yesnews 01 - 2013

36
Yesnews 01/2013 1

Upload: lan-jupi

Post on 22-Mar-2016

221 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

Yesnews 01 - 2013

TRANSCRIPT

Page 1: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

1

Page 2: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

2

Nếu bạn đã từng tham gia Yesnews………………….3

Giao lộ thông tin

Tin tức kinh tế trong nước tháng 01 – 2013……5

Tin tức kinh tế thế giới tháng 01 – 2013………..8

Sinh hoạt khoa học Sinh hoạt khoa học 01-2013

Tổng quan Kinh tế Việt Nam 2012 và vấn đề giải quyết

nợ xấu ngân hàng thương mại………………………….12

Lăng kính khoa học

Bộ ba bất khả thi……………………………...32

Ngõ tự do Mùa tăng giá của các mặt hàng chống rét……34

Quản lí bản tin

Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD

Chịu trách nhiệm bản tin

Hội sinh viên ĐH KTQD

Cố vấn nội dung

Phòng quản lí khoa học ĐH KTQD

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH KTQD

Biên tập: Nguyễn Thị Lan

Nội dung: Đinh Thị Thanh Nhàn, Phan Thị Thương, Lê Tuấn Dũng, Phan Huy Hoàng, Trịnh Duy Hoàng, Nguyễn Hồng Phương, Vương Thị Bích Phương.

Thiết kề và trình bày: Phan Huy Hoàng

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về

Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 – Đại học Kinh tế quốc dân

Email: [email protected]

Chờ đón YESNEWS tháng 1/2013

Phát hành ngày 31/01/2013

Page 3: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

3

Nếu

Từ ngày đầu thành lập đến nay, Bản tin sinh viên nghiên cứu khoa học Yesnews dù trải

qua nhiều thay đổi, nhưng đội ngũ phóng viên, biên tập viên vẫn giữ chung một mục đích, đó

là mang đến cho độc giả của mình những bài viết hay, bổ ích, góp phần khơi dậy niềm đam mê

khoa học và phát triển văn hóa đọc đối với những người trẻ tuổi. Mục đích đó chính là cái đích

của con đường mà đội ngũ những người làm bản tin Yesnews đang nỗ lực từng ngày để hướng đến.

Có nhiều lý do để một người bước vào con đường làm báo, đến với Bản tin sinh viên nghiên

cứu khoa học, nhưng chỉ có một lý do để chúng ta ở bên nhau, cùng góp sức phát triển bản tin, đó

là nguyện vọng làm được những điều có ý nghĩa cho mọi người, bằng sức lực của mình đem đến

những điều tốt đẹp hơn. Chính vì lẽ đó mà mỗi thành viên của Yesnews, khi bắt đầu công việc của

mình thì chúng ta dường như chẳng có gì. Tài sản lớn nhất của chúng ta là lòng nhiệt tình và công cụ

lớn nhất là ngôn ngữ. Mỗi chuyên mục, mỗi bài viết, mỗi hình ảnh trong Yesnews đều là những

thông điệp mà nhóm làm báo muốn gửi tới độc giả của mình.

Nếu các bạn đã từng tham gia vào Yesnews, chắc hẳn các bạn không thể quên được

những lần thức trắng đêm để tìm và chọn lọc những tin tức nóng hổi và chính xác nhất với

mong muốn đem đế sự tin cậy cho độc giả.

Nếu các bạn đã từng tham gia vào Yesnews, chắc hẳn các bạn không thể quên được

những lần trau chuốt cho từng bài viết, hay mỗi khi phải đi khắp nơi để hoàn thành một

bài phỏng vấn với nguyện vọng đem đến những bài báo bổ ích, phục vụ tốt cho việc học

tập và nghiên cứu của các bạn sinh viên.

Page 4: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

4

Nếu các bạn đã từng tham gia vào Yesnews, chắc hẳc các bạn

không thể quên được những lần chúng ta đã cùng lo toan, trăn trở với

hàng loạt câu hỏi: làm sao để phát triển bản tin, làm sao để bản tin đến

được với những người cần nó, làm sao để phục vụ tốt hơn nhu cầu của độc giả…

Nếu các bạn từng tham gia vào Yesnews…

… thì hi vọng các bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hối tiếc…

Thành công được thì tốt, nhưng thất bại cũng không phải là điều xấu, quan trọng

là chúng ta đã cố gắng từng ngày và làm việc bằng tất cả trách nhiệm của mình.

Bởi vì cuộc đời luôn luôn thay đổi, cho dù là thành công hay thất bại, niềm vui hay nỗi

buồn thì tất cả cũng sẽ trôi qua và dù ở bất kì hoàn cảnh nào thì ta cũng phải bước tiếp.

Nếu ta nghĩ rằng chuyện hôm nay không tốt, sau cũng này cũng vẫn thế, vậy thì chúng ta

sẽ không kiên trì phấn đấu và kết quả chúng ta nhận được chắc chắn sẽ chỉ là sự thất bại.

Nhưng nếu ta nghĩ mọi sự luôn biến đổi, thì ta sẽ kiên trì, và có thể đạt được kết quả tốt hơn.

Việc phát triển Bản tin Sinh viên Nghiên cứu khoa học cũng giống như muốn trồng một cái

cây vậy, ta phải bỏ công sức ra gieo hạt rồi chăm sóc, nuôi dưỡng nó, đợi đến ngày nó ra

hoa kết quả. Ngày đó có thể là một năm, hai năm, thậm chí là mười năm, chính vì vậy mà

cần nhiều hơn nữa sự nỗ lực, kiên trì của không chỉ một người mà nhiều người, nhiều thế hệ.

Nếu bạn đã từng là một phần của Yesnews thì tôi sẽ cảm ơn cuộc đời vì sự gặp gỡ giữa

tôi và bạn, cảm ơn vì những năm tháng chúng ta đã ở bên nhau, cảm ơn cả những gian nan

vất vả, thậm chí là những mâu thuẫn để sau đó chúng ta hiểu nhau hơn.

Trong cuộc sống chúng ta là những mảnh ghép rời rạc…

…nhưng trong Yesnews chúng ta là một!!!

Và nếu bạn đã từng là một phần của Yesnews, bạn được mời tới party sinh nhật

2 tuổi của Yesnews 23/02/2013.

Vương Mỹ Anh

Page 5: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

5

Tin tức kinh tế trong nước 01 – 2013 1. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2013 tăng 1,25% so với tháng trước

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1-2013 tăng tới 1,25% so với tháng 12-2012 trái với dự đoán trước đó là tăng dưới 1%.

Theo Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tháng 1-2013 tăng tới 1,25% bởi sự tăng giá của khá nhiều mặt hàng. Điển hình là nhóm thực phẩm, dịch vụ y tế, may mặc mũ nón giày dép…

Đặc biệt, chỉ số tăng giá dịch vụ y tế tháng này tăng tới 9,5% đã góp phần đẩy giá tiêu dùng tăng. Bên cạnh đó, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cũng tăng khá mạnh. Trong nhóm này, tăng mạnh nhất phải kể đến nhóm mặt hàng thực phẩm với mức tăng tới 1,96% so với tháng 12-2012.

Cũng theo Tổng cục thống kê nhận định dịp cận Tết, giá thực phẩm,

dịch vụ gia tăng nên giá có thể tiếp tục biến động. Và qua phân tích của một số chuyên gia kinh tế, tốc độ CPI trong tháng 1/2013 cho thấy cần cẩn trọng với việc kiểm soát lạm phát. Trong năm 2013, Chính phủ tiếp tục có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, tiếp tục hỗ trợ đẩy mạnh vốn ra thị trường để giải quyết tồn kho, bất động sản,… đó sẽ là những nhân tố tạo nên sức ép cho CPI trong thời gian tới.

2. Chính phủ công bố 9 nhóm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 2013

Ngày 10/1/2013 Chính phủ vừa có Nghị quyết về những giải pháp điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước 2013. Theo Nghị quyết 01/NQ-CP, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 đã được Quốc hội thông qua là: Tăng cường ổn định kinh

tế vĩ mô; kiềm chế lạm phát, tăng trưởng cao hơn năm 2012.

Cụ thể:

-Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. -Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. -Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. -Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. -Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. -Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phòng chống tham nhũng, lãng phí, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và xây dựng đời sống văn hóa. -Bảo đảm quốc phòng an ninh và ổn định chính trị, xã hôi, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. -Tăng cường công tác

Giao lộ thông tin

Page 6: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

6

thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội.

3. Kiểm toán Nhà nước thành lập cơ quan thanh tra riêng

Ngày 16/1/2013, 100% thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã nhất trí đề xuất cho phép Kiểm toán Nhà nước được thành lập cơ quan thanh tra riêng. Theo đó, Thanh tra Kiểm toán Nhà nước là đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước tương đương cấp Vụ và dự kiến có biên chế 30 người (gấp ba lần số lượng của phòng Thanh tra hiện nay) . Chức Chánh thanh tra sẽ do Tổng Kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm sau khi có sự trao đổi với Tổng Thanh tra Chính phủ. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của cơ quan này là giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng.

5. Chứng khoán khởi sắc bất ngờ, bất động sản theo đà tăng vọt!

Thị trường đang có những tín hiệu lạc quan cho thấy khả năng bứt phá lên khỏi khu vực đỉnh cũ gần nhất để tạo thành xu thế tăng điểm mới tiếp diễn ngay sau nhịp điều chỉnh. Trong ba phiên (từ 24/1 đến 28/1) chỉ số VN-Index tăng khoảng 8% và lên mức 479,6 điểm; tương tự HNX-Index cũng tăng gần 5%, lên mức 62,52 điểm. Diễn biến thị trường trong 3 phiên vừa qua cùng với sự quay trở lại của mãnh lực dòng tiền, dường như đã bắt đầu trấn an được tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư cá nhân và lôi kéo họ bước ra khỏi “vỏ ốc” của mình.

Cổ phiếu BĐS cũng bất ngờ nổi sóng và đang dẫn dắt thị trường chứng khoán (TTCK) tăng điểm mạnh mẽ do tác động từ gói giải cứu được công bố. Chưa cần bơm tiền, BĐS đã lên hương nhờ

chứng khoán. Trái ngược với các phiên trước khi các cổ phiếu vốn hóa cao dẫn dắt thị trường, sáng 16/1, TTCK đã tiếp tục lên điểm đồng loạt nhưng nhờ sự tăng điểm ấn tượng của nhóm BĐS với những gương mặt quen thuộc như: BCI, ASM, CIG, CLG, DLG, DRH, DXG, HQC, ITC, KBC, MCG, NTB, PDR, VPH, VRC.

6. Giá vàng trong nước biến động mạnh

Chỉ trong mấy ngày thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Thông tư 16/2012/TT-NHNN, giá vàng đã giảm nhanh hơn nhiều so với thế giới, giúp khoảng chênh giữa giá vàng trong nước và thế giới thu hẹp về trên 2 triệu đồng/lượng. Đầu tuần, giá vàng SJC rơi tự do và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2012, giao dịch ở 43,8 – 44,3 triệu đồng/lượng (14/1). Tuy nhiên từ 15/1, theo biến động của thế giới, giá vàng lại tăng liên tiếp và lên 45,7-45,8 triệu đồng/lượng (bán ra) vào cuối tuần. Khoảng cách với vàng thế giới lại nới

Giao lộ thông tin

Page 7: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

7

rộng ra trên 3 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đột ngột tăng mạnh trở lại ngoài việc tăng theo xu hướng của thị trường thế giới còn phải kể đến là hoạt động bán ra của người dân và các tổ chức tín dụng đã chững lại khi giá có dấu hiệu hồi phục, lực cầu tăng mạnh khi giá đã có 4 ngày giảm liên tục. Bên cạnh đó là tâm lý đón đầu xu hướng hành động can thiệp thị trường của cơ quan quản lý.

7. Mỗi người dân Việt Nam gánh gần 800 USD nợ công

Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, tính đến 13h00 (giờ Việt Nam) ngày 17/1, nợ công của Việt Nam đang ở mức

trên 70,576 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 787,9 USD; nợ công chiếm 49,5% GDP, tăng 13% so với năm 2011.

Có thể liên tưởng một cách đơn giản rằng giả sử chúng ta làm được 10 đồng thì đã phải trả nợ mất gần 5 đồng. Quả thật, bài toán nợ công ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều nan giải!

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thông tin tín dụng

Ngày 28/01/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(NHNN) đã ban hành Thông tư số 03/2013/TT-NHNN

Quy định về hoạt động thông tin tín dụng của NHNN.

Thông tư này quy định về hoạt động thông tin tín dụng của NHNN do Trung

tâm Thông tin tín dụng (CIC) làm đầu mối, bao gồm: Cung cấp thông tin tín dụng cho NHNN; Xử lý, lưu giữ, bảo mật dữ liệu thông tin tín dụng; Khai thác, sử dụng sản

phẩm, dịch vụ thông tin tín dụng; Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thông tư có đối tượng áp dụng là các Vụ, Cục, đơn vị thuộc bộ máy tổ chức của NHNN Việt Nam, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Khách hàng vay; Tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thông tư quy định hoạt động thông tin tín dụng nhằm tạo lập Cơ sở dữ liệu Thông tin tín dụng quốc gia để hỗ trợ NHNN thực hiện chức năng quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng, góp phần bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam; Tổ chức tín dụng ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh; Khách hàng vay trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các tổ chức cấp tín dụng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đinh Thị Thanh Nhàn (Tổng hợp)

Giao lộ thông tin

Page 8: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

8

Tin tức kinh tế thế giới 01 – 2013 Bước vào tháng đầu tiên của năm 2013, sự điều chỉnh chính sách của các nước làm xáo động mạnh nền kinh tế thế giới. Chúng ta cùng điểm lại những diễn biến nổi bật của các thị trường vàng, thị trường dầu,thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ trong tháng đầu năm này.

