yesnews 3 2012

20

Upload: minerva-athena

Post on 22-Mar-2016

218 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

yesnews 3 2012

TRANSCRIPT

Page 1: yesnews 3 2012
Page 2: yesnews 3 2012

Tin tức trong nước

Tin tức thế giới

Hội thảo khoa học: Khủng hoảng kinh tế dưới góc độ các học thuyết kinh tế

Phỏng vấn cô Trần Thị Lan Hương – Giảng viên viện ngân hàng tài chính với đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu thực nghiệm về hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán

Việt Nam

Friedman và phái trọng tiền

Tổ chức doanh nghiệp trong thời đại toàn cầu hóa

M ụ c L ụ c1

3

6

10

14

16

Tổng biên tập: Nguyễn Thùy Liên

Phó tổng biên tập: Vương Mỹ AnhThiết kế và trình bày: Đỗ Ngọc Sơn, Phan Huy HoàngNội dung: Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Anh Đỉnh, Trịnh Duy Hoàng,

Vương Mỹ Anh, Dương Lê Huyền TrangĐịa chỉ: 121 nhà 11 - ĐH Kinh tế Quốc dânEmail: [email protected]

Page 3: yesnews 3 2012

Yes NewsSố T3/2012

1

Tổng hợp thông tin kinh tế trong nước tháng 3/2012

Chỉ số giá tiêu dùngSau mức tăng 0,12% của Tp.HCM, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Hà Nội chốt ở tháng 3/2012 cũng đã hạ nhiệt, chỉ còn tăng 0,19% so với tháng trước, về lại mức tương đương với giai đoạn tăng thấp đầu quý 4 năm ngoái.

Điểm đáng chú ý là lạm phát trong tháng có liên quan chủ yếu đến tác động từ thị trường thế giới, ảnh hưởng rất lớnđến giá cả các mặt hàng gas và xăng dầu. Diễn biến cụ thể, CPI nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng cao nhất trong tháng, đạt 2,84% so với tháng trước. Ở góc nhìn ngược lại, CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tại Thủ đô đã có tháng đầu tiên giảm trong năm nay, tới 0,81%, trong đó lương thực và thực phẩm đều giảm mạnh nhưng ăn uống ngoài gia đình còn tăng 1%.Như vậy, ước lượng từ mức tăng CPI tháng 3/2012 của Hà Nội và Tp.HCM, đặt trong tương quan với mức tăng chỉ số giá tại tháng 10 năm ngoái, có khả năng CPI tháng này của cả nước chỉ tăng thấp, quanh mức 0,2-0,4%.

Xuất, nhập khẩu hàng hóaVới kết quả đạt được trong 15 ngày đầu tháng 03/2012 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước từ đầu năm

đến hết ngày 15/03/2012 đạt 39,64 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, xuất khẩu đạt 19,77 tỷ USD, tăng 26% và nhập khẩu là 19,88 tỷ USD, tăng 8,4%.Cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3 thặng dư 50 triệu USD, góp phần đưa nhập siêu cả nước từ ngày 01/01/2012 đến ngày 15/3/2012 chỉ là 112 triệu USD, xấp xỉ 0,6% kim ngạch xuất khẩu và thấp hơn rất nhiều so với con số 2,65 tỷ USD nhập siêu cùng kỳ năm trước.

Giá cả hàng hóaGiá cả hàng hóa bắt đầu ‘ăn theo’ xăng. Một loạt nhà cung cấp đã gửi yêu cầu tăng giá tới các siêu thị, với mức điều chỉnh 5-10%, lý do là giá xăng dầu tăng khiến chi phí vận chuyển, nguyên liệu đầu vào lên. Khung giá mới sẽ chính thức áp dụng vào cuối tháng 3.Thông thường, muốn điều chỉnh giá, nhà cung cấp phải báo trước 10-15 ngày. Như vậy, từ cuối tháng 3 sẽ có một loạt mặt hàng nhích giá. Dự báo sắp tới làn sóng tăng giá sẽ tiếp tục vào tháng 4, khi nhà cung cấp đồng loạt nâng giá bán.

Trong ba tháng đầu năm 2012, tháng Ba thật sự

là tháng đầy biến động. Từ tác động bên ngoài của vấn đề nợ công các nước, mâu thuẫn giữa Iran (nước xuất khẩu dầu mỏ lớn của thế giới) với các nước phương tây đến các thay đổi lớn của bản thân nội tại việc giảm lãi suất – tăng giá xăng … đã tác động lớn đến các vẫn đề trong nước, gây ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu phát triển đất nước và kìm chế lạm phát của chính phủ.

Thương mại, giá cả, dịch vụ

Page 4: yesnews 3 2012

Yes NewsSố T3/2012

2

Đây là diễn biến thường thấy ở các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trước đây.

Giao thông vận tảiCác nghị quyết của chính phủ trong tháng 3/2012 ít nhiều đều gây những ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình giao thông – vận tải. Việc tăng giá xăng, dầu đã làm cho rất nhiều doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn. Giá cả vận chuyển tăng làm sản xuất thu hẹp, tạo tác động lớn đến mặt bằng giá cả chung.

Việc đổi giờ làm, hay đặt thu phí phương tiện giao thông gây thiệu hại không nhỏ cho các doanh nghiệp lẫn người dân.

Lãi suấtNgân hàng Nhà nước (NHNN) vừa chính thức công bố giảm trần lãi suất tiền gửi xuống còn 13%/năm. Nhiều chuyên gia khẳng định, việc giảm lãi suất sẽ không những ảnh hưởng đến lạm phát mà còn có tác động tích cực tới việc kiềm chế lạm phát và kích thích tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 14%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 16%/năm xuống 15%, lãi suất tái chiết khấu từ 13%/năm xuống 12%/năm. Giảm lãi suất tối đa áp

dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 6%/năm xuống 5%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng trở lên giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm. Riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn 1 tháng trở lên giảm từ 14,5%/năm xuống 13,5%/năm.

Quyết định quan trọng ảnh hưởng tới nền kinh tế có hiệu lực trong 3/2012

Quyết định quan trọng ảnh hưởng tới nền kinh tế có hiệu lực trong 3/2012

Theo đó, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 14%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 16%/năm xuống 15%, lãi suất

Bộ Tài chính dự kiến sẽ nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế từ mức 4 triệu đồng hiện hành lên 6 triệu đồng/tháng với hiệu lực đề xuất từ 1/1/2014Theo đó, ngoài việc tăng mức giảm trừ gia cảnh thêm 2 triệu đồng so với hiện hành, Bộ Tài chính còn dự kiến sẽ nới mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc từ 1,6 triệu/tháng hiện nay lên 2,4 triệu đồng/tháng.Việc sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TNCN đã được công chúng “ngóng tin” từ nhiều tháng qua vì liên quan tới quyền lợi sát sườn tới đời sống dân sinh.

Chính sách tiền tệ đang thắt lạiVào đầu năm 2012, NHNN công bố mục tiêu tăng trưởng tín dụng vào khoảng 15-17% cho toàn hệ thống. Tuy nhiên, vào ngày 13/2, NHNN lại ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN,

tái chiết khấu từ 13%/năm xuống 12%/năm. Giảm lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 6%/năm xuống 5%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng trở lên giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm. Riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn 1 tháng trở lên giảm từ 14,5%/năm xuống 13,5%/năm.

Page 5: yesnews 3 2012

Yes NewsSố T3/2012

3

chia các NH thành 4 nhóm và giao chỉ tiêu tín dụng khác nhau theo từng nhóm (nhóm 1 là 17%, nhóm 2 là 15%, nhóm 3 là 8% và nhóm 4 không được tăng trưởng tín dụng).

Điều này đồng nghĩa tăng trưởng tín dụng theo Chỉ thị 01 sẽ thấp hơn con số 15-17% cho toàn hệ thống. Nếu giả định có khoảng 10 NH tín dụng thuộc nhóm 4, 20 NH thuộc nhóm 1 và 2, 7 NH thuộc nhóm 3, ước con số tăng trưởng tín dụng sẽ còn khoảng 12-13%.

