử dụng đất, đăng ký thống kê đất đai, quản lý nhà nước về

đất đai, đo đạc thành lập bản đồ

415. Xã hội học đại cương

Mã học phần: 212508

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần giới thiệu một số kiến thức lý luận, phương pháp luận, các kỹ thuật nghiên

cứu xã hội học và một số lĩnh vực chuyên biệt của xã hội học.

416. Tâm lý phát triển

Mã học phần: 212409

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Tâm lý học đại cương

Học phần giới thiệu một số quan điểm về sự phát triển tâm lý theo lứa tuổi; các nguyên

lý phát triển tâm lý; đặc điểm tâm lý từng giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát triển.

417. Giao tiếp xã hội

Mã học phần: 212510

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản về truyền thông và giao tiếp; vấn

đề truyền thông trong nhóm nhỏ và nhóm lớn, truyền thông đại chúng; sự tự nhận thức của

cá nhân trong giao tiếp.

418. Giới và phát triển

Mã học phần: 212511

Khối lượng: 2(2,0)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

184

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp những hiểu biết về vấn đề giới và quan hệ của vấn đề giới với sự

phát triển bền vững.

419. Hành vi con người và Môi trường xã hội

Mã học phần: 212513

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Học phần cung cấp cho sinh viên các lý thuyết, các khái niệm về hành vi xã hội của

con người trong sự tương tác với môi trường xung quanh.

420. An sinh xã hội

Mã học phần: 212541

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần giúp sinh viên hiểu được các vấn đề về xã hội, vai trò, vị trí của An sinh xã

hội trong giải quyết các vấn đề xã hội.

421. Chính sách xã hội

Mã học phần: 212515

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành phát triển chính

sách xã hội trên thế giới và Việt Nam; một số lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và kỹ năng phân

tích, đánh giá chính sách xã hội, những kiến thức chung và mở để người dạy và người học

tiếp tục nghiên cứu, nắm bắt, bổ sung trong xây dựng, tổ chức, thực hiện, phân tích, đánh

giá và hoàn thiện chính sách.

422. Nhập môn công tác xã hội

Mã học phần: 212542

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp những hiểu biết cơ bản về quá trình hình thành và phát triển công

tác xã hội như một khoa học; các triết lý, quan điểm, giá trị, quy chuẩn đạo đức trong công

tác xã hội; vai trò, chức năng, các lĩnh vực hoạt động của công tác xã hội; cơ quan tổ chức

làm công tác xã hội; yêu cầu đối với cán bộ xã hội chuyên nghiệp.

423. Công tác xã hội cá nhân và nhóm

Mã học phần: 212517

Khối lượng: 4(3,1)

Môn học trước: Nhập môn Công tác xã hội

Học phần cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong quá trình giúp đỡ cá nhân

gia đình và nhóm giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu cuộc sống.

424. Tổ chức và phát triển cộng đồng

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

185

Mã học phần: 212518

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Công tác xã hội với cá nhân và nhóm

Học phần cung cấp những kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật cơ bản trong quá trình giúp đỡ

cộng đồng yếu kém thông qua công tác phát triển cộng đồng.

425. Thực hành công tác xã hội 1

Mã học phần: 212519

Khối lượng: 4(0,4)

Môn học trước: Công tác xã hội với cá nhân và nhóm

Học phần giúp sinh viên áp dụng những kiến thức, phương pháp giúp đỡ cá nhân, gia

đình, nhóm đã được học trên lớp vào thực tiễn.

426. Thực hành công tác xã hội 2

Mã học phần: 212520

Khối lượng: 4(0,4)

Môn học trước: Thực hành công tác xã hội 1

Học phần giúp sinh viên áp dụng những kiến thức, phương pháp giúp đỡ cộng đồng đã

được học trên lớp vào thực tiễn.

427. Tham vấn

Mã học phần: 212521

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Công tác xã hội cá nhân và nhóm

Học phần cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong tham vấn nhằm giúp sinh

viên vận dụng trong quá trình giúp đỡ các nhóm đối tượng.

428. Sức khỏe cộng đồng

Mã học phần: 212522

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần hướng tới những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe ban đầu; vệ sinh

tâm thần; sơ cứu ban đầu; nguyên nhân, biểu hiện và xử trí một số cấp cứu thường gặp;

một số bệnh xã hội: Lao, HIV/AIDS...

429. Quản trị ngành công tác xã hội

Mã học phần: 212523

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Tổ chức và phát triển cộng đồng

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về khái niệm quản trị; quản lý cán bộ hành chính;

quản lý tài chính trong cơ sở; quản lý dự án tại cơ sở.

430. Công tác xã hội với trẻ em

Mã học phần: 212526

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

186

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Công tác xã hội với cá nhân và nhóm

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về mục đích, các hoạt động, nguyên tắc

hành động, vai trò trách nhiệm của cán bộ xã hội, các kỹ năng, phương pháp trong CTXH

với trẻ em và các dịch vụ xã hội cơ bản dành cho trẻ, một số học thuyết và khái niệm cơ

bản về trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, những nhu cầu và đặc điểm tâm lý của trẻ.

431. Công tác xã hội trong hôn nhân và gia đình

Mã học phần: 212527

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Công tác xã hội với cá nhân và nhóm

Học phần giới thiệu bản chất của hôn nhân và gia đình, những đặc điểm trong hôn

nhân và gia đình người Việt Nam, các chu kỳ sống, giai đoạn khủng hoảng, những vấn đề

thường gặp trong các gia đình người Việt, vai trò của công tác xã hội trong lĩnh vực hôn

nhân gia đình, một số dịch vụ xã hội phổ biến các nước đang áp dụng trong hỗ trợ gia đình.

432. Công tác xã hội với người có HIV

Mã học phần: 212529

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Công tác xã hội với cá nhân và nhóm

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về đối tượng, phương pháp và một số lĩnh

vực nghiên cứu, các kỹ năng thực hành cơ bản với người có HIV/AIDS.

433. Công tác xã hội với người nghèo

Mã học phần: 212530

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Công tác xã hội với cá nhân và nhóm

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về nghèo đói, xoá đói giảm nghèo

và công tác xã hội với người nghèo.

434. Quản lý dự án

Mã học phần: 212531

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Tổ chức và phát triển cộng đồng

Môn học trình bày cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xây dựng và quản lý dự án

nói chung, xây dựng và quản lý dự án phát triển cộng đồng có sự cùng tham gia nói riêng.

435. Tiếng Anh chuyên ngành (Công tác xã hội)

Mã học phần: 212332

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Tiếng anh 2

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tiếng Anh để sinh viên ứng

dụng trong quá trình thực hành nghề Công tác xã hội.

436. Dân tộc học

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

187

Mã học phần: 211533

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần bao gồm các kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển của Dân tộc học;

các trường phái chính trong Dân tộc học; các chủng tộc trên thế giới; các tiêu chí xác định

thành phần tộc học và các đồng tộc người của các thể chế khác nhau; sự phân kỳ xã hội

nguyên thủy; các hình thức tôn giáo sơ khai.

437. Giáo dục và Phát triển

Mã học phần: 212534

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Xã hội học đại cương

Môn học cung cấp những khái niệm cơ bản về giáo dục và phát triển; mối quan hệ giữa

giáo dục với phát triển kinh tế, xã hội và con người; quan niệm, đặc điểm, kỹ năng và

phương pháp thực hành giáo dục cộng đồng.

438. Gia đình học

Mã học phần: 212535

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Xã hội học đại cương

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về cách tiếp cận, các phạm trù và những

phương pháp nghiên cứu gia đình, về lịch sử hình thành gia đình, những mối quan hệ trong

gia đình, mối quan hệ giữa gia đình và các thiết chế khác trong xã hội, những yếu tố ảnh

hưởng đến gia đình, sự biến đổi của gia đình; các quá trình nhận thức, xúc cảm tình cảm và

ý chí; bản chất của nhân cách và các thuộc tính của nhân cách.

439. Tâm lý học xã hội

Mã học phần: 212436

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Tâm lý học phát triển

Học phần giúp cho sinh viên nắm được bản chất và nguồn gốc của các hiện tượng tâm

lý xã hội; các cơ chế ảnh hưởng xã hội; một số hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến; các hiện

tượng tâm lý xảy ra trong các nhóm nhỏ; vấn đề quyền lực và các phong cách lãnh đạo

trong nhóm nhỏ; các cử chỉ phi ngôn ngữ và các hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ.

440. Dân số và môi trường

Mã học phần: 212537

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần bao gồm những kiến thức tổng quan về dân số và mối quan hệ giữa dân số

với môi trường và phát triển bền vững.

441. Thực tập tốt nghiệp (Công tác xã hội)

Mã học phần: 212539

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

188

Khối lượng: 6(0,6)

Môn học trước: Thực hành Công tác xã hội 1, 2.

Nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết đã học, bước đầu rèn luyện kỹ năng vận dụng

kiến thức vào việc giải quyết các thao tác nghiệp vụ cụ thể trong thực tế.

442. Toán ứng dụng B

Mã học phần: 260105

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không

Cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về giải tích toán học như: hàm số, ma

trận, vi phân, tích phân (tích phân bất định, tích phân xác định, tích phân suy rộng) để sinh

viên có đủ khả năng tiếp thu các kiến thức cơ sở và chuyên môn. Đồng thời rèn luyện cho

sinh viên khả năng tư duy lôgíc để ứng dụng khi học các học phần nâng cao

443. Pháp luật đất đai

Mã học phần: 233606

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Pháp luật đại cương

Học phần cung cấp cho SV những kiến thức về

- Các vấn đề cơ bản về pháp luật về đất đai, nắm rõ các quy định, chế độ pháp lý của

Nhà nước cũng như của người sử dụng đất về đất đai;

- Khả năng xử lý các sai phạm trong vấn đề sử dụng đất.

444. Bản đồ học

Mã học phần: 231007

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Không

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về khoa học bản đồ, nắm

được cách tổ chức thành lập và nguyên tắc tổng quát hóa bản đồ, bổ sung và hiện chỉnh

bản đồ, thiết kế biên tập và in bản đồ và sử dụng, khai thác thông tin bản đồ.

445. Thổ nhưỡng học

Mã học phần: 231008

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Không

Sau khi học xong học phần này sinh viên có thể:

- Nắm được hệ thống phân loại đất trên Thế giới và ở Việt Nam

- Nắm vững được đặc điểm của các loại đất chính ở Việt Nam để có thể có biện pháp

sử dụng hợp lý cho từng loại đất, bảo vệ và nâng cao độ phì, bảo vệ tài nguyên đất đai.

446. Đánh giá tác động môi trường

Mã học phần: 233111

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Môi trường và con người

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

189

Học phần cung cấp những kiến thức tổng hợp về đánh giá tác động môi trường bao

gồm các phương pháp và tiến trình cơ bản nhất của một quá trình đánh giá tác động môi

trường. Nội dung cơ bản bao gồm các bước từ tổ chức nhân sự, thu thập thông tin, phân

tích số liệu cho đến việc giám sát và báo cáo kết quả.

447. Đánh giá đất đai:

Mã học phần: 231012

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Thổ nhưỡng học

- Giúp sinh viên nắm bắt được các vấn đề cơ bản về đất đai, biết làm thế nào để xây

dựng các đơn vị đất đai trên cơ sở của các đặc tính đất đai. Sự liên quan giữa đất đai và sử

dụng đất đai với các yếu tố tác động trong hệ thống sử dụng đất đai.

- Trang bị cho sinh viên về phương pháp đánh giá khả năng thích nghi của đất đai, từ

đó làm cơ sở cho sinh viên phân chia sử dụng đất đai trong thực tế. Vai trò quan trọng của

điều kiện tự nhiên của đất đai đối với việc phân chia sử dụng đất đai trong các vùng có

điều kiện tự nhiên khác nhau.

448. Quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội

Mã học phần: 231013

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phát triển kinh tế xã hội, hiểu được

mối quan hệ biện chứng về các nhân tố tác động tới sự phát triển kinh tế xã hội của một

huyện, tỉnh, vùng, quốc gia.

- Giúp sinh viên nắm được những lý luận cơ bản về quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế xã hội trên cơ sở phân tích các mối quan hệ giữa sự phát triển các ngành, lĩnh vực với

việc tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội.

449. Trắc địa

Mã học phần: 231038

Khối lượng: 4(3,1)

Môn học trước: Toán ứng dụng B

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đo vẽ địa hình; sai số trong đo đạc;

cấu tạo các loại máy kinh vĩ và phương pháp sử dụng các loại máy trong đo đạc. Các

nguyên lý và phương pháp đo góc, độ dài, độ cao.

Giúp sinh viên nắm được các phương pháp đo để thành lập bản đồ địa hình cho một

khu vực và sử dụng bản đồ địa hình vào các mục đích khác nhau trong thực tiễn và quy

hoạch phát triển sản xuất.

450. Hệ thống thông tin địa lý GIS

Mã học phần: 231015

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Tin học đại cương

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

190

Học phần bao gồm các kiến thức: Khái niệm, cấu tạo, chức năng, cấu trúc dữ liệu và

cơ sở dữ liệu, chu trình công nghệ hệ thông tin địa lý, ứng dụng hệ thông tin địa lý.

Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng ứng dụng kiến thức cơ bản để

xây dựng một dự án GIS nhằm giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

451. Quản lý nguồn nước

Mã học phần: 231016

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp các kiến thức: Vai trò của nước trong cuộc sống, đặc biệt là trong

nông nghiệp; Sự cân bằng nước cho cây trồng; Các nội dung cơ bản của chế độ tưới,

phương pháp và công nghệ tưới; Phương pháp xây dựng kênh tiêu nước; Phương án đánh

giá hiệu quả kinh tế cho các dự án thuỷ lợi.

452. Thực tập môn Trắc địa – bản đồ

Mã học phần: 231017

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Toán ứng dụng B, trắc địa đại cương, trắc địa địa chính

Học phần trang bị kiến thức thực tế về các phương pháp đo để thành lập bản đồ cũng

như các kiến thức về đo, vẽ, tính diện tích các thửa đất và xây dựng, bổ sung chỉnh lý bản

đồ địa chính.

