yesnews 06 2013

28

Upload: yesnews

Post on 23-Jul-2016

215 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Yesnews 06 2013
Page 2: Yesnews 06 2013

2 - Yesnews 06/2013

Giao lộ thông tin

Tin tức kinh tế trong nước tháng đầu năm.……….……3

Tin tức kinh tế thế giới tháng 06 – 2013…………...…..6

Sinh hoạt khoa học Thúc đẩy tự do hóa thương mại Việt – Trung………….9

Lăng kính khoa học

Tổng quan về vái trò của nghiệp chủ trong nền kinh

tế……………………………………………………………15

Hiệp ước vốn Basel(tiếp)………..……………… …18

Hành trang ngoại ngữ vào thương trường…….…….22

Câu chuyện đó đây Tiền có thực sự làm chủ thế giới???...........................26

Quản lí bản tin

Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD

Chịu trách nhiệm bản tin

Hội sinh viên ĐH KTQD

Cố vấn nội dung

Phòng quản lí khoa học ĐH KTQD

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH KTQD

Tổng biên tập: Nguyễn Thị Lan

Biên tập: Lê Tuấn Dũng, Phan Huy Hoàng, Trịnh Duy Hoàng

Nội dung: Lê Phương Anh, Phan Thị Thương, Nguyễn Thị Ngọc Hà, Lê Đình Giáp, Phan Thị Thu Hoài, Trịnh Duy Hoàng, Lê Tuấn Dũng, Trần Như Trung, Võ Thị Hoàng Hải.

Thiết kề và trình bày: Phan Huy Hoàng

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về

Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 – Đại học Kinh tế quốc dân

Email: [email protected]

Chờ đón YESNEWS tháng 07/2013

Page 3: Yesnews 06 2013

3 - Yesnews 06/2013

Tin tức kinh tế trong nước 6 tháng đầu năm Kinh tế Việt Nam có một số dấu hiệu khả quan trong sáu tháng đầu năm nhưng vẫn đối diện với nhiều khó khăn, theo số liệu mới nhất vừa được Tổng cục Thống kê công bố.

1.Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ

Tăng trưởng GDP cả nước 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 4,9%

Các khu vực tăng trưởng mạnh nhất là dịch vụ, tăng 5,92% (cao hơn cùng kỳ năm trước 5,29%). và công nghiệp - xây dựng, tăng 5,18% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ nguồn của thống kê nhà nước. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì đà phục hồi và có những chuyển biến đáng kể: tăng trưởng sản xuất công nghiệp trong sáu tháng đầu năm đạt 5,2%. Trước đó, tăng trưởng sản xuất công nghiệp quý I chỉ đạt 4,93% (mức thấp nhất từng thấy trong quý I giai đoạn 2010-2013). Lãi suất

giảm, cùng nhiều biện pháp miễn giảm thuế, giãn thuế,... đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã được cải

thiện và bắt đầu tăng so với cùng kỳ trong những tháng gần đây: 5 tháng tăng 4,8%; 6 tháng tăng 7,6%. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã quay trở lại hoạt động cũng tăng dần qua từng tháng trong năm 2013: 5 tháng khoảng 8,8 nghìn, 6 tháng khoảng 9,3 nghìn doanh nghiệp.

Mặc dù dịch vụ và công nghiệp, xây dựng có dấu hiệu lạc quan nhưng tình hình lại khá khó khăn đối với nông, lâm, thủy sản: trong sáu tháng đầu năm, tăng trưởng khu vực nông,

lâm, thủy sản chỉ đạt 2,07%, thấp hơn nhiều so với con số 2,88% của cùng kỳ năm 2012, nhiều mặt hàng xuất khẩu nông, lâm nghiệp chính như cà phê, gạo đều giảm cả về giá và khối lượng sản xuất, ví dụ như

mặt hàng cà phê giảm đến 24,2% về khối lượng và giá cũng bị trượt 22,4%.

2.Hàng hóa – Tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2013 tăng 0,05% so với tháng trước và tăng 6,69% so với cùng kỳ tháng 6/2012. Tuy không giảm như tháng 6/2012 và tháng trước, nhưng CPI tháng 6/2013

Page 4: Yesnews 06 2013

4 - Yesnews 06/2013

vẫn là tháng tăng thấp, vừa thấp hơn tốc độ tăng bình quân tháng trong 5 tháng đầu năm (tăng 0,47%) và thấp xa so với tốc độ tăng bình quân tháng 6 giai đoạn 2004-2012 (tăng 0,69%).Theo Tổng cục Thống kê, có 3/11 nhóm hàng giảm giá, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chỉ số CPI là nhóm ăn và dịch vụ ăn uống, giảm nhẹ ở mức 0,08%. Trong đó, lương thực giảm 0,62%, thực phẩm giảm 0,03% trong khi ăn uống ngoài gia đình tăng 0,28%. Nhóm giao thông giảm 0,09%, nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,13%. Có 8 nhóm tăng giá, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,42%; nhóm văn hóa giải trí tăng 0,4%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,33%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng nhẹ 0,09%... Trong rổ hàng hóa tháng 6/2013, có nhiều mặt hàng tăng giá nhẹ, nhưng do quyền số thấp, trong khi mặt hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm quyền số cao

lại giảm giá. Nguyên nhân mặt hàng lương thực, thực phẩm giảm giá một phần do nguồn cung khá dồi dào và ổn định trong khi người dân có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn. Việc tăng giá xăng dầu ngày 14/6 vừa qua chưa ảnh hưởng đến chỉ số giá tháng này. Như vậy có thể thấy chỉ số CPI biến động khá trái chiều trong những tháng gần đây, theo đó, giảm vào tháng 3 và tháng 5 nhưng lại tăng vào tháng 4 và tháng 6. Tính trong 6 tháng đầu năm, CPI chỉ tăng 2,4% so với tháng 12/2012, là mức thấp nhất kể từ năm 2003. Chỉ số CPI tăng nhẹ vào tháng 6 có thể coi là một tín hiệu tích cực trong nỗ lực phục hồi kinh tế của Chính phủ trong thời gian qua.

3.Đầu tư

Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) tính đến 20/6 đạt 10,472 tỷ USD, cao hơn 15,9% so với cùng kỳ năm ngoái (FDI), trong đó vốn đăng ký của 554 dự án được cấp phép mới cao hơn số vốn cùng kỳ năm 2012 là 3,7%. Số vốn FDI

được thực hiện đạt khoảng 5,7 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI sáu tháng đầu năm nay tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 88,9% tổng vốn đăng ký.

Theo số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 27/6, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế trong sáu tháng đầu năm ước tăng khoảng 3,31% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức này cao hơn đáng kể so với mức 0,03% của ba tháng đầu năm, tuy nhiên vẫn là mức khá thấp. Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn tiếp tục tăng. Trong năm tháng đầu năm, đã có 23.226 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, chứng tỏ khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn rất yếu.

4.Thương mại

Xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao hơn kế hoạch đề ra, tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt 62,1 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động nhập

Page 5: Yesnews 06 2013

5 - Yesnews 06/2013

khẩu, nhất là nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ đầu tư và sản xuất kinh doanh cải thiện đáng kể, kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 63,5 tỷ USD, tăng 17,4%. Như vậy, nhập siêu 6 tháng đầu năm khoảng 1,4 tỷ USD, bằng 2,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, đây là mức tăng thấp và có thể kiểm soát được.

5.Du lịch

Theo thống kê vừa được công bố, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 6/2013 ước đạt 567.291 lượt: tăng 1,5% so với tháng 5/2013 và tăng 29,9% so với cùng kỳ tháng 6 năm ngoái. Tính

chung cho 6 tháng đầu năm 2013, Du lịch Việt Nam đã đón và phục vụ 3.540.403 lượt khách quốc tế, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2012. Vậy, con số tăng trưởng lượng khách quốc tế của tháng 6/2013 đã cho thấy một hiện tượng trái ngược với thông lệ hàng năm tạo nên mốc đáng nhớ, tháng 6 đầu tiên trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến đạt trên 500.000 lượt/tháng.

