ruot so 153.qxp ruot so 72 xong

11
S153/2021 thương mi khoa hc 1 3 11 19 26 37 45 55 MC LC KINH TVÀ QUN LÝ 1. Lê ThVit Nga, Doãn Nguyên Minh và Bùi ThThu - Tác động ca các bin pháp kthut và vsinh dch tđến xut khu thy sn ca Vit Nam vào thtrường EU. Mã s: 153.1IBMg.12 The Impacts of TBT and SPS Measures on Vietnam's Seafood Exports to Eu Market 2. Đỗ ThBình - Tinh thn đổi mi ca doanh nghip tr: phân tích tngun lc và năng lc động. Mã s: 153.1IBAdm.11 Innovative Spirit of Young Enterprises: Analysis from Resources and Dynamic Capabilities Approach 3. Trn Chí Thin và Trn Nhun Kiên - Bo hshu trí tutrong htrkhi nghip sáng to vùng dân tc thiu svà min núi. Mã s: 153.1ISMET.12 Intellectual property protection in supporting startups in ethnic minority and moutainous areas QUN TRKINH DOANH 4. Nguyn Phương Linh và Cao Tun Khanh - Mi quan hca năng lc hp th, tích hp đa kênh và kết qukinh doanh ca doanh nghip bán l. Mã s: 153.2BMkt.21 The relationship of absorption, multi - channel integration capability and firm performance of retail enterprises. 5. Nguyn ThNgc Lan - Tác động ca kế toán qun trđến kết qukinh doanh ca doanh nghip Vit Nam. Mã s: 153.2BAcc.21 Impact of management accounting on business results of Vietnamese enterprises 6. Bùi ThThu Loan và Nguyn Xuân Thng - Nhn din vai trò ca đòn by tài chính trong mi quan hgia tinh thn doanh nhân và hiu qukinh doanh ca các doanh nghip nhvà va trên địa bàn Hà Ni. Mã s: 153.2BAdm.21 Identifying the role of financial leverage in the relationship between the entrepreneurship and business performance of small and medium enterprises in Hanoi 7. Lưu ThMinh Ngc, Nguyn Phương Mai và Đặng ThHương - ng dng thđim qun trcông ty trong đánh giá công ty cphn có vn nhà nước, nghiên cu trường hp ti công ty cphn Qun lý Bo trì Đường thy Ni địa s4. Mã s: 153.2BAdm.21 Applying Corporate Governance Scorecard in evaluating state-owned joint stock companies: Case study of Inland Waterways Management and Maintenance Joint Stock Company No. 4 ISSN 1859-3666 1

Upload: others

Post on 04-Nov-2021

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ruot so 153.qxp ruot so 72 xong

Số 153/2021 thương mạikhoa học

1

3

11

19

26

37

45

55

MỤC LỤC

KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

1. Lê Thị Việt Nga, Doãn Nguyên Minh và Bùi Thị Thu - Tác động của các biện pháp kỹ thuật vàvệ sinh dịch tễ đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU. Mã số: 153.1IBMg.12

The Impacts of TBT and SPS Measures on Vietnam's Seafood Exports to Eu Market2. Đỗ Thị Bình - Tinh thần đổi mới của doanh nghiệp trẻ: phân tích từ nguồn lực và năng lực động.Mã số: 153.1IBAdm.11

Innovative Spirit of Young Enterprises: Analysis from Resources and Dynamic CapabilitiesApproach3. Trần Chí Thiện và Trần Nhuận Kiên - Bảo hộ sở hữu trí tuệ trong hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo ởvùng dân tộc thiểu số và miền núi. Mã số: 153.1ISMET.12

Intellectual property protection in supporting startups in ethnic minority and moutainousareas

QUẢN TRỊ KINH DOANH

4. Nguyễn Phương Linh và Cao Tuấn Khanh - Mối quan hệ của năng lực hấp thụ, tích hợp đa kênhvà kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ. Mã số: 153.2BMkt.21

The relationship of absorption, multi - channel integration capability and firm performanceof retail enterprises.5. Nguyễn Thị Ngọc Lan - Tác động của kế toán quản trị đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệpViệt Nam. Mã số: 153.2BAcc.21

Impact of management accounting on business results of Vietnamese enterprises6. Bùi Thị Thu Loan và Nguyễn Xuân Thắng - Nhận diện vai trò của đòn bẩy tài chính trong mốiquan hệ giữa tinh thần doanh nhân và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địabàn Hà Nội. Mã số: 153.2BAdm.21

Identifying the role of financial leverage in the relationship between the entrepreneurship andbusiness performance of small and medium enterprises in Hanoi7. Lưu Thị Minh Ngọc, Nguyễn Phương Mai và Đặng Thị Hương - Ứng dụng thẻ điểm quản trịcông ty trong đánh giá công ty cổ phần có vốn nhà nước, nghiên cứu trường hợp tại công ty cổ phầnQuản lý Bảo trì Đường thủy Nội địa số 4. Mã số: 153.2BAdm.21

Applying Corporate Governance Scorecard in evaluating state-owned joint stock companies:Case study of Inland Waterways Management and Maintenance Joint Stock Company No. 4

ISSN 1859-3666

1

Page 2: ruot so 153.qxp ruot so 72 xong

Số 153/20212 thương mạikhoa học

8. Trần Thị Kim Phương, Phạm Công Hậu, Nguyễn Thanh Trúc, Trần Trung Vĩnh vàTrương Bá Thanh - Ảnh hưởng của hành vi tương tác qua truyền thông mạng xã hội đến trungthành thương hiệu: Trường hợp khách du lịch tại Đà Nẵng. Mã số: 153.2BMkt.21

The impact of customer engagement behaviours on social media on brand loyalty: a casestudy of domestic tourists in Da Nang city, Vietnam9. Nguyễn Thu Thủy, Lê Thanh Tâm, Đoàn Minh Ngọc và Lê Đức Hoàng - Các yếu tố ảnhhưởng tới ý định sử dụng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân của một chi nhánh ngân hàng thươngmại - nghiên cứu trường hợp ACB Thăng Long. Mã số: 153.2FiBa.22

Factors Affecting Intention to Use Personal Loan Service of A Commercial Bank Branch- ACB Thang Long Case Study10. Nguyễn Thị Hiên - Các yếu tố ảnh hưởng đến bất cân xứng thông tin trên Sàn giao dịch chứngkhoán Thành phố Hồ Chí Minh. Mã số: 153.2FiBa.21

The Factors Affecting Information Asymetry on Hochiminh City Stock Exchange (HOSE)

Ý KIẾN TRAO ĐỔI

11. Phan Hữu Nghị - Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế: nghiên cứu tại Việt Nam.Mã số: 153.3TrEM.32

Foreign Direct Investment and Economic Growth: Case Study in Vietnam12. Lê Bá Phong - Tăng cường khả năng đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam:Tác động điều tiết của văn hóa hợp tác và vai trò trung gian của năng lực quản trị tri thức.Mã số: 153.3BAdm.31

Stimulating Vietnamese enterprises’ innovation capability: The moderating effect of col-laborative culture and mediating role of knowledge management capability13. Vũ Tuấn Dương và Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Nghiên cứu tác động của chất lượng và giátrị dịch vụ đến sự hài lòng của sinh viên tại một số trường đại học tư thục trên địa bàn Hà Nội.Mã số: 153.3OMIs.31

Study on Impact of Service Quality and Value on Student Satisfaction at Several PrivateUniversities in Hanoi City

62

71

83

91

96

105

Page 3: ruot so 153.qxp ruot so 72 xong

!