Trong Thông tư 04/2012/TT-NHNN ban hành ngày 8/3 về hoạt động ủy thác đầu tư. Theo Khoản 3, Điều 9, Mục 2: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài nhận ủy thác của tổ chức khác để cho vay phải tính dư nợ cho vay từ nguồn vốn nhận ủy thác vào tổng dư nợ cấp tín dụng”.

Thủ tướng ra thông điệp cứu chứng khoán

Ngày 2/3, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý thị trường chứng khoán với các yêu cầu và định hướng nội dung triển khai cụ thể trong năm nay.

Tin tức kinh tế thế giới tháng 3/2012

Tháng 3/ 2012 bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn

nhuốm một màu xám xịt. Mặc dù vấn đề rất “sốt” trong trong suốt một thời gian dài vừa qua là tình hình nợ công ở châu Âu đã tạm lắng cũng như việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ đang tỏ ra lạc quan hơn về triển vọng kinh tế, tuy nhiên những bất ổn về chính trị ở khu vực Trung Đông đã có những tác động mạnh mẽ đến kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, những vấn đề xảy ra ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc đang dần mở ra một cái nhìn tiêu cực đối với quan hệ thương mại của các “ông lớn” trong thời gian tới.

khẳng định giới đầu cơ đang lợi dụng tình trạng căng thẳng ở Trung Đông để đẩy giá dầu lên cao và kiếm lãi lời. Tuy nhiên đến trung tuần tháng 3, cùng với đà tăng mạnh của đồng USD và việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không phát đi tín hiệu nào về việc tung ra thị trường nới lỏng định lượng mới đã khiến thị trường liên tục tạo sức ép và giá dầu thô kì hạn lại theo đó trượt mạnh: chốt phiên giao dịch 14/3 giá dầu thô ngọt ở mức 105,43USD/thùng. Tuy nhiên theo thông tin mới nhất giá dầu lại có xu hướng tăng do nguồn cung Hoa Kỳ giảm mạnh, chốt phiên giao dịch ngày 21/3, giá dầu thô ngọt tại New York là 107,27USD/thùng.

Ngày 5/3 Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật về áp thuế chống bán phá giá.Những ý kiến đồng thuận cho rằng dự luật này sẽ giúp bảo vệ việc làm cho hàng ngàn người Mỹ. Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp thuế quan chống bảo trợ và bán phá giá này của Bộ thương mại Mỹ được cho là những hành vi cạnh tranh thiếu công bằng, gây thiệt hại cho cả người tiêu dùng Mỹ. Tiếp theo biểu quyết của Thượng viện thì Hạ viện Mỹ cũng thông qua dự luật này vào ngày 8/3. Ngay sau đó, Trung Quốc đã lên

Mỹ: Tháng 3/2012 – tình hình

tăng giảm của giá dầu có lẽ đã khiến giới báo chí tốn không ít giấy mực. Ngày 02/03, sau thông tin về vụ nổ đường ống dẫn dầu ở Saudi Arabia thì giá dầu thế giới bị đẩy lên mức 110USD/thùng – đây là mức cao kỉ lục từ năm 2008. Mặc dù sau đó phía Saudi đã chính thức bác bỏ thông tin này tuy nhiên các nghị sĩ Mỹ vẫn yêu cầu chính phủ Barack Oba-ma mở kho dự trữ dầu chiến lược để kéo giá dầu xuống và Nhà trắng thì vẫn khẳng định nguồn cung dầu hiện đang dồi dào bất chấp việc Iran bị cấm vận. Các chuyên gia kinh tế thì

Nguyễn Anh Đỉnh (tổng hợp)

Page 6: yesnews 3 2012

Yes NewsSố T3/2012

4

tiếng bác bỏ dự luật của chính phủ Mỹ, nước này cho rằng đây là hành vi vi phạm luật phát quốc tế và không phù hợp với quy định của Thương mại thế giới WTO.

Về các tổ chức tài chính: trong ngày 14/3, kết quả cuộc kiểm tra tài chính của Fed cho thấy có 15/19 ngân hàng được kiểm tra “thoát hiểm”. Bốn tập đoàn tài chính lớn là Citigroup, Sun Trust, Ally Fi-nancial và MetLife đã không vượt qua khi không đủ vốn để duy trì hoạt động nếu có đợt suy thoái nghiêm trọng mới.Ngay sau khi kết quả này được công bố thì giá cổ phiếu của JP Morgan đã tăng 7%, của Bank of America và Goldman Sachs tăng 6%.

Thông tin cho thấy các ngân hàng lớn nhất của Mỹ “thoát hiểm” trong cuộc kiểm tra hàng năm cộng với việc các nhà đầu tư cho rằng trong vài tháng tới, Fed sẽ có những hành động tích cực để khôiphục nền kinh tế và sự mạnh lên của đồng USD đã kéo giá vàng giảm mạnh, ngày 14/3 giá vàng xuống mức 1633,7USD/ounce. Ngoài ra các kim loại quý khác cũng đồng loạt giảm giá. Tuy nhiên Fed cho rằng, tình hình dù bớt căng thẳng và phức tạp, nguy cơ kinh tế giảm sụt vẫn còn khá lớn.

Đáng chú ý là việc uy tín của ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới Goldman Sachs

đang bị suy sụp nặng nề khi ông Greg Smith – 1 giám đốc của ngân hàng – đã từ chức và tố cáo gã khổng lồ phố Wall là chỉ chăm chăm tìm cách “vặt lông” khách hàng. Bài viết “Vì sao tôi rời bỏ Goldman Sachs?” của ông Smith đã được đăng trên tạp chí New York Times ngày 14/3 và sau đó 24h thì lượt truy cập đã lên tới con số 3 triệu lượt. Giá cổ phiếu của ngân hàng này cũng ngay tức khắc giảm 3,4%. Tổng giám đốc điều hành Lloyd Blanhk-fein đã tuyên bố bài viết của ông Smith chỉ phản ánh quan điểm của “thiểu số”. Ban lãnh đạo ngân hành này cũng bắn đi thông tin cho rằng ông Smith hành động như vậy vì cay cú do không được thăng chức.

Châu Âu: Trong tháng vừa qua thì cơn

bão khủng hoảng nợ công đã tạm lắng. Cùng với những tiến triển tại Hy Lạp, quốc gia có gánh nợ công “đáng sợ” nhất trong khu vực Euro-zone, những số liệu mới công bố về các nền kinh tế trong khu vực, từ nền kinh tế đầu

tàu là Đức đến quốc gia cũng đang có vấn đề về nợ công như Italy cũng như những nước cũng đã từng phải nhận cứu trợ là Ireland và Bồ Đào Nha, đang nhen nhóm những hy vọng để người ta tin rằng sóng gió trong cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài nhiều năm nay xem ra đã tạm thời ổn định. Những thỏa thuận hoán đổi nợ và hai gói cứu trợ 130 tỉ USD của khu vực đồng Euro và 28 tỉ Euro của IMF (14/3) đã kết thúc nỗi lo âu phá sản của Hy Lạp trong tháng 3. Bên cạnh đó những những đóng góp to lớn trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng nợ ở khu vực của Đức, thành công của Italy trên thị trường trái phiếu cùng những tín hiệu tốt trong chính sách thay đổi kinh tế ở Ireland và Bồ Đào Nha… đã làm lóe lên những tia hi vọng cho các nhà đầu tư. Và theo đánh giá chủ quan thì rất có thể châu Âu sẽ còn nhiều những thông tin tích cực hơn nữa trong những tháng tới khi mà tất cả các nước đều đang rất nỗ lực tập trung vào khôi phục lại cạnh tranh và tăng trưởng, tính bền vững và sự ổn định tài chính.