453. Định giá bất động sản

Mã học phần: 231018

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Bản đồ địa chính

Học phần cung cấp các kiến thức: Các kiến thức về đất và giá trị của đất; Khái niệm về

giá đất, định giá đất và các tài sản gắn liền với đất. Cơ sở khoa học để xác định giá đất và

phương pháp xác định giá đất và các tài sản gắn liền với đất

Đồng thời trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về đất đai, thị trường đất

đai, giá đất, định giá đất và nguyên tắc xác định giá đất trong nền kinh tế thị trường theo

định hướng XHCN.

454. Đăng ký thống kê đất đai

Mã học phần: 231019

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Quản lý hành chính nhà nước về đất đai

Học phần bao gồm các kiến thức: Tổng quan về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính. Những quy định chung về đăng ký đất đai Đăng ký

đất đai ban đầu - Lập và quản lý hồ sơ địa chính. Đăng ký biến động đất đai. Thống kê,

kiểm kê đất đai. Những quy định chung về thống kê, kiểm kê đất đai. Thống kê các loại

đất.

455. Thực tập quy hoạch sử dụng đất

Mã học phần: 231039

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

191

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Trắc địa (Đo đạc địa chính)

Quy hoạch sử dụng đất" là môn học nhằm trang bị cho học sinh kiến thức về quy hoạch

sử dụng đất đai. Sau khi được học môn học này, yêu cầu học sinh phải tích luỹ được những

hiểu biết sau :

- Nắm vững được cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất đai.

- Nắm được phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện.

- Nắm vững được phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã (bao gồm các khâu:

điều tra cơ bản, xử lý số liệu, trình bày bản đồ, viết phương án quy hoạch).

- Xây dựng đồ án thiết kế môn học trên cơ sở lập phương án quy hoạch sử dụng đất một

xã.

456. Quản lý hành chính nhà nước về đất đai

Mã học phần: 233621

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Pháp luật đất đai.

Học phần bao gồm các kiến thức:

+ Tổng quan về quản lý nhà nước

+ Chế độ quản lý nhà nước đối với đất đai

+ Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai Việt Nam

+ Nội dung quản lý nhà nước một số loại đất

457. Hệ thống thông tin đất đai (LIS)

Mã học phần: 231040

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Tin học cơ sở

Học phần bao gồm các kiến thức: Những khái niệm cơ bản về Hệ thống thông tin đất,

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin đất, Quản lý thông tin đất, Hệ thống thông tin đất đa

mục đích, Tính kinh tế của Hệ thống thông tin đất.

458. Thanh tra đất đai

Mã học phần: 231024

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Quản lý hành chính nhà nước về đất đai

Học phần cung cấp kiến thức về công tác thanh tra, kiểm tra đất đai; thủ tục, quy trình

và phương thức giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thanh tra, kiểm tra đất đai.

Đồng thời cung cấp các kiến thức về công tác thanh tra hồ sơ quản lý và sử dụng đất.

459. Quy hoạch sử dụng đất

Mã học phần: 231041

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

192

Quy hoạch sử dụng đất là môn học nhằm trang bị cho học sinh kiến thức về quy hoạch

sử dụng đất đai. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất đai, phương pháp lập quy hoạch

sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện, phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã (bao

gồm các khâu: điều tra cơ bản, xử lý số liệu, trình bày bản đồ, viết phương án quy hoạch);

Xây dựng đồ án thiết kế môn học trên cơ sở lập phương án quy hoạch sử dụng đất một xã.

460. Thực tập đăng ký thống kê đất đai

Mã học phần: 231027

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Đăng ký thống kê

Học phần cung cấp các kiến thức: Về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất, lập hồ sơ địa chính.. Đăng ký biến động đất đai. Thống kê, kiểm kê đất đai.

461. Bản đồ địa chính

Mã học phần: 231028

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Bản đồ học, Trắc địa địa chính

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất để nắm vững các yếu tố nội

dung bản đồ địa chính và thể hiện chúng lên bản đồ. Đồng thời phải thực hiện cỏc nhiệm

vụ kỹ thuật về số hóa biên tập bản đồ địa chính và tạo lập cơ sở dữ liệu địa chính, cập nhật

những biến động về các thông tin địa chính vào hồ sơ.

462. Quy hoạch phát triển nông thôn

Mã học phần: 231029

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Học phần giúp sinh viên nắm được những kiến thức về sự phát triển, phát triển nông

thôn, những nguyên lý, nguyên tắc và nội dung của quy hoạch phát triển nông thôn. Trang

bị những kiến thức cơ bản về dự án phát triển kinh tế xã hội nông thôn.

Học phần bao gồm: Đại cương về phát triển và phát triển nông thôn. Đặc trưng của

vùng nông thôn và sự cần thiết phải phát triển nông thôn. Những vấn đề vĩ mô về phát triển

nông thôn. Quy hoạch phát triển nông thôn. Dự án phát triển kinh tế xã hội nông thôn.

463. Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn

Mã học phần: 231030

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Giúp sinh viên nắm được những nguyên lý và phương pháp quy hoạch xây dựng phát

triển đô thị và điểm dân cư nông thôn nhằm mở rộng kiến thức về quy hoạch sử dụng đất

và quản lý đất đai đáp ứng mục tiêu phát triển Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Học phần bao gồm: Cơ cấu cư dân trong phạm vi vùng lãnh thổ. Khái niệm về đô thị

và quá trình phát triển đô thị. Quy hoạch chung xây dựng và phát triển đô thị. Dân cư nông

thôn và quá trình phát triển. Quy hoạch xây dựng phát triển điểm dân cư nông thôn.

464. Kỹ thuật xây dựng bản đồ số

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

193

Mã học phần: 231031

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Hệ thống thông tin địa lý (GIS)

Kỹ thuật xây dựng bản đồ số là một môn khoa học công nghệ vẽ bản đồ trên máy tính.

Vì vậy cần phải trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về tin học đồ hoạ, về

quy trình xây dựng bản đồ số nói chung, những phương pháp cùng các quy định về kỹ

thuật số hóa biên tập bản đồ, về các nguyên tắc kiểm tra nghiệm thu và các vấn đề hoàn

thiện giao nộp sản phẩm.

465. Thị trường bất động sản

Mã học phần: 231032

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Đăng ký thống kê đất đai.

Học phần cung cấp giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản nhất về thị trường

bất động sản như quan hệ cung cầu trong thị trường bất động sản; các phương pháp định

giá bất động sản; Các biện pháp quản lý và điều tiết của nhà nước đối với thị trường bất

động sản. Bài giảng còn là tài liệu tham khảo cho cán bộ ngành quản lý đất đai, các nhà

quản lý kinh doanh về thị trường bất động sản.

466. Môi giới bất động sản

Mã học phần: 231033

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Môn học nghiên cứu các nội dung cơ bản về khái niệm, đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng

đến hoạt động môi giới đất động sản; các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động

môi giới, kinh doanh bất động sản; quy trình môi giới bất động sản; kỹ năng môi giới bất

động sản.

467. Kinh tế đất

Mã học phần: 231034

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Học phần bao gồm các kiến thức: đại cương về kinh tế đất. Mô hình ba mặt và lý

thuyết cung, cầu trong sử dụng đất. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Phân tích

kinh tế trong đánh giá lựa chọn kiểu sử dụng đất. Phân tích kinh tế xã hội trong sử dụng đất

phi nông nghiệp.

468. Tin học ứng dụng (Quản lý đất đai)

Mã học phần: 232935

Khối lượng: 3(1,2)

Môn học trước: Tin học cơ sở; Hệ thống thông tin địa lý (GIS), Hệ thống thông tin đất

đai.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

194

Nhằm cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản nhất về hệ thống thông tin và

việc thiết kế hệ thống. Những kiến thức cơ bản để sử dụng một số phần mềm ứng dụng

trong xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ phục vụ công tác quản lý đất đai.

Học phần cung cấp các kiến thức và phương pháp xử lý số liệu đo đạc; Ứng dụng phần

mềm Excel để giải quyết các bài toán trắc địa thuận, trắc địa nghịch, bình sai lưới đo đạc;

Ứng dụng các phần mềm chuyên ngành để thành lập các loại bản đồ.

469. Thực tập tốt nghiệp

Mã học phần: 231037

Khối lượng: 6(0,6)

Môn học trước

Thực tập nghề nghiệp cho sinh viên vận dụng tổng hợp các kiến thức đã được trang bị

vào việc giải quyết công việc có liên quan đến nghề nghiệp.

470. Tiếng Anh chuyên ngành (khuyến nông)

Mã học phần: 272301

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Tiếng anh 2.

Nội dung: Cung cấp thuật ngữ chuyên ngành PTNT, phát triển kỹ năng nói, trình bày,

viết báo cáo khoa học bằng tiếng Anh kỹ thuật chuyên ngành PTNT (ôn ngữ pháp khi cần

thiết) giúp học viên có thể tham khảo tài liệu chuyên ngành, trước mắt phục vụ học tập

chuyên ngành, thực hiện luận văn và giao tiếp với sinh viên chuyên gia nước ngoài.

471. Sinh học

Mã học phần: 270205

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Nội dung: Tổng quan về tổ chức các cơ thể sống, các phương thức trao đổi chất, sự sinh

sản, sự sinh trưởng phát triển. Cảm ứng và thích nghi. Sự tiến hóa của sinh vật. Các mối

quan hệ giữa sinh vật và môi trường. Phân loại sinh vật. Sinh học phân tử, công nghệ sinh

học và những vấn đề khác trong sinh học hiện đại.

472. Xã hội học nông thôn

Mã học phần: 272507

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Nội dung: Xã hội học nông thôn có chức năng tìm hiểu, khám phá và nhận thức thực

tiễn nông thôn nói chung và nông thôn Việt Nam nói riêng. Xã hội học nông thôn trang bị

cho sinh viên những kiến thức tổng quan về xã hội học nông thôn, tổ chức và quản lý xã

hội nông thôn, phương pháp tiếp cận và phân tích xã hội nông thôn nhằm giải quyết những

vấn đề xã hội nảy sinh trong thực tế cuộc sống hàng ngày trong giai đoạn đối mới hiện nay.

473. Kinh tế nông thôn

Mã học phần: 270708

Khối lượng: 2(1,1)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

195

Môn học trước: Không

Nội dung: Học phần trang bị cho học viên những kiến thức về nguyên lý kinh tế và

việc vận dụng những nguyên lý này vào lĩnh vực kinh tế nông thôn; Học viên được trang bị

những kiến thức về quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm và dịch vụ, hiệu quả trong đầu

tư sản xuất, phân tích và đưa ra các quyết định tối ưu trong kinh tế nông thôn; Học phần

cũng đề cập đến các vấn đề có tính tổng hợp về kinh tế nông thôn, các nguyên tắc kinh tế

nông thôn, cầu và cung, thị trường trong nông thôn.

474. Hệ thống nông nghiệp và canh tác trong PTNT

Mã học phần: 271109

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Không

Nội dung: Học phần này cung cấp cho học viên kiến thức về: quan điểm hệ thống và

ứng dụng trong nông nghiệp; nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo quan điểm hệ

thống; các loại hệ thống trong nông nghiệp; nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp

các phương thức canh tác đặc biệt phương thức canh tác bền vững.

475. Phát triển cộng đồng

Mã học phần: 272511

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Xã hội học nông thôn

Nội dung: Học phần cung cấp những vấn đề cơ bản về phát triển cộng đồng; giới thiệu

tổ chức phát triển cộng đồng; sự tham gia và hợp tác trong phát triển cộng đồng (nhấn

mạnh vai trò tham gia của người dân), giám sát và đánh giá (nhấn mạnh phương pháp có

sự tham gia) trong quá trình phát triển cộng đồng.

476. Thống kê

Mã học phần: 270112

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Nội dung: Học phần cung cấp những khái niệm cơ bản về thống kê, từ đó biết cách thu

thập số liệu thống kê, tổ chức điều tra chọn mẫu, tổng hợp và mô tả dữ liệu, phân tích

thống kê các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và nông thôn.

477. Phương pháp khuyến nông cơ bản

Mã học phần: 271113

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Phát triển cộng đồng

Nội dung: Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức đại cương về khuyến nông và

phương pháp khuyến nông; Các kiến thức và kỹ năng về các phương pháp nhóm (tập huấn,

mô hình trình diễn, hội nghị đầu bờ, tham quan khảo sát, hội thi, tổ chức khuyến nông dựa

vào cộng đồng); Phương pháp thông tin đại chúng (khuyến nông qua ấn phẩm, báo và tạp

chí, truyền thanh và phát thanh, truyền hình, áp phích, trang WEB); Phương pháp cá nhân

(thăm và tư vấn, thư, hướng dẫn, điện thoại).

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

196

478. Phương pháp đào tạo cho người lớn tuổi

Mã học phần: 271114

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Phương pháp khuyến nông cơ bản

Nội dung: Học phần cung cấp cho học viên biết được bản chất của quá trình học tập

của người lớn, đặc biệt là nông dân; Biết xây dựng một chương trình đào tạo cho người

lớn; Biết ứng dụng các phương pháp đào tạo cho người lớn chủ yếu như giảng giải, thảo

luận, động não, điển cứu, làm mẫu, tham quan, đóng vai và các trò chơi..

479. Phương pháp đào tạo cán bộ tập huấn

Mã học phần: 271116

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Phương pháp khuyến nông cơ bản.

Nội dung: Học phần trang bị cho sinh viên: những vấn đề chung về giảng viên khuyến

nông, đào tạo giảng viên và học viên trong đào tạo giảng viên; Cấu trúc một chương trình

tập huấn; Kỹ năng chuẩn bị bài giảng của giảng viên khuyến nông; Phương pháp giảng dạy

bài giảng lý thuyết và thực hành.

