cƠ cẤu tỔ chỨc cỦa cỤc quẢn lÝ cẠnh …cục quản lý cạnh tranh là cơ quan do...

32

Upload: others

Post on 27-Dec-2019

13 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương
Page 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thươngcó nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quảcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

� Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả � Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước

những hành vi hạn chế cạnh tranh� Chống các hành vi phản cạnh tranh � Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng� Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CỤC QUẢN LÝCẠNH TRANH

Lãnh đạo Cục

Ban Điều tra vụ việchạn chế cạnh tranh

Ban Điều tra và xử lýcác hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

Ban Giám sát và quảnlý cạnh tranh

Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp

và tự vệ

Ban Hợp tác quốc tế

Trung tâm Thông tincạnh tranh

Trung tâm Đào tạođiều tra viên

Văn phòng

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Ban Bảo vệ người tiêu dùng

Page 3: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 66/GP-XBBTCấp ngày 3/12/2008

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

TỔNG BIÊN TẬPBẠCH VĂN MỪNG

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPVŨ BÁ PHÚ

BIÊN TẬP VIÊNNGUYỄN THÀNH HẢI, PHAN CÔNG THÀNH

NGUYỄN VĂN THÀNH, BÙI VIỆT TRƯỜNGNGUYỄN PHƯƠNG THẢO

HỘI ĐỒNG CỐ VẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dân PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. HỒ TẤT THẮNG

Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam TS. VŨ THÀNH TỰ ANH

Giám đốc phụ trách nghiên cứuChương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Cộng tác viên ở nước ngoàiLÊ THÀNH VINH, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật

ĐH Monash, AustraliaDANIEL VANHOUTTE, Đại học Tự do, Bỉ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhSố 159 Kí Con, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 3914 6297 * Fax: (08) 3914 6298 Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm xuất bảnVŨ BÁ PHÚ

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

Thư Ban biên tậpNgười tiêu dùng sẽ được bảo vệ như thế nào khi Luật Bảo vệ Người

tiêu dùng được thông qua?Luật Bảo vệ người tiêu dùng sẽ được trình Quốc hội vào năm

2010.Với định hướng coi người tiêu dùng là bên yếu thế trong quan hệ

mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, Dự thảo Luật Bảo vệ người tiêudùng đã đưa ra nhiều quy định nhằm khắc phục “vị trí yếu thế” đó đểbảo vệ tốt nhất quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng như quyđịnh về trách nhiệm sản phẩm; quy định về trách nhiệm bảo hành;quy định hợp đồng mẫu…

Đặc biệt, Dự thảo Luật đã xây dựng một cơ chế giải quyết tranhchấp giữa người tiêu dùng và thương nhân một cách cụ thể, hiệuquả để người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình khi bị vi phạm.

Trong thời gian tới, Ban soạn thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùngsẽ tăng cường, tập trung lấy ý kiến của người tiêu dùng, doanhnghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước để hoàn thiện dự thảo vàtrình Quốc hội.

Chúng tôi hy vọng nội dung Bản tin Cạnh tranh và Người tiêudùng số tháng 8/2009 với chủ đề “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”sẽ cung cấp thêm các thông tin cần thiết để độc giả quan tâm cóthể tìm hiểu và đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Bảo vệ người tiêudùng.

BẢN TIN CẠNH TRANH VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Page 4: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

Trong số này BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

5 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

8 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

11 TRANG QUỐC TẾ

16 GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

21 HỎI ĐÁP

23

24 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

29 HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

30 TẢN MẠN

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

22 PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆNGƯỜI TIÊU DÙNG

Page 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A 5CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Ngày 12 tháng 8 năm 2009, Cục Quảnlý cạnh tranh phối hợp với Phòngthương mại và công nghiệp Việt Nam

tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảoLuật Bảo vệ người tiêu dùng. Chủ trì hội thảolà Ông Lê Danh Vĩnh - Thứ trưởng Bộ CôngThương. Tham gia hội thảo có Ông Trần HữuHuỳnh - Trưởng Ban Pháp chế VCCI; ÔngĐặng Hoàng Hải - Phó cục trưởng Cục Quảnlý cạnh tranh - Bộ Công thương.

Đối tượng lấy ý kiến trong hội thảo lầnnày là cộng đồng doanh nghiệp khu vực

phía Bắc. Hội thảo đã nhận được sự hưởngứng nhiệt tình từ các doanh nghiệp, các hiệphội doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnhvực sản xuất và dịch vụ như Hiệp hội thép,Hiệp hội bảo hiểm, Hiệp hội kinh doanhvàng. Ngoài ra Hội thảo còn có sự tham giacủa các doanh nghiệp có ảnh hưởng lớnđến nền kinh tế và người tiêu dùng như Tậpđoàn điện lực Việt Nam,…

Dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng làmột văn bản có phạm vi tác động rất lớn,bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trongquan hệ với các doanh nghiệp sản xuất vàcung ứng hàng hóa, dịch vụ nên đã nhậnđược sự quan tâm và đóng góp rất lớn củacộng đồng doanh nghiệp. Các ý kiến tậptrung vào các quy định về nghĩa vụ củadoanh nghiệp trong quan hệ với người tiêudùng đặc biệt là tranh luận về nghĩa vụchứng minh lỗi của doanh nghiệp đối vớithiệt hại gây ra cho người tiêu dùng.

Kết thúc hội nghị, các ý kiến đều đồng ývới quan điểm là Luật Bảo vệ người tiêudùng nên bảo vệ người tiêu dùng một cáchthực chất và hiệu quả nhưng cũng cần cânnhắc tới lợi ích của cộng đồng doanhnghiệp, tránh các quy định quá chặt chẽ dễbị một số cá nhân lợi dụng gây rối hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp.

ANH HOA

Hội thảo lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Bảo vệngười tiêu dùng

Nhằm góp phần định hướng hoạt độngcho các doanh nghiệp và nâng cao khảnăng điều hành của các cơ quan quản

lý của Việt Nam liên quan tới hoạt động muabán & sáp nhập (M&A); tạo diễn đàn trao đổithông tin, các kinh nghiệm về M&A, ngày20/7/2009, tại Thành phố Hồ Chí Minh, CụcQuản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương đã phốihợp với Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạchvà Đầu tư, Báo Thế giới & Việt Nam, Bộ Ngoạigiao tổ chức “Hội thảo quốc tế về Mua bán vàSáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam”.

Tham dự hội thảo về phía Bộ Công Thươngcó Lãnh đạo Bộ Công Thương, Lãnh đạo CụcQuản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cùng cácđại diện của các Bộ/Ngành, các công ty luật,ngân hàng và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó,hội thảo còn có sự tham gia của các chuyêngia về lĩnh vực M&A từ Hoa Kỳ, Nhật Bản.

Tại hội thảo, nhiều nội dung về Mua bánvà Sáp nhập đã được các diễn giả trình bàynhư: Vấn đề Pháp lý quốc tế về M&A; Tổngquan về M&A ở Việt Nam, Kinh nghiệm quốctế về khuyến khích và quản lý nhà nước đối vớihoạt động M&A; M&A ở Hoa Kỳ trong bối cảnhkhủng hoảng kinh tế toàn cầu; Kinh nghiệmthực hiện triển khai M&A tại Nhật Bản; Triểnvọng thị trường M&A ở Việt Nam trong hainăm tới; M&A Việt Nam trong một số ngànhBất động sản, Tài chính, Ngân hàng, Chứngkhoán, Bảo hiểm,…

Hội thảo còn là dịp giao lưu giữa cácdoanh nghiệp với các quỹ đầu tư, các tậpđoàn, các hãng tư vấn để tìm cơ hội hợp tác vàthảo luận phương thức giải quyết khó khăntrước mắt và tìm hướng đi ổn định lâu dài chocác doanh nghiệp.

QUYẾT THẮNG

Hội thảo quốc tế về Mua bán và Sáp nhập doanh nghiệpở Việt Nam

Một cuộc Hội thảo góp ý hoàn thiện Dự thảo luật được diễn ra tại VCCI Ảnh: dddn.com.vn

Page 6: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Ngày 01 tháng 7 năm 2009, Bộ CôngThương đã có quyết định số3329/QĐ-BCT tiến hành điều tra áp

dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩmkính nổi nhập khẩu từ các nước/vùng lãnhthổ khác nhau

Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra:sản phẩm kính nổi, có mã HS theo Biểuthuế nhập khẩu của Việt Nam là7005.29.90.00 và 7005.21.90.00

Bên yêu cầu áp dụng biện pháp tựvệ: Công ty Kính nổi Viglacera (VIFG) vàCông ty TNHH Kính nổi Việt Nam (VFG)

Để giúp các doanh nghiệp liên quantrả lời chính xác Bản câu hỏi điều tra và cácvấn đề liên quan trong vụ việc điều tra ápdụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm

kính nổi nhập khẩu, vào ngày 16 tháng 7năm 2009 tại trụ sở Bộ Công Thương, 54Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Cục Quảnlý cạnh tranh đã tổ chức buổi Tọa đàm“Hướng dẫn trả lời Bản câu hỏi điều tra ápdụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩmkính nổi nước ngoài nhập khẩu vào ViệtNam”.

Buổi tọa đàm đã thu hút đông đảocác doanh nghiệp liên quan tham dự. TạiBuổi tọa đàm, các doanh nghiệp đã đượccác cán bộ của Cục Quản lý cạnh tranh giảiđáp các thắc mắc liên quan tới vụ việcđồng thời được hướng dẫn trả lời các bảncâu hỏi theo yêu cầu của cơ quan Quản lýcạnh tranh.

QUYẾT THẮNG

Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức Tọa đàm“Hướng dẫn trả lời Bản câu hỏi điều tra áp dụng biện pháp tự vệđối với sản phẩm kính nổi nhập khẩu”

Sáng ngày 21/7/2009, Tọa đàm “Đẩymạnh hợp tác giữa các quốc gia trongkhu vực nhằm xử lý hành vi thỏa thuận

xuyên biên giới để tăng giá bất hợp lý” doVCA tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở chính BộCông Thương, Số 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chương trình Tọa đàm với chủ đề vềchính sách cạnh tranh và cartel quốc tế với

sự tham gia thuyết trình của Ông Kovacic -Nguyên Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liênbang Hoa Kỳ đã thu hút sự tham gia nhiệttình của các đại diện đến từ các Bộ/ngành,Viện, trường, các doanh nghiệp, các Hiệp hộivà đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí.

Mục đích của chương trình tọa đàmtháng 7 nhằm trao đổi những kinh nghiệmtrong việc thực thi luật và chính sách cạnhtranh nói chung cũng như trong việc giámsát, ngăn chặn, phát hiện và xử lý các vụ việccartel nói riêng, đặc biệt là:

- Xu hướng và mô hình thực thi pháp luậtcạnh tranh các nước trên thế giới đang sửdụng;

- Chiến lược và các biện pháp chống car-tel đang được áp dụng tại các cơ quan quảnlý cạnh tranh nước ngoài;

- Tầm quan trọng của việc hợp tác quốctế trong việc giải quyết các vấn đề về chốngcartel.

Các đại biểu đã tham gia trao đổi mộtcách sôi nổi và đưa ra nhiều ý kiến đóng góphữu ích, góp phần cho sự thành công củaTọa đàm.

NGÂN AN

VCA tổ chức Tọa đàm “Đẩy mạnh hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực nhằm xử lý hành vithỏa thuận xuyên biên giới để tăng giá bất hợp lý”

Page 7: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A 7CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

Theo lời mời của Ủy ban điều phốiASEAN về bảo vệ người tiêu dùng,đoàn công tác của Cục Quản lý cạnh

tranh do Phó cục trưởng Đặng Hoàng Hảidẫn đầu đã tham gia Hội thảo khu vựcASEAN - USFTC về Bảo vệ người tiêu dùngvà cuộc họp thứ 2 của Ủy ban điều phốiASEAN về bảo vệ người tiêu dùng

Hội thảo khu vực ASEAN - USFTC về Bảovệ người tiêu dùng với mục đích nâng caohoạt động hợp tác giữa các nước ASEAN vềbảo vệ người tiêu dùng, diễn ra từ ngày 3tháng 8 đến ngày 4 tháng 8 năm 2009.Tham gia Hội thảo có đại diện Ủy banthương mại Hoa kỳ, Ủy ban điều phối ASEANvề bảo vệ người tiêu dùng, ban thư kýASEAN, Bộ Nội thương và Bảo vệ người tiêu

dùng Malaysia, cùng các đại biểu của 9 nướcthành viên ASEAN, và các khách mời từ cácban ngành của Malaysia.

Tại cuộc họp đại diện Ủy ban thươngmại Hoa kỳ báo cáo tình hình thực hiệncông tác bảo vệ người tiêu dùng trong cáclĩnh vực như:

� Pháp luật Bảo vệ người tiêu dùngtrong các hoạt động quảng cáo;

� Lập kế hoạch, phát triển và thực hiệnsáng kiến về chương trình liên quan đếnbảo vệ người tiêu dùng;

� Hiệu lực của luật bảo vệ người tiêudùng, cung cấp kỹ năng để lập kế hoạch,thực hiện và phát triển trong nhóm ASEAN.

Hội thảo tập trung vào 8 nhóm vấn đềsau:

VCA tham gia Hội thảo khu vực ASEAN - USFTC về Bảo vệ người tiêu dùng và cuộc họp thứ 2 của Ủy banđiều phối ASEAN về bảo vệ người tiêu dùng tại Malaysia

Đoàn đại biểu tham dự Hội thảo khu vực ASEAN-USFTC về Bảo vệ người tiêu dùng - Malaysia

Page 8: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

1. Khái quát về quảng cáo, phântích và những tồn tại;

2. Lừa dối người tiêu dùng, bánhàng đa cấp và mô hình kim tự tháp;

3. Thương mại điện tử, thư rác, ăncắp dữ liệu trên máy tính;

4. Chương trình nâng cao nhậnthức về giáo dục về bảo vệ người tiêudùng;

5. Những vấn đề liên quan đếnbảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vựctín dụng ngân hàng;

6. Hệ thống bảo vệ người tiêudùng trong lĩnh vực tài chính ngânhàng của Mỹ;

7. An ninh mạng và dữ liệu cánhân;

8. Những bài học rút ra từ khiếunại của người tiêu dùng.

Tiếp theo hội thảo trên, các đạibiểu VCA đã tham dự cuộc họp thứ 2của Ủy ban điều phối ASEAN tronglĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng. Cuộchọp diễn ra từ ngày 5 tháng 8 đếnngày 6 tháng 8 năm 2009 tạiLangkawi, Malaysia.

Thành phần tham gia gồm 9 nướcthành viên ASEAN: Brunei Darus-salam, Cambodia, Indonesia, Lào,Malaysia, Myanmar, Singapore, TháiLan, Việt Nam.

Cuộc họp tập trung bàn về cácnhóm vấn đề chính sau:

• Báo cáo hoạt động tiêu dùngcủa các nước thành viên ASEAN trongnăm 2008 – 2009;

• Hội nghị thông qua nội dunglàm việc của 3 nhóm là: Hệ thống traođổi và cảnh báo thông tin; Bồi thườngxuyên quốc gia; Giáo dục và đào tạotrong khuôn khổ các nước ASEAN;

• Xác định thời gian và địa điểmcho cuộc họp tiếp theo;

• Đưa ra khuyến nghị và điềuchỉnh báo cáo.

Tại cuộc họp này, Việt Nam đã báocáo công tác bảo vệ người tiêu dùngtrong năm qua cho Ủy ban điều phốiASEAN về công tác bảo vệ người tiêudùng. Việt Nam cũng ghi nhậnnhững đóng góp của các thành viênASEAN về dự thảo luật bảo vệ ngườitiêu dùng.

Ngoài ra, với tư cách là chủ tịchnhóm về giáo dục và đào tạo về côngtác bảo vệ người tiêu dùng, Việt Namđã đưa ra kế hoạch giáo dục và đàotạo để xin ý kiến của các thành viênvà đi đến thống nhất chương trìnhhành động cụ thể bao gồm:

� Mục đích của nhóm: Nâng caonăng lực hoạt động bảo vệ người tiêudùng của cơ quan quản lý nhà nướctrong các nước ASEAN (bao gồm tổchức phi chính phủ)

� Phạm vi của chương trình: Pháttriển, thực hiện chương trình chonhóm làm việc; phát triển mô hìnhgiáo dục và đào tạo tại các nướcASEAN; tổ chức các khóa học ngắnhạn, trao đổi thông tin giữa các thànhviên ASEAN; tiến hành nghiên cứu vềbảo vệ người tiêu dùng và chia sẻnhững kết quả giữa các nước thànhviên.

� Thành viên của nhóm: Đại biểuđược các quốc gia thành viên ASEANđề cử.

� Chủ tịch và đồng chủ tịch củanhóm giáo dục và đào tạo về bảo vệngười tiêu dùng sẽ có nhiệm kỳ 3năm do các thành viên của ASEANbầu ra.

� Sơ đồ tổ chức nhóm làm việcgồm: chủ tịch và đồng chủ tịch, cácthành viên là quan chức chính phủ docác nước thành viên ASEAN cử thamgia.

� Cơ chế báo cáo: định kỳ 3 thángmột lần chủ tịch nhóm giáo dục vàđào tạo có trách nhiệm gửi báo cáotới chủ tịch của Ủy ban điều phốiASEAN về bảo vệ người tiêu dùng.

� Cơ chế phối hợp với các cơ quankhác của ASEAN: nhóm làm việc sẽchịu trách nhiệm tư vấn và liên lạc vớicác nhóm khác của ủy ban điều phốiASEAN về bảo vệ người tiêu dùng khicần thiết.

� Cuộc gặp của nhóm: sẽ đượctiến hành đồng thời với cuộc họp củaỦy ban điều phối ASEAN về bảo vệngười tiêu dùng ít nhất một lần trongnăm, cơ chế ra quyết định dựa trên cơchế đồng thuận.

� Mục đích của Ban thư ký ASEAN:Nhằm hỗ trợ về kỹ thuật và hỗ trợ thưký cho chức năng làm việc của Nhómgiáo dục và đào tạo

Về thời gian cho cuộc họp năm tớidự kiến vào tháng 6 năm 2010, địađiểm sẽ xác định sau.

Với hơn 1 năm thực hiện Ủy banđiều phối ASEAN đã đưa ra đượcchương trình làm việc cụ thể với sựđồng thuận nhất trí cao của cácthành viên, nhằm bảo vệ người tiêudùng trong khu vực ASEAN, tiến tớitự do hóa thương mại ngày càng tăngtrong các nước trong khu vực vì mộtthị trường chung thống nhất.

QUANG ĐÔNG

Page 9: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A 9CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

doanh nghiệp sản xuất cung ứng mộtloại hàng hóa dịch vụ cụ thể đơnphương đưa ra, mà không dựa trêncác căn cứ khoa học cụ thể được côngnhận. Do những quảng cáo này cókhả năng lôi kéo người khác vào cácgiao dịch thương mại mà lẽ ra họ cóthể tránh được, nhiều Chính phủ trêntoàn thế giới đã đưa ra các quy địnhđể kiểm soát loại hình quảng cáo này.Tại Việt Nam, quy định về quảng cáogây nhầm lẫn nhằm thực hiện hànhvi cạnh tranh không lành mạnh cótrong Luật thương mại, Pháp lệnhquảng cáo và Luật cạnh tranh 2004.Tuy nhiên khung pháp lý hiện hànhmới chỉ đề cập chung chung, từ cấutạo pháp lý của hành vi cho đến cácbiện pháp chế tài, mà chưa được giảithích cụ thể đến NTD cũng như cácdoanh nghiệp – những bên chịu sựđiều chỉnh của các quy định pháp lýnày.

