cƠ cẤu tỔ chỨc cỦa cỤc quẢn lÝ cẠnh tranh - bỘ cÔng...

32

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành
Page 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thươngcó nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quảcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

l Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả l Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước

những hành vi hạn chế cạnh tranhl Chống các hành vi phản cạnh tranh l Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngl Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CỤC QUẢN LÝCẠNH TRANH

Lãnh đạo Cục

Ban Điều tra vụ việchạn chế cạnh tranh

Ban Điều tra và xử lýcác hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

Ban Giám sát và quảnlý cạnh tranh

Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp

và tự vệ

Ban Hợp tác quốc tế

Trung tâm Thông tincạnh tranh

Trung tâm Đào tạođiều tra viên

Văn phòng

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Ban Bảo vệ người tiêu dùng

Page 3: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

Thư Ban biên tậpMặc dù hiện nay công tác bảo vệ người tiêu dùng đang được chú

trọng với sự tham gia của cơ quản quản lý nhà nước trực tiếp tronglĩnh vực này là Bộ Công Thương và nhiều cơ quan Bộ/Ngành liênquan, nhưng quyền lợi của người tiêu dùng chưa thực sự được đảmbảo. Điều này đòi hỏi một mặt các cơ quan quản lý phải tăng cườngtuyên truyền phổ biến thông tin, mặt khác hoàn thiện môi trườngpháp lý trong lĩnh vực này theo hướng minh bạch và hiệu quả trongviệc ngăn chặn và xét xử các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyềnlợi Người tiêu dùng.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa Xii đã khai mạc vào ngày 20/5/2010.Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến về dự thảo Luật Bảovệ quyền lợi người tiêu.

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nếu được thôngqua sẽ là một sự kiện quan trọng góp phần tạo dựng môi trườngpháp lý hiệu quả hơn trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của ngườitiêu dùng.

Hy vọng với sự ra đời của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngtrong thời gian tới và những cố gắng của các cơ quan quản lý, ngườitiêu dùng sẽ được hưởng một môi trường pháp lý đủ mạnh, đồngthời được trang bị những kiến thức và hiểu biết tốt hơn để tự bảo vệquyền và thực hiện nghĩa vụ của mình.

BAN BiêN Tập

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * email: [email protected]

BẢN TiN CẠNH TRANH & NGƯời TiêU dùNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 66/GP-XBBTCấp ngày 3/12/2008

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

TỔNG BiêN TậpBẠCH VĂN MỪNG

pHó TỔNG BiêN TậpVŨ BÁ PHÚ

BiêN Tập viêNLÊ PHÚ CƯỜNG, NGUyễN THàNH HẢi,

PHAN CôNG THàNH, NGUyễN VĂN THàNH, Bùi ViệT TRƯỜNG, NGUyễN PHƯơNG THẢo

HỘi đồNG Cố vẤNTRƯơNG ĐÌNH TUyỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HoàNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dân PGS. TS. NGUyễN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. Bùi NGUyÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. HỒ TẤT THẮNG

Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam TS. VŨ THàNH TỰ ANH

Giám đốc phụ trách nghiên cứuChương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Cộng tác viên ở nước ngoàiLÊ THàNH ViNH, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật

ĐH Monash, AustraliaDANieL VANHoUTTe, Đại học Tự do, Bỉ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TiN CẠNH TRANH (CCid)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303

đại diện tại Tp. Hồ Chí MinhSố 159 Kí Con, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 3914 6297 * Fax: (08) 3914 6298 email: [email protected]

phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Page 4: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

v C A4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

Trong số này BẢN TiN CẠNH TRANH & NGƯời TiêU dùNG

5 HOẠT đỘNG TRONG KỲ

9 vẤN đỀ - SỰ KiỆN

12 TRANG QUốC TẾ

15 GóC NGƯời TiêU dùNG

18 HỎi đÁp

22

23 NGHiêN CỨU - TRAO đỔi

29 HOẠT đỘNG KỲ TỚi

30 TẢN MẠN

HƯỚNG TỚi MẠNG LƯỚi CẠNH TRANH QUốC GiA

19 pHÁp LUậT vỀ CẠNH TRANH

Page 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

v C A 5CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

đoàn cán bộ vCA làm việc với vụ Quản lý nhập khẩu, Bộ Thương mại Mỹ

Từ ngày 12 -13/05/2010, đoàn cán bộ củaCục Quản lý cạnh tranh do Phó Cụctrưởng Vũ Bá Phú làm trưởng đoàn đã có

buổi thăm và làm việc với Vụ Quản lý nhậpkhẩu và các đơn vị liên quan của Bộ Thươngmại Mỹ (DoC).

Tại buổi làm việc, Phó Cục trưởng Vũ BáPhú đã thông báo cho phía bạn kết quả đạtđược liên quan tới thỏa thuận giữa VCA vàDoC vào tháng 12/2008 tại Hà Nội và thốngnhất thúc đẩy thực hiện những cam kết đãđưa ra trong đó có vấn đề về việc xem xét quychế thị trường cho Việt Nam và vấn đề hợp táctrao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng vệthương mại.

Phía bạn sẽ cùng phối hợp với các Bộ/Ngành có liên quan của Việt Nam để cùng

trao đổi, tham vấn kỹ thuật trong quá trìnhthực hiện bản giải trình nền Kinh tế thị trườngtheo 06 tiêu chí của Bộ Thương Mại Hoa kỳ

Bên cạnh đó, Vụ Quản lý nhập khẩu cũngsẽ phối hợp với Cục Quản lý cạnh tranh trongviệc tổ chức các cuộc hội thảo, tiếp xúc để giớithiệu hướng dẫn các cơ quan liên quan,doanh nghiệp, hiệp hội Việt Nam về pháp luậtchống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa kỳkhi tham gia vào hoạt động Thương mại quốctế tại thị trường này.

Buổi làm việc đã giúp tăng cường hiểubiết và là tiền đề cho các thỏa thuận hợp táchỗ trợ kỹ thuật giữa VCA và các cơ quan hữuquan của Bộ Thương mại Mỹ trong thời giantới.

Lê dUy

Trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng hệthống cảnh báo sớm các vụ kiệnChống bán phá giá và nâng cao năng

lực cho Cục Quản lý cạnh tranh”- Giai đoạn2, Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức khóaĐào tạo “Kỹ năng phân tích và xử lý thôngtin”. Khóa đào tạo diễn ra từ ngày 26 đếnngày 28 tháng 4 năm 2010 tại Thành phốHải Phòng. Tham dự khóa đạo tạo có cácchuyên viên của VCA là thành viên nhómcông tác Cảnh báo sớm.

Với sự tham gia giảng dạy của ông JohnLaRose – chuyên gia hàng đầu của công tyLuật Winston&Straws, khóa học là cơ hội đểcác thành viên nhóm công tác cảnh báosớm củng cố kiến thức, trang bị các kỹnăng cần thiết trong công tác phân tích dữliệu và xử lý thông tin phục vụ công táccảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phágiá.

Khóa học diễn ra thành công tốt đẹp.THỦy NGUyễN

Khóa đào tạo “Kỹ năng phân tích và xử lý thông tin”

Page 6: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

v C A6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với Nhà Pháp luật Việt - Pháp phối hợp với tổ chức tọa đàm về Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trong hai ngày 20, 21 tháng 4 năm2010, Cục Quản lý cạnh tranh phốihợp với Nhà Pháp luật Việt - Pháp tổ

chức Tọa đàm về Dự thảo Luật Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng với sự tham giacủa hai chuyên gia pháp lý người Pháp làông Alexandre David - Thẩm phán BanPháp luật tố tụng và pháp luật lao động, VụDân sự và Ấn tín, Bộ Tư pháp Cộng hòaPháp và ông Dominique Ponsot - Thẩmphán, Phó Giám đốc Nhà pháp luật Việt -Pháp. Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh là bàVũ Thị Bạch Nga - Trưởng Ban Bảo vệ ngườitiêu dùng, ông Nguyễn Văn Thành - PhóTrưởng Ban Bảo vệ người tiêu dùng và mộtsố chuyên viên khác. Tham dự tọa đàm còncó ông Lê Bộ Lĩnh - Phó Chủ nhiệm Ủy banKhoa học, Công nghệ và Môi trường, ôngĐỗ Gia Phan - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thưký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêudùng Việt Nam, một số thành viên trongBan soạn thảo xây dựng Luật Bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng và một số giảng viêntrường đại học.

Mở đầu buổi tọa đàm, bà Vũ Thị BạchNga đã giới thiệu chung về Dự thảo LuậtBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và trìnhbày một số điểm mới của Dự thảo so vớicác quy định tại Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng năm 1999 như: vấn đềkiểm soát hợp đồng theo mẫu và điều kiệngiao dịch chung đối với hàng hóa, dịch vụthiết yếu (Điều 19); giải quyết khiếu nại củangười tiêu dùng bằng biện pháp hànhchính (Mục 4 Chương Vi); nghĩa vụ chứngminh lỗi trong vụ án dân sự về bảo vệquyền lợi người tiêu dùng (Điều 51); thủtục xét xử rút gọn (Điều 55). Sau khi nghiêncứu kỹ bản Dự thảo Luật, hai chuyên giangười Pháp đã có những đánh giá cao vềcác quy định trong Dự thảo. Theo đó, cácquy định nhìn chung đã được xây dựng khácụ thể, mạch lạc và bám sát quyền lợi củangười tiêu dùng (NTD) trong quá trình muavà sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên,theo ông Dominique Ponsot thì một số quyđịnh tại Dự thảo cần được thể hiện rõ hơn,ví dụ như quy định về điều khoản vô hiệutrong hợp đồng (quy định hạn chế, loại trừcác quyền khiếu nại, khởi kiện của NTD;quy định cho phép tổ chức, cá nhân kinhdoanh có quyền đơn phương quyết địnhNTD không thực hiện được một hoặc một

số nghĩa vụ); quy định về trách nhiệm sảnphẩm; quy định về giải quyết tranh chấpcủa người tiêu dùng;… ông AlexandreDavid và ông Dominique Ponsot cũng đãgiới thiệu về hệ thống pháp luật bảo vệngười tiêu dùng của Cộng hòa Pháp. Vănbản pháp lý cao nhất điều chỉnh vấn đềbảo vệ NTD của Pháp là Bộ luật Tiêu dùng.Bô luật này tiếp cận vấn đề bảo vệ NTD chủyếu thông qua chế định hợp đồng mộtcách rõ ràng. Tại đây, quy định về các “điềukhoản lạm dụng” (điều khoản vô hiệu) đượcthể hiện rất chi tiết bởi nó là những yếu tốquan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đầu tiênđối với quyền lợi của NTD. Pháp luật về bảovệ NTD của Pháp cũng rất chú trọng đếnvấn đề cung cấp thông tin cho NTD, đặcbiệt đối với những loại hình dịch vụ đặc thùnhư dịch vụ tín dụng, dịch vụ tài chính, dịchvụ từ xa… Về vấn đề giải quyết tranh chấpcủa NTD, phương thức giải quyết tranhchấp được các bên lựa chọn và áp dụngphổ biến nhất tại Pháp là trung gian hòagiải bởi đây là phương thức giải quyếttranh chấp nhanh chóng, ít tốn kém vàhiệu quả nhất. Đối với những tranh chấpcủa cá nhân có giá trị dưới 4.000 euro thìtrình tự, thủ tục giải quyết sẽ được tiếnhành đơn giản hóa, đặc biệt phải kể đếnquy định về “trợ giúp tư pháp”, theo đó, vớinhững NTD là cá nhân không có đủ điềukiện tài chính để thuê luật sư riêng thì sẽđược tạo điều kiện thuê luật sư theo giá củanhà nước với mức ưu đãi.

Các đại biểu tham dự tọa đàm đã traođổi sôi nổi với hai chuyên gia người Phápvề những vấn đề trong Dự thảo còn nhiềutranh cãi như: sản phẩm khuyết tật, hợpđồng theo mẫu, nghĩa vụ chứng minh lỗitrong vụ án dân sự về bảo vệ NTD, cácphương thức giải quyết tranh chấp củaNTD cũng như tìm hiểu kinh nghiệm củaPháp về việc áp dụng các quy định củapháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi NTDtừ những vụ việc cụ thể trong thực tiễn.

Những ý kiến và thông tin thu được từbuổi tọa đàm thực sự là những đóng gópquý báu, sẽ được ghi nhận và tiếp thu trongquá trình xây dựng cũng như áp dụngpháp luật bảo vệ người tiêu dùng tại ViệtNam.

TẠ THị MiNH vÂN

(Ban Bảo vệ NTD)

Page 7: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

v C A 7CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

VCA tổ chức hội thảo: “Luật Cạnh tranh trong một số lĩnh vựcchuyên ngành - Kinh nghiệm của Nhật Bản và Việt Nam”

Ngày 14/5/2010, tại Thành phố Hồ ChíMinh, Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ CôngThương đã tổ chức hội thảo “Luật Cạnh

tranh trong một số lĩnh vực chuyên ngành. Kinhnghiệm của Nhật Bản và Việt Nam”.

Tham dự buổi hội thảo về phía Cục Quản lýcạnh tranh có ông Nguyễn Trung Dũng – PhóCục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh với tư cáchlà chủ tọa hội thảo và các cán bộ của Cục Quảnlý cạnh tranh. Các diễn giả bao gồm Bà KumicoTanaka – Chuyên gia thường trú của JFTC tại ViệtNam, ông Cao Xuân Hiến – Trưởng ban Điều travụ việc hạn chế cạnh tranh, ông Nguyễn HữuHuyên – Bộ Tư Pháp cùng sự tham dự của giảngviên trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ ChíMinh; các nhà nghiên cứu, hoạch định chínhsách của các Bộ, Sở/ngành; đại diện các tổngcông ty, các tập đoàn lớn tại thành phố Hồ ChíMinh.

Các diễn giả tham gia đã có các bài trình bàyvề mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và các quyđịnh chuyên ngành đồng thời tham gia vàophần thảo luận cùng các đại biểu tham dự vềnhững kinh nghiệm và bài học thu được trongqúa trình thực thi các luật nói chung tại NhậtBản cũng như tại Việt Nam.

Hội thảo kết thúc thành công tốt đẹp vớinhững kinh nghiệm quý giá cần thiết trong việcthực thi và triển khai Luật cạnh tranh ở Việt Namtrong thời gian tới. Ý kiến đóng góp của các đạibiểu đã đuợc ghi nhận để tiếp tục hoàn thiện đềtài nghiên cứu và là cơ sở cho việc đề xuất nộidung cho các chương trình hội thảo tiếp theo.

