tài liệu bd_hsg_sinh_thái_học_chương_8

22
Chương 8 SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1. Những biến đổi của sinh quyển gây ra do hoạt động của con người Sinh quyển cũng chịu nhiều biến cố, song tự điều chỉnh, tự sửa chữa những sai lệch để tồn tại và phát triển một cách ổn định. Tuy nhiên, sức chống chịu của bất kì hệ thống nào hay sinh quyển, cũng đều có giới hạn. Hoạt động của con người đương đại rất đa dạng, nhưng tập trung chính vào việc sử dụng đất, mặt nước cho phát triển nông nghiệp, định cư, mở mang công nghiệp, hệ thống giao thông; khai thác các dạng tài nguyên thiên nhiên để mưu cầu hạnh phúc. Những hoạt động như thế ngày càng tăng, tỉ lệ thuận với sự gia tăng dân số và nhu cầu sống ngày càng cao của con nguời, trong khi diện tích bề mặt Trái Đất và tài nguyên của nó có thể sử dụng được lại rất có giới hạn, do đó, sinh quyển đang phải gánh chịu những đe đọa ngày một lớn. 1.1. Con người và sự tăng trưởng dân số Con người ra đời muộn mằn nhất trong sinh giới, song cũng là nhóm động vật cao cấp nhất. Nhờ đó, con người ngày càng làm chủ được thiên nhiên. Tuy nhiên, con người lại quên phắt đi một điều, họ chỉ là một thành viên trong hệ sinh thái, bình đẳng với muôn loài. Xã hội con người vẫn phải sống “kí sinh” vào sinh quyển như bao loài khác để tồn tại và phát triển lâu dài. Con người đã và đang gây ra bao hiểm hoạ cho sinh quyển và cho cuộc sống của chính mình. Kích thuớc dõn số thế giới tăng theo 2 xu thế khác nhau. Ở các nước phát triển, dân số đạt gần trạng thái cân bằng, nghĩa là tốc độ sinh sản riêng gần với mức thay thế. Khoảng 80% nhõn loại sống ở các nước đang phát triển có tốc độ gia tăng dân số cao. Theo Gelbard et al.(1999), đến năm 2050, thế giới sẽ có từ 7,3 đến 10,7 tỉ người. Con số này chưa thể gây ra thảm họa nào trong vòng 25 năm tới, kể cả xung lượng dân số. Song nếu con số đó vượt mức dự báo trên thì đó là một thách thức lớn. Cùng với sự gia tăng dân số, nhu cầu vật chất và tinh thần của con người ngày một nâng cao qua từng chặng đường phát triển, nhận thức của con người về vai trò của mình đối với thiên nhiên ngày một rõ ràng và có trách nhiệm hơn. Theo Ngưu Văn Nguyên (1994), nhân loại đã trải qua 4 giai đọan phát triển, tương ứng với nhận thức và hành vi của họ với thiên nhiên: giai đoạn tiền phát triển, giai đoạn phát triển thấp, giai đoạn phát triển cao và giai đoạn

Upload: lan78bn

Post on 12-Nov-2014

1.223 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Chương 8SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Những biến đổi của sinh quyển gây ra do hoạt động của con người Sinh quyển cũng chịu nhiều biến cố, song tự điều chỉnh, tự sửa chữa những sai lệch để tồn tại và phát triển một cách ổn định. Tuy nhiên, sức chống chịu của bất kì hệ thống nào hay sinh quyển, cũng đều có giới hạn. Hoạt động của con người đương đại rất đa dạng, nhưng tập trung chính vào việc sử dụng đất, mặt nước cho phát triển nông nghiệp, định cư, mở mang công nghiệp, hệ thống giao thông; khai thác các dạng tài nguyên thiên nhiên để mưu cầu hạnh phúc. Những hoạt động như thế ngày càng tăng, tỉ lệ thuận với sự gia tăng dân số và nhu cầu sống ngày càng cao của con nguời, trong khi diện tích bề mặt Trái Đất và tài nguyên của nó có thể sử dụng được lại rất có gi ới hạn, do đó, sinh quyển đang phải gánh chịu những đe đọa ngày một lớn. 1.1. Con người và sự tăng trưởng dân số Con người ra đời muộn mằn nhất trong sinh giới, song cũng là nhóm động vật cao cấp nhất. Nhờ đó, con người ngày càng làm chủ được thiên nhiên. Tuy nhiên, con người lại quên phắt đi một điều, họ chỉ là một thành viên trong hệ sinh thái, bình đẳng với muôn loài. Xã hội con người vẫn phải sống “kí sinh” vào sinh quyển như bao loài khác để tồn tại và phát triển lâu dài. Con người đã và đang gây ra bao hiểm hoạ cho sinh quyển và cho cuộc sống của chính mình. Kích thuớc dõn số thế giới tăng theo 2 xu thế khác nhau. Ở các nước phát triển, dân số đạt gần trạng thái cân bằng, nghĩa là tốc độ sinh sản riêng gần với mức thay thế. Khoảng 80% nhõn loại sống ở các nước đang phát triển có tốc độ gia tăng dân số cao. Theo Gelbard et al.(1999), đến năm 2050, thế giới sẽ có từ 7,3 đến 10,7 tỉ người. Con số này chưa thể gây ra thảm họa nào trong vòng 25 năm tới, kể cả xung lượng dân số. Song nếu con số đó vượt mức dự báo trên thì đó là một thách thức lớn. Cùng với sự gia tăng dân số, nhu cầu vật chất và tinh thần của con người ngày một nâng cao qua từng chặng đường phát triển, nhận thức của con người về vai trò của mình đối với thiên nhiên ngày một rõ ràng và có trách nhiệm hơn. Theo Ngưu Văn Nguyên (1994), nhân loại đã trải qua 4 giai đọan phát triển, tương ứng với nhận thức và hành vi của họ với thiên nhiên: giai đoạn tiền phát triển, giai đoạn phát triển thấp, giai đoạn phát triển cao và giai đoạn phát triển bền vững, tương ứng với các thời kì khi con người còn sống hài hoà với thiên nhiên đến thời kì con người ngày càng can thiệp sâu vào các quá trình tự nhiên, huỷ hoại thiên nhiên và cuối cùng, nhân loại bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, khi con người biết nhìn lại những lỗi lầm và nhận rõ trách nhiệm của mình để thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên một cách công bằng.

Bảng 4.6. Đặc điểm của các giai đoạn phát triển trong xã hội loài người

Hạng mục so sánh

Giai đoạn tiền phát triển

Giai đoạn phát triển thấp

Giai đoạn phát triển cao

Giai đoạn phát triển bền vững

Thời gianCách đây khoảng 10.000 năm.

Sau CM Nông nghiệp (khoảng từ sau 1700).

Sau CM công nghiệp (khoảng 1900 đến nay).

Sau cách mạng tin học (40 năm lại đây).

Không gianPhạm vi cá thể hoặc bộ lạc.

Phạm vi khu vực hoặc quốc gia.

Phạm vi quốc gia hoặc châu lục.

Phạm vi châu lục hoặc toàn cầu.

Tư duy triết học

Không có trung tâm, trạng thái hiểu biết thấp.

Tìm hiểu “là cái gì”. Tìm hiểu “vì sao ”.Tìm hiểu “cái gì sẽ xảy ra”.

Thái độ đối với tự nhiên

Chủ nghĩa sùng bái tự nhiên.

Chủ nghĩa tự nhiên ưu thế (thiên định, trời thắng người).

Chủ nghĩa nhân văn ưu thế (nhân định thắng thiên).

Thiên - nhân bổ sung cho nhau (nhân-địa hài hoà).

Trình độ kinh tế

Săn bắn hái lượm, cá thể sinh tồn.

Kinh tế tự cấp tự túc (tái sản xuất giản đơn).

Kinh tế hàng hoá (tái ản xuất phức tạp).

