bÁo cÁo thƯỜng niÊn 2013 · 2014-07-11 · kỷ cương – sáng tạo – nhân bản....

80
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Upload: others

Post on 20-Jun-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 2: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

MỤC LỤC

KHÁI QUÁT VỀ LIENVIETPOSTBANK3 Giới thiệu chung4 Các mốc sự kiện tiêu biểu6 Sứ mệnh – Tầm nhìn – Chiến lược kinh doanh – Giá trị cốt lõi – Triết lý kinh doanh8 Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng Quản trị10 Sơ đồ tổ chức12 Hội đồng Quản trị14 Ban Kiểm soát15 Ban Tổng Giám đốc

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH17 Kết quả hoạt động kinh doanh & một số chỉ tiêu tài chính cơ bản qua các năm hoạt động20 Phát triển sản phẩm, dịch vụ24 Hoạt động quan hệ quốc tế25 Chính sách nhân sự26 Mạng lưới LienVietPostBank: Tăng cường cả về chất và lượng28 Công nghệ thông tin30 Quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế32 Hoạt động cộng đồng: LienVietPostBank giương cao lá cờ đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại36 Thành tích và sự công nhận của xã hội

ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2014

BÁO CÁO TÀI CHÍNH 40 Báo cáo tài chính tóm tắt cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

Trang Nội dung

Page 3: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Tên công ty viết bằng tiếng Việt Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài Lien Viet Post Joint Stock Commercial Bank

Tên công ty viết tắt LienVietPostBank

Giấy phép thành lập và hoạt động Số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Vốn điều lệ 6.460 tỷ đồng (Bằng chữ: Sáu nghìn bốn trăm sáu mươi tỷ đồng)

Địa chỉ Số 32 Nguyễn Công Trứ, Phường I, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang

Số điện thoại 0711.3 581 727

Số fax 0711.3 581 737

Website www.lienvietpostbank.com.vn

Giới thiệu chung

Khái quát về LienVietPostBank

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT3BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 4: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

2008

28/3/2008 28/2/2009

Lễ trao giấy phép thành lập Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietBank) tổ chức tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tổng tài sản đạt 10.000 tỷ đồng sau đúng 10 tháng hoạt động. Lợi nhuận toàn hệ thống đạt gần 120 tỷ đồng. Tháng đầu tiên 100% các Chi nhánh, Sở Giao dịch hoạt động có lãi.

2009

06/3/2010

Nhân dịp khai trương Chi nhánh An Giang, LienVietBank công bố Chương trình Tam Nông là chương trình phát triển tín dụng cho khu vực nông nghiệp - nông thôn, góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở khu vực này.

19/1/201028/3/200901/5/2008

Tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, LienVietBank cùng Công ty Cổ phần Him Lam (cổ đông sáng lập chủ chốt của LienVietBank) thành lập Công ty Cổ phần Phát triển Xín Mần nhằm hỗ trợ phát triển huyện nghèo Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Đây là mô hình công ty công ích hỗ trợ phát triển đầu tiên do một doanh nghiệp thực hiện đối với một trong 61 huyện nghèo trên toàn quốc.

2010

28/3/2008 28/2/2009 06/3/2010

Tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông sau đúng 1 năm kể từ ngày thành lập. Đại hội này mở ra ý tưởng cho hành trình trao tặng tivi cho các hộ nghèo, địa phương nghèo trong cả nước. Đến hết năm 2012, Ngân hàng đã trao tặng trên 13.000 tivi cho các địa phương trong cả nước và 4 tỉnh miền Nam Lào.

LienVietBank khai trương hoạt động chính thức tại Hậu Giang.

CÁC MỐC SỰ KIỆN TIÊU BIỂUNGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT4BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 5: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Sáp nhập hệ thống Tiết kiệm Bưu điện, đổi tên Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) thành Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) trở thành cổ đông lớn nhất của Ngân hàng.

Năm 2012, là năm chuyển giao vị trí lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt nhằm trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo và tăng cường kiểm soát rủi ro hoạt động. Theo đó, Ông Phạm Doãn Sơn chính thức trở thành Tổng Giám đốc của Ngân hàng.

2011 2012 2013

LienVietBank là Ngân hàng TMCP đầu tiên được lựa chon làm Ngân hàng phục vụ giải ngân nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đáp ứng đầy đủ các tiêu chí được đề ra rất khắt khe của 02 nhà tài trợ lớn là Ngân hàng Thế giới (WorldBank), Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB) và các thủ tục theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngày 28/3/2012, kỷ niệm 04 năm thành lập và hoạt động, LienVietPostBank công bố chính thức Văn hóa Doanh nghiệp LienVietPostBank với 03 giá trị cốt lõi là Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con người “Bưu điện Liên Việt” nhằm mục đích phát triển bền vững Ngân hàng.

30/3/2011 28/3/2012 10/2013

7/2011 3/2012

Ký thỏa thuận hợp tác hướng tới 1.000 tỷ về quê với Quỹ Tấm lòng Việt – Đài Truyền hình Việt Nam. Sau 5 năm hợp tác triển khai, Chương trình đã trực tiếp hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn, xây dựng gần 40 trường hoc, trạm y tế, thành lập gần 10 Quỹ Khuyến hoc, Khuyến tài, tặng gần 30.000 chiếc tivi cho các hộ nghèo với tổng giá trị lên đến gần 700 tỷ đồng. Năm 2013, Chương trình đặt mục tiêu hướng tới con số 1.000 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ được nhiều hơn các vùng quê nghèo trên cả nước.

Trong năm 2013, LienVietPostBank mở thêm 13 Chi nhánh trên cả nước cùng với 1.081 Phòng Giao dịch Bưu điện được chính thức online hóa, đánh dấu bước chuyển mình rõ rệt của LienVietPostBank sau sự kiện sáp nhập hệ thống Tiết kiệm Bưu điện. LienVietPostBank hiện cũng là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam tự triển khai xây dựng phần mềm này.

05/11/2013

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT5BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 6: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

SỨ MỆNH

TẦM NHÌN

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

GIÁ TRỊ CỐT LÕI

TRIẾT LÝ KINH DOANH

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT6BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 7: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Sứ mệnhCung cấp cho Khách hàng và Xã hội các sản phẩm, dịch vụ đa dạng với chất lượng cao; Mang lại lợi ích cao nhất cho Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và Xã hội.

Tầm nhìnTrở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam - Ngân hàng của moi người.

Chiến lược kinh doanhBán lẻ - Dịch vụ - Kinh doanh đa năng.

Giá trị cốt lõiKỷ cương - Sáng tạo - Nhân bản.

Triết lý kinh doanh Ba điều hướng tâm của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt:

+ Không có con người, dự án vô ích.

+ Không có Khách hàng, ngân hàng vô ích.

+ Không có Tâm - Tín - Tài - Tầm, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt vô ích.

Cổ đông: Là nền tảng của Ngân hàng.

Khách hàng: Là ân nhân của Ngân hàng.

Người lao động: Là sức mạnh của Ngân hàng.

Đối tác: Là bằng hữu của Ngân hàng.

Sản phẩm, dịch vụ: Không ngừng đổi mới, phục vụ những sản phẩm khách hàng cần chứ không phải sản phẩm Ngân hàng có.

Ý thức kinh doanh: Thượng tôn Pháp luật; gắn Xã hội trong kinh doanh.

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT7BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 8: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Kính thưa Quý Cổ đông, Quý Đối tác, Quý Khách hàng và toàn thể Cán bộ Nhân viên Ngân hàng Bưu điện Liên Việt,

Năm 2013 đã khép lại với 365 ngày đầy thách thức không chỉ đối với nền kinh tế Việt Nam mà của nền kinh tế toàn cầu nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của những biến động lớn lao này.

LienVietPostBank đã đương đầu với những thách thức để vượt qua một năm tài chính đầy khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, những thách thức đó đã giúp Ngân hàng chúng tôi nhìn nhận, đánh giá và xác định lại chiến lược, định hướng phát triển, cải tiến hoạt động để vươn tới thành công.

Bất chấp khó khăn, LienVietPostBank đã đạt được những kết quả ấn tượng trong năm 2013: vốn điều lệ đạt 6.460 tỷ đồng; tổng tài sản hơn 79.700 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 664 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trong 6 năm hoạt động đạt hơn 4.460 tỷ đồng. Bám sát định hướng trở thành ngân hàng của moi người, hoạt động ngân hàng bán lẻ của LienVietPostBank đạt mức tăng trưởng tốt, quy mô khách hàng ngày càng lớn, chiếm tỷ trong cao trong thu nhập toàn hệ thống.

Năm 2013, bên cạnh nỗ lực kinh doanh, chúng tôi đã xây dựng được những nền tảng quan trong cho giai đoạn phát triển sắp tới. LienVietPostBank đã trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần có số lượng điểm giao dịch lớn nhất trên toàn quốc, mạng lưới liên tục được mở rộng với gần 80 Chi nhánh, Phòng Giao dịch Ngân hàng và quyền khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch Bưu điện ở 63 tỉnh, thành trên cả nước. Với sự dịch chuyển hạ tầng công nghệ và sự nhìn nhận mới về vai trò của công nghệ thông tin trong việc tạo dựng vị thế cạnh tranh, năm 2013 chứng kiến sự thành công LienVietPostBank trong việc áp dụng Phần mềm Phòng Giao dịch Bưu điện tại hơn 1.000 Bưu cục, chính thức mang dịch vụ ngân hàng đến gần hơn với khách hàng trong cả nước. Những kết quả ban đầu đáng ghi nhận này khẳng định bước đi vững chắc của LienVietPostBank trên con đường chinh phục mục tiêu trở thành “Ngân hàng của moi người – Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam”.

Ông Dương Công MinhCHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT8BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 9: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Kính thưa Quý Cổ đông, Đối tác, Quý Khách hàng và toàn thể Cán bộ Nhân viên Ngân hàng Bưu điện Liên Việt,

Năm 2014, được đánh giá là năm bản lề để xét đến khả năng phục hồi và tái cơ cấu nền kinh tế tạo tiền đề cho những bước chuyển mình mạnh mẽ cho các năm tiếp theo dù nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nền kinh tế thế giới được nhìn nhận sẽ có những khởi sắc, tăng trưởng toàn cầu về cơ bản đang trên đà phục hồi, môi trường kinh tế toàn cầu đang dần cân bằng hơn, nhu cầu nội địa tăng lên. Ở Việt Nam, nền kinh tế vĩ mô đã có những dấu hiệu tốt lên, lạm phát đang ở mức kiểm soát (CPI dự báo cả năm khoảng 6%). Việt Nam đang tích cực đàm phán một loạt hiệp định quan trong, như Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ASEAN+6. Tất cả những điều đó cho thấy hy vong nền kinh tế Việt Nam sẽ sáng hơn trong năm 2014 và trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều rủi ro vẫn còn tiềm ẩn, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải thận trong trong mỗi hoạt động của mình.

Trong bối cảnh đó, Hội đồng Quản trị cam kết chỉ đạo sát sao Ban Tổng Giám đốc nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện các định hướng chiến lược đã được Đại hội đồng Cổ đông thông qua, trong đó chú trong đến việc hài hòa lợi ích của Ngân hàng với Cổ đông, Đối tác, Khách hàng và Cộng đồng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì một chính sách điều hành thận trong, tăng trưởng có chon loc, chú trong đầu tư các sản phẩm tín dụng, tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý. Để thực hiện hóa những mục tiêu tài chính và tiếp tục tăng trưởng dài hạn trở thành “Ngân hàng của moi người” – “Bán lẻ – Dịch vụ – Kinh doanh đa năng” với phương châm: “Sức mạnh – Đổi mới – Hiệu quả – Bền vững – An toàn”, LienVietPostBank ưu tiên củng cố và đẩy mạnh các hoạt động sau:

• PhấnđấuhoànthànhviệcmởrộngChinhánhtrênphạmvitoànquốc,củngcốvàpháttriểnmạnglướihiệnhữu,nângcấp các Phòng Giao dịch Bưu điện thành Phòng Giao dịch Ngân hàng để hướng tới mục tiêu đưa LienVietPostBank đến với moi người, đặc biệt là người dân tại vùng sâu, vùng xa;

• Xâydựngchiếnlượccạnhtranhchocácphânkhúckháchhàngthôngquaviệckhôngngừngtạoranhữngsảnphẩmmới với phương châm tối thiểu có những sản phẩm như những ngân hàng khác nhưng đơn giản và thuận tiện hơn. Đặc biệt, thực hiện các chương trình mở rộng tín dụng bằng các dự án đầu tư cấp quốc gia có bảo lãnh của Chính phủ và chương trình 5.000 tỷ đồng cho nông nghiệp, nông thôn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long;

• Tiếptụcpháttriểnvănhóadoanhnghiệpthôngquaphongtrào“Phântíchhoạtđộngkinhtế”mộtcáchsâurộng,thường xuyên để đào tạo con người nhằm hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động của Ngân hàng phát triển bền vững;

• Đẩymạnhđầutưpháttriểnnềntảngcôngnghệ,môhìnhkinhdoanh,chuẩnhóacácquytrìnhquychếphùhợpvớitình hình thị trường và cơ cấu tổ chức;

• Tăngcườngvàhoànthiệncácgiảiphápđảmbảoantoànchohoạtđộngquảntrịrủirovàkiểmsoátnghiêmngặt;

• NângcaogiátrịthươnghiệuLienVietPostBanktrênthịtrườngthôngquacáchoạtđộngvìcộngđồng.

Cùng với những kế hoạch và nhiệm vụ mang tính tham vong, chúng tôi tin rằng với những định hướng chiến lược rõ ràng của Hội đồng Quản trị, sự điều hành của Ban Tổng Giám đốc, sự đoàn kết và quyết tâm cao của toàn Ngân hàng và sự ủng hộ của Quý Khách hàng, Đối tác và Quý Cổ đông, LienVietPostBank nhất định hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quý Khách hàng, Đối tác và Quý vị Cổ đông đã luôn đồng hành cùng LienVietPostBank trong suốt chặng đường vừa qua và tin tưởng rằng Quý vị sẽ tiếp tục sánh bước cùng chúng tôi trong những bước phát triển sắp tới.

Trân trong cảm ơn!

TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH

Dương Công Minh

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT9BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 10: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

MẢNG KINH DOANH

Phòng Giao dịch

Phòng Giao dịchBưu điện

P. Khách hàng

P. Kế toán - Ngân quỹ

P. Giám sát KD P. Tổng hợp Ban

Khách hàngBan Kế toán- Ngân quỹ Ban Tổng hợpBan Giám sát

KD

Phòng Giao dịch lớn

Khối Quản lý PGDBĐ

Khối Thẩm định

Khối Pháp chế

QLRR và PCRT

Khối Quản lý và PTDN

Khối Thẻ và NHĐT

P. Vận hành & Kỹ thuật

P. Phát triển Kinh doanh

P. Nghiên cứu PTSP

P. MobileBanking

P. Hỗ trợ Tổng hợp

Khối Khách hàng Chiến lược

P. ODA

P. Khách hàng Doanh nghiệp

lớn

Khối Nguồn vốn

P. Kinh doanh Vốn

P. Quản lý Vốn

P. Quản lý Sản phẩm và

Dịch vụ PGDBĐ

P. Tái Thẩm định KV phía Bắc

P. Pháp chếvà PCRT

P. Tái Thẩm định KV phía Nam

P. QLRR

P. Thẩm địnhTSBĐ

KV phía Nam

P. Thẩm địnhTSBĐ

KV phía Bắc

Ban Giám sát Kinh doanh và

Xử lý nợ tại các CN

P. Giám sát Kinh doanh và Xử lý nợ KV phía Bắc

P. Giám sát Kinh doanh và Xử lý

nợ KV phía Nam

P. Kế hoạch và Nghiên cứuChiến lược

P. Kế hoạch và PTML PGDBĐ

P. Quản lý Doanh nghiệp

P. Phát triểnMạng lưới

Khối QH vàKD Quốc tế

P. Định chế tài chính

& Quan hệ Quốc tế

P. Kinh doanhQuốc tế

MẢNG THAM MƯU

HĐ Phối hợp Ngân hàng - Bưu điện

ỦY BAN CHIẾN LƯỢC, CÔNG NGHỆKINH DOANH VÀ ĐỐI NGOẠI

HĐ Chiến lượcvà Đối ngoại HĐ Kinh doanh HĐ Công nghệ

Khối Sản phẩm

P. Thiết kếSản phẩm và Dịch vụ

P. Triển khaiSản phẩm và Dịch vụ

P. Hỗ trợ Khách hàng

Khối Thanh toán

P. Thanh toánQuốc tế

P. Thanh toánTrong nước

Tổ Khách hàng

Tổ Giao dịchNgân quỹ

Tổ Giám sátKinh doanh

Tổ Giao dịch Bưu điện(Nhân sự của Bưu điện)

Chi nhánh

Ban Giám sát Kinh doanh và

Xử lý nợ tại các CN

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT10BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 11: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

BAN KIỂM SOÁT

MẢNG KIỂM SOÁT

Khối Kiểm toán

nội bộ

P. Tổng hợp

P. Kiểm toán định kỳ

P. Kiểm tra thường xuyên

P. Kiểm toán các PGDBĐ

Các thuật ngữ viết tắt

NHBĐLV: Ngân hàng Bưu điện Liên ViệtHĐ: Hội đồngQLRR: Quản lý rủi roPCRT: Phòng, chống rửa tiềnNHĐT: Ngân hàng điện tửPTML: Phát triển mạng lướiTSBĐ: Tài sản bảo đảm

QH: Quan hệKD: Kinh doanhPGDBĐ: Phòng Giao dịch Bưu điệnPTSP: Phát triển sản phẩm CN: Chi nhánhCNTT: Công nghệ thông tinKV: Khu vực

MẢNG HỖ TRỢ

Khối CNTT

P. Nghiên cứu và PTSP mới

P. CNTT Khu vực

miền Trung

P. CoreBanking

P. Quản trị cơ sở dữ liệu

P. Hạ tầng mạng

và bảo mật

P. Phần cứng

P. Kỹ thuật và hỗ trợ

Khối Nhân sự

Trung tâm Đào tạo

P. Nhân sự

Khối Tài chính

P. Thống kê và Quản lý Tài sản

Nợ - Có

P. Tài chính- Kế toán

Khối Văn phòng

P. Trợ lývà Thư ký

P. Quan hệ Công chúng

P. Hành chính Quản trị

Văn phòng đại diện NHBĐLVkhu vực phía Bắc

Văn phòng đại diện NHBĐLV

khu vực phía Nam

HĐ Quản lý chi phíHĐ Tín dụng Hội sở

HĐ Tín dụng khu vực phía Nam

HĐ Tín dụng khu vực phía Bắc

HĐ Nhân sự

ỦY BAN NHÂN SỰ, TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ

ỦY BAN ALCO, PHÁP CHẾ, QLRR VÀ PCRT

HĐ ALCO, Pháp chế, QLRR và PCRT

HĐ Xử lý rủi ro và Xử lý nợ

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT11BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 12: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

ÔNG DƯƠNG CÔNG MINH Chủ tịch HĐQT

Cử nhân Kinh tế

Đại hoc Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại hoc Kinh tế Quốc dân)

ÔNG NGUYỄN ĐỨC HƯỞNG Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT

Tiến sỹ Kinh tế

Hoc viện Ngân hàng

ÔNG NGUYỄN ĐỨC CỬ Phó Chủ tịch HĐQT

Cử nhân Kinh tế Thương mại

Đại hoc Thương nghiệp Hà Nội (nay là Đại hoc Thương mại)

ÔNG PHẠM ANH TUẤN Thành viên HĐQT

Thạc sỹ Kinh tế Đại hoc Kinh tế Quốc dân

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT12BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 13: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

BÀ ĐỖ THỊ NHIÊN Thành viên HĐQT độc lập

Cử nhân Tài chính - Ngân hàng Đại hoc Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh (nay là Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh

Ghi chú:

1. Từ ngày 28/3/2013, Ông Trần Việt Trung thôi đảm nhiệm Thành viên HĐQT sau khi Đại hội đồng cổ đông thường niên Ngân hàng Bưu điện Liên Việt năm 2013 thông qua.

2. Từ ngày 28/3/2013, Ông Đỗ Ngoc Bình thôi đảm nhiệm Thành viên HĐQT sau khi Đại hội đồng cổ đông thường niên Ngân hàng Bưu điện Liên Việt năm 2013 thông qua.

ÔNG NGUYỄN VĂN HUYNH Thành viên HĐQT

Cử nhân Kinh tế

Đại hoc Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

ÔNG LÊ HỒNG PHONG Thành viên HĐQT

Tiến sỹ Kinh tế

Hoc viện Ngân hàng

ÔNG NGUYỄN ĐÌNH THẮNG Thành viên HĐQT

Cử nhân Kinh tế

Đại hoc Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại hoc Kinh tế Quốc dân)

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT13BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 14: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

BAN KIỂM SOÁT

BÀ LÊ THỊ THANH NGA Trưởng Ban Kiểm soát

Thạc sỹ Quản trị Kinh doanhTrường Đại hoc Kinh tế Quốc dân

ÔNG TRẦN THANH TÙNGThành viên Ban Kiểm soát Cử nhân Tài chính - Ngân hàngHoc viện Ngân hàng

BÀ NGUYỄN THỊ LAN ANHThành viên Ban Kiểm soát

Thạc sỹ Kinh tếĐại hoc Thương mại

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT14BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 15: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

ÔNG PHẠM DOÃN SƠNTổng Giám đốc

Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA)

BÀ NGUYỄN ÁNH VÂNPhó Tổng Giám đốc

Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng

BÀ NGUYỄN THỊ GẤMPhó Tổng Giám đốc

Chứng chỉ hành nghề Kế toán, Kiểm toán Quốc tế (ACCA - UK)Thạc sỹ Tài chính Kiểm soát

ÔNG HỒ NAM TIẾNPhó Tổng Giám đốc

Thạc sỹ Ngân hàng

ÔNG NGHIÊM SỸ THẮNGPhó Tổng Giám đốc

Kỹ sư Công nghệ thông tin

BÀ NGUYỄN THỊ THANH SƠNPhó Tổng Giám đốc

Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh

ÔNG LÊ HỒNG PHƯƠNG Phó Tổng Giám đốc

Cử nhân Kinh tế đối ngoạiCử nhân ngoại ngữ

ÔNG VŨ QUỐC KHÁNHPhó Tổng Giám đốc

Cử nhân Quản trị kinh doanh

ÔNG NGUYỄN THANH TÙNGPhó Tổng Giám đốc

Cử nhân Tín dụng Ngân hàng

ÔNG TÔ VĂN CHÁNHPhó Tổng Giám đốc

Cử nhân Ngân hàng

BÀ NGUYỄN THU HOAPhó Tổng Giám đốc

Thạc sỹ Tài chính ứng dụng

BÀ NGUYỄN THỊ BÍCH LỘCPhó Tổng Giám đốc

Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh

Ghi chú:1. Từ ngày 19/6/2013, Ông Nguyễn Minh Trí thôi đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc2. Từ ngày 18/7/2013, Ông Đoàn Văn Thắng thôi đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc3. Từ ngày 23/01/2014, Ông Nguyễn Văn Gắm thôi đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT15BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 16: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Năm 2013, vượt qua những khó khăn thách thức của môi trường kinh doanh nhiều bất lợi cho ngành ngân hàng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) quyết tâm phấn đấu theo mục tiêu Hội đồng Quản trị (HĐQT) đề ra để giữ vững vị thế, chuyển đổi ngân hàng theo hướng tiên tiến, hiện đại hóa, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững. Các chỉ tiêu tài chính giữ vững ổn định so với năm 2012 và các năm trước. Các chỉ tiêu đảm bảo an toàn được giữ vững.

Sau khi Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post)) góp vốn vào LienVietPostBank, LienVietPostBank đã trở thành ngân hàng có mạng lưới hoạt động lớn nhất trên cả nước. Với việc khai thác hơn 10.000 điểm bưu cục và bưu điện - văn hóa xã của Vietnam Post, LienVietPostBank đã phát huy tối đa lợi thế về mạng lưới và có những bước tiến vững chắc trên thị trường tài chính. Đến thời điểm cuối năm 2013, vốn điều lệ của LienVietPostBank là 6.460 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 80.000 tỷ đồng, huy động vốn đạt hơn 70.000 tỷ đồng và dư nợ cho vay đạt trên 36.000 tỷ đồng.

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT16BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 17: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH & MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN QUA CÁC NĂM HOẠT ĐỘNG

Đơn vị tính: Tỷ đồng

A. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng tài sản (TTS) 7.453 17.367 34.985 56.132 66.413 79.594

Vốn chủ sở hữu (VCSH) 3.447 3.828 4.105 6.594 7.391 7.271

Trong đó: Vốn điều lệ 3.300 3.650 3.650 6.010 6.460 6.460

Tổng huy động vốn 3.801 13.399 30.421 48.148 57.628 71.139

Tổng dư nợ tín dụng 2.674 5.983 10.114 12.757 29.325 36.666(*)

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích dự phòng rủi ro tín dụng 449 569 816 1.161 1.275 948

Lợi nhuận trước thuế (LNTT) 444 540 759 1.086 968 664

Lợi nhuận sau thuế (LNST) 444 540 683 977 868 566

B. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ lệ LNST/TTS bình quân (ROAA) 5,96 4,35 2,61 2,14 1,42 0,78

Tỷ lệ LNST/VCSH bình quân (ROAE) 12,88 14,85 17,22 18,26 12,42 7,72

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) 0,00 0,28 0,42 2,14 2,71 2,48

Tỷ lệ chi trả cổ tức (%/năm) 9,00 13,00 15,00 15,00 10,00 8,00

Đơn vị tính: %

Ghi chú: (*) Dư nợ tín dụng năm 2013 bao gồm dư nợ cho vay và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

HUY ĐỘNG VỐN

2008 2009 2010 2011 2012 2013

3.801

13.399

30.421

48.148

57.628

71.13980.000

70.000

60.000

50.000

40.000

30.000

20.000

10.000

0

Tỷ đồng

Năm

Tuy phải chịu sức ép cạnh tranh lớn nhưng hoạt động huy động vốn năm 2013 của LienVietPostBank vẫn đạt mức tăng trưởng tốt (tăng 23,45% so với năm 2012), cao hơn mức tăng trưởng của toàn ngành (khoảng 15%). Tăng trưởng mạnh mẽ về huy động vốn là một trong những chiến lược của LienVietPostBank nhằm nâng cao khả năng thanh khoản và an toàn trong hoạt động, tạo tiền đề bứt phá cho những năm sắp tới.

Với chiến lược hướng đến một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, cơ cấu nguồn vốn huy động của LienVietPostBank có sự đóng góp lớn từ phân khúc khách hàng cá nhân. Sự đóng góp này dự kiến sẽ cao hơn nhiều trong những năm tiếp theo khi LienVietPostBank hoàn thiện giai đoạn xây dựng hạ tầng, nâng cấp Phòng Giao dịch Bưu điện (PGDBĐ) và thực hiện cung cấp đầy đủ sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc.

Bên cạnh việc khai thác các nguồn lực hiện hữu để phục vụ khách hàng, LienVietPostBank còn tiếp tục mở rộng tiếp cận với đối tượng khách hàng lớn trong và ngoài nước, thu hút nguồn vốn khẳng định thương hiệu, uy tín của LienVietPostBank.

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT17BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 18: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức. Thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới, việc tăng cường đầu tư vào hệ thống mạng lưới cũng làm cho mức chi phí hoạt động tăng cao. Những yếu tố này dẫn đến lợi nhuận và khả năng sinh lời của LienVietPostBank giảm đi.

Tuy nhiên, khả năng sinh lời suy giảm trong ngắn hạn của LienVietPostBank đang được bù đắp bởi một cơ cấu vốn – tài sản vững mạnh hơn và một hệ thống hoạt động an toàn hơn. Điều này cũng phù hợp với định hướng của HĐQT và Ban Tổng Giám đốc LienVietPostBank trong năm 2013, đó là tăng tính an toàn trong hoạt động ngân hàng, tăng cường mở rộng mạng lưới, củng cố hệ thống quản trị nội bộ, tạo nền tảng để LienVietPostBank bứt phá trong những năm tiếp theo và hoàn thành chiến lược phát triển dài hạn.

Đón đầu được những khó khăn trong công tác tăng trưởng tín dụng năm 2013, LienVietPostBank đã có những quyết định linh hoạt trong việc cung cấp các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ. Nhờ vậy, dư nợ tín dụng Thị trường 1 (TT1) của LienVietPostBank tăng 28,5% so với năm 2012, cao hơn nhiều so mức tăng trưởng chung của toàn ngành (12%).

Mặc dù thị trường có nhiều yếu tố không thuận lợi, gây ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nhưng LienVietPostBank đã chia sẻ khó khăn với khách hàng thông qua nhiều sản phẩm tài trợ vốn vay với lãi suất và thời hạn hấp dẫn.

DƯ NỢ TÍN DỤNG

2008 2009 2010 2011 2012 2013

2.674

5.983

10.114 12.757

29.325

36.66640.000

35.000

30.000

25.000

20.000

15.000

10.000

5.000

0

Tỷ đồng

Năm

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ

2008 2009 2010 2011 2012 2013

444540

759

1.086968

664

1.200

1.000

800

600

400

200

Tỷ đồng

Năm

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT18BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 19: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ

Trong quá trình hoạt động, LienVietPostBank không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ theo mô hình đặt khách hàng làm trọng tâm (customer - centric model). Việc xác định phân khúc khách hàng mục tiêu theo hướng lựa chọn thị trường mới nổi hoặc đang phát triển, nơi mà khách hàng chưa được làm quen nhiều với các dịch vụ ngân hàng, đồng thời phát triển các sản phẩm/gói sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng được LienVietPostBank lựa chọn và áp dụng thường xuyên. LienVietPostBank xác định mỗi cán bộ kinh doanh phải là một chuyên gia tư vấn tài chính, mỗi sản phẩm phải là một giải pháp tối ưu cho từng nhóm khách hàng. Bên cạnh đó, hoạt động tiếp thị và truyền thông tích hợp tương ứng hiện đang được LienVietPostBank chú trọng và triển khai đồng bộ.

Sản phẩm, dịch vụ Khách hàng cá nhân

Năm 2013 đã chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác nghiên cứu, phát triển và tiếp thị sản phẩm mới của Khối Sản phẩm. Theo đó, đối với các sản phẩm tín dụng tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân, LienVietPostBank đã chon những hướng đi riêng tạo sự khác biệt trên thị trường với chuỗi sản phẩm mới như: Tín dụng hưu trí, Sản phẩm cho vay xây/sửa nhà cho thuê, Cho vay VND lãi suất USD, Cho vay tiêu dùng không tài sản bảo đảm - Tín dụng thân nhân,...

Chương trình cho vay ưu đãi “Đồng hành cùng nhà nông chăm sóc cây cao su, cà phê, hồ tiêu” và đề án “5.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nông nghiệp, nông thôn có bảo hiểm từ thiện lãi suất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2013 – 2015” tuy mới triển khai nhưng đã nhận được phản hồi tích cực từ thị trường. Điều này khẳng định cam kết của LienVietPostBank trong việc hưởng ứng chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện chính sách Tam Nông của Đảng.

Sản phẩm Cho vay mua nhà dự án – Tín dụng An cư với lãi suất cạnh tranh và thủ tục nhanh chóng thuận tiện, phương thức trả nợ linh hoạt, hạn mức cho vay cao đặc biệt với một số dự án khách hàng được ân hạn nợ gốc lên đến 01 năm. Tín dụng An cư giúp khách hàng có thể sở hữu căn hộ mơ ước và linh động trong kế hoạch tài chính.

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT19BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 20: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Bên cạnh đẩy mạnh các sản phẩm tín dụng, công tác huy động vốn cũng được LienVietPostBank ưu tiên phát triển. Các sản phẩm huy động không chỉ phục vụ nhu cầu gửi tiền của số đông khách hàng mà còn được thiết kế để phục vụ cho những nhu cầu đặc biệt của khách hàng về kỳ hạn, về lãi suất, phương thức gửi tiền như: Sản phẩm Tiết kiệm Priority, Tiền gửi/ tiết kiệm kỳ hạn lẻ ngày, Tiết kiệm Hoa Trạng Nguyên,…

Với sự đa dạng danh mục sản phẩm cá nhân, LienVietPostBank bước đầu khẳng định được thương hiệu của mình trong phân khúc khách hàng có nhiều tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức này.

Sản phẩm, dịch vụ Khách hàng Doanh nghiệp

Năm 2013 là năm đầy thách thức đối với hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng. Sự suy giảm của kinh tế trong nước và thế giới đã ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hấp thụ nguồn vốn của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, LienVietPostBank đã không ngừng nghiên cứu và triển khai các giải pháp tài chính nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng theo biến động thị trường và bám sát định hướng của HĐQT và Ban Tổng Giám đốc.

LienVietPostBank đã triển khai nhiều sản phẩm dành cho Khách hàng Doanh nghiệp như: Cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn, Hỗ trợ từ sản xuất đến phân phối, Cho vay mua ô tô, Cho vay thấu chi doanh nghiệp, Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, Các dự án có nguồn vốn nước ngoài giá rẻ,… Hầu hết các sản phẩm được LienVietPostBank ban hành kịp thời, nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của Khách hàng Doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, nhiều chương trình và dự án cũng được ban hành đồng bộ nhằm thúc đấy hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa như: Chương trình Tín dụng không khó – Lãi suất giảm đến 3,5%/năm, Chương trình Điều chỉnh lãi suất cho vay VND đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế, Chương trình cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo, Tài trợ các Dự án thủy điện…

Một số sản phẩm tiêu biểu dành cho Khách hàng Doanh nghiệp:

Gói sản phẩm SME 6 ưu đãi: hỗ trợ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vay giá rẻ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. SME 6 giúp khách hàng tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn đồng thời khách hàng sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi đa dạng của gói sản phẩm như: ưu đãi lãi suất, miễn phí dịch vụ chuyển tiền, internet banking, ủy

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT20BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 21: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

thác thanh toán lương, tăng tỷ lệ bảo lãnh tối đa trên giá trị tài sản bảo đảm ...

Gói sản phẩm LienVietPostBank – Ưu đãi xuất khẩu dành cho các Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ có nhu cầu vay vốn để thực hiện Hợp đồng xuất khẩu thanh toán bằng ngoại tệ theo phương thức L/C, D/A, D/P, TTR, CAD. Gói sản phẩm này giúp khách hàng hạn chế rủi ro thông qua việc xác định tỷ giá bán ngoại tệ ngay tại thời điểm vay vốn đồng thời giảm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Cho vay mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh: với thủ tục vay vốn đơn giản, thời gian xử lý khoản vay nhanh chóng, Khách hàng được tư vấn thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp, đồng thời được chia sẻ giải pháp tài chính, công nghệ, quản lý,… nhằm tiết kiệm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.

Sản phẩm Thẻ và Ngân hàng điện tử

Phát triển sản phẩm thẻ

Ra đời từ năm 2011, sản phẩm Thẻ LienVietPostBank với nhiều dòng sản phẩm đa dạng, hướng đến cộng đồng, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng như: thẻ Ghi nợ nội địa Liên kết Phát triển Chuẩn, Thẻ Ghi nợ nội địa Liên kết Phát triển VIP, Thẻ Ghi nợ nội địa Liên kết Phát triển Trao ngay, Thẻ Ghi nợ nội địa Thế hệ mới, Thẻ ghi nợ nội địa kiêm Thẻ sinh viên,…Thẻ thanh toán LienVietPostBank dù có tuổi đời non trẻ nhưng bước đầu đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong thị trường thẻ đầy năng động tại Việt Nam.

Ngoài các tính năng của thẻ ghi nợ nội địa thông thường như: giao dịch rút tiền, chuyển khoản, in sao kê, vấn tin số dư, thanh toán hóa đơn… trên mạng lưới 16.000 máy ATM rộng khắp toàn quốc, thẻ thanh toán LienVietPostBank còn mang đến cho chủ thẻ tính năng vô cùng tiện lợi, giúp cho việc mua sắm trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết tại hơn 105.000 điểm chấp nhận thẻ (POS), hơn 100 website thanh toán trực tuyến cùng hệ thống đối tác ưu đãi áp dụng riêng cho chủ thẻ LienVietPostBank.

Cũng trong năm 2013, việc ra mắt bộ sản phẩm “Thẻ thanh toán LienVietPostBank – Tiện ích tron gói trong tầm tay” được nhận định là một giải pháp ưu việt, toàn diện và thông minh. Đây là bộ sản phẩm được tích hợp đầy đủ moi tính năng, ưu đãi khi thanh toán, mua sắm, chuyển khoản và dịch vụ ngân hàng điện tử (NHĐT) với các kênh giao dịch thuận tiện như SMS Banking, Internet Banking, Mobile Banking đáp ứng moi lúc, moi nơi nhu cầu của khách hàng với chính sách phí ưu đãi hấp dẫn.

Hòa chung vào không khí sôi động của thị trường thẻ trong nước, đồng thời mở rộng quy mô đối tượng khách hàng, LienVietPostBank đang nghiên cứu và sẽ cho ra mắt dòng sản phẩm Thẻ quốc tế MasterCard. Đánh dấu cho sự kiện triển khai sản phẩm này, ngày 23/11/2012, LienVietPostBank đã chính thức gia nhập vào tổ chức Thẻ quốc tế MasterCard. Dự kiến, LienVietPostBank sẽ ra mắt sản phẩm Thẻ Ghi nợ quốc tế LienVietPostBank MasterCard Debit vào quý II năm 2014.

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT21BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 22: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Dịch vụ ngân hàng điện tử

Hệ thống SMS Banking và dịch vụ Internet Banking đã giúp cho Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp thực hiện truy vấn, tra cứu thông tin các giao dịch, số dư, và thực hiện nhiều loại giao dịch chuyển tiền, thanh toán. Đến nay, các dịch vụ này đã được phát triển, tích hợp thêm nhiều tính năng mới và ngày càng đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Cụ thể: Dịch vụ Bank-Plus giúp khách hàng chuyển tiền, thanh toán cước viễn thông Viettel, tra cứu số dư, thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến moi lúc moi nơi trên điện thoại di động cá nhân mà không cần kết nối Internet; Dịch vụ Topup/billing triển khai từ tháng 5/2013 giúp chủ thẻ của LienVietPostBank có thể nạp tiền, thanh toán nhanh chóng, thuận tiện ngay tại hệ thống máy ATM của LienVietPostBank vào bất cứ thời điểm nào mà không phải đến các điểm giao dịch.

Chăm sóc Khách hàng

Tận dụng lợi thế về mạng lưới, trong năm 2013, LienVietPostBank đã hợp tác với Vietnam Post triển khai nhiều chương trình marketing thu hút khách hàng gửi tiền tại các PGDBĐ với tổng số dư huy động cuối năm cán đích 13.400 tỷ đồng. Nguồn tiền gửi này góp phần đảm bảo an toàn về thanh khoản cho LienVietPostBank và tạo ra một lợi thế cạnh tranh riêng có của LienVietPostBank trên thị trường tài chính.

Chiến lược tiếp thị các dịch vụ thu hộ, chi hộ (dịch vụ thu hộ tiền điện, thu hộ Viettel, thu hộ ngân sách nhà nước…) đã được LienVietPostBank triển khai theo hướng khác biệt hóa trong năm qua. Theo đó, thay vì tư duy dùng sản phẩm tín dụng/huy động để bán chéo dịch vụ thì LienVietPostBank đã dùng dịch vụ để bán chéo các sản phẩm khác. Sở dĩ LienVietPostBank chon hướng đi này vì trong bối cảnh các ngân hàng bạn chưa chú trong triển khai các chương trình ưu đãi, tiếp thị dành cho dịch vụ thì việc LienVietPostBank triển khai hàng loạt chương trình marketing ưu đãi chiết khấu, tích điểm tặng quà hấp dẫn sẽ tạo cho LienVietPostBank một lợi thế cạnh tranh riêng biệt trên thị trường. Chuỗi chương trình “Vô địch trợ giá tiền điện” đã được các đơn vị kinh doanh khu vực Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng triển khai vượt chỉ

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ (Tiếp theo)

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT22BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 23: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

tiêu về khách hàng trong thời gian ngắn là những minh chứng cho hướng đi đúng đắn này.

Bên cạnh đó, công tác chăm sóc khách hàng năm 2013 của LienVietPostBank đã được đánh dấu bằng chương trình tích điểm toàn diện “Đại sứ LienVietPostBank”. Đây là chương trình đầu tiên được LienVietPostBank phát triển theo một phần mềm riêng và ghi nhận điểm cho mỗi giao dịch của khách hàng trên hầu hết các sản phẩm hiện hữu (bao gồm sản phẩm huy động, tín dụng, dịch vụ...). Chương trình là lời tri ân sâu sắc và thiết thực dành cho những khách hàng đã gắn bó với LienVietPostBank trong thời gian qua.

Phát triển dịch vụ ngân hàng

Bằng việc đầu tư công nghệ hiện đại, quản lý dữ liệu dịch vụ tập trung, đào tạo đội ngũ nhân sự có chuyên môn vững, thương hiệu “Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện” của LienVietPostBank triển khai trên hệ thống các PGDBĐ được nâng lên một vị thế mới, với chất lượng dịch vụ hoàn hảo, thời gian giao dịch nhanh chóng, tiện lợi, phù hợp với nhu cầu của người dân trên moi miền đất nước.

Trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại, các sản phẩm dịch vụ mới cũng được LienVietPostBank tập trung nghiên cứu, xây dựng, triển khai, nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Khách hàng. Trong đó, nhóm dịch vụ thanh toán, thu hộ, chi hộ được coi là nhóm dịch vụ trong tâm phát triển của LienVietPostBank trên hệ thống PGDBĐ trong năm 2013.

Dịch vụ thu hộ Viettel là dịch vụ thanh toán đầu tiên triển khai trên toàn hệ thống LienVietPostBank (bao gồm Chi nhánh/PGD và PGDBĐ), theo mô hình quản lý tài khoản tập trung tại Hội sở, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của đối tác Viettel. Với quyết tâm triển khai thành công dịch vụ, LienVietPostBank đã thành lập “Ban chỉ đạo dịch vụ thu hộ Viettel” dưới sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch HĐQT và sự tham gia của Ban TGĐ. Song song, một ekip Tổ dự án làm việc chuyên nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao và vô cùng nhiệt huyết cũng được hình thành. Tiêu chuẩn về thời gian, chất lượng công việc đặt ra nghiêm ngặt và được các thành viên trong Tổ dự án tuân thủ chặt chẽ và thực hiện với quyết tâm cao.

Sau hơn 2 tháng triển khai, dịch vụ thu hộ Viettel đã đạt được doanh số thu hộ hơn 1.200 tỷ đồng và vẫn đang tiếp tục tăng trưởng mạnh. Chất lượng dịch vụ ngày càng ổn định, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của đối tác. Đây là thành quả không chỉ của Tổ dự án mà của toàn hệ thống LienVietPostBank, cùng chung tay đóng góp, xây dựng và đưa sản phẩm triển khai trong một thời gian ngắn.

Song song với dịch vụ thu hộ Viettel, LienVietPostBank đã ký kết hợp đồng với Tổng Công ty điện lực Tp. Hồ Chí Minh và Tổng Công ty Điện lực miền Nam trong việc triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện đối với Khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân sử dụng điện của các công ty thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Dịch vụ thu hộ tiền điện được thực hiện thông qua 2 kênh chính: Kênh tại quầy giao dịch của các bưu cục, PGDBĐ và kênh thu tại nhà thông qua đội ngũ Cộng tác viên. Với việc cung cấp và khai thác dịch vụ đa dạng qua nhiều kênh, bên cạnh việc tận dụng lợi thế của ngân hàng có mạng lưới hoạt động lớn nhất trên cả nước, LienVietPostBank kỳ vong sẽ mở rộng được phạm vi và phương thức thanh toán hóa đơn tiền điện đến với đông đảo người dân. Việc hợp tác thu hộ tiền điện thông qua đội ngũ Cộng tác viên sẽ là một điểm “cộng” của LienVietPostBank khi mang đến cho Khách hàng dịch vụ “tại nhà”. Hiện tại, LienVietPostBank đang xây dựng và phát triển kênh thanh toán điện tử (Internet Banking, Mobile banking, ATM…) nhằm tạo điều kiện cho Khách hàng có thể thanh toán hóa đơn qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Tiếp nối những thành công nêu trên, LienVietPostBank tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Hải quan, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam cũng như tăng cường tiếp xúc với các đối tác khác trong việc cung cấp dịch vụ thu hộ, chi hộ. Hy vong với sự hợp tác song phương giữa LienVietPostBank và các đối tác sẽ tạo thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới nhằm phục vụ tốt hơn và mang lại lợi ích cao nhất cho Khách hàng, góp phần giúp LienVietPostBank nâng cao vị thế của một ngân hàng bán lẻ trên nền công nghệ tiên tiến, hiện đại.

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT23BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 24: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Trong năm 2013, LienVietPostBank thúc đẩy quan hệ với các đối tác quốc tế chủ yếu trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật, nhằm tận dụng kinh nghiệm và năng lực của đối tác quốc tế, hỗ trợ Ngân hàng hoàn thiện hơn nữa mô hình tổ chức, phát triển lĩnh vực bán lẻ và tài chính vi mô.

Các chương trình và sự kiện nổi bật trong năm 2013:

Hợp đồng tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ với La Poste Group

Năm 2013 đánh dấu bước phát triển quan trong trong mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa LienVietPostBank và Vietnam Post. Sau 2 năm hoàn thiện quy chế, quy trình và mô hình quản trị, hai bên đã thống nhất xây dựng một ngân hàng bưu điện đúng nghĩa theo chuẩn mực quốc tế với kỳ vong hơn 10.000 bưu cục và điểm bưu điện - văn hóa xã có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho tất cả khách hàng với chất lượng được cam kết cao nhất, thực hiện tham vong là cánh tay nối dài của Đảng, Nhà nước trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính hướng tới người dân khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Ngày 17/10/2013, nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Pháp – Việt, Tập đoàn Bưu chính Pháp (La Poste Group), Vietnam Post và LienVietPostBank đã ký Hợp đồng tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.

Theo Hợp đồng, La Poste Group sẽ cử các chuyên gia hàng đầu sang tư vấn cho LienVietPostBank và Vietnam Post nhằm giải quyết và củng cố 3 vấn đề chính bao gồm:

Xác định mô hình phối hợp quản trị hiệu quả nhất giữa LienVietPostBank và Vietnam Post. Mô hình này được đúc kết từ kinh nghiệm tư vấn quốc tế sâu rộng tại nhiều thị trường khác nhau của La Poste Group, được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn hoạt động và để đảm bảo quyền lợi cho mỗi bên tại Việt Nam.

Thiết kế các sản phẩm bán lẻ của ngân hàng - bưu điện và quá trình đưa sản phẩm mới ra thị trường. Quá trình thiết kế bao gồm việc định hình lại và làm phong phú thêm các sản phẩm, dịch vụ tài chính sẵn có của LienVietPostBank với phương châm thực hiện cung cấp các dịch vụ càng đơn giản càng tốt.

Xây dựng mô hình PGDBĐ kiểu mẫu và kế hoạch triển khai 5 năm. Việc tái cấu trúc lại mạng lưới bưu cục nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng của LienVietPostBank tới đông đảo khách hàng thông qua mạng lưới bưu cục và điểm bưu điện - văn hóa xã của Vietnam Post.

Bên cạnh đó, để có thể áp dụng triệt để trong việc triển khai thực tế, La Poste Group cũng sẽ có 6 tháng đào tạo và chuyển giao công nghệ trực tiếp cho cán bộ của LienVietPostBank và Vietnam Post tại Pháp.

Với Hợp đồng này, LienVietPostBank và Vietnam Post có thể tận dụng kinh nghiệm quốc tế sâu rộng và lâu đời của La Poste Group trong việc thực hiện mô hình quản trị của Tập đoàn này với ngân hàng con của mình là La Banque Postale.

Chương trình “Nâng gấp đôi số lượng tài khoản tiết kiệm cho người nghèo”

Năm 2013, LienVietPostBank tiếp tục phối hợp với WSBI (Hiệp hội Ngân hàng Bán lẻ và Tiết kiệm Thế giới), thành lập Đội dự án tiếp tục triển khai giai đoạn 2 chương trình “Nâng gấp đôi số lượng tài khoản tiết kiệm cho người nghèo” tập trung vào các dịch vụ ngân hàng không cần chi nhánh. WSBI và LienVietPostBank có chung quan điểm với nhà tài trợ, Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation, rằng lý do việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống thông qua chi nhánh đắt đỏ là do các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt. Phương thức tốt nhất để giảm thiểu chi phí và giúp tiếp cận tài chính nhanh nhất là chuyển biến những giao dịch tiền mặt này thành những giao dịch dưới dạng điện tử thông qua điện thoại di động hoặc các giao diện điện tử khác.

Vì thế, WSBI và LienVietPostBank đã đồng ý cùng nhau nâng cấp ViViet, một sản phẩm ví điện tử của Ngân hàng, trở thành một trong những giải pháp mobile money và thanh toán hàng đầu Việt Nam, cung cấp dịch vụ tiết kiệm và thanh toán cho cả những các khách hàng không có tài khoản ngân hàng.

Nâng cao năng lực tài chính vi mô cho vùng sâu vùng xa của Việt Nam

Năm 2013, LienVietPostBank bắt tay với Công ty SFSystem (Mỹ) đề xuất xin gói tài trợ từ Cơ quan Thương mại và Phát triển Mỹ (USTDA) cho dự án nghiên cứu tiền khả thi việc triển khai cho vay vi mô, cung cấp dịch vụ mobile banking cho khoảng 55 triệu người dân Việt Nam chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, dự án cũng tập trung rà soát và đánh giá hiện trạng công nghệ thông tin và khả năng tương thích với chiến lược kinh doanh trong tương lai của LienVietPostBank nhằm (i) hỗ trợ LienVietPostBank đánh giá tính khả thi của việc cung cấp dịch vụ tài chính vi mô và mobile banking; (ii) hỗ trợ LienVietPostBank quyết định hướng đầu tư dựa trên khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô và mobile banking; (iii) hỗ trợ LienVietPostBank thiết kế phần mềm thực hiện việc chi trả lương hưu và hệ thống thanh toán có thể liên kết với hệ thống tài chính vi mô.

Các chuyên gia của SFSystem nhận định, LienVietPostBank là ngân hàng phù hợp nhất có thể triển khai thành công chiến lược tài chính vi mô bởi lợi thế về mạng lưới rộng khắp tại Việt Nam. LienVietPostBank hoàn toàn có đủ cơ sở để giải quyết cả 3 mặt của tam giác tài chính vi mô bao gồm: vươn xa và sâu rộng tới đối tượng nghèo; tạo điều kiện cho người dân thoát khỏi đói nghèo; và xây dựng một định chế tài chính bền vững.

HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ QUỐC TẾ

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT24BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 25: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Con người là nhân tố quan trọng tạo nên thành công cho mỗi doanh nghiệp. Tại LienVietPostBank, chúng tôi luôn chú trọng phát triển tiềm năng mỗi cá nhân, phát huy năng lực lãnh đạo và tinh thần hợp tác chặt chẽ ở tất cả các cấp trong ngân hàng.

Những biến động của nền kinh tế trong thời gian qua tác động ít nhiều đến thị trường nhân sự ngành ngân hàng. Năm 2013, LienVietPostBank nhận thức rõ tầm quan trong của việc tìm được nhân sự phù hợp đối với từng vị trí công việc. Với định hướng xây dựng mô hình “Ngân hàng - Bưu điện” tiên tiến, hiện đại, LienVietPostBank tiếp tục thu hút các cá nhân có kinh nghiệm thực hành được đánh giá theo chuẩn mực quốc tế nhằm hỗ trợ ngân hàng đạt được hoặc vượt những kỳ vong ngày càng cao của khách hàng, đồng thời đánh giá lại cơ cấu tổ chức cũng như xác định lại biên chế cần thiết cho mỗi cấp nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và thành công một cách bền vững.

Tổng quan tình hình nhân sự

Tính đến ngày 31/12/2013, trên toàn hệ thống LienVietPostBank có 2.861 nhân sự với thu nhập bình quân đầu người đạt 9,5 triệu đồng/người.

Năm 2013, LienVietPostBank tiếp tục duy trì và bổ sung thêm các gói phúc lợi cho cán bộ nhân viên (CBNV) như việc điều chỉnh tăng các mức phụ cấp, chế độ đãi ngộ liên quan đến người lao động,… Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng lương cho CBNV vẫn được LienVietPostBank xem xét và thực hiện thường xuyên. Vào những ngày lễ lớn, dịp kỷ niệm của ngân hàng, CBNV LienVietPostBank đều được tham dự các chương trình chào mừng hoặc nhận mức chi thưởng đầy đủ.

Song song với việc gia tăng nhân sự cả về số lượng và chất lượng thì hoạt động đào tạo cũng được LienVietPostBank đặc biệt chú trong, trong đó, việc tập trung đào tạo nội bộ tại các đơn vị LienVietPostBank được thực hiện từ Hội sở đến các Chi nhánh/PGD. Các chương trình đào tạo nội bộ đều được triển khai có quy mô và hệ thống. Năm 2013 LienVietPostBank đã tổ chức 2.766 khóa đào tạo nội bộ cho gần 17.000 lượt cán bộ nhân viên (CBNV) của các Khối Hội sở và Đơn vị kinh doanh (ĐVKD). Trong đó, có 11 lớp đào tạo cho CBNV tân tuyển, 117 lớp đào tạo nghiệp vụ nâng cao cho CBNV hiện tại của LienVietPostBank và đặc biệt là 61 lớp đào tạo nghiệp vụ Tiết kiệm Bưu điện (TKBĐ) cho CBNV của Vietnam Post. Với mục tiêu xây dựng mô hình “Ngân hàng – Bưu điện” kiểu mẫu, LienVietPostBank kỳ vong sẽ đào tạo đội ngũ CBNV bưu điện theo tiêu chuẩn quốc tế, có nghiệp vụ vững vàng về tài chính, đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng.

Kết quả nổi bật về nhân sự 2013

Trong năm 2013, LienVietPostBank đã ban hành mới các văn bản về chính sách như: quy định xử lý kỷ luật, chính sách cán bộ lưu động; bộ quy tắc ứng xử; chính sách lương kinh doanh; quy định về đào tạo nội bộ; quy định về giảng viên nội bộ; quy trình bổ nhiệm… Các chính sách về nhân sự được phê duyệt và áp dụng tại đơn vị đã tạo ra những thay đổi có tính đột phá và tiên phong trong công tác quản lý hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực; góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh; xây dựng và củng cố văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng.

Trong định hướng hoạt động, LienVietPostBank luôn coi trong việc triển khai, mở rộng cũng như áp dụng những giải pháp, chương trình mới về công tác quản lý nguồn nhân lực, tổ chức thực hiện việc đánh giá một cách hệ thống và toàn diện về hiện trạng năng lực nhân sự tại các ĐVKD.

Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng, đào tạo và đưa vào hoạt động một số lượng lớn nhân sự tân tuyển cho 13 đơn vị kinh doanh mới thành lập, chuẩn bị sẵn sàng nhân sự cho các Chi nhánh dự kiến cấp phép đầu năm 2014 cũng được LienVietPostBank đặc biệt chú trong.

Năm 2013, LienVietPostBank triển khai đồng bộ việc nâng cao trình độ, năng lực, chất lượng nhân sự hệ thống thông qua các chính sách và chương trình quản lý phát triển nguồn nhân lực:

Trang bị một cách hệ thống và thống nhất các kiến thức quản trị cần thiết cho Giám đốc các ĐVKD trong năm 2013, tạo điều kiện cho việc xây dựng và triển khai các kế hoạch ứng dụng thiết thực sau đào tạo vào công tác quản lý, phát triển hoạt động kinh doanh.

Đào tạo, chuẩn hóa và tăng cường năng lực cho đội ngũ quản lý cấp trung tại các đơn vị trong toàn hệ thống về kỹ năng quản lý cơ bản; góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý; tạo cơ sở cho việc đánh giá, phân loại cũng như định hướng chương trình phát triển cán bộ trong năm 2014.

Cán bộ nhân viên từ Hội sở được luân chuyển xuống ĐVKD để nắm bắt kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc sau luân chuyển.

Một trong những biện pháp LienVietPostBank thực hiện trong năm qua là xây dựng và triển khai chương trình giao chỉ tiêu KPI (Key Performance Indicator – Chỉ số đo lường hiệu suất) và bước đầu áp dụng cơ chế lương kinh doanh. Việc giao chỉ tiêu KPI và áp dụng cơ chế lương kinh doanh đã góp phần thúc đẩy hiệu quả và năng suất lao động tại các ĐVKD, tạo dựng văn hóa bán hàng và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý bán hàng tại các ĐVKD.

CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT25BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 26: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

MẠNG LƯỚI LIENVIETPOSTBANK TĂNG CƯỜNG CẢ VỀ CHẤT VÀ LƯỢNG

Mạng lưới là một trong những trụ cột sức mạnh doanh nghiệp của LienVietPostBank, cùng với vốn điều lệ, tổng tài sản, hệ thống sản phẩm, dịch vụ, tổng số lượng khách hàng, công nghệ và nhân sự. Với lợi thế về số lượng điểm giao dịch ngân hàng, LienVietPostBank không ngừng mở rộng mạng lưới, đáp ứng đầy đủ và cao nhất nhu cầu tài chính của người dân trên khắp Việt Nam.

Tính đến ngày 31/12/2013, LienVietPostBank đã có mặt tại 37 tỉnh, thành phố và phấn đấu mở rộng mạng lưới tại 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước vào trước cuối năm 2015.

Với gần 80 Chi nhánh, Phòng Giao dịch trực thuộc và quyền khai thác hơn 10.000 Phòng Giao dịch Bưu điện, LienVietPostBank hiện nay có mạng lưới quy mô lớn nhất trong các Ngân hàng Thương mại của Việt Nam. Mạng lưới đặc biệt lớn này cũng định vị LienVietPostBank vào nhóm Ngân hàng dẫn đầu thị trường bán lẻ.

Liên tục trong những năm qua, công tác Phát triển mạng lưới luôn là một trong những nhiệm vụ trong tâm và được ưu tiên hàng đầu. Riêng trong năm 2013, LienVietPostBank đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động 13 Chi nhánh trên toàn quốc, trong đó một số Chi nhánh được thành lập tại các tỉnh còn khó khăn như Bắc Kạn, Hòa Bình, Bình Phước… Các Chi nhánh mới đều nhanh chóng ổn định hoạt động, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Song song với việc triển khai thành lập Chi nhánh, LienVietPostBank và Vietnam Post đã thống nhất triển khai đồng loạt dịch vụ ngân hàng trên hệ thống Bưu cục của Vietnam Post trên toàn quốc với hơn 800 bưu cục cấp huyện. Dự kiến, đến hết năm 2015, LienVietPostBank và Vietnam Post sẽ tạo nên diện mạo mới trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng – bưu điện tại tất cả các huyện trên toàn quốc.

Mạng lưới được mở rộng nhanh chóng giúp LienVietPostBank thực hiện 2 mục tiêu quan trong là quản lý hiệu quả hệ thống PGDBĐ tại các tỉnh thành và góp phần thực hiện các chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn vì phần lớn các Chi nhánh LienVietPostBank xin cấp phép và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận đều đặt tại các địa phương vùng sâu vùng xa.

Từ năm 2010, LienVietPostBank đã tích cực thực hiện chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Năm 2009, LienVietPostBank đã bắt đầu Đề án “Cho vay ưu đãi nông nghiệp, nông thôn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2010 và định hướng đến năm 2013” nhằm thực hiện chính sách gắn doanh nghiệp với nông dân, cho vay khép kín đảm bảo liên kết các nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà xuất khẩu với nông dân giúp cho người nông dân sản xuất lương thực có lãi tối thiểu 30%, góp phần xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn. Đề án đã triển khai thành công với gần 15.000 hộ nông dân được vay vốn, chưa tính đến những hộ nông dân được hưởng lợi gián tiếp thông qua các doanh nghiệp. Đến tháng 6/2013, doanh số cho vay đạt trên 5.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt gần 3.000 tỷ đồng.

Với định hướng về hệ thống mạng lưới hoạt động rộng khắp, chắc chắn trong tương lai không xa, LienVietPostBank sẽ là một trong những Ngân hàng Thương mại Cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam, góp phần tích cực vào công tác phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chủ trương của Chính phủ.

L A O S

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT26BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 27: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

H O À N G S A

T R Ư Ờ N G S A

C H I N A

L A O S

C A M B O D I A

T H A I -L A N D

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT27BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 28: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Bên cạnh lợi thế về mạng lưới, một trong những yếu tố then chốt làm nên sự khác biệt và thành công của mỗi ngân hàng chính là công nghệ. Việc hiểu rõ thực tế này giúp LienVietPostBank định hướng đúng đắn cho các hoạt động sáng tạo và phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình. Cùng với việc khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch bưu điện của Vietnam Post, LienVietPostBank đang nỗ lực không ngừng trong việc hoàn thiện mô hình Ngân hàng – Bưu điện theo chuẩn mực quốc tế.

“Ngân hàng – Bưu điện” - mô hình được đánh giá cao trên thế giới và là mô hình đầu tiên tại Việt Nam sau khi Vietnam Post góp vốn bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm và bằng tiền mặt vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (tên goi trước đây của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt) vào ngày 01/07/2011.

Việc sáp nhập thành công trên đồng nghĩa với việc LienVietPostBank chính thức tiếp nhận một tổ chức với thương hiệu lâu năm, tài sản và quy mô rộng lớn gồm hơn 10.000 điểm giao dịch bưu điện đang cung cấp dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. Bên cạnh đó, một lợi thế đáng chú ý trong hoạt động kinh doanh ngân hàng theo mô hình “Ngân hàng – Bưu điện” là sự cộng sinh, cộng lực và cộng hưởng.

Đánh giá cao tầm quan trong của quy mô mạng lưới PGDBĐ trên toàn quốc, HĐQT và Ban Tổng Giám đốc LienVietPostBank đã quyết định triển khai kế hoạch online hơn 1.000 bưu cục với phần mềm được thiết kế riêng cho mạng lưới PGDBĐ. Với đội ngũ nhân sự trẻ, nhiệt huyết và chuyên môn cao, phiên bản đầu tiên của hệ thống phần mềm PGDBĐ – mang tên “Phần mềm Phòng Giao dịch Bưu điện” chính thức được ra đời vào ngày 15/12/2011.

“Phần mềm Phòng Giao dịch Bưu điện” dựa trên một hệ thống lõi nghiệp vụ hoàn toàn mới, đáp ứng đầy đủ các tính năng nghiệp vụ chuyên môn của ngân hàng, tuy nhiên vẫn kế thừa tính chất truyền thống của dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện, tương lai không xa sẽ mở rộng lên đến hơn 10.000 điểm giao dịch bưu điện. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về moi mặt, từ thời gian triển khai đến tháng 10/2013, hơn 1.000 PGDBĐ của LienVietPostBank đã được chính thức khai thác toàn bộ trên hệ thống phần mềm PGDBĐ, đánh dấu bước chuyển mình rõ rệt của LienVietPostBank trên thị trường tài chính. LienVietPostBank hiện cũng là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam triển khai quản lý phần mềm này.

Bên cạnh phần mềm chuyên biệt trên, một hệ thống báo cáo “Phần mềm Báo cáo ngày” được xây dựng để hợp nhất số liệu của 212 PGDBĐ online và 869 PGDBĐ offline trong suốt thời gian chuyển đổi dữ liệu. “Phần mềm Báo cáo ngày” được thiết kế toàn diện, ưu việt với gần 400 mẫu báo cáo quản trị cung cấp cho tất cả các cấp của hai bên tham gia gồm LienVietPostBank, Vietnam Post xuống đến các cấp Bưu điện tỉnh, huyện, bưu cục khai thác, phục vụ cho công tác quản trị, báo cáo, hạch toán, kinh doanh.

Bên cạnh đó, công tác chuẩn hóa hạ tầng mạng kết nối giữa LienVietPostBank với Vietnam Post và 63 Bưu điện tỉnh, thành phố trên toàn quốc được tiến hành song song để đảm bảo cho hoạt động của nghiệp vụ Tiết kiệm Bưu điện luôn sẵn sàng trên toàn mạng lưới các PGDBĐ với nhiều hướng kết nối dự phòng. Đồng thời, LienVietPostBank thực hiện trang bị mới các thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) hiện đại tại PGDBĐ để tối ưu hoạt động nghiệp vụ Tiết kiệm Bưu điện theo chuẩn Ngân hàng tại hơn 1.000 PGDBĐ.

Trong suốt quá trình phát triển, hoàn thiện và nâng cao chất lượng phần mềm PGDBĐ, LienVietPostBank cùng các Ban chức năng của Vietnam Post liên tục thực hiện phối hợp kiểm nghiệm, rà soát các chức năng của phần mềm để kịp thời bổ sung các tiện ích quản lý và khai thác hiệu quả tối đa trên mạng lưới.

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT28BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 29: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Các bước diễn tập cho việc chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống CNTT cũ sang hệ thống phần mềm PGDBĐ cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng theo kịch bản với việc đầu tư nâng cấp hệ thống máy chủ công suất lớn, quy hoạch mô hình cho ứng dụng trên kiến trúc công nghệ phân tải dữ liệu và thực hiện phối hợp giữa LienVietPostBank với Ban Kỹ thuật Công nghệ của Vietnam Post thử nghiệm tải với số lượng kết nối giao dịch truy cập đồng thời trước khi cho phép hệ thống CNTT chính thức triển khai trên toàn mạng lưới.

Cùng với quá trình chuyển đổi hệ thống PGDBĐ online, các dịch vụ tiện ích đã sẵn sàng và chuẩn bị cho việc phát triển sản phẩm, dịch vụ. Khởi đầu là sự kết hợp giữa LienVietPostBank và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) trong việc cung cấp dịch vụ thu hộ Viettel trên mạng lưới LienVietPostBank và mạng lưới PGDBĐ, tiếp đến là dịch vụ thu hộ tiền điện cho Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCM) và Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) thông qua hệ thống phần mềm PGDBĐ tại các bưu cục. Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ tiện ích khác cũng đang từng bước hoàn thiện để đưa vào hoạt động tại các PGDBĐ.

LienVietPostBank đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vong cho năm 2014 là không ngừng phát triển các thế mạnh cũng như nghiên cứu, ứng dụng những giải pháp công nghệ mới, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Kế thừa những thành công trong năm 2013, LienVietPostBank sẽ tiếp tục khai thác hơn 9.000 điểm giao dịch bưu điện còn lại, dự kiến hoàn thiện vào năm 2018.

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT29BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 30: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

QUẢN TRỊ RỦI RO THEO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ

Trước xu thế phát triển của ngành tài chính thế giới, quản trị rủi ro đã trở thành một lĩnh vực không thể thiếu và là một trong những nhân tố để đánh giá mức độ bền vững và phát triển của các tổ chức tín dụng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, các Ngân hàng Thương mại cổ phần của Việt Nam hiện nay đang thực hiện xây dựng lại hệ thống Quản trị rủi ro theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tiếp cận dần với các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là tiêu chuẩn của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, trong đó có LienVietPostBank.

Trên tinh thần thượng tôn Pháp luật, cùng với định hướng của Đại hội đồng cổ đông, các chỉ đạo của HĐQT và Ban TGĐ, bên cạnh việc phát triển kinh doanh và mở rộng mạng lưới, năm 2013, LienVietPostBank đã có những bước tiến mới trong công tác quản trị rủi ro. Cụ thể, LienVietPostBank đã đầu tư xây dựng khung quản lý rủi ro bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường, trong đó đặc biệt chú trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng

Trên cơ sở dự báo về tình hình kinh tế Việt Nam từ cuối năm 2012, ngay từ đầu năm 2013, LienVietPostBank đã từng bước triển khai giám sát tín dụng và xử lý nợ tập trung tại Hội sở, đồng thời tăng cường giám sát hoạt động cấp tín dụng tại ĐVKD thông qua việc ban hành các quy định nội bộ trên cơ sở định hướng, chỉ đạo và đôn đốc của Ban lãnh đạo. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của LienVietPostBank đã giảm từ 2,71% năm 2012 xuống còn 2,48% trong năm 2013. Bên cạnh đó, cuối năm 2013, LienVietPostBank đã thực hiện tái cơ cấu mô hình tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng và tạo tiền đề triển khai công việc cho năm 2014.

Rủi ro hoạt động

Năm 2013 đã đánh dấu một bước tiến trong việc xây dựng và triển khai hệ thống quản trị rủi ro hoạt động của LienVietPostBank với việc ban hành khung hành lang pháp lý của mô hình quản trị rủi ro hoạt động theo hệ thống ngành doc từ Chi nhánh lên Hội sở, từ đó góp phần kiểm soát, phòng ngừa và dự báo có hiệu quả các rủi ro hoạt động trên toàn hệ thống. Ngoài ra, bằng việc tăng cường đào tạo, cảnh báo và kiểm tra rà soát, nhận thức về rủi ro hoạt động của các cá nhân, đơn vị trong dây chuyền tác nghiệp của LienVietPostBank đã được nâng cao rõ rệt so với thời gian trước.

Rủi ro thị trường

Năm 2013, các hạn mức và khẩu vị rủi ro đã được thực hiện đúng theo định hướng của LienVietPostBank thông qua các công cụ đo lường rủi ro như: Giá trị chịu rủi ro (VaR); Khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP),... Đồng thời, LienVietPostBank cũng đã phát triển thành công thước đo tỷ lệ tổn thất dự kiến của trái phiếu so với mệnh giá, phục vụ cho việc phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư trái phiếu tại ngân hàng.

Rủi ro thanh khoản

Việc đảm bảo mức độ thanh khoản ổn định trên toàn hệ thống trong năm 2013 đã cho thấy hệ thống quản trị rủi ro của LienVietPostBank sẵn sàng đối mặt với các khó khăn cũng như các biến động của nền kinh tế nói chung, của ngành tài chính - ngân hàng nói riêng.

Ngoài ra, LienVietPostBank cũng đã mạnh dạn tái cấu trúc toàn diện mô hình tổ chức nhằm kiểm soát có hiệu quả các rủi ro, đồng thời vẫn đảm bảo các mục tiêu trung và dài hạn của ngân hàng với việc phân tách rõ ràng chức năng kinh doanh và tham mưu, hỗ trợ của các đơn vị, đồng thời đảm bảo tất cả các hoạt động, tất cả các khâu tác nghiệp đều được kiểm soát rủi ro một cách đầy đủ, kịp thời.

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT30BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 31: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Định hướng Quản trị Rủi ro 2014

Trong năm 2014, chiến lược quản trị rủi ro của LienVietPostBank sẽ tập trung vào các mục tiêu có tính tổng thể, trong đó xây dựng văn hóa quản trị rủi ro sẽ là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.

Việc xây dựng văn hóa quản trị rủi ro tại LienVietPostBank tạo ra hệ thống các chuẩn mực, cho phép tất cả quyết định và hoạt động đều tuân theo định hướng của HĐQT và Ban TGĐ, từ đó tạo thành một thể thống nhất từ Ban lãnh đạo đến các CBNV trong dây chuyền tác nghiệp của LienVietPostBank qua sự kết hợp chặt chẽ giữa 6 yếu tố: (i) chiến lược quản trị rủi ro, (ii) hoạt động điều hành và tổ chức, (iii) quản lý nguồn nhân lực, (iv) chuẩn mực hoạt động, (v) hiệu quả truyền đạt thông tin, (vi) Công nghệ và hạ tầng kỹ thuật. Từ đó, việc quản trị rủi ro của ngân hàng trở thành kiểm soát có hiệu quả rủi ro chứ không chỉ dừng lại ở việc xử lý sự cố rủi ro, mà khởi đầu chính là việc thay đổi cách nghĩ, cách làm của mỗi CBNV về tính trách nhiệm và ảnh hưởng của ho đối với bộ máy hoạt động. Khi đó, với tư cách là một phần trong yếu của hệ thống quản trị rủi ro, tất cả CBNV của LienVietPostBank đều hiểu và tham gia hỗ trợ kiểm soát rủi ro tại bộ phận tác nghiệp của mình.

Theo đó, LienVietPostBank đã đưa ra các mục tiêu kèm theo phục vụ cho việc xây dựng văn hóa quản trị rủi ro sau:

Xây dựng khung quản trị rủi ro tổng thể của ngân hàng - nền tảng cơ bản có vai trò quan trong trong việc xây dựng văn hóa quản trị rủi ro vì tạo lập được khung định hướng cho toàn bộ hoạt động điều hành và tổ chức trong công tác quản trị rủi ro của LienVietPostBank.

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro mà đặc biệt là hệ thống quy định nội bộ nhằm đảm bảo moi sản phẩm, dịch vụ, moi khâu tác nghiệp đều được quản trị rủi ro có hiệu quả, từ đó góp phần tạo lập chuẩn mực trong hoạt động của ngân hàng - một trong sáu yếu tố cấu thành nên văn hóa quản trị rủi ro.

Kiện toàn bộ máy nhân sự, đặc biệt là bộ máy Quản trị rủi ro chuyên trách nhằm xây dựng nguồn nhân sự mạnh về chất và lượng để triển khai có hiệu quả công tác Quản trị rủi ro theo đúng định hướng của Đại hội đồng cổ đông cũng như các chiến lược của HĐQT. Đồng thời, tích hợp quản trị rủi ro với quá trình phát triển sự nghiệp của CBNV LienVietPostBank thông qua đo lường hiệu suất công việc và đóng góp của từng cá nhân đối với ngân hàng, tạo tiền đề cho việc quản lý nguồn nhân lực trong quá trình xây dựng phát triển của LienVietPostBank.

Xây dựng chiến lược truyền thông nhằm thúc đẩy và duy trì văn hóa quản trị rủi ro của LienVietPostBank, đồng thời thiết lập các cơ sở vật chất hỗ trợ cho việc truyền đạt thông tin giữa bộ máy lãnh đạo và CBNV tại các đơn vị của LienVietPostBank được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.

Đầu tư phát triển hệ thống CNTT cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển kinh doanh của ngân hàng, đồng thời thúc đẩy và hỗ trợ cho văn hóa quản trị rủi ro qua việc chia sẻ thông tin có hiệu quả, cải tiến sự cộng tác giữa các đơn vị, bộ phận trên toàn hệ thống.

Năm 2014 dự báo sẽ là năm có những thay đổi mạnh mẽ trong công tác quản trị rủi ro của LienVietPostBank, nhằm thực hiện những mục tiêu tham vong mà HĐQT và Ban TGĐ đã đề ra.

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT31BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 32: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

“Gắn xã hội trong kinh doanh” là phương châm hoạt động mang tính lâu dài của LienVietPostBank. Song song với việc phát triển có hiệu quả các hoạt động kinh doanh, LienVietPostBank cam kết tích cực đóng góp cho cộng đồng và xã hội thông qua các hoạt động xã hội trực tiếp, các hoạt động tài trợ, các phong trào từ thiện, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội của mỗi thành viên LienVietPostBank.

HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNGLIENVIETPOSTBANK GIƯƠNG CAO LÁ CỜ ĐẦU TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 33: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Tiếp nối truyền thống tốt đẹp về trách nhiệm cộng đồng từ những ngày đầu thành lập, trong năm 2013, LienVietPostBank đã dành hàng chục tỷ đồng để tri ân cộng đồng. Không chỉ chú trong vào hiệu quả kinh doanh, LienVietPostBank luôn giữ vững định hướng chung tay góp sức vào các hoạt động xã hội thiết thực xoay quanh 4 lĩnh vực ưu tiên: Giáo dục, Hỗ trợ người nghèo, Hỗ trợ địa phương nghèo phát triển toàn diện, Chương trình Tam Nông.

Giáo dục

Luôn quan tâm tới nguồn nguyên khí quốc gia, coi trong sự nghiệp giáo dục Việt Nam, LienVietPostBank đã thực hiện rất nhiều hoạt động giáo dục như xây dựng trường hoc, tài trợ trang thiết bị giáo dục, trao tặng các suất hoc bổng cho hoc sinh, sinh viên có thành tích tốt trong hoc tập.

Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích các thế hệ trẻ phát huy hơn nữa khả năng hoc tập, rèn luyện, LienVietPostBank tiếp tục sáng lập và duy trì 07 Quỹ Khuyến hoc, Khuyến tài (KHKT): Quỹ KHKT Phạm Văn Trà (Bắc Ninh); Quỹ KHKT Đất Tổ, Quỹ KHKT Nguyễn Khắc Nghiên (Phú Tho); Quỹ KHKT Lương Thế Vinh (Nam Định); Quỹ KHKT Nguyễn Đan Quế (Thanh Hóa); Quỹ KHKT Đinh Bộ Lĩnh (Ninh Bình) và Quỹ KHKT Chu Văn An (Hà Nội). Tổng số tiền tài trợ cho các Quỹ KHKT đã vượt 20 tỷ đồng.

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT33BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 34: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNGLIENVIETPOSTBANK GIƯƠNG CAO LÁ CỜ ĐẦU TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Tiếp theo)

Hỗ trợ người nghèo

Trong các năm qua, LienVietPostBank cũng là ngân hàng đi đầu trong việc hỗ trợ cộng đồng người nghèo thông qua việc tài trợ trên 40 tỷ đồng cho Quỹ vì người nghèo các tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bến Tre.

Điểm sáng trong hoạt động vì người nghèo của LienVietPostBank là chương trình “Về quê” phối hợp với Quỹ Tấm lòng Việt, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) – chương trình có tổng giá trị tài trợ quy mô lớn, với các hoạt động xã hội đa dạng như tài trợ, giúp đỡ, hỗ trợ phát triển cho các đối tượng hưởng lợi là các cá nhân, hộ gia đình, địa phương khó khăn tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Đồng thời, LienVietPostBank cũng đã tài trợ trang thiết bị hiện đại cho nhiều cơ sở y tế và giáo dục các cấp tỉnh, thành, huyện/thị và xã/phường trong cả nước với tổng giá trị đạt hàng chục tỷ đồng. Cũng nằm trong hoạt động Về quê, LienVietPostBank đã trao tặng hàng chục nghìn tivi cho nhiều địa phương trong cả nước .

Tổng số tiền đã thực hiện cho các hoạt động xã hội trong chương trình “Về quê” hơn 6 năm đã vượt 700 tỷ đồng. Qua đó, hàng nghìn trường hợp cá nhân, hộ gia đình cũng như các địa phương khó khăn đã được hỗ trợ phát triển, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong lòng người dân trên khắp đất nước.

Năm 2013, LienVietPostBank và Quỹ Tấm lòng Việt đã cam kết và thống nhất đổi tên chương trình thành “1.000 tỷ về quê” với mục tiêu đạt được 1.000 tỷ đồng vào năm 2015, đóng góp nhiều hơn nữa cho cộng đồng Việt Nam.

Hỗ trợ địa phương nghèo phát triển toàn diện

Từ năm 2010, LienVietPostBank đã tham gia thành lập Công ty Cổ phần Phát triển Xín Mần để góp phần thực hiện nghị quyết của Đảng và chính sách của Chính phủ về hỗ trợ các địa phương nghèo phát triển (Xín Mần là 1 trong 61 huyện đặc biệt nghèo trong cả nước). Công ty Cổ phần Phát triển Xín Mần là mô hình doanh nghiệp công ích với toàn bộ lợi nhuận dành để tái đầu tư hỗ trợ huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Tính đến cuối năm 2013, Công ty đã thực hiện hàng chục dự án về xây dựng hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng địa phương, tăng cường giao lưu thương mại cho huyện Xín Mần với số tiền tài trợ gần 100 tỷ đồng.

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT34BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 35: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Chương trình Tam Nông

Từ năm 2010, LienVietPostBank đã triển khai Chương trình Tam Nông nhằm phát triển tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn (NNNT), góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở khu vực này. Tính đến ngày 31/12/2011, doanh số cho vay trong hơn 2 năm thực hiện Chương trình Tam Nông đạt xấp xỉ 13.500 tỷ đồng, số lượt hộ nông dân nhận tiền vay đạt xấp xỉ 18.000 Khách hàng. Trong năm 2012, LienVietPostBank đã dành ra gói tín dụng 6.000 tỷ đồng cho lĩnh vực NNNT và tiếp tục chính sách giảm 1% lãi suất khi khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn. Nối tiếp những thành công đó, Chương trình Tam Nông được tiếp tục thực hiện thông qua Đề án “5.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi NNNT có bảo hiểm từ thiện lãi suất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 – 2015” chính thức được công bố từ tháng 10/2013.

Bên cạnh những hoạt động nổi trội kể trên, LienVietPostBank còn quan tâm đến công tác “đền ơn đáp nghĩa” đối với các gia đình chính sách, xây dựng các công trình văn hóa như đài tưởng niệm, nhà văn hóa, đình, chùa… tại nhiều địa phương trên cả nước, trao tặng cặp phao cứu sinh cho trẻ em vùng sông nước các tỉnh Bắc Giang, Bắc Kạn, Hậu Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và rất nhiều hoạt động ý nghĩa khác.

LienVietPostBank luôn nhận thức sâu sắc về trách nhiệm cộng đồng và luôn kiên định với phương châm “Gắn xã hội trong kinh doanh” trong những năm tiếp theo. LienVietPostBank cũng sẽ tiếp tục kiên định với cam kết vì cộng đồng, không chỉ thông qua những đóng góp về vật chất, mà còn thể hiện trong những đóng góp hết sức to lớn về mặt tinh thần, bằng những hoạt động thiện nguyện của toàn thể CBNV tại LienVietPostBank.

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT35BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 36: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

THÀNH TÍCH VÀ SỰ CÔNG NHẬN CỦA XÃ HỘI

GIẢI THƯỞNG THƯƠNG HIỆU MẠNH

Do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) trao tặng.

“Thương hiệu mạnh Việt Nam” được đánh giá thông qua 7 tiêu chí đánh giá như: bảo vệ thương hiệu, chất lượng sản phẩm - dịch vụ, kết quả kinh doanh, năng lực lãnh đạo, nguồn nhân lực, năng lực đổi mới và tính bền vững, ổn định của doanh nghiệp.

CHỨNG CHỈ THANH TOÁN QUỐC TẾ XUẤT SẮC

Do Ngân hàng lớn nhất thế giới Wells Fargo N.A có trụ sở tại Mỹ trao tặng.

Giải thưởng “Chứng chỉ xuất sắc trong xử lý điện thanh toán theo chuẩn quốc tế STP năm 2013” (High Straight-Through Rate for Payment Processing). Đây là năm thứ 4 liên tiếp LienVietPostBank nhận được giải thưởng này.

GIẢI THƯỞNG THƯƠNG VỤ M&A TIÊU BIỂU GIAI ĐOẠN 2009 - 2013

Do Báo Đầu tư và Công ty AVM VietNam phối hợp tổ chức.

Kết quả này dựa trên đánh giá và bình chon của Ban Tổ chức Diễn đàn M&A theo tiêu chí dựa trên quy mô thương vụ, giá trị thương vụ; thời điểm và ý nghĩa của thương vụ.

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT36BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 37: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

VNR - TOP 500 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LỚN NHẤT VIỆT NAM

Do Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam do Báo Điện tử Vietnamnet, Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam - Vietnam Report) và Nhóm Phân tích Hà Nội - Boston đồng nghiên cứu và công bố. LienVietPostBank được xếp hạng thứ 36 trong danh sách này. VNR500 đánh giá thứ hạng doanh nghiệp dựa trên tiêu chí cơ bản là tổng doanh thu. Bên cạnh đó, các tiêu chí như lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lao động, tài sản và uy tín truyền thông cũng được sử dụng như các nhân tố bổ sung góp phần tạo nên vị thế xứng tầm doanh nghiệp lớn.

BẰNG KHEN về những thành tích xuất sắc trong công tác an sinh xã hội vùng Tây Bắc năm 2013

Do Ban Chỉ đạo Tây Bắc trao tặng.

Bằng khen nhằm tôn vinh LienVietPostBank trong trách nhiệm với xã hội thông qua các hoạt động từ thiện trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa tại khu vực Tây Bắc, nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao. Trong năm qua, LienVietPostBank đã tài trợ 12 tỷ đồng giúp các địa phương thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục,... góp phần mang lại điều kiện hoc tập và sinh hoạt tốt hơn cho hàng triệu người dân nghèo. LienVietPostBank cũng cam kết tiếp tục tài trợ với số tiền ước đạt 130 tỷ đồng trong năm 2014.

SẢN PHẨM, DỊCH VỤ UY TÍN CHẤT LƯỢNG DO NGƯỜI TIÊU DÙNG BÌNH CHỌN 2013

Do Báo Người tiêu dùng bình chọn.

Giải thưởng nhằm tôn vinh các thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam. Với tiêu chí đánh giá sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng được cung cấp trên thị trường Việt Nam thông qua xu hướng người tiêu dùng và mức độ tín nhiệm của độc giả báo Người tiêu dùng. LienVietPostBank là một trong 30 thương hiệu lot vào Top 1 của giải thưởng lần này bên cạnh nhiều doanh nghiệp tiêu biểu trong nước.

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT37BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 38: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2014

CÁC MỤC TIÊU CHỦ YẾU

Chỉ tiêu Năm 2014

Tổng tài sản: 95.000 tỷ đồng

Dư nợ tín dụng thị trường 1: 60.000 tỷ đồng

Huy động thị trường 1: 75.000 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế: 1.088 tỷ đồng

Tỷ lệ chi trả cổ tức: 10%

Vốn điều lệ: 6.647 tỷ đồng

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT38BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 39: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

MỤC TIÊU TỔNG QUÁTTiếp tục tái cấu trúc mô hình; tận dụng thị trường mới, cơ hội mới; mở rộng liên doanh, liên kết và tiến tới chuẩn hóa quy chế, quy định, quy trình theo chuẩn mực quốc tế, đặc biệt chú ý quy trình chăm sóc, lôi kéo khách hàng, xây dựng thương hiệu; phát hiện, xử lý nợ có vấn đề, nợ xấu; duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tình hình thực tế của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt; xây dựng đề án nâng cấp Trung tâm đào tạo ở phía Bắc và phía Nam, thực hiện đào tạo và đào tạo lại nhân sự toàn hệ thống, chú ý tay nghề và đạo đức nghề nghiệp; đảm bảo không phát triển nóng, an toàn bền vững, thượng tôn Pháp luật,… thực hiện tốt chất lượng 4 trụ cột chính: quy mô tổng tài sản, nguồn nhân lực, hiện đại hóa, quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế.

Định hướng

Tiếp tục thực hiện chiến lược dài hạn của LienVietPostBank: trở thành “Ngân hàng của moi người” – “Bán lẻ – Dịch vụ – Kinh doanh đa năng” với phương châm: “Sức mạnh – Đổi mới – Hiệu quả – Bền vững – An toàn”.

Giải pháp

Phấn đấu hoàn thành việc mở rộng Chi nhánh trên phạm vi toàn quốc, củng cố và phát triển mạng lưới hiện hữu, nâng cấp các PGDBĐ thành PGD ngân hàng để hướng tới mục tiêu đưa LienVietPostBank đến với moi người, đặc biệt là người dân tại vùng sâu, vùng xa.

Nâng cao hiệu quả lao động và tạo ra sản phẩm mới, 6 tháng đầu năm 2014 phấn đấu hoàn thành triển khai phần mềm đánh giá nhân sự và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu khoán tài chính đến người lao động; không ngừng tạo ra những sản phẩm mới với phương châm tối thiểu có những sản phẩm như những ngân hàng khác nhưng đơn giản và thuận tiện hơn.

Tập trung thực hiện các chương trình mở rộng tín dụng bằng các dự án đầu tư cấp quốc gia có bảo lãnh của Chính phủ và chương trình 5.000 tỷ đồng cho nông nghiệp, nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng hành với Vietnam Post thực hiện chương trình chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội qua mạng lưới bưu điện, tăng cường nguồn vốn dịch vụ.

Phát triển mạnh dịch vụ thông qua đó thu hút nguồn vốn rẻ như thu thuế Hải quan, thu tiền điện...

Năm 2014 và trong những năm tới, LienVietPostBank cần tiếp tục đẩy mạnh bán lẻ, kết hợp tìm kiếm những dự án lớn (đặc biệt là những dự án có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính…), đa dạng hóa đầu tư.

Tăng cường nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thu hút khách hàng xuất khẩu, nhằm tăng thu dịch vụ xuất nhập khẩu, thay đổi dần cơ cấu nguồn thu tài chính của một ngân hàng hiện đại trên cơ sở phát triển nhanh nguồn thu dịch vụ.

Tiếp tục khai thác các sản phẩm phái sinh, nghiên cứu những sản phẩm mới trên cơ sở luật pháp cho phép và đảm bảo an toàn vốn.

Củng cố hoạt động công nghệ thông tin theo hướng hiện đại, theo kịp nhu cầu phát triển mới và đơn giản hóa các thủ tục, quy chế, quy trình, sớm hoàn thành trung tâm dữ liệu dự phòng ở phía Bắc và phía Nam nhằm đảm bảo tính an toàn hệ thống.

Phát động phong trào “Phân tích hoạt động kinh tế” sâu rộng, thường xuyên nhằm đúc kết phát hiện kịp thời những cái được và chưa được trong hoạt động toàn hệ thống LienVietPostBank và từng Chi nhánh, Bộ phận nghiệp vụ; phân tích kinh tế ngành nói riêng, kinh tế xã hội Việt Nam và quốc tế nói chung làm cơ sở định hướng chiến lược, bổ sung giải pháp kịp thời là một nhiệm vụ; chú trong hơn nữa chất lượng hoạt động kiểm toán; kiểm soát trước, trong, sau… moi hoạt động nghiệp vụ, tránh tình trạng “giật mình” chạy theo hậu quả đã rồi. Nghiên cứu cơ chế kinh tế thực hiện giải pháp “đi trước, đón đầu”, tận dụng được thời cơ trong hoạt động kinh doanh. Tiếp tục củng cố và không ngừng đổi mới hoạt động quản trị điều hành, thực hiện 18 chữ vàng: “Tâm huyết – Đổi mới – Minh bạch – Đoàn kết – Lắng nghe – Thấu hiểu – Bàn bạc – Quyết định – Quyết liệt”.

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT39BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 40: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TOÁN CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2013

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT40BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 41: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

BÁO CÁO CỦA BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Ban Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (goi tắt là “Ngân hàng”) đệ trình báo cáo này cùng với báo cáo tài chính tóm tắt của Ngân hàng cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Các thành viên của Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc Ngân hàng đã điều hành Ngân hàng trong năm và đến ngày lập báo cáo này gồm:

Hội đồng Quản trịÔng Dương Công Minh Chủ tịch

Ông Nguyễn Đức Hưởng Phó Chủ tịch thường trực

Ông Nguyễn Đức Cử Phó Chủ tịch

Ông Phạm Anh Tuấn Thành viên

Ông Nguyễn Văn Huynh Thành viên

Ông Lê Hồng Phong Thành viên

Ông Nguyễn Đình Thắng Thành viên

Bà Đỗ Thị Nhiên Thành viên (bổ nhiệm ngày 28 tháng 3 năm 2013)

Ông Trần Việt Trung Thành viên (miễn nhiệm ngày 28 tháng 3 năm 2013)

Ông Đỗ Ngoc Bình Thành viên (miễn nhiệm ngày 28 tháng 3 năm 2013)

Ban Tổng Giám đốcÔng Phạm Doãn Sơn Tổng Giám đốc

Bà Nguyễn Thu Hoa Phó Tổng Giám đốc

Bà Nguyễn Ánh Vân Phó Tổng Giám đốc

Bà Nguyễn Thị Thanh Sơn Phó Tổng Giám đốc

Bà Nguyễn Thị Gấm Phó Tổng Giám đốc

Bà Nguyễn Thị Bích Lộc Phó Tổng Giám đốc

Ông Nghiêm Sỹ Thắng Phó Tổng Giám đốc

Ông Tô Văn Chánh Phó Tổng Giám đốc

Ông Vũ Quốc Khánh Phó Tổng Giám đốc

Ông Lê Hồng Phương Phó Tổng Giám đốc (bổ nhiệm ngày 01 tháng 8 năm 2013)

Ông Hồ Nam Tiến Phó Tổng Giám đốc

Ông Nguyễn Thanh Tùng Phó Tổng Giám đốc (bổ nhiệm ngày 02 tháng 12 năm 2013)

Ông Đoàn Văn Thắng Phó Tổng Giám đốc (miễn nhiệm ngày 18 tháng 7 năm 2013)

Ông Nguyễn Minh Trí Phó Tổng Giám đốc (miễn nhiệm ngày 19 tháng 6 năm 2013)

Ông Nguyễn Văn Gắm Phó Tổng Giám đốc (miễn nhiệm ngày 23 tháng 01 năm 2014)

Trụ sở đăng ký32 Nguyễn Công Trứ, Phường I, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, Việt Nam

Công ty kiểm toán: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT41BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 42: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Ban Tổng Giám đốc Ngân hàng có trách nhiệm lập báo cáo tài chính tóm tắt từ báo cáo tài chính đầy đủ cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng đã được kiểm toán. Ban Điều hành xác nhận báo cáo tài chính tóm tắt đã phản ánh nhất quán, trên các khía cạnh trong yếu, với báo cáo tài chính đầy đủ đã được kiểm toán của Ngân hàng.

TRÁCH NHIỆM CỦA BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Phạm Doãn SơnTổng Giám đốc

Hà Nội, Ngày 25 tháng 3 năm 2014

Thay mặt và đại diện cho Ban Tổng Giám đốc,

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT42BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 43: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Tên Deloitte được dùng để chỉ một hoặc nhiều thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu Limited, một công ty TNHH có trụ sở tại Anh, và mạng lưới các hãng thành viên - mỗi thành viên là một tổ chức độc lập về mặt pháp lý. Vui lòng xem tại website www.deloitte.com/about để biết thêm thông tin chi tiết về cơ cấu pháp lý của Deloitte Touche Tohmatsu Limited và các hãng thành viên

Khúc Thị Lan AnhPhó Tổng Giám đốc

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán số 0036-2013-001-1

Thay mặt và đại diện cho CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM

Ngày 25 tháng 03 năm 2014Hà Nội, CHXHCN Việt Nam

Nguyễn Tuấn AnhKiểm toán viên

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán số 1291-2013-001-1

BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT

Kính gửi: Các Cổ đông Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt

Số: 756/VN1A-HN-BC

Công ty TNHH Deloitte Việt NamTầng 12A, Tòa nhà Vinaconex, 34 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt NamTel: +844 6288 3568 - FaxL + 844 6288 5678 - www.deloittle.com/vn

Báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo, từ trang 44 đến trang 77, bao gồm Bảng cân đối kế toán tóm tắt tại ngày 31 tháng 12 năm 2013, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tóm tắt, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm tắt cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và các thuyết minh kèm theo được trích từ báo cáo tài chính đầy đủ cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (‘‘Ngân hàng’’) đã được kiểm toán. Chúng tôi đã đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính đầy đủ này tại Báo cáo kiểm toán lập ngày 25 tháng 3 năm 2014. Báo cáo tài chính này và báo cáo tài chính tóm tắt không phản ánh ảnh hưởng của các sự kiện phát sinh sau ngày lập Báo cáo kiểm toán nói trên.Báo cáo tài chính tóm tắt không bao gồm tất cả các thuyết minh cần phải công bố theo các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán áp dụng cho các tổ chức tín dụng tại Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Do đó, việc đoc báo cáo tài chính tóm tắt không thể thay thế cho việc đoc báo cáo tài chính đầy đủ của Ngân hàng.Trách nhiệm của Ban Tổng Giám đốc Ban Tổng Giám đốc Ngân hàng chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày báo cáo tài chính tóm tắt.Trách nhiệm của Kiểm toán viênTrách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính tóm tắt dựa trên các thủ tục mà chúng tôi đã thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 810 - “Dịch vụ báo cáo về báo cáo tài chính tóm tắt”.Ý kiến của Kiểm toán viênTheo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính tóm tắt - được trích từ báo cáo tài chính đầy đủ cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng đã được kiểm toán - đã phản ánh nhất quán, trên các khía cạnh trong yếu, với báo cáo tài chính đầy đủ đã được kiểm toán.

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT43BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 44: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Đơn vị: Triệu VND

STT CHỈ TIÊU Thuyết minh 31/12/2013 31/12/2012

A. TÀI SẢN

I. Tiền mặt tại quỹ 3 206.590 182.778

II. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) 4 6.560.356 3.216.017

III. Tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác 5 11.812.527 15.399.469

1. Tiền gửi tại các TCTD khác 10.571.763 9.065.993

2. Cho vay các TCTD khác 1.240.764 6.333.476

3. Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác - -

IV. Chứng khoán kinh doanh 1 1

1. Chứng khoán kinh doanh 1 1

2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh - -

V. Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 6 1.015 -

VI. Cho vay khách hàng 28.954.142 22.588.295

1. Cho vay khách hàng 7 29.548.005 22.991.681

2. Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 8 (593.863) (403.386)

VII. Chứng khoán đầu tư 22.107.865 15.515.782

1. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 9 21.799.028 15.515.782

2. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 9 357.986 -

3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư 10 (49.149) -

VIII. Góp vốn, đầu tư dài hạn 24.731 24.731

1. Đầu tư dài hạn khác 11 24.731 24.731

2. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn - -

IX. Tài sản cố định 809.898 747.476

1. Tài sản cố định hữu hình 12 479.197 430.403

a. Nguyên giá TSCĐ 697.695 597.806

b. Hao mòn TSCĐ (218.498) (167.403)

2. Tài sản cố định vô hình 13 330.701 317.073

a. Nguyên giá TSCĐ 366.527 343.799

b. Hao mòn TSCĐ (35.826) (26.726)

X. Tài sản Có khác 9.117.116 8.738.148

1. Các khoản phải thu khác 14 6.652.489 6.747.556

2. Các khoản lãi, phí phải thu 1.836.829 1.325.398

3. Tài sản Có khác 15 627.798 665.194

- Trong đó: Lợi thế thương mại 519.050 588.257

TỔNG TÀI SẢN CÓ 79.594.241 66.412.697

Các thuyết minh từ trang 44 đến trang 77 là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính tóm tắt

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÓM TẮT MẪU SỐ B 02/TCTD

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT44BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 45: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Đơn vị: Triệu VND

STT CHỈ TIÊU Thuyết minh 31/12/2013 31/12/2012

B. NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU

I. Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 16 19.185 4.872

II. Tiền gửi và vay các TCTD khác 17 15.539.142 16.281.973

1. Tiền gửi của các TCTD khác 14.060.153 9.147.622

2. Vay các TCTD khác 1.478.989 7.134.351

III. Tiền gửi của khách hàng 18 55.553.137 41.336.683

IV. Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 6 - 18.419

V. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro 19 27.394 3.911

VI. Phát hành giấy tờ có giá - 300

VII. Các khoản nợ khác 20 1.184.108 1.375.537

1. Các khoản lãi, phí phải trả 671.933 685.639

2. Các khoản phải trả và công nợ khác 501.196 678.766

3. Dự phòng rủi ro khác 8 10.979 11.132

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 72.322.966 59.021.695

VIII. Vốn và các quỹ 22 7.271.275 7.391.002

1. Vốn của TCTD 6.523.331 6.523.331

a. Vốn điều lệ 6.460.000 6.460.000

b. Thặng dư vốn cổ phần 63.331 63.331

2. Quỹ của TCTD 595.103 512.995

3. Lợi nhuận chưa phân phối 152.841 354.676

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 79.594.241 66.412.697

Các thuyết minh từ trang 44 đến trang 77 là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính tóm tắt

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 02/TCTD

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT45BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 46: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

STT CHỈ TIÊU Thuyết minh 31/12/2013 31/12/2012

I. Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn 36 1.802.977 2.030.989

1. Bảo lãnh vay vốn 507.000 -

2. Thư tín dụng 243.841 1.067.005

3. Bảo lãnh khác 1.052.136 963.984

II. Các cam kết khác 36 3.340.570 2.433.950

1. Các hợp đồng hoán đổi ngoại tệ 2.509.174 1.032.382

2. Các hợp đồng mua bán ngoại tệ chưa đến hạn 231.396 1.401.568

3. Các cam kết khác 600.000 -

Đơn vị: Triệu VND

Các thuyết minh từ trang 44 đến trang 77 là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính tóm tắt

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 02/TCTD

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013

Người lập

Nguyễn Thị GấmKế toán trưởng

Ngày 25 tháng 3 năm 2014

Người phê duyệt

Phạm Doãn Sơn Tổng Giám đốc

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT46BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 47: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

STT CHỈ TIÊU Thuyết minh 2013 2012

1. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 23 6.127.272 6.341.079

2. Chi phí lãi và các chi phí tương tự 24 (3.856.416) (3.887.371)

I. Thu nhập lãi thuần 2.270.856 2.453.708

3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 50.284 39.153

4. Chi phí hoạt động dịch vụ (234.018) (183.399)

II. (Lỗ) thuần từ hoạt động dịch vụ 25 (183.734) (144.246)

III. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 26 7.218 31.736

IV. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 5.903 -

V. (Lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 27 (15.504) (14.214)

5. Thu nhập từ hoạt động khác 57.406 51.497

6. Chi phí hoạt động khác (3.139) (67.371)

VI. Lãi/(Lỗ) thuần từ hoạt động khác 28 54.267 (15.874)

VII. Chi phí hoạt động 29 (1.191.262) (1.036.472)

VIII. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 947.744 1.274.638

IX. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 30 (283.342) (306.953)

X. Tổng lợi nhuận trước thuế 664.402 967.685

7. Chi phí thuế TNDN hiện hành (98.128) (99.525)

XI. Chi phí thuế TNDN 31 (98.128) (99.525)

XII. Lợi nhuận sau thuế TNDN 566.274 868.160

XIII. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 32 815 1.275

Đơn vị: Triệu VND

Các thuyết minh từ trang 44 đến trang 77 là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính tóm tắt

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÓM TẮT MẪU SỐ B 03/TCTD

Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

Người lập

Nguyễn Thị GấmKế toán trưởng

Ngày 25 tháng 3 năm 2014

Người phê duyệt

Phạm Doãn Sơn Tổng Giám đốc

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT47BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 48: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

STT CHỈ TIÊU 2013 2012

LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

01. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự nhận được 5.615.841 5.881.883

02. Chi phí lãi và các chi phí tương tự đã trả (3.870.122) (3.783.819)

03. Thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ nhận được (183.734) (144.246)

04. “Chênh lệch số tiền thực thu/thực chi từ hoạt động kinh doanh (ngoại tệ, vàng bạc, chứng khoán)” 46.766 17.522

05. Thu nhập/(Chi phí) khác (1.821) (15.874)

06. Tiền thu các khoản nợ đã được xử lý xoá, bù đắp bằng nguồn rủi ro 56.088 -

07. Tiền chi trả cho nhân viên và hoạt động quản lý, công vụ (1.104.653) (926.799)

08. Tiền thuế thu nhập thực nộp trong năm (96.214) (88.235)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và vốn lưu động 462.151 940.432

Những thay đổi về tài sản hoạt động 880.050 (18.383.214)

09. (Tăng)/Giảm các khoản tiền, vàng gửi và cho vay các TCTD khác 13.650.091 (5.771.084)

10. (Tăng)/Giảm các khoản tiền đầu tư về kinh doanh chứng khoán (6.283.246) 1.303.734

11. (Tăng)/Giảm các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (1.015) -

12. (Tăng)/Giảm các khoản cho vay khách hàng (6.593.234) (10.234.542)

13. Tăng/(Giảm) nguồn dự phòng để bù đắp tổn thất các khoản tín dụng, chứng khoán và đầu tư dài hạn (56.108) (17.373)

14. (Tăng)/Giảm khác về tài sản hoạt động 163.562 (3.663.949)

Những thay đổi về công nợ hoạt động 12.915.228 9.294.377

15. Tăng/(Giảm) các khoản nợ chính phủ và NHNN 14.313 (995.128)

16. Tăng/(Giảm) các khoản tiền gửi, tiền vay các TCTD (742.831) (4.203.147)

17. Tăng/(Giảm) tiền gửi của khách hàng (bao gồm cả Kho bạc Nhà nước) 14.216.454 15.679.116

18. Tăng/(Giảm) phát hành giấy tờ có giá (ngoại trừ giấy tờ có giá phát hành được tính vào hoạt động tài chính) (300) (1.004.513)

19. Tăng/(Giảm) vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro 23.483 3.911

20. Tăng/(Giảm) các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác (18.419) 18.419

21. Tăng/(Giảm) khác về công nợ hoạt động (539.370) (204.281)

22. Chi từ quỹ của tổ chức tín dụng (38.102) -

I. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 14.257.429 (8.148.405)

Đơn vị: Triệu VND

Các thuyết minh từ trang 44 đến trang 77 là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính tóm tắt

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TÓM TẮT MẪU SỐ B 04/TCTD

Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT48BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 49: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

STT CHỈ TIÊU 2013 2012

LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

01. Mua sắm tài sản cố định (181.338) (221.434)

02. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định 1.209 1.697

II. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (180.129) (219.737)

LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

01. Tăng vốn cổ phần từ phát hành cổ phiếu - 450.000

02. Cổ tức trả cho cổ đông, lợi nhuận đã chia (646.000) (447.700)

III. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (646.000) 2.300

IV. Lưu chuyển tiền thuần trong năm 13.431.300 (8.365.842)

V. Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm 3.907.409 12.273.251

VI. Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm (Thuyết minh số 33) 17.338.709 3.907.409

Đơn vị: Triệu VND

Các thuyết minh từ trang 44 đến trang 77 là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính tóm tắt

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 04/TCTD

Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

Người lập

Nguyễn Thị GấmKế toán trưởng

Ngày 25 tháng 3 năm 2014

Người phê duyệt

Phạm Doãn Sơn Tổng Giám đốc

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT49BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 50: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

1. THÔNG TIN KHÁI QUÁT

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (sau đây goi tắt là “Ngân hàng”); tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Lien Viet Post Joint Stock Commercial Bank (goi tắt là “LienVietPostBank”) là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Thành lập và hoạt động

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt tiền thân là Ngân hàng Liên Việt được thành lập theo Giấy phép Hoạt động số 91/GP-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (goi tắt là “NHNN”) cấp ngày 28 tháng 3 năm 2008. Thời gian hoạt động theo giấy phép là 99 năm kể từ ngày cấp.

Theo Công văn 244/TTg-ĐMDN ngày 21 tháng 02 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt việc Tổng Công ty Bưu Chính Việt Nam (“VNPost”) (sau này đổi tên thành Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) tham gia góp vốn vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt bằng giá trị của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (“VPSC”) và vốn góp thêm bằng tiền. Tại ngày 01 tháng 7 năm 2011, VNPost đã hoàn thành việc chuyển giao giá trị tài sản và công nợ của VPSC cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt. Ngân hàng đã nhận được phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước theo Quyết định số 1633/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 7 năm 2011 về việc chính thức đổi tên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt.

Hoạt động chính của Ngân hàng là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của Ngân hàng theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28 tháng 3 năm 2008 là 3.300 tỷ đồng, với các cổ đông sáng lập là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất.

Ngày 30 tháng 10 năm 2009, Ngân hàng đã phát hành 350 tỷ đồng vốn cổ phần và tăng vốn điều lệ lên 3.650 tỷ đồng.

Ngày 02 tháng 4 năm 2011, Ngân hàng đã thực hiện chuyển đổi 2.000 tỷ đồng trái phiếu và tăng vốn điều lệ lên 5.650 tỷ đồng.

Tháng 7 năm 2011, thông qua việc sáp nhập với Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện được Chính phủ đồng ý bằng Văn bản số 244/TTg-ĐMDN, số vốn điều lệ của Ngân hàng tăng lên là 6.010 tỷ đồng.

Năm 2012, Ngân hàng đã phát hành 450 tỷ đồng vốn cổ phần cho Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam theo thoả thuận và tăng vốn điều lệ lên thành 6.460 tỷ đồng.

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013, vốn điều lệ của Ngân hàng là 6.460 tỷ đồng.

Mạng lưới hoạt động

Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại số 32 Nguyễn Công Trứ, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Việt Nam. Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013, Ngân hàng có một (1) Hội sở chính, bốn mươi bốn (44) chi nhánh, ba mươi hai (32) phòng giao dịch, và hai (02) quỹ tiết kiệm trên cả nước.

Nhân viên

Tổng số cán bộ công nhân viên của Ngân hàng tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 là 2.861 người (tại ngày 31 tháng 12 năm 2012: 2.431 người).

2. CƠ SỞ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT VÀ NĂM TÀI CHÍNH

Cơ sở lập báo cáo tài chính tóm tắt

Báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo được trích lập từ báo cáo tài chính đầy đủ cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng đã được kiểm toán.

Báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo không nhằm phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT50BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 51: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

lưu chuyển tiền tệ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận chung tại các nước khác ngoài Việt Nam.

Năm tài chính

Năm tài chính của Ngân hàng bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.

3. TIỀN MẶT TẠI QUỸ

31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Tiền mặt bằng VND 162.150 137.961

Tiền mặt bằng ngoại tệ 44.440 44.817

206.590 182.778

4. TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC (“NHNN”)

31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Tiền gửi thanh toán tại NHNN bằng VND 6.490.664 2.997.115

Tiền gửi thanh toán tại NHNN bằng ngoại tệ 69.692 218.902

6.560.356 3.216.017

5. TIỀN GỬI TẠI CÁC TCTD KHÁC VÀ CHO VAY CÁC TCTD KHÁC

31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Tiền gửi tại các TCTD khác

Tiền gửi không kỳ hạn 1.463.051 508.613

- Bằng VND 280.360 244.967

- Bằng ngoại tệ 1.182.691 263.646

Tiền gửi có kỳ hạn 9.108.712 8.557.380

- Bằng VND 7.425.832 5.400.000

- Bằng ngoại tệ 1.682.880 3.157.380

10.571.763 9.065.993

Cho vay các TCTD khác

Cho vay bằng VND 1.156.620 5.958.572

Cho vay bằng ngoại tệ 84.144 374.904

Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác - -

1.240.764 6.333.476

11.812.527 15.399.469

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

2. CƠ SỞ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT VÀ NĂM TÀI CHÍNH (Tiếp theo)

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT51BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 52: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

7. CHO VAY KHÁCH HÀNG 31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước 29.536.904 22.931.859

Cho vay chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá 11.101 59.822

29.548.005 22.991.681

Phân tích chất lượng nợ cho vay

31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Nợ đủ tiêu chuẩn 27.985.188 21.843.605

Nợ cần chú ý 829.425 524.817

Nợ dưới tiêu chuẩn 127.166 168.239

Nợ nghi ngờ 156.333 191.054

Nợ có khả năng mất vốn 449.893 263.966

29.548.005 22.991.681

6. CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ CÁC TÀI SẢN TÀI CHÍNH KHÁC

Giá trị danh nghĩa Giá trị ghi sổ kế toán của hợp đồng

Tài sản Công nợ Triệu VND Triệu VND Triệu VND

Tại ngày 31/12/2013 Công cụ tài chính phái sinh tiền tệ

Giao dịch kỳ hạn tiền tệ 14.323 3.140 -

Giao dịch hoán đổi tiền tệ 57.218 - 2.125

3.140 2.125

Giá trị ròng 1.015

Tại ngày 31/12/2012 Công cụ tài chính phái sinh tiền tệ

Giao dịch kỳ hạn tiền tệ 1.028.881 - 7.622

Giao dịch hoán đổi tiền tệ 1.409.703 - 10.797

- 18.419

Giá trị ròng (18.419)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính năm tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT52BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 53: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Phân tích dư nợ theo thời gian

31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Nợ ngắn hạn 13.351.017 15.814.443

Nợ trung hạn 11.175.879 5.041.988

Nợ dài hạn 5.021.109 2.135.250

29.548.005 22.991.681

Phân tích dư nợ theo loại tiền tệ

31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Cho vay bằng VND 28.031.167 20.013.707

Cho vay bằng ngoại tệ 1.516.838 2.977.974

29.548.005 22.991.681

Các khoản cho vay ngắn hạn có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm, các khoản cho vay trung hạn có kỳ hạn ban đầu từ 1 đến 5 năm, các khoản cho vay dài hạn có kỳ hạn ban đầu trên 5 năm

8. DỰ PHÒNG RỦI RO CHO VAY KHÁCH HÀNG VÀ CÁC CAM KẾT NGOẠI BẢNG

31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 593.863 403.386

Dự phòng rủi ro cho các cam kết ngoại bảng (xem Thuyết minh số 20) 10.979 11.132

604.842 414.518

9. CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ

9.1 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 31/12/2013 31/12/2012

Triệu VND Triệu VND

Chứng khoán Nợ

- Chứng khoán Chính phủ 9.142.187 2.736.954

- Tín phiếu kho bạc 658.000 500.000

- Trái phiếu do các TCTD trong nước phát hành 1.004.923 583.039

- Trái phiếu do các TCKT trong nước phát hành 6.329.642 6.272.837

- Chứng khoán Nợ do các TCTD nước ngoài phát hành 3.792.234 5.422.952

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính năm tóm tắt kèm theo

7. CHO VAY KHÁCH HÀNG (Tiếp theo)

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT53BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 54: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Chứng khoán Vốn

- Chứng khoán Vốn do các TCTD khác trong nước phát hành 872.042 -

21.799.028 15.515.782

Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán (49.149) -

21.749.879 15.515.782

9.2 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Chứng khoán Nợ

- Chứng khoán Nợ do các TCKT trong nước phát hành 357.986 -

357.986 -

- Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn - -

357.986 -

10. DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ

31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Số dư đầu năm - -

Dự phòng trong năm 49.149 -

Số dư cuối năm 49.149 -

11. ĐẦU TƯ DÀI HẠN KHÁC

31/12/2013 31/12/2012

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Mệnh giá hiện tại sở hữu Mệnh giá hiện tại sở hữu Triệu VND Triệu VND % Triệu VND Triệu VND %

Đầu tư vào các TCKT

Công ty Cổ phần Chứng khoán Liên Việt 13.750 15.931 11,00 13.750 15.931 11,00

Công ty Cổ phần Phát triển Xín Mần (*) 8.800 8.800 44,00 8.800 8.800 44,00

22.550 24.731 22.550 24.731

(*) Ngân hàng sở hữu hơn 20% vốn góp của Công ty Cổ phần Phát triển Xín Mần, tuy nhiên, Ngân hàng đã nhận được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về mức góp vốn dưới hình thức khoản đầu tư thương mại thông thường vượt mức quy định hiện hành theo Công văn số 2493/TTg-ĐMDN ngày 15 tháng 5 năm 2009. Mục tiêu hoạt động của Công ty Cổ phần Phát triển Xín Mần là các hoạt động từ thiện ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Do đó, khoản đầu tư vào công ty này được phân loại vào tài khoản “Đầu tư dài hạn khác” thay vì phân loại vào tài khoản “Đầu tư vào công ty liên kết”.

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính năm tóm tắt kèm theo

9. CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ (Tiếp theo)

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT54BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 55: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Biến động của tài sản cố định hữu hình trong năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012 như sau:

Nhà cửa, Máy móc, Phương tiện Tài sản cố chi phí cải tạo thiết bị vận tải định khác Tổng

Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND

Nguyên giá

Tại ngày 01/01/2012 63.796 120.672 219.515 23.916 427.899

Mua sắm trong năm 40.046 82.413 41.057 12.546 176.062

Thanh lý, nhượng bán - (2.461) (2.459) (1.235) (6.155)

Tại ngày 31/12/2012 103.842 200.624 258.113 35.227 597.806 Giá trị hao mòn lũy kế

Tại ngày 01/01/2012 6.307 47.408 43.835 7.201 104.751

Khấu hao trong năm 3.148 28.826 28.494 6.642 67.110

Thanh lý, nhượng bán - (1.540) (2.242) (676) (4.458)

Tại ngày 31/12/2012 9.455 74.694 70.087 13.167 167.403

Giá trị còn lại Tại ngày 31/12/2012 94.387 125.930 188.026 22.060 430.403

Tại ngày 31/12/2011 57.489 73.264 175.680 16.715 323.148

12. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Nhà cửa, Máy móc, Phương tiện Tài sản cố

chi phí cải tạo thiết bị vận tải định khác Tổng Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND

Nguyên giá Tại ngày 01/01/2013 103.842 200.624 258.113 35.227 597.806

Mua sắm trong năm 53.585 40.580 51.242 13.130 158.537

Thanh lý, nhượng bán - (769) (1.188) (335) (2.292)

Giảm khác (*) - (47.767) (5.155) (3.434) (56.356)

Tại ngày 31/12/2013 157.427 192.668 303.012 44.588 697.695

Giá trị hao mòn lũy kế Tại ngày 01/01/2013 9.455 74.694 70.087 13.167 167.403

Khấu hao trong năm 6.507 30.317 32.651 7.986 77.461

Thanh lý, nhượng bán - (361) (566) (181) (1.108)

Giảm khác (*) - (21.267) (1.740) (2.251) (25.258)

Tại ngày 31/12/2013 15.962 83.383 100.432 18.721 218.498

Giá trị còn lại Tại ngày 31/12/2013 141.465 109.285 202.580 25.867 479.197

Tại ngày 31/12/2012 94.387 125.930 188.026 22.060 430.403 (*) Giảm khác phản ánh khoản phân loại lại tài sản cố định sang chi phí trả trước theo quy định của Thông tư số 45/2013/TT-BTC.

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT55BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 56: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

13. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH

Biến động của tài sản cố định vô hình trong năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013 như sau:

Quyền sử dụng đất Phần mềm máy tính Tổng Triệu VND Triệu VND Triệu VND

Nguyên giá

Tại ngày 01/01/2013 283.321 60.478 343.799

Mua sắm trong năm 22.801 - 22.801

Thanh lý, nhượng bán - (73) (73)

Tại ngày 31/12/2013 306.122 60.405 366.527

Giá trị hao mòn lũy kế

Tại ngày 01/01/2013 435 26.291 26.726

Khấu hao trong năm 2.338 6.810 9.148

Thanh lý, nhượng bán - (48) (48)

Tại ngày 31/12/2013 2.773 33.053 35.826

Giá trị còn lại

Tại ngày 31/12/2013 303.349 27.352 330.701

Tại ngày 31/12/2012 282.886 34.187 317.073

Biến động của tài sản cố định vô hình trong năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012 như sau:

Quyền sử dụng đất Phần mềm máy tính Tổng Triệu VND Triệu VND Triệu VND

Nguyên giá

Tại ngày 01/01/2012 258.700 39.727 298.427

Mua sắm trong năm 24.621 20.751 45.372

Tại ngày 31/12/2012 283.321 60.478 343.799

Giá trị hao mòn lũy kế

Tại ngày 01/01/2012 212 20.121 20.333

Trích khấu hao trong năm 223 6.170 6.393

Tại ngày 31/12/2012 435 26.291 26.726

Giá trị còn lại

Tại ngày 31/12/2012 282.886 34.187 317.073

Tại ngày 31/12/2011 258.488 19.606 278.094

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT56BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 57: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

14. CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁC 31/12/2013 31/12/2012

Triệu VND Triệu VND

Tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước 2.900 2.900

Tạm ứng mua tài sản cố định 2.307.370 1.194.011

Tạm ứng cho hoạt động xây dựng phục vụ mục đích từ thiện 195.586 162.921

Tạm ứng mua chứng khoán - 2.345.500

Đặt coc thuê văn phòng dài hạn 1.329.132 1.322.853

Đặt coc tìm thuê đất 2.129.000 1.535.000

Các khoản phải thu khác 688.501 184.371

6.652.489 6.747.556

15. TÀI SẢN CÓ KHÁC 31/12/2013 31/12/2012

Triệu VND Triệu VND

Chi phí chờ phân bổ (i) 93.888 48.312

Lợi thế thương mại (ii) 519.050 588.257

Tài sản có khác 14.860 28.625

627.798 665.194

(i) Các khoản chi phí trả trước chờ phân bổ bao gồm: 31/12/2013 31/12/2012

Triệu VND Triệu VND

Tiền thuê nhà chờ phân bổ 20.368 18.537

Chi phí sửa chữa cải tạo trụ sở 9.572 20.032

Chi phí chờ phân bổ khác (*) 63.948 9.743

93.888 48.312

(*): Bao gồm trong chi phí chờ phân bổ khác tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 là giá trị của các tài sản được chuyển đổi thành công cụ dụng cụ theo quy định của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính.

(ii) Đây là giá trị lợi thế thương mại phát sinh từ việc nhận vốn góp bằng Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (“VSPC”) từ Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (“VNPost”) trong năm 2011.

Chi tiết biến động của lợi thế thương mại trong năm như sau:

2013 2012 Triệu VND Triệu VND

Số dư đầu năm 588.257 738.929

Phân bổ trong năm (69.207) (77.782)

Biến động khác - (72.890)

Số dư cuối năm 519.050 588.257

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT57BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 58: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

16. CÁC KHOẢN NỢ CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Vay theo hồ sơ tín dụng 19.185 4.872

19.185 4.872

17. TIỀN GỬI VÀ VAY CÁC TCTD KHÁC 31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Tiền gửi không kỳ hạn của các TCTD khác 4.551.982 19.554

- Bằng VND 4.543.141 9.533

- Bằng ngoại tệ 8.841 10.021

Tiền gửi có kỳ hạn của các TCTD khác 9.508.171 9.128.068

- Bằng VND 6.360.360 5.400.000

- Bằng ngoại tệ 3.147.811 3.728.068

Vay các TCTD khác 1.478.989 7.134.351

- Bằng VND 284.144 700.000

- Bằng ngoại tệ 1.194.845 6.434.351

15.539.142 16.281.973

18. TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG

Thuyết minh theo loại hình tiền gửi 31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Tiền gửi không kỳ hạn 10.922.366 6.485.183

- Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND 8.146.338 4.958.948

- Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ 2.776.028 1.526.235

Tiền gửi có kỳ hạn 44.482.997 34.642.258

- Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND 43.009.166 32.460.582

- Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ 1.473.831 2.181.676

Tiền gửi vốn chuyên dùng 353 429

- Tiền gửi vốn chuyên dùng bằng VND 353 429

Tiền gửi ký quỹ 147.421 208.813

- Tiền gửi ký quỹ bằng VND 40.288 29.898

- Tiền gửi ký quỹ bằng ngoại tệ 107.133 178.915

55.553.137 41.336.683

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT58BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 59: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Thuyết minh theo đối tượng khách hàng, loại hình doanh nghiệp 31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Các tổ chức kinh tế 34.742.551 24.435.070

Cá nhân 20.810.586 16.901.613

55.553.137 41.336.683

19. VỐN TÀI TRỢ, ỦY THÁC ĐẦU TƯ, CHO VAY TCTD CHỊU RỦI RO 31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Vốn nhận của các tổ chức, cá nhân khác bằng VND 26.381 3.911

Vốn nhận của các tổ chức, cá nhân khác bằng ngoại tệ 1.013 -

27.394 3.911

20. CÁC KHOẢN NỢ KHÁC 31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Các khoản lãi và phí phải trả 671.933 685.639

Các khoản phải trả và công nợ khác (i) 501.196 678.766

Dự phòng đối với các cam kết đưa ra (xem Thuyết minh số 08) 10.979 11.132

1.184.108 1.375.537

(i) Chi tiết các khoản phải trả và công nợ khác tại thời điểm cuối niên độ kế toán như sau:

31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Phải trả cán bộ, công nhân viên 31.073 29.210

Phải trả quỹ khen thưởng, phúc lợi 43.759 41.860

Nghĩa vụ thuế phải nộp (ii) 51.789 49.538

Các khoản phải trả khác (iii) 374.575 558.158

501.196 678.766

Lãi suất năm thực tế tại thời điểm cuối niên độ kế toán như sau: 31/12/2013 31/12/2012 %/năm %/năm

Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND 0 đến 1,2 0 đến 2,4

Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ 0 đến 0,35 0 đến 0,35

Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND 1,2 đến 7,0 2,0 đến 14

Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ 0,35 đến 1,25 0,35 đến 5,10

18. TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG (Tiếp theo)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT59BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 60: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

(ii) Chi tiết nghĩa vụ thuế phải nộp tại thời thời điểm cuối niên độ kế toán như sau:

31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Thuế giá trị gia tăng 170 139

Thuế thu nhập doanh nghiệp 46.913 45.000

Các loại thuế khác 4.706 4.399

51.789 49.538

(iii) Chi tiết các khoản phải trả khác tại thời thời điểm cuối niên độ kế toán như sau:

31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Phải trả hoa hồng dịch vụ cho bưu điện tỉnh 20.698 15.868

Lãi nhận trước tín phiếu kho bạc 8.405 15.771

Phí cam kết bảo lãnh nhận trước 14.971 2.732

Các khoản phải trả khác (*) 330.501 523.787

374.575 558.158

(*): Bao gồm trong khoản phải trả khác này tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 chủ yếu là phải trả cho các hợp đồng sửa chữa văn phòng, và một khoản tiền chờ thanh toán giá trị 236 tỷ đồng của khách hàng. Số dư tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 chủ yếu là số tiền trị giá 499.160 triệu đồng là số tiền phải trả cho các hợp đồng mua tín phiếu kho bạc.

21. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Phát sinh trong năm

Số dư đầu năm Số phải nộp Số đã nộp Số dư cuối năm Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND

Thuế giá trị gia tăng 139 3.911 3.880 170

Thuế thu nhập doanh nghiệp 45.000 87.473 85.560 46.913

Các loại thuế khác 4.399 50.993 50.686 4.706

49.538 142.377 140.126 51.789

20. CÁC KHOẢN NỢ KHÁC (Tiếp theo)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT60BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 61: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Chi tiết cổ phiếu của Ngân hàng như sau: 31/12/2013 31/12/2012 Đơn vị Đơn vị

Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành 646.000.000 646.000.000

Số lượng cổ phiếu đã bán ra công chúng

- Cổ phiếu phổ thông 646.000.000 646.000.000

- Cổ phiếu ưu đãi - -

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

- Cổ phiếu phổ thông 646.000.000 646.000.000

- Cổ phiếu ưu đãi - -

Mệnh giá cổ phiếu đang lưu hành (VND) 10.000 10.000

23. THU NHẬP LÃI VÀ CÁC KHOẢN THU NHẬP TƯƠNG TỰ

2013 2012 Triệu VND Triệu VND

Thu nhập lãi tiền gửi 896.818 2.177.975

Thu nhập lãi cho vay khách hàng 3.433.456 2.343.842

Thu lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán Nợ 1.796.588 1.819.177

Thu nhập khác từ hoạt động tín dụng 410 85

6.127.272 6.341.079

22. VỐN VÀ CÁC QUỸ

Biến động các khoản mục chính thuộc vốn chủ sở hữu:

Quỹ dự Quỹ dự trữ Quỹ Lợi nhuận Thặng dư phòng bổ sung đầu tư và sau thuế chưa

Vốn điều lệ vốn cổ phần tài chính vốn điều lệ phát triển phân phối Tổng cộng Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND

Tại ngày 01/01/2013 6.460.000 63.331 333.616 175.586 3.793 354.676 7.391.002

Lợi nhuận trong năm - - - - - 566.274 566.274

Trích quỹ trong năm (*) - - 53.794 28.314 - (122.109) (40.001)

Trả cổ tức trong năm (**) - - - - - (646.000) (646.000)

Tại ngày 31/12/2013 6.460.000 63.331 387.410 203.900 3.793 152.841 7.271.275

(*):Ngân hàng tạm trích quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính từ lợi nhuận năm 2013 và trích quỹ khen thưởng, phúc lợi từ lợi nhuận năm 2012 theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2013.

(**): Theo Nghị quyết Đại hội cổ đông năm 2013, Ngân hàng đã công bố tạm ứng cổ tức cho các cổ đông của Ngân hàng đợt 1 năm 2013 với tỷ lệ tạm ứng cổ tức là 3% trên tổng mệnh giá cổ phần sở hữu, và tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2013 với tỷ lệ tạm ứng cổ tức là 3% trên tổng mệnh giá cổ phần sở hữu. Ngân hàng đã thực tế chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông trong tháng 4 và tháng 10 năm 2013 tương ứng. Số tiền chi trả cổ tức trong năm 2013 bao gồm số tiền tạm ứng cổ tức đợt 1 và đợt 2 năm 2013 (387,600 triệu đồng) và số tiền chi trả cổ tức còn lại đợt 3 năm 2012 (258,400 triệu đồng).

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT61BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 62: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

24. CHI PHÍ LÃI VÀ CÁC CHI PHÍ TƯƠNG TỰ 2013 2012 Triệu VND Triệu VND

Trả lãi tiền gửi 3.581.862 3.699.046

Trả lãi tiền vay 274.316 176.967

Trả lãi phát hành giấy tờ có giá 36 10.931

Chi phí hoạt động tín dụng khác 202 427

3.856.416 3.887.371

25. (LỖ) THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ 2013 2012 Triệu VND Triệu VND

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 50.283 39.153

- Thu từ dịch vụ bảo lãnh 27.712 21.522

- Thu từ nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ 18.155 13.606

- Thu từ nghiệp vụ uỷ thác và tư vấn 386 1.103

- Thu dịch vụ khác 4.030 2.922

Chi phí cho hoạt động dịch vụ 234.017 183.399

- Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 13.252 10.775

- Chi phí khác 220.765 172.624

(Lỗ) thuần từ hoạt động dịch vụ (183.734) (144.246)

26. LÃI THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI 2013 2012 Triệu VND Triệu VND

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 106.651 103.661

- Thu từ kinh doanh ngoại tệ 46.472 43.991

- Thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ 60.179 59.670

Chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại hối 99.433 71.925

- Chi về kinh doanh ngoại tệ 6.510 1.173

- Chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ 92.923 70.752

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 7.218 31.736

27. (LỖ) THUẦN TỪ MUA BÁN CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ 2013 2012 Triệu VND Triệu VND

Thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư 38.281 84

(Chi phí) về mua bán chứng khoán đầu tư (4.636) (14.298)

Hoàn nhập/(Chi phí) dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư (49.149) -

(Lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh mua bán chứng khoán đầu tư (15.504) (14.214)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT62BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 63: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

28. LÃI/(LỖ) THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁC 2013 2012 Triệu VND Triệu VND

Thu nhập từ hoạt động khác

Thu nhập từ nợ xấu đã được xử lý - 28.369

Thu hồi giá trị khoản đầu tư vào Công ty cho thuê Tài chính II 56.088 -

Thu từ thanh lý tài sản 536 502

Thu từ mua bán nợ - 16.239

Thu nhập khác 782 6.387

Chi từ hoạt động khác 3.139 67.371

Lãi/(Lỗ) thuần từ hoạt động khác 54.267 (15.874)

29. CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 2013 2012 Triệu VND Triệu VND

Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí 46.963 41.999

Chi phí cho nhân viên 536.376 456.052

- Chi lương và phụ cấp 378.912 337.883

- Các khoản chi đóng góp theo lương 65.301 59.143

- Chi trợ cấp 790 255

- Chi công tác xã hội 91.373 58.771

Chi về tài sản 301.912 255.631

- Chi khấu hao tài sản cố định 86.609 73.503

- Chi thuê tài sản 140.962 130.769

- Chi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản 45.751 35.918

- Chi phí dụng cụ và thiết bị 26.116 13.716

- Chi khác về tài sản 2.474 1.725

Chi cho hoạt động quản lý công vụ 273.416 263.392

- Công tác phí 12.362 12.190

- Chi về các hoạt động đoàn thể của TCTD 125 200

- Chi phí thông tin liên lạc viễn thông 3.544 5.186

- Chi phí in ấn, tiếp thị, và khuyến mại 37.075 42.680

- Chi khác cho hoạt động quản lý 220.310 203.136

Chi nộp phí bảo hiểm tiền gửi của khách hàng 28.124 16.130

Chi phí hoạt động khác 4.471 3.268

1.191.262 1.036.472

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT63BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 64: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

32. LÃI CƠ BẢN TRÊN CỔ PHIẾU

(i) Lợi nhuận sau thuế: 2013 2012 Triệu VND Triệu VND

Lợi nhuận sau thuế 566.274 868.160

Trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi (40.001) (73.459)

Lợi nhuận phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông 526.273 794.701

30. CHI PHÍ DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG 2013 2012

Triệu VND Triệu VND

Chi phí dự phòng cho vay khách hàng (Thuyết minh số 8) 283.495 303.601

Chi phí/(Hoàn nhập) dự phòng cho cam kết ngoại bảng (Thuyết minh số 8) (153) 3,352

283.342 306.953

31. CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (“TNDN”) 2013 2012

Triệu VND Triệu VND

Lợi nhuận trước thuế TNDN 664.402 967.685

Thu nhập chịu thuế 664.402 967.685

Trong đó:

- Lợi nhuận trước thuế được hưởng ưu đãi thuế 538.963 967.685

- Lợi nhuận trước thuế không được hưởng ưu đãi thuế 125.439 -

Thuế suất TNDN áp dụng cho các chi nhánh được hưởng ưu đãi thuế (*) 20% 20%

Ảnh hưởng của việc được giảm thuế (*) 50% 50%

Thuế suất TNDN thông thường (*) 25% 25%

Chi phí thuế TNDN tính trên thu nhập chịu thuế trong nước 85.256 96.769

Dự phòng thiếu trong những năm trước 1.291 2.700

Chi phí không được khấu trừ 927 56

Thuế TNDN bị truy thu sau quyết toán thuế 10.654 -

Tổng chi phí thuế TNDN trong năm 98.128 99.525

(*): Theo Công văn số 379/CT-TT&HT ngày 19 tháng 6 năm 2008 của Cục Thuế tỉnh Hậu Giang, Ngân hàng được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời gian áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là mức thuế suất 20% trên lợi nhuận tính thuế trong thời gian 10 năm đầu tính từ năm hoạt động đầu tiên. Ngân hàng được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm kể từ năm đầu tiên có lợi nhuận chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập trong 6 năm tiếp theo. Từ năm hoạt động thứ 11, Ngân hàng phải nộp cho Nhà nước thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất quy định tại thời điểm đó. Năm 2013 là năm thứ 4 Ngân hàng được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp. Các ưu đãi về mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi về miễn thuế thu nhập doanh nghiệp không áp dụng đối với các khoản thu nhập khác và thu nhập phát sinh tại các chi nhánh của Ngân hàng ngoài địa bàn tỉnh Hậu Giang. Các khoản thu nhập này sẽ chịu mức thuế suất 25%.

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT64BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 65: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

32. LÃI CƠ BẢN TRÊN CỔ PHIẾU (Tiếp theo)

2013 2012 VND VND

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 815 1.275

(*): Trong năm 2012, căn cứ trên Thông báo số 05/2012/TB-HĐQT, Ngân hàng đã có một đợt phát hành thêm cổ phiếu với số lượng là 45.000.000 cổ phiếu cho cổ đông là Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam, nâng tổng số cổ phiếu phổ thông lưu hành tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 lên 646.000.000 cổ phiếu. Số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 là 623.500.000 cổ phiếu là số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông có tính đến thời gian lưu hành của số cổ phiếu mới phát hành thêm trong năm 2012. Trong năm 2013, Ngân hàng không có đợt phát hành thêm cổ phiếu mới nào, do đó, số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013 là 646.000.000 cổ phiếu.

33. TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN

Tiền và các khoản tương đương tiền thể hiện trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm các khoản trên bảng cân đối kế toán sau đây:

31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Tiền mặt tại quỹ (*) 206.590 182.778

Tiền gửi tại NHNN (*) 6.560.356 3.216.017

Tiền gửi và cho vay các TCTD khác có kỳ hạn dưới 3 tháng 10.571.763 508.614

17.338.709 3.907.409

(*) Số dư tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN và tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác được trình bày chi tiết tại Thuyết minh số 3, số 4 và số 5.

34. TÌNH HÌNH THU NHẬP CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN

2013 2012

I. Tổng số cán bộ, công nhân viên bình quân (người) 2.861 2.431

II. Thu nhập của cán bộ, công nhân viên (triệu đồng)

1. Lương cơ bản 256.305 191.873

2. Các khoản phụ cấp 85.676 141.986

3. Thu nhập khác 36.930 4.022

4. Tổng thu nhập (1+2+3) 378.911 337.881

5. Tiền lương bình quân tháng 7,47 6,58

6. Thu nhập bình quân tháng 11,04 11,58

(ii) Số cổ phiếu phổ thông bình quân gia quyền 2013 2012

Đơn vị Đơn vị

Số cổ phiếu phổ thông đã phát hành đầu năm mang sang 646.000.000 601.000.000

Ảnh hưởng của số cổ phiếu đã phát hành trong năm (*) - 22.500.000

Số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu 646.000.000 623.500.000

(iii) Lãi cơ bản trên cổ phiếu

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT65BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 66: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

35. TÀI SẢN THẾ CHẤP

35.1 Loại hình và giá trị tài sản thế chấp nắm giữ của khách hàng

Giá trị tại thời điểm lập báo cáo

(Triệu VND)

31/12/2013 31/12/2012

Bất động sản 20.977.925 21.145.789

Động sản 1.821.532 6.008.485

Chứng từ có giá 5.206.790 6.363.995

Tài sản khác 22.762.807 8.880.133

50.769.054 42.398.402

35.2 Các tài sản thế chấp nắm giữ và được phép bán hoặc đem đi thế chấp cho bên thứ ba trong trường hợp chủ sở hữu tài sản vẫn có khả năng trả nợ

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013, Ngân hàng không nắm giữ tài sản thế chấp nào mà Ngân hàng được phép bán hoặc đem đi thế chấp cho bên thứ ba trong trường hợp chủ sở hữu tài sản vẫn có khả năng trả nợ.

37. HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC VÀ ĐẠI LÝ KHÔNG CHỊU RỦI RO

31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND

Vốn cho vay ủy thác đầu tư nhận từ các tổ chức 13.290 -

13.290 -

36. NGHĨA VỤ NỢ TIỀM ẨN VÀ CÁC CAM KẾT ĐƯA RA

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng sử dụng các công cụ tài chính liên quan đến các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán. Các công cụ tài chính này chủ yếu bao gồm các cam kết bảo lãnh và thư tín dụng. Các công cụ này cũng tạo ra những rủi ro tín dụng cho Ngân hàng ngoài các rủi ro tín dụng đã được ghi nhận trong nội bảng.

Rủi ro tín dụng của các công cụ tài chính ngoại bảng được định nghĩa là khả năng Ngân hàng phải trả thay do khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã cam kết.

Cam kết bảo lãnh là các cam kết mà Ngân hàng cấp cho khách hàng để giao dịch với một bên thứ ba, bao gồm nhiều loại như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu... Rủi ro tín dụng đối với bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán về cơ bản giống với rủi ro cho vay khách hàng; các loại bảo lãnh khác có mức độ rủi ro thấp hơn.

Giao dịch thư tín dụng thương mại là loại giao dịch trong đó Ngân hàng cung cấp công cụ tài chính cho khách hàng của mình, thông thường là người mua/nhà nhập khẩu hàng hóa và bên thụ hưởng là người bán/nhà xuất khẩu. Phân loại theo thời hạn thanh toán, có 2 loại là Thư tín dụng trả ngay và Thư tín dụng trả chậm.

Rủi ro tín dụng đối với nghiệp vụ thư tín dụng thường thấp, với điều kiện Ngân hàng có thể kiểm soát được hàng hóa. Thư tín dụng trả chậm có thể tiềm ẩn rủi ro cao hơn thư tín dụng trả ngay. Khi Ngân hàng thực hiện trả tiền theo thư tín dụng/các cam kết bảo lãnh mà khách hàng không tiến hành thanh toán cho Ngân hàng thì Ngân hàng có quyền cho vay bắt buộc theo thỏa thuận đã ký kết trước đó của Ngân hàng và khách hàng.

Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng ký quỹ để đảm bảo cho các công cụ tài chính có liên quan đến tín dụng khi cần thiết. Giá trị ký quỹ dao động từ 0% đến 100% giá trị cam kết được cấp, tùy thuộc vào mức độ tin cậy của khách hàng do Ngân hàng đánh giá.

Ngoài ra, Ngân hàng đưa ra các cam kết có điều kiện dưới dạng cam kết giao dịch hoán đổi lãi suất, cam kết mua bán giấy tờ có giá và các cam kết khác.

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT66BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 67: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

38. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH

Ngày 06 tháng 11 năm 2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 210/2009/TT-BTC (“Thông tư 210”) hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính có hiệu lực cho các năm tài chính bắt đầu từ hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2011. Thông tư 210 đã đưa ra các định nghĩa về công cụ tài chính, bao gồm tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính, công cụ tài chính phái sinh và công cụ vốn cũng như quy định cách thức phân loại, trình bày và thuyết minh các loại công cụ này.

Do Thông tư 210 chỉ quy định việc trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính, các khái niệm dưới đây theo Thông tư 210 chỉ áp dụng đối với việc lập Thuyết minh số 38 trên báo cáo tài chính. Các khoản mục tài sản và nợ của Ngân hàng vẫn được ghi nhận và hạch toán theo các quy định hiện hành của các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán áp dụng cho các tổ chức tín dụng tại Việt Nam và các quy định liên quan của Ngân hàng Nhà nước.

Tài sản tài chính

Các tài sản tài chính của Ngân hàng theo phạm vi của Thông tư 210 bao gồm tiền mặt, vàng bạc, đá quý, các khoản tiền, vàng gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay các tổ chức tín dụng khác, các khoản cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư, đầu tư dài hạn khác, các khoản phải thu và các tài sản theo các hợp đồng phái sinh tiền tệ.

Theo thông tư 210, tài sản tài chính được phân loại một cách phù hợp, cho mục đích thuyết minh trong báo cáo tài chính, thành một trong các loại sau:

Tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Là một tài sản tài chính thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

a) Tài sản tài chính được phân loại vào nhóm chứng khoán nắm giữ để kinh doanh nếu:

- Được mua hoặc tạo ra chủ yếu cho mục đích bán lại/mua lại trong thời gian ngắn;

- Có bằng chứng về việc kinh doanh công cụ đó nhằm mục đích thu lợi trong ngắn hạn; hoặc

- Công cụ tài chính phái sinh (ngoại trừ các công cụ tài chính phái sinh được xác định là một hợp đồng bảo lãnh tài chính hoặc một công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả).

b) Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, Ngân hàng xếp tài sản tài chính vào nhóm phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn:

Là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định và có kỳ hạn đáo hạn cố định mà Ngân hàng có ý định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn, ngoại trừ:

a) Các tài sản tài chính mà tại thời điểm ghi nhận ban đầu đã được xếp vào nhóm ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

b) Các tài sản tài chính đã được xếp vào nhóm sẵn sàng để bán;

c) Các tài sản tài chính thỏa mãn định nghĩa về các khoản cho vay và phải thu.

Các khoản cho vay và phải thu:

Là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định và không được niêm yết trên thị trường, ngoại trừ:

a) Các khoản mà Ngân hàng có ý định bán ngay hoặc sẽ bán trong tương lai gần được phân loại là tài sản nắm giữ cho mục đích kinh doanh, và các loại tài sản mà tại thời điểm ghi nhận ban đầu được Ngân hàng xếp vào nhóm ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

b) Các khoản được Ngân hàng xếp vào nhóm sẵn sàng để bán tại thời điểm ghi nhận ban đầu; hoặc

c) Các khoản mà người nắm giữ có thể không thu hồi được phần lớn giá trị đầu tư ban đầu, không phải do suy giảm chất lượng tín dụng, và được phân loại vào nhóm sẵn sàng để bán.

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT67BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 68: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

38. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH (Tiếp theo)

Tài sản sẵn sàng để bán:

Là các loại tài sản tài chính phi phái sinh được xác định là sẵn sàng để bán hoặc không được phân loại là:

a) Các khoản cho vay và các khoản phải thu;

b) Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn;

c) Các tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Công nợ tài chính

Công nợ tài chính của Ngân hàng theo phạm vi của Thông tư 210 bao gồm các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của khách hàng, trái phiếu, vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro, các giấy tờ có giá phát hành, các khoản phải trả khác và các khoản nợ phải trả theo các hợp đồng phái sinh tiền tệ.

Theo Thông tư 210, nợ phải trả tài chính, cho mục đích thuyết minh trong báo cáo tài chính, được phân loại một cách phù hợp thành:

Các khoản công nợ tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

a) Một khoản công nợ tài chính thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

- Được mua hoặc tạo ra chủ yếu cho mục đích bán lại/mua lại trong thời gian ngắn;

- Có bằng chứng về việc kinh doanh công cụ đó nhằm mục đích thu lợi ngắn hạn; hoặc

- Công cụ tài chính phái sinh (ngoại trừ các công cụ tài chính phái sinh được xác định là một hợp đồng bảo lãnh tài chính hoặc một công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả).

b) Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, Ngân hàng phân loại công nợ tài chính vào nhóm phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Các khoản công nợ tài chính được xác định theo giá trị phân bổ:

Các khoản công nợ tài chính không được phân loại vào nhóm được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ được phân loại vào nhóm các khoản công nợ tài chính được xác định theo giá trị phân bổ.

Bù trừ các tài sản và công nợ tài chính

Các tài sản tài chính và công nợ tài chính được bù trừ và giá trị thuần sẽ được trình bày trên bảng cân đối kế toán nếu, và chỉ nếu, Ngân hàng có quyền hợp pháp thực hiện việc bù trừ các giá trị đã được ghi nhận này và có ý định bù trừ trên cơ sở thuần, hoặc thu được các tài sản và thanh toán nợ phải trả đồng thời.

Chính sách quản lý rủi ro liên quan đến các công cụ tài chính

Hội đồng Quản trị Ngân hàng có trách nhiệm chung trong việc thiết lập và giám sát khung quản lý rủi ro của Ngân hàng. Hội đồng Quản trị Ngân hàng đã thành lập Ban kiểm toán và rủi ro (ARCO) có trách nhiệm xây dựng và giám sát các chính sách quản lý rủi ro của Ngân hàng theo từng lĩnh vực quản lý. Toàn bộ các Ban thuộc Hội đồng Quản trị đều có các thành viên chuyên trách và không chuyên trách và định kỳ báo cáo lên Hội đồng Quản trị về các hoạt động của mình.

Chính sách quản lý rủi ro của Ngân hàng được thiết lập nhằm xác định và phân tích những rủi ro mà Ngân hàng gặp phải, nhằm lập ra các hạn mức rủi ro phù hợp và các biện pháp kiểm soát, và nhằm giám sát rủi ro và tuân thủ các hạn mức. Các chính sách và hệ thống quản lý rủi ro được thường xuyên soát xét để cập nhật những thay đổi về điều kiện thị trường, các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng cung cấp. Thông qua các hoạt động đào tạo và các tiêu chuẩn và hệ thống quản lý, Ngân hàng hướng đến việc phát triển một môi trường kiểm soát có kỷ luật và có tính tích cực trong đó toàn bộ các nhân viên của Ngân hàng hiểu rõ được vai trò và nghĩa vụ của mình.

Hội đồng Kiểm toán và Quản lý Rủi ro của Ngân hàng thực hiện các cuộc soát xét định kỳ và đột xuất đối với các hệ thống và thủ tục kiểm soát quản lý rủi ro và báo cáo kết quả soát xét lên Hội đồng Quản trị.

Cùng với việc thiết lập các bộ phận và chính sách quản lý rủi ro liên quan đến các công cụ tài chính, Ngân hàng

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT68BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 69: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Giá trị ghi sổ (Không bao gồm dự phòng) Giá trị hợp lý

31/12/2013 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND

Tài sản tài chính

Tiền mặt tại quỹ 206.590 182.778 206.590 182.778

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) 6.560.356 3.216.017 6.560.356 3.216.017

Tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay TCTD khác 11.812.527 15.399.469 11.812.527 15.731.323

Chứng khoán kinh doanh 1 1 * 1

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 1.015 - * -

Cho vay khách hàng 29.548.005 22.991.681 * *

Chứng khoán đầu tư 22.157.014 15.515.782 * *

Tài sản tài chính khác 1.836.829 1.325.398 * *

72.122.337 58.631.126 * *

Công nợ tài chính

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 19.185 4.872 19.185 4.872

Tiền gửi và tiền vay các tổ chức tín dụng khác 15.539.142 16.281.973 15.539.142 16.318.139

Tiền gửi của khách hàng 55.553.137 41.336.683 55.553.137 41.984.880

Công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác - 18.419 * *

Phát hành giấy tờ có giá - 300 * *

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro 27.394 3.911 * *

Các khoản nợ phải trả tài chính khác 671.933 685.639 * *

71.810.791 58.331.797 * *

(*) Ngân hàng chưa đánh giá giá trị hợp lý của tài sản tài chính và công nợ tài chính này tại ngày kết thúc niên độ kế toán do Chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như các quy định hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xác định giá trị hợp lý của các tài sản tài chính và công nợ tài chính.

38. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH (Tiếp theo)

cũng thực hiện phối hợp với các đối tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông hỗ trợ công tác quản lý rủi ro bằng việc xây dựng hệ thống tích hợp các công cụ quản lý rủi ro nhằm bảo vệ khách hàng, nhà cung cấp và tăng cường sự phát triển bền vững của Ngân hàng.

Các chính sách rủi ro tiền tệ, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản được phân tích chi tiết tại các Thuyết minh số 39, 40, 41 và 42.

Xác định giá trị hợp lý của công cụ tài chính

Ngân hàng sử dụng phương pháp và giả định sau đây để ước tính giá trị hợp lý: Giá trị hợp lý của tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn tương đương với giá trị ghi sổ của các khoản mục này do những công cụ này có kỳ hạn ngắn.

Các công cụ tài chính của Ngân hàng được trình bày chi tiết theo bảng dưới đây.

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT69BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 70: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

38. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH (Tiếp theo)

Phân loại tài sản tài chính và công nợ tài chính tại ngày 31 tháng 12 năm 2013:

Giá trị ghi sổ

Giữ đến Cho vay và Hạch toán ngày các khoản Sẵn sàng theo giá trị

Kinh doanh đáo hạn phải thu để bán phân bổ Tổng cộng Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND

Tài sản tài chính

Tiền mặt tại quỹ 206.590 - - - - 206.590

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) 6.560.356 - - - - 6.560.356

Tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác - - 11.812.527 - - 11.812.527

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 1.015 - - - - 1.015

Chứng khoán kinh doanh 1 - - - - 1

Cho vay khách hàng - - 29.548.005 - - 29.548.005

Chứng khoán đầu tư - 357.986 - 21.799.028 - 22.157.014

Tài sản tài chính khác - - 1.836.829 - - 1.836.829

6.767.962 357.986 43.197.361 21.799.028 - 72.122.337 Công nợ tài chính

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN - - - - 19.185 19.185

Tiền gửi và tiền vay các tổ chức tín dụng khác - - - - 15.539.142 15.539.142

Tiền gửi của khách hàng - - - - 55.553.137 55.553.137

Phát hành giấy tờ có giá - - - - - -

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro - - - - 27.394 27.394

Các khoản nợ phải trả tài chính khác - - - - 671.933 671.933

- - - - 71.810.791 71.810.791

39. RỦI RO TIỀN TỆ

Rủi ro tiền tệ là rủi ro mà giá trị của các công cụ tài chính bị thay đổi xuất phát từ những thay đổi về tỷ giá. Ngân hàng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam với đồng tiền báo cáo là VND. Ngân hàng chủ yếu sử dụng Đô la Mỹ và Đồng Việt Nam để hạch toán các hoạt động của mình. Do các báo cáo chính của Ngân hàng được trình bày bằng Đồng Việt Nam, các báo cáo tài chính của Ngân hàng có khả năng bị ảnh hưởng bởi những biến động tỷ giá giữa Đô la Mỹ và Đồng Việt Nam.

Rủi ro trong các giao dịch bằng ngoại tệ của Ngân hàng sẽ làm phát sinh lãi hoặc lỗ ngoại tệ và các khoản lãi hay lỗ ngoại tệ này sẽ được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Rủi ro này bao gồm các tài sản và công nợ của Ngân hàng có nguồn gốc tiền tệ không phải bằng loại tiền tệ hạch toán của Ngân hàng, các đơn vị tiền tệ của tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác, chứng khoán đầu tư, tiền gửi và tiền vay các tổ chức tín dụng khác và tiền gửi của khách hàng.

Ngân hàng đã thiết lập hạn mức trạng thái cho từng loại tiền tệ dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ của Ngân hàng và các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trạng thái đồng tiền được quản lý hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được Ngân hàng sử dụng để đảm bảo trạng thái đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập. Ngân hàng cũng duy trì trạng thái mở để có thể thu lãi từ biến động tỷ giá.

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT70BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 71: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

39. RỦI RO TIỀN TỆ (Tiếp theo)

Giá trị ghi sổ của các tài sản bằng tiền và công nợ bằng tiền có gốc ngoại tệ tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 như sau:

Các ngoại tệ CHỈ TIÊU EUR được USD được khác được VND quy đổi quy đổi quy đổi Tổng

Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND

Tài sản

Tiền mặt tại quỹ 162.151 1.123 43.140 176 206.590

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) 6.490.664 - 69.692 - 6.560.356

Tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác (*) 8.862.813 327.535 2.618.253 3.926 11.812.527

Chứng khoán kinh doanh (*) 1 - - - 1

Công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (*) - - 1.015 - 1.015

Cho vay khách hàng (*) 28.031.167 - 1.516.838 - 29.548.005

Chứng khoán đầu tư  (*) 18.065.512 - 4.091.502 - 22.157.014

Góp vốn, đầu tư dài hạn (*) 24.731 - - - 24.731

Tài sản cố định 809.898 - - - 809.898

Tài sản Có khác (*) 9.102.417 - 14.691 8 9.117.116

Tổng tài sản 71.549.354 328.658 8.355.131 4.110 80.237.253 Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 19.185 - - - 19.185

Tiền gửi và vay các TCTD khác 11.187.645 320.573 4.030.924 - 15.539.142

Tiền gửi của khách hàng 51.196.144 6.439 4.350.189 365 55.553.137

Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro 26.381 - 1.013 - 27.394

Các khoản nợ khác (*) 1.172.000 2 12.106 - 1.184.108

Tổng Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 63.601.355 327.014 8.394.232 365 72.322.966

Trạng thái tiền tệ nội bảng 7.947.999 1.644 (39.101) 3.745 7.914.287

Trạng thái tiền tệ ngoại bảng (41.880) - 42.895 - 1.015

Trạng thái tiền tệ nội, ngoại bảng 7.906.119 1.644 3.794 3.745 7.915.302

40. RỦI RO LÃI SUẤT

Rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập hoặc giá trị tài sản của Ngân hàng bị ảnh hưởng khi lãi suất trên thị trường biến động.

Các hoạt động của Ngân hàng chịu rủi ro về biến động lãi suất khi các tài sản thu lãi và nợ phải trả chịu lãi đáo hạn tại những thời điểm khác nhau hoặc với những giá trị khác nhau. Một số tài sản không có kỳ hạn cụ thể hoặc rất nhạy cảm với lãi suất và không tương ứng với từng khoản công nợ cụ thể.

(*) Không bao gồm dự phòng rủi ro

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT71BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 72: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Tài sản và công nợ của Ngân hàng được phân loại theo thời hạn sớm hơn thời hạn định giá lại theo hợp đồng hoặc theo ngày đáo hạn và lãi suất thực tế tại ngày kết thúc niên độ kế toán. Ngày định giá lại tài sản và ngày đáo hạn dự kiến có thể khác nhiều so với ngày quy định trong hợp đồng, đặc biệt với ngày đáo hạn tiền gửi của khách hàng

Rủi ro lãi suất của Ngân hàng có thể xuất phát từ hoạt động đầu tư và hoạt động huy động vốn và cho vay.

Thời hạn định lại lãi suất thực tế là thời hạn còn lại tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính cho tới kỳ định lại lãi suất gần nhất của các khoản mục tài sản và nguồn vốn. Các giả định và điều kiện sau được áp dụng trong phân tích thời hạn xác định lại lãi suất thực tế của các tài sản và công nợ của Ngân hàng:

- Tiền mặt tại quỹ, góp vốn đầu tư dài hạn và các tài sản có khác (bao gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tư và tài sản có khác) được xếp loại là khoản mục không chịu lãi;

- Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xếp loại là tiền gửi thanh toán, do đó kỳ hạn định lại lãi suất thực tế được xếp loại đến một tháng;

- Thời hạn định lại lãi suất thực tế của chứng khoán đầu tư phụ thuộc vào quy định về lãi suất của tổ chức phát hành đối với từng loại chứng khoán;

- Thời hạn định lại lãi suất thực tế của các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD; các khoản cho vay khách hàng; các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các khoản tiền gửi và vay các TCTD và khoản mục tiền gửi của khách hàng được xác định như sau:

Các khoản mục có lãi suất cố định trong suốt thời gian của hợp đồng: Thời hạn định lại lãi suất thực tế dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính;

Các khoản mục có lãi suất thả nổi: Thời hạn định lại lãi suất thực tế dựa trên kỳ định lại lãi suất gần nhất tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính.

- Thời hạn định lại lãi suất thực tế của khoản mục phát hành giấy tờ có giá dựa trên thời gian đáo hạn thực tế của từng loại giấy tờ có giá; phụ thuộc vào quy định về lãi suất của Ngân hàng đối với từng đợt phát hành

- Thời hạn định lại lãi suất thực tế của khoản mục nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro dựa trên thời gian đáo hạn thực tế của giao dịch do các giao dịch này có lãi suất cố định.

- Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản vay khác là từ 1 đến 5 năm.

- Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản nợ khác là từ 1 đến 3 tháng. Trên thực tế, các khoản mục này có thể có thời gian điều chỉnh lãi suất khác nhau.

Độ nhạy đối với lãi suất

Do Thông tư 210 không hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện phân tích độ nhạy lãi suất nên Ngân hàng chưa thực hiện việc trình bày các thông tin này.

40. RỦI RO LÃI SUẤT (Tiếp theo)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT72BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 73: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

40. RỦI RO LÃI SUẤT (Tiếp theo)

Phân loại tài sản tài chính và công nợ tài chính tại ngày 31 tháng 12 năm 2013:

Trong hạn

Không Đến 01 Từ 01 - 03 Từ 03 - 06 Từ 06 - 12 Từ 01 - 05 Trên Quá hạn chịu lãi tháng tháng tháng tháng năm 05 năm Tổng Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND

Tài sản

Tiền mặt tại quỹ - 206.590 - - - - - - 206.590

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - 6.560.356 - - - - - - 6.560.356

Tiền gửi và cho vay các TCTD khác (*) - - 5.166.583 6.015.224 421.720 209.000 - - 11.812.527

Chứng khoán kinh doanh (*) - 1 - - - - - - 1

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (*) - 1.015 - - - - - - 1.015

Cho vay khách hàng (*) 1.485.221 - 3.387.824 24.674.960 - - - - 29.548.005

Chứng khoán đầu tư  (*) - 1.230.029 2.233.303 7.270.389 - 765.398 10.657.895 - 22.157.014

Góp vốn, đầu tư dài hạn (*) - 24.731 - - - - - - 24.731

Tài sản cố định - 809.898 - - - - - - 809.898

Tài sản Có khác (*) - 9.117.116 - - - - - - 9.117.116

Tổng  tài sản 1.485.221 17.949.736 10.787.710 37.960.573 421.720 974.398 10.657.895 - 80.237.253

Nợ phải trả

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN - - - - - - 19.185 - 19.185

Tiền gửi và vay các TCTD khác - - 9.175.277 5.943.145 420.720 - - - 15.539.142

Tiền gửi của khách hàng - - 26.226.103 14.172.575 4.773.872 9.086.610 1.293.940 37 55.553.137

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư - 13.290 - - - - 13.091 1.013 27.394

Các khoản nợ khác (*) - 1.184.108 - - - - - - 1.184.108

Tổng nợ phải trả - 1.197.398 35.401.380 20.115.720 5.194.592 9.086.610 1.326.216 1.050 72.322.966

Mức chênh nhạy cảm với lãi suất nội bảng 1.485.221 16.752.338 (24.613.670) 17.844.853 (4.772.872) (8.112.212) 9.331.679 (1.050) 7.914.287

Các cam kết ngoại bảng có tác động tới mức độ nhạy cảm với lãi suất của các tài sản và công nợ - - - - - - - - -

Mức chênh nhạy cảm với lãi suất nội, ngoại bảng 1.485.221 16.752.338 (24.613.670) 17.844.853 (4.772.872) (8.112.212) 9.331.679 (1.050) 7.914.287 (*) Không bao gồm dự phòng rủi ro

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính năm tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT73BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 74: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Rủi ro khi các bên đối tác không có khả năng thanh toán nợ được giám sát một cách liên tục. Để quản lý được mức độ rủi ro tín dụng, Ngân hàng cố gắng chỉ giao dịch với các đối tác có uy tín tín dụng cao và khi thích hợp, sẽ yêu cầu có tài sản đảm bảo.

Rủi ro tín dụng chính mà Ngân hàng gặp phải phát sinh từ các khoản cho vay và ứng trước của Ngân hàng. Mức độ rủi ro tín dụng này được phản ánh theo giá trị ghi sổ của các tài sản trên bảng cân đối kế toán. Ngoài ra Ngân hàng còn gặp phải rủi ro tín dụng ngoại bảng dưới dạng các cam kết cấp tín dụng và cấp bảo lãnh.

Mức độ tập trung của rủi ro tín dụng (nội bảng hay ngoại bảng) phát sinh từ các công cụ tài chính tồn tại theo từng nhóm đối tác khi các nhóm này có các đặc điểm kinh tế tương tự nhau mà có thể khiến khả năng trả nợ của các nhóm đối tác này sẽ bị ảnh hưởng tương tự như nhau khi có các biến động về điều kiện kinh tế hay những điều kiện khác.

Mức độ tập trung chủ yếu của rủi ro tín dụng phát sinh theo khu vực và theo loại khách hàng liên quan đến các hoạt động đầu tư, cho vay và ứng trước, cam kết cấp tín dụng và cấp bảo lãnh của Ngân hàng. Ngân hàng có rủi ro tập trung chủ yếu vào một số ngành kinh tế nhất định.

Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện thông qua các chính sách và thủ tục có liên quan, trong đó có chính sách quản lý rủi ro tín dụng và hoạt động của Ủy ban Quản lý Rủi ro và Hội đồng Tín dụng. Ngân hàng tiến hành phân loại nợ đối với các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng và các tổ chức tín dụng khác dựa trên Quyết định 493, Quyết định 18, và Quyết định 780, qua đó thường xuyên đánh giá rủi ro của các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu, và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp.

Để quản lý rủi ro tín dụng, Ngân hàng sử dụng các công cụ như xây dựng các chính sách và ban hành các quy định liên quan đến công tác quản lý rủi ro tín dụng, xây dựng các quy trình tín dụng, thực hiện rà soát rủi ro tín dụng, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ, phân cấp thẩm quyền trong hoạt động tín dụng.

Các tài sản tài chính đã quá hạn nhưng không bị giảm giá

Các tài sản tài chính bị quá hạn nhưng không bị giảm giá của Ngân hàng bao gồm các khoản cho vay bị quá hạn nhưng số dư dự phòng cần trích lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán và các quy định hiện hành khác áp dụng cho các tổ chức tín dụng Việt Nam (“VAS”) là bằng không. Tuổi nợ của các tài sản tài chính đã quá hạn nhưng không bị giảm giá được trình bày dưới đây:

Ngân hàng hiện đang nắm giữ các tài sản đảm bảo là bất động sản, động sản, các giấy tờ có giá và các loại tài sản đảm bảo khác cho các tài sản tài chính này. Ngân hàng chưa xác định được đầy đủ giá trị hợp lý của các tài sản đảm bảo này do chưa có các hướng dẫn cụ thể cũng như chưa có các thông tin thị trường cần thiết. Cho mục đích xác định tài sản có bị giảm giá trị và có phải trích lập dự phòng hay không theo VAS, giá trị các tài sản đảm bảo này được xác định theo quy định tại Quyết định 493 và Quyết định 18.

Quá hạn

Dưới 90 ngày 91 - 180 ngày 181 - 360 ngày Trên 360 ngày Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND

Cho vay khách hàng 757.732 121.228 139.979 369.358

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính năm tóm tắt kèm theo

41. RỦI RO TÍN DỤNG

Ngân hàng chịu rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay và đầu tư cũng như khi Ngân hàng đóng vai trò trung gian thay mặt khách hàng hay các bên thứ ba khác hay khi Ngân hàng cấp bảo lãnh.

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT74BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 75: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

42. RỦI RO THANH KHOẢN

Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro dẫn đến tổn thất và/hoặc mất khả năng thanh toán cho Ngân hàng khi Ngân hàng không đủ vốn khả dụng với chi phí hợp lý và/hoặc không thể bán tài sản với chi phí hợp lý và/hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao vào đúng thời điểm mà Ngân hàng cần để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán, tài chính mà Ngân hàng phải thực hiện. Rủi ro thanh khoản phát sinh do nhiều nguyên nhân như sự mất cân đối về thời gian đáo hạn của tài sản nợ, tài sản có, sự nhạy cảm của tài sản tài chính với thay đổi lãi suất, rủi ro không đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của Ngân hàng.

Thời gian đáo hạn của các tài sản và công nợ thể hiện thời gian còn lại của tài sản và công nợ tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính đến kỳ thanh toán theo quy định trong hợp đồng hoặc trong điều khoản phát hành.

Các giả định và điều kiện sau được áp dụng trong phân tích thời gian đến hạn của các tài sản và công nợ trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng:

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước được xếp loại là tiền gửi thanh toán, trong đó bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc. Số dư của tiền gửi dự trữ bắt buộc phụ thuộc vào thành phần và kỳ hạn của các khoản tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng.

Thời gian đáo hạn của chứng khoán đầu tư được tính dựa trên ngày đáo hạn trên hợp đồng của từng loại chứng khoán.

Thời gian đến hạn của các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD khác và các khoản cho vay khách hàng được xác định dựa vào ngày đến hạn của hợp đồng quy định. Thời gian đến hạn thực tế có thể thay đổi do các khế ước cho vay được gia hạn. Ngoài ra, các khoản cho vay khách hàng được thể hiện bằng giá trị còn lại sau khi trừ đi dự phòng rủi ro.

Thời gian đến hạn của các khoản đầu tư góp vốn mua cổ phần được coi là hơn 5 năm do các khoản đầu tư này không có thời gian đáo hạn xác định.

Các khoản tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng và các khoản tiền gửi của khách hàng được xác định dựa vào tính chất của các khoản này hoặc thời gian đáo hạn trên hợp đồng. Đối với tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế và nguồn vốn tài trợ ủy thác đầu tư cho vay mà TCTD chịu rủi ro, có giả định một khối lượng nhất định được duy trì trong những kỳ hạn tiếp theo.

Tài khoản Vostro và tiền gửi thanh toán được thực hiện giao dịch theo yêu cầu của khách hàng và do đó được xếp loại là tiền gửi không kỳ hạn. Thời gian đáo hạn đối với các khoản vay và tiền gửi kỳ hạn được xác định dựa trên ngày đến hạn theo hợp đồng. Trong thực tế, các khoản này thường được quay vòng và do đó duy trì trong thời gian dài hơn thời gian đáo hạn ban đầu.

Thời gian đến hạn của tài sản cố định được xác định dựa vào thời gian sử dụng hữu ích còn lại của tài sản.

Bảng dưới đây trình bày phân tích tài sản và công nợ tài chính của Ngân hàng theo các nhóm kỳ đáo hạn tương ứng tính theo thời hạn còn lại từ ngày kết thúc niên độ kế toán đến ngày phải thanh toán. Trong thực tế, kỳ đáo hạn thực tế của tài sản và công nợ tài chính có thể khác thời hạn theo hợp đồng theo các thỏa thuận miệng giữa các bên hoặc phụ lục hợp đồng có thể có.

Số liệu tại Bảng Báo cáo rủi ro thanh khoản tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 cho thấy mức thanh khoản ròng có kỳ hạn 1 năm trở xuống còn khá hạn chế. Đây cũng là tình trạng chung của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay. Thực tế, Ngân hàng vẫn đảm bảo đúng tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD

Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính năm tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT75BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 76: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

Quá hạn Trong hạn

Đến 03 Trên 03 Đến 01 Từ 01 - 03 Từ 03 - 12 Từ 01 - 05 Trên tháng tháng tháng tháng tháng năm 05 năm Tổng

Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND

Tài sản

Tiền mặt tại quỹ - - 206.590 - - - - 206.590

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - - 6.560.356 - - - - 6.560.356

Tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác (*) - - 5.166.583 6.015.224 630.720 - - 11.812.527

Chứng khoán kinh doanh (*) - - 1 - - - - 1

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (*) - - 1.015 - - - - 1.015

Cho vay khách hàng (*) 1.125.050 360.171 3.387.824 3.098.169 5.471.402 11.017.346 5.088.043 29.548.005

Chứng khoán đầu tư  (*) - - 2.051.272 1.195.465 944.398 17.183.054 782.825 22.157.014

Góp vốn, đầu tư dài hạn (*) - - 24.731 - - - - 24.731

Tài sản cố định - - 809.898 - - - - 809.898

Tài sản Có khác (*) - - 9.117.116 - - - - 9.117.116

Tổng tài sản 1.125.050 360.171 27.325.386 10.308.858 7.046.520 28.200.400 5.870.868 80.237.253

Nợ phải trả

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN - - - - - 19,185 - 19.185

Tiền gửi và vay các TCTD khác - - 9.175.277 5.943.145 420.720 - - 15.539.142

Tiền gửi của khách hàng - - 26.226.103 14.172.575 13.860.483 1.293.940 36 55.553.137

Công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác - - - - - - - -

Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro - - 13.289 - - 13.092 1.013 27.394

Phát hành giấy tờ có giá - - - - - - - -

Các khoản nợ khác (*) - - 1.184.108 - - - - 1.184.108

Tổng nợ phải trả - - 36.598.777 20.115.720 14.281.203 1.326.217 1.049 72.322.966

Mức chênh thanh khoản ròng 1.125.050 360.171 (9.273.391) (9.806.862) (7.234.683) 26.874.183 5.869.819 7.914.287

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

42. RỦI RO THANH KHOẢN (Tiếp theo)

(*) Không bao gồm rủi ro dự phòng

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính năm tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT76BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 77: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

32 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, CHXHCN Việt Nam

Báo cáo tài chính tóm tắtCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

43. TỶ GIÁ MỘT SỐ LOẠI NGOẠI TỆ VÀO THỜI ĐIỂM CUỐI NĂM TÀI CHÍNH

31/12/2013 31/12/2012 VND VND

USD 21.036 20.828

EUR 29.143 27.450

GBP 34.812 33.532

CHF 23.796 22.749

JPY 201,02 241,39

SGD 16.660 16.967

CAD 19.814 20.849

AUD 18.960 21.575

HKD 2.725 2.676

44. SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY KHÓA SỔ

Không có bất kỳ sự kiện nào phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính cần phải điều chỉnh hoặc trình bày trong báo cáo tài chính tóm tắt.

45. SỐ LIỆU SO SÁNH

Số liệu so sánh là số liệu báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012 đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập khác, với báo cáo kiểm toán đề ngày 28 tháng 3 năm 2013 đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.

Người lập

Nguyễn Thị GấmKế toán trưởng

Ngày 25 tháng 3 năm 2014

Người phê duyệt

Phạm Doãn Sơn Tổng Giám đốc

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Tiếp theo) MẪU SỐ B 05/TCTD Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính năm tóm tắt kèm theo

NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT77BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Page 78: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

10.000MẠNG LƯỚI

CUNG CẤP DỊCH VỤ HƠN

ĐIỂM GIAO DỊCH

Page 79: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

10.000MẠNG LƯỚI

CUNG CẤP DỊCH VỤ HƠN

ĐIỂM GIAO DỊCH

Page 80: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 · 2014-07-11 · Kỷ cương – Sáng tạo – Nhân bản. Đây là các giá trị văn hóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và con

www.lienvietpostbank.com.vn

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN KHU VỰC PHÍA BẮC

109 Phố Trần Hưng Đạo, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: 04 62 668 668 - Fax: 04 62 669 669Email: [email protected]