Quảng cáo so sánh vàcuộc chiến giữa các thươnghiệu

Quảng cáo so sánh là một loạiquảng cáo nhằm hạ thấp danh tiếng

của một sản phẩm, dịch vụ của mộtđối thủ cạnh tranh để nâng cao sảnphẩm dịch vụ của mình trên cơ sở sosánh hai sản phẩm với nhau. Do đó,hình thức này thường diễn ra với cácsản phẩm có thương hiệu. Theo quyđịnh của Luật Cạnh tranh, nhữngtrường hợp quảng cáo nhằm cạnhtranh không lành mạnh như so sánhtrực tiếp với sản phẩm của đối thủ sẽbị cấm và xử lý theo các quy định củapháp luật. Ví dụ, hình ảnh ba chiềuchiếc cốc đỏ của Nestle được đưa raso sánh với nhãn hiệu G7 trongquảng cáo của cà phê Trung Nguyên,bị cáo buộc là cạnh tranh không lànhmạnh theo quy định của Luật cạnhtranh. Hay Viettel khi thực hiện bảngso sánh với giá cước dịch vụ của VNPTđể khách hàng thấy được ưu điểmdịch vụ của mình cũng đã vi phạmnghiêm trọng các quy định về quảngcáo so sánh tại Luật cạnh tranh.

Trên thực tế, hình thức quảng cáoso sánh đã không còn mới mẻ kể từkhi xuất hiện lần đầu vào thập kỷ1970 của thế kỷ trước. Hiện tại có sựkhác biệt lớn giữa pháp luật của cácquốc gia khác nhau trên thế giới liên

quan đến hình thức này. Tại Việt Namvà nhiều nước đang phát triển khác,hình thức này bị cấm một cách trựctiếp. Lập luận được đưa ra cho rằngnhãn hiệu được ít biết đến hơn đã lợidụng tiếng tăm của thương hiệu nổitiếng hơn bằng việc so sánh với họ.Kể cả khi những công bố đó là đúngthì họ cũng đang thực hiện hành vixâm hại thương hiệu. Tuy nhiên hìnhthức quảng cáo này lại được coi làhợp pháp tại các nước châu Âu, Mỹ,Canada, Australia và nhiều nước pháttriển khác (tuy vẫn phải tuân theo cáchướng dẫn và hạn chế liên quan đếnviệc tránh các chỉ dẫn nhầm lẫn).Theo Ủy ban thương mại liên bangHoa Kỳ, quảng cáo so sánh là “nguồnthông tin quan trọng đối với ngườitiêu dùng giúp họ đưa ra các quyếtđịnh mua hàng hợp lý hơn”. Ủy bannày cũng “khuyến khích sự cải tiến vàđổi mới sản phẩm từ đó tiến hànhgiảm giá trên thương trường”.

Quảng cáo về giá và lòngtin của người tiêu dùng

Các quảng cáo về giá hay gâynhầm lẫn nhất cho NTD. Khi theo dõi

Quảng cáo gây nhầm lẫn và các hình thức phổ biến tại Việt Nam

Không thể phủ nhận được nhữnglợi ích của quảng cáo. Cácdoanh nghiệp cần đến quảng

cáo để đưa sản phẩm thâm nhập thịtrường, còn người tiêu dùng có thêmnhiều thông tin hơn trước khi muabán hoặc sử dụng hàng hóa dịch vụ.Tuy nhiên, với sự xuất hiện tràn lantrên các phương tiện thông tin đạichúng như hiện nay, quảng cáo đangcó nhiều biến tướng. Đôi khi quảngcáo trở thành phương tiện để doanhnghiệp thực hiện hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh, cũng như xâm hạiđến lợi ích của người tiêu dùng (NTD).

Quảng cáo gây nhầm lẫn hayquảng cáo gian dối nói chung là việcđưa ra những tuyên bố sai sự thậttrong quảng cáo, bao gồm cả cácquảng cáo so sánh do một bên

Page 10: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

loại quảng cáo này, NTD không thểđối chiếu được giá trước và sauquảng cáo, do không có thông tin vềmức giá trước đó mà người quảngcáo đưa ra. Các quảng cáo thường tạoấn tượng rằng những mức giá mớinày là hết sức thuận lợi. Hình thứcquảng cáo gây nhầm lẫn như vậy làkhông công bằng và giảm đi sự lựachọn của NTD. Hiện nay, những hìnhthức quảng cáo này ngày càng trởnên hết sức đa dạng và khó nhận biếtđối với NTD. Có thể liệt kê một số hìnhthức quảng cáo gây nhầm lẫn có liênquan đến giá như sau:

Phí và phụ phí cộng thêmNhững nhà cung cấp dịch vụ

thường tăng phí và phụ phí nhưng lạikhông đề cập tới trong mức giáquảng cáo. Đáng chú ý nhất trongtrường hợp này là hình thức “hàngkhông giá rẻ”. Sự xuất hiện của cáchãng hàng không giá rẻ như Jestar,Tiger Airways, AirAsia đã đưa ra mộtloạt chiêu thức quảng cáo mang tínhcạnh tranh không lành mạnh để thuhút khách. Những lời quảng cáo, chỉvới 25 USD là có thể “bay” sang Singapore, Thái Lan... của các hãnghàng không này, khác xa với thực tếdiễn ra. Giá bị đội lên rất nhiều khi tínhgộp các khoản phí và phụ phí khácnhư lệ phí sân bay, ăn uống… màchưa thấy nhắc đến trong quảng cáo.

So sánh giá phóng đạiĐể tạo hiệu quả so sánh, các nhà

quảng cáo có thể phóng đại mức giácủa các sản phẩm tương tự để gây ấntượng rằng giá bán sản phẩm của họlà thấp hơn nhiều. Từ đó người tiêudùng tin tưởng rằng họ có thể thựcsự tiết kiệm tiền bằng cách mua hàng“giảm giá” hoặc dịch vụ được chiếtkhấu phần trăm lớn. Hay các công tymáy tính cũng phóng đại mức giábán cũ của chính họ để so sánh vớimức giá hiện thời. Và lời giải thích cóthể là do những linh kiện như bộ nhớmáy tính, ổ cứng, thẻ nhớ, cổng USBvà những mặt hàng khác giảm giádẫn đến giá hàng hoá giảm mạnh.

Mua X tặng Y miễn phíVới hình thức này, NTD sẽ được

khuyến khích mua càng nhiều càngtốt. Nhiều NTD đã bị nhầm lẫn vớinhững chương trình khuyến mại cótên hấp dẫn như “Mua 1 tặng 1”, “Muasản phẩm nào tặng sản phẩm đó” hay“Giảm giá 50-70%”. Vậy thực chất củaviệc miễn phí là thế nào? Bằng cáchtăng giá của một mặt hàng lên 5 lầnso với giá gốc, hình thức “mua 5 tặng

1” được đưa ra mà vẫn giữ nguyênmức lợi nhuận như cũ. Trong một sốtrường hợp khác, sản phẩm tặngthêm có chất lượng kém hơn so vớisản phẩm được bán ban đầu, hoặcgiá trị của sản phẩm đó được phóngđại quá mức. Thông thường thì việcmua bán 1 tặng 1 chỉ đơn giản là mộtsự thay thế cho từ “miễn phí” trongquảng cáo. Về bản chất, mặt hàng đóđược giảm giá 50% hoặc người muahàng có thể bị miễn cưỡng phải muaít nhất hai mặt hàng hoặc bội số củahai. Thực chất, người mua phải bỏtiền ra mua một cái gì đó bởi mặthàng “miễn phí” không phải là mộtthứ cho không. Và chất lượng của mặthàng miễn phí này xem ra cũng cònnhiều điều phải bàn.

Bán hàng “câu và đổi”“Câu và đổi” là việc giới thiệu một

dịch vụ hoặc sản phẩm với giá thấp,nhưng lại không muốn bán loại dịchvụ hoặc sản phẩm như đã quảng cáo.Nếu vẫn là sản phẩm đó, thì với mứcgiá này nhiều tiêu chuẩn của sảnphẩm như bảo hành, tín dụng, chấtlượng sẽ bị giảm xuống và như vậybản thân sản phẩm đó không giốngnhư kỳ vọng nữa. Một hình thức nữalà quảng cáo hàng hoá với “số lượngcó hạn”. Như vậy một khi khách hàngđã cất công đến cửa hàng, họ cũng sẽcố gắng phải mua những sản phẩmkhác, thậm chí đắt hơn vì tâm lýkhông muốn về tay không. Hành vithứ hai có thể hợp pháp nếu bản thâncửa hiệu chứng minh đúng là họ chỉcó 1 số lượng hàng nhất định và đãbán.

Mời dùng thử miễn phí/giá rẻMột đề nghị dùng thử miễn phí

hoặc cung cấp dịch vụ giá rẻ là lời đềnghị một dịch vụ chỉ có hiệu lực trongmột khoảng thời gian bị hạn chế. Sauthời hạn này, giá hoặc các điều khoảncủa hợp đồng thay đổi, thường làkhông có một sự thông báo nào đếnnhững người tiêu dùng đã chấpthuận lời đề nghị ban đầu. Những lờichào mời thử hàng này rất phổ biếnđối với các gói dịch vụ như truyềnhình cáp, truyền hình vệ tinh, dịch vụInternet, hay các phiên bản phầnmềm. Mục đích là làm cho người tiêudùng làm quen với dịch vụ trước khităng giá. Nhiều kênh truyền hình HTVliên tục quảng bá HTVC với nhữngnhóm kênh quá hấp dẫn mặc dù bảnhợp đồng không ghi rõ tên kênh phátsóng nhưng lại luôn kèm theo danhmục chương trình rất cụ thể (trong đó

không ghi chú cụ thể kênh nào đượcphát miễn phí, kênh nào có thể thayđổi) và biên bản nghiệm thu chấtlượng đã đầy đủ kênh. Cước phí củacác kênh ngày càng tăng nhưng chấtlượng lại giảm khiến cho người tiêudùng hết sức bức xúc.

Ngoài ra, hình thức này cũng kháphổ biến trong lĩnh vực tín dụng. Rấtnhiều khách hàng trong nước đã vôcùng hoang mang khi ngân hàngthông báo về việc thay đổi phí chênhlệch tỷ giá áp dụng cho giao dịchngoại tệ mà họ đang sử dụng với mứcphí tăng lên mấy chục lần.

Bán hàng thanh lýGần đây tại Hà Nội xuất hiện rất

nhiều cửa hàng thời trang chuyênbán hàng thanh lý. Những mặt hàngcó thể có nguồn gốc từ hàng xuấtkhẩu tồn kho, hàng đã qua sử dụngcao cấp hay cấp thấp đều thu hútđược sự chú ý của một số lượngkhông nhỏ người tiêu dùng. Thực rahình thức này cũng đã có từ lâu ởnhiều nước trên thế giới, đặc biệtđược phát huy trong thời điểm khủnghoảng. Trên thực tế, giá bán của mặthàng thanh lý đó đã được nâng lêngấp đôi (nếu giảm 50%) hoặc gấp 4(nếu giảm 75-100%) so với giá màngười thanh lý phải bỏ ra khi mua lạihàng hoá đó. Do đó mà nhiều khi giábán hàng thanh lý tại một cửa hàngsắp đóng cửa còn cao hơn giá báncủa một cửa hàng bán lẻ.

Một số các cửa hiệu trưng biểnthanh lý cửa hàng chỉ là thực hiệnmột hành vi lừa bịp. Bằng cách lợidụng các hình thức quảng cáo như“thanh lý toàn bộ”, “đóng cửa hàng”,“bán hàng thanh lý”, các cửa hiệu nàyđã ngầm đưa một thông điệp về sựgấp rút cũng như sự giảm giá độtngột để lôi kéo khách hàng, trong khithực tế họ không hề có ý định tiếp tụcbán hàng nữa. Trong nhiều trườnghợp, khi khách hàng đến xem thì lạiphát hiện ra họ chỉ muốn tống khứmột lô hàng đi trước khi nó quá hạnhoặc lỗi thời.

Giá bán hàng tính theo đơn vịMột mẹo nữa là đơn vị tính giá

nhỏ hơn so với đơn vị hàng bắt buộc.Ví dụ như trong hàng không, giá vémột chiều được đưa ra trong khi đểmua được với giá đó, hành khách lạibị buộc phải mua vé hai chiều vớitổng giá cao hơn. Tương tự, ngườimua hàng sẽ bị buộc phải mua một

(Xem tiếp trang 28)

Page 11: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A 11CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

Ngày 24/04/2009, Tổng thốngNam Phi đã ký ban hành "LuậtBảo vệ người tiêu dùng", đạo

luật được nhiều chuyên gia đánh giálà bảo vệ người tiêu dùng tốt nhấttrên thế giới.

Theo Bộ Công Thương Nam Phi,mục đích chính của đạo luật là ngănchặn việc khai thác hoặc gây hại chongười tiêu dùng. Luật cũng nhằmcông nhận đầy đủ và thống nhất cácquyền của người tiêu dùng; thiết lậpcác cơ chế thực thi có hiệu quả cácquyền này và cấm việc tiến hànhhoặc đưa ra các nghĩa vụ không côngbằng của các nhà cung ứng hànghoá, dịch vụ. Luật đã hài hoà phápluật bảo vệ người tiêu dùng ở NamPhi bằng việc thay thế các quy địnhcó liên quan đang tồn tại ở 5 đạo luậtkhác bao gồm Luật Hành vi kinhdoanh không lành mạnh 1988, LuậtThương mại 1976, Luật Bán hàng vàDịch vụ 1964, Luật Kiểm soát giá1964, Luật Ghi nhãn hàng hoá 1941.

Luật gồm 7 Chương, 122 Điều. Đâylà một đạo luật khá đầy đủ và chi tiết,trong đó có nhiều điểm khác biệt vàmới mẻ so với luật bảo vệ người tiêudùng của nhiều nước khác. Chẳnghạn, người nhận quyền thương mại(franchisee) được xem như là ngườitiêu dùng và thuộc đối tượng đượcbảo vệ bởi Luật. Những người này cóquyền được hưởng các quyền giốngnhư người tiêu dùng cá nhân.

Luật tiếp cận khá nhiều khía cạnhtrong mối quan hệ cung ứng sảnphẩm, như vấn đề bảo hành, định giá,tiêu chuẩn của dịch vụ, chất lượng,quảng cáo, ghi nhãn, tiếp thị và cácvấn đề khác. Trong số những quyđịnh về quyền của người tiêu dùngthì một vài điểm đáng lưu ý như Luật

đã trao cho người tiêu dùng mộtphạm vi rộng quyền lực để có thể huỷbỏ hợp đồng trong giai đoạn ra quyếtđịnh “cooling-off periods”, từ chối việcmua “trọn gói” các sản phẩm hànghoá, dịch vụ, huỷ bỏ các điều khoảncố định trong hợp đồng nếu họkhông thoả mãn, ngăn chặn cácphương pháp tiếp cận của người bánhàng trực tiếp. Người tiêu dùng cóquyền quyết định cuối cùng liệu cógia hạn hoặc kéo dài hợp đồng haykhông. Đạo luật cũng nhằm thúc đẩyphong trào hoạt động người tiêudùng với việc cho phép các nhómhoạt động vì người tiêu dùng cóquyền khởi kiện ra toà thay mặt chongười tiêu dùng. Đạo luật cũng quyđịnh việc hỗ trợ tài chính cho các hoạtđộng như tư vấn tiêu dùng, xuất bảnsách giáo dục người tiêu dùng,nghiên cứu và giải quyết tranh chấpthông qua trung gian hoặc hoà giải.

Ngoài ra, Luật còn quy định tráchnhiệm sản phẩm cho các nhà cungứng đối với những thiệt hại gây ra doviệc cung ứng hàng hoá khiếmkhuyết. Người tiêu dùng có thể khiếunại, khởi kiện nhà sản xuất, nhà phânphối hoặc nhà cung cấp sản phẩm vềbất kỳ thiệt hại nào gây ra cho họ nhưchết, bị thương tổn, tổn thất, thiệt hạitài sản, thiệt hại kinh tế mà không cầnphải chứng minh sự sơ suất. Đạo luậtcũng cho phép người tiêu dùng đượcđòi lại tiền nếu sản phẩm kém chấtlượng, không đáp ứng tiêu chuẩn chophép.

Đối với việc xử lý vi phạm, đạo luậtđã đưa ra những biện pháp xử lý rấtnghiêm khắc đối với các hành vi viphạm luật này, trong đó cho phép ápdụng cả hai hình thức xử lý là xử lýhành chính và xử lý hình sự. Đối với xử

lý hình sự, người vi phạm có thể bịphạt tù đến 10 năm. Đối với biện pháphành chính, Luật cho phép xử phạtđến 10% tổng doanh thu của năm tàichính trước năm diễn ra hành vi viphạm hoặc không quá 1.000.000R.

Để thực thi Luật, Uỷ ban Ngườitiêu dùng quốc gia sẽ được thành lậpsau 12 tháng kể từ ngày Tổng thốngký ban hành đạo luật này. Uỷ banđược điều hành bởi một Cao uỷ(Commissioner), do Bộ trưởng BộCông Thương chỉ định sau khi thamvấn ý kiến của Ủy ban Quốc hội. Bộtrưởng cũng sẽ chỉ định ít nhất mộtPhó Cao uỷ giúp việc cho Cao uỷ. Caouỷ sẽ tuyển chọn những người phùhợp để giữ vị trí là các điều tra viêncủa Uỷ ban. Các điều tra viên ngoàicác thẩm quyền theo Luật này còn cóthẩm quyền theo Luật Tố tụng hìnhsự 1977. Chức năng thực thi của Uỷban được quy định cụ thể tại Phần C,Chương 6 của Luật.

Luật sẽ có hiệu lực sau 18 thángkể từ ngày ban hành, tức từ ngày24/10/2010. Khoảng thời gian nàynhằm tạo điều kiện cho các doanhnghiệp điều chỉnh hoạt động kinhdoanh để tuân thủ với các quy địnhcủa đạo luật.

Hiện nay, Bộ Công Thương ViệtNam đang chủ trì soạn thảo Luật bảovệ người tiêu dùng, thay thế cho Pháplệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng1999. Dự kiến, Luật này sẽ được Quốchội thông qua vào năm 2010. Nghiêncứu và học hỏi kinh nghiệm từ đạoluật bảo vệ người tiêu dùng của NamPhi là rất cần thiết cho chúng ta trongquá trình xây dựng và thực thi.

PHAN THẾ THẮNG

TRANG QUỐC TẾ

Luật Bảo vệ người tiêu dùng Nam Phi, một trong những đạo luật bảo vệ người tiêu dùng tốt nhất thế giới

Page 12: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

TRANG QUỐC TẾ

Phương pháp nghiên cứuNghiên cứu tiến hành lấy giá xăng

dầu không chì 95 RON trong rấtnhiều khu vực khác nhau. Trung bình,trong mỗi khu vực, nhóm nghiên cứulấy 5 giá tại 5 địa điểm. Tuy nhiên,công việc này ở một số nơi không thểthực hiện được vì có quá ít trạm xăng.Trong những trường đó, nhómnghiên cứu cố gắng điều tra nhiềumức giá nhất có thể. Các địa điểmđược điều tra ở đây là: các chuỗi trạmxăng dầu, các trạm xăng dầu nhỏhơn, trạm xăng dầu quanh khu vựcsiêu thị tại các đô thị, ngoại thành vànông thôn, trên các đường cao tốc vàtại biên giới quốc gia.