Kinh tế cân đối hài hoà (hiệu quả cao, cân đối, tái

sinh).Phân biệt hệ thống

Hệ thống không có kết cấu.

Kết cấu mạng giản đơn.Kết cấu chức năng phức tạp.

Kết cấu điều hành, điều tiết.

Tiêu chí tiêu thụ

Thoả mãn nhu cầu tồn tại cá nhân.

Đảm bảo nhu cầu sinh tồn mức độ thấp.

Đảm bảo duy trì phát triển mức độ cao.

Nhu cầu phát triển toàn diện tự nhiên - xã hội - kinh tế.

Mô hình sản xuất

Từ tay đến miệng.Kĩ thuật và công cụ giản đơn.

Kĩ thuật và hệ thống phức tạp.

Hệ thống chuyên hoá trí lực và tái tuần hoàn.

Sử dụng năng lượng

Con người đến cơ bắp.Người, súc vật và động lực thiên nhiên giản đơn.

Nguồn năng lượng phi sinh vật.

Nguồn năng lượng sạch và có thể thay thế.

ảnh hưởng đến MT

Con người phụ thuộc vào MT, không ô nhiễm, không tác động.

MT bị thoái hoá ở mức thấp, diễn ra từ từ.

Ô nhiễm bùng phát và hiệu ứng sinh thái lâu dài.

Thân thiện với MT và tái sinh nguồn tài nguyên.

(Nguồn: Ngưu Văn Nguyên, 1994. Trong Hội nghị bàn về Chương trình nghị sự 21 của Trung Quốc.

Bộ KH&ĐT, Hà Nội, 10/2003).1.2. Sức mang của Trái Đất Sức mang (carrying capacity) của Trái Đất đối với nhân loại là một câu hỏi đã được đặt ra khoảng 300 năm trước (Coben, 1955). Từ rất sớm, Lewenhoek (1679) cho rằng, dân số thế giới biến đổi trong phạm vi rất rộng 1-1.000 tỉ người. Khuynh hướng thứ 2, chặt chẽ hơn, cho rằng, nhân loại sẽ có khoảng 10-15 tỉ người. Do đó, việc xác định sức mang của Trái Đất không đơn giản. Bằng nhiều cách tiếp cận, các nhà khoa học đó dựa vào một loạt các tiêu chí : diện tích đất đai có ttheer có, sản lượng trung bỡnh của mựa màng được thu hoạch, khẩu phần ăn (rau, thịt) được xem là số năng lượng (Jun hay calo) cần cung cấp cho mỗi người mỗi ngày. Công thức đánh giá sức gánh chịu của Trái Đất được sử dụng là:

Sức mang d

ha

E

EHS ))()(( (4.5)

Trong đó : S là diện tích đất đai (ha), H là sản lượng thu hoạch trên 1 ha Eha là kJ năng lượng trên đơn vị thu hoạch, Ed là nhu cầu năng lượng (kJ) của 1 người/năm. Biểu thức (4.5) xác định, nếu được lượng hóa thì chúng ta có thể đánh giá được sức gánh chịu của Trái Đất. Đây là một vấn đề không đơn giản vì mùa màng trên các loại đất canh tác khác nhau rất khác nhau. Không những thế, sự thất thoát do dịch bệnh, sâu bọ hay do thất thoát sau thu hoạch cũng rất đáng kể, liên quan với những tiến bộ về khoa học và công nghệ ở mỗi nước, đồng thời còn bị chi phối bởi mức sống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Nói cách khác, sức chịu đựng được tính toán dựa trên cơ sở diện tích đất đai cần cho các hoạt động kinh tế (sản xuất gỗ, chăn nuôi, trồng trọt, làm nhà cửa, xây dựng đường xá...) sau đó được tổng hợp lại. Việc làm này gặp nhiều trở ngại bởi vì rất khó lượng giá nhu cầu năng lượng trực tiếp.

Hiện nay, một xu thế chung đang được áp dụng để tính sức mang của Trái Đất là chỉ số phân tích sinh thái bình quân theo đầu người (eclogicalfootprint analysis), gọi tắt là chỉ số sinh thái bình quân. Đối với mỗi quốc gia, người ta tính tổng diện tích đất đai và mặt nước của các hệ sinh thái mà họ có để sản xuất ra tất cả các nguồn lợi cùng với diện tích đất đai và mặt nước đủ để hấp thụ mọi chất thải phát sinh trong đời sống. Các vùng có sức sản xuất sinh học được sử dụng để tính chỉ số sinh thái bình quân là đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng, đại dương, đất xây dựng và đất chôn lấp có giá trị môi trường. Loại cuối cùng được tính trên cơ sở đất cần cho sự hấp thụ và đồng hóa cacbonđiôxit, các chất thải phát sinh do đốt nhiên liệu hóa thạch và do con người thải bỏ ra môi trường. Tất cả những giá trị đó được tổng hợp lại và chia cho đầu người. Như vậy, áp lực dân số hay khả năng chống chịu về mặt sinh thái đối với một vùng không chỉ là nguồn tài nguyên đủ để cung cấp cho số lượng người cụ thể sử dụng mà còn là khả năng đồng hóa chất thải do con người thải ra. Theo thời gian, nhu cầu của con người ngày một tăng, “sức nặng sinh thái” của con người cũng ngày một lớn, còn sức chống chịu sinh thái của một vùng ngày một thu hẹp. Theo Charles J. Krebs (2001), toàn bộ đất có năng suất sinh học trên toàn hành tinh bình quân tại thời điểm 1997 vào khoảng 2 ha/người và nếu dành một phần đất để xây dựng công viên, nơi vui chơi giải trí và các khu bảo tồn thì diện tích đó vẫn còn 1,7 ha để con người sử dụng. Hình 8.1 mô tả về chỉ số sinh thái của một số nước so với chuẩn thế giới (vòng tròn đặc). Biểu đồ trên cho thấy, thế giới nói chung đã lâm vào khủng hoảng sinh thái từ năm 1997, tuy nhiên, ở các nước khác nhau mức độ không giống nhau. Dựa vào đây mỗi nước, mỗi vùng có thể hoạch định cho mình một chương trình sử dụng và quản lí tài nguyên bền vững. 1.3. Khủng hoảng sinh thái Khủng hoảng sinh thái mà biểu hiện trước tiên là sự thiếu hụt nguồn nước và suy giảm sức sản xuất sơ cấp đã xuất hiện. Nói một cách khác, khai thác các dạng tài nguyên để thoả mãn nhu cầu của con người đương đại đã bắt đầu đạt đến hoặc hơi vượt quá sức chịu đựng của Trái Đất.1.3.1. Nguồn nước và khủng hoảng về nước Nước ngọt đóng vai trò rất quan trọng cho đời sống của sinh vật và con người, song là nguồn lợi không thể thay thế và khó vận chuyển đi xa vài trăm cây số, trong khi nước phân bố không đều theo không gian và theo thời gian. Thực tế có trên 110.103 km3 nước rơi trên lục địa, con người chỉ có thể khai thác 35.000 km3

cho các hoạt động của mình.

AnhHà Lan

Nhật Bản

Hoa Kỳ

T.Quóc Ấn Đ

Thụy Điển

Australia

Newzealand

Đức

Thế giới

10

1086420

6

161412

4

2

12

14

16

8

Ch

ỉ số

sin

h t

hái

bìn

h q

uân

(h

a/n

gườ

i)

Tiềm năng sinh thái có thể có được (ha/người)

Hình 8.1. Chỉ số sinh thái liên quan với tiềm năng sinh thái có thể có được của một số quốc gia (vòng tròn rỗng) so với chuẩn chung của thế giới (vòng tròn đặc) theo Wackenagel et al., 1999.

(trích từ C.J. Krebs, 2001).

