toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - số 1105

20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văn Hóa, tHể tHao và Du LịcH Số 1105 ngày 11/12/2014 - Xây dựng tiêu chí bảo vệ môi trường tại các di tích quốc gia (Tr.7) - Kiểm soát, rà soát thủ tục hành chính các đơn vị thuộc Bộ (Tr.6) - Kế hoạch tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác VHTTDL năm 2014 (Tr.2) - Hiệu quả mô hình du lịch “Một điểm đến bốn địa phương” (Tr.10) Trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp VHTTDL cho ông Lý Thừa Vĩnh Sáng 02/12 tại Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp VHTTDL cho ông Lý Thừa Vĩnh - Giám đốc Công ty Văn hóa và Đầu tư Hàn Quốc-Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của dòng họ Lý Hoa Sơn Hàn Quốc và cá nhân ông Lý Thừa Vĩnh cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam-Hàn Quốc trong lĩnh vực văn hóa thời gian qua. Đồng thời khẳng định, Bộ VHTTDL luôn tạo điều kiện và khuyến khích những người con của dòng họ Lý Hoa Sơn trở về đầu tư, học tập tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. (Xem tiếp trang 4) tronG số nàY Ảnh: Gia HưnG Bộ trưởng Bộ VHTTDL thắp lửa truyền thống tại Đại hội Nhận diện thương hiệu du lịch Việt Nam Ngày 04/12, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch đã tổ chức giới thiệu tài liệu hướng dẫn sử dụng Bộ nhận diện thương hiệu du lịch Việt Nam “Việt Nam- Vẻ đẹp bất tận” (Viet Nam - Timeless Charm). Nội dung chính của Bộ tài liệu này là giới thiệu cấu trúc của thương hiệu du lịch “Việt Nam-Vẻ đẹp bất tận” với những giá trị cơ bản và các dòng sản phẩm chính. Theo đó, các giá trị cơ bản của thương hiệu du lịch Việt Nam là “thời gian”, “sự mãnh liệt”, “sự huyền bí” và “sự cam kết”. (Xem tiếp trang 5) Khai mạc Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 Tối 06/12, Lễ khai mạc Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 đã chính thức diễn ra tại Sân vận động Thiên Trường - thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Một bức tranh hoành tráng của âm thanh, ánh sáng, cùng sự hiện diện của gần 2 vạn vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ đến từ 65 đoàn thể thao của 63 tỉnh/thành, Công an và Quân đội. Tham dự lễ khai mạc Đại hội có đồng chí Nguyễn Văn An - nguyên Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Vũ Đức Đam - Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng Bộ VHTTDL, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội - Hoàng Tuấn Anh đã tuyên bố khai mạc Đại hội. (Xem tiếp trang 2)

Upload: pham-viet-long

Post on 10-Jul-2015

70 views

Category:

News & Politics


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1105 ngày 11/12/2014

- Xây dựng tiêu chí bảo vệ môi trường tại các di tích quốc gia

(Tr.7)- Kiểm soát, rà soát thủ tụchành chính các đơn vị thuộc Bộ

(Tr.6)- Kế hoạch tổ chức Hội nghịTổng kết công tác VHTTDL năm 2014

(Tr.2)- Hiệu quả mô hình du lịch “Một điểm đến bốn địa phương”

(Tr.10)

Trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp VHTTDLcho ông Lý Thừa Vĩnh

Sáng 02/12 tại Hà Nội, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đã trao Kỷ niệmchương Vì sự nghiệp VHTTDL choông Lý Thừa Vĩnh - Giám đốc Công tyVăn hóa và Đầu tư Hàn Quốc-ViệtNam. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởngghi nhận và đánh giá cao những đónggóp của dòng họ Lý Hoa Sơn HànQuốc và cá nhân ông Lý Thừa Vĩnhcho mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữaViệt Nam-Hàn Quốc trong lĩnh vực vănhóa thời gian qua. Đồng thời khẳngđịnh, Bộ VHTTDL luôn tạo điều kiệnvà khuyến khích những người con củadòng họ Lý Hoa Sơn trở về đầu tư, họctập tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy mốiquan hệ hợp tác giữa hai nước.

(Xem tiếp trang 4)

tronG số này

Ảnh:

Gia

nG

Bộ trưởng Bộ VHTTDL thắp lửa truyền thống tại Đại hội

Nhận diện thương hiệu du lịch Việt Nam Ngày 04/12, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch đã tổ chức giới thiệu tài liệu

hướng dẫn sử dụng Bộ nhận diện thương hiệu du lịch Việt Nam “Việt Nam-Vẻ đẹp bất tận” (Viet Nam - Timeless Charm). Nội dung chính của Bộ tàiliệu này là giới thiệu cấu trúc của thương hiệu du lịch “Việt Nam-Vẻ đẹpbất tận” với những giá trị cơ bản và các dòng sản phẩm chính. Theo đó, cácgiá trị cơ bản của thương hiệu du lịch Việt Nam là “thời gian”, “sự mãnhliệt”, “sự huyền bí” và “sự cam kết”.

(Xem tiếp trang 5)

Khai mạc Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014

Tối 06/12, Lễ khai mạc Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm2014 đã chính thức diễn ra tại Sân vận động Thiên Trường - thành phố NamĐịnh, tỉnh Nam Định. Một bức tranh hoành tráng của âm thanh, ánh sáng, cùngsự hiện diện của gần 2 vạn vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ đến từ 65đoàn thể thao của 63 tỉnh/thành, Công an và Quân đội. Tham dự lễ khai mạc Đạihội có đồng chí Nguyễn Văn An - nguyên Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Vũ ĐứcĐam - Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng Bộ VHTTDL, Trưởng Ban Chỉ đạoĐại hội - Hoàng Tuấn Anh đã tuyên bố khai mạc Đại hội.

(Xem tiếp trang 2)

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

quản lý nhà nước

2 số 1105 l 11.12.2014

Chào mừng cho sự kiện thể thao lớnnhất đất nước năm 2014, 1.600 diễnviên các nhà hát, đoàn nghệ thuật Trungương, địa phương; học sinh của cáctrường THPT trên địa bàn tỉnh NamĐịnh; vận động viên của các trung tâmthể dục thể thao đã tham dự vào các tiếtmục biểu diễn nghệ thuật. Tiếp sau đólà phần lễ diễu hành, biểu dương lựclượng của hơn một vạn cán bộ, côngnhân viên chức, vận động viên đến từ 65đoàn tham dự Đại hội.

Điểm nhấn của phần lễ là nghi lễrước đuốc. Ngọn đuốc của Đại hội đượclấy lửa từ đền Trần linh thiêng, sau đóđược Bí thư Tỉnh ủy Nam Định - PhạmHồng Hà trao cho 7 VĐV tiêu biểu củathể thao Việt Nam. Bộ trưởng BộVHTTDL, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội- Hoàng Tuấn Anh đã đón nhận ngọnđuốc và truyền lửa lại cho 54 ngọnđuốc, biểu trưng cho 54 dân tộc anh emđã hòa quyện và bùng cháy trên đài lửacủa sân vận động với ý nghĩa chung tayxây đắp đất nước, vì mục tiêu “Dâncường, nước thịnh”...

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng BộVHTTDL, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội- Hoàng Tuấn Anh nhấn nhạnh: Đại hộiThể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIInăm 2014 là cuộc biểu dương lực lượnghuấn luyện viên, VĐV, trọng tài thể thaothành tích cao trong cả nước. Kết quảcủa Đại hội cũng là căn cứ đánh giá mứcđộ phát triển sự nghiệp thể thao thànhtích cao trong cả nước cũng như của

từng địa phương, ngành trong giai đoạn2010-2014, làm tiền đề xây dựng kếhoạch phát triển thể thao thành tích caogiai đoạn 2014-2018.

Lễ khai mạc Đại hội Thể dục thểthao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 đãtạo dấu ấn sâu đậm, thể hiện tầm vóccủa sự kiện, cũng như để lại ấn tượng vềcon người, quê hương Nam Định đốivới cả nước không chỉ trong khuôn khổmột sự kiện thể thao, mà còn khơi dậyvà phát huy hào khí thành Nam, mảnhđất giàu truyền thống cách mạng trongsự phát triển chung của đất nước và dântộc. Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốclần thứ VII tổ chức tại 9 tỉnh/thành;trong đó Nam Định là địa điểm chínhdiễn ra lễ khai mạc, bế mạc và 13 mônthi đấu.

Đến thời điểm này, Đại hội thể dụcThể thao toàn quốc lần thứ VII năm2014 đã đi qua một nửa chặng đường.Một số môn như quần vợt, bắn súng đãkết thúc từ cuối tháng 11 đều đánh dấuthành công bước đầu của Đại hội. Cụthể quần vợt là một trong những môn thiđấu đầu tiên, không ngoài dự đoán củagiới chuyên môn, TP. Hồ Chí Minh đãđộc chiếm trọn bộ Huy chương Vàngnội dung đồng đội. Với bắn súng, có tới4 kỷ lục quốc gia mới được xác lập củađoàn Quân đội với nội dung đồng đội10m súng trường hơi nam, Hà MinhThành nội dung 25m súng ngắn bắnnhanh, đồng đội 10m súng ngắn hơinam, Hoàng Xuân Vinh bài bắn 10m

súng ngắn hơi nam với 207,0 điểm vượtkỷ lục thế giới do chính anh xác lậptrước đó vào hồi tháng 3.

Ở các nội dung diễn ra sau đó nhưgiải Bóng bàn hay Cờ vua đều tạo đượcnhững bất ngờ. Bóng bàn khép lại vớinhững chiến thắng bất ngờ và chấtlượng chuyên môn cao như chiếc Huychương Vàng đơn nam của Trần TuấnQuỳnh (Hà Nội) trước Đoàn Kiến Quốc(Khánh Hòa). Đây đều là những thànhtích rất đáng ghi nhận của thể thao ViệtNam nói chung và cũng là những mốcson đánh dấu sự thành công của Đại hội.

Thành công này tiếp tục trong 2ngày thi đấu ngay sau lễ khai mạc. Cácmôn thi đấu mới được khởi tranh baogồm môn lặn, đấu kiếm, thể dục dụngcụ, boxing, bắn cung và bóng chuyền.Môn Lặn gây ấn tượng lớn khi ngaytrong ngày thi đấu đầu tiên đã có tới 6kỷ lục quốc gia mới được xác lập. Cáckỷ lục được thiết lập lần lượt thuộc vềcác vận động viên Bùi Vương Duy Anh(TP. Hồ Chí Minh) nội dung 400m khítài nữ, vận động viên Lê Quý Đôn(Quân đội) nội dung 800m khí tài nam...

Tính đến hết ngày 07/12, đoàn HàNội đang tạm dẫn đầu với 61 Huychương Vàng. Xếp sau là đoàn TP. HồChí Minh (56 Huy chương Vàng ) vàQuân đội (32 Huy chương Vàng). Đạihội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứVII năm 2014 sẽ tiếp tục diễn ra đếnngày 16/12/2014.

Yến nHi

Khai mạc Đại hội Thể dục thể thao... (Tiếp theo trang 1)

Ngày 02/12, Bộ VHTTDL banhành Kế hoạch số 4375/KH-BVHTTDL về việc tổ chức Hội nghịtrực tuyến tổng kết công tác văn hóa,thể thao và du lịch năm 2014, triển khainhiệm vụ năm 2015. Theo Kế hoạch,Hội nghị sẽ diễn ra trong 1 ngày, tại 03điểm cầu: Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HồChí Minh. Tham gia Hội nghị là đạidiện Sở VHTTDL các tỉnh/thành trong

cả nước, các cơ quan, đơn vị, doanhnghiệp thuộc Bộ; lãnh đạo các Ban, Bộ,ngành Trung ương; đại diện các cơquan thông tấn báo chí, truyền thông.

Dự kiến Hội nghị sẽ được tổ chứctrong khoảng từ ngày 15 đến19/01/2015 với các nội dung: Tổngkết việc thực hiện nhiệm vụ chính trịtrên các lĩnh vực công tác của Ngànhnăm 2014; xác định phương hướng,

mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm cầntriển khai thực hiện năm 2015; thảoluận, phân tích, đánh giá kết quả vàhạn chế trong việc thực hiện cácnhiệm vụ chính trị của ngành năm2014, nguyên nhân, giải pháp khắcphục nhằm triển khai thực hiện hiệuquả các nhiệm vụ của Ngành trongnăm 2015.

H.Quân

Kế hoạch tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác VHTTDL năm 2014

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

quản lý nhà nước

3số 1105 l 11.12.2014

Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số267/TTr-BVHTTDL về việc phê duyệtChiến lược văn hóa đối ngoại của ViệtNam đến năm 2020 và tầm nhìn đếnnăm 2030. Nội dung của Dự thảo gồm 5phần: Giới thiệu về sự cần thiết phải xâydựng Chiến lược và vai trò của văn hóađối ngoại; Thực trạng văn hóa đối ngoạitrong thời gian qua: Đánh giá nhữngthành tựu đạt được và hạn chế của côngtác đối ngoại trong thời gian vừa qua từđó đưa ra những nguyên nhân của cáchạn chế; Bối cảnh, cơ hội và thách thức:Đánh giá bối cảnh trong nước, quốc tếtừ đó phân tích những cơ hội và tháchthức đổi với việc phát triển văn hóa đốingoại của Việt Nam.

Mục tiêu chung của Chiến lược: Chủđộng hội nhập quốc tế về văn hóa đểquảng bá các giá trị văn hóa của ViệtNam ra thế giới, tiếp thu tinh hoa vănhóa của nhân loại nhằm xây dựng nềnvăn hóa và con người Việt Nam pháttriển toàn diện, nâng cao vị thế, uy tínquốc tế của đất nước, góp phần bảo đảmsự phát triển bền vững và bảo vệ vữngchắc Tổ quốc.

Mục tiêu cụ thể: Quảng bá các giá trịvăn hóa của dân tộc ra thế giới, làm chothế giới hiểu biết hơn về đất nước, conngười, văn hóa Việt Nam, tạo dựng lòngtin và sự yêu mến đối với Việt Nam, gópphần thúc đẩy việc triển khai quan hệhợp tác trên các lĩnh vực khác; Tiếp thutinh hoa văn hóa của nhân loại, làmphong phú và sâu sắc thêm những giá trị

văn hóa truyền thống, góp phần xâydựng nền văn hóa con người Việt Namphát triển toàn diện, hướng đến chân-thiện-mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc,nhân văn, dân chủ và khoa học; Pháttriển các ngành công nghiệp văn hóatheo hướng chuyên nghiệp và đồng bộ,khuyến khích xuất khẩu sản phẩm vănhóa ra các thị trường nước ngoài, gópphần đưa thương hiệu văn hóa Việt Namra thế giới, quảng bá văn hóa quốc gia.

Về nhiệm vụ, đến năm 2020: Xâydựng và vận hành cơ chế điều phối quốcgia về văn hóa đối ngoại; Phát triểnnhững loại hình, mô hình, phương thứchoạt động văn hoá đối ngoại đa dạng,hiệu quả để giới thiệu các giá trị văn hóaViệt Nam ra thế giới thông qua các hoạtđộng văn hoá nghệ thuật và truyền thôngphù hợp với từng địa bàn. Cụ thể làNgày Văn hoá, Tuần Văn hóa Việt Nam,Lễ hội Văn hóa - Du lịch, các hoạt độngxúc tiến, quảng bá văn hóa - du lịch tạinước ngoài, tăng cường sự hiện diện củaViệt Nam tại các sự kiện văn hóa nghệthuật quốc tế lớn như EXPO, Biennale,các Liên hoan phim nổi tiếng quốc tế...Phát triển các ngành công nghiệp vănhóa Việt Nam, xây dựng biểu tượng vănhóa quốc gia và một số thương hiệu sảnphẩm văn hóa quốc gia; Tiến hành xuấtkhẩu sản phẩm và dịch vụ văn hóa ViệtNam ra nước ngoài, xây dựng thị phầncho công nghiệp văn hóa Việt Nam trênthị trường quốc tế; Thành lập một sốTrung tâm Văn hoá ở một số địa bàn

trọng điểm trên thế giới và xây dựngtrung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóaViệt Nam ra nước ngoài; Thiết lập độingũ Tham tán văn hóa, Tùy viên Vănhóa tại các cơ quan đại diện ngoại giaocủa Việt Nam ở nước ngoài và hệ thốngTrung tâm văn hóa của Việt Nam ởnước ngoài; Hợp tác với các nước đểđào tạo, bồi dưỡng tài năng văn hoá,nghệ thuật; đào tạo cán bộ chuyên môntrình độ cao; Xây dựng và phát triểnmột số Liên hoan nghệ thuật quốc tế cóthương hiệu tại Việt Nam, tạo điều kiệncho công chúng Việt Nam được tiếp cậnvới các nền văn hóa, nghệ thuật đa dạngcủa thế giới, khẳng định năng lực tổchức các sự kiện quốc tế của Việt Nam,nâng cao vị thế, uy tín đất nước; Tạođiều kiện thuận lợi để các nước, các tổchức quốc tế, các cơ quan văn hóa, dulịch nước ngoài giới thiệu đất nước, conngười, văn hóa, du lịch tại Việt Nam.Phối hợp triển khai các Tuần Văn hoá,những sự kiện văn hóa lớn của các nướctại Việt Nam; Tăng cường các hoạtđộng giao lưu nhân dân, đặc biệt là giaolưu biên giới.

