toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - số 1139 - vanhien.vn

20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1139 ngày 13.8.2015 Tăng cường bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan (Tr.4) - Chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2016 (Tr.3) - Chương trình kích cầu du lịch nội địa đang phát huy hiệu quả (Tr.12) - Đồng bào dân tộc hiến kế bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống (Tr.20) Wushu Việt Nam xếp thứ 3 toàn đoàn Giải vô địch Wushu trẻ Châu Á 2015 Thông tin từ Tổng cục Thể dục thể thao, ngày 10.8, đoàn Wushu Việt Nam đã trở về nước sau khi đạt thành tích khá ấn tượng tại Giải vô địch Wushu trẻ Châu Á lần thứ 8 năm 2015 được tổ chức tại Trung Quốc. Với thành tích 8HCV, 7HCB và 3HCĐ, đoàn Wushu Việt Nam đã giành vị trí thứ 3 toàn đoàn tại Giải đấu này. Giải đấu năm nay chứng kiến màn trình diễn ấn tượng của các vận động viên Wushu Hà Nội khi các võ sĩ Thủ đô mang về tới 6 trong số 8 tấm HCV cho đoàn Wushu Việt Nam. (Xem tiếp trang 14) Tổ chức bắn pháo hoa là một trong những hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam. Hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam Ảnh: C.T.V trong số nàY Đại hội Đảng bộ Bộ VHTTDL nhiệm kỳ 2015-2020 Ngày 04.8, Đại hội Đảng bộ Bộ VHTTDL nhiệm kỳ 2015-2020 đã diễn ra tại Hà Nội. Đồng chí Hoàng Tuấn Anh - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL dự và chỉ đạo Đại hội. Phát biểu khai mạc Đại hội, đồng chí Lê Khánh Hải - Bí thư Đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ VHTTDL khẳng định, Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần này là Đại hội của sự tiếp nối, kế thừa những thành quả đạt được của nhiệm kỳ qua. Kết quả của Đại hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề thuận lợi cho việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở nhiệm kỳ 2015-2020… (Xem tiếp trang 6) Ban Tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm các ngày lễ lớn 2014-2015 vừa tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam. Theo Ban Tổ chức, Lễ kỷ niệm gồm các hoạt động: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ tại Đài Liệt sỹ thành phố Hà Nội vào 7 giờ 00 ngày 01.9 và Chương trình Mít tinh, diễu binh, diễu hành được tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình và một số tuyến phố của Thủ đô vào 7 giờ 00, ngày 02.9. (Xem tiếp trang 7)

Upload: pham-viet-long

Post on 17-Aug-2015

9 views

Category:

News & Politics


1 download

TRANSCRIPT

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1139 ngày 13.8.2015

Tăng cường bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan

(Tr.4)- Chuẩn bị cho Năm Du lịchquốc gia 2016

(Tr.3)- Chương trình kích cầu du lịch nội địa đang phát huy hiệu quả

(Tr.12)- Đồng bào dân tộc hiến kế bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(Tr.20)

Wushu Việt Nam xếp thứ 3 toàn đoàn Giải vô địch Wushu trẻ Châu Á 2015

Thông tin từ Tổng cục Thể dục thể thao, ngày 10.8, đoàn Wushu Việt Namđã trở về nước sau khi đạt thành tích khá ấn tượng tại Giải vô địch Wushu trẻChâu Á lần thứ 8 năm 2015 được tổ chức tại Trung Quốc. Với thành tích 8HCV,7HCB và 3HCĐ, đoàn Wushu Việt Nam đã giành vị trí thứ 3 toàn đoàn tại Giảiđấu này. Giải đấu năm nay chứng kiến màn trình diễn ấn tượng của các vậnđộng viên Wushu Hà Nội khi các võ sĩ Thủ đô mang về tới 6 trong số 8 tấmHCV cho đoàn Wushu Việt Nam. (Xem tiếp trang 14)

Tổ chức bắn pháo hoa là một trong những hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam.

Hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám

và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam

Ảnh:

C.T

.V

trong số này

Đại hội Đảng bộ Bộ VHTTDL nhiệm kỳ2015-2020

Ngày 04.8, Đại hội Đảng bộ BộVHTTDL nhiệm kỳ 2015-2020 đãdiễn ra tại Hà Nội. Đồng chí HoàngTuấn Anh - Uỷ viên BCH Trungương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDLdự và chỉ đạo Đại hội. Phát biểu khaimạc Đại hội, đồng chí Lê Khánh Hải- Bí thư Đảng uỷ, Thứ trưởng BộVHTTDL khẳng định, Đại hội Đạibiểu Đảng bộ lần này là Đại hội củasự tiếp nối, kế thừa những thành quảđạt được của nhiệm kỳ qua. Kết quảcủa Đại hội có ý nghĩa hết sức quantrọng, tạo tiền đề thuận lợi cho việclãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trịở nhiệm kỳ 2015-2020…

(Xem tiếp trang 6)

Ban Tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm các ngày lễ lớn 2014-2015 vừa tổ chức họpbáo giới thiệu các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám vàQuốc khánh nước CHXHCN Việt Nam. Theo Ban Tổ chức, Lễ kỷ niệm gồm cáchoạt động: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹtại Đài Liệt sỹ thành phố Hà Nội vào 7 giờ 00 ngày 01.9 và Chương trình Mít tinh,diễu binh, diễu hành được tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình và một sốtuyến phố của Thủ đô vào 7 giờ 00, ngày 02.9. (Xem tiếp trang 7)

quản lý nhà nước

2 số 1139 l 13.8.2015

Kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binhLiệt sĩ, 70 năm Cách mạng Tháng Támthành công và Quốc khánh nướcCHXHCN Việt Nam, ngày 07.8, UBNDtỉnh Nghệ An đã tổ chức lễ khánh thànhKhu di tích lịch sử Truông Bồn để tri âncác anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lậptự do của Tổ quốc.

Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang,Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Sinh Hùng,Phó Thủ tướng - Nguyễn Xuân Phúc,Phó Chủ tịch Quốc hội - Uông Chu Lưucùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhànước đã tham dự buổi lễ.

Trong cuộc kháng chiến chống đếquốc Mỹ, địa danh Truông Bồn (ĐôLương, Nghệ An) là một trọng điểm giaothông quan trọng, nơi kết nối các tuyếnđường huyết mạch từ hậu phương lớnMiền Bắc chi viện sức người, sức củacho tiền tuyến lớn Miền Nam. Với vị tríchiến lược, Truông Bồn cũng trở thànhtrọng điểm đánh phá ác liệt, hủy diệt củađịch. Bất chấp bom đạn hủy diệt, quân vàdân ta vẫn ngày đêm bám trụ, chiến đấukiên cường với ý chí “Tim có thể ngừngđập, nhưng đường không thể tắc, sốngkiên cường bám cầu, bám đường, chếtkiên cường, dũng cảm”, “Tất cả vì miềnNam ruột thịt”... Hơn 1.200 cán bộ, chiếnsĩ bộ đội, thanh niên xung phong, côngnhân ngành giao thông vận tải, dân quântự vệ đã anh dũng hy sinh ở trọng điểmTruông Bồn; trong đó có chiến công vàsự hy sinh oanh liệt của 13 chiến sỹ “Tiểuđội thép” thuộc Đại đội thanh niên xung

phong 317 ngày 30.10.1968, khi chỉ cònít giờ nữa Mỹ sẽ ngừng ném bom MiềnBắc.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước -Trương Tấn Sang nhấn mạnh: nhắc đếnđịa danh Truông Bồn làm sống lại trongmỗi chúng ta những ký ức không thể nàoquên về một thời đạn bom khốc liệt củanhững năm tháng rực lửa trong cuộckháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứunước oanh liệt của nhân dân ta.

Các cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xungphong đã hiến dâng cả tuổi trẻ và cuộcsống của mình để giữ con đường chi việncho chiến trường không bao giờ tắc, gópphần làm nên chiến thắng của quân vàdân ta trên các chiến trường, vào thắnglợi của sự nghiệp giải phóng Miền Nam,thống nhất Tổ quốc. Sự hy sinh của cácanh, các chị đã làm nên một Truông Bồnbất tử, một huyền thoại về ý chí bất khuất,kiên cường, chủ nghĩa anh hùng cáchmạng của quân và dân ta trong cuộckháng chiến vĩ đại trong thế kỷ XX.

Chủ tịch nước nêu rõ, giờ đây, chiếntranh đã lùi xa, cuộc sống đã hồi sinhtrên chiến trường ác liệt năm xưa, nhưngnhững tấm gương nghĩa liệt, sự hy sinhcao cả của các anh hùng, liệt sĩ mãi mãiđược khắc ghi không bao giờ phai mờtrong tâm khảm mỗi người Việt Nam,trong lịch sử dân tộc Việt Nam, mãi mãilà niềm tự hào, nguồn cổ vũ động viênto lớn cho các thế hệ người Việt Namhôm nay và mai sau trong công cuộc xâydựng đất nước và bảo vệ độc lập, chủ

quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ củaTổ quốc.

Chủ tịch nước khẳng định, khánhthành Khu di tích lịch sử quốc giaTruông Bồn, chúng ta thể hiện đạo lý“Uống nước nhớ nguồn”, bày tỏ lòngbiết ơn, tri ân sâu sắc các anh hùng liệtsĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổquốc; đồng thời để lưu giữ, bảo tồn mộtđịa danh lịch sử cho các thế hệ mai sau,để Truông Bồn mãi mãi là địa chỉ đỏgiáo dục truyền thống yêu nước, bấtkhuất kiên cường của các thế hệ cha anhcho các thế hệ cháu, con, để dân tộc, đấtnước ta mãi mãi trường tồn, phát triểnrực rỡ.

Chủ tịch nước mong rằng, Đảng bộ,chính quyền và nhân dân Nghệ An bằngtất cả trách nhiệm và tấm lòng biết ơn vớicác thế hệ cha anh cũng như trách nhiệmđối với thế hệ mai sau sẽ làm tốt việcquản lý, giữ gìn và phát huy giá trị củaKhu di tích lịch sử Truông Bồn, góp phầngiáo dục truyền thống cách mạng củaĐảng và của dân tộc, hun đúc lòng yêunước cho thế hệ trẻ tiếp bước thế hệ chaanh, chung sức đồng lòng trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương,đất nước.

Sau lễ khai mạc, đông đảo đại biểu,người dân Nghệ An đã xem chương trìnhnghệ thuật “Truông Bồn - Tráng ca bấttử” tái hiện lịch sử hào hùng của một thờihoa lửa với sự tham gia của các nghệ sĩ,diễn viên, nhân chứng lịch sử.

tHế Hùng

Khánh thành Khu di tích lịch sử Truông Bồn

Ngày 04.8, Bộ VHTTDL ban hànhCông văn số 3152/BVHTTDL-DSVHgửi Sở VHTT Hà Nội cho ý kiến về việcthẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tíchđình Phú Thứ, quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội.

Theo đó, Bộ VHTTDL thoả thuậnDự án tu bổ, tôn tạo di tích gồm cácnội dung: tu bổ Đại đình, bình phong;xây dựng nhà khách, cổng, hành lang,

nhà vệ sinh; tôn tạo sân vườn và hạtầng kỹ thuật.

Bộ VHTTDL lưu ý một số vấn đềnhư: Việc nâng cốt Đại đình và sân đìnhcần có ý kiến đồng thuận của nhân dânvà chính quyền địa phương; Điều chỉnhgiảm chiều cao của các trụ; Cần tu bổnguyên trạng bình phong (không xâymới); Nghiên cứu, tính toán độ sâu vàtiết diện móng các hạng mục, đảm bảo

khả năng chịu lực và tiết kiệm kinh phí.Hồ sơ cần bổ sung bản vẽ thiết kế khuvực tôn cao nền đình, thiết kế nhà vệsinh và căn cứ pháp lý: Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Di sản vănhoá (2009), Nghị định số 98/2010/NĐ-CP; lược bỏ Nghị định số92/2002/NĐ-CP, Quy chế số05/2003/QĐ-BVHTT.

H.Quân

Thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Phú Thứ

quản lý nhà nước

3số 1139 l 13.8.2015

Bộ VHTTDL vừa có Thông báokết luận số 3091/TB-BVHTTDL tạiphiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo,Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia2016. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh -Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận:

Việc tổ chức các hoạt động NămDu lịch quốc gia 2016 phải đảm bảođược triển khai quy mô tầm quốc gia,tạo được điểm nhấn hấp dẫn du khách,trong đó cần chú trọng đẩy mạnh xâydựng sản phẩm mới và triển khai cáctour, tuyến du lịch, làm nổi bật các sảnphẩm du lịch, mà Đảo Phú Quốc làtrọng tâm, mở rộng phạm vi liên kếttới tất cả các tỉnh/thành trong nước.

Về tên gọi, chủ đề Năm Du lịchquốc gia 2016: Thống nhất tên gọi“Năm Du lịch quốc gia 2016 - Đồngbằng sông Cửu Long - Kiên Giang”với chủ đề “Khám phá Đất PhươngNam”.

Về Chương trình tổ chức Năm Dulịch quốc gia 2016: Giao Tổng cục Dulịch phối hợp với tỉnh Kiên Giang vàcác cơ quan, đơn vị liên quan hoànthiện Chương trình tổ chức Năm Dulịch quốc gia 2016, sớm trình Bộtrưởng - Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét,phê duyệt.

Trong thời gian tới, các Tổng cục,Cục, Vụ, đơn vị của Bộ VHTTDL,tỉnh Kiên Giang và các tỉnh/thành liênquan cần tập trung đẩy mạnh triển khaicác nội dung công tác:

Đối với các hoạt động do BộVHTTDL chủ trì: Các Tổng cục, Cục,Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ tiếp tục phốihợp với tỉnh Kiên Giang rà soát, tíchcực triển khai các phần việc cụ thể, chitiết thuộc trách nhiệm của Bộ và đơnvị mình để tham gia tổ chức Năm Dulịch quốc gia 2016. Các đơn vị thuộcBộ chủ động sử dụng nguồn ngân sáchchi thường xuyên, chi sự nghiệp tổchức các hoạt động trong Chươngtrình Năm Du lịch quốc gia 2016.

Tổng cục Du lịch bổ sung thêm cáchoạt động tham gia Năm Du lịch quốcgia 2016: tổ chức các lớp tập huấnnghiệp vụ du lịch; tổ chức Hội nghị Dulịch Đường sông, Đường biển. Tổngcục Thể dục thể thao bổ sung thêmChương trình X-Games (trong đó cóbóng đá, bóng chuyền bãi biển).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triểnlãm phối hợp với tỉnh Kiên Giang vàcác tỉnh/thành đồng bằng sông CửuLong: Hoàn thiện xây dựng logo,slogan Năm Du lịch quốc gia 2016(8.2015) để kịp chuẩn bị công bố, họpbáo, quảng bá. Tổ chức Trại sáng tácnhiếp ảnh, điêu khắc, mỹ thuật khuvực Đồng bằng sông Cửu Long chàomừng Năm Du lịch quốc gia 2016.Nhất trí với đề xuất của Cục Văn hóacơ sở tổ chức thêm hoạt động “Lễ hộibánh dân gian Nam Bộ 2016”. Trongsự kiện “Liên hoan đàn hát, dân ca 3miền Bắc-Trung-Nam” đã có nội dung“Đờn ca tài tử”, Cục Văn hóa cơ sởchủ động xây dựng, triển khai kếhoạch tổ chức.

Cục Hợp tác quốc tế triển khai mộtsố hoạt động quốc tế: Thông qua hoạtđộng “Những ngày Văn hóa Việt Namtại Nhật Bản, Hàn Quốc” quảng bá dulịch Đồng bằng sông Cửu Long. MờiBộ trưởng, Chủ nhiệm cơ quan Du lịchquốc gia, Đại sứ, đại diện ngoại giaođoàn các nước ASEAN (đặc biệt Lào,Campuchia, Myanmar, Thailand) thamdự Lễ Khai mạc.

Về công tác xúc tiến, tuyên truyền,quảng bá Năm Du lịch quốc gia 2016:Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá,xúc tiến Năm Du lịch quốc gia 2016phải chủ động triển khai, đúng lộ trình,kế hoạch. Trước mắt, đề nghị tỉnh KiênGiang và các tỉnh/thành liên quanchuẩn bị các tài liệu, hình ảnh, ấnphẩm để tham gia quảng bá, giới thiệuNăm Du lịch quốc gia 2016 tại các sựkiện, Hội chợ Du lịch trong và ngoài

nước, cũng như tại các hội chợ, triểnlãm, hội nghị, hội thảo chuyên đề vềvăn hóa nghệ thuật, thể thao, du lịchdịch vụ… trong thời gian tới.

Tổ chức họp báo giới thiệu NămDu lịch quốc gia 2016 tại Hà Nội, ĐàNẵng do Văn phòng Bộ chủ trì, phốihợp các cơ quan liên quan thực hiện;tại TP. Hồ Chí Minh do Cục Công tácphía Nam chủ trì, phối hợp các cơquan liên quan thực hiện.

Các cơ quan, đơn vị chủ động cungcấp thông tin cho các cơ quan báo chí,truyền thông nhằm đẩy mạnh công táctuyên truyền cho Năm Du lịch quốcgia 2016, góp phần tạo sự chuyển biếnnhận thức về du lịch trong các tầng lớpnhân dân, thu hút khách du lịch.

Về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo,Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia2016: Giao Tổng cục Du lịch phối hợpvới tỉnh Kiên Giang tham mưu, đềxuất kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban Tổchức Năm Du lịch quốc gia 2016: mờiBộ Tài nguyên và Môi trường, CụcA85 Bộ Công an tham gia. Các cơquan, đơn vị, địa phương phối hợpchặt chẽ với các đơn vị đầu mối: Tổngcục Du lịch - Cơ quan Thường trựcBan Chỉ đạo Năm Du lịch quốc gia2016, Sở VHTTDL tỉnh Kiên Giang -Cơ quan Thường trực Ban Tổ chứcNăm Du lịch quốc gia 2016. Giao BanTổ chức thành lập bổ sung Tiểu ban Ytế và Môi trường. Các Tiểu ban chuyênmôn thuộc Ban Tổ chức Năm Du lịchquốc gia 2016 tích cực triển khai cáccông tác liên quan trong quá trìnhchuẩn bị Năm Du lịch quốc gia 2016.

Về việc tổ chức phiên họp lần thứhai Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức NămDu lịch quốc gia 2016: Tổ chức tại PhúQuốc, tỉnh Kiên Giang, dự kiến vàotháng 11.2015 để rà soát, đánh giácông tác chuẩn bị tổ chức Lễ Công bốNăm Du lịch quốc gia 2016.

H.PHượng

Chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2016

4 số 1139 l 13.8.2015

quản lý nhà nước

- Tại Quyết định số 2579/QĐ-BVHTTDL ngày 03.8.2015, BộVHTTDL thành lập Ban Tổ chứcTriển lãm Thành tựu kinh tế-xã hộinăm 2015 do Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh làm Trưởng Ban Tổ chức, Thứtrưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm PhóTrưởng ban Thường trực, ôngNguyễn Thế Phương - Thứ trưởngBộ Kế hoạch và Đầu tư, ông NguyễnThế Kỷ - Phó Trưởng ban Tuyêngiáo Trung ương làm Phó TrưởngBan, 05 Thành viên Thường trực và55 Thành viên.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 2586/QĐ-BVHTTDL ngày04.8.2015, cho phép Học viện Âmnhạc quốc gia Việt Nam đón đoànnghệ thuật Hoa Kỳ (04 người) sangtham gia Hội thảo khoa học và biểudiễn Chương trình Liên hoan Âmnhạc Việt-Mỹ 2015. Thời gian tổchức từ ngày 15-22.8.2015, tại Họcviện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.

- Ngày 05.8.2015 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 2608/QĐ-BVHTTDL, thành lập Ban Tổ chứcLiên hoan nghệ thuật Hát Then, ĐànTính các dân tộc Tày-Nùng-Thái lầnthứ V năm 2015 tại tỉnh TuyênQuang. Ông Nguyễn Hải Anh - PhóChủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quanglàm Trưởng Ban, 02 Phó Trưởng Banvà 27 Ủy viên và 02 Thành viên TổThư ký. Ban Tổ chức có nhiệm vụ“Xây dựng và tổ chức thực hiện Kếhoạch tổ chức liên hoan nghệ thuậtsau khi được Ban Chỉ đạo thống nhất;Trưởng Ban Tổ chức có nhiệm vụ tổchức, điều hành chung các hoạt độngcủa Ban Chỉ đạo và phân công nhiệmvụ cho các thành viên và có tráchnhiệm thực hiện nhiệm vụ được phâncông, phối hợp hoàn thành tốt kếhoạch liên hoan”.

- Tại Quyết định số 2622/QĐ-BVHTTDL ngày 06.8.2015, BộVHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo

Liên hoan Phim Việt Nam lần thứXIX do Thứ trưởng Vương Duy Biênlàm Trưởng Ban, bà Ngô Phương Lan- Cục trưởng Cục Điện ảnh làm PhóTrưởng Ban Thường trực, ôngNguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng BanTuyên giáo Trung ương và ông HứaNgọc Thuận - Phó Chủ tịch UBNDTP. Hồ Chí Minh làm Phó TrưởngBan và 03 Ủy viên.

- Ngày 06.8.2015 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 2625/QĐ-BVHTTDL, thành lập Ban Tổ chứcLễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Truyềnthống ngành Văn hóa và Đại hội Thiđua yêu nước Bộ VHTTDL lần thứII-2015 do Thứ trưởng Lê Khánh Hảilàm Trưởng Ban, ông Phan Đình Tân- Chánh Văn phòng Bộ làm PhóTrưởng Ban Thường trực, ông PhùngHuy Cẩn - Vụ trưởng Vụ Thi đua,Khen thưởng làm Phó Trưởng Ban và09 Ủy viên.

tHtt

VăN BảN mới

Trong hai ngày 05 và 06.8, tại TP. HồChí Minh, Cơ quan Văn hóa Nhật Bản,Cục Bản quyền tác giả phối hợp với Tổchức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tổchức hội thảo về quyền tác giả, quyềnliên quan và các vấn đề cấp bách.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổinhiều chủ đề về: tăng cường bảo hộquyền tác giả và quyền liên quan tạiViệt Nam; sự tăng trưởng và phát triểncủa hệ thống pháp luật quốc tế về quyềntác giả và quyền liên quan; tạo cân bằnggiữa bảo hộ quyền tác giả và lợi íchcông cộng; tầm quan trọng của việcphát triển hệ thống bản quyền quốc giacân bằng…

Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ NgọcHoan - Phó Cục trưởng Cục Bản quyềntác giả cho biết: Tại Việt Nam, môitrường số đang phát triển rất nhanh

chóng. Đây là cơ hội phát sinh các hìnhthức khai thác và sử dụng bất hợp phápmới. Vì vậy, việc bảo hộ bản quyền tácgiả và các quyền liên quan đang là mộtthách thức rất lớn. Dù chưa có thống kêcụ thể nhưng tỷ lệ vi phạm bản quyềntác giả trên internet tại Việt Nam caohơn rất nhiều so với các nước khác, đặcbiệt trong lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh.Việt Nam hiện vẫn chưa có những biệnpháp xử phạt chặt chẽ do chưa tham giavào các Hiệp ước Internet của WIPO vàcòn bị động trong việc xử lý các viphạm. Để hạn chế những vi phạm vềquyền tác giả và các quyền liên quan,cần thiết nâng cao nhận thức của xã hộivà chủ quyền tác giả. Bản thân tác giảphải chủ động khiếu nại, tố cáo viphạm. Thời gian tới, Cục Bản quyền tácgiả tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp

luật về sở hữu trí tuệ, các quyền liênquan để phù hợp với tình hình thực tế.

Theo bà Yui Ema - đại diện Phòngphát triển bản quyền WIPO, việc thamgia vào các điều ước quốc tế sẽ giúp cáctác phẩm có bản quyền được khai thácsử dụng xuyên biên giới, đồng thời bảohộ bản quyền ngoài phạm vi quốc giagốc theo một hệ thống nhất thể hóa.

Hiện Việt Nam chưa tham gia cácđiều ước quốc tế về quyền tác giả,quyền liên quan như Hiệp ước WCT vềquyền tác giả, Hiệp ước WPPT về biểudiễn và bản ghi âm, Hiệp ước Bắc Kinhvề biểu diễn nghe nhìn, Hiệp ướcMarrakes về tạo điều kiện cho ngườimù, người khiếm thị và người khuyếttật thị giác khác tiếp cận tác phẩm đãcông bố…

trần nguyện

Tăng cường bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan

5số 1139 l 13.8.2015

quản lý nhà nước

Chiều ngày 05.8 tại Hà Nội, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổi tiếpthân mật bà Sara Valdés Bolano - Đại sứMexico tại Việt Nam.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánhgiá cao mối quan hệ hợp tác giữa ViệtNam và Mexico trong lĩnh vực văn hóa,thể thao và du lịch trong thời gian qua.Nổi bật là việc xây dựng và đặt tượngChủ tịch Hồ Chí Minh tại Công viênViệt Nam ở Thủ đô Mexico năm 2008và tại thành phố Acapulco năm 2010.Từ năm 2010 đến nay, phía Mexico đãphối hợp với Bộ VHTTDL Việt Namgiới thiệu tới công chúng Việt Nam nềnvăn hóa đậm chất Mỹ Latinh qua cáctriển lãm ảnh, các bộ phim và cácchương trình biểu diễn nghệ thuật đặcsắc của Mexico. Năm 2015, nhân dịphai nước kỷ niệm 40 năm Thiết lậpQuan hệ ngoại giao, Bộ VHTTDL tiếptục tổ chức các hoạt động giới thiệu vănhóa nghệ thuật Mexico tại Việt Nam vàđặc biệt là việc tổ chức “Những ngàyvăn hóa Việt Nam tại Mexico” để giớithiệu đến các bạn chương trình biểu diễnđặc sắc, mang đậm bản sắc dân tộc củađoàn nghệ thuật quốc gia và triển lãm“Sắc màu Việt Nam”.

Trong lĩnh vực du lịch: Mexico lànước có diện tích rộng thứ 14, dân sốđông thứ 11 trên thế giới và là nước cónền kinh tế phát triển tại Mỹ Latinh. Dulịch Mexico là ngành kinh tế có mứctăng trưởng mạnh. Tuy Tổng cục Dulịch (Bộ VHTTDL) và Bộ Du lịchMexico đã ký Bản ghi nhớ về hợp tácdu lịch ngày 17.11.2006 tại Hà Nội,nhưng thời gian qua, quan hệ hợp tác dulịch giữa hai nước còn hạn chế do xacách về địa lý, thiếu thông tin nên lượngkhách du lịch thuần tuý từ Mexico đếnViệt Nam còn ít, chủ yếu vì các mụcđích khác. Mexico cũng chưa có dự ánđầu tư du lịch nào vào Việt Nam vàngược lại.

Bộ trưởng đề nghị, hai bên cần đẩymạnh triển khai các dự án hợp tác tronglĩnh vực giáo dục đào tạo, điện ảnh, disản văn hóa, mỹ thuật nhiếp ảnh triểnlãm. Bên cạnh đó, Bộ VHTTDL ViệtNam mời phía Mexico tham dự cácFestival nghệ thuật quốc tế như FestivalHuế, Liên hoan Xiếc, Liên hoan Múarối quốc tế và Liên hoan phim quốc tếHANIF tại Hà Nội được tổ chức định kỳtại Việt Nam 2 năm 1 lần.

Bộ trưởng đề nghị Mexico hỗ trợ

cấp học bổng đào tạo tiếng Tây Ban Nhatại Mexico hàng năm cho 15-25 cán bộngành du lịch (đặc biệt đội ngũ hướngdẫn viên) với các trình độ khác nhau; hỗtrợ xúc tiến quảng bá, nâng cao năng lựcquản lý các di sản thế giới ở Việt Nam;tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm vềquản lý các khách sạn và khu nghỉdưỡng cho các chủ cơ sở lưu trú du lịchViệt Nam tại Mexico; đào tạo món ănMexico cho các đầu bếp trong kháchsạn Việt Nam…

Nhất trí với những đề xuất hợp táctrong lĩnh vực văn hóa, thể thao và dulịch mà Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhđưa ra, Đại sứ Sara Valdés Bolano chobiết, Mexico sẵn sàng hỗ trợ, đẩymạnh hơn nữa hợp tác giữa hai bên,đồng thời đánh giá cao chuyến côngtác của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhđến Mexico nhân kỷ niệm 40 nămNgày Thiết lập Quan hệ ngoại giaogiữa hai nước. Đại sứ chúc chuyến đicủa Bộ trưởng thành công, đạt nhiềukết quả tốt đẹp, góp phần tăng cường,củng cố hợp tác về VHTTDL giữa ViệtNam-Mexico ngày càng phát triểntrong xu thế hội nhập.

M.ước

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Đại sứ mexico tại Việt Nam

Bộ VHTTDL đã có Công văn số3057/BVHTTDL-HTQT gửi Ủy bannhân dân thành phố Hà Nội về việctổ chức “Liên hoan Văn hóa Nga tạiViệt Nam năm 2015 - FeelRussia”.Theo đó, “Liên hoan Văn hóa Ngatại Việt Nam năm 2015 -FeelRussia” sẽ được tổ chức từ 24-27/9 tại Cung Văn hóa Lao độngHữu nghị Việt-Xô. Trong khuôn khổLiên hoan Văn hóa Nga tại ViệtNam sẽ có chuyến thăm và làm việctại Việt Nam của đoàn Lãnh đạo BộVăn hóa Liên bang Nga; các chươngtrình biểu diễn nghệ thuật, chươngtrình giao lưu, gặp gỡ một số nghệsỹ; các triển lãm…

Bộ VHTTDL giao Cục Hợp tácquốc tế chịu trách nhiệm điều phốichung các hoạt động, đón đoàn đại biểuchính thức Bộ Văn hóa Liên bang Nga.Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật(Cục Nghệ thuật biểu diễn) đón đoànnghệ sỹ Liên bang Nga và cùng phíaNga tổ chức các chương trình biểu diễnnghệ thuật, các chương trình giao lưucủa các nghệ sỹ. Trung tâm Triển lãmVăn hóa nghệ thuật Việt Nam đón đoàntriển lãm và cùng phía Nga tổ chức cácchương trình triển lãm trong khuôn khổsự kiện trên.

Liên hoan là một trong những hoạtđộng văn hóa nghệ thuật được tổ chứcnhân kỷ niệm 65 năm Quan hệ ngoại

giao Việt Nam-Liên bang Nga và kỷniệm các ngày lễ lớn của hai nước. BộVHTTDL đề nghị UBND TP Hà Nộicó ý kiến chỉ đạo Cung Văn hóa Laođộng Hữu nghị Việt-Xô xem xét, bốtrí dành địa điểm cho phía Liên bangNga thuê với mức giá ưu đãi để tổchức các sự kiện của Liên bang Nga từ24 đến 27.9.2015.

Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệthuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn) vàTrung tâm Triển lãm Văn hóa nghệthuật Việt Nam trao đổi với Cung Vănhóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô vềviệc chọn địa điểm tổ chức các hoạtđộng của Liên bang Nga.