(Thông tin thêm về kết quả hội thảo, xin xemchuyên mục “Hướng tới mạng lưới cạnh tranhquốc gia”)

QUyẾT THẮNG

Page 8: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

v C A8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Ngày 16/4/2010, Bộ CôngThương đã có buổi làmviệc với Tổng Cục Ngoại

thương Thổ Nhĩ Kỳ để trao đổi vàtìm biện pháp giải quyết nhữngvấn đề phát sinh do việc Thổ NhĩKỳ gia hạn áp dụng áp dụng biệnpháp tự vệ đối với mặt hàng giàynhập khẩu từ Việt Nam.

Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã ápdụng biện pháp tự vệ đối với mặthàng giày nhập khẩu từ Việt Namcó mã HS 6402, 6403 và 6404trong giai đoạn từ ngày10/8/2006 đến 9/8/2009, vớimức thuế tự vệ từ 1,8 USD/đôiđến 3 USD/đôi tuỳ từng chủngloại. Đến ngày 11/02/2010, TổngCục Ngoại thương Thổ Nhĩ Kỳtiếp tục ra Quyết định số153/2010 về việc gia hạn ápdụng biện pháp tự thêm 3 nămnữa (từ 10/8/2009 đến09/8/2012), với mức thuế cụ thểnhư sau:

Mã hải quanMức thuế tự vệ áp dụng (USd/đôi)

Từ 11/08/2009 đến11/08/2010

Từ 11/08/2010 đến11/08/2011

Từ 11/08/2011 đến11/08/2012

64.02 1,70 1,65 1,60

64.03 2,55 2,50 2,45

64.04 1,70 1,65 1,60

Tại buổi làm việc, phía Việt Nam đãnêu những quan ngại của mình cũngnhư những tác động của vụ việc nàyđối với xuất khẩu giày của Việt Nam vàoThổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời, Việt Nam cũngnêu rõ và khẳng định quyền hợp phápcủa Việt Nam về việc yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳđền bù thiệt hại theo quy định tại Điều8, Hiệp định Tự vệ của WTo.

Bên cạnh việc trình bày nhữngthông tin, lập luận chính về vụ việc, phíaViệt Nam cũng trình bày những quanngại của Việt nam về các vụ việc điều trachống bán phá giá của Thổ Nhĩ Kỳ đối

với các mặt hàng điều hoà nhiệt độ, sămlốp ô tô, xe đạp và dây cu-roa của ViệtNam. Trong bối cảnh hai nước đang cốgắng thúc đẩy phát triển quan hệ kinhtế - thương mại song phương (hướngtới kim ngạch thương mại hai chiều đạthơn 1 tỉ đô-la Mỹ), việc Thổ Nhĩ Kỳ sửdụng các biện pháp này làm ảnh hưởngtiêu cực tới nỗ lực của cả hai nước.

Hiện Bộ Công Thương Việt Nam vẫntiếp tục làm việc với phía Thổ Nhĩ Kỳ đểtìm biện pháp thích hợp xử lý vụ việcnày.

viỆT ANH

Bộ Công Thương Việt Nam làm việc với Tổng Cục Ngoại thươngThổ Nhĩ Kỳ về vụ việc Thổ Nhĩ Kỳ gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng giày nhập khẩu từ Việt Nam

Page 9: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

v C A 9CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Các xu hướng M&A 2010 tại việt NamKhối ngoại thận trọngThị trường M&A vẫn âm thầm

chuyển động khi nhiều thương vụđang còn trong giai đoạn thươngthảo, đàm phán.

Năm 2009, các nhà đầu tư nướcngoài ít hào hứng trong việc mua lạicổ phần của doanh nghiệp Việt Namhơn so với trước đó, đặc biệt trong 3lĩnh vực tài chính ngân hàng, chứngkhoán và đầu tư vào các doanhnghiệp chưa niêm yết (private eq-uity). Điều này là do ảnh hưởng từcuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầukhiến các tổ chức tài chính lớn engại, không muốn tăng đầu tư.

Năm 2009, trong lĩnh vực ngânhàng, hình thức M&A vẫn chỉ là tăngtỉ lệ sở hữu của ngân hàng nướcngoài tại ngân hàng Việt Nam. Có 2thương vụ đáng chú ý là BNP Paribas(Pháp) nâng tỉ lệ cổ phần tại Ngânhàng Thương mại Cổ phần PhươngĐông (oCB) từ 10% lên 15% và May-Bank (Malaysia) tăng tỉ lệ sở hữu cổphần tại Ngân hàng An Bình từ 15%lên 20%.

Lĩnh vực chứng khoán lại càngđìu hiu hơn. Trong giai đoạn thịtrường khó khăn, nhiều công tychứng khoán đã xin rút bớt nghiệp

vụ kinh doanh. Không ít trong số đómuốn bán cổ phần hay kêu gọi đốitác nước ngoài đầu tư nhằm giảiquyết bài toán tăng vốn, cũng nhưtăng cường năng lực. Tuy nhiên, điềunày không dễ, đặc biệt đối vớinhững công ty mới ra đời và nhỏ.Trong năm qua, chỉ có một vụ M&Atrong lĩnh vực chứng khoán đượcghi nhận. Đó là Công ty Woori in-vestment & Securities (Hàn Quốc)tăng tỉ lệ cổ phần nắm giữ tại Côngty Chứng khoán Biển Việt (CBV) từ12,7% lên 49%, sau đó đổi tên thànhCông ty Cổ phần Chứng khoánWoori CBV.

Mảng đầu tư vào các doanhnghiệp chưa niêm yết cũng khá ảmđạm. So với vài năm trước đó, năm2009 chứng kiến sự giảm sút mạnhcác khoản đầu tư và xuất hiện cáccuộc thoái đầu tư. Mekong Capitalđã thoái đầu tư Tân Đại Hưng, ĐứcThành… và quỹ iCV do indochinaCapital quản lý thoái đầu tư tất cảcác danh mục của quỹ này.

So với năm 2009, hoạt độngM&A năm 2010 được nhiều chuyêngia dự báo có thể khả quan hơn ởmảng tài chính ngân hàng, nhưngvẫn tiếp tục yếu đối với nhóm công

Có nhiều quan điểm khácnhau về tình hình M&Atại việt Nam trong năm2010. Chưa thể đánh giáđược quan điểm nàođúng hoặc sai, song từnhững kết quả của năm2009, có thể nhận thấyM&A trong năm nay sẽphát triển theo 4 xuhướng dưới đây.

Page 10: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

ty chứng khoán và vốn chủ sở hữu tưnhân.

ông Trần Phương Bình, TổngGiám đốc Ngân hàng Đông Á, chorằng, M&A ngành ngân hàng nămnay sẽ có phần khởi sắc, vì theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước, đếnnăm 2010, các ngân hàng thươngmại phải có vốn điều lệ tối thiểu 3.000tỉ đồng. Vì thế, các tổ chức tín dụngsẽ chịu sức ép bán cổ phần để tăngvốn và M&A là một giải pháp cho họ.Tuy nhiên, theo ông Bình, việc tìm đốitác ngoại vẫn rất khó đối với các ngânhàng Việt Nam.

Còn trong mảng đầu tư vào cácdoanh nghiệp chưa niêm yết, theoông Andy Ho, Giám đốc Điều hànhVinaCapital và ông Dominic Scriven,Tổng Giám đốc Dragon Capital, cácnhà quản lý quỹ hoạt động tại ViệtNam vẫn rất thận trọng. Họ cho rằng,trong tình hình kinh tế hiện nay, việchuy động thêm vốn cho các quỹ mớikhông dễ, nên các khoản đầu tư nàysẽ được cân nhắc, chọn lọc kỹ lưỡng.

Mảng chứng khoán cũng được dựbáo sẽ không có đột phá. Vì phần lớncông ty chứng khoán của Việt Namchỉ mới được thành lập trong nhữngnăm 2006-2007, còn khá non trẻ, nênkhông đủ hấp dẫn các nhà đầu tưnước ngoài mua lại.

Khối nội “tấn công”Theo thống kê của Avalue, một tổ

chức chuyên về thẩm định giá và tưvấn M&A tại Việt Nam, các giao dịchtrong đó doanh nghiệp Việt Nammua doanh nghiệp Việt Nam chiếm40% tổng số giao dịch năm 2009;doanh nghiệp Việt Nam mua doanhnghiệp nước ngoài chiếm 4,62%.

Như vậy, trong lúc khối ngoạingần ngại thì ở khối doanh nghiệpnội, năm qua đã ghi nhận những

thươngvụ côngty Việt Nammua lại côngty nước ngoàiđầu tiên. Tháng7/2009, Công ty Cổ phầnĐầu tư và Phát triển iDCC(100% vốn Việt Nam do BiDV vàCông ty Phương Nam góp) đã ký hợpđồng mua lại Ngân hàng Đầu tưThịnh Vượng PiB, một ngân hàng tưnhân của Campuchia và đổi tênthành Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnCampuchia (BiDC).

Dù không thể dự báo chính xác sốlượng các thương vụ M&A trong đódoanh nghiệp trong nước đóng vaitrò người mua, nhưng năm 2010 xuhướng này hứa hẹn sẽ tiếp tục “nóng”.

Ở nhóm doanh nghiệp nội muadoanh nghiệp nước ngoài, TổngCông ty Viễn thông Quân đội (Viettel)được dự báo sẽ là ngôi sao trong nămnay. Viettel đang đàm phán mua lại60% cổ phần (tương đương 300 triệuUSD) của mạng di động Teletalk ởBangladesh. Bên cạnh đó, Viettelcũng đang thương lượng mua lại70% cổ phần (tương đương 59 triệuUSD) của Công ty Viễn thông Telecocủa Haiti (dự kiến hoàn tất vào tháng4.2010). Có thể thấy chiến lược của Vi-ettel là nhanh chóng nắm bắt cơ hộimua lại các công ty viễn thông nướcngoài với giá rẻ, trong lúc các công tynày gặp khó khăn do khủng hoảngkinh tế.

Manh nha sáp nhập quasàn

Trong năm 2009 chỉ có 2 cuộcsáp nhập lớn trên sàn chứng khoán

làCông ty Cổphần Xi măng Hà Tiên 1 và 2; Côngty Cổ phần Mirae (KMR) và Công tyCổ phần Mirae Fiber (KMF).

Giá trị của thương vụ sáp nhập Ximăng Hà Tiên 1 và 2 ước tính là 133triệu USD. Theo đó, Hà Tiên 2 sẽchuyển giao toàn bộ tài sản, quyền,nghĩa vụ và các lợi ích hợp pháp củamình cho pháp nhân được thành lậpsau khi sáp nhập là Công ty Cổ phầnXi măng Vicem Hà Tiên.

Còn KMR và KMF là hai doanhnghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc,cùng sản xuất gia công, kinh doanhsản phẩm gòn, nguyên phụ liệu dệtmay. Thị trường chính của KMR làTP.HCM và các tỉnh phía Nam, trongkhi KMF niêm yết trên sàn Hà Nội vàhoạt động chủ yếu ở miền Bắc, quymô nhỏ hơn nhưng hoạt động hiệuquả hơn KMR. Sau khi sáp nhập, kếhoạch là KMR sẽ tăng đầu tư ở ĐàNẵng, Hưng yên để mở rộng thịtrường và thị phần, cũng như lên kếhoạch niêm yết trên sàn chứngkhoán Hàn Quốc trong năm 2010.

Sang đến quý i năm 2010, thịtrường chứng khoán cũng đã ghinhận 2 cuộc chào mua công khaiqua sàn với tỉ lệ mua khá lớn.

Thương vụ thứ nhất là việc Côngty Cổ phần Thủy sản Hùng Vương

v C A10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Page 11: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

(HVG)chính thức chào mua công khai 3,75triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phầnXuất nhập khẩu Thủy sản An Giang(AGF), tương đương 51,08% cổphần.

Thương vụ thứ hai là Công ty Cổphần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận(PNJ) dự kiến chào mua 2,1 triệu cổphần của Công ty Cổ phần Nhiênliệu Sài Gòn (SFC) (tương đương 26%vốn điều lệ) và dự kiến hoàn tất vàogiữa tháng 4/2010. PNJ hiện đã nắmgiữ 23% vốn điều lệ của SFC và nhưvậy, tổng vốn điều lệ PNJ sẽ nắm giữsau đợt chào mua này là 49%, một tỉlệ sở hữu khá lớn có thể giúp PNJtham gia nhiều hơn vào các hoạtđộng của SFC.

Vì sao các thương vụ mua bán,sáp nhập qua sàn lại xảy ra sớmngay từ đầu năm? Một số chuyêngia nhận định, đó là do kết quả kinhdoanh yếu kém của một vài công tytừ năm 2009 khiến họ chọn muabán, sáp nhập như một chiếc “phaocứu sinh”.

Đơn cử như trường hợp của AGF. Lợi nhuận gộp của công ty nàygiảm mạnh từ 297 tỉ đồng (năm2008) xuống 106 tỉ đồng (năm 2009),trong khi chi phí quản lý doanh

nghiệptăng từ

19,8 tỉ đồnglên 35,5 tỉ

đồng. Và việcchấp nhận sự chi phối

của HVG có thể là cách hữuhiệu giúp AGF lấy lại vị thế.Nói về xu hướng sáp nhập qua

sàn trong năm 2010, có 2 luồng ýkiến từ các chuyên gia. Một là, sốlượng các thương vụ dạng này sẽtăng so với năm 2009. Ngược lại,không ít chuyên gia lại cho rằng mứctăng sẽ không cao, vì việc sáp nhậpqua sàn thường vướng phải thủ tụcrườm rà, quá trình đàm phán cũngkhông đơn giản.

Ngành công nghiệp tiếptục dẫn đầu

Ở khía cạnh ngành nghề, trongnăm qua, theo báo cáo của công tynghiên cứu và tư vấn doanh nghiệpPricewaterhouseCoopers, ngànhcông nghiệp chiếm gần 1/4 tổng sốgiao dịch M&A ở Việt Nam đã đượccông bố, tăng 15% so với 2008.Trong đó, M&A diễn ra phần lớn ởcác lĩnh vực then chốt như nănglượng, dầu khí, may mặc và xe hơi.M&A ngành năng lượng tăng nhanhnhất, từ 7% (năm 2008) lên đến 17%(năm 2009).

Khác với 3 xu hướng trên, xuhướng gia tăng các giao dịch M&Atrong lĩnh vực công nghiệp đã thểhiện rõ chỉ sau hơn 2 tháng đầu năm.Đó có thể là các thương vụ mới, hoặclà kết quả của các cuộc thươnglượng diễn ra trong năm 2009.

Có thể kể đến một số thương vụ.Thứ nhất, vào cuối tháng 12.2009,Công ty Sapporo Holdings (NhậtBản) cho biết sẽ mua 65% cổ phầncủa Kronenbourg Việt Nam (KVL),một liên doanh 50/50 giữa công tybia Đan Mạch Carlsberg và TổngCông ty Thuốc lá Việt Nam(Vinataba) với giá tương đương25,35 triệu USD. Theo đó, Carlsbergchuyển toàn bộ 50% và Vinatabachuyển 15% cổ phần trong KVL sangSapporo. Theo Sapporo, công ty nàydự định sẽ đổi tên Kronenbourg ViệtNam thành Sapporo Việt Nam.Thương vụ này dự kiến được hoàntất trong quý i/2010.

