tiẾp thỊ Đa cẤp - cục quản lý cạnh...

32
BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 46 - 2014 TIẾP THỊ ĐA CẤP và một số vấn đề cần lưu ý Kết quả hoạt động KInH doAnH ĐA CẤP toàn cầu năm 2013 Cục quản lý cạnh tranh tổ chức hội thảo “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực điện máy” BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

SỐ 46 - 2014

TIẾP THỊ ĐA CẤP và một số vấn đề cần lưu ý

Kết quả hoạt động KInH doAnH ĐA CẤP toàn cầu năm 2013

Cục quản lý cạnh tranh tổ chức hội thảo “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực điện máy”

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Bộ Công Thương

CụC Quản lý Cạnh tranh

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

Bản tInCạnh tranh & nGƯỜI tIÊu DÙnG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

giấy phép xuất bản số 03/gP-XBBT Cấp ngày 08/01/2014

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

nGƯỜI ChỊu trÁCh nhIỆM XuẤt BảnBẠCh VĂn MỪng

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

Ban BIÊn tẬPngUYỄn Phương nAM, Võ VĂn ThúY,

Trần Thị Minh Phương, PhẠM ChâU giAng,PhẠM Thị QUỳnh Chi, PhẠM hương giAng, Bùi ngUYỄn Anh

TUấn, PhAn ĐứC QUế, Phùng VĂn Thành, CAo XUân QUảng, hồ Tùng BáCh, Trần DiệU LoAn

hỘI ĐỒnG CỐ VẤnTrương ĐÌnh TUYỂn

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPgS. TS. LÊ DAnh VĨnh

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thươngông Trần QUỐC Khánh

Thứ trưởng Bộ Công ThươnggS. TS. hoàng ĐứC Thân

Đại học Kinh tế Quốc dânPgS. TS. ngUYỄn như PháT

Viện Nhà nước và Pháp luậtTS. Bùi ngUYÊn Khánh

Viện Nhà nước và Pháp luật

tổ chức sản xuất và phát hànhtrunG tÂM thÔnG tIn Cạnh tranh (CCID)

25 ngô Quyền - hà nộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Email: [email protected]

Đại diện tại tP. hồ Chí MinhTầng 6, số 8 nam Kỳ Khởi nghĩa - TP. hCM

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Mục lục

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

04 CHUYÊN MỤC Quản lý bán hàng đa cấp

18 TIN TỨC - SỰ KIỆN

27 HỎI ĐÁP

29 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ TỚI

4 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Quản lý bán hàng đa cấp

I. GIỚI THIỆU Bán hàng trực tiếp là một kênh phân

phối hàng hóa và dịch vụ trực tiếp tới người tiêu dùng. Thời gian đã qua chứng kiến sự mở rộng và phát triển vượt bậc của hoạt động này. Tính đến năm 2012, Liên đoàn các hiệp hội bán hàng trực tiếp thế giới (WFDSA) có hơn 60 thành viên với doanh số bán lẻ trên toàn cầu đạt trên 169 tỷ USD, thu hút sự tham gia của hơn 89.7 triệu người.

Bán hàng trực tiếp mang lại lợi ích to lớn cho các cá nhân mong muốn có cơ hội kiếm tiền và thiết lập hoạt động kinh doanh của riêng mình; cho người tiêu dùng một phương thức mua hàng thay thế cho các trung tâm thương mại hoặc siêu thị; và cho thị trường các sản phẩm tiêu dùng. Bán hàng trực tiếp, đồng thời, là một sự thay thế cho phương thức tuyển dụng truyền thống, phù hợp với những người mong muốn có cơ hội kiếm được khoản thu nhập bổ sung hoặc những người mà trách nhiệm và hoàn cảnh của họ không cho phép họ có thể tham gia vào các công việc có tính chất thường xuyên. Trong nhiều trường hợp, bán hàng trực tiếp có thể phát triển trở thành một nghề nghiệp thực sự cho những người đạt được thành công và lựa chọn công việc bán hàng trực tiếp là công việc toàn thời gian của họ.

Chi phí để một người khởi nghiệp bán hàng trực tiếp thường là rất thấp. Thông thường, chỉ cần một bộ tư liệu bán hàng với mức giá vừa phải là đủ để một người có thể bắt đầu công việc bán hàng trực tiếp; hầu như không có yêu cầu nào về lưu kho cũng như ràng buộc về tài chính khi khởi sự. Đặc điểm này đối lập hoàn toàn với các cơ hội đầu tư truyền thống, thường sẽ đòi hỏi các khoản chi phí không nhỏ và khiến cho nhà đầu tư phải đối mặt với nhiều rủi ro thua lỗ.

Người tiêu dùng cũng được hưởng lợi từ hoạt động bán hàng trực tiếp thông qua sự tiện lợi và dịch vụ mà loại hình kinh doanh này mang lại, như được người bán hàng trực tiếp giới thiệu và giải thích về hàng hóa, giao hàng tận nhà và sự bảo đảm hài lòng. Ngoài ra, bán hàng trực tiếp còn lại một kênh phân phối dành cho các sản phẩm có tính sáng tạo và khác biệt của những doanh nghiệp chưa có điều kiện đưa sản phẩm vào các cửa

hàng bán lẻ truyền thống hoặc không thể cạnh tranh trong việc đầu tư cho khuyến mại và quảng cáo để giành chỗ trên các kệ bán lẻ của siêu thị. Bán hàng trực tiếp cũng giúp cải thiện hạ tầng kênh phân phối bán lẻ trong nền kinh tế và phục vụ người tiêu dùng với vai trò là một kênh tiện lợi, chuyên cung cấp các sản phẩm có chất lượng.

Tiếp thị đa cấp là một lĩnh vực quan trọng trong ngành công nghiệp bán hàng trực tiếp. Tiếp thị đa cấp còn được biết đến với những tên gọi khác như tiếp thị theo mạng lưới hay tiếp thị theo cấu trúc và trong nhiều năm qua đã chứng tỏ là một phương thức hiệu quả và thành công để đền đáp xứng đáng cho nỗ lực của người bán lẻ trực tiếp trong hoạt động giới thiệu và phân phối hàng hóa, dịch vụ trực tiếp tới người tiêu dùng.

II. BÁN HÀNG TRỰC TIẾP VÀ TIẾP THỊ ĐA CẤP

Bán hàng trực tiếp có thể được hiểu là phương thức bán hàng mặt đối mặt. Theo đó, sản phẩm và dịch vụ được người bán hàng trực tiếp giới thiệu tới khách hàng tại nơi làm việc hoặc tại nhà của họ. Trong khi đó, tiếp thị đa cấp trên thực tế không hẳn là một phương thức tiếp thị, thay vào đó, là một kỹ thuật để hệ thống hóa và trả thưởng cho người bán hàng trực tiếp. Tiếp thị đa cấp được WFDSA mô tả một cách xác thực hơn như là một kế hoạch trả thưởng bán hàng trực tiếp.

Tổng quanGiao tiếp cá nhân đóng vai trò quan

trong trong việc tiếp xúc và xây dựng quan hệ khách hàng. Bán hàng trực tiếp và tiếp thị đa cấp đều là những phương tiện để doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa trực tiếp tới người tiêu dùng. Mỗi phương thức bán lẻ này đều tập trung hoạt động

ở đầu cuối của chuỗi cung ứng và kết thúc bằng việc người mua nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ.

Là một bộ phận của ngành bán hàng trực tiếp, tiếp thị đa cấp cũng được biết đến dưới tên gọi tiếp thị dựa trên quan hệ (relationship marketing) hay tiếp thị mạng lưới (network marketing). Đặc điểm quan trọng nhất giúp phân biệt giữa bán hàng trực tiếp và tiếp thị đa cấp nằm ở kế hoạch trả thưởng.

Bán hàngCác doanh nghiệp có xu hướng tiếp

thị các sản phẩm được định giá cao hơn, mua một lần thông qua kênh bán hàng trực tiếp như đồ bếp, lọc nước, lọc khí. Việc tiếp nhận phản hồi trực tiếp từ khách hàng mang lại một lợi thế lớn cho doanh nghiệp trong việc nhanh chóng điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu thị trường.

Người tham gia tiếp thị đa cấp cũng phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tuy nhiên, họ thường khởi đầu với một danh sách bạn bè, người thân hoặc các mối quen biết khác. Mô hình tiếp thị đa cấp lại phù hợp với các sản phẩm tiêu dùng thường xuyên như mỹ phẩm, vitamin. Khi người tiêu dùng tiếp tục mua hàng sẽ tạo ra khoản thu nhập phái sinh (residual income) cho người tham gia tiếp thị đa cấp và điều này làm nên sự khác biệt đối với hoạt động bán hàng trực tiếp.

Thu nhậpThu nhập phái sinh là khoản tiền

kiếm được từ những lần mua hàng tiếp theo. Trong hoạt động bán hàng trực tiếp, phần lớn lợi nhuận được trả cho nhân viên bán hàng. Khi kết thúc một giao dịch, nhân viên bán hàng sẽ tiếp cận khách hàng khác để tìm kiếm thu nhập mới. Mặc dù nhân viên bán hàng trực

TIẾP THỊ ĐA CẤP VÀ MỘT SỐ VẤn ĐỀ CẦn LƯU Ý

Chuyên mụC

5ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Quản lý bán hàng đa cấp

tiếp được chi trả nhiều hơn so với bộ phận quản lý nhưng khả năng tích lũy thu nhập phái sinh là rất hạn chế.

Trong khi đó, người tham gia tiếp thị đa cấp chỉ được hưởng hoa hồng ở mức thấp hơn rất nhiều trong lần bán hàng đầu tiên nhưng lại có thể được hưởng thu nhập phái sinh từ những đơn hàng tiếp theo của người tiêu dùng. Điểm đặc biệt hơn là càng lên cao trong tuyến phân phối thì người tham gia tiếp thị đa cấp càng được hưởng nhiều hơn từ nguồn thu nhập phái sinh này.

Phân phốiCác doanh nghiệp lớn sử dụng

phương thức phân phối quy mô rộng và cường độ lớn để bán sản phẩm trên quy mô toàn quốc. Người bán hàng trực tiếp thường bị giới hạn về phạm vi, thời gian và sức khỏe. Dù thành công đến mấy, người bán hàng trực tiếp chỉ kiếm được tiền dựa trên kết quả bán hàng của bản thân họ. Việc phát triển đội ngũ phân phối thường là công việc của người quản lý bán hàng.

Trong tiếp thị đa cấp, nhà phân phối cũng là khách hàng, đồng thời, có quyền tuyển dụng những nhà phân phối khác. Điều này giúp tạo ra khoản thu nhập phái sinh dài hạn kèm theo khoản thu nhập dành cho công việc quản lý. Theo WFDSA, tiếp thị đa cấp tạo ra những cơ hội kinh doanh độc lập, thông qua việc xây dựng và huấn luyện đội ngũ phân phối để nhân rộng tiến trình bán hàng.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

1. Tiếp thị đa cấp – cơ hội kinh doanh hợp pháp

Tiếp thị đa cấp là một phương thức bán lẻ phổ biến, trong đó, sản phẩm được bán, không phải ở quầy hàng thông qua nhân viên bán hàng, bởi những nhà kinh doanh độc lập (nhà phân phối) và thường là tại nhà của người tiêu dùng. Là một nhà phân phối, bạn có thể chủ động xếp lịch và kiếm tiền bằng cách bán các sản phẩm tiêu dùng của một doanh nghiệp có uy tín.

Trong một cấu trúc đa cấp, bạn cũng có thể xây dựng và quản lý lực lượng bán hàng của riêng mình bằng cách tuyển dụng, thúc đẩy, cung cấp và đào tạo những người khác bán các sản phẩm đó. Đổi lại, bạn sẽ được nhận một phần thu nhập nhất định từ doanh thu của cả nhóm bên cạnh thu nhập từ việc bán hàng trực tiếp của bạn. Cơ hội kiểu này đã biến tiếp thị đa cấp thành một phương thức hấp dẫn đã khởi đầu kinh doanh với số vốn đầu tư tương đối thấp.

2. Điểm mạnh của tiếp thị đa cấpNghiên cứu về bán hàng trực tiếp chỉ ra một số lý do được nhiều người lựa chọn

nhất khi tham gia vào hoạt động kinh doanh này:• Cơ hội gặp gỡ và hòa đồng với mọi người• Cơ hội làm việc linh hoạt• Giúp tạo thêm thu nhập• Giúp gây dựng sự nghiệp kinh doanh• Thu nhập tương xứng với công sức bỏ ra• Mọi người đều có thể tham gia• Không có yêu cầu cụ thể về trình độ giáo dục, kinh nghiệm, nguồn lực tài

chính hoặc tình trạng sức khỏe.• Nhiều người, không kể tuổi tác, xuất thân, đã thành công khi tham gia hoạt

động bán hàng trực tiếp.Người tham gia bán hàng trực tiếp là người ký hợp đồng độc lập, qua đó, bạn

có thể:• Làm việc bán thời gian hoặc toàn thời gian – Chủ động quyết định sẽ làm

việc khi nào và đến mức độ nào.• Tự đưa ra mục tiêu và tự mình nỗ lực để đạt được các mục tiêu đó.• Tạo ra thu nhập tương xứng với công sức bỏ ra. Thành công chỉ bị giới hạn

bởi ý chí làm việc chăm chỉ của bạn.• Gây dựng sự nghiệp kinh doanh với một khoản đầu tư không đáng kể.3. Mô hình kim tự tháp

Mô hình kim tự tháp là mô hình lừa đảo bất hợp pháp, trong đó phần lớn người tham gia ở đáy của kim tự tháp trả tiền cho một số ít người ở đỉnh tháp. Mỗi người tham gia mới đều phải đóng tiền để có cơ hội thăng tiến lên đỉnh tháp và thu lợi từ tiền của người tham gia sau. Ví dụ, để gia nhập vào mạng lưới bạn có thể phải đóng một khoản tiền nhất định, có thể chỉ là một khoản nhỏ nhưng cũng có thể lên tới hàng nghìn USD. Giả sử bạn bỏ ra 1000USD để mua một vị trí ở đáy của hình tháp thì 500USD sẽ được chuyển cho người có vị trí ngay phía trên bạn và 500USD còn lại sẽ được chuyển cho người giữ vị trí đỉnh tháp – còn gọi là người phát triển. Nếu tất cả các vị trí trong kim tự tháp được lấp đầy thì người phát triển sẽ thu được 16000USD, còn bạn và những người cùng ở đáy của kim tự tháp, mỗi người sẽ mất 1000USD. Khi người phát triển đã nhận đủ số tiền trên, vị trí của anh ta sẽ bị loại bỏ và hai người ở cấp 2 sẽ trở thành đỉnh của kim tự tháp hay còn gọi là cấp được nhận tiền. Chỉ khi đó, hai người này mới bắt đầu thu lợi. Để hai người này nhận đủ khoản tiền 16000USD, sẽ cần phải lấp đầy 32 vị trí ở đáy. Và công cuộc tìm kiếm người tham gia mới cứ thế tiếp tục.

Cứ mỗi lần một cấp ở đỉnh tháp bị loại bỏ thì sẽ cần phải bổ sung một cấp ở đáy tháp với số lượng người tham gia gấp đôi trước đó. Nếu có đủ số người gia nhập vào mô hình này thì bạn và 15 người khác ở cùng cấp cũng sẽ vươn lên tới đỉnh tháp.

BẠN CẦN BIẾT VỀ MÔ HÌNH KIM TỰ THÁP1. Mô hình này chỉ mang lại sự mất mát. Mô hình kim tự tháp dựa trên

một nguyên lý tính toán cơ bản: nhiều người thua cuộc phải trả tiền cho một số ít người thắng cuộc.

2. Mô hình này có tính chất lừa đảo. Người tham gia trong mô hình kim tự tháp thường là những người, chủ định hoặc không chủ định, lừa đảo những người mà họ bảo trợ. Sẽ rất ít người tham gia nếu được giải thích cặn kẽ về những khó khăn và rủi ro mất tiền mà họ phải đối mặt.

3. Mô hình này là bất hợp pháp. Luôn tồn tại một nguy cơ là hoạt động phát triển mạng lưới theo mô hình kim tự tháp sẽ bị cơ quan nhà nước đóng cửa và người tham gia có thể sẽ bị phạt tiền và xử lý hình sự.

Chuyên MụC

6 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Quản lý bán hàng đa cấp

Tuy nhiên, để có thể nhập đủ số tiền của bạn thì cần phải có tới 512 người mới gia nhập vào mô hình, mỗi người trong một nửa số người này sẽ mất 1000USD.

Dĩ nhiên, mô hình này có thể sẽ sụp đổ trước khi bạn lên tới đỉnh tháp. Khi đó, bạn sẽ là người mất tiền.

Để mọi người trong tháp đều có thể thu lợi, sẽ cần một nguồn vô tận người tham gia mới. Tuy nhiên, thực tế thì số người tham gia mới chỉ hữu hạn nên người tham gia ở một cấp độ mới sẽ có ít cơ hội để tuyển dụng thêm người tham gia mới và do đó, sẽ đối mặt với rủi ro mất tiền lớn hơn.

Tại sao người ta vẫn bỏ tiền vào mô hình kim tự tháp?

Những người phát triển mạng lưới kim tự tháp thường là những bậc thầy về tâm lý đám đông. Trong những buổi tuyển dụng, họ luôn tạo ra một bầu không khí say mê, cuồng nhiệt trong đó, áp lực và hứa hẹn kiếm tiền dễ dàng được truyền tải trên nền lòng tham và nỗi sợ bị lỡ cơ hội làm giàu của người nghe. Mọi sự chần chừ hay nghi vấn đều bị dẹp bỏ. Sẽ rất khó có thể cưỡng lại những cám dỗ kiểu này trừ khi bạn nhận ra mô hình này được dựng lên là để chống lại bạn.

Một số người phát triển mạng lưới kim tự tháp sẽ tìm cách điều chỉnh mô hình của họ sao cho giống với phương thức tiếp thị đa cấp. Tiếp thị đa cấp là một phương thức kinh doanh hợp pháp, trong đó sử dụng một mạng lưới những nhà phân phối độc lập để bán các hàng hóa tiêu dùng.

Để trông giống với một mô hình tiếp thị đa cấp, một mô hình kim tự tháp có thể lựa chọn một dòng sản phẩm nhất định và tuyên bố sẽ xúc tiến việc bán các sản phẩm này tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu như không có ai bỏ công sức ra để bán những sản phẩm này. Thay vào đó, việc kiếm tiền vẫn được thực hiện thông qua việc tuyển

được, hãy tỉnh táo! Khi đưa ra yêu cầu trữ hàng, các doanh nghiệp hợp pháp thường có chính sách mua lại hàng hóa khi bạn không muốn tiếp tục kinh doanh nữa. Pháp luật quy định doanh nghiệp phải mua lại hàng hóa ở mức tối thiểu 90% mức giá bạn mua ban đầu.

(iii) Bán cho người tiêu dùng? Nếu câu trả lời là không (hoặc không đáng kể), hãy tránh xa! Đây là yếu tố quan trọng nhất. Tương tự như các phương thức bán lẻ khác, tiếp thị đa cấp tồn tại được là nhờ vào việc bán hàng tới người tiêu dùng và tạo dựng thị trường. Điều này đòi hỏi sản phẩm phải đảm bảo chất lượng và có mức giá cạnh tranh. Trong khi đó, mô hình kim tự tháp thường không quan tâm tới việc bán sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Lợi nhuận được tạo ra từ việc bán hàng cho người tham gia mới, những người mua không phải vì sản phẩm thực sự hữu dụng đối với họ mà do họ buộc phải mua sản phẩm để được gia nhập mạng lưới. Tương tự, lượng trữ hàng cũng không nên vượt quá kỳ vọng về khả năng bán hàng của bạn.

5. Làm thế nào để tự bảo vệ mình?1) Hãy chậm rãi. Đừng để bị thúc ép.

Cơ hội gây dựng kinh doanh trong một mô hình đa cấp không bao giờ nhanh chóng biến mất. Hãy tỉnh táo!

2) Đặt câu hỏi:• Về doanh nghiệp và nhân viên

của doanh nghiệp• Về sản phẩm – chi phí sản xuất,

khả năng bán ra thị trường, nguồn cung cấp và thị trường tiềm năng trong khu vực của bạn

• Về phí ghi danh (cả chi phí để mua sản phẩm ban đầu)

• Về chính sách mua lại hàng tồn• Về mức thu nhập trung bình

của một nhà phân phối hiện tại3) Lấy bản in của tất cả các tài liệu

quảng bá của doanh nghiệp.4) Tham khảo ý kiến của những

người đã từng có kinh nghiệm va chạm với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Kiểm tra xem các sản phẩm của doanh nghiệp có thực sự được bán tới tay của người tiêu dùng hay không.

5) Kiểm tra và xác minh tất cả các thông tin. Đừng tin rằng tất cả những tài liệu trông có vẻ nghiêm túc đều hoàn chỉnh và chính xác.

(Nguồn: Tổng hợp)

Hãy tự đặt ra ba câu hỏi dưới đây:

1. Bạn sẽ phải trả bao nhiêu tiền để trở thành nhà phân phối của doanh nghiệp?

2. Doanh nghiệp có mua lại những sản phẩm mà bạn chưa bán được hay không?

3. Sản phẩm của doanh nghiệp có thực sự bán được cho người tiêu dùng hay không?

dụng người tham gia mới, theo cách vận hành của một mô hình kim tự tháp điển hình. Người tham gia mới sẽ bị ép buộc để mua một lượng lớn sản phẩm với giá rất cao khi gia nhập mạng lưới.

Ví dụ, bạn có thể sẽ phải bỏ ra 1000USD mua những sản phẩm vô giá trị để trở thành một nhà phân phối. Người tuyển bạn vào hệ thống sẽ được nhận 500USD (50% hoa hồng) và 500USD còn lại sẽ được chuyển cho người ở đỉnh tháp (trong trường hợp này là doanh nghiệp). Bạn sẽ nhận thấy sự tương đồng với mô hình kim tự tháp đã nêu ở trên.

Tuy nhiên, hầu hết các mô hình kim tự tháp trá hình đều không dễ phát hiện như vậy. Các mô hình kim tự tháp đều lựa chọn những sản phẩm có chi phí sản xuất rất thấp nhưng lại chưa từng xuất hiện trên thị trường, ví dụ, những sản phẩm có tính năng kỳ diệu, những phương thuốc ngoại lai bí truyền… Điều này sẽ khiến người tham gia khó có thể nhận biết xem liệu các sản phẩm đó có thực sự bán được hay không.

4. Phân biệt giữa kinh doanh hợp pháp và kinh doanh trá hình

Mô hình kim tự tháp tìm cách kiếm tiền từ bạn (một cách nhanh chóng). Trong khi đó, doanh nghiệp tiếp thị đa cấp tìm cách kiếm tiền cùng với bạn trong quá trình bạn tạo dựng hệ thống kinh doanh của riêng mình để bán sản phẩm của họ. Vì vậy, trước khi ghi danh, cần phải kiểm tra kỹ lưỡng.

(i) Chi phí ban đầu? Nếu chi phí này lớn, hãy thận trọng! Chi phí ban đầu trong các doanh nghiệp tiếp thị đa cấp thường rất thấp (để mua bộ sản phẩm giới thiệu với mức giá tương ứng hoặc thấp hơn chi phí sản xuất của doanh nghiệp). Doanh nghiệp luôn muốn tạo điều kiện thuận lợi với chi phí thấp cho bạn khi bạn bắt đầu bán hàng cho họ.

Trong khi đó, hầu như toàn bộ lợi nhuận của mô hình kim tự tháp được thu từ phí tuyển dụng người tham gia mới. Do đó, chi phí để trở thành nhà phân phối thường rất cao. Thận trọng: mô hình kim tự tháp thường ngụy trang khoản phí gia nhập hệ thống dưới dạng phí mua tài liệu đào tạo, dịch vụ máy tính hay yêu cầu trữ hàng… Những khoản chi này có thể không quá lớn hoặc không bắt buộc nhưng sẽ luôn tồn tại áp lực để tận thu từ người tham gia mới.

(ii) Mua lại hàng hóa? Nếu bạn gặp bế tắc đối với hàng hóa chưa bán

Chuyên mụC

7ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Quản lý bán hàng đa cấp

Dưới đây là một số quy tắc chính được WFDSA xây dựng và áp dụng cho các Hiệp hội thành viên cũng như các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp là thành viên của mỗi Hiệp hội.

I. Quy tắc ứng xử đối với người tiêu dùng

1. Hành vi bị cấm: Người tham gia không được phép có các hành vi gian lận, lừa dối hoặc gây nhầm lẫn.

2. Giới thiệu: Không cần yêu cầu, Người tham gia phải giới thiệu rõ ràng, trung thực về bản thân, doanh nghiệp, bản chất của sản phẩm và nêu rõ mục đích của việc chào bán sản phẩm cho khách hàng tiềm năng.

3. Thông tin: Người tham gia phải cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về giá cả và điều khoản tín dụng (nếu có); điều khoản thanh toán; chính sách trả hàng; bảo hành; dịch vụ hậu mãi và thời gian giao hàng. Liên quan tới hiệu quả sử dụng sản phẩm, Người tham gia

BỘ qUy TắC ứng xử CủA LIên ĐoÀn CáC HIệP HỘI

Bán HÀng TrựC TIẾP THẾ gIớI (WFdSA)

chỉ đưa ra những tuyên bố đã được Doanh nghiệp cho phép.

4. Giải đáp: Người tham gia phải giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về sản phẩm và điều kiện giao dịch một cách chính xác và dễ hiểu; chỉ đưa ra các cam kết đã được doanh nghiệp cho phép.

5. Tài liệu: Tài liệu hỗ trợ bán hàng, tài liệu quảng cáo và thư tín không được phép chứa các thông tin mang tính lừa dối hay gây nhầm lẫn khi mô tả về sản phẩm, chức năng, công dụng, hình ảnh hoặc các minh họa về sản phẩm. Tài liệu hỗ trợ bán hàng phải rõ tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của Công ty và số điện thoại của Người tham gia.

6. Tài liệu xác nhận: Người tham gia không được sử dụng bất kỳ tài liệu xác nhận hoặc chứng thực không được phép sử dụng, sai sự thật, hết hiệu lực hoặc không còn áp dụng nhằm gây nhẫm lẫn cho người tiêu dùng.

7. So sánh và gièm pha: Người tham gia không được đưa ra những so sánh có thể gây nhầm lẫn; không được, trực tiếp hoặc gián tiếp, gièm pha bất kỳ doanh nghiệp nào, hoạt động kinh doanh hay sản phẩm của doanh nghiệp khác.

8 Đổi, trả hàng: Người tham gia phải đảm bảo rằng đơn đặt hàng hoặc tài liệu tương ứng khác thể hiện điều khoản đổi trả hàng trong khoảng thời gian nhất định, theo quy định pháp luật, dành cho khách hàng và hoàn trả lại cho khách hàng khoản tiền hoặc các lợi ích đã nhận từ khách hàng.

9. Dịch vụ bảo hành và hậu mãi: Các điều khoản về bảo hành, chi tiết và giới hạn của dịch vụ hậu mãi, tên và địa chỉ của nhà bảo hành, thời gian bảo hành

WFDSA là một tổ chức phi chính phủ, được thành lập từ năm 1978, đại diện cho ngành bán

hàng trực tiếp với sự tham gia của các Hiệp hội bán hàng trực tiếp từ những quốc gia khác nhau. Hiện tại, WFDSA đã có sự tham gia của hơn 60 thành viên, thu hút hơn 96 triệu người tham gia, mức doanh thu năm 2013 đạt 178.5 tỷ USD.

Một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của WFDSA là xây dựng và duy trì bộ quy tắc ứng xử ở tiêu chuẩn cao nhất để áp dụng toàn cầu cho các thành viên của Liên đoàn. Bộ quy tắc ứng xử này tập trung vào 3 mối quan hệ lớn nhất trong hoạt động bán hàng trực tiếp (bao gồm cả bán hàng đa cấp) như sau:

• Quy tắc ứng xử đối với người tiêu dùng

• Quy tắc ứng xử giữa Doanh nghiệp và Người tham gia

• Quy tắc ứng xử giữa các doanh nghiệp

Chuyên MụC

8 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Quản lý bán hàng đa cấp

và hoạt động sửa chữa dành cho người mua hàng phải được thể hiện rõ trong các tài liệu đi kèm hoặc tài liệu khác được giao cùng với sản phẩm.

10. Tôn trọng sự riêng tư: Người tham gia chỉ được tiếp xúc hoặc điện thoại cho Người tiêu dùng với cách ứng xử hợp lý và trong thời gian thích hợp nhằm tránh việc xâm phạm sự riêng tư của Người tiêu dùng. Người tham gia phải ngay lập tức chấm dứt việc tiếp thị, bán hàng khi được yêu cầu bởi Người tiêu dùng. Người tham gia phải thực hiện các bước cần thiết để bảo mật các thông tin cá nhân do Người tiêu dùng, khách hàng tiềm năng hoặc Người tham gia khác cung cấp.

11. Sự công bằng: Người tham gia phải lưu ý đến việc thiếu kinh nghiệm của Người tiêu dùng và không được lợi dụng lòng tin hoặc khai thác các thông tin về tuổi tác, bệnh tật cũng như việc yếu kém, hạn chế về ngôn ngữ của Người tiêu dùng.

12. Trung gian bán hàng: Người tham gia không được thuyết phục khách hàng mua hàng của mình với lý do khách hàng đó có thể được giảm giá hoặc chiết khấu bằng cách giới thiệu khách hàng tiềm năng khác cho Đại diện Bán hàng Trực tiếp để mua hàng hóa tương tự.

13. Giao hàng: Người tham gia phải giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn.

II. Quy tắc ứng xử giữa Doanh nghiệp và người tham gia

1. Tuân thủ của Người tham gia: Doanh nghiệp phải yêu cầu Người tham gia của mình tuân thủ các chuẩn mực của Bộ Quy tắc ứng xử WFDSA. Đây là điều kiện để Người tham gia tham gia vào mạng lưới bán hàng của Doanh nghiệp.

2. Tuyển dụng: Doanh nghiệp và Người tham gia không được thực hiện các hành vi gian lận, lừa dối hoặc gây nhầm lẫn khi tiếp xúc với Người tham

gia hiện hữu hoặc tiềm năng.3. Thông tin kinh doanh: Doanh

nghiệp phải cung cấp một cách đầy đủ và chính xác cho Người tham gia hiện hữu hoặc tiềm năng các thông tin về cơ hội nghề nghiệp, các quyền và nghĩa vụ; không được cung cấp các thông tin không thể thẩm định hoặc đưa ra hứa hẹn không thể thực hiện được cho Người tham gia tiềm năng của mình và không được thông tin gian dối về cơ hội bán hàng trong quá trình tuyển dụng Người tham gia.

4. Thưởng và thù lao: Doanh nghiệp phải thông tin bằng văn bản hoặc qua mạng internet cho Người tham gia về các khoản tiền định kỳ dành cho Người tham gia khi bán hàng, mua hàng và chi tiết của các khoản thu nhập, hoa hồng, tiền thưởng, chiết khấu, giao hàng, hủy đơn hàng và các thông tin có liên quan khác theo thỏa thuận giữa Doanh nghiệp và Người tham gia. Tất cả các khoản tiền này sẽ được thanh toán hoặc giữ lại theo nguyên tắc ứng xử thương mại thích hợp.

5. Thu nhập: Doanh nghiệp và Người tham gia không được làm sai lệch thông tin về các khoản thu nhập thực tế hoặc tiềm năng dành cho Người tham gia. Tất cả các khoản thu nhập hoặc kết quả bán hàng phải được thông tin bằng văn bản.

6. Quan hệ: Doanh nghiệp phải chuyển cho Người tham gia hợp đồng bằng văn bản có chữ ký của cả hai bên hoặc văn bản tương tự khác bao gồm toàn bộ các thông tin cần thiết về mối quan hệ giữa Người tham gia và Doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thông báo cho Người tham gia các trách nhiệm pháp lý, bao gồm cả các nghĩa vụ về giấy phép, đăng ký và về thuế với cơ quan có thẩm quyền.

7. Phí: Doanh nghiệp và Người tham gia không được yêu cầu Người tham gia tiềm năng trả những khoản chi phí cao và bất hợp lý như phí gia nhập, phí đào

tạo, phí hoạt động, phí mua các tài liệu quảng cáo và các loại phí khác chỉ nhằm mục đích gia nhập vào hệ thống bán hàng của Doanh nghiệp. Tất cả các khoản chi phí để trở thành Người tham gia phải liên quan trực tiếp đến giá trị tài liệu được sử dụng để bán hàng hóa, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam trong từng thời kỳ.

8. Chấm dứt hợp đồng: Khi Người tham gia yêu cầu chấm dứt hợp đồng, Doanh nghiệp phải mua lại hàng hóa tồn đọng của Người tham gia khi hàng hóa này trong tình trạng có thể bán lại được bao gồm cả tài liệu khuyến mại, tài liệu hỗ trợ bán hàng, dụng cụ bán hàng, đồng thời hoàn trả lại toàn bộ số tiền mà Người tham gia đã trả cho Doanh nghiệp trước đó sau khi đã trừ chi phí quản lý tối đa là 10%.

9. Lưu trữ hàng hóa: Doanh nghiệp không được yêu cầu hay khuyến khích Người tham gia lưu trữ hàng hóa với số lượng lớn không hợp lý; phải thực hiện các bước cần thiết nhằm đảm bảo rằng khi nhận thù lao cho doanh thu tuyến dưới của mình, Người tham gia có thể tiêu thụ hoặc bán hết lượng hàng hóa đạt chỉ tiêu để nhận tiền thù lao.

10. Hàng hóa khác: Doanh nghiệp phải nghiêm cấm Người tham gia thực hiện việc tiếp thị hoặc yêu cầu tuyến dưới của mình mua bất kỳ các tài liệu, hàng hóa khác không phù hợp với các chính sách và quy định của Doanh nghiệp.

11. Đào tạo và huấn luyện: Doanh nghiệp phải đào tạo và huấn luyện Người tham gia của mình để họ thực hiện việc bán hàng một cách đúng mực. Việc đào tạo có thể được thực hiện qua các buổi huấn luyện, các tài liệu, hướng dẫn bằng bản in hay đào tạo trên mạng, băng hình.

III. Quy tắc ứng xử giữa các doanh nghiệp

1. Nguyên tắc: Các Doanh nghiệp phải ứng xử với nhau trên tinh thần cạnh tranh lành mạnh.

2. Lôi kéo: Doanh nghiệp và Người tham gia không được lôi kéo hoặc chiêu dụ Người tham gia của Doanh nghiệp khác.

3. Gièm pha: Doanh nghiệp không được gièm pha và cho phép Người tham gia gièm pha hàng hóa của Doanh nghiệp khác, chương trình bán hàng và kế hoạch tiếp thị hay bất kỳ nguyên tắc nào của Doanh nghiệp khác.

NGUyễN ĐứC MINH(lược dịch Codes of ethics của

WFDSA)

Chuyên mụC

9ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Quản lý bán hàng đa cấp

I. Quá trình du nhập vào Việt NamBán hàng đa cấp ra đời ở Mỹ từ

những năm 40 của thế kỷ XX. Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, đến nay bán hàng đa cấp đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và được ghi nhận là một phương thức phân phối và tiêu thụ hàng hóa hiệu quả.

Bán hàng đa cấp du nhập vào Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XX. Đến năm 2004, có khoảng 20 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Trong những năm đầu mới xuất hiện ở Việt Nam, hoạt động bán hàng đa cấp chưa có hành lang pháp lý điều chỉnh.

Năm 2004, lần đầu tiên khải niệm “bán hàng đa cấp” được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam tại khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh. Tiếp sau đó, Chính phủ và Bộ Công Thương cũng ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh một cách toàn diện đối với hoạt động này.

Từ khi được thừa nhận và điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật, ngành bán hàng đa cấp phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của hàng loạt doanh nghiệp. Tính đến năm 2013, ngành bán hàng đa cấp có hơn 100 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với hơn một triệu người tham gia trên cả nước.

Tuy nhiên, do mới vào Việt Nam trong một thời gian ngắn, lịch sử hoạt động chưa còn non trẻ, bán hàng đa cấp bị một số chủ thể lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo, gây dư luận xấu trong xã hội và ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành. Hiện nay, nhắc đến bán hàng đa cấp, không ít người tỏ ra thiếu thiện cảm và quan niệm đó là một lĩnh vực kinh doanh không lành mạnh.

II. Pháp luật điều chỉnhTrước ngày 01 tháng 7 năm 2014, bên

cạnh Luật Cạnh tranh 2004, bán hàng đa cấp được điều chỉnh bởi Nghị định số 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Thông tư số 19/2005/TT-BTM hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP và Thông tư số 35/2011/TT-BCT sửa đổi bổ sung Thông tư số 19/2005/TT-BTM.

Mặc dù là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên và cao nhất điều chỉnh đối với hoạt động bán hàng đa cấp nhưng Luật Cạnh tranh chỉ đưa ra khái niệm về bán hàng đa cấp và quy định cấm một số hành vi bán hàng đa cấp bất chính mà chưa đưa ra cơ chế quản lý đối với hoạt động này.

Nghị định 110/2005/NĐ-CP chính thức thiết lập một cơ chế quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp từ trung ương đến địa phương với sự tham gia của Bộ Công Thương (thông qua Cục Quản lý cạnh tranh) và Ủy ban nhân dân các tỉnh (thông qua các Sở Công Thương). Theo Nghị định 110/2005/NĐ-CP, các doanh nghiệp muốn tổ chức bán hàng đa cấp thì phải đăng ký trước với Sở Công Thương và sau đó mở rộng hoạt động ra địa bàn nào thì thông báo với Sở Công Thương tỉnh đó. Một trong những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp được đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đó là phải ký quỹ tối thiểu 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn một tỷ đồng.

Để đảm bảo hiệu quả của cơ chế quản lý tại Nghị định 110/2005/NĐ-CP, Nghị định 120/2005/NĐ-CP quy định chế tài xử lý đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính với mức tiền phạt cao nhất là 100 triệu đồng.

Thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp và các vấn đề cụ thể chưa được quy định tại Luật Cạnh tranh và các Nghị định nêu trên được quy định tại Thông tư số 19/2005/TT-BTM và Thông tư số 35/2011/TT-BCT.

Sau gần 10 năm thực hiện, các văn

PHáP LUẬT VỀ Bán HÀng ĐA CẤP Ở VIệT nAM

Chuyên MụC

10 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Quản lý bán hàng đa cấp

bản quy phạm pháp luật về quản lý bán hàng đa cấp đã bộc lộ một số bất cập, hoạt động bán hàng đa cấp xuất hiện nhiều biến tướng theo chiều hướng tiêu cực, nhiều chủ thể lợi dụng các khe hở của pháp luật để thực hiện các hành vi bất chính khiến cho hoạt động bán hàng đa cấp ngày càng trở nên xấu đi trong mắt cộng đồng xã hội và gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Từ thực tiễn đó, năm 2014, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới thay thế cho hệ thống văn bản cũ để tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Ngoại trừ Luật Cạnh tranh, các Nghị định và Thông tư cũ điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp đều bị thay thế với cơ chế quản lý chặt chẽ hơn, chế tài xử lý nghiêm khắc hơn.

Một trong những văn bản mới quan trọng nhất là Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, được ký ban hành ngày 14 tháng 5 năm 2014, chính thức có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2014. Nghị định này thay thế cho Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp với những thay đổi cơ bản, quan trọng theo hướng thắt chặt quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp như nâng cao điều kiện gia nhập, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với hoạt động của người tham gia, bổ sung nhiều quy định cấm, tăng cường sự tương tác giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý cũng như giữa các cơ quan quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn công tác đào tạo người tham gia của doanh nghiệp...

Cùng quan điểm thắt chặt quản lý hoạt động bán hàng đa cấp của Nghị định 42/2014/NĐ-CP, Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (thay thế Nghị định số 120/2005/NĐ-CP) cũng nâng cao mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp lên tối đa 200 triệu đồng và bổ sung quy định xử lý đối với nhiều hành vi mới nảy sinh từ Nghị định 42/2014/NĐ-CP.

Thủ tục hành chính trong hoạt động bán hàng đa cấp được quy định chặt chẽ tại Thông tư 24/2014/TT-BCT, thay thế cho các quy định tại Thông tư 19/2005/TT-BTM và 35/2011/TT-BCT.

Với những thay đổi cơ bản, quan trọng trong cơ chế quản lý hoạt động bán hàng đa cấp như trên, các cơ quan quản lý rất kỳ vọng vào khả năng nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp trong thời gian tới.

Tuy nhiên, sự thay đổi về cơ chế

quản lý cũng buộc phải có những điều chỉnh để đảm bảo sự phù hợp với quy định pháp luật mới.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực bán hàng đa cấp sau khi các văn bản quy phạm pháp luật mới ra đời và có hiệu lực pháp luật:

Thứ nhất, phải đăng ký với Bộ Công Thương (Cục Quản lý cạnh tranh) để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp mới trước ngày 31 tháng 12 năm 2014.

Với những thay đổi về cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực bán hàng đa cấp đã được Sở Công Thương cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp đều phải đăng ký lại để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp mới. Việc yêu cầu các doanh nghiệp đăng ký lại giúp cho cơ quan quản lý rà soát khả năng đáp ứng điều kiện kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp, qua đó thanh lọc các doanh nghiệp yếu kém, kinh doanh bất chính, góp phần làm lành mạnh hóa ngành bán hàng đa cấp.

Thứ hai, cần phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Theo quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp muốn đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng nhiều điều kiện trong đó có hai điều kiện: phải có đăng ký kinh doanh ngành bán lẻ theo phương thức đa cấp và có vốn pháp định 10 tỷ đồng.

Thứ ba, phải điều chỉnh văn bản ký quỹ để đáp ứng số tiền ký quỹ tối thiểu 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 5 tỷ đồng.

Trong văn bản xác nhận ký quỹ hiện hành, hầu hết các doanh nghiệp đều ký quỹ mức 01 tỷ đồng, đáp ứng quy định tại Nghị định 110/2005/NĐ-CP, do đó các doanh nghiệp cần điều chỉnh văn bản xác nhận ký quỹ để đáp ứng mức tối thiểu 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 5 tỷ đồng theo quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP.

Ngoài ra, theo Nghị định 42/2014/NĐ-CP, khoản tiền ký quỹ chỉ được rút, sử dụng khi có văn bản chấp thuận của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, do đó doanh nghiệp cần điều chỉnh nội dung văn bản

xác nhận ký quỹ để đảm bảo có thể rút được tiền ký quỹ trong trường hợp cần thiết.

Thứ tư, cần phải điều chỉnh chương trình trả thưởng cho phù hợp với các quy định mới.

Nghị định 42/2014/NĐ-CP bổ sung nhiều quy định cấm như: kinh doanh theo mô hình kim tự tháp (mô hình trong đó thu nhập của người tham gia chủ yếu xuất phát từ: việc tuyển dụng người tham gia mới; việc gia hạn hợp đồng của người đã tham gia; phí, tiền đặt cọc hoặc khoản đầu tư của người tham gia trong mạng lưới); cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp; hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới của người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào; thu phí cấp, đổi thẻ thành viên dưới bất kỳ hình thức nào; duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương dối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp…

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng các doanh nghiệp chi trả hoa hồng cho người tham gia quá cao dẫn đến đẩy giá hàng hóa lên cao, Nghị định mới cũng quy định tổng giá trị hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trả cho người tham gia trong một năm quy đổi thành tiền không được vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh nghiệp.

Do đó, các doanh nghiệp cần phải điều chỉnh Chương trình trả thưởng đang lưu hành để đảm bảo không vi phạm các quy định cấm này.

Thứ năm, phải điều chỉnh Quy tắc hoạt động, Chương trình đào tạo, Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp để phù hợp với các quy định mới về Chương trình đào tạo cơ bản, về các hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp, về điều kiện mua lại hàng hóa…

Nghị định 42/2014/NĐ-CP cũng quy định cụ thể hơn về Chương trình đào tạo cơ bản. Theo đó, Chương trình đào tạo cơ bản của doanh nghiêp bán hàng đa cấp phải bao gồm các nội dung bắt buộc sau: pháp luật liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp; thông tin về hàng hóa được kinh doanh theo phương thức đa cấp; thông tin về doanh nghiệp, Quy tắc hoạt động và Chương trình trả thưởng của doanh nghiệp; các kỹ năng cơ bản để thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp.

Chuyên mụC

11ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Quản lý bán hàng đa cấp

Nghị định mới cũng bổ sung nhiều hành vi cấm đối với doanh nghiệp và người tham gia, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với hoạt động của người tham gia theo hướng: doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về hoạt động của người tham gia khi hoạt động đó được thực hiện tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp hoạt động của người tham gia được thực hiện bên ngoài trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm, trừ trường hợp hoạt động đó không liên quan đến doanh nghiệp.

Do đó, các doanh nghiệp cũng cần rà soát và tiến hành điều chỉnh các tài liệu này cho phù hợp, đặc biệt là các quy định trong hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.

Thứ sáu, khi thực hiện hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo có nội dung về pháp luật liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp, có thông tin về hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp, thông in về doanh nghiệp, quy tắc hoạt động, chương trình trả thưởng của doanh nghiệp hoặc thông tin về các kỹ năng để thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp ngoài trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp thì phải thông báo đến Sở Công Thương và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo đầy đủ, hợp lệ.

Đây là quy định mới nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động đào tạo, tuyển dụng người tham gia bán của doanh nghiệp bán hàng đa cấp mà các địa phương không thể quản lý được trong thời gian qua.

Về thủ tục đăng ký, các doanh nghiệp bán hàng đa cấp khi thực hiện thủ tục đăng ký hội nghị, hội thảo, đào tạo cần lưu ý: Sở Công Thương là cơ quan quản lý hoạt động bán hàng đa cấp ở cấp tỉnh, khi tổ chức các hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo thuộc trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký với Sở Công Thương để Sở Công Thương quản lý nội dung về bán hàng đa cấp của hội nghị, hội thảo, đào tạo đó. Trường hợp hội nghị, hội thảo của doanh nghiệp có sự tham gia của người nước ngoài hoặc có nội dung giới thiệu sản phẩm thực phẩm thì ngoài việc thông báo với Sở Công Thương, doanh nghiệp vẫn phải đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành về an ninh trật tự và y tế (thông thường là Sở Nội vụ và Sở Y tế nơi tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo) để đảm

bảo tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan.

Thứ bảy, phải cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo để được cấp Chứng chỉ đào tạo viên trước khi thực hiện công tác đào tạo cơ bản cho người tham gia của doanh nghiệp mình.

Theo quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP và Thông tư 24/2014/TT-BCT, chỉ những người được đào tạo kiến thức về pháp luật điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp, pháp luật về hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp và được Cục Quản lý cạnh tranh cấp Chứng chỉ Đào tạo viên mới được thực hiện đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp. Do đó, doanh nghiệp cần phải cử cán bộ đào tạo của mình tham gia khóa đào tạo kiến thức bắt buộc để được cấp Chứng chỉ Đào tạo viên, sau đó mới có thể triển khai hoạt động đào tạo cho người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp mình thông qua các Đào tạo viên này.

III. Một số quy định pháp luật liên quan

Bên cạnh quy định của các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh, hoạt động bán hàng đa cấp cũng phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan.

1. Pháp luật về quảng cáoBán hàng đa cấp là phương thức

bán lẻ hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không thực hiện hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặc dù vậy, trong bán hàng đa cấp, hoạt động quảng cáo vẫn được thực hiện trực tiếp thông qua những người tham gia.

Đặc trưng của bán hàng đa cấp là người bán sản phẩm trực tiếp đưa thông tin về sản phẩm, về doanh nghiệp và cơ hội kinh doanh đến khách hàng để khách hàng quyết định có mua sản phẩm hay không và có tham gia bán hàng cùng doanh nghiệp hay không. Đây chính là hoạt động quảng cáo theo định nghĩa tại Luật Quảng cáo 2010.

Như vậy, trong quá trình bán hàng, doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo.

Các văn bản quy phạm pháp luật chính điều chỉnh đối với hoạt động quảng cáo bao gồm Luật Quảng cáo 2010, Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Trong quá tình hoạt động, doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp cần lưu ý quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo, các trường hợp quảng cáo có điều kiện, những lưu ý đối với quảng cáo thực phẩm và quảng cáo mỹ phẩm - những mặt hàng chiếm đa số trong tổng số các mặt hàng thường được phân phối thông qua phương thức bán hàng đa cấp.

Việc nắm vững những quy định của pháp luật về quảng cáo giúp cho doanh nghiệp và người tham gia ý thức được hoạt động truyền miệng của mình, tránh những vi phạm có thể xảy ra trong quá trình đưa thông tin đến người tiêu dùng cũng như những người tham gia tiềm năng.

2. Pháp luật về an toàn thực phẩmDo thực phẩm là đối tượng kinh

doanh chính trong hoạt động bán hàng đa cấp nên các doanh nghiệp cũng cần nắm bắt những quy định pháp luật về an toàn thực phẩm để tránh mắc phải những vi phạm không đáng có.

Những văn bản quy phạm pháp luật cơ bản điều chỉnh vấn đề an toàn thực phẩm bao gồm: Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm…

Doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp cần nắm vững quy định về những vấn đề cơ bản sau: điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm (bao gồm điều kiện chung và điều kiện cụ thể đối với một số loại thực phẩm); cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm; trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong kinh doanh thực phẩm; trách nhiệm đăng ký với cơ quan quản lý khi tổ chức giới thiệu sản phẩm thực phẩm…

Ngoài ra, doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp cũng cần nắm những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, pháp luật về kinh doanh mỹ phẩm và các quy định pháp luật khác liên quan đến hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp.

PHẠM VăN CAo

Chuyên MụC

12 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Quản lý bán hàng đa cấp

1. Thực trạng hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt NamBán hàng đa cấp xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào khoảng

năm 1940. Sau hơn 70 năm hình thành và phát triển, hoạt động bán hàng đa cấp đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Australia… Liên đoàn thế giới các Hiệp hội bán hàng trực tiếp cũng đã được thành lập từ năm 1978 với sự tham gia của 62 Hiệp hội bán hàng trực tiếp trên toàn thế giới trong đó có những tập đoàn lớn, hàng đầu thế giới. Đến năm 2012, doanh thu bán hàng toàn cầu đạt 166,9 tỉ USD với số lượng người tham gia lên tới 89,7 triệu.

Hoạt động kinh doanh đa cấp thâm nhập vào Việt Nam từ năm 1998. Đến năm 2005, hoạt động kinh doanh này chính thức được công nhận và điều chỉnh trong pháp luật cạnh tranh.

Tổng hợp báo cáo của các Sở Công thương, tính đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2014, trên toàn quốc đã có 102 doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, có 08 Sở Công thương địa phương đã cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp bao gồm Hà Nội: 51 doanh nghiệp, TP. Hồ Chí Minh: 44 doanh nghiệp, Bình Dương: 01 doanh nghiệp, Đồng Nai: 02 doanh nghiệp và Hải Dương: 01 doanh nghiệp. Hải Phòng: 01 doanh nghiệp, Quảng Ninh: 01 doanh nghiệp, Bắc Giang: 01 doanh nghiệp.

Trong số 102 doanh nghiệp đã được cấp giấy đăng ký, có 31 doanh nghiệp đã tạm ngừng, chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và có 5 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép bán hàng đa cấp.

Số lượng doanh nghiệp đăng ký tổ chức BHĐC

STT Địa phương

Số lượng

DN đăng

Số lượng

DN tạm dừng/chấm dứt hoạt động

Số lượng DN bị thu hồi Giấy

đăng ký tổ chức BHĐC

Số lượng

DN đang hoạt động

1 Hà Nội 51 15 4 322 TP HCM 44 14 1 29

3 Đồng Nai 2 1 0 1

4 Bình Dương 1 0 0 1

5 Hải Dương 1 0 0 1

THựC TrẠng HoẠT ĐỘng Bán HÀng ĐA CẤP TẠI VIệT nAM

Chuyên mụC

13ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Quản lý bán hàng đa cấp

6 Hải Phòng 1 0 0 1

7 Quảng Ninh 1 1 0 0

8 Bắc Giang 1 0 0 1

Tổng số 102 31 5 66Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ các Sở Công ThươngBiểu đồ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp đăng ký

hoạt động bán hàng đa cấp giai đoạn 2006-2014

13

40

4663

68

89102

0

20

40

60

80

100

120

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ các Sở Công Thương

Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp

DOANH THU BHĐC (đơn vị: triệu đồng)

0

1.000.000

2.000.000

3.000.000

4.000.000

5.000.000

6.000.000

7.000.000

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

614.3171.033.301

1.581.8172.513.760 2.849.674

4.051.084 4.060.345

6.447.249

Doanh thu

Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ các DN bán hàng đa cấp

Có thể nói, tăng trưởng ngành bán hàng đa cấp giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013 đặt mức tăng trưởng mạnh và đều. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt khoảng 50%. Nếu như năm 2006, doanh thu ngành mới chỉ đạt khoảng 600 tỷ đồng thì đến năm 2013, doanh số toàn ngành đã đạt con số ấn tượng lên đến 6.450 tỷ đồng. Trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, khó khăn về tài chính diễn ra trong những năm gần đây, việc ngành bán hàng đa cấp đạt được mức tăng trưởng như vậy là một thành tựu to lớn, đóng góp không nhỏ vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Tăng trưởng về số lượng người tham gia bán hàng đa cấp

0

200.000

400.000

600.000

800.000

1.000.000

1.200.000

1.400.000

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

235.783352.043

504.728666.156

881.1281.003.607 990.489

1.204.707

Số người tham gia BHĐC

Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ các DN bán hàng đa cấp

Tốc độ tăng trưởng về người tham gia bán hàng đa cấp cũng duy trì ổn định qua các năm. Mặc dù dư luận xã hội cũng như định kiến của người dân về ngành bán hàng đa cấp không được tốt, tuy nhiên, hàng năm vẫn có rất nhiều người gia nhập ngành bán hàng đa cấp. Với đặc thù là người tham gia ngoài công việc chính tại cơ quan có thể làm thêm bất cứ lúc nào miễn là tạo ra doanh số bán hàng và hưởng hoa hồng từ doanh số bán hàng mà mình tạo ra, đã có không ít người lao động là nhân viên văn phòng chọn bán hàng đa cấp là công việc làm thêm để tăng thêm thu nhập cho bản thân và gia đình.

Người tham gia bán hàng đa cấp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống, tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong những năm qua, các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã không ngừng tuyển dụng thêm người tham gia mới gia nhập hệ thống nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng cũng như doanh số của doanh nghiệp. Mặt khác, trong giai đoạn từ 2011 – 2013, có khoảng hơn 30 doanh nghiệp mới gia nhập ngành bán hàng đa cấp, các doanh nghiệp này tạo ra một số lượng người tham gia mới khiến tổng số lượng người tham gia của ngành đạt con số cao nhất từ trước đến nay: khoảng 1.2 triệu người tham gia.

Đóng góp của ngành bán hàng đa cấp vào ngân sách nhà nước

0

200.000

400.000

600.000

800.000

1.000.000

1.200.000

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

95.257 146.204243.538 286.273

412.288495.229

584.362

1.130.745

Tổng số thuế Doanh nghiệp nộp vào NSNN

Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ các DN bán hàng đa cấp Do tốc độ tăng trưởng về doanh thu hàng năm khá cao

nên tổng số thuế các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã nộp vào ngân sách nhà nước hàng năm cũng tăng trưởng ổn định. Trong

Chuyên MụC

14 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Quản lý bán hàng đa cấp

giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013, tổng số thuế ngành bán hàng đa cấp nộp vào ngân sách nhà nước đạt khoảng 3.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, tổng số tiền các doanh nghiệp bán hàng đa cấp tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013 đạt khoảng 50 tỷ đồng.

Hàng hóa kinh doanh đa cấpDo tính chất đa công dụng của sản phẩm, thực phẩm chức

năng là mặt hàng có số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhiều nhất, với trên 90% số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có kinh doanh sản phẩm thực phẩm chức năng. Ngoài ra, các doanh nghiệp BHĐC còn kinh doanh các mặt hàng mỹ phẩm, dụng cụ trang điểm, quần áo, hàng thời trang, đồ gia dụng, dụng cụ tập thể thao, thiết bị vật lý trị liệu

Tổng số chủng loại hàng hóa các công ty tổ chức bán hàng đa cấp trong năm 2013 là 7.829 mặt hàng.

Xử lý vi phạm liên quan đến bán hàng đa cấpTính đến hết năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh đã xử

lý 23 vụ việc vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính trên toàn quốc. Tổng số tiền phạt nộp ngân sách nhà nước đạt khoảng hơn 3 tỷ đồng.

Ngoài ra, Sở Công Thương và Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh cũng kiểm tra, giám sát và xử phạt các vi phạm của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

Vi phạm chủ yếu mà các doanh nghiệp bán hàng đa cấp hay vi phạm là:

- Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

- Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

- Tổ chức bán hàng đa cấp nhưng chưa có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Vi phạm về công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.- Vi phạm về nguồn gốc xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa.- Vi phạm về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.- Vi phạm liên quan quảng cáo về tính năng công dụng

của sản phẩm tổ chức bán hàng đa cấp.- Vi phạm về ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.

2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trong thời gian tới

Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp

Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp đã có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014; Thông tư 24/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 42/2014/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2014; Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014.

Như vậy, khung pháp lý quản lý ngành bán hàng đa cấp đã được sửa đổi và bắt đầu được thực thi. Trước tình hình đó, các cơ quan nhà nước quản lý về bán hàng đa cấp cần tăng cường giám sát, quản lý và xử lý theo các văn bản quy phạm pháp luật mới để Nghị định, Thông tư mới thực sự được áp dụng một cách rộng rãi:

Thứ nhất, cần tăng cường sự kết nối, trao đổi thông tin giữa Bộ Công Thương (Cục Quản lý cạnh tranh) với các Sở Công Thương. Trong thời gian tới, Cục Quản lý cạnh tranh dự kiến sẽ triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp bán hàng đa cấp hoạt động trên toàn quốc, tạo điều kiện cho các Sở Công Thương nắm bắt kịp thời hồ sơ doanh nghiệp, cũng như tránh phiền hà cho các doanh nghiệp phải báo cáo nhiều lần theo yêu cầu của các địa phương.

Thứ hai, ngoài đặc thù trong tổ chức mạng lưới người tham gia, doanh nghiệp bán hàng đa cấp cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như các doanh nghiệp thông thường khác. Do đó, cơ chế quản lý bán hàng đa cấp cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan liên quan như thuế, hải quan, y tế… tránh sự ngộ nhận rằng bán hàng đa cấp là một lĩnh vực riêng chỉ do ngành công thương chịu trách nhiệm.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luậtKể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014, một loạt các văn bản pháp

luật điều chính hoạt động bán hàng đa cấp có hiệu lực. Đây là các văn bản pháp luật mới và có nhiều thay đổi so với văn bản pháp luật bị thay thế. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp các doanh nghiệp bán hàng đa cấp, cộng đồng người tham gia bán hàng đa cấp cũng như người dân hiểu và tuân thủ theo pháp luật.

Bán hàng đa cấp là một lĩnh vực kinh doanh phức tạp, tạo nhiều dư luận xã hội không tốt. Thực trạng này một phần do những tiêu cực phát sinh tại một số doanh nghiệp bán hàng đa cấp, mặt khác do đại bộ phận xã hội chưa thực sự nhận biết đầy đủ về lĩnh vực này, đặc biệt thường đồng nhất hoạt động bán hàng đa cấp với hành vi lừa đảo hình tháp (pyramid scheme). Do đó, trong thời gian tới cần tích cực mở rộng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bán hàng đa cấp để tạo nhận thức thống nhất trong cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời giúp người tiêu dùng và người tham gia bán hàng đa cấp hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình nhằm tự bảo vệ mình trước những hoạt động bán hàng đa cấp biến tướng.

Lê HoÀI ĐIỆP

Chuyên mụC

15ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Quản lý bán hàng đa cấp

Dựa trên doanh thu hàng năm của các công ty, Trung tâm mạng lưới bán hàng (Network

Marketing Central - NMC) đã công bố Bảng xếp hạng top 50 công ty bán hàng đa cấp trên phạm vi toàn cầu. Trong đó, đứng đầu là Avon với doanh thu 11.3 tỷ USD/năm, xếp thứ 2 là Amway với 10.9 tỷ USD/năm và Herbalife đứng thứ 3 với 3.5 tỷ USD/năm. Xếp cuối cùng là công ty năng lượng Viridian với số doanh thu không hề nhỏ 205 triệu USD/năm.

Việc các ông lớn Avon và Amway đứng thứ nhất và thứ hai trong Bảng xếp hạng không phải là điều gây ngạc

nhiên. Điều đáng nói ở đây là sự xuất hiện của các công ty mới gia nhập hoạt động bán hàng đa cấp (dưới 10 năm) như Công ty chuyên cung cấp thực phẩm chức năng Scentsy, Công ty năng lượng Ignite và Công ty năng lượng Ambit. Những thành viên mới này đã chứng tỏ rằng kinh doanh theo hình thức đa cấp là phương thức hữu hiệu để tạo dựng chỗ đứng trên thị trường.

Một trong những bằng chứng nữa phản ánh sự phát triển ngành bán hàng đa cấp là thu nhập của các đại lý bán hàng thể hiện trên Bảng xếp hạng top 150 đại lý bán hàng đa cấp có thu nhập cao nhất

do Business for home bình chọn. Dẫn đầu Bảng này là Đại lý Dexter & Birdie Yager của Amway với thu nhập trung bình ước tính khoảng 1.3 triệu USD/tháng, tương đương 15.6 triệu USD/năm.

Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty bán hàng đa cấp là điều dễ hiểu với xu hướng hiện nay, khi tình trạng thất nghiệp lên cao, nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng, người dân đua nhau tham gia hoạt động bán hàng đa cấp với nhiều lợi ích như: thời gian linh động, chiết khấu hoa hồng cao, phù hợp với mọi đối tượng, thành phần xã hội cũng như trình độ học vấn.

KẾT qUẢ HoẠT ĐỘng KInH doAnH ĐA CẤP ToÀn CẦU nĂM 2013

Bảng 1: 20 công ty bán hàng đa cấp có doanh thu cao nhất

TT Công ty Doanh thu Quốc gia Lĩnh vực hoạt động Thị trường

Thành lập

1 Avon Products, Inc.www.avon.com

11.3 tỷ USD USA Mỹ phẩm, trang sức, thiết bị 100 1886

2 Amwaywww.amway.com

10.9 tỷ USDUSA

Mỹ phẩm, SP chăm sóc cá nhân, thực phẩm và đồ uống, gia dụng, SP bổ dưỡng

80 1959

3 Herbalife Ltd.www.herbalife.com

3.5 tỷ USD USA Mỹ phẩm và SP chăm sóc cá nhân 79 1980

4 Natura Cosmeticos SAwww.natura.net

3.0 tỷ USD Brazil Mỹ phẩm và SP chăm sóc cá nhân 7 1969

5 Vorwerk & Co. KGwww.vorwerk.com

3.0 tỷ USD Germany Mỹ phẩm, gia dụng 76 1883

6 Mary Kay Inc.www.marykay.com

2.9 tỷ USD USA Mỹ phẩm và SP chăm sóc cá nhân 35 1963

7 Tupperware Brvàs Corp.www.tupperware.com

2.6 tỷ USD USA Mỹ phẩm, SP chăm sóc cá nhân 100 1946

8 oriflame Mỹ phẩm SAwww.oriflame.com

2.1 tỷ USD Luxembourg Mỹ phẩm 67 1967

9 Nu Skin Enterprises, Inc.www.nuskin.com

1.7 tỷ USD USA Mỹ phẩm và SP chăm sóc cá nhân 52 1984

10 Belcorpwww.belcorp.biz

1.6 tỷ USD

Peru

Mỹ phẩm và SP chăm sóc cá nhân

16 1968

11 Primerica Dịch vụ tài chính Inc.www.primerica.com

1.1 tỷ USD USA

Dịch vụ tài chính 5

1977

12 Ignite Inc.www.igniteinc.com

861 t r iệu USD

USA

Điện và khí tự nhiên 1

2004

13 Telecom Pluswww.utilitywarehouse.co.uk

731 t r iệu USD

United Kingdom

Điện thoại cố định, di động, kết nối băng thông rộng, gas, điện, thẻ thanh toán

1

1998

Chuyên MụC

16 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Quản lý bán hàng đa cấp

14 yanbal Internationalwww.yanbal.com

720 t r iệu USD Peru Dưỡng da, SP chăm sóc cá nhân, Mỹ

phẩm, trang sức, nước hoa 8 1967

15 Ambit Năng lượng, L.P.ww2.ambitNăng lượng.com

664 tr iệu USD USA

Năng lượng1 2006

16 AMoREPACIFICwww.amorepacific.com

600 tr iệu USD South Korea Mỹ phẩm, SP chăm sóc cá nhân, SP

bổ dưỡng, đồ uống 3 1945

17 USANA Health Sciences Inc.www.usana.com

582 t r iệu USD USA

SP bổ dưỡng18 1992

18 New Era Health Industry Group, Co., Ltd. (Zhong Jian)

555 t r iệu USD China

Mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe, tẩy rửa 14 1995

19 ACN, Inc.www.acninc.com

550 t r iệu USD USA Truyền thông và Năng lượng 23 1993

20 Scentsywww.scentsy.net

537 t r iệu USD USA

Mỹ phẩm, SP chăm sóc cá nhân, thực phẩm và đồ uống, nội thất, đồ bếp

(Nguồn: http://www.networkmarketingcentral.com/)

Bảng 2: 20 đại lý bán hàng đa cấp có thu nhập cao nhất

TT Đại lý Công ty Thu nhập theo tháng

Thu nhập theo năm Website

1 Dexter & Birdie Yager Amway 1,300,000 15,600,000 www.dexvàbirdieyager.com2 Holton Buggs OrganoGold 1,200,000 14,400,000 www.organogold.com3 Angela Liew và Ryan Ho NuSkin 1,100,000 13,200,000 www.nuskin.com4 Shane Morvà OrganoGold 1,000,000 12,000,000 www.organogold.com5 Barry Chi & Holly Chen Amway 650,000 7,800,000 www.amway.com6 Brian McClure Ambit 452,000 5,424,000 www.ambitNăng lượng.com7 Foo Howe Kean & Jenny Ko Amway 450,000 5,400,000 www.amway.com8 Jose Ardon OrganoGold 450,000 5,400,000 www.organogold.com9 David Wood và David

SharpeEmpowerNetwork 400,000 4,800,000 www.empowernetwork.com

10 George Zalucki & Art Napolitano

ACN 400,000 4,800,000 www.georgezalucki.com

11 Sunny Hsu & Debra Hsieh Amway 400,000 4,800,000 www.envip.com/en.asp12 Tom & Bethany Alkazin Vemma 400,000 4,800,000 www.vemma.com13 Abraham Benitez và Raquel

CortezHerbalife 395,000 4,740,000 www.herbalife.com

14 Enrique và Graciela Varela Herbalife 395,000 4,740,000 www.herbalife.com15 Steve Thompson Ambit 370,000 4,440,000 www.rsthompson.com16 Christian Steinkeller OrganoGold 360,000 4,320,000 www.world.organogold.com17 Carol & Ken Porter Monavie 350,000 4,200,000 www.Monavie.com18 John Sachtouras OrganoGold 350,000 4,200,000 www.organogold.com19 Jonathan Mendoza Lucrazon 350,000 4,200,000 www.latinoecommercesolutions.com20 Nancy Dornan Amway 350,000 4,200,000 www.n21corp.com

(Nguồn: http://www.businessforhome.org)

Chuyên mụC

17ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Quản lý bán hàng đa cấp

Theo Thông cáo báo chí của Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (USFTC) ngày

15 tháng 7 năm 2014, Công ty bán hàng trực tiếp Trivita đã đồng ý nộp phạt 3.5 triệu USD do đã thực hiện hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn đối với sản phẩm đồ uống Nopalea.

Nopalea là loại nước đóng chai được chiết xuất từ quả lê gai được bán với giá 39.99 USD/chai chưa bao gồm tiền phí vận chuyển và các loại phí khác. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, Nopalea được quảng cáo như một thức uống chống viêm có tác dụng: trị các bệnh dị ứng, bệnh Alzheimer, đau xương khớp, hỗ trợ điều trị bệnh tim và bệnh tiểu đường, giảm bớt các vấn đề về đường hô hấp.

Tuy nhiên, USFTC đã chỉ ra rằng Trivita đã không đưa ra được những nghiên cứu khoa học, chứng minh lâm sàng tin cậy để chứng minh các công dụng nêu trên của Nopalea. Bên cạnh đó, có sự không minh bạch đối với các nhân chứng xuất hiện tại các quảng cáo thương mại của Trivita.

Một nhân chứng xuất hiện trên một đoạnquảng cáo thương mại ca ngợi về sản phẩm Nopalea như sau: “Tôi bị viêm khớp ở bàn chân nên việc đi lại rất đau đớn. Mới đầu, tôi sử dụng Nopalea với tâm trạng không mấy hi vọng. Nhưng chỉ sau sáu tuần sử dụng, tôi không còn cảm thấy đau đớn nữa, và sau tám tuần các chỗ sưng, tấy đỏ đã hoàn toàn biến mất”. Tuy nhiên, USFTC đã phát hiện ra rằng, trên thực tế nhân chứng này chính là đồng sáng lập của Trivita – Bà Susan Ellison. Tại các đoạn quảng cáo khác, nhân chứng được sử dụng là nhân viên của Trivita, được nhận hoa hồng từ việc bán sản phẩm và cựu người mẫu Cheryl Tiegs được Trivita thuê để đóng quảng cáo. Trivita cũng không chứng minh được rằng các nhân chứng đã sử dụng sản phẩm Nopalea và có kết quả như trong quảng cáo.

Từ những lập luận nói trên, USFTC đã cáo buộc Trivita cố tình lừa dối người tiêu dùng khi thổi phồng công dụng của Nopalea cũng như không minh bạch trong việc sử dụng nhân chứng quảng cáo, vi phạm Điều 5 và Điều 12 Luật Thương mại lành mạnh.

Bà Jessica Rich, Trưởng bộ phận Bảo

TrIVITA BỊ TUyên PHẠT 3.5 TrIệU USd VÌ HÀnH VI qUẢng Cáo gÂy nHẦM LẪn

vệ người tiêu dùng của USFTC phát biểu rằng “Không thể chấp nhận được những quảng cáo, tuyên bố vô căn cứ, đặc biệt khi chúng liên quan đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Trong vụ việc này, nhà quảng cáo đã không đưa ra được những tài liệu, nghiên cứu khoa học đáng tin cậy và được cơ quan có thẩm quyền công nhận để chứng minh cho nội dung đã quảng cáo”.

Cùng với Trivita, công ty truyền thông đóng vai trò tiếp thị cho sản phẩm này là Ellison Michael cùng hai cá nhân: Michael R. và Susan R. Ellison là đồng sáng lập của cả hai công ty cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.

Đây là hành vi diễn ra khá phổ biến trong hoạt động quảng cáo tại Việt Nam, đặc biệt là liên quan đến các sản phẩm thực phẩm chức năng, mỹ phẩm… với hình thức thuê người nổi tiếng, các nhân chứng xác nhận hiệu quả của sản phẩm, thổi phồng tác dụng của sản phẩm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, khiến cho nhiều người tiêu dùng sập bẫy.

Mặc dù pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam đã có quy định ràng buộc trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng, trên thực tế, hiện tượng quảng cáo sai lệch vẫn còn khá phổ biến.

Trong khi chờ phía cơ quan nhà nước tìm ra biện pháp hữu hiệu siết chặt các hoạt động quảng cáo nói chung và các hoạt động bán hàng tại cửa nói riêng, để tự bảo vệ mình, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ, thành phần, công dụng của sản phẩm trước khi quyết định. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng nên lựa chọn các sản phẩm từ phía những nhà cung cấp uy tín.

(Nguồn: www.ftc.gov)

Theo báo cáo được công bố ngày 28 tháng 7 năm 2014 của Liên đoàn các Hiệp hội bán hàng trực tiếp thế giới (WFDSA), doanh thu bán hàng trực tiếp trên thế giới đạt doanh số kỉ lục 178,5 tỷ đô la Mỹ trong năm 2013, tăng 8,1% so với năm 2012. Số lượng nhà phân phối cũng tăng 7% so với năm 2012 và đạt con số kỉ lục 96,2 triệu người

Doanh thu bán hàng trực tiếp thế giới được tổng hợp dựa trên doanh thu bán hàng trực tiếp của hơn 60 quốc gia thành viên của WFDSA và doanh thu dự kiến của các quốc gia khác trên thế giới.

Chủ tịch Hiệp hội các tổ chức bán hàng trực tiếp thế giới, ông Alessandro G. Carlucci cho biết: “Doanh số bán hàng đạt được con số kỉ lục như vậy là do hơn 96 triệu nhà phân phối trên toàn thế giới đang ngày đêm làm việc và phát triển hệ thống của mình. Chúng tôi hoan nghênh và ghi nhận những nỗ lực của các nhà phân phối tại hơn 60 quốc gia thành viên của Liên đoàn. Sự cố gắng của họ đã tạo ra kỉ lục như ngày hôm nay”.

(Phòng Điều tra và Xử lý các hành vi cạnh tranh

không lành mạnh)

doAnH THU Bán HÀng TrựC TIẾP THẾ gIớI

TĂng Kỉ LụC

Chuyên MụC

18 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Sáng ngày 30 tháng 7 năm 2014, Cục Quản lý cạnh tranh đã phối hợp với Công ty LG Electronics Việt Nam

tổ chức Hội thảo “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực điện máy” tại Hà Nội. Hội thảo được tổ chức nhằm tạo diễn đàn cho đại diện các Sở Công Thương, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điện máy và người tiêu dùng trao đổi, học tập kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm tạo ra môi trường kinh doanh điện máy hiệu quả và lành mạnh.

Trong bài phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh nhấn mạnh: Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải thực thi hiệu quả các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm kịp thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng cũng như lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù lĩnh vực điện máy đã và đang trở thành một lĩnh vực phát triển nhanh của nền kinh tế, nhưng bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực này vẫn là một vấn đề mới mẻ, tồn tại nhiều bất cập cần có giải pháp thực sự phù hợp và triệt để.

Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển dân số và kinh tế - xã hội, nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng mặt hàng điện máy ngày càng tăng cao. Ông Nguyễn Lộc An – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương đề cập đến số lượng các siêu thị điện máy trong thời gian gần đây: Bên cạnh các dãy phố chuyên kinh doanh hàng điện tử điện lạnh truyền thống ở các thành phố lớn, thị xã, vài năm trở lại đây, có thể dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện và gia tăng nhanh chóng số lượng các trung tâm mua sắm, siêu thị điện máy của các doanh nghiệp như Nguyễn Kim (22 cơ sở), Pico (6), Trần Anh (11), Mediamart (11), HC (11)… Thị trường hàng điện máy Việt Nam thực sự đang là mảnh đất màu mỡ của các nhà sản xuất, kinh doanh mặt

hàng này. Ông An cho biết thêm, bán lẻ hiện đại vẫn tiếp tục phát triển mạnh và đa dạng, thực tế kênh bán lẻ hiện đại tại Việt Nam mới chiếm khoản 25% và được nhà nước quan tâm, khuyến khích đầu tư. Đây đang là kênh bán lẻ được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng.

Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường điện máy lại không đi cùng với mức độ hài lòng của người tiêu dùng. Hiện nay, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực điện máy vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, gây cản trở cho việc tiêu dùng hàng điện máy, người tiêu dùng mất lòng tin nơi doanh nghiệp và kìm hãm tốc độ phát triển mặt hàng này. Ông Vương Ngọc Tuấn – Phó Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2014, 73% số lượng khiếu nại của đơn vị này thuộc mặt hàng điện máy. Nguyên nhân của các khiếu nại này bắt nguồn từ việc doanh nghiệp lừa dối người tiêu dùng và dịch vụ sau bán hàng, bảo hành chất lượng hàng hóa không chuẩn mực. Về phía người tiêu dùng, việc ham rẻ, không có kiến thức về chất lượng hàng hóa, mua hàng không hóa đơn cũng làm cho số lượng khiếu nại tăng và việc giải quyết khiếu nại trở nên khó khăn.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết, sau 4 năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, lĩnh vực điện máy đã được nhìn nhận có những tiến bộ tích cực trong công tác này. Người tiêu dùng được tôn trọng hơn trên một thị trường cạnh tranh mạnh mẽ, người tiêu dùng được hưởng lợi bằng cung cách phục vụ, các chương trình khuyến mãi,

chế độ bảo hành… Tuy nhiên, nếu nghiêm túc đánh giá, thì công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục như: hàng hóa xuất xứ không rõ ràng, hiện tượng không niêm yết giá, việc cạnh tranh trên thị trường bán lẻ hàng điện máy còn mang tính tự phát, các siêu thị có thể dẫm chân lên nhau, làm thua thiệt lợi nhuận hợp lý cho các doanh nghiệp…

Khẳng định về mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa doanh nghiệp điện máy và người tiêu dùng, Ông Cao Xuân Quảng – Trưởng Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết: “Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không đặt nặng thêm trách nhiệm cho doanh nghiệp. Giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng không phải mối quan hệ đối kháng, mà là mối quan hệ cộng sinh, tức hai bên cùng có lợi”. Ông Quảng cho biết khi doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ quyền lợi và nhu cầu của người tiêu dùng, thì mức độ thỏa mãn và niềm tin với doanh nghiệp cũng lớn hơn trong thời gian lâu dài.

Bên cạnh bài phát biểu của các diễn giả đại diện cho cơ quan nhà nước và Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đại diện doanh nghiệp sản xuất (LG) và đại diện siêu thị điện máy (HC) cũng có bài phát biểu về vấn đề này. Cả 2 đơn vị giới thiệu chính sách bán hàng và chính sách bảo hành của công ty nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm xây dựng một thị trường điện máy lành mạnh và hoạt động hiệu quả.

VâN ANH

CụC qUẢn LÝ CẠnH TrAnH Tổ CHứC

HỘI THẢo “BẢo Vệ qUyỀn LợI ngƯờI TIêU dùng Trong

LĩnH VựC ĐIện Máy”

TIN TỨC - SỰ KIỆN

19ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Ngày 30 tháng 7 năm 2014, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2014/TT-BCT quy định

chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

Thông tư này thay thế Thông tư số 19/2005/TT-BTM ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Thông tư số 35/2011/TT-BCT ngày 23 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thủ tục hành chính tại Thông tư số 19/2005/TT-BTM ngày 08 tháng 11 năm 2005 về hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

Thông tư 24/2014/TT-BCT gồm 21 Điều, nội dung chủ yếu quy định về các thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và các mẫu văn bản tương ứng như sau:

1. Các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

Thông tư quy định cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. So với Thông tư 19/2005/TT-BTM, hồ sơ và trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có những điểm mới sau:

- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có thêm các tài liệu chứng minh vốn pháp định 10 tỷ đồng, ký quỹ 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 5 tỷ đồng. Đây là các điều kiện bắt buộc đối với doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP mà trước đây Nghị định 110/2005/NĐ-CP không quy định.

- Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là Bộ Công

Thương, cụ thể là Cục QLCT, mà không phải là các Sở Công Thương như thủ tục tại Thông tư 19/2005/TT-BTM và Thông tư 25/2011/TT-BCT. Quy định này cũng là điểm mới xuất phát từ quy định của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP so với Nghị định số 110/2005/NĐ-CP.

- Quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được quy định rõ ràng, cụ thể hơn so với Thông tư 19/2005/TT-BTM và Thông tư 25/2011/TT-BCT.

- Quy định cụ thể cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa Cục QLCT (Bộ Công Thương) với các Sở Công Thương trong công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

Điều 4 đến Điều 7 Thông tư quy định về thủ tục sửa đổi bổ sung, cấp lại, gia hạn và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Trong đó: trình tự thủ tục sửa đổi bổ sung và gia hạn giống thủ tục cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, chỉ khác nhau về hồ sơ do yêu cầu khác nhau của từng thủ tục; thủ tục cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được quy định đơn giản hơn do hồ sơ đơn giản, không mất nhiều thời gian thẩm định.

2. Các thủ tục liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp

Trên cơ sở quy định tại Nghị định số 42/2014/NĐ-CP, Thông tư quy định các nội dung, thủ tục liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp, bao gồm: thông báo tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp; chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp; thông báo hoạt động bán hàng đa cấp; thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo; đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp; chương trình đào tạo dành cho Đào tạo viên; chứng chỉ Đào tạo viên, Thẻ thành viên; báo cáo định kỳ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp đối với Bộ Công Thương và Sở Công Thương nơi doanh nghiệp có hoạt động bán hàng đa cấp.

So với Thông tư 19/2005/TT-BTM và Thông tư 25/2011/TT-BCT, Thông tư quy định nhiều thủ tục hơn, tất cả các

hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động bán hàng đa cấp đều phải thông báo/báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động bán hàng đa cấp. Điểm mới này xuất phát từ quy định mới tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP so với Nghị định 110/2005/NĐ-CP.

3. Các quy định liên quan đến ký quỹ

Ký quỹ là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Thông tư quy định các thủ tục chặt chẽ liên quan đến tiền ký quỹ, bao gồm: việc xác nhận nộp tiền ký quỹ, việc rút tiền ký quỹ, việc sử dụng tiền ký quỹ, việc giải quyết tiền ký quỹ đã ký quỹ theo Nghị định 110/2005/NĐ-CP.

So với Thông tư 19/2005/TT-BTM và Thông tư 25/2011/TT-BCT, Thông tư quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về quy trình ký quỹ tại ngân hàng, thủ tục rút tiền ký quỹ, thủ tục sử dụng tiền ký quỹ.

Tương ứng với các thủ tục nêu trên, Thông tư ban hành kèm theo các mẫu văn bản để đảm bảo thực hiện các thủ tục một cách thống nhất.

4. Quy định về Đào tạo viên bán hàng đa cấp

Một trong những điểm mới của Nghị định 42/2014/NĐ-CP là quy định về Đào tạo viên bán hàng đa cấp, theo đó, chỉ những người đã qua lớp đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp và được cấp Chứng chỉ đào tạo viên bán hàng đa cấp mới được phép thực hiện các hoạt động đào tạo cơ bản dành cho người tham gia bán hàng đa cấp. Trên cơ sở yêu cầu này của Nghị định 42/2014/NĐ-CP, Thông tư 24/2014/TT-BCT đã quy định cụ thể về các nội dung như chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo Đào tạo viên bán hàng đa cấp và trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Chứng chỉ đào tạo viên bán hàng đa cấp.

NGUyễN ĐứC MINH

gIớI THIệU THông TƯ 24/2014/TT-BCT qUy ĐỊnH CHI TIẾT THI HÀnH MỘT SỐ ĐIỀU CủA ngHỊ ĐỊnH SỐ 42/2014/nĐ-CP ngÀy 14 THáng 5 nĂM 2014 CủA CHínH PHủ VỀ qUẢn LÝ HoẠT ĐỘng Bán HÀng ĐA CẤP

TIN TỨC - SỰ KIỆN

20 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Quản lý bán hàng đa cấp

1. Pháp luật chống bán phá giá của Liên minh Châu âu (EU) và bộ máy tổ chức của cơ quan điều tra

Pháp Luật chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu ra đời năm 1968 và đã được sửa đổi và bổ sung nhiều lần chủ yếu nhằm đưa những nội dung mới của Hiệp định về thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (Hiệp định Chống bán phá giá 1994) vào luật của EU hiện nay, cụ thể là Quy định số 1225/2009 ngày 30 tháng 11 năm 2009 của Hội đồng EC về việc chống lại hàng hóa bán phá giá từ các nước không phải thành viên của Cộng đồng Châu Âu. Kể từ khi chính thức được pháp điển hóa vào năm 2009, cho đến nay Luật chống bán phá giá của EU đã được sửa đổi bổ sung 3 lần vào tháng 6 năm 2012, tháng 12 năm 2012 và lần gần đây nhất là tháng 1 năm 2014.

Luật chống bán phá giá EU áp dụng đối với tất cả các nước không phải là thành viên EU. Đối với các nước bị coi là chưa có nền kinh tế thị trường hoặc đang trong quá trình chuyển đổi, EU có thể áp dụng những điều khoản đặc biệt được quy định trong các hiệp định ký

giữa EU với các nước thứ 3.Pháp luật chống bán phá giá EU quy định 04 điều kiện cơ bản để áp dụng biện

pháp chống bán phá giá, đó là: (i) hàng hóa đang bị bán phá giá (giá bán thấp hơn giá trị thương mại thông thường); (ii) ngành sản xuất nội địa của EU sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng điều tra bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây thiệt hại đáng kể; (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất nội địa của EU; và (iv) đánh giá tác động thực tế của việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với lợi ích của cộng đồng (Union Interest).

Pháp luật chống bán phá giá của EU phân định trách nhiệm giữa Ủy ban Châu Âu (được hỗ trợ bởi một ủy ban tư vấn gồm các thành viên là đại diện từ các nước thành viên EU) và Hội đồng Châu Âu. Theo đó Ủy ban Châu Âu (Tổng vụ Thương mại) chịu trách nhiệm tiến hành điều tra chống bán phá giá, áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời, và ra quyết định có hay không chấm dứt vụ việc điều tra căn cứ theo một trong các trường hợp: (i) có thỏa thuận giá của nhà xuất khẩu nước ngoài; hoặc (ii) không có biên độ phá giá hoặc thiệt hại; hoặc (iii) các phân tích về lợi ích cộng đồng cho thấy việc áp dụng là không phù hợp (ngoại trừ trường hợp một thành viên của Ủy ban tư vấn phản đối). Hội đồng Châu Âu (EC) ban hành quyết định về việc có hay không áp dụng biện pháp chống bán phá giá căn cứ trên đề xuất của Ủy ban Châu Âu.

Trong trường hợp liên quan đến các nước có nền kinh tế phi thị trường (Trung Quốc, Việt Nam, Ukraine và Kazakhstan – trước đây bao gồm cả Nga, tuy nhiên tháng 11 năm 2002 EU đã chính thức công nhận Nga có nền kinh tế thị trường), Uỷ ban Châu Âu sẽ tìm một nước có những điều kiện tương tự với nước có nền kinh tế phi thị trường đó để xác định trị giá thông thường của mặt hàng đang bị điều tra.

Mặc dù vậy, các nhà xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vẫn có thể làm đơn xin được xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường (MET) nếu chứng minh được rằng họ hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường và không có sự can thiệp của nhà nước. Nếu đơn xin công nhận quy chế kinh tế thị trường được chấp nhận, giá trị

THựC TIỄn ĐIỀU TrA CHỐng Bán PHá gIá CủA CƠ qUAn ĐIỀU TrA ủy BAn CHÂU ÂU

Chuyên mụC

21ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

thông thường sẽ được tính toán trên cơ sở các thông tin về giá thành do nhà xuất khẩu cung cấp. Trong trường hợp đơn xin công nhận quy chế thị trường bị từ chối, các nhà xuất khẩu vẫn có thể tìm cách chứng minh họ hoạt động không có sự can thiệp của nhà nước đối với đến giá xuất khẩu và như vậy họ có quyền yêu cầu được đối xử riêng rẽ (IT) khi tính toán thuế chống bán phá giá.

Thời gian biểu và thủ tục điều tra chống bán phá giá như sau:Ngày thông báo điều tra chống bán phá đăng trên

Công báoCác việc phải làm

Trong thời gian 10 ngày Các nhà xuất khẩu bình luận về nước do EC chọn Trong thời gian 15 ngày Các nhà xuất khẩu đăng ký chọn mẫu và cung cấp

thông tin nêu trong thông báo tiến hành điều tra Không muộn quá 15 ngày Các doanh nghiệp không được nêu tên trong đơn

kiện, thông báo cho EC mối quan tâm của họ và yêu cầu gửi bộ các câu hỏi

Từ 15 đến 21 ngày Các nhà xuất khẩu gửi đơn xin công nhận quy chế kinh tế thị trường và yêu cầu được đối xử riêng rẽ

37 ngày kể từ ngày được thông báo nằm trong các doanh nghiệp được chọn làm mẫu

Các doanh nghiệp được chọn làm mẫu nộp bộ câu hỏi đã được hoàn tất và các hoạt động xuất khẩu của mình sang thị trường EU cho EC

Không muộn quá 9 tháng EC có thể áp đặt thuế chống bán phá giá tạm thời Trong vòng 15 tháng EC có thể kết thúc điều tra. EC cũng có thể chấm

dứt điều tra mà không áp đặt biện pháp chống bán phá giá hoặc áp đặt thuế chống bán phá cuối cùng hoặc kết thúc cuộc điều tra bằng việc chấp nhận cam kết giá của các doanh nghiệp thoả thuận xem xét lại chính sách giá của họ. Trong trường hợp bị áp thuế chống bán phá giá, thuế chống bán phá giá sẽ có hiệu lực 5 năm kể từ ngày áp thuế hoặc sau khi có kết luận xem xét lại các biện pháp chống bán phá giá. Thuế chống bán phá giá được tính toán theo thực tế phá giá hay biên độ phá giá.

2. Một số vấn đề thực tiễn trong điều tra chống bán phá giá của ECa. Trình tự thủ tục điều traKhác với thực tiễn điều tra của đa phần các cơ quan điều tra của các nước trên

thế giới như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Australia…, giai đoạn điều tra sơ bộ của EU được kéo dài trong vòng 9 tháng. Trong giai đoạn điều tra sơ bộ này, sau khi EC tiến hành gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên có liên quan để thu thập thông tin làm cơ sở tính toán biên độ phá giá, ngay sau đó EC tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với các doanh nghiệp có liên quan (các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài, các nhà sản xuất nội địa EU và các nhà nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra). Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa thông lệ của EU với các nước khác.

Đối với các nước khác, sau khi thu thập thông tin từ các bản trả lời câu hỏi của các bên liên quan, cơ quan điều tra sẽ tiến hành phân tích, tính toán biên độ phá giá sơ bộ, xác định thiệt hại và mối quan hệ nhân quả làm cơ sở để đưa ra quyết định sơ bộ cũng như xác định mức thuế chống bán phá giá tạm thời để áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu trong giai đoạn điều tra. Sau đó, các nước này mới tiến hành thẩm tra tại chỗ để xác minh lại thông tin, dữ liệu đã thu thập được làm cơ sở cho việc ban hành kết luận cuối cùng.

Ngược lại, đối với EU, như đã nêu trên, sau khi hoàn thành thu thập thông tin từ các bên tại các bản trả lời câu hỏi điều tra, EC tiến hành thẩm tra tại chỗ để xác minh lại tính chính xác của các thông tin họ vừa thu thập được, căn cứ trên thông tin đã thu thập và xác minh trong quá trình thẩm tra, EC sẽ tiến hành tính toán biện độ phá giá tạm thời cũng như xác định mức độ thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa làm cơ sở đề xuất biện pháp chống bán phá giá tạm thời. Căn cứ theo đó, Hội đồng Châu Âu sẽ quyết định có hay không áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời. Trong khoảng thời gian giữa quyết định sơ bộ và quyết định cuối cùng (tối đa 6 tháng), EC chỉ thu thập thêm các bình luận của các bên liên quan về quyết định sơ

bộ, căn cứ theo đó để xác định biện độ phá giá chính thức.

Theo quan điểm của EU, đây là sự tiến bộ trong pháp luật chống bán phá giá của EU so với các nước khác với lý do rằng, thông lệ này của EU đảm bảo được một nguyên tắc quan trọng của WTO là tính minh bạch và khả năng dự đoán được trong pháp luật cũng như thông lệ của EU. Thông thường nếu theo thông lệ của các nước khác, biên độ phá giá sơ bộ và cuối cùng thường tạo ra sự chênh lệch khá lớn, sẽ gây bất ngờ, shock và sự lo lắng của các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài. Tuy nhiên theo thông lệ của EU, biên độ phá giá sơ bộ và cuối cùng sẽ không có sự chênh lệch lớn, thậm chí là không thay đổi nhiều.

b. Nguyên tắc thuế thấp hơn (Lesser Duty rule)

Một điểm khác biệt nữa trong thông lệ điều tra chống bán phá giá của EU đó là phương pháp thuế thấp hơn mà EU áp dụng trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá. Theo nguyên tắc thuế thấp hơn (lesser duty), nếu biên độ thiệt hại thấp hơn biên độ phá giá thì thuế suất chống bán phá giá cho nhà xuất khẩu liên quan sẽ bằng biên độ thiệt hại. Ngược lại, nếu biên độ phá giá thấp hơn biên độ thiệt hại thì thuế suất chống bán phá giá sẽ bằng biên độ phá giá. Vì vậy, biên độ thiệt hại nếu thấp hơn biên độ phá giá sẽ rất có lợi cho nhà xuất khẩu nước ngoài là bị đơn trong vụ điều tra chống bán phá giá. Trường hợp biên độ thiệt hại cao hơn biên độ phá giá thì nhà xuất khẩu nước ngoài cũng sẽ chỉ bị áp dụng mức thuế ở mức của biên độ phá giá mà thôi. Vì vậy, biên độ thiệt hại được xem là một cứu cánh của nhà xuất khẩu liên quan, đặc biệt khi biên độ phá giá bị xác định ở mức cao. Cơ sở mà EU áp dụng nguyên tắc thuế thấp hơn là khi mức độ thiệt hại mà ngành sản xuất nội địa EU phải chịu thấp hơn biên độ phá giá, khi đó, chỉ cần áp dụng biên độ thiệt hại là đã đủ ngăn chặn được thiệt hại mà ngành sản xuất nội địa EU phải chịu do hàng hóa bán phá giá.

Nguyên tắc thuế thấp hơn này về cơ bản sẽ dẫn đến biên độ phá giá thấp hơn. Để minh họa cho điều này, đồ thị dưới cho thấy mức chênh lệch về biên độ áp dụng giữa 3 nước: EU, Hoa Kỳ và Canada trong giai đoạn 2000 – 2013. Có thể thấy trong giai đoạn này, mức thuế chống bán phá giá bình quân của EU thấp hơn nhiều so với của Canada và Hoa Kỳ. Mức thuế này tương đối ổn định trong cả giai đoạn xem xét và có xu hướng giảm

TIN TỨC - SỰ KIỆN

22 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

trong thời gian gần đây. Mức thuế xuất bình quân trong cả giai đoạn xem xét của EU là 30%, trong khi của Hoa Kỳ là 70% và của Canada là khoảng 47%. Hơn nữa, theo thống kê từ WTO, mức thuế suất cao nhất mà EU từng áp dụng là 98.6% (áp dụng cho hai vụ việc đối với hàng hóa xuất khẩu từ Nhật Bản), trong khi đó mức thuế suất cao nhất mà Hoa Kỳ và Canada từng áp dụng lần lượt là 386% và 226% đối với sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc.

Bảng: So sánh mức thuế chống bán phá giá trung bình của EU, Hoa Kỳ và Canada trong giai đoạn 2000 – 2013

(Nguồn: Tổng hợp từ WTO và Cổng thông tin thuế chống bán phá giá World Bank)

Chính vì vậy, khác với những trường hợp không áp dụng nguyên tắc này (ví dụ Hoa Kỳ) nơi doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc tính toán biên độ phá giá (làm sao để có biên độ phá giá thấp nhất có thể), ở EU, doanh nghiệp còn cần quan tâm đến việc chứng minh biên độ thiệt hại thấp nhất có thể. Nếu làm được việc này, cơ hội đạt được mức thuế suất thấp (nếu bị áp thuế) hoặc thoát khỏi vụ kiện hoàn toàn (không bị áp thuế) đối với doanh nghiệp sẽ tăng gấp đôi.

c. Lợi ích Cộng đồng (Public Interest)

Xét về mặt lý thuyết, đây là một đặc điểm rất thú vị trong pháp luật chống bán phá giá của EU. Vấn đề lợi ích cộng đồng được quy định một cách rõ ràng tại điều 21 của pháp luật chống bán phá giá EU, theo đó quy định rằng, trước khi quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Ủy ban Châu Âu và Hội đồng Châu Âu phải xác định rằng không có bất cứ lý do đáng kể nào phản đối việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cụ thể là những bất lợi gây ra do việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số bên có lợi ích liên quan (ngành công nghiệp hạ nguồn, người tiêu dùng…) lớn hơn những ích lợi mà biện pháp chống bán phá giá mang lại cho ngành sản xuất nội địa của EU. Đây là một điều khoản bổ sung mang tính tiến bộ trong pháp luật chống bán phá giá của EU so với WTO, theo đó cơ quan điều tra đã vận dụng cả yếu tố cạnh tranh trong việc đánh giá mức

độ tác động giữa hàng hóa bán phá giá và lợi ích của cộng đồng trong bối cảnh đó.

Một ví dụ điển hình về việc phân tích lợi ích cộng đồng là vụ việc EU điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm túi xách tay nhập khẩu từ Trung Quốc. Cơ quan điều tra đã xác định được rằng túi xách tay từ Trung Quốc đã bán phá giá với biên độ lên tới 151%; trong giai đoạn xem xét thiệt hại, lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 47% và thị phần của sản phẩm túi xách tay của Trung Quốc tăng từ 73% lên 81%. Biên độ thiệt hại mà cơ quan điều tra xác định được do hàng hóa Trung Quốc bán phá giá là 27%. Ngành sản xuất nội địa của EU cũng có những chỉ số cho thấy mức độ thiệt hại rõ ràng với tỷ lệ cắt giảm nhân công lên tới 25%, lợi nhuận giảm từ 5.9% xuống còn 1.3%. Mặt khác, khi xem xét đến vấn đề lợi ích cộng đồng, Cơ quan điều tra đã gửi bản câu hỏi đến hơn 300 doanh nghiệp (hầu hết là các nhà nhập khẩu, công ty thương mại, các cửa hàng bán lẻ trên toàn lãnh thổ Châu Âu) và cơ quan điều tra đã nhận thấy rằng việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá sẽ không giúp cải thiện được vấn đề nhân công; tác động bất lợi của việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các nhà nhập khẩu, công ty thương mại sẽ lớn hơn nhiều so với lợi ích mang lại cho ngành sản xuất nội địa EU và việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, trong ngắn hạn, sẽ gây thiếu hụt nguồn cung sản phẩm và hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng. Với lý do đó, Cơ quan điều tra đã quyết định không áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm túi xách nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tóm lại, một mặt EU được coi là nước rất tích cực trong việc sử dụng công cụ chống bán phá giá nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước, chính sách này của EU bị nhiều nước lên án do tính chất bảo hộ, tuy nhiên, xét về mặt tích cực thì pháp luật chống bán phá giá của EU lại có nhiều điểm mở và tiến bộ hơn so với pháp luật chống bán phá giá của nhiều nước. Điều này giúp tạo ra sự cân bằng đáng kể trong việc áp dụng pháp luật chống bán phá giá của EU.

THÁI NINH(Phòng điều tra các vụ việc phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong

nước)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

23ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Trong những năm trở lại đây, song song với sự tự do hóa thương mại toàn cầu, các biện pháp phòng vệ

thương mại ngày càng được sử dụng thường xuyên hơn nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nước trước sức cạnh tranh ngày càng lớn và gay gắt của hàng hóa nhập khẩu đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Các quốc gia Đông Nam Á, những nền kinh tế non trẻ với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, cũng không nằm ngoài xu thế này và đang ngày càng gia tăng việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đi liền với quá trình tự do hóa thương mại.

1. Tổng quan về thực tiễn điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ

THựC TIỄn áP dụng CáC BIện PHáP PHÒng Vệ THƯƠng MẠI Ở CáC qUỐC gIA Đông nAM á

thương mại ở các quốc gia Đông Nam Á Ngay từ những ngày GATT 1994

bắt đầu có hiệu lực, các quốc gia Đông Nam Á đã sử dụng các biện pháp chống bán phá giá như một công cụ phòng vệ thương mại hữu hiệu để hỗ trợ ngành sản xuất trong nước chống lại hành vị cạnh tranh không lành mạnh của hàng xuất khẩu. Trong khi đó, biện pháp tự vệ mới bắt đầu được các quốc gia sử dụng sau đó 5 năm nhằm ngăn chặn sự tăng đột biến về nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của khu vực.

Mặc dù số lượng biện pháp chống bán phá giá và tự vệ đều tăng về số lượng, mở rộng về ngành/lĩnh vực bị điều tra, áp dụng thì biện pháp phòng vệ thương mại còn lại được WTO cho phép - biện pháp chống trợ cấp lại chưa từng được

các quốc gia này sử dụng trong lịch sử. 1.1.Số liệu và xu hướng sử dụng

các biện pháp chống bán phá giáTính từ năm 1995 đến hết năm 2013,

số vụ mà các nước Đông Nam Á khởi xướng điều tra chống bán phá giá là 252 vụ, số biện pháp chống bán phá giá được áp dụng là 141. Bảng 1 dưới đây cho thấy hai con số này luôn có xu hướng tăng cao trong mỗi đợt suy thoái kinh tế( giai đoạn 1996 - 1999 và giai đoạn từ 2011 đến nay) đồng thời cũng thể hiện sự khác nhau về số lượng biện pháp được sử dụng giữa các quốc gia trong khu vực. Trong khi Indonesia đã có kinh nghiệm với 110 biện pháp chống bán phá giá thì Việt Nam đang trong giai đoạn điều tra vụ kiện đầu tiên .

Bảng 1: Các biện pháp chống bán phá giá được thực hiện bởi các quốc gia Đông Nam Á

Nước/Năm 1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng

Malaysia 3 2 8 1 2 0 1 5 6 3 4 8 0 0 0 0 0 11 8 62

Philippines 1 1 2 3 6 2 0 1 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 19

Indonesia 0 11 5 8 8 3 4 4 12 5 0 5 1 7 7 3 6 7 14 110

Thái Lan 0 1 3 0 0 0 3 21 3 3 0 3 2 1 1 2 13 5 0 61

Tổng 4 15 18 12 16 5 8 31 22 11 4 16 3 8 9 5 19 12 23 252(Tổng hợp từ http://www.wto.org/english/tratop_e/adp_e/adp_e.htm, xem ngày 12/6/2014)

Các biện pháp chống bán phá giá được các quốc gia Đông Nam Á sử dụng chiếm 85,42% trong tổng số các biện pháp phòng vệ thương mại trong khi các biện pháp tự vệ được sử dụng chỉ chiếm 14,58%.

1.2. Số liệu và xu hướng sử dụng các biện pháp tự vệ

Biện pháp tự vệ là một biện pháp đòi hỏi các quốc gia sử dụng nó phải đền

bù hoặc cho phép các quốc gia mục tiêu sử dụng các biện pháp trả đũa. Chính vì thế, so với các biện pháp chống bán phá giá, tự vệ không được coi là biện pháp ưu việt mà chỉ đóng vai trò là biện pháp tức thời khi nền sản xuất trong nước cần được bảo vệ.

Theo thống kê, số lượng các biện pháp tự vệ được áp dụng luôn ít hơn số lượng các biện pháp chống bán phá giá.

Tuy nhiên, các biện pháp tự vệ cũng có xu hướng tăng cao trong mỗi đợt suy thoái kinh tế khi thị trường đầu ra bị thắt chặt. Indonesia vẫn là quốc gia có số lượng biện pháp tự vệ dẫn đầu trong khu vực với 25 vụ việc điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ trong vòng 10 năm (từ 2004 - 2014).

TIN TỨC - SỰ KIỆN

24 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Trong khi xu hướng chung của các quốc gia là sử dụng những biện pháp chống bán phá giá thay vì sử dụng đến biện pháp tự vệ thì Việt Nam đã sử dụng biện pháp tự vệ hai lần trước khi bắt đầu khởi xướng điều tra vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên.

1.3. Ngành/ lĩnh vực điều tra

Bảng 2: Các biện pháp tự vệ được thực hiện bởi các quốc gia Đông Nam Á

Nước/Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng

Malaysia 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1

Indonesia 0 0 0 1 1 1 0 2 0 7 4 7 0 2 25

Philippines 3 0 3 0 0 1 0 1 1 0 0 0 2 0 11

Thái Lan 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 2 0 1 4

Việt Nam 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 2

Tổng 3 0 3 1 1 2 0 3 2 8 5 10 2 3 43(Tổng hợp từ http://www.wto.org/english/tratop_e/safeg_e/safeg_e.htm, xem ngày 12/6/2014)

Bảng dưới đây minh họa một cách rõ ràng về xu hướng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trong các ngành công nghiệp đầu vào, đặc biệt là ngành sắt thép chiếm đến 45% trên tổng số các biện pháp. Dược phẩm và các chế phẩm liên quan cũng là ngành có nguy cơ cao phải chịu những biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng bởi các quốc gia này. Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia Đông Nam Á thuộc những ngành chiếm tỉ lệ cao theo bảng dưới đây cần đặc biệt chú ý tới nguy cơ bị sử dụng các biện pháp này để có những phương án đối phó phù hợp nhất.

Bảng 3 và bảng 4 dưới đây cho thấy các ngành/lĩnh vực mà các quốc gia Đông Nam Á áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất trong giai đoạn từ 1995 đến nay là ngành sắt và thép, chiếm 73 vụ, tiếp đó là đến các ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu đầu vào khác như ngành bột giấy, ngành dệt

may…Khi các quốc gia Đông Nam Á

thường xuyên sử dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm sắt và thép thì sản phẩm từ các kim loại quý nhập khẩu vào các quốc gia này lại là đối tượng của biện pháp tự vệ.

Bảng 3: Biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng bởi các quốc gia Đông Nam Á theo ngành

Độn

g vậ

t sốn

g(1

)

Các

sản

phẩm

thực

vật

(2

)

Mỡ

động

/thực

vật

(3)

Thực

phẩ

m c

hế b

iến;

đồ

uống

; thu

ốc lá

(4)

Kho

áng

sản

(5)

Dượ

c ph

ẩm(6

)

Plas

tic v

à ca

o su

(7)

Bột

giấ

y và

các

sản

phẩm

sợi x

enlu

lo k

hác

(8)

Ngu

yên

liệu

dệt v

à sả

n ph

ẩm d

ệt(9

)

Sản

phẩm

bằng

đá,

th

ạch

cao,

xi m

ăng

(10)

Đá,

ngọ

c tr

ai v

à cá

c ki

m lo

ại q

uý(1

1)

Sắt v

à th

ép(1

2)

Các

ngà

nh k

hác

(13)

Chống bán phá giá

0 4 0 0 0 16 14 17 6 9 0 73 3

Tự vệ 1 1 1 1 1 0 1 1 3 6 9 0 0Tổng 1 5 1 1 1 16 15 18 9 15 9 73 3

(Tổng hợp từ WTO)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

25ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

2. Đánh giá tình hình thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại

Trong số 10 thành viên ASEAN, chỉ phân nửa số này sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Số còn lại chưa từng sử dụng hoặc thậm chí chưa ban hành pháp luật về phòng vệ thương mại. Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã ban hành Luật phòng vệ thương mại sớm trong nỗ lực ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO.

Malaysia, Indonesia và Thái Lan là những quốc gia đi đầu trong sử dụng các biện pháp này với tần suất sử dụng lớn. Indonesia sử dụng trung bình áp dụng 6 biện pháp chống bán phá giá mỗi năm trong khi con số này của Malaysia và Thái Lan là 3 biện pháp.

Tuy nhiên, các quốc gia này cũng là các quốc gia mục tiêu của các biện pháp phòng vệ thương mại do Mỹ, EU và các nước khác điều tra, áp dụng. Trong giai đoạn từ 1995 - 2013, Indonesia và Malaysia đã bị áp dụng số biện pháp chống bán phá giá tương đương số biện pháp mà hai nước này đã sử dụng (Indonesia với 110, Malaysia với 68 biện pháp). Hàng hóa xuất khẩu từ Thái Lan, cùng lúc đó, đã bị áp dụng số biện pháp gấp đôi số biện pháp chống bán phá giá nước này sử dụng (121 biện pháp bị áp dụng so với 62 biện pháp đã sử dụng).

Singapore, quốc gia ủng hộ thương mại tự do lý tưởng, chỉ áp dụng biện pháp chống bán phá giá hai lần trong lịch sử, vào năm 1995 đối với sản phẩm ngành kim loại cơ bản. Các biện pháp này cũng đã hết hiệu lực vào năm 2003.

Đối với Việt Nam, quốc gia đã bắt đầu ban hành luật phòng vệ thương mại từ năm 2002 nhưng chỉ mới bắt đầu vụ việc đầu tiên về điều tra tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm kính nổi vào năm 2009. Tuy nhiên, sau quá trình điều tra, Cục Quản lý Cạnh tranh đã kết luận rằng sự gia tăng nhập khẩu không phải nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước; vì vậy, việc áp dụng các biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm kính nổi nhập khẩu là không phù hợp.

Đến nay, Việt Nam chỉ đang dừng lại ở vụ việc thứ ba, cũng là vụ việc đầu tiên về điều tra chống bán phá giá trong khi đã trở thành quốc gia mục tiêu của 28 biện pháp chống bán phá giá. Vì vậy, trong thời gian tới, số biện pháp phòng vệ thương mại mà Việt Nam sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng mạnh là điều có thể dự đoán trước.

Vì những lý do khác nhau nhưng chủ yếu là do sự phát triển về kinh tế - xã hội và chế độ chính trị, các quốc gia còn lại trong cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á chưa từng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hoặc thậm chí chưa từng ban hành những quy phạm pháp luật về lĩnh vực này. Thực tiễn việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ở khu vực Đông Nam Á cho thấy các quốc gia này sẽ ngày càng gia tăng áp dụng các biện pháp này trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. Nếu như ở những năm trước kia, các quốc gia Đông Nam Á chỉ sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp đầu vào, thì nay, hàng hóa thuộc các nhóm ngành đầu ra như máy móc, thiết bị cũng đang trở thành mục tiêu của các biện pháp này.

3. Một vài nhận xétQuá trình hội nhập kinh tế luôn tạo

nên những thách thức lớn cho các nhà sản xuất trong nước. Trong bối cảnh đó, các biện pháp phòng vệ thương mại trở thành công cụ hữu ích của các quốc gia nhằm đảm bảo tính công bằng và tạo điều kiện cho nền sản xuất trong nước thích ứng kịp với môi trường cạnh tranh gay gắt của thị trường tự do. Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng gây nên những tác động tiêu cực mà Chính phủ các nước cũng như doanh nghiệp sản xuất cần cân nhắc trước khi tiến hành một vụ kiện phòng vệ thương mại. Do trở thành mục tiêu của nhau khi áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, các quốc gia Đông Nam Á đã vô hình chung ngăn chặn quá trình tự do hóa thương mại khu vực, làm mất đi tinh thần của văn bản thành lập WTO cũng như Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN.

Khi ký kết Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN, các quốc gia Đông Nam Á đã cam kết dành cho nhau những mức thuế suất ưu đãi nhưng sau khi sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, chính các quốc gia đã tự xóa bỏ những nỗ lực của chính mình. Hơn ai hết, đối tượng sau cùng chịu nhiều tác động tiêu cực của các biện pháp này là người tiêu dùng tại những nước bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại khi phải gánh chịu mức giá cao hơn. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phải đi liền với quá trình minh bạch hóa thực tiễn điều tra và hoàn thiện các quy chế pháp lý để tránh tình trạng lạm dụng các biện pháp này để bảo hộ nền sản xuất trong nước, đi ngược lại với quá trình tự do hóa thương mại.

Tuy nhiên, trước nguy cơ hàng hóa nhập khẩu gây thiệt hại đến ngành sản xuát nội địa, chính phủ các nước cần tích cực hoàn thiện cơ chế pháp lý và nâng cao khả năng thực tiễn áp dụng các biện pháp. Đông Nam Á là một thị trường mới, chỉ vừa bắt đầu hội nhập sâu rộng với thế giới từ vài thập kỷ trở lại đây với kinh nghiệm non trẻ trong lĩnh vực phòng vệ thương mại. Mặc dù vậy, tốc độ gia tăng tần suất và quy mô cũng như tính xác đáng các vụ việc điều tra, áp dụng thuế phòng vệ thương mại của Indonesia, Malaysia và Thái Lan, mới đây là Việt Nam đã cho thấy Chính phủ cùng doanh nghiệp sản xuất trong nước của các nước này đã sẵn sàng trong việc sử dụng các biện pháp này hiệu quả hơn.

BùI yêN THƯ

TIN TỨC - SỰ KIỆN

26 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Ngày 17 & 18 tháng 07 năm 2014, trong khuôn khổ hoạt động hợp tác của Hiệp định thương mại

tự do giữa ASEAN, Úc và Newzealand (AANZFTA), Bộ Tư pháp Philippines và Ban thư ký ASEAN đã phối hợp tổ chức Hội nghị cạnh tranh ASEAN (ACC) lần thứ 4 với chủ đề “Xây dựng nền tảng thực thi hiệu quả luật và chính sách cạnh tranh trong khu vực”.

Hội thảo đã quy tụ sự tham gia của chuyên gia cạnh tranh đến từ các nước trong khu vực ASEAN, Úc, Newzealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU, và các tổ chức quốc tế khác như UNCTAD và OECD. Hội thảo năm nay hướng đến mục tiêu xây dựng cơ chế chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa các nước ASEAN trong quá trình hoàn thiện việc thực thi luật cạnh tranh và các luật liên quan, đồng

HỘI ngHỊ CẠnH TrAnH ASEAn (ACC) LẦn THứ 4: xÂy dựng nỀn TẢng THựC THI HIệU

qUẢ LUẬT VÀ CHínH SáCH CẠnH TrAnHthời xây dựng chính sách cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh khoảng cách phát triển của các nước ASEAN tương đối lớn.

Nổi bật tại Hội nghị, các chuyên gia trong lĩnh vực cạnh tranh đã chia sẻ kinh nghiệm về hoạch định chiến lược đối với khu vực công và khu vực doanh nghiệp. Đối với nhóm cơ quan điều tiết ngành, đại diện của các cơ quan cạnh tranh phát triển như Singapore, Nhật Bản, Mỹ và Úc đã trình bày các cách tiếp cận mới nhằm tăng cường quan hệ hợp tác trong quá trình thực thi Luật và chính sách cạnh tranh. Đối với nhóm doanh nghiệp, đại diện của một số công ty Luật cũng như cộng đồng doanh nghiệp đã cập nhật về các hành vi phản cạnh tranh trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế thế giới cũng như chia sẻ khó khăn trong quá trình điều chỉnh hoạt động kinh doanh

đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Cạnh tranh.

Đại diện của cơ quan cạnh tranh Việt Nam – Cục QLCT đã tham gia trình bày tại hai phiên của Hội nghị về chia sẻ kinh nghiệm thực thi Luật Cạnh tranh tại các nước ASEAN và đóng góp ý tưởng về phương hướng phát triển sắp tới cho Nhóm chuyên gia về cạnh tranh ASEAN (AEGC) sau năm 2015.

Hội nghị cạnh tranh ASEAN được tổ chức thường niên và luân phiên tại các nước thành viên ASEAN. Dự kiến Hội nghị lần thứ 5 sẽ được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2015.

(Phòng HTQT)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

27ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

Câu hỏi 1: Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp?

Trả lời:Theo Nghị định số 42/2014/NĐ-

CP của Chính phủ ngày 14 tháng 5 năm 2014 thay thế Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp thì những hành vi sau sẽ bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp:

1. Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

b) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

c) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền dưới

bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình;

d) Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới của người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào;

đ) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;

e) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;

g) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải tuyển dụng mới hoặc gia hạn hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với một số lượng nhất định người tham gia bán hàng đa cấp để được quyền hưởng hoa hồng, tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác;

h) Yêu cầu người tham gia hội nghị,

hội thảo, khóa đào tạo về một trong các nội dung quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định này phải trả tiền hoặc phí dưới bất kỳ hình thức nào, trừ chi phí hợp lý để mua tài liệu đào tạo;

i) Ép buộc người tham gia bán hàng đa cấp phải tham gia các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không được quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định này;

k) Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không được quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định này phải trả tiền hoặc phí cao hơn mức chi phí hợp lý để thực hiện hoạt động đó;

l) Thu phí cấp, đổi thẻ thành viên theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 21 Nghị định này dưới bất kỳ hình thức nào;

m) Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 26 Nghị

HỎI - ĐÁP

28 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

định này;n) Cản trở người tham gia bán hàng

đa cấp trả lại hàng hóa theo quy định tại Điều 26 Nghị định này;

o) Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, về tính chất, công dụng của hàng hóa, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;

p) Duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;

q) Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp;

r) Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp;

s) Yêu cầu, xúi giục người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện hành vi bị cấm được quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Cấm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải trả một khoản tiền nhất định, nộp tiền đặt cọc hoặc phải mua một lượng hàng hóa nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

b) Cung cấp thông tin sai lệch hoặc

gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính chất, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;

c) Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng, hội thảo giới thiệu sản phẩm, đào tạo mà không được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;

d) Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêu cầu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Câu hỏi 2: Trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp là gồm những gì?

Trả lời:Theo Nghị định số 42/2014/NĐ-CP

của Chính phủ ngày 14 tháng 5 năm 2014, trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp gồm:

1. Công bố công khai tại trụ sở và cung cấp cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp các tài liệu liên quan tới hoạt động và hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp.

2. Thường xuyên giám sát hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để bảo đảm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện đúng Quy tắc hoạt động, Chương trình trả thưởng của doanh nghiệp.

3. Chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng đa cấp của người tham gia bán hàng đa cấp trong những trường hợp sau:

a) Được thực hiện tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Được thực hiện bên ngoài trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp hoạt động đó không liên quan đến doanh nghiệp.

4. Bảo đảm tính trung thực và độ chính xác của các thông tin cung cấp cho người tham gia bán hàng đa cấp.

5. Bảo đảm chất lượng và các dịch vụ bảo hành, hậu mãi (nếu có) cho hàng hóa được bán theo phương thức đa cấp.

6. Giải quyết các khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp và người tiêu dùng.

7. Khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp.

8. Quản lý người tham gia bán hàng đa cấp qua hệ thống Thẻ thành viên theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

9. Thông báo cho người tham gia bán hàng đa cấp những hàng hóa thuộc diện không được doanh nghiệp mua lại trước khi người đó tiến hành mua hàng.

10. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 3: Trách nhiệm của của người tham gia bán hàng đa cấp gồm những gì?

Trả lời:Theo Nghị định số 42/2014/NĐ-CP

của Chính phủ ngày 14 tháng 5 năm 2014, người tham gia bán hàng đa cấp có những trách nhiệm như sau:

1. Xuất trình Thẻ thành viên trước khi giới thiệu hàng hóa hoặc tiếp thị bán hàng.

2. Cung cấp đầy đủ những thông tin về doanh nghiệp và hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp khi bảo trợ một người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.

3. Thông tin trung thực, chính xác về hàng hóa được chào bán.

4. Tuân thủ quy định trong Quy tắc hoạt động, Chương trình trả thưởng của doanh nghiệp.

5. Trường hợp không tuân thủ các quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này và Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này và gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc người tham gia bán hàng đa cấp khác, người tham gia bán hàng đa cấp có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra theo quy định của pháp luật.

6. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

AN BÌNH (TổNG HợP)

HỎI - ĐÁP

29ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

(5) Kháng cáo (Appeal) Khi Ban Hội thẩm gửi báo cáo cuối cùng cho các bên, các bên có thể kháng

cáo về các vấn đề pháp lý trong báo cáo này lên Cơ quan phúc thẩm AB (2/3 số vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO đi tới bước này).

Các thủ tục tố tụng theo năm, giai đoạn 1995 - 2014

Nguồn: WTO1

Năm 2013 là một năm tương đối bình lặng với chỉ có duy nhất 1 Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được thông qua. Nhưng nếu nhìn vào số lượng các Ban Hội thẩm đã được thành lập và đã xác định được thành phần trong năm 2013, không khó để có thể dự đoán số lượng các kháng cáo trong năm 2014 sẽ tăng rất nhanh sau khi Ban Hội thẩm trong các vụ việc này ra báo cáo cuối cùng.

Thêm vào đó, nhân sự sẽ tiếp tục là một vấn đề nan giải đối với Cơ quan Phúc thẩm trong năm 2014. AB gồm 7 thành viên do DSB bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm (có thể được bầu lại 1 lần), việc xét xử phúc thẩm trong từng vụ việc chỉ do 3 thành viên AB thực hiện một cách độc lập. Hiện tại một thành viên trong AB đã nghỉ hưu, và DSB sẽ phải nhanh chóng nỗ lực tìm người thay thế nhằm đảm bảo AB hoạt động hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, với sự gia tăng của các vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO, cả Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm và Ban Thư ký đều phải chịu áp lực lớn về mặt thời gian ra báo cáo và chất lượng của báo cáo. Cơ quan Phúc thẩm phải ra báo cáo trong vòng 90 ngày và ngày càng có nhiều quan ngại về khả năng đáp ứng được yêu cầu về thời hạn này của AB cũng như của toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp. Cần phải có thêm nguồn lực cho hệ thống giải quyết tranh chấp cũng như có thay đổi về thủ tục để đảm bảo sự chắc chắn trong việc quản lý các vụ việc.

(6) Giai đoạn thực thi (Compliance)Khi Báo cáo của Ban Hội thẩm hoặc trong trường hợp có kháng án là Báo cáo

của Cơ quan Phúc thẩm được DSB thông qua, vụ việc tranh chấp tiến tới giai đoạn thực thi của các bên dưới sự giám sát của DSB.

Trong một vụ việc tranh chấp liên quan đến thuốc lá, có một vấn đề đặc biệt thu hút sự chú ý của DSB trong giai đoạn này là vấn đề “trình tự” (sequencing), vốn được cho là đã được giải quyết thông qua “Các hiệp định về trình tự”. Vấn đề này đã được các bên thứ 3 đưa ra DSB khi các bên này bị loại khỏi việc tham gia thủ tục trọng tài theo Điều 22.6 liên quan đến mức độ nhượng bộ- thủ tục này thường sẽ dẫn đến các kết luận về thực thi. Vấn đề này liên quan đến việc khi có bất đồng trong việc thực thi các khuyến nghị của DSB, thủ tục nào sẽ được ưu tiên thực hiện hơn: tiến hành thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp (Điều 21.5 DSU); hay áp dụng biện pháp tạm hoãn thi hành nhượng bộ (Điều 22.2 DSU). Dù có nhiều quan điểm khác nhau về tính chất, mức độ nghiêm trọng của vấn đề về trình tự, tất cả đều đặc biệt

1 WTO Dispute Settlement: Proceedings by year

quan tâm tới những hệ quả mang tính hệ thống có thể xảy ra nếu vấn đề này không sớm được giải quyết một cách triệt để.

(7) Giám sát (Surveillance)Một trong những chức năng quan

trọng nhất của DSB là giám sát đa phương việc thực thi các phán quyết và khuyến nghị của DSB. Việc giám sát đa phương đối với việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị của DSB là một trong những đặc điểm riêng của cơ chế giải quyết tranh chấp này nhằm khuyến khích việc tuân thủ dựa trên tinh thần tích cực, và nếu không tuân thủ thì sẽ bị đưa ra trước các Thành viên khác, nhưng vẫn đi liền với việc kêu gọi tìm giải pháp chung giữa các bên.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngài Chủ tịch DSB Jonathan T. Fried, việc thực hiện chức năng này của DSB còn yếu kém và là một phần trong sự yếu kém cơ bản về thể chế của DSB khi thực hiện chức năng “quản lý” của mình. Trong mỗi giai đoạn trong quy trình giải quyết vụ việc tranh chấp đã nêu ở trên đều có những vấn đề mang tính hệ thống phát sinh mà đáng lẽ đã có thể giải quyết nếu có hành động quyết liệt hơn của DSB. Trong hầu hết các giai đoạn, DSB đã không thể hoặc là không sẵn sàng đưa ra giải pháp cho các vấn đề cụ thể. Nếu quy định cho phép hành động tự động thì DSB hành động rất nhanh và không có sai sót. Tuy nhiên, nếu những vấn đề mà DSU không điều chỉnh, DSB chỉ khuyến khích các cuộc tranh luận, sau đó chỉ “ghi nhận các vấn đề”, rồi đẩy các vấn đề đó sang cho một diễn đàn khác tìm giải pháp.

Vấn đề đặt ra là DSB có thể làm gì, kể cả dưới hình thức không chính thức, để khuyến khích hơn nữa việc tranh luận và việc hình thành các giải pháp cho các vấn đề mang tính hệ thống này. Ví dụ như, có thể tăng cường sự tương tác giữa DSB và DSB trong các phiên họp đặc biệt, bởi nếu DSB trong các phiên họp đặc biệt có thể đưa ra lộ trình cụ thể cho các chương trình nghị sự chính về các vấn đề tồn tại đã lâu, cơ quan này cũng có thể xem xét các vấn đề hiện đang tồn tại nhằm mục đích gợi ý các giải pháp cho DSB.

(xem tiếp trang 30)

TÌnH HÌnH THựC THI CƠ CHẾ gIẢI qUyẾT TrAnH CHẤP CủA WTo nĂM 2013 (TIẾP THEo Kỳ TrƯớC)

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Hoạt động: Tổ chức Đoàn công tác của Cục và các cơ quan liên quan sang học tập kinh nghiệm về BVNTD.

Thời gian: 21 - 30/9Nội dung: Đoàn công tác sẽ tìm hiểu về một

số nội dung như sau: - Hệ thống tư vấn, giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng. - Hệ thống lấy người tiêu dùng làm trung tâm. - Hoạt động kiểm soát hợp đồng theo mẫu.

Thành phần/Dự án: Đại diện Cục, Sở Công Thương một số tỉnh và các đơn vị có liên quan khác.

Địa điểm: Hàn Quốc

Hoạt động: Tổ chức 3 hội thảo tuyên truyền về cạnh tranh trong một thị trường cụ thể

Thời gian: Cuối tháng 9Nội dung:- Thực trạng cạnh tranh trong thị trường cụ

thể được chọn.- Vai trò và sự phối hợp của các cơ quan

quản lý nhà nước đối với môi trường cạnh tranh của thị trường được chọn - Những giải pháp để làm lành mạnh hóa môi trường cạnh tranh.

Thành phần/Dự án: Đại diện Cục, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, Hiệp hội và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực được chọn

Địa điểm: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh

Hoạt động: Khảo sát, nghiên cứu về thể chế kinh tế thị trường tại Cộng hòa Liên bang Đức .

Thời gian: 25/8 - 08/9Nội dung: - Vai trò của Luật Cạnh tranh đối

với thể chế kinh tế thị trường nước Đức - Tìm hiểu về những kinh nghiệm của Đức trong việc điều phối mối quan hệ giữa các thành phần trong nền kinh tế.

Thành phần/Dự án: Lãnh đạo Cục QLCTĐịa điểm: Đức

Hoạt động: Tham dự Khóa đào tạo về cạnh tranh trong khuôn khổ đào tạo hợp tác với Singapore

Thời gian: 23/9 - 4/10Nội dung: - Mối quan hệ giữa chính sách

cạnh tranh và chính sách phát triển các ngành kinh tế - Vai trò của chính sách cạnh tranh và sở hữu trí tuệ đối với tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu - Mối liên hệ gữa Luật sở hữu trí tuệ và Luật Cạnh tranh.

Thành phần/Dự án: Trung tâm Thông tin cạnh tranh

Địa điểm: Singapore

1

3

2

4

30 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 6 - 2 0 1 4

(tiếp theo trang 29)...Thảo luận tập thể cũng có thể giúp

trả lời cho thực tế là một số giải pháp và thông lệ mang tính cụ thể theo từng vụ việc được thông qua bởi các bên tham gia tranh chấp trong một vụ việc cụ thể có thể không phản ánh hoàn toàn lợi ích hoặc ý chí tập thể của các thành viên. Chính là các bên không tham gia tranh chấp đã đưa ra DSB rất nhiều vấn đề mang tính hệ thống. Các bên tham gia tranh chấp thường muốn thảo luận các vấn đề thủ tục một cách bí mật với Ban Hội thẩm. Các bên thứ 3 thường không có cách nào

khác là đưa vấn đề ra DSB, một diễn đàn mà lợi ích của các bên tranh chấp và các Thành viên khác có thể gặp nhau.

Lời kếtTuy vẫn còn có những tồn tại trong

quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp tại WTO, nhưng không thể phủ nhận rằng năm 2013 thực sự là một năm thành công và hiệu quả chưa từng thấy của cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO.Việc các Thành viên - bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển vẫn tiếp tục tin tưởng dựa vào cơ chế này để giải quyết các vấn đề bất đồng trong thương mại,

ngay cả khi tính phức tạp và chi phí của cơ chế này (lâu nay được ví như là “viên đá quý trên chiếc vương miện” của WTO) ngày càng tăng cao, cho thấy rằng cơ chế này đang bước vào giai đoạn ngày càng hoàn thiện dần. Đánh giá một cách khách quan, cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO là một trong những cơ chế giải quyết tranh chấp hiêu quả nhất hiện nay trong xét xử tranh chấp quốc tế.

(Nguồn: tham khảo, tổng hợp từ bài viết của Chủ tịch DSB - WTO)

TÌnH HÌnH THựC THI CƠ CHẾ gIẢI qUyẾT TrAnH CHẤP CủA WTo nĂM 2013

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

Trung tâm thông tin (CCID) là đơn vị trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập theo quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

nhIỆM Vụ Và Quyền hạn1. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong và ngoài nước phục vụ công tác quản lý nhà nước về cạnh

tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 2. Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế liên quan đến công tác quản lý, điều hành của Cục theo yêu cầu của Lãnh

đạo Cục.3. Phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân

trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng. 4. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong, ngoài Cục biên tập, phát hành các ấn phẩm định kỳ tuyên truyền, giới thiệu

về quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ người tiêu dùng và các hoạt động khác của Cục.5. Xây dựng, duy trì và quản lý mạng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Cục.6. Vận hành, duy trì và phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Cục.7. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cạnh tranh, phòng vệ thương

mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;8. Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin theo sự chỉ đạo

của Cục trưởng.9. Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ trong nước và quốc tế thuộc thẩm quyền của Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ được giao10. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo phân công của Cục trưởng.

Cơ CẤu tổ ChứC

CụC QUản Lý CẠnh TrAnhtrunG tÂM thÔnG tIn Cạnh tranhLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trụ sở: 25 ngô Quyền, hoàn Kiếm, hà nội, Việt namTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊNTrung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý

cạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Train-ing Center (CTC).

Thông tin liên hệ:trung tâm Đào tạo điều tra viên (CtC)Địa chỉ: Số 25 ngô Quyền, hoàn Kiếm, hà nộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

CÁC Ấn PhẩM Đã XuẤt Bản