Như vậy, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2013 đã có một số chuyển biến tích cực, các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã dần phát huy tác dụng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: Kinh tế vĩ mô vẫn chưa thực sự vững chắc; lạm phát tuy được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại; lãi suất tuy giảm nhưng việc tiếp cận vốn vay còn nhiều trở ngại do khó khăn trong việc xử lý nợ xấu; dư nợ tín dụng tăng chậm. Thị trường và sức mua có chuyển biến nhưng chậm… Do vậy để hoàn thành được các mục tiêu đề ra trong 6 tháng cuối năm đòi hỏi sự thống nhất, quyết tâm rất lớn không chỉ từ các tổ chức lãnh đạo mà còn từ toàn thể nhân dân và các Doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Lê Phương Anh

Page 6: Yesnews 06 2013

6 - Yesnews 06/2013

Tin tức kinh tế thế giới tháng 06 - 2013 Giá vàng: Giá vàng trong nửa đầu tháng 6 có những dao động tương đối nhẹ. Nhưng từ đầu tuần trước tới nay, giá vàng đã giảm 7%, tuần giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 9/2011 khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố có thể ngừng hẳn gói nới lỏng tiền tệ vào năm 2014. Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 8 chốt phiên hôm 24/6 giảm 14,9 USD xuống còn 1.277,1 USD/oz.

Giá xăng: Tình hình giá xăng dầu trong tháng 6 có những sự biến động đáng kể. Giá xăng, dầu tương lai trên thị trường quốc tế đã giảm sâu hơn trong phiên đêm 11/6 bởi chịu tác động bởi dự báo mới nhất của OPEC về tình hình cung cầu năng lượng toàn cầu, theo đó nhu cầu dầu thô toàn cầu sẽ tăng lên 900.000 thùng mỗi ngày trong 6 tháng cuối năm 2013, cao hơn so với mức tăng 700.000 thùng/ngày trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể, giá dầu thô ngọt, nhẹ

giao tháng 7 trên sàn giao dịch hàng hóa New York chốt phiên 11/6 ở mức 95,38 USD mỗi thùng, giảm 39 cent so với ngày hôm trước.

Dầu thô giao tương lai tại thị trường New York tăng mạnh từ ngày 14/6 và giao dịch gần mức cao nhất trong hơn 4 tháng sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Barack Obama được phép trang bị cho các nhóm nổi dậy Syria. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ngày 14/6, hợp đồng đã tăng 1,16 USD, tương đương 1,2%, lên 97,85 USD/thùng, mức tăng cao nhất kể từ ngày 7/6 và mức giá cao nhất kể từ ngày 30/1.

Từ phiên giao dịch hàng hóa quốc tế đêm 20/6, giá dầu thô hợp đồng giao sau giảm mạnh sau khi có các tin tức cho thấy sản xuất ở Trung Quốc tiếp tục suy giảm và nguy cơ Mỹ rút bỏ các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng. Kết thúc phiên 21/6, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 8 trên sàn giao

dịch hàng hóa New York đã giảm còn 93,69 USD mỗi thùng.

Sau khi giảm sốc tới hơn 4 USD trong tuần trước, giá dầu thô hợp đồng kỳ hạn đột ngột quay đầu tăng mạnh trong phiên giao dịch 24/6 do những lo ngại về tin đóng cửa đường ống dầu ở Alberta, Canada. Kết thúc phiên giao dịch 24/6, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 8 trên sàn hàng hóa New York đã tăng tới 1,49 USD, tương ứng với mức 1,6%, lên 95,18 USD mỗi thùng.

Kinh tế Mỹ

Sáu tháng đầu năm, kinh tế Mỹ đã dần phục hồi, các hoạt động kinh tế từ xây dựng, sản xuất đến dịch vụ kinh doanh ở 11 trong 12 bang của Mỹ tăng trưởng ở mức vừa phải. Đặc biệt, thị trường nhà đất tiếp tục xu hướng phục hồi. Chi tiêu tiêu dùng ở hầu hết các địa phương đều tăng nhẹ trong khi doanh số xe hơi cũng có xu hướng tăng. Trong

Page 7: Yesnews 06 2013

7 - Yesnews 06/2013

khi đó, tuyển dụng tại một số quận tăng nhẹ.

Kết thúc cuộc họp 2 ngày 18-19/6, Ủy ban thị trường mở của Fed tuyên bố giữ nguyên chương trình mua 85 tỷ USD trái phiếu chính phủ hàng tháng song khẳng định rủi ro với triển vọng kinh tế và thị trường lao động đã giảm. Tuy nhiên, phát biểu sau cuộc họp, chủ tịch Fed Ben Bernanke cho biết, Fed có thể giảm quy mô chương trình này trong năm nay và ngừng hoàn toàn vào năm 2014 ,nếu kinh tế Mỹ đạt được tăng trưởng bền vững. Ông Bernanke cho rằng, vào thời điểm ngừng mua trái phiếu chính phủ, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm về khoảng 7% từ mức 7,6% hiện tại. Ông cũng không loại trừ khả năng Fed buộc phải tăng nới lỏng tiền tệ nếu kinh tế xấu đi. Ngoài ra, ông nhấn mạnh, giảm quy mô chương trình mua trái phiếu không có nghĩa là thắt chặt tiền tệ và không ảnh hưởng tới chính sách lãi suất siêu thấp. Ông Bernanke khẳng định, thời điểm ngừng QE sẽ cách xa thời điểm tăng lãi suất và

rằng không có chuyện tự động tăng lãi suất khi kinh tế Mỹ đạt mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp dưới 6,5%.

Kinh tế Châu Âu

Kinh tế khu vực đồng euro (eurozone) vẫn chìm sâu vào suy thoái trong quý I, nhưng bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trong quý II.

Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết lần đầu tiên trong nhiều tháng qua, tỷ lệ lạm phát tại 17 quốc gia thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng 0,2% lên 1,4% trong tháng 5 so với tháng trước đó, thấp hơn mức 2,4% của cùng kỳ năm ngoái. Đứng đầu danh sách những nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất là Estonia (3,6%), tiếp đến là Hà Lan (3,1%), trong khi Hy Lạp và Cộng hòa Síp, những quốc gia đang chìm trong cuộc khủng hoảng nợ công chỉ tăng nhẹ lần lượt là 0,3% và 0,2%.

Phát biểu hôm 18/6, chủ tịch ECB Mario Draghi cho rằng, kinh tế eurozone vẫn trong giai đoạn điều chỉnh nhưng những số liệu

gần đây cho thấy dấu hiệu khởi sắc. Thời gian gần đây, ông Draghi đã một số lần đề cập đến khả năng áp dụng lãi suất âm đối với tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương. Kể từ tháng 7 năm ngoái, ECB duy trì lãi suất này ở 0% và coi đó là một trong những công cụ chính sách cùng với việc mở rộng cho vay dài hạn nhằm hỗ trợ eurozone khi kinh tế khu vực vẫn chìm trong suy thoái dài nhất lịch sử.

Kinh tế Châu Á

Nhật Bản: Đánh giá chung về tình hình kinh tế, Nhật Bản đang có dấu hiệu khởi sắc, xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất trong 3 năm và một số tín hiệu cho thấy kỳ vọng lạm phát cũng bắt đầu tăng. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính Nhật Bản, giá trị xuất khẩu tháng 5 tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo còn cho thấy, mức thâm hụt thương mại trong 11 tháng liên tiếp vừa qua đang nằm tại 993,9 tỷ yên do giá trị nhập khẩu tăng 10%. Các dữ liệu này có

Page 8: Yesnews 06 2013

8 - Yesnews 06/2013

thể giúp duy trì niềm tin vào các nỗ lực khởi động chương trình kích thích tiền tệ, tài khóa và các quy định hạn chế trong lĩnh vực kinh doanh của Thủ tướng Shinzo Abe.

