toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - số 1078

20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1078 ngày 05/6/2014 - Quảng bá về hình ảnh đất nước Việt Nam - điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn (Tr.2) - Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp (Tr.6) - Thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo (Tr.6) - Cộng hưởng tình yêu Tổ quốc (Tr 20) trong số nàY Ảnh: C.T.V Tích cực tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Bộ VHTTDL vừa ban hành Công văn số 1647/BVHTTDL-TV đề nghị Sở VHTTDL các tỉnh/thành chỉ đạo Thư viện tỉnh/thành tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu sách báo, tư liệu về chủ quyền biển đảo Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương; tổ chức triển lãm tại thư viện, triển lãm lưu động; biên soạn thư mục, thông tin chọn lọc chuyên đề; tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền giới thiệu sách về chủ đề trên, thường xuyên cập nhật giới thiệu những tài liệu mới về vấn đề này. Bộ VHTTDL cũng yêu cầu các địa phương tập trung vào việc tổ chức các hoạt động trên một cách thường xuyên; đặc biệt tập trung vào thời điểm Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc lãnh thổ Việt Nam. H.Q Tối 30/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật “Vì biển đảo thân yêu”. Tham dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Nguyễn Thiện Nhân; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh… (Xem tiếp trang 3) Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 26,07% Tổng cục Du lịch cho biết: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2014 ước đạt 674.204 lượt khách, giảm 9,62% so với tháng 4/2014, nhưng so với cùng kỳ tháng 5/2013, lượng khách quốc tế đến vẫn tăng 20,66%. Kết quả này góp phần đưa tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2014 ước đạt 3.748.109 lượt khách, tăng 26,07% so với cùng kỳ năm 2013. Đến thời điểm này, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt 46,85% so với kế hoạch tối thiểu là đón được 8 triệu lượt khách trong năm 2014. (Xem tiếp trang 10) Chương trình Vì biển đảo thân yêu nhằm biểu thị lòng yêu nước, khẳng định mạnh mẽ chủ quyền biên giới biển đảo của Việt Nam Chương trình nghệ thuật “Vì biển đảo thân yêu”

Upload: pham-viet-long

Post on 29-Nov-2014

220 views

Category:

News & Politics


3 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1078. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1078 ngày 05/6/2014

- Quảng bá về hình ảnh đất nước Việt Nam - điểm đếnan toàn, thân thiện, hấp dẫn

(Tr.2)- Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghịtuyên truyền, phổ biến Hiến pháp

(Tr.6)- Thực hiện nếp sống văn minhtại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo

(Tr.6)- Cộng hưởng tình yêu Tổ quốc

(Tr 20)

trong số nàyẢn

h: C

.T.V

Tích cực tuyên truyềnvề chủ quyền biển đảo

Bộ VHTTDL vừa ban hành Côngvăn số 1647/BVHTTDL-TV đề nghị SởVHTTDL các tỉnh/thành chỉ đạo Thưviện tỉnh/thành tăng cường công táctuyên truyền, phổ biến, giới thiệu sáchbáo, tư liệu về chủ quyền biển đảo ViệtNam trên các phương tiện thông tin đạichúng của địa phương; tổ chức triển lãmtại thư viện, triển lãm lưu động; biênsoạn thư mục, thông tin chọn lọc chuyênđề; tổ chức các cuộc nói chuyện chuyênđề, tuyên truyền giới thiệu sách về chủđề trên, thường xuyên cập nhật giớithiệu những tài liệu mới về vấn đề này.

Bộ VHTTDL cũng yêu cầu các địaphương tập trung vào việc tổ chức cáchoạt động trên một cách thường xuyên;đặc biệt tập trung vào thời điểm TrungQuốc hạ đặt trái phép giàn khoan HảiDương 981 trong vùng biển thuộc lãnhthổ Việt Nam.

H.QTối 30/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL, Đài Truyền hình Việt Nam

phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật “Vì biển đảo thân yêu”. Tham dựchương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Thị KimNgân; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam - Nguyễn Thiện Nhân; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh…

(Xem tiếp trang 3)

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 26,07% Tổng cục Du lịch cho biết: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong

tháng 5/2014 ước đạt 674.204 lượt khách, giảm 9,62% so với tháng 4/2014,nhưng so với cùng kỳ tháng 5/2013, lượng khách quốc tế đến vẫn tăng20,66%. Kết quả này góp phần đưa tổng lượng khách quốc tế đến Việt Namtrong 5 tháng đầu năm 2014 ước đạt 3.748.109 lượt khách, tăng 26,07% sovới cùng kỳ năm 2013. Đến thời điểm này, lượng khách quốc tế đến ViệtNam đã đạt 46,85% so với kế hoạch tối thiểu là đón được 8 triệu lượt kháchtrong năm 2014.

(Xem tiếp trang 10)

Chương trình Vì biển đảo thân yêu nhằm biểu thị lòng yêu nước, khẳng định mạnh mẽ chủ quyềnbiên giới biển đảo của Việt Nam

Chương trình nghệ thuật “Vì biển đảo thân yêu”

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

quản lý nhà nước

2 số 1078 l 05.6.2014

Chiều 30/5, tại Hà Nội, Phó Thủtướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉđạo Nhà nước về Du lịch đã chủ trì Hộinghị Ban Chỉ đạo - Kỳ họp thứ nhấtnăm 2014.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Nhànước về Du lịch, năm 2013, ngành dulịch đã đón tiếp và phục vụ 7,57 triệulượt khách quốc tế (tăng 10,6% so vớinăm 2012). Tổng thu từ khách du lịchđạt 200 nghìn tỉ đồng (tăng 25% so vớinăm 2012). 5 tháng đầu năm 2014, tổngsố khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn3,7 triệu lượt khách (tăng 26,7% so vớicùng kỳ năm 2013), đa số thị trườngkhách đều tăng so với cùng kỳ năm2013. Tổng thu về khách du lịch đạt 109nghìn tỉ đồng (tăng 28% so với cùng kỳnăm 2013). Du lịch Việt Nam đã có sựgia tăng không ngừng về quy mô và từngbước nâng cao về chất lượng; hình thànhrõ nét các vùng động lực phát triển củadu lịch Việt Nam. Hoạt động quảng bá,xúc tiến được tăng cường; năng lực tổchức các sự kiện lớn ngày càng đượckhẳng định; uy tín, thương hiệu du lịchViệt Nam được quốc tế ghi nhận ngàycàng rõ nét.

Tuy nhiên, hệ thống chính sách vàcác cơ chế đặc thù cho ngành du lịch cònthiếu gây ảnh hưởng đến cạnh tranhđiểm đến. Công tác quảng bá xúc tiến dulịch chưa được đầu tư tương xứng. Vai

trò chủ động của các doanh nghiệp dulịch trong công tác phát triển thị trường,xây dựng sản phẩm còn hạn chế…

Từ nay đến cuối năm, Ban Chỉ đạoNhà nước về Du lịch sẽ tiếp tục xâydựng kế hoạch hành động cụ thể tổ chứcchiến dịch quảng bá Việt Nam - điểmđến an toàn, thân thiện, hấp dẫn“Exciting Viet Nam”; chỉ đạo thực hiệnNghị quyết về một số giải pháp đẩymạnh phát triển du lịch giai đoạn 2014-2020 (sau khi được ban hành). Ban Chỉđạo cũng sẽ thống nhất kế hoạch, triểnkhai một số giải pháp cấp bách thông tinvề môi trường du lịch Việt Nam an toàn,thân thiện.

Trước tình hình căng thẳng tại BiểnĐông, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịchđã chỉ đạo ngành du lịch tăng cường nắmbắt thông tin, đẩy mạnh công tác truyềnthông; mở rộng thị trường du lịch quốctế; đẩy mạnh kích cầu du lịch nội địa;bảo đảm quyền lợi chính đáng, tuyệt đốian toàn cho khách du lịch; duy trì vàcung ứng dịch vụ du lịch bình thường…

Tham gia thảo luận, các đại biểu đãđề ra các giải pháp nhằm ổn định thịtrường du lịch như: tăng cường truyềnthông đối ngoại; cải thiện dịch vụ pháttriển thị trường nội địa; xác định các biệnpháp thúc đẩy mở rộng các thị trường dulịch...

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng

Vũ Đức Đam đánh giá: Thời gian qua,công tác du lịch đã có bước cải tiến vềsố lượng, chất lượng. Trước tình trạngthời gian qua, khách du lịch đến ViệtNam bị ảnh hưởng do diễn biến phức tạpở Biển Đông, ngành du lịch cần khắcphục khó khăn, phát huy các sáng kiến,tăng cường các giải pháp liên ngành thuhút khách du lịch để đạt được mục tiêu,doanh thu đã đề ra.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ VHTTDLvà các Bộ, ngành liên quan khẩn trươngchỉ đạo, đôn đốc, tăng cường liên kết,phối hợp thực hiện các giải pháp cấpbách ứng phó với các diễn biến tình hìnhtác động đến phát triển du lịch; tổ chứccác đoàn đi kiểm tra tình hình phát triểndu lịch tại các địa phương; tăng cườngcông tác quản lý môi trường, bảo đảm antoàn, an ninh cho khách du lịch...

Phó Thủ tướng nêu rõ: Thực hiệnđược khẩu hiệu “Việt Nam - điểm đếnan toàn, thân thiện, hấp dẫn”, các Bộ,ngành cần phối hợp rà soát các thủ tục,tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp;chấn chỉnh kỷ luật kỷ cương trong môitrường du lịch; tăng cường đào tạo độingũ làm công tác du lịch. Bên cạnh đó,các Bộ, ngành cũng cần đẩy mạnh tuyêntruyền, quảng bá về hình ảnh đất nướcViệt Nam có môi trường ổn định, antoàn, thân thiện.

tHế HùNg

Quảng bá về hình ảnh đất nước Việt Nam - điểm đến an toàn,thân thiện, hấp dẫn

Bộ Tài chính vừa ban hành Thôngtư số 64/2014/TT-BTC quy định mứcthu, chế độ thu, nộp, quản lý và sửdụng phí tham quan Làng Văn hóa-Dulịch các dân tộc Việt Nam. Theo đó, kểtừ ngày 10/7/2014, phí tham quan LàngVăn hóa - Du lịch các dân tộc ViệtNam sẽ áp dụng như sau: Đối vớingười lớn là 30.000 đồng/người/lượt;đối với sinh viên, học sinh trong cáctrường đại học, cao đẳng, trung cấp,

trường dạy nghề là 10.000đồng/người/lượt; đối với trẻ em, họcsinh trong các cơ sở giáo dục phổ thônglà 5.000 đồng/người/lượt.

Các đối tượng được giảm 50%mức phí tham quan gồm: các đốitượng được hưởng chính sách ưu đãihưởng thụ văn hoá; người cao tuổi;người khuyết tật nặng. Người thamquan thuộc nhiều trường hợp giảm phíchỉ được giảm 50% mức phí tham

quan Làng Văn hóa-Du lịch các dântộc Việt Nam.

Cũng theo Thông tư, cơ quan thuphí được để lại 90% số tiền phí thuđược để trang trải cho việc thu phí theoquy định; trường hợp sử dụng khônghết thì được chuyển sang năm sau đểtiếp tục chi theo quy định hiện hành.

Thông tư này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 10/7/2014.

Đ.N

Thu phí tham quan Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

quản lý nhà nước

3số 1078 l 05.6.2014

- Tại Quyết định số 1556/QĐ-BVHTTDL ngày 26/5/2014, BộVHTTDL cho phép Công ty TNHHMột thành viên Hãng phim Tài liệu vàKhoa học Trung ương phối hợp vớiHiệp hội các viện văn hóa và Đại sứquán một số nước Châu Âu (EUNIC)tổ chức Tuần lễ Phim tài liệu quốc tế lầnthứ 6. Thời gian tổ chức từ ngày 04-12/6/2014, tại Công ty TNHH Mộtthành viên Hãng phim Tài liệu và Khoahọc Trung ương, 465 Hoàng Hoa Thám,Hà Nội; từ 21-28/6/2014, tại TrườngĐại học Hoa Sen, số 08 Nguyễn VănTráng, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 1578/QĐ-BVHTTDL ngày27/5/2014, cho phép Nhạc viện thànhphố Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứquán Ireland tổ chức chương trình hòanhạc Mick Moloney và những ngườibạn (Mick Moloney and friends) vớisự tham gia của 05 nghệ sĩ nướcngoài. Thời gian ngày 11/6/2014, tạiPhòng hòa nhạc, Nhạc viện thành phốHồ Chí Minh.

- Tại Quyết định số 1583/QĐ-BVHTTDL ngày 27/5/2014, BộVHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo, BanTổ chức tuyên truyền lưu động Biên

giới và Biển đảo Việt Nam do Thứtrưởng Huỳnh Vĩnh Ái và ông LêQuang Thích - Quyền Chủ tịch UBNDtỉnh Quảng Ngãi và ông Lê Xuân Thân- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòalàm Trưởng Ban Chỉ đạo; ông VươngDuy Bảo - Phó Cục trưởng Cục Vănhóa cơ sở, ông Nguyễn Đăng Vũ - Giámđốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi, ôngTrương Đặng Tuyến - Giám đốc SởVHTTDL tỉnh Khánh Hòa làm TrưởngBan Tổ chức, ông Ngô Hoài Chung vàbà Trần Thị Bích Huyền - Phó Cụctrưởng Cục Văn hóa cơ sở làm PhóTrưởng Ban và 06 Ủy viên.

- Ngày 28/5/2014 Bộ VHTTDL banhành Quyết định số 1589/QĐ-BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo“Cuộc thi Tài năng trẻ diễn viên sânkhấu Cải lương và Dân Ca kịch chuyênnghiệp toàn quốc-2014” tại thành phốCần Thơ do Thứ trưởng Vương DuyBiên làm Trưởng Ban, ông NguyễnĐăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệthuật biểu diễn và ông Lê Văn Tâm -Phó Chủ tịch UBND thành phố CầnThơ làm Phó Trưởng Ban Thường trựcvà 01 Ủy viên.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 1588/QĐ-BVHTTDL ngày

28/5/2014, thành lập Ban Chỉ đạo“Liên hoan Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụdân tộc-2014” tại tỉnh Lâm Đồng doThứ trưởng Vương Duy Biên làmTrưởng Ban, ông Nguyễn ĐăngChương - Cục trưởng Cục Nghệ thuậtbiểu diễn làm Phó Trưởng Ban Thườngtrực và 02 Ủy viên.

- Tại Quyết định số 1592/QĐ-BVHTTDL ngày 28/5/2014, BộVHTTDL cho phép Bảo tàng Điêukhắc Chăm Đà Nẵng phối hợp vớiTrường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn, Đại học quốc gia Hà Nộikhai quật tại phế tích Chăm Quá Giángthuộc xóm Chiêm Lai Hạ, thôn QuáGiáng 2, xã Hòa Phước, huyện HòaVang, thành phố Đà Nẵng. Thời giankhai quật từ ngày 02/6-02/10/2014,diện tích 500m2. Những hiện vật thuđược trong quá trình khai quật phảiđược tạm nhập vào Bản tàng Điêu khắcChăm Đà Nẵng để giữ gìn, bảo quản;Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cótrách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báocáo Bộ trưởng xem xét quyết định giaonhững hiện vật đó cho bảo tàng cônglập có chức năng thích hợp để bảo vệvà phát huy giá trị.