Trung Quốc: Bà Christine Lagarde –

giám đốc điều hành quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã kết thúc chuyến thăm hai ngày tới Trung Quốc từ 16-18/3. Bà phát biểu: “Trong nền kinh tế toàn cầu thiếu ổn định, Trung

Page 7: yesnews 3 2012

Yes NewsSố T3/2012

5

Quốc vẫn là một điểm sáng. Trung Quốc đã chứng minh kĩ năng lãnh đạo và chính sách đúng đắn khi khủng hoảng toàn cầu xảy ra. Và thực sự tình hình kinh tế thế giới có thể đã tồi tệ hơn nhiều nếu không có động lực từ sự tăng trưởng và ổn định của Trung Quốc”. Tuy nhiên cũng vào đầu tháng ba, Trung Quốc đã hạ mục tiêu tăng trưởng xuống mức 7,5% năm 2012, giảm so với 8% của năm 2011 ( thực tế năm 2011 nước này đã tăng trưởng ở mức 9,2%).

Trong khi đó, người ta đang lo ngại nguy cơ về cuộc chiến thương mại xoay quanh vấn đề đất hiếm có thể nổ ra sau sự kiến Mỹ, EU, Nhật Bản đã cáo buộc Bắc Kinh cố tình hạn chế xuất khẩu đất hiếm nhằm hạ giá thành loại khoáng sản này ở Trung Quốc, tăng giá xuất khẩu và buộc các hãngsản xuất quốc tế phải chuyển hoạt động đến Trung Quốc. Đơn khiếu nại được gửi lên WTO ngày 13/3. Lí do của Trung Quốc vẫn là quan ngại môi trường và sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp đất hiếm. Tuy nhiên

đáp lại cho việc kiện cáo này là một bài bình luận trên Tân Hoa xã của nhà nước Trung Quốc cảnh báo việc kiện cáo sẽ “khơi mào cho một sự trả đũa từ Trung Quốc thay vì làm liền những vết thương”. Tân Hoa xã đưa ra lập luận rằng WTO cho phép các nước thành viên tiến hành những biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường, vì vậy động thái do Hoa Kỳ khởi xướng có thể sẽ “làm tổn hại đến quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới. Những kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy các nhà hoạch định chính sách ở Washing-ton phải xử lý các vấn đề như vậy thận trọng hơn, vì gìn giữ mối quan hệ thương mại tốt đẹp giữa Trung Quốc - Hoa Kỳ là quyền lợi của cả 2 bên”. Nhưng những quan chức cấp cao lại tỏ vẻ nhún nhường hơn. Bộ trưởng Công nghiệp và công nghệ thông tin Miêu Vu nói rằng Trung Quốc sẽ “sẵn sàng chuẩn bị biện hộ” trước tòa án WTO.

Nhật Bản: Bộ trưởng bộ tài chính Nhật

Bản Jun Azumi tuyên bố Tokyo sẽ mua số trái phiếu Trung Quốc trị giá 6,5 tỉ Nhân dân tệ, tương đương 10,3 tỉ USD sau khi đã được Bắc Kinh “bật đèn xanh” (14/3). Đây là lần đầu tiên Nhật Bản mua trái phiếu của

Các nền kinh tế đang phát triển:

Do ảnh hưởng từ các khu vực khác, thời gian này giá xăng dầu ở các thị trường trên khắp thế giới cũng đồng loạt tăng giá theo khiến khu vực sản xuất cũng như người tiêu dùng không khỏi hoang mang. Đỉnh điểm là một số cuộc biểu tình đã nổ ra tại các nước châu Á. Tuy nhiên bắt đầu từ khoảng trung tuần tháng 3, khi các nước phát triển phát đi những tín hiệu lạc quan hơn thì kinh tế của những nước này cũng ổn định và khởi sắc hơn rất nhiều.

nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với hi vọng sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp mũi nhọn là công nghiệp điện tử của Nhật bắt đầu xuống dốc khó hiểu từ cuối tháng hai hiện vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Nguyễn Thị Lan(tổng hợp)

Page 8: yesnews 3 2012

Yes NewsSố T3/2012

6

Hội thảo khoa học: Khủng hoảng kinh tế dưới góc độ các học thuyết kinh tế

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 được đánh dấu bởi sự sụp đổ của một trong các ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ - Lehman Broth-ers. Từ đó đến nay, cuộc khủng hoảng đã lan sang rất nhiều nước trên thế giới, làm suy giảm trầm trọng sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới và gây nên tình trạng thất nghiệp cũng như phá sản của hàng loạt các công ty. Thiệt hại trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ước tính lên đến vài chục nghìn tỷ USD, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, theo ước tính đến năm 2010 đã có thêm 35 triệu người mất việc làm, hàng triệu người trở thành vô gia cư, đặc biệt là ở Mỹ do sự phá sản của chương trình cho vay tín chấp dưới chuẩn.

Đứng trước tình hình này, chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra hàng loạt các biện pháp cũng như các gói kích cầu để ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế thế giới, khôi phục tình trạng ổn định việc làm và tránh sự đổ vỡ bong bóng hàng loạt trên các thị trường tài chính. Bốn năm đã qua nhưng tình hình kinh tế thế giới vẫn không mấy khả quan. Ta có thể thấy rằng ở Mỹ, chính phủ đã tung ra 2

gói kích thích kinh tế có giá trị lần lượt là 700 tỉ và 865 tỉ USD. Bên cạnh đó, các nền kinh tế khác như châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc cũng có những gói kích thích kinh tế hàng trăm tỉ USD nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan, cụ thể là tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn còn chậm, tỉ lệ thất nghiệp có giảm nhưng không đáng kể, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng gia tăng. Hơn thế nữa, các nước trong khu vực Eurozone cũng bắt đầu chịu ảnh hưởng nặng nề và phải đối mặt với một cuộc suy thoái mới – khủng hoảng nợ công.

Đến lúc này, người ta bắt đầu phải đặt ra câu hỏi: “Liệu các lí thuyết kinh tế chính thống hiện đại đang được sử dụng có còn tác dụng nữa hay không?”. Ngay như Joseph Stiglitz cũng phải tuyên bố các lí thuyết kinh tế hiện nay

không đủ khả năng để giải quyết suy thoái, và kêu gọi các nhà kinh tế học cần họp bàn lại với nhau để đưa ra một lí thuyết mới, giúp vượt qua khủng hoảng. Tất cả những điều đó hoàn toàn xuất phát từ hiện thực kinh tế thế giới từ năm 2008 đến nay. Trường phái hiện đại chính thống mà dựa trên cơ sở phân tích vĩ mô của lí thuyết Keynes cho rằng khủng hoảng kinh tế xuất phát từ các nguyên nhân sau:- Sự mất cân đối giữa tiết

kiệm và tiêu dùng: tiêu dùng có xu hướng giảm tương đối so với tiết kiệm và thu nhập, điều này dẫn đến tình trạng sản xuất thừa và gây ra sự suy giảm tổng cầu.- Hiệu quả giới hạn đầu tư

của vốn dẫn đến việc không mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong khi dân số và lực lượng lao động ngày càng tăng. Mâu thuẫn này làm gia tăng tình trạng thất nghiệp và cũng làm suy giảm tổng cầu.

Như vậy theo Keynes, sự suy giảm tổng cầu là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế và hàng hóa trở nên quá thừa thãi, buộc rất nhiều các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người dân bấp bênh.

Page 9: yesnews 3 2012

Yes NewsSố T3/2012

7

Trên cơ sở đó, Keynes đưa ra các giải pháp:

- Tăng cường chi tiêu chính phủ để kích thích tổng cầu.

- Duy trì tình trạng thâm hụt ngân sách để đảm bảo tăng trưởng kinh tế.

- Đưa thêm tiền vào lưu thông để giảm lãi suất và duy trì mức lạm phát thấp, kích thích đầu tư.Nhưng lí thuyết của Keynes trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua đã bộc lộ những giới hạn của nó. Những nước mà khủng hoảng nặng nhất lại là những nước có mức tiêu dùng cao nhất và tỉ lệ tiết kiệm thấp nhất (một số trường hợp cá biệt, tiêu dùng vượt quá thu nhập). Chính sách duy trì thâm hụt ngân sách và chi tiêu chính phủ không những không giải quyết được khủng hoảng mà chỉ làm cho các nước đó lâm vào khủng hoảng kinh tế dưới hình thức mới – khủng hoảng nợ công.