Trung Quốc: Các số liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Sự giảm tốc này không phải là điều bất ngờ, nhưng điều được quan tâm hiện nay là liệu tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có nằm trong tầm kiểm soát.

Kết quả điều tra mới được công bố cho thấy, sản xuất

tại Trung Quốc trong tháng 6 đã xuống mức thấp nhất trong 9 tháng qua, chỉ số quản lý sản xuất (PMI) của Trung Quốc trong tháng 6 chỉ đạt có 48,3 điểm, thấp hơn mức 49,2 điểm trong tháng 5 trước đó. Đây cũng là tháng thứ 15 liên tiếp chỉ số này giảm, cho thấy nhu cầu thị trường tiếp tục suy yếu cả ở trong và ngoài nước. Kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến sự chững lại trong 3 năm qua, khi tốc độ tăng trưởng liên tục giảm dần, từ 9,3% năm 2011, xuống 7,8% vào năm 2012 và dự kiến tăng 7,7% trong năm nay, theo dự báo của IMF và WB.

Ấn Độ : Ngay sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ FED phát tín hiệu có thể bắt đầu ngừng chương trình kích thích tiền tệ vào cuối năm nay, đồng rupee Ấn Độ đã lao dốc xuống mức giao dịch thấp nhất mọi thời đại so với đồng đôla Mỹ. Cụ thể, đồng rupee giảm giá xuống còn 59,93 đôla từ mức đóng cửa tại 58,72 đôla trong phiên giao dịch hôm 19/6. Mặt khác, đồng rupee còn chịu áp lực từ thâm hụt ngân sách và tỷ lệ lạm phát cao. Kể từ tháng 10 năm ngoái, đồng tiền này đã để mất 15% so với đồng đôla Mỹ.

Sau 6 tháng đầu năm, kinh tế toàn cầu đã qua giai đoạn tồi tệ nhất và đang dần phục hồi, những rủi ro với kinh tế toàn cầu đã giảm đáng kể nhờ hành động chính sách của các nhà làm luật Mỹ, Nhật Bản, Eurozone. Theo dự đoán kinh tế thế giới nói chung sẽ tăng trưởng 3,1% năm nay và 4% năm 2014.Tuy nhiên các nước trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển vẫn còn nhiều việc phải làm trong thời gian tới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, kinh tế khu vực đồng euro chưa thoát khỏi suy thoái.

Phan Thị Thương

Page 9: Yesnews 06 2013

9 - Yesnews 06/2013

Đầu tháng 6/2013, học kì II năm học chính thức khép lại cũng là lúc CLB Sinh viên Nghiên cứu khoa học tổ chức Tổng kết hoạt động Sinh hoạt khoa học nhiệm kì 2012 – 2013. Năm đầu tiên CLB đưa hoạt động Sinh hoạt khoa học thành một hoạt động thường kì nhưng đã có rất nhiều dự án hay được thực hiện thu hút sự tham gia sôi nổi của nhiều thành viên, CTV.

Trong số báo này, chúng tôi sẽ gửi đến độc giả đề cương tóm tắt đề tài sinh hoạt khoa học do một nhóm sinh viên năm nhất thực hiện – đề tài nhận được giải cao nhất cuộc thi Tài năng khoa học trẻ cấp cơ sở.

Thúc đẩy tự do hóa thương mại Việt – Trung Tại sao phải thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại Việt Trung?

Như chúng ta đã biết, với chính sách mở cửa kinh tế của Đảng và nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển từ một nền kinh tế tự cấp tự túc không đủ hàng hóa cho tiêu dùng trong nước đến trở thành một nước xuất khẩu hàng hóa ra hơn 70 quốc gia trên thế giới. Thương mại của Việt Nam đang ngày càng phát triển, vươn ra toàn cầu và Trung Quốc cũng không nằm ngoài số đó.

Thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều khởi sắc và đang tăng nhanh chóng, đặc biệt là trong những năm gần đây. Trung Quốc và Việt Nam không chỉ gần gũi về địa lý mà cả hai nước còn có nhiều điểm tương đồng như: từng là những nước chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp cũ sang cơ chế thị trường; cùng theo định hướng xã hội chủ nghĩa; có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, xã hội… Trong bối cảnh đó, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành đối tác chiến lược lâu dài.

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chúng tôi ý thức được tính cần thiết của việc phát triển thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, đó là lý do mà chúng tôi lựa chọn đề tài : “Thúc đẩy tự do hóa thương mại Việt-Trung”.

Tự do hóa thương mại là gì? Tại sao phải thúc đẩy tự do hóa thương mại?

Theo quan điểm thống nhất của các nhà kinh tế học hiện đại, thương mại tự do là một kiểu thì trường lý tưởng, thường được xem như là một mục tiêu chính trị mà sự trao đổi bằng hàng hóa và dịch vụ giữa các nước được thực hiện không có sự kiểm soát bằng những chính sách nhập khẩu. Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh vực

Sinh hoạt khoa học

Page 10: Yesnews 06 2013

10 - Yesnews 06/2013

trao đổi, buôn bán quốc tế. Tự do hóa thương mại vừa là nhu cầu hai chiều của hầu hết các nền kinh tế thị trường, bao gồm: nhu cầu bán hàng hóa, đầu tư ra nước ngoài và nhu cầu mua hàng hóa, nhận vốn đầu tư của nước ngoài.

Việc thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại căn cứ trên những lợi ích mà thương mại quốc tế đem lại như: sự đa dạng về các điều kiện sản xuất, chi phí sản xuất giảm và căn cứ vào thị hiếu khác nhau của mỗi quốc gia để phát huy tối đa lợi thế kinh tế của nước mình.

Các học thuyết nền tảng của thương mại tự do

Trong phạm vi bài nghiên cứu của mình, chúng tôi dựa trên nền tảng một số học thuyết như: học thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith; học thuyết về lợi thế tương đối của David Ricardo; lý thuyết của Heckscher-Ohlin và nguồn lực sẵn có. Mỗi học thuyết đề cập đến một khía cạnh riêng của thương mại. Theo Adam Smith, mỗi quốc gia chỉ nên tập trung sản xuất hàng hóa mà mình có sở trường nhất sau đó đem trao đổi với nhau, theo cách này tổng sản phẩm sẽ tăng, phúc lợi xã hội cũng tăng. David Ricardo cho rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp; ngược lại sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình phải sản xuất với chi phí tương đối cao. Lý thuyết của Heckscher-Ohlin giải thích hiện tượng thương mại quốc tế là do trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi nước đều hướng tới chuyên môn hoá các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với nước đó là thuận lợi nhất.

Thực trạng quá trình tự do hóa thương mại Việt Trung

Về xuất nhập khẩu chính ngạch.

*Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều:

Từ năm 1999 đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng lên nhanh chóng và tăng đều qua các năm. Năm 1999 tổng kim ngạch hai chiều đạt 37,7 triệu USD thì đến năm 2000 đạt 2.957,0 triệu USD, đặc biệt năm 2010 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đã đạt 3.654,275 triệu USD tăng 97 lần so với năm 1999. Năm 2010 Tổng kim ngạch hai nước đạt mức tăng trưởng cao và tăng hơn 1,2 lần so với năm 2009 đã vượt sớm hơn mục tiêu 3 tỷ USD mà hai nước đề ra. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1.495,485 triệu USD .Cần nói thêm rằng, thương mại Việt - Trung trong thống kê chính thức chưa phản ánh đầy đủ tình hình buôn bán sôi động giữa hai nước vì rất khó đưa vào thống kê hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại đã và đang xảy ra trên biên giới. Tình trạng nhập lậu hàng hoá qua biên giới và khai khống trị giá hàng xuất khẩu của một số doanh nghiệp xuất khẩu nhằm gian lận trong việc hưởng chế độ hoàn thuế VAT đang diễn ra với tính chất hết sức nghiêm trọng. Nếu tính đầy đủ các con số này thì tình hình buôn bán hai chiều sẽ tăng lên, đồng thời con số nhập siêu của Việt Nam vào các năm 2009, 2010 cũng lớn hơn so với số liệu thống kê .