1. Giới thiệuTrong những năm gần đây, Việt Nam được thế

giới biết đến như một thị trường mới nổi, năng độngvới tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định,đạt xấp xỉ 7%. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đangphải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức, tăngtrưởng của hầu hết các nền kinh tế lớn đều suy giảmdo phải đối phó với đại dịch Covid-19, tốc độ tăngtrưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đạt 2,91% và trởthành một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởngkinh tế tốt nhất thế giới trong năm 2020. Dẫu vậy, đểđảm bảo nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có nhữngbước tăng trưởng và phát triển ổn định, đòi hỏi cácdoanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng caokhả năng đổi mới sáng tạo trong quá trình sản xuấtvà cung ứng sản phẩm nhằm thích ứng tốt với nhữngbiến chuyển nhanh chóng của môi trường kinh tế -xã hội, công nghệ, nhu cầu khách hàng, tình thếcạnh tranh và xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu.

Khả năng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệpđược coi là động lực chính giúp doanh nghiệp tạo ralợi thế cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong dài hạntrước những thay đổi và thách thức ngày càng tăngtừ môi trường kinh doanh (Le và Lei, 2019). Nhận

thức được tầm quan trọng của hoạt động đổi mới,nhiều doanh nghiệp đã quan tâm nghiên cứu nhằmxác định được con đường đúng đắn và phù hợp đểnâng cao khả năng đổi mới, tuy nhiên phần lớn cácdoanh nghiệp vẫn chưa đạt được kết quả như ý vàgặp nhiều trở ngại để trở thành những doanh nghiệpđổi mới thực sự (Le và Lei, 2019; Lei và cộng sự,2021). Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam lànhững doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (chiếmtỷ lệ trên 98%) với sự hạn chế nhất định về vốn,nguồn lực và khả năng R&D để đổi mới (Nguyen vàcộng sự, 2018; Than và cộng sự, 2019), do đó, việcnâng cao năng lực đổi mới của doanh nghiệp dựatrên những khoản đầu tư lớn vào đổi mới công nghệdường như là sự lựa chọn không phù hợp. Nói cáchkhác, việc nghiên cứu, khám phá và phát hiện cácyếu tố tiền đề, sẵn có để tăng cường khả năng đổimới của doanh nghiệp là rất cần thiết và có ý nghĩa.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy lãnh đạochuyển đổi (LĐCĐ), khả năng quản trị tri thức(QTTT), và văn hóa hợp tác (VHHT) là những nhântố quan trọng, có ảnh hưởng tích cực đến khả năngđổi mới của doanh nghiệp (Costa và Monteiro 2016;Le và Lei, 2019; Le và cộng sự, 2020). Tuy vậy, vẫn

Số 153/202196

Ý K IẾN T R A O ĐỔ I

thương mạikhoa học

TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM: TÁC ĐỘNG ĐIỀU TIẾT CỦA VĂN HÓAHỢP TÁC VÀ VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA NĂNG LỰC QUẢN TRỊ TRI THỨC

Lê Ba PhongTrường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Ngày nhận: 03/03/2021 Ngày nhận lại: 06/04/2021 Ngày duyệt đăng: 09/04/2021

Từ khóa: Lãnh đạo chuyển đổi, văn hóa hợp tác, khả năng quản trị tri thức, khả năng đổi mới.

JEL Classifications: M1, M14, O31, O34

Khả năng đổi mới có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp thích ứng với nhữngbiến đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, cải thiện hiệu quả kinh doanh và tạo ra lợi thế

cạnh tranh bền vững. Mục đích của nghiên cứu là nhằm khám phá những ảnh hưởng của lãnh đạo chuyểnđổi (LĐCĐ), văn hóa hợp tác (VHHT) và khả năng quản trị tri thức (QTTT) đến khả năng đổi mới của cácdoanh nghiệp Việt Nam ở hai khía cạnh: đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình. Nghiên cứu sử dụng môhình phương trình cấu trúc SEM và dữ liệu thu thập được từ 331 người tham gia tại 75 doanh nghiệp ViệtNam để kiểm tra và thử nghiệm các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Kết quả nghiên cứu chỉra rằng LĐCĐ có tác động trực tiếp và gián tiếp đến khả năng đổi mới sản phẩm và quy trình của doanhnghiệp thông qua vai trò trung gian của QTTT. Đồng thời, tác động của QTTT đến các khía cạnh cụ thể củađổi mới là khác nhau và phụ thuộc vào mức độ mạnh yếu của văn hóa hợp tác trong tổ chức. Nghiên cứugóp phần mang đến những hiểu biết hữu ích về các tiền đề, cơ chế và điều kiện thích hợp để tăng cườngkhả năng đổi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Page 4: ruot so 153.qxp ruot so 72 xong

còn tồn tại những khoảng trống lý thuyết và thựcnghiệm về mối quan hệ giữa các nhân tố tiền đề nàyđối với các khía cạnh cụ thể của khả năng đổi mớinhư đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình(Birasnav và cộng sự, 2013; Le và Lei, 2019). Dođó, để tăng cường hiểu biết về các điều kiện và tiềnđề giúp cải thiện khả năng đổi mới, bài báo sẽnghiên cứu và lượng hóa những tác động của LĐCĐđối với khả năng đổi mới sản phẩm và đổi mới quytrình thông qua vai trò trung gian của khả năngQTTT và cơ chế điều tiết của VHHT của doanhnghiệp. Nghiên cứu đảm bảo tính cấp thiết và gópphần làm phong phú cơ sở lý thuyết về quản trị đổimới bởi những lý do sau:

Thứ nhất, lý thuyết về LĐCĐ được biết đến nhưmột trong những lý thuyết lãnh đạo quan trọng vàđược áp dụng khá phổ biến ở các nước phát triển(Le và Lei, 2019). Tuy nhiên, những hiểu biết vềLĐCĐ còn rất hạn chế và xa lạ, đặc biệt đối với cácnước đang phát triển như Việt Nam. Do đó, nghiêncứu về những tác động của LĐCĐ đối với khả năngđổi mới sẽ góp phần giúp các nhà quản trị có cơ sởđể vận dụng hiệu quả một trong những phong cáchlãnh đạo mới nhằm nâng cao khả năng đổi mới chodoanh nghiệp.

Thứ hai, việc đối mặt với việc hạn chế về nguồnlực tài chính và công nghệ đã thúc đẩy các doanhnghiệp trong các thị trường mới nổi phải suy xét thấuđáo nhằm xác định được định hướng và chiến lượcđổi mới đúng đắn. QTTT được coi là một chiến lượcthông minh trong kỷ nguyên tri thức và cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0. Khả năng QTTT thúc đẩyđáng kể sự đổi mới bởi khả năng bù đắp những lỗhổng kiến thức, tích hợp cả kiến thức bên trong vàbên ngoài doanh nghiệp, đồng thời làm cho nguồnvốn tri thức của doanh nghiệp trở nên sẵn có và dễtiếp cận hơn cho quá trình đổi mới (Birasnav và cộngsự, 2013; Lei và cộng sự, 2021). Mặc dù vậy, nhữnghiểu biết về vai trò trung gian của QTTT trong mốiquan hệ giữa LĐCĐ và khả năng đổi mới sản phẩmcũng như đổi mới quy trình của doanh nghiệp vẫncòn hạn chế và chưa được quan tâm thấu đáo.

Thứ ba, văn hóa doanh nghiệp được xem là mộttrong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớnđến khả năng QTTT và đổi mới của doanh nghiệp.Chứa đựng các chuẩn mực và giá trị quan trọng củavăn hóa doanh nghiệp, VHHT được coi là mộtnguồn năng lực động của tổ chức, giúp doanhnghiệp tạo lên sức mạnh tập thể và tác động tích cựcđến sự thành công của thực tiễn QTTT và đổi mớitrong doanh nghiệp (Le và cộng sự, 2020). Theo Levà cộng sự (2020), các quy trình và hoạt động trongtổ chức được hỗ trợ bởi một bầu không khí hợp táclà yếu tố quan trọng đối với việc theo đuổi và quảntrị đổi mới. Để nghiên cứu những ảnh hưởng củaVHHT trong quá trình thực hành quản trị đổi mới,nghiên cứu này sẽ phân tích và khám phá vai trò

điều tiết của VHHT trong mối quan hệ giữa khảnăng QTTT và khả năng đổi mới của doanh nghiệp.

Xuất phát từ những khoảng trống lý thuyết vàthực tiễn trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằmlàm sáng tỏ những câu hỏi nghiên cứu sau:

(1) Giữa LĐCĐ và QTTT, nhân tố nào có ảnhhưởng quan trọng hơn đối với khả năng đổi mới quytrình và đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp?

(2) QTTT có hoạt động như một nhân tố trunggian trong mối quan hệ giữa LĐCĐ và khả năng đổimới của doanh nghiệp hay không?

(3) Văn hóa hợp tác ảnh hưởng như thế nào đếnmối quan hệ giữa khả năng QTTT và khả năng đốivới đổi mới của doanh nghiệp?

2. Cơ sở lý thuyết2.1. Mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi và

khả năng đổi mớiLý thuyết về lãnh đạo chuyển đổi (LĐCĐ) được

Bass (1990) kế thừa và dần trở thành một trongnhững học thuyết lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhấthiện nay. Theo Bass (1990), và Lei và Lei (2019),nhà quản trị mang phong cách lãnh đạo chuyển đổiđược thể hiện ở 4 đặc trưng gồm: Ảnh hưởng lýtưởng (khả năng đưa ra một tầm nhìn hấp dẫn và lôicuốn nhân viên); kích thích trí tuệ (khả năng khơidậy và phát huy trí tuệ của nhân viên); truyền cảmhứng (khả năng truyền động lực và tạo cảm hứnglàm việc cho nhân viên); và quan tâm cá nhân (thểhiện sự quan tâm và trú trọng đến công tác hỗ trợ vàhuấn luyện nhân viên). Trên cơ sở quan điểm của Levà Lei (2019) và Bass (1990), tác giả đưa ra kháiniệm sau về lãnh đạo chuyển đổi:

Lãnh đạo chuyển đổi là phong cách của nhữngnhà lãnh đạo tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết, cókhả năng chuyển hóa hành vi, lôi cuốn và thuyếtphục nhân viên hành động vượt qua sự mong đợi dựatrên ảnh hưởng lý tưởng, khả năng truyền cảm hứng,kích thích trí tuệ và sự quan tâm cá nhân sâu sắc.

Lý thuyết về LĐCĐ ngày càng thu hút được sựquan tâm nghiên cứu và vận dụng bởi các học giả vàcác nhà quản trị trong thực hành đổi mới (Lei vàcộng sự, 2021). Do đó, việc nghiên cứu mối quan hệgiữa LĐCĐ và các hình thức đổi mới cụ thể sẽ tíchcực góp phần làm phong phú thêm những hiểu biếtmới về lãnh đạo và quản trị đổi mới.Đổi mới sáng tạo là động lực chính giúp doanh

nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh và cải thiện kết quảkinh doanh của doanh nghiệp. (Le và Lei, 20198)định nghĩa đổi mới là khả năng tạo ra các sảnphẩm/dịch vụ và quy trình hoạt động mới giúpdoanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong dàihạn. Tùy theo những tiêu chí phân loại khác nhaumà khả năng đổi mới được phân thành những loạikhác nhau, ví dụ như: đổi mới kỹ thuật và đổi mớiquản trị; tốc độ đổi mới và chất lượng đổi mới; đổimới căn bản/toàn diện và đổi mới gia tăng/nhỏ; đổimới sản phẩm và đổi mới quy trình. Nghiên cứu này

97!

Số 153/2021

Ý K IẾN T R A O ĐỔ I

thương mạikhoa học

Page 5: ruot so 153.qxp ruot so 72 xong

!

tập trung sự quan tâm nghiên cứu đối với đổi mớisản phẩm và đổi mới quy trình vì đổi mới sản phẩmvà đổi mới quy trình đang trở thành xu hướng chủđạo của các doanh nghiệp ở các thị trường mới nổi,giúp các doanh nghiệp mở ra những cơ hội kinhdoanh mới và đạt được lợi thế cạnh tranh (Le và Lei,2019). Trong đó: Đổi mới sản phẩm phản ánh khảnăng của doanh nghiệp trong việc cung cấp các sảnphẩm/dịch vụ mới để thu hút sự chú ý và thỏa mãnnhu cầu của khách hàng; đổi mới quy trình đề cậpđến khả năng của doanh nghiệp trong việc áp dụngcác quy trình vận hành mới tốt hơn nhằm cải thiệnhiệu suất hoạt động so với quy trình hiện có.

Các học giả dành nhiều nỗ lực nghiên cứu và chỉra những tác động tích cực của LĐCĐ đối với khảnăng đổi mới của doanh nghiệp (Le và Lei, 2019;Lei và cộng sự, 2021). Theo Jung và cộng sự (2003),các nhà LĐCĐ tác động tích cực đến khả năng đổimới sáng tạo của nhân viên bằng cách tạo ra một nềnvăn hóa hỗ trợ, khuyến khích nhân viên tự do thảoluận, thử nghiệm và áp dụng các ý tưởng và phươngpháp mới. Sattayaraksa và Boon-itt (2011) cho rằngthực hành LĐCĐ có tác dụng định hình và phát triểnvăn hóa đổi mới, khuyến khích sự sáng tạo, chấpnhận rủi ro và nuôi dưỡng sự đổi mới. Nghiên cứucủa Le (2020) nhấn mạnh: Các nhà lãnh đạo chuyểnđổi giúp khơi dậy sự tự tin và lạc quan của nhân viênđối với định hướng đổi mới. Điều đó giúp các nhàLĐCĐ dễ dàng hơn trong việc theo đuổi và thựchiện những hoạt động đổi mới một cách căn bản vàtoàn diện. Đặc biệt, nghiên cứu của Le và Lei (2019)minh chứng rằng: thông qua ảnh hưởng lý tưởng,khả truyền cảm hứng và quan tâm cá nhân, các nhàLĐCĐ tích cực thúc đẩy nhân viên không ngừngsáng tạo và áp dụng các giải pháp mới nhằm tăngcường khả năng đổi mới sản phẩm và đổi mới quytrình của doanh nghiệp. Trên cơ sở những lập luậnnày, tác giả đề xuất các giả thuyết sau (Hình 1):

H1a.b. LĐCĐ có tác động tích cực đến khảnăng đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình củadoanh nghiệp.

2.2. Mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi vàkhả năng quản trị tri thức

Quản trị tri thức được định nghĩa là khả năng củadoanh nghiệp trong việc tạo ra, chia sẻ và áp dụng

kiến thức vào thực tiễn nhằm tạo ra giá trị cốt lõi vàduy trì lợi thế cạnh tranh (Birasnav và cộng sự, 2011;Birasnav và cộng sự, 2013; Ugwu và Okore, 2020).Khả năng quản trị tri thức cho phép các doanhnghiệp kiểm soát và sử dụng có hiệu quả nguồn lựctri thức hiện có và phát triển nguồn lực tri thức nàythông qua quá trình thu thập, chia sẻ và vận dụngnhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi và khảnăng QTTT của doanh nghiệp đã được nhiều học giảquan tâm và minh chứng rằng các nhà lãnh đạochuyển đổi tạo ra một môi trường làm việc tích cực,hỗ trợ và cung cấp đầy đủ nguồn lực vật chất và tinhthần giúp tăng cường khả năng QTTT của tổ chức.Cụ thể, theo Birasnav và cộng sự (2011), các nhàlãnh đạo chuyển đổi quan tâm đến việc tạo ra tậphợp các giá trị, giả định và niềm tin nhằm thúc đẩyhành vi thu thập, chia sẻ tri thức và tham gia vào quátrình quản lý tri thức của nhân viên. Le và Lei(2019) cho rằng: sức hút, động lực truyền cảm hứngvà khả năng kích thích trí tuệ nhân viên giúp các nhàlãnh đạo chuyển đổi tạo ra một môi trường thuận lợi,thúc đẩy sự giao tiếp và chia sẻ kiến thức giữa cácnhân viên với nhau. Ugwu và Okore (2020) lập luậnrằng LĐCĐ có liên quan tích cực đến tạo ra các tiềnđề và điều kiện thuận lợi để tăng cường khả năngQTTT của tổ chức như: khuyến khích văn hóa họctập trong tổ chức, hình thành hệ thống khen thưởngkhuyến khích nhân viên chia sẻ và sáng tạo kiếnthức. Gần đây, Lei và cộng sự (2021) cho rằng: dướisự lãnh đạo của các nhà lãnh đạo chuyển đổi, nhânviên trở nên sáng tạo hơn và sẵn sàng chia sẻ vốnkiến thức cá nhân của họ với đồng nghiệp. Do đó,những giả thuyết sau được đề xuất:

H2. LĐCĐ tạo ra những ảnh hưởng tích cực đếnkhả năng QTTT của tổ chức

2.3. Mối quan hệ giữa khả năng quản trị trithức và khả năng đổi mới

Khả năng đổi mới của tổ chức phụ thuộcnhiều vào mức độ chuyển đổi và khả năngáp dụng kiến thức của doanh nghiệp vàothực tiễn (Le và Lei, 2019). Có nhiềunghiên cứu khác nhau cung cấp bằng chứnghỗ trợ cho mối quan hệ tích cực giữa khảnăng QTTT và đổi mới. Cụ thể, Ling vàNasurdin (2010) giải thích rằng hiệu quảcủa QTTT cho phép các doanh nghiệp tăngcường khả năng đổi mới của mình bằngcách liên tục chuyển đổi các quy trình quảntrị, hệ thống thông tin và cơ cấu tổ chức

theo hướng tích cực và hỗ trợ cho các hoạt động đổimới của doanh nghiệp. Le và Lei (2019) cho rằngkhả năng QTTT giúp doanh nghiệp cải thiện và đẩynhanh quá trình áp dụng kiến thức mới, từ đó giúptăng cường khả năng đổi mới của doanh nghiệp.Một số nghiên cứu định lượng gần đây cũng minhchứng rằng: khả năng thu nhận, chia sẻ và ứng dụng

Số 153/202198

Ý K IẾN T R A O ĐỔ I

thương mạikhoa học

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Page 6: ruot so 153.qxp ruot so 72 xong

tri thức là những tiền đề quan trọng thúc đẩy khảnăng đổi mới của một tổ chức như đổi mới quá trìnhvà đổi mới sản phẩm (Birasnav và cộng sự, 2011;Birasnav và cộng sự, 2013; Le và Lei, 2019). Trêncơ sở những lập luận này, tác giả đề xuất các giảthuyết sau:

H3a.b. Khả năng QTTT có liên quan tích cựcđến khả năng đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trìnhcủa doanh nghiệp

