toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – số 1049

20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1049 ngày 07/11/2013 - Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ (Tr.2) Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Đại sứ Azerbaijan (Tr.2) - Tổ chức ngày kỷ niệm, đón nhận khen thưởng phải hiệu quả, không phô trương hình thức (Tr.3) Trong số nàY Công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2013 công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 4). Có 8 di sản văn hóa phi vật thể có tên trong Danh mục bao gồm: Lễ hội Roóng poọc của ngưởi Giáy (huyện Sa Pa, Lào Cai); Lễ Pút tổng của người Dao đỏ (huyện Sa Pa, Lào Cai); Nghề chạm khắc bạc của ngưởi Mông (huyện Sa Pa, Lào Cai); Nghề Chàng slaw của người Nùng Dín (huyện Mường Khương, Lào Cai); Hát Páo dung của người Dao (tỉnh Tuyên Quang); Nghi lễ Cấp sắc của người Dao (tỉnh Tuyên Quang); Nghệ thuật Xòe Thái (tỉnh Điện Biên); Lễ hội cúng biển Mỹ Long (huyện Cầu Ngang, Trà Vinh). Thu hằng Ảnh: TƯ LIỆU Ngày 04/11, Tổng cục Thể dục thể thao đã chốt danh sách đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 27. Tổng số thành viên của đoàn là 750 người, trong đó có 519 vận động viên, trưởng đoàn là ông Lâm Quang Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao. Tại SEA Games 27, đoàn Thể thao Việt Nam sẽ dự tranh 29/33 môn thi đấu. Trong số này, điền kinh có số bộ huy chương nhiều nhất (46 bộ) và số lượng vận động viên Việt Nam tham dự bộ môn này cũng đông nhất (43 vận động viên). Hiện tại, do những rắc rối liên quan đến việc lựa chọn vận động viên, nên bộ môn Bóng bàn vẫn chưa chốt tên vận động viên cụ thể tham dự SEA Games 27. Tuy nhiên, chắc chắn bóng bàn chỉ có 8 vận động viên (4 nam, 4 nữ), do đã đăng ký số lượng thành viên là 11 người, kể cả lãnh đội và huấn luyện viên. Theo kế hoạch, lễ xuất quân đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 27 sẽ diễn ra tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội vào ngày 20/11. Sau đó, ngày 26/11, đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam sẽ là bộ môn đầu tiên di chuyển sang Myanmar, để chuẩn bị cho môn Bóng đá nam khởi tranh vào ngày 1/12. Đến ngày 4/12, các cánh quân lớn của đoàn Thể thao Việt Nam mới bắt đầu lên đường sang Myanmar. SEA Games 27 sẽ chính thức diễn ra từ 11 - 22/12. Mục tiêu của đoàn Thể thao Việt Nam là duy trì vị trí trong tốp 3 đại hội, giành khoảng 70 Huy chương Vàng. Đức Kiên 519 VĐV Việt Nam tham dự SEA Games 27 VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên, một trong những niềm hy vọng của TT Việt Nam tại SEA Games 27

Upload: longvanhien

Post on 19-Jun-2015

394 views

Category:

News & Politics


2 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1049. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1049 ngày 07/11/2013

- Trình Thủ tướng Chính phủĐề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

(Tr.2)Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh

tiếp Đại sứ Azerbaijan (Tr.2)

- Tổ chức ngày kỷ niệm, đón nhận khen thưởng phảihiệu quả, không phô trươnghình thức

(Tr.3)

Trong số này

Công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyếtđịnh số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày31/10/2013 công bố Danh mục di sảnvăn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 4).Có 8 di sản văn hóa phi vật thể có têntrong Danh mục bao gồm: Lễ hộiRoóng poọc của ngưởi Giáy (huyện SaPa, Lào Cai); Lễ Pút tổng của ngườiDao đỏ (huyện Sa Pa, Lào Cai); Nghềchạm khắc bạc của ngưởi Mông(huyện Sa Pa, Lào Cai); Nghề Chàngslaw của người Nùng Dín (huyệnMường Khương, Lào Cai); Hát Páodung của người Dao (tỉnh TuyênQuang); Nghi lễ Cấp sắc của ngườiDao (tỉnh Tuyên Quang); Nghệ thuậtXòe Thái (tỉnh Điện Biên); Lễ hộicúng biển Mỹ Long (huyện CầuNgang, Trà Vinh).

Thu hằng

Ảnh:

LIỆ

U

Ngày 04/11, Tổng cục Thể dục thể thao đã chốt danh sách đoàn Thể thao ViệtNam tham dự SEA Games 27. Tổng số thành viên của đoàn là 750 người, trongđó có 519 vận động viên, trưởng đoàn là ông Lâm Quang Thành, Phó Tổng cụctrưởng Tổng cục Thể dục thể thao. Tại SEA Games 27, đoàn Thể thao Việt Namsẽ dự tranh 29/33 môn thi đấu. Trong số này, điền kinh có số bộ huy chươngnhiều nhất (46 bộ) và số lượng vận động viên Việt Nam tham dự bộ môn nàycũng đông nhất (43 vận động viên).

Hiện tại, do những rắc rối liên quan đến việc lựa chọn vận động viên, nên bộmôn Bóng bàn vẫn chưa chốt tên vận động viên cụ thể tham dự SEA Games 27.Tuy nhiên, chắc chắn bóng bàn chỉ có 8 vận động viên (4 nam, 4 nữ), do đã đăngký số lượng thành viên là 11 người, kể cả lãnh đội và huấn luyện viên. Theo kếhoạch, lễ xuất quân đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 27 sẽ diễn ratại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội vào ngày 20/11. Sau đó,ngày 26/11, đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam sẽ là bộ môn đầu tiên di chuyểnsang Myanmar, để chuẩn bị cho môn Bóng đá nam khởi tranh vào ngày 1/12.Đến ngày 4/12, các cánh quân lớn của đoàn Thể thao Việt Nam mới bắt đầu lênđường sang Myanmar. SEA Games 27 sẽ chính thức diễn ra từ 11 - 22/12. Mụctiêu của đoàn Thể thao Việt Nam là duy trì vị trí trong tốp 3 đại hội, giành khoảng70 Huy chương Vàng.

Đức Kiên

519 VĐV Việt Nam tham dự SEA Games 27

VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên, một trong những niềm hy vọng của TT Việt Nam tại SEA Games 27

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

quản lý nhà nước

2 số 1049 l 07.11.2013

Ngày 17/10, Bộ VHTTDL đãtrình Thủ tướng Chính phủ xem xét,phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huygiá trị di sản văn hóa phi vật thể cầnbảo vệ khẩn cấp của nhân loại – HátXoan Phú Thọ (giai đoạn 2013-2020). Mục tiêu của Đề án nhằm tiếptục giữ gìn, lưu truyền, phổ biến, pháthuy cho thế hệ mai sau những giá trịđộc đáo mang tính xã hội, nhân văn,những phong tục, tập quán tốt đẹp vềHát Xoan gắn với Tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương. Nâng cao nhậnthức và lòng tự hào trong cộng đồng,trách nhiệm của các thế hệ, nhất làcủa thế hệ trẻ trong việc bảo tồn vàphát huy giá trị văn hóa Hát Xoan.Từng bước bảo tồn phát huy giá trịHát Xoan trở thành sản phẩm du lịch

văn hóa tâm linh đặc trưng, góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tìnhtrạng cần bảo vệ khẩn cấp và trởthành di sản văn hóa phi vật thể đạidiện cho nhân loại. Đến năm 2015đào tạo được lớp nghệ nhân kế cận tạicác phường Xoan gốc kế tục lớp nghệnhân cao tuổi hiện nay trong việctruyền dạy cho lớp trẻ tại cộng đồng;tỷ lệ người biết Hát Xoan là nhữngngười trẻ (dưới 30 tuổi, thanh, thiếunhi) ở các phường Xoan gốc đến năm2015 đạt 40%; đến năm 2020 đạt tỷlệ 70%. Từ năm 2015-2020 tập trungđầu tư tu bổ, phục hồi cho 5 di tích tạicác phường Xoan gốc ở thành phố

Việt Trì, khôi phục các lễ hội, tục lệHát Xoan truyền thống nhằm xâydựng thành không gian văn hóa HátXoan gắn với Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương; tiếp tục đầu tư tu bổ,phục hồi cho các di tích còn lại tại cácphường Xoan gốc, hỗ trợ chốngxuống cấp cho các di tích và phục hồicác tục lệ Hát Xoan truyền thống tạicác di tích có Hát Xoan lan tỏa; 100%người có công bảo tồn, gìn giữ,truyền dạy Hát Xoan được tôn vinhvà hưởng chế độ đãi ngộ theo quyđịnh. Bộ VHTTDL cũng đề xuất têncủa Đề án là “Bảo tồn và phát huy giátrị di sản văn hóa phi vật thể cần bảovệ khẩn cấp của nhân loại-Hát XoanPhú Thọ (Giai đoạn 2013-2020)”.

Thu hằng

Chiều 30/10, tại trụ sở BộVHTTDL, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhđã có buổi tiếp Đại sứ Azerbaijan AnarImanov nhân dịp Đại sứ nhận nhiệm vụcông tác tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh nhấn mạnh, Việt Nam vàAzerbaijan có mối quan hệ hợp táctruyền thống lâu đời. Việt Nam luônghi nhớ sự ủng hộ, giúp đỡ hiệu quảcủa Azerbaijan trong những năm thángđấu tranh giải phóng dân tộc trước đâycũng như trong xây dựng và phát triểnkinh tế-xã hội ngày nay.

Nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợptác song phương trong lĩnh vực vănhóa, thể thao và du lịch giữa hai quốcgia, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đềnghị, trong thời gian tới, hai bên sẽ xemxét khả năng trao đổi các đoàn nghệthuật; tạo điều kiện trao đổi thông tin,giới thiệu và hỗ trợ cho các đoàn nghệ

thuật của hai nước có thể tham gia cácliên hoan nghệ thuật quốc tế được tổchức trên lãnh thổ hai bên; tổ chức cáctriển lãm nghệ thuật giới thiệu đấtnước, con người tiềm năng du lịch.

Về lĩnh vực Thể thao, hai bên sẽtrao đổi các đoàn thể thao; giới thiệu vàhỗ trợ cho các đoàn thể thao của hainước tham gia các giải thể thao quốc tếđược tổ chức trên lãnh thổ hai bên. ViệtNam sẽ mời các đoàn thể thaoAzerbaijan tham gia ASIAD 2019được tổ chức tại Hà Nội (Việt Nam).

Về lĩnh vực Du lịch, sẽ trao đổithông tin giới thiệu tiềm năng du lịchcủa hai nước. Việt Nam sẽ mời cáchãng lữ hành Azerbaijan tham gia Hộichợ Du lịch quốc tế thành phố Hồ ChíMinh diễn ra vào tháng 9 hàng năm.

Nhân dịp này, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh đề nghị phía Azerbaijan vớitư cách là quốc gia chủ nhà của kỳ họp

lần thứ 8 Ủy ban liên Chính phủ Côngước UNESCO 2013 về bảo vệ di sảnvăn hóa phi vật thể, ủng hộ việc côngnhận nghệ thuật “Đờn ca tài tử NamBộ” của Việt Nam là di sản văn hóa phivật thể của nhân loại.

Đại sứ Anar Imanov cho biết,Azerbaijan đặc biệt coi trọng thúc đẩyquan hệ hợp tác với Việt Nam, nhất làlĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch,coi đây là một trong những ưu tiêntrong chính sách đối ngoại của mình;đồng thời Ngài Anar Imanov mongmuốn Việt Nam và Azerbaijan sẽ sớmmở đường bay thẳng, để qua đó thúcđẩy lượng khách du lịch giữa hai nước.

Ngài Anar Imanov khẳng định sẽnỗ lực hết mình đóng góp tích cực vàothúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hainước trên lĩnh vực văn hóa, thể thao vàdu lịch.

ThTT

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Đại sứ Azerbaijan

Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

quản lý nhà nước

3số 1049 l 07.11.2013

Theo Nghị định, yêu cầu của việctổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức traotặng, đón nhận hình thức khen thưởng,danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại vàđón, tiếp khách nước ngoài phải bảođảm an toàn, trang trọng, tiết kiệm,hiệu quả, không phô trương hình thức;có ý nghĩa tôn vinh sự kiện, tôn vinhtập thể và cá nhân.

Về kỷ niệm những ngày lễ lớntrong nước, Nghị định quy địnhcách thức tổ chức năm tròn, năm lẻ5, năm khác của các ngày lễ lớn,bao gồm các ngày: Tết Nguyên đán(01 tháng Giêng Âm lịch), Ngàythành lập Đảng Cộng sản Việt Nam(03/02/1930); ngày Giỗ Tổ HùngVương (10/3 Âm lịch); Ngày Giảiphóng miền Nam, thống nhất đấtnước (30/4/1975); Ngày Chiếnthắng Điện Biên Phủ (07/5/1954);Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh(19/5/1890); Ngày Cách mạngTháng Tám (19/8/1945) và NgàyQuốc khánh nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945).

Nghị định cũng quy định về kỷniệm ngày sinh của đồng chí Lãnhđạo Đảng, Nhà nước đã từ trần.Việc kỷ niệm này thực hiện theoquyết định của Bộ Chính trị, Ban Bíthư. Tần suất tổ chức kỷ niệm nhưsau: tổ chức kỷ niệm lần đầu tiênngày sinh của đồng chí Lãnh đạoĐảng, Nhà nước đã từ trần thực hiệnvào dịp tròn 100 năm ngày sinh.Việc tổ chức kỷ niệm lần đầu tiênngày sinh của đồng chí Lãnh đạo

Đảng, Nhà nước thọ trên 100 tuổi đãtừ trần được thực hiện vào dịp tròn110 năm hoặc 120 năm ngày sinh.Các lần kỷ niệm tiếp theo được tổchức 10 năm một lần với cấp độ nhỏhơn lần kỷ niệm đầu tiên.

Nghị định cũng quy định chi tiếthình thức tổ chức buổi lễ; yêu cầu,trình tự tiến hành lễ kỷ niệm, nghithức công bố, trao tặng, đón nhậnhình thứ khen thưởng, danh hiệu thiđua trong các lễ kỷ niệm ngày thànhlập, ngày truyền thống và các ngàykỷ niệm khác; các hình thức kỷniệm các ngày lễ quốc tế theo nămtròn, năm lẻ 5, năm khác.

Nghị định cũng quy định về đóntiếp đoàn khách cấp cao nước ngoàithăm chính thức, thăm làm việc,thăm cá nhân, quá cảnh... Quy địnhtiễn và đón lãnh đạo Đảng, Nhànước đi thăm, dự hội nghị quốc tế ởnước ngoài; nghi lễ đối ngoại đốivới Đoàn Ngoại giao, các Tổ chứcquốc tế tại Hà Nội.

Nghị định này có hiệu lực thihành kể từ ngày 16/12/2013. Kể từngày Nghị định này có hiệu lực,Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, ngày06/11/2001 của Chính phủ và Nghịđịnh số 154/2004/NĐ-CP, ngày09/8/2004 của Chính phủ hết hiệulực thi hành.

Thực hiện Nghị quyết của Chínhphủ về tăng cường thực hiện cácgiải pháp trọng tâm bảo đảm trật tựan toàn giao thông, Bộ VHTTDL raQuyết định ban hành Tiêu chí Văn

hóa giao thông đường bộ sau khi lấyý kiến đóng góp từ nhiều địaphương trong nước, từ các cơ quanchức năng và chuyên gia.