Page 11: Yesnews 06 2013

11 - Yesnews 06/2013

**Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu:

Cơ cấu hàng xuất khẩu:

Trong giai đoạn đầu sau khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản và một số loại khoáng sản có thế mạnh như quặng Crôm, dầu thô… Trước yêu cầu cần phải giảm xuất khẩu nguyên liệu thô và các sản phẩm chưa qua chế biến, trong những năm gần đây,Việt Nam đã và đang giảm tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu để tận dụng sức lao động sáng tạo trong nước sản xuất sản phẩm thành phẩm rồi mới xuất khẩu. Tuy nhiên, một số nhóm hàng như sản phẩm nhựa giầy dép, hàng dệt may, máy tính và linh kiện, dây cáp điện, cao su, đường tinh cùng một số mặt hàng thực phẩm khác mặc dù đã thâm nhập được vào thị trường Trung Quốc nhưng với số lượng còn rất khiêm tốn. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 năm 2009 và 2010 cho thấy, trị giá mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Trung Quốc là 34,8 triệu USD, chiếm 1,19% Tổng kim ngạch hàng xuất khẩu; mặt hàng giầy dép các loại là 12,39 triệu USD, chiếm 0,42% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cơ cấu hàng nhập khẩu:

Nhìn chung, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khá phong phú về chủng loại song chủ yếu là các mặt hàng đã qua chế biến và các sản phẩm công nghiệp. Tuỳ theo nhu cầu tiêu thụ của từng năm, từng giai đoạn mà số lượng các mặt hàng nhập khẩu đã tăng hoặc giảm. Theo con số thống kê của Tổng Cục Hải quan, trong giai đoạn 2005 - 2010, các mặt nhập khẩu có trị giá lớn là xi măng là 5,15 triệu USD năm 2005, đến năm 2009 là 29,98 triệu USD; kính xây dựnglà 2,392 triệu USD năm 2005 đến năm 2009 là 10,88 triệu USD; thép xây dựng năm 2005 là 8,774 Triệu USD đến năm 2009 là 10,928 triệu USD.

Trong giai đoạn 2006 - 2009, cơ cấu hàng hoá nhập khẩu có sự thay đổi do nhà nước ta chủ trương hạn chế nhập khẩu một số nhóm mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2005 như xi măng, kính xâydựng, thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước. Nhà nước khuyến khích nhập một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất

Page 12: Yesnews 06 2013

12 - Yesnews 06/2013

công nông nghiệp, các mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn này là máy móc thiết bị, phụ tùng, xăng dầu, nguyên vật liệu dệt may, phân bón và linh kiện xe máy…

Đối với nhóm hàng tiêu dùng nhập khẩu, các sản phẩm của Trung Quốc đang cạnh tranh rất mạnh với hàng sản xuất trong nước do hàng Trung Quốc có mẫu mã đẹp, đa dạng về chủng loại, tuy có chất lượng không cao, chủ yếu là hàng địa phương nhưng giá rẻ, khá phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường Việt Nam . Trước thực tế đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước, hạ giá thành để tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trường nội địa và khẳng định sản phẩm của mình trên thị trường khu vực cũng như Quốc tế.

Quan hệ đầu tư Việt nam-Trung quốc:

*Hạng mục và cơ cấu đầu tư: Quan hệ đầu tư Việt-Trung tập trung chủ yếu vào các ngành dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng và sản phẩm nông nghiệp, cơ sở hạ tầng. Việt Nam đầu tư tập trung 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.

*Những đặc điểm trong quan hệ đầu tư Việt – Trung: chủ yếu một chiều Trung - Việt; đầu tư Trung Quốc cò chiếm tỷ trọng nhỏ; quy mô đầu tư thấp và chủ yếu nhằm tiêu thụ sản phẩm.

*Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam: tốc độ đầu tư chậm, tổng vốn chưa nhiều, quy mô dự án nhỏ bé, trung bình trên dưới 1 triệu USD.

Những lợi ích từ quan hệ thương mại Việt Trung đối với Việt Nam

Thương mại tạo ra của cải vật chất:

Việc tăng cường quan hệ thương mại với Trung Quốc giúp Việt Nam có thể chuyên tâm sản xuất những lĩnh vực mà mình có thế mạnh hơn, sản xuất có hiệu quả, cho phép mỗi cá nhân được tiếp cận thị trường rộng lớn của hai nước với đầy đủ các loại mặt hàng, từ thực phẩm, quần áo, các mặt hàng chế tạo khác cho tới những dịch vụ tạo thành cơ sở hạ tầng của một nền kinh tế hiện đại, từ tài chính tới viễn thông, giao thông và giáo dục… đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh tạo động lực đổi mới doanh nghiệp.

Tự do hóa thương mại và phát triển:

Về nông nghiệp, đó là lợi thế tự nhiên của Việt nam. Nước ta xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc với số lượng rất lớn nên việc tự do hóa thương mại dẫn đến việc dỡ bỏ hoặc là giảm mạnh thuế quan xuất nhập khẩu mang lại lợi ích rất lớn đối với nước ta. Về hàng hóa: giao thương giữa hai nước tạo động lực cạnh tranh làm chất lượng tăng, giá thành giảm.Về dịch vụ: tốc độ phát triển cao.

Thương mại và môi trường:

Page 13: Yesnews 06 2013

13 - Yesnews 06/2013

Quan hệ thương mại Việt Trung thúc đẩy quá trình phát triển bền vững, thân thiện môi trường. Nhìn chung, Trung Quốc có xu hướng dành nhiều nguồn lực xã hội cho công tác bảo tồn môi trường trong nước hơn nước ta.Thương mại hai nước tạo điều kiện cho nước ta tiếp cận quy trình xử lí ô nhiễm hiện đại. Chúng ta có thể học tập và mua từ Trung Quốc các công nghệ xử lý nước và khí thải với giá rẻ hơn góp phần thúc đẩy việc bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp ở nước ta.

Những khó khăn trong quan hệ thương mại Việt - Trung

Từ thực tiễn quan hệ kinh tế song phương Việt Trung, chúng tôi nhận thấy còn tồn tại không ít những khó khăn, trở ngại trong quan hệ tự do hóa thương mại hai nước mang tính bất lợi với nền kinh tế Việt Nam:

1. Mạng lưới giao thông chưa phát triển kể cả đường bộ lẫn đường sắt.

2. Tình hình chính trị giữa hai nước đang dần trở nên căng thẳng, đặc biệt là vấn đề biển Đông.

3. Công tác quản lý còn yếu kém, tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng vẫn còn diễn ra thường xuyên.

4. Hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng từ Trung Quốc đưa sang Việt Nam với số lượng lớn và không kiểm soát được.

Với các lương thực thực phẩm thì nồng độ chất bảo quản rất cao, ngoài ra còn rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; còn với sản phẩm điện tử,may mặc,… thì có thời gian sử dụng ngắn, vật liệu chất lượng thấp gây hại cho người dùng. Điều trên một phần là do công tác quản lý, kiểm dịch kiểm tra chất lượng của chính quyền còn thiếu chặt chẽ, một phần cũng là do ý thức, thói quen tiêu dùng của người dân.

5. Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam không theo kịp sự thay đổi trong thủ tục giấy tờ bên Trung Quốc nên thường bị động trong hoạt động kinh doanh.

6. Hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa đa dạng, thiếu tính cạnh tranh và những mặt hàng trước đây xuất khẩu mạnh thì giờ đang trên đà giảm sút.

7. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ bị mất quyền sở hữu trí tuệ. Trung Quốc từ lâu được thế giới coi là cái nôi của hàng giả cho nên nếu không cẩn thận, doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ bị mất quyền sở hữu trí tuệ. Một vài thương hiệu bịđánh cắp như cà phê Buôn Ma Thuộtđã bị Cty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.,Ltd có văn phòng đặt tại Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc), đăng ký độc quyền nhãn hiệu thời hạn 10 năm, bắt đầu từ 2010 và 2011.

8. Quy mô đầu tư của Trung Quốc ở Việt Nam chưa lớn.

9. Đầu tư của Trung Quốc ở ViệtNam đang chuyển hướng sang một số nước khác trong khu vực.

Page 14: Yesnews 06 2013

14 - Yesnews 06/2013

Theo các nhà đầu tư Trung Quốc, khó khăn lớn nhất chính là tuy hai nước gần gũi nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc chưa hiểu biết đầy đủ về môi trường đầu tư Việt Nam, thiếu khảo sát về thị trường. Trong khi đó, hệ thống pháp luật về đầu tư của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện, hệ thống pháp luật nói chung còn nhiều lỗ hỗng và hay thay đổi. Thứ hai, doanh nghiệp Trung Quốc khó khăn trong tạo niềm tin với chính quyền và doanh nghiệp địa phương, khả năng hợp tác của các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ở Việt Nam kém. Thứ ba, một số doanh nghiệp Trung Quốc không giữ chữ tín, ý thức thương hiệu, dịch vụ hậu mãi kém nên đã ảnh hưởng đến hình ảnh của nhà đầu tư Trung Quốc ở Việt Nam. Thứ tư, cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém. Theo viện nghiên cứu Trung Quốc, hiện nay môi trường đầu tư của Campuchia tốt hơn của Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp đều lựa chọn Campuchia để xây dựng nhà máy, họ đi khảo sát Việt Nam nhưng sau đó lại xây nhà máy ở Campuchia.

Một số giải pháp

Trong phạm vi bài nghiên cứu của mình, chúng tôi xin kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hơn nữa tự do hóa thương mại Việt Trung.

Một là, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý.

Hai là, tranh thủ vị thế thuận lợi có được sau khi gia nhập WTO và bối cảnh hội nhập khu vực để thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.

Ba là, chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu để tận dụng lợi thế cạnh tranh trong quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Bốn là, mở rộng các hình thức hợp tác thúc đẩy phát triển thương mại với Trung Quốc.

Năm là, đổi mới phương thức hoạt động thương mại, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư, phát triển các dịch vụ hỗ trợ phát triển thương mại.

Sáu là, trong chiến lược Vịnh Bắc Bộ mở rộng đẩy nhanh việc tổ chức, thực hiện nhiệm vụ xúc tiến triển khai xây dựng Hai hành lang một vành đai.

Bảy là, phát triển, mở rộng hợp tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ, củng cố, nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả 3 phạm vi: quốc gia – doanh nghiệp – sản phẩm.

Tóm lại, với ý chí kiên định con đường xã hội chủ nghĩa mà cả Việt Nam, Trung Quốc đều chọn, từ những thành tựu kinh tế mà cả hai nước đã đạt được trong thời gian qua, chúng ta có quyền tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản hai nước, mối quan hệ ngoại giao nói chung và ngoại giao kinh tế Việt Trung nói riêng nhất định sẽ phát triển lên một tầm cao mới.

Ban nghiên cứu, CLB sinh viên nghiên cứu khoa học, Đại học Kinh tế Quốc dân,

Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hà; Lê Đình Giáp; Phan Thị Thu Hoài.

Page 15: Yesnews 06 2013

15 - Yesnews 06/2013

Nghiệp chủ – những người khởi tạo và điều hành doanh nghiệp – là một trong những

nhân tố đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, những lý thuyết kinh tế vi mô, vĩ

mô hiện nay chúng ta đang học trên ghế nhà trường chưa thực sự coi trọng vị trí và vai

trò của đội ngũ đông đảo này.

Nghiệp chủ (entrepreneur) hay còn gọi

là chủ doanh nghiệp là người gánh chịu

những rủi ro, bắt trắc trình kinh doanh,

đồng thời vừa là người phối hợp các

nguồn lực và các yêu tố sản xuất vào trong

quá trình sản xuất, và cũng chính là người

sáng tạo ra cái mới. Nói cách khác, các

yếu tố đầu vào không tự nhiên mà có thể

tìm được các doanh nghiệp và cũng không tự nhiên mà doanh nghiệp có thể sản xuất ra

được hàng hóa cung cấp cho thị trường. Đây là điều mà nhiều lý thuyết kinh tế đã bỏ qua.

Người gánh chịu rủi ro

Mọi người không thích rủi ro, họ chấp nhận hi sinh một phần thu nhập để tránh rủi ro.

Đây là một điểm khác biệt cơ bản so với nghiệp chủ, họ là những người sẵn sàng gánh

chịu rủi ro. Nói cách khác họ chấp nhận mạo hiểm để đạt được mức thu nhập cao hơn,

những cũng tiềm ẩn nguy cơ mất trắng cao hơn. Vậy tại sao họ lại sẵn sàng chấp nhận sự

mạo hiểm đó? Theo nghiên cứu của đại học Oxford, có hai nguyên nhân cơ bản là chấp

nhận thách thức ( 30%) và khẳng định sự tự chủ của mình ( 39%) còn nguyên nhân kinh

doanh vì tiền chỉ chiếm 19%. Qua đó có thể thấy tham gia kinh doanh là sự theo đuổi nhu

cầu, sở thích chứ không còn đơn thuần chỉ vì mục tiêu lợi nhuận.

Page 16: Yesnews 06 2013

16 - Yesnews 06/2013

Một giả định cơ bản khi nghiên cứu kinh tế là doanh nghiệp có mục tiêu tối đa hóa lợi

nhuận, tuy nhiên một doanh nghiệp có nhiều mục tiêu hơn thế. Điển hình là các doanh

nghiệp xã hội – những doanh nghiệp không đặt mục tiêu lợi nhuận làm ưu tiên hàng đầu.

Từ đây có thể thấy những thiếu sót trong những giả định của các lý thuyết kinh tế.

Sáng tạo cái mới

Nói đến nghiệp chủ là nói đến sự sáng tạo cái mới

và đồng thời là tác nhân gây ra sự phá hủy sáng tạo.

Theo nghĩa tích cực, tinh thần nghiệp chủ tạo ra sự

thịnh vượng và giá trị gia tăng, vì vậy sự phá hủy

những phát minh sáng chế lỗi thời và thay bằng

những sáng tạo hiệu quả hơn là hoàn toàn cần thiết.

Sự phá hủy sáng tạo đồng nghĩa với duy trì sự tăng trưởng. Điều này đã được hàm ý

trong nhiều mô hình kinh tế khi tính đến yếu tố công nghệ là một biến của hàm tăng

trưởng.

Quá trình sáng tạo và đổi mới không chỉ đơn thuần gói gọn trong mục tiêu lợi nhuận.

Quá trình này còn tạo ra những giá trị ngoại sinh. Ví dụ khi một doanh nghiệp cải thiện

hệ thống máy móc sẽ làm giảm thiểu ô nhiễm thải ra môi trường, tạo hiệu ứng tích cực

cho khu vực dân cư xung quanh. Ngoài ra sự đổi mới mang lại sự tăng trưởng bền vững,

qua đó ổn định an sinh xã hội.

Nghiệp chủ cần gì?