Thứ hai, trong biên bản ghi nhớvới Carlsberg ngày 4/11, Ủy banNhân dân Thừa Thiên - Huế xác nhậnsẽ hỗ trợ tập đoàn này mua lại toànbộ phần vốn góp của Ủy ban trongCông ty Bia Huế (50% cổ phần củacông ty này). Hiện Carlsberg đã nắmgiữ 50% cổ phần của Công ty BiaHuế (mua từ năm 1995).

Cũng vào cuối năm 2009, 3 tổngcông ty thủy sản gồm Thủy sản ViệtNam, Thủy sản Hạ Long và Hải sảnBiển Đông đã thống nhất ý kiếnnhằm hoàn thiện dự thảo hợp nhất 3tổng công ty này. Dự kiến kế hoạchhợp nhất sẽ được trình Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn vàtriển khai thực hiện trong năm 2010.Dự kiến doanh thu năm 2010 củaTổng Công ty Thủy sản Việt Namđược hợp nhất sẽ đạt khoảng 4.455tỉ đồng, tổng lợi nhuận khoảng 90 tỉđồng.

(*) Các thống kê dẫn trong bài viếtđược trích từ thống kê M&A của các tổchức Avalue, PricewaterhouseCoopersvà Grant Thornton

Lê dUy

v C A 11CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

Page 12: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

của Luật chống độc quyền(Điều 31), đã khiến nhiều ngườinhìn nhận nó như một phầncủa quy trình xem xét sáp nhậpvà nghi ngờ rằng nó được ápdụng trong vụ sáp nhập củaCoca Cola/Huiyuan. Tuy nhiên,những nội dung trong bản kếhoạch là một cơ chế khác biệtliên quan đến cả một ủy banliên ngành, bao gồm nhiều bộliên ngành, các hiệp hộithương mại và liên kết chỉ đạobởi Phó Thủ tướng – tương tựmô hình rà soát an ninh quốcgia Mỹ. Kế hoạch này sẽ baogồm các chi tiết về quy trình vàtiêu chí xem xét.

Nguồn: EEC.com. Luật và Thực tiễn Trung quốc và Wall Street Journal

Theo báo chí Trung Quốc đưa tin, một Kế hoạchvề Cơ chế rà soát an ninh quốc gia đang đượcsoạn thảo và dự kiến đưa vào thực hiện trong

năm 2010. Bản kế hoạch được dự thảo bởi Bộ ThươngMại, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC)và Phòng pháp chếcủa Hội đồng nhànước. Theo tin đãđưa, kế hoạch nàydự kiến sẽ được đệtrình lên Hội đồngnhà nước phêchuẩn vào thángBa.

Khái niệm vềRà soát an ninhquốc gia lần đầutiên xuất hiệntrong nội dungkiểm soát sáp nhập

Trung Quốc đưa vào sử dụng Cơ chế rà soát an ninh quốc gia liên ngành liên quan đến hoạt động M&A bởi các công ty nước ngoài

v C A12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

TRANG QUốC Tế

Page 13: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

v C A 13CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

Nhật Bản tiếp tục kiện các chính sách thuếchống bán phá giá của Hoa Kỳ Nhật Bản đang tiến hành tạo

sức ép đối với Hoa Kỳ trướctranh chấp về cách thức tính

thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ và chorằng cách tính này không côngbằng và đã đề nghị Tổ chức thươngmại thế giới WTo có các biện pháptrừng phạt thích hợp.

Quyết định của Nhật Bản đượccoi như một đòn chống lại phươngpháp áp thuế đang gây ra tranh cãicủa Hoa Kỳ đối với các mặt hàngbán phá giá - tức là được bán với giáthấp hơn so với nước mức giá tạinước xuất khẩu. Một số ý kiến tranhluận cho rằng phương pháp củaHoa Kỳ tạo nên mức thuế quá cao,một hành vi mà các thẩm phán tạiWTo đã lên án nhiều lần.

Hoa Kỳ là nước duy nhất trong153 nước thành viên của WTo sửdụng biện pháp zeroing, và cácquan chức của Mỹ cũng thừa nhậnrằng cần phải có những sửa đổi

nhằm tuân theo quy định của WTo.Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương

mại Mỹ ông Ron Kirk nhấn mạnhtầm quan trọng của việc thực thi cácgiao dịch thương mại song song vớiviệc đảm bảo chính sách thươngmại công bằng tại Hoa Kỳ, Chínhquyền Tổng thống Barack obamakhông muốn loại bỏ bớt các biệnpháp chống lại hành vi nhập khẩukhông công bằng.

Hoa Kỳ cũng đang phải đối mặtvới mức phạt hơn 300 triệu đô la(tương đương R2.3 tỷ) từ phía eUtrong một vụ tranh chấp liên quanđến vấn đề zeroing mà phía Washington đã thua kiện.

Trong tài liệu đăng tải trên web-site của WTo vừa qua, Nhật Bản yêucầu trọng tài viên WTo phân xử trongbối cảnh WTo đã phán quyết Mỹ viphạm nguyên tắc thương mại quốctế.

Nhật Bản đang nỗ lực tìm kiếmnhững biện pháp trả đũa hàng nămđối với Hoa Kỳ trước những mất mátmà Nhật Bản đang phải chịu trướcviệc Mỹ áp thuế chống bán phá giáđối với Nhật Bản.

Nhật Bản và Hoa Kỳ đã đồng ýđình chỉ trường hợp phán xử trongnăm 2008 để WTo xem xét liệu HoaKỳ có tuân thủ phán quyết trước đóhay không, vụ việc này bắt đầu từnăm 2004.

Vừa qua, WTo đã buộc Hoa Kỳtuân thủ phán quyết sau khi nướcnày thất bại trong vụ kháng kiện, sựkiện này thuận lợi cho Nhật Bản tiếptục theo đuổi vụ kiện lần này.

Theo Reuter, một quan chứcngoại giao thương mại Nhật Bảntuyên bố rằng họ đã sẵn sàng đốivới vụ việc lần này.

QUyẾT THẮNG

Thép Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá 99,14%Chiếc gậy “chống bán phá giáthép” mà Mỹ nhằm vào TrungQuốc gần một năm qua cuốicùng cũng hạ xuống. Hôm 3/5,Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ(iTC)đã bỏ phiếu ra quyết địnháp thuế chống bán phá giá ỏmức cao nhất tới 99,14% đốivới sản phẩm thép Trung Quốc.

Từ ngày 5/11 năm ngoái, BộThương Mại Mỹ đã ra thông báo,quyết định áp thuế chống bán

phá giá ở mức 36,53% đối với 37 côngty Trung Quốc, ngoài ra, một số côngty khác của Trung Quốc cũng sẽ chịumức áp thuế cao nhất là 99,14%. Đâylà lần đánh thuế bổ sung trên cơ sở BộThương Mại Mỹ ra tuyên bố áp thuế từ10,69% tới 30,69% đối với sản phẩmống thép xuất khẩu của Trung Quốchồi tháng 9 năm ngoái. Đây cũng là vụkiện thương mại lớn nhất đối với hànghóa nhập khẩu từ Trung Quốc tronglịch sử nước Mỹ.

Phía Mỹ cho biết, việc Trung Quốcđịnh giá thấp cho những sản phẩmthép xuất khẩu sang Mỹ đã làm tổnhại đến các ngành công nghiệp liênquan của Mỹ. Thống kê cho thấy, tổngkim ngạch thép ống mà Mỹ nhậpkhẩu từ Trung Quốc trong năm 2009đạt 1,1 tỷ USD, còn quy mô nhậpkhẩu của năm 2008 là 2,8 tỷ USD.

Tuy nhiên, một chuyên gia trongngành của Trung Quốc đã biện luậnrằng, trên thực tế, hai năm qua, ưu thếvề giá ống thép xuất khẩu của TrungQuốc có chiều hướng giảm dần. Mứcbáo giá xuất khẩu ống thép liền đãthấp hơn so với giá bình quân xuấtkhẩu của Nga. “Một bối cảnh quantrọng khiến một số quốc gia khôngngừng hạ thấp giá xuất khẩu thépchính là sự mất giá đồng nội tệ, do đódựa vào mức giá rẻ hơn để chiếm lĩnhthị trường thép quốc tế”.

HiỀN TRANG

Page 14: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

v C A14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

TRANG QUốC Tế

Ngày 15/4/2010, Liên minhChâu Âu ban hành Quy chế số305/2010 của Ủy ban Châu Âu

sửa đổi bổ sung danh sách xuất khẩucủa Mỹ bị áp dụng mức phạt thươngmại do các sản phẩm của Hoa Kỳ bánphá giá và được trợ cấp (CDSoA). Quy

chế có hiệu lực từ ngày 01/5/2010dưới đây là danh sách các sản phẩmchịu mức thuế bổ sung 15% đa phầnlà các sản phẩm áo khoác, áo jacket,quần dài, quần ống túm của phụ nữvà trẻ em. (Danh sách các sản phẩmnày được phân theo mã HTS)

Thông tin vụ việc.Ngày 01/5/2005, eU đã áp dụng

các biện pháp trả đũa như thành lậpHội đồng, ban hành Quy chế số673/2005, eU và các thành viên WToáp dụng mức thu bổ sung đối vớiHoa Kỳ liên quan đến việc bán phágiá và trợ cấp (CDSoA). Một trongcác biện pháp trả đũa là áp dụngmức phạt tăng thêm 15% thuế hảiquan trên một số sản phẩm nhậpkhẩu từ Mỹ.

Trong tháng 2/2006, Hoa Kỳ bãibỏ các CDSoA, tuy nhiên, một điềukhoản chuyển tiếp hai năm củapháp luật Hoa Kỳ cho phép tiếp tụcáp dụng đối với hàng nhập khẩuđược thực hiện trước ngày01/10/2007. Theo phán quyết củaWTo, eU có quyền tiếp tục áp dụngthuế trả đũa và điều chỉnh mức xửphạt hàng năm do tác động củaCDSoA đối với cộng đồng tại thờiđiểm đó. Vì vậy, eU đã bổ sung thêmdanh mục hàng trong năm 2010bằng cách thêm nhiều sản phẩmchịu mức thuế quan 15%.

MiNH đẠT

EU trả đũa Hoa Kỳ bằng việc áp dụng mức thuế bổ sung 15% đối với hàng dệt may

Các sản phẩm được bổ sung trongnăm 2010

Các sản phẩm đã bị áp dụng trongnăm 2009

6101 30 10 0710 40 00

6101 30 90 4820 10 50

6102 30 10 6103 43 00

6102 30 90 6104 63 00

6104 43 00 6203 43 11

6201 12 10 6203 43 19

6201 12 90 6203 43 90

6201 13 10 6204 63 11

6201 13 90 6204 63 18

6201 92 00 6204 63 90

6201 93 00 6204 69 18

6202 11 00 6204 69 90

6202 93 00 8705 10 00

6203 42 31 9003 19 30

6204 42 00

6204 43 00

6204 44 00

6204 49 10

9406 00 38

Page 15: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

Các hành vi hạn chế cạnh tranhhay độc quyền bị coi là cáchành vi xấu vì chúng làm tổn

hại tới sự tồn tại của cạnh tranh trênthị trường. Mặt khác, có một số hànhvi gọi là hành vi thương mại khôngcông bằng (hay còn gọi là hành vicạnh tranh không lành mạnh) (unfairtrade practices hoặc unfair competi-tion conduct) và hành vi vô lươngtâm (unconscionable conduct), cũngbị coi là hành vi xấu bởi vì chúng gâyhại tới các doanh nghiệp và ngườitiêu dùng cụ thể một cách trực tiếp.

Những hành vi này thường baogồm các tình huống giao dịch trựctiếp giữa người bán và người mua,trong đó hoặc người mua, hoặc mộtdoanh nghiệp khác bị ảnh hưởngmột cách tiêu cực bởi hành vi cạnhtranh không lành mạnh của ngườibán.

Luật pháp điều chỉnh hành vicạnh tranh không lành mạnh vàhành vi vô lương tâm là một ngoại lệ

đối với nguyên tắc cổ điển về sự thậntrọng của người mua (caveat emp-tor). Nguyên tắc về sự thận trọng củangười mua dựa trên quan điểm rằngngười mua nên xem xét cẩn thận vàquan tâm tới tất cả những gì có thểliên quan trước khi mua một hànghóa gì đó hoặc trước khi kí kết mộthợp đồng mua bán. Gần đây, cácquan điểm mới cho rằng, trong mộtthế giới kinh doanh ngày càng trởnên phức tạp, người mua ngày càngtrở nên bất lực và có thể bị lừa theonhiều cách.

HÀNH vi THƯƠNG MẠiKHÔNG CÔNG BẰNG

Khái niệm hành vi thương mạikhông công bằng được sử dụngtrong cả hoạt động nội thương cũngnhư bối cảnh thương mại quốc tế.Tuy nhiên hành vi thương mại khôngcông bằng trong thương mại quốctế có một ý nghĩa khác. Trongthương mại quốc tế, hành vi thương

mại không công bằng một lần nữaliên quan tới vấn đề cạnh tranh giữanhững nhà cung cấp khác nhau. Cáchành vi thương mại không côngbằng trong thương mại quốc tế baogồm hành vi bán phá giá và trợ cấp.Những hành vi này bị coi là xấu bởi vìchúng làm tổn hại tới công nghiệpcủa nước tại đó sản phẩm được bán,mặc dù chúng có thể có ích vớingười tiêu dùng.

Các loại hành vi thương mạikhông công bằng bị cấm trong nộiluật nội phụ thuộc vào truyền thốngvà phương pháp xây dựng pháp luậtcủa từng quốc gia cụ thể. Luật mẫucủa Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinhtế (oeCD) và Ngân hàng Thế giới liệtkê những hành vi thương mại khôngcông bằng bao gồm các hành vi nhưsau:

l Phát tán các thông tin sai lệchhoặc có thể gây nhầm lẫn, gây hạicho lợi ích thương mại của cácdoanh nghiệp khác;

v C A 15CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

Các hành vi thương mại không công bằng và vô lương tâm trong pháp luật về cạnh tranh vàbảo vệ người tiêu dùng

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Page 16: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

l Phát tán các thông tin sai lệchhoặc có thể gây nhầm lẫn tới ngườitiêu dùng, bao gồm việc phát tánthông tin thiếu cơ sở hợp lí, liênquan tới giá cả, đặc tính, phươngthức sản xuất, và công dụng hoặcchất lượng của hàng hóa;

l So sánh hàng hóa sai lệch, hoặccó thể gây nhầm lẫn, trong quá trìnhquảng cáo;

l Chiếm đoạt hoặc sử dụng saithương hiệu, tên công ty, hoặc nhãnmác sản phẩm hay bao bì đóng góicủa công ty khác; và

l Nhận, sử dụng hoặc phổ biếntrái phép thông tin khoa học, kĩthuật, sản xuất, thương mại bí mật.