THTT

VăN BảN mới

Chương trình “Vì biển đảo thân yêu”

nhằm biểu thị lòng yêu nước, khẳng định

mạnh mẽ chủ quyền biên giới biển đảo của

Việt Nam trước việc Trung Quốc ngang

nhiên đặt giàn khoan 981 thăm dò dầu khí

trong vùng biển Việt Nam. Chương trình

cũng là hành động thiết thực thể hiện tình

cảm của các nghệ sĩ cùng cả nước hướng về

đồng bào, chiến sĩ nơi hải đảo, góp phần thiết

thực bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ

quốc, khơi gợi niềm tự hào, tự tôn dân tộc

trong mỗi người dân Việt Nam…

Phát biểu khai mạc Chương trình, Thứ

trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên chobiết: “Chương trình nhằm đánh thức trong

toàn dân tâm hồn, tình cảm để hướng về chủ

quyền của chúng ta. Tôi cho rằng, tiếng nói

của các nghệ sĩ, của những bài hát, điệu múa

sẽ dễ đi vào lòng người để khơi dậy sự tự

hào dân tộc, kết thành sức mạnh của cả dân

tộc đóng góp cho việc bảo vệ chủ quyền của

đất nước”. Với những tác phẩm âm nhạc

ngợi ca vẻ đẹp đất trời, biển đảo Tổ quốc

như “Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam”, “Nỗi

nhớ Trường Sa”, “Nơi đảo xa”, “Đất mặn

tình quê”, “Giai điệu Tổ quốc”, Khúc tráng

ca biển”… Chương trình nghệ thuật “Vì

biển đảo thân yêu” đã để lại nhiều cung bậc

cảm xúc, sâu lắng và khát vọng hướng vềbiển đảo thân yêu. Bên cạnh đó, chương

trình còn đưa đến cho khán giả cả nước

những thước phim tài liệu, phóng sự sinh

động khẳng định chủ quyền biển đảo Việt

Nam cũng như thấy sự vi phạm chủ

quyền trắng trợn của Trung Quốc và đề

cao lòng dũng cảm, kiên trì bám biển,

quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo

thiêng liêng của lực lượng cảnh sát biển,

kiểm ngư Việt Nam…

Nhân dịp này, Ban Tổ chức cũng công

bố số tài khoản để tiếp tục đón nhận sự ủng

hộ của các tổ chức, cá nhân cả nước dành

cho đồng bào, chiến sĩ nơi biển đảo.

Tài khoản của Văn phòng Bộ VHTTDL, số

102.2410.0000.1386 tại Sở Giao dịch 1

Ngân hàng Phát triển Việt Nam.Huệ OaNH

Chương trình nghệ thuật … (Tiếp theo trang 1)

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

4 số 1078 l 05.6.2014

quản lý nhà nước

Ngày 27/5/2014, Bộ VHTTDL banhành Kế hoạch số 1678/KH-BVHTTDL về việc tổ chức các hoạtđộng hưởng ứng Ngày Gia đình ViệtNam (28/6) năm 2014.

Theo Kế hoạch, việc tổ chức cáchoạt động nhằm mục đích đề cao tráchnhiệm của lãnh đạo các ngành, các cấp,các đoàn thể, tổ chức xã hội và gia đìnhquan tâm xây dựng gia đình no ấm, tiếnbộ, hạnh phúc, bền vững; tôn vinhnhững giá trị nhân văn sâu sắc của giađình Việt Nam, đẩy mạnh tuyên truyền,vận động các tầng lớp nhân dân thựchiện nếp sống văn minh, văn hóa ứngxử trong gia đình, cộng đồng, kế thừatruyền thống tốt đẹp của gia đình ViệtNam, tiếp thu có chọn lọc các giá trịmới, tiến bộ; tuyên truyền, giáo dụctruyền thống yêu nước, đấu tranh kiêncường, bất khuất của gia đình ViệtNam trong lịch sử dựng nước và giữnước, hướng về bảo vệ chủ quyền biển

đảo, chủ quyền Tổ quốc theo đúng luậtpháp của Việt Nam, phù hợp với luậtpháp quốc tế.

Các hoạt động hưởng ứng NgàyGia đình Việt Nam năm 2014 mangchủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêuthương” với ý nghĩa nhằm trân trọngnhững giây phút sum họp của mọi giađình Việt Nam bên bữa cơm gia đìnhhạnh phúc, đầm ấm; bữa cơm là thànhquả lao động của các thành viên tronggia đình, là nơi truyền nhận những kinhnghiệm giáo dục, đạo đức, lối sốngtrong gia đình, thể hiện sự quan tâm,chia sẻ và gắn kết tình cảm giữa cácthành viên để cùng nhau xây dựng giađình tiến bộ, hạnh phúc; nêu cao nhữnggiá trị vô giá của gia đình, đó là tìnhcảm của ông bà, cha mẹ, con cháu, vợchồng, anh em, tôn kính bậc sinhthành, yêu thương chăm sóc con trẻ,“Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”gắn với chủ đề truyền thông về công

tác Gia đình năm 2014 là “Xây dựngnhân cách người Việt Nam từ giáo dụcđạo đức, lối sống trong gia đình”.

Việc tuyên truyền, vận động các giađình tổ chức thực hiện bữa cơm trêntoàn quốc vào ngày thứ 7 - 28/6/2014(Ngày Gia đình Việt Nam). Giờ chunglà từ 17h-19h, tùy vào điều kiện củatừng gia đình, cơ quan, đơn vị để tổchức phù hợp.

Theo Kế hoạch, các thông điệptruyền thông bao gồm: “Hưởng ứngNgày Gia đình Việt Nam 28/6”; “Bữacơm gia đình ấm áp yêu thương”, “Giađình là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trịvăn hóa tốt đẹp của dân tộc”, “Xâydựng nhân cách người Việt Nam từgiáo dục đạo đức, lối sống trong giađình”, “Gia đình là tế bào của xã hội,thành trì của Tổ quốc”, “Xây dựng môitrường văn hóa gia đình - cộng đồng -xã hội lành mạnh”.

H.QuâN

Chiều 27/5 tại Hà Nội, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đã trao Kỷ niệmchương Vì sự nghiệp VHTTDL cholãnh đạo Tập đoàn Pegas Touristik -Tập đoàn du lịch nổi tiếng của Thổ NhĩKỳ hoạt động tại Nga và nhiều quốc giatrên thế giới. Tới dự buổi lễ có đại diệnTổng cục Du lịch; Cục Hợp tác quốctế; Vụ Thi đua, Khen thưởng và Vănphòng Bộ. Về phía Tập đoàn VegasTouristik có Chủ tịch Tập đoàn Pegas- Ramazan Akpinar; Giám đốc Pegaskhu vực Châu Á Thái Bình Dương -Abdulla Cankaya; Chủ tịch HĐQTCông ty Ánh Dương - Hoàng ThịPhong Thu, đơn vị liên kết với PegasTouristik.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đánh giá cao sự đónggóp của Tập đoàn Pegas Touristik vàđơn vị liên kết Công ty Ánh Dương đốivới Du lịch Việt Nam trong thời gianqua. Pegas luôn là đơn vị dẫn đầu vềviệc đưa khách Nga sang Việt Nam.

Năm 2013, lượng khách Nga đến ViệtNam đạt 298.000 lượt thì Pegas đãphục vụ khoảng 160.000 lượt khách.Năm 2014, Du lịch Việt Nam phấn đấukhoảng 400 nghìn lượt khách Nga thìPegas cũng đặt ra mục tiêu đưa250.000 lượt khách Nga sang ViệtNam.

Bộ trưởng khẳng định, Việt Namnói chung, Bộ VHTTDL, ngành Dulịch sẽ tạo điều kiện tối đa để Tập đoànPegas hoạt động có hiệu quả; đồng thờiđề nghị trong thời gian tới, Tập đoànPegas sẽ tiếp tục mở rộng hoạt độnghợp tác với các doanh nghiệp du lịchViệt Nam để đưa khách Nga và kháchquốc tế đến nhiều điểm du lịch nổitiếng của Việt Nam như: Đà Nẵng,Vịnh Hạ Long và một số địa danh nổitiếng khác…

Thay mặt cho Tập đoàn Pegas, ôngRamazan Akpinar - Chủ tịch Tập đoànđã cảm ơn sự quan tâm của BộVHTTDL, Tổng cục Du lịch và các cơquan chức năng ở địa phương cũng nhưcác đối tác của Pegas tại Việt Nam đãhỗ trợ, hợp tác để Pegas có thể vậnhành tốt trong thời gian qua. Việc đónnhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệpVHTTDL sẽ góp phần nâng cao tráchnhiệm của cá nhân ông cũng như Tậpđoàn Vegas đối với hoạt động hợp tác,phát triển du lịch Việt Nam. ÔngRamazan Akpinar khẳng định trêncương vị của mình sẽ tiếp tục đẩymạnh các hoạt động lữ hành cũng nhưcác hoạt động đầu tư vào Việt Nam đểcó thể đưa khách Nga đến với ViệtNam ngày một nhiều hơn.

VăN pHòNg

Trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp VHTTDL cho lãnh đạo tập đoàn Pegas Touristik

Hoạt động hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

5số 1078 l 05.6.2014

quản lý nhà nước

Ngày 23/5, tại Hà Nội, BộVHTTDL đã tổ chức Hội nghị - Hộithảo “Quản lý Di sản Văn hóa thiênnhiên thế giới ở Việt Nam”.

Tính từ năm 1993, khi Quần thể Ditích Cố đô Huế được công nhận là Disản văn hóa thế giới, đến nay Việt Namđã có tổng cộng 7 Di sản văn hóa vàthiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, các quyđịnh, quy chế quản lý, bảo tồn, pháthuy di sản còn thiếu và chưa đồng bộ.Trong đó, một số di sản thế giới nhưPhong Nha-Kẻ Bàng, Thành Nhà Hồ,Hoàng thành Thăng Long chưa có Quyhoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phụchồi và phát huy di sản theo Nghị địnhsố 70 của Chính phủ, một số nơi nhưHội An, Mỹ Sơn đã có Quy hoạch tổngthể nhưng chậm triển khai.

Bên cạnh hạn chế về năng lực củađội ngũ cán bộ làm công tác quản lý,bảo tồn di sản còn yếu, các đại biểu

cũng nêu ra nhiều khó khăn, bất cậptrong công tác quản lý, bảo tồn và pháthuy giá trị các di sản thế giới ở nước tanhư: Các quy định, quy chế quản lý cònthiếu, chưa đồng bộ; sự phối hợp giữacác Ban/Trung tâm quản lý di sản thếgiới với các ngành hữu quan khác trongquá trình xử lý những vấn đề nảy sinhtừ hoạt động thực tiễn chưa chặt chẽ;chưa huy động được sức mạnh tổng hợpcủa cộng đồng vào công cuộc bảo tồn disản thế giới… Các đại biểu đề xuấtnhiều ý kiến nhằm nâng cao hiệu quảcông tác quản lý, bảo tồn và phát huygiá trị di sản trong thời gian tới như: tíchcực tổ chức các diễn đàn để trao đổithông tin, học tập và chia sẻ kinhnghiệm quản lý giữa các khu di sản thếgiới ở Việt Nam; cần sớm hoàn thiện kếhoạch quản lý tổng hợp cho các di sản:quần thể di tích Cố đô Huế, phố cổ HộiAn, khu di tích Mỹ Sơn; tăng cường

công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cácdi sản văn hóa và thiên nhiên thế giới…

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởngBộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liênkhẳng định, trong lĩnh vực quản lý Nhànước về di sản văn hóa cần có quy chếphối hợp chặt chẽ giữa Bộ VHTTDL,các Ban, Bộ, ngành Trung ương liênquan cùng UBND các tỉnh/thành có disản. Thứ trưởng cũng đề nghị BanQuản lý các di sản thế giới tại ViệtNam khẩn trương hoàn thành 6 nhiệmvụ trong đó có xây dựng kế hoạch quảnlý về di sản; quy hoạch tổng thể bảoquản, tu bổ, phục hồi và phát huy disản… để báo cáo trước tháng 6/2014.Đồng thời, Cục Di sản văn hóa và cáccơ quan Vụ, Cục rà soát lại Luật di sảnvăn hóa về quản lý đối với di sản thếgiới và di sản nói chung để bổ sung,chỉnh sửa nếu cần thiết.

N.H

Hội thảo “Quản lý Di sản Văn hóa thiên nhiên thế giới ở Việt Nam”

Sáng 29/5/2014, tại Hà Nội, Tổngcục Du lịch tổ chức cuộc họp nhằmxây dựng Kế hoạch hành động quảnlý khủng hoảng trong ngành Du lịch.

Các đại biểu nhất trí cần xâydựng Kế hoạch khung ứng phó vớikhủng hoảng trong ngành Du lịchnói chung, đồng thời xây dựng Kếhoạch hành động chi tiết phù hợp vớitừng tình hình cụ thể; Xem xét có thểthành lập Ban Quản lý ứng phókhủng hoảng, trong đó có từng bộphận phụ trách chuyên môn riêng vềphát ngôn, hậu cần, kỹ thuật, truyềnthông, tài chính…

Các ý kiến đều nhấn mạnh vai tròthen chốt của truyền thông trong ứngphó với khủng hoảng, đặc biệt trongngành Du lịch. Với sự phát triển củacông nghệ thông tin như hiện nay,thông tin được lan truyền hết sứcnhanh chóng qua internet và mạng xãhội, khách du lịch có điều kiện tiếpcận với nhiều luồng thông tin trong đó

có cả những thông tin sai lệch. Vì vậy,việc định hướng thông tin, cung cấpthông tin nhanh, chính xác, tạo sự tintưởng, yên tâm cho du khách, đặc biệtvới khách quốc tế là vô cùng quantrọng. Cùng với đó, các đại biểu cũngnhấn mạnh đến tầm quan trọng củaviệc phối hợp chặt chẽ giữa ngành Dulịch với các ngành liên quan, như Giaothông vận tải, Ngoại giao, Thông tinvà Truyền thông, Công an…

Tổng cục trưởng Tổng cục Dulịch - Nguyễn Văn Tuấn cho rằng,bản Kế hoạch cần làm rõ mục tiêu,kế hoạch hành động, trong đó có dựbáo tình hình, phân tích các tác động,đánh giá được các mức độ ảnhhưởng của khủng hoảng; đề ra cácbước và tổ chức thực hiện trong ngắnhạn và dài hạn. Đồng thời bản Kế

hoạch phải đưa ra được các giải phápcơ bản. Về truyền thông, phối hợpchặt chẽ với cơ quan thông tấn báochí, huy động sự tham gia của cộngđồng người Việt Nam ở nước ngoài,mở diễn đàn trao đổi gắn với các đơnvị công nghệ thông tin; Nghiên cứuphát triển các thị trường mới vàchuyển hướng thị trường trong từnggiai đoạn cụ thể, kích cầu du lịch nộiđịa; Thực hiện chính sách tạo thuậnlợi cho du khách đi du lịch, tăngcường quản lý điểm đến, đảm bảo anninh, an toàn cho mọi du khách…

Sau khi Bản Kế hoạch được bổsung, chỉnh sửa, Tổng cục Du lịch dựkiến sẽ sớm tổ chức buổi họp traođổi với một số đơn vị liên quan đểhoàn thiện, ban hành.

tItC

Xây dựng Kế hoạch hành động quản lý khủng hoảng trong ngành Du lịch

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

6 số 1078 l 05.6.2014

quản lý nhà nước

Ngày 28/5, Bộ VHTTDL đã tổchức Hội nghị trực tuyến giới thiệu,phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiếnpháp 2013 tại 03 điểm cầu Hà Nội, TP.Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

Đồng chủ trì Hội nghị có Thứtrưởng Bộ VHTTDL - Huỳnh Vĩnh Ái;Tiến sĩ Hoàng Văn Tú - Phó Việntrưởng Viện Nghiên cứu lập pháp củaQuốc hội; Tiến sĩ Hoàng Minh Thái -Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ VHTTDL.Tham dự Hội nghị là lãnh đạo các cơquan, đơn vị và doanh nghiệp trựcthuộc Bộ VHTTDL.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh, mục đíchcủa Hội nghị nhằm phổ biến sâu rộngtinh thần và nội dung Hiến pháp đếncác cán bộ, công chức, viên chức vàngười lao động ngành VHTTDL; nâng

cao ý thức tôn trọng và chấp hành Hiếnpháp; bảo đảm Hiến pháp được tuânthủ và chấp hành nghiêm chỉnh, rà soátkịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãibỏ hoặc ban hành mới các văn bản quyphạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp.Đồng thời xác định cụ thể các nội dungcông việc, thời hạn, tiến độ hoàn thànhvà trách nhiệm của các cơ quan, đơn vịthuộc Bộ trong việc giúp Bộ trưởng tổchức triển khai thi hành Hiến pháp, bảođảm tính kịp thời, đồng bộ, toàn diện,thống nhất, hiệu quả và tiết kiệm.