Điều cần thiết đó là việc tạo ra một “hạ tầng nghiệp chủ”, bao gồm những cơ sở hạ tầng

đầy đủ, hệ thống pháp lý hoàn thiện. Đi cùng với đó là một mạng lưới doanh nghiệp đủ

lớn để có thể hỗ trợ nhau một cách hiệu quả nhất. Đây là những yếu tố hạ tầng cơ bản

nhất cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phát triển tốt. Tín dụng cũng là một vấn

đề đáng chú ý. Nguồn tín dụng ưu đãi là một động lực lớn để doanh nghiệp tiếp tục mở

rộng sản xuất. Mặc dù trong thời gian vừa qua chúng ta thắt chặt tín dụng do ảnh hưởng

Page 17: Yesnews 06 2013

17 - Yesnews 06/2013

của khủng hoảng kinh tế nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế. Yếu tố thông tin cũng có sự

quan trọng nhất định trong việc định hướng cho nghiệp chủ. Có đầy đủ thông tin sẽ tăng

tính hiệu quả cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Vậy nên nhiệm vụ của Nhà nước là

tạo sự minh bạch thông tin, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

Bản thân khái niệm nghiệp chủ đã bao hàm trong nó sự độc lập và sẵn sàng tiếp nhận

thử thách của thương trường. Chính vì vậy những gì chính phủ cần làm chỉ đơn thuần là

hỗ trợ về mặt hạ tầng chứ không nhất thiết phải nhúng tay vào thị trường, nơi mà các

doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Thay lời kết

Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về nghiệp chủ của Mill, Say, Schumpeter….. ,

trong đó nghiên cứu cả mặt tích cực và tiêu cực của nghiệp chủ tới sự tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu về nghiệp chủ còn khá mới mẻ ở Việt Nam, cả nghiên cứu lý thuyết lẫn thực

nghiệm. Đặc biệt việc xác định biến đặc trưng của nghiệp chủ rất khó do những yếu tố

tâm lý xã hội nói chung. Đây sẽ là một mảng nghiên cứu mới hứa hẹn mang lại những

công trình nghiên cứu có ích cho quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội của nước ta.

Trịnh Duy Hoàng

Page 18: Yesnews 06 2013

18 - Yesnews 06/2013

Basel II:

- Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân

hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động

trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh

vực quản lý rủi ro.

Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ước vốn Basel

I. Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ cơ chế điều

tiết dựa trên tỷ lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đến một sự điều tiết mà

sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình.

- Basel II sử dụng khái niệm“Ba trụ cột”:

(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt

buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro

được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận

hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. So vớiBasel I, cách tính chi phí vốn đối

với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng

hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm

nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng.

(2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II

cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ

cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi

ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà

hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).

Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: Thứ nhất, các

ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh

mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Thứ hai,

các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược

Page 19: Yesnews 06 2013

19 - Yesnews 06/2013

của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám

sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết

quả của quy trình này. Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn

cao hơn mức tối thiểu theo quy định. Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu

để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có

thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.

(3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích

đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các

ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ

vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín

dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng

loại rủi ro này.

Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra,

các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch

hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu

được rủi ro.

Basel III

- Mục tiêu của Basel III:

Nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông) từ 2% lên 4,5%.

Nâng tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu từ 4% lên 6%.

Bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu 2,5%.

Tùy theo bối cảnh của mỗi quốc gia, một tỷ lệ vốn đệm phòng ngừa sự suy giảm

theo chu kỳ kinh tế có thể được thiết lập với tỷ lệ từ 0 - 2,5% và phải được đảm bảo bằng

vốn chủ sở hữu phổ thông (common equity). Phần vốn dự phòng này chỉ đòi hỏi trong

trường hợp có sự tăng trưởng tín dụng nóng, nguy cơ dẫn đến rủi ro cao trong hoạt động

tín dụng một cách có hệ thống.

Ngoài ra, Basel III còn đưa ra các biện pháp giám sát chặt chẽ các ngân hàng và

nhằm ngăn chặn việc lạm dụng chia thưởng, hoặc chia cổ tức cao trong bối cảnh tình

Page 20: Yesnews 06 2013

20 - Yesnews 06/2013

trạng tài chính và tỷ lệ an toàn vốn không đảm bảo. Basel 3 cũng đồng thời rà soát lại các

tiêu chuẩn (định nghĩa) vốn cấp 1, vốn cấp 2 và sẽ loại bỏ các khoản vốn không đủ tiêu

chuẩn khi giám sát chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu.

- Basel III củng cố thêm bức tường thành an ninh tài chính - ngân hàng

Như vậy, có thể thấy rằng, loại trừ khoản vốn đệm phòng ngừa rủi ro tài chính

2,5%, tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu không thay đổi (vẫn là 8%). Tuy nhiên, kết cấu của

các loại vốn đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng vốn cấp 1, đồng thời tăng

tỷ trọng vốn chủ sở hữu phổ thông trong vốn cấp 1. Nếu tính đầy đủ cả 2 khoản vốn đệm

dự phòng suy giảm tài chính và dự phòng chống hiệu ứng chu kỳ kinh tế thì tỷ lệ vốn chủ

sở hữu được điều chỉnh tăng từ 2% (Basel II) tăng lên thành 9,5% (4,5% + 2,5% + 2,5%)

ở Basel III. Nếu loại trừ phần vốn đệm chống chu kỳ kinh tế 2,5% (không bắt buộc trong

điều kiện bình thường) thì mức tối thiểu vốn chủ cũng phải đạt mức 7%. Bên cạnh đó, có

thể một số khoản trước đây được tính vào vốn chủ sở hữu nay phải bóc tách ra vì không

đủ điều kiện coi là vốn chủ sở hữu. Chẳng hạn, khoản vốn vượt quá giới hạn 15% đầu tư

vào các tổ chức tài chính khác, khoản vốn có nguồn gốc từ số thuế thu nhập lưu kỳ (hoãn

lại)... Vì thế, yêu cầu nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu là bài toán không đơn giản đối với

nhiều ngân hàng xét trong bối cảnh kinh tế xã hội đang có nhiều biến động.

Các tiêu chuẩn của Basel III không có hiệu lực ngay lập tức. Chúng bắt đầu có

hiệu lực từ năm 2013, được thực hiện theo một lộ trình đến hết năm 2018 và sẽ thực hiện

đầy đủ vào ngày 1/1/2019. Bảng sau sẽ cho thấy lộ trình cụ thể của việc thực thi hiệp ước

Basel 3: (xem bảng).

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 3,5% 4.0% 4,5% 4,5% 4,5% 4,5% 4,5%

Page 21: Yesnews 06 2013

21 - Yesnews 06/2013

Vốn đệm dự phòng 0,625% 1.25% 1,875

%

2,5%

Vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng vốn đệm dự

phòng

3,5% 4% 4,5% 5,125% 5,76% 6,375

%

7%

Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các khoản

vốn không đủ tiêu chuẩn

20% 40% 60% 80% 100

%

100%

Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4,5% 5,5% 6,0% 6,0% 6,0% 6,0% 6,0%

Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8%

Tổng vốn tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng

bắt buộc

8% 8% 8% 8,625 9,125 9,875 10,5

Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2 các khoản

không đủ tiêu chuẩn

Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm 2013

Vốn dự phòng chống hiệu ứng chu kỳ Tuỳ theo điều kiện của quốc gia: mức từ 0% - 2,5%

(Nguồn: http://www.basel-iii-accord.com/)

Thời gian đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel III còn khá dài nhưng không vì thế mà

không có những nỗi lo. Xong trước mắt việc đáp ứng nhu cầu đầy đủ của Basel II là vô

cùng cần thiếp trong thời buổi suy thoái nợ xấu tăng các ngân hàng phải đẩy cao tính

thanh khoản của mình và minh bạch trong tài chính. Bài mong rằng qua bài viết tổng

quan về hiệp ước Basel đã phần nào cung cấp cho độc giả kiến thức tổng quát nhất về

hiệp ước vốn này đồng thời trả lời được các câu hỏi đặt ra ở trên.

Lê Tuấn Dũng

Page 22: Yesnews 06 2013

22 - Yesnews 06/2013

HÀNH TRANG NGOẠI NGỮ VÀO THƯƠNG TRƯỜNG

Việc trau dồi ngoại ngữ của sinh viên kinh tế nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam

nói chung trở nên không quá xa lạ. Vậy ngoại ngữ hay cụ thể là “tiếng Anh”-ngôn ngữ hàng

đầu thế giới đang được khai thác sử dụng trong hội nhập kinh tế Việt Nam như thế nào?

