luẬt dÂn sỰ viỆt nam - eldata10.topica.edu.vn

31
BÀI 1 KHÁI NIM CHUNG VLUT DÂN SVIT NAM ThS. Lê ThGiang Ging viên trường Đạihc Lut Hà Ni 1

Upload: others

Post on 20-Nov-2021

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

BÀI 1KHÁI NIỆM CHUNG VỀ

LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

ThS. Lê Thị Giang

Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội

1

Page 2: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

0403

02

2

Trình bày được đối tượngđiều chỉnh và phương phápđiều chỉnh của Luật Dân sự.

Nắm được các nguyên tắc cơ bảncủa Luật Dân sự và nhận diệnđược nguồn của Luật Dân sự.

Phân biệt được đối tượng vàphương pháp điều chỉnh của LuậtDân sự với một số nghànhluật khác.

Phân tích được điều kiện áp dụngluật, áp dụng tương tự pháp luật,áp dụng tập quán, áp dụng án lệvà lẽ công bằng.

01

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Page 3: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

3

Đối tượng điều chỉnh của Luậtdân sự

Phương pháp điều chỉnh củaLuật dân sự

Các nguyên tắc của Luật Dân sự

1.1.

1.2.

1.3.

CẤU TRÚC NỘI DUNG

Nguồn Luật dân sự

Áp dụng luật dân sự, áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, án lệ, lẽ công bàng

Hê thống pháp luật dân sư va Khoa học luật dân sư

1.4.

1.5.

1.6.

Sơ lược quá trình phát triển củaLuật Dân sư Việt Nam

1.7.

Page 4: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

4

1.1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ

Khái niệm1.1.1

Phân loại đối tượng điều chỉnh1.1.2

Page 5: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

5

1.1.1. KHÁI NIỆM

2.1.1 Khái niệm 2.1.2 Đặc điểm Phân loại

Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là những quan hệ đượchình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sảnvà tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

1.1.1. Khái niệm

Page 6: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

6

a. Quan hệ tài sản

b. Quan hệ nhân thân

1.1.2. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH

Page 7: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

7

1.1.2. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH (tiếp theo)

a. Quan hệ tài sản

Điều 105

Vật Tiền Giấy tờ có giá Quyền tài sản

NGƯỜITÀI SẢN

NGƯỜI

Page 8: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

8

1.1.2. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH (tiếp theo)

Quan hệ tài sản thể hiện ý chí của các chủ thể trực tiếp tham giavào quan hệ, ý chí đó phù hợp với ý chí của nhà nước.

a. Quan hệ tài sản

Quan hệ tài sản

Quan hệ sở hữuQuan hệ

bồi thường thiệt hạiQuan hệ NV và HĐ

Page 9: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

9

Phân loại

1.1.2. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH (tiếp theo)

• Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người liên quan đến một giá trị nhân thân củacá nhân hay pháp nhân.

• Đặc điểm:

Quan hệ nhân thân luôn xuất phát từ một giá trị nhân thân, đó là giá trị tinh thần gắn vớicon người;

Trong quan hệ nhân thân, chỉ một bên chủ thể được xác định, bên còn lại là tất cả các chủ thểkhác phải tôn trọng quyền nhân thân của chủ thể khác Quan hệ nhân thân là quan hệtuyệt đối;

Quyền nhân thân gắn liền với mỗi chủ thể nhất định, về nguyên tắc không thể chuyển giao. Tuynhiên, trong một số trường hợp quyền nhân thân có thể dịch chuyển theo quy định pháp luật(Ví dụ: quyền công bố tác phẩm, các đối tượng sở hữu công nghiệp);

Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền.

b. Quan hệ nhân thân

Page 10: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

10

Phân loại

1.1.2. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH (tiếp theo)

Tiêu chíQuan hệ nhân thân

gắn với tài sản

Quan hệ nhân thân

không gắn với tài sản

Khái niệmLà những giá trị nhân thân khiđược xác lập sẽ làm phát sinh cácquyền tài sản.

Là những giá trị nhân thân mà việc xáclập trên thực tế không làm phát sinhcác lợi ích về tài sản cho chủ thể quyền.

Tính chấtCó thể chuyển dịch cho người kháctheo quy định của pháp luật.

Không thể chuyển giao cho người khácthông qua các giao dịch dân sự.

• Phân loại quan hệ nhân thân

b. Quan hệ nhân thân

Page 11: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

11

Phân loại

1.1.2. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH (tiếp theo)

Luật dân sự Luật hành chính Luật hình sự

Điều chỉnh các quan hệ nhânthân bằng cách quy định nhữnggiá trị nhân thân nào là quyềnnhân thân, trình tự thực hiện,giới hạn của các quyền nhânthân đó, đồng thời quy định cácbiện pháp thực hiện, bảo vệquyền nhân thân.