Sau Keynes, Friedman đưa ra lí thuyết về khủng hoảng trong tác phẩm Lịch sử tiền tệ Hoa Kì như sau: khủng hoảng kinh tế thường xảy ra khi mức cung tín dụng không đáp ứng đủ cầu tín dụng. Chính vì vậy, ông ta cho rằng cần ngăn chặn khủng hoảng

bằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ, tác động một cách gián tiếp vào thị trường; khác với Keynes là sử dụng chính sách tài khóa và tác động trực tiếp vào thị trường. Mặc dù vậy, lí thuyết của Friedman vẫn không vượt qua được sự thử thách của thực tế. Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng thì các nước vẫn duy trì mức lãi suất cơ bản ở mức rất thấp (xấp xỉ 0%) như ở Nhật hay 0,25% ở Mỹ nhưng các chính sách tác động đến nền kinh tế không rõ rệt.

Tình trạng thất nghiệp vẫn ở mức cao, các doanh nghiệp không còn hứng thú với việc đầu tư mở rộng sản xuất, thay vào đó, khi lãi suất ở mức thấp, họ đem tiền sang đầu cơ trên các thị trường tài chính ở các nền kinh tế mới nổi.

Một đại biểu nữa của kinh tế học hiện đại nhưng thuộc trường phái phi chính thống là Frederic Hayek. Các lí thuyết của Hayek cho rằng nguyên nhân khủng hoảng xuất phát từ việc mất cân đối trong cơ cấu nền kinh tế. - Thứ nhất, đó là sự mất cân đối về nguồn vốn đầu tư giữa các ngành, có sự chuyển dịch nguồn vốn rất lớn từ các ngành sản xuất sang các ngành phi sản xuất (do tỉ suất lợi nhuận bình quân giảm dần và tỉ suất lợi tức bình quân tăng dần).

- Thứ hai, là sự mất cân đối về cơ cấu vốn ngay trong nội bộ ngành khi các nhà tư bản quá tập trung vào một nguồn lực có lợi nhuận cao mà coi nhẹ các nguồn lực khác, dẫn đến sự phát triển không đồng bộ, hiệu quả đầu tư thấp.

- Thứ ba là sự mất cân đối về cơ cấu lao động khiến cho lực lượng lao động không đáp ứng được nhu cầu của nền sản xuất hiện tại.

Vì vậy Hayek cho rằng không cần can thiệp vào nền kinh tế mà để khủng hoảng xảy ra như một quá trình bắt buộc để tái cơ cấu lại nền kinh tế, đồng thời cũng là hậu

Page 10: yesnews 3 2012

Yes NewsSố T3/2012

8

quả phải gánh chịu sau một thời gian tăng trưởng dài và không ổn định. Tính hạn chế trong học thuyết của Hayek là ông không đưa ra được giải pháp nào cho khủng hoảng kinh tế dù những phân tích của ông tạo nên bước đột phá trong tư duy kinh tế.

Khi các học thuyết kinh tế hiện đại không thể giải quyết bài toán khủng hoảng thực tế thì chúng ta đặt ra vấn đề nghiên cứu lại một lí thuyết khủng hoảng hoàn chỉnh – lí thuyết khủng hoảng của Karl Marx. Sự khác biệt của Karl Marx so với các nhà kinh tế học hiện đại là ông vận dụng phép duy vật biện chứng và logic lịch sử vào trong phân tích kinh tế. Marx không phân tích khủng hoảng theo các yếu tố nguyên nhân, kết quả của từng hiện tượng cá thể kết hợp với tâm lí bầy đàn, ngược lại Marx đặt vấn đề khủng hoảng chính là một mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy ông nghiên cứu khủng hoảng từ khi có những mầm mống của khủng hoảng thông qua một quá trình vận động đầy mâu thuẫn và phát triển lên thành các cuộc đại suy thoái của kinh tế thế giới. Điểm trùng lặp giữa Hayek và Marx là cả hai đều coi khủng hoảng là quy luật tất yếu, bắt buộc phải xảy ra nhưng điểm tiến bộ vượt trội của Marx, ông cho rằng khủng hoảng có thể

giải quyết thông qua việc xử lí các mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản (với Marx không tồn tại mâu thuẫn ngoại sinh).

Theo Marx, bản chất khủng hoảng chính là các cuộc khủng hoảng thừa, được biểu hiện thành nhiều hình thái khác nhau thông qua các loại thị trường khác nhau.

- Thứ nhất, đó là khủng hoảng sản xuất thừa của tư bản công nghiệp do sự tắc nghẽn trong quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản thương nghiệp. Tư bản ở đây được biểu hiện thành những hàng hóa không bán được.

- Thứ hai, đó là khủng hoảng

tài chính tiền tệ do sự dư thừa các loại giấy tờ có giá (tư bản giả), biểu hiện trên các sàn giao dịch chứng khoán và thị trường tài chính.-Thứ ba là sự dư thừa của

tư bản tiền tệ trong hệ thống ngân hàng dẫn đến các cuộc khủng hoảng tiền tệ giữa các quốc gia do sự di chuyển của

các dòng vốn lưu động, điều này gây nên sự thiếu tiền ở thị trường này nhưng thừa tiền ở thị trường khác (Friedman chỉ đưa ra sự thiếu tiền của thị trường này mà không đưa ra sự thừa tiền của thị trường khác).- Thứ tư, đó là sự dư thừa của

trái phiếu chính phủ để biến những khoản tiền tiết kiệm cuối cùng của người dân trở thành tư bản, cũng như tính chất bất bình đẳng trong hệ thống thuế hiện nay. Điều này cho kết quả là một cuộc khủng hoảng nợ công (Tư bản tập 1, quyển IIvề quá trình tích lũy tư bản chủ nghĩa).

Trên cơ sở đó, Marx đưa ra các mâu thuẫn nội tại của chính chủ nghĩa tư bản, đó là:

- Mâu thuẫn giữa nền sản xuất đại kế hoạch của tư bản công nghiệp và giới hạn thị trường với sự gia nhập tự do của tư bản thương nghiệp làm cho tỉ suất lợi nhuận bình quân giảm dần.

- Mâu thuẫn giữa nguồn gốc giá trị thặng dư được tạo ra từ khu vực sản xuất nhưng bị tước đoạt quá nhiều do sự phát triển ngày càng phình to của khu vực phi sản xuất (chứng khoán, bất động sản).

- Mâu thuẫn giữa tính chuyên môn hóa trong lao động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa với cơ cấu lao động bất hợp lí.

Page 11: yesnews 3 2012

Yes NewsSố T3/2012

9

- Mâu thuẫn do mất cân đối giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng. Đầu tư và tiêu dùng thường lớn hơn rất nhiều so với tiết kiệm khi tiền được luân chuyển qua hệ thống ngân hàng, đồng thời tạo nên gánh nặng lạm phát rất cao vào các thời điểm nền kinh tế thăng hoa nhất, mở màn cho một sự gia tăng lãi suất đột biến, dẫn đến sự bùng nổ của khủng hoảng.

Biểu hiện trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 thông qua bốn mâu thuẫn:

- Tỉ suất lợi nhuận bình quân của các ngành công nghiệp trong vòng 10 năm qua sụt giảm đáng kể từ mức khoảng 15%/năm xuống 8%/năm đối với các nền kinh tế đang phát triển và khoảng 5%/năm xuống 2%/năm đối với các nền kinh tế phát triển.

- Tỉ suất lợi tức của các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và thị trường tài chính phái sinh có xu hướng tăng lên và thường ở mức cao, khoảng 8% ở các nước phát triển và 20-25% các nước đang phát triển. Chính vì vậy qui mô của thị trường tài chính gấp khoảng 20 lần qui mô thị trường thật, tính đến năm 2010, tổng giá trị trên thị trường tài chính phái sinh vào khoảng 560.000 tỉ USD, gấp 10 lần GDP của toàn bộ nền kinh tế thế giới.