Thị trường vàng

Vào những ngày đầu năm 2013, giá vàng giảm hơn 1% sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát tín hiệu có thể dừng chương trình mua tài sản trong năm nay do vậy nhu cầu vàng trong vai trò là công cụ phòng chống lạm phát giảm sút.Giá vàng ngày 4/1, giao ngay trên Kitco đứng ở 1.661,7 USD/oz, giảm 23,9 USD so với giá chốt phiên trước đó.Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 2 chốt phiên giảm 14,2 USD xuống còn 1.674,6 USD/oz.

Giữa tháng 1 giá vàng thế giới tăng nhẹ khi ECB giữ nguyên lãi suất siêu thấp và dự báo kinh tế eurozone sẽ phục hồi một cách chậm chạp vào cuối năm 2013 cùng với lời cam kết của Chủ tịch Fed về việc duy trì chương trình mua trái phiếu đến

khi nền kinh tế phục hồi đã khiến giới đầu tư phấn chấn trở lại. Ngày 15/1 giá vàng giao ngay trên Kitco đứng ở 1.668,1 USD/oz. Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 2 chốt phiên tăng 8,8% lên 1.669,4 USD/oz.

Những ngày cuối tháng tình hình giá vàng có nhiều biến động. Trên thị trường thế giới, giá vàng cũng đã giảm trước những thông tin về chính sách quan trọng tại Mỹ đó là Hạ viện Mỹ thông qua đề xuất nâng trần nợ

công, nhu cầu đầu tư vàng của giới đầu tư làm nơi trú ẩn an toàn đã giảm khá mạnh. Kết thúc phiên 24/1, giá vàng giao ngay giảm 1% xuống 1.668,9 USD/ounce, giá vàng giao tháng giảm giá thấp nhất xuống 1.664,69 USD/ounce – chỉ trên đường trung bình động 200 ngày chút ít. Có thể thấy, giá vàng giảm mạnh là do những thông tin kinh tế tích cực từ Mỹ, Trung Quốc và khu vực đồng Euro làm giảm sức hấp dẫn của vàng với vai trò một kênh đầu tư an toàn.

Thị trường dầu

Mở đầu phiên giao dịch đầu tiên trong năm 2013, trên sàn Nymex ngày 2/1, giá dầu thô giao tháng 2 tăng 1,3 USD, tương đương 1,4% lên 93,12 USD/thùng, cao nhất trong vòng 3 tháng qua, kể từ ngày 18/9.

Giao lộ thông tin

Page 9: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

9

Đến giữa tháng 1 được sự hỗ trợ từ tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc cuối năm 2012 cộng với những thông tin đáng lo ngại về việc các phiến quân Hồi giáo đánh chim một nhà máy khí tự nhiên ở Algeria, khiến giá dầu quốc tế tăng lên. Cụ thể chốt phiên giao dịch 7/1,giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2 tăng nhẹ 10 cent, tương đương 0,1%, lên mức 93,19 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Đây là mức giá cao nhất của dầu thô kỳ hạn loại này kể từ trung tuần tháng 10/2012 cho tới nay và đến đêm ngày 17/1 giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2 tăng 1,25 USD, tương ứng 1,3%, lên mức 95,49 USD/thùng. Trong phiên, có lúc giá dầu thô kỳ hạn loại này vọt mạnh lên tới 96,04 USD/thùng. Theo số liệu của FactSet, dầu

thô New York hiện đang đứng ở các mức cao nhất kể từ giữa tháng 9/2012. Tại sàn giao dịch hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc

cũng tăng mạnh 1,1% lên mức 110,89 USD/thùng. Tương tự với tình hình giá vàng những ngày cuối tháng này giá dầu cũng có sự biến động. Thị trường năng chứng kiến sự biến động mạnh, sau khi Hạ viện Mỹ bất ngờ thông qua một thỏa thuận do các nghị sỹ Cộng hòa đưa ra về việc cho phép trì hoãn trần nợ thêm 3 tháng. Ngày 24/1, giá dầu thô rơi khỏi mức đỉnh 4 tháng khi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhưng chốt phiên giao dịch giá dầu thô bất ngờ quay đầu tăng mạnh sau khi nhận được những số liệu kinh tế khả quan từ Mỹ, Trung Quốc cùng Khu vực đồng tiền chung châu Âu, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 3 tăng được 72 cent, tương ứng 0,8%, lên 95,95

USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Các dữ liệu kinh tế vững chắc của Mỹ và Trung Quốc nhấn mạnh và khẳng định triển vọng tích cực của kinh tế toàn cầu báo hiệu nhu cầu tiêu thụ dầu thô sẽ tăng trưởng tốt hơn hiện tại. Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán bước vào tháng 1/2013 có những diễn biến khó lường. Ngày 2/1,mở cửa phiên giao dịch đầu năm 2013, thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc do Hạ Viện Mỹ thông qua dự thảo luật ngăn chặn gói tăng thuế và cắt giảm chi tiêu trị giá 600 tỷ đôla. Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản tăng 1,7% lên 474,37 điểm tại Hồng Kông. Đây là mức đóng cửa cao nhất của chỉ số này kể từ tháng 8/2011. Chỉ số Stoxx Europe 600 Index

Giao lộ thông tin

Page 10: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

10

bật 1.2%, đạt 282.03 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 13/5/2011.

Chốt phiên cuối tuần, ngày 4/1,chứng khoán Mỹ mất đà tăng khi biên bản họp Fed cho thấy, các nhà làm chính sách có thể ngừng chương trình mua trái phiếu trong năm 2013. Chỉ số S & P 500 giảm 3,05 điểm, tương đương 0,2%, xuống còn 1.459,37 điểm. Chỉ số Dow Jones giảm 21,19 điểm, tương đương 0,2%, xuống còn 13.391,36 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 11,7 điểm, tương đương 0,4%, xuống còn 3.100,57 điểm.

Vào giữa tháng chứng khoán châu Á thiết lập mức tăng điểm mạnh nhất trong 1 tháng sau khi các báo cáo kinh tế của Trung Quốc hoàn toàn trùng với dự báo. Ngày 18/1 chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương tăng 1,1% lên 132,64 điểm tại Tokyo. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng được 53,68 điểm, tương ứng 0,39%, lên 13.649,70 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ

5,04 điểm, tương ứng 0,34%, lên mức 1.485,98 điểm đang ở mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Tình hình thị trường chứng khoán khả quan hơn về cuối tháng. Khép phiên 23/1, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 67,12 điểm, tương ứng 0,49%, lên 13.779,33 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 2,25 điểm, tương ứng 0,15%, lên mức 1.494,81 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tiến nhẹ 10,49 điểm, tương ứng 0,33%, lên chốt ở mức 3.153,67 điểm. Mặc dù chỉ nhích nhẹ, song với đà đi lên liên tiếp 6 phiên vừa qua, hiện mức điểm của chỉ số S&P 500 chỉ còn cách mức 1.500 điểm có 0,35%. Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ giữ vững đà tăng nhờ IBM, Google đạt lợi nhuận vượt dự báo, song mức tăng hạn chế do ảnh hưởng bởi báo cáo của Apple, thêm vào nữa Hạ viện Mỹ đã thông qua một kế hoạch do phe Cộng hòa đề xuất về việc trì hoãn trần nợ

đến 19/5.

Thị trường tiền tệ

Theo dữ liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các ngân hàng trung ương đặc biệt các ngân hàng thị trường mới nổi đang giảm dần lượng dự trữ ngoại hối bằng euro. Hiện tỷ lệ dự trữ euro ở các nước mới nổi giảm còn gần 25%, từ 30% ở thời điểm khủng hoảng nợ châu Âu bắt đầu nổ ra cách đây hơn 3 năm. Đây là tỷ lệ dự trữ euro thấp nhất kể từ năm 2002 sau khi các ngân hàng trung ương bán mạnh euro trong quý III/2012. Thời gian gần đây, các ngân hàng trung ương bắt đầu bán tháo euro do lo ngại khủng hoảng nợ châu Âu lún sâu hơn. Euro hiện giao dịch ở hơn 1,3 USD/EUR.Cũng theo số liệu của IMF, trong khi các ngân hàng trung ương giảm dự trữ euro thì

Giao lộ thông tin

Page 11: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

11

lại tăng dự trữ đồng bẳng Anh. Các ngân hàng trung ương ở các nước phát triển đã nâng tổng dự trữ đồng bẳng lên 98 tỷ USD.

Ngày 4/1, EUR/USD giảm mạnh ngay sau biên bản họp FOMC, việc Fed ngừng chương trình mua tài sản sớm hơn kỳ vọng đã đẩy USD tăng giá mạnh. USD-index tăng đến 80.50. Việc QE3 kết thúc sớm hơn kỳ vọng đã làm tất cả các tài sản rủi giảm giá mạnh và USD tăng giá. AUD/USD trong xu hướng giảm về 1.0420 (SMA55 của D1).

Giữa tháng 1 đồng Euro bất ngờ tăng mạnh so với đôla Mỹ trước dự báo số

liệu cho thấy sản lượng công nghiệp trong khu vực Châu Âu tăng lên. Trên thị trường tiền tệ, cặp tỷ giá USD/JPY tăng giá đến hơn 90, Xu hướng của USD/JPY còn tăng giá tiếp tục đến mục tiêu 95 (EMA100 của monthly) trong vòng 6 tháng tới. Bảng Anh cũng lao dốc không kém so với USD trong thời gian trở lại đây khi các nhà đầu tư đang có xu hướng bớt nắm giữ đồng tiền này và chuyển hướng sang yên Nhật và franc Thụy Sỹ. Đồng tiền chung Châu Âu có phiên tăng mạnh so với các đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ sau khi Tây Ban Nha bán 2.409 tỉ EUR kỳ phiếu đến hạn năm 2015

với lợi suất trung bình 2.713%, giảm từ 3.358% của cuộc đấu giá tháng 12.

Nhưng khi đến các ngày cuối tháng 1, Euro bất ngờ quay đầu tăng điểm so với đôla Mỹ sau khi Liên minh Châu Âu (EU) đạt được thỏa thuận trong việc áp dụng thuế giao dịch tài chính mở đường cho việc giải quyết khủng hoảng nợ công tại khu vực. Hiện tỷ giá cặp EUR/USD đang dao động trong biên độ hẹp 1.325 - 1.34 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh một khi phá vỡ trên 1.34.

Thay cho lời kết chúng tôi xin nêu ra các số liệu về tăng trưởng kinh tế thế giới mà Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra. Theo ước tính GDP toàn cầu tăng 2,3% trong năm 2012. Tăng trưởng được dự kiến sẽ vẫn rộng rãi không thay đổi ở 2,4% tăng trưởng trong năm 2013. Tuy nhiên nguy cơ sụt giảm kinh tế toàn cầu vẫn tồn tại và bao gồm một trì hoãn sự tiến bộ về cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro, nợ và tài chính vấn đề ở Hoa Kỳ, khả năng làm chậm mạnh đầu tư ở Trung Quốc, và sự gián đoạn trong nguồn cung dầu toàn cầu. Hy vọng năm 2013, kinh tế thế giới sẽ bước sang một chương mới “sáng sủa” hơn,không những đạt mà còn vượt những số liệu mà WB dự kiến cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Phan Thị Thương – Lê Tuấn Dũng (Tổng hợp)

Giao lộ thông tin

Page 12: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

12

Sinh hoạt khoa học 01/2013

Tổng quan kinh tế Việt Nam

và vấn đề giải quyết nợ xấu ngân hàng thương mại 2012 – Một năm vô vàn khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu, từ các nước đầu tàu đến các nền kinh tế mới nổi đều đứng trước thách thức suy giảm trầm trọng. Ngày càng hội nhập sâu vào khu vực và thế giới, Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ từ những ngoại ứng tiêu cực của dòng chảy này.

Việt Nam 2012: lạm phát được kiểm soát, cán cân thương mại thặng dư, tỉ giá giữ được ở mức ổn định, dự trữ ngoại hối tăng và đồng nội tệ không còn mất giá… tuy nhiên năm 2012 vẫn được coi là một cuộc chiến vất vả của cả Chính phủ và người dẫn trong nỗ lực phát triển bền vững. Thị trường chứng khoán vẫn chưa thoát khỏi cảnh ảm đạm, bất động sản vẫn đóng băng mặc cho các phương án cứu trợ được đề ra, thị trường vàng và vấn đề xăng dầu với nhiều biến động khó dự báo, nợ xấu phức tạp gây bất cập lớn trong hệ thống ngân hàng, các chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa thể cứu được các doanh nghiệp, và vấn đề “tái cấu trúc” xét toàn diện thì vẫn chỉ là một bản đề án...

Những vướng mắc chưa giải quyết được đã vạch trần những lỗ hổng của nền kinh tế ra sao?

Những thành tựu đạt được đã đủ để chúng ta tin tưởng vào một năm 2013 sáng sủa hơn?

Những thắc mắc sẽ được TS. Đặng Ngọc Đức – Phó viện trưởng Viện Ngân hàng Tài chính – ĐH Kinh tế quốc dân giải đáp trong Sinh hoạt khoa học tháng 01-2013 do CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học – ĐH Kinh tế quốc dân tổ chức.

Phần I: Hỏi – Đáp

Câu hỏi: Tuy kinh tế Việt Nam năm 2012 đã có nhiều dấu hiệu tích cực nhưng nhiều nhà phân tích vẫn cho rằng xét về khía cạnh tổng thể kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém thể hiện đặc biệt rõ nét ở xu hướng gia tăng số lượng các biến cố - sự cố bất thường, là những

tín hiệu chỉ báo mức độ rủi ro của hệ thống tăng lên. Thầy nghĩ thế nào về nhận xét này?