Hiện nay, nước ngọt trên thế giới bình quân vào khoảng 1.240m3/người/năm, trong khi lượng nước sử dụng ở Hoa Kì lên tăng gấp 2 lần. Những nước canh tác nông nghiệp, nhu cầu nước thường khá lớn, vượt lượng nước bình quân của thế giới gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Tình trạng khan hiếm hoặc quá dư thừa nước ngọt ở mỗi vùng lãnh thổ đang đe dọa đến an ninh lương thực, đời sống của hàng triệu người khi khí hậu Trái Đất biến động ngay từ nửa cuối của thế kỉ XX. Do giảm lượng nước phục vụ đời sống nên hơn 3 tỉ người trên thế giới không được cung cấp nước sạch, nhất là ở các quốc gia đang phát triển, nơi 90% nước thải không được sử lí, đổ vào sông hồ, kênh rạch (Johnson, Revenga and Echeverria, 2001). Hậu quả là mỗi năm 3 triệu người chết do dựng nước bị ô nhiễm hoặc kém vệ sinh. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, con người phải biết sử dụng tiết kiệm và quản lí hiệu quả nguồn nước, giảm lượng nước tưới cho nông nghiệp bằng các biện pháp thủy lợi hữu hiệu, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tức là tìm những cây lương thực, rau mầu cho sản lượng cao, nhưng có nhu cầu nước thấp. Ở nước ta hiện nay nước không còn là tài nguyên giàu có nữa. Trong mùa mưa với lượng mưa lớn, nhưng đất mất rừng không còn đủ sức lưu lại nguồn nước, nước ồ ạt chảy ra biển theo các dòng bề mặt, gây lũ lụt, cướp đi nhiều tài sản và mạng sống của con người. Vào mùa khô, nhiều sông suối cạn kiệt, hạn hán mở rộng trên nhiều vùng lãnh thổ, thậm chí người dân ở đó không có cả nước ăn uống và sinh hoạt trong những tháng này. Nhiều hệ thống sông lớn, ao hồ bị ô nhiễm trầm trọng, mất cả khả năng tự làm sạch, trở thành những dòng sông đang kêu cứu: Sông Nhuệ - sông Đáy, Sài gòn - Đồng Nai, hệ thống sông Cầu, hồ Tây, Hoàn Kiếm, Bẩy Mẫu (Hà Nội), Biên Hùng (Đồng Nai)... Mối đe doạ đối với các hệ thống sông chủ yếu là các chất thải không được xử lí và kiểm soát từ các trung tâm công nghiệp và khu tập trung dân cư thải ra. 1.3.2. Vấn đề năng lượng và khủng hoảng năng lượng Năng lượng toàn cầu đang trở thành bức xúc. Con người đã từng sử dụng nguồn năng lượng khai thác từ gỗ, củi, than đá, dầu mỏ và khí đốt đến năng lượng nhiệt hạch, năng lượng sạch khác. Năng lượng khai thác từ dầu mỏ và khí đốt đang chiếm tỉ lệ cao nhất, gấp trên 3 lần năng lượng khai thác từ than đá (trừ Trung Quốc). Tuy nhiên, hiện nay lượng than tiêu chuẩn tiêu thụ theo đầu người hàng năm ở Mỹ là 10 tấn, Đức 5,6 tấn, Nhật Bản 4,0 tấn, các quốc gia phát triển trung bình từ 3 đến 5 tấn. Nhu cầu năng lượng sử dụng cho sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng, trong khi các nhiên liệu hoá thạch đang nhanh chóng rơi vào tình trạng cạn kiệt. Hơn nữa, việc đốt những nhiên liệu lại trở thành nguyên nhân làm tăng hiệu ứng nhà kính. Năng lượng sạch thay thế còn quá đắt, đòi hỏi nguồn vốn lớn không dễ gì các nước nghèo chấp nhận được. 1.3.3. Sức sản xuất sơ cấp suy giảm Sự suy giảm của sức sản xuất sơ cấp cũng tương tự như đối với tài nguyên nước. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, năng suất sơ cấp tập trung chính ở rừng mưa nhiệt đới (17,8 tỉ tấn), sau là các savan (16,8 tỉ tấn). Các vùng canh tác chỉ đứng thứ ba (8 tỉ tấn). Từ trên 8.000 năm lại đây, diện tích rừng của hành tinh đều bị mất mát nghiêm trọng, trong đó, rừng ôn đới giảm nhiều nhất (65%), sau là rừng mưa nhiệt đới (45%) và rừng boreal Bắc Bán cầu (13%). Phần lớn rừng ôn đới là dạng rừng hiếm. Trong khoảng thời gian dài như vậy, những diện tích rừng rộng lớn ít bị xáo động hơn phải kể đến là rừng mưa nhiệt đới (chiếm khoảng 51%), rừng thuộc boreal (45%) và rừng ôn đới (4%). Trong những thập niên gần đây, vào thời điểm năm 1980, theo đánh giá, cả thế giới có gần 3.600 triệu ha rừng, chiếm 28% diện tích đất đai (trừ Greenland và châu Nam cực), nhưng đến năm 1990 chỉ còn 3.400 triệu ha, mất đi 6%, trong đó, ở các nước nhiệt đới tốc độ mất rừng lại ngày một cao, diện tích rừng bị thu hẹp ngày một lớn (154 triệu ha), còn ở các nước phát triển diện tích rừng bị mất ít hơn (36 triệu ha). Theo (FAO, 2001) trong những năm 1990, mỗi năm có 0,38% diện tích rừng bị chặt phá để biến thành đất sử dụng khác. Rừng mới được trồng chỉ bù lại 0,16%. Sự thu hẹp rừng còn tiếp tục xảy ra trong 50 năm tới, khi nửa số dân thế giới (dự báo là gần 9 tỉ), nhất là ở các nước đang phát triển, chủ yếu là người nghèo, thiếu dinh dưỡng đang sống dựa vào nền nông nghiệp (FAO, 2002). Diện tích đất canh tác có thể được mở rộng,