- Cơ cấu lao động của các nền kinh tế phát triển trong vòng 10 năm qua ngày càng có xu hướng chuyển sang các ngành dịch vụ tài chính. Thu nhập bình quân một năm của một nhà chế tạo tên lửa NASA của Mỹ là 150.000 – 200.000 USD, còn các kĩ sư chế tạo máy có thu nhập 40.000 – 60.000 USD một năm. Trong khi đó, một nhân viên mới vào của Morgan Stanley có thu nhập khoảng 150.000 USD/năm, còn các nhân viên tài chính làm việc lâu năm tại phố Wall có thu nhập từ 300.000 – 400.000 USD – gấp gần 10 lần lương của một kĩ sư kĩ thuật lâu năm. Điều đó thể hiện rõ cơ cấu bất hợp lý của lực lượng lao động.

- Lạm phát trong các năm qua thường không cao với các nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên mức giá cả hàng hóa trung bình lại có xu hướng tăng cao rất nhiều (mức giá cả hàng hóa so với giá trị thật của hàng hóa), biểu hiện rõ rệt nhất là giá vàng, giá năng lượng.

Tóm lại, theo Marx, các giải pháp để giải quyết khủng hoảng tài chính hiện nay là:

- Một là thu lại lợi nhuận siêu ngạch trong các ngành phi sản xuất, đưa về mức lợi nhuận bình quân của các ngành sản xuất và nộp lợi nhuận siêu ngạch vào các quĩ của nhà nước và phục vụ an sinh xã hội (Điều 1 trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản).

- Hai là áp dụng một hệ thống ngân hàng thống nhất, đảm bảo mức cung ứng tiền tệ ổn định trong nền kinh tế, đảm bảo mức lãi suất chênh lệch giữa các ngành có tỉ suất lợi nhuận khác nhau.

- Ba là kết hợp quá trình đào tạo với sự phát triển của lực lượng sản xuất với khoa học kĩ thuật để đảm bảo cho cơ cấu lao động ở mức hợp lí, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng quốc gia nhưng không bị chi phối bới thị trường.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về các lí thuyết kinh tế hiện nay và việc vận dụng vào trong các điều kiện hoàn cảnh thực tiễn, đồng thời cũng là một cơ hội để nghiên cứu lại các phân tích của Karl Marx – người đầu tiên đưa ra sự phân tích hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản, điều mà từ bao lâu nay chúng ta đã bỏ quên.

Lê Quang Trung(Sinh viên K49, Đại học KTQD)

Page 12: yesnews 3 2012

Yes NewsSố T3/2012

10

Phỏng vấn cô Trần Thị Lan Hương – Giảng viên viện ngân hàng tài chính với đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu thực nghiệm về hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đề tài “Nghiên cứu thực nghiệm về hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam” do nhóm sinh viên Vũ Văn Trường, Nguyễn Thế Hưng, Trần Thị Lan Hương (lớp Tài chính tiên tiến K49) thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Đức Hiển đã đạt giải Nhì trong giải thưởng Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Bộ năm 2011. Bản tin Sinh viên nghiên cứu khoa học lần này sẽ gửi tới các bạn những lời chia sẻ về quá trình nghiên cứu khoa học từ cô Trần Thị Lan Hương – hiện đang là giảng viên viện Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân.

Thưa cô, chúng em được biết cô và thầy Nguyễn Thế Hưng có tham gia làm

đề tài “Nghiên cứu thực nghiệm về hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Cô có thể chia sẻ với chúng em tại sao lại chọn đề tài đó?

Cô đính chính một chút, đó là đề tài này do ba người làm chứ không phải chỉ có hai người là cô và thầy Hưng. Một người nữa, cũng chính là leader của nhóm, là anh Vũ Văn Trường. Và Người hướng dẫn cho nhóm là Th.S, NCS.Nguyễn Đức Hiển – trưởng phòng tổ chức cán bộ. Đề tài hành vi bầy đàn là một trong những gợi ý của thầy và cũng là một phần trong chuỗi nghiên cứu về hành vi nhà đầu tư mà thầy đang nghiên cứu. Tình cờ, khi Trường là sinh viên nhóm thực tập tốt nghiệp của thầy, thầy có đưa ra gợi ý nghiên cứu và Trường đã nhận nghiên cứu đề tài.

Ban đầu, Trường là người trực tiếp tiếp xúc và làm việc với thầy. Nhưng sau đó, Trường đã mời cô và thầy Hưng tham gia cùng nhóm vì thực sự nếu làm một mình thì hơi quá sức; vừa phải làm

đề tài bằng tiếng Anh, và ứng dụng Kinh tế Lượng cũng không phải là thế mạnh của Trường. Cô và thầy Hưng đều nhận thấy đây là đề tài rất hay nên nhận lời tham gia.

Khi mới tham gia nhóm thì cô cũng nhận được đề nghị làm nhóm trưởng nhưng cô nghĩ nhóm trưởng phải là linh hồn của team, phải là người tâm huyết nhất với ý tưởng của họ, do vậy cả nhóm đều thống nhất là Trường sẽ làm trưởng nhóm. Và có thể nói, một trong những thành công của nhóm là tinh thần đồng đội, và vì nhóm có người nhóm trưởng hiểu và tâm huyết với vấn đề, truyền tinh thần cho cả nhóm.

Thưa cô, nhóm làm đề tài này trong thời gian bao lâu?

Thời điểm Trường bắt đầu nhận ý tưởng về thì cũng khá lâu, nhưng Trường “giữ” ý tưởng trong một tháng rưỡi mà chưa tìm được cách giải quyết, vì tìm tài liệu đọc, nhưng cũng không hiệu quả

Page 13: yesnews 3 2012

Yes NewsSố T3/2012

11

vì bạn ấy không mạnh về mảng kinh tế lượng. Khi cô với thầy Hưng vào nhóm thì cả ba làm trong khoảng một tháng, làm việc với tần suất cao, có thể nói là khá “căng”.

Cô có thể chia sẻ với chúng em một số nội dung chính của đề tài?

Chắc khi mọi người đọc tên đề tài thì cũng phần nào đoán được, đây không phải là một nghiên cứu về lý thuyết hay định tính, mà nó là một nghiên cứu định lượng – nghiên cứu thực nghiệm. Khi nói về thị trường chứng khoán Việt nam, người ta thường nói rằng: nhà đầu tư thường hành động theo tâm lý bầy đàn, thị trường như thế nào thì mọi người đầu tư như thế. Nhưng chưa có nghiên cứu định lượng nào chứng minh rằng có thật là thế hay không? Bài nghiên cứu này là một nền tảng, một bài tham khảo cho các nghiên cứu sau. Khi có một vấn đề nào đó về hành vi bầy đàn, thì có thể nói rằng chúng tôi đã chứng minh được bằng thực nghiệm là có tồn tại hành vi bầy đàn.

Và ai cũng nghĩ là có hành vi bầy đàn rồi thì việc gì phải đi chứng minh? Về mặt thực tế thì có vẻ là khá rõ ràng nhưng chứng minh về mặt thực

nghiệm là chưa có nên khó có thể thuyết phục được. Vì thế, đối với những người nghiên cứu, thì điều này lại rất có ý nghĩa. Ở Việt Nam cũng chưa có nh ững bài nghiên cứu nào chỉ ra hành vi bầy đàn là có và nó tồn tại ở mức độ nào, mạnh hay yếu? Khi thị trường đi lên hay đi xuống thì hành vi bầy đàn nhiều hơn? Mục đích của mình là chứng minh thị trường chứng khoán Việt Nam có hành vi bầy đàn hay không, trên từng sàn giao dịch, khi thị trường đi lên thì hành vi đó mạnh hay yếu? Đối với cổ phiếu lớn thì hành vi bầy đàn của nhà đầu tư là nhiều hay ít, đối với cổ phiếu tầm trung hoặc nhỏ thì hành vi bầy đàn như thế nào? Mục đích là để nhà đầu tư có sự cảnh giác, không nên dựa theo tâm lý đám đông.

Đối với đề tài này thì những phương pháp nghiên cứu nào đã được sử dụng ạ?