Thầy Đặng Ngọc Đức: Khi chuẩn bị tới năm 2012, người ta đã nói rất nhiều đến một năm rồng, một năm rất đặc biệt. Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm được đưa ra trong câu hỏi đó. Chúng ta

Sinh hoạt khoa học

Page 13: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

13

không thể phủ nhận năm 2012 so với năm 2011 có những điểm tốt hơn. Tuy nhiên có quá nhiều biến cố xảy ra trong năm 2012 ở trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên chúng ta cũng sẵn sàng chia sẻ quan điểm với các nhà kinh tế học, các nhà quản lý cũng như bất kỳ ai quan tâm đến diễn biến của nền kinh tế Việt Nam, rằng đều phải thừa nhận đây là một năm có rất nhiều biến cố mang tính chất lỗi hệ thống. Đầu năm tôi có trả lời phỏng vấn một nhà đài, họ có hỏi một câu rằng, liệu tốc độ tăng trưởng tín dụng là 15% được đặt ra có quá thấp không, có ép các ngân hàng hoạt động kinh doanh thấp hơn tiềm năng không? Lúc đó tôi có trả lời rằng theo tôi đặt ra 15% là quá cao, và tôi sợ rằng không được đến một nửa. Và quan điểm của tôi cũng đã được chứng minh trên thực tiễn. Đơn giản là doanh nghiệp (DN) hay cá nhân vay tiền để làm gì? Chúng ta vay tiền, sử dụng vốn phải có mục đích. Nếu DN mà không phát triển được sản xuất, hàng hóa làm ra không tiêu thụ được, thì rõ ràng không ai vay tiền để gia tăng, tích lũy thêm khoản lỗ của mình cả. Cuối năm 2011, sở dĩ tăng trưởng tín dụng rất nóng, vượt lên trên 20% và thậm chí tín dụng ngoại tệ lên tới trên 30% là vì tại thời điểm đó, người ta vay tiền để đảo nợ, thực hiện những hợp đồng mà vốn dĩ đã ký kết trước đó rồi nhưng vì lý do nào đó mà không thể thực hiện được đúng hạn. Nhưng tăng trưởng tín dụng về cơ bản phải phù hợp với nền kinh tế, cụ thể hơn là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng mô hình của Harod – Domar, Ronand McKinnon để chỉ ra rằng tốc độ tăng

trưởng phải bằng tỷ lệ tích lũy của tiết kiệm và từ tiết kiệm chuyển thành đầu tư và chia cho chỉ số ICOR. Nếu tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 5,06% mà tốc độ tăng trưởng tín dụng là 7% thì e rằng vẫn còn hơi cao. Về biến cố thì chúng ta có thể liệt kê một số vấn đề như sau. Trước hết, đã có rất nhiều điều chỉnh về kinh tế vĩ mô, được các nhà khoa học ở Viện Khoa học Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… đánh giá là điều hành mang tính giật cục, lúc thế này lúc thế kia. Ở các nước trên thế giới thì không có chuyện đó. Vì mỗi nền kinh tế đều có một mô hình tăng trưởng, cùng với dự báo về những biến cố có thể xảy ra. Nhờ thế người ta đã có những dự trữ, dự phòng, và ngay cả khi chúng xảy ra thật thì đã có bảo hiểm cho chúng, vì thế không xảy ra tình trạng giật cục. Còn ở Việt Nam thì một loạt các chính sách được công bố xong lại hoãn không thực hiện, ví dụ như chính sách được khởi xướng của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trong vấn đề thu phí để hạn chế phương tiện giao thông. Rồi một loạt những vụ bắt bớ quan chức của các NHTM cổ phần, hôm trước thì từ nhiệm, hôm sau đã bị bắt rồi. Khi xảy ra những sự cố ấy, tất cả mọi người đều lo ngại cho nền tài chính, cho TTCK, thị trường tiền tệ Liên ngân hàng. Khi một NH sụp đổ thì sẽ kéo theo phản ứng dây chuyền đến các NH khác. Đó là những mối lo không thể tránh khỏi được. Sau ACB, Vinalines, Vinashin thì lại đến Agribank. Nếu mổ xẻ tác động của nợ xấu, của tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư sai hướng, không hiệu quả… thì tổng giá trị thiệt hại của công

Sinh hoạt khoa học

Page 14: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

14

ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng có thể so sánh với Vinalines, Vinashin. Những chính sách của chúng ta cúng không đồng nhất, thể hiện sự yếu kém trong quản lý vĩ mô. Gần đây NHNN ra một thông tư bắt các NHTM phải thu phí giao dịch đối với ATM khi rút tiền mặt. Quan điểm của tôi là việc thu phí rút tiền mặt trên ATM là chung trên toàn thế giới. Thậm chí tại các nước phát triển, sau thời gian khuyến mại, nếu muốn thanh toán bằng thẻ cũng vẫn phải nộp phí tùy theo chính sách của từng NH. Họ làm được như vậy vì có 3 cơ sở khác với Việt Nam. Thứ nhất là hệ thống kinh tế rất có tổ chức, thị trường có từng nơi, tại các mall, shopping center. Còn thị trường của chúng ta thì ở khắp mọi nơi là chợ cóc chợ tạm. Thứ hai là nếu như trong một mall hay một shopping center, người ta có terminal chấp nhận thẻ thanh toán thì việc dùng thẻ hay tiền mặt không khác nhau về giá trị sử dụng. Thế nhưng ở Việt Nam có gánh hàng rong nào có máy thanh toán không? Các cửa hàng dọc đường phố có chỗ nào chấp nhận thẻ không? Như vậy buộc tôi phải rút tiền mặt ra. Người ta bắt chúng ta vẫn phải dùng tiền mặt, hay nói cách khác là trong điều kiện chúng ta buộc phải dùng tiền mặt nhưng khi rút ra thì lại phải trả phí. Thứ ba là trong bối cảnh hiện tại của năm 2013, nền kinh tế đều có sự suy giảm so với các năm trước, thu nhập của toàn bộ các tầng lớp nhân dân đều giảm xuống. Trong khi đó việc trả lương lại thông qua hệ thống ATM, thu phí chẳng khác gì thu thêm một phần thu nhập, làm tăng thêm khó khăn cho quần

chúng. Tổng số tiền thu được ước tính lên đến hàng ngàn tỷ đồng, vì người ta đặt hạn mức, ví dụ là tối đa được rút 2 triệu. Lương của tôi là 5 triệu, vậy tôi phải rút đến 3 lần. Như vậy các lợi ích của thẻ không chỉ mất đi, mà lại tạo ra gánh nặng. NHNN sau đó lại viện dẫn trong thông tư rằng pháp lệnh về phí và lệ phí là khác nhau. Phí và lệ phí được áp dụng trong trường hợp chúng ta vi phạm luật, đạo đức, truyền thống xã hội nhưng chưa đến mức xử là vi phạm pháp luật. Bây giờ lại viện dẫn phí và lệ phí ra để áp dụng đối với khách hàng, ATM thì đúng là một bất cập. Chúng ta chưa có phân tích chi phí và lợi ích để xét xem tác động của những loại phí này như thế nào, tôi cho đó là một sự yếu kém về kinh tế vĩ mô mà không cần biết đến, không cần phân tích kỹ xem tác động tiêu cực hay tích cực - tức là có một phân tích chi phí và lợi ích để quyết định điều này như thế nào. Cơ quan nào cũng có thể ban hành những văn bản pháp luật và tôi cho rằng là một sự yếu kém về kinh tế vĩ mô. Và sau này Viện Ngân hàng - Tài chính cũng ban hành quy phạm pháp luật nữa, cũng thu phí thêm học sinh học nữa, liệu như thế có phù hợp không? Và với những biến cố xảy ra từ việc là tập đoàn Tân Tạo, Vinalines, việc ông Dũng bỏ trốn cho đến việc bầu Kiên rồi cho đến các vấn đề của Sacombank, của Agribank, và đặc biệt là lần đầu tiên NHNN Việt Nam công bố tổng số nợ xấu của chúng ta tương đương với 1 tỷ USD và chiếm tới hơn 8% so với dư nợ thì có thể rằng 2012 là một năm Rồng nhưng đầy rẫy những biến cố, đầy rẫy những vấn đề chưa hoàn

Sinh hoạt khoa học

Page 15: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

15

thiện của mô hình, của hệ thống.

Câu hỏi: Mặc dù còn nhiều bất cập tuy nhiên năm 2012 vừa rồi nhà nước cũng đã đề ra rất nhiều những chính sách hỗ trợ DN. Vậy tại sao các DN vẫn hoạt động trì trệ?

Thầy Đặng Ngọc Đức: Một DN cũng giống như bất kỳ chủ thể nào của nền kinh tế, để có thể hoạt động một cách hiệu quả, trôi chảy và có khả năng phát triển thì phải dựa vào nhiều yếu tố, ít nhất như các cụ nhà ta ngày xưa :”thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Như vậy là phải ít nhất có tới ba bốn lĩnh vực khác nhau tác động vào vì thế sự trì trệ các DN Việt Nam chỉ đợi sự hỗ trợ của Nhà nước thôi thì tôi cho là chưa đầy đủ. Một DN muốn tồn tại được thì phải nằm trong các mối quan hệ, có các nhân tố khác nhau tác động vào DN nhưng ít nhất chúng ta có thể phân chia ra làm hai: một là tất cả những forward và backward linkages, tạm dịch sang tiếng Việt là những mối quan hệ thuận và nghịch, DN này muốn tồn tại được thì phải có tất cả những Input đầu vào, những sản phẩm đầu ra. Đầu ra tiêu thụ tốt sẽ là động cơ kích thích cho đầu vào,

đầu vào là điều kiện cần, đầu ra là điều kiện đủ để cho DN phát triển. Ngoài ra còn có môi trường vĩ mô, sự tác động của Nhà nước, của thị trường tài chính, của hệ thống pháp luật… và những nhân tố khác nữa. Giả sử chúng ta giải quyết tốt vấn đề môi trường vĩ mô của Nhà nước thì chúng ta vẫn còn những yếu tố khác nữa chưa thể đáp ứng nổi ví dụ như nhu cầu của tiêu dùng thấp do thu nhập thấp, nền kinh tế giảm thấp… Các yếu tố đầu ra cũng tác động đến việc chúng ta sử dụng bao nhiêu yếu tố đầu vào. Tương tự như vậy, khi DN nọ quan hệ với DN kia theo một sơ đồ mạng thì chúng ta thấy rằng sự hỗ trợ và sự giúp đỡ của Nhà nước như thế nào thì còn là câu chuyện rộng hơn nữa, cụ thể và sâu sắc hơn nữa. Ví dụ như năm 2009 trước bối cảnh khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu, chúng ta cũng học tập theo các nước phát triển đi trước. Khi ở Mỹ người ta có các gói kích cầu lớn khủng khiếp, rồi châu Âu và các nước trên thế giới cũng có, và chúng ta cũng có một gói kích cầu là 1 tỷ USD. 1 tỷ USD này đưa vào nền kinh tế đã là một số vốn rất lớn và cách chúng ta kích cầu thông qua hệ thống ngân hàng lại làm cho số lượng tiền được nhân lên theo hệ số tăng trưởng của vốn tín dụng trong nền kinh tế! Như vậy nếu như ngày đó tỷ giá khoảng độ 19000 VND đến 20000 VND /USD theo tỷ giá chính thức thì chúng ta đã có tới 19000 tỷ được cung cấp cho các DN; sau đó thông qua hệ thống NH vốn lại được quay vòng, được sử dụng và nâng hệ số sử dụng vốn lên rất cao. Thế nhưng chúng ta hỗ trợ các DN như thế nào? Lãi suất thấp không

Sinh hoạt khoa học

Page 16: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

16

phải là cách làm cho DN làm ăn có hiệu quả hơn, trái lại, lãi suất thấp phản ánh tính bao cấp, và từ chỗ lãi suất thấp, bao cấp nên chúng ta lại phải lựa chọn các DN. Như vậy các DN thực sự cần vốn, thực sự cần ưu đãi hay thực sự cần sự hỗ trợ của Nhà nước chưa chắc đã lọt được vào số 1 tỷ USD. Từ đây nảy sinh ra rất nhiều các vấn đề tiêu cực và bằng chứng là đến năm 2010 và 2011 thì tất cả các NHTM được nhận khoản vốn này về để làm đại lý cho Nhà nước, để hỗ trợ cho các DN thì đều bị thanh tra giám sát của NHNN xem có sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng DN không? Nhưng thế nào là DN nằm trong số này? Tiêu chí, tiêu thức không rõ ràng. Rất khó! DN lớn hay DN nhỏ cũng là một câu chuyện rồi, DN làm ăn thế nào là có hiệu quả, thế nào là không có hiệu quả lại là một câu chuyện khác. DN nào cung cấp những hàng hóa thiết yếu cho nền kinh tế là những DN chiến lược trong nền kinh tế cũng lại là một câu chuyện khác nữa. Cho nên chính sách của Nhà nước chúng ta là không hiệu quả. Vấn đề tiếp theo trong việc hỗ trợ của Nhà nước đó là không mang tính đồng bộ so với những chính sách khác. Tôi lấy ví dụ khi chúng ta cho DN vay với lãi suất thấp, về mặt hình thức thì đây là một sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các DN. Nhưng hãy đặt câu hỏi xem là tại sao trong bối cảnh này chúng ta lại tăng giá điện? Vậy thì để trả lời được câu hỏi Nhà nước có thực sự hỗ trợ hay không phải thấy được tốc độ và tác động của tăng giá điện vào với tác động của việc vay được vốn với lãi suất thấp hơn, xem tác động nào mạnh hơn; và nếu tác động của việc tăng

giá điện mạnh hơn thì câu trả lời là Nhà nước chưa hỗ trợ một cách triệt để, và các chính sách kinh tế vĩ mô của chúng ta lại triệt tiêu tác dụng của nhau. Thế nên cho dù chúng ta có nhiều chính sách kinh tế vĩ mô nữa, nhiều sự hỗ trợ nữa nhưng nếu như sự hỗ trợ này không đồng chiều, không nhằm tới một tổng hợp lực mà lại ngược chiều nhau, triệt tiêu cho nhau thì tác động đến DN sẽ không bao giờ đạt được. Ngoài ra cũng như lúc đầu tôi có nói, sự trì trệ, khó khăn của các DN không chỉ tháo gỡ bằng sự hỗ trợ của Nhà nước, bằng các yếu tố bên ngoài còn ngay cả trong bản thân các DN nữa - nội lực của các DN là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Chúng ta vẫn nói với nhau chúng ta tự đi trên đôi chân của mình, phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình nhưng thử kiểm điểm lại xem là các tập đoàn lớn của chúng ta quản trị như thế nào, khả năng sử dụng vốn như thế nào? 750 triệu USD chúng ta vay ở NewYork về năm 2005 đã được bàn giao trọn vẹn cho Vinashin và là một số tiền cực kỳ lớn vào thời điểm đó. Thế nhưng Vinashin đã làm gì với số tiền này? Và 750 triệu USD chỉ rót vào một tập đoàn thôi còn ít thì 1 tỷ USD chúng ta rót cho toàn bộ nền kinh tế thì không thấm tháp vào đâu. Thế nên có một câu chuyện như thế này, tăng nhanh và tăng hiệu quả sử dụng vốn còn hơn là việc tăng tài trợ vốn cho DN. Thà rằng DN không được nhận tài trợ về vốn nhưng họ có khả năng sử dụng vốn có hiệu quả hơn thì cũng tương đương với số vốn như cũ được cung cấp nhiều hơn. Đó chính là lý do tôi thấy rằng để các DN có thể thoát khỏi tình trạng trì trệ thì

Sinh hoạt khoa học

Page 17: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

17

họ phải lựa chọn mô hình tổ chức, họ phải lựa chọn đội ngũ cán bộ quản lý vận hành có đủ trình độ, có đủ đạo đức nghề nghiệp, sau đó thì mới đến những yếu tố từ bên ngoài, đến sự hỗ trợ của Nhà nước cũng như các yếu tố thuộc về thiên thời, địa lợi khác.

Câu hỏi: Tổng quan kinh tế Việt Nam 2012 có nhiều bất cập như vậy thì thầy có nhận định gì về kinh tế Việt Nam 2013?

TS. Đặng Ngọc Đức – Diễn giả chương trình

Thầy Đặng Ngọc Đức: Cũng rất may là có một bước tiến bộ rất quan trọng về mặt xã hội Việt Nam năm 2012 là tính công khai, minh bạch. Chưa bao giờ chúng ta được thông tin nhiều như thế thậm chí thông tin ngay cả một ông tổng giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị hoặc thành viên của chủ tịch hội đồng quản trị một NH nào đó bãi nhiệm, miễn nhiệm hoặc xin từ nhiệm là ngay lập tức trên báo chí có! Và chính vì thông tin của chúng ta ngày một trở nên đầy đủ, cập nhật hơn, rộng rãi hơn cho nên những vấn đề về kinh tế 2012 thầy trò chúng ta mới được biết và chia sẻ. Khi đã biết được biến cố, sự cố của năm

2012 thì chắc chắn Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng sẽ có những biện pháp để khắc phục. Gần đây chúng ta thấy những năm 2009, 2010 lạm phát rất cao, có những thời điểm Quốc hội chúng ta tổng kết lên tới hơn 18,5% thế nhưng đến năm 2011 chúng ta có Nghị quyết 13 và rất nhiều nội dung trong Nghị quyết 13 ấy được triển khai đưa vào cuộc sống dẫn đến năm 2012 tình trạng lạm phát đã được kiểm soát. Rồi một loạt các chính sách liên quan đến tỷ giá hối đoái, đến quản lý ngoại hối, đến điều chỉnh giá trị của đồng Việt Nam so với đồng USD và các đồng tiền mạnh khác trên thế giới. Thế nên trong suốt năm 2012 chúng ta đã đạt được những điều các năm trước đó không đạt được, không làm được là ổn định tỷ giá xung quanh mức là 20828 VND/USD rồi thêm vào đó là lần đầu tiên tỷ giá trong thị trường liên ngân hàng - tỷ giá được công bố lên với tỷ giá thị trường chợ đen là gần sát với nhau nhất. Tôi cho rằng đây là những dấu hiệu rất tích cực của năm 2012 về mặt quản lý. Với đà này tôi tin rằng sang năm 2013, các biện pháp của Quyết định số 13 của Chính phủ về kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế cũng như các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô khác sẽ được phát huy tác dụng và cứ theo đà đó sẽ nâng cấp thêm, hoàn thiện hơn và sẽ xây dựng được các giải pháp hiệu quả hơn thì những vấn đề lộn xộn của năm 2012 bung ra như thế chính là chỉ sẵn đích năm 2013 Đảng và Nhà nước ta, các cơ quan chức năng, các ngành sẽ phải nhằm vào để tập trung sửa đổi kể cả từ lĩnh vực y tế, văn hóa giáo dục cho đến

Sinh hoạt khoa học

Page 18: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

18

những vấn đề về mặt quản lý kinh tế. Cho nên nhận định đầu tiên và chung nhất của tôi về vấn đề này là năm 2013 chắc chắn sẽ tốt hơn năm 2012, tuy nhiên tốt ở mức độ nào và tốt trên những lĩnh vực nào của quản lý kinh tế vĩ mô là cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm. Các nước phát triển trên thế giới như là Mỹ, Nhật, EU đã có một bề dầy của nền kinh tế thị trường, người ta có rất nhiều các phát minh, quản lý đối với nền kinh tế thị trường, người ta cũng trải qua những thời kỳ lịch sử rất thăng trầm và đến bây giờ mới được coi là ổn định, được coi là phát triển. Nhưng ngay trong bối cảnh được coi là ổn định thì Mỹ vẫn có những trục trặc, thỉnh thoảng Chính phủ Mỹ lại bị dọa đóng cửa vì hết tiền, Quốc hội không thông qua một khoản tiền, hai đảng không nhất trí với nhau về trần nợ công thì lập tức cũng đe dọa đến nguy cơ là tạm nghỉ việc của Chính phủ. Tôi cũng chưa tưởng tượng được ra Nhà trắng đóng cửa, Chính phủ đóng cửa điều gì sẽ xảy ra, nhưng về mặt lý thuyết ở đấy sẽ có tình trạng xảy ra như thế. Hay là nợ công của Hy Lạp lan sang các nước khác ở trên thế giới, rồi những vấn đề ở Ý, ở Scotland rồi một số nước khác ở châu Âu rồi kể cả ở Liên bang Nga cũng cho thấy rằng các vấn đề bất cập thì vẫn xảy ra ở đâu đó trên thế giới không riêng gì với quốc gia nào. Và với Việt Nam chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi, việc mò mẫm mô hình, mò mẫm trong quản lý và xây dựng chính sách là không thể tránh khỏi. Nhưng khi chúng ta nhận dạng được những đó thì tôi tin chắc là nó sẽ có định hướng phát

triển. Và gần đây chúng tôi cũng cảm thấy rất phấn khởi là Đảng và Nhà nước đã rất lắng nghe. Vừa rồi có một hội thảo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Học viện Chính sách và Phát triển có thầy Đào Hùng làm giám đốc học viện tổ chức thì tôi thấy có rất nhiều ông Thứ trưởng đến nghe, có cả những ông mà cựu Bộ trưởng đến nghe, có cả ông cố vấn của Chính phủ và đặc biệt là Ban tham vấn tiền tệ quốc gia của Chính phủ đến nghe rất là đông. Thế thì, khi họ đến như thế cũng là để họ nhận diện, cũng nhận biết xem là phản ứng của nền kinh tế, quan điểm của giới học thuật, giới học giả trong nền kinh tế về những vấn đề đấy như thế nào. Tôi cho rằng đấy là những điều rất là mừng. Chắc chắn là nó sẽ được cải thiện dần dần họ sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm, họ rút kinh nghiệm và họ sẽ cải thiện. Thế còn nói về cụ thể từng lĩnh vực một ở trong nền kinh tế thì tôi cho rằng là sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của chúng ta chắc chắn sẽ được phục hồi. Phục hồi ít nhất là phải tăng hơn, ví dụ các em có trong báo cáo của các em là 24% công nghiệp rồi 22% nông nghiệp thì tôi cho rằng những con số đó ít nhất trung bình sang năm sản lượng của những lĩnh vực cụ thể sản xuất của chúng ta nó phải tăng từ 4,5% cho đến 5% so với năm 2012.

Vấn đề thứ hai là giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng chắc chắn là nó cũng sẽ được cải thiện. Tôi không hoàn toàn là phiếm diện khi chỉ nhìn vào đường trên không đâu mà rất nhiều dự án phát triển giao thông của đô thị Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và trong cả nước là đều có

Sinh hoạt khoa học

Page 19: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

19

những thay đổi, đều có những vấn đề mà có thể nói là hứa hẹn năm 2013 sẽ là tốt. Tuy nhiên các em có thể đặt câu hỏi là ngành NH, NH tài chính sang năm 2013 cũng sẽ ổn định hơn năm 2012 này rất là nhiều. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng thì tôi cũng không dám nghĩ đến mức là 12%. Nếu các bạn có đặt câu hỏi là liệu đến 12% hay không thì tôi cũng chỉ dám chia sẻ là tăng trưởng tín dụng của chúng ta nội tệ, ngoại tệ trung bình chỉ đạt 10-12% thôi. Khó có thể vượt qua con số 12%, đạt được con số 12% là tương đối khó. Nhưng tình hình tài chính sẽ ổn định hơn. Thứ nhất là việc sáp nhập các NHTM theo đề án tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng chúng ta sẽ được thúc đẩy mạnh hơn nữa. Và trên cơ sở sáp nhập, tái cơ cấu lại như thế này thì những NH nhỏ, những NH có nguy cơ bị phá sản, những ngân hàng xếp loại yếu kém theo các tiêu chuẩn của World Bank hoặc các tiêu chuẩn của quốc tế khác của bọn … v..v…thì chắc chắn là nó sẽ được cải thiện và sự cải thiện này mới đầu nó chỉ là hình thức thôi do chúng ta mua bán, chúng ta sáp nhập lại nhưng rồi nó sẽ có tác dụng tích cực, hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế. Tình hình đang xấu chắc chắn là sẽ được giải quyết, được giảm bớt. Việt Nam chúng ta gần đây thì cũng tạm hoãn việc thi hành áp dụng các tiêu chuẩn an toàn cũng là tiến bộ vượt bậc rồi trong hệ thống tài chính của chúng ta. Tuy nhiên ở chỗ như thế này thì các em phải chấp nhận, tức là tình trạng giảm bớt cán bộ công nhân viên trong hệ thống tài chính đặc biệt là các NHTM. Sự cắt giảm thu nhập của những người lao động trong lĩnh vực này

là mà chúng ta phải chấp nhận. Hiện nay tôi cũng phải nói thật với các em là như thế này có một số ngân hàng họ cũng cắt giảm hình thức thôi. Tức là cắt giảm mà không tạo ra phản cảm của nền kinh tế đối với lại thu nhập của nhóm người làm trong hệ thống tài chính thôi chứ thực sự thì họ cũng chưa cắt giảm thật đâu. Ví dụ họ không thưởng, họ không tăng lương nhưng họ cuối năm như thế này là chúng ta sẽ có những thông tin như là có những khoản phần thưởng hàng tỷ đồng hoặc thưởng bằng 5 tháng lương. Thưởng bằng 5 tháng lương nghe rất nhẹ nhàng nhưng mà 5 tháng lương của giám đốc Sở giao dịch chẳng hạn bằng 250 triệu/ tháng. Thế thì 5 tháng lương tức là 1 tỷ 250 triệu. Mà chuyện đó mới chỉ là giám đốc Sở giao dịch thôi các em ạ rồi Tổng giám đốc NH, những thành viên của Hội đồng quản trị và những người có cổ phiếu lớn chiếm đại đa số hoặc là cổ đông chiến lược thì chắc chắn sẽ còn được phân phối nhiều hơn như thế nữa.