Tại Hội nghị, Tiến sĩ Hoàng Văn Túđã giới thiệu nội dung cơ bản của Hiếnpháp năm 2013. Đây là bản Hiến phápvừa kế thừa các giá trị to lớn của Hiếnpháp năm 1946, 1959, 1980 và năm1992, vừa thể chế hóa các quan điểm,phương hướng phát triển đã được

khẳng định trong cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội. So với Hiến pháp năm1992, bản Hiến pháp mới có nhiềuđiểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lậphiến, thể hiện sâu sắc, toàn diện sự đổimới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị;thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dânchủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ tatrong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xãhội, do dân, vì dân, do Đảng lãnh đạo.

Đồng thời, các đại biểu cũng đượcgiơi thiêu, phổ biến những tài liệu liênquan đến việc triển khai thi hành Hiếnpháp; tập trung giới thiệu, phổ biến cácquy định liên quan trực tiếp đến lĩnhvực văn hóa, thể thao và du lịch gồmcác Điều 5, 14, 18, 40, 41, 60 và cácquy định khác có liên quan.

H.Q

Ngày 22/5, tại Hà Nội, UBND tỉnhThừa Thiên Huế, Tổng hội Xây dựngViệt Nam tổ chức Hội thảo khoa họcvới chủ đề “Xây dựng và phát triểnHuế - Đô thị Di sản Văn hóa đặc sắckhu vực Đông Nam Á”. Thứ trưởngĐặng Thị Bích Liên đã tới dự.

Hội thảo đã dành một thời lượngkhá lớn cho phần thảo luận ý kiến củacác chuyên gia, nhà quản lý trên nhiều

lĩnh vực về xây dựng, quy hoạch, bộmáy hành chính, bảo tồn và khai tháccác di sản văn hóa cho phát triển… Đaphần đại biểu đều cho rằng, để Huếthực sự trở thành điểm đến du lịch vănhóa hấp dẫn của khu vực và là một Đôthị Di sản Văn hóa đặc sắc, thành phốHuế phải tạo điều kiện thuận lợi trongtiếp cận; phải có sản phẩm du lịch đặcthù, hấp dẫn; có các hoạt động vui chơi,

giải trí hấp dẫn và môi trường tốt; tạoý thức chung về trách nhiệm bảo tồn disản trong mỗi người dân và cấp ủy,chính quyền các cấp; xác định bảo tồndi sản là một bộ phận hữu cơ của hệthống cấu kết các chính sách phát triểnkinh tế và xã hội; biến những di sảnHuế trở thành những sản phẩm văn hóađộc đáo, sản phẩm du lịch bền vững…

L.OaNH

Xây dựng và phát triển Huế - Đô thị Di sản Văn hóa đặc sắc khu vực Đông Nam Á

Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp

Ngày 28/5, tại Hà Nội, BộVHTTDL và Bộ Nội vụ đã ký kếtThông tư liên tịch về thực hiện nếpsống văn minh tại các cơ sở tínngưỡng, tôn giáo. Tham gia buổi kýkết có Thứ trưởng Bộ VHTTDL -Huỳnh Vĩnh Ái; Thứ trưởng Bộ Nộivụ, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ -Phạm Dũng; cùng đại diện lãnh đạomột số Cục, Vụ thuộc Bộ VHTTDL,

lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ.Việc ban hành Thông tư nhằm tăng

cường thực hiện nếp sống văn minhtại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.Đồng thời, đảm bảo tiền đóng góp củacác tổ chức, cá nhân được sử dụng,đầu tư đúng mục đích, công khai,minh bạch, thực hiện đúng mục tiêuxã hội hóa của nhà nước.

Thông tư liên tịch gồm 9 Điều, áp

dụng đối với tổ chức, cá nhân ViệtNam và tổ chức, cá nhân nước ngoàitham gia hoạt động hoặc có liên quanđến hoạt động tại các cơ sở tínngưỡng, cơ sở tôn giáo trên lãnh thổViệt Nam. Thông tư liên tịch đưa raquy định về các nguyên tắc thực hiệnnếp sống văn minh, trách nhiệm củacác cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo,trách nhiệm của người phụ trách (trụ

Thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

7số 1078 l 05.6.2014

quản lý nhà nước

Chiều 28/5 tại Hà Nội, Đoàn Khốicác cơ quan Trung ương phối hợp vớiĐoàn TNCS Hồ Chí Minh BộVHTTDL tổ chức khai mạc vòngchung khảo Hội thi báo cáo viên giỏiKhối các cơ quan Trung ương.

Tham dự khai mạc có ông NguyễnThế Kỷ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáoTrung ương; Thứ trưởng BộVHTTDL - Huỳnh Vĩnh Ái; đại diệnThường trực Đảng ủy Khối, Ban Bíthư Trung ương Đoàn; các Ban, đơnvị Đảng ủy Khối, Trung ương Đoàn;Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủyban Kiểm tra Đoàn Khối; đoàn viêncác cơ sở trực thuộc và 12 thí sinh củavòng chung khảo Hội thi.

Hội thi được tổ chức nhằm tạođiều kiện cho đội ngũ báo cáo viên

của Đoàn Khối học tập, nghiên cứu,rèn luyện, trau dồi kỹ năng, nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ; gópphần đẩy mạnh, nâng cao hiệu quảcông tác tuyên truyền tại cơ quan, đơnvị và lựa chọn được báo cáo viên xuấtsắc tham dự Hội thi báo cáo viên giỏicấp Trung ương.

Qua sơ khảo chấm đề cương vàphỏng vấn trực tiếp, các báo cáo viên,Ban Thường vụ Đoàn Khối đã lựachọn được 12 thí sinh có kết quả caotham dự chung khảo Hội thi báo cáoviên giỏi Khối các cơ quan Trungương. Tại vòng chung khảo Hội thi,các báo cáo viên tham dự thi các nộidung chuyên đề, tập trung vào chủ đề“Noi gương anh Lý Tự Trọng và conđường cách mạng của thanh niên

trong thế kỷ XXI” và các nội dungchuyên đề: Học tập và làm theo tấmgương đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh; Năm Thanh niên Tình nguyện2014; Chỉ thị số 01-CT/TWĐTN củaBan Thường vụ Trung ương Đoàn vềviệc tăng cường rèn luyện tác phong,thực hiện lề lối công tác của cán bộĐoàn và cuộc vận động xây dựng giátrị hình mẫu thanh niên Việt Namthời kỳ mới; Những nét mới, sángtạo, mô hình hiệu quả trong tổ chứcthực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàncác cấp.

Sau vòng chung khảo, BanThường vụ Đoàn Khối sẽ gửi kết quảcác thí sinh đạt giải tham gia Hội thibáo cáo viên giỏi cấp Trung ương.

H.Q

Hội thi báo cáo viên giỏi Khối các cơ quan Trung ương

Văn phòng chính phủ vừa banhành Công văn số 3801/VPCP-KGVX ngày 27/5/2014 về Đề án xâydựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ ĐứcĐam giao Hội Nhà báo Việt Nam chủtrì, phối hợp với Bộ VHTTDL trìnhThủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh bổ sung Bảo tàng Báo chí ViệtNam vào Quy hoạch tổng thể hệ thốngBảo tàng Việt Nam đến năm 2020.

Về việc thành lập Bảo tàng, PhóThủ tướng giao Hội Nhà báo ViệtNam chủ trì, phối hợp với BộVHTTDL tiếp thu ý kiến các cơ quanliên quan hoàn thiện Đề án thành lập

Bảo tàng Báo chí Việt Nam theo quyđịnh hiện hành; có báo cáo giải trình,tiếp thu ý kiến Bộ Tài chính tại Côngvăn số 14336/BTC-HCSN ngày23/10/2013 để làm rõ hơn về kinh phíthực hiện Đề án; lấy thêm ý kiến BộKế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng vàý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ trướckhi trình Thủ tướng Chính phủ xemxét, quyết định thành lập.

Về đầu tư xây dựng Bảo tàng, PhóThủ tướng giao Hội Nhà báo tiếp thuý kiến các cơ quan liên quan để hoànthiện và phê duyệt Dự án Đầu tư xâydựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam, bảođảm tuân thủ các quy định hiện hành

về quản lý đầu tư và xây dựng và Chỉthị số 1792/CT-TTg ngày 28/10/2011của Thủ tướng Chính phủ về tăngcường quản lý đầu tư từ vốn ngân sáchnhà nước; làm việc với các Bộ: Kếhoạch và Đầu tư, Tài chính để xácđịnh cụ thể, thống nhất tỷ lệ phần trămđóng góp của các nguồn vốn để chủđộng trong việc sắp xếp, cân đối cácnguồn vốn thực hiện Đề án.

Phó Thủ tướng giao Bộ VHTTDLcó trách nhiệm phối hợp và hướng dẫnHội Nhà báo Việt Nam về chuyên mônvà trong việc thiết kế Bảo tàng theođúng quy định của Luật di sản văn hóa.

H.p

Triển khai Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam

trì), Ban Quản lý cơ sở tín ngưỡng,trách nhiệm của khách tham quan,người tham gia các hoạt động tínngưỡng, tôn giáo trong việc thực hiệnnếp sống văn minh tại các cơ sở này.Thông tư liên tịch cũng đưa ra quyđịnh về việc thực hiện nếp sống vănminh trong quản lý, sử dụng nguồncông đức và quy định về trách nhiệm

của Bộ VHTTDL, Bộ Nội vụ, Uỷ bannhân dân các cấp, Sở VHTTDL, SởNội vụ trong việc tổ chức thực hiệncác quy định tại Thông tư.

Để nội dung quy định tại Thông tưliên tịch này đi vào cuộc sống và gópphần tăng cường thực hiện nếp sốngvăn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơsở tôn giáo, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh

Ái đề nghị Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáoChính phủ cùng phối hợp tuyêntruyền, phổ biến nội dung Thông tư vànắm bắt kịp thời những vấn để phátsinh để giải quyết những khó khăn,vướng mắc của các cơ quan, tổ chức,cá nhân trong quá trình thực hiệnThông tư.

H.Q

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

8 số 1078 l 05.6.2014

quản lý nhà nước

Ngày 29/5/2014, tại Hà Nội, BộVHTTDL tổ chức lấy ý kiến về việcbổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam đốivới các cơ quan thông tấn báo chínhằm hoàn thiện Quy chế bổ nhiệm,miễn nhiệm, tiêu chuẩn, hoạt động,quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm Đại sứDu lịch Việt Nam trước khi trình Bộtrưởng Bộ VHTTDL ký ban hành.

Nội dung của dự thảo Quy chếgồm 4 chương, 14 điều quy định chitiết các nội dung về bổ nhiệm, miễnnhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam, tiêuchuẩn, hoạt động, quyền, nghĩa vụ vàtrách nhiệm của Đại sứ Du lịch ViệtNam. Theo dự thảo Quy chế, Đại sứDu lịch Việt Nam là danh hiệu do BộVHTTDL Việt Nam bổ nhiệm. Sẽ có2 danh hiệu gồm: Đại sứ Du lịch ViệtNam và Đại sứ Du lịch Việt Nam tạicác quốc gia, địa bàn, thị trường dulịch cụ thể. Đặc biệt, theo dự thảo Quychế Bổ nhiệm, miễn nhiệm; tiêuchuẩn, hoạt động, quyền, nghĩa vụ vàtrách nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Namthì “không giới hạn số lượng Đại sứDu lịch Việt Nam”.

Những tiêu chí, tiêu chuẩn, quyềnlợi, trách nhiệm đối với Đại sứ Du lịchViệt Nam vẫn được giữ nguyên nhưtrước: Đại sứ Du lịch Việt Nam phải làcông dân Việt Nam có lòng yêu nước,

lý lịch nhân thân tốt, bản lĩnh chính trịvững vàng, kiên định mục tiêu lýtưởng xã hội chủ nghĩa; chấp hànhnghiêm các chủ trương, đường lốichính sách của Đảng và pháp luật củaNhà nước; có kinh nghiệm tham giacác hoạt động xã hội, có uy tín và cóảnh hưởng tích cực đối với xã hội; cótrình độ chuyên môn cao trong lĩnhvực hoạt động của mình, có thành tựunổi bật trong hoạt động nghề nghiệp vàxã hội, có đóng góp tích cực cho sựtiến bộ của xã hội; am hiểu lịch sử, vănhóa và du lịch Việt Nam; có khả năngtrình bày, tuyên truyền trước côngchúng trong nước và quốc tế bằngtiếng Việt, tiếng Anh, hoặc bằng ngônngữ nước sở tại; Có khả năng vậnđộng tài chính từ những nguồn lực xãhội phục vụ cho công tác xúc tiến vàquảng bá du lịch Việt Nam...

Điểm mới trong dự thảo Quy chếbổ nhiệm, miễn nhiệm; tiêu chuẩn, hoạtđộng, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệmĐại sứ Du lịch Việt Nam lần này, đó làBộ VHTTDL đã đưa ra những quyđịnh về việc miễn nhiệm đối với Đại sứDu lịch như: Không đủ điều kiện sứckhỏe, phẩm chất trình độ hoặc vi phạmcác quy định của pháp luật… Thời giannhiệm kỳ của một Đại sứ Du lịch ViệtNam tối đa là 3 năm.

Các ứng cử viên tham gia làm Đạisứ Du lịch Việt Nam có hồ sơ đầy đủtheo quy định phải trải qua quá trìnhphỏng vấn, khảo sát, tham gia các hoạtđộng thực tế nếu đáp ứng được yêu cầucông việc, được hội đồng xét duyệt choý kiến trình Bộ trưởng BVHTTDL raquyết định bổ nhiệm. Sau khi được bổnhiệm, Bộ VHTTDL sẽ tổ chức lớp bồidưỡng cho các Đại sứ Du lịch về cáclĩnh vực văn hóa, ngoại giao và dulịch. Việc tuyên truyền, quảng bá củaĐại sứ Du lịch Việt Nam phải đúngyêu cầu về phạm vi, nội dung, hìnhthức do Bộ VHTTDL quy định. Mọihoạt động mà Đại sứ Du lịch Việt Namtham gia hoặc được mời tham gia vớitư cách Đại sứ Du lịch Việt Nam đềuphải được thông báo và có sự đồng ýcủa Bộ VHTTDL. Những đại sứ nàohoạt động không tuân theo bản Quychế này, làm ảnh hưởng đến uy tín củangành Du lịch Việt Nam sẽ bị miễnnhiệm theo quy định.

Thay mặt lãnh đạo Bộ, Thứ trưởngHồ Anh Tuấn biểu dương các ý kiếnđóng góp của báo giới và giao choCục Hợp tác quốc tế tiếp thu hoànchỉnh Quy chế này để trình Bộ trưởngBộ VHTTDL ký quyết định ban hànhtrong tháng 6/2014.

H.p

Lấy ý kiến về việc bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam

Ngày 29/5/2014, tại Hà Nội, Tổngcục Du lịch đã tổ chức buổi gặp mặtcác văn phòng đại diện các cơ quandu lịch quốc gia tại Việt Nam gồm cóvăn phòng đại diện của Tổng cục Dulịch Hàn Quốc, Tổng cục Du lịchSingapore, Tổng cục Du lịch TháiLan và Cục Xúc tiến Du lịchMalaysia tại Hà Nội.

Tại buổi gặp, Tổng cục trưởngNguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh mốiquan hệ hợp tác tốt đẹp, hiệu quả trên

nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam, HànQuốc, Thái Lan, Singapore vàMalaysia, trong đó đặc biệt là lĩnh vựcdu lịch. Tổng cục trưởng cho rằng, cácvăn phòng đại diện không chỉ nhằmtăng trưởng khách du lịch Việt Namđến các nước mà còn hỗ trợ thu hútkhách du lịch quốc tế đến Việt Nam,góp phần vào tình hữu nghị đoàn kếtgiữa các nước với Việt Nam.

