toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - số 1163 - l

20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1163 ngày 28.01.2016 Ảnh: TTXVn - Chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng: Khơi dậy giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội (Tr.14) - Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2016 (Tr.9) - Tiếp tục di dời linh vật không phù hợp ra khỏi các di tích (Tr.4) - Quy chế tổ chức Giải thưởng Du lịch Việt Nam (Tr.8) trong số nàY Chương trình Dạ hội “Niềm tin son sắt” là chương trình nghệ thuật đặc biệtchào mừng thành công Đại hội XII Ngành VHTTDL triển khai các nhiệm vụ phục vụ nhân dân trong dịp Tết 2016 Ngày 18.01.2016 Bộ VHTTDL có Công văn số 143/BVHTTDL-TCDL về việc đảm bảo hoạt động trong dịp Tết 2016 gửi các Sở VHTTDL, Sở Du lịch các tỉnh/thành, các doanh nghiệp du lịch trong toàn quốc. Dịp Tết Nguyên đán năm 2016 được nghỉ dài ngày, khách quốc tế và khách đi du lịch trong nước đến các điểm du lịch trong cả nước dự báo sẽ tăng mạnh. Đây là cơ hội để các địa phương và các doanh nghiệp kích cầu du lịch, mở rộng thị trường, tăng lượng khách phục vụ và đạt được kết quả kinh doanh cao ngay từ đầu năm, là cơ hội tốt để các địa phương, cơ sở du lịch, dịch vụ phục vụ khách du lịch quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch. (Xem tiếp trang 8) Với chủ đề “Niềm tin son sắt”, chương trình Dạ hội chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng sẽ diễn ra vào 20h00 ngày 28.01.2016 tại Sân vận động quốc gia, do Bộ VHTTDL chỉ đạo nội dung, Cục Nghệ thuật biểu diễn chỉ đạo thực hiện với sự tham gia của gần 1.500 diễn viên. Kịch bản văn học: NSƯT Khánh Toàn, Trường Bắc và nhóm tác giả; Chỉ đạo nghệ thuật và viết lời bình: Nhà viết kịch Nguyễn Đăng Chương; Tổng đạo diễn chương trình: NSND Quang Vinh. (Xem tiếp trang 5) Thư chúc mừng Xuân Bính Thân 2016 Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2016 Năm 2015, mặc dù còn nhiều khó khăn của nền kinh tế thế giới, những biến động chính trị và xung đột vũ trang khốc liệt tại một số quốc gia; ở trong nước, kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc, cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn, với tinh thần “Đoàn kết, chủ động, sáng tạo, phát triển”, Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong cả nước đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị và kế hoạch công tác, nổi bật là: Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản, quản lý và tổ chức lễ hội tiếp tục đạt nhiều kết quả, ý thức thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội của người dân có nhiều chuyển biến tích cực; kịp thời chấn chỉnh một số lễ hội phản cảm được dư luận và xã hội đồng tình. (Xem tiếp trang 5) Dạ hội chào mừng thành công Đại hội lần thứ XII của Đảng

Upload: pham-long

Post on 22-Jan-2018

145 views

Category:

News & Politics


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1163 ngày 28.01.2016

Ảnh:

TTX

Vn- Chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng:Khơi dậy giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội

(Tr.14)- Tăng cường công tác quản lývà tổ chức lễ hội năm 2016

(Tr.9)- Tiếp tục di dời linh vật không phù hợp ra khỏi các di tích

(Tr.4)- Quy chế tổ chức Giải thưởngDu lịch Việt Nam

(Tr.8)

trong số này

Chương trình Dạ hội “Niềm tin son sắt” là chương trình nghệ thuật đặc biệtchào mừng thành công Đại hội XII

Ngành VHTTDL triển khaicác nhiệm vụ phục vụnhân dân trong dịp Tết 2016

Ngày 18.01.2016 Bộ VHTTDL cóCông văn số 143/BVHTTDL-TCDL vềviệc đảm bảo hoạt động trong dịp Tết2016 gửi các Sở VHTTDL, Sở Du lịchcác tỉnh/thành, các doanh nghiệp du lịchtrong toàn quốc. Dịp Tết Nguyên đánnăm 2016 được nghỉ dài ngày, kháchquốc tế và khách đi du lịch trong nướcđến các điểm du lịch trong cả nước dựbáo sẽ tăng mạnh. Đây là cơ hội để cácđịa phương và các doanh nghiệp kíchcầu du lịch, mở rộng thị trường, tănglượng khách phục vụ và đạt được kếtquả kinh doanh cao ngay từ đầu năm, làcơ hội tốt để các địa phương, cơ sở dulịch, dịch vụ phục vụ khách du lịchquảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch.

(Xem tiếp trang 8)

Với chủ đề “Niềm tin son sắt”, chương trình Dạ hội chào mừng thành côngĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng sẽ diễn ra vào 20h00 ngày28.01.2016 tại Sân vận động quốc gia, do Bộ VHTTDL chỉ đạo nội dung, CụcNghệ thuật biểu diễn chỉ đạo thực hiện với sự tham gia của gần 1.500 diễn viên.Kịch bản văn học: NSƯT Khánh Toàn, Trường Bắc và nhóm tác giả; Chỉ đạonghệ thuật và viết lời bình: Nhà viết kịch Nguyễn Đăng Chương; Tổng đạo diễnchương trình: NSND Quang Vinh. (Xem tiếp trang 5)

Thư chúc mừng Xuân Bính Thân 2016Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2016Năm 2015, mặc dù còn nhiều khó khăn của nền

kinh tế thế giới, những biến động chính trị và xungđột vũ trang khốc liệt tại một số quốc gia; ở trongnước, kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc, cânđối ngân sách nhà nước còn khó khăn, với tinh thần “Đoàn kết, chủ động,sáng tạo, phát triển”, Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong cả nước đãtích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụchính trị và kế hoạch công tác, nổi bật là: Công tác bảo tồn, phát huy giá trịcác di sản, quản lý và tổ chức lễ hội tiếp tục đạt nhiều kết quả, ý thức thựchiện nếp sống văn minh trong lễ hội của người dân có nhiều chuyển biếntích cực; kịp thời chấn chỉnh một số lễ hội phản cảm được dư luận và xã hộiđồng tình. (Xem tiếp trang 5)

Dạ hội chào mừng thành côngĐại hội lần thứ XII của Đảng

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

quản lý nhà nước

2 số 1163 l 28.01.2016

Ngày 13.01.2016, Thủ tướngChính phủ đã ban hành Chỉ thị số01/CT-TTg về tổ chức cuộc bầu cử đạibiểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XIV vàđại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND)các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Tuần tin VHTTDL đăng tải toànvăn Chỉ thị như sau:

Ngày 25.11.2015 Quốc hội đã banhành Nghị quyết số 105/2015/QH13về ngày bầu cử ĐBQH khóa XIV vàđại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ2016-2021; thành lập Hội đồng bầu cửquốc gia. Theo Nghị quyết của Quốchội, ngày bầu cử sẽ được tiến hànhvào ngày Chủ nhật 22.5.2016.

Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV vàđại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ2016-2021 là sự kiện chính trị lớn, cóý nghĩa quan trọng đối với cả nước vàcủa từng địa phương; được tổ chứcvào thời điểm cả nước đã giành đượcnhững thành tựu quan trọng trên tất cảcác lĩnh vực theo các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã đặt ra đối với cả nhiệm kỳQuốc hội khóa XIII và HĐND,UBND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.Đây cũng là thời điểm các Bộ, ngành,địa phương tập trung triển khai vàthực hiện các kế hoạch phát triển kinhtế-xã hội theo Nghị quyết Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng,tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩnbị, tổ chức cuộc bầu cử ĐBQH khóaXIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệmkỳ 2016-2021.

Trong bối cảnh thực hiện nhiệm vụxây dựng, hoàn thiện Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân,do Nhân dân và vì Nhân dân theoHiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội,Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổchức chính quyền địa phương đã vàđang đặt ra các yêu cầu mới cao hơnđối với tổ chức, hoạt động của Quốc

hội, HĐND các cấp trong nhiệm kỳmới. Cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểuHĐND các cấp lần này được Đảng,Quốc hội, Chính phủ xác định lànhiệm vụ công tác trọng tâm của toànĐảng, toàn dân và toàn quân trongnăm 2016; là đợt vận động và sinhhoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầnglớp Nhân dân đê lựa chọn, bầu đượcnhững đại biểu ưu tú, đại diện choNhân dân cả nước tại Quốc hội, cơquan quyền lực nhà nước cao nhấttrong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV vàcác đại biểu đại diện cho Nhân dân địaphương tại HĐND các cấp, cơ quanquyền lực nhà nước ở địa phươngtrong nhiệm kỳ 2016-2021.

Để cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIVvà đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ2016-2021 được tổ chức bảo đảm dânchủ, bình đẳng, đúng pháp luật, antoàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hộicủa toàn dân; tạo điều kiện thuận lợinhất để Nhân dân thực hiện đầy đủquyền làm chủ của mình trong việclựa chọn, giới thiệu, bầu người có đủđức, đủ tài, xứng đáng đại diện choNhân dân cả nước tại Quốc hội vàHĐND các cấp, Thủ tướng Chính phủchỉ thị:

1. Bộ Thông tin và Truyền thôngchủ trì, phối hợp với các cơ quan liênquan có kế hoạch triển khai, chỉ đạovà hướng dẫn các cơ quan thông tin,báo chí ở Trung ương và địa phươngtổ chức tuyên truyền kịp thời, sâu rộngtrong cán bộ, công chức, viên chức,lực lượng vũ trang và các tầng lớpNhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọngcủa cuộc bầu cử; quyền ứng cử, quyềnbầu cử của công dân theo quy địnhcủa Hiến pháp; các nội dung cơ bảncủa Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổchức chính quyền địa phương, LuậtBầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND;

góp phần nâng cao ý thức làm chủ,tinh thần tự giác của mọi công dân, cơquan, tổ chức trong thực hiện công tácbầu cử.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạoTổng cục Thống kê hướng dẫn Cụcthống kê tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương cung cấp số liệu dân sốđến ngày 31.12.2015 của từng địaphương để làm căn cứ tính số lượngĐBQH và số lượng đại biểu HĐNDcác cấp ở mỗi đơn vị hành chính.

3. Bộ Giao thông vận tải, BộThông tin và Truyền thông xây dựngkế hoạch, phương án cụ thể, bảo đảmgiao thông và thông tin liên lạc thôngsuốt trong quá trình chuẩn bị, tổ chứcbầu cử, đặc biệt trước và trong ngàybầu cử 22.5.2016.

4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công anxây dựng kế hoạch, phương án triểnkhai lực lượng bảo đảm an ninh chínhtrị và trật tự, an toàn xã hội trong suốtquá trình chuẩn bị, tổ chức cuộc bầucử, đặc biệt chú trọng bảo đảm anninh, trật tự tại những địa bàn trọngđiểm, khu vực trọng yếu về quốcphòng, an ninh; chỉ đạo và hướng dẫncác lực lượng quân đội, công an thamgia cuộc bầu cử.

5. Bộ Tài chính bố trí kinh phí kịpthời để các cơ quan Trung ương, cácđịa phương thực hiện công tác bầu cử;hướng dẫn việc lập dự toán, quyếttoán và kiểm tra việc sử dụng kinh phíbầu cử; bảo đảm kinh phí được sửdụng đúng mục đích, yêu cầu, tiếtkiệm và hiệu quả.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Bộ Y tế chủ trì, phối hợpvới các cơ quan liên quan xây dựngcác phương án chủ động đối phó vớinhững tình huống thiên tai, dịch bệnhcó thể xảy ra trong thời gian chuẩn bịvà tổ chức bầu cử.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

quản lý nhà nước

3số 1163 l 28.01.2016

7. Thanh tra Chính phủ chủ trì,phối hợp với các cơ quan liên quanhướng dẫn việc kê khai tài sản đối vớingười được giới thiệu ứng cử ĐBQH vàđại biểu HĐND các cấp theo chỉ đạocủa Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủyban Thường vụ Quốc hội; chủ trì hoặcphối hợp với các Bộ, ngành, địa phươngtập trung giải quyết kịp thời, đúng phápluật các khiếu nại, tố cáo của công dântrước, trong và sau bầu cử.

8. Bộ Nội vụ là cơ quan thườngtrực, chịu trách nhiệm trước Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ trong việctham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướngChính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Ủy ban nhân dân các cấp thực hiệncông tác bầu cử; kiểm tra, đôn đốc Ủyban nhân dân các cấp thực hiện cácquy định của pháp luật về bầu cử vàcác văn bản hướng dẫn của Hội đồngbầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụQuốc hội, Ủy ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợpchặt chẽ với Văn phòng Chính phủ,các cơ quan liên quan theo dõi, cậpnhật tình hình chuẩn bị, tiến độ thựchiện công tác bầu cử tại các Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ và Ủy ban nhân dân các cấp để

kịp thời tổng hợp, báo cáo Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ theo đúng quyđịnh của pháp luật về bầu cử.

9. Ủy ban nhân dân các cấp trongphạm vi nhiệm vụ, quyền han củamình tổ chức thực hiện cuộc bầu cửĐBQH và đại biểu HĐND các cấptheo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị,Kế hoạch công tác bầu cử của Hộiđồng bầu cử quốc gia, hướng dẫn củaỦy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và sự chỉ đạo của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ; chủ động thựchiện và bảo đảm tiến độ việc chuẩn bịcho cuộc bầu cử; công tác hiệp thươnglựa chọn, giới thiệu người ứng cửĐBQH, đại biểu HĐND các cấp; trìnhtự các bước tiến hành công việc trước,trong, sau ngày bầu cử và các điềukiện vật chất, kỹ thuật phục vụ chocuộc bầu cử. Chủ động phối hợp vớiThường trực HĐND, các cơ quan liênquan trong việc giám sát, kiểm tra vàthực hiện công tác bầu cử. Chỉ đạo cáccơ quan quân đội, công an ở địaphương xây dựng các kế hoạch, biệnpháp cụ thể nhằm giữ vững an ninhchính trị, trật tự, an toàn xã hội trênđịa bàn và tại các địa điểm bỏ phiếu;bảo đảm cho cuộc bầu cử được diễnra an toàn, đúng pháp luật; xây dựng

phương án dự phòng bảo đảm cuộcbầu cử được tiến hành liên tục, khôngbị gián đoạn.

10. Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh/thành chịu trách nhiệm trướcChính phủ, Thủ tướng Chính phủ vềcông tác chỉ đạo tổ chức, thực hiện cuộcbầu cử theo quy định của Luật Bầu cửĐBQH và đại biểu HĐND; hướng dẫncủa Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy banThường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, Ủy ban Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam và của cácBộ, cơ quan Trung ương.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangBộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chínhphủ, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủyban nhân dân tỉnh/thành trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình khẩntrương triển khai công tác chuẩn bị, tổchức cuộc bầu cử; kịp thời gửi báo cáođến Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủđể tổng hợp trình Chính phủ, Thủtướng Chính phủ tình hình công tácchuẩn bị, triển khai và tổ chức cuộcbầu cử, ngày bầu cử theo tiến độ từnggiai đoạn của cuộc bầu cử, bảo đảmcuộc bầu cử ĐBQH khoá XIV và bầucử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ2016-2021 thành công tốt đẹp.

h.Q

Ngày 19.01.2016, Bộ VHTTDLđã ban hành Quyết định số 246/QĐ-BVHTTDL công bố Danh mục di sảnvăn hoá phi vật thể quốc gia gồm 15di sản văn hoá phi vật thể. 15 di sảnvăn hoá phi vật thể được công bốgồm: 1. Hội đua bò Bảy Núi, AnGiang; 2. Lễ cầu năm mới, cầu mùacủa người Dao (Tịu siằng thun boaùliu), Bắc Kạn; 3. Lễ hội làng Diềm,Bắc Ninh; 4. Lễ hội làng Đồng Kỵ,Bắc Ninh; 5. Nghề gốm Phù Lãng,

Bắc Ninh; 6. Nghề chạm khắc gỗPhù Khê, Bắc Ninh; 7. Nghề gòđồng Đại Bái, Bắc Ninh; 8. Kỹ thuậttrồng lanh và dệt vải lanh của ngườiH’Mông, Hà Giang; 9. Hát Trốngquân làng Bùi Xá, Bắc Ninh; 10.Hát Trống quân, Hải Dương; 11. Lễhội Đền Hát Môn, Hà Nội; 12. Lễhội Đền Và, Hà Nội; 13. Nghệ thuậtChiêng Mường ở Hoà Bình, HoàBình; 14. Mo Mường ở Hoà Bình,Hoà Bình; 15. Hát Sấng Cọ (hát Ví

Lưu Tam) của người Sán Chay, TháiNguyên.