Năm nay sẽ không có những chuyện như thế nữa. Một phần là hình thức chủ nghĩa tức là người ta cắt giảm đấy đi và sẽ bù bằng cách khác. Ví dụ một số NH

Sinh hoạt khoa học

Page 20: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

20

người ta bù bằng biện pháp như thế này: tôi không thưởng nữa, tôi không tăng lương nữa nhưng tôi sẽ trích một số tiền để trả cho nhân viên dưới hình thức là tôi nợ lương trước đây. Lương trước đây là 100% thì tôi mới trả được 50% và bây giờ tôi trả nốt 50%. Thế thì hệ thống hoạch toán nội bộ đấy các em ạ, chúng ta rất khó kiểm soát. Vậy đấy cũng là một hình thức chia thưởng, chia lương nhưng dẫu sao người ta cũng không công bố đấy là chia thưởng chia lương để tránh sự phản cảm của phần còn lại trong nền kinh tế đối với những người làm trong lĩnh vực tài chính thì đấy là một vấn đề. Còn một số ngân hàng thì họ chiết giảm thực sự. Ví dụ như là khối các NHTM cổ phần như NH Tín Nghĩa chẳng hạn. Bây giờ anh ý buồn lắm, suốt ngày anh gọi anh bảo: em thất nghiệp anh đi uống rượu với em. Thì đấy là một sự cắt giảm thực sự. Hay là NH Techcom bank mà tôi cũng có người nhà làm ở đấy thì cũng thể hiện rất rõ là người ta đưa chỉ tiêu xuống là phòng này thì phải cắt giảm là bao nhiêu người tính theo một tỷ lệ phần trăm nhất định. Còn nếu mà trong phòng đó mà chấp nhận với nhau là không cắt giảm ai cả thì lại phải chấp nhận với nhau một lựa chọn là giảm lương xuống bởi vì người ta khoán theo quỹ lương rồi. Giả sử quỹ lương trước đây là 100 triệu 10 người bây giờ các em phải cắt đi 4 người để duy trì mức lương là 60 triệu thôi để cho mỗi người vẫn được là 10 triệu. Còn bây giờ em vẫn để 10 người thì em phải chia 60 triệu cho 10 người thì mỗi người chỉ còn lại 6 triệu thôi. Thế thì tuy việc sa thải bớt người đi như thế thì nó có

tiêu cực về mặt xã hội nhưng lại có những tích cực về mặt chất lượng lao động, về mặt kĩ năng lao động mang tính cạnh tranh hơn. Ai muốn tồn tại, ai muốn ở lại NH thì rõ ràng là phải có trách nhiệm hơn đối với công việc mình làm, phải tôi luyện được ý thức đạo đức nghề nghiệp của mình là tốt hơn, khẳng định tính cạnh tranh của mình là cao hơn so với những người bị sa thải. Thế cho nên nó cũng có mặt tốt. Thế còn sẽ được giải quyết như thế nào thì tôi nghĩ rằng có 2 hướng để giải quyết: 1 là cơ cấu lại những chỗ thiếu, những chỗ khác của nền kinh tế. Bởi vì có một điều không thể phủ nhận được là khi mà các em đã được làm việc trong NHTM thì các em sẽ làm rất tốt ở lĩnh vực kế toán hoặc là quản lí tài chính trong các DN, rất tốt các em ạ, tốt hơn nhiều so với những người chỉ làm trong lĩnh vực tài chính, kế toán đơn thuần. Ví dụ như các em đã làm ở ngân hàng rồi thì biết là kế toán NH là kế toán đa phương trong khi kế toán của thuế quan chỉ là kế toán song phương thôi. Ở đây không phải là chuyện mèo khen mèo dài đuôi, không phải là chuyện chúng ta ở ngân hàng tài chính thì chúng ta ca ngợi NH tài chính. Hay là chúng ta không phải ở bên kế toán thì chúng ta đưa ra so sánh, nhận định như vậy. Nhưng có một điều rất là thực tế là các em học cả kế toán DN rồi, các em học cả kế toán NH hay các tổ chức tín dụng rồi thì chúng ta biết rằng một nhân viên kế toán NH hay tổ chức tín dụng thì người ta không những là hoạch toán cho các khách hàng với nhau mà họ còn hoạch toán giữa các tổ chức tín dụng mà cung cấp các dịch vụ cho

Sinh hoạt khoa học

Page 21: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

21

các khách hàng khác nhau. Thế thì một người như thế mà làm việc ở NH nữa lại nắm được quy trình, thủ tục vay vốn, nắm được vấn đề kiểm tra kiểm soát nợ rồi giám sát vốn vay mà bây giờ chuyển sang làm việc ở trong các DN thì làm ở bất cứ vị trí nào trong bộ máy tài chính của DN thì đều rất tốt. Tất nhiên là chúng ta không nói là họ chuyển sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh hoặc là sang những lĩnh vực đặc biệt khác thì tôi không biết nhưng trong lĩnh vực tài chính thì chắc chắn là tốt và vì vậy nó sẽ có những hiệu ứng rất là tốt. TTCK của năm 2013 thì chúng ta cũng chưa thể kì vọng quá vào một điều gì tốt hơn nhiều so với TTCK năm 2012 nhưng mà cũng sẽ tốt hơn. Tốt hơn ở 2 giác độ, một là VNBTECH sẽ có xu hướng tăng điểm hơn năm 2012 và ổn định hơn năm 2012. Bởi vì VNBTECH ngoài việc nó chịu những tác động của bản chất nền kinh tế, của những chỉ tiêu quan trọng nhất của nền kinh tế ví dụ sản lượng công nghiệp, sản lượng nông nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất vật chất, cung cấp dịch vụ,.v..v…thì VNBTECH còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố về mặt tâm lí, xã hội và những vấn đề thuộc về bề nổi của nền kinh tế. Ví dụ như sự biến của năm 2012 khi mà những thứ đó không còn nữa, không còn gây tác động nữa thì nó cũng sẽ tạo điều kiện ổn định hơn trong hoạt động của TTCK. Tuy nhiên các em thấy rằng là, TTCK muốn phát triển được nó cũng phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và nhà đầu tư. Thế thì những thứ mà thuộc về số lượng, chất lượng của hàng hóa và nhà đầu tư thì nó không thể trong ngắn

hạn được. Bây giờ các em tưởng tượng là vào thời kì đầu chúng ta mới bắt đầu có TTCK của DN mới cổ phần hóa thì người ta đánh giá giá trị DN là không đúng chưa nói đến chuyện tăng trưởng nóng hay tăng trưởng nguội mà tôi nói giả sử như là Tràng Tiền Plaza người ta đánh giá có 4 tỷ thôi. Thế thì khi đánh giá đúng giá trị của nó thì nó phải là 40 tỷ, 400 tỷ cho nên giá của cổ phiếu bán trên thị trường lập tức nó phải gấp 10 gấp 100 lần so với giá IPO ban đầu của nó. Và lúc đấy người ta gọi là tăng trưởng nóng và chúng ta không thể nào tốc độ tăng trưởng như vậy. Thế nhưng mà điều quan trọng nhất của những người mua cổ phiếu của Tràng Tiền Plaza các em ạ là sau khi mua cổ phiếu xong, sau khi đã được cổ phần hóa rồi thì nó tiến hành sản xuất kinh doanh như thế nào và mang lại tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu mà chúng ta mới tính được share là bao nhiêu. Điều đó ở nền kinh tế Việt Nam chưa đạt được. Hầu như các DN cổ phần hóa để mà cổ phần hóa thôi, sau khi cổ phần hóa rồi tất cả mọi thứ hầu như là vẫn không thay đổi. Người ta dung từ “bình mới rượu cũ” thì hơi nặng quá nhưng thực sự là mức độ thay đổi không bao nhiêu cả. Thế thì khi nào các DN được cổ phần hóa thì phải phát triển lên, mang lại lợi ích thực sự cho bản thân. Những người sở hữu cổ phiếu thì trị giá cổ phiếu mới có xu hướng tăng trưởng một cách bền vững không thì nó chỉ tăng theo từng đợt song một thôi và đợt song ấy tác động chủ yếu là vấn đề tâm lí, chủ yếu là các vấn đề cung cầu trong ngắn hạn. Trong năm 2013 chúng ta cũng đừng kì vọng có sự gia tăng một

Sinh hoạt khoa học

Page 22: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

22

cách đột biến, bền vững của TTCK. Nhưng mà cá nhân tôi tôi tin tưởng chắc chắn rằng sẽ tốt hơn năm 2012. Thị trường bất động sản thì vẫn còn lịch xịch tiếp nữa. Ở đây tôi cũng thừa hưởng quan điểm của rất nhiều chuyên gia khác ví dụ như bàn về thị trường BĐS. Bởi vì bất động sản vừa rồi nó cũng tăng trưởng nóng quá, tăng trưởng vượt quá nhu cầu thực sự của người dân. Vấn đề thứ hai là: thị trường BĐS là một bẫy đối với rất nhiều DN kinh doanh bất động sản và hệ thống tài chính. Có thể nói rằng là tỷ lệ nợ xấu mà chúng ta vừa đưa lên đây có một vài chuyên gia cho rằng như vậy vẫn chưa hết đâu. 8 phẩy mấy % chưa phán ánh thực nợ xấu của chúng ta đâu. Thế nhưng mà cho dù nó thực hay không thực thì chúng ta cũng phải thừa nhận với nhau một điều là trong thị trường bất động sản thì đang chết, do sự đóng băng của thị trường BĐS dẫn đến tình trạng là nợ xấu lớn như vậy. Để giải quyết vấn đề của thị trường BĐS thì nó vượt quá cung cầu nhiều như thế không phải là trong thời gian ngắn hạn chúng ta có thể giải quyết được. Tôi cho rằng là đến bây giờ Nhà nước không phải chỉ cho vay đối với một số DN kinh doanh đầu tư bất động sản để họ có thể hoàn thiện nhà sau đó bán cho người dân ở mức độ thu nhập trung bình, thu nhập thấp hoặc là bán cho những người sở hữu những nhà đầu tiên. Xin lỗi các em tất cả những chính sách đấy nó chỉ có giới hạn nhất định thôi. Nếu như tôi không muốn nói nặng lời hơn một chút là nó mang tính hình thức. Bởi vì chúng ta đã biết rất rõ là do cách quản lí của chúng ta nó dẫn đến là

nhà bán cho người thu nhập thấp nhưng những người thu nhập thấp không tiếp cận được, người mua những căn hộ đó lại là những người có thu nhập không thấp. Vậy thì rõ rang là việc giải quyết nhà thu nhập thấp là chưa được. Bây giờ một số DN tập trung vào phân khúc là nhà vip, nhà rất là đắt tiền có diện tích rất rộng và sang trọng thì số đó báo cáo với các em là cả nước cũng chỉ vào khoảng trên dưới 1-2 triệu người. Chúng ta có hơn 80 gần 90 triệu dân số nhưng mà phần lớn chúng ta vẫn là thu nhập ở mức trung bình. Thế còn những người có thu nhập cao và rất cao để có thể mua sở hữu được những căn nhà 5,7 tỷ đến 10 tỷ như thế. Chúng ta có gần 90 triệu dân nhưng phần lớn vẫn là mức thu nhập trung bình trở xuống, những người có thu nhập cao hay rất cao để có thể sở hữu một ngôi nhà 5 tỷ, 7 tỷ hay cả chục tỷ rất là ít, và một số người trong đấy người ta đã sở hữu các biệt thự bỏ không trong đây rồi. Giải quyết cái đó mới là khó khăn, chứ còn giải quyết căn hộ thì ít khó khăn hơn so với biệt thự. Nên để giải quyết triệt để BĐS thì còn phải giải quyết vân đề liên quan đến quyền sở hữu nữa và hiện nay tôi biết là có một vài dự thảo đã ngấp nghé đề lên việc cải cách sở hữu đất đai, cải cách vấn đề sang nhượng đối với bất động sản để giảm bớt tình trạng đầu cơ đi. Thật vô lí khi mà đất Hà Nội còn đắt hơn đất ở quảng trường thời đại, đắt hơn New York, đắt hơn cả Wasinton DC. Để giải quyết vấn đề này cần góc nhìn dài hạn chứ chỉ trong năm 2013 thì thị trường này cũng chưa hồi sinh được đâu, có chăng chỉ là thoát khỏi đáy đóng băng. Còn về văn

Sinh hoạt khoa học

Page 23: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

23

hóa giáo dục 2013 thì tôi nghĩ sẽ có những thay đổi khá mạnh về cơ cấu, chưa bao giờ mà báo chí lại đưa tin nhiều về việc tiết giảm đào tạo ngành này, ngành kia cho dù thông tin trên báo vẫn chưa hoàn toàn chính xác và sau đó cũng có thông tin phản hồi từ độc giả là ý kiến của ông bộ trưởng này, bộ trưởng kia điều tra khảo sát ở đâu mà nói ngành này giảm, ngành kia tăng. Theo cá nhân tôi thì đây là những thông tin định hướng về cơ cấu đào tạo của chúng ta như thế nào? Đấy cũng là thông tin tốt cho các em THPT để các em hướng nghiệp. Sự thay đổi của giáo dục ở đây sẽ có ý nghĩa về mặt chất lượng ở chỗ là các trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ sẽ nhiều hơn, còn những trường đã thực hiện thì sẽ có sự nâng cấp hơn, như vậy người học sẽ được chú trọng hơn và quá trình quản lí chất lương hay quản lí đào tạo sẽ trở nên minh bạch hơn. Trường chúng ta áp dung hệ thống thông tin điện tử trong thời gian qua vẫn còn bất cập, việc các em đang kí môn học khó khăn, nhưng năm nay sẽ được khắc phục. Bây giờ chúng tôi đi giảng cũng phân lịch trên mạng rồi, nên các em có thể vào mạng để biết được thầy này cô kia hiện đang làm gì , ở đâu để tránh tình trạng giáo viên nghỉ dạy rồi chỉ gọi điện cho lớp trưởng là thầy đang bận đi công tác tại chức, các em chỉ cần lên mạng kiểm tra lại thông tin thầy đang đi giảng ở đâu hay là thầy đang ở nhà, đấy là sự minh bạch dần. Năm 2013 sẽ có những cải cách mở cửa trong định hướng phát triển.

Câu hỏi: Một trong những mục tiêu

của tái cơ cấu ngân hàng là việc giải quyết nợ xấu. để giải quyết thì phải biết chính xác nợ xấu là bao nhiêu nhưng mà hiện nay đang có rất nhiều con số khác nhau. Vậy theo thầy con số nợ xấu hiện nay của ngân hàng là bao nhiêu?