Theo đó, về tiêu chí chung baogồm: Tự giác chấp hành pháp luậtvề giao thông; thực hiện nghiêmnhiệm vụ, tác phong, chuẩn mực,văn minh; tôn trọng, nhường nhịn,giúp đỡ mọi người khi tham gia giaothông; có trách nhiệm với bản thânvà cộng đồng khi tham gia giaothông; đi đúng làn đường, phầnđường quy định; không tham gia đuaxe và cổ vũ đua xe trái phép; tuânthủ pháp luật khi xử lý và bị xử lýcác hành vi vi phạm trật tự an toàngiao thông; tạo dựng kết cấu hạ tầnggiao thông chuẩn mực, an toàn; có ýthức văn hóa xây dựng môi trườnggiao thông thân thiện, an toàn.

Ngoài ra còn có tiêu chí cụ thểcho một số đối tượng như: Cơ quanquản lý nhà nước về giao thông; lựclượng chức năng làm nhiệm vụ đảmbảo trật tự giao thông; đối với ngườitham gia giao thông; với cư dân sinhsống ven đường giao thông và vớicác phương tiện tham gia giao thông.

Bộ VHTTDL yêu cầu các SởVHTTDL chủ động phối hợp vớiCông an tỉnh, Sở Giao thông vậntải, Ban An toàn giao thông, các cơquan thông tin tuyên truyền địaphương tiến hành các biện pháptuyên truyền thiết thực về nội dungTiêu chí Văn hóa giao thông đườngbộ. Lồng ghép nội dung Tiêu chíVăn hóa giao thông đường bộ vàonội dung phong trào xây dựng Giađình Văn hóa, Làng Văn hóa, Tổdân phố Văn hóa.

ThTT

Tổ chức ngày kỷ niệm, đón nhận khen thưởng phải hiệu quả,không phô trương hình thức chiều 01/11, tại hà nội, Bộ VhTTDL đã tổ chức họp báocông bố nghị định số 145/2013/nĐ-cP của chính phủ quyđịnh về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đónnhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đốingoại và đón, tiếp khách nước ngoài và Tiêu chí văn hóagiao thông đường bộ.

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

Sự kiện vấn đề

4 số 1049 l 07.11.2013

quản lý nhà nước

Chiều 01/11, tại trụ sở BộVHTTDL, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhđã có buổi làm việc với đoàn công táctỉnh Bạc Liêu do đồng chí Võ VănDũng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoànvề công tác chuẩn bị triển khai tổ chứcFestival Đờn ca tài tử cấp quốc gia lầnthứ Nhất-Bạc Liêu 2014.

Công tác chuẩn bị tổ chức FestivalĐờn ca tài tử cấp quốc gia lần thứ Nhấtđã Dự thảo xong quyết định thành lậpBCĐ, BTC và thành lập 08 Tiểu ban đểphục vụ Festival; Kế hoạch tổng thểFestival với tổng số 22 hoạt động.

Tỉnh Bạc Liêu đã chủ động giaonhiệm vụ cho các Sở, ngành được phâncông, lập Kế hoạch cụ thể cho từnghoạt động. Cùng với việc xây dựng cácvăn bản, tỉnh Bạc Liêu đang triển khaixây dựng một số công trình trọng điểmvà dự kiến hoàn thành trước ngày20/4/2014 để kịp phục vụ Festival, tiêubiểu như: Dự án mở rộng Khu lưuniệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộvà nhạc sỹ Cao Văn Lầu; Dự án Quảngtrường Hùng Vương tại khu hành chínhcủa tỉnh gồm các hạng mục: Biểutượng tỉnh Bạc Liêu (cây đàn kìm),biểu tượng kết nghĩa Bạc Liêu-NinhBình, biểu tượng ba dân tộc, trồng 54cây đa, lộc vừng, cây xanh…; Nhà thiđấu Đa năng với sức chứa 2.500 chỗngồi; Dự án Trung tâm Triển lãm Vănhoá-Nghệ thuật, Nhà hát Cao Văn Lầu;Trùng tu, tôn tạo cụm nhà Công tử Bạc

Liêu; Tượng đài sự kiện Mậu Thân vàĐài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ;Trung tâm Hội chợ Triển lãm; Sửachữa, nâng cấp Trung tâm Hội nghịTỉnh.

Để triển khai, thực hiện những nộidung, công việc theo đúng tiến độ, kếhoạch. ngoài sự nỗ lực của địa phương,tỉnh Bạc Liêu rất cần sự hỗ trợ từ Trungương, từ Bộ VHTTDL. Tỉnh Bạc Liêukiến nghị với Bộ VHTTDL sớm kýQuyết định thành lập Ban Chỉ đạoFestiaval Đờn ca tài tử cấp quốc gia lầnthứ Nhất tại Bạc Liêu; góp ý các vănbản liên quan về Festival do tỉnh BạcLiêu trình; xem xét, hỗ trợ kinh phí đểBạc Liêu tổ chức một số hoạt động tạiFestival; kiến nghị Chính phủ ghi vốncho tỉnh Bạc Liêu triển khai xây dựngTrung tâm Triển lãm Văn học nghệthuật, Nhà hát Cao Văn Lầu vào năm2014…; nghiên cứu, hỗ trợ kinh phítrong việc tu bổ, tôn tạo các di tích cấpquốc gia, hạ tầng Du lịch, như: Dự ánKhu Du lịch Nhà Mát-Cái Cùng; Dự ánKhu Du lịch Nhà Mát- Hiệp Thành; Hạtầng Du lịch Vườn chim Lập Điền,Long Điền Đông; Hạ tầng Du lịch gắnvới khu Điện Gió…

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh ghi nhận sựnỗ lực, cố gắng của tỉnh Bạc Liêu trongcông tác chuẩn bị cho việc tổ chứcFestival Đờn ca tài tử cấp quốc gia lầnthứ Nhất được tổ chức tại Bạc Liêu vào

năm 2014. Về các kiến nghị của Tỉnh,Bộ VHTTDL sẽ tạo điều kiện, hỗ trợcho Bạc Liêu trong việc triển khai, thựchiện cũng như tổ chức Festival hiệuquả cao nhất. Bộ VHTTDL sẽ sớm kýQuyết định thành lập Ban Chỉ đạoFestival Đờn ca tài tử cấp quốc gia lầnthứ Nhất.

Bộ trưởng cũng lưu ý tỉnh Bạc Liêucần tập trung đầu tư, tôn tạo, chọn lựa,những công trình trọng điểm gắn vớiviệc tổ chức Festival để phục vụ choviệc tổ chức Festival cũng như thu hútdu khách khi đến với Bạc Liêu như:Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tửvà Nhạc sỹ Cao Văn Lầu, Khu Du lịchKhu vườn chim; Khu Du lịch gắn vớikhu điện gió; nghiên cứu xây dựng sânGolf …

Bộ trưởng giao Cục Nghệ thuậtbiểu diễn, Cục Văn hoá cơ sở phối hợpvới tỉnh Bạc Liêu nghiên cứu, xâydựng nội dung Lễ khai mạc, bế mạcFestival, tuyên truyền đến các xã, ấp vềgiá trị của Đờn ca tài tử Nam Bộ; CụcDi sản văn hóa nghiên cứu xây dựngnội dung bảo tồn, phát huy giá trị củaĐờn ca tài tử Nam Bộ; Tổng cục Dulịch nghiên cứu, khảo sát, xây dựngtour, tuyến, quảng bá để thu hút dukhách trong và ngoài nước đến khámphá về Bạc Liêu, khám phá, tìm hiểugiá trị của Đờn ca tài tử Nam Bộ trướcvà sau Festival.

T.hợP

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu

Liên hoan phim Nhật Bản 2013 sẽđược tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minhtừ ngày 15-21/11. Đây là Liên hoanphim có quy mô lớn nhất từ trước đếnnay với tổng cộng 15 chương trình gồm29 phim truyện nổi tiếng của Nhật Bản.

Tuần lễ phim là hoạt động nhânNăm Hữu nghị Nhật-Việt; Kỷ niệm 40năm Thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật

Bản-Việt Nam, nhằm tăng cường hơnnữa sự hiểu biết về nền điện ảnh NhậtBản do Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tạiTPHCM và Cục Văn hóa Nhật Bản tổchức với sự hợp tác của Tổ chức JapanImage Council.

Liên hoan phim Nhật Bản năm2013, các nhà sản xuất phim hoạt hìnhvà đạo diễn đến từ Nhật Bản sẽ có buổi

giao lưu với khán giả Việt Nam, nhữngngười liên quan đến lĩnh vực phim hoạthình và điện ảnh Việt Nam để cùng tọađàm về sự phát triển của điện ảnh trongthời đại mới.

Lễ khai mạc sẽ bắt đầu ngày 15/11tại Rạp BHD Star Cineplex Icon - quận1 TP. Hồ Chí Minh.

h.Quân

Liên hoan phim Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

Sự kiện vấn đề

5số 1049 l 07.11.2013

quản lý nhà nước

Chiều 30/10/2013, tại Hà Nội,Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thaovà Du lịch Hồ Anh Tuấn đã chủ trìbuổi làm việc với lãnh đạo tỉnhThanh Hóa về việc triển khai côngtác chuẩn bị cho Năm Du lịch quốcgia 2015.

Tại buổi làm việc, Giám đốc SởVHTTDL Thanh Hóa Nguyễn VănTuấn đã báo cáo với lãnh đạo BộVHTTDL về công tác chuẩn bị tổchức Năm Du lịch quốc gia 2015; dựthảo nội dung của Năm Du lịch quốcgia 2015; công tác chuẩn bị tổ chứcNăm Du lịch quốc gia 2015; côngtác đầu tư phục vụ tổ chức Năm Dulịch quốc gia 2015…

Tại buổi làm việc, các đại biểu đãnhấn mạnh tới sự chỉ đạo sát sao củalãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, sự chủđộng, đề xuất, triển khai nội dung vềcông tác chuẩn bị của Sở VHTTDLThanh Hóa; tìm hiểu những bài học

kinh nghiệm trong việc tổ chức NămDu lịch quốc gia của các địa phươngtrong thời gian qua.

Để triển khai, thực hiện Năm Dulịch quốc gia 2015 đạt kết quả cao,Thanh Hóa cần nâng cao nhận thứcdu lịch cho cộng đồng, góp phầntích cực trong việc bảo vệ môitrường, chấn chỉnh tình trạng chèokéo, ép khách, đầu tư về nhà vệ sinhdu lịch, đầu tư sản phẩm, đào tạonguồn nhân lực, kiểm soát chấtlượng dịch vụ: khách sạn, nhàhàng… Đẩy mạnh công tác chỉnhtrang đô thị, đề xuất về kinh phí; chútrọng vấn đề liên kết với các tỉnh lâncận; quan tâm tới vấn đề xúc tiếnquảng bá, xác định thị trường trọngđiểm; huy động các nguồn lực để hỗtrợ cho Năm Du lịch quốc gia2015…

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứtrưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn

đánh giá và ghi nhận sự nỗ lực, chủđộng trong công tác chuẩn bị choNăm Du lịch quốc gia 2015 của tỉnhThanh Hóa. Qua nghiên cứu dự thảovà nghe ý kiến của các đại biểu,Thanh Hóa cần bổ sung, chỉnh sửavề nội dung, xây dựng các sản phẩmdu lịch đặc trưng, mang tính liên kếtvới các tỉnh lân cận trong Năm Dulịch quốc gia, cần nghiên cứu khaithác thế mạnh về văn hóa, nổi bật làcác di sản văn hóa tiêu biểu như:Thành Nhà Hồ, khu di tích lịch sửLam Kinh... Thứ trưởng cũng đềnghị Tổng cục Du lịch nên phối hợpvới các doanh nghiệp du lịch tổ chứccác đoàn khảo sát tuyến, điểm dulịch ở Thanh Hóa, qua đó để cácdoanh nghiệp xây dựng sản phẩm,quảng bá, thu hút khách đến vớiThanh Hóa, trọng tâm là Năm Dulịch quốc gia 2015.

ThTT

Chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015 tại Thanh Hóa

Ngày 01/11, Bộ VHTTDL đãban hành Thông tư số 07/2013/TT-BVHTTDL Quy định định mức trảcông giờ người làm mẫu vẽ trongcác trường đào tạo mỹ thuật.

Thông tư quy định định mứctrả công giờ người làm mẫu vẽtrong các trường đại học, học viện,cao đẳng, trung cấp có đào tạo mỹthuật hoặc có tham gia đào tạo cácngành học về mỹ thuật (sau đâygọi chung là các cơ sở đào tạo mỹthuật). Đối tượng được trả côngtheo quy định tại Thông tư này làngười lao động được các cơ sở đàotạo mỹ thuật ký hợp đồng thuê làmngười mẫu vẽ.

Nguồn kinh phí trả công giờngười làm mẫu vẽ quy định tạiThông tư được bố trí trong dự toán

ngân sách hằng năm của các cơ sởđào tạo mỹ thuật.

Ngoài nguồn kinh phí trả cônggiờ người làm mẫu vẽ theo quyđịnh tại khoản 1 điều này, các cơsở đào tạo mỹ thuật khai thác cácnguồn thu hợp pháp khác và căncứ vào khả năng thu của các cơ sởđể có thể thực hiện trả thêm cônggiờ người làm mẫu vẽ so với quyđịnh tại Thông tư này.

Định mức trả công giờ ngườilàm mẫu vẽ được thống nhất trongtoàn đơn vị và được quy địnhtrong Quy chế chi tiêu nội bộ củacác cơ sở đào tạo mỹ thuật.

Mức trả công giờ người làmmẫu vẽ được tính theo tiết học.Mỗi giờ công mẫu bằng 1 (một)tiết học (1 tiết học được tính bằng

45 đến 50 phút). Cụ thể, ngườimẫu nam được trả công từ 40.000đđến 65.000đ; người mẫu nữ đượctrả công 45.000đ đến 75.000đ.

Ngoài các mức trả công giờtrên, về mùa đông từ ngày 05/10năm trước đến ngày 31/3 năm sau,mỗi người mẫu vẽ được hưởngthêm: Loại có quần áo:15.000đồng/tiết học. Loại khôngcó quần áo: 25.000đồng/tiết học.

Thông tư này có hiệu lực thihành từ ngày 01/01/2014 và thaythế Thông tư số 156/1999/TT-BVHTT ngày 26 tháng 10 năm1999 của Bộ Văn hóa - Thông tinhướng dẫn thực hiện chế độ trảcông giờ người làm mẫu vẽ trongcác trường mỹ thuật.

ThTT

Quy định định mức trả công người làm mẫu vẽ

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

6 số 1049 l 07.11.2013

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyếtđịnh số 3762/QĐ-BVHTTDL ngày30/10/2013 phê duyệt Đề án tổ chức“Liên hoan Múa quốc tế - 2014”. Dựkiến thành phần mời tham dự Liênhoan sẽ bao gồm các đoàn quốc tếtrong khu vực Đông Nam Á, Đông Á,Tây Bắc Á, Châu Âu, Châu Mỹ, ChâuPhi và các đơn vị trong nước. Liênhoan sẽ diễn ra trong khoảng trung tuầntháng 6 năm 2014.

