văn hóa bkav

31
Page 1 | 31 MC LC Li MĐầu…………………..……………………………………………………………………………2 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VVĂN HOÁ DOANH NGHIP............................................................. 2 I.1. MT SKHÁI NIệM CƠ BảN ............................................................................................................... 3 I.1.1 VĂN HOÁ DOANH NGHIệP................................................................................................................ 3 I.1.2 NHNG BIU HIN CA VĂN HOÁ DOANH NGHIP. ............................................................................ 3 I.1.3 CƠ Sở XÂY DựNG VĂN HOÁ DOANH NGHIP. ................................................................................... 4 I.1.4 NGUYÊN TC KHI XÂY DựNG VĂN HOÁ DOANH NGHIP................................................................... 4 I.2 CÁC BƯớC XÂY DựNG VĂN HOÁ DOANH NGHIP................................................................................ 5 I.2.1. TIếN TRÌNH NÀY CÓ THTIếN HÀNH GM 11 BƯớC CƠ BảN............................................................. 5 I.2.2. QUY TRÌNH XÂY DựNG VĂN HOÁ DOANH NGHIP........................................................................... 7 I.3. VAI TRÒ CủA VĂN HÓA DOANH NGHIệP VI HOạT ĐộNG KINH DOANH CA DOANH NGHIP. ............. 9 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH VĂN HOÁ DOANH NGHIP VIT NAM ......................................... 11 II.1 THC TRạNG VĂN HOÁ DOANH NGHIP VIT NAM. ...................................................................... 11 II.1.1 Sự GIAO THOA GIữA VĂN HÓA DOANH NGHIệP CủA THế GIớI VÀ VIệT NAM................................. 11 II.1.2 VĂN HÓA DOANH NGHIệP VIệT NAM THờI Kỳ HộI NHậP ............................................................... 12 II.2 NHữNG THUậN LợI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DựNG VĂN HOÁ DOANH NGHIệP ở VIệT NAM...................................................................................................................................................... 16 II.2.1 NHữNG KHÓ KHĂN CHÍNH TRONG VIệC THIếT LậP VĂN HOÁ DOANH NGHIệP. ............................. 16 II.2 NHữNG THUậN LợI CHÍNH TRONG THIếT LậP VĂN HOÁ DOANH NGHIệP ở VIệT NAM ...................... 18 CHƯƠNG III: VĂN HOÁ DOANH NGHIệP BKAV. ....................................................................... 20 II.1 GIớI THIệU Về BKAV. ...................................................................................................................... 20 II.1.1 LịCH Sử HÌNH THÀNH. ................................................................................................................. 20 II.1.2 SN PHM CA BKAV. .................................................................................................................. 20 II.2 BIểU HIệN VĂN HOÁ KINH DOANH CủA CÔNG TY BKAV. ................................................................. 23 II.2.1 HOạT ĐộNG KINH DOANH. ........................................................................................................... 23 II.2.2 HOạT ĐộNG VĂN HOÁ, XÃ HộI. ..................................................................................................... 26 KếT LUậN ............................................................................................................................................... 30 TÀI LIU THAM KHO. ................................................................................................................................ 31

Upload: nhai-do

Post on 24-Apr-2015

287 views

Category:

Documents


11 download

TRANSCRIPT

Page 1: văn hóa BKAV

P a g e 1 | 31

MỤC LỤC

Lời Mở Đầu…………………..……………………………………………………………………………2

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT Về VĂN HOÁ DOANH NGHIệP............................................................. 2

I.1. MộT Số KHÁI NIệM CƠ BảN ............................................................................................................... 3

I.1.1 VĂN HOÁ DOANH NGHIệP................................................................................................................ 3

I.1.2 NHữNG BIểU HIệN CủA VĂN HOÁ DOANH NGHIệP. ............................................................................ 3

I.1.3 CƠ Sở XÂY DựNG VĂN HOÁ DOANH NGHIệP. ................................................................................... 4

I.1.4 NGUYÊN TắC KHI XÂY DựNG VĂN HOÁ DOANH NGHIệP................................................................... 4

I.2 CÁC BƯớC XÂY DựNG VĂN HOÁ DOANH NGHIệP ................................................................................ 5

I.2.1. TIếN TRÌNH NÀY CÓ THể TIếN HÀNH GồM 11 BƯớC CƠ BảN ............................................................. 5

I.2.2. QUY TRÌNH XÂY DựNG VĂN HOÁ DOANH NGHIệP ........................................................................... 7

I.3. VAI TRÒ CủA VĂN HÓA DOANH NGHIệP VớI HOạT ĐộNG KINH DOANH CủA DOANH NGHIệP. ............. 9

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH VĂN HOÁ DOANH NGHIệP ở VIệT NAM ......................................... 11

II.1 THựC TRạNG VĂN HOÁ DOANH NGHIệP ở VIệT NAM. ...................................................................... 11

II.1.1 Sự GIAO THOA GIữA VĂN HÓA DOANH NGHIệP CủA THế GIớI VÀ VIệT NAM ................................. 11

II.1.2 VĂN HÓA DOANH NGHIệP VIệT NAM THờI Kỳ HộI NHậP ............................................................... 12

II.2 NHữNG THUậN LợI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DựNG VĂN HOÁ DOANH NGHIệP ở VIệT

NAM...................................................................................................................................................... 16

II.2.1 NHữNG KHÓ KHĂN CHÍNH TRONG VIệC THIếT LậP VĂN HOÁ DOANH NGHIệP. ............................. 16

II.2 NHữNG THUậN LợI CHÍNH TRONG THIếT LậP VĂN HOÁ DOANH NGHIệP ở VIệT NAM ...................... 18

CHƯƠNG III: VĂN HOÁ DOANH NGHIệP BKAV. ....................................................................... 20

II.1 GIớI THIệU Về BKAV. ...................................................................................................................... 20

II.1.1 LịCH Sử HÌNH THÀNH. ................................................................................................................. 20

II.1.2 SảN PHẩM CủA BKAV. .................................................................................................................. 20

II.2 BIểU HIệN VĂN HOÁ KINH DOANH CủA CÔNG TY BKAV. ................................................................. 23

II.2.1 HOạT ĐộNG KINH DOANH. ........................................................................................................... 23

II.2.2 HOạT ĐộNG VĂN HOÁ, XÃ HộI. ..................................................................................................... 26

KếT LUậN ............................................................................................................................................... 30

TÀI LIệU THAM KHảO. ................................................................................................................................ 31

Page 2: văn hóa BKAV

P a g e 2 | 31

Lời Mở Đầu

Mỗi một doanh nghiệp dù kinh doanh ở bất kỳ một hoạt động nào đều để lại cho

người tiêu dùng một ấn tượng đặc biệt nào đó. Xấu hay tốt đó là do văn hoá của doanh

nghiệp đó thể hiện. Vì vậy văn hoá doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng trong một

doanh nghiệp. Nhưng với những doanh nghiệp ở Việt Nam, chỉ là những doanh nghiệp

mới được hình thành sẽ vấp phải những khó khăn nhất định, bên cạnh đó có những thuận

lợi nào đó. Để hiểu hơn những vấn đề này chúng em đã tìm hiểu về một văn hoá của một

doanh nghiệp có mặt hàng rất đặc biệt dưới đây.

Hiện nay phát triển của hệ thống thông tin trên thế giới được xem như một dịch vụ

lan rất nhanh và rộng rãi trên tất cả các quốc gia như: các dịch vụ internet với các trang

web tràn ngập. Điều đó sẽ hoàn toàn được hưởng ứng vì chúng ta có thể tìm hiểu được

gần hết các thông tin chúng ta muốn có, hoặc giả định như sự trao đổi thông tin giữa các

địa điểm rất kha nhau. Nhưng tới hiện nay thì điều đó không được bảo đảm, bởi tình

trạng bị đánh cắp các thông tin cá nhân, các hộp thư, cũng như đánh sập các trang web để

lấy cắp thông tin của cả các tổ chức quốc gia nhằm mục đích quá hoại, gây ảnh hưởng tới

tình hình kinh tế-chính trị. Chính vì vậy, đã có nhiều công ty trên thế giới đã viết nên các

phần mềm để tiêu diệt các loại virus có khả năng xâm nhập vào máy tính cá nhân này. Và

Việt Nam chúng ta cũng đã có một công ty làm được điều tưởng chừng không thể ấy, đó

là công ty Bkav. Với tinh thần đảm bảo an ninh mạng máy tính hiện nay, công ty Bkav đã

rất thành công với lĩnh lực này. Một mô hình khó xâm nhập nhưng lại rất thành công phải

được xây dựng như thế nào? Nhân viên và tổ chức trong công ty có những quan điểm như

thế nào? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Dưới góc độ tìm hiểu về Văn hoá doanh nghiệp

của công ty, chúng em hi vọng phần nào có thể giải thích được điều này.

Page 3: văn hóa BKAV

P a g e 3 | 31

Chương I: Khái quát về văn hoá doanh nghiệp

I.1. Một số khái niệm cơ bản

I.1.1 Văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong

suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm

và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tìnhcảm,

nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi và thực hiện

các mục đích của doanh nghiệp.

Khái niệm này mang tích chất trìu tượng, được xây dựng dựa trên khái niệm về

văn hoá nói chung. Thông qua việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào hoạt động kinh

doanh, là cái để các chủ thể kinh doanh áp dụng hoặc tạo ra trong quá trình hình thành

nên những nền tảng có tính ổn định và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của họ.

Văn hoá doanh nghiệp là hệ thống các giá trị bao gồm : truyền thống, tập quá, lối

ứng xử, nghi lễ, biểu tượng chuẩn mực, niềm tin.... được hình thành trong quá trình xây

dựng và phát triển của doanh nghiệp, tạo nên bản sắc riêng và có tác động sâu sắc tới tâm

lý và hành vi của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp

I.1.2 Những biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp.

I.1.2.1 Văn hoá doanh nghiệp hữu hình.

Đặc điểm cấu trúc: thiết kế nội thất, ngoại thất là một giá trị văn hoá rất quan trọng

, là bộ mặ của công ty trong mối giao tiếp xã hội vì đó sẽ là cảm nhận đầu tiên khách

hàng cảm nhận được. Các tiêu chuẩn về màu sắc, kiểu dáng, mặt bằng làm việc, và các

chi tiết nhỏ khác cần được thiết kế sao cho tiện ích dể sử dụng, tạo ấn tượng quen thuộc

và trong lành

Nghi lễ, các hoạt động tập thể văn hoá doanh nghiệp: được chuẩn bị kỹ lưỡng từ

trước dưới hình thức các hoạt động , sự kiện văn hoá, xã hội chính thức, nghiêm trang,

tình cảm và tự nguyện tham gia các tổ chức định kỳ hoặc bất thường nhằm thắt chặt mối

quan hệ doanh nghiệp.