Ở Việt Nam thì có ít bài nghiên cứu về hành vi bầy đàn, nhưng ở nước ngoài thì các nhà nghiên cứu đã làm từ khá lâu rồi. Và họ cũng chỉ ra một số phương pháp tiếp cận với hành vi bầy đàn. Có hai phương pháp tiếp cận phổ biến nhất. Thứ nhất là xem xét một nhóm nhà đầu tư (chọn mẫu, có thể gồm từ

200 nhà đầu tư trở lên), sau đó quan sát hành vi giao dịch của họ. Khi một thông tin mới được đưa ra, liệu những người cùng nắm một loại cổ phiếu có cùng phản ứng như nhau hay không, có cùng đặt lệnh mua vào-bán ra cổ phiếu hay không? Qua đó có thể rút ra được hành vi bầy đàn có tồn tại hay không. Tuy nhiên trong thời điểm nhóm làm nghiên cứu, thời gian khá hạn hẹp, chỉ có khoảng một tháng rưỡi; nên rất khó để có thể theo cách đó. Công ty chứng khoán có thể cung cấp thông tin cho mình, nhưng nhóm tự nhận thấy là khó có thể xử lý hết từng ấy dữ liệu trong vòng một tháng rưỡi, mỗi ngày lại có những thay đổi từ phía các nhà đầu tư. Nên nhóm quyết định chọn hướng thứ hai, đơn giản hơn một chút. Đó là tiếp cận hành vi bầy đàn theo hướng khác. Theo đó, hành vi bầy đàn được hiều là hành động của nhà đầu tư, đưa ra quyết định đầu tư dựa theo sự biến động tăng giảm của thị trường.

Khi trình bày đề tà ,cô đã nhận được những lời đánh giá từ phía các thầy cô như thế nào ạ?

Về nội dung đề tài, thầy Đặng Ngọc Đức - một thành viên ban giám khảo có nhận

Page 14: yesnews 3 2012

Yes NewsSố T3/2012

12

xét: Nhóm nên mở rộng so sánh hành vi bầy đàn của thị trường Việt Nam so với thị trường khác (như thị trường Mỹ), vì sau khi so sánh sẽ nhìn rõ hơn, thấy rõ được hiệu ứng; và cũng nên nghiên cứu theo nhiều hướng, nhóm mới chỉ nghiên cứu về định lượng thôi, còn nhiều yếu tố định tính nữa…

Lúc nhóm làm việc thì mọi người phân công công việc với nhau như thế nào? Có xảy ra mâu thuẫn gì không ạ?

Như cô đã trao đổi từ đầu, một trong những điều dẫn tới thành công của nhóm là tinh thần đồng đội. Trong quá trình làm đề tài, công việc được phân chia rất rõ ràng và mọi người đều hỗ trợ nhau. Có thể nói đây là nhóm mà cô cảm thấy ưng ý nhất. Mỗi người đều nhìn thấy thế mạnh riêng của mình và làm việc theo thế mạnh mà mình sẵn có. Trường rất giỏi trong việc tìm dữ liệu, bất kỳ dữ liệu gì nhóm cần, Trường đều có khả năng tìm được, kể cả các bài báo mang tầm quốc tế, hay những bài báo cần phải trả phí, Trường đều có thể tìm trong thời gian 1 đêm. Có rất nhiều nguồn dữ liệu, cần

chọn nguồn dữ liệu chuẩn, lọc và phân tích dữ liệu, đó là phần của cô. Còn Hưng rất giỏi trong việc đọc và viết tiếng Anh; tư duy phân tích và tổng hợp rất tốt.

Thưa cô, trong quá trình làm đề tài, cả nhóm có gặp khó khăn gì không ạ?

Khó khăn trong quá trình làm việc thì có rất nhiều, cô tin là nhóm nào cũng vậy. Lúc mới vào cô cảm thấy có phần hơi nản và ngột ngạt. Khi mới đọc đề tài, hướng nghiên cứu thì cô thấy mình có thể làm được, và đề tài này trong tầm tay của mình. Tuy nhiên, lúc đó nhóm lại gặp vấn đề là dữ liệu hơi khó tìm, phải lọc và xử lý từng cổ phiếu một để xem có bị lỗi hay không. Và phải xử lý từng con số thì quả thực rất vất vả.

Và một khó khăn nữa, đó là quá trình làm việc ban đầu. Khi mới vào nhóm, hai bạn có nói rằng thầy giáo sẽ cung cấp tài liệu. Nhưng trong buổi đầu tiên cô gặp thầy, thầy có nhấn mạnh là nhóm phải tự tìm kiếm dữ liệu, vì đây là nghiên cứu của nhóm. Có lẽ thầy cũng muốn “kích” cả nhóm để tất cả phải tự bật lên, vì một đề tài nhận về, mà đến hơn một tháng rưỡi

không có động tĩnh gì thì chắc chắn không chỉ thầy mà ai cũng sẽ phải sốt ruột; sau đó thầy nói rằng: “Nếu không làm được thì nên từ bỏ”. Khi nghe thấy điều đó trong buổi đầu tiên vào nhóm, thực sự cô cũng hơi “shock”. Nhưng đó là một trong những động lực khiến cô quyết tâm thực hiện đề tài này. Về sau, cô mới thấy rằng, thực sự câu nói đó của thầy là một trong những động lực rất lớn cho cả nhóm, và có lẽ đó cũng là mục đích của thầy, để cả nhóm phải tự bật lên và quyết tâm chiến đấu. Sau đó, thì cả nhóm đều thấy thầy thực sự tuyệt vời, khi nhiệt tình hỗ trợ nhóm rất nhiều về mặt tinh thần.

Thưa cô, cô có đôi lời chia sẻ về hoạt động nghiên cứu khoa học, những điều cô đã đúc rút được trong quá trình nghiên cứu?

Có rất nhiều điều mà bản thân cô rút ra được. Đầu tiên là phải tìm được lĩnh vực mình muốn nghiên cứu. Cô rất thích lĩnh vực tài chính hành vi, vì nó khá là mới ở Việt Nam, nó có cả tâm lý bầy đàn, sự tự tin thái quá của các nhà đầu tư… Kế đến, phải xác định được lĩnh vực mình yêu thích, rồi phối hợp với giảng

Page 15: yesnews 3 2012

Yes NewsSố T3/2012

13

viên hướng dẫn để chọn một chủ đề phù hợp. Nhớ là mình phải có khả năng làm được, phải nhìn thấy tiềm năng ở chủ đề ấy. Có khi một đề tài mà người làm thì cho rằng nó hay, nhưng người khác lại thấy nó không cần thiết.

Mọi người cũng cần tìm một giảng viên hướng dẫn tâm huyết, có thời gian theo cùng mình trong suốt quá trình mình làm, khi đó tinh thần của cả nhóm cũng lên được. Trong quá trình cô làm, nhóm của cô được thầy giúp đỡ và động viên rất nhiều.

Còn vấn đề chọn teammate cho mình. Đôi khi người ta có tâm lý ỷ lại, mọi người muốn hưởng thụ kết quả nhưng lại không muốn làm. Khi có một người làm được thì cả nhóm hùa vào, lấy kết quả đấy; không có sự động não, chia sẻ công việc. Cho nên mọi người phải phân chia việc làm ngay từ đầu, và mọi người phải tin tưởng lẫn nhau, đừng ép các bạn phải làm thế này, phải làm thế kia.

Tinh thần đồng đội gần như là yếu tố tạo nên chiến thắng của nhóm mà theo cô, đó là yếu tố quan trọng nhất. Trong ngày lên thuyết trình trên Bộ GD&ĐT, nhóm phải thuyết trình với cùng với 8 đội khác từ các trường trên cả nước.

Cô được cả nhóm và thầy tín nhiệm cử làm đại diện thuyết trình. Thực sự khi ấy cô hơi run vì chưa bao giờ thuyết trình bằng tiếng Việt ở cấp quốc gia thế này cả. Rõ ràng tinh thần màu cờ sắc áo đang rất lớn, và cũng là áp lực nữa. Nhưng khi cô lên thuyết trình và có hai người đồng đội đứng bên cạnh, cô thực sự có cảm giác họ là những động viên rất lớn về tinh thần cho mình. Sau khi các nhóm nghe kết quả và các thầy cô trong hội đồng đọc báo cáo, cô trưởng hội đồng có nhấn mạnh: Trong chín bài thuyết trình ngày hôm nay thì cả hội đồng đều cảm thấy bị ấn tượng bởi một bài thuyết trình của em sinh viên đến từ đại học Kinh tế quốc dân, một bài thuyết trình không những khúc chiết mà còn rất xúc động. Và khi nghe xong thì cả nhóm đều cảm thấy rất vui và hãnh diện.