Cho dù có những vấn đề căngthẳng đang diễn ra trên Biển Đông,

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấnkhẳng định Việt Nam vẫn là một điểmđến an toàn, thân thiện với khách dulịch và sẽ đảm bảo an toàn, an ninhcho khách khi đến Việt Nam. Tổngcục trưởng mong muốn nhân dịp nàyđại diện các cơ quan du lịch quốc giatích cực thông tin cho nhân dân, dukhách nước bạn về tình hình hiện nay,về sự ổn định, an toàn và thân thiệncủa Việt Nam, đồng thời trao đổi thêmcác kinh nghiệm đối phó khi gặp

Gặp mặt đại diện các cơ quan du lịch quốc gia tại Việt Nam

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

9số 1078 l 05.6.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 23/5, tại Quảng Ngãi, Trungtâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huyVăn hóa dân tộc Việt Nam phối hợpvới Sở VHTTDL Quảng Ngãi tổ chứcHội thảo “Phạm Văn Đồng với vănhóa dân tộc”.

Tham dự Hội thảo có Thứ trưởngBộ VHTTDL Vương Duy Biên;GS.TS Lê Hồng Lý - Viện trưởngViện Văn hóa Việt Nam; GS HoàngChương - Tổng Giám đốc Trung tâmNghiên cứu Bảo tồn và phát huy Vănhóa dân tộc Việt Nam; GS Lê HữuNghĩa - Phó Chủ tịch Hội đồng lý luậnTrung ương; Thiếu tướng Phạm SơnDương - con trai Cố Thủ tướng PhạmVăn Đồng…

Theo GS Hoàng Chương, Việt Namchưa có một lãnh tụ cách mạng nào nóinhiều, viết nhiều về văn hóa dân tộcnhư Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vàquan trọng hơn nữa là những ý kiến củaông có tác động trực tiếp vào đời sốngvăn hóa văn học nghệ thuật.

Hội thảo được tổ chức nhằm làmsáng tỏ những công lao đóng góp tolớn của Cố Thủ tướng Phạm VănĐồng với sự nghiệp xây dựng nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc; nêu lên những quan điểm vănhóa sâu sắc, nhân cách văn hóa ngờisáng, những bài học quý giá của CốThủ tướng Phạm Văn Đồng. Bên cạnhđó, Hội thảo nhằm bổ sung nguồn tài

liệu, các kết quả nghiên cứu mới nhấtvề Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồngnhằm mục đích tuyên truyền, giáo dụccho thế hệ trẻ và làm cơ sở khoa họccho các đề tài nghiên cứu về văn hóadân tộc và xây dựng bộ kỷ yếu Hộithảo. Hội thảo tập trung vào nghiêncứu các nội dung về những quan điểmminh triết của Phạm Văn Đồng vềtruyền thống văn hóa, con người ViệtNam; bài học Phạm Văn Đồng tronglãnh đạo của Đảng, Nhà nước với vănhóa, văn nghệ; Phạm Văn Đồng - mộtnhân cách văn hóa lớn; các di tích, divật gắn liền với cuộc đời hoạt độngcủa cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng…

N.H

Ngày 27/5/2014, Bộ VHTTDL banhành Quyết định số 1571/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Kế hoạchtriển khai hoạt động tuyên truyền về giađình và phòng, chống bạo lực gia đìnhtrên phương tiện tàu hỏa Bắc-Nam.

Việc triển khai các hoạt động nhằmtuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhậnthức về vị trí, vai trò, trách nhiệm củacá nhân, gia đình và toàn xã hội trongviệc thực hiện chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách pháp luật của nhànước về gia đình và phòng, chống bạolực gia đình.

Theo kế hoạch, việc triển khai cáchoạt động tuyên truyền về gia đình vàphòng, chống bạo lực gia đình cần đảmbảo các yêu cầu: rõ ràng, chính xác, phù

hợp với nhiều đối tượng, trình độ, lứatuổi, truyền thống văn hóa, dân tộc…hướng tới tôn vinh các giá trị của giađình, nâng cao trách nhiệm của cácthành viên trong gia đình, thay đổi nhậnthức về các hành vi bạo lực gia đình, gópphần làm giảm bạo lực trong gia đình.

Các hoạt động cụ thể bao gồm: Xâydựng các phóng sự tuyên truyền về giađình và phòng, chống bạo lực gia đìnhvà phát trên màn hình LCD các chuyếntàu hỏa Bắc-Nam; thiết kế, in ấn cácmẫu tờ rơi tuyên truyền về gia đình vàphòng, chống bạo lực gia đình phát chohành khách đi trên mỗi chuyến tàu.

Nội dung tuyên truyền theo Kếhoạch bao gồm: Tuyên truyền về chủtrương của Đảng, chính sách pháp luật

của nhà nước về gia đình, giáo dục đạođức lối sống, các kỹ năng ứng xử tronggia đình; phổ biến Luật Phòng, chốngbạo lực gia đình và các văn bản có liênquan; giới thiệu, biểu dương các giađình tiêu biểu, các tập thể, cá nhân điểnhình trong công tác phòng, chống bạolực gia đình; phê phán, lên án các hànhvi bạo lực trong gia đình...

Theo Kế hoạch, Vụ Gia đình phốihợp với Văn phòng ký hợp đồng tráchnhiệm với các đơn vị tổ chức xây dựngvà phát các chương trình truyền thôngvề gia đình và phòng, chống bạo lựcgia đình tuyên truyền trên phương tiệntàu hỏa Bắc - Nam. Thời gian thực hiệntừ quý 2 đến quý 4 năm 2014.

H.Q

Tuyên truyền về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đìnhtrên tàu hỏa Bắc - Nam

Hội thảo “Phạm Văn Đồng với văn hóa dân tộc”

những vấn đề phát sinh để ngành dulịch vẫn có thể tăng trưởng, phát triển.

Chia sẻ kinh nghiệm, đại diện cáccơ quan du lịch quốc gia cho rằngViệt Nam cần xây dựng sẵn kế hoạchứng phó với khủng hoảng; tăng cường

công tác truyền thông không chỉ ởtrong nước mà cả ở nước ngoài vềhình ảnh Du lịch Việt Nam an toàn,thân thiện, đặc biệt là qua mạnginternet; đẩy mạnh du lịch nội địa; cóchính sách bảo hiểm an toàn cho du

khách đến Việt Nam và bồi thườngthỏa đáng trong trường hợp khách gặpsự cố; mở thêm một số đường baythẳng, tăng cường thu hút khách nộikhối ASEAN.

tItC

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

10 số 1078 l 05.6.2014

Sự kiện vấn đề

Tổng cục Du lịch cũng cho biết: Đasố các thị trường khách đều tăng trong5 tháng đầu của năm 2014 so với cùngkỳ năm 2013. Cụ thể, Hồng Kông: tăng179,69%; Đức: tăng 119,69%; TrungQuốc: tăng 43,39%; Lào: tăng 39,24%;Campuchia: tăng 34,81%; Nga: tăng27,98% và Tây Ban Nha: tăng26,73%… Tuy nhiên, trong tháng5/2014 hầu hết các thị trường kháchđều giảm so với tháng trước, chỉ có 3thị trường tăng là Lào: tăng 23,61%,Campuchia: tăng 8,96% và các thịtrường nhỏ, lẻ khác tăng 13,63%. Đâylà điều hoàn toàn bình thường bởitháng 5 thường là tháng thấp điểm vềđón khách quốc tế. Nhưng so sánhcùng kỳ năm trước, lượng khách từ cácthị trường hầu hết đều có tăng. Trong 5tháng đầu năm, lượng khách đến du

lịch, nghỉ ngơi là 2.264.361 lượt người,tăng 24,33%.

Lượng khách du lịch nội địa trong5 tháng đầu năm 2014 ước đạt 20,4triệu lượt khách, tăng 6,7% so với cùngkỳ năm 2013. Tổng thu từ khách dulịch ước đạt 109.160 tỉ đồng, tăng 28%so với cùng kỳ năm 2013.

Trước đó, Tổng cục trưởng Tổngcục Du lịch - Nguyễn Văn Tuấn cùnglãnh đạo các Vụ: Hợp tác quốc tế, Thịtrường du lịch, Lữ hành đã đến thăm vàlàm việc với Đại sứ quán của 7 nước,gồm Liên bang Nga, Nhật Bản, HànQuốc, Malaysia, Thái Lan, Australia vàSingapore.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch- Nguyễn Văn Tuấn bày tỏ sự trântrọng đối với các Đại sứ quán trongviệc hỗ trợ thu hút khách du lịch từ các

thị trường trên đến Việt Nam và mongtiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợcủa các Đại sứ quán đối với ngành dulịch Việt Nam.

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấnkhẳng định: Các hoạt động du lịch ởViệt Nam vẫn diễn ra bình thường, kểcả tại các điểm du lịch ven biển. Ngànhdu lịch Việt Nam đã, đang và sẽ thựchiện những biện pháp tốt nhất để đảmbảo an ninh, an toàn và chất lượng dịchvụ cho khách du lịch. Tổng cục trưởngNguyễn Văn Tuấn cũng đã thông tin vềkế hoạch hoạt động xúc tiến quảng bácủa du lịch Việt Nam tại các thị trườngnày và đề nghị ngành du lịch hai bêncùng phối hợp để tổ chức các hoạt độngxúc tiến quảng bá hiệu quả, góp phầnthúc đẩy lượng khách du lịch hai chiều.

HOàNg YếN

Lượng khách quốc tế... (Tiếp theo trang 1)

Là chủ đề của Lễ phát động hưởngứng Ngày Môi trường thế giới (05/6)năm 2014, do Bộ VHTTDL tổ chứcngày 04/6.

Tại đây, Ban Tổ chức sẽ nhấn mạnhtầm quan trọng của môi trường xanh,sạch, đẹp tác động tới hiệu quả hoạtđộng kinh doanh du lịch, văn hóa; ngănngừa và hạn chế suy thoái và sự cố môitrường do hoạt động kinh tế-xã hộitrong đó có hoạt động du lịch và tácđộng tự nhiên gây ra. Đồng thời, BộVHTTDL cũng kêu gọi xã hội cùnghành động nâng cao ý thức giữ gìn bảovệ môi trường khu du lịch, tạo thóiquen vứt rác đúng nơi quy định, bảođảm môi trường xanh, sạch, đẹp tại cácđiểm du lịch cộng đồng. Sau buổi phátđộng, tại Hoàng thành Thăng Long sẽdiễn ra các hoạt động của tuổi trẻ BộVHTTDL với việc bảo vệ môi trườngvăn hóa, du lịch tại di tích lịch sử.

Cùng với đó, Bộ VHTTDL tổ chứcTriển lãm “Môi trường văn hóa - du

lịch xanh, sạch đẹp” tại Trung tâmTriển lãm Văn hóa nghệ thuật ViệtNam, giới thiệu đến công chúng hơn100 bức tranh và ảnh về chủ đề môitrường, văn hóa, du lịch và biển đảo.Đồng thời, trưng bày Bộ tiêu chí nhãndu lịch bền vững “Bông sen xanh” vàcác đơn vị đạt danh hiệu này. Ban Tổchức cũng tổ chức vẽ tranh tại chỗ vớichủ đề “Tổ quốc xanh, hành tinh xanh”trên khổ lớn với sự tham gia của 40 emhọc sinh Hà Nội.

Ngày 05/6 hằng năm được Chươngtrình Môi trường Liên hợp quốc(UNEP) chọn là Ngày Môi trường thếgiới. Đây là sự kiện môi trường quốctế thường niên, quan trọng mà ViệtNam hưởng ứng từ nhiều năm nay, gópphần nâng cao nhận thức của cộngđồng về bảo vệ môi trường và pháttriển bền vững. Trong những năm qua,Bộ VHTTDL thường xuyên có hànhđộng cụ thể, thiết thực hưởng ứngNgày Môi trường thế giới, góp phần

bảo vệ môi trường, nâng cao chấtlượng du lịch tại các địa phương và trênphạm vi toàn quốc.

Với tiềm năng phong phú và đadạng, du lịch Việt Nam trong nhữngnăm qua đã góp phần quan trọng vàosự phát triển kinh tế. Nếu phát triển bềnvững, du lịch có đầy đủ các yếu tố đểtrở thành ngành kinh tế mũi nhọn củaViệt Nam trong tương lai. Tuy nhiên,những tồn tại mà ngành du lịch đangmắc phải trong đó có vấn đề ô nhiễmmôi trường, chú trọng khai thác tàinguyên du lịch tự nhiên mà chưa chú ýbảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch...Việc tuyên truyền, giáo dục, nâng caoý thức của người dân, các tổ chức, đơnvị, cá nhân bảo vệ môi trường tronghoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảovệ di sản văn hóa là góp phần thiết thựcđẩy mạnh việc bảo vệ môi trường nóichung và môi trường văn hóa, du lịchnói riêng...

YếN NHI

“Cùng hành động vì môi trường du lịch - văn hóa xanh và sạch”

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

11số 1078 l 05.6.2014

Sự kiện vấn đề

Đoàn nghệ sĩ của Nhà hát Ca, Múa,Nhạc dân gian Việt Bắc gồm 11 người,trong đó hầu hết các nghệ sĩ là ngườidân tộc thiểu số, đang trên hành trình đibiểu diễn tại quần đảo Trường Sa.Trong chuyến đi này, các nghệ sĩ sẽbiểu diễn chương trình nghệ thuật đặcbiệt cổ vũ các chiến sĩ Trường Sa -những người con dũng cảm đang ngàyđêm chắc tay súng, giữ gìn toàn vẹn chủquyền biển đảo của Tổ quốc. Đâykhông chỉ là vinh dự đặc biệt của cácnghệ sĩ người dân tộc mà là vinh dựchung của tập thể Nhà hát Ca, Múa,Nhạc dân gian Việc Bắc, đồng lòngcùng nhân dân cả nước hướng về biểnđảo của Tổ quốc.

Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuậtbiểu diễn - Đào Đăng Hoàn, đồng thờilà Giám đốc Nhà hát Ca, Múa, Nhạcdân gian Việt Bắc cho biết: Trong số 11nghệ sĩ đi biểu diễn tại Trường Sa đợtnày có 2 nhạc công, 3 ca sĩ và 6 diễnviên múa. Có 3 ca sĩ gồm Nghệ sĩ Ưutú Nông Xuân Ái, ca sĩ Hồng Hạt và casĩ Ngọc Hiên đều là người dân tộc Tày.Trước khi đoàn lên đường, các nghệ sĩđã xây dựng, luyện tập chương trìnhnghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tuổi trẻhướng về đảo xa” với các ca khúc, điệu

múa ca ngợi Tổ quốc, tình yêu quêhương, đất nước, đặc biệt là hướng tớibiển đảo quê hương và người chiến sĩđang ngày đêm canh gác nơi đảo xa.Trong đó đáng chú ý là màn hát múa“Tổ quốc gọi tên mình”, “Tổ quốc nhìntừ biển”, ca khúc “Tôi yêu biển ViệtNam”, “Người chiến sĩ đảo xa”, “Tìnhem biển cả”... Đoàn nghệ sĩ Nhà hát Ca,Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc cũngmang tặng các chiến sĩ Trường Sa 13cây đàn ghi ta cho 13 đảo, để các chiếnsĩ giao lưu văn nghệ sau những giờluyện tập, canh gác vất vả…

Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gianViệt Bắc là một đơn vị nghệ thuậtchuyên nghiệp của Bộ VHTTDL, nămnay Nhà hát đã bước sang tuổi 61. Năm1963, các nghệ sĩ đã vinh dự biểu diễncho Bác Hồ xem trong dịp Bác về thămViệt Bắc, Người đã dặn dò các nghệ sĩphải làm sao cho cả đoàn, từ con ngườiđến nghệ thuật đều phải là dân tộc. Lờicăn dặn giản dị đó đã in sâu trong lòngmỗi nghệ sĩ của Nhà hát nên hơn 60năm qua, Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dângian Việt Bắc luôn ý thức được làmnghệ thuật dân tộc thì phải thật sự là củadân tộc, phải tôn vinh được những giátrị mang đậm bản sắc trong từng lời ca,

điệu múa. Vẻ đẹp văn hóa truyền thốngcủa các dân tộc Tày, Nùng, Dao, LôLô… luôn thấm đẫm trong các nghệ sĩcủa Nhà hát, mỗi khi bước lên sân khấu,họ đều có thể trình diễn từng lời ca, điệumúa với sự biểu cảm sâu sắc.