Điều chỉnh các quan hệ nhânthân bằng cách quy định vềtrình tự, thủ tục để xác định cácquyền nhân thân: phong cácdanh hiệu cao quýNhà nước, tặng thưởng cáchuân huy chương, công nhậncác chức danh,...

Điều chỉnh quan hệ nhân thânbằng cách quy định những tộiphạm xâm phạm quyền nhânthân như: tội vu khống, tội làmnhục người khác,...

• Phân biệt với quan hệ nhân thân do các ngành luật khác điều chỉnh

b. Quan hệ nhân thân

Page 12: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

12

1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ

Khái niệm phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sựKhái niệm phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự1.2.1.

Đặc điểm phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự1.2.2.

Page 13: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

13

1.2.1. KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ

Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự là những cáchthức, biện pháp mà nhà nước tác động lên các quan hệ tàisản, các quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phátsinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của nhà nước, phù hợpvới ba lợi ích Nhà nước, xã hội và cá nhân.

Page 14: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

14

• Pháp luật ghi nhận sự bình đẳng về địa vị pháp lý giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự;

• Các chủ thể có quyền tự định đoạt trong việc tham gia vào các giao dịch. Tuy nhiên việc địnhđoạt đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không được xâmphạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng;

• Pháp luật ghi nhận biện pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là biện pháp thương lượng,hòa giải. Toà án chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu của nguyên đơn;

• Khi các chủ thể vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự và đó là trách nhiệm tài sản.

1.2.2. ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ

Page 15: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

15

1.3. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT DÂN SỰ

Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận

Nguyên tắc thiện chí, trung thực

Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm dân sự

Page 16: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

16

1.3. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT DÂN SỰ (tiếp theo)

2.1.1 Đặc điểm Phân loại

Nguyên tắc bình đẳng

Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấybất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luậtbảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận

Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyệncam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận khôngvi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hộicó hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thểkhác tôn trọng.

Page 17: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

17

1.3. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT DÂN SỰ (tiếp theo)

2.1.1 Đặc điểm Phân loại

Nguyên tắc thiện chí, trung thực

Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sựcủa mình một cách thiện chí, trung thực.

Nguyên tắc tôn trọng lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi íchhợp pháp của người khác: Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụdân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng,quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm dân sự

Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thựchiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Page 18: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

18

1.4. NGUỒN LUẬT DÂN SỰ

Khái niệm nguồn của Luật Dân sựKhái niệm nguồn của Luật Dân sự1.4.1.

Phân loại nguồn của Luật Dân sự1.4.2.

Page 19: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

19

• Nguồn của Luật Dân sự là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo mộttrình tự nhất định có chứa đựng các quy phạm pháp luật dân sự.

• Dấu hiệu của nguồn:

Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

Có chứa đựng các quy phạm pháp luật dân sự;

Ban hành theo trình tự thủ tục luật định.

1.4.1. KHÁI NIỆM NGUỒN CỦA LUẬT DÂN SỰ

Phân loại

Page 20: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

20

• Hiến pháp là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật. Tất cả các văn bản luật có hiệu lực thấphơn Hiến pháp khi ban hành đều phải phù hợp với Hiến pháp. Trên cơ sở các quy định chungtrong Hiến pháp, Bộ Luật dân sự đã cụ thể hóa;

• Bộ Luật dân sự là nguồn chủ yếu, trực tiếp và quan trọng nhất của luật dân sự;

• Các Luật, bộ luật liên quan;

Ví dụ: Bộ luật Tố tụng dân sự; Luật Hôn nhân – Gia đình...

• Các văn bản dưới luật;

• Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nghị định của Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồngthẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

1.4.2. PHÂN LOẠI NGUỒN CỦA LUẬT DÂN SỰ

Phân loại

Page 21: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

1.5. ÁP DỤNG LUẬT DÂN SỰ, ÁP DỤNG TẬP QUÁN, ÁP DỤNGTƯƠNG TỰ PHÁP LUẬT, ÁN LỆ, LẼ CÔNG BẰNG

21

Áp dụng luật dân sưÁp dụng luật dân sư1.5.1

Phân loại đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự1.5.2

Khái niệm đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sựKhái niệm đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự1.5.3

Phân loại đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự1.5.4

Page 22: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

22

a. Khái niệm

Áp dụng luật dân sự là những hoạt động cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vàonhững sự kiện thực tế đã xảy ra, dựa vào những quy phạm pháp luật phù hợp với sự kiện thực tếđó để đưa ra quyết đinh phù hợp những quy định của pháp luật.

b. Điều kiện của áp dụng Luật Dân sự

• Có tranh chấp quan hệ dân sự cần giải quyết;

• Có quy định tương ứng của luật dân sự để giải quyết.

c. Hậu quả của áp dụng Luật Dân sự

• Công nhận hay bác bỏ một quyền dân sự;

• Xác lập một nghĩa vụ cho một chủ thể;

• Áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể.