Liên hoan Múa quốc tế được tổchức định kỳ 3 năm một lần với quymô quốc tế. Đây là sự kiện văn hóanhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp táctrong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

giữa Việt Nam và các vùng lãnh thổ,quốc gia trên thế giới; là dịp hội tụcác đơn vị biểu diễn nghệ thuật Múatiêu biểu của nhiều quốc gia, vùnglãnh thổ trên thế giới; là cơ hội để cácnghệ sỹ Múa Việt Nam tiếp cận, giaolưu, trao đổi học hỏi tinh hoa nghệthuật Múa quốc tế; là điều kiện thuậnlợi để các nhà quản lý, các nghệ sỹmúa khách quan nhìn nhận thực trạngnghệ thuật Múa Việt Nam; đổi mớivề phương pháp sáng tạo để cónhững tác phẩm nghệ thuật Múa đậmđà bản sắc dân tộc, mang hơi thở thờiđại, phục vụ nhu cầu thưởng thứcnghệ thuật của nhân dân trong thời kỳ

mới. Đó là bước đi đầu tiên tiến tớiđịnh hình phong cách, tạo thươnghiệu cho Liên hoan Múa quốc tế tạiViệt Nam những năm tiếp theo;quảng bá hình ảnh đất nước, conngười, văn hóa đặc sắc của Việt Namvới khách du lịch và bạn bè quốc tế.Qua sự kiện này, khán giả Việt Namsẽ được tiếp nhận, thưởng thứcnhững tiết mục múa đắc sắc củanhiều quốc gia trên thế giới, gópphần nâng cao ý thức trân trọng cácgiá trị nghệ thuật Múa Việt Nam. Đâylà một sự kiện quan trọng trong cáchoạt động của Festival Huế 2014.

Thu hằng

Sáng 31/10/2013, tại Hà Nội đãdiễn ra Đại hội Câu lạc bộ Hưu trí BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứnhất. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ AnhTuấn đã tới dự cùng với gần 500 đạibiểu hưu trí của Ngành.

Quán triệt tư tưởng sống vui, sốngkhỏe và sống có ích, Câu lạc bộ Hưutrí Bộ VHTTDL đã tổ chức nhiềuchương trình hoạt động phong phú:gặp mặt đầu xuân, mừng thọ; thamgia sinh hoạt tại các câu lạc bộ thể

thao; tổ chức các buổi nghe nóichuyện chuyên đề và thời sự; xâydựng nhiều chuyến du lịch ý nghĩa(về nguồn, thăm lại chiến trường xưa,tâm linh, nghỉ dưỡng…); chăm lo,thăm hỏi và chia sẻ tới các hội viên;đồng thời có những khen thưởngkhuyến khích những hoạt động tiêubiểu trong câu lạc bộ…

Phát biểu tại Đại hội, Thứ trưởngBộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn đánh giácao sự đoàn kết, gắn bó trong các hoạt

động của Câu lạc bộ Hưu trí để lạinhiều dấu ấn, tạo nên sắc thái mới đốivới những người làm công tác văn hóa,thể thao, du lịch, qua đó, mong muốnthời gian tới Câu lạc bộ sẽ phát huy hơnnữa, hoạt động ngày càng hiệu quả,mang lại niềm vui và tinh thần lạc quancho các hội viên.

Đại hội cũng đã bầu ra 19 ngườivào Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Hưu tríBộ VHTTDL nhiệm kỳ 2013 - 2018.

ThTT

Phê duyệt Đề án tổ chức “Liên hoan Múa quốc tế - 2014”

Đại hội Câu lạc bộ Hưu trí Bộ VHTTDL lần thứ nhất

Tối ngày 04/11, tại thành phố HảiDương, Liên hoan văn nghệ thể thaoquần chúng, triển lãm ảnh xây dựng đờisống văn hóa nông thôn mới năm 2013- Khu vực miền Bắc đã chính thức khaimạc với chủ đề “Nhịp điệu nông thônmới”. Liên hoan do Bộ VHTTDL phốihợp với UBND tỉnh Hải Dương tổ chứctừ ngày 04-06/11/2013, nhằm góp phầncổ vũ phong trào cả nước chung tay gópsức xây dựng nông thôn mới trong thờiđiểm các địa phương trong cả nước tíchcực sơ kết Nghị quyết Trung ương 7

khoá X về nông nghiệp, nông thôn vànông dân.

Tham dự liên hoan có 12 đơn vị nghệthuật thể thao quần chúng đến từ cáctỉnh/thành: Bắc Giang, Lạng Sơn, PhúThọ, Thái Nguyên, Hà Nam, Hải Phòng,Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình, VĩnhPhúc, Bắc Ninh, Hưng Yên…

Phát biểu tại Lễ Khai mạc, Thứtrưởng Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh: Liênhoan là hoạt động văn hóa thiết thực đểngười nông dân với vai trò là chủ thểgiao lưu, đua tài, giới thiệu nét đặc trưng

văn hóa của quê hương; là dịp để các địaphương giới thiệu các kết quả tích cựccó được sau 5 năm thực hiện chươngtrình nông thôn mới và các nhà quản lývăn hóa ở các cấp trao đổi, rút ra nhữngbài học kinh nghiệm trong phát triển đờisống văn hóa nông thôn từ nay đến 2020.

Ngay sau phần Lễ, chương trìnhbiểu diễn nghệ thuật chào mừng vớinhững tiết mục đặc sắc, mang đậm nétvăn hoá độc đáo của các tỉnh, thành phốtham dự Liên hoan.

K.A

Khai mạc Liên hoan văn nghệ thể thao quần chúng về xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới khu vực miền Bắc

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

Sự kiện vấn đề

7số 1049 l 07.11.2013

quản lý nhà nước

Tối 01/11, tại Nhà hát Tháng Tám(thành phố Hải Phòng), Cuộc thi nghệthuật sân khấu Chèo chuyên nghiệptoàn quốc 2013 đã chính thức bế mạc.

Kết quả Huy chương Vàng đượctrao cho 3 vở diễn, gồm: Vương nữMê Linh (tác giả Nhật Linh, đạo diễnNghệ sỹ ưu tú Trịnh Thúy Mùi, nhàhát Chèo Hà Nội), Người thầy củamuôn đời (tác giả Nguyễn Hiếu, đạodiễn Nghệ sỹ nhân dân Doãn HoàngGiang, nhà hát Chèo Quân đội) vàChuông ngân rừng trúc (tác giả TrầnĐình Ngôn, Nghệ sỹ nhân dân BùiĐắc Sừ, nhà hát Chèo Hải Dương).Huy chương Bạc được trao cho 6 vởdiễn, gồm: Đường trường duyên phận(Nhà hát Chèo Việt Nam), Nắng quáichiều hôm (Đoàn nghệ thuật dân tộc

tỉnh Tuyên Quang), Tiếng hát đạingàn (Nhà hát Chèo Ninh Bình), Nữtướng Thục Nương (Đoàn nghệ thuậtChèo Phú Thọ), Doanh điền sứNguyễn Công Trứ (Nhà hát ChèoThái Bình) và Ông vua hóa hổ (ĐoànChèo Hải Phòng).

Về giải cá nhân, Huy chương Vàngđược trao cho 42 cá nhân và Huychương Bạc được trao cho 68 cá nhân.Giải cho các thành phần sáng tạo đượctrao, gồm: tác giả xuất sắc – Trần ĐìnhVăn (Nhà hát Chèo Việt Nam), đạodiễn xuất sắc – Nghệ sỹ ưu tú TrịnhThúy Mùi (Nhà hát Chèo Hà Nội),Nhạc sỹ xuất sắc – Nhạc sỹ Đào TuấnHải (Nhà hát Chèo Việt Nam) và Họasỹ thể hiện xuất sắc – Họa sỹ NguyễnHồng Long (Nhà hát Chèo Việt Nam).

Cuộc thi nghệ thuật sân khấuChèo chuyên nghiệp toàn quốc 2013có 17 nhà hát và đoàn chèo trên toànquốc đăng ký tham gia 24 vở diễn.Cuộc thi năm nay khuyến khích cáctác phẩm có nội dung tuyên truyềnthực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trịvề tiếp tục đẩy mạnh việc học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh, Nghị quyết Trung ương 4 khóaXI “Một số vấn đề cấp bách về xâydựng Đảng hiện nay”, thực hiện Nghịquyết Trung ương 5 khóa VIII về“Xây dựng và phát triển nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc”. Cuộc thi là dịp để giới nghệsĩ, diễn viên chèo gặp gỡ, giao lưu,trao đổi kinh nghiệm.

h.Yến

Kết thúc Cuộc thi nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệptoàn quốc 2013

Chiều 01/11, tại Hà Nội, Thứtrưởng Hồ Anh Tuấn đã có buổi tiếpngài Yasuhiro Shirohara, Phó Tổng cụctrưởng Tổng cục Du lịch Nhật Bảnnhân chuyến thăm và tham dự phiênhọp thứ 5 Ủy ban hợp tác du lịch ViệtNam-Nhật Bản (VJTC 5) tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Hồ AnhTuấn vui mừng vì mối quan hệ hợp tácgiữa Việt Nam - Nhật Bản trong nhữngnăm gần đây đã có những bước pháttriển khá tốt, đặc biệt là trong lĩnh vựcdu lịch. Thông qua Cơ quan Hợp tácQuốc tế Nhật Bản (JICA), Nhật Bản đãcó nhiều hỗ trợ cho ngành Du lịch ViệtNam về kỹ thuật, tiêu biểu như Kếhoạch tổng thể phát triển du lịch ĐàNẵng (2008-2010); bảo vệ môi trườngVịnh Hạ Long (2010-2013); phát triểnvùng miền thông qua du lịch di sản(2011- 2014).

Từ năm 2004 Việt Nam đã đơnphương miễn thị thực cho công dânNhật du lịch Việt Nam. Từ tháng7/2013, Nhật Bản cũng đã áp dụng cấpthị thực nhập cảnh nhiều lần cho côngdân Việt Nam. Theo đó, trong năm2012, đã có gần 600.000 khách du lịchNhật Bản đến Việt Nam, tăng 19,7% sovới 2011, chiếm gần 9% tổng số kháchquốc tế đến Việt Nam (gần 6,85 triệu)đứng thứ 3 trong số những quốc gia đidu lịch Việt Nam.

Trong thời gian tới, hai bên cần tậptrung thúc đẩy trao đổi khách du lịch,hỗ trợ kỹ thuật, phát triển nguồn nhânlực du lịch, đầu tư phát triển du lịch, cảtrong khuôn khổ song phương và đaphương; tăng cường trao đổi các đoàncán bộ quản lý du lịch để học hỏi kinhnghiệm cũng như quảng bá giới thiệutiềm năng du lịch của mỗi nước. Thứ

trưởng Hồ Anh Tuấn mong rằng, phíaTổng cục Du lịch Nhật Bản sẽ sớmthành lập Văn phòng đại diện tại ViệtNam cũng như miễn thị thực cho kháchdu lịch Việt Nam tới Nhật Bản.

Ngài Yasuhiro Shirohara cũng chorằng, hợp tác chỉ dừng lại ở cấp hai cơquan sẽ không phát huy hết tiềm nănggiữa hai nước, hai bên cần nâng lênthành mối quan hệ hợp tác cấp Bộ; cáccơ quan của Tổng cục Du lịch NhậtBản sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơquan liên quan của Việt Nam để thúcđẩy hợp tác trong lĩnh vực du lịch. Vớiđề xuất miễn thị thực cho khác du lịchViệt Nam, Ngài Yasuhiro Shiroharakhẳng định Nhật Bản sẽ đưa ra thảoluận xem xét một cách tích cực nhằmtạo điều kiện thuận lợi cho khách dulịch Việt Nam tới Nhật Bản.

T.hợP

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tiếp Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nhật Bản

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

8 số 1049 l 07.11.2013

Sự kiện vấn đềquản lý nhà nước

- Bộ VHTTDL ban hànhQuyết định số 3707/QĐ-BVHTTDL ngày 28/10/2013,thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổchức Liên hoan văn nghệ, thểthao quần chúng, triển lãm ảnhxây dựng đời sống văn hóa nôngthôn mới khu vực phía Bắc, tổchức tại tỉnh Hải Dương, từ ngày04-06/11/2013. Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng BanChỉ đạo, ông Nguyễn Văn Quế,Phó Chủ tịch UBND tỉnh HảiDương làm Phó Trưởng ban và01 Ủy viên. Ông Vương DuyBảo Phó Cục trưởng Cục Vănhóa cơ sở làm Trưởng Ban Tổchức, ông Lương Văn Cầu Giámđốc Sở VHTTDL tỉnh HảiDương làm Đồng Trưởng ban Tổchức, ông Vũ Trọng Lợi, Vụtrưởng Vụ Thể dục thể thao quầnchúng Tổng cục TDTT làm PhóTrưởng ban và 11 Ủy viên.

- Tại Quyết định số3763/QĐ-BVHTTDL ngày30/10/2013, Bộ VHTTDL thànhlập Ban Soạn thảo Đề án rà soát,nghiên cứu và xây dựng nộidung tiêu chuẩn nghiệp vụ chứcdanh nghề nghiệp viên chứcthuộc ngành VHTTDL, do Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh làmTrưởng ban, Thứ trưởng LêKhánh Hải làm Phó Trưởng banthường trực.

- Ngày 30/10/2013 BộVHTTDL ban hành Quyết địnhsố 3764/QĐ-BVHTTDL, về kiệntoàn thành viên Ban Chỉ đạo vàTổ Thư ký Ban Chỉ đạo Dân số,AIDS và các vấn đề xã hội gồmcác thành viên sau: Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng BanChỉ đạo, bà Lê Thị Phượng - Phó

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộlàm Phó Trưởng ban, 06 Ủy viênvà 13 thành viên Tổ Thư ký.

- Bộ VHTTDL ban hànhQuyết định số 3765/QĐ-BVHTTDL ngày 30/10/2013,quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaCục Văn hóa cơ sở.

- Bộ VHTTDL ban hànhQuyết định số 3814/QĐ-BVHTTDL ngày 30/10/2013,giao Học viện Âm nhạc quốc giaViệt Nam phối hợp với Trungtâm Văn hóa Pháp tại Hà Nộiđón nhạc trưởng Jean-FrancoisHensser và nghệ sĩ piano Marie-Josèphe Judea của Dàn nhạcgiao hưởng Poitou-CharentesPháp vào luyện tập cùng Dànnhạc giao hưởng Hà Nội củaHọc viện và biểu diễn đêm nhạccổ điển nhân dịp Kỷ niệm 40năm Thiết lập quan hệ ngoạigiao Việt Nam - Pháp.

- Ngày 31/10/2013 BộVHTTDL ban hành các quyếtđịnh về xếp hạng di tích quốcgia đối với các di tích lịch sử, ditích kiến trúc nghệ thuật, di tíchkhảo cổ. Theo Quyết định, BộVHTTDL xếp hạng di tích quốcgia đối với: Di tích lịch sử “ĐềnThần” xã Quỳnh Đôi, huyệnQuỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, “ĐềnHai Hầu” xã Xuân Tường, huyệnThanh Chương, tỉnh Nghệ An;“Mộ và Nhà thờ Nguyễn CảnhHuy” xã Thanh Ngọc, xã ThanhHưng, huyện Thanh Chương,tỉnh Nghệ An; “Địa điểm thànhlập Chi bộ An Nam Cộng sảnĐảng Cờ Đỏ” thị trấn Cờ Đỏ,huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ; “Địađiểm thành lập Chi bộ Đảng

Cộng sản đầu tiên của tỉnh ChợLớn (Khu nhà ông Bộ Thỏ) xãĐức Hòa Thượng, huyện ĐứcHòa, tỉnh Long An, “Địa điểmBộ Giao thông công chính(1948-1951, 1953-1954)” xãHợp Thành, huyện Sơn Dương,tỉnh Tuyên Quang; “Địa điểmBộ Canh nông (1952-1954)” xãThái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnhTuyên Quang; “Địa điểm Bộ Ytế (1950-1954)” xã Tân Long,huyện Yên Sơn, tỉnh TuyênQuang; “Địa điểm Bộ Tài chính(1947-1950)” xã Tú Thịnh,huyện Sơn Dương, tỉnh TuyênQuang, “Đền Pú Bảo” xã LăngCan, huyện Lâm Bình, tỉnhTuyên Quang; “Địa điểm Chủtịch Hồ Chí Minh về thăm nhândân xã Hùng Sơn (năm 1954 và1958) xã Hùng Sơn, huyện ĐạiTừ, tỉnh Thái Nguyên; Di tíchkiến trúc nghệ thuật “ĐìnhNguyễn” xã Mai Đình, huyệnHiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang;“Đình Trung Đồng” xã VânTrung, huyện Việt Yên, tỉnh BắcGiang; Di tích khảo cổ “Thànhnhà Bầu” xã An Khang, TPTuyên Quang, tỉnh TuyênQuang.

- Tại Quyết định số3851/QĐ-BVHTTDL ngày31/10/2013, Bộ VHTTDL giaoBảo tàng Hồ Chí Minh đón đoàntriển lãm Liên bang Nga (gồm 5người) và tổ chức triển lãm“Những người đẹp Nga và tâmhồn dân tộc” tại Bảo tàng HồChí Minh trong khuôn khổchương trình Những ngày Vănhóa Nga tại Việt Nam. Thời giantừ ngày 08-19/11/2013.

ThTT

VăN BảN Mới

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

9số 1049 l 07.11.2013

Sự kiện vấn đề

ngày 01/11, tại hà nội, BộVhTTDL đã tổ chức họp báogiới thiệu chương trình ngàyhội văn hoá, thể thao và dulịch các dân tộc vùng Tây Bắclần thứ Xii tại tỉnh hoà Bình.Thứ trưởng hồ Anh Tuấn,Trưởng Ban chỉ đạo ngày hộidự và chủ trì họp báo.

Tại buổi Họp báo, ông HoàngĐức Hậu - Vụ trưởng Vụ Văn hóadân tộc thay mặt Ban Tổ chức đãthông báo Kế hoạch, chương trìnhNgày hội văn hoá, thể thao và du lịchcác dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIItại tỉnh Hoà Bình.

Ngày hội văn hoá, thể thao và dulịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứXII năm 2013 sẽ diễn ra từ 16/11 đếnhết ngày 18/11 sự tham gia của 06 tỉnhvùng Tây Bắc: Hoà Bình, Sơn La, ĐiệnBiên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái.

Với chủ đề “Các dân tộc Tây Bắc- Đoàn kết - Hội nhập hướng tới tươnglai”, Ngày hội văn hoá, thể thao và dulịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứXII sẽ có các hoạt động chính: LễDâng hương Tượng đài Bác Hồ; Liênhoan Nghệ thuật quần chúng các dântộc vùng Tây Bắc; Trình diễn, giớithiệu nghi thức, sinh hoạt văn hoá vàtrình diễn trang phục truyền thống cácdân tộc; Trại trưng bày giới thiệu,quảng bá sản phẩm văn hoá và du lịch;Triển lãm ảnh nghệ thuật và trưng bàyảnh về con người và tiềm năng vùngTây Bắc trong quá trình hội nhập vàphát triển; Hoạt động thể thao các dântộc vùng Tây Bắc; Thi thuyết minhviên du lịch; Tái hiện chợ vùng caocác dân tộc Hoà Bình;...

Theo Ban Tổ chức, tính đến thờiđiểm này, công tác chuẩn bị tổ chứcNgày hội văn hoá, thể thao và du lịchcác dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII

đã cơ bản hoàn tất. Ngày hội văn hoá, thể thao và du

lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứXII tại tỉnh Hoà Bình nhằm góp phầnphát triển kinh tế, chăm lo đời sốngvật chất, tinh thần cho nhân dân đồngthời giáo dục truyền thống yêu nước,củng cố, tăng cường khối đoàn kếttoàn dân. Đây cũng là dịp để các tỉnhtham gia học tập, trao đổi kinhnghiệm, nâng cao nhận thức cho cáccấp, các ngành và đồng bào các dântộc trong khu vực về ý thức tráchnhiệm trong việc xây dựng và pháttriển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc, gắn công tácvăn hoá, thể thao và du lịch với việcthực hiện những mục tiêu kinh tế-xãhội; giới thiệu, quảng bá các giá trịvăn hoá truyền thống của các dân tộcvùng Tây Bắc tới nhân dân trong nướcvà du khách quốc tế.

T.hợP

Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ Xii

Ông Lê Mạnh Hảo, Trưởng phòngVăn hóa, Thể thao và Du lịch huyện SaPa, tỉnh Lào Cai cho biết, trong dịp kỷniệm 110 năm Du lịch Sa Pa, tại các bảnlàng, các khu, điểm du lịch của Sa Pađã đồng loạt diễn ra Ngày hội văn hóadu lịch thu hút hàng trăm nghệ nhân,diễn viên không chuyên tham gia. Tạithôn Cát Cát, xã San Sả Hồ, được sự hỗtrợ của Công ty Du lịch Cát Cát, nhữngnghệ sỹ không chuyên của xã San SảHồ thường ngày họ là những nông dângắn bó với núi rừng và những chânruộng bậc thang, nhưng khi được "triệutập" họ cũng đã trình diễn những tiếtmục dân ca, dân vũ truyền thống đặcsắc cuốn hút người xem. Bản Mông CátCát từ lâu cũng nổi tiếng với nghề độcđáo mà không phải nơi nào cũng có

được như: dệt lanh, thêu thổ cẩm, rènđúc kim lại thành đồ trang sức. ÔngGiàng Seo Gà, nghệ nhân sáo Mông,Phó giám đốc Trung tâm Văn Hóa thịtrấn Sa Pa cho biết, trong số các điểmdu lịch trên địa bàn Sa Pa thì trong 3ngày lễ, Cát Cát đã thu hút hàng vạn dukhách tham quan.

Hưởng ứng Chương trình “Khámphá di sản văn hóa các dân tộc” doUBND huyện Sa Pa phát động, cácđiểm du lịch: Tả Van, Lao Chải, TảPhìn và khu du lịch Hàm Rồng... đãđồng thời diễn ra các lễ hội truyềnthống của dân tộc mình như người DaoTả Phìn có tục hái lượm, chế biến và sửdụng lá thuốc chữa bệnh, lễ cấp sắc;người Giáy, Tày Tả Van, Bản Hồ có tụcmúa hát giao duyên, làm bánh Dày, tục

cưới hỏi; đặc biệt đồng bào Mông LaoChải trình diễn tục “cướp vợ”. Đây làmột phong tục lâu đời của đồng bàothiểu số vùng cao, mới nghe tưởng hủtục lạc hậu, nhưng khi được nghệ nhânGiàng Seo Gà giải thích: khi hai giađình đã nhất trí, đôi trai gái đã ưngthuận, thì bên trai tổ chức “cướp” đểngười con gái không bị mang tiếng làtự về nhà người con trai, đây là một nétvăn hóa tốt của đồng bào vùng cao.

TS. Trần Hữu Sơn, Giám đốc SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Caicho biết, văn hóa dân gian là một khovăn hóa tiềm tàng đa sắc màu, nếu chịukhó tìm hiểu và biết vận dụng, phụcdựng nó thì đây thực sự là nguồn tàinguyên nhân văn trong phát triển kinhtế du lịch. M.hạnh

Lào Cai: Tổ chức nhiều hoạt động thu hút khách du lịch

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

Sự kiện vấn đề

10 số 1049 l 07.11.2013

Sự kiện vấn đề

Chào mừng Festival đua GheNgo đồng bào Khmer Đồngbằng sông Cửu Long - Sóc

Trăng lần thứ nhất năm 2013, nhiều địaphương trong tỉnh Sóc Trăng đã tổchức Giải đua Ghe Ngo mở rộng. Giảimở rộng này nhằm kiểm nghiệm lựclượng vận động viên của các đội ghe ởcác huyện trước khi chính thức bướcvào ngày hội lớn.

Sáng 01/11, tại thị trấn ChâuThành, Giải đua Ghe Ngo huyện ChâuThành mở rộng được diễn ra trên đoạnsông Trà Quýt - Châu Thành. Giải đuaquy tụ được 8 đội ghe, gồm 6 ghe củahuyện Châu Thành là Tà Kuch Chắs,Tà Kuch Thmey, Cham Pa, BuônPreah Phek, Phnô Rô Ka, Tum Núp và2 đội đến từ huyện Kế Sách là Pô ThiPđốk, Pôthi Thlâng. Các đội được chialà 2 bảng thi đấu theo thể thức vòngtròn tính điểm ở cự ly dài 1.200mtruyền thống.

Nhờ được tổ chức qua nhiều lần vàcó sự chuẩn bị kỹ lưỡng nên Giải đuaGhe Ngo huyện Châu Thành mở rộngđã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình vàđông đảo của người dân trong tỉnh.Càng bất ngờ hơn khi những đội GheNgo có truyền thống giành huy chương

vàng, cũng như nhận được sự kỳ vọngcao của giới chuyên môn và người hâmmộ như Buôn Preah Phek, Tà KuchChắs… đã bị loại ngay từ vòng bảng.Kết quả, đội ghe chùa Cham Pa đãgiành được chức vô địch sau cú nướcrút thần tốc trong khoảng 20m nướccuối cùng trước đội ghe Pô Thi Pđốkđến từ huyện Kế Sách. Đội ghe chùaPhnô Rô Ka giành được giải 3 sau khi“hạ đo ván” chùa Pôthi Thlâng.

Cùng ngày, trên sông Maspero,Giải đua Ghe Ngo thành phố Sóc Trăngcũng được diễn ra và cũng nhận đượcsự cổ vũ nhiệt tình của người dân trênđịa bàn tỉnh. Giải đua quy tụ được 6 độighe đến từ các phum sóc Khmer trênđịa bàn thành phố gồm chùa Khleang(phường 6), chùa Som Rong (phường5), chùa Chroy Tưm Chắs (phường10), chùa Pôthi Satharam (phường 7),chùa Pem Buôn Chắs (phường 8) vàTrường Trung cấp Pali Nam bộ. Cácđội ghe cũng thi đấu theo cự ly 1.200mtruyền thống.

Cũng như giải đua Ghe Ngo của

huyện Châu Thành, Giải đua Ghe Ngocủa thành phố Sóc Trăng cũng mang lạisự bất ngờ cho giới chuyên môn vàngười hâm mộ khi những đội ghemạnh như chùa Pôthi Satharam(phường 7), chùa Pem Buôn Chắs(phường 8)… thất thủ toàn diện trướcnhững đội ghe được xem là “lótđường” là chùa Chroy Tưm Chắs(phường 10). Kết quả, sau 10 lượt thiđấu, đội ghe chùa Chroy Tưm Chắs(phường 10) đã giành được chức vôđịch đầy thuyết phục khi thắng liền mộtmạch từ vòng bảng đến trận chung kết.Đội ghe chùa Khleang (phường 6) đạtgiải nhì; giải ba thuộc về đội ghe chùaSom Rong (phường 5).

Ngày 02/11, Giải Ghe Ngo huyệnMỹ Tú mở rộng cũng sẽ được diễn ratrên địa bàn xã Mỹ Thuận với sự thamgia của 6 đội ghe, gồm 5 ghe củahuyện Mỹ Tú là Bâng Kok, BângKhdon, Tà On, Tum Pok Sok, PrếkPinh Tôn và đội ghe Tum Núp đến từhuyện Châu Thành.

Mạnh huân

Festival đua Ghe Ngo đồng bào KhmerĐồng bằng sông Cửu Long 2013

Ngày 01/11, tại thành phố CầnThơ, Hội Di sản văn hóa thành phốHồ Chí Minh đã phối hợp với Bảotàng Cần Thơ tổ chức triển lãmCuộc thi ảnh Di sản Việt Nam năm2013 (Viet Nam Heritage PhotoAwards 2013) nhằm hưởng ứng kỷniệm lần thứ 9 ngày Di sản Văn hóaViệt Nam 23/11.

Triển lãm giới thiệu và trưng bày100 bức ảnh xuất sắc nhất của cuộcthi ảnh Di sản Việt Nam 2013, tônvinh những giá trị di sản thiên nhiên,di sản văn hóa vật thể và văn hóa phivật thể của Việt Nam. Theo Ban Tổchức, các tác phẩm mang ra triển

lãm lần này được chọn từ hơn 6ngàn ảnh dự thi của gần 340 tác giảđến từ mọi miền đất nước tham giacuộc thi. Các tác phẩm phản ánh khásinh động về đề tài di sản thiênnhiên, di sản văn hóa vật thể như:kiến trúc, điêu khắc, hội họa, thủcông mỹ nghệ, làng nghề…; di sảnvăn hóa phi vật thể như: Âm nhạc,ca múa, lễ hội, trò chơi dân gian, tínngưỡng, tôn giáo… Đến với triểnlãm, đông đảo công chúng tại thànhphố Cần Thơ vô cùng ấn tượng trướcnhững khám phá độc đáo của các tácgiả về vẻ đẹp từ đời sống văn hóacộng đồng ở nhiều vùng, miền trên

cả nước. Theo Ban Tổ chức, ngoài triển

lãm ảnh tại Cần Thơ kết thúc vàongày 08/11, triển lãm còn được tổchức tại 16 tỉnh/thành trong cả nướcnhằm kêu gọi sự quan tâm của cộngđồng xã hội trong việc phát hiện, tônvinh và bảo tồn những giá trị di sảnthiên nhiên, di sản văn hóa của ViệtNam. Sau khi kết thúc đợt triển lãmxuyên Việt, dự kiến lễ trao giải cuộcthi ảnh Di sản Việt Nam - Viet NamHeritage Photo Awards 2013, sẽđược tổ chức tại thành phố Hồ ChíMinh vào ngày 21/11/2013.

K.hoàn

Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam năm 2013 tại Cần Thơ

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

Sự kiện vấn đề

11số 1049 l 07.11.2013

Sự kiện vấn đề

Ngày 01/11, tại Hà Nội, BộVHTTDL đã tổ chức Họp báo thôngbáo kết quả hoạt động văn hoá, gia đình,thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm2013, phương hướng nhiệm vụ trọngtâm 3 tháng cuối năm 2013. Thứ trưởngHồ Anh Tuấn dự và chủ trì Họp báo.

Báo cáo kết quả công tác 9 thángđầu năm 2013 của Bộ VHTTDL chothấy, Ngành Văn hóa, Thể thao và Dulịch các cấp đã có nhiều cố gắng, cănbản hoàn thành tốt kế hoạch công tác đềra, góp phần quan trọng trong thực hiệncác nhiệm vụ chính trị của Ngành vàcủa đất nước. Hoạt động văn hoá, nghệthuật, thể thao kỷ niệm các ngày lễ lớncủa đất nước được tổ chức sôi nổi, rộngkhắp, bảo đảm yêu cầu về chất lượngnghệ thuật, nội dung tư tưởng. Công tácquản lý và tổ chức mùa lễ hội Xuân2013 đạt yêu cầu đề ra. Ý thức thựchiện nếp sống văn minh khi tham gia lễhội của người dân có chuyển biến so

với trước. Các hoạt động trong NămGia đình Việt Nam-2013, kỷ niệmNgày Gia đình Việt Nam (28/6) đượcsự hưởng ứng và tham gia tích cực củacác tổ chức đoàn thể và nhân dân.

