tap chi han nom 1-1990 - nguc trung tuy but

36
1 TP CHÍ HÁN NÔM S1(8) NĂM 1990 NGC TRUNG NHT KÝ NGHIÊN CU VĂN BN HC PHAN VĂN CÁC Gii ngvăn hc Vit Nam vi công vic phiên dch, gii thiu Ngc trung nht ký năm 1960 đã tra nhy bén, hết sc trng thtp thơ ngay khi văn bn này va được phát hin. Tiếp đó là công vic nghiên cu, bình lun phân tích, ging dy. Gii shc, nht là chuyên ngành lch sĐảng cũng đã tìm đến văn bn y như là mt sliu quý giá. Tuy nhiên cho đến nay văn bn NGC TRUNG NHT KÝ vn chưa đựng nhiu thông tin quan trng và kthú vnhiu mt đang chđợi người nghiên cu tiếp tc khám phá và khai thác. Trước hết, bi tác gitp thơ đã xác định tính cht ca văn bn là mt cun nht ký – mt cun nht ký viết bng thơ - hơn thế, chính tác giđã ttay làm nhng công vic có tính cht biên tp như viết đề t, đánh stht, ghi chú ngày tháng sáng tác mt sbài thơ, trình bày và vbìa, nên vmt phương din nào đó có thcoi đây là mt chương trong cun biên niên sHChí Minh: biên niên “ttruyn” vgiai đon bgiam trong nhà tù Quc dân đảng Trung Quc ttháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943, giai đon gian nan khi bc nht trong cuc đời Chtch HChí Minh. Vgiai đon này, ttrước ti nay chcó mt smiêu tkhái quát trong hơn hai trang cun sách ca Trn Dân Tiên (1). Trong scác tác ginước ngoài viết vHChí Minh, King C. Chen tác gicun Vit Nam and China 1938 – 1954 (2) (Vit Nam và Trung Quc 1983 – 1954) đã dành 6 trang (tr.55 – 60) trong tp I ca cun sách cho giai đon này, nhưng cũng không cung cp được nhiu thông tin hơn. Văn bn Ngc trung nht ký giúp chúng ta không ít. Trước hết, nhnó có thhình dung khá cthvà chi tiết “lch sáng tác” ca nhà thơ - người tù cng sn HChí Minh trong mt hoàn cnh sáng tác cc koái ăm bt li. Khi đầu tngày 29- 8- 1942 và kết thúc ngày 10- 9- 1943, “lch sáng tác” y có thghi li như sau: NĂM 1942

Upload: quang-dung

Post on 19-Jul-2016

23 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

Cac bai viet nghien cuu ve Nguc Trung Nhat Ky dang ten Tap Chi Han - Nom , so 1-1990

TRANSCRIPT

Page 1: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

1  

 

TẠP CHÍ HÁN NÔM SỐ 1(8) NĂM 1990 

NGỤC TRUNG NHẬT KÝ NGHIÊN CỨU VĂN BẢN HỌC

PHAN VĂN CÁC

Giới ngữ văn học Việt Nam với công việc phiên dịch, giới thiệu Ngục trung nhật ký năm 1960 đã tỏ ra nhạy bén, hết sức trọng thị tập thơ ngay khi văn bản này vừa được phát hiện. Tiếp đó là công việc nghiên cứu, bình luận phân tích, giảng dạy. Giới sử học, nhất là chuyên ngành lịch sử Đảng cũng đã tìm đến văn bản ấy như là một sử liệu quý giá.

Tuy nhiên cho đến nay văn bản NGỤC TRUNG NHẬT KÝ vẫn chưa đựng nhiều thông tin quan trọng và kỳ thú về nhiều mặt đang chờ đợi người nghiên cứu tiếp tục khám phá và khai thác.

Trước hết, bởi tác giả tập thơ đã xác định tính chất của văn bản là một cuốn nhật ký – một cuốn nhật ký viết bằng thơ - hơn thế, chính tác giả đã tự tay làm những công việc có tính chất biên tập như viết đề từ, đánh số thứ tự, ghi chú ngày tháng sáng tác ở một số bài thơ, trình bày và vẽ bìa, nên về một phương diện nào đó có thể coi đây là một chương trong cuốn biên niên sử Hồ Chí Minh: biên niên “tự truyện” về giai đoạn bị giam trong nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943, giai đoạn gian nan khổ ải bậc nhất trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Về giai đoạn này, từ trước tới nay chỉ có một sự miêu tả khái quát trong hơn hai trang ở cuốn sách của Trần Dân Tiên (1).

Trong số các tác giả nước ngoài viết về Hồ Chí Minh, King C. Chen tác giả cuốn Việt Nam and China 1938 – 1954 (2) (Việt Nam và Trung Quốc 1983 – 1954) đã dành 6 trang (tr.55 – 60) trong tập I của cuốn sách cho giai đoạn này, nhưng cũng không cung cấp được nhiều thông tin hơn.

Văn bản Ngục trung nhật ký giúp chúng ta không ít. Trước hết, nhờ nó có thể hình dung khá cụ thể và chi tiết “lịch sáng tác” của nhà thơ - người tù cộng sản Hồ Chí Minh trong một hoàn cảnh sáng tác cực kỳ oái ăm bất lợi. Khởi đầu từ ngày 29- 8- 1942 và kết thúc ngày 10- 9- 1943, “lịch sáng tác” ấy có thể ghi lại như sau:

NĂM 1942

Page 2: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

2  

 

Ngày 29-8 đến ngày 24-9: Các bài:

1. Khai quyển; 2. Tại Túc Vinh nhai bị khấu lưu; 3. Nhập Tĩnh Tây huyện ngục; 4,5,6. Thế lộ nan (3 khổ tứ tuyệt); 7,8. Táo (2 khổ tứ tuyệt) 9. Ngọ; 10. Vấn thoại (3); 11. Ngọ hậu; 12. Vãn; 13. Tù lương; 14. Nạn hữu xuy địch; 15,16. Cước hạp; 17,18, 19. Học dịch kỳ (3 khổ tứ tuyệt); 20. Vọng nguyệt; 21. Phân thuỷ.

Ngày 25.9

Các bài: 22,23 Trung thu (2 khổ tứ tuyệt)

Ngày 26.9 đến ngày 9.10

Các bài: 24. Đổ; 25. Đổ phạm; 26. Nạn hữu Mạc mỗ (4) 27. Nạn hữu nguyên chủ nhiệm L.

Ngày 10.10

Bài 28. Song thập nhật giải vãng Thiên Bảo

Ngày 10.10 đến ngày 1.11

Các bài: 29. Tẩu lộ; 30. Mộ; 31. Dạ túc Long Tuyền; 32. Điền Mông; 33. Sơ đáo Thiên Bảo ngục; 34. Nạn hữu chi thê thám giam; 35. Các báo: Hoan nghênh Uy – ki đại hội; 36. Tự miễn; 37. Dã cảnh; 38. Chúc than; 39. Quả Đức ngục; 40. Long An Lưu sở trưởng; 41,42. Tảo giải (2 khổ tứ tuyệt).

Ngày 2.11

Bài 43. Đồng chính

Ngày 2.11 đến ngày 10.11

Các bài: 44. Nạn hữu đích chỉ bị; 45. Dã lãnh; 46. Bang; 47. Lạc liễu nhất chích nha; 48. Long An - Đồng Chính; 49. Nhai thượng; 50. Lộ thượng; 51. Trưng binh gia quyến; 52. Giải trào; 53. Vãng Nam Ninh; 54,55. Cảnh binh đảm trư đồng hành (2 khổ tứ tuyệt); 56. Điệt lạc. 57. Bán lô đáp thuyền phó Ung; 58. Nam Ninh ngục; 59. Nạp muộn; 60. Thính kê minh; 61. Nhất các đổ phạm “ngạnh” liễu; 62. Hựu nhất cá; 63. Cấm yên (chỉ yên đích); 64. Dạ bán văn khốc phu; 65. Hoàng hôn; 66. Công kim; 67. Thuỵ bất trước ; 68. Ức hữu; 69. Thê nạn hữu môn tả báo cáo; 70. Lại sang; 71. Văn thung mễ thanh.

Page 3: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

3  

 

Ngày 11.11

Các bài: 72,73,74. Song thập nhất (3 khổ tứ tuyệt)

Ngày 12.11

Bài 75. Cảnh báo

Ngày 13.11

Các bài: 76. Chiết tự; 77. “Lữ quán”; 78. Tảo tình.

Ngày 14.11

Bài 79. “Việt hữu tao động” Ung báo, xích đạo tân.

Ngày 15.11 đến ngày 17.11

Bài 80. Anh phỏng Hoa đoàn...

Ngày 18.11

Bài 81. Giải vãng Vũ Minh

Ngày 19.11 đến ngày 21.11

Các bài: 82. Bào Hương cẩu nhục; 83. Trúc lộ phu; 84. Ngục đinh thiết ngã chi sĩ đích; 85. Công lý bi.

Ngày 22.11

Bài 86. Tân Dương ngục trung hài

Ngày 23.11 đến ngày 30.11

Các bài: 87,88. Ký Nê Lễ (2 khổ tứ tuyệt); 89. Đăng quang phí; 90. Ngục trung sinh hoạt; 91. Quách tiên sinh; 92. Mạc ban trưởng.

Ngày 1.12

Bài 93. Thiên Giang ngục

Ngày 2.12 đến ngày 8.12

Các bài: 94. Đáp hoả xa vãng Lai Tân; 95. Tha tưởng đào; 96. Lai

Page 4: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

4  

 

Tân

Ngày 9.12

Bài 97. Đáo Liễu Châu.

Ngày 10.12 đến cuối tháng 12

Các bài: 98. Cửu bất đệ giải; 99. Dạ bán; 100. Liễu Châu ngục (5); 101. Đáo trưởng quan bộ; 102. Tứ cá nguyệt liễu

NĂM 1943

Tháng 1, thượng tuần và trung tuần

Các bài: 103. Bệnh trọng; 104. Đáo Quế Lâm; 105. Nhập lung tiền.

Hạ tuần tháng 1

Các bài: 106. ?! 107. ?

Tháng 2 đến đầu tháng 4

Các bài: 108. Đáo đệ tứ chiến khu chính trị bộ; 109. Chính trị bộ cấm bế thất; 110. Mông ưu đãi; 111. Triêu cảnh.

Ngày 4.4 đến ngày 6.4

Bài 112. Thanh minh

Ngày 6.4 đến cuối tháng 4

Các bài: 113. Vãn cảnh; 114. Ngũ khoa trưởng, Hoàng khoa viên; 115. Hạn chế; 116. Dương Đào bệnh trọng; 117. Bất miên dạ; 118. Cửu vũ

Đầu tháng 5

Bài 119. Tích quang âm

Tháng 5 đến tháng 7

Các bài: 120. Độc Tưởng công huấn từ (6); 121. Lương Hoa Thịnh tướng quân thăng nhiệm phó tư lệnh (7); 122. Tặng tiểu Hầu Hải (8)

Ngày 7.8 đến ngày 9.8

Page 5: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

5  

 

Các bài: 123, 124. Thu cảm (2 khổ tứ tuyệt)

Ngày 9.8 đến cuối tháng 8

Các bài: 125. Nhân đỗ ngã; 126. Trần khoa viên lai thám; 127. Hầu chủ nhiệm ân tặng nhất bộ thư (9); 128. Mông thượng lệnh chuẩn xuất lung hoạt động.