Thầy Đặng Ngọc Đức: Trước tiên như tôi đã nói cho các em, Việt Nam chúng ta có một nhược điểm cơ bản là thông tin không đầy đủ chính xác, điều này xuất phát từ 2 giác độ, thứ nhất là bệnh thành tích, tranh công đổ lỗi, thế nên khi có lỗi không dám nhận, nên là nợ xấu thì cứ phải là mức độ thấp, và thứ 2 là chính sách đãi ngộ với những người mà nắm quyền quản lí lãnh đạo. Vì thế mới xảy ra trường hợp tôi là giám đốc NH thì tôi sẽ được những cái quyền, cái bổng lộc; ngoài quyền kí kết hợp đồng, tôi còn được những khoản ưu đãi riêng mà không cần phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, để mà giữ cái ghế thì tôi bao giờ cũng nói tôi làm rất tốt, thế nên nợ xấu tôi phải khai ít đi bằng nhiều cách, ví dụ như là cho vay thêm để tăng dư nợ lên mục đích là giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống, rồi cho vay để đảo nợ, xóa nợ xấu đi. Còn nếu các em đươc đặt lên vị trí một giám đốc NH, phải suy nghĩ ngày đêm trăn trở để tìm ra biên pháp để NH của em tồn tại và phát triển được, sau đó em mới có lợi ích, thì ở đây sẽ xuất hiện sự đánh đổi. Và lúc đó không thực sự giỏi giang, sáng tạo ra những cách thức kinh doanh mang lại hiệu quả cao chưa chắc các em đã dám nhận chức giám đốc NH đâu. Nợ xấu của Việt Nam đã có lâu rồi nhưng nó luôn bị che giấu, bóp méo bằng những cách khác nhau. Ví dụ, từ

Sinh hoạt khoa học

Page 24: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

24

1998 đến 2001 tôi làm ở trung tâm tư vẫn hỗ trợ NH tài chính, JICA của Nhật Bản đến đề nghị rằng có nên tài trợ cho Việt Nam 390 triệu USD để hiện đại hóa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Nhưng chỉ 3 tháng sau, khi mà chúng tôi còn chưa kịp đề nghị gì thì họ đã rút rồi. Tôi đảm bảo là các em sẽ không tìm được báo cáo thường niên năm 2011 của ngân hàng này, trong khi bây giờ đã gần hết tháng 1 của năm 2013 rồi. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại báo cáo chậm thế mặc dù ngày quyết toán là 31 tháng 12. Luật kiểm toán là cứ 31 tháng 1 năm sau thì phải có báo cáo thường niên năm trước. Vậy thì chậm là để có thời gian make up số liệu, để chờ quyết định của NHNN có xóa nợ cho không. Trước khi cổ phần hóa thì kể cả Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, hay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đều là những ngân hàng kinh doanh với vốn chủ sở hữu âm. Nghĩa là tổng số nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ khê đọng, nợ không thể thu hồi được của các ngân hàng này lớn hơn vốn chủ sở hữu của họ và những người chiếm dụng số vốn này đều là các DN nhà nước, thế nên là mới có chuyện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới xin xóa nợ. Số liệu trung bình cho đến năm 2006 là có những thời điểm họ xin xóa nợ tới 98%, có nghĩa là cứ 100 đồng nợ không đòi được thì NHNN lại cấp cho 98 đồng. Về mặt lí thuyết thì nợ quá hạn có 3 nhóm nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là từ phía khách quan bất khả kháng như là thảm họa tự nhiên và sự thay đổi trong chính sách của nhà nước, nguyên nhân thứ hai

từ nhóm các NHTM, nguyên nhân thứ ba thuộc về khách hàng. Theo số liệu thống kê, khách hàng lừa đảo chỉ chiếm từ 3 đến 5%, như vậy có nghĩa là trên 90% khách hàng của chúng ta gặp khó khăn nếu họ gặp phải rủi ro là do họ yếu kém trong quản lí hoặc bản thân họ bị rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ quá hạn là do NHTM và do sự thay đổi trong chính sách của nhà nước, đặc biệt là chính sách xóa nợ. Giả sử các em có chiến lược để trở thành các tổng giám độc NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì nếu như cứ 100 đồng nợ được xóa 98 đồng thì các em có nên nâng cao chất lượng tín dụng không? Vừa vất vả, vừa mất lòng khách hàng, vừa mất lòng công nhân viên vì thu nhập giảm xuống trong khi có một giải pháp khác là cứ thoải mái đi rồi nhà nước sẽ bù lỗ, vậy thì sẽ không bao giờ có được chất lượng tín dụng tốt. Ai lợi, ai hại thầy cũng không thể chia sẻ hết được. Nếu thầy là NHNN thì nếu thầy xóa nợ cho các em thì các em phải cảm ơn thầy rồi. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở miền Trung cho ngư dân vay để đánh bắt xa bờ, nói ra thì rất bi hài những người ta chỉ mong có bão xảy ra thôi, khi có bão xảy ra, một vài người dân không về được đất liền thì đấy là cái cớ để họ xóa nợ, chỉ có 5 chiếc không về được thì sẽ có 200 chiếc được kê khai để xóa nợ, như vậy là người ta có lợi ích cả từ thiên tai. Có người xấu số, đã được đền bù nhưng không đáng bao nhiêu cả. Như trường hợp bầu Kiên, ông ta cũng bòn rút từ cái nợ quá hạn này. Chiến lược “chim kền

Sinh hoạt khoa học

Page 25: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

25

kền” tôi đã từng nói qua, loại chim này là loài chuyên ăn xác động vật thối rữa, và các NH, DN nào càng nợ nhiều bao nhiêu thì càng béo bở cho bầu Kiên bấy nhiêu. Bầu Kiên một mặt thì thành lập công ty của mình, mặt khác lại là cổ đông chiến lược của các Ngân hàng thương mại cổ phần, là thành viên hội đồng quản trị của ACB. Với vị thế của chúng ta thì việc vay vốn rất khó khăn, cần có dự án tốt may ra mới có thể vay vốn nhưng với bầu Kiên việc vay vài trăm, vài nghìn tỷ là chuyện dễ dàng, một phần dùng để đầu tư BĐS, một phần dùng để sở hữu chéo các NH khác, còn công ty ông ta lập ra sẽ “chủ động” trở thành nợ quá hạn. Khi đứng ra với tư cách người môi giới mua bán nợ thì ông ta chỉ cần bỏ ra 20 tỷ thôi, ông ta sẽ ẵm túi 80 tỷ. Những sự việc như thế này không phải lúc nào cũng đem lên mặt giấy vì mức độ tiếp xúc thông tin của phóng viên cũng khá hạn chế. Một bên là NHTM, một bên là công ty mua bán nợ. Công ty mua bán nợ do tôi thành lập nên và do các em yêu quý tôi nên các em cho tôi vay hàng trăm nghìn tỷ, một trăm nghìn tỷ này vay về tôi đưa công ty này ra để làm đối tác vay vốn, khách hàng vay vốn. Tôi lấy tất cả tài sản thế chấp để các em cho vay. Vay xong rồi thì vì đây là công ty của tôi, tay trong của tôi, sân sau của tôi nên tôi bảo đừng có trả nợ, quá hạn cứ lập biên bản cứ chuyển nợ quá hạn, cứ xác định phạt lãi… không thành vấn đề. Và đến một lúc nào đấy tôi sẽ đến nói với NH như thế này: có một món nợ xấu rất to ở công ty và bây giờ các ông phải giải quyết nó qua công ty mua bán nợ. Tôi sẽ đứng lên làm

môi giới, món nợ ấy 100 tỷ nhưng tôi chỉ trả cho ông 20 tỷ. Nếu tôi nắm cổ đông chiến lược của ngân hàng các em nữa thì đề xuất ấy luôn luôn được thực hiện thậm chí được thực hiện trước khi đề xuất ra, có nghĩa là chiến lược từ trước rồi. Cứ mỗi vụ như vậy người ta có 80 tỷ. Nếu là một nghìn tỷ nó là 800 tỷ. Thế thì trong số các nguyên nhân tôi nêu ra chưa có nguyên nhân nào NH chủ động tạo ra nợ xấu, cũng như một số NH chủ động kinh doanh thua lỗ. Về mặt khoa học tôi không hoàn toàn nhất trí đóng cửa sàn vàng, kinh doanh ngoại tệ. Nhưng về mặt thực tế tôi hoàn toàn đồng ý với Nhà nước, bởi vì nó là sân sau khai lỗ của NHTM. Ví dụ NHTM hạch toán lãi 1000 tỷ, nhưng nếu công bố thì khó coi vì các DN chết hàng loạt, mà NH là người support cho DN. NH thì rất giàu có trong khi có lúc có tới 60 ngàn DN rơi vào tình trạng phá sản, bên bờ vực phá sản. Nhưng nếu các NH khai lỗ thì cũng rất khó coi. Vậy thì họ phải dấu bớt lãi đi thông qua kinh doanh vàng lỗ, ngoại tệ lỗ. Không như kinh doanh tín dụng, nó rõ ràng ra đấy rồi thì làm sao mà dấu nổi. Còn kinh doanh vàng, mua lúc nào, bán lúc nào họ có mua, bán thật không, mua khống bán khống theo cái thị trường derivative – thị trường phái sinh, hay thị trường giao ngay là cả một vấn đề vô cùng phức tạp. Và không ai có thể giải quyết vấn đề ấy rồi lại ủy thác cho người khác kinh doanh vốn của NH, kết quả là để hợp lý hóa vấn đề. Thế nên vấn đề nợ xấu của Việt Nam cùng với thời gian theo các cách khác nhau trắng - đen, tốt - xấu… lúc đầu chỉ là bệnh thành tích thôi, bệnh tranh công, đổ lỗi

Sinh hoạt khoa học

Page 26: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

26

rồi tới vấn đề thâu tóm, sở hữu chéo để thực hiện chiến lược “chim kền kền”... và rồi đến một lúc nào đó nó trở thành một cái cục rất lớn. Quay trở lại với vấn đề giải quyết nó như thế nào. TS Lương Xuân Nghĩa có đưa ra một vài biện pháp giải quyết. Thứ nhất là sử dụng trích lập dự phòng của các NH. Tôi hoàn toàn đồng ý. Tích lập dự phòng là khi các khoản vay được xác định trở thành nợ khó đòi nợ xấu, đặc biệt là nợ xấu nhóm 4, 5 thì người ta bắt trích lập dự phòng tới 100% giá trị món vay. Và bây giờ ông phải bỏ khoản ấy ra - nó đúng với bản chất của trích lập dự phòng. Và lẽ ra chúng ta thực hiện đúng theo nghị định 493 và 457 của NHNN, một cái là phân loại nợ và trích lập dự phòng còn một cái là xử lý trích lập dự phòng để bù đắp rủi ro. Về mặt lý thuyết tôi có nợ xấu tức là tôi đã phải có trích lập dự phòng và khi phải xử lý nợ xấu thì tôi xử lý bằng trích lập dự phòng này, không có gì phải bàn cãi cả. Và qua xử lý trích lập dự phòng này mới phát hiện được NH nào làm tốt 493 và 457, NH nào không chấp hành. Thế nhưng rất tiếc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn không chấp hành, vì vậy mới dẫn tới khó khăn trong giải quyết nợ xấu và đa số các NH khác chỉ chấp hành trên hình thức, trên giấy tờ sau đó chạy quỹ. Tức là khi có thanh tra thì tôi có trích lập dự phòng rồi và khi thanh tra về thì cũng có cái khó là không phân biệt được đồng nào mua mắm đồng nào mua tương, mua rau… khi ông đến tôi chỉ chỉ cho ông một cái quỹ thôi và khi ông về tôi dùng cái quỹ ấy để cho vay hay trích lập dự phòng thì không ai kiểm soát được. Đấy

là nguyên nhân khiến cho về mặt lý thuyết nguồn trích lập dự phòng phải đủ cho giải quyết nợ xấu thì nó không đủ nữa và phải dẫn tới cái thứ 2 là vốn chủ sở hữu phải bỏ ra để giải quyết nợ quá hạn. Tức là các NH phải bỏ vốn chủ sở hữu ra để bù đắp rủi ro tín dụng. Về mặt cơ sở lý luận là hoàn toàn chính đáng. Vì có một câu nói về vốn chủ sở hữu là “vốn chủ sở hữu của NHTM chính là cái đệm đỡ cho NH khi gặp phải rủi ro”. Đấy cũng chính là lý do tại sao lúc nãy tôi nói với các em thì xét trên giác độ này thì trước khi 4 NH của chúng ta cổ phần hóa thì kinh doanh với vốn chủ sở hữu âm là như thế. Tức là họ phải bỏ vốn chủ sở hữu ra để bù đắp cái mất hoặc bị chiếm dụng nên vốn chủ sở hữu mới còn lại âm. Bỏ vốn chủ sở hữu ra để bù đắp rủi ro tín dụng là hoàn toàn đúng. Thế nhưng câu chuyện cũng không thể dừng ở lại đó được bởi vì nếu bỏ vốn chủ sở hữu ra để trang trải rủi ro tín dụng thì có 2 khả năng xảy ra. Khả năng 1là nếu nó chưa đủ thì sao. Thì lúc ấy còn chết nữa, mới lòi ra các ông tay không bắt vịt cả, kinh doanh bằng uy tín Nhà nước cả. Thông tin này cũng rất nhạy cảm và cần che dấu không thể dùng hết vốn chủ sở hữu của mình được. Hai là nếu bỏ vốn chủ sở hữu ra thì phần lớn vốn chủ sở hữu mất đi do việc bù đắp ấy thì quy mô vốn chủ sở hữu còn lại của NH là bao nhiêu? Giả sử như là đủ rồi thì số còn lại là bao nhiêu? Và số này sẽ tác động đến khả năng huy động vốn của NH thương mại vì chúng ta đều biết rằng quy mô của nguồn vốn không được phép gấp 20 lần vốn chủ sở hữu - đó là quy định của NHNN, rồi nó còn