1.5.1. ÁP DỤNG LUẬT DÂN SỰ

Đặc điểm Phân loại

Page 23: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

23

a. Khái niệm

Áp dụng tập quán là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền vận dụng tập quán để giải quyết mộtviệc dân sự cụ thể mà chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Ví dụ: Tập quán sử dụng các đơn vị đo lường ởmiền nam như giạ lúa, một chục bằng 12,...

b. Điều kiện áp dụng tập quán

• Xảy ra tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự cần được giải quyết;

• Pháp luật không quy định, các bên không thoả thuận;

• Tập quán không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

1.5.2. ÁP DỤNG TẬP QUÁN

Đặc điểm Phân loại

Page 24: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

24

1.5.3. ÁP DỤNG QUY ĐỊNH TƯƠNG TỰ CỦA PHÁP LUẬT

2.1.1 Đặc điểm Phân loại

a. Khái niệm

Là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy phạm pháp luật hoặccăn cứ vào tinh thần chung của pháp luật để giải quyết các tranh chấp đang xảy ra khi cáctranh chấp này chưa được các quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh.

b. Điều kiện áp dụng

• Xảy ra tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự cần được giải quyết;

• Pháp luật không quy định, các bên không thoả thuận. Đồng thời, không có tập quan đểgiải quyết vụ việc;

• Có quy phạm pháp luật khác điều chỉnh quan hệ tương tự với quan hệ cần điều chỉnh.

Page 25: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

25

a. Khái niệm

• Án lệ được hiểu là đường lối giải thích và áp dụng luật pháp của các tòa án trong cácvụ việc tranh chấp. Án lệ có các đặc điểm: (i) Án lệ do tòa án tạo ra trong qua trình xét xử; (ii) Ánlệ được hình thành phải mang tính mới. Các quy tắc giải quyết được đưa ra chưa có trước đó;

• Lẽ công bằng, theo khoản 3 Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự “được xác định trên cơ sởlẽ phải được xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị vàbình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự”.

b. Điều kiện của áp dụng Luật Dân sự

• Tranh chấp thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự;

• Không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh; đồng thời không có tập quán hayquy định tương tự để giải quyết vụ việc.

1.5.4. ÁP DỤNG ÁN LỆ, LẼ CÔNG BẰNG

Page 26: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

26

1.6. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ KHOA HỌC LUẬT DÂN SỰ

Hệ thống pháp luật dân sựHệ thống pháp luật dân sự1.6.1.

Khoa học luật dân sự1.6.2.

Page 27: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

27

• Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợpcác quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trên cơ sởbình đẳng, độc lập giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ đó.

• Cấu tạo:

Phần chung: Bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề chung nhất vàxuyên suốt toàn bộ hệ thống pháp luật dân sự;

Phần riêng: Bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ và tạothành các chế định của luật dân sự: Chế định về tài sản và quyền sở hữu; Chế địnhnghĩa vụ và hợp đồng dân sự; Chế định thừa kế; Chế định về sở hữu trí tuệ…

1.6.1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Phân loại

Page 28: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

28

1.6.2. KHOA HỌC LUẬT DÂN SỰ

Đặc điểm

Khoa học luật dân sự là một môn học thuộc ngành khoahọc pháp lý có đối tượng nghiên cứu là các quy định củapháp luật dân sự với mục đích đưa ra các khái niệm,quan điểm, tìm ra tính thống nhất hoặc mâu thuẫn, bấtcập trong quy định pháp luật dân sự và luận giải, hoànthiện các bất cập của pháp luật dân sự.

Page 29: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

29

1.7. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1980Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 19801.7.1.

Giai đoạn từ sau năm 1980 đến trước năm 1995 1.7.2.

Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 20051.7.3.

Giai đoạn từ sau năm 2005 đến nay 1.7.4.

Page 30: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

30

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Quan hệ pháp luật về nộp phạt của người vi phạm do Luật Hành chính điều chỉnh, quan hệmua bán hàng do Luật Dân sự điều chỉnh. Do đó, hai quan hệ pháp luật này không giốngnhau.

Page 31: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - eldata10.topica.edu.vn

TỔNG KẾT CUỐI BÀI

31

Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự

Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự

Các nguyên tắc của Luật Dân sự

Những nội dung đã nghiên cứu

Nguồn Luật dân sự

Áp dụng luật dân sự, áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, án lệ, lẽ công bằng

Hệ thống pháp luật dân sự và Khoa học luật dân sự

Sơ lược quá trình phát triển của Luật Dân sự Việt Nam