cƠ cẤu tỔ chỨc cỦa cỤc quẢn lÝ cẠnh tranh - bỘ cÔng … · 2006, cục quản...

32

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thươngcó nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quảcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

� Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả � Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước

những hành vi hạn chế cạnh tranh� Chống các hành vi phản cạnh tranh � Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng� Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CỤC QUẢN LÝCẠNH TRANH

Lãnh đạo Cục

Ban Điều tra vụ việchạn chế cạnh tranh

Ban Điều tra và xử lýcác hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

Ban Giám sát và quảnlý cạnh tranh

Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp

và tự vệ

Ban Hợp tác quốc tế

Trung tâm Thông tincạnh tranh

Trung tâm Đào tạođiều tra viên

Văn phòng

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Ban Bảo vệ người tiêu dùng

Thư Ban biên tậpNăm 2009 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều

biến động phức tạp và khó lường: Kinh tế thế giới có nhiềukhủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhiềunền kinh tế phải đối mặt với những thách thức và khó khăn mới.

Kinh tế Việt Nam cũng phải trải qua những khó khăn dokhủng hoảng mang lại, tuy nhiên có thể nói Việt Nam đã vượtqua được những trở ngại và bắt đầu có những tín hiệu pháttriển tích cực, tạo đà cho bước phát triển trong những năm tiếptheo.

Đóng góp vào thành công chung này không thể không kểđến, các hoạt động trên cả ba lĩnh vực: cạnh tranh, phòng vệthương mại và bảo vệ người tiêu dùng của Cục Quản lý cạnhtranh.

Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng số 12 sẽ điểm lại mộtsố diễn biến trên thế giới trên ba lĩnh vực: cạnh tranh, phòng vệthương mại và bảo vệ người tiêu dùng cũng như các hoạt độngquản lý, giám sát của cơ quan quản lý cạnh tranh trong các lĩnhvực liên quan trong năm 2009.

Nhân dịp năm mới 2010, Ban biên tập “Cạnh tranh và Ngườitiêu dùng” xin gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất và lời cảm ơnchân thành tới các độc giả và cộng tác viên từ các cơ quanBộ/Ngành, các Viện nghiên cứu, trường đại học,… đã quan tâm,động viên và đóng góp ý kiến thiết thực để Bản tin có chấtlượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả.

BAN BIÊN TẬP

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 66/GP-XBBTCấp ngày 3/12/2008

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢNBẠCH VĂN MỪNG

BIÊN TẬP VIÊNNGUYỄN THÀNH HẢI, PHAN CÔNG THÀNH

NGUYỄN VĂN THÀNH, BÙI VIỆT TRƯỜNGNGUYỄN PHƯƠNG THẢO

HỘI ĐỒNG CỐ VẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dân PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. HỒ TẤT THẮNG

Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam TS. VŨ THÀNH TỰ ANH

Giám đốc phụ trách nghiên cứuChương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Cộng tác viên ở nước ngoàiLÊ THÀNH VINH, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật

ĐH Monash, AustraliaDANIEL VANHOUTTE, Đại học Tự do, Bỉ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhSố 159 Kí Con, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 3914 6297 * Fax: (08) 3914 6298 Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm xuất bảnVŨ BÁ PHÚ

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

V C A4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

Trong số này BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

5 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

11 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

13 TRANG QUỐC TẾ

17 GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

22 HỎI ĐÁP

24 25 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

29 HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

30 TẢN MẠN

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

23 PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH

Ngày 20/11/2009 tại Trụ sở Bộ CôngThương 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội, CụcQuản lý cạnh tranh đã tổ chức phiên

tham vấn công khai với các bên liên quan vềviệc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối vớimặt hàng kính nổi nhập khẩu vào Việt Namvới sự chủ trì của Ông Nguyễn Đức Thành,Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh vàcác điều tra viên, cán bộ của Cục Quản lýcạnh tranh.

Tham vấn công khai với các bên liênquan là thủ tục để các bên liên quan trực tiếptrình bày các ý kiến của mình về vụ việc vớiCơ quan điều tra. Tại cuộc tham vấn ngày20/11/2009 vừa qua, Cục Quản lý cạnh tranhđã trực tiếp nghe ý kiến các bên: các nhà sảnxuất trong nước (Đại diện Công ty TNHH Kínhnổi Việt Nam (VFG), Đại diện Công ty Kính nổiViglacera (VIFG)), các nhà xuất khẩu của nướcngoài (Đại diện Guardian Industries Corp Ltd(Thái Lan), Đại diện AGC Flat Glass Asia PacificPte, Đại diện Công ty ASE EUROPE, Đại diện

Indonesian Flat & Safety Glass Association(AKLP), Đại diện Đại sứ quán Thái Lan tại ViệtNam), các nhà nhập khẩu (Đại diện Công tyTNHH Thương mại – Dịch vụ - Sản xuấtQuang Vinh, Đại diện Công ty CP Sản xuất –Thương mại – Dịch vụ Phú Phong, Đại diệnCông ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịchvụ Hồng Quý, Đại diện Công ty CP KínhThuận Thành), đại diện các Hiệp hội kính củaViệt Nam và Indonesia. Đại diện của một sốcơ quan đại diện tại Việt Nam của các nướcliên quan trong vụ việc cũng tham dự phiêntham vấn. Mục đích của buổi tham vấn này làđể các bên liên quan có cơ hội trực tiếp trìnhbày quan điểm, ý kiến của mình về vụ việc.

Việc tổ chức tham vấn công khai đượcquy định tại Điều 10, Nghị định số150/2003/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm2003 của Chính phủ quy định chi tiết thihành pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩuhàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. Việctham vấn công khai với các bên liên quan

VCA tổ chức Phiên tham vấn công khai về Điều tra áp dụngbiện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu vào Việt Nam

V C A 5CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

V C A6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

cũng là một hoạt động nhằm đảmbảo quá trình điều tra là minh bạch vàkhách quan, đảm bảo lợi ích hợppháp, chính đáng của các bên liênquan.

Cuộc điều tra được bắt đầu từngày 01/07/2009, sau hai tháng nhậnđược yêu cầu điều tra áp dụng biệnpháp tự về do Tổng công ty Viglacerađại diện cho 2 nhà sản xuất kính nổitrong nước là VIFG và VFG cùng vớiđánh giá sơ bộ các tài liệu và chứngcứ do nguyên đơn cung cấp và đềxuất của Cơ quan điều tra.

Sau khi có quyết định khởi xướngđiều tra của Bộ trưởng Bộ CôngThương, Cơ quan điều tra đã thôngbáo Quyết định điều tra và gửi bảngcâu hỏi điều tra cho các nhà sản xuấttrong nước, các nhà nhập khẩu và cácnhà xuất khẩu, các cơ quan đại diệntại Việt Nam của các nước có liênquan.

Trong quá trình điều tra, Cơ quanđiều tra đã nhận được thông tin,chứng cứ và ý kiến bình luận và phảnhồi từ các bên liên quan (nhà sản xuấttrong nước, nhà xuất khẩu, nhà nhậpkhẩu) và ý kiến bình luận của một sốCơ quan và Chính phủ các nước cóbên liên quan.

Trên cơ sở phân tích tài liệu củacác bên cung cấp, Cục Quản lý cạnhtranh đã ra báo cáo sơ bộ ngày30/10/2009 và gửi đến các bên liênquan cũng như đăng tải trên cácphương tiện thông tin đại chúng.

Theo quy định của pháp luật về tựvệ trong nhập khẩu hàng hóa nướcngoài vào Việt Nam, thời hạn điều tralà 6 tháng kể từ ngày 01/7/2009. Nếuđược gia hạn, thời hạn điều tra sẽđược kéo dài một lần không quá 2tháng tiếp theo.

LÊ DUY

Được sự đồng ý của Lãnh đạoCục, ngày 25 tháng 11 năm2009 Cục Quản lý cạnh tranh

đã tổ chức Tọa đàm “Dinh dưỡng vàvấn đề sức khỏe cho trẻ” tại tầng 7tòa nhà số 9 Đào Duy Anh, PhòngThương mại và Công nghiệp ViệtNam. Tham dự Tọa đàm có TS. Vũ ThịBạch Nga, Trưởng ban Bảo vệ ngườitiêu dùng - Cục Quản lý cạnh tranh,TS. Nguyễn Thị Lâm - Phó Việntrưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia,TS Nguyễn Văn Dư - Chủ nhiệm Bộmôn Sinh hóa Đại học dược Hà Nội,Th.S, Bác sỹ Phạm Thu Hiền - Bệnhviện Nhi Trung ương, Hội tiêu dùngnữ và các cơ quan thông tấn, báochí đã đến đưa tin.

Khai mạc Tọa đàm, TS. Vũ ThịBạch Nga nhấn mạnh rằng: “Trẻ em– thế hệ tương lai của đất nước”.Chính vì vậy, việc các em nhỏ bị suydinh dưỡng hay béo phì là nỗi lokhông chỉ của gia đình các em màlà nỗi lo chung của cả cộng đồng dokhi trẻ bị suy dinh dưỡng hay béophì khi lớn lên có nhiều nguy cơmắc các bệnh về tim mạch, đái tháođường, huyết áp và một số bệnhung thư hơn trẻ bình thường. Tổchức tiêu dùng thế giới (CI) đã chọnnăm 2009 là năm dinh dưỡng chotrẻ em, trong đó có hai vấn đề chínhlà suy dinh dưỡng và béo phì.

Thực tế cho thấy cả suy dinhdưỡng, hay béo phì đều rất nguyhiểm cho trẻ nhỏ. Vấn đề ở đây làcác bậc phụ huynh là người hơn aihết hiểu biết về thể trạng của conmình hãy đến gặp bác sĩ chuyênkhoa về dinh dưỡng để có phác đồcụ thể phù hợp với thể trạng củatừng cháu.

Để được biết cụ thể hơn xem trẻsuy dinh dưỡng nên dùng nhữngthức ăn nào, điều trị ra sao, trẻ béophì nên dùng chế độ ăn kiêng vàtập luyện thế nào? Các chuyên gia,bác sỹ đến từ Viện Dinh dưỡngquốc gia, Đại học Y Hà Nội, Bệnhviện Nhi Trung ương sẽ có câu trả lờicụ thể hơn.

Theo Th.S, Bác sỹ Phạm Thị ThuHiền: Ngày nay, suy dinh dưỡng vàthừa cân, béo phì là 2 vấn đề đángquan tâm đối với trẻ em nói chungvà trẻ em Việt nam nói riêng. Suydinh dưỡng là bệnh có tỷ lệ mắc caoở các nước chậm phát triển, songbéo phì lại là bệnh phổ biến ở cácnước phát triển. Có rất nhiềunguyên nhân gây nên tình trạngsuy dinh dưỡng và béo phì, song

nguyên nhân quan trọng có thểđiều chỉnh được đó là sai lầm trongcách ăn uống và lối sống.

Bệnh suy dinh dưỡng là dothiếu Protein và năng lượng cầnthiết cung cấp cho cơ thể để tăngtrưởng và phát triển hợp lý, việcphát hiện trẻ suy dinh dưỡng có thểnhận biết qua biểu đồ tăng trưởng.

Sau đây là biểu đồ tăng trưởngmà ta có thể biết trẻ có bị suy dinhdưỡng hay béo phì không:

- Chỉ số khối cơ thể (BMI ) = cânnặng / ( chiều cao) 2

- KCT (khối cơ thể) dưới 18:trọng lượng quá nhỏ;

- KCT từ 18 đến 20: trọng lượngbình thường nhưng ở giới hạn dưới;

- KCT từ 18,5 đến 24,9: trọnglượng bình thường;

- KCT từ 25 đến 29,9: dư thểtrọng;

- KCT từ 30 đến 34,9: béo phìvừa phải (độ 1);

- KCT từ 35 đến 39,9: béo phìnặng (độ 2);

Tọa đàm: “Dinh dưỡng và vấn

V C A 7CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

- KCT trên 40: béo phì rất nghiêmtrọng (độ 3).

Có hai nguyên nhân chính dẫnđến suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là chếđộ ăn uống và ăn kiêng.

Về chế độ ăn, các bà mẹ rất dễmắc phải một trong những sai lầmsau:

- Cai sữa sớm, ăn dặm quá sớmhoặc quá muộn;

- Uống nước cháo, nước đườngkhi thiếu sữa;

- Ăn dặm bằng bột mắm muối, mìchính, không tô màu bát bột;

- Sau khi cai sữa ăn bổ sungkhông đủ lượng, không đủ đạm, mỡ,vitamin, muối khoáng;

Giải pháp phòng trách bệnh suydinh dưỡng của trẻ:

- Chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ: - Khắc phục tình trạng biếng ăn

kéo dài dẫn tới thiếu chất dinh dưỡngvà suy dinh dưỡng;

- Tăng cường kiến thức nuôi concho bà mẹ;

- Tiêm chủng theo lịch và điều trịkịp thời các bệnh nhiễm khuẩn;

- Theo dõi cân nặng của trẻ: dưới1 tuổi 1 tháng/ lần; 2-5 tuổi 2-3 tháng/lần;

- Sinh đẻ kế hoạch;Nếu như bệnh béo phì trước đây

chỉ phổ biến ở các nước phát triển, thìngày nay nó cũng trở thành vấn đềnhức nhối tại các nước đang pháttriển không ngoại trừ Việt Nam. Bệnhbéo phì thì đối ngược với suy dinhdưỡng là do dư thừa protein và chấtbéo.

Nguyên nhân của hiện tượng béophì:

- Khẩu phần ăn vượt quá nhu cầu,mất cân đối;

- Thói quen ǎn nhiều vào bữa tốicũng là một điểm khác nhau giữangười béo và không béo;

- Trẻ được nuôi bằng sữa bò cónguy cơ thừa cân - béo phì cao hơntrẻ bú mẹ;

- Giảm hoạt động thể lực cũng làyếu tố nguy cơ cao của thừa cân, béophì;

- Ngủ ít cũng gây béo vì làm giảmtiêu mỡ;

- Yếu tố di truyền. Một số giải pháp với bệnh béo

phì:Ðối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: - Cho bú mẹ hoàn toàn trong 6

tháng đầu, chỉ cai sữa sau 2 năm;- Nếu phải nuôi bằng sữa bột,

không nên sử dụng thêm đường haytinh bột;

- Khi trẻ ăn dặm, thức ăn phảiđược bổ sung vi chất dinh dưỡng cầnthiết để giúp tăng trưởng tối đa.

Ðối với trẻ lớn và trẻ vị thành niên:- Cần tăng cường hoạt động thể

lực với các loại hình và mức độ thíchhợp theo từng lứa tuổi (như thể dụcnhịp điệu, đi bộ, chạy nhảy,...);

- Sinh hoạt điều độ, hạn chế xemvô tuyến, chơi điện tử hoặc thức quákhuy;

- Về ăn uống, cần đảm bảo nhucầu dinh dưỡng để trẻ phát triển bìnhthường; khuyến khích ăn rau và hoaquả;

- Hạn chế sử dụng thực phẩmgiàu năng lượng, nghèo vi chất dinhdưỡng và đồ uống có đường.

Các bậc phụ huynh cần theo dõităng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi quachỉ số cân nặng, chiều cao để biết đượcsớm tình những trường hợp ngoài ý

muốn như béo phì hay suy dinh dưỡngđể xủ lý kịp thời.

