toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - số 1082

20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1082 ngày 03/7/2014 - Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh hội đàm với Bộ trưởng Bộ Thể thao Liên bang Nga (Tr.2) - Quy định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” (Tr.4) - Hình Tổ quốc hiện trên giá vẽ (Tr.20) - Việt Nam dẫn đầu Giải Bơi vô địch Đông Nam Á (Tr.14) troNG số NàY Ảnh: NGUYỄN DÂN Tuần phim chào mừng Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt Bộ VHTTDL vừa giao Cục Điện ảnh, phối hợp với Công ty TNHH MTV Phim Giải Phóng, Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim chào mừng Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt trong phạm vi cả nước. Tuần phim diễn ra từ ngày 17 đến 23/7/2014. Các phim được chọn chiếu trong Tuần phim gồm: phim Truyện “Gió rừng sương, “Gió thiên đường” do Công ty TNHH MTV Phim Giải Phóng sản xuất; phim Tài liệu “Chuyện của Nhã” do Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất; phim Tài liệu “Vì sự bình yên của biển” do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất. M.H Chương trình nghệ thuật “Đại gia đình các dân tộc Việt Nam với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã diễn ra trọng thể tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) tối 28/6. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) với chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” do Bộ VHTTDL tổ chức. Chương trình này cũng là điểm nhấn trong chuỗi sự kiện của Bộ VHTTDL thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; thể hiện tiếng nói của cộng đồng các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Xem tiếp trang 2) Gần 4,3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2014, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 4.287.885 lượt khách, tăng 21,11% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, lượng khách đến du lịch, nghỉ ngơi là 2.588.226 lượt người, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2013; khách đến vì công việc kết hợp du lịch là 720.935 lượt người, tăng 21,68% so với cùng kỳ năm 2013; khách đến thăm thân kết hợp du lịch là 739.536 lượt người, tăng 25,35% so với cùng kỳ năm 2013; khách đến vì các mục đích khác kết hợp du lịch là 239.188 lượt người, tăng 26,87% so với cùng kỳ năm 2013. (Xem tiếp trang 12) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các vị đại biểu dự chương trình "Đại gia đình các dân tộc Việt Nam với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" Gia đình tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam

Upload: pham-viet-long

Post on 24-Jun-2015

134 views

Category:

News & Politics


2 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1082. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1082 ngày 03/7/2014

- Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhhội đàm với Bộ trưởng Bộ Thể thao Liên bang Nga

(Tr.2)- Quy định xét tặng danh hiệu“Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”

(Tr.4)- Hình Tổ quốc hiện trên giá vẽ

(Tr.20)- Việt Nam dẫn đầu Giải Bơi vô địch Đông Nam Á

(Tr.14)

troNG số NàY

Ảnh:

NG

UYỄ

N D

ÂN

Tuần phim chào mừngNăm Du lịch quốc gia2014 Tây Nguyên - Đà Lạt

Bộ VHTTDL vừa giao Cục Điệnảnh, phối hợp với Công ty TNHHMTV Phim Giải Phóng, Công tyTNHH MTV Hãng phim Tài liệu vàKhoa học Trung ương, Điện ảnh Quânđội nhân dân tổ chức Tuần phim chàomừng Năm Du lịch quốc gia 2014 TâyNguyên - Đà Lạt trong phạm vi cảnước. Tuần phim diễn ra từ ngày 17đến 23/7/2014. Các phim được chọnchiếu trong Tuần phim gồm: phimTruyện “Gió rừng sương, “Gió thiênđường” do Công ty TNHH MTV PhimGiải Phóng sản xuất; phim Tài liệu“Chuyện của Nhã” do Công ty TNHHMTV Hãng phim Tài liệu và Khoa họcTrung ương sản xuất; phim Tài liệu“Vì sự bình yên của biển” do Điện ảnhQuân đội nhân dân sản xuất.

M.H

Chương trình nghệ thuật “Đại gia đình các dân tộc Việt Nam với sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc” đã diễn ra trọng thể tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộcViệt Nam (Hà Nội) tối 28/6. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động hưởngứng Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) với chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”do Bộ VHTTDL tổ chức. Chương trình này cũng là điểm nhấn trong chuỗi sự kiệncủa Bộ VHTTDL thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứngyêu cầu phát triển bền vững đất nước; thể hiện tiếng nói của cộng đồng các dân tộctrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Xem tiếp trang 2)

Gần 4,3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Namtrong 6 tháng đầu năm

Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2014, lượng khách quốc tế đếnViệt Nam ước đạt 4.287.885 lượt khách, tăng 21,11% so với cùng kỳ năm 2013.Trong đó, lượng khách đến du lịch, nghỉ ngơi là 2.588.226 lượt người, tăng19,3% so với cùng kỳ năm 2013; khách đến vì công việc kết hợp du lịch là720.935 lượt người, tăng 21,68% so với cùng kỳ năm 2013; khách đến thămthân kết hợp du lịch là 739.536 lượt người, tăng 25,35% so với cùng kỳ năm2013; khách đến vì các mục đích khác kết hợp du lịch là 239.188 lượt người,tăng 26,87% so với cùng kỳ năm 2013. (Xem tiếp trang 12)

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các vị đại biểu dự chương trình "Đại gia đình các dân tộc Việt Nam vớisự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"

Gia đình tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

quản lý nhà nước

2 số 1082 l 03.7.2014

Đến dự chương trình có Tổng Bí thư- Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bíthư - Nông Đức Mạnh; Chủ tịch Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam- Nguyễn Thiện Nhân; Phó Chủ tịchnước - Nguyễn Thị Doan; Phó Thủtướng - Vũ Đức Đam... cùng đại diệnlãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trungương, địa phương và bạn bè quốc tế.Đặc biệt là sự tham gia của hơn 1.000người, trong đó có 200 đồng bào đạidiện cho 32 dân tộc đến từ 8 tỉnh/thành,học sinh, sinh viên các dân tộc đang họctập tại một số trường trên địa bàn HàNội và Tây Nguyên...

Phát biểu tại chương trình, đồng chíNguyễn Thiện Nhân khẳng định: Giađình Việt Nam có một vị trí lịch sử đặcbiệt. Gia đình là nơi tái tạo con ngườiViệt Nam, văn hóa Việt Nam, cùng vớikhông gian làng xã, khu vực và quốc giađem lại hạnh phúc cho mỗi người ViệtNam và tạo nên sức mạnh của dân tộcViệt Nam. Tổ quốc là bầu trời, là đất, làsông, là biển chung cho mọi người ViệtNam, mọi gia đình, làng bản và vùng

của Việt Nam, là nền tảng văn hóa,chính trị cho mỗi dân tộc, mỗi vùng, làkhông gian sống tự do cho mọi dân tộc,gia đình Việt Nam. Sự tương tác giữa 4không gian sống của người Việt - giađình, làng bản, vùng và Tổ quốc quahàng nghìn năm lịch sử đã góp phần gìngiữ cho gia đình hạnh phúc, dân tộc tồntại và phát triển...

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cũngnhấn mạnh: Ngày Gia đình Việt Namhàng năm là dịp khẳng định giá trị đặcbiệt của gia đình trong lịch sử phát triểncủa đất nước và quyết tâm của ngườiViệt xây dựng và phát triển gia đình ViệtNam hạnh phúc trong hiện tại, tương lai.Gia đình là cái nôi của mỗi người ViệtNam khi chào đời, dù là dân tộc Kinh,dân tộc Mường, dân tộc Tày, dân tộcThái, hay Ba Na, Ê Đê… Gia đình làkhông gian sống đầu tiên của mỗi ngườiViệt Nam, cùng với làng bản, khu vựcvà Tổ quốc tạo nên 4 không gian sốngcủa người Việt.

Trong bữa cơm, người Việt Namkhông chỉ nói về việc nhà, mà còn nói

về việc làng, việc nước. Đối với mỗingười Việt Nam, xã hội Việt Nam, giađình chính là tế bào của xã hội. Mỗi giađình là một tổ ấm và tổ ấm đó có đượclà nhờ tổ tiên và Tổ quốc. Nhân NgàyGia đình Việt Nam hôm nay, chúng tamột lần nữa khẳng định vai trò đặc biệtcủa gia đình trong văn hóa Việt Nam,trong lịch sử Việt Nam. Chúng ta hãychung tay để mỗi gia đình Việt Namhạnh phúc, 54 dân tộc anh em hạnhphúc, để Tổ quốc Việt Nam trường tồn,hạnh phúc…

Chương trình nghệ thuật “Đại giađình các dân tộc Việt Nam với sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc” gồmnhiều tiết mục được dàn dựng công phu,sáng tạo, mang đậm bản sắc văn hóa cácdân tộc Việt Nam. Quan trọng hơn là đãgóp phần gắn bó tình đoàn kết quân dâncùng chung ý chí đoàn kết bảo vệ chủquyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Chương trình bắt đầu với ca khúc“Linh thiêng Việt Nam” như là lời tri ânsâu sắc nhất với các bậc tiền nhân, anhhùng liệt sỹ chiến đấu bảo vệ, dựng xây

Trong khuôn khổ Những ngày vănhóa Việt Nam tại Liên bang Nga, chiều26/6, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã cócuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Thểthao Liên bang Nga - Vitaly Mutco.

Bộ trưởng Vitaly Mutco khẳngđịnh, trên cơ sở mối quan hệ tốt đẹp vềchính trị, văn hóa, Việt Nam và Liênbang Nga có đủ các điều kiện thuận lợiđể thúc đẩy quan hệ về TDTT giữa hainước. Giữa hai Bộ cần chia sẻ kinhnghiệm trong công tác quản lý và tổchức các hoạt động TDTT, cùng nhauthúc đẩy phát triển sự nghiệp TDTT ởmỗi nước. Liên bang Nga mong muốnViệt Nam sẽ tham gia các hoạt độngTDTT do Liên bang Nga tổ chức.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chânthành cảm ơn Bộ trưởng Vitaly Mutcođã dành thời gian tiếp đoàn. Bộ trưởngchúc mừng Liên bang Nga đã tổ chức

thành công Olympic Mùa Đông tạiSochi vừa qua và đoàn thể thao Liênbang Nga đã xuất sắc giành vị trí đứngđầu đại hội; chúc mừng Liên bang Ngagiành quyền đăng cai Giải vô địchBóng đá thế giới vào năm 2018.

Với mong muốn thúc đẩy mối quanhệ về TDTT giữa Việt Nam và Liênbang Nga, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhđề nghị hai nước cần tăng cường traođổi các đoàn cán bộ lãnh đạo, quản lý,chuyên gia, HLV, giáo viên TDTT; cửcác đội thể thao sang tham dự các giảithể thao được tổ chức ở mỗi nước; tiếptục hỗ trợ đào tạo cán bộ đại học và sauđại học cho VN; hai Bộ tạo điều kiệnthúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Ủyban Olympic và các liên đoàn thể thao

của hai quốc gia; đề nghị Bộ Thể thaoLiên bang Nga tạo điều kiện thuận lợiđể phát triển môn Vovinam tại Nga.Nhân dịp này, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh đã đề nghị Bộ VHTTDL Việt Namvà Bộ Thể thao Liên bang Nga cùngphối hợp xây dựng và ký thỏa thuậnhợp tác về TDTT trong thời gian tới.

Bộ trưởng Vitaly Mutco đã ghi nhậnvà ủng hộ những ý kiến của Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh, đồng thời khẳng địnhBộ Thể thao Liên bang Nga sẽ tiếp tụchợp tác và hỗ trợ phát triển cho thể thaoViệt Nam. Nhất trí hai Bộ sẽ giao chocác cơ quan hai bên xây dựng thỏathuận hợp tác về TDTT, trình hai Bộtrưởng trong thời gian tới.

Văn Hóa

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh hội đàm với Bộ trưởng Bộ Thể thao Liên bang Nga

Gia đình tạo nên sức mạnh của dân tộc... (Tiếp theo trang 1)

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

- Tại Quyết định số 1940/QĐ-BVHTTDL ngày 19/6/2014 BộVHTTDL giao Trung tâm Triển lãmVăn hóa Nghệ thuật Việt Nam phốihợp với Cục Hợp tác quốc tế và Đạisứ quán nước Cộng hòa BolivarVenezuela tại Việt Nam đón đoànnghệ sĩ Venezuela (02 người) vào tổchức hội thảo và triển lãm thủ côngmỹ nghệ trong khuôn khổ tuần Vănhóa Venezuela tại Việt Nam. Thờigian tổ chức từ ngày 02-12/7/2014,tại Trung tâm Triển lãm Văn hóaNghệ thuật Việt Nam.

- Ngày 19/6/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 1941/QĐ-BVHTTDL, giaoTrung tâm Tổ chứcbiểu diễn nghệ thuật phối hợp vớiCục Hợp tác quốc tế và Đại sứ quánnước Cộng hòa Bolivar Venezuela tạiViệt Nam đón đoàn nghệ sĩVenezuela (07 người) vào biểu diễntrong khuôn khổ Tuần Văn hóaVenezuela tại Việt Nam. Thời gian tổchức từ ngày 02-12/7/2014.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 1951/QĐ-BVHTTDL ngày20/6/2014, giao Cục Nghệ thuật biểudiễn chủ trì, chỉ đạo Nhà hát Ca,Múa, Nhạc Việt Nam và các đơn vịcó liên quan thực hiện Chương trìnhnghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 60 nămĐặc khu Vĩnh Linh (25/8/1954-

25/8/2014). Thời gian tổ chức vàongày 25/8/2014 tại Thị trấn Hồ Xá,huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

- Tại Quyết định số 1965/QĐ-BVHTTDL ngày 23/6/2014 BộVHTTDL giao Cục Hợp tác quốc tếphối hợp với Cục Điện ảnh và Đại sứquán nước Cộng hòa BolivarVenezuela tại Việt Nam tổ chức“Những ngày phim Venezuela tại HàNội” trong khuôn khổ Tuần Văn hóaVenezuela tại Việt Nam năm 2014nhân dịp kỷ niệm 25 Quan hệ ngoạigiao giữa hai nước. Thời gian tổ chứctừ ngày 05-11/7/2014.

- Ngày 24/6/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 1980/QĐ-BVHTTDL, giao Cục Nghệ thuậtbiểu diễn chủ trì phối hợp với HộiNghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, SởVHTTDL tỉnh Bình Định và các đơnvị có liên quan tổ chức “Cuộc thi Tàinăng trẻ diễn viên sân khấu Tuồngchuyên nghiệp toàn quốc-2014”.Thời gian tổ chức vào cuối tháng 7năm 2014, tại thành phố Quy Nhơn,tỉnh Bình Định.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 2003/QĐ-BVHTTDL ngày26/6/2014, cho phép Sở VHTTDLtình Bình Định khai quật khảo cổ tạiđịa điểm phế tích Tháp Rừng Cấpthuộc thôn Thủ Thiện Thượng, xã

Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh BìnhĐịnh. Thời gian khai quật từ ngày25/6-25/7/2014, diện tích khai quật300m2.

- Tại Quyết định số 2004/QĐ-BVHTTDL ngày 26/6/2014, chophép Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninhphối hợp với Viện Khảo cổ học khaiquật tại di chỉ Hòn Ngò thuộc xãĐông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnhQuảng Ninh. Thời gian khai quật từngày 01/7-14/8/2014, diện tích khaiquật 200m2. Những hiện vật thu đượctrong quá trình khai quật phải đượctạm nhập vào Bảo tàng Quảng Ninhđể giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnhQuảng Ninh có trách nhiệm tiếpnhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởngxem xét quyết định giao những hiệnvật đó cho bảo tàng công lập có chứcnăng thích hợp để bảo vệ và phát huygiá trị.

- Ngày 26/6/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 2005/QĐ-BVHTTDL, cho phép Sở VHTTDLtỉnh Tuyên Quang phối hợp với ViệnKhảo cổ học khai quật di tích Bãi Soithuộc thôn Tân Thịnh, Thị trấn SơnDương, huyện Sơn Dương, tỉnhTuyên Quang. Thời gian khai quật từngày 25/625/7/2014, diện tích khaiquật 20m2.

tHtt

quản lý nhà nước

3số 1082 l 03.7.2014

VăN BảN mới

Tổ quốc ngàn đời nay. Lịch sử của dântộc ta là lịch sử dựng nước, giữ nước,suốt mấy nghìn năm chưa bao giờ ngơinghỉ. Sự hy sinh của bao thế hệ ngườiViệt để gìn giữ từng tấc đất cha ông đãtrở thành bất tử, ghi khắc vào sông núinước Việt. Vượt qua muôn vàn giankhó, biết bao cuộc chiến tranh giành độclập dân tộc, Việt Nam ngày nay đangvững bước dựng xây đất nước, hội nhậpquốc tế.

Chương trình dành nhiều thời lượng,tiết mục để nói về chủ quyền biển, đảo

của Tổ quốc, khái quát lại lịch sử, khẳngđịnh biển, đảo là phần máu thịt của củaTổ quốc. Từ những hải đội Hoàng Sađầu tiên, không tiếc thân mình giữ chủquyền biển đảo Tổ quốc, nối tiếp truyềnthống anh hùng, biết bao người ViệtNam đã ngã xuống để gìn giữ, làm nênmột dải biển đảo ngát xanh hôm nay.Các tiết mục như vọng cổ “Gần lắmTrường Sa”, “Bâng khuâng TrườngSa”… đã tái hiện một Trường Sa dịudàng, yên bình, hiền hòa trong nhịp thởcủa tình yêu, ước mơ và khát vọng. Đó

là một Trường Sa rộn ràng tiếng đàn,tiếng hát của người lính, giúp họ vượtqua bao gian khó, vững chắc tay súnggiữ biển đảo quê hương. Biển đảo - tráitim cả nước, mỗi vùng biển đảo đềuvang vọng tiếng gọi của cha ông. Câuchuyện về tình yêu biển đảo đã truyềnqua bao thế hệ người Việt Nam, đẹp vàsáng chói như những ngọn hải đăng,những con tàu vượt qua ngàn sóng gió,vẫn sừng sững, hiên ngang giữa biểntrời Tổ quốc.

tHế Hùng

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

4 số 1082 l 03.7.2014

quản lý nhà nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị địnhsố 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014, quyđịnh về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhânNhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnhvực di sản văn hóa phi vật thể. Theo đó,danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” và“Nghệ nhân Ưu tú” được xét tặng cho cánhân đạt đủ các tiêu chuẩn sau: Trungthành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chínhsách của Đảng và pháp luật của Nhànước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơnvị, tổ chức, địa phương. Có phẩm chấtđạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống;tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồngnghiệp và quần chúng mến mộ, kínhtrọng; đào tạo được cá nhân đang thamgia bảo vệ và phát huy giá trị di sản vănhóa phi vật thể.

Cùng với các tiêu chuẩn trên, cá nhânđược xét tặng danh hiệu “Nghệ nhânNhân dân” và “Nghệ nhân Ưu tú” phải cótài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, cócống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệpbảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

phi vật thể trong phạm vi cả nước (đối với“Nghệ nhân Nhân dân”) hoặc của địaphương (đối với “Nghệ nhân Ưu tú”), thểhiện ở việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết thựchành di sản văn hóa phi vật thể, có thànhtích, giải thưởng, sản phẩm tinh thần hoặcvật chất có giá trị cao (đối với “Nghệ nhânNhân dân”) và có giá trị (đối với “Nghệnhân Ưu tú”) về lịch sử, văn hóa, khoahọc, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật.

Đồng thời, phải có thời gian hoạtđộng trong nghề từ 20 năm trở lên và đãđược Nhà nước phong tặng danh hiệu“Nghệ nhân Ưu tú” (đối với “Nghệ nhânNhân dân”) và có thời gian hoạt độngtrong nghề từ 15 năm trở lên (đối với“Nghệ nhân Ưu tú”).

Nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân Ưutú có các quyền và nghĩa vụ: được nhậnHuy hiệu, Giấy chứng nhận của Chủ tịchnước và tiền thưởng kèm theo danh hiệu“Nghệ nhân Nhân dân” hoặc “Nghệ nhânƯu tú” theo quy định của pháp luật về thiđua, khen thưởng; không ngừng hoànthiện tri thức và kỹ năng; tích cực truyền

dạy, phổ biến tri thức và kỹ năng... Đốivới nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưutú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khănđược hưởng trợ cấp sinh hoạt hằng thángtheo quy định của Chính phủ.

Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệnhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”được thành lập theo 3 cấp: Hội đồngcấp tỉnh; Hội đồng chuyên ngành cấpBộ; Hội đồng cấp Nhà nước. Thànhphần Hội đồng xét tặng danh hiệu“Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhânƯu tú” gồm Chủ tịch Hội đồng, các PhóChủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hộiđồng là đại diện cơ quan quản lý nhànước về thi đua khen thưởng cùng cấp;cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xãhội 0 nghề nghiệp; một số nghệ nhânNhân dân, nghệ nhân Ưu tú và nhàkhoa học có uy tín, am hiểu chuyên sâuvề di sản văn hóa phi vật thể.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từngày 07/8/2014.

Đ.n

Quy định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”

Nhằm lấy ý kiến các tầng lớp nhândân về mẫu Tượng đài Bác Hồ tại thànhphố Hồ Chí Minh, từ ngày 30/6-30/7,tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánhthành phố Hồ Chí Minh (số 1 NguyễnTất Thành, phường 12, quận 4) tổ chứctrưng bày, giới thiệu mẫu phác thảotượng đài và phương án thiết kế côngtrình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minhtại Thành phố. Nội dung giới thiệu baogồm: mẫu phác thảo Tượng đài Bác Hồcủa tác giả Lâm Quang Nới; trưng bàysa bàn, mô hình tỷ lệ 1:100 toàn bộcông trình; phương án thiết kế kiến trúccảnh quan (mặt bằng, mặt đứng, phốicảnh), chiếu phim 3D toàn bộ côngtrình công viên Tượng đài Chủ tịch HồChí Minh và đường Nguyễn Huệ.

Theo họa sĩ, nhà điêu khắc LâmQuang Nới, yêu cầu về mẫu Tượng đàiBác Hồ phải thể hiện sự thanh cao, cốtcách giản dị, chân thực, hiền hậu, gầngũi của Bác Hồ không phải là chuyệndễ dàng. Trong quá trình thực hiện, ôngđã chọn đọc rất nhiều tài liệu để hiểuthêm về cuộc đời hoạt động cách mạngcủa Bác, từ đó có nhiều cảm xúc đểsáng tác. Qua mỗi lần lấy ý kiến, chấtlượng nghệ thuật của Tượng đài đượcnâng lên, đến nay tác phẩm đã tươngđối đạt tiêu chuẩn đề ra, hy vọng quanhững đóng góp ý kiến của các tầnglớp nhân dân trong lần này tác phẩm sẽđược hoàn thiện hơn.

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minhsẽ được đặt tại công viên trước trụ sở

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ ChíMinh. Tượng đài được đúc bằng đồng,có chiều cao 7,2m; trong đó, phần thântượng cao 4,5m, phần đế 0,9m và phầnđài 1,8m. Dự kiến công trình này sẽđược hoàn thành vào dịp Kỷ niệm 40năm Giải phóng miền Nam(30/4/2015) và 125 năm Ngày sinhChủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/2015).

Cuộc thi sáng tác mẫu Tượng đàiChủ tịch Hồ Chí Minh được phát độngtrong cả nước từ ngày 01/6 đến15/8/2013, Ban Tổ chức đã nhận được32 mẫu phác thảo. Qua các lần tổ chứctrưng bày và lấy ý kiến các tầng lớpnhân dân có hơn 3.000 phiếu góp ý chocác mẫu tượng đài.

Huy Long

Trưng bày lấy ý kiến mẫu phác thảo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí minh

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

5số 1082 l 03.7.2014

quản lý nhà nước

Nhân dịp tham dự Hội thảo quốctế về du lịch tàu biển tại Manila,Philipines, Thứ trưởng Bộ VHTTDLHồ Anh Tuấn và Thứ trưởng Bộ Dulịch Philippines - Daniel G. Corpuzđã ký Kế hoạch hợp tác về phát triểndu lịch tàu biển giai đoạn 2014-2016giữa hai nước. Đây là hoạt động thiếtthực, cụ thể của ngành du lịch hainước cùng hợp tác, khai thác pháthuy lợi thế biển vì hòa bình và pháttriển bền vững.

Phát biểu tại lễ ký, Thứ trưởng HồAnh Tuấn nhấn mạnh: “Nội dung Kếhoạch hợp tác được ký kết sẽ sớmđược triển khai mang lại kết quả thiếtthực cho ngành du lịch hai nước, đặcbiệt trong lĩnh vực du lịch tàu biển,góp phần tăng cường giao lưu vănhóa và củng cố mối quan hệ hữu

nghị, hòa bình, hợp tác toàn diện giữaViệt Nam và Philippines”.

Nội dung hợp tác giữa hai nước vềdu lịch tàu biển tập trung vào nghiêncứu, phát triển, chương trình xúc tiến,quảng bá, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vựcdu lịch tàu biển của mỗi nước, hỗ trợlẫn nhau tạo điều kiện thuận lợi chocác dự án đầu tư du lịch tiềm năngvào cảng biển, điểm đến và các dịchvụ du lịch liên quan. Đồng thời nỗ lựcthúc đẩy luồng khách du lịch tàu biểngiữa hai nước, đẩy mạnh hợp táctrong khuôn khổ các tổ chức quốc tếvề du lịch như Tổ chức Du lịch Thếgiới (UNWTO) và ASEAN để quảngbá sản phẩm du lịch tàu biển của ViệtNam và Philippines trên thị trườngquốc tế. Thời gian tới, hai bên sẽ tíchcực triển khai cụ thể các nội dung hợp

tác để phát huy tiềm năng du lịch tàubiển của hai nước.

Việt Nam-Philippines đã ký kếtHiệp định hợp tác về du lịch từ năm1994. Đây là dấu mốc quan trọngtrong khuôn khổ hợp tác du lịch giữahai nước, tạo cơ sở pháp lý cho việctriển khai các hoạt động hợp tác, traođổi kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật, xúctiến quảng bá du lịch giữa hai bên.Thời gian qua, hai nước đã nhận thứcrõ vai trò ngày càng quan trọng củadu lịch tàu biển, lợi thế về vị trí chiếnlược của Việt Nam và Philippines ởkhu vực Châu Á - Thái Bình Dương,cũng như xác định rõ nhu cầu, lợi íchchung của hai nước trong việc khaithác tiềm năng hợp tác phát triển dulịch tàu biển...

trần nguyện

Việt Nam-Philippines hợp tác phát triển du lịch tàu biển

Bộ VHTTDL đã ban hành Kếhoạch số 2037/KH-BVHTTDLngày 26/6 kiểm tra, đánh giá kết quảthực hiện Chương trình cấp ấnphẩm văn hóa thông tin phù hợp chocác thiết chế văn hóa, thể thao thuộcxã đặc biệt khó khăn, xã biên giới,xã vùng dân tộc trọng điểm. Việckiểm tra, đánh giá phải đảm bảotổng hợp được đầy đủ kết quả thựchiện chương trình, phát hiện nhữngđiểm hạn chế, bất cập trong côngtác quản lý, phát huy hiệu quả ấnphẩm ở cơ sở; ghi nhận những ýkiến phản ánh, góp ý của địaphương và người dân trên địa bànvề ấn phẩm văn hóa thông tin đượccấp phát để từ đó có định hướng,yêu cầu, hướng dẫn triển khai thựchiện Chương trình trong các giaiđoạn kế tiếp.

Theo đó, Vụ Văn hóa dân tộc làcơ quan chủ trì phối hợp với CụcVăn hóa cơ sở, Vụ Kế hoạch, Tài

chính, Văn phòng Bộ cùng SởVHTTDL của 52 tỉnh tổ chức thực hiện.

Để phục vụ công tác kiểm tra,đánh giá kết quả thực hiện chươngtrình năm 2014, Vụ Văn hóa dân tộclựa chọn khảo sát, điều tra tại 499xã thuộc 06 tỉnh đại diện cho 06 khuvực hưởng lợi từ chương trình gồm:tỉnh Lào Cai (khu vực Tây Bắc):127 xã; tỉnh Bắc Kạn (khu vựcĐông Bắc): 103 xã; tỉnh Nghệ An(khu vực miền Trung): 112 xã; tỉnhKon Tum (khu vực Tây Nguyên):78 xã; tỉnh An Giang (khu vực TâyNam Bộ): 36 xã và tỉnh Bình Phước(khu vực Đông Nam Bộ): 43 xã.

Dự kiến, việc kiểm tra, đánh giákết quả thực hiện Chương trình (giaiđoạn 2011-2013) sẽ thực hiện ở 03tỉnh, đại diện cho 03 khu vực: tỉnhLào Cai, tỉnh Quảng Ninh và tỉnhThanh Hóa. Sở VHTTDL của 03tỉnh này sẽ lựa chọn các huyện và

xã điển hình để kiểm tra thực tế.Kế hoạch được thực hiện từ

tháng 6 đến tháng 12 năm 2014.Trong đó, quý II/2014 tiến hành xâydựng các văn bản pháp quy; xâydựng phiếu điều tra đánh giá về kếtquả thực hiện Chương trình ấnphẩm; gửi phiếu điều tra đến cácđơn vị hưởng lợi từ Chương trìnhtheo địa chỉ đã lựa chọn khảo sát.Quý III/2014 thực hiện kiểm trathực tế tại các tỉnh; nhận và xử lýkết quả phiếu điều tra; phân tíchthông tin, xây dựng báo cáo xử lýphân tích số liệu điều tra. QuýIV/2014 xây dựng Dự thảo báo cáotổng thuật kết quả điều tra, khảo sát;xin ý kiến đóng góp của các đơn vịliên quan; tổng hợp ý kiến, hoànthiện báo cáo; báo cáo lãnh đạo Bộ,Ban chủ nhiệm Chương trình mụctiêu quốc gia về văn hóa.

H.P

Đánh giá kết quả Chương trình cấp ấn phẩm văn hóa thông tin

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

6 số 1082 l 03.7.2014

quản lý nhà nước

Để thiết thực chào mừng nhữngngày lễ lớn trong năm 2015, BộVHTTDL đã có Công văn số2086/BVHTTDL-TV ngày 26/6 đềnghị Sở VHTTDL các tỉnh/thành chỉđạo hệ thống thư viện công cộng củađịa phương tiếp tục tăng cường côngtác tuyên truyền, giới thiệu sách,báo, tư liệu bằng nhiều hình thứckhác nhau.

Năm 2015 là năm có nhiều sự kiệntrọng đại của đất nước: 85 năm Thànhlập Đảng Cộng sản Việt Nam(03/02/1930-03/02/2015); 40 nămGiải phóng miền Nam, thống nhất đấtnước (30/4/1975-30/4/2015); 125năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minhvĩ đại (19/5/1890-19/5/2015); 70 năm

Quốc khánh nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2015). Chính vì vậy, thực hiệntốt các nhiệm vụ trong lĩnh vực thưviện là phục vụ đắc lực cho nhiệm vụchính trị quan trọng của đất nước, cácchương trình công tác của Chính phủ,của ngành, trong đó tập trung vào cácchương trình: Chương trình xây dựngnông thôn mới của Chính phủ;Chương trình phối hợp công tác số430/CTr-BVHTTDL-BTTTT giữaBộ VHTTDL và Bộ Thông tin vàTruyền thông trong việc tăng cườngphục vụ sách báo tại các điểm Bưuđiện - văn hóa xã; Triển khai đề án“Đẩy mạnh các hoạt động học tậpsuốt đời trong các thư viện, bảo tàng,

nhà văn hóa, câu lạc bộ”; đặc biệt tạođiều kiện, bố trí kinh phí và cácnguồn lực khác để các thư viện thựchiện tốt các hoạt động:

Tổ chức tại địa phương Ngày hộisách và Văn hóa đọc - nhân ngày SáchViệt Nam (21/4) và hưởng ứng NgàySách và Bản quyền Thế giới (23/4).Thời gian tổ chức: từ tháng 3/2015 đếnhết 30/4/2015.

Tham gia Liên hoan cán bộ Thưviện tuyên truyền giới thiệu sách vềchủ đề chủ quyền biển đảo của ViệtNam, biển đảo quê hương do BộVHTTDL tổ chức ở 2 cấp độ: Vòng Sơkhảo: tổ chức tại 06 khu vực, thời gian:Quý II/2015.

Đ.n

Triển khai nhiệm vụ năm 2015 trong lĩnh vực thư viện

Hướng tới Kỷ niệm 25 năm Thiếtlập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Venezuela, Tuần văn hóa Venezuela tạiViệt Nam sẽ được tổ chức từ ngày 02-12/7 với nhiều hoạt động phong phú.

Theo đó, các hoạt động được tổchức trong Tuần lễ văn hóaVenezuela tại Việt Nam bao gồm: hộithảo, triển lãm thủ công mỹ nghệ, các

buổi biểu diễn nghệ thuật của đoànnghệ sỹ Venezuela...

Việt Nam và Venezuela Thiết lậpQuan hệ ngoại giao ngày 18/12/1989,từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nướcluôn phát triển trên nhiều lĩnh vực.Đặc biệt, hợp tác, giao lưu trên lĩnhvực văn hóa đang được triển khai tíchcực và hiệu quả.

Tuần lễ văn hóa Venezuela tạiViệt Nam là hoạt động hết sức ýnghĩa góp phần tăng cường mối quanhệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữahai nước Việt Nam và Venezuela,đồng thời để người Việt Nam hiểuthêm về đất nước, con người và vănhóa Venezuela.

Đ.a

Tuần văn hóa Venezuela tại Việt Nam

Nhân Ngày Gia đình Việt Nam(28/6), tối 26/6 tại Trung tâm Triểnlãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, BộVHTTDL phối hợp với UBND TP. HàNội, Trung ương Hội Người Cao tuổiViệt Nam, Trung ương Hội LHPNViệt Nam đã tổ chức Lễ khai mạcNgày hội Gia đình Việt Nam năm2014. Đây là một hoạt động mangnhiều ý nghĩa nhằm tôn vinh, gìn giữ, phát huy giá trị Văn hóa truyền thốngtốt đẹp của Gia đình Việt Nam.

Với chủ đề: “ Bữa cơm ấm áp yêuthương”, Ngày Gia đình Việt Nam2014 nhằm góp phần gắn kết tìnhcảm, chia sẻ thành quả lao động, kinh

nghiệm giáo dục, đạo đức, lối sốnggiữa các thành viên trong gia đình.Đồng thời là dịp tôn vinh những giátrị nhân văn sâu sắc của gia đình ViệtNam; đẩy mạnh tuyên tuyền, vậnđộng các tầng lớp nhân dân thực hiệnnếp sống văn minh, văn hóa ứng xửtrong gia đình, cộng đồng.

Tại lễ khai mạc, Ban Tổ chức đãtặng quà và tiền hỗ trợ cho 10 gia đìnhcó thân nhân đang làm nhiệm vụ ởBiển đảo; đồng thời, Thứ trưởng BộVHTTDL - Huỳnh Vĩnh Ái và đạidiện Công ty cổ phần may Sông Hồngđã trao tặng Cảnh sát biển Việt Namvà lực lượng Kiểm ngư 500 triệu

đồng. Ngoài ra, các nhà tài trợ còn gửitặng 100 chiếc chăn ấm và 100 triệuđồng cho các chiến sĩ huyện đảoTrường Sa.

Trong khuôn khổ lễ khai mạc, BanTổ chức đã trao bằng xác lập kỷ lụcViệt Nam cho tấm bản đồ Việt Namghép bằng nhiều hình ảnh gia đìnhnhất. Đây là tấm bản đồ được ghép từhàng chục nghìn bức ảnh các gia đìnhtừ khắp mọi miền đất nước gửi vềchương trình với mong muốn gửi gắmtình yêu quê hương, đất nước, thể hiệnlòng tự hào dân tộc và quyết tâm giữvững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

H.Q

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2014

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

7số 1082 l 03.7.2014

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL vừa có Tờ trình số134/TTr-BVHTTDL ngày 23/6 báo cáoPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam, TrưởngBan Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớntrong hai năm 2014-2015 về việc xâydựng Kế hoạch tổ chức kỷ niệm cácngày lễ lớn trong hai năm 2014-2015.

Căn cứ nội dung chỉ thị số 31-CT/TWngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về việctổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hainăm 2014-2015; Kết luận số 88-KL/TWngày 18/02/2014 của Bộ Chính trị về tổchức kỷ niệm 100 năm, trên 100 nămngày sinh; xây dựng khu lưu niệm, nhàlưu niệm; xây dựng, công bố phim tài liệuvề thân thế, sự nghiệp các đồng chí lãnhđạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnhđạo tiền bối tiêu biểu; Bộ VHTTDL đã tổchức lấy ý kiến của các đồng chí thànhviên Ban Tổ chức cấp quốc gia và ý kiếncủa Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội các tỉnh Phú Thọ, Bắc Ninh. Đến hếtngày 18/6/2014 đã nhận được 14/17 ýkiến góp ý và nghiên cứu, tiếp thu hoànthiện dự thảo Kế hoạch. Theo đó, BộVHTTDL kiến nghị Phó Thủ tướngChính phủ, Trưởng Ban tổ chức xem xétvà phê duyệt một số nội dung sau:

Về kỷ niệm 60 năm ngày Ký Hiệpđịnh Giơnevơ hòa bình ở Việt Nam,Đông Dương (20/7/1954-20/7/2014):

Bộ Ngoại giao đề nghị đổi tên thành “Kỷniệm 60 năm ngày ký Hiệp địnhGiơnevơ về đình chỉ chiến sự ở ViệtNam. Tại cuộc họp Ban Tổ chức kỷniệm ngày 20/6/2014 tại Bộ Ngoại giao,Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghịVăn phòng Trung ương Đảng báo cáoBan Bí thư về tên gọi. Bộ VHTTDL đềxuất nội dung này thể hiện trong kếhoạch như sau: “Kỷ niệm 60 năm Ngàyký Hiệp định Giơnevơ hòa bình ở ViệtNam, Đông Dương (Hiệp định về đìnhchỉ chiến sự ở Việt Nam) (20/7/1954-20/7/2014).

Về bổ sung 02 sự kiện và giao tổchức thực hiện kỷ niệm: UBND thànhphố Hồ Chí Minh đề nghị bổ sung vàokế hoạch 02 sự kiện tiêu biểu và ngàytruyền thống đặc trưng của Nam Bộ vàgiao thành phố Hồ Chí Minh tổ chức: Kỷniệm 70 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến(23/9/1945- 23/9/2015); Kỷ niệm 55năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộcGiải phóng miền Nam Việt Nam(20/12/1960-20/12/2015).

Do 02 sự kiện này không nằm trongChỉ thị số 31-CT/TW ngày 25/12/2013

của Bộ Chính trị về việc tổ chức kỷ niệmcác ngày lễ lớn trong hai năm 2014-2015. Tại mục 2.5 của Chỉ thị quy định:“Việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, sựkiện không nêu trong Chỉ thị này do BanBí thư quyết định”. Tuy nhiên, xác địnhđây là các sự kiện quan trọng, BộVHTTDL đề xuất vẫn đề cập đến các sựkiện này theo hướng sau: “Việc tổ chứckỷ niệm 70 năm ngày Nam Bộ khángchiến (23/9/1945-23/9/2015); 55 Ngàythành lập Mặt trận Dân tộc giải phóngmiền Nam Việt Nam (20/12/1960-20/12/2015) và các ngày lễ lớn khác doBan Bí thư quyết định.

Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghịcân nhắc bỏ đề mục “Các ngày lễ lớn”thay bằng “Quy mô và trách nhiệm chủ trìtổ chức kỷ niệm”. Bộ VHTTDL đề nghịgiữ nguyên như tại dự thảo, do đề mụcnhư Ban Tuyên giáo Trung ương chưa baohàm hết ý nghĩa về “quy mô lễ kỷ niệm”và “trách nhiệm xây dựng đề án”. Đồngthời, việc sử dụng cụm từ “các ngày lễlớn” là thống nhất với tên gọi của Kếhoạch và chỉ thị số 31 của Bộ Chính trị.

tỔng HỢP

Xây dựng Kế hoạch tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014-2015

Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số1995/QĐ-BVHTTDL ngày 25/6/2014ban hành Chương trình đào tạo, bồidưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụđối ngoại cho cán bộ Bộ VHTTDL giaiđoạn 2014-2020.

Chương trình này nhằm chuẩn bịnguồn nhân lực có đủ trình độ, kiếnthức, kỹ năng, nghiệp vụ đi công tácnhiệm kỳ ở nước ngoài (Tùy viên vănhóa và cán bộ các Trung tâm Văn hóaViệt Nam ở nước ngoài) và nguồn nhânlực tham gia triển khai các hoạt động

đối ngoại của Ngành trong quá trìnhtoàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Theo đó, trong năm 2014, Bộ sẽtiến hành đào tạo, bồi dưỡng kiến thức,kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại, kiến thứctổng hợp về văn hóa, thể thao, du lịchvà ngoại ngữ cho 25 cán bộ, công chức,viên chức (trong đó dự kiến 10 cán bộ,công chức, viên chức là nguồn Tùyviên văn hóa tại Trung Quốc,Campuchia, Nhật Bản, Liên bang Ngavà Hoa Kỳ; nguồn đi nhiệm kỳ cácTrung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào,

tại Pháp và 15 cán bộ, công chức, viênchức tham gia triển khai các hoạt độngđối ngoại của ngành).

Giai đoạn 2015-2020, mỗi năm đàotạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng,nghiệp vụ đối ngoại, kiến thức tổng hợpvề văn hóa, thể thao, du lịch và ngoạingữ cho khoảng 20 cán bộ, công chức,viên chức. Dự kiến trong giai đoạn nàycó tổng số 100 cán bộ, công chức, viênchức được đào tạo, bồi dưỡng (trongđó dự kiến 30 cán bộ, công chức, viênchức là đối tượng nguồn Tùy viên vănhóa ở nước ngoài tại các địa bàn trọngđiểm; đối tượng nguồn đi nhiệm kỳ

(Xem tiếp trang 10)

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại cho cán bộ Bộ VHTTDL

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

8 số 1082 l 03.7.2014

Sự kiện vấn đề

Tối 24/6, tại Nhà hát Lớn Hà Nội,Bộ VHTTDL phối hợp với Bộ Công antổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộcthi sáng tác kịch bản phòng, chống matuý, hưởng ứng “Tháng hành độngphòng, chống ma tuý” năm 2014.

Tới dự lễ trao giải có Bộ trưởng BộLao động - Thương binh và Xã hội -Phạm Thị Hải Chuyền; Thượng tướngLê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Côngan; Thứ trưởng Bộ VHTTDL - HuỳnhVĩnh Ái; cùng đại diện các Ban, Bộ,ngành thành viên Ủy ban quốc giaphòng, chống AIDS và phòng, chốngtệ nạn ma túy, mại dâm.

Phát biểu tại lễ trao giải, Thứtrưởng Huỳnh Vĩnh Ái cho biết, thựchiện Chương trình mục tiêu quốc giaphòng, chống ma túy năm 2014, BộVHTTDL và Bộ Công an đã phối hợptiến hành tổ chức phát động Cuộc thisáng tác kịch bản phòng, chống ma túynăm 2014 với mục đích có được cáctác phẩm nghệ thuật hay, làm tài liệuthiết thực phục vụ cho công tác tuyên

truyền, giáo dục rộng rãi về tác hại củama túy và các biện pháp phòng ngừama túy. Thứ trưởng nhấn mạnh, conngười là vốn quý của xã hội, để côngcuộc phòng, chống ma tuý có hiệu quảcần có sự nỗ lực của toàn xã hội, songmột hoạt động không thể thiếu, cầnđược tiến hành trước tiên và thườngxuyên, liên tục, đó là hoạt động truyềnthông, giáo dục và vận động. Chỉ khinào biết được những thông tin cầnthiết, hiểu một cách thấu đáo thì ngườidân mới chấp nhận thực hiện và sẽ tìmcách vượt những rào cản, trở ngại.

Cuộc thi được phát động trêntoàn quốc từ ngày 20/02/2014 đếnngày 10/5/2014, sau một thời gianphát động, Ban Tổ chức cuộc thi đãnhận được 186 tác phẩm của 164 tácgiả. Ban Giám khảo đã chọn 17 tácphẩm xuất sắc nhất để trao giải.Trong đó, giải A được trao cho tácphẩm “Bộ cảnh phục chưa mặc” củatác giả Đỗ Đức Trung; 3 giải B đượctrao cho các tác phẩm “Chuyện từ

người trong cuộc” của Trần Thị KimOanh, “Về bên mẹ” của Trần ThịKim Hằng và “Tiếng sáo bản xa” củaPhạm Thị Thùy Linh. Trong buổi lễ,BTC cũng trao 5 giải C và 6 giảiKhuyến khích cho các tác giả.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức,cuộc thi sáng tác kịch bản phòng,chống ma tuý năm 2014 có số lượngtác phẩm tham dự lớn nhất từ trướcđến nay. Đặc biệt có những tác giả đãgửi tới Ban tổ chức 06 tác phẩm dựthi, thể hiện sự tâm huyết, mongmuốn được cống hiến sáng tạo chocông cuộc phòng, chống ma tuý.Phần lớn các tác phẩm dự thi đã bámsát được mục đích, yêu cầu của cuộcthi, góp phần tuyên truyền, giáo dụcvề việc phòng, chống ma túy trongnhân dân, nâng cao nhận thức, hànhđộng, ý thức trách nhiệm của cácngành, các tổ chức quần chúng vànhân dân về công tác phòng, chốngma túy.

H.Q

Trao giải cuộc thi sáng tác kịch bản phòng, chống ma tuý năm 2014

Ngày 27/6, UBND tỉnh NinhThuận tổ chức Hội thi tìm hiểu phápluật về “Phòng, chống bạo lực giađình” năm 2014. Hội thi nhằm gópphần đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, phổ biến kiến thức pháp luật,nâng cao trách nhiệm của từng cánhân, gia đình, cơ quan, tổ chứctrong công tác phòng, chống bạo lựcgia đình, thực hiện bình đẳng giới,góp phần xây dựng gia đình ấm no,bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Tham gia Hội thi có 7 đội thi đếntừ 7 huyện, thành phố trong tỉnh.Các đội trải qua 4 phần thi gồm:giới thiệu, kiến thức pháp luật, xửlý tình huống và tiểu phẩm sânkhấu. Trong một ngày tranh tài, cácđội đã mang đến hội thi nhiều nội

dung, hình thức sinh động, hấp dẫn.Các đội thi đã chủ động phát huytính sáng tạo, tạo không khí hàohứng, sôi nổi, thu hút sự theo dõicủa đông đảo khán giả.

Đặc biệt, phần thi tiểu phẩm sânkhấu được 7 đội dàn dựng công phutừ nội dung, hình thức đến trangphục, đạo cụ. Các tiểu phẩm đã đemđến hội thi những câu chuyện sốngđộng về tình hình bạo lực gia đình,bình đẳng giới và hôn nhân gia đình.Hội thi đã chuyển tải được thôngđiệp “Gia đình là tế bào của xã hội,là cái nôi nuôi dưỡng con người, làmôi trường quan trọng hình thành vàgiáo dục nhân cách của các thànhviên trong gia đình. Trong mỗi giađình, các thành viên sống bình đẳng,

yêu thương, đùm bọc lẫn nhau vàkhông có bạo hành, là nền tảng tiếntới một xã hội bền vững”.

Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đãtrao một giải Nhất, một giải Nhì,một giải Ba và 4 giải Khuyến khíchcho các đơn vị tham dự, trong đóđơn vị huyện Thuận Nam giành giảiNhất toàn đoàn. Ngoài ra, Ban Tổchức còn trao giải Nhất cho đội xuấtsắc nhất ở từng phần thi. Theo đóphần thi Giới thiệu, giải Nhất là đơnvị huyện Ninh Phước; ở phần thiKiến thức pháp luật là đơn vị huyệnThuận Bắc; phần Xử lý tình huốnglà đơn vị thành phố Phan Rang -Tháp Chàm; phần thi Tiểu phẩm sânkhấu là đơn vị huyện Thuận Nam.

MạnH Cường

Ninh Thuận: Hội thi tìm hiểu về “Phòng, chống bạo lực gia đình”

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

9số 1082 l 03.7.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 27/6, Sở VHTTDL Hà Nội đãtổ chức Ngày hội gia đình Việt Nam2014 nhân Ngày Gia đình Việt Nam,thu hút đông đảo các gia đình Thủ đôtham gia.

Ngày hội gia đình Việt Nam có sựtham gia của lãnh đạo thành phố HàNội, Sở VHTTDL Hà Nội. Ngoài việcôn lại truyền thống văn hóa gia đình,sự quan tâm của thành phố Hà Nộitrong xây dựng gia đình bền vững; buổilễ cũng trao giải cho 12 tác phẩm xuấtsắc cuộc thi ảnh “Nhật ký gia đình” và6 bài về chủ đề Tình yêu của con.Chương trình được hưởng ứng nhiệttình với phần biểu diễn nghệ thuật của

các nghệ sỹ Nhà hát ca múa nhạcThăng Long và các thí sinh tại cuộc thiGiọng hát Việt nhí 2013.

Cùng với hội nghị chào mừng NgàyGia đình Việt Nam, Ngày hội cũng diễnra hoạt động: Chiếu phim miễn phí vềchủ đề gia đình, thi sáng tác kịch bảntiểu phẩm, thi chụp ảnh Bữa cơm giađình, giới thiệu tủ sách gia đình, giao lưuvà chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con…

Với chủ đề Tình yêu cho con, Ngàyhội gia đình Việt Nam là một sự kiệnvăn hóa lớn nhằm tôn vinh những giátrị tốt đẹp của văn hóa gia đình ViệtNam, ca ngợi tình yêu thương của chamẹ đối với con cái và sự hiếu thuận của

con cái đối với ông bà, cha mẹ. BàNguyễn Thị Tân Trang - Phó Giám đốcSở VHTTDL Hà Nội khẳng định: SởVHTTDL Hà Nội đã tích cực thammưu thành phố chỉ đạo và triển khaithực hiện các nội dung trong công tácquản lý nhà nước về gia đình, triển khaicó hiệu quả chương trình mục tiêu củathành phố xây dựng gia đình Thủ đôthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,góp phần khẳng định vai trò của giađình trong bối cảnh mới, nâng cao chấtlượng các danh hiệu được công nhậntrong phong trào “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa”.

MạnH Huân

Hà Nội: Ngày hội gia đình 2014

Theo số liệu thống kê của SởVHTTDL Khánh Hòa: 6 tháng đầunăm nay, toàn tỉnh đã đón hơn 1,65triệu lượt du khách đến tham quan,nghỉ dưỡng, tăng 22% so với cùng kỳnăm trước; trong đó khách quốc tế đạthơn 411.000 lượt, tăng gần 33%. Quađánh giá, số lượng khách quốc tế đếnKhánh Hòa rất đa dạng và chủ yếu từcác nước: Nga, Hàn Quốc, Úc, Mỹ. Dođó, mặc dù lượng khách Trung Quốccó chiều hướng gia tăng từ đầu năm(tăng 134% so với thời điểm cùngtháng 4 năm ngoái) và hiện đã giảmmạnh do ảnh hưởng từ tình hình căng

thẳng ở Biển Đông, nhưng không tạosự sụt giảm đáng kể cho ngành du lịchKhánh Hòa. Riêng số lượng du kháchNga tiếp tục tăng trưởng mạnh, tínhđến hết tháng 5, đã có hơn 91.000 lượt,tăng 50% do với cùng thời điểm nămngoái.

Tỉnh Khánh Hòa đang xây dựngnội dung hợp tác, liên kết phát triển dulịch của địa phương với các tỉnh PhúYên, Bình Định và 5 tỉnh Tây Nguyên;tăng cường một số giải pháp để tiếp tụcthu hút du khách Nga với chỉ tiêu đặtra sẽ đạt 250.000 lượt khách trong nămnay. Đồng thời ngành du lịch Khánh

Hòa xúc tiến mở rộng một số thị trườngtiềm năng ở khu vực Đông Bắc Á, nhưNhật Bản, Hàn Quốc; triển khai chiếndịch kích cầu khách nội địa với chủ đề“Người Việt Nam đi du lịch ViệtNam”, tổ chức một số sự kiện văn hoálớn, như: Festival Văn hóa ẩm thựcViệt 2014, Festival Du thuyền quốctế... Đây là những giải pháp để du lịchKhánh Hòa tiếp tục tăng trưởng ổnđịnh; đồng thời đạt chỉ tiêu đón 3,4triệu lượt du khách, trong đó có 840nghìn lượt khách quốc tế, doanh thu đạtmức 5.000 tỷ đồng trong năm nay.

V.MinH

Lượng du khách đến Khánh Hòa vẫn tăng trưởng ổn định

Ngày 26/6, Sở VHTTDL tỉnh LạngSơn tổ chức Hội thi “Gia đình tìm hiểuxây dựng nếp sống văn minh, môitrường văn hoá đô thị và nông thôn” vàphát động phong trào “Bữa cơm giađình ấm áp yêu thương”. 10 gia đìnhtiêu biểu đến từ 10 huyện, thành phốcủa tỉnh đã tham gia Hội thi. Đây làmột trong những hoạt động của tỉnhLạng Sơn hưởng ứng Ngày Gia đìnhViệt Nam (28/6).

Các gia đình đã trải qua phần thichào hỏi, xử lý tình huống về ứng xử

trong gia đình, thi hiểu ý giữa các thànhviên trong gia đình... Với ý nghĩa trântrọng những giây phút sum họp bênbữa cơm gia đình hạnh phúc, phongtrào “Bữa cơm gia đình ấm áp yêuthương” gắn với chủ đề công tác giađình năm 2014 là “Xây dựng nhâncách người Việt Nam từ giáo dục đạođức, lối sống trong gia đình”.

Ông Hoàng Văn Páo - Giám đốcSở VHTTDL, Phó Trưởng BanThường trực Ban Chỉ đạo công tác giađình tỉnh Lạng Sơn nhấn mạnh: Hội

thi nhằm nâng cao trách nhiệm củacác cấp, các ngành, các đoàn thể, tổchức xã hội và gia đình đối việc việcxây dựng gia đình no ấm, tiến bộ,hạnh phúc. Hội thi cũng nhằm tạo sựchuyển biến mạnh mẽ về ý thức, nhậnthức của các gia đình trong thực hiệnnếp sống văn minh, xây dựng môitrường văn hoá đô thị và nông thôn,góp phần phát triển kinh tế-xã hội,đảm bảo chính trị, an ninh quốc phòngtrên địa bàn tỉnh.

L.KHánH

Lạng Sơn: Hội thi “Gia đình tìm hiểu xây dựng nếp sống văn minh”

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

10 số 1082 l 03.7.2014

Sự kiện vấn đề

* Ngày 27/6, Sở VHTTDL thànhphố Cần Thơ tổ chức họp mặt kỷ niệmNgày Gia đình Việt Nam 28/6 và tuyêndương 41 cá nhân, tâp thê gia đình vănhóa tiêu biểu năm 2014. Thành phố CầnThơ đã tăng Bằng khen cho các giađình văn hóa xuât săc tiêu biểu.

Phong trào xây dựng đời sống vănhóa của thành phố Cần Thơ đã nhậnđược sự đồng thuận của nhân dân, ảnhhưởng tích cực đến nhiều lĩnh vực đờisống xã hội, tác động tích cực đến tưtưởng lối sống mỗi gia đình. Các địaphương đã công nhận hơn 250.000 hộgia đình văn hóa, chiếm trên 94%;39/85 xã phường, thị trấn triển khai mô

hình “Phòng, chống bạo lực gia đình”. Trong dịp này, thành phố Cần Thơ

cũng tổ chức nhiều hoạt động nhằmhưởng ứng Ngày Gia đình Việt Namnhư: Hội thi “Bữa cơm gia đình”, thi“Kiến thức pháp luật và gia đình”, thi“Kiến thức cha mẹ, khỏe cho con”, thi"”Phòng, chống bạo lực gia đình”.

* Ngày 27/6, Sở VHTTDL TháiBình tổ chức hội nghị tuyên dương giađình văn hóa tiêu biểu năm 2014. Nhândịp này, 23 gia đình văn hóa tiêu biểuxuất sắc được Chủ tịch UBND tỉnh tặngBằng khen, 57 gia đình văn hóa tiêubiểu được nhận Giấy khen của Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình.

Tỉnh Thái Bình hiện có trên 436.000hộ gia đình được bình chọn là gia đìnhvăn hóa, đạt 78,5%. Đã có nhiều tấmgương gia đình hiếu học; gia đình nhiềuthế hệ, nền nếp gia phong; gia đình làmkinh tế giỏi; gia đình đi đầu trong cáchoạt động xã hội, tích cực trong phongtrào xây dựng nông thôn mới tại địaphương... Thời gian tới, các cấp, cácngành ở tỉnh Thái Bình tiếp tục đẩy mạnhtuyên truyền, nâng cao nhận thức củamỗi người dân về vai trò, tầm quan trọngcủa gia đình; kịp thời phát hiện và biểudương những điển hình xuất sắc, có sángkiến hay trong lĩnh vực quản lý nhà nướcvề gia đình, các gia đình văn hóa tiêubiểu, góp phần vào công cuộc xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc. ĐứC MinH

Ngày 24/6, Trung tâm Hỗ trợ pháttriển bền vững cộng đồng các dân tộcmiền núi (SUDECOM) phối hợp vớiHội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái, tổchức Hội nghị tổng kết Dự án “Hỗ trợcải thiện chất lượng cuộc sống của nạnnhân bạo lực gia đình và những ngườicó nguy cơ bị bạo lực gia đình tại 3 xã,phường của Yên Bái”.

Thực hiện dự án này, từ năm2009 đến năm 2014, công tác tuyêntruyền nâng cao nhận thức về phòng,chống bạo lực được đẩy mạnh, trongđó tập trung vào các hoạt động: cung

cấp tài liệu và sản phẩm truyền thôngphòng, chống bạo lực gia đình; tậphuấn cho cộng tác viên dự án về LuậtPhòng, chống bạo lực gia đình;truyền thông trên các phương tiệnthông tin đại chúng...

Đến nay, tỉnh Yên Bái đã thành lậpvà duy trì 5 địa chỉ tin cậy ở các xãthực hiện dự án. Ban quản lý dự ánphối hợp với các ngành, địa phương tưvấn, hoà giải cho các trường hợp bịbạo lực; góp ý phê bình và xử phạthành chính đối tượng gây bạo lực giađình; tổ chức 1 lớp tập huấn khởi sự

doanh nghiệp, 3 lớp tập huấn chănnuôi, trong đó có 2 lớp kỹ thuật chănnuôi gà thả vườn, 1 lớp chăn nuôi thỏcho hơn 120 nạn nhân và phụ nữ cónguy cơ cao bị bạo lực gia đình. Dự áncòn hỗ trợ 70 mô hình chăn nuôi gà vàthỏ cho chị em bị bạo lực gia đình cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn để pháttriển kinh tế... Nhờ đó, đã phần nàonâng cao đời sống kinh tế của nhữnggia đình trên, qua đó đã góp phần cảithiện tình trạng bạo lực gia đình trongcộng đồng dân cư trong khu vực dự án.

t.LâM

Yên Bái thành lập 5 cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình

Tôn vinh các gia đình tiêu biểu

các Trung tâm Văn hóa Việt Nam ởnước ngoài và 70 cán bộ, công chức,viên chức tham gia triển khai các hoạtđộng đối ngoại của ngành).

Đối tượng tham gia Chương trìnhđào tạo gồm: Cán bộ, công chức, viênchức là đối tượng nguồn đi công tácnhiệm kỳ ở nước ngoài (Tùy viên vănhóa và cán bộ các Trung tâm Văn hóaViệt Nam ở nước ngoài). Đầu vào đốitượng này đảm bảo các tiêu chuẩn theoquy định tại khoản 1.2 mục III Kế

hoạch số 1007/2013/KH-BVHTTDLngày 01/4/2014 của Bộ trưởng BộVHTTDL về Thực hiện “Đề án Triểnkhai Tùy viên văn hóa Việt Nam ởnước ngoài giai đoạn 2013-2020” vàbồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệpvụ đối ngoại cho cán bộ Bộ VHTTDLgiai đoạn 2014-2020. Cán bộ, côngchức, viên chức các cơ quan, đơn vịthuộc Bộ VHTTDL tham gia triển khaicác hoạt động đối ngoại của ngành.Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan,

đơn vị thuộc Bộ; Lãnh đạo SởVHTTDL các tỉnh/thành.

Các học viên sẽ được đào tạo, bồidưỡng theo hình thức bán tập trung đểđảm bảo các chuyên đề và số tiết họctheo quy định. Đồng thời các chuyênđề sẽ có nội dung phù hợp với từng đốitượng học viên. Học viên có thể học lýluận tại lớp theo chuyên đề, tổ chứcseminar và thực hành, thực tế tại cácđịa điểm thích hợp.

H.P

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng,... (Tiếp theo trang 7)

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

11số 1082 l 03.7.2014

Sự kiện vấn đề

Từ đầu tháng 6 đến nay, lượngkhách du lịch trong nước và quốc tếđến Phú Quốc tăng đột biến. Trongnhững ngày qua, “đảo ngọc” này đónkhoảng 5.000-6.000 du khách/ngày.Dự báo, lượng du khách đến PhúQuốc còn tiếp tục tăng. Các cơ sởlưu trú trên địa bàn huyện Phú Quốcvới hơn 4.000 phòng nghỉ đã đượckhách đặt hết trước đó và hiện đangtrong tình trạng quá tải. Các tuyếnbay Hà Nội - Phú Quốc, thành phốHồ Chí Minh - Phú Quốc tăng lên 20chuyến/ngày đưa khách đi và đếnPhú Quốc. Đường bay Nga - PhúQuốc ổn định 6 chuyến/tháng và dựkiến nâng lên 10 chuyến/tháng phụcvụ khách quốc tế đến “đảo ngọc”Phú Quốc, du khách Nga chiếm tỷ lệkhá lớn.

Sáu tháng đầu năm 2014, huyệnđảo Phú Quốc đón khoảng 268.000lượt khách đến tham quan, du lịch;đạt 53,6% kế hoạch, tăng 26% socùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt

hơn 72.620 lượt người; đạt 48,4% kếhoạch, tăng 34,8%. Tổng doanh thutừ du lịch hơn 1.014 tỷ đồng; đạt50,7% kế hoạch, tăng 52,4% so cùngkỳ. Ngoài những điểm tham quan dulịch như: Dinh Cậu, Vườn quốc giaPhú Quốc, Gành Dầu, Cửa Cạn, AnThới, Hàm Ninh, chùa Hộ Quốc, thìKhu di tích lịch sử Trại giam cộngsản Việt Nam/Phú Quốc thu hút kháđông khách du lịch trong nước vàquốc tế, với hơn 4.810 đoàn kháchđến tham quan.

Huyện Phú Quốc đã chỉ đạo cácngành chức năng tăng cường kiểmtra, kiểm soát chặt chẽ an ninh trật tựtại những điểm, khu du lịch; niêmyết giá các dịch vụ, xử lý nghiêmtình trạng “chặt chém” chèo kéo, gâyphiền hà cho du khách. Huyện cũngyêu cầu cơ quan chức năng kiểm tracác phương tiện vận tải, nhất là vậntải hành khách, đưa khách tham quantrên biển bảo đảm tuyệt đối an toàn;tổ chức lực lượng ứng cứu tại các bãi

biển để kịp thời cứu hộ, cứu nạn;hướng dẫn du khách tắm biển ởnhững khu vực an toàn; lập lại trật tự2 Khu đô thị trọng điểm là DươngĐông và An Thới …

Huyện Phú Quốc tiếp tục hỗ trợ,tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầutư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thicông nhiều dự án du lịch để sớm đưavào sử dụng và triển khai thực hiệnnhững dự án mới.

Theo UBND huyện Phú Quốc, dựkiến cuối năm nay và đầu năm 2015,Phú Quốc đưa vào khai thác, sử dụngnhiều khu resort cao cấp, nhà hàngkhách sạn đạt tiêu chuẩn 4-5 sao vớihơn 2.000 phòng nghỉ phục vụ kháchdu lịch đến đảo. Huyện phối hợp vớicác trường chuyên ngành du lịch kýkết hợp đồng đào tạo nguồn lực laođộng đạt chuẩn về chuyên môn,nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ,phục vụ nhu cầu phát triển du lịchcủa “đảo ngọc”.

Huy Long

Liên hoan phim Việt Nam sẽ diễnra tại Saint Malo, Cộng hòa Pháp từngày 01-06/7, trong khuôn khổ cáchoạt động của Năm Việt Nam tạiPháp. Đây cũng là lần đầu tiên CụcĐiện ảnh (Bộ VHTTDL) tổ chứcLiên hoan phim Việt Nam tại Pháp.

Đoàn nghệ sĩ Việt Nam tham giaLiên hoan phim Việt Nam tại Pháp,trong đó có đạo diễn, Nghệ sỹ Nhândân Thanh Vân, Nghệ sỹ Ưu tú NhuệGiang; đạo diễn Đinh Tuấn Vũ,Đoàn Minh Tuấn. Các diễn viên như:Trương Ngọc Ánh, Hồng Ánh, VânTrang, Cẩm Lynh… cùng đại diệncủa Hãng phim Tài liệu và Khoa họcTrung ương, Hãng phim Giải Phóng,Hãng Phim truyện Việt Nam… cũng

sẽ tham dự sự kiện đặc biệt này. Liên hoan phim Việt Nam tại

Pháp sẽ giới thiệu đến công chúngcác tác phẩm điện ảnh đa dạng về đềtài, phong phú về cách thể hiện. Bêncạnh những bộ phim mới, Liên hoanphim giới thiệu những tác phẩm điệnảnh Việt Nam có giá trị, đã được thửthách qua thời gian. Có thể kể tới cácphim như “Bí mật thảm đỏ”, “Khátvọng Thăng Long”, “Lửa phật”,“Mùi cỏ cháy”, “Những người viếthuyền thoại”, “Tâm hồn mẹ”, “Thiênmệnh anh hùng”, “Trăng nơi đáygiếng”, “Và anh sẽ trở lại”... Bêncạnh đó, Ban Tổ chức cũng giớithiệu các phim tài liệu đặc sắc củaViệt Nam gồm: “Còn lại với thời

gian”, “Chuyện làng Then”, “Miệtthứ” cùng một số phim hoạt hìnhdành cho trẻ em như “Bò vàng”, “Cómột khu rừng”, “Đôi cánh”.

Liên hoan cũng sẽ chiếu chùmphim của các đạo diễn Pháp, đạodiễn người Pháp gốc Việt làm về đềtài Việt Nam gồm: “Chơi vơi”,“Đông Dương”, “Người tình”, “Mùiđu đủ xanh” và “Mùa hè chiều thẳngđứng”. Đặc biệt, Liên hoan cũng giớithiệu 2 bộ phim “Sống cùng lịch sử”(2014) của đạo diễn Nguyễn ThanhVân và “Điện Biên Phủ” (1990) củađạo diễn Pháp - Pierre Schoendoerffer.Đây là sự gặp nhau thú vị của điệnảnh Việt Nam và Pháp về một sựkiện lịch sử gắn liền với vận mệnhcủa cả hai dân tộc.

tỔng HỢP

Khách du lịch đến Phú Quốc tăng đột biến

Liên hoan phim Việt Nam tại Pháp

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

Sự kiện vấn đề

12 số 1082 l 03.7.2014

Ngày 25/6, tại xã Tân Hóa, huyệnMinh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Công tydu lịch lữ hành Oxalis đã tổ chức khaitrương tuyến du lịch mạo hiểm khámphá hang động Tú Làn thuộc địa bàn xãTân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình.

Điểm nhấn của Tú Làn là các hangđộng kỳ thú, các thác nước lớn ở tronghang. Du khách đến đây sẽ được trảinghiệm bơi trong hang tối xuyên từthung lũng này đến thung lũng khác. Khitham gia các tuyến du lịch, du kháchđược trang bị tất cả các thiết bị an toànvà cắm trại như: áo phao, găng tay, mũbảo hiểm, đèn đội đầu, giày đi rừng, dâyleo núi, thiết bị lọc nước, lều, võng, túi

ngủ, nệm hơi và thiết bị liên lạc khẩn cấpnhư bộ đàm, điện thoại vệ tinh do Oxalistrang bị.

Với các tuyến như: Tuyến đi mộtngày dành cho những người có sức khỏevừa phải, có ít thời gian và thích loại hìnhmạo hiểm ở mức độ thấp. Du kháchkhám phá hang Chuột, hang Hung Tonvà bơi 200m xuyên qua hang Hung Ton;Tuyến hai ngày được thiết kế ở mức độcao hơn, du khách phải đi bộ qua nhữngcon dốc cao 100 đến 150m, bơi xuyênhang Hung Ton (200m) và hang Kim(500m), khám phá hang Ken và hang TúLàn, cắm trại qua đêm trong rừng. Còntuyến ba ngày mang tính mạo hiểm cao,

dành cho du khách có sức khỏe tốt, cónhiều kinh nghiệm với loại hình du lịchmạo hiểm. Khách du lịch khám pháhang Chuột, đi xuyên qua thung lũng LaKen, vượt ngọn núi cao để đến thunglũng Hung Ton, bơi trong hang tối 700m(hang Hung Ton và hang Kim), bơi tronghang Ken (200m); Tuyến bốn ngày đượcthiết kế cho những du khách nhiều kinhnghiệm du lịch mạo hiểm, có sức khỏerất tốt, có các kỹ năng như bơi lội, leonúi, đi rừng, vượt thác, đu dây… Tuyếndu lịch mạo hiểm khám phá hang độngTú Làn sẽ giúp du khách có những trảinghiệm mới về du lịch hang động tạiQuảng Bình. K.Hoàn

Quảng Bình: Khai trương tuyến du lịch mạo hiểm

Ngày 27/6, tỉnh Thái Nguyên tổ chứcHội thảo với chủ đề “Cần xác định cácgiải pháp đột phá phát triển du lịch TháiNguyên”. Đại diện lãnh đạo Tổng cụcDu lịch Việt Nam và các cơ quan liênquan trên địa bàn tỉnh tham dự. Tại Hộithảo, nhiều đại biểu cho rằng, hoạt độngdu lịch ngày càng có tác động quan trọngđến sự phát triển kinh tế-xã hội và môitrường trên phạm vi toàn cầu. Ngành dulịch phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sựphát triển của các ngành kinh tế khác. Dulịch không những là một ngành có khảnăng tạo ra nguồn thu nhập cho xã hội,mà còn là cầu nối quan trọng để pháttriển mạnh các mối quan hệ giao lưu vănhóa, hữu nghị, hợp tác phát triển giữa cácvùng miền, các quốc gia, khu vực trên

toàn thế giới và thúc đẩy sự đổi mới, pháttriển, giải quyết nhiều vấn đề của xã hội.Tỉnh Thái Nguyên hiện có trên 800 ditích các loại, trong đó có 510 di tích lịchsử, 39 di tích thắng cảnh, 12 di tích khảocổ học, 16 di tích kiến trúc nghệ thuât và233 di tích tín ngưỡng tôn giáo. Đặc biệt,Thái Nguyên còn có 1 Khu di tích quốcgia đặc biệt là Khu di tích lịch sử An toànkhu-Định Hóa... Các chỉ tiêu kinh tế cơbản trong hoạt động kinh doanh du lịchcủa tỉnh Thái Nguyên có tốc độ tăngtrưởng năm sau cao hơn năm trước.

Các ý kiến tại Hội thảo đã tập trungvào các nhóm giải pháp chính nhằmphát triển du lịch Thái Nguyên từ nayđến năm 2020, tầm nhìn đến năm2030. Đó là: Thái Nguyên cần tập trung

ưu tiên cho các dự án đầu tư cơ sở vậtchất kỹ thuật hạ tầng và các điều kiệncần thiết cho các điểm du lịch đã quyhoạch. Tỉnh cần chú trọng đầu tư xâydựng các tour, tuyến, điểm du lịch; đầutư phát triển hệ thống khách sạn, nhànghỉ, các dịch vụ vui chơi giải trí; đầutư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử -văn hóa và phát triển các lễ hội truyềnthống để phục vụ du lịch. Tỉnh cũng cầntập trung xây dựng các cơ chế, chínhsách phù hợp với điều kiện cụ thể để thuhút các nhà đầu tư vào hợp tác đầu tưphát triển du lịch; huy động sự tham giacủa cộng đồng, khai thác sản phẩm dulịch bản làng văn hóa, lịch sử, du lịchsinh thái...

ĐứC Kiên

Xác định các giải pháp đột phá phát triển du lịch Thái Nguyên

Đa số các thị trường khách đềutăng so với 6 tháng của năm 2013, cụthể: Hồng Kông (Trung Quốc) tăng140,61%, Đức tăng 115,87%, Làotăng 38,83%, Trung Quốc tăng37,45%, Campuchia tăng 30,09%,Nga tăng 25,95%, Tây Ban Nha tăng25,73%…

Trong tháng 6/2014, ước tính sốkhách quốc tế đến Việt Nam đạt

539.776 lượt khách, giảm 19,94% sovới tháng 5/2014 và giảm 4,85% so vớitháng 6/2013. Trong đó, lượng kháchđến bằng phương tiện đường không đạt436.721 lượt khách, chiếm 80,9%(giảm 2% so với cùng kỳ năm 2013);khách đến bằng phương tiện đườngbiển đạt 1.370 lượt khách, chiếm0,25% (giảm 93,65% so với cùng kỳnăm 2013); khách đến bằng phương

tiện đường bộ đạt 101.685 lượt khách,chiếm 18,85% (tăng 1,62% so với cùngkỳ năm 2013).

Ước tính số liệu khách du lịch nộiđịa trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt23,4 triệu lượt khách, tăng 6,9% so vớicùng kỳ năm 2013. Tổng thu từ kháchdu lịch đạt 125.000 tỷ đồng, tăng22,5% so với cùng kỳ năm 2013.

H.P

4,3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam... (Tiếp theo trang 1)

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

Sự kiện vấn đề

13số 1082 l 03.7.2014

Ngày 25/6, Liên đoàn Lao động TP.Hồ Chí Minh phối hợp cùng SởVHTTDL Thành phố đã tổ chứcchương trình giao lưu “Điểm tựa giađình” và tuyên dương 48 gia đình tiêubiểu. Đây là dịp để các gia đình côngnhân, viên chức, lao động tại Thànhphố chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, gìngiữ hạnh phúc, hướng tới sự phát triểnbền vững của gia đình.

48 gia đình được tuyên dương cóhoàn cảnh khác nhau, trải qua nhiềukhó khăn, sóng gió nhưng các thànhviên trong gia đình luôn là điểm tựavững chắc, giúp nhau vượt qua tất cả

khó khăn cùng vun đắp, xây dựng hạnhphúc gia đình. Điển hình như gia đìnhanh Võ Trung Gian và chị Đặng MaiKhoa (huyện Củ Chi) kết hôn từ năm2007 nhưng hai năm sau khi con traichưa đầy một tuổi anh Gian (khi đóđang công tác tại Công an huyện CủChi) bị tai nạn giao thông chấn thươngcột sống, liệt hai chi dưới. Cuộc sốngcàng khó khăn hơn khi chị Khoa là laođộng chính trong gia đình lại mắc bệnhvề máu. Tuy vậy, chị luôn kiên cườnglạc quan, động viên an ủi chăm sócchồng cùng xây dựng mái ấm gia đình.Còn chị Lê Thị Hồng Tuyết (cán bộ Lao

động-Thương binh và Xã hội ở phường3, quận Gò Vấp) đã vượt lên mọi ngăncản của gia đình cùng những lo ngại củađồng nghiệp, bạn bè để đến với ngườibạn đời bị thương tật với tỉ lệ lên đến95%. Chị chia sẻ rằng bằng sự yêuthương chân thành, nhường nhịn và tôntrọng lẫn nhau đã giúp anh chị đã vượtqua mọi khó khăn, thử thách và xâydựng được gia đình hạnh phúc. Khôngchỉ là người vợ đảm đang, chị Tuyếtcòn luôn hoàn thành mọi công tác củacơ quan. Năm 2013 chị đạt danh hiệuChiến sĩ thi đua cấp Thành phố.

H.yến

Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên phốihợp với Tỉnh Đoàn Phú Yên tổ chứcHội thi “Gia đình trẻ hạnh phúc” năm2014 với chủ đề “Xây dựng nhân cáchngười Việt Nam từ giáo dục đạo đức,lối sống trong gia đình”. Tham gia Hộithi có 9 đội là các cặp gia đình trẻ đangcông tác tại các ban, ngành, đoàn thể

tại các huyện, thị, Thành đoàn và Đoàntrực thuộc trong tỉnh. Đây là những giađình xuất sắc đã được lựa chọn từ cáccuộc thi “Gia đình hạnh phúc trẻ” tạicác cơ sở.

Hội thi gồm ba phần thi: Phần chàohỏi để các gia đình tự giới thiệu thànhviên tham gia bằng các hình thức thơ,

ca, kể chuyện, năng khiếu; thi kiếnthức bao gồm những câu hỏi về hạnhphúc gia đình, phong trào xây dựng giađình văn hóa, phòng chống bạo lực giađình, Luật Bình đẳng giới… và phầnthi Khi đàn ông vào bếp. Kết thúc hộithi, Ban Tổ chức trao giải nhất cho giađình anh Nguyễn Văn Thức đến từ thịxã Sông Cầu.

naM anH

Phú Yên: Hội thi “Gia đình trẻ hạnh phúc”

TP. Hồ Chí minh: Tuyên dương các gia đình tiêu biểu

Ngày 26/6/2014 tại Hà Nội, Tổngcục Du lịch phối hợp với Quỹ Bảo tồnthiên nhiên thế giới (WWF) tại Việt Namtổ chức Hội thảo “Xây dựng tiêu chí vàquy trình chứng nhận du lịch có tráchnhiệm ở Việt Nam”.

Việc xây dựng tiêu chí và quy trìnhchứng nhận du lịch có trách nhiệm ở ViệtNam là một bước góp phần định hướng,xây dựng khuôn khổ và thúc đẩy pháttriển du lịch có trách nhiệm ở nước ta.

Theo dự thảo, Bộ tiêu chí du lịch cótrách nhiệm sẽ bao gồm 38 tiêu chí đượcđánh giá bằng 80 chỉ tiêu với tổng điểmtối đa là 106. Trong đó, các tiêu chí đượcphân chia thành 4 nhóm về: quản lý bềnvững, xã hội, kinh tế và môi trường.

Nhóm chuyên gia đề xuất trong thời gianđầu sẽ có 3 mức điểm đánh giá, gồm có:Không đạt chuẩn (dưới 50 điểm); Đạtchuẩn mức ban đầu (từ 50-75 điểm); vàĐạt chuẩn mức đầy đủ (trên 75 điểm).Sau một thời gian nhất định, mức đạtchuẩn ban đầu sẽ không được sử dụngtiếp mà thay vào đó chỉ là Đạt hayKhông đạt chuẩn.

Tại Hội thảo, đã có nhiều ý kiếnđóng góp cho dự thảo của các đại biểuđến từ cơ quan quản lý nhà nước, doanhnghiệp lữ hành, cơ sở đào tạo, tổ chứcphi chính phủ... Theo đó, các đại biểuđều nhất trí về sự cần thiết phải ban hànhbộ tiêu chí và quy trình cấp chứng nhậndu lịch có trách nhiệm ở Việt Nam, và

trước mắt nên hướng tới đối tượngdoanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Việctriển khai áp dụng các tiêu chí du lịch cótrách nhiệm nên theo cơ chế tham gia tựnguyện nhằm bảo đảm yêu cầu xây dựngvà nâng cao nhận thức về du lịch có tráchnhiệm ở Việt Nam, đồng thời phù hợpvới lợi ích của các doanh nghiệp. Các đạibiểu đề nghị nhóm chuyên gia điềuchỉnh tiêu đề tương thích với nội dungbộ tiêu chí khi hướng tới đối tượng là cácdoanh nghiệp kinh doanh lữ hành; nênrà soát lại một số tiêu chí để bảo đảm tínhkhả thi trong quá trình triển khai ápdụng. Bên cạnh đó, các đại biểu cũngnhấn mạnh đến tầm quan trọng của việcxây dựng nhận diện thương hiệu chochứng nhận du lịch có trách nhiệm tạiViệt Nam.

tỔng HỢP

Xây dựng tiêu chí và quy trình chứng nhậndu lịch có trách nhiệm ở Việt Nam

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

14 số 1082 l 03.7.2014

Sự kiện vấn đề

Giải Bơi vô địch Đông Nam Álần thứ 2 vừa kết thúc tại Singapore.Trong ngày thi đấu cuối, bơi ViệtNam giành thêm được 3 HCV. Đó làthành tích ở nội dung 200m hỗn hợpcá nhân nữ (Ánh Viên - 2’14”48),200m ngửa nữ (Ánh Viên - 2’12”74)và 1.500m tự do nam (Lâm QuangNhật - 15’48”26).

Việc giành thêm 3 HCV ở ngàycuối đã đưa số Huy chương Vàng củađoàn Việt Nam lên 12 HCV qua đóđứng đầu toàn đoàn. Trước ngày thiđấu cuối, bơi Việt Nam đã có 9 HCV.Chủ nhà Singapore xếp vị trí thứ Nhìdo chỉ đạt được 11 HCV trong khi

Thái Lan ở hạng 3 (8 HCV).Trong thành tích 12 HCV bơi

Việt Nam đã có tại Singapore thìđáng ghi nhận nhất vẫn là NguyễnThị Ánh Viên. Một mình cô giành 9HCV và trở thành VĐV xuất sắc nhấtgiải. Các HCV còn lại của bơi ViệtNam là của Hoàng Quý Phước, TrầnDuy Khôi và Lâm Quang Nhật.

Trước đó, tại Giải Bơi vô địchcác nhóm tuổi Đông Nam Á lần thứ38 cũng được tổ chức tại Singapore,đội tuyển bơi Việt Nam đã thi đấuthành công và giành 19 HCV, 13HCB và 19 HCĐ, 03 VĐV phá 14 kỷlục lứa tuổi Đông Nam Á. Trong đó,

kình ngư số 1 Việt Nam - NguyễnThị Ánh Viên đã giành danh hiệuVĐV nữ xuất sắc nhóm 16-18 tuổikhi giành tới 9 HCV, 4 HCB và 3HCĐ và phá 9 kỷ lục nhóm tuổi.Cùng với Ánh Viên, VĐV NguyễnDiệp Phương Trâm (TP. Hồ ChíMinh), giành danh hiệu VĐV nữxuất sắc nhóm từ 13 tuổi trở xuốngkhi giành 5 HCV, 3 HCB và 3 HCĐ,phá 4 kỷ lục lứa tuổi Đông Nam Á.Cũng ở giải đấu này, đội tuyển BơiViệt Nam có 5 VĐV đạt chuẩn A, 4VĐV đạt chuẩn B Olympic trẻ lầnthứ 2 năm 2014.

naM anH

Trong 3 lần khai quật gần đây tạikhu Di tích lịch sử - văn hóa - khảo cổđặc biệt Gò Tháp (thuộc xã Tân Kiều,huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp),Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp đã thu được49 hiện vật bằng vàng của nền văn hóaÓc Eo.

Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp cho biết:Bộ sưu tập hiện vật là những mảnhvàng lá có hình chữ nhật, tứ giác, hìnhbình hành, hình tròn, hình chữ D; trênmặt mỗi lá vàng đều có chạm khắc hoavăn. Đề tài chạm khắc rất phong phú,đa dạng, miêu tả về: Thần Vishnu, hoasen, thảo mộc, linh thú và động vật nhưbò thần Nandin, lợn Vahara, rắnShesha... là biểu tượng của thần, hóathân của thần, vật cưỡi của thần; về linhvật như hình bánh xe Chakra, con ốcSanhkha. Những lá vàng đều có chungtrọng lượng từ 2 ly 7 đến 3 phân 4 ly.

Ngoài những mảnh vàng chạmkhắc hoa văn, bộ sưu tập còn có nhómhiện vật vàng trang sức gồm 4 chiếcnhẫn, 1 khuyên tai và 1 sợi dây vàng.Trong 4 chiếc nhẫn, có 3 chiếc là loạinhẫn tròn, vòng nhẫn tròn đều, đặc,nhẫn trơn, không có trang trí hoa văn.

Một chiếc nhẫn có vòng nhẫn tròn, đặc,thuôn nhỏ dần về phần đối diện mặtnhẫn, đặc biệt trên mặt nhẫn ở khoảnggiữa khắc chìm hình con ốc, xungquanh bên ngoài có hình dây lá cáchđiệu. Chiếc khuyên tai bằng vàng cóchốt bấm, hình tròn dẹt, không đều,thuôn nhỏ dần về phía chốt bấm, mặtvành trơn, có đường lõm, không trangtrí hoa văn. Nhẫn lớn nhất có trọnglượng 5 chỉ 8 phân. Sợi dây vàng dài11,7cm được làm từ các khoen hình số8 ghép lại, cách thức làm giống như cácdây chuyền vàng hiện nay. Đa sốnhững hiện vật vàng của Óc Eo đềuđược phát hiện trong lòng đất, chủ yếutập trung ở di chỉ kiến trúc.

Bảo tàng Đồng Tháp cho biết:Chức năng của các hiện vật này đanglà đề tài nghiên cứu của các nhà khoahọc, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằngđây là loại hiện vật gắn liền với chứcnăng tôn giáo. Những vật báu này domột hay nhiều tín đồ khi xây dựng cáckiến trúc tôn giáo đã đóng góp vàoquan niệm những vật này chính là cácthần linh và họ sẽ được phù hộ tươngxứng với tấm lòng thành kính bằng

vật phẩm cúng dường của họ. Với cáchiện vật thuộc nhóm đồ trang sứcvàng của Óc Eo, khả năng có ba chứcnăng như sau: Là những vật được chếtác để làm đẹp cho con người, là tàisản riêng của con người; là vật đượcđặt theo đơn hàng của con người đểlàm những vật phẩm dâng cúng chothần linh; là tài sản riêng của conngười nhưng được dùng như một vậtphẩm dâng cho thần linh. Đây là bộsưu tập có chất lượng nghệ thuật vàgiá trị khoa học đặc biệt, là hiện vậtgốc độc bản, tiêu biểu cho nghệ thuậtchạm khắc vàng của văn hóa Óc Eo.Hoa văn chạm khắc trên các hiện vậtvàng thể hiện chất lượng nghệ thuậtvà kỹ thuật chế tác phản ánh sự pháttriển cao của nghề kim hoàn của cưdân Óc Eo. Những hiện vật này đãphản ánh trung thực trình độ cao vàđặc sắc của một sản phẩm nghệ thuậtvô cùng quý giá trong kho tàng vănhóa - nghệ thuật và tôn giáo của cảcộng đồng cư dân thuộc nền văn hóaÓc Eo, đang được tỉnh Đồng Tháp đềnghị công nhận Bảo vật quốc gia.

Vũ MinH

Sưu tập được 49 hiện vật bằng vàng của nền văn hóa Óc Eo

Việt Nam dẫn đầu Giải Bơi vô địch Đông Nam Á

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

15số 1082 l 03.7.2014

Sự kiện vấn đề

Nâng cao nhận thức của nhữngngười quản lý và cộng đồng; bảo tồnvà phát huy giá trị không gian Lễ hộiGióng nhằm phát triển du lịch, quảngbá di sản tới bạn bè trong và ngoàinước là một trong những vấn đềchính được đặt ra tại hội thảo khoahọc “Đề án phát huy giá trị khônggian lễ hội Gióng tại huyện Gia Lâmvà Sóc Sơn” do Sở VHTTDL Hà Nộitổ chức ngày 25/6.

Cùng với việc nâng cao nhậnthức của cộng đồng, các cơ quan liênquan cũng khuyến khích cộng đồngtham gia khai thác giá trị không gianLễ hội Gióng vừa để giữ gìn di sảnđồng thời góp phần phát triển kinh tếxã hội địa phương và kinh tế chínhgia đình mình. Đặc biệt, hội thảocũng đề cập đến trách nhiệm củachính quyền địa phương trong việcxây dựng cơ sở hạ tầng phát triển dulịch như: Hệ thống đường sá, bãi đỗ

xe, dịch vụ du lịch, bảo tàng cộngđồng, không gian văn hóa làng xã…nhằm tạo môi trường du lịch đồng bộphục vụ khách tham quan. Hội thảocũng bàn thảo vấn đề kết nối với cácsản phẩm du lịch khác trong vùng,hoàn thiện mô hình làm du lịch disản trong đó có sự tham gia vàhưởng lợi giữa đơn vị làm lữ hànhchuyên nghiệp với cộng đồng trên cơsở tôn trọng di sản, cung cấp dịch vụtốt cho khách tham quan.

Các đại biểu tham gia hội thảocho rằng, đề án đặt mục tiêu chungnghiên cứu tổng thể thực trạng khônggian hội Gióng, nhận diện, hệ thốnglại cơ bản hệ giá trị không gian hộiGióng. Những kết quả đó sẽ làm sángtỏ các tiềm năng du lịch, tạo tiền đềcho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng caonhận thức của chính quyền và cộngđồng, đặc biệt là những người làmcông tác du lịch về giá trị di sản, cách

thức nhận diện và bảo vệ di sản trongđời sống đương đại.

Đề án phát huy giá trị khônggian lễ hội Gióng nhằm phát triểndu lịch nhưng cũng tính đến vấn đềbảo tồn các giá trị truyền thống,không làm phá vỡ không gian vănhóa để du khách có thể hưởng thụđược các giá trị văn hóa đã được thếgiới vinh danh.

Hội Gióng là một lễ hội đặc sắcđã được UNESCO công nhận là disản văn hóa phi vật thể của nhân loại.Tại huyện Gia Lâm và Sóc Sơn,những nơi diễn ra hội Gióng cũng hộiđủ điều kiện phát triển du lịch như:Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh,dịch vụ du lịch đầy đủ, có thể kết nốivới các địa danh du lịch khác. Tuynhiên, trong thời gian qua, việc khaithác giá trị không gian Lễ hội Gióngđể phát triển du lịch đang bị bỏ ngỏ.

nguyễn CúC

Từ đầu năm đến nay, lượngkhách du lịch đến Quảng Bình đãtăng 144% so với cùng kỳ nămngoái, với hơn 1,8 triệu lượt, trongđó riêng khách viếng mộ Đại tướngVõ Nguyên Giáp đã có hơn 67.300đoàn với 750.000 lượt người... Việctăng đột biến số lượng du khách chothấy sự khởi sắc của ngành du lịchQuảng Bình.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bìnhđã không ngừng đẩy mạnh khai tháctiềm năng, thế mạnh của địaphương. Các sản phẩm du lịch mangtính văn hóa đặc trưng, nhiều tuyến,tour du lịch hấp dẫn được đưa vàokhai thác kịp thời, đã đáp ứng nhucầu của du khách. Điển hình nhưtour du lịch khám phá thung lũngSinh Tồn - Hang Thủy Cung, Rào

Thương - Hang Én, suối NướcMoọc, tham quan hang động lớnnhất thế giới Sơn Đoòng... QuảngBình cũng đã tập trung khai thác tốtviệc tổ chức các hoạt động lễ hội,vừa góp phần làm phong phú đờisống văn hóa tinh thần của nhândân, vừa phục vụ cho hoạt động dulịch và thưởng lãm của du khách.Tỉnh cũng coi trọng việc chỉ đạo cácngành, địa phương, đơn vị chứcnăng thực hiện quyết liệt các biệnpháp an toàn, kiểm soát giá, vệ sinhan toàn thực phẩm, đảm bảo an toàngiao thông, vận tải, xây dựng vàhoàn thiện mạng lưới cơ sở lưu trú.Đến nay, khách du lịch có thể dễdàng đến với Quảng Bình bằngđường hàng không, đường bộ,đường sắt và đường thủy.

Thời gian tới, Quảng Bình tiếptục tăng cường quản lý nhà nước đốivới hoạt động du lịch, quản lý, khaithác và phát huy tốt hiệu quả cáckhu du lịch hiện có. Cùng với đó, đểhoạt động du lịch phát triển bềnvững và trở thành ngành kinh tế mũinhọn, tỉnh xác định phải khai tháctốt tiềm năng thế mạnh, phát triểnthêm nhiều tuyến, tour du lịch vănhóa, du lịch biển, làng nghề, du lịchtâm linh... nhằm tạo ra nhiều sảnphẩm du lịch mang nét văn hóa đặctrưng, có sức sống lâu dài. Tỉnhcũng sẽ mở thêm nhiều tuyến thamquan các di tích lịch sử cách mạng,xây dựng hình thành các khu du lịchnghỉ dưỡng, du lịch sinh thái mới đểphục vụ tốt nhu cầu của du khách.

Đoàn LâM

Khai thác giá trị không gian Lễ hội Gióng để phát triển du lịch

Quảng Bình đón hơn 1,8 triệu khách du lịch

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

16 số 1082 l 03.7.2014

thông tin trao đổi

Theo Sở VHTTDL tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trong 6 tháng đầu năm2014, doanh thu du lịch của tỉnh đãđạt gần 1.790 tỷ đồng, tăng 23% sovới cùng kỳ năm 2013, đạt 55 % kếhoạch năm. Tổng lượt khách do cácdoanh nghiệp đón và phục vụ tại cáccơ sở kinh doanh du lịch trên 6,9triệu lượt, tăng 17 % so với cùng kỳnăm 2013.

Trong năm 2013, các dự án, khudu lịch lớn của Bà Rịa-Vũng Tàunhư: Vietsovpetro resort, CarmelinaBeach resort và spa, khu phức hợpnghỉ dưỡng Hồ Tràm… đi vào hoạtđộng đã tạo ra những sản phẩm dulịch mới, mang nét riêng và đặc sắccho ngành du lịch của tỉnh. Việc đẩymạnh công tác quảng bá hình ảnh,điểm đến Bà Rịa-Vũng Tàu đượcquan tâm, tuyên truyền sâu rộng trêncác phương tiện thông tin đại chúngđã mang đến những hiệu quả cụ thể.

Công tác giới thiệu các điểm dulịch mới tại Bà Rịa-Vũng Tàu cũngđược chú trọng. Từ những hoạt độngnày, các công ty lữ hành đến từ nhiềuđịa phương đã được nghe giới thiệutiềm năng du lịch, các điểm đến vàsản phẩm mới, tham quan và trảinghiệm dịch vụ tại những khu du lịchnổi tiếng như: The Grand - Ho TramStrip, khu du lịch Sài Gòn - BìnhChâu, đình thần Thắng Tam VũngTàu và khu du lịch sinh thái Hồ Mây -Núi Lớn… Là những hoạt động nhằmliên kết giữa cơ quan quản lý ngành dulịch, Hiệp hội Du lịch, các doanhnghiệp du lịch của Bà Rịa-Vũng Tàuvới các địa phương khác, nhất là thànhphố Hồ Chí Minh, hình thành cơ chếphối hợp giữa ngành du lịch tỉnh vớicác cơ quan thông tấn báo chí trongviệc quảng bá, xây dựng thương hiệu,xây dựng môi trường du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu thân thiện nhằm thu hút dukhách trong và ngoài nước.

Năm 2014 cũng là năm môitrường du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàuvới những chuyển biến tích cực trongtriển khai chương trình “Những địachỉ tin cậy của du lịch Bà Rịa-VũngTàu” theo những tiêu chí mới, nângcao chất lượng. Vài năm gần đây,kênh mua bán phòng khách sạn trựctuyến phát triển mạnh. Ưu điểm khimua phòng qua mạng là giá rẻ, chấtlượng được kiểm chứng công khaitrên trang web qua phần nhận xét,đánh giá của khách hàng đã sử dụngdịch vụ trước đó nên ngày càng nhiềukhách nước ngoài đi du lịch theocách này. Theo giới kinh doanh dulịch, đây là kênh quan trọng thu hútkhách quốc tế lưu trú dài ngày, nhấtlà đối tượng khách lẻ nhiều tiền,thích du lịch tự do. Ngoài ra, đoạnđường cao tốc cao tốc TP. Hồ ChíMinh - Long Thành được đưa vào sửdụng từ đầu tháng 01/2014 kết nối vềkhông gian du lịch giữa TP. Hồ ChíMinh với Bà Rịa-Vũng Tàu, rút ngắnkhoảng 1 tiếng di chuyển từ TP. HồChí Minh và các tỉnh miền Tây Nambộ đến Bà Rịa-Vũng Tàu và ngượclại; các Khu du lịch cao cấp được đưavào hoạt động như: VietsovpetroResort, Hồ Tràm Strip, Carmelinabeach resort (huyện Xuyên Mộc)…sẽ tạo thêm cơ hội để thu hút kháchquốc tế đến Bà Rịa-Vũng Tàu nhờsản phẩm, dịch vụ cao cấp, mới lạ,quy mô quảng bá rộng khắp thếgiới… Từ những yếu tố trên, hầu hếtlãnh đạo các doanh nghiệp du lịchđều nhận định, khách quốc tế đến BàRịa-Vũng Tàu sẽ tăng trưởng lạcquan trong vài năm tới.

Ông Trần Tuấn Việt - Chủ tịch Hộiđồng quản trị kiêm Tổng giám đốcCông ty cổ phần du lịch tỉnh B BàRịa-Vũng Tàu cho biết: những nămgần đây thương hiệu du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu nói chung và Vũng Tàu nói

riêng đã dần lấy lại vị thế của mìnhtrong lòng du khách trong nước vàquốc tế. “Tuy vậy, tỉnh Bà Rịa-VũngTàu cần tạo thêm nhiều sản phẩm đặctrưng riêng cho du lịch địa phương đểthu hút du khách, bởi khi những sựkiện mang tính chất đặc trưng của địaphương đã thu hút sự quan tâm của dukhách thì mặc nhiên những sự kiện đósẽ trở thành một sản phẩm du lịch,góp phần quảng bá lâu dài cho địaphương”, ông Việt chia sẻ.

Tại thành phố Vũng Tàu, songsong với đầu tư hạ tầng, việc tăngcường vai trò quản lý của nhà nước,đồng hành cùng khối kinh doanh dulịch, nhất là hộ kinh doanh cá thể,hướng dẫn họ chấp hành các quyđịnh của pháp luật và kiên quyết xửlý các sai phạm cũng được thành phốthực hiện nghiêm túc. UBND thànhphố chủ trì, phối hợp với các ngànhliên quan làm tốt công tác thanh,kiểm tra, xử phạt nặng, thậm chí rútgiấy phép đăng ký kinh doanh củacác đơn vị vi phạm. Các cơ sở kinhdoanh thực hiện nghiêm túc việccông khai niêm yết giá và số điệnthoại đường dây nóng dành cho dukhách tại vị trí dễ nhìn trong khu vựcquán ăn, nhà hàng và cam kết khônggỡ bỏ các loại bảng hiệu trên. Thànhphố cũng đã lắp đặt các panô công bốhệ thống các “địa chỉ tin cậy” của dulịch Bà Rịa-Vũng Tàu (tại ngã bađường Thùy Vân - Phan Chu Trinh)và panô công bố số điện thoại đườngdây nóng của lãnh đạo quản lý thịtrường, chủ tịch, trưởng công an xã,phường, tại các vị trí công cộng trongkhu vực trọng điểm du lịch nhằmđảm bảo an ninh trật tự tại các khuvực bãi tắm, tuyến, điểm du lịch trênđịa bàn, để du khách hoàn toàn yêntâm vui chơi, nghỉ dưỡng khi đến vớiBà Rịa-Vũng Tàu...

MinH HạnH

Bà Rịa-Vũng Tàu nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

17số 1082 l 03.7.2014

thông tin trao đổi

Những ngày qua, khi dư luận chưahết bức xúc trước việc một số ca khúc cóca từ tục tĩu được phát tán trên mạng, thìlại rộ lên một số bộ phim có nội dungphản cảm chưa được kiểm duyệt pháthành trên mạng Internet. Dù cơ quanquản lý văn hóa đã vào cuộc điều tra, xửlý vi phạm, nhưng hậu quả từ những thứ“rác” văn hóa trên mạng Internet chắnchắc sẽ để lại hậu quả khó lường.

Trên các trang âm nhạc trực tuyếnlớn của Việt Nam (như Zing MP3,Nhaccuatui...) đăng tải nhiều ý kiến thểhiện rõ sự bất bình với những ca khúc cóngôn từ hết sức tục tĩu. Ca khúc rap nàycó 2 phần, do một số “nghệ sĩ trẻ” nhưYanbi, Bueno, Mr.A, TMT, Mr.T thểhiện. Rất nhiều người bày tỏ sự bức xúc,phẫn nộ vì một ca khúc có ngôn từ“bẩn”, không thể coi là một sản phẩmâm nhạc như vậy lại có một chỗ côngkhai, chính thống trên những trang nghenhạc lớn như Zing MP3.

Trước thực tế trên, Thanh tra BộVHTTDL đã lập biên bản vi phạm hànhchính, Ban hành Quyết định xử phạt viphạm hành chính đối với 07 Công ty, xửphạt vi phạm hành chính mỗi Công ty 8triệu đồng. Đồng thời, Thanh tra Bộ yêucầu các Công ty là chủ sở hữu cácwebsite chấm dứt hành vi vi phạm, xóabỏ nội dung vi phạm và cam kết khôngtái phạm.

Còn với bộ phim nhiều tập “Căn hộsố 69”, gắn mác 18+, đề cập chuyện tìnhyêu, tình dục, tình bạn của những ngườitrẻ tuổi sống ở thành thị. Biết chắc sẽkhông có cơ hội phát hành qua đường

chính thống, nhà sản xuất phim đã chọnphát trên kênh YouTube. Chỉ sau 2 tuầnđược tung lên YouTube, tập 1 của “Cănhộ số 69” đã đạt hơn 2 triệu lượt xem,chưa kể nó được phát lại trên nhiều trangmạng khác với số người truy cập tăngđột biến.

Sau khi nhận được những phản hồigay gắt từ phía dư luận, Cục Điện ảnh(Bộ VHTTDL) đã vào cuộc nhằm làmrõ những sai phạm của nhà sản xuất bộphim. Ông Đỗ Duy Anh - Phó Cụctrưởng Cục Điện ảnh, cho biết, việc sảnxuất và phổ biến bộ phim nói trên là viphạm pháp luật (Luật Điện ảnh). Các tổchức, cá nhân muốn sản xuất phim phảithông qua hãng phim có tư cách phápnhân, nghĩa là có giấy chứng nhận đủđiều kiện sản xuất phim do Cục Điệnảnh cấp.

Không những thế, phim muốn phổbiến phải được Hội đồng thẩm địnhphim thẩm định và tư vấn để Cục Điệnảnh cấp giấy phép phổ biến phim. Dovậy, nhà sản xuất phim “Căn hộ số 69”không có tư cách pháp nhân, không cóchức năng sản xuất phim theo quy định,đã vi phạm điều 49 của Luật Điện ảnh.Thêm vào đó, nhà sản xuất bộ phim nàycũng vi phạm điều 51 trong Luật Điệnảnh về hành vi vi phạm trong phổ biếnphim (chiếu phim, phát sóng phim chưacó giấy phép phổ biến của cơ quan quảnlý nhà nước có thẩm quyền).

“Căn hộ số 69” không phải là phimphản cảm đầu tiên được tung lên mạng.

Trước đó, đã có rất nhiều bộ phim đượcsản xuất trong nước cũng tung ra nhữngtrailer nóng bỏng, cảnh sex trần trụikhiến dư luận lên án (“Chuông reo làbắn”, “Bẫy cấp 3”, “Biết chết liền”...).Điều đáng nói, những bộ phim đầy yếutố dung tục sống sượng này được sảnxuất và phát tán một cách công khai.Ngay từ khi bấm máy, ê kíp làm phim đãcó chiến lược truyền thông rõ ràng, quymô và rầm rộ trên các phương tiệntruyền thông.

Từ vi phạm nêu trên cho thấy, việcquản lý các tác phẩm ca nhạc, điện ảnhtrên mạng Internet hiện nay còn khôngít bất cập. Hay nói cách khác, công tácquản lý nhà nước đối với các tác phẩmđăng tải trên Internet, trên các trangmạng xã hội vẫn bị buông lỏng. Điềunày khiến dư luận lo lắng bởi sẽ rất khótrong việc kiểm soát người xem và hậuquả mà nó mang lại sẽ thật khó lường.Sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu như những sảnphẩm âm nhạc hoặc phim ảnh bậy bạnêu trên được cổ súy và lan tràn trên cácphương tiện nghe, nhìn chính thống.

Vẫn biết việc kiểm soát nội dung cácsản phẩm văn hóa trên mạng Internet làhết sức khó khăn. Nhưng nếu các cơquan chức năng (công an, văn hóa, thôngtin truyền thông) cùng đồng lòng vàocuộc, siết chặt quản lý, thì chắc chắnrằng, những sản phẩm nhạc "rác", phim“bẩn” sẽ khó có cơ hội để phát tán rộngrãi, gây hậu quả xấu tới công chúng.

tHế Hùng

Hiểm họa từ “rác” văn hóa

Sáng 23/6, Sở VHTTDL Hòa Bìnhtổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng quản lýcơ sở lưu trú và nghiệp vụ du lịch tỉnhnăm 2014. Tham gia lớp bồi dưỡng làcán bộ quản lý, nhân viên phục vụ nhàhàng, các điểm, khu du lịch trên địa bàntoàn tỉnh.

Theo thống kê của Phòng Nghiệp vụDu lịch (Sở VHTTDL), toàn tỉnh hiệncó khoảng 200 cơ sở lưu trú du lịch gồm

26 khách sạn, trên 100 nhà nghỉ. Ngoàira còn có trên 100 nhà nghỉ du lịch cộngđồng ở các huyện Mai Châu, CaoPhong, Lạc Sơn… Tham dự lớp bồidưỡng, các học viên được giảng viêntrường Cao đẳng Du lịch Hà Nội truyềnđạt một số nội dung chủ yếu trongnghiệp vụ lễ tân khách sạn; nghiệp vụquản lý khách sạn; nghiệp vụ phục vụnhà nghỉ và nghiệp vụ phục vụ buồng…

Theo kế hoạch, lớp học sẽ kéo dàitrong vòng 2 tháng, trong đó mỗi thánghọc 7 ngày. Trong quá trình học sẽ lồngghép cả phần lý thuyết và thực hành.Sau khoá bồi dưỡng, các học viên sẽđược trường Cao đẳng Du lịch cấpchứng chỉ. Đây là điều kiện cần để cánbộ, nhân viên các cơ sở lưu trú du lịchhoạt động.

tỔng HỢP

Hòa Bình: Bồi dưỡng quản lý cơ sở lưu trú và nghiệp vụ du lịch

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

thông tin trao đổi

18 số 1082 l 03.7.2014

Từ tiềm năng, lợi thế do thiênnhiên ban tặng, tỉnh An Giang đãchủ động nhiều giải pháp như chínhsách thu hút đầu tư, xã hội hóa, xâydựng cơ sở vật chất, đặc biệt là chủđộng hợp tác phát triển du lịch vớithành phố Hồ Chí Minh và các tỉnhthuộc vùng kinh tế trọng điểm Đồngbằng sông Cửu Long, triển khaichương trình hợp tác với thành phốHà Nội và Đà Nẵng, phối hợp hậukiểm trong lĩnh vực du lịch và tạođiều kiện cho các doanh nghiệp dulịch phát triển và sản phẩm du lịchphù hợp, đáp ứng nhu cầu du kháchtrong và ngoài nước... nhằm tácđộng để du lịch An Giang phát triểnbền vững.

Chưa có năm nào du lịch AnGiang thu hút du khách như nămnay, lần đầu tiên tỉnh đã đạt cơ bảnchỉ tiêu thu hút cao nhất từ trước đếnnay với trên 5.372.000 lượt dukhách trong nước và quốc tế đến vớiAn Giang, đạt 94,2% so kế hoạchnăm 2014, tăng 16,5% so cùng kỳ;trong đó có trên 220.000 khách lưutrú, đạt doanh thu gần 200 tỷ đồng.

Theo ông Phạm Thế Triều - PhóGiám đốc Sở VHTTDL An Giang,đạt được kết quả này là do sở đã chủđộng đi trước đón đầu, tập trung ưutiên vào 3 thế mạnh: khai thác tiềmnăng lợi thế của tỉnh; tuyên truyềnnâng cao nhận thức trong các ngành,các cấp, cộng đồng dân cư về pháttriển kinh tế du lịch; tạo ra sản phẩmdu lịch đặc thù và liên kết quảng bádu lịch An Giang ra cả nước... AnGiang còn có lợi thế nằm trong vùngtrọng điểm kinh tế Đồng bằng sôngCửu Long nên đã tranh thủ liên kếtvới thành phố Hồ Chí Minh và cáctỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểmĐồng bằng sông Cửu Long tạo cáctour, tuyến, có chính sách hướngdẫn, hỗ trợ tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp du lịch hoạt động pháttriển; riêng thành phố Hà Nội và ĐàNẵng chủ động liên kết trên 3 lĩnhvực văn hóa, thể thao và du lịch giaiđoạn 2013-2015.

An Giang hiện có 34 làng nghềtiểu thủ công nghiệp đã hình thànhhàng trăm năm, trong đó có 24 làngnghề đã được Ủy ban nhân dân tỉnhcông nhận tồn tại từ 50 năm đến trên100 năm như: nghề dệt gấm Mỹ A(thị xã Tân Châu), làng dệt thổ cẩmChăm Châu Phong, nghề dệt chiếuUzu (thị xã Tân Châu), tranh lá thốtnốt (Thoại Sơn), hàng mỹ nghệ thắtbính lục bình (Phú Tân), tre bông(Long Xuyên), làng nghề mộc ChợThủ (huyện Chợ Mới) xuất hiện từgiữa thế kỷ XVIII... Các làng nghềtạo ra sản phẩm thủ công mỹ nghệđặc thù độc đáo, được làm từ nguyênliệu sẵn có tại địa phương, thu hútdu khách ngoài tỉnh và khách quốctế mua làm quà kỷ niệm hay biếutặng bạn bè, người thân.