Kết quả nghiên cứu thịtrường

Việc bán xăng dầu thông qua cácđại siêu thị và siêu thị đã có tác độngtốt đến cạnh tranh trên thị trườngxăng dầu tại các nước. Rất nhiềunghiên cứu tại các nước thành viêncho thấy tại các cửa hàng xăng dầu ởgần siêu thị có bán xăng dầu sẽ cómức giá thấp hơn giá trung bìnhchung. Tuy nhiên, ở một số nước, cácsiêu thị chỉ mới thâm nhập thị trườngbán lẻ xăng dầu nên những ảnhhưởng này chưa thấy rõ trong hiện tạinhưng về lâu dài sẽ có tác động tíchcực.

Giá xăng dầu thường cao nhấttrên các đường cao tốc. Điều này cóthể được giải thích bởi thực tế rằngkhi ở trên đường cao tốc, người tiêudùng bị hạn chế và rất bất tiện trongviệc tìm kiếm và lựa chọn trạm xăngdầu để mua.

Một số phát hiện chínhGiá cả ít biến động trong phạm vi

một nước nhưng thị trường địaphương có tính cạnh tranh cao

Thị trường ở mỗi nước bị thốnglĩnh bởi từ một đến năm công tychính. Trong đó, giá cá ít biến độngtrong phạm vi một nước, nhưngthường có sự cạnh tranh tại các khuvực địa phương. Việc bán xăng dầu

nhau mà giá cả xăng dầu tại quốc giacũng có sự khác nhau. Đồng thời, trênthực tế, xăng dầu không dễ mua từ xavà khó vận chuyển với khối lượng lớntới người tiêu dùng do vậy thị trườngít có sự trao đổi lẫn nhau.

Thị trường bán lẻ xuyên biên giớivì thế bị giới hạn ở những khu vực rấtgần với biên giới quốc gia.

Đáng chú ý, thị trường bán lẻxuyên biên giới được rất được quantâm tại Pháp (nơi mà thuế cao và làmgiá bán lẻ cao đã khuyến khích việcmua xăng dầu từ nước lân cận) và ởLithuania nơi mà giá cao so vớinhững nước Baltic khác đã tạo ra tìnhtrạng lạm dụng vị trí thống lĩnh thịtrường và các công ty dầu đã bị phạtnặng.

Giải pháp tăng cườngcạnh tranh trên thị trường

Nhận thức được ảnh hưởng củacơ cấu thị trường tới cạnh tranh tronglĩnh vực xăng dầu đã khiến chính phủHà Lan ban hành những quy địnhmới yêu cầu cứ 15 năm, quyền kinhdoanh của tất cả các trạm xăng dầuphải được đấu giá lại. những công tydầu lớn cũng bị buộc phải từ bỏ mộtnửa số trạm xăng dầu đang nắm giữ.Những cải cách này cho thấy một nỗlực nâng cao tính cạnh tranh của thịtrường nhằm hạn chế tập trung thịtrường và thỏa thuận theo chiều dọcgiữa các nhà cung cấp và nhà bán lẻ.

Các nghiên cứu cho thấy thịtrường đã có chuyển biến tích cực saukhi có quy định trên với một vài thànhviên mới gia nhập thị trường thànhcông. Tuy nhiên, thị trường vẫn bị cáccông ty lớn chi phối. Một cách khácđể khuyến khích cạnh tranh là thayđổi cách xây dựng kế hoạch và cấpphép của nhà nước. Theo đó, giảmthiểu những cấp phép theo kế hoạchsẽ tạo điều kiện gia nhập thị trườngcho các công ty mới, qua đó gópphần nâng cao tính cạnh tranh trênthị trường.

QUYẾT THẮNG

thông qua các đại siêu thị và siêu thịdường như có tác động có lợi đến sựcạnh tranh trong khu vực, theo đó giáxăng dầu thường thấp ở những cửahàng liền kề một siêu thị.

Giá xăng dầu thường cao nhất ởcác đường cao tốc. Điều này có thể dongười tiêu dùng bị “bó buộc” và ngạiđi ra khỏi đường cao tốc để mua xăngdầu ở chỗ rẻ hơn. Bên cạnh đó, donhững hạn chế về việc xin cấp phépcác trạm xăng dầu hoạt động dọcđường cao tốc đã làm tăng chi phígia nhập thị trường vốn đã cao và làmhạn chế số lượng các cửa hàng bánxăng. Do vậy, thị trường bán lẻ xăngdầu tại các đường cao tốc nên đượccoi là một thị trường tách biệt trongcác hoạt động chống độc quyền.

Giá cả các quốc gia khôngđồng nhất

Do ảnh hưởng bởi mức thuế khác

Nghiên cứu tiêu dùng mặt hàng xăng dầu tại thị trường Châu Âu(Trích nghiên cứu cạnh tranh và tiêu dùng tại 14 nước EU do Tổ chức tiêu dùng quốc tế (CI) thực hiện)

Xăng dầu là mặt hàngđược người tiêu dùng EUđặc biệt quan tâm do mứcđộ ảnh hưởng của mặthàng này tới đời sống kinhtế xã hội. Bên cạnh đó, cáctổ chức bảo vệ người tiêudùng tại EU lo ngại rằng cósự hạn chế cạnh tranh trênthị trường xăng dầu dođây là thị trường có ràocản gia nhập thị trườngcao, đồng thời luôn tồn tạicác hành vi lạm dụng vị tríthống lĩnh và các thỏathuận ấn định giá, đặc biệtlà giá cả xăng dầu trên cáctuyến đường cao tốc.

Page 13: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A 13CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

Cộng hoà Pháp nói riêng và Liênminh Châu Âu nói chung là mộttrong những mảnh đất nơi mà

vấn đề quyền con người (nói chínhxác hơn là quyền cá nhân) được quantâm nhiều khi đến mức cao hơn cảchủ quyền quốc gia[1]. Đó là mộttrong những hệ quả của cuộc cáchmạng tư sản và gắn với nó là nhu cầugiải phóng con người, tôn trọng cácgiá trị tự nhiên của con người. Bảo vệquyền lợi của người tiêu dùng có thểnói là một khía cạnh tiêu biểu của xuhướng này, được cả xã hội nhìn nhậntừ lâu như một trong những nhu cầutự nhiên của quá trình lập pháp. Phápluật về bảo vệ người tiêu dùng ở cộnghoà Pháp nói riêng và EU nói chungđang ngày càng chiếm vị trí quantrọng trong hệ thống pháp luật vàhơn thế, nó đã và đang được "chínhtrị hoá" ở mức độ khác nhau bởi lẽ rấtđơn giản các chính trị gia tồn tại trênlá phiếu của cử tri mà tất cả các cử triđều là người tiêu dùng. Các thiết chếthực thi pháp luật bảo vệ người tiêudùng, vì thế, cũng rất được "ưu ái", thểhiện ở sự đa dạng từ các thiết chếquyền lực nhà nước đến các tổ chứcxã hội dân sự. Trong phạm vi bài viếtnày, chúng tôi giới thiệu những nétchính pháp luật của Pháp và EU vềbảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng,với hy vọng cung cấp thông tin tham

khảo phục vụ công tác nghiên cứukhoa học, hoạt động xây dựng vàhoàn thiện pháp luật Việt Nam tronglĩnh vực này. Bài viết sẽ tập trung làmsáng tỏ các vấn đề sau:

- Tại sao phải có pháp luật bảo vệngười tiêu dùng?

- Các chế định cơ bản của phápluật bảo vệ người tiêu dùng

- Sự can thiệp của Nhà nước vàoquá trình bảo vệ người tiêu dùng.

I. NHU CẦU PHẢI CÓ PHÁPLUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊUDÙNG Ở PHÁP VÀ EU

Ngay từ thời La Mã cổ đại, phápluật dân sự ra đời để điều chỉnh cácgiao dịch dân sự chủ yếu giữa các cánhân với nhau. Bộ luật dân sự nổi tiếngNa-pô-lê-ông của Pháp ra đời năm1804 đánh dấu bước phát triển hết sứcquan trọng trong lịch sử lập pháp củaPháp nói riêng và thế giới nói chung,theo đó về cơ bản các giao dịch dân sựđều đã có chế định tương ứng để điềuchỉnh. Tuy nhiên, do khoa học kỹ thuậtkhông ngừng phát triển, kéo theo nólà những hàng hoá, sản phẩm ngàycàng phong phú, đa dạng với hàmlượng chất xám, tính năng công nghệcao, pháp luật dân sự đã ngày càngbộc lộ những bất cập, cụ thể là:

Thứ nhất, quan hệ bình đẳng giữacác chủ thể trong luật dân sự đã ngày

càng có xu hướng "bất bình đẳnghoá" theo hướng thế yếu thuộc vềngười tiêu dùng. Khi nền kinh tế còn ởtrình độ sơ khai, quan hệ dân sự chủyếu là quan hệ mua bán hàng hoá,cung ứng dịch vụ giữa các cá nhân vớinhau trong xã hội và hàng hoá, dịchvụ chủ yếu cũng ở dạng đơn giản, vềcơ bản dễ nhận biết và việc đàm phánhợp đồng diễn ra không mấy phứctạp. Tuy nhiên, thế kỷ XX đánh dấu sựphát triển vượt bậc của khoa họccông nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ củacông nghệ thông tin; hàm lượng chấtxám trong hàng hoá, dịch vụ ngàycàng tăng; nhiều sản phẩm rất khó cóthể kiểm tra chất lượng bởi một ngườibình thường. Các giao dịch dân sự giờđây đã chuyển từ thế bình đẳng sangtình trạng lợi thế nghiêng về phía nhàcung cấp (nhà chuyên môn)[2], bởi vìnhà chuyên môn là bên nắm mọi ưuthế về chất lượng của hàng hoá, dịch

KINH NGHIỆM PHÁP LUẬT CỦA PHÁP VÀ EUVỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

NGUYỄN HỮU HUYÊNVụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp

[1] Có lẽ chỉ có EU mới thừa nhận việc côngdân của các nước thành viên được quyền kiệncả quốc gia của minh ra trước Toà án Châu Âu,đặc biệt trong lĩnh vực nhân quyền.

[2] Trong Bộ luật bảo vệ người tiêu dùngcủa Pháp xuất hiện khái niệm "professionnel",có thể dịch là "nhà chuyên môn", dùng để chỉbên cung ứng hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhàsản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp, nhà bánsỉ, nhà bán lẻ...Đối lập lại là khái niệm "consom-mateur", dịch là người tiêu dùng, tức là bên muahàng hoá, nhận cung ứng dịch vụ.

Page 14: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

TRANG QUỐC TẾ

vụ bao gồm tính năng, công dụng,thành phần cấu tạo, khuyết tật ẩngiấu, những nguy hiểm tiềm tàng;mặt khác, nhà chuyên môn cũng làngười nắm ưu thế trong kỹ năng đàmphán, giao kết hợp đồng... Người tiêudùng trung bình[3] rõ ràng không thểbiết hết được những đặc điểm trên vàdo vậy, quan hệ giữa hai bên (nhàchuyên môn và người tiêu dùng) tựthân nó đã là quan hệ không bìnhđẳng; chủ thể ở "thế yếu" cần bảo vệở đây chính là người tiêu dùng. Cácquy định về đàm phán, giao kết hợpđồng, nghĩa vụ bảo hành, trách nhiệmsản phẩm... trong luật dân sự vốn sinhra để điều chỉnh quan hệ mang tínhbình đẳng giữa các bên đã không cònđủ sức để bảo vệ người tiêu dùngtrong thế bất lợi so với nhà chuyênmôn. Nhu cầu phải có một ngành luậtmới để điều chỉnh quan hệ mua bánhàng hoá, cung ứng dịch vụ giữa nhàchuyên môn và người tiêu dùng vớimục đích bảo vệ người tiêu dùng,chống lại sự lạm dụng của nhàchuyên môn ngày càng trở nên cấpthiết. Cuộc vận động hình thành phápluật về bảo vệ người tiêu dùng (droitde la consommation) đã manh nha ởPháp và một số nước EU ngay từ thếkỷ XIX[4], song việc pháp điển hoánhững văn bản này thành Bộ luậtđược thực hiện ở các nước EU theonhững phương pháp và lộ trình khácnhau;

Thứ hai, cùng với sự phát triển củakhoa học kỹ thuật, sự khốc liệt củacạnh tranh kinh tế, tình hình vi phạmquyền lợi người tiêu dùng ngày càngcó chiều hướng gia tăng. Cạnh tranhđòi hỏi không ngừng nâng cao chấtlượng và hạ giá thành sản phẩm;nhiều doanh nghiệp đã lựa chọnnhững phương pháp "nhanh và rẻ" -cạnh tranh không lành mạnh - nhưlàm hàng nhái, hàng giả, quảng cáogian dối... Bên cạnh đó, mặt trái củatiến bộ khoa học công nghệ dẫn đếnsự ra đời của nhiều hoá chất độc hạicho sức khoẻ và tính mạng conngười, gây ô nhiễm môi trường... Chấtlượng an toàn sản phẩm đã và đangtrở thành vấn đề mang tính toàn cầu.Bên cạnh hệ thống pháp luật đangsẵn có như luật dân sự, luật thươngmại, luật cạnh tranh... cần thiết phảicó một chuyên ngành luật riêng điềuchỉnh quan hệ giữa bên cung ứng vàbên tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, vớimục đích bảo vệ quyền lợi của ngườitiêu dùng. Chính vì vậy có thể thấyrằng trong các hợp đồng được giao

kết giữa nhà chuyên môn và ngườitiêu dùng, pháp luật thường quy địnhnghĩa vụ của nhà chuyên môn caohơn rất nhiều so với hợp đồng dân sựthông thường và tương ứng với nó làviệc người tiêu dùng cũng có nhiềuquyền hơn so với quyền của họ trongcác hợp đồng dân sự thông thường.

Thứ ba, như trên đã nói, tất cảchúng ta đều là người tiêu dùng,không phân biệt tầng lớp xã hội, dântộc, tôn giáo... Khi bảo vệ người tiêudùng đã phát triển trở thành những"phong trào xã hội" gắn với nó lànhững hiệp hội bảo vệ người tiêudùng ra đời, thì các chính trị gia buộcphải quan tâm đến phong trào này [5]

và việc ban hành pháp luật về bảo vệngười tiêu dùng với những chế địnhcó lợi cho người tiêu dùng chính làmột trong những phương pháp hiệuđể tranh thủ lá phiếu ủng hộ của cửtri. Pháp luật về bảo vệ người tiêudùng ở Pháp và EU là một trongnhững minh chứng điển hình của việcpháp luật bị "chính trị hoá" trong bốicảnh xã hội dân sự và nhà nước phápquyền được đề cao như là nền tảngcủa một xã hội văn minh, hiện đại.

Ở Pháp nói riêng và EU nói chungđang chứng kiến hiện tượng phápluật bảo vệ người tiêu dùng pháttriển đến mức ngày càng có xuhướng lấn át cả luật dân sự, bởi lẽtrong xã hội ngày nay, hầu hết cáchợp đồng dân sự đều là những hợpđồng được giao kết giữa nhà chuyênmôn và người tiêu dùng. Trong khiPháp, Thuỵ Sỹ, Tây Ban Nha... đều đãcó Bộ luật bảo vệ người tiêu dùng thìĐức, Áo và một số nước khác mới chỉdừng ở việc ban hành một luậtchuyên biệt bảo vệ người tiêu dùng.Ở tầm liên minh Châu Âu cũng cónhiều văn bản - chủ yếu là chỉ thị đểđiều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng và các quốc giathành viên có nghĩa vụ chuyển hoácác chỉ thị này vào nội luật. Sau đâychúng tôi tập trung giới thiệu một sốchế định cơ bản của pháp luật bảo vệngười tiêu dùng của Pháp và EU.

II. CÁC CHẾ ĐỊNH CƠ BẢNPHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜITIÊU DÙNG CỦA PHÁP VÀ EU

1. Pháp luật của PhápBộ luật bảo vệ người tiêu dùng

của Pháp có thể xem là một trongnhững ví dụ điển hình cho pháp luậtbảo vệ người tiêu dùng của các nướctheo truyền thống civil law. Được banhành năm 1993, là kết quả của sự

pháp điển hoá hơn 600 văn bản luật,nghị định của Pháp, các văn bản phápluật của liên minh Châu Âu và cácđiều ước quốc tế[6], Bộ luật bảo vệngười tiêu dùng của Pháp gồm 2phần (Phần pháp điển hoá các quyđịnh của luật và Phần pháp điển hoácác quy định do chính phủ ban hành).Sau đây là một số chế định cơ bản củaBộ luật này:

1.1. Phạm vi áp dụng của Bộ luậtbảo vệ người tiêu dùng

Khác với Bộ luật dân sự có phạmvi áp dụng rất rộng, Bộ luật bảo vệngười tiêu dùng chỉ áp dụng đối vớicác giao dịch mua bán hàng hoá,cung ứng dịch vụ giữa nhà chuyênmôn và người tiêu dùng. Như vậy, cóhai điểm sau cần lưu ý về phạm vi ápdụng của Bộ luật bảo vệ người tiêudùng:

- Về chủ thể: giữa nhà chuyênmôn và người tiêu dùng; mặc dù luậtkhông quy định cụ thể nhưng trongkhoa học pháp lý, người tiêu dùngđược hiểu là các cá nhân trực tiếpmua hàng hoá, thụ hưởng các dịch vụvà trực tiếp tiêu thụ, không bao gồmnhững người mua với mục đích bánlại[7].

- Về đối tượng: quan hệ mua bánhàng hoá, cung ứng dịch vụ giữa haichủ thể trên.

[3] Bên cạnh khái niệm professionnel, com-sommateur, trong Bộ luật bảo vệ người tiêudùng của Pháp còn có khái niệm "consomma-teur moyen", dịch là người tiêu dùng trung bình,tức là mọi người tiêu dùng có đầy đủ năng lựchành vi nhưng không phải là nhà chuyên môntrong lĩnh vực liên quan.

[4] Ở Pháp, nhiều văn bản pháp luật về bảovệ người tiêu dùng đã được ban hành từ cuốithế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như: Luật về cấm tròchơi sổ xố (1836); Luật về bán đấu giá (1841),Luật về chống gian lận (1905)...

[5] Nếu so sánh pháp luật về bảo vệ ngườitiêu dùng với một ngành luật rất gần với nó làluật cạnh tranh thì có thể thấy ở Pháp nói riêngvà EU nói chung, về mặt nào đó pháp luật vềbảo vệ người tiêu dùng được quan tâm về mặtchính trị hơn cả pháp luật về cạnh tranh. Nhiềuhọc giả còn cho rằng nếu như việc ban hànhpháp luật về cạnh tranh chủ yếu xuất phát từnhu cầu chuyển hoá pháp luật cạnh tranh củaEU vào nội luật nhằm tạo mặt bằng chung cảvề pháp luật và tự do lưu thông trên thị trường,thì việc ban hành pháp luật về bảo vệ người tiêudùng lại chủ yếu xuất phát từ nhu cầu nội tạingay trong nước dưới sức ép của cử tri và cáchiệp hội bảo vệ người tiêu dùng vốn có tiếngnói rất trọng lượng ở EU.

[6] Bộ luật này được cập nhật hàng nămcác văn bản mới ban hành. Xem Code de la con-sommation, Dalloz, Edition 2006. www.dalloz.fr.

[7] Xem Droit de la consommation, JeanCalais Aulois, Dalloz 1993.