480. Thông tin truyền thông khuyến nông

Mã học phần: 271117

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Phương pháp khuyến nông cơ bản

Nội dung: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các phương pháp thông tin,

truyền thông ứng dụng trong việc tuyên truyền các chính sách, trình diễn, tập huấn các mô

hình truyền thông khuyến nông tới người dân sao cho đạt hiệu quả. Học phần này còn cung

cấp cho sinh viên các phương pháp thiết kế tờ rơi, tờ gấp, viết các bài tin phục vụ cho công

tác khuyến nông.

481. Giới trong khuyến nông và phát triển nông thôn

Mã học phần: 271118

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Xã hội học nông thôn

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vấn đề giới trong

nông thôn, giúp cho công tác khuyến nông đạt hiệu quả cao trong các dự án nông nghiệp

nông thôn có liên quan đến sự phát triển giới. Đồng thời giúp cho sinh viên nắm được vai

trò của giới trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn.

482. Trồng trọt đại cương

Mã học phần: 271147

Khối lượng: 3(1,1)

Môn học trước:

Nội dung: Cung cấp các kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, quy trình kỹ thuật sản

xuất, nguyên lý bảo quản các loại sản phẩm trồng trọt: rau màu, lương thực, công nghiệp.

Các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn sản phẩm thu haọch tiêu chuẩn quốc tế.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

197

483. Chăn nuôi đại cương

Mã học phần: 271120

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Di truyền học

Nội dung: Mô tả về nguồn gốc, phân loại, đặc điểm một số giống gia cầm, lợn, trâu bò.

Kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc cơ bản của 3 đối tượng trên.

484. Nguyên lý và chính sách PTNT

Mã học phần: 271121

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Xã hội học nông thôn

Nội dung: Học phần giúp sinh viên tiếp cận các cách khác nhau liên quan phát triển

nông thôn bao gồm khía cạnh kinh tế, xã hội, nông - lâm, thủy sản, công nghiệp, dịch vụ và

du lịch. Cuối cùng các thử thách và cơ hội nông nghiệp nông thôn trong hội nhập WTO

vùng cũng được đưa ra. Đồng thời giới thiệu các chính sách trong phát triển nông thôn.

485. Quản lý chương trình khuyến nông

Mã học phần: 271122

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Lập kế hoạch khuyến nông

Nội dung: Học phần nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng để quản lý một chương trình

khuyến nông, bao gồm các vấn đề chung của quản lý chương trình khuyến nông; Tổ chức

thực hiện kế hoạch khuyến nông; Giám sát và đánh giá một kế hoạch khuyến nông ở địa

phương. Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về chu kỳ dự án, nguyên lý xây dựng

và quản lý dự án; Thực hành thành thạo các bước trong tiến trình xây dựng và quản lý dự

án.

486. Bảo vệ thực vật

Mã học phần: 270823

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Xã hội học nông thôn

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về các loại bệnh, côn trùng hại nông nghiệp,

các cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời giới thiệu các loại thuốc dùng trong

BVTV: Thuốc chứa nhóm đồng, chứa S, P…

487. Công nghệ sau thu hoạch

Mã học phần: 270826

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Trồng trọt đại cương

Nội dung: Học phần này nhằm giới thiệu một số loại rau quả chính, những biến đổi của

nó sau thu hoạch, nguyên nhân gây hư hỏng, cách bảo quản chế biến hoa quả tươi; Giới

thiệu các công việc sau thu hoạch, nguyên nhân gây thất thóat và biện pháp khắc phục.

488. Đất và Phân bón

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

198

Mã học phần: 270827

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Nội dung: Học phần cung cấp các kiến thức chung về sự hình thành đất, đặc điểm của

các loại đất ở nước ta ứng với các vùng kinh tế; phương pháp sử dụng các loại phân phục

vụ cho sản xuất nông nghiệp bao gồm các loại phân vô cơ: Phân lân, đạm, kali, các loại

phân hữu cơ: Phân xanh, phân chuồng.

489. Khí tượng nông nghiệp

Mã học phần: 271428

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Nội dung: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tác động của các yếu tố khí

tượng cơ bản có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông lâm nghiệp, các quy luật tác động

qua lại giữa cây trồng với điều kiện môi trường, các phương pháp đánh giá các chỉ tiêu khí

tượng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

490. Thú y

Mã học phần: 271131

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Chăn nuôi lợn, chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi gia cầm

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các loại thuốc:

Cách sử dụng, phân loại…Đồng thời cung cấp các kiến thức cơ bản về các loại bệnh:

Ngoại khoa, nội khoa, ký sinh trùng, truyền nhiễm ở gia súc và gia

491. Sinh lý động vật

Mã học phần: 271132

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Sinh học

Nội dung: Sinh lý hưng phấn, sinh lý cơ – thần kinh, sinh lý thần kinh trung ương, sinh

lý nội tiết và strees. Sinh lý máu, tim và tuần hoàn máu, hô hấp, tiêu hóa, hấp thu và bài

tiết. Điều hòa trao đổi chất và năng lượng, sinh lý sinh sản và tiết sữa.

492. Chăn nuôi lợn

Mã học phần: 271134

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Sinh lý động vật

Nội dung: Nguồn gốc và đặc điểm của các giống lợn phổ biến. Kỹ thuật chăn nuôi lợn

đực giống, lợn cái sinh sản, lợn con và lợn thịt. Tổ chức và quản lý chăn nuôi lợn.

493. Chăn nuôi trâu bò

Mã học phần: 271135

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Sinh lý động vật

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

199

Nội dung: Nguồn gốc và đặc điểm của các giống trâu bò phổ biến. Kỹ thuật chăn nuôi

trâu bò đực giống, cái sinh sản, bê nghé, cho sữa, thịt và cày kéo. Tổ chức và quản lý chăn

nuôi trâu bò.

494. Chăn nuôi gia cầm

Mã học phần: 271136

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Sinh lý động vật

Nội dung: Nguồn gốc và đặc điểm của các giống gia cầm phổ biến. Trứng và kỹ thuật

ấp trứng. Kỹ thuật chăn nuôi các loại gia cầm. Tổ chức và quản lý chăn nuôi gia cầm.

495. Kinh tế vi mô

Mã học phần: 270738

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Nội dung: Trang bị những kiến thức cơ bản giúp cho sinh viên hiểu và biết cách phân

tích các vấn đề về sử dụng nguồn lực một cách tối ưu trong phạm vi từng đơn vị kinh tế.

Mặt khác, học phần cũng cung cấp những kiến thức cơ bản làm nền tảng để nghiên cứu

nhiều học phần khác như: kinh tế công cộng, kinh tế đầu tư, kinh tế quốc tế, kinh tế ngành

496. Kinh tế vĩ mô

Mã học phần: 270739

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Nội dung: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế của các ngành

sản xuất, tổ chức sản xuất và sử dụng các yếu tố nguồn lực trong quá trình sản xuất, vấn đề

hiệu quả kinh tế, phương hướng hoạch định chiến lược phát triển.

497. Quản trị doanh nghiệp nông thôn

Mã học phần: 270540

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về doanh nghiệp

và quản trị doanh nghiệp nông thôn. Nội dung chính bao gồm: tổ chức bộ máy quản trị

doanh nghiệp, công tác quản trị các nguồn lực (nhân lực, máy móc thiết bị, nguyên vật

liệu, vốn,…), công tác kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

498. Marketing Nông nghiệp - Phát triển nông thôn

Mã học phần: 271141

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Kinh tế nông thôn

Nội dung: Môn học này nhằm cung cấp một số kiến thức về marketing hỗn hợp và việc

vận dụng các chiến lược đó vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cụ thể là

khái niệm về marketing, nguồn gốc ra đời, các phương pháp tiếp cận khi nghiên cứu

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

200

marketing nông nghiệp. Sự vận dụng các chiến lược của marketing hỗn hợp như chiến lược

sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược chiêu thị, phương pháp nghiên

cứu cung và cầu của sản phẩm nông nghiệp.

499. Kinh tế tài nguyên

Mã học phần: 270742

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Nội dung: Áp dụng lý thuyết kinh tế để phân tích và thẩm định sự phân bố tài nguyên,

hiệu quả sản xuất, đầu tư, và xu thế phát triển nông nghiệp trong và ngoài nước; phân tích

tỉ số giá thành trên lợi nhuận, đánh giá tác động môi trường và dùng công cụ mô tả hoặc

chương trình tin học để nghiên cứu tác động của môi trường đến các hệ thống kinh tế.

500. Tin học ứng dụng trong nông nghiệp

Mã học phần: 272944

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Nhập môn tin học

Nội dung: Nhằm cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản nhất về hệ thống

thông tin và việc thiết kế hệ thống. Những kiến thức cơ bản để sử dụng một số phần mềm

ứng dụng trong xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ phục vụ công tác nghiên cứu.

501. Nông lâm kết hợp

Mã học phần: 271145

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Nội dung: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên lý, hệ thống

nông lâm kết hợp, phương pháp điều tra, đánh giá, chẩn đoán và thiết kế mô hình nông lâm

kết hợp trong phát triển nông thôn bền vững.

502. Thực tập tốt nghiệp (Khuyến nông)

Mã học phần: 271146

Khối lượng: 6(0,6)

Môn học trước: Phương pháp đào tạo cho người lớn tuổi, lập kế hoạch khuyến nông,

phương pháp đào tạo cán bộ tập huấn, thông tin truyền thông khuyến nông, giới trong

khuyến nông.

Thực hiện một trong các hình thức sau:

a/ Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học có hướng dẫn của giáo viên, có báo cáo

thực tập thông qua bộ môn.

b/ Thực tập tại các cơ sở có giám sát và hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ khuyến

nông và viết báo cáo thông qua bộ môn, nhưng không bảo vệ trước hội đồng.

503. Giải phẫu - Tổ chức học

Mã môn học: 220202

Khối lượng: 3(2,1)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

201

Môn học trước: Không

Nội dung:

- Cấu tạo và cấu trúc cơ thể của các loại gia súc và gia cầm: Vị trí, hình thái, cấu tạo và

chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể.

- Cấu trúc vi thể tế bào và mô. Tổ chức học tế bào chuyên khoa của các hệ cơ quan

trong cơ thể. Cấu tạo phôi thai, mô học tổ chức.

504. Hóa sinh động vật

Mã môn học: 220203

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Hóa Phân tích

Nội dung: Môn học nghiên cứu các quá trình chuyển hoá của vật chất, các biến đổi

của từng mô bào trong quá trình trao đổi vật chất.

- Gồm có 2 phần chính:

+ Sinh hóa học tĩnh

+ Sinh hóa học động

- Khái quát về hoá sinh, chức năng của tế bào sống. Cấu trúc, chức năng hóa học và

trao đổi chất của hormone, gluxit, lipit và vitamin. Động thái, cơ chế điều hoà hoạt động

của hormone và enzym. Mối quan hệ giữa các quá trình trao đổi chất ở động vật.

505. Quản lý chất thải trong chăn nuôi

Mã môn học: 221117

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Vệ sinh vật nuôi

Nội dung: Môn học đánh giá một số chỉ tiêu đánh giá các loại chất thải trong chăn

nuôi, tác hại gây ô nhiễm môi trường, sinh thái, chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Các biện

pháp khoa học và kinh tế nhất để quản lý, xử lý chất thải nhằm hạn chế tác hại của chúng

đến môi trường và sức khỏe vật nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái.

506. Di truyền động vật

Mã môn học: 220205

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Hóa sinh động vật

Nội dung: Cung cấp các kiến thức cơ bản về cơ sở vật chất di truyền, cơ sở di truyền

phân tử, di truyền giới tính, di truyền miễn dịch, di truyền quần thể và di truyền tính trạng

số lượng.

507. Giống vật nuôi

Mã môn học: 211106

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Di truyền động vật

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

202

Nội dung: Môn học phân loại các loại giống vật nuôi được nuôi tại Việt Nam và trên

thế giới. Khái niệm đặc điểm của giống, công tác chọn lọc và nhân giống vật nuôi. Các

phương pháp lai tạo giống vật nuôi.

508. Vệ sinh chăn nuôi

Mã môn học: 221116

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Sinh lý động vật, Bệnh truyền nhiễm.

Nội dung: Môn học bao gồm các vấn đề về vệ sinh trong chăn nuôi như: Vệ sinh môi

trường nước, không khí, đất, chăn thả, vận chuyển… từ đó có giải pháp định hướng cho

chăn nuôi bền vững.

509. Rèn nghề chăn nuôi - thú y

Mã môn học: 221118

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi trâu bò.

Nội dung: Rèn nghề chăn nuôi là một môn học bao gồm nhiều lĩnh vực trong công tác

thực hành của ngành chăn nuôi thú y. Đòi hỏi sinh viên phải nắm vững được lý thuyết các

môn học bắt buộc sau vận dụng vào thực tế của ngành.

510. Cây thức ăn chăn nuôi

Mã môn học: 221119

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

Nội dung: Môn học mô tả đặc điểm sinh thái của cây thức ăn gia súc. Giới thiệu đặc

điểm chung của các nhóm cây thức ăn chăn nuôi. Quy trình trồng, chăm sóc, sử dụng một

số cây thức ăn thường dùng trong chăn nuôi.

511. Truyền giống nhân tạo vật nuôi

Mã môn học: 221121

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Chăn nuôi lợn, chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi gia cầm

Nội dung: Giới thiệu về quy trình thụ tinh nhân tạo, kiểm tra và đánh giá chất lượng tinh

dịch ở vật nuôi.

512. Dược và độc chất học thú y

Mã môn học: 221111

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Sinh lý vật nuôi.

Nội dung: Môn học khái niệm thuốc thú y, mối quan hệ giữa thuốc với cơ thể, các

nhóm thuốc kháng sinh, thuốc tác dụng lên hệ thần kinh, thuốc tác dụng lên hệ tuần hoàn,

hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, thuốc tác dụng lên cơ quan sinh sản, vitamin và thuốc bồi bổ cơ thể,

thuốc trị ký sinh trùng.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

203

Độc chất học thú y: Đại cương về độc chất học, phân loại và cơ chế tác dụng của chất

độc, chẩn đoán và điều trị độc chất học, ngộ độc thuốc thú y, độc tố nấm mốc, hóa chất bảo

vệ thực vật, các chất độc có nguồn gốc từ thực vật, động vật.