Tái mù chữ ở thanh niên Việt Nam.

Ai cũng biết đến “mù chữ” là một thuật

ngữ chỉ người không có khả năng viết, đọc

ngôn ngữ mà mình sử dụng hàng ngày

theo từ điển tiếng Việt và trong đó “Bình

dân học vụ” là một trong những phong

trào mà chính quyền Việt Nam Dân Chủ

Cộng Hòa đã áp dụng để xóa nạn mù chữ.

Tuy nhiên tái mù chữ ở Việt Nam được

viện ngôn ngữ học được định nghĩa là việc

người dân Việt Nam không có khả năng sử

dụng những kĩ năng hội nhập đơn giản mà

tiêu biểu hơn cả là kĩ năng ngoại ngữ và

tin học. Thật vậy! đối với người dân Việt

Nam nói chung và sinh viên kinh tế, doanh

nghiệp hiện nay, vấn đề không sử dụng

thành thạo Tiếng Anh là vô cùng phổ biến.

Theo Hiệp hội Các nhà trắc nghiệm ngôn

ngữ châu Âu, ở trình độ này, sinh viên chưa

thể tham gia vào các cuộc trao đổi ý kiến dù

ở mức thấp nhất mà chỉ mới tiếp nhận

những thông tin đơn giản trong những bối

cảnh quen thuộc. Với hướng đi này, dự kiến

khi ra trường, các sinh viên cũng chỉ đạt

trình độ khoảng 400 điểm TOEFL hoặc 4.0

điểm IELTS.Ở mức này, sinh viên tốt

nghiệp đại học vẫn chưa đủ trình độ giao

tiếp cơ bản hay làm việc trong môi trường

thường xuyên sử dụng tiếng Anh.Theo

thông tin từ hội nghị toàn quốc đào tạo tiếng

Anh, học sinh Việt Nam đứng thứ 8 về khả

năng viết và đọc, nhưng xếp thứ 18 về khả

năng nghe nói, theo tiêu chuẩn quốc tế của

20 nước được khảo sát. Theo bảng xếp hạng

trình độ sử dụng thành thạo các kĩ năng

tiếng Anh năm 2010 của sinh viên kinh tế,

Việt Nam đứng thứ 9/11 trong khu vực

Đông Nam Á (trước Lào và Campuchia).

Phần lớn sinh viên đại học ngộ nhận

về Tiếng Anh ở mức độ đại học và trung

học phổ thông.Trong khi bậc đại học, sinh

viên phải học cách sử dụng tiếng Anh (qua

4 kĩ năng nghe, nói, viết) thì họ lại chú

trọng đến học tiếng Anh (qua cách sử dụng

Page 23: Yesnews 06 2013

23 - Yesnews 06/2013

từ, câu, mệnh đề…)-cái mà đáng lẽ chúng

ta phải học từ bậc trung học phổ thông. Và

hợp lí hơn cả, những kĩ năng trên phải được

học song song ngay từ những ngày đầu học

ngữ pháp tiếng Anh. Việc đào tạo tiếng

Anh ở các trường không chuyên thường vội

và chú trọng hơn vào tiếng Anh chuyên

ngành trong khi những kiến thức cơ bản thì

không nhiều sinh viên nắm vững hết được.

Việc các sinh viên học ngoại ngữ nhưng

không thể sử dụng được đang xảy ra phổ

biến. Do đó dẫn đến tình hình chung là khả

năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên khi

ra trường sẽ rất hạn chế và trong môi

trường làm việc như hiện nay rất khó đáp

ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Có

lẽ đây cũng là sự khó khăn trong cải thiện,

nang cao trình độ của nhân viên các doanh

nghiệp bởi môi trường làm việc của họ sau

khi ra trường có thể nâng cao trình độ sử

dụng tiếng Anh chỉ khi họ chủ động tích

lũy.

Lợi thế của sinh viên với hành trang

ngoại ngữ vào đời

Đa phần những người có vốn tiếng Anh tốt

họ rất tự tin trong công việc và cuộc

sống.Để có kết quả tốt trong quá trình học

tiếng Anh đòi hỏi phải có sự năng động,

phải thường xuyên giao tiếp thì mới mong

vốn ngoại ngữ của mình khá lên được. Vì

vậy những người sử dụng tiếng Anh lưu

loát hiển nhiên trở thành những người rất

tự tin và năng động, đây chính là một điểm

cộng rất lớn mà nhà tuyển dụng dành cho

bạn trong quá trình phỏng vấn và nghiệm

thu CV. Làm việc trong những công ty

quốc tế là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ,

vừa có mức lương hấp dẫn, lại vừa có tính

chuyên nghiệp cao. Nhưng nếu bạn không

biết sử dụng tiếng Anh mà người phỏng

vấn bạn là một người nước ngoài thì sẽ rất

khó khăn. Khoa học cũng đã chứng minh,

quá trình học Tiếng Anh và một số kĩ năng

liên quan giúp tăng khả năng liên kết của

các nơron thần kinh và cũng là một trong

những phương pháp để nâng cao trí nhớ.

Ngày nay với xu thế hội nhập, thì việc làm

ăn buôn bán không chỉ gói gọn trong nước,

mà còn có sự hợp tác với rất nhiều nước

khác nhau trên thế giới. Trong đó tiếng Anh

dường như là ngôn ngữ trung gian phổ biến

và được ưa chuộng nhất để các quốc gia

giao tiếp với nhau, vì vậy việc một doanh

nghiệp đòi hỏi ứng viên có vốn tiếng Anh

cũng là điều dễ hiểu. Đây chính là chìa

Page 24: Yesnews 06 2013

24 - Yesnews 06/2013

khóa quan trọng để giao tiếp với thế giới

bên ngoài, và nếu bạn có vốn tiếng Anh tốt

thì bạn sẽ là một trong những chiếc “chìa

khóa” quan trọng ấy. Song song với các

doanh nghiệp trong nước, Việt Nam còn có

sự hiện diện của các công ty quốc tế, kéo

theo đó là những nhà lãnh đạo, những nhân

viên trụ cột người nước ngoài. Vì vậy nếu

bạn không có vốn tiếng Anh thì khó lòng

mà làm việc được trong một môi trường

mang tính chuyên nghiệp cao như vậy. Bất

đồng ngôn ngữ chính là nguyên nhân khiến

bạn không thể tồn tại trong môi trường này.

Tiếng Anh sẽ là cầu nối kinh nghiệm giữa

bạn và những đồng nghiệp ngoại quốc, là

cơ hội để bạn cho họ biết về con người Việt

Nam và cũng là cơ hội học hỏi kinh nghiệm

làm việc từ đó nâng cao hiệu quả lao động.

Chính sách ngoại ngữ quốc gia

“Chính sách” ngoại ngữ quốc gia triể khai

trên cả hai phương diện: vĩ mô và vi mô.

Trên phương diện vĩ mô, các đề án, chương

trình hành động đã phát huy tác dụng rõ rệt

trong công tác dạy và học ngoại ngữ. Với

góc độ vi mô, người học cần tự nhận thức

phương pháp học tập hợp lí để cản thiện

trình độ ngoại ngữ bản thân.