Các hành vi thương mại khôngcông bằng có thể được điều chỉnhbởi Luật Cạnh tranh hoặc Luật Bảovệ người tiêu dùng, tùy theo bốicảnh của từng quốc gia cụ thể.

Tại Ấn độ, các hành vi này từngđược đưa vào Đạo luật về Các hànhvi hạn chế cạnh tranh và Độc quyền1979, nhưng sau đó lại bị loại ra khỏiphạm vi điều chỉnh của Đạo LuậtCạnh tranh 2002, Luật Cạnh tranhmới của nước này. Sau đó, các hànhvi này được đưa vào điều chỉnhtrong Đạo luật về Bảo vệ quyền lợiNgười tiêu dùng 1986 của Ấn Độ vàtiếp tục có hiệu lực cho đến nay.

Tại Tanzania, ngoài các hành vithương mại không công bằng, Đạoluật về Hành vi Thương mại Côngbằng của nước này cấm:

l Miêu tả sản phẩm sai lệch;l Quảng cáo và hành vi gây

nhầm lẫn;l Hành vi “treo đầu dê bán thịt

chó”; vàl Các hành vi quấy nhiễu và ép

buộc.Đạo luật này cũng áp đặt cho các

doanh nghiệp nghĩa vụ phải:l Niêm yết giá tại các cửa hàng

để tăng cường tính minh bạch và vìvậy tăng cường cạnh tranh;

l yêu cầu tuyên bố rõ ràng vàtuân thủ các tiêu chuẩn an toàn vàcác yêu cầu về cảnh báo; và

l Niêm yết về thông tin sảnphẩm, điều kiện thu hồi sản phẩm,việc áp dụng các tiêu chuẩn về chấtlượng và tính phù hợp cho mục đíchsử dụng, các chế độ bảo hành cơ bảnvà các điều kiện bồi thường và cácnghĩa vụ khác, để ngăn chặn nhữnghành vi thương mại không côngbằng.

Tại việt Nam, các hành vi tươngtự bị cấm theo Chương iii, từ Điều 39đến Điều 48 của Luật Cạnh tranh2004, bao gồm:

(1) Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;(2) Xâm phạm bí mật kinh

doanh;(3) Ép buộc trong kinh doanh; (4) Gièm pha doanh nghiệp

khác;(5) Gây rối hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp khác;(6) Quảng cáo nhằm cạnh

tranh không lành mạnh;(7) Khuyến mại nhằm cạnh

tranh không lành mạnh;(8) Phân biệt đối xử của hiệp

hội;(9) Bán hàng đa cấp bất chính;(10) Các hành vi cạnh tranh

không lành mạnh khác theo tiêu chíxác định tại Khoản 4 Điều 3 của Luậtnày do Chính phủ quy định.

HÀNH vi vÔ LƯƠNG TÂMMột hành vi khác có liên quan

mật thiết tới hành vi thương mạikhông công bằng là hành vi vôlương tâm. Các tòa án trên thế giới,đặc biệt tại các quốc gia phát triển,đang liên tục phát triển khái niệm“vô lương tâm” (unconscionability).

Hành vi vô lương tâm là gì?Thông thường đó là hành vi của bênmạnh hơn lợi dụng bên yếu hơn.Trong khi trong giao dịch thươngmại, thường sẽ có một bên thắng vàmột bên thua trong thương lượng,có thể có những giao dịch mà dườngnhư bên mạnh hơn có những hànhvi lợi dụng nghiêm trọng đối với bênyếu hơn, trái ngược với lương tâm vàđạo đức bình thường.

Đạo luật về Các hành vi Thươngmại của Australia qui định nhữnghành vi vô lương tâm như sau:

Hành vi vô lương tâm tronggiao dịch thương mại: Hành vi nàynảy sinh từ sự bất lực của bên yếuhơn gây ảnh hưởng nghiêm trọngtới khả năng của người đó trong việcquyết định xem lợi ích tốt nhất củaanh ta là gì. Sự bất lực này có thể làdo bên yếu hơn đó không nhận thứcđược một số yếu tố quan trọng nhưbên kia (bên mạnh hơn), do mù chữhoặc thiếu giáo dục căn bản, nghèo,yếu đuối, say rượu hoặc thiếu sự hỗtrợ hoặc sự giải thích cần thiết. Nếumột doanh nghiệp biết về sự bất lựcnày và tác động của nó tới một cá

nhân nhưng lại lợi dụng ưu thế củadoanh nghiệp đó, hoặc khả năngthương lượng cao hợn của họ, mộtcách bất công bằng, thì doanhnghiệp đó được cho là đã tiến hànhmột hành vi vô lương tâm.

Hành vi vô lương tâm tronggiao dịch với người tiêu dùng: Cáchành vi này có thể được giải thíchthông qua một ví dụ cụ thể. Giả địnhđại lý bảo hiểm tới thăm một cộngđồng dân tộc ở vùng sâu và nóichuyện với một nhóm công nhânlàm việc cho chính quyền nhân dânđịa phương. Những công nhân này

v C A16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Page 17: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

không biết nhiều về ngôn ngữ pháplí và thường xuyên phải nghỉ làmtrong một thời gian dài vì lí do giađình và văn hóa. Đại lý bảo hiểm đóthuyết phục một số công nhân kíhợp đồng mua bảo hiểm/trợ cấphưu trí và ủy quyền việc chi trả củahọ bằng cách khấu trừ từ lương. Mộtđiều khoản trong mỗi hợp đồng bảohiểm qui định rằng nếu trong haitháng công nhân không chi trả phíbảo hiểm thì hợp đồng này sẽ bị hủybỏ. Điều này xảy ra đối với một sốcông nhân, do đó họ bị mất nhữngkhoản phí đóng bảo hiểm mà họ đã

chi trả từ trước. Đây là một hành vivô lương tâm trong đó đại lý bảohiểm kia đã lợi dụng một cách bấtcông bằng hoàn cảnh của nhữngcông nhân thời vụ này. Vì có thể phảinghỉ việc trong khoảng thời gian dài,một số công nhân đã chậm trả cáckhoản phí bảo hiểm hành tháng vàvì vậy mà họ phải gánh chịu thiệthại.

Trong trường hợp này, một tòaán có thể cân nhắc tới bất kỳ yếu tốnào liên quan tới tình trạng bất lựcđặc biệt, nếu tòa thấy rằng điều đólà phù hợp. Tuy nhiên, Đạo luật vềCác Hành vi Thương mại của Aus-tralia qui định cụ thể rằng tòa án cóthể xem xét kỹ tới:

l Tương quan về khả năngthương lượng của các bên;

l Khả năng khách hàng hiểuđược tài liệu;

l Liệu có ảnh hưởng hoặc áp lựckhông đúng, hay các chiến thuật bấtcông bằng có được sử dụng haykhông;

l Liệu những điều kiện áp dụngcó vượt quá yêu cầu về lợi ích hợppháp của người cung cấp haykhông; và

l Số tiền mà người tiêu dùng cầnchi trả cho hàng hóa hoặc dịch vụtương tự ở nơi khác.

Những tình huống có rủi ro cao:Những điều khoản về hành vi vôlương tâm không làm giảm đi tínhkhốc liệt của môi trường kinh doanhhàng ngày bắt nguồn từ cạnh tranhmạnh mẽ, và thực tế là các bênthường không có vị trí ngang bằngtrong hầu hết các giao dịch của họ.Tuy nhiên, để tránh những khiếu nạivề hành vi vô lương tâm, cần phảichú ý tới các tình huống sau:

1/ Khi bên mạnh hơn biết hoặcphải biết về việc bên yếu hơn khônghiểu rõ về giao dịch: Tình huống nàythường xảy ra khi bên yếu hơn:

l Không hiểu hoặc hiểu sai vềnhững điều khoản hay chủ thể củavụ giao dịch;

l Có khó khăn với ngôn ngữ;l Chịu những tổn thương về tinh

thần hay thể chất;l Bị mất khả năng do ma túy

hoặc rượu bia; vàl Không có khả năng tiếp cận với

sự hỗ trợ hoặc lời khuyên độc lập.2/ Khi không có cơ hội thực sự cho

bên yếu hơn thương lượng: Ngày nay,chúng ta thường sử dụng các hợp

đồng mẫu. Hợp đồng mẫu là nhữnghợp đồng mà các điều khoản và điềukiện của hợp đồng không phải là kếtquả của việc thương lượng giữa cácbên. Thay vào đó, một bên, thườnglà bên kinh doanh, thảo sẵn nhữngđiều khoản và điều kiện của hợpđồng, để bên kia, thường là ngườimua hàng hóa, dịch vụ, chỉ còn lựachọn giữa việc chấp nhận toàn bộbản hợp đồng hoặc không chấpnhận. Một ví dụ điển hình của loạihợp đồng này là các hợp đồng bảohiểm. Việc sử dụng loại hợp đồng“chấp nhận hết hoặc là không” nàycó thể có rủi ro cao nếu như:

l Có áp lực khiến cho 1 bên phảikí kết hợp đồng;

l Các điều khoản của hợp đồnggây phiền hà hoặc tính chất phiềnhà của chúng được che dấu ở dạngchữ in nhỏ;

l Bên yếu hơn không có lờikhuyên độc lập về các quyền củamình theo hợp đồng.

3/ Khi một hợp đồng chỉ có lợi chomột bên: Các điều khoản và điều kiệncó thể được coi là có lợi cho một bênbao gồm:

l Các điều khoản loại bỏ quyềnhợp pháp của bên yếu hơn;

l Điều khoản cho rằng bên yếuhơn đã hiểu về các điều khoản vàđiều kiện của hợp đồng trong khithực tế thì không phải như vậy;

l Các điều khoản quá khắt khekhiến sự vi phạm hợp đồng của bênyếu hơn là không thể tránh khỏi; và

l Các điều khoản cho phép bênmạnh hơn có thể kết thúc hợp đồngvì các vi phạm kĩ thuật hoặc vi phạmnhỏ về nghĩa vụ hợp đồng.

4/ Các điều kiện và giá cả quáđáng: Trong kinh doanh, các bênkhác nhau có khả năng thươnglượng khác nhau và một doanhnghiệp có thể bán cùng một loại sảnphẩm cho những người mua khácnhau với các mức giá khác nhau phụthuộc vào lợi thế thương lượng củacác bên khác nhau. Pháp luật và tòaán coi những hành vi này là nhữnghành vi thương mại thông thường.Tuy nhiên có thể xảy ra trường hợpdoanh nghiệp yếu hơn đang trả mứccao hơn đáng kể so với mức giá màcác doanh nghiệp khác đang trả,hoặc trường hợp các điều khoản quáđáng được áp dụng, thì tòa án có thểcoi hành vi đó là hành vi vô lươngtâm.

v C A 17CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

(Xem tiếp trang 21)

Page 18: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

v C A18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

HỏI ĐáP VỀ CHốNG BáN PHá GIá

>> Câu hỏi 1: Có phải mọicuộc điều tra đều dẫn tới kếtquả là áp dụng biện phápchống bán phá giá haykhông?

� Trả lờiTheo số liệu của WTo, trong số

2.840 cuộc điều tra (giai đoạn 1995-2005) do các nước thành viên tiếnhành, chỉ có 1.804 cuộc điều tra điđến kết luận là có bán phá giá và bịáp thuế chống bán phá (chiếmkhoảng 63,5%). Điều này thể hiệnmột thực tế rằng không phải tất cảcác cuộc điều tra đều dẫn đến kết quảlà áp dụng biện pháp chống bán phágiá.

Ngay cả khi kết quả điều tra chothấy có tình trạng bán phá giá và việcbán phá giá hàng hóa nhập khẩu lànguyên nhân gây thiệt hại cho ngànhsản xuất trong nước, cơ quan có thẩmquyền cũng có thể cân nhắc khôngáp dụng biện pháp chống bán phágiá nếu xét thấy việc áp dụng cácbiện pháp đó có thể gây thiệt hại cholợi ích của toàn bộ nền kinh tế.

>> Câu hỏi 2: pháp luật vềchống bán phá giá có đượcáp dụng trong lĩnh vựcthương mại dịch vụ haykhông?

� Trả lờiTrong khuôn khổ WTo, tới thời

điểm hiện tại, các biện pháp chốngbán phá giá chỉ áp dụng trong lĩnhvực thương mại hàng hóa. Để bảo vệcác nhà cung cấp dịch vụ nội địatrước sự cạnh tranh của dịch vụ nhậpkhẩu, Hiệp định chung về thương mạidịch vụ GATS, tại Điều X “ Các biệnpháp tự vệ khẩn cấp”, cho phép cácnước thành viên thay đổi hoặc rút cáccam kết cụ thể trong trường hợpkhẩn cấp. Tất nhiên, GATS cũng đòihỏi là chỉ sau thời gian 1 năm, kể từngày bắt đầu thực hiện cam kết, cácnước mới được quyền áp dụng biệnpháp này. Hiện nay, việc cụ thể hóaquy định tại Điều X GATS về các biệnpháp tự vệ khẩn cấp trong thươngmại dịch vụ đang tiếp tục được đặtlên bàn đàm phán.

>> Câu hỏi 3: Nguyên tắchoạt động của Tổ chức Bảovệ quyền lợi người tiêudùng?

� Trả lờiĐiều 11 Pháp lệnh Bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng quy định:

“Người tiêu dùng được thành lậptổ chức để bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình theo quy địnhcủa pháp luật. Người tiêu dùng trựctiếp hoặc thông qua đại diện để bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình”

Điều 14 Nghị định số69/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hànhPháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng quy định:

“ Tổ chức bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng là tổ chức xã hội đượcthành lập trên cơ sở tự nguyện, bìnhđẳng, không phân biệt thành phầnkinh tế, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng,trình độ nghề nghiệp, là tổ chức đạidiện để bảo vệ quyền lợi người tiêudùng theo quy định của pháp luật”.

Điều 15 Pháp lệnh Bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng đưa ra các nguyêntắc hoạt động của tổ chức bảo vệquyền lợi người tiêu dùng, như sau:

- Phải là tổ chức đại diện chongười tiêu dùng.

- Không được liên quan đến việckhuyếch trương thương mại cho bấtkỳ tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh nào khác;

- Không được quảng cáo cho bấtkỳ mục đích thương mại nào trongcác hoạt động của mình;

- Không được khai thác các thôngtin, hướng dẫn người tiêu dùng nhằmmục đích kinh doanh;

- Không bị ảnh hưởng hoặc bị lệthuộc bởi việc nhận tài trợ của các tổchức, cá nhân trong và ngoài nướctrong mọi hoạt động.