513. Kỹ thuật nuôi dê - thỏ

Mã môn học: 221113

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Chăn nuôi trâu bò.

Nội dung: Môn học nói nên tầm quan trọng của chăn nuôi dê - thỏ. Tình hình chăn

nuôi dê và thỏ trong nước và trên Thế giới. Nguồn gốc xuất xứ và đặc điểm sinh học của

dê và thỏ. Ðặc điểm của các giống dê và thỏ phổ biến. Công tác giống dê và thỏ. Ðặc điểm

dinh dưỡng và thức ăn của dê và thỏ. Chuồng trại nuôi dê và nuôi thỏ. Kỹ thuật chăn nuôi

dê cái sinh sản, dê sữa, dê thịt. Kỹ thuật chăn nuôi thỏ sinh sản và thỏ thịt.

514. Sinh lý động vật

Mã môn học: 220204

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Hóa sinh động vật

Nội dung: Sinh lý hưng phấn, sinh lý cơ - thần kinh, sinh lý thần kinh trung ương, sinh

lý nội tiết và stress. Sinh lý máu, tim và tuần toàn máu, hô hấp, tiêu hóa, hấp thu và bài

tiết. Điều hòa trao đổi chất và năng lượng. Sinh lý sinh sản và tiết sữa.

515. Bệnh truyền nhiễm

Mã môn học: 221123

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm.

Nội dung: Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức về truyền nhiễm học: Mầm bệnh,

hiện tượng nhiễm trùng, quá trình tiến triển của bệnh truyền nhiễm, quá trình sinh dịch, các

biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Những kiến thức cụ thể từng bệnh truyền nhiễm: Căn bệnh, truyền nhiễm học, triệu

chứng, bệnh tích, chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh.

516. Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

Mã môn học: 221107

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Sinh lý động vật

Nội dung: Vai trò các chất dinh dưỡng. Các hệ thống đánh giá giá trị dinh dưỡng của

thức ăn. Nhu cầu dinh dưỡng. Tiêu chuẩn và khẩu phần. Các loại thức ăn chăn nuôi. Sản

xuất, chế biến, dự trữ và sử dụng thức ăn.

517. Bệnh ngoại khoa

Mã môn học: 221124

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Sinh lý động vật

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

204

Nội dung: Môn học giới thiệu làm quen với các dụng cụ ngoại khoa, ứng dụng các

phương pháp khử trùng trên dụng cụ, con vật, người mổ và các đối tượng có liên quan

khác, ý nghĩa của sự chảy máu và các phương pháp cầm máu, ý nghĩa của việc gây mê,

một số thuốc mê dùng trên gia súc và các phương pháp gây mê, các trường hợp nhiễm

trùng và phương pháp xử lý, vết thương và phương pháp cắt mô giải phẫu. Một số trường

hợp ngoại khoa thường gặp trên gia súc như hernia, sa trực tràng, cắt sừng, mổ thai, mổ dạ

cỏ.

518. Bệnh ký sinh trùng

Mã môn học: 221125

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Dược và độc chất học thú y

Nội dung: Môn học mô tả đặc điểm hình thái, vòng đời, dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích,

chẩn đoán, phòng và trị bệnh do giun, sán gây ra trên vật nuôi.

519. Luật thú y

Mã môn học: 221127

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Nội Dung: Luật thú y quy định về phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật, chống dịch

bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh

thú y; quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; hành

nghề thú y.

520. Sinh sản gia súc

Mã môn học: 221126

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Dược và độc chất học thú y

Nội dung: Giới thiệu các bản chất sinh học của quá trình sinh sản gia súc. Sinh lý sinh

dục đực, cái. Bản chất quá trình thụ tinh. Sinh lý quá trình chửa, đẻ và tiết sữa. Kỹ thuật thụ

tinh nhân tạo cho gia súc, gia cầm, ứng dụng của kích dục tố trong chăn nuôi. Công nghệ cấy

truyền phôi. Kỹ thuật điều khiển giới tính trong sinh sản

Giới thiệu các bệnh chính: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng và điều trị các bệnh trong

thời gian mang thai, trong thời gian đẻ, và sau đẻ của gia súc cái, hiện tượng rối loạn sinh

sản, không sinh sản của gia súc.

521. Kiểm nghiệm thú sản

Mã môn học: 221128

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Vệ sinh vật nuôi

Nội dung: Môn học bao gồm các kiến thức về kiểm dịch, kiểm soát, vệ sinh đối với

động vật trong quá trình chăn nuôi và giết mổ.

522. Chẩn đoán bệnh thú y

Mã môn học: 221112

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

205

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Giải phẫu - Tổ chức học

Nội dung: Môn học mô tả khái niệm cơ bản về chẩn đoán, phương pháp kiểm tra lâm

sàng. Kiểm tra các cơ quan trong xoang ngực, xoang bụng. Kiểm tra hệ thống tuần hoàn,

hô hấp, tiêu hóa, tiết liệu… kỹ thuật xét nghiệm phi lâm sàng máu, nước tiểu. Thực hành

các phương pháp khám lâm sàng.

523. Tiếng Anh chuyên ngành (Chăn nuôi)

Mã môn học: 272301

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước:

Nội dung: Cung cấp thuật ngữ chuyên ngành CNTY, phát triển kỹ năng nói, trình bày,

viết báo cáo khoa học bằng tiếng Anh kỹ thuật chuyên ngành CNTY (ôn ngữ pháp khi cần

thiết) giúp học viên có thể tham khảo tài liệu chuyên ngành, phục vụ học tập những học

phần thuộc chuyên ngành chăn nuôi thú y thông qua 07 đơn vị bài dưới dạng đọc hiểu

tiếng Anh.

524. Phương pháp thí nghiệm

Mã môn học: 221129

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước

Nội dung gồm 2 phần:

Phần 1: Phương pháp điều tra, thí nghiệm trong chăn nuôi

Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khái niệm phương pháp

nghiên cứu trong chăn nuôi, mục đích, phân loại và điều kiện để tiến hành tốt các nghiên

cứu trong chăn nuôi. Cách tiến hành nghiên cứu trong chăn nuôi và đưa những tiến bộ kỹ

thuật vào sản xuất và khuyến nông.

Phần 2: Phương pháp xử lý số liệu trong chăn nuôi

Trình bày và biểu diễn một mẫu, so sánh giữa các mẫu, tương quan, phương trình hồi

quy, tuyến tính.

Giúp người học biết cách tiến hành nghiên cứu theo một quy trình hợp lý, biết cách xử

lý số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu một cách đầy đủ, rõ ràng.

525. Chăn nuôi lợn

Mã môn học: 221108

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Giống vật nuôi

Nội dung: Nguồn gốc và đặc điểm của các giống lợn phổ biến. Kỹ thuật chăn nuôi lợn đực

giống, lợn cái sinh sản, lợn con và lợn thịt. Quá trình chăm sóc, tổ chức, quản lý chăn nuôi lợn.

526. Chăn nuôi gia cầm

Mã môn học: 221109

Khối lượng: 3(2,1)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

206

Môn học trước

Nội dung: Nguồn gốc và đặc điểm của các giống gia cầm phổ biến ở nước ta và trên thế

giới. Một số thành tựu đạt được trong chăn nuôi gia cầm. Trứng và kỹ thuật ấp trứng. Kỹ thuật

chăn nuôi các loại gia cầm. Tổ chức và quản lý chăn nuôi gia cầm.

527. Chăn nuôi trâu bò

Mã môn học: 221110

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước

Nội dung: Nguồn gốc và đặc điểm của các giống trâu bò phổ biến ở Việt Nam và trên

thế giới. Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò đực giống, cái sinh sản, bê nghé, cho sữa, thịt và cày

kéo. Qua trình chăm sóc tổ chức, quản lý đàn trâu bò.

528. Tin học ứng dụng trong nông nghiệp

Mã môn học: 272944

Khối lượng: 2(1,1)

Học phần học trước: Tin học đại cương

Nội dung: Môn học mô tả khái niệm, nguyên lý ứng dụng một số chương trình phần

mềm trong các hoạt động nông nghiệp

Nhằm cung cấp cho sv những khái niệm cơ bản nhất về hệ thống thông tin và việc thiết

kế hệ thống. Những kiến thức cơ bản để sử dụng một số phần mềm ứng dụng trong xây

dựng cơ sở cơ sở dữ liệu bản đồ phục vụ công tác nghiên cứu.

529. Vi sinh vật đại cương

Mã môn học: 160217

Khối lượng: 2(1,1)

Học phần học trước: Không

Nội dung: Môn học mô tả cấu tạo và phân loại vi sinh vật, sinh lý của sinh vật. Di

truyền vi sinh vật (virut, vi khuẩn và nấm). Ảnh hưởng của ngoại cảnh đến hoạt động của

vi sinh vật. Sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên.

530. Kỹ thuật nuôi nhím

Mã môn học: 221114

Khối lượng: 2(1,1)

Học phần học trước: Không

Nội dung: Môn học bao gồm các thao tác về kỹ thuật chăn nuôi nhím, giá trị dinh

dưỡng và hiệu quả kinh tế do chúng mang lại. Việc chăm sóc và phòng trị bệnh cho nhím.

531. Bệnh lý học thú y

Mã môn học: 221122

Khối lượng: 3(3,0)

Học phần học trước: Sinh lý vật nuôi

Nội dung: Môn học khái quát cơ bản, tổn thương cơ bản chung cho nhiều quá trình

bệnh lý như những biến đổi ở tế bào, mô, các tổ chức...những tổn thương do quá trình rối

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

207

loạn trao đổ chất (thoái hóa), tổn thương do rối loạn tuần hoàn cục bộ, viêm và tự tu sửa

vết thương, sốt và bệnh lý miễn dịch ở vật nuôi.

532. Bệnh do rối loạn dinh dưỡng

Mã môn học: 221120

Khối lượng: 2(2,0)

Học phần học trước: Cây thức ăn

Nội dung: Môn học khái quát các bệnh liên quan đến sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng

như: Protein, lipit, gluxit, vitamin, khoáng, một số độc chất học trong thức ăn chăn nuôi.

Một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi có liên quan đến dinh dưỡngnhư quá trình trao đổi

chất, vitamin, khoáng...

533. Kỹ thuật bảo quản thức ăn chăn nuôi

Mã môn học: 221115

Khối lượng: 2(1,1)

Học phần học trước: Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

Nội dung: Môn học mô tả các guyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, các yếu tố gây hư

hỏng thức ăn chăn nuôi, kho bảo quản, thiết bị trong để kho bảo quản. Các phương pháp đẻ

bảo quản

534. Thực tập tốt nghiệp (Chăn nuôi)

Mã môn học: 072934

Khối lượng: 6(0,6)

Môn học trước: Các học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành

Nội dung: Quá trình thực tập nghề nghiệp là quá trình đánh giá kết quả học tập của

sinh viên. Đây là yếu tố quyết định tới khả năng làm việc của sinh viên sau khi ra trường,

khẳng định được nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của người kỹ sư trong lĩnh vực chăn

nuôi - thú y

Giúp sinh viên nâng cao tay nghề, nắm vững các kỹ thuật chăn nuôi, thú y để áp dụng

sau khi ra trường.

Thực hiện các thao tác trong vườn thực nghiệm và tại các cơ sở sản xuất.

535. Nhập môn khoa học giao tiếp

Mã học phần: 302401

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Môn học cung cấp những kiến thức về khoa học giao tiếp và hành vi giao tiếp, nội

dung và hình thức giao tiếp, bản chất xã hội và hiệu quả của giao tiếp, các đặc điểm trong

giao tiếp của người Việt nam.

536. Dân số học

Mã học phần: 212524

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Xã hội học đại cương

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

208

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về đối tượng và phương pháp nghiên

cứu dân số; các tỷ suất và tình hình gia tăng dân số thế giới và Việt Nam; các học thuyết và

cơ cấu dân số; cách tính toán mức sinh, chết và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức

sinh, chết; quá trình di dân và đô thị hóa ở Việt Nam, các phương pháp dự báo dân số và

chính sách dân số ở một số nước và Việt Nam.

537. Nhập môn GDCD:

Mã học phần: 302602

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không.

Môn học giới thiệu khái quát vị trí, vai trò của giáo viên GDCD; vị trí, đặc điểm,nội

dung môn GDCD trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục THCS. Đồng thời giới thiệu khái

quát cấu trúc chương trình kế hoạch đào tạo giáo viên GDCD ở trường CĐSP.

538. Đạo đức học và GDĐĐ (GDCD)

Mã học phần: 302603

Khối lượng: 5(4,1)

Môn học trước: Không

Học phần là sự tích hợp, kết hợp tri thức của hai lĩnh vực khoa học là Đạo đức học và

Giáo dục đạo đức nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất của Đạo đức

học, có hiểu biết về giá trị đạo đức, mục tiêu Giáo dục đạo đức và phương pháp tổ chức

Giáo dục đạo đức ở THCS.

539. Pháp luật thực hành

Mã học phần: 303604

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp những tri thức cơ bản về Pháp luật thực hành, mục tiêu, chương trình,

nội dung và phương pháp dạy học phần Pháp luật ở trường THCS

540. Những vấn đề của thời đại

Mã học phần: 302605

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp những hiểu biết về các vấn đề mà dân tộc và nhân loại đang phải

quan tâm, giải quyết như dân số, môi trường, giúp sinh viên có kiến thức để dạy GDCD ở

trường THCS. Nâng cao trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc của thời đại.

541. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Mã học phần: 302606

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần giới thiệu cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp và yêu cầu của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở THCS

542. PPGD môn GDCD ở THCS

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

209

Mã học phần:302607

Khối lượng: 5(2,3)

Môn học trước: Đạo đức và giáo dục đạo đức.

Học phần trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng tổ chức dạy học GDCD ở THCS, nâng

cao hiệu quả đào tạo của trường CĐSP, tạo ra sự thống nhất giữa các chương trình ở phổ

thông và CĐSP.

