cƠ cẤu tỔ chỨc cỦa cỤc quẢn lÝ cẠnh tranh - bỘ cÔng … file2006, cục quản...

32

Upload: others

Post on 12-Oct-2019

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi
Page 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thươngcó nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quảcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

� Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả � Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước

những hành vi hạn chế cạnh tranh� Chống các hành vi phản cạnh tranh � Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng� Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CỤC QUẢN LÝCẠNH TRANH

Lãnh đạo Cục

Ban Điều tra vụ việchạn chế cạnh tranh

Ban Điều tra và xử lýcác hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

Ban Giám sát và quảnlý cạnh tranh

Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp

và tự vệ

Ban Hợp tác quốc tế

Trung tâm Thông tincạnh tranh

Trung tâm Đào tạođiều tra viên

Văn phòng

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Ban Bảo vệ người tiêu dùng

Page 3: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 66/GP-XBBTCấp ngày 3/12/2008

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

TỔNG BIÊN TẬPBẠCH VĂN MỪNG

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPVŨ BÁ PHÚ

BIÊN TẬP VIÊNNGUYỄN THÀNH HẢI, PHAN CÔNG THÀNH

NGUYỄN VĂN THÀNH, BÙI VIỆT TRƯỜNGNGUYỄN PHƯƠNG THẢO

HỘI ĐỒNG CỐ VẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dân PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. HỒ TẤT THẮNG

Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam TS. VŨ THÀNH TỰ ANH

Giám đốc phụ trách nghiên cứuChương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Cộng tác viên ở nước ngoàiLÊ THÀNH VINH, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật

ĐH Monash, AustraliaDANIEL VANHOUTTE, Đại học Tự do, Bỉ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhSố 159 Kí Con, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 3914 6297 * Fax: (08) 3914 6298 Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm xuất bảnVŨ BÁ PHÚ

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

5 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

9 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

13 TRANG QUỐC TẾ

20 GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Trong số này

Page 4: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

24

25 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

29 HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

30 TẢN MẠN

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

23 PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

22 HỎI ĐÁP

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Page 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A 5CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Từ ngày 07-08/08/2009 tại PulauLangkawi, Malaysia đoàn đại biểu VCA đãtham dự Cuộc họp lần thứ 4 của Nhóm

chuyên gia Cạnh tranh ASEAN (AEGC). Đây làcuộc họp thường kỳ của AEGC nhằm tổng kếtnhững kết quả đạt được cũng như đề ra kếhoạch thực hiện trong thời gian tiếp theo,hướng đến việc góp phần xây dựng cộngđồng kinh tế ASEAN phát triển bền vững.

Cuộc họp có sự tham gia của các nướcthành viên ASEAN và đại diện Ban thư kýASEAN, trong đó Malaysia giữ vai trò Chủ tịchAEGC với nhiệm kỳ từ tháng 03/2009 đếntháng 03/2010.

Phiên họp đã mở đầu bằng việc đánh giákết quả hoạt động của ba nhóm công việcchính trong khuôn khổ hoạt động AEGCtrong thời gian qua, bao gồm (i) Nâng caonăng lực cho các cơ quan cạnh tranh; (ii) Xâydựng Hướng dẫn về chính sách cạnh tranhkhu vực ASEAN dành cho các nhà hoạch địnhchính sách cạnh tranh tại các nước ASEAN (Re-gional Guidelines on Competition Policy inASEAN) và (iii) Xây dựng Sổ tay về Chính sáchvà Luật cạnh tranh ASEAN hướng đến cácdoanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vàđầu tư tại các nước ASEAN (Handbook onCompetition Policies and Laws in ASEAN forBusinesses).

Sau đó, các nước và Ban Thư ký ASEAN đãcùng nhau trao đổi kế hoạch hoạt động củaAEGC trong thời gian tới. Để nâng cao năng

lực cho các cơ quan cạnh tranh ASEAN, cáchoạt động bao gồm các khóa đào tạo, đoàncông tác, hội thảo và diễn đàn sẽ được tăngcường nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệmgiữa các cơ quan cạnh tranh. Bên cạnh việc tổchức những hoạt động đó, các nước cũngnghiên cứu xây dựng công cụ đánh giá tínhhiệu quả và kết quả thực tiễn của những hoạtđộng đó. Trong chiến lược phát triển dài hạn,AEGC cần đề ra định hướng trong công tácnâng cao năng lực cho các cơ quan cạnhtranh nhằm đáp ứng nhu cầu và đem lại lợi íchcho tất cả các nước thành viên nói riêng, cộngđồng ASEAN nói chung.

Hai ấn phẩm chính thức của ASEAN về hệthống chính sách và pháp luật cạnh tranh dựkiến sẽ được hoàn thành vào tháng 06/2010.Sau khi ra mắt, Hướng dẫn và Sổ tay sẽ đượctuyên truyền rộng rãi tại các nước thành viênthông qua các diễn đàn và các kênh thông tinnhư cổng thông tin ASEANWEB, cổng thôngtin cơ quan cạnh tranh các nước thành viên vàphát hành đĩa CD- ROM,...

Cuộc họp đã thành công tốt đẹp với sựtham gia đóng góp ý kiến, trao đổi của tất cảcác thành viên ASEAN cũng như Ban Thư kýASEAN. Việt Nam luôn tham gia rất tốt vai tròcủa mình trong các hoạt động của AEGC vàsẵn sàng cho công tác chuẩn bị tiếp nhận vaitrò chủ tịch AEGC vào năm 2010, cũng như tổchức Cuộc họp AEGC tiếp theo tại Việt Nam.

NGÂN AN

Cục quản lý cạnh tranh (VCA) tham dự Cuộc họp Nhóm chuyên gia cạnh tranh ASEAN

Page 6: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

V C A6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

Ngày 24-26/8/2009, VCA đãphối hợp với Ủy ban Thươngmại Liên bang Hoa kỳ (USFTC),

Ngân hàng phát triển Châu Á (ADBI),Cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ(USAID) tổ chức thành công khóađào tạo quốc tế “Lạm dụng vị tríthống lĩnh và độc quyền nhìn từ gócđộ kinh tế” trong khuôn khổ ASEANtại Đà Lạt.

Mục đích của khóa học nhằmđem lại cho các nhà xây dựng luật vàchính sách cạnh tranh, các điều traviên và các luật sư cái nhìn tổngquan về kinh tế học vi mô khi tiếpcận và xem xét các vấn đề độcquyền. Các thành viên đã đượchướng dẫn về cách áp dụng các kháiniệm kinh tế đối với các vụ việc thựctế đã được điều tra tại Mỹ. Đây được

xem là cơ hội rất thuận lợi cho việcgiao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữacác nước ASEAN trong lĩnh vực cạnhtranh nói chung và vấn đề độcquyền/thống lĩnh nói riêng.

Trong 3 ngày, với các bài giảng đitừ lý thuyết đến phân tích các trườnghợp cụ thể của các chuyên gia đếntừ USFTC và USDOJ (Bộ Tư pháp HoaKỳ), 40 thành viên của khóa đào tạobao gồm các nhà xây dựng chínhsách, các điều tra viên, các giáo sư vàluật sư về cạnh tranh đến từ 10 nướcASEAN và Mông Cổ đã được trang bịcác kiến thức kinh tế học liên quanđến giao dịch độc quyền, chi phí xãhội của độc quyền, đánh giá độcquyền nhìn từ góc độ kinh tế. Ngoàira, các học viên được thảo luận phântích 04 án lệ liên quan đến độcquyền và lạm dụng vị trí thống lĩnhđược cung cấp bởi các chuyên giaHoa Kỳ. Qua đó, các học viên tiếp thuđược các kiến thức thực tế trong việc

Từ ngày 10-12/08/2009 tại PulauLangkawi, Malaysia đã diễn raHội thảo lần thứ 4 của AEGC với

chủ đề “ Kỹ năng tiếp cận, phươngpháp luận và kỹ thuật của Luật cạnhtranh”.

Hội thảo nằm trong khuôn khổhoạt động nâng cao năng lực cơquan cạnh tranh các nước thành viênASEAN với sự tham gia của các nướcthành viên ASEAN, Ban thư ký ASEANcùng các chuyên gia đến từ các cơquan cạnh tranh như Cơ quan cạnhtranh Đức Bundeskartellamt, Ủy banvề chống độc quyền Đức (GermanMonopolies Commission), Ủy bancạnh tranh và người tiêu dùng Úc(ACCC) cùng các chuyên gia nghiêncứu và luật sư đến từ văn phòng luật.Qua đó, các đại biểu tham gia đã traođổi kiến thức, kinh nghiệm về các vấnđề liên quan đến kỹ năng tiếp cận,phương pháp luận và kỹ thuật củaLuật cạnh tranh, nhằm xây dựng mô

hình, các quy định và luật cạnh tranhphù hợp với các nước ASEAN.

Nội dung hội thảo tập trung vàonhững vấn đề liên quan đến (i) chínhsách và luật cạnh tranh, các phươngpháp tiếp cận trong việc hình thànhvà xây dựng chính sách và luật cạnhtranh, (ii) và những vấn đề cụ thể nhưthỏa thuận ngang, thỏa thuận dọc,thông đồng trong Cartel, lạm dụng vịtrí thống lĩnh thị trường, kiểm soáthoạt động mua bán và sáp nhậptrong việc xây dựng các quy địnhtrong luật cạnh tranh.

Kinh nghiệm thực tiễn từ nhữngnước phát triển như Hoa Kỳ, EU, Úc rấtcó ích cho các nước thành viênASEAN trong việc hoàn thiện quátrình hình thành chính sách và luậtcạnh tranh phù hợp đối với bối cảnhtừng quốc gia, đặc biệt nâng cao hiệuquả thực thi luật cạnh tranh. Bêncạnh đó, các nước thành viên ASEAN

cũng chia sẻ, trao đổi thẳng thắnnhững khó khăn mà các nước đanggặp phải, nhằm giúp đỡ lẫn nhautrong việc hình thành chính sách vàluật cạnh tranh, thực hiện cam kếttrong Chương trình hành độngASEAN- đến năm 2015, các nướcASEAN đều ban hành luật cạnh tranh.

Tại hội thảo, Việt Nam đã chia sẻkinh nghiệm trong quá trình xâydựng Luật cạnh tranh, cơ quan cạnhtranh, những khó khăn trong quátrình thực thi Luật và kinh nghiệmthực tiễn trong xử lý vụ việc cạnhtranh tại Việt Nam. Việc tham gia hộithảo và những hoạt động quốc tế làcơ hội tốt giúp cơ quan cạnh tranhViệt Nam có thể học hỏi những kinhnghiệm quý báu từ nhiều quốc giatrên thế giới, đồng thời khẳng định vịthế của Cơ quan cạnh tranh Việt Namtrong mạng lưới các cơ quan cạnhtranh.

NGÂN AN

VCA tham dự Hội thảo lần thứ 4 của Nhóm chuyên gia Cạnh tranhASEAN (AEGC) với chủ đề “Kỹ năng tiếp cận, phương pháp luận và kỹ thuật của Luật cạnh tranh”

Khóa đào tạo quốc tế với chủ đề “Lạm dụng vị trí thống lĩnh và độc quyền nhìn từ góc độ kinh tế”

(Xem tiếp trang 21)

Page 7: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A 7CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

Ngày 27/8/2009 VCA đã tiếnhành tổ chức Tọa đàm “Chếđịnh cạnh tranh không lành

mạnh trong pháp luật cạnh tranh” tạiTrụ sở VCA - số 25 Ngô Quyền, HoànKiếm, Hà Nội. Tham dự buổi Tọa đàmcó các đại biểu của VCA, đại diện củacác Bộ/ngành, các viện, trường, côngty Luật và các Doanh nghiệp.

Phần trình bày của diễn giả ĐoànTử Tích Phước xung quanh vấn đề chếđịnh pháp luật về cạnh tranh khônglành mạnh bao gồm các nội dungchính:

- Giới thiệu hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh

- Pháp luật về cạnh tranh khônglành mạnh tại một số quốc gia

- Thực thi pháp luật về cạnh tranhkhông lành mạnh tại Việt Nam

- Kiến nghị và giải pháp liên quantới chế định cạnh tranh không lànhmạnh tại Việt Nam

Chủ đề của Tọa đàm gắn liền vớimột hoạt động thực tiễn thực thi Luậtcạnh tranh và đã nhận được sự quantâm và nhiệt tình đóng góp ý kiến từphía các đại biểu.

Bà Trịnh Thị Sâm - Trưởng khoaluật Đại Học Thương Mại đã nêu ranhững thành công của bài nghiêncứu trong việc khái quát nhiều thôngtin cụ thể và bao quát liên quan đếncạnh tranh và cạnh tranh không lànhmạnh của Việt Nam và một số nướctrên thế giới và những kinh nghiệm

được rút ra từ các chế định cạnhtranh. Tuy nhiên, việc đề cập đến rấtnhiều Luật cạnh tranh của các nướccũng có những hạn chế khi nội dungchưa thực sự tập trung phân tích sâuvào một số nước để từ đó rút ra bàihọc cho Việt Nam. Theo ý kiến chủquan của Bà Sâm, bài nghiên cứu sẽtrọn vẹn nếu đi sâu vào phân tích hơnnữa các chế định cạnh tranh khônglành mạnh của Việt Nam, nêu lênnhững tồn tại và yếu kém của nguồnlực hiện có, đặc biệt là kinh nghiệmrút ra từ các vụ việc do VCA thụ lý vàxét xử.

Tiến sỹ Nguyễn Hữu Huyên đếntừ Bộ Tư pháp cho rằng đây là côngtrình nghiên cứu nghiêm túc vàmang hiệu quả chuyên môn caođóng góp vào quá trình xây dựng vàthực thi Luật cạnh tranh và phục vụcông tác nghiên cứu. Theo Ông, bàinghiên cứu này nên tóm gọn lạithành 3 phần: Các vấn đề lý luận vềcạnh tranh không lành mạnh; thực thiPháp luật cạnh tranh không lànhmạnh ở Việt Nam; nhận xét và kiếnnghị. Những vấn đề được đề cập cótính hệ thống của bài nghiên cứu cầnđược triển khai nghiên cứu sâu hơnđể có thể trở thành một đề tài nghiêncứu khoa học.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh - Giảngviên trường Đại Học Luật đề cập đếnvấn đề cạnh tranh không lành mạnhtrong lĩnh vực Quảng cáo, đáng chú ýlà các hành vi mang tính chất lừa dốivà so sánh. Đây là vấn đề xảy ra

Tọa đàm “Chế định cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luậtcạnh tranh”

Trong khuôn khổ Dự án “Nângcao năng lực thực thi Luật vàchính sách cạnh tranh của Việt

Nam”, ngày 17 và 18 tháng 9 năm2009, VCA đã phối hợp với cácchuyên gia của Ủy ban Thương mạiLành mạnh Nhật Bản tổ chức Khóađào tạo về “Kỹ năng điều tra hànhvi cạnh tranh không lành mạnh”tại Hải Phòng.

Nội dung khoá đào tạo tập

trung vào kỹ năng điều tra và xử lýcác hành vi thương mại không côngbằng do các chuyên gia nhiều kinhnghiệm của Ủy ban Thương mạilành mạnh Nhật bản truyền đạt. Bêncạnh các bài trình bày về các quyđịnh pháp luật về các hành vithương mại không công bằng, cáchọc viên sẽ được chia làm các nhómthảo luận các vụ việc thực tế đã diễnra tại Nhật bản đã được Ủy ban

Thương mại lành mạnh điều tra vàxử lý trong thời gian vừa qua.

Khoá đào tạo nhằm nâng cao kỹnăng điều tra vụ việc cạnh tranh chocác điều tra viên cạnh tranh củaVCA, đồng thời cung cấp nhữngkiến thức cần thiết cho các cán bộlàm công tác quản lý cạnh tranh,bảo vệ người tiêu dùng tại các SởCông Thương địa phương và các cơquan quản lý nhà nước có liên quan.

TRUNG THƯỚNG

Khóa đào tạo “Kỹ năng điều tra hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh”

(Xem tiếp trang 14)

Page 8: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

Nối tiếp hai hội nghị lấy ý kiến xây dựng LuậtBảo vệ người tiêu dùng mới được tổ chức tạiHà Nội trong tháng 8, được sự hỗ trợ của Tổ

chức CUTS, VCA đã phối hợp với Phòng Thương mạivà Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để tổ chức hai Hộinghị tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 08/9/2009với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp vàcác Hiệp hội doanh nghiệp phía Nam và ngày09/9/2009 với đối tượng tham gia là các cơ quannhà nước có liên quan (các Sở Công Thương, Sở Y tế,Sở Khoa học và Công nghệ, các Ủy ban nhân dân từHà Tĩnh trở vào), các nhà khoa học, một số trườngđại học và các công ty luật ở phía Nam.

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công ThươngLê Danh Vĩnh, cả hai hội nghị đều đã thu hút đượcđông đảo sự tham gia của các đại biểu với những ýkiến đóng góp quý báu đối với Dự thảo Luật Bảo vệngười tiêu dùng. Ý kiến của một số luật sư cho rằngcần làm rõ những quy định về “quyền và tráchnhiệm của người tiêu dùng” để người tiêu dùng cóthể nhận thức dễ dàng hơn về trách nhiệm tự bảovệ mình cũng như bảo vệ cộng đồng nhưng khônglạm dụng quyền nhằm mưu cầu lợi ích một cáchbất hợp pháp khi xảy ra tranh chấp với tổ chức, cánhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; Cácquy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùngcũng như của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ cần được quy định rõràng, minh bạch, đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa

thương nhân với người tiêu dùng; cần xem xét lạiquy định về đối tượng và phạm vi điều chỉnh củaLuật. Bên cạnh đó còn có rất nhiều vấn đề khác đãđược các đại biểu thẳng thắn tranh luận, đưa ra ýkiến, trong đó tập trung vào những vấn đề như:

- Trách nhiệm của thương nhân đối với ngườitiêu dùng;

- Quy định về hợp đồng theo mẫu;- Phương thức giải quyết tranh chấp của người

tiêu dùng tại cơ quan hành chính;- Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua

thủ tục rút gọn tại tòa án;- Quy định về cơ quan chuyên trách về công tác

bảo vệ người tiêu dùng;- Quỹ Bảo vệ người tiêu dùng.Những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham

dự tại Hội nghị sẽ được Ban soạn thảo Luật Bảo vệngười tiêu dùng tiếp thu và nghiên cứu để tiếp tụchoàn thiện Dự thảo Luật này.

Kết thúc hội nghị, Thứ trưởng Lê Danh Vĩnhtổng kết lại những vấn đề đã đạt được, qua đó Thứtrưởng cũng nhấn mạnh rằng trong quá trình xâydựng Dự luật, Bộ Công Thương rất mong nhậnđược các ý kiến đóng góp thiết thực từ người dânđể Ban soạn thảo sớm hoàn thành và trình Quốc hộithông qua vào năm 2010.

MINH VÂN

Hội nghị lấy ý kiến xây dựng Luật Bảo vệ người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Page 9: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A 9CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Ngày 31 tháng 8 năm 2009, BộThương mại Hoa Kỳ (DOC) đãcông bố Quyết định sơ bộ về

vụ việc điều tra áp dụng biện phápchống trợ cấp đối với mặt hàng túinhựa Polyethylene đựng hàng hóabán lẻ (túi nhựa) nhập khẩu từ nướcCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam(Việt Nam). Theo Quyết định này,DOC kết luận có trợ cấp đối với mặthàng nêu trên.

Các khoản trợ cấp là những trợgiúp về tài chính từ chính phủ nướcngoài mà khoản trợ cấp đó đem lại lợiích cho việc sản xuất, hoặc xuất khẩuhàng hóa.

Đây là vụ điều tra chống trợ cấpđầu tiên liên quan đến Việt Nam.Trong Công báo Liên bang công bốviệc khởi xướng điều tra chống trợcấp, DOC đã mời bình luận công khaitừ công chúng liên quan về việc ápdụng Luật Chống trợ cấp đối vớihàng nhập khẩu từ Việt Nam.

DOC sơ bộ quyết định rằng cácnhà sản xuất/xuất khẩu mặt hàng túinhựa từ Việt Nam đã nhận đượcnhững khoản trợ cấp thuần, có thểđối kháng từ mức 0,20 (mức khôngđáng kể) tới 4,24%.

Ba bị đơn bắt buộc là Công ty Ad-vance Polybag, Chin Sheng (TiếnThịnh) và Tập đoàn Doanh nghiệpFotai Việt Nam đã nhận những mứcthuế suất trợ cấp sơ bộ tương ứng là0,20% (mức không đáng kể), 1,69 %và 4,24%. Tất cả những nhà sảnxuất/xuất khẩu khác từ Việt Namnhận mức thuế suất trợ cấp sơ bộ là2,97%.

Ngoại trừ Công ty Advance Poly-ban, theo kết luận của Quyết định sơbộ này, DOC sẽ chỉ thị cho Cục Hảiquan và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ thutiền đặt cọc bằng tiền mặt hoặc kýquỹ dựa trên những mức thuế suất sơbộ trên đây.

Những nguyên đơn của vụ điềutra này là Công ty Hilex Poly, thuộcHartsville, South Carolina và Tập đoànSuperbag, thuộc Houston, bangTexas.

Hàng hóa thuộc diện điều tra làmặt hàng túi nhựa, mà cũng có thể

Bộ Thương mại Hoa Kỳ sơ bộ kết luận có trợ cấp đốivới mặt hàng túi nhựa Polyethylene đựng hàng hóabán lẻ từ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Những mức thuế trợ cấp sơ bộ

Lịch trình vụ kiện

Con số thống kê nhập khẩu

Nước Nhà sản xuất/xuất khẩu Thuế suất trợ cấp

VIỆT NAM

Advance Polybag 0,20% (mức không đáng kể)

Công ty TNHH Chin Sheng 1,69%

Tập đoàn Doanh nghiệp Fotai Việt Nam 4,24%

Những doanh nghiệp khác 2,97%

Sự kiện Ngày

Nộp đơn kiện 31/03/2009

Ngày DOC khởi xướng điều tra 20/04/2009

Quyết định sơ bộ của ITC 15/05/2009

Quyết định sơ bộ của DOC* 28/08/2009

Quyết định cuối cùng của DOC* 11/01/2010

Quyết định cuối cùng của ITC** 25/02/2010

Ra các Lệnh áp thuế*** 04/03/2010

*Những thời hạn này có thể kéo dài theo luật định.**Sẽ chỉ xảy ra trong trường hợp có phán quyết khẳng định cuối cùng của DOC***Sẽ chỉ xảy ra trong trường hợp có phán quyết khẳng định cuối cùng của cả DOC và ITC

Việt Nam 2006 2007 2008

Khối lượng (Nghìn đơn vị) 3. 061.998 7.288.037 7.192.325

Trị giá (USD) 17.480.448 65.428.966 79.408.688

(Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ ITC, Dataweb (HTSUS 3923.21.0085)

LÊ SỸ GIẢNG

được gọi là các túi xách hình chữ T, túiđựng hàng thực phẩm, túi đựng hàngmua bán hoặc túi tại các quầy hàng.Túi nhựa được phân dưới nhóm cómã số 3923.21.0085 (theo bảng mã sốthuế nhập khẩu hài hòa của Hoa Kỳ-HTS US). Trong khi mã số thuế HTS USđược cung cấp để tạo thuận lợi và vớimục đích dành cho hải quan, bản môtả của DOC về hàng hóa thuộc diệnđiều tra sẽ điều chỉnh phạm vi củacuộc điều tra này.

Trong năm 2008, trị giá nhậpkhẩu mặt hàng túi nhựa từ Việt Nam

vào khoảng 79 triệu USD.DOC hiện đang lên kế hoạch để

ban hành quyết định cuối cùng vàotháng 01 năm 2010.

Nếu DOC ra quyết định cuối cùngkhẳng định, và Ủy ban Thương mạiQuốc tế Hoa Kỳ (ITC) ra quyết địnhcuối cùng khẳng định rằng mặt hàngtúi nhựa nhập khẩu từ Việt Nam gâythiệt hại vật chất hoặc đe dọa gâythiệt hại vật chất tới ngành sản xuấtHoa Kỳ, DOC sẽ ban hành lệnh ápthuế trợ cấp.

Page 10: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Ngày 25/8/2009, Tổng vụThương mại, Ủy ban Châu Âu(EC) đã gửi Thương vụ tại EU –

Bỉ thông báo liên quan đến quyếtđịnh áp thuế chống bán phá giá đốivới mặt hàng vít thép không gỉ xuấtxứ từ Việt Nam.

1. Yêu cầu tiến hành ràsoát

Ngày 14/11/2005, Ủy ban ChâuÂu EC đã ra quyết định áp thuế chốngbán phá giá đối với sản phẩm vít thépkhông gỉ xuất xứ từ Trung Quốc, In-donesia, Đài Loan, Thái Lan và ViệtNam. Các công ty có liên quan trongvụ việc này của Việt Nam bao gồmHeader Plan Co. Ltd (HPV) – là công ty100% vốn Đài Loan đầu tư tại tỉnhĐồng Nai và một số công ty trongnước như Công ty 4 - 5, Công ty 1 - 3,…Theo quyết định này, mức thuếchống bán phá giá áp dụng đối vớitất cả các công ty của Việt Nam là7,7%.

Trong năm 2008, HPV đã đệ đơnlên EC yêu cầu tiến hành rà soát giữakỳ cho riêng HPV trong phạm vi củavụ việc này. Sau quá trình rà soát (baogồm thu thập, xử lý thông tin dodoanh nghiệp cung cấp và thẩm tratại chỗ) và tham vấn với Ủy ban Tưvấn, ngày 13/8/2008, EC đã ra thông

báo tiến hành rà soát tạm thời riêngđối với HPV.

2. Nội dung và kết luậnrà soát đối với HPV của EC

Sau khi nhận được yêu cầu củaHPV, EC đã gửi bản câu hỏi điều tra cụthể, bao gồm cả bản câu hỏi liênquan đến đối xử kinh tế thị trường(MET) và đối xử riêng (IT) dành chodoanh nghiệp. HPV đã hoàn thành trảlời tất cả cả các bản câu hỏi điều travà gửi cho EC đúng thời hạn.

Ngoài ra, để thu thập nhữngthông tin cần thiết về vụ việc cũngnhư xây dựng giá trị thông thường,EC đã tiến hành thẩm tra tại chỗ mộtsố cơ sở của HPV cả tại Việt Nam vàĐài Loan.

Kết thúc quá trình rà soát, EC đãđưa ra các kết luận như sau:

- HPV đã đáp ứng đủ 5 tiêu chíMET và sau khi tham vấn với Hộiđồng tư vấn thì HPV đã được traoMET. Kết luận này ban đầu đã bịngành công nghiệp của EU phản đốivì cho rằng sẽ có rủi ro lẩn tránh thuếbằng cách chuyển hàng xuất khẩu từĐài Loan thông qua Việt Nam. Tuynhiên việc trao MET cho HPV và khảnăng lẩn tránh thuế từ Đài Loankhông có mối liên hệ gì bởi vì hành vilẩn tránh thuế vẫn có thể xảy ra ngay

cả khi MET không được traocho HPV. Hơn nữa, ngành công

nghiệp EU cũng không đưa rađược những bằng chứng ủng hộ

cáo buộc đó và cuối cùng ngànhcông nghiệp của EU cũng đã phải rútlại phản đối trên.

- Việc so sánh giá trị thông thườngvà giá xuất khẩu tính toán cho thấyHPV đã không bán phá giá mặt hàngnói trên vào thị trường EU.

- Mức thuế chống bán phá giá đốivới vít thép không gỉ của HPV là 0%và của các nhà sản xuất Việt Namkhác là 7,7%.

3. Đánh giáĐây là lần đầu tiên, EC tiến hành

rà soát giữa kỳ thuế chống bán phágiá và có quyết định riêng đối với mộtdoanh nghiệp xuất khẩu của ViệtNam xuất khẩu vào thị trường EU.Đây cũng là lần đầu tiên một doanhnghiệp Việt Nam được EC trao quychế đối xử kinh tế thị trường (MET)trong một vụ việc rà soát thuế chốngbán phá giá.

Tiền lệ này sẽ là một tín hiệu tíchcực cho các doanh nghiệp Việt Namđấu tranh trong quá trình kháng kiệncác vụ kiện chống bán phá giá từ thịtrường EU sau này.

LÊ SỸ GIẢNG

EC thông báo vụ việc chốngbán phá giá vít thép khônggỉ xuất xứ từ Việt Nam

Page 11: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

Bán hàng đa cấp (BHĐC) là một phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hoá,được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp,nhiều nhánh; hàng hoá được bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở,

nơi làm việc hoặc tại một số địa điểm không phải là điểm bán lẻ thường xuyên;người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng, hoặc lợi ích kinh tế từ kếtquả bán hàng của mình và của mạng lưới do mình tổ chức. Hoạt động bánhàng đa cấp xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1999 - 2000 và phát triển vớitốc độ rất nhanh chóng.

Đến nay đã có trên 40 doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký tổ chức bánhàng đa cấp tại Việt Nam, trong số đó có 10 doanh nghiệp đã làm thủ tục xinchấm dứt hoạt động, hoặc bị rút giấy đăng ký. Sản phẩm bán hàng đa cấp chủyếu liên quan đến sức khỏe con người như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồdùng cá nhân và các đồ dùng trong gia đình như máy tạo khí Ozone, nồi lẩuđiện, bếp ga, chăn ga gối đệm …

Bên cạnh các doanh nghiệp bán hàng đa cấp kinh doanh hợppháp và minh bạch được nhà nước công nhận; trên thị trường ViệtNam cũng xuất hiện khá nhiều các tổ chức, cá nhân kinh doanh bánhàng đa cấp có dấu hiệu kinh doanh bất hợp pháp, lừa đảo ngườitiêu dùng, mà Luật Cạnh tranh của Việt Nam gọi là “hoạt động bánhàng đa cấp bất chính”,.

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự nghi ngờhoặc phản đối của dự luận, của người tiêu dùng chính là sự khó phânbiệt giữa hoạt động BHĐC chân chính, hợp pháp và hoạt động bánhàng đa cấp bất chính – mô hình “hình tháp ảo” đang bị cấm trên thếgiới. Để có thể phân biệt được mô hình bán hàng đa cấp chân chínhhợp pháp và mô hình bán hàng đa cấp bất chính – mô hình “Hìnhtháp ảo”, chúng ta có thể dựa vào một số biểu hiện dưới đây.

Chiêu thức tuyển người vào mạngmạng lưới

Mạng lưới bán hàng đa cấp hoạt động theonguyên tắc “từ con người đến con người”, nghĩa làmột người giới thiệu cho một người khác, sau đóngười này lại giới thiệu cho những người tiếp theo,những người tiếp theo đó đến lượt mình lại giới thiệuthêm nhiều người tiếp theo nữa. Từ đó đã hình thànhmột suy nghĩ giản đơn về BHĐC, rất nhiều người nghĩrằng chỉ cần “lôi kéo” được người khác tham gia vàomạng lưới của mình là đã có được thu nhập, mà

không hiểu rằng thunhập chính có được làdo bán hàng và đào tạongười khác bán hàng.Trong mô hình “hìnhtháp ảo” thì thay vì bánhàng người ta kiếm tiềnbằng các chiêu dụngười tham gia như hứahẹn một mức hoa hồngcao nếu đóng tiền tham

V C A 11CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

Mô hình “hình tháp ảo” -Một hình thức biến tướng của Bán hàng đa cấp

Page 12: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

gia mạng lưới và lôi kéo được ngườitham gia khác. Vì vậy, khi có một hứahẹn nào đó về khoản hoa hồng màchúng ta có thể thu được chỉ từ việcgiới thiệu thêm được người tham giavào mạng lưới thì đó chắc chắn là“hình tháp ảo”. Thực chất khi chúng tatham gia vào những công ty như vậy,chúng ta phải bỏ ra một khoản tiềnban đầu khá lớn, nếu chúng ta tìmđược một người mới vào thì sẽ đượccông ty trả lại vào mức hoa hồng,nhưng mức trả này bao giờ cũng nhỏhơn rất nhiều so với mức đã bỏ ra banđầu. Chính vì vậy, người tham giacàng phải cố gắng dụ dỗ được nhiềungười tham gia càng tốt để hy vọnglấy lại được số tiền mình đã bỏ ra vàthu lợi từ những người tham gia tiếptheo.

Ép buộc người tham giamua hàng vượt quá khảnăng tiêu thụ

Khi người tham gia bán hàng đacấp phải mua một số lượng hàng hóaquá lớn so với lượng hàng hóa mà họcó khả năng bán được, hoặc muanhững sản phẩm mà ngay đến chínhbản thân họ cũng không biết nên sửdụng vào mục đích gì thì đó là dấuhiệu của mô hình “hình tháp ảo”. Cáccông ty hoat động theo kiểu này cóthể kiếm được rất nhiều tiền màkhông cần quan tâm họ đã bán lẻđược món hàng nào hay chưa. Trênthế giới gọi đó là hiện tượng “Inven-tory Loading”, tức là người tham giamạng lưới bán hàng đa cấp phải mualượng sản phẩm vượt quá khả năngtiêu thụ của anh ta và mạng lưới củaanh ta. Việc mua hàng này sẽ tạo ralượng tiền hoa hồng đủ để doanhnghiệp chia cho người tham giamạng lưới bán hàng đa cấp ở các

tầng trên. Mục đích thực khôngnhằm tiêu thụ sản phẩm mà nhằmtuyển người mới để ép họ mua hàngvới số lượng lớn, nhưng đa số họ sẽkhông thể sử dụng hết hoặc bán lạiđược, như vậy, việc bán hàng hoá chỉlà vỏ bọc cho việc tuyển người. Đó làdấu hiệu của bán hàng đa cấp bấtchính hay ”mô hình kim tự tháp ảo”

Những người tham giamạng lưới trước luôn luôncó thu nhập cao hơn ngườitham gia mạng lưới sau

Bạn đang tham gia bán hàng ởmột công ty bán hàng đa cấp mà ởđó, người vào trước luôn luôn có thunhập cao hơn người tham gia sau thìbạn cần cân nhắc việc tiếp tục tham

gia, vì ở đó sẽkhông có sự bánhàng nào cả màthu nhập cóđược chỉ là nhờviệc tuyển thêmngười mới vàomạng lưới vôtận. Một công tybán hàng đa cấpchân chính, thunhập của ngườitham gia dựavào kết quả bánhàng của anh tavà mạng lưới doanh ta tổ chức,chứ không phụ

thuộc vào thời điểm tham gia trướchay sau.

Yêu cầu phải mua mộtlượng hàng hoá ban đầu

Pháp luật nghiêm cấm doanhnghiệp bán hàng đa cấp yêu cầungười muốn tham gia phải đặt cọc,phải mua một số lượng hàng hoában đầu hoặc phải trả một khoảntiền để được quyền tham gia vàomạng lưới bán hàng đa cấp. Tất cảcác hành động như yêu cầu ngườimuốn tham gia phải mua một lượnghàng nhất định để dùng thử, hoặcyêu cầu phải trả tiền để được quyềntham gia các buổi đào tạo, các khoáhuấn luyện... các doanh nghiệp bánhàng đa cấp đều không được phépthực hiện.

Sản phẩmSản phẩm được kinh doanh theo

phương thức bán hàng đa cấpthường là những sản phẩm có những

tính năng, cách sử dụng khác biệt sovới sản phẩm thông thường và cầnđược hướng dẫn trước khi sử dụng.Người tiêu dùng cần được các nhàphân phối đã được đào tạo các kiếnthức về sản phẩm hướng dẫn về cáchsử dụng, cũng như giới thiệu về tínhnăng công dung của từng sản phẩmđó. Các công ty này đảm bảo chochất lượng sản phẩm bằng cách mualại các sản phẩm này với mức giá ítnhất là 90% mức giá hàng hóa đãbán cho người tham gia. Với mô hình“hình tháp ảo” những sản phẩm đượclưu thông trong mạng lưới có thểđược bày bán tại các siêu thị, đại lý,khi đưa vào “hình tháp ảo” chúng sẽđược nâng giá lên nhiều lần. Thôngtin về sản phẩm thường được nóiquá lên nhiều lần so với thực tế. Đôikhi trong mô hình này không có sảnphẩm lưu thông mà chỉ tồn tại trêngiấy, hoặc một sản phẩm tượngtrưng nào đó.

Đạo đức kinh doanhĐó là những quy định do các

công ty BHĐC chân chính đặt ra vàbuộc tất cả các nhà phân phối độclập phải tuân theo. Ví dụ như nguyêntắc luôn cung cấp đúng và đủ thôngtin về sản phẩm cho khách.

Trong hình tháp ảo, người thamgia chỉ cần có mã số hoạt động đểtìm kiếm và giới thiệu người tham giavào mạng lưới mà không cần quantâm tới sản phẩm có giá trị sử dụnghay không. Chính vì thế thu nhập củangười chỉ có thể dựa trên đóng gópcủa người vào sau. Đây là một hìnhthức lừa đảo và đến một lúc nào đósẽ tan vỡ.

Việc hiểu rõ bản chất của hoạtđộng bán hàng đa cấp sẽ rất cầnthiết để có thể nhận biết các dấuhiệu của bán hàng đa cấp bất chínhvà trên cơ sở đó có thể đề ra chínhsách quản lý thích hợp. Luật cạnhtranh, Nghị định 110/2005/NĐ-CPcủa Chính phủ ngày 24/08/2005 vềquản lý hoạt động bán hàng đa cấpđã góp phần tạo ra một hành langpháp lý chặt chẽ để hạn chế hoạtđộng bán hàng đa cấp bất chính, tạođiều kiện cho các doanh nghiệp bánhàng đa cấp hợp pháp hoạt động,nhằm bảo đảm quyền kinh doanhchính đáng của các doanh nghiệp,đồng thời bảo vệ được quyền lợichính đáng của người tiêu dùng.

CCID – BAN V

Page 13: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A 13CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

Luật Thương mại lành mạnh của Đài Loanchính thức có hiệu lực từ ngày 04 tháng 02năm 1992 và đã được sửa đổi bổ sung để

phù hợp với chính sách phát triển của nền kinhtế.

Theo quy định của pháp luật cạnh tranhkhông lành mạnh Đài Loan, Hiệp hội thươngmại được định nghĩa là những tổ chức đượcthành lập để giải quyết những mối quan hệgiữa các doanh nghiệp trong ngành thươngmại, bảo vệ lợi ích chung của ngành và thúcđẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó nhữnghoạt động của Hiệp hội thương mại và việc ápdụng Luật Thương mại lành mạnh vào nhữnghoạt động này là một vấn đề rất cơ bản. Để hỗtrợ các Hiêp hội thương mại hiểu biết và nhằmthuận lợi hóa việc thực thi các tiêu chuẩn đượcquy định trong Luật Thương mại lành mạnh,Ủy Ban thương mại lành mạnh đã nghiên cứuxem xét những quy phạm có liên quan đã đượcban hành của một số nước như: Hoa Kỳ, NhậtBản, Đức và Hàn Quốc và đã thảo luận, trao đổicác vấn đề liên quan với các chuyên gia, nhànghiên cứu, các đại diện của các hiệp hộithương mại, các cơ quan cạnh tranh của Chính

phủ; và tiếp đó là lấy ý kiến đóng góp từ nhândân để xây dựng các quy định điều chỉnh Hiệphội.

Mục tiêu chính của việc xây dựng các quyđịnh điều chỉnh Hiệp hội là để hỗ trợ cho cácHiệp hội thương mại hiểu biết và tuân thủ cácquy định liên quan của Luật Thương mại lànhmạnh và tham gia đóng góp ý kiến cho Ủy Banthương mại lành mạnh trong việc điều tra xửlý các vụ việc có liên quan.

Theo bản tuyên bố chính sách của Ủy Banthương mại lành mạnh về hiệp hội thương mạiđược ban hành tại kỳ họp ủy viên lần thứ 89vào ngày 16 tháng 6 năm 1993 và được sửa đổibổ sung tại kỳ họp thứ 397 ngày 16 tháng 6năm 1999 và Thông tư số 01873 ngày 08 tháng7 năm 1999, Hiệp hội thương mại bị xem là viphạm pháp luật thương mại lành mạnh nếuthực hiện các hành vi sau đây:

1. Hạn chế những doanh nghiệp tham giavà rút lui khỏi một thị trường cụ thể

2. Thực hiện các hành vi sau đây gây hạnchế cạnh tranh trên thị trường và cản trở chứcnăng của thị trường:

Những hành vi của hiệp hội bị xem là vi phạm Luật Thương mại lành mạnh ở Đài Loan

TRANG QUỐC TẾ

Page 14: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

TRANG QUỐC TẾ

- Áp đặt hạn chế về loại hình, quycách hay hình thức của hàng hóahoặc dịch vụ như: phân biệt giữa loạihình và quy cách của hàng hóa đượcsản xuất hoặc dịch vụ được cung cấp,trên cơ sở đó các thành viên sẽ hợptác theo tiêu chuẩn thống nhất vềhàng hóa và dịch vụ, hoặc tạo ra sựđộc quyền thông qua việc quyết địnhthị trường sản phẩm; và thông quaviệc từ chối phê chuẩn và hạn chếviệc giao hàng hóa hoặc áp dụng thờihạn đối với việc tiếp thị sản phẩm mới

- Hạn chế mở rộng khả năng sảnxuất hay quy mô dịch vụ: Hiệp hộithương mại có thể cố tình hạn chếviệc mở rộng khả năng sản xuất bằngviệc áp đặt các hạn chế về trang bị lạimáy móc, mở rộng kinh doanh và lắpđặt máy móc thiết bị mới của thànhviên và cố tình hạn chế mở rộng khảnăng sản xuất hay qui mô dịch vụ vàlàm cản trở đến cạnh trên thị trườngbằng việc áp đặt những hạn chế vềquảng cáo, nhập khẩu công nghệ,nghiên cứu và phát triển, lãnh thổkinh doanh, hạn chế việc thành lập vàhạn chế về tài sản vật chất của hoạtđộng kinh doanh.

- Hạn chế sản xuất, phân phối vàtiếp thị hàng hóa và cung ứng dịchvụ: những hành vi này có thể vi phạmthông qua các hình thức kiểm soát sốlượng như hạn ngạch, mức trần vàmức sàn của sản phẩm đầu ra, hàng

lưu kho, thời gian sản xuất, và việcmua nguyên vật liệu. Bên cạnh việckiểm soát số lượng, còn có hành vikiểm soát chất lượng như các địnhchế về tiêu chuẩn hàng hóa được sảnxuất và tiếp thị và/hoặc cung cấp dịchvụ. Một số ví dụ về các hành vi mà cáchiệp hội thường vi phạm như sau:

+ Hiệp hội thương mại tổ chức tưvấn cho các thành viên về việc giảmsản xuất chẳng hạn như hình thức tưvấn cho doanh nghiệp cho lao độngnghỉ việc hàng loạt, gây ra nhữngbiến động về giá;

+ Áp đặt của Hiệp hội về hạn chếký gửi hàng hóa trên cơ sở áp đặt mộthệ thống hạn ngạch;

+ Hiệp hội thành lập các hợp tácxã để tập trung thu mua hàng hóa vớisố lượng lớn và sau đó quy định giábán và các hoạt động khác theo thỏathuận;

- Các thành viên thiết lập, thảoluận, tuyên bố hay thay đổi thỏathuận về giá cả hàng hóa được bánhoặc phí dịch vụ được cung cấp.

- Các hành vi áp đặt hạn chế vềlãnh thổ thương mại hay đối tácthương mại có liên quan đến hànghóa hay dịch vụ được cung cấp bởicác thành viên như:

+ Áp đặt hạn chế, thông qua kếhoạch phân vùng hay tiêu chuẩnhành động được đồng thuận chung

về lãnh thổ thương mại của các thànhviên hay đối tác thương mại của cácthành viên;

+ Áp đặt hạn chế đối với việc đặthàng và tiêu chí về tư cách dự thầu;

+ Áp đặt hạn chế về đối tácthương mại của thành viên hay ngườitiêu dùng bằng việc phân chia cácthành viên thành các tầng lớp khácnhau một cách tùy tiện và khôngtheo tiêu chuẩn hợp lý hay cụ thểnào.

- Cùng nhau quy định các điềukiện bán hàng, dịch vụ, và thanh toánchẳng hạn như các quy định liênquan đến việc tiêu chuẩn hóa cácđiều kiện hợp đồng, hạn chế lẫn nhautrong việc quy định cách thức thu phí,cách cung cấp dịch vụ, thời hạnthanh toán, điều kiện thanh toán, nơigiao hàng, phương thức giao hàng,và thời hạn, phạm vi, và các loại hìnhdịch vụ sau bán hàng.

3. Kết thúc các thỏa thuận hay hợpđồng quốc tế dựa trên những hạn chếthương mại bất hợp lý hay các hành vithương mại không lành mạnh.

4. Phân biệt đối xử giữa các thànhviên hoặc vi phạm các hành vi cạnhtranh không lành mạnh khác.

5. Các hành vi thỏa thuận bất hợplý khác gây hạn chế cạnh tranh trênmột thị trường cụ thể.

LÊ VĂN THÁI

thường xuyên trong đời sống kinh tếvà đang gây bức xúc cho người tiêudùng. Liên quan tới vấn đề này, cáchthức ứng xử của cơ quan quản lý cạnhtranh trong các trường hợp cụ thể sẽnhư thế nào vì đây là một vấn đềmang cả yếu tố định tính bên cạnhyếu tố định lượng.

Bà Nguyễn Thúy Hạnh đến từcông ty Luật Frasers lại cho rằng liênquan đến vấn đề Quảng cáo của cácdoanh nghiệp chỉ là giải thích vềcông nghệ sản phẩm để người tiêudùng lựa chọn chứ không phải làhình vi cạnh tranh không lành mạnhdẫn tới việc phân định giữa lànhmạnh và không lành mạnh cũng rấtmong manh, do vậy cần xây dựng cácvăn bản hướng dẫn thực thi Luật cụthể trong từng ngành nhằm nângcao hiệu quả thực thi Luật.

Theo Bà Lê Thị Kim Hồng đến từ

Công ty Unilever Việt Nam thì Quảngcáo đưa thông tin rất mạnh đếnngười tiêu dùng và người tiêu dùngViệt Nam hiện nay rất tin vào Quảngcáo. Để xử lý vấn đề trong vụ việc liênquan đến cạnh tranh không lànhmạnh nói chung và Quảng cáo nóiriêng mà đi theo trình tự tố tụng thìDoanh nghiệp không lựa chọn theohướng đó do trình thủ tục khôngthuận lợi cho Doanh nghiệp. Nếu cósửa đổi Luật thì nên sửa đổi trình tựtheo hướng đơn giản và tạo điều kiệnhơn cho các doanh nghiệp.

Phần thảo luận đã diễn ra trongkhông khí sôi nổi và cởi mở. Các đạibiểu đã thẳng thắn nêu ra quan điểmvà kiến nghị nhằm tạo môi trườngpháp lý minh bạch, công bằng vềcạnh tranh lành mạnh, góp phần tạođiều kiện cho doanh nghiệp pháttriển đóng góp vào sự phát triểnchung của nền kinh tế. Buổi Tọa đàmđược đánh giá là thành công vớinhững kinh nghiệm và bài học đượcrút ra đối với việc thực thi và triển khai

luật ở Việt Nam cũng như nhữngcảnh báo đối với hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp trong bốicảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay. Đểxây dựng và triển khai một hệ thốngpháp luật cạnh tranh chặt chẽ và hiệuquả đòi hỏi phải có khoảng thời giantương đối dài, do đó nhất thiết phảichú trọng tăng cường xây dựng thểchế và nguồn lực con người bắt kịpyêu cầu phát triển của nền kinh tế.

Như vậy, các buổi tọa đàm sẽ làmột diễn đàn mở cho các nhà quảnlý, các tổ chức, Doanh nghiệp cũngnhư các cá nhân quan tâm đến luật vàchính sách cạnh tranh trao đổi, thảoluận, đúc kết kinh nghiệm, qua đógóp phần đưa Luật Cạnh tranh vàođời sống kinh tế - xã hội một cáchrộng rãi và thường xuyên hơn. Cáckhuyến nghị, đề xuất của các đại biểusẽ tiếp tục được nghiên cứu và đemra trao đổi ở các chương trình tọađàm sau.

THANH HƯƠNG

Tọa đàm “Chế định cạnh tranh...(Tiếp theo trang 7)

Page 15: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A 15CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

Nhật Bản là một trong nhữngquốc gia đi đầu trong việc banhành Luật và Chính sách cạnh

tranh, sau khi Chiến tranh Thế giới thứhai kết thúc, dưới áp lực của các nướcĐồng minh các biện pháp dân chủhoá được áp dụng trên mọi lĩnh vựcđời sống ở Nhật Bản, trên cơ sở đótháng 7 năm 1947 Đạo luật về chốngđộc quyền tư nhân và duy trì thươngmại lành mạnh (Luật chống độcquyền) được ban hành. Đạo luật baogồm 12 Chương, 118 Điều bao gồm:các quy định chung, quy định về cấmcác hành vi độc quyền hoá tư nhân;hiệp hội thương mại; kiểm soát cổphiếu, mua bán sáp nhập, hợp nhất,chia tách doanh nghiệp; các hành vithương mại không lành mạnh; cơquan thực thi luật chống độc quyềnvà các quy định liên quan đến tốtụng, hình phạt, điều tra đối với cáctrường hợp vi phạm hình sự…

Tại Chương 5 của Luật chống độcquyền, Điều 19 cấm các hành vithương mại không lành mạnh “Cácdoanh nghiệp không được thực hiệncác hành vi thương mại không lànhmạnh”, Điều 20 quy định về các biệnpháp chống lại các hành vi thươngmại không lành mạnh “Khi mộtdoanh nghiệp có hành động vi phạmquy định cấm tại Điều 19, Ủy banThương mại lành mạnh sẽ yêu cầudoanh nghiệp ngừng và chấm dứtngay các hành vi đó như xoá bỏ các

điều khoản liên quan trong hợp đồngký kết và phải tiến hành các biệnpháp cần thiết để loại bỏ các hành vinói trên theo đúng quy định củaPháp luật”.

Các hành vi thương mại khônglành mạnh theo quy định của Luậtchống độc quyền Nhật Bản được hiểulà bất kỳ hành động nào có xu hướngngăn cản cạnh tranh lành mạnh vàđược Ủy ban Thương mại lành mạnhNhật bản xác định như sau:

- Từ chối giao dịch: Cấm một sốdoanh nghiệp liên kết với nhau để từchối kinh doanh với một hoặc một sốdoanh nghiệp nhất định khác;

- Phân biệt đối xử không hợp lýchống lại các chủ thể kinh doanhkhác bằng cách giảm giá hoặc có sựđối xử đặc biệt với khách hàng củađối thủ cạnh tranh, nhằm loại bỏ đốithủ cạnh tranh;

- Mua bán với giá bất hợp lý: Muabán với giá thấp bất hợp lý là việcmua/bán hàng hoá hoặc dịch vụ nàođó một cách liên tục với mức giá thấphơn chi phí sản xuất một cách quámức nhằm gây khó khăn trong hoạtđộng kinh doanh của các chủ thểkinh doanh khác; hoặc mua với mứcgiá cao bất hợp lý nhằm mục đích gâykhó khăn cho đối thủ cạnh tranh;

- Dẫn dắt hoặc bắt buộc một cáchvô lý khách hàng của đối thủ cạnhtranh phải buôn bán với mình;

- Mua bán với một bên khác theonhững điều kiện dẫn đến hạn chếmột cách vô lý hoạt động kinh doanhcủa bên đó như: Bán hàng kèm điềukiện; giao dịch với điều kiện bị bạnchế; hoặc hạn chế bán lại,…

- Buộc đối tác phải giữ nguyên giábán lại như đã được bên bán quyđịnh hoặc hạn chế đối tác đượcquyền tự do quyết định giá bán lạitheo một cách nào đó;

- Lạm dụng vị thế mặc cả củamình để giao dịch với khách hàngnhư yêu cầu được trả chậm, ép buộctrong mua bán, yêu cầu không đượctrả lại hàng đã mua, yêu cầu góp vốnkinh doanh,…

- Can thiệp một cách vô lý tới giaodịch giữa một chủ thể kinh doanhđang cạnh tranh hay với một công tymà chủ thể kinh doanh đó là một cổđông hay một nhân viên và bên giaodịch khác của họ, hoặc trong trườnghợp chủ thể kinh doanh đó là mộtcông ty thuyết phục, bắt buộc hoặcxúi giục một cách không lành mạnhmột cổ đông hay nhân viên của côngty đó phải hành động ngược lại với lợiích của công ty đó,…

Tại Nhật Bản, chế tài đối với cáchành vi thương mại không lànhmạnh bao gồm: Lệnh yêu cầu bãi bỏcác hành vi vi phạm, trách nhiệm bồithường thiệt hại.

TRUNG THƯỚNG(Theo JFTC)

Các hành vi thương mại không lành mạnhtheo quy định của Nhật Bản

Page 16: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

TRANG QUỐC TẾ

người tiêu dùng trung bình” trong cácán lệ. Theo diễn giải của Tòa án vềlượng người tiêu dùng trung bìnhbao gồm những người nhận đượcthông tin tốt, được quan sát một cáchhợp lý và thận trọng; có tính đến cácyếu tố về ngôn ngữ, văn hóa và xãhội. Ở hầu hết các nước EU, Tòa ánquốc gia vẫn đang sử dụng kỹ thuậtđiều tra lượng người tiêu dùng trungbình. Đây không phải là kỹ thuật điềutra thống kê. Tòa án và các cơ quanquốc gia thành viên sẽ phải thực hiệnphán quyết riêng của họ và phải xemxét án lệ của Tòa EU để xem xét sựphản ứng điển hình của một ngườitiêu dùng hợp lý trong mỗi vụ việcnhất định.

Các dấu hiệu gây nhầmlẫn của hành vi thương mại

Các dấu hiệu gây nhầm lẫn xuấthiện trong những hoạt động mà cácthương nhân thực hiện trong khuyếnmại và bán sản phẩm của họ. Mộthành vi thương mại được xem là gâynhầm lẫn nếu nó chứa đựng thôngtin sai lệch dẫn đến không trung thựchoặc bằng cách thức nào đó, có thểtrong toàn bộ bài thuyết trình mangnội dung lừa gạt hoặc có khả nănglừa gạt người tiêu dùng và gây rahoặc có khả năng gây ra cho ngườitiêu dùng thực hiện quyết định giaodịch trong khi anh ta/chị ta khôngmuốn.

Những sai sót gây nhầmlẫn trong hành vi thươngmại

Những sai sót có liên quan đến sựkiện mà người tiêu dùng cần thôngtin để đưa ra quyết định lựa chọnđúng đắn cho mình. Thương nhâncần phải cung cấp thông tin cần thiếtđến người tiêu dùng. Những sai sótgây nhầm lẫn xảy ra nếu như: thươngnhân bỏ qua việc cung cấp nhữngthông tin cần thiết cho lượng ngườitiêu dùng trung bình cần biết để đưara quyết định giao dịch đúng đắntrong từng hoàn cảnh nhất định;thương nhân che đậy hoặc cung cấpthông tin cần thiết theo cách thứckhông rõ ràng, khó hiểu, lưỡng nghĩahoặc không kịp thời; dẫn đến không

thể nhận biết được mục đích thươngmại của hành vi thương mại trongtừng hoàn cảnh nhất định.

Việc đánh giá hành vi sai sót cầnxem xét đến các khía cạnh như: phạmvi ảnh hưởng của hành vi thương mại(có thể bao gồm toàn bộ bài thuyếttrình bán hàng); thông tin có đượcthể hiện rõ ràng hay không (bàithuyết trình không rõ ràng ý nghĩatương ứng với việc cung cấp thôngtin sai sót); những thông tin cần thiếtkhi thực hiện chào hàng (thông tin vềđặc tính của sản phẩm, giá cả, địa chỉvà chi tiết nhận biết của thươngnhân); tiêu chuẩn của thông tin (theoquy định của pháp luật) và cácphương tiện được sử dụng để truyềntải thông tin về các hành vi thươngmại đến người tiêu dùng.

Những hành vi thươngmại mang tính chất côngkích

Việc đưa những hành vi thươngmại mang tính chất công kích vàovăn bản pháp luật là điểm mới ở EU.

Một hành vi thương mại đượcxem là mang tính chất công kích nếusự tự do lựa chọn của lượng ngườitiêu dùng trung bình hoặc đạo đứccủa người tiêu dùng bị tổn hại đángkể. Chỉ thị về các hành vi thương mạikhông lành mạnh có quy định mộtdanh mục tiêu chuẩn để hỗ trợ việcquyết định xem một hành vi thươngmại có mang tính chất công kích haykhông thể hiện thông tin như sự épbuộc, sự quấy rối bao gồm cả bạo lựcvà sự tác động thái quá đến ngườitiêu dùng chẳng hạn như lợi dụng vịthế đối với người tiêu dùng, gây áplực cho người tiêu dùng dưới hìnhthức mà có thể hạn chế đáng kể khảnăng ra quyết định đúng đắn củangười tiêu dùng.

Nhận biết các hành vithương mại không lànhmạnh

EU đưa ra hai tiêu chí được sửdụng để nhận biết một hành vithương mại không lành mạnh màkhông thuộc nhóm các hành vi “gây

Quy định của EU về các hành vi thương mại không lành mạnh

(Xem tiếp trang 21)

Trước đây ở EU, khái niệm“một hành vi thương mạikhông lành mạnh” có nhiềukhác biệt giữa các quốc giathành viên. Nhưng hiệnnay, hành vi này được nhìnnhận theo tiêu chí giốngnhau trên toàn EU do có sựra đời của “Chỉ thị về cáchành vi thương mại khônglành mạnh” được EU thôngqua vào tháng 5 năm 2005và được áp dụng chung trêntoàn EU vào ngày 12 tháng12 năm 2007. Quy định nàysẽ thay thế những quy địnhbất đồng trước đó và loạibỏ những rào cản thịtrường nội địa của các quốcgia thành viên.Theo quy định tại Chỉ thị, cóhai nhóm hành vi thươngmại không lành mạnh đó lànhóm hành vi “gây nhầmlẫn” và nhóm hành vi mangtính chất “công kích”. Thựctế cho thấy hầu hết cáchành vi được xem là khônglành mạnh đều thuộc cácnhóm hành vi nêu trên. Khiáp dụng các quy tắc này, cáchành vi được đánh giá dựatrên tác động mà chúng gâyra hoặc có khả năng gây radựa trên cơ sở “lượng ngườitiêu dùng trung bình”.

EU xác định tiêu chí“lượng người tiêu dùngtrung bình” như thế nào?

Nếu một hành vi thương mạihướng vào một nhóm người tiêudùng cụ thể thì một số lượng trungbình của nhóm người tiêu dùng đó làmức “chuẩn”. Việc xác định tính chấtlành mạnh hay không lành mạnh củamột hành vi thương mại lúc đó đượcđánh giá dựa trên mức chuẩn này. Tòaán EU thường tham chiếu “lượng

Page 17: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A 17CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

1.4. "Điều khoản lạm dụngngười tiêu dùng" [1]

Trong thực tế đời sống, nhiều nhàsản xuất hoặc nhà cung cấp sử dụngcác hợp đồng mẫu để giao kết vớingười tiêu dùng (ví dụ: điện, nước,điện thoại cố định và di động...);người tiêu dùng không được đàmphán các nội dung của hợp đồng màchỉ có sự chọn lựa: giao kết hay khônggiao kết hợp đồng. Vấn đề đặt ra lànếu trong các hợp đồng này có chứanhững điều khoản gây bất lợi chongười tiêu dùng thì có giải pháp nàođể khắc phục không?

Các nhà lập pháp của Pháp đãsớm ý thức được vấn đề này. Trongmột án lệ nổi tiếng của Tham chínhviện vào năm 1978 và được pháp

điển hoá bằng Luật ngày 01 tháng 02năm 1995, vấn đề này đã được quyđịnh như sau:

"Trong các hợp đồng được giao kếtgiữa nhà chuyên môn và người tiêudùng, các điều khoản bị coi là điềukhoản lạm dụng người tiêu dùng nếucó đối tượng hoặc hệ quả tạo ra một sựmất cân xứng một cách rõ ràng giữaquyền và nghĩa vụ của các bên tronghợp đồng.

Chính phủ có thể ban hành Nghịđịnh, sau khi tham vấn Tham chínhviện và Uỷ ban quốc gia về điều khoảnlạm dụng người tiêu dùng, để xác địnhnhững điều khoản nào bị coi là điềukhoản lạm dụng người tiêu dùng. Tuynhiên, danh mục này không phải là bấtbiến, trong quá trình xét xử, toà án

hoàn toàn có thể coi những điều khoảnkhác là điều khoản lạm dụng ngườitiêu dùng.

Các điều khoản lạm dụng ngườitiêu dùng có hệ quả bị vô hiệu. Các điềukhoản khác của hợp đồng vẫn có giá trịáp dụng nếu không bị tuyên vô hiệu".

Trên thực tế, các điều khoản nàythường là:

- Loại trừ hoặc hạn chế tráchnhiệm pháp lý của nhà chuyên môntrong trường hợp người tiêu dùng bịchết;

- Cho phép nhà chuyên mônđược quyền đơn phương chấm dứthợp đồng mà không cần thông báo

[1] Clause abusive.

KINH NGHIỆM PHÁP LUẬT CỦA PHÁP VÀ EUVỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

TS. NGUYỄN HỮU HUYÊNVụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp(Tiếp theo)

Page 18: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

TRANG QUỐC TẾ

trước cho người tiêu dùng trongtrường hợp các hợp đồng có thời hạnkhông xác định;

- Cho phép nhà chuyên mônđược đơn phương thay đổi nội dungcủa hợp đồng mà không có lý dochính đáng;

- Bắt buộc người tiêu dùng phảithực hiện nghĩa vụ theo hợp đồngngay cả trong trường hợp nhàchuyên môn không thực hiện nghĩavụ;

- Cấm hoặc ngăn cản người tiêudùng khởi kiện ra toà án hoặc khiếunại lên cơ quan có thẩm quyền;

- Quy định rằng giá của sản phẩmsẽ được xác định vào thời điểm giaohàng hoặc cho phép người bán hànghoặc người cung cấp dịch vụ quyềntự ý tăng giá mà không tạo điều kiệncho người mua hàng hoá, dịch vụquyền chấm dứt hợp đồng nếu giácuối cùng của hàng hoá, dịch vụ quácao so với giá thoả thuận vào thờiđiểm giao kết hợp đồng[2]...

1.5. Quảng cáo gian dốiĐiều L.121-1 Bộ luật bảo vệ người

tiêu dùng Pháp quy định:''Nghiêm cấm hành vi quảng cáo

mà chứa đựng dưới mọi hình thức cácgiới thiệu, thông điệp gian dối hoặc cóbản chất tạo nên một sự nhầm lẫn,trong trường hợp các thông điệp nàyhướng đến các chi tiết sau: sự tồn tại,bản chất, thành phần, chất lượng nộitại, cấu tạo các chất hữu cơ, chủng loại,nguồn gốc, số lượng, phương thức vàngày sản xuất, sở hữu, giá cả và điềukiện bán hàng hoá và dịch vụ, điều kiệnsử dụng, kết quả sử dụng do sản phẩmmang lại, lý do và trình tự bán hànghoá hoặc cung cấp dịch vụ, mức độcam kết của nhà quảng cáo, nhậndạng hàng hoá, dịch vụ, uy tín chấtlượng hoặc tư cách của nhà sản xuất,người bán lại, nhà cung cấp''.

Như vậy, Bộ luật bảo vệ người tiêudùng đã nghiêm cấm rất chặt chẽ cáchình thức quảng cáo lừa dối kháchhàng. Trên thực tế, Điều luật này là kếtquả của việc pháp điển hoá Chỉ thị số84-450 ngày 10/9/1984 của Cộngđồng kinh tế Châu Âu (CEE). Chỉ thịnày nêu rõ các quốc gia thành viên cóthể ban hành pháp luật với mức độcấm đoán nghiêm ngặt hơn so vớiluật của EU về vấn đề quảng cáo giandối.

1.6. Hiệp hội bảo vệ người tiêudùng

Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng

là một thiết chế được quy định tại Bộluật bảo vệ người tiêu dùng của Pháp.Điều R.411-1 của Bộ luật quy định vềđiều kiện thành lập Hiệp hội này nhưsau:

+ Tính đến thời điểm nộp đơn yêucầu công nhận, phải đã tồn tại trongthời gian ít nhất là 01 năm kể từ ngàytuyên bố thành lập;

+ Trong thời điểm 01 năm tồn tạinày phải có các hoạt động thực tế, côngkhai, với mục đích bảo vệ quyền lợi củangười tiêu dùng;

+ Tập hợp được, tính đến ngày nộpđơn yêu cầu công nhận, một số lượngthành viên tối thiểu là 10.000 đối với cáchiệp hội ở tầm cỡ quốc gia (quy địnhnày không áp dụng đối với các hiệp hộicó mục đích nghiên cứu khoa học); đốivới các hiệp hội ở phạm vi địa phươngthì số lượng thành viên phải đủ để cóthể tiến hành các hoạt động trongphạm vi địa hạt hoạt động của nó.

Về cơ quan có thẩm quyền raquyết định thành lập: đối với hiệp hộicấp quốc gia là quyết định liên tịchgiữa Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Bộtrưởng Bộ Tư pháp; đối với các hiệphội cấp địa phương là tỉnh trưởng(Điều R.411-2 Bộ luật bảo vệ ngườitiêu dùng).

Thời hạn giấy phép hoạt độngcủa các hiệp hội bảo vệ người tiêudùng là 05 năm, có thể được gia hạnvới điều kiện như lúc xin thành lập.

Bộ luật bảo vệ người tiêu dùngcủa Pháp quy định các hiệp hội nàyđược Chính phủ mời tham gia ý kiếnđối với các dự thảo văn bản quyphạm pháp luật có liên quan đếnquyền và lợi ích của người tiêu dùng.Pháp là một trong những nước cóluật bảo vệ người tiêu dùng rất pháttriển. Pháp hầu như không phải nộiluật hóa các Chỉ thị của Ủy ban châuÂu về bảo vệ người tiêu dùng, bởi lẽluật bảo vệ người tiêu dùng của Phápthường “đi trước” các chỉ tiêu mà cácChỉ thị của Ủy ban châu Âu xác định.Để có được thành công này có mộtphần đóng góp rất tích cực của cáchiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, bởicác hiệp hội này tham gia vào quátrình xây dựng hầu hết các văn bảnquy phạm pháp luật liên quan đếnbảo vệ người tiêu dùng ở Pháp.

Theo quy định của Bộ luật bảo vệngười tiêu dùng (Điều D.511-3), thìcác cơ quan công quyền có thể thamvấn Hội đồng về các vấn đề địnhhướng, chính sách liên quan đếnngười tiêu dùng. Hội đồng được mời

tham gia ý kiến vào các dự thảo luật,nghị định có khả năng ảnh hưởngđến quyền lợi của người tiêu dùng. Ýkiến tham vấn của Hội đồng đượccông bố công khai, ngay cả trongtrường hợp ý kiến trong nội bộ Hộiđồng khác nhau thì các ý kiến bảo lưuvẫn được công bố công khai trên cácphương tiện thông tin đại chúng.Hàng năm, Hội đồng công bố báocáo thường niên về hoạt động củamình, đặc biệt là về các ý kiến tư vấncủa Hội đồng. Các báo cáo này, tuychỉ có giá trị khuyến nghị, nhưng rấtcó ý nghĩa đối với các cơ quan côngquyền khi hoạch định chính sách,pháp luật có liên quan đến người tiêudùng.

2. Pháp luật của EUNhư trên đã nói, pháp luật của EU

về bảo vệ người tiêu dùng chủ yếu làcác chỉ thị (directive[3]). Các văn bảnpháp luật của EU (tính cả các điều ướcquốc tế đa phương) điều chỉnh vấnđề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngbao gồm:

- Công ước Bruxelles ngày 27tháng 9 năm 1968 về Thẩm quyền tưpháp và thi hành các phán quyết;

- Công ước La-Hay ngày 02 tháng10 năm 1973 về Luật áp dụng đối vớitrách nhiệm sản phẩm;

- Chỉ thị số 85/374 ngày 25 tháng7 năm 1985 của Hội đồng Châu Âu vềtrách nhiệm đối với thiệt hại do sảnphẩm gây ra;

- Nghị định số 1907/90 ngày 26tháng 6 năm 1990 của Hội đồng ChâuÂu về quy tắc kinh doanh trứng giacầm;

- Nghị định số 2081/92 ngày 14tháng 7 năm 1992 của Hội đồng ChâuÂu về chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứhàng hoá;

[2] Xem Phụ lục Điều L.132-1 Code de la consommation.

[3] Pháp luật của EU ngoài các Hiệp ướcthành lập Cộng đồng EU, còn lại chủ yếu tồn tạidưới hai dạng: nghị định (règlement) và chỉ thị(directive). Nghị định có giá trị bắt buộc thihành đối với các quốc gia thành viên, thườngđược sử dụng trong lĩnh vực thương mại vớimục đích tạo lập một thị trường chung thốngnhất; trong khi đó Chỉ thị thường đặt ra các mụctiêu (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), các quốcgia có trách nhiệm nội luật hoá để đạt được cácmục tiêu đó; chỉ thị thường được sử dụng tronglĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, với lý do vấnđề bảo vệ người tiêu dùng phụ thuộc rất nhiềuvào trình độ phát triển kinh tế-xã hội, dân trí,văn hoá,... của mỗi quốc gia thành viên, rất khócó thể tạo ra một mặt bằng chung thống nhấtngay trong nội bộ các quốc gia thành viên EU.

Page 19: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

- Chỉ thị số 98/43 ngày 6 tháng 7năm 1998 của Nghị viện Châu Âu vàHội đồng Châu Âu về quảng cáo vàtài trợ đối với các sản phẩm thuốc lá;

- Nghị định số 2065/2001 ngày 22tháng 10 năm 2002 về thông tin chongười tiêu dùng đối với các sản phẩmhải sản câu được...

Trong số các văn bản trên, đángchú ý nhất là Chỉ thị số 85/374 ngày25 tháng 7 năm 1985 của Hội đồngChâu Âu về trách nhiệm đối với thiệthại do sản phẩm gây ra. Nội dung củaChỉ thị này có thể tóm tắt như sau:

- Về nguyên tắc: nhà sản xuất phảichịu trách nhiệm đối với mọi thiệt hạido sự hỏng hóc của sản phẩm củamình gây ra (trách nhiệm nghiêmngặt);

- Người bị thiệt hại có nghĩa vụchứng minh về thiệt hại, sự hỏng hócvà mối quan hệ nhân quả giữa thiệtvà sự hỏng hóc;

- Nếu nhiều người cùng phải chịutrách nhiệm về cùng một thiệt hại, thìtrách nhiệm của họ là liên đới;

- Khái niệm về sản phẩm hỏnghóc: một sản phẩm bị coi là hỏng hóckhi nó không mang lại sự an toàn nhưngười ta mong đợi một cách chínhđáng, có tính đến hoàn cảnh kháchquan, đặc biệt là:

+ Sự hiện diện của sản phẩm;+ Việc sử dụng sản phẩm như

mong đợi của người sử dụng;+ Thời điểm đưa sản phẩm ra lưu

thông.Điểm 6.2 của Chỉ thị nhấn mạnh

một sản phẩm không thể coi là bịhỏng hóc nếu chỉ dựa vào việc có mộtsản phẩm khác cùng loại hoàn thiệnhơn ra đời sau sản phẩm đó.

- Các trường hợp nhà sản xuấtđược miễn trừ trách nhiệm: nhà sảnxuất được miễn trừ trách nhiệm nếuchứng minh được[4]:

+ Họ không đưa sản phẩm ra lưuthông;

+ Căn cứ vào hoàn cảnh thực tế,xác định được rằng sự hỏng hóc gây rathiệt hại không tồn tại vào thời điểmsản phẩm được nhà sản xuất đưa ralưu thông hoặc phát sinh sau thời điểmđó;

+ Sản phẩm được làm ra khôngnhằm mục đích bán hoặc mọi hìnhthức phân phối khác vì mục đích kinhtế của nhà sản xuất; không được sảnxuất hoặc phân phối trong khuôn khổhoạt động nghề nghiệp của nhà sảnxuất;

+ Trình độ phát triển của khoa họckỹ thuật vào thời điểm hàng hoá đượcđưa ra lưu thông không cho phép pháthiện ra hỏng hóc;

+ Sự hỏng hóc xuất phát từ việcquá trình sản xuất hàng hoá phải tuânthủ nghiêm ngặt quy định mang tínhbắt buộc của các văn bản do cơ quancông quyền ban hành;

+ Đối với nhà sản xuất một bộphận của sản phẩm, sự hỏng hóc xuấtphát từ việc bộ phận này đã bị tháo rờikhỏi sản phẩm hoặc được sự dụngkhông đúng theo chỉ dẫn của nhà sảnxuất.

- Trường hợp hỗn hợp lỗi: Chỉ thịcũng nêu rõ trách nhiệm của nhà sảnxuất không được giảm nhẹ trongtrường hợp thiệt hại phát sinh vừa dosự hỏng hóc của sản phẩm, vừa do sựcan thiệp của người thứ ba; nhà sảnxuất cũng không được miễn trừ hoặcgiảm nhẹ trách nhiệm nếu thiệt hạiphát sinh vừa sự hỏng hóc của sảnphẩm, vừa do lỗi của nạn nhân hoặcdo lỗi của một người mà nạn nhân cótrách nhiệm.

III. SỰ CAN THIỆP CỦANHÀ NƯỚC TRONG LĨNHVỰC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊUDÙNG

Khác với luật dân sự chủ yếu dựatrên nguyên tắc tự nguyện, bìnhđẳng và nhà nước hầu như khôngcan thiệp vào quá trình thực thi, luậtbảo vệ người tiêu dùng của Pháp vàEU ghi nhận sự can thiệp khá mạnhcủa Nhà nước nhằm đảm bảo quyềncủa người tiêu dùng được tôn trọngtrên thực tế. Cơ chế bảo đảm quyềncủa người tiêu dùng được thể hiệntrên mấy phương diện sau:

1. Nhà nước thành lập hoặccông nhận một hệ thống các thiếtchế nhằm đảm bảo thực thi phápluật về bảo vệ người tiêu dùng

- Thiết chế hành chính: ở Pháp cóTổng cục cạnh tranh, bảo vệ ngườitiêu dùng và chống gian lận thươngmại trực thuộc Bộ Kinh tế, có nhiệmvụ theo dõi, giám sát việc thực thipháp luật về bảo vệ người tiêu dùngvà xử phạt hành chính đối với cáchành vi vi phạm. Tổng cục này có cácchi nhánh ngành dọc đặt tại các địaphương.

- Thiết chế tư pháp: thẩm quyềnxét xử các vụ kiện vi phạm quyền lợicủa người tiêu dùng thuộc về hệthống toà án tư pháp ở Pháp. Tuy

không thành lập Toà chuyên trách vềvấn đề này, nhưng tại các tòa dân sựở các cấp có bố trí thẩm phán chuyêntrách phụ trách lĩnh vực này, vì sốlượng các vụ kiện và khiếu nại về viphạm quyền lợi của người tiêu dùngở Pháp tăng lên rất nhanh trongnhững năm qua.

- Thiết chế đặc biệt: ở Pháp tồn tạimột số thiết chế rất đặc thù, trong đócó một số thiết chế mang tính nửanhà nước, nửa phi nhà nước, tham giavào quá trình bảo vệ người tiêu dùng,ví dụ như Ủy ban quốc gia về điềukhoản lạm dụng; Ủy ban liên bộ vềbảo vệ người tiêu dùng; Ủy ban quốcgia về các sản phẩm sữa, Ủy ban về antoàn cho người tiêu dùng, Ủy ban phásản cá nhân,...

2. Nhà nước quy định và ápdụng các chế tài

- Chế tài hành chính, chủ yếu làphạt tiền, buộc chấm dứt hành vi, rútgiấy phép,... do các chi nhánh củaTổng cục cạnh tranh, bảo vệ ngườitiêu dùng và chống gian lận thươngmại áp dụng;

- Chế tài dân sự: do Toà án ápdụng, chủ yếu là bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng;

- Chế tài hình sự: áp dụng đối vớicác hành vi đủ yếu tố cấu thành tộiphạm, chủ yếu là phạt tù. Một điểmđặc thù của Pháp là chế tài hình sựđược quy định ngay trong Bộ luật bảovệ người tiêu dùng.

3. Nhà nước khuyến khích sựphát triển và tham gia của xã hộidân sự vào quá trình bảo vệ ngườitiêu dùng

Ở EU đang chứng kiến sự pháttriển mạnh mẽ của xã hội dân sự, bởitheo quan niệm của EU, một xã hộihiện đại là một xã hội dựa trên 03 nềntảng: kinh tế thị trường, nhà nướcpháp quyền và xã hội dân sự.

Các hiệp hội (nền tảng của xã hộidân sự) tham gia rất tích cực vào quátrình hoạch định chính sách, phápluật. Nhiều chức năng vốn do Nhànước thực hiện nay đang có xuhướng chuyển sang cho các tổ chứcxã hội dân sự thực hiện. Hiệp hội bảovệ người tiêu dùng ở Pháp là mộttrong những ví dụ điển hình, trong đóđáng chú ý là vai trò tham gia vào quátrình ban hành chính sách, pháp luậtvề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng(đã trình bày ở trên).

(Hết)

[4] Xem Điều 7 của Chỉ thị 85/374.

Page 20: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

V C A20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

Khi Luật Bảo vệ người tiêu dùngcó hiệu lực, tổ chức bảo vệngười tiêu dùng sẽ có nhiều

quyền hơn trong thực thi nhiệm vụcủa mình.

Nhận xét trên đã được đông đảocác đại biểu tham gia góp ý cho Dựthảo Luật Bảo vệ người tiêu dùngcùng chia sẻ.

Dự thảo luật gồm 9 Chương, 71 Điều và đã được VCA (Bộ CôngThương) phối hợp với Dự án hỗ trợthương mại đa biên (Mutrap) tổ chứclấy ý kiến trong sáng ngày 18/8 tại Hà Nội.

Quyền khởi kiệnTheo đó, khi Luật Bảo vệ người

tiêu dùng được Quốc hội thông qua,dự kiến vào cuối năm 2010, tổ chứcbảo vệ người tiêu dùng sẽ có nhữngquyền như: Tiếp nhận các khiếu nạicủa người tiêu dùng và tổ chức hòagiải giữa người tiêu dùng với thươngnhân; Đại diện cho người tiêu dùngtiến hành khiếu nại tới thương nhân;Tố cáo tới cơ quan Nhà nước có thẩmquyền về các hành vi vi phạm pháp

luật của thương nhân; Khởi kiện tạitòa án có thẩm quyền để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của ngườitiêu dùng.

Ngoài ra, tổ chức này còn cóquyền kiến nghị về hành vi hànhchính, quyết định hành chính của cơquan Nhà nước xâm phạm quyền lợingười tiêu dùng; tham gia ý kiến vớicơ quan quản lý Nhà nước về phápluật, chủ trương, chính sách, phươnghướng, kế hoạch và biện pháp về bảovệ người tiêu dùng.

Tuy nhiên, điều kiện khởi kiện đểbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củangười tiêu dùng là tổ chức này phảicó ít nhất 5 năm hoạt động, tính đếnthời điểm khởi kiện và có ít nhất 100người tiêu dùng tham gia khởi kiện.

Ông Đặng Hoàng Hải, Phó cụctrưởng VCA cho rằng: Quy định nàykhông chỉ làm giảm chi phí khiếu kiệncho người tiêu dùng mà còn giúp họcó nhiều khả năng thắng kiện hơntrong các vụ việc lớn như: Nước

tương có chứa chất 3-MCPD, xăngpha acetone,…

Tuy nhiên, ngay cả khi Luật Bảo vệngười tiêu dùng có hiệu lực, nếungười tiêu dùng mua vẫn giữ thóiquen mua hàng tại các cửa hàng nhỏlẻ, không có đăng ký kinh doanh thìquyền lợi của những người đó cũngrất khó được đảm bảo.

“Hiện ở nước ta có khoảng 2 triệungười kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ,nhưng đối tượng điều chỉnh của luậtnày chỉ là thương nhân, tức là nhữngngười kinh doanh có đăng ký với cơquan quản lý Nhà nước”, Ông Lê DanhVĩnh, Thứ trưởng Bộ Công Thươngcho biết thêm.

Hợp đồng theo mẫukhông cần đăng ký

Cũng để người tiêu dùng bớtthiệt thòi trong quan hệ với thươngnhân, dự thảo luật còn quy định, hợpđồng mẫu đối với một số mặt hàngthiết yếu như: điện, nước,… thươngnhân phải đăng ký tại cơ quan quản

lý Nhà nước về bảo vệ người tiêudùng trước khi đưa vào sử dụng.

Nhưng theo ý kiến của Bà Trần ThịQuang Hồng, Viện Khoa học Pháp lýthì điều này là không cần thiết vì: Khigiao kết hợp đồng theo mẫu, thươngnhân đã phải dành cho người tiêudùng một khoảng thời gian hợp lý đểnghiên cứu. Người tiêu dùng cũng cóquyền yêu cầu sửa đổi hợp đồngtrong trường hợp không đồng ý vớinội dung của hợp đồng theo mẫu.

Thêm nữa, cơ quan Nhà nước vềbảo vệ nguời tiêu dùng có quyền yêucầu thương nhân hủy bỏ hoặc sửa đổihợp đồng mẫu theo đề nghị củangười tiêu dùng, hoặc trong trườnghợp phát hiện quy định trong hợpđồng vi phạm quyền lợi người tiêudùng.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đãcó quy định về danh mục hàng hóa,dịch vụ thiết yếu, cũng như quy địnhchi tiết về các vấn đề liên quan đếnhợp đồng mẫu.

Người tiêu dùng sẽ có nhiều quyền hơn khiLuật Bảo vệ người tiêu dùng ra đời

Page 21: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

TS. Nguyễn Thị Vân Anh, Trung tâm Pháp luậtcạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Đại học LuậtHà Nội cũng cho rằng quy định nêu trên là không cầnvì cả thương nhân và người tiêu dùng đều được phépđơn phương tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Kết quả hòa giải phải được công khaiĐược đánh giá là trọng tâm của dự thảo luật,

Chương V đã quy định khá cụ thể việc giải quyếttranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân.

Theo dự thảo luật: Việc hòa giải phải được thựchiện trên nguyên tắc khách quan, trung thực, thiệnchí. Nhưng theo đại biểu Nguyễn Duy Tiến, Vụ Phápluật, Văn phòng Quốc hội, nếu việc hòa giải được thựchiện không công khai để đảm bảo bí mật thông tincho các bên tham gia hòa giải (trừ trường hợp cácbên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác)là không hợp lý.

Dưới góc độ người tiêu dùng, Ông Tiến cho rằng:Quá trình hòa giải có thể được tiến hành bí mật,nhưng đã có kết quả phải công khai, vì có những sảnphẩm, người bị thiệt hại không phải là trường hợpduy nhất. Do vậy, thông tin sau hòa giải cần phải đượccông bố để những người tiêu dùng khác có thể biếtvề quyền lợi của mình.

LÊ DUY

Khóa đào tạo quốc tế...(Tiếp theo trang 6)

Quy định của EU...(Tiếp theo trang 16)

điều tra và xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh của một sốdoanh nghiệp độc quyền.

Cũng trong khóa đào tạo này, các thành viên của các nướcASEAN cũng có dịp chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong côngtác xây dựng Luật cạnh tranh của các nước Campuchia, Lào,Malaysia, Philippines và công tác thực thi pháp luật cạnhtranh liên quan tới lạm dụng vị trí thống lĩnh và độc quyềncủa các nước Indonesia, Singapore, Thái Lan.

VCA với tư cách là cơ quan đăng cai cũng có báo cáo giớithiệu về các quy định liên quan đến các hành vi lạm dụng vịtrí độc quyền và kinh nghiệm trong việc điều tra và xử lý cáchành vi này.

Khóa đào tạo được các nước ASEAN đánh giá cao vớinhững kiến thức và bài học được ghi nhận từ thực tế trongcông tác thực thi pháp luật cạnh tranh liên quan đến hành vilạm dụng vị trí thống lĩnh và độc quyền tại không chỉ cácnước phát triển mà còn ở các các nước đang phát triển. Đâylà khóa đào tạo đầu tiên trong năm 2009 có sự góp mặt đầyđủ 10 nước thành viên ASEAN. Điều này cho thấy rằng phápluật về cạnh tranh đã có được sự quan tâm rộng rãi và thườngxuyên hơn tại các nước trong khu vực ASEAN. Các nhận xét vàđề xuất của đại biểu các nước sẽ tiếp tục được nghiên cứu vàbổ sung cho các chương trình đào tạo tới và góp phần tăngcường mối quan hệ giữa các quốc gia nhằm hướng tới sựphát triển và thịnh vượng chung của khu vực ASEAN.

LÊ DUY

nhầm lẫn” và mang tính chất “công kích” được đề cập trên đây.Theo đó một hành vi được xem là không lành mạnh và sẽ bịcấm nếu hội tụ đồng thời hai tiêu chí sau:

Thứ nhất, hành vi trái với chuẩn mực nghề nghiệp nghĩalà trái với “những kỹ năng và sự quan tâm đặc biệt mà mộtthương nhân mong muốn thực hiện tương ứng với nhữnghành vi thân thiện và/hoặc uy tín nói chung trong lĩnh vựchoạt động kinh doanh của mình”. Khái niệm này phù hợp vớiđạo đức kinh doanh tốt đẹp đã từng xuất hiện trong nhiềuhệ thống luật ở các quốc gia thành viên.

Thứ 2, hành vi gây tác động nghiêm trọng hoặc có thể gâytác động nghiệm trọng đến hành vi ứng xử mang tính kinh tếcủa lượng người tiêu dùng trung bình. Tiêu chí này có nghĩalà việc thương nhân sử dụng hành vi thương mại gây tổn hạiđáng kể tới khả năng ra quyết định đúng đắn của người tiêudùng dẫn đến người tiêu dùng thực hiện quyết định giao dịchmà bản thân anh ta/chị ta không muốn.

Như vậy, pháp luật điều chỉnh hành vi thương mại khônglành mạnh của EU chủ yếu tập trung hướng vào việc bảo vệngười tiêu dùng trong việc ra quyết định lựa chọn mua sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Dựa theo mục đíchđiều chỉnh, hệ thống các tiêu chí xác định hành vi thương mạicó lành mạnh hay không, EU đã quy định một danh mục cáchành vi thương mại không lành mạnh cụ thể bị cấm tuyệt đốidựa trên tinh thần pháp quyền bảo vệ phúc lợi cho người tiêudùng qua đó mang lại phúc lợi cho toàn xã hội, góp phần thúcđẩy nền kinh tế EU ngày càng ổn định và phát triển bền vững.

LÊ VĂN THÁI

Page 22: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

>> Câu 1: Những hành vinào được coi là hành vi cạnhtranh không lành mạnhtheo Luật Cạnh tranh ViệtNam?

✓ Trả lờiLuật Cạnh tranh điều chỉnh các

hành vi cạnh tranh không lành mạnhđược quy định tại Điều 39, bao gồm:

- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;- Xâm phạm bí mật kinh doanh;- Ép buộc trong kinh doanh;- Gièm pha doanh nghiệp khác;- Gây rối hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp khác;- Quảng cáo nhằm cạnh tranh

không lành mạnh;- Khuyến mại nhằm cạnh tranh

không lành mạnh;- Phân biệt đối xử của hiệp hội;- Bán hàng đa cấp bất chính;- Các hành vi cạnh tranh khác của

doanh nghiệp trong quá trình kinhdoanh trái với các chuẩn mực thôngthường về đạo đức kinh doanh, gâythiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đếnlợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của doanh nghiệp kháchoặc người tiêu dùng.

>> Câu 2: Những hành vinào được coi là xâm phạm bímật kinh doanh?

✓ Trả lờiTheo quy định tại Điều 41 Luật

Cạnh tranh, các hành vi xâm phạm bímật kinh doanh bị cấm bao gồm:

- Tiếp cận, thu thập thông tinthuộc bí mật kinh doanh bằng cáchchống lại các biện pháp bảo mật củangười sở hữu hợp pháp bí mật kinhdoanh đó;

- Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộcbí mật kinh doanh mà không đượcphép của chủ sở hữu bí mật kinhdoanh;

- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặclừa gạt, lợi dụng lòng tin của người cónghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thuthập và làm lộ thông tin thuộc bí mậtkinh doanh của chủ sở hữu bí mậtkinh doanh đó;

- Tiếp cận, thu thập thông tinthuộc bí mật kinh doanh của ngườikhác khi người này làm thủ tục theoquy định của pháp luật liên quan dếnkinh doanh, làm thủ tục lưu hành sảnphẩm hoặc bằng cách chống lại cácbiện pháp bảo mật của cơ quan nhànước hoặc sử dụng những thông tinđó nhằm mục đích kinh doanh, xincấp giấy phép liên quan đến kinhdoanh hoặc lưu hành sản phẩm.

>> Câu 3: Hành vi quảngcáo nhằm cạnh tranh khônglành mạnh được quy địnhnhư nào?

✓ Trả lờiTheo quy định tại Điều 45 Luật

Cạnh tranh, doanh nghiệp bị cấmthực hiện các hoạt động quảng cáosau đây:

- So sánh trực tiếp hàng hóa, dịchvụ của mình với hàng hóa, dịch vụcùng loại của doanh nghiệp khác;

- Bắt chước một sản phẩm quảngcáo khác để gây nhầm lẫn cho kháchhàng;

- Đưa thông tin gian dối hoặc gâynhầm lẫn cho khách hàng về mộttrong các nội dung sau đây:

+ Giá, số lượng, chất lượng, côngdụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì,ngày sản xuất, thời hạn sử dung, xuấtxứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sảnxuất, người gia công, nơi gia công;

+ Cách thức sử dụng, phươngthức phục vụ, thời hạn bảo hành;

+ Các thông tin gian dối hoặc gâynhầm lẫn khác.

- Các hoạt động quảng cáo khácmà pháp luật có quy định cấm.

PHI BẢO

HỎI ĐÁP VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Page 23: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

Cơ chế điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnhtrong pháp luật cạnh tranh

Mặc dù pháp luật về cạnh tranhkhông lành mạnh xuất pháttừ nhiều nguồn và thể hiện

quan điểm lập pháp khác nhau ở mỗiquốc gia, cơ chế điều chỉnh của lĩnhvực pháp luật này vẫn có những đặctrưng cơ bản thống nhất, và cũng lànhững đặc trưng của cơ chế điềuchỉnh pháp luật cạnh tranh nóichung, đó là tính tiếp cận từ mặt tráivà tính không triệt để trong nội dungđiều chỉnh đối với các hoạt độngcạnh tranh[1] .

- Tính chất tiếp cận từ mặt trái:Trong khi các văn bản pháp luật vềkinh tế khác tập trung quy định cụthể các quyền và nghĩa vụ - nhữngviệc được làm và phải làm - của chủthể tham gia kinh doanh, thì phápluật cạnh tranh chỉ khoanh vùng cáchành vi bị ngăn cấm trong hoạt độngcạnh tranh, chứ không hướng dẫncác đối tượng điều chỉnh cần làmnhững gì hoặc phải làm những gì.

- Tính chất không triệt để trongnội dung điều chỉnh: các quy địnhcủa pháp luật cạnh tranh, đặc biệt làvề cạnh tranh không lành mạnh,không bao giờ quy định đầy đủ vàtriệt để toàn bộ các hành vi phảncạnh tranh tồn tại trong nền kinh tếxã hội. Quy định của luật thường đặtra điều khoản mở cho phép cơ quancông quyền có thể bổ sung các hànhvi mới xuất hiện có ảnh hưởng xấuđến cạnh tranh và xét thấy cần điềuchỉnh, ngăn chặn. Mặt khác, đối vớicác hành vi đã được quy định trongluật, bên cạnh một số hành vi bị cấmđoán tuyệt đối (per se rule), nhiềuhành vi khác được xem xét theo

nguyên tắc hợp lý (rule of reason), chophép cơ quan xử lý chiếu theo hoàncảnh thực tế của vụ việc để cân nhắcxem xét hành vi có xâm hại đến cạnhtranh và ảnh hưởng xấu cho xã hộihay không. Bên cạnh đó, các điềukhoản miễn trừ dành cho các hành vidạng này cũng là một đặc điểm nhậndiện của pháp luật cạnh tranh tại mọiquốc gia.

Những đặc trưng trong cơ chếđiều chỉnh của pháp luật cạnh tranhcó nguyên nhân cả về lý luận và thựctiễn. Về mặt lý luận, cho đến nay chodù đã có nhiều học thuyết tiếp cậnnghiên cứu, nhưng các nhà làm luậtkhông thể đưa ra kết luận cụ thể vềnội hàm khái niệm cạnh tranh lànhmạnh, vốn bao trùm lên nhiều lĩnhvực khác nhau. Về mặt thực tiễn, hoạtđộng cạnh tranh cũng chính là hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp,thương nhân trên thương trường, hếtsức đa dạng và phong phú. Do đó,không thể đưa vào luật một danhsách những hành vi được coi là cạnhtranh lành mạnh để hướng dẫn chonhững doanh nghiệp, thương nhântham gia thị trường. Quy định đóngkhung các hành vi cạnh tranh “đượcphép” sẽ kìm hãm, ngăn cản sự sángtạo trong kinh doanh, ảnh hưởng tiêucực đến sự phát triển của nền kinh tế.Cách tiếp cận từ mặt trái của cạnhtranh phù hợp với nguyên tắc chungcủa tự do trong kinh doanh, theo đócá nhân, tổ chức kinh doanh có thể tựdo “làm những việc mà pháp luậtkhông cấm”.

Cũng chính vì hoạt động kinhdoanh đa dạng, phong phú, có thể ở

từng thời điểm, từng hoàn cảnh khácnhau mà một hành vi sẽ bị xác định làphản cạnh tranh khi đi ngược lại lợiích của nhà nước và xã hội, nhưng ởmột thời điểm, hoàn cảnh khác thìhành vi đó lại không xâm hại đến lợiích công và không đáng bị ngăn cấm.Vì vậy, pháp luật cạnh tranh đặt ranhững điều khoản mở và những quyđịnh miễn trừ cho phép áp dụngpháp luật một cách linh hoạt. Cầnthấy rằng, các lĩnh vực pháp luật kháccũng có sự mở rộng hoặc thu hẹpphạm vi các hành vi, quan hệ xã hộiđược điều chỉnh, ngay cả lĩnh vực cóchế tài nghiêm khắc nhất là hình sựcũng có quá trình tội phạm hoá vàphi tội phạm hoá các hành vi bị coi lànguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, dotính linh hoạt trong hoạt động cạnhtranh, trong quan hệ kinh doanhmạnh hơn trong các quan hệ xã hộikhác rất nhiều cho nên cơ chế điềuchỉnh của pháp luật cạnh tranh cũngtrở nên tuỳ nghi và khả biến hơn rấtnhiều so với cơ chế điều chỉnh củanhững ngành luật khác. Chính vì vậy,cho dù nằm trong hệ thống Thôngluật hay Dân luật, hầu hết các quốcgia có xây dựng pháp luật cạnh tranhđều cho phép cơ quan cạnh tranh cómột thẩm quyền rộng rãi trong việcvận dụng và áp dụng pháp luật, cũngnhư thừa nhận sự tồn tại của hệthống án lệ trong quá trình xử lý cácvụ việc cạnh tranh.

LÊ DUY

[1] Nguyễn Như Phát & Bùi Nguyên Khánh(2001), Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranhtrong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trườngở Việt Nam, NXB Công an nhân dân, tr,71.

Page 24: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

TỌA ĐÀM THÁNG 9

Tiếp theo thành công của chươngtrình Tọa đàm tháng 8 với nộidung về cạnh tranh không lành

mạnh, Tọa đàm tháng 9 sẽ được tổchức với chủ đề “Các biện pháp khắcphục trong tập trung kinh tế” của TSTrần Thu Phương, Giảng viên KhoaLuật - Trường ĐH Thương mại.

Tập trung kinh tế và kiểm soát tậptrung kinh tế là nội dung rất cơ bảntrong pháp luật cạnh tranh của hầuhết các quốc gia trên thế giới, trongđó có Việt Nam. Việc kiểm soát đượcthực hiện khi hoạt động tập trungkinh tế có khả năng gây ra độc quyềnhoặc lạm dụng vị trí thống lĩnh thịtrường để gây hạn chế cạnh tranh. Dovậy, các tập trung kinh tế này có thểbị cấm thực hiện; tuy nhiên, nếu việctập trung kinh tế này là có lợi chodoanh nghiệp, cho nền kinh tế cũngnhư xã hội, nó sẽ được chấp nhận vớiđiều kiện là các tác động hạn chếcạnh tranh của nó có thể khắc phụcđược. Khi đó, cơ quan quản lý sẽ sửdụng các biện pháp nhằm khắc phụccác tác động hạn chế cạnh tranh này,gọi là biện pháp khắc phục (BPKP).

Mục đích của BPKP trong tậptrung kinh tế là nhằm bảo vệ và duytrì cạnh tranh trong khi vẫn cho phépthực hiện tập trung kinh tế một cáchcó hiệu quả và đem lại lợi ích cho cácbên tham gia cũng như cho xã hội.

Cho đến nay, Luật Cạnh tranh 2004của Việt Nam thừa nhận hai trườnghợp được hưởng miễn trừ, bao gồm:

(i) một hoặc nhiều bên tham giatập trung kinh tế đang trong nguy cơbị giải thể hoặc lâm vào tình trạngphá sản; hoặc

(ii) việc tập trung kinh tế có tácdụng mở rộng xuất khẩu hoặc gópphần phát triển kinh tế - xã hội, tiếnbộ kỹ thuật, công nghệ (Điều 19, LuậtCạnh tranh).

Như vậy, việc nghiên cứu và ápdụng BPKP này rất cần thiết.nhưngtrên thực tế, Luật Cạnh tranh ViệtNam cũng như các văn bản dưới luậtchưa đề cập đến các BPKP. Các biệnpháp này mới chỉ được thể hiện trongnhững trường hợp tập trung kinh tếđược hưởng miễn trừ theo quy địnhcủa Luật Cạnh tranh và được quy địnhdưới hình thức áp dụng kèm theo cácbiện pháp xử phạt vi phạm. Về cănbản, đây là các biện pháp khắc phụchậu quả sau khi việc tập trung kinh tếđã xảy ra.

Chính vì thế, bài nghiên cứu sẽ đềcập đến các BPKP có thể được ápdụng trước hoặc sau khi tiến hànhtập trung kinh tế hợp pháp với mụcđích thay đổi kết quả của tập trungkinh tế. Nói cách khác, các biện phápnày sẽ phục hồi hoặc duy trì cạnh

tranh trong khi vẫn cho phép thựchiện các hành vi tập trung kinh tế cólợi để đạt được kết quả tốt hơn là việcchỉ cấm hoặc cho phép đơn thuần.

Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu tậptrung làm rõ các nội dung sau: cơ sởcủa việc nghiên cứu BPKT trong tậptrung kinh tế; rà soát các quy định vềBPKP của Việt Nam; phân tích nộidung của BPKP; khả năng áp dụngBPKP tại Việt Nam và kinh nghiệm thếgiới; và một số khuyến nghị của tácgiả trong việc chuyển hóa các BPKPvào hệ thống pháp luật cạnh tranhViệt Nam.

Buổi Tọa đàm sẽ được tổ chức vàongày 25/9/2009 tại Trụ sở VCA – Số 25Ngô Quyền, Hà Nội.

Thông tin chi tiết và tài liệu thamkhảo về buổi tọa đàm được đăng trênwebsite của VCA.

Thư đăng ký tham dự cũng nhưmọi ý kiến đóng góp cho buổi tọađàm xin gửi về địa chỉ sau:

Trung tâm thông tin cạnh tranh -Cục quản lý cạnh tranh - Bộ CôngThương

Mr. Bùi Việt TrườngEmail: [email protected]: 04.22.205.305 (ext: 102)Mobile: 0985. 80 97 98

NGÂN AN

Page 25: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

Trong khi điều chỉnh pháp luật vềcạnh tranh không lành mạnhbắt đầu trên thế giới từ cách đây

hơn một thế kỷ[1], thì thuật ngữ nàymới chỉ được nói đến ở Việt Nam vàokhoảng chục năm trở lại đây[2]. Điềunày cũng tương đối dễ hiểu bởi từ khichuyển sang nền kinh tế thị trường, ởnước ta mới xuất hiện cạnh tranhkhông lành mạnh và nhà làm luậtmới có thực tiễn để thể chế hóa dạnghành vi này.

Các công trình nghiên cứu về luậtcạnh tranh nói chung, cạnh tranhkhông lành mạnh nói riêng ở nước tavề cơ bản còn rất ít[3], do đó những aiquan tâm đến lý luận về cạnh tranhkhông lành mạnh thường phải cầuviện đến kinh nghiệm của các nướcphát triển đã đi trước chúng ta hàngthế kỷ về vấn đề này.

Trong phạm vi bài viết này chúngtôi xin đề cập đến cạnh tranh khônglành mạnh theo pháp luật của Cộnghòa Pháp, từ đó xem xét một số vấnđề đang đặt ra trong pháp luật ViệtNam liên quan đến vấn đề này.

I. CẠNH TRANH KHÔNGLÀNH MẠNH TRONG PHÁPLUẬT CỘNG HÒA PHÁP

Giống như quan niệm của hầuhết các nước trên thế giới, Pháp quanniệm luật cạnh tranh là luật điềuchỉnh mặt trái của cạnh tranh trên thịtrường và về bản chất, nó là một loạtcác biện pháp hạn chế của Nhà nướcđối với những hiện tượng cạnh tranhthái quá.

Công ước Paris năm 1883 tại Điều10bis định nghĩa: “tạo thành hành vicạnh tranh không lành mạnh mọihành vi đi ngược với các tập quántrung thực và lành mạnh trong lĩnhvực công nghiệp và thương mại”.

Liên minh châu Âu chỉ có một vănbản duy nhất điều chỉnh vấn đề cạnhtranh không lành mạnh, đó là Chỉ thịngày 10/9/1984 (đã được bổ sungnăm 1997) về quảng cáo lừa dối vàquảng cáo so sánh. Vì không có vănbản chuyên biệt điều chỉnh nênngười ta thường phải viện dẫn đếnLời nói đầu của Hiệp định Rôme vềthành lập Cộng đồng chung châu Âu:

“Cộng đồng chung thừa nhận chủ yếusự cân xứng của các giao dịch và sựlành mạnh của các quan hệ pháp luậtcạnh tranh”.

Theo quan niệm của Pháp, để xácđịnh một hành vi là cạnh tranh khônglành mạnh, trước hết phải căn cứ vàocác yếu tố cấu thành.

1. Các yếu tố cấu thành cạnhtranh không lành mạnh

Các yếu tố cấu thành cạnh tranhkhông lành mạnh giống như các yếu

V C A 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

[1] Luật Chapelier của Pháp năm 1791 cóđiều khoản quy định về cạnh tranh không lànhmạnh, Luật Chống cạnh tranh không lànhmạnh của Đức năm 1909.

[2] Nếu chúng tôi không nhầm thì Điều 633Bộ luật Dân sự năm 1995 về bồi thường thiệthại do xâm phạm danh dự, uy tín trong lĩnh vựcsản xuất, kinh doanh có thể xem là Điều luậtđầu tiên của Việt Nam điều chỉnh về cạnh tranhkhông lành mạnh (nói chính xác là điều chỉnhmột dạng của hành vi cạnh tranh không lànhmạnh).

[3] Các công trình nghiên cứu của ViệnNghiên cứu quản lý kinh tế trung ương năm2001, 2002; luận án tiến sỹ luật học của một sốtác giả, một số bài viết của một số tác giả trêntạp chí Nghiên cứu lập pháp, Nhà nước và phápluật, Dân chủ và Pháp luật, Luật học...

Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của Cộng hòa Pháp vàMột số vấn đề đặt ra trong pháp luậtViệt Nam TS. NGUYỄN HỮU HUYÊN

Vụ Hợp tác quốc tế-Bộ Tư pháp

Page 26: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

tố cấu thành trách nhiệm dân sự nóichung, bao gồm: hành vi, lỗi, thiệt hại,mối liên hệ nhân quả giữa hành vi vàthiệt hại:

1.1. Hành vi cạnh tranh khônglành mạnh

Để xác định hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh trước hết phải xácđịnh hành vi cạnh tranh.

Hành vi cạnh tranh được hiểu làsự “chiến đấu” giữa các doanh nghiệpđể đạt một mục đích kinh tế đã đượcxác định (thường là “cung” hàng hoáhoặc dịch vụ đáp ứng những nhu cầutương tự hoặc gần nhau). Cạnh tranhđược thể hiện ra bên ngoài thôngqua việc lôi cuốn khách hàng.

Muốn xác định hành vi cạnhtranh, phải tính đến yếu tố doanhnghiệp có đối tượng khách hàngthường xuyên giống nhau.

Theo quan điểm cổ điển củaPháp, khách hàng thường xuyên phảilà khách hàng chung của các doanhnghiệp đang ở trong trong “tìnhtrạng cạnh tranh” với nhau. Án lệ TòaVersailles ngày 8/12/1994 đã bác mộtđơn khởi kiện về cạnh tranh khônglành mạnh vì nguyên đơn đã khôngchứng minh được yếu tố khách hàngchung. Cụ thể là các bên của cạnhtranh không lành mạnh phải “thamgia cung cấp hàng hoá, dịch vụ giốngnhau hoặc ít nhất là tương tự”; “hànhnghề thương mại, công nghiệp hoặcnghề nghiệp có cùng bản chất”. Chínhvì vậy các án lệ đã đưa ra một danhmục các trường hợp không thể cócạnh tranh không lành mạnh. Ví dụ:không thể có cạnh tranh giữa mộtnhà phân phối cà phê tự nhiên và nhàsản xuất cà phê bột; giữa rạp chiếubóng và quán cà phê có chiếu phim;giữa sách dành cho trẻ em biết đọc vàtrẻ em chưa biết đọc...

Ngày nay các Tòa án Pháp ngàycàng mở rộng quan điểm về phạm viáp dụng của cạnh tranh không lànhmạnh, nhất là mở rộng quan điểm về“tình trạng cạnh tranh” do sự biếnđộng hết sức đa dạng của cạnh tranh.Có nhiều lý do giải thích điều này:

- Sự biến động của các loại hìnhdoanh nghiệp;

- Sự biến động của phương phápphân phối (phân phối theo hãng lớnngày càng gia tăng);

- Sự phát triển không ngừng củakhái niệm “thiệt hại trong cạnh tranh”,...

Sự vận động của khái niệm “tìnhtrạng cạnh tranh” đã phát triển không

ngừng đến mức “vượt rào” cả quanđiểm truyền thống. Ví dụ như án lệgần đây đã chấp nhận cả cạnh tranhkhông lành mạnh giữa nhà sản xuấtvà nhà phân phối (một siêu thị vớimột nhà sản xuất nước hoa) hoặcgiữa các chủ thể không phân biệt vịtrí pháp lý của các công ty thươngmại trong giao lưu kinh tế; giữa mộtnhà bán sỉ và bán lẻ[4]; giữa một nhàsản xuất chất phốt-phát và một côngty sản xuất kinh doanh chất tẩy rửa;giữa doanh nghiệp sản xuất chất tẩyrửa có chất phốt-phát và chất tẩy rửakhông có chất phốt-phát.

Đặc biệt gần đây nhất, có nhữngán lệ đã chấp nhận cả cạnh tranhkhông lành mạnh giữa các doanhnghiệp có đối tượng khách hànghoàn toàn khác nhau. Ví dụ như:

- Giữa nhà sản xuất thuốc lá và nhàsản xuất bánh bích-quy về hành vi dèmpha, nói xấu đối thủ[5];

- Giữa nhà kinh doanh pho mát vàkinh doanh hoa tuy- líp[6].

1.2. Lỗi trong cạnh tranh khônglành mạnh

Mô tả “lỗi” trong cạnh tranhkhông lành mạnh không phải là điềuđơn giản vì về nguyên tắc, thiệt hạicạnh tranh là điều hợp pháp. Nói cáchkhác, khách hàng thuộc về ai biết lôikéo họ một cách hợp pháp và khônkhéo nhất.

Nhìn chung, các án lệ của Phápđều cho rằng lỗi trong cạnh tranhkhông lành mạnh do thẩm phán đánhgiá trong từng trường hợp cụ thể.Không thể dựa vào nguyên tắc suyđoán trách nhiệm để xử lý hành vicạnh tranh không lành mạnh. Tòa ánPháp đã cho rằng: “việc khởi kiện vềcạnh tranh không lành mạnh khôngđược dựa vào nguyên tắc suy đoán lỗi”[7].

Lỗi trong cạnh tranh không lànhmạnh có thể là cố ý hoặc vô ý (trênthực tế thường là lỗi cố ý). Trước đâyluật của Pháp còn yêu cầu thuộc tính“không ngay tình”. Hiện nay yêu cầunày không còn đặt ra.

1.3. Thiệt hại trong cạnh tranhkhông lành mạnh

Làm sao để phân biệt đâu là thiệthại do nguyên tắc tự do cạnh tranhgây ra (thiệt hại hợp pháp) và thiệt hạido hành vi cạnh tranh không lànhmạnh gây ra (thiệt hại bất hợp pháp)?Nghiên cứu các án lệ cho thấy các Tòaán yêu cầu phải xác định được thiệthại là một yếu tố bắt buộc để giảiquyết bồi thường.

Án lệ Tòa tư pháp tối cao ngày19/7/1976 đã khẳng định: “cạnh tranhkhông lành mạnh không những đòi hỏiphải chứng minh lỗi của bị đơn mà cònphải chứng minh thiệt hại do nguyênđơn phải gánh chịu. Thiệt hại này phảicụ thể và thường được xác định bằngtài sản[8]”.

Thiệt hại trong cạnh tranh khônglành mạnh cũng giống như trong luậtdân sự, tức là có thể quy ra vật chấtnhưng cũng có thể chỉ là thiệt hại vềmặt tinh thần. Thiệt hại đó phải trựctiếp và đã xảy ra trên thực tế, khôngthể là thiệt hại ở dạng có khả năngxảy ra. Đánh giá thiệt hại là công việccủa các thẩm phán trong từng trườnghợp cụ thể.

Theo quan điểm truyền thốngcủa Pháp, thiệt hại trong cạnh tranhkhông lành mạnh được thể hiệnthông qua việc mất đi một lượngkhách hàng thường xuyên hoặc mấtđi một số hợp đồng. Chứng cứ rõ nétnhất được thể hiện qua việc doanhthu của doanh nghiệp bị giảm sút.Trong trường hợp thiệt hại đó là tinhthần, các thẩm phán có quyền tươngđối rộng rãi trong việc ấn định mứcbồi thường.

Nghiên cứu các án lệ của Phápcho thấy quan điểm truyền thống đãbị thay đổi vì ngày càng có nhiều bảnán cho phép bồi thường theo chếđịnh cạnh tranh không lành mạnhkhông dựa vào việc mất đi một lượngkhách hàng thường xuyên mà dựatheo các yếu tố khác. Ví dụ như trongtrường hợp bị mất đi thương hiệu(không bị giảm doanh thu, cũngkhông bị mất một lượng khách hàngthường xuyên). Trong trường hợp đó,các Tòa án thường viện dẫn đến mộtkhái niệm, đó là “thiệt hại thương mại”(“trouble commercial”) bao gồm cácyếu tố chủ yếu có tác động đến việclàm ảnh hưởng đến tình trạng ổnđịnh của bên bị hại và làm suy yếu khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.4. Mối quan hệ nhân quả giữahành vi cạnh tranh không lànhmạnh và thiệt hại

Mối quan hệ này phải là trực tiếpvà không phải là kết quả của sự suy

[4] Toà phúc thẩm Paris ngày 20/2/1992.[5] Toà phúc thẩm Paris ngày 30/1/1996- Dal-

loz, 1997, trang 2320.[6] Tòa Tư pháp tối cao, án lệ ngày 30/5/2000

(Dalloz 2001- trang 2587).[7] Án lệ ngày 30/11/1983 của Toà thương

mại - Toà Tư pháp tối cao.[8] Toà phúc thẩm Paris ngày 13/10/1993.

Page 27: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

diễn. Nói chung thẩm phán có quyềnhạn rất lớn trong việc đánh giá mốiliên hệ nhân quả này. Nguyên đơnphải có trách nhiệm chứng minh mốiquan hệ nhân quả giữa hành vi tráipháp luật (hành vi cạnh tranh khônglành mạnh) và thiệt hại mà họ phảigánh chịu.

2. Các hình thức biểu hiện củacạnh tranh không lành mạnh

Án lệ của Pháp phân biệt bốn loạihành vi cạnh tranh không lành mạnhchủ yếu sau:

� Cố tình tạo ra sự nhầm lẫn� Nói xấu, dèm pha đối thủ cạnh

tranh� Quảng cáo so sánh� Phá rối hoạt động của doanh

nghiệp khác2.1. Cố tình tạo ra sự nhầm lẫnĐây là hành vi cổ điển nhất, cũng

là hành vi phổ biến nhất trong số cáchành vi cạnh tranh không lành mạnh(cũng là đặc trưng điển hình nhất). Đólà cố tình tạo ra sự nhầm lẫn trong suynghĩ của khách hàng bằng cách bắtchước những chi tiết có thể thu hútkhách hàng (chi tiết của nhà cung cấphoặc chi tiết của sản phẩm).

- Bắt chước những dấu hiệu đặctrưng của doanh nghiệp: Trên thực tế,những dấu hiệu cho phép định dạngdoanh nghiệp rất đa dạng như tênthương mại, biểu tượng, tên doanhnghiệp. Việc xác định lượng kháchhàng thường xuyên của doanhnghiệp thường phải căn cứ vàonhững yếu tố này. Các đối thủ cạnhtranh thường ‘‘bắt chước’’ những dấuhiệu này để thu lợi bất chính.

Muốn khẳng định rằng có sựnhầm lẫn và sự nhầm lẫn đó đã in dấutrong suy nghĩ của khách hàng thìđương nhiên, dấu hiệu nhận dạng đóphải có những thuộc tính đặc trưngnhất định. Về nguyên tắc, không thểcó sự nhầm lẫn nếu những yếu tốnhận dạng doanh nghiệp lại mangtính phổ thông, phổ quát.

Lỗi cố ý hay vô ý trong trường hợpnày không đóng vai trò quan trọng,nhưng trên thực tế đa số các trườnghợp là lỗi cố ý. Án lệ ngày 27/9/1993của Tòa Phúc thẩm Paris đã khẳngđịnh: ‘‘Mỗi doanh nghiệp cạnh tranh

phải có nghĩa vụ áp dụng mọi biệnpháp cần thiết để tự định dạng nhữngdấu hiệu của doanh nghiệp mình theocách nào đó để không để tạo ra sựnhầm với những dấu hiệu nhận dạngcủa doanh nghiệp khác lẫn trong suynghĩ của khách hàng’’ [9].

Trong trường hợp sao chép ynguyên những yếu tố nhận dạngdoanh nghiệp thì việc xác định có haykhông sự " bắt chước" sẽ không gặpnhiều khó khăn. Tuy nhiên trongtrường hợp chỉ bắt chước một hoặcmột số yếu tố nào đó, thì vấn đềchứng minh sự " bắt chước" sẽ khôngđơn giản. Tiêu chí đầu tiên mà Tòa ánPháp thường sử dụng để đánh giá sự"bắt chước" trong trường hợp này làsự giống nhau phải đủ để gây ra sựnhầm lẫn trong suy nghĩ của một‘‘khách hàng trung bình’’[10]. ‘‘Kháchhàng trung bình’’ là một khái niệm rấtphổ biến trong luật cạnh tranh và bảovệ người tiêu dùng của Pháp, dùngđể chỉ những người tiêu dùng có tìnhtrạng thể chất và tinh thần hoàn toànbình thường và bản thân họ khôngphải là những nhà chuyên môn,chuyên gia trong lĩnh vực có liênquan.

Sau đây là một số án lệ kết luận vềsự bắt chước dấu hiệu định dạng củadoanh nghiệp:

+ Galeries Lafayette và GalerieLayette[11].

+ Barbara of Cannes và Bar-bara[12]...

Tuy nhiên trong một số trườnghợp sau án lệ lại không coi là bắtchước để tạo ra sự nhầm lẫn:

+ Belle Jardinière và Bonne Jar-dinière[13].

+ Appel taxi và Radio taxi[14]. + Hotel Gril Campanile và Le Cam-

panile[15]. Điều cần nhắc lại rằng yếu tố

không thể thiếu khi xác định sự bắtchước các dấu hiệu nhận dạng củadoanh nghiệp là thị trường liên quan(thị trường địa lý liên quan và thịtrường sản phẩm liên quan).

- Bắt chước phương pháp quảngcáo: ý tưởng quảng cáo tự nó khôngđược bảo hộ (Tòa Phúc thẩm Parisngày 28/11/1958). Muốn được bảohộ, ý tưởng đó phải được thể hiệndưới một hình thức nhất định. Vềnguyên tắc, hành vi sao chép, bắtchước phương pháp quảng cáo củamột doanh nghiệp cạnh tranh bị coilà một dạng của hành vi cạnh tranh

không lành mạnh với điều kiện là sựbắt chước đó phải gây ra sự nhầm lẫntrong suy nghĩ của khách hàng[16].

- Bắt chước những dấu hiệu bênngoài của doanh nghiệp: Đó là cácyếu tố như cách trang trí, kiểu dángkiến trúc nhà hàng, trụ sở... với điềukiện là sự bắt chước đó phải đủ đểgây ra sự nhầm lẫn đối với một kháchhàng trung bình.

- Tạo ra sự nhầm lẫn giữa các sảnphẩm: Trong trường hợp sản phẩm làđối tượng bảo hộ của pháp luật về sởhữu trí tuệ thì liệu người ta có quyềntự do bắt chước các dấu hiệu chophép định dạng sản phẩm đó haykhông? Đã có hai trường phái ở Phápxung quanh vấn đề này:

Trường phái thứ nhất cho rằngxuất phát từ nguyên tắc tự do cạnhtranh, nên các doanh nghiệp hoàntoàn có quyền tự do nhái lại 01 sảnphẩm phổ thông, phổ quát (khôngđược bảo hộ). Còn độc quyền khaithác dành cho chủ thể của quyền sởhữu trí tuệ chỉ là một ngoại lệ củanguyên tắc tự do cạnh tranh. Có tácgiả còn khẳng định mạnh mẽ rằng:‘‘việc copy các dấu hiệu nhận dạng mộtsản phẩm tự nó không phải là mộthành vi vi phạm’’ [17].

Trường phái thứ hai cho rằng xuấtphát từ nguyên tắc lành mạnh trongcạnh tranh, việc copy một sản phẩmkhác phải bị coi là vi phạm và phải bịxử lý theo quy định của quy định vềcạnh tranh không lành mạnh. Tòa Tưpháp tối cao của Pháp đã nhấn mạnhtrong một án lệ rằng ‘‘Việc khởi kiệncạnh tranh không lành mạnh có mụcđích bảo vệ chủ thể không được hưởngsự bảo vệ của quyền sở hữu trí tuệ’’.

Trong rất nhiều trường hợp, cácTòa án Pháp đã xử phạt cả hành vicopy các dấu hiệu nhận dạng của sảnphẩm không phụ thuộc vào việc sựgiống nhau đó có gây ra sự nhầm lẫn

[9] Tạp chí Gaz 1994, số 1, trang 388.[10] Án lệ Toà Tư pháp tối cao 14/11/1972,

Tạp chí JCP 1972, IV, 300.[11] Án lệ Toà Phúc thẩm Aix-en-Province

11/1927.[12] Án lệ Toà Tư pháp tối cao tháng 4/1992,

Tạp chí Dân sự IV, số 153.[13] Án lệ Toà Tư pháp tối cao 12/4/1923.[14] Án lệ Toà Phúc thẩm Paris 13/11/1963).[15] Án lệ Toà Tư pháp tối cao 12/4/1923).[16] Án lệ Toà Phúc thẩm Paris ngày

29/10/1981, tạp chí Thương mại, 1982, trang 426.[17] R.PLAISANT, sự tiến triển của chế định

cạnh tranh không lành mạnh: 10 năm LuậtDoanh nghiệp, 1978, Nhà xuất bản Litec, trang783, số 12.

Page 28: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

trong suy nghĩ của doanh nghiệp haykhông. Nói cách khác, sự nhầm lẫnkhông còn được coi là yếu tố bắtbuộc để truy cứu trách nhiệm trongtrường hợp cạnh tranh không lànhmạnh. Một số án lệ còn khẳng địnhrằng việc copy là một trong nhữngtrường hợp của ký sinh kinh tế[18].Thậm chí không ít án lệ còn khôngphân biệt sản phẩm đó có thuộc đốitượng bảo hộ sở hữu trí tuệ hay không.Điều này nói lên sự vận động khôngngừng của hệ thống chế tài đối vớihành vi copy sản phẩm, đòi hỏi phảicó sự nghiên cứu, cập nhật thườngxuyên để tránh không bị lạc hậu sovới sự thay đổi của án lệ.

2.2. Nói xấu, gièm pha đối thủcạnh tranh

‘‘Nói xấu đối thủ cạnh tranh là hànhvi đưa ra những lời dèm pha đối với 01đối thủ cạnh tranh hoặc một sản phẩmcủa 01 đối thủ cạnh tranh’’[19]. Tòa Phúcthẩm Paris cũng đưa ra một địnhnghĩa tương tự ‘‘nói xấu trong thươngmại được hiểu là tung ra những lời gièmpha đối với một thương nhân khác bằngnhững thông tin xấu’’[20]. Đối tượng bịảnh hưởng của hành vi nói xấu là hìnhảnh, nhãn mác của một doanh nghiệphoặc một sản phẩm cụ thể.

Ở đây xuất hiện một vấn đề làphân định ranh giới giữa quyền tự dophê bình, tự do ngôn luận với nói xấu,gièm pha. Bởi vì, về nguyên tắc, tự dongôn luận, tự do phê bình là quyền tựdo dân chủ của công dân được phápluật bảo vệ. Chỉ khi nào quyền đóđược sử dụng một cách vượt ‘‘biêngiới’’ thì mới bị pháp luật xử lý. Việcxác định ‘‘biên giới’’ đó chính là nhiệmvụ của thẩm phán. Ví dụ như hành vicủa một doanh nghiệp thông báođến các khách hàng của mình rằngmột đối thủ cạnh tranh của mình thựcchất là một nhà buôn lậu, trong khichưa hề có một phán quyết nào củaTòa án khẳng định như vậy, bị coi làmột hành vi nói xấu đối thủ cạnhtranh và phải bị xử phạt theo quy địnhvề cạnh tranh không lành mạnh[21].

Nghiên cứu một số án lệ cho thấyphương pháp, cách thức nói xấucũng bị coi là quan trọng tươngđương với nội dung nói xấu. Một nhàxuất bản đã phê phán một tác phẩmcủa một nhà xuất bản khác với thôngđiệp như sau: ‘‘nếu các bạn đọc nó, thìcác bạn là đồ điên. Ví tiền của các bạnsẽ chứng minh điều đó’’. Thông điệpnày đã bị coi là một phương phápcạnh tranh không lành mạnh[22] .

Trong trường hợp nội dung củalời nói xấu lại là đúng thì chủ thể củahành vi đó có bị xử lý theo quy địnhcủa chế định cạnh tranh không lànhmạnh hay không? Án lệ của Pháp đãcó cách tiếp cận rất khác nhau về vấnđề này. Tòa Tư pháp tối cao (tại án lệngày 19/7/1973, D.1973, trang 587)cho rằng nội dung của việc nói xấuđúng hay sai không ảnh hưởng đếnviệc kết luận là có hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh hay không. Trongkhi đó, một số tòa án khác lại có cáchtiếp cận ngược lại. Tòa Phúc thẩmParis (tại án lệ ngày 13/11/1963) chorằng việc nêu ra một sự việc có thậtkhông thể bị coi là hành vi nói xấu. Vídụ như một doanh nghiệp thông báođến các khách hàng của mình về mộtquyết định của Tòa án kết tội mộtdoanh nghiệp cạnh tranh khác, vớiđiều kiện việc thông báo này đượcthực hiện một cách không lạm dụng(không thông báo kiểu cắt xén hoặcđi kèm với một vài lời bình luận). Tuynhiên, việc thông báo về một vụ kiệnvẫn đang trong quá trình tố tụng(chưa có phán quyết của Tòa án) lại cóthể bị coi là một dạng của hành vi nóixấu đối thủ[23].

Về nguyên tắc, chủ thể của hànhvi nói xấu phải là 01 tác nhân ở trongtình trạng cạnh tranh với nạn nhâncủa hành vi đó. Nói cách khác, quanhệ giữa thủ phạm và nạn nhân làquan hệ cạnh tranh trên thị trườngliên quan. Tuy nhiên, ngày càng cónhiều án lệ đã đi quá xa nguyên tắcnày. Ví dụ, có trường hợp án lệ củaPháp đã coi là có tình trạng cạnhtranh giữa một bên là hệ thống cửahàng bán lẻ với một bên là hệ thốngcửa hàng bán sỉ, trong khi như chúngta đã biết, hai hệ thống này có bảnchất kinh tế khác hẳn nhau[24].

Nếu chủ thể của hành vi nói xấukhông ở trong tình trạng cạnh tranhvới nạn nhân của hành vi đó, thì Tòaán không thể áp dụng chế tài cạnhtranh không lành mạnh để xử phạtchủ thể vi phạm, mà lúc này vấn đềđã thuộc về phạm trù dân sự hoặchình sự. Thông thường, nạn nhân củahành vi nói xấu là một thương nhâncụ thể. Nhưng trong một số trườnghợp nạn nhân có thể là một nhómdoanh nghiệp hoặc một nghiệp đoàn(syndicat) hoặc một tổ chức nghềnghiệp. Khi bị nói xấu, các chủ thể nàycũng có quyền khởi kiện yêu cầu bồithường thiệt hại theo chế định cạnhtranh không lành mạnh[25].

Muốn áp dụng chế tài thì phải xácđịnh được một cách cụ thể nạn nhâncủa hành vi nói xấu. Trong trườnghợp nạn nhân bị thủ phạm nói xấuđích danh thì vấn đề sẽ hết sức đơngiản. Tuy nhiên trong trường hợp nạnnhân không được nêu đích danh màchỉ được ‘‘ám chỉ’’, thì vấn đề sẽ rấtphức tạp, vì lúc đó muốn xác địnhđược phải ‘‘khoanh vùng’’ thị trườngliên quan (thông thường chỉ cầnkhoanh vùng thị trường địa lý liênquan). Án lệ của Tòa Tư pháp tối caongày 15/7/1970 đã trừng phạt mộtnhà hàng về hành vi trưng ra ngoàicửa hàng của mình một biển quảngcáo rất xấu kèm theo một thông điệp‘‘bạn sẽ không thấy điều này ở đây’’,trong khi đó ở khu phố lân cận, ngườita dễ dàng tìm ra được chỉ có một nhàhàng duy nhất có biển quảng cáo làđối tượng bị ‘‘ám chỉ’’ như vậy[26].

Ngược lại, nếu hành vi nói xấu chỉhướng đến đối tượng chung chung,trừu tượng, rất khó xác định được cụthể, thì không thể quy kết đó là mộtdạng của hành vi cạnh tranh khônglành mạnh được. Ví dụ: các thôngđiệp kiểu như ‘‘đừng tin tưởng vào cácngôi nhà khác’’ [27] hoặc ‘‘nhắn gửi đếnnhững kẻ buôn lậu và làm hànggiả’’[28],... không thể bị coi là những lờinói xấu đối thủ cạnh tranh.

(Còn nữa)

[18] Án lệ Tòa Phúc thẩm Angers 13/3/1989,D.1990, trang 75.

[19] Giáo sư Roubier, Pháp luật về sở hữu trítuệ, số 1, năm 1952, trang 256.

[20] Án lệ Tòa Phúc thẩm Paris ngày14/4/1995.

[21] Án lệ Tòa Phúc thẩm Paris ngày01/7/1991, D.1992 trang 341.

[22] Án lệ Tòa Phúc thẩm Paris ngày03/4/1995, D.1996, trang 254.

[23] Án lệ Tòa Tư pháp tối cao ngày08/6/1982, Tạp chí Gaz 1983 số 2 trang 289.

[24] Án lệ Tòa Phúc thẩm Paris 20/2/1992,D.1993, trang 155, bình luận của giáo sư M.L.Izorche.

[25] Án lệ Tòa Phúc thẩm Paris ngày09/12/1992, D.1994, trang 223, bình luận củagiáo sư SERRA. Bản án này trừng phạt mộtdoanh nghiệp báo chí chuyên biệt trong lĩnhvực quảng cáo bất động sản vì đã có hành vithông báo đến các khách hàng của mình rằngtất cả các nhà kinh doanh bất động sản nóichung đều là những kẻ thu lợi nhuận một cáchquá đáng trên lưng của người tiêu dùng vàthường sử dụng các biện pháp trái pháp luậttrong hoạt động nghề nghiệp của mình).

[26] Án lệ Tòa Tư pháp tối cao ngày15/7/1970, Tạp chí Dân sự IV số 243.

[27] Án lệ Tòa Phúc thẩm Douai ngày29/6/1987.

[28] Án lệ Tòa Phúc thẩm Paris ngày 01/4/1957,Tạp chí Thương mại năm 1958, trang 334, bìnhluận của giáo sư P. Roubier và A. Chavanne.

Page 29: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

Tên hoạt động: Hội thảo của OECD vềĐộc quyền khu vực với chủ đề “Sápnhập theo chiều ngang và các hoạtđộng liên doanh” do Ủy ban Thươngmại lành mạnh Hàn Quốc và tổ chứcOECD phối hợp tổ chức.Thời gian: 23-25 Tháng 9Nội dung: Xác định thị trường liênquan ; Rào cản gia nhập thị trường vàcác nhân tố cạnh tranh khác trên thịtrường ; Sáp nhập theo chiều ngangvà các hoạt động liên doanh; Xác địnhtính hiệu quả của hợp tác đơnphương và song phương.Thành phần/Dự án: VCAĐịa điểm: Hàn Quốc

Địa điểm: VCADTên hoạt động: Tọa đàm lần thứ 2 vềhướng dẫn khu vực.Thời gian: 29-30/9/2009Nội dung: Tọa đàm lần thứ 2 về hướngdẫn khu vực do nhóm Guidelines tổchức nhằm thảo luận và hướng dẫncho các thành viên về công tác xâydựng và thực thi Luật cạnh tranh.Thành phần/Dự án: VCAĐịa điểm: Philippin

Tên hoạt động: Khóa đào tạo và đối thoạivề chính sách với Văn phòng Ủy banThương mại lành mạnh và Cạnh tranh củaAnh; Văn phòng Liên đoàn cạnh tranh vàmạng lưới cạnh tranh của Đức; Cơ quanQuản lý cạnh tranh của Hà Lan và OECD tạiPari.Thời gian: 4-17 /10/2009Nội dung: Đối thoại về vai trò của chínhsách cạnh tranh và cơ quan điều tiết cạnhtranh trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầusuy thoái, đặc biệt trong cuộc khủnghoảng kinh tế gần đây. Mối quan hệ giữahoạt động điều tiết ngành và thực thi chínhsách cạnh tranh với một số ngành cụ thểnhư: viễn thông, năng lượng, thị trường tàichính và những thử thách đã qua.Thành phần/Dự án: VCAĐịa điểm: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan

Tên hoạt động: Khóa đào tạo tạiNhật BảnThời gian: 10/2009Nội dung: Khóa đào tạo nhằmmục đích nâng cao năng lực chocán bộ của VCA, đồng thời tiếpthu những kinh nghiệm của NhậtBản trong việc xây dựng cơ quanquản lý cạnh tranh hiệu quả.Thành phần/Dự án: VCAĐịa điểm: Nhật Bản

Page 30: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

V C A30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 9 - 2009

TẢN MẠN

Tản mạn mùa trăng

Ừthì tháng nào mà chẳng cótrăng. Trăng xuất hiện từnhững ngày còn đầu tháng, khi

chỉ là một đường cong vệt ngang trờiđêm, tựa như một mảnh trâm sángcài lên mái tóc đen mượt mà củangười thiếu nữ. Trăng dù ở bất kỳhình dáng nào cũng thơ, cũng đẹp;dù ở mùa nào cũng đẹp, cũng thơ.Thế nhưng, người ta chỉ trông chờtrăng của một ngày tháng Tám. NgàyTết trung thu!

Tết Trung thu diễn ra vào đêmrằm giữa mùa thu như tên gọi. Ngườita thường gọi mùa thu là mùa dịudàng, có phải vì thế mà trăng đối vớicon người dường như cũng dịu dàngvà lung linh hơn hẳn những mùakhác. Phải thế chăng mà người ta háohức đón chờ Tết Nguyên tiêu?

Gọi một cái tên cũng thấy nghĩnhiều. Tết Nguyên đán khiến ta nghĩđến bánh chưng, mai vàng cùngnhững rộn ràng màu sắc, giòn giãtiếng cười... Lễ Giáng sinh ta lại nhớđến cái se lạnh của những ngày cuốinăm, nến và hoa, những dòng ngườilũ lượt đến nhà thờ... Và, Tết Trung thu!Ai cũng có cảm giác thanh bình,trăng, lồng đèn xinh, chiếc bánh, gói

trà thơm và hương hoa thoangthoảng quanh câu chuyện gia đình.Tất cả hòa quyện cùng khí trời mátmẻ khiến vạn vật trở nên dịu dàngquá đỗi...

Lũ trẻ con ê a bài đồng dao: Mùng một lưỡi traiMùng hai sao háiMùng ba lưỡi liềmMùng bốn thu liềm...Và chúng thích thú thắp những

ngọn nến nhỏ vào những chiếc lồngđèn đủ hình dạng. Đây là đèn ôngsao, kia là đèn kéo quân, nọ là đèn lụcgiác... Nến cũng dịu dàng mờ ảo đỏxanh theo ánh mắt trẻ thơ đen láy.Những đứa không có đèn lồng cũngtự an ủi mình bằng những cây nếncon và cả một bầu trời đêm bàng bạctrăng treo lơ lửng...

Trẻ con bây giờ thích đồ điệnnhiều hơn, những chiếc đèn lồngTrung Quốc làm bằng nhựa chạy pinchớp tắt, điệu nhạc rộn ràng càngkhiến đèn giấy buồn hắt hiu vì chẳngmấy người nhìn tới. Những chiếc đèngiấy xếp muôn hình vạn trạng thi saukhoe sắc trên đường, trong chợ...Dường như cái nôn nao chẻ tre, đan

khung, dán giấy đón Tết Nguyên Tiêuđang mai một dần.

Đêm rằm thành phố có bao nhiêungười ngắm trăng? Phố xá đèn dọcngang sáng choang lộng lẫy, cả ánhnến còn thấy lạc lõng... Biết tìm trăngđâu giữa những nóc phố cao hút mắtngười?

Bao nhiêu người trẻ háo hức đóntrăng với gia đình, nhấp một ngụmtrà, ăn một miếng bánh, chuyệnphiếm trong không khí đoàn tụ. Baonhiêu người hòa mình vào phốphường xúng xính xinh tươi với tắcđường, kẹt xe, với những cuộc vuithâu đêm suốt sáng, bỏ trăng giữathành phố bơ vơ...

Nhưng dù cho trẻ con ít đốn nếnhơn, người ta ít ngắm trăng hơn thìmùa trăng vẫn cứ đến. Đến và dịudàng khoe sắc, lung linh ảo huyền.Mùa trăng đang đến. Trăng đangthành nét, mỗi ngày một đầy hơn.Đất trời đang gom hết những tinh túycủa mình thổi vào hồn trăng, khí thuđang hòa vào trăng, chờ một ngàytròn trĩnh đẹp nhất và thơ nhất.

Mùa đang đến và trăng đang vềtheo mùa.

HẢI ĐĂNG

Page 31: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ� Chủ trì xây dựng và quản lý hệ

thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh,chống bán phá giá, chống trợ cấp, ápdụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ vàbảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCADvà các cơ quan có thẩm quyền khác xửlý để phục vụ cho công tác chuyênmôn của VCAD;

� Cung cấp thông tin trong nướcvà quốc tế phục vụ cho công tác quảnlý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCAD;

� Chủ động phát triển các hoạtđộng dịch vụ thông tin phục vụ yêucầu của các cơ quan quản lý nhà nước,các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước theo quy định của pháp luật vàchỉ đạo của Cục trưởng;

� Phối hợp với các đơn vị liênquan để biên tập và phát hành các ấnphẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyềnvề quản lý cạnh tranh, bảo vệ ngườitiêu dùng, các biện pháp chống bánphá giá, chống trợ cấp, áp dụng cácbiện pháp tự vệ và các hoạt độngkhác của Cục;

� Xây dựng và duy trì Hệ thốngQuản lý tri thức của VCAD;

� Tham gia hỗ trợ và phối hợp vớicác đơn vị thuộc Cục trong công tácnghiên cứu, phân tích thông tin vụviệc theo chỉ đạo của Cục trưởng;

�Thực hiện các hoạt động hợp tácquốc tế trong phạm vi được phâncông.

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc CụcQuản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, được thành lập theo quy định tại Nghị địnhsố 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (VCAD)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCID)

Phòng Phát triển dịch vụthông tin & dữ liệu

Phòng Tổng hợp & Quan hệ công chúng

Phòng Thông tin Bảo vệ ngườitiêu dùng

Bản tin Cạnh tranh & Ngườitiêu dùng

Phòng Thông tin Phòng vệthương mại

Phòng Thông tin Cạnh tranh

CƠ CẤU TỔ CHỨC

25 Ngô Quyền, Hoàn KiếmHà Nội, Việt Nam

Tel: (84.4) 2220 5305Fax: (84.4) 2220 5303

Email: [email protected]

Ảnh: H.N. Các cán bộ trẻ của CCID

Page 32: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG … file2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi

Biên tập, phát hành các tài liệu tham khảo chuyên ngành là mộttrong những nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách và phápluật về Cạnh tranh, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phòng vệthương mại của Cục Quản lý cạnh tranh.

Độc giả có nhu cầu tham khảo xin vui lòng liên hệ với:Trung tâm Thông tin cạnh cạnh (CCID)Địa chỉ: Tầng 6 - 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm - Hà Nội, Việt NamTel: (84.4) 2220 5305 * Fax: (84.4) 2220 5303Email: [email protected] * Website: www.ccid.vn