Mọi người nói rằng làm nghiên cứu khoa học thì đạt được rất nhiều ích lợi, cô cảm thấy bản thân đã nhận được lợi ích gì ạ?

Theo cô thì đúng là có khá nhiều lợi ích mà cô nhận được khi làm nghiên cứu. Thứ nhất, mình có thể hiểu sâu sắc hơn về một vấn đề, một lĩnh vực

mà mình yêu thích. Thứ hai, là mình cũng được nhiều thầy cô và bạn bè biết đến. Trong những buổi lễ trao tặng giải thưởng, cô cảm thấy thực sự rất vui và việc mình làm rất có ý nghĩa. Những giải thưởng mà nhóm nhận được là sự cổ vũ lớn về mặt tinh thần, khiến cả nhóm không cảm thấy hối tiếc về những điều đã bỏ ra. Nhóm được mọi người khen ngợi, trong đó có thầy Trung, thầy Hiển. Đây thực sự là điều hết sức quý báu. Trong quá trình làm việc thì các thầy cũng tìm kiếm và thấy được đây là những sinh viên tiềm năng. Nhóm cũng được các thầy giới thiệu với đại diện tạp chí Ngân hàng Việt Nam trong buổi lễ ra mắt Viện Ngân hàng Tài chính, điều đó có nghĩa là mình sẽ có cơ hội đưa những bài báo, bài nghiên cứu của mình lên những tạp chí uy tín. Ngoài ra thì còn có nhiều giải thưởng, học bổng của các tổ chức trao tặng cho sinh viên đạt giải nghiên cứu khoa học.

Chúng em xin chân thành cảm ơn những chia sẻ của cô, thực sự những kinh nghiệm của cô rất bổ ích đối với sinh viên trong quá trình nghiên cứu khoa học cũng như trong cuộc sống.

Vương Mỹ Anh

Page 16: yesnews 3 2012

Yes NewsSố T3/2012

14

Friedman và phái trọng tiền

Sau một thời kì thịnh vượng của học thuyết Keynes thì đến những năm 70 của thế kỉ XX, với những dữ liệu mới về nền kinh tế, các nhà kinh tế bắt đầu đặt câu hỏi với học thuyết này. Trong bối cảnh đó, Friedman với tư cách là đại diện cho phái trọng tiền đã tìm ra lời giải cho những nghi vấn đó.

Vậy học thuyết của Keynes có những nội dung gì? Hai quan điểm cơ bản cuả ông về điều tiết kinh tế là: thứ nhất, nền kinh tế không đạt được trạng thái toàn dụng nhân công như các nhà kinh tế cổ điển lầm tưởng, vì vậy, dẫn tới quan điểm thứ hai là sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế bằng chính

sách tài khóa để bù đắp sự thiếu hụt. Điểm tiếp theo của Keynes tấn công vào kinh tế học cổ điển là về tốc độ quay của đồng tiền, khi khủng hoảng nổ ra, ông nhận thấy rằng vòng quay này sẽ chậm đi do người tiêu dùng giảm chi tiêu, khiến cho có sự chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư, vậy thì liệu lãi suất có thể đem lại sự hài hòa nữa không?

Các nhà kinh tế thời bấy giờ gần như đã công nhận lí thuyết Keynes, ngoại trừ một số người, trong đó có Friedman, người đã sáng lập trường phái kinh tế vĩ mô có tầm ảnh hưởng lớn sau này - phái trọng tiền, hay còn gọi là phái tiền tệ. Để tìm hiểu về vấn đề này, ta hãy đi từ một số khái niệm cơ bản để hiểu các nhà tiền tệ và các nhà Keynes đã tranh luận với nhau về điều gì. Đầu tiên chúng ta phải hiểu cung tiền bằng tích số của tiền cơ sở và hệ số nhân tiền, trong đó tiền cơ sở là bao gồm lượng tiền mặt đang lưu thông cộng với tiền kí gửi ở ngân hàng (không tính các loại trái phiếu,cổ phiếu). Và với mức cung tiền cao, điều tất yếu sẽ là lạm phát; tăng cung tiền khi khả năng sản xuất của nền kinh tế đã đến giới hạn, gây ra chênh lệch tiền - hàng. Vậy bài toán đặt ra là lượng cung tiền thế nào là hợp lý?

Đó là lượng tiền đủ để mua tất cả các hàng hóa sản xuất ra mà không làm tăng giá và đem lại đầy đủ việc làm. Ẩn sau nguyên tắc nghe rất đơn giản này là cả một sự phức tạp khi cung tiền không chỉ phụ thuộc vào lượng tiền cơ sở mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ tốc độ quay vòng của những đồng tiền đó và đây cũng chính là điểm xuất phát tạo nên sự khác nhau giữa các nhà kinh tế Keynesian và những người theo phái trọng tiền.

Theo quan điểm của Keynes, tốc độ quay vòng của tiền là không ổn định trong khi theo Friedman và các nhà kinh tế của phái trọng tiền, vòng quay này hoàn toàn ổn định vì Friedman cho rằng nhu cầu tiền tệ phụ thuộc các yếu tố dài hạn như sức khỏe, học vấn hay thu nhập kì vọng, người tiêu dùng thiên về duy trì một mức tiêu dùng ổn định vì anh ta kì vọng vào dòng thu nhập dài hạn, nếu một thời điểm nào đó làm ăn thuận lợi và kiếm được nhiều hơn, anh ta sẽ tiết kiệm nhiều hơn. Như vậy với lập luận của mình, Friedman đã bác bỏ quan điểm rằng nhu cầu tiền tệ là thay đổi của Keynes và chỉ ra rằng về dài hạn, nhu cầu này được giữ nguyên, hay nói cách khác vòng quay tiền có tốc độ

Page 17: yesnews 3 2012

Yes NewsSố T3/2012

15

ổn định. Như vậy, theo học thuyết của Friedman, công cụ thuế sẽ không thể phát huy hết tác dụng trong điều chỉnh nền kinh tế, tức là việc giảm thuế nhiều khi không thể kích thích nền kinh tế, hay tăng thuế nhiều khi lại không thể khống chế được tốc độ phát triển của nền kinh tế như lý luận của Keynes, điều này đã được chứng minh qua các lần giảm thuế hay tăng thuế của các nước trong những năm 60 đến những năm 90 của thế kỉ 20. Năm 1962, Friedman cùng với Schwartz đã cho ra đời cuốn: Lịch sử tiền tệ nước Mĩ, 1867-1960. Trong tác phẩm này, ông đã khẳng định một luận điểm quan trọng là trong các cuộc suy thoái thì thực tế là do cung tín dụng giảm và không đáp ứng đủ cơn khát cầu tín dụng chứ không phải là do tổng cầu về hàng hóa dịch vụ.

Đến đây, chúng ta bắt đầu phải xem lại cách thức một chính phủ điều tiết nền kinh tế của mình. Nếu như theo Keynes, chính phủ có thể thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bằng cách tăng chi tiêu công và giảm lãi suất, thì Friedman lại ủng hộ sự phi điều tiết của chính phủ thông qua tài khóa, thay vào đó ông cho rằng sử dụng chính sách tiền tệ, thực hiện cung tiền có kiểm soát

để thúc đẩy tăng trưởng. Về tỉ lệ thất nghiệp, Friedman cho rằng tỉ lệ thất nghiệp thực tế trong ngắn hạn sẽ đi chệch khỏi tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên, chủ yếu là do người lao động thường chịu ảo tưởng giá trị tiền tệ, tức là tiền lương danh nghĩa đã đánh lừa suy nghĩ của người lao động và làm nguồn cung lao động thay đổi khiến tỉ lệ thất nghiệp thay đổi.