Thể thao Việt Nam tập trung chuẩnbị lực lượng tham dự Đại hội Thể thaotrong nhà và Võ thuật Châu Á, Đại hộiThể thao trẻ Châu Á, World Games,SEA Games 27 năm 2013; ASIAD năm2014 và các giải thi đấu ở trong nướcvà quốc tế. Tham dự các giải thi đấuquốc tế, thể thao Việt Nam giành đượctổng số 260 HCV, 199 HCB, 174 HCĐ;giành thứ hạng cao tại các giải thi đấucủa châu lục và thế giới: xếp thứ 3/44đoàn tham dự Đại hội Thể thao trongnhà và Võ thuật Châu Á lần thứ 4 tạiHàn Quốc; xếp thứ 32/120 đoàn thamdự Đại hội Thể thao thế giới tạiColombia; xếp thứ 7/45 đoàn tham dựĐại hội thể thao trẻ Châu Á lần thứ 2tại Trung Quốc.

Tốc độ tăng trưởng du lịch tuy códao động trong từng tháng nhưng tínhchung 9 tháng vẫn giữ được tăngtrưởng, lượng khách quốc tế đến ViệtNam 9 tháng đầu năm 2013 đạt5.490.274 lượt khách, tăng 9,9% sovới cùng kỳ năm 2012. Lượng kháchnội địa ước đạt 31 triệu lượt khách,tăng 11,0% so với cùng kỳ năm 2012;tổng thu từ khách du lịch đạt 152.800tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳnăm 2012.

Phát biểu tại buổi Họp báo, Thứtrưởng Hồ Anh Tuấn ghi nhận sự quantâm của báo giới đối với các hoạt độngvăn hoá, gia đình, thể thao và du lịch,đồng thời mong muốn tiếp tục nhậnđược sự đồng hành của các cơ quanthông tấn báo chí nhằm tuyên truyềnsâu rộng các hoạt động văn hoá, giađình, thể thao và du lịch tới đông đảonhân dân, tạo sự lan toả trong xã hội.

T.hợP

Hoạt động văn hoá, gia đình, thể thao, du lịch quý iii/2013

Ngày 29/10, tại TP Hội An, UBNDtỉnh Quảng Nam phối hợp với ViệnNghiên cứu phát triển Du lịch, BộVHTTDL, Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam tổ chứcHội thảo “Giải pháp phát triển kinh tếlàng nghề gắn với phát triển du lịch”.

Theo Báo cáo của Sở VHTTDLtỉnh Quảng Nam, tính đến cuối năm2012, tổng số hộ tham gia làm nghề tạicác làng nghề truyền thống ở QuảngNam là 2.062 hộ với 4.200 lao động cóviệc làm và thu nhập ổn định. Tuynhiên, đa số các hộ làm nghề theo kinhnghiệm “cha truyền con nối”, mà chưađược tham gia các lớp đào tạo nâng caotay nghề cũng như các lớp về quản lý.

Chỉ tính riêng tại 07 cơ sở sản xuấthàng thủ công mỹ nghệ gắn với pháttriển du lịch hoạt động tại Hội An, Duy

Xuyên, Điện Bàn, Đông Giang, NamGiang và Tây Giang, tổng doanh thumà các cơ sở này mang lại trong năm2012 là hơn 170 tỷ đồng, chiếm 10%tổng doanh thu của hoạt động các làngnghề truyền thống toàn tỉnh.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tậptrung bàn luận các giải pháp có liênquan đến bảo tồn và phát triển các làngnghề truyền thống như: Công tác quyhoạch và đầu tư nguồn vốn, xúc tiếnquảng bá, nâng cao nhận thức củangười dân, giải quyết nhu cầu lao độngvà đào tạo lao động, mẫu mã sản phẩmvà quản lý thương hiệu… Bên cạnh đó,các đại biểu cũng đã phân tích, đánhgiá những mặt được và chưa đượctrong phát triển các làng nghề tuyềnthống. Nhiều đại biểu kiến nghị, trongthời gian tới, Quảng Nam cần tiếp tục

thực hiện các cơ chế, chính sách củaNhà nước đã ban hành, đồng thời trongthực hiện phải có sự tập trung, cởi mởvà có trọng điểm; lồng ghép cácchương trình phát triển gắn với du lịchlàng nghề như chương trình nông thônmới, chương trình hỗ trợ hạ tầng dulịch, chương trình xúc tiến du lịch quốcgia, chương trình hành động quốc giavề du lịch, chương trình mục tiêu vănhóa, chương trình khuyến công,khuyến nông, các đề án lớn của Chínhphủ...; chủ động tăng cường mở rộngquan hệ thương mại quốc tế, khai thôngthị trường xuất khẩu sản phẩm nghềthủ công truyền thống tạo bàn đạp chodu lịch làng nghề phát triển, đóng góptích cực vào phát triển kinh tế làngnghề ở các địa phương.

T.hợP

Quảng Nam: Hội thảo “Giải pháp phát triển kinh tế làng nghềgắn với phát triển du lịch”

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

12 số 1049 l 07.11.2013

Sự kiện vấn đề

Nhằm đánh giá trình độ chuyênmôn của các kỳ thủ, qua đó xem xéttuyển chọn lực lượng vào đội tuyểnquốc gia, chuẩn bị cho các giải quốctế trong năm 2014, ngày 04/11, tại TPThái Nguyên đã diễn ra Giải Cờtướng các đấu thủ mạnh toàn quốcnăm 2013.

Giải đấu lần này, Ban Tổ chức sẽtiến hành bốc thăm thi đấu tranh giải cánhân nam và nữ. Đối tượng tham dự lànhững vận động viên nam, nữ xếp hạng

từ 1 đến 3 tại Giải Cờ tướng đấu thủmạnh năm 2012 và xếp hạng từ 1 đến20 tại Giải Cờ tướng hạng Nhất năm2013. Đơn vị đăng cai được cử thêm 2vận động viên nam, 2 vận động viên nữtham dự Giải.

Giải thi đấu theo thể thức hệ ThụySĩ 9 ván. Nếu dưới 20 kỳ thủ tham dựsẽ thi đấu 7 ván. Ở ván cuối, các kỳ thủcủa cùng một địa phương có trên 50%số điểm của tổng số ván đã thi đấu sẽkhông gặp nhau. Kết quả xếp hạng lần

lượt theo trình tự: Tổng điểm, ván đốikháng giữa các vận động viên bằngđiểm nếu gặp nhau, số ván thắng, hệ sốBuchholz, số ván đi hậu, số ván thắngkhi đi hậu. Nếu tất cả vẫn bằng nhau sẽbốc thăm để phân định thứ hạng. Kỳthủ xếp vị trí thứ tư được tính là đồnghạng ba.

Giải cờ tướng các đấu thủ mạnhtoàn quốc năm 2013 dự kiến sẽ kết thúcvào ngày 12/11

L.Khánh.

Giải Cờ tướng các đấu thủ mạnh toàn quốc

Theo Sở Văn hóa Thể thao và Dulịch Khánh Hòa, từ đầu năm đến nay,tỉnh Khánh Hòa đã đón trên 12,7 triệulượt du khách trong và ngoài nước đếntham quan, nghỉ dưỡng, chủ yếu tạithành phố biển Nha Trang. Đây là sốlượng du khách đạt mức cao nhất từtrước đến nay, khi trung tâm du lịch củatỉnh là thành phố Nha Trang ngày càngnâng cấp cơ sở hạ tầng, đa dạng các sảnphẩm du lịch, chất lượng phục vụ khátốt, giá cả ổn định và an ninh du lịchđược đảm bảo, tiếp tục khẳng địnhthương hiệu trên thị trường trong nướcvà quốc tế.

Trong số này có trên 2,4 triệu lượtkhách lưu trú với hơn 546.000 lượt dukhách quốc tế, tăng gần 25% so cùngkỳ năm ngoái, số ngày lưu trú đạt hơn3 ngày/lượt khách. Doanh thu từ các cơsở lưu trú đạt gần 3.200 tỷ đồng, tăng36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ nay đến cuối năm, tỉnh KhánhHòa mở thêm một số đường bay quốctế từ Nga, Hồng Kông...trực tiếp đếncảng hàng không quốc tế Cam Ranh,triển khai xây dựng hệ thống quản lýmôi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000đối với các cơ sở kinh doanh du lịch,lập các trung tâm hỗ trợ khách du lịch,

tăng cường đảm bảo an ninh tại cáckhu du lịch trọng điểm... nhằm thu hútdu khách trong mùa du lịch cuối năm.Theo dự kiến, có khoảng 24.000 lượtdu khách quốc tế sẽ đến bằng tàu dulịch biển cao cấp.

Tỉnh Khánh Hòa hiện có trên 540cơ sở lưu trú du lịch với gần 15.000phòng, trong đó có 48 khách sạn đạttiêu chuẩn từ 3 - 5 sao với hơn 8.500phòng cùng nhiều cơ sở mua sắm, giảitrí hiện đại, các sản phẩm du lịch độcđáo, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của du khách.

Đức Minh

Khánh Hòa: Đón gần 13 triệu lượt khách du lịch

Ngày 29/10, Ban tổ chức Ngày hộiVăn hóa, Thể thao và Du lịch các dântộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, năm2013 đã tổ chức lễ trao giải cuộc thisáng tác mẫu biểu trưng, bài hát và ảnhnghệ thuật “Sắc màu Tây Bắc”.

Cuộc thi được phát động từ ngày1/8-10/10/2013. Đối tượng tham gia làcác nghệ nhân, tác giả đang công tác vàsinh sống tại các tỉnh Tây Bắc: Sơn La,Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, LàoCai và Yên Bái.

Cuộc thi với chủ đề: Hướng tớiNgày hội, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê

hương đất nước và bản sắc văn hoá dântộc… Sau hai tháng phát động, Ban tổchức đã nhận được 149 tác phẩm thamgia; trong đó có 30 tác phẩm của 13 tácgiả tham gia thi mẫu biểu trưng; 15 tácphẩm của 14 tác giả tham gia thi bàihát; 104 tác phẩm của 36 tác giả thamgia Triển lãm ảnh “Sắc màu Tây Bắc”.

Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đãtrao giải Nhất mẫu biểu trưng chínhthức của Ngày hội cho tác giả NguyễnĐình Lan, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnhHoà Bình cùng 2 giải Nhì, 3 giải Ba và3 giải Khuyến khích cho các tác giả.

Phần thi bài hát cho Ngày hội, giảiNhất thuộc về tác giả Nguyễn VănHạnh, giảng viên Trường Cao đẳngVăn hoá Nghệ thuật Tây Bắc với tácphẩm “Vui hội Tây Bắc” và cũng đượcchọn làm bài hát chính thức cho Ngàyhội.

Thi triển lãm ảnh “Sắc màu TâyBắc”, Ban Tổ chức trao 1 giải Nhất, 2giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyếnkhích. Tác phẩm “Thiếu nữ Hà Nhì”của tác giả Trần Ngọc Thắng (LaiChâu) đoạt giải Nhất.

hồ ThAnh

Trao giải cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng, bài hát và ảnh nghệ thuật “Sắc màu Tây Bắc”

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

13số 1049 l 07.11.2013

Sự kiện vấn đề

Sau 7 ngày tranh tài quyết liệt, ngày30/10, tại Trung tâm Huấn luyện Thểthao quốc gia Hà Nội, Giải vô địch Bắnsúng toàn quốc lần thứ 49 năm 2013 đãchính thức khép lại.

Không nằm ngoài dự đoán của cácnhà chuyên môn, Đoàn Hà Nội với lựclượng vận động viên đông đảo, đượcđầu tư bài bản đã dẫn đầu trong bảngtổng sắp huy chương với 23 Huychương Vàng, 11 Huy chương Bạc, 8Huy chương Đồng; đứng thứ hai làđoàn Quân đội với 16 Huy chươngVàng, 16 Huy chương Bạc, 7 Huychương Đồng; về vị trí thứ 3 thuộc đoànHải Dương với 4 Vàng, 8 Bạc, 7 Đồng.

Giải đấu năm nay đã có 4 kỷ lụcquốc gia mới được thiết lập, đó là kỷlục của vận động viên Nguyễn DuyHoàng thuộc đoàn Quân đội ở nội

dung 50m súng trường 3x40 nam với1.257,0 điểm, hơn kỷ lục quốc gia cũlà 3,9 điểm. Kỷ lục thứ hai thuộc vềvận động viên Hoàng Xuân Vinh củađoàn Quân đội với 202,5 điểm ở nộidung 10m súng ngắn hơi nam, hơn kỷlục quốc gia cũ là 1,7 điểm. Kỷ lục thứba thuộc về vận động viên Lê ThịHoàng Ngọc của đoàn Quân đội với586 điểm ở nội dung 50m súng ngắnbắn chậm nam, hơn kỷ lục quốc gia cũlà 3 điểm. Kỷ lục cuối cùng thuộc về3 vận động viên Hồ Thanh Hải,Nguyễn Hoàng Phương, Hoàng XuânVinh (đoàn Quân đội) trong nội dungđồng đội 50m súng ngắn bắn chậm

nam với 1.657 điểm, hơn kỷ lục quốcgia cũ 5 điểm.

Theo Tổng thư ký Liên đoàn Bắnsúng, Trưởng Bộ môn Bắn súng, bắncung Tổng cục Thể dục thể thao ViệtNam Nguyễn Đức Úynh, Giải vô địchBắn súng toàn quốc lần thứ 49 năm2013 là dịp kiểm tra chất lượng đào tạocủa các huấn luyện viên, cũng như chấtlượng thi đấu của các vận động viêntrong môn bắn súng; đồng thời tuyểnchọn những vận động viên có thànhtích xuất sắc để bổ sung cho đội tuyểnBắn súng Việt Nam tham dự các giảiđấu lớn trong khu vực và thế giới.

A.Tùng

Giải Vô ĐịCH BắN SúNG ToàN QuốC LầN THứ 49

Hà Nội nhất toàn đoàn

Ngày 30/10, tại Bắc Giang, Giải vôđịch Đá cầu đồng đội toàn quốc năm2013 đã kết thúc sau 6 ngày thi đấu sôinổi, hấp dẫn với phần thắng thuộc vềđội Đồng Tháp. Ban Tổ chức giải đãtrao 3 bộ Huy chương Vàng, bạc, đồngcho các nội dung đồng đội nam, đồngđội nữ, đồng đội đôi nam nữ xếp hạngNhất, Nhì, Ba.

Ở nội dung đồng đội nam, Huychương Vàng thuộc về đội ĐồngTháp, Huy chương Bạc thuộc về độiBắc Giang, hai đội Hà Nội và thànhphố Hồ Chí Minh cùng nhận Huychương Đồng. Nội dung đồng đội nữ,

đội Bắc Giang với ưu thế là những vậnđộng viên kỳ cựu đã xuất sắc giànhHuy chương Vàng, Huy chương Bạcthuộc về đội Đồng Tháp, Huy chươngĐồng thuộc về đội Đà Nẵng. Nội dungđồng đội đôi nam nữ, đội Đồng Tháplại tiếp tục giành Huy chương Vàng,Huy chương Bạc thuộc về đội BắcGiang, hai đội Hà Nội và Nghệ Ancùng nhận Huy chương Đồng.

Với 2 Huy chương Vàng, 1 Huychương Bạc, đội Đồng Tháp xuất sắcgiành vị trí nhất toàn đoàn; đứng thứhai toàn đoàn là đội Bắc Giang với 1Huy chương Vàng, 2 Huy chương

Bạc; đứng thứ ba là đội Hà Nội với 2Huy chương Đồng.

Giải vô địch Đá cầu đồng đội toànquốc năm 2013 diễn ra từ ngày 25 -30/10 với sự tham gia của gần 100vận động viên đến từ 8 tỉnh/thànhtrong cả nước. Giải đấu đã góp phầnphát triển phong trào và xây dựng lựclượng đá cầu trong cả nước, đồngthời đánh giá trình độ chuyên môncủa các vận động viên, qua đó lựachọn các vận động viên vào đội tuyểnquốc gia, chuẩn bị cho các giải trongvà ngoài nước.

n.Anh

Kết thúc Giải vô địch Đá cầu đồng đội toàn quốc năm 2013

Tối 03/11, tại Nhà thi đấu thể thaoBến Tre, Liên đoàn Bóng chuyền ViệtNam và Sở Văn hoá, Thể thao và Dulịch Bến Tre đã tổ chức Lễ khai mạcVòng chung kết Giải Bóng chuyềnhạng A toàn quốc năm 2013.

Giải năm nay có 5 đội nam và 5 đội

nữ tham dự. Năm đội nam gồm: BếnTre, Quân khu 4, Quân khu 5, Quân khu9 và Vật liệu xây dựng Bình Dương.Năm đội nữ có LILAMA 69 - 3 HảiDương, Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúcvà Phòng không Không quân. Các độinam và nữ sẽ thi đấu vòng tròn một lượt

tính điểm. Hai đội có số điểm cao nhất,nhì ở mỗi bảng sẽ thi đấu chung kết đểphân định ngôi thứ và cùng được thănghạng thi đấu tại giải vô địch bóngchuyền quốc gia năm 2014.

Sau Lễ khai mạc đã diễn ra hai cặpđấu: Phòng không Không quân - VĩnhPhúc; Bến Tre - Quân khu 4. Giải sẽkết thúc vào ngày 10/11/2013.

V.Minh

Khai mạc Vòng chung kết Giải Bóng chuyềnhạng A toàn quốc năm 2013

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

14 số 1049 l 07.11.2013

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Sau khi nhận được Công văn củaTrung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huếđề nghị thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạodi tích Bi Đình - Lăng Tự Đức (Dự án),Bộ VHTTDL đã có văn bản góp ý. Thỏathuận nội dung Dự án gồm tu bổ mặtbằng nền công trình, lan can, bậc cấp đáThanh, gia cố gia cường cấu trúc chịulực, phục hồi hoàn nguyên các lớp vữaáo tường và cột gạch bằng vôi vữatruyền thống; tu bổ phục hồi mái lợp âmdương hoàng lưu ly, phục hồi các chi tiết

trang trí mái bằng pháp lam phục chếdạng khối ngũ sắc; phục hồi hoànnguyên các họa tiết trang trí trên tườngbằng kỹ thuật phục chế nhằm bảo tồnnguyên trạng các hình vẽ trang trí theoquy trình phục chế tranh tường. Tuynhiên, cần lưu ý một số vấn đề: Chúthích mặt bằng hiện trạng mái lợp ngóiâm dương hư hỏng 70% nhưng trên mặt

cắt hiện trạng là 60%, cần chỉnh sửa chokhớp; chú thích chi tiết cắt ngang nóilợp là quet Bitum, dán 2 lớp vải thủytinh nhưng mặt cắt B-B lại chú thích là3 lớp vải thủy tinh là không trùng khớp.Sau khi có ý kiến của Bộ VHTTDL,Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huếsẽ triển khai các bước tiếp theo theo cácquy định hiện hành. Thu hằng

Ngày 31/10/2013, Bộ VHTTDL đãban hành Kế hoạch số 3984/KH-BVHTTDL về việc tổ chức Ngày Disản văn hóa Việt Nam lần thứ IX -Ngày về nguồn 23/11/2013 với chủ đề:“Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh -Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên”.Các hoạt động được tổ chức tại Trungtâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật ViệtNam từ ngày 19/11 đến 23/11/2013,bao gồm: Chương trình Khai mạc“Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh -Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên”;Triển lãm “Tuần Văn hóa Du lịch Disản xanh - Nơi gặp gỡ con người vàthiên nhiên” trưng bày các không giandi sản thiên nhiên một số địa phươngnhư Quảng Ninh, Quảng Bình, KonTum, Nghệ An, Hà Nội...; Hội thảo“Văn hóa trong bảo tồn và phát triển

các Khu dự trữ sinh quyển thế giới”;chương trình giao lưu văn hóa nghệthuật học sinh sinh viên với chủ đề“Tuổi trẻ với Di sản thiên nhiên ViệtNam”; chương trình nghệ thuật “Đêmtôn vinh Di sản xanh Việt Nam” và tổngkết khen thưởng. Ngoài ra còn có cácchương trình biểu diễn ca múa nhạc,nghệ thuật, giới thiệu văn hóa ẩm thực.

“Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh- Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên”là hoạt động thiết thực chào mừngNgày Di sản văn hóa Việt Nam23/11/2013. Các hoạt động nhằm giớithiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị disản thiện nhiên và văn hóa độc đáo củaViệt Nam, đặc biệt Di sản thiên nhiênViệt Nam đã được UNESCO côngnhận là Di sản thiên nhiên thế giới vớiđồng bào cả nước và bè bạn quốc tế.

Đây là hoạt động xã hội sâu rộng, thểhiện và nâng cao trách nhiệm, tinh thầnyêu nước, niềm tự hào của người dânViệt Nam, đặc biệt thế hệ trẻ với Di sảnthiên nhiên của đất nước; tăng cườngnhận thức cũng như vai trò trách nhiệmcủa cộng đồng trong bảo tồn đa dạngsinh học, môi trường tự nhiên, bảo vệ,hạn chế tác động xấu của biến đổi khíhậu. Thông qua Triển lãm giới thiệu,quảng bá tiềm năng văn hóa, thươngmại và sức hấp dẫn của du lịch sinh tháicác Di sản thiên nhiên thế giới, Khu dựtrữ sinh quyển, Vườn Di sảnASEAN...; là cơ hội các địa phươnggặp gỡ, giao lưu học tập, trao đổi kinhnghiệm trong việc bảo tồn và phát huygiá trị di sản thiên nhiên giữa các vùng,miền trong cả nước.

Thu hằng

Tổ chức Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ iX - Ngày về nguồn 23/11/2013

Thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tíchBi Đình - Lăng Tự Đức (Thừa Thiên Huế)

Lễ hội Fukushima tại Hà Nội làmột sự kiện nằm trong chuỗi hoạtđộng Kỷ niệm 40 năm ngày Thiếtlập quan hệ ngoại giao Việt Nam -Nhật Bản với mong muốn củangười Nhật là giới thiệu mộtFukushima hồi sinh trở lại vớingười dân Việt Nam.

Lễ hội Fukushima diễn ra từ 10giờ đến 16 giờ các ngày 02-

03/11/2013 tại Bảo tàng Phụ nữ ViệtNam với nhiều hoạt động đa dạng,gồm: Các gian hàng triển lãm nghệthuật công nghiệp truyền thống vàđặc sản của tỉnh Fukushima; Trưngbày về sự kiện sóng thần và 2 nămtái thiết thành phố; Chiếu phim vềFukushima; Trình diễn trang phụcKimono, các điệu nhảy dân giantruyền thống, cắm hoa nghệ thuật,

nghi lễ Trà đạo.Thông qua những hoạt động

văn hóa, nghệ thuật, Nhật Bảnmuốn xóa tan những nghi hoặc vềphóng xạ, về sóng thần trong tâmtrí người dân Việt Nam, thay vàođó là một Fukushima khỏe mạnh,an toàn và mang vẻ đẹp của nhữngnét văn hóa truyền thống và pháttriển bền vững.

h.Quân

Lễ hội Fukushima tại Hà Nội

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

15số 1049 l 07.11.2013

Tỉnh Phú Yên sẽ tiếp tục đầu tư kinhphí tôn tạo Di tích lịch sử địa đạo Gò ThìThùng (xã An Xuân, huyện Tuy An) giaiđoạn 2, dự kiến trong năm 2014.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch Phú Yên, các hạng mục sẽ được xâydựng là nhà quản lý và trưng bày hiệnvật khu di tích; hệ thống ngách địa đạo,điện, nước sinh hoạt…, tạo điều kiệnthuận lợi cho nhân dân và khách thamquan đến tìm hiểu di tích lịch sử vùngđất thép xã An Xuân.

Công trình tôn tạo Di tích lịch sử địađạo Gò Thì Thùng giai đoạn 1 vừa đượcđưa vào sử dụng có tổng kinh phí gần 1tỉ đồng, gồm xây dựng 2 nhà che cửahầm, mỗi nhà có diện tích gần 38 m2; 3nhà che giếng địa đạo, mỗi nhà rộng 9m2; lối đi xung quanh di tích dài 297mét; khôi phục lại 129 mét địa đạo, 95đoạn giao thông hào và lắp đặt 10 biahướng dẫn trong khu vực.

Địa đạo Gò Thì Thùng rộng gần 27hecta được xây dựng từ tháng 5/1964 –

8/1965, là một trong 3 địa đạo lớn ởnước ta như Củ Chi (Thành phố Hồ ChíMinh) và Vĩnh Mốc (Quảng Trị), gắnvới nhiều chiến công hiển hách củaquân, dân Phú Yên trong kháng chiến.

Được công nhận là Di tích lịch sửcấp quốc gia từ tháng 02/2009, địa đạoGò Thì Thùng dài gần 2 km, sâu trungbình 5 mét, rộng 0,8 mét và cao từ 1,6đến 1,8 mét cùng hơn 10 km giao thônghào chằng chịt.

huY Long

Ở bản Seo hai, xã can hồ,huyện Mường Tè, tỉnh Lai châucó những nghệ nhân đang nỗlực lưu giữ, truyền dạy nhữngnét đẹp văn hóa của dân tộc SiLa cho thế hệ trẻ.

Bản Seo Hai có hơn 60 hộ dân vớigần 300 nhân khẩu đều là người dântộc Si La. Ở bản, cụ Hù Chà Khao làngười hiểu biết nhiều về tập tục, nétvăn hóa của người Si La. Không khóđể có thể tìm đến ngôi nhà nhỏ nằm sátsườn đồi ở cuối bản của cụ, khi đườngbê tông đã được trải dài đến tận cổng.Tuổi đã ngoài 80 nhưng nghệ nhânKhao vẫn khỏe và minh mẫn. Khi biếtchúng tôi đến tìm hiểu nét văn hóa củadân tộc mình, cụ Khao như được “tiếpthêm lửa”.

Nghệ nhân Hù Chà Khao cho biết,người Si La có luật tục, hương ước riêngđể thể hiện phong tục, tập quán củamình. Bản sắc dân tộc được thể hiệntrong việc thờ tổ tiên, tổ chức Lễ cướihỏi, Lễ mừng cơm mới, Lễ tạ ơn trời đấthay đơn giản chỉ là cách đặt tên con.

Nói về những mũi tên và cọc tiêuvới hình thù lạ được dựng thành cổngchào ở đầu bản, cụ Khao cho biết, đólà biểu tượng của nghi lễ “Mía lô lô”hay còn gọi là Lễ Cấm bản. Theotruyền thống, Lễ Cấm bản nhằm cầumưa thuận gió hòa, mùa màng xanh tốt

và thường được tổ chức trước các vụsản xuất. Qua các buổi lễ, tế, việc diễnxướng được thực hiện, góp phần lưugiữ được cái hồn của dân tộc và truyềnthụ lại cho thế hệ sau.

Trong quá trình lao động sản xuất,người Si La đã tự tạo ra một số nhạc cụvới những điệu múa, câu dân ca phụcvụ đời sống tinh thần. Cầm trên taychiếc sáo “Là pí”- sáo ngắn và sáo “Pờtư thế lế”- sáo dài, cụ Khao nói, nhạccụ của người Si La chủ yếu làm từ tre,nứa và gỗ rừng. Tuy chế tác thủ côngvà đơn giản nhưng khi tiếng nhạc cụcất lên cùng giai điệu dân ca sẽ có âmhưởng riêng, tạo ấn tượng lạ cho ngườinghe. Việc sử dụng những nhạc cụcũng có luật lệ riêng, phù hợp với thờigian sản xuất nên không phải lúc nàocũng có thể cất tiếng được. Một ngày,người nghệ nhân này có thể hoàn thànhmột sản phẩm đàn tính 3 dây.

Tâm huyết với việc gìn giữ và pháttriển văn hóa dân tộc Si La, nghệ nhânHù Chà Khao đã được nhận nhiều bằngkhen, giấy khen của huyện, của tỉnh,của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trong bản, ngoài nghệ nhân HùChà Khao, nghệ nhân Hù Cố Xuâncũng là một người dồn hết tâm huyếtđể truyền đạt các điệu dân ca, giaoduyên cho thế hệ trẻ. Chúng tôi đếngặp bà Xuân trong lúc bà đang say sưa

chỉ dẫn những động tác múa dân tộccho các nữ thanh niên trong bản. Từngđộng tác, từng cử chỉ múa của họ đượcbà chú ý từng ly từng tý. Mỗi bướcchân còn lệch, ngón tay chưa đủ độnghiêng hay ánh mắt nhìn của ngườimúa sai hướng… đều được nghệ nhânHù Cố Xuân uốn nắn cho các bạn trẻ.

Nghệ nhân Hù Cố Xuân chia sẻ:Nhiều nét văn hóa của dân tộc Si Lachúng tôi đã bị mất đi. Thế hệ sau bâygiờ nhiều người không còn thấy hứngthú với những điệu nhảy, những câu cacổ nữa. Đây là những nét văn hóa đặcsắc, không những người con của dântộc Si La phải bảo tồn mà các cấp chínhquyền khác cũng cần có trách nhiệmquan tâm hơn. Bản thân tôi và nghệnhân Khao đã tích cực truyền đạt chothế hệ sau nhưng cần phải mở rộngkhảo sát, sưu tầm hay phục dựng cácnghi thức tế lễ, văn hóa của người dântộc Si La.

Em Hù Thị Liên đang là học sinhtrung học phổ thông tại trường huyệnMường Tè, dù trường cách nhà gần15km nhưng cuối tuần là Liên lại về đểtham gia múa, hát cùng các bạn trongbản. Với Liên, được hiểu biết về vănhóa của dân tộc là một niềm vinh dự đểnhững bạn trẻ như em góp phần lưugiữ, bảo tồn nét văn hóa độc đáo ấy.

K.hoàn

Gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc Si La

Phú Yên: Tôn tạo di tích địa đạo Gò Thì Thùng

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

thônG tin trao đổi

16 số 1049 l 07.11.2013

Từ nhiều năm nay, xã Glar thuộchuyện Đăk Đoa (Gia Lai) có nhiều cốgắng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộccủa người Bahnar trên địa bàn, gópphần quan trọng trong việc xây dựng vàphát triển đời sống văn hóa mới trongcộng đồng dân tộc thiểu số ở các buônlàng. Đặc trưng nhất là nghề dệt thổcẩm được duy trì và phát triển mạnh,tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị phục vụkhách du lịch, đồng thời giữ gìn đượcbản sắc văn hóa ở địa phương.

Từ năm 2006, Hợp tác xã Nôngnghiệp và Dệt thổ cẩm xã Glar đượcthành lập trên cơ sở phong trào dệt thổcẩm phát triển mạnh trong các hộ giađình. Lúc bấy giờ, trong toàn xã có đến

hàng chục khung dệt đang hoạt độngvới quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu chị em làmra sản phẩm là để sử dụng trong sinhhoạt hàng ngày và trong các ngày diễnra lễ hội quan trọng trong đời sống củacộng đồng. Ngày đầu thành lập hợp tácxã chỉ có 40 xã viên tham gia đều là phụnữ người Bahnar, với tổng mức vốnđóng góp 15 triệu đồng; sản phẩm chủyếu là khố, áo nam, váy nữ, túi, ví...