Từ điều kiện này, tỉnh chủ động“gắn kết” du lịch cộng đồng xã MỹHòa Hưng với làng nghề bánh trángMỹ Khánh; làng nhang Bình Đức(thành phố Long Xuyên); làng nghềdệt thổ cẩm Châu Giang (Tân Châu)gắn với Trung tâm du lịch cộng đồngChâu Phong; làng dệt thổ cẩm VănGiáo, làng nghề sản xuất đường thốtnốt An Phú (Tịnh Biên) gắn với môhình du lịch nông nghiệp; làng nghềmộc Chợ Thủ gắn với mô hình dulịch sinh thái Cù lao Giêng... Tỉnhcòn đưa các sản phẩm của làng nghềvào tiêu thụ và quảng bá sản phẩmtại các nhà hàng khách sạn ở thủ đôHà Nội, thành phố Đà Nẵng và cáctỉnh vùng kinh tế trọng điểm phíaNam, Đồng bằng sông Cửu Long.

Sở VHTTDL An Giang cũng tạođiều kiện cho các đơn vị du lịch vàlàng nghề tham gia học tập kinh

nghiệm tại các tỉnh, thành phố cóngành du lịch phát triển mạnh; thamgia khảo sát và Hội thảo xúc tiến dulịch vùng Đồng bằng sông CửuLong do Tổng cục Du lịch tổ chức;tham gia Đoàn Khảo sát Famtrip dulịch nông nghiệp và dự các kỳ Hộichợ, sự kiện du lịch ngoài tỉnh nhưLễ hội bánh dân gian Nam bộ tạithành phố Cần Thơ; ngày Du lịch2014 tại thành phố Hồ Chí Minh, Dulịch quốc tế Hà Nội, Thương mại -Du lịch và Liên hoan ẩm thực tại tỉnhBạc Liêu; hướng dẫn đoàn ViệtCaranal tham quan, giới thiệu quảngbá Khu du lịch núi Cấm, Khu du lịchsinh thái rừng tràm Trà Sư (TịnhBiên), Khu di tích lịch sử, văn hóa vàdu lịch Núi Sam (Châu Đốc), môhình du lịch homestay tại xã Mỹ HòaHưng (thành phố Long Xuyên)...

Du lịch là tiềm năng thứ 2 củatỉnh An Giang sau nông nghiệp (câylúa và con cá), từ nay đến cuối năm2014, tỉnh triển khai thực hiệnchương trình xúc tiến Du lịch tạithành phố Đà Nẵng, các tỉnh miềnTrung, thủ đô Hà Nội và các tỉnhmiền Bắc; hợp tác với tỉnh Takeo,Kandal (Vương quốc Campuchia).Bên cạnh đó, tỉnh phối hợp với Tổchức Kỷ lục Việt Nam (Vietking)xây dựng Trung tâm quà tặng, lập hồsơ, đề xuất xác lập kỷ lục và tổ chứctriển khai hành trình quảng bá Topcác giá trị văn hóa - du lịch AnGiang, trong đó chú trọng hàng chụcdi tích văn hóa lịch sử, cách mạngcấp tỉnh, cấp quốc gia như di tíchlịch sử Nhà mồ Ba Chúc, di tích lịchsử chùa Phi Lai - Tam Bửu (huyệnTri Tôn), di tích lịch sử cách mạngchùa Giồng Thành (thị xã TânChâu), Lăng Thoại Ngọc Hầu (thànhphố Châu Đốc), Khu di tích văn hóaÓc Eo (huyện Thoại Sơn).

t.t.n

Thúc đẩy du lịch An Giang phát triển bền vững

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

Sự kiện vấn đề

19số 1082 l 03.7.2014

Ngày 27/6/2014 tại Hà Nội, Banquản lý dự án EU đã tổ chức Hội thảokỹ thuật “Báo cáo Kết quả điều trakhách du lịch - giai đoạn 1 tại một sốđiểm đến thí điểm” nhằm tham vấn ýkiến của các chuyên gia của Tổng cụcDu lịch trước khi triển khai giai đoạn2 của dự án này từ tháng 7 đến tháng9/2014. Cuộc điều tra, thu thập ý kiếndu khách tại năm điểm đến thí điểm,bao gồm Huế, Đà Nẵng, Hội An, HạLong và Sa Pa đã hoàn thành giaiđoạn 1 trong tháng 3-4/2014 doChương trình phát triển năng lực Dulịch có trách nhiệm với môi trường và

xã hội (Dự án ESRT do EU tài trợ)thực hiện nhằm hỗ trợ công tác quảnlý điểm đến theo nguyên tắc Du lịchcó trách nhiệm.

Cụ thể, cuộc điều tra đã tiếp cận vàlấy ý kiến của 1.543 khách du lịch, trongđó có 786 khách quốc tế và 757 kháchnội địa. Kết quả của cuộc khảo sát đãnêu bật được nhu cầu và đòi hỏi của dukhách tại các điểm đến. Cụ thể, đối vớinhững khách lưu trú qua đêm, khách dulịch quốc tế dành phần lớn nhất trongtổng số chi phí cho chỗ ở, sau đó là chocác dịch vụ ăn uống. Ngược lại chi phícủa khách trong nước phần nhiều dành

cho ăn uống, sau đó là phương tiện đi lạivà chỗ ở.

Dự kiến giai đoạn 2 của Chươngtrình Điều tra khách du lịch sẽ được tiếnhành vào tháng 7 và tháng 8 năm nay,bao gồm cả điều tra trực tuyến. Thôngqua việc tổ chức điều tra khách du lịch,Dự án ESRT hỗ trợ nâng cao năng lựcvề công tác thống kê của Tổng cục Dulịch, bao gồm việc thu thập, phân tích,quản lý và phổ biến những thông tin vàsố liệu của Ngành, từ đó giúp Tổng cụcDu lịch thực hiện được các nghiên cứuchuyên sâu về thống kê du lịch

tỔng HỢP

Kết quả Điều tra khách du lịch giai đoạn 1 tại một số điểm đến

137 gia đình văn hóa tiêu biểuđồng bào dân tộc thiểu số đến từ 27quận, huyện trên địa bàn thành phốHà Nội được Ban Dân tộc thành phốHà Nội phối hợp với Sở VHTTDLHà Nội biểu dương trong Ngày hộigia đình Việt Nam năm 2014, diễnra tại Trung tâm Triển lãm Văn hóanghệ thuật Việt Nam, ngày 27/6.

Các gia đình này thuộc dân tộcMường, Tày, Dao, H’Mông, Nùng,Cao Lan, Giáy, Chăm, Hoa… cóđóng góp tích cực trong việc xâydựng gia đình văn hóa, phát triểnkinh tế, ổn định chính trị và trật tựxã hội tại địa phương. Cụ thể, cácgia đình đoàn kết giúp đỡ nhau pháttriển kinh tế, xóa đói giảm nghèo,giữ vững an ninh trật tự, an toàn xãhội, tạo sự tin tưởng cho nhân dân.Đặc biệt, các gia đình luôn lưu giữcác giá trị truyền thống của gia đìnhViệt Nam, sống hòa thuận, con cháuthảo hiền, ông bà cha mẹ mẫu mực.

Điển hình như gia đình anh hùngLa Văn Cầu (dân tộc Tày) quận BắcTừ Liêm là gia đình cách mạng, tíchcực tham gia các phơng trào đoànthể khu vực tổ dân phố. Gia đìnhông Sùng Mí Cự (dân tộc M’Mông)ở quận Thanh Xuân luôn chấp hành

tốt các chủ trương chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, đoànkết với mọi người, nhiều năm liềnđạt danh hiệu Gia đình văn hóa. Giađình ông Hoàng Văn Vân (dân tộcMường) ở huyện Quốc Oai thườngxuyên tuyên truyền cho bà con biếtcách làm ăn, chấp hành đúng phápluật, xóa bỏ tệ nạn, vận động các giađình khá giả hỗ trợ những gia đìnhnghèo, thắt chặt tình đoàn kết trongdân. Gia đình ông Đặng Ngọc Thanh(dân tộc Dao) ở quận Ba Đình liêntục đạt danh hiệu gia đình văn hóatừ năm 2003 đến nay. Gia đình ôngCao Văn Xoang (dân tộc Mường) ởhuyện Mỹ Đức cũng là một gia đìnhvăn hóa tiêu biểu, bởi ông Xoang cóhơn 50 năm tuổi Đảng, là cán bộhưu trí làm công tác Đảng, công tácmặt trận, gần 20 năm làm Chi hộitrưởng Người cao tuổi có uy tín. Giađình bà Nông Thị Duyên ở quận BaĐình nhiều năm liền đạt danh hiệugia đình văn hóa, bản thân bà Duyênđược Đảng, Nhà nước phong tặngdanh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng...

Hiện, trên địa bàn Hà Nội có gần6,8 vạn người dân tộc thiểu số thuộc37 thành phần dân tộc, cư trú ở tấtcả các quận, huyện, thị xã; trong đóđại bộ phận là dân tộc Mường. Đồngbào dân tộc thiểu số sống tập trungở 14 xã thuộc huyện Ba Vì, ThạchThất, Quốc Oai, Mỹ Đức và ChươngMỹ. Thành phố Hà Nội luôn xácđịnh việc thực hiện tốt chính sáchdân tộc là nhiệm vụ chính trị quantrọng, ban hành nhiều chủ trương,cơ chế chính sách để phát triển kinhtế-xã hội Thủ đô nói chung và vùngđồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.Trong giai đoạn 2013-2015, dự tínhcó khoảng 186 công trình dự án vớitổng số vốn trên 2.000 tỷ đồng.Nhiều chương trình, dự án đầu tư vàchính sách đặc thù cho các xã vùngdân tộc miền núi, nhất là các xã đặcbiệt khó khăn; do đó đời sống kinhtế xã hội và đời sống vật chất, tinhthần của vùng đồng bào dân tộcthiểu số miền núi của Hà Nội từngbước được cải thiện rõ rệt.

Hải PHong

Hà Nội tôn vinh 137 gia đình văn hóa tiêu biểu đồng bào dân tộc thiểu số

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082

Sự kiện vấn đề

20 số 1082 l 03.7.2014

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

PhaN ĐìNh TÂN

Biên tậpTrUNG kIêN, Thế hùNG

Địa chỉ51 Ngô Quyền - hà Nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

Giấy phép xuất bảnsố 62/GP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicôNG TY TNhh mộT ThàNh vIêN

IN và văN hóa Phẩm

Triển lãm tranh cổ động “Bảo vệbiển đảo của Tổ quốc” do HộiMỹ thuật Việt Nam tổ chức, diễn

ra tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (HàNội) thu hút sự quan tâm của đông đảoquần chúng nhân dân. 62 tác phẩm của42 tác giả trên cả nước trưng bày trongtriển lãm lần này là sản phẩm của đợtphát động sáng tác mới đây của Hội Mỹthuật Việt Nam, biểu thị tình yêu Tổquốc bằng hành động cụ thể của giớinghệ sĩ, đồng thời cổ vũ toàn Đảng, toàndân, toàn quân đoàn kết một lòng quyếttâm bảo vệ độc lập, chủ quyền Tổ quốc;giữ vững môi trường hòa bình để pháttriển đất nước bền vững; yêu cầu phíaTrung Quốc rút giàn khoan Hải Dương- 981 ra khỏi vùng thềm lục địa và vùngđặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sau khikết thúc triển lãm vào ngày 29/6 tại HàNội, triển lãm sẽ tiếp tục diễn ra ở nhiềutỉnh/thành khác trong cả nước.

Tranh cổ động là một trong nhữngloại hình của mỹ thuật ứng dụng, mangtính khái quát cao với những yêu cầuphương châm kịp thời, dễ hiểu, lối biểuđạt rõ ràng và thuyết phục. Trên thế giới,tranh cổ động đã có từ lâu, nhằm tuyêntruyền cổ động, quảng cáo cho các hoạtđộng chính trị, văn hóa, thương mại...đặc biệt tranh cổ động được coi trọng,phát triển và đạt được thành công rực rỡở các nước xã hội chủ nghĩa như LiênXô, Trung Quốc, Cuba, Ba Lan... Trongnghệ thuật tạo hình Việt Nam, tranh cổđộng là một loại hình mỹ thuật non trẻ,nhưng đã trưởng thành mau chóng, đápứng yêu cầu phục vụ các nhiệm vụ cáchmạng. Cùng với báo chí và truyền đơn,tranh cổ động đã trở thành những vũ khísắc bén, xung kích, có tác động mạnh mẽđến tư tưởng, tình cảm và hành động củađông đảo quần chúng nhân dân, truyềnđạt và cổ vũ quần chúng nhân dân hoànthành nhiệm vụ.

Ở Việt Nam, tranh cổ động gắn liềnvới cuộc đấu tranh giải phóng và bảo vệđộc lập dân tộc. Trong những năm 20của thế kỷ XX, khi Việt Nam đang bị

thực dân Pháp và phong kiến đô hộ,nhiều tổ chức cách mạng đã xuất bảnnhững tờ báo của mình, trên những tờbáo ấy xuất hiện nhiều bức tranh biếmhọa, châm biếm, đả kích phục vụ côngnông, phục vụ cách mạng.

Các tài liệu nghiên cứu cho thấy,tranh cổ động Việt Nam xuất hiện từnhững ngày tiền khởi nghĩa tháng Támnăm 1945. Những bức tranh cổ độngđầu tiên ra đời trong bão táp cách mạngvới sự có mặt của thế hệ họa sỹ yêunước, tiêu biểu là Nguyễn Đỗ Cung, TôNgọc Vân, Lương Xuân Nhị... cùngnhiều tác giả giàu tâm huyết với tự do,độc lập của Tổ quốc. Đến thời kỳ khángchiến chống thực dân Pháp, rồi đếncuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,các họa sĩ đã đưa nghệ thuật tranh cổđộng Việt Nam lên tầm cao mới, sángtạo nên những tác phẩm mang giá trịthẩm mỹ cao.

Các bức tranh cổ động với ngôn ngữtạo hình khỏe khoắn, lối biểu đạt rõ ràngmang đậm tính hình tượng và sự thừahưởng của màu sắc truyền thống trongtranh dân gian, cùng với các khẩu hiệu,chú thích dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc tranhcổ động đã trở thành công cụ truyền tảichủ trương, đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước đến mọi tầng lớpnhân dân, truyền tải quyết tâm, ý chí vàhành động của cả dân tộc, đồng thời tái

tạo chân thựcmọi mặt của đờisống xã hộiđương thời, cổvũ toàn dân,toàn quân vữngtin vào cuộckháng chiếngiành độc lậpdân tộc, bảo vệTổ quốc...Những họa sỹvẽ tranh cổđộng nổi tiếng ở

thời kỳ này gồm có họa sỹ Nguyễn Sáng,Mai Văn Hiến, Sĩ Ngọc, Huỳnh VănThuận, Nguyễn Bích, Trường Sinh, TrầnMai, Trần Gia Bích, Nguyễn Thụ, HuyOánh, Phạm Lung...

“Trải qua hai cuộc kháng chiến củađất nước, nghệ thuật tranh cổ động đãhoàn thành những nhiệm vụ trong nhữngthời khắc cam go nhất. Những bức tranhcổ động như một cuốn sử sống độngbằng hình ảnh, bằng ngôn ngữ nghệthuật trong lịch sử cách mạng Việt Nam.Các họa sỹ vẽ tranh cổ động là nhữngngười gắn bó chặt chẽ với các cuộc đấutranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, mặcdù cuộc chiến của người họa sĩ khôngdiễn ra ngoài chiến tuyến, mà diễn rađằng sau giá vẽ” - họa sỹ vẽ tranh cổđộng Trường Sinh nói.

Họa sỹ Ngô Mạnh Lân cũng khẳngđịnh, hiện nay, tuy các phương tiệntruyền thông phát triển mạnh, tranh cổđộng không còn nhiều tác động nhưngày xưa, nhưng nó vẫn là một loại hìnhnghệ thuật đồng hành cùng các hoạtđộng, các chiến dịch tuyên truyền nhiệmvụ chính trị của Đảng, Nhà nước tronggiai đoạn hiện nay. Hàng năm vẫn cónhững cuộc vận động sáng tác tranh cổđộng, những triển lãm tranh cổ độngtrong những ngày lễ lớn để cổ vũ tinhthần của nhân dân.

t.t.n

Hình Tổ quốc hiện trên giá vẽ

Khách tham quan triển lãm