Không chỉ góp phần gìn giữ, tôn vinhvà phát huy kho tàng dân ca, dân vũ củamiền núi phía Bắc, Nhà hát Ca, Múa,Nhạc dân gian Việt Bắc còn xây dựngthêm các tiết mục của đồng bào Kinh,Tây Nguyên, Chăm, Khmer… để mangđến cho khán giả cái nhìn đa dạng vềnghệ thuật dân gian các dân tộc ViệtNam. Dù biểu diễn ở nơi địa đầu Tổ quốchay dưới ánh đèn lộng lẫy của cácFestival ở Nga, Pháp, Italia, TrungQuốc… thì các chương trình của Nhà hátCa, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc vẫnđầy ắp hơi thở cuộc sống của các dân tộcViệt Bắc. Hơn 60 năm phát triển, Nhà hátđã góp phần không nhỏ trong việc quảngbá sự đa dạng của nền văn hóa dân gianViệt Nam, hình ảnh đất nước, con ngườiViệt Nam đến bạn bè quốc tế.

Hiện nay Nhà hát đang tích cực xâydựng chương trình nghệ thuật dân gian,dân tộc với những tiết mục ca ngợi vềbiển đảo, Tổ quốc Việt Nam.

t.t.N

Nhà hát Ca, múa, Nhạc dân gian Việt Bắc đến với chiến sĩ Trường Sa

Tiếp nối thành công của các kỳ Liênhoan trước, Liên hoan Phim tài liệuChâu Âu - Việt Nam lần thứ 6 do Hiệphội các Viện Văn hóa và Đại sứ quánChâu Âu (EUNIC) phối hợp cùng Hãngphim Tài liệu và Khoa học Trung ươngtổ chức vào tháng 6/2014 tại Hà Nội vàTP. Hồ Chí Minh.

Tại Liên hoan lần này, các nhà làmphim tài liệu Châu Âu giới thiệu 07 bộphim tài liệu với nhiều chủ đề khác nhau,gồm: “Đài phát thanh quốc gia Pháp:Những bí mật nhỏ” (Pháp), “Và Gaelle”(Tây Ban Nha), “Chiếc tivi vẫn bật”(Anh), “Boleslaw Matuszewski - Ngườitiên phong vô danh của ngành điện ảnh”(Ba Lan), “Xin đừng quên tôi” (Đức),

“Tzvetanka” (Thụy Điển và Bungary),“Nhân văn đô thị“ (Đan Mạch).

Hãng phim Tài liệu và Khoa họcTrung ương tham dự Liên hoan với 9 tácphẩm: “Khi không thể vượt qua chínhmình”, “Người giữ lửa”, “Động đất sóngthần, thảm họa khôn lường”, “Đỉnh A MúSung”, “Cỏ xanh im lặng”, “Hai phíacuộc đời”, “Triết gia Trần Đức Thảo”,“Dẫu nẻo về còn xa”, “Đạo sắc phong”.

Liên hoan đồng thời giới thiệu 05phim tài liệu của các nhà làm phim trẻĐông Nam Á trong Ngày phim ĐôngNam Á. Đây là những tác phẩm đã đãđạt giải cao trong Liên hoan du lịchChopshot tháng 4/2014 diễn ra tạiJakarta, Indonesia: “Chuyến đi cuối

cùng của chị Phụng” (Việt Nam), “Nơinào tôi đi” (Campuchia), “Phía sau mànbạc” (Myanmar), “Chiếc tivi màu khác”(Indonesia) và “Cân nhắc” (Thái Lan).

Trong khuôn khổ Liên hoan, sẽ cóhai buổi hội thảo được tổ chức: Trongđó, một buổi được hướng dẫn bởi đạodiễn người Phần Lan Iikka Vehkalahtidành cho các nhà làm phim trẻ ĐôngNam Á; buổi thứ hai dành cho các nhàlàm phim trẻ Hà Nội dưới sự hướng dẫncủa Catrin Vogt với chủ đề “Nghệ thuậtdựng phim đối với phim tài liệu”.

Liên hoan diễn ra tại Hà Nội từ ngày04-12/6 và tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày21-29/6.

NH

Liên hoan Phim tài liệu Châu Âu - Việt Nam lần thứ 6

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

Sự kiện vấn đề

12 số 1078 l 05.6.2014

Năm 2014, Cửa Lò dự kiến đóntrên 2,2 triệu lượt khách trong nước vàquốc tế, tăng 6,1%; doanh thu du lịchđạt 1.750 tỉ đồng, tăng 19,9% so vớinăm 2013. Nhằm nâng cao chất lượngdịch vụ, tăng số lượng khách du lịchđến tham quan, nghỉ mát, tạo cho dukhách đến Cửa Lò có cảm nhận về mộtCửa Lò trong-sạch-đẹp, thân thiện,mến khách, thị xã Cửa Lò đã thực hiệnnhiều giải pháp, trong đó tập trung vàoviệc nâng cấp cơ sở hạ tầng, phòngnghỉ, khách sạn, chỉnh trang đô thị,phấn đấu đưa Cửa Lò trở thành đô thịdu lịch biển vào năm 2015.

Từ đầu năm 2014 đến nay, thị xãCửa Lò đã gấp rút chỉnh trang cáchạng mục công trình đô thị như: mởrộng và nâng cấp sân khấu quảngtrường Bình Minh; nâng cấp, thay thếcác bóng đèn đã hư hỏng trong hệthống điện trang trí và hệ thống điện

chiếu sáng ở các trục đường nội thị,tuyến đường ở phường Nghi Hải vàNghi Hòa; xây dựng đường giao thôngtừ đường Sào Nam đến đường ngangsố 5, kè chắn sóng phía Nam; gắn biểntên đường cho 66 tuyến phố mới đượcđặt tên...

Thị xã Cửa Lò cũng đã quy hoạchhệ thống cây xanh, thảm cỏ trên cáctrục đường nội thị, đồng thời giao choBan Quản lý Đô thị quản lý, giám sátviệc chăm sóc, cắt tỉa cành cây mộtcách thường xuyên, thực hiện xã hộihóa trồng cây xanh đặc biệt là ở phầndiện tích đất trước và sau các kiốt bánhàng với các loại cây như: bàng, bằnglăng, phi lao, xoài... xây dựng hệ thốngnước thải giai đoạn 1 và 2 trên địa bànđảm bảo việc xử lý nước thải một cáchhợp vệ sinh; hợp đồng với Công ty cổphần Dịch vụ du lịch và Môi trường đôthị tiến hành thu gom rác thải trên địa

bàn, đặc biệt là ở dọc bờ biển, tại cáctrục đường chính từ 22 giờ đêm đến 6giờ sáng, sau đó chở về tập kết và xửlý tại bãi rác phường Nghi Yên; ngoàira còn xây dựng thêm 4 nhà vệ sinhcông cộng, nâng số nhà vệ sinh côngcộng trên địa bàn thị xã Cửa Lò lênhơn 20 nhà vệ sinh.

Khác với các năm trước, năm2014, việc quy hoạch các kiốt đượcthực hiện kéo giãn, dàn trải ra ở cáctrục đường ngang gần bãi biển thay vìtập trung vào trục đường chính nhằmnâng cao chất lượng phục vụ từ việcăn nghỉ, mua sắm của du khách đượcthuận tiện hơn. Mặt khác, thị xã cũngquán triệt các nhà hàng, khách sạn phảithực hiện nghiêm chỉnh việc niêm yết,công khai bảng báo giá đối đối với cácmặt hàng kinh doanh để tránh tìnhtrạng “chặt chém” về giá cả.

t.Lâm

Ngày 01/6, tại Khu du lịch văn hóaSuối Tiên (quận 9, TP. Hồ Chí Minh),Sở VHTTDL, Hiệp hội Du lịch, SởNông nghiệp và Phát triển nông thônTP. Hồ Chí Minh đã khai mạc Lễ hộitrái cây Nam bộ lần thứ 11 năm 2014.Đây là sự kiện thường niên của ngànhdu lịch TP. Hồ Chí Minh nhằm giớithiệu tới du khách sự phong phú vềchủng loại trái cây từ vùng sông nướcNam bộ, đồng thời tôn vinh nhữngthành quả lao động của nhà nông vàmôn nghệ thuật tạo hình bằng trái câyđộc đáo góp phần giữ gìn phát huy bảnsắc dân tộc Việt Nam.

Nét đặc sắc nhất của Lễ hội là “Chợnổi trái cây” có quy mô 70 gian hàng lànhững chiếc thuyền chở nặng trái cây,chợ nổi kéo dài suốt 3 tháng hè bánphục vụ du khách hơn 180 chủng loạitrái cây với giá rẻ hơn ngoài thị trườngtừ 20-40%. Khu vực trưng bày của lễhội còn giới thiệu tới du khách bộ sưutập trái cây lạ, quý hiếm từ các vùng

miền trong cả nước như: thằn lằn,osaka, kèn nghe, lục lạc… đặc biệtnhiều loại trái cây khổng lồ như: bí đao,bí đỏ nặng từ 50-60kg, dừa 10kg, xoài3kg… cũng được giới thiệu tại khu vựcnày. Ngoài ra, hơn 100 mô hình tiểucảnh được kết bằng trái cây được đặtsuốt trên trục đường của lễ hội cũng thuhút đông đảo du khách tham quan.

Lễ hội năm nay còn diễn ra nhiềuhoạt động phong phú, hấp dẫn như:Hội thi nghệ thuật tạo hình bằng tráicây mang đến lễ hội những tác phẩmđộc đáo, rực rỡ màu sắc trái cây;Chương trình diễu hành “Bách quả tứquý thần tiên hội” tái hiện huyền thoạicủa xứ sở thần tiên với hình ảnh nhữngnàng tiên nữ hộ giá các vị Thần Quả vềhạ giới chúc mừng lễ hội trái cây Nambộ. Đến với khu phố ẩm thực trái câydu khách sẽ được thưởng thức hơn 30món ngon và lạ chế bến từ trái cây…

Hội thi trái cây ngon - an toàn Nambộ diễn ra trong ngày khai mạc quy tụ

các chủng loại trái cây đặc sản, giốngto đẹp, cân đối, vừa chín và đảm bảocác tiêu chí về an toàn của các nhàvườn từ 21 tỉnh/thành mang đến thamdự. Ngoài ra trong suốt lễ hội, du kháchcòn được thưởng thức nhiều tiết mụcbiểu diễn nghệ thuật đặc sắc khác như:Đờn ca tài tử Nam bộ; giao lưu nghệthuật các đoàn quốc tế như Hàn Quốc,Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia;biểu diễn ca múa nhạc tổng hợp, các tròchơi dân gian...

Theo bà Nguyễn Thị Hồng - PhóChủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, lễhội trái cây Nam bộ năm nay đã có sựphát triển về quy mô cũng như phongphú, đa dạng các nội dung hoạt động.Đây cũng là dịp thắt chặt mối quan hệgiữa nhà nông - nhà sản xuất - nhàphân phối và người tiêu dùng; đồngthời góp phần nâng cao giá trị thươnghiệu và quảng bá hiệu quả hình ảnh củatrái cây Việt Nam. Љ

H.HIệp

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam bộ 2014

Cửa Lò phấn đấu trở thành đô thị du lịch biển

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

13số 1078 l 05.6.2014

Sau khi tỉnh Đắk Nông được thànhlập tách từ tỉnh Đắk Lắk năm 2004, SởVHTTDL tỉnh Đắk Nông đã tiến hànhsưu tầm hàng trăm tài liệu, hiện vật lịchsử để xây dựng hồ sơ khoa học khôiphục lại di tích Nhà ngục Đắk Mil.Năm 2005, Nhà ngục Đắk Mil đượcBộ VHTTDL công nhận là Di tích lịchsử cấp quốc gia. Và hiện nay, Nhà ngụcĐắk Mil đang trở thành điểm đến thamquan của hàng trăm lượt người mỗitháng với mục đích tìm hiểu lịch sử nhàngục cũng như giáo dục lịch sử cáchmạng dân tộc ta.

Trước điểm di tích lịch sử đặc biệt,tỉnh Đắk Nông đã tiến hành xây dựng,tu bổ di tích theo tài liệu lịch sử đượcthu thập. Toàn cảnh nhà ngục đượcphục dựng trong tổng diện tích hơn2.000m2. Xây dựng thêm các hạng mụcphụ như nhà trưng bày hiện vật, bia đátưởng niệm... với tổng vốn đầu tư hơn9 tỉ đồng. Sau khi triển khai phục dựng,đến nay nhà ngục Đắk Mil trở thànhđịa điểm du lịch vui chơi, về nguồn hếtsức bổ ích cho các đoàn, hội, trườnghọc, người dân địa phương hiểu thêmvề lịch sử dân tộc.

Ông Phạm Như Thức - TrưởngPhòng Văn hóa huyện Đắk Mil chobiết: “Việc khai thác tiềm năng Nhàngục Đắk Mil hiện nay đã thu hút rấtđông đối tượng thăm quan, du lịch.

Trung bình một tháng có khoảng bốnđến năm đoàn của các cơ quan như:cựu chiến bình, đoàn khối các cơ quantỉnh, các em học sinh của các trường…hàng trăm lượt người dân đến thamquan di tích, giáo dục lịch sử cáchmạng tại địa phương. Bên cạnh đó, cácđối tượng tham quan còn có các dukhách từ Bình Phước, Đắk Lắk, LâmĐồng, thành phố Hồ Chí Minh đến đểnắm được lịch sử cách mạng nhà ngụcĐắk Mil. Riêng các trường học, thôngthường theo các chương trình ngoạikhóa đi thực tế tìm hiểu lịch sử, nhằmgiúp các em tiếp thu quá trình hìnhthành lịch sử nhà ngục, ý chí chiến đấuvà công lao to lớn của các anh hùng liệtsĩ”.

Quá trình hình thành lịch sử ngụcĐắk Mil: Đầu năm 1940, để mở rộngbộ máy cai trị tại mảnh đất Nam TâyNguyên, thực dân Pháp đã bắt nhữngngười yêu nước và giam giữ hàng trămlượt chiến sĩ cộng sản tại thôn 9A, xãĐắk Lao, huyện Đắk Mil ngày nay. Tạiđây, thực dân Pháp đã dựng lên nhàngục Đắk Mil gồm: 9 gian, vách gỗ,mái lợp tranh, xung quanh là hàng ràodây thép gai, bên trong có 2 dãy sàn gỗlàm nơi ngủ cho tù nhân, có cùm chân,xiềng tay...

Từ năm 1940 đến 1943, thực dânPháp đã giam giữ hàng trăm lượt chiến

sĩ cộng sản, trong đó có thời điểm giamgiữ lên tới 120 người. Tại nhà ngụcnày, thực dân Pháp thực hiện một chếđộ lao tù rất khắc nghiệt và tàn bạo.Mỗi tù nhân chỉ được một mảnh chănmỏng, một chiếc chiếu và ăn một bátcơm mỗi ngày. Hằng ngày họ phải đilao dịch nặng nề, trong khi tay chânvẫn bị xiềng xích và lính canh nghiêmngặt. Đến buổi tối, các chiến sĩ phảingủ trong tư thế bị cùm chân…

Trước tình cảnh bị tù đày và laođộng cực khổ, nhưng những người tùcộng sản vẫn giữ vững tinh thần đấutranh kiên cường, không đầu hàngtrước hoàn cảnh và kẻ thù. Đầu năm1942, những người tù ở nhà ngục nàyđã đấu tranh đòi được nghỉ Tết ba ngày,được diễn tuồng, ngâm thơ hay đánhcờ tướng... Tháng 6/1942, trước diễnbiến thế giới và cách mạng trong nướccó nhiều thuận lợi, một bộ phận bí mậtnhà ngục đã bàn kế hoạch tổ chức vượtngục cuối năm 1942, đầu 1943. Saunhiều lần vượt ngục, đấu tranh mạnhmẽ của các chiến sĩ tù ngục Đắk Mil vànhững thất bại liên tiếp trên chiếntrường, cuối năm 1943 thực dân Phápđã chuyển toàn bộ số tù nhân tại nhàngục về nhà ngục Buôn Ma Thuột (tỉnhĐắk Lắk) và phá hủy nhà ngục ĐắkMil.

Q.HuY

Di tích Nhà ngục Đắk mil thu hút khách du lịch

Theo Vụ Thể thao thành tích cao(Tổng cục Thể dục thể thao), từngày 07/6 sẽ diễn ra Giải vô địch trẻKaratedo quốc gia lần thứ 20 năm2014 tại tỉnh Thừa Thiên Huế).

Các vận động viên thi đấu ở hainội dung Kumite (đối kháng) vàKata (bài quyền) theo các lứa tuổi:14-15, 16-17, 18-22 tranh giải cánhân và đồng đội nam, nữ. Mỗi vậnđộng viên tham dự giải phải có thẻ

của Tổng cục Thể dục thể thao cấp,cùng giấy chứng nhận sức khỏe doy tế cấp tỉnh/thành và ngành xácnhận. Giải thi đấu theo luật mới củaLiên đoàn Karate thế giới (WKF) doTổng cục Thể dục thể thao banhành.

Giải nhằm thúc đẩy việc tậpluyện Karatedo trong thanh thiếuniên, phát hiện và tuyển chọn cácvận động viên trẻ xuất sắc, chuẩn bị

lực lượng kế cận cho các SEAGames, ASIAD tới; đồng thời kiểmtra, đánh giá năng lực, trình độchuyên môn của đội ngũ huấn luyệnviên, trọng tài, cán bộ quản lý trongcông tác huấn luyện và tổ chức thiđấu các giải trong nước, quốc tế.

Giải vô địch trẻ Karatedo quốcgia lần thứ 20 dự kiến sẽ kết thúcvào ngày 15/6.

ĐứC mINH

Giải vô địch trẻ Karatedo quốc gia lần thứ 20

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

14 số 1078 l 05.6.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Ngày 27/5, thành phố Hải Phòng đãtổ chức sơ kết 5 năm thực hiện cuộcvận động xây dựng mái ấm tìnhthương, 3 năm thực hiện cuộc vận độngxây dựng mô hình “Gia đình 5 không,3 sạch”.

Mô hình “Gia đình 5 không, 3sạch” gồm các tiêu chí: Không đóinghèo, không vi phạm pháp luật vàmắc các tệ nạn xã hội, không bạo lựcgia đình, không sinh con thứ ba trở lên,không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học;sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ.

Giai đoạn năm 2014-2016, thànhphố Hải Phòng đề ra 5 phương hướng,nhiệm vụ thực hiện 2 cuộc vận động,gồm: Đẩy mạnh tuyên truyền cho cánbộ, hội viên phụ nữ và các tầng lớpnhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầmquan trọng và các tiêu chí của 2 cuộc

vận động; tăng cường phối hợp với cáccấp, ngành lồng ghép nội dung 2 cuộcvận động với nội dung, hình thứcphong phú, đa dạng, hướng về cơ sở,ưu tiên đơn vị khó khăn, vùng xa. Hộicũng xây dựng, nhân rộng mô hình hay,cách làm sáng tạo; huy động, phân bổcác nguồn lực thực sự hiệu quả theohướng tập trung ưu tiên xây dựng cácmô hình chuyển đổi hành vi từ cơ sở;tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giáhiệu quả thực hiện các cuộc vận độnggắn với sơ kết, tổng kết hàng năm.

Thực hiện các cuộc vận động, thờigian qua, các cấp cơ sở ở Hải Phòng đãđạt được một số kết quả như: 100%quận, huyện đã xây dựng được môhình “Gia đình 5 không, 3 sạch”. Việcthực hiện các cuộc vận động này đượcgắn với thực hiện chương trình xây

dựng nông thôn mới và xây dựng vănminh đô thị.

Hội Phụ nữ các cấp trên địa bànThành phố đã giúp 2.317/2.870 hộ dophụ nữ làm chủ lao động chính đăng kýthoát nghèo bền vững; giới thiệu việclàm cho hơn 3.500 lao động với thunhập ổn định từ 2-2,5 triệu đồng. Đốivới tiêu chí không có bạo lực gia đình,Hội Liên hiệp Phụ nữ ở cơ sở đã thammưu cho chính quyền cùng cấp xâydựng trên 730 mô hình “địa chỉ tin cậyở cộng đồng”; giải quyết và xử lý 52trường hợp bạo lực gia đình; bước đầuthực hiện hiệu quả công tác hòa giảimâu thuẫn cộng đồng, góp phần xâydựng cộng đồng dân cư bình yên, giađình hạnh phúc.

mạNH HuâN

Hải Phòng: Xây dựng mô hình “Gia đình 5 không, 3 sạch”

1. Ba năm trở lại đây, cứ dịp Quốctế Thiếu nhi 01/6, thành phố Hồ ChíMinh lại tổ chức diễn đàn “Lắng ngheý kiến trẻ em” và tại diễn đàn này, từngười lãnh đạo cao nhất của thành phố,đến lãnh đạo các Sở, ngành đều thamgia và có trách nhiệm trả lời các câu hỏimà các em quan tâm. Dù chỉ vài giờđồng hồ dành cho sự “lắng nghe”, lãnhđạo thành phố cũng đã thật sự hài lòngkhi được tiếp thu những đóng góp hồnnhiên, vô tư nhưng rất sát thực của trẻ.

Rất nhiều thông tin được các emchuyển tới lãnh đạo cao nhất của thànhphố. Em thì mong lãnh đạo thành phốquan tâm nhiều hơn đến vấn đề giảmcác vụ nữ sinh bạo lực. Em thì kể vềcảnh sống thiếu thốn của một bạn hàngxóm với mong muốn được nhiều ngườigiúp đỡ. Em thì bày tỏ những mất mátcủa gia đình mình xuất phát từ nhữngvụ bạo hành và cãi lộn của cha mẹ. Emlại thể hiện mong muốn cha mẹ mìnhđừng bao giờ vi phạm luật lệ giaothông. Em nêu ước ao khu phố mình

không còn người ăn xin... Có em còntranh luận với lãnh đạo thành phố vềvấn đề đầu tư cho giáo dục, đồng thờikiến nghị cần quan tâm nhiều hơn đếnđiều kiện học tập của các bạn ở khuvực nông thôn, hỗ trợ con em các giađình nghèo có điều kiện đến trường;nhất là các bạn ở vùng sâu, vùng xa,vùng dân tộc thiểu số…

Ý kiến đóng góp của các em thậtgiản dị, nhưng đáng để người lớn phảisuy nghĩ. Những điều tưởng như đơngiản, nhưng rất hệ trọng trong việc hìnhthành và phát triển nhân cách của trẻ.Nhân cách của trẻ có được hoàn thiệnhay không, chính là bắt nguồn từnhững câu trả lời, lời nói tưởng là nhỏnhoi ấy; cũng bắt nguồn từ sự lắngnghe, chia sẻ, sự quan tâm sâu sát củangười lớn - những người làm cha làmmẹ. Vâng những người lớn chúng tahãy lắng nghe ý kiến của các em vớitinh thần trách nhiệm, để xem xét, giảiquyết thấu đáo những vấn đề được thainghén, chắt lọc từ tư duy trong sáng

của trẻ.2. Sau 2 năm thăm dò ý kiến trẻ em

về việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội (đơn vịchủ trì) đã tổng hợp được hơn 34.000ý kiến đóng góp của trẻ em thông quacác cơ quan thông tin đại chúng, mạnginternet… Không chỉ là các vấn đề ởtrường học, của tuổi học trò… mà cácem còn đề cập nhiều vấn đề “quốc kếdân sinh”, những chuyện nóng đangđược xã hội quan tâm, như ô nhiễmmôi trường, ùn tắc giao thông, chămsóc sức khỏe y tế, việc làm cho sinhviên sau khi ra trường, sử dụng chấtxám...

Những ý kiến trẻ em thật sự bổ íchcho các nhà làm luật, các nhà hoạchđịnh chính sách khi giải quyết các vấnđề liên quan đến trẻ em. Trên tất cả, làcó thêm một “kênh” phát huy nội lực,từ nhiều khối óc tuy còn non trẻ, songđã biết nói và dám nói.

tHế HùNg

Khi trẻ bàn chuyện “quốc kế dân sinh”

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

15số 1078 l 05.6.2014

nhân tố mới

Sáng 27/5, tại Trung tâm Văn hóathông tin huyện Tư Nghĩa, tỉnhQuảng Ngãi, Thư viện Tổng hợp tỉnhvà Phòng Văn hóa-Thông tin huyệnTư Nghĩa phối hợp tổ chức khai mạcTriển lãm sách, ảnh với chủ đề “Chủquyền biển, đảo Việt Nam”. Triểnlãm thu hút đông đảo chiến sĩ biênphòng, các em học sinh và người dânđịa phương đến xem. Đây là dịp đểtuyên truyền, giáo dục, nâng cao ýthức trách nhiệm về chủ quyền biển,đảo thiêng liêng cho các thế hệ ngườidân Việt Nam.

Triển lãm trưng bày khoảng

3.000 đầu sách, tài liệu; trong đó có400 cuốn sách về tiềm năng, thếmạnh kinh tế, xã hội, an ninh quốcphòng của biển, đảo Việt Nam.Ngoài ra còn có 85 bức ảnh của cáctác giả trong và ngoài tỉnh nêu bật vẻđẹp của biển đảo cũng như côngcuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo ViệtNam nói chung và đảo Lý Sơn -Quảng Ngãi nói riêng. Đặc biệt, có 8bản đồ cổ thể hiện chủ quyền biển,đảo của Việt Nam đối với Hoàng Sa,Trường Sa từ trước đến nay cũngđược trưng bày tại Triển lãm.

Ông Trịnh Thanh Tùng - Giám

đốc Thư viện Tổng hợp tỉnh QuảngNgãi cho biết: Tất cả sách, ảnh, bảnđồ đều thể hiện Hoàng Sa, TrườngSa thuộc chủ quyền Việt Nam. QuaTriển lãm, Thư viện muốn đưa đếncho công chúng những hiểu biết vềchủ quyền biển, đảo Việt Nam có từxưa. Chúng ta - thế hệ hôm nay vàmai sau phải luôn gìn giữ, bảo vệ.

Dịp này, Thư viện Tổng hợp tỉnhđã tặng một số đầu sách về chủ quyềnbiển, đảo Việt Nam cho một số đơnvị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh vàtrường học của huyện Tư Nghĩa.

K.HOàN

Triển lãm sách, ảnh “Chủ quyền biển, đảo Việt Nam”

Ông Nguyễn Thế Chính - Giámđốc Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang, PhóTrưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạophát triển du lịch tỉnh cho biết: BắcGiang là địa phương có nhiều danhlam, thắng cảnh đẹp, các di tích lịchsử văn hóa nổi tiếng nên rất thuận lợicho phát triển du lịch, nhất là du lịchvăn hóa tâm linh, du lịch sinh tháinghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng...Trong năm nay, tỉnh dự kiến sẽ đónkhoảng 320.000 lượt khách du lịch nộiđịa và 6.900 khách quốc tế.

Nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợithế để phát triển du lịch, tỉnh tập trungtriển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ,giải pháp, trong đó chú trọng đến đầutư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng.Trong tháng 4 và tháng 5/2014, tỉnhđã công bố quy hoạch xây dựng vàkhởi công xây dựng các công trìnhvăn hóa tín ngưỡng, tâm linh lớn vớitổng mức đầu tư hàng trăm tỉ đồng làChính điện Thiền viện Trúc lâmPhượng Hoàng và Khu văn hóa tâmlinh Tây Yên Tử. Bên cạnh đó, tỉnhkhẩn trương hoàn thành các quyhoạch và lập dự án đầu tư hạ tầng mộtsố khu, điểm du lịch trọng điểm trên

địa bàn như Quy hoạch bảo tồn tổngthể hệ thống di tích Chùa Am Vãi; ditích khởi nghĩa Yên Thế; quy hoạchxây dựng các điểm chùa khu vựcĐồng Thông, Tây Yên Tử... Tỉnh đẩynhanh việc cải tạo, bảo tồn, nâng cấpchùa Vĩnh Nghiêm, các dự án xâydựng siêu thị Big C và xây dựng sângolf Yên Dũng. Cùng với đẩy mạnhtuyên truyền, quảng bá du lịch, tỉnhchú trọng phát triển những sản phẩmdu lịch độc đáo gắn với lợi thế củatỉnh, liên kết xây dựng các tour, tuyếndu lịch thu hút nhiều khách...

Trong năm nay, Sở VHTTDL tỉnhBắc Giang đẩy nhanh tiến độ thi côngdự án đường và hạ tầng ngoài chùa BổĐà (huyện Việt Yên); hoàn thiện dự ánphát triển du lịch cộng đồng tỉnh BắcGiang (trước mắt tập trung tại huyệnSơn Động); tiếp tục triển khai thựchiện liên kết phát triển du lịch giữa 3tỉnh/thành phố là Bắc Giang - Hà Nội- Lạng Sơn; xây dựng kế hoạch liênkết phát triển du lịch Thái Nguyên -Bắc Giang - Quảng Ninh...

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh ràsoát, công bố danh mục các dự án dulịch mời gọi đầu tư trên địa bàn; phối

hợp các Sở, ngành liên quan kiểm traviệc triển khai thực hiện các quyhoạch du lịch hồ Cấm Sơn, hồ KhuônThần, khu Tây Yên Tử, Chùa Am Vãi,hệ thống di tích khởi nghĩa Yên Thế,chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà...

Bắc Giang hiện có trên 300 cơ sởlưu trú du lịch với khoảng 3.200buồng nghỉ, trong đó 8 khách sạn đạttiêu chuẩn 2 sao và 9 khách sạn tiêuchuẩn 1 sao. Năm 2013 toàn tỉnh đãđón 256.000 lượt khách du lịch nội địavà 6.800 lượt khách quốc tế.

Để tôn tạo tài nguyên du lịch, tỉnhđã huy động từ nhiều nguồn vốn, đầutư trên 14 tỉ đồng trùng tu, tôn tạo,chống xuống cấp nhiều di tích lịch sửvăn hóa đã được xếp hạng là Đình LỗHạnh (huyện Hiệp Hòa), Đình PhùLão (huyện Lạng Giang), Đình ThổHà, Chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên)...Thu hút đầu tư phát triển du lịch, tỉnhđã cấp phép đầu tư xây dựng tổ hợpkhách sạn Mường Thanh tại thành phốBắc Giang với tổng mức đầu tư gần300 tỉ đồng và quy mô thiết kế đạt tiêuchuẩn 5 sao, dự kiến hoàn thành đưavào sử dụng trong năm 2015...

ĐứC KIêN

Bắc Giang khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

nhân tố mới

16 số 1078 l 05.6.2014

Giải vô địch Điền kinh các lứa tuổitrẻ quốc gia năm 2014 chính thức khởitranh ngày 01/6, tại tỉnh Thừa ThiênHuế.

Giải nhằm thúc đẩy phong trào tậpluyện điền kinh trong thanh, thiếu niên,học sinh, tập hợp thanh, thiếu niên vàocác hoạt động vui tươi, lành mạnh; đồngthời đánh giá công tác đào tạo vận động

viên điền kinh trẻ ở các địa phương;tuyển chọn và bồi dưỡng các vận độngviên trẻ có triển vọng, chuẩn bị lựclượng tham gia các giải trẻ quốc tế.