Bằng những lý luận và chứng cứ của mình, Fried-man đã giúp trường phái trọng tiền chiến thắng được trường phái Keynes một cách thuyết phục, đem lại vị thế không thể phủ nhận cho các nhà tiền tệ sau một thời gian dài bị sự chế giễu của các nhà kinh tế Keynes. Tuy nhiên câu chuyện chưa dừng lại ở đó, thực tế cho thấy nhiều thời kì lạm phát sau này, việc cắt cung tiền dù giảm lạm phát nhưng lại gây ra thất nghiệp do nguồn tín dụng cho doanh nghiệp bị hạn chế và hàng loạt công ty phá sản. Sở dĩ xảy ra điều này là do bản thân các ngân hàng trung ương khó lòng mà xác định được khi nào thì nên tăng hay giảm lượng cung tiền, khiến cho đôi khi họ giảm cung tiền một cách thái quá mà quên đi vấn đề lãi suất.

Mặc dù các nhà kinh tế sau này đều đã thấy rõ được sức mạnh song hành của cả chính sách tài khóa và tiên tệ, nhưng không ai có thể phủ nhận được vai trò của Friedman trong quá trình khẳng định vị thế của chính sách tiền tệ. Một thời kì tranh cãi của cả hai trường phái tưởng như đã kết thúc với quan điểm trung dung cho cả hai con đường để điều tiết nền kinh tế nhưng những quan điểm ấy vẫn còn nhiều tranh luận.

Trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc nghiên cứu lại lí thuyết tiền tệ của Friedman có một ý nghĩa thực tiễn rất lớn, nhất là khi chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi một vốn hiểu biết về cách thức hoạt động kinh tế tư bản. Việc nghiên cứu lí thuyết kinh tế nói chung và lí thuyết của Friedman nói riêng sẽ hạn chế được nhiều sai lầm trong điều tiết nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta. Rất nhiều quốc gia thành công trên thế giới đã có những nghiên cứu thực sự nghiêm túc về lí thuyết này và áp dụng nó một cách thành công trong từng điều kiện riêng biệt của mình, đó cũng chính là điều mà chúng ta sẽ hướng tới.

Trịnh Duy Hoàng

Page 18: yesnews 3 2012

Yes NewsSố T3/2012

16

Tổ chức doanh nghiệp trong thời đại toàn cầu hóaTừ trước đến nay, khi nhắc

tới sơ đồ tổ chức của một doanh nghiệp, chúng ta thường có một suy nghĩ mang tính cứng nhắc rằng một sơ đồ doanh nghiệp hiệu quả khi tuân theo sáu nguyên tắc cơ bản, bao gồm sự chuyên môn hóa, chia theo phòng ban, sự rõ ràng trong phân công mệnh lệnh, số lượng nhỏ nhân viên trong mỗi nhóm, người lãnh đạo đưa ra quyết định và mọi người trong tổ chức tuân theo những quy định điều luật trong công việc.

Tuy nhiên trong một xã hội toàn cầu hóa như hiện nay với những sự biến động bất thường và phức tạp của nền kinh tế, liệu một sơ đồ tổ chức cứng nhắc tuân theo những nguyên tắc như trên có còn hiệu quả? Theo nhiều nhà lãnh đạo thành công ngày nay, các nguyên tắc trên đều có những hạn chế của nó. Ví dụ như việc chuyên môn hóa trong sản xuất, tại một mức nào đó có thể làm người công nhân cảm thấy chán nản trong công viêc, tăng tỉ lệ công nhân nghỉ việc và bỏ việc. Việc phân công theo phòng ban làm giảm khả năng kích ứng của doanh nghiệp khi

môi trường bên ngoài thay đổi.

Vậy tổ chức doanh nghiệp như thế nào để có thể đạt hiệu quả cao hơn trong công viêc? Bài viết đưa ra một số mô hình quản lý đang ngày càng trở nên phổ biến bởi tính nhanh nhạy và kích ứng của nó trong thế giới ngày nay.

1. Cấu trúc theo các tổ, nhóm (team structures)

Công ty vận dụng cấu trúc này có cấu tạo bao gồm các nhóm nhỏ thực hiện các công việc của tổ chức. Trong những tổ chức này, người nhân viên có quyền thiết kế và thực hiện công việc theo cách họ cho là phù hợp nhất và chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Một ưu điểm của mô hình cấu trúc này là giảm thiểu những

rào cản giữa các phòng ban, tạo một môi trường sáng tạo và năng động cho người nhân viên. Trên thế giới, Google, Amazon và Boeing đã rất thành công khi áp dụng mô hình này.

2. Cấu trúc theo matrận (Matrix structures)

Trong tổ chức được thiết kế theo cấu trúc này, các nhân viên chuyên môn từ những bộ phận khác nhau làm việc trong những dự án được lãnh đạo bởi người quản lý dự án. Nhưng đồng thời, người nhân viên vẫn phải đứng dưới sự chỉ đạo của người đứng đầu phòng ban của mình. Người quản lý dự án chỉ có quyền hạn trong những công việc liên quan đến dự án đó. Việc đánh giá về năng lực công tác của nhân viên vẫn chủ yếu

Page 19: yesnews 3 2012

Yes NewsSố T3/2012

17

dựa vào người quản lí chuyên môn. Hai người lãnh đạo này phải có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm đánh giá đúng về trình độ và khả năng của người nhân viên.

3. Cấu trúc theo dự án (project structures)

Cấu trúc này tương đối giống với cấu trúc theo ma trận, tuy nhiên ở đây người nhân viên đơn thuần chỉ làm việc trong các dự án. Khi hoàn thành xong một dự án, họ sẽ tiếp tục chuyển tới một dự án khác phù hợp với khả năng của họ. Cấu trúc này đảm bảo cho doanh nghiệp một sự linh hoạt không bị ràng buộc bởi các phòng ban. Người lãnh đạo nẵm vai trò như người trợ giúp, đưa lời khuyên.

4. Tổ chức không có biên giới (the boundarynessorganization)

Người đứng đầu tập đoàn GE, Jack Welch, Hoa Kì, đã sáng tạo ra thuật ngữ này. Trong đó nhấn mạnh cấu tạo của một tổ chức không bị giới hạn bởi các bức cản theo chiều dọc, chiều ngang và từ bên ngoài. Bức cản theo chiều dọc được hiểu là sự ngăn cản được tạo nên bởi

các cấp khác nhau của một tổ chức, sự ngăn cản theo chiều ngang là sự cách biệt giữa các phòng ban, giữa những người có chuyên môn hóa khác nhau, bức cản với bên ngoài chính là những bức rào chắn giữa công ty và khách hàng. Một công ty cần dỡ bỏ tất cả những dào cản này mới có thể hoạt động hiệu quả và nhanh nhạy.

Như vậy có thể thấy một xu thế lớn trong thế giới hiện đại, đó là việc cấu trúc theo hướng nhanh nhạy, có khả năng thích ứng cao với môi trường. các cấu trúc này nhằm giải quyết những thử thách lớn của người lãnh đạo trong cấu trúc doanh nghiêp, bao gồm:

• Đảm bảo sự kết nối, liền mạch trong tổ chức: Trong suốt thế kỉ XX, công việc của các nhân viên thường mang tính dự báo trước, nhân viên thường xuyên làm việc trong văn phòng theo một lịch trình định sẵn. Tuy nhiên, ngày nay, người lãnh đạo phải đảm bảo sự liên lạc với những nhân viên di động của họ.

• Xây dựng một tổ chức mang tính học hỏi cao. Đây là những tổ chức có khả năng thích ứng, thay đổi và không

ngừng học hỏi bên ngoài. Trong những tổ chức này, nhân viên được đánh giá cao trong việc ứng dụng những tri thức mới trong công việc và trong việc quyết định các hành động. Người nhân viên từ những bộ phận khác nhau có chuyên môn khác nhau phải làm việc và chia sẻ cùng nhau, ứng dụng những kiến thức mới.

Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa ta phủ định hoàn toàn sáu nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức. Người lãnh đạo cần biết kết hợp hài hòa các yếu tố này đề xây dựng một cấu trúc phù hợp với hoàn cảnh thực tế và mục tiêu của doanh nghiệp.

Dương Lê Huyền Trang

Page 20: yesnews 3 2012