H.PHượng

Liên hoan Văn hóa Nga tại Việt Nam năm 2015

6 số 1139 l 13.8.2015

quản lý nhà nước

Thiết thực kỷ niệm 70 năm NgàyCách mạng Tháng Tám và Quốc khánhnước CHXHCN Việt Nam, BộVHTTDL phối hợp với Ban Tuyên giáoTrung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam,Báo Nhân Dân và các đơn vị liên quantổ chức Chương trình nghệ thuật đặcbiệt với chủ đề “Giai điệu Mùa Thu”.Chương trình nghệ thuật ca ngợi sựlãnh đạo sáng suốt của Đảng quang

vinh, ca ngợi Bác Hồ, lãnh tụ vĩ đại củadân tộc Việt Nam, ca ngợi tình yêu quêhương, đất nước của con người ViệtNam, với truyền thống đấu tranh bấtkhuất, kiên cường trong đấu tranh Cáchmạng, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.Chương trình được tổ chức vào hồi 20hngày 26.8.2015 tại Sân Vận động quốcgia Mỹ Đình với sự hiện diện của lãnhđạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương,Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ ViệtNam, Hội Nông dân Việt Nam, Trungương Đoàn Thanh niên cộng sản HồChí Minh, Báo Nhân Dân, Đài Tiếngnói Việt Nam, Hội Nhạc sỹ Việt Nam,đại diện một số Bộ, Ngành Trung ương,các cơ quan thông tấn, báo chí và đôngđảo quần chúng nhân dân trên địa bànThủ đô. tHu Hằng

Với ý nghĩa đó, đồng chí Lê KhánhHải đề nghị các đại biểu phát huy dânchủ, tập trung trí tuệ, tiếp tục thảo luậnvà đóng góp thêm ý kiến để xây dựnghoàn chỉnh dự thảo văn kiện của Đảngbộ Bộ; tập trung trí tuệ phân tích, xácđịnh đúng đắn những nhiệm vụ, chỉ tiêuphấn đấu trong 5 năm tới; tìm ra nhữnggiải pháp có tính khả thi, góp phần xâydựng Đảng bộ trong sạch vững mạnhvà thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đạihội Đảng các cấp đề ra; Bám sát tiêuchuẩn, sáng suốt lựa chọn những đồngchí tiêu biểu, đủ tiêu chuẩn về phẩmchất và năng lực để giới thiệu bầu vàoBan chấp hành Đảng bộ Bộ nhiệm kỳ2015-2020…

Báo cáo chính trị trình bày tại Đạihội nêu rõ: 5 năm qua, toàn đảng bộ đãphấn đấu đạt được những kết quả quantrọng, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kếhoạch hàng năm trên tất cả các lĩnh vựcvăn hóa, thể thao, du lịch và gia đình.Công tác xây dựng Đảng trong toànĐảng bộ từng bước có chuyển biến tíchcực, đi dần vào nề nếp; năng lực lãnhđạo, sức chiến đấu, chất lượng đội ngũcán bộ, đảng viên từng bước được nânglên; tinh thần đoàn kết và đổi mới đượcđề cao; mối quan hệ công tác giữa Đảnguỷ với Ban cán sự Đảng, giữa cấp uỷvới thủ trưởng cơ quan đơn vị được xácđịnh rõ hơn; công tác chính trị tư tưởngchất lượng sinh hoạt chi bộ, công tác

kiểm tra, giám sát; công tác dân vận,lãnh đạo đoàn thể quần chúng đều đạtvượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đạihội Đại biểu Đảng bộ nhiệm kỳ 2010-2015 đã đề ra. Nghị quyết Trung ương4 về “Một số vấn đề cấp bách trong xâydựng Đảng hiện nay” được triển khaithực hiện nghiêm túc, năng lực lãnhđạo, sức chiến đấu, chất lượng đội ngũcán bộ, đảng viên từng bước được nângcao, gắn với việc thực hiện nhiệm vụchính trị của cơ quan, đơn vị.

Nhiệm kỳ tới, Đảng bộ BộVHTTDL tập trung lãnh đạo thực hiệnhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trịvà công tác xây dựng Đảng; thực hiệncó hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết,quyết định, kết luận về văn hóa, thểthao, du lịch và gia đình; có giải phápcụ thể, phù hợp xây dựng con ngườiViệt Nam phát triển toàn diện, trọngtâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước,lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống,nhân cách, thể lực, tri thức, đạo đức, kỹnăng sống, đáp ứng yêu cầu phát triểnđất nước; Tiếp tục triển khai thực hiệnChiến lược phát triển thể dục, thể thaoViệt Nam đến năm 2020. Trong lĩnhvực du lịch, Đảng bộ xác định chỉ tiêuđến năm 2020 phấn đấu thu hút 13-14triệu lượt khách quốc tế và 53-54 triệulượt khách nội địa; tổng thu từ khách dulịch đạt 20-21 tỷ đô la Mỹ, đóng góp6,5-7% GDP.

Với tinh thần dân chủ, nghiêm túc,Đại hội đã thông qua Báo cáo kết quảthực hiện Nghị quyết Đai hội Đảng bộnhiệm kỳ 2010-2015 và phương hướng,nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ 2015-2020. Đại hội đã bầu Ban chấp hànhĐảng uỷ Bộ VHTTDL nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 37 đồng chí; Bầu Đoàn đạibiểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộKhối các cơ quan Trung ương lần thứXII nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 9 đồngchí (trong đó có 8 đại biểu chính thứcvà 1 đại biểu dự khuyết).

Phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh chào mừng và chúcmừng Đại hội Đại biểu Đảng uỷ Bộnhiệm kỳ 2015-2020, đồng thời nhấnmạnh, Nghị quyết mà Đại hội thôngqua hôm nay, đặc biệt là 7 chỉ tiêu trongphương hướng nhiệm kỳ tới cần đượccác Đảng bộ, chi bộ cơ sở thảo luận, ranghị quyết cụ thể hoá giải pháp thựchiện các chỉ tiêu này, nói phải đi đôi vớilàm, thiết thực học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh. Bộtrưởng cũng đề nghị cần tiếp tục thựchiện tốt những bài học kinh nghiệm;thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở,lắng nghe tâm tư, nguyện vọng củađảng viên; phải là đoàn kết thực sự, yêuthương nhau thực sự chứ không phải là“bằng mặt không bằng lòng” nhằmtriển khai tốt nhiệm vụ chính trị của cơquan, đơn vị. t.HợP

Đại hội Đảng bộ Bộ VHTTDL… (Tiếp theo trang 1)

Tổ chức Chương trình nghệ thuật “Giai điệu mùa Thu”

7số 1139 l 13.8.2015

quản lý nhà nước

Liên hoan phim Đức 2015 sẽ diễnra từ ngày 06-20.9 tại 4 tỉnh/thành: HàNội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh.

Liên hoan phim Đức lần thứ 6 tại ViệtNam sẽ trình chiếu các bộ phim mới nhấtvà thành công nhất của Đức để phục vụkhán giả Việt Nam. Với các bộ phim thểloại chính kịch, kinh dị, phim hài, kịchtính, khán giả sẽ được thưởng thức một

Liên hoan phim đa dạng dành cho mọilứa tuổi.

8 bộ phim được trình chiếu gồm:Thung lũng bí ẩn; Bí mật đằng sauwebcam; Jack; Chạy đi, cậu bé, chạy đi!;Ngày định mệnh; Chị em nhà ma cà rồng;Hacker siêu đẳng và Giữa hai làn đạn.

Bên cạnh đó, Liên hoan phim sẽchào đón một vị khách đặc biệt, đạodiễn, biên kịch và diễn viên trẻ Tali

Barde, anh sẽ giới thiệu tới các khángiả trẻ bộ phim “Bí mật đằng sauwebcam” của mình tại Hà Nội, TP. HồChí Minh và trả lời các câu hỏi xungquanh bộ phim.

Tại Hà Nội, các bộ phim sẽ đượctrình chiếu từ 06-13.9; tại TP. Hồ ChíMinh từ 12-18.9; Đà Nẵng từ 11-20.9;Huế từ 10-15.9/2015.

Đ.ngọc

Liên hoan phim Đức 2015

Ngày 10.8, tại tỉnh Bạc Liêu, Liênhiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnhBạc Liêu phối hợp với Hội Mỹ thuậtViệt Nam tổ chức khai mạc triển lãmmỹ thuật đồng bằng sông Cửu Longlần thứ 20, năm 2015. Triển lãm trưngbày 233 tác phẩm mỹ thuật được sángtạo từ nhiều chất liệu như: sơn dầu, bộtmàu, in độc bản, lụa, khắc gỗ… của209 tác giả thuộc các tỉnh/thành khuvực đồng bằng sông Cửu Long.

Tại triển lãm, Hội đồng giám khảođã công bố 8 tác phẩm mỹ thuật đoạtgiải thưởng, gồm: Giải A thuộc về tácphẩm “Sự đối lập của cuộc sống” củatác giả Võ Thanh Lạc (Đồng Tháp); tácphẩm “Giao lưu Đờn ca tài tử” của tác

giả Phùng Quốc Hưng (Bạc Liêu) đoạtgiải B, 1 tác phẩm đoạt giải C và 5 tácphẩm đoạt giải Khuyến khích.

Nhiều tác phẩm trưng bày tại triểnlãm mỹ thuật đồng bằng sông CửuLong lần này đã gây được sự chú ý củađông đảo người xem, đó là các tácphẩm: Quà của biển (chất liệu gỗ) củatác giả Lê Xuân Cang ở tỉnh KiênGiang; tác phẩm Đất trở mình (chất liệusơn dầu) của tác giả Lê Thanh Tùng,tỉnh Long An; tác phẩm Năng lượngxanh (khắc gỗ) của Nguyễn Hải, tỉnhBạc Liêu; Góc biển (khắc gỗ) của tácgiả Chu Đình Hải, thành phố Cần Thơ;Dãi nắng (lụa) của tác giả Lý PhướcNhư ở tỉnh Cà Mau.

Đại diện Hội Văn học nghệ thuậttỉnh Bạc Liêu cho biết: Trong xu thếphát triển chung của văn học nghệthuật khu vực đồng bằng sông CửuLong, những năm gần đây, các hoạtđộng ở lĩnh vực mỹ thuật tại tỉnh BạcLiêu đã có sự khởi sắc rõ nét. Các hoạtđộng mỹ thuật đã tiếp cận với các hoạtđộng sáng tác của Hội Mỹ thuật ViệtNam, Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh,có sự phối hợp, gắn bó mật thiết vớicác sự kiện văn học nghệ thuật trongkhu vực. Liên hiệp các Hội Văn họcnghệ thuật tỉnh Bạc Liêu đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi để các họa sỹ sángtác những tác phẩm mỹ thuật có chấtlượng.

Triển lãm mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 20

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động vănhóa, nghệ thuật diễn ra trong dịp kỷniệm như: Tiệc chiêu đãi trọng thể, Hộithảo khoa học cấp quốc gia, Kỷ niệm70 năm Quốc dân Đại hội Tân Trào,Chương trình nghệ thuật đặc biệt chàomừng kỷ niệm 70 năm Cách mạngTháng Tám và Quốc khánh nướcCHXHCN Việt Nam, Triển lãm thànhtựu kinh tế-xã hội, Cầu truyền hình vềchủ đề Cách mạng Tháng Tám vàQuốc khánh nước CHXHCN ViệtNam… Các hoạt động gặp mặt tọađàm, tôn vinh cán bộ lão thành cách

mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang,Anh hùng lao động, Mẹ Việt Nam Anhhùng; gặp mặt, tri ân các cựu chiếnbinh, cựu thanh niên xung phong thamgia kháng chiến chống xâm lược, bảovệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;gặp mặt nhân chứng lịch sử, thăm ditích cách mạng, nói chuyện truyềnthống… tổ chức các Chương trình“Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớnguồn”; biểu dương, nhân rộng cácnhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương“người tốt, việc tốt”… được tổ chứcrộng khắp các tỉnh/thành.

Việc tổ chức kỷ niệm 70 năm Cáchmạng Tháng Tám và Quốc khánh nướcCHXHCN Việt Nam nhằm khẳng địnhvị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử to lớncủa Cách mạng Tháng Tám và sự ra đờicủa nước Việt Nam Dân chủ cộng hòatrong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữnước của dân tộc; khẳng định vai tròlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đối vớisự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc; củng cố niềm tin củanhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

H.PHượng

Hoạt động Kỷ niệm 70 năm… (Tiếp theo trang 1)

8 số 1139 l 13.8.2015

quản lý nhà nước

Chiều 06.8, tại TP. Cần Thơ, BanChỉ đạo Tây Nam Bộ đã họp với cácBộ, ngành Trung ương và cáctỉnh/thành khu vực Đồng bằng sôngCửu Long tổng kết Tuần lễ du lịch xanhĐồng bằng sông Cửu Long năm 2015,diễn ra từ ngày 27.6 đến ngày 03.7 tạiTP. Cần Thơ.

Tuần lễ du lịch xanh Đồng bằngsông Cửu Long năm 2015 đã được tổchức thành công, tất cả 12 sự kiện chínhdiễn ra trong Tuần lễ đều đạt các mụctiêu, kế hoạch, yêu cầu đề ra, đảm bảoan toàn, hiệu quả, thiết thực và tiếtkiệm. Thành công nổi bật của Tuần lễlà Hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vựcdu lịch xanh Đồng bằng sông CửuLong đã có 3 dự án tại các tỉnh VĩnhLong, Cà Mau và TP. Cần Thơ đượctrao giấy chứng nhận đầu tư với tổng

nguồn vốn là trên 745 tỷ đồng và 62triệu USD. Lễ khai mạc và bế mạc đãphản ánh đậm nét những hình ảnh đặctrưng về đất, nước, văn hóa, lịch sử, conngười của vùng đất Đồng bằng sôngCửu Long. Các hoạt động của Tuần lễđã giúp cho công tác quảng bá, giớithiệu các dự án, tiềm năng du lịch cũngnhư các hoạt động du lịch của vùng cónhững bước phát triển khởi sắc.

Để tiếp tục khai thác, phát triểntiềm năng du lịch xanh cho vùng Đồngbằng sông Cửu Long trong thời giantới, ông Nguyễn Phong Quang - PhóTrưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạoTây Nam Bộ đề nghị các Bộ, ngành,địa phương tiếp tục đẩy mạnh công táctuyên truyền quảng bá thông qua cáchình ảnh, tư liệu của Tuần lễ; tăngcường xúc tiến đầu tư các dự án trong

lĩnh vực du lịch; phối hợp liên kết đểphát triển du lịch cho vùng giữa các bộngành với các địa phương và giữa cácđịa phương trong khu vực với nhau.Ngành hàng không cần mở thêm cáctuyến bay từ Cần Thơ, Phú Quốc đếncác nước trong khu vực và ngược lạiđể thu hút khách du lịch. Ban Chỉ đạoTây Nam Bộ sẽ tiếp tục làm việc vớiChính phủ xin kinh phí đầu tư cơ sở hạtầng trong vùng ngày càng tốt hơn đểthu hút đầu tư, nhất là trong lĩnh vựcdu lịch.

Cũng tại cuộc họp tổng kết, Ban Chỉđạo Tây Nam Bộ đã trao Bằng khencho 22 tập thể và 35 cá nhân đã cónhững đóng góp tích cực cho Tuần lễdu lịch xanh Đồng bằng sông CửuLong năm 2015.

Huy Long

Cùng với việc đẩy mạnh công tácxúc tiến quảng bá du lịch bằng nhiềuhình thức, tỉnh Quảng Nam đã triểnkhai các biện pháp kích cầu du lịch:giảm giá phòng, giảm giá ẩm thực, tăngcường các sản phẩm du lịch mới, nângcao chất lượng dịch vụ phục vụ dukhách... Nhờ đó, ngành du lịch tỉnhQuảng Nam đã dần lấy lại đà tăngtrưởng một cách ấn tượng và bền vững.

