sỞ vĂn hÓa, thỂ thao vÀ du lỊch hp cỘng hÒa xÁ hỘi … · 1 sỞ vĂn hÓa, thỂ...

29
1 S VĂNHÓA,TH THAOVÀDUL ỊCHHP TRƯỜNGTRUNGC ẤPVĂNHÓANGH THU ẬTVÀDUL ỊCH C ỘNGHÒAXÁH ỘICH NGH ĨAVI ỆTNAM Độc lập - Tdo - Hạnh phúc Hải Phòng, ngày tháng năm 2016 QUY CHVTCHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHTHUẬT VÀ DU LỊCH HẢI PHÒNG (Ban hành kèm theo Quyết định s/QĐ-TCVHNTDL ngày tháng năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Văn hóa Nghthuật và Du lịch Hải Phòng) CHƯƠNG I NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG Điều 1: Tên trường: Tiếng Việt: TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHTHUẬT VÀ DU LỊCH. Tiếng Anh: HAIPHONG INTERMEDIATE ACAYDEMY OF CULTURE ARTS AND TOURISM Điều 2: Smạng, tâm nhìn: + Smạng: Trường Trunh cấp Văn hóa Nghthuật và Du lịch Hải Phòng sđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao vcác lĩnh vực văn hóa, nghthuật, du lịch cho thành phvà các tỉnh bạn trình độ trung cấp và các trình độ thấp hơn thuộc lĩnh vực đào tạo chuyên nghiệp đào tạo nghề, phục vcho sphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phHải Phòng và các tnh trong khu vực. + Tầm nhìn: Trường Trung cấp Văn hóa Nghthuật và Du lịch Hải Phòng phấn đấu phát triển thành sđào tạo trọng điểm trong khu vực; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghthuộc hthống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp của cnước và hội nhập quốc tế. Điều 3: Vtrí pháp lý: 1. Trường Trung cấp Văn hóa Nghthuật và Du lịch Hải Phòng là đơn vsnghiệp công thuộc hthống giáo dục quốc dân được thành lập theo Công văn số 2537 KHTN ngày 23/8/1985 c a BGD-ĐT, Quyết định s1263 QĐ/TCCQ ngày 01/11/1985 của UBND thành phvvic thành lập trường Trung học Văn hóa Nghệ thut Hi Phòng. Nhà trường được y ban nhân dân thành phban hành Quyết định s2857/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 vvic bsung chức năng, nhim vđào tạo vvăn hóa du lịch và đổi tên trường Trung học Văn hóa Nghệ thut Hi Phòng thành Trường Trung cấp Văn hóa

Upload: others

Post on 01-Oct-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

1

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

CỘNG HÒA XÁ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hải Phòng, ngày tháng năm 2016

QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP

VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH HẢI PHÒNG (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCVHNTDL ngày tháng năm 2016

của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hải Phòng)

CHƯƠNG I

NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG Điều 1: Tên trường: Tiếng Việt: TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH. Tiếng Anh: HAIPHONG INTERMEDIATE ACAYDEMY OF CULTURE ARTS

AND TOURISM Điều 2: Sứ mạng, tâm nhìn: + Sứ mạng: Trường Trunh cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hải Phòng

là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, du lịch cho thành phố và các tỉnh bạn ở trình độ trung cấp và các trình độ thấp hơn thuộc lĩnh vực đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo nghề, phục vụ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hải Phòng và các tỉnh trong khu vực.

+ Tầm nhìn: Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hải Phòng phấn đấu phát triển thành cơ sở đào tạo trọng điểm trong khu vực; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp của cả nước và hội nhập quốc tế.

Điều 3: Vị trí pháp lý: 1. Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hải Phòng là đơn vị

sự nghiệp công thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo Công văn số 2537 KHTN ngày 23/8/1985 của Bộ GD-ĐT, Quyết định số 1263 QĐ/TCCQ ngày 01/11/1985 của UBND thành phố về việc thành lập trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật Hải Phòng. Nhà trường được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 2857/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 về việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ đào tạo về văn hóa du lịch và đổi tên trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật Hải Phòng thành Trường Trung cấp Văn hóa

Page 2: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

2

Nghệ thuật và Du lịch Hải Phòng. Trường hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường Trung cấp chuyên nghiệp và các quy định về đào tạo.

2. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu, có biểu tượng và tài khoản riêng. Trường được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Quận Lê Chân. Có 2 cơ sở: Trụ sở đặt tại số 36 Hào Khê, Phường Cát Bi, Quận Hải Hải Hải Phòng; cơ sở 2 số 41 Hai Bà Trưng, Quận Lê Chân, Hải Phòng.

3. Trường chịu sự quản lý về Quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng. Ngoài ra, Trường phối hợp với các Sở, Ban, ngành khác thực hiện nhiệm vụ theo chức năng quy định.

Điều 4: Nhiệm vụ và quyền hạn: 1. Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hải Phòng có nhiệm

vụ sau đây: - Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực về văn hóa, nghệ thuật, du lịch

gồm các chuyên ngành chủ yếu: Lý luận Âm nhạc, Nhạc cụ dân tộc, Nhạc cụ phương Tây, Thanh nhạc, Múa, Chèo, Kịch, Múa Rối, Cải lương, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Mỹ thuật, Đồ họa, Thông tin Thư viện, Quản lý Văn hóa, Văn hóa du lịch, đào tạo học sinh có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp; có năng lực sư phạm; có sức khỏe và khả năng đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu nghệ thuật. Tổ chức đào tạo và dạy các chuyên ngành về văn hóa, nghệ thuật và du lịch. Bồi dưỡng và liên kết đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ văn hóa, nghệ thuật và du lịch ở cơ sở trên địa bàn thành phố, các tỉnh bạn và cho đất nước trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, du lịch, giáo dục, thông tin tuyên truyền, góp phần tích cực nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, nâng cao đời sống văn hóa xã hội cho nhân dân địa phương và trong khu vực, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ đất nước đổi mới và hội nhập.

- Các nhiệm vụ khác được ghi trong Điều lệ Trường Trung cấp chuyên nghiệp và ghi trong Quyết định số 2857/QĐ-UBND về việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ đào tạo về văn hóa du lịch và đổi tên trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật Hải Phòng thành Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hải Phòng

2. Quyền hạn của nhà trường. Trường được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp

luật, Luật Giáo dục và Điều lệ Trường Trung cấp chuyên nghiệp. Quyền tự chủ của Trường được thể hiện như sau:

Page 3: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

3

- Xây dựng và phát triển Trường theo quy hoạch của Thành phố, phù hợp với chiến lược phát triển giai đoạn 2016 - 2021 và định hướng đến năn 2030.

- Được quyền quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc Trường theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt và sự phân cấp của UBND thành phố Hải Phòng; quyết định bổ nhiệm các chức vụ từ cấp khoa, phòng và tương đương trở xuống; quản lý và phân phối chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị trực thuộc theo kế hoạch chỉ tiêu được giao hàng năm.

- Trường được tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên theo Đề án vị trí việc làm và các tiêu chuẩn, mức lương được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường được quyết định số lượng biên chế theo quy mô phát triển của Trường.

- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy đối với các ngành thuộc hệ đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo nghề mà nhà trường được phép đào tạo; tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của Thành phố, tổ chức các hoạt động đào tạo, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Nghiên cứu các đề tài khoa học, sáng kiến, sáng tạo cấp trường, thực hiện các dự án theo kế hoạch của cấp trên giao hoặc chủ động hợp tác với các học viện, các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; tổ chức đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học, dự án; xuất bản tập san, các ấn phẩm khoa học, tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Trường theo Luật xuất bản và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trường được quyền huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo và được tự quyết định sử dụng nguồn kinh phí theo quy chế chi tiêu nội bộ.

Các quyền khác được ghi trong điều 3 Điều lệ Trường Trung cấp chuyên nghiệp năm 2011.

CHƯƠNG II CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

Điều 5: Cơ cấu tổ chức: Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hải Phòng có cơ cấu tổ

chức và bộ máy điều hành sau đây: 1. Hội đồng Trường: (gồm: Chủ tịch HĐ và các thành viên của Hội đồng

Trường) 2. Ban Giám hiệu: (gồm: Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng) 3. Hội đồng khoa học và đào tạo; các Hội đồng tư vấn khác

Page 4: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

4

4. Các phòng chức năng + Phòng Hành chính Tổ chức Kế toán Tổng hợp + Phòng Đào tạo và Quan hệ quốc tế 5. Các khoa và tổ bộ môn trực thuộc + Khoa Âm nhạc - Múa + Khoa Thanh nhạc + Khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Văn hóa Du lịch + Khoa Mĩ thuật và Sân khấu + Khoa sư Phạm Âm nhạc - Mĩ thuật 6. Trung tâm: Trung tâm thực hành biểu diễn và dịch vụ văn hóa nghệ

thuật và du lịch 7. Tổ chức Đảng, đoàn thể: + Chi bộ + Công đoàn + Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM Điều 6: Hội đồng trường: a) Cơ cấu tổ chức. - Hội đồng trường gồm có Chủ tịch Hội đồng, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng và

các uỷ viên; - Thành phần Hội đồng trường bao gồm: 01 đại diện Lãnh đạo trường, do tập

thể lãnh đạo trường cử; 01 đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, do tổ chức Đảng nhà trường cử; 01 đại diện tổ chức Công đoàn, do Ban chấp hành Công đoàn nhà trường cử; 01 đại diện tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, do Ban chấp hành Đoàn trường cử; đại diện giáo viên, cán bộ, viên chức của trường, do hội nghị cán bộ, viên chức nhà trường bầu; 01 đại diện cơ quan quản lý do cơ quan ra quyết định thành lập trường cử; đại diện doanh nghiệp, nhà khoa học do nhà trường mời. Tổng số thành viên là một số lẻ và có ít nhất là 11 người.

b) Thủ tục thành lập. - Khi thành lập Hội đồng trường nhiệm kỳ đầu tiên: + Bước 1: Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào quy mô và điều kiện cụ thể

của nhà trường dự kiến số lượng, cơ cấu thành viên và kế hoạch thành lập hội đồng trường trình cơ quan quản lý trường phê duyệt;

+ Bước 2: Sau khi được cơ quan quản lý trường phê duyệt kế hoạch thành lập Hội đồng trường, Hiệu trưởng nhà trường làm việc với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan để tổ chức bầu, cử và triển khai thực hiện kế hoạch thành lập Hội đồng trường;

Page 5: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

5

+ Bước 3: Sau khi có kết quả bầu, cử của các cơ quan, tổ chức nêu tại điểm a khoản 3 điều này, Hiệu trưởng tổ chức họp các thành viên đã được bầu, cử tham gia Hội đồng trường để bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và cử Thư ký của Hội đồng trường;

+ Bước 4: Hiệu trưởng trình danh sách các thành viên Hội đồng trường và kết quả bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận Hội đồng trường;

- Từ nhiệm kỳ thứ hai trở đi: trước khi hết nhiệm kỳ 6 tháng, Chủ tịch Hội đồng trường có trách nhiệm tổ chức thành lập Hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp theo thủ tục nêu tại điểm b khoản 4 điều này. Trong đó Chủ tịch Hội đồng trường thực hiện các công việc mà Hiệu trưởng đã thực hiện khi thành lập Hội đồng trường ở nhiệm kỳ đầu tiên.

c) Hoạt động của Hội đồng trường. - Nhiệm kỳ của Hội đồng trường TCCN là 5 năm. Hội đồng trường họp

thường kỳ ít nhất hai lần trong một năm, các cuộc họp của Hội đồng trường phải có sự tham gia của tất cả các thành viên. Chủ tịch Hội đồng trường triệu tập phiên họp bất thường khi thấy cần thiết hoặc khi Hiệu trưởng nhà trường đề nghị hoặc khi có ít nhất 1/3 số thành viên Hội đồng đề nghị. Các quyết nghị của Hội đồng trường được thông qua bằng biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng văn bản tại cuộc họp. Nghị quyết của Hội đồng trường chỉ có hiệu lực khi được ít nhất 3/4 số thành viên dự họp nhất trí và được công bố công khai trong toàn trường;

- Hội đồng trường có văn phòng và các phương tiện làm việc do nhà trường bố trí và trang bị. Chủ tịch Hội đồng trường được sử dụng con dấu của trường trong phạm vi thực thi các nhiệm vụ của Hội đồng trường được quy định tại Điều lệ Trường Trung cấp chuyên nghiệp.

Điều 7: Ban Giám hiệu 1. Ban Giám hiệu gồm Hiệu trưởng do Chủ tịch UBND thành phố Hải

Phòng quyết định bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở chủ quản. Các Phó Hiệu trưởng do Giám đốc Sở chủ quản ban hành quyết định bổ nhiệm.

2. Ban Giám hiệu có nhiệm vụ và quyền hạn sau: a) Chỉ đạo thực hiện các chiến lược và dự án do HĐT quyết định b) Điều hành các hoạt động thường xuyên của trường. c) Báo cáo các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính hàng

năm, chuẩn bị kế hoạch hoạt động và ngân sách cho năm tới trình HĐT quyết định.

d) Các thành viên BGH chịu trách nhiệm theo nhiệm vụ và quyền hạn theo sự phân công của Hiệu trưởng.

Page 6: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

6

Điều 8: Hiệu trưởng 1. Hiệu trưởng là người đại diện cao nhất của Trường, chịu trách nhiệm

trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo quy định của Điều lệ Trường Trung cấp chuyên nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan quy định. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 05 năm và có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

2. Hiệu trưởng trường TCCN phải có các tiêu chuẩn sau đây: a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, được tập thể cán bộ, giáo viên trong

trường tín nhiệm; b) Có bằng tốt nghiệp đại học một ngành chuyên môn phù hợp nhiệm vụ

đào tạo của trường; c) Đã qua giảng dạy hoặc quản lý ở trường TCCN hoặc cơ sở giáo dục có

đào tạo TCCN ít nhất 5 năm. d) Độ tuổi khi bổ nhiệm hiệu trưởng không quá 55 đối với nam và 50 đối

với nữ. Đối với trường tư thục độ tuổi khi công nhận hiệu trưởng theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường TCCN tư thục.

3. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường TCCN là 5 năm. Thời gian đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng không quá hai nhiệm kỳ liên tục.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng: a) Tổ chức xây dựng Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường, trình Sở

chủ quản phê duyệt. b) Ban hành các quy chế, quy định trong nhà trường theo nghị quyết của

HĐT. c) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức, đơn vị

trực thuộc trường theo nghị quyết của HĐT; bãi nhiệm và miễn nhiệm các chức danh trưởng, phó các đơn vị trong nhà trường.

d) Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý. đ) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác

quốc tế, đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường. e) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm

tra theo quy định. g) Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp thu ý kiến và chịu

sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. h) Đảm bảo trật tự, an ninh và an toàn trong nhà trường. i) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Page 7: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

7

Điều 9: Các Phó Hiệu trưởng 1. Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng trong các lĩnh vực

công việc được Hiệu trưởng phân công. Giải quyết các công việc đột xuất do Hiệu trưởng giao.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Hiệu trưởng do Hiệu trưởng quy định, phân công thông qua việc ban hành các quyết định và thông báo công khai.

3. Các Phó Hiệu trưởng do HĐT thông qua và được Giám đốc Sở chủ quản quyết định bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của Phó Hiệu trưởng theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng và có thể được bầu lại.

4. Các Phó Hiệu trưởng có thể bị bãi nhiệm với sự đồng ý của tối thiểu 2/3 thành viên của HĐT.

Điều 10: Hội đồng tư vấn khác 1. Các hội đồng tư vấn được thành lập theo quyết định của hiệu trưởng.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thời gian hoạt động, số lượng thành viên của các hội đồng này do Hiệu trưởng quy định.

2. Hội đồng khoa học và đào tạo có nhiệm vụ tư vấn cho Hiệu trưởng về việc xây dựng:

a) Quy chế, quy định về đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động khoa học và công nghệ

b) Đề án mở mã ngành, chuyên ngành đào tạo, triển khai các chương trình đào tạo, định hướng phát triển khoa học và công nghệ, kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ, phân công thực hiện nhiệm vụ đào tạo, khoa học và công nghệ.

c) Giúp Hiệu trưởng thẩm định chất lượng đào tạo, các công trình nghiên cứu khoa học, (giáo trình, tài liệu giảng dạy), sáng kiến, sáng tạo trong nhà trường.

3. Hội đồng khoa học và đào tạo được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của Hội đồng theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng. Chủ tịch Hội đồng là thành viên của Hội đồng do các ủy viên bầu ra theo nguyên tắc đa số phiếu. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyền quyết định theo phía có phiếu của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng ký quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo.

4. Các Hội đồng tư vấn khác: Hội đồng thi đua khen thưởng và lỷ luật; Hội đồng lương; Hội đồng tuyển dụng; Hội đồng bảo vệ luận văn; Hội đồng nghệ thuật… giúp Hiệu trưởng thực hiện các nội dung chuyên môn theo quy định

Page 8: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

8

của Nhà nước. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thời gian hoạt động, cơ cấu, thành viên của các Hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng quy định.

Điều 11: Các đơn vị trực thuộc Ban Giám hiệu 1. Phòng Hành chính - Tổ chức - Kế toán - Tổng hợp (Phòng

HCKTTCTH): a) Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn: Tham mưu cho Hiệu trưởng về các nội dung sau: - Hành chính: Giúp Hiệu trưởng và tổ chức thực hiện công tác hành

chính; Quản lý công văn đến, công văn đi, hồ sơ, tài liệu, văn bằng, chứng chỉ; quản lý và sử dụng con dấu... theo qui định của công tác văn thư, lưu trữ và là đầu mối quan hệ trong và ngoài trường;

Tổ chức thực hiện công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, y tế học đường, phòng và chống các tệ nạn xã hội liên quan đến nhà trường.

Quản lý tài sản; mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo; trang trí khánh tiết, phục vụ, chuẩn bị chương tình, nội dung, tài liệu cho các cuộc họp của trường. Quản lý Hội trường, phòng họp, phòng học, lớp học theo kế hoạch lên lớp của Phòng Đào tạo và Quan hệ Quốc tế;

Thực hiện các mối giao tiếp, đối nội, đối ngoại, chủ động giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhà trường.

-Tổ chức: Xây dựng & tổ chức bộ máy, biên chế, quy hoạch, cử cán bộ đi đào tạo dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng tập huấn chuyên môn, bổ nhiệm cán bộ, bố trí, sử dụng cán bộ, giáo viên. Quản lý về công tác chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên nhà trường. Cùng với các phòng liên quan thực hiện quyền lợi chế độ chính sách cán bộ giáo viên. Quản lý hồ sơ cán bộ giáo viên.

Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật; chế độ chính sách cho người lao động; nắm bắt tư tưởng của cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường, kịp thời đề xuất với Hiệu trưởng biện pháp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ và đảm bảo trật tự trong nhà trường; công tác Đảng, đoàn thể và y tế nhà trường;

- Kế toán: Giúp Hiệu trưởng xây dựng dự toán thu, chi ngân sách; quản lý tốt các nguồn kinh phí của Trường, thực hiện đúng, đầy đủ, rõ ràng các nguyên tắc, thủ tục, thể lệ tài chính, chế độ kế toán của Nhà nước quy định.

Tổ chức hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán, hạch toán kế toán theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước. Thu thập, tổng hợp và chịu trách nhiệm về số liệu, tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí của Trường để báo cáo cấp trên đúng hạn định.

Page 9: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

9

Phối hợp với phòng Đào tạo và quan hệ quốc tế để hoàn thiện các thủ tục chi trả tiền tăng giờ, tiền bồi dưỡng các hội đồng kịp thời và đúng chế độ. Thực hiện các chế độ chính sách về lương, bảo hiểm, phụ cấp chuyên biệt, đời sống cán bộ giáo viên. Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện chính sách đối với HSSV.

Căn cứ vào dự toán ngân sách được phân bổ và nguôn thu sự nghiệp, thực hiện dự toán theo Quy chế chi tiêu nội bộ và quy định hiện hành. Đảm bảo công tác bảo mật về tài chính. Giúp Trung tâm thực hành biểu diễn và dịch vụ văn hóa nghệ thuật, du lịch để Giám đốc Trung tâm phê duyệt, hoặc trình cấp trên xem xét, phê duyệt, đầu tư kinh phí cho lĩnh vực đào tạo nghề.

Tham gia Tổ quản lý các công trình xây dựng cơ bản của nhà trường. Xây dựng các dự án về lĩnh vực cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

- Tổng hợp: Tổng hợp, báo cáo, chủ động phối hợp các hoạt động chung giữa các phòng, khoa chuyên môn; làm đầu mối quan hệ với các đơn vị khác theo sự phân công của Hiệu trưởng; thực hiện công tác tổng hợp, điều phố theo chương trình, kế hoạch đảm bảo tính thống nhất, liên tục và đạt hiệu quả.

Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch trên các mặt hoạt động của Trường, các định mức chỉ tiêu và các chế độ chính sách tài chính liên quan, giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch hàng năm, hàng quí và kế hoạch đột xuất về ngân sách cho chi thường xuyên, chi khác, phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trên cơ sở thực hiện quy định của Nhà nước.

Quản lý cán bộ nhân viên thuộc Phòng. Xây dựng Phòng thành “Đơn vị thi đua” thuộc trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám hiệu giao. b) Tổ chức: - Phòng có các mảng chuyên môn: Hành chính, Tổ chức, Kế toán, Tổng

hợp gồm các phần việc về văn thư, tạp vụ, lưu trữ, quảng bá, lễ tân đối nội, đối ngoại, tiếp đón, vận hành xe; Quản trị, gồm các phần việc về An ninh trật tự, quản lý tài sản và cơ sở vật chất, dịch vụ....

- Lãnh đạo Phòng: Trưởng phòng và 02 phó trưởng phòng. Có Kế toán trưởng và các cán bộ chuyên môn về hành chính, tổ chức, văn thư, lưu trữ, kế hoạch, tài chính, thủ quỹ,...

- Trưởng phòng (hoặc quyền trưởng phòng) chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ nhiệm vụ được giao và tài sản thuộc Phòng ghi trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường. Được Hiệu trưởng uỷ nhiệm quản lý hành chính đối với toàn đơn vị nhà trường. Trưởng phòng là thủ trưởng đơn vị cơ sở trực thuộc trường.

Page 10: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

10

- Chỉ tiêu biên chế: Do Hiệu trưởng xem xét quyết định. 2. Phòng Đào tạo và Quan hệ quốc tế (Phòng ĐT&QHQT): a) Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn: Tham mưu, giúp việc Hiệu trưởng về các nội dung hoạt động sau đây: - Đào tạo: Xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch bồi

dưỡng trên cơ sở dự kiến của các đơn vị trực thuộc và nhu cầu xã hội. Triển khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch tổ chức và quản lý đào tạo, tổng hợp kết quả, đánh giá chất lượng giảng dạy, học tập rèn luyện theo Quy chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo, trình Hội đồng Khoa học và Đào tạo xét, trình Hiệu trưởng quyết định. Thực hiện kế hoạch tuyển sinh các trình độ đào tạo, hình thức đào tạo, thực hiện quản lý thi tốt nghiệp, cấp bằng, cấp chứng chỉ, báo cáo văn bản với các cơ quan quản lý giáo dục đào tạo. Quản lý và xử lý hồ sơ HSSV, quản lý sử dụng các thiết bị dạy - học được giao, giáo trình, giáo án, và các tài liệu liên quan. Quản lý, phát triển và khai thác thư viện (trong đó có kho sách, phòng đọc, thư viện điện tử, kho tư liệu băng hình, ghi âm, công trình nghiên cứu khoa học… phục vụ nhiệm vụ đào tạo).

Quản lý các lớp đại học vừa làm vừa học liên kết với các Trường Đại học học tại Trường.

Triển khai, quản lý, ứng dụng đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ và thông tin, sáng kiến sáng tạo. Xây dựng các dự án đào tạo (trừ đào tạo nghề). Xây dựng, quản lý khai thác công nghệ thông tin (trừ thông tin truyền thông và nội san khoa học) và là người phát ngôn chính trong lĩnh vực đào tạo của nhà trường. Lãnh đạo Phòng là Thư ký Hội đồng khoa học và đào tạo.

- Quan hệ Quốc tế: Tư vấn cho Ban Giám hiệu các hoạt động đào tạo có tính quan hệ quốc tế.

- Khảo thí: Xây dựng các văn bản hướng dẫn về khảo thí và đảm bảo chất lượng trên cơ sở các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn tổ chức thực hiện các quy định và kiểm định chất lượng; Tổ chức làm đề thi, thẩm định đề thi, xây dựng ngân hàng đề thi, in ấn đề thi cho tất cả các kỳ thi do trường tổ chức; Tổ chức thanh tra giám sát đào tạo và giám sát các kỳ thi;

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm định và đảm bảo chất lượng; Tổ chức tập huấn và tư vấn các hoạt động đảm bảo chất lượng cho cán bộ, giảng viên, hướng dẫn các bộ môn cách xây dựng các công cụ đánh giá, ngân hàng đề thi, cải tiến các hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học cho các hệ đào tạo khác nhau;

Page 11: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

11

Cập nhật, cung cấp các thông tin về mảng công tác của đơn vị mình cho Website của nhà trường.

Nghiên cứu các tiêu chí và xây dựng công cụ đánh giá: giáo trình, chương trình, việc giảng dạy của giáo viên, việc học tập của học sinh sinh viên, việc làm của học sinh sinh viên sau tốt nghiệp…; thực hiện công tác lưu trữ và bảo mật hồ sơ, dữ liệu và công tác báo cáo thống kê đào tạo theo quy định của Nhà nước.

- Nghiên cứu khoa học: Tham mưu đề xuất cho Ban Giám hiệu các chính sách thực hiện và biện pháp tổ chức triển khai, đánh giá và quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học trong nhà trường;

Quản lý đề tài, dự án NCKH của các cá nhân, khoa; xây dựng phương hướng, triển khai thực hiện các kế hoạch nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị lập kế hoạch và thực hiện NCKH, ứng dụng công nghệ vào giảng dạy và sản xuất. Phối hợp việc nghiên cứu, thực nghiệm giữa các đơn vị trong và ngoài nhà trường;

Nghiên cứu, đề xuất các chế độ quản lý, khuyến khích nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến mô hình dạy học với các điều kiện của trường và theo quy định của Nhà nước.

Phối hợp với phòng Hành chính - Tổ chức - Kế toán - Tổng hợp quản lý tiến độ thực hiện các đề tài, tổ chức nghiệm thu, đánh giá, kiểm tra và đề nghị khen thưởng; tham mưu cho Ban Giám hiệu phát triển các ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội; thành lập HĐ xét duyệt, nghiệm thu đề tài các cấp do Trường quản lý; phối hợp với các khoa xây dựng kế hoạch chuyển giao công nghệ, kết quả NCKH ứng dụng vào giảng dạy, sản xuất.

Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học cấp Trường và các hội nghị, hội thảo khoa học liên kết giữa các Trường; tổ chức biên soạn giáo trình theo chương trình đã được phê duyệt; quản lý, thu thập, lưu trữ các bài báo đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước của GV-CBCNV của trường.

Tổ chức rà soát, bổ sung, điều chỉnh, xây dựng và trình Ban Giám hiệu ban hành các văn bản hướng dẫn công tác khảo thí theo đúng qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn và theo dõi thực hiện các văn bản này tại các đơn vị trong trường; nghiên cứu đề xuất các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường; phối hợp với các khoa tổ chức việc xây dựng, quản lý và sử dụng ngân hàng đề kiểm tra kết thúc môn học, mô đun và thi tốt nghiệp;

Tham gia công tác thi tốt nghiệp theo chức năng của Ban đề thi và sự phân công của Hội đồng thi tốt nghiệp.

- Công tác học sinh sinh viên:

Page 12: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

12

Tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và của địa phương trong công tác HSSV, tiến hành các biện pháp thích hợp đưa công tác sinh viên vào nền nếp, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch và dân chủ trong công tác HSSV và đảm bảo cho HSSV thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình;

Quản lý sinh viên về học tập và rèn luyện, chú trọng công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống cho sinh viên. Cung cấp cho sinh viên thông tin cần thiết của Trường, nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng và giải quyết kịp thời những thắc mắc của HSSV;

Phối hợp tốt với ĐTN Cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác HSSV; Xây dựng hướng dẫn thực hiện các qui định cụ thể trong Qui chế học sinh

sinh viên và các văn bản khác liên quan đến quản lý học sinh sinh viên trình Hiệu trưởng phê duyệt, ban hành.

Tổ chức các lớp và thực hiện các nhiệm vụ quản lý học sinh sinh viên: Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của Bộ Giáo

dục & Đào tạo và nhà trường. Sắp xếp học sinh sinh viên vào các lớp, tổ và chỉ định ban cán sự lâm thời cho các lớp trong thời gian đầu khoá học;

Quản lý ký túc xá sinh viên; làm đầu mối giúp Hiệu trưởng trong việc theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của học sinh sinh viên; phân loại, xếp loại học sinh sinh viên cuối học kỳ, năm học, khoá học; chỉ đạo các lớp tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân học sinh sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; xử lý kỷ luật đối với học sinh sinh viên vi phạm nội quy, quy chế; kết hợp bộ phận liên quan xét học bổng, học phí cho học sinh sinh viên;

Giáo dục chính trị tư tưởng cho người học thông qua các hoạt động ngoại khóa;

Tư vấn, hướng nghiệp và giải quyết chế độ chính sách liên quan đến người học;

Thực hiện công tác an ninh - chính trị, trật tự - an toàn xã hội, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội;

Công tác văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, y tế và vệ sinh môi trường; Cập nhật, cung cấp các thông tin về mảng công tác của đơn vị cho website

của nhà trường; Quản lý cán bộ, giáo viên thuộc phòng. Xây dựng phòng thành “Đơn vị thi

đua” thuộc trường. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám hiệu giao. b) Tổ chức:

Page 13: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

13

- Phòng có các mảng chuyên môn: Quản lý đào tạo và quan hệ quốc tế; Khảo thí và nghiên cứu khoa học; Công tác học sinh sinh viên. Trưởng phòng phân công cán bộ phụ trách theo từng mảng.

- Lãnh đạo Phòng: Trưởng phòng và 02 phó trưởng phòng. Có chuyên viên về các phần việc.

- Trưởng phòng (hoặc quyền trưởng phòng) chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ nhiệm vụ được giao và tài sản thuộc phòng ghi trong Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường

- Trưởng phòng được Ban Giám hiệu uỷ nhiệm tham dự các Hội nghị về đào tạo do các Bộ, lãnh đạo thành phố, và lãnh đạo các ngành triệu tập nhằm lĩnh hội nội dung Hội nghị. Trưởng phòng là thủ trưởng đơn vị cơ sở trực thuộc trường.

- Chỉ tiêu biên chế: Do Hiệu trưởng xem xét quyết định. 3. Khoa Âm nhạc - Múa (Khoa ÂN-M) a) Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn: - Khoa tham mưu, giúp Hiệu trưởng quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng,

nghiên cứu khoa học thuộc ngành Âm nhạc - Múa theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu.

-- Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm gửi Phòng Đào tạo vàQuan hệ Quốc tế

- Đào tạo và bồi dưỡng học sinh âm nhạc - múa có trình độ trung cấp; thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy trong phạm vi chuyên môn do khoa đảm nhận; đào tạo và bồi dưỡng âm nhạc - múa cho năng khiếu nghệ thuật và năng khiếu tạo nguồn.

- Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy trong phạm vi chuyên môn do khoa đảm nhận.

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu của trường, nhu cầu của ngành và xã hội.

- Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình, tham gia nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghệ thuật. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả phòng học chuyên ngành và các tài sản khác do khoa quản lý.

- Quản lý cán bộ giáo viên và HSSV khoa Âm nhạc - Múa. Xây dựng khoa thành “Đơn vị thi đua” thuộc trường.

- Chủ trì thực hiện việc tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa văn nghệ, tham dự các Hội diễn, thực tế sáng tác vv... theo chỉ đạo của nhà trường.

- Giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghệ thuật âm nhạc - múa, văn nghệ quần chúng, theo nhu cầu xã hội.

Page 14: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

14

- Được tổ chức hoặc tham gia các chương trình biểu diễn ngoài xã hội trên cơ sở văn bản đề nghị, được BGH chấp thuận và thực hiện các chương trình dàn dựng, biểu diễn cá nhân sau khi báo cáo, được BGH chấp thuận.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám hiệu giao. b) Tổ chức: - Khoa có các chuyên ngành: nhạc cụ phương tây; nhạc cụ truyền thống; múa

cổ điển, múa hiện đại và các môn liên quan. - Lãnh đạo khoa: Trưởng khoa và 02 Phó trưởng khoa. Trưởng khoa (hoặc

quyền Trưởng khoa) chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ nhiệm vụ được giao và tài sản thuộc khoa ghi trong Quy chế tổ chức và hoạt động của trường. Trưởng khoa là thủ trưởng đơn vị trực thuộc trường.

- Chỉ tiêu biên chế và hợp đồng giảng viên: do Hiệu trưởng xem xét quyết định.

4. Khoa Thanh nhạc (Khoa TN) a) Chức năng nhiệm vụ quyền hạn: - Khoa tham mưu, giúp Hiệu trưởng quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng,

nghiên cứu khoa học thuộc chuyên ngành Thanh nhạc theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu.

-- Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm gửi Phòng Đào tạo vàQuan hệ Quốc tế.

- Đào tạo và bồi dưỡng Thanh nhạc có trình độ trung cấp; thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy trong phạm vi chuyên môn do khoa đảm nhận; đào tạo và bồi dưỡng thanh nhạc cho năng khiếu nghệ thuật và năng khiếu tạo nguồn.

- Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy trong phạm vi chuyên môn do khoa đảm nhận.

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu của Trường, nhu cầu của ngành và xã hội.

- Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình, tham gia nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghệ thuật. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả phòng học chuyên ngành và các tài sản khác do khoa quản lý.

- Quản lý cán bộ giáo viên và HSSV khoa Âm nhạc - Múa. Xây dựng khoa thành “Đơn vị thi đua” thuộc trường.

- Chủ trì thực hiện việc tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa văn nghệ, tham dự các hooiij thi, hội diễn, thực tế sáng tác... theo chỉ đạo của nhà trường.

- Giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghệ thuật âm nhạc - múa, văn nghệ quần chúng, theo nhu cầu xã hội.

Page 15: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

15

- Được tổ chức hoặc tham gia các chương trình biểu diễn ngoài xã hội trên cơ sở văn bản đề nghị, được BGH chấp thuận và thực hiện các chương trình dàn dựng, biểu diễn cá nhân sau khi báo cáo, được BGH chấp thuận.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám hiệu giao. b) Tổ chức: - Khoa có bộ môn Thanh nhạc và các môn liên quan. - Lãnh đạo khoa: Trưởng khoa và 01 Phó trưởng khoa. Trưởng khoa (hoặc

quyền Trưởng khoa) chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ nhiệm vụ được giao và tài sản thuộc khoa ghi trong Quy chế tổ chức và hoạt động của trường. Trưởng khoa là thủ trưởng đơn vị trực thuộc trường.

5. Khoa Mĩ thuật - Sân khấu (Khoa MTSK) a) Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn: - Khoa tham mưu, giúp Hiệu trưởng quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng,

nghiên cứu khoa học thuộc ngành Mĩ thuật - sân khấu theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu.

-- Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm gửi Phòng Đào tạo vàQuan hệ Quốc tế.

- Tuyển sinh và giảng dạy các môn thuộc chuyên ngành mĩ thuật - nghệ thuật sân khấu theo kế hoạch của nhà trường. Đào tạo phục vụ cho sân khấu chuyên nghiệp và sân khấu quần chúng.

- Tổ chức biên soạn giáo trình, chương trình, tham gia nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng chuyên ngành ngành sân khấu, thiết kế mĩ thuật sân khấu, mĩ thuật công nghiệp, hội họa, điêu khắc cơ bản, thiết kế thời trang ứng dụng, thiết kế đồ họa, đồ họa vi tính, thiết kế nội thất, Chèo, Kịch nói, Múa rối, Ca trù, Cải lương, Hát văn, Hát xẩm, Đàn Tam thập lục, đàn Tranh, đàn Nguyệt, đàn Bầu, đàn Nhị, Sáo trúc,… trình độ trung cấp nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về mỹ thuật sân khấu - điện ảnh, phù hợp đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung. Quản lý và sử dụng hiệu quả thiết bị, trang phục, đạo cụ phục vụ dạy, học và các tài sản trong khoa.

- Quản lý cán bộ giáo viên, HSSV thuộc khoa. Xây dựng khoa thành “Đơn vị thi đua” thuộc trường.

- Tham gia tổ chức và thực hiện các chương trình biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa văn nghệ, tham dự các hội thi, hội diễn, sáng tác theo chỉ đạo của nhà trường.

- Giúp người học có kỹ năng về mỹ thuật và nghệ thuật sân khấu, có khả năng độc lập sáng tạo, tư duy khoa học, tạo hiệu quả cao trong lĩnh vực mỹ thuật, sân khấu và giữ gìn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc tộc.

Page 16: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

16

- Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch chung của Nhà Trường; chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của khoa trước Hiệu trưởng.

- Tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng mĩ thuật, sân khấu, văn nghệ quần chúng theo nhu cầu xã hội.

- Được tổ chức hoặc tham gia các chương trình biểu diễn, xây dựng dàn dựng tiết mục theo nhu cầu xã hội trên cơ sở văn bản đề nghị, được Ban Giám hiệu chấp thuận và thực hiện các chương trình dàn dựng, biểu diễn cá nhân sau khi báo cáo, được BGH chấp thuận.

- Tham gia tổ chức và thực hiện các chương trình tuyên truyền, triển lãm, trưng bày, giao lưu văn hóa, thực tế sáng tác, ứng dụng mỹ thuật vào đời sống xã hội... theo sự chỉ đạo của nhà trường.

- Tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng âm nhạc, mỹ thuật, trang trí, kẻ vẽ theo nhu cầu xã hội.

- Được tổ chức hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng, các tổ hợp ứng dụng mỹ thuật ngoài xã hội trên cơ sở có kế hoạch gửi và được BGH phê duyệt.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám hiệu giao. b) Tổ chức: - Khoa có các bộ môn: mĩ thuật; sân khấu và các môn liên quan. - Lãnh đạo khoa: Trưởng khoa, 01 phó trưởng khoa. Trưởng khoa (hoặc

quyền Trưởng khoa) chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ nhiệm vụ được giao và tài sản thuộc khoa ghi trong Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. Trưởng khoa là thủ trưởng đơn vị trực thuộc trường.

- Chỉ tiêu biên chế và hợp đồng giảng viên: Do Hiệu trưởng xem xét quyết định.

6. Khoa Sư phạm Âm nhạc - Mỹ thuật (Khoa SP ANMT) a) Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn: - Khoa tham mưu, giúp Hiệu trưởng quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng,

nghiên cứu khoa học thuộc ngành Sư phạm âm nhạc – mĩ thuật theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu.

- Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm gửi Phòng Đào tạo và Quan hệ Quốc.

- Tổ chức tuyển sinh và giảng dạy các môn thuộc khối Âm nhạc, Mỹ thuật theo kế hoạch của nhà trường

- Giảng dạy chuyên ngành sư phạm âm nhạc, mỹ thuật - Tổ chức soạn chương trình, giáo trình, tham gia nghiên cứu khoa học, tự

bồi dưỡng chuyên môn âm nhạc, mỹ thuật.

Page 17: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

17

- Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học và các tài sản do khoa quản lý. Đảm nhiệm phần việc trang trí, thông tin cổ động của nhà trường.

- Quản lý cán bộ giáo viên, HSSV thuộc khoa. Xây dựng khoa thành “Đơn vị thi đua” thuộc trường.

- Kết phối hợp với các trường tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố, tổ chức cho học sinh đi thực tế, thực tập.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám hiệu giao. b) Tổ chức: - Khoa có các bộ môn: Sư phạm âm nhạc; sư phạm mỹ thuật và các môn liên

quan. - Lãnh đạo: Trưởng khoa và 01 phó trưởng khoa. Trưởng khoa (hoặc quyền

Trưởng khoa) chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ nhiệm vụ được giao và tài sản thuộc khoa ghi trong Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. Trưởng khoa là thủ trưởng đơn vị trực thuộc trường.

- Chỉ tiêu biên chế và hợp đồng giảng viên: do Hiệu trưởng xem xét quyết định.

7. Khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch (Khoa NVVH-DL) a) Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn: - Khoa tham mưu, giúp Hiệu trưởng quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng,

nghiên cứu khoa học thuộc ngành văn hóa, thư viện thông tin và du lịch theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm gửi Phòng Đào tạo và Quan hệ Quốc tế. Mở rộng các mối quan hệ đào tạo quản lý văn hóa, thông tin thư viện và văn hóa du lịch với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Chủ động xây dựng và thực hiện nội dung kế hoạch thực tế thực hành quản lý văn hóa, văn hóa du lịch trong và ngoài tỉnh cho HSSV.

- Tuyển sinh và thực hiện giảng dạy các chuyên ngành đào tạo thuộc khối văn hóa, thông tin thư viện du lịch, dịch vụ du lịch theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà trường.

- Quản lý cán bộ giáo viên, HSSV, và quản lý tài sản thuộc khoa. Xây dựng khoa thành “Đơn vị thi đua” thuộc trường.

- Được tham gia và tổ chức các đề tài nghiên cứu khoa học, dự các Hội thảo khoa học chuyên đề trong và ngoài nước, tư vấn cho ngành các nội dung thuộc về Văn hóa, thông tin thư viện và văn hóa du lịch.

- Được tham gia và tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề quản lý văn hóa, thông tin thư viện và văn hóa du lịch.

Page 18: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

18

- Tham gia các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội khi nhà trường yêu cầu.

- Hàng năm, được tổ chức các đợt đi thực tế thực hành cho giáo viên, phù hợp với chuyên ngành giảng dạy.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám hiệu giao. b) Tổ chức: - Khoa có các chuyên ngành: Quản lý Nghiệp vụ Văn hóa, Thông tin thư

viện, Văn hóa Du lịch và các môn liên quan. - Lãnh đạo: Trưởng khoa và 01 phó trưởng khoa. Trưởng khoa (hoặc quyền

trưởng khoa) chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ nhiệm vụ được giao và tài sản thuộc khoa ghi trong Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, đồng thời trực tiếp phụ trách một số phần việc được lãnh đạo khoa phân công. Trưởng khoa là thủ trưởng đơn vị trực thuộc trường.

- Chỉ tiêu biên chế và Hợp đồng giảng viên: do Hiệu trưởng xem xét quyết định.

8. Trung tâm Thực hành biểu diễn và dịch vụ văn hóa nghệ thuật, du lịch (Trung tâm THBĐVVHNTDL)

a) Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn: - Tổ chức xây dựng và khai thác cơ sở thực hành nằm trong khuôn khổ

ngành nghề đào tạo thuộc Trường quản lý. Tổ chức việc giới thiệu, quảng bá, ứng dụng sản phẩm đào tạo nghề trong và ngoài thành phố. Chủ động tìm nguồn xây dựng từ các dự án đào tạo, bồi dưỡng, các dự án xây dựng cơ sở thực hành nghề.

- Quản lý cán bộ, giảng viên, nhân viên, HSSV thuộc Trung tâm. Quản lý tài sản công theo quy định Nhà nước. Xây dựng trung tâm thành “Đơn vị văn hóa” thuộc nhà trường.

- Mục đích của trung tâm thực hiện hiệu quả phương châm “học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn” nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội, tạo thuận lợi cho học sinh có kỹ năng biểu diễn vững vàng trên sân khấu và làm công tác dịch vụ văn hóa nghệ thuật và du lịch sau khi tốt nghiệp ra trường.

- Là môi trường vừa học tập vừa thực hành và tạo điều kiện cho học sinh có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

- Trung tâm đáp ứng nhu cầu của cá nhân hoặc tập thể khi cần những chương trình biểu diễn, dịch vụ về văn hóa, nghệ thuật và du lịch.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng diễn đàn và kỹ năng tổ chức, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, du lịch và xã hội.

Page 19: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

19

- Trên cơ sở định hướng của nhà trường, chủ động hợp tác với các địa phương, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các cơ sở đào tạo khác tổ chức thực hiện các dịch vụ văn hóa, du lịch trên cơ sở có tờ trình được Ban Giám hiệu chấp thuận xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành cho người học, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám hiệu giao. b) Tổ chức: - Trung tâm có các mảng công tác: Hành chính; đào tạo; biểu diễn; giáo vụ;

dịch vụ và các mảng liên quan. - Cán bộ, giáo viên thuộc Trung tâm được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy

định của Nhà nước. - Lãnh đạo: Trung tâm có Ban Giám đốc Trung tâm, gồm: Giám đốc, và 01

Phó giám đốc. Giám đốc (hoặc quyền Giám đốc) chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ nhiệm vụ được giao và tài sản thuộc Trung tâm ghi trong Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. Giám đốc Trung tâm là thủ trưởng đơn vị trực thuộc trường.

- Chỉ tiêu biên chế: Do Hiệu trưởng xem xét quyết định. Điều 12: Tổ chức Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác 1. Tổ chức Đảng Cộng sản tuân thủ theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam,

gồm có: a) Chi bộ Đảng b) Các tổ Đảng thuộc Chi bộ Chi uỷ và Tổ trưởng các tổ Đảng do Đại hội Chi bộ bầu ra. Chi uỷ là trung

tâm đoàn kết và lãnh đạo nhiệm vụ chính trị của nhà trường. 2. Tổ chức đoàn thể : Thực hiện theo quy định ghi trong Điều lệ của các

đoàn thể a) Công đoàn cơ sở (tổ chức lãnh đạo là BCH Công đoàn nhà trường) b) Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (tổ chức lãnh đạo là BCH Đoàn thanh niên nhà

trường) Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có mối quan hệ chặt

chẽ với BGH dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi uỷ nhà trường. CHƯƠNG III

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Điều 13: Các hoạt động đào tạo của nhàTrường. 1. Trình độ đào tạo: - Đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp và liên kết đào tạo Cao đẳng,

Đại học hệ vừa làm vừa học

Page 20: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

20

- Đào tạo trình độ Sơ cấp - Đào tạo nâng chuẩn học viên - Bồi dưỡng nghiệp vụ. 2. Mục tiêu đào tạo: Đào tạo người học ở hệ trung cấp có nhận thức chính trị, có ý thức phục vụ

đất nước và sự nghiệp, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành trong mọi điều kiện làm việc, thích ứng với môi trường xã hội và hội nhập quốc tế.

3. Chương trình, giáo trình đào tạo: - Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở chương trình khung Trung

cấp do Bộ GD-ĐT, Bộ VHTTDL. Chương trình mang tính khoa học cao, đảm bảo cho HSSV tiếp thu có hệ thống, đúng với tính chất và mục tiêu đào tạo.

- Giáo trình và tài liệu giảng dạy do giảng viên biên soạn hoặc khai thác từ các nguồn đào tạo cùng chuyên ngành nhưng phải được Hội đồng đào tạo thẩm định, Hiệu trưởng phê duyệt. Giáo trình và tài liệu giảng dạy phải phù hợp đối tượng, có lượng thông tin rộng, khoa học, gần với chuyên ngành và thực tiễn.

- Có thể phối hợp với các trường có cùng chuyên ngành đào tạo để biên soạn giáo trình (đặc biệt khối nghệ thuật).

- Thường xuyên tổ chức đánh giá các chương trình, giáo trình đào tạo của các chuyên ngành để có sự điều chỉnh cần thiết.

4. Tuyển sinh. Nhà trường tổ chức tuyển sinh trên cơ sở Quy chế Bộ GD-ĐT và kế hoạch

chỉ tiêu được UBND thành phố giao hàng năm. Nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo lại, tập huấn, thực hành chuyên môn nghiệp vụ… khi có đối tác hợp tác đào tạo, được Hiệu trưởng phê duyệt.

5. Đánh giá quá trình dạy và học. Hàng năm các khoa và Trung tâm tổ chức dạy và học, đánh giá chất lượng

dạy và học ở đơn vị mình. Ban Giám hiệu đánh giá chất lượng dạy và học đối với các khoa trên cơ sở tổ chức lấy ý kiến của học sinh sinh viên về đánh giá nội dung chương trình, đào tạo, phương pháp sư phạm của giáo viên và thực hiện chế độ kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Văn bằng và Hồ sơ. Nhà trường thực hiện cấp bằng tốt nghiệp, cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận,

bảng điểm theo đúng quy định về việc cấp phát văn bằng chứng chỉ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Thu và quản lý hồ sơ đảm bảo theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT 7. Các hoạt động đào tạo khác.

Page 21: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

21

Trên cơ sở điều kiện thực tế của nhà trường. Hội đồng Trường và Ban Giám hiệu sẽ bổ sung các nội dung, phương thức, nhằm hoàn thiện hệ thống hoạt động đào tạo, thúc đẩy nhà trường phát triển.

Điều 14: Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ Giáo viên nhà trường có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Đề tài khoa học có

thể do cá nhân hoặc tập thể chủ trì nghiên cứu. Tùy theo quy mô và phạm vi ứng dụng của đề tài, cá nhân, tập thể được đăng ký từ đầu năm theo các hình thức: Đề tài cấp khoa, cấp trường, cấp thành phố, cấp Bộ.

Hướng nghiên cứu khoa học: Tập trung viết giáo trình, tài liệu giảng dạy và nghiên cứu khoa học, vào khu vực văn hóa xã hội, các đề tài về sư phạm, về dạy và học các chuyên ngành nghệ thuật, quản lý văn hóa, thông tin thư viện, các chuyên đề về văn hóa du lịch, về ngoại ngữ chuyên ngành văn hóa du lịch khu vực miền duyên hải, văn hóa dân tộc, văn hóa vật thể, phi vật thể, về nghệ thuật dân tộc ở Hải Phòng và khu vực.

Triển khai Công nghệ thông tin nhằm tăng cường năng lực tiếp cận, khai thác công nghệ thông tin phục vụ cho dạy và học, tiến tới giảng dạy, học tập qua máy chiếu, qua màn hình cài đặt phần mềm. Thực hiện Ngân hàng dữ liệu, quản lý, điều hành, lưu trữ bằng kỹ thuật công nghệ, tiếp nhận văn bản do nhà trường ban hành thông qua trang Website.

Nhà trường trực tiếp quản lý các đề tài khoa học, các sáng kiến cải tiến, các tác phẩm và sản phẩm khoa học sau khi nghiệm thu. Có giải pháp tích cực đề nghị với thành phố cho phép ứng dụng những công trình nghiên cứu, những sáng kiến, sáng tạo mang tính khoa học vào công tác đào tạo của trường.

Giao việc biên tập Trang Website, Bản tin tuyển sinh và Đào tạo, Bản tin thông tin thuộc lĩnh vực thông tin truyền thông do Hiệu trưởng trực tiếp phụ trách, nhằm phục vụ nhiệm vụ nhà trường và quảng bá hình ảnh về nhà trường.

Hàng năm nhà trường bố trí một khoản kinh phí giành cho các hoạt động khoa học, Thư viện, Công nghệ thông tin và in, xuất bản giáo trình, sách tham khảo, các ấn phẩm khác phục vụ cho giảng dạy, học tập.

CHƯƠNG IV CÁN BỘ VIÊN CHỨC

Điều 15: Trách nhiệm và quyền của cán bộ, viên chức Cán bộ viên chức của Trường bao gồm: Giảng viên, giáo viên và cán bộ,

nhân viên thuộc các ngạch khác (gọi chung là cán bộ, viên chức). Cán bộ, viên chức Trường ngoài những quyền lợi và nghĩa vụ được quy định của pháp luật, còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:

Page 22: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

22

1. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy định của ngành và nhà trường.

2. Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và các công tác khác được Trường và đơn vị quản lý giao cho. Có lối sống lành mạnh, không quan liêu, cửa quyền, hách dịch. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị.

3. Tham gia xây dựng đơn vị vững mạnh, tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị - xã hội do Trường và đơn vị tổ chức.

4. Có ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác; chấp hành sự điều động, phân công công tác của cấp trên; có ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công.

5. Cá nhân cán bộ, viên chức hoặc đơn vị được giao quản lý trực tiếp các thiết bị, tài sản của Trường phải bồi thường một phần hay toàn bộ theo thời giá thị trường nếu làm hư hỏng hay làm mất các thiết bị, tài sản đó; trong trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.

6. Tham gia công tác quản lý nhà trường, công tác Đảng, đoàn thể khi được tín nhiệm.

7. Được hưởng lương, phụ cấp và các quyền lợi theo quy định của Nhà nước và quy định của Trường; được xét tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp văn hóa và các phần thưởng cao quí khác; được tạo điều kiện cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Điều 16: Tiêu chuẩn giảng viên (yêu cầu riêng đối với giáo viên) - Giảng viên, giáo viên của Trường có trách nhiệm tuân thủ pháp luật Việt

nam và các quy định của Trường. Giảng viên, giáo viên được tuyển chọn theo tiêu chí tuyển chọn do Trường quy định nhằm đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, năng lực nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và không trái với quy định về tiêu chuẩn giảng viên của Luật Giáo dục.

- Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên, giáo viên giảng dạy trình độ trung cấp, có năng lực giảng dạy và nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của Trường.

- Việc tuyển chọn giảng viên do Hiệu trưởng phê duyệt. Ưu tiên tuyển dụng người có trình độ cao, có năng lực thực tế, đúng chuyên ngành cần tuyển.

- Trường có quy định riêng để thực hiện chính sách thu hút những nhà giáo có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy và NCKH, những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học, học viện (đối với khối nghệ thuật) về làm giáo viên.

- Giáo viên của Trường được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng ngắn hạn (3 tháng thử việc) hoặc dài hạn (từ 01 năm trở lên) nếu đáp ứng được yêu cầu công việc, sẽ được ưu tiên tuyển dụng.

Page 23: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

23

- Trường có trách nhiệm thực hiện đánh giá hiệu quả làm việc của giáo viên theo quy định để sắp xếp công việc cho phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu cao về đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ thực thi nghiêm túc và đầy đủ các nội dung liên quan mà Điều lệ Trường Trung cấp chuyên nghiệp, Luật Giáo dục quy định và các quy định liên quan ghi trong Quy chế này.

Điều 17: Nhiệm vụ và quyền của giáo viên 1. Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có

chất lượng chương trình đào tạo. 2. Nghiên cứu khoa học, sáng kiến, sáng tạo các loại hình nghệ thuật, giúp

đỡ đồng nghiệp, HSSV phát triển khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng dạy và học.

3. Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy.

4. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên. 5. Tôn trong nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo

vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. 6. Tham gia quản lý và giám sát các hoạt động của Trường, tham gia công

tác Đảng, đoàn thể, các công tác xã hội và hoạt động văn hóa, thể thao do nhà trường tổ chức.

7. Được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục, cơ sở nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.

8. Giáo viên chủ nhiệm. Ngoài những nhiệm vụ và quyền của giáo viên theo quy định trên, giáo viên chủ nhiệm còn có những nhiệm vụ và quyền sau đây:

a) Giúp hiệu trưởng trong việc quản lý, giáo dục và rèn luyện đối với người học.

b) Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động của lớp học do mình phụ trách.

c) Phối hợp với các giáo viên bộ môn, các tổ chức trong và ngoài trường, gia đình người học để quản lý và giáo dục người học.

9. Các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 18: Chính sách đối với giáo viên 1. Cán bộ, viên chức được Trường cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng

chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ; được ưu đãi, khuyến khích lao động sáng tạo nghệ thuật và lao động khoa học

Page 24: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

24

2. Giáo viên, CBQL Trường chuyên biệt (theo quy định của Chính phủ) được hưởng chế độ phụ cấp đứng lớp 50% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đối với đào tạo chuyên nghiệp. Những giảng viên, giáo viên vì lý do khách quan chưa đủ định mức giảng dạy, các đơn vị có trách nhiệm phân công thêm nhiệm vụ. Kế hoạch bố trí những nội dung làm thêm của giáo viên chưa đủ định mức phải gửi về phòng Hành chính - Tổ chức - Kế toán - Tổng hợp ngay từ đầu năm học để theo dõi, giám sát. Lãnh đạo đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công việc của giảng viên, giáo viên thuộc phạm vi quản lý.

Điều 19: Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên và các hành vi giáo viên không được làm

1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử và trang phục của giáo viên nhà trường phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục đối với người học.

2. Các hành vi giáo viên không được làm:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể của đồng nghiệp và người học;

b) Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;

c) Hút thuốc, uống rượu, bia khi lên lớp và khi tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường;

d) Xuyên tạc nội dung giáo dục;

e) Ép buộc người học học thêm để thu tiền.

Điều 20: Nhiệm vụ, quyền của cán bộ, nhân viên

Cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, phục vụ trong trường thực hiện các nhiệm vụ theo chức trách được nhà trường phân công, chấp hành pháp luật của nhà nước; được hưởng các quyền theo quy định hiện hành.

CHƯƠNG V NGƯỜI HỌC

Điều 21: Học sinh sinh viên

1. Học sinh đang học tại các khoá đào tạo hệ chính quy.

2. Học viên đang học tại các khoá đào tạo hệ vừa làm vừa học.

3. Người học thực hiện đầy đủ chương trình đào tạo của Trường.

Page 25: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

25

4. Học sinh, sinh viên và học viên với tư cách là người học, có nhiệm vụ tuân thủ, và có quyền được hưởng các các quyền lợi mà Điều lệ Trường Trung cấp chuyên nghiệp và các quy chế về đào tạo, quy chế HSSV nội trú, ngoại trú đã quy định.

5. Thực hiện nghĩa vụ đóng học phí và các khoản khác theo quy định của nhà trường.

6. HSSV xuất sắc trong học tập và rèn luyện được Trường khuyến khích, có chế độ khen thưởng kịp thời.

7. Những HSSV giỏi mà gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Trường sẽ có chế độ hỗ trợ để giúp đỡ trong quá trình học tập.

CHƯƠNG VI TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH

Điều 22: Tài sản

1. Tài sản của trường bao gồm: đất đai, công trình xây dựng, các kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, các quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu dịch vụ, quyền tác giả…), các trang thiết bị và tài sản khác được Nhà nước giao cho trường quản lý và sử dụng hoặc do trường đầu tư mua sắm, xây dựng hoặc được biếu, tặng để đảm bảo các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.

2. Một số quy định về tài sản.

Các khối công trình trong trường:

- Khu hành chính: Văn phòng, phòng làm việc của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các phòng chức năng, các khoa và tổ bộ môn, phòng y tế;...

- Khu học tập: Phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, sân khấu, phòng máy tính, thư viện, phòng truyền thống, nhà luyện tập đa năng;

- Khu sân trường, bãi tập;

- Khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước;

- Khu để xe;

- Khu phục vụ đào tạo: gồm các các phòng phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Các khối công trình trên được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định về vệ sinh và bảo vệ môi trường.

Page 26: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

26

3. Tài sản của trường thuộc sở hữu nhà nước, được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.

4. Hàng năm, nhà trường phải bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản đồng thời tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản của đơn vị và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Nhà nước.

Điều 23: Tài chính của trường

1. Nguồn tài chính của trường:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Học phí, lệ phí;

c) Các khoản thu từ hợp đồng đào tạo;

d) Các khoản thu từ sản phẩm nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, kinh doanh dịch vụ phù hợp ngành nghề đào tạo của trường;

e) Các khoản vay, tài trợ và các khoản thu hợp pháp khác.

2. Các khoản chi của trường bao gồm:

a) Chi thường xuyên: Tiền lương, học bổng người học, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, vật tư văn phòng, công tác phí, hội nghị, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn và các loại chi khác theo quy định của Nhà nước;

b) Chi đầu tư phát triển: Mua vật tư, thiết bị, xây dựng cơ bản, mua tài sản cố định, mở rộng nhà trường.

3. Việc thu, chi, quản lý, thanh quyết toán, kiểm toán tài chính của trường được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước

CHƯƠNG VII NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH, XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Điều 24: Trách nhiệm của nhà trường

Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hải Phòng có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình người học và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Nhà trường có trách nhiệm thông báo công khai, minh bạch các thông tin về chương trình, ngành nghề đào tạo, tuyển sinh, tổ chức đào tạo, kiểm định chất lượng, đánh giá, cấp văn bằng, chứng chỉ và các quy định khác trong công tác đào tạo.

Page 27: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

27

Điều 25: Trách nhiệm của gia đình

1. Gia đình người học có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em mình được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.

2. Gia đình người học phối hợp với nhà trường để thống nhất các biện pháp quản lý và giáo dục con em mình; tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ người học trong nhà trường.

3. Thường xuyên liên hệ với nhà trường, để giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh có liên quan đến việc giáo dục và đào tạo con em mình.

Điều 26: Trách nhiệm xã hội

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây:

a) Giúp trường tổ chức các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho giáo viên và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học;

b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học;

c) Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;

d) Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho trường theo khả năng của mình.

2. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Điều 27: Quan hệ quốc tế

1. Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hải Phòng từng bước tiếp cận với nước ngoài trong khuôn khổ các nội dung: Hợp tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, mời giảng viên, nhà khoa học và chuyên gia nước ngoài trao đổi kinh nghiệm quản lý và đào tạo, tham gia giảng dạy và NCKH, tranh thủ sự tài trợ thông qua các tổ chức phi chính phủ... trên cơ sở quy định đối ngoại của Nhà nước. Phòng Đào tạo và Quan hệ Quốc tế, Trung tâm Thực hành biểu diễn và dịch vụ văn hóa nghệ thuật, du lịch tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường thực hiện nhiệm vụ quan hệ quốc tế theo quy định của pháp luật.

Page 28: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

28

2. Hiệu trưởng có quyền ký các văn bản hợp tác với các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức nghiên cứu và đào tạo trong nước, ngoài nước theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VIII CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG

VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 28: Công tác thanh tra, kiểm tra

Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hải Phòng thực hiện tự thanh tra, kiểm tra trong nội bộ, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, quy trình tổ chức các hoạt động đào tạo, về quản lý cấp phát văn băng, chứng chỉ. Ngoài ra, Trường chịu sự thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 29: Khen thưởng và xử lý vi phạm

a) Khen thưởng: Tập thể, cá nhân cán bộ, viên chức, HSSV của Trường có nhiều thành tích trong hoạt động học tập, giảng dạy, NCKH, công tác chính trị - xã hội, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

b) Xử lý vi phạm: Cán bộ, viên chức, HSSV có những hành vi vi phạm các quy định của quy chế này và các quy định của Nhà nước, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.

Hàng năm, nhà trường thực hiện chế độ thi đua khen thưởng và xử lý kỷ luật vi phạm trên cơ sở Luật Thi đua khen thưởng và các văn bản liên quan mà Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành. Nhà trường bố trí một khoản kinh phí để thực hiện các hoạt động thi đua và khen thưởng.

Page 29: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP CỘNG HÒA XÁ HỘI … · 1 SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HP TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

29

CHƯƠNG IX ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30: Hiệu lực thi hành

Quy chế này đã được báo cáo với Sở chủ quản (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng). Tất cả cán bộ, giáo viên, HSSV Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hải Phòng có trách nhiệm thi hành. Quá trình thực hiện, những nội dung cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với sự phát triển của nhà trường, sẽ được Ban Giám hiệu báo cáo bằng văn bản với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin ý kiến điều chỉnh.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, các đơn vị trực thuộc xây dựng nội quy cụ thể hóa các quy định tại Quy chế này để triển khai thực hiện trong các hoạt động của đơn vị mình, nhằm đạt hiệu quả cao nhất nhiệm vụ của nhà trường. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, các đơn vị cần báo cáo Hiệu trưởng (thông qua Phòng hành chính - Tổ chức - Kế toán - Tổng hợp) xem xét, quyết định, sửa đổi bổ sung phù hợp tình hình thực tế. Quy chế có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016./.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Hữu Diễm