Bộ VHTTDL yêu cầu Chủ tịchUBND các cấp nơi có di sản văn hoáphi vật thể được đưa vào Danh mụcdi sản văn hoá phi vật thể quốc giatrong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạncủa mình, thực hiện việc quản lý nhànước đối với di sản văn hoá phi vậtthể trong Danh mục theo quy địnhcủa pháp luật về di sản văn hoá.

Đ.Anh

Công bố Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

4 số 1163 l 28.01.2016

quản lý nhà nước

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 211/QĐ-BVHTTDL ngày18.01.2016, giao Cục Hợp tác quốctế chủ trì, phối hợp với các cơ quan,đơn vị liên quan tố chức chươngtrình Tiệc Năm mới-Chào XuânBính Thân 2016, bao gồm tiệc chiêuđãi, tổ chức khu vực giới thiệu cáckết quả hoạt động đối ngoại trongcác lĩnh vực văn hóa, thể thao và dulịch năm 2015 của Bộ VHTTDL và chương trình nghệ thuật truyền thống đặc sắc. Thời gian: Ngày29.01.2016, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

- Ngày 18.01.2016 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 230/QĐ-BVHTTDL, giao Cục Nghệ thuậtbiểu diễn chủ trì, phối hợp với CụcHợp tác quốc tế, Hội Nghệ sĩ Sânkhấu Việt Nam, Sở VHTTDL tỉnhThừa Thiên Huế, Liên đoàn Xiếc

Việt Nam và các đơn vị có liên quantổ chức “Liên hoan Xiếc quốc tế -2016” vào cuối tháng 5 năm 2016 tạithành phố Huế, tỉnh Thừa ThiênHuế.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 259/QĐ-BVHTTDL ngày19.01.2016, thành lập Ban Chỉ đạo“Liên hoan Xiếc quốc tế - 2016” tạithành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huếdo Thứ trưởng Vương Duy Biên làmTrưởng Ban, ông Nguyễn ĐăngChương - Cục trưởng Cục Nghệthuật biểu diễn làm Phó Trưởng BanThường trực và 01 Ủy viên.

- Tại Quyết định số 260/QĐ-BVHTTDL ngày 19.01.2016, BộVHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểudiễn chủ trì, phối hợp với Vụ Tổchức cán bộ, Vụ Kế hoạch, Tàichính, Vụ Đào tạo và các đơn vị có

liên quan tổ chức thực hiện “Đề ánđào tạo diễn viên, nhạc công cho cácđơn vị nghệ thuật Tuồng, nghệ thuậtChèo, nghệ thuật Cải lương và Dânca kịch chuyên nghiệp trong cả nướcgiai đoạn 2016-2020” theo Quyếtđịnh số 4363/QĐ-BVHTTDL ngày16.12.2015 của Bộ trưởng BộVHTTDL.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 290/QĐ-BVHTTDL ngày21.01.2016, giao Cục Nghệ thuậtbiểu diễn chủ trì, chỉ đạo Nhà hát Ca,Múa, Nhạc Việt Nam và các đơn vịnghệ thuật có liên quan xây dựngchương trình nghệ thuật, biểu diễnmừng Đảng, mừng Xuân và phục vụnhân dân tại TP. Đà Nẵng và tỉnhQuảng Nam vào dịp Tết Nguyên đán2016.

thtt

VăN BảN mớI

Bộ VHTTDL đã ban hành Côngvăn số 154/BVHTTDL-MTNATL gửiSở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thaocác tỉnh/thành về việc tiếp tục triểnkhai Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL ngày 08.8.2014.

Sau hơn 01 năm triển khai Côngvăn số 2662/BVHTTDL-MTNATL,việc thay thế, di dời các linh vật khôngphù hợp đã nhận được sự đồng thuậncủa xã hội và các cơ quan báo chí,truyền thông, góp phần làm thay đổinhận thức của đông đảo quần chúngnhân dân trong việc sử dụng các sảnphẩm, biểu tượng, linh vật khi trưngbày, cung tiến, cũng như nâng cao ýthức trong việc tìm hiểu lịch sử, vănhóa, thẩm mỹ và luật pháp liên quanđến việc gìn giữ, bảo tồn và phát huycác giá trị di sản văn hoá. Các cơ quanquản lý nhà nước ở Trung ương và địaphương đã tích cực triển khai rà soát,tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra việc

thực hiện Luật Di sản văn hoá ở các ditích. Hoạt động sản xuất, buôn bán cácsản phẩm biểu tượng, linh vật ở cáclàng nghề truyền thống đã có nhiều thayđổi. Tại các làng nghề, người thợ đã cóý thức trong việc tìm hiểu văn hóatruyền thống, không sản xuất, cung cấpcho thị trường trong nước sản phẩm,biểu tượng, linh vật theo mẫu ngoại lai.Nhiều cơ sở chế tác đã tìm tòi, sáng tạora những sản phẩm mang tính thẩm mỹphù hợp với truyền thống Việt Nam...

Nhằm lành mạnh môi trường thẩmmỹ của cộng đồng, giữ gìn truyềnthống và tuân thủ quy định của phápluật hiện hành, Bộ VHTTDL đề nghị:Sở VHTTDL; Sở Văn hóa và Thể thaocác tỉnh/thành tiếp tục triển khai thanhtra, kiểm tra, kiên quyết loại bỏ ra khỏidi tích các hiện vật không có trongdanh mục xếp hạng của di tích, thựchiện nghiêm túc Luật Di sản văn hóa,Nghị định số 158/2013/NĐ-CP về Quy

định xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực VHTTDL và Quảng cáo. Đềnghị các đơn vị chức năng của BộVHTTDL, Sở VHTTDL, Sở Văn hóavà Thể thao các tỉnh/thành tăng cườngphối hợp với các cơ quan truyền thôngđẩy mạnh tuyên truyền vận động đểmọi tổ chức, cá nhân nâng cao ý thứctrong việc giữ gìn và phát huy bản sắcvăn hóa dân tộc, không sử dụng các sảnphẩm, biểu tượng, linh vật ngoại lai,không phù hợp với thuần phong mỹ tụcViệt Nam.

Bộ VHTTDL đề nghị SởVHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao cáctỉnh/thành gửi báo cáo công tác triển khai thực hiện Công văn số2662/BVHTTDL-MTNATL về BộVHTTDL trước 30.01.2016 (qua CụcMỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, 38Cao Bá Quát, Hà Nội. Email:[email protected]).

thAnh hà

Tiếp tục di dời linh vật không phù hợp ra khỏi di tích

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

5số 1163 l 28.01.2016

quản lý nhà nước

Ngày 21.01, Đoàn công tác của BộVHTTDL do Thứ trưởng Vương DuyBiên làm Trưởng đoàn đã có buổi làmviệc với Sở VHTTDL tỉnh Thái Bìnhvà đại diện lãnh đạo UBND, PhòngVăn hóa, Thông tin và Tuyên truyềncác huyện nhằm kiểm tra công tác cáchoạt động mừng Đảng, đón Xuân BínhThân, công tác quản lý, tổ chức lễ hộicủa địa phương.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứtrưởng Vương Duy Biên đề nghị tỉnhThái Bình cần chỉ đạo quyết liệt vấnđề vệ sinh môi trường, an toàn cháynổ, đề phòng các tiêu cực khác tại nơicông cộng diễn ra lễ hội. Việc làm nàycần có sự chung tay của nhiều ngànhvà toàn xã hội chứ không riêng gì củaNgành văn hóa, du lịch. Công tác quảnlý, tổ chức lễ hội của địa phương phảiđược thực hiện bài bản, giữ đượctruyền thống văn hóa. Bên cạnh đó,Ngành văn hóa tỉnh Thái Bình cũngcần phối hợp với chính quyền địaphương trong việc tăng cường côngtác giám sát, kiểm tra công tác tổ chứclễ hội trước, trong và sau Tết, kể cảcông khai, đột xuất để lường hết nhữngvấn đề phát sinh, có phương án dựphòng.

Thứ trưởng Vương Duy Biên cho

rằng, ở các di tích văn hóa, lịch sử nộidung văn bia phải chú trọng đến yếutố, mục đích đọc được, hiểu được củadu khách, tránh trường hợp “đánh đố”du khách. Khi du khách đọc được,“thấm” được nội dung văn bia thì sẽhiểu giá trị của di tích.

Thứ truởng Vương Duy Biên nhấnmạnh: Chúng ta đang có trách nhiệmlớn với văn hóa dân tộc trong việcquản lý các di tích văn hóa, nhất là ditích cấp quốc gia, vì thế nếu làm sailệch, biến dạng di tích thì sẽ có lỗi vớihậu thế. Di tích được cấp Bằng di tíchquốc gia thì càng phải quản lý theođúng tinh thần quốc gia, không thể tùytiện.

Tại buổi làm việc, Phó Giám đốcSở VHTTDL tỉnh Thái Bình - PhạmVăn Hóa cho biết, một số địaphương trong tỉnh, do nhận thức sailệch về mục đích tổ chức lễ hội, coidi tích là nguồn lợi riêng của địaphương nên tập trung khai thác kinhtế, thương mại hóa các hoạt động lễhội, làm giảm giá trị truyền thốngcủa lễ hội, chưa đầu tư đúng mứccho các yếu tố truyền thống làm nênbản sắc riêng của từng lễ hội. Hiệntượng thương mại hóa dịch vụ phụcvụ lễ hội, chèo kéo khách hành

hương, đặt nhiều hòm công đức, tiềngiọt dầu… vẫn còn tồn tại ở một sốlễ hội, công tác xử lý vi phạm trongthanh tra, kiểm tra lễ hội chưa đủmạnh nên kết quả còn cũng chưađược như mong muốn.

Theo thống kê sơ bộ của NgànhVăn hóa, tỉnh Thái Bình có gần 500lễ, hội. Hiện tại chỉ có hơn 200 lễ hộiđược phục hồi và tổ chức định kỳhàng năm, chủ yếu là lễ hội dân giantruyền thống, lễ hội tôn giáo do cấpxã quản lý, thôn-làng tổ chức. Lễ hộitại tỉnh Thái Bình đã duy trì nhiềunghi thức cổ xưa mang sắc thái vănhóa, văn minh nông nghiệp. Các lễhội truyền thống được phục hồi, gópphần phát huy giá trị di sản văn hóa,giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong năm 2015, qua công táckiểm tra hơn 30 lễ hội tổ chức tại địaphương, nhìn chung các lễ hội diễnra theo đúng quy định của Nhà nước,được đầu tư tổ chức công phu, kếthợp hài hòa giữa yếu tố thiêng của lễvà không khí tưng bừng của phần hộivới nhiều trò chơi, trò diễn dân gianvà nhiều hoạt động văn hóa, vănnghệ thu hút du khách, tôn vinh di sản.

Đức Minh

Kiểm tra, giám sát công tác tổ chức lễ hội dịp Tết Nguyên đán

Chương trình Dạ hội chào mừngthành công Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XII của Đảng là điểmnhấn quan trọng trong chuỗi các hoạtđộng trên khắp mọi miền đất nướcchào mừng thành công của Đại hội.Chương trình Dạ hội chào mừngthành công Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XII của Đảng là tiếnghát ngợi ca Đảng quang vinh, BácHồ kính yêu và dân tộc Việt Namanh hùng; thể hiện niềm tin sắt soncủa nhân dân vào sự lãnh đạo của

Đảng Cộng sản Việt Nam - nơi hội tụtinh hoa dân tộc.

Được xây dựng với hình thứcnghệ thuật tổng hợp, tích hợp nhiềuhình thức và phong cách biểu diễn, Dạhội nghệ thuật “Niềm tin son sắt” làchương trình quy mô cấp quốc gia,được thể hiện hoành tráng trên sânkhấu lớn. Bằng những hình tượngnghệ thuật có tính khái quát, chươngtrình sẽ được dàn dựng với phươngpháp bố cục, phong cách dàn dựng vàhòa âm phối khí mới, lựa chọn các tác

phẩm âm nhạc tiêu biểu; những bảnhùng ca, những giai điệu lạc quan,trong sáng đã đồng hành cùng lịch sửđấu tranh giải phóng dân tộc và dựngxây đất nước và những sáng tác mớivề đề tài ngợi ca Đảng, Bác Hồ, Quêhương đất nước trong những năm gầnđây kết hợp với những màn đồng diễnhoành tráng của các đơn vị quân đội,các cháu thiếu niên nhi đồng trên nềncác giọng hát của nhiều nghệ sĩ têntuổi trên khắp cả nước.

h.Phượng

Dạ hội chào mừng thành công… (Tiếp theo trang 1)

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

6 số 1163 l 28.01.2016

quản lý nhà nước

Trong khuôn khổ các hoạt động củaDiễn đàn Du lịch ASEAN 2016 tạiPhilippines, ngày 22.01.2016, Bộ trưởngDu lịch các nước đã tiến hành lễ ký kếtBản ghi nhớ về tăng cường hợp tác dulịch giữa các quốc gia ASEAN và TrungQuốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Lễ ký kếtdiễn ra với sự chứng kiến của Tổng thưký ASEAN Lê Lương Minh.

Tại lễ ký kết, được sự ủy quyền củaBộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng TuấnAnh, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đãký Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tácdu lịch giữa các quốc gia ASEAN vàTrung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trong Bản ghi nhớ, các bên tham giaghi nhận tiến trình mối quan hệ đối tácASEAN+3 trong những năm qua đãphát triển thành đối tác nhiều mặt vànăng động, góp phần vào hòa bình khuvực, hiểu biết lẫn nhau và giao lưu kinhtế chặt chẽ hơn. Nhấn mạnh sự cần thiếtphải tăng cường, làm sâu sắc và mở rộngsự hợp tác du lịch giữa các quốc giathành viên ASEAN và Trung Quốc,Nhật Bản và Hàn Quốc. Đồng thời, ghinhận tầm quan trọng của ASEAN+3 nhưlà những đối tác và thị trường nguồnchính cho du lịch.

Trên cơ sở tuân thủ pháp luật, quytắc, quy định và chính sách quốc gia tạimỗi nước, các bên tham gia sẽ hợp táchướng đến các mục tiêu: Thúc đẩy đi lạivà lượng khách du lịch thăm lẫn nhau;

Thúc đẩy phát triển du lịch chất lượng ởmức độ thích hợp thông qua quảng bácác tiêu chuẩn quản lý môi trường và cácchương trình chứng nhận du lịch bềnvững của ASEAN, tăng cường hợp táccụ thể về du lịch sinh thái, du lịch vănhóa, du lịch tàu biển, giao lưu thanh niên,phát triển nguồn nhân lực du lịch, xúctiến quảng bá du lịch chung và các biệnpháp đảm bảo chất lượng và an toàn chodu khách; Thúc đẩy liên kết và tăngcường hợp tác giữa các cơ sở giáo dụcvà đào tạo về trao đổi thông tin du lịch,phát triển nguồn nhân lực du lịch, quảnlý truyền thông khủng hoảng và khuyếnkhích doanh nghiệp tham gia mối quanhệ hợp tác này.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, cácbên sẽ hợp tác trong các lĩnh vực:

Thứ nhất, các bên tham gia sẽ chia sẻmô hình tốt về phát triển du lịch có tráchnhiệm, bền vững, xây dựng các chươngtrình tham quan du lịch trọn gói chungnhằm gia tăng luồng khách giữaASEAN+3; nguồn lực và các phươngtiện để hỗ trợ lẫn nhau trong giáo dục vàđào tạo du lịch nhằm phát triển du lịchcó chất lượng.