Xét trên góc độ vĩ mô, đề án “Ngoại

ngữ quốc gia” của Nhà nước đã bước sang

giai đoạn 2 và đạt được những thành công

ngoài mong đợi. Đề án được phê duyệt

cuối năm 2008 nhưng vì lý do khách quan

nên thực tế cuối năm 2010, đề án mới khởi

động được. Mục đích của đề án nhằm nâng

cao trình độ Ngoại ngữ cho bộ phận giảng

viên, giáo viên, học viên ngoại ngữ hiện

nay. Đề “trồng người” thành công, đất

nước cần có những nhà sư phạm giỏi.Từ

năm 2011-2012, Hội đồng Anh đã hỗ trợ

tập huấn giáo viên cho đề án Ngoại ngữ

quốc gia. Trong đó, cấp tiểu học là 41

giảng viên trình độ cao, 144 tập huấn viên,

3.140 giáo viên, 628.000 học sinh. Cấp

trung học là 44 giảng viên trình độ cao,

730 giáo viên, 146.000 học sinh. Theo đề

án, từ năm 2012-1013, hỗ trợ tập huấn cho

giáo viên tiểu học là 80 tập huấn viên trình

độ cao, 5.600 giáo viên, 1.120.000 học

sinh; trung học là 150 tập huấn viên trình

độ cao, 5.040 giáo viên, 1.008.000 học

sinh. Từ năm 2012-2016, tiểu học với 320

tập huấn viên trình độ cáo, 22.400 giáo

viên, 4.480.000 học sinh; trung học là 600

tập huấn viên trình độ cao, 20.160 giáo

viên. Trả lời phỏng vấn, thứ trưởng Bộ

Giáo Dục-Đào Tạo Nguyễn Vinh Hiển

Page 25: Yesnews 06 2013

25 - Yesnews 06/2013

khẳng định sự khả quan của đề án. Đề án

cũng đầu tư, biên soạn lại hệ thống sách

giáo khoa Tiếng Anh các cấp. Về trước

mắt, chúng ta chưa thể thấy rõ hiệu quả

của đề án.Nhưng về lâu về dài, chất lượng

đầu ra Tiếng Anh của học sinh các cấp sẽ

được nâng cao từ đó cải thiện trình độ sử

dụng Tiếng Anh cho sinh viên khi mới vào

đại học. Vì sự nghiệp “trồng người” còn

khá gian nan nên việc hoàn thiện đề án

không tránh khỏi những khó khăn nhất

định.

Xét về góc độ vi mô, người học cần có tinh

thần tự giác học hỏi tiếng Anh ngay những

lúc còn đầy đủ thời gian và điều kiện học

tập. Hiện nay có nhiều bạn sinh viên có ý

thức học tiếng Anh ngay từ những năm

tháng trên giảng đường đại học. Đây cũng

là một trong những môn học bắt buộc với

các trường đại học trong khối ngành Kinh

tế với số tín chỉ cao. Tuy nhiên, việc khó

khăn mà các bạn sinh viên gặp phải là nền

tảng ngữ pháp, từ vựng còn yếu kém trong

khi chương trình giáo dục trong trường tập

trung vào việc nâng cao kĩ năng sử dụng.

Kiên trì và chăm chỉ là điều mà các bạn

phải chấp nhận nếu muốn nâng cao trình độ

tiếng Anh để có được một tấm chứng chỉ

đẹp trước khi đi xin việc hay những ấn

tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng nếu bị

phỏng vấn bằng tiếng Anh. Cũng vì những

lí do trên, các trung tâm tiếng Anh ở Hà

Nội mọc lên như nấm sau mưa, phục vụ

cho mọi nhu cầu học tập ở mọi trình độ

khác nhau của sinh viên. Bởi thế, vấn đề

chất lượng học đôi khi không được đảm

bảo. Tuy nhiên, điều kiện kiên quyết cho

mỗi người học tiếng Anh không chỉ là tài

liệu tốt, người dạy tốt mà hơn cả là sự kiên

trì và tinh thần luyện tập, thực hành mọi lúc

mọi nơi.

Tóm lại, tiếng Anh không chỉ là một môn học quan trọng đối với sinh viên mà còn là một mảng nghiệp vụ quan trọng trong công tác tuyển dụng. Vì vậy, chúng ta cần sớm trau dồi cho mình những kĩ năng sử dụng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

Trần Như Trung

Page 26: Yesnews 06 2013

26 - Yesnews 06/2013

Rất nhiều người tin rằng tiền làm xoay chuyển thế giới. Nhiều người khác nghĩ tiền có

thể mua được hạnh phúc. Tôi không đồng tình với suy nghĩ đó, nhưng tôi phải thừa nhận

rằng tiền có thể khiến cho con người làm những việc kỳ lạ. Hãy để tôi kể cho bạn về một

người tôi biết, anh ta chơi bài để kiếm tiền và cực kỳ thích những trò đỏ đen.

Bạn của tôi, Bob, có một vấn đề, đó là anh ấy muốn chơi bài bằng mọi giá. Anh ta chơi

bất cứ lúc nào, với bất cứ lượng tiền nào. Để tham gia vào một trò chơi bài như một

“poker”, anh bạn tôi đã phải đánh cược, Bob phải trả một khoản tiền nhỏ để bắt đầu trò

chơi.

Bob luôn chơi với tiền mặt- những đồng xu và những tờ đô la. Thỉnh thoảng, anh ta lãi

to, anh ta thắng rất nhiều tiền chỉ trong một ván. Bob đã nói với tôi một ngày hắn nhất

định sẽ thắng lớn - đó là khi giành được tất cả tiền trong bàn cờ.

Lần khác, anh bạn tôi chỉ đơn giản là hòa vốn, anh ấy không thắng, cũng ko mất tiền.

Nhưng thỉnh thoảng, Bob mất sạch toàn bộ tiền, anh ấy phải chịu đòn ngay trên bàn cờ.

Khi chuyện đó xảy ra, anh ấy mắc vào chuỗi ngày nợ nần, lẩn trốn mọi người để tránh

gặp phiền phức.

Page 27: Yesnews 06 2013

27 - Yesnews 06/2013

Gần đây, Bob đã phạm tội sau khi mất hết số tiền của mình. Anh ấy là kế toán, người

giữ sổ sách trong một doanh nghiệp nhỏ. Anh ta giám sát các hồ sơ chi tiêu tiền của công

ty. Mặc dù bạn tôi luôn là một người trung thực, nhưng anh ấy đã quyết định làm sai lệch

sổ sách. Bob thay đổi một cách bất hợp pháp các hồ sơ tài chính của công ty. Điều này đã

giúp anh ấy kiếm tiền từ các khoản chênh lệch. Bob đã lấy được rất nhiều tiền một cách

nhanh chóng, dễ dàng nhưng không trung thực.

Tôi chưa từng nghĩ Bob có thể làm những việc như thế, anh ấy không giống như một tên

trộm. Thế nhưng, vẫn có nhiều người sẵn sang làm bất cứ cái gì vì tình yêu đối với tiền

bạc.

Bob đã sử dụng tiền anh ấy trộm từ công ty để quay lại chơi cờ bạc. Lần này, anh ấy

kiếm chác được, anh ta kiếm được rất nhiều tiền. một cách nhanh chóng, anh ấy lấy lại

địa vị cho mình trong những casino. Bob đã có một nguồn tài chính tốt. Tuy nhiên, doanh

nghiệp anh ấy lại gặp phải nguy cơ phá sản cao, các giấy tờ chỉ ra rằng công ty đã mất rất

nhiều tiền hơn là những gì nó kiếm được. Công ty đó đã không còn lợi nhuận nữa.

Không bao lâu sau thì sự gian dối của anh bạn tôi bị phát hiện. Công ty đã điều tra và

buộc tội anh ấy ăn cắp. Bob đã cố gắng chuyển trách nhiệm, anh ấy cố đổ tội người khác

cho số tiền thiếu hụt đó. Tuy nhiên, những lời nói dối của anh ta được phơi bày, anh ấy bị

kết án tù giam. Tôi sẽ đánh cược đồng đô la cuối cùng của tôi rằng Bob sẽ không bao giờ

dám chơi cờ bạc lần nữa, anh ấy đã học được bài học lớn, và cái giá của nó hẳn là quá

đắt.

Võ Thị Hoàng Hải (dịch)

Page 28: Yesnews 06 2013

28 - Yesnews 06/2013