toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – số 1040 –vanhien.vn

20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1040 ngày 05/9/2013 Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ (Tr.2) Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 18 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh (Tr.3) Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp nhận hơn 200 hiện vật (Tr.8) Độc đáo Lễ hội Khèn H’Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Tr.20) trong số nàY Khu Liên hợp Thể thao quốc gia đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì Sáng 29/8/2013, tại Hà Nội, Khu Liên hợp Thể thao quốc gia đã tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Đảng và Nhà nước trao tặng nhân Kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập. Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh đã gửi thư chúc mừng. Sau 10 năm đi vào hoạt động, Khu LHTTQG là địa điểm tổ chức thành công nhiều sự kiện, văn hóa, thể thao quan trọng của quốc gia, quốc tế; là nơi tập huấn các đội tuyển Thể thao quốc gia, tổ chức các giải Thể thao quốc gia... (Xem tiếp trang 10) Tuần Văn hóa Việt Nam tại Lào Chiều 29/8, tại Thủ đô Vientiane, Bộ VHTTDL Việt Nam; Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào; Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đã phối hợp tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam 2013 tại Lào. Đây là sự kiện văn hoá quan trọng Kỷ niệm 68 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2013). Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định, Tuần Văn hóa Việt Nam 2013 được tổ chức tại Lào nhằm nâng cao tình đoàn kết; thúc đẩy hợp tác du lịch, văn hóa nghệ thuật giữa Việt Nam và Lào ngày càng phát triển. (Xem tiếp trang 3) Ảnh: C.T.V Bộ VHTTDL vừa ra Quyết định số 2782/QĐ-BVHTTDL ngày 15/8/2013 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”. Mục tiêu là đến năm 2020, du lịch biển trở thành ngành động lực của kinh tế biển Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh”… (Xem tiếp trang 4) Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến 2020 Hội An - Cù Lao Chàm là 1 trong 6 điểm du lịch biển tầm cỡ được hướng đến

Upload: longvanhien

Post on 26-Jun-2015

302 views

Category:

News & Politics


1 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1040 ngày 05/9/2013

Quy hoạch tổng thể bảo tồn,phát huy giá trị di tích ThànhNhà Hồ

(Tr.2)Liên hoan Phim Việt Nam

lần thứ 18 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh

(Tr.3)Bảo tàng Hồ Chí Minh

tiếp nhận hơn 200 hiện vật (Tr.8)

Độc đáo Lễ hội Khèn H’Môngtrên Cao nguyên đá Đồng Văn

(Tr.20)

trong số này

Khu Liên hợp Thể thaoquốc gia đón nhậnHuân chương Lao độnghạng Nhì

Sáng 29/8/2013, tại Hà Nội, KhuLiên hợp Thể thao quốc gia đã tổ chứcLễ đón nhận Huân chương Lao độnghạng Nhì do Đảng và Nhà nước traotặng nhân Kỷ niệm 10 năm Ngàythành lập. Nhân dịp này, Bộ trưởng BộVHTTDL Hoàng Tuấn Anh đã gửi thưchúc mừng.

Sau 10 năm đi vào hoạt động, KhuLHTTQG là địa điểm tổ chức thànhcông nhiều sự kiện, văn hóa, thể thaoquan trọng của quốc gia, quốc tế; lànơi tập huấn các đội tuyển Thể thaoquốc gia, tổ chức các giải Thể thaoquốc gia...

(Xem tiếp trang 10)

Tuần Văn hóa Việt Nam tại LàoChiều 29/8, tại Thủ đô Vientiane, Bộ VHTTDL Việt Nam; Bộ Thông

tin, Văn hóa và Du lịch Lào; Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đã phối hợp tổchức Tuần Văn hóa Việt Nam 2013 tại Lào. Đây là sự kiện văn hoá quantrọng Kỷ niệm 68 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (02/9/1945- 02/9/2013). Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ VHTTDL HuỳnhVĩnh Ái khẳng định, Tuần Văn hóa Việt Nam 2013 được tổ chức tại Làonhằm nâng cao tình đoàn kết; thúc đẩy hợp tác du lịch, văn hóa nghệ thuậtgiữa Việt Nam và Lào ngày càng phát triển. (Xem tiếp trang 3)

Ảnh:

C.T

.V

Bộ VHTTDL vừa ra Quyết định số 2782/QĐ-BVHTTDL ngày 15/8/2013 vềviệc phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Namđến năm 2020”. Mục tiêu là đến năm 2020, du lịch biển trở thành ngành độnglực của kinh tế biển Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu “Phấn đấu đến năm2020 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảmvững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh”…

(Xem tiếp trang 4)

Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam

đến 2020

Hội An - Cù Lao Chàm là 1 trong 6 điểm du lịch biển tầm cỡ được hướng đến

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1040 l 05.9.2013

Tại Quyết định số 1495/QĐ-TTgngày 26/8/2013, Thủ tướng Chính phủđã phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạchtổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tíchThành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắnvới phát triển du lịch.

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạchđược xác định theo ranh giới đượcUNESCO công nhận, bao gồm khuvực di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụcận thuộc địa bàn các xã Vĩnh Long,Vĩnh Tiến, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên,Vĩnh Thành, Vĩnh Phúc, Vĩnh Khang,Vĩnh Ninh và Thị trấn Vĩnh Lộc, thuộchuyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.Ranh giới nghiên cứu được xác định:phía Bắc giáp chân núi bên kia ThổTượng, phía Nam giáp bờ bên kia sôngMã và sông Bưởi, phía Đông giápchân núi bên kia núi Hắc Khuyển vàphía Tây giáp chân núi bên kia núiNgưu Ngọa.

Quy hoạch có quy mô khoảng5.078,5ha, gồm vùng lõi và vùng đệm,trong đó vùng lõi rộng 155,5ha vàvùng đệm rộng 4.923ha.

Mục tiêu Quy hoạch là bảo tồn, tôntạo di tích Thành Nhà Hồ nhằm bảotồn vững chắc, tôn vinh giá trị nổi bậttoàn cầu của khu di tích Thành Nhà Hồlà di sản văn hóa thế giới và xây dựngsản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử đặcbiệt của khu vực Bắc Trung Bộ.

Về nội dung và yêu cầu nghiêncứu, quyết định nêu rõ: cần khảo sát,đo vẽ và đánh giá hiện trạng di tích;nghiên cứu các tư liệu thư tịch và hồsơ khảo cổ, hoàn thiện hồ sơ hệ thốngdi tích; hiện trạng quản lý di tích; tìnhhình kinh tế-xã hội và du lịch; xác địnhcấu trúc quy hoạch, kiến trúc cảnhquan khu vực Thành Nhà Hồ và vùngphụ cận; nghiên cứu các tư liệu thưtịch và hồ sơ khảo cổ; dự báo pháttriển và xác định các chỉ tiêu kinh tế -xã hội khu vực quy hoạch trong quátrình quản lý tài sản; định hướng quyhoạch không gian bảo tồn, hạ tầng kỹthuật bảo tồn và phát huy giá trị di tíchgắn với phát triển du lịch…

Quá trình thực hiện quy hoạch cầnkiến nghị về việc điều chỉnh mở rộnghoặc thu hẹp các khu vực bảo vệ ditích. Xác định các vùng cảnh quanthiên nhiên cần phải bảo vệ để khôngảnh hưởng đến di tích; các khu vựccho phép xây dựng mới; các khu vựchạn chế kiểm soát phát triển. Đồngthời đề xuất định hướng bảo quản, tubổ, phục hồi di tích, trong đó đề xuấtđịnh hướng tổng thể bảo tồn, tu bổ,phục hồi đối với quần thể di tíchThành Nhà Hồ; xác định danh mục cácđối tượng di tích bảo tồn, tu bổ, phụchồi và mức độ bảo tồn đối với từnghạng mục di tích; xác định nguyên tắc

và giải pháp cơ bản đối với việc bảoquản, tu bổ, phục hồi di tích; đề xuấtdanh mục các di tích dự kiến xếp hạngbổ sung; đề xuất cơ chế và giải phápquản lý môi trường; đề xuất địnhhướng phát triển du lịch khu di tíchThành Nhà Hồ gắn với du lịch tỉnhThanh Hóa và khu vực miền Trung,gắn với du lịch cả nước và tuyến thamquan di tích Thành Nhà Hồ và vùngphụ cận; giải pháp phục hồi, tôn tạocác di vật thể gắn với việc tôn vinhtổng thể khu di tích Thành Nhà Hồ;gắn với duy trì giá trị văn hóa phi vậtthể và cảnh quan xung quanh di tích.

Về xây dựng phân khu chức năng,cần đề xuất cơ cấu phân khu chức năngxây dựng, gồm các khu vực bảo tồn ditích; khu dân cư đô thị - nông thôn;khu vực phát triển các chức năng côngcộng, dịch vụ du lịch; vùng bảo vệcảnh quan thiên nhiên... phù hợp vớicác định hướng bảo tồn và phát huygiá trị di tích, phù hợp với các địnhhướng phát triển kinh tế - xã hội củahuyện Vĩnh Lộc nói riêng, tỉnh ThanhHóa nói chung.

Thủ tướng Chính phủ giao Ủy bannhân dân tỉnh Thanh Hóa là cơ quanquản lý lập quy hoạch. Thời gian lập quyhoạch không quá 24 tháng kể từ ngàynhiệm vụ Quy hoạch được phê duyệt

H.P

Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ

Bộ VHTTDL vừa ban hành Vănbản số 3088/BVHTTDL-DSVH thoảthuận về việc xây dựng công trìnhtượng đài Chiến thắng Ngã Năm tỉnhSóc Trăng theo đề nghị của UBNDtỉnh Sóc Trăng. Sau khi xem xét, BộVHTTDL thống nhất với đề nghị củaUBND tỉnh Sóc Trăng về chủ trươngđầu tư xây dựng công trình tượng đàichiến thắng Ngã Năm thuộc di tíchĐịa điểm chiến thắng chi khu Ngã

Năm, huyện Ngã Năm nhằm tồnvinh sự nghiệp đấu tranh cách mạnggiải phóng đất nước cho thế hệ trẻ vàphát huy giá trị của di tích. Tuynhiên, trước khi triển khai lập Dự án,UBND tỉnh Sóc Trăng cần chỉ đạo cơquan chuyên môn tính toán quy môhợp lý, phương án phát huy giá trị đểthu hút các nguồn lực đầu tư, phùhợp với tình hình kinh tế-xã hộitrước mắt cũng như lâu dài.

Kinh phí của Chương trình mụctiêu quốc gia về văn hóa không đượcphép bố trí để xây dựng tượng đài.Vì vậy, sau khi có ý kiến thỏa thuậncủa Bộ VHTTDL về quy mô củacông trình, đề nghị UBND tỉnh SócTrăng có Tờ trình báo cáo Thủ tướngChính phủ xem xét hỗ trợ kinh phívà huy động các nguồn lực để thực hiện.

Đ.A

Sóc Trăng: Xây dựng công trình tượng đài Chiến thắng Ngã Năm

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1040 l 05.9.2013

Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng củaTuần lễ Văn hóa Việt Nam lần này trongbối cảnh quan hệ hai nước đang pháttriển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, làniềm động viên to lớn đối với nhân dânhai nước trong việc triển khai thực hiệnkế hoạch phát triển kinh tế-xã hội mà haiĐảng đã đề ra, Thứ trưởng Bộ Thông tin,Văn hóa và Du lịch Lào BoungeunSapuvong cũng bày tỏ tin tưởng sự kiệnvăn hóa đầy ý nghĩa này sẽ tăng cườnghơn nữa quan hệ hợp tác gắn bó giữa haiBộ, góp phần vun đắp tình hữu nghịtruyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợptác toàn diện giữa Việt Nam - Lào ngày

một bền vững.Tuần Văn hóa Việt Nam tại Lào diễn

ra với nhiều chương trình nghệ thuật đặcsắc do các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ biểudiễn phục vụ nhân dân Lào và cộng đồngngười Việt tại Lào. Đoàn nghệ sĩ, diễnviên Nhà hát Tuổi trẻ đã giới thiệu đếncác bạn Lào những chương trình nghệthuật đậm màu sắc văn hóa Việt Nam.

Bên cạnh đó, Làng Văn hoá - Du lịchcác dân tộc Việt Nam cũng tham gia tổchức Triển lãm ảnh giới thiệu về đờisống văn hóa của các dân tộc Việt Nam;phong cảnh đất nước, biển đảo và tìnhhữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào…

Trong không gian tổng thể của khu Triểnlãm, du khách tham quan được giới thiệunhững tư liệu, phim, ảnh... về hình ảnhmối quan hệ toàn diện trên nhiều lĩnhvực giữa hai Đảng, hai Nhà nước, trongđó có lĩnh vực văn hóa, thể thao và dulịch. Đặc biệt, những hình ảnh đặc sắc,đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc ViệtNam và hình ảnh đại diện cho tinh thầnđại đoàn kết các dân tộc, tiêu biểu nhấtlà Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc ViệtNam, “ngôi nhà chung” của cộng đồngcác dân tộc anh em cũng được giới thiệutới nhân dân Lào.

t.HợP

Tuần Văn hóa Việt Nam… (Tiếp theo trang 1)

Sáng 27/8, tại Hà Nội, Bộ VHTTDLđã tổ chức Họp báo giới thiệu Chươngtrình Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 18.

Phát biểu tại buổi họp báo, Thứtrưởng Vương Duy Biên khẳng định: Vớitiêu chí “Điện ảnh Việt Nam - Dân tộc,nhân văn, phát triển và hội nhập”, Liênhoan Phim Việt Nam lần thứ 18 là sựkiện văn hóa quy mô cấp quốc gia nhằmbiểu dương các tác phẩm điện ảnh ViệtNam sáng tạo, đậm bản sắc dân tộc vàgiàu tính nhân văn; Là cơ hội để các nhàquản lý, văn nghệ sĩ điện ảnh, các nhà sảnxuất, phổ biến phim quy tụ, đối thoại,giao lưu và trao đổi kinh nghiệm. Sự kiệnnày được tổ chức tại TP. Hạ Long đúngvào dịp Kỷ niệm 50 năm Thành lập tỉnhQuảng Ninh, đây sẽ là cơ hội để chúngta quảng bá Di sản thiên nhiên thế giớiVịnh Hạ Long và hình ảnh đất nước, conngười Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 18do Bộ VHTTDL phối hợp với UBNDtỉnh Quảng Ninh tổ chức, sẽ diễn ra từ11-15/10/2013 với nhiều hoạt độngphong phú, đặc sắc. Bên cạnh sự kiệnKhai mạc; Bế mạc và Trao giải, trongkhuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam lầnthứ 18 còn có các hoạt động: Triển lãm:

“Điện ảnh với Quảng Ninh” (Khai mạcvào 14h00 ngày 12/10/2013 tại nhà triểnlãm Hội văn học nghệ thuật tỉnh QuảngNinh - Số 90 Lê Thánh Tông - Thành phốHạ Long, tỉnh Quảng Ninh); Hội thảo:“Điện ảnh với Quảng Ninh và quảng bádu lịch qua điện ảnh” (ngày 13/10/2013)và “Phát triển hợp tác sản xuất và pháthành phim” (ngày 15/10/2013); Tuầnphim Chào mừng Liên hoan Phim ViệtNam lần thứ 18 (được tổ chức tại Hà Nội,Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, dựkiến bắt đầu từ ngày 20/9/2013); tổ chứcchiếu các phim dự thi (phim truyện Điệnảnh, phim truyện Video, phim Tài liệu,phim Khoa học và phim Hoạt hình) tạicác rạp của thành phố Hạ Long, tỉnhQuảng Ninh và các vùng lân cận; tổ chứccác buổi gặp gỡ để nghệ sĩ giao lưu vớikhán giả là công nhân mỏ; giao lưu vớicác chiến sĩ bộ đội; giao lưu với học sinh,sinh viên; tổ chức hoạt động “Nghệ sĩđiện ảnh làm từ thiện” đối với một số đốitượng thuộc diện chính sách khó khăn(người nghèo, trẻ khuyết tật…); thamquan Khu di tích Yên Tử và Vịnh HạLong….

Tính đến thời điểm ngày 26/8/2013,Ban Tổ chức đã nhận được 48 hồ sơ đăng

ký phim tham dự Liên hoan Phim của 16cơ sở điện ảnh trên cả nước, trong đó có20 phim Truyện nhựa; 03 phim TruyệnVideo; 32 phim Tài liệu; 07 phim Khoahọc và 15 phim Hoạt hình. Sẽ có 3 BanGiám khảo (Phim Truyện; Phim Tài liệu,Khoa học; Phim Hoạt hình) đánh giá vàchọn lựa để tìm ra các giải thưởng dànhcho phim theo cơ cấu: 01 Bông senVàng, 02 Bông sen Bạc, 02 Giải thưởngcủa Ban Giám khảo cho các hạng mụcgiải tại Liên hoan lần này.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cũng sẽtrao các giải thưởng dành cho cá nhân,gồm: Đạo diễn xuất sắc; Tác giả Kịchbản xuất sắc; Quay phim xuất sắc; Nữdiễn viên chính xuất sắc; Nam diễn viênchính xuất sắc; Nữ diễn viên phụ xuấtsắc; Nam diễn viên phụ xuất sắc; Hoạ sỹthiết kế Mỹ thuật xuất sắc; Âm nhạc xuấtsắc; Thiết kế âm thanh xuất sắc và Giảiphim Truyện Điện ảnh yêu thích nhất dokhán giả bình chọn tại Liên hoan Phim.