543. Giáo dục gia đình

Mã học phần: 052531

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Những vấn đề cơ bản về giáo dục gia đình hiện nay: Gia đình – chủ thể của các tương

tác sư phạm và môi trường văn hóa – xã hội đối với sự phát triển của trẻ; vai trò, đặc điểm

của gia đình; các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của giáo dục gia đình; nhiệm vụ và nội

dung giáo dục gia đình; phương pháp và biện pháp giáo dục gia đình. Mối quan hệ giữa gia

đình và nhà trường, những định hướng và yêu cầu của xã hội đối với ngành học, ảnh

hưởng của sự phát triển kinh tế – xã hội đối với GDMN trong chăm sóc và giáo dục trẻ.

544. Hành chính nhà nước

Mã học phần:303708

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Pháp luật .

Học phần cung cấp một số vấn đề cơ bản của hành chính Nhà nước, hiểu bản chất và

các lĩnh vực quản lý Nhà nước XHCN Việt nam. Cung cấp những hiểu biết về quản lý giáo

dục THCS. Góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm cho sinh viên khi thực hiện nghĩa vụ

của công dân, trong việc giáo dục học sinh trung học cơ sở.

545. Thực tế tham quan GD

Mã học phần: 302609

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Phương pháp dạy học GDCD.

Học phần trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng tổ chức dạy học GDCD ở THCS, nâng

cao hiệu quả đào tạo của trường CĐSP, tạo ra sự thống nhất giữa các chương trình ở phổ

thông và CĐSP.

546. Địa lí tự nhiên đại cương 1

Mã học phần: 301410

Khối lượng:3 (3,0)

Môn học trước: Không

Những kiến thức cơ bản về trái đất: Cấu tạo, hình dáng kích thước trái đất và những hệ

quả của nó; Vận động của trái đất và các hệ quả địa lý.

Thạch quyển. Những kiến thức cơ bản về địa hình bề mặt trái đất (địa hình lục địa; địa

hình dưới đáy biển và đại dương)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

210

Khí quyển: Khái niệm về khí quyển; Bức xạ mặt trời và chế độ nhiệt; Khí áp và hoàn

lưu khí quyển; Thời tiết và khí hậu.

Thủy quyển: Khái niệm về thủy quyển; Các dạng nước trong thiên nhiên; Các vòng

tuần hoàn nước và tác dụng điều hòa nhiệt ẩm giữa đại dương và lục địa; Nước trong biển

và các đại dương; Nước trên lục địa.

547. Địa lí tự nhiên đại cương 2

Mã học phần: 301411

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Địa lí tự nhiên đại cương 1

Khái niệm cơ bản về sự hình thành thổ nhưỡng và phân bố đất trên thế giới; Sinh

quyển và sự phân bố các đới sinh vật trên trái đất, loài người trên trái đất; Lớp vỏ cảnh

quan và các quy luật địa lý của trái đất; Một số vấn đề về sử dụng hợp lý và bảo vệ tự

nhiên.

548. Bản đồ học

Mã học phần: 301412

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Kiến thức cơ bản về bản đồ địa lý, khái niệm, cơ sở toán học của bản đồ địa lý, ngôn

ngữ bản đồ, tổng quát hóa bản đồ địa lý.

Những điểm đặc trưng của bản đồ địa lý dùng trong nhà trường; các phương pháp

thành lập và bản đồ giáo khoa

549. Địa lý tự nhiên Việt nam

Mã học phần: 301413

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Địa lý tự nhiên đại cương 1,2

Phần khái quát: Giới thiệu khái quát về lịch sử phát triển tự nhiên Việt nam và sự hình

thành khoáng sản; Đặc điểm địa hình, các kiểu địa hình chủ yếu; Khí hậu Việt nam và sự

phân hóa đa dạng của khí hậu; Đặc điểm của sông ngòi, các hệ thống sông chính và chế độ

hải văn Biển Đông; Đặc điểm chung của thổ nhưỡng và các loại đất chính; Đặc điểm

chung của giới sinh vật và các kiểu thảm thực vật chính ở nước ta; Đặc điểm cơ bản của tự

nhiên ở Việt nam.

Phần khu vực: Giới thiệu cơ sở lý luận về phân vùng địa lý tự nhiên Việt nam (các

quy luật phân hóa địa lý tự nhiên Việt nam; nguyên tắc và phương pháp phân vùng địa lý

tự nhiên; các hệ thống phân vùng ở Việt nam).

Các mièn tự nhiên: Miền Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ; Miền Tây Bắc và Bắc

Trung Bộ; Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

550. Địa lý kinh tế xã hội đại cương:

Mã học phần: 301414

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Địa lý tự nhiên đại cương 1, 2

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

211

Phần 1: Giới thiệu đối tượng, nhiệm vụ phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Địa lý kinh tế - xã hội. Những khái niệm cơ bản, các quan điểm, quy luật địa lý về môi

trường, tài nguyên, về phát triển bền vũng. Những vấn đề cơ bản của địa lý dân cư (biến

động dân số, kết cấu dân số, phân bố dân cư) và quần cư (nông thôn và thành thị) và một

số khía cạnh của địa lý xã hội.

Phần 2: Giới thiệu một số vấn đề cơ bản về địa lý kinh tế và tổ chức lãnh thổ sản xuất

của các ngành kinh tế: nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ và cơ sở lý luận

về tổ chức đời sống kinh tế - xã hội.

551. Địa lí các châu lục

Mã học phần: 301415

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Địa lý kinh tế xã hội đại cương

Giới thiệu một số vấn đề địa lý tòan cầu; Khái quát về địa lý tự nhiên, dân cư và sự

phát triển kinh tế xã hội của Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Nam Cực, Châu Đại

Dương, Châu Á và địa lý các khu vực của các châu lục này.

552. Địa lý kinh tế - xã hội Việt nam:

Mã học phần: 301416

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Địa lý kinh tế xã hội đại cương

Nội dung chia làm 2 phần:

Phần khái quát: Đánh giá kinh tế các tài nguyên thiên nhiên; Những vấn đề của địa lý

dân cư (dân cư, dân tộc, sự phân bó dân cư và quần cư); đặc điểm phát triển và tổ chức

lãnh thổ các ngành kinh tế (nông - lâm - ngư, các ngành công nghiệp, dịch vụ).

553. Lý luận dạy học Địa lí

Mã học phần: 301417

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Địa lý kinh tế xã hội đại cương

Học phần cung cấp: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của môn Lý

luận dạy học địa lý: Môn địa lý trong nhà trường phổ thông; Hệ thống tri thức địa lý trong

nhà trường phổ thông và quá trình nắm tri thức của học sinh; Vận dụng các quan điểm và

xu thế mới vào việc dạy học địa lý; Quá trình dạy học, các phương pháp và kỹ thuật dạy

học địa lý ở trường Trung học cơ sở; Các phương tiện và thiết bị dạy học địa lý ở trường

Trung học cơ sở; Hình thức tổ chức dạy học địa lý ở trường Trung học cơ sở; Kiểm tra

đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hướng dẫn giảng dạy địa lý các lớp ở Trung học cơ

sở.

554. Thực địa:

Mã học phần: 301418

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Địa lý kinh tế - xã hội Việt nam .

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

212

Nghiên cứu và khảo sát thực địa về địa chất - địa mạo, khí hậu - thủy văn và thổ

nhưỡng - sinh vật để củng cố và hoàn thiện các kiến thức đã học trên lớp và đã thu thập

được trong quá trình học tập.

Khảo sát tự nhiên: Nhận diện sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên (theo cấu trúc ngang và

cấu trúc thẳng đứng); Vẽ phác họa lát cắt tổng hợp tự nhiên; Đưa các đối tượng tự nhiên

quan sát lên bản đồ; Tìm hiểu khả năng sử dụng tự nhiên của địa bàn nghiên cứu.

Khảo sát kinh tế - xã hội: Quan sát sự phân bố các cơ sở kinh tế dọc theo tuyến thực

địa; tìm hiểu mối liên hệ về sản xuất và về không gian giữa các cơ sở sản xuất và về không

gian giữa các cơ sở này; Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

Khảo sát một số cơ sở kinh tế, văn hóa điển hình của địa bàn nghiên cứu.

555. Địa chất học

Mã học phần: 301419

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Địa chất đại cương: Đối tượng, nhiệm vụ, các phương pháp nghiên cứu địa chất học;

Cấu tạo và các tính chất vật lý, hóa học của Trái Đất; Đại cương khoáng vật và đá; Các quá

trình địa chất (các quá trình địa chất nội lực và các quá trình đại chất ngoại lực); Các thuyết

địa kiến tạo.

Địa chất lịch sử: Đối tượng, nhiệm vụ, các phương pháp nghiên cứu và vai trò của điạ

chất lịch sử; Cơ sở cổ sinh vật; Khái niệm, đặc

556. Kỹ năng nghiên cứu khoa học

Mã học phần: 302420

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần giới thiệu cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp và yêu cầu của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở THCS.

557. Nhập môn khoa học du lịch

Mã học phần: 323512

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Môn học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, có ý nghĩa tiền đề về du lịch

và các hoạt động trong du lịch: khái niệm du lịch, du khách, loại hình du lịch, mùa vụ du

lịch, quan hệ giữa du lịch với các lĩnh vực khác (kinh tế, chính trị, xã hội)…

558. Pháp luật du lịch

Mã học phần: 323513

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Nhà nước và pháp luật

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về pháp luật và an ninh trong lĩnh vực du

lịch, những hiểu biết chung về cấu trúc quản lý nhà nước về du lịch của Việt Nam và thế

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

213

giới, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về du lịch của Việt Nam, sự cần thiết và

các biện pháp đảm bảo an ninh và an toàn trong du lịch.

559. Tâm lý & Kỹ năng giao tiếp trong du lịch

Mã học phần: 322415

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: không

Môn học trang bị cho sinh viên một số vấn đề cơ bản về tâm lý hoc như: sự hình thành

và phát triển tâm lý, một số phương pháp nghiên cứu tâm lý nói chung và một số hiện

tượng, quy luật tâm lý tác động phổ biến trong du lịch; tâm lý du khách theo các tiêu thức

khác nhau như quốc gia, nghề nghiệp, lứa tuổi…, một số nghệ thuật trong hoạt động giao

tiếp, ứng xử, đạo đức nghề nghiệp ... cung cấp những phương pháp giao tiếp hiệu quả với

khách hàng trong kinh doanh du lịch, đem lại ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng về nhân

viên, doanh nghiệp và quốc gia.

560. Tiền tệ và thanh toán quốc tế

Mã học phần: 320714

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: không

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về các loại tiền tệ trong thanh toán

và tín dụng quốc tế, các vấn đề về tỉ giá hối đoái, cách sử dụng phương tiện thanh toán

quốc tế (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, voucher…), kỹ năng thanh toán tín dụng quốc tế.

561. Lịch sử Việt Nam (gồm Lịch sử địa phương)

Mã học phần: 321516

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Môn học trang bị cho sinh viên những phần kiến thức cơ sở có hệ thống được chọn lọc

từ lịch sử cổ - trung đại và cận đại - hiện đại Việt Nam, cũng như lịch sử địa phương phù

hợp với yêu cầu của ngành văn hoá du lịch

562. Địa lý Việt Nam (gồm Địa lý địa phương)

Mã học phần: 321417

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Môn học trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức được chọn lọc từ địa lý tự nhiên, địa

lý dân cư, địa lý các ngành kinh tế Việt Nam cũng như địa lý địa phương phù hợp với yêu

cầu của ngành Văn hoá du lịch.

563. Hệ thống di tích lịch sử văn hoá-danh lam thắng cảnh VN-SL

Mã học phần: 321518

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Địa lý Việt Nam

Môn học cung cấp cho người học hệ thống kiến thức về các loại hình di tích tiêu biểu

của quốc gia và địa phương: Tổng quan về "Hệ thống di tích lịch sử văn hoá - danh lam

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

214

thắng cảnh Việt Nam". Phân loại, phân bổ và đặc trưng di tích lịch sử văn hoá - danh lam

thắng cảnh Việt Nam. Những di tích lịch sử văn hoá - danh lam thắng cảnh tiêu biểu của

Việt Nam. Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam.

564. Địa lý du lịch

Mã học phần: 321419

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Địa lý Việt Nam

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về du lịch trên phương diện phân bố không

gian lãnh thổ. Giúp sinh viên nắm được lý thuyết về các phân hệ địa lý cơ bản tạo nên hoạt

động du lịch như tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch….

Ngoài ra sinh viên cũng biết được những đặc điểm cơ bản nhất của địa lý các vùng du lịch

ở Việt Nam.

565. Văn học Việt Nam

Mã học phần: 321320

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử văn học viết Việt

Nam từ thế kỷ X cho đến văn học những năm sau 1975 trên những phương diện: bối cảnh

lịch sử, văn hóa, xã hội của văn học; đặc điểm của văn học Việt Nam qua các giai đoạn

lịch sử; những thành tựu lớn của văn học Việt Nam qua từng thời kỳ phát triển.

566. Văn hoá các dân tộc Việt Nam

Mã học phần: 323521

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Cơ sở văn hóa Việt Nam

Môn học cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức tổng quát về văn hoá các dân tộc

ở Việt Nam gồm số lượng các tộc người, địa bàn cư trú, đặc trưng văn hoá để vận dụng

vào hoạt động du lịch văn hoá. Đặc điểm phân bổ các dân tộc ở Việt Nam. Đặc trưng văn

hoá các dân tộc theo nhóm ngôn ngữ. Bảo tồn trị văn hoá các dân tộc để phát triển du lịch.

567. Các loại hình nghệ thuật truyền thống và hiện đại Việt Nam

Mã học phần: 323522

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Cơ sở văn hóa Việt Nam; Văn hóa các dân tôc Việt Nam

Môn học trang bị cho người học kiến thức Đại cương về các loại hình nghệ thuật

truyền thống Việt Nam ( âm nhạc, múa, sân khấu, kiến trúc, điêu khắc, hội họa) truyền

thống và hiện đại ở Việt Nam. Vai trò, giá trị của nghệ thuật truyền thống trong tổ chức,

khai thác phục vụ các hoạt động du lịch.

