cẬp nhẬt ngÀnh cao su tỰ nhiÊn quÝ...

16
Trang 1 6/8/2013 CẬP NHẬT NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN QUÝ 2/2013 1. Tình trạng dư cung cao su tự nhiên do cầu yếu dẫn đến giá cao su liên tục giảm trong ngắn và trung hạn Hình 1: Giá cao su (SVR 3L, Hiệp hội Cao su Việt Nam, USD/tấn) Hình 2: Diện tích trồng cao su trên thế giới Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam Nguồn: IRSG Trong năm 2012, nhu cầu về cao su tự nhiên trên toàn thế giới ước đạt 10.924.000 tấn, duy trì mức tiêu thụ năm 2011 do các nền kinh tế lớn và các nước tiêu thụ cao su hàng đầu như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản tiêu thụ trì trệ (mặc dù tiêu thụ cao su tự nhiên của Trung Quốc tăng 7,55% trong năm 2012, một tỷ lệ khiêm tốn so với mức 13% của năm 2011). Trong năm 2012, sản xuất cao su tự nhiên tăng 3% lên 11.383.000 tấn. Theo thống kê, diện tích trồng mới ở các nước trồng cao su lớn như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Ấn Độ tăng 874.000 ha trong giai đoạn 2005-2008, chiếm khoảng 10-11% tổng diện tích trồng cao su. Diện tích trồng mới này sẽ bắt đầu đi vào khai thác từ năm 2012 trở đi, làm nguồn cung cao su tăng. Chênh lệch cung-cầu trong năm 2012 đã dẫn đến giá cao su tự nhiên giảm ~35% so vớinăm trước. Theo ước tính, nguồn cung sẽ tiếp tục vượt cầu trong năm 2013 179.000 tấn. Tình trạng dư cung nhẹ dự kiến sẽ kéo dài trong vài năm tới do nhu cầu của các nước tiêu thụ cao su lớn vẫn còn yếu trong khi hàng tồn kho vẫn ở mức cao. Trong một báo cáo gần đây tại một hội thảo về cao su tại Thái Lan vào ngày 10-12 tháng 4 năm 2013, nhu cầu cao su dự kiến sẽ tăng 4,4% trong năm 2013, 4,9% trong năm 2014 và 4,1% vào năm 2015 trước khi tăng trưởng ở mức ổn định ~3,5% trong giai đoạn 2016-2020. SAIGON SECURITIES INC.

Upload: others

Post on 06-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CẬP NHẬT NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN QUÝ 2/2013ftp2.ssi.com.vn/Customers/GDDT/Analyst_Report/Nganh cao su_2013.08.06.pdf · Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu

Trang 1

6/8/2013

CẬP NHẬT NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN QUÝ 2/2013

1. Tình trạng dư cung cao su tự nhiên do cầu yếu dẫn đến giá cao su liên

tục giảm trong ngắn và trung hạn

Hình 1: Giá cao su (SVR 3L, Hiệp hội Cao su Việt Nam, USD/tấn)

Hình 2: Diện tích trồng cao su trên thế giới

Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam

Nguồn: IRSG

Trong năm 2012, nhu cầu về cao su tự nhiên trên toàn thế giới ước đạt 10.924.000 tấn,

duy trì mức tiêu thụ năm 2011 do các nền kinh tế lớn và các nước tiêu thụ cao su hàng đầu

như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản tiêu thụ trì trệ (mặc dù tiêu thụ cao su tự nhiên của Trung Quốc

tăng 7,55% trong năm 2012, một tỷ lệ khiêm tốn so với mức 13% của năm 2011).

Trong năm 2012, sản xuất cao su tự nhiên tăng 3% lên 11.383.000 tấn. Theo thống kê,

diện tích trồng mới ở các nước trồng cao su lớn như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Ấn Độ

tăng 874.000 ha trong giai đoạn 2005-2008, chiếm khoảng 10-11% tổng diện tích trồng cao

su. Diện tích trồng mới này sẽ bắt đầu đi vào khai thác từ năm 2012 trở đi, làm nguồn cung

cao su tăng.

Chênh lệch cung-cầu trong năm 2012 đã dẫn đến giá cao su tự nhiên giảm ~35% so vớinăm

trước. Theo ước tính, nguồn cung sẽ tiếp tục vượt cầu trong năm 2013 là 179.000 tấn.

Tình trạng dư cung nhẹ dự kiến sẽ kéo dài trong vài năm tới do nhu cầu của các nước tiêu

thụ cao su lớn vẫn còn yếu trong khi hàng tồn kho vẫn ở mức cao. Trong một báo cáo gần

đây tại một hội thảo về cao su tại Thái Lan vào ngày 10-12 tháng 4 năm 2013, nhu cầu cao

su dự kiến sẽ tăng 4,4% trong năm 2013, 4,9% trong năm 2014 và 4,1% vào năm 2015 trước

khi tăng trưởng ở mức ổn định ~3,5% trong giai đoạn 2016-2020.

SAIGON SECURITIES INC.

Page 2: CẬP NHẬT NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN QUÝ 2/2013ftp2.ssi.com.vn/Customers/GDDT/Analyst_Report/Nganh cao su_2013.08.06.pdf · Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu

SSI RETAIL RESEARCH

Trang 2

Trong năm 2012, Trung Quốc vẫn là quốc gia tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất thế giới,

chiếm ~34,5% tổng mức tiêu thụ của thế giới, tiếp theo là Mỹ (~10,5%), Nhật Bản (6,4%), Ấn

Độ (~5,5%), và Thái Lan (~3,4%).

Vào tháng 9/2012, ba nhà xuất khẩu cao su lớn nhất (Thái Lan, Indonesia và Malaysia, chiếm

~70% nguồn cung cao su toàn thế giới) đã đạt được thỏa thuận giảm khối lượng xuất khẩu

300.000 tấn (Thái Lan: 150.000 tấn) và thanh lý 100.000 ha cây già để hỗ trợ giá cao su, đặc

biệt là khi giá giảm xuống dưới 2.700 USD/tấn. Thái Lan xuất khẩu 3,1 triệu tấn vào năm

2012, cao hơn một chút so với mức 2,89 tấn trong năm 2011 và có kế hoạch xuất khẩu 3,2

triệu tấn trong năm 2013. Sản lượng sản xuất của quốc gia này là 3,6 triệu tấn trong năm

2012 và dự kiến tăng lên 3,8 triệu tấn trong năm nay. Tuy nhiên, tác động từ những động

thái trên dường như còn hạn chế. Từ đầu năm, giá cao su đã giảm 28% xuống chỉ còn

2.218 USD/tấn (đối với SVR 3L) và giảm 23% so với năm ngoái.

Hình 3: Cung so với cầu trong giai đoạn 2010-2020 Hình 4: Chênh lệch cung cầu và giá cao su (2010-2020)

Nguồn: IRSG, SSI Research Nguồn: IRSG, World Bank

2. Ngành sản xuất Cao su Việt Nam: khả năng thương lượng giá thấp trên

thị trường thế giới

Trong số các nước sản xuất cao su tự nhiên, Việt Nam đứng thứ hai về năng suất và

thứ tư về khối lượng xuất khẩu, nhưng chỉ có tác động nhỏ trên thị trường cao su thế

giới.

Theo Tổng cục Thống kê và Bộ Công Thương, trong năm 2012, Việt Nam xuất khẩu 1.023

nghìn tấn với tổng giá trị đạt 2,86 tỷ USD. Trong khi khối lượng tăng mạnh 25,2% so với năm

trước, giá cao su trung bình giảm 30%, khiến tổng kim ngạch giảm 11,6% so với năm trước.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, cả nước xuất khẩu 383.000 tấn (giảm 5% so với cùng kỳ năm

ngoái) thu về 976 triệu USD (giảm ~19,2% so với cùng kỳ năm ngoái). Giá trung bình đạt

2.593 USD/tấn (giảm 14,1% so với năm ngoái). Tính chung cả năm, Việt Nam có kế hoạch

Page 3: CẬP NHẬT NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN QUÝ 2/2013ftp2.ssi.com.vn/Customers/GDDT/Analyst_Report/Nganh cao su_2013.08.06.pdf · Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu

SSI RETAIL RESEARCH

Trang 3

xuất khẩu ~1 triệu tấn với giá trị ~2.7 tỷ USD. Tổng sản lượng ước đạt 950.000 tấn trong năm

2013.

Việt Nam có đất đai và khí hậu thuận lợi cho việc trồng cao su và không bị ảnh hưởng bởi

điều kiện thời tiết bất lợi khiến cho việc khai thác thường xuyên bị gián đoạn như ở các nước

xuất khẩu hàng đầu khác như Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Trong năm 2012, sản lượng

của Việt Nam ước đạt 864.000 tấn (tăng 9,4% so với năm trước). Ngoài ra, theo một sô báo

cáo, sản lượng khai thác trung bình của Việt Nam đạt 1,72 tấn/ha, chỉ đứng thứ hai sau

Ấn Độ (1,84 tấn/ha).

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu số 1 của cao su Việt Nam với thị phần đang

giảm: Trong số 74 thị trường của ngành cao su Việt Nam, Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế

nhất, tuy nhiên, thị phần đã giảm từ 61,4% năm 2011 xuống mức 48,2% trong năm 2012 và

30,7% trong 5 tháng đầu năm 2013, tiếp theo là Malaysia (19,6%) và Ấn Độ (7%), Hàn Quốc

(3,9%), và Đài Loan 3,8% trong năm 2012. Đáng chú ý, trong năm 2012, khối lượng xuất

khẩu sang Malaysia và Ấn Độ tăng lên đáng kể (146% và 66% so với năm trước), cho thấy

xu hướng giảm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vì thị trường này thường được

coi là không ổn định, ngắn hạn và có giá bán thấp hơn. Tuy nhiên, trên thực tế Trung

Quốc vẫn đóng một vai trò chủ đạo trên thị trường cao su, và trong thời gian tới, đây vẫn là

thị trường chính của cao su Việt Nam.

Trong quá khứ, giá cao su xuất khẩu sang Trung Quốc thường thấp hơn các thị trường

khác (Châu Âu, Nhật Bản, Malaysia, Ấn Độ, vv) do (1) xuất khẩu cao su sang Trung Quốc

chủ yếu được thực hiện bởi các thương lái nhỏ với khối lượng nhỏ qua hoạt động thương

mại mậu biên, do đó, ít có khả năng thương lượng giá và (2) Trung Quốc tỏ ra khá thất

thường trong các hoạt động thương mại biên giới với Việt Nam bằng việc thỉnh thoảng đóng

cửa cửa khẩu, gây khó khăn cho việc xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp nói chung và cao su

nói riêng. Tuy nhiên, việc giảm thuế nhập khẩu gần đây cho mặt hàng cao su xuất sang

Trung Quốc có thể kích thích khối lượng cao su nhập khẩu vào nước này.

3. Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam

Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) sản xuất khoảng 30% tổng sản lượng

cao su của Việt Nam (255.600 tấn trong tổng số 864.000 tấn). Trừ các công ty thành viên

của VRG đang tích cực tìm kiếm các thị trường xuất khẩu ổn định hơn, các nhà sản xuất cao

su còn lại chủ yếu là các hộ gia đình và sản phẩm của họ chủ yếu được tiêu thụ bởi tiểu

thương hoặc các công ty thương mại thông qua mậu biên với Trung Quốc, trong đó các nhà

nhập khẩu chỉ bị đánh thuế bằng một nửa so với hình thức nhập khẩu chính thức.

VRG hiện đang quản lý ~350.000 ha, trong đó diện tích khai thác là ~250.000 ha. Trong năm

2012, tổng doanh thu của tập đoàn đạt xấp xỉ 30.250 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ~6.990

tỷ đồng, trong đó doanh thu và lợi nhuận từ cao su chiếm tương ứng 70% và 95%. Tổng sản

Page 4: CẬP NHẬT NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN QUÝ 2/2013ftp2.ssi.com.vn/Customers/GDDT/Analyst_Report/Nganh cao su_2013.08.06.pdf · Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu

SSI RETAIL RESEARCH

Trang 4

lượng tiêu thụ đạt 330 nghìn tấn. Năm 2013, tập đoàn đặt mục tiêu 30.000 tỷ đồng doanh thu

và 6.000 tỷ đồng lợi nhuận.

Trong tổng số ~300.000 ha mở rộng trồng cao su tại Lào và Campuchia, VRG sẽ bắt đầu

khai thác 600 ha đầu tiên vào năm 2013. Đến cuối năm 2012, VRG đã trồng được 63.000 ha

tại Campuchia và có kế hoạch trồng thêm 100.000 ha vào cuối năm 2014.

Liên quan đến lời cáo buộc của Global Witness, VRG khẳng định tuân thủ luật đầu tư của

Lào và Campuchia, và VRG đã phải trải qua một quy trình nghiêm ngặt để có được đất trồng

cao su, và tập đoàn không phá đất rừng và đất nông nghiệp để trồng cao su. Theo hướng

dẫn của VRG, các công ty thành viên, đặc biệt là những công ty niêm yết như PHR, DPR và

TRC đang làm báo cáo theo yêu cầu của Global Witness để chứng minh họ vô tội. Các công

ty cũng đang có kế hoạch mời Global Witness và nhà đầu tư đi thực tế doanh nghiệp để họ

có quan điểm và đánh giá khách quan hơn.

Bảng 1: Các thông tin chính của các thành viên của VRG trong năm 2012

Công ty cao su Diện tích trồng

(ha) Khối lượng thu hoạch

(tấn) Khối lượng bán

(tấn) Doanh thu (tỷ

đồng) Lợi nhuận sau thuế (tỷ

đồng)

Công ty cao su Đông Nai 34.215 30.700 36.844 2.988 780

Công ty cao su Bà Rịa 8.448 4.600 8.500 700 152

Công ty cao su Dầu Tiếng 28.742 33.000 36.000 2.947 814

Công ty cao su Lộc Ninh 9.283 11.700 20.500 1.319 162

Công ty cao su Bình Long 14.081 18.700 25.700 1.670 423

Công ty cao su Phú Riềng 18.189 23.000 19.162 2.098 529

Công ty cao su Tân Biên 6.162 11.600 15.000 925 161

Công ty cao su Kon Tum 10.207 12.000 12.917 748 131

Công ty cao su Chư Sê 8.064 8.100 8.000 598 149

Công ty cao su Chu Pah 9.792 8.700 7.800 902 482

Công ty cao su Mang Yang 7.603 7.000 8.150 505 99

Công ty cao su Chu Prong 8.973 8.000 9.871 689 175

Công ty cao su Eah' Leo 4.894 4.900 5.490 335 52

Công ty cao su Krong Buk 2.124 3.650 4.480 415 69

Công ty cao su Bình Thuận 4.555 6.260 10.060 598 78

Công ty cao su Hà Tĩnh 6.420 2.500 3.200 225 9

Công ty cao su Quảng Trị 3.893 3.500 4.871 295 -

Công ty cao su Quảng Nam 4.631 2.625 2.000 121 25

Công ty cao su Quảng Ngãi 887 70 70 5 -

Viện cao su 270

Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa

16.263 19.954 30.728 2.500 753

Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú

9.767 16.368 19.267 1.489 589

Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh

7.213 11.602 13.879 1.057 390

Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình

5.076 1.958 7.500 590 111

Công ty Cổ phần Cao su Việt Lào

10.017 5.052 5.400 315 11

Tổng 240.269 255.539 315.389 24.034 6.144

Nguồn: VRG

Page 5: CẬP NHẬT NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN QUÝ 2/2013ftp2.ssi.com.vn/Customers/GDDT/Analyst_Report/Nganh cao su_2013.08.06.pdf · Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu

SSI RETAIL RESEARCH

Trang 5

4. Cập nhật kết quả kinh doanh của các công ty cao su nửa đầu năm

2013

Các công ty cao su đều có yếu tố cơ bản vững chắc với tình hình tài chính lành

mạnh, bảng cân đối với lượng tiền mặt lớn và lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, tăng trưởng

doanh thu và lợi nhuận biến động theo sự biến động giá cao su. Tất cả các công ty

cao su sẽ phải chịu tăng trưởng âm lớn trong năm 2013 khi giá cao su tiếp tục giảm

so với năm ngoái.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu và lợi nhuận của tất cả các công ty cao su

đều tăng trưởng âm. Về lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng so với năm trước của PHR là -

50%, của TRC là -19%, của DPR là -8% (nhưng doanh thu cao su giảm 40%)

Các công ty cao su sẽ không đạt được tốc độ tăng trưởng hữu cơ cho đến khi bắt

đầu khai thác diện tích cao su mở rộng (năm 2016 đối với PHR, 2017 đối với DPR,

2018 đối với TRC)

Mặc dù lợi nhuận dự kiến giảm, tất cả các công ty cao su nhiều khả năng sẽ duy trì

cổ tức bằng tiền ít nhất là 30% cho năm 2013 và các năm sau.

Trong số ba công ty, chúng tôi thích PHR vì chính sách cổ tức, tỷ suất cổ tức của

công ty dự kiến đạt khoảng 10% trong năm 2013. Bên cạnh đó, PHR sẽ bắt đầu khai

thác tại Campuchia từ năm 2016, sớm hơn so với DPR: năm 2017, TRC: 2018 với

diện tích lớn hơn so với DPR.

PE thấp nhưng thanh khoản kém: Theo chúng tôi ước tính, PE 2013 của PHR là

6.21x, DPR là 4.50x và TRC là 4.71x, thấp hơn nhiều so với PE của thị trường. Tuy

nhiên, thanh khoản thấp vẫn còn là một vấn đề tồn tại của tất cả các cổ phiếu cao su,

do đó cổ phiếu có mức chiết khấu lớn. Điều này có thể được lí giải một phần là do

VRG đang nắm quyền kiểm soát các công ty này.

Quan điểm của các công ty cao su: chuyến thăm gần đây của chúng tôi đến các công

ty cao su cho thấy họ đều giữ quan điểm thận trọng về thị trường cao su trong thời

gian tới. Tới cuối năm 2013, giá cao su tự nhiên sẽ có khả năng duy trì ở mức

khoảng 2200 – 2500 USD/tấn, và thậm chí một số ý kiến còn cho rằng giá sẽ giảm về

2.000 USD/tấn . Trong trung hạn, giai đoạn 2014-2015, giá cao su có ít khả năng

phục hồi mạnh trừ khi nhu cầu từ các nước tiêu thụ cao su tự nhiên lớn như Trung

Quốc, Mỹ, Euro phục hồi đáng kể. Tuy nhiên, các công ty cao su tin rằng tình trạng

dư cung lớn sẽ không diễn ra nhờ vào nỗ lực của các nước ITRC (Hội đồng cao su

ba bên quốc tế) can thiệp vào thị trường cao su. Ngoài ra, sau khi tính đến cả các

nhà sản xuất cao su tự nhiên và các nhà sản xuất các sản phẩm cao su (chủ yếu là

lốp xe), giá cao su hiện nay là hợp lý đối với cả hai nhóm.

Page 6: CẬP NHẬT NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN QUÝ 2/2013ftp2.ssi.com.vn/Customers/GDDT/Analyst_Report/Nganh cao su_2013.08.06.pdf · Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu

SSI RETAIL RESEARCH

Trang 6

Về các cáo buộc của Global Witness, VRG khẳng định tuân thủ chặt chẽ luật đầu tư

của Lào và Campuchia, và VRG đã phải trải qua một quy trình nghiêm ngặt để có

được đất trồng cao su, và Tập đoàn không phá đất rừng, đất nông nghiệp để trồng

cao su. Theo hướng dẫn của VRG, các thành viên của VRG, đặc biệt là những công

ty niêm yết như PHR, DPR và TRC đang làm báo cáo theo yêu cầu của Global

Witness để chứng minh họ vô tội. Các công ty cũng đang có kế hoạch mời Global

Witness và các nhà đầu tư đi thực tế công ty để họ có sự nhìn nhận và đánh giá

khách quan. Chúng tôi tin rằng VRG không phải là mục tiêu chính của những lời cáo

buộc của Global Witness.

Bảng 2: Kết quả kinh doanh của PHR, DPR, TRC

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 PHR DPR TRC

Doanh thu (tỷ đồng) 641 324 262

Tỷ lệ tăng trưởng -25% -29% -35%

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 170 172 100

Tỷ lệ tăng trưởng -50% 8% (*) -19%

Kế hoạch doanh thu 2013 1857 935 901

Tỷ lệ tăng trưởng -24% -37% 15%

Kế hoạch lợi nhuận 2013 378 515 257

Tỷ lệ tăng trưởng -37% -13% 34%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty

(*) Lợi nhuận từ cao su của DPR giảm 40% so với năm trước

Hình 5: Diện tích đất trồng cao su của PHR, DPR, TRC

Nguồn : Dữ liệu công ty

Page 7: CẬP NHẬT NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN QUÝ 2/2013ftp2.ssi.com.vn/Customers/GDDT/Analyst_Report/Nganh cao su_2013.08.06.pdf · Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu

SSI RETAIL RESEARCH

Trang 7

Bảng 3: Các chỉ tiêu chính của các công ty cao su

Mục PHR DPR TRC

Diện tích trồng (tại Việt Nam) 16.200 9.600 7.300

Diện tích khai thác 10.700 7.400 5.010

Năng suất thu hoạch trung bình (2012) 2,01 2,3 2,15

Diện tích mở rộng (tại Campuchia) 6.700 6.300 (DPR nắm 49%) 6.500

Năm bắt đầu thu hoạch 2016 2017 2018

Tuổi trung bình hiện tại của cây cao su 23,2 19,5 18,7

Sản phẩm chính SVR CV 50.60 SVR 3L. SVR 10.20 Latex (100% cao su)

Sở hữu của VRG 66% 56% 62%

Cổ tức 2012 30% 40% 35%

Tý suất cổ tức 2012 11% 7% 8%

Giá mục tiêu 1 năm 28.400 46.000 42.000

Tăng so với mức giá ngày 05/8/2013 -2% 15% 10%

PE 2013 6,21 4,50 4.71

PB 2013 1,14 0,74 0,76

PE mục tiêu 1 năm 5,5 5,0 5,0

Khuyến nghị Trung lập Tăng từ Giảm tỉ trọng lên Trung lập Trung lập

Lý do khuyến nghị Tỷ suât cổ tức cao Giá thấp Giá hợp lý

Nguồn: Báo cáo thường niên các công ty, Khối PT và TVĐT SSI

Page 8: CẬP NHẬT NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN QUÝ 2/2013ftp2.ssi.com.vn/Customers/GDDT/Analyst_Report/Nganh cao su_2013.08.06.pdf · Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu

SSI RETAIL RESEARCH

Trang 8

PHR: tỷ suất cổ tức 2013 đạt 10%. Khuyến nghị NẮM GIỮ, giá

mục tiêu 1 năm: 28.400 đồng

6 tháng đầu năm 2013 So với năm trước % kế hoạch năm

Khối lượng thu hoạch (tấn) 6.125 -5,8% 31,25%

Khối lượng bán (tấn) 10.511 -9,3% 40,42%

Giá bán (triệu đồng/tấn) 60,5 -17,6% 97,58%

Trong nửa đầu năm 2013, doanh thu chỉ đạt 641 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm

ngoái vì khối lượng bán giảm 9,3% và giá bán giảm 17,6%. Đáng chú ý, chỉ tính riêng trong

tháng sáu, giá bán giảm về 55,96 triệu đồng/ tấn, thấp hơn nhiều so với giá bán trung bình

mục tiêu cả năm 62 triệu đồng/tấn. Chúng tôi cho rằng trong 6 tháng cuối năm 2013, giá bán

sẽ đi ngang hoặc giảm thêm vì mùa khai thác bước vào giai đoạn cao điểm.

Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2013 đạt 170 tỷ đồng, thấp hơn 50,4% so với cùng kỳ

năm ngoái, trong đó lợi nhuận cao su: 96 tỷ đồng, lợi nhuận từ thanh lý vườn cây: 65 tỷ đồng

và lợi nhuận tài chính: 8,7 tỷ đồng. Trong mùa lá rụng trong Qúy 2/2013, PHR đã thanh lý

478 ha cao su (~80% kế hoạch năm), thu về 91 tỷ đồng doanh thu. Giá trung bình cho mỗi

hecta cao su thanh lý là 190 triệu đồng, thấp hơn so với mức 220 triệu đồng năm ngoái. Lợi

nhuận tài chính chủ yếu đến từ thu nhập từ lãi vay và cổ tức, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ

năm ngoái (22 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2012).

Trong nửa đầu năm 2013, PHR đã trồng lại 208 ha trong kế hoạch 612 ha trong năm nay.

Diện tích khai thác hiện tại của công ty là khoảng 10.700 ha. Sản lượng khai thác trung bình

dự kiến sẽ đạt 1,84 tấn/ha trong năm nay (theo kế hoạch của công ty)

Liên quan đến đồn điền cao su ở KamphongThom, Campuchia, tổng diện tích đất trồng

là 7.557 ha, gần đạt kế hoạch 7.600 ha vào cuối năm nay. Tổng chi phí đầu tư của dự án đạt

660 tỷ đồng vào cuối Qúy 1/2013 (tổng chi phí đầu tư cho toàn bộ dự án được dự tính ở mức

1130 tỷ đồng). Khoảng 500ha được trồng trong năm 2009 sẽ bắt đầu cho sản phẩm trong

năm 2016. Diện tích khai thác của PHR ước đạt 14.500 ha vào năm 2018 và 18.400 ha vào

năm 2020, cho thấy triển vọng tăng trưởng dài hạn của PHR.

Dự án trồng mới 8.000 ha tại Đắk Lắk bắt đầu vào năm 2012. Đến nay, PHR đã trồng được ~

140 ha.

Thoái vốn trong các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành: PHR sẽ thoái vốn toàn bộ khỏi lĩnh

vực kinh doanh thủy điện theo kế hoạch tái cơ cấu của VRG cho giai đoạn 2011-2015. Cuối

Qúy 1/2013, giá trị sổ sách của đầu tư thủy điện đạt 85 tỷ đồng và Công ty Cổ phần đầu tư

Sài Gòn VRG đạt 129 tỷ đồng. Đầu tư chứng khoán chỉ đạt 7 tỷ đồng so với 27 tỷ đồng vào

cuối năm 2012. Tổng cộng, lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành chiếm ~ 9% tổng tài sản.

Quan điểm đầu tư:

Trong năm 2013, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng sẽ đạt 1.721 tỷ đồng

(-22,3% so với năm ngoái) và 385 tỷ đồng (-36,4% so với năm ngoái, cao hơn 2% so với kế

Page 9: CẬP NHẬT NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN QUÝ 2/2013ftp2.ssi.com.vn/Customers/GDDT/Analyst_Report/Nganh cao su_2013.08.06.pdf · Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu

SSI RETAIL RESEARCH

Trang 9

hoạch năm). EPS và giá trị sổ sách 2013 sẽ đạt tương ứng 4.733 đồng và 25.573 đồng. Giá

mục tiêu 1 năm đạt 28.400 đồng, giảm ~4% so với giá thị trường hiện tại. Đối với nhà đầu tư

ngắn hạn, chúng tôi không khuyên nghị mua cổ phiếu. Đối với nhà đầu tư dài hạn, mặc dù

PHR sẽ không đạt được mức tăng trưởng hữu cơ cho đến năm 2017 (tức là tốc độ tăng

trưởng chỉ phụ thuộc vào giá cao su), chúng tôi đề nghị NẮM GIỮ PHR, vì tỷ suất cổ tức năm

2013 đạt ~10% là mức khá hấp dẫn. Hơn nữa, chính sách cổ tức của PHR dự kiến sẽ được

duy trì trong dài hạn.

Page 10: CẬP NHẬT NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN QUÝ 2/2013ftp2.ssi.com.vn/Customers/GDDT/Analyst_Report/Nganh cao su_2013.08.06.pdf · Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu

SSI RETAIL RESEARCH

Trang 10

DPR: giá cổ phiếu đã giảm 37% kể từ mức đỉnh vào tháng 3,

đạt mức thấp nhất 52 tuần. Giá mục tiêu 1 năm là 46.000

đồng, tăng 15% so với giá thị trường hiện tại.

Mục 6 tháng đầu

năm 2013 So với năm

trước % kế hoạch năm

Khối lượng thu hoạch (tấn) 5.007 -8,51% 33,20%

Khối lượng bán (tấn) 5.393 -15,98% 26,97%

Giá bán (triệu đồng/tấn) 59,7 -15,56% 96,29%

Trong nửa đầu năm 2013, doanh thu đạt ~324 tỷ đồng (giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái)

trong khi lợi nhuận trước thuế tăng 8% so với cùng kỳ đạt 172 tỷ đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý

rằng lợi nhuận từ cao su chỉ đạt 96 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2013, giảm 40% so với năm

ngoái. Điều này là do trong nửa đầu năm 2012, DPR đã không thanh lý cao su, do đó, không

có lợi nhuận từ thanh lý vườn cây. Trong khi đó, trong nửa đầu năm 2013, DPR đã thanh lý ~

360 ha cây già, thu về 76 tỷ đồng lợi nhuận. Giá trung bình của mỗi hecta thanh lý là trên 200

triệu đồng, cao hơn so với PHR. DPR sẽ xem xét thanh lý thêm 100 ha vào cuối năm 2013.

Diện tích tái canh năm 2013 là 360 ha. Giá bán bình quân trong nửa đầu năm 2013 là 59,7

triệu đồng/tấn, giảm 16% so với năm ngoái. Tuy nhiên, trong tháng Sáu, giá bán giảm xuống

chỉ còn 56 triệu đồng/tấn.

Kế hoạch năm có thể điều chỉnh giảm: Theo một cuộc gặp gần đây với DPR, công ty cho

rằng nếu giá cao su tiếp tục giảm trong nửa cuối năm 2013, mục tiêu 515 tỷ đồng lợi nhuận

trước thuế trong năm 2013 sẽ khó đạt được. DPR sẽ chờ đến cuối Qúy 3/2013 để quyết định

xem có cần phải điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận.

Liên quan đến vườn cao su tại tỉnh Kratie, Campuchia, tổng diên tích trồng cao su đạt

6.103 ha vào cuối năm 2012, gần đạt mục tiêu 6.330 ha vào cuối năm nay. Cần lưu ý rằng

DPR chỉ nắm giữ 49% cổ phần trong liên doanh Đồng Phú-Snoul (cùng với VRG và Tập đoàn

Xi măng Việt Nam).

Khoảng 1.000 ha cây trồng trong năm 2009 sẽ bắt đầu cho sản phẩm trong năm 2017. Đến

năm 2018, diện tích khai thác của DPR ước đạt 10.000 ha (tăng 35% so với diện tích khai

thác hiện nay) cho thấy triển vọng tăng trưởng dài hạn của DPR. Kế hoạch mở rộng thêm

10.000 ha nữa (DPR nắm giữ 100% cổ phần) tại Campuchia bị dừng lại vì chính phủ

Campuchia ngừng bàn giao đất cho các nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm ngoái.

Dự án Đồng Phú-Daknong: DPR (nắm giữ 92% cổ phần) đã hoàn tất việc trồng ~1.000 ha

trong tổng số 4.000 ha.

Dorufoam (công ty con sở hữu 100%) sản xuất mút, gối và nệm dùng nguyên liệu đầu vào

là cao su tự nhiên của DPR. Thương hiệu gối và nệm Đồng Phú sẽ cần thời gian để thâm

nhập thị trường và DPR không kì vọng kinh doanh có lợi nhuận trong 1-2 năm tới. Theo ý

kiến của chúng tôi, mặc đây không thuộc lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của DPR và vì DPR

Page 11: CẬP NHẬT NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN QUÝ 2/2013ftp2.ssi.com.vn/Customers/GDDT/Analyst_Report/Nganh cao su_2013.08.06.pdf · Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu

SSI RETAIL RESEARCH

Trang 11

dường như không có nhiều kinh nghiệm về hoạt động và thị trường trong lĩnh vực này, chúng

tôi nghĩ rằng đây là một khoản đầu tư tốt trong dài hạn của DPR.

Liên quan đến các cáo buộc của Global Witness, trong số các thành viên của VRG đã mở

rộng diện tích đất trồng cao su sang Campuchia, DPR đã được nhắc tới trong báo cáo.

Chúng tôi cho rằng, điều này là do các thông tin cũ cho rằng Deutsch Bank nắm giữ lượng cổ

phần nhất định của DPR. Trên thực tế, DB không còn nắm giữ bất kỳ cổ phần nào của DPR.

Công ty cũng làm theo hướng dẫn của VRG để đối phó với Global Witness, và một trong các

bước đang được thực hiện là công ty có thể sẽ tổ chức một chuyến đi thực tế doanh nghiệp

ở Campuchia cho các nhà đầu tư vào cuối tháng Tám năm nay (sau khi cuộc bầu cử ở

Campuchia kết thúc).

Quan điểm đầu tư:

Dựa trên dự báo rằng giá cao su có thể tiếp tục giảm vào mùa cao điểm trong nửa cuối năm,

và hỗn hợp sản phẩm của DPR chủ yếu là: DRC, SVR 3L, SVR 10,30 thường có giá thấp

hơn SVR CV 50, 60 (sản phẩm chính của PHR), chúng tôi điều chỉnh giảm ước tính cho DPR

trong năm 2013. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2013 sẽ là 1.107 tỷ đồng

(giảm 20% so với năm ngoái) và 418 tỷ đồng (giảm 37% so với năm ngoái và thấp hơn 19%

so với kế hoạch của công ty). EPS năm 2013 sẽ đạt 8,886 đồng, tương ứng PE 2013 đạt

4.5x hiện tại.

Giá cổ phiếu đã giảm 37% kể từ đỉnh hồi tháng ba và đạt mức thấp nhất 52 tuần, mức giảm

mạnh so với toàn thị trường và các công ty cùng ngành. Chúng tôi cho rằng sự sụt giảm này

do (1) lợi nhuận dự kiến năm 2013 thấp, khả năng kế hoạch năm phải điều chỉnh giảm, (2)

Tâm lý lo ngại của nhà đầu tư về những lời cáo buộc của Global Witness, trong đó DPR bị

nhắc đến và (3) tiềm năng tăng trưởng của DPR bằng việc mở rộng diện tích đất trồng thấp

hơn PHR và TRC (PHR: 6.700 ha, TRC: 6.500 ha, DPR: 6.300 ha nhưng chỉ nắm giữ 49%),

trong khi kế hoạch trồng 10.000 ha tại Campuchia đã bị đình chỉ).

Về định giá PE, DPR hiện đang có PE thấp nhất so với PHR, TRC (PE 2013: DPR: 4.5x,

PHR:. 6 42x, TRC: 4.7x). Do đó chúng tôi đề nghị nhà đầu tư xem xét cổ phiếu này vì cổ

phiếu hiện tại đang bị định giá thấp, nhưng cũng cần chú ý đến tính thanh khoản thấp của cổ

phiếu. Thanh khoản thấp có thể khiến giá tăng ngay lập tức khi có lực mua vào, hoặc giảm

mạnh khi có lực bán ra.

Page 12: CẬP NHẬT NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN QUÝ 2/2013ftp2.ssi.com.vn/Customers/GDDT/Analyst_Report/Nganh cao su_2013.08.06.pdf · Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu

SSI RETAIL RESEARCH

Trang 12

TRC: giá mục tiêu 1 năm là 42.000 đồng

Mục 6 tháng đầu năm 2013 So với năm trước % kế hoạch năm

Khối lượng thu hoạch (tấn) 3,485 -2.74% 33.83%

Khối lượng bán (tấn) 4,262 -26.05% 33.83%

Giá bán (triệu đồng/tấn) 61.4 -13.15% 99.03%

Trong nửa đầu năm 2013, doanh thu đạt ~262 tỷ đồng (giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái)

trong khi lợi nhuận trước thuế là 100 tỷ đồng (giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái). Khối

lượng bán ra đạt 4.262 tấn, giảm 26% so với năm trước và công ty hoàn thành 34% kế

hoạch năm trong khi giá bán ở mức 61,4 triệu đồng/tấn (giảm 13% so với năm ngoái), cao

nhất trong số các công ty cùng ngành (PHR: 60,5 triệu đồng/tấn; DPR: 59,7 triệu đồng/tấn),

điều này được cho là nhờ tỷ lệ hợp đồng xuất khẩu cao hơn và sản phẩm chính của TRC là

cao su tự nhiên với hàm lượng cao su 100%, có giá thậm chí còn cao hơn so với cao su SVR

50, 60 và 3L.

Đáng chú ý, trong nửa đầu năm 2013, lợi nhuận từ cao su là 45 tỷ đồng (bằng mức năm

trước) trong khi doanh thu tài chính giảm từ 32 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2012 xuống 13 tỷ

đồng trong năm 2013 và lợi nhuận từ thanh lý vườn cây giảm từ 46 tỷ đồng (nửa đầu năm

2012) xuống 41 tỷ đồng (nửa đầu năm 2013). Hầu hết lợi nhuận tài chính đến từ thu nhập từ

thu nhập từ lãi tiền gửi, thấp hơn so với năm ngoái do lãi suất huy động giảm.

Mở rộng diện tích đất trồng cao su tại Campuchia (TRC nắm giữ 100% cổ phần của Công

ty TNHH Cao su Tây Ninh-Siêm Riệp): Tin tốt cho TRC là công ty cuối cùng đã được cấp

phép đầu tư tại Campuchia cho dự án trồng 6.500 ha (trong tổng số 7.600 ha). Trong năm

2012, công ty đã thu hoạch xong 500 ha. Giai đoạn từ 2013-2015, TRC sẽ trồng mới 2.000

ha mỗi năm. Đợt đầu tiên sẽ được khai thác trong năm 2018. Diện tích khai thác của TRC

ước đạt 6.400 ha vào năm 2018 (tăng 28% so với hiện nay) và 12.150 ha vào năm 2021

(tăng 142% so với hiện nay).

Quan điểm đầu tư:

So với PHR và DPR, TRC có tuổi đời cây cao su nhỏ nhất, với độ tuổi trung bình của cây

khai thác là 18 năm (PHR: 23,18 năm, DPR: 19,5 năm). Tuy nhiên, diện tích khai thác nhỏ

hơn so với PHR và DPR. Công ty sẽ không đạt được tốc độ tăng trưởng hữu cơ trước năm

2018.

Trong năm 2013, chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận trước thuế của TRC sẽ đạt 733

tỷ đồng và 281 tỷ đồng (giảm 27,6% so với năm trước và cao hơn một chút so với kế hoạch

năm 257 tỷ đồng). EPS và giá trị sổ sách 2013đạt 8.247 đồng và 50.150 đồng. PE và PB

2013 hiện đang ở mức tương ứng 4.7x và 0.76x, là mức hợp lí theo quan điểm của chúng tôi.

Giá 1 mục tiêu 1 năm là 42.000 tỷ đồng, dựa trên mức PE mục tiêu 5.0x.

Page 13: CẬP NHẬT NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN QUÝ 2/2013ftp2.ssi.com.vn/Customers/GDDT/Analyst_Report/Nganh cao su_2013.08.06.pdf · Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu

SSI RETAIL RESEARCH

Trang 13

PHỤ LỤC 1: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH PHR

Tỷ VND 2011 2012 2013F 2014F

Tỷ VND 2011 2012 2013F 2014F

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Tiền và các khoản tương đưong tiền 637 446 488 557

Doanh thu thuần 2,583 2,214 1,692 1,803

+ Đầu tư ngắn hạn 147 119 135 135

Giá vốn hàng bán -1,561 -1,560 -1,232 -1,321

+ Các khoản phải thu ngắn hạn 297 330 244 260

Lợi nhuận gộp 1,022 654 459 482

+ Hàng tồn kho 346 317 246 264

Doanh thu hoạt động tài chính 70 46 28 21

+ Các tài sản ngắn hạn khác 16 22 16 17

Chi phí tài chính -41 -11 -12 -12

Tổng tài sản ngắn hạn 1,444 1,234 1,129 1,232

Chi phí bán hàng -23 -24 -17 -17

+ Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0

Chi phí quản lý doanh nghiệp -77 -72 -68 -68

+ GTCL Tài sản cố định 1,147 1,400 1,693 1,851

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 951 593 392 406

+ Bất động sản đầu tư 0 0 0 0

Thu nhập khác 43 153 107 162

+ Đầu tư dài hạn 442 451 183 183

Thu nhập từ các công ty liên kết 9 8 8 8

+ Đầu tư dài hạn 0 0 0 0

Lợi nhuận trước thuế 1,003 753 506 576

+ Tài sản dài hạn khác 55 16 14 15

Lợi nhuận ròng 827 605 380 449

Tổng tài sản dài hạn 1,644 1,867 1,890 2,049

Lợi ích của cổ đông thiểu số 4 4 0 0

Tổng tài sản 3,088 3,101 3,018 3,281

Lợi nhuận chia cho cổ đông 823 602 380 449

+ Nợ ngắn hạn 1,256 971 748 802

Trong đó: vay ngắn hạn 272 204 173 185

EPS cơ bản (VND) 10,347 7,636 4,671 5,526

+ Nợ dài hạn 4 41 46 49

Giá trị sổ sách (VND) 21,667 24,897 25,511 28,037

Trong đó: vay dài hạn 3 40 37 40

Cổ tức (VND/cổ phiếu) 3,000 3,000 3,000 3,000

Tổng nợ phải trả 1,260 1,012 794 851

EBIT 1,027 764 517 587

+ Vốn góp 813 813 813 813

EBITDA 1,061 777 559 629

+ Thặng dư vốn cổ phần 0 0 0 0

+ Lợi nhuận chưa phân phối 669 800 936 1,141

Tăng trưởng

+ Quỹ khác 189 325 325 325

Doanh thu 27.2% -14.3% -23.6% 6.5%

Vốn chủ sở hữu 1,671 1,938 2,074 2,279

EBITDA 52.2% -26.8% -28.0% 12.6%

Lợi ích thuộc cổ đông thiểu số 0 0 0 0

EBIT 49.3% -25.6% -32.4% 13.6%

Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 2,932 2,951 2,868 3,130

Lợi nhuận ròng 64.3% -26.8% -37.3% 18.3%

Vốn chủ sở hữu 37.1% 14.9% 2.5% 9.9%

Lưu chuyển tiền tệ

Vốn điều lệ 0.0% 0.0% 0.0% 0.0%

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 369 106 403 498

Tổng tài sản 34.0% 0.4% -2.7% 8.7%

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư 105 -95 -83 -200

Dòng tiền từ hoạt động tài chính -263 -202 -278 -229

Định giá

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 210 -190 42 69

PE 2.5 3.7 6.2 5.2

Tiền đầu kỳ 0 0 446 488

PB 1.2 1.1 1.1 1.0

Tiền cuối kỳ 637 446 488 557

Tỷ suất cổ tức 11.5% 10.7% 10.7% 9.9%

Các hệ số khả năng thanh toán

EV/EBITDA 1.5 2.5 4.2 3.7

Hệ số thanh toán hiện hành 1.15 1.27 1.51 1.54

EV/Doanh thu 0.6 0.9 1.4 1.3

Hệ số thanh toán nhanh 0.86 0.92 1.16 1.19

Hệ số thanh toán tiền mặt 0.62 0.58 0.83 0.86

Các hệ số khả năng sinh lời

Nợ ròng / EBITDA -0.29 -0.36 -0.43 -0.48

Tỷ suất lợi nhuận gộp 39.6% 29.5% 27.1% 26.7%

Khả năng thanh toán lãi vay 44.22 71.23 49.33 52.30

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động 37.7% 27.2% 22.2% 22.1%

Ngày phải thu 8.58 12.44 13.63 10.61

Tỷ suất lợi nhuận ròng 32.0% 27.3% 22.4% 24.9%

Ngày phải trả 2.28 2.75 3.09 2.82

Chi phí bán hàng/Doanh thu thuần 0.9% 1.1% 1.0% 0.9%

Ngày tồn kho 62.54 77.60 83.40 70.56

Chi phí quản lý/Doanh thu thuần 3.0% 3.3% 4.0% 3.8%

ROE 54.3% 32.0% 18.5% 20.6%

Cơ cấu vốn

ROA 30.6% 19.6% 12.4% 14.3%

Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 0.57 0.65 0.72 0.73

ROIC -89.2% -65.1% 17.4% 19.1%

Nợ phải trả/Tổng tài sản 0.43 0.35 0.28 0.27

Nợ phải trả/Vốn chủ sở huữ 0.74 0.52 0.38 0.37

Nợ/Vốn chủ sở hữu 0.16 0.12 0.10 0.10

Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu 0.15 0.10 0.08 0.08

Page 14: CẬP NHẬT NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN QUÝ 2/2013ftp2.ssi.com.vn/Customers/GDDT/Analyst_Report/Nganh cao su_2013.08.06.pdf · Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu

SSI RETAIL RESEARCH

Trang 14

PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DPR

Tỷ VND 2011 2012 2013F 2014F

Tỷ VND 2011 2012 2013F 2014F

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Tiền và các khoản tương đưong tiền 822 646 799 798

Doanh thu thuần 1,837 1,377 1,108 1,200

+ Đầu tư ngắn hạn 170 394 394 394

Giá vốn hàng bán -971 -824 -667 -724

+ Các khoản phải thu ngắn hạn 131 177 24 23

Lợi nhuận gộp 866 553 441 476

+ Hàng tồn kho 192 226 185 182

Doanh thu hoạt động tài chính 107 98 46 57

+ Các tài sản ngắn hạn khác 26 74 47 45

Chi phí tài chính -8 -5 -3 -3

Tổng tài sản ngắn hạn 1,343 1,518 1,449 1,443

Chi phí bán hàng -14 -14 -13 -12

+ Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0

Chi phí quản lý doanh nghiệp -85 -54 -60 -58

+ GTCL Tài sản cố định 637 803 1,112 1,271

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 865 577 418 455

+ Bất động sản đầu tư 20 48 43 38

Thu nhập khác 9 12 2 2

+ Đầu tư dài hạn 430 448 296 296

Thu nhập từ các công ty liên kết -3 0 0 0

+ Đầu tư dài hạn 0 0 0 0

Lợi nhuận trước thuế 871 589 458 446

+ Tài sản dài hạn khác 1 4 3 3

Lợi nhuận ròng 803 538 382 418

Tổng tài sản dài hạn 1,087 1,303 1,454 1,607

Lợi ích của cổ đông thiểu số 0 -1 0 0

Tổng tài sản 2,430 2,821 2,903 3,050

Lợi nhuận chia cho cổ đông 802 540 4382 418

+ Nợ ngắn hạn 333 377 324 319

Trong đó: vay ngắn hạn 0 85 71 70

EPS cơ bản (VND) 18,674 12,516 8,886 9,722

+ Nợ dài hạn 158 180 151 149

Giá trị sổ sách (VND) 44,421 50,697 53,917 58,288

Trong đó: vay dài hạn 35 42 36 35

Cổ tức (VND/cổ phiếu) 5,500 4,000 3,000 3,000

Tổng nợ phải trả 491 557 476 468

EBIT 874 592 422 462

+ Vốn góp 430 430 430 430

EBITDA 902 636 469 508

+ Thặng dư vốn cổ phần 147 147 147 147

+ Lợi nhuận chưa phân phối 743 784 947 1,102

Tăng trưởng

+ Quỹ khác 590 819 819 819

Doanh thu 78.6% -25.1% -19.5% 8.3%

Vốn chủ sở hữu 1,910 2,180 2,343 2,498

EBITDA 93.9% -29.5% -26.3% 7.9%

Lợi ích thuộc cổ đông thiểu số 29 84 84 84

EBIT 97.5% -32.3% -28.6% 8.8%

Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 2,430 2,821 2,903 3,050

Lợi nhuận ròng 103.5% -33.0% -29% 7.0%

Vốn chủ sở hữu 55.6% 14.1% 7.5% 7.0%

Lưu chuyển tiền tệ

Vốn điều lệ 0.0% 0.0% 0.0% 0.0%

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 825 383 501 329

Tổng tài sản 45.0% 16.1% 2.9% 5.1%

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư -339 -366 -198 -200

Dòng tiền từ hoạt động tài chính -168 -193 -150 -131

Định giá

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 318 -176 153 -1

PE 2.5 4.3 4.5 4.1

Tiền đầu kỳ 0 0 646 799

PB 1.0 1.1 0.8 0.8

Tiền cuối kỳ 822 646 799 798

Tỷ suất cổ tức 11.9% 7.4% 6.8% 6.8%

Các hệ số khả năng thanh toán

EV/EBITDA 1.1 2.2 3.8 3.8

Hệ số thanh toán hiện hành 4.03 4.02 4.47 4.52

EV/Doanh thu 0.6 1.0 1.6 1.6

Hệ số thanh toán nhanh 3.38 3.23 3.76 3.81

Hệ số thanh toán tiền mặt 2.98 2.76 3.68 3.73

Các hệ số khả năng sinh lời

Nợ ròng / EBITDA -0.70 -1.03 -1.20 -1.40

Tỷ suất lợi nhuận gộp 47.1% 40.2% 40.6% 39.7%

Khả năng thanh toán lãi vay 343.19 193.38 173.00 171.21

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động 47.2% 42.1% 34.6% 33.7%

Ngày phải thu 6.65 15.39 2.39 -18.53

Tỷ suất lợi nhuận ròng 43.7% 39.1% 34.9% 35.0%

Ngày phải trả 1.25 1.18 1.03 1.10

Chi phí bán hàng/Doanh thu thuần 0.8% 1.0% 1.1% 1.1%

Ngày tồn kho 54.76 92.64 105.49 95.63

Chi phí quản lý/Doanh thu thuần 4.6% 3.9% 5.0% 5.0%

ROE 51.2% 26.3% 18.4% 16.8%

Cơ cấu vốn

ROA 39.1% 20.5% 14.6% 13.6%

Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 0.79 0.77 0.81 0.82

ROIC 50.2% 25.4% 17.6% 16.2%

Nợ phải trả/Tổng tài sản 0.20 0.20 0.16 0.15

Nợ phải trả/Vốn chủ sở huữ 0.26 0.26 0.20 0.19

Nợ/Vốn chủ sở hữu 0.02 0.06 0.05 0.04

Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu 0.00 0.04 0.03 0.03

Page 15: CẬP NHẬT NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN QUÝ 2/2013ftp2.ssi.com.vn/Customers/GDDT/Analyst_Report/Nganh cao su_2013.08.06.pdf · Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu

SSI RETAIL RESEARCH

Trang 15

PHỤ LỤC 3: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRC

Tỷ VND 2011 2012 2013F 2014F

Tỷ VND 2011 2012 2013F 2014F

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Tiền và các khoản tương đưong tiền 675 559 481 386

Doanh thu thuần 1,195 908 733 896

+ Đầu tư ngắn hạn 33 210 210 210

Giá vốn hàng bán -701 -608 -523 -610

+ Các khoản phải thu ngắn hạn 67 104 76 93

Lợi nhuận gộp 495 300 210 286

+ Hàng tồn kho 125 76 68 79

Doanh thu hoạt động tài chính 77 59 37 33

+ Các tài sản ngắn hạn khác 3 6 4 5

Chi phí tài chính -2 -3 -2 -2

Tổng tài sản ngắn hạn 902 955 840 774

Chi phí bán hàng -9 -8 -6 -7

+ Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0

Chi phí quản lý doanh nghiệp -47 -33 -29 -36

+ GTCL Tài sản cố định 351 352 798 1,083

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 513 314 210 274

+ Bất động sản đầu tư 0 0 0 0

Thu nhập khác 55 74 71 48

+ Đầu tư dài hạn 147 184 26 26

Thu nhập từ các công ty liên kết 0 0 0 0

+ Đầu tư dài hạn 0 0 0 0

Lợi nhuận trước thuế 568 388 281 322

+ Tài sản dài hạn khác 71 0 15 18

Lợi nhuận ròng 515 343 247 284

Tổng tài sản dài hạn 569 537 838 1,126

Lợi ích của cổ đông thiểu số 0 0 0 0

Tổng tài sản 1,471 1,492 1,678 1,900

Lợi nhuận chia cho cổ đông 515 343 247 284

+ Nợ ngắn hạn 330 184 163 190

Trong đó: vay ngắn hạn 4 4 4 4

EPS cơ bản (VND) 17,169 11,422 8,247 9,452

+ Nợ dài hạn 14 5 10 12

Giá trị sổ sách (VND) 37,569 43,444 50,150 56,603

Trong đó: vay dài hạn 9 5 10 12

Cổ tức (VND/cổ phiếu) 3,000 3,000 3,000 3,000

Tổng nợ phải trả 344 189 173 202

EBIT 570 390 283 325

+ Vốn góp 300 300 300 300

EBITDA 583 398 298 339

+ Thặng dư vốn cổ phần 0 0 0 0

+ Lợi nhuận chưa phân phối 384 299 456 650

Tăng trưởng

+ Quỹ khác 443 704 748 748

Doanh thu 57.7% -24.1% -19.2% 22.3%

Vốn chủ sở hữu 1,127 1,303 1,505 1,698

EBITDA 82.7% -31.8% -25.1% 13.9%

Lợi ích thuộc cổ đông thiểu số 0 0 0 0

EBIT 85.3% -31.6% -27.3% 14.6%

Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 1,471 1,492 1,678 1,900

Lợi nhuận ròng 87.6% -33.5% -27.8% 14.6%

Vốn chủ sở hữu 46.9% 15.6% 15.4% 12.9%

Lưu chuyển tiền tệ

Vốn điều lệ 0.0% 0.0% 0.0% 0.0%

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 265 -102 265 292

Tổng tài sản 39.5% 1.4% 12.4% 13.3%

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư 74 141 -301 -300

Dòng tiền từ hoạt động tài chính -110 -156 -41 -88

Định giá

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 229 -117 -77 -95

PE 2.0 3.7 5.3 4.7

Tiền đầu kỳ 0 0 559 481

PB 0.9 1.0 0.9 0.8

Tiền cuối kỳ 675 559 481 386

Tỷ suất cổ tức 8.8% 7.1% 6.8% 6.8%

Các hệ số khả năng thanh toán

EV/EBITDA 0.6 1.3 4.4 3.9

Hệ số thanh toán hiện hành 2.74 5.20 5.16 4.08

EV/Doanh thu 0.3 0.6 1.8 1.5

Hệ số thanh toán nhanh 2.35 4.75 4.72 3.63

Hệ số thanh toán tiền mặt 2.15 4.19 4.25 3.14

Các hệ số khả năng sinh lời

Nợ ròng / EBITDA -0.92 -1.52 -1.71 -1.23

Tỷ suất lợi nhuận gộp 41.4% 33.0% 28.7% 31.9%

Khả năng thanh toán lãi vay 268.07 263.01 133.76 131.42

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động 43.1% 34.8% 24.4% 27.6%

Ngày phải thu 7.27 19.61 30.76 23.22

Tỷ suất lợi nhuận ròng 43.1% 37.7% 33.7% 31.6%

Ngày phải trả 1.60 1.09 0.73 0.68

Chi phí bán hàng/Doanh thu thuần 0.7% 0.9% 0.8% 0.8%

Ngày tồn kho 54.92 60.45 50.29 44.06

Chi phí quản lý/Doanh thu thuần 3.9% 3.7% 4.0% 4.0%

ROE 54.4% 28.2% 17.6% 17.7%

Cơ cấu vốn

ROA 40.8% 23.1% 15.6% 15.9%

Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 0.77 0.87 0.90 0.89

ROIC 53.2% 28.1% 17.6% 17.7%

Nợ phải trả/Tổng tài sản 0.23 0.13 0.10 0.11

Nợ phải trả/Vốn chủ sở huữ 0.31 0.14 0.12 0.12

Nợ/Vốn chủ sở hữu 0.01 0.01 0.01 0.01

Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu 0.00 0.00 0.00 0.00

Page 16: CẬP NHẬT NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN QUÝ 2/2013ftp2.ssi.com.vn/Customers/GDDT/Analyst_Report/Nganh cao su_2013.08.06.pdf · Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu

SSI RETAIL RESEARCH

Trang 16

CƠ SỞ KHUYẾN NGHỊ

Với thời hạn đầu tư 12 tháng, SSIResearch đưa ra khuyến nghị MUA, NẮM GIỮ hoặc BÁN dựa trên khả năng sinh

lời dự kiến của các cổ phiếu so sánh với tỷ lệ sinh lời yêu cầu của thị trường là 16% (*). Khuyến nghị MUA khi cổ

phiếu dự kiến sẽ tăng tuyệt đối từ 16% trở lên. Khuyến nghị BÁN khi cổ phiếu dự kiến giảm từ 8% trở lên, và khuyến

nghị NẮM GIỮ khi tỷ lệ sinh lợi dự kiến trong khoảng -8% đến 16%.

Bên cạnh đó, SSIResearch cũng cung cấp khuyến nghị ngắn hạn khi giá cổ phiếu dự kiến tăng/giảm trong vòng 3

tháng do có sự kiện hoặc yếu tố thúc đẩy tác động tới cổ phiếu. Khuyến nghị ngắn hạn có thể khác khuyến nghị 12

tháng.

Đánh giá ngành: Chúng tôi cung cấp khuyến nghị chung cho ngành như sau:

Tăng tỷ trọng: Chuyên viên phân tích dự kiến trong 6-12 tháng sau ngành sẽ có diễn biến tích cực so với thị

trường.

Trung lâp: Chuyên viên phân tích dự kiến trong 6-12 tháng sau ngành sẽ có diễn biến tương tự với thị trường.

Giảm tỷ trọng: Chuyên viên phân tích dự kiến trong 6-12 tháng sau ngành sẽ có diễn biến kém tích cực so với thị

trường.

*Tỷ lệ sinh lời yêu cầu của thị trường được tính toán dựa trên lợi tức trái phiếu Chính phủ 1 năm và phần bù rủi ro thị trường sử dụng

phương pháp độ lệch chuẩn của thị trường cổ phiếu. Khuyến nghị của chúng tôi có thể thay đổi khi hai thành phần trên có thay đổi đáng

kể.

KHUYẾN CÁO

Các thông tin, tuyên bố, dự đoán trong bản báo cáo này, bao gồm cả các nhận định cá nhân, là dựa trên các nguồn

thông tin tin cậy, tuy nhiên SSI không đảm bảo sự chính xác và đầy đủ của các nguồn thông tin này. Các nhận định

trong bản báo cáo này được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích chi tiết và cẩn thận, theo đánh giá chủ quan của chúng

tôi, là hợp lý trong thời điểm đưa ra báo cáo. Các nhận định trong báo cáo này có thể thay đổi bất kì lúc nào mà

không báo trước. Báo cáo này không nên được diễn giải như một đề nghị mua hay bán bất cứ một cổ phiếu nào. SSI

và các công ty con; cũng như giám đốc, nhân viên của SSI và các công ty con có thể có lợi ích trong các công ty

được đề cập tới trong báo cáo này. SSI có thể đã, đang và sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ cho các công ty được đề cập

tới trong báo cáo này. SSI sẽ không chịu trách nhiệm đối với tất cả hay bất kỳ thiệt hại nào hay sự kiện bị coi là thiệt

hại đối với việc sử dụng toàn bộ hay bất kỳ thông tin hoặc ý kiến nào của báo cáo này.

SSI nghiêm cấm việc sử dụng, và mọi sự in ấn, sao chép hay xuất bản toàn bộ hay từng phần bản Báo cáo này vì bất

kỳ mục đích gì mà không có sự chấp thuận của SSI.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Nguyễn Đức Hùng Linh Giám đốc Phân tích & TVĐT Khách hàng cá nhân [email protected]

Hoàng Việt Phương Giám đốc Phân tích & TVĐT Khách hàng tổ chức [email protected]

Phạm Huyền Trang Chuyên viên phân tích, Hàng tiêu dùng không thiết yếu [email protected]