Các giải pháp thực hiện gồm: Giảipháp về chính sách; Giải pháp về xâydựng sản phẩm văn hóa đối ngoại; Giảipháp về quảng bá, truyền thông; Giảipháp về đào tạo nguồn nhân lực; Giảipháp về tổ chức; Giải pháp về nguồn lựctài chính; Giải pháp đối với cộng đồngngười Việt Nam ở nước ngoài.

H.PHượng

Trình Thủ tướng Chiến lược văn hóa đối ngoại đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Ngày 02/12, Bộ VHTTDL đã cóCông văn số 4380/BVHTTDL-DSVHthỏa thuận chủ trương lập dự án bảoquản, tu bổ, phục hồi di tích ThànhHoàng cổ miếu (chùa Minh) theo đềnghị của UBND tỉnh Bạc Liêu.

Di tích Thành Hoàng cổ miếu (chùaMinh) đang bị xuống cấp cần phảiđược bảo quản, tu bổ. Vì vậy, Bộ

VHTTDL thống nhất với đề nghị củaUBND tỉnh Bạc Liêu về việc lập dự ánbảo quản, tu bổ di tích Thành Hoàng cổmiếu (chùa Minh) để bảo tồn và pháthuy giá trị di tích. Việc lập, trình duyệtvà tổ chức thực hiện phải tuân theo quyđịnh tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CPngày 18/9/2012 của Chính phủ quyđịnh thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập,

phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản,tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - vănhóa, danh lam thắng cảnh; đồng thời,đề nghị UBND tỉnh Bạc Liêu xem xétchủ động cân đối bằng nguồn ngânsách địa phương và huy động cácnguồn kinh phí hợp pháp khác để thựchiện dự án.

H.PHượng

Bạc Liêu: Bảo quản, tu bổ di tích Thành Hoàng cổ miếu

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

4 số 1105 l 11.12.2014

quản lý nhà nước

Ngày 02/12 Bộ VHTTDL đã có Tờtrình số 276/TTr-BVHTTDL về việcban hành Quy chế tổ chức lễ hội ngànhnghề. Theo đó, Lễ hội ngành nghề baogồm: Lễ hội ngành nghề thủ côngtruyền thống; Lễ hội ngành nghề nôngnghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp; Lễhội ngành nghề khác.

Tiêu chí xác định Quy mô lễ hội, cấpđộ tố chức lễ hội: Lễ hội ngành nghề(festival) do mới xuất hiện nên việcphân cấp quy mô, cấp độ tổ chức lễ hộithời gian qua là hoàn toàn tự phát. Phầnlớn các lễ hội do cơ quan, đơn vị, địaphương, ngành tự đặt tên, tự nâng cấp làlễ hội cấp quốc gia, cấp quốc tế, màchưa dựa trên một tiêu chí hay cơ sởpháp lý nào. Tiếp thu ý kiến của chỉ đạocủa Phó Thủ tướng, Bộ VHTTDL đãchỉnh sửa bổ sung:

Về quy mô Lễ hội ngành nghề quymô quốc gia có các tiêu chí: Lễ hội vềngành nghề mà nghề, sản phẩm ngànhnghề có thương hiệu ở 2 tỉnh/thành trởlên hoặc ở một tỉnh/thành nhưng sảnphẩm ngành nghề đó có giá trị thúc đẩyphát triển kinh tế-xã hội cho vùng hoặccả nước; Lễ hội về ngành nghề mà sảnphẩm ngành nghề có giá trị, thương hiệutầm quốc gia, quốc tế; Có sự tham giacủa các tổ chức, cá nhân của 2tỉnh/thành trở lên hoặc có ở mộttỉnh/thành nhưng sản phẩm ngành nghềđó có giá trị thúc đẩy phát triển kinh tế-

xã hội cho vùng hoặc cả nước; Do Bộ,ngành, cơ quan Trung ương của cácđoàn thể chủ trì hoặc đồng chủ trì tổchức; Lễ hội quy mô quốc gia được tổchức định kỳ 5 năm một lần. Thời giantổ chức lễ hội không quá 07 ngày.

Lễ hội quy mô cấp tỉnh được tổ chứcđịnh kỳ 3 năm một lần và không trùngvới năm đã được tổ chức ở quy mô quốcgia. Thời gian tổ chức lễ hội không quá05 ngày. Về thẩm quyền quyết định tổchức lễ hội: Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh tổ chức Lễ hội ngành nghề quy môcấp quốc gia; Chủ tịch UBND cấp tỉnhquyết định việc tổ chức Lễ hội ngànhnghề quy mô cấp tỉnh.

Quy trình tổ chức lễ hội ngành, nghềthuộc thẩm quyền quyết định của Thủtướng Chính phủ. Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ khi tố chức lễhội ngành nghề thuộc thẩm quyềnquyết định của Thủ tướng Chính phủphải thực hiện lấy ý kiến bằng văn bảncủa Bộ, ngành và các cơ quan Trungương, địa phương liên quan về tổ chứclễ hội ngành nghề; Lấy ý kiến thẩmđịnh của Bộ VHTTDL về nội dung tổchức các hoạt động văn hóa, thể thao vàdu lịch trong lễ hội ngành nghề; TrìnhThủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh; Tiến hành tổ chức lễ hội ngànhnghề theo đúng nội dung, đề án đã đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt; Báocáo tóm tắt kết quả tổ chức lễ hội trong

phạm vi 20 ngày kể từ khi kết thúc lễhội ngành nghề gửi Thủ tướng Chínhphủ, đồng thời gửi cho Bộ VHTTDL đểtổng hợp.

Về quy trình tổ chức lễ hội ngành,nghề thuộc thẩm quyền quyết định củaChủ tịch UBND cấp tỉnh. Cơ quan, tổchức, cá nhân khi tổ chức lễ hội ngànhnghề thuộc thẩm quyền quyết định củaChủ tịch UBND cấp tỉnh phải thực hiệnlấy ý kiến bằng văn bản của các cơquan, địa phương liên quan về tổ chứclẽ hội ngành nghề; Cơ quan được lấy ýkiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bảntrong thời gian không quá 15 ngày kể từngày nhận được văn bản đề nghị; TrìnhChủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyếtđịnh; Báo cáo tóm tắt kết quả tổ chức lễhội trong phạm vi 20 ngày kể từ khi kếtthúc lễ hội ngành, nghề gửi Chủ tịchUBND tỉnh, đồng thời gửi cho SởVHTTDL để tổng hợp.

Về nguồn kinh phí tổ chức lễ hội:Kinh phí tổ chức lễ hội ngành nghề docơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức lễ hộihuy động từ các nguồn tài trợ, đóng gópcủa các tổ chức, cá nhân trong nước vàngoài nước phù hợp với quy định củapháp luật Việt Nam. Trong trường hợpcó hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nướcthì kinh phí hỗ trợ không quá 50% kinhphí tổ chức và thực hiện theo quy địnhvề quản lý ngân sách nhà nước.

H.PHượng

Quy chế tổ chức lễ hội ngành nghề

Bộ trưởng cho biết, hiện nay, CụcĐiện ảnh (Bộ VHTTDL) đang phốihợp với các công ty, doanh nghiệpHàn Quốc để triển khai thực hiện bộphim về Hoàng tử Lý Long Tường,người sáng lập dòng họ Lý Hoa Sơntại Hàn Quốc, bộ phim này có sự thamgia của các diễn viên Việt Nam-HànQuốc và sẽ có nhiều cảnh quay tại 2nước, khi bộ phim được hoàn thành sẽgóp phần quan trọng trong việc tuyên

truyền, quảng bá tình hữu nghị Việt-Hàn. Bộ trưởng mong nhận được sựhỗ trợ tích cực từ cá nhân ông LýThừa Vĩnh cũng như các thành viêntrong dòng họ Lý Hoa Sơn.

Bày tỏ vinh dự và xúc động khiđược trao tặng Kỷ niệm chương Vìsự nghiệp Văn hoá, Thể thao và Dulịch của Bộ VHTTDL trao tặng. ÔngLý Thừa Vĩnh cảm ơn Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh, lãnh đạo Bộ

VHTTDL, Nhà hát Kịch Việt Namcũng như các cộng sự khác đã tạođiều kiện và giúp đỡ ông trong việctổ chức các hoạt động giao lưu. ÔngLý Thừa Vĩnh khẳng định, sẽ tiếp tụcủng hộ cũng như tích cực đóng gópvào việc thúc đẩy mối quan hệ hợptác truyền thống tốt đẹp giữa hainước, đặc biệt trong lĩnh vực vănhoá, thể thao và du lịch.

M.ước

Trao Kỷ niệm chương... (Tiếp theo trang 1)

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

5số 1105 l 11.12.2014

quản lý nhà nước

- Tại Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL ngày 02/12/2014, BộVHTTDL cho phép Trung tâm Bảotồn Di tích cố đô Huế khai quật khảocổ tại di tích Lầu Tàng Thơ thuộcphường Thuận Lộc, thành phố Huế,tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian khaiquật tháng 12/2014, diện tích khaiquật 300m2. Trong thời gian khaiquật, cơ quan được cấp giấy phép cótrách nhiệm tuyên truyền cho nhândân về việc bảo vệ di sản văn hoá ởđịa phương. Những hiện vật thu thậpđược trong quá trình khai quật Trungtâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cótrách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránhđể hiện vật bị hư hỏng, thất lạc.

- Theo Quyết định số 3982/QĐ-BVHTTDL ngày 02/12/2014, BộVHTTDL đã cho phép Sở VHTTDLtỉnh Quảng Nam phối hợp với ViệnKhảo cổ học khai quật tại di tíchTriền Tranh thuộc xã Duy Trinh,huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.Thời gian khai quật từ 05/12/2014-30/5/2015, diện tích khai quật3.000m2. Những hiện vật thu đượctrong quá trình khai quật phải được

tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh QuảngNam để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàngtỉnh Quảng Nam, Sở VHTTDL tỉnhQuảng Nam có trách nhiệm tiếpnhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởngBộ VHTTDL phương án bảo vệ vàphát huy giá trị những hiện vật đó.

- Ngày 02/12/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 3983/QĐ-BVHTTDL cho phép Trung tâmNghiên cứu Kinh thành phối hợp vớiBảo tàng tỉnh Hải Dương khai quậtdi chỉ gốm sứ Chu Đậu tại thôn ChuĐậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách,tỉnh Hải Dương. Thời gian khai quậttừ 05/12/2014-05/01/2015, diện tíchkhai quật 100m2.

- Tại Quyết định số 3984/QĐ-BVHTTDL ngày 02/12/2014 cho phépBảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Địnhphối hợp với Trung tâm Nghiên cứuKinh thành khai quật di tích lò gốmTrường Cửu thuộc thôn Trường Cửu,xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, tỉnhBình Định. Thời gian khai quật từ ngày10/12/2014-10/01/2015, diện tích Khaiquật 250m2. Bảo tàng Tổng hợp tỉnhBình Định có trách nhiệm tiếp nhận,

quản lý và báo cáo Bộ trưởng xem xétquyết định giao những hiện vật đó chobảo tàng công lập có chức năng thíchhợp để bảo vệ và phát huy giá trị.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 3997/QĐ-BVHTTDL ngày04/12/2014, giao Cục Hợp tác quốctế phối hợp với Trung tâm Tổ chứcbiểu diễn (Cục nghệ thuật biểu diễn)đón đoàn tiền trạm của Hoa Kỳ (02người) sang Việt Nam khảo sát địađiểm tại Hà Nội, Thái Nguyên,Thanh Hóa, Hải Phòng và QuảngNinh chuẩn bị cho việc tổ chức Lễhội Văn hóa và Âm nhạc Memphisnhân dịp Kỷ niệm 20 năm Thiết lậpQuan hệ ngoại giao Việt Nam-HoaKỳ; thời gian từ 17-21/12/2014.

- Ngày 03/12/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 3989/QĐ-BVHTTDL, cho phép Nhà hát Nghệthuật Đương đại Việt Nam phối hợpvới Công ty TNHH MOV mời nghệsĩ Glaser Per Jonathan tham gia biểudiễn nghệ thuật trong chương trình“Chào mừng năm 2015 - Hào khíThăng Long- Hà Nội”. Thời gianngày 31/12/2014. tHtt

VăN BảN MớI

Về thời gian, Bộ thương hiệu muốnkhẳng định Việt Nam là điểm đến đemlại thời gian đích thực cho du khách,thôi thúc du khách dành thời giankhám phá, thưởng ngoạn hoặc là nơithời gian ngưng đọng, giúp hồi sinhsức khỏe, đem lại giây phút không thểnào quên.

Cùng với các giá trị cơ bản củathương hiệu “Việt Nam - Vẻ đẹp bấttận”, Tổng cục Du lịch cũng giới thiệubốn dòng sản phẩm chính: Du lịchbiển, đảo; du lịch văn hóa; du lịch gắnvới thiên nhiên và du lịch thành phố.Đây là bốn dòng sản phẩm du lịch chủđạo của Việt Nam. Mỗi dòng sản phẩm

đều có các hình ảnh biểu trưng và cácchủ đề biểu trưng mang đặc thù củanhững dòng sản phẩm này. Theo đó,mỗi doanh nghiệp, địa phương có thểlựa chọn sử dụng các biểu trưng này đểquảng bá thương hiệu sản phẩm củamình, đồng thời định vị thương hiệucủa mình để du khách dễ dàng nhận ra,dễ dàng ghi nhớ.

Để truyền tải nội dung của thươnghiệu trong thực tế, kèm theo Tài liệu làđĩa CD bao gồm các hướng dẫn và mẫuứng dụng để hỗ trợ các cơ quan, tổchức sử dụng thuận tiện. Tài liệu nàyđặc biệt hữu ích cho Sở VHTTDL cáctỉnh/thành, các trung tâm xúc tiến

thương mại, đầu tư, du lịch; các doanhnghiệp kinh doanh du lịch; các hiệphội, tổ chức hoạt động trong ngành dulịch hoặc trong các lĩnh vực liên quanđến du lịch; và các cá nhân tham giacác hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếpliên hoan đến du lịch.

Theo dự kiến, trong tháng 12/2014Tổng cục Du lịch và Dự án EU sẽ tổchức 3 hội nghị tập huấn tại 3 miền chodoanh nghiệp, lãnh đạo quản lý vănhóa du lịch của 63 tỉnh/thành của 3miền để giới thiệu hướng dẫn ứng dụngBộ tài liệu nhận diện thương hiệu dulịch “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận”.

Đ.ngọc

Nhận diện thương hiệu du lịch... (Tiếp theo trang 1)

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

6 số 1105 l 11.12.2014

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL đã có Công văn số4152/BVHTTDL-PC yêu cầu các cơquan, đơn vị thuộc Bộ xây dựng kếhoạch kiểm soát, rà soát thủ tục hànhchính năm 2015 và báo cáo công táckiểm soát thủ tục hành chính 6 thángcuối năm 2014. Theo đó, Kế hoạchkiểm soát thủ tục hành chính năm 2015của các đơn vị cần tập trung vào cácyêu cầu: Xây dựng hệ thống kiểm soátthủ tục hành chính và năng lực kiểmsoát thủ tục hành chính; tiếp nhận vàxử lý phản ánh kiến nghị về quy định,thủ tục hành chính; truyền thông hỗ trợhoạt động kiểm soát thủ tục hành

chính; thời gian bắt đầu thực hiện, thờigian hoàn thành, kết quả công việc.

Đối với kế hoạch rà soát, đánh giáthủ tục hành chính năm 2015, các đơnvị nêu rõ tên/nhóm thủ tục hành chínhthực hiện, lĩnh vực, cơ quan chủ trì vàphối hợp thực hiện, thời gian bắt đầuthực hiện và thời gian hoàn thành.

Đối với báo cáo tình hình kết quảthực hiện công tác kiểm soát thủ tụchành chính 6 tháng/năm, các đơn vị tậptrung báo cáo các nội dung: Kết quảđánh giá tác động về thủ tục hànhchính; kết quả rà soát, đơn giản hóa thủtục hành chính; kết quả xử lý phản ánh,

kiến nghị về quy định hành chính theothẩm quyền, tình hình và kết quả giảiquyết thủ tục hành chính tại cơ quantrực tiếp giải quyết thủ tục hành chính,đánh giá chung và những kiến nghị đềxuất.

Kế hoạch, báo cáo của các đơn vịgửi về Bộ VHTTDL để tổng hợp báocáo Bộ trưởng và gửi Bộ Tư pháp.Trong quá trình triển khai thực hiện,nếu có vướng mắc, đề nghị các cơquan, đơn vị có phản ánh về BộVHTTDL (qua Vụ Pháp chế) để kịpthời phối hợp giải quyết.

Đ.ngọc

Kiểm soát, rà soát thủ tục hành chính các đơn vị thuộc Bộ

Bộ VHTTDL đã có Công văn số4215/BVHTTDL-ĐT yêu cầu các cơ sởđào tạo trực thuộc Bộ VHTTDL tăngcường công tác nghiên cứu khoa họccủa giảng viên, sinh viên.

Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạocủa Lãnh đạo Bộ tại Hội nghị triển khaicông tác đào tạo năm học 2014-2015ngày 23/4/2014 về việc tăng cường cáchoạt động nghiên cứu khoa học của độingũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáoviên, học sinh, sinh viên, gắn kết chặtchẽ với công tác đào tạo, nhằm nâng caochất lượng đào tạo, Bộ VHTTDL yêu

cầu các cơ sở đào tạo: Xây dựng quychế, quy định về nghiên cứu khoa họcđối với giảng viên, giáo viên theo quyđịnh để thực hiện. Khuyến khích, tạođiều kiện và có cơ chế để cán bộ, giảngviên, giáo viên tham gia nghiên cứu vàphổ biến khoa học; cán bộ nghiên cứutham gia giảng dạy, hướng dẫn nghiêncứu khoa học. Tăng cường xây dựngcác mối quan hệ, tạo sự gắn kết với cáccơ sở đào tạo và các viện nghiên cứu cókinh nghiệm trong nghiên cứu khoahọc, từng bước nâng cao năng lựcnghiên cứu khoa học của giảng viên,

giáo viên. Xây dựng quy chế nghiêncứu khoa học đối với học sinh, sinhviên theo quy định để thực hiện. Hướngdẫn, khuyến khích, tạo điều kiện chohọc sinh, sinh viên tham gia và tiếp cậnvới hoạt động nghiên cứu khoa học.Báo cáo công tác nghiên cứu khoa họccủa cán bộ, giảng viên, học sinh, sinhviên từ năm 2010 đến nay, trong đó nêurõ những kết quả đạt được, đánh giánhững thuận lợi, khó khăn và những đềxuất kiến nghị, gửi về Bộ VHTTDLtrước ngày 15/12/2014.

H.P

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạothuộc Bộ

Tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Hội Nhàvăn vừa tổ chức giới thiệu Bộ sách “HồChí Minh với văn nghệ sĩ-Văn nghệ sĩvới Hồ Chí Minh”. Theo Ban Tổ chức,bộ sách đã phát huy giá trị nhiều mặttrong đời sống văn hóa văn nghệ ViệtNam; ca ngợi tình cảm cao đẹp, đạođức trong sáng của Chủ tịch Hồ ChíMinh với con người, đặc biệt là với vănnghệ sĩ cách mạng; đồng thời, là vũ khísắc bén, hiệu quả nhằm đấu tranh

chống lại các luận điệu sai trái, xuyêntạc nhân cách, đạo đức, tác phong và tưtưởng của Người.

Bộ sách “Hồ Chí Minh với vănnghệ sĩ-Văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh”cung cấp cho bạn đọc, đặc biệt lànhững ai quan tâm đến việc xây dựngcon người, xây dựng nền văn hóa dântộc nguồn tư liệu phong phú, sinhđộng, hệ thống, đa dạng, chọn lọc từcác sáng tác của văn nghệ sĩ hàng đầu

Việt Nam và thế giới viết về Bác. Bộsách thể hiện hình tượng Hồ Chí Minhthông qua các bài viết ở 3 chủ đề: Lãnhtụ thiên tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhànhân văn vĩ đại... Nhà xuất bản HộiNhà văn đã biên soạn, biên tập và in ấnbộ sách này. Dự án được thực hiện từnăm 2010-2013 với việc xây dựng bộsách gồm 17 tập, sau đó được tinhtuyển thành 11 tập.

Ba tập sách đầu tiên của bộ sách

Bộ sách quý về Hồ Chí Minh với đời sống văn hóa, văn nghệ Việt Nam

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

7số 1105 l 11.12.2014

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL đã ban hành quyếtđịnh số 4003/QĐ-BVHTTDL ngày04/12 về việc Tổ chức Hội thảo - Tọađàm “Xây dựng tiêu chí bảo vệ môitrường tại các di tích quốc gia ViệtNam”. Hội thảo sẽ diễn ra ngày16/12/2014 tại Hà Nội, do Vụ Khoahọc, Công nghệ và Môi trường; Cục Disản văn hóa; Trung tâm Công nghệthông tin phối hợp tổ chức.

Với hơn 40.000 di tích, thắng cảnh,trong đó có hơn 3.000 di tích được xếphạng di tích quốc gia, Việt Nam đangđứng trước những thách thức gay gắttrong việc bảo vệ môi trường trước sựxâm hại của tự nhiên và con người.Nhiều di tích hư hỏng, xuống cấpnghiêm trọng do những tác động thiếuý thức của con người cùng sự tàn phá

của thiên nhiên ( bão, lũ…).Hiện nay, việc xây dựng các tiêu chí

bảo vệ môi trường và các nhãn sinh tháimôi trường trong lĩnh vực di sản đãđược triển khai tại nhiều nước trên thếgiới, góp phần không nhỏ trong việcbảo vệ môi trường của các di tích vàdanh lam thắng cảnh, thu hút mạnh mẽkhách du lịch và đóng góp phần pháttriển du lịch bền vững cũng như bảo tồntốt các giá trị văn hóa của nhân loại.

Với mục tiêu phối hợp với các tổchức cá nhân có liên quan, xây dựngmột danh hiệu thân thiện với môitrường để tôn vinh những di tích tiêubiểu trong hoạt động bảo vệ môitrường trong cả nước, qua đó góp phầnvào sự nghiệp bảo vệ môi trường nóichung của cả nước và sự nghiệp bảo vệ

phát huy giá trị di sản văn hóa (di tíchlịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh)nói riêng. Hội thảo sẽ có sự tham dựcác các cơ quan quản lý nhà nướcthuộc Bộ VHTTDL; Đại diện SởVHTTDL các tỉnh/thành; Đại diện Banquản lý các di tích trực thuộc UBNDcác tỉnh/thành; Đại diện một số banquản lý di tích; Đại diện một số đơn vịthuộc Bộ có liên quan đến lĩnh vực bảovệ và phát huy giá trị di tích…

Hội thảo - Tọa đàm “Xây dựng tiêuchí bảo vệ môi trường tại các di tíchquốc gia Việt Nam” nằm trong khuônkhổ dự án: Xây dựng tiêu chí bảo vệmôi trường và thí điểm cấp danh hiệu“Di sản Xanh” cho các di tích cấp quốcgia tại Việt Nam.

H.PHượng

Xây dựng tiêu chí bảo vệ môi trường tại các di tích quốc gia

Tại Quyết định số 4009/QĐ-BVHTTDL ngày 04/12, Bộ VHTTDLđã ban hành Kế hoạch cải cách hànhchính năm 2015 của Bộ VHTTDL.

Việc ban hành Kế hoạch cải cáchhành chính năm 2015 của Bộ nhằmtiếp tục hoàn thiện, nâng cao chấtlượng xây dựng hệ thống văn bản quyphạm pháp luật trong lĩnh vực vănhóa, gia đình, thể thao và du lịch; tiếptục cải cách thủ tục hành chính theohướng đơn giản, thuận lợi nhất cho cánhân, tổ chức; đảm bảo kiểm soátchặt chẽ, đơn giản hóa thủ tục hànhchính ngay trong quá trình xây dựngvăn bản; rà soát thống kê, công bốcông khai thủ tục hành chính kịp thời,

đúng quy định; kiện toàn, ổn định bộmáy của Bộ và các cơ quan, đơn vịthuộc Bộ đảm bảo sự quản lý điềuhành thông suốt, hoạt động có hiệulực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cánbộ, công chức, viên chức của Bộ vàđơn vị có trình độ và năng lực, bảnlĩnh chính trị và đạo đức để đáp ứngyêu cầu công việc và thực thi nhiệmvụ hiệu quả; thực hiện kế hoạch tàichính năm, dự toán, phân bổ, cân đốingân sách nhà nước và quản lý chitiêu được cải tiến tạo sự chủ động vàtăng cường trách nhiệm của các đơnvị, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, chốnglãng phí; đẩy mạnh việc hiện đại hóanền hành chính nhà nước qua việc

ứng dụng công nghệ thông tin trongquản lý nhà nước, chỉ đạo điều hànhcủa Bộ và các đơn vị; thực hiện hiệuquả Hệ thống quản lý chất lượng ISO9001:2008 của Bộ và các đơn vị theoquy định.

Theo Kế hoạch, việc cải cáchhành chính năm 2015 của BộVHTTDL tập trung vào các nhiệmvụ: Cải cách thể chế; cải cách thủ tụchành chính; cải cách tổ chức bộ máyhành chính nhà nước; xây dựng vànâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức; cải cách tàichính công; hiện đại hóa nền hànhchính nhà nước.

H.Quân

Kế hoạch cải cách hành chính năm 2015

“Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ-Vănnghệ sĩ với Hồ Chí Minh” đã ra mắtbạn đọc vào dịp Kỷ niệm 120 nămNgày Sinh của Bác. Thời gian qua, BanQuản lý Dự án đã trao tặng sách choBộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tưlệnh Hải quân, Hội Phật giáo Việt

Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cácđồn biên phòng ở Cao Bằng, HàGiang… Năm 2014, bộ sách được tiếptục trao tặng, quảng bá đến các vùngsâu, vùng xa, vùng chiến khu khángchhiến như Tuyên Quang, Gia Lai, Bạc

Liêu, Cà Mau… Ba tập đầu tiên của bộsách nói trên cũng đã được Ban Tuyêngiáo Trung ương tặng thưởng tác phẩmvăn học nghệ thuật xuất sắc về chủ đềcuộc vận động “Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

H.Yến

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

8 số 1105 l 11.12.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 04/12 tại Hà Nội, BộVHTTDL phối hợp với Đại sứ quánĐan Mạch tại Việt Nam tổ chức Hộithảo xây dựng chính sách phát triển thịtrường mỹ thuật Việt Nam. Hội thảonằm trong khuôn khổ dự án “Đối thoạigiữa các nhà quản lý và hoạch địnhchính sách văn hóa” thuộc Chươngtrình hợp tác phát triển Việt Nam-ĐanMạch về lĩnh vực văn hóa giai đoạn2011-2015 nhằm triển khai quy hoạchphát triển mỹ thuật đến năm 2020, tầmnhìn 2030.

Tham dự Hội thảo có các nhà quảnlý, hoạch định chính sách văn hóa, cácnhà nghiên cứu, những người làm côngtác đào tạo mỹ thuật và giáo dục nghệthuật, giám đốc các bảo tàng, các họasĩ, đại diện các trung tâm văn hóa nướcngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Namcùng các chuyên gia tư vấn mỹ thuậtcủa Đan Mạch.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởngVương Duy Biên khẳng định: Cùngvới công cuộc đổi mới toàn diện củađất nước, mỹ thuật Việt Nam có nhiềukhởi sắc, đặc biệt trong khoảng 15 nămtừ đầu thập niên 90 đến giữa năm 2000.Thị trường mỹ thuật Việt Nam dầnhình thành và phát triển sôi động vớinhiều nơi trưng bày được mở tại HàNội, Huế, TP. Hồ Chí Minh. “Mỹ thuậtlà một trong những ngành công nghiệp

văn hóa trọng điểm của Việt Nam,chính vì vậy mà Bộ VHTTDL đangphối hợp với các cơ quan chức năngxây dựng các chính sách và cơ chế cầnthiết để tạo lập thị trường mỹ thuật nộiđịa và hỗ trợ mỹ thuật Việt Nam pháttriển, vươn ra khu vực và thế giới”,Thứ trưởng Vương Duy Biên cho biết.

Đại sứ Đan Mạch tại Việt NamJohn Nielsen cho rằng, tất cả các ngànhkinh tế đều có lợi từ sự sáng tạo mà lĩnhvực văn hóa và nghệ thuật mang lạibằng việc khuyến khích các nội dungsáng tạo, sự đổi mới và các ý tưởng.Các ngành công nghiệp văn hóa có mộttiềm năng quan trọng như một động lựcthúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, pháttriển các hoạt động của doanh nghiệpvà tạo việc làm cho mọi tầng lớp.

Tại Hội thảo, các đại biểu đánh giáthực trạng thị trường mỹ thuật ViệtNam hiện nay; thảo luận, đề xuất cácgiải pháp về mặt cơ chế và chính sáchnhằm thúc đẩy sự phát triển của thịtrường mỹ thuật Việt Nam. Theo đó,cùng với sự suy thoái của nền kinh tếtoàn cầu và sự giảm sút về nhu cầu muatranh từ nước ngoài, thị trường mỹthuật Việt Nam trở lên ảm đạm, nhiềunơi trưng bày và cửa hàng bán tranhđóng cửa. Các đại biểu nhận định, ViệtNam hiện còn thiếu khuôn khổ pháp lývà chính sách tập trung cho khía cạnh

thị trường thương mại và phát triển xãhội của ngành mỹ thuật...

Để tạo một thị trường mỹ thuậtmang tính thương mại tại Việt Nam,chuyên gia tư vấn nghệ thuật ĐanMạch Christina Wilson cho rằng: ViệtNam cần phải xác định rõ ràng mụcđích một thị trường mỹ thuật mang tínhthương mại hay một bối cảnh mỹ thuậtmang tính năng động, đồng nghĩa vớixu hướng liên quan đến sự phát triểncủa một bối cảnh mỹ thuật trong nướcvà ngoài nước. Điều quan trọng là phảitạo cho các nghệ sĩ cơ hội cọ sát và báncác sản phẩm cũng như tạo được cácdự án với nước ngoài. Các phòng tranhnghệ thuật phải được trưng bày tại cáchội chợ mỹ thuật, đồng thời các nghệsĩ cũng cần phải tham gia các liên hoànmỹ thuật danh tiếng và trưng bày cáctác phẩm của mình tại các bảo tàng mỹthuật quốc tế.

Chương trình hợp tác phát triểnViệt Nam-Đan Mạch về lĩnh vực vănhóa là chương trình hỗ trợ của Chínhphủ Đan Mạch với tổng tài trợ 3 triệuUSD, bao gồm 5 hợp phần khác nhautrong đó có dự án “Đối thoại giữa cácnhà quản lý và hoạch định chính sáchvăn hóa” mà Hội thảo lần này là mộttrong những hoạt động nhằm thực hiệndự án.

Yến nHi

Xây dựng chính sách phát triển thị trường mỹ thuật Việt Nam

Sáng 03/12 tại Hà Nội, Tổng cụcDu lịch tổ chức Tọa đàm hợp tác dulịch giữa Việt Nam và Indonesia. TheoTổng cục Du lịch, những năm gần đây,Indonesia đã trở thành thị trường quantrọng, nhiều tiềm năng của du lịch ViệtNam, đặc biệt sau khi đường bay thẳnggiữa Việt Nam và Indonesia do VietNam Airlines khai thác chính thức đivào hoạt động từ tháng 12/2012. Tuynhiên thời gian qua, hợp tác du lịch

Việt Nam-Indonesia còn nhiều hạn chế,trao đổi khách giữa 2 nước còn thấp,chưa tương xứng với tiềm năng, mongmuốn của các bên.

Năm 2013 có khoảng 8 triệu lượtngười Indonesia đi du lịch nước ngoài,trong đó có 88,6% đến các nước châuÁ - Thái Bình Dương, nhưng số kháchIndonesia vào Việt Nam chỉ hơn70.000 lượt. Hợp tác giữa các doanhnghiệp du lịch Việt Nam và doanh

nghiệp du lịch Indonesia chưa thực sựhiệu quả và liên tục...

Tại buổi Tọa đàm, đại diện cácdoanh nghiệp của 2 nước đã trao đổi vềđặc điểm, nhu cầu, thị hiếu của kháchdu lịch Indonesia, cũng như thảo luậnvề sự phối hợp giữa cơ quan quản lý,doanh nghiệp du lịch, khách sạn, vậnchuyển nhằm thu hút lượng khách traođổi giữa Việt Nam và Indonesia.

n.tHanH

Tăng cường hợp tác du lịch Việt Nam-Indonesia

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

9số 1105 l 11.12.2014

Sự kiện vấn đề

Chiều 03/12, tại Hà Nội, Bảo tàngLịch sử quốc gia phối hợp với ViệnViễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) tổchức Trưng bày: “Góc nhìn Việt Nam- Việt Nam đầu thế kỷ XX qua tư liệuảnh của Viện Viễn Đông Bác Cổ”.

Trưng bày giới thiệu gần 60 bứcảnh độc đáo, được lựa chọn từ kho lưutrữ của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp.Nguyên bản những bức ảnh do các họcgiả, nhiếp ảnh gia của EFEO thực hiệnbằng phương pháp cổ điển, chụp trênphim kính tráng bromua bạc, phim âmbản trên máy khổ lớn và máy ảnh khổtrung, các bức ảnh đã được xử lý số hóavà phục hồi hình ảnh. Nội dung trưngbày được chia làm 4 nhóm ảnh: Khảocổ học giới thiệu những bức ảnh ghi lại

quá trình tác nghiệp Khảo cổ học, trùngtu di tích của các học giả EFEO ở ViệtNam trong đó ghi nhận những pháthiện quan trọng về khảo cổ học thuộcvăn hóa Champa và văn hóa Óc Eo;Xây dựng các Bảo tàng, gồm tư liệuảnh về các Bảo tàng mà EFEO đã xâydựng; Cuộc sống ở Việt Nam đầu thếkỷ XX, giới thiệu những hình ảnh vềmột nền văn hóa dân gian là các nghilễ nông nghiệp, là những lễ hội đảmbảo sự gắn kết giữa các thế hệ, lànhững buổi lễ tưởng nhớ các vị thànhhoàng làng, tục thờ cúng tổ tiên, nghilễ tang ma hay những cảnh sinh hoạtđời thường như Tết Trung thu, cảnhsinh hoạt ở phố Hà Nội; Lễ tế ĐànNam Giao, giới thiệu những hình ảnh

tư liệu của lễ tế đàn Nam Giao đượcthực hiện dưới thời Bảo Đại năm thứ14 (1939). Cùng với ảnh tư liệu, phòngtrưng bày còn sử dụng gần 50 hiện vậttiêu biểu đang được lưu giữ tại Bảotàng Lịch sử quốc gia, được thể hiệnthành 2 nhóm: Nhóm hiện vật là cácdụng cụ tác nghiệp của các học giảEFEO đã sử dụng trước đây và nhómhiện vật là những tác phẩm, công trìnhnghiên cứu, những hiện vật tiêu biểutìm thấy ở các di tích thuộc các nềnVăn hóa: Hòa Bình, Bắc Sơn, ĐôngSơn, Sa Huỳnh, Óc Eo, Chămpa màEFEO phát hiện ở Việt Nam.

Chương trình sẽ diễn ra đến hếttháng 3/2015.

Đ.anH

Trưng bày “Góc nhìn Việt Nam - Việt Nam đầu thế kỷ XX qua tư liệu ảnh”

Kỷ niệm 39 năm Ngày Quốc khánhnước CHDCND Lào (02/12/1975-02/12/2014) và thực hiện Kế hoạchhợp tác văn hóa nghệ thuật và du lịchgiữa hai nước Việt Nam-Lào giai đoạn2012-2015, tối 02/12, tại Nhà hát BếnThành, TP. Hồ Chí Minh, Bộ VHTTDLViệt Nam phối hợp với Bộ Thông tin,Văn hóa và Du lịch nước CHDCNDLào đã khai mạc chương trình biểudiễn nghệ thuật dân tộc đặc sắc “Tuầnlễ văn hóa Lào tại Việt Nam”.

Tại đêm khai mạc, 13 tiết mục camúa nhạc dân tộc truyền thống đặc sắccủa Lào đã được chính các nghệ sĩ đếntừ Đoàn Nghệ thuật quốc gia Lào biểudiễn. Trong đó, có các bài hát, múa cangợi tình yêu quê hương đất nước Làoxinh đẹp, thủ đô Viêng Chăn vừa cổkính vừa hiện đại nhưng vẫn giữ giá trịtruyền thống rực rỡ của dân tộc Lào.Đặc biệt, Đoàn nghệ sĩ quốc gia Làocũng đã thể hiện những bài hát ca ngợiBác Hồ và tình hữu nghị, mối quan hệ

gắn bó keo sơn, đoàn kết đặc biệt giữahai nước Việt Nam-Lào qua các bàihát: Ngợi ca Bác Hồ, Tiếng hát từthành phố mang tên Người, Hồ ChíMinh kính yêu muôn đời, Mối tìnhViệt-Lào, Đoàn kết Lào-Việt Nam…Bên cạnh đó, còn có tiết mục biểu diễntrang phục dân tộc, múa rước pháo…thể hiện cuộc sống sinh hoạt hàng ngàycủa nhân dân Lào.

Phát biểu tại buổi lễ, ông BuangânXaphu-vông, Thứ trưởng Bộ Thôngtin, Văn hóa và Du lịch Lào cho biết,hơn nửa thế kỷ qua, nhân dân hai nướcLào và Việt Nam đã đoàn kết, kề vaisát cánh và cùng đấu tranh chống lạiquân xâm lược. Đến thời kỳ bảo vệ vàdựng xây phát triển đất nước, nhân dânhai nước cũng đã cùng chung sức giúpnhau phát triển, xây dựng cuộc sốngấm no, hạnh phúc.

Ông Buangân Xaphu-vông bày tỏlòng biết ơn và công lao to lớn củaĐảng, Nhà nước và nhân dân Việt

Nam trong thời gian qua và mongmuốn hai nước sẽ tiếp tục phát huytruyền thống đoàn kết hữu nghị đặcbiệt và hợp tác toàn diện giữa Lào vàViệt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởngBộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái chobiết, mối quan hệ hữu nghị truyềnthống, đoàn kết đặc biệt và hợp táctoàn diện giữa Việt Nam và Lào đếnnay đã đi vào chiều sâu và đạt đượcnhững kết quả quan trọng trên mọilĩnh vực. Đặc biệt, hợp tác trong lĩnhvực văn hóa và du lịch giữa hai nướcViệt Nam-Lào ngày càng được tăngcường và phát triển.

Việc tổ chức “Tuần lễ văn hóa Làotại Việt Nam” lần này cũng là dịp đểngười dân Việt Nam có cơ hội hiểu hơnvề đất nước, văn hóa Lào anh em, gópphần củng cố, tăng cường mối quan hệhữu nghị truyền thống, đoàn kết đặcbiệt và hợp tác toàn diện giữa ViệtNam-Lào. K.Hoàn

Khai mạc Tuần lễ văn hóa Lào tại Việt Nam

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

10 số 1105 l 11.12.2014

Sự kiện vấn đề

Chiều 02/12, tại Vĩnh Long, SởVHTTDL 4 tỉnh Tiền Giang, TràVinh, Bến Tre và Vĩnh Long tổ chứcsơ kết một năm (2013-2014) thựchiện Chương trình liên kết phát triểndu lịch Cụm phía Đông Đồng bằngsông Cửu Long và triển khai kếhoạch liên kết năm 2014-2015.

Theo đánh giá của Ban Điều phốiChương trình, qua một năm triểnkhai thực hiện, Chương trình liên kếtphát triển du lịch đã tạo được kênhhữu ích trong việc chia sẻ thông tin,kinh nghiệm quản lý và xúc tiến dulịch giữa 4 địa phương. Qua đó, gópphần tích cực cho việc định hướngphát triển du lịch, quy hoạch, xâydựng sản phẩm của mỗi tỉnh. Việcthực hiện liên kết còn tạo được nhậnthức trong đội ngũ cán bộ quản lýnhà nước, cơ quan xúc tiến du lịch,các doanh nghiệp của 4 tỉnh về quanđiểm liên kết phát triển du lịch. Đồngthời, góp phần xóa bỏ tư tưởng cát cứlãnh thổ, tư tưởng cạnh tranh khônglành mạnh trong quá trình hoạt độngkinh doanh.

Cụ thể, các tỉnh đã tạo điều kiện đểdoanh nghiệp của 4 địa phương đẩy

mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá dulịch; xây dựng các tour du lịch liêntỉnh; liên kết tổ chức đào tạo, bồidưỡng nguồn nhân lực du lịch cho cácđịa phương; phối hợp tham gia các hộichợ chuyên ngành về du lịch... Kếtquả, năm 2014, các doanh nghiệp cótổng thu từ khách du lịch tăng 12%, cụthể, tỉnh Bến Tre thu hút khoảng900.000 lượt khách (tăng 12,4%),Tiền Giang thu hút hơn 1,3 triệu lượtdu khách (tăng 6%), Vĩnh Long thuhút 950.000 lượt du khách (tăng 1%).

Trong năm 2014-2015, Cụm 4tỉnh phía Đông Đồng bằng sông CửuLong tiếp tục liên kết trên 5 lĩnh vực:liên kết trao đổi kinh nghiệm trongcông tác quản lý nhà nước; liên kếtxây dựng kế hoạch phát triển du lịch,phát triển sản phẩm du lịch; liên kếtxúc tiến, quảng bá và đầu tư pháttriển du lịch; liên kết đào tạo, bồidưỡng nguồn nhân lực du lịch và liênkết tạo sự kiện du lịch chung cho 4địa phương. Trong đó, 4 tỉnh tiếp tụcphát huy việc xây dựng các tour dulịch kết nối các tuyến, điểm du lịch“một điểm đến bốn địa phương”; traođổi, tạo điều kiện thuận lợi cho các

doanh nghiệp lữ hành tham giachương trình tổ chức khai thác hiệuquả tour du lịch. Trên cơ sở các sựkiện, lễ hội từng địa phương, 4 tỉnhnghiên cứu, trao đổi nhằm tiến tớixây dựng chương trình tổ chức sựkiện chung của 4 tỉnh nhằm quảng básản phẩm du lịch, tuyến du lịch cụm.

Phát biểu tại Hội nghị, ông TrầnViệt Phường - Chủ tịch Hiệp hội Dulịch đồng bằng sông Cửu Long đềnghị các địa phương xác định sảnphẩm du lịch đặc thù trên địa bàn đểkhai thác, từ đó phát huy tiềm năng,thế mạnh. Khi đã hình thành đượcsản phẩm du lịch đặc thù, tỉnh tiếptục xây dựng các hoạt động hỗ trợnhư: vui chơi giải trí, sản phẩm lưuniệm, dịch vụ lưu trú... để phục vụ tốthơn nhu cầu của du khách. Ngoài ra,các địa phương cũng quan tâm đàotạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực dulịch, từng bước hướng đến chuyênmôn hóa.

Tại Hội nghị, Sở VHTTDL tỉnhVĩnh Long tiếp nhận vai trò Cụmtrưởng với nhiệm vụ điều phối cáchoạt động phát triển du lịch của Cụm.

MinH HạnH

Hiệu quả mô hình du lịch “Một điểm đến bốn địa phương”

Ngày 03/12, tại Di sản văn hóathế giới Mỹ Sơn, Sở VHTTDL tỉnhQuảng Nam đã khai mạc Liên hoanvà triển lãm ảnh lưu động lần thứ 1năm 2014. Đây là một trong nhữnghoạt động chào mừng kỷ niệm 15năm ngày Đô thị cổ Hội An và Khuđền tháp Mỹ Sơn được UNESCOcông nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Với chủ đề “Di sản văn hóa vàdanh thắng Quảng Nam”, liên hoanvà triển lãm ảnh lưu động lần thứ 1năm 2014 giới thiệu đến công chúngyêu nghệ thuật 105 tác phẩm mới của25 nghệ sĩ nhiếp ảnh trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.Các tác phẩm dự liên hoan và triểnlãm lần này tập trung phản ánh, giớithiệu và tôn vinh vẻ đẹp của các ditích, danh thắng, các công trình kiếntrúc xưa và nay ở tỉnh Quảng Nam,Di sản văn hoá thế giới Hội An, MỹSơn, Khu dự trữ sinh quyển thế giớiCù Lao Chàm. Các tác phẩm còn thểhiện góc nhìn về chân dung, đời sốngsinh hoạt của con người xứ Quảng,đời sống văn hóa truyền thống củađồng bào các dân tộc thiểu số trên địabàn cũng được phản ánh một cáchsinh động và chân thực.

Có thể nói, 105 tác phẩm đượcchọn trưng bày, giới thiệu tại liênhoan và triển lãm lần này không chỉthể hiện được sự cảm nhận tinh tế củacác tác giả trong hoạt động sáng tạonghệ thuật mà còn mang giá trị nhânvăn sâu sắc. Các tác phẩm đã phảnánh những khoảnh khắc tiêu biểu,độc đáo về đề tài di sản văn hoá;đồng thời, thể hiện tâm tư, tình cảmcủa các tác giả đối với cuộc sống,hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹvà công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổquốc.

t.LâM

Quảng Nam tổ chức triển lãm ảnh lưu động

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

11số 1105 l 11.12.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 05/12, Sở Du lịch TP. Hồ ChíMinh và Sở VHTTDL hai tỉnh LâmĐồng, Bình Thuận phối hợp tổ chứcHội nghị sơ kết lần 1 về thực hiệnchương trình liên kết tam giác phát triểndu lịch TP. Hồ Chí Minh-Bình Thuận-Lâm Đồng (giai đoạn 2013-2018).

Tại hội nghị, ông Nguyễn Việt Anh- Trưởng phòng Lữ hành, Sở Du lịchTP. Hồ Chí Minh cho biết có 60%doanh nghiệp lữ hành của TP. Hồ ChíMinh thường xuyên đưa khách đếntham quan, nối tuyến tỉnh Lâm Đồng vàBình Thuận. Đây được xem là mộttrong những tour du lịch nội địa phổbiến và khai thác hiệu quả kinh tế nhấthiện nay.

Thống kê từ một số doanh nghiệp lữhành hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh chothấy, năm 2014 thành phố đã đưa hàngchục triệu lượt khách nội địa và quốc tế

đến Lâm Đồng và Bình Thuận, nhiềunhất là Công ty Saigontourist có 15.832lượt khách đi Đà Lạt (tăng gần 4.000lượt) và khoảng 17.000 lượt khách điBình Thuận (tăng hơn 6.000 lượt)…

Bà Văn Thị Bạch Tuyết - Giám đốcSở Du lịch TP. Hồ Chí Minh cho biết:Chương trình hợp tác tam giác pháttriển du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh-Lâm Đồng-Bình Thuận đã liên kết hợptác hiệu quả, đánh dấu bước ngoặt quantrọng trong chiến lược liên kết pháttriển du lịch, đã và đang được các địaphương nghiên cứu và học tập. Tuynhiên, so với các giai đoạn trước, sốlượng các dự án đầu tư về du lịch, tốcđộ tăng trưởng và nguồn vốn từ các nhàđầu tư ở TP. Hồ Chí Minh đến BìnhThuận và Lâm Đồng có dấu hiệu tăngchậm, bão hòa; hầu hết các dự án đangtrong tình trạng đưa vào khai thác, trùng

tu và nâng cấp. Việc phân bố các dự ánđầu tư chưa đồng đều tại các khu vực,do đặc điểm điều kiện tự nhiên và cơ sởhạ tầng của từng vùng khác nhau. Chấtlượng dịch vụ du lịch một số điểm đếnchưa cao, chưa đồng đều…

Tại Hội nghị, các đại biểu cũngthống nhất nhằm duy trì và phát huynhững kết quả đạt được đồng thời khắcphục hạn chế, trong giai đoạn 2014-2015, các địa phương cần nỗ lực hơntrong việc hoạch định, xây dựngchương trình hợp tác cụ thể ở các lĩnhvực như: Đầu tư, xúc tiến quảng bá; liênkết phát triển sản phẩm mới; đào tạonguồn nhân lực. Các đại biểu cũng chorằng, các cơ quan quản lý du lịch cầnthường xuyên rà soát tiến độ thực hiệnvà kịp thời điều chỉnh cho phù hợp vớitình hình phát triển mỗi địa phương.

Đức Kiên

Liên kết phát triển du lịch giữa Tp. Hồ Chí Minh-Bình Thuận-Lâm Đồng

Chào mừng Kỷ niệm 70 nămngày Thành lập Quân đội nhân dânViệt Nam (22/12/1944-22/12/2014),ngày 04/12, Liên hiệp các Hội Vănhọc Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minhphối hợp với Bảo tàng Lực lượng vũtrang miền Đông Nam bộ (Quân khu7) khai mạc Triển lãm mỹ thuật về đềtài lực lượng vũ trang năm 2014 củacác tác giả Quân đội thuộc cáctỉnh/thành phía Nam.

Triển lãm giới thiệu 33 tác phẩmlà các tranh sơn dầu, tượng, điêukhắc, phù điêu… do các họa sĩ thuộccác tỉnh/thành phía Nam thực hiện.Đây là những tác phẩm được chọnlựa trong tổng số hơn 200 tác phẩmcủa các nghệ sĩ trong cả nước đãđược giới thiệu hồi tháng 11 tại Trung

tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuậtViệt Nam, Hà Nội.

Tại Triển lãm, một số tác phẩmnhận được sự chú ý của công chúngnhư: tranh sơn dầu “Bám biển” củaMai Anh Dũng, tượng đồng nữ anhhùng Tạ Thị Kiều của nhà điêu khắcPhan Gia Hương, tranh sơn mài“Trường Sơn vạn dặm” của QuáchPhong, “Tình ca trên biển” của UyênHuy, tranh sơn dầu “Một thời rừngsác” của Phan Oánh…

Thông qua Triển lãm, thêm mộtlần khẳng định mỹ thuật về đề tài lựclượng vũ trang, chiến tranh cáchmạng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệTổ quốc có vai trò to lớn và ảnhhưởng sâu sắc trong đời sống của cáctầng lớp nhân dân, góp phần cổ vũ,

động viên nhân dân cũng như lựclượng vũ trang hăng hái thi đua chiếnđấu, lao động sản xuất, đấu tranh giảiphóng dân tộc, xây dựng và bảo vệTổ quốc. Các họa sĩ, nhà điêu khắc cảnước, trong đó có TP. Hồ Chí Minh,các tỉnh cực Nam Trung bộ và cáctỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộhàng năm đã sáng tác, sáng tạo hàngtrăm tác phẩm; nhiều tác phẩm cóchất lượng nghệ thuật cao, nội dungsâu sắc, được nhận giải thưởng củaBộ Quốc phòng. Triển lãm cũng làdịp các nghệ sĩ bày tỏ lòng biết ơn sâusắc đến những chiến sĩ, anh Bộ độiCụ Hồ trong các cuộc kháng chiến,trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệTổ quốc.

L.KHánH

Kỷ NIệM 70 NăM THàNH Lập QuâN ĐộI NHâN DâN VIệT NaM:

Triển lãm mỹ thuật về đề tài lực lượng vũ trang

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

Sự kiện vấn đề

12 số 1105 l 11.12.2014

Tỉnh Khánh Hòa đưa ra kế hoạchthực hiện Chương trình hành động củangành du lịch địa phương trong năm2015, với mục tiêu đón 4 triệu lượtkhách lưu trú và đạt tổng doanh thu6.500 tỷ đồng. Các chỉ tiêu này lần lượttăng 17% và 30% so với năm 2014.

Mục tiêu Khánh Hòa đặt ra năm2014, sẽ đón 3,4 triệu lượt du khách lưutrú (trong đó có 840 nghìn lượt kháchquốc tế) và doanh thu du lịch đạt khoảng5.000 tỷ đồng. Nhưng trên thực tế, nhờvào thời tiết nắng ấm quanh năm và chấtlượng dịch vụ ngày càng được nâng cao,11 tháng qua tỉnh Khánh Hòa đã đóntrên 3,3 triệu lượt khách lưu trú, tăng22% so với cùng kỳ năm ngoái, trongđó, đáng kể là du khách từ Nga đạt trên

210 nghìn lượt, tăng hơn 60% so vớicùng kỳ năm ngoái, tiếp tục dẫn đầutrong bảng thống kê quốc tịch khách đếnKhánh Hòa trong nhiều năm liền; tiếpđó là lượng khách đến từ các nước HànQuốc, Úc, Trung Quốc, Bỉ… đều có sựtăng trưởng khá ấn tượng.

Tỉnh Khánh Hòa đề ra hàng loạt cácbiện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu vànâng cao chất lượng phục vụ du kháchtrong năm tới như đẩy nhanh tiến độthực hiện các dự án du lịch trọng điểmđể sớm đưa vào hoạt động, nhất là cácdự án thuộc khu du lịch Bắc bán đảoCam Ranh và thành phố Nha Trang.Đồng thời, tiến hành chuyển đổi côngnăng cảng biển Nha Trang thành cảngchuyên dụng phục vụ du lịch để qua đó

phát triển cảng này thành đầu mối dulịch quốc tế hiện đại; tổ chức các hoạtđộng du lịch bằng phương tiện thủy vàoban đêm trên vịnh Nha Trang, đa dạnghóa các sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó,Khánh Hòa tăng cường liên kết hợp tácphát triển du lịch với các tỉnh, thành phốnước ngoài vốn đã được ký kết lâu naynhư tỉnh Morbihan (Pháp), thành phố St.Peterburg (Nga), thành phố Ulsan (HànQuốc)… cũng như chương trình hợp tácphát triển du lịch với các tỉnh, thànhtrong nước như TP. Hồ Chí Minh, LâmĐồng, Phú Yên. Hiện Khánh Hòa đangxúc tiến việc xây dựng đường bay thứhai của sân bay quốc tế Cam Ranh,nhằm đáp ứng lâu dài tốc độ phát triểncủa ngành du lịch. M.cường

Du lịch Bình Thuận trong nhữngnăm qua phát triển nhanh mang tính độtphá, trở thành một trong những trungtâm du lịch nổi tiếng nhất trong cả nước.Các loại hình kinh doanh du lịch pháttriển nhanh chóng, thu hút một lượng lớnlao động trực tiếp và gián tiếp làm việctrong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Tuynhiên, nguồn nhân lực có chất lượnghiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu củacác doanh nghiệp du lịch.

Bà Võ Hoàng Tuyết Linh - PhóGiám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bình Thuậncho biết: Các loại hình kinh doanh dulịch phục vụ khách du lịch trên địa bàntỉnh phát triển nhanh đã thu hút một sốlượng lớn lao động trực tiếp và gián tiếplàm việc trong lĩnh vực du lịch. Thốngkê của ngành du lịch đến cuối năm 2014,lượng lao động trực tiếp làm việc tronglĩnh vực du lịch ở tỉnh hiện có 12.800người, gián tiếp khoảng 28.000 người.Nhưng chất lượng nguồn nhân lực cònthấp, chưa đáp ứng được yêu cầu; đặcbiệt trong những năm gần đây, thị trườngkhách Nga tăng cao nhưng thiếu trầm

trọng cán bộ quản lý và nhân viên thànhthạo tiếng Nga làm hạn chế rất lớn đếnviệc phục vụ du khách.

Tỉnh Bình Thuận cũng đã chú trọngđào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhânlực để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.Tuy vậy, do ngành du lịch của tỉnh pháttriển quá nhanh nên công tác đào tạokhông theo kịp nhu cầu. Toàn tỉnh hiệncó trên 440 dự án đầu tư du lịch, trongđó có khoảng 200 dự án đã đi vào hoạtđộng. Do đó, việc thiếu hụt nguồn nhânlực đáp ứng yêu cầu là điều không thểtránh khỏi, bởi hiện nay, lao động chưađược đào tạo chiếm tới 44% trong tổngsố lao động; trong khi đó, lao động cótrình độ đại học và trên đại học chỉ ởmức khiêm tốn khoảng 5%. Bên cạnhđó, trình độ ngoại ngữ của nguồn nhânlực cũng chưa đáp ứng được yêu cầuphát triển thị trường khách quốc tế…

Dự báo đến năm 2015, Bình Thuậnsẽ có khoảng 350 cơ sở lưu trú du lịchvới trên 12.000 phòng, tổng số lao độngchuyên ngành du lịch cần có sẽ trên17.000 người; đến năm 2020 sẽ trên

30.000 người… Đây là một trong nhữngthách thức lớn đang đặt ra đối với sự pháttriển ngành du lịch Bình Thuận.

Ông Nguyễn Thành Tâm - Phó Chủtịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết:Muốn ngành du lịch phát triển bền vữngphải đảm bảo nguồn nhân lực có trìnhđộ. Vì vậy, tỉnh đã chỉ đạo Sở VHTTDLcùng các doanh nghiệp du lịch thườngxuyên phối hợp với các cơ sở đào tạotrong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡngcho nguồn nhân lực du lịch. Các cơ sởđào tạo cần chủ động đổi mới phươngpháp đào tạo, tập trung đào tạo ngoạingữ chính là tiếng Anh; đồng thời, mởrộng đào tạo thêm tiếng Nga, Trung,Nhật, Hàn… liên kết với các cơ sở đàotạo có uy tín trong và ngoài nước đểnâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnhđó, Hiệp hội Du lịch Bình Thuận cũngphải làm việc với các doanh nghiệp dulịch để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữacho các sinh viên thực tập, động viên cácdoanh nghiệp nên có hợp đồng và thù laocho các sinh viên thực tập tại các cơ sởdu lịch... Hồ tHanH

Bình Thuận phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng

Khánh Hòa: 11 tháng đón 3,3 triệu lượt khách du lịch

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

Sự kiện vấn đề

13số 1105 l 11.12.2014

Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết,Chương trình “Tuần lễ du lịch xanh đồngbằng sông Cửu Long” sẽ diễn ra tạithành phố Cần Thơ vào cuối tháng4/2015.

Theo đó, Chương trình “Tuần lễ dulịch xanh đồng bằng sông Cửu Longnăm 2015” do Ban Chỉ đạo Tây Nam bộphối hợp với UBND TP. Cần Thơ tổchức. Dự kiến, lễ khai mạc sẽ diễn ra vàotối 26/4/2015 tại TP. Cần Thơ. Chương

trình sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày, từngày 26-28/4 với nhiều sự kiện, hội nghị,hội thảo sẽ được tổ chức, tập trung quảngbá thế mạnh về du lịch vùng đồng bằngsông Cửu Long; xúc tiến đầu tư tronglĩnh vực du lịch xanh, tìm giải pháp liênkết, phát triển du lịch giữa các địaphương trong vùng...

Ông Nguyễn Phong Quang - PhóTrưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạoTây Nam Bộ cho biết: “Tuần lễ du lịch

xanh đồng bằng sông Cửu Long năm2015” được tổ chức với quy mô cấpvùng, với sự tham gia của nhiềutỉnh/thành du lịch trong cả nước. Đặcbiệt, Chương trình có sự tham dự củamột số nước tiểu vùng sông Mê Kôngnhư: Campuchia, Thái Lan, Myanmar…Chương trình được kỳ vọng sẽ góp phầnphát triển mạnh mẽ ngành du lịch đồngbằng sông Cửu Long trong thời gian tới.

Đoàn LâM

Tuần lễ du lịch xanh đồng bằng sông Cửu Long

Tối 04/12, tại Nhà thi đấu đa năng(Cung thể thao tỉnh Nam Định), giảiJudo thuộc chương trình Đại hội Thể dụcthể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014đã kết thúc, sau 5 ngày tranh tài giữa 25đoàn. Đoàn TP. Hồ Chí Minh dẫn đầutoàn đoàn với tổng số 12 huy chương,gồm: 4 Huy chương Vàng, 3 Huychương Bạc và 5 Huy chương Đồng.

Trong ngày thi đấu cuối cùng 04/12đã diễn ra 28 trận thi đấu đồng đội namvà đồng đội nữ. Các vận động viên TạKim Mạnh Côn, Cao Minh Thái, ĐoànQuốc Hùng, Nguyễn Ngọc Sơn và BùiMinh Quân đã xuất sắc vượt qua các võsĩ Vũng Tàu ở nội dung đồng đội nam,

mang về cho Đoàn TP. Hồ Chí Minhchiếc Huy chương Vàng thứ tư. Ở nộidung đồng đội nữ, các võ sĩ Hà Nội đãđể tuột chiếc Huy chương Vàng khi thấtbại trước đội Sóc Trăng.

Môn thi đấu Judo của Đại hội thể dụcThể thao toàn quốc lần thứ VII - 2014quy tụ 250 vận động viên đến từ 25 đoànthể thao, tranh tài giành 20 bộ huychương ở 18 hạng cân đối kháng (Nam:50kg, 55kg, 60kg, 66kg, 73kg, 81kg,90kg, 100kg, trên 100kg. Nữ: 42kg,45kg, 48kg, 52kg, 57kg, 63kg, 70kg,78kg, trên 78kg) và 2 nội dung đồng độigồm đồng đội nam và đồng đội nữ. Kếtquả chung cuộc tại giải Judo, Đoàn TP.

Hồ Chí Minh dẫn đầu với 12 huychương, gồm 4 Huy chương Vàng, 3Huy chương Bạc và 5 Huy chươngĐồng. Đoàn Hà Nội xếp thứ nhì với 8huy chương, gồm 4 Huy chương Vàng,2 Huy chương Bạc, 2 Huy chươngĐồng. Tiếp đến là Đoàn Đồng Tháp với6 huy chương (2 Huy chương Vàng, 1Huy chương Bạc, 3 Huy chươngĐồng). Đoàn Thanh Hóa xếp thứ tư với5 huy chương (1 Huy chương Vàng, 2Huy chương Bạc, 2 Huy chươngĐồng). Đoàn chủ nhà Nam Định giànhđược 2 huy chương (1 Huy chươngVàng và 1 Huy chương Đồng), xếp ở vịtrí 11/25 đoàn. Quốc trị

Chiều 03/12, tại Trung tâm huấnluyện thể thao cấp cao Hà Nội, giải Bi sắt(Petaque) trong chương trình Đại hội Thểdục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm2014 chính thức khép lại. Như vậy, sau 9ngày thi đấu quyết liệt (từ 25/11-03/12),không nằm ngoài dự đoán của các nhàchuyên môn, với sức trẻ và kỹ thuật cao,đoàn Đồng Tháp đã dẫn đầu toàn đoànvới 2 Huy chương Vàng, 2 Huy chươngBạc, 3 Huy chương Đồng. Cùng giữ vị tríthứ hai là đoàn Bạc Liêu và Nghệ An với2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc,1 Huy chương Đồng và đứng thứ ở vị tríthứ ba thuộc về đoàn Quân đội với 2 Huy

chương Vàng, 6 Huy chương Đồng. Theo Trưởng Bộ môn Bi sắt Việt

Nam, ông Đoàn Tuấn Anh: Giải đấunăm nay quy tụ nhiều vận động viên trẻtuổi (trung bình từ 20-25 tuổi) thi đấu ấntượng và đạt được những thành tích xuấtsắc như Lâm Thị Hồng Thư, Lâm ThịMỹ Da Na, Thạch Thị Ngọc Yến, DanhHồng, Danh Siphol, Lý Hồi Giang, TrầnThạch Lam của đoàn Bạc Liêu. Nhữngvận động viên này đã giành trọn 2 Huychương Vàng ở nội dung bộ ba nam vànữ. Ngoài ra, Đồng Tháp cũng góp mặtnhững vận động viên trẻ tuổi nhiều tiềmnăng như: Nguyễn Thái Học, Nguyễn

Văn Thanh, Trần Thị Diễm Trang,Dương Thị Lệ Thu đã xuất sắc vượt quaTP. Hồ Chí Minh với tỷ số 13-6 để giànhchức vô địch ở nội dung bộ ba 2 nam - 1nữ... Giải được tổ chức 4 năm một lầnnhằm đánh giá công tác đào tạo của huấnluyện viên cũng như chất lượng thi đấucủa các vận động viên trong 4 năm qua(2010-2014), thông qua giải đấu cũngtuyển chọn những vận động viên xuấtsắc, có thành tích tốt nhất để tiếp tục bồidưỡng, đào tạo, bổ sung vào đội dựtuyển quốc gia tham dự các giải đấu lớntrong khu vực, châu lục và quốc tế.

naM anH

Đồng Tháp nhất toàn đoàn môn Bi sắt

20 bộ huy chương cho môn Judo

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

14 số 1105 l 11.12.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 07/12, tại Nhà thi đấu TrầnQuốc Toản - thành phố Nam Định,môn thi Vovinam thuộc chương trìnhĐại hội Thể dục thể thao toàn quốc lầnthứ VII năm 2014 đã kết thúc. ĐoànTP. Hồ Chí Minh dẫn đầu toàn đoànvới 9 Huy chương Vàng, 1 Huychương Bạc và 1 Huy chương Đồng.

Tham dự giải Vovinam Đại hội Thểdục thể thao lần này có 319 vận độngviên đến từ 33 đơn vị có phong tràoVovinam phát triển mạnh của Việt Namnhư: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Quânđội, Thanh Hóa… Các võ sĩ đã thi đấunỗ lực để giành 28 bộ huy chương ở 16hạng cân đối kháng (9 hạng cân nam,7 hạng cân nữ) và 12 nội dung quyền.

Mang đến giải những tên tuổi xuấtsắc của Vovinam Việt Nam, đoàn TP. HồChí Minh ngay trong ngày thi đấu thứ tư(05/12) đã giành 9 Huy chương Vàng đểthống trị bảng tổng sắp huy chương đếnphút cuối. Một trong những võ sĩ cócông lớn đem lại kết quả mỹ mãn chođoàn TP. Hồ Chí Minh là nhà vô định thếgiới năm 2013 và cũng là đương kim vôđịch SEA Games 27 Nguyễn DuyKhánh. Ở hạng cân 64kg, Duy Khánh đãchứng tỏ đẳng cấp của mình trước nhữngđối thủ mạnh như Trần Văn Dũng (Đồng

Nai), Nguyễn Ngọc Quốc (Khánh Hòa)và Dương Hoàng Thanh (Bến Tre).Trong trận chung kết, Duy Khánh vượtqua võ sĩ Danh Tâm của Tiền Giang đểgiành huy chương vàng thứ 9 cho TP. HồChí Minh.

Sau khi cùng đồng đội giành Huychương Vàng ở nội dung đòn chân tấncông trong ngày thi đấu đầu tiên, nhàvô địch thế giới Huỳnh Khắc Nguyêntiếp tục thể hiện phong độ ấn tượngtrong ngày thi đấu thứ hai (ngày03/12). Sau bài Ngũ môn quyền, KhắcNguyên được các trọng tài cho số điểmrất cao 271 điểm. Còn ở bài Nhậtnguyệt đại đao, Khắc Nguyên thựchiện nhiều động tác khó rất đẹp mắt đểkết thúc bài thi hoàn hảo và giành được269 điểm. Với điểm trung bình 270điểm, võ sĩ Huỳnh Khắc Nguyên củaTP. Hồ Chí Minh giành Huy chươngVàng nội dung toàn năng.

Ngày thi đấu cuối cùng (07/12) đãchứng kiến 3 trận chung kết ở nội dungđối kháng các hạng cân 63kg nữ, 68kgnam và 75kg nam. Võ sĩ Nguyễn VănMạo đã giành chiến thắng ở hạng cân75kg nam trước Lưu Đức Hiệp củaThanh Hóa để đem về chiếc Huychương Vàng cho đoàn Nghệ An. Nữ

võ sĩ Nguyễn Sơn Ca của Quân Độigiành Huy chương Vàng trong trậnchung kết gặp nữ võ sĩ Phùng Thu Hàcủa đoàn Công an. Nguyên Tiến Sơnmang về chiếc Huy chương Vàng thứhai cho Thanh Hóa sau khi thắng đốithủ Phạm Trường Sa (Bình Dương) ởhạng cân 68kg nam.

Giải Vovinam trong khuôn khổ Đạihội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứVII năm 2014 diễn ra tại Nhà thi đấuTrần Quốc Toản - thành phố Nam Địnhđã khép lại sau 6 ngày thi đấu. Kết quảchung cuộc: Đoàn TP. Hồ Chí Minhdẫn đầu toàn đoàn với 11 huy chương,gồm 9 Huy chương Vàng, 1 Huychương Bạc, 1 Huy chương Đồng. Xếpthứ hai trong bảng tổng sắp huychương là Cần Thơ với 6 huy chương(5 Huy chương Vàng, 1 Huy chươngBạc). Đoàn Quân đội đứng thứ ba với11 huy chương (4 Huy chương Vàng,3 Huy chương Bạc, 4 Huy chươngĐồng). Đoàn Thanh Hóa xếp thứ tư với8 huy chương (4 Huy chương Vàng, 3Huy chương Bạc, 1 Huy chươngĐồng). Đoàn chủ nhà Nam Định xếpthứ 10 với 3 huy chương (1 Huychương Vàng, 2 Huy chương Đồng).

Vũ MinH

TIN ĐạI HộI THể DụC THể THao ToàN QuốC LầN THứ VII:

Tp. Hồ Chí Minh nhất toàn đoàn môn Vovinam

Trong khuôn khổ Đại hội Thể dụcthể thao toàn quốc lần thứ VII năm2014, tối 07/12, tại Nhà thi đấu trườngCao đẳng Xây dựng Nam Định, giảiBoxing đã khởi tranh. Đây là môn thiđấu thứ 6 trong tổng số 13 môn thidiễn ra tại Nam Định.

Giải năm nay quy tụ 206 vận độngviên đến từ 31 đoàn tranh tài giành 21bộ huy chương. Các vận động viên thiđấu đối kháng theo hình thức đấu loạitrực tiếp ở 10 hạng cân đối với nam:

46kg, 49kg, 52kg, 56kg, 60kg, 64kg,69kg, 75kg, 81kg, 91kg và 11 hạngcân đối với nữ: 45kg, 48kg, 51kg,54kg, 57kg, 60kg, 64kg, 69kg, 75kg,81kg, trên 81kg. Lứa tuổi của các vậnđộng viên nam tại giải từ 16-29, nữ từ16-27 tuổi.

Ngay trong tối khai mạc, một sốtrận đấu vòng loại đầu tiên của giải ởba hạng cân của nam là 49kg, 52kg và64kg đã diễn ra. Tại trận đấu vòng loạihạng cân 49kg nam, Lê Hiếu Tường

(TP. Hồ Chí Minh) đã thắng đối thủ LêĐức Phú (Bình Định); Nguyễn HoàngPhước (Cần Thơ) đã vượt qua TrầnVăn An (Hà Nội). Ở trận đấu vòng loạihạng cân 52kg nam, Nguyễn Gia Kiên(Hà Nội) hạ Trần Đặng Thịnh (QuảngNgãi); Bùi Trọng Thái (Quân đội)giành chiến thắng trước đối thủ ĐỗVăn Tiên (Đà Nẵng).

Giải sẽ diễn ra từ ngày 07-15/12/2014.

tr.QuỳnH

Khởi tranh giải Boxing

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

15số 1105 l 11.12.2014

Sự kiện vấn đề

* Ngày 04/12 nội dung Canoeingnằm trong chương trình Đại hội Thểdục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm2014 đã kết thúc với giải Nhất toànđoàn thuộc về đoàn Hà Nội (10 Huychương Vàng, 6 Huy chương Bạc và10 Huy chương Đồng). Đoàn VĩnhPhúc giành vị trí thứ Nhì toàn đoàn với6 Huy chương Vàng, 2 Huy chươngBạc và 2 Huy chương Đồng. Đứng thứBa là đoàn Quảng Ninh với 4 Huychương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 1Huy chương Đồng.

Theo đánh giá của Tổng Thư kýLiên đoàn Đua thuyền Việt Nam -Nguyễn Hải Đường, Trưởng bộ mônĐua thuyền Tổng cục Thể dục Thểthao, công tác chuẩn bị của các đoàntham dự giải Canoeing trong khuônkhổ Đại hội Thể dục Thể thao toànquốc lần thứ VII được chuẩn bị rất tốt.Ngoài 20 thuyền thi đấu được Tổngcục Thể dục thể thao hỗ trợ thì hầu hết

các đoàn đều đem theo thuyền tới giải.Đặc biệt là đoàn Hà Nội, Hải Dươngthậm chí đã đem thừa thuyền. Đối vớimột số địa phương mới phát triển mônthể thao này thì việc thiếu thuyền thiđấu có thể khắc phục bằng việc dùngthuyền của Ban Tổ chức. Điều đángmừng cho sự phát triển của phong tràoCanoeing là số lượng đoàn, vận độngviên cũng như chất lượng giải năm nayhơn hẳn so với kỳ Đại hội trước.

* Sau 8 ngày thi đấu sôi nổi ở nhữnghạng cân khác nhau, môn vật trongkhuôn khổ các môn thi đấu của Đại hộiThể dục thể thao toàn quốc lần VII, năm2014 đã kết thúc. Với 8 Huy chươngVàng, 1 Huy chương Bạc và 6 Huychương Đồng, đoàn Hà Nội xếp thứNhất về tổng sắp huy chương. Xếp thứNhì thuộc về đoàn Quân đội với 6 Huychương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 2Huy chương đồng; đoàn Thanh Hóa xếpthứ 3 với 2 Huy chương Vàng, 2 huy

chương Bạc và 2 huy chương Đồng. Vật là một trong bốn môn thể thao

trong chương trình thi đấu Đại hội thểdục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm2014 tổ chức tại Thái Bình, thu hút 208vận động viên đến từ 26 đoàn thể thaođại diện cho các tỉnh/thành, đơn vịtrong cả nước. Các vận động viên tranhtài ở 24 hạng cân, chia thành các nộidung: Vật cổ điển, vật tự do nam, vậttự do nữ.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng -Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh TháiBình, Phó Ban Tổ chức Đại hội thể dụcthể thao Thái Bình cho biết: Trongnhững ngày diễn ra thi đấu môn vật ởcác hạng cân, Thái Bình đã làm tốtcông tác tuyên truyền; đảm bảo côngtác an ninh trật tự, cơ sở vật chất, địađiểm thi đấu; Đồng thời, địa phương đãtổ chức tốt công tác y tế, hoàn thànhtrách nhiệm được giao.

LâM KHánH

Đoàn Hà Nội dẫn đầu các môn Canoeing, Vật

Chiều 04/12, tại Hà Nội, Liên đoànBóng đá Việt Nam đã tổ chức lễ bốcthăm và xếp lịch thi đấu giải bóng đáchuyên nghiệp Việt Nam năm 2015.

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức tiến hànhtổng kết, đánh giá công tác khảo sát,kiểm tra tình hình chuẩn bị của cácCâu lạc bộ trước mùa giải; trình bàycác nội dung đề nghị bổ sung, sửa đổiQuy chế Bóng đá chuyên nghiệp năm2013; kế hoạch phân bổ thời gian thiđấu các giải bóng đá chuyên nghiệp2015 và tiến hành bốc thăm, xếp lịchthi đấu 3 giải là: Vô địch quốc gia,Hạng Nhất quốc gia và Cúp quốc gia.

Theo đó, mùa giải năm 2015 sẽ có14 Câu lạc bộ tham dự giải Vô địchquốc gia gồm: Becamex Bình Dương,Đồng Nai, Đồng Tâm Long An, HàNội T&T, Hải Phòng, Hoàng Anh GiaLai, QNK Quảng Nam, Sanna KhánhHòa - BVN, SHB Đà Nẵng, Sông

Lam Nghệ An, Than Quảng Ninh,Thanh Hóa, Đồng Tháp, XSKT CầnThơ. 8 Câu lạc bộ tham dự giải HạngNhất quốc gia gồm: Bình Phước, Câulạc bộ bóng đá Huế, Đắk Lắk, Côngan nhân dân, Hà Nội, Nam Định, TP.Hồ Chí Minh, Phú Yên.

Nguyên tắc bốc thăm được xácđịnh theo thứ tự ưu tiên các Câu lạcbộ đạt thành tích cao tại mùa giải2014, mỗi Câu lạc bộ tương ứng vớimột mã số được bốc thăm ngẫu nhiênđể xếp cặp và lượt đấu. Theo đó, tạigiải Vô địch quốc gia năm 2015, cặpđấu đầu tiên khai mạc mùa giải chínhlà Câu lạc bộ Becamex Bình Dươnggặp Câu lạc bộ Đồng Tháp ngay trênsân Bình Dương vào ngày04/01/2015. Tại giải Hạng Nhất quốcgia cũng đã xác định cặp đấu đầu tiênkhai mạc mùa giải là Câu lạc bộ bóngđá Huế gặp Câu lạc bộ TP. Hồ Chí

Minh sẽ diễn ra vào ngày 11/4/2015.Tại giải Cúp quốc gia xác định cặpđấu khai mạc là Phú Yên gặp BìnhPhước. Những ngày thi đấu còn lại,địa điểm và giờ thi đấu sẽ được BanTổ chức công bố sau khi Lễ bốc thămxếp lịch thi đấu giải bóng đá các Câulạc bộ Châu Á (AFC ChampionsLeague) kết thúc ngày 11/12/2014,với hai đại diện Việt Nam tham dự làCâu lạc bộ Becamex Bình Dương vàCâu lạc bộ Hà Nội T&T.

Theo lịch thi đấu dự kiến, mùa giải2015 sẽ mở màn với trận Siêu Cúpngày 27/12/2014; giải Vô địch quốcgia khai mạc ngày 04/01/2015 và kếtthúc ngày 20/9/2015. Ngày 04/4/2015sẽ khai mạc Cúp quốc gia và kết thúcgiải ngày 26/9/2015. Giải Hạng Nhấtquốc gia mở màn ngày 11/4/2015 vàkết thúc ngày 29/8/2015.

a.tùng

22 CLB tham dự giải Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam 2015

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

16 số 1105 l 11.12.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Ngày 03/12, tỉnh Đồng Nai đã tổchức khởi công trùng tu, tôn tạo ditích lịch sử thành Biên Hòa (tọa lạctại phường Quang Vinh, thành phốBiên Hòa, Đồng Nai). Dự án có tổngvốn đầu tư hơn 14 tỷ đồng do Côngty TNHH MTV Mỹ thuật Trung ương(thuộc Bộ VHTTDL) thi công, dựkiến hoàn thành trong 36 tháng.

Ông Lê Trí Dũng - Giám đốc Banquản lý Di tích-Danh thắng tỉnh ĐồngNai cho biết: Thành Biên Hòa là ngôithành cổ duy nhất còn sót lại trên đấtNam bộ. Nơi đây đã ghi dấu nhiều sựkiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc khai

phá đất Đàng Trong thời chúaNguyễn, cũng như giai đoạn chốngPháp và Mỹ sau này. Tuy nhiên, dotồn tại qua nhiều biến cố lịch sử nênđến nay, nhiều hạng mục trong thànhcổ đã bị mai một, số còn lại đangtrong tình trạng xuống cấp nghiêmtrọng. Dự án sẽ tập trung bảo tồn, tubổ toàn bộ nhà cổ lớn phía Tây. Đểthực hiện điều này, nhiều năm qua,Ban quản lý đã lấy ý kiến của các Sở,ngành; làm việc, tiếp thu đề xuất, kiếnnghị của các nhà nghiên cứu nhằmhoàn thiện hồ sơ. Nguyên tắc của dựán là phục hồi, sửa chữa nhà cổ theo

những giá trị gốc. Theo thư tịch cổ, thành Biên Hòa

có từ thế kỷ XIV-XV (được xây đắpbằng đất) với tên gọi ban đầu làThành Cựu. Thành dài 338 trượng (1trượng = 10 thước = 4,7m - theochuẩn đo lường cũ của nước ta), cao8 thước 5 tấc, dày 1 trượng. Đến nămMinh Mạng thứ 18 (tức năm 1837),Thành Cựu được xây lại bằng đá ongvà đổi tên thành thành Biên Hòa.Năm 2014, thành Biên Hòa chínhthức được Bộ VHTTDL công nhận làDi tích lịch sử cấp quốc gia.

Hải PHong

Sở VHTTDL Hà Nội vừa trìnhUBND Thành phố “Dự thảo bộ quy tắcứng xử trong các cơ quan, đơn vị, cộngđồng dân cư” (gọi tắt Dự thảo bộ quytắc ứng xử) nhằm khuyến khích nhữnghành vi văn minh, lịch sự, đồng thời tạora một “khung” để những hành vi lệchchuẩn, tức là không đúng với khungquy tắc sẽ phải chịu chế tài trong tươnglai. Đây là đề án từng được trao giải Ýtưởng - Vì tình yêu Hà Nội (Giảithưởng Bùi Xuân Phái) năm 2013.

Theo Giám đốc Sở VHTTDL HàNội - Tô Văn Động, bộ quy tắc nàyđang được lấy ý kiến đóng góp của các,ban, ngành, đoàn thể, người dân để sớmhoàn thiện (dự kiến trước quý I/2015).Mục đích xây dựng bộ quy tắc ứng xửlà góp phần gìn giữ và phát triển các giátrị văn hóa Thăng Long-Hà Nội, xâydựng con người Hà Nội văn minh,thanh lịch, tiêu biểu cho dân tộc ViệtNam, xứng tầm Thủ đô nghìn năm vănhiến. Dự thảo bộ quy tắc ứng xử của HàNội được xây dựng dựa trên 50.000trang tài liệu thu thập được, bao gồm130 đầu sách, hơn 100 bài báo và tạpchí, 30 bộ tài liệu pháp lý và nội quy cơquan có liên quan bằng cả tiếng Việt và

tiếng Anh. Ngoài ra, còn có 6.000 bảnghỏi chọn mẫu từ 30 đơn vị hành chínhquận, huyện, thị xã trên toàn thành phốvà nhiều cuộc hội thảo lớn.

Dự thảo gồm các chuẩn mực ứngxử chung và các chuẩn mực ứng xử cụthể được áp dụng cho 6 nhóm đốitượng: Cơ quan hành chính sự nghiệp,trường học, bệnh viện, doanh nghiệp,khu dân cư và ở nơi công cộng. Dựthảo nêu lại bề dày truyền thống của HàNội ngàn năm tuổi. “... Hà Nội là nơihội tụ, giao thoa, chắt lọc và lan tỏa cácgiá trị văn hóa dân tộc. Lịch sử Thủ đôHà Nội về cơ bản là lịch sử của đấtnước thu nhỏ. Văn hóa của Thủ đô vềcăn bản cũng là văn hóa quốc gia kếttinh lại với những đặc trưng về đạođức, nếp sống, phong tục tập quán. Tuynhiên, bên cạnh tinh hoa người Hà Nộithu nhận được, đã xuất hiện những mặttrái của văn hóa đi kèm như một hệ quảcủa quá trình hội nhập, mở cửa...”.

Thật vậy, một Hà Nội kinh kỳ,thanh lịch hiện đang tồn tại rất nhiềuhành vi ứng xử thiếu văn hóa. Cácchuẩn mực về đạo đức, lối sống, vănhóa ứng xử của người Tràng An đangmất dần. Thay vào đó là lối sống xô bồ,

thiếu văn hóa, nhất là ở giới trẻ. Vănhóa ứng xử trong cộng đồng, các cơquan, tổ chức và cá nhân cũng bị phainhạt. Ngoài đường phố, người ta thảsức xả bậy, vứt rác bừa bãi, coi hè phốnhư của riêng mình. Đâu đó xuất hiệnlối sống vô cảm, thiếu tình thương,trách nhiệm vốn từ xưa đã trở thành nétđẹp đặc trưng của người Hà Nội. Ở cơquan công quyền, không ít “đầy tớ”hách dịch, nói trống không với cả“thượng đế” lớn tuổi. Văn hóa phục vụkhách hàng cũng bị biến đổi, khôngcòn giữ được những nét đẹp vốn có củangười Hà Nội xưa. Vấn nạn “chặtchém”, lừa đảo khách, bán hàng kémchất lượng nhan nhản khắp mọi nơi.Kết quả khảo sát do các cơ quan chứcnăng của thành phố thực hiện cũng đãchỉ ra thực trạng văn hóa ứng xử của cưdân Hà Nội đang rất báo động. Cụ thể,các bệnh viện ở Thủ đô “dẫn đầu” về chỉsố các hành vi ứng xử không phù hợp.Trong số 6.000 bảng hỏi được phát ra,trên 90% số người được hỏi cho rằngbác sĩ, y tá, điều dưỡng, bệnh nhân,người nhà bệnh nhân có hành vi ứng xửthiếu văn hóa. Có đến 95% ý kiến

(Xem tiếp trang 19)

Tìm lại nét thanh lịch người Tràng an

Trùng tu thành cổ 300 năm duy nhất ở Nam bộ

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

17số 1105 l 11.12.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Đây là một phát hiện mới nhấtsau khi tiến hành khảo cổ thành CổLoa (Đông Anh, Hà Nội) được côngbố tại Hội nghị báo cáo kết quảnghiên cứu thành Cổ Loa từ năm2007 đến nay do Trung tâm Bảo tồndi sản Thăng Long- Hà Nội phối hợpvới Viện Khảo cổ học Việt Nam tổchức ngày 03/12.

Theo Viện Khảo cổ học, dạngthành lũy này hình thành sớm hơnthành Cổ Loa nằm bên dưới thànhTrung thuộc văn hóa cư dân ĐôngSơn. Hình thái cụ thể, chiều rộng-dàicủa thành lũy chưa được xác định rõ.Như vậy, có thể khẳng định, thànhCổ Loa do vua An Dương Vươngđắp đã kế thừa tòa thành có trước đó.Thành do vua An Dương Vương đắpcó quy mô to lớn gấp nhiều lần, khốilượng công việc tương ứng với mộtchế độ xã hội cao cấp dạng nhà nướcsơ khai.

Cũng theo kết quả nghiên cứu 3vòng thành, các nhà khảo cổ họcphát hiện kỹ thuật đắp thành Nội vàụ hỏa hồi phía đông bắc thành Nộihoàn toàn khác với kỹ thuật đắp

thành Ngoại, thành Trung, khu vọnggác; xuất lộ gốm Đông Sơn, đồ sắtvà di tích bếp lửa nằm dưới lũy thànhTrung. Cụ thể, kỹ thuật đắp thànhNội và ụ hỏa hồi cho thấy các lớp đấtđắp ở các giai đoạn khác nhau đều cótính thống nhất. Đó là tạo mặt phẳngchứ không đắp đất thành hình vòngcung và không có hiện tượng cắt đấtnhư kỹ thuật đắp thành Trung. Vậtliệu được sử dụng để đắp thành lũyđược khai thác từ hào nằm bên ngoàithành. Thông qua địa tầng thành chothấy thành có cột địa tầng đảo ngượcso với hào. Sự kết hợp của các đồ tạotác, tương phản kỹ thuật xây dựng vàniên đại cacbon phóng xạ cho thấyđa số các lũy được xây dựng bởi mộtxã hội địa phương bản địa.

Kết quả khai quật thành Trungcho thấy lần đắp thứ 5 (giai đoạn 3)và giai đoạn đắp thêm lần thứ 2 ởphía Bắc, phía Nam thành Ngoạibước đầu khẳng định thời Lê sơ. Vớinguồn tư liệu khảo cổ học và cổ sử,có thể khẳng định thành Cổ Loa làtòa thành đất sớm nhất, quy mô tolớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á

do vua An Dương Vương đắp vàothế kỷ thứ III-II tr.CN. Đây là tòathành vừa bảo vệ kinh đô, bảo vệ nhàvua và hoàng gia, vừa là căn cứphòng thủ chắc chắn.

Từ kết quả nghiên cứu trên, cácnhà khoa học kiến nghị lựa chọn mộtkhu tiêu biểu nhất của di tích Cổ Loacòn để lại những di tích tiêu biểu vàđặc trưng nhất của thành Cổ Loa đểnghiên cứu, phục hồi và trên cơ sởđó giúp du khách trong và ngoàinước có thể nhận diện toàn bộ ditích. Tiến hành khai quật lũy phíaTây Nam thành Ngoại, lũy phía TâyNam thành Trung, lũy và ụ hỏa hồiphía Tây Nam thành Nội và hàothành Ngoại. Sau khi kết thúc sẽ làmmái che bảo vệ di tích giới thiệu đếnkhách tham quan. GS.TSKH LưuTrần Tiêu - Chủ tịch Hội đồng di sảnvăn hóa quốc gia cũng kiến nghị:Bảo tồn và phát huy giá trị di sản làtrách nhiệm của địa phương nhưngcũng là trách nhiệm của các nhà disản và cần có quy hoạch khảo cổ họcđể bảo vệ tốt di sản.

H.Yến

Ngày 04/12, hơn 100 tác phẩm ảnhxuất sắc được tuyển chọn từ cuộc thiảnh di sản Việt Nam 2014 chuyển tảinét đẹp, chiều sâu văn hóa của di sản,con người Việt Nam đã cùng hội ngộtrong cuộc triển lãm do Bảo tàng HàNội phối hợp với tạp chí Heritage tổchức, tại Bảo tàng Hà Nội.

Các bức ảnh được tuyển chọn từCuộc thi ảnh di sản Việt Nam 2014 vàđược trưng bày tại triển lãm đã giúpngười xem cảm nhận được phongcảnh, khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹpkỳ ảo, những chân dung con người vàcuộc sống đời thường bình dị, thânthương, các lễ hội vui nhộn hòa quyệntính nhân văn sâu sắc, những làng nghề

truyền thống lâu đời in dấu bàn tay cầncù và nét tinh tế của người dân, cáccông trình kiến trúc tín ngưỡng thâmtrầm cổ kính… Với kỹ thuật tốt, gócnhìn tinh tế và một tâm hồn lãng mạn,đầy nhân văn, các nhiếp ảnh gia đã ghiđược các khoảnh khắc đẹp của conngười, thiên nhiên và di sản. Qua đó,góp phần bồi đắp tình yêu thiên nhiên,đất nước, con người cho người xem.Nhiều tác phẩm ảnh phản ánh nét xuânđầy sắc hoa đào trên miền núi cao phíaBắc, sự lao động cần cù bám biển củacác ngư dân, lễ hội độc đáo của dân tộcChăm, niềm vui của người nông dânkhi ra đồng, nét đẹp bình dị của làngquê ngoại thành, thu hút sự chú ý của

đông đảo người xem. Theo Ban Tổ chức, Cuộc thi ảnh di

sản Việt Nam 2014 kêu gọi sự quantâm của cộng đồng trong việc phát hiệncái đẹp, phát hiện những giá trị di sảnthiên nhiên, văn hóa Việt Nam cần gìngiữ, bảo tồn, tìm kiếm những tác phẩmảnh xuất sắc về đề tài di sản thiênnhiên, văn hóa vật thể và văn hóa phivật thể. Đây cũng là cơ hội cho các nhànhiếp ảnh chuyên và không chuyên thểhiện tình cảm với quê hương, đất nước.Chỉ sau hai tháng phát động, cuộc thiđã nhận được trên 4.400 tác phẩm ảnhcủa 477 tác giả.

Triển lãm kéo dài đến 14/01/2015. Hồ tHanH

phát hiện một dạng thành lũy bên dưới thành Cổ Loa

Triển lãm ảnh di sản Việt Nam tại Bảo tàng Hà Nội

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

18 số 1105 l 11.12.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Trong những ngày này, đi bất cứvùng làng quê Hà Tĩnh, ta sẽ nghe trêncác phương tiện truyền thanh làng, xãvang vọng những câu đò đưa Ví,Giặm, thể hiện niềm vui, niềm phấnkhởi và lòng tự hào của người dân xứNghệ khi được UNESCO công nhânđiệu dân ca Ví, Giặm là Di sản vănhóa của nhân loại. Đó là minh chứngthể hiện sự trường tồn, sức sống mãnhliệt của làn điệu Ví, Giặm trong tâmhồn mỗi người dân trên mảnh đất kiêntrung này.

Còn mãi với thời gian

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là loạihình nghệ thuật diễn xướng có truyềnthống lịch sử từ lâu đời do nhân dânsáng tạo ra trong quá trình lao độngsản xuất. Dân ca Ví, Giặm là sảnphẩm của vùng quê Nghệ Tĩnh vốnnhiều thiên tai khắc nghiệt, nghèo khómột thời nhưng phong cảnh hữu tình,con người cần cù lao động, anh dũng,kiên cường và nghĩa tình, chung thủy.Nhà thơ Lê Quang Thắng viết : “…Khúc dân ca có từ trong máu thịt.Không thể dối lòng, làm sống dậy mộthồn quê…” với người dân xứ Nghệlàn điệu dân ca đã thấm đẫm từ khimới lọt lòng qua lời ru của mẹ và từđó đi theo cả cuộc đời họ. Còn nhạc sĩTrần Hoàn thì muốn nhắn nhủ vớinhân dân cả nước rằng: Trước lúc vĩnhbiệt cõi đời này Bác Hồ thân yêu củachúng ta không bao giờ quên câu hòxứ Nghệ: “…Chuyện kể rằng Bác đòinghe câu Ví, nhớ làng Sen từ thuở ấuthơ…/Bác muốn nghe một đôi khúcdân ca, trước lúc đi xa qua bên kia bầutrời/Người muốn đem tận vô cùng, bàica đất nước theo Bác đến mênhmông…”. Từ bậc vĩ nhân đến ngườidân bình thường, làn điệu dân ca luônđi suốt cả cuộc đời.

Ông Trịnh Ngọc Châu - TrưởngPhòng Nghiệp vụ văn hóa, SởVHTTDL Hà Tĩnh nói: Sau khi

UNESCO công nhận làn điệu dân caVí, Giặm trở thành di sản phi vật thểcủa nhân loại, Sở VHTTDL đã chỉ đạoNhà hát Nghệ thuật truyền thống HàTĩnh tiếp tục sưu tầm và phục dựngcác làn điệu để đi lưu diễn cho nhândân vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó,chúng tôi thống kê số nghệ nhân đãlớn tuổi để sưu tầm các làn điệu dânca lời cổ để ghi âm, ghi hình phụcdựng các tổ khúc, vở diễn.

Tỉnh Hà Tĩnh có gần 70 Câu lạc bộdân ca Ví, Giặm; trong đó có 36 Câulạc bộ hoạt động thường xuyên và khicó sự kiện văn hóa, văn nghệ thì cácCâu lạc bộ này là đơn vị nòng cốt đểlưu diễn ở cơ sở. Gần đây, chúng tôiphối hợp với Hội văn học Nghệ thuậtHà Tĩnh tổ chức trại sáng tác viết vềtổ khúc dân ca Nghệ Tĩnh nhằm cónhiều tác phẩm mới hơn nữa phục vụnhân dân.

Đối với người dân xứ Nghệ, cáchoạt động văn hóa của làng xã, đámcưới, đám hỏi, lễ mừng thọ hay nhữngcuộc hội ngộ anh em, bè bạn đó chínhlà không gian diễn xướng của làn điệudân ca. Mỗi người dân từ già tới trẻđều thuộc một đôi câu trong các lànđiệu Ví, Giặm và đó chính là nét vănhóa trong đời sống của mỗi người.Anh Nguyễn Công Trình - Chủ nhiệmCâu lạc bộ dân ca Ví, Giặm xã ThịnhLộc huyện Lộc Hà chia sẻ: Chúng tôivừa đạt giải xuất sắc và giải sáng táctự biên: Tổ khúc dân ca Nghệ Tĩnh“Thịnh Lộc miền quê yêu dấu” ở Hộidiễn văn nghệ quần chúng lực lượngvũ trang huyện Lộc Hà chào mừng 70năm Ngày Thành lập Quân đội nhândân Việt Nam. Đó là sự nỗ lực của mỗithành viên trong câu lạc bộ, bởi ngoàicác thể loại khác được thể hiện ở hộithi thì thể loại dân ca Ví, Giặm luônđược chúng tôi đầu tư và kết quả rấtthành công. Câu lạc bộ dân ca Ví,Giặm xã Thịnh Lộc có 20 người, nghệnhân lớn tuổi như cụ Hoàng Văn Ấn,

Hoàng Văn Hợi; người trẻ tuổiNguyễn Thị Hà My, Nguyễn ThịTrinh... Hàng tháng câu lạc bộ sinhhoạt và từ đó các nghệ nhân lớn tuổitruyền dạy các làn điệu cho lớp trẻ.

Gần đến Tết Dương lịch và trongdịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lậpQuân đội nhân dân Việt Nam, 25 nămNgày hội Quốc phòng toàn dân, tất cảhuyện thị xã, thành phố ở Hà Tĩnh đềutổ chức hội diễn văn nghệ sôi nổi. Đếnkhắp các làng, xã, các câu lạc bộ chúngta đều thấy các nghệ nhân dân ca Ví,Giặm cùng thế hệ trẻ đang miệt màitập luyện và từ đó làn điều dân ca đượcươm mầm, nhân rộng và truyền dạycho thế hệ mai sau.

Bảo tồn và phát triển giá trị dânca Ví, Giặm

Trong thời đại bùng nổ thông tinnhư hiện nay, mặc dù bị tác động củanhiều loại hình nghệ thuật, nhưng nhờbén rễ sâu trong đời sống xã hội, đượcnhân dân lao động qua hàng trăm nămgìn giữ, bảo tồn, phát huy, dân ca NghệTĩnh không những không bị mai mộtmà còn có một sức sống mãnh liệt. Khitrở thành Di sản văn hóa phi vật thể đạidiện nhân loại, làn điệu Ví, Giặm cầnđược quan tâm hơn nữa, bảo tồn, pháttriển sâu rộng lên một tầm cao mới.

Ông Nguyễn Thiện - Phó Chủ tịchThường trực Ủy ban nhân dân tỉnh HàTĩnh cho biết: Để bảo tồn làn điệu dânca Ví, Giặm, các đơn vị tiếp tục tuyêntruyền, phổ biến cho mọi tầng lớpnhân dân địa phương nhận thức đầy đủgiá trị văn hóa, lịch sử, khoa học to lớncủa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh với tưcách là một Di sản văn hóa phi vật thểđại diện của toàn nhân loại. Đó là tinhhoa, sáng tạo văn hóa của cha ông đểlại và là niềm tự hào của nhân dânNghệ Tĩnh, của văn hóa Việt Nam.

Để dân ca Nghệ Tĩnh trở về với cộinguồn của nó, các đơn vị chức năngtạo điều kiện để khôi phục các không

Sức sống mãnh liệt của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

19số 1105 l 11.12.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

gian trình diễn dân gian trong các địabàn dân cư, làng xóm, để nhân dân laođộng thực sự là chủ thể sáng tạo vàthưởng thức vẻ đẹp âm nhạc độc đáo,đằm thắm, trữ tình vốn có của loạihình nghệ thuật trình diễn này.

Ngoài việc khuyến khích sáng táclời mới cho dân ca Ví, Giặm, các tácphẩm âm nhạc mới trên nền dân caNghệ Tĩnh ca ngợi đất nước, quêhương, cuộc sống đang từng ngày đổi

mới dựa trên các trại sáng tác, hayhội diễn văn nghệ. Tỉnh Hà Tĩnh kêugọi, gặp mặt các nghệ nhân đã lớntuổi và có cơ chế, chính sách để cácnghệ nhân mở các lớp tại nhà, địaphương, dạy lại cho lớp trẻ. Hiện tạinghệ nhân Nguyễn Thị Minh ở xãCẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên;Nguyễn Thị Nguyệt, phường TânGiang, thành phố Hà Tĩnh; ôngKhánh Cẩm, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ

Anh đã mở các lớp truyền dạy dân cacho lớp trẻ; Phòng Giáo dục huyệnNghi Xuân đưa tiết học dạy về dân caVí, Giặm vào trong trường học đểdạy cho học sinh...

Với mạch nguồn sống mãnh liệt từbao đời cho đến nay, làn điệu dân caVí, Giặm luôn được phát huy và bảotồn trong lòng mỗi người dân xứ Nghệsẽ sống mãi với thời gian.

t.t.n

Ngày 05/12, Sở VHTTDL TP. HồChí Minh, Trung tâm Văn hóa, Câu lạcbộ Đờn ca tài tử thành phố đã tổ chứcTọa đàm thảo luận về các giải phápnhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuậtĐờn ca tài tử tại địa bàn TP. Hồ ChíMinh. Cuộc Tọa đàm có sự tham dự củacác nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nghệ sĩtâm huyết với nghệ thuật Đờn ca tài tử.

Kể từ khi nghệ thuật Đờn ca tài tửđược UNESCO công nhận là Di sản vănhóa phi vật thể đại diện nhân loại, nhiềuhoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằmnâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặcbiệt là thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ vàphát huy giá trị di sản văn hóa nghệ thuậtĐờn ca tài tử đã được thực hiện và diễnra khá sôi nổi.

Đến thời điểm này, trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh có gần 300 câu lạc bộ đội,nhóm Đờn ca tài tử với trên 3.000 nghệnhân, tài tử đờn ca, soạn giả và các nhànghiên cứu vẫn duy trì sinh hoạt thường

xuyên và tổ chức giao lưu Đờn ca tài tửgiữa các tỉnh/thành. Đặc biệt trong nămqua, việc truyền dạy Đờn ca tài tử cũngđạt nhiều tín hiệu khả quan. Nhiều lớpđược mở ra ở các quận huyện, đặc biệtcác lò đào tạo của nghệ nhân hoạt độngkhá sôi nổi.

Tuy nhiên, tại Tọa đàm, nhiều ý kiếncho rằng việc truyền nghề đã và đangdiễn ra bằng tất cả tâm huyết của cácnghệ nhân nhưng vẫn chưa có sự thốngnhất về chương trình dạy căn bản vànâng cao, về bài bản, phong cách đờn ca,cũng như những kiến thức liên quan đếnnhạc tài tử để mở rộng tầm hiểu biết.

Trăn trở nhất đối với những ngườiyêu nghệ thuật Đờn ca tài tử là làm thếnào để đào tạo lớp người kế thừa. Nhạcsĩ Tấn Nhì, một trong những người tâmhuyết với bộ môn nghệ thuật này chorằng, nên kết hợp việc dạy kỹ năng Đờnca tài tử với kiến thức lịch sử văn hóa đểhọc viên hiểu rõ giá trị nghệ thuật văn

hóa của Đờn ca tài tử Nam bộ. Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên - nguyên Phó

Trưởng khoa Sau đại học, trường Đạihọc Văn hóa TP. Hồ Chí Minh cho rằngngày càng ít người trẻ chịu khó học hỏingón đờn hay, đặc biệt là với nhạc cụ dântộc như: Kìm, tranh, bầu. Nhiều tài tử cacó giọng hay, năng khiếu nhịp tốt nhưngít chịu khó rèn luyện để nâng cao, họcvài bản nhạc thì bỏ dở nửa chừng vì lokiếm sống hoặc nhiều lý do khác. Vì vậy,số lượng nhiều nhưng không mạnh,không tương xứng với chất lượng.

Cũng theo Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên, đểlớp trẻ yêu thích bộ môn nghệ thuật nàyvà phát huy giá trị nghệ thuật dân tộc đặctrưng miền Nam bộ, không nên áp dụngviệc giảng dạy nghệ thuật Đờn ca tài tửxen ngang vào giữa cấp trung học cơ sởhoặc trung học phổ thông như nhữngmôn nghệ thuật khác mà cần phải họcngay từ cấp nhỏ nhất.

HuY Long

Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử

cho rằng công chức, viên chức cóhành vi ứng xử không phù hợp.Tương tự, khảo sát thực trạng văn hóaứng xử tại trường học cũng cho thấycó từ 50-70% lãnh đạo nhà trường,thầy cô giáo, cán bộ quản lý và nhânviên, học sinh, sinh viên... có hành viứng xử không phù hợp. Có thể nói,việc ban hành bộ quy tắc ứng xử làcần thiết, nhưng để nó đi vào được

cuộc sống thì cần phải có chế tài kiểmtra, giám sát đi kèm, nếu không thìquy tắc cũng chỉ là quy tắc mà thôi.Bộ quy tắc ứng xử cần làm cho mỗingười dân có lòng tự trọng và biết xấuhổ khi làm những việc xấu; phải làmthế nào để những công dân Thủ đô vànhững người đến sống và làm việc tạiThủ đô nhận thức được rằng: Ở mọinơi, mọi lúc, vấn đề giao tiếp, ứng xử,

giải quyết các công việc phải luôn tôntrọng pháp luật, có thái độ chia sẻmình vì mọi người, mọi người vìmình. Hy vọng, bộ quy tắc ứng xử màHà Nội đang xây dựng sẽ góp phầntìm lại nét thanh lịch của người TràngAn và hình thành nét văn hóa ứng xửxứng tầm của một thành phố nghìnnăm tuổi.

tHế Hùng

Tìm lại nét thanh lịch... (Tiếp theo trang 16)

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105

Sự kiện vấn đề

20 số 1105 l 11.12.2014

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

PHan ĐìnH Tân

Biên tậpTrunG kiên, THế HùnG

Địa chỉ51 ngô Quyền - Hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

Giấy phép xuất bảnsố 62/GP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

in tạicônG Ty TnHH mộT THànH viên

in và văn Hóa PHẩm

Được tổ chức với chu kỳ 4 năm mộtlần, Đại hội Thể dục thể thao (TDTT)toàn quốc không chỉ là sân chơi số mộttrong hệ thống thi đấu quốc gia mà cònlà cuộc biểu dương lực lượng lớn nhấtcủa Thể thao Việt Nam từ cấp cơ sở đếntoàn quốc.

Đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng

Khác với các giải trong hệ thống thiđấu quốc gia được tổ chức thường niên,Đại hội TDTT toàn quốc được tiến hànhtừ cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn, tỉnh,thành và ngành) nhằm hưởng ứng vàcũng là để chuẩn bị lực lượng, chuyênmôn cho Đại hội TDTT toàn quốc. Vớiviệc gắn Đại hội TDTT cấp cơ sở vớiCuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thânthể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, phongtrào TDTT quần chúng của các địaphương, các ngành được phát triển cả vềbề rộng lẫn bề sâu, thu hút sự tham giađông đảo của quần chúng nhân dân, tạokhông khí thi đua phấn khởi thực hiệnthành công các nhiệm vụ chính trị xã hội.

Theo thống kê từ Ban Tổ chức Đạihội TDTT toàn quốc lần thứ VII, LạngSơn là đơn vị cuối cùng tiến hành Đại hộiTDTT cấp tỉnh vào ngày 04/11 vừa qua.Đại hội TDTT từ cấp xã cho đến tỉnh đềuđảm bảo tính thiết thực, tránh phô trương,lãng phí và đạt được những hiệu quả nhấtđịnh. Đặc biệt, nhiều địa phương, đơn vịđã kết hợp khai mạc Đại hội TDTT cấpcơ sở nhằm chào mừng các sự kiện trọngđại của đất nước, dân tộc và của địaphương đã gây ấn tượng tốt cho quầnchúng nhân dân đến tham gia.

Qua những tổng kết đánh giá banđầu, thông qua Đại hội TDTT cấp cơ sởđược tiến hành trong 2 năm qua, côngtác TDTT đã được các cấp ủy, chínhquyền địa phương và nhân dân quantâm, phong trào tập luyện TDTT củaquần chúng được mở rộng và nâng cao

chất lượng góp phần tăng cường sứckhỏe, nâng cao đời sống văn hóa tinhthần cho nhân dân. Cũng thông qua thiđấu tại đại hội, các tài năng thể thao đượcbộc lộ và khẳng định, tạo lực lượng nòngcốt để tham gia các cuộc thi đấu trongnước, quốc tế.

Khẳng định thế mạnh đỉnh cao

Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIInăm 2014 tổ chức thi đấu 36 môn chiathành 45 môn và phân môn với 743 bộhuy chương và được tổ chức tại các địaphương: Nam Định, Thái Bình, Hà Nam,Ninh Bình, Hải Phòng, Hải Dương, HòaBình, Quảng Ninh và Hà Nội, trong đóNam Định là địa điểm đăng cai chính củaĐại hội. Nét mới của Đại hội năm naychính là việc khuyến khích các địaphương tích cực đào tạo vận động viêntài năng, chuẩn bị lực lượng thi đấu tạiSEA Games lần thứ 28 (năm 2015), Đạihội thể thao bãi biển Châu Á lần thứ V(2016) và các giải thể thao quốc tế khác.Cụ thể là ngoài những tấm huy chươnggiành được qua thi đấu tại Đại hội, BanTổ chức còn cộng thêm Huy chươngVàng ưu tiên vào Bảng tổng sắp huychương đối với các địa phương, ngành cóvận động viên đạt thành tích cao tại các

Đại hội thể thao quốc tế trong giai đoạn2013-2014, cụ thể: Huy chương Vàng tạiĐại hội thể thao Châu Á (ASIAD) năm2014: cộng 3 Huy chương Vàng; Huychương Bạc tại ASIAD 2014: cộng 2Huy chương Vàng; Huy chương Đồngtại ASIAD 2014 hoặc Huy chương Vàngtại SEA Games 2013: Cộng 1 Huychương Vàng. Sau một số môn bãi biểnđược tiến hành sớm (bóng đá, bóngchuyền, cầu mây bãi biển...), Đại hộiTDTT toàn quốc lần thứ VII bắt đầu sôiđộng kể từ tháng 11/2014 khi hàng loạtmôn vào cuộc như: Xe đạp, quần vợt,bóng đá nữ, Pencak Silat... Ngoài 65đoàn thể thao đại diện cho 63 tỉnh/thànhcùng 2 ngành Quân đội và Công an đãgiành được huy chương, 19 tỉnh miềnnúi cũng đã có các tuyển thủ góp mặttrong bảng huy chương của Đại hội.

Theo dự đoán của các nhà chuyênmôn , ngôi đầu của Đại hội lần này sẽ làcuộc đua giữa Hà Nội và TP. Hồ ChíMinh. Tuy nhiên, với các đoàn còn lạikhông phải là không có mục tiêu riêngđể phấn đấu. Đó chính là việc khẳngđịnh những thế mạnh riêng, những thếmạnh để cùng tạo nên sức mạnh chungcho Thể thao Việt Nam.

tHế Hùng

ĐạI HộI THể DụC THể THao ToàN QuốC LầN THứ VII

Nơi hội tụ các tài năng thể thao Việt Nam

Ban tổ chức trao các giải nhất, nhì, ba môn Vivonam của Đại hội