Thể thức thi đấu tranh giải cá nhânvà tiếp sức với 60 nội dung áp dụngcho 3 lứa tuổi 12-13, 14-15 và 16-17tuổi; các vận động viên sẽ tranh tài ởcác cự ly chạy 60m, 100m, 200m,

400m, 600m, 800m, 1.500m, 2.000m,5.000m cùng các nội dung vượt rào, đibộ, nhảy cao, nhảy xa, nhảy ba bước,đẩy tạ, ném lao, ném đĩa.

Kết thúc Giải, những vận động viêncó thành tích tốt sẽ được phong Kiệntướng, công nhận kỷ lục quốc gia. Giảidự kiến sẽ kết thúc vào ngày 10/6.

a.tùNg

Trong khuôn khổ Đại hội Thể dụcthể thao toàn tỉnh lần thứ VII, trong 2ngày 30 và 31/5, tại bể bơi huyện ĐiệnBàn, Sở VHTTDL Quảng Nam tổ chứcgiải Bơi lội toàn tỉnh năm 2014. Thamdự giải có gần 100 vận động viên đạtthành tích cao tại các giải bơi lội cấphuyện, thành phố trong tỉnh gồm:Thành phố Tam Kỳ, Hội An, các huyệnĐiện Bàn, Duy Xuyên, Phú Ninh, Núi

Thành, Đại Lộc, Thăng Bình và 2huyện miền núi Tây Giang, Phước Sơn.

Các vận động viên tham gia thi đấu ởcác nội dung: 50m ếch nam, nữ; 50m tựdo nam, nữ; 100m tự do nan, nữ; tiếp sức200m nam, nữ và tiếp sức 400m nam, nữ.Sau hai ngày thi thi đấu sôi nổi, hấp dẫnthu hút hàng nghìn người đến xem và cổvũ, giải Bơi lội toàn tỉnh Quảng Namnăm 2014 đã kết thúc tốt đẹp. Ban Tổ

chức đã trao giải Nhất, Nhì, Ba cho cácđoàn Hội An, Điện Bàn và Tam Kỳ.

Sau giải thi đấu này, Sở VHTTDLQuảng Nam sẽ có kế hoạch phối hợpvới các địa phương tuyển chọn các vậnđộng viên tham gia vào công tác huấnluyện bơi lội cho đối tượng chính là họcsinh, nhằm phát triển phong trào bơi lộirộng khắp trong toàn tỉnh.

Vũ mINH

Quảng Nam: Phát triển bộ môn bơi lội cho học sinh

Sáng 31/5, Trung tâm Truyền hìnhViệt Nam tại Phú Yên phối hợp với SởVHTTDL Phú Yên, Hội Mô tô - Xeđạp thể thao tỉnh Phú Yên tổ chức Giảiđua Xe đạp mở rộng - Cúp VTV PhúYên lần thứ II năm 2014. Kết quả, vậnđộng viên Trương Quốc Huy của Câulạc bộ xe đạp cà phê Huy Tùng (PhúYên) đạt giải áo Xanh chung cuộc; vậnđộng viên Phạm Thị Hồng Liên củaCâu lạc bộ xe đạp Hiệp Yến giành giảiNhất nữ.

Giải đua Xe đạp tranh Cup VTV

Phú Yên lần này có 196 vận động viênđến từ 23 câu lạc bộ trong nước, trongđó tỉnh Phú Yên có 4 đơn vị tham gia.Câu lạc bộ xe đạp Đông Hòa (Phú Yên)là đơn vị có nhiều vận động viên thamgia nhất, với 19 vận động viên. Các vậnđộng viên tham gia giải năm nay thiđấu ở các cự ly 50km dành cho nhómvận động viên từ 18-50 tuổi; 30kmdành cho nhóm vận động viên từ 51tuổi trở lên; 12 vận động viên nữ thamgia giải đua thi đấu ở cự ly 20km.

So với lần thứ nhất tổ chức vào năm

2013, giải năm nay tăng hơn 3 đội vàcó sự tham gia của nhiều vận động viênchất lượng đến từ các đội mạnh nhưvận động viên Trương Quốc Thắng củađội Gấu Vàng; Mai Công Hiếu của Câulạc bộ xe đạp Quận 6, TP. Hồ ChíMinh… Trọng tài của giải đua là cáctrọng tài cấp quốc gia thuộc Liên đoànMô tô - Xe đạp Việt Nam. Theo BanTổ chức, từ nay trở về sau giải sẽ trởthành Giải đua xe đạp mở rộng - CupVTV Phú Yên thường niên.

Nam aNH

Giải đua Xe đạp mở rộng - Cup VTV Phú Yên lần thứ ii năm 2014

Giải Vô địch Điền kinh các lứa tuổi trẻ quốc gia 2014

Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết,chương trình nghệ thuật đặc biệt về chủđề biển đảo mang tên “Là người con ĐấtViệt” lần thứ 2 sẽ diễn ra vào tối 15/6,tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội.

Chương trình “Là người con đấtViệt” được Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổchức lần đầu tiên năm 2010 với số tiền

thu được hơn 1 tỉ đồng đã chung tay sẻchia với những khó khăn liên tiếp củađồng bào miền Trung bị thiên tai tàn phánặng nề. Chương trình lần này tổ chứcnhằm mục đích nêu lên tiếng nói, tìnhcảm, thái độ phản đối của giới văn nghệsĩ, các ca sĩ, nhạc sĩ ba miền Bắc-Trung-Nam trước sự kiện Trung Quốc ngang

nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan HaiDương 981 trong vùng biển của ViệtNam.

Chương trình gồm 3 phần chính:“Giai điệu Tổ quốc”; “Ơi biển ViệtNam” và “Tổ quốc gọi tên mình”, vớicác ca khúc đi cùng năm tháng như“Việt Nam quê hương tôi”, “Giai điệu

Chương trình nghệ thuật “Là người con Đất Việt”

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

nhân tố mới

17số 1078 l 05.6.2014

Hưởng ứng “Tháng hành động vìtrẻ em”, các tỉnh Hà Giang, Quảng Trị,Sóc Trăng, Quảng Nam và thành phốĐà Nẵng đã tổ chức nhiều hoạt động ýnghĩa cho trẻ em.

* Tỉnh Hà Giang lên kế hoạch tăngcường các hoạt động tuyên truyềnnhằm nâng cao nhận thức của ngườidân về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻem, góp phần hạn chế tình trạng trẻ embị bạo lực, xâm hại, trẻ em bị thươngtích, bóc lột sức lao động… Tỉnh tổchức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí,sinh hoạt văn hóa, văn nghệ; mở các lớpnăng khiếu, lớp kỹ năng sống, kỹ năngtự bảo vệ bản thân; thăm hỏi tặng quà,trao học bổng cho trẻ em nghèo, vùngsâu, vùng xa và trẻ em có hoàn cảnh đặcbiệt; hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình, phụchồi chức năng cho trẻ em khuyết tật…Dịp này, tỉnh Hà Giang trao 32 thùngquà trị giá 64 triệu đồng đến với trẻ emgặp khó khăn; 30 suất học bổng, mỗisuất trị giá 500 nghìn đồng cho các trẻem có hoàn cảnh khó khăn vươn lênhọc tập tốt và 10 suất quà cho các trẻem có hoàn cảnh đặc biệt.

* Tại lễ phát động hưởng ứng“Tháng hàng động vì trẻ em”, các tậpthể và đơn vị trên địa bàn tỉnh QuảngTrị đã đóng góp gần 30 triệu đồng; traotặng 73 suất học bổng cho trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt và 11 giấy chứngnhận bảo trợ cho trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt khó khăn. Lãnh đạo tỉnh,UBND các huyện, thị xã, thành phốtrên địa bàn Quảng Trị đã ký cam kếtthực hiện “Hành động vì một xã hội

không bạo lực, không xâm hại trẻ em”với các nội dung phát động chiến dịchtruyền thông chấm dứt bạo lực đối vớitrẻ em; gặp mặt trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt và trao học bổng cho 925 họcsinh nghèo vượt khó; tổ chức phẫuthuật miễn phí cho 45 trẻ bị khuyết tật;vận động xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ emvới tinh thần “Chung tay góp sức vì trẻem” đỡ đầu cho 150 học sinh đặc biệtvươn lên học giỏi; tổ chức chiến dịchtruyền thông tại các huyện miền núi,vùng sâu vùng xa…

* Hội thao 01/6 của tỉnh Sóc Trăngđã thu hút hơn 100 vận động viên nhỏtuổi đến từ 7 huyện, thị xã và thành phố.Các vận động viên tham gia tranh tài ở4 môn là bóng đá mini, bi sắt, cờ vua vàđua thuyền trên cạn. Cùng với hội thao01/6, tỉnh Sóc Trăng tổ chức nhiều hoạtđộng hưởng ứng “Tháng hành động vìtrẻ em”. Từ ngày 01-02/6, thành phốSóc Trăng tổ chức hội thi “Nét cọ vàohè” lần thứ 22. Đây là hội thi được tổchức hàng năm vào đầu dịp hè để cácem thiếu nhi có dịp thể hiện tài năng hộihọa và các trường phát hiện, bồi dưỡngtài năng hội họa cho tương lai.

* Từ ngày 01-07/6, tại Quảng Namsẽ diễn ra hội diễn “Hoa phượng đỏ”năm 2014 - một sân chơi lành mạnh, bổích cho các em. Tỉnh Quảng Nam tậptrung đẩy mạnh công tác tuyên truyềngiáo dục, nâng cao nhận thức cho mọingười dân về trách nhiệm bảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em; phấn đấu mỗihuyện, thành phố, xã, phường, cơ quanđơn vị có ít nhất một công trình vì trẻ

em; tổ chức biểu dương tấm gương trẻem nghèo vượt khó học giỏi; đẩy mạnhphong trào nhận đỡ đầu trẻ em có hoàncảnh khó khăn ở cơ sở; tổ chức khámbệnh cấp thuốc miễn phí cho trẻ emmiền núi, vùng khó khăn. Ngay sau lễphát động Tháng hành động vì trẻ emtối 29/5 là chương trình ngày hội “Sắcmàu tuổi thơ” với nhiều tiết mục vănnghệ đặc sắc do các em thiếu nhi trênđịa bàn tỉnh biểu diễn. Nhân dịp này,Ban Tổ chức đã trao tặng 100 triệuđồng để xây dựng 2 điểm vui chơi chotrẻ em ở Trường mẫu giáo Họa My(thuộc xã Sông Kôn, huyện ĐôngGiang) và Trường mẫu giáo Bình Minh(xã Quế Bình, huyện Hiệp Đức); tặng200 phần quà cho các em học sinh cóhoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏitrên địa bàn tỉnh.

* Thành phố Đà Nẵng đã trao 320suất quà gồm bánh, kẹo, sữa, vở... mỗisuất trị giá 200 nghìn đồng, Quỹ Bảotrợ trẻ em thành phố trao 10 suất họcbổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng, đạidiện Hội Cứu tế Đông Nam Á tặng 20chiếc xe đạp và 23 suất học bổng, mỗihọc bổng 500 nghìn đồng cho các emthiếu nhi có hoàn cảnh gia đình đặc biệtkhó khăn, là con hộ nghèo... Thành phốĐà Nẵng hiện có hơn 200 nghìn trẻ emdưới 16 tuổi, chiếm tỷ lệ khoảng 21%so với dân số. Trong đó, có gần 28.000trẻ em là con hộ nghèo và hơn 1.000 trẻem có hoàn cảnh đặc thù khác như trẻbị tai nạn thương tích, trẻ em trong cácgia đình bố mẹ ly hôn...

Hồ tHaNH - L.KHáNH

Hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động vì trẻ em”

Tổ quốc”, “Xa khơi”; “Tâm tình ngườithủy thủ”, “Biển của ta”… và những tácphẩm âm nhạc mới được sáng tác thờigian gần đây như “Việt Nam”, “Quêhương Việt Nam”, “Bay qua BiểnĐông”… Đặc biệt, trong chương trình,tác phẩm của các nhạc sĩ nổi tiếng ĐỗNhuận, Hồ Bắc, Trần Tiến, Thế Song,Hoàng Vân, Hoàng Hiệp… được thể

hiện qua giọng hát của hơn 30 nghệ sĩnổi tiếng như: NSND Quang Thọ;NSƯT Dương Minh Đức, Quang Huy,Việt Hoàn, Tấn Minh và các ca sĩ MỹLinh, Hồng Nhung, Mỹ Tâm, QuangLinh, Trọng Tấn, Đăng Dương, AnhThơ… nhiều ban nhạc, nhóm nhạc như:5 dòng kẻ, M4U, Bức Tường, NgũCung…

Tại buổi Họp báo, Chủ tịch HộiNhạc sĩ Việt Nam - Nhạc sĩ Đỗ HồngQuân khẳng định: với tiêu chí nghệthuật cao, có được sự cổ vũ và ủng hộcủa tất cả các nhạc sĩ, ca sĩ hàng đầu ViệtNam. Chương trình chắc chắn là mộtĐại nhạc hội trong lĩnh vực âm nhạc.

H.H

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

18 số 1078 l 05.6.2014

thônG tin trao đổi

Những vụ bạo hành, xâm hại trẻ emxảy ra liên tiếp thời gian qua đã giónglên những hồi chuông báo động đòi hỏisự chung tay của toàn xã hội nhằm ngănchặn những hành vi tương tự trongtương lai.

Vào trung tuần tháng 3/2014, dưluận xã hội bức xúc trước việc ngườicha Đỗ Văn Lợi nghi mất tiền đánhcháu Đỗ Doãn Lộc (Bắc Ninh) dẫnđến tử vong. Trước đó, vào ngày cuốicùng của năm 2013, một vụ án tươngtự cũng xảy ra tại huyện Ea H’leo, tỉnhĐắk Lắk. Chỉ vì bao tiêu 20kg tiêu bịmất, Nguyễn Văn Lam đã lôi 3 congái nhỏ ra đánh khiến 1 trong 3 cháuđã tử vong…

Những sự việc trên là phần nổi củatảng băng chìm và thực tế còn nhiềuvụ bạo hành, xâm hại đến tính mạng,sức khỏe trẻ em đang gia tăng. Nhiềutrẻ em bị thương đã phải lánh nạn vàonhững “ngôi nhà bình yên” để phụchồi tâm lý. Đã đến lúc phải gióng lênhồi chuông cảnh báo về tình trạng bạolực của một bộ phận người lớn nóichung và các bậc cha mẹ nói riêng đốivới trẻ em, đối với chính con emmình; trong đó còn là sự vô tâm củakhông ít người lớn, cộng đồng.

Tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâmhại đang có xu hướng gia tăng, tính chấtngày càng nghiêm trọng, nhiều hành vivi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em trởthành vấn đề nóng cần can thiệp. Tổnghợp số liệu từ 63 tỉnh/thành, năm 2010có 910 vụ xâm hại tình dục trẻ em đượcphát hiện, con số này trung bình mỗinăm sau đó khoảng 1.000 vụ. Trong đó,số vụ hiếp dâm trẻ em chiếm gần 66%số vụ xâm hại tình dục trẻ em. Đặc biệt,xuất hiện các vụ xâm hại tình dục trẻem có tính chất đặc biệt nghiêm trọng,báo động về sự suy đồi đạo đức; đồngthời xuất hiện nhiều hình thức mới nhưxâm hại tình dục trẻ em nam, xuất hiện

đối tượng phạm tội là người nướcngoài, phạm tội xâm hại tình dục trẻ emthông qua internet.