2.4. Vai trò trung gian của QTTT giữa LĐCĐvà khả năng đổi mới

Những biện luận trên đã cho thấy ảnh hưởng tíchcực của LĐCĐ đối với QTTT, đến lượt mình, QTTTlại tạo ra những tác động tích cực đến khả năng đổimới của doanh nghiệp. Điều này đã biện minh chovai trò trung gian của QTTT giữa LĐCĐ và khảnăng đổi mới. Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiêncứu cũng khẳng định tầm quan trọng của QTTTtrong việc kết nối những ảnh hưởng của LĐCĐ đốivới khả năng đổi mới của doanh nghiệp (Van DeVen, 1986; Uddin và cộng sự; 2017). Đặc biệt,Birasnav và cộng sự (2013) chỉ ra rằng những tácđộng tích cực của LĐCĐ đối với QTTT giúp cảithiện khả năng đổi mới sản phẩm và đổi mới quytrình của doanh nghiệp. Từ những lập luận này,nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau:

H4a.b. Khả năng QTTT đóng vai trò là cầu nốitrung gian trong mối quan hệ giữa LĐCĐ và khảnăng đổi mới của doanh nghiệp trên các phươngdiện đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình

2.5. Ảnh hưởng điều tiết của văn hóa hợp tácgiữa QTTT và khả năng đổi mới

Văn hóa doanh nghiệp được định nghĩa là tậphợp các giá trị, niềm tin, chuẩn mực và hành vi đượcchia sẻ rộng rãi bởi các thanh viên trong tổ chức vàtạo nên bản sắc đặc trưng của tổ chức (Lei và cộngsự 2020). Văn hóa doanh nghiệp là một phạm trùphức tạp, được nghiên cứu và phân loại theo nhiềucách khác nhau tùy theo nhiều bối cảnh và cấp độnghiên cứu. Là một hình thức cụ thể của văn hóadoanh nghiệp, văn hóa hợp tác (VHHT) hàm chứacác giá trị cốt lõi được đặc trưng bởi tầm nhìn dàihạn, làm việc theo nhóm, tôn trọng lẫn nhau, nhấnmạnh tinh thần cởi mở, hợp tác và chia sẻ kiến thứcgiữa các thành viên trong tổ chức (Le và cộng sự,2020). Văn hóa hợp tác chính là nguồn gốc tạo nênsức mạnh tập thể, được xây dựng dựa trên sự tôntrọng, quan tâm và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thànhviên trong tổ chức (Le và cộng sự, 2018).

Nhiều nghiên cứu cho thấy văn hóa doanhnghiệp nói chung và VHHT nói riêng vận hành nhưmột nhân tố ngữ cảnh có tác dụng điều chỉnh đángkể mối quan hệ giữa QTTT và đổi mới. Cụ thể, theoDonate và Guadamillas (2010), những công ty cógiá trị văn hóa tích cực và mạnh mẽ hơn thường dễthành công hơn trong thực hành đổi mới. Nghiêncứu của Donate và Guadamillas (2010) tiết lộ rằng,

văn hóa doanh nghiệp khuyến khích sự trao đổi trithức có thể tạo ra tác động cấp số nhân lên mối quanhệ giữa QTTT và đổi mới. Le và cộng sự (2020)nhấn mạnh rằng VHHT thúc đẩy các hoạt động chiasẻ ý tưởng, thử nghiệm và khai thác tri thức giữa cácnhân viên, điều này rất có lợi cho việc tăng cườnghoặc hỗ trợ các khía cạnh của đổi mới. Nói cáchkhác, môi trường làm việc trên tinh thần hợp tác cóý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra các cơ hội vàđiều kiện thuận lợi giúp chuyển hóa nhanh hơn cácquá trình thu thập, chia sẻ và áp dụng kiến thức củanhân viên thành các thực tiễn đổi mới của doanhnghiệp như đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình.Do đó các giả thuyết sau được đề xuất:

H5a.b. VHHT tăng cường sự tác động của QTTTđối với khả năng đổi mới sản phẩm và đổi mới quytrình của doanh nghiệp.

3. Phương pháp nghiên cứuĐể đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử

dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tínhvà định lượng. Đặc biệt, để đưa ra bằng chứng xácthực về mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hìnhnghiên cứu, tác giả đã tiến hành thu thập số liệu sơcấp thông qua bảng hỏi và phân tích xử lý số liệutrên phần mềm SPSS và AMOS phiên bản 22.

3.1. Mẫu nghiên cứuNghiên cứu được tiến hành dựa trên mẫu nghiên

cứu gồm 75 doanh nghiệp đang hoạt động tại cácthành phố lớn của Việt Nam gồm Hà Nội (15 doanhnghiệp), Hải Phòng (15 doanh nghiệp), Đà Nẵng (20doanh nghiệp) và Thành Phố Hồ Chí Minh (25doanh nghiệp). Thông tin khái quát của mẫu nghiêncứu thể hiện trong Bảng 1. Mẫu nghiên cứu đượcnhóm tác giả thực hiện theo phương pháp chọn mẫuthuận tiện (phương pháp chọn mẫu phi xác suất). Sựđa dạng của mẫu nghiên cứu về loại hình doanhnghiệp, số lượng nhân viên, doanh thu và được thuthập trên các thành phố lớn đại diện cho ba miềnBắc, miền Trung và Miền Nam đảm bảo tính đạidiện nhất định của nghiên cứu.Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả

hướng đến người trả lời là những nhân viên chủ chốtcủa doanh nghiệp, những người giữ các chức vụquản lý ở các phòng ban quan trọng như phòng quảntrị, phòng R&D, phòng kế toán, và phòngMarketing. Biến quan sát sử dụng trong nghiên cứuđược thu thập từ những công trình nghiên cứu có uytín nhằm đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Tác giảsau đó tiến hành tham khảo ý kiến chuyên gia đểhiệu chỉnh và xây dựng bảng hỏi. Nghiên cứu phátra 650 phiếu khảo sát, thu về 381 phiếu trong đó có331 phiếu hợp lệ để đưa vào phân tích. Cơ cấu ngườitrả lời bao gồm 83 giám đốc, phó giám đốc (chiếmtỉ lệ 25,1%), 196 trưởng phó các phòng ban (chiếmtỉ lệ 59,2%) và 52 nhân viên (chiếm tỉ lệ 15,7%).Nghiên cứu có 34 biến quan sát dùng đo lường 4nhân tố. Theo tiêu chuẩn về kích thước mẫu thì kích

99!

Số 153/2021

Ý K IẾN T R A O ĐỔ I

thương mạikhoa học

Page 7: ruot so 153.qxp ruot so 72 xong

!

thước mẫu tối thiểu phải lớn hơn 5 lần số biến quansát là 34*5=170 phiếu. Do đó, với 331 phiếu hợp lệ,nghiên cứu đã đảm bảo tiêu chuẩn về kích thướcmẫu dùng để phân tích nhân tố khám phá và kiểmđịnh mô hình hồi quy đa biến.

3.2. Đo lườngCác biến quan sát

được tác giả thu thậptừ những công trìnhnghiên cứu đã đượccông bố trước đây(Bảng 2) và đượclượng hóa bằngthang đo Likert nămmức độ (với 1: Hoàntoàn không đồng ý,2: Không đồng ý, 3:Bình thường, 4:Đồng ý và 5: Hoàntoàn đồng ý).

4. Kết quảnghiên cứu

4.1. Phân tíchnhân tố khẳng định

Nghiên cứu căncứ vào hệ sốCronbach alpha (Cα)để đánh giá độ tin cậynội tại của các thangđo (Bảng 3) và phântích nhân tố khẳngđịnh (CFA) để đánhgiá mức độ phù hợpcủa mô hình đo lường(Bảng 4). Kết quảthống kê ở Bảng 3cho thấy các giá trịCα trong khoảng 0,92đến 0,97 là cao hơnmức ý nghĩa 0,7 (Le

& Lei, 2019) đã khẳng định độtin cậy của thang đo dùng trongnghiên cứu.

Phân tích nhân tố khẳngđịnh (CFA) được dùng để đánhgiá tính hợp lệ của mô hình đolường tổng thể, tính hội tụ vàphân biệt của các cấu trúc. Kếtquả phân tích CFA cho thấycác hệ số tải (Factor loadings)và độ tin cậy tổng hợp (C.R)nằm trong phạm vi tiêu chuẩnvà có ý nghĩa thống kê p <0,001. Cụ thể, factor loadingstrong khoảng từ 0,701 đến0,946; độ tin cậy tổng hợptrong khoảng từ 0,92 đến 0,97;trung bình phương sai trích

(AVE) trong khoảng từ 0,65 đến 0,86. Do đó mô hìnhnghiên cứu đáp ứng được các tiêu chí về tính phânbiệt và hội tụ.

Nghiên cứu sử dụng các chỉ số: Chi-square/df(CMIN/ df), chỉ số phù hợp (GFI) và sai số trung

Số 153/2021100

Ý K IẾN T R A O ĐỔ I

thương mạikhoa học

Bảng 1: Thông tin mẫu nghiên cứu

Bảng 2: Thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu

Page 8: ruot so 153.qxp ruot so 72 xong

bình bình phương xấp xỉ (RMSEA); chỉ số phù hợptiêu chuẩn (NFI), chỉ số phù hợp điều chỉnh (AGFI)và chỉ số phù hợp so sánh (CFI) để đo mức độ phùhợp của mô hình. Bảng 4 cho thấy các chỉ số nàyđều nằm trong ngưỡng giá trị cho phép. Do đó, môhình đo lường là đảm bảo độ tin cậy và phù hợp choviệc phân tích tương quan giữa các nhân tố.

4.2. Kết quả nghiên cứuMô hình phương trình cấu trúc (SEM) được sử

dụng với kỹ thuật maximum likelihood estimation(ước tính khả năng xảy ra tối đa) để kiểm tra cácgiả thuyết trong mô hình nghiên cứu bởi hai lý do.Thứ nhất, phương pháp SEM được sử dụng rộngrãi do khả năng phân tích các tương quan hồi quytrên một mô hình và thử nghiệm duy nhất. Thứ hai,dễ dàng tiến hành thử nghiệm đối với các hiệu ứngtrung gian và điều tiết, đồng thời cho kết quả vớiđộ tin cậy cao (Lei và cộng sự, 2019). Tổng hợpkết quả nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 4,Bảng 5 và Hình 2.

Tác động trực tiếpvà điều tiếtĐối với giả thuyết

H1a.b, kết quả trongBảng 4 cho thấy tácđộng tích cực củaLĐCĐ đối với đổi mớisản phẩm (β = 0,370; p<0,001) và đổi mới quytrình (β = 0,406; p<0,001). Do đó, các giảthuyết H1a và H1b đượcchấp nhận. Kết quả nàyhàm ý rằng những tácđộng LĐCĐ đối với đổimới quy trình là lớn hơnso tác động đến đổi mớisản phẩm.

Về mối quan hệ giữaLĐCĐ và QTTT, Bảng 4chỉ ra rằng LĐCĐ có tácđộng tích cực và có ýnghĩa đối với khả năngQTTT của doanh nghiệp(β = 0,575; p <0,001).Do đó, giả thuyết H2được chấp nhận.

Kết quả nghiên cứucho thấy tác động củaQTTT đối với đổi mớisản phẩm (β = 0,393; p< 0,001) và đổi mới quytrình (β = 0,403; p <0,001) là tích cực và cóý nghĩa thống kê. Do đó,giả thuyết H3a và H3bđược chấp nhận. Kết

quả này cho thấy QTTT có tác động đến đổi mớiquy trình lớn hơn so với tác động của nó đối với khảnăng đổi mới sản phẩm.

Kết quả trong Bảng 4 cũng chấp nhận giả thuyếtH5a và H5b bởi tác động tương hỗ của VHHT vàQTTT (VHHT*QTTT) đối với khả năng đổi mới

101!

Số 153/2021

Ý K IẾN T R A O ĐỔ I

thương mạikhoa học

Bảng 3: Phân tích nhân tố khẳng định và độ tin cậy của mô hình đo lường

Notes: Cα ≥ 0.7; CR ≥ 0.7; AVE ≥ 0.5; *** Significant at p < 0.001.

Bảng 4: Chỉ số phù hợp tổng thể của mô hình CFA

Note: a Ngưỡng tốt nhất; b Ngưỡng chấp nhận được (Nguồn: Schermelleh-Engel & cộng sự, 2003;

Wang & Wang, 2012).

Page 9: ruot so 153.qxp ruot so 72 xong

!

sản phẩm (β = 0,092; p < 0,001) và đổi mới quytrình (β = 0,099; p <0,001) là tích cực và có ý nghĩa.Nói cách khác, nghiên cứu xác nhận vai trò điều tiếtcủa VHHT trong mối quan hệ giữa QTTT và khảnăng đổi mới của doanh nghiệp.

Tác động gián tiếpĐể kiểm tra và cung cấp bằng chứng về vai trò

trung gian của QTTT giữa LĐCĐ và các phươngdiện của khả năng đổi mới, theo khuyến nghị củaPreacher & Hayes (2008), nghiên cứu sử dụngphương pháp khoảng tin cậy bootstrap với 5.000 lầnlặp để kiểm tra ý nghĩa và độ tin cậy của các tácđộng gián tiếp (xem Bảng 6).

Bảng 6 cho thấy tác động gián tiếp của LĐCĐđối với khả năng đổi mới sản phẩm (β = 0,226; p <0.001) và đổi mới quy trình (β = 0,232; p < 0.001)là có ý nghĩa thống kê với p < 0.001 và nằm trongkhoảng tin cậy. Do đó, giả thuyết H5a và H5b đượcxác nhận. Nói cáchkhác, kết quả chỉ rarằng khả năngQTTT đóng vai ròlà cầu nối trung giangiữa LĐCĐ và cáckhía cạnh của khảnăng đổi mới.

5. Kết luận vàhàm ý

Tăng cườngnăng lực đổi mớiđược coi là chìakhóa giúp các doanhnghiệp Việt Namtạo ra lợi thế cạnhtranh và gặt háiđược thành côngtrước áp lực cạnhtranh ngày càng caocủa môi trường kinhdoanh (Le và Lei,2019; Lei và cộngsự, 2021). Việcđánh giá và thửnghiệm các giảthuyết được pháttriển trong bài báonày góp phần khỏalấp các khoảngtrống lý thuyết vềmối quan hệ LĐCĐ,VHHT, QTTT vàkhả năng đổi mới,đồng thời giúp cácdoanh nghiệp ViệtNam có được căn cứ

xác đáng nhằm theo đuổi và tăng cường khả năngđổi mới cho doanh nghiệp. Đóng góp của nghiêncứu về mặt lý luận và thực tiễn thể hiện ở nhữngkhía cạnh sau:

Thứ nhất, đóng góp đầu tiên và quan trọng củanghiên cứu đó là lấp đầy những khoảng trống lýthuyết về mối quan hệ giữa LĐCĐ, QTTT và khảnăng đổi mới của doanh nghiệp trên hai phươngdiện: đổi mới sản phẩm và quy trình. Tương đồngvới kết quả nghiên cứu của Birasnav và cộng sự(2013) về tác động tích cực của LĐCĐ và QTTT đốivới khả năng đối mới của các doanh nghiệp Bahrain.Dẫu vậy, khác biệt với kết quả nghiên cứu củaBirasnav và cộng sự (2013) về vai trò quan trọngcủa LĐCĐ và QTTT đối với khả năng đổi mới sảnphẩm của doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu thựcnghiệm ở bối cảnh Việt Nam chỉ ra rằng LĐCĐ và

Số 153/2021102

Ý K IẾN T R A O ĐỔ I

thương mạikhoa học

Bảng 5: Kết quả nghiên cứu từ mô hình cấu trúc (SEM)

Note: *** p < 0,001 level.

Hình 2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ mô hình cấu trúc Bảng 6: Khoảng tin cậy của các tác động gián tiếp

Note: *** p < 0.001.

Page 10: ruot so 153.qxp ruot so 72 xong

QTTT đều có tác động lớn hơn đến đổi mới quytrình so với đổi mới sản phẩm. Kết quả nghiên cứugiúp mang đến những hiểu biết sâu sắc hơn cho nhàquản trị các doanh nghiệp Việt Nam về cách thức màhọ có thể vận dụng để theo đuổi từng khía cạnh cụthể của đổi mới.

Thứ hai, thay vì nghiên cứu ảnh hưởng của LĐCĐvà khả năng QTTT đến khả năng đổi mới nói chungcủa doanh nghiệp (ví dụ, Garcia-Morales và cộng sự,2008; Ding và cộng sự, 2019), bài báo đã tích hợp vàphát triển một mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh trên cơsở kết nối LĐCĐ và vai trò trung gian của QTTT vớicác năng lực đổi mới cụ thể là đổi mới sản phẩm vàđổi mới quy trình. Các phát hiện thực nghiệm trongbài báo chỉ ra rằng, QTTT có ảnh hưởng tích cực vàđáng kể đến khả năng đổi mới sản phẩm và đổi mớiquy trình, đồng thời hoạt động như một nhân tố trunggian tích cực lan truyền những ảnh hưởng của LĐCĐvà hai khía cạnh cụ thể đổi mới. Kết quả nghiên cứumở ra một cách tiếp cận mới giúp tăng cường khảnăng đổi mới của doanh nghiệp. Cụ thể, kết quảnghiên cứu hàm ý rằng, việc vận dụng phong cáchLĐCĐ có thể giúp các nhà quản trị ở bối cảnh ViệtNam khơi dậy được động lực làm việc cho nhân viên,thúc đẩy họ thu thập, chia sẻ và vận dụng kiến thứcmới để không ngừng tạo ra những sản phẩm và dịchvụ mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Thứ ba, nghiên cứu góp phần mang đến nhữnghiểu biết sâu sắc hơn về vai trò điều tiết của VHHTtrong việc điều chỉnh các mối quan hệ tổ chức, đặcbiệt là mối quan hệ giữa LĐCĐ và các hoạt động đổimới. Khác với những nghiên cứu trước đây chỉ tậptrung nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa tổ chứcnói chung và VHHT nói riêng như một biến độc lậpcó tác động đến khả năng đổi mới (Yang và cộng sự,2018). Bài báo cho thấy VHHT còn đóng vai trò nhưmột biến điều tiết, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩytinh thần hợp tác và các hoạt động thu thập, chia sẻvà vận dụng tri thức giữa các nhân viên trong tổchức, đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trìnhchuyển hóa những kiến thức hữu ích thành các quytrình mới và sản phẩm mới cho doanh nghiệp.Nghiên cứu hàm ý rằng: quan tâm đến việc tạo dựngmột môi trường tích cực trên tinh thần cởi mở vàhợp tác, sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam pháthuy được tối đa nguồn lực tri thức của doanh nghiệpđể theo đuổi các mục tiêu đổi mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứucũng tồn tại một số hạn chế nhất định, đòi hỏi cần cónhững nghiên cứu trong tương lai khắc phục đểmang lại những hiểu biết thấu đáo về mối quan hệgiữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Thứnhất, bài báo sử dụng nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional study) để ước lượng mối tương quan giữacác biến tiềm ẩn. Điều này có thể dẫn đến khả năng

phản ánh chưa thực sự chính xác các mối quan hệnhân quả của các nhân tố trong dài hạn. Do đó, việcthực hiện một nghiên cứu dài hạn (longitudinalstudy) sẽ giúp khắc phục hạn chế này và củng cố kếtquả nghiên cứu. Thứ hai, số lượng mẫu khảo sát chỉbao gồm 75 doanh nghiệp Việt Nam là rất nhỏ so vớitổng thể, điều này có thể dẫn đến những khác biệtnhất định của kết quả nghiên cứu. Tác giả khuyếnnghị các nghiên cứu trong tương lai nên tiếp tụckiểm nghiệm các giả thuyết hiện tại với số mẫunghiên cứu lớn hơn nhằm giúp mang lại những hiểubiết đúng đắn và chính xác hơn về mối quan hệ giữacác nhân tố. Cuối cùng, ở các quốc gia mới nổi vàđang phát triển như Việt Nam, chiến lược đổi mớicủa các doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cáchạn chế về tài nguyên và nguồn lực. Bắt nguồn từảnh hưởng không thể phủ nhận của khả năng QTTTđối với đổi mới tổ chức, tác giả khuyến nghị cácnghiên cứu trong tương lai nên khám phá sâu hơn cơchế trung gian của các thành phần của QTTT (nhưthu nhận tri thức, chia sẻ tri thức và ứng dụng trithức) trong mối quan hệ giữa các phong cách lãnhđạo cụ thể và khả năng đổi mới của doanh nghiệp.Kết quả của những công trình nghiên cứu như vậyđược kỳ vọng sẽ mang đến những hiểu biết sâu sắchơn về vai trò của QTTT, giúp các doanh nghiệpViệt Nam có căn cứ xác đáng để đổi mới thành côngvà phát triển bền vững.

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy LĐCĐđóng vai trò chủ đạo, là động lực chính giúp cảithiện khả năng QTTT của các doanh nghiệp, giúpdoanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để phát triển cácquy trình và sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhu cầucủa khách hàng. Nghiên cứu này nhấn mạnh các nhàLĐCĐ đóng vai trò như người thay đổi cuộc chơitrong hoạt động đổi mới sản phẩm và đổi mới quytrình nhờ khả năng thúc đẩy các quá trình thu thập,chia sẻ và áp dụng kiến thức của nhân viên cho đổimới. Phát hiện của nghiên cứu này đã hỗ trợ mạnhmẽ cho ý tưởng rằng LĐCĐ là phong cách lãnh đạolý tưởng và hiệu quả mà các nhà quản trị ở Việt Namnên áp dụng nhằm mở ra con đường tối ưu, ít tốnkém và hiệu quả, giúp các doanh nghiệp Việt Namtheo đuổi, nâng cao khả năng đổi mới và tạo ra lợithế cạnh tranh dài hạn.!

Tài liệu tham khảo:

1. Bass, B. M. (1985), Leadership and perform-ance beyond expectations, Free Press; CollierMacmillan.

2. Birasnav, M., Albufalasa, M., & Bader, Y.(2013), The role of transformational leadership andknowledge management processes on predictingproduct and process innovation: An empirical study

103!

Số 153/2021

Ý K IẾN T R A O ĐỔ I

thương mạikhoa học

Page 11: ruot so 153.qxp ruot so 72 xong

developed in Kingdom of Bahrain, Tékhne, 11(2):64-75.

3. Birasnav, M., Rangnekar, S., & Dalpati, A.(2011), Transformational leadership and humancapital benefits: The role of knowledge manage-ment, Leadership & Organization DevelopmentJournal, 32(2): 106-126.

4. Costa, V., & Monteiro, S. (2016), Key knowl-edge management processes for innovation: a sys-tematic literature review, VINE Journal ofInformation and Knowledge Management Systems,46(3): 386-410.

5. Donate, M. J., & Guadamillas, F. (2010), Theeffect of organizational culture on knowledge man-agement practices and innovation, Knowledge andProcess Management, 17(2): 82-94.

6. Jung, D. I., Chow, C., & Wu, A. (2003), Therole of transformational leadership in enhancingorganizational innovation: Hypotheses and somepreliminary findings, The Leadership Quarterly,14(4): 525-544.

7. Le, P. B. (2020), How transformational lead-ership facilitates radical and incremental innova-tion: the mediating role of individual psychologicalcapital, Asia-Pacific Journal of BusinessAdministration, 12(3/4), 205-222.

8. Le, P. B., & Lei, H. (2019), Determinants ofinnovation capability: the roles of transformationalleadership, knowledge sharing and perceived orga-nizational support, Journal of KnowledgeManagement, 23(3): 527-547.

9. Le, P. B., Lei, H., Le, T. T., Gong, J., & Ha, A.T. (2020), Developing a collaborative culture forradical and incremental innovation: the mediatingroles of tacit and explicit knowledge sharing,Chinese Management Studies, 14(4): 957-975.

10. Lei, H., Gui, L., & Le, P. B. (2021), Linkingtransformational leadership and frugal innova-tion: the mediating role of tacit and explicit knowl-edge sharing, Journal of Knowledge Management(In press).

11. Liao, S.-H., Fei, W.-C., & Chen, C.-C.(2007), Knowledge sharing, absorptive capacity,and innovation capability: an empirical study ofTaiwan's knowledge-intensive industries, Journal ofInformation Science, 33(3): 340-359.

12. Ling, T. C., & Nasurdin, A. (2010), The influ-ence of knowledge management effectiveness onadministrative innovation among Malaysian manu-facturing firms, Asian Academy of ManagementJournal, 15(1): 63-77.

13. Mao, H., Liu, S., Zhang, J., & Deng, Z.(2016), Information technology resource, knowl-edge management capability, and competitiveadvantage: The moderating role of resource com-mitment, International Journal of InformationManagement, 36(6): 1062-1074.

14. Son, T. T., Phong, L. B., & Loan, B. T. T.(2020), Transformational Leadership andKnowledge Sharing: Determinants of Firm’sOperational and Financial Performance, SageOpen, 10(2): 2158244020927426.

15. Ugwu, C., & Okore, A. (2020),Transformational and transactional leadershipinfluence on knowledge management activities oflibrarians in university libraries in Nigeria,Journal of Librarianship Information Science,52(3): 864-879.

Summary

Innovation capability plays a crucial role in help-ing firms to effectively adapt with the rapid changesof business environment, improve business efficien-cy and create a sustainable competitive advantage.The purpose of the study is to explore the influencesof transformational leadership, collaborative cultureand knowledge management capability onVietnamese enterprises’ innovation capacity in twoaspects namely product innovation and processinnovation. This study uses the structural equationmodel (SEM) and data collected from 331 partici-pants in 75 Vietnamese enterprises to test thehypotheses in the proposed research model. Theresearch findings indicate that transformationalleadership directly and indirectly affect firm’s prod-uct and process innovation via mediating role ofknowledge management capability. In addition, theeffect of knowledge management capability onaspects of innovation capability is different anddepends on the degree of collaborative culture inorganizations. This study significantly contributesto bring deeper insights of the premise, mechanismand appropriate conditions to enhance innovationcapacity for Vietnamese enterprises.

Số 153/2021104

Ý K IẾN T R A O ĐỔ I

thương mạikhoa học

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 502.02-2019.300.