Sinh hoạt khoa học

Page 27: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

27

ảnh hưởng tới quy mô của món vay nữa. Bởi vì luật của NHNN cũng đưa ra là một món vay không được vượt quá 15% giá trị của vốn chủ sở hữu. Nếu bây giờ vốn chủ sở hữu của các em là 1000 tỷ thì các em được cho vay một món tối đa là 150 tỷ. Nếu vốn chủ sở hữu là 100 tỷ thì tối đa là 15 tỷ đối với một khách hàng. Và như vậy đối với một dự án lớn thì không thể một NH gánh vác nổi và sẽ phải liên quan tới đồng tài trợ, đồng góp vốn. Nhưng người Việt Nam có cái khó là chia lợi thì dễ mà chia lỗ thì khó vô cùng. Nếu tôi góp 70% vốn đến lúc chia lợi nhuận đương nhiên tôi ẵm 70% tỷ suất lợi nhuận, nhưng nếu lỗ tôi phải chịu 70% mà trong khi tôi là NH đầu mối thì đó là cái khó. Và trong các trường hợp như vậy việc sử dụng vốn chủ sở hữu cũng có các giới hạn nhất định. Còn một số chuyên gia đề xuất ra là sử dụng Ngân sách Nhà nước. Đấy là con đường dễ nhất, nảy sinh nhiều tiêu cực nhất, mang lại lợi ích nhiều nhất cho những người có quyền trong ngành nhất. Quan điểm cá nhân của tôi là tôi không bao giờ đồng ý dùng Ngân sách Nhà nước. Thứ nhất tiền Ngân sách Nhà nước là tiền của chúng ta, không phải của các em thì cũng là của bố mẹ của các em. Lao động vất vả ngày đêm đóng thuế cho Nhà nước, nộp lệ phí cho Nhà nước ở các hình thức khác nhau mà giờ phải đem bù lỗ cho mấy ông kinh doanh không hiệu quả, ít nhất là như vậy còn chưa kể như bầu Kiên thông đồng với khách hàng thì rõ ràng là oan uổng không chấp nhận được. Còn lý do thứ hai, nếu tiếp tục dùng Ngân sách Nhà nước thì không bao giờ nợ xấu giải

quyết được. Tình trạng này sẽ tiếp tục tồn tại và lây lan dưới nhiều hình thức vì người sau cứ học tập người trước. Tại sao họ được Nhà nước bù lỗ còn chúng ta thì không? Và còn liên quan tới chống tiêu cực chống lợi ích nhóm. Bởi vì khi xuất hiện Ngân sách Nhà nước bù lỗ thì chúng ta phải xem NH nào được bù lỗ mà không bù lỗ cho NH nào. NH nào có sân sau, có goodwill - có lợi thế thương mại… thì đó chính là các NH được xử lý nợ xấu bằng Ngân sách Nhà nước. Như vậy sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa các NH. Quay trở lại vấn đề này, nguồn để giải quyết nợ xấu phải là vốn xủa NHTM. Bây giờ khi ông làm ăn làm ăn phát đạt, chia thưởng tới một tỷ 250 triệu cho một giám đốc sở thì đây là lúc phải bỏ tiền ra để giải quyết. Về mặt quan điểm đạo đức xã hội, về mặt kinh tế nó rất công bằng. Khi ông làm ăn có lãi ông được thưởng nhiều, khi làm ăn thua lỗ để xảy ra nợ xấu ông phải chịu. Các ông không có đủ tiền mặt thì các ông bán nhà, tài sản đi để giải quyết nợ xấu chứ đừng nên bắt Nhà nước gánh gánh nặng nợ xấu. Và chỉ có như thế các NH mới sợ vấn đề nợ xấu và người ta phải kiên quyết đoạn tuyệt với nợ xấu bằng mọi giá nếu không họ vẫn sẽ tìm cách để xóa nợ, có thêm nợ xấu và che dấu thông tin. Còn để ngăn chặn nợ xấu xảy ra thì một mặt cách giải quyết nợ xấu cũng góp phần ngăn chặn nó, mặt khác chúng ta cũng đừng nên can thiệp vào hoạt động của các NHTM một cách vi mô nữa. Thay vào đó chính phủ nên thiết lập một số quy chế về hoạt động tín dụng, thậm chí nếu cần thiết đưa vào luật NH, các tổ

Sinh hoạt khoa học

Page 28: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

28

chức tín dụng. Cho ai vay ở mức nào nên để do NHTM tự quyết. Trong trường hợp đấy Nhà nước không định hướng tín dụng, đối tượng cho vay thì các NH thương mại cũng sẵn sàng hơn trong việc tự chịu trách nhiệm. Ví dụ như Nhà nước chỉ đạo tôi cho vay đối với trường KTQD nhưng sau này KTQD không trả được thì NH có cớ là cho vay theo chỉ đạo của Nhà nước cho nên bây giờ mất vốn thì Nhà nước phải chịu, không thể đứng ngoài cuộc được. Và đấy cũng là lý do mà theo tôi Nhà nước đã đến lúc cần phải hướng tới các quy chế, quy luật hoạt động của nền kinh tế thị trường đối với quản lý hệ thống ngân hàng, của từng NHTM một. Như vậy hãy để các NHTM tự đi trên đôi chân của chính họ. Và chúng ta cũng đừng ngại ngần gì khi cho một số NHTM sát nhập hay thậm chí phá sản. Vấn đề là Nhà nước làm thế nào đó để phá sản không gây tác động dây chuyền. Trước khi NH này phá sản tôi đã nắm được toàn bộ tình hình nguồn vốn và tài sản của NH này, còn đối với nợ, tôi lập ra một NH để giải quyết chuyện đó. Như vừa qua khi sát nhập một số NH, chúng ta sợ các NH này sát nhập lại với nhau gây ra hiện tượng banking panics thì Nhà nước đã rất khôn ngoan là chỉ đạo Ngân hàng Ngoại thương đứng ra bảo lãnh cho các hoạt động thanh toán trong TH này hoặc NH Đầu tư và phát triển Việt Nam đứng ra trong TH khác. Và mọi việc sẽ êm thôi chứ không có vấn đề gì cả. Tôi luôn tin rằng chuyên chính vô sản, sự lãnh đạo của Đảng ở Việt Nam đủ mạnh để không bao giờ xảy ra banking panics. Còn nếu chúng ta không

kiên quyết thì không bao giờ giải quyết được vấn đề nợ xấu. Ví dụ ở Mỹ để giải quyết khả năng thanh toán của NHTM thì nó chỉ có thể đáp ứng bằng khả năng huy động vốn của NH ấy thôi, bằng lòng tốt của các NH tài trợ cho vay ở cái thời điểm khốn khó ấy. Bởi vì ở Mỹ, chính phủ không nắm nhà máy in tiền quốc gia, không nắm FED. Còn ở Việt Nam khi giải quyết vụ Bầu Kiên người ta sợ là ACB sẽ rơi vào tình trạng giống 2005. Người ta đã quay cảnh buổi đêm nhân viên chuyển tiền vào kho của ACB như chúng ta khuân gạch dây chuyền. Vậy thì dân ta lo gì? Chỉ cần Nhà nước đảm bảo được khả năng thanh toán thì việc giải quyết đối với các NH là hoàn toàn có khả năng. Nhà nước chúng ta hoàn toàn đủ khả năng thanh toán vì nhà máy in tiền trong tay chúng ta, NHTW thuộc chính phủ. Điều này không phải là không có tiền lệ ở Việt Nam, hay nói cách khác là không phải không có kinh nghiệm. Năm 2005 rộ lên một tin đồn là tổng giám đốc ACB đã bỏ trốn ra nước ngoài với một số tiền lớn. ACB đã rơi vào cảnh cán bộ công nhân viên phải chi trả tiền gửi tới 11:30 đêm ở TP.HCM và một số chi nhánh Hà Nội. NHNN đã giải quyết chuyện này cực kì êm bằng cách: cung 5000 tỷ ngày thứ nhất, 4000 tỷ ngày thứ hai và 3.5 triệu USD từ chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ở TP.HCM chuyển sang. Sau đó bên cạnh bánh mỳ là hoa hồng, ông Lê Đức Thúy bay vào TP.HCM lên hình với tổng giám đốc ACB. Rõ ràng là sau đó còn ai lo sợ chuyện ông tổng giám đốc chạy ra nước ngoài nữa. Và cuối cùng chúng ta cũng không sợ các tác động

Sinh hoạt khoa học

Page 29: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

29

mạnh mẽ từ hệ thống NH vì suy cho cùng tổng giá trị của hệ thông NH Việt Nam không quá lớn như ở các nước khác. Ví dụ chỉ nói riêng Lehman Brothers, chỉ nói riêng Washington Mutual khi nó phá sản, nó thua lỗ 19 tỷ USD và tổng tài sản còn lại của nó là 309 tỷ USD - gấp 4 lần thu nhập quốc nội của Việt Nam nên nó phá sản mới đáng sợ. Còn các NHTM ở Việt Nam, nói hàng nghìn nghìn tỷ thế thôi chứ so với nền kinh tế Việt Nam thì vẫn là NH nhỏ còn so với thế giới là các NH siêu nhỏ. Cộng 4 NHTM Nhà nước lớn nhất của chúng ta lại mới bằng một NH cỡ trung bình của Malaysia. Cho nên để giải quyết những hậu quả đó cũng không phải là vấn để Nhà nước quá lo ngại. Tôi cho rằng vấn đề này vẫn còn mang sự nuối tiếc với bao cấp, vẫn có những gì đó đằng sau vấn đề về minh bạch, đằng sau những vấn đề của luật pháp mà còn khó khăn trong giải quyết và tôi tin chắc rằng Nhà nước chúng ta đã muốn giải quyết là giải quyết được.

Câu hỏi: Như thầy đã nói thì để giải quyết nợ xấu thì dùng trích lập dự phòng hoặc vốn chủ sở hữu. Ngoài ra NH SHB đã thực hiện chính sách chuyển nợ thành vốn cổ phẩn ở công ty Bianfishco. Theo thầy chính sách này có hiệu quả không và gặp khó khăn gì?

Thầy Đặng Ngọc Đức: Câu hỏi rất hay, bởi vì về mặt lý thuyết có hai phương thức để giải quyết nợ. Đầu tiên là giải quyết trực tiếp từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng. Tôi là NH các em là khách hàng, mức độ nhẹ nhất là tôi xuống động viên các em: “Thôi các anh chị cố gắng

trả nợ, khi các anh trả nợ rồi thì chúng tôi lại tài trợ tiếp v.v… quan hệ của chúng ta sẽ tốt dần lên, từ nay các anh chị sẽ là khách hàng vĩnh viễn khách hàng VIP…” . Biện pháp này gọi là khuyến khích khách hàng trả nợ, tạo động lực cho khách hàng hợp tác với chúng ta để thu nợ. Nặng hơn thì chúng ta khai thác nợ cùng với khách hàng. Các em vay vốn về để mua nhà, kinh doanh BĐS thì NH tham gia cùng việc kinh doanh đó. Thậm chí việc kinh doanh của các em chưa hoàn chỉnh, ví dụ nhà em xây chưa xong, cơ sở hạ tầng chưa xong thì tôi còn đầu tư tiếp nữa để chúng ta cùng nhau khai thác lợi ích từ tài sản được hình thành từ vốn vay. Nặng hơn tí nữa là thu hồi, phong tỏa tài sản bảm đảm, xin giấy phép để thu hồi. Và nếu biện pháp đó cũng không được nữa thì chúng ta khởi kiện khách hàng ra tòa. Đó là 4 cách khác nhau của việc thu nợ trực tiếp từ khách hàng. Mỗi mức độ đều có hạn chế và tích cực riêng của nó.

-Phương pháp thứ nhất là tốt nhất nhưng hiệu quả không cao. Khách hàng cố tình chày cối, thậm chí gọi điện còn không nghe -Trong TH thu hồi được tài sản thì tốt quá. Nhưng trong tình hình thị trường BĐS đang như thế này thì chúng ta khai thác kiểu gì? -Bán tài sản của khách hàng thì không phải dễ, đặc biệt là DN nhà nước. -Nếu khởi kiện thì DN tư nhân sợ lắm, nó sẽ tìm cách để trả nhưng nếu là DN nhà nước thì khác gì kiện củ khoai, chả giải quyết được gì mà còn tốn cả tiền kiện nữa! Chưa kể tư nhân một số thằng

Sinh hoạt khoa học

Page 30: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

30

cũng cùn, cũng trốn, rồi một số quen biết bên hệ thống hành pháp, tư pháp, rồi kiện tụng lằng nhằng và trong bối cảnh luật pháp của Việt Nam, thay đổi một chữ là hồ sơ thiên lệch đi cực kì khó giải quyết. Ở các nước khác trên thế giới, ngoài biện pháp khuyến khích khách hàng trả nợ ra thì người ta rất kiêng các biện pháp tiếp theo ví dụ như phong tỏa tài sản hoặc kiện ra tòa.