song sự suy thoái đất lại là một thách thức lớn. Đất ngày một xuống cấp là do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là sự đốn hạ và thu hẹp rừng, làm cạn kiệt nguồn nước mặt, việc tưới tiêu cho đồng ruộng bất hợp lí, gây xúi mòn và nhiễm mặn đất, sự chăn thả quá mức làm cho đất trở nên chai sạn và ô nhiễm môi trường đất do lạm dụng nhiều hoá chất và thuốc trừ sâu. Cùng với tài nguyên sinh vật trên cạn, tài nguyên thủy quyển cũng đang suy giảm. Theo WWF (1998), sản lượng hải sản trên thế giới trong giai đoạn 1990-1995 bình quân chỉ đạt 84 triệu tấn năm cựng với 27 triệu tấn bị loại bỏ do nghề cá không mong muốn. Như vậy, hàng năm nghề cá đã thu hồi 117 triệu tấn, vượt khả năng chịu đựng của nguồn lợi đại dương (100 triệu tấn). Đến năm 1994 khoảng 60% nguồn lợi hải sản đại dương đã được khai thác đến giới hạn cho phép hoặc đã rơi vào tình trạng suy giảm. Trên cơ sở phân tích tình trạng của 116 loài cá chính, từ năm 1970 đến nay có 40% quần thể cá khai thác đã bị suy giảm, 25% duy trì sản l -ượng, số còn lại, chủ yếu là cá kém giá trị hơn (35%) có chiều hướng gia tăng. 1.3.4. Nạn hoang mạc hóa ngày một mở rộng Hoang mạc thay thế cho đất nông nghiệp trước đây đã từng xảy ra ở thung lũng Tigris-Euphrates, nơi ra đời của nền văn minh Nông nghiệp. Hiện nay, một trong những vấn đề báo động ở mức toàn cầu là nạn hoang mạc hoá hay sự xuống cấp của đất. Một báo cáo “Đánh giá các hệ sinh thái thiên niên kỉ và phúc lợi của con người” đã nhấn mạnh, nạn hoang mạc hoá ngày càng mở rộng là một trong những thử thách môi trường nghiêm trọng và là trở ngại lớn nhất trong việc giải quyết đời sống con người sống trên những vùng đất khô hạn hay bán khô hạn. Khoảng 150 năm qua, con nguời từng chứng kiến sự bành trướng của các hoang mạc. Đến nay, diện tích hoang mạc được đánh giá là 26,2 triệu km2, chiếm gần 20% diện tích lục địa (130,5 triệu km2), trong đó vùng quá khô hạn là 10,0 triệu km2, còn vùng khô hạn là 16,2 km2. Tốc độ hoang mạc hoá trung bình là 80.000 km2/năm và vào những thập kỉ tới tổng diện tích hoang mạc có thể lên đến 39 triệu km2. Trên lãnh thổ nước ta, diện tích hoang mạc vào khoảng 9 triệu ha, tập trung ở các tỉnh cực nam Trung bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc, nơi rừng bị chặt trắng từ nhiều năm trước, khí hậu khô hạn với lượng mưa thấp hoặc đất “trần” không còn khả năng giữ nước sau mùa mưa. Hoang mạc hoá đang là mối đe dọa thực tế đối với đời sống của hơn 20 triệu người sống trong các vùng của một nước đất chật người đông. Hoang mạc hoá trên các vùng lãnh thổ chủ yếu được gây ra do hoạt động của con người (hình 8.2): - Gây suy kiệt nguồn nước mặt do mất rừng, khai thác quá mức mọi nguồn nước có thể khai thác được cho các hoạt động kinh tế. - Đất nông nghiệp tưới tiêu bất hợp lí, gây lãng phí nước và làm cho đất nghèo kiệt và bị nhiễm mặn do sự xâm nhập mặn khi mực nước đại dương đang có chiều hướng dâng cao do Trái Đất ngày một ấm lên. - Chăn thả quá mức các đàn gia súc, nhất là trên các đồng cỏ thuộc những nơi khô hạn và bán khô hạn. Do đó, chống hoang mạc hoá là một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra trước mắt con người. Công ước chống sa mạc hoá toàn cầu với 191 nước thành viên tham gia đã được thừa nhận như một công cụ liên kết pháp lí quốc tế nhằm giảm nhẹ nguy cơ đe doạ trực tiếp đến đời sống của 6,082 triệu người thực sự sống ở hoang mạc và khoảng 2 tỉ người khác sống trong những vùng khô hạn hoặc bán khô hạn, trong đó Hình 8.2. Những nguyên nhân chính gây suy giảm

đất ở những vùng khô hạn trên thế giới. FAO (2005)

90% thuộc các nước đang phát triển, đồng thời ngăn chặn nguy cơ dẫn đến sự phát triển không bền vững của xã hội loài người.1.3.5. Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là hệ quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của loài người. Ô nhiễm môi trường được gây ra bởi nhiều nguồn: - Từ hoạt động công nghiệp, chủ yếu do đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch. - Từ sản xuất nông nghiệp: lạm dụng phân hoá học, các chất diệt cỏ, trừ sâu... - Từ nguồn nước thải của các đô thị và nơi tập trung dân cư gây ô nhiễm hữu cơ. - Các chất phóng xạ của các nước có công nghiệp nguyên tử. Ô nhiễm khí quyển đang trở nên bức xúc đối với đời sống sinh giới và của con người. Hai hiện tượng lớn mang tính toàn cầu mà nhân loại đang quan tâm là sự gia tăng hiệu ứng nhà kính và hủy hoại tầng ôzôn. * Hiệu ứng nhà kính và sự ấm lên của Trái Đất Ở tầng đối lưu của khí quyển, lớp không khí, hơi nước, bụi... với bề dầy khoảng 25km tính từ mặt đất như một lá chắn giữ lại bức xạ nhiệt sóng dài đã làm cho nhiệt độ của Trái Đất ấm lên, tương tự như sự tăng nhiệt trong nhà kính. Hơn 200 năm qua, kể từ sau cách mạng Công nghiệp, hoạt động của con người đã làm cho nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng từ 0,2 đến 0,6 oC, nhanh gấp 10-50 lần so với sự gia tăng nhiệt độ sau kỉ Băng hà lần cuối, cách đây khoảng 10.000 năm về trước (Pernetta, 1993). Trong thế kỉ XX, nhiệt độ Bắc Cực đã tăng xấp xỉ 5oC, cao gấp 10 lần so với mức tăng nhiệt độ bề mặt toàn cầu. Các mô hình trên máy tính dự báo, đến năm 2100 nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng từ 1,4 đến 5,8oC (Ahmet Djoghlaf, 2007). Do đó, Trái Đất ấm lên, mực nước đại dương sẽ tiếp tục dâng cao, nạn “đại hồng thuỷ” sẽ diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Hiện nay, các dải băng ở Greenland và Tây Nam cực (West Antarctic) đang tan nhanh, nhiều nơi hơn 1m mỗi tháng. Theo dự bỏo đến năm 2050, nhiệt độ toàn cầu sẽ đạt đến 1,5 - 4,5 oC, cao hơn mức hiện nay (hình 8.3) và mực nước biển có thể dâng lên từ 0,5 đến 1,5m. Nhiều vùng đồng bằng thấp, các thành phố ven biển sẽ bị ngập trong nước biển. Nhiệt độ tăng lên, thời gian nắng ấm của Bắc cực sẽ kéo dài từ 2 đến 5 tháng. Khi nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng lên 1oC thì giới hạn phía nam của rừng lá kim, đồng rêu... ngày một dịch lên phương Bắc khoảng 100 km. Hậu quả trước hết là 20.000-25.000 Gấu trắng Bắc cực còn lại sẽ có nguy cơ diệt vong do nơi sống và nơi kiếm ăn của chúng bị thu hẹp. Hạn hán, lũ lụt, bão tố diễn ra rất thất thường: mưa nhiều hơn ở các vùng trên thế giới; dịch bênh gây ra bởi vi sinh vật và côn trùng đối với đời sống động thực vật và con người ngày càng trầm trọng, khó bề kiểm soát. Trên lãnh thổ nước ta, theo kịch bản lạc quan nhất, nếu nước biển dâng lên 1m thì nơi chịu hậu quả trước nhất là đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và Bắc Trung bộ, bao gồm 1/4 sinh cảnh tự nhiên then chốt nhất sẽ chìm trong nước mặn, trong đó các khu bảo tồn, những di sản thiên nhiên nổi tiếng như Hạ Long, Bái Tử long, Vân Long... sẽ không còn; trường hợp xấu nhất, mực nước biển dâng 5m, thì có tới 1/3 số sinh cảnh then chốt của nước ta sẽ bị nguy hại (WB, 2007). Nguyên nhân chính làm cho Trái Đất ấm lên là do mỗi năm con người tung vào khí quyển khoảng 5,5 tỉ tấn CO2 trong đó Mỹ thải tới 1,3 tỉ tấn, Trung Quốc đứng thứ 2 sau Mỹ- 600 triệu tấn và theo dự báo, lượng

Hình 8.3. Nhiệt độ quan trắc toàn cầu. Tổ hợp nhiệt độ trên đất liền, không khí và bề mặt đại dương từ năm 1960 đến 8/1998 (so với trung bình thời kì 1961-1990).