Page 15: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A 15CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

1.2. Nghĩa vụ của nhà chuyênmôn:

* Nghĩa vụ cung cấp thông tin:Điều L.111-1 Bộ luật bảo vệ ngườidùng quy định: "Trước khi giao kết hợpđồng, nhà chuyên môn là người bánhàng hoá hoặc người cung ứng dịch vụphải có nghĩa vụ tạo điều kiện chongười tiêu dùng biết được những đặctính chủ yếu của hàng hoá hoặc dịchvụ". Sau đây là một số án lệ nổi tiếng:

- Người bán xe ô tô phải có nghĩavụ thông tin cho người mua về tuổithọ của xe, về những tai nạn do xegặp phải trước đây (Toà Phá án, ToàDân sự ngày 19 tháng 6 năm 1985);

- Người bán hàng hoá là lươngthực, thực phẩm phải có nghĩa vụthông tin cho người mua mọi thôngtin về thành phần, đặc tính của sảnphẩm, các hoá chất độc (nếu có) dùnồng độ không đáng kể (Toà Phá án,Toà Hình sự ngày 20 tháng 12 năm1988);

- Người bán đất phải có nghĩa vụthông tin cho người mua về đặc tínhcủa thửa đất, về vị trí của thửa đất đặcbiệt là mối quan hệ giữa thửa đất vớinhững con đường chạy liền kề và cáchệ thống hạ tầng có liên quan; thậmchí phải thông tin cả về những vụ kiệnđang trong quá trình giải quyết có liênquan đến thửa đất (Toà Phá án, ToàDân sự, ngày 30 tháng 6 năm 1992).

* Nghĩa vụ bảo hành: Nghĩa vụbảo hành đã được quy định trong Bộluật dân sự (từ Điều 1641 đến Điều1648), tuy nhiên Bộ luật bảo vệ ngườitiêu dùng yêu cầu nghĩa vụ bảo hànhđối với nhà chuyên môn cao hơn, cụthể là:

- Nghĩa vụ bảo hành áp dụng cảvới khuyết tật ấn giấu của hàng hoámà người tiêu dùng trung bình khôngthể nhận biết được vào thời điểm giaokết hợp đồng, ngay cả trong trườnghợp chính nhà chuyên môn cũngkhông biết về khuyết tật đó; trongtrường hợp này, người tiêu dùng có sựchọn lựa, hoặc trả lại hàng hoá và lấylại tiền, hoặc vẫn tiếp tục giữ lại hànghoá để sử dụng và được bồi thườngmột khoản tiền tuỳ thuộc vào mức độcủa khuyết tật ấn giấu theo kết luậncủa các chuyên gia giám định;

- Nhà chuyên môn không đượcphép tuyên bố miễn trừ nghĩa vụ bảohành vào thời điểm giao kết hợp đồngvới người tiêu dùng; nói cách khác,nghĩa vụ bảo hành là bắt buộc đối vớinhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ.

* Nghĩa vụ bảo đảm cho hànghoá, dịch vụ an toàn, đúng chuẩn

cách: Điều L.212-1 Bộ luật bảo vệngười tiêu dùng quy định:

"Ngay sau khi được đưa ra lưuthông trên thị trường, hàng hoá phảiđáp ứng các yêu cầu theo quy định hiệnhành về an toàn và sức khoẻ của conngười, về sự lành mạnh của các giaodịch thương mại và về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng. Người có trách nhiệmđưa sản phẩm ra lưu thông lần đầu tiêntrên thị trường có nghĩa vụ kiểm tra vàbảo đảm rằng sản phẩm này phù hợpvới các quy định hiện hành; xuất trìnhcác chứng nhận bảo đảm an toàn sảnphẩm theo yêu cầu của người có thẩmquyền".

Án lệ Pháp còn phát triển nghĩavụ này của nhà chuyên môn như sau:

- Nhà nhập khẩu phải kiểm trađịnh kỳ để bảo đảm rằng hàng hoánhập khẩu đáp ứng các quy định hiệnhành của pháp luật Pháp; nếu khôngthực hiện nghĩa vụ này, nhà nhậpkhẩu bị coi là phạm lỗi vô ý và khôngđược coi là ngay tình (Toà Phá án, Toàhình sự ngày 30 tháng 10 năm 1990).

* Nghĩa vụ trung thực: Trong cácgiao dịch với người tiêu dùng, nhàchuyên môn phải có nghĩa vụ trungthực trong việc cung cấp các thôngtin về hàng hoá, dịch vụ. Điều L.213-1Bộ luật bảo vệ người tiêu dùng củaPháp quy định:

"Nhà chuyên môn có thể bị phạt tùđến 2 năm và phạt tiền 37.500 euro nếulừa dối hoặc có ý định lừa dối người tiêudùng dưới mọi hình thức, kể cả thôngqua người trung gian, về các thông tinsau đây:

1° Bản chất, chủng loại, nguồn gốc,chất lượng, thành phần, trọng lượngcủa hàng hoá;

2° Số lượng hàng được giao hoặcgiao hàng khác với chủng loại, quycách của hàng hoá là đối tượng củahợp đồng;

3° Phương thức sử dụng, các nguycơ có thể có trong quá trình sử dụngsản phẩm".

Ngoài ra, Điều L.213-3 Bộ luật bảovệ người tiêu dùng còn quy định mứcphạt tù có thể lên đến 4 năm và phạttiền có thể lên đến 75.000 euro nếusản phẩm lừa dối là các loại thuốc cókhả năng gây hại cho con người hoặcđộng vật.

1.3. Trách nhiệm dân sự ngoàihợp đồng đối với sản phẩm

- Nhà sản xuất phải chịu tráchnhiệm về thiệt hại do sản phẩm củamình gây ra cho người tiêu dùng,không phân biệt thiệt hại này gắn

liền hay không gắn liền với hợp đồng(Điều L.1386-1);

- Người bán hàng, người cho thuêvà mọi nhà cung cấp khác chịu tráchnhiệm về sự thiếu an toàn của hànghoá như đối với nhà sản xuất; tuynhiên, họ có quyền kiện lại nhà sảnxuất với tư cách như nạn nhân trựctiếp của thiệt hại và việc kiện này chỉđược thực hiện một năm sau khi họ bịngười tiêu dùng kiện (Điều L.1386-7);

- Trong trường hợp thiệt hại gâyra bởi một sản phẩm là bộ phận củamột sản phẩm khác, nhà sản xuất sảnphẩm bộ phận và người thực hiệnviệc lắp ráp sản phẩm phải chịu tráchnhiệm liên đới (Điều L. 1368-8);

- Nhà sản xuất phải chịu tráchnhiệm về những thiệt hại do sảnphẩm của mình gây ra ngay cả trongtrường hợp sản phẩm đã được sảnxuất theo đúng quy trình do phápluật quy định hoặc trong trường hợpđược sự cho phép của cơ quan hànhchính (Điều L.1386-9);

- Các trường hợp nhà sản xuấtđược miễn trừ trách nhiệm nếuchứng minh được (Điều L.1386-11):

+ Họ không đưa hàng hoá ra lưuthông;

+ Căn cứ theo hoàn cảnh, có căn cứđể khẳng định rằng sự hỏng hóc củahàng hoá là nguyên nhân gây ra thiệthại không tồn tại vào thời điểm hànghoá được đưa ra lưu thông hoặc sựhỏng hóc này phát sinh sau thời điểmđó;

+ Sản phẩm không dành để bánhoặc mọi hình thức phân phối khác;

+ Trình độ phát triển của khoa họckỹ thuật vào thời điểm hàng hoá đượcđưa ra lưu thông không cho phép pháthiện ra hỏng hóc;

+ Sự hỏng hóc xuất phát từ việcquá trình sản xuất hàng hoá phải tuânthủ nghiêm ngặt quy định mang tínhbắt buộc của luật hoặc văn bản dochính phủ ban hành.

- Nghĩa vụ chứng minh: để bảo vệquyền lợi của người tiêu dùng, Bộ luậtbảo vệ người tiêu dùng quy địnhnguyên đơn chỉ cần chứng minh thiệthại, sự hỏng hóc và mối quan hệnhân quả giữa hỏng hóc và thiệt hại(Điều L.1386-9). Như vậy, yêu cầuchứng minh lỗi của nhà sản xuấtkhông phải là yêu cầu bắt buộc. Trênthực tế, chứng minh lỗi của nhà sảnxuất không phải là một việc làm dễdàng và trong trường hợp này có thểhiểu pháp luật đã "suy đoán lỗi" củanhà sản xuất.

(Hết phần 1)

Page 16: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

2. Tình hình thực thi côngtác bảo vệ người tiêu dùng ởHàn Quốc

Theo báo cáo về “Khuynh hướngkhiếu nại của người tiêu dùng năm2008[1]” của KCA, trong năm 2008,KCA đã nhận được 278.183 khiếu nạicủa người tiêu dùng tăng 5,5% so với263.815 vụ trong năm 2007 và giảm31.362 vụ so với năm 2006. Trong đó,137.685 vụ (chiếm 49,5%) khiếu nạibằng điện thoại, 113.276 vụ (chiếm40,7%) qua Internet, tiếp đến 12.418vụ (chiếm 4,5%) qua fax, 9.390 vụ(chiếm 3,4%) qua thư, và cuối cùng5.414 vụ (chiếm 1,9%) được khiếu nạitrực tiếp và các hình thức khác. Nhưvậy có thể thấy, pháp luật của HànQuốc cho phép người tiêu dùng đượcsử dụng mọi hình thức khiếu nại cóthể, trong đó khiếu nại qua điện thoạichiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này cũngdễ hiểu vì đây là hình thức khiếu nạiđơn giản và nhanh gọn nhất. Tuynhiên, hình thức này cũng đòi hỏi cơquan bảo vệ người tiêu dùng có mộtbộ phận chuyên trách tiếp nhận và xửlý khiếu nại qua điện thoại.

Khi phân loại các vụ khiếu nại thìcó đến 9.515 vụ khiếu nại (chiếm32,2%) liên quan đến việc huỷ bỏhoặc chấm dứt hợp đồng, 60.975 vụ(chiếm 21,9%) do các hành vi kinhdoanh không lành mạnh, 58.991 vụ(chiếm 21,2%) về chất lượng và

19.911 vụ (chiếm 7,1%) về các dịchvụ sau bán hàng. Đối với các dịch vụ,có thể thấy người tiêu dùng khiếu nạinhiều nhất về dịch vụ Internet(10.597 vụ, chiếm 3,8%) và dịch vụ vềđiện thoại di động (8.941 vụ chiếm3,1%). Nếu xem xét với các khiếu nạicủa người tiêu dùng Việt Nam hiệnnay, chúng ta cũng sẽ thấy một tìnhtrạng tương tự. Hiện tượng các nhàcung cấp dịch vụ Internet và điệnthoại di động chấm dứt hợp đồngkhông báo trước đang thường xuyênxảy ra ở Việt Nam. Bên cạnh đó, vấnđề về chất lượng dịch vụ rút tiền tựđộng cũng đang nổi lên như là mộttâm điểm của xã hội. Cũng phải nóithêm rằng, chất lượng dịch vụ đối vớicác lĩnh vực này ở nước ta chưa thựcsự ổn định. Ngay như Hàn Quốc, mộttrong những quốc gia được biết đếnlà “đầu tàu” trong việc ứng dụng côngnghệ số mà số lượng khiếu nại tronglĩnh vực này còn nhiều đến như vậythì Việt Nam sau vài năm nữa sẽ nhưthế nào. Chính vì vậy, chúng ta cần cósự quản lý chặt chẽ hơn vấn đề chấtlượng dịch vụ, cũng như cần cónhững thống kê, dự báo về số lượngkhiếu nại. Bên cạnh đó, chính phủcũng cần có cơ chế để bắt buộc cũngnhư thúc đẩy các doanh nghiệp cungcấp dịch vụ hoàn thiện hơn chấtlượng của mình.

Liên quan đến các hoạt động củaKCA trong thời gian qua, có thể nói

KCA đã nỗ lực hết sức để xây dựngmột hình ảnh tốt trong cộng đồngngười tiêu dùng, cộng đồng kinhdoanh và xã hội. Tầm nhìn (Vision) màKCA hướng tới là “một tổ chức chuyênnghiệp dành cho công chúng, nhằmtăng cường quyền và lợi ích của ngườitiêu dùng”. Một số hoạt động chínhcủa KCA trong thời gian qua có thểliệt kê ra, như: năm 2000, KCA thiếtlập Trung tâm thông tin người tiêudùng, website người tiêu dùng điệntử, vận hành hệ thống giám sát thịtrường online, KCA được chỉ định nhưlà Trung tâm nguồn lực thương mạiđiện tử (ECRC) của Bộ Công Thươngvà Năng lượng; năm 2001, KCA thiếtlập Mạng lưới tiêu dùng an toàn; năm2002 thiết lập Nhóm làm việc về Thúcđẩy tiêu dùng hợp lý, Trung tâm tưvấn online, hệ thống tư vấn online tựnguyện của các doanh nghiệp, mạnglưới thông tin giá cả; năm 2004 thiếtlập Trung tâm an toàn tiêu dùng; năm2005 thiết lập Truyền hình về ngườitiêu dùng (Consumer TV[2]), Hệ thốngHappy Call cho người tiêu dùng. KCAcũng thúc đẩy an toàn cho người tiêudùng thông qua việc thu thập, phântích, đánh giá các thông tin thiệt hại,

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Thực thi công tác bảo vệ người tiêu dùng của Hàn Quốc -Một số kinh nghiệm cho Việt Nam

[1] Chi tiết, tham khảo tại link:http://www.kca.go.kr/front/english/news_01_view.jsp?no=84

[2] Chi tiết, tham khảo tại link:http://www.consumertv.or.kr/main/main.php

(Tiếp theo và hết)

Page 17: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A 17CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

tiến hành các điều tra sâu về các hànghoá có thể gây thiệt hại và kiểmtra/thanh tra vấn đề an toàn sảnphẩm. KCA cũng đang vận hành Hệthống giám sát thiệt hại người tiêudùng (CISS), thiết lập Mạng lưới antoàn cho trẻ em[3]. Ngoài ra, KCA đãđăng cai tổ chức rất nhiều hội thảoquốc tế cũng như nội địa, chẳng hạntrong hai năm 2005 và 2006, KCA đãđăng cai tổ chức Hội thảo Mạng lướithực thi và bảo vệ người tiêu dùngquốc tế (ICPEN); năm 2009, tổ chứcDiễn đàn cộng đồng người tiêu dùngtương lai tại Seoul. Tháng 3/2009, KCAđã phối hợp với FTC thực hiện chiếndịch “Tháng ngăn chặn các hành vigian dối” nhằm bảo vệ và nâng caokiến thức cho người tiêu dùng tránhnhững thiệt hại do hành vi này gâyra,...

KCA thường xuyên có nhữngcảnh báo đối với người tiêu dùng vềnhững hành vi có khả năng gây thiệthại, kể cả trong lĩnh vực giáo dục. Nếutruy nhập vào chuyên mục “Press Re-lease[4]” (Thông cáo), trên website củaKCA[5] chúng ta sẽ thấy rất nhiều vàđa dạng các cảnh báo cho người tiêudùng. Các cảnh báo này đều cónhững nghiên cứu và phân tích khoahọc cẩn thận. Nhằm đảm bảo quyềnlợi cho người tiêu dùng và thúc đẩycác giải pháp giải quyết tranh chấp tựnguyện, KCA đã quyết định cho côngbố thống kê bồi thường thiệt hại chongười tiêu dùng. Chẳng hạn, trongtháng 11/2008, KCA đã công bốthống kê bồi thường thiệt hại củangười tiêu dùng liên quan đến giaodịch thương mại điện tử của 10doanh nghiệp vận hành; tháng3/2009, KCA đã cho công bố số liệuthống kê này của ngành công nghiệpô tô từ 2005 đến 2008. Như vậy, cóthể thấy KCA đã tiến hành đa dạng vàđồng bộ các hoạt động nhằm triểnkhai luật bảo vệ người tiêu dùng ởHàn Quốc. Đây là những hoạt độngkhông thể thiếu của cơ quan bảo vệngười tiêu dùng, điều mà hiện nay cơquan bảo vệ người tiêu dùng của ViệtNam đang gặp khó khăn và chưa thểtriển khai được vì thiếu nguồn lực vàkinh nghiệm thực tiễn.

Tuy nhiên, KCA vẫn đang phảiđối mặt với nhiều thách thức trongđó có vấn đề về hạn chế nguồn nhânlực và ngày càng phát sinh nhiềuhành vi vi phạm tinh vi hơn ảnhhưởng đến người tiêu dùng. Mặc dùvậy, có thể nói KCA đã rất thành công

trong việc thực thi công tác này và làmột điển hình để chúng ta học tậpkinh nghiệm.

3. Một số kinh nghiệm vàđề xuất đẩy mạnh thực thicông tác bảo vệ người tiêudùng ở Việt Nam

Năm 1999, Uỷ ban thường vụQuốc hội đã ban hành Pháp lệnh Bảovệ quyền lợi người tiêu dùng. Trải quagần 10 năm thực thi, chúng ta cũngđã đạt được những thành tựu đángghi nhận, tuy vậy, phải thừa nhậnrằng công tác này chưa thực sự cóhiệu quả và đồng bộ. Ngoài các lý donhư bảo vệ người tiêu dùng vẫn cònlà một vấn đề mới đối với chúng ta, ýthức trách nhiệm của cộng đồng kinhdoanh chưa cao, nhận thức pháp luậtcủa người tiêu dùng còn yếu thì cũngcòn có lý do từ công tác quản lý nhànước, như các văn bản pháp quy chưahoàn thiện, nguồn lực dành cho côngtác này ở nước ta còn quá mỏng vàchưa có nhiều kinh nghiệm.

Mặc dù vậy, số lượng các vụ việckhiếu nại của người tiêu dùng đangngày càng tăng lên và đa dạng hơn.Theo thống kê của Ban Bảo vệ ngườitiêu dùng - VCA, trung bình mỗi ngàyBan nhận được ít nhất một khiếu nạicủa người tiêu dùng. Đặc biệt trongthời gian qua, lợi dụng tình trạng lạmphát kinh tế, nhiều doanh nghiệp đãcố tình tạo ra sự khan hiếm và tănggiá bán hàng hoá lên rất cao, cụ thểnhư việc tăng giá dòng xe Lead củaHonda; giá sữa và rất nhiều mặt hàngtiêu dùng khác. Vấn đề không đảmbảo chất lượng hàng hoá, dịch vụ,chế độ bảo hành cũng đang trởthành những vấn đề gây bức xúc vớingười dân. Các Hội Tiêu chuẩn và Bảovệ người tiêu dùng cũng đã khá vấtvả để giải quyết và tư vấn cho ngườitiêu dùng. Trong năm 2008, Vănphòng phía Nam của Vinastas đãnhận được 150 đơn khiếu nại và 214ý kiến phản ánh của người tiêu dùngliên quan đến hành vi kinh doanhgian dối, lừa đảo, chất lượng hànghóa thấp, chế độ bảo hành, khuyếnmại theo kiểu “treo đầu dê bán thịtchó”. Trong đó, giải quyết được 134khiếu nại, chiếm tỷ lệ 91%. Số còn lạiđành chấp nhận “chìm xuồng” do cácnguyên nhân chủ yếu như: sản phẩmkhông thuộc phạm vi bảo hành, đơnvị bảo hành cố tình trốn, tiền đặt cọckhông hoàn lại được, trúng thưởngnhưng không được lĩnh.