Trong khi lượng khách quốc tế đếnViệt Nam nói chung và đến QuảngNam nói riêng mới có dấu hiệu hồiphục, lượng khách nội địa tăng khá cao

trong những tháng hè năm 2015 đãgiúp duy trì tốc độ tăng trưởng củanhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịchlữ hành, nhất là các các doanh nghiệpkinh doanh khách sạn dưới 3 sao, cơ sởlưu trú hạng trung của tỉnh QuảngNam. Trong năm 2015, các điểm dulịch Quảng Nam đã đón gần 1,9 triệulượt khách, trong đó trên 1,2 triệu lượtkhách nội địa.

Kết quả khảo sát của ngành du lịchtỉnh Quảng Nam đối với các cơ sở lưutrú trên địa bàn TP. Hội An đều khẳngđịnh, mùa hè năm 2015, lượng khách

nội địa tăng khá cao, đạt mức tăngtrưởng bình quân từ 60%-70% so vớicác tháng trước đó trong năm.

Ông Võ Văn Vân - Chủ tịch Hiệp hộiDu lịch Quảng Nam khẳng định: việc giatăng khách nội địa đến phố cổ Hội An,Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, Khu dựtrữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, dulịch làng nghề truyền thống... khôngnhững giúp ngành du lịch Quảng Namkhởi sắc mà còn góp phần thúc đẩyngành du lịch các tỉnh trong khu vựctừng bước lấy lại đà tăng trưởng,..

nguyễn cúc

Quảng Nam duy trì tốc độ tăng trưởng du lịch

Quảng bá cho du lịch cho Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 07.8, tại Hà Nội, CụcTuyên huấn và Điện ảnh Quân độinhân dân phối hợp tổ chức gặp mặtbáo chí giới thiệu bộ phim truyện“Người trở về”. Bộ phim truyện“Người trở về” do Điện ảnh Quânđội nhân dân sản xuất, Thiếu tá

Nguyễn Thu Dung và Đại úy ĐặngThái Huyền chuyển thể từ truyệnngắn “Người về bến sông Châu” củanhà văn Sương Nguyệt Minh, đạodiễn Đặng Thái Huyền, quay phimTrịnh Quang Tùng.

Bộ phim mang đến người xem

thông điệp, chiến tranh đi qua khôngchỉ để lại những vết thương trên thânthể người lính mà còn gây ra nhữngkhổ đau cho họ khi trở về với cuộcsống đời thường. Những người línhtrở về với tấm lòng bao dung, rộnglượng, luôn biết hy sinh vì hạnh

Ra mắt bộ phim truyện “Người trở về”

9số 1139 l 13.8.2015

quản lý nhà nước

Sau 13 buổi biểu diễn sôi nổi, sángtạo trên sân khấu Nhà hát Lam Sơn vàkhu du lịch bãi biển Sầm Sơn, tỉnhThanh Hóa với các tiết mục như độctấu, hòa tấu nhạc cụ, sân khấu ca kịchtruyền thống, hát dân ca… Liên hoanâm nhạc truyền thống các nướcASEAN 2015 đã kết thúc vào tối 06.8.

Phát biểu tại buổi bế mạc, Thứtrưởng Bộ VHTTDL - Vương DuyBiên khẳng định: Các nghệ sỹ của ViệtNam và các nước bạn đã thể hiện sinhđộng và lan tỏa những sáng tạo, nét đặctrưng, các giá trị tiêu biểu âm nhạc củamỗi dân tộc. Qua đó tạo sự hiểu biếtsâu sắc hơn về đời sống văn hóa tinh

thần, phong tục tập quán và sự tinh tếtrong âm nhạc của các nước ASEAN.Các buổi biểu diễn cũng đã đem đếncho khán giả yêu nghệ thuật nhiều cảmxúc, cái nhìn đa sắc màu và những ấntượng nghệ thuật sâu đậm. Đây cũng làcơ hội quảng bá giá trị, tiềm năng disản văn hóa các dân tộc với du kháchquốc tế và góp phần thúc đẩy sự pháttriển của du lịch Việt Nam cũng như dulịch ASEAN. Liên hoan âm nhạc lầnnày cũng là cầu nối để nhân dân cácnước trong khu vực thêm hiểu biết, gắnbó và đoàn kết, góp phần đưa cộngđồng ASEAN ngày càng phát triểnthịnh vượng.

Liên hoan âm nhạc truyền thốngcác nước ASEAN 2015 gồm 9 nướctrong khu vực Đông Nam Á tham gianhư: Lào, Campuchia, Thái Lan,Singapore, Philippines, Myanmar,Indonesia, Việt Nam và Hàn Quốc.Thông qua liên hoan đã tạo cơ hội gặpgỡ, giao lưu trao đổi, học hỏi kinhnghiệm của các nghệ sỹ trong nước vàkhu vực. Đồng thời đây cũng là sự kiệnhướng tới kỷ niệm 20 năm Việt Namgia nhập ASEAN, 48 năm Thành lậpkhối ASEAN và hình thành Cộng đồngASEAN vào cuối năm 2015.

Đức Kiên

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổchức triển khai kế hoạch quản lý Quầnthể di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, kế hoạch quản lý Quầnthể di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030 cócác nội dung chủ yếu, bao gồm: xáclập cơ sở pháp lý và các điều khoảnluật pháp chủ yếu áp dụng trong việcquản lý, bảo vệ Quần thể Di tích Cốđô Huế nhằm bảo tồn, tôn tạo vàchuyển giao nguyên vẹn giá trị nổi bậttoàn cầu của Quần thể di tích Cố đôHuế cho các thế hệ tương lai theo tinhthần Công ước Di sản Thế giới; phântích và đánh giá các yếu tố tác động,có khả năng làm ảnh hưởng tới việcbảo vệ trong dài hạn tính toàn vẹn,tính xác thực, cùng các thuộc tínhquan trọng tạo nên giá trị nổi bật toàn

cầu của Quần thể Di tích Cố đô Huế.Trên cơ sở đó, tỉnh đưa ra các mụctiêu, chính sách với định hướng dàihạn từ nay tới năm 2030 nhằm quảnlý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản,phù hợp với đặc thù của Quần thể Ditích Cố đô Huế; xây dựng các chươngtrình, kế hoạch đầu tư, thứ tự ưu tiênphù hợp với khả năng, đáp ứng yêucầu về huy động vốn, đảm bảo cácmục tiêu và tiến độ đề ra.

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đôHuế tiếp tục phối hợp với các sở,ngành liên quan và các địa phương códi tích tập trung 5 nhóm giải phápchính là bảo tồn, tu bổ và phục hồi ditích; bảo tồn và phát huy giá trị di sảnvăn hóa phi vật thể; bảo tồn các giá trịvăn hóa, môi trường cảnh quan đô thịvà cảnh quan thiên nhiên gắn liền vớidi tích; khoanh vùng bảo vệ, đền bù

giải phóng mặt bằng, tái định cư vàđảm bảo vệ sinh môi trường, nâng caonăng lực của Trung tâm Bảo tồn Ditích Cố đô Huế. Trước mắt, Trung tâmBảo tồn Di tích Cố đô Huế tập trungxây dựng hoàn thiện quy chế phối hợpquản lý các di tích với UBND thànhphố Huế, các thị xã và các huyện PhúVang, Phú Lộc và các cơ quan liênquan; quy chế xây dựng tại cácphường nội thành; thống kê, di dời cáchộ dân trong vùng quản lý di tích; ứngdụng công nghệ thông tin (GIS) trongquản lý các di tích; điều chỉnh khoanhvùng bảo vệ các di tích; bảo tồn, tu bổcác công trình chuyển tiếp thuộc Quầnthể Di tích Cố đô Huế từ 2008-2015và giai đoạn 2016-2020, nhằm bảo tồnvà phát huy giá trị hệ thống di tích Cốđô Huế.

Quốc Việt

Triển khai kế hoạch quản lý Quần thể di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015-2020

Bế mạc Liên hoan âm nhạc truyền thống ASEAN 2015

phúc của người khác. Dù trong hoàncảnh khó khăn họ vẫn phấn đấu vượtqua để sống tốt, sống vì mọi người.Bộ phim “Người trở về” tiếp tục

khẳng định những phẩm chất caoquý của Bộ đội Cụ Hồ trong cuộcsống đời thường.

Bộ phim sẽ ra mắt trong dịp kỷ

niệm 70 năm Ngày Cách mạngTháng Tám và Quốc khánh nướcCHXHCN Việt Nam.

t.LâM

10 số 1139 l 13.8.2015

Sự kiện vấn đề

Những đặc trưng riêng về điều kiệntự nhiên và những giá trị bản sắc vănhóa các dân tộc bản địa có thể tạo nêncho vùng Tây Nguyên những sản phẩmdu lịch đặc thù, hấp dẫn du khách. Tuynhiên, Tây Nguyên vẫn được xem là“vùng trũng” trong phát triển kinh tế dulịch so với các vùng khác trong cảnước. Tại hội thảo “Liên kết phát triểndu lịch vùng Tây Nguyên” do Ban Chỉđạo Tây Nguyên và Ban Kinh tế Trungương phối hợp tổ chức đã có nhiều giảipháp được đưa ra để thúc đẩy phát triểnkinh tế du lịch vùng Tây Nguyên. Cácchuyên gia, nhà quản lý và doanhnghiệp đều thống nhất việc tăng cườngliên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp,liên kết nội vùng và liên vùng đượcxem là xu thế tất yếu để thúc đẩy ngànhdu lịch ở đây phát triển nhanh và bềnvững.

Với những giá trị đặc sắc về tàinguyên du lịch tự nhiên và nhân văn,Tây Nguyên có đầy đủ những thế mạnhriêng để phát triển du lịch sinh thái,nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa... Tốc độtăng trưởng khách du lịch quốc tế vànội địa đến Tây Nguyên trong nhữngnăm gần đây, bình quân đạt trên 10%,tốc độ tăng trưởng bình quân tổng thudu lịch xấp xỉ 30%. Riêng năm 2014,toàn vùng đón trên 400.000 lượt kháchquốc tế và 2,5 triệu lượt khách nội địavới tổng thu du lịch đạt xấp xỉ 5.000 tỷđồng, chiếm khoảng 5,3% GDP, tạoviệc làm cho trên 60.000 lao động,trong đó 20.000 lao động trực tiếp. Vớikết quả này, các chuyên gia, nhà quảnlý và doanh nghiệp đánh giá du lịchvùng Tây Nguyên vẫn chưa phát triểntương xứng với tiềm năng. Sự đónggóp của du lịch trong cơ cấu kinh tế củacác tỉnh trong vùng vẫn chưa nhiều (trừtỉnh Lâm Đồng).

Theo các chuyên gia, nhà quản lý,tiềm năng về tài nguyên du lịch củaTây Nguyên vô cùng độc đáo và đặc

sắc, đa dạng nhưng chưa được khaithác bài bản và hiệu quả; tài nguyên dulịch đang bị suy thoái nhanh. Nguyênnhân là do đầu tư thấp, chưa tới tầm;do quản lý điểm đến thiếu tầm nhìn;xúc tiến, quảng bá chưa tiếp cận đượcthị trường mục tiêu... Vì vậy, sản phẩmdu lịch vẫn còn đơn điệu, mới tập trungnhiều ở đô thị du lịch Đà Lạt và một sốđiểm du lịch quen biết như Bản Đôn,Hồ Lắk, Măng Đen, Madagui, TuyềnLâm… “Hiện nhiều tài nguyên du lịchđang có nguy cơ suy thoái và mất đisức hấp dẫn, đáng lo ngại như hiệntượng cắt khúc làm thủy điện trên sôngSêrêpốk; hiện tượng phá rừng; hủy diệtđàn voi; một số thác không còn nước;thay đổi mất kiểm soát đối với văn hóabản địa...”, Tiến sĩ Hà Văn Siêu - PhóTổng cục trưởng Tổng cục Du lịchphân tích. Mặt khác, việc liên kết đểkhai thác mọi tiềm năng, lợi thế sẵn cóphát triển du lịch giữa các tỉnh trongvùng cũng như với các vùng khác trongcả nước chưa mang lại kết quả nhưmong muốn. Hoạt động liên kết hầunhư mới dừng lại ở hợp tác giữa các cơquan quản lý nhà nước về du lịch củacác địa phương, thiếu vắng vai trò củacác doanh nghiệp du lịch và Hiệp hộidu lịch. Hoạt động liên kết chưa dựatrên một chiến lược phát triển du lịchtổng thể của khu vực nên chưa xác địnhcụ thể sản phẩm nào, dịch vụ nào cầntập trung phát triển chung cho toàn khuvực dẫn đến tình trạng mỗi tỉnh pháttriển sản phẩm một cách dàn trải. Hoạtđộng liên kết “ngoại” vùng, giữa TâyNguyên với vùng Duyên hải NamTrung Bộ, Đông Nam Bộ, đặc biệt làTP. Hồ Chí Minh… mới chỉ dừng lại ởtừng tỉnh đơn lẻ.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - PhóGiám đốc Sở VHTTDL Lâm Đồngthừa nhận: “Việc hợp tác phát triển dulịch trong vùng Tây Nguyên và các tỉnhtuy đã ký kết văn bản hợp tác du lịch

với nhau, nhưng việc liên kết mới chỉdừng lại ở nguyên tắc chứ chưa pháthuy được trong thực tế. Hoạt động dulịch thiếu tính quy hoạch, theo kiểu“mạnh ai nấy làm”, thiếu sự liên kếtvùng nên việc đầu tư cho du lịch còndàn trải, thiếu điểm nhấn và thiếu sảnphẩm du lịch mang tính đột phá. Mặtkhác, các tỉnh và các doanh nghiệp dulịch trên địa bàn thiếu kết nối trong việcxây dựng các tour, tuyến du lịch; côngtác xúc tiến, quảng bá tiềm năng, thếmạnh phát triển du lịch của các địaphương còn chung chung, chưa tậptrung vào sản phẩm du lịch đặc thùchung của vùng, chưa làm nổi bật hìnhảnh du lịch của vùng”…

Có thể thấy, việc hợp tác liên kếtphát triển du lịch nội vùng hoặc liênvùng chưa có người cầm trịch khó cóthể thành công. Vì vậy, liên kết để khaithác và phát triển du lịch vùng là yêucầu cấp thiết của các tỉnh Tây Nguyêntrong bối cảnh hiện nay.

Quy hoạch tổng thể phát triển dulịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt theo Quyếtđịnh số 2162/QĐ-TTg ngày11.11.2013. Theo đó, mục tiêu đến năm2020 thu hút khoảng 800 nghìn lượtkhách quốc tế, 3,9 triệu lượt khách dulịch nội địa với tổng thu du lịch trên 11nghìn tỷ đồng; đến năm 2030 thu hútkhoảng 1,8 triệu lượt khách quốc tế, 6,8triệu lượt khách du lịch nội địa với tổngthu du lịch đạt trên 26 nghìn tỷ đồng.Để đạt được các mục tiêu trên thực sựlà thách thức không nhỏ với du lịchTây Nguyên, bởi từ nay đến năm 2020không còn xa, trong khi đó phát triểndu lịch vùng Tây Nguyên vẫn chưa cóđược sự bứt phá mạnh mẽ... Tiến sĩNguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Việnnghiên cứu phát triển Du lịch cho rằng,thực tế hoạt động liên kết phát triển dulịch ở nhiều vùng, địa phương trong

Phát triển bền vững du lịch vùng Tây Nguyên

11số 1139 l 13.8.2015

Sự kiện vấn đề

những năm qua cho thấy, tầm quantrọng của việc có được đề án liên kếtphát triển du lịch chung cho vùng TâyNguyên. Đây là cơ sở để triển khai cácnội dung liên kết và hợp tác. Đề án cầnđược xây dựng trên cơ sở Chiến lược,quy hoạch phát triển du lịch quốc gia;Quy hoạch tổng thể phát triển du lịchvùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầmnhìn đến năm 2030. Đề án cần chỉ rađược (hoặc có kế hoạch nghiên cứu)những sản phẩm du lịch nào, nhữnghoạt động xúc tiến quảng bá nào cầnhợp tác đầu tư phát triển; xác định đâulà thương hiệu và các sản phẩm du lịchmang bản sắc của vùng.

Trong khuôn khổ liên kết, hợp tácdu lịch giữa vùng Tây Nguyên với cácvùng phụ cận cũng cần quan tâm đến“Con đường di sản miền Trung”. Đâylà tuyến du lịch hết sức đặc sắc, được

nối hầu hết các di sản thế giới của ViệtNam trên một tuyến du lịch thốngnhất. Đặc biệt hơn nữa, Tây Nguyêncó di sản thế giới “Cồng Chiêng TâyNguyên”, do vậy trong mối liên kết vàhợp tác này, “Con đường di sản miềnTrung” sẽ được kết nối với “CồngChiêng Tây Nguyên”, “Con đườngXanh Tây Nguyên” để tạo thành mộttuyến du lịch văn hóa đặc sắc nhấtViệt Nam, có sức hấp dẫn lớn đối vớikhách du lịch trong và ngoài nước.

Với tiềm năng sẵn có, việc liên kếtgiữa các địa phương trong vùng cónhiều thuận lợi. Tuy nhiên, liên kết ởđây không đơn giản chỉ là kết nối cácđiểm đến mà phải tạo ra sự liên kết toàndiện, ở nhiều cấp độ hình thức và nộidung, cụ thể là liên kết trong đào tạo vàcung ứng nguồn nhân lực; quy hoạch,đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch; xây

dựng điểm, tuyến du lịch và thươnghiệu điểm đến; xây dựng các sản phẩm;điều tiết và cung ứng các dịch vụ, sảnphẩm du lịch; tổ chức quản lý du lịchvà xây dựng hành lang pháp lý cho dulịch phát triển...

Để việc liên kết, hợp tác đạt hiệuquả cao, các chuyên gia cũng cho rằngsự cần thiết phải thành lập Ban Điềuphối liên kết phát triển du lịch vùng đểchỉ đạo công tác quản lý, tổ chức, liênkết hợp tác trong phát triển du lịch toànvùng, là vấn đề đang được các địaphương trong vùng và các doanhnghiệp du lịch rất quan tâm để tạo bướcđột phá trong hoạt động liên kết pháttriển du lịch vùng, thúc đẩy quá trìnhliên kết, hợp tác, đem lại hiệu quả thựcsự cho phát triển du lịch vùng TâyNguyên.

t.t.n

Ngày 08.8, tại Hà Nội đã chính thứcdiễn ra Đại hội thành lập Liên đoàn thếgiới Võ cổ truyền Việt Nam - nhiệm kỳI (2015-2020). Đây là sự kiện đáp ứngnguyện vọng của các tổ chức quốc tế vềmôn Võ cổ truyền Việt Nam với mongmuốn Liên đoàn này trở thành một tổchức chính quy, hợp pháp, là ngôi nhàchung cho cộng đồng quốc tế yêu thíchmôn Võ thuật truyền thống này.

Đến dự Đại hội có đại diện lãnh đạoTổng cục Thể dục thể thao, Ủy banOlympic Việt Nam cùng đại diện cácquốc gia của 5 châu lục có phong tràoVõ cổ truyền Việt Nam các môn pháiVõ cổ truyền Việt Nam, đại diện các Ủyban Olympic của một số quốc gia trênthế giới.

Phát biểu tại Đại hội, ông HoàngVĩnh Giang - Phó Chủ tịch Ủy banOlympic Châu Á, Phó Chủ tịch Thườngtrực Ủy ban Olympic Việt Nam, Chủtịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền ViệtNam nêu rõ: Võ cổ truyền Việt Nam là

di sản văn hóa truyền thống của dân tộcViệt Nam, ra đời, tồn tại và phát triểnsong hành cùng cuộc đấu tranh dựngnước và giữ nước. Võ cổ truyền ViệtNam không chỉ đơn thuần là những bàivõ nhằm rèn luyện kĩ năng, thể chất củacon người, nâng cao khả năng tự vệ,hướng tới sự hòa hợp về thể chất và tinhthần mà thông qua việc tập luyện Võ cổtruyền Việt Nam khơi dậy lòng yêunước, tự hào dân tộc, tinh thần thượngvõ và tính nhân văn của người ViệtNam.

Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền ViệtNam được thành lập sẽ là dấu mốc quantrọng trong việc hình thành một tổ chứcđiều hành Võ cổ truyền Việt Nam đểchuẩn hóa về hệ thống công nhận đẳngcấp, luật thi đấu, các kỹ thuật chuyênmôn và chiến lược phát triển rộng khắptrên toàn thế giới môn thể thao này.

Đại hội đã thảo luận, thông quaĐiều lệ, chương trình hành động nhiệmkỳ lần thứ I - giai đoạn 2015-2020 và

bầu Ban chấp hành gồm 56 người. PhóChủ tịch Ủy ban Olympic Châu Á, PhóChủ tịch Thường trực Ủy ban OlympicViệt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Võ thuậtcổ truyền Việt Nam - Hoàng VĩnhGiang được bầu làm Chủ tịch Liênđoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Namnhiệm kỳ I (2015-2020). Đại hội cũngbầu 7 Phó Chủ tịch và 16 Ủy viênthường vụ.

Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền ViệtNam được gọi tắt là WFVV với mụcđích nhằm hình thành một tổ chức điềuhành Võ cổ truyền Việt Nam để chuẩnhóa và phát triển rộng khắp trên toànthế giới môn thể thao này. WFVV vớitinh thần võ đạo, văn hóa võ thuật thôngqua các giải thi đấu, giảng dạy, huấnluyện đào tạo cùng những hoạt độngkhác, nhằm bảo lưu, truyền bá vànghiên cứu phát triển những tinh hoacủa Võ cổ truyền Việt Nam ra khắp thếgiới.

Vũ MinH

Thành lập Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Nam

12 số 1139 l 13.8.2015

Sự kiện vấn đề

Theo thống kê của 10 đơn vị thamgia nhóm khuyến mại kích cầu du lịchnội địa “Người Việt Nam du lịch ViệtNam” ở phía Nam, từ đầu năm đếnnay, cả nhóm đã khai thác được68.392 khách mua tour trọn gói và sửdụng vé máy bay của 4 hãng làVietNam Airlines, Vietjet Air, Jestarvà Vasco theo chương trình kích cầuvà giá rẻ đến các tuyến điểm PhúQuốc, Côn Đảo, Đà Lạt, Nha Trang,Quy Nhơn, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội vàHải Phòng. Con số trên cho thấy kinhtế trong nước đang dần phục hồi, đồngthời việc Tổng cục Du lịch phát độngchương trình kích cầu du lịch nội địa“Người Việt Nam du lịch Việt Nam”đã phát huy hiệu quả. Số lượng này đãtăng 34.075 khách, tương đương 99%so với cùng kỳ năm 2014 là 34.317khách. Năm nay, Hiệp hội Du lịch TP.Hồ Chí Minh và Tổng cục Du lịch đãtriển khai chương trình kích cầu sớm

nên các công ty lữ hành thành viênnhóm đã đề ra nhiều hình thức quảngcáo chương trình kích cầu và cónhững kế hoạch tốt nhằm đón đầu,khai thác vé máy bay kích cầu đượchiệu quả. Do áp lực cạnh tranh trongthị trường du lịch ngay cả nội bộnhóm khuyến mãi cũng khiến nhữngthành viên phải tính toán, áp dụng giátốt nhất để cạnh tranh với nhau. Điềunày khiến giá tour càng lúc càng rẻ,thu hút được số lượng lớn khách dulịch mua tour.

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, chỉtính riêng tháng 7.2015, khách quốc tếđến thành phố ước đạt 326.281 lượtkhách, tăng 3% so với cùng kỳ. Doanhthu từ du lịch trong tháng 7 ước đạt7.518 tỷ đồng, tăng 5%. Tính chung 7tháng năm 2015, lượng khách quốc tếđến thành phố ước đạt hơn 2,49 triệulượt khách, tăng 4%. Tổng doanh thudu lịch trong tháng 7 đầu năm ước đạt

hơn 53.317 tỷ đồng, tăng 4,4% so vớicùng kỳ.

Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởngthu hút khách du lịch, trong nhữngtháng cuối năm, ngành du lịch thànhphố nhằm tiếp tục nâng cao hình ảnh“TP. Hồ Chí Minh - Điểm đến thânthiện, hấp dẫn, an toàn”, ngành du lịchsẽ tiếp tục nâng cao chất lượng sảnphẩm và dịch vụ du lịch trên địa bànthành phố, đặc biệt là du lịch đườngthủy nội đô, phát triển hệ thống dịchvụ đạt chuẩn phục vụ du lịch; đẩymạnh chương trình “Thành phố HồChí Minh - 100 điều thú vị” vàchương trình nghệ thuật phục vụ dukhách. Bên cạnh đó, ngành cũng tậptrung kích cầu du lịch nội địa gắn vớithúc đẩy phát triển các ngành dịch vụtrên cơ sở phối hợp đồng bộ các Sở,ngành, Hiệp hội Du lịch và với các địaphương trong cả nước.

Huy Long

Chương trình kích cầu du lịch nội địa đang phát huy hiệu quả

Ngày 08.8, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm250 năm Ngày Sinh đại thi hào NguyễnDu (1765-2015), Viện Hàn lâm KHXHViệt Nam phối hợp UBND tỉnh Hà Tĩnhtổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Đạithi hào dân tộc, Danh nhân Văn hóa thếgiới Nguyễn Du - Di sản và các giá trịxuyên thời đại”. Hội thảo thu hút đạidiện nhiều Ban, Bộ, ngành, địa phương,đại diện các tổ chức quốc tế và hơn 100nhà khoa học trong nước và nước ngoàitới dự.

Phát biểu tại hội thảo, Ủy viên BộChính trị, Bí thư Trung ương Đảng,Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -Đinh Thế Huynh cho rằng việc tổ chứckỷ niệm 250 năm Ngày Sinh đại thi hàoNguyễn Du trên phạm vi toàn quốcchính là những hành động cụ thể, thiếtthực nhằm bảo tồn và phát huy các giátrị văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầuphát triển bền vững đất nước. Di sản văn

hóa của Nguyễn Du là sản phẩm kết tinhtrí tuệ, tâm hồn, vẻ đẹp văn hóa dân tộcViệt Nam qua tài năng trác tuyệt củaông và cùng với thời gian, di sản ấy đãtrở thành một phần tinh hoa văn hóanhân loại.

Đặc biệt là Truyện Kiều của NguyễnDu đã không ngừng lan tỏa và đượckhám phá trên nhiều phương diện khácnhau. Nhiều nguyên thủ quốc gia khiđến Việt Nam đã mượn hình thức lẩyKiều như một sự thể hiện coi trọng vănhóa, coi văn hóa là cầu nối để xây đắphòa hiếu, hướng tới tương lai.

Đồng chí Đinh Thế Huynh mongmuốn các nhà khoa học tập trung khámphá, làm sáng tỏ hơn những giá trị to lớntrong di sản văn hóa của Nguyễn Du.

Theo Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn XuânThắng - Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXHViệt Nam, ngoài việc khẳng định, tônvinh tài năng và những đóng góp to lớn

của đại thi hào Nguyễn Du đối với nềnvăn học, văn hóa Việt Nam và nhân loại,Hội thảo là nơi gặp gỡ của các nhà Kiềuhọc và Nguyễn Du học, nơi thể hiệnnhững tiếng nói đồng cảm, đồng lòng,đồng vọng về những giá trị tinh thần màNguyễn Du trao gửi lại hậu thế. Hộithảo còn là dịp mở rộng giao lưu, quảngbá các giá trị tinh hoa của văn học cổđiển Việt Nam, văn hóa Việt Nam vớibạn bè quốc tế.

Hơn 100 tham luận của các học giảở trong và ngoài nước như Pháp, NhậtBản, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc…gửi tới hội thảo đã tập trung làm rõ hơntừ phát hiện văn bản, đến diễn dịch vănbản, bao gồm cả dịch thuật, lí giải vàđọc mới những cách diễn dịch trước đâycũng như tập trung vào việc tìm kiếm tưliệu, tiếp cận các tập thơ chữ Hán và kiệttác Truyện Kiều của Nguyễn Du.

t.HợP

Hội thảo khoa học quốc tế về Đại thi hào Nguyễn Du

13số 1139 l 13.8.2015

Sự kiện vấn đề

Thông tin từ Liên đoàn Cầu lôngViệt Nam ngày 06.8 cho biết: Hai tayvợt Nguyễn Tiến Minh và Vũ ThịTrang của Việt Nam sẽ tham dự giảiCầu lông vô địch thế giới, diễn ra từngày 10-16.8 tại Indonesia. Đây là giảiđấu có ý nghĩa quyết định đến cơ hộitham dự Olympic 2016 của các tay vợthàng đầu trong làng cầu lông thế giới.Để được tham dự giải đấu này, các tayvợt phải có thứ hạng tốt và được Liênđoàn Cầu lông thế giới chỉ định.

Với vị trí 34 trên bảng xếp hạngnam và vị trí 40 của nữ, Nguyễn TiếnMinh và Vũ Thị Trang đều đủ tiêu

chuẩn tham dự Giải Cầu lông vô địchthế giới năm 2015. Theo kết quả bốcthăm, ở nội dung nam có 64 tay vợt thiđấu loại trực tiếp, Nguyễn Tiến Minhsẽ phải thi đấu với tay vợt hạng 33 thếgiới Lee Dong Keun (Hàn Quốc) ở trậnđầu tiên. Đây là thách thức lớn đối vớiTiến Minh, bởi trong lần gặp duy nhấtvào năm 2014, Lee Dong Keun đãthắng Tiến Minh với tỷ số 2-1.

Trong khi đó, tay vợt nữ Vũ ThịTrang không được xếp hạt giống tạigiải lần này và sẽ gặp khó khăn khiphải đối đầu với các tay vợt hơn hẳnmình về đẳng cấp. Cụ thể, Trang sẽ thi

đấu với Wang Yihan (Trung Quốc), hạtgiống số 6 của giải và hạng 6 thế giới.Tay vợt này cũng vừa thắng Vũ ThịTrang tại giải Singapore Open vàotháng 4 vừa qua.

Cũng theo Liên đoàn Cầu lông ViệtNam, môn Cầu lông ở Olympic 2016sẽ có tổng cộng 172 vận động viêntham dự 5 nội dung. Trong đó, mỗi nộidung đơn nam hoặc đơn nữ sẽ có 38suất tham dự, nên những tay vợt nằmtrong nhóm 50 thế giới như Tiến Minhvà Vũ Thị Trang đều có cơ hội giành véchính thức tham dự Olympic năm 2016.

L.KHánH

Việt Nam tham dự giải Cầu lông vô địch thế giới 2015

Trong 2 ngày 07-08.8, Trung tâmCon người và Thiên nhiên(PanNature) đã tổ chức hội thảo tậphuấn xây dựng chiến lược truyềnthông-huy động báo chí trong Dự ánliên minh Hạ Long-Cát Bà. Đây là“Sáng kiến Liên minh Hạ Long-CátBà: Thúc đẩy sự tham gia của các tổchức địa phương và cộng đồng”, doCơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ- USAID tài trợ. Trung tâm Nghiêncứu Bảo tồn Sinh vật biển và Pháttriển Cộng đồng (MCD) thực hiệnDự án này trong 3 năm (2014-2017).Mục tiêu chương trình hội thảo tậphuấn là cung cấp kiên thưc, kỹ năngcơ bản vê huy động báo chí và quanhệ công chúng trong truyền thôngdự án cộng đồng-xã hội, phôi kêthơp các công cụ phù hợp trong mộtchiên dich truyên thông; thực hànhxây dựng chiến lược truyền thông-huy động báo chí trong Dự án Liênminh Hạ Long-Cát Bà.

Vịnh Hạ Long là một trongnhững địa danh thu hút khách dulịch quốc tế chính của Việt Nam vàlà di sản thiên nhiên thế giới đượcUNESCO công nhận. Đây cũng là

nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tếquan trọng như du lịch, nuôi trồngvà đánh bắt thủy sản, cảng biển, khaithác mỏ, công nghiệp xi măng, vậntải thủy… Các hoạt động kinh tế ởcường độ cao đã gây nhiều áp lựcđối với Vịnh Hạ Long, làm suy giảmchất lượng và cảnh quan môi trườngvà khiến cho sinh kế của cộng đồngdân cư phụ thuộc vào Vịnh Hạ Longdễ bị tổn thương hơn. Theo khuyếncáo của Ủy ban UNESCO về bảo vệdi sản thiên nhiên thế giới Vịnh HạLong, cơ chế quản lý tổng hợp VịnhHạ Long cần được thúc đẩy, trongđó sự tham gia cộng đồng và địaphương cần được cải thiện. Dự ándo MCD và các cộng sự thiết kếnhằm tạo cơ hội để các tổ chức địaphương và cộng đồng dân cư thamgia các sáng kiến thúc đẩy sự hợptác giữa các bên, phát huy vai tròcủa người dân, doanh nghiệp và cáccơ quan, tổ chức trong cũng nhưngoài nhà nước cấp địa phươngtrong các hoạt động bảo tồn và sửdụng bền vững các giá trị của VịnhHạ Long.

Dự án là góp phần vào mục tiêu

chung là tăng cường bảo tồn cảnhquan và môi trường, quản lý khaithác và sử dụng hợp lý tài nguyênthiên nhiên, hướng tới phát triểnbền vững Vịnh Hạ Long. Dự án nàynhằm thúc đẩy hình thành và thựchành phương thức hợp tác hiệu quảgiữa các bên liên quan gồm các đơnvị nhà nước, các doanh nghiệp, cáctổ chức cộng đồng và phi chính phủtrong công tác quản lý và khai thácbền vững Vịnh Hạ Long. Theo đóthúc đẩy các điều kiện thuận lợi chocác đơn vị ở địa phương trong vàngoài nhà nước và đại diên cộngđồng, có liên quan mật thiết đếnquản lý và khai thác Vịnh Hạ Longphát huy tinh thần hợp tác tích cựcvà có năng lực duy trì tính bềnvững của cơ chế hợp tác đó. Nângcao nhận thức xã hội và sự quantâm, nhìn nhận của công chúng vàcác cơ quan quản lý nhà nước vềvai trò và sự hợp tác của các bênliên quan, đặc biệt là từ các tổ chứcngoài nhà nước và cộng đồng trongviệc bảo vệ và phát triển bền vữngVịnh Hạ Long.

Hải PHong

Quản lý bền vững di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

14 số 1139 l 13.8.2015

Sự kiện vấn đề

Nhằm góp phần quảng bá và tạodựng hình ảnh đẹp trong lòng du kháchmỗi khi đến Đà Nẵng và khẳng địnhthương hiệu du lịch Đà Nẵng, SởVHTTDL TP. Đà Nẵng đã xây dựng,hoàn thiện và chính thức ban hành BộQuy tắc ứng xử trong hoạt động du lịchtrên địa bàn thành phố (Bộ Quy tắc) kểtừ ngày 04.8.2015. Bộ Quy tắc gồmcác chuẩn mực ứng xử trong hoạt độngdu lịch áp dụng cho từng nhóm đốitượng khác nhau, góp phần xây dựngcon người Đà Nẵng văn minh, thanhlịch… nhằm hình thành nét văn hóaứng xử xứng tầm với “thành phố đángsống”. Bộ Quy tắc áp dụng cho ba đốitượng, gồm: Các tổ chức, cá nhân hoạtđộng trong lĩnh vực du lịch và cácngành liên quan đến du lịch; người dânĐà Nẵng; khách du lịch trong nước vàquốc tế đến tham quan, lưu trú tại thànhphố Đà Nẵng.

Bên cạnh những quy tắc chungnhư tôn trọng truyền thống văn hóa,phong tục tập quán của địa phương, cóthái độ ứng xử văn minh lịch sự, có ýthức bảo vệ môi trường tự nhiên vàmôi trường xã hội, tuân thủ những quyđịnh, bảng chỉ dẫn và bảng cấm tạitừng điểm tham quan… Bộ Quy tắccòn có những quy định riêng về ứngxử phải đúng mực, tôn trọng dukhách, có thái độ niềm nở khi phục vụkhách, luôn sẵn sàng với các câu nói“xin chào, xin lỗi, xin mời, cảm ơn,xin chào và hẹn gặp lại quý khách”, tư

vấn nhiệt tình, trung thực và sẵn sànggiúp đỡ du khách; không đeo bám,chèo kéo làm phiền khách du lịch…

Về trang phục phải lịch sự, gọngàng, sạch sẽ phù hợp với công việc;niêm yết giá công khai, rõ ràng và bánđúng giá niêm yết, không cung cấpnhững sản phẩm, dịch vụ không rõnguồn gốc xuất xứ và không đảm bảochất lượng…

Người dân thành phố có thái độmến khách, nhiệt tình giúp đỡ dukhách, tôn trọng giúp đỡ và ưu tiênngười lớn tuổi, người tàn tật, trẻ em,phụ nữ; xếp hàng nghiêm túc khi sửdụng dịch vụ và tham gia các hoạtđộng nơi công cộng, không nói lời thôtục thiếu văn hóa; không viết, vẽ, khắclên tường, tượng, bia đá, cây xanh; tíchcực hưởng ứng các phong trào bảo vệmôi trường, không vứt rác bừa bãi…

Bên cạnh đó, du khách khi đếntham quan, du lịch tại thành phố ĐàNẵng cũng có những quy tắc ứng xửriêng. Đó là, tôn trọng truyền thốngvăn hóa, phong tục tập quán củangười dân địa phương, có ý thức giữgìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sảncông cộng; sử dụng có kiểm soát bia,rượu và các đồ uống có cồn, khônggây ồn ào, mất trật tự hoặc nóichuyện quá lớn làm ảnh hưởng đếnngười xung quanh; không hái hoa, bẻcành, chọc ghẹo thú nuôi tại các khu,điểm du lịch và nơi công cộng, tiếtkiệm điện, nước, bảo quản các đồ

dùng khi sử dụng các dịch vụ…Nhằm tạo môi trường du lịch Đà

Nẵng ngày một đẹp hơn trong mắt dukhách, UBND TP. Đà Nẵng cũng vừaban hành kế hoạch thí điểm xử phạt viphạm về xả rác tại các bãi biển du lịch.Theo đó, sẽ tiến hành thí điểm việc xửphạt vi phạm hành chính đối với hànhvi xả rác tại các bãi biển du lịch củaĐà Nẵng từ ngày 15.7-30.9.2015, tạicác bãi biển trên địa bàn quận Sơn Tràvà Ngũ Hành Sơn (từ khu vực dự ánTemple đến hết khu vực bãi tắm SaoBiển). Các mức phạt được áp dụngnhư sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiềntừ 50.000-100.000 đồng đối với hànhvi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốclá không đúng nơi quy định; phạt tiềntừ 100.000-200.000 đồng đối với hànhvi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạtkhông đúng nơi quy định; phạt tiền từ200.000-300.000 đồng đối với hành vivệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện)không đúng nơi quy định.

Theo Sở VHTTDL Đà Nẵng,tổng lượt khách du lịch đến thamquan Đà Nẵng trong 7 tháng đầunăm 2015 đạt gần 2,9 triệu lượt, tăng22,6%, trong đó khách quốc tế đạtgần 700.000 lượt, tăng gần 36%;khách nội địa đạt gần 2,2 triệu lượt,tăng gần 19% so với cùng kỳ nămtrước. Tổng doanh thu từ hoạt độngdu lịch đạt 7.820 tỷ đồng, tăng30,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

V.Sơn

Đà Nẵng ban hành Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch

Thành tích này một lần nữakhẳng định vị thế của Wushu HàNội trong làng Wushu Việt Nam,tạo nên nền tảng vững chắc cho lựclượng kế thừa sau này của Độituyển Wushu quốc gia.

Tại giải năm nay, đoàn xếp thứhai trên Bảng tổng sắp huy chương

là Hong Kong (Trung Quốc) cũngđược 8HCV và chỉ hơn đoàn ViệtNam đúng 1HCB. Đứng đầu bảngtổng sắp là đoàn chủ nhà TrungQuốc.

Tại Đại hội Thể thao Châu Á2014 (ASIAD 2014), Wushu là mônduy nhất mang lại 1HCV cho đoàn

thể thao Việt Nam, giúp đoàn ViệtNam tránh khỏi cảnh trắng tay tại Đạihội thể thao lớn nhất châu lục này.

Giải Wushu trẻ Châu Á 2015 đãdiễn ra từ 06-09.8 với sự tham dựcủa 396 vận động viên đến từ 24quốc gia, vùng, lãnh thổ.

yến nHi

Wushu Việt Nam xếp thứ 3 toàn đoàn… (Tiếp theo trang 1)

15số 1139 l 13.8.2015

Sự kiện vấn đề

Tối 07.8 tại TP. Hồ Chí Minh, Giảivô địch Taekwondo các Câu lạc bộ quốctế (ICTO) lần thứ 13 - năm 2015 đãchính thức khai mạc. Đây là lần thứ 3Việt Nam đăng cai tổ chức. Giải thu hút518 vận động viên của 45 câu lạc bộthuộc 11 quốc gia và vùng lãnh thổ thamgia tranh tài như: Việt Nam, Hàn Quốc,Campuchia, Đài Loan - Trung Quốc,Indonesia, Jordan, Malaysia, Thái Lan…Malaysia là đoàn có nhiều câu lạc bộnhất với 17 đội; trong khi chủ nhà Việt

Nam có 13 đội, chủ yếu là các câu lạc bộthuộc các tỉnh/thành có phong trào pháttriển Taekwondo mạnh của cả nước.

Các vận động viên tranh tài ở hai nộidung thi đấu quyền (25 bộ huy chương)và thi đấu đối kháng (52 bộ huychương) ở các lứa tuổi U12, U14, U17,U20, Vô địch cùng với 4 hạng cânOlympic. Theo Liên đoàn TaekwondoViệt Nam, nét mới của giải năm nay làlần đầu tiên nón điện tử được đưa vàosử dụng trong thi đấu tại Việt Nam ở các

hạng cân Vô địch. Cùng với áo giápđiện tử, nón điện tử sẽ giúp các trọng tàitính điểm được chính xác, công minhhơn, đồng thời cũng giúp các vận độngviên hoàn thiện các kỹ thuật, nâng caotrình độ và tiếp cận với thể thức thi đấumới của quốc tế.

Trong ngày thi đấu đầu tiên, các vậnđộng viên đã tranh tài sôi nổi tại các nộidung thi đấu quyền với những bài biểudiễn khá sinh động.

Vũ MinH

Sáng 09.8, tại Cung điền kinh trongnhà Mỹ Đình (Hà Nội) diễn ra lễ khaimạc Đại hội quốc tế Võ cổ truyền ViệtNam - Cup Thăng Long lần thứ I năm2015. Đại hội do Ủy ban Olympic ViệtNam, Sở VHTTDL Hà Nội phối hợpcùng Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Namtổ chức.

Đại hội lần này quy tụ 30 đoàn trongvà ngoài nước tham dự (29 đoàn quốc tếvà 1 đoàn chủ nhà Việt Nam). Riêngđoàn chủ nhà Việt Nam đóng góp lựclượng võ sĩ hùng hậu đến từ 13 đơn vịtỉnh/thành, ngành gồm: An Giang, BắcNinh, Bình Dương, Bình Định, Bộ Giáo

dục và Đào tạo, Công an nhân dân, ĐồngNai, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng,Hưng Yên, Khánh Hòa, Lai Châu.

Trong 3 ngày diễn ra Đại hội, các vậnđộng viên sẽ tham dự 5 nội dung thi đấugồm: Biểu diễn các bài tự do (Bài quyền,biểu diễn binh khí, bài đối luyện cá nhânvà tập thể); Biểu diễn Nội công Côngphu, Công phá; Biểu diễn Võ dưỡngsinh; Biểu diễn các bài quyền quy định(Lão Hổ Thượng Sơn, Lão Mai, NgọcTrản Quyền, Độc Lư Thương, Bát QuáiCôn, Siêu Sung Thiên, Tứ Linh Đao,Huỳnh Long Độc Kiếm); Thi đấu đài đốikháng ở 19 hạng cân trong đó có 10 hạng

cân Nam và 9 hạng cân Nữ. Võ thuật cổ truyền Việt Nam là di

sản văn hóa của dân tộc, là nghệ thuậtchiến đấu mà ông cha ta đã đúc

kết qua các cuộc kháng chiến thầnthánh của dân tộc trong suốt chiều dàilịch sử chống giặc ngoại xâm…

Ngày nay, Võ cổ truyền đã được phổcập rộng rãi và trở thành một loại hìnhthể thao giúp con người rèn luyện sứckhỏe, kỹ năng tự vệ và đặc biệt là rènluyện tính thần tự lực tự cường, vượt khóvươn lên với tinh thần thắng không kiêu,bại không nản...

naM anH

Khai mạc Đại hội quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam

Ngày 09.8, tàu Voyager of the Seasthuộc hãng tàu Royal Caribbean (Mỹ)đưa hơn 4.000 khách quốc tế và gần1.800 thủy thủ làm việc trên tàu, cậpcảng Chân Mây để tham quan Huế,Đà Nẵng, Hội An. Voyager of theSeas là tàu du lịch lớn nhất từ trướcđến nay cập cảng Chân Mây. Tàu cóchiều dài 311m, rộng 48m, có 15 tầngvới 1.306 phòng.

Chân Mây nằm ở vị trí trung tâmcủa Việt Nam, giữa hai đô thị lớn nhấtmiền Trung là Huế - Đà Nẵng. Đây cònlà cảng chính giữa con đường biển kếtnối Singapore, Philippines và Hong

Kong. Cảng Chân Mây là cảng biểntổng hợp đầu mối loại 1 của Việt Nam;là 1 trong 46 cảng biển được Hiệp hộiDu thuyền Châu Á lựa chọn xây dựngđiểm dừng chân cho các du thuyền ởkhu vực Đông Nam Á.

Để đón tàu Voyager of the Seas cậpbến, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư310 tỷ đồng nâng cấp bằng cách kéodài bến số 1, nạo vét mở rộng khu nướctrước bến, mở rộng vũng quay tàu, xâythêm trụ neo, bổ sung hệ thống đệm vatàu... để tiếp nhận các tàu du lịch biểntải trọng lớn có sức chở tới 5.500khách, dài 362m.

Cảng Chân Mây có bến tàu vớichiều dài 420m, độ sâu trước bến12,5m, đủ khả năng đón tàu du lịchquốc tế cỡ lớn, hội đủ điều kiện và tiềmnăng để phát triển trở thành cảng côngnghiệp du lịch tàu biển của Việt Nam.Theo kế hoạch, ngày 21.9 tới, cảngChân Mây sẽ tiếp tục đón thêm tàuQuantum of the Seas với chiều dài347m, 18 tầng, 2.090 phòng và có sứcchứa lên tới gần 5.000 khách cùng hơn1.500 thuyền viên cập cảng tham quanhệ thống di tích Cố đô Huế...

Quốc Việt

Thừa Thiên Huế: Hơn 4.000 khách quốc tế cập cảng Chân mây

Khai mạc Giải vô địch Taekwondo các CLB quốc tế lần thứ 13

16 số 1139 l 13.8.2015

Sự kiện vấn đề

Viện Bảo tồn Di tích (BộVHTTDL), Sở VHTTDL Quảng Namvà Ban Quản lý Di tích và Du lịch MỹSơn đã nghiệm thu, bàn giao Dự ántrùng tu tôn tạo tháp E7 trong quần thểDi sản văn hóa thế giới tại Mỹ Sơn.