Thứ hai, các bên sẽ hỗ trợ và khuyếnkhích sự tham gia của cộng đồng doanhnghiệp và các phân khúc du lịch khác vàocác hội chợ, triển lãm và lễ hội du lịch,trong đó tập trung vào các điểm du lịchvà sản phẩm du lịch của ASEAN+3; các

hoạt động xúc tiến và tiếp thị du lịchchung, trong đó có các hoạt động doTrung tâm ASEAN-Trung Quốc, Trungtâm ASEAN-Nhật Bản và Trung tâmASEAN-Hàn Quốc thực hiện; quản lýkhủng hoảng nhằm bảo vệ danh tiếng vàuy tín của các tổ chức du lịch, điểm đếndu lịch bằng cách cung cấp các thông tinchính xác và kịp thời cho các chủ thể dulịch chính.

Thứ ba, các bên sẽ ủng hộ và thúcđẩy thực hiện các dự án liên quan đến dulịch hoặc các hoạt động liên quan kháctrên cơ sở cùng thống nhất thông quaviệc trao quyền cho các Trung tâm đượcthành lập bởi các Bên tham gia; đi lại vàdu lịch giữa ASEAN+3 thông qua xúctiến quảng bá chung và các chương trìnhtham quan trọn gói liên kết các điểm đếndu lịch; và hợp tác giữa các bên tham giavà ngành du lịch, đặc biệt là cơ quan dulịch và các công ty lữ hành, hàng không,khách sạn và khu nghỉ mát.

Cùng với đó, các bên sẽ trao đổithông tin liên quan tới số liệu thống kêdu lịch và chính sách phát triển du lịch,các cơ hội đầu tư và số liệu kinh tế trongđó có số liệu của ngành du lịch và lữhành phù hợp; cùng tổ chức các hội nghịchuyên đề, hội thảo, gặp gỡ trực tiếpnhằm tìm hiểu và thảo luận những cơ hộivà phương hướng mới cho phát triển vàxúc tiến du lịch.

t. hà

Tăng cường hợp tác du lịch giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

Lễ hội Gióng đền Sóc Sơn (huyệnSóc Sơn, Hà Nội) năm nay sẽ hạn chếtối đa tình trạng bạo lực trong tục cướpgiò hoa tre. Ông Đoàn Văn Sinh -Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tinhuyện Sóc Sơn khẳng định như vậy tạicuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nộidiễn ra chiều 21.01.

Tình trạng bạo lực xảy ra tại Lễ hội

Gióng trong những năm qua do tụctranh cướp giò hoa tre với quan niệm lấyđược lộc Thánh sẽ may mắn cả năm, khilễ phẩm hoa tre trên đường rước về đềnHạ sau khu đã dâng Thánh ở đềnThượng. Những người bảo vệ kiệu giòhoa tre dùng gậy ngăn cản, thậm chíđánh lại những người cướp lộc hoa tregây ra hiện tượng phản cảm, bức xúc

trong dư luận xã hội. Rút kinh nghiệm từ các mùa Lễ hội

trước, năm nay Ban tổ chức tuyệt đốikhông cho các đoàn hộ giá rước kiệu giòhoa tre mang gậy. Ban tổ chức sẽ tăngcường lực lượng bảo vệ của các thônlàng và lực lượng hỗ trợ đoàn hộ giá.Công an huyện Sóc Sơn cũng huy độnglực lượng túc trực 24/24 giờ trong thời

Chấn chỉnh tiêu cực trong tục cướp giò hoa tre tại hội Gióng đền Sóc Sơn

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

7số 1163 l 28.01.2016

quản lý nhà nước

Ngày 19.01, tại Hà Nội, Liên hiệp cácHội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chứclễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuậtnăm 2015 cho 67 tác phẩm tiêu biểu. Tạibuổi lễ, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệthuật Việt Nam đã trao giải cho 9 tác phẩmxuất sắc do các Hội chuyên ngành Trungương đề xuất và 58 tác phẩm của hội viêncác Hội Văn học nghệ thuật địa phương (2giải A, 10 giải B, 20 giải C, 16 giải Khuyếnkhích và 10 giải dành cho tác giả trẻ). Giảithưởng được phân bố trong các chuyênngành: Văn xuôi (11 tác phẩm), Thơ (9 tácphẩm), Lý luận phê bình Văn học (4 tácphẩm), Mỹ thuật (11 tác phẩm), Âm nhạc(6 tác phẩm), Điện ảnh (1 tác phẩm), Nhiếpảnh (10 tác phẩm), Múa (2 tác phẩm), Vănnghệ dân gian (2 tác phẩm), Sân khấu (2

tác phẩm). Một số Hội Văn học Nghệ thuậttỉnh/thành có nhiều tác phẩm đoạt giải như: Nghệ An (5 tác phẩm); Phú Thọ (4 tác phẩm)...

Giải A trong lĩnh vực Văn học đượctrao cho tác phẩm “Phan Duy Nhân - Thơvà Đời (Tập thơ)” của tác giả Phan DuyNhân, 76 tuổi. Ông đã có thơ được in rấtsớm từ những năm 50, 60 của thế kỷ XXtrong các tập san thơ yêu nước của thanhniên, học sinh Quảng Nam, Đà Nẵng, SàiGòn. Ông là một trong những thành viênđầu tiên của Hội Liên hiệp thanh niên,sinh viên, học sinh giải phóng và là hộiviên Hội Văn nghệ Giải phóng TrungTrung Bộ năm 1965. Trong cuộc Tổngtiến công Mậu Thân 1968, ông bị trọngthương, bị địch bắt giam ở nhà tù Côn

Đảo đến năm 1974 mới được trao trảtheo Hiệp định Pari. Tập “Thơ và đời”của Phan Duy Nhân là chân dung một thếhệ trí thức - văn nghệ sĩ sinh viên, họcsinh trong phong trào yêu nước trướcnăm 1975 ở các đô thị miền Nam.

Giải A trong lĩnh vực Nhiếp ảnhthuộc về tác phẩm “Thăng hoa” của tácgiả Nguyễn Trung Kiên (Cần Thơ). Tácphẩm này cũng đã đoạt Huy chươngVàng cuộc thi ảnh quốc tế Việt Nam VN- 15 ở chủ đề “Khoảnh khắc thăng hoa”.Với bố cục chặt chẽ, nguồn sáng đẹp,khoảnh khắc bấm máy tốt, bức ảnh vừacó chất báo chí vừa mang đậm tính nghệthuật, hàm chứa nhiều thông điệp, thểhiện được hơi thở của cuộc sống, thời đại.

t.hợP

Trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2015

Công tác quảng bá văn hóa, du lịchViệt Nam ra nước ngoài đạt hiệu quảcao. Các Chương trình nghệ thuật phụcvụ tốt các ngày lễ lớn của đất nước, cácsự kiện của Ngành, hoạt động nghệthuật biểu diễn, điện ảnh được chấnchỉnh, dần đi vào nền nếp; đề xuất banhành các cơ chế, chính sách, chế độ đốivới các nghệ sĩ, nghệ nhân. Các hoạtđộng văn hóa cơ sở, vùng núi, biên giớicó nhiều chuyển biến tích cực. Nhiềuhoạt động trong lĩnh vực gia đình đượctriển khai có hiệu quả thiết thực. Thểthao Việt Nam tiếp tục thi đấu và giữvững thành tích tại Đại hội Thể thaokhu vực, công tác đào tạo, bồi dưỡng

vận động viên tài năng các mônOlympic được chú trọng đầu tư. Du lịchtiếp tục khẳng định vị trí quan trọngtrong nền kinh tế quốc dân và tạo tiềnđề để trở thành ngành kinh tế mũi nhọncủa Đất nước.

Vui mừng đón Xuân Bính Thân2016, với tinh thần “Đoàn kết, sángtạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổquốc”, Ngành Văn hóa, Thể thao vàDu lịch tiếp tục đẩy mạnh các phongtrào thi đua, xây dựng và triển khaicó hiệu quả các nội dung về văn hóa,gia đình, thể dục thể thao và du lịchđược nêu tại Nghị quyết Đại hội lầnthứ XII của Đảng, tích cực cùng

Chính phủ và cả nước hoàn thành cácmục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, tạo tiền đề hoànthành kế hoạch phát triển kinh tế-xãhội 5 năm 2016-2020.

Thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnhđạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,tôi gửi đến toàn thể công chức, viênchức, người lao động Ngành văn hóa,thể thao và du lịch, các nghệ sĩ, nghệnhân, huấn luyện viên, vận động viên,trọng tài và gia đình lời chúc mừngNăm mới sức khỏe và hạnh phúc.

Năm mới, thắng lợi mới!Hoàng Tuấn Anh

Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bộ trưởng

Thư chúc mừng Xuân... (Tiếp theo trang 1)

gian diễn ra Lễ hội, đồng thời hỗ trợ lựclượng bảo vệ đoàn rước kiệu giò hoa trevà đoàn rước trầu cau, không để xảy ratình trạng tranh cướp lộc, xử lý nghiêmcác hành vi gây rối trật tự công cộng.

Hiện các thôn làng lân cận khu vựcđền Sóc Sơn đang khẩn trương chuẩn bịcho Lễ khai hội. Phòng Văn hóa vàThông tin huyện Sóc Sơn phối hợp với

Trung tâm quản lý khu du lịch - di tíchđền Sóc Sơn hướng dẫn thực hiện lễrước, lễ tế của các thôn làng, kiểm traquá trình chuẩn bị lễ phẩm, lễ vật, trangphục, hướng dẫn và duyệt bài tấu củacác thôn làng.

Tại Lễ hội Gióng năm 2016, Ban tổchức cũng tích cực tuyên truyền để nhândân thực hiện văn minh nơi thờ tự như:

Không thắp hương trong khu nội tự,không đặt tiền lễ tại các ban thờ và cácvị trí khác trong nơi thờ tự, nghiêm cấmcác hoạt động đổi tiền lẻ, hạn chế đốtvàng mã…

Lễ hội Gióng đền Sóc Sơn kéo dàitrong 3 ngày, từ ngày 13-15.02 (tức ngày6 đến ngày 8 tháng Giêng Âm lịch).

Mạnh huân

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

8 số 1163 l 28.01.2016

quản lý nhà nước

Đón mừng Xuân mới Bính Thân2016, phát huy những thành tựu đạtđược năm 2015, thực hiện chỉ đạocủa Thủ tướng Chính phủ, BộVHTTDL yêu cầu các Sở VHTTDL,Sở Du lịch các tỉnh/thành phố chỉđạo các doanh nghiệp du lịch trên địabàn thực hiện tốt những nhiệm vụ:Tổ chức đón Tết vui tươi, thân thiện,an toàn, tiết kiệm, duy trì mọi hoạtđộng bình thường trong dịp nghỉ Tết;bố trí đủ lực lượng, cơ sở vật chất,lương thực, thực phẩm và điều kiệncần thiết đế phục vụ khách du lịchchu đáo trước, trong và sau dịp Tết.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soátchất lượng của tất cả các đơn vịcung ứng dịch vụ phục vụ khách dulịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú dulịch, đơn vị vận chuyển khách dulịch, các khu, điểm du lịch, nhàhàng phục vụ khách du lịch, cáctrung tâm mua sắm và cơ sở vuichơi giải trí trên địa bàn. Thực hiệnđồng bộ các giải pháp bảo đảm anninh, an toàn cho khách du lịch;

tăng cường kiểm tra, phát hiện,ngăn chặn và xử lý kiên quyết cácđối tượng đeo bám, gây phiền hàcho khách du lịch; tuyên truyền chocán bộ nhân viên ngành Du lịch ứngxử văn minh... Tăng cường công tácđảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,phòng chống ngộ độc thực phẩmtrong tình hình mới; không để xảyra tình trạng sử dụng thực phẩmkhông rõ nguồn gốc, kém chấtlượng, sử dụng phẩm màu độc hạivà các chất phụ gia nằm ngoài danhmục cho phép của Bộ Y tế để chếbiến thực phẩm, món ăn trong cácđơn vị phục vụ khách du lịch, cáckhách sạn, nhà hàng tại địa phương.Thực hiện việc bình ổn giá dịch vụdu lịch trước, trong và sau dịp Tết.Tăng cường kiểm tra, kiểm soátviệc chấp hành quy định pháp luậtvề giá, tuân thủ nghiêm các quyđịnh về đăng ký, niêm yết giá côngkhai và bán đúng giá niêm yết;không để xảy ra tình trạng găm giữphòng khách sạn và dịch vụ du lịch,

gây sốt giá, kiếm lời bất chính, ảnhhưởng xấu đến hình ảnh của địaphương nói riêng và ngành Du lịchViệt Nam nói chung. Tổ chức đóngiao thừa và các hoạt động vui chơigiải trí cho khách du lịch, các hoạtđộng phục vụ nhu cầu thăm quan,mua sắm, nghỉ ngơi, vui xuân, thamdự lễ hội của khách du lịch, nhữngnơi có điều kiện, tổ chức sự kiệnđón vị khách đầu tiên đến thamquan, du lịch địa phương trong nămmới. Đẩy mạnh tuyên truyền vậnđộng, phối hợp các tổ chức xã hộiphát huy tinh thần tương thân tươngái, giúp đỡ các gia đình nghèo, giađình khó khăn, người già không nơinương tựa để khách du lịch cùngnhân dân đón Tết cổ truyền của dântộc trong không khí đầm ấm; tổchức, chăm lo tốt đời sống vật chấtvà tinh thần cho người lao động, kịpthời biểu dương khen thưởng nhữngtập thể, cá nhân có thành tích xuấtsắc trong dịp Tết.

nguyệt cát

Ngành VHTTDL triển khai các nhiệm vụ...

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyếtđịnh số 255/QĐ-BVHTTDL ngày19.01.2016 về việc ban hành Quychế tổ chức Giải thưởng Du lịchViệt Nam năm 2015. Giải thưởngnhằm lựa chọn, tôn vinh các tổchức, doanh nghiệp và cá nhân cóđóng góp tích cực cho sự phát triểndu lịch Việt Nam, góp phần khẳngđịnh vị trí của ngành Du lịch trongnền kinh tế quốc dân. Đẩy mạnhphong trào thi đua, không ngừngnâng cao chất lượng dịch vụ, đadạng sản phẩm du lịch, nâng caotính chuyên nghiệp của các đơn vịkinh doanh du lịch và các đơn vị

liên quan đến du lịch, từng bướcxây dựng thương hiệu du lịch quốcgia, thương hiệu doanh nghiệp,thương hiệu sản phẩm du lịch đểthúc đẩy du lịch phát triển thànhngành kinh tế mũi nhọn của đấtnước. Tạo điều kiện thuận lợi đểkhách du lịch lựa chọn sử dụng dịchvụ du lịch có thương hiệu và chấtlượng tốt nhất.

Cơ cấu giải thưởng, lữ hànhgồm: doanh nghiệp kinh doanh lữhành quốc tế hàng đầu đón kháchdu lịch vào Việt Nam, đưa khách dulịch ra nước ngoài và lữ hành nộiđịa hàng đầu Việt Nam; khách sạn

5 sao, 4 sao, 3 sao hàng đầu ViệtNam; 3 hãng hàng không hàng đầu,10 nhà hàng ăn uống phục vụ kháchdu lịch hàng đầu, cơ sở mua sắmphục vụ khách du lịch hàng đầu; 05điểm dừng chân phục vụ khách dulịch hàng đầu, 10 sân golf hàng đầu;05 điểm tham quan du lịch hàngđầu, 05 khu du lịch hàng đầu.

Giải thưởng Du lịch Việt Namnăm 2015 được trao cho các tổchức, doanh nghiệp và cá nhân đạtgiải tại Hà Nội vào dịp Kỷ niệm 56thành lập ngành Du lịch Việt Namngày 09.7.2016.

h.Phượng

Quy chế tổ chức Giải thưởng Du lịch Việt Nam

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

9số 1163 l 28.01.2016

quản lý nhà nước

Ngày 19.01, tại Hà Nội, BộVHTTDL đã tổ chức Hội nghị tổng kếtcông tác Công đoàn năm 2015 và triểnkhai công tác năm 2016.