Các giá trị này rất gần gũi với các giá trị của văn hoá xã hội. Đối với lớp văn hoá

này, thể hiện ra bên ngoài về quy mô và khả năng của doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng

rất lớp đến sự nhìn nhận, đánh giá ban đầu của đối tượng. Tuy nhiên không nên đánh giá

hoặc lựa chọn hay coi trọng giá trị hữu hình này để định hướng xây dựng văn hoá doanh

nghiệp.

Page 4: văn hóa BKAV

P a g e 4 | 31

I.1.2.2 Văn hoá doanh nghiệp vô hình.

Hệ thống các chuẩn mực bao gồm: hệ thống các quy tắc, các tiêu chuẩn, quy định,

hành vi ứng xử...được thể hiện bằng văn bản hay bằng sự ngầm hiểu giữa các cá nhân,

những quy định trong doanh nghiệp được thể hiện cụ thể bằng nội quy, quy định và một

số nguyên tắc cụ thể mà bất cứ thành viên nào trong tổ chức cũng phải tuân thủ. Những

nội dung này được thể hiện rõ nét nhất qua các mối quan hệ trong một doanh nghiệp.

Giá trị nền tảng là lớp sâu nhất trong văn hoá doanh nghiệp, gồm những giá trị cốt

lõi, khi các giá trị được thừa nhận và phổ biến đến mức gần như không có sự thay đổi,

chúng sẽ trở thành các giá trị nền tảng. Lý tưởng, niềm tin và thái độ dduocj hình thành

khi hệ thống chuẩn mực được phát huy để các giá trị được thực hiện chấp nhận.

I.1.3 Cơ sở xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp trước hết phải vì lợi ích của mọi đối tượng liên quan.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cần phải có những biện pháp cụ thể.

Văn hoá trong doanh nghiệp được xây dựng trên nền tảng chung của văn hoá dân

tộc. Bất kể một doanh nghiệp , tổ chức nào cũng bị chi phối ảnh hưởng bởi sự phát triển

của văn hoá dân tộc, Nó tác động trực tiếp tới nếp suy nghĩ, phong tục tập quán của mọi

thành viên trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp biết xây dựng băn hoá doanh nghiệp

trên cơ sở bản sắc văn hoá dân tộc mà họ đang sống thì họ sẽ thành công, còn nếu chỉ biết

du nhập nguyên xi mô hình văn hoá doanh nghiệp nước ngoài mà không gắn kết với văn

hoá dân tộc thì họ sẽ thất bại. Trong thời buối toàn cầu hoá, đỏi hỏi xây dựng văn hoá

doanh nghiệp phải có tính phù hợp, lựa chọn sáng suốt để xây dựng các yếu tố văn hoá

doanh nghiệp riêng phù hợp với bản sắc văn hoá Việt Nam.

Yếu tố hội nhập: sự giao thoa về văn hoá, xu thế toàn cậu trong thời kỳ hội nhập

khiến các doanh nghiệp cần tích cực chủ động xây dựng cho mình một nền văn hoá mở,

có sự giao thoa về văn hoá nhằm đưa doanh nghiệp lên một tầm cao phù hợp.

I.1.4 Nguyên tắc khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

Để xây dựng văn hoá doanh nghiệp vững mạnh, trước hết lãnh đạo phải là tấm

gương về văn hoá doanh nghiệp. Tuy lãnh đạo có vai trò quyết định trong xây dựng văn

hoá doanh nghiệp, nhưng nền văn hoá trong mỗi doanh nghiệp phải do mọi thành viên

tạo dựng nên. Văn hoá doanh nghiệp phải hướng về con người, và phải phù hợp với điều

kiện bên trong, bên ngoài doanh nghiệp.

Page 5: văn hóa BKAV

P a g e 5 | 31

Lãnh đạo phải là tấm gương về văn hoá doanh nghiệp: Lãnh đạo là người đặt nền

móng xây dựng văn hoá doanh nghiệp, và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng,

quan trọng nhất với doanh nghiệp. Họ phải đưa ra những quyết định hợp lý trong việc

xây dựng hệ thống giá trị văn hoá, và phải là người đi đầu trong việc thực hiện các mục

tiêu đề ra, để làm động lực gắn kết các thành viên trong công ty.

Văn hoá doanh nghiệp phải do tập thể doanh nghiệp tạo dựng nên: Người lãnh đạo

đóng vai trò đầu tầu trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp, nhưng quá trình này chỉ có

thể thành công với sự đóng góp tích cực của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Để thu

hút nhân viên quan tâm tới văn hoá, doanh nghiệp có thể mở các lớp huấn luyện về văn

hoá doanh nghiệp đối với nhân viên mới, hay thường xuyên trưng cầu dân ý về môi

trường làm việc của doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp phải hướng về con người: Để có sự phát triển bền vững,

doanh nghiệp vần đề ta một mô hình văn hoá chú trọng đến sự phát triển toàn diện của

người lao động. Cần xây dựng môi trường làm việc mà ở đó mọi cá nhân đều phát huy

hết khả năng làm việc của mình.

Văn hoá doanh nghiệp phải phù hợp với cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài

doanh nghiệp: Văn hoá doanh nghiệp phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng

doanh nghiệp, dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp cũng phải

phù hợp với môi trường kinh doanh, văn hoá dân tộc.

I.2 Các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp

I.2.1. Tiến trình này có thể tiến hành gồm 11 bước cơ bản

Bước 1: Tìm hiểu môi trường và các yếu tố làm thay đổi văn hoá của doanh

nghiệp trong tương lai. Xem xét các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vi mô, vĩ mô tác

động đến doanh nghiệp, từ đó đánh giá mức độ và phạm vi thích nghi mà sẽ được yêu

cầu.

Bước 2: Xác định đâu là giá trị văn hoá của doanh nghiệp. Đây là mấu chốt trong

việc thay đổi văn hoá doanh nghiệp là khám phá trong số các giá trị của đợn vị, giá trị

nào là giá trị văn hoá cốt lõi, giá trị văn hoá nào là những nguyên lý cơ bản mang tính

dẫn đường và những giá trị nào có tầm quan trọng trọng nội tại đối với những thành viên

trong doanh nghiệp.

Bước 3: Xây dựng mục tiêu chiến lược, viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp.

Mục tiêu chiến lược là lý do cơ bản cho việc tồn tại của đơn vị. Hình dung tương lai bao

Page 6: văn hóa BKAV

P a g e 6 | 31

gồm các mục tiêu lớn, thách thức, đầy tham vọng và phải được mô tả hấp dẫn, rung động

và mạnh mẽ.

Bước 4: Đánh giá văn hoá hiện tại và lựa chọn các giá trị văn hoá cần thay đổi.

Việc đánh giá văn hoá nhằm cung cấp một bản mô tả sơ lược cho phép đơn vị đánh giá sự

khác nhau giữa văn hoá hiện tại với văn hoá mà chúng ta đang hướng tới. Trên cơ sở đó,

xác định,lựa chọn các giá trị cần thay đổi cho phù hợp với mục tiêu, giá trị cốt lõi của

doanh nghiệp.

Bước 5: Rút dần khoảng cách. Khi chúng ta đã xác định được văn hoá lý tưởng

cho doanh nghiệp mình cũng đã có sự thấu hiểu về văn hoá đang tồn tại trong doanh

nghiệp, lúc này sự tập trung tiếp theo là làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa những

giá trị chúng ta hiện có và những giá trị chúng ta mong muốn.

Bước 6: Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi các giá trị văn

hoá. Lãnh đạo là người đề xướng và hưỡng dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách

nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho các thành viên hiểu đúng, tin tưởng và cùng nỗ

lực để tạo dựng các giá trị văn hoá cho doanh nghiệp. Lãnh đạo cũng đóng vai trò quan

trọng việc xua tan những mối lo sợ và thiếu an toàn của các thành viên trong doanh

nghiệp.

Bước 7: Xây dựng kế hoạch hành động. Điều này giúp doanh nghiệp trả lời một

số câu hỏi như:

Điều gì sẽ là ưu tiên.

Chúng ta cần phải tập trung sức lực vào cái gì và ở đâu.

Đâu là nguồn lực cần thiết.

Chúng ta cần phải phối hợp hành động như thế nào.

Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho các phần việc khác nhau.

Thời gian và chi phí hoàn thành.

Bước 8: Phổ biến nhu cầu thay đổi, lập kế hoạch hành động, động viên tinh thần

và tạo động lực cho sự thay đổi.

Cần phải tuyên truyền thận trọng và có sức thuyết phục đến mọi người lao động

trong doanh nghiệp hiểu đủ, hiểu đúng về nhu cầu cần thay đổi, tạo dựng những giá trị

văn hoá mới.

Page 7: văn hóa BKAV

P a g e 7 | 31

Bước 9: Nhận biết các trở ngại, nguyên nhân từ chối thay đổi và xây dựng các

chiến lược để đối phó.

Rất khó khăn mới có thể đưa người lao động thoát khỏi môi trường vốn dĩ ăn sâu

vào cuộc sống và trở thành thói quen hằng ngày của họ. Để giúp người lao động dễ thích

ứng với thay đổi là phân chia thay đổi văn hoá thành từng khâu nhỏ hơn. Bên cạnh đó,

tìm cách khắc phục những hạn chế, thiếu sót của văn hoá đang xây dựng để phù hợp hơn

với doanh nghiệp

Bước 10: Thể chế, mô hình hoá và củng cố sự thay đổi các giá trị văn hoá.

Đội ngũ lãnh đạo đóng vai trò chủ chót trong việc làm hình mẫu, ủng hộ và khen

thưởng những thay đổi. Khi các quyết định và hành vi của đội ngũ lãnh đạo trái ngược

với mục tiêu, kế hoạch đã đề ra cho sự thay đổi, tạo dựng các giá trị văn hoá mới, điều

này làm cho kế hoạch thực hiện việc thay đổi không đạt hiệu quả.

Bước 11: Tiếp tục đánh giá văn hoá của doanh nghiệp và thiết lập các chuẩn mực

mới và không ngừng học tập và thay đổi

Xây dựng văn hoá trước hết làm sao phải truyền tải những quy định vào trong mọi

hoạt động của doanh nghiệp và từng hoạt động, nếp nghĩ của từng thành viên trong doanh

nghiệp

I.2.2. Quy trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Các nhà quản trị doanh nghiệp đã đưa ra 7 bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp:

tạo dựng và truyền bá những giá trị chung, tuyển chọn nhân viên, hoà nhập, đào tạo, đánh

giá, tuyên truyền những giai thoại, huyền thoại doanh nghiệp, xây dựng các hình tượng

điển hình

7 bước này cần được tiến hành liên tục trong suốt thời gian hoạt động của doanh

nghiệp để luôn luôn củng cố, bồi đắp văn hoá doanh nghiệp. Tuy nhiên, thứ tự các bước

có thể thay đổi, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp.

1. Tạo dựng và truyền bá những giá trị chung

Nhà lãnh đạo phải xây dựng được giá trị cốt lõi, mục tiêu phát triển chung của

doanh nghiệp và truyền bá để mọi nhân viên tin tưởng vào những giá trị chung đó. Những

giá trị này cần được coi như là nguyên tắc hướng dẫn mọi hoạt động của tất cả nhân viên

doanh nghiệp, phải ăn sâu vào tiềm thức của mọi nhân viên.

Page 8: văn hóa BKAV

P a g e 8 | 31

Ví dụ: Trước mỗi buổi sáng làm việc, toàn bộ nhân viên công ty Masushita xếp

hàng và đọc bài Chính ca, chính là bản triết lý kinh doanh của công ty, nêu rõ mục đích,

mục tiêu, nguyên tắc kinh doanh. Nhờ vậy, triết lý kinh doanh đã trở thành quan niệm

chung của mọi thành viên.

2. Tuyển chọn nhân viên

Tuyển chọn những người phù hợp với công ty. Thứ nhất, nhân viên phải có kỹ

năng, kiến thức phù hợp với tính chất công việc của công ty. Thứ hai, nhân viên phải có

tính cách, giá trị đạo đức...phù hợp với giá trị chung của công ty.

Nhân viên làm việc cho những công ty kinh doanh trực tuyến phải là người có

kiến thức cơ bản về kinh doanh, tin học...là người làm việc được độc lập , nhanh nhạy, có

khả năng hợp tác với những đối tác làm ăn qua mạng.

3. Hòa nhập

Lựa chọn những nhân viên cũ tích cực, gương mẫu để hướng dẫn cho những nhân

viên mới vào công ty, giúp các nhân viên mới nhanh chóng hiểu được những giá trị,

nguyên tắc làm việc...của công ty.

4. Đào tạo

Đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc cho nhân

viên, để nhân viên thực sự trở thành tài sản của công ty.

5. Đánh giá

Cần lập một hệ thống đánh giá thưởng phạt nghiêm minh. Đây là động lực để nhân

viên nỗ lực hoàn thành công việc, gắn bó lâu dài với công ty.

6. Tuyên truyền những giai thoại, huyền thoại trong công ty

Đây được coi là phần văn hóa truyền miệng của công ty. Những câu chuyện góp

phần tạo nên hình ảnh công ty, đem lại niềm tự hào cho các thành viên. Đó thường là

những câu chuyện về người sáng lập, và mỗi câu chuyện sẽ là một thông điệp gửi tới các

thành viên.

Tập đoàn Nike thường kể về lịch sử công ty, về những người sáng lập ra công ty

trong các buổi đào tạo cho nhân viên mới.

7. Xây dựng những hình tượng điển hình trong công ty

Page 9: văn hóa BKAV

P a g e 9 | 31

Chọn ra những người làm việc tốt nhất để biểu dương, khen thưởng theo tháng,

quý hoặc năm. Đây là bằng chứng sinh động cụ thể hóa những giá trị của công ty.

I.3. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các giá trị văn hóa doanh nghiệp có tác động toàn diện nên hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp: Nó tạo cho doanh nghiệp có những nét văn hóa, bản sắc riêng, góp

phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và thúc đẩy doanh nghiệp ngày

càng phát triển hơn nữa .vai trò của các giá trị đó được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh :

Thứ nhất là: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu

cho rằng một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Bởi vì văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ tạo được sự thống nhất, giảm thiểu được rủi ro

,tăng cường phối hợp và giám sát , thúc đẩy động cơ làm việc của mọi thành viên , tăng

hiệu suất và hiệu quả của doanh nghiệp, từ đó tăng được sức mạnh cạnh tranh và khả

năng hoàn thành của doanh nghiệp trên thị trường. Đặc biệt trong môi trường toàn cầu

như hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã bước vào thời kỳ phải cạnh tranh bằng vốn

tri thức, bằng tài nguyên con người. Một câu hỏi đặt ra với doanh nghiệp là : Làm thế nào

để tránh tình trạng “chảy máu chất xám “,mất đi nguồn lao động giỏi ? Đó chính là xây

dựng văn hóa doanh nghiệp, nền tảng để gắn kết con người, biến mỗi công ty thành một

thành trì kinh tế vững chắc hoàn thành sứ mệnh của chính mình . Một môi trường làm

việc tốt với đời sống văn hóa cao sẽ tạo điều kiện cho tài năng phát triển, nâng cao năng

lực cá nhân ,nhân tài và phát triển tinh thần đoàn kết của các thành viên …

Thứ hai là : Tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp. Sự phát triển các giá trị văn

hóa doanh nghiệp để nhận biết sự khác nhau giữa các doanh nghiệp này với doanh nghiệp

khác, giúp doanh nghiệp xây dựng tên tuổi của mình. Sự khác biệt đó được thể hiện ra ở

những tài sản vô hình như: sự trung thành của nhân viên, bầu không khí của doanh

nghiệp như một gia đình nhỏ, đẩy nhanh tiến độ trong quá trình thảo luận và ra các quyết

định quản lý, sự tin tưởng của nhân viên vào các quyết định và chính sách của doanh

nghiệp, tinh thần đồng đội trong mọi công việc của doanh nghiệp ….

Thứ ba là: Giá trị văn hóa doanh nghiệp thực hiện vai trò của mình đối với các

hoạt động của doanh nghiệp, nó được biểu hiện cụ thể như sau :

Các giá trị văn hóa doanh nghiệp góp phần làm giảm mâu thuẫn, xây dựng mối

đoàn kết .Phần lớn các nhà nghiên cứu về văn hóa nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn

hóa trong việc khuyến khích sự gắn kết xã hội trong doanh nghiệp. Các giá trị văn hóa

doanh nghiệp được miêu tả như “chất keo “hay “xi măng “ để kết nối các thành viên

Page 10: văn hóa BKAV

P a g e 10 | 31

trong doanh nghiệp với nhau. Việc tạo ra một văn hóa chung sẽ tạo ra sự thống nhất trong

quan điểm nhìn nhận đánh giá, lựa chọn và lợi ích chung cho hành động của các thành

viên. Điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp có mâu thuẫn và sự thiếu thống

nhất vệ nội bộ.

Phối hợp và kiểm soát: Nhìn một cách rộng hơn, các giá trị văn hóa thúc đẩy sự

thống nhất trong nhận thức cũng chính là tạo thuận lợi trong phối hợp và kiểm soát. Các

giá trị văn hóa biểu hiện trong truyền thống của doanh nghiệp, tạo ra khuôn mẫu ứng xử

của doanh nghiệp đó, được các thành viên chấp nhận và tuân thủ, thể hiện sự hòa đồng

bên trong doanh nghiệp nói chung cung như việc ra quyết định trong những trường hợp

cụ thể . Đặc biệt là trong việc giải quyết định gặp phải những thực tế phức tạp, do sự khác

nhau về nhận thức, về văn hóa địa phương của các thành viên, thì văn hóa doanh nghiệp

sẽ có tác dụng để phạm vi hóa sự lựa chọn .

Tạo động cơ: Các giá trị văn hóa doanh nghiệp có một vị trí quan trọng thúc đẩy

động cơ làm việc cho các thành viên doanh nghiệp: yếu tố quyết định đến hiệu suất và

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng tạo động cơ

làm việc cho nhân viên của họ thông qua cơ chế thưởng phạt. Tuy nhiên lý thuyết về

động cơ làm việc cho rằng mong muốn làm việc của nhân viên còn chịu tác động của các

động cơ khác như : ý nghĩa và sự thích thú đối với công việc , mục tiêu của họ ,họ thấy

đươc giá trị của công việc và được đảm bảo an toàn trong công việc . Một hình thái văn

hóa phù hợp , sự thống nhất có tác động tạo ra sự trung thành thúc đẩy niềm tin và giá trị

chân chính, khuyến khích mọi thành viên mang hết nhiệt huyết để phục vụ doanh nghiệp

.ngoài ra, các giá trị văn hóa doanh nghiệp còn có tác dụng tăng cường uy tín cho doanh

nghiệp hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu của các doang nghiệp. Nó tạo nên

giá trị doanh nghiệp, đạo đức doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp và thương hiệu doanh

nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là nguồn gốc của sự sáng tạo, đoàn kết doanh nghiệp ,là

động lực tinh thần cho tồn tại, cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ đổi

mới – nền kinh tế thi trường định hướng XHCN.

Page 11: văn hóa BKAV

P a g e 11 | 31

Chương II: Tình hình văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam

II.1 Thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam.

II.1.1 Sự giao thoa giữa văn hóa doanh nghiệp của thế giới và Việt Nam

Văn hóa doanh nghiệp được khởi nguồn từ nước Mỹ, sau đó được Nhật Bản xây

dựng và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp phải bám sâu vào nền văn

hóa của mỗi dân tộc, người ta đã hình thành khái niệm văn hóa giao thoa, theo đó, các

công ty đa quốc gia luôn biết kết hợp lợi ích của mình với văn hóa doanh nghiệp của

nước chủ nhà. Văn hóa của quốc gia này muốn bén rễ vào một quốc gia khác, một dân

tộc khác mà không ăn khớp với bản sắc văn hóa dân tộc nước đó tất sẽ bị văn hóa bản địa

bài xích, gạt bỏ. Vì thế, văn hóa doanh nghiệp của xí nghiệp dứt khoát phải coi bản sắc

văn hóa dân tộc bản địa là cơ sở để phát triển. Bản chất của văn hóa doanh nghiệp là đối

nội phải tăng cường tiềm lực, qui tụ được sức sáng tạo của công nhân viên chức, khích lệ

họ hăng say lao động, tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, đối ngoại phải được xã

hội sở tại chấp nhận. Cả hai mặt này đều liên quan đến văn hóa dân tộc bản địa, liên quan

tới quan niệm giá trị, đặc trưng hành vi của dân tộc đó. Nếu doanh nghiệp biết xây dựng

văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở bản sắc văn hóa mà họ đang sống thì họ sẽ thành công,

còn nếu chỉ biết mô hình văn hóa doanh nghiệp nước ngoài, không gắn với văn hóa bản

địa, họ sẽ thất bại.

Mỹ, Nhật là các quốc gia quản lý có hiệu quả các doanh nghiệp của mình vì họ

biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp hợp lý, kích thích được hứng thú lao động và niềm

say mê sáng tạo của công nhân. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào việc các nhà quản lý doanh

nghiệp biết kết gắn văn hóa doanh nghiệp với văn hóa nơi sở tại. Tuy nhiên, trong quá

trình phát triển, mỗi nước phải chọn lựa chọn một hướng đi đúng đắn để phát triển và

quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp mình. Điều đó có thể thấy rõ khi chúng ta quan

sát mô hình quản lý doanh nghiệp Nhật Bản. Một mặt, người Nhật tiếp thu cách quản lý

doanh nghiệp và kỹ thuật tiến tiến của Mỹ, mặt khác, các doanh nghiệp Nhật Bản đã chú

trọng thích đáng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, làm cho bản sắc văn hóa hòa

quyện trong văn hóa doanh nghiệp.

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, trong khi tiếp thu ở qui mô lớn hệ thống lý luận

quản lý tiên tiến của Mỹ và châu Âu, Nhật Bản đã biết gạt bỏ chủ nghĩa cá nhân và chủ

nghĩa tự do vốn là cơ sở của lý luận quản lý Âu - Mỹ để giữ lại văn hóa quản lý kiểu gia

tộc. Vì sao vậy? Vì chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cá nhân xung đột với văn hóa truyền

thống Nhật Bản. Văn hóa Nhật Bản suy cho cùng hòa đồng gắn bó mật thiết với tinh thần

“trung thành hiếu đễ” của Khổng Tử. Với sự lựa chọn khôn ngoan đó, các doanh nghiệp

Nhật Bản đã làm cho văn hóa doanh nghiệp hòa nhập với bản sắc văn hóa dân tộc, sáng

Page 12: văn hóa BKAV

P a g e 12 | 31

tạo ra hệ thống quản lý độc đáo kiểu Nhật Bản. Cốt lõi của quản lý Nhật Bản là chế độ

làm việc suốt đời, trật tự công lao hằng năm, công đoàn nằm trong nội bộ doanh nghiệp.

Đây chính là 3 bí quyết lớn của quản lý Nhật Bản. Rõ ràng, một trong những nguyên

nhân làm cho các công ty lớn của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ chính là họ biết gắn công

nghệ, kỹ thuật, cách thức quản lý doanh nghiệp hiện đại với văn hóa Nhật Bản vốn lấy

trung hiếu làm gốc.

So với châu Âu, văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ có những điểm khác biệt. Mặc dù

đa số người Mỹ là người Anh và người châu Âu di cư, nhưng khi sang lục địa mới, họ đã

nuôi dưỡng trong mình chí tiến thủ mạnh mẽ, tinh thần chú trọng thực tế cộng với tinh

thần trách nhiệm nghiêm túc. Tất cả những điều đó đã tạo ra một bản sắc văn hóa mới -

bản sắc văn hóa Mỹ. Người Mỹ cho rằng, ai cũng có quyền được hưởng cuộc sống tự do,

hạnh phúc bằng sức lao động chính đáng của họ. Bản sắc văn hóa làm cho người ta học

được chữ tín trong khế ước và tất cả mọi người đều bình đẳng về cơ hội phát triển: ai

nhanh hơn, thức thời hơn, giỏi cạnh tranh hơn thì người đó giành được thắng lợi. Có thể

nói, ý thức suy tôn tự do, chú trọng hiệu quả thực tế, phương hướng, khuyến khích phấn

đấu cá nhân đã trở thành nhịp điệu chung của văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ. Đó là

những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam chúng ta trong quá trình tạo dựng văn

hóa doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.

II.1.2 Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến việc xây

dựng văn hóa doanh nghiệp, thậm chí có những doanh nghiệp không hề tiếc tiền mời các

công ty nước ngoài đến hoạch định văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình. Học tập văn

hóa doanh nghiệp tiên tiến nước ngoài đã trở thành tư duy mới của các doanh nghiệp Việt

Nam hiện nay. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới

(WTO), đất nước đã hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu, đó là

một lời mời không thể khước từ “luật chơi” nghiệt ngã của thương trường trong nước và

quốc tế: cạnh tranh và đào thải. Điều đó đòi hỏi giới doanh nhân Việt Nam phải nhanh

chóng hoàn thiện nhân cách, trí tuệ, sự đoàn kết, đồng lòng, xây dựng cộng đồng doanh

nghiệp mạnh mẽ, với hành trang “văn hóa kinh doanh Việt Nam” vững vàng, chủ động,

sẵn sàng trước những thách thức mới.

Thời đại ngày nay, ước vọng làm giàu đã được pháp luật hóa, xã hội hóa, quốc tế

hóa, và văn hóa hóa. Nhà doanh nghiệp và các ông chủ doanh nghiệp không thể giấu từng

hào trong cạp quần, trong túi áo chắt bóp, ki bo từng ngàn, từng vạn đồng. Tất nhiên,

không biết tiết kiệm, tính toán, không biết dùng đồng tiền đúng chỗ, đúng lúc, đúng đối

tượng, đúng mục đích thì cũng không biết cách làm giàu. Các doanh nghiệp hôm nay

Page 13: văn hóa BKAV

P a g e 13 | 31

phải là những người có tầm nhìn rộng và xa, có đầu óc suy nghĩ sâu xa, sắc sảo, có giác

quan đặc biệt cảm nhận nhạy bén trước một thực tế sôi động và biến động khôn lường.

Những con người ấy phải được tôn trọng, được tôn vinh, phải được đồng cảm chia xẻ vui,

buồn, phải được bênh vực và bảo vệ. Phải định vị lại những giá trị cho họ, phải tính cách

nào đó mà tôn vinh họ, vừa giúp họ xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh

nghiệp Việt Nam, cần phải hội tụ đủ 4 yếu tố: Tâm - Tài - Trí - Dũng. Nghĩa là “Có tâm

thì có đức; Có tài thì có tầm; Có trí thì có lực; Có dũng thì có tiết”. Mỗi doanh nhân hội

đủ yếu tố trên sẽ tạo thành một cộng đồng chuyên nghiệp, rèn luyện đạo đức với các quan

hệ: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, nhân viên và hơn hết là ý thức trách nhiệm của một

công dân trước đất nước, có tầm nhìn vượt qua sự nhỏ mọn, manh mún, vượt qua sự kiếm

tìm lợi nhuận đơn thuần. Mạnh mẽ và dũng cảm trên thương trường trong nước và quốc

tế. Các yếu tố còn thể hiện ở các giá trị chuẩn mực sau: Tinh thần dũng cảm trong sáng

tạo, luôn có tư tưởng mới, phương pháp mới. Biết kết hợp sức mạnh về nhân sự, tài chính

và các nguồn lực khác vào kinh doanh; Tinh thần dám mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để đạt

được những mục tiêu của mình; Tinh thần theo đuổi không bao giờ thỏa mãn, doanh

nghiệp là con người của hành động và giàu trí tưởng tượng, có nhân cách mạnh mẽ, lòng

tự tin và sự kiên trì bền bỉ; Tinh thần quyết chí dám đi đến thắng lợi, luôn luôn dũng cảm

đi đến thắng lợi cuối cùng; Tinh thần quyết đoán trong công việc, khả năng lựa chọn

những phương án tối ưu trong các phương án…

Có 4 xu hướng chủ yếu phát triển của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam:

- Một là, tôn trọng con người với tư cách là chủ thể hành vi, coi trọng tính tích cực

và tính năng động của con người trong kinh doanh, công việc nâng cao tố chất của con

người là điều kiện quan trọng đầu tiên của phát triển doanh nghiệp.

- Hai là, coi trọng chiến lược phát triển và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp để

bồi dưỡng ý thức văn hóa doanh nghiệp cho toàn thể công nhân viên chức.

- Ba là, coi trọng việc quản lý môi trường vật chất và tinh thần của doanh nghiệp,

tạo ra không gian văn hóa tốt đẹp, bồi dưỡng ý thức tập thể và tinh thần đoàn kết nhằm

cống hiến sức lực, trí tuệ cho doanh nghiệp.

- Bốn là, coi trọng vai trò tham gia quản lý của công nhân viên chức, khích lệ tinh

thần trách nhiệm của tất cả các thành viên doanh nghiệp.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có 4

đặc điểm nổi bật sau đây:

Page 14: văn hóa BKAV

P a g e 14 | 31

Tính tập thể: Quan niệm tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp là do toàn thể thành

viên doanh nghiệp tích lũy lâu dài cùng nhau hoàn thành, có tính tập thể.

Tính quy phạm: Văn hóa doanh nghiệp có chức năng điều chỉnh kết hợp: trong

trường hợp lợi ích cá nhân và doanh nghiệp xảy ra xung đột thì công nhân viên chức phải

phục tùng các quy định, quy phạm của văn hóa mà doanh nghiệp đã đề ra, đồng thời

doanh nghiệp cũng phải biết lắng nghe, cố gắng giải quyết hài hòa để xóa bỏ xung đột.

Tính độc đáo: Doanh nghiệp ở những quốc gia khác nhau, doanh nghiệp khác

nhau ở cùng một quốc gia đều cố gắng xây dựng văn hóa doanh nghiệp độc đáo trên cơ

sở của vùng đất mà doanh nghiệp đang tồn tại. Văn hóa doanh nghiệp phải bảo đảm tính

thống nhất trong nội bộ từng doanh nghiệp, nhưng giữa các doanh nghiệp khác nhau cần

phải tạo nên tính độc đáo của mình.

Tính thực tiễn: Chỉ có thông qua thực tiễn, các quy định của văn hóa doanh nghiệp

mới được kiểm chứng để hoàn thiện hơn nữa. Chỉ khi nào văn hóa doanh nghiệp phát huy

được vai trò của nó trong thực tiễn thì lúc đó mới thực sự có ý nghĩa.

Để phát huy ưu thế của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế

toàn cầu, khi đối mặt với doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp của chúng ta cần

phải xem xét và kiện toàn hơn nữa văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp khi

được xây dựng hoàn thiện không những kích thích sự phát triển sản xuất mà còn có ý

nghĩa quan trọng để xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Việc xây dựng

văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện cần chú ý đến 5 vấn đề sau đây:

Thứ nhất, xây dựng quan niệm lấy con người làm gốc. Văn hóa doanh nghiệp lấy

việc nâng cao tố chất toàn diện của con người làm trung tâm nhằm nâng cao trình độ

quản lý doanh nghiệp, làm cho quan niệm giá trị của doanh nghiệp thấm sâu vào các tầng

chế độ chính sách, từng bước chấn hưng, phát triển doanh nghiệp. Điều đó bao gồm các

nội dung cơ bản: Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của công nhân viên chức để phát huy

tính tích cực, tính chủ động; Bồi dưỡng quan điểm giá trị doanh nghiệp và tinh thần

doanh nghiệp để nó trở thành nhận thức chung của đông đảo công nhân, viên chức và trở

thành động lực nội tại khích lệ tất cả mọi người phấn đấu; Tăng cường đào tạo và phát

triển nguồn tài nguyên văn hóa trong doanh nghiệp nhằm tạo ra không khí văn hóa tốt

đẹp để nâng cao tố chất văn hóa và trình độ nghiệp vụ của công nhân viên chức; Có cơ

chế thưởng, phạt hợp lý, có cơ chế quản lý dân chủ khiến cho những người có cống hiến

cho sự phát triển của doanh nghiệp đều được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất

xứng đáng với công sức của họ đã bỏ ra.

Page 15: văn hóa BKAV

P a g e 15 | 31

Thứ hai, xây dựng quan niệm hướng tới thị trường. Việc các doanh nghiệp phải trở

thành các doanh nghiệp tự chủ để phù hợp với kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp

phải nhanh chóng hình thành quan niệm thị trường linh động, sát với thực tiễn. Quan

niệm thị trường bao gồm nhiều mặt như: giá thành, khả năng tiêu thụ, chất lượng đóng

gói, chất lượng sản phẩm, các dịch vụ sau bán hàng, các kỳ khuyến mãi nhằm hút hàng

khách hàng… Tất cả đều phải hướng tới sức cạnh tranh, giành thị phần cho doanh nghiệp

của mình. Cần phải coi nhu cầu của thị trường là điểm sản sinh và điểm xuất phát của văn

hóa doanh nghiệp.

Thứ ba, xây dựng quan niệm khách hàng là trên hết. Doanh nghiệp hướng ra thị

trường nói cho cùng là hướng tới khách hàng. Phải lấy khách hàng làm trung tâm. Cụ thể:

căn cứ vào yêu cầu và căn cứ vào khách hàng để khai thác sản phẩm mới và cung cấp

dịch vụ chất lượng cao; xây dựng hệ thống tư vấn cho người tiêu dùng, cố gắng ở mức

cao nhất để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng phục vụ để tăng

cường sức mua của khách hàng; xây dựng quan niệm: phục vụ là thứ nhất, doanh lợi là

thứ hai. Tiến hành khai thác văn hóa đối với môi trường sinh tồn của doanh nghiệp, xây

dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp.

Thứ tư, xí nghiệp trong quá trình phát triển phải tăng cường ý thức đạo đức chung,

quan tâm đến an sinh xã hội. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX vấn đề bảo vệ môi trường, vấn

đề sản xuất các loại hàng hóa tiêu dùng không độc hại đã trở thành định hướng giá trị mới

của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó là một thách thức lớn đối với tất cả các doanh

nghiệp. Ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng nhưng hậu quả của

sự phát triển ấy cũng hết sức nặng nề, mà biểu hiện rõ nhất là ô nhiễm môi trường và lãng

phí tài nguyên. Để khắc phục tình trạng đó cần thông qua văn hóa doanh nghiệp hướng

tới mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài, tránh tình trạng phát triển vì lợi ích trước mắt

mà bỏ quên lợi ích con người. Định hướng của phát triển là phải biết kết hợp một cách

hữu cơ sự phát triển của doanh nghiệp với tiến bộ của con người nhằm bảo đảm sự phát

triển doanh nghiệp một cách liên tục, ổn định, hài hòa.

Văn hóa bao giờ cũng là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Đặc biệt trong giai

đoạn toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, vai trò của văn hóa

càng trở nên quan trọng, cấp thiết hơn bao giờ hết. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam

đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn. Một trong những thách thức đó là

phát triển văn hóa như thế nào để văn hóa thực sự là động lực thúc đẩy phát triển nền

kinh tế đất nước.

Page 16: văn hóa BKAV

P a g e 16 | 31

II.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở

Việt Nam

II.2.1 Những khó khăn chính trong việc thiết lập văn hoá doanh nghiệp.

Điểm khó khăn nhất trong việc thiết lập văn hoá doanh nghiệp là hiểu được nó là

gì? Dù muốn hay không thì trên thực tế bất luận một doanh nghiệp nào cũng có một văn

hoá của riêng mình. Văn hoá doanh nghiệp chính là sản phẩm sinh ra từ mục tiêu của

doanh nghiệp, từ quy trình sản xuất, từ tư cách phẩm chất đạo đức và từ các nguyên tắc

quản lý điều hành của người lãnh đạo, ngay cả khi đã roc về lý thuyết về phân loại, tạo

dựng và chuyển đổi văn hoá doanh nghiệp rồi thì việc thiết lập ra nó cũng không hề đơn

giản.

Văn hoá doanh nghiệp không tồn tại nếu không có nhân sự và rất có thể họ là

những người có trình độ vừa phải, mang theo trong mình những nguyên lý định hướng tư

duy sai lệch không chắc đã đáp ứng được nhiệm vụ mới. Trong quá trình chuyển đổi văn

hoá doanh nghiệp những nhân viên không thích ứng được với văn hoá mới sẽ tự ra đi.

Văn hoá doanh nghiệp chỉ xuất hiện trong quá trình doanh nghiệp vận hành.

Người lãnh đạo luôn phải ở trong tình trạng xây dựng một văn hoá doanh nghiệp

mới dựa trên nền cái cũ. Điều này có nghĩa là : khi xây dựng một ý thức thế hệ mới dựa

trên ý thức hệ cũ, và vẫn luôn phải thực hiện thành công các hoạt động kinh tế. Từ bỏ các

hoạt động kinh tế tức là chúng ta đã tách con người ra khỏi doanh nghiệp và khi ấy chẳng

có thể có một văn hoá doanh nghiệp nào tồn tại. Người lãnh đạo phải xác định được cấu

trúc văn hoá của doanh nghiệp mình, xác định các yếu tố cấu thành và tiến hành chuyển

đổi văn hoá cho từng bộ phận.

Đối với doanh nghiệp ở Việt Nam, điểm mấu chốt dẫn đến sự thành công hay thất

bại là do nguyên nhân người lao động không có hoặc có ý thức kỷ luật cần thiết.

Nguyên tắc định hướng tư duy người Việt chúng ta tuân thủ theo một triết lý: sở dĩ

chúng ta nhận ra được sự kiện này là bởi vì vó sự kiện khác không phải là nó. Đứng trước

một lý luận thì người Việt có thể nghĩ đến một điều gì đó rất khác, nó chẳng phải là đúng

mà cũng chẳng phải là sai. Và mỗi khi đứng trước một sự kiện nào đó thì người Việt Nam

thường làm trước, nghĩ sau. Lối tư duy như thế người ta gọi là tư duy sáng tạo qua trải

nghiệm. Vậy là tự ở nơi sâu thẳm nhất, nơi định hướng cho tư duy, con người Việt đã

không chấp nhận các quy tắc luật lệ và họ luôn tìm cách dáng tạ để làm cho khác đi.

Tư duy sáng tạo qua trải nghiệp kết hợp với thực tế lịch sử là trải qua hành nghìn

năm bị đô hộ, người Việt đã sáng tạo ra cho mình một thể loại văn hoá dân tộc đặc trưng.

Trong thể loại văn hoá này mỗi con người luôn có xu thế thông cảm với kẻ yếu và chống

Page 17: văn hóa BKAV

P a g e 17 | 31

lại các luật lệ của kẻ mạnh. Những hành động như vậy luôn được thán phục và lối suy

nghĩ “ phép vua thua lệ làng”. Với lối định hướng tư duy như vậy vô tình người lao động

Việt Nam trở thành nạn nhân của văn hoá dân tộc mình. Học tự co cụm lại với nhau

thành các “đốm loang”, ngấm ngầm chống đối lãnh đạo, và coi các hành động chống đối

là các chiến tích. Cứ như thế nhân viên chua thành các bè phái và khiến cho các quy định

trở nên hình thức và như vậy biến lãnh đạo thành một thứ bù nhìn.

Văn hoá dân tộc Việt đặc trưng bởi tính chất làng xã. Chính nhờ vào đặc điểm ấy

mà trải qua cả ngàn năm bị đo hộ văn hoá Việt đã không mất đi. Nhà nước phong kiến

Việt Nam trải qua tất cả các thời kỳ vẫn luôn dựa trên đặc điểm làng xã để quản lý xã hội.

Mỗi làng xã Việt thực chất là một quốc gia thu nhỏ, ở đất cung cách quản lý của chế mẫu

hệ được thể hiện rõ nét. Đặc trưng của cũng cách quản lý mẫu hệ là mắt thấy tai nghe “

chỉ tận tay day tận chán”. Phương pháp mẫu hệ cộng với phương pháp tâm linh tạo ra

một cách quản lý cả hành động lẫn ý thức của người dân. Cách quản lý này khiến cho con

người luôn coi trọng ý thức trách nhiệm. Tuy nhiên, theo cách hiểu của chúng ta hiện

nay, thì nó làm cho con người bị mất tự do. Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã giải phóng cho

con người. Hệ thống làng trói buộc con người đã bị xoá bỏ, nhưng lại chưa có biện pháp

hữu hiệu thay thế. Chương trình giáo dục phổ thông cũng không đề cao nhiệm vụ giáo

dục ý thức kỷ luật cho học sinh. Nhiều nơi, do chạy theo bệnh thành tích, các thầy cô

giáo đã vô tình dậy cho học sinh, khiến chúng noi theo tấm gương giả dối phá bỏ mọi quy

định. Ngoài ra, việc học thêm này là thủ phậm khiến cho con người Việt Nam mất đi ý

thức trung thực. Người ta không còn có được cảm nhận về cái sai của bản thân. Họ không

còn có khả năng tư duy phê phán để hiểu ra được khi nào thì cái tôi của mình là đúng và

khi nào thì là sai. Với họ, lòng tự trọng không phải là việc “ làm thế nào để tập thể phải

tôn trọng cá nhân” mà lòng tự trọng đồng nghĩa với việc chống đối. Ngoài ra cơ cấu

chính trị xã họi cũng là một nguyên nhân. Bản thân những người lãnh đạo cũng là người

dân Việt Nam. Họ cũng mang trong mình mọi đặc điểm văn hoá dân tộc, trong đó có tất

cả các yếu tố tiềm tàng dẫn đến việc coi nhẹ ý thức kỷ luật, hiểu sai lệch về sự trung thực

và trung thành. Một khi công tác giáo dục tư tưởng bị nơi lỏng thì sẽ tạo ra một lớp người

lợi dụng cơ hội và lãnh đạo để trù dập người tài, người trung thực. Những việc này vô

tình đã góp phần vào việc tạo ra tâm lý xã hôi coi thường lãnh đạo.

Yếu tố kinh tế như lương thưởng cũng là một động lực quan trọng thúc đầy hoặc

huỷ hoại ý thức kỷ luật. Lương thấp, cộng cới lạm phát cao dẫn đến cuộc sống khó khăn,

người lao động cần phải tìm mọi cách để kiếm tiền. Phải làm nhiều việc cùng một lúc, họ

không thể chuyên tâm vào nhiệm vụ được giao và như thế ý thức kỷ luật chẳng còn. Trên

thực tế một nước đang phát triển như Việt Nam, thì lương thấp là điều đương nhiên. Vốn

nước ngoài đầu tư đổ vào Việt Nam cũng là vì lý do ấy. Nhưng nếu các nhà đầu tư không

Page 18: văn hóa BKAV

P a g e 18 | 31

sớm nhanh chóng nhận ra để khắc phục các yếu tố về ý thức kỷ luật của người lao động

Việt Nam thì họ sẽ chịu thất bại.

Những lý do đó cũng đủ để chúng ta thấy việc thiết lập kỷ luật tự giác khó đến

mức nào. Và có thể nói bí quyết của tất cả các doanh nghiệp thành công là ở chỗ các

doanh nghiệp này đã thiết lập được văn hoá kỷ luật.

II.2 Những thuận lợi chính trong thiết lập văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam

Trong thực tế, người Mỹ đac cố tình đi lý giải sự thành công vượt bậc của các

doanh nghiệ Nhật vào kỳ sau chiến trang Đại chiến thế giới II, và do bất lực trong việc lý

giải nên họ đã gán ho cái nguyên nhân ấy là văn hoá doanh nghiệp. Sự mô tả của họ về

văn háo doanh nghiệp mang mầu sắc tâm linh. Hiện tại nền kinh tế của nước Trung Quốc

đang phát triển rất nhanh, thậm chí còn nhanh hơn Nhật trước đấy, vậy mà chưa thấy có

công trình nghiên cứu về sự kiện này. Nếu người Mỹ có tiến hành nghiên cứu hiện tượng

kinh tế Trung Quốc thì không biết liệu họ có phải đưa ra một khái niệm gì đấy khác hay

không?

Văn hoá doanh nghiệp hay nói một cách đơn giản là cách suy nghĩ của những con

người trong cùng một doanh nghiệp, đương nhiên là phải kế thừa văn hoá của dân tộc,

tức là cách suy nghĩ của những người dân trong một nước.

Doanh nghiệp là một tổ chức có mục tiêu là kinh tế. Thực sự, sức mạnh của một

tập tể con người cùng lý tưởng là rất lớn. Trong khi cả thế giới vẫn còn bàng hoàng trước

việc Việt Nam chiến thắng đễ quốc Mỹ, vậy mà, những những người Việt chúng ta thì đã

kịp quên đi những bài học vô giá về việc xây dựng đội ngũ, giáo dục tư tưởng cách mạng.

Nghiên cứu toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, chúng ta có thể nhận

thất một phần thời gian rất lớn được bỏ để xây dựng văn hoá tổ chức. Vật là 50 năm trước

khi người Mỹ hiểu ra được tầm quan trọng của văn hoá tổ chức thì chính người Việt Nam

chúng ra đã xây dựng thành công và dùng nó để chiến thắng. Trong việc đấu tranh giành

độc lập thì tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam ngàn năm văn hiến là yếu tố

quyết định. Tất nhiên, đấu tranh giành độc lập là việc khác với làm kinh tế. Những thất

bại trong việc động viên sức người và sức của để làm kinh tế ngay sau cuộc kháng chiến

chống Mỹ thắng lợi, khiến chúng ta phải thận trọng. Sự thận trọng không nên chuyển

sang thái cực là phủ nhận, là coi thường. Cần phải bình tĩnh phân tích, đánh giá để rút ra

bài học từ mọi sai lầm sao cho “ một lần ngã là một lần bớt dại”. Sai lầm trong lần ngã

vừa rồi là sai lầm từ sự kém cỏi về kiến thức kinh tế không phải sai lầm trong việc động

viên lực lượng. Chúng ta cần phản hiểu để kiên định xây dựng lòng tự hào dân tộc.

Page 19: văn hóa BKAV

P a g e 19 | 31

Quy luật kinh tế có những điểm khác biệt. Tuy vậy, có thể là sẽ có một sự tương tự

bởi yếu tố chung ở đây là con người, và đó là con người Việt Nam. Để động viên họ,

người lãnh đạo phải hiểu đặc điểm văn hoá dân tộc Việt Nam. Trong kho tàng tri thức

cách mạng, các kinh nghiệm về động viên lực lượng đã đúc kết ra thành các bài học,

thành các lý thuyết. Đó là kho tri thức vô giá cần phải được khai thác hợp lý để tạo đà

cho công cuộc phát triển kinh tế.

Việc tôn vinh doanh nhân Việt Nam (13/10 là ngày doanh nhân Việt Nam), việc tổ

chức traogiair thưởng Sao Khuê...là những công việc bước đầu, xoá đi cái định hướng tư

duy sai lầm coi tư thương đồng nghĩa cới xấu xa, tái định hướng lại tư duy cho người

dân. Việc tôn vinh này là một trong những thuận lợi ban đầu trong việc xây dựng văn hoá

ở các doanh nghiệp.

Có những việc tưởng chừng như không liên quan đến việc xâu dựng văn hoá

doanh nghiệp nhưng trên thực tế là đóng vai trò rất quan trọng. Việc thực thi nghiêm luật

giao động góp một phần không nhỏ trong việc hình thành ý thức tôn trọng luật pháp.

Những giải pháp vĩ mô này sẽ dần dần phát huy tác dụng, không đơn giản là giảm bớt tai

nạn giao thông mà còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp giáo dục ý thức tôn trọng kỷ luật cho

nhân viên.

Page 20: văn hóa BKAV

P a g e 20 | 31

Chương III: Văn hoá doanh nghiệp BKAV.

II.1 Giới thiệu về Bkav.

II.1.1 Lịch sử hình thành.

Bkav là một phần mềm diệt virus do tập thể người Việt Nam phát triển, thuộc sở

hữu của Trung tâm An ninh mạng Bkis , Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Bắt đầu tháng 7 năm 1995 ra phiên bản đầu tiên, với tác giả là Nguyễn Tử

Quảng cùng một số đồng nghiệp trong Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Những phiên

bản đầu tiên được chạy trên nền MS-DOS.

26 tháng 11 năm 2001 – phiên bản Bkav 2002 chạy trực tiếp trên nền Windows ra

đời.

2005 – Bkav chia ra thành 4 phiên bản gồm có BkavPro, BkavEnterprise,

BkavGatewayScan, BkavHome. Cũng từ năm 2005, sau 10 năm cung cấp miễn phí, Bkav

chính thức được thương mại hóa.

29 tháng 9 năm 2009 – Phiên bản BkavPro 2009 Internet Security ra mắt.

Tháng 6 năm 2010 – Phiên bản BkavPro 2010 ra mắt.

2 tháng 3 năm 2011 – Phiên bản Bkav Security Essentials ra mắt.

II.1.2 Sản phẩm của Bkav.

Bkav Home Plus

Là phiên bản miễn phí mới nhất BKIS với những chức năng tích hợp như của

BKAV Pro.

BkavHome

Là phiên bản miễn phí dành cho người dùng gia đình, với các tính năng sau:

Hỗ trợ những tính năng diệt virus cơ bản nhất của BkavEngine (bộ lõi của toàn bộ

hệ thống Bkav).

Tự động bảo vệ (autoprotect).

Không cho phép cập nhật cơ sở dữ liệu virus. Phiên bản mới được ra hằng ngày

trên trang chủ, người dùng chỉ có thể cập nhật bằng tay. Tuy nhiên, đã có một số phần

mềm do các cá nhân và tổ chức khác thiết kế nhằm giúp người dùng BkavHome tự động

cập nhật, như phần mềm WinHeal BKAV AutoUpdate, BKAV Checker, ...

Page 21: văn hóa BKAV

P a g e 21 | 31

Người dùng vẫn có thể ghi log và gửi cho bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của Bkis thông

qua công cụ BkavHome tool do Bkis cung cấp.

Và mới đây nhất phiên bản Beta BKAV SE hứa hẹn là bản Free thay thế cho

BKAV Home đã được ra mắt vào ngày 2 tháng 3 năm 2011

BkavPro

Là phiên bản thương mại của Bkis, ngoài các đặc điểm chính ở trên còn có:

Khả năng tự động cập nhật (auto-update). Cập nhật nhanh hơn vì cơ chế cập nhật

từng phần.

Được hỗ trợ trực tiếp từ các nhân viên kĩ thuật của Bkis.

Có tính năng ghi chẩn đoán và gửi tới cho phía hỗ trợ khách hàng của Bkis.

Smart Scan (Quét thông minh): Tự động chuyển chế độ Deep Scan nếu gặp các

virus máy tính ở dạng "ăn" sâu vào tập tin.

Deep Scan (Quét sâu): Dùng cho việc quét các virus siêu đa hình, có khả năng gỡ

bỏ virus máy tính ra khỏi tập tin.

Heuristic Scan (Quét Heuristic, dùng trí tuệ nhân tạo): Quét theo hành vi của virus

máy tính.

Registry Protect (Bảo vệ Registry): Bảo vệ, kiểm soát các chương trình có hành vi

tác động tới Registry.

Self Defense (Tự bảo vệ) Bảo vệ Bkav khỏi các tác động xấu làm ảnh hưởng tới

hoạt động bảo vệ máy vi tính cùa Bkav.

USB Protection (Bảo vệ USB): Tự động phát hiện virus máy tính có chứa trong

các thiết bị nhớ flash, thiết bị ngoại vi,....

Bảo vệ truy cập web : Chặn các địa chỉ có khả năng chứa malware.

Parental Control: Chặn web đen.

Tường lửa Quản lí quyền truy cập kết nối mạng của các phần mềm máy tính.

BkavPro Internet Security 2009

Page 22: văn hóa BKAV

P a g e 22 | 31

Giao diện Bkav 2002, giao diện từng tồn tại trong thời gian dài của Bkav. Và hiện

nay vẫn còn hiện hữu trên bản Bkav Home cho tới thời điểm này tháng 02 năm 2011

Phiên bản mới của BkavPro có sự thay đổi giao diện sau một thời gian dài. Có

nhiều cải tiến đang kể so với phiên bản trước như mô tả ở trên

BkavPro Internet Security 2010

Là sản phẩm diệt virus đầu tiên ở Việt Nam tích hợp công nghệ điện toán đám

mây. Kế thừa những ưu điểm của Bkav IS 2009. Bkav IS 2010 đã chính thức xóa bỏ biểu

tượng ông bác sĩ, biểu tượng đã gắn bó với thương hiệu Bkav từ những ngày đầu phát

triển.

BkavPro Internet Security 2011

Ngày 11 tháng 5 năm 2011, Công ty An ninh mạng Bkav chính thức ra mắt phần

mềm diệt virus Bkav 2011 sử dụng công nghệ chủ đạo Safe Run (thực thi an toàn). Với

công nghệ đột phá này, Bkav là một trong 4 nhà sản xuất phần mềm diệt virus đầu tiên

trên thế giới nghiên cứu thành công và trang bị công nghệ Safe Run trong sản phẩm.

Bkav Mobile Security

Bkav Mobile Security - Phần mềm diệt virus miễn phí cho điện thoại di động và

máy tính bảng. Phiên bản Bkav Mobile Security Pro được trang bị tính năng chặn tin

nhắn rác và cuộc gọi không mong muốn, tính năng chống trộm, tính năng sao lưu danh

bạ, tin nhắn và cuộc gọi. Bên cạnh đó, Bkav Mobile Security được tích hợp công nghệ

giám sát truy cập và duyệt web an toàn.

Bkav eDict

Bkav eDict - Từ điển tra nhanh giúp bạn tra cứu từ trực tiếp bằng cách di chuột tới

từ cần tra (bất kì đâu trên màn hình) mà không cần gõ lại như thông thường. Bạn có thể

tra nhanh ngay trong lúc đang duyệt web hay lúc đọc tài liệu word, excel, pdf… mà

không cần chuyển sang cửa sổ của từ điển

BkavEnterprise

Giải pháp cho doanh nghiệp.

Hoạt động theo cơ chế máy chủ – khách

Page 23: văn hóa BKAV

P a g e 23 | 31

Điều khiển hoạt động của Bkav ở các máy con từ xa.

Bkav GatewayScan

Dùng cho các máy trạm để kiểm soát và quét virus từ các luồng dữ liệu

và email vào/ra.

BkavSuite

Gói phần mềm bao gồm BkavEnterprise và BkavGatewayScan.

Một số công cụ đi kèm

Bkav Restore

Bkav Restore là chương trình phục hồi những tập tin bị nhiễm Virus đã được

chương trình Bkav hoặc Bkav AntiXFSic diệt trong trường hợp cần thiết muốn khôi phục

lại tập tin bị nhiễm Virus để nghiên cứu hoặc khi bạn sử dụng chức năng diệt tất cả

Macro của Bkav mà trong đó có cả các Macro do bạn tự tạo ra. Chương trình này chỉ hoạt

động nếu quét với cấu hình "Sao lưu trước khi diệt".

Bkav AntiXFSic

Bkav AntiXFSic là chương trình chuyên biệt để diệt virus XFSic.

Bkis Conficker Scanner

Bkis Conficker Scanner là công cụ quét và xác định các máy tính bị

nhiễm conficker trong mạng, quét dựa trên 2 phương thức update chính của virus là SMB

và P2P.

II.2 Biểu hiện văn hoá kinh doanh của công ty Bkav.

II.2.1 Hoạt động kinh doanh.

Dịch vụ tư vấn thiết kế đảm bảo an ninh cho các hệ thống mạng

Ngay từ khi bắt đầu xây dựng một hệ thống mạng, khách hàng nên dành một phần

quan trọng cho thiết kế đảm bảo an ninh mạng. Tuy nhiên, đối với các hệ thống mạng đã

có, khách hàng cần phải kiểm tra, xem xét tổng nhằm phát huy hết giá trị đầu tư của các

thiết bị và đảm bảo an ninh.

Hiện nay chúng tôi cung cấp 2 loại dịch vụ tư vấn thiết kế mạng đảm bảo an ninh:

tư vấn thiết kế từ đầu – xây dựng mới và quy hoạch lại hệ thống cũ đảm bảo hiệu năng,

an ninh.

Page 24: văn hóa BKAV

P a g e 24 | 31

Quy hoạch lại hệ thống cũ đảm bảo hiệu năng, an ninh

Hiện nay, phần lớn các cơ quan, doanh nghiệp đều đã có hệ thống mạng máy tính.

Tuy nhiên, công tác tư vấn thiết kế thường không được tốt hoặc thậm chí không có tư

vấn, vì vậy hệ thống mạng không những không được an toàn, mà còn không phát huy hết

được hiệu quả của những thiết bị đắt tiền đã đầu tư.

Chúng tôi sẽ đưa "chất xám" vào các hệ thống mạng đã có, giúp cho các thiết bị

trong đó vừa phát huy được giá trị đầu tư, lại an toàn, bảo mật. Chúng tôi cũng tư vấn về

các quy trình hoạt động, thiết lập tài liệu để cho hệ thống luôn luôn được ổn định và trong

tầm kiểm soát.

Tư vấn, thiết kế xây dựng hệ thống mạng mới

Đối với các hệ thống mạng mới, chúng tôi khuyến cáo khách hàng nên sử dụng

dịch vụ này ngay từ giai đoạn xây dựng hệ thống, nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư (tránh

phải thay đổi sau này) và đảm bảo an ninh cho toàn bộ hệ thống.

Với các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực an ninh

mạng, kết hợp với phòng thí nghiệm tiêu chuẩn quốc tế vào loại hiện đại nhất tại Việt

Nam, sự tư vấn của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp khách hàng đầu tư hiệu quả, khai thác tối

đa tính năng của các thiết bị, đảm bảo an ninh cho toàn bộ hệ thống mạng.

Các lựa chọn của dịch vụ tư vấn, thiết kế hệ thống mạng đảm bảo an ninh

STT Lựa chọn Nội dung

1

Khảo sát, đánh giá, tư vấn

phương án thực hiện và giám

sát thực hiện

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng/xác định nhu

cầu của khách hàng

- Tư vấn phương án thực hiện

- Giám sát thực hiện

2

Khảo sát, đánh giá, tư vấn

phương án thực hiện và thực

hiện cấu hình hệ thống mạng

trung tâm

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng/xác định nhu

cầu của khách hàng

- Tư vấn phương án thực hiện

- Thiết lập hệ thống mạng trung tâm

Page 25: văn hóa BKAV

P a g e 25 | 31

2. Dịch vụ kiểm tra, tư vấn đảm bảo an ninh cho các hệ thống website

Website ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh

nghiệp. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều

nguy cơ tấn công phá hoại như từ chối dịch vụ, thay đổi nội dung, xóa toàn bộ cơ sở dữ

liệu… gây ảnh hưởng lớn tới uy tín, tài chính, hình ảnh của doanh nghiệp/tổ chức.

Bkav cung cấp nhiều gói dịch vụ để khách hàng có thể có quyết định lựa chọn phù

hợp với nhu cầu của mình.

Để có một giải pháp tổng thể cho vấn đề an ninh của hệ thống Website. Chúng tôi xin

khuyến cáo khách hàng nên thực hiện tất cả các gói dịch vụ này.

Các lựa chọn của dịch vụ này:

STT Dịch vụ Lựa chọn Nội dung

1

Khảo sát, tư

vấn về an

ninh của hệ

thống

Package

1

Khảo sát, tư vấn về an ninh của hệ thống máy

chủ Web

2

Kiểm tra hệ

thống website

một lần

Package

2.1

Kiểm tra từ bên ngoài, cảnh báo, hướng dẫn khắc

phục lỗ hổng website

Package

2.2

Kiểm tra mã nguồn của website để phát hiện

thêm các lỗ hổng tiềm tàng trong mã nguồn

3

Kiểm tra hệ

thống website

định kỳ

Bkav sẽ thường xuyên tiến hành kiểm tra mức độ

an ninh của hệ thống website và hàng tháng gửi

báo cáo tới khách hàng

3. Dịch vụ tư vấn thiết lập hệ thống quản lý an ninh thông tin ISO 27001

Quản lý an ninh thông tin đang được hầu hết các doanh nghiệp quan tâm. Thực tế,

nhiều đơn vị đã nhận thấy tầm quan trọng của việc này và đã áp dụng một số biện pháp

quản lý nhất định. Tuy nhiên, những biện pháp đó thường chưa khoa học, chưa bao quát

hết các rủi ro mà doanh nghiệp/tổ chức có thể gặp phải.

Page 26: văn hóa BKAV

P a g e 26 | 31

ISO 27001 là tiêu chuẩn về quản lý an ninh thông tin (ISMS- Information Security

Management System) do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO phát triển và ban hành.

Tiêu chuẩn này đề ra các yêu cầu trong việc xây dựng, áp dụng, điều hành, kiểm tra, giám

sát và phát triển hệ thống quản lý an ninh thông tin một cách đầy đủ, khoa học. Áp dụng

ISO 27001, khách hàng sẽ giảm thiểu rủi ro gặp phải, nhanh chóng khắc phục các sự cố

xảy ra để đảm bảo tính bí mật, toàn vẹn và sẵn sàng của thông tin.

Với những kỹ thuật, kinh nghiệm, và thực tế hoạt động nhiều năm của chúng tôi

trong lĩnh vực an ninh mạng, Bkav là đơn vị tiên phong trong việc tư vấn xây dựng hệ

thống quản lý an ninh thông tin theo chuẩn ISO 27001.

II.2.2 Hoạt động văn hoá, xã hội.

Hoạt động văn hoá trong công ty.

Bkav là một trong số ít các công ty Việt Nam mà sản phẩm có thể cạnh tranh và

chiếm thị phần áp đảo trước các sản phẩm của nước ngoài tại thị trường trong nước. Theo

kết quả xếp hạng các thương hiệu phần mềm được doanh nghiệp ưa chuộng, do Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, có tới 73,95% các doanh nghiệp

lựa chọn phần mềm diệt virus Bkav, trong khi phần mềm Kaspersky (Nga) đứng thứ hai

với 13,36% doanh nghiệp lựa chọn và Norton Antivirus (Mỹ) đứng thứ ba với 8,95%.

Phần mềm diệt virus Bkav cũng đã giành được nhiều giải thưởng quan trọng như:

Sản phẩm An toàn thông tin được người dùng ưa chuộng nhất do Hiệp hội An toàn thông

tin Việt Nam – VNISA trao tặng, nhận Cup Tự hào Thương hiệu Việt 2010 do Ủy ban

Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao tặng... Mới đây, theo kết quả kiểm định do

Phòng thí nghiệm Virus Bulletin (Vương quốc Anh) công bố, Bkav của Việt Nam đã

vươn lên trở thành 1 trong 3 phần mềm diệt virus tốt nhất thế giới. Trước đó, vào kỳ kiểm

định cuối năm 2010, Bkav đã lần đầu tiên lọt vào Top 10 sau những nỗ lực đưa sản phẩm

ra quốc tế kiểm định chất lượng...

Những thành công nối tiếp thành công là nhờ vào việc Ban lãnh đạo Bkav đã có

quan điểm rất riêng trong việc điều hành doanh nghiệp và tạo dựng một nền văn hóa

doanh nghiệp chỉ có ở Bkav. Tám giờ đồng hồ tại công sở chiếm gần trọn vẹn thời gian

sinh hoạt ban ngày của mỗi người. Vì vậy, chắc hẳn ai cũng mong muốn nơi làm việc

được thoải mái, tiện nghi như ở nhà của mình. Từ quan điểm đó, Ban Giám đốc Bkav đã

xây dựng văn phòng Công ty như "ngôi nhà thứ hai” của mỗi nhân viên.

Gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ là điều rất dễ nhận thấy khi nhìn chung vào khu

làm việc của công ty. Các phòng ban được phân khu rõ ràng. Phù hợp cho công việc cá

nhân hay tập thể. Bao gồm các phòng như: Khu lễ tân, trung tâm chăm sóc khách hàng (

Bkav Contact Center), phòng Lab thiết bị Security, phòng Server và thiết bị mạng, khu

Page 27: văn hóa BKAV

P a g e 27 | 31

vực nghỉ ngơi, ăn uống, làm bếp và các phòng học cho nhân viên. Đối với khu vực vệ

sinh, thì được trang bị cả máy giặt và các thiết bị hoàn toàn tự động.

Là công ty chuyên về các phần mềm trợ giúp cho quá trình bảo mật các thiết bị

sử dụng internet, tinh thần đó cũng thể hiện trong phong cách bố trí không gian làm việc

của công ty. Với hệ thống camera giám sát và thiết bị nhận diện hoạt động của người để

tự động điều khiển bật-tắt đèn. Ngoài ra nhân viên trong công có thẻ nhân viên là thẻ từ,

để xác nhận quá trình đi làm của mình cũng như kết thúc ngày làm việc, nhân viên phải

quẹt thẻ. Mọi điều gần như đều được xác định một cách tự động bằng các mã vạch cá

nhân riêng biệt. Quyền riêng tư của mọi người cũng được công ty chú tâm. Mỗi người

đều có các ngăn tủ cá nhân để đựng đồ. Nhân viên tại bộ phận được phát quần áo đồng

phục của công ty, ngoài ra đối với nhân viên bộ phận chăm sóc khách hàng còn được

phát cả chăn gối, do bộ phân này phải làm việc trực tuyến 24/24. Nhân viên có giá để

giầy dép riêng, chính vì thế nhân viên Bkav hàng ngày đến Công ty đều bỏ giày dép trên

kệ riêng ở bên ngoài và đi chân đất bên trong văn phòng. Vào giờ nghỉ, mọi người có thể

ngủ trưa ngay tại chỗ làm việc cùng với chăn gối cá nhân do Công ty cấp riêng cho mỗi

người một bộ. Sàn nhà tại toàn bộ khu vực làm việc được trải thảm và làm vệ sinh thường

xuyên.

Hàng ngày vào lúc 10h sáng và 4h chiều, các nhân viên Bkav có 15 phút giải lao

để tập chống đẩy (đối với nam) và tập aerobic hoặc bài tập 6 động tác (đối với nữ). Đây

là hoạt động bắt buộc đối với mọi nhân viên Công ty, nhằm giúp mọi người vận động cơ

thể và thư giãn tinh thần, tránh cảm giác mệt mỏi do ngồi lâu trước máy tính.

Đến giờ giải lao, hệ thống loa tại tất cả các văn phòng Bkav trên toàn quốc sẽ đồng

loạt phát những bản nhạc thư giãn cùng lời nhắc mọi người tập thể dục.

Cuối mỗi tháng, cuộc thi chống đẩy toàn Công ty được tổ chức cùng với liên hoan

mừng sinh nhật các bạn nhân viên có ngày sinh trong tháng.

Người đoạt giải trong cuộc thi chống đẩy được trao đai vô địch và phần thưởng

khích lệ tinh thần.

Để tạo sự hài hoà trong không gian làm việc, trong công ty có chậu cây xanh và bể

cá. Cây xanh không chỉ được bố trí xen kẽ giữa các cabin làm việc, mà ngay từ tiền sảnh

văn phòng bạn đã có thể bắt gặp màu xanh của các chậu cây. Các bể cá cảnh với nhiều

loại cá màu sắc sinh động cũng được bố trí ở khu vực đông người qua lại.

Bếp ăn và phòng Đa năng

Để đảm bảo chất lượng bữa ăn trưa cho nhân viên, Bkav đã đầu tư xây dựng bếp

ăn với các nguồn rau sạch, thịt sạch được nhập từ các nhà cung cấp có thương hiệu như

thịt sạch Minh Hiền, rau sạch Vân Nội... Sau khi chế biến, cơm - thức ăn được đóng trong

hộp kín và vận chuyển bằng xe chuyên dụng đến các văn phòng trước giờ ăn trưa. Nếu

Page 28: văn hóa BKAV

P a g e 28 | 31

muốn hâm nóng thức ăn, nhân viên Bkav có thể sử dụng lò vi sóng được bố trí tại mỗi

văn phòng.

Phòng Đa năng là nơi ăn trưa, tập thể dục giữa giờ, liên hoan sinh nhật, thi đấu

chống đẩy cuối tháng, tổ chức các hội thảo nhỏ và cũng là nơi sinh hoạt của các CLB

khiêu vũ, thanh nhạc, guitar... trong Công ty.

Khẩu hiệu và tranh treo tường

Các khẩu hiệu thể hiện một phần độc đáo của văn hóa Bkav. Có thể dễ dàng bắt

gặp các khẩu hiệu và những bức tranh ở hầu khắp mọi nơi trong văn phòng, từ khu lễ tân,

khu vực làm việc, các phòng họp, phòng các Giám đốc đến khu sinh hoạt chung của nhân

viên.

Hệ thống thiết bị tự động

Tạo sự tiện nghi tối đa cho nhân viên, toàn bộ các văn phòng của Bkav đều được

trang bị các thiết bị tự động như bật đèn thông minh, máy sấy tay, xả nước tự động, vòi

rửa tay tự động, hệ thống cảnh báo an ninh tòa nhà... Điều đặc biệt là các thiết bị tự động

này do chính Bkav SmartHome – một đơn vị thành viên của Bkav – nghiên cứu và sản

xuất.

Dù là ở đâu, tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng hay TP. Hồ Chí Minh, các văn

phòng Bkav đều được thiết kế và trang bị cơ sở vật chất đồng bộ theo "Bộ tiêu chuẩn văn

phòng Bkav”. Từng chi tiết nhỏ như độ cao của bàn ghế (để phù hợp với việc đi chân

đất), giấy lau tay trong nhà vệ sinh, lời nhắc giờ làm việc - giải lao - nghỉ trưa trên hệ

thống loa chung... đều được quy định cụ thể trong bộ tiêu chuẩn này. Bởi vậy mà dù ở

văn phòng nào, mọi nhân viên Bkav đều được làm việc trong "ngôi nhà thứ hai” của

mình.

Hoạt động văn hoá ngoài công ty.

Một hoạt động thường niên của công ty Bkav là tổ chức quảng bá sản phẩm, với lượng

thu hút khách hàng đến rất đông. Nhưng với tinh thần phục của toàn bộ nhân viên của

công ty, mọi người luôn được hướng dẫn tận tình, với cả khách hàng trong nước hay bạn

bè quốc tế tới tham gia ngày hội. Với ngày hôi mang tích chất quảng bá sản phẩm nhằm

thu hút khách hàng biết đến sản phẩm an ninh mạng hay có cơ hội trải nghiệm các tính

năng này, Bkav đã đưa ra tại các gian hàng chương trình khuyến mại: như mua hai tặng

một, tham gia các trò chơi để nhận giải thưởng hay bốc thăm trúng thưởng khi tới tham

gia mua sản phẩm tại ngày hội quảng bá sản phẩm này. Việc làm như vậy sẽ giúp cho

nhiều người hiểu sâu hơn về một sản phẩm có nguồn gốc trên đất nước mình.

Các hoạt động ngoài trời khác của Bkav đặc biệt có thể nhắc tới là ngày hội thể thao

dành cho các bộ công nhân viên trong công ty tham gia thường niên hoặc trong các ngày

Page 29: văn hóa BKAV

P a g e 29 | 31

lễ kỷ niệm thành lập công ty. Rất nhiều môn thi đấu được diễn ra và giải thưởng khác

nhau. Trong ngày đó, sắc áo cam đặc trưng cho Bkav tràn ngập trên các sân thi đấu như:

điền kinh, nhảy cao, nhảy xa hay thi đấu cờ vua, cờ tướng. Môn thi đấu được xem như

đặc biết tại ngày này có lẽ không thể khác đó là thi chống đẩy. Một trong những phương

thức để các nhân viên rèn luyện sức khoẻ trong giờ giải lao của công ty. Một nét văn hoá

được xem như đặc trưng cho công ty Bkav.

Page 30: văn hóa BKAV

P a g e 30 | 31

Kết luận

Như vậy văn hóa doanh nghiệp chính là những giá trị chuẩn mực chung đựợc mọi

người tuân theo, hướng mọi người vào mục tiêu chung vì sự phát triển của doanh nghiệp.

Tạo nên giá trị niềm tin của mọi thanh viên trong tập thể đối với đường lối và tương lai

phát triển của doanh nghiệp tạo nên long tin của khách hàng đối tác đối với chats lượng

sản phẩm, chất lượng dịch vụ, tạo lập được vị thế trên thương trường khiến cho đối thủ

cạnh trạnh phải kinh nể.

Trong thời gian tìm hiểu về văn hoá doanh nghiệp của công ty Bkav, chúng em đã hiểu

hơn về việc hình thành văn hoá trong một doanh nghiệp, các yếu tố hình thành nên văn

hoá này. Mặc dù, có những vấn đề chưa lý giải được nguyên nhân tại sao lại như thế.

Bkav,với tình thân bảo vệ các khách hàng đã đạt được những bước tiến nhất định trong

hoạt động của mình. Điều đó được thể hiện qua sự vươn xa của công ty không những

trong và ngoài nước. Các hoạt động của Bkav từ nội bộ công ty tới các hoạt động bên

ngoài đã toát lên tinh thần an toàn và bảo mật của mình.

Tinh thần sáng tạo để có được những sản phẩm mới và chất lượng hơn luôn được thực

hiện với đội ngũ nhân viên luôn được đào tạo về chuyên môn cũng như trang bị cho quá

trình nghiên cứu sản phẩm.

Page 31: văn hóa BKAV

P a g e 31 | 31

Tài liệu tham khảo.

1. Giáo trình văn hoá kinh doanh - PGS.TS Dương Thị Liễu ( chủ biên )

Nhà xuất bản : Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Đỗ Thị Phi Hoài, Văn hóa doanh nghiệp, Học Viện Tài Chính, 2009

3. http:// www.vi.wikipedia.org

4. http://www.bkav.com.vn/

5. http://www.lapdoanhnghiep.net