Cuối tháng 8 đầu tháng 9

Bài 129. Thu dạ

Đầu tháng 9

Các bài: 130. Tình thiên; 131. Khán “Thiên gia thi” hữu cảm; 132. Tức cảnh

Ngày 10.9

Bài 133. Kết luận (10)

Gắn các bài thơ vào những thời điểm cụ thể như trên chúng ta có thể xác định ngày tháng một số sự kiện:

1. Trong tù, đồng chí Hồ Chí Minh bị ốm nặng vào đầu năm 1943, trên đường bị giải đến Quế Lâm.

2. Người bị giải đến Liễu Châu lần đầu vào ngày 9.12.1942. Về sự kiện này, trước đây King C.Chen trong cuốn Việt Nam và Trung Quôc 1938-1954 dẫn thư của tướng Hầu Chí Minh viết cho King ngày 16.3.1967, khẳng định rằng “Ông Hồ Chí Minh bị giải đến Liễu Châu vào tháng 5.1943”. Chúng tôi cho rằng ông Hầu nói về lần 2 đến Liễu Châu bởi vì sau khi đến Liễu Châu lần thứ nhất, đồng chí Hồ Chí Minh được giải đến dinh trường quan và được biết phải đến Quế Lâm, Người đã bị giải ngược về Quế Lâm để rồi từ đây lại phải giải đi Liễu Châu một lần nữa.

* * *

Mặt khác, văn bản Ngục trung nhật ký còn chứa đựng 6 trang (từ trang 47 đến trang 52) bút ký đọc sách đọc báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các trang này ở trước bài Kết luận cho thấy trước ngày 10.9.1943, Người đã được đối xử tử tế hơn và đã được phép tiếp xúc với sách báo. Những nội dung ghi chép ở 6 trang này tập trung vào 2 chủ đề lớn: quân sự và văn hoá. Hai trang 47, 48 ghi lại 11 điều

Page 6: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

6  

 

thường thức cơ bản về quân sự (tổ chức, kỷ luật, kế hoạch, mệnh lệnh, động tác, hành động, sinh hoạt, quản lý, tính chất, hiệu quả và mục đích, điều kiện thành công) còn những vấn đề về huấn luyện chiếm các trang 49, 50, 51. Đáng chú ý là ở trang 52, Người ghi nhận một định nghĩa về “văn hoá” tiếp cận với những định nghĩa khoa học nhất ngày nay.

Ngay một chi tiết rất vụn vặt như điều ghi ở “mục đọc báo” ngày 13.10, tưởng chừng không dính dáng gì đến tập thơ: “Quế Lâm, cắt tóc ba mươi đồng, thịt lợn bốn mươi lăm đồng...” nhưng nếu đem liên hệ với bài Đăng quang phí trong đó có câu “Vào chốn tối tăm mù mịt ấy, quang minh đáng giá sáu đồng (nguyên) tiền” thì sẽ cảm thụ được ý nghĩa câu thơ cụ thể và sâu sắc hơn. Điều ghi chép nhỏ nhặt trở thành một cước chú bổ ích cho việc tiếp nhận tác phẩm thơ.

* * *

Điều khiến người đọc hết sức ngạc nhiên là trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bản thảo được biên tập khá sạch, hầu như không có mấy dầu vết tẩy xoá, gạch chữa. Vết chữa xoá duy nhất là ở câu đầu bài số 25, bài Đổ phạm, thoạt tiên viết Đổ phạm bất đắc công gia phạn (tù cờ bạc không được cơm của Nhà nước) sau xoá đi thay bằng Công gia bất cấp đổ phạm phạn (Nhà nước không cho tù cờ bạc [ăn] cơm)

Liên hệ với việc Người thường vừa suy nghĩ vừa tự mình đánh máy bản thảo, với những trang bản thảo tiếng Pháp tự đánh máy lấy cũng rất ít tẩy xoá, sửa chữa, chúng tôi nghĩ rằng một nét khá độc đáo trong mạch tư duy – biểu đạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: Câu văn Hồ Chí Minh (kể cả việc chọn từ và chọn cấu trúc ngữ pháp) dường như ngay khi chợt đến đã rất gần với dạng hoàn chỉnh. Hay nói một cách khác, thao tác xử lý ngầm các vật liệu ngôn ngữ trong quá trình tư duy đã diễn ra rất hữu hiệu với một tốc độ gần như lý tưởng. Điều này phải chăng có thể giải thích bằng sự am hiểu tinh thông nhiều ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài trong đó có những ngôn ngữ hết sức xa nhau, đến mức gần như là hai đối cực xét về đặc điểm loại hình học: một phía là tiếng Nga, tiếng Đức là những ngôn ngữ mang tính tổng hợp cao, và phía bên kia là những ngôn ngữ tiêu biểu của loại hình phân tích như tiếng Việt, tiếng Hán.

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không lưu ý đến một đặc điểm nữa của văn bản là tính chính xác rất cao, đến mức chính xác của việc sử dụng dấu chấm câu. Chấm, phẩy, dấu than, dấu hỏi, ngoặc đơn, ngoặc kép... tất cả đều được cân nhắc rất kỹ, đặt rất đúng chỗ làm nên một nét rất đặc trưng của văn bản Ngục trung nhật ký hiện đại và khoa học ngay

Page 7: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

7  

 

trong một văn bản thuộc loại hình truyền thống cổ kính.

Cả 133 bài thơ đều được chú ý đến từng dấu phẩy như vậy. Dấu ở cuối các dòng thơ đã đành, tôi đặc biệt chú ý một dấu phẩy hết sức tinh tế vì thế vô cùng cần thiết đặt sau chữ “đích” trong câu:

Ngã đích, ma thằng nhất đại đoan. (Bài 46, Bang)

Cái dấu phẩy ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ trong câu một cách hoàn toàn xác định, cái dấu phẩy mà nếu vắng nó câu có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Cái dấu phẩy mà ngữ pháp học và ngữ văn học Trung Quốc phải mất nhiều thế kỷ mới quy định và quy phạm hoá được.

Về thư pháp, điều dễ nhận thấy là văn bản được viết bằng một nét chữ rắn rỏi có cốt cách riêng. Phần bút ký đọc sách đọc báo tuy chỉ là những ghi chép vụn vặt cho riêng mình tuy viết chữ nhỏ hơn, nét chữ đá thảo nhưng cũng đều rõ ràng dễ đọc. Nghiên cứu kỹ nội dung các mục ghi chép này sẽ có thể làm rõ khu vực và trọng tâm chú ý của Hồ Chí Minh trước thời cuộc. Đó cũng là một vấn đề không kém phần lý thú và bổ ích nhưng có lẽ thuộc về một bài nghiên cứu khác.

CHÚ THÍCH

(1) Trần Tân Diên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Nxb Văn học (in lần thứ sáu) H. 1969 , trang 90-92

Ngoài các bản tiếng Việt, cuốn sách này ở Việt Nam hiện còn có bản dịch Trung văn, mang tiêu đề Hán là Hồ Chí Minh truyện (Tiểu sử Hồ Chí Minh) ghi tên tác giả bằng chữ tiếng Việt là Trần Dân Tiên, ghi tên người dịch bằng chữ Hán là Trương Niệm Thức, do Bát nguyệt xuất bản xã ấn hành tại Thượng Hải, do công ty hữu hạn ấn loát Gia Hoa in lần thứ nhất vào tháng 6 – 1949 dưới thời Tưởng Giới Thạch. So với bản tiếng Việt, bản Trương Niệm Thức có nhiều đoạn “dôi”, chắc hẳn người dịch đã căn cứ vào một bản nguyên văn khác với các bản tiếng Việt đã biết.

(2) Princeton University Press, Princeton, N-J.1969

(3) Bài này không có trong các bản dịch của Viện Văn học. Báo Nhân dân đã công bó trên số ngày 13.5.1978 nhưng bài dịch có nhiều chỗ sai, cần dịch lại.

(5) Bài này trong văn bản chỉ có đầu đề. Có thể phỏng đoán khi bị giải đến Liễu Châu tác giả không bị giam vào nhà ngục Liễu Châu mà bị

Page 8: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

8  

 

tạm giữ ở một nơi nào đó.

(4) (6) (7) (8) (9) (10) Các bài này chưa có trong các bản dịch trước đây. Tưởng công là Tưởng Giới Thạch. Lương Hoa Thịnh, tháng 5.1943 là trung tướng Cục trưởng Cục chính trị được thăng chức Phó tư lệnh Đệ tứ chiến khu, chức Cục trưởng trao lại cho thiếu tướng Hầu Chí Minh. Các nhân vật Quốc dân đảng này lúc đó đều mang tư cách đồng minh chống phát xít Nhật, trong đó Tưởng Giới Thạch là người đứng đầu Trung Hoa dân quốc, nước đồng minh lớn đông dân nhất, chống Nhật sớm nhất. Các bài thơ này trước đây chưa công bố. Chúng tôi cho rằng với quan điểm lịch sử, chúng ta không ngần ngại công bố các nội dung trên. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên cách nhìn như vậy, cách nhìn theo một quan điểm lịch sử, cũng rất biện chứng.

Tiểu Hầu – Hải (Bé Hầu tên Hải) có lẽ là con của Hầu Chí Minh, thiếu tướng Cục trưởng đã góp phần trả lại tự do cho đồng chí Hồ Chí Minh. Bài “Kết luận” viết: Hạnh ngộ anh minh Hầu chủ nhiệm, Như kim hựu thị tự do nhân Ngục trung nhật ký tòng kim chỉ, Thâm tạ Hầu công tái tạo ân.

Tạm dịch:

Nhờ Hầu chủ nhiệm sáng soi, Nay ta lại được là người tự do. Nay thôi “Nhật ký trong tù”

Hầu công tái tạo ơn sâu ghi lòng.

Tất cả các chữ số đặt trước đầu đề các bài thơ đều theo đúng số thứ tự do chính tác giả tập thơ ghi trong nguyên tắc.

Trong khi chờ một bản dịch mới công bố trọn vẹn tập thơ, chúng tôi cho rằng công bố số thứ tự và đề mục các bài thơ như trên là một cách giản tiện giúp bạn đọc hình dung được trình tự và vị trí vốn có của các bài trong cả tập.

VỀ VĂN BẢN TẬP NGỤC TRUNG NHẬT KÝ CỦA

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

HOÀNG VĂN LÂU

Năm 1960, vào dịp kỷ niệm lần thứ 70 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tập Nhật ký trong tù lần đầu tiên được giới thiệu rộng rãi

Page 9: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

9  

 

với bạn đọc(1). Tập thơ lập tức trở thành niềm say mê lâu bòn, thành nguồn sức mạnh tinh thần vô hạn đối với lớp lớp thế hệ người đọc.

Lời nói đầu tập thơ cho biết, Nhật ký trong tù là bản dịch tập Ngục trung nhật ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vốn là “một cuốn sổ tay bìa xanh đã bạc màu. Trang đầu cuốn sổ ghi bốn chữ “Ngục trung nhật ký”, kèm theo bốn câu thơ và một hình vẽ hai nắm tay bị xích. Phần ruột gồm 47 trang, ghi hơn 100 bài thơ và 14 trang ghi một số mục nhỏ có tính chất thời sự. Toàn bộ cuốn sổ viết bằng chữ Hán”.

Những dòng miêu tả văn bản trên đây đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu. Nhiều người đã tìm cách tiếp xúc với “cuốn sổ tay” kỳ diệu đó. Sau khi Nhật ký trong tù công bố, lẻ tẻ trên báo chí đã đăng tải thêm một đôi bài mới của tập Ngục trung nhật ký(2). Hai mươi ba năm sau lần xuất bản thứ nhất, năm 1983, trong lần xuất bản thứ ba, người ta đã công bố thêm một lúc tới 12 bài thơ nữa(3). Như vậy là, trong khi đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước nhờ bản dịch đã tiếp cận, khai thác kho tàng tư tưởng và nghệ thuật cao đẹp của tập thơ, thì những nhà văn bản, những nhà nghiên cứu cũng say sưa tìm hiểu văn bản của cuốn sổ tay lịch sử ấy. Nhiều người tìm cách có trong tay bản in ảnh hoặc bản photocopy tập Nhật ký, trân trọng phiên dịch và giới thiệu thêm số bài chưa công bố(4), đối chiếu văn bản, hiệu đính một đôi chỗ sai sót trên bản công bố...(5). Đã trở thành một nguyện vọng, một yêu cầu chung rất tha thiết, là: Mỗi độc giả có trong tay một bản dịch Ngục trung nhật ký đầy đủ, chính xác để cảm thụ một cách trọn vẹn, chính xác giá trị nhiều mặt của tác phẩm lớn ấy.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi xin giới thiệu một số kết quả bước đầu trong quá trình tìm hiểu văn bản và tình hình công bố tác phẩm Ngục trung nhật ký, góp thêm một chút ít tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn đề này(6).

I. Giới thiệu văn bản:

Ngục trung nhật ký là một cuốn sổ tay nhỏ, kích thước 12,5 cm và 9,5 cm. Bìa sổ bằng cát tông, gáy vải màu đen. Do lâu ngày, chất keo dán hết tác dụng, hiện nay, gáy bìa, giấy bọc các tông, giấy lót bìa bên trong đều đã rời ra. Giấy bọc bìa màu xanh nhạt, đã bạc màu, không ghi dấu hiệu gì.

Phần trong của cuốn sổ gồm 82 tờ giấy dã, đóng bằng chỉ trắng kiểu học trò. Trong số 82 tờ này, có 64 tờ ghi chữ, 18 tờ còn để trắng. Trong số 64 tờ có ghi chữ, chỉ có 53 tờ được đánh số ở khoảng giữa

Page 10: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

10  

 

phía trên đầu mặt thứ nhất của tờ giấy.

Mỗi tờ viết chữ một mặt, chữ Hán viết bằng mực tàu, bút lông, theo hàng dọc từ trên xuống, từ phải sang trái(7). Giấy màu hơi sẫm, còn tốt, mực còn đen.

Tờ đầu cuốn sổ không ghi số tờ ở phía trên, có ghi 4 chữ to từ trái sang phải: Ngục trung nhật ký. Dưới đó là hai hàng số:

29.8.1932 - 10.9.1933

Dưới hai hàng chữ số, chếch về bên trái là 4 câu thơ 5 chữ, viết hàng dọc từ phải sang trái. Phần còn lại của tờ đầu là hình vẽ hai tay bị xích nắm chặt giơ lên.

Từ tờ thứ 1 đến tờ 46 chép 131 bài thơ, phần lớn là thơ 7 chữ 4 câu, có ghi số thứ tự ở phía trên đầu đề bài thơ(8). Trong 131 bài thơ này, bài số 100 chỉ có đầu đề “Liễu Châu ngục” mà không có thơ(9).

Cuối tờ 46 có ghi: “Tục 53 diệp” (xem tiếp tờ 53).

Tờ 47, phía trên cùng, có ghi 3 chữ ngang, đọc từ trái sang phải: Độc thư lan (Mục đọc sách). Mục này ghi đến hết tờ 52.

Có một nét đáng chú ý là: cách ghi số tờ ở phần thơ (từ tờ thứ nhất đến tờ 46 và tờ 53) thì ghi con số ở giữa phía trên tờ giấy. Còn con số ghi số tờ ở mục đọc báo lại ghi ở góc trái phía trên cùng tờ giấy.

Tờ 53 ghi hai bài thơ số 132 Tức cảnh và bài số 133 Kết luận. Bài 133 cũng là bài thơ cuối cùng của cả tập Ngục trung nhật ký. Sau bài này, có hai dòng chữ số:

29.8.1942

10.9.1943

Dưới hai hàng chữ số là chữ “hoàn” (hết)

Từ tờ 53, không thấy đánh số tờ. Sau tờ 53 là 8 tờ để trắng. Tiếp đó là 10 tờ có ghi đề mục là Khán báo lan (Mục đọc báo), sau đã còn 10 tờ để trắng. Tất cả các phần ghi chép trên đây đều do chính tay Bác thực hiện, chứ không phải người đời sau thêm vào.

Cách bố trí ghi chép ở quyển sổ cho thấy:

1. Phần Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) gồm 133 bài thơ, trong

Page 11: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

11  

 

đã 1 bài chỉ có đầu đề, không có thơ. Phần này được Bác sáng tác từ ngày vào ngục 29.8.1942 đến ngày ra ngục 10.9.1943(10).

2. Phần ghi chép, phần này có 2 môc: Mục đọc sách (Độc thư lan) và Mục đọc báo (Khán báo lan).

Mục đọc sách ghi tóm tắt một tài liệu mà Bác đã đọc, thấy ghi đầu đề là: Quân sự cơ bản thường thức (Những hiểu biết cơ bản về quân sự). Dưới đầu đề ấy, có dòng “ủy viên trưởng huấn từ” (Lời dạy của ủy viên trưởng).

Từ cách ghi, có thể hiểu là: Sách Quân sự cơ bản thường thức của ủy viên trưởng Tưởng Giới Thạch.

Bác có quyển ấy trong dịp nào?

Về “Lời dạy” của “ủy viên trưởng” ở phần Ngục trung nhật ký có bài thơ Độc Tưởng công huấn từ (Đọc huấn từ của Tưởng công) bài số 120:

Bách chiết bất hồi hướng tiền tiến, Cô thần nghiệt tử nghĩa đương nhiên.

Quyết tâm khổ cán dữ ngạnh cán, Tự hữu thành công đích nhất thiên(11)

Đối chiếu với phần ghi chép ở mục đọc sách, ta thấy bài thơ dùng nhiều câu chữ của sách Quân sự cơ bản thường thức mà Bác đã ghi tóm tắt. Như mục đọc sách có đoạn: “khổ cán... bách chiết bất hồi, yếu thực cán, khoái cán, ngạnh cán”. (Gắng làm... gặp muôn vàn ngăn trở vẫn không lui, phải làm thực sự, làm nhanh, làm tới).

Phần thơ lại có bài Hầu chủ nhiệm ân tặng nhất bộ thư (bài số 127):

Khoảnh thừa chủ nhiệm tống thư lai, Độc bãi tinh thần giác đốn khai.

Lãnh tụ vĩ ngôn như tại nhĩ, Thiên nhiên oanh động nhất thanh lôi (12).

Bài thơ cho thấy Hầu Chí Minh tặng Bác một quyển sách, có Lời dạy của “lãnh tụ”. Chắc hẳn đây là quyển sách mà Bác đã tóm tắt ở mục đọc sách.

Bài thơ Độc Tưởng công huấn từ Bác làm ra khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1943; bài Hầu chủ nhiệm ân tặng nhất bộ thư sáng tác khoảng tháng 8 năm 1943(13). Từ đã có thể rút ra nhận xét:

Page 12: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

12  

 

Khoảng tháng 8 năm 1943, Hầu Chí Minh tặng Bác tập sách của Tưởng Giới Thạch, có thể có tên là Quân sự cơ bản thường thức. Nhưng trước đó, từ khoảng tháng 5 đến tháng 7 Bác được đọc tác phẩm đã và làm một bài thơ để ghi nhận sự kiện ấy.

Vậy Mục đọc sách được Bác thực hiện khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1943.

Mục đọc báo có 10 tờ. Tờ đầu tiên có ghi chép như sau:

10.2 Găng đi tuyệt thực.

...

Đầu tháng 2, quét sạch quân Đức ở Stalingrat. Quân Đức bị bắt gồm: 2 nguyên soái, 24 tướng lĩnh, 2500 sĩ quan cao cấp, 90.000 lính, 760 phi cơ, 15.000 xe tăng.

17.2 Chiến thắng Khác cốp. Tổng thèng Mỹ (tuyên bố) “mọi người rất hài lòng”. Nghị viện Anh hoan hô.

18. Tưởng phu nhân nói chuyện ở Nghị viện Mỹ. Tờ thứ 2 ghi. Cả nước Trung Quốc có 3736 nhà tù.

Nửa đầu năm ngoái bắt hơn 50.000 người.

Tiếp đó, phần nhiều là ghi chép tin chiến sự giữa phe đồng minh và phe trục, tin đảo chính ở ý 25-7, tin R.Rolannf mất... Có hai tờ ghi chép về Việt Nam gồm các môc: diện tích, biên giới, dân số, số người Pháp ở Việt Nam, các hiệp ước triều đình nhà Nguyễn ký với Pháp số người Việt sang làm lính cho Pháp hồi chiến tranh Châu Âu, binh lực của Pháp ở Việt Nam, số chiến phí Việt Nam phải nộp cho Pháp năm 1929. Tờ cuối cùng là vài con số sản xuất máy bay và tàu chiến ở Nhật Bản và Mỹ.

Chiến dịch Stalingrat chấm dứt ngày 2 tháng 2 năm 1943. Có thể thấy: Mục đọc báo được Bác thực hiện từ khoảng tháng 2 năm 1943, khi Bác bị giam ở cục chính trị đệ tứ chiến khu. Thời gian này, Bác “được ưu đãi”, được đọc báo, sách. Chính Bác đã làm một bài thơ (bài thứ 100) ghi lại sự kiện đó:

Ăn đủ cơm rau, ngủ đủ chăn, Lại còn tiền lẻ mua báo diêm.

Ông chủ nhiệm lương ưu đãi đó, Lòng ta xúc động nói không nên(14).

Page 13: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

13  

 

Vậy quan hệ giữa phần Ngục trung nhật ký và phần ghi chép (gồm 2 mục đọc sách và đọc báo) ra sao?

Từ cách đánh số trang cho phần “Nhật ký” cách đánh số thứ tự cho từng bài thơ, cách ghi chép thận trọng phần 133 bài thơ, cho thấy phần chủ yếu ở cuốn sổ nằm ở 133 bài thơ “Nhật ký trong tù”, được sáng tác từ khi vào ngục cho đến lúc ra ngục.

Mục đọc sách và mục đọc báo được thực hiện sau khi có sự thay đổi đối xử của những người đứng đầu đệ tứ chiến khu với Bác từ tháng 2 năm 1943. Phần này dù chỉ là những “ghi chép” nhưng đã cho thấy sự nắm bắt thời cuộc, nắm bắt những tri thức mới của Bác nhanh nhậy biết nhường nào, nhất là trong hoàn cảnh tù đầy, yếu đau và bệnh tật.

II. Việc công bố Ngục trung nhật ký:

Năm 1960, Viện Văn học, tập hợp các nhà Hán học, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu tiêu biểu, đã chọn dịch và công bố 113 bài thơ trong số 133 bài trong tập Ngục trung nhật ký của Bác. Các dịch giả và người biên tập có một thuận lợi lớn, một hạnh phúc lớn là tiến hành công việc khi Bác còn khoẻ, được thảo luận và nghiên cứu kỹ, được hướng dẫn của các đồng chí lãnh đạo gần Bác và nhất là được Bác ân cần chỉ bảo(15). Nên ngay từ lần xuất bản đầu tiên, bản dịch đã gây ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc và lâu bòn trong người đọc.

Năm 1983, trong lần xuất bản thứ ba, Nhật ký trong tù đã được chỉnh lý lại về mặt dịch thuật, dịch lại phần dịch nghĩa, chỉnh lý một số chữ, số câu trong phần dịch thơ, thay thế một vài bài thơ dịch. Mặt khác, lần này người xuất bản đã công bố 12 bài thơ nữa. Như vậy là, số bài thơ đã được công bố là 113 + 12 = 125 bài.

Đối chiếu với nguyên bản, thì còn 7 bài thơ sau đây chưa công bố:

1. Bài 10: Vẫn thoại(16)

2. Bài 26: Nạn hữu Mạc mỗ

3. Bài 120: Độc trương công Huấn

4. Bài 121: Lương Hoa Thịnh tướng quân thăng nhiệm Phó tư lệnh.

5. Bài 122: Tặng tiểu Hầu (Hải)

6. Bài 127: Hầu chủ nhiệm ân tặng nhất bộ thư

Page 14: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

14  

 

7. Bài 133: Kết luận(17).

Về mặt văn bản: Những người dịch và biên tập làm việc trên bản chụp. Lần xuất bản thứ nhất có một ảnh chụp “Bút tích cuốn Ngục trung nhật ký” tờ (24), gồm 3 bài thơ Thụy bất trước. ức hữu, Thế nạn hữu mẫn tả báo cáo. Có điều, tuy là bản chụp, nhưng lại không có các con số ghi thứ tự bài thơ ở phía trên đầu đề bài thơ. (đấy là các bài số 67, 68, 69).

Bản dịch năm 1983 cũng đã chú ý văn bản và đính chính được một chỗ sai của bản dịch năm 1960. Đó là trường hợp sửa chữa “đái” thành chữ “bạng” theo đúng nguyên tác của bài thơ thứ 129, bài Thu dạ. Nguyên văn câu thơ là: “Thiên thượng tàn vân bạng nguyệt phi”. Bản dịch năm 1960 ghi là “Thiên thượng tàn vân đái nguyệt phi”. Về phần mình, bản dịch năm 1983 cũng còn một số sơ xuất về chữ, có khi ảnh hưởng tới ý nghĩa của bài thơ.

Dưới đây là một số trường hợp chưa phù hợp giữa bản công bố và nguyên bản cần thảo luận.

1. Bài 17. Học dịch kỳ chữ thứ nhất, câu thứ nhất nguyên văn là “Bế” 閉 (Bế tọa vô liêu học dịch kỳ). Bản công bố ghi là “nhàn” 閑 (Nhàn tọa vô liêu học dịch kỳ)

Trong tù Bác hay nói đến chữ “Nhàn”

Ngục lý nhàn nhân, nhàn yếu mệnh (bài 59)

Cửu nhàn lưỡng cước nhuyễn như miên (bài 128)

Theo chúng tôi, bản công bố sửa “bế tọa” thành “nhàn tọa” là có lý.

2. Bài 36. Tự miễn câu cuối nguyên tác là:

Sử ngã tinh thần cánh khèn trương.

Không hiểu vì sao, cả ba lần xuất bản đều ghi thành:

Sử ngã tinh thần cánh kiện cường(18).

Trường hợp này, chúng tôi đề nghị khôi phục theo nguyên tác.

3. Bài 62. Hựu nhất cá, câu thứ 3.

Di Tề ngã tử Thú Dương sơn.

Page 15: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

15  

 

Chữ “thú” nguyên tác viết 字 bản công bố viết là 首

4. Bài 65 Hoàng hôn, câu thứ 3, nguyên văn là

Viễn tự chung thanh tồi khách bộ.

Các bản công bố đều viết là:

Viễn tự chung thanh thôi khách bộ.

“Thôi” 催 nghĩa là “giục”, “giục giã”. Bản công bố dịch là:

Chùa xa chuông giục người nhanh bước.

Còn “tồi” 摧 ý có nghĩa là nhụt chí, nản, buồn bã.

Khách đi xa, chiều tối, nghe tiếng chuông chùa dục dã bước nhanh, đã là thường tình. Nhưng người tù suốt ngày đi trong cảnh “gió sắc tựa gươm mài đá nui, rét như dùi nhọn trích cành cây” (hai câu đầu bài thơ). Chiều tối, lại không biết mình sẽ bị giải về đâu, chịu đựng địa ngục nhân gian nào nữa, thì nghe tiếng chuông chùa, bước chân chùn lại (tồi khách bộ) là tự nhiên. Theo tôi, câu này nên khôi phục lại chữ “tồi” theo đúng nguyên tác.

5. Bài 84: Ngục trung thiết ngã chi sỹ đích; Câu thứ nhất nguyên văn là:

Nhất sinh chính trực hựu kiên cường (19)

Bản công bố ghi là: Nhất sinh chính trực hựu kiên cường.

“Cương” là “cứng”, dùng để chỉ tính chất của cái gậy (sỹ đích) thì phù hợp hơn là “cường” có nghĩa là “mạnh”.

6. Bài 87-88 Ký Nê Lỗ. Bài này, bản công bố năm 1983 ghi sai 4 chỗ:

Hai câu đầu bài thứ nhất (bài thứ 87) nguyên văn là:

Ngã phên đấu thì quân hoạt động. Quân nhập ngục thì ngã trú lung

Bản công bố năm 1983 ghi là:

Ngã phên đấu đích quân hoạt động, Quân nhập ngò đích ngã trú lung.

Page 16: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

16  

 

Chữ “đích” ở đây không ổn cả về cú pháp và ý nghĩa.

Bài thứ hai Ký Nê Lỗ (bài 18) câu thứ 2, nguyên văn là:

Bất đồng đích thị sở tao phùng

Bản công bố ghi là:

Bất đồng đích thị thử tao phùng

“Thử” và “Sở” khác nhau xa về ý nghĩa.

Câu thứ 3 nguyên văn là:

Ngã cư hữu giả khuyên linh lý

Bản công bố ghi là:

Ngã cư hữu giả tù linh lý

Trong tiếng Hán hiện đại, có từ “khuyên linh”, không có từ “tù linh”(20).

7. Bài 93. Thiên Giang ngục, câu thứ nhất, nguyên văn là:

Lung ngoại lục thập cửu nhân áng

Bản công bố ghi là:

Lung ngoại lục thập cửu cá áng.

“Cá” và “nhân” không những khác nhau về ý nghĩa mà trong hoành cảnh câu thơ này, dùng hai chữ có hai cách hiểu trái ngược nhau:

Ngoài nhà giam 69 người (mới có) một chậu (theo nguyên văn)

Ngoài nhà giam có (tới) 69 cái chậu (theo bản công bố)(21).

8. Bài 114. Ngò khoa trưởng Hoàng khoa viên, câu thứ 2, nguyên văn là:

Lưỡng nhị kiến ngã thái khả liên

Bản công bố ghi là:

Page 17: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

17  

 

Lưỡng nhân kiến ngã thái khả liên

Lưỡng nhị 兩二 ...... ở nguyên tác chúng tôi chưa rõ nghĩa, nên chấp nhận cách ghi “lưỡng nhân” 兩 人 ...... của bản công bố.

9. Bài 116. Dương đào bệnh trọng, câu thứ 2, nguyên văn là:

Thành hỏa trì ngư kham hạo thán

Bản công bố ghi là:

Thành hỏa ngư trì kham hạo thán.

“Thành hỏa trì ngư” vốn xuất phát từ một thành ngữ Hán:

“Thành trung thất hỏa, ương cập trì ngư” tương đương với thành ngữ Việt “Cháy thành vạ lây”. “Trì ngư” viết thành “ngư trì” là do sơ xuất khi ghi chép.

Về mặt dịch thuật: Bản dịch Nhật ký trong tù năm 1960 là một thành công lớn và có sức hấp dẫn lâu bền. Hơn hai chục năm sau đó, tới lần xuất bản thứ 3, năm 1983, trên cơ sở góp ý của đông đảo độc giả, người xuất bản cũng chỉ dịch lại có 4 bài, sửa chữa thêm 40 bài. Bản 1983 đã thừa kế những ưu điểm vốn là cơ bản của bản dịch cũ, tiếp thu sự đóng góp của bạn đọc, truyền đạt trung thành hơn nội dung và phong cách của nguyên tác. Nói như thế không có nghĩa là bản dịch năm 1983 đã hoàn thiện hoàn mỹ. Theo chúng tôi, vấn đề dịch thơ Bác sao cho đúng cho hay vẫn còn là vấn đề bức xúc. Với ý nghĩa ấy, chúng tôi cũng xin góp một đôi điều sau đây:

Dịch nghĩa: xưa nay ít người bàn đến mục “dịch nghĩa”, có lẽ, khi thưởng thức thơ, độc giả muốn tiếp xúc ngay với thơ - thơ dịch. Chỉ khi nào gặp chỗ khó hiểu mới tìm đọc đến phần dịch nghĩa. Nhưng dịch thơ, do hạn chế về số chữ, về vần thơ, nên nhiều lúc để đạt được mục đích này, đôi khi phải “hy sinh” một ý kia. Phần dịch nghĩa sở dĩ phải có là do thế. Cũng vì vậy yêu cầu của phần dịch nghĩa là: dịch cho đúng cho sáng rõ ý nghĩa của từng từ trong hoàn cảnh câu thơ, bài thơ; diễn đạt cho chính xác, rõ ràng từng nhóm từ, từng câu phù hợp với qui phạm tiếng Việt hiện đại, làm sáng rõ quan hệ giữa các từ, các nhóm từ, và các câu trong bài thơ.

Chẳng hạn: “nhân vị” trong câu “Nhân vị tù trung vô sở vi” là liên từ tiếng Hán hiện đại, chỉ nguyên nhân, tương đương với từ “vì” trong tiếng Việt. Dịch là “Nhân vì” (trong ngục không có gì làm) là lý giải theo nghĩa cổ(22).

Page 18: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

18  

 

Bài Tại Túc Vinh nhai bị khấu lưu có câu:

Bả nhân danh dù bạch hy sinh.

“Nhân” đúng là có một nghĩa là “người”. Nhưng nếu dịch như bản 1983 (tr.28): “Không dưng làm mất danh dù của người” thì lại thấy... mông lung. Vì sao? Vì chữ “nhân” ở đây không phải chỉ người chung chung, mà chỉ bản thân người tù tác giả. Vì thế, tốt hơn là trở lại với câu dịch của bản năm 1960: “Không dưng làm mất danh dù của người ta”.

Câu thứ 3, bài Nhập Tĩnh Tây huyện ngục.

“Tình vũ phù vân phi khứ liễu” mà dịch thành “Mây tạnh, mây mưa, mấy đám mây nổi bay đi hết” (tr.30) e không ổn vì ta nói “mây trôi” chứ không nói “mây nổi”, thứ nữa “Tình vũ phù vân” là “mây tạnh và mây mưa” chứ không có hàm ý “mấy đám” (Đám mây thì sao tạo thành mưa!).

Câu thứ nhất, bài Thế lộ nan II

Dư nguyên đại biểu Việt Nam dân

Khi dịch thơ, có thể chấp nhận kiểu dịch như:

Ta là đại biểu dân Việt Nam (tr.36).

Nhưng khi “dịch nghĩa” mà dịch là ta vốn là đại biểu của dân Việt Nam” (tr.34) cũng chưa thực chính xác vì tiếng Hán “Đại biểu Việt Nam dân” là một kết cấu động bổ. Nghĩa là: “Thay mặt (cho) nhân dân Việt Nam”. Còn để diễn đạt ý “Đại biểu của dân Việt Nam” thì tiếng Hán phải nói:

“Việt Nam dân (đích) đại biểu”. Ngay từ Hán cổ cũng không thay đổi được trật tự này.

Câu 3, bài Trung thu:

“Gia lý đoàn viên ngật thu tiết”.

dịch thành: Nhà ai sum họp ăn tết trung thu (tr.67). “Gia lý” sao lại dịch thành “nhà ai”. Nên nhớ là tác giả qua tết trung thu trong tù, luôn nghĩ là người “ở nhà” sẽ không quên mình nuốt sầu trong ngục, chứ không phải là làm thay cho “ai”, nghĩ thay cho “nhà ai”. Câu này nên dịch là:

Page 19: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

19  

 

“Ở nhà, mọi người sum họp ăn tết trung thu”.

Câu “Có đi đường mới biết đi đường khó (tr.78) (dịch từ câu Tẩu lộ lài tri tẩu lộ nan) nên thêm một hai chữ cho rõ (Có đi đường mới biết nỗi gian nan của đi đường).

Câu “cùng là bạn Trung Hoa” (tr.91) (dịch từ câu Đồng thị Trung Quốc hữu ) nên thêm chữ “của”. Cùng là bạn của Trung Quốc. Vì người Trung Hoa ta cũng có thể nói là bạn Trung Hoa, người Liên Xô ta cũng có thể nói là bạn Liên Xô.

Bài Lạc liễu nhất chích nha có 2 câu:

Nhĩ đích tâm tình ngạnh thả cương Bất như lão thiệt nhuyễn nhu trường.

Dịch là: Tính tình anh (răng) rắn rỏi và kiên cường.

Chẳng mềm và dài như lão lưỡi.

Sao không dịch là “tính anh rắn và cứng, không mềm và dài như lão lưỡi” vừa đúng tính chất của cái răng, lại vừa đăng đối với tính chất (mềm và dài) của cái lưỡi.

Bài Ức hữu có câu:

Tích quân tống ngã chí giang tân Vấn ngã qui kỳ chỉ cốc tân

Dịch là:

Ngày nào anh tiễn tôi đến bên sông Hỏi tôi ngày về, trỏ mùa lúa mới!

(tr.158)

Chủ từ của “trỏ” là ai?

“Trỏ mùa lúa mới” nghĩa là gì? Lúa mới đã có chưa mà trỏ? Quan hệ giữa câu hỏi: “Hỏi ngày trở về?” với “trỏ mùa lúa mới” là gì? Theo chúng tôi, chữ “chỉ” trong câu thơ này không có nghĩa cụ thể là “chỉ trỏ” mà có nghĩa là “bảo cho biết”, “chỉ cho rõ”, câu này nên dịch là:

Ngày đi, bạn tiễn tôi đến bên sông. Bạn hỏi tôi ngày nào trở về, tôi hẹn là đến mùa lúa mới.

Page 20: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

20  

 

Về dịch thơ: Đã 30 năm từ khi tập Nhật ký trong tù công bố, những bài thơ dịch thuở ấy đã đi vào lòng người, nhiều bài đã ngân vang âm hưởng trong lòng bạn đọc, trở thành một phần tài sản tinh thần đối với không ít độc giả. Điều ấy cho thấy sức hấp dẫn lâu bòn của thơ dịch. Lần công bố năm 1983 đã thay 4 bài thơ dịch, sửa lại 40 chỗ cũng là một việc làm thận trọng. Dịch thơ vừa là vấn đề của nhận thức, vừa là cảm thụ. Thưởng thức thơ dịch cũng thế. Vì vậy, không có gì là lạ khi cùng một bài thơ dịch, mà người thì khen, người thì chê... Xuất phát từ quan điểm này, chúng tôi cũng xin được “nối điệu” cho vài vần thơ dịch...

Ai cũng nói là khi dịch thơ, phải đánh giá toàn cục, từ âm hưởng bài thơ, tứ thơ, đến câu chữ, không nên bắt bẻ kiểu “chẻ sợi tóc làm tư” từng chữ từng từ. Nhưng có khi cũng vì một chữ mà nên dịch lại cả bài thơ. Như bài thơ Chiều hôm (Vãn), sau đây:

Cơm xong, bóng đã xuống trầm trầm

Vang tiếng đàn ca, rộn tiếng ngâm Nhà ngục Tĩnh Tây mờ mịt tối

Bỗng thành nhạc quán viện hàn lâm.

Chữ “trầm trầm” khó hiểu, không hiểu để hình dung âm thanh, hay sắc trời. thường nói “điệu trầm trầm”, “tiếng trầm trầm”. Còn “bóng đã xuống trầm trầm” thì ra sao? Nguyên văn câu đã là: Vãn xan ngật liễu nhật tây trầm “trầm” có nghĩa là “lặn, chìm”. Cả câu nghĩa là “Ăn cơm chiều xong, mặt trời lặn về phía tây”. Theo chúng tôi, bài này nên dịch lại, dù chỉ có chữ “trầm trầm” khó hiểu(23)

Cũng vậy, một chữ “trời” trong bài thơ Nhà ngục Nam Ninh dưới đây cũng đáng sửa:

Nhà lao xây dùng rất tân thời Đèn điện thâu đêm sáng rực trời Nhưng mỗi bữa ăn lưng bát cháo

Cho nên cái bụng cứ rên hoài (tr.138)

Đèn điện... sáng rực trời là một hình ảnh thơ ! Nhưng chữ “trời” dùng ở đây lại không thỏa đáng. ở trong tù, Bác chỉ được nh́n “trời” trong trường hợp “tù cũ đón tù mới”, trường hợp đổi không khí, trường hợp bị giải đi.. Để được nhìn trời, người tù thậm chí còn mong cả đến giờ phút báo động máy bay Nhật ném bom ! Người tù có thể nào thâu đêm thưởng thức cảnh đèn điện... sáng rực trời ! Nguyên văn câu thơ này là:

Giám phòng kiến trúc đính ma đăng

Page 21: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

21  

 

Triệt dạ huy hoàng chiếu điện đăng.

(Nhà lao xây dùng rất môdec, suốt đêm đèn điện sáng rực)(24)

Bài Giữa đường, đáp thuyền đi huyện Ung có câu:

Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh (tr.136)

Đây là cảnh Bác quan sát được trên sông, trong một tư thế thực khác thường: chân bị treo lên dàn thuyền như tội giảo hình.

Nguyên văn câu chữ Hán là:

Giang tâm ngư phủ điếu thuyền khinh.

(Giữa lòng sông, thuyền câu của ông chài lưới nhẹ)

Câu thơ dịch đã thêm vào động tác “rẽ sóng” và từ “thênh thênh”

Thuyền câu ông chài đi kiếm ăn, nhẹ để trườn lên sóng, “rẽ sóng” e mạnh quá. “Nhẹ thênh thênh” có vẻ thanh thản quá, phù hợp với ông ngư ông tiều “ở ẩn” xưa kia, chứ không phải là con thuyền câu kiếm ăn của người lao động hiện tại(25).

Ngục trung nhật ký là một tập thơ lớn là nguồn sức mạnh tinh thần bất diệt, là niềm say mê lâu bòn sâu sắc đối với lớp lớp thế hệ độc giả. Tìm hiểu căn bản tập Ngục trung nhật ký, chân xác hóa đến từng chữ, từng dấu chấm dấu phẩy mỗi bài thơ, dịch cho sát, cho đúng, cho hay từng bài thơ, đã là mơ ước, là nguyện vọng, là quyết tâm của các nhà nghiên cứu, phiên dịch, biên tập và xuất bản thơ Bác. Một đôi điều nông cạn trên đây cũng là một biểu hiện nguyện vọng đóng góp vào công việc chung của người viết bài này.

CHÚ THÍCH

1. Nhật ký trong tù, Nxb. Văn hóa, H. 1960.

2. Báo Nhân dân số ngày 13 tháng 5 năm 1978, đã công bố bài Vấn thoại, bài thơ thứ 10 trong tập Ngục trung nhật ký.

3. Nhật ký trong tù in lần thứ 3. Viện Văn học dịch, chỉnh lý bổ sung. Nxb. Văn học, H. 1983.

4. Ví dụ: Trên báo Nhân dân số tết xuân Canh Ngọ, Giáo sư Phan Văn Các đã dịch và công bố bài Kết luận, bài thơ thứ 133 trong tập

Page 22: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

22  

 

Ngục trung nhật ký.

5. Xem Nguyễn Thị Hà: “Về văn bản bài thơ Gửi Nê Ru trong tập Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Nghiên cứu Hán Nôm số 1, 1986.

6. Trong khi nghiên cứu văn bản, chúng tôi đã được đồng chí Mai Hùng, Giám đốc Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam cho phép tiếp xúc trực tiếp với văn bản tập Ngục trung nhật ký của Bác, nhân đây chúng tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn.

7. Bài 86 có ba chữ Oa, hình dung tiếng trẻ khóc. Viết bằng chữ Việt, Mục đọc báo (Khán báo lan) có một số chữ ghi bằng chữ Pháp. Ngày, tháng, năm phần nhiều ghi bằng chữ số Arập.

8. Đầu đề nào có nhiều bài, thì bài thứ hai ghi chữ “nhị” bài thứ ba ghi chữ “tam”, số thứ tự chung ghi trên chữ “nhị” hoặc chữ “tam”.

9 và 10. Về tên gọi bài thơ và thời gian sáng tác từng bài thơ, xin xem bài Ngục trung nhật ký, Nghiên cứu văn bản học của Giáo sư Phan Văn Các đăng trong số này.

11 và 12. Xem bài dịch ở phần dịch thơ Bác.

13. Về thời điểm sáng tác từng bài thơ chúng tôi căn cứ theo kết quả khảo sát của giáo sư Phan Văn Các, xem bài đã dẫn.

14. Nguyên văn bài thơ: Mông ưu đãi

Ngật câu phạn thái thụy câu chiên, Hựu cấp linh tiền mại báo yên.

Chủ nhiệm Lương công ưu đãi ngã, Ngã tâm cảm khích bất thăng ngôn.

“Ông chủ nhiệm Lương” là Lưng Hoa Thịnh, lúc ấy là chủ nhiệm cục chính trị Đệ tứ chiến khu.

15. Ví dụ, hai hàng chữ số 29.8.1932 ghi 10.9.1933

Ở tờ đầu (tờ này không đánh số), hồi hiệu đính bản dịch tập Ngục trung nhật ký (1959 - 1960), Giáo sư Đặng Thai Mai hồi ấy là Viện trưởng Viện Văn học đã đề đạt lên Bác câu hỏi về hai con số 1932 và 1933. Bác đã trả lời là Hai con số ấy là sai. Đúng ra là 1942 và 1943 (xem Nghiên cứu, học tập thơ văn Hồ Chí Minh. Nxb KHXH, H. 1979, tr. 154.

Page 23: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

23  

 

16 và 17. Hai bài này đã công bố trên báo Nhân dân. Xem chú thích 2 và 4.

18. Bài này chúng tôi có dịch lại, xem phần thơ dịch.

19. Câu nguyên văn dịch là: Suốt đời ngay thẳng và cứng rắn. Bản công bố năm 1983 dịch là: Suốt đời ngay thẳng lại kiên cường (tr.190).

20 và 21. Bài Ký Nê Lỗ (gồm hai bài) và bài Thiên Giang ngục chúng tôi có dịch ở phần thơ dịch.

22. Câu thứ 2 trong bài Khai quyển, phần dịch nghĩa, tr.26, Nhật ký trong tù, bản 1983. Từ đây, để tránh lặp lại, chúng tôi đặt số trang 10 trong ngoặc đơn, dưới câu dịch, thay cho chú thích.

23. Dưới đây xin phép đưa ra một cách dịch:

Cơm xong vừa lặn mặt trời, Câu ca điệu nhạc nơi nơi rộn ràng.

Tĩnh Tây u ám phòng giam, Bỗng thành nhạc quán hàn lâm xứ này.

24. Xin phép đưa ra một cách dịch:

Nhà lao xây dùng rất “mô đen”, Có điện thâu đêm rực ánh đèn. Chỉ bởi bữa ăn toàn có cháo, Cho nên cái bụng cứ run lên.

25. Xin phép đưa ra một cách dịch:

Đáp thuyền xuôi xuống U Ninh, Chân treo ngược tựa giảo hình khác chi.

Ven sông làng xóm đông vui, Bác chài thả nhẹ thuyền câu giữa dòng.

BÀN THÊM VỀ MẤY BÀI DỊCH THƠ BÁC HỒ

TRẦN BÁ CHÍ

Trong những ngày chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Bác 19/5/1890 – 19/5/1990), tôi có dịp đọc kỹ hơn một số tác phẩm của

Page 24: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

24  

 

Bác để hiểu biết thêm và học tập Bác. Riêng về phần thơ chữ Hán của Bác đã được dịch ra tiếng Việt, nói chung đã làm thoả mãn người đọc, chứng tỏ người dịch đã tốn công phu, lựa chọn từng câu, từng chữ để lột tả đúng những cảm xúc những suy tư của Bác. Tuy nhiên, cũng còn một ít bài dịch thơ tứ tuyệt của Bác, tôi nghĩ cũng nên trao đổi ý kiến thêm và dịch bổ sung một số bài theo đúng thể tứ tuyệt của nguyên tác. Có như thế thì việc nghiên cứu, tìm hiểu thơ Bác càng được khơi sâu và số bài dịch càng phong phú để chọn những bài hoàn thiện nhất.

Trước hết, tôi xin mạo muội bàn đến bài thơ Nguyên tiêu nguyệt của Bác. Đây là một bài thơ hay đã được đồng chí Xuân Thuỷ dịch, in ở nhiều sách, kể cả sách ôn thi đại học và sách giáo khoa phổ thông, với tên bài thơ là Rằm tháng Giêng và dịch chuyển thể sang bốn câu thể lục bát (sáu tám). Đây là một bài dịch hay, đặc sắc nhất là câu cuối:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Một câu cuối kết thúc rất đẹp, gói ghém đầy đủ mọi hình tượng và ý tứ của Bác. Lời thơ lại mượt mà, óng chuốt, nhịp điệu nhẹ nhàng, có sức gợi cảm mạnh đối với người đọc. Do vậy mà cho đến nay nhiều em học sinh phổ thông đã thuộc bài thơ dịch này. Đến lớp độ tuổi cao như tôi đọc bài thơ tiếng Việt này cũng thích thú, cũng rất kính phục người dịch và đã có chép, cố nhớ.

Tuy vậy, nay đem bản dịch này đối chiếu với nguyên tác chữ Hán của Bác thì thấy vẫn còn một số vấn đề cần được trao đổi ý kiến thêm. Trước hết nói về tên bài thơ là Nguyên tiêu nguyệt mà dịch là “Rằm tháng Giêng” thì thật chưa ổn. Trong ba chữ của tên bài thơ, thì chữ nguyệt là nhãn tự của đề thơ và của cả bài thơ. Cho nên chữ nguyệt là thần của bài thơ, là chữ tiêu biểu, tổng hợp cho mọi tứ thơ và là hình tượng được khái quát cao, bao trùm rộng cả bài thơ. Vậy thì tên bài thơ phải có chữ trăng tức là nguyệt. Tôi nghĩ nếu để tên bài thơ là Rằm tháng Giêng thì cũng chỉ nêu lên được ý nghĩa của hai chữ nguyên tiêu, còn chữ “nguyệt” giữ vị trí rất quan trọng lại chưa được đề cập đến. Do tiêu đề thiếu chữ nguyệt (trăng), mà đọc tên bài thơ này của Bác, nghe thiếu cái hay cái đẹp, cái ý thơ bao quát nhất, chủ đạo nhất. Ba chữ Rằng tháng Giêng ấn tượng nặng về mặt thời gian. Còn bốn chữ Trăng rằm tháng Giêng, thì ấn tượng thời gian như tự chìm xuống, mà nó lại nổi lên một không gian đẹp đẽ nên thơ. Cái không gian trăng tròn lồng lộng, toả sáng cảnh giang sơn gấm vóc bằng những con sông dòng nước đang xuân. Cái không gian ấy mới đích thực là đối tượng cảm nhận của Bác Hồ khi Bác sáng tác bài thơ này. Bài thơ được ghi khi nhà thơ đang suốt ngày đêm lo lắng cho công cuộc kháng chiến cứu nước, đất nước còn đầy thảm

Page 25: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

25  

 

hoạ chiến tranh khao khát một cảnh đất nước khôi phục hoà bình. Do bối cảnh ấy và khát vọng ấy, cho nên khi gặp cảnh: trăng tròn đầy đặn toả sáng, sông nước đang xuân thì tâm hồn nhà thơ rung cảm mạnh, hưng phấn cao, đã sáng tác ra bài thơ bất hủ, tuyệt tác. Phải nói đây là một bài thơ chữ Hán cực hay của Bác: lời thơ hay, ý thơ phong phú, hình tượng được sàng lọc đẹp, tư tưởng yêu nước được đề cao và âm điệu thể loại đều chuẩn mực, vì bài này là kiểu thơ bốn câu ba vần của thể tứ tuyệt.

Xét trong ba chữ Hán “nguyên tiêu nguyệt”, thì nguyên tiêu chỉ đóng vai trò phụ, có tính chất chỉ định thời gian (thời gian để trăng tròn, mà chữ nguyệt mới giữ vai trò chủ đạo, có tính chất tiêu biểu, xuyên suốt. Bởi vậy theo tôi nên dịch lại tên bài thơ này là Trăng rằm tháng Giêng mới đúng tư duy và tình cảm của Bác trong bài thơ này.

Đến lượt đọc bài thơ, câu đầu của bài thơ là Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên. Trong bảy chữ của câu này, thì hai chữ chính viên là nhãn tự, mà dịch là Rằm xuân lồng lộng trăng soi cũng chưa thật thoả đáng lắm, mặc dầu trước chữ trăng soi đã có chữ Rằm nhưng tính từ rằm đến trăng soi bị gián cách đến mấy chữ, đọc nghe chưa thể tỏ rõ được ý trăng tròn. Mà ý chính ở đây là trăng tròn (chính viên) đầy đặn sáng đủ. Hình tượng trăng tròn (chính viên) đặt ở câu đầu bài thơ là rất quan trọng, nó hiện lên một không gian vũ trụ tuyệt vời, một cảnh đất nước xinh đẹp gấm vóc biết bao, một dải sông nước xuân biết bao. Đó là đối tượng thân thương, là niềm tự hào, trìu mến, là viễn cảnh cho những gì mất mát của tâm hồn nhà thơ, nhà yêu nước đang chứa đầy hy vọng cứu nước, khôi phục đất nước trọn vẹn như ánh trăng tròn (nguyệt chính viên).

Đến câu thứ ba của bài thơ Bác là: Yên ba thâm xứ đàm quân sự, được dịch là: Giữa dòng bàn bạc việc quân tuy cũng đã hay, nhưng rất tiếc còn thiếu ý của hai chữ thâm xứ rất quan trọng trong câu thơ Bác. Hai chữ thâm xứ đây muốn nói lên hoàn cảnh qua lại họp hành khó khăn gian khổ của Bác trong những ngày hoạt động bí mật dể lãnh đạo kháng chiến. Bởi vậy, tôi nghĩ câu này nên bám sát nguyên văn chữ Hán, không nên dịch thoát và nên dịch theo đúng nguyên thể bốn câu bảy chữ, như bài thơ kiểu tứ tuyệt bốn câu ba vần của Bác.

Về việc dịch bổ sung, trước đây giáo sư Hoàng Xuân Nhị trong Tìm hiểu thơ Hồ Chủ Tịch (tái bản năm 1970) không bàn đến tên bài thơ nhưng đã dịch lại bài thơ này như sau:

Nay rằm xuân, trăng tròn vằng vặc, Sông xuân, nước xuân nối trời xuân. Chốn cùng sóng khói bàn quân sự,

Page 26: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

26  

 

Nửa đêm về thuyền đầy trăng ngàn.

Nay tôi cũng xin dịch thêm một bài theo nguyên thể và đổi cả tên bài thơ cho thích hợp:

TRĂNG RẰM THÁNG GIÊNG Rằm đến: tròn xinh mặt chị hằng.

Mầu xuân sông nước lẫn trời quang; Ra chốn xa sâu bàn việc nước,

Khuya về, thuyền nhẹ chở đầy trăng.

* * *

Về phần thơ Bác trong Nhật ký trong tù, trước hết, tôi xin nêu vài ý về bài thơ Tẩu lộ: Đi đường. Qua bài Tẩu lộ Bác đã tâm sự với chúng ta nỗi gian lao, vất vả, nhưng đầy lạc quan cách mạng của Bác trên bước đường và trong quá trình hoạt động bí mật.

Cái mới ở chỗ Bác không muốn dùng lại cái tên hành lộ hay hành lộ nan mà các nhà thơ xưa đã sử dụng qua nhiều.

Về bài này, các bản dịch cũ đã dịch chuyển thể sang lục bát (sáu tám) như sau:

Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.

Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Nay tôi xin dịch thêm một bài theo nguyên thể tứ tuyệt

Đường khó có đi mới biết khôn, Núi giăng lớp lớp trải bao hòn. Trèo lên tận đỉnh trên cao tít, Đưa mắt thu hình cả nước non.

* * *

Đến bài thơ Tự miễn (tự khuyên mình) trong Nhật ký trong tù. Hai câu đầu của bài này, Bác viết: Một hữu đông tàn tiều tuỵ cảnh, tương vô xuân noãn đích huy hoàng. Hai cảnh tự nhiên tương phản trong hai câu thơ này khác biệt nhau, đối địch nhau: hàn (rét lạnh) trái với noãn (nắng ẩm), tiều tuỵ của cái rét mùa đông tương phản với huy hoàng của cảnh ấm áp mùa xuân. Nhưng cái hoang tàn của cảnh

Page 27: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

27  

 

trước tất yếu thành tiền đề cho cảnh sau kế tục thay thế theo quy luật, ngược lại cảnh sau kế tục cảnh trước, lấy cảnh trước làm điều kiện cho cảnh sau phát triển mạnh hơn.

Bác sử dụng cảnh tự nhiên tương phản của hai câu trên để liên hệ, so sánh với hai hiện tượng xã hội tương phản của hai câu dưới. Tương phản ở đây là cái tai hoạ của cảnh tù đày thực tế đã bóp chết, đã đập tan vỡ cảnh sống hạnh phúc của người tự do. Nhưng trong số người mất hạnh phúc tự do đó, Bác đã là người có chí phấn đấu kiên cường, có lòng yêu nước nồng nàn, có mục đích cách mạng sáng ngời, nên Bác đã lợi dụng sự rủi ro, tai hoạ đó làm điều kiện cho mình khắc sâu căm thù, rèn luyện ý chí đấu tranh, hun đúc tinh thần cách mạng. Sự so sánh đó đã là giá trị nghệ thuật cao của bài thơ này, cộng với những ý thơ sâu sắc, thâm thuý làm tăng thêm giá trị tư tưởng của bài thơ đậm đà chất thép như Bác nói.

Việc dịch bài thơ này, các bản cũ dịch chuyển thể lục bát:

Ví không có cảnh đông tàn, Thì đâu có cảnh huy hoàng mùa xuân.

Nghĩ mình trong bước gian truân, Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

Nay tôi xin dịch một bài bổ sung theo nguyên thể:

Hết vẻ tiêu điều, giá tuyết tan, Mới sang xuân ấm, cảnh huy hoàng.

Ta quen thử thách trong tai hoạ, Luyện được tinh thần cứng cỏi hơn.

* * *

Đến bài Lộ thượng: Trên đường đi.

Tên bài thơ này, Bác ghi là Lộ thượng và cuối bài Bác cũng ghi hai chữ chinh đồ, rõ ràng Bác đang bị giải đi. Chuyến đi này là đi từ nhà lao Quả Đức, qua đất Long An đến nhà lao Đồng Chính. Sau khi qua đất Long An, Bác mới viết bài thơ này trên đường đi. Nguồn cảm xúc nên thơ đối với Bác trên đoạn đường quạnh hưu này là đoạn qua một cánh rừng đẹp, mọi cảnh sắc đều nên thơ, đâu cũng hoa chào chim hót. Đây là khoảng không gian, thời gian Bác tự do nghe ngắm, thưởng thức được nhiều điều thú vị, mặc dầu chân tay Bác bị xiềng xích, vẫn còn những bộ phận tự do: mắt ngắm hoa, tai nghe chim hót, tim rung cảm, óc nghĩ ra thơ... suy rộng ra là những phần cơ bản tạo nên tư tưởng yêu nước, rèn đúc nên ý chí cứu nước,

Page 28: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

28  

 

thì kẻ thù chưa thể quản chế được, cấm đoán được. Cái ý thâm thuý, sâu xa, đầy niềm tin và hy vọng của Bác trong bài thơ này là ở chi tiết đó, ở khía cạnh đó. Do vậy, trong bài thơ này hai chữ tự do là nhãn tự là thần của cả bài thơ, bản dịch cũ bỏ sót ý chính này của Bác là một điều đáng tiếc.

Cuộc đời Bác Hồ bao nhiêu năm bôn ba hải ngoại, tìm đường cứu nước cũng chỉ vì hai chữ tự do. Trong tập Nhật ký trong tù đã có tới 12 bài nhắc đến tự do và đến ngày cuối đời Bác, Bác lại đúc kết một câu chân lý bất hủ, chẳng những nêu cao giá trị của tự do mà còn vạch rõ cho ta mục đích và cứu cánh của hoạt động cách mạng là “không có gì quí hơn độc lập tự do”. Cho nên Tự do là điều cực kỳ thiêng liêng đối với Bác, phải triệt để tôn trọng ý kiến đó trong khi dịch thơ Bác. So với những yêu cầu này trong nguyên tác bài thơ Bác ta thấy bài dịch cũ, dù chuyển thể lục bát, hy vọng dịch hết ý cũng vẫn chưa đạt. Vậy xin bàn thêm từng câu của bài dịch cũ.

Câu thứ nhất, bản cũ dịch: Mặc dù bị trói chân tay. Dịch sang tiếng Việt như vậy là chưa ổn, vì động từ trói trong tiếng Việt hàm ý tĩnh tại bất động, người đọc khó tưởng tượng được con người Bác trên đường đi như thế nào. Nhất là các em nhỏ thì thắc mắc: Bác bị trói tay trói chân, mà “trói tay chân đến ngặt nghèo” thì đi sao được. Nguyên nhân gây ra sự thắc mắc này, là người dịch quá máy móc cứng nhắc vào hai chữ khẩn bang trong thơ Bác. Theo nghĩa chữ Hán, ai cũng hiểu khẩn là chặt, bang là trói, nhưng khi diễn tả động tác Bác đang bị giải đi mà dịch ra tiếng Việt là trói, thì ai cũng nghĩ Bác không thể đi được, phải ngồi yên một chỗ. Tôi nghĩ chữ bang học xưa kia dùng cho loại hình thời cổ để cùm chân trói tay, khác hẳn các hình cụ thời Tưởng Giới Thạch dùng để áp giải Bác bằng xiềng sắt. Xiềng là vòng tròn bằng sắt làm theo kiểu khoá càng cua, khi cần thì buộc giây xích vào. Xích là đoạn giây bằng sắt có nhiều mắt, dùng móc vào vòng xiềng để trói chặt hoặc để dắt đi tuỳ ý. Xiềng và xích trong tiếng Việt gợi lên hình ảnh giải đi, dắt nhiều hơn. Có lẽ nó là từ biến âm từ thằng và sách thời cổ chăng.

Thời cổ dùng giây nhỏ buộc dắt ngựa nhỏ gọi là thằng dùng giây lớn buộc dắt ngựa lớn gọi là sách. Vậy theo tôi chữ khẩn bang dịch sang tiếng Việt là xiềng xích có lẽ thích hợp hơn là trói.

Câu thứ ba, nguyên tác của Bác là Tự do lãm thưởng vô nhân cấm. Nhãn tự của câu này và cả bài thơ là tự do lãm thưởng, trong đó hai chữ tự do là cơ bản. Vậy mà dịch ra tiếng Việt lại là Vui say ai cấm ta dừng, thì câu thơ đã bị đẽo gọt mất nhiều ý hay. Có thể nói hai chữ vui say, kể cả nội hàm ngoại diên ngữ nghĩa của nó, cũng không thể thay thế cho cụm từ tự do lãm thưởng được. Đặc biệt tự do lại là một phạm trù chính trị tư tưởng, chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa. Bỏ

Page 29: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

29  

 

qua ý nghĩa cụm từ cơ bản cũng là bỏ qua cái thần của cả bài thơ. Cũng do vậy, tôi nghĩ nên có thêm nhiều bản dịch bổ sung. Riêng phần tôi, tôi cũng xin bổ sung một bài dịch theo nguyên thể của Bác.

Trên đường đi Dẫu bị xiềng chân, bị xích tay,

Đầy rừng chim hót, nhuỵ hương bay, Tự do thưởng ngoạn nào ai cấm,

Bớt nỗi thê lương những dặm dài .

Gần cuối cuốn Nhật ký trong tù, đến bài Đáo Quế Lâm, tôi cũng có mấy ý kiến về bài thơ dịch. Mở đầu bài thơ, Bác viết: Quế Lâm vô quế diệc vô tâm: Đến Quế Lâm mà chẳng thấy Quế, thấy Lâm (rừng). Câu đầu này Bác dựng lên một nghịch cảnh có phần dí dỏm khôi hài như vậy, nhằm đưa vào nhận thức của người đọc một giới hạn không gian đầy bất hạnh, đen tối với cuộc đời tù nhân của Bác. Giới hạn không gian đó là cảnh nhà lao Quế Lâm, chứ không phải là quận Quế Lâm hay huyện Quế Lâm, cho nên ở quanh nhà lao chật hẹp này không có rừng không có quế mặc dầu trong thực tế địa lý, huyện Quế Lâm thời Trung Hoa dân quốc, chiếm phần lớn vùng đông bắc tỉnh Quảng Tây có rất nhiều rừng quế và các lâm sản khác. Như vậy, địa danh Quế Lâm trong bài thơ này của Bác chỉ là một vùng nhỏ hẹp chung quanh nhà lao.

Bởi vậy, tôi nghĩ ta dịch bài này, phải hiểu được cảnh trí sông núi, đêm ngày Bác nói chỉ ở trong một khoảng không gian nhỏ hẹp mà thôi. Có như thế mới nắm được đặc điểm vùng nhà lao và nắm được thần của bài thơ để dịch sang tiếng Việt cho sát.

Bản in Nhật ký trong tù trước đây đã dịch bài này như sau:

Quế Lâm không quế, không rừng, Sông sâu thăm thẳm, trập trùng núi cao.

Bóng đa đè nặng nhà lao, Đêm sao lặng ngắt, ngày sao tối sầm.

Qua bài dịch trên, ta thấy câu thứ ba cũng đã dịch xa rời ý Bác, nên không làm nổi bật được cái thần của bài thơ. Đáng trách hơn là hình tượng đè nặng nhà lao đã làm sai lạc ý Bác định nói: ở đây ai là người hoảng sợ, ghê rợn cái bóng của cây đa trùm xuống nhà lao, làm tối tăm cả ngày đêm? Đó là tù nhan, cụ thể ở đây chính là Bác, là nạn nhân vừa bị kẻ thù giải tới đây và bắt đầu phải chịu đựng cảnh tượng đó. Thần của bài thơ và ý chính của bài thơ cũng ở khía cạnh này, thế mà lại dịch đè nặng nhà lao, gây cho người đọc những cảm nhận mơ hồ và không nói lên được điều mà Bác Hồ đã ghê sợ,

Page 30: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

30  

 

căm thù thốt ra bằng thơ.

Thông thường dịch một bài thơ cổ thất ngôn bát cú, hay thể tứ tuyệt, người dịch đều muốn dịch theo đúng nguyên thể của người sáng tác. Gặp trường hợp dịch theo nguyên thể bị khó khăn về vần hoặc hạn chế về diễn ý, thì chuyển sang thể khác để cho vần dễ hiệp và ý tứ để diễn đạt hơn. Nhưng xét ở bài dịch này, dù đã dịch chuyển thể sang thể lục bát, mà ta đọc vẫn chưa thoả mãn cho nên tôi nghĩ cũng cần có những bài dịch bổ sung. Về phần tôi, cũng xin nêu thêm một bài dịch theo nguyên thể.

Đến Quế Lâm. Quế Lâm không quế cũng không rừng,

Chỉ thấy sông sâu, núi mấy từng. Ta sợ bóng đa che tối ngục,

Đêm ngày đen sẫm tối như bưng.

* * *

Trên đây là một số ý kiến sơ bộ của tôi nhân đọc lại một số thơ chữ Hán của Bác Hồ. Chắc chắn những suy nghĩ và phát biểu ở đây còn nông cạn, chưa được toàn diện, nhưng tôi vẫn mạnh dạn nêu ra, với tấm lòng trân trọng tìm hiểu, học tập ở những tác phẩm của Bác. Kính mong các bạn đọc thông cảm và chỉ bảo.

THÊM MỘT SỐ THƠ CHƯA CÔNG BỐ TRONG NGỤC TRUNG NHẬT KÝ

ĐỖ QUÂN

Chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc 12 bài thơ trong tập Ngục trung nhật ký của Bác. Trong đó, 7 bài thơ được Bác đánh số 10 (vấn thoại), 26 (Nạn hữu Mạc mổ), 120 (Độc Tưởng công huấn từ), 121 (Lương Hoa Thịnh tướng quân Thăng nhiệm Phó Tư lệnh), 122 (Tặng tiểu Hầu Hải) 127 (Hầu chủ nhiệm ân tặng nhất bộ thư), 133 (Kết luận), chưa công bố trong hai lần xuất bản (1960 – 1983) của Viện Văn học.

5 bài thơ khác mang số 36 (Tự miễn), 87, 88 (Ký Nê Lỗ I, II), 93 (Thiên Giang ngục), 116 (Dương Đào bệnh trọng), đã được công bố, nhưng mỗi bài đều có một đôi chữ khác với nguyên bản. Chúng tôi xin phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ lại. Phần văn bản của các bài thơ này, xin đọc các bài nghiên cứu về văn bản tập Ngục trung nhật

Page 31: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

31  

 

ký đăng cùng trong số Tạp chí này.

NHẬT KÝ TRONG TÙ

10. Vấn thoại (1) Xã hội đích lưỡng cực, Pháp quan dữ phạm nhân. Quan viết: Nhĩ hữu tội! Phạm viết: Ngã lương dân. Quan viết: Nhĩ thuyết giả. Phạm viết: Ngã ngôn chân Pháp quan tính bản thiện Giả trang ác ngoan ngoan Yếu nhập nhân ư tội, Khước giả ý ân cần. Giá lưỡng cực chi gian, Lập trước công lý thần,

Xét hỏi

Hai cực của xã hội: Quan toà và phạm nhân. Quan toà bảo: “Mày có tội”. Phạm nhân thưa: “Tôi là dân lành!”. Quan toà bảo: “Mày nói láo”. Phạm nhân thưa: “Tôi nói thật ạ”. Quan toà tính “bản thiện” vờ ra vẻ hằm hằm. Muốn ghép người vào tội, thì vờ tỏ ý ân cần. Thần công lý đứng ở giữa hai cực đó.

Xã hội có hai cực: Quan toà và phạm nhân. Toà bảo: Bay có tội. Phạm nhân: Tôi dân lành. Toà bảo: Bay nói láo. Phạm nhân: Tôi thực tình. Quan toà tính bản thiện, Vờ ra vẻ hầm hầm. Muốn ghép người vào tội, Thì tỏ ý ân cần. Ở giữa hai cực ấy, Ngự trị công lý thần.

26. Nạn hữu Mạc mỗ (2) Phú gia tử đệ bần gia giáo, Đổ đảm như thiên, đảm tự châm. Xa đại pháo tài chân vĩ đại, Tại tù nhưng tưởng ngật nhân sâm.

Page 32: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

32  

 

Bạn tù họ Mạc.

Con em nhà giầu nhưng theo nếp nhà nghèo. Gan cờ bạc thì lớn, nhưng mật thì bé như cái kim. Tài xa pháo rất lớn, ở tù vẫn mơ tưởng chén nhân sâm.

Con nhà giầu có, nếp nhà nghèo, Cờ bạc phá trời, mật bé teo. Xe pháo sẵn tài, to lớn lắm, Ở tù vẫn tưởng chén nhân Cao.

120. Độc tưởng công huấn từ (3) Bách chiết bất hồi hướng tiền tiến, Cô thần nghiệt tử nghĩa đương nhiên. Quyết tâm, khổ cán dữ nganh cán, Tự hữu thành công đích nhất thiên.

Đọc Huấn từ của Tưởng công

Gặp trăm ngàn ngăn trở vẫn cứ tiến lên. Nghĩa vụ của bề tôi trung và người con hiếu là như vậy. Nếu quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn làm tới thì thế nào cũng có ngày thành công.

Muôn vàn ngăn trở vẫn băng lên, Con hiếu, tôi trung, lẽ hiển nhiên. Quyết tâm, chịu khổ và làm tới, Thế nào cũng có lúc làm nên.

121. Lương Hoa Thịnh tướng quân thăng nhiệm Phó tư lệnh (4) Tích nhật huy quân Tương, Triết địa, Kim niên kháng dịch Miến, Điền biên. Hiển hách uy danh hàn dịch đảm, Vị công dự tung khải tuyền thiên

Tướng quân Lương Hoa Thịnh thăng chức Phó tư lệnh.

Ngày trước chỉ huy quân đội vùng Hồ Nam, Chiết Giang. Năm nay, chống giặc ở biên giới Miến Điện – Vân Nam. Uy danh hiển hách của ngài làm cho quân thù khiếp sợ. Tôi xin vì ngài ca trước khúc hát khải hoàn

Ngày trước chỉ huy vùng Tương – Triết Năm nay chống địch cõi biên cương Hiển hách uy danh, thù khiếp sợ Khải hoàn, ca mừng trước tướng công

Page 33: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

33  

 

122. Tặng tiểu Hầu (Hải) (5) Ấu nhi học dã, tráng nhi hành Thượng trung Đảng, quốc hạ trung dân Kiệm cần dũng cảm hoà liêm chính, Vô phụ Lương công giáo dục tình.

Tặng chú Hầu Hải

Nhỏ thì học, lớn thì thực hiện những điều đã học. Trên trung với Đảng, với nước, dưới trung với dân. Cần kiệm, dũng cảm và liêm chính, chớ phụ lòng dạy dỗ của Lương công.

Nhỏ thì gắng học, lớn thì hành. Trung cùng Đảng, nước, với nhân dân. Kiệm, cần, dũng cảm và liêm chính, Nhớ ơn dạy dỗ của Lương công.

127. Hầu chủ nhiệm ân tặng nhất bộ thư (6) Khoảnh thừa chủ nhiệm tống thư lai, Độc bãi tinh thần giác đốn khai. Lãnh tụ vĩ ngôn như tại nhĩ. Thiên biên oanh động nhất thanh lôi.

CHỦ NHIỆM HỌ HẦU TẶNG MỘT BỘ SÁCH

Vừa rồi, được chủ nhiệm tặng một bộ sách. Đọc xong, tinh thần bỗng thấy rộng mở. Lời dậy cao cả của lãnh tụ như còn ở bên tai. Chân trời rền vang một tiếng sấm.

Chủ nhiệm vừa đưa tặng sách sang, Đọc hết tinh thần bỗng mở mang. Lãnh tụ dậy lời tai còn vẳng, Chân trời một tiếng sấm rền vang.

133. Kết luận (7) Hạnh ngộ anh minh Hầu chủ nhiệm, Nhi kim hựu thị tự do nhân. Ngục trung nhật ký tòng kim chỉ, Thâm tạ hầu công tái tạo ân.

Kết luận

May gặp được chủ nhiệm họ Hầu sáng suốt. Hôm nay ta lại là người tự do. “Nhật ký trong tù” chấm dứt từ nay. Cảm tạ sâu sắc công ơn tái tạo của Hầu công.

Page 34: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

34  

 

May nhờ chủ nhiệm Hầu sáng suốt, Hôm nay ta lại được tự do. “Nhật ký trong tù” nay chấm dứt, Ơn nặng Hầu công tái tạo cho.

36. Tự miễn Một hữu đông hàn tiều tuỵ cảnh, Tương vô xuân noãn đích huy hoàng. Tai ương bả ngã lai đoàn luyện. Sử ngã tinh thần cánh khẩn trương.

Tự khuyên mình

Không có cảnh tiêu điều rét mướt mùa đông thì sẽ không có cảnh huy hoàng của mùa xuân ấm áp. Tai ương rèn luyện ta, khiến cho tinh thần ta càng khẩn trương hơn.

Không có cảnh tiêu điều ngày đông lạnh, Sẽ không xuân ấm nắng huy hoàng. Tai ương tôi luyện ta thêm mạnh, Tinh thần ta lại khẩn trương hơn.

87. Ký Nê Lỗ I

Ngã phấn đấu thì quân hoạt động, Quân nhập ngục thì ngã trú lung. Vạn lý dao dao, vị kiến diện, Thần giao tự tại bất ngôn trung.

88. II Ngã môn tao phùng bản thị đồng, Bất đồng đích thị sở tao phùng. Ngã cư hữu giả khuyên linh lý, Quân tại cừu nhân cốc trất trung.

Gửi Nê Ru

I

Khi tôi phấn đấu, anh hoạt động. Lúc anh vào ngục, tôi ngồi lao. Muôn dặm xa xăm chưa gặp mặt nhau. Nhưng trong yên lặng, ta vẫn đồng cảm sâu sắc với nhau.

II

Cảnh ngộ chúng ta vốn giống nhau, khác nhau là cách thức gặp tai

Page 35: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

35  

 

nạn thôi. Tôi thì bị giam trong ngục của bạn bè, còn anh trong xiềng xích của kẻ thù.

Gửi Nê Ru I

Khi tôi phấn đấu, anh hoạt động, Lúc anh vào ngục tôi ngồi lao. Muôn dặm xa xôi, chưa gặp mặt, Không lời, ta vẫn cảm thông nhau.

II Tai nạn đôi ta vốn giống nhau, Khác nhau ở cách gặp nạn thôi. Tôi ở lao tù người bè bạn, Anh trong xiềng xích kẻ cừu thù.

93. Thiên Giang ngục Lung ngoại lục thập cửu nhân áng, Lung trung đích áng bất tri số. Giám phòng khước tượng sáng được đường, Hựu tượng nhai thượng mãi áng phố.

Ngục Thiên Giang

Ngoài lao 69 người chung một chậu. Trong lao, số chậu nhiều đếm không xuể. Nhà giam cứ như phòng bào chế, lại giống như cửa hàng bán chậu ngoài phố.

Ngoài lao sáu chín người một chậu, Trong lao số chậu đếm không xong. Nhà ngục cứ như phòng bào chế, Lại như hàng chậu bán thong dong.

116. Dương Đào bệnh trọng Vô đoan binh địa khởi ba đào, Tống nhĩ Dương Đào nhập toạ lao. Thành hoả trì ngu kham hạo thán, Nhi kim nhĩ hựu khái thành lao.

Dương Đào ốm nặng

Bỗng dưng đất bằng nổi sóng, đưa bác Dương Đào vào ngồi lao. Thành cháy vạ lây, thực rất đáng buồn. Nay bác lại bị ho đến thành bệnh lao.

Đất bằng đâu bỗng nổi ba đào,

Page 36: Tap Chi Han Nom 1-1990 - Nguc Trung Tuy But

36  

 

Đưa bác Dương Đào tới nhà lao. Thành cháy vạ lây đau biết mấy, Hôm nay, ho mãi bác thành lao.

CHÚ THÍCH

(1) Bài này Bác làm trong khoảng thời gian từ 29 tháng 8 đến 24 tháng 9 năm 1942 (theo khảo sát của giáo sư Phan Văn Các). Báo Nhân dân đã công bố trên số ngày 23 tháng 5 năm 1978, bản dịch có khác với chúng tôi.

(2) Bài này Bác làm trong khoảng thời gian từ ngày 26 tháng 9 đến ngày 9 tháng 10 năm 1942.

(3) Bài này Bác làm trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1943. Tưởng công là Tưởng Giới Thạch lúc ấy là người đứng đầu nước Trung Hoa dân quốc, nước đồng minh lớn đôg dân nhất, chống Nhật sớm nhất.

(4) Bài này Bác làm trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1943. Khi ấy, Lương Hoa Thịnh là trung tướng, Cục trưởng cục chính trị, được thăng chức phó Tư lệnh Đệ tứ chiến khu chống giữ miền biên giới Miến Điện – Vân Nam.

(5) Bài này Bác làm trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1943. Hầu Hải có lẽ là con Hầu Chí Minh. Lương công ở đây có lẽ là Lương Hoa Thịnh.

(6) Bài này Bác làm trong khoảng thời gian từ ngày 9 đến cuối tháng 8 năm 1943; Hầu chủ nhiệm tức Hầu Chí Minh, Thiếu tướng, Cục trưởng Cục chính trị (thay chức của Lương Hoa Thịnh từ tháng 5 năm 1943).

(7) Bài này Bác làm vào ngày 10 tháng 9 năm 1943. Hầu chủ nhiệm, xem chú thích 6.