Mà người ta giải quyết nợ bằng cách tiếp theo, là gián tiếp qua thị trường. Qua thị trường lại có các mức độ khác nhau: mức độ thứ nhât là bán lại khoản nợ cho người khác (như bầu Kiên mua bán nợ) hoặc các NHTM thành lập các công ty mua bán nợ. Rất nhiều người đặt câu hỏi: “Chủ nợ còn chưa thu hồi được huống chi là bán cho người khác?” nhưng mà điều này tùy thuộc vào hợp đồng vay vốn. Những khoản có khả năng thương thảo (negotiable loans) thì chúng ta có quyền bán cho người khác. Khi đó người khác sẽ trở thành chủ nợ và người khác đó chưa chắc đã cần thu nợ bằng tiền, có thể họ định hướng kinh doanh sang hướng khác. Họ coi đây là lĩnh vực béo bở, chưa biết quản lý nên mới nợ nần chồng chất thôi, nếu đầu tư

thêm vào thì rất có thể sẽ thay đổi theo diện mạo mới. Đó là cách rất tốt. Cách thứ hai là chứng khoán hóa các khoản nợ. Dùng các khoản nợ đó làm tài sản bảo đảm. Nó có đầy đủ cơ sở pháp lý: đơn xin vay, khế ước nhận nợ, hợp đồng tín dụng… của các cơ quan công chứng Nhà nước – rõ ràng nó là một tài sản và tôi coi nó như tài sản thế chấp và tôi phát hành ra một loại trái phiếu, một loại cổ phiếu căn cứ vào cái đó. Cách mà biến các khoản nợ đó thành góp vốn không khác gì hình thức tôi mua cổ phiếu của công ty đó. Để chứng khoán hóa các khoản nợ thì cần lưu ý 2 điểm sau đây. Thứ nhất, TTCK như thế nào? Tính thanh khoản của khoản nợ sau khi được chuyển sang phải được giao dịch trên thị trường thì chúng ta mới thu hồi được. TTCK có phát triển không, cổ phiếu của loại đó có hấp dẫn không phụ thuộc vào công ty đó sau đó làm ăn như thế nào. Nếu chúng ta đã biến khoản nợ của DN nào đó trở thành phần góp vốn của chúng ta thì mới là điều kiện cần. Còn điều kiện đủ để thu nợ là tôi phải đầu tư tiếp vào đây làm cho DN này làm ăn có hiệu quả thì việc bán cổ phiếu của tôi trên thị trường để rút vốn về mới dễ. Nhưng lại gặp phải giới hạn thứ hai ở chỗ: chính phủ có quy định NH không được phép đầu tư quá 30% vào vốn chủ sở hữu của DN, đóng mở ngoặc là trừ khi có ý kiến của Thủ tướng chính phủ, nhưng có phải ai cũng có được ý kiến của thủ tướng chính phủ đâu! Thế nên chúng ta phải chấp nhận cái chung là 30%. Nếu số nợ đó vượt quá 30% thì lúc ấy chúng ta biến nó thành cổ phiếu thì lại vi phạm pháp luật, nên đòi hỏi

Sinh hoạt khoa học

Page 31: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

31

phải có hành lang pháp lý đi kèm nữa. Như vậy phải có cái mở ngoặc đơn thứ hai là trừ khi đây là khoản nợ cần phải được giải quyết, lúc ấy mới có đủ cơ sở pháp lý để biến số nợ của khách hàng thành phần góp vốn của chúng ta. Về phía DN thì tôi tin họ phải chịu, về phía NH thì không còn con đường nào thu nợ khác thì họ cũng phải chấp nhận. Nên nếu chúng ta giải quyết tốt vấn đề cơ sở pháp lý thì chúng ta có thể làm theo cách này. Tuy nhiên với cách này thì chắc chắn phải hao tổn nhiều tâm sức nữa. Đơn giản như Vietnam Airline tham gia vào Techcombank thì ông Đức Vinh ngày xưa chính là một trong những Phó tổng của Vietnam Airline. Vietnam Airline mang sang bên này 30% vốn – thì phải có một nhân vật đại diện cho 30% vốn được cử sang để tham gia quản lý. EVN đầu tư 20% vào An Bình Bank phải có 1 bộ phận cán bộ của EVN được cử đi học lại chuyên ngành Ngân hàng – Tài Chính để sang làm việc tại ngân hàng An Bình. Khi góp vốn thì chúng ta phải tính đến vấn đề nhân sự, pháp lý và định hướng phát triển của DN đó thì mới xử lý nợ xấu có hiệu quả hơn được.

(còn tiếp)

Mời các bạn tiếp tục theo dõi Phần II – Giao lưu ở số báo tiếp theo.

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học.

Đơn vị tổ chức chương trình

Sinh hoạt khoa học

Page 32: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

32

Lý thuyết kinh tế học về bộ ba bất khả thi là một trong những lý thuyết đáng lưu

tâm với các nền kinh tế thế giới nói chung và những nền kinh tế non trẻ như Việt Nam

nói riêng vì tính đúng đắn và thực tế của nó. Với những hàm ý chính sách mà lý

thuyết này đã đề cập, việc tìm hiều sâu về bộ ba bất khả thi sẽ cho chúng ta một cái

nhìn đúng đắn về bức tranh kinh tế Việt Nam hiện nay. Bài viết của tác giả chỉ là một

góc nhìn nhỏ về bộ ba bất khả thi (Trilemma hay Impossible Trinity) ám chỉ đến ba

mục tiêu không thể đạt được cùng một lúc trong một nền kinh tế mở, đó là vốn lưu

chuyển tự do, tỉ giá hối đoái cố định và chính sách tiền tệ chủ động để kiếm soát giá

cả.

Bộ ba bất khả thi được phát triển dựa trên “mô hình Mundell-Fleming” bởi

Robert Mundell (1962, 1963) và J7.M.Fleming (1962) trong thời gian làm việc tại quỹ

tiền tệ quốc tế IMF. Trong bối cảnh kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng thì sự thất bại

trong kiểm soát vốn cũng như sự mâu thuẫn giữa chính sách neo tỷ giá và chính sách

tiền tệ độc lập đã làm cho lý thuyết này một lần nữa đã khẳng định chỗ đứng cho

mình.

Đối với một nền kinh tế mở, việc kiểm soát dòng vốn gần như là điều không thể, vì

vậy chúng ta sẽ chỉ tập trung vào hai khía cạnh còn lại của bộ ba, đó là tỷ giá hối đoái

và chính sách tiền tệ. Câu hỏi đặt ra là, liệu chúng ta có thể thực hiện đồng thời cả hai

cùng một lúc không? Khi dòng vốn được lưu thông, nguồn tiền chảy vào một quốc gia

sẽ làm ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá hối đoái? Quốc gia đó sẽ đứng trước hai sự

lựa chọn, thứ nhất là bơm tiền ra để ổn định tỷ giá, hành động này đến lượt nó sẽ tạo

ra nguy cơ lạm phát cũng như làm tăng hoạt động đầu tư vào khu vực phi sản xuất gây

nên những bong bóng chứng khoán và bất động sản như chúng ta đã từng chứng kiến,

như vậy ngân hàng trung ương sẽ vào cuộc, quy định tỷ giá hoặc công bố tỷ giá liên

ngân hàng và cho phép giao dịch trong biên độ. Lựa chọn thứ hai là chấp nhận thả nổi

Lăng kính khoa học

Page 33: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

33

tỷ giá và như vậy chính sách tiền tệ sẽ được độc lập, tuy nhiên không phải nền kinh tế

nào cũng có thể sử dụng được chính sách tiền tệ độc lập, một chính sách chỉ phủ hợp

cho những nền kinh tế mạnh, cơ cấu ổn định chứ không phải cho những nền kinh tế

non trẻ, mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Kể từ sau khi Việt Nam gia

nhập WTO năm 2007, dòng vốn

được khơi thông, luồng FDI

chảy vào nước ta ngày càng tăng,

để giữ tỷ giá hối đoái cố định,

chúng ta phải cung ứng một

lượng tiền đồng. Đi cùng với động thái này là lạm phát tăng vọt và chính sách tiền tệ

đã nhảy vào cuộc để kiềm chế lạm phát. Vậy vai diễn của Việt Nam – một nền kinh tế

còn non trẻ trong câu chuyện này là gì? Là một quốc gia thu hút lượng lớn vốn hàng

năm? Điều này có thực sự là tin vui hay là một dấu hiệu báo động khi so sánh nó với

khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế? Chúng ta sẽ chọn để tỷ giá ổn định hay sẽ sử

dụng chính sách tiền tệ độc lập? Chúng ta sẽ chọn kiểm soát nền kinh tế hay để cho nó

vận hành tự do như nó vốn có? Đó sẽ là những câu hỏi đau đầu cho những nhà hoạch

định chính sách. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang thực hiện lựa chọn thứ nhất ở trên, tức

là neo tỷ giá, như vậy đồng nghĩa với việc chúng ta chưa thể có một chính sách tiền tệ

độc lập, và đồng thời cũng có nghĩa là và câu chuyện này vẫn chưa có hồi kết.

Bắt đầu một năm 2013 mới với nhiều khởi sắc mới, chúng ta hi vọng vào một

bức tranh tươi sáng hơn của nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng

tuy vậy câu chuyện về bộ ba bất khả thi không vì thế mà sẽ mất đi tính thời sự của nó.

Nói đến bộ ba là nói đến sự giới hạn của nguồn lực, sự đánh đổi giữa những mục tiêu

mà các nhà kinh tế của chúng ta phải cân nhắc và đặc biệt đối với một nền kinh tế đặc

thù như Việt Nam, sự lựa chọn đôi khi thật sự không dễ dàng.

Trịnh Duy Hoàng

Lăng kính khoa học

Page 34: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

34

Mùa đông về muộn hơn mọi năm, thế nhưng những đợt gió mùa đông bắc vẫn khiến cho ai nấy đều muốn nằm yên trong nhà, và nếu phải ra ngoài thì đều cố gắng kéo cao cổ áo để tránh luồng khí lạnh thấm vào cơ thể. Trước cái giá lạnh đến “cắt da cắt thịt”, nhiều gia đình đã rục rịch đi sắm đồ chống rét với mặt hàng như chăn , đệm sưởi, quạt sưởi ấm…Vì thế, giá các mặt hàng này gia tăng nhanh chóng. Đổ xô đi mua áo ấm. Rét đậm, người dân lo chống rét bằng cách tăng cường mặc ấm. Các cửa hàng thời trang, đặc biệt là các loại áo "đại hàn" được tiêu thụ rất mạnh. Áo phao ấm của cả người lớn và trẻ em luôn trong tình trạng hết hàng. Lượng quần áo bán ra trong hai tuần qua đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp 4 - 5 lần so với đầu mùa (theo VOV online, điều tra tại chợ Xanh, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội). Nhiều cửa hàng đã tung chiến dịch xả hàng, bán hàng giảm giá. Vì giá rét bất ngờ, nhiều cửa hàng không kịp nhập thêm hàng, đã chọn phương án đem hàng tồn kho ra thay thế. Dọc phố Chùa Bộc, Giảng Võ, Cầu Giấy... các cửa hàng tự phát mọc lên khá nhiều. Cứ tối đến, la liệt những tấm bạt được trải ra, bên trên là đủ thể loại áo rét. đây là điểm đến lý tưởng cho những người có thu nhập thấp, đặc biệt là các bạn sinh viên. Các điểm bán hàng tại đường Cầu Giấy, đường Nguyễn Trãi và phố Giảng Võ… với lời mời chào "xả hàng đông", "xả hàng cuối năm giảm giá 20 - 50%", nhanh chóng thu hút khách, hầu hết những mặt hàng mùa đông đại hạ giá đều là hàng tồn. Kiểu dáng tuy không đẹp và không hợp mốt nhưng vẫn thu hút khá nhiều khách hàng. Ở dọc đường Giải Phóng, từ 17 giờ, từ quần áo, khăn, tất, mũ đến giày dép… được bày bán la liệt trên vỉa hè. Những mặt hàng này luôn hút khách vì tiện đường người đi làm về, tuy giá tăng lên nhưng vì tính cần thiết nên người tiêu dùng vẫn chấp nhận. Đi khảo giá tại 1 số chợ điển hình như chợ Xanh, chợ Phùng Khoang… áo dạ, áo phao bị thét lên 400 nghìn đến 500 nghìn. Nhưng nếu biết cách mặc cả, giá của chúng chỉ khoảng 200 – 300 nghìn.

Ngõ tự do

Page 35: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

35

Chênh lệnh giá cả giữa trong và ngoài chợ cũng đáng kể. Một cái chăn nhung được bán trong chợ 250 nghìn, ra ngoài đã lên đến 450 nghìn. Cử hàng đồ sưởi tấp nập người mua Vào đầu mùa rét, lò sưởi Trung Quốc cỡ to có giá 800.000 - 900.000 đồng nhưng dịp này có cửa hàng đã "hét" giá 1,2 - 1,4 triệu đồng. Những loại máy sưởi, quạt sưởi ngoại nhập hoặc sản xuất trong nước nhưng công nghệ nước ngoài thường có giá cao hơn nhiều so với hàng Trung Quốc, vì có nhiều tính năng. Ngoài chức năng sưởi ấm nhanh và sấy quần áo, một số sản phẩm còn có chế độ tự cân bằng độ ẩm để người dùng không phải dùng thêm máy tạo ẩm. Năm nay, loại đèn sưởi hồng ngoại được nhiều người hỏi mua. Đây là sản phẩm chuyên dụng trong nhà tắm hoặc phòng có diện tích hẹp. Dù mới xuất hiện trên thị trường, nhưng sản phẩm này khá hút khách. Có những ngày, cửa hàng bán được hơn 20 chiếc, với giá từ 800.000 đồng đến khoảng 2 triệu đồng một chiếc, tùy vào số bóng sưởi, công suất tỏa nhiệt và các công năng phụ như chống nước, chống chập điện, kiểm soát nhiệt độ tự làm mát khi quá nóng… Bên cạnh đó, các loại túi sưởi, túi chườm có giá từ 100.000 - 300.000 đồng cũng đắt hàng không kém. Đây là mặt hàng dành cho người già để sưởi ấm chân, tay. Vì thế, vào giữa những ngày đại hàn, loại đồ sưởi này rất đắt hàng. Thấy nhu cầu cao từ phía người tiêu dùng, rất nhiều cửa hàng gia dụng đã đồng loạt tăng giá đồ sưởi lên 10% – 20% , cho dù sản phẩm nhập về từ khá lâu. Rất nhiều người dân thấy búc xúc trước tình trạng tăng giá phi lý như thế. Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội nhận xét: "Tình trạng mua giá cũ bán giá mới diễn ra rất phổ biến. Không chỉ mặt hàng chống rét, nhiều mặt hàng có kiểu tăng giá rất phi lý. Ví như giá sữa chẳng hạn, lý do tỷ giá tăng, giá nhập khẩu nguyên liệu tăng nên giá sữa tăng. Nhưng ở các đại lý thì không phân biệt sữa nhập về từ trước hay sau khi tỷ giá tăng mà họ đánh đồng tăng giá cả cũ lẫn mới”. Trước khi cơ quan chức năng vào cuộc để ổn định giá cả các mặt hàng mùa rét, chúng ta cũng cần phải học những kỹ năng cần thiết để trở thành một người tiêu dùng thông minh trước sự tăng giá đột biến và gây không ít khó khăn trong lựa chọn và đánh đổi như thế này.

Nguyễn Hồng Phương – Vương Thị Bích Phương

Ngõ tự do

Page 36: Yesnews  01 - 2013

Yesnews 01/2013

36