Hiện nay, Bộ Công Thương đangchủ trì xây dựng dự thảo Luật bảo vệngười tiêu dùng và chúng ta đangchờ đợi những thay đổi đáng kể hơnkhi văn bản Luật này được ban hành.Tuy nhiên, trong thời gian tới, chúngta cần đẩy mạnh hơn nữa việc thựcthi Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng, đặc biệt là việc triển khaiNghị định số 55/2008/NĐ-CP củaChính phủ hướng dẫn thi hành Pháplệnh này. Việc học tập kinh nghiệmcủa Hàn Quốc là rất cần thiết cho ViệtNam. Qua nghiên cứu, các tác giả xinđưa ra một số kinh nghiệm của HànQuốc mà chúng ta cần học tập cũngnhư đề xuất một số hoạt động để đẩymạnh triển khai trong thời gian tớisau đây:

- Đa dạng hoá các hình thức vàđơn giản hoá thủ tục tiếp nhận khiếunại cho người tiêu dùng; chấp thuậncác khiếu nại thông qua điện thoại,thư, internet, đối thoại trực tiếp,…

- Quảng bá và phát triển websitecủa VCA, đặc biệt chuyên mục bảo vệngười tiêu dùng để cộng đồng tiêudùng và kinh doanh có thể tiếp cận;

- Cần đẩy mạnh phối hợp hơn nữavới các cơ quan, tổ chức có liên quan,đặc biệt là các cơ quan chuyên ngành(quản lý thị trường, y tế, vệ sinh antoàn,…) và các hội bảo vệ người tiêudùng;

- Xây dựng đa dạng các chươngtrình giáo dục người tiêu dùng nhằmnâng cao nhận thức của họ, đặc biệtcần phối hợp với các báo đài để tuyêntruyền, cung cấp thông tin tiêu dùng;

- Cần có những nghiên cứu,thống kê cụ thể hơn về khiếu nại củangười tiêu dùng và thiệt hại đối vớingười tiêu dùng để từ đó có nhữngdự báo chính xác về khuynh hướngtrong tương lai;

- Cần công bố thông tin về cácdoanh nghiệp hoặc sản phẩm saiphạm gây ảnh hưởng đến người tiêudùng hoặc có những cảnh báo chongười tiêu dùng nhằm ngăn chặnnhững thiệt hại không đáng có xảy ra;

- Tiến hành thanh tra, kiểm tra,kiểm định một số mặt hàng, sảnphẩm có dấu hiệu sai phạm hoặc có

[3] Chi tiết, tham khảo tại link:http://isafe.go.kr/

[4] Chi tiết, tham khảo tại link:http://www.kca.go.kr/front/english/news_01.jsp

[5] http://www.kca.go.kr/jsp/eng/main.jsp#

(Xem tiếp trang 20)

Page 18: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

Tranh chấp giữa người tiêu dùngvà tổ chức cá nhân kinh doanhhàng hóa dịch vụ (sau đây gọi

chung là Doanh nghiệp) là hiện tượngxảy ra phổ biến, đặc biệt tại các quốcgia có sức tiêu dùng hàng hóa lớn.Pháp luật các nước đều ghi nhậnnhiều phương thức để giải quyếttranh chấp người tiêu dùng nhưthương lượng, hòa giải, trọng tài, giảiquyết tại cơ quan hành chính và Tòaán. Đây cũng là các phương thức giảiquyết truyền thống đối với các tranhchấp dân sự nói chung. Các phươngthức giải quyết này có những ưu điểmvà nhược điểm khác nhau và tùythuộc vào tính phức tạp của từngtranh chấp mà các bên chọn phươngthức giải quyết phù hợp. Xét về hiệulực pháp lý của các phương thức này,tính ràng buộc các bên phải thực hiệnkết quả giải quyết tăng dần theo thứtự từ thương lượng, hòa giải, trọng tàiđến giải quyết tại cơ quan hành chínhvà Tòa án. Tuy nhiên, tính hiệu quả xétvề mặt chi phí và lợi ích cũng như tínhtiện dụng của các phương thức nàythường tỉ lệ nghịch với giá trị bắt buộcthi hành của chúng. Nếu như cácphương thức giải quyết tranh chấp tạicơ quan hành chính và giải quyếttranh chấp tại Tòa án có hiệu lực thihành rất cao thì các phương thức nàythường có thủ tục phức tạp hơn và chiphí về thời gian cũng như tiền bạc làcao hơn, đặc biệt đối với người tiêudùng. Thông thường các phươngthức này sẽ không hiệu quả nếu đểgiải quyết các tranh chấp nhỏ củangười tiêu dùng vì chi phí bỏ ra sẽ caohơn lợi ích thu lại được. Điều này dẫntới thực trạng là ít người tiêu dùng sửdụng các phương thức giải quyếttranh chấp khi có tranh chấp xảy ra vìcác phương thức nhanh chóng tiện lợinhư thương lượng và hòa giải thôngqua bên thứ ba thường không có giátrị bắt buộc thi hành, còn các biệnpháp có giá trị thi hành cao lại có chiphí cao và thủ tục phức tạp. Như vậyviệc nghiên cứu và hoàn thiện hệthống giải quyết tranh chấp ngườitiêu dùng nói chung và việc thiết kếmột mô hình giải quyết tranh chấphiệu quả là hết sức cần thiết.

I. Những yêu cầu đặt rađối với một mô hình giảiquyết tranh chấp người tiêudùng hiệu quả

Xuất phát từ yêu cầu bảo vệquyền lợi của người tiêu dùng trong

quá trình mua và sử dụng hàng hóa,dịch vụ, một mô hình giải quyết tranhchấp người tiêu dùng có hiệu quảphải thỏa mãn các yêu cầu sau:

1. Nhanh chóng, thuận tiện, thủtục đơn giản

Thực tiễn cho thấy tranh chấpgiữa người tiêu dùng và doanhnghiệp xảy ra đối với mọi loại hànghóa, dịch vụ khác nhau nhưng nhìnchung đa số là các tranh chấp liênquan đến hàng hóa, dịch vụ tiêudùng và có giá trị nhỏ. Do vậy, mộtyêu cầu rất lớn đặt ra đối với các cơchế giải quyết tranh chấp loại này làphải nhanh chóng, thuận tiện, thủ tụcđơn giản. Người tiêu dùng sẽ khó cóthể chấp nhận sử dụng các phươngthức giải quyết phức tạp mất thờigian khi hàng ngày họ vẫn phải sửdụng sản phẩm đó, ví dụ như phươngtiện đi lại, phương tiện liên lạc,…Tương tự như vậy, người tiêu dùngcũng sẽ không sử dụng các phươngthức giải quyết tranh chấp tốn kém vềmặt tiền bạc để yêu cầu bồi thườngthiệt hại đối với các hàng hóa, dịch vụcó giá trị thấp như chai nước uống,một vé đi tàu, vé xem phim,…

2. Có tính chuyên nghiệp cao Như trên đã phân tích, tranh chấp

của người tiêu dùng và doanh nghiệpthường liên quan đến rất nhiều loạihàng hóa và dịch vụ. Do vậy khi các

tranh chấp này xảy ra, các bênthường muốn tìm được bên thứ bakhách quan nhưng phải có kinhnghiệm trong việc giải quyết tranhchấp cũng như có am hiểu về lĩnh vựcmà họ đang tranh chấp với nhau.Điều này đòi hỏi người giải quyếttranh chấp phải có kinh nghiệm, cótrình độ và được đào tạo về kỹ nănggiải quyết tranh chấp. Có những điềukiện này, người giải quyết tranh chấpmới có thể có những tư vấn hay quyếtđịnh hợp lý đảm bảo quyền và lợi íchhợp pháp của các bên.

3. Giá trị thi hành caoMột trong những yêu cầu rất

quan trọng đặt ra đối với các phươngthức giải quyết tranh chấp dân sự nóichung và giải quyết tranh chấp ngườitiêu dùng nói riêng là giá trị thi hành.Người tiêu dùng khi sử dụng mộtphương thức giải quyết tranh chấpnào đó, điều họ mong muốn làphương thức đó sẽ đảm bảo bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình.Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệpkhông có thái độ hợp tác trong quátrình giải quyết tranh chấp và khôngnghiêm chỉnh thi hành kết quả giảiquyết tranh chấp. Do đó, nếu khôngcó cơ chế đảm bảo cho kết quả giảiquyết tranh chấp được thực thi trênthực tế thì việc giải quyết tranh chấpđó sẽ không những không được bảovệ được quyền lợi của người tiêu

V C A18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Mô hình trung tâm hòa giải người tiêu dùng tại Việt Nam

Page 19: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

II. Đặc thù của phươngthức giải quyết tranh chấpngười tiêu dùng tại trungtâm hòa giải.

Để khắc phục thực trạng nói trênvà đưa ra một mô hình giải quyếttranh chấp hiệu quả, đáp ứng các yêucầu nói trên của xã hội, pháp luật bảovệ người tiêu dùng một số nước đãđưa ra những quy định để hình thànhvà pháp triển hệ thống trung tâm hòagiải người tiêu dùng. Đây là một dạngtổ chức xã hội hoạt động không nhằmmục đích lợi nhuận. Về bản chất, việcgiải quyết tranh chấp tại trung tâmhòa giải người tiêu dùng là phươngthức hòa giải tại bên thứ ba. Tuynhiên, để đảm bảo tính hiệu quả caovà nhằm khắc phục các điểm hạn chếcủa các phương thức giải quyết tranhchấp như đã nói ở trên, pháp luật bảovệ người tiêu dùng có những quyđịnh đặc biệt về tổ chức hoạt độngcũng như quy định về giá trị thi hànhcủa kết quả hòa giải tại Trung tâm.Nhìn chung, Trung tâm hòa giải ngườitiêu dùng có một số nét đặc thù sau:

1. Là một mô hình thể hiện sự xãhội hóa công tác bảo vệ người tiêudùng

Trung tâm hòa giải người tiêudùng là trung tâm do các tổ chức,nhóm cá nhân trong xã hội thành lậptheo trình tự thủ tục do pháp luật quyđịnh. Tổ chức, nhóm cá nhân đăng kýthành lập trung tâm phải chịu tráchnhiệm tự đảm bảo kinh phí hoạt độngcho trung tâm, tự tuyển dụng nhân sựđể thực hiện nhiệm vụ của trung tâm.Nhà nước chỉ tiến hành quản lý hoạtđộng của trung tâm theo quy địnhcủa pháp luật và cấp kinh phí cho mộtsố hoạt động nhất định nếu trungtâm thỏa mãn các điều kiện theo quyđịnh của pháp luật. Như vậy, mô hìnhTrung tâm hòa giải người tiêu dùngđã tận dụng được nguồn lực của xãhội để giảm bớt gánh nặng cho Nhànước trong quá trình bảo vệ ngườitiêu dùng. Mặt khác, mô hình này thểhiện sự khuyến khích của Nhà nướcđối với các thành phần trong xã hộitrong việc nâng cao trách nhiệm củahọ đối với công tác này.

2. Tính chuyên nghiệp cao trongcông tác bảo vệ người tiêu dùng

Trung tâm hòa giải người tiêudùng là mô hình xã hội hóa công tácbảo vệ người tiêu dùng, do đó môhình này đã thu hút được nhiềuchuyên gia trong xã hội có kinh

nghiệm trong nhiều lĩnh vực khácnhau và tâm huyết với công tác bảovệ người tiêu dùng. Bên cạnh đó,trình tự thủ tục giải quyết tranh chấpcũng như tiêu chuẩn đối với các hòagiải viên được pháp luật quy địnhchặt chẽ và được cơ quan có thẩmquyền giám sát. Thực tế cho thấyphương thức giải quyết tranh chấpnày tại các nước như Singapore và ĐàiLoan đều có tính chuyên nghiệp caovà được người tiêu dùng cũng nhưdoanh nghiệp tin tưởng.

3. Giảm thiểu chi phí phát sinhcho các bên đặc biệt là người tiêudùng

Khác với phương thức giải quyếttranh chấp tại Tòa án, phương thứcgiải quyết tranh tại Trung tâm hòa giảingười tiêu dùng có thủ tục đơn giảnhơn. Thời hạn giải quyết của trungtâm thường là trong thời hạn 15 đến30 ngày, đối với những vụ việc phứctạp thì thời hạn này có thể được kéodài hơn. Ưu điểm này của trung tâmhòa giải người tiêu dùng đã giúp cácbên tiết kiệm được thời gian trongquá trình giải quyết tranh chấp và dođó nâng cao hiệu quả phương thứcgiải quyết tranh chấp này.

Bên cạnh việc giải quyết tại trungtâm hòa giải của người tiêu dùng tạimột số nước không thu phí hoặc phírất thấp và người tiêu dùng khôngphải nộp tạm ứng phí xử lý như tạiTòa án. Điều này đã giúp người tiêudùng giảm được gánh nặng tài chínhtrong quá trình giải quyết tranh chấpvà khuyến khích người tiêu dùng đếnvới trung tâm.

4. Duy trì mối quan hệ tốt đẹpgiữa doanh nghiệp với khách hàng

Phương thức giải quyết tranhchấp người tiêu dùng tại trung tâmhòa giải là phương thức dựa trên tinhthần hợp tác giữa các bên. Trừ một sốtrường hợp như tại Đài Loan[1], việclựa chọn sử dụng phương thức nàythường được dựa trên tinh thần tựnguyện của các bên. Việc đưa tranhchấp ra giải quyết tại trung tâm hòagiải, việc chọn trung tâm hòa giảicũng như hòa giải viên hoàn tòan dựatrên thỏa thuận của các bên.

Mặt khác, trong quá trình hòagiải, các hòa giải viên chỉ đưa ra ý kiến

V C A 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

[1] Theo mô hình này, khi người tiêu dùngnên yêu cầu trung tâm hòa giải giải quyết tranhchấp thì doanh nghiệp buộc phải lên tham giahòa giải theo giấy mời của trung tâm.

dùng mà còn khiến họ mất thêm thờigian và chi phí.

4. Đảm bảo duy trì mối quan hệtốt giữa doanh nghiệp và người tiêudùng

Bên cạnh các doanh nghiệp cốtình vi phạm quyền lợi người tiêudùng và không có thái độ hợp táctrong quá trình giải quyết tranh chấp,có rất nhiều trường hợp quyền lợingười tiêu dùng bị xâm phạm do sựbất cẩn của doanh nghiệp hoặc lỗicủa sản phẩm và doanh nghiệp viphạm có thái độ hợp tác và hỗ trợ kịpthời cho người tiêu dùng. Do đó, việcgiải quyết tranh chấp trong một sốtrường hợp nên không công khai đểđảm bảo vừa giúp người tiêu dùngđược bồi thường thỏa đáng vừa tránhnhững sự hiểu nhầm gây thiệt hạiđến uy tín của doanh nghiệp. Trongnhiều trường hợp, việc giải quyếttranh chấp giữa người tiêu dùng vàdoanh nghiệp được tiến hành trên cơsở hợp tác sẽ giúp các bên tránh tìnhtrạng đối đầu gây ảnh hưởng tiêu cựcđến quan hệ giữa doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

5. Tốn kém ít chi phí cho xã hộinhất.

Việc hình thành và hoạt động củacác thiết chế giải quyết tranh chấpthường phát sinh các chi phí cho xãhội. Do đó, một mô hình giải quyếttranh chấp người tiêu dùng hiệu quảphải tận dụng được các nguồn lựccủa xã hội từ quá trình hình thànhđến quản lý và hoạt động. Nếu nhưviệc xây dựng và quản lý một môhình giải quyết tranh chấp đòi hỏiquá nhiều chi phí về tài chính và nhânsự nhưng hoạt động của nó chỉ mangtính hình thức, không đem lại lợi íchnhiều cho người tiêu dùng thì sẽ dẫnđến lãng phí không cần thiết. Đứngtừ phía lợi ích của xã hội, mô hình giảiquyết tranh chấp hiệu quả là mô hìnhmà lợi ích nó đem lại lớn hơn nhiều sovới chi phí mà xã hội phải bỏ ra đểhình thành nên nó.

Page 20: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

tư vấn để các bên có thể đạt được sựđồng thuận và tự đưa ra phương ángiải quyết. Do đó phương thức giảiquyết này khác với phương thức giảiquyết tại Trọng tài và Tòa án là khôngđưa ra phán quyết để các bên thihành. Kết quả cuối cùng của việc hòagiải là một dạng thỏa thuận của cácbên trong tranh chấp được hòa giảiviên ghi lại theo trình tự thủ tục nhấtđịnh và xác nhận.

Như vậy, với đặc thù dựa trên tínhtự nguyện và hợp tác cao của các bêntrong tranh chấp nên phương thứcgiải quyết tại trung tâm hòa giảingười tiêu dùng luôn đảm bảo duy trìđược mối quan hệ giữa các bên sautranh chấp và do đó tránh đượcnhững xung đột giữa các chủ thểtrong quan hệ tiêu dùng.

5. Có giá trị thi hành caoBên cạnh một số ưu điểm nhất

định, các phương thức giải quyếttranh chấp mang tính xã hội (thươnglượng và hòa giải thông thường)thường có một nhược điểm rất lớn đólà không có giá trị bắt buộc thi hành.Để khắc phục nhược điểm này, phápluật các nước đã tạo cơ chế để hòagiải của Trung tâm hòa giải người tiêu

dùng được đảm bảo thực thi nếu mộtbên trong tranh chấp (thường là phíadoanh nghiệp) không nghiêm túcthực hiện. Trường hợp của Đài Loanvà Hàn Quốc, kết quả hòa giải thànhsẽ được thực thi như một bản án cóhiệu lực pháp luật. Quy định này đãgiúp loại bỏ được khả năng vi phạmcam kết của doanh nghiệp, giúpngười tiêu dùng có thể đòi đượcquyền lợi hợp pháp của mình.

Bên cạnh việc sử dụng công cụmang tính hành chính để đảm bảogiá trị thi hành cho kết quả hòa giải,phương thức giải quyết tranh chấp tạiTrung tâm cũng có thể sử dụng mộtsố công cụ khác để thực hiện mụcđích này. Việc hòa giải tại trung tâmđược dựa trên nguyên tắc khôngcông khai nhằm khuyến khích cácbên hòa giải tranh chấp và từ đóngười tiêu dùng đòi lại được quyềnlợi của mình đồng thời không gâyảnh hưởng đến uy tín của doanhnghiệp. Tuy nhiên trong trường hợpsau khi các bên đã đồng ý kết quả giảiquyết mà phía doanh nghiệp khôngtự nguyện thi hành thì trung tâmcũng có thể công khai hành vi này.Điều này sẽ tác động rất lớn đến uy

tín của doanh nghiệp trên thị trườngdo đó sẽ là công cụ gây sức ép buộcdoanh nghiệp nghiêm chỉnh thi hànhcam kết của mình.

Từ cách tiếp cận trên đối với Trungtâm hòa giải người tiêu dùng, Dự thảoLuật bảo vệ người tiêu dùng đã dànhmột mục riêng trong Chương Giảiquyết tranh chấp giữa người tiêudùng và thương nhân (Chương V).Đây là một bước đột phá trong côngtác bảo vệ người tiêu dùng nói chungcũng như công tác giải quyết tranhchấp người tiêu dùng nói riêng tại ViệtNam. Các quy định này thể hiện địnhhướng xã hội hóa công tác bảo vệngười tiêu dùng của Luật bằng cáchhình thành các trung tâm hòa giảingười tiêu dùng Việt Nam dưới hìnhthức tổ chức xã hội. Trung tâm hòagiải người tiêu dùng theo quy địnhcủa Dự thảo Luật bảo vệ người tiêudùng được xây dựng trên yêu cầu củamột mô hình Trung tâm hòa giải hiệnđại và đã được áp dụng thành côngtại nhiều quốc gia trên thế giới nhưngvẫn phù hợp với các quy định phápluật Việt Nam hiện hành về giải quyếttranh chấp dân sự.

ANH HOA

nguy cơ gây thiệt hại cho người tiêudùng;

- Xây dựng chương trình đào tạocho đội ngũ cán bộ làm công tác bảovệ người tiêu dùng, đặc biệt là họctập kinh nghiệm của các nước;

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thunhận kinh nghiệm từ các quốc gia vàxây dựng các hàng rào cảnh báoxuyên quốc gia cũng như vấn đề giảiquyết tranh chấp của người tiêu dùng;

- Củng cố bộ máy thực thi côngtác bảo vệ người tiêu dùng, bổ sungnguồn nhân lực, thành lập các trungtâm hoặc tổ nghiên cứu, thực thichuyên trách;

- Cơ quan bảo vệ người tiêu dùngvà tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, cụthể là VCA, các Hội bảo vệ người tiêudùng cần xây dựng cho mình mộthình ảnh riêng biệt đi vào lòng côngchúng - một cơ quan vì người tiêudùng và vì sự phát triển phồn vinhcủa đất nước.

Cuối cùng, đối với vấn đề hoànthiện pháp luật bảo vệ người tiêu

dùng, hiện nay Ban soạn thảo LuậtBảo vệ quyền lợi người tiêu dùngđang gấp rút hoàn thành Dự thảoLuật. Dự thảo này có nhiều điểm mới,công phu hơn nhưng cũng có nhiềuđiểm đang còn gây tranh cãi, đặc biệtđối với vấn đề về cơ chế giải quyếttranh chấp và mô hình cơ quan quảnlý nhà nước về bảo vệ người tiêudùng. Theo tác giả, Luật cần quy địnhthành lập một Ủy ban Bảo vệ ngườitiêu dùng quốc gia tương tự như Ủyban Chính sách người tiêu dùng củaHàn Quốc, với chức năng tư vấn, xâydựng các chương trình, chính sáchbảo vệ người tiêu dùng cho chínhphủ. Ngoài ra, Ủy ban còn có chứcnăng giám sát và xử lý các vụ việc cóảnh hưởng đến phạm vi rộng lớnngười tiêu dùng hoặc có liên quanđến nhiều cơ quan, Bộ, ngành khácnhau. Để hoàn thiện hơn nội dungLuật cũng như đẩy mạnh triển khaicông tác bảo vệ người tiêu dùngtrong thời gian tới, việc đẩy mạnhhợp tác và học hỏi kinh nghiệm củaHàn Quốc là hết sức cần thiết.

Chúng ta đang kỳ vọng về một dựluật hoàn chỉnh, và tin tưởng vàonăng lực thực thi của cơ quan bảo vệ

người tiêu dùng, đồng thời chúng tacũng mong rằng những người tiêudùng của chúng ta sẽ ngày càng trởnên thông thái hơn và xã hội có tráchnhiệm cao hơn đối với công tác này.Nếu đạt được các yếu tố này thì việctriển khai công tác bảo vệ người tiêudùng ở Việt Nam sẽ có hiệu quả và đivào cuộc sống nhanh hơn.

PHAN THẾ THẮNG

Tài liệu tham khảo:1. Báo cáo về “Khuynh hướng

khiếu nại của người tiêu dùng năm2008” của KCA.

2. Luật khung về bảo vệ ngườitiêu dùng Hàn Quốc (2006).

3. Nghị định số 55/2008/NĐ-CPcủa Chính phủ hướng dẫn thi hànhPháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêudùng.

4. Pháp lệnh bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng Việt Nam (1999).

5. Các Website về Bảo vệ ngườitiêu dùng: http://www.nguoitieudung.com.vn

http://www.consumertv.or.krhttp://www.kca.go.krhttp://isafe.go.kr/

Thực thi công tác...(Tiếp theo trang 17)

Page 21: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

>> Câu 1: Cơ quan nào cóchức năng bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng?

✓ Trả lờiTheo quy định tại Nghị định số

55/2008 chức năng, nhiệm vụ BVQL-NTD là trách nhiệm của toàn xã hộitrong đó:

* Cơ quan quản lý nhà nước- Bộ Công Thương là cơ quan

thống nhất quản lý nhà nước về bảovệ quyền lợi NTD. Cục Quản lý cạnhtranh có trách nhiệm giúp Bộ trưởngBộ Công Thương thực hiện chức năngnày trong phạm vi cả nước. Chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấutổ chức của Cục Quản lý cạnh tranhvề bảo vệ quyền lợi NTD được quyđịnh tại Nghị định của Chính phủ số06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương có tráchnhiệm thực hiện quản lý nhà nước vềbảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương.Sở Công Thương là cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ươngtham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấptỉnh thực hiện chức năng này trên địabàn tỉnh (Thông tư Liên tịch Bộ Thươngmại và Bộ Nội vụ số 08/2005/TTLT/BTM-BNV).

- Các cơ quan quản lý chuyênngành

Bên cạnh các cơ quan nêu trên,hệ thống cơ quan quản lý nhà nướcvề bảo vệ quyền lợi NTD còn baogồm các cơ quan quản lý chuyênngành như: Bộ Khoa học và Côngnghệ, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Giaothông vận tải, Bộ Thông tin và Truyềnthông, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn.

* Tổ chức phi chính phủCác hội, tổ chức BVQLNTD được

thành lập theo quy định của phápluật hoạt động trong lĩnh vực BVQL-NTD như hội tiêu chuẩn và bảo vệngười tiêu dùng Việt Nam (VINAS-TAS), các Hội BVQLNTD địa phương...

>> Câu 2: Trình tự khiếunại về chất lượng sản phẩmđối với nhà SX - KD như thếnào là đúng pháp luật? ViệcNTD lợi dụng việc quan hệ,quen biết các cơ quan báochí đưa thông tin làmnghiêm trọng vụ việc so vớithực tế thì xử lý, giải quyếtnhư thế nào?

✓ Trả lờiViệc khiếu nại về chất lượng sản

phẩm đối với nhà sản xuất phải thựchiện theo các trình tự, thủ tục quy địnhChương IV Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2008 quyđịnh chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng.

Việc người tiêu dùng lợi dụngquan hệ, quen biết các cơ quan báochí đưa thông tin sai sự thật gây thiệthại cho doanh nghiệp thì phải bồithường theo quy định của Bộ luậtDân sự về bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng. Nếu hành vi cấu thành tộiphạm theo Điều 122 – Tội vu khốngcủa Bộ luật Hình sự thì bị truy cứutrách nhiệm hình sự theo quy địnhcủa pháp luật.

>> Câu 3: Xin cho biết mộtsố thông tin cơ bản về tổ chứcNgười tiêu dùng quốc tế?

✓ Trả lờiPhong trào NTD thế giới thực sự

bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ20 khi một số nước phát triển thànhlập các hội NTD. Tiếp theo đó, năm1960, Tổ chức Quốc tế NTD đượcthành lập với tên gọi lúc đó là Liênhiệp các Tổ chức NTD quốc tế (Inter-national Organization of ConsumerUnions- gọi tắt là IOCU) bởi một số tổchức NTD quốc gia với nhận thứcrằng phong trào NTD từng nước chỉcó thể mạnh lên nhờ sự hoạt độngmang tính quốc tế. Tổ chức đã pháttriển nhanh chóng và được côngnhận là tiếng nói của phong trào NTDquốc tế, đặc biệt trong các vấn đềquan trọng như vấn đề tiêu chuẩnhoá sản phẩm và thực phẩm, y tế vàquyền của người bệnh, môi trường vàvấn đề tiêu dùng bền vững, nhữngquy định về buôn bán quốc tế và vềcác dịch vụ công cộng...

Năm 1994, Đại hội Thế giới củaLiên hiệp các Tổ chức NTD quốc tếhọp ở Montpellier (Pháp) quyết địnhđổi tên tổ chức thành Quốc tế NTD(Consumers International, gọi tắt làCI). Quốc tế NTD hỗ trợ, tập hợp vàđại diện cho các tổ chức NTD trêntoàn thế giới.

Tổ chức Quốc tế NTD (CI) là mộtliên minh các tổ chức NTD trên toànthế giới hoạt động trên nguyên tắcphối hợp với các hội thành viên và làtiếng nói độc lập của NTD trên toànthế giới. Nhiệm vụ chính của CI là tạolập một phong trào NTD trên thế giớiđủ lớn mạnh để bảo vệ tốt hơn nữaquyền lợi của NTD trên toàn thế giớiđồng thời củng cố ảnh hưởng của họở mọi nơi trên thế giới.

PHI BẢO

HỎI ĐÁP VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Page 22: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Văn bản pháp luật mới về bảo vệ người tiêu dùng

I. Nghị định số54/2009/NĐ-CP xử phạt viphạm hành chính trong lĩnhvực tiêu chuẩn, đo lườngchất lượng sản phẩm, hànghóa

Ngày 5 tháng 6 năm 2009, Chínhphủ ban hành Nghị định số54/2009/NĐ-CP quy định về xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vựctiêu chuẩn, đo lường chất lượng sảnphẩm, hàng hóa. Nghị định này thaythế Nghị định số 126/2005/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực đolường và chất lượng sản phẩm, hànghóa và Nghị định số 95/2007/NĐ-CPcủa Chính phủ sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Nghị định số126/2005/NĐ-CP.

1. Nội dung chính:Nội dung chính của Nghị định

này quy định về hành vi vi phạmhành chính, hình thức và mức xửphạt, biện pháp khắc phục hậu quả,thẩm quyền và thủ tục xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực tiêuchuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; đolường; chất lượng sản phẩm, hànghóa; nhãn hàng hóa và mã số mãvạch.

2. Những điểm mới của Nghịđịnh số 54/2009/NĐ-CP:

a. Mức xử phạt tiền đối với cáchành vi vi phạm theo Nghị định này sovới trước đây thay đổi như sau:

- Mức phạt tiền cao nhất đối vớihành vi vi phạm hành chính về đolường được nâng từ 20.000.000 lên30.000.000 đồng.

- Mức phạt tiền cao nhất đối vớihành vi vi phạm hành chính về tiêuchuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đượcnâng từ 20.000.000 lên 30.000.000đồng

- Mức phạt tiền cao nhất đối vớihành vi vi phạm hành chính về chấtlượng hàng hóa được nâng từ10.000.000 lên 20.000.000 đồng

- Mức phạt tiền cao nhất đối vớihành vi vi phạm hành chính về mãsố vạch nâng từ 7.000.000 lên10.000.000 đồng

- Mức phạt tiền cao nhất đối vớihành vi cản trở hoạt động thanhtra, kiểm tra nâng từ 7.000.000 lên30.000.000 đồng

b. Các hình thức xử phạt bổ sung:Nghị định kế thừa các hình thức

xử phạt bổ sung của các văn bảntrước đây. Ngoài hình thức phạtchính, tổ chức cá nhân vi phạm còn bịtước quyền sử dụng một hoặc một sốloại giấy chứng nhận, chứng chỉ hànhnghề, các quyết định chứng nhận, thẻkiểm định viên,… (Điều 3)

c. Các biện pháp khắc phục hậuquả:

Ngoài các hình thức xử phạtchính, xử phạt bổ sung, tổ chức, cánhân vi phạm hành chính còn có thểbị áp dụng một hoặc nhiều biện phápkhắc phục hậu quả trong đó Nghị

định đã bổ sung thêm biện pháp làThu hồi về ngân sách nhà nước sốtiền thu lợi bất hợp pháp do thựchiện hành vi vi phạm hành chính màcó (Điểm c khoản 3 Điều 3)

II. Thông tư 47/2009/TT-BNNPTNT về Ban hành Quychuẩn kỹ thuật quốc gia vềđiều kiện an toàn vệ sinhthực phẩm trong sản xuấtThuỷ sản

Ngày 31 tháng 7 năm 2009, BộNông nghiệp và Phát triển nông thônđã ban hành Thông tư 47/2009/TT-BNNPTNT về Ban hành Quy chuẩn kỹthuật quốc gia về điều kiện an toànvệ sinh thực phẩm trong sản xuấtThuỷ sản

Nội dung chính của Thông tư làban hành 13 Quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về điều kiện an toàn vệ sinhthực phẩm trong sản xuất Thuỷ sản.Các quy chuẩn này đặt ra các quyđịnh về điều kiện đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm của các cơ sở liênquan đến quá trình sản xuất thủy sảntrong đó đa phần là áp dụng đối vớicác cơ sở sản xuất thủy sản có tácđộng trực tiếp tới người tiêu dùngnhư: Cơ sở sản xuất kinh doanh thựcphẩm thuỷ sản, Cơ sở sản xuất kinhdoanh thực phẩm thuỷ sản, Cơ sở chếbiến thuỷ sản ăn liền, Cơ sở sản xuấtđồ hộp thuỷ sản, Cơ sở chế biến thuỷsản khô, Cơ sở sản xuất nước mắm.

ANH HOA

Page 23: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

Kết quả Tọa đàm tháng 7 “Đẩy mạnh hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực nhằm xửlý hành vi thỏa thuận xuyên biên giới để tăng giá bất hợp lý”

Tọa đàm cạnh tranh tháng 7 vớichủ đề “Đẩy mạnh hợp tác giữacác quốc gia trong khu vực

nhằm xử lý hành vi thỏa thuận xuyênbiên giới để tăng giá bất hợp lý” doVCA tổ chức vào ngày 21/7/2009 đãnhận được sự quan tâm và thạm dựnhiệt tình của các đại biểu.

Cartel là vấn đề mang tính toàncầu, có thể diễn ra trong hoặc ngoàilãnh thổ một quốc gia. Các thànhviên cartel có chiến lược và kế hoạchthực hiện cartel rất tinh vi, chính vìvậy, hệ thống pháp luật yếu kém làmột trong những nguyên nhân dẫnđến sự hình thành và tồn tại của cartel. Thêm vào đó, tại các nướcđang phát triển, vấn đề mua sắm, đầutư công cũng là một kẽ hở cho cartelhoạt động và làm giảm hiệu quả củacác chương trình phát triển kinh tế -xã hội. Ông Kovacic cũng nhấn mạnhđến việc xem xét về động cơ hìnhthành cartel của các doanh nghiệp,trong đó có 06 câu hỏi được cácdoanh nghiệp sử dụng trong việc raquyết định, bao gồm:

- Quy định của pháp luật là gì?- Các chứng cứ cần thiết để chứng

minh vi phạm?

- Liệu các vi phạm có bị phát hiệnhay không?

- Nếu bị phát hiện thì có bị xử lýhay không?

- Liệu Tòa án có coi đó là hành vi viphạm hay không?

- Vi phạm đó sẽ bị xử lý như thếnào?

Như vậy, kinh nghiệm đối với việcxét xử vụ việc cartel đòi hỏi phải có hệthống luật pháp tốt, lập luận kinh tếvà chính sách chính trị tốt. Hiện nay,các nước trên thế giới có xu hướngđưa ra các quy định và hình thức xửphạt mới với mức độ chặt chẽ vànghiêm minh hơn, trong đó có cảviệc truy tố hình sự đối với việc viphạm về cạnh tranh. Đây có thể đượcxem là những bài học rất cần thiếtcho việc nâng cao hoạt động và pháttriển của cơ quan cạnh tranh ViệtNam.

Cũng tại tọa đàm, các đai biểu đãcùng nhau đưa ra và thảo luận vềnhững khúc mắc trong hoạt độngcủa doanh nghiệp, của tổ chức hoặcđơn vị mình. Các câu hỏi và thắc mắcvề những vấn đề liên quan đến LuậtCạnh tranh đã được đề cập và nhận

được sự giải đáp và những ý kiến từphía các chuyên gia.

Buổi Tọa đàm được đánh giá làthành công với những kinh nghiệm vàbài học được rút ra đối với việc thực thivà triển khai luật ở Việt Nam cũng nhưnhững cảnh báo đối với hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp trongbối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Để xây dựng và triển khai một hệthống pháp luật cạnh tranh chặt chẽvà hiệu quả đòi hỏi phải có khoảngthời gian tương đối dài, và Viêt Namnhất thiết phải tăng cường xây dựngthể chế và nguồn lực con người. Saubuổi tọa đàm này, VCA cũng cam kếtsẽ tiếp tục tổ chức các buổi tọa đàmthường kỳ hàng tháng với các chủ đềđược đông đảo đại biểu quan tâm.Đây sẽ là một diễn đàn mở cho cácnhà quản lý, các tổ chức và cá nhânquan tâm đến luật và chính sách cạnhtranh nhằm đưa luật vào đời sốngkinh tế - xã hội một cách rộng rãi vàthường xuyên hơn.

Thông tin về nội dung và tài liệubuổi tọa đàm có thể tham khảo tạiđịa chỉ website:

www.vcad.gov.vnNGÂN AN

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

Page 24: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

1. Tổng quan Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án

luôn được xem là một phương thứchữu hiệu mà người tiêu dùng sửdụng để bảo vệ các quyền và lợi íchhợp pháp của mình trước sự xâm hạitrái pháp luật của các tổ chức, cá nhânsản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, điềuđáng lưu ý là, rất nhiều các vụ việc viphạm quyền lợi của người tiêu dùngtrong thời gian gần đây như: vụ xăngpha aceton khiến xe chết máy[1], việcgian dối taximét của các hãng taxi,chất lượng dịch vụ viễn thông, vụ sữabột pha nước được ghi thành sữatươi, nước tương có chất 3-MPCDvượt quá hàm lượng cho phép có khảnăng gây ung thư... vẫn không đượcgiải quyết bằng phương thức này. Sởdĩ có thực trạng này là vì:

1.1 Người tiêu dùng chỉ có thểkhởi kiện vụ án dân sự với tinh cáchcá nhân và theo trình tự quy định tạiBLTTDS 2004. Theo đó, người tiêudùng phải đối mặt với các thách thứcsau đây trước khi quyết định khởikiện:

- Khởi kiện chủ thể nào trongchuỗi phân phối hàng hóa và cungcấp dịch vụ?

- Khả năng chi trả cho các chi phíkhởi kiện như: tạm ứng án phí, chi phítrưng cầu giám định, phí luật sư...

Thực hiện nghĩa vụ chứng minhbốn yếu tố cấu thành trách nhiệm bồithường thiệt hại là:; “Hành vi tráipháp luật của tổ chức sản xuất, kinhdoanh”; “Phải có thiệt hại xảy ra; “Phảicó mối quan hệ nhân quả giữa thiệthại xảy ra và hành vi trái pháp luật”;

Giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng bằng tòa án cần được hoàn thiện theo hướng nào?TS. BÙI NGUYÊN KHÁNHViện Nhà nước và Pháp luật

V C A24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 25: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

“Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý củangười gây thiệt hại”.

1.2 Thủ tục, trình tự giải quyếtmột vụ án bảo vệ quyền lợi của ngườitiêu dùng tại Tòa án hiện nay phảithực hiện theo các quy định củaBLTTDS nên không thích hợp vớitrình độ nhận thức và khả năng thamgia tố tụng của người tiêu dùng ViệtNam hiện nay.

1.3 Chưa thực sự phát huy vai tròcủa các tổ chức bảo vệ quyền lợi củangười tiêu dùng trong quá trình giảiquyết các vụ án bảo vệ quyền lợi củangười tiêu dùng tại Tòa án. Hiện nay,các tổ chức này chưa thể tự minhtham gia vào các vụ án nói trên nếuthiếu sự ủy quyền của từng ngườitiêu dùng cụ thể.

1.4 Trải qua những năm tháng củacơ chế tập trung quan liêu, bao cấp,một bộ phận không nhỏ người tiêudùng trong xã hội còn có tâm lý thụđộng, ngại va chạm và bảo lưu nhiềutập quán tiêu dùng lạc hậu. Việc lấyhóa đơn khi mua hàng chưa trở thànhthói quen tiêu dùng phổ biến ở nướcta hiện nay và điều đó ảnh hưởng rấtlớn đến việc thực hiện nghĩa vụchứng minh của họ trong các vụ ánbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Thực trạng điều chỉnhpháp luật về giải quyết tranh

chấp của người tiêu dùng tạiTòa án

Như trên đã trình bày, cơ chế bảovệ người tiêu dùng ở Việt Nam hiệnnay còn tồn tại rất nhiều bất cập vàthực sự là một rào cản cho người tiêudùng tiếp cận công lý tại Tòa án.

Để bảo vệ một cách có hiệu quảcác quyền và lợi ích hợp pháp củangười tiêu dùng trong điều kiện hiệnnay, cần thiết phải xác định đây là sự

nghiệp chung của toàn xã hội. Nhằmhuy động được nhiều lực lượng xãhội đa dạng trong quá trình giám sátvà ngăn chặn các hành vi xâm hại đếnquyền và lợi ích hợp pháp của ngườitiêu dùng, pháp luật về bảo vệ ngườitiêu dùng cần cho phép không chỉngười bị thiệt hại (người tiêu dùng)mà còn các tổ chức bảo vệ quyền lợicủa người tiêu dùng trực tiếp khởikiện tại Tòa án.

Bên cạnh đó, để người tiêu dùngtiếp cận phương thức giải quyếttranh chấp tại Tòa án một cách cóhiệu quả, nhất thiết phải tư duy lại vềnghĩa vụ chứng minh, về hòa giải vàxây dựng một trình tự xét xử phù hợpcho các vụ án về bảo vệ quyền lợi củangười tiêu dùng.

Tham khảo hệ thống pháp luậtcủa các nước trên thế giới đã chothấy, có hai phương án để cải thiệnkhả năng tiếp cận công lý của ngườitiêu dùng tại Tòa án:

- Mô hình 1 - Mô hình thiết lậpTòa án chuyên trách để xử lý cáchành vi thương mại không lànhmạnh đối với người tiêu dùng.

Mô hình này hiện đang được ápdụng tại nhiều nước song thành côngnhất tại hai nước Bắc Âu là Phần Lanvà Thụy Điển. Theo đó, các hành vithương mại không lành mạnh đối vớingười tiêu dùng sẽ được xét xử tại Tòaán chuyên trách (Marktgericht) theothủ tục tố tụng có một số điểm khácbiệt với trình tự tố tụng thôngthường.

- Mô hình 2 - Mô hình thiết lậptrình tự xét xử rút gọn

Mô hình này hiện đang được ápdụng phổ biến tại các quốc gia ChâuÁ như Ấn Độ, Pakistan, Nhật Bản, ĐàiLoan… Theo đó, các hành vi thươngmại không lành mạnh đối với ngườitiêu dùng sẽ được xét xử tại Tòa ánthường (Tòa dân sự) theo một quytrình rút gọn so với thủ tục tố tụngdân sự thông thường. Mô hình này tỏra thích hợp với điều kiện của ViệtNam vì những lý do sau:

- Trình tự xét xử rút gọn thực chấtlà một sự lựa chọn bổ sung của ngườitiêu dùng. Họ hoàn toàn có thể lựachọn trình tự khởi kiện, giải quyết vụán dân sự theo BLTTDS.

- Trình tự xét xử rút gọn khôngphải là một trình tự xét xử đặc biệt vàxa lạ với tố tụng dân sự hiện hành màchỉ là sự bổ sung ngoại lệ của tố tụng

dân sự áp dụng cho các vụ án bảo vệquyền lợi của người tiêu dùng là cánhân với giá trị giao dịch nhỏ. Theođó, nếu quy định bổ sung trình tự nàysẽ không mâu thuẫn với BLTTDS hiệnhành

- Trình tự xét xử rút gọn vẫn sửdụng các quy định khác của BLTTDShiện hành như chứng cứ, cấp tốngđạt, thông báo văn bản tố tụng,quyền và nghĩa vụ của người thamgia tố tụng và các quy định về phiêntòa sơ thẩm của pháp luật về tố tụngdân sự.

- Về thẩm quyền, theo Hiến pháp1992, Quốc hội Việt Nam có thẩmquyền trong việc quy định các trìnhtự xét xử đặc biệt, thậm chí là Tòa ánđặc biệt. Bởi vậy, việc bổ sung trình tựxét xử rút gọn hiện nay là phù hợpvới Hiến pháp 1992.

3. Yêu cầu thể hiện trongDự thảo Luật bảo vệ ngườitiêu dùng

Thực trạng trên đây đã đòi hỏi dựthảo Luật bảo vệ người tiêu dùngphải tiếp cận phương thức giải quyếttranh chấp của người tiêu dùng bằngTòa án trên các nguyên tắc sau:

- Quy định chi tiết, rõ ràng quyềnkhởi kiện của người tiêu dùng vàquyền khởi kiện của tổ chức bảo vệquyền lợi của người tiêu dùng;

- Phù hợp với các quy định của hệthống pháp luật hiện hành, thiết lậptrình tự xét xử rút gọn nhằm đảm bảokhả năng tiếp cận thực tế của ngườitiêu dùng với phương thức giải quyếttranh chấp bằng Tòa án.

- Quy định nghĩa vụ chứng minhtrong các vụ án dân sự về bảo vệquyền lợi của người tiêu dùng (ngoạilệ của nghĩa vụ chứng minh trong cácvụ án dân sự đựợc quy định trongBLTTDS).

- Quy định về nguyên tắc hòa giảitrong các vụ án bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng do tổ chức bảo vệquyền lợi người tiêu dùng khởi kiện.

- Quy định về quyền lợi và nghĩavụ tài chính trong các vụ án bảo vệquyền lợi người tiêu dùng do tổ chứcbảo vệ quyền lợi người tiêu dùngkhởi kiện.

[1] Xem: http://www.vnn.vn/tinnoibat/2006/08/607433/ , 30/8/2006, xăng pha acetonlại làm hỏng xe, “thủ phạm” hứa bồi thường.

V C A 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

Page 26: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

[1] Mỉa mai là một vấn đề có tính đốingược hiện đang xảy ra tại Hoa Kỳ. Tại đây, cáckhiếu kiện tập thể theo lớp (class action law-suits) về các vấn đề liên quan tới NTD đang bịlợi dụng tràn lan bởi các luật sư mưu cầu lợinhuận và các nhóm lợi ích, gây ra vấn đề màngười ta gọi là “lạm dụng luật bảo vệ NTD”. Cóthể xem thêm Quỹ ATR, ‘Lạm dụng quyền khởitố trong pháp luật bảo vệ NTD: Khi các yêu cầu bồithường do các luật sư mưu cầu lợi nhuận và cácnhóm lợi ích đặt ra, không dựa trên lợi ích củaNTD ’ (2006)

Cho đến nay, pháp luật bảo vệngười tiêu dùng (NTD) đã đượcphổ biến rộng rãi tại hầu hết

các quốc gia trên thế giới, từ các quốcgia có nền kinh tế phát triển, đến cácquốc gia đang chuyển đổi, thậm chícả các quốc gia đang phát triển vàkém phát triển nhất, bao gồm cả cácquốc gia có trình độ phát triển pháplý cao, đến kém phát triển hơn. Nhiềunhà phê bình cho rằng các điều luậtvề bảo vệ NTD hiện đang tồn tại, xétvề mặt nội dung, đã khá toàn diện,cho phép bảo vệ một cách khá đầyđủ quyền lợi của NTD trên thị trường.Các vấn đề còn lại chủ yếu liên quanđến việc làm sao đảm bảo sự tuân thủchặt chẽ các đạo luật về bảo vệ NTDnày – và có rất nhiều ý kiến cho rằngtrong đa số các trường hợp, các đạoluật này thường không được thực thiđầy đủ, xét từ góc độ tố tụng. Dùchúng ta có thể không đồng ý vớiquan điểm về tính toàn diện về mặt

nội dung của các đạo luật này, đặcbiệt khi đem chúng ra phân tích dướilăng kính của kinh tế học, thì vấn đề‘thiếu thực thi’ (under-enforcement)thực sự đang là một thách thức lớnđối với công tác bảo vệ NTD tại hầuhết các quốc gia, kể cả các hệ thốngpháp lý phức hợp và lâu đời như cácnước châu Âu. [1]

Có rất nhiều lý do dẫn đến tìnhtrạng thiếu thực thi pháp luật bảo vệNTD, đặc biệt trong các trường hợp lợiích của một số lớn NTD cùng bị xâmphạm do một số hành vi gây thiệt hạicụ thể. Trước tiên, NTD cá nhân có thểkhông sử dụng quyền khởi kiện củamình vì các quy trình tố tụng tại tòaán thường đòi hỏi chi phí lớn, mấtnhiều thời gian, và có mức độ rủi rocao (do không ai biết chắc họ cóthắng kiện hay không). Thứ hai, kể cảtrong trường hợp thắng kiện, thìphần bồi thường theo phán quyếtcủa tòa án có thể không đủ để trang

KHIẾU KIỆN TẬP THỂ ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG:

Tại sao nên trao quyền đại diện cho các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng?

Page 27: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

trải tất cả các chi phí hữu hình, vôhình, cũng như thiệt hại liên quan.Trong khi đó, các khiếu kiện yêu cầubên gây hại dừng ngay hành vi viphạm pháp luật thì không đủ đểngăn chặn cho lợi ích của đại đa sốNTD tiếp tục vị xâm hại, hay bảo vệ họmột cách đầy đủ. Bên cạnh đó, cánhân NTD còn có một số vấn đề kháckhiến họ hiếm khi tận dụng quyềnkhởi kiện của mình, ví dụ như tìnhtrạng thiếu thông tin, hiểu biết về cácquy định pháp luật; không có cáccông cụ, thiết bị chuyên dụng để xácđịnh lỗi sản phẩm hay thiệt hại; tâmlý ngại đối đầu, thích lợi dụng thànhquả của người khác, v.v.

Vì những lý do này, cho đến gầnđây, hầu hết các quốc gia trên thế giớiđều thiên về lựa chọn phương án đơngiản hơn là trao quyền cho các các cơquan công quyền để đảm bảo trừngphạt các hành vi vi phạm lợi ích củaNTD. Tuy nhiên, kể cả khi kết hợpphương án trao quyền cho các cơquan công quyền, và cho phép NTDđược quyền khiếu kiện, thì pháp luậtvề bảo vệ NTD vẫn có thể thiếu thựcthi hiệu quả. Các cơ quan công quyềncó thể có nhiều thông tin và các thiếtbị cần thiết hơn, có thể phát hiện vàđiều tra kịp thời các hành vi vi phạm,

nhưng họ cũng có thể vấp phải vấnđề thiếu hụt ngân sách, hay có nhữngưu tiên chính sách khác khiến họkhông thể tập trung toàn bộ vàocông tác thực thi luật – đây là vấn đềrất phổ biến tại các quốc gia đangphát triển như Việt Nam. Quyền khiếukiện cá nhân cũng không mang lạithêm động cơ cho NTD, vì xét từ gócđộ cá nhân, chi phí khởi kiện và theokiện chắc chắn sẽ cao hơn lợi ích cóthể trông đợi từ việc thắng kiện, cũngnhư các lý do đã trình bày ở trên. Kếtquả là việc thực thi pháp luật bảo vệNTD không thể đạt đến mức tối ưu.

Các học giả và các nhà lập pháptrên thế giới đã nghiên cứu và đưa ranhiều phương án giúp giải quyết vấnđề này. Phương án thứ nhất có thểxem xét thực hiện là: xác lập một quytrình giải quyết vụ việc điển hình (testcase procedure). Theo yêu cầu củacác bên hoặc theo quyết định của tòaán, những vấn đề chung của nhiềukhiếu kiện yêu cầu bồi thường thiệthại có thể được xác lập và gộp vào xửchung trong một vụ án. Đây làphương án đã được một số quốc gianhư Đức, Áo và Anh sử dụng. Phươngán thứ hai là cho phép khiếu kiện tậpthể. Tuy nhiên, cần chú ý là một hìnhthái khiếu kiện tập thể - khởi kiện tậpthể theo lớp (class action) theo‘phong cách Hoa Kỳ’ – một hình tháikhiếu kiện tập thể tiên phong, đã bịrất nhiều người chỉ trích vì chúng trởnên phổ biến vô lối, gây quá tải chotòa án, và rất nhiều khi bị lạm dụngcho những đòi hỏi vô lý. Đặc biệt, tạiHoa Kỳ, luật sư đại diện cho ‘lớp’ khởikiện[2] có thể tự mình tạo nên nhữngđòi hỏi bồi thường thiệt hại vô căn cứ,để khiến công ty, doanh nhân bị kiệnphải chấp nhận thỏa thuận ngoài tòa.Các công ty lớn có hình ảnh khá tốtthường chọn chấp nhận thỏa thuậnngoài tòa hơn là theo đuổi và chi trảcho một quy trình tố tụng kéo dài đòihỏi nhiều chi phí, hay chấp nhận rủiro là tòa án có thể phán quyết bất lợicho họ, yêu cầu một khoản bồithường thiệt hại khổng lồ. Và thỏa

thuận ngoài tòa đó trở thành miếngbánh béo bở để các luật sư lợi dụngkhi tính phí của mình, trong khi NTDthì không được thêm lợi ích gì, vì cácthiệt hại (nếu có) của từng cá nhân cóthể là không đáng kể, đôi khi chínhbản thân NTD cũng không hề haybiết hay đếm xỉa gì đến các thiệt hạinhỏ nhoi đó.

Tuy rằng có nhiều chỉ trích nhưvậy, quyền khiếu kiện tập thể, nếuđược xem xét và thiết kế một cáchcẩn trọng, có thể mang lại nhiều lợiích, giúp giải quyết vấn đề thiếu thựcthi nói trên. Rủi ro và chi phí cho việctố tụng sẽ được chia đều cho tất cảtập thể, trong khi lợi ích, hoặc bồithường gộp chung thì đáng kể hơnrât nhiều, so với việc từng cá nhân đikiện, khiến NTD có nhiều động cơhơn trong việc đưa các hành vi viphạm pháp luật ra ánh sáng công lý.Gánh nặng đối với hệ thống tòa án(dù chung hay chuyên biệt cho cáckhiếu kiện về bảo vệ NTD) sẽ giảmbớt và hiệu quả công việc tăng lên,do số vụ án giảm đi và nhiều vấn đềcó thể được gộp chung vào một vụán.

Ngoài hình thái khiếu kiện tập thểtheo lớp như ở Mỹ, khiếu kiện tập thểcó thể được chia thành hai loại chính,căn cứ theo bên nguyên là ai: (i) bênnguyên là một hay nhiều cá nhânNTD, đại diện cho một nhóm NTDkhởi kiện đòi bồi thường thiệt hại;hoặc (ii) bên nguyên là một tổ chứcbảo vệ NTD đã được trao quyền khởikiện để bảo vệ lợi ích của NTD nóichung. Hình thái khiếu kiện tập thểthứ nhất, tuy nhiên, chưa giải quyếthợp lý được một số vấn đề dẫn đếntình trạng quyền khiếu kiện cá nhânkhông được tận dụng, ví dụ vấn đềthiếu thông tin, chuyên môn haythiết bị kiểm tra, hay rủi ro bị các luậtsư ham lợi nhuận lợi dụng giật dây.Trong khi đó, việc trao quyền đại diệncho tổ chức bảo vệ NTD khiếu kiệntập thể ra tòa án đòi bồi thường thiệthại có thể giúp tránh được hầu hếtcác vấn đề này:

[2] Theo Điều 23 của Luật Tố tụng Dân sự Liên bang Hoa kỳ, để có thể tiến hành một vụ kiệntheo “lớp”, cần có 4 điều kiện thiết yếu: (i) số lượng thành viên của lớp NTD đó phải đủ lớn để khiếnhọ cùng lúc không thể xuất hiện tại tòa án hoặc có thỏa thuận cụ thể; (ii) có tồn tại các vấn đề pháplý và thực tiễn chung cho tất cả các thành viên của lớp đó, (iii) khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hạicủa đại diện của lớp đó phải là khiếu kiện điển hình của tất cả các thành viên của lớp, và (iv) đại diệncủa lớp đó phải bảo vệ công bằng và đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trongnhóm. Trong trường hợp này, việc xác định lớp (class certification) theo quyết định của tòa án có ýnghĩa then chốt.

V C A 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

Page 28: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

đôi loa trong khi giá lại chỉ đưa ra chomột chiếc. Hành vi này cũng có thểđược người bán sử dụng trong cácgói viễn thông khi khách hàng phảimua hai hoặc nhiều hơn máy điệnthoại di động, điện thoại cố định, Internet để có được mức giá quảngcáo chứ chưa nói đến việc họ còn bịtính nhiều hơn.

Quảng cáo không bán hàng Cũng có trường hợp sản phẩm,

dịch vụ được trưng bày giới thiệunhưng thực sự lại không có một giaodịch thực sự nào. Do phần lớn quảngcáo là phục vụ việc bán hàng khiếnngười tiêu dùng nhầm tưởng rằngcác mặt hàng được bán với giá đặc

biệt trong khi thực tế lại không phảivậy. Điển hình, Walmart và một sốsiêu thị khác được biết đến với khẩuhiệu “Giá giảm hàng ngày” đặc biệt làtrong mùa mua sắm Giáng sinh cũngsử dụng hình thức như vậy. Hay ở ViệtNam, việc các doanh nghiệp mớithành lập liên tục đưa tin về tuyểndụng với mức lương hấp dẫn nhằmquảng bá tên tuổi. Tuy nhiên, các tậphồ sơ của ứng viên thì vẫn nằmnguyên trên mặt bàn mà thôi.

Trên thực tế, thì các hình thứcquảng cáo gây nhầm lẫn, quảng cáonhằm cạnh tranh không lành mạnhtại Việt Nam và trên thế giới còn rấtphong phú và đa dạng mà bài viếtnày chưa đề cập tới. Trong các trườnghợp đó, lợi ích trước mắt mà quảngcáo mang lại cho NTD thì ít mà hậuquả lâu dài thì nhiều. Lòng tin của

NTD cũng sẽ bị giảm sút. Điều đókhiến sức thuyết phục của hoạt độngquảng cáo đối với khách hàng bịgiảm sút và chắc chắn sẽ tác độngtiêu cực đối với bản thân doanhnghiệp vi phạm nói riêng cũng nhưcộng đồng các doanh nghiệp nóichung. Hiện tại các quy định vềquảng cáo gian dối trong Luật cạnhtranh của Việt Nam còn khá chungchung, do đó khó có thể điều chỉnhđược những biến tướng của quảngcáo ngày càng tăng nhanh trong thựctiễn. Do đó thiết nghĩ cần có nhữngquy định đầy đủ, và mạnh tay hơntrong Luật đối với những hành vicạnh tranh không lành mạnh này đểtạo một môi trường kinh doanh bìnhđẳng cho doanh nghiệp và phục vụlợi ích NTD.