khí này trong ít năm tới sẽ vượt Mỹ để chiếm vị trí đầu bảng. Ngoài ra, nạn phá rừng và các hoạt động khai hoang, mỗi năm còn bổ sung vào khí quyển 1,7 tỉ tấn cacbondiôxit. Bởi vậy, bằng tất cả nỗ lực của mình, nhân loại cần phải quản lí các khí thải và duy trì sự trong sạch của môi trường không khí, cũng như sự cân bằng ổn định của khí hậu toàn cầu. Diễn đàn Kyoto (Nhật bản) được tổ chức vào tháng 12 năm 1997 để cho ra đời Nghị định thư Kyoto với kì vọng đến năm 2010 lượng khí thải toàn cầu giảm xuống mức của năm 1990. Mỹ bội ước và rút khỏi Nghị định thư Kyoto. Ngay trong các hội nghị tiếp theo cũng không được Mỹ và Trung Quốc nhất trí. Trước thái độ đó, Nhật Bản, nước có công đầu trong việc tổ chức Hội nghị Kyoto cũng tuyên bố sẽ rút khỏi Công ước này. Rõ ràng, Nghị định thư Kyoto vẫn chỉ là bước khởi đầu, còn rất nhiều trở ngại trên con đường dẫn đến hành động chung của nhân loại là giảm bớt và quản lí có hiệu quả khí nhà kính phát thải vào khí quyển. * Sự phá hủy tầng Ôzôn Ôzôn (O3) như một màn chắn, có khả năng ngăn chặn 90% lượng bức xạ tử ngoại (UV) từ Mặt Trời xuống bề mặt hành tinh, giúp cho sự sống phát triển an toàn. Ôzôn được hình thành một cách tự nhiên nhờ các quá trình lí hoá học xảy ra ở tầng bình lưu. Tại đây, ôxi trong chu kì Oxi-ôzon tồn tại dưới dạng: ôxi nguyên tử (O), ôxi phân tử (O2) và ôzôn (O3). Ở tầng bình lưu, sau khi hấp thụ phôton bức xạ tử ngoại (UV), phân tử ôxi bị quang phân thành 2 nguyên tử ôxi, sau đó nguyên tử này kết hợp với O2 để cho phân tử ôzôn. Khi hấp thụ bức xạ tử ngoại ôzôn lại phân li thành O2 và ôxi nguyên tử. Khi nguyên tử ôxi này kết hợp với O2 lại tái tạo ôzôn. Như vậy, số lượng ôzôn ở tầng bình lưu được xác định bởi cán cân giữa các sản phẩm quang hoá và tái tổ hợp của phân tử và nguyên tử ôxi (hình 8.4). Trong năm 1959, David Bates và Marcel Nicolet đó chỉ ra rằng, các gốc tự do khác nhau, trong đó hydroxin (OH-), nitrit (NO2

-) chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên, còn các chất: CFCS, Halon, HCFCS, HBFCS, Cacbon tetraclorit, Metyl cloroform, Metyl bromit... với nguồn gốc nhân tạo là những thủ phạm hủy hoại tầng ôzôn. Lượng O3 hay độ dày lớp O3 rất biến động, nói chung, ít hơn ở gần xích đạo và nhiều hơn khi đi về các cực, dày lên vào mùa xuân và mỏng dần vào mùa thu hàng năm. Ôzôn là chất khí gây ô nhiễm ở hàm lượng thấp, thường làm cho con người bị phù nề, xuất huyết. Tuy vậy, lớp ôzôn của tầng bình lưu lại giữ vai trò sống còn đối với sinh giới vì nó hấp thụ các tia cực tím (UV) từ bức xạ Mặt Trời, tránh gây bất lợi cho các quá trình sinh học. Theo độ dài bước sóng, bức xạ tử ngoại gồm 3 loại: UV-A, UV-B và UV-C. Các tia UV-C rất nguy hại cho con người, nhưng bị lớp ôzôn ngăn chặn hoàn toàn tại độ cao khoảng 35km. Bức xạ UV-B gây hại cho da, chủ yếu làm cháy nắng và có thể đưa đến bệnh ung thư da, song bị lớp ôzôn ngăn ngừa một cách có hiệu quả. Hàm lượng các chất phá hủy lớp ôzôn ngày một gia tăng, lớp ôzôn ngày một suy giảm. Vào tháng 10/1987, lớp ôzôn ở bầu trời Nam cực giảm đi 50% so với mức trung bình của giai đoạn 1957-1978 và do đó, ở đó một lỗ thủng ôzôn lớn được hình thành (hình 8.5). Khi lượng ôzon của tầng bình lưu giảm đi 1% thì lư-ợng bức xạ UV-B trên mặt đất sẽ tăng 1,3% và bệnh ung thư da cũng tăng khoảng 2%, còn bệnh đục thủy tinh thể, sự hủy hoại hệ men và hệ miễn dịch của cơ thể cũng tăng lên, các hệ sinh thái trở nên mất cân bằng và năng suất vật nuôi, cây trồng giảm đi.

Hình 8.4. Chu trình Oxi-Ôzon ở tầng bình lưu

Để bảo vệ lớp ôzôn cộng đồng quốc tế đã kí Nghị định thư Montreal vào năm 1987 rồi Nghị định thư được sửa đổi lần đầu tại Luân Đôn, lần 2 ở Copenhagen (Đan Mạch). Với hoạt động tích cực của cộng đồng quốc tế, lỗ thủng ôzôn với diện tích 24 triệu km2 trên bầu trời Nam cực chỉ mới co hẹp 1 triệu km2 (Newman et al., 2004), còn độ bao phủ toàn phần của lớp ôzôn sẽ được khôi phục từ năm 2050 hoặc muộn hơn. Năm 1994, Liên hợp quốc đã chọn ngay 16-9 hàng năm là “Ngày ôzôn Quốc tế”.1.3.6. Sự thất thoát đa dạng sinh học Đa dạng sinh học là tài nguyên sống còn của loài người, song bị thất thoát ngày càng lớn, thiên nhiên trở nên khánh kiệt dần. Trong tiến trình lịch sử phát triển của vỏ Trái Đất, những biến cố lớn lao ở mức toàn cầu đã từng xảy ra vào thời gian chuyển tiếp giữa các kỉ và cỏc nguyên đại địa chất xác định như tai biến ở kỉ Ordovic, Devon, Permi, Triat, Creta, trong đó, tai biến Permi-Triat, “đêm giao thừa” giữa Paleozoi và Mesozoi, cách chúng ta 250-270 triệu năm là lớn nhất, bí hiểm nhất và để lại tai họa khủng khiếp nhất trong lịch sử phát triển của vỏ Trái Đất, bởi vì tai biến này đã tiêu diệt tới 95% tổng số các loài động vật, trong đó 73% số loài Amphibia và Reptilia trên mặt đất và 50% số loài động vật biển (hình 8.6). Phần lớn sự tuyệt chủng của các loài từ 1.000 đến 2.000 năm trước Công nguyên đến nay, không một lí do nào khác, con người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Với khoảng thời gian chừng 15.000 năm qua, con người đã cướp đi mạng sống của 7 loài thực vật, 20 loài cá, 34 loài bò sát, 2 loài lưỡng cư, 259 loài chim và 116 loài thú (Aurni, 1992). Nguyên nhân gây thất thoát đa dạng sinh học có nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là những hoạt động của con người (hình 8.7). * Khai thác quá mức các loài động thực vật: Hoạt động của con người đã huỷ hoại và làm suy thoái gần 50% các thảm rừng và chiếm dụng gần 50% sản lượng sơ cấp của các hệ trên cạn và dưới nước để làm thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, dược liệu, trang trí... Riêng buôn bán các loài sinh vật hoang dã, nhất là những loài có kích thước lớn, nhưng sức sinh sản thấp đã thu về một khoản lợi nhuận ít nhất là 5 tỉ Mỹ kim mỗi năm, trong đó 25-33% là bất hợp pháp. * Mất nơi sống, sinh cảnh bị xuống cấp và chia cắt: Mỗi loài đều có nhu cầu về thức ăn và nơi ở riêng biệt. Nơi sống của chúng bị triệt hạ, thu hẹp và bị chia cắt do chuyển đất rừng sang sản xuất nông nghiệp, chăn thả, xây dựng các đô thị, đường sá... Diện tích rừng mưa nhiệt đới đến nay chỉ còn

khoảng 7,5 - 8,0 triệu so với 15 triệu km2 diện tích rừng nguyên thủy với tốc độ chặt phá gần 2% diện

Hình 8.7. Nhưng nguyên nhân chính gây tuyệt chủng các loài

động vật từ năm 1600.

Hình 8.5. Lỗ thủng lớp ôzôn quan sát được vào tháng 9-2006.

Hình 8.6. Sự diệt vong của hàng loạt loài sinh vật liên quan đến các tai biến địa chất xảy ra ở những “đêm giao thừa” của các kỉ trong lịch sử tiến hoá của vỏ Trái Đất. Năm biến cố lớn: 1- Ordovic cuối; 2- Devon muộn; 3- Triat cuối; 4- Kreta cuối và 5-Permi-Triat, lớn nhất và bí hiểm nhất. Các ghi chú khác: Cm- Cambri, O-Ordovic, S-Silua, D-Devon, C- Carbon, P-Permi, Tr- Triat, J-Jura, K-Kreta, Pg- Paleogen, N-Neogen.

tích/năm. Chặt phá rừng nhiệt đới đó đưa đến sự tuyệt chủng hàng trăm loài động vật và thực vật mỗi năm, cao hơn 1.000 đến 10.000 lần tốc độ tuyệt chủng trước khi loài Người xuất hiện. Với tốc độ này, chắc chắn vào cuối thế kỉ XXI, 10-25% diện tích rừng mưa nhiệt và khoảng 25% số loài thực vật và động vật sẽ biến mất. * Sự xâm nhập của những loài ngoại lai: Sự xâm nhập tự nhiên và di nhập các loài ngoại lai do con người là một trong những nguyên nhân dễ thấy và rất nguy hiểm, gây ra sự tuyệt chủng nhiều loài bản địa. Nếu tính từ năm 1600, nạn diệt vong của các loài do sự xâm hại của những loài ngoại lai có thể chiếm đến một nửa. Sự di nhập bèo Lục bình trước đây hay cây Mai dương, ốc Bươu vàng, cá Hoàng Đế, rùa Tai đỏ ở những thập niên gần đây vào nước ta cũng là những ví dụ rất điển hình về tác hại của các loài xâm nhập lạ (hình 8.8). * Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường, nhất là các trận mưa axit, do các chất thải độc, đã tàn phá nhiều khu rừng, đất đai, mặt nuớc rộng lớn của hành tinh, gây thất thoát đa dạng sinh học, trước hết huỷ diệt những loài có vùng phân bố hẹp, mẫn cảm với các chất gây nhiễm và sự biến động của các nhân tố môi trường. * Sự biến đổi của khí hậu: Sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho hàng loạt loài và các hệ sinh thái không có khả năng thích ứng với tốc độ biến đổi nhanh sẽ lâm vào cảnh suy thoái và tuyệt chủng. Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng 1oC có thể làm thay đổi cơ bản chức năng và thành phần của rừng, kéo theo nhiều động vật trú ngụ trong đó, bao gồm một nửa số loài Linh trưởng lớn và gần 9% các loài cây đã biết có nguy cơ tuyệt chủng. Trong vài ba thập kỉ trở lại đây do khí hậu thay đổi, hơn 20% số loài cá nước ngọt trên thế giới đang dần bị tuyệt chủng, bị đe dọa hay trở nên quý hiếm. Suy cho cùng, con người và hoạt động của con người là nguyên nhân tổng hợp nhất, cơ bản nhất gây ra thất thoát đa dạng ở mức toàn cầu. 1.3.7. Chất lượng cuộc sống của con người đang bị suy giảm Tài nguyên đa dạng sinh học bị thất thoát, môi trường ngày một ô nhiễm trong khi dân số nhân loại ngày một tăng thì đương nhiên, chất lượng cuộc sống ngày một giảm, nhất là ở các nuớc đang phát triển, sự phân hoá giàu - nghèo, phân hoá Tây - Đông và Bắc - Nam ngày thêm sâu sắc. Theo thống kê của các cơ quan Liên hiệp quốc, hiện nay 25% dân số nhân loại sống ở các nuớc phát triển đã chiếm dụng tới 75% nguồn năng lượng toàn cầu, trong khi 75% dân số ở các nước đang phát triển chỉ nhận được 25% số còn lại. Hàng năm, trên thế giới có 3 tỉ người không đủ ăn, không được dùng nước sạch và được chăm sóc sức khoẻ, tập trung chủ yếu ở các nước châu Phi, nơi mà chỉ số sản lượng lương thực ngày một giảm (hình 8.9). Nhiều dịch bệnh thế kỉ (HIV-AIDs, SARS, H5N1...) xuất hiện và đang lan tràn, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em ngày một cao, nhất là ở các nước mà 90% dân số là những người nghèo, không đủ ăn và không có khả năng chữa bệnh. Trong khi đó, những cuộc chạy đua vũ trang ngấm ngầm của các siêu cường, những cuộc chiến tranh vì quyền lực của các nước mạnh đối

Hình 8.8. Cá Hoàng đế (Cichla ocellaris) nhập vào hồ Trị An.

Hình 8.9. Chỉ số sản lượng lương thực (đơn vị tùy ý) đối với Châu Phi.

với các nuớc yếu, vì sắc tộc và tôn giáo đã và đang gây ra sự bất ổn cho cộng đồng quốc tế, đẩy nhiều dân tộc và quốc gia vào cảnh chết chóc, nghèo đói đến khốn cùng.2. Chiến lược cho sự phát triển bền vững (PTBV) Trái Đất cũng như sinh quyển phát triển trên đó đã bước vào giai đọan tương đối ổn định từ sau kỉ Băng hà lần cuối. Con người dù tài giỏi cũng chỉ là “vật kí sinh” của sinh quyển, sống dựa vào muôn vật, những cái đã có lịch sử tiến hoá hàng triệu năm. Từ khi ra đời, dân số ít, con người sống hài hoà với thiên nhiên, phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên tương tự như bao loài vật ăn thịt khác, nằm trong mối quan hệ “dẫy thức ăn 3 bậc” (triotrophic):