HÀ pHẠM

Page 19: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

v C A 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

Ngày 21 tháng 4 năm 2010, Chínhphủ ban hành Nghị định số45/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định số88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm2003 của Chính phủ quy định về tổchức, hoạt động và quản lý hội.

Số lượng thành viên tối thiểu khi

thành lập hội phụ thuộc vào phạm vihoạt động của hội đó với mức thấpnhất là 10 hội viên (phạm vi 1 xã) vàcao nhất là 100 hội viên (phạm vi liêntỉnh hoặc toàn quốc).

Theo quy định của Nghị định, hộiviên phải là công dân hoặc tổ chức

Việt Nam và hội viên gồm ba loại làhội viên chính thức, hội viên liên kếtvà hội viên danh dự.

So với quy định của Nghị định số88/2003/NĐ-CP, quyền của hội đượcmở rộng hơn theo đó hội được tổchức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức cáchoạt động dịch vụ khác theo quyđịnh của pháp luật và được cấpchứng chỉ hành nghề khi có đủ điềukiện theo quy định của pháp luật vàhội được thành lập pháp nhân thuộchội theo quy định của pháp luật.

Về quản lý nhà nước, Bộ trưởngBộ Nội vụ cho phép thành lập; chia,tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổitên và phê duyệt điều lệ đối với hội cóphạm vi hoạt động cả nước hoặc liêntỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh cho phép thành lập; chia, tách;sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tênvà phê duyệt điều lệ đối với hội cóphạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứtình hình thực tế ở địa phương, Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủyquyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp huyện cho phép thành lập; chia,tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổitên và phê duyệt điều lệ đối với hội cóphạm vi hoạt động trong xã.

2. Nghị định số 45/2010/Nđ-Cp ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội

Nghị định này thay thế Nghị định số88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006theo đó mỗi doanh nghiệp được cấp mộtmã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp,mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinhdoanh và mã số thuế của doanh nghiệp.

Về tên gọi, Nghị định quy định doanhnghiệp không được đặt tên trùng hoặc têngây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khácđã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừnhững doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cácdoanh nghiệp đã giải thể. Quy định mới nàysẽ được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01năm 2011 còn trong thời hạn kể từ ngàyNghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày31 tháng 12 năm 2010, việc chống trùng,nhầm lẫn tên doanh nghiệp được thực hiệntrên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương.

1. Nghị định số 43/2010/ Nđ-Cp ngày 15 tháng 4 năm 2010 về đăng kýdoanh nghiệp

Rà soát văn bản pháp luật tháng 5

HỆ THốNG VăN BảN PHáP LUậT CẠNH TRANH

Page 20: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

HỆ THốNG VăN BảN PHáP LUậT CẠNH TRANH

v C A20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

Nhằm tăng cường phối hợp giữacác cơ quan kiểm tra chất lượng sảnphẩm, hàng hóa với nhau và với các

cơ quan thanh tra chuyên ngành,công an, hải quan, quản lý thị trườngtrong việc kiểm tra chất lượng sản

phẩm, hàng hóa, Thủtướng Chính phủ đã banhành quy chế phối hợpkiểm tra chất lượng sảnphẩm, hàng hóa.

Theo quy chế này,việc tổ chức kiểm tra liênngành được thực hiệntrong các trường hợpsau:

a) Đối tượng kiểm tralà nhiều loại sản phẩm,hàng hóa khác nhau màcác loại sản phẩm, hànghóa đó thuộc tráchnhiệm quản lý của nhiềungành, lĩnh vực thì cơquan kiểm tra thuộc BộKhoa học và Công nghệchủ trì tổ chức kiểm traliên ngành giữa các cơquan ở Trung ương; cơquan kiểm tra thuộc SởKhoa học và Công nghệchủ trì tổ chức kiểm traliên ngành giữa các cơ

quan ở địa phương;b) Theo chỉ đạo của cơ quan cấp

trên;c) Theo đề nghị của cơ quan kiểm

tra thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực,địa phương.

Quy chế cũng quy định về mốiquan hệ phối hợp giữa các cơ quantrong việc kiểm tra chất lượng sảnphẩm, hàng hóa bao gồm quan hệgiữa các cơ quan kiểm tra Trungương, quan hệ giữa các cơ quan kiểmtra Trung ương với cơ quan kiểm trađịa phương và quan hệ giữa các cơquan ở địa phương.

Về nội dung phối hợp giữa các cơquan, Quy chế quy định về các nộidung phối hợp bao gồm:

a) Xây dựng đề án, chương trình,kế hoạch kiểm tra liên ngành

b) Tổ chức kiểm tra liên ngành vềchất lượng sản phẩm, hàng hóa

c) Kiểm tra chất lượng sản phẩmtrong sản xuất

d) Kiểm tra chất lượng hàng hóanhập khẩu, xuất khẩu

đ) Kiểm tra chất lượng hàng hóalưu thông trên thị trường

3. Quyết định số 36/2010/Qđ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng4 năm 2010 ban hành “quy chế phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm,hàng hóa”.

Thông tư này được ban hành thaythế Thông tư số 07/2010/TT-NHNNngày 26 tháng 02 năm 2010. Tổ chứctín dụng được thực hiện cho vay bằngđồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuậnđối với khách hàng nhằm đáp ứng nhucầu vốn của dự án, phương án sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư pháttriển và đời sống

Tổ chức tín dụng có trách nhiệmniêm yết công khai lãi suất cho vay vàđiều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp vớimức biến động của lãi suất huy độngvốn bằng đồng Việt Nam và mục tiêu,giải pháp điều hành chính sách tiền tệcủa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tổ chức tín dụng báo cáo Ngânhàng Nhà nước Việt Nam về lãi suấtcho vay bằng đồng Việt Nam và cácvăn bản của tổ chức tín dụng quy địnhvề lãi suất cho vay ngay sau khi banhành.

4. Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14 tháng 4 năm 2010 của Ngânhàng Nhà nước việt Nam hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồngviệt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận

Page 21: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

v C A 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

Thông tư này quy định các hoạt động về quảnlý chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất, xuấtkhẩu, nhập khẩu, lưu hành và sử dụng tại ViệtNam; quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanhthuốc, người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhânliên quan đến chất lượng thuốc.

Hoạt động quản lý chất lượng thuốc được tậptrung vào các nội dung sau:

a) Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩnchất lượng thuốc

b) Quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc trongsản xuất, pha chế, lưu hành và sử dụng

c) Quy định về đình chỉ lưu hành, thu hồithuốc và xử lý thuốc vi phạm chất lượng

d) Quản lý, kiểm tra chất lượng vắc xin và sinhphẩm y tế.

đ) Hệ thống kiểm nghiệm thuốc và hoạt độngkiểm nghiệm thuốc

e) Kiểm tra, thanh tra nhà nước về chất lượngthuốc

Về quyền của người tiêu dùng, Thông tư quyđịnh người tiêu dùng có quyền được thông tin vềchất lượng thuốc và hướng dẫn sử dụng, bảoquản thuốc; tuân thủ hướng dẫn sử dụng an toànhợp lý và bảo quản thuốc; có quyền khiếu nại vàyêu cầu cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc phải bồithường thiệt hại theo quy định của pháp luật dothuốc sản xuất, lưu thông không bảo đảm chấtlượng gây ra.

CÔNG THÀNH

5. Thông tư số 09/2010/TT-ByT ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Bộ y tếhướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốc

5/ Sử dụng vị trí có sức mạnh để ápđặt những điều kiện không hợp lí: Đôikhi một doanh nghiệp lớn sử dụngsức mạnh của mình để có được mộtgiao dịch từ một doanh nghiệp nhỏdựa trên các điều khoản kém ưu đãihơn đối với doanh nghiệp yếu hơn.Điều này thường xảy ra khi doanhnghiệp nhỏ dễ bị tổn thương, ví dụkhi một hợp đồng cần phải ra giahạn. Các công ty nên:

l Hỏi xem điều kiện đó có cầnthiết một cách hợp lý để bảo vệ lợiích hợp pháp của doanh nghiệpmạnh hơn hay không;

l Làm rõ về các điều kiện gia hạnmột thỏa thuận với công ty nhỏ hơn,trước khi bước vào thỏa thuận banđầu;

l Không hy vọng nhiều vào sựgia hạn có thể bị lợi dụng để áp chế

lợi ích thương mại của một doanhnghiệp nhỏ hơn; và

l Hành động một cách côngbằng trong mọi thời điểm.

Luật Cạnh tranh của Việt Namcũng có đề cập đến một số hành vitương tự. Ví dụ, theo Điều 13, cácdoanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thịtrường (doanh nghiệp lớn) bị cấmkhông thể:

l Áp đặt giá mua, giá bán hànghóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn địnhgiá bán lại tối thiểu gây thiệt hại chokhách hàng.

l Áp đặt điều kiện thương mạikhác nhau trong giao dịch như nhaunhằm tạo bất bình đẳng trong cạnhtranh.

l Áp đặt điều kiện cho doanhnghiệp khác ký kết hợp đồng mua,bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộcdoanh nghiệp khác chấp nhận cácnghĩa vụ không liên quan trực tiếp đếnđối tượng của hợp đồng.

(…)Trong khi đó, theo Điều 14,

doanh nghiệp độc quyền cũng bịcấm các hành vi như trên, đồng thờikhông thể “áp đặt các điều kiện bấtlợi cho khách hàng” hoặc “Lợi dụngvị trí độc quyền để đơn phương thayđổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giaokết mà không có lý do chính đáng”.

Trong dự Luật Bảo vệ quyền lợiNgười tiêu dùng hiện đang trìnhQuốc hội xem xét, các hành vi vôlương tâm nói trên cũng có thể cấuthành một bộ phận hoặc các nguyêntắc quan trọng, vì đây được coi làmột đạo luật, khi được thông quatrong tương lai, sẽ bảo vệ quyền lợicho bên yếu hơn, không được tổchức, không có khả năng thươnglượng cao và thường xuyên thiếuthông tin trong các giao dịch với bênsản xuất, kinh doanh hàng hóa dịchvụ - Người tiêu dùng.

QUẾ ANH

Các hành vi thương mại...(Tiếp theo trang 17)

Page 22: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

v C A22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

HƯớNG TớI mẠNG LƯớI CẠNH TRANH QUốC GIA

Luật Cạnh tranh được Quốc hộiban hành ngày 03/12/2004 vàchính thức có hiệu lực từ

01/7/2005. Cùng với Luật Doanhnghiệp và Luật Đầu tư, Luật Cạnhtranh đã góp phần tạo lập một môitrường pháp lý thuận lợi và bảo vệ lợiích cho doanh nghiệp.

Điều 7 Luật Cạnh tranh quy địnhChính phủ thống nhất quản lý nhànước về cạnh tranh và Bộ CôngThương chịu trách nhiệm truớc Chínhphủ thực hiện quản lý nhà nước vềcạnh tranh, các cơ quan chức năngkhác có trách nhiệm phối hợp với BộCông Thương thực hiện quản lý nhànước về cạnh tranh. Tuy nhiên, trongthời gian gần đây, khi Luật điều chỉnhcác lĩnh vực chuyên ngành được xâydựng mới hoặc được điều chỉnh cùngvới sự hình thành các cơ quan quản lýchuyên ngành thường có một xuhướng hình thành các quy định điềutiết về cạnh tranh trong các lĩnh vựcchuyên ngành và do cơ quan quản lýchuyên ngành thực hiện. Các quyđịnh này dẫn đến những mâu thuẫn,chồng chéo với Luật Cạnh tranh, gâykhó khăn cho việc áp dụng các quyđịnh của Luật về cạnh tranh đối vớidoanh nghiệp.

Để tạo diễn đàn trao đổi về vấnđề này, ngày 14/5/2010, tại thành phốHồ Chí Minh, Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo“Luật Cạnh tranh trong một số lĩnh

vực chuyên ngành. Kinh nghiệm củaNhật Bản và Việt Nam”.

Tham dự buổi hội thảo về phíaCục Quản lý cạnh tranh có ôngNguyễn Trung Dũng - Phó Cục trưởngCục Quản lý cạnh tranh với tư cách làchủ tọa hội thảo và các cán bộ củaCục Quản lý cạnh tranh. Các diễn giảbao gồm Bà Kumico Tanaka - Chuyêngia thường trú của JFTC tại Việt Nam,ông Cao Xuân Hiến - Trưởng banĐiều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh,ông Nguyễn Hữu Huyên - Bộ Tư Phápcùng sự tham dự của giảng viêntrường Đại học Quốc gia thành phốHồ Chí Minh; các nhà nghiên cứu,hoạch định chính sách của các Bộ,Sở/ngành; đại diện các tổng công ty,các tập đoàn lớn tại thành phố Hồ ChíMinh.

Bà Tanaka với bài tham luận “Mốiquan hệ giữa các cơ quan cạnh tranhvà các đơn vị khác” đã nêu rõ tầmquan trọng của Luật Cạnh tranh vàquyền lực của cơ quan cạnh tranhbằng việc đưa ra các vụ việc cạnhtranh mang tính điển hình ở Nhật Bảntrong thập kỷ 70 như vụ việc hạn chếcạnh tranh giữa các công ty dầu; vụviệc JASRAC (hội quyền tác giả NhậtBản), vụ việc intel năm 2005, vụ việcMicrosoft năm 1998 và năm 2008.Qua các vụ việc mang tính điển hìnhđã tạo nên một mối quan tâm lớn củaxã hội đối với Luật Cạnh tranh, đồngthời đã gây tác động mạnh mẽ tới ý

thức tuân thủ luật pháp của cộngđồng doanh nghiệp và xã hội.

Trình bày về Luật Cạnh tranh vàvấn đề thực thi Luật Cạnh tranh tạiViệt Nam, ông Cao Xuân Hiến - CụcQuản lý cạnh tranh nhận định LuậtCạnh tranh đã bước đầu đi vào cuộcsống và phát huy tác dụng. Thôngqua các vụ việc đầu tiên các cơ quanquản lý đã điều tra và xử phạt Côngty Vinapco do có hành vi hạn chếcạnh tranh đã thực sự là một tiếngchuông cảnh tỉnh đối với cộng đồngdoanh nghiệp nói chung trong việcnắm bắt và tuân thủ các quy định củaLuật Cạnh tranh. Thông qua các vụviệc đầu tiên này, các cơ quan quản lýcạnh tranh đã thể hiện quyết tâm củaChính phủ trong việc thực thi LuậtCạnh tranh. ông Hiến cho rằng đểviệc thực thi Luật có hiệu quả cần cósự nỗ lực phối hợp của các cơ quancạnh tranh, các cơ quan quản lýngành và cộng đồng, cộng đồngdoanh nghiệp.