568. Quá trình phát triển KT-VH-XH-DL Sơn La

Mã học phần: 323523

Khối lượng: 2(2,0)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

215

Môn học trước: Lịch sử Việt Nam, Địa lý Việt Nam, Kinh tế Việt Nam, Cơ sở văn

hóa Việt Nam; Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Địa lý du lịch.

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát và cụ thể về Sơn La: địa

lý, kinh tế, lịch sử, con người, giá trị văn hoá truyền thống ( lễ hội, văn học dân gian,

phong tục tập quán, nghệ thuật truyền thống). Tiềm năng phát triển du lịch; thực trạng, quy

hoạch, định hướng phát triển du lịch Sơn La.

569. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

Mã học phần: 323524

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Lịch sử Việt Nam, Địa lý Việt Nam, Cơ sở văn hóa Việt Nam; Kỹ

năng giao tiếp trong du lịch , Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Địa lý du lịch.

Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về kỹ năng hướng dẫn khách du lịch

(công tác của hướng dẫn viên du lịch). Sau khi học xong, sinh viên có khả năng làm một

hướng dẫn viên suốt tuyến, đảm bảo thực hiện các khâu: chuẩn bị bài thuyết minh, chuẩn

bị đón tiếp khách, hướng dẫn khách và thực hiện các quy trình phục vụ trong suốt chuyến

đi…

570. Nghiệp vụ lữ hành

Mã học phần: 323525

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Nhập môn Khoa học du lịch, Địa lý Việt Nam;

Môn học trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức tác nghiệp của quy trình du lịch lữ

hành, gồm: sản xuất chương trình du lịch, tiếp thị - ký kết chương trình, tổ chức thực hiện

chương trình và thanh, quyết toán chương trình.

571. Makerting du lịch

Mã học phần: 323526

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Nhập môn Khoa học du lịch, Nghiệp vụ lữ hành; Nghiệp vụ hướng

dẫn du lịch, Nghiệp vụ khách sạn nhà hàng.

Môn học trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức tác nghiệp về Marketing như phân

tích, phân loại nhu cầu của các thị trường du lịch, xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch,

thiết lập kênh phân phối, quảng bá xúc tiến, đàm phán giao dịch để tạo ra các thị phần và

các hợp đồng du lịch tiền khả thi. Hình thành các kỹ năng quản trị marketing, nghiên cứu

marketing, lập kế hoạch marketing và thực hiện cách hoạt động marketing tại các điểm,

khu du lịch và doanh nghiệp du lịch.

572. Phát triển các loại hình & sản phẩm du lịch

Mã học phần: 323527

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Nhập môn Khoa học du lịch, Nghiệp vụ lữ hành; Nghiệp vụ hướng

dẫn du lịch, Nghiệp vụ khách sạn nhà hàng, Makerting du lịch

Môn học trang bị cho sinh viên hệ biết phân loại các loại hình du lịch: theo phạm vi

lãnh, môi trường tài nguyên, mục đích chuyến đi, đặc điểm địa lý của điểm du lịch, phương

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

216

tiện giao thông, phân loại theo mùa du lịch. Tập trung khảo sát, nghiên cứu, khai thác xây

dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc thù của địa phương với các dòng sản phẩm như:

Xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa, các sản phẩm du lịch cộng đồng miền núi; phát

triển du lịch sinh thái lòng hồ, nghỉ dưỡng, dã ngoại, mạo hiểm.. làm thỏa mãn mong đợi

của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo.

573. Thiết kế và điều hành tour du lịch

Mã học phần: 323528

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Nhập môn Khoa học du lịch, Nghiệp vụ lữ hành; Nghiệp vụ hướng

dẫn du lịch, Makerting du lịch

Môn học trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cần thiết về thiết kế tour du

lịch - thiết kế chương trình cho một tour du lịch trên cơ sở của kiến thức về tuyến - điểm,

đặc điểm của khách hàng, loại hình du lịch đồng thời rèn luyện kỹ năng về ngôn ngữ để

chuyển tải cái hay, cái đẹp của tuyến điểm tham quan đến khách hàng. Cung cấp kỹ năng

cần thiết về xúc tiến khâu tổ chức để cho chương trình tour trở thành sản phẩm cụ thể (nơi

lưu trú, ăn uống tìm HDV phù hợp với tour...và các dịch vụ khác phù hợp với tiêu chuẩn

tour đã thiết kế).

574. Quy hoạch đầu tư tuyến điểm du lịch

Mã học phần: 323529

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Nhập môn Khoa học du lịch, Nghiệp vụ lữ hành; Nghiệp vụ hướng

dẫn du lịch, Địa lý du lịch, Makerting du lịch.

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về tiềm năng và các điều kiện quy hoạch du

lịch; thực trạng kinh doanh du lịch và cơ sở khoa học của việc xây dựng bản đồ trong quy

hoạch du lịch; dự báo nhu cầu phát triển du lịch và các định hướng chiến lược phát triển du

lịch; quy hoạch du lịch ở vùng biển, vùng núi, vùng nông thôn và ven đô; tuyến điểm du

lịch củ vùng du lịch Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam bộ.

575. Quản trị dự án phát triển du lịch

Mã học phần: 323530

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Nhập môn Khoa học du lịch, kinh tế du lịch, Nghiệp vụ lữ hành;

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Địa lý du lịch, Makerting du lịch, Quy hoạch đầu tư tuyến

điểm du lịch

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức về tổ chức, quản lý các dự án đầu tư

du lịch: xác định mục tiêu phát triển, kêu gọi và thu hút các dự án đầu tư du lịch, xây dựng

và thẩm định các dự án, kiểm tra, phân tích, đánh giá tiến trình thực hiện dự án du lịch.

Xác định hiệu quả kinh doanh các dự án vốn, sản xuất, thiết bị, nguyên vật liệu, thị trường ,

chất lượng sản phẩm và ô nhiễm môi trường.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

217

576. Tiếng Anh du lịch

Mã học phần: 323531

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Tiếng anh 1; Tiếng anh 2.

Cung cấp vốn từ Tiếng Anh về di tích lịch sử - văn hoá, lễ hội, làng nghề, danh lam

thắng cảnh Việt Nam, có thể thuyết minh tiếng anh về danh lam thắng cảnh, lễ hội du lịch

của địa phương, đất nước Việt Nam cùng những di sản của các nước trên thế giới. Cung

cấp vốn từ Tiếng Anh về lễ tân, khách sạn, nhà hàng giúp sinh viên trang bị những thông

tin liên quan về các dịch vụ khách sạn, những tình huống cụ thể trong các khách sạn, nhà

hàng để có thể hiểu và ứng đáp bằng tiếng Anh nhằm tạo nền tảng cho việc sử dụng tiếng

Anh tốt hơn trong công việc sau này.

577. Quản trị kinh doanh lữ hành

Mã học phần: 323532

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Nghiệp vụ lữ hành

Môn học trang bị, giới thiệu về thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ lữ

hành tại các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời định hướng cho người học cách thức quản

lý chất lượng sản phẩm dịch vụ hiệu quả; xây dựng chiến lược, chính sách kinh doanh và

quản trị tốt các hoạt động du lịch và dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp.

578. Nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng.

Mã học phần: 323533

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Kỹ năng giao tiếp trong du lịch, Tâm lý học du lịch

Môn học cung cấp cho sinh viên các kỹ năng phục vụ trong khách sạn, bao gồm các

kiến thức và khả năng thực hiện thao tác của nhân viên lễ tân khách sạn, nhân viên phục vụ

bàn, nhân viên bộ phận buồng, nhân viên pha chế và phục vụ quầy bar trong khách sạn.

579. Lễ tân du lịch

Mã học phần: 323534

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Kỹ năng giao tiếp trong du lịch, Tâm lý học du lịch; Nghiệp vụ khách

sạn, nhà hàng.

Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức tác nghiệp cơ bản trong thực hiện quy trình

nghiệp vụ lễ tân (đặt buồng, đăng ký khách sạn, phục vụ khách, thanh toán, giải quyết phàn

nàn…) thuần thục, xác định giá bán, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, tổ chức điều hành một

ca làm việc, xử lý một số tình huống thông thường trong khách sạn du lịch.

580. Quản trị doanh nghiệp khách sạn du lịch

Mã học phần: 323535

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

218

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Quản trị kinh doanh lữ hành, Kỹ năng giao tiếp trong du lịch, Tâm lý

học du lịch; Nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng, Nghiệp vụ lễ tân.

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về quản lý doanh nghiệp khách sạn. Giúp

sinh viên nắm được đặc điểm ngành khách sạn, các chức năng quản trị kinh doanh khách

sạn, các hoạt động quản lý khách sạn như: tổ chức kinh doanh lưu trú, quản trị thực phẩm

đồ uống, quản trị nhân sự, phân tích tài chính và kết quả kinh doanh...

581. Kỹ năng thuyết trình

Mã học phần: 323536

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Kỹ năng giao tiếp du lịch, Tâm lý học du lịch.

Môn học trang bị kỹ năng học hỏi qua trải nghiệm, chuẩn bị bài thuyết trình (dàn bài

cơ bản, cách thể hiện các phần chính), cấu trúc bài thuyết trình, giao tiếp phi ngôn từ (khái

niệm, vai trò, phân loại...), kỹ năng khích lệ thính giả tham gia

582. Thực hành nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

Mã học phần: 323537

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Kỹ năng giao tiếp du lịch, Kỹ năng

thuyết trình

Môn học trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực tế bằng việc đi thực tế tại một

điểm du lịch, trong quá trình tổ chức tour du lịch, sinh viên thực hành các nghiệp vụ đã học

trong môn Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, đóng vai trò là một hướng dẫn viên suốt tuyến:

thuyết minh, phục vụ du khách trong chuyến đi, giải quyết các tình huống phát sinh

583. Thực hành nghiệp vụ lữ hành

Mã học phần: 323538

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Nghiệp vụ lữ hành, Quản trị kinh doanh lữ hành

Môn học trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực tế bằng việc đi thực tế tại một

công ty du lịch lữ hành, sinh viên thực hành các nghiệp vụ đã học trong môn Nghiệp vụ

hướng lữ hành, đóng vai trò là một nhân viên đại lý lữ hành như sản xuất chương trình du

lịch, tiếp thị - ký kết chương trình, tổ chức thực hiện chương trình và thanh, quyết toán

chương trình.

584. Quản trị lữ hành

Mã học phần: 323539

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Nghiệp vụ lữ hành, Quản trị kinh doanh lữ hành, Thực hành nghiệp vụ

lữ hành du lịch.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

219

Học phần này giới thiệu về ngành dịch vụ lữ hành và vai trò của nó trong kinh doanh

du lịch: hoạt động của hãng lữ hành, sản phẩm dịch vụ của hãng lữ hành, thiết kế và định

giá chường trình tour. Kết thúc học phần này, sinh viên có hiểu biết về kinh doanh lữ hành

trong kinh doanh du lịch. Có khả năng thiết kế tour du lịch, định giá, tiếp thị và triển khai

tour du lịch trọn gói.

585. Thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn du lịch

Mã học phần: 323540

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Lễ tân khách sạn du lịch

Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức và những kỹ năng tác nghiệp thực tế bằng

việc đi thực tế tại một khách sạn du lịch, sinh viên thực hành các nghiệp vụ đã học trong

môn Lễ tân khách sạn du lịch, đóng vai trò là một nhân viên Lễ tân khách sạn du lịch thực

hiện quy trình nghiệp vụ lễ tân (đặt buồng, đăng ký khách sạn, phục vụ khách, thanh toán,

giải quyết phàn nàn…) thuần thục, xác định giá bán, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, tổ chức

điều hành một ca làm việc, xử lý một số tình huống thông thường trong khách sạn du lịch.

586. Quản trị chất lượng dịch vụ Du lịch – Khách sạn

Mã học phần: 323541

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Quản trị doanh nghiệp khách sạn du lịch, Nghiệp vụ khách sạn, nhà

hàng. Thực hành nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Thực hành nghiệp vụ lữ hành du lịch.

Môn học cung cấp cho sinh viên hiểu hiết về chất lượng dịch vụ du lịch, mô hình quản

lý chất lượng dịch vụ du lịch, kỹ năng vận dụng các công cụ quản lý chất lượng dịch vụ du

lịch nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Hiểu biết về môi trường kinh

doanh du lịch, những quy định mang tính quốc gia và quốc tế liên quan và nhu cầu của

khách hàng để mang lại chất lượng dịch vụ phù hợp nhất với khách hàng trong khả năng

của mình

587. Thực tế (Văn hóa du lịch)

Mã học phần: 323542

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nghiệp vụ lữ hành

Sinh viên sẽ tiến hành đi thức thực tế tại các điểm du, khu du lịch văn hóa, danh lam

thắng cảnh, có thể chọn 1 trong 3 tour sau: Tour 1: Hà Nội – Ninh Bình – Hạ Long (Bảo

tàng dân tộc học, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Hồ chí minh, Văn miếu Quốc Tử

giám, Hoàng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long , Chùa Bái Đính (Ninh Bình): Tour 2 du

lịch Miền Trung: Làng Sen Quê Bác- Cố đô Huế - Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

(Quảng Bình). Sinh viên vận dụng các kiến thức đã học vào việc tổ chức quản lý tour du

lịch lữ hành, thực hành hướng dẫn du lịch tại các điểm đến thăm quan du lịch.

588. Thực tập tốt nghiệp (Văn hóa du lịch)

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

220

Mã học phần: 323543

Khối lượng: 6(0,6)

Môn học trước: Các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành

Sinh viên đi thực tập tại các cơ sở du lịch trong và ngoài tỉnh tại những bộ phận

chuyên trách du lịch tại các sở văn hóa, phòng văn hóa, các khách sạn du lịch, đại lý, công

ty du lịch, các hãng lữ hành du lịch. Sinh viên vận dụng những kiến thức đã học để xây

dựng tour du lịch, tổ chức, quản lý điều hành tour du lịch, thực hiện các hoạt động hướng

dẫn du lịch tại các điểm, khu du lịch, khảo sát phát triển các sản phẩm du lịch, xây dựng ,

kết nối các tuyển, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh, lễ tân trong các khách sạn du lịch.

Bước đầu rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các thao tác nghiệp vụ

cụ thể trong thực tế của hoạt động du lịch. Giúp sinh viên có thể trở thành một cán bộ,

nhân viên du lịch có phẩm chất chính trị, đạo đức, thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp.

589. Tin học đại cương

Mã học phần: 312919

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Không

Học phần tập trung giới thiệu các khái niệm cơ bản về Tin học và công nghệ thông tin;

tri thức về máy tính điện tử (kiến trúc, lịch sử phát triển,...); các hệ đếm liên quan tới máy

tính; bước đầu có kiến thức về đại số Boole và các kiến thức liên quan tới giải thuật (khái

niệm, đặc trưng, các phương pháp mô tả); kiến thức, kỹ năng cơ bản về hệ điều hành MS

DOS; kiến thức, kỹ năng cơ bản và chuyên sâu trên hệ điều hành Windows; cách sử dụng

internet để trao đổi, biết cách sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để giải quyết các bài toán

cơ bản, vận dụng thực hành thành thạo các kỹ năng cơ bản về lập trình.

590. Toán rời rạc

Mã học phần: 310104

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần này giúp sinh viên tích luỹ được các kiến thức cơ bản về: lôgic mệnh đề (các

phép toán lôgic, công thức mệnh đề, suy luận toán học, vị từ, lượng từ, quy nạp và đệ quy);

tập hợp, phép đếm và quan hệ (khái niệm và các phép toán trên tập hợp, nguyên lý đếm,

giải tích tổ hợp); lý thuyết đồ thị (định nghĩa, cách biểu diễn và một số bài toán tối ưu trên

đồ thị), cây khung (định nghĩa, bài toán tìm cây khung nhỏ nhất);

591. Lập trình có cấu trúc

Mã học phần: 312905

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Học phần này giúp sinh viên tích luỹ được các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình

có cấu trúc thông qua quá trình nghiên cứu ngôn ngữ lập trình C (cấu trúc chương trình C,

các kiểu dữ liệu cơ bản (nguyên, thực, ký tự, lôgic), các lệnh dùng để lập trình (nhập, xuất,

gán, ghép, rẽ nhánh, lặp;

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

221

592. Cơ sở dữ liệu

Mã học phần: 312906

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp một số kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu mô hình quan hệ như: các

khái niệm, ba mô hình dữ liệu cơ bản; Ngôn ngữ thao tác dữ liệu, mô tả cơ sở dữ liệu quan

hệ, ngôn ngữ hỏi có cấu trúc SQL; Thiết kế một cơ sở dữ liệu, trình bày về phụ thuộc hàm,

phép tách các lược đồ quan hệ, chuẩn hoá lược đồ quan hệ

593. Tin học văn phòng

Mã học phần: 072912

Khối lượng: 4(2,2)

Môn học trước: Tin học đại cương

Học phần này giúp sinh viên tích lũy được các kiến thức cơ bản, rèn luyện một số kỹ

năng cơ bản và biết cách xử lý một số sự cố khi sử dụng chương trình Microsoft Word và

chương trình Microsoft Excel; biết cách thao tác và xử lý một số sự cố khi sử dụng chương

trình Microsoft Power Point.

594. Kiến trúc máy tính

Mã học phần: 072920

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Tin học đại cương

Học phần tập trung giới thiệu các khái niệm: máy tính, ngôn ngữ máy, mức, máy ảo;

nguyên lý xây dựng; cách phân loại máy tính; lịch sử phát triển của máy tính; cách tổ chức

hệ thống máy tính; bộ xử lý. Ngoài ra học phần còn cung cấp một số kiến thức liên quan

tới mức lôgic số, mức vi chương trình, mức máy thông thường, mức hệ điều hành, mức

ngôn ngữ Assembly

595. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

Mã học phần: 072917

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Tin học đại cương

Ngoài việc củng cố, nâng cao vốn hiểu biết về giải thuật. Học phần này bước đầu giúp sinh

viên biết cách đánh giá thời gian thực hiện một giải thuật; tiếp nhận vốn tri thức về cấu trúc dữ

liệu (khái niệm, cấu trúc dữ liệu kiểu danh sách, cây) thông qua quá trình nghiên cứu về: danh

sách (khái niệm, cài đặt danh sách và các kiểu danh sách đặc biệt); về cây (khái niệm, cây, cây

nhị phân, cây tìm kiếm nhị phân, nắm được các ký pháp dùng cho việc biểu diễn một biểu thức

và cách tính giá trị của biểu thức toán học bằng cây nhị phân);

596. Chuyên đề 1

Mã học phần: 312907

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Toán rời rạc, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Lập trình

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

222

Phân tích, tổng hợp được hệ thống kiến thức của một trong các học phần Toán rời rạc,

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Lập trình căn bản

- Bước đầu biết chủ động, tích cực trong việc lựa chọn chủ đề theo năng lực của bản

thân; Thiết kế một bài báo cáo chuyên đề hoặc một phần mềm minh hoạ cho các vấn đề

chủ yếu trong chủ đề ( vẽ được đồ thị, tạo được sơ đồ cây, thiết kế thuật toán..)

597. Chuyên đề 2

Mã học phần: 312908

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Cơ sở dữ liệu, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Phân tích, tổng hợp được hệ thống kiến thức của các học phần Cơ sở dữ liệu và Hệ

quản trị cơ sở dữ liệu.

Trình được những vấn đề đã lựa chọn theo chủ đề Bước đầu biết: chủ động, tích cực

trong việc lựa chọn chủ đề theo năng lực của bản thân; sử dụng/ thiết kế một phần mềm

minh họa cho một số vấn đề cơ bản của các học phần cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ

liệu

Phát triển kỹ năng tìm hiểu tri thức qua quá trình phân tích, tổng hợp thông tin

Thành thạo việc thiết kế các bài báo cáo chuyên đề

Xây dựng, thiết kế, chuẩn hóa một mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ; Mô tả ràng buộc

trong mô hình đó; Thiết kế một số phép toán trên mô hình vừa xây dựng

598. Mạng máy tính

Mã học phần: 312909

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Tin học đại cương

Học phần trang bị cho sinh viên tri thức về khái niệm cơ bản về mạng máy tính; Các

thành phần cơ bản của mạng; Các mô hình mạng; Giao thức; Quản trị mạng. Và kỹ năng

cài đặt một trong những hệ điều hành mạng; Cài đặt trạm làm việc; Quản trị tài nguyên;

Quản lý tài khoản; Theo dõi hoạt động mạng: công cụ Performance Monitor.

599. Tin học và xã hội

Mã học phần: 312910

Khối lượng: 2 (2,0)

Môn học trước: Tin học đại cương

Học phần giới thiệu ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin; Quyền sở hữu trí

tuệ; Quyền tự do và giữ bí mật cá nhân. Vấn đề an toàn máy tính; Tội ác trong tin học.

600. Đại cương phương pháp dạy học Tin học

Mã học phần: 312911

Khối lượng: 2 (2,0)

Môn học trước: Các học phần tin học, Tâm lý học, Giáo dục học

Học phần trang bị cho sinh viên tri thức về mục đích, nội dung và phương pháp dạy

học Tin học, gồm những xu hướng dạy học hiện đại: dạy học phát hiện và giải quyết vấn

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

223

đề, chương trình hoá, phát triển và sử dụng công nghệ dạy học, đặc biệt là công nghệ thông

tin và truyền thông.

601. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Mã học phần: 312912

Khối lượng: 2 (1,1)

Mô tả học phần: Lập trình có cấu trúc, Cơ sở dữ liệu

Học phần cung cấp một số kiến thức cơ bản về lập trình Access Basic, cách sử dụng

các đối tượng mà Access cung cấp. Sử dụng các cấu trúc điều khiển, các lệnh và hàm cơ

bản để viết lệnh trên code Windows. Giúp cho người học quản lý và xây dựng các ứng

dụng cơ sở dữ liệu trên Microsoft Access. Người học xây dựng được các ứng dụng trong

Microsoft Access cũng như biết các Modules trong Access Basic.

602. Phân tích thiết kế hệ thống

Mã học phần: 072922

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Cơ sở dữ liệu

Học phần được thiết kế theo năm nội dung cơ bản bao gồm : Một số khái niệm cơ bản

về hệ thống thông tin; Mục đích, quy trình và các nội dung công việc cần thiết để khảo sát

một hệ thống thông tin; Mô hình và công cụ phân tích hệ thống về chức năng; Mô hình,

công cụ phân tích hệ thống về dữ liệu; Những công việc cơ bản trong giai đoạn thiết kế,

triển khai hệ thống.

603. Lập trình trên Windows

Mã học phần: 312913

Khối lượng: 2 (1,1)

Môn học trước: Tin học đại cương

Học phần cung cấp một số kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình trên Windows, cách

thiết kế giao diện, tạo báo cáo (report) và liên kết đến CSDL bằng cách sử dụng các thành

phần cơ bản, các đối tượng trong Visual Basic.

604. Phương pháp dạy học các nội dung môn Tin học

Mã học phần: 312914

Khối lượng: 2 (2,0)

Môn học trước: Đại cương phương pháp dạy học Tin học

Học phần giúp sinh viên hoàn tất những tri thức và kỹ năng căn bản về phương pháp

dạy học Tin học, tập trung vào việc dạy những chủ đề cơ bản trong chương trình Tin học

trường THCS như: Dạy học những khái niệm mở đầu của tin học, dạy học sử dụng những

phần mềm ứng dụng phổ biến, dạy học lập trình, phát triển tư duy thuật giải và sử dụng

công nghệ thông tin và truyền thông như công cụ dạy học.

605. Thiết kế mạng

Mã học phần: 312915

Khối lượng: 2(1, 1)

Môn học trước: Mạng máy tính

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

224

Học phần này giúp sinh viên củng cố thêm các kiến thức về: Các thành phần cơ bản

của mạng; Các mô hình mạng; Giao thức; Quản trị mạng. Và kỹ năng cài đặt một trong

những hệ điều hành mạng; Cài đặt trạm làm việc; Quản trị tài nguyên; Quản lý tài khoản;

Theo dõi hoạt động mạng: công cụ Performance Monitor, thiết kế và triển khai lắp đặt

được một hệ thống mạng máy tính

606. Quản trị mạng

Mã học phần: 072929

Khối lượng: 2 (1,1)

Môn học trước: Mạng máy tính, Thiết kế mạng

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về quản trị mạng máy tính bao gồm

kiến thức về mô hình quản lý, giao thức quản lý mạng đơn giản SNMP cũng như kiến thức và

kỹ năng về các công cụ và ứng dụng quản lý mạng thường gặp. Học viên sẽ được làm quen và

thực hành sử dụng một số công cụ quản lý mạng máy tính sử dụng hệ điều hành mạng thông

dụng như Windows và Linux, sever 2003, sever 2008

607. Thực hành lắp ráp và cài đặt

Mã học phần: 312916

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Kiến trúc máy tính

Ngoài việc củng cố, nâng cao vốn hiểu biết về máy tính, phân biệt được các loại linh kiện

tạo thành phần lên máy tính như Ram , Chip, Main… Sinh viên còn chọn các linh kiện phù

hợp để lắp ráp được một bộ máy hoàn chỉnh , cài đặt được các hệ điều hành khác nhau như hệ

điều hành XP, hệ điều hành Save2003…. Cài được một số phần mềm khác bổ trợ cho hề điều

hành . Không những thế sinh viên còn biết cách sửa một số lỗi đơn giản trong máy tính , tạo

được bản ghost và chăm sóc máy tính một cách chu đáo hơn.

608. Kỹ thuật xử lý ảnh số với Photoshop

Mã học phần: 072926

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Tin học đại cương

Học phần này giúp sinh viên tích luỹ được các kiến thức cơ bản về Kỹ thuật xử lý ảnh

số với Photoshop về chỉnh sửa, ghép các hình ảnh thêm phong phú và sinh động,và sự sáng

tạo trong chỉnh sửa ảnh, tính thẩm mĩ cao .

609. Internet và Công nghệ web

Mã học phần: 312618

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Tin học đại cương

Học phần này giúp sinh viên thực hiện thiết kế được trang Web bằng việc sử dụng các thẻ

cơ bản của HTML cũng như sử dụng chương trình hỗ trợ Front Page để thiết kế. Biết cách chọn

một chương trình tác chủ trang Web. Tạo được trạng Web đẹp có nội dung biểu đạt được yêu

cầu đặt ra. Tạo được các kết nối giữa các trang Web với nhau để tạo thành một chuyên đề Web.

Trình bày được cách duyệt trang Web trong một chuyên khu Web của MicroSoft, cách xuất bản

trực tiếp trang Web, cách xem trang Web của bạn qua Internet.

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

225

610. Giải tích

Mã học phần: 310102

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về giải tích cần thiết cho việc học

ngành tin học gồm: Phép tính vi phân, tích phân hàm nhiều biến, tích phân nhiều lớp, tích

phân bội, tích phân đường và mặt, phương trình vi phân.

611. Một số vấn đề xã hội của CNTT

Mã học phần: 312601

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Tin học đại cương

Học phần giới thiệu và cung cấp cho người học các vấn đề về tin học trong xã hội, một

số các vấn đề Tin học sai trái trong xã hội, các ảnh hưởng của tin học trong xã hội.

612. Kỹ thuật xây dựng bản vẽ với Autocad

Mã học phần: 312917

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Tin học đại cương

Học phần giới thiệu và cung cấp cho người học kỹ năng cơ bản và nâng cao về sử dụng

phần mềm Autocad. Cách sử dụng phần mềm Autocad thiết kế ứng dụng trong không gian

2D và trong không gian 3D

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

226

PHẦN IV: DANH SÁCH CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIẢNG VIÊN

TT Họ và tên Trình độ Chuyên môn Chức vụ

1 Nguyễn Huy Hoàng Tiến sĩ Quản lý giáo dục Hiệu trưởng

2 Vũ Ngọc Núi Thạc sĩ Quản lý giáo dục Phó Hiệu trưởng

3 Nguyễn Đức Hoàng Thạc sĩ Quản lý giáo dục Phó Hiệu trưởng

4 Nguyễn Đức Long Thạc sĩ Hình học Tô Pô Trưởng phòng Đào tạo

5 Phạm Hồng Hải Thạc sĩ Hóa - Sinh học Phó phòng Đào tạo

6 Đỗ Minh Tiến Thạc sĩ Quản lý giáo dục Phó phòng Đào tạo

7 Vũ Thành Phúc Thạc sĩ Hình học Tô Pô Giảng viên

8 Lê Văn Đại Thạc sĩ Quản lý giáo dục Trưởng phòng CT HSSV

9 Nguyễn Ngọc An Thạc sĩ Quản lý giáo dục Phó phòng CT HSSV

10 Cầm Thị Thu Cử nhân Nga văn Phó phòng CT HSSV

11 Nguyễn Văn Sinh Thạc sĩ Quản lý giáo dục Tr. phòng KT - ĐBCL

12 Thái Văn Kế Thạc sĩ Hóa hữu cơ Phó phòng KT - ĐBCL

13 Nguyễn Thị Hoa Thạc sĩ Quản lý giáo dục Phó phòng KT - ĐBCL

14 Nguyễn Quang Sáng Thạc sĩ Tâm lý học con người Trưởng phòng TCCB

15 Hà Thị Liên Khoa Thạc sĩ Hóa hữu cơ Phó phòng TCCB

16 Trần Quốc Khánh Thạc sĩ Vật lý Trưởng phòng TH - HC

17 Nguyễn Hữu Chí Cử nhân Tin học Phó phòng TH - HC

18 Nguyễn Văn Minh Thạc sĩ Vật lý lý thuyết Trưởng phòng TT - PC

19 Vũ Thành Sơn Cử nhân Toán CV TT. BDDN

20 Nguyễn Huy Huynh Cử nhân Toán PP.QHQT

21 Đỗ Tiến Dũng Thạc sĩ Toán giải tích T. Khoa SPTN

22 Đào Sỹ Ngọc Thạc sĩ XSTK Toán Trưởng BM Toán

23 Nguyễn Thị Hồng Vy Thạc sĩ Đại số LT số P. BM Toán

24 Trần Thị Mai Thạc sĩ Đại số LT số Giảng viên

25 Nguyễn Anh Tuấn Thạc sĩ Giải tích P. Khoa SPTN

26 Dương Mạnh Linh Thạc sĩ Toán Giải tích Giảng viên

27 Cầm Thị Lan Hương Thạc sĩ LTXS và TK Giảng viên

28 Trần lệ Thủy Cử nhân SP Toán Giảng viên

29 Phạm Trung Hiếu Cử nhân SP Toán Giảng viên

30 Đinh Hà Minh Tâm Cử nhân SP Toán Giảng viên

31 Phạm Văn Bình Thạc sĩ LL và PPDH Toán CV P. TCCB

32 Nguyễn Huy Khôi Thạc sĩ Sinh thái ĐV Trưởng BM Sinh

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

227

TT Họ và tên Trình độ Chuyên môn Chức vụ

33 Vũ Thị Liên Tiến sĩ Sinh thái học P. Khoa SPTN

34 Hoàng Thị Thuận Thạc sĩ Sinh thái ĐV Giảng viên

35 Nguyễn Thị Bích Hằng Thạc sĩ Giáo dục học P. BM Sinh

36 Lê Thị Thu Huyền Thạc sĩ LL và PPDH sinh học Giảng viên

37 Phạm Quốc Cường Cử nhân SP Sinh học CV P. Đào tạo

38 Đỗ Văn Tuân Cử nhân CN Sinh học CV P. Đào tạo

39 Ngô Trọng Thành Thạc sĩ LL và PPDH vật lý TP. TBCN

40 Lò Văn Nghĩa Cử nhân Vật lý P. BM Vật lý - KTCN

41 Trần Thị Thu Hương Thạc sĩ Vật lý Giảng viên

42 Giang Thị Riềm Thạc sĩ Quản lý giáo dục PP. QTĐS

43 Nguyễn Thị Nga Thạc sĩ Hóa vô cơ PGĐ. TTBDDN

44 Nguyễn Thị Thảo Thạc sĩ LL và PPDH Hóa học PP. TTPC

45 Vũ Việt Dũng Cử nhân Hóa học P. BM Hóa

46 Phạm Thị Duyên Cử nhân Hóa học Giảng viên

47 Hoàng Thái Hậu Thạc sĩ LL và PPDH Hóa học Giảng viên

48 Trần Thị Huyền Trang Cử nhân QT thương mại điện tử Giảng viên

49 Phạm Quyết Thắng Thạc sĩ Khoa học máy tính Trưởng khoa

50 Nguyễn Thị Thúy Tươi Thạc sĩ Khoa học máy tính P.Trưởng khoa

51 Nguyễn Thị Thùy Hương Thạc sĩ Khoa học máy tính Giảng viên

52 Đào Văn Lập Cử nhân Công nghệ Thông tin P.Trưởng môn

53 Nguyễn Thị Thu Hà Cử nhân Tin học Giảng viên

54 Nguyễn Phú Thành Cử nhân SP Tin Giảng viên

55 Hoàng Cao Minh Cử nhân Công nghệ Thông tin Giảng viên

56 Đoàn Tiến Vinh Thạc sĩ Khoa học máy tính TT TH

57 Đinh Thị Lân Thạc sĩ Khoa học máy tính GĐ TTTH

58 Phan Mạnh Cường Cử nhân Công nghệ Thông tin P.GĐ TTH

59 Tường Thị Phương Thảo Cử nhân Công nghệ Thông tin Giảng viên

60 Hoàng Mạnh Quỳnh Cử nhân Công nghệ Thông tin P. KT & ĐBCL

61 Nguyễn Hữu Thọ Cử nhân Công nghệ Thông tin P. KT & ĐBCL

62 Nguyễn Thu Huyền Cử nhân Công nghệ Thông tin Giảng viên

63 Hoàng Thị Nhất Cử nhân Công nghệ Thông tin Giảng viên

64 Đặng Thảo Nguyên Cử nhân Công nghệ Thông tin Giảng viên

65 Trần Thị Thu Nga Cử nhân Công nghệ Thông tin Giảng viên

66 Nguyễn Thị Thu Phương Cử nhân Công nghệ Thông tin Giảng viên

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

228

TT Họ và tên Trình độ Chuyên môn Chức vụ

67 Trần Thị Thanh Nga Thạc sĩ Điện khí hóa Giảng viên

68 Phạm Quang Vinh Cử nhân Hệ thống điện Giảng viên

69 Quách Thị Sơn Cử nhân Điện tử viễn thông Giảng viên

70 Lê Lợi Cử nhân Khoa học môi trường P.Trưởng môn

71 Vũ Thị Bích Cử nhân CN Kỹ thuật điện Giảng viên

72 Trần Thị Hồng Thư Cử nhân CN Kỹ thuật điện tử Giảng viên

73 Lường Khắc Kiên Thạc sĩ XD công trình thủy lợi Giảng viên

74 Nguyễn Thị Thì Cử nhân Khoa học môi trường Giảng viên

75 Phùng Thu Hằng Cử nhân Xã hội học Giảng viên

76 Ngô Thị Dung Cử nhân Xã hội học Giảng viên

77 Bùi Đức Minh Cử nhân Công tác xã hội Trưởng môn

78 Phạm Thị Hà Cử nhân Công tác xã hội Giảng viên

79 Hoàng Văn Quang Thạc sĩ Quản lý giáo dục Trưởng ban QLKTX

80 Cầm Văn Sáng Cử nhân Tâm lý - Giáo dục Giảng viên

81 Đinh Thị Hoài Cử nhân Tâm lý - Giáo dục Giảng viên

82 Cầm Thị Tươi Thạc sĩ Quản lý giáo dục Giảng viên

83 Mai T Quỳnh Hoa Cử nhân Tâm lý - Giáo dục Giảng viên

84 Nguyễn Thị Sánh Cử nhân Tâm lý - Giáo dục Giảng viên

85 Vũ Thị Hoa Cử nhân Tâm lý - Giáo dục Phó Trưởng môn

86 Đặng Văn Cường Thạc sĩ Triết học Tr.Khoa LĐCT

87 Trương Thị Xuân Hương Cử nhân Triết học Khoa LĐCT

88 Lê Thị Thúy Hiền Cử nhân Triết học Khoa LĐCT

89 Cầm Thị Dương Cử nhân Kinh tế Khoa LĐCT

90 Vũ Duy Tuy Thạc sĩ Quản lý giáo dục Khoa LĐCT

91 Bùi Mai Huế Cử nhân Kinh tế Khoa LĐCT

92 Nguyễn Thị Ngọc Thúy Thạc sĩ PP giảng dạy tiếng Phó trưởng khoa

93 Phạm Hà Dân Huyền Cử nhân Tiếng Anh P. Trưởng môn

94 Nguyễn Thị Châu Băng Cử nhân Tiếng Anh Giảng viên

95 Cầm Thị Giang Thạc sĩ Quản lý giáo dục Giảng viên

96 Nguyễn Thị Anh Thư Cử nhân Tiếng Anh Giảng viên

97 Nguyễn Thị Mai Hương Cử nhân Tiếng Anh Giảng viên

98 Lê Trọng Quý Cử nhân Tiếng Anh Giảng viên

99 Vũ Thị Nguyệt Cử nhân Tiếng Anh Giảng viên

100 Khúc Năng Hoàn Thạc sĩ Quản lý hành chính Giảng viên

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

229

TT Họ và tên Trình độ Chuyên môn Chức vụ

101 Đào Thị Nhị Cử nhân Luật Giảng viên

102 Nguyễn Trọng Chính Cử nhân Luật Giảng viên

103 Lò Thị Minh Hậu Cử nhân Luật Giảng viên

104 Đèo Thị Thiết Cử nhân Luật Giảng viên

105 Lê Thị Mai Anh Cử nhân Luật Giảng viên

106 Trương Văn Minh Cử nhân Luật Giảng viên

107 Đào Thị Bích Thu Cử nhân Quản lý hành chính Giảng viên

108 Nguyễn Bá Duy Thạc sĩ Quản lý hành chính Giảng viên

109 Lèo Thị Hạnh Cử nhân Quản lý hành chính Giảng viên

110 Nguyễn Đăng Dưỡng Cử nhân Quản lý hành chính Giảng viên

111 Nguyễn Anh Sơn Cử nhân Quản lý hành chính Giảng viên

112 Bùi Thị Hà Cử nhân Quản lý hành chính Giảng viên

113 Kim Thị Huyền Trang Thạc sĩ Quản trị văn phòng Giảng viên

114 Phạm Thu Trang Cử nhân Quản trị văn phòng Giảng viên

115 Quàng Văn Bằng Cử nhân Quản trị văn phòng Giảng viên

116 Lê Thị Huyền Cử nhân Quản trị văn phòng Giảng viên

117 Trịnh Tuấn Hùng Cử nhân Quản lý hành chính Giảng viên

118 Trần Minh Tiến Thạc sĩ Quản lý đất đai Trưởng khoa

119 Lê Duy Thành Thạc sĩ Thể dục Thể thao Tr.Khoa GDTC - QP

120 Nguyễn Quang Chương Thạc sĩ Thể dục Thể thao Khoa GDTC -QP

121 Vũ Ngọc Anh Thạc sĩ GD Thể chất Khoa GDTC -QP

122 Lương Văn Sơn Thạc sĩ GD Thể chất Khoa GDTC -QP

123 Nguyễn Mạnh Cường Thạc sĩ GD Thể chất Khoa GDTC -QP

124 Lê Anh Dũng Thạc sĩ Thể dục Thể thao Khoa GDTC -QP

125 Cát Thị Minh Nguyệt Thạc sĩ Thể dục Thể thao Khoa GDTC -QP

126 Hoàng Trọng Hùng Cử nhân Thể dục Thể thao Khoa GDTC -QP

127 Vũ Đức Tùng Cử nhân Thể dục Thể thao Khoa GDTC -QP

128 Hà Thị Mai Hoa Cử nhân Thể dục Thể thao Khoa GDTC -QP

129 Trịnh Thị Liên Cử nhân Thể dục Thể thao Khoa GDTC -QP

130 Doãn Thị Thu Thanh Cử nhân Thể dục Thể thao Khoa GDTC -QP

131 Lê Văn Minh Thạc sĩ Quản lý giáo dục Khoa GDTC -QP

132 Nguyễn Thị Hải Thơm Cử nhân ĐH Toán Giảng viên

133 Nguyễn Thanh Thảo Thạc sĩ Quản lý giáo dục Giảng viên

134 Giang Thị Rơi Cử nhân ĐH Văn Giảng viên

Chứng chỉ 26865, NQA cấp ngày 17/12/2010 theo tiêu chuẩn BS EN ISO 9001:2008 2012

230

TT Họ và tên Trình độ Chuyên môn Chức vụ

135 Đỗ Minh Nguyệt Cử nhân Giáo dục Mầm non Giảng viên

136 Đào Thanh Xuân Cử nhân Giáo dục Mầm non Giảng viên

137 Bạch Thị Thơm Cử nhân Thư viện - Thông tin Giảng viên

138 Phạm Anh Hoàng Cử nhân Thư viện - Thông tin Giảng viên

139 Đỗ Xuân Đức Thạc sĩ Việt Nam học Trưởng bộ môn

140 Nguyễn Thị Hạnh Cử nhân Việt Nam học Giảng viên

141 Nguyễn Thị Hà Cử nhân Quản lý văn hóa Giảng viên

142 Vũ Hải Đại Cử nhân Văn hóa quần chúng Phó khoa

143 Ngô Thu Thản Cử nhân Quản lý văn hóa Giảng viên

144 Phạm Thị Thu Cử nhân Sư phạm âm nhạc Trưởng bộ môn

145 Nguyễn Trung Đạo Thạc sĩ Âm nhạc Trưởng khoa

146 Lò An Việt Cử nhân Họa Giảng viên