Khi dân số ngày một tăng, nhu cầu của con người ngày một cao, sức ép của con người lên tài nguyên và môi trường ngày một lớn, phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên đã tách họ ra khỏi mối quan hệ “con mồi - vật ăn thịt”, hậu quả đó đã và đang dẫn đến thất thoát đa dạng sinh học ngày một lớn, tài nguyên thiên nhiên ngày một khánh kiệt, cảnh quan môi trường ngày bị xáo trộn, chia cắt và ô nhiễm nặng nề. Tiếng chuông báo động về ô nhiễm môi trường đã được rung lên từ Hội nghị Môi trường ở Stockholm (Thụy Điển) năm 1972. Sau 20 năm, Hội nghị các Nguyên thủ quốc gia ở Rio de Janeiro (Brasil) được tổ chức là bước đột phá thứ 2 nhằm giúp loài Người nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình trước ngôi nhà chung đang có nguy cơ bị hủy hoại, đồng thời đề ra các phương sách “Cứu lấy Trái Đất”. Trong tiến trình đó, Hội nghị đã đề xuất nhiều vấn đề, gồm trong đó là Chiến lược PTBV, công ước Bảo tồn đa dạng sinh học và nhiều vấn đề có liên quan như Chương trình nghị sự 21 tập trung vào các giải pháp PTBV cho toàn thế giới trong thế kỉ XXI. Những nguyên tắc cũng như sự cam kết thực hiện của các nước tham gia đã được khẳng định lại một lần nữa trong Bản tuyên bố Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) và Bản kế hoạch hành động về PTBV được 166 quốc gia tham gia kí kết vào năm 2002. PTBV là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại, không ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai (WCED, 1987, UNEP, 1991). PTBV xem như một tiến trình, trong đó mối quan hệ không gian giữa 3 lĩnh vực phúc lợi: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường luôn được điều chỉnh tối ưu, còn mối quan hệ thời gian về nhu cầu và lợi ích giữa các thế hệ phải được giải quyết hài hoà. Có thể nói, PTBV không dễ dàng đạt được trong thực tế, vì yếu tố phát triển luôn thay đổi, thay đổi rất nhanh so với khả năng điều chỉnh. Tuy nhiên, PTBV đóng vai trò then chốt trong mọi chiến lược hoạt động, không chỉ là mục tiêu mong đợi về mặt xã hội mà còn là nhu cầu và xu hướng tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài Người. Tiêu chí để đánh giá sự PTBV là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Mục tiêu chủ yếu của phát triển bền vững phải hướng đến là: - Giảm đến mức tối thiểu sự khánh kiệt tài nguyên tái sinh và không tái sinh, đảm bảo khai thác lâu dài. - Bảo tồn đa dạng sinh học trong mọi khía cạnh, mọi mức độ trên cơ sở quản lý và sử dụng hợp lý; duy trì các hệ sinh thái thiết yếu, có sức sản xuất cao (rừng mưa nhiệt đới, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm cỏ biển...) và các hệ hỗ trợ khác nhằm đảm bảo cho cuộc sống lâu dài của các cộng đồng dân cư. - Bảo vệ sự trong sạch và ổn định của môi trường: Môi trường đất, nước và không khí, trong đó quan trọng và bức xúc nhất là ngăn chặn sự ấm lên của Trái Đất và nạn “đại hồng thủy” toàn cầu, tránh sự hủy hoại tầng ôzôn. - Nâng cao chất lượng cuộc sống hay những chỉ tiêu phát triển của con người. - PTBV phải tiếp cận với các khía cạnh về đạo đức, kinh tế và sinh thái. Ở nước ta, quan điểm PTBV được ghi nhận lần đầu tiên trong “Kế hoạch quốc gia về môi trường và PTBV giai đoạn 1991-2000” do Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 12-6-1991. Tại Đại hội đại biểu ĐCSVN lần thứ IX, PTBV cũng đã chỉ rõ trong đường lối chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010. Nhà nước đã xây dựng Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)

Con mồi vật dữ 1 vật dữ 2

được Thủ tướng Chính phủ kí và ban hành ngày 17-8-2004. Để thực hiện mục tiêu PTBV, nhiều đạo luật của Quốc hội; nhiều chính sách, nghị định của Chính phủ và các Bộ đã được ban hành và triển khai thực hiện; nhiều chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được những kết quả đáng tin cậy, nhiều nội dung cơ bản về PTBV đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước. CÁC CÂU HỎI ÔN TẬPCâu 1.Từ khi sinh ra và phát triển cho tới ngày nay, loài người sống dựa vào những dạng tài nguyên nào?Câu 2. Do sống dựa vào sinh quyển, con người đã làm cho sinh quyển biến đổi theo chiều hướng nào mà nhân loại đáng phải quan tâm?Câu 3. Hãy cho biết khái niệm về sức mang của Trái Đất.Câu 4. Bằng thực tế hãy chứng minh rằng, tài nguyên nước ở nước ta cũng đang lâm vào tình trạng khủng hoảng.Câu 5. Hành động chủ yếu nào dẫn đến sự suy giảm sản lượng sinh học sơ cấp?Câu 6. Anh (chị) hãy chỉ ra những hậu quả sinh thái tổng hợp của sự mất rừng.Câu 7. Hãy cho biết khái niệm về ô nhiễm môi trường.Câu 8. Hãy phân loại các dạng ô nhiễm theo bản chất các chất thải và theo sự nhận biết của các giác quan.Câu 9. Hãy cho biết khái niệm về đa dạng sinh học.Câu 10. Những nguyên nhân cơ bản nào gây thất thoát đa dạng sinh học?Câu 11. Hãy cho khái niệm về phát triển bền vững.Câu 12. Các tiêu chí của phát triển bền vững là gì?Câu 13. Hãy chỉ ra các mục tiêu phát triển bền vững mà nhân loại cần phải đạt tới.

CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Khai thác bền vững tài nguyên tương tự như phương thức nào dưới đây?

A. Khai thác của ngư dân bằng lưới chài mau. B. Tát cạn bắt hết.C. Kiểu vật ăn thịt khai thác con mồi. D. Khai thác các con vật mang trứng hay đang chửa.

Câu 2. Sức ép dân số lên tài nguyên cần được hiểu là:A. Mật độ dân số gia tăng trong điều kiện không gian cư trú có giới hạn.B. Việc đáp ứng nhu cầu đời sống của cư dân trong vùng bị giới hạn.C. Nơi sống, sản xuất và đồng hóa các chất thải của con người chỉ có giới hạn.D. Cả A, B và C.

Câu 3. “Sức nặng sinh thái” của con người ngày nayA. tương tự như sức nặng sinh thái của con người thuộc đầu thế kỉ trước.B. cao hơn so với sức nặng sinh thái của con người thuộc đầu thế kỉ trước.C. luôn dao động ở vị trí cân bằng. D. luôn ổn định và đang có xu hướng giảm.

Câu 4. Điều kiện nào dưới đây thể hiện sự trong sạch của môi trường nước?A. Giá trị thông tin trung bình của quần xã sinh vật giảm nhanh.B. Gía trị thông tin trung bình của quần xã sinh vật ngày một gia tăng.C. Một số loài sinh vật kích thước nhỏ trở nên ưu thế, tăng nhanh về số lượng.D. Môi trường, nhất là ở đáy chuyển từ trạng thái hiếu khí sang yếm khí.

Câu 5. Biện pháp nào dưới đây hữu hiệu nhất trong việc bảo tồn các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng?A. Bảo tồn ngoài nơi sống tự nhiên của loài (bảo tồn chuyển vị hay ec-situ).B. Bảo tồn trong nơi sống tự nhiên của loài (bảo tồn nguyên vị hay in-situ).C. Cấm các phương tiện khai thác mang tính hủy diệt (lưới chài mau, bả

độc, thuốc nổ, sử dụng điện).D. Ngăn cấm buôn bán động vật để kiếm lời bất hợp pháp.

4 3 5

1 2

6 7

Lưới thức ăn của câu 6

Câu 6. Trong lưới thức ăn được mô tả ở hình bên, khi bậc dinh dưỡng đầu tiên bị nhiễm kim loại nặng thì con vật nào tích tụ hàm lượng lớn nhất? A. Con mang số 4. B. Con mang số 5.

C. Con mang số 6. D. Con mang số 7. Câu 7. Những loài có nguy cơ rơi vào tình trạng tuyệt chủng khi số lượng cá thể của quần thể bị khai thác nằm ở mức nào? A. Lớn hơn K/2. B. Bảng K/2. C. Nhỏ hơn K/2. D. dao động quanh giá trị K/2.Câu 8. Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến tình trạng hoang mạc hóa, nhất là ở những vùng bán khô hạn hay khô hạn?

A. Chăn thả súc vật quá mức. B. Biện pháp thủy lợi và tưới tiêu trong nông nghiệp không hợp lí.C. Rừng ngày một thu hẹp và bị chặt trắng. D. Cả A, B và C.

Câu 9. Ý kiến nào dưới đây hiện tại chưa phải là nguyên nhân thực sự gây ra sự tuyệt chủng của loài?A. Sự hủy hoại nơi sống và khai thác quá mức. B. Mức nước biển nâng cao.C. Nhập động vật ăn thịt. D. Nhập vật truyền bệnh.

Câu 10. Mở rộng cách nuôi giữ các loài là biện pháp bảo tồn rất hữu ích, song khuyến cáo nào dưới đây phải tránh?A. Quan tâm đến không gian (vườn thú, vườn thực vật...) cho sự sinh sản của một số ít loài.B. Quan tâm đến phả hệ di truyền của tất cả các cá thể nuôi nhốt.C. Quan tâm đến các mối đe dọa đối với loài sống sót khi thả chúng về điều kiện hoang dã.D. Quan tâm đến những lợi ích thương mại của con người.

Câu 11. Con người quan tâm đến các loài, tránh khỏi bị diệt chủng bởi vì:A. Hơn một nửa đơn thuốc được cấp có chứa các sản phẩm của thực vật hay động vật hoang dã.B. Gây diệt chủng các loài làm suy thoái về đạo đức.C. Đa dạng sinh học là cơ sở khoa học để duy trì các hệ sinh thái dịch vụ hỗ trợ cho đời sống.D. Cả A, B và C.

Câu 12. Các nhà bảo tồn lo lắng về sự ấm lên toàn cầu vì:A. Tốc độ biến đổi của khí hậu nhanh hơn so với tốc biến đổi khí hậu mà nhiều loài đã từng chịu đựng

trong lịch sử phát triển của mình.B. Khí hậu đã từng ổn định hàng nghìn năm đến mức mà nhiều loài mất đi khả năng chống chịu với sự

biến đổi của nhiệt độ.C. Sự biến đổi khí hậu đặc biệt tai hại cho những loài hiếm gặp hiện nay.D. Cả A, B và C.

Câu 13. Ngày nay sinh thái học phục hồi đóng vai trò quan trọng vì nhiều lí do, song do quan niệm sai lầm nào dưới đây dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ngày một cao?

A. Nhiều nơi sống của các loài bị xuống cấp, nhiều loài rất mẫn cảm với sự ấm lên của Trái Đất.B. Tiềm năng phục hồi của các loài trong tự nhiên là rất lớn vì đã trải quá trình tiến hóa lâu dài.C. Nhiều loài phải chịu áp lực của sự tăng dân số, khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường.D. Quỹ gen của nhiều loài bị nghèo kiệt do sự di nhập các loài xâm nhập hại.

Câu 14. Nhuyên nhân nào dẫn đến sự thất thoát đa dạng sinh học ngày càng cao?A. Khai thác qua mức và khai thác bằng các phương tiện mang tính hủy diệt.B. Nơi sống của các loài bị hủy hoại và thu hẹp ngày càng lớn.C. Nhập nội các loài sinh vật lạ, môi trường bị ô nhiễm ngày càng tăng. D. Cả A, B và C.

Câu 15. Nguy cơ trước mắt nào của những loài sinh vật lạ, nhất là loài ăn thịt đầu bảng có thể gây tác hại cho các hệ sinh thái bản địa cần phải ngăn chặn ngay lập tức?

A. Lợi ích kinh tế trước mắt của loài sinh vật lạ có thể rất cao. B. Thu hẹp nơi cư trú và cạnh tranh thức ăn của các loài bản địa.

C. Làm suy giảm đến biến mất của nhiều loài bản địa. D. Mang vào vùng bản địa những dịch bệnh mới.

Câu 16. Trong quy hoạch kinh tế - môi trường của một khu vực nhỏ, để bảo tồn đa dạng sinh học vấn đề gì không kém quan trọng trong các vấn đề sau?

A. Quan tâm đến sự phát triển giao thông và thương mại.B. Quan tâm đến vùng đất trống để duy trì đa dạng sinh học và vùng chôn lấp xử lí các chất thải do con người thải ra. C. Quan tâm đến sự phát triển cân đối của kinh tế công - nông nghiệp.D. Quan tâm đến hiệu ứng nhà kính.

Câu 17. Một nguyên tắc mới của y học bảo tồn hiện nay cần được phát triển là:A. Vệ sinh môi trường mà từ đó tần suất dịch bệnh của các loài sinh vật giảm.B. Nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng mà từ đó tần suất dịch bệnh của các loài giảm.C. Áp dụng biện pháp đấu tranh sinh học, nhờ đó khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt hơn. D. Sản xuất được các loại thuốc hóa học công hiệu nên khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.

Câu 18. Việc nào dưới đây không đe dọa đến đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay? A. Gây mất nơi sống của các loài và môi trường bị ô nhiễm.

B. Áp dụng các biện pháp đấu tranh sinh học nhằm hạn chế dịch bệnh.C. Nhập nội các loài xâm nhập lạ. D. Khai thác quá mức các loài có giá trị kinh tế.

Câu 19. Hành động nào dưới đây nên tránh để ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường đô thị hay khu công nghiêp và nơi tập trung dân cư?

A. Mở thêm công viên cây xanh. B. Mở thêm hồ nước để nuôi trồng thủy sản có quản lí.C. San lấp ao hồ để xây thêm nhà nhằm cải thiện nơi ở chật hẹp cho người dân.D. Đưa các nhà máy ra khỏi trung tâm để mở rộng khu vui chơi giải trí.

Câu 20. Việc mở rộng các đường phố và xây dựng nhà cửa không được qui hoạch ở nhiều khu vực thuộc thủ đô như hiện nay gây nên sự phản cảm chủ yếu nào dưới đây?

A. Làm tăng thêm ô nhiễm tiếng ồn. B. Gây ô nhiễm thị giác cho người dân địa phương và khách du lịch.C. Làm tăng thêm ô nhiễm các chất thải rắn và thải lỏng. D. Làm mất các khu vực trống cần cho vui chơi giải trí.

Câu 21. Phong tục nào gây bất lợi cho đa dạng sinh học và giảm chất lượng môi trường cần xóa bỏ?A. Thả cá xuống sông, ao hồ nhân ngày tết “Chạp ông Công”. B. Tự do hái lộc trong đêm Giao thừa.C. Lễ Phóng sinh các loài nhân ngày tết “Xá tội vong nhân”. D. Lễ Tịch điền.

Câu 22. Hành động nào dưới đây góp phần làm giảm lượng khí ôzôn ở tầng bình lưu?A. Tăng sử dụng các chất “xịt” nước hoa hay sử dụng các khí truyền thống trước đây (ODS) làm lạnh các thiết bị công nghiệp và dân dụng. B. Đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch trong công nghiệp.C. Cày xới đất giàu mùn bã hữu cơ. D. Thu hẹp diện tích và chặt phá rừng quá mức.

Câu 23. Chặt trắng và thu hẹp diện tích rừng ngập mặn ven biển để nuôi trồng thủy sản đem đến hậu quả sinh thái tổng hợp quan trọng nào?

A. Mất nơi sống và bãi đẻ của các loài động vật biển. B. Mất cảnh quan thơ mộng của vùng ven biển nhiệt đới.C. Mất nguồn thức ăn mùn bã hữu cơ cho các loài ăn mùn bã.D. Gây thất thoát đa dạng sinh học, mất đê kè bảo vệ bờ biển và tạo tiền đề cho sự hủy hoại môi trường.

Câu 24. Hành động chính nào dưới đây trong khai thác cá ở các thủy vực là bất hợp lí?A. Khai thác chủ yếu các cá thể già, một phần nhỏ cá thể đang ở tuổi sinh sản.B. Khai thác tập trung vào đàn đi đẻ và con non.C. Khai thác vào thời gian sau mùa sinh sản. D. Khai thác theo chu kì 3 - 4 năm.

Câu 25. Lựa chọn biện pháp hay nhất dưới đây để bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng hiệu quả nhất:A. Bảo vệ sự trong sạch môi trường sống của các loài.B. Bảo vệ bằng cách đưa chúng vào nơi nuôi riêng biệt có điều kiện MT phù hợp và được chăm sóc tốt nhất.C. Bảo vệ ngay trong các khu bảo tồn và Vườn Quốc gia.

D. Nghiêm cấm khai thác tại bãi đẻ và nơi kiếm ăn của chúng.Câu 26. Chất lượng cuộc sống, nhất là ở các nước đang phát triển bị suy giảm là do:

A. Sự thất thoát đa dạng sinh học và tài nguyên ngày một lớn. B. Môi trường ngày một xuống cấp.C. Sự gia tăng dân số chưa được quản lí một cách chặt chẽ. D. Tất cả A, B và C.

---------------------------------------------------------