Tình trạng bạo lực với trẻ em vẫncòn khá phổ biến. Giai đoạn 2008-2010cả nước có khoảng 3.000 vụ bạo lực trẻem. Còn theo báo cáo của Bộ Giáo dụcĐào tạo, từ năm học 2009-2010 đếnnay, toàn quốc có khoảng 1.600 vụ họcsinh đánh nhau trong và ngoài trườnghọc. “Tình trạng bạo lực vẫn đang diễnbiến phức tạp dưới nhiều hình thức dotác động của mặt trái kinh tế thị trườngdẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, phântầng xã hội làm nảy sinh các vấn đề xãhội. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnhmẽ của công nghệ thông tin và hội nhậptoàn cầu dẫn đến sự biến đổi các giá trịxã hội, lối sống thực dụng, các hành vilệch chuẩn…”, ông Nguyễn Hải Hữu -Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻem nhận định.

Theo đại diện Quỹ Nhi đồng Liênhợp quốc tại Việt Nam (UNICEF), tìnhtrạng bạo lực với trẻ em đang diễn rakhá phổ biến đối với nhiều nước, trongđó có Việt Nam. Theo khảo sát tại ViệtNam cho thấy có gần 74% số trẻ emViệt Nam từ 2-14 tuổi bị cha mẹ hoặcngười trong gia đình trừng phạt bằngbạo lực. Do đó, chủ đề UNICEF phátđộng nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhinăm nay là “Chấm dứt bạo lực đối vớitrẻ em”, còn chủ đề Tháng hành độngvì trẻ em lần thứ 25 diễn ra từ 01-30/6năm nay trên toàn quốc là “Hành độngvì một xã hội không bạo lực, khôngxâm hại trẻ em” và hướng tới vì mộtmùa hè an toàn.

“Tháng hành động vì trẻ em nămnay nhằm mục tiêu thúc đẩy hơn nữa sựquan tâm của toàn xã hội đối với trẻ em,giảm thiểu số lượng trẻ em bị xâm hại.Để làm được việc này, truyền thông cóvai trò quan trọng nhằm nâng cao nhậnthức của cộng đồng về trách nhiệm bảo

vệ, chăm sóc trẻ em; phát triển các dịchvụ bảo vệ trẻ em để sẵn sàng tiếp nhậnthông báo, tố cáo và hỗ trợ, can thiệpkịp thời các trường hợp trẻ em bị xâmhại, bạo lực; tổ chức các hoạt động vănhóa, thể thao, vui chơi và mùa hè antoàn, lành mạnh…”, ông Nguyễn HảiHữu cho biết.

Bộ LĐTBXH phối hợp các đoàn thểnhư Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, HộiBảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, các cơquan truyền thông đẩy mạnh tuyêntruyền, cung cấp kiến thức, kỹ năng bảovệ, chăm sóc trẻ em.

Để cải thiện công tác bảo vệ trẻ em(BVTE), Việt Nam đang từng bướchoàn thiện khung pháp lý, chính sáchtrợ giúp và cơ chế thực hiện. Dịch vụBVTE được triển khai thí điểm ở 3 cấpđộ: Phòng ngừa, can thiệp giảm thiểucác nguy cơ, hỗ trợ phục hồi, hòa nhậpcho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khókhăn, bị tổn thương. Các trẻ em nghiệnma túy, lao động điều kiện nặng nhọc,độc hại đã có xu hướng giảm; số trẻđược chăm sóc và trợ giúp đạt 75%.

“Bộ LĐTBXH duy trì đường dâytư vấn hỗ trợ trẻ em (18001567) nhằmgóp phần can thiệp kịp thời, trợ giúpcho nhiều đối tượng trẻ em có hoàncảnh đặc biệt hoặc bị bạo lực xâm hạikhi có yêu cầu. Bên cạnh đó, cả nướchình thành 11 trung tâm công tác xã hộitrẻ em cấp tỉnh, hàng trăm văn phòngtư vấn cấp quận huyện, trường học đểkịp thời cung cấp dịch vụ BVTE tạicộng đồng. Đây sẽ là hướng Cục Bảovệ, chăm sóc trẻ em trong thời gian tới”,ông Nguyễn Hải Hữu cho biết.

Riêng với tình trạng đuối nước dịphè, Bộ LĐTBXH đã có văn bản chỉ đạocác địa phương tích cực phòng chốngđuối nước thông qua việc đưa môn bơilội vào các cấp trường học, triển khaicác lớp dạy bơi miễn phí…

m.CườNg

Chung tay ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

19số 1078 l 05.6.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Liên hoan Ca Trù toàn quốc năm2014 sẽ được tổ chức vào tháng 8 tới,tại thành phố Hà Nội với sự tham giacủa các địa phương có di sản Ca Trù.

Dù đã nhận được nhiều sự quantâm song Ca Trù vẫn còn là một loạihình nghệ thuật chưa thực sự có sứcsống cũng như chưa được phổ biến đếnđông đảo công chúng. Công tác bảo

tồn, phát huy giá trị Ca Trù đến nay vẫncòn gặp nhiều khó khăn. Liên hoan CaTrù toàn quốc được tổ chức nhằm gópphần quảng bá rộng rãi hơn di sản nàycũng như tìm hướng bảo tồn, phát huygiá trị của di sản.

Dự kiến, Liên hoan Ca Trù toànquốc năm 2014 sẽ có sự tham gia củacác câu lạc bộ, các giáo phường đến từ

15 tỉnh/thành có di sản trên toàn quốcnhư Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, HàTĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, thànhphố Hồ Chí Minh… Viện Âm nhạc -Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Namsẽ phối hợp với các cơ quan liên quanvà các địa phương có di sản để tổ chứcLiên hoan Ca Trù toàn quốc 2014.

N.H

Ngày 31/5, Giám đốc Trung tâmBảo tồn di tích Cố đô Huế - PhanThanh Hải cho biết: Được sự thốngnhất của Hội đồng giám định nguyênnhân sự cố sạt đổ mái công trình di tíchPhu Văn Lâu, thuộc hệ thống di tích Cốđô Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cốđô Huế đã phối hợp với Trung tâmTriển khai Công nghệ Xây dựng miềnTrung, thuộc Viện Khoa học Côngnghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng tiếnhành khắc phục sự cố công trình, bướcđầu hoàn thành việc gia cố di tích PhuVăn Lâu thuộc hệ thống di tích Cố đôHuế theo đúng nguyên trạng vốn có.

Trong thời gian từ ngày 26-31/5,các đơn vị thi công đã tiến hành giacường cục bộ toàn bộ các đầu kèo, xàđầu cột, đuôi kèo; liên kết toàn bộ cáchệ thống xà thông qua hệ giáo ống bắcbên trong nhà; phục hồi cây cột bị mục

gãy, bộ khung gỗ và hệ mái khu vực bịsụp đổ; bổ sung con-xon gia cường vịtrí xà đầu cột quyết ở góc Đông Bắcvừa bị sập và lợp cục bộ khu vực máilợp bị sự cố.

Theo quan sát tại hiện trường, hiệnnay di tích Phu Văn Lâu đã được trả vềđúng nguyên trạng; mặt khác, tất cả cácvị trí xung yếu khác xung quanh côngtrình còn được gia cố nhằm đảm bảocông trình được ổn định trong quá trìnhchờ hoàn thành các thủ tục cần thiếtcho việc trùng tu toàn diện công trình.Cùng với việc khắc phục sự cố, Trungtâm Bảo tồn di tích cố đô Huế hiệncũng đang khẩn trương hoàn thành cácthủ tục lập dự án, hồ sơ thiết kế trìnhcác cấp có thẩm quyền phê duyệt, đểcông trình Phu Văn Lâu kịp thực hiệntrong năm kế hoạch 2015.

Phu Văn Lâu có tuổi thọ lâu đời

(xây dựng năm 1819, trùng tu lần cuốinăm 1993-1995). Trước đó, công trìnhtrải qua một số lần sửa chữa, trùng tunhưng không triệt để. Cụ thể là trướcnăm 1975 (trong khoảng 1957-1960)đã thay bộ khung chịu lực bằng bê-tôngcốt sắt, nhưng vẫn sử dụng một số cộtgỗ (8 cột gỗ tại tầng 1 và 8 cột bê tông);hệ thống kèo thì cũng sử dụng cả bêtông và kèo gỗ. Lần trùng tu gần đâynhất vào năm 1993-1995, do khó khănvề kinh phí và điều kiện nên vẫn chưakhắc phục điều này mà vẫn sử dụng bộkhung cũ, chỉ thay 3 cột gỗ, tái sử dụngmột số cột, kèo khác.

Ngày 15/5, sự cố xảy ra là do đầu 1thanh xà gỗ gắn vào cột bê tông ở gócđông bắc bị đứt rời phần đầu mộng gắn gávào đầu cột bê tông, kéo theo sự sụp đổcủa 1 phần góc mái di tích Phu Văn Lâu.

Q.VIệt

Trả lại nguyên trạng di tích Phu Văn Lâu thuộc di tích Cố đô Huế

Ông Nguyễn Anh Bằng - Giámđốc Bảo tàng tỉnh Đắk Nông chobiết: Sáng 29/5, người dân địaphương đi làm rẫy, đã phát hiện 2bộ đàn đá tại xã Long Sơn (huyệnĐắk Mil), với niên đại hơn 3.000năm. Sau khi nhận được thông tin,Bảo tàng tỉnh đã phối với các phòngnghiệp vụ của Sở VHTTDL tỉnhĐắk Nông tổ chức khảo sát thực địa,thu thập thông tin tại cơ sở.

Bộ đàn đá thứ nhất gồm 10 thanhvà bộ thứ hai có 7 thanh. So sánhvới các bộ đàn đá khác ở các tỉnhĐắk Nông, Lâm Đồng... cho thấyhai bộ đàn đá này có sự tương đồngvề kiểu dáng và giá trị lịch sử, văn hóa...

Sở VHTTDL tỉnh Đắk Nông đãkiến nghị chính quyền huyện ĐắkMil chỉ đạo các phòng chức năngcùng với chủ nhân hiện vật lưu giữ,

bảo quản kỹ lưỡng hiện vật, khôngbán, trao đổi, làm hư hại, mất mát...

Theo Luật Di sản văn hóa, hiệnvật được phát hiện trong lòng đất thìthuộc sở hữu quốc gia. Vì vậy, chínhquyền địa phương cũng cần vậnđộng chủ nhân tự nguyện giao nộpđàn đá cho Nhà nước để tiện trongcông tác bảo tồn, phát huy giá trị disản trong giáo dục truyền thống.

trầN NguYệN

Liên hoan Ca Trù toàn quốc năm 2014

Đắk Nông: Phát hiện 2 bộ đàn đá có niên đại hơn 3.000 năm

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078

Sự kiện vấn đề

20 số 1078 l 05.6.2014

Sự kiện vấn đề

Chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình Tân

Biên tậpTrung kIên, Thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

Cấp ngày 18/9/2012

In tạiCông Ty Tnhh mộT Thành VIên

In Và Văn hóa Phẩm

Trước vụ việc Trung Quốc đặt giànkhoan Hải Dương 981 trái phép trongthềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tếcủa Việt Nam, tấn công các tàu kiểmngư, cảnh sát biển của Việt Nam, hơnlúc nào hết, tinh thần tự hào dân tộc,lòng yêu nước của mọi tầng lớp nhândân lại được khơi dậy, hun đúc mạnhmẽ. Không dừng lại ở tiếng nói phảnđối, tinh thần yêu nước đã được thểhiện bằng những hành động thiết thực,ý nghĩa. Tất cả để hướng tới một mụctiêu cao cả: Bảo vệ vững chắc chủquyền thiêng liêng của Tổ quốc.

1Lễ chào cờ đặc biệt đầu tuần sángthứ 2, trong những ngày tháng 5vừa qua tại một ngôi trường ở

Đồng Nai là hoạt động đầy ý nghĩa.Khác với những lần trước, buổi chào cờđầu tuần đó của các thầy cô giáo và hơn800 học sinh khối 12 của trường Tiểuhọc, Trung học cơ sở, Trung học phổthông Lê Quý Đôn tỉnh Đồng Nai đặcbiệt hơn. Tấm bản đồ hình chữ S cùngcác quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa củaViệt Nam được xếp bởi chính các emhọc sinh của trường. Bài Quốc ca vanglên trong một thời khắc thật đặc biệt,như một tiếng nói phản đối hành độngngang ngược của Trung Quốc, đồngthời chuyển thông điệp đến các cán bộ,chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơi biển đảotiền tiêu: Mọi tầng lớp nhân dân luônđồng hành cùng các anh với quyết tâmgiữ gìn, bảo vệ vững chắc chủ quyềnbiển đảo đất nước.

2Những ngày qua, hàng vạnngười dân từ những xóm chài ởQuảng Nam cho đến Thủ đô Hà

Nội, cố đô Huế, Đà Nẵng, thành phốHồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ; cácngành, các tổ chức, đoàn thể, hội, hiệphội... đã tổ chức mít tinh, xuống đườngtuần hành phản đối hành động củaTrung Quốc đưa trái phép giàn khoanHải Dương 981 vào vùng đặc quyền

kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.Kiều bào ta ở nước ngoài cũng thamgia các cuộc biểu tình, tuần hành biểuthị lòng yêu nước và kiên quyết phảnđối hành động sử dụng vũ lực của nhàcầm quyền Trung Quốc hòng thôn tínhbiển Đông.

Trên các diễn đàn, dư luận thế giớiđã thể hiện chính kiến, bóc trần sự thật,lên tiếng mạnh mẽ phản đối dã tâm củaTrung Quốc. Thật cảm động, cũng thậtkhâm phục khi những cảnh sát biển,những kiểm ngư dù bị thương, nhưngvẫn bất chấp mọi hiểm nguy, tìnhnguyện được ở lại tàu, siết chặt đội ngũđể bảo vệ chủ quyền biển đảo quêhương. Trả lời phỏng vấn báo chí, ôngCục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Namthông tin rằng, lực lượng kiểm ngư đãnhận được rất nhiều cuộc điện thoại chiasẻ, động viên cả về tinh thần và vật chất.

Nhiều sinh viên đại học gọi điệnbày tỏ nguyện vọng được gia nhập lựclượng kiểm ngư, xung phong ra biểnlàm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, lãnhthổ thiêng liêng của Tổ quốc. Cùng vớibày tỏ sự căm phẫn, ngư dân cả nướccũng thể hiện quyết tâm bám biển, kiênquyết đấu tranh với những hành độngngang ngược, hiếu chiến của TrungQuốc. Thật tự hào khi mỗi người ViệtNam bằng những việc làm thiết thực,hướng trái tim mình về “Tổ quốc nơi

đầu sóng” yêu thương.

3Trên các trang mạng xã hội đanglan tỏa bài hát “Tự nguyện”(nhạc sĩ Trương Quốc Khánh),

bài hát giành quán quân cuộc thiVietnam Idol 2014 (vừa kết thúc vàotrung tuần tháng 5 năm 2014), đã chạmđúng trái tim của nhiều người vào thờiđiểm chủ quyền biển đảo Tổ quốc đangtừng giờ, từng phút bị đe dọa. Khi thísinh Nhật Thủy đặt tay lên trái tim mìnhsau câu hát: “Nhìn anh em đứng lênphất cao ngọn cờ...”, hàng nghìn khángiả theo dõi Vietnam Idol hòa chungnhịp đập với cô. Trên nhiều trang web,diễn đàn âm nhạc, các bạn trẻ lập tức“lùng sục” chép lại bài hát này để họcthuộc, đồng thời bày tỏ khát vọng sẵnsàng được “chết cho quê hương”.

Bài hát trên không xa lạ gì vớinhiều thế hệ người Việt Nam, nhưngkhi nó được đặt vào đúng bối cảnh,tức thì “Tự nguyện” trở thành bài hátlàm bùng nổ hào khí dân tộc đượcngười Việt Nam truyền từ đời nàysang đời khác.

4Tất cả là sự cộng hưởng của tìnhyêu Tổ quốc. Đó cũng chính làyếu tố tạo nên sức mạnh vô bờ

bến để dân tộc ta vượt qua muôn vànthử thách khó khăn, bảo vệ vững chắcchủ quyền lãnh thổ đất nước.

tHế HùNg

Cộng hưởng tình yêu Tổ quốc

Chương trình nghệ thuật đặc biệt " Vì biển đảo thân yêu"