Dự án bắt đầu triển khai đầu năm2011, với nguồn vốn đầu tư hơn 9 tỷđồng. Sau 5 năm triển khai trùng tu,tôn tạo và chống xuống cấp cho di tích,các chuyên gia của Viện Bảo tồn Ditích đã sử dụng nhiều loại chất liệukhác nhau để gia cố, gia cường, địnhvị, phục hồi nhiều chi tiết kiến trúc củatháp E7 một cách tỉ mỉ, hài hòa, gầnvới nguyên bản và phù hợp với khônggian kiến trúc Di sản văn hóa thế giớiMỹ Sơn.

Trong quá trình trùng tu tháp E7,các chuyên gia đã thực hiện nhiều cuộckhai quật khu vực xung quanh tháp,

lòng tháp và một số đoạn tường baoquanh tháp. Các cuộc khai quật đã tìmthấy gần 200 hiện vật, gồm: Phần trangtrí đầu viên ngói Chăm Pa, một sốmảnh vỡ của các vật dụng được làmbằng đất nung và nhiều viên ngói mũilá còn nguyên vẹn. Những hiện vật nàyđược bàn giao cho Ban Quản lý Di tíchvà Du lịch Mỹ Sơn quản lý, bảo vệ,trưng bày phục vụ khách tham quan dulịch và nghiên cứu.

Ngoài việc hoàn thành dự án trùngtu tôn tạo tháp E7, các chuyên gia ẤnĐộ đã phối hợp với các cơ quan chứcnăng Việt Nam tiến hành nhiều đợtkhảo sát để thu thập thông tin dữ liệu,trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháptrùng tu tối ưu đối với quần thể các Ditích trong khu A của Di sản văn hóathế giới Mỹ Sơn.

Ban Quản lý Di tích và Du lịch -

Mỹ Sơn cũng đã phối hợp với các cơquan chuyên môn tiến hành duy tu bảodưỡng tường bao các khu vực tháp,bậc cấp, lối đi trong quần thể kiến trúc;tổ chức tuyên truyền, kí kết với các địaphương trong vùng phụ cận để bảo vệtốt vùng đệm di sản.

Bên cạnh đó, Ban quản lý cũnghoàn thành đề án đổi mới chất lượngvăn nghệ dân gian Chăm và đưa vàophục vụ du khách; nâng cao chất lượngcác sản phẩm du lịch, dịch vụ, xâydựng nhà chờ, bến bãi, cổng soát véđiện tử, mua sắm xe điện, hoàn thiệncác hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu...

Thời gian tới, Ban quản lý sẽ cấmtất cả các phương tiện chạy bằng độngcơ máy nổ gây ô nhiễm môi trường vàtác động tiêu cực đến vùng lõi của quầnthể Di sản văn hóa thế giới - Mỹ Sơn.

MạnH cường

Khai quật nhiều hiện vật tại tháp E7 mỹ Sơn

* Ngày 06.8, tại cụm sân Trungtâm Văn hóa Hồ Nước Ngọt (TP.Sóc Trăng), Tổng cục Thể dục thểthao, Liên đoàn Bắn súng Việt Namphối hợp với Sở VHTTDL SócTrăng tổ chức lễ khai mạc Giải vôđịch Bắn cung trẻ toàn quốc năm2015. Giải thu hút 116 cung thủ của19 đoàn đến từ các tỉnh/thành trongcả nước. Các cung thủ lần lượt tranhtài giành 28 bộ huy chương ở các nộidung cá nhân nam, nữ cung 1 dây vàcung 3 dây với các cự ly 90m, 70m,60m, 50m, 30m… Theo Ban tổchức, giải đấu là dịp để giới chuyênmôn đánh giá công tác đào tạochuyên môn bắn cung trẻ của các địaphương. Qua đó, nhằm tuyển chọnlực lượng vận động viên bổ sung vàođội tuyển bắn cung quốc gia để thamgia các giải đấu lớn trong khu vực vàquốc tế.

* Tối 05.8, tại Trung tâm VHTTthanh thiếu nhi tỉnh Tuyên Quang,Tổng cục Thể dục thể thao phối hợpvới Sở VHTTDL lịch tỉnh TuyênQuang tô chưc khai mạc Giải vôđịch trẻ vật cổ điển, vật tự do toànquốc 2015. Tham dự giải có 167 vậnđộng viên đến từ 18 đơn vịtỉnh/thành trong cả nước và haingành Công an, Quân đội. Các vậnđộng viên tham gia thi đấu ở nhómtuổi từ 18 đến 20 tuổi, tranh tài ở 8hạng cân; vận động viên nam thi đấutừ các hạng cân 48kg đến 120kg, cácvận động viên nữ thi đấu các hạngcân từ 42kg đến 72kg.

* Tối 05.8, tại Đồng Nai, Giải thểthao người khuyết tật toàn quốc năm2015 đã chính thức khai mạc. Giảido Tổng cục Thể dục thể thao, Hiệphội Paralympic Việt Nam phối hợpcùng Sở VHTTDL tỉnh Đồng Nai tổ

chức. Giải năm nay quy tụ 31 đoàntrong cả nước với 822 vận độngviên, tranh 680 bộ huy chương ở cácbộ môn gồm: điền kinh, bơi lội,bóng bàn, cử tạ, cầu lông, cờ vua,boccia và 2 môn thi biểu diễn bónglăn - goalball, bóng đá cho ngườikhiếm thị. Tham gia giải lần này,đoàn TP. Hồ Chí Minh có số vậnđộng viên tham dự đông nhất vớitrên 340 người.

Giải thể thao người khuyết tậttoàn quốc được tổ chức mỗi nămmột lần, đã tạo sân chơi bổ ích,khuyến khích và động viên nhữngngười khuyết tật tham gia tập luyệnthể dục thể thao, nâng cao sức khỏe.Thông qua chơi thể thao, nhữngngười khuyết tật có cơ hội khẳngđịnh ý chí, nghị lực vươn lên, hòanhập cộng đồng.

naM anH-Đức Kiên

TiN THể THAo

17số 1139 l 13.8.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Tỉnh Bình Định hiện có khoảng40.000 đồng bào dân tộc thiểu số,chủ yếu là người Ba Na Kriem,Chăm Hroi và Hrê sinh sống tại 6huyện trung du, miền núi, mỗi dântộc đều có lối sống, sinh hoạt, phongtục tập quán riêng với các giá trị vănhóa độc đáo. Nhưng hiện nay, cùngvới sự phát triển và giao thoa giữacác dân tộc trên địa bàn, nhiều bảnsắc riêng đã và đang phai nhạt và cónguy cơ biến mất trong tương laikhông xa. Do đó, công tác bảo tồn vàphát huy những giá trị văn hóa quýbáu của đồng bào các dân tộc thiểusố trên địa bàn tỉnh Bình Định cầnđược đặc biệt coi trọng.

Nghệ nhân Chăm Hroi - Lê VănRu năm nay đã 78 tuổi, là già làngHiệp Hội, thị trấn Vân Canh, huyệnVân Canh. Ở cái tuổi gần đất xa trờinhưng ông vẫn có đôi mắt sáng, đôitay linh hoạt và giọng nói rất vang.Ông là người thông thạo tất cả cácnhạc cụ Chăm Hroi, các làn điệu dânca và cả những nghi thức xa xưa.Ngoài việc tổ chức những nghi lễtrong làng, ông còn là nghệ nhân tiêubiểu của huyện Vân Canh, thườngxuyên đem văn hóa Chăm Hroi đibiểu diễn ở nhiều nơi.

Nói về thế hệ hiện tại của làng,ông chia sẻ: “Thời buổi bây giờ thayđổi, con cháu không biết hát, cũngkhông biết múa. Trước mỗi lần đibiểu diễn là tôi phải bắt tập lại chođúng, có khi phải mất đến 10 ngày.”

Theo ông Ru, để học hát dân ca,múa cồng chiêng không quá khó,nhưng phải được luyện tập thườngxuyên. Những người già, nhiều kinhnghiệm sẵn sàng chỉ dạy. Nhưng lứacon cháu bây giờ còn bận đi học, đi làmnên thỉnh thoảng mới tập, chỉ gọi là biếtchứ khó có thể nhuần nhuyễn được.

Tác động của đời sống xã hội hiệnđại đã dẫn đến một quan niệm sai lầm

là đồng nhất giữa văn hóa và vănminh. Quan niệm này khá phổ biếnvà được chính các cộng đồng ngườidân tộc thiểu số tiếp nhận, làm giảmsự tự tin của họ về văn hóa và nănglực của tộc người mình. Sự tự ti, mặccảm về các phong tục văn hóa và trithức bản địa bị coi là “lỗi thời”, “lạchậu” đã khiến không ít thanh niêndân tộc thiểu số chối bỏ nhiều phongtục, tập quán đã giúp họ thích ứngvới môi trường tự nhiên và xã hộivùng miền núi, làm lãng quên nhữngtri thức bản địa, làm mất đi những giátrị văn hóa đặc sắc riêng của dân tộcmình.

Một nghệ nhân khác cũng luôntrăn trở với văn hóa truyền thống củadân tộc mình, đó là ông Nguyễn Hiếu78 tuổi, phụ trách Câu lạc bộ cồngchiêng làng Tờ Lok, xã Vĩnh Thịnh,huyện Vĩnh Thạnh. Từ năm 2003,nhằm bảo vệ và giữ gìn di sản vănhóa cồng chiêng Ba Na, ông và dânlàng đã thành lập câu lạc bộ này. Đếnnay câu lạc bộ có 50 hội viên chínhthức, sinh hoạt đều đặn hàng tháng,thường xuyên đi biểu diễn trong vàngoài tỉnh. Thời điểm mới hoạt động,đích thân ông Hiếu đã đi từng nhàvận động bà con mang cồng chiêngcủa từng nhà ra góp chung để sinhhoạt tập thể. Càng nặng lòng với cácgiá trị truyền thống bao nhiêu, thì ôngHiếu càng lo lắng bấy nhiêu: “Đếncác lễ hội, nghi thức nhiều nơi cũngđã rút ngắn, cắt gọn thủ tục chonhanh, thì làm sao con cháu hiểuđược. Bây giờ bọn trẻ nhiều đứa cònkhông biết nói tiếng mình, khôngdám mặc khố, thì làm sao giữ đượccái hay, cái đẹp của cha ông. Rồi mấychục năm sau, lấy ai làm lễ cúng nhàRông mới, cầu mưa, cúng Giàng nữađây?”. Nói xong ông Hiếu cẩn trọngxếp gọn bộ 5 cồng, 8 chiêng, đemvào cất cẩn thận trong nhà sàn. Với

những nghệ nhân già như ông, tiếngcồng chiêng cũng trân quý như lờidặn dò của cha ông ngàn đời vọnglại.

Ông Hoàng Ngọc Thành - Trưởngphòng Văn hóa-Thông tin huyện AnLão rất am hiểu các giá trị văn hóadân tộc thiểu số tại đây. Theo ông, đểgiữ gìn và phát huy truyền thống,việc cần nhất là phải giảng dạy chothanh niên các dân tộc hiểu và tự hàovề truyền thống của mình.

Ông Thành cho biết: Từ nhiềunăm nay, Phòng Văn hóa-Thông tinhuyện đã có nhiều biện pháp nhằmbảo tồn và phát huy các phong tục,nghi lễ, văn hóa đặc trưng của đồngbào Hre, Ba Na. Như tại xã AnTrung, Phòng đã vận động và tạođiều kiện thuận lợi để đồng bào thànhlập Câu lạc bộ hát, múa, nhạc dân tộcHre. Đây là địa phương có nhiềunghệ nhân giỏi nên được chọn làm thíđiểm, sắp tới sẽ thành lập một Câulạc bộ như vậy của người Ba Na ở xãAn Toàn.

Tự hào về văn hóa của dân tộcmình chính là động lực giúp ngườidân tộc thiểu số thoát ra khỏi sự tựđịnh kiến đã từ lâu tồn tại trong quanniệm và cách suy nghĩ. Những thànhviên trẻ đã thấy tự hào khi mìnhchính là người lưu giữ truyền thốngvăn hóa của cha ông và được cộngđồng đón nhận, tôn trọng. Từ tự hàovề truyền thống văn hóa, họ đã cónhững hoạt động cụ thể để đưa truyềnthống văn hóa đó đến với mọi ngườivà có hoạt động tích cực trong cộngđồng của mình. Như vậy, vấn đề cốtlõi trong công cuộc bảo tồn và pháthuy các giá trị văn hóa dân tộc thiểusố tại tỉnh Bình Định hiện nay, chínhlà khơi dậy, xây dựng lòng tự hào củathế hệ trẻ với chính bản sắc của dântộc mình.

t.t.n

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số ở Bình Định

18 số 1139 l 13.8.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Nằm bên bờ sông Cầu thơ mộng,huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - nơilưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể, phivật thể đặc sắc như Quan Họ, Ca Trù vàđặc biệt là gần 100 ngôi nhà cổ trên 100tuổi. Mỗi ngôi nhà cổ nơi đây đều cónét độc đáo và cách bài trí riêng thể hiệnsự tinh tế, phong phú trong cuộc sốngcủa người xưa. Tuy nhiên, do nhu cầucủa cuộc sống nhiều ngôi nhà cổ đã bịphá bỏ hay sửa chữa làm mất đi giá trịvốn có của nó.

Ngôi nhà của gia đình ông TrịnhĐắc Mùi, thôn Thổ Hà, xã Vân Hà,huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang có niênđại gần 200 năm. Trải qua 8 đời, ngôinhà vẫn còn khá nguyên vẹn. Đây cũnglà ngôi nhà cổ duy nhất của thôn ThổHà chưa sửa chữa, làm mới. Hiện tại có4 thế hệ gia đình ông Mùi gồm bố mẹ,vợ chồng và con cháu ông đang sinhsống. Ngôi nhà và các đồ vật trong nhàđều được làm bằng gỗ lim và đinh vớitường đất bao quanh, lát gạch tám ThổHà (loại gạch của làng gốm Thổ Hàngày xưa, nay đã bị mai một). Nhà cólối kiến trúc chữ nhất ngang với 5 gianngoài và 2 gian buồng, ngoài ra còn cóhai nhà nhánh hai bên, mỗi nhà 3 gian.Hồi mái ngôi nhà được xây kiểu bít đốc,lợp ngói mũi hài, bờ nóc bờ dải tạo cácdải hoa chanh mềm mại. Các cột, kèo,xà thượng, xà hạ, vì, nách, con chồngđều được chạm khắc rất tinh xảo, nổihình hoa lá, vân mây đao mác, hoa dây.Trong nhà được bố trí, bày đặt ba gian

thờ: ở giữa thờ gia tiên, gian bên cạnhthờ Thánh Sư (là ông tổ nghề gốm ởThổ Hà) và trong cùng là gian thờ Phật.Đặc biệt, ở gian thờ gia tiên của ngôinhà có bức hoành với 4 chữ “Tiết hạnhkhả phong” được phong tặng từ thờivua Bảo Đại. Ông Mùi cho biết: “Ngôinhà này từ đời cụ kị truyền lại, đến naycứ vào dịp giỗ chạp, tế lễ các con cháulại về tụ họp, lễ bái đông đủ khiến tìnhcảm anh em, họ hàng thêm sâu đậm.Tôi cố gắng giữ gìn nguyên vẹn ngôinhà để con cháu hiểu được những nétđẹp trong phong tục, sinh hoạt của ôngcha, dù đi đâu, làm gì cũng nhớ về cộinguồn.”

Cũng giống nhà ông Mùi, ngôi nhàcủa gia đình ông Trịnh Quang Liêm,thôn Thổ Hà, Việt Yên, Bắc Giang cũngđã tồn tại hơn 100 năm. Bước chân vàongôi nhà, những nét cổ xưa, mang mầunâu cũ tạo cho mọi người có cảm giáchoài niệm nhưng lại gần gũi, thân thiện.Ngôi nhà được làm từ 100% gỗ lim,thuộc dạng trung khoa với 3 gian chínhvà 2 gian dĩ. Ở các đầu vì kèo đều đượctrạm khắc hình con rồng, văn hoa rấttinh xảo. Với 3 bức hoành phi, 5 câu đốiđược treo ngay ngắn càng tạo vẻ cổkính, uy nghiêm của ngôi nhà. Các đồvật trong nhà như trắc tải, ỷ, đèn, bìnhhương đều là những vật dụng có niênđại trăm năm. Đặc biệt nhà ông Liêm làmột trong số hiếm những nhà ở Thổ Hàcòn lại loại cửa bức bàn (một kiểu cửara vào) có tổng 12 cánh cũng được làm

hoàn toàn bằng gỗ lim. “Ngôi nhà làmột báu vật mà các cụ đã để lại. Nó gắnvới lịch sử của làng, của dòng họ quabao thế hệ, giúp chúng tôi hiểu đượcphần nào công lao, nỗ lực của ngườixưa” - ông Liêm chia sẻ.

Hiện trên địa bàn huyện Việt Yêncòn gần 100 nhà cổ, trong đó tập trungnhiều tại các xã, thị trấn như: VânTrung, Vân Hà, Quảng Minh, ThượngLan, Hồng Thái và thị trấn Nếnh.Những ngôi nhà cổ không chỉ đẹp vềđường nét, kiến trúc mà còn chứa đựngnhững giá trị nhân văn sâu sắc, gópphần giáo dục cho thế hệ sau biết đượcvề những giá trị thành tựu của ông cha.Tuy nhiên, do tồn tại hàng trăm nămnên hầu hết những ngôi nhà này đều đãxuống cấp. Nhiều ngôi nhà đã đượcngười dân tự sửa chữa để phục vụ nhucầu sinh hoạt của gia đình, làm biếndạng kết cấu, kiến trúc của ngôi nhà.

Ông Nguyễn Văn Dân - Trưởngphòng Văn hóa-Thông tin huyện ViệtYên cho biết: “Phòng đã kịp thời thammưu cho UBND huyện sớm có kếhoạch tổng hợp, rà soát các nhà cổ cóniên đại trên trăm năm, báo cáo về SởVHTTDL Bắc Giang để sớm có chế độhỗ trợ nhân dân trong việc trùng tu, bảotồn nhà cổ trong thời gian tới. Trướcmắt, làm tốt công tác tuyên truyền chocác gia đình đang có nhà cổ trong quátrình trùng tu, sửa chữa không làm biếndạng ngôi nhà”.

trần nguyện

Trong 3 ngày từ 05-07.8, tại TP. HồChí Minh, Tổng cục Du lịch phối hợpvới Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệthuật và Du lịch Sài Gòn và Đại họcArizona (Hoa Kỳ) tổ chức Hội thảo tậphuấn nghề du lịch “Nâng cao chấtlượng du lịch Việt Nam” với sự thamdự của gần 100 đại biểu hoạt động trong

lĩnh vực lữ hành tại TP. Hồ Chí Minh.Hội thảo tập trung vào các chủ đề

gồm: Quản lý sự kiện và lễ hội;Marketing cho các khu nghỉ dưỡng vàgiải trí; E - Marketing cho ngành côngnghiệp du lịch. Các nhà khoa học Đạihọc Arizona đã hướng dẫn, giảng dạyvà đưa ra các bài tập thực tế bằng nhiều

hình thức sinh động, đề cập đến nhữngvấn đề du lịch đang diễn ra tại ViệtNam. Đây là cơ hội để các hiệp hội,doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo dulịch và các bên liên quan học hỏi kinhnghiệm, kiến thức thực tiễn từ các giáosư, chuyên gia của Đại học Arizona, tạođiều kiện nâng cao năng lực quản lý,

Cần có chính sách bảo tồn những ngôi nhà cổ ở Bắc Giang

Hội thảo nâng cao chất lượng du lịch Việt Nam

19số 1139 l 13.8.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Tối 03.8, tại Quảng trường văn hóahuyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, đãdiễn ra lễ công bố quyết định của BộVHTTDL công nhận di sản văn hóa phivật thể quốc gia đối với nghi lễ dựng câyNêu và bộ Gu của người Cor trên địabàn huyện Bắc Trà My. Tham dự buổilễ có lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Namcùng đông đảo đồng bào dân tộc thiểusố sống trên địa bàn huyện, với nhiềuhoạt động sinh hoạt văn hóa phong phútái hiện nghi lễ độc đáo này.

Người Cor thuộc nhóm ngôn ngữ vàngữ tộc Môn-Khmer. Theo cuộc Tổngđiều tra dân số gần đây nhất, người Corở Việt Nam có gần 39 ngàn người, cưtrú tại 25 tỉnh/thành trên cả nước. Tạitỉnh Quảng Nam, người Cor có khoảnghơn 5.300 người cư ngụ đa phần tại haihuyện Bắc Trà My và Nam Trà My.Riêng tại huyện Bắc Trà My, cộng đồngngười Cor có gần 4.000 người, định cưvà sinh sống chủ yếu xung quanh dãynúi Răng Cưa thuộc hai xã Trà Nú, TràKót và một phần tại xã Trà Giáp.

Người Cor luôn có ý thức bảo tồn,gìn giữ và phát huy các phong tục tậpquán, bản sắc văn hóa truyền thống,riêng biệt của dân tộc mình. Trong đó,cây Nêu và bộ Gu truyền thống là biểutượng tâm linh, có vị trí đặc biệt quantrọng và xuyên suốt, không thể thiếutrong các hoạt động lễ hội như tết mùa,lễ cúng giỗ ông bà, tổ tiên hay tế cúngthần linh của người Cor.

Đối với cây Nêu truyền thống củangười Cor có 3 loại: Cây Nêu (Ô zô)

cúng giỗ ông bà tổ tiên; cây Nêu (Ô rát)ăn trâu lá, cúng các vị thần sông, thầnsuối, thần núi… và cây Nêu (Ô cờ trấu)ăn trâu huê, cúng thần trời, thần đất, thầnnước… Mỗi cây Nêu hoàn thành cóchiều cao trung bình từ 5 đến 9m và đềucó 3 phần chính gồm đỉnh; thân cây vớicác gu, mâm cúng, chuỗi hạt cườm vàphần gốc có nài cột câu. Các phần nàycơ bản giống nhau về hoa văn, họa tiếttrang trí, chỉ khác nhau phần linh vật ởđỉnh nhằm thể hiện tầm vóc và vị thếquan trọng của vị thần linh theo mụcđích của lễ cúng. Cây Nêu là thành phầnquan trọng nhất trong các lễ hội củangười Cor, là tâm điểm cúng tế ở ngoàitrời và được chuẩn bị trước rất cẩntrọng, kéo dài hàng tháng trời với nhiềungười có kinh nghiệm cùng tham gia.

Sau khi hoàn tất các khâu chuẩn bị,người Cor chọn ngày lành, tháng tốt tổchức cúng xin phép được dựng cây Nêu.Theo phong tục của người Cor, nghi lễcúng được thực hiện 2 lần. Lần đầu,người Cor cúng sản vật và con vật sốngnhư gạo nếp, gà, lợn để kính báo ông bàtổ tiên và các vị thần về dự. Kết thúcnghi lễ cúng lần đầu, người Cor tiếnhành dựng cây Nêu; đồng thời giết thịtcác con vật sống, nấu chín và cúng tiếpmột lần nữa để ông bà, tổ tiên thần linhcùng hưởng và thiết đãi dân làng, kháchquý.

Nếu như cây Nêu là tâm điểm nghithức cúng tế ở ngoài trời thì bộ Gu lại làtâm điểm của nghi thức cúng tế ở trongnhà của người Cor. Người Cor có bốn

loại Gu gỗ rất độc đáo, thường chỉ treotrong nhà gồm: Gu Bla treo giữa nhà;Gu Mók treo ở cửa ra vào nhà; Gu MókTum treo ở cửa ra vào bếp và Gu Tumtreo ở giữa bếp. Trong đó, Gu Bla đượctrang trí cầu kỳ, công phu nhất, thườngcó các linh vật và muông thú. NgườiCor chia Gu Bla thành 2 loại là Gu trốngvà Gu mái, tiếng Cor gọi là Gu Pô và GuPi. Mỗi tấm, nhánh của Gu đều là nhữngtác phẩm nghệ thuật đặc sắc của nhữngnghệ nhân người Cor khéo tay, môphỏng, tái hiện cuộc sống đời thườngnơi người Cor sinh sống và quan niệmcủa họ về các thần linh, vũ trụ, tínngưỡng, niềm tin… Trước khi treo cácbộ Gu, người Cor cũng thực hiện cácnghi lễ tâm linh như cúng dựng câyNêu. Ngoài treo ở trong nhà, các bộ Gucòn được tái hiện, treo trang trí làm điểmtọa lạc để thờ các thần linh trên cây Nêuở ngoài trời.

Theo các nhà nghiên cứu, nghi thứcdựng cây Nêu và bộ Gu là tổng thểnhững nét văn hóa tinh túy, riêng biệt,độc đáo nhất và xuyên suốt trong đờisống văn hóa tâm linh, ý nguyện, niềmtin của người Cor. Ngày 25.8/2014, BộVHTTDL có Quyết định số 2684 côngnhận, đưa nghi thức lễ dựng cây Nêu vàbộ Gu người Cor của hai xã Trà Kót, TràNú huyện Bắc Trà My vào danh mục Disản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây làniềm tự hào, vinh dự lớn của cộng đồngngười Cor nói chung và bà con ngườiCor ở huyện Bắc Trà My nói riêng.

MinH HạnH

Nghi lễ dựng cây Nêu và bộ Gu của người Cor được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

chất lượng phục vụ trong ngành du lịch.Phát biểu tại hội thảo, ông Hà Văn

Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cụcDu lịch cho biết, trong 3 ngày làm việcvới các đại diện Đại học Arizona (HoaKỳ), các đại diện Việt Nam sẽ có thêm

nhiều kinh nghiệm trong việc phát triểnngành “công nghiệp không khói” và xuhướng của thế giới hiện nay. Bên cạnhđó, hội thảo cũng góp phần nâng caochất lượng nguồn nhân lực ngành dulịch có chất lượng cao thực sự đáp ứng

nhu cầu hiện nay. Đây là một trongnhững yếu tố then chốt để tìm ra hướngphát triển ngành du lịch Việt Namtrước xu thế hội nhập và toàn cầu hóaquốc tế.

Đ.LâM

Sự kiện vấn đề

20 số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

Chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình Tân

Biên tậpTrung kIên, hồng Phượng,

hoàng Quân, Thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

Cấp ngày 18/9/2012

In tạiCông Ty Tnhh Thương mạI

ThIên Thành

Đồng bào dân tộc hiến kế bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Hơn 50 già làng, trưởng bản, nghệnhân và người uy tín của 16 dân tộc cósố dân dưới 10.000 người, đang sinhsống tại 8 tỉnh đã đóng góp ý kiến thiếtthực để bảo tồn, phát huy giá trị vănhóa truyền thống của dân tộc mình tạihội nghị do Bộ VHTTDL tổ chức ngày06.8 tại Hà Nội.

Việt Nam hiện có 16 dân tộc thiểusố có dân số dưới 10.000 người, baogồm Si La; Pu Péo; Rơ Măm; Brâu; ƠĐu; Pà Thẻn; Cờ Lao; Lô Lô; Mảng;Lự; Cống; Bố Y; Chứt; Ngái; La Ha;La Hủ, sinh sống chủ yếu tại các tỉnhSơn La, Điện Biên, Lai Châu, HàGiang, Lào Cai, Cao Bằng, Nghệ An,Kon Tum. Trong số này, đặc biệtquan tâm là có 5 dân tộc thiểu số códân số dưới 1.000 người là Si La, PuPéo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu đến từ cáctỉnh Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang,Nghệ An, Kon Tum. Văn hóa truyềnthống của đồng bào phong phúnhưng chưa được bảo tồn, phát huyđúng mức và đứng trước nguy cơ maimột, phai nhạt, mất dần bản sắc vănhóa tộc người. Bộ VHTTDL tổ chứchội nghị này nhằm xin ý kiến của cácgià làng, trưởng bản, nghệ nhân,người uy tín để cùng tìm ra các giảipháp cụ thể, thiết thực, phù hợp vớidân tộc mình trong việc bảo tồn, giữgìn và phát huy bản sắc văn hóa dântộc một cách hiệu quả. Bên cạnh đó,ý kiến của các già làng, trưởng bản,nghệ nhân, người có uy tín trongcộng đồng cũng góp phần giúp Bộ đềxuất các giải pháp hữu hiệu, cơ chếchính sách đặc thù phù hợp để bảotồn văn hóa các dân tộc có dân sốdưới 10.000 người; xác định nộidung bảo tồn, phát huy giá trị để vănhóa truyền thống của các dân tộcthoát khỏi tình trạng mai một, mấtbản sắc văn hóa.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nêunhiều ý kiến đóng góp, trong đó cónêu lên nguyên nhân khiến văn hóacủa các dân tộc thiểu số đứng trướcnguy cơ mai một, mất bản sắc. Đó làdo các dân tộc thường sinh sống ởmiền núi cao, biên giới, vùng sâuvùng xa nhưng có dân số ít, sống xenkẽ với các dân tộc khác nên văn hóacác dân tộc giao thoa, hội nhập lẫnnhau. Thêm vào đó, sự phát triểnnhanh của các loại hình văn hóa, giảitrí khác cũng gây sức ép lên các loạihình văn hóa truyền thống của đồngbào dân tộc ít người. Tri thức và nhậnthức của cộng đồng các dân tộc về vănhóa truyền thống cũng thay đổi theosự phát triển của xã hội, nhất là giớitrẻ nên ở nhiều nơi vai trò của giàlàng, trưởng bản không còn được coitrọng như trước. Nhiều nghệ nhânkhông còn mặn mà với việc traotruyền, hướng dẫn lớp trẻ tiếp thu,thực hành các giá trị văn hóa truyềnthống của dân tộc. Cộng đồng ngườidân không tự ý thức được việc giữ gìn,bảo vệ và phát huy giá trị truyền thốngcủa chính dân tộc mình.

Các đại biểu cũng thống nhất chorằng: Việc bảo tồn, phát huy các giá trịvăn hóa truyền thống của 16 dân tộcthiểu số có số dân dưới 10.000 người ởnước ta cần được sự quan tâm hơn nữacủa các cấp, các ngành. Việc bảo tồn,phát huy không chỉ dừng lại ở việc duytrì một lễ hội hay một vài yếu tố vănhóa riêng lẻ mà cần có biện pháp cụthể, hiệu quả nâng cao ý thức của cộngđồng trong việc gìn giữ văn hóa truyềnthống. Các đại biểu cũng nhấn mạnh:Bảo tồn giá trị văn hóa đặc sắc của cácdân tộc ít người cần phải để những disản này tồn tại, sống trong đời sốngcộng đồng. Do đó, các cấp, các ngành,địa phương phải có biện pháp khuyếnkhích những người hiểu biết về văn hóatrong các cộng đồng dân tộc này traotruyền cho thế hệ trẻ tiếp thu di sản vănhóa dân tộc mình. Bên cạnh đó cũngcần có chính sách động viên thanhthiếu niên các dân tộc tham gia học tập,gìn giữ văn hóa dân tộc, nhất là sửdụng, bảo tồn ngôn ngữ mẹ đẻ, trangphục, thực hành các loại hình nghệthuật truyền thống...

t.t.n

Đồng bào dân tộc phát biểu và chia sẻ về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống