bản tin logistics - gemadept.com.vn · nhiệm vụ của hệ thống hỗ trợ hành trình...

21
SỐ 20 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2014 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 10/2014 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti

Upload: others

Post on 19-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

SỐ 20

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2014

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 10/2014

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Sự kiện Logistics tháng tới

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

LOGISTICS CẢNG

Mục tiêu của Logistics Cảng

Mục tiêu của logistics cảng là tập trung xây dựng các hệ thống dịch vụ cảng nhằm tối ưu hóa quy trình logistics thông qua việc nâng cao tính tương thích của cảng trong chuỗi logistics. Bằng việc sử dụng các giới hạn logistics đầu ra “trên” và “dưới”, sự tham gia của các dịch vụ trong cảng có thể tạo nên thị phần đáng kể trong tổng chuỗi giá trị gia tăng thu được của chuỗi logistics. Nếu một cảng thành công trong việc phát triển các dịch vụ logistics, cảng đó chắc chắn có được ưu thế cạnh tranh so với các cảng đối thủ khác.

Mô hình Logistics Cảng

Có nhiều cách khác nhau khi phân chia hệ thống logisctics cảng, nhưng thông thường đối với một cảng biển hiện đại, hệ thống logistics cảng được chia thành 6 hệ thống thứ cấp: Hệ thống hỗ trợ hành trình của tàu, hệ thống phục vụ tàu vào cảng, hệ thống xếp dỡ, hệ thống phục vụ hàng quá cảnh, hệ thống lưu kho và hệ thống liên kết vận tải nội địa. Sáu hệ thống thứ cấp này cùng với hệ thống thông tin của cảng có vai trò như bảy nhóm hình thành nên quy trình logistics cảng. Mỗi hệ thống lại liên kết chặt chẽ với các hệ thống khác tùy thuộc vào luồng hàng hóa trong quy trình logistics cảng. Hình 1 mô tả mối liên kết giữa các hệ thống thứ cấp này trong quy trình logistics cảng khi phục vụ luồng hàng.

Vai trò nhiệm vụ của mỗi hệ thống thứ cấp này như sau:

3.1 Hệ thống hỗ trợ hành trình tàu

Nhiệm vụ của hệ thống hỗ trợ hành trình tàu là cung cấp lương thực thực phẩm hoặc các dịch vụ hỗ trợ cho tàu. Các công ty liên quan đến hoạt động của hệ thống được trình bày trong Hình 2. Phần lớn các công ty này nhận lệnh trực tiếp từ công ty vận tải biển hoặc qua đại lý hàng hải, trong khi các công ty liên quan gián tiếp đến cảng lại nhận lệnh trực tiếp từ người gửi hàng hoặc từ đại lý của người gửi hàng. Hình 2 không đề cập đến luồng lệnh thông tin chu chuyển cũng như luồng tài chính đi kèm với những lệnh này. Bên cạnh đó còn phải kể đến hệ thống thông tin hỗ trợ hành trình của tàu như hệ thống kiểm tra cân bằng xếp hàng trên tàu trước khi tàu rời cảng, kiểm tra cân bằng tàu,….

3.2 Hệ thống phục vụ tàu vào cảng

Vai trò chủ yếu của hệ thống phục vụ tàu vào cảng là bảo đảm an toàn và thuận tiện cho tàu khi tàu cập cảng. Các công ty/tổ chức cảng vụ, dịch vụ liên quan đến công tác phục vụ tàu vào cảng bao gồm dịch vụ thông quan, dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ bảo đảm an toàn cho tàu vào luồng, đại lý tàu, vân

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

vân, được trình bày trong Hình 3. Các công ty/tổ chức dịch vụ này nhận lệnh trực tiếp từ các công ty vận tải biển hoặc thông qua đại lý của họ. Luồng hàng đi từ hệ thống phục vụ tàu vào cảng đến hệ thống xếp dỡ.

3.3 Hệ thống xếp dỡ

Nhiệm vụ của hệ thống xếp dỡ là hỗ trợ hoạt động xếp hàng và dỡ hàng của tàu tại cảng sao cho nhanh chóng và an toàn. Các bên liên quan đến hoạt động của hệ thống xếp dỡ được trình bày trong Hình 4. Phần lớn các bên có liên quan trực tiếp đến cảng nhận lệnh trực tiếp từ đơn vị khai thác cảng. Đôi khi đơn vị thực hiện công tác xếp dỡ hàng nhận lệnh từ người gửi hàng hoặc đại lý của người gửi hàng. Đội công nhân xếp dỡ lại nhận lệnh từ đơn vị thực hiện công tác xếp dỡ. Hình 4 không thể hiện các yếu tố đầu vào ngoài hệ thống, bởi hệ thống xếp dỡ chỉ liên quan tới việc xếp và dỡ hàng lên/xuống tàu.

3.4 Hệ thống phục vụ hàng quá cảnh

Công việc của hệ thống phục vụ hàng quá cảnh là bảo đảm liên kết giữa bên xếp dỡ và bên kho bãi (hoặc bên vận tải nội địa). Các bên liên quan đến hệ thống phục vụ hàng quá cảnh được biểu thị trong Hình 5. Luồng hàng sẽ dịch chuyển từ hệ thống xếp dỡ đến hệ thống liên kết vận tải bộ hoặc hệ thống lưu kho bãi. Ở rất nhiều cảng, quá trình quá cảnh này không được tách biệt rõ ràng mà có thể được gộp vào hệ thống xếp dỡ hoặc hệ thống lưu kho bãi. Nhưng đối với các cảng có bãi hàng nằm xa khu vực trung tâm cảng, việc xây dựng hệ thống phục vụ hàng quá cảnh là cần thiết.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

3.5 Hệ thống lưu kho bãi

Nhiệm vụ của hệ thống lưu kho bãi là hỗ trợ cho quá trình lưu kho bãi (Hình 6). Với mỗi loại hàng hóa khác nhau, cần có các quá trình phục vụ khác nhau từ các bên chuyên môn như phục vụ kho lưu hàng nguy hiểm, kho lưu hàng thực phẩm, khu chứa bồn cho hàng lỏng và khu kho bãi đa chức năng (bao gồm cả bãi container). Hàng hóa sau khi dỡ từ tàu hoặc mang đến từ chủ hàng sẽ được chuyển đến bộ phận kiểm đếm để kiểm tra hàng ngay tại kho bãi. Nếu là hàng gom thì sẽ được chuyển đến kho CFS để tháo/đóng hàng vào container. Luồng hàng đi từ hệ thống phục vụ hàng quá cảnh đến hệ thống liên kết vận tải nội địa.

3.6 Hệ thống liên kết vận tải nội địa

Vai trò của hệ thống liên kết vận tải bộ là hỗ trợ cho liên kết giữa hệ thống kho bãi (hoặc hệ thống phục vụ hàng quá cảnh) với hệ thống vận tải nội địa. Các bên liên quan đến hệ thống liên kết vận tải nội địa được trình bày trong Hình 7. Dòng hàng dịch chuyển từ hệ thống phục vụ hàng quá cảnh hoặc hệ thống xếp dỡ đến khu vận tải nội địa bao gồm: vận tải đường sắt, vận tải ven biển, vận tải đường thủy nội địa, vận tải đường hàng không và chủ yếu là vận tải đường bộ.

Trong trường hợp vận tải đường ống, sau khi dỡ hàng từ tàu, hàng được chuyển trực tiếp tới đường ống nên không cần phải sử dụng đến hệ thống liên kết vận tải nội địa.

5. Kết luận

Hiện nay cùng với sự bùng nổ phát triển logistics trên mọi lĩnh vực, phát triển logistics cảng là tất yếu vì cảng đóng vai trò khâu xung yếu trong toàn bộ chuỗi logistics. Phát triển logistics cảng đồng nghĩa với việc phát triển hệ thống giao thông vận tải đến/đi từ cảng, đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ thông tin trong cảng để tăng năng suất xếp dỡ, giảm thời gian tàu nằm tại cảng từ đó giảm thời gian quay vòng của tàu, tạo giá trị cho khách hàng của cảng. Đối với các cảng biển Việt Nam, muốn phát triển logistics cảng, bài toán nan giải cần thực hiện đầu tiên chính là bài toán xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó có quy hoạch mạng lưới giao thông đến cảng với vai trò là cơ sở hạ tầng kết nối. Ngoài ra cũng cần có những chính sách pháp lý phù hợp mới tạo điều kiện cho các cảng đẩy mạnh đầu tư ứng dụng logictics cảng vào hoạt động của mình.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

CUỘC CHIẾN SABECO VÀ HEINEKEN

Thị trường bia Việt Nam

Thị trường bia Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Theo báo cáo của Bộ Công thương, tiêu thụ bia tại Việt Nam tăng trung bình 12% giai đoạn 2006-2010 và dự báo tăng 13% giai đoạn 2011-2015.

Thị trường có tốc độ tăng mạnh mẽ như vậy là do Việt Nam nằm trong danh sách 25 nước uống bia khủng khiếp nhất thế giới, đứng thứ 3 châu Á và nhiều năm liên tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Lượng tiêu thụ bia năm sau luôn cao hơn năm trước 15%.

Với tốc độ tiêu thụ mạnh như vậy, năm 2013, thị trường bia Việt Nam đã cán mốc 3 tỷ lít, tương đương khoảng 3 tỷ USD.

Cạnh tranh giữa 2 doanh nghiệp bia nội địa

Doanh nghiệp nội rất thành công khi nỗ lực giành được thị phần lớn.

Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là doanh nghiệp nội lớn thứ hai. Năm qua, ông lớn bia rượu Hà Nội đạt tốc độ tăng trưởng 18%, tổng sản lượng tiêu thụ đạt hơn 600 triệu lít, doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính tăng hơn 30%.

Tổng công ty cổ phần bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) có quy mô thị trường lớn hơn Habeco rất nhiều. Năm 2013, Sabeco cán mốc sản xuất 1,3 tỷ lít, giữ thị phần lớn nhất trên thị trường bia Việt Nam và nằm trong Top 3 các nhà sản xuất bia hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Theo ước tính chưa đầy đủ, Sabeco hiện đã đầu tư 24 dự án, trong đó đã có 20 nhà máy đi vào hoạt động với tổng công suất hơn 1,8 tỷ lít bia.

Cạnh tranh giữa nội và ngoại

Hiện có khoảng 30 thương hiệu bia quốc tế đang có mặt tại Việt Nam. Bên cạnh việc đối đầu với Habeco và hàng chục thương hiệu bia khác, Sabeco còn có đối thủ lớn hơn. Đó là Heineken. Tại thị trường Việt Nam, Heineken chỉ đứng sau Sabeco. Khoảng cách giữa Heineken với thương hiệu bia lớn nhất Việt Nam ngày càng được thu hẹp lại. Năm 2013, lượng tiêu thụ bia của Heineken không thấp hơn Sabeco nhiều. Vì thế, hai doanh nghiệp đứng đầu thị trường rơi vào tình trạng vừa phải lo đối phó nhau vừa phải lên chiến lược cạnh tranh với tất cả các thương hiệu còn lại trên thị trường. Cạnh tranh trên thị trường bia đang ngày càng gay gắt.

Cạnh tranh ở Top dẫn đầu

Kênh quảng cáo

Không có gì ngạc nhiên khi cả Sabeco và Heineken đối đầu trực diện nhau trong các kênh quảng cáo từ truyền hình, báo điện tử tới báo giấy. Cả 2 thương hiệu này đều đổ hàng trăm tỷ đồng cho quảng cáo. Và kết quả của các chương trình này là rất cao.

Nền tảng cạnh tranh

Mặc dù chỉ Sabeco công bố cáo tài chính quý 1/2014 với lợi nhuận sau thuế đạt 586,49 tỷ đồng, bằng 23,13% so với cả năm 2013 nhưng giới thạo nghề đều tin rằng Heineken đang bám sát Sabeco về lượng tiêu thụ. Vì vậy, cuộc cạnh tranh ở ngôi vị số 1 luôn diễn ra gay gắt. Tuy nhiên, cả Sabeco và Heineken đều có sự tự tin của mình. Sabeco cạnh tranh về giá, Heineken cạnh tranh về thương hiệu.

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

Và nếu Heineken được hưởng lợi từ thương hiệu toàn cầu, có kế hoạch, có chiến lược rất khoa học và bài bản thì Sabeco lại là thương hiệu của người Việt.

Năng lực sản xuất

Tổng công suất của Sabeco đạt khoảng 1,8 tỷ lít. Trong khi đó, tới năm 2015, năng lực sản xuất của Heineken mới chỉ là 1,4 tỷ lít bia. Tuy nhiên, đây không được xem là yếu điểm của Heineken vì lượng tiêu thụ mà Heineken đạt được luôn bám sát Sabeco.

Phân khúc sản phẩm

Heineken đang làm chủ phân khúc bia cao cấp, dòng sản phẩm mang lại biên lợi nhuận cao hơn dòng bia trung cấp và bia bình dân. Dù chưa vượt qua được Sabeco nhưng Heineken lại hơn Sabeco về doanh số. Có thể thấy các sản phẩm của Sabeco nghiêng về trung cấp và bình dân nhiều hơn. Thực tế cho thấy, cách đây mấy năm, khi sản lượng Heineken chỉ bằng một nửa so với Sabeco, Heineken đã thu về lợi nhuận không kém Sabeco là mấy, khoảng trên 2.000 tỷ đồng mỗi năm.

Cuộc chiến ngang sức ngang tài

Hiện nay, khoảng cách giữa mức tiêu thụ của hai thương hiệu giảm xuống, chắc chắn lãi ròng của Heineken sẽ tăng mạnh. Và chắc chắn Heineken không muốn dừng lại ở đó vì Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ Heineken mạnh nhất. Chỉ trong năm 2010, người Việt đã uống hơn 200 triệu lít bia nhãn hiệu này, chỉ sau Mỹ, Pháp. Ông Michel de Carvalho - chủ sở hữu thương hiệu bia Heineken dự báo đến năm 2015, Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ bia Heineken lớn nhất thế giới. Vì vậy, Heineken hoàn toàn có thể nghĩ tới việc tiếm ngôi số 1 của Sabeco. Tuy nhiên, đây không phải mục tiêu dễ dàng vì Heineken nhích lên một bước thì Sabeco cũng có thêm tăng trưởng. Và Sabeco đang nắm lợi thế dẫn đầu.

Năm 2014, Sabeco và Heineken tiếp tục chiến lược của mình hiện tại và còn quá sớm để dự báo kết quả cuộc đua. Chỉ biết, hiện tại Sabeco và Heineken đều đứng ở vị trí số 1 nếu xét theo từng tiêu chí riêng. Sabeco vượt qua Heineken về thị phần còn Heineken vượt qua Sabeco về mặt doanh thu.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

DOANH NGHIỆP VẬN TẢI PHẢI KHAI LẠI GIÁ CƯỚC NẾU TĂNG/GIẢM VƯỢT MỨC 3%

Theo thông tư thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do liên Bộ Tài chính, Bộ GTVT ban hành ngày 15/10/2014, khi doanh nghiệp điều chỉnh tăng, giảm giá cước vận tải với tổng mức vượt quá 3% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó thì phải kê khai lại giá. Trong trường hợp điều chỉnh tăng, giảm giá trong phạm vi 3% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó thì không phải kê khai lại, song phải gửi thông báo bằng văn bản về mức giá điều chỉnh cho cơ quan có thẩm quyền.

Đơn vị thực hiện kê khai giá với cơ quan có thẩm quyền ít nhất 5 ngày làm việc trước khi thực hiện theo giá kê khai. Các đơn vị phải kê khai giá cước vận tải gồm kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt; kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi. Ngoài ra, căn cứ tình hình thực tế, các địa phương có thể yêu cầu kê khai giá cước đối với xe vận tải hợp đồng, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe kinh doanh vận tải hàng hóa.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2014.

CÔNG BỐ VÙNG NƯỚC CÁC CẢNG BIỂN ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 47/2014/TT-BGTVT công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai.

Theo đó, công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương bao gồm: Các vùng nước cảng biển Đồng Nai (khu vực sông Thị Vải; khu vực sông Nhà Bè và sông Lòng Tàu; khu vực sông Đồng Nai) và vùng nước cảng biển Bình Dương.

Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức công bố vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão cho tàu thuyền vào, rời các cảng biển thuộc tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và khu nước, vùng nước khác theo quy định.

Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam và pháp luật có liên quan đối với hoạt động hàng hải tại các bến cảng và vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương.

Căn cứ vào tình hình thực tế về thời tiết, sóng gió, mớn nước và trọng tải của tàu thuyền, chỉ định vị trí cụ thể cho tàu thuyền neo đậu, chuyển tải và tránh bão trong vùng nước theo quy định, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, thực hiện thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cầu cảng, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải trong vùng nước các cảng biển thuộc tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, kể cả tàu thuyền vào các cảng biển thuộc tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương nhưng phải neo đậu, chuyển tải tại khu chuyển tải Gò Gia.

Ngoài ra, Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai có trách nhiệm phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, Cảng vụ Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh bảo đảm trật tự, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu thuyền vào, rời cầu cảng, bến cảng trên các sông...

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2014.

KIỂM TRA AN TOÀN CONTAINER ĐƯỢC VẬN CHUYỂN QUA CẢNG BIỂN VIỆT NAM

Ngày 15/10/2014, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 49/2014/TT-BGTVT quy định về kiểm tra an toàn công-te-nơ được vận chuyển qua cảng biển Việt Nam.

Nội dung kiểm tra an toàn container gồm: Kiểm tra biển chứng nhận an toàn công-te-nơ và kiểm tra tình trạng an toàn container.

Cảng vụ hàng hải khu vực kiểm tra biển chứng nhận an toàn container với các nội dung như: Việc gắn biển chứng nhận an toàn container; kích thước của biển chứng nhận an toàn công-te-nơ; các thông số ghi trên biển chứng nhận an toàn container (bao gồm cả ngày kiểm tra, bảo dưỡng).

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

Cảng vụ hàng hải khu vực kiểm tra tình trạng an toàn container phù hợp với quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra và chế tạo container vận chuyển trên các phương tiện vận tải theo các nội dung gồm: Kiểm tra bộ phận kết cấu và kiểm tra vỏ container.

Thông tư cũng quy định việc đình chỉ hoạt động container đối với các trường hợp như container không gắn hoặc gắn biển chứng nhận an toàn container không đúng quy cách; container không được kiểm tra, bảo dưỡng đúng hạn; container bị hư hỏng, có nguy cơ gây mất an toàn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra và chế tạo container vận chuyển trên các phương tiện vận tải.

Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với Cục Hải quan, Chi cục đăng kiểm khu vực trong việc kiểm tra an toàn container.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2014.

QUY TRÌNH QUẢN LÝ CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA

Ngày 17/10/2014, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT về quy trình về quản lý cảng, bến thủy nội địa.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015.

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TIÊU CHUẨN THUYỀN VIÊN VÀ ĐỊNH BIÊN CỦA TÀU BIỂN VIỆT NAM

Ngày 20/10/2014, Bộ GGTVT đã ban hành Thông tư số 52/2014/TT -BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2012/TT-BGTVT ngày 12/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

Theo đó, bổ sung khoản 18 Điều 3 như sau: "Sổ ghi nhận huấn luyện là sổ cấp cho thuyền viên có trình độ đại học thực tập sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên, thực tập sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên hoặc cấp cho học viên thực tập sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên, thực tập sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải do trường Đại học Hàng hải Việt Nam đào tạo theo Đề án thí điểm đào tạo sỹ quan hàng hải được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt; thuyền viên có trình độ cao đẳng hoặc cao đẳng nghề 36 tháng thực tập sỹ quan kỹ thuật điện theo yêu cầu tại Bảng A - III/6 của Bộ luật STCW".

Tại thông tư cũ, để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, thuyền viên phải tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển hoặc kỹ thuật điện tàu từ các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải. Tại thông tư mới có bổ sung điều kiện cấp giấy chứng nhận là thuyền viên có thể tốt nghiệp chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải do trường Đại học Hàng hải Việt Nam đào tạo theo Đề án thí điểm đào tạo sỹ quan hàng hải được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.

Thông tư mới cũng sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 27 như sau: Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng hoặc tốt nghiệp chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành điều khiển tàu biển do trường Đại học Hàng hải Việt Nam đào tạo theo Đề án thí điểm đào tạo sỹ quan hàng hải được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định.

Điều 55, về thủ tục phê duyệt danh sách học viên tham dự khóa đào tạo nâng cao, khóa bồi dưỡng nghiệp vụ; dự thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng và cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng, tại Thông tư mới có bổ sung điểm b, khoản 2 như sau: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào taọ sỹ quan hàng hải, Giấy chứng nhận đào tạo nâng cao và Giấy chứng nhận đã học trái ngành (nếu có).

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

QUY ĐỊNH VỀ BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT, SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Ngày 20/10/2014, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 53/2014/TT-BGTVT quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo đó, Thông tư quy định về bảo dưỡng kỹ thuật (sau đây gọi chung là bảo dưỡng) và sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi chung là xe cơ giới) tham gia giao thông đường bộ. Thông tư này không áp dụng đối với xe mô tô, xe gắn máy, máy kéo; xe cơ giới sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Trách nhiệm của đơn vị vận tải, chủ xe, lái xe: Thực hiện kiểm tra tình trạng hoạt động các chi tiết, hệ thống, tổng thành để đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới trước khi tham gia giao thông; Kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên trước và sau một chuyến đi hoặc sau mỗi ngày hoạt động để nắm chắc tình trạng kỹ thuật của xe cơ giới. Kịp thời phát hiện, khắc phục các hư hỏng, đảm bảo cho xe cơ giới hoạt động an toàn, ổn định; Thực hiện đầy đủ và đúng yêu cầu các nội dung quy định tại Thông tư này; Theo dõi và chấp hành việc bảo dưỡng phương tiện theo chu kỳ bảo dưỡng nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của xe cơ giới theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khi tham gia giao thông đường bộ.

Trách nhiệm của các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa: Có đủ năng lực và trang thiết bị cần thiết để đảm bảo chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa; Xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình kỹ thuật cho bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp với từng kiểu loại xe cơ giới;….

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2014.

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG KẾT CẤU HẠ TẦNG BẾN CẢNG TRONG VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN

Ngày 27/10/2014, Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký ban hành Thông tư số 59/2014/TT-BGTVT quy định kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng bến cảng trong vùng nước cảng biển. Thông tư gồm 4 chương, 18 điều quy định rõ về kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng bến cảng trong vùng nước cảng biển; áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng bến cảng trong vùng nước cảng biển; trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải khu vực; trách nhiệm của tổ chức khai thác cầu cảng, bến phao; trách nhiệm của tổ chức tư vấn kiểm định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/2015.

SẼ CÓ NHỮNG DỰ ÁN ĐƯỜNG THỦY GỌI ĐƯỢC VỐN TƯ NHÂN

Theo chỉ đạo của Bộ GTVT về xây dựng giải pháp thu hút vốn đầu tư xã hội vào kết cấu hạ tầng đường thủy, Cục ĐTNĐ VN đã đề xuất huy động vốn đầu tư xã hội hóa vào hàng loạt dự án theo hình thức BOT, BT. Một số dự án áp dụng hình thức đầu tư BT như: Kênh Chợ Gạo giai đoạn 2 (Tiền Giang), tuyến Vạn Gia - Ka Long (Quảng Ninh, giáp biên giới với Trung Quốc), cải tạo tuyến luồng kết hợp đầu tư cảng bến trên sông Hàm Luông (Bến Tre). Các dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cảng đầu mối quan trọng như: Cảng Phù Đổng, Sơn Tây, cụm cảng Ninh Phúc đầu tư theo hình thức BOT hoặc ngân sách Nhà nước, sau đó bán cho nhà đầu tư.

Một số dự án cải tạo, nâng cấp luồng tuyến khác như: Ninh Bình - Thanh Hóa, Việt Trì - Yên Bái… được bóc tách các hạng mục để kêu gọi đầu tư (như nạo vét, xây dựng kè, báo hiệu) hoặc các dự án nâng cấp luồng vùng cửa sông pha biển cũng được đầu tư theo hình thức BT (nhà đầu tư nạo vét luồng chuẩn tắc và được thu sản phẩm tận thu là cát, sỏi).

Hình thức đầu tư BOO (nhà đầu tư tự bỏ vốn đầu tư và tự quản lý, khai thác) cũng sẽ được áp dụng cho dự án xây dựng công trình cảng, bến thủy chuyên dùng. Ngay cả các cầu vượt sông hiện có tĩnh không thông thuyền thấp (và vốn gây cản trở tàu thuyền) cũng có thể được xã hội hóa đầu tư, bằng cách nâng cầu và thu phí đối với những phương tiện được hưởng lợi, ví dụ như cầu Bình Lợi (TP HCM) sẽ được triển khai thí điểm.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

TIN KINH TẾ

FDI 10 tháng đầu năm 2014

10 tháng đầu năm 2014, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký và cấp mới tại Việt Nam đạt 13,7 tỷ USD, giảm 30%; tuy nhiên, vốn thực hiện tăng 5,9% (giải ngân được 10,5 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2013.

Hoạt động xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2014

Kể từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay, xuất khẩu kim ngạch cả nước ước đạt 123,75 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 40,6 tỷ USD, tăng 12,9%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 82,5 tỷ USD, tăng 13,6%.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tăng khá cao: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 19,2 tỷ USD, tăng 6,9%; hàng dệt may -17,6 tỷ USD, tăng 19,3%; giày dép - 8,2 tỷ USD, tăng 23,1%; thủy sản - 6,5 tỷ USD, tăng 20,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác - 5,9 tỷ USD, tăng 20,3%; gỗ và sản phẩm gỗ - 5 tỷ USD, tăng 13,3%. Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu nhiều nhất, đạt 35,6 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ 10 tháng đầu năm 2013. Tiếp theo là ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU…

Nhập khẩu ước đạt 121,2 tỷ USD, tăng 11,2%, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 68,7 tỷ USD tăng 10,7% (tương đương 6,6 tỷ USD), khu vực kinh tế trong nước ước đạt 52,5 tỷ USD tăng 12,0% (tương đương 5,6 tỷ USD).

TIÊU ĐIỂM THÁNG 10/2014 4

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

NGÀNH CẢNG BIỂN

IPO cảng sông Tp. HCM: Novaland đăng ký làm cổ đông chiến lược

Novaland sẽ mua toàn bộ 8,38 triệu cổ phần chào bán cho cổ đông chiến lược, tương đương 25,4% cổ phần của Cảng sông Thành phố HCM.

Theo thông báo từ Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 2/12 tới đây, Sở sẽ tổ chức phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Cty TNHH MTV Cảng sông Thành phố Hồ Chí Minh và Cty TNHH MTV Đóng tàu An Phú. Đây đều là 2 doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn – SAMCO.

Công ty Cảng Sông Thành phố HCM (Casoco) có vốn điều lệ dự kiến là 330 tỷ đồng, bán đấu giá 8,38 triệu cổ phần ra công chúng và bán 8,38 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược.

Công ty hiện quản lý cảng Phú Định (quận 8), là cảng sông lớn nhất Việt Nam với diện tích 64ha, công suất hàng hóa trung chuyển qua cảng đạt 2,5 triệu tấn/năm. Lượng hàng hóa thông qua năm 2013 đạt xấp xỉ 800.000 tấn.

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova – Novaland đã đăng ký làm cổ đông chiến lược mua toàn bộ 8,38 triệu cổ phần (25,4% vốn điều lệ) của Casoco.

Novaland là một doanh nghiệp địa ốc lớn tại khu vực phía Nam, được biết đến với nhiều dự án lớn như Sunrise City, The Prince Residence, Tropic Garden, Lexington Residence, Icon 56, River Gate,…

Sản lượng container qua các cảng tăng 18,58% cùng kỳ

Theo thống kê của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), 9 tháng đầu năm 2014, sản lượng container thông qua các cảng trong cả nước đạt 6.348.888 TEU, tăng 18,58% so với cùng kì 2013.

Trong đó khu vực miền Trung gồm 3 cụm cảng Nghệ Tĩnh, Đà Nẵng và Quy Nhơn sản lượng container tăng cao nhất là 47%, đạt 259.601 TEU.

Tiếp theo là khu vực miền Bắc với các cảng Quảng Ninh, Cái Lân, Hải Phòng, Đoàn Xá, Transvina và PTSC Đình Vũ tăng 26,94% đạt 1.474.900 TEU.

Tại khu vực phía Nam, lượng container qua cụm cảng Bà Rịa - Vũng Tàu (gồm các cảng SP-PSA, Tân Cảng - TCIT, Tân Cảng - TCCT, Tân Cảng - TOCT, CMIT) đạt 846.083 TEU, tăng 18,85% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực này có được sự tăng trưởng mạnh là nhờ sự phát triển mạnh mẽ của TCIT và sự ra đời cảng TCOT.

Khu vực cảng TP.HCM gồm các cảng Bình Dương, Đồng Nai, Sài Gòn, Bến Nghé, Tân Cảng Cát Lái, VICT, SPCT, Lotus, ICD Gemadept cũng đạt mức tăng ổn định trên 14% với sản lượng thông qua là 3.733.965 TEU.

Tuy nhiên, tại các cảng thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là Cần Thơ, Trà Nóc, Mỹ Thới (An Giang), Tân Cảng Sa Đéc và Cái Cui sản lượng giảm 30,16% so cùng kì năm 2013 chỉ đạt 34.339 TEU.

Dẫn đầu cả nước về thị phần container thông qua vẫn là Tân Cảng Cát Lái với tỉ lệ 48% thị phần, giảm 1,3% so với cùng kỳ 2013. Trong khu vực TP.HCM thị phần của Tân Cảng Cát Lái chiếm 80,89%; giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.

Cảng Hải Phòng lắp đặt 12 cần trục RTG

Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng đã đầu tư lắp đặt 12 cần trục giàn RTG tại chi nhánh Tân Vũ với tổng đầu tư 344 tỷ đồng, nhằm nâng cao năng lực xếp dỡ và tiếp nhận container tại cảng Tân Vũ (Đình Vũ, thành phố Hải Phòng).

Cần trục giàn RTG là loại tự hành với hệ thống bánh lốp chạy trên mặt bãi chứa container; dẫn động bằng lưới điện quốc gia 400V/50Hz - 10%, 3 pha. Cần trục di chuyển thay đổi khu vực làm việc và thay đổi đường đi trong điều kiện không tải. Sức nâng lớn nhất dưới khung cẩu 40 tấn. Cần trục vận

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

chuyển được container qua khoảng cách của 6 hàng container tiêu chuẩn ISO và một làn đường dành cho xe vận tải (6+1). Chiều cao nâng của cần trục đảm bảo xếp được trên 5 container cao 9’6” chồng lên nhau (5+1), đồng thời đảm bảo cho khung cẩu di chuyển được trên container thứ 6. Cần trục được sản xuất mới 100% trong năm 2014 (hãng sản xuất: Noell Crane Systems Ltd theo công nghệ CHLB Đức) theo tiêu chuẩn công nghệ hiện đại, có sử dụng hệ thống D.GPS để lái tự động và tự động xác định vị trí container trên bãi. Hiện 12 cần trục này được vận chuyển lên bãi container của chi nhánh Cảng Tân Vũ và Cảng Hải Phòng, tiếp tục hoàn chỉnh để sớm đưa vào khai thác.

Dự án cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng: đẩy nhanh tiến độ

Ngày 21/10, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công đã chủ trì cuộc họp kiểm tra, rà soát tiến độ tổng thể Hợp phần A và B; điều chỉnh Hợp phần A - Dự án đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng giai đoạn khởi động nhằm đảm bảo Cảng đi vào hoạt động cuối 2017, trong đó hợp phần A bàn giao giữa 2015, hợp phần B cuối 2017.

Viconship: Biên lãi gộp giảm sâu, quý 3 lãi ròng 49 tỷ đồng

Công ty cổ phần Container Việt Nam (Viconship - VSC) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 và 9 tháng đầu năm 2014. Quý 3 năm nay, sản lượng hàng giảm, sản lượng container lạnh quá cảnh đi Trung Quốc cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ. Ngoài ra, công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, việc kiểm soát trọng tải cũng làm lượng container thông qua cảng giảm trong những tháng đầu thực hiện.

Thực tế, doanh thu thuần quý 3 của VSC chỉ giảm chưa đến 3 tỷ đồng so với cùng kỳ, đạt 210 tỷ đồng. Tuy nhiên, biên lãi gộp giảm sâu với khoản lợi nhuận gộp còn gần 69 tỷ đồng, giảm 20,7% so với quý 3/2013. Cụ thể, biên lãi gộp của VSC giảm sút từ 40,6% xuống còn 32,8%. Kết quả quý 3 VSC lãi ròng 49 tỷ đồng, giảm 17,5% so với cùng kỳ 2013. LNST lũy kế 9 tháng đạt 161,7 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 1 tỷ đồng so với 9 tháng đầu năm 2013. Với kết quả này, sau 9 tháng VSC đạt 81,7% kế hoạch LNTT cả năm.

Trước đó, tại Nghị quyết HĐQT ngày 4/8/2014, Ban điều hành Viconship được giao nhiệm vụ hoàn thành vượt mức 9% kế hoạch doanh thu và 6% kế hoạch LNTT. Như vậy, để hoàn thành mục tiêu mà HĐQT giao phó, quý 4 Viconship cần thực hiện 44 tỷ đồng LNTT, thấp hơn mức đạt được trong quý 3 vừa qua (60 tỷ đồng).

Cảng Đoạn Xá: Hàng hóa thông cảng giảm, lợi nhuận quý 3 bằng một nửa cùng kỳ

Doanh thu thuần quý 3 của Cảng Đoạn Xá giảm 29%, chỉ còn 36 tỷ đồng. Sản lượng hàng hóa thông cảng quý 3 năm 2014 giảm 11.358 TEU, tương đương mức giảm 18,7% so với cùng kỳ 2013. Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa thay đổi, sản lượng container lạnh giảm làm cho doanh thu hoạt động kho bãi quý 3 cũng giảm mạnh hơn 6 tỷ đồng, chưa bằng một nửa cùng kỳ. Đây là những nguyên nhân chính khién doanh thu quý 3 của DXP giảm mạnh. Sản lượng hàng hóa giảm và cơ cấu thay đổi, bãi chứa hàng và các phương tiện lại đến kỳ sửa chữa lớn khiến các chi phí sửa chữa, chi phí vật liệu tăng trong kỳ, chi phí sản xuất quý 3 vì vậy chỉ giảm được 4,3 tỷ đồng, tương đương mức giảm 12,8% so với quý 3/2013. Kết quả quý 3 DXP lãi ròng 7 tỷ đồng, bằng một nửa cùng kỳ 2013. Lũy kế 9 tháng Cảng Đoạn Xá báo lãi 28,3 tỷ đồng, giảm 30% so với 9 tháng đầu năm 2013.

Sau 9 tháng, Cảng Đoạn Xá mới chỉ thực hiện 51% kế hoạch LNTT 70 tỷ đồng mà ĐHCĐ thường niên 2014 đã thông qua.

Cảng Đình Vũ: hoàn thành 93% kế hoạch năm

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Cảng Đình Vũ đã thu về 195 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 93% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Cảng Tân Cảng Hiệp Phước: kiến nghị tiếp nhận tàu container 50.000tấn

UBND Tp.HCM vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép TCT Tân Cảng Sài Gòn bổ sung công năng đón tàu container có trọng tải đến 50.000 tấn cho cảng Tân Cảng Hiệp Phước.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

Theo UBND Tp.HCM, cảng Tân Cảng Hiệp Phước thuộc nhóm cảng biển số 5 do TCT Tân Cảng Sài Gòn làm chủ đầu tư nằm trong Quy hoạch di dời các cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12/8/2005 và theo Quyết định số 3327/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2014 của Bộ GTVT.

Cảng Tân Cảng Hiệp Phước đã được thiết kế xây dựng tại Khu đô thị- cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Tp.HCM với quy mô phù hợp để tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 tấn nhằm mục tiêu sẽ chấm dứt hoạt động khai thác container trên khu đất Tân Cảng cũ (tại phường 22, Q. Bình Thạnh) từ tháng 5/2015.

Lượng hàng container tại khu vực nhóm cảng biển số 5 tăng nhanh đã dẫn đến tình trạng ùn ứ hàng hóa kéo dài tại cảng Cát Lái trong thời gian vừa qua, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố. Trong khi đó, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng container sáu tháng đầu năm 2014 thông qua các cảng biển khu vực thành phố tăng 16% so cùng kỳ năm 2013 và sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.

Việc vận chuyển container đã trở thành xu thế chủ yếu, chiếm tỷ trọng khá lớn trong vận chuyển hàng hóa.

Vì vậy, việc bổ sung công năng đón tàu container có trọng tải đến 50.000 tấn cho cảng Tân Cảng Hiệp Phước sẽ góp phần sớm phát huy hiệu quả Dự án nạo vét tuyến luồng sông Soài Rạp (giai đoạn 2) đã được thành phố hoàn thành, đưa vào khai thác từ cuối tháng 6/2014; tăng năng lực vận chuyển hàng hóa bằng container cũng như góp phần giảm ùn ứ hàng hóa tại cảng Cát Lái, thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam.

NGÀNH HÀNG KHÔNG

IPO Vietnam Airlines được mong chờ nhất năm

Hơn 49 triệu cổ phần của Tổng công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines) sẽ được bán đấu giá lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 14/11 tới. Theo các chuyên gia, đợt đấu giá cổ phần của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không chiếm thị phần số một tại Việt Nam này chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý đặc biệt của nhà đầu tư.

Cùng với kế hoạch IPO, Vietnam Airlines cũng đang tiến hành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược. Được biết, Vietnam Airlines sẽ đánh giá, xếp hạng các nhà đầu tư theo hai nhóm: Tập đoàn/hãng hàng không và tổ chức tài chính. Tổng công ty ưu tiên đàm phán với các hãng hàng không theo thứ tự xếp hạng. Nếu không đàm phán thành công với nhà đầu tư là các tập đoàn/hãng hàng không, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục đàm phán với nhóm nhà đầu tư là các tổ chức tài chính. Theo kế hoạch, việc lựa chọn, đàm phán và ký kết hợp đồng bán cổ phần cho cổ đông chiến lược của Vietnam Airlines sẽ được thực hiện trước ngày 16/2/2015.

Với giá khởi điểm 22.300 đồng/cổ phần, quy mô của đợt đấu giá này xấp xỉ 1.100 tỷ đồng. Mức vốn hóa của Vietnam Airlines sẽ ở mức hơn 31.400 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,5 tỷ USD.

Sau khi cổ phần hóa, bên cạnh khoản lợi nhuận để lại trong giai đoạn 2014 - 2018, Vietnam Airlines dự kiến thực hiện phát hành thêm cổ phần để huy động vốn làm cơ sở tăng vốn điều lệ theo hướng phát hành thêm cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, hoặc phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường trong nước và quốc tế; giảm dần tỷ lệ sở hữu của Nhà nước xuống không thấp hơn 65%.

Điểm đáng chú ý nhất với Vietnam Airlines “hậu” cổ phần hoá là kế hoạch phát triển đội tàu bay được đánh giá là khá tham vọng. Theo đó, hãng hàng không đang giữ vị thế số 1 tại Việt Nam này sẽ tiếp tục thực hiện dự án đầu tư máy bay mới. Tổng số tàu bay thân rộng mà Vietnam Airlines sẽ tiếp nhận trong giai đoạn từ 2014 đến đầu 2019 là 33 tàu bay gồm, 19 tàu bay B787-9 và 14 tàu bay A350. Dự kiến, Vietnam Airlines sẽ cần tới hơn 43 nghìn tỷ đồng để thực hiện kế hoạch đầy tham vọng mang tính “thay máu” đội tàu bay này.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

FEDEX DỰ BÁO LƯỢNG HÀNG VẬN CHUYỂN KỶ LỤC DỊP LỄ GIÁNG SINH

FedEx lại dự báo một mùa lễ vận chuyển kỷ lục cho năm nay. Tập đoàn này ước tính sẽ vận chuyển hơn 290 triệu gói hàng từ ngày (28/11) thứ Sáu siêu giảm giá (Black Friday) đến đêm Giáng Sinh, tăng 8.8% so với mùa bận rộn nhất của năm trước.

Ngày 15/12 tới được dự đoán là ngày bận rộn nhất trong lịch sử tập đoàn, theo dự tính 22,6 triệu gói hàng sẽ được vận chuyển trên toàn thế giới.

Thị trường thương mại điện tử tại châu Á-Thái Bình Dương phát triển rất mạnh mẽ. Người tiêu dùng tại nhiều quốc gia nơi có thói quen tặng quà trong tháng 12 được cho là sẽ mua quà tặng trực tuyến trong năm nay, và tính chung cả năm 2014, lần đầu tiên người tiêu dùng tại châu Á-Thái Bình Dương theo ước tính sẽ chi tiêu nhiều cho thương mại điện tử hơn tại Bắc Mỹ. Doanh số thương mại điện tử theo hình thức B2C trong khu vực dự kiến đạt 525 tỷ USD so với 482 tỷ USD tại Bắc Mỹ.

Song song đó, nhằm mang đến cho mang đến cho các khách hàng mới cơ hội trải nghiệm những dịch vụ vận chuyển xuất sắc của FedEx đồng thời tận hưởng những ưu đãi và khuyến mãi đặc biệt của hãng, FedEx Việt Nam vừa giới thiệu chương trình “Gửi Hàng – Nhận Thưởng”. Theo đó, từ ngày 15/10/2014 đến 31/01/2015, khách hàng mở mới tài khoản gửi hàng FedEx và tiến hành gửi hàng trong vòng 30 ngày kể từ ngày kích hoạt sẽ nhận được phiếu mua hàng trị giá lên đến 800.000 đồng.

NHẬT XÂY KHO LẠNH 15 TRIỆU USD TẠI VIỆT NAM

Công ty vận chuyển lớn thứ 3 Nhật Bản - Kawasaki Kisen Kaisha và Japan Logistic Systems Corp. đang bắt tay với nhau trong dự án Cool Japan Fund để xây dựng một kho trữ hàng đông lạnh trị giá 15 triệu USD có diện tích 9.300 m2 tại Việt Nam.

Mục tiêu: kho lạnh sẽ cung cấp nguyên liệu cho các nhà hàng và cửa hàng tiện lợi FamilyMart tại Việt Nam, nhằm thúc đẩy món ăn truyền thống "washoku" đi thật xa.

Tính đến tháng 2-2014, chuỗi siêu thị Nhật Bản FamilyMart - khai trương tại Việt Nam vào năm 2009 - đã có 28 cửa hàng tại Việt Nam, 1.095 cửa hàng ở Trung Quốc, 2.897 cửa hàng ở Đài Loan và 7.925 cửa hàng tại Hàn Quốc.

Kawasaki Kisen sẽ tham khảo ý kiến chuyên môn của công ty con Bangkok Cold Storage để xây dựng và điều hành kho lạnh tại Việt Nam.

Cùng với 7,65 triệu USD của Japan Logistic và Kawasaki Kisen, quỹ Cool Japan đầu tư thêm 7,35 triệu USD vào kho lạnh. Quỹ Cool Japan 57,5 tỉ yen (khoảng 532 triệu USD) được thành lập từ năm 2013 dưới sự “đỡ đầu” của 17 công ty Nhật. Với sự hỗ trợ của chính phủ, Cool Japan Fund có thể trở thành một trong những liên doanh đầu tiên xâm nhập vào các nền kinh tế mới nổi ở châu Á.

THE SHIBUSAWA WAREHOUSE CHI ĐẬM TIỀN MUA VFC

Công ty Cổ phần Vinafco (UpCOM-VFC) vừa công bố thông tin đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu của một nhà đầu tư ngoại. Theo đó, The Shibusawa Warehouse Ltd. (SWC) đăng ký mua 11.864.173 cổ phiếu VFC tức hơn 1/3 lượng cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp này. Nếu tính theo thị giá chốt phiên ngày 06/11/2014 thì The Shibusawa Warehouse Ltd. (SWC) ước tính đã bỏ ra trên 136 tỷ đồng để sở hữu 1/3 vốn của VFC. Theo bản đăng ký, giao dịch mua cổ phiếu VFC của The Shibusawa Warehouse Ltd. (SWC) thực hiện với mục đích đầu tư góp vốn dài hạn và phương thức giao dịch là ngoài hệ thống- tức không ảnh hưởng đến cung cầu cổ phiếu VFC trên sàn.

Shibusawa là doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực logistics - tức cùng ngành nghề với Vinafco. Cách đây không lâu, hồi giữa tháng 7, VFC đón cổ đông lớn Phan Xuân Tùng với số lượng cổ phiếu sở hữu đạt 7.823.680 cổ phiếu tương đương tỷ lệ 23,15%. VI (Vietnam Investments) Fund I,L.P vừa đăng ký bán 2.344.173 cổ phiếu trên tổng số 4,66 triệu cổ phiếu đang nắm giữ….Do cơ cấu cổ đông của VFC khá cô đặc nên không ngoại trừ khả năng The Shibusawa Warehouse Ltd. (SWC) thỏa thuận với các cổ đông lớn khác của Vinafco.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

SHUNFENG EXPRESS RA MẮT DỊCH VỤ “COLD GAMES”

Việc phân phối thủy sản đông lạnh đến tay người tiêu dùng Trung Quốc đã dễ dàng hơn khi công ty chuyển phát nhanh hàng đầu của nước này là Shunfeng Express thông báo sẽ phát triển chuỗi cung ứng lạnh để đáp ứng nhu cầu thủy sản ngày càng gia tăng của người mua trực tuyến.

Shunfeng cho biết “Cold Games” cung cấp sản phẩm thực phẩm có hạn dùng ngắn và khẳng định 95% sản phẩm thủy sản của dịch vụ này có xuất xứ từ EU và Mỹ. Công ty sẽ cung cấp dịch vụ kho lạnh, xe tải và máy bay cũng như tài chính chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng lạnh giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm - 1 ưu tiên hàng đầu của chính phủ ở Trung Quốc. Chuỗi cung ứng lạnh là ưu tiên kinh doanh của công ty trong thập kỷ tới.

Shunfeng cũng đang khai thác phân khúc thị trường trực tuyến, cung cấp trực tiếp các sản phẩm thực phẩm cao cấp tới người tiêu dùng. Bán hàng thủy sản và mặt hàng hạn sử dụng ngắn bị hạn chế do chi phí hậu cần chuỗi cung ứng lạnh ở Trung Quốc gấp 4-5 lần chi phí hậu cần không lạnh. Shunfeng sẽ cung cấp dịch vụ cho tất cả các bên, kể cả đối thủ cạnh tranh.

VINALINK LOGISTICS CHUYỂN NHƯỢNG TOÀN BỘ 1,32 TRIỆU CỔ PHIẾU VNT

Công ty cổ phần Logistics Vinalink (VNL) công bố Nghị quyết HĐQT ngày 22/10/2014. Theo đó, HĐQT công ty nhất trí thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ 1,32 triệu cổ phần của công ty tại CTCP Giao nhận Vận tải Ngoại thương (VNT) theo phương thức thỏa thuận nguyên lô thông qua Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Mức giá chuyển nhượng không thấp hơn 33.000 đồng/cổ phần và giá sàn của ngày giao dịch.Như vậy, Vinalink sẽ thu được ít nhất 43,6 tỷ đồng từ thương vụ chuyển nhượng này.

XÂY DỰNG KHO NGOẠI QUAN VÀ ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU SANG LÀO

Ngày 22/10/2014, tại TP Đồng Hới (Quảng Bình), Công ty cổ phần Lao Petrol (Petrol Lao) tổ chức lễ ký kết hợp đồng tư vấn, lập báo cáo khả thi dự án xây dựng kho ngoại quan và đường ống dẫn dầu từ cảng biển Hòn La sang tỉnh Khammoune (Lào) với Công ty Energy Commodities (EC-Slovikia).

Theo hợp đồng, EC sẽ khảo sát, đánh giá và lập báo cáo khả thi dự án có 100% vốn đầu tư của Chính phủ Lào, do Petrol Lao đại diện thực hiện tại Việt Nam. Dự án được đánh giá sẽ giúp tiết giảm chi phí vận chuyển và đảm bảo an ninh năng lượng tại Lào. Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ góp phần tăng cường giao thương hai nước, đảm bảo ổn định và phát triển ngành năng lượng của Lào.

Kho ngoại quan xây dựng tại khu công nghiệp cảng biển Hòn La trên diện tích 37,45 ha, với sức chứa khoảng 300-500 nghìn m3, sử dụng cho mục đích tạm nhập tái xuất xăng dầu sang Lào. Một số hạng mục khác là cảng mềm cho tàu có sức chứa 50.000 tấn trở lên cập cảng, đường ống dài 290 km nối cảng Hòn La đến tỉnh Khammoune, kho đến tại Khammoune với sức chứa khoảng 100-200 nghìn m3.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 300-500 triệu USD, dự kiến khởi công trong quý 4/2015 và đi vào hoạt động từ đầu năm 2018 sau khoảng 30 tháng xây dựng.

TRANSIMEX SAIGON ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHỆ CAO TP. HCM

Ngày 17/10/2014, Ban quản lý khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) đã trao Giấy CNĐT dự án “Kho ngoại quan và dịch vụ hậu cần khu công nghệ cao” cho Công ty cổ phần Transimex Saigon.

Dự án có tổng vốn đầu tư 295 tỷ đồng, tương đương 14 triệu USD, xây dựng khai thác kho ngoại quan và kho bảo thuế 12.000 m2, kho CFS 10.000 m2, kho lạnh 8.000 m2, kho thường 10.000 m2… Trang bị hệ thống khung kệ chứa hàng 6 tầng, hệ thống camera 24/7. Đạt chất lượng và tiêu chuẩn ISO và WHO- GMP chứa các mặt hàng như sản phẩm điện tử và các lọai hàng cao cấp khác được sản xuất tại khu công nghệ cao.

Đây là dự án hậu cần thứ hai trong SHTP sau dự án kho ngoại quan vốn đầu tư 7 triệu USD của tập đoàn Ryobi Holdings – Nhật Bản vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào đầu tháng 10/2014. Dự án sẽ được triển khai xây dựng ngay khi được giao đất, dự kiến trong năm 2014.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

GEMADEPT LOGISTICS

Hoạt động tiêu biểu của GLC trong tháng 10/2014:

Hoạt động DC

- DC Sóng Thần: Với kế hoạch không ngừng cải tiến trong hoạt động sản xuất, DC Sóng Thần tiếp tục thực hiện chương trình Vận hành xuất sắc (Operational Excellence), DC đang trong quá trình chuẩn hóa các quy trình SOP, thực hiện triệt để các nội quy kỷ luật cũng như công tác vệ sinh và an toàn lao động. Với những cố gắng, DC Sóng Thần đã đáp ứng được lượng hàng hóa nhập xuất tăng cao, đạt các chỉ tiêu KPI với khách hàng, đồng thời nhận thêm nhiều dịch vụ mở rộng khác mà khách hàng yêu cầu. Hệ thống RF- barcode đang từng bước được áp dụng đến nay đã quản lý được toàn bộ hàng hóa nhập xuất của khách hàng Masan. - Kho Kinh Đô: trong tháng 10 hàng trong kho Kinh Đô đã tăng cao, trung bình sản lượng nhập xuất lên đến 40,000 Thùng/tuần. Đơn vị có nhiều biện pháp áp dụng trong quản lý dẫn đến kết quả đạt được rất ấn tượng, sản lượng tăng 20% so với tháng 9 nhưng vượt các chỉ số KPI: tồn kho, xuất đúng, FIFO-FEFO, an toàn đạt từ 99,3-99,5 đến 100%%.

- DC An Thạnh: trong tháng hàng Bia nhập xuất kho tăng cao, tổng stock lên đến hơn 17,000 pallets. DC An Thạnh đã bố trí nguồn lực làm 2 ca để đáo ứng tốt yêu cầu nhập xuất hàng.

Hoạt động vận tải phân phối:

Với hơn 30 đầu xe tải đưa vào khai thác đat hiệu qua cao, đã đáp ứng tốt sản lượng phân phối hàng ngày của các khách hàng. Đơn vị đã linh hoạt điều hành cùng với hệ thống các vendor khác đáp ứng được khối lượng vận tải tăng cao mùa cuối năm.

Hoạt động đào tạo:

Trong tháng 10 GLC đã tiến hành công tác đào tạo cho các cán bộ tuyển chọn từ các chi nhánh gửi về HO gồm: GMD Đà Nẵng, GMD Dung Quất Quảng Ngãi và GMD Cần Thơ. Khóa đào tạo được thực hiện bởi những cán bộ chuyên gia giỏi đầu ngành gủa GLC HO đảm nhận với chất lượng cao nhất giúp các học viên nhanh chóng nắm bắt được chuyên môn từng mảng công việc cũng như tình hình thị trường. Cùng với HO, các chi nhánh này sẽ đảm nhận phát triển thị trường Logistics cung cấp dịch vụ cho các khách hàng từ Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Lào, Tây Nguyên và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG ĐIỂN HÌNH IKEA

IKEA là chuỗi cửa hàng bán lẻ giá rẻ đồ dùng trong nhà có trụ sở chính tại Thụy Điển. Các sản phẩm của IKEA gồm các đồ dùng trong nhà bằng gỗ, các đồ dùng trong phòng tắm và nhà bếp. IKEA được thành lập năm 1943 bởi Ingvar Kampard và cho đến nay công ty vẫn được sở hữu bởi gia đình Kampard. Hiện nay, công ty có khoảng 237 cửa hàng bán lẻ ở trên 34 quốc gia/lãnh thổ với hơn 10.000 nhân viên. Năm 2006, doanh thu bán lẻ của IKEA đạt 17,7 tỷ Euro. Bởi vì IKEA chỉ có một số nhà máy sản xuất nên hầu hết các sản phẩm đều được cung ứng bởi các nhà cung cấp. Hiện nay, IKEA có khoảng 1500 nhà cung cấp ở trên 55 quốc gia. Hai phần ba trong số đó ở Châu Âu, còn lại một phần ba ở Châu Á. Ở Bắc Mỹ số lượng nhà cung cấp chỉ chiếm khoảng 3%. Năm quốc gia lớn nhất mà IKEA thực hiện mua hàng là Trung Quốc, Ba Lan, Thụy Điển, Ý và Đức.

Chiến lược phát triển

Trong những năm gần đây, IKEA đã thay đổi chiến lược kinh doanh của mình: đi từ việc bán hàng chuyển sang mua hàng. Với chiến lược này, IKEA đã dành một nguồn lực đáng kể trong việc xây dựng mối quan hệ chiến lược với các nhà cung cấp. Nếu trước đây IKEA có rất nhiều nhà cung cấp nhỏ và mối quan hệ ngắn hạn, thì ngày nay IKEA đã chú trọng hơn vào việc xây dựng mối quan hệ dài hạn với một số nhà cung cấp lớn. Một điểm khác biệt nữa trong chiến lược mua hàng này là cách làm việc của IKEA với các nhà cung cấp. Trước đây, IKEA đưa yêu cầu về chất lượng, dịch vụ, giá cả và trách nhiệm môi trường – xã hội đến nhà cung cấp thì với chiến lược mới, IKEA đã cùng với nhà cung cấp phát triển và giải quyết các vấn đề trên. Và để trở thành một trong số những nhà cung cấp chiến lược cho IKEA, bên cạnh các tiêu chuẩn như thái độ và phong cách quản lý, tình hình tài chính, khả năng mua nguyên vật liệu, hiệu quả chất lượng… các nhà cung cấp còn phải cam kết và thực hiện bộ tiêu chuẩn về môi trường và xã hội do chính IKEA phát triển gọi là “The IKEA Way on Purchasing Home Furnishings Products”- gọi tắt là IWAY.

IWAY – trái tim của hệ thống trách nhiệm xã hội của IKEA

Nhận thấy rủi ro về điều kiện xã hội hay môi trường của nhà cung cấp có thể ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của IKEA, các nhà quản trị tại tập đoàn IKEA đã quyết định phát triển bộ tiêu chuẩn về môi trường và xã hội dành cho các nhà cung cấp. Sau khoảng gần 2 năm, bộ tiêu chuẩn này được hoàn thành và năm 2000, IKEA chính thức công bố bản chính thức IWAY đến toàn bộ các nhà cung cấp của mình trên toàn thế giới. Cùng với bộ tiêu chuẩn xã hội và môi trường IWAY, IKEA cũng thành lập Hội đồng IWAY (IWAY Council), được dẫn dắt bởi Chủ tịch Tập đoàn IKEA, có trách nhiệm giải quyết tất cả các vấn đề mang tính nguyên tắc của bộ tiêu chuẩn IWAY.Bộ tiêu chuẩn IWAY định rõ những yêu cầu mà IKEA mong muốn từ nhà cung cấp, và ngược lại những yêu cầu mà nhà cung cấp mong muốn từ IKEA về các vấn đề như điều kiện làm việc (working condition), lao động trẻ em, môi trường và quản lý các vấn đề liên quan đến rừng. Đó là một quá trình hai chiều thay vì một chiều như trước đây. IKEA yêu cầu các nhà cung cấp của mình tuân thủ luật pháp và những quy định của quốc gia, cũng như quốc tế về các vấn đề môi trường, điều kiện làm việc và lao động trẻ em. Bộ IWAY bao gồm 19 lĩnh vực khác nhau và được chia thành hơn 90 vấn đề cụ thể. IKEA cũng phát triển các bảng checklist, được ví như là công cụ kiểm soát của IKEA đối với các nhà cung cấp. Đây là một bộ phận không tách rời với IWAY. Bộ tiêu chuẩn IWAY được IKEA điều chỉnh hai năm một lần nhằm phản ánh chính xác những thay đổi về môi trường – xã hội trên toàn cầu.

Các điều kiện đảm bảo thực hiện tốt IWAY

Để đảm bảo thực hiện tốt IWAY, IKEA đã tiếp cận từ bên trong nội bộ và bên ngoài nội bộ.

Bên trong nội bộ, một số bộ phận tại tập đoàn được tổ chức hướng tới làm việc với các nhà cung cấp về các điều kiện môi trường và xã hội. Chẳng hạn như ở toàn cầu, IKEA đã thiết lập ra bộ phận Tuân thủ và Giám sát (Compliance and Monitoring Group) nhằm đảm bảo quản lý và chuẩn hóa bộ IWAY. Bộ phận này cũng có trách nhiệm kiểm soát nội bộ quy trình của các kiểm soát viên IKEA. Hơn thế nữa, bộ phận này cũng cung cấp đào tạo và hỗ trợ các kiểm soát viên IKEA. Để đảm bảo tính khách quan và tính trung thực, bộ phận này có quyền thuê các công ty kiểm toán bên ngoài

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

nhằm thực hiện các kiểm soát sự tuân thủ của các nhà cung cấp. Các bộ phận như, kiểm soát và mua hàng (purchasing team), sẽ thường xuyên thực hiện việc đánh giá sự tuân thủ của các nhà cung cấp. Đặc biệt là bộ phận mua hàng, bên cạnh các chỉ tiêu đạt được như giá cả, lượng hàng, doanh thu, giao hàng, chất lượng sản phẩm, thì đáp ứng yêu cầu về IWAY từ các nhà cung cấp là một chỉ tiêu quan trọng cho việc đánh giá hiệu quả của nhóm này. Ngoài ra các nhân viên hoạt động liên quan đến việc thực hiện IWAY đều được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết để thực hiện công việc của mình. Các kiến thức này chủ yếu liên quan đến các vấn đề về môi trường và xã hội từ hoạt động sản xuất, kỹ thuật kiểm soát, quy định về môi trường tại nước sở tại, văn hóa và ngôn ngữ tại nước mà nhà cung cấp IKEA hoạt động. Các kiến thức này được cung cấp thông qua hàng loạt các khóa đào tạo nội bộ. Bên cạnh đào tạo, IKEA cũng tạo điều kiện cho các nhân viên trao đổi với nhau, chẳng hạn giữa những nhà kiểm soát với bộ phận mua hàng hay giữa các nhân viên trong bộ phận mua hàng với nhau.

Bên ngoài nội bộ, IKEA đã cố gắng xây dựng những chương trình với các nhà cung cấp để thực hiện thành công chương trình này. Đầu tiên IKEA tổ chức những buổi giới thiệu chương trình này đến các nhà cung cấp và đánh giá liệu họ có thái độ tích cực tới các vấn đề về môi trường và xã hội. Trong trường hợp nhà cung cấp có thái độ tiêu cực tới chương trình IWAY, có khả năng IKEA không đưa nhà cung cấp đó vào quá trình đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp sau này. Trong quá trình giới thiệu chương trình này, IKEA cũng nhấn mạnh đến lợi ích mà các nhà cung cấp sẽ được hưởng lợi khi tham gia vào chương trình này, chẳng hạn như tránh được những khiếu kiện của người tiêu dùng, trở thành đối tác chiến lược của IKEA với những đơn hàng lớn hơn,… Cùng với việc giới thiệu, IKEA cũng tổ chức đào tạo cho các nhà cung cấp về chương trình này nhằm đảm bảo họ đạt được một mức độ hiểu biết nhất định để thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến các tiêu chuẩn IWAY. Cùng với những khóa đào tạo chính thức, các nhân viên bộ phận mua hàng của IKEA cũng thực hiện những khóa đào tạo không chính thức về môi trường và xã hội trong các chuyến thăm thường xuyên của họ đến các cơ sở của nhà cung cấp.

Mô hình bốn bước – cách thức để nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà cung cấp

Với hơn 1500 nhà cung cấp khác nhau trên 55 lãnh thổ/quốc gia, IKEA phải đối mặt rất lớn về việc chuẩn hóa các nhà cung cấp của mình theo tiêu chuẩn IWAY bởi vì trình độ, quy mô giữa các nhà cung cấp là rất khác nhau. Để giải quyết thách thức này, IKEA đã xây dựng mô hình bốn bước nhằm dần nâng cao hiệu quả của từng nhà cung cấp theo từng trình độ/quy mô của họ.

Ở mức độ 1, IKEA xây dựng một loạt các yêu cầu về môi trường và xã hội mà các nhà cung cấp tiềm năng có thể đáp ứng được, các yêu cầu như không có lao động cưỡng bức, lao động trẻ em hoặc như không sử dụng gỗ từ tự nhiên. Để đạt mức độ 2, các nhà cung cấp phải đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu của IWAY liên quan đến môi trường, điều kiện làm việc và xã hội, và yêu cầu về nguyên liệu gỗ. Khi đạt được mức độ 2, các nhà cung cấp sẽ được đưa lên mức độ 3 và đạt được chứng nhận của IKEA. Chứng nhận này thể hiện được rằng các nhà cung cấp duy trì được các tiêu chuẩn IWAY và có khả năng tiếp tục cải tiến môi trường làm việc ở ba lĩnh vực: môi trường, điều kiện làm việc và xã hội, và yêu cầu về sản phẩm làm từ gỗ. Và nếu nhà cung cấp có khả năng để đảm bảo đạt được các chuẩn toàn cầu như môi trường ISO 14000, thì IKEA sẽ xác nhận nhà cung cấp đã đạt ở mức độ 4. Với cách tiếp cận này, IKEA mong muốn rằng các đối tác chiến lược của IKEA đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, điều sẽ giúp IKEA xây dựng được một chuỗi cung ứng bền vững và thân thiện với môi trường hơn.

Kết luận

Cùng với sự phát triển này, quản trị chuỗi cung ứng đã chuyển từ việc chỉ mang tính chất hoạt động (operational perpectives) đến mức độ cao hơn: hoạt động mang tính chiến lược (strategic perpectives) với việc tập trung vào xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp chiến lược. Các nhà quản trị đã nhận ra rằng, trách nhiệm xã hội trong toàn bộ chuỗi cung ứng không chỉ dừng lại ở việc tập đoàn đó chịu trách nhiệm về môi trường thân thiện và các điều kiện xã hội, mà còn mở rộng ra tại các nhà cung cấp chiến lược.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TĂNG TRƯỞNG NHANH NHẤT THẾ GIỚI

Cập nhật thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2014 cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 9 tháng đàu năm 2014 đạt 2.145.470 tỷ đồng, tăng 11,12% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, cả năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 2.970.300 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013. Theo kế hoạch đến năm 2020, cả nước có khoảng 1.200- 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm. Trong khi đó, số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, đến cuối năm 2013, cả nước mới có khoảng 724 siêu thị và 132 trung tâm thương mại các loại, số cửa hàng tiện lợi cũng mới chỉ có khoảng vài trăm, cùng 8.546 chợ các loại, khoảng 1 triệu cửa hàng quy mô nhỏ của hộ gia đình.

Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Statista (Đức), thị trường bán lẻ Việt Nam có thể đạt doanh thu trên 80 tỷ USD trong năm 2014 và lên tới 100 tỷ USD vào năm 2016.

Khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho biết, kênh bán hàng truyền thống vẫn chiếm ưu thế trên thị trường, chiếm khoảng 78%. Trong năm 2013, 53% người mua hàng chi tiêu nhiều nhất ở chợ và tần suất họ ghé chợ khoảng 21,5 lần mỗi tháng. Tuy nhiên, những cửa hàng tiện lợi lại đang bắt đầu có xu hướng phát triển và có tốc độ mở rộng nhanh.

Theo dự đoán của Economist Intelligence Unit, châu Á sẽ là hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng thị trường bán lẻ toàn cầu, với lũy tiến vào năm 2016 đạt 6,8%, tương ứng giá trị khoảng 11.800 tỷ USD. Điều này cho thấy, ngành bán lẻ tại Việt Nam đang có tín hiệu lạc quan.

Tính đến năm 2012, các tập đoàn bán lẻ ngoại đã lấn lướt doanh nghiệp bán lẻ trong nước khi chiếm tỷ lệ 40% (so với 25% của các doanh nghiệp trong nước). Tính tới thời điểm này, Co.opmart, BigC và Metro được xem là 3 nhà bán lẻ hàng đầu, chưa kể thêm những chuỗi cửa hàng hiện đại, nhưng chỉ có Co.opmart là doanh nghiệp Việt Nam. Ở các nước châu Á khác, do đã dự đoán tình hình cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ, hầu hết đã có những chiến lược giữ vững thị trường của mình. Điển hình như Nhật Bản, chính phủ đứng ra làm trung gian điều chỉnh và đảm bảo chuỗi giá trị bán lẻ bằng cách lập ra các tổng kho và trung tâm phân phối chính. Các siêu thị kiểu Metro bao tiêu từ A đến Z cho nông dân. Còn tại Hàn Quốc, chính phủ đã ban hành lệnh cấm các chuỗi bán lẻ lớn mở thêm cửa hàng mới ở thủ phủ của các tỉnh nhằm bảo vệ các nhà bán lẻ nhỏ cũng như chợ truyền thống.

TPP: BỨC TRANH MÀU HỒNG

Theo Trung tâm WTO Việt Nam sẽ có được hàng loạt các thuận lợi từ việc gia nhập TPP, EU FTA, AEC 2015,… Khi gia nhập TPP, xuất khẩu của Việt Nam ước tăng 28,4% trong năm 2025 so với mức cơ sở không có TPP. Dự kiến xuất khẩu sẽ chỉ đạt 239 tỷ USD nếu không có TPP nhưng có TPP sẽ tăng lên 307 tỷ USD. Về ngành dệt may, giày dép có TPP sẽ tăng từ 113 tỉ USD lên 165 tỷ USD. Theo đó, GDP ước tăng 35,7% năm 2025 so với mức cơ sở không có TPP.

Nguyên nhân: xuất khẩu hàng chế biến nhiều hơn tăng lên 34%, nhập khẩu hàng tiêu dùng và chế biến tăng lên 27%. Việt Nam sẽ thu hút nhiều FDI hơn do sự lạc quan của các nhà đầu tư, kết nối mạnh hơn chuỗi cung ứng quốc tế, năng suất tăng lên do cạnh tranh, động lực cải cách thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra cơ hội.

Nhận định và điều kiện khi trở thành nhà cung cấp TPP: các doanh nghiệp cần phải trở thành một nhà cấp đạt chuẩn cho doanh nghiệp Mỹ, tham gia các hội chợ về công nghiệp và thương mại Mỹ. Phải có thông tin về doanh nghiệp, mã số D-U-N-S; Giao tiếp dữ liệu điện tử (EDI) kiểm định và cấp giấy chứng nhận, chất lượng an toàn; Nguồn lao động, môi trường, phát triển bền vững; Bảo hiểm trách nhiệm đơn vị sản phẩm, bảo vệ, vận tải biển. Về hậu cần, an ninh phải đảm bảo, quản lý hải quan biên giới chặt chẽ cả về website công ty cũng phải bảo mật.

Back

XU HƯỚNG LOGISTICS 7

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA CHÂU Á VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR)

Thời gian: Ngày 19/11/2014 (10:30 - 17:30)

Địa điểm: Khách sạn Sofitel Saigon Plaza, 17 Lê Duẩn, Quận 1, TP. HCM

Phí tham dự: Miễn phí. Có phiên dịch Anh-Việt và mời tiệc trưa

Khách mời: là các chuyên gia trong lĩnh vực CSR đến từ các tập đoàn và các cơ quan truyền thông châu Á

HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIETNAM EXPO) LẦN THỨ 12

Thời gian: 03-06/12/2014

Địa điểm: Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) - 799 Nguyễn Văn Linh, Q.7, Tp. Hồ Chí Minh

Mặt hàng trưng bày: Thương mại, đầu tư, Xuất nhập khẩu

Đơn vị tổ chức: Bộ Công thương Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH MỚI TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

GIẢI THƯỞNG QUỐC TẾ “LUẬN VĂN XUẤT SẮC 2014”

Giới thiệu: Hiệp hội Chuỗi cung ứng Việt Nam (Vietnam Supply Chain) phối hợp với Hiệp hội Logistics Đức đã giới thiệu đến các tài năng trẻ Logistics Việt Nam giải thưởng quốc tế “Luận văn xuất sắc 2014”. 100 nhà khoa học trẻ trên toàn thế giới sẽ được trao giải thưởng thường niên “Luận văn xuất sắc” do Hiệp hội Logistics Đức tài trợ.

Các bài luận văn được nộp thông qua sự đề cử của các giảng viên tại các trường đại học và được viết không trước hơn 1 năm kể từ thời điểm nộp. Số lượng lớn các giải thưởng, các chủ đề được trao tặng phản ánh sự phong phú, đa dạng các khía cạnh trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và Logistics.

Giải thưởng: Giấy chứng nhận; Cơ hội tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Logistics Quốc tế diễn ra vào tháng 10/2014 tại Berlin (Đức) miễn phí; Cơ hội trở thành hội viên của Hiệp hội Logistics Đức miễn phí trong vòng nửa năm.

Điều kiện và điều lệ tham dự: Bài luận văn phải mang tính xây dựng, đóng góp lớn, có sự tương thích cao, là những nghiên cứu chuyên sâu về học thuật hoặc các ứng dụng thực tiễn, thể hiện sự sáng tạo trong việc tìm kiếm những giải pháp cho các thách thức hiện tại thuộc lĩnh vực Logistics; Việc đăng ký phải thông qua các giáo sư/giảng viên; Luận văn cử nhân hoàn chỉnh gửi kèm theo đánh giá, nhận xét, giải thích của người hướng dẫn; Luận văn thạc sỹ gửi kèm theo dàn bài và nhận xét của người hướng dẫn; Giới hạn tối đa 100 bài luận được trao giải. Các bài luận đăng ký sớm sẽ nhận được sự ưu tiên.

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 20

CUỘC THI CHUỖI CUNG ỨNG VÀ TÀI CHÍNH

Đơn vị tổ chức: CEL Consulting cùng The Fresh Connection và Cộng đồng Tài Chính Cung Ứng vừa hợp tác giới thiệu cuộc thi tranh tài mang tên “Cool Connection” cho sinh viên toàn cầu để kết nối sinh viên, tài năng trẻ với các công ty toàn cầu trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng và tài chính.

Giá trị giải thưởng: Giải thưởng cuộc thi chính có tổng trị giá tiền mặt 20,000 euros và các cơ hội thực tập tại các tập đoàn toàn cầu như: Philips, Heineken, Unilever…

Mục đích: nhằm kết nối các tổ chức giáo dục và các tập đoàn kinh tế, ngân hàng để thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức học thuật và thực tiễn nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý cung ứng và tài chính.

Vòng thi: chia thành 3 vòng dựa theo kết quả của nhóm qua trải nghiệm mô phỏng hoá một chuỗi cung ứng trên máy tính và trực tuyến - “The Cool Connection”. Vào 21/10/2014, những đội nào có kết quả đạt chuẩn quản lý chuỗi cung ứng “ảo” của mình sẽ được mời tham gia vòng đấu toàn cầu. Vào tháng 12/2014, cuộc thi sẽ công bố kết quả các đội vào chung kết để mời vào vòng thi đầu tổ chức tại Hà Lan vào tháng 3/2015.

Các đội vào vòng chung kết sẽ được hỗ trợ chi phí khách sạn trong vòng 1 tuần thi đấu tại Hà Lan. Tổng giải thưởng tiền mặt lên đến 20.000 euro. Cơ cấu giải thưởng tiền mặt bao gồm: Giải nhất: 10.000 euro, Giải nhì: 6.000 euor, Giải ba: 4.000 euro.

Cách thức tham dự: Để tham dự cuộc thi, các đội cần có 4 thành viên là SV chính qui năm cuối và được xác nhận hướng dẫn bởi một giảng viên đại học.

Back

"Education does not end at any point in our lives; it is an ongoing journey to be carried with us everyday throughout our lives.”

- Thomas Powell -