Năm 2015, Công đoàn Bộ đã nhậnđược sự chỉ đạo, quan tâm của Ban Cánsự Đảng, lãnh đạo Bộ, Đảng uỷ BộVHTTDL, đặc biệt là sự chỉ đạo quantâm thường xuyên, sâu sát của Côngđoàn Viên chức Việt Nam, cũng nhưcủa các cấp uỷ Đảng, chính quyền cácđơn vị trực thuộc, Công đoàn Bộ đãtriển khai thực hiện, hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ trong năm, động viên cánbộ công chức, viên chức, người laođộng thực hiện các Nghị quyết củaĐảng, pháp luật của Nhà nước; tuyêntruyền giáo dục, vận động đoàn viêncông đoàn thực hiện hiệu quả nhiệm vụchính trị của từng cơ quan, đơn vị vàtoàn ngành.

Các công đoàn trực thuộc tích cựctriển khai các hoạt động, hưởng ứngchỉ đạo của công đoàn cấp trên; đặcbiệt đã phát động phong trào thi đuayêu nước, tổ chức cho đoàn viên côngđoàn thi đua lao động sáng tạo, thựchiện phương châm Đại hội II, nhiệm kỳ2013-2018: “Đổi mới phương thứchoạt động - hướng về cơ sở”. Nhiềuhoạt động phong phú, sôi nổi, có tínhsáng tạo, đem lại hiệu quả cao. Báo cáocũng nêu rõ, với những thành tích xuất

sắc đã đạt được, năm 2015, Công đoànBộ VHTTDL vinh dự được đón nhậnCờ thi đua xuất sắc của Bộ VHTTDLvà được Công đoàn Viên chức ViệtNam tặng Cờ thi đua xuất sắc. Báo cáocũng đề ra phương hướng công tácnăm 2016 với 12 nhiệm vụ cụ thể trongđó đặc biệt nhấn mạnh đến nhiệm vụtiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyếtTrung ương 9 khóa XI về “xây dựng vàphát triển văn hóa, con người Việt Namđáp ứng yêu cầu phát triển bền vữngcủa đất nước”. Tổng kết thi viết và tổchức sân khấu hóa cuộc thi “Tìm hiểu70 năm Ngày truyền thống Ngành Thểdục Thể thao” (27.3.1946-27.3.2016).

Tuy nhiên, bên cạnh những thànhtích đã đạt được, hoạt động Công đoànBộ còn có những hạn chế cần phảikhắc phục: Một số công đoàn trựcthuộc chưa xây dựng được quy chếphối hợp giữa Công đoàn và chínhquyền vì vậy khi thực hiện nhiệm vụđạt kết quả không cao, chưa phát huyhết vai trò của Công đoàn trong việctham gia quản lý cơ quan, đơn vị, việctổ chức Hội nghị công chức, viên chứcở một số đơn vị còn mang tính hìnhthức. Một số Công đoàn cơ sở chưatích cực tham gia vào phong tràochung. Công tác tuyên truyền giáo dụcđoàn viên thực hiện chưa thườngxuyên; công tác báo cáo định kỳ có

nhiều đơn vị còn chậm.Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn

Giang Tuệ Minh - Phó Chủ tịch Côngđoàn Viên chức Việt Nam đánh giá caonhững nỗ lực, kết quả đạt được củaCông đoàn Bộ VHTTDL trong năm2015 và khẳng định, Công đoàn BộVHTTDL là một điểm sáng trong việcđổi mới hình thức hoạt động côngđoàn. Bà Nguyễn Giang Tuệ Minhcũng thống nhất cao với 12 nội dungphương hướng hoạt động trong năm2016 của Công đoàn Bộ VHTTDL vàđề nghị bên cạnh hoạt động phong trào,tiếp tục làm tốt hơn nữa việc đại diệnbảo vệ quyền lợi chính đáng của đoànviên công đoàn; hướng về cơ sở, đổimới hoạt động theo chiều sâu vì khônggì ý nghĩa bằng việc chăm lo đời sống,bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoànviên công đoàn; thi đua phải là độnglực, động viên người lao động phát huytiềm năng trí tuệ…

Với những thành tích đã đạt đượcnăm 2015, Công đoàn Bộ VHTTDL đãđược Công đoàn Viên chức Việt Namtặng Cờ Thi đua xuất sắc, Bộ trưởng BộVHTTDL tặng Bằng khen. Nhân đợtthi đua kỷ niệm 70 năm Thành lậpNgành Văn hóa, Bộ trưởng BộVHTTDL tặng Bằng khen cho 9 tập thểvà 29 cá nhân có thành tích xuất sắc.

tr.Quỳnh

Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị triển khai công tác Công đoàn năm 2016

Ngày 19.01.2016, Bộ VHTTDL đãcó Công văn số 155/BVHTTDL-VHCS gửi Ủy ban nhân dân cáctỉnh/thành về tăng cường công tác quảnlý và tổ chức lễ hội năm 2016.

Nhằm tăng cường công tác quản lývà tổ chức lễ hội theo Chị thị số 41-CT/TW ngày 05.02.2015 của Ban Bíthư Trung ương Đảng về việc tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác quản lý và tổ chức lễ hội;

Công điện số 229/CĐ-TTg ngày12.02.2015 của Thủ tướng Chính phủvề việc tăng cường công tác quản lý vàtổ chức lễ hội và các văn bản của BộVHTTDL về công tác quản lý và tổchức lễ hội, Bộ VHTTDL đề nghịUBND các tinh/thanh: Chỉ đạo các Sở,ngành địa phương phối hợp chặt chẽtrong công tác quản lý và tổ chức lễ hộitrên địa bàn, đảm bảo hoạt động lễ hộian toàn, hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng

nhu cầu tín ngưỡng lành mạnh củanhân dân. Ngành VHTTDL phối hợpchặt chẽ với các cơ quan, ban, ngànhxây dựng kế hoạch triển khai, thực hiệncông tác quản lý và tổ chức lễ hội theoquy định tại Thông tư số 15/TT-BVHTTDL ngày 22.12.2015 của BộVHTTDL quy định về tổ chức lễ hội vàChỉ thị số 04/CT-BVHTTDL ngày13.01.2016 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL

(Tiếp theo trang 10)

Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2016

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

10 số 1163 l 28.01.2016

quản lý nhà nước

Chiều ngày 19.01.2016, tại HàNội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh BộVHTTDL đã tổ chức Hội nghị tổngkết công tác Đoàn và phong tràothanh niên năm 2015, phương hướngnhiệm vụ năm 2016.

Theo báo cáo tại Hội nghị, thựchiện chủ đề công tác năm 2015 “Tựhào tiến bước dưới cờ Đảng”, được sựquan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảnguỷ, lãnh đạo Bộ và Đoàn Khối các cơquan Trung ương; sự quan tâm củacác cấp uỷ Đảng, lãnh đạo các đơn vị,trong năm 2015 vừa qua, Đoàn Thanhniên Bộ đã hoàn thành xuất sắc nhiệmvụ kế hoạch đề ra. Công tác giáo dụctruyền thống dân tộc, đạo đức, lốisống cho đoàn viên thanh niên đượcĐoàn Thanh niên Bộ chú trọng, đẩymạnh với nhiều nội dung và cách làmmới, sáng tạo gắn với các hoạt độngkỷ niệm các sự kiện lịch sử quantrọng của đất nước và tổ chức Đoàn,kết hợp các hoạt động đền ơn đápnghĩa, thăm hỏi, tặng quà cho các cácgia đình chính sách, gia đình có côngvới cách mạng, hành hương về nguồn,tham quan các di tích lịch sử, tổ chứccác hoạt động văn hoá, văn nghệ, thểdục thể thao, tạo sân chơi lành mạnhcho đoàn viên, thanh niên trong cơquan, đơn vị tham gia.

Phong trào “Tuổi trẻ Việt Namhọc tập và làm theo lời Bác” tiếp tụcđược triển khai sáng tạo gắn với tổchức các hoạt động nhân kỷ niệm 125năm Ngày Sinh nhật Bác, Ban

Thường vụ Đoàn Bộ đã chỉ đạo cáccơ sở Đoàn trực thuộc tổ chức cáchoạt động tìm hiểu và làm theo tấmgương của Bác, nhân rộng cách làmhay, kịp thời phát hiện và biểu dươngtấm gương cá nhân điển hình tiên tiếntại cơ quan, đơn vị.

Nhằm nâng cao chất lượng độingũ cán bộ Đoàn chủ chốt trong cáccơ sở Đoàn trực thuộc, Ban Thườngvụ Đoàn Bộ tiếp tục chỉ đạo các cơsở Đoàn trực thuộc tiếp tục rà soátđội ngũ cán bộ đoàn tiến hành quyhoạch cán bộ đáp ứng nhu cầu độingũ cán bộ kế cận hàng năm vànhiệm kỳ tiếp theo.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứtrưởng Lê Khánh Hải nhấn mạnh, đấtnước đang trên đà đổi mới và hộinhập, tình hình thế giới và trong nướcmang đến nhiều thuận lợi nhưngcũng không ít khó khăn. Thực trạngnày đòi hỏi mỗi đoàn viên, thanh niênBộ VHTTDL hơn lúc nào hết, cầnghi nhớ, thấm nhuần sâu sắc nhữnglời dạy của Bác Hồ, ra sức thi đuaphấn đấu, vượt mọi khó khăn thửthách, rèn luyện, học tập, đẩy mạnhcác hoạt động của Đoàn và phongtrào thanh niên theo phương châm“Đoàn kết - Sáng tạo - Tình nguyện- Xung kích”, vì sự vững mạnh củatổ chức Đoàn, vì sự lớn mạnh và tiếnbộ không ngừng của tuổi trẻ. Thứtrưởng yêu cầu trong thời gian tới,Đoàn Thanh niên Bộ cần đặt côngtác giáo dục chính trị tư tưởng là

nhiệm vụ quan trọng phải được đặtlên hàng đầu, là nhiệm vụ cơ bản củatổ chức Đoàn. Đoàn Thanh niên Bộcần có kế hoạch cụ thể cho công tácgiáo dục chính trị tư tưởng, giáo dụcvề truyền thống vẻ vang của Đảng,của đất nước, của dân tộc, của Đoàn;các hoạt động thi đua tình nguyệncần được xây dựng và triển khai gắnvới sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên,gắn với nhiệm vụ chính trị của Bộ,trên cơ sở phự hợp với khả năng, trìnhđộ của thanh niên, hấp dẫn thanhniên, để tinh thần “đâu cần thanh niêncó, việc gì khó có thanh niên” phảithực sự trở thành lý tưởng sống chothế hệ trẻ Bộ VHTTDL; quan tâmcủng cố xây dựng tổ chức Đoàn vữngmạnh, đặc biệt nâng cao năng lực vàhiệu quả hoạt động của Đoàn cơ sở vàChi đoàn, khẳng định sự lớn mạnhtoàn diện của Đoàn Thanh niên ởcông tác đào tạo, tập huấn đội ngũ cánbộ Đoàn qua thực tiễn, tăng cườngcông tác kiểm tra cho cán bộ Đoàn,quan tâm duy trì sinh hoạt chi đoàn,đổi mới nội dung và tìm tòi mô hìnhsinh hoạt phù hợp với đặc thù của cácđơn vị.

Nhân dịp này, Thứ trưởng LêKhánh Hải đã trao Bằng khen củaĐoàn Khối các cơ quan Trung ương,Đoàn TNCS Hồ Chí Minh BộVHTTDL cho các tập thể, cá nhân cóthành tích xuất sắc trong công tác đoànvà phong trào thanh niên năm 2015.

M.Khôi

Đoàn TNCS Hồ Chí minh Bộ VHTTDL tổng kết công tác năm 2015

về tăng cường công tác quản lý, tổchức và thực hiện nếp sống văn minhtrong hoạt động lễ hội năm 2016.

Tăng cường công tác kiểm tratrước, trong và sau lễ hội, kịp thời pháthiện, xử lý các vi phạm diễn ra trongcông tác quản lý, tổ chức lễ hội trên

địa bàn. Bộ VHTTDL thành lập mộtsố đoàn công tác đi kiểm tra các hoạtđộng văn hóa, vui chơi giải trí, mừngĐảng, đón xuân Bính Thân và côngtác quảy lý, tổ chức lễ hội tại một sốđại phương trước, trong và sau tếtNguyên đán. Bộ VHTTDL đề nghi

UBND các tỉnh/thành quan tâm chỉđạo nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉthị số 41-CT/TW ngày 05.02.2015 củaBan Bí thư và Công điện số 229/CĐ-TTg ngày 12.02.2015 của Thủ tướngChính phủ.

h.Phượng

Tăng cường công tác quản lý... (Tiếp theo trang 9)

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

11số 1163 l 28.01.2016

quản lý nhà nước

Chào mừng Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XII của Đảng, ngày21.01, tại Trung tâm Triển lãm Mỹthuật Hải Phòng, Sở VHTTDL HảiPhòng khai mạc triển lãm ảnh tư liệu,thời sự: “Đảng Cộng sản Việt Nam -Từ Đại hội đến Đại hội”. Đây là hoạtđộng chào mừng Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XII của Đảng, chào mừngkỷ niệm 86 năm Ngày Thành lập ĐảngCộng sản Việt Nam (03.02.1930-03.02.2016), đón Tết cổ truyền củadân tộc.

Với 130 ảnh, tư liệu, bản đồ, triểnlãm đã khái quát chặng đường hơn 80năm qua dưới sự lãnh đạo sáng suốtcủa Đảng, quân và dân ta đã đạt đượcnhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệpgiải phóng dân tộc, xây dựng và bảovệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ

nghĩa. Qua 11 kỳ Đại hội, mỗi kỳ làmột dấu son trong tiến trình lịch sử củaĐảng, của dân tộc. Thắng lợi của cáchmạng Việt Nam đã khẳng định chân lýtư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ ChíMinh. Cách mạng trước hết phải cóĐảng cách mạng, Đảng có vững cáchmạng mới thành công. Tư tưởng củaNgười cùng với Chủ nghĩa Mác Lê ninlà nền tảng, kim chỉ nam cho hànhđộng của Đảng và Cách mạng ViệtNam, là tài sản tinh thần vô cùng to lớnvà quý giá của Đảng.

Xuyên suốt lịch sử cách mạng ViệtNam từ khi thành lập cho đến nay,Đảng ta đã phất cao ngọn cờ độc lậpdân tộc và Chủ nghĩa Xã hội. ĐảngCộng sản Việt Nam luôn ý thức đượcvị trí, vai trò, trọng trách của mìnhtrước vận mệnh dân tộc, tương lai của

đất nước. Đảng luôn hòa cùng hơi thởvà mạch sống của nhân dân, ý Đảnghợp lòng dân tạo nên sức mạnh quậtkhởi, đưa cách mạng Việt Nam đi từthắng lợi này đến thắng lợi khác.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đấtnước ta đã đạt được nhiều thành tựuquan trọng trong công cuộc đổi mới,đưa đất nước vững vàng trên conđường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Đời sống nhân dân có nhiều thay đổitích cực, sức mạnh quốc gia về mọimặt được tăng cường, độc lập tự chủvà chế độ xã hội chủ nghĩa được giữvững, vị thế và uy tín của Việt Namtrên trường quốc tế được nâng cao, tạotiền đề để nước ta tiếp tục phát triểnmạnh mẽ và bền vững hơn trong giaiđoạn mới.

hồ thAnh

Hải Phòng: Triển lãm “Đảng Cộng sản Việt Nam - Từ Đại hộiđến Đại hội”

Tiếp nối các hoạt động diễn ra tạiDiễn đàn Du lịch ASEAN 2016 tạithủ đô Manila, Philippines, ngày22.01.2016, đoàn Việt Nam do Thứtrưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị BíchLiên dẫn đầu đã tham dự phiên họpBộ trưởng Du lịch ASEAN - Ấn Độlần thứ 5.

Tại phiên họp, Phó Tổng Thư kýASEAN thông báo về kết quả liênquan đến du lịch tại Hội nghị thượngđỉnh ASEAN - Ấn Độ lần thứ 13được tổ chức ngày 21.11.2015 tạiKuala Lumpur, Malaysia. Các đạibiểu cũng nghe Chủ tịch Hội nghịtrình bày về tiến độ triển khai hợp tácdu lịch ASEAN - Ấn Độ kể từ Hộinghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN - ẤnĐộ lần thứ 4.

Phiên họp đã xem xét và thôngqua báo cáo của Phiên họp Nhómcông tác du lịch ASEAN - Ấn Độ

diễn ra trước đó và Tuyên bố chungcủa Hội nghị Bộ trưởng Du lịchASEAN - Ấn Độ lần thứ 5.

Cùng ngày, Hội nghị Bộ trưởng Dulịch ASEAN+3 (Trung Quốc, NhậtBản, Hàn Quốc) lần thứ 15 cũng diễnra tại Philippines. Thời gian qua, thôngqua Trung tâm ASEAN -Trung Quốc,ASEAN - Nhật Bản và ASEAN - HànQuốc, hỗ trợ của Trung Quốc, NhậtBản và Hàn Quốc đối với du lịchASEAN chủ yếu dưới dạng hỗ trợ kỹthuật thông qua các khóa đào tạo vềquảng bá xúc tiến du lịch (xây dựngtrang web, đào tạo hướng dẫn viên, hộithảo kỹ thuật về thị trường, tham giacác sự kiện quảng bá, xúc tiến), pháttriển sản phẩm (ví dụ như: du lịchđường sông, du lịch tàu biển, du lịch disản…) và các chương trình giao lưu,các khóa đào tạo tại ASEAN và cácnước đối tác.

Tại hội nghị, Tổng Thư ký ASEANLê Lương Minh đã thông báo về kếtquả liên quan đến du lịch tại Hội nghịThượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 18được tổ chức ngày 21.11.2015 tạiKuala Lumpur, Malaysia và Hội nghịthượng đỉnh ASEAN+1.

Philippines, với vai trò chủ tịch hộinghị đã trình bày tình hình triển khaihợp tác du lịch ASEAN+3 từ sau Hộinghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, TrungQuốc, Nhật Bản và Hàn Quốc lần thứ14, cụ thể về các nội dung: Biên bảnghi nhớ về hợp tác du lịch ASEAN+3;Kế hoạch công tác hợp tác du lịchASEAN+3 giai đoạn 2013-2017; Sốliệu khách quốc tế đến ASEAN+3trong năm 2014 và 2015.

Sau phiên họp, đã thông qua Tuyênbố chung của Hội nghị Bộ trưởng Dulịch ASEAN+3 lần thứ 15.

hà Phương

Việt Nam tham dự phiên họp Bộ trưởng Du lịch ASEAN - Ấn Độlần thứ 5

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

12 số 1163 l 28.01.2016

quản lý nhà nước

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nộiphối hợp với các cơ quan liên quan vàcác nhà khoa học vừa tổ chức cuộc họptìm hướng xử lý công trình vi phạm tạikhu di tích thắng cảnh Hương Sơn. Tạicuộc họp, xuất hiện thêm một vấn đềkhác, đó là công trình cải tạo Gácchuông tại Chùa Thiên Trù (thuộc khudi tích) đang trong quá trình triển khaicũng chưa tuân thủ đúng quy định. Mặcdù vậy, cuộc họp cũng giải quyết đượccâu trả lời về hướng xử lý hai công trìnhvi phạm. Theo đó, cả hai công trình nàyđều được xử lý theo hướng mềm mỏng,có nghĩa phải chỉnh sửa cho phù hợpvới không gian di tích.

Trước đó, hạng mục kiến trúc Gácchuông trước đó bị xuống cấp nghiêmtrọng có nguy cơ sụp đổ. Trước thựctrạng trên, thượng tọa Thích Minh Hiềnbáo cáo UBND huyện Mỹ Đức và mờiđơn vị thiết kế lập hồ sơ báo cáo kinhtế kỹ thuật tu bổ Gác chuông chùaThiên Trù. UBND huyện Mỹ Đức đã cóvăn bản báo cáo các cấp tu bổ, tôn tạohạng mục này bằng nguồn kinh phí xãhội hóa. Tháng 7.2015, Bộ VHTTDLđã có văn bản thỏa thuận báo cáo kinhtế kỹ thuật tu bổ Gác chuông chùaThiên Trù. Tuy nhiên, cuối năm 2015,khi tiến hành kiểm tra công tác tu bổ,tôn tạo hạng mục Gác chuông chùaThiên Trù, các cơ quan quản lý văn hóanhận thấy, công trình Gác chuông cơbản xây dựng xong và được xây mớikhông đúng với hồ sơ báo cáo kinh tếkỹ thuật, nội dung thỏa thuận của BộVHTTDL. Cụ thể, công trình được xâydựng mới theo đúng cấu trúc và tỷ lệcông trình Gác chuông cũ nhưng cáccấu kiện gốc được sơn bằng sơn côngnghiệp không phù hợp. Trong khi BộVHTTDL yêu cầu chủ đầu tư sau khihạ giải cấu kiện gỗ phải lập hội đồngđánh giá cấu kiện, xem xét có tái sử

dụng được hay không. Nhưng chủ đầutư không thực hiện theo nguyên tắc này,không đánh dấu mã hiệu các cấu kiệntrước khi hạ giải, không tổ chức đánhgiá cấu kiện, không tái sử dụng các cấukiện bằng gỗ lim còn tốt… Các chântảng tại gác chuông cũng không đồngbộ, cần chỉnh sửa.

Sau các ý kiến của các nhà khoahọc, các cơ quan liên quan, ông TrươngMinh Tiến - Phó Giám đốc Sở Văn hóavà Thể thao Hà Nội yêu cầu chủ đầu tưbóc lớp sơn bóng ở cấu kiện gỗ để trảlại màu gỗ tự nhiên. Chân đá tảng chỉnhsửa cho phù hợp sau khi có ý kiến củaCục Di sản văn hóa. Ngay sau hội nghị,huyện Mỹ Đức thành lập hội đồng đánhgiá cấu kiện gỗ để phân loại. Với cáccấu kiện còn tốt, có thể đưa vào giantrưng bày ở chùa hoặc tái sử dụng ởcông trình khác, cấu kiện hỏng cần đưađi tiêu hủy.

Theo PGS.TS Phạm Mai Hùng - Ủyviên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia,việc xây dựng công trình văn hóa đốingược với cảnh quan kiến trúc di tíchnhư vậy thể hiện việc thiếu tầm nhìncủa chủ đầu tư. Công trình đã xây dựngxong, nếu đập đi sẽ gây lãng phí nênđiều cần thiết phải cải tạo để thích nghi.Đồng quan điểm này, GS Trầm LâmBiền cũng cho rằng, tên gọi “Hươngnghiêm pháp đường” không phù hợp vìcông năng chính của công trình này lànhà khách. Kiến trúc của công trình làsự khoe mẽ, gây phản cảm nên buộcphải chỉnh sửa.

Thực tế, các nhà khoa học và cácnhà quản lý văn hóa đều cho rằng, việcxây dựng nhà khách mới phục vụ chochùa trong khi nhà khách cũ bị xuốngcấp, là điều có thể chấp nhận. Nhất làkhi được xây dựng tại vị trí cũ và khôngnằm trên trục trung tâm của di tích. Tuynhiên, nếu xây dựng bài bản, tuân thủ

theo nguyên tắc thì có gì phải bàn cãinhiều.

Hướng xử lý nhận được sự đồngthuận của các nhà khoa học, của Cục Disản văn hóa cũng như Sở Văn hóa vàThể thao Hà Nội hiện nay là chỉnh sửalại công trình cho phù hợp. Sở Văn hóavà Thể thao Hà Nội yêu cầu chủ đầu tưtrồng hàng cây ở sân trước công trình đểthu hẹp diện tích sân lại, bức tường tiếpgiáp khu mộ tháp và sân cần phải trồngcây lưu niên để ngăn cách. Đối với cáccon giống gắn tại đầu ống thoát nước,bờ chảy, bờ nóc, đầu kìm cần phải dỡ bỏhoặc chỉnh sửa lại. Toàn bộ hệ thốngtháp nhỏ 11 tầng đầu cột tầng 2 phải dỡbỏ, lan can đá cần thiết kế lại và sơn lạitoàn bộ mặt ngoài công trình cho phùhợp với không gian di tích. Theo ý kiếncủa Cục Di sản văn hóa, mái sảnh phíatrước công trình cần phải dỡ bỏ.

Ông Trương Minh Tiến - Phó Giámđốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đềnghị UBND huyện Mỹ Đức chủ trì,phối hợp với các cơ quan chức năng,nhà khoa học lập phương án, lập thiếtkế cụ thể để chỉnh sửa công trình. Tấtcả các công việc đều phải lập hồ sơ vàcó sự đồng ý của các cơ quan chức năngmới tiến hành triển khai.

Công tác chỉnh sửa hai công trình viphạm phải tiến hành hai giai đoạn. Từnay đến trước Tết Nguyên đán có thểtiến hành những công việc trước mắtnhư bóc sơn gác chuông, xử lý chântảng, phá bỏ con giống ở đầu ống thoátnước, ống trụ trên lan can, sơn lại toànbộ mặt nhà khách. Giai đoạn 2 tiếnhành sau mùa hội (hết tháng 3 âm lịch).

Tại cuộc họp này, Sở Văn hóa vàThể thao Hà Nội cũng kiến nghị UBNDhuyện Mỹ Đức xử lý trách nhiệm tậpthể, cá nhân để xảy ra vi phạm tại khudi tích danh thắng Hương Sơn.

yến nhi

Công trình vi phạm tại khu di tích Hương Sơn sẽ được chỉnh sửa

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

13số 1163 l 28.01.2016

Sự kiện vấn đề

Chiều 22.01, chuỗi hoạt động vănhóa mừng Đảng, mừng Xuân Bính Thân2016 do Ban quản lý phố cổ Hà Nội tổchức diễn ra tại Đình Kim Ngân 42-44Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm.

Tại Đình Kim Ngân triển lãm ảnh“Làng nghề đón Xuân” giới thiệu đếncông chúng không khí đón Xuân củangười dân Hà Nội qua sự nhộn nhịp ởlàng Đào Nhật Tân, sự bận rộn nhưng vuivẻ trong một gia đình đang gói bánhchưng, viết thư pháp của các ông đồ…Triển lãm cũng tái hiện không gian thờcúng của gia đình người Hà Nội. Ngaytại cổng Đình Kim Ngân, Ban tổ chứcdựng hai gian hàng mái lá để trình diễnthư pháp và vẽ tranh Đông Hồ. Tại “Ngôinhà di sản” 87 Mã Mây, Ban quản lý phốcổ Hà Nội cũng sắp đặt không gian “HàNội xưa và nay”. Đó là những bức ảnhghi lại nét đặc trưng của Tết Hà Nội xưavà nay, không gian sắp đặt người Hà Nộiđón Tết và treo các dòng tranh Tết.

Tại Trung tâm giao lưu văn hóa phốcổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, Hà Nội) tổchức triển lãm dòng tranh dân gian ViệtNam với chủ đề “Nét Xuân”. Lần đầutiên, Ban quản lý phố cổ Hà Nội cùnggiới thiệu đến người dân Thủ đô và dukhách năm dòng tranh dân gian nổi tiếng

của Việt Nam: Tranh Đông Hồ (BắcNinh), tranh Hàng Trống (Hà Nội), tranhKim Hoàng (Hà Nội), tranh làng Sình(Huế) và tranh Kiếng dân gian Nam Bộ(tranh Kính). Triển lãm trưng bày khoảng200 tài liệu, hiện vật, mộc bản về nămdòng tranh để người xem hiểu rõ hơn cácsắc thái của tranh dân gian Việt Nam. Tạiđây, người dân Hà Nội và du khách cũngđược trực tiếp xem trình diễn trải nghiệmkỹ thuật in, vẽ tranh Đông Hồ và HàngTrống.

Tại các điểm di tích: Đình Kim Ngân,Trung tâm thông tin di sản phố cổ HàNội, Đình Đồng Lạc - 38 Hàng Đào, Hộiquán Phúc Kiến - 40 Lãn Ông cũng diễnra các buổi biểu diễn âm nhạc truyềnthống.

* Chiều 22.01, triển lãm ảnh “Gócnhìn Hà Nội” với chủ đề “Khoảnh khắcvà tầm cao” chào mừng Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khaimạc tại bờ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Triển lãm gồm 90 bức ảnh của 12nhiếp ảnh gia trong nhóm Viet NamCityscape Photos. Lần đầu tiên, nhữngbức ảnh toàn cảnh Hà Nội từ trên cao thểhiện góc nhìn bao quát và tổng thể vềhình ảnh thiên nhiên vốn có hòa quyệnvới các công trình, những cụm kiến trúc

Hà Nội trong những năm gần đây đượctập hợp và đến gần hơn với khán giả.“Góc nhìn Hà Nội” giới thiệu một Thủđô trẻ trung, nhộn nhịp của thời kì đổimới và hiện đại hóa đất nước tới ngườixem. Những hình ảnh về cầu Long Biên,hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm… được chụpbằng flycam vào nhiều thời điểm trongngày khiến người xem ấn tượng mạnhmẽ với ánh sáng và bố cục. Góc nhìn HàNội được Hội Nhiếp ảnh Việt Nam, Banquản lý phố cổ Hà Nội và nhóm nhiếpảnh Viet Nam Cityscape Photos phối hợptổ chức. Triển lãm kéo dài đến hết ngày04.02.

* Ngày 22.01, tại Ha Noi CreactiveCity số 1 Lương Yên, Chợ tranh Tếtđương đại (Tết Art 2016) chính thức mởcửa. Với chủ đề “Tinh hoa hội tụ”, TếtArt 2016 là sự kiện nghệ thuật quy tụ hơn80 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam và nghệ sĩkhách mời quốc tế, trưng bày hơn 200 tácphẩm mỹ thuật hiện đại và đương đạixuất sắc. Thay vì những tác phẩm đượctriển lãm theo từng nhóm như năm 2015,“Tết Art 2016” sẽ trưng bày tranh theotừng cá nhân, nhóm tác giả theo cùngmột thế hệ hay từng thời kỳ. Triển lãmmở cửa đến hết ngày 31.01.

K.hoàn - h.yến

Hà Nội: Sôi nổi hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân

Tối 23.01, tại Trung tâm Nghệ thuậtÂu Cơ (Hà Nội), Báo Điện tử ĐảngCộng sản Việt Nam phối hợp Đài Truyềnhình Việt Nam, Công ty cổ phần Truyềnthông Người Hà Nội tổ chức chươngtrình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng,mừng Xuân với chủ đề “Với Đảng, mùaXuân”. Chương trình là một trong nhữnghoạt động chào mừng Đại hội Đại biểutoàn quốc lần thứ XII của Đảng, hướngtới Kỷ niệm 86 năm Ngày Thành lậpĐảng Cộng sản Việt Nam (03.02.1930-03.02.2016) và đón Xuân Bính Thân2016. Tham dự chương trình có đại diệnlãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương,Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và một

số Bộ, ngành Trung ương. Chương trình gồm những ca khúc đã

đi vào năm tháng, ca ngợi Đảng, Bác Hồ,quê hương, đất nước và mùa xuân. Xengiữa chương trình nghệ thuật là nhữngphóng sự nói về sự ra đời của Đảng Cộngsản Việt Nam, những chặng đường đấutranh cách mạng và thắng lợi lịch sử củanhân dân ta; sự tham gia của thanh niêntrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc... Dưới sự lãnh đạo sáng suốt củaĐảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộcViệt Nam đã vượt qua bao khó khăn,thách thức, giành thắng lợi vẻ vang tronghai cuộc kháng chiến chống thực dânPháp và chống đế quốc Mỹ cũng như

công cuộc xây dựng và phát triển đấtnước hiện nay, mang đến hạnh phúc, ấmno cho nhân dân. Trong giai đoạn đổimới đất nước, tuổi trẻ Việt Nam đã nỗlực, xung kích trong học tập, công tác,giành được nhiều thành tích cao trên đấutrường khu vực và quốc tế; đồng thời gópphần vào công cuộc xây dựng nông thônmới và phát triển đất nước theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cũng trong chương trình, Ban Tổchức đã tặng quà tri ân một số gia đìnhchính sách, gia đình có công với cáchmạng. Chương trình được truyền hìnhtrực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyềnhình Việt Nam. h.L

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Với Đảng, mùa Xuân”

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

14 số 1163 l 28.01.2016

Sự kiện vấn đề

Trải qua bao biến cố lịch sử, nhữnggiá trị cốt lõi của văn hóa Thăng Long- Hà Nội luôn được gìn giữ và phát huy.Đặc biệt, sau 30 năm đổi mới, đời sốngvăn hóa Hà Nội có sự thay đổi đáng kểtrên cơ sở bảo tồn, phát huy văn hóatruyền thống và tiếp thu có chọn lọcnhững luồng văn hóa mới. Phát triểnvăn hóa luôn là ưu tiên hàng đầu củaThủ đô.

Bảo tồn và phát huy các giá trịvăn hóa cổ

Bao thế hệ người Hà Nội đều tự hàovới truyền thống nghìn năm văn hiến,được lưu truyền, tiếp nối theo dòngchảy lịch sử. Niềm tự hào đó gắn vớicác giá trị văn hóa tinh thần mang cốtcách người Tràng An, gắn với một khotàng giá trị văn hóa phi vật thể và mộthệ thống văn hóa vật thể dày đặc. Nhạcsĩ Nguyễn Vĩnh Cát, nguyên Giám đốcSở Văn hóa và Thông tin Hà Nội (naylà Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội)khẳng định: Trong nhiều năm qua, cácgiá trị văn hóa truyền thống của Hà Nộiđược tôn lên một vị trí mới. Đền chùađược tu bổ, tôn tạo; các loại hình nghệthuật cổ được phục dựng; cách ứng xửthanh lịch văn minh của người Hà Nộixưa đang được nhân rộng.

Hà Nội tự hào là địa phương đi đầucả nước trong việc quan tâm tu bổ, tôntạo di tích. Với gần 5.850 di tích, trongđó nhiều di tích nghìn năm tuổi, việcbảo tồn là một quá trình gian nan và tốnkém. Nhưng vượt qua khó khăn, thànhphố đã huy động nhiều nguồn lực đểgìn giữ các di tích cho muôn đời sau.Từ năm 2010 đến nay, gần 1.000 lượtdi tích được đầu tư, tu bổ, tôn tạo vàcông tác này tiếp tục được triển khaitrong thời gian tới. Đặc biệt, với 1 disản thế giới, 11 di tích quốc gia đặcbiệt, 1.167 di tích quốc gia và 1.179 ditích cấp thành phố, đã chứng minhnhững nỗ lực của Hà Nội trong việc

bảo tồn và phát huy các giá trị của ditích. Trong đó, Hoàng thành ThăngLong, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hồHoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn, ChùaMột Cột, phố cổ Hà Nội… không chỉnổi danh trong nước mà cả thế giới.Mỗi ngày, các điểm di tích này đónhàng nghìn lượt du khách đến thamquan, tìm hiểu.

Đi liền với việc bảo tồn di tích, HàNội quan tâm bảo tồn đến các loại hìnhvăn hóa truyền thống phi vật thể, bởiđây chính là một phần “hồn cốt” ThăngLong - Hà Nội. Đó là việc tìm lại cácgiá trị gốc, phục dựng lại những lễ hội,những loại hình nghệ thuật truyền thốngbị mai một. Do đó, không phải ngẫunhiên mà hội Gióng đền Phù Đổng vàđền Sóc Sơn, nghệ thuật Ca Trù, Kéoco được UNESCO công nhận là di sảnvăn hóa phi vật thể của nhân loại. Nhiềunghệ thuật múa cổ như: Đánh bông, bàibông, Giảo Long… đang được nhiềungười biết đến. Năm 2015, Hà Nộicũng hoàn thành kiểm kê các loại hìnhvăn hóa phi vật thể trên địa bàn toànthành phố và triển khai 6 dự án bảo tồn:Bảo tồn hát Trống quân, múa hát ẢiLao, bơi chải, nói lóng, rèn thủ công vàtri thức trồng thuốc nam của người Dao.

Quan tâm xây dựng con người

Trong những năm qua, Hà Nội xâydựng mới nhiều công trình văn hóaphục vụ đời sống văn hóa tinh thầnngày càng cao của người dân Thủ đônhư: Rạp Công nhân, rạp Đại Nam,nhà hát múa rối Thăng Long, trung tâmvăn hóa Kim Đồng, nhà hát ca múanhạc Thăng Long... Nhiều công viênlớn được xây dựng như: Hòa Bình, YênSở, Hồ Tây… Thành phố cũng đangtiếp tục quy hoạch, xây dựng một sốcông viên khác.

Bên cạnh đó, đời sống văn hóanghệ thuật tiếp tục được các cấp chínhquyền quan tâm với việc tạo điều kiện

tổ chức các chương trình ca nhạc, cácsự kiện văn hóa, nhất là vào nhữngngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước.Các đoàn nghệ thuật của Hà Nội cũngđược đầu tư kinh phí để xây dựng vởdiễn mới, có chất lượng, được tham giacác kỳ liên hoan nghệ thuật trong vàngoài nước…

Theo GS.TS Nguyễn Viết Chức -nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Vănhóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niênvà Nhi đồng của Quốc hội, hiện là Việntrưởng Viện nghiên cứu văn hóa ThăngLong: “Cùng với việc xây dựng cácmặt đời sống văn hóa, việc xây dựngcon người, đặc biệt con người thanhlịch, văn minh, Hà Nội phải đi đầu cảnước. Bởi Hà Nội là Thủ đô, là trungtâm văn hóa lớn nên có trách nhiệmđó”. Không phải bây giờ mà ngay từđầu những năm 90 của thế kỷ trước, HàNội đã xây dựng cuộc vận động “Xâydựng nếp sống văn minh, gia đình vănhóa”. Cuộc vận động này kéo dài hơn10 năm, tạo sự chuyển biến rõ rệt vềcách ứng xử trong cộng đồng. Từ nềntảng này, Bộ Văn hóa và Thông tin(nay là Bộ VHTTDL) đã nhân rộng racác địa phương khác và được nhiều địaphương vận dụng. Đến nay, nhiềuphong trào văn hóa được Hà Nội triểnkhai có hiệu quả như: phong trào “Toàndân xây dựng đời sống văn hóa”,“Thực hiện nếp sống văn minh trongviệc cưới, việc tang và lễ hội”. Đặcbiệt, Thành ủy Hà Nội còn ban hànhChương trình số 04-Ctr/TU về “Pháttriển văn hóa - xã hội, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực Thủ đô, xâydựng người Hà Nội thanh lịch, vănminh”. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nộicũng đang xây dựng bộ quy tắc ứng xửtại các cơ quan, đơn vị, trường học vàcộng đồng dân cư, chuẩn bị hoàn thiệnđể triển khai trong cuộc sống. Riêngphong trào “Xây dựng người Hà Nộithanh lịch, văn minh” đang được cả

CHào mừNG ĐạI HộI ToàN QuốC LầN THứ XII CủA ĐảNG

Khơi dậy giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

15số 1163 l 28.01.2016

Sự kiện vấn đề

cộng đồng quan tâm, bởi đây không chỉlà việc gìn giữ cách ứng xử, lối sốngcủa người Hà Nội xưa, mà còn xâydựng con người văn minh, phù hợp vớicuộc sống hiện đại ngày nay.

Đề cao tính đại diện

Những chuyển biến trong 30 nămqua là cơ sở vững chắc để Hà Nội tiếptục phát triển văn hóa trong các giaiđoạn tiếp theo. Trong quy hoạch pháttriển văn hóa đến năm 2020, địnhhướng đến năm 2030, Hà Nội đặt mụctiêu xây dựng văn hóa xứng tầm với vịthế Thủ đô của đất nước, trung tâm vănhóa hàng đầu của khu vực, tiêu biểu vềlối sống và phong cách ứng xử văn hóa,đồng thời xứng đáng với truyền thốngvăn hiến Thăng Long - Hà Nội, xâydựng những giá trị mới làm nền tảngtinh thần cho xã hội. Các giá trị tốt đẹpcủa văn hóa Thăng Long tiếp tục đượcbảo tồn, kế thừa và phát huy; nâng caomức hưởng thụ và tham gia sáng tạo

văn hóa của các tầng lớp nhân dân. Để đạt được mục tiêu này, Hà Nội

tập trung xây dựng lối sống, đời sốngvà môi trường văn hóa, đảm bảo đếnnăm 2020 đạt 86%-88% gia đình đượccông nhận và giữ vững danh hiệu giađình văn hóa; 60%-62% làng, thôn,bản được công nhận và giữ vững danhhiệu làng, thôn, bản văn hóa… Bêncạnh đó, các giá trị di sản văn hóa tiếptục được bảo tồn và phát huy. Hà Nộiphấn đấu đến năm 2020 có 75%-80%hiện vật trong các bảo tàng được sốhóa, 70% di tích quốc gia và 75% ditích cấp thành phố được tu bổ, tôn tạo,250 di tích lịch sử văn hóa được xếphạng và hoàn thành quy hoạch bảo tồn,phát huy di sản văn hóa vật thể và phivật thể của thành phố Hà Nội. Giaiđoạn 2016-2020, Hà Nội triển khai xâydựng trung tâm bảo tồn văn hóa truyềnthống, trung tâm biểu diễn nghệ thuậtvăn hóa dân gian Hà Nội; hệ thốngquảng trường, công viên, vườn hoa, rạp

chiếu phim… được đầu tư mạnh hơn. Hà Nội cũng đưa ra nhiều giải pháp

cụ thể trong phát triển văn hóa. Đặcbiệt, trong phong trào “Xây dựngngười Hà Nội thanh lịch, văn minh”,thành phố tăng cường định hướng xãhội về giáo dục, đạo đức, lối sống, tácphong làm việc, kỷ cương, kỷ luật đốivới các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối vớitầng lớp thanh thiếu niên. Thành phốcũng kết hợp chặt chẽ công tác tuyêntruyền, giáo dục phẩm chất đạo đứcgiữa các tổ chức, đoàn thể với nhàtrường và gia đình. Có như vậy, phongtrào mới tạo chuyển biến mạnh cả vềchất và lượng, hiệu quả xã hội cao.

Nhiệm vụ lớn, trọng trách cao,nhưng với quan điểm ưu tiên phát triểnvăn hóa, Hà Nội nỗ lực khẳng định vịtrí là trung tâm văn hóa của cả nước vàhướng đến là trung tâm văn hóa củakhu vực, địa phương tiêu biểu về lốisống và phong cách ứng xử văn hóa.

thế hùng

Dịp Tết Nguyên đán Bính Thân2016, thành phố Đà Nẵng tổ chức nhiềuhoạt động văn hóa nghệ thuật hấp dẫn,đáp ứng nhu cầu giải trí, vui chơi củangười dân và du khách.

Đêm Giao thừa Tết Bính Thân(ngày 07.02 Dương lịch), chương trìnhca múa nhạc Mừng Đảng, đón Xuândiễn ra tại tại bờ đông của sông Hàn.Bên cạnh đó, lần đầu tiên, người dân vàdu khách đến Đà Nẵng sẽ được chứngkiến cảnh cầu Rồng phun nước, phunlửa theo nhạc với 3 kịch bản âm thanhkết hợp với hiệu ứng ánh sáng. Các kịchbản có chủ đề: Huyền thoại Ngũ HànhSơn; huyền diệu sông Hàn; nơi Rồng vềkhai hoa. Cũng trong đêm Giao thừa,tại 4 địa điểm là cầu Nguyễn Văn Trỗi,sân vận động quận Ngũ Hành Sơn,trung tâm hành chính quận Liên Chiểuvà đài tưởng niệm huyện Hòa Vang sẽdiễn ra hoạt động bắn pháo hoa.

Từ 30.01 đến 17.02, Hội hoa xuânvà chợ hoa Tết Bính Thân diễn ra tạiCông viên 29.3 và Quảng trường 29.3.Trong khuôn khổ Hội hoa xuân tạiCông viên 29.3 còn diễn ra nhiều hoạtđộng trang trí, trưng bày sinh vật cảnh,cuộc thi tài năng nghệ thuật chủ đềXuân và tuổi trẻ, biểu diễn múa rốinước, hô hát Bài Chòi…

Với chủ trương xã hội hóa công táctrang trí hoa, đèn chiếu sáng phục vụTết, UBND thành phố đã giao UBNDcác quận, huyện vận động các tổ chức,cá nhân trên địa bàn tham gia trang tríphục vụ Tết Nguyên đán 2016 trướckhu vực Trung tâm Hành chính của đơnvị; đồng thời, chỉ đạo UBND cácphường, xã thuộc địa bàn quản lý vậnđộng các tổ chức, cá nhân trên địa bàntham gia trang trí trước trụ sở UBNDcác phường, xã, các khu dân cư, tạokhông khí đón Tết rực rỡ, vui tươi trên

khắp địa bàn thành phố.UBND thành phố Đà Nẵng cũng

thống nhất chủ trương giao Công ty Cổphần Tập đoàn Mặt Trời đầu tư trang tríđèn điện chiếu sáng tại vị trí đầu đườngNguyễn Văn Linh, đoạn bùng binhNguyễn Tri Phương với phương ántương tự cổng chào đường Điện BiênPhủ đã được UBND thành phố thốngnhất trước đây; cho phép Công ty Cổphần Hội chợ quảng cáo Việt Sáng thựchiện nâng cấp công trình trang trí đènchiếu sáng phục vụ Tết tại tuyến đườngNguyễn Văn Linh (đoạn Hoàng Diệu -Huỳnh Thúc Kháng); Công ty tráchnhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụE.G.E.O Việt Nam thực hiện việc đầutư trang trí hoa và đèn chiếu sáng phụcvụ Tết Nguyên đán năm 2016 tại vị trívỉa hè đường Bạch Đằng, phía Bắc đuôicầu Rồng.

V.Sơn

Đà Nẵng: Nhiều hoạt động VHNT dịp Tết Bính Thân 2016

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

16 số 1163 l 28.01.2016

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Tổng cục Thể dục thể thao chobiết, có khoảng 45 vận động viên xuấtsắc sẽ được lựa chọn để đầu tư trọngđiểm chuẩn bị tham dự vòng đấu loạiOlympic 2016. Căn cứ vào nội dung

các môn thi đấu tại Olympic 2016,cùng trình độ của vận động viên cácmôn thể thao của nước ta những nămgần đây, Tổng cục cũng mạnh dạn đặtchỉ tiêu đạt từ 15-20 vận động viên

của 11-14 môn thể thao vượt qua vòngloại, giành suất chính thức tham dựOlympic 2016. Tính đến thời điểmhiện nay, thể thao Việt Nam đã có 6vận động viên giành suất chính thức

Ngày 19.01, Bộ Quốc phòng đã tổchức Lễ tuyên dương, khen thưởng cánbộ, huấn luyện viên, vận động viên quânđội đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao quốc tế năm 2015.

Năm 2015, lực lượng cán bộ, huấnluyện viên , vận động viên thành tích caotrong quân đội đã có nhiều nỗ lực, cốgắng khắc phục khó khăn hoàn thành tốtnhiệm vụ chính trị được giao, trong đónổi bật là những tập thể, cá nhân đã hoànthành xuất sắc nhiệm vụ thi đấu các giảiquốc tế. Trong quá trình tập huấn, cáchuấn luyện viên, vận động viên đã pháthuy truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội CụHồ” nghiêm túc, tích cực tập luyện vượtqua mọi khó khăn vất vả để hoàn thànhtốt giáo án. Trong thi đấu đã phát huybản lĩnh và tinh thần quyết chiến, quyếtthắng của người quân nhân trên mặt trận

thể thao, luôn bình tĩnh, tự tin quyết tâmthi đấu giành thành tích cao nhất, hoànthành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong năm, có hơn 100 lượt huấnluyện viên, vận động viên quân độiđược triệu tập vào đội tuyển quốc giatham gia thi đấu 18 giải quốc tế. TạiĐại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ28 (SEA Games 28) ở Singapore, cácvận động viên quân đội đã giành được40 huy chương các loại gồm: 15 Huychương Vàng, 10 Huy chương Bạc, 15Huy chương Đồng, phá 11 kỷ lục SEAGames. Tại Đại hội Thể thao quân sựquốc tế (CISM) tổ chức lần thứ 6 ởHàn Quốc, các vận động viên quân độiđã cố gắng vượt bậc thi đấu đạt thànhtích xuất sắc, giành 1 Huy chươngVàng, 1 Huy chương Bạc, 2 Huychương Đồng, phá 1 kỷ lục Đại hội,

Đoàn Việt Nam xếp thứ 31 trên tổngsố 117 đoàn. Tại Giải Bắn súng quândụng Quân đội các nước ASEAN ởThái Lan, Đoàn Bắn súng quân đội đãxếp thứ 3 toàn đoàn - thành tích tốtnhất kể từ tham gia giải.

Với 120 huy chương các loại giànhđược tại các giải quốc tế năm 2015 màcác huấn luyện viên, vận động viên thểthao quân đội đạt được đã khẳng địnhvị trí quan trọng của thể thao thành tíchcao quân đội đóng góp vào thành tíchchung của thể thao Việt Nam. Tại buổilễ, đã có 2 tập thể và 38 cá nhân đượcnhận Bằng khen của Bộ trưởng BộQuốc phòng; 60 cá nhân được BộQuốc phòng tặng Bằng khen và Giấykhen của Bộ Tổng Tham mưu Quânđội nhân dân Việt Nam.

nAM Anh

Mới đây, tại Hà Nội, Sở VHTTDLĐà Nẵng đã tổ chức chương trình quảngbá, xúc tiến Du lịch Đà Nẵng và công bốHội chợ Du lịch quốc tế Đà NẵngBMTM 2016. Chương trình tập trunggiới thiệu các sản phẩm du lịch mới, cácsự kiện du lịch Đà Nẵng trong năm2016; đồng thời công bố Đà Nẵng làthành phố đăng cai tổ chức Hội chợ Nghỉdưỡng biển và M.I.C.E - BMTM 2016.

Theo Giám đốc Sở VHTTDL ĐàNẵng - Ngô Quang Vinh, năm 2015, ĐàNẵng thu hút 4,6 triệu lượt khách, trongđó lần đầu tiên đón hơn 1 triệu lượtkhách quốc tế. Đà Nẵng cũng đượcnhiều tạp chí về du lịch và trang mạngquốc tế bình chọn là một trong nhữngđiểm đến mới nổi hấp dẫn trong khuvực. Năm 2016, Đà Nẵng ra mắt nhiều

sản phẩm du lịch như: Khu du lịch Núikhoáng nóng Thần Tài (gồm tổ hợp cácnhà tắm khoáng, tắm bùn thể thao, vuichơi giải trí, nghỉ dưỡng); Khu du lịchBà Nà Hills (đưa vào hoạt động khu làngPháp, tổ chức lễ hội hoa Bà Nà, lễ hộirượu vang); khai trương sân Golf Bà Nàtrong tháng 01.2016; Công viên Châu Á(gồm nhiều trò chơi như Tàu lượnMonorail, Trải nghiệm cảm giác mạnhRound About, Tết Songkran...) hay pháttriển các tuyến du lịch sông Hàn mới.

Đặc biệt trong năm 2016, Đà Nẵngtổ chức nhiều hoạt động bên lề các sựkiện lớn diễn ra tại Thành phố như:Cuộc đua thuyền buồm quanh thế giớiClipper Race (tháng 2.2016) hay Đạihội Thể thao Đông Á (tháng 9-10.2016).Chương trình quảng bá du lịch Đà Nẵng

còn nhấn mạnh đến Hội chợ Nghỉdưỡng biển và M.I.C.E - BMTM 2016sẽ được tổ chức tại Cung Tiên Sơn -Thành phố Đà Nẵng từ ngày 24-26.6.2016. Đây là Hội chợ chuyênnghiệp về Du lịch nghỉ dưỡng biển vàDu lịch MICE đầu tiên tại Việt Nam,đồng thời là sự kiện quan trọng của Dulịch Việt Nam nhằm kích cầu thị trườngDu lịch, thu hút du khách quốc tế đếnViệt Nam nói chung và khu vực miềnTrung nói riêng. Một số hoạt động đượctổ chức trong khuôn khổ Hội chợ gồm:triển lãm ảnh đẹp Du lịch, Hội thảo giớithiệu về Du lịch MICE và nghỉ dưỡngbiển cao cấp, các chương trình dành chongười mua và báo chí quốc tế, tour Dulịch khảo sát, thi đấu Golf...

thu hằng

Đà Nẵng quảng bá, xúc tiến du lịch tại Hà Nội

Tuyên dương các HLV, VĐV quân đội tiêu biểu

Đầu tư trọng điểm cho các vận động viên hướng tới olympic 2016

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

17số 1163 l 28.01.2016

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Tối 19.01, Sở Văn hóa và Thể thaoTP. Hồ Chí Minh phối hợp với Quỹ ParaSports Việt Nam tổ chức đêm Gala traogiải “Vinh danh tài năng thể thao TP. HồChí Minh năm 2015” nhằm tôn vinh cáctài năng thể thao tiêu biểu, có nhiều đónggóp cho thể thao TP. Hồ Chí Minh và thểthao Việt Nam trong năm 2015.

Sau hai tháng phát động bình chọnbằng các hình thức khác nhau (do khángiả, giới chuyên môn, phóng viên thểthao bình chọn), Ban tổ chức đã chọn racác gương mặt xuất sắc nhất để vinhdanh ở 5 nội dung chính gồm: 11 vậnđộng viên tài năng, 5 huấn luyện viên tàinăng, 5 vận động viên khuyết tật tài năng,3 huấn luyện viên khuyết tật tài năng và

3 đội tuyển thể thao điện tử tài năng. Ở hạng mục vận động viên tài năng,

lực sĩ cử tạ Thạch Kim Tuấn là người cósố điểm cao nhất với 179 điểm. Xếp cácvị trí tiếp theo đều là các vận động viênkỳ cựu như Nguyễn Tiến Minh (cầulông), Lê Quang Liêm (cờ vua), TrầnDuy Khôi (bơi lội), Châu Tuyết Vân(taekwondo)…

Với thành tích đưa đội tuyển bóng đánữ TP. Hồ Chí Minh giành ngôi Vô địchquốc gia năm 2015, huấn luyện viênĐoàn Thị Kim Chi đã hoàn toàn vượttrội ở hạng mục huấn luyện viên tàinăng với 138 điểm. Ở các vị trí kế tiếplà các huấn luyện Huỳnh Hữu Chí (cửtạ), Giáp Trung Thang (Muay -

PencakSilat), Trương Quốc Tuấn(futsal), Bùi Huy Châm (bóng chuyền).Trong khi đó, lực sĩ Lê Văn Công giànhvị trí cao nhất ở hạng mục vận độngviên khuyết tật tài năng, đây cũng chínhlà vận động viên khuyết tật xuất sắcnhất Việt Nam năm 2015 vừa đượccông bố. Tiếp sau là Võ Huỳnh AnhKhoa (bơi lội), Võ Thanh Tùng (bơilội), Cao Ngọc Hùng (điền kinh) vàTrịnh Thị Bích Như (bơi lội). Ở hạngmục huấn luyện viên khuyết tật tàinăng, các vị trí lần lượt được vinh danhlà các huấn luyện viên Nguyễn HồngPhúc (cử tạ), Đổng Quốc Cường (bơilội) và Đặng Văn Phúc (điền kinh).

Vũ Minh

TP. Hồ Chí minh vinh danh các tài năng thể thao năm 2015

Chiều 24.01, Sở Văn hóa và Thểthao TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Giảiđua thuyền truyền thống TP. Hồ ChíMinh năm 2016 trên kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè. Đây là hoạt động ý nghĩanhằm kỷ niệm 86 năm Ngày thành lậpĐảng Cộng sản Việt Nam(03.02.1930-03.02.2016), chào mừngĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII,đón chào Xuân mới Bính Thân 2016.

Tranh tài tại Giải có 381 vận độngviên, đến từ các đội đua thuộc các đơnvị có truyền thống đua thuyền của TP.Hồ Chí Minh như: Quận 8, quận 1,quận Bình Thạnh, quận 11, quận PhúNhuận, Bộ Tư lệnh Thành phố, Công

an Thành phố và một số doanh nghiệptrên địa bàn. Các đội thi đấu ở 5 nộidung: Thuyền 10 nam, thuyền 10 nữ,thuyền 20 nam, thuyền 10 nam nữphối hợp, thuyền 20 nam nữ phối hợp.Lộ trình cuộc đua dài 400m, kéo dàitừ cầu Điện Biên Phủ đến cầu ThịNghè.

Năm nay, các đội đua có sự chuẩnbị khá kỹ lưỡng, khiến cuộc đua trởnên hấp dẫn, kịch tính và cân bằnghơn. Trong đó, các tay chèo quận 8không còn thống trị tuyệt đối như cácgiải trước đây. Điều này cũng đã thuhút rất đông người dân Thành phố đếndọc bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

trên hai tuyến đường Hoàng Sa vàTrường Sa để xem và cổ vũ nhiệt tìnhcho các đội đua.

Kết quả chung cuộc, Bộ Tư lệnhThành phố giành giải Nhất nội dungthuyền 10 nam; quận Bình Thạnhgiành giải Nhất các nội dung thuyền10 nữ và 20 nam; quận 8 giành ngôiNhất thuyền 20 nam nữ phối hợp;Công ty Thần Châu giành giải Nhấtthuyền 10 nam nữ phối hợp.

Giải đua thuyền truyền thống cũnglà lễ hội đầu tiên trong năm, nằm trongchuỗi các sự kiện văn hóa, lễ hội năm2016 của Thành phố Hồ Chí Minh.

huy Long

Khai mạc Giải đua thuyền truyền thống TP. Hồ Chí minh

tham dự Olympic ở các môn Bắn súng(2 vận động viên), Cử tạ (3 vận độngviên), Bơi lội (1 vận động viên).

Theo kế hoạch tham dự vòng loạiOlympic, Tổng cục Thể dục thể thaođã tập huấn các đội tuyển của 16 mônthể thao gồm: Điền kinh, Bơi lội, Cửtạ, Bắn súng, Thể dục dụng cụ, Đấukiếm, Taekwondo, Xe đạp đườngtrường, Bắn cung, Boxing, Judo, Vậttự do, Rowing, Cầu lông, Bóng đá,Bóng bàn.

Để đạt được những mục tiêu đã đềra, Tổng cục Thể dục thể thao cũng đãgửi nhiều vận động viên đi tập huấn ởmột số nước có nền thể thao phát triển(Mỹ, Cu Ba, Hy Lạp…) có múi giờ vàđiều kiện thời tiết tương tự với Brazil(nước tổ chức Olympic 2016), nhằmgiúp các vận động viên có được sựchuẩn bị tốt nhất. Tổng cục cũng tậptrung các nguồn lực tài chính, dinhdưỡng, trang thiết bị dụng cụ, chămsóc y học và các điều kiện cần thiết

khác cho các vận động viên tham dựvòng loại đạt chuẩn và tham dựOlympic 2016...

Đại hội Olympic 2016 sẽ diễn ratừ 05-21.8 tại Rio de Janeiro-Brazil,bao gồm 42 phân môn của 28 môn thểthao với 321 nội dung thi đấu. Đại hộinày quy tụ hơn 13.000 vận động viênxuất sắc nhất của hơn 206 quốc gia vàvùng lãnh thổ trên toàn thế giới thamgia tranh tài.

Vũ Minh

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

18 số 1163 l 28.01.2016

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Vào ngày 21.0, trong khi cuốc đấtlàm nương sắn ở dốc đồi gần khe HuổiHoa (cách bản Pá Ngam 1 gần 2km),anh Lò Văn Việt, trú tại bản Pá Ngam1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnhĐiện Biên đã nghe thấy tiếng kêu vang.Bới đất ra, anh Việt phát hiện 1 khốikim loại rỗng bên trong và gõ vào cóâm thanh phát ra. Anh Việt đã cùngngười nhà đào lên mang về nhà.

Cùng ngày, anh Việt đã tự nguyệnmang nộp khối kim loại này cho chínhquyền xã Núa Ngam. Lãnh đạo xã NúaNgam đã liên hệ, thông báo sự việc với

Phòng di sản (Sở VHTTDL ĐiệnBiên). Sở VHTTDL tỉnh đã cử đoàncán bộ xuống cơ sở, tiếp cận hiện vật.

Qua quá trình tiếp cận, xác minhhiện vật, sơ bộ ban đầu cơ quan chuyênmôn đánh giá, hiện vật nêu trên là mộttrống đồng Hê-gơ 3, có trọng lượngkhoảng 20kg. Hiện trạng mặt trống khánguyên vẹn, với đường kính mặt trốngvà chiều cao trống đo được cùng bằng50cm. Có 4 cụm cóc đơn, rỗng nằmphân bố, cách đều nhau trên mặt trốngvà hướng ngược chiều kim đồng hồ.Điều đặc biệt là trong khi mặt trống

đồng này hình tròn thì đáy trống lại cóhình bầu dục, loại trống lần đầu tiêntìm thấy tại tỉnh Điện Biên.

Ngay trong ngày 22.01, được sựđồng ý của chính quyền xã Núa Ngamvà gia đình anh Việt, đoàn công tác đãmang trống đồng này về bảo quản tạiBảo tàng tỉnh Điện Biên; đồng thờiBảo tàng tỉnh làm báo cáo SởVHTTDL Điện Biên; tiếp tục nghiêncứu, đánh giá để làm sáng tỏ những giátrị văn hóa, lịch sử của hiện vật và hoànthiện hồ sơ báo cáo Bộ VHTTDL.

t.t.n

Điện Biên: Phát hiện trống đồng cổ tại huyện Điện Biên

Thông tin từ Nhà hát Tuổi trẻngày 22.01 cho biết: Ngay từ nhữngtháng đầu năm 2016, các nghệ sĩ củaNhà hát Tuổi trẻ đã có chuyến xuấtngoại, mang theo những tiết mục đặcsắc phục vụ khán giả quốc tế và bàcon Việt kiều.

Với mong muốn phục vụ cộngđồng người Việt Nam xa Tổ quốc,góp phần thực hiện nhiệm vụ giaolưu văn hóa đối ngoại, 15 nghệ sĩ củaNhà hát Tuổi trẻ đã lên đường biểudiễn phục vụ đồng bào hiện đangsinh sống, làm việc và học tập tại cácnước Đông Âu. Trong đó có nhữnggương mặt nghệ sĩ, ca sĩ được cộngđồng người Việt Nam ở nước ngoàimến mộ như: NSƯT Minh Hằng,Ngọc Huyền, Ngọc Ánh cùng các casĩ, diễn viên trẻ tài… Chương trìnhnghệ thuật phục vụ đồng bào ĐôngÂu mang tên “Xuân yêu thương”gồm các tiểu phẩm hài kịch đặc sắc“Ghen xuôi”, “Thơ tình lính đảo”,“Ô-sin xuất ngoại” , “Tỏ tình”...cùng các tiết mục ca nhạc mang tiếttấu sôi động và giai điệu quê hương.Chương trình này do đích thânNSƯT Chí Trung - Trọng Thủy biêntập, là món quà mừng Xuân 2016

hấp dẫn đầy ý nghĩa, dành tặng đồngbào Việt Nam ở các nước Rumani,Ba Lan, CHLB Đức... từ ngày 19-29.01.

Đoàn kịch 1 của Nhà hát tuổi trẻgồm 5 gương mặt đạo diễn, diễnviên trẻ đang được yêu mến: Đạodiễn Bùi Như Lai, Duy Anh, HươngThủy, Minh Cúc, Minh Trang sẽ lênđường sang nước bạn Lào tham dự“Liên hoan Nghệ thuật biểu diễnVientiane 2016” quy tụ nhiều nghệsĩ các nước Đông Nam Á tham gia.Tham gia Liên hoan năm nay, đoànmang theo 2 tiểu phẩm sân khấukhông lời mang tên “Lá rụng”,“Giấcmơ hạnh phúc” nhằm giao lưu vănhóa với nghệ sĩ nước bạn từ ngày25.01 đến ngày 01.02. Bên cạnh đó,một nhóm nghệ sĩ khác sẽ sang thủđô Tokyo (Nhật Bản) thực hiện dựán “Vịt trời trúng độc”, phỏng theotác phẩm “Cái chết của con vịt trời”của đại văn hào Ipsen. Đây là hoạtđộng nhằm tiếp tục dự án hợp tácquốc tế Việt Nam - Nhật Bản giữaNhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Múa rốidây cổ truyền Edo Youkiza (NhậtBản) - một nhà hát múa rối có lịchsử trên 380 năm. Dự án này do

Trung tâm Châu Á thuộc Quỹ quốctế Nhật Bản và Quỹ Lịch sử văn hóaNhật Bản tài trợ, dàn dựng và trìnhdiễn tại thủ đô Tokyo Nhật Bản từngày 28.01 đến ngày 22.3.2016 tạiNhà hát Theater East và Nhà hátTokyo Metropolitan. NSND LêKhanh và các thành viên trong đoàngồm nghệ sĩ họa sĩ sân khấu, kỹthuật viên âm thanh, ánh sáng củaNhà hát Tuổi trẻ sẽ hợp tác làm việcvới Nhà hát Múa rối dây cổ truyềnEdo Youkiza để tìm kiếm một hìnhthức biểu diễn mới của nghệ thuậtnhà hát thông qua sự giao lưu traođổi nghệ thuật giữa nghệ thuậttruyền thống Nhật Bản và các diễnviên Việt Nam. Việc này cũng giúpnâng cao năng lực kỹ thuật cho cácdiễn viên sân khấu của Nhà hát Tuổitrẻ, thúc đẩy và giao lưu văn hóagiữa Việt Nam và Nhật Bản.

Ở trong nước, Nhà hát Tuổi trẻsắp cho ra mắt khán giả Thủ đô vởhài kịch kinh điển “Quan thanh tra”của Nikolai Vasilyevich Gogol. Đâylà một tác phẩm đặc sắc nằm trongbộ uyển chọn “100 tác phẩm kinhđiển của sân khấu thế giới”...

yến nhi

Nghệ sĩ Việt xuất ngoại phục vụ khán giả quốc tế đầu năm

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

19số 1163 l 28.01.2016

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Ngày 25.01, tại Đền thờ Cao Lỗ,thôn Đại Trung, xã Cao Đức, huyện GiaBình, tỉnh Bắc Ninh, Sở VHTTDL BắcNinh đã tổ chức lễ khởi công gói thầusố 1 tu bổ, tôn tạo Nhà tiền tế, đền chính,nhà Tả vu, Hữu vu, miếu sơn thần, nghimôn, lầu hóa vàng và các hạng mục phụtrợ Đền Cao Lỗ. Đây là gói thầu thuộcdự án đầu tư xây dựng công trình tu bổ,tôn tạo khu di tích lịch sử và du lịch vănhóa Cao Lỗ Vương.

Dự án có tổng mức vốn đầu tư trên42 tỷ đồng được tiến hành từ năm 2015-2018 bao gồm 3 gói thầu. Gói thầu 1: Tubổ tôn tạo Tiền tế, đền chính, nhà Tả Vu,Hữu Vu, miếu sơn thần, nghi môn, lầuhóa vàng và công trình phụ trợ Đền CaoLỗ; Gói thầu 2: Tu bổ tôn tạo lăng mộCao Lỗ; Gói thầu 3: Tu bổ, tôn tạo cáchạng mục còn lại. Trong đó, gói thầu số1 có tổng mức vốn đầu tư 26 tỷ 874 triệu

đồng do Sở VHTTDL Bắc Ninh làmchủ đầu tư và Công ty TNHH Tu bổ, tôntạo và xây dựng Duy Linh thi công theophương án giữ nguyên các bố cục cũ;đồng thời, sửa chữa, thay thế những cấukiện đã hỏng bằng vật liệu mới như gỗtứ thiết, gỗ lim… và xây mới một sốcông trình như lầu hóa vàng, công trìnhvệ sinh, nhà thủ từ, bếp.

Theo ông Trần Quang Nam - Giámđốc Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh, quầnthể di tích Đền thờ và Lăng Cao LỗVương là di tích lịch sử văn hóa tiêubiểu, có giá trị quý báu. Đây là nơi hộitụ, kết tinh, tỏa sáng, thể hiện truyềnthống đạo lý uống nước nhớ nguồn củadân tộc ta. Qua đó, củng cố khối đoànkết dân tộc cho các con cháu hướng vềnguồn cội.

Theo cuốn thần tích của Đền thờCao Lỗ, tướng quân Cao Lỗ - danh nhân

lịch sử dưới triều vua An Dương Vươngsinh ra tại trang Đại Than có công laolớn trong việc xây dựng thành Cổ Loavà bảo vệ Nhà nước Âu Lạc. Khi TriệuĐà tấn công thành Cổ Loa, ngài triệu tậpquân sĩ ứng cứu nhưng không giữ đượcthành. Ngài hy sinh ngày 04.4 (Âmlịch). Để tưởng nhớ công lao to lớn củangài, nhân dân trong vùng đã xây dựngLăng và Đền thờ của ngài tại thôn ĐạiTrung, trang Đại Than, tổng Vạn Ty(nay là làng Lớ, xã Cao Đức, huyện GiaBình, tỉnh Bắc Ninh). Đền có quy môkiến trúc lớn với cảnh quan sông nước.Qua thăng trầm của lịch sử, Đền đãđược nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưngvẫn giữ nguyên kiến trúc thời Lê –Nguyễn. Di tích được công nhận di tíchlịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày08.3.2005.

hồ thAnh

Với dân số gần 1,4 triệu dân, trong đócó hơn 45% số dân là người dân tộc thiểusố, chủ yếu là 2 tộc người bản địa J’rai vàBahnar, tỉnh Gia Lai đang tăng cườngthực hiện các giải pháp bảo tồn và pháthuy giá trị bản sắc văn hoá của hai tộcngười này. Đây được coi là một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốttrong quá trình phát triển kinh tế-xã hộigiai đoạn 2015-2020.

Theo đó, tỉnh xúc tiến mở các lớp tậphuấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làmcông tác trên lĩnh vực văn hóa, nhất là ởcấp cơ sở để nâng cao nhận thức, chuyênmôn nghiệp vụ về bảo tồn văn hóa dângian; đẩy mạnh các hoạt động tuyêntruyền, giáo dục pháp luật, góp phần nângcao nhận thức của các cấp, các ngành,đoàn thể từ tỉnh xuống cơ sở và đồng bàocác dân tộc về văn hóa và nhiệm vụ bảotồn, phát huy văn hóa các dân tộc. Từ đó,nâng cao tinh thần chủ động của đồng bàovà vai trò tự quản của cộng đồng các dântộc trong quá trình bảo tồn và phát huy vănhóa dân tộc mình, làm cho Gia Lai thực

sự là một vùng đa bản sắc văn hóa. Các cơquan chuyên ngành tiếp tục hỗ trợ đào tạonghề, xây dựng các làng nghề truyềnthống như dệt thổ cẩm, đan lát, làm menrượu, sản xuất nhạc cụ truyền thống...đồng thời tập hợp, tạo điều kiện cho cácnghệ nhân giỏi nghề, có tâm huyết trongsinh hoạt, sáng tác và truyền nghề.

Tỉnh có kế hoạch hỗ trợ kinh phí vàchế độ thù lao cho các nghệ nhân để mởlớp nghệ thuật đánh, chỉnh cồng chiêng,hát dân ca, kể khan, dệt thổ cẩm... nhằmlưu truyền cho các thế hệ sau, nâng caolòng tự hào, ý thức bảo tồn văn hóa cộinguồn. Bảo tồn văn hóa cội nguồn, tậptrung phục dựng các lễ hội truyền thốngvà duy trì tổ chức định kỳ, tạo sân chơivà khuyến khích tinh thần, khả năng sángtác cho các tầng lớp nhân dân; hỗ trợ xâydựng hoàn thiện thiết chế văn hóa cơ sởđể bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc như:công viên văn hoá các dân tộc, làng vănhoá các dân tộc, phòng trưng bày đặctrưng văn hoá các dân tộc bản địa tại Bảotàng tỉnh…

Tỉnh cũng đẩy mạnh công tác sưutầm, tiếp tục phục hồi và giữ gìn các sinhhoạt văn hóa, các lễ hội, các ngành nghềtruyền thống… tăng cường hợp tác, giaolưu văn hóa để quảng bá văn hóa các dântộc ở trong và ngoài tỉnh, quốc gia vàquốc tế; xây dựng các chương trình nghiêncứu, bảo tồn và phát triển văn hóa các dântộc trên địa bàn một cách hiệu quả; tiếp tụcthực hiện chính sách khuyến khích xã hộihóa và tạo điều kiện để các cá nhân, tổchức doanh nghiệp đầu tư phát triển kinhtế vùng gắn với việc khai thác và sử dụngcác giá trị văn hóa dân tộc nhằm bảo tồn,phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số mộtcách hiệu quả. Tỉnh Gia Lai đã xây dựngĐề án bảo tồn văn hoá các dân tộc thiểusố trên địa bàn tỉnh, trước mắt là Đề án“Bảo tồn, phát huy giá trị không gian vănhóa cồng chiêng giai đoạn 2016-2020” đểcác cấp tổ chức thực hiện theo những camkết của Chính phủ Việt Nam và Tổ chứcGiáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liênhợp quốc (UNESCO).

Q.huy

Bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc J’rai và Bahnar

Đầu tư tôn tạo Lăng và Đền thờ Cao Lỗ Vương

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 -    l

Sự kiện vấn đề

20 số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình Tân

Biên tậpTrung kIên, hồng Phượng,

hoàng Quân, Thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicông Ty Tnhh Thương mạI

ThIên Thành

Mỗi khi Tết đến, Xuân về, khắp cácbản người Dao, xã Cự Thắng, huyệnThanh Sơn, Phú Thọ lại rộn ràng tổchức Tết nhảy. Với đồng bào, Tết nhảyđã trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặcsắc không thể thiếu.

Theo lời kể của các cụ cao niên ở xãCự Thắng thì Tết nhảy đồng bao Daogọi là “Nhiàng chầm đao”. Trongchuyến di cư vượt biển tìm đường sốngcủa con cháu 12 họ Dao, sau nhiềutháng lênh đênh trên biển mà chẳng tớibờ, bất ngờ đoàn thuyền của các họ Daogặp bão, bị sóng to gió lớn như muốnnhấn chìm thuyền, tính mạng các họDao bị đe dọa. Trong cơn nguy cấp, cáchọ Dao khấn cầu xin thần Bàn Vươngvà tổ tiên giúp đỡ vượt qua cơn hoạnnạn, vào đến đất liền an toàn và hứa sẽlàm lễ Tết nhảy để tạ ơn. Lời cầu linhứng, từ đó về sau các họ người Dao tổchức Tết nhảy để tạ ơn tổ tiên nhưng tùylời hứa của từng họ mà chu kỳ tổ chứcTết nhảy của các họ khác nhau, thườngtừ 10 đến 15 năm tổ chức một lần. Ýnghĩa của Tết nhảy là thể hiện lòng biếtơn đối với tổ tiên với Bàn Vương đã cứumạng ngoài biển khơi năm xưa; luyệnâm binh để bảo vệ cuộc sống của giađình, dòng tộc; cầu xin tổ tiên phù hộ,che chở cho mọi thành viên trong giatộc được mạnh khoẻ, ngày càng làm ănphát đạt. Trước khi vào Tết nhảy, cácgia đình khác cùng gia chủ chuẩn bị cácloại đạo cụ như kèn, trống con, chuông,lá cờ, dao, rìu, kiếm bằng gỗ tượngtrưng cho những công cụ, vũ khí mà tổtiên họ đã dùng để lao động và chốnggiặc. Những đạo cụ này được trang tríhình hoa văn bằng giấy màu xanh đỏtrông khá đẹp mắt.

Anh Triệu Sinh Khoa, con trai ôngTriệu Văn Quang, người trực tiếp thamgia nghi lễ trong Tết nhảy cho biết: Tếtnhảy gồm 3 phần chính là Khai lễ,Chính lễ và Lễ tiễn đưa. Phần khai lễ,đúng ngày giờ đã định, hai thầy cúng

được gia chủ mời đến cúng thực hiệnnghi lễ mở và treo các bộ tranh thiêngcủa người Dao là bộ Tam thanh, Hànhsư lên xung quanh tường nhà. Tiếp đó,thầy “sliêu họ” bày biện các lễ vật thờcúng, làm lễ khấn xin được làm Tếtnhảy và kính mời các thần linh, BànVương, gia tiên về dự lễ. Lễ này đượcthực hiện bằng các điệu múa mời nhưđưa đường, bắc cầu để đưa đón thầnlinh, tổ tiên về ăn tết. Đến phần chính lễ,các nhân vật thể hiện các điệu múa vàhát “tam nguyên an ham” (múa vớinhững động tác tung cờ, phất cờ); múadao (còn gọi múa “ra binh vào tướng”sử dụng con dao găm bằng gỗ; múa phátnương (còn gọi là múa được mùa); múabắt ba ba và kết hợp với tiếng chiêngtrống rộn ràng. Phần múa Cuối cùng làLễ tiễn đưa; trước bàn thờ gia chủ, thầysliêu họ cúng tạ kết thúc Tết nhảy, giachủ làm lễ hoá vàng để tiễn đưa hươnghồn tổ tiên trở về với quê cha đất tổ.

Mặc dù Tết nhảy là nghi lễ do mộtgia đình, một dòng họ tổ chức nhưng nóđược cả dân bản tham gia với mộtkhông khí náo nức giống như một nghilễ của cả cộng đồng. Tết nhảy đã gópphần quan trọng củng cố sự thống nhấttrong cộng đồng người Dao ở vùng caoPhú Thọ. Tết nhảy không chỉ là nghi lễ

thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ tới tổ tiênmà còn là nghi lễ cầu phúc, cầu may, vớimong muốn tẩy trừ hết những điều bấthạnh, rủi ro của năm cũ; cầu xin trời đất,tổ tiên phù hộ cho do gia đình, dòng họ,làng bản một năm mới dồi dào sứckhoẻ. Đây cũng là dịp để người Dao ônlại lịch sử gia đình, lịch sử của dân tộc;ôn lại vốn văn hoá truyền thống củangười Dao thông qua nội dung nhữngbài khấn, những lời ca, điệu múa. QuaTết nhảy, bản sắc văn hoá của ngườiDao được thể hiện một cách sâu sắc.

Ngày nay, cùng với sự phát triển củađất nước, đời sống của đồng bào dân tộcDao ở xã Cự Thắng ngày càng no ấmhơn. Song dưới tác động của kinh tế thịtrường, của đô thị hoá ít nhiều cũng ảnhhưởng đến văn hoá truyền thống củangười Dao nói chung và Tết nhảy nóiriêng. Để bảo tồn và gìn giữ được giá trịcủa Tết nhảy, chính quyền và bà conngười Dao Cự Thắng đã và đang cónhiều hoạt động khôi phục lại các giá trịvăn hóa tộc người. Đặc biệt, các điệumúa truyền thống của dân tộc Dao biểudiễn trong Tết nhảy như múa cờ, múadao, múa chuông... đã được cải biên đểbiểu diễn trong mùa lễ hội và tại cácbuổi giao lưu văn nghệ quần chúng củađịa phương. t.t.n

Tết nhảy trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn,tỉnh Phú Thọ.

Phát triển sâu rộng phong trào thể dục thể thao quần chúng