vn_hong_ha

21
KÊ ĐƠN THUỐC KHÁNG SINH CHƯA ĐÚNG: MỨC ĐỘ VÀ LÝ DO Ths.BSCKII Nguyễn Hồng Hà Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia

Upload: center-for-disease-dynamics-economics-policy

Post on 11-Mar-2016

216 views

Category:

Documents


4 download

DESCRIPTION

http://www.cddep.org/sites/cddep.org/files/vn_hong_ha.pdf

TRANSCRIPT

KÊ ĐƠN THUỐC KHÁNG SINH CHƯA ĐÚNG:

MỨC ĐỘ VÀ LÝ DO

Ths.BSCKII Nguyễn Hồng HàViện Các bệnh Truyền nhiễm và

Nhiệt đới Quốc gia

VAI TRÒ CỦA THUỐC KHÁNG SINH

Sự phát minh ra kháng sinh là một tiến bộ quan trọng nhất của y học thế kỷ XX, đem lại nhiều lợi ích to lớn cho xã hội.

Điều trị kháng sinh sớm và đặc hiệu trong các bệnh nhiễm trùng cấp tính đã làm giảm triệu chứng, biến chứng và khỏi bệnh nhanh, cứu sống nhiều bệnh nhân.

VAI TRÒ CỦA THUỐC KHÁNG SINH

Kháng sinh giúp chữa khỏi nhiều bệnh hiểm nghèo do vi khuẩn và giúp khống chế nhiều bệnh dịch nguy hiểm như: dịch hạch, dịch tả...

Kháng sinh bảo vệ và dự phòng trong ngoại khoa, làm giảm biến chứng và tăng hiệu quả phẫu thuật.

Tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng vết thương trong chiến tranh đã giảm nhiều từ khi có kháng sinh

VAI TRÒ CỦA THUỐC KHÁNG SINH

Nhiều thầy thuốc sử dụng kháng sinh trong các trường hợp không cần thiết làm tăng tỷ lệ kháng thuốc, dẫn đến các nhiễm trùng nặng do vi khuẩn kháng thuốc rất khó điều trị.

Sản xuất ra nhiều loại kháng sinh mới và sử dụng kháng sinh hợp lý có tầm quan trọng đặc biệt.

KÊ ĐƠN KHÁNG SINH CHƯA ĐÚNG

Hạn chế kết quả điều trị.Mất cơ hội cứu sống bệnh nhân.Tồn lưu mầm bệnh.Nhanh chóng dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh.

KÊ ĐƠN KHÁNG SINH CHƯA ĐÚNG

Tương đối phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới:

Thuốc KS được chỉ định cho khoảng 80% các TH viêm họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp trên, viêm xoang mặc dù các hướng dẫn chuẩn phản đối việc này *.

Ở Việt Nam, tình trạng này lại càng phổ biến hơn.

* Journal of Antimicrobial Chemotherapy

CÁC DẠNG KÊ ĐƠN THUỐC KHÁNG SINH CHƯA ĐÚNG

KÊ ĐƠN THUỐC KHÁNG SINH KHI KHÔNG CẦN THIẾT

Một suy nghĩ sai lầm khá phổ biến: Có sốt → Có nhiễm trùng → Dùng KS

Hậu quả: - Nhiều bệnh sốt do vi rút đã được dùng KS.- Nhiều bệnh nội khoa có sốt không do nhiễm trùng vẫn được dùng KS.

SỬ DỤNG KS KHÔNG THÍCH HỢP TRONG NGOẠI KHOA

Hầu hết các BN sau mổ đều được dùng KS từ 7-10 ngày ngay cả khi mổ sạch.

Điều trị KS dự phòng trước mổ còn chưa được chú trọng.

Ý thức và thực hành chống nhiễm khuẩn chưa tốt.

SỬ DỤNG KS KHÔNG THÍCH HỢP VỚI BỆNH VÀ MẦM BỆNH

Chẩn đoán bệnh không đúng.

Phỏng đoán mầm bệnh chưa chính xác.

Xét nghiệm vi sinh hạn chế.

Chưa cập nhật kịp thời các kiến thức về thuốc kháng sinh, tình hình kháng kháng sinh của VK.

SỬ DỤNG KS KHÔNG ĐÚNG LIỀU LƯỢNG VÀ THỜI GIAN

Liều lượng: - Liều thấp hơn so với liều chuẩn/ngày- Không điều chỉnh liều phù hợp theo tình trạng BN (cân nặng, chức năng thận...)

Thời gian:- Quá ngắn: dùng KS chưa đủ liệu trình điều trị- Quá dài: kéo dài thời gian điều trị KS ở những BN nằm viện lâu

SỬ DỤNG KS KHÔNG ĐÚNG CÁCH

Số lần dùng KS/ngày và khoảng cách giữa các lần dùng.

Thời điểm dùng KS (uống thuốc lúc nào trong ngày, có liên quan đến bữa ăn hay không...).

PHỐI HỢP KS CHƯA ĐÚNG

Phối hợp KS khi không cần thiết.

Phối hợp quá nhiều KS.

Phối hợp các KS có tương tác làm giảm tác dụng của nhau.

LÝ DO SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHƯA HỢP LÝ

VẤN ĐỀ NHẬN THỨC CHƯA ĐÚNG

Quá đề cao vai trò của KS

Lạm dụng KS phổ rộng, KS mới

Quảng cáo thái quá từ các công ty sản xuất KS

Cho KS để yên tâm về trách nhiệm

Coi KS là biện pháp chống nhiễm khuẩn

VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO VÀ CẬP NHẬT KIẾN THỨC VỀ KS

Thời lượng cho SV học về các bệnh truyền nhiễm thấp.Thời gian học về KS ít.Cập nhật kiến thức về kháng sinh, kháng kháng sinh chưa rộng rãi, đặc biệt ở các tuyến tỉnh, tuyến huyện.Đào tạo lại về kháng sinh và sử dụng kháng sinh còn ít.

VẤN ĐỀ HỆ THỐNG LABO VI SINH

Không có ở tuyến huyện, còn yếu ở tuyến tỉnh.

Nhiều labo vi sinh không có khả năng phân lập và xác định tính nhạy cảm của vi khuẩn với KS.

Sự phối hợp giữa nhân viên xét nghiệm và BS lâm sàng chưa chặt chẽ.

VẤN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ

Kiểm tra việc kê đơn thuốc KS còn ít và không thường xuyên.

Quản lý thị trường thuốc lỏng lẻo, dễ dàng mua được các KS mà không cần đơn thuốc.

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Thay đổi nhận thức cho các BS.Cải tiến cách quản lý ở cấp bệnh viện.Quản lý việc mua, bán thuốc KS, cần phải có đơn và lưu lại đơn.Tăng cường công tác chống nhiễm khuẩn.Nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo liên tục, củng cố labo vi sinh.Xây dựng mạng lưới giám sát và tư vấn.