Nhằm từng bước phát triển nghề dệtthổ cẩm. Hợp tác xã đã mở được 4 lớpđào tạo nghề dệt thổ cẩm cho 200 chịem, mỗi lớp đào tạo trong thời gian 3tháng và đảm bảo cho học viên nắmvững từ những kỹ thuật căn bản cho đếnkỹ thuật nâng cao để tạo ra được những

sản phẩm đa dạng hơn. Tỉnh Gia Laicũng đã ưu tiên đầu tư hơn 1 tỷ đồngxây dựng cơ sở vật chất để hợp tác xãmở rộng quy mô hoạt động ổn định,UBND huyện Đăk Đoa hỗ trợ kinh phícho hợp tác xã thuê mặt bằng tại cáctỉnh Kon Tum, Đăk Lăk và thành phốPleiku để tổ chức giới thiệu sản phẩm.Quy mô hoạt động của Hợp tác xã ngàycàng lớn mạnh và mang nhiều yếu tốbền vững, đến nay, hợp tác xã đã thu hútđược hơn 100 thành viên tham gia, vớitổng mức đóng góp lên tới hơn 200triệu đồng. Chất lượng sản phẩm ngàycàng phong phú và đa dạng bởi taynghề cao của chị em, từng đường néthoa văn cho đến độ mịn, phối màu đặc

Dệt thổ cẩm của người Bahnar hấp dẫn khách du lịch

Bộ VHTTDL vừa ban hành Côngvăn số 3743/BVHTTDL-PC gửi các cơquan, đơn vị thuộc Bộ hướng dẫn tổ chứcthực hiện ngày Pháp luật nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Theo quy định tại Điều 8 của LuậtPhổ biến, giáo dục pháp luật, ngày 09/11hằng năm là ngày “Ngày Pháp luậtnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam”. Ngày Pháp luật nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2013có chủ đề “Toàn dân xây dựng, thi hànhvà bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh”. Bộ VHTTDL yêu cầu cáccơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện cáccông việc sau đây:

1. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổchức treo khẩu hiệu tại trụ sở cơ quan,đơn vị mình; lựa chọn nội dung, hìnhthức tổ chức Ngày Pháp luật phù hợp vớihoạt động của cơ quan, đơn vị. Khẩu hiệuNgày Pháp luật Việt Nam năm 2013 củangành văn hóa, thể thao, du lịch: “Tôntrọng và chấp hành pháp luật là nét đẹpvăn hóa của mỗi người dân”.

2. Tổng cục Thể dục thể thao, Tổng

cục Du lịch, Ban Quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam cùng vớicác nhiệm vụ trên, tổ chức ít nhất 01 hộinghị phổ biến hoặc 01 buổi nói chuyệnchuyên đề pháp luật cho cán bộ, côngchức, viên chức, người lao động trong cơquan về văn bản quy phạm pháp luật mớiban hành thuộc lĩnh vực quản lý hoặc liênquan trực tiếp đến công tác quản lý nhànước như Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo,Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ Luậtlao động, Luật Hòa giải cơ sở…

3. Văn phòng Bộ tổ chức treo khẩuhiệu theo hướng dẫn tại Công văn số6902/BTP-PBGDPL tại trụ sở BộVHTTDL, số 51 Ngô Quyền, HoànKiếm, Hà Nội; phối hợp với Vụ Pháp chếtổ chức trao thẻ báo cáo viên pháp luậtcho các báo cáo viên của Bộ để hưởngứng Ngày Pháp luật.

4. Vụ Pháp chế là cơ quan tham mưugiúp Lãnh đạo Bộ tổ chức các hoạt độngthực hiện Ngày Pháp luật, có tráchnhiệm làm đầu mối, phối hợp với các cơquan, đơn vị và thực hiện các nhiệm vụcụ thể sau:

- Tổ chức phổ biến Luật Bồi thường

Nhà nước tới cán bộ, công chức, viênchức, người lao động thuộc BộVHTTDL, chú trọng đối tượng trực tiếplàm công tác cấp các giấy phép, giấychứng nhận theo thủ tục hành chính tronglĩnh vực quản lý của Bộ;

- Tổ chức phố biến các văn bản mớiban hành về văn hóa, thể thao, du lịch vàgia đình cho các cán bộ, công chức, viênchức làm công tác quản lý tại SởVHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương;

- Chủ trì tổ chức trao thẻ báo cáo viênpháp luật cho các cán bộ, công chức, viênchức của Bộ để hưởng ứng Ngày Phápluật;

- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn cáccơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụđược giao, tổng hợp, báo cáo Lãnh đạoBộ về quá trình, kết quả thực hiện NgàyPháp luật của Bộ.

5. Thời gian các cơ quan, đơn vị triểnkhai Ngày Pháp luật được tổ chức trongtuần lễ từ ngày 04/11/2013 đến ngày10/11/2013, trong đó tổ chức cao điểmvào ngày 09/11/2013.

h.Quân

Tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

thônG tin trao đổi

17số 1049 l 07.11.2013

Cô bạn tôi làm việc cho một công tydu lịch có tiếng ở Thủ đô. Với lợi thế vềngoại hình, thông thạo ngoại ngữ, lại giỏinhảy đầm, hát rock cũng rất chuẩn, nêncô thường được chọn hướng dẫn cho cáctour phục vụ các đoàn khách VIP. Ấyvậy mà một lần có du khách người Nhậthỏi: Quê của thi hào Nguyễn Du ở đâu?Cô ấy trả lời: Hà Nội!!!

Cũng dễ hiểu, sở dĩ cô bạn tôi chẳngbiết thi hào Nguyễn Du ở đâu bởi khituyển dụng nhân lực, công ty của cô ấychỉ đặt yêu cầu là phải giỏi ngoại ngữ, vitính và có kỹ năng giao tiếp. Còn kiếnthức cơ bản về văn hóa, lịch sử dân tộc...thì không cần quan tâm.

Theo dự báo đến năm 2015, ngànhdu lịch trong nước cần khoảng nửa triệulao động có tay nghề chuyên môn vữngvàng. Để đạt được mục tiêu trên (cả vềsố lượng cũng như chất lượng) đang làmột thách thức lớn đối với ngành du lịchViệt Nam. Bởi vậy, vấn đề đào tạo sinhviên ngành du lịch ở các trường chuyênngành không chỉ là mối quan tâm củacác cơ sở đào tạo du lịch, mà trở thànhmối quan tâm của cả ngành Văn hóa,Thể thao và Du lịch.

Thống kê của ngành chủ quản chothấy, cả nước hiện có 284 cơ sở tham giađào tạo du lịch (gồm 62 trường đại học,80 trường cao đẳng, 117 trường trunghọc chuyên ngành). Bất cập lớn nhấthiện nay là phần lớn các cơ sở đào tạochỉ chú trọng vận dụng những gì có sẵn,chương trình đào tạo mang tính nội bộ,đơn lẻ, mà chưa xây dựng được chương

trình chuẩn, thống nhất trong cả hệthống. Ngay cả phương thức tuyển dụng,đào tạo cũng vậy, mỗi trường đặt ra tiêuchí khác nhau, nên chất lượng “đầu ra”của hướng dẫn viên du lịch cũng khácnhau. Đó là chưa kể sự chênh lệch vềchất lượng đào tạo giữa các trường cônglập, với trường ngoài công lập; sự khácbiệt giữa hướng dẫn viên du lịch nội địavà hướng dẫn viên các tour quốc tế. ÔngNguyễn Văn Mỹ - Giám đốc Công ty Dulịch Lửa Việt (Thành phố Hồ Chí Minh)cho biết: Tiêu chuẩn bằng cấp giữahướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướngdẫn viên du lịch nội địa cũng rất khácbiệt. Muốn trở thành hướng dẫn viênquốc tế, sinh viên phải hội tụ đủ nhiềuđiều kiện: Trình độ đại học, bằng Anhvăn ngành du lịch...

Thực tế hiện nay, nghề hướng dẫnviên chẳng đòi hỏi mấy khắt khe. Cụ thể,với những hướng dẫn viên du lịch nộiđịa chỉ cần tốt nghiệp phổ thông trunghọc và được bổ túc thêm khóa học ngắnhạn (từ ba đến sáu tháng) về nghiệp vụ.Trong khi đó, yêu cần thực tế là hướngdẫn viên nội địa thực chất cần phải họcnhiều, phải có nhiều kiến thức hơnhướng dẫn viên quốc tế. Họ không chỉcần giỏi về nghiệp vụ du lịch, mà cần cókiến thức xã hội, lịch sử văn hóa, vốnsống phong phú... Tuy nhiên, giữa cáccơ sở đào tạo du lịch lại có những quanđiểm, cũng như nội dung đào tạo rấtkhác nhau.

Vấn đề đặt ra là cần có sự thống nhấttrong tiêu chí đào tạo hướng dẫn viên du

lịch. Để có được số lượng sinh viên ratrường có chung mặt bằng đào tạo, đảmbảo đáp ứng được công việc, ngành dulịch nhất thiết phải đưa ra được các tiêuchí chung về đào tạo nguồn du lịch. Đâysẽ là cơ sở cho các trường dựa vào đó đểhoàn chỉnh giáo trình giảng dạy, hay nóicách khác, các tiêu chí này sẽ làm kimchỉ nam giúp cho việc đào tạo nhân lựcngành du lịch sát thực tế hơn và hiệu quảhơn.

Thời gian gần đây, trước đòi hỏi củayêu cầu hội nhập, mở rộng thị trường dulịch đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ,một số cơ sở đào tạo du lịch (cả Trungương và địa phương) đã áp dụng một sốtiêu chuẩn nghề của cả trong nước vàngoài nước, tuy nhiên tiêu chuẩn nàomới thực sự giải quyết được bài toánnguồn nhân lực du lịch của Việt Namvẫn còn đang bỏ ngỏ.

Việc đào tạo hướng dẫn viên du lịchcần những tiêu chuẩn xuất phát từ đòihỏi thực tế của thị trường du lịch, cũngnhư nhu cầu của chính ngành du lịchViệt Nam. Tổng cục Du lịch cho biết,sắp tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchsẽ ban hành Bộ tiêu chí kỹ năng nghềquốc gia gồm 8 lĩnh vực từ dịch vụ nhàhàng, kỹ thuật chế biến món ăn đến cácngành quản trị khác... Bộ tiêu chí này sẽhiện thực hóa tiêu chuẩn quốc gia về lĩnhvực đào tạo nghề, góp phần nâng caonăng lực đào tạo cũng như chất lượngnguồn nhân lực của ngành du lịch nướcnhà.

Thế hùng

Cô ấy là hướng dẫn viên du lịch

sắc và hấp dẫn hơn nhiều so với trướcđây. Hợp tác xã cũng đã đưa các mặthàng tham gia sản phẩm công nghiệpnông thôn năm 2012 tỉnh Gia Lai vàđược tuyển chọn các sản phẩm áo nam,khố nam, chăn đắp và túi xách đạt giảinhất; trong đó sản phẩm chăn thổ cẩmđược Cục công nghiệp địa phương (BộCông thương) tặng Cúp và Giấy chứngnhận là sản phẩm công nghiệp tiêu biểu

cấp khu vực miền Trung và TâyNguyên năm 2012.

Sản phẩm dệt thổ cẩm ở xã Glarkhông những chỉ được trưng bày ởnhiều nơi trong khu vực, mà còn thuhút khách du lịch ở các nơi tìm đếntham quan và mua sắm, tăng mức thunhập cho xã viên. Từ chỗ trước đâychỉ có mức thu nhập khoảng500.000đồng/tháng/người, nay tăng

lên 2 triệu đồng/tháng/người từ việcbán được các loại sản phẩm dệt thổcẩm trên thị trường. Ngoài ra, vàonhững thời điểm nông nhàn, Hợp tácxã còn huy động hơn 300 lao động tạichỗ là phụ nữ Bahnar cùng tham gianhận những phần việc đơn giản mangsợi về nhà tự dệt và cũng cho thu nhậpđáng kể.

V.Thông

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

18 số 1049 l 07.11.2013

thônG tin trao đổi

Nằm ở cực Nam đồng bằng sôngHồng, tỉnh Ninh Bình là địa phương giàutiềm năng về du lịch. Thiên nhiên đã bantặng cho vùng đất này nhiều danh lamthắng cảnh kỳ thú và con người cũng tạonên ở nơi đây nhiều di tích lịch sử vănhoá nổi tiếng như Cố đô Hoa Lư, Nhàthờ đá Phát Diệm, Khu du lịch sinh tháiTràng An, Khu bảo tồn thiên nhiên đấtngập nước Vân Long, Tam Cốc - BíchĐộng, Khu du lịch tâm linh núi chùa BáiĐính…Tất cả những di tích và danh lamthắng cảnh này đã trở thành những điểmdu lịch văn hóa, tâm linh hấp dẫn dukhách trong và ngoài nước.

Phát huy lợi thế là mảnh đất thiêng,từng là Cố đô của ba vương triều phongkiến là Đinh, Tiền Lê, Lý gắn liền vớinhững biến chuyển trọng đại trong lịchsử của dân tộc; là nơi hội tụ, giao thoacủa Phật giáo và Thiên Chúa giáo, dulịch chuyên về văn hóa, tâm linh đangtrở thành thế mạnh trong phát triểnngành công nghiệp không khói của tỉnhNinh Bình.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm MaiHùng, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóaViệt Nam, thiên nhiên đã ưu đãi ban tặngcho Ninh Bình ba loại địa hình, vùng đồinúi và bán sơn địa ở phía tây bắc,chuyển tiếp là vùng đồng bằng và vùngven biển ở phía Đông Nam với hệ động,thực vật phong phú. Hơn nữa, nơi đâycó hệ thống sông ngòi chằng chịt đã tạothành vị thế "phên giậu", địa - chính trịsáng giá trong suốt chiều dài lịch sửdựng nước, giữ nước của dân tộc. Đặcbiệt, sự hiện hữu của vương triều ĐinhTiên Hoàng (968-980), Lê Đại Hành(980-1009) và buổi đầu triều Lý Thái Tổ(1009-1226) là những minh chứng sống động.

Vị thế địa - văn hóa của tỉnh NinhBình đã được khẳng định cách ngày nayhơn 10 thế kỷ. Các di tích khảo cổ học,di tích lịch sử, di tích kiến trúc được phân

bố dày đặc trên địa bàn và phân hoá rộngkhắp từ vùng đồi núi xuống đến đồngbằng và lan ra tận biển. Trải qua nhiềubiến thiên của lịch sử, Cố đô Hoa Lư,kinh thành nguy nga tráng lệ xưa kiakhông còn nữa nhưng sự hiện hữu củanhững di tích gắn liền với ba triều đạiĐinh, Tiền Lê, Lý như đền thờ Vua ĐinhTiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành, cầuĐông, cầu Dền, các dấu tích của ThànhĐông, Thành Bắc, Thành Dền, ThànhNam... đã tạo nên một không gian vănhóa Hoa Lư huyền thoại.

Khu Di tích Cố đô Hoa Lư hiện làđiểm đến thu hút rất đông khách du lịchtrong nước và quốc tế. Mỗi khi đặt chânđến với mảnh đất Ninh Bình, việc làmđầu tiên của du khách là đến dâng hương"kính cáo" tổ tiên và các vị Hoàng đế tạiđền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua LêĐại Hành và nhà bia tưởng niệm Vua LýThái Tổ đang được địa phương bảo tồnnguyên trạng.

Ông Lâm Quang Nghĩa, Giám đốcSở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnhNinh Bình cho biết, trong hai ngày 21,22/11, lần đầu tiên Hội nghị quốc tế vềdu lịch tâm linh vì sự phát triển bền vữngdo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổchức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Ủyban nhân dân tỉnh Ninh Bình đồng phốihợp tổ chức sẽ diễn ra tại Khu du lịchtâm linh núi chùa Bái Đính.