Bài tham luận của ông NguyễnHữu Huyên - Chuyên gia về Luật Cạnhtranh đến từ Bộ Tư pháp đã đưa ramột ví dụ về hành vi lạm dụng vị tríthống lĩnh của Microsoft bắt nguồntừ việc công ty này nắm quyền sở hữutrí tuệ đối với hệ điều hành Windows,từ đó đưa ra một số phân tích về mốiquan hệ giữa pháp Luật Cạnh tranhvà các quy định về sở hữu trí tuệ vàcho rằng việc nắm quyền sở hữu trítuệ đối với một sản phẩm bản thânnó không hạn chế cạnh tranh, trừtrường hợp quyền sở hữu này giúpdoanh nghiệp có vị trí thống lĩnh vàdoanh nghiệp đã dùng vị trí thốnglĩnh này để ngăn cản và hạn chế cạnhtranh trên thị trường.

Phần thảo luận đã diễn ra trongkhông khí sôi nổi và cởi mở, các đạibiểu đã tích cực trao đổi và nêu lên ýkiến xung quanh chủ đề nghiên cứu.Hội thảo kết thúc thành công tốt đẹpvới những kinh nghiệm và bài họcđuợc rút ra trong việc thực thi và triểnkhai Luật Cạnh tranh ở Việt Nam. Ýkiến đóng góp của các đại biểu đãđuợc ghi nhận để tiếp tục hoàn thiệnđề tài nghiên cứu và là cơ sở cho việcđề xuất nội dung cho các chươngtrình hội thảo tiếp theo.

Lê dUy

Tọa đàm: “Luật Cạnh tranh trong một số lĩnh vực chuyênngành - Kinh nghiệm của Nhật Bản và Việt Nam”

Page 23: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

Thực hiện Nghị quyết số27/2008/NQ-QH12 ngày 15tháng 11 năm 2008 của Quốc

hội về Chương trình xây dựng luật,pháp lệnh năm 2009; Quyết định số25/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm2008 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phân công Cơ quan chủ trì soạnthảo dự án luật, pháp lệnh của Chínhphủ năm 2009, Bộ Công Thương đãchủ trì phối hợp với các Bộ, ngànhliên quan xây dựng dự án Luật Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng.

Sau quá trình nghiên cứu rà soáthệ thống pháp luật Việt Nam, kết hợpkhảo sát học tập kinh nghiệm một số

nước trên thế giới, Bộ Công Thươngđã tiến hành xây dựng Dự thảo LuậtBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vàlấy ý kiến rộng rãi cộng đồng đặc biệtlà các nhóm đối tượng chịu sự tácđộng của Luật.

Đây là một đạo luật chứa đựngnhiều vấn đề mới so với nhận thứcpháp lý truyền thống và của số đông.Vì vậy, để tạo cơ sở cho việc nghiêncứu, góp ý, bài viết này nêu và làm rõmột số hiện tượng pháp lý được ghinhận trong Dự luật.

Một số vấn đề lý luận xung quanh LUậT BảO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG[*]

[*] Bài đăng tạp chí Nhà nước và Pháp luật,2/2010

v C A 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

NGHIÊN CứU - TRAO ĐổI

Page 24: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

1. vị trí của pháp luật bảovệ người tiêu dùng trong hệthống pháp luật

Quan hệ tiêu dùng là một loạiquan hệ được thực hiện trên cơ sởhợp đồng mua bán, theo đó, ngườitiêu dùng mua và/ hoặc sử dụng sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ của ngườicung cấp mà không vì mục đích kinhdoanh (bán lại). Như vậy, quan hệtiêu dùng không phải là quan hệthương mại, được điều chỉnh bởiLuật Thương mại mà chỉ có thể làquan hệ dân sự được điều chỉnhchung bởi Bộ luật dân sự. Là văn bảnpháp luật gốc trong đời sống pháp lýdân sự, Bộ luật dân sự yêu cầu phảithiết lập các quan hệ pháp luật dânsự theo các nguyên tắc tự do thỏathuận, nguyên tắc bình đẳng, thiệnchí và trung thực, tự chịu tráchnhiệm, tôn trọng đạo đức tốt đẹp,tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự, tôntrọng lợi ích Nhà nước, lợi ích côngcộng, quyền và lợi ích hợp pháp củangười khác, nguyên tắc tuân thủpháp luật và nguyên tắc hòa giải(Điều 4/12. Bộ luật dân sự).

Tuy nhiên, do tính chất xã hội củaquan hệ tiêu dùng mà người tiêudùng khó có thể có cơ hội trở thànhtự do, bình đẳng vì họ buộc luôn phảitham gia vào mối quan hệ với đặctính truyền kiếp là “thông tin bất cânxứng”. Bên cạnh sự bất cân xứng vềthông tin, người tiêu dùng còn có thểphải rơi vào tình trạng mất khả năngmặc cả khi họ buộc phải sử dụnghàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấpđộc quyền.

Đời là vậy, những kẻ có thế và lựcmạnh hơn thường hành xử theo xuhướng lạm dụng quyền lực trongquan hệ với kẻ yếu. Thêm vào đó, nếunhư cứ có 300% lợi nhuận thì các nhà“tư bản” sẵn sàng treo cổ mình lên vàvì vậy, họ cũng sẵn sàng “khuyếnmại” cho khách hàng và người tiêudùng những cạm bẫy pháp lý và kỹthuật và thậm chí còn cả những thứđộc hại. Vì lẽ đó, mọi hệ thống phápluật nhân đạo đều phải ưu tiên bảovệ kẻ yếu và như thế, pháp luật bảovệ người tiêu dùng sẽ tựa hồ nhưmột công cụ hỗ trợ từ bên ngoàiquan hệ dân sự để khắc phục nhữnglổ hổng về khả năng tự do và bìnhđẳng của người tiêu dùng trongquan hệ với nhà cung cấp để quanhệ dân sự có thể trở lại với đúngnguyên tắc của nó.

Trên tinh thần đó, pháp luật bảovệ người tiêu dùng là loại pháp luậtmang tính can thiệp vào quyền tự do(do không nhận thức được quy luật)của các nhà cung cấp sản phẩm,hàng hóa dịch vụ và như thế, khôngcó sự tự do và bình đẳng trong quanhệ pháp luật về bảo vệ người tiêudùng.

Cũng cần lưu ý rằng, các lĩnh vựcpháp luật khác như pháp luật cạnhtranh, pháp luật về vệ sinh, an toànthực phẩm, pháp luật về chất lượngsản phẩm và rộng ra là cả pháp luậtdân sự, hình sự đều có thêm mụcđích là bảo vệ người tiêu dùng. Tuynhiên, nếu như những pháp luật nàybảo vệ người tiêu dùng theo phươngpháp can thiệp vào hành vi của nhàsản xuất, kinh doanh, cung cấp sảnphẩm hàng hóa dịch vụ thông quanhững hạn chế hoặc cấm đoán hànhvi thì pháp luật bảo vệ người tiêudùng (với tính cách là một chế địnhpháp luật độc lập) lại xuất hiện ở phíangười tiêu dùng. Theo đó, pháp luậtbảo vệ người tiêu dùng sẽ tạo chongười tiêu dùng những khả năng vàcơ hội thuận lợi hơn trong cơ chếđiều chỉnh pháp luật quan hệ muabán (theo luật dân sự) mà một chủthể pháp luật dân sự thông thườngsẽ không có được.

2. Triết lý về ngoại lệNếu như trong xã hội không xuất

hiện quan hệ tiêu dùng như đã trìnhbày trên đây thì mọi quan hệ dân sựthông thường đều chỉ cần đến sựđiều chỉnh của pháp luật dân sựtruyền thống. Như thế, mọi vấn đềđều được diễn ra như theo nhữngnguyên tắc truyền thống trong việcxem xét, đánh giá và xử lý các hànhvi pháp lý.

Tuy nhiên, xuất phát từ nhữngphân tích trên đây, sản xuất hàng hóadẫn đến những người cung cấp sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ chuyênnghiệp và quan hệ tiêu dùng nhấtđịnh phải xuất hiện trong xã hội hiệnđại. Vì vậy, do bản thân quan hệ tiêudùng luôn tiềm ẩn những ngoại lệcủa nguyên tắc dân sự truyền thốngnên việc thiết kế cơ chế pháp lý bảovệ người tiêu dùng phải tính đến việcthực thi những ngoại lệ trong quanhệ pháp luật dân sự về nội dung vàhình thức. Hơn thế nữa, do chínhpháp luật đã chứa trong mình sự bấtcông bằng (do phải dùng cùng mộtthước đo để áp dụng cho mọi hiện

v C A24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

NGHIÊN CứU - TRAO ĐổI

Page 25: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

tượng cụ thể khác nhau trên thực tế)nên việc áp dụng những ngoại lệ củacơ chế áp dụng pháp luật dân sự đốivới người tiêu dùng là xuất phát từnhu cầu nội tại của chính hiện tượngpháp luật để thiết lập sự công bằngpháp lý trên thực tế. Điều này cũngtừng được thể hiện trong quan hệpháp luật lao động.

Điều mà các nhà làm luật luônphải tỉnh táo là, trong khi thiết lậpcác công cụ pháp lý để thiết lập sựcông bằng này cần phải tính đến việcbảo vệ lợi ích của “phía bên kia” –những nhà sản xuất và cung cấp sảnphẩm tiêu dùng. Bởi lẽ, nếu như giớitiêu dùng và giới kinh doanh có xungđột lợi ích với nhau thì sự xung độtđó phải được hiểu là “mâu thuẫn biệnchứng”. Không thể bảo vệ người tiêudùng mà dẫn đến triệt tiêu hay hạnchế kinh doanh trên phạm vi xã hội.Sẽ không thể tưởng tượng nổi nếunhư giới tiêu dùng được trang bịnhững vũ khí sắc bén nhưng khôngcó cơ hội sử dụng trên thực tế.

Mặt khác, cũng phải thấy rằng,trong khi pháp luật tạo cho ngườitiêu dùng những cơ hội tốt hơn,được coi là ngoại lệ của nguyên tắcdân sự thì bản thân người tiêu dùngcũng phải phấn đấu để trở thànhnhững “nhà tiêu dùng thông thái” vàđể biết liên kết, tự bảo vệ mình, trướckhi cần đến sự trợ giúp của pháp luật.

Từ những điều trên đây cho thấy,việc áp dụng những hiện tượng điềuchỉnh pháp luật mang tính đặc thùvà ngoại lệ trong cơ chế điều chỉnhpháp luật bảo vệ người tiêu dùng lànhu cầu khách quan mà không chỉ lànhân đạo và điều này không làm “đổvỡ nền tảng của pháp luật dân sự” –như đã có sự lo lắng. Điều này khẳngđịnh được bởi lẽ, (i) thứ nhất là khôngcó nguyên tắc nào mà không cóngoại lệ mà ngoại lệ này đã đượcluận chứng như trên và (ii) thứ hai làkhi áp dụng những ngoại lệ pháp lý(về nội dung và hình thức trong cơchế dân sự) thì những ngoại lệ nàymột mặt chỉ áp dụng trong quan hệtiêu dùng và đối với người tiêu dùngvà mặt khác, những vấn đề khácthuộc về pháp luật nội dung và hìnhthức trong lĩnh vực dân sự và nhữngnhững lĩnh vực pháp khác (như đấtđai, tài chính…) mà không được pháttriển để trở thành “ngoại lệ” thì giữnguyên giá trị điều chỉnh quan hệtiêu dùng.

Từ đây, rút ra hệ quả là:1. Pháp luật bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng, hiểu theo nghĩatổng quát là một hệ thống pháp luậtcó liên quan đến nhau mà đạo luậtriêng rẽ về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng chỉ có giá trị tiên phong, và

2. Để bảo vệ quyền lợi người tiêudùng cần đến trách nhiệm của toànxã hội, của Nhà nước, của giới doanhnghiệp và cả những nỗ lực, cố gắngcủa chính giới người tiêu dùng có tổchức.

3. Kiểm soát điều kiệngiao dịch chung

Trong thời hiện đại, khi ký kết cáchợp đồng với các nhà cung cấp hànghoá hay sản phẩm đại trà, người tiêudùng dường như không nhìn thấytinh thần “tự do khế ước” của hợpđồng. Họ thường phải chấp nhậnnhững quy tắc bán hàng do chínhnhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ đặtra và về nguyên tắc những quy tắcnày không phải là đối tượng của việcđàm phán. Do phải tồn tại ở thế yếu,người tiêu dùngphải chấp nhận vàđôi khi không biết đến chúng màcũng chẳng biết đến khả năng cầnphải kiểm soát chúng. Mặc dù,những quy tắc này nghiễm nhiênđược coi là nội dung của hợp đồngmà theo cách nhìn lý thuyết của giáotrình, đó là những điều khoảnthường lệ. Chỉ đến khi có tranh chấpxảy ra hay có một sự kiện nào đó,người ta mới vỡ lẽ ra rằng, đây là mộthiện tượng mang tính pháp lý có liênquan đến hợp đồng.

Các điều kiện giao dịch chungđược các luật gia phương tây mô tảlà đứa con của cuộc cách mạng côngnghiệp thế kỷ 19. Với việc xuất hiệnkhả năng sản xuất và cung cấp cácsản phẩm và dịch vụ mang tính hàngloạt và liên tục cho vô số các kháchhàng đã đặt ra vấn đề “tiêu chuẩnhoá” các điều khoản của các hợpđồng mua bán. Trong bối cảnh đó, từgiữa thế kỷ trước, các doanh nghiệp,trước tiên là bảo hiểm, giao thông,tín dụng rồi sau đó là các doanhnghiệp sản xuất, dịch vụ, đều thiếtlập cho mình những quy tắc bánhàng thống nhất, áp dụng chungtrong các giao dịch với khách hàngcủa mình.

“Điều kiện giao dịch chung” lànhững quy định, quy tắc bán hàng,cung ứng dịch vụ do thương nhânđơn phương ban hành và áp dụng

v C A 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

Page 26: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

đối với người tiêu dùng. Như vậy, cácđiều kiện giao dịch chung có nhữngđặc điểm:

Một là, đây là những quy định,quy tắc, điều kiện do thương nhânđơn phương ban hành. Đây có thểcoi là đặc điểm nổi bật nhất của điềukiện thương mại chung. Những quytắc, quy định này được ban hành mộtcách đơn phương mà không có bấtkỳ sự thỏa thuận nào giữa thươngnhân và người tiêu dùng. Vì vậy, điềukiện giao dịch chung thường thểhiện ý chí độc đoán và áp đặt củathương nhân, thường vì mục tiêudành lấy phần thuận lợi và an toànpháp lý cho mình và đẩy quả bóngbất lợi cho phía người tiêu dùng mànội dung của nó lại có thể vi phạmpháp luật hoặc không lành mạnh,thiếu đạo đức. Trong khi, các quy tắc,điều kiện đó tuy không thể hiện

trong hợp đồng (miệng hay vănbản) nhưng trở thành nội dung

mặc nhiên của hợp đồng khingười tiêu dùng tham gia

quan hệ tiêu dùng. Hai là, điều kiện giao

dịch chung được ápdụng chủ yếu cho

người tiêu dùng.Như trên đã nói,

mục đích củathương nhân

khi banhành các

đ i ề uk i ệ n

thương mại chung là để tạo điều kiệnthuận lợi cho họ trong quá trình giaodịch với người tiêu dùng. Do vậy, đốitượng áp dụng chủ yếu của điều kiệnthương mại chung là người tiêudùng. Thương nhân khi ban hành cácđiều kiện thương mại chung khônghướng đến các đối tượng khác nhưcác nhà cung cấp nguyên liệu, phụkiện, các khách hàng lớn mà chủ yếulà để áp dụng cho đối tượng là ngườitiêu dùng nhỏ lẻ. Điều này xuất pháttừ thực tiễn kinh doanh của thươngnhân khi số lượng người tiêu dùngcủa họ là quá lớn không cho phép sửdụng các hình thức giao kết hợpđồng truyền thống dựa trên nguyêntắc tự do, tự nguyện. Về phương diệnnày, điều kiện giao dịch chung sẽ làcông cụ quan trọng để cải tiến vàhợp lý hóa phương thức bán hànghiện đại.

Ba là, điều kiện giao dịch chungáp dụng cho nhiều người tiêu dùngvà sử dụng nhiều lần. Các quy tắc,quy định mà thương nhân ban hànhkhông phải hướng đến một ngườitiêu dùng nào cụ thể hay một trườnghợp nào cụ thể mà nó như một “luật”riêng mà thương nhân áp dụng chonhiều người tiêu dùng và sử dụngmột cách lâu dài. Phương thức bánhàng hóa truyền thống dựa trên cơsở hợp đồng được giao kết với từngđối tượng theo cách thức khác nhauvà các quyền, nghĩa vụ cũng có thểcó sự khác nhau trên cơ sở thươnglượng, thỏa thuận giữa thương nhânvà người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi sửdụng điều kiện thương mại chung,thì dường như không có bất kỳ sựphân biệt nào giữa các người tiêudùng với nhau, hay nói cách khác là

các quy tắc, quy định mặc nhiênáp dụng cho tất cả người tiêu

dùng khi xác lập giao dịch vớithương nhân.

Điều kiện giao dịchchung được thiết lập

dưới nhiều hình thứcđa dạng. Trong sự

đa dạng đó, cómột loại hình

mà pháp luậtcần quan

tâm đó làh ợ p

đồng

mẫu. Hợp đồng theo mẫu là hợpđồng do thương nhân đơn phươngsoạn thảo để giao dịch với nhiềungười tiêu dùng. Theo đó, với tínhcách là một loại hình điều kiện giaodịch chung, toàn bộ nội dung hợpđồng được thương nhân soạn trướcvà người tiêu dùng chỉ còn biết “chấpnhận”.

Tóm lại, áp dụng điều kiện giaodịch chung là nhu cầu thực tế củacông nghệ bán hàng hiện đại. Tuynhiên, nguy cơ có thể xảy ra là ngườibán hàng, cung cấp thường thôngqua đó mà xâm hại quyền, lợi chínhđáng và hợp pháp của người tiêudùng do họ yếu cả về thế lẫn lực nênvấn đề đặt ra là: chúng phải đượckiểm soát. Thông thường, việc kiểmsoát các điều kiện giao dịch chungđược thực hiện thông qua thủ tụcđăng ký công khai. Việc đăng ký côngkhải để đảm bảo rằng:

1. Mọi người tham gia quan hệtiêu dùng đều biết được “ý định” củanhà cung cấp để cân nhắc và quyếtđịnh tham gia và

2. Quan trọng hơn là đảm bảotính hợp pháp, hợp lý và lành mạnhcủa nội dung điều kiện giao dịchchung.

Vấn đề điều chỉnh pháp lý cácđiều kiện giao dịch chung đã đượcnhiều quốc gia và khu vực trên thếgiới thực hiện từ lâu và trở thành vấnđề hoàn toàn thường nhật trong đờisống pháp lý. Sinh thời, đây là vấn đềchung của pháp luật dân sự (mặc dù,điều kiện thương mại chung xuấthiện chủ yếu trong quan hệ tiêudùng) và là một chế định đặc thù củapháp luật dân sự. Tuy nhiên, ở ViệtNam, sau nhiều cơ hội bỏ lỡ (cậpnhật trong Bộ luật dân sự và LuậtCạnh tranh), cơ hội điều chỉnh phápluật về kiểm soát điều kiện giao dịchchung lại xuất hiện trong luật bảo vệngười tiêu dùng. Hy vọng rằng, cácnhà làm luật Việt Nam sẽ tận dụngtốt cơ hội quý giá này.

4. Trách nhiệm của nhàsản xuất do sản phẩm cókhuyết tật

Trách nhiệm của nhà sản xuất đốivới sản phẩm do mình tạo ra rõ rànglà đã được quy định trong pháp luậtvề chất lượng sản phẩm và khôngthể là đối tượng điều chỉnh trực tiếpcủa luật bảo vệ người tiêu dùng. Vấnđề ở đây là, trên thực tế, người tiêudùng thường không thiết lập quan

v C A26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

NGHIÊN CứU - TRAO ĐổI

Page 27: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

hệ pháp lý trực tiếp với nhà sản xuấtmà khi sản phẩm, hàng hóa đếnđược tay người tiêu dùng đã trải quanhiều khâu của hệ thống phân phối,đặc biệt là những hàng hóa nhậpkhẩu. Điều này sẽ dẫn đến tình trạnglà người cung cấp sản phẩm, hànghóa cần phải chịu trách nhiệm vềkhuyết tật của sản phẩm mà chínhanh ta không tạo ra. Từ đây, nảy sinhchế định pháp lý về trách nhiệm sảnphẩm (product liability), theo đó, nhàsản xuất hàng hóa phải chịu tráchnhiệm bồi thường thiệt hại chongười tiêu dùng, được hình thành dokhuyết tật của sản phẩm, mặc dù,người tiêu dùng có thể không cógiao dịch trực tiếp với nhà sản xuất.

Như vậy trách nhiệm sản phẩmkhông phải là trách nhiệm phát sinhtrực tiếp từ quan hệ tiêu dùng và nhưthế chế độ trách nhiệm pháp lý do viphạm hợp đồng (dân sự), theo phápluật dân sự, khó có thể áp dụng đểbảo vệ quyền lợi của người tiêudùng.

Lịch sử của việc hình thành chếđộ trách nhiệm sản phẩm cho thấy,có thời kỳ người ta áp dụng chế địnhbảo hành mà theo đó, bằng nhiềuthủ tục pháp lý liên tiếp, vẫn có thểcác chủ thể pháp luật tham gia chuỗiquan hệ phân phối phải chịu tráchnhiệm qua mỗi công đoạn của chuỗiquan hệ pháp lý. Tuy nhiên, việc ápdụng cơ chế này (theo nguyên lýchung của pháp luật dân sự) có thểsẽ dẫn đến liên tiếp nhiều vụ việcnhằm truy xét người phải chịu tráchnhiệm cuối cùng về khuyết tật củasản phẩm - người có lỗi trên thực tế,dẫn đến phiền hà cho các bên liênquan và tốn kém chi phí cho xã hội.

Vì vậy, nhiều quốc gia trên thếgiới hiện nay đã thực hiện chế độtrách nhiệm nghiêm ngặt (strict lia-bility), theo đó lựa chọn một số chủthể quan trọng nhất trong chuỗiquan hệ để ràng buộc trách nhiệmsản phẩm, đó là:

- Người sản xuất sản phẩm;- Người nhập khẩu; - Người trực tiếp bán sản phẩm

cho người tiêu dùng. Điều đáng lưu ý là, trong vụ kiện

đòi bồi thường thiệt hại theo tráchnhiệm sản phẩm, người tiêu dùngđược giải phóng khỏi trách nhiệmchứng minh lỗi. Tuy nhiên, nguyênđơn vẫn có trách nhiệm chứng minhvề khuyết tật của sản phẩm, thiệt hạiphát sinh cũng như mối quan hệ

nhânq u ảg i ữ akhuyết tậtvà thiệt hạitheo đúng cácthủ tục tố tụngdân sự thôngthường. Nghĩa vụchứng minh không cólỗi thuộc về nguyên đơn,tuy nhiên để được miễntrách nhiệm, bị đơn còn phảichứng minh được lỗi thuộc vềbên khác trong chuỗi cung ứngsản phẩm. Nói khác đi, việc chứngminh lỗi thuộc về “tập thể” nhữngngười đã góp phần đưa sản phẩmđến tay người tiêu dùng.

Như vậy, áp dụng chế độ tráchnhiệm sản phẩm nghiêm ngặt là mộtcố gắng lớn của các nhà lập pháp đểtạo cho người tiêu dùng những điềukiện thuận lợi hơn theo nhữngnguyên tắc chung của tố tụng dânsự, mang tính chất ngoại lệ, mà nếukhông, người tiêu dùng lại lâm vàotình cảnh yếu thế cả trong quan hệtố tụng.

Ở đây, tính chất ngoại lệ thể hiệnở chỗ:

Một là, khi xác định trách nhiệmpháp lý của nhà cung cấp sản phẩm,hàng hóa, yếu tố lỗi sẽ không đượcđặt ra. Kể cả khi nhà cung cấp chứngminh là lỗi khuyết tật thuộc về nhàsản xuất thì cũng chỉ là để xác địnhtrách nhiệm bồi hoàn trong cácchuỗi quan hệ trước, không liênquan đến quan hệ tiêu dùng. Điềunày có vẻ là không phù hợp khi tất cảcác lý thuyết chung đều yêu cầu về 4yếu tố cấu thành của chế độ tráchnhiệm vật chất.

Hai là, học thuyết chủ đạo vềnghĩa vụ chứng minh đều cho rằng,người nào có yêu cầu trước tòa thìngười đó có nghĩa vụ chứng minh.Trong khi tại đây, nghĩa vụ chứngminh lỗi lại thuộc về bên bị “cáobuộc”.

Như đã trình bầy trên đây, nhữngngoại lệ này cần được áp dụng và thểhiện công bằng trong pháp luật vàđiều quan trọng hơn là không vì thếmà nó làm xoay chuyển công lý. Dùbên nào chứng minh, thậm chí bênnào là nguyên đơn thì sự kiện pháp

l ýv àchứngcứ đềuđ ư ợ cchứng minhvà trên cơ sởđó, phán quyếtcủa tòa đều dựatrên cùng một cơ sở:hiện thực pháp lý vàcông lý.

5. Khởi kiện tậpthể và áp dụng thủ tụcrút gọn

Khởi kiện tập thể trong tố tụngdân sự nghe có vẻ như một điều mớilạ và không đúng nguyên tắc truyềnthống, theo đó, người ta chỉ có thểkiện ra tòa khi quyền và lợi ích củachính mình bị xâm hại. Tuy nhiên,điều này đã được thay đổi khi Bộ luậttố tụng dân sự 2004 đã quy định: “Cánhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luậtnày quy định có quyền khởi kiện vụán dân sự, yêu cầu giải quyết việcdân sự tại Toà án có thẩm quyền đểyêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của mình hoặc củangười khác (chúng tôi nhấn mạnh).Như vậy, pháp luật tố tụng của ViệtNam đã thừa nhận việc một ngườinày có thể đi kiện thay cho mộtngười khác.

Khởi kiện tập thể của người tiêudùng cũng phái sinh từ nguyên tắcđó. Tuy nhiên, khởi kiện tập thểkhông phải là khởi kiện đông người

v C A 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

Page 28: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

mà khởi kiện tập thể là khởi kiệnnhân danh lợi ích của tập thể, với sốlượng thành viên có thể là không xácđịnh. Thực tiễn đời sống pháp lý ởViệt Nam trong quá khứ và hiện tạicũng đã ghi nhận vấn đề này, theođó, nhân danh lợi ích của một haynhiều tập thể người làm công ănlương, tổ chức công đoàn có thể trởthành người tham gia tố tụng liênquan đến lợi ích của tập thể này(theo pháp luật phá sản hay laođộng).

Nếu như những người làm côngăn lương có tổ chức đại diện cho lợiích của mình là tổ chức công đoànthì người tiêu dùng cũng có nhữngtổ chức đại diện và bảo vệ cho lợi íchcủa mình. Vì vậy, dựa trên nhữngđiều kiện pháp lý cụ thể, tổ chức xãhội của người tiêu dùng sẽ là ngườicó quyền thực hiện việc khởi kiệntập thể để bảo vệ quyền lợi củangười tiêu dùng.

Ở đây có vấn đề cần bàn thêm là,hiểu theo đúng nghĩa của nó, côngđoàn là tổ chức tự nguyện (hội) củangười làm công ăn lương, được tổchức theo một mô hình thống nhấtvà hoạt động trên cơ sở tài chính làhội phí. Đây sẽ là động lực và điềukiện căn bản để công đoàn đại diệnvà bảo vệ tập thể người làm công ănlương. Trong khi đó, các tổ chức xãhội bảo vệ người tiêu dùng được tổchức khá đa dạng và lại rất khó cóthể hình dung là mọi người tiêudùng (số lượng không xác định vàổn định) lại có thể nộp hội phí. Từđây đặt ra vấn đề là:

- Xuất phát từ nguyên tắc là,trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùngcao nhất thuộc về nhà nước. Vì vậy,cần có sự hỗ trợ nhất định về vậtchất, tài chính của nhà nước đối vớicác tổ chức xã hội của người tiêudùng.

- Cần có quy định đặc thù về ánphí khi tổ chức bảo vệ người tiêudùng đứng ra khởi kiện và

- Những khoản thu được từkhoản bồi thường thiệt hại mà bênbị kiện phải trả sẽ được trích lại để“nuôi dưỡng” tổ chức bảo vệ ngườitiêu dùng.

Bên cạnh áp dụng chế độ khởikiện tập thể, việc áp dụng thủ tục rútgọn trong tố tụng dân sự để giảiquyết các vụ việc về quan hệ tiêudùng cũng cần được tính đến. Việcquy định thủ tục rút gọn trong cácvụ kiện bảo vệ quyền lợi của người

tiêu dùng là hết sức cần thiết. Bởi vì,các quy định của pháp luật về tốtụng dân sự quá phức tạp và tốnkém không phù hợp với việc giảiquyết các tranh chấp của người tiêudùng (vốn là những tranh chấp nhỏlẻ). Kinh nghiệm của nhiều nước chothấy, việc xử lý tranh chấp của ngườitiêu dùng cần có một thủ tục đặcbiệt đảm bảo nhanh gọn, hiệu quảvà tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, cónhiều nước như: Ấn Độ, Malaysia,Singapore… còn thành lập cả Tòa ánbảo vệ người tiêu dùng.

Thực ra, kể trong lĩnh vực tố tụngdân sự (bao gồm cả thương mại) màkhông có quan hệ tiêu dùng, vấn đềáp dụng thủ tục rút gọn cũng là vấnđề không mới lạ trong trong thựctiễn pháp lý tại nhiều quốc gia trênthế giới. Tuy nhiên, do đây là một thủtục mang tính đặc thù (ngoại lệ) nên,việc áp dụng nó cần có những điềukiện nhất định. Thí dụ:

- Giá trị tranh chấp không lớn,- Vụ việc đơn giản và chứng cứ rõ

ràng,- yêu cầu thực tế phải giải quyết

nhanh gọn.Như vậy, pháp luật chỉ cho phép

áp dụng thủ tục rút gọn trong tốtụng dân sự (tại các vụ án về bảo vệngười tiêu dùng) khi hội đủ các điềukiện nhất định. Điều đó có nghĩa làkhông phải mọi vụ việc liên quanđến bảo vệ lợi ích người tiêu dùngđều có thể hoặc cần phải áp dụngthủ tục rút gọn.

Việc áp dụng thủ tục rút gọncũng đặt ra vấn đề là,

- Xét về truyền thống và kỹ thuậtlập pháp, đây là vấn đề cần ghi nhậntrong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, khimà Bộ luật tố tụng dân sự chưa có cơhội để ghi nhận thì việc ghi nhận nótrong Luật về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng với tích cách là tạo tiền đềđể phát triển chung của pháp luật tốtụng cũng không vì thế mà ảnhhưởng đến các nguyên tắc của nhànước pháp quyền. Vả lại, lý luận vàthực tiễn điều chỉnh pháp luật đềukhông khẳng định là mọi pháp luậttố tụng đều phải thể hiện hết trongmột bộ luật tố tụng.

- Khi áp dụng thủ tục rút gọn cóthể thực hiện chế độ xét xử bởi mộtthẩm phán và bản án sẽ có hiệu lựcchung thẩm. Như vậy, nguyên tắcxét xử “tập thể” và “hai cấp” có thể bị“xâm hại”.

Về vấn đề này xin bàn thêm nhưsau:

Thứ nhất: Như đã giới thiệu trênđây, mọi nguyên tắc đều có thể cóngoại lệ. Hơn thế nữa, nội hàm củakhái niệm, phạm trù, nhất là trongkhoa học xã hội, khó có thể là bấtbiến. Chúng luôn có thể thay đổi,phát triển trước những yêu cầu củacuộc sống luôn vận động phát triển.Các nhà luật học Việt Nam đã đưavào máu mình nguyên tắc xét xử tậpthể và hai cấp xét xử (mà điều nàyvẫn luôn đúng) nên nếu có nhữngtrường hợp ngoại lệ khác đi chắc họsẽ phản đối. Tuy nhiên, nếu nhìnnhận những nguyên tắc đó trong sựvĩnh cửu và tuyệt đối thì quả là thiếubiện chứng. Lúc đó, người ta lại chỉthấy rừng mà không thấy cây.

Thứ hai, tập thể xét xử theo haicấp suy cho cùng cũng chỉ là nhữngnguyên tắc không có mục đích gìkhác là đảm bảo công lý. Theo cái lôgích đó, bằng một cách khác, khôngcần áp dụng nguyên tắc này màcũng đi đến cùng một kết quả (cônglý) trong khi chi phí xã hội được giảmbớt và hiệu quả của pháp luật đượctăng lên thì có lẽ cũng cần xem lạigiá trị phổ biến của nguyên tắc.

Thứ ba, trong thực tiễn của đờisống pháp lý nước ta, đã có sự chấpnhận về giá trị chung thẩm củanhững quyết định tại các cơ quantòa án hay trọng tài. Thêm vào đó,thực tiễn áp dụng chế độ xét xử tậpthể ở nước ta đang còn nhiều vấn đềcần xem xét về phương diện thựcchất.

Thứ tư, mặc dù đây là những vấnđề hiến định nhưng sau nhiều triềuđại của hiến pháp chúng ta vẫn chưacó một giải thích chính thức nào vìmục tiêu phát triển và bổ sung hiếnpháp nên cũng khó có thể khẳngđịnh là việc này có nguy cơ vi hiến.Bên cạnh đó, Bộ luật tố dụng dân sựđang được nghiên cứu sửa đổi và đãđến lúc chín muồi để chúng tachuẩn bị cho một sự sửa đổi căn bảnHiến pháp, phục vụ cho phát triển vàhoàn thiện nhà nước pháp quyềnXHCN và hội nhập quốc tế mà khôngchỉ trên phương diện kinh tế.

pGS. TS NGUyễN NHƯ pHÁT[1]

v C A28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

NGHIÊN CứU - TRAO ĐổI

[1] Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật,Thành viên Ban soạn thảo Luật bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng

Page 29: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

v C A 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

HOẠT ĐỘNG KỲ TớI

Tên hoạt động: Hội thảo "Xây dựng kếhoạch chiến lược" của Nhóm chuyên giacạnh tranh ASeAN (AeGC)Thời gian: 24-25/05/2010Nội dung: Cập nhật những thay đổi vềchính sách cạnh tranh của các Cơ quancạnh tranh ASeAN, chia sẻ kinh nghiệmvượt qua những thách thức trong quá trìnhthực thi Luật cạnh tranh ở các nước ASeAN,xây dựng kế hoạch hoạt động của AeGCđến năm 2015. Thành phần/dự án: VCA, các nước ASeANđịa điểm: Jakarta, indonesia

Tên hoạt động: Hội nghị thường niên lầnthứ 2 "Vai trò của Cơ quan cạnh tranhtrong việc minh bạch hóa quá trình muasắm công"Thời gian: 24/05/2010Nội dung: Những vấn đề cạnh tranhtrong mua sắm công, tham nhũng vàthỏa thuận trong mua sắm côngThành phần/dự án: Ủy ban cạnh tranhThụy Sỹ (CoMCo), VCAđịa điểm: Đà Nẵng

Tên hoạt động: Tọa đàm "Mua bán và Sáp nhập"Thời gian: 25-27/05/2010Nội dung: Khung pháp lý về Mua bán và sáp nhập,phương pháp xác định thị trường liên quan, cáctrường hợp miễn trừ…Thành phần/dự án: Ủy ban cạnh tranh Thụy Sỹ(CoMCo), VCA, đại diện của Sở công thương vàdoanh nghiệpđịa điểm: Đà Nẵng

Tên hoạt động: Hội thảo khu vực "Kinhnghiệm xây dựng và phát triển Luật Cạnhtranh ở các nước ASeAN"Thời gian: 1-3/06/2010Nội dung: Kinh nghiệm của các nướcASeAN trong quá trình xây dựng Luật cạnhtranh, thách thức đối với các cơ quan cạnhtranh khi thực thi Luật, nghiên cứu một sốvụ việc cụ thểThành phần/dự án: VCA, các nước ASeANđịa điểm: Campuchia

Tên hoạt động: Hội thảo Luật và Chính sáchcạnh tranhThời gian: 9-10/06/2010Nội dung: Cập nhật chính sách cạnh tranh vàbáo cáo hiệu quả trong việc nâng cao tính cạnhtranh quốc gia tại các nước ASeAN, chiến lượccạnh tranh trong bối cảnh hội nhậpThành phần/dự án: VCA, các nước ASeANđịa điểm: Bali, indonesia

Tên hoạt động: Họp báo về "Chống bán phá giá đối với xe đạp của ViệtNam xuất khẩu sang eU"Thời gian: 28/5Nội dung: Buổi họp báo về “Chống bán phá giá đối với xe đạp của ViệtNam xuất khẩu sang eU”Thành phần/dự án: Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh và các cán bộ Cục,cơ quan thông tấn báo chíđịa điểm: Hà Nội

Tên hoạt động: Xây dựng LuậtThời gian: 20/5-20/6Nội dung: Tham dự các phiên thảoluận cải tổ của các Đoàn ĐBQH, để thảoluận, cho ý kiến về Dự án LuậtThành phần/dự án: Lãnh đạo Bộ, Lãnhđạo Cục Quản lý cạnh tranh, Lãnh đạoBan Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,thành viên QHđịa điểm: Hà Nội

Page 30: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

v C A30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 16 - 2010

TảN mẠN

Một buổi sáng, tôi dạo quanh HồHoàn Kiếm, hít thở không khítrong lành của sớm ban mai khithành phố lúc còn chưa ồn ã náonhiệt. Chút nắng sớm chiếu rọiqua hàng sấu già càng làm lộnglẫy vẻ đẹp kiêu sa của nhữngchùm hoa sấu li ti đầu mùa đangthầm lặng tỏa hương...

Tôi hơi bất ngờ vì hoa sấu nởnhanh đến như vậy. Mới hômnào cách đây vài độ, lá vàng còn

xào xạc rụng trên phố. Ấy vậy mà chỉqua một vài cơn mưa chuyển mùa, lásấu xanh non đã phủ kín những cànhgầy, khẳng khiu, run rẩy ẩn hiệnnhững chùm hoa sấu.

Người ta nói, Hà Nội là nơi tậptrung của hầu hết các loài hoa đặctrưng nhất từ mọi miền đất nước. Từphố cổ đến một con đường mới, đâuđâu ta cũng bắt gặp những loài hoavới đủ màu sắc kiểu dáng từ phượngvĩ, hoa bằng lăng, hoa ban cho tới hoalan, bạch lan, hoa sữa... Nhưng có lẽvới tôi hoa sấu gắn với nhiều kỷ niệm

bởi tuổi thơ tôi đã từng được nhữnghàng cây sấu minh chứng. Tôi nghĩchẳng riêng gì tôi mà hầu như nhữngai sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thì hoasấu không thể thiếu trong hành trangtuổi thơ đầy ắp của mỗi người... Chínhvì lẽ đó mà mỗi khi mùa hè tới, mùahoa sấu về những kỷ niệm trong tôi lạidâng trào ...

Ngày nhỏ, mỗi lần dạo phố vàoban đêm, dưới ánh trăng bàng bạcxuyên qua những lỗ hổng của cành láxuống đường, bà tôi thường bảo:“Cháu có nhìn thấy hàng hoa sấu li timàu trắng trên cây kia không?”. Tôicăng mắt ra nhìn nhưng không saonhìn thấy, chỉ một màu xanh đen củalá và những khoảng sáng của trăng.Sáng sớm hôm sau tôi dậy thật sớmđể ra xem hoa sấu, quả thực nó nhỏlắm, chỉ bằng đầu cái cọng cỏ màutrắng. Ít bữa hoa sấu rụng, tôi và bọntrẻ con tha hồ nhặt xâu lại thànhchuỗi đeo cổ trông rất ngộ.

Với tuổi thơ tôi, có lẽ đẹp nhất, thơmộng nhất là phố Phan Đình Phùng,bởi lẽ phố này rất nhiều cây sấu. Đi

dưới đường vào mùa hoa sấu ta nhưngây ngất hơn khi hoa sấu rụng nhưmưa bụi, đậu trên đầu, trên vai. Hoasấu đẹp giản dị, khiêm nhường. Mùihương và màu sắc của hoa không quýphái, ngất ngây như hoa sữa, hoànglan hay dạ lan... nhưng vẫn toát lên vẻquyến rũ riêng làm ta nao lòng. Dọcđường Trần Phú, Phan Đình Phùng, BàTriệu, quanh Hồ Hoàn Kiếm, TràngThi... màu lá xanh rì của những hàngsấu gợi lên nét riêng của phố phườngHà Nội. Lũ trẻ lớn lên ôm kỷ niệm từmàu lá xanh, chùm hoa bé xinh, đếnnhững quả sấu non lớn dần theo thờigian, nóng lòng chờ sấu già, sấu chínđể được leo trèo, hái quả. Hái cho thỏalòng khao khát chứ nào có ăn đượcbao nhiêu!

Những mùa hoa sấu ở Hà Nội cứđến và qua đi. Có khi người ta quênmất nó trong bận bịu cuộc sốngthường nhật nhưng với những ngườiđi xa, mùa hoa sấu là ký ức tuổi thơ, lànỗi nhớ nao lòng về một Hà Nội đẹp,thơ, lãng mạn và hào hoa...

dUy HOÀNG (Đại đoàn kết)

Hà Nội mùa hoa sấu

Page 31: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

CHỨC NĂNG & NHiỆM vỤn Chủ trì xây dựng và quản lý hệ

thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh,chống bán phá giá, chống trợ cấp, ápdụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ vàbảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCADvà các cơ quan có thẩm quyền khác xửlý để phục vụ cho công tác chuyênmôn của VCAD;

n Cung cấp thông tin trong nướcvà quốc tế phục vụ cho công tác quảnlý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCAD;

n Chủ động phát triển các hoạtđộng dịch vụ thông tin phục vụ yêucầu của các cơ quan quản lý nhà nước,các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước theo quy định của pháp luật vàchỉ đạo của Cục trưởng;

n Phối hợp với các đơn vị liênquan để biên tập và phát hành các ấnphẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyềnvề quản lý cạnh tranh, bảo vệ ngườitiêu dùng, các biện pháp chống bánphá giá, chống trợ cấp, áp dụng cácbiện pháp tự vệ và các hoạt độngkhác của Cục;

n Xây dựng và duy trì Hệ thốngQuản lý tri thức của VCAD;

n Tham gia hỗ trợ và phối hợp vớicác đơn vị thuộc Cục trong công tácnghiên cứu, phân tích thông tin vụviệc theo chỉ đạo của Cục trưởng;

nThực hiện các hoạt động hợp tácquốc tế trong phạm vi được phâncông.

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂm THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCiD) là một đơn vị sự nghiệp thuộc CụcQuản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, được thành lập theo quy định tại Nghị địnhsố 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (vCAd)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCid)

phòng phát triển dịch vụthông tin & dữ liệu

phòng Tổng hợp & Quan hệ công chúng

phòng Thông tin Bảo vệ ngườitiêu dùng

Bản tin Cạnh tranh & Ngườitiêu dùng

phòng Thông tin phòng vệthương mại

phòng Thông tin Cạnh tranh

CƠ CẤU TỔ CHỨC

25 Ngô Quyền, Hoàn KiếmHà Nội, việt Nam

Tel: (84.4) 2220 5305Fax: (84.4) 2220 5303

Email: [email protected]

Ảnh: H.N. Các cán bộ trẻ của CCid

Page 32: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_16_forWeb.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lýcạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cụctrưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụcho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợcấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơnvị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition TrainingCenter (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

TRUNG TÂM đÀO TẠO điỀU TRA viêN