QUẾ ANH

V C A28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Hiển nhiên các tổ chức bảo vệNTD, vốn thường được thành lập đểbảo vệ lợi ích của các cá nhân NTD làthành viên của tổ chức, hoặc NTD nóichúng, sẽ rất hiếm khi lợi dụng giậtdây các cá nhân NTD như các luật sư.Các tổ chức này lại có chuyên môn, cóthể tiếp cận với các thông tin pháp lý,hệ thống trang thiết bị và phòng thínghiệm để kiểm tra chất lượng tiêuchuẩn của hàng hóa, dịch vụ, nêncũng ít bị các luật sư hám lợi đánh lừa.Họ cũng luôn luôn theo dõi tình hìnhthị trường nên có thể dễ dàng pháthiện các hành vi vi phạm pháp luật vàlợi ích của NTD hơn các cá nhân.

Ưu việt hơn như vậy, nhưng hìnhthái khiếu kiện tập thể theo kiểu đạidiện này (representative action) vẫncòn chưa phổ biến, quyền đại diệncủa các tổ chức bảo vệ NTD thườngchỉ giới hạn ở chỗ yêu cầu tòa án ralệnh dừng ngay một số hành vi xâmhại NTD trên thị trường, hay tham giavới tư cách bên thứ ba trong các vụán.[3] Tại Thụy Điển, theo Luật tố tụngnhóm 2003, khiếu kiện tập thể đòibồi thường thiệt hại có thể thực hiệnđược nếu các dữ kiện thực tế là hoàntoàn trùng khớp nhau (identical) vànếu việc xét xử chung trong một vụán là hợp lý. Khiếu kiện tập thể này cóthể do một cá nhân hoặc một tổ chứcbảo vệ NTD thực hiện, hoặc một cơquan công quyền, như Thanh tra tiêudùng (Consumer Ombudsman). Luậtnày cũng đưa ra cơ chế đăng ký thamgia (opt-in) để hình thành nhóm, theođó, chỉ có các cá nhân đã đăng kýtham gia mới chịu sự tác động củaphán quyết của tòa án.

Theo Bộ Luật Dân sự Hà Lan, mộthiệp hội hoặc tổ chức xã hội có nănglực pháp lý đầy đủ có thể khởi kiệnnhằm bảo vệ các lợi ích tương đồngcủa những người khác nếu hiếnchương của tổ chức đó cũng bảovệ/nêu cao các lợi ích đó. Tổ chức đósẽ không có quyền khởi kiện nếu,trong trường hợp có thể, tổ chức đóchưa tham vấn với bên bị đơn để cóthể đạt được các mục tiêu của vụkiện. Tổ chức đó có thể khiếu kiện xinngừng hành vi vi phạm cũng như bồithường thiệt hại cho bản thân tổ chứcđó, nhưng không thể xin bồi thườngthiêt hại cho các thành viên củanhóm. Việc xác định thiệt hại, do đó,cần phải được tiến hành trong cácthủ tục tố tụng riêng rẽ. Tuy nhiên,khiếu kiện tập thể đó có thể dẫn đếnviệc tòa án tuyên bố hành vi của bênbị là vi phạm pháp luật và kết quả đócó thể được sử dụng trong các thủtục tố tụng riêng rẽ. Ngoài ra, cá nhânnguyên đơn có thể ủy quyền cho tổchức đó tiếp nhận tiền bồi thườngthiệt hại. Bộ Luật này đã được sửa đổivào tháng 7 năm 2005 theo hướngmở rộng quyền đại diện cho các tổchức bảo vệ NTD.

Dự thảo Luật Bảo vệ NTD của ViệtNam hiện đang đưa ra xin ý kiến cộngđồng có đưa vào quyền của các tổchức bảo vệ NTD được đại diện cho cánhân NTD khiếu kiện ra tòa án, là mộtbước tiến khá xa so với khung pháp lýhiện tại của nước ta trong lĩnh vực này.Dự luật cũng đặt ra một số điều kiệncho quyền đó, như tổ chức đó phải đãđược thành lập và hoạt động trong 5

năm tại thời điểm khiếu kiện, phải đạidiện cho ít nhất 100 cá nhân NTD khởikiện, phải công bố thông tin trên cácphương tiện thông tin đại chúng đểNTD có thể đăng ký tham gia, và phảiđảm bảo quyền tố tụng cho các cánhân NTD, v.v. Tuy nhiên, các quy địnhnày vẫn còn sơ lược, cần phải được bổsung thêm nhiều chi tiết (hoặc trongnội luật, hoặc trong các văn bảnhướng dẫn thi hành), ví dụ như vai tròcủa luật sư, cách tính thiệt hại và phânchia tiền bồi thường, các tiêu chí xácđịnh tính ‘tập thể’, hay ‘đại diện’ của vụkiện, v.v. để đảm bảo tính khả thi củadự luật khi được thông qua trongtương lai. Quan trọng hơn, thông tinvề quyền và nghĩa vụ của cá nhânNTD, cũng như tổ chức bảo vệ NTDtrong lĩnh vực này, theo quy địnhtrong tương lai của đạo luật này, cầnđược phổ biến rộng rãi, để đảm bảođạo luật đi vào cuộc sống và được tậndụng tối ưu.

QUẾ ANH

Quảng cáo gây nhầm lẫn...(Tiếp theo trang 10)

[3] Ở các nước châu Âu, pháp luật tố tụngthường không cho phép một cá nhân hoặc mộtsố cá nhân được thay mặt một nhóm để kiện,trừ phi có sự đồng ý rõ ràng của tất cả các thànhviên của nhóm đó. Hầu hết các quốc gia châuÂu (bao gồm Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan và ThụyĐiển) cho phép một tổ chức xã hội, hiệp hộihoặc một cơ quan công quyền được quyềnkhiếu kiện tập thể (representative action),nhưng thường chỉ là để có thể áp dụng các biệnpháp khẩn cấp tạm thời như dừng hành vi viphạm hoặc để xử lý các thương nhân thu lợi bấtchính (Đức). Hầu hết các quốc gia này đềukhông cho phép các tổ chức/cơ quan này đượcphép khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại.

Page 29: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

Hoạt động: Họp Nhóm Chuyên gia cạnh tranhASEAN (AEGC) lần thứ 4Thời gian: 7-8 Tháng 8Nội dung: Đánh giá hoạt động của AEGC thôngqua các báo cáo của Nhóm chuyên trách.Thành phần/dự án: VCAĐịa điểm: Malaysia

Hoạt động: Hội thảo lần thứ tư của AEGC "Kỹnăng tiếp cận, phương pháp luận và kỹ thuật củaLuật cạnh tranh" do Inwent tài trợThời gian: 9-12 Tháng 8Nội dung: Nâng cao kỹ năng xây dựng cũng nhưthực thi Luật và Chính sách cạnh tranh.Thành phần/dự án: VCA và Văn phòng TP HCMĐịa điểm: Malaysia

Hoạt động: Khóa đào tạo lần thứ 5 về chính sáchcạnh tranh cho các nền kinh tế thành viên APEC- "Hạn chế theo chiều dọc và mối quan hệ giữachính sách cạnh tranh và chính sách bảo vệngười tiêu dùng"Thời gian: 17-19 Tháng 8Nội dung: Tập trung vào 2 lĩnh vực: Hạn chế theochiều dọc và mối quan hệ giữa Chính sách cạnhtranh và Chính sách bảo vệ người tiêu dùng. Thành phần/dự án: VCAĐịa điểm: Đài Loan

Hoạt động: Tham dự "Hội thảo Nhóm Handbooklần thứ nhất"Thời gian: 18-20 Tháng 8Nội dung: Xây dựng dự thảo lần thứ nhất củaNội dung: Sổ tay cạnh tranh và tiếp thu các ýkiến của các thành viên trong Nhóm công tác Sổtay phát triển trước khi trình chính thức Nhómchuyên gia về cạnh tranh ASEAN (AEGC)Thành phần/dự án: VCAĐịa điểm: Indonesia

Hoạt động: Tổ chức khoá đào tạo cho các điềutra viên khu vực ASEANThời gian: 24-26 Tháng 8Nội dung: Cục phối hợp với Ban thư ký ASEAN,Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ cùng tổchức khoá đào tạo cho các điều tra viên trongkhu vực ASEANThành phần/dự án: VCA, đại diện các nướcASEANĐịa điểm: Đà Lạt

Hoạt động: Tổ chức hội thảo tuyên truyền luậtcạnh tranh tại các tỉnh/Thành phốThời gian: Tháng 8Nội dung: Tổ chức hội thảo tuyên truyền luậtcạnh tranh tại các tỉnh/Thành phốThành phần/dự án: VCAĐịa điểm: Hà Nội

Hoạt động: Tọa đàm lần thứ 2 về hướng dẫnkhu vực do Inwent tài trợThời gian: Tháng 9Nội dung: Tọa đàm lần thứ 2 về hướng dẫn khuvực do Inwent tài trợThành phần/dự án: VCAĐịa điểm: Philippines

Hoạt động: Tham dự Hội nghị quốc tế về cạnhtranh tại NgaThời gian: 31 Tháng 8 - 04 Tháng 9Nội dung: Thảo luận các vấn đề liên quan đếnviệc phát triển chính sách cạnh tranh, tuyêntruyền phổ biến chính sách cạnh tranh và cáccông cụ chống hành vi cartel.Thành phần/dự án: VCAĐịa điểm: Liên bang Nga

Hoạt động: Tổ chức khoá đào tạo cho các cánbộ mới của CụcThời gian: 8-10 Tháng 9Nội dung: Tổ chức khoá đào tạo nhằm giớithiệu một số những kiến thức cơ bản cho cáccán bộ mới của CụcThành phần/dự án: Chuyên gia Thụy Sỹ; VCAĐịa điểm: Hà Nội

Hoạt động: Tổ chức khoá đào tạo về các hành vicạnh tranh không lành mạnhThời gian: 17-18 tháng 9Nội dung: Tổ chức khoá đào tạo về các hành vicạnh tranh không lành mạnhThành phần/dự án: VCAĐịa điểm: Hải Phòng

Page 30: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

V C A30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 8 - 2009

Hương lúaTôi sinh ra ở một làng quê nhỏ, nơi

có con sông Đáy thơ mộng. Mẹtôi bảo tôi sinh vào cuối thu,

đúng vào mùa lúa chín. Có lẽ chính vìthế, từ khi chào đời, cùng với dòng sữavà tiếng ru ngọt ngào của mẹ, tôi đãđược bao bọc bởi hương lúa dịu êm.

Khung trời đầu tiên còn lại trongtrí nhớ của tôi mênh mang một màuxanh và cánh đồng bát ngát, con cầunhỏ bắc qua sông, cánh diều trắng."Món ăn" mà tôi thích là những quảsung, quả ổi, hay quả mít thôn quê.Trò chơi đầu tiên mà tôi tham giachính là trò đuổi bắt hay trốn tìm bênđống rơm nếp ngày mùa thơm nức.Đôi khi chúng tôi bắt được một ổtrứng gà trong đống rơm, có khi lãngđi, đến lúc gà mẹ dẫn về sân một đàncon kêu liếp chiếp thì cả nhà mới biết.

Và mùa đông tới. Mùa đông trongtrí nhớ của tôi dường như rét hơn bâygiờ. Rét căm căm, gió táp vào mặtlạnh buốt. Vậy mà mẹ vẫn phải sụcchân xuống nước, xuống bùn lạnhcóng, gặt về những gánh lúa vàng.Còn chúng tôi, được náu mình trongổ rơm trong góc nhà để tránh rét. Đểlàm chiếc ổ rơm này, cha tôi phảichọn những đám rơm nếp sạch nhất,phơi khô, sau đó rải thành một tấmnệm dày ở góc nhà. Tôi thường nằmthật yên lặng, úp mặt xuống tấm nệmrơm đó hít đầy lồng ngực hươngthơm ngọt của rơm nếp. Và hơi nóngấm của rơm truyền sang tôi tự lúcnào, lan từ chân đến đầu, ru tôi vàogiấc ngủ êm đềm. Sau này, được đắpchăn bông, chăn len, nằm nệm mútấm hơn nhiều; tôi cứ thấy thiếu vắngmùi ổ rơm nồng ấm thân thuộc ấy...

Rồi tôi theo bố mẹ ra thành phố.Cha tôi không thích ở nơi phốphường đông đúc, ông chọn mộtmảnh đất nơi ngoại thành để cả giađình sinh sống. Tôi vẫn gặp quanhmình khung cảnh thân yêu nơi làngquê: chung quanh nhà là cánh đồnglúa, là ao cá, bụi tre...

Vào mùa gặt, tôi thường theo bọntrẻ trong xóm đi mót thóc. Ẩn trongnhững gồi rạ là những bông lúa dùbé nhỏ cũng là niềm vui lớn lao củachúng tôi. "Năng nhặt chặt bị", mẹthường bảo vậy, nên tôi đi mót rấtchăm chỉ. ở những nơi mọi người bólúa hoặc chất lúa lên xe bò, có nhiềuthóc rơi. Những hạt thóc rụng nhưthế thường rất mẩy, bọn trẻ chúng tôithường lấy đất nhão chấm những hạtthóc vàng đó và mang về đãi. Tôi vàchị gái tôi đã nuôi được nhiều gà từsố thóc mót ấy. Sau mỗi lần bán gà,mẹ thường mua cho chị em tôinhững bộ quần áo mới.

Con đường đến trường của tôixuyên qua cánh đồng. Chính vì thế,tôi có thể cảm nhận và phân biệt rõhương lúa khi đang trỗ đòng khác vớihương lúa khi đang ngậm sữa hay khilúa đã chín.

Những chiều mùa đông mưa rét,khi đi qua cánh đồng, tôi thường phảibỏ dép ra lội bộ. Bàn chân dầm trongnước lạnh buốt, nhưng hương lúa khiđó lại dường như nồng hơn. Nhữngbông lúa nếp trĩu hạt, vàng óng nhưchuỗi cườm đung đưa trước mắt nhưnhững bàn tay khẽ vẫy, an ủi, độngviên tôi. Vào những ngày đó, bọn trẻchúng tôi rất thích ăn thóc rang -thường gọi là cắn chắt. Những hạtthóc nếp vừa rang xong, nóng hổi, nởbung như những bông hoa trắng lấmtấm, giòn tan. Nhưng "mưa rét làchuyện của trời"- với chúng tôi nằmtrong chăn và cắn chắt đó là mộtniềm thích thú.

Tôi lớn dần qua từng mùa lúa. Rồitôi phải xa bố mẹ, anh chị đi học đạihọc, rồi đi làm. Mỗi mùa lúa chín, tôinhớ nôn nao mùi hương đồng quenthuộc và thường mơ được ăn bát cơmtrắng thơm phức ngày mùa. Ngày xưanhà nghèo, thường phải ăn cơm độnkhoai, độn sắn, đến ngày mùa mớiđược ăn bát cơm trắng, không cóthức ăn gì ngoài mắm tép mà chị em

tôi ăn bốn - năm bát, no rồi mà vẫnthấy ngon.

Mới rồi tôi theo cha về thăm quê.Lại đi qua con đường với những cánhđồng lúa bát ngát. Những kỷ niệmtuổi thơ ùa về. Tôi như thấy cảnh bàtôi đang ngồi nấu bếp, ánh lửa hồnglàm khuôn mặt của bà như trẻ lại. Nồicơm đang được vùi trong tro rơmthơm nồng. Khi bắc ra, bà khẽ hớt lớpcơm trên cùng có vương ít tro bếp rồilấy đũa cả đánh tơi nồi cơm, hươngcơm bốc ra thơm nức. Trong hươngthơm ấy, đượm cả hương của rơmnếp...

Tôi về đến làng vào lúc chiều tối,vậy mà làng xóm tịnh không thấyvương làn khói mỏng quen thuộcngày nào, những cây rơm cũng chỉcòn lác đác. Tôi buông xe chạy àoxuống bếp. Bác tôi đang nấu cơmtrên bếp than tổ ong. Tôi ngạc nhiên:"Sao bác phải nấu cơm bằng bếpthan tổ ong?". Bác tôi mỉm cười bảo:"Bây giờ ở quê mình, cả làng nấubằng bếp than rồi cháu ạ". Tôi lại hỏi:"Thế còn rơm thì để đi đâu ạ?". "à, bâygiờ người ta thường đốt rơm rạ luôn ởruộng để cho đất tốt hơn" - Bác tôi trảlời. Sáng hôm sau, tôi sang nhà chútôi chơi, chú khoe: Mấy năm nay đượcmùa nên nhà chú sắm được ti vi, quạtđiện và cả nồi cơm điện nữa. "Nồicơm điện ư?", tôi tự hỏi khi tựa lưngvào đống rơm sau nhà.

Chưa lúc nào tôi nhớ bà như lúcnày. Tôi rút ào một nắm rơm to. Mùirơm ngọt. Tôi chạy vào bếp: "Bác ơi,bác để cháu nấu cơm cho". Bác tôibảo: "Bếp than bác quạt đã hồng rồiđây này!". "Không cháu nấu bằng bếprơm cơ". Tôi sung sướng ngồi bên bếplửa, những ngọn lửa nhảy nhót nhưmúa vui. Hương lúa ngào ngạt quanhtôi. Và tôi thấy đâu đây đôi mắt đangnheo cười của bà... Tôi thì thầm khẽgọi: "Bà ơi!".

NGUYỄN MAI HỒNG

TẢN MẠN

Page 31: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ� Chủ trì xây dựng và quản lý hệ

thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh,chống bán phá giá, chống trợ cấp, ápdụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ vàbảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCAvà các cơ quan có thẩm quyền khác xửlý để phục vụ cho công tác chuyênmôn của VCA;

� Cung cấp thông tin trong nướcvà quốc tế phục vụ cho công tác quảnlý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCA;

� Chủ động phát triển các hoạtđộng dịch vụ thông tin phục vụ yêucầu của các cơ quan quản lý nhà nước,các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước theo quy định của pháp luật vàchỉ đạo của Cục trưởng;

� Phối hợp với các đơn vị liênquan để biên tập và phát hành các ấnphẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyềnvề quản lý cạnh tranh, bảo vệ ngườitiêu dùng, các biện pháp chống bánphá giá, chống trợ cấp, áp dụng cácbiện pháp tự vệ và các hoạt độngkhác của Cục;

� Xây dựng và duy trì Hệ thốngQuản lý tri thức của VCA;

� Tham gia hỗ trợ và phối hợp vớicác đơn vị thuộc Cục trong công tácnghiên cứu, phân tích thông tin vụviệc theo chỉ đạo của Cục trưởng;

�Thực hiện các hoạt động hợp tácquốc tế trong phạm vi được phâncông.

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc CụcQuản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, được thành lập theo quy định tại Nghị địnhsố 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (VCA)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCID)

Phòng Phát triển dịch vụthông tin & dữ liệu

Phòng Tổng hợp & Quan hệ công chúng

Phòng Thông tin Bảo vệ ngườitiêu dùng

Bản tin Cạnh tranh & Ngườitiêu dùng

Phòng Thông tin Phòng vệthương mại

Phòng Thông tin Cạnh tranh

CƠ CẤU TỔ CHỨC

25 Ngô Quyền, Hoàn KiếmHà Nội, Việt Nam

Tel: (84.4) 2220 5305Fax: (84.4) 2220 5303

Email: [email protected]

Ảnh: H.N. Các cán bộ trẻ của CCID

Page 32: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH …Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương

Biên tập, phát hành các tài liệu tham khảo chuyên ngành là mộttrong những nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách và phápluật về Cạnh tranh, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phòng vệthương mại của Cục Quản lý cạnh tranh.

Độc giả có nhu cầu tham khảo xin vui lòng liên hệ với:Trung tâm Thông tin cạnh cạnh (CCID)Địa chỉ: Tầng 6 - 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm - Hà Nội, Việt NamTel: (84.4) 2220 5305 * Fax: (84.4) 2220 5303Email: [email protected] * Website: www.ccid.vn