ruot hen xua

116
Hẹn xưa HÁT NÓI

Upload: thi-dan-viet-nam

Post on 08-Jun-2015

514 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ruot hen xua

Hẹn xưaHÁT NÓI

Page 2: Ruot hen xua
Page 3: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌCHà Nội - 2013

Hẹn xưaTHƠ HÁT NÓI

Page 4: Ruot hen xua
Page 5: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 5b

v Tiến sỹ Hóa họcv Nguyên Trưởng phòng Viện KHCNXDv Lương y gia truyền, lương y chuyên sâuv Chuyên gia cảm xạ họcv Hội viên Hội Kinh tế Môi trường Việt Namv Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Trung tâm Văn hóa NCT Việt Namv Chủ tịch Hội đồng sáng lập và điều hành Thi đàn NCT Việt Namv Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa NCT Việt Namv ĐC: Hòe Thị - Xuân Phương - Từ Liêm - Hà Nộiv ĐTNR: 043.837.0244; DĐ: 0975.647.273

TS ĐẶNG VĂN PHÚ

Page 6: Ruot hen xua
Page 7: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 7b

Bà MAI THỊ MINH ĐỨCPhu nhân Tiến sĩ Đặng Văn Phú

Page 8: Ruot hen xua
Page 9: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 9b

MỞ ĐẦU

Hát nói là một thể hát quan trọng là điệu hát tiêu biểu, đặc sắc của nghệ thuật ca trù.

Thơ hát nói là thể thơ đặc trù của ca trù.

Thơ hát nói có bài đủ khổ, thừa khổ, thiếu khổ, có mưỡu tiền, mưỡu hâu, có mưỡu đơn, mưỡu kép. Phần mưỡu không nhất thiết phải có.

Thơ hát nói đủ khổ có 11 câu:

Khổ trên gồm 4 câu ( 1, 2, 3, 4)

Khổ giữa gồm 4 câu ( 5, 6, 7, 8)

Khổ dưới gồm 3 câu ( 9, 10, 11,)

Cuối khổ dưới, câu luôn có 6 chữ.

Thơ hát nói là thể thơ tổng hợp, gồm:

Thơ lục bát, thơ Đường luật, thơ nhiều chữ ( từ 4 đến 20 chữ )

Thơ hát nói hiệp vần như sau:

Câu 1, là cước vận trắc CVT

Câu 2 và 3, là cước vận bằng CVB

Câu 4 và 5, là cước vận trắc CVT

Câu 6 và 7, là cước vận bằng CVB

Page 10: Ruot hen xua

Hẹn xưa10 b

Câu 8 và 9, là cước vận trắc CVT

Câu 10 và 11, là cước vận bằng CVB

Câu 2 và 10, là yêu vận trắc YVT

Câu 4 và 8, là yêu vận bằng YVB

Để góp phần bảo tồn và phát huy ca trù, lần này tác giả ấn hành tập thơ hát nói, có 51 bài, trong đó có 2 bài thơ hát nói thuận nghịch độc do tác giả sáng tác đầu tiên.

Vì sáng tác nhiều, nên không tránh khỏi sai sót, mong bạn đọc thông cảm.

Nhân đây, tác giả chân thành cảm ơn nhà xuất bản Văn học, tạp chí Kinh tế và Môi trường, cảm ơn các nhà thơ có bài cảm nhận.

Cảm ơn bạn đọc!

Tác giả

ĐẶNG VĂN PHÚ

Page 11: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 11b

HẸN XƯA

MưỡuHồn nhiên cùng mẹ đi chơi

Sang bên nhà gái nhắc lời hẹn ưaLời hẹn từ thưở xa xưa

Hai ông uống rượu hứa vừa lòng nhau.

Hát nóiMẹ tôi rảo bước Bé đang ngồi, tha thẩn trước, đáng yêu.Hồn nhiên không để ý tới mọi điềuCứ coi đó, chuyện ít nhiều, chưa biết Khi lớn lên còn say sự nghiệp Lúc hoàn thành tưởng nhớ người xưaChưa nhận ra, thoáng thấy ưa ưaLúc gặp mặt, em vừa có chốnNỗi buồn se thắt trong tâm, đau đớnNuối tiếc nhiều, nhưng muộn quá rồiNhìn nhau giây lát chia phôi.

Page 12: Ruot hen xua

Hẹn xưa12 b

LÝ CÔNG UẨN

Nhà Lê suy thoáiCuối đời Lê, phá hoại tan tànhĐoạt ngôi vua, bằng cách giết anhTrác táng, ăn chơi, không lo triều chínhCướp vợ, hành em, làm điều bất chínhMuốn cướp ngôi vua, em dính kết với vua tàuThất bại to, bị chết thảm đauTất cả suy tôn Công Uẩn, lên ngôi đầu bậc nhất Công Uẩn đế vương, tài kiệt xuất Nhà sư Vạn Hạnh, giỏi anh minhNhân dân tôn kính nghiêng mìnhNgài đem vinh quang cho đất nướcĐó là điều, mọi người mong ướcẤm no, hạnh phúc bước ngoặt tuyệt vờiNhân dân ghi nhớ đời đời.

Page 13: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 13b

HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG

MưỡuHọ Trần sinh một anh hùng

Danh thơm Quốc Tuấn của chung diệu huyềnBa lần đánh thắng quân Nguyên

Hương thơm ngát tỏa lan truyền thế gian

Hát nóiHưng Đạo Vương sáng chóiGiặc Nguyên Mông, như sói, đến ào ào Hưng Đạo Vương mưu cao, khiến giặc lao đầu vàoQuân ta chiến thắng bao oanh liệt Tuôn trào trí não, nơi Nam Việt Lừng lẫy non sông, khắp thế gianNgài là vị thánh Việt NamNgưỡng mộ, nhân dân tôn thờ, kính báiLịch sử đời đời, ghi công mãi mãiThế giới ai ai, cũng bái phục tướng tàiNăm châu Ngài sánh ngang vai

Page 14: Ruot hen xua

Hẹn xưa14 b

LỆ CHI VIÊN

Mưỡu Nguyễn Trãi, Thị Lộ song toànPhò vua cứu nước giúp dân hòa bình Đức tài trọng nghĩa tròn tìnhOan gia ba họ thình lình xẩy ra

Hát nóiLệ Chi Viên nhớ mãiThật kinh hoàng, đầu rơi sạch, lại diễn ra mauLịch sử không quên, thảm án bi sầuTràn lệ thế gian đâu đâu cũng thương tiếc Chí lớn tài cao, lo cứu nước Tâm vàng đức quí, giúp cho dânMột lòng vì nước vì dânGhép tội ông bà, bọn nịnh Thần lấp liếmNước Việt Nam, xẩy ra rất hiếmKhiến người tài đức, gặp hiểm không quaLê Thánh Tông giải oan gia.

Page 15: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 15b

NGUYỄN HUỆ

Mưỡu Từ Nam ra Bắc tiến quân

Phò Lê dẹp Trịnh bình an nước nhà.

Hát nóiNguyễn Huệ tài ba lỗi lạc Chúa Trịnh nhiễu nhương, lấn át vua LêGiúp dẹp Trịnh xong, vua Lê đề huềLê Chiêu Thống, u mê bán nước Quân Thanh thế mạnh, nhằm xâm chiếm Nguyễn Huệ mưu cao, đạt chiến côngVẹn toàn văn võ vô songChiến thắng quân Thanh, mong xây đất nướcPhát triển lâu bền, bao điều mơ ướcXây nên từng bước, khát vọng dân giàuNhìn xa trông rộng trước sau

Page 16: Ruot hen xua

Hẹn xưa16 b

TRÀNG AN

Mưỡu

Tràng An một áng văn thơ

Kì quan thế giới mộng mơ cõi trần

Tham quan kì vĩ một lần

Nơi đây hoành tráng tạo dần thiên nhiên

Hát nói

Tràng An đi tới,

Thuyền bè cũ mới, sát bên nhau

Cô lái thuyền, biết hết chín động, làu làu

Non nước trời mây, quyện màu rực rỡ

Page 17: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 17b

Ngồi thuyền ngắm cảnh, suốt ngày không bỏ lỡ

Thời cơ hiếm có, mở ra cho đời

Khách du thanh thản, nở nụ cười

Kiêu ngạo nhìn đời, đến đây khép nép

Thiên nhiên quí tặng, kì quan đẹp

Thế giới mến trao, báu vật cao

Tới đây lòng cứ nao nao

Không khỏi bâng khuâng, vào nơi động đẹp

Trầm trồ khen, người lái thuyền sát mép

Qua hang động hẹp, mà vẫn nhẹ bơi

Kì quan ấn tượng muôn người

Page 18: Ruot hen xua

Hẹn xưa18 b

TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

MưỡuBác Hồ đi khắp năm châu

Tìm đường cứu nước khởi đầu Việt NamHát nóiĐi tìm đường cứu nướcĐó là điều mơ ước từ lâuTừ giã Nhà Rồng, tới Châu ÂuĐến mỗi nước, Bác đâu nề hà cao thấpBác tham gia Đảng cộng sản PhápTới Liên Xô, ấp ủ, thấy con đườngNhìn xa, đất nước sẽ hùng cườngĐó là tương lai cho đất nước Bác Hồ đi khắp năm châu lục Đất nước tới nơi một hướng đườngBác về lãnh đạo kiên cườngTuyên ngôn độc lập, Bác lo lường, chu đáoNhiệt huyết, nhân dân ào ào như bãoĐánh giặc xâm lăng, háo hức độc lập nước nhàTừ đây khúc khải hoàn ca

Page 19: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 19b

NGUYỄN CÔNG TRỨ

MưỡuNguyễn Công Trứ thích ca trù

Đi đầu hoàn chỉnh, cần cù ham mê

Hát nóiNgười đi theo gánh hátThú chơi đàn, ngồi sát cạnh cô đàoSành điệu âm thanh, sáng tác tuôn tràoLúc làm quan, vẫn luôn khao khát “Đã mang tiếng ở trong trời đất Phái có danh gì với núi sông”Lắm tài hiếm có ở phương ĐôngChỉn chu hát nói, dòng tiếng ViệtĐể lại danh thơm, cho bao người biếtHậu thế mai sau, mãi mãi thiết thânĐa tài lại lắm tình ân

Page 20: Ruot hen xua

Hẹn xưa20 b

HỒ HOÀN KIẾM

Mưỡu Hồ Gươm xanh biếc một màu

Danh lam thắng cảnh năm châu vang lừngHát nóiThăm hồ Hoàn KiếmLịch sử ngàn năm, hiếm có còn đâyLê Lợi thắng giặc Minh, Hoàn Kiếm tại nơi nàyTháp Rùa lung linh, nơi đây ghi bao dấu tíchBút Nghiên viết lên trời xanh, không xê xíchThật là ích lợi, tôn vinh trí thức Việt NamNgọc Sơn, Thê Húc, linh thiêng cõi trần phàmQuanh hồ, rặng liễu xanh tươi, ham mọc Trên vách Tháp Rùa, ghi dấu mốc Cạnh nền Nghiên Bút, nở nhiều hoaNơi đây quang cảnh hài hòaXúc cảm bao đời, đậm đà không cạnThi nhân, nghệ sĩ, đến đây làm bạnThả tâm hồn, hạn chế thanh âmTrải qua biến cố thăng trầm

Page 21: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 21b

HỌP ĐỒNG HƯƠNG

Mưỡu

Hàng năm cứ đến mùa xuân

Đồng hương văn nghệ một lần gặp nhau

Hát nói

Cứ mùa xuân đến

Nghệ sĩ, văn, thơ, mến mộ ân cần

Tay bắt mặt mừng, rõ hiện tình thân

Cùng nhau chia sẻ phần vinh hạnh

Họ chúc cho nhau, luôn khỏe mạnh

Người mừng thấy bạn,vẫn thông minh

Xúc cảm dạt dào từng đổi rất xinhHọ chuyện trò, tâm tình mỗi nhómĐọc cho nhau nghe, những bài thơ hóm Sướng vui dí dỏm, bật lên cườiChia tay về khắp nơi nơi

Page 22: Ruot hen xua

Hẹn xưa22 b

HẠ LONG

Mưỡu

Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh

Kì quan thế giới văn minh đẹp giàu

Người từ khắp nẻo xa sâu

Về đây chiêm ngưỡng muôn màu thanh cao

Hát nói

Hạ Long phơi phới

Mấy chiếc thuyền buồm, chấp chới ra khơi

Bình minh đỏ rực, tận chân trời

Những đám lửa hồng, soi vào trong nước

Núi non kì vĩ mỗ, cách nhau không mấy thước

Page 23: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 23b

Tạo thành tiên cảnh, ước mơ trần gian

Yên bình thanh thản, gạt hết nguy nan

Đến ngắm sắc màu, bao lần khó kiếm

Thiên nhiên ban tặng, miền quý hiếm

Thế giới nhận ghi, cảnh tuyệt vời

Nơi đây thu hút mọi người

Không đến một lần, suốt đời nuối tiếc

Xúc cảm tràn trề, non xanh nước biếc

Nhẹ dịu lòng người, giải việc trong tâm

Hạ Long cảnh vật trên tầm.

Page 24: Ruot hen xua

Hẹn xưa24 b

HỒ TÂY

MưỡuHồ Tây lồng lộng gió trời

Mặt hồ tạo sóng, thuyền bơi tạo viềnHát nóiHồ Tây lộng gióTiết hè tràn nắng, mùa đông khó thấy bờPhủ Mẫu linh thiêng, tôn kính thờChùa Trấn Quốc từ bi mô PhậtĐền Quán Thánh, tượng đồng đen, uy nghi nhấtĐường Cổ Ngư vắt vẻo, giữa hai hồBờ liễu đẹp, tựa tóc người con gái thủ đôXa xa thấp thoáng vài thuyền nhô mấy chiếc Vân in sóng gợn, màu xanh biếc Gió thổi đung đưa, liễu mượt màHồ xanh sạch, thủ đô taCuốn hút văn nhân, bao nhà kéo đếnNgắm nhìn báu vật trời cho quí mếnSáng tác văn thơ, xúc cảm nén bật raNơi đây thế giới ngợi ca

Page 25: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 25b

SẦM SƠN

MưỡuThanh Hóa có biển Sầm Sơn

Là nơi nghỉ mát sóng vờn liên miênHát nóiThăm đền Độc CướcBước lên nhiều bước, gặp ngôi đềnBiến cố ngàn năm, vững chãi lâu bềnKính cẩn, nhân dân lên hương, lễ báiMong sao lực mạnh, bình yên sảng khoáiĐền cô Tiên sinh thái tuyệt vờiHòn Trống Mái nhìn khắp mọi nơiTừng đôi trai gái bên nhau, đứng ngắm Ta nhìn Trống Mái tình đằm thắm Bạn kết duyên tơ nghĩa đậm đàThiên nhiên thu hút mọi nhàTất cả mê say, là điều thích thúCảnh đẹp nơi đây, bao người hưởng thụHát ca hồn nhiên, chú trọng tâm hồnVề đây tan hết nỗi buồn

Page 26: Ruot hen xua

Hẹn xưa26 b

TÌNH THÂN

MưỡuCụ già hàng xóm chín lăm

Tình thân hay đến hỏi thăm nhiều lầnSang chơi rồi lại tần ngần

Người hay thủ thỉ nói phần nghĩa nhân

Hát nóiTình sâu nghĩa nặngCụ già lặng lẽ, ít nói cườiCó tâm hồn sáng tựa sao trờiKính trọng tâm linh, đời đời thờ phụng Người sống chứa chan, tình ấm cúng Con lo chăm sóc, nghĩa thâm trầmCháu con chu đáo lặng thầmNuôi dưỡng hết tầm, khi bà ốm yếuThảnh thơi, thấy tâm con, có hiếuThanh thản đi xa thiếu vắng cõi đờiCảnh tiên thanh thản tươi cười

Page 27: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 27b

HOA HỒNG

MưỡuMùa xuân đua nở trăm hoa

Hoa hồng khoe sắc la đà ngắm chơiBướm ong từ khắp nơi nơi

Đến đây chiêm ngưỡng tán lời đẹp tươi

Hát nóiLoài hoa tuyệt tácHoa hồng là chúa các loài hoaSắc đẹp cao sang, vị đậm đàCuốn hút bướm ong, bay là đến ngắm Chúm chím hoa hồng tươi đỏ thắm Lim dim cặp mắt sáng long lanhNhững nơi gió mát trong lànhQuân tử đến đây, sỏi sành thưởng thứcNhành hoa gai mọc, luôn đúng mựcKhiến chàng quân tử, háo hức ưa ưaTrai tài gái sắc lòng vừa

Page 28: Ruot hen xua

Hẹn xưa28 b

HOA MAI

Mưỡu Hoa mai trang điểm mùa xuân

Mọi nhà đón Tết trăm phần thiết thaHoa mai sắc đẹp kiêu sa

Khiến chàng quân tử la đà đắm say

Hát nóiHoa mai tuyệt đẹpCánh hoa màu trắng trong xếp nhụy vàngTuyết bông khiêm nhường, né tránh sangTinh khiết dịu dàng, bao chàng nể sợ Mười sáu trăng tròn, vừa hé nở Chính nhân hồn đẹp, mãi nhìn sangHút hồn mộng mị mơ màng Phải lòng người đẹp, chàng kiêu hãnhSắc đẹp dung nhan, tôn nền lấp lánhƯớc nguyện tâm hồn, sánh với giai nhânTương lai hạnh phúc muôn phần

Page 29: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 29b

HUYỀN THOẠI BA CÂY THÔNG

MưỡuAnh em yêu một gái xinh

Trời ban phép lạ có tình nhanh thayBa cây thông mọc nơi này

Là điều lành tốt đắp đầy vui chung

Hát nóiBà ông mong mãiNgóng đợi, mái đầu điểm tóc tiêuCầu trời khấn Phật được con yêuSinh ra hai cậu nhiều đức hạnh Da trắng mịn màng người khỏe mạnh Mặt hồng tươi rói não tinh khônAnh yêu nàng thắm đượm tâm hồnEm mến mộ bồn chồn muốn gặpHai anh em cùng yêu nàng, là điều bất cậpTrời ban phép cấp, biến ba người thành ba cây thôngTrên rừng bát ngát mênh mông

Page 30: Ruot hen xua

Hẹn xưa30 b

HỒ NÚI CỐC

MưỡuThiên nhiên tạo cảnh tuyệt vời

Nàng Công chàng Cốc, đầy vơi chuyện tìnhHồ mênh mông cảnh đẹp xinh

Thả hồn du khách an bình nơi đây.

Hát nóiThăm hồ Núi CốcMặt hồ mênh mông, khó thấy mốc giới bờBao phủ sương giăng, tạo lớp mịt mờNước biếc, non xanh, màu cờ lấp lánh Lan sương lãng đãng, che mờ cảnh Đẩy gió phong quang, phá ảo đồĐến đây nghe thoáng, chuyện tròNàng Công chàng Cốc, hẹn hò tan vỡVăng vẳng đâu đây, nỗi buồn than thởTiếc thương thay, câu chuyện trớ trêuHút hồn du khách càng nhiều.

Page 31: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 31b

BẢO TOÀN LỰC LƯỢNG

MưỡuBom Mỹ rắc loạn nơi nơi

Nên trường sơ tán, khoảng trời bình yênSinh viên thầy giáo nhiều phiên

Hoàn thành nhiệm vụ ưu tiên nước nhà.

Hát nóiDãy núi tản mạnNước suối róc rách, không giới hạn ngày đêmCánh rừng già, cây to tĩnh lặng, êm đềmCon người sống chứa chan, thêm đúng hẹn Đằm thắm thương nhau, luôn quí mến Êm đềm yêu bạn, vẫn an bìnhSinh viên học tập quên mìnhTích kiến thức, quá trình, không ân hậnGian khổ giúp nhau, nơi sơ tánPhục vụ nhân dân, vô hạn suốt đờiTương lai đất nước tuyệt vời.

Page 32: Ruot hen xua

Hẹn xưa32 b

VẮNG BÓNG

MưỡuHồ Tây nước biếc đẹp xinh

Có người tình cũ tự mình đến đâySe buồn đứng ngắm trời mây

Nơi này tìm kiếm mảy may chút tình.

Hát nóiHồ Tây in bóngVen hồ gió nhẹ, sóng lăn vêLiễu rủ lay đưa búi tóc thềTrai gái về đây, tâm tư khép nép Khen ai khéo tạo màu tươi đẹp Vắng bạn mang theo sắc tái têTới đây quân tử đam mêNhớ lại một thời bên đê thơ mộngCảnh đẹp còn đây, người tình vắng bóngSe buồn trông ngóng, kỉ niệm xưaBâng khuâng đứng lặng như thừa.

Page 33: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 33b

THÀNH CÔNG

MưỡuThơ đi khắp nẻo đường xa

Tâm hồn lắng đọng sẽ là vần thơYêu nhau thường lắm mộng mơ

Mong sao đạt được bõ chờ đợi ai.

Hát nóiNàng thơ phơi phớiXúc cảm tâm hồn, mới nên thơHun đúc nhiều năm, lắm mộng mơĐạt được thành công bên bờ sự nghiệp Thành công cố gắng đang còn tiếp Xới đắp vun trồng vẫn ước mongTâm tư sâu sắc thêm nồngThể đặc biệt, luôn cần cù, trong sáng tácTiến bộ, khiêm nhường, là điều cần nhắcĐể luôn luôn sâu sắc, mãi tâm hồnNgàn năm không phải bồn chồn.

Page 34: Ruot hen xua

Hẹn xưa34 b

NGƯỜI CAO TUỔI

MưỡuTuổi cao nhưng vẫn thông minh

Còn mong đóng góp sức mình cho dânSay mê luyện tập chuyên cần

Sống vui khỏe mạnh góp phần nước non.

Hát nóiSay mê luyện tậpCác cụ cao niên tấp nập, đến sân đìnhLuyện tập dưỡng sinh, chăm lo sức khỏe mìnhThanh thản yên vui, liên minh tích cực Hăng say luyện tập, tăng thêm lực Cố gắng chăm nom, giữ được mìnhCháu con phấn khởi yên bìnhBởi ông cha thông minh mạnh bướcSống khỏe yên vui, là điều mơ ướcGóp sức mình cho đất nước đi lênNon sông gấm vóc vững bền.

Page 35: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 35b

CỬA PHẬT

Mưỡu

Rặng tre bao bọc ngôi chùa

Chim kêu ríu rít bao mùa xuân tươi

Ngôi chùa thu hút con người

Đến đây thanh thản nụ cười từ bi.

Hát nói

Ngôi chùa cao rộng

Cây xanh rợp bóng mát chùa làng

Gõ mõ rung chuông, tiếng vọng vang

Ngôi chùa đẹp sang linh thiêng vô lượng

Say mê đóng góp xây nền vượng

Cố gắng tu hành tích đức tăng

Ngồi thiền niệm Phật thăng bằng

Năng lượng nhập vào, tăng thêm sức khỏe

Tĩnh lặng, thành tâm, niềm vui san sẻ

Trút hết nỗi buồn, sẽ được nhờ nương

Nam mô chư Phật mười phương.

Page 36: Ruot hen xua

Hẹn xưa36 b

MÙA XUÂN NHỚ ĐẢNG

Mưỡu

Mùa xuân đi ngắm phố phường

Ngắm trời, ngắm đất, ngắm đường đi lên

Con đường do Đảng tạo nên

Đem lại hạnh phúc xây nền tương lai.

Hát nói

Mùa xuân phấn chấn

Quất đào đua chen lấn vệ đường

Nắng vàng hong ấm, gió đưa hương

Xúc cảm dạt dào, vương vấn tình Đảng bộ

Cao hứng khai xuân mừng thắng lợi

Sáng ngời cầm bút, chúc vươn cao

Nhâm Thìn vận nước dồi dào

Tự hào bước theo con đường Đảng dạy

Nghị quyết bốn, tăng thêm tin cậy

Dân hòa theo, sóng dậy muôn phần

Lòng dân phấn khởi hân hoan.

Page 37: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 37b

GẦN TẾT

Mưỡu

Mùa xuân đón Tết hàng năm

Ai ai cũng muốn lo chăm việc nhà

Hoàn thành mọi thứ tối đa

Thương yêu cha mẹ vợ xa nơi mình.

Hát nói

Tết vui đang tới

Sắp Tết rồi, hoa đào với quất bán bên đường

Hoa đủ sắc màu, ngát tỏa hương

Người đi tấp nập trên đường mua sắm tết

Trao cho rượu mứt làm quà tết

Tiếp nhận ân tình gửi cố hương

Nhớ về đất tổ thân thương

Gửi chút quà về quê hương tha thiết

Luôn nhớ quê, là điều, ai ai cũng biết

Mong sao trọn nghĩa, da diết với tình

Thương yêu giúp đỡ gia đình.

Page 38: Ruot hen xua

Hẹn xưa38 b

MÙA HÈ

Mưỡu

Mùa hè tràn nắng quê hương

Thiên nhiên sớm tối lo lường cho ta

Cây đa bóng mát la đà

Lũy tre bao bọc, mặn mà chở che.

Hát nói

Mùa hè mới tới

Lá xanh, sen đỏ, mới mọc trên hồ

Hương thơm man mác, màu sắc vẽ tô

Cuốc nhỏ kêu, ve sầu râm ran, hò hát

Che nắng, cây đa cho bóng mát

Cản mưa, tre lũy bọc hòn người

Quê hương thắm đượm màu tươi

Khí hậu tốt lành tuyệt vời che chở

Cánh đồng bao la, luôn rộng mở

Nuôi sống người, bằng lúa và khí thở thiên nhiên

Về quê sung sướng như tiên.

Page 39: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 39b

MÙA THU

Mưỡu

Mười lăm tháng tám trời xanh

Có cô con gái hẹn anh gặp nàng

Hai bên hồi hộp mơ màng

Ngồi sai chỗ hẹn lỡ làng tiếc thay.

Hát nói

Mùa thu lành lạnh

Ánh trăng rằm, lấp lánh bầu trời xanh

Lá vàng rơi, sen tàn, cúc trổ, em hẹn anh

Con tim hồi hộp, nhanh trông ngóng

Lên kia bạn đợi, trăng soi bóng

Ở đó ai chờ, sao chiếu cây

Tần ngần đứng đợi nơi đây

Đợi mãi, chân tay không yên một chỗ

Lỡ hẹn, anh bồn chồn, không hiểu rõ

Hay là em, bỏ mặc, mình anh yêu thầm

Hẹn nhau sai chỗ hiểu nhầm.

Page 40: Ruot hen xua

Hẹn xưa40 b

ĐÊM ĐÔNG

Mưỡu

Sinh viên sơ tán lên rừng

Tuy yên những vẫn nửa mừng nửa lo

Lo vì cha mẹ ngoại ô

Máy bay giặc Mĩ vẫn mò ném bom.

Hát nói

Đêm đông giá lạnh

Ở xa nhà, nơi rừng già, cạnh cây to

Một mình vò võ, nằm ngẫm nghĩ lo

Không ngủ được, mò ra ngoài trời, đứng ngắm

Xem trăng mải miết, trời u ám

Ngắm cảnh miên man, đất tối ghê

Cây rừng tâm sự say mê

Nghĩ về quê hương, những người thân thiết

Nhớ vợ con, cha mẹ, ở nhà, không hay biết

Họ luôn da diết, nhớ tới ta

Quê hương thắm thiết đậm đà.

Page 41: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 41b

HOA SÚNG

Mưỡu

Bông hoa màu tím chung tình

Phương xa chờ đợi một mình nuôi con

Tình yêu xa cách nước non

Nhưng cô chung thủy vẹn tròn dài lâu.

Hát nói

Màu hoa tim tím

Lá xanh hoa tím, sắc màu điểm tô

Nắng mùa hè, tôn thêm cảnh đẹp ngoại ô

Thắm đượm tình người, nơi gần đô thị

Da màu tím sẫm, lòng chung thủy

Mặt sắc xanh tươi, mặt lạnh khô

Có người con gái ven đô

Cố chờ, nên tình duyên cô bị lỡ

Có lúc muốn quên, nhưng như mắc nợ

Một mình nhung nhớ, luôn mong chờ

Tình yêu giữ được không mờ.

Page 42: Ruot hen xua

Hẹn xưa42 b

ÂN HẬN

Mưỡu

Có người con gái đẹp xinh

Ăn chơi trác táng đa tình với ai

Không chung một mối là sai

Về già ân hận lâu dài mai sau.

Hát nói

Con người xinh đẹp

Má phấn, môi hồng, tóc ép đen

Cuốn lôi bao khách, lúc lên đèn

Đắm say múa nhảy, trên sàn không qui tắc

Phôi pha phí uổng, hình còn sắc

Nghĩ lại qua đi, bóng xế chiều

Tiếc thay có lỗi đã nhiều

Hối hận điều này, nhưng không còn trẻ

Sống cô đơn, ít người chia sẻ

Già rồi, không né tránh tu thân

Cho lòng thanh thản tâm an.

Page 43: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 43b

GIÚP ĐỜI

Mưỡu

Có người nhắm mắt trăm ngày

Đa tài hiếm có giúp may cho đời

Trong tâm luôn được thảnh thơi

Bởi vì đã giúp tuyệt vời nhiều nơi.

Hát nói

Con người đặc biệt

Mới sinh ra, nhắm mắt hết trăm ngày

Nhiều thầy thuốc giỏi, không làm mắt đổi thay

Mẹ nằm mơ, được báo: lấy vàng mài tra gấp

Vàng mười mài nước, cứu nguy cấp

Toa quí nhỏ liền, mở hé ngay

Trời cho được một người may

Có nhiều năng lượng, say làm việc thiện

Những việc khó, đa phần cung tiến

“Từ bi hỉ xả” hiến đời “không tham sân si”

Con người hiền hậu từ bi.

Page 44: Ruot hen xua

Hẹn xưa44 b

CUỘC ĐỜI

Mưỡu

Cuộc đời cay đắng ngọt bùi

Thăng trầm bình tĩnh biết lùi biết đi

Vinh quang ai chẳng muốn bì

Nhưng tùy hoàn cảnh kiên trì tiến xa.

Hát nói

Trên đời không thiếu vắng

Cuộc đời cay đắng ngọt thơm bùi

Ai đó, mà không gặp thuận xui

Tiến tới vinh quang, người vui mơ ước

Khó khăn vấp phải không lùi bước

Thuận lợi gặp may được đáp đền

Khiêm nhường mọi lúc làm nên

Biết tiến, biết lùi, trên tầm cốt yếu

Thắng không kiêu, bại không nản, thành công không thiếu

Trở nên người, có hiếu với mẹ cha

Thăng trầm vẫn tiến xa xa.

Page 45: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 45b

NEO ĐẬU

Mưỡu

Có chàng công tử ăn chơi

Say say tỉnh tỉnh lúc vơi lúc đầy

Khi ngồi bình tĩnh nghĩ ngay

Kịp thời chấn chỉnh kẻo nguy gia đình.

Hát nói

Trong tâm gợn sóng

Thả lỏng tâm hồn, cứ thế bay

Lâng lâng lúc tỉnh, có lúc say

Say mê chi mãi, nay thành bất kính

Trấn tĩnh suy tư phút chợt tỉnh

Vội vàng chỉnh đốn hài hòa ngay

Kịp thời làm thế là điều hay

Bố, mẹ, vợ, con may mắn, nhiều phấn khởi

Hạnh phúc tràn đầy, bao điều tiến mới

Chung tay sức mới, xây dựng chân tình

Tương lai xán lạn an bình.

Page 46: Ruot hen xua

Hẹn xưa46 b

TAM ĐẢO

Mưỡu

Tam Đảo núi mây hòa theo

Tham quan đi bộ cheo leo núi rừng

Quanh co khúc khuỷu lưng chừng

Cứ đi đi mãi nửa mừng nửa lo.

Hát nói

Tham quan Tam Đảo

Mọi người rảo bước, lên xe ô tô

Áp suất giảm dần lắng không vô

Gấp khúc, quanh co, trên mây thiếu nắng

Bồng bềnh thưởng thức cảnh tiên giáng

Hổn hển leo lên chùa Mẫu cheo

Đi lên dãy núi cheo leo

Thác Bạc quanh co, theo thành vách dựng

Ngước tháp truyền hình, cao lừng lững

Nơi đây quan sát, ứng với tầm xa

Chao ơi cảnh đẹp bao la.

Page 47: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 47b

ĐỔI MỚI

Mưỡu

Thăng trầm lịch sử Việt Nam

Đi đầu đổi mới là làm dân no

Đảng dân nhất trí chăm lo

Đem niềm hạnh phúc tặng cho dân mình.

Hát nói

Đảng ta đổi mới

Tám sáu bắt đầu, thay đổi nới tư duy

Đề ra chủ trương, cố gắng, phát huy

Đại hội luận bàn, cuối kì kết thúc

Xóa đói làm giàu, nhà hạnh phúc

Mở mang tăng trưởng, nước thong dong

Đảng dân đoàn kết thành công

Cuộc sống ấm no, một lòng phấn đấu

Uy tín nâng cao, ghi bao mốc dấu

Thế giới tăng thêm thấu hiểu Việt Nam

Người người thanh thản trong tâm.

Page 48: Ruot hen xua

Hẹn xưa48 b

ÔM RƠM

Mưỡu

Công tác đoàn thể địa phương

Góp công góp sức quê hương vẹn tròn

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”.

Hát nói

Người ta chê, tụng

Ôm rơm rậm bụng, vẫn hay làm

Bởi nghĩ rằng mình có cái tâm

Miễn là góp sức trên tầm một khắc

Thiên hạ chê khen, lòng cứ mặc

Bản thân tự thấy, dạ đang an

Vui vì đã góp một phần

Cho đất nước, cần cho xã hội

Mọi người cùng góp sức, tăng thêm gấp bội

Đưa đất nước quang vinh, nối tiếp lâu bền

Tự hào “có chí thì nên”.

Page 49: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 49b

NGÀY PHỤ NỮ QUỐC TẾ

Mưỡu

Hôm nay mùng tám tháng ba

Cả nhà xum họp thật là sướng vui

Giới nam chúc tụng ngọt bùi

Các bà các chị được vui trong lòng.

Hát nói

Ngày Phụ nữ quốc tế

Giới nam tinh tế tặng quí bà đóa hoa tươi

Chúc chị em vui vẻ với mọi người

Vợ con luôn nở nụ cười, tràn đầy sức lực

Trăm năm hạnh phúc đôi đầu bạc

Mãi mãi vui tươi một cảnh già

Cháu con đông đúc một nhà

Quấn quýt ông bà, là nơi trụ cột

Khó khăn san sẻ, làm nhiều việc tốt

Gia đình vui vẻ, cốt được chan hòa

Chúc ngày mùng tám tháng ba.

Page 50: Ruot hen xua

Hẹn xưa50 b

ĐI NƯỚC NGOÀI

Mưỡu

Đi sang học tập nước ngoài

Chăm lo tích lũy tương lai đề huề

Học xong nhanh chóng trở về

Vợ con xum họp tựu tề sướng vui.

Hát nói

Sang Ki - ép học tập

Háo hức đi sang gấp nước ngoài

Mấy năm trọn vẹn ở lai dai

Nhanh nhanh tích lũy cho tương lai đất nước

Thiết tha nhớ vợ, khôn nguôi được

Rạo rực thương con, lựa chọn về

Học xong trở lại tựu tề

Với vợ con, đề huề cuộc sống

Kiến thức đem về, nhanh hiến cống

Ổn định cơ quan, nhanh chóng tiến lên

Quyết tâm học tập thì nên.

Page 51: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 51b

NHỚ BẠN

Mưỡu

Một đôi bạn trẻ rất thân

Có điều gì cũng ân cần giúp nhau

Nghĩa tình gìn giữ trước sau

Mỗi người một cảnh khác nhau khá nhiều.

Hát nói

Bòng bong một mớ

Uống rượu một mình, nhớ tri âm

Đọc một bài thơ, lại nhớ thầm

Mong muốn gặp nhau, rì rầm chuyện cũ

Trao đổi văn thơ, vài ý tứ

Luận bàn ngôn ngữ, một bài thơ

Thân nhau từ thuở còn thơ

Có cùng ước mơ, mong sao đỗ đạt

Hoàn cảnh sinh ra, mỗi người một khác

Họ xa nhau, luôn nhớ, sát cạnh nhau

Nghĩa tình giữ vững mai sau.

Page 52: Ruot hen xua

Hẹn xưa52 b

VẠN TUẾ

Mưỡu

Nơi đây vạn tuế vươn cao

Phong ba bão táp thế nào cũng qua.

Hát nói

Sừng sững đứng đó

Vạn tuế bao năm, hứng gió trời

Phong ba bão táp, chẳng chơi vơi

Giữ phong độ tốt, đời đời không bị mất

Vạn tuế hiên ngang, trên mặt đất

Con người bất khuất, dưới mưa bom

Quyết tâm gìn giữ nước non

Cống hiến dành phần hơn cho đất nước

Cố gắng vươn cao lên từng bước

Mong muốn, luôn luôn, đạt ước mơ

Gương cao mãi mãi ngọn cờ.

Page 53: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 53b

ANH TÔI

Mưỡu

Anh tôi trọn nghĩa nước non

Dân công hỏa tuyến một thời tuổi xuân

Về quê chưa hết gian truân

Mẹ, chị, em út thêm phần chăm lo

Hát nói

Anh tôi vất vả

Bố chết bom bi, xả thân gánh một mình

Chăm em, lo mẹ, dậy sớm bình minh

Dân công hỏa tuyến, nhiệt tình tiến tới

Đất nước thanh bình sang trang mới

Gia đình hạnh phúc về quê xinh

Việc nhà việc nước chân tình

Xong nghĩa vụ, về quê sinh sống

Chăm lo mọi việc, theo hệ thống

Ổn định dần dần, khống chế gian nan

Gia đình phát triển bình an.

Page 54: Ruot hen xua

Hẹn xưa54 b

ĐÀO THẾ

Mưỡu

Mùa xuân đua nở trăm hoa

Cây đào, cây quất, hài hòa phô ra

Hàng cây tạo thế nhìn xa

Người mua ưa thích ngợi ca tài tình.

Hát nói

Rồng bay đón Tết

Rồng bố, rồng con, rồng mẹ, kết hợp bay

Cây đào có dáng, uốn lượn hay hay

Khen ai tay khéo, tạo ra gốc rễ

Cây đào uốn lượn, thành hình thế

Nghệ sĩ điều hòa, chạm nét hoa

Thiên nhiên sắc thái hài hòa

Con người khéo léo, làm ra tất cả

Kết hợp tài hoa trí tuệ vô giá

Từ cỏ cây, hoa lá, được biến thành

Chúc cho hạnh phúc an lành.

Page 55: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 55b

CÁT BÀ

Mưỡu

Mùa hè tắm biển Cát Bà

Tham quan nghỉ mát nơi xa một lần

Nghỉ ngơi dưỡng sức là cần

Tăng thêm sức khỏe phân vân nỗi gì.

Hát nói

Trên cầu sát núi biển

Ngoằn ngoèo uốn lượn, biến thế rồng

Nườm nượp trên mình, một tốp đông

Cảm giác lâng lâng, mênh mông trên biển

Sóng nước bồng bềnh, luôn xuất hiện

Con người chìm nổi, vẫn ham bơi

Xa xa tận tít chân trời

Sảng khoái bao ngày, nghỉ ngơi công việc

Gia đình hạnh phúc, khi về nuối tiếc

Tiếp theo công việc, luôn được hăng say

Sang năm lại đến nơi này.

Page 56: Ruot hen xua

Hẹn xưa56 b

VĂN MIẾU

Mưỡu

Cha ông bồi dưỡng nhân tài

Thường xuyên đào tạo tương lai huy hoàng.

Hát nói

Bao đời ghi chép

Văn Miếu xưa nay, đẹp tuyệt vời

Bao năm bão táp, chẳng chơi vơi

Đức tài nơi nơi, đi theo đúng hướng

Quan tâm trí thức, cho bồi dưỡng

Chú trọng nhân tài, mở tiếp thi

Cha ông liên tiếp duy trì

Là “nguyên khí quốc gia”, đi theo phát triển

Dân tộc trường tồn, nhờ người đức tài cống hiến

Biết “lấy dân làm gốc”, biến họa thành công

Nước ta luôn được hanh thông.

Page 57: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 57b

THĂM ĐƯỜNG LÂM

Mưỡu

Đường Lâm dải đất hai vua

Danh lam thắng cảnh có chùa Mía xưa…

Hát nói

Đường Lâm thấp thoáng

Các đền thờ vua, thoang thoảng mùi hương thơm

Lăng mộ Ngô Quyền, linh thiêng, hoa đẹp nở đơm

Giếng Ngọc nước trong, ươm lòng huyết nhiệt

Bố Cái cao siêu, Người tuấn kiệt

Ngô Quyền xuất sắc, Đấng anh minh

Nước ta lại được yên bình

Là nhờ hai vua, trọn tình cứu nước

Non sông lớn mạnh, đi lên từng bước

Thực hiện ước mơ, “quốc thái dân an”

Nhân dân ca khúc Khải hoàn.

Page 58: Ruot hen xua

Hẹn xưa58 b

HỌ ĐẶNG

Mưỡu

Toàn dân một khối vững bền

Góp phần trọn vẹn đi trên một đường.

Hát nói

Nêu cao truyền thống

Suốt đời cống hiến cho nước non

Không quản gian lao, khích lệ cháu con

Gắng sức vươn lên, luôn nối tiếp

Họ Đặng muôn đời lưu sự nghiệp

Trường Chinh một thuở giữ giang san

Góp phần giúp nước bình an

Anh hùng hào kiệt, vẹn toàn đức tốt

Tâm sáng lung linh, nhiều người trong một

Đoàn kết thương yêu, một khối vững bền

Suốt đời phấn đầu vươn lên.

Page 59: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 59b

HƯƠNG ĐỒNG20 năm

Mưỡu

Hương Đồng gió nội thanh thanh

Hai mươi năm chẵn đạt thành mến yêu

Hội viên đóng góp đa chiều

Chủ nhiệm Dũng Hiếu bao điều hiến dâng.

Hát nói

Hội viên đông đúc

Từ Nam ra Bắc, chúc tụng ân tình

Nhiệt huyết tham gia, không tiếc sức mình

Để lại hồn thơ, nhân tình thế thái

Muôn thưở phú thơ còn mãi mãi

Trăm năm gia sản vợi dần dần

Cho đời quí mến ân cần

Thưởng thức say mê, mỗi lần tìm đọc

Nhớ tới ông bà, dành cho ta lộc

Ý thơ lai láng, bộc lộ hồn người

Tổ tiên vui vẻ tươi cười.

Page 60: Ruot hen xua

Hẹn xưa60 b

GIÓ XUÂNTặng CLB Ca trù Gió Xuân - TTVH NCT VN

Mưỡu

Gió xuân ấm áp bầu trời

Trăm hoa thắm sắc bao lời ngợi khen.

Hát nói

Gió xuân đang tới

Trẻ già trai gái, mới đến nơi đây

Thưởng thức mê say, những điệu hát này

Ca trù quý giá, đang đầy thử thách

Tiếng phách tan giòn, canh cách cách

Trống chầu sôi nổi, chát tom tom

Ca nương ứ hự chiều hôm

Giọng hát mượt mà, ngân vang êm tuyệt diệu

Đàn đáy bổng trầm, hòa theo nhịp điệu

Trống chần tom chát, thưởng biếu ca nương

Ra về cứ mãi vấn vương.

Page 61: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 61b

TIẾN BỘ(thuận nghịch độc)

Đọc xuôi

Mưỡu

Thương thân xúc cảm con yêu

Đường đi con có lực nhiều sức dai

Son sắt học hỏi lâu dài.

Hát nói

Mưa sương nhẹ, sợ ai áo ướt

Chở xe đi tha thướt, ngắm vệ đường

Cố chăm xưa, bền chí, mãi tăng cường

Đưa đón tới trường, luôn khích phấn

Sưa say học hỏi, luôn cần mẫn

Nghĩ lại qua đi, chút nhiễu nhương

Mĩ từ, trao đưa, ấp ủ, đẹp văn chương

Xưa ước mơ nhiều, thường nay đỗ đạt

Vừa lòng cha mẹ, thích ưa gió mát

Ích lợi lo lường, phát đạt mai sau

Page 62: Ruot hen xua

Hẹn xưa62 b

Chăm ngoan chất lượng bền lâu

Tầm xa xa rộng biết đâu bến bờ

Ca vui đại phát mong mơ.

Đọc ngược

Mưỡu

Mơ mong phát đạt vui ca

Bờ bến đâu biết rộng xa xa tầm

Lâu bền lượng chất ngoan chăm.

Hát nói

Mai sau, đạt phát, lường lo lợi ích

Mát gió, ưa thích, mẹ cha lòng vừa

Đạt đỗ nay thường, nhiều mơ ước xưa

Chương văn đẹp, ủ ấp, đưa trao, từ mĩ

Nhương nhiễu chút, đi qua lại nghĩ

Mẫn cần luôn, hỏi học say sưa

Phấn khích luôn, trường tới, đón đưa

Cường tăng mãi, chí bền, xưa chăm cố

Page 63: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 63b

Đường vệ ngắm, chú chăm, đi xe chở

Ướt áo ai sợ nhẹ sương mưa

Dài lâu hỏi học sắt son

Dai sức nhiều lực có con đi đường

Yêu con cảm xúc thân thương.

Page 64: Ruot hen xua

Hẹn xưa64 b

SAN SẺ(thuận nghịch độc)

Đọc xuôi

Mưỡu

Lành an thắm đượm nghĩa tình

Thanh tao lời nói có mình có ta

Vơi đầy sướng khổ vào ra.

Hát nói

Tôi anh bước tớichung đường lối

Ước nguyện nay mai, xới đắp tỏ bày

Được sẻ đôi phần, hương thơm phúc may

Vương tình thắm thiết, duyên đầy ắp

Đường đi sướng khổ, do vun đắp

Nếp sống an lành, bởi gắng xây

Tiếp nối đi đường, thú vui thay

Phương hướng lâu dài, bền trí não

Đường trên thẳng lối, mong rất đúng đạo

Đạt thêm phần, kiến tạo quang vinh.

Page 65: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 65b

Ai ai ước mộng yên bình

Dài đường tăng tiến nghĩa tình quí yêu

Nâng cao sức lực thêm nhiều

Đọc ngược

Mưỡu

Nhiều thêm lực sức cao nâng

Yêu quí tình nghĩa tiến tăng đường dài

Bình yên mộng ước ai ai.

Hát nói

Vinh quang, tạo kiến, phần thêm đạt

Đạo đúng rất mong, lối thẳng trên đường

Não trí bền, dài lâu hướng phương

Thay vui thú, đường đi nối tiếp

Xây gắng bởi, lành an sống nếp

Đắp vun do, khổ sướng đi đường

Ấp đầy duyên, thiết thắm tình vương

May phúc thơm hương, phần đôi sẻ được.

Page 66: Ruot hen xua

Hẹn xưa66 b

Bày tỏ đắp xới, mai nay nguyện ước

Lối đường chung tới bước anh tôi

Ra vào khổ sướng đầy vơi

Ta có mình có nói lời tao thanh

Tình nghĩa đượm thắm an lành.

Page 67: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 67b

Bia thơ Hưng Đạo đại vươngđặt ở nhà thờ họ Đặng Việt Nam

tại Thượng Nông, Tam Nông, Phú Thọ

Page 68: Ruot hen xua

Hẹn xưa68 b

Bia thơ Lệ Chi Viên đặt tại3 nhà thờ bà Nguyễn Thị Lộ

- Khuyến Lương, Hà Nội- Tân Lễ, Thái Bình

- Đại Lai, Gia Bình, Bắc Ninh

Page 69: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 69b

Bia thơ Kính viếng anh linh các liệt sĩ

Page 70: Ruot hen xua

Hẹn xưa70 b

Bia thơ họ Đặng, đặt tại nhà thờ họ Đặng Việt Nam:- Thượng Nông, Tam Nông, Phú Thọ

- Lương Xa, Chương Mĩ, Hà Nội- Hành Thiện, Xuân Trường, Nam Định

Page 71: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 71b

Bia thơ họ Đặng Hành Thiện đặt tại nhà thờ họ Đặng Hành Thiện Nam Định

Page 72: Ruot hen xua

Hẹn xưa72 b

Nhà thơ, TS Đ

ặng Văn Phú chụp ảnh lưu niệm

với tập thể Cán bộ, phóng viên

Tạp chí Kinh tế M

ôi trường (2013)

Page 73: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 73b

ẤN TƯỢNG MỘT THÚ CHƠI THƠ

Thuận nghịch độc là một ngón chơi bắt đầu có ở thơ Đường luật. Chúng tôi chưa biết có từ bao

giờ. Trong giai đoạn Hán Nôm, chúng ta được đọc thấy ở Phạm Thái. Đặc biệt Phạm Thái có bài Đề tranh tố nữ đọc xuôi là âm Nôm mà đọc ngược là âm Hán (Xem 99 ngón chơi thơ Đường luật Việt Nam - Hoài Yên - NXB Văn hóa dân tộc).

Trong công cuộc phục hưng thơ Đường luật 20 năm trở lại đây, thể thơ Đường luật thuận nghịch độc nở rộ. Hầu như tác giả thơ Đường nào cũng thử chơi ít nhất một lần. Nhưng cũng có một số thi nhân đi sâu hơn, thậm chí chuyên viết thơ Đường luật thuận nghịch độc, coi đây là một thú chơi đam mê nhất trong đời thơ của mình. Trong số những thi nhân hiếm hoi ấy, phải kể đến Nhà thơ - Tiến sĩ Đặng Văn Phú.

Sự chơi thơ thuận nghịch độc của Đặng Văn Phú thực sự đã gây cho chúng ta nhiều ấn tượng:

* Ấn tượng thứ I- Thơ Đường luật thuận nghịch độc:Trong những năm đầu đời thơ, Đặng Văn Phú in

riêng 3 tập thơ Đường luật thì 2 tập (2009 - 2010) toàn là thơ thuận nghịch độc:

* Hương vị cuộc đời - Thơ Đường luật - Văn học - 2005

Page 74: Ruot hen xua

Hẹn xưa74 b

* Trăng ngàn - Thơ Đường luật thuận nghịch độc - Hội nhà văn - 2009

* Vườn đào - Thơ Đường luật thuận nghịch độc - Hội Nhà văn - 2010

Trong suốt 20 năm chơi thơ, bản thân Hoài Yên tôi chỉ viết được 2 bài. Vậy mà, Nhà thơ-Tiến sĩ Đặng Văn Phú, chỉ trong 2 năm dã trình làng 2 tập thơ Đường luật thuận nghịch độc. Thật đáng nể!

* Ấn tượng thứ I I- Thơ lục bát thuận nghịch độcHai năm tiếp sau (2011 - 2012), Đặng Văn Phú tiến

thêm một bước, chơi thơ lục bát thuận nghịch độc và trình làng 2 tập thơ lục bát thuận nghịch độc:

* Bình minh - Thơ lục bát thuận nghịch độc - Văn học - 2011

* Sắc xuân - Thơ lục bát 2 chiều, thuận nghịch độc - Văn học - 2012

Thơ lục bát thuận nghịch độc, những năm gần đây cũng có một số thi nhân viết. Nhưng ở Đặng Văn Phú lại chơi theo cách riêng có sáng tạo của mình.

- Ở tập Bình Minh, nhà thơ đặt ra một quy tắc: Mỗi bài chỉ có 5 câu. Như vậy, về nội dung thì vừa đủ để chuyển tải tình ý mà tác giả cần biểu cảm. Về hình thức thì dù đọc xuôi hay đọc ngược cũng bắt đầu bằng câu 5 chữ, cần thiết cho việc trình diễn ca ngâm. Đây là một sáng tạo có dụng ý. Ví dụ:

Biển Cát BàĐọc xuôi:

Page 75: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 75b

Dây cầu uốn lượn quanh vùngĐây nơi làn sóng điệp trùng xa khơiLan tràn suốt thấu biển trờiAn bình thuyền lướt giữa nơi xa nhàHiền hòa hát tiếp câu ca.Đọc ngược:Ca câu tiếp hát hòa hiềnNhà xa nơi giữa lướt thuyền bình anTrời biển thấu suốt tràn lanKhơi xa trùng điệp sóng làn nơi đâyVùng quanh lượn uốn cầu dây.- Ở tập Sắc xuân, tác giả lại dấn thêm một bước

nữa trong ngón chơi thơ của mình. Những bài thơ chỉ có 3 câu, nhưng gia công lại khó hơn một nấc. Đó là vừa đọc 2 chiều của mỗi câu, lại vừa đọc thuận nghịch cả bài. Gò một cách đã tốn công, nay lại gò cùng lúc những 2 cách thì thật là quá công phu. Một bài thơ như vậy có tới 4 cách đọc. Ví dụ:

Hoa hồngCách đọc 1:

Hồng hoa sắc đẹp mượt màBông đơm lồng cánh đậm đà thơm xa

Trồng vun đắp xới sương pha Cách đọc 2:

Pha sương xới đắp vun trồngXa thơm đà đậm cánh lồng đơm bông

Mượt mà đẹp sắc hoa hồng

Page 76: Ruot hen xua

Hẹn xưa76 b

Cách đọc 3: Trồng vun đắp xới sương pha

Bông đơm lồng cánh đậm đà thơm xaHồng hoa sắc đẹp mượt mà

Cách đọc 4: Mà mượt đẹp sắc hoa hồng

Xa thơm đà đậm cánh lồng đơm bôngPha sương xới đắp vun trồng.

* 3- Ấn tượng thứ III - Thơ ca trù hát nói thuận nghịch độc:

Viết thơ hát nói chính là viết lời mới cho một làn điệu âm nhạc đã có từ xưa. Nó là thành tố thơ bên cạnh thành tố âm nhạc làm nên làn điệu ca trù hát nói. Ngày nay, thơ hát nói được nhiều thi nhân sáng tác. Đa số các bài thơ đó chưa một lần được các ca nương thể nghiệm. Do đó, thơ hát nói ngày nay dường như là một thể thơ độc lập, chẳng có liên hệ gì với làn điệu hát nói trong ca trù cả!

Vốn nó là lời thơ phổ cho một làn điệu âm nhạc có sẵn, nên viết thơ hát nói thuận nghịch độc là một ý tưởng táo bạo của Nhà thơ - Tiến sĩ Đặng Văn Phú. Ông là một người dám nghĩ dám làm, đã định là thực hiện ngay. Do vậy, tập thơ Hẹn xưa gồm 52 bài thơ hát nói thì có 2 bài thuận nghịch độc. Đây là 2 bài thơ hát nói thuận nghịch đầu tiên có ý nghĩa như một sự thể nghiệm.Và Đặng Văn Phú là người đầu tiên viết thơ hát nói theo kiểu này. Quả thực, Đặng Văn Phú là một

Page 77: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 77b

người rất đam mê cách chơi thơ thuận nghịch độc. Bất cứ thể loại thơ nào, ông cũng thử chơi, thử tìm tòi cách chơi và đi đến sáng tạo cách chơi.

Thật là một đam mê thú chơi thơ ấn tượng – Thú chơi thơ thuận nghịch độc!

Chúng ta mong rằng từ 2 bài đầu tiên đó, một vài năm sau, nhà thơ Đặng Văn Phú lại có cả tập, gồm nhiều chục bài thơ hát nói thuận nghịch độc, hấp dẫn mọi người kể cả lúc đọc thơ hay lúc nghe hát... Đồng thời, có sức lôi cuốn nhiều người khấc cùng sáng tác thơ hát nói thuận nghịch độc như ông.

Nhà thơ HOÀI YÊN Hà Đông, ngày 22 tháng 7 năm 2013

Page 78: Ruot hen xua

Hẹn xưa78 b

“HẸN XƯA”

TẬP THƠ HÁT NÓI ĐẬM ĐÀ TÂM HỒN VIỆT

Như các bạn đã biết: Thơ hát nói là thể thơ đặc thù của ca trù. Bộ môn ca trù của Việt Nam

được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.Vấn đề này rất vinh dự, đồng thời cũng là trách

nhiệm to lớn của chúng ta để bảo tồn và phát triển ca trù ngày càng xứng với tầm cao mới.

Tiến sĩ - Nhà thơ Đặng Văn Phú trình bạn đọc tập thơ hát nói: “Hẹn xưa” do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2013

Tập “Hẹn xưa” gồm 51 bài trong đó có 2 bài thơ hát nói thuận nghịch độc, đây là một trong những tác phẩm độc đáo không phải ai cũng làm được.

Tôi không có ý định viết về nghệ thuật sang tác thơ hát nói mà chỉ xin có đôi lời cảm nhận về giá trị nội dung tư tưởng tập thơ hát nói “Hẹn xưa” của Tiến sĩ Đặng Văn Phú.

Tập thơ hát nói “Hẹn xưa” phản ánh khá phong phú, đa chiều về cuộc sống khởi sắc đang trên đường hòa nhập, thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc và tâm hồn Việt.

Page 79: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 79b

Phạm vi bài cảm nhận này, tôi xin giới thiệu một vài nét về nội dung tư tưởng của tác phẩm. Trước hết, ta thấy nhà thơ Đặng Văn Phú rất yêu thiên nhiên và danh lam thắng cảnh. Ông đi nhiều nơi, đến đâu tác giả cũng có cảm nhận và tự hào về đất nước Việt Nam giàu đẹp của riêng mình qua các chuyến tham quan: Hạ Long, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Sầm Sơn, Tam Đảo, Cát Bà, Đường Lâm…

Nhà thơ đến Văn Miếu - trường đại học đầu tiên của Việt Nam, ông đã cảm nhận:

Là nguyên khí quốc gia đi theo phát triểnDân tộc trường tồn, nhờ người đức tài cống hiếnTập thơ hát nói “Hẹn xưa”, tác giả dành khá nhiều

bài để tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với các vị tiền nhân đã có nhiều công lao to lớn dựng nước, bảo vệ Tổ quốc và đưa dân tộc Việt Nam lên ngang tầm thế giới qua các bài: Lý Công Uẩn, Hưng Đạo Đại Vương, Lệ Chi Viên, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huệ…

Khi viết về chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ đã thể hiện lòng kính mến và biết ơn sâu sắc đối với vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới:

Bác Hồ đi khắp năm châu lụcĐất nước tới nơi một hướng đườngTập thơ hát nói “Hẹn xưa” còn là tiếng lòng da diết,

tiếng gọi thổn thức của trái tim, lời hẹn ước sắt son “…” của tuổi trẻ giàu chất lãng mạn và nhân văn thể hiện qua các bài: Hoa hồng, Huyền thoại ba cây thông,

Page 80: Ruot hen xua

Hẹn xưa80 b

Hồ núi Cốc…ông viết với sự cảm thông cho mối tình trắc trở:

Văng vẳng đâu đây nỗi buồn than thởTiếc thương thay, câu chuyện trớ trêuKhông có nỗi buồn nào bằng mối tình lỗi hẹn vì cha

mẹ đã có lời hứa hẹn với nhau khi đôi trẻ còn quá ngây thơ.

Khi lớn lên, chàng trai mải mê với sự nghiệp. Người con gái đến tuổi “Đò đầy đò phải sang sông”. Đến khi gặp nhau thì “ván đã đóng thuyền”, chỉ để lại trong nhau sự tiếc nuối khôn nguôi.

Nỗi buồn se, thắt trong tâm, đau đớnNuối tiếc nhiều, nhưng muộn quá rồi

(Hẹn xưa)Bài “Hẹn xưa” cũng chính là tựa đề của tập thơ hát

nói, tác giả đã đặt tên cho đứa con tinh thần của tác giả.Thơ Đặng Văn Phú nói chung, tập thơ hát nói “Hẹn

xưa” nói riêng, câu chữ chọn lọc giàu tượng hình và lãng mạn, đậm đà bản sắc dân tộc và tâm hồn Việt. Đọc thơ ông phải suy ngẫm, bóc tách ngữ nghĩa thì mới hiểu hàm ý của tác giả gửi tình vào cảnh để giãi bày tâm sự

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Bài cảm nhận này nếu có điều gì thiếu sót xin được lượng thứ.

Nhà thơ HOÀI NGUYÊNTháng 8/2013

Page 81: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 81b

LỜI BÌNH BÀI THƠ THUẬN NGHỊCH ĐỘC:HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG

CỦA TIẾN SĨ ĐẶNG VĂN PHÚ

Đọc xuôi: Muôn thuở anh hùng tỏa ngát hươngLớn công giữ nước - đức minh vươngTuôn trào trí não, nơi Nam ViệtKhuôn mẫu danh Trần sáng chói gương.

Đọc ngược:Gương chói sáng Trần danh mẫu khuônViệt Nam nơi, não trí trào tuônMinh vương đức - nước giữ công lớnHương ngát tỏa hùng anh thuở muôn. “Hưng Đạo đại vương” là một bài thơ làm theo thể

thuận nghịch độc rất độc đáo của tiến sĩ Đặng Văn Phú, được khắc ở văn bia Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, thờ vị anh hùng của dân tộc ta, tại nhà thờ Đặng Đại Tôn.

Để đỡ khó khăn trong việc tiếp cận bài thơ trên, ta nên tìm hiểu sơ qua về thể thơ thuận nghịch độc. Thể thơ này không phổ biến ở Việt Nam, và nếu có thì cũng không dễ tồn tại với thời gian được. Đó là theo

Page 82: Ruot hen xua

Hẹn xưa82 b

ý kiến của tác giả Đào Đức Nhuận. Cũng theo Đào Đức Nhuận (trong bài Tản mạn về thơ thuận nghịch độc trong trang mạng http: //www.hoingo.org/t4345-topic) thì, “Thuận nghịch độc hay hồi văn là bài thơ có thể đọc xuôi bình thường từ câu đầu cho đến câu cuối nhưng cũng bài thơ đó, nếu đọc ngược lên từ chữ cuối câu cuối và chấm dứt bài thơ với chữ đầu câu đầu bài thơ vẫn đúng niêm luật, vần điệu và có ý nghĩa (…). Thuận nghịch độc là một lối thơ rất khó làm vì mỗi khi làm một câu thơ lại phải đọc xuôi, đọc ngược làm sao cho cả hai cách đọc xuôi, ngược đều phải có ý nghĩa và hợp vận luật”.

Thế của bài thơ “Hưng Đạo đại vương” là đứng thẳng, trang trọng, với tính chất uy nghiêm, bao quát của ngôn từ và tứ thơ, nhưng vẫn không mất đi cái vẻ mềm mại, uyển chuyển của tứ thơ. Bài thơ có thế đứng của riêng mình, và đó là điều đầu tiên mà người đọc quan sát được. Đó là yếu tố quan trọng khẳng định bài thơ có xứng đáng với vị anh hùng dân tộc hay không. Tuy câu chữ được cắt nghĩa theo chữ đơn, nhưng không vì thế mà mất đi dáng vẻ uy nghi của một bài thơ văn bia trang trọng. Các chữ nối nhau trải dài uyển chuyển, đã khiến ta có cảm giác nó rất chuẩn, đúng thể thơ của tứ tuyệt mẫu mực. Từng chữ rất sắc nét, tươi mới và động cựa, đập vào giác quan ta khiến ta cảm thấy ấm áp và thích thú.

Đây là một bài thơ tương đối tĩnh tại của tiến sĩ Đặng

Page 83: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 83b

Văn Phú. (Chứ tôi biết ông đã làm rất nhiều bài thơ mà câu chữ có sự vận động, đối nhau chan chát, nghe rất vui tai, nhìn rất vui mắt, ý nghĩa dạt dào. Và với bất cứ đề tài nào, ông cũng xoay xở và múa chữ được!) Cũng phải thôi, đây là bài thơ văn bia thờ vị thánh Trần. Câu thứ nhất của bài thơ khẳng định sự nghiệp anh hùng của danh tướng Trần Hưng Đạo vẫn trường tồn muôn thuở. Câu này được liên kết giữa ba cụm từ “muôn thuở”, “anh hùng”, “tỏa ngát hương”. Có lẽ hai từ đầu không cần phân tích vì ai cũng hiểu cả rồi. Cái đáng nói là tác giả lại cho được một bông hoa vào đó. Cái bông hoa ấy, sắc màu tươi tắn, rực rỡ, đầy sức sống, đang thời kỳ khoe sắc thơm hương. Bông hoa ấy đáng lẽ chỉ rực nở trong một khoảnh khắc của thời gian, năm tháng, đất trời, theo thời vụ. Ấy nhưng không, bông hoa ấy đã ngát hương muôn thuở! Vậy cái bông hoa này là bông hoa trừu tượng, được nhân cách hóa. Nó chỉ đến công lao và đạo đức vị anh hùng mãi mãi khắc ghi vào lịch sử, trong lòng tôn kính của nhân dân. Bông hoa ấy là bông hoa lịch sử, được thi vị hóa, mãi ngàn năm tỏa ngát hương cùng trời đất nước non này.

Đến câu thứ hai, dường như mở rộng hơn, cụ thể hơn về công lao người anh hùng. Chúng ta vẫn đọc từng câu theo nhịp một: Lớn/công/giữ/nước/đức/minh/vương. Đọc vậy nó cho ta bước đi từng bước nhịp nhàng, chậm rãi, tôn kính, tựa như những bước chân lên thắp nhang trên đền thờ vị anh hùng. Nhịp điệu đó

Page 84: Ruot hen xua

Hẹn xưa84 b

cũng tạo được những suy tư sâu lắng nơi lòng người, suy tư về thời gian, con người, đất nước và những tháng năm lịch sử. Trần Hưng Đạo, người ấy là ai? Ông tên Húy là Quốc Tuấn, tước là Hưng Đạo vương, là một vị tướng kiệt xuất, thiên tài quân sự, anh hùng dân tộc Việt Nam đời nhà Trần khoảng cuối thế kỷ thứ XIII, người làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định, sinh ngày 10 tháng 2 năm 1228 (Mậu Tý). Một danh tướng trí dũng, văn võ song toàn, một công thần trọn đời vì Tổ quốc. Vị tướng đã có công thống lĩnh toàn quân toàn dân ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông. Trần Hưng Đạo có một nhân cách rạng ngời, là tấm gương cho hậu thế soi chung. Bởi thế ba chữ cuối bài thơ thật mới, đó là “sáng chói gương”. Vì sao? Trần Hưng Đạo là một vị tướng đã vì nước quên thù nhà. Ông vốn là con của An Sinh vương Trần Liễu, cháu ruột vua Trần Thái Tông. Khi Trần Thủ Độ ép cha ông phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị ruột của Lý Chiêu Hoàng) cho vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), thì mẹ ông đang mang thai ông ba tháng. Sau này, Trần Hưng Đạo trở thành thống lĩnh ba quân, đã không tham vọng lấy được thiên hạ về tay mình như ý nguyện của cha ông, mà vẫn một lòng phò vua giúp nước. Ông có một tấm lòng tận tụy với đất nước, có tinh thần yêu thương nhân dân, có ý thức đoàn kết mọi tầng lớp dân tộc thành một lực lượng thống nhất đánh bại mọi kẻ thù. Ông muốn “Vua tôi đồng tâm, anh em

Page 85: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 85b

hòa mục, cả nước góp sức”, thành một sức mạnh vô địch để chống quân xâm lược. Với lòng tin tưởng lớn lao của vị anh hùng, ông xem binh lính như anh em cha con ruột thịt trong một gia đình, ông không ngại ngần tắm cho tướng sĩ. Thời đại của ông, đã có bao nhiêu nhân tài vì nghĩa lớn, giúp vua cứu nước, lập nên bao chiến công vang dội. Đã có bao nhiêu áng văn thơ viết về cuộc đời và nhân cách của ông. Chuyện kể rằng, tuy bị quân hầu của sứ giặc Sài Xuân của Hốt Tất Liệt lén chọc gậy vào đầu đến chảy máu, mà ông vẫn không hề kêu một tiếng, không đổi sắc mặt. Điều ấy chứng tỏ trí tuệ kiên gan của người anh hùng không bị khuất phục trước quân thù. Ông không ham chức tước, quan quyền, muốn vì nước vì nhà mà gạt bỏ hiềm khích riêng, khéo tiến cử người tài giỏi cho vương triều Trần, biết kính cẩn giữ tiết làm tôi. Trần Hưng Đạo đã ba lần tổng chỉ huy quân dân Đại Việt đại phá quân Nguyên - Mông, ông đã có những lời tâm huyết thể hiện lòng trung thành của một danh tướng. Trước thế giặc hung hãn, vua Trần Nhân Tông tỏ ý muốn hàng để bảo toàn sinh mạng và tránh sự khổ cực cho muôn dân, Hưng Đạo vương khảng khái tâu rằng: "Xin trước hãy chém đầu thần, rồi sau hãy hàng". Khi Hưng Đạo vương sắp mất, vua Trần Anh Tông đến thăm hỏi kế sách giữ nước, Trần Hưng Đạo nói rằng: "Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước".

Page 86: Ruot hen xua

Hẹn xưa86 b

Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn còn là một nhà văn đầy tài năng và hào khí, thật đáng lưu danh muôn đời. Ông để lại sách "Binh gia diệu lý yếu lược" và "Vạn Kiếp tông bí truyền thư", nhưng rất đáng tiếc sau này bị thất truyền. Đặc biệt ông còn có bài “Hịch tướng sĩ”, đây đúng là một áng thiên cổ hùng văn của mọi thời đại, một thiên tuyệt bút về lòng yêu nước và căm thù giặc, chứa chan chất trữ tình hùng biện và tình cảm mãnh liệt, nồng cháy trong tim người anh hùng dân tộc, xứng đáng cho hậu thế lưu danh. Lòng yêu nước và căm thù giặc sục sôi trong Hịch tướng sĩ còn có ý nghĩa mới mẻ đối với mọi người mọi thời, và đối với dân tộc ta từ xưa đến nay. Hịch tướng sĩ đi vào lịch sử văn học Việt Nam như một trong những áng hùng văn tiêu biểu nhất, một bản anh hùng ca yêu nước bất diệt. Dường như, đã là những người lãnh tụ kiệt xuất, đều có trước tác văn thơ bất hủ. Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh là những con người như vậy, đã minh chứng cho tài hoa và khí tiết của dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực cường quyền phi nghĩa của những thế lực ngoại xâm.

Cuối đời ông sống thanh bạch, khi chết nguyện đốt thành xương tro cho đơn giản, hòa tan vào đất. Ở cái thời ấy mà đã nghĩ được đến điều như thế, thật là một tấm lòng khiêm nhường và chân thật. Sau khi

Page 87: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 87b

ông mất, vua Trần Anh Tông sắc phong ông là "Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Nguyên Đại Nguyên Súy Long Công Thịnh Đức Vĩ Liệt Hồng Huân Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương". Ông được nhân dân cả nước tôn vinh là "Đức Thánh Trần" và lập đền thờ ở nhiều nơi, song nổi tiếng hơn cả là đền Kiếp Bạc ở Chí Linh - Hải Dương. Còn các nơi khác thì, nhân dân lập đền thờ khắp nơi trong nước gọi là đền thờ Đức Thánh Trần. Ở hầu hết các đền thờ Trần Hưng Đạo, người ta đều nói rằng tâm thức nhân dân luôn xem ông ngang với các vua Trần. Tên đường phố, tên trường học, khóa học, những công trình lịch sử, văn hóa, võ thuật, quân sự, đặc biệt là ngành hàng hải và quân chủng hải quân được người sau lấy tên Trần Hưng Đạo với lòng ngưỡng mộ, kính trọng tài đức một danh tướng công thần trọn đời vì dân tộc và Tổ quốc.

Trở lại bài thơ của tiến sĩ Đặng Văn Phú, ta sẽ không cảm thấy có điều gì băn khoăn về cuộc đời kỳ vĩ của vị anh hùng dân tộc nữa. Những kiến thức lịch sử cho ta thấy, người con ưu tú của dân tộc ấy xứng đáng được lưu danh muôn đời. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi tác giả viết về người anh hùng “Tuôn trào trí não, nơi Nam Việt”. Bởi trí tuệ ấy đã được khắc ghi vào tâm khảm dân tộc. Điều đáng chú ý ở bài thơ là cách sử dụng động từ “tuôn trào” trí não, nơi Nam Việt. Câu thơ diễn tả lòng tự hào về trí tuệ, thể hiện niềm tin lớn vào con người đất Việt. Như đã nói, bài thơ có ít động

Page 88: Ruot hen xua

Hẹn xưa88 b

từ song lại thể hiện được tính chất đắc địa của nó, nghĩa là làm tròn nhiệm vụ biểu đạt sức vận động của hình tượng. Động từ này cựa quậy, động đậy sống động, vận động ngang tàng trong hành động của người anh hùng. “Tuôn trào” thể hiện nguồn trí tuệ lớn lao đang dâng trào mạnh mẽ, sống động và bất khuất, không bao giờ ngừng lại, mà còn trào tuôn mãi mãi, trở thành niềm tự hào, kiêu hãnh, say mê và gương sáng đến mai sau, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc của con người đất Việt. Câu số ba khẳng định tư chất và tài năng của vị tướng. Câu thứ tư như sự tổng kết, rằng toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp và nhân cách của Trần Hưng Đạo là phù hợp với dòng họ, với đạo đức phong kiến và với thời đại, đã tạo nên một tấm gương mẫu mực, chói sáng cho hậu thế: Khuôn mẫu danh Trần sáng chói gương. Có thể nói từng chữ, từng câu, hơi thơ và hào khí bài thơ, cũng như cách sắp xếp chữ cạnh nhau và bổ trợ lẫn nhau, đã được suy xét, chọn lựa rất kỹ càng và thận trọng. Tác phẩm đã toát lên tinh thần ca ngợi vị tướng anh hùng trong khuôn khổ của bài văn bia. Dẫu biết tấm lòng chân thành là đáng quý đáng trọng, song điều tối kỵ là ai đó lại đem lời lẽ thấp bé, phàm tục, bình thường để ca tụng đến tiền nhân. Hoặc một khía cạnh khác, khi anh không đủ tài thơ, hay anh không hiểu thấu đáo, không tri ân cuộc đời nhân vật, mà anh lại cố viết ca ngợi cho oai, cho có sĩ khí, thì cũng đáng buồn. Trong một bài thơ văn bia không thể

Page 89: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 89b

nói được nhiều về công lao cụ thể, nó phàm tục, cái tác giả phải làm được là khơi gợi cho người đọc hiểu công lao ấy, còn cụ thể ra sao thì đã có lịch sử chứng minh. Ở đây tiến sĩ Đặng Văn Phú không phạm phải những điều ấy. Lời lẽ của ông rất trang trọng, thanh sạch và đầy tôn kính. Toàn bài thơ có một ánh sáng tâm linh, có sự thanh thản, thoát tục của đấng thánh, có cái trải rộng của tình đời, và cũng có sự quấn quýt của nhiều con người đang bên cạnh nhau, hay của một ngọn cờ bay trước gió! Đó là điều mà tôi cảm thấy rõ rệt ở bài thơ. Đọc xong còn thấy một niềm vui, hân hoan cứ dâng lên, thanh thoát, nhẹ nhàng. Tôi cứ thấy ngạc nhiên trong lòng mãi. Có lẽ những cảm nghĩ về Đức Thánh đã liên thông với tinh thần tôi chăng, nâng đỡ và cỗ vũ cho tôi được cảm nhận bài thơ này theo đúng nghĩa, mà không hề suy diễn, bốc đồng. Thì ra những dự cảm về tâm linh là có thật. Một sự trùng hợp đáng chú ý là tiến sĩ Đặng Văn Phú là chuyên gia rất xuất sắc về lĩnh vực này.

Bài thơ đọc xuôi đã rất trọn vẹn và thú vị, đã hoàn thành nhiệm vụ và sứ mệnh của nó. Nhưng cũng lại thật ngạc nhiên, là khi đọc ngược lại càng thú vị hơn. Khi đọc ngược, bài thơ lại có thêm cái trúc trắc, cắc cớ về nhịp, về hình ảnh, âm điệu, như là một thách đố cho sự tưởng tượng, hình dung, cảm thụ và thấu hiểu của bạn đọc. Ở thể loại thơ thuận nghịch độc này, một bài thơ có từ hai đến nhiều cách đọc, và đôi khi các cách độc

Page 90: Ruot hen xua

Hẹn xưa90 b

đó cũng soi rọi, tương tác với nhau, tạo cho bài thơ có nhiều chiều kích mới, có ánh sáng, có sự tương tác mới. Và đó chính là yếu tố độc đáo, lạ, hấp dẫn của thể thơ thuận nghịch độc. Vì nó sốc, gây ngạc nhiên độc đáo, như những vỉa tầng cần phơi mở. Nơi ngôn từ được tự do thỏa thích phơi bày ý nghĩa và vẻ đẹp của nó. Và ở đây, cái tài tình của bài thơ “Hưng Đạo đại vương” là dù đọc xuôi hay đọc ngược đều thấy tứ thơ lẩy ra, làm người đọc có thể hiểu, hình dung, cảm nhận được trọn vẹn tinh thần của nó. Khi đọc ngược cũng như đọc xuôi, bài thơ vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng. Cái tài tình của tác giả là bài thơ này có thế đọc xuôi, ngược đều hay, thú vị như nhau, mà âm hưởng và tầm vóc ngôn từ, tứ thơ không bị đuối. Hai bài thơ xuôi - ngược đều tương xứng với nhau về tâm vóc và âm hưởng, cũng như chất thơ và công phu sáng tạo của nó.

Đây thật sự là một kỳ công. Văn bia của vị anh hùng dân tộc, mà lại được viết bằng một bài thơ thuận nghịch đọc, thì quả là độc chiêu rồi! Tác giả dùng từ vừa đủ và trang trọng để ngợi ca. Tôi dám chắc bài thơ còn một vài cách đọc khác, ví như có thể lộn ngược từ câu đầu tiên ta cũng được một bài thơ mới nữa! Điều này phải hỏi tiến sĩ Đặng Văn Phú mới rõ ràng. Bài thơ chỉ dừng ở mức ngợi ca công đức của Trần Hưng Đạo, nhưng mỗi chữ mỗi câu đều chứa đựng tầm vóc và chiều sâu thâm thúy. Điều đó

Page 91: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 91b

không phải ai cũng làm được, đặc biệt với thể thơ rất khó chơi này. Tác giả làm chủ hoàn toàn với cái cách xuôi, ngược của tứ thơ, và ông rất tuôn trào với thể thơ thuận nghịch độc, tưởng như không mệt mỏi, không ngừng nghỉ. Và ông đã có đến năm tập thơ thuận nghịch độc đã được xuất bản, với số lượng lên đến mấy trăm bài thơ đã ra đời trong thời gian vài năm. Thật là một sức sáng tạo bền bỉ và đáng nể!

TRẦN THỊ NGỌC LAN(Nhà xuất bản Văn học)

Page 92: Ruot hen xua

Hẹn xưa92 b

KÍNH VIẾNG ANH LINH CÁC LIỆT SĨ (Thuận nghịch độc)

Đọc xuôi: Xương máu trao đưa, góp trọn phầnHiến dâng non nước, biệt người thânHương thơm ngát tỏa, tình đồng độiThương nhớ anh em, suối lệ giàn. Đọc ngược:Giàn lệ suối, em anh nhớ thươngĐội đồng tình, tỏa ngát thơm hươngThân người biệt, nước non dâng hiếnPhần trọn góp, đưa trao máu xương.Đất nước Việt Nam ta trải qua mấy nghìn năm dựng

nước và giữ nước, trải qua bao cuộc kháng chiến gian khổ và oanh liệt, đã có biết bao thế hệ anh hùng liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc. Trên đất đai sông suối của tổ tiên này, đã thấm bao xương máu những người ngã xuống, cho đất nước trường tồn và hồi sinh. Tiến sĩ Đặng Văn Phú, một bậc thầy về tâm linh, một ông tiến sĩ đa tài, qua bao nhiêu năm hoạt động khoa học và nghệ thuật, đã để lại cho đời những bài thơ tinh tế, đầy tình người. Đặc biệt, ông có biệt tài trong việc sáng tạo thể thơ thuận nghịch độc, với sức sáng tạo tươi mới và mãnh

Page 93: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 93b

liệt, gần đây ông đã cho in rất nhiều tập thơ về thể loại này. Điều đáng chú ý trong các tập thơ đó, là trí tuệ trong sáng và tình người nồng ấm, làm người đọc rất ngạc nhiên và yêu thích. Có lẽ qua nhiều năm hoạt động tâm linh, với tài năng đặc biệt của mình, ông đã thu được tất cả những tinh hoa năng lượng, về giúp đời, giúp người và tự tỏa sáng trong thơ. Với một lòng thành kính, ông đã đi khắp đất nước, đem tài năng ngoại cảm của mình tìm mộ các liệt sĩ đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến vừa qua. Sở trường lớn nhất của ông là khả năng ngoại cảm, ông tham gia hoạt động này với niềm tin lớn lao về sự bất tử của con người, của dân tộc, của lịch sử đất nước. Với ngót 400 bài thơ và gần 10 tập thơ đã ra đời, thì đó là một chiến tích về tinh thần và giá trị nghệ thuật không nhỏ của ông góp sức làm đẹp cho đời, khiến cho người đọc hết lòng khâm phục.

Trên đây là một bài thơ tiêu biểu của ông kính viếng anh linh các liệt sĩ ở nghĩa trang Trường Sơn, làm theo thể thuận nghịch độc, mà ông đã gửi vào trong đó tất cả niềm tin, lòng biết ơn và sự kính trọng của mình dành cho các thế hệ liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.

Vì ông lựa chọn thể thơ Đường, với kiểu thuận nghịch độc rất “khó chơi” theo lời bạn đọc nhận xét, nên tôi luôn thấy những bài thơ của ông rất ấn tượng, có sự tinh luyện về câu từ và giàu chất trí tuệ, kiệm lời và chắt lọc ngôn ngữ, cấu tứ rất công phu. Nhưng thật kỳ lạ, ở những bài thơ ấy, ý thơ của ông vẫn bay bổng,

Page 94: Ruot hen xua

Hẹn xưa94 b

phiêu diêu và nồng thắm, vượt lên câu từ, vượt lên kỹ thuật. Cũng phải thôi, mục đích của ông là cái hồn thơ, là ý tứ sâu sắc và niềm tin của ông dành cho con người. Anh linh các liệt sĩ đã hiện về trong một không gian trân trọng:

Hương thơm ngát tỏa, tình đồng đội.Ở đây dường như ta thấy hiện lên trong chiều rộng

và sâu của đất nước mình, những nghĩa trang hoang hoải với khói hương và màu hoa mua tím. Cũng có thể, thiên nhiên tươi đẹp ấy luôn ấp iu linh hồn các liệt sĩ. Đấy là tôi nghĩ vậy, khi đứng trước không gian câu thơ gợi mở, với tình yêu thương thủy chung giữa muôn vật và con người. Cái không gian mênh mông quá, làm lòng người hoài nhớ, chơi vơi, khi âm dương cách biệt, nhưng không gian ấy cũng đầy bao dung, đầy hương thơm và tình nghĩa con người. Tình nghĩa ấy, có lẽ vượt trên mức cá nhân, riêng tư, để đi đến một nghĩa cả sâu thẳm và bao la hơn về con người, về đất nước. Ta sẽ nghĩ về đất nước, về dân tộc, về những điều còn mất, về những người đã mất và những người còn sống, về tương lai của chúng ta. Trước mắt chúng ta như hiện ra một bình nguyên bao la với đất đai, sông suối, mặt trời, với những hy vọng về sự bất tử của con người và dân tộc, niềm hy vọng cho ngày sau. Một sợi dây tâm linh nối hiện tại, quá khứ, tương lai lại với nhau, và những nhân chứng sống của chiến tranh sẽ biết sống cuộc đời sao cho ý nghĩa, khi họ nghĩ về nền hòa bình, về những

Page 95: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 95b

người đã khuất. Tất nhiên ở một nghĩa cụ thể hơn, ta thấy hiện ra hình ảnh những đoàn cựu chiến binh lặng lẽ đi thăm lại chiến trường xưa, thành kính cắm những bó hoa và hương thơm lên mộ người chiến sĩ. Đó cũng là nén tâm hương của thi sĩ Đặng Văn Phú dâng lên anh linh những người anh hùng với niềm tri ân sâu nặng.

Xương máu trao đưa, góp trọn phầnHiến dâng non nước, biệt người thân.Đây là hai câu thơ đầu của bài thơ, cũng là hai câu

thơ ấn tượng nhất, có chiều sâu nhất, khẳng định công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ. Câu thơ có một tầm vóc lớn, khái quát được nỗi đau thương và sự hy sinh vô điều kiện ấy. Viết về sự hy sinh của nhiều người, thậm chí của nhiều thế hệ, viết được như thế cũng là tài. Tôi cứ tần ngần trước sự uyển chuyển, tinh tế của câu thơ khi diễn tả một vấn đề quan trọng của sống còn, của sự hy sinh và dâng hiến. Sao nó diễn tả được sự hy sinh máu xương và ly biệt một đời mà lại giản dị và thanh tao đến thế? “Xương máu trao đưa, góp trọn phần”: cái “trao đưa” (thanh thản, tự nguyện) ấy là “xương máu” (sống còn, tồn tại), vậy mà nhẹ nhàng sao, như trao đưa một cành hoa, một lời hứa, một niềm hy vọng cho tương lai. Một niềm tin cho thế kỷ. Xét cho cùng trong sự tồn tại, mạng sống con người là quý nhất. Vậy mà người chiến sĩ trong một phút giây trong trẻo của đời mình, đã thanh thản “trao đưa”, với một niềm tin bộc trực và thánh thiện, đi vào cõi vĩnh hằng,

Page 96: Ruot hen xua

Hẹn xưa96 b

để hy sinh vì cuộc sống. Vì tự do, độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Cái đáng quý ở đây không chỉ ở tâm thế trao đưa thanh thản và chủ động tự nguyện, mà sâu xa hơn là khát vọng “góp trọn phần”. Thì ra trong tâm niệm của những người chiến sĩ ấy luôn nghĩ rằng, mình phải có bổn phận đóng góp phần mình vào trong chiến thắng, vào trong cái chung của dân tộc, để giành độc lập tự do cho nhân dân ta, có như thế mới hoàn thành trách nhiệm của mình. Cụm từ “góp trọn phần” có nhiều cái lạ. Lạ ở chữ “trọn”. Nghĩa là trọn vẹn cái phần mình, mới an tâm yên lòng thanh thản, cũng có thể “trọn” là hy sinh tất cả những gì mình có, trọn tình vẹn nghĩa với đất nước non sông. Và cao hơn, có sự đóng góp này, mới tròn vẹn cái nghĩa cao cả, mới trọn niềm vui cho mai sau. Câu thơ đầu tiên khép lại, tưởng thế đã kiệt cùng, trọn vẹn. Nhưng không, câu thơ thứ hai còn mở ra, bao la hơn:

Hiến dâng non nước, biệt người thân.Câu thơ đầu có đau đớn hy sinh, tuy nhiên đó chỉ

là cái phần thế tục, được mất, sống còn. Câu thứ hai đã nâng lển tầm vóc tâm linh. Sự hy sinh ấy chính là một hành vi cao cả, một lý tưởng rõ ràng: “hiến dâng non nước”. Ta hãy chú đến từ “hiến dâng”. Từ này chỉ được dùng trong trường hợp đặc biệt với nghĩa thiêng liêng, mang một giá trị lớn lao của đạo lý dân tộc, hoặc của tầm vóc cộng đồng. Từ này được bổ trợ bởi “non nước” ở đằng sau, càng nâng thêm cái thiêng liêng cao

Page 97: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 97b

quý, mang tầm quốc thể của sự hy sinh. Câu thơ chia làm hai nửa, một bên là non nước, một bên là người thân. Bên nghĩa bên tình, cái gánh nặng nghĩa tình sao mà luyến lưu, xót xa, đau đớn. Biệt người thân, biệt đến muôn đời. Cái chữ “biệt” ở đây cũng rất đặc biệt, nó được chọn lọc rất kỹ, diễn tả được nhiều chữ khác, như ly biệt, tiễn biệt, đi mãi không về, mà cũng là từ biệt. Một bên là non nước, một bên là cốt nhục, người thân, nhưng cái non nước cái lý tưởng luôn được đặt lên trước cái cá nhân, riêng tư của bản thân mình. Câu thơ ngắn gọn súc tích, dùng những từ đẹp, sang trọng, nhưng lại chân thật, không hề ồn ào, bi lụy, không tình cảm sướt mướt. “Biệt người thân” một tâm nguyện giản dị chân thực đến xao lòng. Thiết nghĩ, để nói được hai khía cạnh lớn của lòng hy sinh cao cả, mà chỉ diễn tả trong một câu thơ 7 chữ, là kiệm lời, súc tích biết mấy, nó gợi đến sự hy sinh âm thầm lặng lẽ của những người lính trong cuộc kháng chiến vừa qua.

Hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối của bài vô hình trung đã tạo ra một khoảng cách, một cách đoạn lớn về không gian và thời gian, cả chiều sâu tâm thức và sự đổi thay của bối cảnh xã hội. Mới đó mà đã mấy chục năm, mới đó mà đã là cả một đời người, là ly biệt. Giờ đây những đồng đội đang sống trong nền hòa bình, trong thời kỳ đổi mới mãnh liệt của đất nước, đã lặn lội tìm lại mộ cho những người đồng đội xưa, cùng thắp nén tâm hương tưởng nhớ người đã khuất với lòng biết

Page 98: Ruot hen xua

Hẹn xưa98 b

ơn vô hạn: Hương thơm ngát tỏa, tình đồng độiThương nhớ anh em, suối lệ giàn.Cái thương nhớ ở đây có cả hai chiều. Người đang

sống nhớ thương người đã khuất đã hy sinh, và người đã khuất cũng còn vong linh đầy ánh sáng để nhớ thương người còn sống. Một không gian bao la không giới hạn, gợi lên bao ý nghĩa của cuộc sinh tồn, bao lời gửi gắm và mong ước của người còn sống cho những người đã khuất và thế hệ mai sau. Nỗi thương nhớ đó thành suối lệ giàn chảy vào chiều sâu đất nước, lệ chảy tràn như suối vậy thôi. Nghĩa là nỗi nhớ thương vô tận vô biên, không giới hạn, không có thời gian, không gian nào nữa. Hay chính là, không gian ở đây đã chuyển thành không gian tâm thức rồi. Tâm thức yêu thương, giao cảm, biết ơn. Chính là khi nhìn về quá khứ, về sự hy sinh, về những gì đã mất, con người ta mới thấm thía được sâu sắc về cuộc đời, sự tồn tại và ý nghĩa của sự sống mình. Và bài thơ đã diễn đạt trọn vẹn một cuộc giao tiếp về tâm linh quan trọng, là bước ngoặt trong nhận thức của con người.

Ta hãy chú ý tới cách đặt các từ xương máu - góp trọn - hiến dâng - biệt - hương thơm - tình - thương nhớ - suối. Tất cả các từ đó được đặt ở trước một số từ khác, đây cũng là dụng ý nghệ thuật và cảm quan của tác giả, muốn đặt những tình cảm, danh dự của người lính và tình nghĩa đồng đội lên chỗ trang trọng nhất. Cách

Page 99: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 99b

chọn chữ, đặt chữ của tiến sĩ Đặng Văn Phú là hết sức thận trọng. Cho nên ta cảm nhận được bài thơ rất chân thành, giản dị, nhưng vẫn vô cùng trang trọng, kính cẩn đối với anh linh các liệt sĩ. Phải một người tâm huyết mới làm được điều ấy.

Trên đây chỉ là cảm nhận bài thơ khi đọc xuôi. Còn khi đọc ngược thì bài thơ lại có vẻ mênh mang hơn vì được cái âm “ương” ở cuối câu bổ trợ. Trên cơ sở bài thơ đọc xuôi, khi đọc ngược bài thơ vẫn mượt mà đằm thắm và có thêm ánh sáng mới.

Giàn lệ suối, em anh nhớ thươngĐội đồng tình, tỏa ngát thơm hươngThân người biệt, nước non dâng hiếnPhần trọn góp, đưa trao máu xương.Đó là biệt tài, công phu của tiến sĩ Đặng Văn Phú

trong thể thơ thuận nghịch độc. Quả thật, người tâm huyết với thể thơ này phải rất kỳ công. Phải chọn lọc từ ngữ, sắp xếp sao cho cho nhuần nhị về ngôn ngữ, cấu tứ, độ tương xứng của bài thơ khi đọc xuôi và đọc ngược. Vậy mà ta thấy những bài thơ thuận nghịch độc của tiến sĩ Đặng Văn Phú vẫn đậm chất thơ, vẫn bay bổng, phiêu du, đầy ánh sáng. Tiêu biểu như bài thơ viếng anh linh các liệt sĩ trên đây. Bài thơ vút lên, tỏa sáng bằng những vần trắc, và trải dài mênh mang bằng những vần bằng. Có lẽ cách đọc các bài thơ thuận nghịch độc của tiến sĩ Đặng Văn Phú là nên đọc chậm rãi, nhâm nhi, chiêm ngưỡng từng từ ngữ trong một bố

Page 100: Ruot hen xua

Hẹn xưa100 b

trí hài hòa, và quan trọng phải đọc bài thơ trong một niềm tin chan chứa của tâm linh. Vì vậy, bài thơ không chỉ có một nghĩa mà còn có nhiều nghĩa, nhiều ý tứ phái sinh, tùy theo thời điểm tiếp nhận và cá thể tiếp nhận. Cũng bởi thế, thuận nghịch độc là một thể thơ phức tạp và kỳ thú.

Là một con em của thế hệ này, được sống trong hòa bình và ổn định của đất nước, được học hành thăng tiến trong thời đại mới, bài thơ trên thật sự gợi cho tôi nhiều nghĩ suy và xúc động. Lòng thầm nhớ thương và biết ơn cha ông đã đổ máu xương để gìn giữ độc lập tự do, giữ gìn giang sơn Tổ quốc. Mong một lần được đến với Trường Sơn thắp nén hương thơm lên mồ liệt sĩ, để hiểu rõ cuộc đời mình đang sống và biết sống tốt hơn. Có lẽ phải cảm nhận mỗi lời thơ của tiến sĩ Đặng Văn Phú bằng niềm tin tâm linh sáng trong mà ông đã thổi vào, đó cũng là điều đặc biệt mà ông đã làm được với đất trời này, với con người. Văn học nghệ thuật chính là giá trị của tinh thần, mang tính biểu tượng, tinh túy chắt lọc từ cuộc sống của nhân loại. Chỉ cần có một niềm tin về giá trị đó, cũng làm biến đổi cuộc đời ta.

Đứng trước mỗi bài thơ Đường luật thuận nghịch độc của tiến sĩ Đặng Văn Phú, người ta sẽ phải khám phá từng từ, rồi xem độ liên kết và sự xoay chuyển của nó trong một cấu tứ chung, nên thường thấy rất thú vị và mệt. Nó không đơn thuần như một bài thơ ở thể tự do. Thể thơ thuận nghịch độc là một thể thơ rất khó, vì

Page 101: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 101b

ở bài thơ đọc ngược, nó lại lộn ngược cả câu, cả bài, lộn ngược từ đầu đến cuối, mà không được lỗi ở chữ nào. Hơn nữa nếu bạn đọc chưa có nhiều kinh nghiệm với thể thơ này, thì nó thực sự là một thử thách đối với họ. Đối với người viết bài này, do chưa có nhiều kinh nghiệm tiếp cận với thể thơ thuận nghịch độc, vì thế nó thật sự là một thử thách, nên không dám lạm bàn. Tôi xin dừng bài viết tại đây, hy vọng trong tương lai được sự chỉ dạy của tiến sĩ Đặng Văn Phú và đông đảo bạn đọc gần xa về thể loại này./.

TRẦN THỊ NGỌC LAN(Nhà xuất bản Văn học)

Page 102: Ruot hen xua

Hẹn xưa102 b

CẢM NHẬN BÀI THƠ “LỆ CHI VIÊN”

CỦA TIẾN SĨ ĐẶNG VĂN PHÚ

Chí lớn tài cao lo cứu nướcTâm vàng đức quý giúp cho dânOan gia ba họ đầu rơi sạchTuôn lệ đau thương xót cõi trần.Đọc tập thơ Bình minh mới đây của nhà thơ - tiến sĩ

Đặng Văn Phú với những sáng tạo tâm huyết và mẫu mực, tôi rất chú ý đến bài thơ Lệ Chi Viên. Bởi bài thơ chữ trắng được khắc trang trọng trên bia đá, với những nét chạm trổ rồng phượng và lư hương mà con cháu hậu sinh kính cẩn nhớ đến người xưa.

Mới đọc vào nhan đề bài thơ, chúng ta đã cảm thấy một cái gì rất đẹp, diễm lệ và trong suốt, như một kỷ niệm, như dòng nước mắt kéo qua. Ba chữ Lệ - Chi - Viên đều gợi lên những nét thanh sạch, thoáng đãng và nhiều xúc cảm như tâm hồn con người. Lệ là nước mắt, chi là xương thịt thân thể, và viên là một khu vườn với cây cối thanh thoát. Tưởng như nhà thơ đang tả cảnh một công viên nào đấy. Một khu vườn đầy nước mắt! Thì đó, đây đúng là một bài thơ nhắc đến một vết

Page 103: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 103b

thương không bao giờ lành trong lịch sử dân tộc. Đó là cái án oan của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, với rất nhiều máu và nước mắt. Đó là lý do vì sao bài thơ mở đầu bằng chữ “Lệ”. Tất nhiên, khi đặt bút viết, nhà thơ không nên gò ép, nhưng rõ ràng từ “Lệ” rất đắc địa, đã được nhà thơ cảm và đặt làm dấu báo hiệu cho một cuộc đời đau thương, oan khuất, mà cả dân tộc đã phải soi vào.

Bài thơ không hề nhắc đến tên Nguyễn Trãi, nhưng đã viết rất đầy đủ về cuộc đời oanh liệt của ông. Chỉ bằng bốn câu ngắn gọn súc tích của thể tứ tuyệt, tác giả đã thể hiện được tầm vóc, chiều rộng của một cuộc đời, chiều dài của một nỗi đau, dòng nước mắt, tái hiện được không khí hãi hùng đầy máu chảy, thể hiện được lòng đau xót của nhân dân Việt Nam và thế giới đối với vị anh hùng dân tộc. Thế mới biết, sự phong phú về ý tứ và sự sâu sắc về nghệ thuật của một bài thơ tứ tuyệt như thế nào.

Bất cứ người dân Việt Nam yêu nước nào cũng đã hơn một lần nhớ về Nguyễn Trãi, đau lòng và day dứt về Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi dòng dõi trung thần yêu nước, đã theo Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, viết Bình Ngô đại cáo và sáng tạo rất nhiều thơ văn, Nguyễn Trãi vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, nhà chính trị lỗi lạc, nhà chiến lược thiên tài, nhà ngoại giao kiệt xuất của dân tộc ta. Vậy mà Nguyễn Trãi đã bị khép tội tru di tam tộc ở Lệ Chi Viên, vì cái chết của vua

Page 104: Ruot hen xua

Hẹn xưa104 b

Lê Thái Tông (con Lê Lợi) có liên quan đến một người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ. Nguyễn Thị Lộ khi ấy 40 tuổi, xinh đẹp, có tài năng văn chương và đầy đủ công dung ngôn hạnh của một người phụ nữ thời đó, đã được vua Lê Thái Tông (Nguyên Long) mời vào triều làm Lễ nghi học sĩ. Rồi vua say đắm Nguyễn Thị Lộ và băng hà ở Lệ Chi Viên, khi đến thăm nhà Nguyễn Trãi. Dẫn giải ra như vậy để người đọc hiểu, cảm hứng của bài thơ là cảm hứng lịch sử, viết về một câu chuyện khá bi thương đau xót trong lịch sử dân tộc, đã được rất nhiều nhà sử học, nhà nghiên cứu quan tâm và nhân dân đã ghi nhớ, ám ảnh. Vậy có khó cho tiến sĩ Đặng Văn Phú chăng? Mỗi câu, mỗi chữ của bài thơ đều mang nhiều nghĩa - tình. Hai câu thơ đầu nhà thơ dành để ca ngợi vị anh hùng dân tộc:

Chí lớn tài cao lo cứu nướcTâm vàng đức quý giúp cho dân.Hai câu này đã thể hiện được tầm vóc, tài trí và tấm

lòng Nguyễn Trãi với nước, với dân, với con người. Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo (Bình Ngô đại cáo). Ở đây, con người Nguyễn Trãi đã được thể hiện ở tầm bao quát, khái quát nhất ở khía cạnh công lao và nhân cách. Thiết nghĩ ai đọc đến đó cũng có thể hiểu được, có thể hiểu ít có thể hiểu nhiều về cuộc đời Nguyễn Trãi tùy theo sự am hiểu về lịch sử của họ. Viết về tiền nhân cốt nhất là trung thực, công tâm và thành kính, chứ đừng màu mè,

Page 105: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 105b

hoa hòe hoa sói. Ở đây, hai câu thơ này đã làm được điều đó. Tôi chú ý đến hai chữ “lo” và “giúp”, vì nó rất hiện đại, đó là nỗi lòng của con người hiện đại. Nguyễn Trãi một đời lo cứu nước giúp dân, với nỗi lòng thường trực ấy. Các cặp tính từ, danh từ, động từ song hành: chí - tài - tâm - đức, lớn - cao - vàng - quý, nước - dân, lo - giúp đã làm toát lên toàn bộ cốt cách và tài năng của Nguyễn Trãi. Đọc xong hai câu này người ta nghĩ chắc đây là bài thơ thuần túy ca ngợi những người có công với nước. Nhưng hai câu thơ sau mới thật sự chạm đến cõi lòng, lột tả được bi kịch của Nguyễn Trãi.

Bài thơ không những ca ngợi vị anh hùng Nguyễn Trãi, mà còn gián tiếp ngợi ca người con gái Nguyễn Thị Lộ. Nguyễn Thị Lộ - cô bán chiếu Tây Hồ, vợ người anh hùng Nguyễn Trãi hay Lễ nghi học sĩ triều Lê, từ lâu là hình ảnh đẹp trong ký ức của nhân dân ta. Nàng cũng có cùng một phẩm chất như trên, một tấm lòng vời vợi yêu thương và sẵn lòng hy sinh vì non sông đất nước, vì sự nghiệp của chồng. Nàng là người vợ yêu dấu, tri âm tri kỷ, luôn đứng sau cuộc đời Nguyễn Trãi, cùng Nguyễn Trãi một lòng trung quân ái quốc, hy sinh vì đại nghĩa. Kết duyên cùng Nguyễn Trãi trong một mối tình lãng mạn, sau bao nhiêu năm cùng chồng giúp nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng, Nguyễn Thị Lộ lại cùng chồng sẻ chia cái chết thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc. Đánh giá về bà, giáo sư Vũ Khiêu khẳng định: “Ít nhất, bà cũng là người tài hoa trong văn học,

Page 106: Ruot hen xua

Hẹn xưa106 b

sắc sảo trong chính trị, chu đáo trong ứng xử và thủy chung trong tình nghĩa”, “Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ đã dâng trọn cuộc đời phục vụ cho sự bền vững của Vương triều Lê và sự phồn vinh của non sông Đại Việt”. (Báo Nhân dân, 12/2005).

Hai câu thơ sau diễn tả bi kịch khủng khiếp, nó gây bất ngờ, hoàn toàn đối lập với hai câu đầu:

Oan gia ba họ đầu rơi sạchTuôn lệ đau thương xót cõi trần. -Người đọc tự hỏi: Tại sao một người tài trí hết lòng

vì dân vì nước mà lại “Oan gia ba họ đầu rơi sạch?”. Sửng sốt quá! Người ta muốn hiểu rõ sự tình thì phải lật giở lại nghi án Lệ Chi Viên: Triều đình nhà Lê lúc đó khép Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ vào tội giết vua, tru di tam tộc. Máu đã chảy, đầu đã rơi xuống. Câu thơ với tiết tấu nhanh mạnh gây rợn ngợp, thảm khốc, kinh ngạc, sửng sốt. “Đầu rơi sạch” chất thơ ở đấy, bi kịch ở đấy và cái hiện đại cũng ở đấy. Đầu rơi sạch là đầu rơi nhanh, rơi hết, cùng một lúc, trong thời gian ngắn! Đó là cách nói của người Thanh Hóa chăng? Chữ “sạch” ở đây đáng chú ý nhất là nghĩa của nó: “trong sạch, sạch sẽ, tinh khiết”. Chữ sạch đau đớn làm sao, trắng trợn, ngay thẳng và quyết liệt. Nó như khẳng định một làn nữa phẩm chất trung thần của Nguyễn Trãi, một lòng trung với vua, vì đại nghĩa, vì dân vị nước. Một người tài trí như Nguyễn Trãi, làm quan đến mức ấy (đại thần, Nhập nội hành khiển), có công lao và tài năng đến mức

Page 107: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 107b

ấy, và vào lúc bấy giờ tuổi đã ngoại 60, thì thử hỏi ông còn gì ngoài một lòng khát khao giúp nước? Tuy có thể buồn vì vương triều mâu thuẫn, xáo trộn, nhưng ông không thể phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp của mình mà đi giết vua, nhất là khi Nguyên Long lại là người tài đức. Cho nên, cái chết của vua Lê Thái Tông là do âm mưu của việc tranh giành ngôi vị của các bà phi và các quan trong vương triều mục ruỗng. “Sâu xa hơn, đó là sự ghen ghét, đố kỵ của một số không nhỏ quan lại trong triều lúc bấy giờ trước tài năng lỗi lạc và tính tình ngay thẳng, cương trực của Nguyễn Trãi - cái luôn cản trở những việc làm mờ ám của chúng.” (Nhân dân, 12/2005). Chữ “sạch” ở đây vô hình trung đã đối chọi với “bẩn”. Vì theo tâm lý của người Việt chúng ta, ta chỉ nói cái này sạch lắm là khi ta khẳng định sự “sạch” và khẳng định nó không bẩn khi nó đang có nguy cơ bị bẩn. Cái sạch lúc ấy đang kề cận rất gần cái bẩn, bị cái bẩn đe dọa, khủng bố, đồng hóa. Tôi thật sự thích thú với cái ý này của bài thơ và rất thán phục sự sâu xa của tiến sĩ Đặng Văn Phú.

Về vụ án Lệ Chi Viên và hai danh nhân văn hóa nói trên đã được rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá lại, nó là vấn đề lớn của lịch sử. Ở bài thơ này ta chỉ xét cái tình của con người. Bài thơ của tiến sĩ Đặng Văn Phú vẫn không nhắc đến tên hai vị công thần triều Lê có công với nước như ta đã phân tích ở trên. Ở đây nhân vật trữ tình vẫn ẩn kín - cho bạn đọc có thể tự do

Page 108: Ruot hen xua

Hẹn xưa108 b

nhìn nhận, suy tưởng, đánh giá. Vì vậy bài thơ không chỉ có một nghĩa, mà có nhiều nghĩa. Có thể, bài thơ đang nói chuyện đời, chuyện của mọi thời, mọi người. Tại sao một người có tâm có đức lớn như vậy, công lao như vậy, anh hùng như vậy, mà bị cuộc đời làm cho chết? Chúng ta phải làm gì? Chúng ta khao khát con người vĩ đại ấy hiểu ta, thương ta, và cho dân tộc ta, đất nước ta thêm những thành quả, những chiến thắng của tình thương và trí tuệ. Ta khao khát một lần được gặp con người đó, để quỳ lạy, để ngợi khen, để cám ơn, để sám hối! Đọc bài thơ này rồi tôi cũng trở thành một kẻ bị ám ảnh bởi số phận và cuộc đời Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.

Ở đây tác giả đã thành công trong việc chơi chữ chăng? “Đầu rơi sạch’. Quá đau thương thảm khốc! Một cái án oan còn vọng đến ngàn sau, biết bao ô nhục, đau lòng. Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ còn có kỳ tích lớn đối với triều Lê, là đã bảo vệ, nuôi giấu được vua Lê Tư Thành (Lê Thánh Tông sau này). Khi ấy, Tư Thành là con của bà Ngô Thị Ngọc Giao, thứ phi của vua, đang bị truy sát, vì sự tranh giành quyền bính. Sau này vua Lê Thánh Tông lên ngôi, nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hóa và một người coi trọng hiền tài. Vua Lê Thánh Tông đã ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng tước Tán Trù Bá, ban cho câu “Ức Trai

Page 109: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 109b

tâm thượng quang khuê tảo” (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Một người như vậy mà phải chết vì sự ngu muội của con người, sự hà khắc của chế độ phong kiến, đó là câu hỏi lớn vấn đề lớn để cho các thế hệ sau suy ngẫm và lịch sử dân tộc tự đánh giá lại chính mình.

Câu thơ cuối trải dài như một tiếng nấc đau thương đầy nước mắt của nhân dân và thế giới, thậm chí thiên nhiên cỏ cây đã nhỏ lệ tiếc thương người anh hùng Nguyễn Trãi. Oan gia ba họ đầu rơi sạch/ Tuôn lệ đau thương xót cõi trần. Câu thơ cũng có nhiều tính từ gây chú ý, gợi, nhấn mạnh được nỗi lòng. Như “tuôn” “xót”. Cái “xót” đây là xót của lệ, và dòng lệ ấy nhiều đến nỗi ngập tràn trần thế. Ta thấy nỗi lòng nhà thơ và tâm tình nhân loại được nhà thơ diễn tả rất sâu. Cái nỗi oan gia ấy, đau thương ấy, máu xương oan khốc ấy, có thể chẳng những động đến lòng người mà còn động đến lòng trời. Lệ ở đây là nước mưa hay là nước mắt. Câu thơ không cần phải rạch ròi quá. Về mặt cảm xúc và kịch tính, câu thơ này quả là xuất sắc. Phải là tâm huyết, tri ân với Nguyễn Trãi, nhà thơ mới viết được hai câu thơ như thế. Cái điều đáng nói cuối cùng là dòng lệ đau thương ấy sẽ chảy mãi mãi chẳng bao giờ vơi.

Đây là một bài thơ phúng viếng, để tưởng nhớ tiền nhân, nên thiết nghĩ nó chấm phá được vài nét cũng là quý rồi. Huống hồ ở đây nó lại chấm phá được quá nhiều nét và nó diễn tả được nỗi đau có thực của các thế hệ đã tiếc thương người anh hùng. Đó là một nỗi đau

Page 110: Ruot hen xua

Hẹn xưa110 b

chân thực, hiện hữu của tác giả và các thế hệ hậu sinh, đã được nhà thơ diễn tả rất chân thành, sát thực. Người đọc cũng thấy đau xót thay. Vì thế bài thơ mới gây xúc động cho bạn đọc và có được giá trị mới. Bởi có hàng ngàn học giả, nhà thơ đã viết về cuộc đời Nguyễn Trãi. Đây là một đề tài không mới, nhưng tác giả đã đem được cảm xúc của mình vào làm cho bài thơ hiện đại lên và đầy cảm xúc. Dẫu mỗi dân tộc có những trang lịch sử sai lầm và mỗi con người từng có những tháng năm tội lỗi, nhưng bao giờ cũng sẽ được nhìn nhận lại, làm lại, sửa lại. Sự làm lại con người không bao giờ là muộn.

Bài thơ và tác giả quả là một tấm lòng tri ân với Nguyễn Trãi. Với cái nhìn chân thực soi rọi vào cuộc đời Nguyễn Trãi, thì bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị./.

TRẦN THỊ NGỌC LAN (Nhà xuất bản Văn học)

Page 111: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 111b

MỤC LỤC

Mở đầu 9

1. Hẹn xưa 11

2. Lý Công Uẩn 12

3. Hưng Đạo Đại Vương 13

4. Lê Chi Viên 14

5. Nguyễn Huệ 15

6. Tràng An 16

7. Tìm Đường cứu nước 18

8. Nguyễn Công Trứ 19

9. Hạ Long 22

10. Họp đồng hương 21

11. Hồ Hoàn Kiếm 20

12. Hồ Tây 24

13. Sầm Sơn 25

14. Tình thân 26

15. Hoa hồng 27

16. Hoa Mai 28

17. Huyền thoại ba cây thông 29

18. Hồ Núi Cốc 30

19. Bảo toàn lực lượng 31

Page 112: Ruot hen xua

Hẹn xưa112 b

20. Vắng bóng 32

21. Thành công 33

22. Người cao tuổi 34

23. Cửa Phật 35

24. Mùa xuân nhớ Đảng 36

25. Gần Tết 37

26. Mùa hè 38

27. Mùa thu 39

28. Đêm đông 40

29. Hoa súng 41

30. Ân hận 42

31. Giúp đời 43

32. Cuộc đời 44

33. Neo đậu 45

34. Tam Đảo 46

35. Đổi mới 47

36. Ôm rơm 48

37. Ngày phụ nữ quốc tế 49

38. Đi học nước ngoài 50

39. Nhớ bạn 51

40. Vạn tuế 52

41. Anh tôi 53

42. Đào thế 54

Page 113: Ruot hen xua

TS. ĐẶNG VĂN PHÚ 113b

43. Cát Bà 55

44. Văn Miếu 56

45. Thăm Đường Lâm 57

46. Họ Đặng 58

47. Hương Đồng 59

48. Gió xuân 60

49. Tiến bộ 61

50. San sẻ 64

51. Ấn tượng một thú chơi thơ73

52. Hẹn xưa - Tập thơ hát nói

đậm đà tâm hồn Việt 78

53. Lời bình bài thơ Thuận nghịch độc:

“Hưng Đạo Đại Vương”

của Tiến sĩ Đặng Văn Phú 81

54. Kính viếng Anh linh các liệt sĩ 92

55. Cảm nhận bài thơ “Lệ Chi Viên”

của Tiến sĩ Đặng Văn Phú 102

Page 114: Ruot hen xua
Page 115: Ruot hen xua

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC

18 Nguyễn Trường Tộ - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 04.37161518 - 04.37161190, Fax: 04.38294781

Email: [email protected]

* Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh

290/20 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Quận 3

Điện thoại: 08.38469858 - Fax: 08.38483481

* Văn phòng đại diện tại Thành phố Đà Nẵng

580 đường Núi Thành - Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0511. 3797709

Chịu trách nhiệm xuất bản

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

Phó Giám đốc phụ trách

NGUYỄN ANH VŨ

Chịu trách nhiệm nội dung

NGUYỄN THỊ HẠNH

THƠ - TS. ĐẶNG VĂN PHÚHẹn xưa

Biên tập : HOÀNG YẾN

Trình bày : LÊ AN

Bìa : THANH BÌNH

Sửa bản in : TÁC GIẢ

Page 116: Ruot hen xua

In 1000 cuốn, khổ 13 x 19 cm. Tại Công ty In Hoàng Gia

Giấy đăng kí KHXB số: 904-2013/CXB/21-88/VH

Số QĐXB của Giám đốc: 1057/QĐ-VH

In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2013.