Bên cạnh việc giới thiệu, quảng bátiềm năng du lịch của Việt Nam nóichung, tỉnh Ninh Bình nói riêng đến bạnbè trong nước và quốc tế, đây là diễn đànđể các đại biểu trao đổi, thảo luận các nộidung liên quan về công tác quy hoạch,quản lý, công tác bảo tồn, khai thác pháttriển du lịch gắn với tâm linh, một loạihình du lịch mà theo đánh giá củaUNWTO có rất nhiều tiềm năng pháttriển.

Thế mạnh của du lịch Ninh Bình lànơi đây hội tụ nhiều di sản thiên nhiên

độc đáo được kiến tạo qua hàng nghìnnăm lịch sử với vẻ đẹp hoang sơ, quyếnrũ như: Khu du lịch sinh thái Vân Long,Vườn Quốc gia Cúc Phương, Tam Cốc- Bích Động… Đặc biệt, Quần thể danhthắng Tràng An, một trong những điểmđến hấp dẫn của du lịch Ninh Bình đangđược đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoahọc và Văn hóa của Liên hợp quốc(UNESCO) công nhận là Di sản thế giớivào năm 2014.

Về Ninh Bình, khách du lịch đượcđến thăm viếng, tìm hiểu nhiều điểm dulịch tâm linh nổi tiếng. Nhất Trụ (tứcMột Cột) là tên một ngôi chùa cổ kínhtoạ lạc tại thôn Yên Thành, xã TrườngYên, huyện Hoa Lư được xếp hạng ditích cấp quốc gia cùng với đình YênThành, đền thờ vua Lê Đại Hành, là ditích có giá trị lịch sử và kiến trúc nghệthuật đặc sắc của kinh đô Hoa Lư xưa.

Tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn,Chùa Bái Đính cổ do Lý Quốc SưNguyễn Minh Không khai sáng tọa lạctrên đỉnh ngọn núi Đính cao 187 mét.Người xưa cắt nghĩa, "Bái Đính" cónghĩa là cúng bái trời đất, Tiên, Phật ởtrên cao. Năm xưa, khi kinh lý qua đây,Vua Lê Thánh Tông đã tự tay đề bốnchữ: Minh đỉnh danh lam. Muốn lênchùa, khách du lịch phải bước trên 300bậc đá. Càng lên cao không khí càngtrong lành và thoáng mát. Một vùngrừng núi khá yên tĩnh, hội tụ đầy đủ yếutố địa linh sinh nhân kiệt, theo quan niệmdân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua,sinh Thánh, sinh Thần. Nơi đây khôngchỉ thờ Phật, các vị Sơn Thần, ChúaThượng Ngàn, mà còn là nơi Lý CôngUẩn, tức Vua Lý Thái Tổ đã từng tu hànhtrước khi dời đô về Thăng Long.

Được xây dựng nhân dịp kỷ niệm1.000 năm vua Lý Thái Tổ dời đô từ HoaLư ra thành Thăng Long, Bái Đính tântự là ngôi chùa có quy mô lớn nhất từtrước đến nay tại Việt Nam, nằm trong

Văn hóa tâm linh - thế mạnh phát triển du lịch Ninh Bình

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

19số 1049 l 07.11.2013

thônG tin trao đổi

Vụ việc om xòm dư luận thời gianqua là những rắc rối xung quanh hợpđồng tiền tỷ giữa hai cầu thủ Trần ChíCông và Đình Đức với CLB bóng đáB.Bình Dương. Do không tìm đượctiếng nói chung, các bên liên quan đãphải cậy nhờ đến luật sư và chẳng sớmthì muộn vụ việc phải cậy nhờ sự phânxử của tòa án.

Chuẩn bị nhân sự cho mùa bóngmới (2014), đầu tháng 9 vừa qua, CLBB.Bình Dương đã ra thông báo chấmdứt hợp đồng với các cầu thủ Trần ChíCông và Đặng Đình Đức; trong đó yêucầu thủ Chí Công và thủ môn ĐìnhĐức bồi hoàn số tiền “lót tay” mà độibóng đã ứng trước cho họ. Được biết,cuối năm 2011, hai cầu thủ Chí Cônglẫn Đình Đức đều ký hợp đồng có thờihạn 3 năm với B.Bình Dương. Theođó, Chí Công nhận 9 tỷ đồng tiền lóttay cho 3 năm hợp đồng, còn Đình Đứcnhận 3,9 tỷ đồng. Trong 2 năm đầu,B.Bình Dương đã thanh toán cho ChíCông 6 tỷ đồng và Đình Đức 2,6 tỷđồng. Đến năm thứ 3 của hợp đồng(2013), B.Bình Dương trả tiếp cho ChíCông 1 tỷ đồng trong số 3 tỷ đồng cònlại; còn Đình Đức được trả 900 triệuđồng trong số 1,3 tỷ đồng còn lại. Saukhi thông báo chấm dứt hợp đồng với2 cầu thủ nói trên, B.Bình Dương yêucầu Chí Công hoàn lại 50% trong sốtiền 1 tỷ đồng mà họ đã ứng cho cầuthủ này. Tương tự, Đình Đức được phía

B.Bình Dương yêu cầu hoàn lại 50%số tiền 900 triệu đồng tạm ứng.

Lý giải việc chấm dứt hợp đồng với2 cầu thủ nói trên, cũng như nguyênnhân đòi lại tiền đã ứng, Tổng Giámđốc Công ty CP Bóng đá Bình DươngCao Văn Chóng cho hay: “Với ChíCông, thời gian qua cầu thủ này khôngcó nhiều đóng góp cho đội bóng, haydính thẻ đỏ vì lối chơi triệt hạ đối thủ,cộng thêm vụ bị người lạ chém, côngan mời lên làm việc… Đó là chưa tínhđến việc Chí Công đã vi phạm quy chếsinh hoạt nội bộ của đội bóng. Mùa giải2013 có 26 trận, nhưng Chí Công chỉđá 4 trận, lại thường xuyên báo bệnh đểkhông tập cùng đội...”. Không đồngtình với quan điểm ông Chóng, Trướclập luận này của B.Bình Dương, trungvệ Chí Công đã lên tiếng. Anh chorằng, B.Bình Dương đã bịa đặt lý do đểbiện minh cho việc không không chi trảđủ tiền hợp đồng đúng hẹn. Theo cầuthủ Chí Công, thì sự việc anh bị chémvà bị công an mời lên làm việc xảy ravào tháng 3 năm 2011, nhưng đếntháng 10 năm đó, anh mới ký hợp đồngkéo dài 3 năm với CLB B.Bình Dương.

Luật sư đại diện cho Chí Công vàĐình Đức, ông Hoàng Huy Công cũngcho rằng, phía Công ty CP bóng đáBình Dương đã không thực hiện đúngcam kết trong hợp đồng. Họ không

chuyển số phí lót tay 9 tỷ đồng/3 nămcho Chí Công vả 3,9 tỷ đồng/3 nămcho Đình Đức trước năm 2012. Số trậnChí Công ra sân trong mùa giải quakhông phụ thuộc vào cầu thủ này, màphụ thuộc vào HLV, bác sĩ của đội...

Thế nhưng, “cháy nhà mới ra mặtchuột”. Phải đến khi sự việc xảy ra, thìdư luận mới biết được số tiền thực màB.Bình Dương ký với cầu thủ. Có thểđội bóng đất Thủ chơi không đẹp khicắt hợp đồng trước thời hạn, khi khôngchuyển đủ tiền cho cầu thủ như thỏathuận. Nhưng có mấy ai biết được thựcchất của thỏa thuận đó ra sao, cụ thểB.Bình Dương phải trả cho Chí Công,Đình Đức bao nhiêu trong khoản tiềngọi là phí “lót tay”? Vì chỗ không rõràng này mà mấy ngày qua người tathấy đại diện B.Bình Dương mạnhmiệng nói cứng. Còn các cầu thủ ChíCông, Đình Đức cũng sợ “há miệngmắc quai”, bởi khoản phí chuyểnnhượng mà bị lộ ra, thì khoản thuế thunhập họ phải nộp cũng không phải lànhỏ. Và một trong những lý do mà cácbên liên quan đều không muốn côngkhai tiền lót tay, cũng là muốn “lách”khoản thuế đóng góp cho ngân sách.

Xem ra một cuộc chiến pháp lýgiữa B.Bình Dương và Chí Công làkhó tránh khỏi.

Thế hùng

Rắc rối hợp đồng tiền tỷ

một thung lũng mênh mang hồ và núi đá.Du khách đến đây không chỉ thăm quan,vãn cảnh chùa mà còn được chiêmngưỡng những kỳ tích của Phật giáo ViệtNam với nhiều kỷ lục được xác lập bởiTrung tâm Kỷ lục Ghi-nét Việt Namnhư: Khu chùa rộng nhất Việt Nam;Tượng Phật bằng đồng lớn nhất ĐôngNam Á; Hai chuông đồng lớn nhất ĐôngNam Á (chuông 36 tấn và chuông 27tấn); Chùa có nhiều tượng La Hán lớnnhất Việt Nam; Khu chùa có giếng nướclớn nhất Việt Nam...

Trong số các di tích lịch sử, vănhóa tâm linh nổi tiếng của tỉnh NinhBình, nhà thờ đá Phát Diệm ở thịtrấn Phát Diệm (huyện Kim Sơn) làmột kiệt tác về mặt kiến trúc. Nétđộc đáo của công trình này là ở chỗ,mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưngđược xây dựng mô phỏng theonhững nét kiến trúc đình chùa truyềnthống của Việt Nam, thể hiện sựchuyển hoá từ lối kiến trúc thiên vềGô-tích phương Tây sang truyềnthống Á Đông với những mái đầu

đao cong vút kết hợp hài hòa giữatruyền thống với hiện đại.

Chính vì chứa đựng những nét đặcsắc không đâu có được, chùa Nhất Trụcùng với Khu Di tích Cố đô Hoa Lư,Khu Du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính,Quần thể Danh thắng Tràng An, Nhà thờđá Phát Diệm là năm địa chỉ thu hút rấtđông du khách, nhất là các Phật tử đếndâng hương chiêm bái, tín đồ Công giáođến cầu ban phúc lành trong những dịpLễ, Tết.

hải Phong

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049

Sự kiện vấn đề

20 số 1049 l 07.11.2013

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

phan Đình Tân

Biên tậpTrUng kIên, Thế hùng

kIềU anh

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gp - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicông Ty Tnhh mộT Thành vIên

In và văn hóa phẩm

Tối 02/11, tại thị trấn Sa Pa(Lào cai), uBnD tỉnh Lào caiđã long trọng tổ chức Lễ kỷniệm 110 năm du lịch Sa Pavới nhiều hoạt động văn hóabản địa đặc sắc, tái hiện quátrình lịch sử hình thành vàphát triển của khu du lịch SaPa. Phó thủ tướng hoàngTrung hải, nguyên Tổng Bí thưLê Khả Phiêu và nhiều lãnhđạo các Bộ, Ban, ngành Trungương đã dự lễ.

Đây là sự kiện có ý nghĩa quantrọng nhằm nâng cao ý thức, tráchnhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc,cảnh quan thiên nhiên, góp phần xâydựng các sản phẩm du lịch độc đáo củaSa Pa, tạo động lực phát triển kinh tế,văn hóa, xã hội của địa phương đồngthời là cơ hội tuyên truyền, quảng bá,khai thác tiềm năng du lịch, thu hút dukhách đến với Lào Cai và Sa Pa trongnhững năm tới.

Cách đây 110 năm, vào mùa đôngnăm 1903, đoàn thám hiểm của sở địalý Đông Dương trong khi tiến hành đođạc xây dựng bản đồ trên tỷ lệ1/100.000 đã khám phá ra cảnh quancao nguyên Lồ Suối Tủng và làng SaPả. Đoàn thám hiểm đã đặt tên caonguyên và ghi danh vào bản đồ là (Caotrạm Sa Pa). Sự kiện này trở thành dấumốc lịch sử phát hiện ra Sa Pa. Đặcbiệt, ở Sa Pa còn có Bãi đá cổ nằmtrong thung lũng Mường Hoa rộng 3km2 với khoảng trên 200 hòn đá kíchthước khác nhau được chạm khắcnhiều hình vẽ tả thực, hoa văn, dấuhiệu của chữ viết cho đến nay vẫnchưa được giải mã. Di tích này đangthu hút sự quan tâm của nhiều nhàkhoa học và được đề nghị UNESCO

công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nhận thấy tiềm năng du lịch của

vùng, trải qua các thời kỳ lịch sử khácnhau, nhân dân các dân tộc Sa Pa cùngvới chính quyền đã xây dựng Sa Pa trởthành “thiên đường” du lịch của ViệtNam. Mỗi năm, Sa Pa thu hút hàngchục vạn du khách trong và ngoàinước đến tham quan, doanh thu dịchvụ du lịch có tốc độ tăng trưởng hàngnăm đạt từ 35% đến 40%/năm. Cơ sởvật chất, hạ tầng du lịch không ngừngđược tăng lên. Hiện Sa Pa có 162khách sạn, nhà nghỉ với gần 2.500phòng, trong đó có 47 khách sạn đạt từ1 đến 4 sao.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó Thủtướng Hoàng Trung Hải đã biểu dươngnhững cố gắng phấn đấu của Đảng bộvà nhân các dân tộc Sa Pa trong chuyểndịch cơ cấu kinh tế, phát huy tốt tiềmnăng, thế mạnh về nông nghiệp, côngnghiệp, đặc biệt là du lịch. Chính vìvậy, trong bối cảnh kinh tế cả nước cónhiều khó khăn, nhưng với sự đónggóp hiệu quả của ngành công nghiệpkhông khói, Sa Pa đã góp phần đưaLào Cai đạt tốc độ tăng trưởng kinh tếnhư mục tiêu đề ra.

Nằm ở độ cao trên 1.500m so với

mực nước biển, Sa Pa có khí hậu ônđới mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trungbình trong năm từ 15ºC đến 18ºC,nhiều khi xuống dưới 0ºC và có nămcó tuyết rơi. Sa Pa còn có Phan Xi Pănglà đỉnh núi cao nhất Đông Dương cáchmực nước biển 3.143m. Phía Tây củahuyện có Khu Bảo tồn Thiên nhiênHoàng Liên Sơn đã được xây dựng từnăm 1994 nhằm gìn giữ phần rừng cònlại trên triền núi Phan Xi Păng. Sa Palà nơi có nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫnkhách du lịch với những cánh rừng Samu xanh ngát xen những biệt thự, nhàthờ cổ kính mang nhiều dáng dấp củacác thành phố Châu Âu, các thác nước,hang động, làng bản dân tộc… Đây lànơi sinh sống lâu đời của 6 dân tộc:Kinh, H’Mông, Dao, Tày, Dáy và XáPhó với nhiều di tích, lễ hội, phong tụctập quán, kiến thức bản địa, và các hoạtđộng văn hóa nghệ thuật dân gian đặcsắc, tiêu biểu là Chợ Văn hóa – Giaoduyên Sa Pa.

Nhân dịp này, Bộ VHTTDL đã traoBằng công nhận 2 kỷ lục đối với 2 danhthắng của huyện Sa Pa là “Đèo dài nhấtViệt Nam - Ô Quy Hồ” và “Thửa ruộngbậc thang có nhiều bậc nhất”.

Văn Toàn

Tưng bừng Lễ kỷ niệm 110 năm Sa Pa

Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 110 năm du lịch Sa Pa