Theo TS. Nguyễn Thị Lâm PhóViện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốcgia thì hiện tượng béo phì hay suydinh dưỡng thì có nhiều nguyênnhân nhưng nguyên nhân cơ bản làviệc thiếu các vi chất cần thiết cungcấp cho cơ thể. Những vi chất đó mặcdù có mặt trong cơ thể người với tỷ lệrất nhỏ nhưng đóng vai trò quantrọng với quá trình chuyển hóa của cơthể. Các vi chất chủ yếu trong cơ thểngười là sắt, kẽm, i-ốt, selenium,đồng, mangan, molypden, cobalt,crom.

Các vi chất này tuy rất nhỏ takhông cảm nhận được nên rất rễ bịthiếu trong cơ thể, chính vì vậy giảipháp đề cung cấp đủ các loại dinhdưỡng trên là chịu khó đa dạng hóathức ăn cung cấp vào cơ thể, các thựcphẩm đó phải đảm bảo sạch và antoàn.

Theo TS. Nguyễn Văn Dư thìnguyên nhân cơ bản của hiện tượngbiếng ăn ở trẻ là do thiếu Enzym tiêuhóa.

Enzym tiêu hóa là chất xúc tácsinh học có hầu hết phản ứng chuyểnhóa thức ăn thành chất hữu ích chohoạt động sống của cơ thể. Nó đảmbảo cho sự trao đổi chất thườngxuyên giữa cơ thể và môi trường bênngoài để duy trì, tồn tại và phát triển.

Khi trong cơ thể thiếu enzym tiêuhóa rất rễ bị chậm tiêu, rối loạn cảmgiác, trẻ mệt mỏi. Nếu hiện tượng nàykéo dài dẫn tới thiếu chất dinh dưỡngvà suy dinh dưỡng.

Giải pháp cho tình trạng thiếu ăncủa trẻ là cung cấp đủ chất dinhdưỡng thông qua đa dạng thức ănbằng các loại thực phẩm sạch, antoàn. Ngoài ra có thể bổ sung bằngcách sử dụng thực phẩm chức năng.

Buổi Tọa đàm đã được đông đảongười tiêu dùng với tư cách là mẹ, bàtham gia và đặt nhiều câu hỏi trongcuộc sống gặp phải, tất cả các thắcmắc của người tiêu dùng đã được cácchuyên gia trả lời thỏa đáng.

Buổi Tọa đàm đã khép lại với nhiềukiến thức mới cho người tiêu dùng làcác bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ saocho không bị suy dinh dưỡng hay béophì, thế nào là enzym, thế nào lànhững vi chất cần thiết cho cơ thể,cũng như nguyên nhân và giải phápcho hai loại bệnh trên.

PHƯƠNG ANH

đề sức khỏe cho trẻ”

Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức hội thảo “Pháp luật cạnh tranhViệt Nam và kinh nghiệm của Thụy Sỹ” tại Cần Thơ và Bến TreNgày 03 và 05 tháng 11 năm2009, Cục Quản lý cạnh tranh(QLCT) đã phối hợp với SởCông Thương Bến Tre và SởCông Thương Cần Thơ tổ chức2 Hội Thảo “Pháp luật cạnhtranh Việt Nam và kinh nghiệmcủa Thụy Sỹ” nhằm tuyêntruyền và nâng cao hiểu biếtpháp luật cạnh tranh cho cácdoanh nghiệp Miền Nam.

Tại Hội thảo, đại diện Cục QLCT đãgiới thiệu về quy trình thủ tục xửlý các vụ việc cạnh tranh và các

quy định liên quan đến hành vi hạnchế cạnh tranh cũng như cạnh tranhkhông lành mạnh theo Luật Cạnhtranh Việt Nam. Bên cạnh đó, các đạibiểu còn được nghe Ông Frank Stussi,chuyên gia của Ủy ban cạnh tranh

Thụy Sỹ giới thiệu về vai trò của cạnhtranh và tác động của pháp luật cạnhtranh đến sự phát triển của nền kinhtế Thụy Sỹ. Theo chuyên gia, chínhluật cạnh tranh đã góp phần nângcao năng lực cạnh tranh của cácdoanh nghiệp Thụy Sỹ trên bình diệnquốc tế. Đặc biệt, việc thực thi hiệuquả luật cạnh tranh đã góp phần tiếtkiệm 30% ngân sách trong ngành xâydựng cầu đường tại Thụy Sỹ thôngqua việc xử lý nghiêm các vụ việcthông đồng nâng giá đấu thầu tronglĩnh vực này.

Trong hai Hội thảo trên, các câuhỏi của Doanh nghiệp tập trung vàohai vấn đề quảng cáo gây nhầm lẫnvà bán hàng đa cấp bất chính. Mộttrong những khó khăn đặt ra cho CụcQLCT trong việc thực thi hiệu quảLuật Cạnh tranh là hầu hết các doanh

nghiệp còn chưa nhận thức được vaitrò của Luật cạnh tranh đối với sựphát triển của chính doanh nghiệp.Trên thế giới, pháp luật cạnh tranhđược coi là công cụ hữu dụng đối vớidoanh nghiệp, đặc biệt các doanhnghiệp nhỏ và vừa, trong việc bảo vệquyền lợi chính đáng của mình trướchành vi không lành mạnh hoặc lạmdụng quyền lực thị trường của cácdoanh nghiệp khác.

Chính vì vậy, trong thời gian tớiCục QLCT sẽ tăng cường công táctuyên truyền phổ biến pháp luật cạnhtranh cũng như tạo ra những diễnđàn để các doanh nghiệp có cơ hộichia sẻ quan điểm và đưa ra đề xuấtvới cơ quan quản lý cạnh tranh, nhằmhướng tới việc xây dựng văn hóacạnh tranh lành mạnh tại Việt Nam.

P.V

V C A8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

V C A 9CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

Một số ý kiến của các bên liên quan trong phiên tham vấn lấy ý kiến Vụ việc điềutra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu vào Việt Nam

Bản tin Cạnh tranh và Người tiêudùng xin tóm lược một số ý kiến của cácbên liên quan được trình bày trong phiêntham vấn nói trên như sau:

A. Quan điểm của các Nhàsản xuất trong nước

Tình hình sản xuất kinh doanhtrong giai đoạn điều tra

Trong giai đoạn điều tra (các năm2006, 2007, 2008 và Quý I/2009), tìnhhình sản xuất, kinh doanh, các khókhăn mà các nhà sản xuất trong nướcgặp phải do việc nhập khẩu quá mứcgây ra đã được Cơ quan điều tra tổnghợp và phân tích sơ bộ trong báo cáosơ bộ ngày 30 tháng 10 năm 2009 vừaqua. Tình hình nói trên tóm tắt cơ bảnqua các điểm như sau:

- Số lượng kính nhập khẩu đãgia tăng đột biến trong thời gianngắn. Trong năm 2007 lượng kính nổinhập khẩu vào Việt Nam đạt 9.779,5MT, đến năm 2008 nhập khẩu đạt33.765 MT, tương đương tăng 245,3%.Riêng quý I năm 2009 là 14.696 MT.

- Các Nhà sản xuất trong nước đãvà đang phải chịu thua lỗ lớn do việcsụt giảm lượng hàng bán và giá bán.Lượng hàng bán tại thị trường nội địanăm 2008 giảm 23,39% so với năm2007 và doanh thu bán hàng tại thịtrường nội địa năm 2008 cũng giảm1,87% so với năm 2007.

- Để cạnh tranh với kính nhậpkhẩu, đồng thời duy trì công suất dâychuyền sản xuất kính nổi, các Nhà sảnxuất trong nước buộc phải giảm giábán nội địa và đôi khi gần như không

có lợi nhuận. Tuy nhiên tồn kho của cácNhà sản xuất trong nước vẫn rất lớn, cụthể VIFG tồn kho tăng lên gấp 2 lầnbình thường.

Các biện pháp và kế hoạch điềuchỉnh

- Đối với VIFG, mục tiêu là giảm giáthành, nâng cao chất lượng sản phẩmvà mở rộng cơ cấu sản phẩm nhằmđáp ứng nhu cầu của thị trường.

Biện pháp áp dụng: thường xuyêntheo dõi diễn biến của thị trường trongvà ngoài nước để có chiến lược kinhdoanh thích hợp; sử dụng sản phẩmđầu vào thay thế để hạ thấp chi phí sảnxuất; áp dụng các công nghệ sản xuấttiên tiến; các biện pháp tăng hiệu quảsử dụng nhiên liệu; mở rộng sản xuấtsản phẩm chất lượng cao; cải tiến dâytruyền, công nghệ sản xuất; tìm kiếmcác bạn hàng và thị trường mới để tiêuthụ; linh hoạt, chủ động hợp tác với cácnhà phân phối.

- Đối với VFG mục tiêu là tiết kiệmchi phí và nâng cao khả năng cạnhtranh.

Biện pháp áp dụng: thường xuyênrà soát các khoản mục chi phí và tiếtkiệm chi phí một cách tối đa; thườngxuyên theo dõi diễn biến thị trườngtrong và ngoài nước để điều chỉnh kếhoạch kinh doanh một cách thích hợp.

Tóm lại, các nhà sản xuất hiện nayđang sử dụng các phương pháp khácnhau để công suất sử dụng lò (khoảng90%) (phải duy trì chạy liên tục khôngnghỉ) là tối ưu và tận dụng một cách tốiđa các cách thức khác nhau để giảm

giá thành sản xuất nhằm cạnh tranhvới hàng nhập khẩu từ nước ngoài.

Tình hình sản xuất kinh doanh từQuý I/2009 đến nay

Hiện nay các nhà sản xuất trongnước cơ bản đáp ứng được các mặthàng, trừ một số mặt hàng đặc thù vàhiệu quả kinh tế không cao do nhucầu thị trường ít hoặc mỗi lầnchuyển đổi dòng sản phẩm tốn nhiềuchi phí. Đợt vừa qua doanh nghiệp đãtăng giá vì giá nguyên liệu đầu vào(chiếm hơn 30% cơ cấu giá thành)tăng. Việc các nhà gia công kính chorằng có những thời điểm nhà sản xuấttrong nước không đáp ứng được đơnđặt hàng có thể là do các nhà gia côngkính biết được thời điểm tăng giá nênđã đặt hàng nhiều, gây đột biến.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hànghóa nhập khẩu vào Việt Nam ồ ạt từnăm 2008 và năm 2009, giá dầu thếgiới tăng liên tục, chi phí sản xuấttăng cao và các Nhà sản xuất trongnước còn phải chịu sức ép của cuộckhủng hoảng kinh tế nên sức ép củacác nhà xuất khẩu vào Việt Nam là rấtlớn.

B. Quan điểm của các Nhàxuất khẩu

- Về thị phần của các nhà sản xuất:Dù đã giảm so với năm 2008, nhưngtrong Quý I/2009 các nhà sản xuấttrong nước chiếm trên 70% thị phầnnội địa. Đây là thị phần rất cao đối vớiViệt Nam trong bối cảnh chỉ có 2 Nhàsản xuất kính trong nước.

- Về sức cạnh tranh của ngành sản

VCA tham gia tập huấn về pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tại Sở Công Thương Hà Nội

Được sự đồng ý của Lãnh đạoSở Công Thương Hà Nội,chiều ngày 27 tháng 11 năm

2009, Sở Công Thương Hà Nội đã tổchức buổi “Tập huấn về pháp luậtbảo vệ người tiêu dùng”. Tới dự buổiTập huấn có TS. Vũ Thị Bạch Nga –Trưởng Ban Bảo vệ người tiêu dùng,Cục Quản lý cạnh tranh, Lãnh đạo vàTrưởng Phòng, Ban của Sở CôngThương Hà Nội, các trưởng phòngkinh tế quận, huyện, cùng đại diệnhơn 30 đội quản lý thị trường, Đại

diện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ ngườitiêu dùng Việt Nam (VINASTAS), Đạidiện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ ngườitiêu dùng Thành phố Hà Nội.

Tại buổi Tập huấn TS. Vũ Thị Bạchđã giới thiệu cho các đại biểu thamdự Tập huấn về nội dung của phápluật bảo vệ người tiêu dùng hiệnhành và Dự thảo Luật Bảo vệ ngườitiêu dùng.

Phát biểu tại buổi tập huấn, ÔngNguyễn Mạnh Hoàng - Phó Giám

đốc Sở Công Thương Hà Nội nhấnmạnh trong năm 2009, công tácbảo vệ người tiêu dùng tại Hà Nộinăm qua chưa đạt được kết quả tốt.Trong thời gian tới, Sở Công ThươngHà Nội sẽ có nhiều hoạt động thiếtthực hơn trong công tác bảo vệngười tiêu dùng và chính thức giaonhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùngcho Chi cục Quản lý thị trường thựchiện.

ĐOÀN QUANG ĐÔNG

V C A10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

xuất trong nước: Công suất sử dụngcủa các nhà sản xuất trong nước trên90% là một công suất khá cao trongthời điểm hiện nay.

- Về năng lượng, nguyên liệu đầuvào có nhiều biến động: Đây là vấn đềtất cả các nhà sản xuất khác ở các nướcxuất khẩu đều gặp phải, không chỉ ởViệt Nam nên không thể sử dụng nhưlà nguyên nhân của khó khăn đối vớinhà sản xuất trong nước

- Về năng lực sản xuất: Trong giaiđoạn từ năm 2007 đến cuối năm 2008,do tổng cung của nội địa không đápứng được nhu cầu thị trường, nên sựgia tăng nhập khẩu để đáp ứng phầncung thiếu hụt là hoàn toàn có thểhiểu được.

- Về công nghệ sản xuất: Các nhàsản xuất Việt Nam chỉ sử dụng dầu F.Olàm nhiên liệu đốt trong khi 100% nhàmáy ở Indonesia áp dụng công nghệsản xuất bằng gas, do đó chi phí sảnxuất thấp hơn và sức cạnh tranh củahàng hóa tốt hơn.

- Về vấn đề quản lý: Trong thời kỳkhủng hoảng nhưng các nhà sản xuấtcủa Việt Nam vẫn giữ giá bán rất cao,trong khi đó các nhà sản xuất của nướcngoài đã rất linh hoạt điều chỉnh giá đểgiảm lượng tồn kho và đảm bảo đượcluồng tiền.

- Về thiệt hại của các nhà sản xuấtkính của Việt Nam: Các con số chỉ ra làsau 5 năm hoạt động thì VIFG đã lỗ 80tỷ VNĐ, tương đương 5 triệu đô la. Nhưvậy, việc các nhà sản xuất trong nướcthua lỗ không chỉ trong giai đoạn vừaqua mà là cả quá trình sản xuất đềuthua lỗ.

- Về tình hình sản xuất, kinh doanhhiện nay của các nhà sản xuất trongnước: Tình hình sản xuất tại Việt Namđã tốt hơn. Cùng với dấu hiệu khởi sắccủa nền kinh tế Việt Nam: GDP và chỉsố về xây dựng đều tăng, giá dầu cũngbắt đầu quay trở lại bình thường, tìnhhình kinh doanh kính đã phục hồi vàtrở lại bình thường sau thời gian khókhăn vừa qua.

Hậu quả khi áp dụng biện pháp tựvệ

- Thiếu hụt hàng hóa: khi thiếu hụthàng hóa thì vấn đề nhập lậu, gian lậnhàng hóa sẽ còn nghiêm trọng hơn. Rõràng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các nhàgia công kính.

- Ngoài ra còn ảnh hưởng tới ngườitiêu dùng, các nhà đầu tư bất độngsản, các nhà xây dựng vì họ phải muakính với giá cao.

- Hơn nữa, các nhà xuất khẩu rất longại về vấn đề độc quyền trong tươnglai. Nếu tập đoàn Nippon Sheet Glass(NSG) mua lại VIFG thì sở hữu của NSGtrong ngành kính ở Việt Nam là quálớn.

- Các Nhà xuất khẩu nghĩ Việt Namvà Indonesia nên có sự hợp tác chặtchẽ bởi trong hội nghị APEC, Việt Namvà Indonesia đã cùng nhau tuyên bốchống lại chủ nghĩa bảo hộ.

C. Quan điểm của các Nhànhập khẩu

- Về hàng hóa thuộc đối tượng điềutra: có một số mặt hàng các Nhà nhậpkhẩu đề xuất loại bỏ ra khỏi đối tượngđiều tra, đó là các mặt hàng mà các nhàsản xuất trong nước chưa sản xuấtđược. Vì giả sử có áp dụng biện pháptự vệ mà biện pháp tự vệ này áp dụngvới cả các loại hàng hóa nhập khẩu màngành sản xuất trong nước chưa sảnxuất được thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đếnngười tiêu dùng.

- Về thị phần của các Nhà sản xuấttrong nước: Theo báo cáo sơ bộ, thịphần của nguyên đơn chiếm khoảng88%. Đây là kết quả rất tốt đối với cácnhà sản xuất trong nước. Với thị phầnnhư vậy, liệu biện pháp tự vệ có nângcao được năng lực cạnh tranh haykhông hay tái lập vị trí độc quyền.

- Về giá của hàng hóa thuộc đốitượng điều tra: trong 4 tháng vừa qua,2 nhà sản xuất kính nổi trong nước đãtăng giá 6 lần, với mức tăng tươngđương 33%. Trong thời gian đó thì giádầu chỉ tăng khoảng 3 - 4%, và đối vớimột m2 kính sản xuất thì chi phí nhiênliệu chỉ chiếm 35%.

- Về chủng loại và chất lượngsản phẩm: hiện tại nhà máy VFG vàVIFG cũng không đa dạng hóa sảnphẩm như các nhà xuất khẩu. VFG vàVIFG đều chỉ sản xuất loại kính từ12mm trở xuống, quy cách kính cũngchưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.Như vậy, sẽ không đảm bảo việc sảnxuất kinh doanh của các nhà gia côngsau kính. Kế hoạch của Nhà sản xuấttrong nước là sẽ nâng cao chất lượngsản phẩm nhưng theo các Nhà nhậpkhẩu việc nâng cao chất lượng sảnphẩm của hai Nhà máy này khó thựchiện vì hiện nay chu kỳ lò đã đến chukỳ cuối.

- Về lao động: Lượng lao động của2 nhà máy VFG và VIFG chiếm khoảng20% lượng lao động của các nhà sảnxuất sau kính. Ngoài ra, từ năm 2008 tấtcác doanh nghiệp đều phải chịu sự

biến động về lao động, nên việc giảmlao động của VFG và VIFG là một vấnđề hoàn toàn bình thường.

- Về hàng tồn kho: Một trong cácphương pháp để giảm sản lượng sảnxuất là chỉ duy trì công suất sử dụngcủa lò ở mức 60-70%. Trong khi đó, cácnhà sản xuất trong nước vẫn duy trìcông suất 90% làm cho lượng tồn khocàng lớn. Ngoài ra, VGI đã hoạt động từtháng 6/2008 - 02/2009 và sản phẩmcủa VGI được đưa ra thị trường dướinhãn mác của VFG, vậy lượng hàng tồnkho của VFG có bao gồm cả lượng tồnkho của VGI không? Bên cạnh đó, mặcdù VFG giảm sản lượng, VIFG tồn khotăng nhưng hiện nay các nhà nhậpkhẩu muốn mua hàng của VFG và VIFGkhông được thuận lợi.

Hậu quả khi áp dụng biện pháp tựvệ

- Nếu áp dụng thuế suất tuyệt đối0,6 USD/m2QTC và tăng thuế suấtnhập khẩu lên 40% thì các Nhà nhậpkhẩu sẽ phải ngừng hoạt động kinhdoanh.

- Theo các Nhà nhập khẩu thì đâylà một biện pháp tự vệ chứ không phảichống bán phá giá, như vậy Việt Namcó thể sẽ phải đền bù cho các nướckhác thông qua một mặt hàng khác.Như vậy tác động của ngành đó (nếucó) sẽ như thế nào trong khi ngành đósẽ không liên quan gì tới ngành kính.Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu củamặt hàng kính nối cũng không phải làlớn, chưa tới 20 triệu đô-la Mỹ.

D. Quan điểm của các bênliên quan khác

Hiệp hội Kính Việt Nam- Về cung cầu trên thị trường kính

nổi: Nguyên nhân quan trọng dẫn đếnnhập khẩu kính tăng là do sản xuấttrong nước không đáp ứng được nhucầu thị trường. Nhu cầu về kính củaViệt nam sẽ dự báo thời gian tới sẽtăng, thể hiện qua việc đầu tư xâydựng thêm cho 2 nhà máy lớn có côngsuất là 500 tấn/ngày và 700 tấn/ngày,hơn gấp đôi công suất của 2 nhà máykính nổi hiện tại.

- Đối với vấn đề nhà máy VGIngừng sản xuất: VGI đốt lò vào tháng 5năm 2008, thời điểm đó khủng hoảngđã hiện diện rõ ràng và nước Nhậtcũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.Vậy tại sao họ vẫn quyết định sản xuấtvào thời điểm đó? Theo chúng tôi VGIra đời là nhằm thay thế nguồn cungcho VFG vì VFG đã đến giai đoạn phảisửa chữa nguội.

LÊ SỸ GIẢNG

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

V C A 11CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

doanh nghiệp này như sau:- Tổng doanh thu của 09 doanh

nghiệp đạt trên 505 tỷ đồng (tănggần 150 tỷ so với cả năm 2008).

- Đã có 163.745 người tham giavào các mạng lưới bán hàng đa cấpcủa các doanh nghiệp này.

- Tổng mức thuế thu nhậpdoanh nghiệp và thuế thu nhập cánhân nộp vào ngân sách nhà nướcđạt gần 90 tỷ đồng.

Theo quy định tại Nghị định số110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005của Chính phủ về quản lý hoạtđộng bán hàng đa cấp, định kỳ 6tháng doanh nghiệp bán hàng đacấp có trách nhiệm báo cáo với SởCông Thương nơi doanh nghiệpđăng ký kinh doanh về số lượngngười tham gia, doanh thu và số

thuế đã nộp của doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của người thamgia mà doanh nghiệp đã nộp hộ.

TRUNG THƯỚNG (tổng hợp)

Theo báo cáo mới nhất của Sở Công Thương Hà Nội, tínhđến hết tháng 10 năm 2009, Sở Công Thương Hà Nội đãcấp được 20 Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cho

các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tạiHà Nội. Trong đó có 05 doanh nghiệp đã làm thủ tục tạmngừng, chấm dứt hoạt động. Bên cạnh đó, trong những nămqua Sở Công Thương Hà Nội đã nhận được thông báo hoạtđộng bán hàng đa cấp của 14doanh nghiệp đã được cấpGiấy đăng ký tổ chức bánhàng đa cấp tại các địaphương khác như Thành phốHồ Chí Minh, Đồng Nai, BìnhDương. Hà Nội là địa phươngcó nhiều doanh nghiệp hoạtđộng bán hàng đa cấp nhấttrên cả nước.

Theo báo cáo của 9/15doanh nghiệp đã được cấpgiấy đăng ký trên địa bàn,tính đến hết ngày30/10/2009 kết quả hoạtđộng kinh doanh của các

Kết quả hoạt động kinh doanh của một sốdoanh nghiệp Bán hàng đa cấp tại Hà Nội

V C A12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

tranh hạn chế, trong khi bỏ quaquyền và lợi ích chính đáng của nhàsản xuất và công nhân Việt Nam,người tiêu dùng, nhà nhập khẩu,nhà phân phối, nhà bán lẻ… củaEU.

Bộ Công Thương hoan nghênhvà trân trọng quyết định này của Uỷban Tư vấn chống bán phá giá củaEU và đề nghị Ủy ban châu Âu tôntrọng ý kiến của đa số các nướcthành viên EU, của các cá nhân vàtổ chức EU và sớm đi đến kết luậnbãi bỏ thuế chống bán phá giá giàymũ da Việt Nam xuất khẩu vào EU.Trên thực tế, doanh nghiệp ViệtNam không bán phá giá giày mũ davào EU. Kết luận Việt Nam bán phágiá giày mũ da vào EU là do EC so

sánh giá thành sản xuất giày mũ da của Việt Nam với giá thành sản xuấtcủa một nước có chi phí sản xuất cao hơn.

THANH HƯƠNG

Ngày 19 tháng 11 năm 2009, tại cuộc họp Ủy ban vềChống bán phá giá của EU, 15 nước thành viên EU đãbỏ phiếu không thông qua đề xuất của Ủy ban châuÂu (EC) về việc gia hạn thuế chống bán phá giá đốivới giày mũ da Việt Nam thêm 15 tháng. 10 nướcthành viên EU bỏ phiếu ủng hộ đề xuất của EC và 02nước thành viên EU bỏ phiếu trắng.

Như vậy, với đa số ápđảo 15/12, Ủy ban Tưvấn về chống bán phá

giá của EU đã có quyết địnhtheo lẽ phải, hợp lý và hợptình. Vì hiện nay, rất nhiềuhiệp hội, tổ chức, cá nhân vàcác doanh nghiệp EU (thậmchí kể cả doanh nghiệp sảnxuất giày dép của EU) đãphản đối việc kéo dài thuếchống bán phá giá này, chođây là biện pháp bảo hộ chomột vài doanh nghiệp ngànhgiày dép có khả năng cạnh

Ủy ban tư vấn chống bán phá giá của EUkhông thông qua đề xuất ra hạn chống bánphá giá giày mũ da Việt Nam

V C A 13CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

TRANG QUỐC TẾ

1. Pfizer mua lại Wyeth(Tháng 01/2009, Trị giá: 68 tỷ USD)Pffizer sẽ mua lại Wyeth bằng tiền

mặt và cổ phiếu hiện tại trị giá 50,19USD/cổ phiếu. Tổng giá trị giao dịchđạt mức 68 tỷ USD.

Pfizer là công ty dược phẩm lớnnhất thế giới và có trụ sở tại New York.Có 05 ngân hàng đã đứng ra hỗ trợPfizer thông qua việc cấp tín dụng chohãng này là 22,5 tỷ USD. Thông qua vụsáp nhập này, doanh số của Pfizer sẽtăng lên 75 tỉ đô la.

Đây là vụ mua bán sáp nhập lớnnhất ở Mỹ kể từ năm 2006 khi AT&Tmua lại BellSouth. Đây cũng là vụ sápnhập đánh dấu khởi đầu cho làn sóngtăng cường sáp nhập và mua lại mạnhmẽ trong lĩnh vực dược phẩm trongnăm 2009.

2. Roche mua lại Genentech(Tháng 3/2009, trị giá: 48 tỷ USD)Roche có trụ sở chính tại Thụy Sỹ

đã đưa ra đề nghị mua lại bằng tiềnmặt cổ tức đang được ưa chuộng củaGenentech với giá 89 USD/cổ phiếu.Tổng mức thanh toán xấp xỉ 43,7 tỷUSD đối với quyền nắm giữ cố phầnGenetech. Trước đó, Roche đã mua lạiphần lớn Genetech vào năm 1990 và

hiện đang sở hữu 55,9% cổ phần củaGenetech.

Quyền quản lý toàn bộ với hãngGenetech sẽ mang đến cho tập đoànRoche mọi quyền lợi đối với danh mụcthuốc trị bênh ung thư mang lại nhiềulợi nhuận cho công ty này. Sự liên kếtnày sẽ mang lại một tập đoàn mới vớitổng doanh thu hàng năm là 17 tỷUSD. Trụ sở của Genetech tại phía NamSan Francisco sẽ trở thành trụ sởthương mại chính của cả hai tập đoàn.

3. Merck sáp nhập vớiSchering-Plough (Tháng 3/2009, trị giá: 41 tỷ USD)Tập đoàn dược phẩm Merck của

Mỹ sẽ sáp nhập với Schering-Plough -hãng dược phẩm lớn thứ tư của Mỹtrong một thoả thuận trị giá 41 tỉ đô laMỹ và trở thành một trong nhữnghãng dược phẩm lớn nhất thế giới.

Theo thỏa thuận sáp nhập, Merckvà Schering-Plough sẽ được kết hợpdưới tên của Merck trong một giaodịch bằng tiền mặt và cổ phiếu.Những người có cổ phần tại Schering-Plough sẽ nhận được 0,567 cổ phầnmới và 10,5 USD bằng tiền mặt chomỗi cổ phiếu của Schering-Plough.Mỗi cổ phần của Merck sẽ tự động trởthành một cổ phần của công ty kết

Thứ tự Giao dị ch Thời gianGiá trị

(triệu USD)

1 Pfizer – Wyeth Tháng 01/2009 68.000

2 Roche – Genentech Tháng 3/2009 48.000

3 Merck – Schering-Plough Tháng 03/2009 41.000

4 TPG – IMS Health Tháng 11/2009 5.200

5 GSSK – Stiefel Tháng 4/2009 3.600

6 Dainippon – Sepracor Tháng 9/2009 2.600

7 BMS – Medarex Tháng 7/2009 2.400

8 Waston – Arrow Group Tháng 6/2009 1.750

9 Varian - Agilent Tháng 7/2009 1.500

10 Gilead – CV Therapeutics Tháng 3/2009 1.400

11 Abbot – Adv. Med. Optics Tháng 3/2009 1.300

12 J&J – Cougar Tháng 52009 970

13 Lundbeck - Ovation Tháng 02/2009 900

hợp. Chủ tịch của Merck, Tổng Giámđốc và Giám đốc điều hành – ÔngRichard T. Clark là người sẽ lãnh đạocông ty mới.

4. TPG mua lại IMS Health(Tháng 11/2009, trị giá: 5,2 tỷ USD)IMS Health sẽ được mua lại bởi các

quỹ đầu tư do TPG Capital và CPP In-vestment Board điều hành trong mộtgiao dịch với giá 22 USD/cổ phiếu vàtổng giá trị giao dịch lên tới 5,2 tỷ USD,trong đó bao gồm cả các khoản nợ.

TPG Capital có kinh nghiệm trongcác hoạt động đầu tư tư nhân và côngcộng toàn cầu thông qua các hìnhthức mua lại toàn bộ, tư nhân hóa lại,liên doanh và tái cơ cấu.

Công ty có phạm vi hoạt động trêntoàn thế giới và có văn phòng tạinhiều thành phố lớn như San Fran-cisco, London, Hồng Kông, New York,Fort Worth, Washington,

DC, Melbourne, Moscow, Mumbai,Paris, Luxembourg, Bắc Kinh, ThượngHải, Singapore và Tokyo.

IMS là nhà cung cấp hàng đầu thếgiới về tin tức thị trường trong cácngành dược phẩm và chăm sóc sứckhỏe tại hơn 100 quốc gia trên thếgiới, với 50 năm kinh nghiệm trongngành công nghiệp dược phẩm và đạtdoanh thu 2,3 tỷ USD trong năm 2008.IMS đã cung cấp các dịch vụ và sảnphẩm về tin tức thị trường; trong đó cócác sản phẩm chăm sóc sức khỏe, cácdịch vụ tư vấn và giải pháp nâng caonăng suất, quản lý danh mục đầu tư,…

5. GSK mua lại Stiefel (Tháng 4/2009, trị giá: 3,6 tỷ USD)Công ty GlaxoSmithKline PLC của

Anh, nhà sản xuất dược phẩm lớn thứnhì thế giới, đã đồng ý mua Stiefel Lab-oratories Inc., công ty tư nhân của Mỹchuyên về chăm sóc da, với giá trị giaodịch là 3,6 tỷ USD.

GSK sẽ mua lại toàn bộ vốn cổphần của Stiefel bằng tiền mặt là 2,9 tỷUSD. GSK cũng kỳ vọng chiếm được0,4 tỷ USD khoản nợ ròng trước khiđóng cửa. Bên cạnh đó, một khoảnthanh toán tiền mặt trị giá 0,3 tỷ USDsẽ tùy thuộc vào hoạt động trongtương lai.

Các giao dịch M&A điển hình trong năm 2009 trong lĩnh vựcdược phẩm, công nghệ sinh học và thiết bị chẩn đoán y học

V C A14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

TRANG QUỐC TẾ

6. Dainippon mua lại Sepracor (Tháng 9/2009, trị giá: 2,6 tỷ USD)Hãng sản xuất dược phẩm của

Nhật là công ty Dainippon SumitomoPharma đã quyết mua lại công ty sảnxuất dược phẩm của Mỹ Sepracornhằm tìm vị trí vững chắc hơn trên thịtrường dược phẩm lớn nhất thế giới.

Theo thỏa thuận, DSP sẽ mua lạiSepracor với trị giá khoảng 2,6 tỷ USDbằng tiền mặt ở rmức giá 23 USD/cổphiếu.

7. Bristol-Myers Squibbmua lại Medarex (Tháng 7/2009, trị giá 2,4 tỷ USD)Thỏa thuận giao dịch đã được ban

Giám đốc điều hành của Bristol-MyersSquibb và công ty Medarex nhất tríthông qua với tổng trị giá 2,4 tỷ USD.Hai công ty này đều hoạt động tronglĩnh vực y tế tại Mỹ.

BMS sẽ đạt được một số quyềnphát triển công nghệ mới sản xuất cácloại thuốc đã có trên thị trường củaMedarex.

Ngoài ra BMS sẽ giành được quyềnthực hiện các thử nghiệm lâm sàngcủa Medarex (BMS sẽ có quyền tiếptục phát triển thế hệ tiếp theo củathuốc kháng thể (ADC), công nghệ đểsử dụng trong miễn dịch học và điềutrị ung thư hiện nay trên thị trường).

8. Watson mua lại Arrow Group (Tháng 6/2009, trị giá 1,75 tỷ USD)Ngày 17/6/2009 Công ty dược

phẩm Watson đã đồng ý mua ArrowGroup 1,75 tỷ USD bằng tiền mặt vàcổ phiếu, nhằm mở rộng thị trườngđược phẩm của hãng tại nước ngoài.

Watson là công ty là công ty lớnthứ hai tại Mỹ hoạt động trong ngànhsản xuất dược phẩm và Công ty ArrowGroup cũng hoạt động trong lĩnh vựcdược phẩm và có trụ sở ở London,được thành lập năm 2000 và đã hoạtđộng tại 20 quốc gia.

Thương vụ kết thúc đã mở ra cơhội lớn cho Watson phát triển lĩnh vựcdược phẩm tại thị trường nước ngoài.

9. Agilent mua lại Varian(Tháng 7/2009, trị giá 1,5 tỷ USD)Agilent Technologies đã đạt được

thỏa thuận mua lại Varian 1,5 tỷ nhằmmở rộng kinh doanh cung cấp dịch vụy tế tại Mỹ

Agilent, trụ sở tại Santa Clara, Cali-fornia, chuyên cung cấp các loại máyquang học và máy X-quang, máy phântích DNA, hoá chất, thiết bị điều trịsóng âm và các thiết bị y tế khác

Ban giám đốc điều hành hai Côngty đã nhất trí thông qua giao dịch. Ag-ilent sẽ trả 52USD/1 cổ phiếu của Var-ian. Số tiền giao dịch thông qua cổphiếu chiếm 35% tổng giá trị giaodịch.

10. Gilead mua lại CV Therapeutics (Tháng 3/2009, trị giá 1,4 tỷ USD)

Gilead Sciences mua CV Therapeu-tics với trị giá 1,4 tỷ USD đây là haicông ty cùng hoạt động trong lĩnh vựcy tế tại Mỹ.

CV Therapeutics hoạt động tronglĩnh vực y tế, phát triển các loại thuốctrong điều trị các bệnh tim mạch. Haisản phẩm của hãng trên thị trường làRanexa để điều trị đau thắt ngực mãntính, và Lexiscan để sử dụng cho bệnhnhân có chứng bệnh trầm cảm.

CV Therapeutics sẽ trở thành mộtchi nhánh thuộc sở hữu của Gilead.Việc mua lại CV Therapeutics nhằmphát tiển và là cơ hội để bổ sung danhmục đầu tư đối với bệnh tim mạch.

11. Abbott mua lại Advanced Medical Optics(Tháng 3/2009, trị giá 1,3 tỷ USD)

Abbott - một tập đoàn đa quốc giacủa Mỹ chuyên sản xuất và kinh doanhcác sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhưsản phẩm dược, thiết bị y tế, sữa bộtdinh dưỡng, tuyên bố mua lại Ad-vanced Medical Optics - tập đoàn dẫnđầu trên thị trường thiết bị phẫu thuậtLazik và các sản phẩm chăm sóc mắtcó trụ sở tại Santa Ana California, Mỹ.Thương vụ này có giá trị tương đương1,3 tỷ triệu đôla Mỹ.

Việc mua lại hãng AMO góp phầnnâng cao, củng cố vị thế và góp phầnđa dạng hóa hơn nữa hoạt động kinhdoanh thiết bị y học của Abbott vàgiúp công ty này giành được vị trí dẫn

đầu trong thị trường sản phẩm chămsóc mắt rất rộng lớn và đang pháttriển. Abbott Medical Optic đang giữvị trí sô 1 trong mảng thiết bị phẫuthuật Lasik, vị trí số 2 trong thị trườngthiết bị phẫu thuật bệnh đục thủy tinhthể và vị trí số 3 trong thị trường cácsản phẩm chăm sóc giác mạc.

12. Johnson & Johnson mualại Cougar Biotechnology (Tháng 5/2009, trị giá 970 triệuUSD)

Johnson & Johnson sẽ mua lạitoàn bộ những cổ phiếu lưu hành củahãng Cougar Biotechnology ở mức43USD/cổ phiếu.

Johnson & Johnson là một công tydược phẩm, thiết bị y tế và đóng góihàng hóa tiêu dùng của Mỹ, đượcthành lập vào năm 1886. Công ty đượcTạp chí Fortunes liệt vào danh sách500 công ty hàng đầu trên toàn cầutrong năm 2009. Công ty có trụ sởchính đặt tại New Brunswick, New Jer-sey, Mỹ và mạng lưới hơn 250 chinhánh đặt tại 57 quốc gia và sản phẩmđược bán trên hơn 175 nước.

Cougar Biotechnology có trụ sở tạiLos Angeles, Mỹ. Đây là công tychuyên phát triển những thuốc trị ungthư tiền liệt tuyến, ung thư vú.

Việc mua lại Cougar Biotechnol-ogy cùng với đội ngũ nhân viên củaJohnson & Johnson sẽ làm mạnh thêmkhả năng dẫn đầu của nó trên thịtrường ung thư học toàn cầu.

13. Lundbeck mua lại Ovation (Tháng 2/2009, trị giá900 triệu USD)

Lundbeck, thông qua chi nhánh sởhữu 100% Lundbeck, Inc., sẽ mua lạiOvation với mức giá lên tới 900 triệuUSD bằng tiền mặt.

Lundbeck có trụ sở tại Đan Mạch,là một trong những công ty dượchàng đầu thế giới. Sản phẩm được chủyếu bán tại thị trường Mỹ bao gồmdược phẩm điều trị bệnh về thần kinhnhư: suy giảm trí nhớ, liệt rung, chứngmất ngủ, …

Ovation được thành lập năm 2000,có trụ sở tại Deerfield, Illinois, Mỹ. Đâycũng là công ty chuyên sản xuất cácloại dược phẩm điều trị các chứngbệnh về thần kinh. Sản phẩm chủ yếucung cấp cho thị trường Mỹ và ChâuÂu.

LÊ DUY(Tổng hợp)

V C A 15CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

Bán hàng trực tiếp là một ngành côngnghiệp phát triển mạnh mẽ trongcộng đồng và nền kinh tế Nhật Bản,

doanh thu của ngành này chiếm 2,2% tổngdoanh thu bán lẻ tại Nhật, doanh thu củangành công nghiệp bán hàng trực tiếp là2.821 tỷ Yên, so với tổng doanh thu bán lẻlà 128.231 tỷ Yên (năm 2003). Có hơn 7 triệungười đang làm việc hoặc có mối liên hệcông tác với ngành công nghiệp bán hàngtrực tiếp (cứ 18,2 người Nhật thì có 1 ngườilà người bán hàng trực tiếp), trong đó có2,7 triệu coi bán hàng trực tiếp là công việcđã đem lại thu nhập cho bản thân và giađình. Tại Nhật, hiện có hơn 1300 công tyđang kinh doanh trong ngành côngnghiệp bán hàng trực tiếp bao gồm một sốcác công ty toàn cầu với thương hiệu nổi

tiếng như Avon, Amway, và Tupperware...và các công ty do người Nhật thành lập baogồm Miki Shoji, Nikken Sogyo, Fuyo Com-pany, Pola Cosmetics, Nikken Sohonsha,Oppen Cosmetics, và Nippon Menard.

Khác với hoạt động Bán hàng đa cấp tạiViệt nam, ngành công nghiệp bán hàngtrực tiếp bao gồm cả các công ty chuyêncung ứng về dịch vụ (Luật Bán hàng tậncửa - Door to Door Sales Law), ngành côngnghiệp bán hàng trực tiếp tại Nhật Bảncung cấp một loạt các loại sản phẩm đadạng từ thực phẩm dinh dưỡng, mỹ phẩm,sản phẩm chăm sóc cá nhân, đồ gia dụngtới dịch vụ. Doanh thu bán hàng lớn nhấtthuộc về loại sản phẩm chăm sóc cá nhânvà mỹ phẩm với doanh thu 1.425.166 triệu

Những đóng góp quan trọng của ngànhcông nghiệp bán hàng trực tiếp tại Nhật Bản

V C A16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

Yên, tiếp sau là thực phẩm dinh dưỡng với doanhthu 930.080 triệu Yên.

Bán hàng trực tiếp có những đóng góp quantrọng cho nền kinh tế Nhật cả về mặt kinh tế, xãhội tài chính và về mặt cải thiện chất lượng cuộcsống. Các công ty bán hàng trực tiếp tạo ra vốnđầu tư, tài trợ chi phí nghiên cứu phát triển, và nộpthuế cho Nhà nước.

Đóng góp cho ngân sách nhà nướcNăm 2003, các hoạt động kinh tế của các công

ty bán hàng trực tiếp đã tạo ra khoảng 592,1 tỷ Yên(trong đó 364,7 tỷ là thuế trực tiếp và 227,4 tỷ làthuế gián tiếp) tiền thuế nộp vào ngân sách nhànước. Tổng đóng góp của các ngành kinh tế là7.107,4 tỷ Yên.

Tạo công ăn việc làmBên cạnh việc tạo công ăn việc làm và thu

nhập thường xuyên cho 2,7 triệu người tham giabán hàng trực tiếp, ngành công nghiệp còn tạocông ăn việc làm cho hơn 29.500 người là nhânviên đã được tuyển dụng bởi các công ty bán hàngtrực tiếp. Lực lượng lao động này kiếm đượckhoảng 1,396 tỷ Yên mỗi năm thông qua lương,tiền công, tiền thưởng từ ngành công nghiệp bánhàng trực tiếp. Hơn nữa, ngành này cũng đã giúptạo thêm nhiều việc làm cho các khu vực kinh tếkhác, đóng góp này được đề cập đến như là “tuyểndụng phát sinh thêm – induced employment”, tạora được thu nhập 662 tỷ Yên, năm 2003.

Phần lớn người bán hàng trực tiếp là phụ nữ(khoảng 92%), ngành công nghiệp bán hàng trựctiếp cung cấp cơ hội kinh doanh cho phụ nữ -những cơ hội mà trước đó họ chưa từng có, đây làngành công nghiệp hướng về gia đình, nhiều cặpvợ chồng cùng tham gia bán hàng trực tiếp.

Cải thiện chất lượng cuộc sốngBán hàng trực tiếp luôn phục vụ tận tình để

dành được khách hàng, bán hàng trực tiếp mởrộng đường tiếp cận với các thị trường bán lẻ tạicác khu vực nông thôn – nơi mà các kênh bán lẻtruyền thống đã ăn sâu bám rễ, mang đến chongười tiêu dùng cơ hội tiếp cận với các sản phẩmphụ thêm mà họ có thể không thể tự tìm thấy nếukhông có bán hàng trực tiếp.

Ngành công nghiệp bán hàng trực tiếp cóđóng góp đáng kể cho chất lượng sống của ngườiNhật. Tính cộng đồng, tính chủ động trong côngviệc và các cơ hội để phát triển các kỹ năng cánhân như kỹ năng tổ chức, quản lý, kỹ năng thuyếttrình, làm việc nhóm... Những người bán hàngtrực tiếp bên cạnh việc được hưởng chiết khấu khimua sản phẩm họ còn có cơ hội mua những sảnphẩm cho chính họ sử dụng, đây được coi như làlợi ích lớn nhất của việc bán hàng trực tiếp.

“…Tôi đã trở nên cởi mở hơn do được gặp gỡvới rất nhiều người. Tôi có thể nhìn thấy nhữngquan điểm khác nhau và tôi trở nên ít phán xéthơn. Tôi cũng có cái nhìn tích cực hơn. Nhữngthay đổi này cũng đồng thời ảnh hưởng tới cáccon tôi.” -Nhận xét từ một người bán hàng trực tiếptại Nhật

Công tác từ thiệnCác công ty bán hàng trực tiếp đã ủng hộ

khoảng 15,3 triệu Yên cho sự nghiệp từ thiện.Bên cạnh những đóng góp có thể định lượng

được về việc làm, thu nhập cá nhân, đầu tư vàthuế; ngành công nghiệp bán hàng trực tiếp cũngghi nhận những đóng góp xã hội đối với cuộcsống và sự hạnh phúc của các hộ gia đình.

THU TRANG – TRUNG THƯỚNG

(Theo WFDSA)

TRANG QUỐC TẾ

V C A 17CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

viết sai thông tin trên 37 thẻ khuyếnmại là do sơ suất của phía nhà cungcấp sản phẩm (Công ty Unilever),đồng thời đưa ra cam kết sẽ phốihợp với các bên liên quan giải quyếtngay vụ việc này. Ngày 04 tháng 12năm 2009, Công ty Metro đã mờicác bên có liên quan đến làm việcđể giải quyết vụ việc. Kết thúc buổilàm việc, các bên đã đạt được thỏathuận chung, theo đó nhà cung cấpsản phẩm sẽ mua lại các thẻ khuyếnmại bị ghi sai và cấp lại các thẻkhuyến mại mới có giá trị cho ngườitiêu dùng.

Việc Metro nhanh chóng giảiquyết khiếu nại, đảm bảo quyền lợicủa người tiêu dùng thể hiện tráchnhiệm cũng như thái độ cầu thị củadoanh nghiệp. Tuy nhiên, thông

qua vụ việc này người tiêu dùng cũng cần phải rút kinh nghiệm khitham gia các chương trình khuyến mại như xem cẩn thận các thông tinkhuyến mại, các thông tin trên thẻ khuyến mại....để tránh nhữngtrường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

PHƯƠNG ANH

Ngày 25 tháng 11 năm 2009, Cục Quản lý cạnh tranh (VCA)nhận được thông tin khiếu nại của người tiêu dùng liênquan đến việc Siêu thị Metro Hoàng Mai có hành vi gây

ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng thông qua việc pháthành 37 thẻ khuyến mại với tổng giá trị là 18,5 triệu đồng có ghithông tin sai lệch. Cụ thể, thông tin về thời gian khuyến mại vàthông tin về khách hàng ở trên thẻ khuyến mại do Công tyMetro phát hành là không chính xác, do đó khi khách hàng sửdụng số thẻ này để muahàng hóa thì không được cácnhân viên của Metro chấpnhận.

Sau khi tiếp nhận đơnkhiếu nại của người tiêudùng, Ban Bảo vệ người tiêudùng đã làm việc với Công tyTNHH Metro Cash & CarryViệt Nam để làm rõ về cácvấn đề liên quan và đề nghịphương hướng giải quyếtkhiếu nại cho người tiêudùng.

Qua trao đổi, đại diện củaCông ty TNHH Metro Cash &Carry Việt Nam cho biết, việc

Metro giải quyết nhanh khiếu nại của ngườitiêu dùng

NHÌN LẠI 10 NĂM THỰC HIỆNPHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNGVĂN THÀNH

V C A18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Có thể nói, công tác bảo vệ ngườitiêu dùng chỉ được các cơ quanchức năng và người tiêu dùng

biết đến từ sau khi có Pháp lệnh Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng ban hành. Sựphát triển nhanh chóng của nền kinh tế- xã hội nước ta nói riêng và thế giới nóichung đã mang lại nhiều cơ hội chongười tiêu dùng nhưng cũng làm nảysinh nhiều hành vi vi phạm quyền lợingười tiêu dùng. Công tác bảo vệ ngườitiêu dùng thời gian qua đã đạt đượcnhiều kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiêncũng tồn tại những bất cập cần đượcsửa đổi, bổ sung và hoàn thiện trongthời gian tới.

a) Từng bước hoàn thiện phápluật bảo vệ người tiêu dùng

Từ trước khi Pháp lệnh Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng được banhành, người tiêu dùng được coi nhưnhững người mua, sử dụng hàng hóatrong quan hệ mua bán “bình đẳng” và

được điều chỉnh bằng pháp luật dân sự.Khái niệm “bảo vệ người tiêu dùng” cònrất xa lạ đối với đại đa số người dân ViệtNam. Người tiêu dùng chưa được biếtđến như một đối tượng dễ bị tổnthương và cần được pháp luật bảo vệ.Sau khi Pháp lệnh được ban hành,“người tiêu dùng” đã được biết đến nhưmột đối tượng đặc biệt, là người yếuthế cần được pháp luật bảo vệ đặc biệthơn khi tham gia giao dịch với các tổchức, cá nhân kinh doanh, nhờ đó côngtác bảo vệ quyền lợi của người tiêudùng ở thời kỳ này đã có những chuyểnbiến rất tích cực.

Pháp lệnh đã quy định các quyềncơ bản của người tiêu dùng và tráchnhiêm của các tổ chức, cá nhân kinhdoanh để bảo đảm các quyền củangười tiêu dùng được thực hiện đầy đủ.

Để thực thi Pháp lệnh có hiệu quả,Chính phủ đã ban hành Nghị định số69/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm

2001 Quy định chi tiết thi hành Pháplệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng, và đến năm 2007 do tình hìnhkinh tế xã hội đã có nhiều phát triểnthay đổi Nghị định số 69/2001/NĐ-CPkhông còn phù hợp, Chính phủ đãban hành Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2008 thaythế Nghị định số 69/2001/NĐ-CP đểPháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng được thực thi có hiệu quả hơn.Trong thời gian này, nhiều văn bảnpháp luật khác cũng được ban hànhcó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếpđến công tác bảo vệ người tiêu dùngnhư: Luật Thương mại, Luật Cạnhtranh, Luật Chất lượng sản phẩm,hàng hóa… Sự ra đời của các văn bảnpháp luật này đã tạo lập hành langpháp lý cần thiết cho việc bảo vệngười tiêu dùng.

b) Hình thành hệ thống cơ quanquản lý nhà nước về bảo vệ ngườitiêu dùng từ trung ương đến địaphương

Sau khi Pháp lệnh ra đời, chứcnăng, nhiệm vụ quản lý nhà nước vềbảo vệ người tiêu dùng được giaocho cho Bộ Khoa học, Công nghệ và

Môi trường (từ năm 2000 đến 2004)chịu trách nhiệm thống nhất quản lýtrong phạm vi cả nước. Các Sở Khoahọc Công nghệ và Môi trường địaphương chịu trách nhiệm quản lý nhànước về bảo vệ người tiêu dùng tạiđịa phương. Các Bộ, cơ quan ngangBộ, các cơ quan thuộc Chính phủ thựchiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệngười tiêu dùng trong phạm vi chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn đượcphân công.

Từ năm 2004 đến nay, chức năngquản lý nhà nước về bảo vệ ngườitiêu dùng được giao cho Bộ Thươngmại (nay là Bộ Công Thương) tại Nghịđịnh số 29/2004/NĐ-CP ngày 16tháng 01 năm 2004 của Chính phủQuy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máycủa Bộ Thương mại. Tiếp nhận nhiệmvụ này, Bộ Thương mại đã giao choCục Quản lý cạnh tranh là cơ quangiúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thựchiện chức năng thống nhất quản lýnhà nước về bảo vệ người tiêu dùng.Tại các địa phương, Ủy ban nhân dâncác tỉnh đã giao cho Sở Thương mại(nay là Sở Công Thương) là cơ quangiúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về bảovệ người tiêu dùng tại địa phương.Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chứcnhiều lớp tập huấn, hướng dẫnchuyên môn về công tác bảo vệngười tiêu dùng cho cán bộ các SởCông Thương và các cơ quan liênquan.

c) Sự ra đời của các Hội Bảo vệngười tiêu dùng tại trung ương vàđịa phương

Cùng với sự hình thành cơ quanquản lý nhà nước về bảo vệ ngườitiêu dùng từ trung ương đến địaphương, 33 Hội Bảo vệ người tiêudùng cũng lần lượt được thành lập tạicác địa phương. Hoạt động của cácHội Bảo vệ người tiêu dùng đã thúcđẩy và hỗ trợ đắc lực cho các cơ quanquản lý nhà nước trong công tác bảovệ người tiêu dùng.

d) Các hoạt động bảo vệ ngườitiêu dùng

Trên cơ sở đã có một hành langpháp lý tương đối đầy đủ và hệ thốngbộ máy cơ quan quản lý nhà nướccũng như tổ chức Hội Bảo vệ ngườitiêu dùng từ trung ương đến địaphương, công tác bảo vệ người tiêudùng trong thời gian này đã đạt đượcnhững kết quả đáng nghi nhận nhưsau:

Thứ nhất, thực hiện tuyên truyền,phổ biến rộng rãi pháp luật về bảo vệngười tiêu dùng

Công tác tuyên truyền, phổ biếnpháp luật bảo vệ người tiêu dùng đãđược Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường thực hiện ngay từ khi Pháplệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng có hiệu lực (năm 1999). Tiếpđến Cục Quản lý cạnh tranh đã chủ trìtổ chức hoặc phối hợp với các HộiBảo vệ người tiêu dùng và các cơquan liên quan như Cục An toàn vệsinh thực phẩm, Cục Quản lý chấtlượng hàng hóa,… tổ chức nhiềubuổi hội thảo, hội nghị tuyên truyền,phổ biến pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trên cả nước cùng với việcin và phát hành hàng vạn các ấnphẩm như tờ rơi, sách hướng dẫn,… Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã xâydựng chuyên mục bảo vệ người tiêudùng trên trang website của Cục tại địa chỉ: www.vcad.gov.vn hoặcwww.qlct.gov.vn. Tại đây, người tiêudùng có thể tìm hiểu các quy địnhcủa pháp luật về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng cũng như sử dụngcác tiện ích khác. Đây là một công cụquan trọng trong việc tuyên truyền,phổ biến pháp luật trong thời đạicông nghệ thông tin hiện nay.

Việc tổ chức phổ biến, tuyêntruyền pháp luật bảo vệ người tiêudùng không chỉ được thực hiện đốivới đối tượng là người tiêu dùng màcòn được thực hiện đối với các tổchức, cá nhân kinh doanh và các cơquản quản lý có trách nhiệm, nghĩavụ liên quan.

Nhận thức rõ trách nhiệm bảo vệngười tiêu dùng là của toàn xã hội, cáccơ quan thông tấn báo chí, cơ quantruyền hình đã dành những chuyênmục, thời lượng đáng kể để tuyêntruyền các quy định của pháp luật vềbảo vệ người tiêu dùng, góp phần tíchcực vào công việc bảo vệ người tiêudùng. Đặc biệt đã có một số tạp chí,chuyên mục riêng về vấn đề tiêudùng và người tiêu dùng có uy tín nhưTạp chí Tiêu dùng, Chuyên mục Tư vấntiêu dùng của Đài Truyền hình Hà Nội,Chuyên mục Bảo vệ người tiêu dùngtrên báo Sài Gòn Giải phóng, báo Điệntử Vietnamnet,… Thông qua nhữngtạp chí, chuyên mục này người tiêudùng và tổ chức, cá nhân kinh doanhhàng hoá, dịch vụ có thể nắm bắtđược những vấn đề về người tiêudùng nói chung và pháp luật bảo vệngười tiêu dùng nói riêng.

V C A 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

V C A20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

Thứ hai, giải quyết khiếu nại, tốcáo của người tiêu dùng

Đặc thù của công tác bảo vệngười tiêu dùng là liên quan đếnnhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, tổ chứckhác nhau, do đó, công tác giải quyếtkhiếu nại của người tiêu dùng cũngđược thực hiện ở nhiều cơ quan, tổchức tùy theo chức năng, nhiệm vụcủa mình. Ở một số cơ quan như CụcAn toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế;Cục Quản lý chất lượng hàng hóa - BộKhoa học và Công nghệ,… trong thờigian qua đã giải quyết nhiều khiếunại của người tiêu dùng về nhữngvấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm,đo lường hàng hóa. Điển hình như vụnước tương chứa chất 3 - MCPD vượtmức cho phép, vụ rau nhiễm chì ở HàNội,… Cục Quản lý thị trường đã xử lýnhiều hành vi kinh doanh, buôn bánhàng giả, hàng kém chất lượng thôngqua khiếu nại của người tiêu dùng.

Cục Quản lý cạnh tranh đã thànhlập bộ phận chuyên trách (trực thuộcBan Bảo vệ người tiêu dùng) vàđường dây nóng để tiếp nhận và xửlý các khiếu nại, tố cáo của người tiêudùng. Hàng năm, Cục Quản lý cạnhtranh đã nhận và giải quyết thànhcông hàng chục vụ khiếu nại củangười tiêu dùng. Cục Quản lý cạnhtranh đã tham gia giải quyết nhữngvụ việc liên quan đến nhiều cơ quan,ban ngành khác nhau và ảnh hưởngđến đông đảo người tiêu dùng nhưvụ việc xăng có chứa aceton trongnăm 2006, vụ việc này đã gây được sựchú ý của đông đảo dư luận và ngườitiêu dùng.

Một lực lượng cũng rất tích cựctrong công tác giải quyết khiếu nạicủa người tiêu dùng đó chính là cácTổ chức bảo vệ người tiêu dùng. Vớinhững lợi thế của mình, nhiều Tổchức bảo vệ người tiêu dùng (gồmcác Hội Bảo vệ người tiêu dùng, cáccâu lạc bộ người tiêu dùng, báo,đài…) đã tham gia quá trình giảiquyết khiếu nại của người tiêu dùngmột cách tích cực và có hiệu quả. HộiTiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùngViệt Nam và nhiều Hội Bảo vệ ngườitiêu dùng địa phương đã thành lậpđược văn phòng khiếu nại người tiêudùng hoạt động rất có hiệu quả nhưở Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, ĐồngNai. Với phương pháp giải quyết chủyếu thông qua thương lượng, hoàgiải, hàng năm các Hội Bảo vệ ngườitiêu dùng đã tiếp nhận và giải quyếthàng nghìn khiếu nại của người tiêu

dùng trên khắp cả nước. Khôngnhững thế, các Hội Bảo vệ người tiêudùng còn phát hiện những vụ việcảnh hưởng nghiêm trọng đến quyềnvà lợi ích hợp pháp của người tiêudùng từ đó phối hợp với các cơ quannhà nước có thẩm quyền giải quyếtnhững vụ việc này nhằm đảm bảocác quyền và lợi ích hợp pháp chongười tiêu dùng như vụ xăng phaaceton, vụ sữa tươi hoàn nguyên, sữanghèo đạm, vụ điện kế điện tử ở Tp.Hồ Chí Minh,…

Thứ ba, hoạt động thanh tra, kiểmtra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệngười tiêu dùng

Trong công tác bảo vệ người tiêudùng, kiểm tra, thanh tra là hoạt độngcần có sự phối hợp thường xuyên vàchặt chẽ giữa các cơ quan chức năngnhư Bộ Công Thương với Bộ Khoahọc và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, BộThông tin và Truyền thông,… Trongthời gian qua hoạt động phối hợpnày cũng đã đạt được những kết quảđáng ghi nhận.

Để thống nhất chức năng, nhiệmvụ thanh tra, kiểm tra của Bộ Thươngmại (nay là Bộ Công Thương), Bộ đãgiao cho Cục Quản lý thị trường chứcnăng kiểm tra, kiểm soát việc thựchiện các quy định của pháp luật vềkinh doanh, lưu thông hàng hoá, cáchoạt động thương mại, dịch vụthương mại trên thị trường, hàng hoávà hoạt động xuất, nhập khẩu; xử lýcác hành vi vi phạm pháp luật theoquy định. Trên cơ sở đó, Cục Quản lýcạnh tranh đã phối hợp chặt chẽ vớiCục Quản lý thị trường thường xuyêncũng như đột xuất thực hiện kiểm tra,thanh tra việc thực hiện pháp luật vềbảo vệ người tiêu dùng. Hàng nămCục Quản lý thị trường đã xử lý phạt viphạm hàng nghìn vụ, thu về ngânsách hàng nghìn tỷ đồng như:

- Kiểm tra, ngăn chặn hành vi viphạm vệ sinh an toàn thực phẩm,hàng kém chất lượng lưu thông trênthị trường. Qua kiểm tra, lực lượngQuản lý thị trường đã phát hiện và xửlý rất nhiều vụ vi phạm vệ sinh antoàn thực phẩm. Kiểm tra hàng giả,hàng nhái, không đảm bảo chấtlượng lưu thông trên thị trường.

- Kiểm tra các biểu hiện của hànhvi đầu cơ (mua vét hàng hoá), dự trữhàng hoá quá mức; bịa đặt loan tinkhông có cơ sở để tăng giá; kiểm tracác biểu hiện liên kết để tăng giá, épgiá,...

- Phối hợp với các cơ quan chuyênmôn kiểm tra việc thực hiện đo lườnghàng hoá (cân, đong, đóng gói hànghoá), chất lượng hàng hoá, ghi nhãnhàng hoá của các cơ sở sản xuất kinhdoanh bán buôn, bán lẻ để phát hiệncác thủ đoạn gian lận đo lường, đónggói hàng hóa…

Một trong những Bộ, ngành cónhiều cố gắng trong hoạt độngthanh tra, kiểm tra việc thực hiện cácquy định của pháp luật về bảo vệquyền lợi người tiêu dùng là Bộ Khoahọc và Công nghệ. Hàng năm, BộKhoa học và Công nghệ đã thực hiệnnhiều đợt thanh tra, kiểm tra việcthực hiện các quy định của pháp luậtvề chất lượng, đo lường hàng hóanhư các mặt hàng: xăng dầu, đồ chơitrẻ em, đồ điện gia dụng, sắt thép xâydựng, mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy… Qua thanh tra, kiểm traBộ Khoa học và Công nghệ (mà trựctiếp là Tổng cục Tiêu chuẩn - Đolường - Chất lượng) đã phát hiện vàxử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩmquyền xử lý hàng trăm cây xăng cóhành vi gian lận đo lường bằng cácthủ đoạn tinh vi (gắn chíp điện tử),hàng ngàn điện kế, điện tử,… gópphần tích cực vào việc bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng.

Các hoạt động kiểm tra, thanh tracòn được các cơ quan chức năng phốihợp thành lập các đoàn kiểm tra,thanh tra đột xuất đối với một số mặt

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

V C A 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

hàng nhạy cảm hoặc vào các dịp lễ,tết… mà nhu cầu tiêu dùng tăng caonhư:

- Năm 2006: tổ chức kiểm tra chấtlượng hàng hoá Tết Trung thu, kiểmtra 3.717 cơ sở, phát hiện 325 cơ sở viphạm, kiến nghị các cơ quan có thẩmquyền xử phạt 175.552.000 đồng; tổchức kiểm tra chất lượng hàng hoáTết Nguyên đán, kiểm tra 5.809 cơ sở,phát hiện 733 cơ sở vi phạm, kiếnnghị các cơ quan có thẩm quyền xửphạt 1.334.960.000 đồng; tham giakiểm tra liên ngành Tháng hành độngvì chất lượng an toàn vệ sinh thựcphẩm, kiểm tra 2.723 cơ sở, phát hiện943 cơ sở vi phạm, chuyển cơ quan cóthẩm quyền xử lý.

- Năm 2007: tổ chức kiểm tra chấtlượng hàng hoá Tết Trung thu, kiểmtra 3.252 cơ sở, phát hiện 94 cơ sở viphạm, kiến nghị các cơ quan có thẩmquyền xử phạt 617.750.000 đồng; tổchức kiểm tra chất lượng hàng hoáTết Nguyên đán, kiểm tra 4.328 cơ sở,phát hiện 221 cơ sở vi phạm, kiếnnghị các cơ quan có thẩm quyền xửphạt 479.000.000 đồng; tham giakiểm tra liên ngành Tháng hành độngvì chất lượng an toàn vệ sinh thựcphẩm, kiểm tra 111 cơ sở, phát hiện41 cơ sở vi phạm, chuyển cơ quan cóthẩm quyền xử lý phạt 82.600.000 đ.

- Năm 2008: tổ chức kiểm tra chấtlượng hàng hoá Tết Nguyên đán,kiểm tra 4.025 cơ sở, phát hiện 607 cơ

sở vi phạm, kiến nghị các cơ quan cóthẩm quyền xử phạt 1.236.778.134đồng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn cũng thường xuyên chỉđạo các cục quản lý chuyên ngànhxây dựng và triển khai kế hoạchthanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuấtkinh doanh về phân bón, thuốc thú y,thuốc bảo vệ thực vật, giống cây,giống con, thực ăn chăn nuôi trên địabàn cả nước nhằm phát hiện và ngănchặn các hành vi vi phạm pháp luật.Năm 2008 đã tiến hành thanh tra vàxử lý 2.260 vụ việc, tổng số tiền xửphạt là 3.228 triệu đồng. Riêng 6tháng đầu năm 2009 đã xử lý 1.111 vụviệc với tổng số tiền xử phạt là 2.180triệu đồng.

Các Hội Bảo vệ người tiêu dùngcũng đã chủ động hoặc phối hợp vớicác cơ quan chức năng trong việckiểm tra, thanh tra việc thực hiệnpháp luật bảo vệ người tiêu dùng vàđã phát hiện đưa sang cơ quan chứcnăng xử lý nhiều vụ việc vi phạmquyền lợi người tiêu dùng như xăngcó pha aceton, sữa nghèo đạm…

Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng độingũ cán bộ làm công tác bảo vệngười tiêu dùng.

Có thể nói bất cứ hoạt động nàomuốn có hiệu quả cao trước hết cầnphải có đội ngũ cán bộ giỏi. Nhậnthức rõ điều này, ngay sau khi đượcgiao nhiệm vụ quản lý nhà nước về

bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Khoa học,Công nghệ và Môi trường và sau đólà Bộ Thương mại (nay là Bộ CôngThương) đã phối hợp với chuyên giaquốc tế (như Ủy ban thương mại HoaKỳ, Tổ chức CUTS International, Dự ánStar - Vietnam) tổ chức các khóa đàotạo cho cán bộ làm công tác bảo vệngười tiêu dùng từ trung ương đếncác sở địa phương và các Hội Bảo vệngười tiêu dùng trong cả nước. Đếnnay, tại Bộ Công Thương đã thành lậpBan Bảo vệ người tiêu dùng trựcthuộc Cục Quản lý cạnh tranh. Các sởCông Thương địa phương đã phâncông cán bộ chuyên trách về công tácbảo vệ người tiêu dùng.

Thứ năm, hợp tác quốc tế tronglĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng

Công tác bảo vệ người tiêu dùnglà một lĩnh vực còn mới mẻ tại ViệtNam, để làm tốt công tác này cần biếttận dụng các nguồn lực trong vàngoài nước, đặc biệt là sự hỗ trợ quốctế. Với định hướng này, trong nhữngnăm gần đây, Bộ Công Thương (màtrực tiếp là Cục Quản lý cạnh tranh)đã tăng cường hợp tác quốc tế tronglĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêudùng.

Trong khu vực, Cục Quản lý cạnhtranh đã tham dự các cuộc họp vậnđộng thành lập ACCCP (Ủy ban Bảovệ người tiêu dùng ASEAN), và làthành viên của mạng lưới các cơ quanbảo vệ người tiêu dùng ASEAN, thamdự cuộc họp đầu tiên của Ủy ban điềuphối hợp tác bảo vệ người tiêu dùngASEAN (ACCCP).

Ở tầm Châu Á và thế giới, CụcQuản lý cạnh tranh đã tham gia tíchcực tại các Hội thảo về bảo vệ ngườitiêu dùng tại Úc, Malaysia, Indonesiavà Hàn Quốc, Hồng Kông (tháng 11năm 2007)…

Trong năm 2008, thông qua cáchoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnhvực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,Cục Quản lý cạnh tranh đã tích cựctranh thủ nhân lực, vật lực của một sốcơ quan, tổ chức nước ngoài, phục vụcho nhiệm vụ xây dựng Dự thảo LuậtBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưsự hỗ trợ về chuyên gia tư vấn đến từHàn Quốc; nhận được sự tài trợ kinhphí từ phía Dự án Star - Vietnam (HoaKỳ), Tổ chức CUTS International (ẤnĐộ),... Sự giúp đỡ kịp thời này đã cótác động tích cực tới tiến độ thực hiệnvà chất lượng Dự thảo Luật Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng.

(Còn tiếp…)

V C A22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

>> Câu 1: Khi khiếu nại lêncác cơ quan, tổ chức bảo vệngười tiêu dùng thì cầncung cấp những bằngchứng gì?

✓ Trả lờiKhi quyền và lợi ích hợp pháp của

bạn bị xâm phạm, bạn đã khiếu nạitrực tiếp đến tổ chức, cá nhân sảnxuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụmà không có kết quả và bạn muốnđược sự hỗ trợ, tư vấn của cơ quan, tổchức bảo vệ người tiêu dùng tốt nhấtbạn nên bạn trình bày khiếu nại bằngvăn bản. Bạn cần cung cấp tên củabản thân, tên doanh nghiệp, địa chỉliên hệ của mình và các bên khác, sốđiện thoại hoặc địa chỉ email liên hệmột cách đầy đủ và chính xác. Bạncũng cần phải mô tả một cách trungthực điều gì đã xảy ra, kèm theo cácbằng chứng thích hợp, bản sao củahóa đơn và các giấy tờ khác,…

>> Câu 2: Có những biệnpháp chống bán giá nào?

✓ Trả lờiTheo quy định tại Điều 4, Pháp

lệnh chống bán phá giá, các biệnpháp chống bán phá giá bao gồm:

- Áp dụng thuế chống bán phágiá

- Cam kết loại trừ bán phá giá.Thuế chống bán phá giá là khoản

thuế nhập khẩu bổ sung được ápdụng trong trường hợp hàng hóa bịđe dọa gây ra thiệt hại đáng kể chongành sản xuất trong nước.

Cam kết loại trừ bán phá giá là camkết của tổ chức, cá nhân sản xuất,xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu ápdụng biện pháp chống bán phá giávới cơ quan nhà nước có thẩm quyềnáp dụng biện pháp chống bán phágiá của Việt Nam hoặc với các nhà sảnxuất trong nước nếu được cơ quannhà nước có thẩm quyền của ViệtNam đồng ý.

>> Câu 3: Hồ sơ khiếu nạivụ việc cạnh tranh bao gồmnhững giấy tờ gì?

✓ Trả lờiHồ sơ khiếu nại phải có những tài

liệu chủ yếu sau đây:- Chứng cứ về hành vi vi

phạm.- Đơn khiếu nại theo mẫu của

Cục Quản lý cạnh tranh phải có cácnội dung chính sau:

+ Ngày, tháng, năm làm đơnkhiếu nại;

+ Tên, địa chỉ của bên khiếu nại;+ Tên, địa chỉ của bên bị khiếu nại+ Tên địa chỉ của người có quyền

lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có);+ Những vấn đề cụ thể yêu cầu

Cục Quản lý cạnh tranh giải quyết;+ Họ, tên, địa chỉ của người làm

chứng (nếu có);+ Chứng cứ để chứng minh đơn

khiếu nại là căn cứ và hợp pháp+ Các thông tin khác mà bên

khiếu nại xét thấy cần thiết cho việcgiải quyết vụ việc cạnh tranh

+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của bênkhiếu nại trong trường hợp bên khiếunại là cá nhân; chữ ký và dấu của đạidiện hợp pháp của bên khiếu nạitrong trường hợp bên khiếu nại là tổchức.

PHI BẢO

HỎI ĐÁP VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VÀ CÁC QUY ĐỊNH WTO

V C A 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

HỆ THỐNG VĂN BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG THÁNG 10, 11, 12 NĂM 2009

1. Nghị định của chínhphủ số 101/2009/NĐ-CPngày 05 tháng 11 năm 2009thí điểm thành lập, tổ chức,hoạt động và quản lý tậpđoàn kinh tế nhà nước

Ngày 05 tháng 11 năm 2009,Chính phủ đã ban hành Nghị định vềthí điểm thành lập, tổ chức, hoạtđộng và quản lý tập đoàn kinh tế nhànước.

Việc thí điểm này hướng tới 05mục tiêu trong đó có mục tiêu Tậptrung đầu tư và huy động các nguồnlực hình thành nhóm công ty có quymô lớn trong các ngành, lĩnh vựcthen chốt, cần phát triển, nâng caokhả năng cạnh tranh và hội nhậpkinh tế quốc tế.

Đối tượng áp dụng củaNghị định này là các tậpđoàn kinh tế nhà nước doThủ tướng Chính phủ quyếtđịnh thành lập trong cácngành nghề kinh doanh chínhlà Bưu chính, viễn thông vàcông nghệ thông tin; đóngmới, sửa chữa tàu thủy, sảnxuất, truyền tải, phân phốivà kinh doanh điện năng;khảo sát, thăm dò, khaithác, chế biến và phânphối dầu khí; khảo sát,thăm dò, khai thác, chếbiến than và khoáng sản; dệt may;trồng, khai thác, chế biến cao su; sảnxuất, kinh doanh phân bón và các sảnphẩm hóa chất; đầu tư và kinh doanhbất động sản; công nghiệp xây dựngvà cơ khí chế tạo; tài chính, ngânhàng, bảo hiểm;

Ngoài ra, Nghị định cũng quyđịnh quyền và nghĩa vụ của công tymẹ và mối quan hệ phối hợp chungtrong tập đoàn trong đó có quan hệgiữa công ty mẹ và các công ty liênkết thông qua các hợp đồng thỏathuận về thương hiệu, thị trường,công nghệ, nghiên cứu, đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực và các thỏathuận khác.

2. Nghị định của chínhphủ số 91/2009/NĐ-CP ngày21 tháng 10 năm 2009 vềkinh doanh và điều kiệnkinh doanh vận tải bằng xeô tô

Nghị định này quy định về kinhdoanh, điều kiện kinh doanh và việccấp Giấy phép kinh doanh vận tảibằng xe ô tô và áp dụng đối với tổchức, cá nhân kinh doanh hoặc liênquan đến kinh doanh vận tải bằng xeô tô trên lãnh thổ Việt Nam.

Nghị định cũng quy định về giớihạn trách nhiệm

của ngườikinh doanh vậntải hàng hóa trong việc bồithường hàng hóa hư hỏng, mất mát,thiếu hụt theo đó trường hợp khôngcó thỏa thuận trong hợp đồng vận tảiviệc bồi thường hàng hóa hư hỏng,mất mát, thiếu hụt do lỗi của ngườikinh doanh vận tải hàng hóa thì mứcbồi thường không vượt quá 20.000đồng cho một ki lô gam hàng hóa bịtổn thất đối với hàng hóa khôngđóng trong bao, kiện hoặc khôngvượt quá 7.000.000 đồng cho mộtbao, kiện hàng hóa bị tổn thất đối vớihàng hóa đóng trong bao, kiện.

3. Nghị định của chínhphủ số 89/2009/NĐ-CP ngày19 tháng 10 năm 2009 vềvận tải đa phương thức

Ngày 19 tháng 10 năm 2009,Chính phủ ban hành Nghị định số89/2009/NĐ-CP về vận tải đa phươngthức. Nghị định này quy định về vậntải đa phương thức bao gồm vận tảiđa phương thức quốc tế và vận tải đaphương thức nội địa trong đó có cácquy định liên quan đến điều kiện kinhdoanh vận tải đa phương thức, tráchnhiệm của người kinh doanh, tráchnhiệm của người gửi hàng và giảiquyết tranh chấp liên quan đến việc

thực hiện hợp đồng vận tảiđa phương thức.

4. Thông tư37/2009/TT-BXDcủa Bộ Xây dựngngày 01 tháng 12năm 2009 hướngdẫn phươngpháp xác định vàquản lý giá dịchvụ nhà chung cư

Ngày 01 tháng 12năm 2009 Bộ xây dựng

ban hành Thông tư số37/2009/TT-BXD hướng dẫn

phương pháp xác định và quản lýgiá dịch vụ nhà chung cư. Theo quyđịnh của Thông tư này, trừ trườnghợp giá dịch vụ nhà chung cư đã cóthoả thuận trong hợp đồng mua báncăn hộ, giá dịch vụ nhà chung cưđược xác định theo nguyên tắc tínhđúng, tính đủ các chi phí, một phầnlợi nhuận định mức hợp lý để quản lý,vận hành nhà chung cư hoạt độngbình thường, nhưng phải phù hợp vớithực tế kinh tế xã hội của từng địaphương và thu nhập của người dântừng thời kỳ và được trên 50% cácthành viên trong Ban quản trị nhàchung cư thông qua bằng hình thứcbiểu quyết hoặc bỏ phiếu kín.

V C A24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

tranh, Chính phủ xem xét trongquá trình xây dựng chính sách.

Bên cạnh các hội thảo hàngtháng, diễn đàn trực tuyến vềChính sách và Luật Cạnh tranhđược vận hành với hy vọng bổsung một kênh trao đổi thông tin,chính sách cho các đối tượng nêutrên.

Dự kiến, trong thời gian tới,diễn đàn trực tuyến của mạng lướiVCN sẽ đưa vào hoạt động tại địachỉ: www.vcn.org.vn.

Sự tham gia nhiệt tình của cácthành viên liên quan sẽ góp phầnquan trọng vào sự thành công vàphát triển của VCN. Để biết thêmthông tin và đăng ký tham dự, vuilòng liên hệ với chúng tôi quaemail: [email protected] hoặc điện

thoại tới số: (844) 2220.5009 hoặc Fax: (844) 2220.5303LÊ DUY

VCN(Vietnam Competition Network) là một diễn đàntrực tuyến do Cơ quan quản lý cạnh tranh Việt

Nam (VCA) quản lý. Diễn đàn nhằm kết nối và quy tụ cácthành viên đến từ các cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quanhoạch định chính sách cộng đồng doanh nghiệp và các nhànghiên cứu, luật sư và các bên quan tâm khác trong và ngoàinước để cùng nhau thảo luận đưa ra các khuyến nghị chínhsách và pháp luật cạnhtranh của Việt Nam.

Qua diễn đàn, tất cảcác bên quan tâm cóthể cùng nhau phốihợp trong nỗ lực chungnhằm tạo ra môi trườngchính sách cạnh tranhlành mạnh và hiệu quảđóng góp cho sựnghiệp phát triển kinhtế - xã hội của đất nước.Mọi ý kiến đề xuất trêndiễn đàn sẽ được Cơquan quản lý cạnh

Diễn đàn trực tuyến Mạng lưới cạnh tranh quốc gia (VCN)

Ngày 18 tháng 9 năm 2009, Toà ánThương mại Quốc tế Liên Bang đưara Phán quyết 09-103, đưa ra

những thay đổi liên quan đến cách thứcHoa Kỳ xử lý hàng nhập khẩu từ Việt Nam.Trong phán quyết vụ GPX InternationalTires kiện Hoa Kỳ (GPX Tires) này, Tòa án đãhủy bỏ các biện pháp phòng vệ thươngmại áp dụng với Trung Quốc của BộThương mại Hoa Kỳ (DOC)[1]. Bởi nhữngđộng thái trong chính sách của DOC thờigian gần đây, áp dụng nguyên tắc tiền lệpháp, Việt Nam cũng sẽ nhận được các lợiích, đồng thời sẽ gặp phải những khókhăn giống như Trung Quốc trong vụ GPXTires.

1. Các biện pháp phòng vệthương mại của Hoa Kỳ

Để hiểu được những vấn đề liên quanđến vụ GPX Tires, trước tiên phải có một

cái nhìn tổng quan về các biện phápphòng vệ thương mại của Hoa Kỳ.

Biện pháp phòng vệ thương mại(trade remedies) là những biện pháp củamột quốc gia nhằm chống lại các xâmphạm thương mại hiện hữu và sẽ hiệnhữu thể hiện qua việc đánh thuế hoặc chếtài áp đặt sau khi nhập khẩu hàng hoá.Ngày nay, Hoa Kỳ áp dụng vào hai biệnpháp phòng vệ thương mại chủ yếu làchống bán phá giá (antidumping – AD) vàthuế đối kháng (countervailing duties –CVD).

Bán phá giá là khi một chủ thể xuấtkhẩu hàng hoá vào một quốc gia với giáthấp hơn giá trị thực của hàng hoá đó. Tuynhiên, theo chúng tôi, quy định về giá trịthực là một quy định thiếu chặt chẽ; theođó, giá trị thực là chi phí sản xuất hoặc giácho sản phẩm trong nước. Bằng cách phágiá hàng hoá, nhà xuất khẩu buộc các đối

Các biện pháp phòng vệ thương mại: Những thay đổi liên quan đến cách thức xửlý hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ

V C A 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

[1] Xem: http://www.cit.uscourts.gov/slip_op/Slip_op09/Slip%20Op.%2009-103.pdf

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

V C A26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

thủ cạnh tranh tại thị trường trongnước phải hạ giá sản phẩm hoặc chiasẻ thị phần cho các sản phẩm bánphá giá. Khi giải quyết vụ kiện chốngbán phá giá, DOC sẽ áp đặt mộtkhoản thuế lên hàng hoá bán phá giátừ các nước bán phá giá, và buộchàng hoá bán phá giá phải cạnhtranh bằng giá trị thực của nó.

Thuế đối kháng là một biện phápphòng vệ thương mại nhằm chốnglại việc trợ cấp. Trợ cấp là việc chínhphủ dành ưu đãi cho một lĩnh vực cụthể nào đó và kết quả là sẽ làm chogiá hàng xuất khẩu thấp xuống; sauđó, những mặt hàng này cạnh tranhvới giá thấp hơn các sản phẩm khácvà đạt được một lợi thế tương tự nhưđã đạt được bằng cách bán phá giá.Sự khác biệt giữa bán phá giá và trợcấp ở chỗ ai sẽ là người chịu chi phído giá thấp hơn? Trong bán phá giá,các chi phí thuộc về nhà xuất khẩu;trong trợ cấp chi phí thuộc về chínhphủ. Nếu DOC xác định việc trợ cấptồn tại và nó gây tổn thất cho thịtrường Hoa Kỳ, khi đó Hoa Kỳ có thểáp đặt các khoản thuế tương đươngvới số tiền trợ cấp.

Nhằm mục đích áp dụng các biệnpháp phòng vệ thương mại, DOCchia các quốc gia thành hai nhóm:quốc gia có nền kinh tế thị trường vàcác quốc gia có nền kinh tế phi thịtrường. Sự phân loại này được đưa ratừ thời Chiến tranh Lạnh (1945-1991)và dựa trên cơ sở chính trị hơn là cơsở kinh tế. Cho đến nay, Hoa Kỳ, Hiệpước chung về thuế quan và mậu dịch(GATT) và bây giờ là Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO) vẫn duy trì sựphân loại này. Nền kinh tế thị trườnglà những nền kinh tế hoạt động dựatrên quy luật cung – cầu của thịtrường và chính thị trường sẽ quyếtđịnh chi phí sản xuất. Các quốc gia cónền kinh tế phi thị trường là nhữngquốc gia mà nhà nước sẽ kiểm soátcác chi phí sản xuất và chỉ gồm cácquốc gia khối Xã hội chủ nghĩa. DOCđã sử dụng hệ thống phân biệt hainhóm quốc gia để phát triển các quyđịnh riêng lẻ cho việc áp dụng cácbiện pháp phòng vệ thương mại đốivới các quốc gia có nền kinh tế thịtrường và các quốc gia không có nềnkinh tế phi thị trường.

Trong các vụ kiện chống bán phágiá, DOC phân biệt các quốc gia cónền kinh tế thị trường và các quốc giacó nền kinh tế phi thị trường để ápdụng cách tính toán giá trị thực của

hàng hoá bán phá giá. Thông thường,DOC sẽ xem xét mức giá của hànghoá tại quốc gia xuất khẩu hoặc trongmột thị trường nước thứ ba. Nếu cảhai mức giá trên đều không xác địnhđược, DOC sẽ xem xét các chi phí liênquan đến các yếu tố sản xuất như:nguyên vật liệu, nhân công, chi phí cơsở hạ tầng... Trong nền kinh tế thịtrường, các mức giá này sẽ do thịtrường quyết định và do đó sẽ tổnghợp nên một mức giá trị thực củahàng hoá. Tuy nhiên, đối với nền kinhtế phi thị trường, DOC không nhữngkhông tin tưởng vào chi phí giá tạiquốc gia xuất khẩu mà còn không tintưởng vào giá của các yếu tố sản xuất;bởi vậy thiết lập phương pháp “thaythế” để tính giá trị thực, thậm chí cònđưa ra những quy định khác trongviệc điều tra giá trị thực. Ví dụ: trongvụ bán phá giá ghế bành nhập khẩutừ Trung Quốc, thay vì yêu cầu TrungQuốc xác định chi phí đối với gỗ, đinhvít và keo dán, DOC sẽ yêu cầu TháiLan xác định chi phí đối với gỗ, yêucầu Paraguay xác định chi phí đinh vítvà yêu cầu Ấn Độ xác định chi phí đốivới keo dán. Qua đây sẽ xác địnhđược giá trị thực của ghế bành caohơn giá bán bình thường và tỷ lệ bánphá giá được xác định bởi sự chênhlệch giữa giá trị thực và giá bán củasản phẩm.

Trước đây, DOC không áp dụngthuế đối kháng đối với các quốc giacó nền kinh tế phi thị trường. Ở cácquốc gia có nền kinh tế phi thịtrường, hầu hết các ngành côngnghiệp và các doanh nghiệp đều dochính phủ kiểm soát, việc xác định vàtính toán khoản trợ cấp là không thể.Biện pháp phòng vệ thương mại ápdụng đối với các quốc gia có nền kinhtế phi thị trường chỉ giới hạn trongviệc áp dụng thuế chống bán phá giá.Quốc hội Hoa Kỳ cũng không banhành bất kỳ quy định nào về thuế đốikháng và DOC cũng không xúc tiếnđưa ra các hướng dẫn trong việc ápdụng thuế đối kháng đối với các quốcgia có nền kinh tế phi thị trường. Tuynhiên, từ năm 2007, DOC đã thay đổicách thức đối xử với Trung Quốc vàbắt đầu áp dụng thuế đối kháng.Trong vụ kiện đầu tiên liên quan đếntrợ cấp chính phủ của Trung Quốc -khi ngành công nghiệp Hoa Kỳ đã đệtrình các khiếu nại chống lại các nhàxuất khẩu của Trung Quốc, mặc dùcòn thiếu các quy định pháp lý cũngnhư là các hướng dẫn, thủ tục nội bộ,

DOC vẫn bắt tay vào việc xác định cáckhoản trợ cấp và áp đặt các mức thuếmột cách linh hoạt. Cụ thể, DOC đã sửdụng kinh nghiệm trong việc áp đặtthuế đối kháng đối với các quốc giacó nền kinh tế thị trường và thuếchống bán phá giá đối với các quốcgia có nền kinh tế phi thị trường và ápdụng các thủ tục được coi là bất khảđoán và tùy ý. Bởi vậy, trong vụ GPXTires, Tòa án Thương mại Quốc tế LiênBang Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyếtrằng ba trong số các thủ tục trong vụnày là không thể được áp dụng.

Thuế đối kháng được áp dụng khinhà sản xuất/nhà xuất khẩu có đượckhoản trợ cấp và thuế chống bán phágiá được áp dụng khi nhà sảnxuất/nhà xuất khẩu giảm giá đáng kểsản phẩm. Việc áp dụng chồng chéohai biện pháp phòng vệ này đôi khivẫn xảy ra. Khi một chính phủ cấpmột khoản trợ cấp xuất khẩu chỉ ảnhhưởng đến giá của hàng hoá xuấtkhẩu. Khi một chính phủ cấp mộtkhoản trợ cấp trong nước, nhà sảnxuất hưởng lợi ích và sau đó thườngsẽ cắt giảm các khoản chi cho cảhàng hoá trong nước và hàng hoáxuất khẩu, như vậy tránh được bị ápthuế chống bán phá giá. Quốc hộiHoa Kỳ từ lâu đã xác định rằng thuếđối kháng áp cho các khoản trợ cấpxuất khẩu sẽ được khấu trừ từ khoảnthuế chống bán phá giá nhằm mục

V C A 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

đích chống lại việc áp thuế chồng.Nhưng đối với trợ cấp trong nước,Quốc hội Hoa Kỳ chưa đưa ra ý kiếngì.

2. Phương thức xác địnhcác khoản trợ cấp tại TrungQuốc: Vụ GPX Tires

Trong việc xác định các khoản trợcấp tại Trung Quốc, DOC đã ghi nhậncả trợ cấp trong nước và trợ cấp xuấtkhẩu và áp dụng thuế đối kháng chocả hai khoản này. Sau đó, DOC sửdụng phương pháp thay thế để xácđịnh giá trị thực sự của hàng hoá bịáp thuế chống trợ cấp. Tuy nhiên,trong việc tính toán số tiền thuế, DOClại so sánh với giá trị thực sự được xácđịnh với giá trị trợ cấp. Có thể thấyrằng, do loại bỏ các khoản trợ cấptrong nước ra khỏi việc tính toán giátrị thực sự của hàng hoá, DOC đã tínhhai lần khoản trợ cấp trong nước.

Chúng ta xem xét vấn đề theonhư một phương trình toán học nhưsau: Trong việc tính toán thuế chốngbán phá giá đối với quốc gia có nềnkinh tế thị trường, DOC so sánh giá trịthực sự (fair market value – FMV) vớigiá của sản phẩm tại thị trường trongnước (domestic market value – DMV),ta có: FMV = DMV. Giá trị thị trườngtrong nước sẽ được tính toán như làgiá trị thực (actual value – AV) của sảnphẩm cộng với bất kỳ khoản trợ cấp

trong nước (domestic subsidies – DS)được xác định trong cuộc điều trathuế đối kháng; như vậy ta có: DMV =AV + DS. Tuy nhiên, đối với các quốcgia có nền kinh tế phi thị trường, DMVđược thay thế bằng một giá trị thaythế được xác định (constructed surro-gate value - CSV), giá trị này có đượctừ việc xác định các nhân tố sản xuấttừ các quốc gia khác và không baogồm trợ cấp trong nước; ta có: DMV =CSV. Giá trị thay thế được xác địnhthường cao hơn nhiều so với giá trị thịtrường trong nước do phương phápxác định giá trị thay thế. Các khoảntrợ cấp trong nước sẽ được tự độngđược khấu trừ trong các trường hợpáp thuế chống bán phá giá áp dụngcho các quốc gia có nền kinh tế thịtrường và không được khấu trừ trongcác trường hợp tương tự áp dụng đốivới các quốc gia có nền kinh tế phi thịtrường. Bằng cách bắt đầu các vụ kiệnliên quan đến trợ cấp chính phủ đốivới hàng hoá, DOC có thể áp dụngthuế chồng hai lần đối với khoản trợcấp trong nước: một lần với thuế đốikháng và một lần với thuế chống bánphá giá.

Tùy từng thời điểm và với nhữngphương cách khác nhau, DOC chophép các ngành công nghiệp hoặccác doanh nghiệp tại các quốc gia cónền kinh tế phi thị trường làm thủ tụcđệ trình để có được miễn trừ khôngphân loại nền kinh tế phi thị trườngvà được tính giá theo phương phápáp dụng cho các quốc gia có nền kinhtế thị trường. Miễn trừ này sẽ đượcthông qua nếu ngành công nghiệpvà các doanh nghiệp chứng minhđược hoạt động của ngành côngnghiệp và của doanh nghiệp mình docác nhân tố thị trường điều chỉnhnhư: nhân tố sản xuất do thị trườngxác định, giá trị của hàng hoá do thịtrường quyết định, không có sự kiểmsoát của chính phủ trong ngành côngnghiệp... Trong thực tế, miễn trừ nàyrất ít khi được DOC thông qua.

Trong vụ GPX Tires, hai công tyTrung Quốc làm thủ tục để đượcmiễn trừ không phân loại nền kinh tếphi thị trường, trong đó, một công tylà công ty có vốn đầu tư của Hoa Kỳđã nhận được miễn trừ này. Công tycòn lại là công ty do Trung Quốc sởhữu phần lớn vốn góp đã bị từ chốicho hưởng miễn trừ với lý do là DOCkhông có thủ tục xét miễn trừ trongcác vụ kiện liên quan đến trợ cấpchính phủ. Toà án Thương mại Quốc

tế Liên bang Hoa Kỳ đã phán quyếtrằng hành vi từ chối này của DOC làhành vi bị cấm. DOC đã xác nhậnkhông có một thủ tục nào về việc xétmiễn trừ, bởi vậy DOC không thể lựachọn thủ tục của mình trong việcchấp nhận hoặc từ chối một yêu cầuxét miễn trừ. Đồng thời, DOC khôngthể áp dụng các thủ tục khác nhaudành cho các đối tượng khác nhaucho dù đó là thủ tục liên quan đếnvấn đề nào đi chăng nữa.

Như chúng ta biết, khoản trợ cấpluôn có thời hạn. Một trong nhữngnội dung quan trọng trong điều trathuế đối kháng của DOC là xác địnhkhoảng thời gian mà chính phủ dànhkhoản trợ cấp cho nhà xuất khẩu. Khimột quốc gia đã từng có nền kinh tếphi thị trường như Ba Lan và Ukrainađược “công nhận” là đã chuyển thànhquốc gia có nền kinh tế thị trường,DOC đã xem xét ngày được côngnhận này là ngày đầu tiên khi có thểxác định được có bất kỳ khoản trợ cấpnào. Trong trường hợp của TrungQuốc, không có ngày được côngnhận vì DOC vẫn xác định Trung Quốclà quốc gia có nền kinh tế phi thịtrường. Thay vì dựa vào ngày côngnhận, DOC chọn ngày Trung Quốc gianhập WTO là ngày đầu tiên mà có thểxác định được khoản trợ cấp. DOCcho rằng ngày này là thích hợp vì lẽmột số cải cách kinh tế được TrungQuốc đưa ra nhằm gia nhập vào WTO.Trung Quốc đã thực hiện nhiều cảicách trước khi gia nhập WTO và quốcgia này vẫn đang tiếp tục triển khaithực hiện cải cách.

Tòa án Thương mại Quốc tế Liênbang Hoa Kỳ phán quyết rằng việcDOC lựa chọn ngày Trung Quốc gianhập WTO làm ngày công nhận làmột lựa chọn tùy tiện. Việc DOCkhông thể xác định các khoản trợ cấptại Trung Quốc – nơi mà việc tư nhânhoá rải rác tạo một sự phân phốikhông đồng đều trong thị trường –và sau đó không thể nói rằng mọingành công nghiệp đều bắt đầunhận được trợ cấp kể từ ngày gianhập WTO. Trong việc xác định cáckhoản trợ cấp, Tòa án đã yêu cầu DOCphải điều tra cụ thể và xác định đượcthời gian trợ cấp thực tế và không thểtùy ý lựa chọn một ngày làm ngàycông nhận chuyển sang kinh tế thịtrường cho mọi ngành công nghiệpvà áp dụng nó mà không sửa đổi đốivới từng trường hợp cụ thể.

V C A28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

3. Động thái của DOC đốivới Việt Nam

DOC xem Việt Nam là một quốcgia có nền kinh tế phi thị trường. Vàongày 20 tháng 4 năm 2009, DOC mởrộng việc áp dụng thuế đối kháng đốivới các quốc gia có nền kinh tế phi thịtrường và mở vụ kiện đầu tiên liênquan đến trợ cấp chính phủ ở ViệtNam. Trong vụ túi Polyethylene nhậpkhẩu từ Việt Nam, DOC xem Việt Namvà Trung Quốc là hai quốc gia có nềnkinh tế với các đặc điểm thị trườngđầy đủ trong việc xác định khoản trợcấp, nhưng không đủ để được xem làquốc gia có nền kinh tế thị trường.Mặc dù vậy, DOC vẫn chưa ban hànhquyết định cuối cùng đối với thuế đốikháng và cho đến bây giờ DOC vẫnđối xử với Việt Nam như đối xử vớiTrung Quốc [2].

Việc đối xử tương tự này đã làmtăng tính minh bạch trong các thủ tụcmà DOC sẽ sử dụng khi mở vụ kiệnliên quan đến trợ cấp chính phủ đốivới Việt Nam. Mặc dù DOC vẫn chưaban hành các quy định mới hoặc mộtquyết định cuối cùng đối với thuế đốikháng kể từ khi có Phán quyết 09-103ngày18/9/2009, chúng ta vẫn có thểsuy đoán về quyết định giải quyết vụviệc từ các quy định hiện hành và từcác phán quyết của Tòa án.

Trong dự đoán động thái củaDOC, vấn đề quan trọng ở đây là phảihiểu được cách hành xử trước đó củaDOC. Cho dù cố ý hay do sư ̣ ngẫu

nhiên, DOC có xu hướng đối xử “đặcbiệt” dành cho Trung Quốc khi sửdụng các biện pháp phòng vệthương mại. Có nhiều phán quyết ápdụng thuế chống bán phá giá đối vớiTrung Quốc hơn đối với bất kỳ quốcgia nào khác. Các quy định không rõràng được đưa ra dường như đểchống lại các lợi ích của Trung Quốchay quan điểm của DOC vẫn có vẻchống lại Trung Quốc có thể có cơ sởtừ thời Chiến tranh Lạnh, và bây giờlà sự đối xử tương tự dành cho ViệtNam.

DOC thay đổi các giá trị thay thếđã được xác định nhằm xác định giátrị thực của hàng hoá như vậy lànhằm để bao gồm cả các khoản trợcấp trong nước; theo cách này DOCsẽ giữ được phương pháp xác địnhgiá trị thay thế của mình và trên cơ sởđó chỉ cần trừ đi giá trị của các trợ cấptrong nước. Điều này sẽ dẫn đến xácđịnh được giá trị thực cao bất thườngđể đưa ra các phán quyết về mứcthuế chống bán phá giá.

Có một vài phương án trong việcáp dụng miễn trừ không phân loạinền kinh tế phi thị trường và rất khóđể xác định được DOC sẽ áp dụngphương án nào cho từng vụ kiện liênquan đến trợ cấp chính phủ. Tuynhiên, có thể dễ dàng tiên liệu rằngDOC sẽ không thông qua miễn trừnày đối với Việt Nam. Đơn giản là

DOC sẽ dùng các miễn trừ hiện hànhcủa pháp luật về chống bán phá giávà áp dụng cho các trường hợp thuếđối kháng, do đó sẽ rất khó để đápứng tất cả các yêu cầu của DOC và cóđược miễn trừ không phân loại nềnkinh tế phi thị trường.

DOC sẽ tuân theo phán quyết củaTòa án trong việc xác định thời giancủa mỗi khoản trợ cấp chính phủtừng trường hợp cụ thể. Dĩ nhiên việcnày sẽ dẫn đến những khó khăn nhấtđịnh và làm tăng thời gian cần thiếtđể hoàn tất điều tra trong vụ kiện liênquan đến trợ cấp chính phủ.

Nền công nghiệp Hoa Kỳ ngàycàng có nhiều sự bảo hộ hơn nhằmđương đầu với cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu. Hoa Kỳ đã tìm cách đểngăn chặn sự cạnh tranh quốc tế trênthị trường Hoa Kỳ và thông qua việcáp dụng các biện pháp phòng vệthương mại được cộng đồng quốc tếchấp nhận. Việt Nam nên chuẩn bịsẵn sàng để đối phó với các trườnghợp áp thuế đối kháng sẽ phát sinhrất nhiều trong tương lai. Bên cạnhđó, Việt Nam cần phải làm quen vớiviệc phải đối phó với DOC, làm quenvới việc lựa chọn biện pháp nhằmgiảm thiểu hoặc bác bỏ bất cứ khoảnthuế nào mà DOC áp đặt.

NGÂN ANTheo Steve Jacob - Công ty Luật

Indochine Counsel

[2] Xem: http://www.ubvk.hochiminhcity.gov.vn/ShowArticle.aspx?ID=4017&CatID=43

V C A 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

Tên hoạt động: Hội nghị "Bảo vệngười tiêu dùng trong hoạt động bánhàng đa cấp"Thời gian: 21-25/12/2009 Nội dung: Phổ biến pháp luật về bảovệ người tiêu dùng, phổ biến các quyđịnh về quản lý bán hàng đa cấp, thựctrạng và quản lý. Những khó khăn, bấtcập và kiến nghị để thực hiện tốt côngtác bảo vệ người tiêu dùng tại TháiBình. Thành phần/Dự án: Ban bảo vệngười tiêu dùng, Sở Công Thương vàChi cục Quản lý thị trường tỉnh TháiBình. Địa điểm: Thái Bình

Tên hoạt động: Khoá đào tạo "Chínhsách cạnh tranh ở các nước Đông NamÁ - Những bước phát triển"Thời gian: 10/01- 13/01/2010 Nội dung: Những bước phát triểntrong quá trình thực thi Luật Cạnhtranh ở các nước Đông Nam Á Thành phần/Dự án: VCA, ADB Địa điểm: Philippin

Tên hoạt động: Khóa đào tạo "Kỹ năngđiều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh"Thời gian: 18 - 20/01/2010 Nội dung: Các hành vi hạn chế cạnh tranh,Các kỹ năng điều tra vụ việc liên quan đếnhạn chế cạnh tranh Thành phần/Dự án: VCA Địa điểm: Hạ Long

V C A30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 12 - 2009

TẢN MẠN

Về với mẹ mùa thuSải bước theo lối mòn nhỏ vắt qua

cánh đồng trong buổi chiều lặng lẽ,đón những cơn gió nhẹ nhàng ùa vào

lòng mới biết thu đã về từ lúc nào. Nétriêng của nắng, của gió, của chim muôngcây cỏ quê tôi tạo nên những khoảnh khắcdiệu kỳ, những đặc trưng rất quê màkhông giống với bất kỳ nét thu của miềnquê nào đó.

Nếu ai đã từng gặp bức tranh thu quêtôi có lẽ sẽ chẳng bao giờ quên được.Những chiếc lá xoan rắc ánh vàng xuốngnhững luống khoai lang xanh ngắt. Đứngxa nhìn lại, sẽ thấy bức tranh màu xanh vànhững đốm vàng li ti ấy, giống hệt chiếcáo hoa sặc sỡ mà các em nhỏ quê tôi haymặc mỗi độ Tết về.

Đứng dưới gốc cây xoan năm nào, tôichợt thấy lòng rộn rã. Cây xoan mùa nàybắt đầu thay áo mới. Chiếc áo mơ phaiđang dần bung ra để chuẩn bị khoác lênmình bộ y phục màu xanh. Những bônghoa cỏ may nhỏ xíu đã nhanh nhảu gămvào ống quần tôi lúc nào không biết. “Hồnanh như hoa cỏ may, một chiều cả gió bámđầy áo em” (Nguyễn Bính).

Có lẽ mùa thu với mẹ cũng chẳng khácnào mùa đông hay mùa hạ là bao. Mùanào với mẹ cũng là những ngày của bộnbề công việc và tất bật sớm hôm. Mùa thuvới mẹ là mùa của đầy ắp những âu lo. Mẹmỉm cười vì những cây trái trong vườn

được thay áo mới nhưng mẹ lại lo lắng vìmùa thu sẽ làm cây cối của mẹ khô hanh.

Mẹ băn khoăn cho những chú gà ươngbướng không chịu vào chuồng ngủ sớm,đêm về sẽ bị nhiễm lạnh vì sương thu. Mẹcần mẫn che đậy cho từng quả bưởi trongvườn mong tránh được hanh hao gióvàng.

Gió thu quê tôi chiều nay đậm mùikhói đất. Những đống giấm tròn tròn nhannhản mọc lên khắp mọi ngõ ngách quêtôi. Mẹ tôi cũng vừa đốt xong một đốnggiấm như thế. Tiếng lép bép phát ra từđống giấm. Mùi cỏ cháy khen khét quệnvới mùi đất nồng nồng xộc vào mũi tôi cayxè, rồi lan tỏa khắp cơ thể, khơi dậy cả mộtmiền ký ức trong sâu thẳm hồn tôi. Tronglàn khói mờ ảo, gương mặt mẹ bừng lên,đôi mắt đỏ hoe. Quê tôi vẫn thường bảotrồng màu mà không có loại đất hun ấy thìvụ đó chẳng ra gì.

Màn đêm buông xuống, mùi khói đấtlan tỏa khắp không gian hoà cùng sươngthu.

Những chiếc lá xoan nằm yên trên mặtđất. Đôi vai gầy của mẹ gánh biết bao mùathu đi qua cùng với những nhọc nhằn chochúng tôi có cuộc sống như bây giờ. Mỗikhi gió heo may về, lòng tôi lại thổn thứcvới bao nỗi niềm về nét mẹ...

LÊ DUY

Tôi về nhà vào buổichiều nắng nhẹ. Đitrên con đường hanhhao nắng gió mà thấylòng thanh thản lạlùng. Thu quê tôi thậtlặng lẽ, nó chợt đến,chợt đi âm thầm lúcnào không hay.

CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ� Chủ trì xây dựng và quản lý hệ

thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh,chống bán phá giá, chống trợ cấp, ápdụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ vàbảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCADvà các cơ quan có thẩm quyền khác xửlý để phục vụ cho công tác chuyênmôn của VCAD;

� Cung cấp thông tin trong nướcvà quốc tế phục vụ cho công tác quảnlý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCAD;

� Chủ động phát triển các hoạtđộng dịch vụ thông tin phục vụ yêucầu của các cơ quan quản lý nhà nước,các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước theo quy định của pháp luật vàchỉ đạo của Cục trưởng;

� Phối hợp với các đơn vị liênquan để biên tập và phát hành các ấnphẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyềnvề quản lý cạnh tranh, bảo vệ ngườitiêu dùng, các biện pháp chống bánphá giá, chống trợ cấp, áp dụng cácbiện pháp tự vệ và các hoạt độngkhác của Cục;

� Xây dựng và duy trì Hệ thốngQuản lý tri thức của VCAD;

� Tham gia hỗ trợ và phối hợp vớicác đơn vị thuộc Cục trong công tácnghiên cứu, phân tích thông tin vụviệc theo chỉ đạo của Cục trưởng;

�Thực hiện các hoạt động hợp tácquốc tế trong phạm vi được phâncông.

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc CụcQuản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, được thành lập theo quy định tại Nghị địnhsố 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (VCAD)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCID)

Phòng Phát triển dịch vụthông tin & dữ liệu

Phòng Tổng hợp & Quan hệ công chúng

Phòng Thông tin Bảo vệ ngườitiêu dùng

Bản tin Cạnh tranh & Ngườitiêu dùng

Phòng Thông tin Phòng vệthương mại

Phòng Thông tin Cạnh tranh

CƠ CẤU TỔ CHỨC

25 Ngô Quyền, Hoàn KiếmHà Nội, Việt Nam

Tel: (84.4) 2220 5305Fax: (84.4) 2220 5303

Email: [email protected]

Ảnh: H.N. Các cán bộ trẻ của CCID

Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lýcạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cụctrưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụcho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợcấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơnvị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition TrainingCenter (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm Đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊN