toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - số 1004

20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1004 ngày 20/12/2012 - Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh gặp gỡ đoàn đại biểu Thanh niên tham dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X (Tr.2) - Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2013 các vấn đề xã hội (Tr.7) - Hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (Tr.11) - Nhìn lại Năm du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012 (Tr.16) Ảnh: CTV trong số nàY Hội nghị hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ Sáng 13/12, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về Hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý của Bộ VHTTDL nhiệm kỳ 2011-2016 và 2016-2021 tại 03 điểm cầu Hà Nội - Đà Nẵng - thành phố Hồ Chí Minh. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ, coi đây là một trong những nội dung trọng yếu, đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao. (Xem tiếp trang 4 ) Tối 15/12, tại TP Huế, Bộ VHTTDL phối hợp UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012. Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá: Năm Du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012 là sự kiện du lịch có quy mô lớn nhất trong năm 2012, Ðây chính là nhân tố quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi, là động lực cho kinh tế du lịch vùng Bắc Trung Bộ phát triển mạnh trong thời gian tới... (Xem tiếp trang 4) Bế mạc Năm Du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012 Điệu hò xứ Huế tại Lễ bế mạc Năm du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012 Tuần phim kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” Tối 13/12, tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia, Tuần phim kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (1972-2012) đã chính thức khai mạc. Trong khuôn khổ Tuần phim, khán giả cả nước sẽ được xem các tác phẩm điện ảnh như: Phim tài liệu “Chuyện ở một vùng non cao”; Phim tài liệu “Hà Nội tháng Chạp năm ấy”, “Tầm nhìn trên cao”, “Hà Nội bản hùng ca”, “Năm 1972 lịch sử”… (Xem tiếp trang 7)

Upload: longvanhien

Post on 20-Jun-2015

466 views

Category:

News & Politics


0 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1004 ngày 20/12/2012

- Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhgặp gỡ đoàn đại biểu Thanh niên tham dự Đại hộiĐoàn toàn quốc lần thứ X

(Tr.2)- Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gianăm 2013 các vấn đề xã hội

(Tr.7)- Hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng

(Tr.11)- Nhìn lại Năm du lịch quốc giaDuyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012

(Tr.16)

Ảnh:

CTVtrong số này

Hội nghị hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộSáng 13/12, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã chủ trì Hội nghị trực tuyến

về Hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý của Bộ VHTTDLnhiệm kỳ 2011-2016 và 2016-2021 tại 03 điểm cầu Hà Nội - Đà Nẵng -thành phố Hồ Chí Minh. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của công tác quy hoạch cánbộ, coi đây là một trong những nội dung trọng yếu, đảm bảo cho việc thựchiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao.

(Xem tiếp trang 4 )

Tối 15/12, tại TP Huế, Bộ VHTTDL phối hợp UBND tỉnh Thừa Thiên-Huếtổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012.Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá: Năm Du lịch quốcgia duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012 là sự kiện du lịch có quy mô lớn nhấttrong năm 2012, Ðây chính là nhân tố quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi, là độnglực cho kinh tế du lịch vùng Bắc Trung Bộ phát triển mạnh trong thời gian tới...

(Xem tiếp trang 4)

Bế mạc Năm Du lịch quốc gia duyên hải

Bắc Trung Bộ - Huế 2012

Điệu hò xứ Huế tại Lễ bế mạc Năm du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012

Tuần phim kỷ niệm 40 năm Chiến thắng“Điện Biên Phủ trên không”

Tối 13/12, tại Trung tâm chiếuphim Quốc gia, Tuần phim kỷ niệm40 năm Chiến thắng “Điện Biên Phủtrên không” (1972-2012) đã chínhthức khai mạc. Trong khuôn khổTuần phim, khán giả cả nước sẽđược xem các tác phẩm điện ảnhnhư: Phim tài liệu “Chuyện ở mộtvùng non cao”; Phim tài liệu “HàNội tháng Chạp năm ấy”, “Tầm nhìntrên cao”, “Hà Nội bản hùng ca”,“Năm 1972 lịch sử”…

(Xem tiếp trang 7)

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

quản lý nhà nước

2 số 1004 l 20.12.2012

Chiều 11/12, tại trụ sở BộVHTTDL, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh và Thứ trưởng Vương Duy Biênđã có buổi gặp mặt 102 thanh niên, đạidiện cho 1000 đại biểu thanh niêntham dự Đại hội Đoàn TNCS Hồ ChíMinh toàn quốc lần thứ X.

Phát biểu tại buổi gặp, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đã khẳng định vaitrò quan trọng của các thế hệ thanhniên trong lịch sử, đồng thời tin tưởngrằng với vai trò tiên phong và bằng tàinăng, trí tuệ của mình, thế hệ thanhniên ngày nay sẽ tiếp bước truyềnthống tốt đẹp, vẻ vang của thế hệ chaông xây dựng cho mình khát vọngtrong học tập, công tác, giữ gìn giađình hạnh phúc. Bên cạnh đó khôngngừng rèn luyện, hoàn thiện bản thân;phát huy bản sắc văn hóa, bản sắcthanh niên Việt Nam để đưa đất nướcsánh vai với bạn bè quốc tế; xây dựngtổ chức Đoàn thành tổ chức có sứcmạnh, có sức hấp dẫn đối với thanhniên, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy củaĐảng, của đất nước.

Ngay sau buổi gặp gỡ, Thứ trưởng

Vương Duy Biên đã chủ trì cuộc thảoluận với chủ đề “Bản sắc thanh niênViệt Nam” để bàn về các giải phápnâng cao sức khỏe thể chất, đời sốngtinh thần; phát triển kỹ năng xã hội vàphát huy thanh niên trong giữ gìn giátrị văn hóa dân tộc Việt Nam.

Tại buổi thảo luận, các đại biểu đãđược nghe đại diện tỉnh Đắk Lắk, TháiBình, Lào Cai, Kon Tum, Bắc Ninhtrình bày các tham luận về các vấn đềnhư: Suy nghĩ về chủ đề “Bản sắcthanh niên Việt Nam” hiện nay là gì,cái gì là tốt đẹp cần phát huy, cái gì cầnlên án và xóa bỏ; vai trò của việc xâydựng hình ảnh người thanh niên ViệtNam trong bối cảnh chung của đấtnước, của dân tộc. Đồng thời, tập trungđánh giá kết quả việc thực hiện mụctiêu Xây dựng lớp thanh niên giàu lòngyêu nước, có lối sống đẹp, có lý tưởngcách mạng, có bản lĩnh văn hóa conngười Việt Nam, biết xử lý hài hoà lợiích của bản thân trong lợi ích chungcủa tập thể, cộng đồng; có lý tưởngcách mạng và bản lĩnh chính trị vữngvàng; có tri thức, chuyên môn, nghiệp

vụ và kỹ năng lao động giỏi; có vănhóa và sống tình nghĩa; có sức khỏethể chất và tinh thần lành mạnh; giàunhiệt huyết sáng tạo và tinh thần tìnhnguyện mà Đại hội Đoàn TNCS HồChí Minh toàn quốc lần thứ IX đã đềra, trong đó tập trung đánh giá hiệuquả công tác giáo dục, kết quả triểnkhai phong trào “4 đồng hành vớithanh niên lập thân, lập nghiệp” nhấtlà các hoạt động đồng hành với thanhniên trong nâng cao sức khỏe thể chấtvà đời sống văn hóa tinh thần.

Bên cạnh đó, các tham luận cũngtập trung bàn các giải pháp để thựchiện mục tiêu: Góp phần xây dựng lớpthanh niên giàu lòng yêu nước, yêuchủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh chính trị,ý thức chấp hành pháp luật, có đạođức cách mạng và lối sống đẹp, cóước mơ, hoài bão, khát vọng đưa đấtnước vươn lên, có tri thức, sức khoẻ,kỹ năng xã hội, năng lực chuyên môn,làm chủ khoa học công nghệ hiện đạinhư dự thảo Văn kiện Đại hội X ĐoànTNCS Hồ Chí Minh đã nêu.

tHtt

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh gặp gỡ đoàn đại biểu Thanh niêntham dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X

Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sựnghiệp Văn hoá, Thể thao và Du lịch”cho ông Lee Dae Bong, Tổng Giám đốcTập đoàn Charmvit Hàn Quốc đã diễnra chiều 12/12/2012 tại trụ sở BộVHTTDL.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL HoàngTuấn Anh cùng đại diện lãnh đạo cácTổng cục, Cục, Vụ, Văn phòng BộVHTTDL và đông đảo phóng viên cáccơ quan thông tấn báo chí của Việt Namvà Hàn Quốc đã đến dự buổi Lễ .

Tại buổi Lễ, ông Lee Dae Bong bàytỏ xúc động khi được nhận Kỷ niệmchương cao quý của Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch, đồng thời khẳng định,sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cựchơn nữa đối với sự nghiệp Văn hoá, Thể

thao và Du lịch của Việt Nam. Trong việc khai thác các sản phẩm

của Tập đoàn Charmvit Hàn Quốc tạiViệt Nam, ông Lee Dae Bong cũng chobiết, sẽ có chiến lược giá cạnh tranh nhấtdành cho khách quốc tế đến Hà Nội,Việt Nam qua đó thúc đẩy hơn nữa sựthu hút đối với du khách quốc tế dànhcho Du lịch Việt Nam.

Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đánh giá cao nhữngcống hiến to lớn của ông Lee Dae Bongđối với sự nghiệp Văn hoá, Thể thao vàDu lịch Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vựcdu lịch. Các sản phẩm của Tập đoànCharmvit Hàn Quốc như Sân golfPhượng Hoàng, Khách sạn Grand PlazaHà Nội… đã góp phần quảng bá thương

hiệu Du lịch Việt Nam ra thế giới, gópphần thực hiện Chiến lược phát triển dulịch Việt Nam đến năm 2020.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấnmạnh: Các công trình của Tập đoànCharmvit Hàn Quốc sẽ là nguồn cơ sởvật chất quan trọng trong việc Việt Namtổ chức ASIAD 18 - năm 2019 với vaitrò là nước chủ nhà.

Trong thời gian tới, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh mong muốn sẽ tiếp tụcnhận được sự hỗ trợ từ phía Tập đoànCharmvit Hàn Quốc cũng như cá nhânông Lee Dae Bong đối với các hoạtđộng văn hoá, thể thao và du lịch củaViệt Nam, góp phần thắt chặt hơn nữamối quan hệ hợp tác giữa hai nước ViệtNam và Hàn Quốc. tHtt

Trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hoá, Thể thao và Du lịch” cho Tổng Giám đốc Tập đoàn Charmvit

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

quản lý nhà nước

3số 1004 l 20.12.2012

Bộ VHTTDL vừa ban hành vănbản số 4389/TB-BVHTTDL, thôngbáo kết luận của Bộ trưởng HoàngTuấn Anh tại buổi làm việc với Tỉnhủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh về tình hìnhvăn hóa, thể thao và du lịch của Tỉnh.Theo đó, Bộ trưởng đánh giá caonhững kết quả phát triển kinh tế-xã hộicủa tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt là thu hútcác dự án lớn trọng điểm của quốc gia,của Tỉnh đang được tiến hành tích cực;thành tích phát triển sự nghiệp vănhóa, gia đình, thể dục thể thao và dulịch trong thời gian qua. Để thực hiệntốt công tác quản lý, phát triển vănhóa, thể thao và du lịch trong thời giantới, đề nghị Tỉnh quan tâm chỉ đạothực hiện tốt một số nhiệm vụ:

Tổng kết 15 năm thực hiện Nghịquyết Trung ương 5 khóa VIII về xâydựng và phát triển nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;05 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chínhtrị “Về tiếp tục xây dựng và phát triểnvăn học, nghệ thuật trong thời kỳ

mới”. Hoàn thành và triển khai thựchiện tốt “Quy hoạch tổng thể phát triểnvăn hóa, thể thao và du lịch đến năm2020, tầm nhìn 2030” và quy hoạchcác khu văn hóa, du lịch trọng điểm,quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa,thể thao, quy hoạch các loại hình kinhdoanh dịch vụ văn hóa, du lịch... Huyđộng các nguồn đầu tư xây dựng hệthống thiết chế văn hóa, thể thao đồngbộ từ tỉnh đến cơ sở. Tiếp tục dành sựquan tâm chăm lo cải thiện đời sốngvăn hóa cho nhân dân ở vùng sâu,vùng xa, vùng biên giới; chú trọngcông tác sưu tầm, kiểm kê, bảo tồn,phát huy các di sản văn hóa phi vật thểvà có cơ chế khuyến khích, động viêncác nghệ nhân trong việc bảo tồn,truyền dạy các giá trị di sản văn hóaphi vật thể; quan tâm đào tạo, bồidưỡng và có chính sách hỗ trợ thiếtthực đối với đội ngũ văn nghệ sỹ, huấnluyện viên, vận động viên... Tập trungđầu tư phát triển và khai thác có hiệuquả các dự án lớn như Khu Văn hóa -Du lịch Nguyễn Du, Khu Du lịch quốc

gia Thiên Cầm, Khu Du lịch XuânThành, Chùa Hương, Ngã ba ĐồngLộc, Nước Sốt - Cầu Treo, các khudịch vụ Nam Kỳ Anh, Khu Liên hợpThể thao, Bảo tàng, Thư viện...

Về một số kiến nghị của Tỉnh, BộVHTTDL ủng hộ chủ trương tổ chứccác hoạt động Kỷ niệm “250 nămNgày Sinh, 195 Ngày mất của Đại thihào Nguyễn Du” (1765-1820-2015)vào năm 2015; đề nghị Tỉnh sớm xâydựng Đề án để Bộ xem xét, thống nhấtvà phân công các đơn vị thuộc Bộhướng dẫn và phối hợp với Tỉnh trongquá trình chuẩn bị và tổ chức các hoạtđộng kỷ niệm. Giao Cục Di sản vănhóa, Cục Hợp tác quốc tế phối hợp vớiTỉnh làm việc với Ủy ban Quốc giaUNESCO Việt Nam trình Tổ chứcUNESCO đưa hoạt động kỷ niệm Đạithi hào Nguyễn Du vào các sự kiệnquan trọng trong năm 2015. Đồng ýchủ trương của Tỉnh về việc lập vàtrình Thủ tướng Chính phủ phê duyệtQuy hoạch tổng thể Khu Văn hóa -

(Xem tiếp trang 6)

Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh

Ngày 20/12, Trung tâm bảo tồn disản Thăng Long-Hà Nội chính thức mởcửa Hầm chỉ huy tác chiến Bộ Tổngtham mưu đón khách tham quan nhândịp kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “HàNội - Điện Biên Phủ trên không”. Hầmchỉ huy tác chiến nằm tại khu A Hoàngthành Thăng Long, phía Tây đầu hồinhà làm việc của Cục tác chiến. Mộtcửa hầm phía Đông nối với nhà làmviệc của Cục Tác chiến, cửa phía Namthông với khu Đoan Môn. Nơi đây, cácđồng chí trong Bộ Chính trị, chỉ huyBộ Quốc phòng, Bộ Tổng tư lệnh Quânđội Nhân dân Việt Nam đã chỉ đạothắng lợi hai cuộc chiến tranh phá hoại

của đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc màđỉnh cao là trận “Điện Biên Phủ trênkhông” từ ngày 18/12-29/12/1972.

Căn Hầm được xây dựng từ năm1964 đến năm 1965, với diện tích65m2, chia làm hai phòng: Phòng giaoban tác chiến và Phòng trực ban tácchiến. Sau 40 năm kể từ khi Hiệp địnhParis ký kết, Bộ Tổng tham mưuchuyển lên làm việc tại Nhà tác chiến;đến nay, Hầm chỉ huy tác chiến mớiđược đưa vào sử dụng phục vụ dukhách đến tham quan, tìm hiểu. Côngtác tu bổ, phục hồi được bắt đầu từ năm 2011.

Trung tâm bảo tồn di sản Thăng

Long-Hà Nội đã phục dựng toàn bộkhông gian di tích như: Hệ thống váchgỗ, hệ thống trần gỗ, hệ thống bản đồbằng giấy đã ẩm mốc, bong tróc; phụcdựng nguyên mẫu 4 phòng thông tin(cửa phòng, vách phòng, tay nắm cửa,bản lề, nền phòng, kệ máy thông tinliên lạc); phục chế tiêu đồ phòng khôngcó đánh dấu đường máy bay B52, tu bổđường ổng dẫn khí, làm mái che mưatại cửa hầm… Trong dịp này, Trungtâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nộicũng xây dựng chuyên đề thuyết minh,phục vụ du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Đ.N

Mở cửa Hầm chỉ huy tác chiến đón khách tham quan

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

quản lý nhà nước

4 số 1004 l 20.12.2012

Với chủ đề Du lịch di sản, Năm Dulịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ- Huế 2012 có hơn 30 sự kiện lớn đượctổ chức, trong đó điểm nhấn là FestivalHuế lần thứ 7, thu hút hàng chục ngànlượt khách đến khu vực.

Bên cạnh đó là nhiều chương trình,lễ hội của các tỉnh thành trong vùngnhư Lễ hội Lam Kinh, Lễ đón nhận disản thế giới Thành nhà Hồ, Lễ hộiLàng Sen, Lễ hội văn hóa du lịch Nhịp

cầu xuyên Á… Chùm các sự kiện nàyđã khai thác được lợi thế du lịch củamỗi địa phương cũng như tạo ra cácsản phẩm mới có sức hấp dẫn và khảnăng cạnh tranh nhất định.

Những thành quả của Năm Du lịchquốc gia 2012 đã mang lại một bứctranh tươi sáng cho du lịch Thừa Thiên-Huế, là yếu tố quan trọng để tỉnh ThừaThiên-Huế sớm trở thành thành phốtrực thuộc Trung ương.

Tại lễ Bế mạc, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh đã tặng Bằng khen của BộVHTTDL cho các tập thể và cá nhânđã có những đóng góp đặc biệt cho sựthành công của Năm Du lịch quốc gia2012. Đồng thời BTC Năm Du lịchquốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ -Huế 2012 đã trao cờ luân lưu cho HảiPhòng - đơn vị đăng cai Năm Du lịchquốc gia Đồng băng sông Hồng 2013.

tHtt

Bế mạc Năm Du lịch...

Đây vừa là nhiệm vụ trước mắt,vừa là nhiệm vụ lâu dài; quy hoạchvừa đóng, vừa mở, hàng năm phảiđược rà soát, quy hoạch đối vớitừng đơn vị để kịp thời phát hiện ranhân tố mới, có nhiều triển vọng.

Bộ trưởng cho rằng, quy hoạchchính là đào tạo, giáo dục cán bộrèn luyện, phấn đấu không ngừng,tránh tình trạng “yên tâm ngồi đấy”.Đặc biệt, công tác quy hoạch phảichịu sự lãnh đạo, tập trung thốngnhất dưới sự chỉ đạo của cấp ủy,

Đảng, của Ban Cán sự, đồng thời cósự phân cấp cho các đơn vị thựchiện, đảm bảo tính dân chủ để pháthiện người có đức, có tài và Đảngthống nhất quản lý cán bộ.

“Thực chất công tác quy hoạchcán bộ là chọn ra người làm cán bộ,làm lãnh đạo thành thực, có tầmnhìn, biết tôn trọng tài năng củangười khác, có khả năng vượt lênmọi khó khăn để hoàn thành tráchnhiệm, đồng thời phải có tính thựctiễn đi sâu vào nghiên cứu, học hỏi,

nắm bắt tình hình...” - Bộ trưởngkhẳng định.

Tại Hội nghị, các đại biểu thamdự đã được nghe ông Nguyễn VănTấn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộphổ biến Văn bản số 61 ngày30/11/2012 của Ban Cán sự ĐảngBộ VHTTDL “Hướng dẫn công tácquy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lýcủa Bộ VHTTDL nhiệm kỳ 2011-2016 và 2016-2021”...

tHtt

Hội nghị hướng dẫn... (Tiếp theo trang 1)

Thủ tướng Chính phủ vừa kýQuyết định số 1880/QĐ-TTg phêduyệt “Cơ chế, chính sách hỗ trợđầu tư bảo tồn và phát huy giá trị ditích cố đô Huế”. Đây là điều kiệnrất thuận lợi để Thừa Thiên-Huếtiếp tục gìn giữ và phát huy các giátrị văn hóa của hệ thống di sản vănhóa Huế. Quyết định ghi rõ: Bổsung có mục tiêu cho Thừa Thiên-Huế từ năm 2013 đến 2020 với tổngmức 800 tỷ đồng, bình quân mỗinăm 100 tỷ đồng. Riêng năm 2013,do khó khăn nên bố trí hỗ trợ 50 tỷđồng. Các năm sau tùy điều kiệnngân sách sẽ bố trí tăng thêm để bảođảm tổng mức hỗ trợ như trên. Bố

trí vốn từ Chương trình mục tiêuquốc gia về văn hóa trong giai đoạn2013-2015 và giai đoạn đến năm2020 theo nguyên tắc năm sau caohơn năm trước để thực hiện các dựán. Xem xét để bổ sung vốn từnguồn tăng thu của ngân sách trungương hằng năm (nếu có) để đầu tưthực hiện các dự án của đề án theoquy định của Luật Ngân sách nhànước. Vận động nguồn vốn hỗ trợphát triển chính thức (ODA) để đầutư một số dự án thuộc đề án, ngânsách địa phương bảo đảm vốn đốiứng, ngân sách Trung ương hỗ trợ(nếu có nguồn) theo quy định hiện hành.

Thủ tướng cũng giao các Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Tài chính, Vănhóa, Thể thao và Du lịch phối hợpvới UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế bốtrí vốn từ chương trình mục tiêuquốc gia về văn hóa trong giai đoạn2013-2015 và giai đoạn đến năm2020 theo nguyên tắc năm sau caohơn năm trước để thực hiện các dựán; đồng thời bổ sung nguồn vốn từnguồn thu ngân sách; vận độngnguồn vốn hỗ trợ phát triển chínhthức (ODA) để cùng với ngân sáchđịa phương đảm bảo vốn đối ứng,ngân sách Trung ương hỗ trợ việcthực hiện đề án.

Đ.N

800 tỷ đồng trùng tu di tích Cố đô Huế

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

quản lý nhà nước

5số 1004 l 20.12.2012

* Quyết định số 4851/QĐ-BVHTTDL ngày 11/12/2012, BộVHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo vàTổ giúp việc xây dựng Đề án Quyhoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý BộVHTTDL giai đoạn 2011-2016;2016-2021. Ban Chỉ đạo gồm Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh - Bí thưBan Cán sự Đảng làm Trưởng ban;Thứ trưởng Lê Khánh Hải: Ủyviên; Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộNguyễn Văn Tấn: Ủy viên Ban Chỉđạo, kiêm Tổ trưởng Tổ giúp việc.

* Tại Quyết định số 4889/QĐ-BVHTTDL ngày 13/12/2012, BộVHTTDL thành lập Hội đồng đánhgiá nghiệm thu nhiệm vụ môitrường “Nâng cao hiệu quả bảo vệmôi trường thông qua các sinh hoạttôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam”gồm 7 thành viên. Cơ quan chủquản: Bộ Văn hoá, Thể thao và Dulịch; cơ quan chủ trì thực hiện: VụKhoa học, Công nghệ và Môitrường; cơ quan phối hợp thựchiện: Trung tâm phát triển Xã hội

và Môi trường Vùng.* Ngày 13/12/2012, Bộ

VHTTDL có Quyết định số4886/QĐ-BVHTTDL giao CụcMỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãmtổ chức Lễ kỷ niệm 40 thành lậpCục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triểnlãm và đón nhân Huân chương Laođộng Hạng Ba.

* Bộ VHTTDL có Quyết địnhsố 4859/QĐ-BVHTTDL ngày11/12/2012 thành lập Ban Chỉ đạo“Ngày hội văn hoá các dân tộc ViệtNam năm 2013” tại Gia Lai gồm 16thành viên do Thứ trưởng Hồ AnhTuấn và ông Phạm Thế Dũng, Chủtịch UBND tỉnh Gia Lai đồngTrưởng Ban Chỉ đạo.

* Ngày 11/12/2012, BộVHTTDL có Quyết định số4857/QĐ-BVHTTDL thành lậpBan Tổ chức Hội nghị Uỷ ban Vănhoá Thông tin ASEAN lần thứ 47và các Hội nghị liên quan. Cụctrưởng Cục Hợp tác quốc tếNguyễn Văn Tình: Chủ trì Hội nghị

Uỷ ban Văn hoá Thông tin ASEAN(ASEAN-COCI) lần thứ 47, Hộinghị ASEAN-Trung Quốc vềChương trình hợp tác văn hoáASEAN-Trung Quốc, Hội nghị cácdự án ưu tiên của Tiểu ban Văn hoáASEAN và Hội nghị Tiểu ban Vănhoá ASEAN; ông Triệu Minh Long- Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốctế, Bộ Thông tin và Truyền thông,Chủ trì Hội nghị Tiểu ban Thôngtin ASEAN.

* Bộ VHTTDL có Quyết địnhsố 4842/QĐ-BVHTTDL ngày11/12/2012 giao Cục Văn hóa cơ sởtổ chức cuộc thi ảnh toàn quốc chủđề Khám phá văn minh sông Hồng- Hải Phòng 2013. Cũng theoQuyết định, Bộ VHTTDL thành lậpBan Tổ chức cuộc thi, ông PhạmVăn Thuỷ - Cục trưởng Cục Vănhoá cơ sở: Trưởng Ban Tổ chức;ông Ngô Hoài Chung - Phó Cụctrưởng Cục Văn hoá cơ sở: PhóTrưởng Ban Tổ chức.

tHtt

VăN BảN Mới

Bộ VHTTDL vừa ban hànhThông tư số 11/2012/TT-BVHTTDLquy định điều kiện hoạt động của cơsở thể thao tổ chức hoạt động Judo.Thông tư này quy định chi tiết vềđiều kiện chuyên môn, cơ sở vậtchất, trang thiết bị, nhân viênchuyên môn của cơ sở thể thao tổchức hoạt động Judo; áp dụng đốivới tổ chức, cá nhân tổ chức hoạtđộng Judo tại Việt Nam.

Quy định điều kiện về cơ sở vậtchất, trang thiết bị tập luyện: Địađiểm tổ chức hoạt động Judo phảibảo đảm các điều kiện sau: Có thảmtập diện tích từ 64m2 trở lên. Mặt

thảm phải bằng phẳng, không trơntrượt, đảm bảo không gây chấnthương cho người tập luyện và thiđấu. Độ dày của thảm ít nhất là 4cm;thảm được đặt trên mặt sàn làm bằngbê tông, gỗ hoặc dàn nhún lò xo;mật độ tập luyện tối thiểu3m2/01người; điểm tập có ánh sángtối thiểu là 200 lux; âm thanh, tiếngồn bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốcgia. Điểm đo âm thanh, tiếng ồnđược xác định tại phía ngoài cửa sổvà cửa ra vào của điểm tập; có đủ cơsố thuốc và dụng cụ sơ cứu ban đầu,khu vực thay đồ, gửi quần áo, nhà vệsinh, khu vực để xe; có sổ theo dõi

võ sinh tham gia tập luyện ghi đầyđủ họ tên, năm sinh, giới tính, nơi cưtrú và lưu đơn xin học của từngngười; có bảng nội quy quy định giờtập luyện, biện pháp bảo đảm antoàn khi tập luyện và các quy địnhkhác; có bảng tên đòn chuyên mônJudo và ảnh minh hoạ; đảm bảo anninh trật tự, vệ sinh, môi trường, antoàn lao động, phòng chống cháy nổtheo quy định của pháp luật; võ sinhtập luyện phải có võ phục chuyênmôn Judo.

Thông tư nói trên có hiệu lực thihành từ ngày 25/01/2013.

tDtt

Quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Judo

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

quản lý nhà nước

6 số 1004 l 20.12.2012

Chiều ngày 13/12, tại trụ sở BộVHttDL, Bộ trưởng Hoàngtuấn Anh đã có buổi làm việcvới đoàn công tác tỉnh QuảngNinh do đồng chí Phạm MinhChính, Bí thư tỉnh uỷ làmtrưởng đoàn.

Tại buổi làm việc, đồng chí VũThị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch UBNDtỉnh Quảng Ninh đã thay mặt Đoàntrình bày báo cáo kết quả công tácVHTTDL năm 2012 của Tỉnh, trongđó nêu một số đề xuất, kiến nghị vớiBộ VHTTDL như: Đề nghị Bộ hỗ trợđào tạo nguồn nhân lực du lịch; tiếptục hỗ trợ nguồn vốn đầu tư hạ tầngcho tuyến đường kết nối khu Di tíchdanh thắng Yên Tử với khu Di tíchlịch sử nhà Trần (Đông Triều); chophép Quảng Ninh đăng cai 03 mônthể thao tại ASIAD 18 năm 2019:Bóng đá nữ, Wushu, Cờ; hỗ trợ đầutư xây dựng công trình Sân vận động30.000 chỗ ngồi, nhà thi đấu đa năng5000 chỗ ngồi thuộc Trung tâm thểthao vùng Đông Bắc (TP. Hạ Long);cho phép tổ chức Năm Du lịch Quốcgia năm 2018 tại Quảng Ninh; đềnghị Bộ sớm có văn bản hướng dẫncụ thể về mô hình tổ chức hoạt độngcủa BQL di tích lịch sử và danh lam

thắng cảnh; hướng dẫn về việc bảoquản, tu bổ, phục hồi di tích; hướngdẫn về quản lý và sử dụng các nguồnthu tại các di tích lịch sử văn hoá,danh lam thắng cảnh đảm bảo tínhthống nhất để các địa phương triểnkhai thực hiện; đưa các nội dungtuyên truyền quảng bá 04 trung tâmdu lịch trọng điểm của Quảng Ninhvào chương trình của Bộ về quảng báthông tin, hình ảnh du lịch trong vàngoài nước; tiếp tục quan tâm chỉđạo giúp tỉnh Quảng Ninh thẩm địnhtrình Thủ tướng Chính phủ cho phéptỉnh Quảng Ninh xây dựng Hồ sơkhoa học đề nghị UNESCO côngnhận Di sản thế giới đối với Quầnthể di sản văn hoá và danh thắng Yêntử; thẩm định trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt 03 quy hoạch tổng thểcủa Khu di tích lịch sử chiến thắngBạch Đằng, Khu di tích lịch sử vănhoá nhà Trần ở Đông Triều, Khu ditích danh thắng Yên Tử…

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giácao những kết quả đạt được trên cáclĩnh vực của tỉnh Quảng Ninh trongthời gian qua, đặc biệt là những khởisắc về du lịch kể từ khi Vịnh HạLong trở thành một trong bảy kỳ

quan thiên nhiên mới của Thế giới.Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng ghinhận những nỗ lực và sự phối kếthợp chặt chẽ giữa lãnh đạo Tỉnh vớiBộ VHTTDL trên nhiều hoạt động,mang lại hiệu quả thiết thực, đồngthời khẳng định Bộ VHTTDL luônủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợiđể tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh khaithác những tiềm năng, thế mạnh của,Bộ trưởng đề nghị trong thời giantới, lãnh đạo Tỉnh cần tiếp tục quantâm tới một số vấn đề cụ thể nhưquản lý, nâng cao doanh thu từ khaithác thế mạnh về du lịch; xúc tiếnđẩy mạnh hợp tác, trao đổi giữa VịnhHạ Long và đảo Jeju (Hàn Quốc)nhằm khai thác lợi thế và nâng caosố lượng khách du lịch; chú trọngphát triển các phong trào và hoạtđộng TDTT...

Đối với những kiến nghị, đề xuấtcủa tỉnh, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhgiao các Tổng Cục, Cục, Vụ, đơn vịchức năng thuộc Bộ VHTTDL phốihợp với Tỉnh nghiên cứu, xem xét hỗtrợ nhằm đẩy mạnh hiệu quả, chấtlượng công tác trên các lĩnh vựcVHTTDL trên địa bàn Tỉnh trongthời gian tới.

tHtt

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh

Du lịch Nguyễn Du tương xứng với ýnghĩa của Di tích quốc gia đặc biệt; đềnghị Tỉnh tích cực vận động thêm cácnguồn lực xã hội hóa để hoàn thànhnhững hạng mục kịp phục vụ cho cáchoạt động kỷ niệm vào năm 2015.

Giao các đơn vị: Tổng cục Du lịchhướng dẫn Sở VHTTDL tỉnh Hà Tĩnh,phối hợp với các doanh nghiệp, tổchức, cá nhân phát triển các tour, tuyếndu lịch khu vực và quốc tế; tuyêntruyền, quảng bá bản sắc văn hóa, tiềmnăng du lịch của tỉnh Hà Tĩnh đến với

bạn bè trong và ngoài nước; tạo cácsản phẩm du lịch mang đặc trưng vùngmiền... Tổng cục TDTT: hướng dẫn SởVHTTDL tỉnh Hà Tĩnh phối hợp vớicác tổ chức, cá nhân, đăng cai tổ chứccác giải thể thao quốc gia và quốc tế.Cục Di sản văn hóa hướng dẫn SởVHTTDL tỉnh Hà Tĩnh và SởVHTTDL tỉnh Nghệ An hoàn thiện hồsơ trình UNESCO công nhận Dân caVí, Giặm Nghệ Tĩnh là Di sản văn hóaphi vật thể đại diện của nhân loại hoặcdi sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của

nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp ởthời điểm thích hợp, phù hợp với địnhhướng của UNESCO; nghiên cứu, báocáo Bộ trưởng về đề xuất của Tỉnh vềviệc xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệtđối với Khu di tích đồng chí Trần Phú- Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ở xãTùng Ảnh, Đức Thọ; sớm thẩm định,xếp hạng cấp quốc gia cho các di tích,di sản văn hóa phi vật thể đáp ứng yêucầu mà Tỉnh đã và sẽ lập hồ sơ trìnhBộ VHTTDL...

tHtt

Kết luận của Bộ trưởng... (Tiếp theo trang 3)

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

sự kiện vấn đề

7số 1004 l 20.12.2012

Sáng 10/12, tại Khu Di tíchNguyễn Sinh Sắc (TP Cao Lãnh),tỉnh Đồng Tháp đã long trọng tổ chứcLễ giỗ lần thứ 83 và khánh thành Đềnthờ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc -thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đâylà lần đầu tiên, Lễ giỗ cụ Phó bảngNguyễn Sinh Sắc được tổ chức vớiquy mô cấp tỉnh và quy mô tổ chứcnày sẽ được duy trì hàng năm về sau.Ngoài nghi thức chính của Lễ giỗ, từngày 09-11/12, nhiều hoạt động vănhoá văn nghệ, thể dục thể thao cũngđược tổ chức như triển lãm 200 tàiliệu tìm hiểu về cụ Phó bảng NguyễnSinh Sắc; về quê hương, đất nước,con người Đồng Tháp; Triển lãm ảnhnghệ thuật của Câu lạc bộ Nhiếp ảnh

nữ tỉnh Đồng Tháp, mô hình “ĐồngTháp mùa nước nổi” và hoa đăng“Sen”; chương trình ca múa nhạc hátvề Bác Hồ kính yêu, về cụ Phó bảngNguyễn Sinh Sắc…

Dịp này, Đền thờ cụ Phó bảngNguyễn Sinh Sắc cũng đã chính thứckhánh thành. Đền thờ được khởicông xây dựng từ tháng 9/2012, trêncơ sở cải tạo lại từ Nhà trưng bàythân thế và sự nghiệp của cụ Phóbảng Nguyễn Sinh Sắc với diện tích282m2 (gồm nhà bát giác, các nhàkho), nằm trong Khu Di tích NguyễnSinh Sắc. Bên ngoài Đền thờ đượcxây dựng dựa trên hình dáng ban đầucủa Nhà trưng bày nối thêm hànhlang bên phải hàng rào nhằm tạo

thêm khoảng trống dùng làm nơi đặtbàn, là nơi để khách tham quan hoặctạm dừng chân trước khi bước vàonơi thờ cúng chính.

Đền thờ cụ Phó bảng NguyễnSinh Sắc là công trình mang đậm tínhvăn hóa, xã hội và nghệ thuật. Côngtrình Đền thờ được khánh thành nhânngày Lễ giỗ lần thứ 83 của cụ là hoạtđộng thể hiện truyền thống uốngnước nhớ nguồn và giữ gìn bản sắcvăn hoá truyền thống của dân tộc, thểhiện tấm lòng tôn kính, biết ơn sâusắc của nhân dân ta đối với công laoto lớn của cụ Phó bảng Nguyễn SinhSắc trong sự nghiệp giải phóng dântộc và xây dựng đất nước.

Đ.N

Bộ VHTTDL vừa có các quyết địnhphê duyệt Kế hoạch thực hiện cácChương trình mục tiêu Quốc gia năm2013 về Phòng, chống HIV/AIDS; Dânsố-Kế hoạch hoá gia đình và Phòng,chống ma tuý năm 2013.

Kế hoạch được triển khai thực hiệnbao gồm các nội dung hoạt động: Biểudiễn, tuyên truyền phòng, chống

HIV/AIDS Dân số-Kế hoạch hoá giađình tại các điểm công cộng; in, pháthành kịch bản phòng, chốngHIV/AIDS; tập huấn công tác Dân số-Kế hoạch hoá gia đình và công tácphòng, chống ma tuý cho cán bộVHTTDL; tổ chức Liên hoan tuyêntruyền phòng, chống ma tuý; biểu diễnnghệ thuật tuyên truyền phòng, chống

ma tuý; tổ chức giải thể thao tại Trungtâm khám chữa bệnh, giáo dục, laođộng xã hội; sản xuất tài liệu chuyên đềphòng, chống ma túy cho chương trìnhbăng hình miền núi; thi sáng tác tranhcổ động và triển lãm tranh cổ độngphòng, chống ma tuý; sáng tác ca khúcphòng, chống ma tuý…

M.H

Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2013các vấn đề xã hội

Đồng Tháp: Tổ chức Lễ giỗ lần thứ 83 cụ Nguyễn Sinh Sắc Љ

Cuc Điên ảnh cũng đã gửi tơi tâtca cac đội chiếu bóng lưu động, trungtâm phát hành phim và chiếu bóngcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương các đia DVD phim được trìnhchiếu trong tuần phim va băng hinhMiên nui sô 3/2012 chuyên đê: Kyniêm 40 năm chiến thắng pháo đàiB52 do Trung tâm Điện ảnh chiều thứ7 sản xuất.

Ngay sau Lễ khai mạc, khán giảđã được xem bộ phim tài liệu “Kí ức

một thời” đạo diễn Nghệ sĩ Ưu túNguyễn Văn Hướng. Ở đó ghi lạinhững câu chuyện, suy nghĩ, ướcvọng của người dân đã sống và chiếnđấu dưới mưa bom bão đạn kẻ thùtrong 12 ngày đêm năm 1972. Câuchuyện được kể lại từ nhà báoNguyễn Ngọc Tiến - người hiện đanglưu giữ nhiều hiện vật từ cuộc chiếnđấu dũng cảm của quân và dân HàNội từ 40 năm trước cùng các nhânchứng lịch sử - những người trực tiếp

trải qua thời khắc kinh hoàng củanhiều đợt ném bom xuống Hà Nội.Phim truyện nhựa “Hà Nội 12 ngàyđêm”, đạo diễn Nghệ sĩ Nhân dân BùiĐình Hạc, là bộ phim với rất nhiềuchân dung của những con người bìnhdị, kiên cường sống chết với Thủ đôtrong thời khắc lịch sử Hà Nội đươngđầu với B52. Phim từng đạt giải Bôngsen Bạc tại Liên hoan phim Việt Namlần thứ 14, tham dự 10 Liên hoanphim quốc tế. DuNg HòA

Tuần phim kỷ niệm... (Tiếp theo trang 1)

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

sự kiện vấn đề

8 số 1004 l 20.12.2012

Chiều ngày 14/12, tại trụ sở BộVHTTDL, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhđã có buổi Hội đàm với Bộ trưởng BộVHTTDL Hàn Quốc Choe Kwang-Shikđang thăm chính thức Việt Nam nhânKỷ niệm 20 năm Thiết lập quan hệngoại giao giữa hai nước.

Tại buổi Hội đàm, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh bày tỏ vui mừng đón Bộtrưởng Bộ VHTTDL Hàn Quốc ChoeKwang-Shik sang thăm chính thức ViệtNam. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũngthông báo với Bộ trưởng Choe Kwang-Shik kết quả hợp tác trong thời gian quatrên lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịchvới những bước tiến vượt bậc, đặc biệttrong năm 2012 - hai nước Kỷ niệm 20năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa

Việt Nam và Hàn Quốc (22/12/1992-22/12/2012).

Từ năm 2010 trở lại đây, Việt Namđã tổ chức Những ngày văn hoá ViệtNam tại Hàn Quốc với nhiều hoạt độngtriển lãm, biểu diễn nghệ thuật, xúc tiếnđầu tư và quảng bá du lịch, ký kết cácbiên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vựcnghiên cứu bảo tồn di sản, bản quyềntác giả…

Du lịch Việt Nam và Hàn Quốc đãcó những sự hợp tác hiệu quả. HànQuốc hiện là thị trường khách trọngđiểm của Du lịch Việt Nam. Năm 2012lượng khách Hàn Quốc đến Việt Namkhoảng 700.000 lượt, đứng thứ hai sauTrung Quốc. Hiện nay, hai bên đang cókế hoạch hỗ trợ nhau trong việc phát

huy hiệu quả của Kỳ quan thiên nhiênthế giới mới Vịnh Hạ Long (Việt Nam)và đảo Jeju (Hàn Quốc).

Ở lĩnh vực Thể dục thể thao, HànQuốc đã giúp đỡ Việt Nam khá hiệuquả trong việc đào tạo, huấn luyện vậnđộng viên tham dự các kỳ thi đấu thểthao thành tích cao. Đặc biệt, mới đâynhất, Hàn Quốc đã ủng hộ Việt Namgiành quyền đăng cai tổ chức Đại hộithể thao Châu Á (ASIAD) lần thứ 18vào năm 2019.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng đềnghị, trong thời gian tới, hai bên cần tiếptục hợp tác chặt chẽ trên các lĩnh vựcvăn hoá, thể thao và du lịch. Đặc biệt,với tư cách là nước tiếp theo tổ chức

(Xem tiếp trang 11)

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh hội đàm với Bộ trưởng Bộ VHTTDLHàn Quốc Choe Kwang-Shik

Tối 15/12, tại Trung tâm Văn hóa -Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đãlong trọng tổ chức lễ đón nhận bằngxếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặcbiệt Khu lưu niệm Nguyễn Du. PhóChủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Thứtrưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị BíchLiên đã đến dự buổi Lễ.

Tại buổi Lễ, đại diện lãnh đạo CụcDi sản văn hóađã công bố Quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ về xếp hạngdi tích quốc gia đặc biệt cho Khu lưuniệm Nguyễn Du.

Phát biểu ý kiến chúc mừng buổi lễ,Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch Ðặng Thị Bích Liên đánh giácao những nỗ lực của tỉnh Hà Tĩnhtrong việc bảo tồn, phát huy những giátrị văn hóa mà Nguyễn Du cùng dònghọ để lại. Để xây dựng Khu lưu niệmNguyễn Du xứng tầm với vị thế củamột Đại thi hào dân tộc, danh nhân vănhóa của nhân loại, Thứ trưởng đề nghịtỉnh Hà Tĩnh cần khẩn trương nâng cấp

Quy hoạch tổng thể Khu văn hóa – dulịch Nguyễn Du trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt, tranh thủ các nguồn lực,đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giớithiệu, vinh danh Nguyễn Du, TruyệnKiều ở trong và ngoài nước, xây dựngkhu di tích trở thành một trọng điểm dulịch quốc gia, một điểm đến thực sựhấp dẫn của du khách; chuẩn bị tốt nhấtcho các hoạt động của Đại lễ kỷ niệm250 năm Ngày Sinh Đại thi hào (1765-2015). Phối hợp tốt với các Bộ, ngànhcủa Trung ương và chính quyền, nhândân tỉnh Nghệ An để quản lý, bảo tồnbền vững và phát huy toàn diện các giátrị của Khu lưu niệm Nguyễn Du nóiriêng, các di tích, danh thắng trongvùng nói chung.

Thừa lệnh Thủ tướng Chính phủ,Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưuđã trao Bằng xếp hạng di tích quốc giađặc biệt Khu lưu niệm Ðại thi hàoNguyễn Du cho đại diện lãnh đạo tỉnhHà Tĩnh.

Trong khuôn khổ buổi Lễ, đại diệnTổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Bằngcông nhận xác lập 5 kỷ lục Việt Namvề Truyện Kiều gồm: Truyện Kiều -Thi phẩm duy nhất chắp nhặt nhữngcâu thơ ở nhiều chỗ khác nhau để thànhnhiều bài thơ mới, gọi là hiện tượngTập Kiều; Truyện Kiều - Thi phẩm dàicó nhiều bản dịch nhất ra cùng mộtngoại ngữ (có tới 10 bản dịch khácnhau ra tiếng Pháp); Truyện Kiều - Thiphẩm có nhiều người viết phần tiếptheo nhất, đặc điểm nổi bật là tất cả viếtbằng thơ; Truyện Kiều - Thi phẩm duynhất đọc ngược từ cuối lên đầu về cuộcđời nàng Kiều theo chiều thời gianngược; Truyện Kiều - Thi phẩm duynhất tạo ra loại hình văn hóa Kiều, vớicác hình thức phong phú như: bìnhKiều, vịnh Kiều, bói Kiều, tập Kiều, đốKiều, câu đối Kiều, hát nói tập Kiều,phú - văn tế Kiều, án Kim Vân Kiều,giai thoại quanh Truyện Kiều…

H.P

Khu Lưu niệm Nguyễn Du đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịchsử quốc gia đặc biệt

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

sự kiện vấn đề

9số 1004 l 20.12.2012

Trường Đại học TDTT Bắc Ninh kỷ niệm 53 năm Ngày Thành lập

Sáng 14/12, trường Đại học TDTT Bắc Ninh đã long trọngtổ chức kỷ niệm 53 năm Ngày Thành lập trường và 51 nămngày Bác Hồ về thăm trường. Thứ trưởng Bộ VHTTDL ĐặngThị Bích Liên đã đến dự.

Nhân dịp Kỷ niệm 53 năm Ngày thành lập trường, Thứtrưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên cùng Ban Giám hiệunhà trường và các vị đại biểu tham dự buổi lễ đã tới dânghương tại Tượng đài Hồ Chủ tịch được đặt trong khuôn viêncủa Nhà trường.

Ông Nguyễn Đại Dương – Hiệu trưởng Trường Đại họcTDTT Bắc Ninh đã đọc diễn văn khai mạc buổi lễ kỷ niệm,trong đó nhấn mạnh: Trải qua 53 năm Xây dựng và phát triển,với sự đóng góp sức lực, trí tuệ và xương máu của nhiều thếhệ cán bộ, giảng viên, trường Đại học TDTT Bắc Ninh đã cónhững đóng góp to lớn vào sự nghiệp TDTT nước nhà. Trongnhiều năm qua, trường Đại học TDTT Bắc Ninh đã trở thànhmột cơ sở đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học TDTT cóquy mô và chất lượng hàng đầu cả nước…

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm Thứ trưởng Bộ VHTTDL ĐặngThị Bích Liên biểu dương những thành tích mà Nhà trường đãđạt được trong chặng đường nửa thế kỷ qua. Đồng thời, gửi lờichúc mừng tới toàn thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và sinhviên trường Đại học TDTT Bắc Ninh nhân dịp kỷ niệm 53 nămThành lập trường và 51 năm Ngày Bác Hồ về thăm trường.

Thứ trưởng nhấn mạnh: Mỗi cán bộ, giáo viên, sinh viêncủa trường luôn vững vàng về đường lối chính trị và tinh thôngvề trình độ chuyên môn. Mỗi cá nhân hãy biến quyết tâm vànhiệt tình thành hành động sáng tạo, thường xuyên đổi mớicách nghĩ cách làm, phát huy dân chủ, tìm tòi những giải phápmới và tập trung mọi nguồn lực cho việc thực hiện nhữngnhiệm vụ chủ yếu, những khâu đột phá để nhanh chóng tạo rasự phát triển mới về chất của trường Đại học TDTT Bắc Ninh.Đối với công tác đào tạo cán bộ, VĐV, nhà trường cần tiếp tụcđổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bám sát mục tiêu, yêucầu, định hướng của ngành. Chú ý việc đào tạo theo ngành,gắn học tập kiến thức lý luận cơ bản với kiến thức và năng lựchoạt động thực tiễn. Đảm bảo việc đánh giá kết quả đào tạo,bồi dưỡng tài năng thể thao phải thực sự khách quan, nghiêmtúc, tránh tình trạng chạy theo thành tích. H.P

Ngày 12/12, Trường Đại học TDTTĐà Nẵng đã long trọng tổ chức Lễ kỷniệm 35 năm Thành lập Trường (1997-2012) và đón nhận Huân chương Laođộng Hạng Nhất của Chủ tịch Nước. Thứtrưởng Đặng Thị Bích Liên đã đến dự.

Trong diễn văn chào mừng, TS. LêTấn Đạt - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởngnhà trường đã ôn lại truyền thống vẻ vangcủa trường Đại học TDTT Đà Nẵng qua35 năm xây dựng và phát triển. Trải qua35 năm là một chặng đường với nhiềutrải nghiệm về nghĩa tình, về lòng yêunghề đến nay Nhà trường đã đào tạo hơn8000 cán bộ TDTT trình độ đại học, caođẳng và trung học, đáp ứng yêu cầunguồn nhân lực cho các tỉnh khu vựcMiền Trung, Tây Nguyên. Từ một độingũ cán bộ giáo viên ngày đầu thành lậpchỉ có 11 người, đến nay nhà trường cóhơn 190 cán bộ, viên chức trong đó có140 giảng viên, 10 tiến sĩ, 87 thạc sĩ vàcó 21 giảng viên đang đào tạo tiến sĩ

trong đó có 11 giảng viên đào tạo ở nướcngoài.

Với những kết quả đạt được 35 nămqua, nhà trường đã vinh dự được Chủtịch Nước tặng thưởng 01 Huânchương Lao động Hạng Nhất, 03 Huânchương Lao động Hạng Nhì, 08 Huânchương Lao động Hạng Ba cho các tậpthể, cá nhân; nhiều tập thể và cá nhânvinh dự được nhận Bằng khen của Thủtướng Chính phủ, Chiến sĩ thi đua toànquốc…

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thứ trưởngĐặng Thị Bích Liên chúc mừng các thếhệ lãnh đạo, giảng viên và sinh viênTrường Đại học TDTT Đà Nẵng và đánhgiá cao những thành tựu to lớn mà nhàtrường đã đạt được trong 35 xây dựng vàphát triển. Thứ trưởng nhấn mạnh: Nhàtrường cần tiếp tục chủ động thực hiệnsáng tạo có hiệu quả các cuộc vận độngtrong đó có cuộc vận động “Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh”. Tăng cường hơn nữa công tácgiáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộviên chức, sinh viên, thực hiện thật tốtcuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là mộttấm gương về đạo đức tự học và sángtạo”, phấn đấu mỗi cán bộ quản lý có mộtsáng kiến, mỗi giảng viên có một đổi mớivề phương pháp dạy học…

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Đặng ThịBích Liên đã trao Huân chương Laođộng Hạng Nhất của Chủ tịch Nước chotrường Đại học TDTT Đà Nẵng. Đồngchí Trần Thọ - Phó Bí thư thường trựcThành ủy Đà Nẵng đã trao Huân chươngLao động Hạng Nhì của Chủ tịch Nướccho TS. Lê Tấn Đạt – Hiệu trưởng Nhàtrường; đồng chí Nguyễn Xuân Anh, PhóChủ tịch UBND TP Đà Nẵng trao Huânchương Lao động Hạng Ba của Chủ tịchNước cho 4 tập thể và 2 cá nhân đượcnhận thưởng Bằng khen của Thủ tướngChính phủ.

Dịp này, Phó chủ tịch Ủy ban nhândân T.P Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anhcũng đã trao cờ truyền thống cho trườngĐại học TDTT Đà Nẵng.Љ

H.P

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đón nhậnHuân chương Lao động Hạng Nhất

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

sự kiện vấn đề

10 số 1004 l 20.12.2012

Chương trình giao lưu nghệ thuật“Vang mãi bản hùng ca” đã được tổchức tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối16/12 (VTV2 truyền hình trực tiếp)nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắngHà Nội - Điện Biên Phủ trên không,40 năm Thành cổ Quảng Trị và 68năm Ngày thành lập Quân đội nhândân Việt Nam.

Chương trình “Vang mãi bản hùngca” được kết cấu thành 3 phần: Thànhcổ máu và hoa; Bản hùng ca “Hà Nội– Điện Biên phủ trên không” và “Thaylời tri ân”. Xen kẽ giữa các phần làchương trình nghệ thuật đặc sắc vớicác ca khúc về Hà Nội, Quảng Trị vàcuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của cảdân tộc.

Chương trình đã tái hiện lại nhữngthời khắc lịch sử bi hùng của cuộcchiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thànhcổ Quảng Trị đầy gian khổ, hy sinh; là

bản anh hùng ca về chủ nghĩa anhhùng cách mạng của quân và dân tadưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng.Chương trình là sự kết nối giữa hai sựkiện Chiến thắng Hà Nội - Điện Biênphủ trên không và sự kiện Thành cổQuảng Trị. Đây cũng là cuộc hội ngộcủa một số nhân chứng lịch sử đã từnglập nên những chiến công xuất sắctrong cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổQuảng Trị 81 ngày đêm và “Hà Nội-Điện biên Phủ trên không” năm 1972.Đó là Thiếu tướng Cao Xuân Khuông,nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 4,nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị,người đã lập nhiều chiến công, đượcthay mặt quân và dân Quảng trị ra HàNội báo cáo kinh nghiệm, bài học từcuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ vớiQuân ủy Trung ương và Lãnh đạo BộQuốc phòng. Trung tướng Phạm Xuân

Mậu, nguyên Phó Chính ủy Quânchủng Phòng không - Không quân,người có mặt liên tục trong suốt 12ngày đêm chiến đấu bảo vệ Hà Nội.Trung tướng Phạm Tuân - Anh hùngLực lượng vũ trang nhân dân, Anhhùng Lao động, Anh hùng Liên Xô,nguyên Thượng úy, Trường bay củaTrung đoàn Không quân 921, đã dùngmáy bay Mig21 bắn rơi máy bay B 52của Mỹ…

Với đạo lý “Uống nước nhớnguồn”, Chương trình dành gần 3 tỷđồng để xây dựng Khu tưởng niệm liệtsỹ của Trung đoàn 27 tại xã TriệuLong, huyện Triệu Phong, tỉnh QuảngTrị; tặng 4 nhà tình nghĩa, 70 sổ tiếtkiệm, 300 suất quà cho thân nhân liệtsỹ, Mẹ Việt Nam anh hùng, nạn nhânchất độc da cam, thương binh nặng cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

YếN NHi

Chương trình nghệ thuật "Vang mãi bản hùng ca"

Tỉnh miền núi Hòa Bình có 172 địachỉ di tích danh thắng được đưa vàodanh mục bảo vệ, 39 di tích được côngnhận cấp quốc gia, 22 di tích cấp tỉnh.Ngành văn hóa tỉnh đã kiểm kê được124 địa chỉ phong tục tập quán, tínngưỡng; trong đó có 36 địa chỉ các lễ hộidân gian truyền thống của các dân tộc.

Những năm gần đây, từ nguồn đầutư hỗ trợ của ngân sách tỉnh và các địaphương thực hiện xã hội hóa lễ hội, HòaBình đã huy động được hàng chục tỷđồng để đầu tư cơ sở vật chất, phụcdựng và nâng cấp quy mô một số lễ hộilớn như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi, lễhội đánh cá suối Lỗ Sơn (Tân Lạc); lễhội Chùa Tiên (Lạc Thủy), Chùa Hang(Yên Thủy); lễ hội Đền Bờ (Cao Phong,Đà Bắc); Lễ hội Xên bản, Xên Mường(Mai Châu), Lễ hội Rước Bụt (LạcSơn), lễ hội Mường Động (Kim Bôi).Thời điểm tổ chức các lễ hội hầu hết

được tổ chức vào dịp đầu xuân nămmới, từ 1 đến 3 ngày, bắt đầu từ mùng 4Tết Nguyên đán; trong đó, lễ hội ChùTiên và lễ hội Đền Bờ được kéo dài từ 2đến 3 tháng phụ thuộc vào khách hànhhương. Những lễ hội trên được lưu giữ,bảo tồn đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạtvăn hóa, tín ngưỡng của nhân dân, phụcvụ hữu ích cho phát triển du lịch, thu húthàng triệu lượt người tham gia và đemlại một phần lợi ích kinh tế cho địaphương với nguồn thu hàng chục tỷđồng cho công quỹ nhà nước; giải quyếtđược một số lao động nông nhàn, gópphần nâng cao đời sống người dân.

Năm 2013, để thực hiện tốt Quy chếthực hiện lễ hội trong địa bàn, Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch tỉnh sẽ xâydựng quy hoạch Lễ hội với phươngchâm chọn một số lễ hội điển hình củatừng địa phương, từng dân tộc để làm Lễhội trọng điểm (cấp huyện lựa chọn 10

lễ hội và cấp xã do cấp huyện lựa chọnvà đề xuất). Lễ hội cấp tỉnh sẽ được tổchức 3 năm 1 lần, lễ hội cấp huyện 2năm 1 lần, lễ hội cấp xã có thể tổ chứcthường xuyên 1 năm 1 lần. Các lễ hộicấp huyện và cấp xã sẽ được phân lịchthời gian hợp lý hàng năm, tránh tìnhtrạng trùng lặp và dồn nhiều lễ hội cùngmột thời gian. Việc tổ chức lễ hội đượcthực hiện theo phương châm Nhà nướchỗ trợ một phần kinh phí, còn lại do nhândân đóng góp, vận động xã hội hóa.

Tỉnh tăng cường công tác tuyêntruyền quảng bá lễ hội trên các phươngtiện thông tin đại chúng ở Trung ươngvà địa phương; kết hợp việc tổ chức lễhội gắn với phát triển tour, tuyến du lịchvăn hóa tại các địa phương trong tỉnh.Hòa Bình cũng sẽ đầu tư cho công tácnghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gianvà lễ hội các dân tộc trong tỉnh đang cónguy cơ mai một. N.SiNH

Hòa Bình tăng cường công tác quản lý lễ hội

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

sự kiện vấn đề

11số 1004 l 20.12.2012

Ngày 14/12, Hội nghị tổng kếtchương trình hợp tác phát triển du lịch8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2012 đãđược diễn ra tại tỉnh Lai Châu. Đại diệnlãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch; Tổng cục Du lịch cùng các đạibiểu từ 8 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, YênBái, Phú Thọ, Hà Giang, Hòa Bình,Sơn La và Điện Biên đến dự và thamgia ý kiến.

Thời gian qua, hướng tới nhữngmục tiêu phát triển du lịch bền vững, 8tỉnh Tây Bắc nằm trong chương trìnhđã tạo ra cơ hội thúc đẩy giao lưu, traođổi kinh nghiệm và khai thác các tiềmnăng, thế mạnh của mỗi địa phương;từng bước khắc phục những hạn chếcủa mỗi vùng để tạo ra một điểm đếnhấp dẫn. Ghi nhận những kết quả đạtđược , bà Hà Thị Nga - Trưởng Ban Chỉđạo Chương trình hợp tác cho rằng, sựđa dạng trong các hoạt động xúc tiến dulịch trong năm qua đã góp phần giớithiệu hình ảnh du lịch 8 tỉnh Tây Bắcmở rộng tới đông đảo du khách trongvà ngoài nước. Điều này tạo ra cơ hộimở rộng các hoạt động liên kết, hợp tácphát triển du lịch, thu hút nhiều kháchtrong những năm tiếp theo.

Trong năm 2012, 8 tỉnh Tây Bắcmở rộng đã đón gần 10,5 triệu lượtkhách du lịch, tăng 7% so với năm2011; tổng doanh thu du lịch xã hội đạttrên 4.300 tỷ đồng, tăng 4% so với năm2011. Hiện trên địa bàn 8 tỉnh đã cóhơn 1.300 cơ sở lưu trú đang khẳngđịnh thương hiệu, được du khách đánh

giá cao về chất lượng dịch vụ. 8 tỉnhTBMR đã phối hợp thực hiện thànhcông các hoạt động phát triển sảnphẩm, thiết kế hàng trăm mẫu lưu niệmvà quà tặng du lịch đặc trưng như: Sảnphẩm du lịch nghỉ dưỡng và khámbệnh tại Mộc Châu và Quỳnh Nhai(Sơn La), du lịch sinh thái văn hóa tạiSa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai (Lào Cai), dulịch địa chất khu vực cao nguyên đáĐồng Văn (Hà Giang), du lịch cộngđồng (Lai Châu), du lịch tâm linh (PhúThọ)… Ngoài ra, các tỉnh thành viêncòn chủ động hợp tác xây dựng các dựán đầu tư du lịch với các doanh nghiệplớn trong nước như Saigon tourist,công ty Indochina Group, dự án EU…góp phần hình thành điểm đến du lịchcó trách nhiệm tại Việt Nam.

Về những mặt còn tồn tại ảnhhưởng đến sự phát triển du lịch vùng,các đại biểu đánh giá, một số tỉnh chưathực sự quan tâm đến hợp tác phát triểndu lịch của khu vực, chưa xây dựngđược cơ chế quản lý du lịch thống nhấtcho khu vực. Việc hợp tác trong tuyêntruyền, quảng bá du lịch chung của 8tỉnh chưa được thực hiện, chưa tạo rabước đột phá trong liên kết phát triểncác tour du lịch. Các hoạt động du lịchtrong khu vực còn diễn ra đơn lẻ, tựphát, thiếu sự tư vấn của chuyên gia,nên chưa phát huy hết thế mạnh chungkhi tổ chức sự kiện mang tính liênvùng…

Hội nghị cũng thống nhất nhữngnội dung kế hoạch hợp tác phát triển du

lịch trong năm 2013 sau các ý kiếnđóng góp tâm huyết. Theo đó, các tỉnhcam kết cùng nhau hợp tác, phát triểndu lịch nhằm khai thác các tiềm năng,thế mạnh; tập trung nguồn lực xâydựng cơ sở hạ tầng, đường giao thôngtới các điểm du lịch để đảm bảo sự kếtnối các tour du lịch; đẩy mạnh hơn cáchoạt động xúc tiến quảng bá qua việctổ chức các sự kiện thu hút khách dulịch. Ngoài xây dựng các chính sáchthông thoáng, phù hợp hơn với hoạtđộng du lịch thì các thành viên sẽ tậndụng những tư vấn của chuyên gia dulịch để lên kế hoạch tạo thế mạnhriêng. Các tỉnh thành viên thống nhấtphối hợp xây dựng Đề án Năm Du lịchquốc gia khu vực Tây Bắc mở rộngvào năm 2017, đồng thời tiến tới việcđưa Chương trình hợp tác phát triển dulịch 8 tỉnh TBMR vào Chương trìnhxúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn2012-2015.

Sau khi ký kết biên bản hợp tácgiữa Hiệp hội du lịch Việt Nam và 8tỉnh Tây Bắc mở rộng, trang thông tinđiện tử Du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộngvới địa chỉ: http://dulichtaybac.vn đãđược giới thiệu. Trang web sẽ chínhthức đưa vào khai thác và vận hành từ1/1/2013. Đây sẽ là công cụ quảng báhữu hiệu cho du lịch 8 tỉnh qua mạngInternet để kết nối du khách trong vàngoài nước, góp phần thu hút kháchđến với khu vực trong thời gian tới.

t.t.N

Hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng

ASIAD (sau ASIAD 17 năm 2014tại Incheon), Việt Nam mong muốn tiếpcận, học tập kinh nghiệm tổ chức sựkiện thể thao lớn nhất châu lục này, cũngnhư sự hỗ trợ từ phía Hàn Quốc đối vớihai dự án Nhà thi đấu đa năng và Sânđua xe đạp lòng chảo.

Phát biểu tại Hội đàm, Bộ trưởngChoe Kwang-Shik nhất trí cho rằng,thông qua sự hợp tác trên lĩnh vực vănhoá, thể thao và du lịch đã góp phầntăng cường hơn nữa mối quan hệ hợptác gắn bó giữa hai nước, tăng cườngsự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai

nước. Bộ trưởng Choe Kwang-Shikkhẳng định, Bộ VHTTDL Hàn Quốcsẽ nỗ lực hết sức trong việc hỗ trợ ViệtNam tổ chức thành công ASIAD 18qua đó nâng cao vị thế của Thể thaoViệt Nam trên đấu trường quốc tế.

tHtt

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh... (Tiếp theo trang 8)

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

sự kiện vấn đề

12 số 1004 l 20.12.2012

Từ 1/1/2013, các đơn vị, tổ chức vàcá nhân kinh doanh du lịch trên Vịnh HạLong nói riêng cũng như trên địa bànQuảng Ninh nếu vi phạm Quy chế quảnlý môi trường kinh doanh du lịch củatỉnh có thể bị tước giấy phép kinh doanhhoặc bị đình chỉ hoạt động. Đây là nộidung quan trọng nhất của Quy chế tạmthời quản lý môi trường kinh doanh dulịch trên địa bàn do UBND tỉnh QuảngNinh vừa ban hành. Theo đó, QuảngNinh nghiêm cấm việc bán hàng rong,chèo kéo khách, đánh giầy không đúngnơi quy định, ăn xin; cấm việc nâng giátuỳ tiện và ép khách mua hàng hóa, sửdụng dịch vụ với giá cao hơn giá đã kêkhai, đăng ký và niêm yết...

Các tổ chức, cá nhân kinh doanhvận chuyển khách du lịch trên Vịnh Hạ

Long khi đưa khách đi tham quan phảituân thủ đúng các hành trình, tuyến,điểm tham quan đã được ghi trong giấyphép rời cảng. Khi cho khách thuê tàuphải có hợp đồng bằng văn bản cụ thểvới khách hoặc hình thức vé cước theoquy định; phải kê khai, niêm yết giácước rõ ràng trên từng tàu du lịch;không được để phương tiện khác bámvào phương tiện của mình để mua bán,hàng hóa, dịch vụ (trừ trường hợp khẩncấp, cứu nạn).

Các cá nhân, hoặc tổ chức vi phạmQuy chế có thể phải chịu hình thức xửlý từ tạm dừng kinh doanh từ 5 hoặc 10ngày đến chấm dứt hoạt động kinhdoanh dịch vụ, hay bị tước giấy phépkinh doanh. Các hành vi đeo bámkhách du lịch, bán hàng rong tại khu

vực cấm, người ăn xin trên Vịnh HạLong sẽ bị Ban Quản lý Vịnh Hạ Longxử lý, tạm giữ, cách ly phương tiện,hàng hóa, hoặc đưa người ăn xin vàocác cơ sở bảo trợ xã hội.

Liên quan đến việc quản lý di sản -Kỳ quan thiên nhiên này, ngày 12/12,Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hànhNghị quyết về việc tăng cường quản lý,bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiênnhiên thế giới Vịnh Hạ Long giai đoạn2013 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020,trong đó quy định phải hoàn thiện cơchế, chính sách, triển khai quy hoạchbảo tồn và phát huy giá trị Di sản vớicác mục tiêu cụ thể trên cơ sở bảo vệvững chắc, lâu dài nguồn tài nguyênthiên nhiên của Di sản…

H.L

Quảng Ninh: Siết chặt công tác quản lý kinh doanh du lịch

Công ty TNHH Ponagar đã chínhthức mở cửa đón khách đến với khudu lịch tắm khoáng bùn “Trăm trứng”,tọa lạc tại xã Phước Đồng, thành phốNha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đây làkhu du lịch tắm khoáng bùn thứ ba rađời ở thành phố Nha Trang, vốn đangrất được du khách ưa chuộng, mỗinăm phục vụ hàng trăm nghìn lượt khách.

Khu du lịch này rộng 17ha, đượcxây dựng hoàn thiện giai đoạn 1 với

tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng, mangnhiều nét kiến trúc Chăm Pa cổ, kếthợp hài hòa với khung cảnh rừng núithiên nhiên. Đặc điểm nổi bật của khudu lịch này là hơn 100 hồ ngâmkhoáng, tắm bùn đều được thiết kế môphỏng những quả trứng. Đến đây, dukhách được thưởng thức các dịch vụcao cấp từ tắm khoáng bùn, tắmkhoáng thảo dược, ẩm thực, leo núi dãngoại, dạo vườn hoa... Khu du lịchnày ra đời bước đầu giải quyết việc

làm cho gần 300 lao động của địaphương, đồng thời có thể phục vụcùng lúc 400 lượt du khách.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Dukịch Khánh Hòa, nhờ đa dạng hóa cácsản phẩm du lịch, từng bước nâng caochất lượng dịch vụ, nên trong năm naytỉnh Khánh Hòa đón khoảng 2,29 triệulượt du khách đến tham quan và nghỉdưỡng, trong đó có 525.000 kháchquốc tế, tăng 19,3% so với năm ngoái.

L.KHáNH

Nằm trong chuỗi sự kiện khánhthành Cảng hàng không quốc tế PhúQuốc, tối 14/12, tỉnh Kiên Giang đã tổchức Hội chợ Triển lãm thương mại, dulịch và đầu tư năm 2012, với chủ đề:“Phú Quốc - Đảo Ngọc - Liên kết vàphát triển" nhằm quảng bá hình ảnh,tiềm năng, thế mạnh của đảo PhúQuốc, với mục tiêu thu hút du khách,các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

đến với Phú Quốc. Đây còn là dịp để các tổ chức, đơn

vị, doanh nghiệp tham gia trưng bày, giớithiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch lữ hànhnội địa và quốc tế; tư vấn các chươngtrình du lịch, các dịch vụ nhà hàng,khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu sinh tháirừng - biển; tạo điều kiện cho các đơn vị,doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thươnghiệu, sản phẩm, dịch vụ tăng vòng quay

sản phẩm, mở rộng thị trường; giới thiệucác dự án đầu tư phát triển du lịch,thương mại và dịch vụ; giao lưu kinh tếgiữa các vùng, miền… Đồng thời, Hộichợ còn là môi trường và điều kiện tốtđể tăng cường giao lưu thương mại, hợptác đầu tư vì sự phồn vinh của địaphương, đơn vị, doanh nghiệp trong thờikỳ hội nhập kinh tế thế giới.

HuY LoNg

Khánh Hòa: Thêm một khu du lịch mở cửa đón khách

Hội chợ Triển lãm thương mại, du lịch tại đảo Phú Quốc

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

sự kiện vấn đề

13số 1004 l 20.12.2012

Những năm gần đây, du lịch làmột trong những ngành kinh tế mũinhọn, đóng góp tích cực cho sự pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh LàoCai. Ngoài phát huy tốt nội lực dựatrên thế mạnh các tuyến điểm danhlam thắng cảnh tại địa phương,ngành du lịch Lào Cai còn đẩy mạnhphát triển du lịch tâm linh; biến disản, văn hóa tâm linh của đồng bàocác dân tộc bản địa thành sản phẩmdu lịch.

Đề án Phát triển kinh tế du lịchtỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015 đãtriển khai thực hiện quy hoạch vùngdu lịch gắn với sản phẩm du lịch tâmlinh, cộng đồng tại các huyện BảoThắng – Bảo Yên – Văn Bàn. Trongđó, đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sởhạ tầng, cơ sở vật chất tại các địabàn trọng điểm như đền Bảo Hà(huyện Bảo Yên), đền Cô Tân An

(huyện Văn Bàn). Ông Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở

Văn hóa, Thể thao và Du lịch LàoCai cho biết: Thời gian qua, lượngkhách du lịch tâm linh đến với LàoCai khá đông. Điển hình là 2 điểmdu lịch tâm linh nằm trong “Quầnthể di tích Thần vệ quốc HoàngBẩy” là: Đền Bảo Hà (huyện BảoYên) và đền Cô Tân An (huyện VănBàn), với số lượng khách mỗi ngàytừ 700 đoàn đến trên 1 vạn du kháchtrở lên; trong đó tháng giêng làtháng cao điểm, nhất là từ mùng 3đến 15, mỗi ngày có tới 1.000 đoànvới 1,5 vạn lượt khách.

Ngoài ra, qua triển khai các hoạtđộng liên kết hợp tác phát triển dulịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, LàoCai đã đưa các nội dung phát triểndu lịch tâm linh vào chương trìnhnghị bàn, tiến tới có quy hoạch tổng

thể xây dựng các tuyến điểm du lịchtâm linh của vùng Tây Bắc. Ngànhdu lịch Lào Cai đã và đang xây dựngcác sản phẩm du lịch tâm linh mớithông qua chương trình “Biến di sảnthành sản phẩm du lịch”, phát triểnhệ thống các làng văn hóa thànhlàng du lịch cộng đồng tiêu biểu vớinhững bản sắc, sản phẩm du lịchmang sắc thái riêng của từng dântộc, từng địa phương. Qua đó, đánhthức tiềm năng du lịch của từngvùng đất văn hóa, góp phần chuyểnđổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảmnghèo bền vững tại địa phương.

Việc đẩy mạnh phát triển du lịchtâm linh sẽ góp phần gia tăng sảnphẩm du lịch phục vụ du khách, kíchcầu phát triển ngành công nghiệp“không khói” của Lào Cai nói riêngvà khu vực Tây Bắc nói chung.

V.toàN

Ngày 10/12/2012, Bộ VHTTDLban hành Thông tư số 13/2012/TT-BVHTTDL quy định điều kiện hoạtđộng của cơ sở thể thao tổ chức hoạtđộng Bóng bàn.

Thông tư này quy định chi tiết vềđiều kiện cơ sở vật chất, trang thiếtbị, nhân viên chuyên môn của cơ sởthể thao tổ chức hoạt động Bóngbàn; áp dụng đối với các tổ chức, cánhân tổ chức hoạt động Bóng bàn tạiViệt Nam.

Điều kiện về cơ sở vật chất vàtrang thiết bị, dụng cụ tập luyện: Địađiểm hoạt động bóng bàn phải đảmbảo các điều kiện sau: Khu vực đặtbàn phải có mái che, kín gió, khôngbị chói mắt. Sàn tập bằng phẳng,không trơn trượt; mỗi bàn bóng đượcđặt trong khuôn viên có kích thướcchiều rộng 5m, chiều dài 10m; bảo

đảm ánh sáng đồng đều tới các điểmtrên mặt bàn và khu vực bàn bóng từ500 Lux trở lên, đèn được thiết kế chomỗi bàn có chiều cao tối thiểu tính từmặt bàn là 2,5m trở lên; có cơ sốthuốc và dụng cụ để sơ, cấp cứu, khuvực thay đồ và gửi quần áo, nhà vệsinh, khu vực để xe; bảng nội quy quyđịnh giờ tập luyện, biện pháp đảmbảo an toàn khi tập luyện và các quyđịnh khác; đảm bảo an ninh trật tự, vệsinh, môi trường, an toàn lao động,phòng chống cháy nổ theo quy địnhcủa pháp luật;

Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện:Bàn bảo đảm tiêu chuẩn theo quyđịnh của Liên đoàn Bóng bàn ViệtNam. Mặt bàn phải có một độ nẩyđồng đều khoảng 23 cm khi để quảbóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 30 cmxuống mặt bàn; lưới có chiều cao

15,25 cm, mép trên của lưới phải caođều 15,25 cm, mép dưới của lướiphải sát với mặt bàn, cạnh bên củalưới phải sát với cọc lưới; có tấm chắnbóng quanh khuôn viên đặt bàn cao75 cm, sẫm màu, tránh phản quang vàlẫn với màu của quả bóng; có bàn đểbảng lật số;

Điều kiện về nhân viên chuyênmôn: Phải có người hướng dẫn hoạtđộng có trình độ chuyên môn Bóngbàn đảm bảo một trong các tiêu chuẩnquy định tại Điểm 1 Mục I Thông tưsố 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20tháng 7 năm 2007 của Ủy ban Thểdục thể thao hướng dẫn thực hiện mộtsố quy định của Nghị định số112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6năm 2007 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Thể dục, thể thao.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày25 tháng 01 năm 2013.

N.H

Quy định điều kiện hoạt động của cơ sởthể thao tổ chức hoạt động Bóng bàn

Lào Cai khai thác tiềm năng du lịch

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

14 số 1004 l 20.12.2012

Giải có sự góp mặt của 112 vậnđộng viên ở các lứa tuổi nhi đồng,thanh thiếu niên, trung niên đến từ 10huyện, thành phố và một số đơn vịtrong tỉnh. Các vận động viên đã thiđấu ở 4 nhóm đối tượng và các cự ly:Nhóm nhi đồng ở cự ly 1.200m; nhómthiếu niên ở cự ly 3.000m và 4.000m;nhóm thanh niên ở cự ly 4.000m và5.000m, nhóm trung niên ở cự ly 4.000m. Giải được tổ chức nhằm hưởng ứng

và đẩy mạnh phong trào “Toàn dân rènluyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩđại”. Qua đó, động viên tinh thần luyệntập thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏenhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổquốc. Đây cũng là dịp để ngành thểthao Hưng Yên phát hiện tài năng,tuyển chọn những vận động viên ưu tú,bồi dưỡng nâng cao thành tích để pháttriển nền thể thao tỉnh nhà.

Ban Tổ chức đã trao giải Nhất đồng

đội cho đoàn huyện Tiên Lữ, giải nhìcho đoàn huyện Văn Lâm và giải bacho đoàn huyện Phù Cừ. Ngoài ra, BanTổ chức cũng đã trao giải nhất, nhì, bacho các cá nhân bằng tiền mặt và hiệnvật (xe đạp đối với nhi đồng, thiếu niên;ti vi cho đối tượng thanh niên và trungniên). Hai giải khuyến khích cũng đượctrao cho vận động viên cao tuổi nhất vàvận động viên nhỏ tuổi nhất.

Hải PHoNg

Sau gần 6 tháng phát động cuộc thi,ngày 12/12, Sở VHTTDL Long An tổchức trao giải cuộc thi sáng tác tácphẩm văn nghệ tuyên truyền thực hiệnđề án 343 năm 2012 của UBND tỉnh về“Thực hiện Đề án tuyên truyền, giáodục phẩm chất, đạo đức phụ nữ ViệtNam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước giai đoạn2010-2015”.

Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được41 tác phẩm của 27 tác giả thuộc 8tỉnh/thành: Bến Tre, An Giang, HậuGiang, Bạc Liêu, Cà Mau, TP Hồ ChíMinh, Cần Thơ và Long An. Hầu hếtcác tác phẩm dự thi đều tập trung vàochủ đề ca ngợi, tôn vinh các giá trị đạo

đức truyền thống, phẩm chất tốt đẹp củangười phụ nữ Việt Nam được giữ gìn vàphát huy qua các thế hệ, các giai đoạnphát triển của đất nước. Nhiều tác phẩmhướng tới tiêu chí xây dựng người phụnữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước như có lòng yêunước, có sức khoẻ, có tri thức, kỹ năngnghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lốisống văn hoá và lòng nhân hậu. Một sốtác phẩm kịch nói, cải lương đã dùnghình tượng nhân vật để phê phánnhững hành vi sai lệch về phẩm chất,đạo đức của người phụ nữ Việt Nam;đồng thời, hướng người phụ nữ xâydựng 4 phẩm chất: tự tin, tự trọng,trung hậu, đảm đang.

Kết quả, Ban Tổ chức trao 3 giảinhất cho các tác giả: Võ Văn Phươngthuộc Hội sân khấu nghệ thuật Bến Tre,với tác phẩm “ Người chị quê tôi”,Nguyễn Minh Hùng (Cần Giuộc-LongAn), tác phẩm ca cổ “ Hình bóng mẹtôi”; Lưu Văn Vĩ (Cần Thơ), với tácphẩm kịch “Tờ di chúc”. 3 giải nhìthuộc về Trương Huy Hùng (Cần Thơ)với tác phẩm tân nhạc “Bờ xa”, NguyễnNgọc Thảo (Hậu Giang) với ca cổ “Yêuem cô gái Long An”, Võ Thanh Phong(Cần Đước - Long An) với vở kịch“Hẻm nhỏ tình người”. Ngoài ra, BanTổ chức còn trao 4 giải ba và 6 giảikhuyến khích cho các tác phẩm khác.

trầN NguYệN

Long An: Trao giải cuộc thi sáng tác tuyên truyền giáo dụcphẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam

Giải việt dã Báo Hưng Yên lần thứ 16

Chiều 11/12, tại Nhà Thông tin 45Tràng Tiền (Hà Nội), Trung tâm Thôngtin Triển lãm (Sở Văn hóa, Thể thao vàDu lịch Hà Nội) đa tổ chức Triển lãmảnh "40 năm Chiến thắng Hà Nội -Ðiện Biên Phủ trên không" (12/1972 –12/2012). Triển lãm trưng bày gần 100bức ảnh là tư liệu quý về tinh thần quảcảm, ý chí kiên cường, bất khuất được

khơi dậy từ tinh thần yêu nước, cămthù giặc, góp phần tạo nên chiến thắnglịch sử “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trênkhông”.

Qua các tư liệu, triển lãm đa thôngtin tới công chúng diễn biến cuộc tậpkích đường không bằng máy bay B.52của Mỹ và sự giáng trả quyết liệt củaquân và dân ta; cường độ tấn công và

số lượng bom đạn Mỹ sử dụng trong12 ngày đêm năm 1972. Ngoài ra, triểnlãm còn dành một phần quan trọng đểtrưng bày, giới thiệu một số bức ảnh vềcuộc sống của người Hà Nội hôm nay,động viên phong trào thi đua xây dựng,phát triển Thủ đô.

N.tHANH

Triển lãm ảnh “40 năm Chiến thắngHà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không”

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

15số 1004 l 20.12.2012

Giải Taekwondo các câu lạc bộ toànquốc năm 2012 diễn ra từ ngày 16 -22/12 tại Nhà thi đấu Cầu Giấy (HàNội) quy tụ gần 500 võ sĩ hàng đầu ViệtNam. Các võ sĩ tranh tài ở 32 hạng cânthi đấu đối kháng, từ 45kg đến trên 87kg dành cho nam; từ 42 kg đến trên 73kg dành cho nữ và 13 nội dung quyềntheo các lứa tuổi. Riêng thi quyền có 13nội dung ở hai thể loại là quyền tiêuchuẩn và quyền sáng tạo. Ở nội dungđối kháng, các vận động viên thi đấutheo 2 lứa tuổi, trong đó lứa tuổi từ 13đến 16 tuổi (sinh năm 1996 đến 1999)được xem là bước chuẩn bị về lựclượng của Taekwondo Việt Nam cho

Olympic trẻ 2014 và Asian Games 18 -2019 do Việt Nam đăng cai tổ chức vàlứa từ 17 tuổi trở lên sẽ là lực lượng vậnđộng viên nòng cốt của Việt Nam chuẩnbị cho Sea Games 2013 và Asiad 2014.

Giám đốc điều hành Trung tâm Vănhóa Hàn Quốc tại Việt Nam, ông ParkNark Jong cho biết: Trung tâm Văn hóaHàn Quốc đã mời đội Kukkiwwonsang biểu diễn tại Lễ Khai mạc Giảivà đội tuyển Taekwondo trường Đạihọc Keimyung Hàn Quốc sang thi đấugiao hữu cùng các vận động viên độituyển Taekwondo Việt Nam tại Lễ Bếmạc giải.

Đây là giải đấu được tổ chức chức

nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lậpquan hệ ngoại giao Việt Nam - HànQuốc; đồng thời tiếp tục duy trì vàđẩy mạnh phong trào rèn luyện thânthể theo gương Bác Hồ vĩ đại, thườngxuyên luyện tập, đẩy mnạh các mônthể thao, đặc biệt là môn võTaekwondo trong thanh thiếu niên,góp phần vào việc nâng cao sức khỏe,giúp ích cho việc học tập. Đây cũnglà cơ hội để phát hiện, tuyển chọnnhững vận động viên xuất sắc cho độituyển Taekwondo quốc gia, chuẩn bịlực lượng cho những giải đấu quốc tếtrong thời gian tới.

ANH tùNg

Gần 500 võ sĩ tham dự Giải Taekwondo các CLB toàn quốc năm 2012

Ngày 11/12, tại Quảng Ninh, Giảivô địch cờ tướng các đấu thủ mạnhtoàn quốc do Tổng cục Thể dục thểthao, Liên đoàn Cờ Việt Nam và SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch QuảngNinh phối hợp tổ chức đã chính thứckhởi tranh. Tham gia giải đấu có hơn40 vận động viên nam, nữ của 11 đoànthể thao trong cả nước, những người có

xếp hạng cao, đạt huy chương trongcác giải thi đấu cờ tướng trong nước vàquốc tế. Các vận động viên thi đấu ởhai nội dung cá nhân nam và cá nhânnữ.

Đây là hoạt động thể thao trí tuệnhằm tăng cường thi đấu, nâng caotrình độ chuyên môn cho các vận độngviên cờ tướng hàng đầu quốc gia; tuyển

chọn vận động viên vào đội dự tuyểncờ tướng quốc gia để tham dự các giảiđấu quốc tế. Giải đấu được ngành Vănhóa, Thể thao và Du lịch toàn quốc tổchức hàng năm, nhằm hưởng ứng cuộcvận động “Toàn dân rèn luyện thân thểtheo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Vũ MiNH

Giải vô địch Cờ tướng các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2012

Từ ngày 09-2/12, tại Hà Nội đãdiễn ra Liên hoan tuyên truyền viêndân số cơ sở toàn quốc năm 2012 vớisự tham gia của hơn 700 cán bộ, cộngtác viên dân số thuộc 19 đội tuyêntruyền dân số cơ sở xuất sắc ở ba khuvực Bắc, Trung, Nam. Đây là hoạtđộng hữu ích cho các cán bộ, cộng tácviên dân số giao lưu, học hỏi kinhnghiệm trong công tác tuyên truyềndân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) nhằm hưởng ứng Thánghành động quốc gia về dân số (tháng12) và Ngày Dân số Việt Nam (26/12).

Tại Liên hoan, các đội đã trải qua 2phần thi: chào hỏi và trình diễn tiểu

phẩm. Phần thi chào hỏi có chủ đề“Chúng tôi là tuyên truyền viên dân số”nhằm giới thiệu các danh lam, thắngcảnh nổi tiếng của mỗi địa phươngcùng những thành tựu, kết quả công tácDS-KHHGĐ. Phần trình diễn tiểuphẩm có tên gọi “Tài năng của tuyêntruyền viên dân số”, mỗi tiểu phẩm giớithiệu, tuyên truyền các chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước về công tác DS-KHHGĐgiai đoạn 2011-2020. Đặc biệt, mỗiphần thi góp phần tuyên truyền nhữngvấn đề đang được các địa phương ưutiên giải quyết như: sàng lọc trước sinh,sàng lọc sơ sinh; tư vấn và khám sức

khỏe tiền hôn nhân; chăm sóc sức khỏengười cao tuổi; tảo hôn và hôn nhâncận huyết thống; mất cân bằng giới tínhkhi sinh; kế hoạch hóa gia đình, tiếp thịxã hội phương tiện tránh thai…

Kết thúc Liên hoan, Ban Tổ chứcđã trao tặng 67 giải thưởng cho 19 tậpthể xuất sắc (3 giải Nhất, 6 giảiNhì,10 giải Ba); 38 giải cho các tiếtmục dự thi xuất sắc trong đó phần thichào hỏi có 9 giải Nhất, 10 giải Nhì;phần thi trình diễn tiểu phẩm có 9 giảiNhất, 10 giải Nhì. Ban Tổ chức cũngtrao 10 giải cá nhân xuất sắc trong cácphần thi.

ĐứC MiNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc năm 2012

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

thônG tin trao đổi

16 số 1004 l 20.12.2012

Năm Du lịch quốc gia Duyên hảiBắc Trung bộ - Huế 2012 khép lại vớisự kiện Liên hoan hợp xướng và Hộithi hợp xướng Quốc tế lần thứ II diễnra tại thành phố Huế từ 12-16/12. Liênhoan do tổ chức Interkultul (Đức) phốihợp với Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức với sự tham gia của hơn1.000 nghệ sĩ đến từ nhiều đoàn hợpxướng trong nước và quốc tế.

Như vậy, tính cho đến thời điểmkết thúc sự kiện trên, tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức hơn 30 chương trình lớnxuyên suốt trong Năm Du lịch quốcgia duyên hải Bắc Trung bộ - Huế2012 để thu hút khách du lịch. Trongđó, Bộ VHTTDL đã phối hợp với cácBộ, ngành liên quan tổ chức một sốhoạt động như: Chương trình doanhnhân Việt Nam với văn hóa, di sản dântộc lần thứ nhất; Duyên dáng Việt Nam2012; Diễn đàn hợp tác quốc tế và pháttriển du lịch đường bộ với các nướcthuộc hành lang kinh tế Đông Tây;Liên hoan hợp xướng quốc tế lần thứ2... Ngoài ra, Năm Du lịch quốc gia2012 còn diễn ra nhiều hoạt độnghưởng ứng do các tỉnh, thành phố kháctổ chức như: lễ tưởng niệm Phật hoàngTrần Nhân Tông nhập Niết Bàn(Quảng Ninh); lễ hội Cố đô Hoa Lư(Ninh Bình); lễ Khao lề thế lính HoàngSa (Quảng Ngãi); cuộc thi Bắn pháohoa quốc tế (TP. Đà Nẵng); lễ hộiHang động Việt Nam (Quảng Bình); lễhội Làng Sen (Nghệ An); lễ hội vănhóa, du lịch “Nhịp cầu xuyên Á” lầnthứ 3 (Quảng Trị); lễ hội Lam Kinh(Thanh Hóa); lễ hội Đêm phố cổ HộiAn (Quảng Nam …

Đối với Thừa Thiên - Huế, cácchương trình đều tập trung khai thácthế mạnh lễ hội và du lịch biển vớiđiểm nhấn là Festival Huế 2012 vàmột số lễ hội cộng đồng như lễ hộiPhật Đản, lễ hội Điện Huệ Nam. Dulịch biển ở Thừa Thiên - Huế trong

thời gian qua có một chuỗi các hoạtđộng xúc tiến du lịch, gắn với các tuordu lịch "sóng nước Tam Giang","Thuận An biển gọi" và Lăng Cô -vịnh đẹp thế giới". Bên cạnh đó, tỉnhđã thực hiện đồng bộ nhiều giải phápnhằm nâng cao chất lượng, tăng hiệuquả phục vụ khách du lịch, đồng thờikết hợp tuyên truyền quảng bá vàthường xuyên cập nhật, cung cấp cácthông tin về các điểm du lịch mới, cácsản phẩm du lịch đặc trưng truyềnthống như du lịch cộng đồng ở cầungói Thanh Toàn, làng cổ Phước Tích,nhà vườn Phú Mộng - Kim Long nênđã thu hút một lượng khách lớn đếnHuế. Các cơ sở lưu trú, khách sạn, nhàhàng được đầu tư mở rộng nâng cấp,tăng cường tiếp thị, củng cố phươngthức kinh doanh và tạo ra các sảnphẩm mới. Ở một số thời điểm, nhiềukhách sạn, nhà nghỉ có công suất sửdụng buồng phòng đạt 80-100%.Riêng Festival Huế 2012 đã thu húthơn 180.000 khách, trong đó có hơn80.000 khách quốc tế, tăng gấp rưỡi sovới Festival 2010. Lượng khách dulịch bằng tàu biển đến Huế cũng tăngmạnh. Dự tính, trong năm 2012, ThừaThiên - Huế đón 25 chuyến tàu du lịchcập cảng, với gần 40.000 lượt khách,chủ yếu đến từ Trung Quốc, Tây BanNha, Anh, Mỹ, Canada.

Thừa Thiên-Huế đã trải qua hơn700 năm xây dựng và phát triển, hiệnđang bảo tồn chân dung của một kinhđô với hàng trăm công trình nghệ thuậttinh xảo, phong phú, đa dạng về phongcảnh, đậm đà bản sắc truyền thống dântộc, hoà quyện vào cảnh quan kỳ diệucủa thiên nhiên, có giá trị đặc biệt vềlịch sử và văn hoá nghệ thuật, kết tinhcủa nền văn hóa Việt Nam. Đây còn lànơi lưu giữ nhiều di di tích gắn liền vớicuộc đời hoạt động cách mạng củaChủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều ngôichùa mang đậm bản sắc văn hóa Huế,

văn hóa Việt Nam, nhiều cảnh quanthiên nhiên tuyệt đẹp như sông Hươngnúi Ngự, Bạch Mã, Hải Vân, Lăng Cô,Tam Giang - Cầu Hai... Qua nhữnghoạt động được tổ chức, văn hóa Huế,văn hóa Việt Nam đã được biết đếnnhiều hơn, không chỉ dừng lại ở trongnước mà còn lan tỏa ra các nước trongkhu vực và trên thế giới. Du khách đếnvới Huế, đến với Việt Nam ngày mộtnhiều hơn, góp phần khẳng định dulịch Thừa Thiên - Huế, du lịch ViệtNam là điểm đến hấp dẫn, an toàn.

Bên cạnh đó, việc kết nối giữa tỉnhThừa Thiên - Huế với các địa phươngđể tổ chức Năm Du lịch quốc gia thểhiện qua việc phối hợp đẩy mạnh côngtác tuyên truyền, quảng bá trên cáctrang thông tin điện tử, báo chí, triểnlãm, hội chợ, hội nghị xúc tiến... Đồngthời, các địa phương sẽ tổ chức cáchoạt động như Lễ hội Pháo hoa ĐàNẵng, Đêm phố cổ Quảng Nam, Lễhội tri ân ở Quảng Trị, Lễ hội Hangđộng Việt Nam ở tỉnh Quảng Bình, Lễhội Khao lề thế lính ở Quảng Ngãi, Lễhội Lam Kinh ở Thanh Hóa, Lễ hộiLàng Sen ở Nghệ An... Tỉnh ThừaThiên - Huế cũng phối hợp các địaphương xây dựng, bổ sung và nângcao chất lượng các sản phẩm du lịch“Một điểm đến 5 di sản thế giới”,“Huế - với hành trình qua các kinh đôViệt”, “Huế trên con đường xanhhuyền thoại”, “Huế trên con đườngxuyên Á”, “Đông Dương - 3 Cố đô -Một điểm đến”, “Hà Nội - Huế - SàiGòn - Một điểm đến”, “Ngược dòngthời gian theo chân Bác Hồ”...

Đến thời điểm này có thể khẳngđịnh, Năm Du lịch quốc gia Duyên hảiBắc Trung bộ - Huế 2012 đã đạt đượccác mục tiêu đề ra từ ban đầu. Đúngnhư lời Thủ tướng Chính phủ NguyễnTấn Dũng đã từng nhấn mạnh trong LễKhai mạc: Năm Du lịch Quốc giaDuyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012 là

Nhìn lại Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

thônG tin trao đổi

17số 1004 l 20.12.2012

một trong những sự kiện khởi đầutrong việc thực hiện Chiến lược pháttriển du lịch Việt Nam đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030 đã đượcChính phủ phê duyệt nhằm xây dựngngành du lịch quốc gia theo hướngchuyên nghiệp, hiện đại, có trọngtâm, trọng điểm, chú trọng chiều sâu,

chất lượng và hiệu quả. Đây cũng làcơ hội cho các địa phương trong vùngphát huy thế mạnh về di sản, văn hóa,đây manh liên kết hợp tác giữa cácđịa phương trong vùng Bắc Trung bộđể tạo ra nguồn lực tổng hợp, pháthuy lợi thế so sánh, kinh nghiệm củatừng địa phương, vùng đất để hình

thành các sản phẩm liên vùng có lợithế cạnh tranh cao. Đặc biệt là việcliên kêt triên khai xúc tiến thương mạivà quảng bá, từng bước xây dựngthương hiệu du lịch của cả vùng, củacả nước và là điểm đến tầm khu vựcvà quốc tế...

QuốC Việt

Sau 3 tháng tiến hành khai quật khảocổ di tích Cấm Mít (xã Hòa Phong, HòaVang, thành phố Đà Nẵng), kết quả thuđược từ đợt khai quật này gây bất ngờvề một di tích Chăm độc đáo, từng tồntại nơi đây. Với diện tích khai quật500m2 đã phát hiện hơn 600 di vật gạch,đá, ngói, đồ gốm, sa thạch… có niên đạitrên dưới 1.000 năm tuổi.

Kết quả khảo sát cho thấy, di tíchđền tháp Chămpa được xác định niênđại xây dựng vào khoảng thế kỷ X đếnXIV, được xây dựng ngoài chức năng làđền- tháp thờ các vị thần Hindu giáo còncó tính chất là một tháp mộ, lưu giữ trocốt và thờ tự tổ tiên. Với 3 khu vực tiếnhành khai quật cùng nhiều hố thám sát,kết quả đã làm xuất lộ hoàn toàn dấu vếtnền móng kiến trúc của hệ thống tườngbao, tháp thờ chính, tháp Cổng, nhà Dàivà hệ thống đường đi… Hệ thống kiến

trúc có bố cục; trung tâm là tháp Giữa,phía bắc có tháp Bắc, phía nam có thápNam, phía đông có tháp Cổng và Nhàdài. Toàn bộ hệ thống kiến trúc đềuhướng về phía đông. Hố thiêng đượcxây dựng ở trung tâm đền tháp, mặt cắtdọc hình thang cân ngược, đáy lớn 2,7x 2,7m, đáy nhỏ 2 x 2m, cao 1,2m.Thành hố xây vát taluy bằng gạch vỡ,đất laterite, đất sét trộn nhựa thực vật.Trong hố còn một số hạt thủy tinh vàthạch anh nhỏ. Kết quả khai quật, ngoàiviệc làm rõ bố cục tổng thể của khối ditích và mặt bằng các đơn nguyên kiếntrúc còn phát hiện số lượng hiện vật cógiá trị nghiên cứu và trưng bày, gồm cácnhóm vật liệu xây dựng, trang trí kiếntrúc, tympan, đồ gốm…

Theo các nhà chuyên môn, việc làmrõ được mặt bằng của cả 3 tháp chínhcùng tháp Cổng, nhà Dài tại Cẩm Mít

được coi là phát hiện hiếm hoi ẩn chứanhiều thông tin cần tiếp tục được tìmhiểu, khám phá. Sự hoàn thiện về bốcục, quy mô, cấu trúc của mặt bằng ditích qua nhiều giai đoạn chứng tỏ tầmquan trọng của khu vực đền tháp nàytrong tâm thức cư dân Chămpa lúc bấygiờ. Song, sự nghèo nàn của các sảnphẩm điêu khắc đá cũng như sự vắngmặt của tượng đá cho thấy đây là mộtkhu đền tháp mang yếu tố và phongcách địa phương, nơi giáp ranh giữamiền xuôi và miền ngược.

Thời gian tới, các nhà nghiên cứukhảo cổ học sẽ tiếp tục thực hiện nghiêncứu, tìm hiểu để sớm hoàn thiện bứctranh về một nền di tích Chămpa, đồngthời cung cấp những nhận thức mớitrong công tác bảo tồn, giới thiệu vàphát huy di sản văn hóa Chămpa trongkhu vực. Hồ tHANH

Phát lộ quần thể phế tích tháp Chăm 1.000 năm tuổi

Ông Đoàn Kim Phách, Phó Chủtịch Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thaoViệt Nam đã cho biết: Lần đầu tiên mộtcuộc đua xe đạp quốc tế nằm trong hệthống Liên đoàn Xe đạp Quốc tế (UCI)sẽ được tổ chức tại Việt Nam do Liênđoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Namphối hợp với Công ty ADC đăng cai tổchức đã thu hút nhiều câu lạc bộ mạnhtrên thế giới tham dự. Theo đó, giải đuađược mang tên “ACD Tour of Việt

Nam 2012” được diễn ra từ ngày 16-22/12, với cự ly thi đấu gần 900km, điqua các tỉnh, thành phố: Long An, TiềnGiang, Vĩnh Long, Cần Thơ, HậuGiang, Sóc Trăng, An Giang, KiênGiang và TP Hồ Chí Minh.

Tham dự giải, có gần 150 tay đuađến từ 14 đội đua nước ngoài như:Malaysia, Philippines, Hàn Quốc,Trung Quốc, Hồng Kông (TrungQuốc), Kazakhstan, Brunei… cùng

với 8 đội trong nước là Hà Nội, ACDTruyền hình Vĩnh Long, Eximbank TPHồ Chí Minh, Bảo vệ thực vật SàiGòn, Bảo vệ thực vật An Giang, CầnThơ… Các tay đua thi đấu xuất phátđồng hành tính thành tích cá nhân,đồng đội để xếp hạng, với tổng giảithưởng trên 400 triệu đồng.

Một điểm khác biệt xe với cáccuộc đua xe đạp diễn ra ở nước tatrước đây thường diễn ra lúc 7 giờsáng, ở cuộc đua “ACD Tour ofVietnam 2012” này, các tay đua sẽ thiđấu xuất phát vào lúc 10 giờ trưa.

Vũ MiNH

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức cuộc đuaXe đạp quốc tế thuộc hệ thống UCi

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

thônG tin trao đổi

18 số 1004 l 20.12.2012

Trong guồng quay của cuộc sốnghiện đại, không ít làng quê bị phainhạt những nét đẹp văn hóa truyềnthống quý báu của dân tộc, nhưng tạilàng chài nhỏ xã Nhân Trạch (huyệnBố Trạch, tỉnh Quảng Bình) vẫn cómột câu lạc bộ (CLB) văn hóa dângian, lưu truyền những điệu múa bôngchèo cạn và hò khoan biển cổ xưa.Người có công lớn trong việc khôiphục và lưu truyền những làn điệu dângian đó là nghệ nhân Phạm Thị Niếu.

Đam mê điệu múa, câu hò cổ, sinhnăm 1941 ở thôn Nam, xã NhânTrạch, một làng quê giàu truyền thốngvăn hóa, nên ngay từ thuở nhỏ bàPhạm Thị Niếu đã may mắn đượctham gia các lễ hội của làng, như lễhội cầu mùa (tháng ba), lễ rước sắc vàlễ hội Rằm tháng Tám... Bà Phạm ThịNiếu còn được tắm mình trong nhữnglàn điệu dân ca hát khoan chèo cạn,các làn điệu hò biển. Chính vì thế, dùcuộc sống dân chài còn lắm khó khăn,vất vả, nhưng bà Phạm Thị Niếu đãnhận thức được những giá trị văn hóađộc đáo của quê hương, niềm say mênhững làn điệu dân gian cứ lớn dầnlớn dần trong tâm hồn bà. Khi vừachớm tuổi trăng rằm, bà đã thuộcnhiều lời ca, biết được ý nghĩa sâu satừng câu hò điệu múa của làng. Trongnhững năm chiến tranh ác liệt, vớiphong trào “Tiếng hát át tiếng bom”,bà cùng đội văn nghệ của xã vượtsông leo núi đi biểu diễn phục vụ bàcon và bộ đội để họ vững tay súng,bám biển giữ làng. Cũng từ đó, bàNiếu nhận thấy những câu hò, điệumúa bông chèo cạn là nét đẹp văn hóaquý báu, là món ăn tinh thần khôngthể thiếu được với ngư dân vùng biểntrong sản xuất và trong chiến đấu.Năm 1970, người chồng của bà làchiến sĩ Hồ Trọng Siếp hy sinh, để lạicho bà hai đứa con thơ dại. Vượt lên

nỗi đau riêng, bà thay chồng chămsóc các con, dùng lời ca tiếng hát xoadịu nỗi đau bản thân, cùng bà con lấycâu hò khoan thay súng đạn quyếtđánh giặc, giữ làng giữ biển, giữ câuhò điệu múa quê hương. Theo nghệnhân Phạm Thị Niếu, hát khoan chèocạn gồm những điệu hò múa quạt, hátchèo cạn, hò đưa linh... Đây là mộtloại hình diễn xướng bắt buộc, quantrọng không thể thiếu trong các lễ hộicầu ngư hàng năm. Những điệu hòbiển như hò mái nhị, hò là, hò hụi...khỏe khoắn, nhịp nhàng, mô phỏnghoạt động đẩy thuyền, thả lưới, kéolưới của người dân biển. Bà Niếu chobiết: Loại hình hát, múa chèo cạn làsự diễn tả và mô phỏng trên cạnnhững hoạt động chèo thuyền củangười đi biển. Trong múa chèo cạn,đội văn nghệ chia thành 2 hàng dọc,phía trước có 2 người diễn xướng (2bà cai). Bà cai sẽ “xưng” trước khivào nội dung chính. Sau khi lời“xưng” kết thúc, các thành viên khácmới bỏ mái chèo xuống để bắt đầuchèo theo điệu hát. Tiếp đến là sự kếthợp giữa điệu hò đưa linh, các độngtác chèo cạn diễn ra nhịp nhàng,khoan nhặt. Bà Niếu cho biết thêm:Nếu khi xưa các thành viên trong độiphải là nữ nhi chưa chồng thì ngàynay, các mẹ, các chị đã có gia đìnhcũng có thể tham gia hò xướng. Vàcác điệu múa chèo cạn, hò khoankhông chỉ phục vụ các lễ hội của làng,mà còn trình diễn tại những sự kiệnvăn hóa nghệ thuật xã hội của làng,của tỉnh. Có như thế mới giữ gìn, lưutruyền và phát triển được hò khoan,múa bông chèo cạn. Lời trong hátkhoan chèo cạn, hò biển chủ yếu làthể thơ lục bát với ngôn ngữ mộcmạc, vừa dung dị, trìu mến, vừa gắnvới cuộc sống con người miền biển.Miệt mài giữ lửa hò khoan chèo cạn

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, với niềmđam mê sẵn có, cộng với chất giọngcao, vang, giờ đây bà Phạm Thị Niếuđã trở thành nghệ nhân lão làng củacác làn điệu hò biển, múa bông chèocạn. Năm 2003, được sự chấp thuậncủa chính quyền địa phương, bàPhạm Thị Niếu đã vận động cácthành viên trong đội văn nghệ xưathành lập CLB Văn nghệ truyềnthống xã Nhân Trạch, nhằm gìn giữvà khôi phục những làn điệu dân catruyền thống. Năm 2006, CLB đổitên thành CLB Văn hóa dân gian xãNhân Trạch. Khi mới thành lập chỉ có36 người do bà phụ trách, hội viênđều đã lớn tuổi, nay CLB có hơn 100người, thành viên cao tuổi nhất cũnggần 80, còn người nhỏ nhất mới chỉ12 tuổi, thế nhưng các hội viên đềuđam mê với làn điệu dân gian, hếtlòng trong việc lưu giữ những nét đẹpvăn hóa hát khoan, chèo cạn. CLB đãđầu tư mua sắm đạo cụ, dụng cụ vàtrang phục biểu diễn khá hoàn chỉnh,đồng bộ. Điều đáng ghi nhận là bàPhạm Thị Niếu cùng với CLB đã sưutầm, khôi phục và phát triển nhữnghình thức tổ chức lễ hội, những lànđiệu dân ca như hò hạ thủy, hò máinhì, hò hụi, múa bông chèo cạn, cácbài xưng cổ như “Trước thân rồng”,“Non nam phượng múa”, múa quạt:“Nhìn xem phong cảnh làng ta”,“Chường vưng chiếu chỉ nhà Vua”...Bà Niếu cùng các thành viên khác tíchcực đưa những điệu múa, câu hát cổxưa của quê hương truyền dạy cho concháu để giữ gìn nét đặc sắc của quêhương. Với những đóng góp to lớncủa mình, bà Phạm Thị Niếu vừa đượcHội Văn nghệ dân gian Việt Namphong tặng danh hiệu Nghệ nhân dângian Việt Nam khi bà vừa bước sangtuổi thất thập.

Võ tHị DuNg

Người giữ lửa văn hóa làng biển

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

thônG tin trao đổi

19số 1004 l 20.12.2012

Ngày 14/12, tại Hà Nội, Đài Truyềnhình Việt Nam và Đài Truyền hìnhTBS Nhật Bản ký kết thỏa thuận hợptác sản xuất phim truyện về Phan BộiChâu. Đây là một trong những dự ántrọng điểm trong khuôn khổ các hoạtđộng văn hóa, ngoại giao chào mừng40 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.

VTV đã ủy quyền cho Trung tâmsản xuất phim truyền hình Việt Namthực hiện Dự án này. Dự kiến bộ phim

dài 120 phút, khắc họa lại con đườngĐông du cứu nước và mở mang vănhóa của cụ Phan Bội Châu cho thanhniên, trí thức Việt Nam.

Theo kế hoạch, phim sẽ được bấmmáy trong quý II năm 2013 và phátsóng tại các kênh truyền hình Việt Namvà Nhật Bản vào tháng 9/2013, đúngdịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giaoViệt Nam-Nhật Bản.

Hiện tại, kịch bản phim đang được

hai bên cùng xây dựng. Để đảm bảotính chính xác của các yếu tố, tình tiếtlịch sử, Dự án phim sẽ có sự cố vấn củacác chuyên gia lịch sử Việt Nam. Phimsẽ có các cảnh quay tại cả Việt Nam vàNhật Bản. Diễn viên chính đóng vaiPhan Bội Châu sẽ được tuyển tại ViệtNam vào đầu năm 2013, các diễn viênkhác sẽ do hai phía Nhật - Việt hợp táclựa chọn.

N.tHANH

Hợp tác làm phim về Phan Bội Châu

Ngày 13/12, tại Hà Nội, Cục Bảnquyền tác giả Việt Nam và Cục Bảnquyền tác giả Hàn Quốc đã tiến hành kýkết Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnhvực quyền tác giả và quyền liên quan.Bản ghi nhớ nhằm thiết lập mối quan hệhợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốctrong lĩnh vực quyền tác giả và quyềnliên quan, thúc đẩy hợp tác nhằm bảo hộquyền tác giả và quyền liên quan trongquá trình phát triển các ngành côngnghiệp sáng tạo cũng như giao lưu vănhóa giữa hai quốc gia.

Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnhvực quyền tác giả và quyền liên quan cóhiệu lực trong thời hạn 3 năm kể từ ngàyký và sẽ tự động gia hạn thêm mỗi lần 3năm nếu được sự đồng thuận của cả haibên.

Hàn Quốc là một quốc gia có nhiềuthành công trong đấu tranh phòng chốngtệ nạn xâm phạm quyền tác giả, quyềnliên quan trên môi trường số hóa. Kinhnghiệm của Hàn Quốc cho thấy, để bảohộ hiệu quả quyền tác giả, quyền liênquan trong thời đại số cần phải áp dụng

các biện pháp công nghệ trong việc xâydựng cơ sở dữ liệu và quản lý thông tinquyền tác giả, quyền liên quan. Đồngthời, phải đánh giá mức độ đóng gópcủa ngành công nghiệp dựa trên bảnquyền đối với nền kinh tế quốc dân nóichung và đối với sự phát triển văn hóaxã hội nói riêng của từng quốc gia.

Ngay sau Lễ ký kết đã diễn ra Hộithảo về quyền tác giả Việt Nam-HànQuốc; giới thiệu về hệ thống bảo hộquyền tác giả của các bên.

N.H

Việt Nam-Hàn Quốc hợp tác trong lĩnh vực quyền tác giả

Qua khảo sát bước đầu tại di chỉPhối Phối - Bãi Cọi (Hà Tĩnh) đã pháthiện các mộ đất, mộ chum, các loạihình này cũng có ở Hàn Quốc. Từnhững phát hiện được tìm thấy, các nhàkhảo cổ học đã tập hợp thành tài liệuđể nghiên cứu một cách tổng thể nềnvăn hóa của cùng thời kỳ giữa các quốcgia Châu Á.

Sau hơn hai tuần khảo sát và nghiêncứu, các nhà khảo cổ học thuộc Bảotàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam vàHàn Quốc đã khai quật ở 3 hố với diệntích gần 100m2, phát hiện 6 mộ chum,3 mộ đất, 6 mộ nồi, bình, vò. Tại khu

vực này, đoàn khảo cổ học phát hiệncác đồ vật tùy táng là đồ gốm như:bình, lọ; đồ đồng có bát đồng, bao tayđồng, rìu đồng, mũi tên đồng; đồ sắt cómũi lao, mũi giáo cuốc chữ u, ngoài racòn phát hiện ra khuyên tai bằng đá.

Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phótrưởng Phòng Nghiên cứu sưu tầm,Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Namcho biết: Trong đợt khai quật lần thứ batại di chỉ Phối Phối-Bãi Cọi, các cổ vậtđược phát hiện đã khẳng định rõ tínhchất nền văn hóa Sa Huỳnh có giao lưuảnh hưởng nền văn hóa Đông Sơn vàhội tụ một số nền văn hóa khác.

Khu di chỉ Phôi Phối-Bãi Cọi là dichỉ để các nhà khảo cổ học nghiêncứu khu cư trú và các tập tục tínngưỡng của cư dân Phối Phối-BãiCọi, để so sánh chung với các nền vănhóa cổ đại có niên đại tương đồngtrong khu vực. Những phát hiện nàycho thấy di chỉ Phối Phối-Bãi Cọi cótầm quan trọng, vị trí đặc biệt trongviệc nghiên cứu thời sơ sử Hà Tĩnhcũng như ở Việt Nam.

Được biết, sau đợt khai quật lầnnày, các nhà khảo cổ học sẽ có đánh giávề di chỉ Phối Phối-Bãi Cọi, góp thêmtư liệu để Nhà nước công nhận di chỉPhối Phối-Bãi Cọi trở thành di tíchquốc gia.

MạNH HuâN

Hà Tĩnh: Phát hiện nhiều hiện vật có giá trị tại Di chỉ Phối Phối - Bãi Cọi

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004

sự kiện vấn đề

20 số 1004 l 20.12.2012

Chịu trách nhiệmxuất bản

phan Đình Tân

Biên tậpTrung kIên, Thế hùng

kIều anh

Địa chỉ51-53 ngô Quyền - hà nộiĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gp - XBBT

Cấp ngày 18/9/2012

In tạiCông Ty Tnhh mộT Thành VIên

In Và Văn hóa phẩm

tìm HLV cho Đội tuyển quốc giaViệt Nam là một trong nhữngvấn đề được dư luận quan tâmnhất hiện nay. Vấn đề này đãđược đưa ra bàn thảo tại cuộchọp của Ban Chấp hành Liênđoàn Bóng đá Việt Nam ngày13/12.

Ông Nguyễn Lân Trung, Phó Chủtịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam(VFF) cho biết: Mục tiêu của bóngđá Việt Nam là trẻ hóa đội bóng thamgia Sea Game 2013 và Asian Cup2015. Đội tuyển quốc gia Việt Namsẽ chuẩn bị cho hai trận giao hữutrong tháng 2 và tháng 3. Trước mắt,đội tuyển sẽ sử dụng HLV tạmquyền, chuyên trách. VFF sẽ cố gắngchọn một vị thuyền trưởng tốt nhấtđể dẫn dắt đội tuyển cũng như độiU23 tham dự Sea Games tạiMyanmar.

Cũng theo ông Nguyễn LânTrung: HLV nội hay ngoại đềukhông quan trọng, quan trọng làHLV đó có thể giúp gì cho bóng đáViệt Nam. Liên đoàn Bóng đá ViệtNam sẽ lựa chọn HLV tốt nhất có thểcho đội tuyển quốc gia Việt Nam trêncơ sở ưu tiên HLV nội. Liên đoàn vàTổng cục Thể dục thể thao luôn rộngmở cho những HLV cũng như nhữngcầu thủ tâm huyết với sự nghiệpbóng đá Việt Nam.

Để Đội tuyển quốc gia được cọsát trước các giải đấu lớn, thay vìtham dự V-League 2013, đội tuyểnsẽ thi đấu giao hữu 14-16 trận quốctế với những đội bóng chất lượng.

Ngoài ra, VFF cũng thống nhấtchấp nhận việc chuyển nhượng CLBK.Khánh Hòa cho Hải Phòng và HảiPhòng sẽ chơi ở V-League thay chođội này với tên gọi Ximăng VicemHải Phòng.

Kết thúc mùa giải 2013, sẽ có 1đội bóng V-League phải xuống hạng

và 3 đội bóng từ hạng Nhất lên chơigiải đấu cao nhất này. Bên cạnh đó 5đội bóng hạng Nhì sẽ được lên chơiở hạng Nhất. Việt Nam sẽ duy trì 14đội dự V-League và 10 đội dự HạngNhất từ mùa giải 2014. Đặc biệt,Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cũngđưa ra đề xuất kể từ mùa giải 2014,không cho phép thay đổi phiên hiệuhạng thi đấu các CLB để đảm bảo sựổn định cho bóng đá Việt Nam.

Bên cạnh việc đưa ra quyết địnhvề HLV, Ban Chấp hành Liên đoànBóng đá Việt Nam thống nhất duy trìsố lượng 12 đội bóng tham dự V-League 2013. Theo đó, Đội tuyểnquốc gia Việt Nam không tham dự V-League 2013 như đề xuất ban đầu màsẽ được thay thế bằng CLB ĐồngNai (đội hạng Nhất có thứ hạng caonhất tiếp theo). Hy vọng cũng nhiều,nhưng thách thức cũng không phải làít khi mà VPF tiếp quản một nềnbóng đá trải qua một thời gian dàivận hành bởi cách quản lý có quánhiều bất cập, từ đào tạo trẻ, điềuhành các giải đấu, quy định sử dụngcầu thủ ngoại, quy chế chuyểnnhượng, đến định hướng phát triểnnền bóng đá chuyên nghiệp… Đã 12

mùa giải chuyên nghiệp trôi qua,chưa bao giờ các nhà tổ chức tạodựng được sự tin tưởng tuyệt đối từngười hâm mộ, khi mùa giải nàocũng xuất hiện những trận đấu thắng- thua bất bình thường, hoặc nhữngbiểu hiện không trong sáng về mặtđạo đức từ các ông “vua sân cỏ”.

Vẫn biết rằng, để tạo sự thay đổicăn bản của bóng đá Việt Namkhông thể đòi hỏi ngày một, ngàyhai, mà phải cả một quá trình.Nhưng điều mà lãnh đạo của Liênđoàn Bóng đá Việt Nam cam kết cóthể phần nào làm hài lòng ngườihâm mộ, là từ mùa giải 2013, nhữngbiểu hiện tiêu cực trong bóng đá sẽđược loại trừ và mọi sự “đi đêm”trong bóng đá sẽ không còn đất tồntại. Mục tiêu không phải tìm kiếmlợi nhuận mà làm sao cho bóng đáViệt Nam phát triển theo chiềuhướng tích cực, đúng với tínhchuyên nghiệp. Điều phải hướng tớilà điều hành các giải đấu tốt hơn đểbóng đá có chất lượng, không cònbiểu hiện tiêu cực, lôi kéo đượckhán giả, vì sự phát triển bền vữngcủa bóng đá Việt Nam”.

NAM ANH

Đội tuyển quốc gia Việt Nam sẽ có HLV tạm quyền

Nhiều khả năng, ông Lê Huỳnh Đức (phải) sẽ đảm nhận vai trò HLV tạm quyền Đội tuyển VN