Lễ Khai mạc Liên hoan Phim ViệtNam lần thứ 18 sẽ diễn ra vào 20h00ngày 12/10/2013 và được truyền hìnhtrực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyềnhình Việt Nam và Đài Truyền hìnhQuảng Ninh. K.A

Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 18 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

4 số 1040 l 05.9.2013

quản lý nhà nước

Mục tiêu phát triển cụ thể: Đếnnăm 2020, du lịch biển phải có được ítnhất 6 điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tếcó sức cạnh tranh cao trong khu vực làHạ Long - Bái Tử Long - Cát Bà; LăngCô - Cảnh Dương, Hội An - Cù laoChàm; Nha Trang - Cam Ranh, PhanThiết - Mũi Né và Phú Quốc; hìnhthành và bước đầu đi vào khai thácmột số cảng du lịch: Hạ Long, ĐàNẵng, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh vàPhú Quốc; thu hút được khoảng 22triệu lượt khách du lịch quốc tế, 58triệu lượt khách du lịch nội địa; tổngthu từ du lịch biển đạt trên 200.000 tỷđồng, tương đương 10 tỷ USD; tạo rakhoảng 600 nghìn việc làm trực tiếp và1,1 triệu việc làm gián tiếp, bằng 71%tổng lượt khách du lịch quốc tế và 61%

tổng lượt khách du lịch nội địa đi lạigiữa các địa phương, 68% tổng thu từdu lịch toàn quốc.

Đề án đã nêu 7 định hướng pháttriển chủ yếu về: Thị trường du lịchbiển; sản phẩm du lịch biển; xúc tiếnquảng bá du lịch biển; phát triển nguồnnhân lực du lịch biển; tổ chức lãnh thổdu lịch; đầu tư phát triển du lịch biển;phát triển du lịch biển gắn với đảm bảoan ninh - quốc phòng.

Đề án đưa ra 5 giải pháp chủ yếunhằm phát triển du lịch biển, đảo vàvùng ven biển Việt Nam đến năm2020, và khung “Kế hoạch hành độngvề phát triển du lịch biển đến năm2020” bao gồm: Chương trình nângcao nhận thức xã hội về du lịch biển;Chương trình điều tra tổng hợp về tài

nguyên du lịch biển; Chương trình đầutư có hệ thống và có trọng điểm hạ tầngdu lịch biển; Chương trình xây dựngcác sản phẩm du lịch biển đặc thù;Chương trình xây dựng thương hiệu vàxúc tiến quảng bá du lịch biển; Chươngtrình đào tạo phát triển nguồn nhân lựccho du lịch biển; Chương trình hợp tácquốc tế về phát triển du lịch biển; Dựán rà soát và hoàn thiện hệ thống chínhsách phát triển du lịch biển; Dự án Quyhoạch tổng thể phát triển du lịch biểnViệt Nam đến năm 2020; Dự án pháttriển du lịch tại các quần đảo Hoàng Savà Trường Sa; Dự án lồng ghép kếhoạch ứng phó tác động của biến đổikhí hậu vào quy hoạch phát triển dulịch biển đến năm 2020.

tHtt

Phát triển du lịch biển, đảo… (Tiếp theo trang 1)

Bộ VHTTDL vừa có văn bản trìnhThủ tưởng Chính phủ phê duyệt đề án"Phát triển du lịch cộng đồng kết hợpxóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơcấu kinh tế nông thôn đến năm 2020".Theo đó, Đề án gồm 3 phần: Thực trạngphát triển du lịch cộng đồng, công tácxóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơcấu kinh tế nông thôn; Nội dung địnhhướng phát triển du lịch cộng đồng đếnnăm 2020; Nội dung kết hợp giữa dulịch cộng đồng với xóa đói giảm nghèovà chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngthôn; các giải pháp và tổ chức thực hiện.

Đề án xác định 5 quan điểm chủ đạoxuyên suốt trong quá trình thực hiện đólà: Phát triển du lịch chủ yếu dựa vàocộng đồng; coi cộng đồng dân cư làtrung tâm trong các hoạt động du lịch;hướng cho cộng đồng dân cư chủ độngvà tích cực tham gia vào hoạt động dulịch và hưởng lợi từ hoạt động du lịchnhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo,nâng cao đời sống và chuyển dịch cơcấu kinh tế nông thôn. Không ngừng kếthừa, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn

thông qua triển khai mô hình thí điểmdu lịch cộng đồng để trên cơ sở đó từngbước phổ biến nhân rộng trên phạm vicả nước. Phát huy vai trò chủ động vàtăng cường năng lực tham gia của cộngđồng dân cư để phát triển du lịch bềnvững trên cơ sở khai thác hợp lý, thiếtthực và có trách nhiệm những tiềm năngvề tài nguyên văn hóa và sinh thái đadạng và nổi trội của địa phương.Khuyến khích vai trò và trách nhiệm vềkinh tế-xã hội và môi trường của doanhnghiệp du lịch.

Với những lợi ích từ du lịch cộngđồng và trên cơ sở tiềm năng và lợi thếcủa đất nước, việc phát triển du lịchcộng đồng sẽ là khâu đột phá quan trọngvà hiệu quả để đẩy nhanh tiến trình hiệnđại hóa đất nước, chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng tích cực, đặc biệt vớivùng nông thôn.

Mục tiêu của đề án nhằm mở rộngquy mô và nâng cao chất lượng và hiệuquả phát triển du lịch cộng đồng thôngqua tăng cường năng lực tổ chức hoạtđộng du lịch cho cộng đồng dân cư

nông thôn, với sự hỗ trợ và tạo điềukiện thuận lợi của nhà nước và sự thamgia tích cực của các doanh nghiệp dulịch và các tổ chức xã hội. Phát triểnmạnh du lịch dựa vào cộng đồng và vìcộng đồng nhằm tạo ra sự đa dạng vàhấp dẫn cho sản phẩm du lịch ViệtNam, đồng thời trực tiếp mang lại hiệuquả thiết thực cho kinh tế địa phương,góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiệnđời sống và chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn. Cụ thể, mục tiêu đến năm2020 cơ bản hoàn thành, đưa vào ápdụng khung pháp lý, hệ thống chínhsách, tiêu chuẩn, quy chuẩn và hướngdẫn kỹ thuật chuyên ngành về du lịchcộng đồng. Phát triển thành công 4 môhình thí điểm về du lịch cộng đồng tại4 địa phương đại diện để trên cơ sở đóhình thành và đưa vào áp dụng cẩmnang hướng dẫn phát triển du lịch cộngđồng. Hỗ trợ tăng cường năng lực choít nhất 30% các địa phương vùng nôngthôn có tiềm năng phát triển du lịchcộng đồng...

H.P

Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

5số 1040 l 05.9.2013

quản lý nhà nước

- Bộ VHTTDL có Quyết định số2825/QĐ-BVHTTDL, ngày 20/8/2013,giao Viện Phim Việt Nam phối hợpvới Phòng trưng bày Virka Gallery(Phần Lan) tổ chức Triển lãm điệnảnh với chủ đề “Đất nước đi lên từchiến tranh” trong khuôn khổ cáchoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lậpquan hệ ngoại giao Việt Nam -Phần Lan. Thời gian từ ngày 12-18/9/2013, tại Phòng trưng bàyVirka Gallery (Phần Lan). Nộidung triển lãm gồm: Triển lãm ápphích, album áp phích phim ViệtNam; trình chiếu phim tư liệu dướidạng đĩa DVD có phụ đề tiếng Anhvà phát hành bộ bưu thiếp về phimViệt Nam.

- Ngày 23/8/2013, Bộ VHTTDLcó Quyết định số 2887/QĐ-BVHTTDL, cho phép Sở VHTTDLtỉnh Hà Giang phối hợp với ViệnKhảo cổ học khai quật tại di chỉSinh Suối Hồ, xã Cản Tỷ, huyện

Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Thời giantừ 03/9-30/10/2013 với diện tích150m2. Những hiện vật thu thậpđược trong quá trình khai quật giaocho Sở VHTTDL tỉnh giữ gìn, bảoquản. Khi bàn giao phải có biên bảngiao nhận, tránh để hiện vật bị hưhỏng, thất lạc.

- Bộ VHTTDL có Quyết định số2901/QĐ-BVHTTDL ngày 26/8/2013,cho phép Sở VHTTDL tỉnh QuảngNinh phối hợp với Viện Khảo cổhọc khai quật tại Chùa Linh Sơn,phường Hải Yên, thành phố MóngCái, tỉnh Quảng Ninh. Thời giankhai quật từ 03/9-30/10/2013 vớidiện tích khai quật 500m2.

- Tại Quyết định 2902/QĐ-BVHTTDL ngày 26/8/2013, BộVHTTDL cho phép Sở VHTTDLtỉnh Đắk Nông phối hợp với ViệnKhảo cổ học khai quật tại ThônTám, xã Đăk Will, huyện Cư Jút,tỉnh Đắk Nông. Thời gian khai quật

từ 03/9-30/10/2013 với diện tíchkhai quật 40m2.

- Ngày 26/8/2013 Bộ VHTTDLcó Quyết định số 2914/QĐ-BVHTTDL, về xếp hạng di tích quốcgia di tích lịch sử “Đền thờ Tăng BạtHổ” xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân,tỉnh Bình Định.

- Bộ VHTTDL có Quyết định số2916/QĐ-BVHTTDL ngày 26/8/2013,về xếp hạng di tích quốc gia di tíchlịch sử “Địa điểm Ban Kiểm tra Khuủy Khu V” xã Trà Tân, huyện BắcTrà My, tỉnh Quảng Nam.

- Tại Quyết định số 2928/QĐ-BVHTTDL ngày 27/8/2013 BộVHTTDL, giao Trung tâm Văn hóaViệt Nam tại Lào phối hợp với CụcHợp tác quốc tế và các cơ quan,đơn vị liên quan, tuyên truyền,quảng bá, tổ chức “Tuần Văn hóaViệt Nam tại Lào 2013”, từ ngày28/8-03/9/2013.

tHtt

VăN BảN Mới

Tại Văn bản số 3119/BVHTTDL-DSVH ngày 28/8, Bộ VHTTDLđồng ý thẩm định Dự án tu bổ, tôntạo di tích chùa Trung, thuộc Khu ditích Nhà Trần tại Đông Triều, tỉnhQuảng Ninh theo đề nghị thỏa thuậncủa Ban quản lý các di tích trọngđiểm tỉnh Quảng Ninh. Sau khi xemxét, Bộ VHTTDL có ý kiến như sau:Thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo ditích chùa Trung, bao gồm các nộidung: Phương án mặt bằng tu bổ, tôntạo tổng thể; tu bổ mộ tháp; tôn tạoxây dựng mới Cổng chùa, Tam bảo (bố cục mặt bằng chữ nhị), Nhà tổ,Nhà khách, Am hóa vàng, Nhà bếp +Vệ sinh.

Bộ VHTTDL lưu ý một số nộidung sau: Bổ sung phương án bảo

tồn các vết tích khảo cổ dấu vết nềnmóng Tam bảo và công trình NhàMẫu thời Nguyễn hiện còn.

Quy hoạch tổng thể bảo tồn vàphát huy giá trị khu di tích Nhà Trầnở Đông Triều đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt không có nộidung phục hồi hồ nước, vì vậy nộidung Dự án cần bỏ hạng mục này vàkhông xây dựng mới lầu vọng cảnh,không sử dụng đèn đá, đèn chùmchiếu sáng sân vườn di tích.

Do chưa có cơ sở xác định vị tríphía sau Tam bảo có công trình Nhàtổ, mặc khác nếu xây Nhà tổ tại đâysẽ cao hơn công trình Tam bảo vàphải san gạt địa hình làm thay đổicảnh quan di tích. Do đó, đề nghịkhông xây dựng Nhà tổ phía sau Tam

bảo và nghiên cứu chuyển đổi côngtrình Nhà tăng thành công trình Nhàtổ, kết hợp Nhà tăng và Nhà kháchthành một công trình.

Về phương án thiết kế Tam bảo:Không đắp bình phong trên bờ nócTiền đường và tham khảo mẫu kìmnóc, đao của di tích đền Và ( Hà Nội)để thiết kế con giống trên mái. Điềuchỉnh thiết kế kiến trúc vách trục 1-2 và trục 5-6 cho phù hợp truyềnthống. Không làm rồng thành bậc.Khi triển khai thiết kế cần bổ sungphương án bố trí nội thất công trình.Sử dụng tên gọi Cổng chùa thay chotên gọi Tam quan. Dự án cần bổ sunglàm rõ giải pháp quản lý, sử dụng ditích sau khi đầu tư.

H.P

Quảng Ninh: Thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Trung

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

6 số 1040 l 05.9.2013

quản lý nhà nước

Tại Văn bản số 3102/BVHTTDL-DSVH ngày 27/8 gửi UBND tỉnh TràVinh, Bộ VHTTDL thống nhất với đềnghị của UBND tỉnh Trà Vinh về chủtrương lập Dự án tu bổ, tôn tạo di tíchchùa Teakhinasakor Ta Lôn (Cái Cối)để bảo tồn và phát huy giá trị.

Trên cơ sở nội dung Dự án đượcphê duyệt, Bộ VHTTDL sẽ xem xét hỗtrợ một phần kinh phí từ Chương trình

mục tiêu quốc gia về văn hóa cho tu bổ,tôn tạo các hạng mục gốc của di tích.Đối với các hạng mục khác đề nghịUBND tỉnh Trà Vinh chủ động bố trí từngân sách địa phương và huy động cácnguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.

Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnhTrà Vinh lập, trình duyệt và tổ chứcthực hiện Dự án phải tuân theo quyđịnh tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP

ngày 18/9/2012 của Chính phủ Quyđịnh chi tiết về thẩm quyền, trình tự,thủ tục lập, phê duyệ quy hoạch, dự ánbảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịchsử-văn hóa, danh lam thắng cảnh vàThông tư số 18/TT-BVHTTDL ngày28/12/2012 của Bộ VHTTDL quy địnhchi tiết một số quy định về bảo quản,tu bổ, phục hồi di tích.

Đ.N

Bộ VHTTDL đã có Văn bản số3104/BVHTTDL-DSVH ngày 27/8cho ý kiến về việc lập Quy hoạch tổngthể quần thể di tích thuộc xã HiềnQuan, di tích chùa Hiền Quan (PhúcKhánh tự), di tích đình Hiền Quan vàlập dự án bảo quản , tu bổ di tích đìnhĐào Xá, xã Đào Xá, huyện ThànhThủy. Theo đó, văn bản nêu rõ: Về lậpQuy hoạch tổng thể quần thể di tích đềnHiền Quan, di tích chùa Hiền Quan(Phúc Khánh tự), di tích đình HiềnQuan: căn cứ quy định tại Nghị định số70/2012/NĐ-CP của Chính phủ Quyđịnh chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủtục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảoquản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử- vănhóa, danh lam thắng cảnh và Thông tư

số 18/TT-BVHTTDL của Bộ VHTTDLquy định chi tiết một số quy định về bảoquản, tu bổ, phục hồi di tích, thì di tíchđền Hiền Quan, di tích chùa Hiền Quan(Phúc Khánh tự), di tích đình HiềnQuan không nhất thiết lập thành Quyhoạch tổng thể mà lập thành Dự án tổngthể bảo quản, tu bổ di tích trong đó cóquy hoạch tổng mặt bằng.

Đối với di tích đình Hiền Quan dochưa được xếp hạng quốc gia, nên việctriển khai lập và phê duyệt Dự án bảoquản, tu bổ di tích thuộc thẩm quyềncủa UBND tỉnh Phú Thọ.

Về lập Dự án bảo quản, tu bổ di tíchđình Đào Xá, xã Đào Xá, huyện ThànhThủy: thống nhất với đề nghị củaUBND tỉnh Phú Thọ về chủ trương lập

Dự án bảo quản, tu bổ di tích đình ĐàoXá để bảo tồn và phát huy giá trị.

Về kinh phí, thông qua Chươngtrình mục tiêu quốc gia về văn hóa, BộVHTTDL đã và đang hỗ trợ cho tỉnhPhú Thọ tu bổ, tôn tạo một số di tíchnhư: chùa Bồng Lai, đình Hữu Bổ,chùa Viên Sơn, đình Bảo Đà, đền ĐàoXá (Tam Công)… Do đó, để thực hiệnDự án bảo quản, tu bổ di tích đền HiềnQuan, di tích chùa Hiền Quan (PhúcKhánh tự), di tích đình Hiền Quan vàdi tích đình Đào Xá, Bộ VHTTDL đềnghị UBND tỉnh Phú Thọ chủ động bốtrí từ ngân sách địa phương và huyđộng các nguồn vốn hợp pháp khác đểthực hiện.

H.P

Phú Thọ: Quy hoạch quần thể di tích đình, đền, chùa Hiền Quan

Trà Vinh: Tu bổ, tôn tạo di tích chùa Teakhinasakor Ta Lôn

Dự án Danh tướng Việt Nam vừađược công bố tại Bảo tàng Lịch sửQuân sự Việt Nam (số 28A Điện BiênPhủ, Q.Ba Đình, Hà Nội). Dự án do Hộiquán Di sản thực hiện, với sự giúp đỡcủa Hội Sử học Việt Nam, Liên hiệpUNESCO Hà Nội, nhằm tôn vinh cácvị anh hùng dân tộc, đồng thời để ngườidân trong nước hiểu rõ hơn về chiếncông của các danh tướng Việt Nam.

Giai đoạn đầu, dự án sẽ tạo hình 4nhân vật lịch sử gồm Việt quốc côngLý Thường Kiệt, Hưng Đạo Đại

vương Trần Quốc Tuấn, Hoàng đếQuang Trung - Nguyễn Huệ và Đạitướng Võ Nguyên Giáp. Tạo hình củaHưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấndựa trên nguyên mẫu bức tượng củaNSƯT, họa sĩ, nhà điêu khắc, Thứtrưởng Bộ VHTTDL Vương DuyBiên. Hoàng đế Quang Trung dựa trênnguyên mẫu bức tượng của Phó giáosư, nhà giáo, nhà điêu khắc VươngHọc Báo. Hình ảnh về Việt quốc côngLý Thường Kiệt do họa sĩ Hà DũngHiệp thiết kế và tạo hình Đại tướng Võ

Nguyên Giáp do họa sĩ Đặng XuânHùng thiết kế.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức,mẫu tặng vật trong dự án sẽ tiếp tụcđược trưng bày tại không gian của Bảotàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chođến hết ngày 10/9/2013, để đón nhậnnhững đóng góp ý kiến của đông đảocông chúng. 2 bức tượng còn lại của Đạitướng Võ Nguyên Giáp sẽ ra mắt đúngdịp 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ(1954 - 2014) và của Lý Thường Kiệt sẽra mắt vào dịp 910 năm ngày mất củaViệt Quốc Công Lý Thường Kiệt (1105-2015). N.tHANH

Công bố Dự án "Danh tướng Việt Nam"

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

7số 1040 l 05.9.2013

quản lý nhà nước

Ngày 29/8, Bộ VHTTDL đã banhành Quyết định số 2953/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Lễ hộiDu lịch-Văn hoá Việt Nam tại NhậtBản năm 2013. Thời gian tổ chứctừ 11/9 đến 23/9/2013, tại Tokyo,Osaka, Kobe và Aichi.

Theo Quyết định, Bộ VHTTDLquyết định giao Cục Hợp tác quốctế chủ trì, phối hợp với Tổng cụcDu lịch, Sở VHTTDL TP. Hồ ChíMinh tổ chức Lễ hội Du lịch-Vănhoá Việt Nam trong khuôn khổhoạt động Kỷ niệm 40 năm Thiếtlập Quan hệ ngoại giao giữa hainước Việt Nam - Nhật Bản. Cáchoạt động của chương trình gồm:Chương trình biểu diễn nghệ thuậtca múa nhạc dân tộc và trình diễn

trang phục truyền thống; Triển lãmgiới thiệu ảnh Việt Nam, đất nước,con người, các sản phẩm thủ côngmỹ nghệ, trang phục, ẩm thực…;Hội thảo xúc tiến du lịch Việt Nam,quảng bá Du lịch Việt Nam tạiNhật Bản.

Cũng theo Quyết định của BộVHTTDL, các nhiệm vụ được phâncông cho từng đơn vị. Cụ thể nhưsau: Cục Hợp tác quốc tế chịu tráchnhiệm điều phối chung, lên kếhoạch chi tiết cho từng hoạt độngvà xây dựng chương trình tổng thể;trao đổi, thống nhất giữa ta với phíaNhật Bản, phối hợp với Bộ Ngoạigiao, Đại sứ quán Việt Nam tạiNhật Bản để thực hiện công tác tổchức nói chung, quảng bá, tuyên

truyền cho sự kiện; tổ chức khônggian triển lãm; tổ chức cho đoàntruyền thông tham gia đưa tin cácsự kiện; phối hợp với Tổng cục Dulịch tổ chức Hội thảo xúc tiến Dulịch Việt Nam.

Sở VHTTDL TP. Hồ Chí Minhxây dựng các chương trình biểudiễn nghệ thuật dân tộc và trìnhdiễn trang phục truyền thống tạiTokyo, Osaka, Kobe và Aichi.

Tổng cục Du lịch chịu tráchnhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch,nội dung và tổ chức Hội thảo xúctiến du lịch Việt Nam tại Nhật Bản;Mời một số tỉnh/thành, các doanhnghiệp du lịch Việt Nam và NhậtBản tham gia Hội thảo.

tHtt

Sáng 30/8, tại trụ sở BộVHTTDL, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh đã có buổi tiếp Ngài ClaudioRicardo Guitierrez, Tân Đại sứArgentina tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh bày tỏ vui mừng khi quanhệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam -Argentina, nhất là trên lĩnh vực vănhóa, thể thao và du lịch đang pháttriển tốt đẹp. Bộ trưởng tin tưởngĐại sứ Claudio Ricardo Guitierrez sẽlà cầu nối quan trọng thúc đẩy quanhệ hợp tác giữa hai nước và khẳngđịnh sẽ tạo điều kiện để Đại sứ cómột nhiệm kỳ công tác thành côngtại Việt Nam.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhmong muốn trong thời gian tới hainước sẽ tăng cường hơn nữa sự hợptác trong lĩnh vực văn hóa, thể thaovà du lịch, cụ thể: Mở đường bay

thẳng Việt Nam-Argentina, tổ chứcTuần Văn hóa giữa hai nước; trao đổicác đoàn ngoại giao để học tập kinhnghiệm và tổ chức các trận thi đấuthể thao giao lưu (Bóng đá, Bóngbàn, Bóng chuyền và Tenis…).

Từ ngày 19 đến 22/9/2013, BộVHTTDL sẽ tổ chức “Tuần Văn hóaViệt Nam tại Argentina”, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh nhấn mạnh đây làhoạt động thiết thực Kỷ niệm 40 nămThiết lập quan hệ ngoại giao ViệtNam-Argentina, Bộ trưởng mongmuốn nhận được sự ủng hộ của Đạisứ nói riêng và Bộ Văn hóaArgentina nói chung để các hoạtđộng được diễn ra thành công, thôngqua đó thắt chặt thêm mối quan hệhợp tác hữu nghị giữa hai nước.

Phát biểu tại buổi tiếp, Đại sứClaudio Ricardo Guitierrez khẳngđịnh sẽ nỗ lực hết sức để hoàn thành

tốt nhiệm vụ, góp phần thúc đẩymối quan hệ hợp tác giữa hai nước.Đại sứ Claudio Ricardo Guitierrezcũng cho biết, hiện tại, đại sứ quánArgentina đang lên kế hoạch phốihợp với Việt Nam để tổ chức cáchoạt động văn hóa, nghệ thuật trongkhuôn khổ Tuần Văn hóa Việt Namtại Argentina và Tuần Văn hóaArgentina tại Việt Nam và sẽ gửiđến Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh bảnkế hoạch chi tiết các hoạt động diễnra trong khuôn khổ Tuần Văn hóaArgentina tại Việt Nam, dự kiếnđược tổ chức vào tháng 11/2013.Đồng thời, Đại sứ khẳng định sẽ tạođiều kiện để phía Việt Nam tổ chứcthành công “Tuần Văn hóa ViệtNam tại Argentina” cũng như cáchoạt động văn hóa, nghệ thuật khác.

t.HợP

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Tân Đại sứ Argentina tại Việt Nam

Tổ chức Lễ hội Du lịch-Văn hoá Việt Nam tại Nhật Bản năm 2013

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

8 số 1040 l 05.9.2013

quản lý nhà nước

Ngày 27/8, Ban Chỉ đạo Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa” tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hộinghị biểu dương gia đình văn hóa tiêubiểu xuất sắc lần thứ 2 - năm 2013.

Trong 5 năm qua (2007-2012),Phong trào xây dựng gia đình văn hóatrên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã thực sựtrở thành cuộc vận động văn hóa lớn,mang tính quần chúng rộng rãi, khẳngđịnh tính cấp thiết và có tác động tíchcực cho việc xây dựng đời sống vănhóa ở khu dân cư; huy động lực lượngquần chúng rộng lớn, phát huy tính tựchủ, tinh thần tự nguyện của nhân dân,từng bước nâng cao đời sống vật chất,tinh thần cho mỗi gia đình; góp phầngiáo dục đạo đức, nếp sống lành mạnh,văn minh và giữ gìn giá trị truyền thốngcủa dân tộc.

Các địa phương, đơn vị đã chútrọng nâng cao chất lượng của Phong

trào xây dựng gia đình văn hóa, đẩymạnh công tác vận động, tuyên truyền;gắn công tác xây dựng gia đình văn hóavới việc thực hiện nhiệm vụ chính trịcủa các cấp, các ngành và kế hoạchphát triển kinh tế-xã hội phù hợp vớitình hình thực tiễn ở địa phương thôngqua các chương trình xóa đói giảmnghèo; phong trào đền ơn đáp nghĩa;phong trào xây dựng gia đình nông dânvăn hóa; gia đình “5 không, 3 sạch”...

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí LêThanh Quang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịchHĐND tỉnh đã biểu dương những kếtquả mà Phong trào “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa” của Tỉnhđã đạt được trong thời gian qua; đồngthời yêu cầu trong thời gian tới, cấp ủy,chính quyền các cấp cần tăng cường sựlãnh đạo, chỉ đạo đối với phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa”; phối hợp chặt chẽ với các

Ban, ngành, đoàn thể trong việc xâydựng gia đình văn hóa; ưu tiên lựa chọnnhững việc cấp bách, có ý nghĩa thiếtthực tập trung hoàng thành từ nay đếnnăm 2015; đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, vận động nhân dân thực hiện tốtcác quy định của Trung ương, của tỉnhvề phong trào xây dựng gia đình vănhóa, gắn với việc học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo ngànhVHTTDL phối hợp với các địa phươngrà soát lại hoạt động của hệ thống thiếtchế văn hóa, thể thao cơ sở để đề xuấtchính sách phù hợp...

Nhân dịp này, UBND tỉnh KhánhHòa đã tặng Bằng khen cho 82 gia đìnhcó thành tích xuất sắc, tiêu biểu trongviệc triển khai thực hiện phong trào xâydựng đời sống văn hóa giai đoạn 5 năm2007-2012.

t.HợP

Khánh Hòa: Biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc

Ngày 27/8, Bảo tàng Hồ Chí Minh -Chi nhánh TP Hồ Chí Minh đã tổ chứcLễ trao - nhận hiện vật về Chủ tịch HồChí Minh nhân kỷ niệm 68 năm Cáchmạng Tháng Tám, Quốc khánh nướcCHXHCNVN (2/9) và 44 năm thựchiện Di chúc của Chủ tịch Hồ ChíMinh. Buổi lễ được tổ chức nhằm tri ânvà kịp thời động viên, cổ vũ các cánhân, tập thể tiếp tục hiến tặng tài liệu,hình ảnh, hiện vật về Bác cho Bảo tàng.

Tại buổi lễ, Bảo tàng đã tiếp nhận229 hiện vật, tài liệu, hình ảnh từ 21 cánhân, tập thể; trong đó có một số hiệnvật gốc liên quan đến Bác. Đây là nhữngkỷ vật được nhân dân trân trọng, gìn giữnhư báu vật của gia đình trong nhiềunăm qua, thể hiện tình cảm, lòng kínhyêu của nhân dân với Chủ tịch Hồ ChíMinh. Trong đó, một số hiện vật tiêubiểu như: Chiếc đồng hồ Môvađô củaChủ tịch Hồ Chí Minh tặng Cố Bộtrưởng Bộ Quốc gia Giáo dục, Bộ

trưởng Bộ Tư pháp nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa Vũ Đình Hòe năm 1957;Bút máy Hero, Chủ tịch Hồ Chí Minhtặng ông Lê Minh Đức, nguyên TổngCục phó Tổng Cục Đường sắt Việt Namnăm 1958; năm bức họa “Chân dungcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh” do ông VõHuy Quang và các bạn tù vẽ tại cácKhám ở nhà tù Côn Đảo từ ngày19/5/1964 – 2/9/1971; ảnh “Chủ tịch HồChí Minh, Bác Tôn và các chú PhạmHùng, Tố Hữu gặp gỡ các anh hùng,chiến sĩ thi đua lực lượng vũ trang miềnNam ra thăm miền Bắc 1967” do bàNguyễn Thị Lộc (con gái luật sưNguyễn Hữu Thọ) tặng…

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánhTP Hồ Chí Minh đã mở cuộc vận độngcác tập thể và cá nhân sưu tầm, hiến tặngtài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ ChíMinh từ ngày 2/9/2010, nhằm góp phầntăng cường, bổ sung tài liệu, hiện vật choBảo tàng. Cho đến nay, Bảo tàng nhận

được sự ủng hộ, đóng góp nhiệt tình củacác tập thể, các nhân với cuộc vận độngđầy ý nghĩa này và Bảo tàng đã nhậnđược gần 700 hiện vật trao tặng.

Cùng ngày, Bảo tàng Hồ Chí Minh -Chi nhánh TP Hồ Chí Minh còn trưngbày chuyên đề “Những tấm gương bìnhdị mà cao quý” và “Đền thờ Bác Hồ ởNam bộ” đã được mở cửa phục vụ kháchtham quan tại Bảo tàng. Trưng bàychuyên đề “Những tấm gương bình dịmà cao quý” giới thiệu hơn 300 hình ảnhvà tài liệu về những tấm gương tiêu biểucác tập thể, cá nhân trong học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Với hơn 100 tài liệu, hiện vật, hình ảnhvề các Đền thờ, Phủ thờ Bác Hồ đượcchính quyền và nhân dân miền Nam xâydựng và gìn giữ, nội dung chuyên đề“Đền thờ Bác Hồ ở Nam bộ” đã thể hiệntình cảm thiêng liêng của nhân dân miềnNam với Bác Hồ kính yêu.

MiNH HạNH

Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp nhận hơn 200 hiện vật

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

9số 1040 l 05.9.2013

quản lý nhà nước

Ngày 22/8/2013, tại Hà Nội, Tổngcục Du lịch đã tổ chức Hội thảo “Địnhvị thương hiệu Du lịch Việt Nam”. Hộithảo nhằm góp phần triển khai Chiếnlược phát triển Du lịch Việt Nam đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;triển khai kế hoạch thực hiện “Chiếnlược marketing của Du lịch Việt Nam”cũng như hỗ trợ hoạt động xúc tiếnquảng bá Du lịch Việt Nam nói chung,các địa phương và doanh nghiệp du lịchnói riêng.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tổngcục trưởng Tổng cục Du lịch NguyễnVăn Tuấn đánh giá: Trong khoảng 2thập kỷ trở lại đây, ngành Du lịch ViệtNam đã đạt được nhiều thành tựu tolớn, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nguy cơphát triển không bền vững, tốc độ pháttriển giảm dần, sản phẩm du lịch chưaphong phú, sức cạnh tranh chưa cao,hoạt động tuyên truyền quảng bá dulịch chưa được như mong đợi. Chiến

lược phát triển Du lịch Việt Nam đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đãđặt ra yêu cầu phát triển du lịch có trọngtâm, trọng điểm, có hiệu quả, thươnghiệu và có khả năng cạnh tranh. Do vậy,việc xây dựng, phát triển và quảng báthương hiệu du lịch Việt Nam là mộtnhiệm vụ mang tính chiến lược tronggiai đoạn hiện nay.

Hội thảo đã nghe các chuyên giatrong nước và quốc tế trình bày cáctham luận mang tính định hướng và lýluận, một số kinh nghiệm phát triểnthành công thương hiệu du lịch trongnước và trên thế giới, như: “Xây dựngthương hiệu điểm đến du lịch: Một sốvấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”,“Xây dựng thương hiệu điểm đến dulịch trong chiến lược Marketing du lịchViệt Nam đến năm 2020”, “Kinhnghiệm của TP. Hồ Chí Minh trongcông tác xây dựng thương hiệu điểmđến du lịch”, “Kinh nghiệm xây dựng

thương hiệu lữ hành Saigontourist”,“Ẩm thực du lịch Việt và khả năng pháttriển thương hiệu du lịch Việt Nam trêntoàn cầu”...

Hội thảo cũng đã tiến hành thảoluận theo 04 nhóm chuyên đề gồm: Vaitrò và định vị thương hiệu điểm đến dulịch; các giải pháp định vị, phát triểnthương hiệu doanh nghiệp du lịch; cácgiải pháp định vị, phát triển thươnghiệu sản phẩm du lịch; giải pháp vềquản trị và quảng bá thương hiệu dulịch Việt Nam.

Việc định hướng phát triển thươnghiệu Du lịch Việt Nam còn nhiều điềuphải bàn, nhưng đa số các đại biểu thamdự Hội thảo đều nhất trí, muốn xâydựng và phát triển thương hiệu du lịch,cần quan tâm đến việc phát triển vànâng cao chất lượng của sản phẩm, dịchvụ du lịch của Việt Nam, tạo sự độcđáo, riêng biệt của Du lịch Việt Nam.

tuệ ANH

Hội thảo “Định vị thương hiệu Du lịch Việt Nam”

Ngày 2/9, Trung tâm Bảo tồn Ditích Cố đô Huế tổ chức lễ công bốchương trình kích cầu "Tháng vàng dulịch tại Di sản Huế" bắt đầu từ 2/9 đến30/9; đồng thời mở cửa miễn phí chonhân dân và khách du lịch trong nướctham quan hệ thống di tích nhân ngàyQuốc khánh 2/9. Trong ngày này, hàngvạn khách du lịch và người dân đãđược tham quan miễn phí các địa điểmdi tích Cố đô Huế; trong đó, riêng sáng2/9, có khoảng 30.000 người.

Theo ông Phan Thanh Hải, Giámđốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đôHuế: "Tháng vàng du lịch tại Di sảnHuế" là chương trình quảng bá, giớithiệu các giá trị di sản văn hóa Huế, cácdịch vụ đang triển khai thực hiện tạicác điểm tham quan của di tích Huếthông qua những hoạt động giảm giá,khuyến mãi, dịch vụ tăng thêm cho du

khách và các công ty du lịch đưa kháchđến tham quan di tích Huế. Nhiều hoạtđộng và sự kiện nổi bật diễn ra trongthời gian này, như: Trưng bày triển lãmảnh "Di tích Huế, ký ức và hiện tại" ởkhu vực Trường lang Đại Cung Môn(Đại Nội, Huế); trưng bày sưu tập đồsứ thời Nguyễn của nhà sưu tập PhúYên tại Bảo tàng Cổ vật Cung đìnhHuế; trưng bày bút phê của các Hoàngđế trên Châu bản triều Nguyễn và trưngbày hình ảnh các di sản thế giới củaViệt Nam tại khu vực Trường lang TửCấm Thành. Trong thời gian này còncó nhiều hoạt động biểu diễn nghệthuật truyền thống cung đình Huế tạimột số địa điểm công cộng như sânNghinh Lương Đình, công viên 3/2.Trong hai ngày 21 và 22/9 sẽ diễn rahội nghị gặp gỡ các khu Di sản Thếgiới ở Việt Nam và Lễ kỷ niệm 20 năm

di sản của Huế được UNESCO côngnhận Di sản Văn hóa thế giới.

Ngoài ra, học sinh, sinh viên trongcả nước được tham quan miễn phí tấtcả các di tích Cố đô Huế không chỉtrong ngày 2/9 mà trong suốt thời gianthực hiện "Tháng vàng du lịch tại Disản Huế", từ ngày 2/9 đến 30/9 (kèmtheo giấy giới thiệu của trường). Nếukhách mua vé tham quan 3 điểm gồm:Đại Nội, lăng Khải Định và lăng MinhMạng sẽ được tham quan miễn phí tấtcả các điểm di tích còn lại; đoàn từ 30khách trở lên có hướng dẫn viên thuyếtminh miễn phí. Trong thời gian này,hàng ngày tại Đại Nội có thêm hai đợttrình diễn Đại nhạc tại sân Thế Miếu(bắt đầu từ 10 giờ và 16 giờ) và biểudiễn Tiểu nhạc tại điện Thái Hòa (bắtđầu từ 8 giờ và 14 giờ).

Q.Việt

Đón khách tham quan miễn phí di tích Cố đô Huế dịp Quốc khánh

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

10 số 1040 l 05.9.2013

quản lý nhà nước

Sáng 27/8, tại Trung tâm Thể thaoBa Đình - Hà Nội, Công đoàn BộVHTTDL đã tổ chức chương trình giaolưu, thi đấu thể thao giữa các đơn vịtrực thuộc Bộ. Thứ trưởng BộVHTTDL Đặng Thị Bích Liên đã tớidự lễ khai mạc và một số hoạt động thểthao diễn ra ngay sau lễ khai mạc.Cùng dự lễ khai mạc có ông NguyễnHữu Giới - Chủ tịch Công đoàn BộVHTTDL và đại diện lãnh đạo một sốcác Vụ, đơn vị trực thuộc, cùng trên100 VĐV không chuyên.

Ở chương trình giao lưu lần này,các cán bộ công chức, viên chức vàngười lao động đang công tác tại cácTổng cục, Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc

Bộ sẽ thi tài ở các môn Thể thao gồm:Cầu lông, Kéo co, Bóng bàn. Chươngtrình giao lưu và thi đấu thể thao nămnay đã thu hút gần 400 VĐV đến từtrên 40 đơn vị, trực thuộc Bộ tham dự.Đây được xem là một trong những hoạtđộng thể thao nổi bật của Công đoànBộ VHTTDL hướng đến chào mừngngày quốc khánh 2/9.

Phát biểu tại lễ khai mạc ôngNguyễn Hữu Giới, Chủ tịch Công đoànBộ VHTTDL cho rằng: chương trìnhgiao lưu, thi đấu thể thao giữa các đơnvị trực thuộc Bộ là hoạt động mangđậm ý nghĩa. Bởi thông qua chươngtrình giao lưu và thi đấu thể thao nàysẽ giúp cho các cán bộ tại các đơn vị

trực thuộc Bộ xích lại gần nhau, traođổi và chia sẻ các kinh nghiệm trongcông việc cũng như cuộc sống. Qua đóđẩy mạnh hơn nữa tinh thần đoàn kếtgiữa các đơn vị trực thuộc, góp phầntạo thành khối cơ quan vững mạnhhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đượcgiao, cũng như đưa vị thế của ngànhvăn hóa, thể thao và du lịch ngày càngphát triển vững mạnh.

Hơn nữa, chương trình giao lưu vàthi đấu thể thao hướng đến mục đíchnâng cao sức khỏe của mỗi cán bộ vàhưởng ứng hiệu quả cuộc vận độngtoàn dân rèn luyện thân thể theo gươngBác Hồ vĩ đại.

CtV

Ngày 28/8, tại buổi họp mặt kỷ niệm68 năm ngày thành lập ngành Văn hóa,Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu cho biết:Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa” gắn với xây dựngnông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã đượcphát huy cả chiều rộng lẫn chiều sâu.Năm 2010, tỉnh Bạc Liêu mới có 162ngàn gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 87%thì đến thời điểm này, tỉnh đã xét vàcông nhận 181 ngàn gia đình văn hóa,chiếm tỷ lệ 93% hộ gia đình trong toàntỉnh. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa” gắn với xâydựng nông thôn mới đã làm thay đổidiện mạo nông thôn Bạc Liêu, đời sốngvật chất và tinh thần của người dân từngbước được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèogiảm hàng năm.

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịchtỉnh Bạc Liêu cũng đã hoàn thành việclập qui hoạch tổng thể trên các lĩnh vựcvăn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn2012-2016, tầm nhìn đến năm 2030.Bạc Liêu đã hoàn thành: Đề án pháttriển văn hóa nông thôn tỉnh Bạc Liêugiai đoạn 2011-2015; tiếp tục nâng cao

phát triển đoàn Cải lương Cao Văn Lầu;nâng cấp đội tuyên truyền văn nghệKhmer lên thành Đoàn nghệ thuậtKhmer tỉnh Bạc Liêu; kế hoạch về tiếptục nâng cao chất lượng hoạt độngphong trào "Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa''; kế hoạch xâydựng đời sống văn hóa trong công nhân,người lao động trong các doanh nghiệpvà khu công nghiệp trên địa bàn giaiđoạn 2012-2015.

Bạc Liêu cùng 21 tỉnh/thành ở khuvực Nam Bộ đã tham gia lập hồ sơ khoahọc nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, gửiBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trìnhUNESCO công nhận là Di sản văn hóaphi vật thể đại diện nhân loại.

H.L

Bạc Liêu xây dựng đời sống văn hóa gắnvới xây dựng nông thôn mới

Năm 2003, Khu LHTTQG phốihợp tổ chức thành công SEA Games22, tạo ấn tượng tốt đẹp cho bạn bèquốc tế. Năm 2009, tiếp tục đăng caithành công Đại hội Thể thao Châu Átrong nhà lần thứ 3; Năm 2010, tổ chứcthành công Lễ Bế mạc Đại lễ 1000 nămThăng Long-Hà Nội. Năm 2011, tổchức thành công Đêm dạ hội “Sáng

mãi niềm tin dâng Đảng” chào mừngthành công Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ XI. Năm 2012, tổ chức Lễ công bố,đón nhận danh hiệu “Vịnh Hạ Long -kỳ quan thiên nhiên mới của thếgiới”…; tổ chức thành công các trậnbóng đá quốc tế trong khuôn khổ cácgiải vô địch Đông Nam Á, Châu Á,vòng loại Thế giới và các giải giao hữu.

Nhiều Câu lạc bộ tên tuổi thế giới đãcó mặt tại đây như Olympic Brazil,Barcelona, Arsenal… Với những kếtquả đạt được, Khu LHTTQG đã vinhdự đón nhận Huân chương Lao độnghạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặngđúng vào dịp Kỷ niệm 10 năm Ngàythành lập.

t.HợP

Giao lưu thi đấu thể thao giữa các đơn vị thuộc Bộ

Khu Liên hợp Thể thao quốc gia… (Tiếp theo trang 1)

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

11số 1040 l 05.9.2013

Sự kiện vấn đề

Với mục đích tăng cường trao đổivăn hóa, Liên hoan Phim Hàn Quốc lần2 diễn ra từ ngày 06 đến 11/9 tại HàNội. Liên hoan Phim Hàn Quốc lần 2là cơ hội để khán giả yêu điện ảnh Thủđô, đặc biệt những người yêu mến vănhóa Hàn Quốc thưởng thức 9 bộ phimtiêu biểu của điện ảnh xứ Hàn gồm:“Killer Toon” (“Kỳ án truyện tranh”) -bộ phim kinh dị đầu tiên có nội dungvà bối cảnh chuyển thể từ truyện tranhcomic của Hàn Quốc; “Deranged”(“Nguồn nước chết”) - bộ phim đầutiên về đại dịch truyền nhiễm tại HànQuốc; “The Gifted Hands” (“Bàn tay

ngoại cảm”) - bộ phim trinh thám, lykỳ độc đáo về nhân vật có bàn tayngoại cảm; “Fist of Legend” (“Tay đấmhuyền thoại”) - bộ phim của Kang WooSeok – Đạo diễn ăn khách hàng đầu tạiHàn Quốc; “Dancing Queen” (“Nữhoàng khiêu vũ”) - bộ phim tình cảmđược sản xuất bởi ê-kíp sản xuất phimtâm lý, tình cảm số 1 tại Hàn Quốc;“Tower” (“Tháp lửa”) - bộ phim vớinhững thử thách mới của điện ảnh HànQuốc về đề tài thảm họa; “ WeddingInvitation” (“Hợp đồng chia tay”) - bộphim hợp tác sản xuất giữa Trung Quốcvà Hàn Quốc lập kỷ lục doanh thu

phòng vé cao nhất mọi thời đại;“Werewolf Boy” (“Sói”) - bộ phim vớinhân vật dữ dội nhất trong lịch sử điệnảnh Hàn Quốc; “Pororo: The RacingAdventure” (“Pororo: Đường đua mạohiểm”) - bộ phim hoạt hình chiếu rạp3D đầu tiên nhân kỷ niệm 10 năm nhânvật được yêu mến vượt khỏi biên giớiHàn Quốc – Pororo.

Đây là dịp để làm phong phú hơnnữa các hoạt động giao lưu, trao đổi vănhóa giữa hai nước, giúp các nhà làmphim, các diễn viên Việt Nam gặp gỡ,chia sẻ kinh nghiệm với các đồngnghiệp Hàn Quốc, từ đó góp phần thúcđẩy sự phát triển của điện ảnh Việt Nam.

Đ.N

Liên hoan Phim Hàn Quốc lần 2 - 2013

Nhân kỷ niệm 68 năm Cách mạngtháng Tám và Quốc khánh 02/9, đôngđảo đồng bào, chiến sỹ cả nước và dukhách quốc tế đã tới thăm Quảng trườngBa Đình lịch sử, vào Lăng viếng Chủtịch Hồ Chí Minh, bày tỏ lòng biết ơn vịlãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dânta, người thầy vĩ đại của cách mạng ViệtNam, Anh hùng giải phóng dân tộc.

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ ChíMinh cho biết, trong các ngày 31/8,01/9 và 02/9, hơn 51.800 lượt ngườivào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chi Minh,

trong đó có hơn 3.370 lượt khách nướcngoài. Riêng ngày Quốc khánh 02/9 đãcó tới 31.643 lượt người vào Lăngviếng Bác, thăm nơi làm việc, nơi ởcủa Người...

Nhân dịp này, Ban Quản lý LăngChủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức hoạtđộng giao lưu thi đấu thể dục thể thaocác môn bóng bàn và cầu lông; phối hợpvới Sở VHTTDL Hà Nội tổ chứcchương trình giao lưu văn nghệ với chủđề “Liên hoan văn nghệ chào mừng kỷniệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám,

Quốc khánh 02/9 và 38 năm NgàyTruyền thống Bộ Tư lệnh Bảo vệ LăngChủ tịch Hồ Chí Minh”. Chương trìnhgiao lưu với các tiết mục đặc sắc của Sởvà các lực lượng trong Ban Quản lýLăng đã đem đến cho khán giả một đêmca nhạc giao lưu hấp dẫn, đầy màu sắc.

Các hoạt động giao lưu văn nghệ,thể dục thể thao trên nhằm động viên,cổ vũ, tăng cường mối đoàn kết, gắn bógiữa các lực lượng trong Ban Quản lýLăng, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụchính trị được giao, phát huy được sứcmạnh tổng hợp của các cơ quan, đơn vịtrong Ban Quản lý Lăng.

ĐứC MiNH

Hơn 51.800 lượt người vào Lăng viếngChủ tịch Hồ Chí Minh dịp Quốc khánh 02/9

"Lễ hội Trung thu 2013" sẽ diễnra tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võtừ ngày 14 - 18/9/2013. Đây là mộtsân chơi phong phú, thú vị, với hàngloạt chương trình hiện đại - dân gianhội tụ vô cùng hấp dẫn. Với mụcđích đưa các sản phẩm thuần Việtđến gần hơn với người tiêu dùng ViệtNam và các du khách quốc tế, Dự ánCộng đồng Chợ Phiên kết hợp cùngVIBC (Trung tâm Thương mại vàTriển lãm Quốc tế Việt Nam) dưới sựbảo trợ của Hiệp hội Làng nghề Việt

Nam tổ chức Hội chợ "Lễ hội Trungthu 2013".

Tại lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạtđộng phong phú như: Trình diễn Múalân, Các hoạt động văn hóa, văn nghệdân gian, trò chơi dân gian, Lễ hộiTrung thu - rước đèn, Thi thổi cơm,Hướng dẫn làm bánh và đồ chơi Trungthu, Lễ hội Trung thu phá cỗ, Trìnhdiễn thời trang giấy - Bộ sưu tập 2013của thương hiệu Caremela, Bốc thămtrúng thưởng, Hội làng - Thi đấu vật,Các gian hàng dọn dẹp và bàn giao lại

mặt bằng.Đến với Lễ hội Trung thu 2013,

không chỉ được sống lại những kỷniệm tuổi thơ với nhiều hoạt động vuinhộn bên lề chương trình mà kháchtham quan còn có thể được thưởngthức những món ăn, đặc sản từ nhiềumiền quê trên cả nước tại khu ẩm thựchay chiêm ngưỡng những món đồ xinhxắn tại khu Handmade.

Lễ hội Trung thu 2013 là sự kiệnkhông thể bỏ qua trong dịp Trung thunăm nay để các em thiếu nhi cùng vuichơi và trải nghiệm.

N.tHANH

Hà Nội: Lễ hội Trung thu 2013

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

12 số 1040 l 05.9.2013

Triển lãm ảnh "Di tích Huế, ký ức và hiện tại"

Ngày 02/9, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chứctriển lãm ảnh "Di tích Huế, ký ức và hiện tại" nhân kỷ niệm 68năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02/9, tiến tới kỷniệm 20 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế và 10 năm Nhã nhạcCung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóaVật thể và Phi vật thể đại diện của nhân loại.

34 poster ảnh, với hàng ngàn bức ảnh được trưng bày tạitriển lãm ảnh "Di tích Huế, ký ức và hiện tại", phần nào phảnánh được bức tranh về những mảnh ghép từ ký ức của di tíchHuế ngày hôm qua và hiện thực của ngày hôm nay bằng mộtcách nhìn có tính đối sánh, suy ngẫm. Nhiều giai đoạn trongtriển lãm ảnh đối với hệ thống di tích Cố đô Huế đã để lại ấntượng hết sức sâu sắc đối với người xem. Đó là: Cách mạngTháng Tám thành công đã chấm dứt 143 năm trị vì của triềuNguyễn; thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương và sự canthiệp của đế quốc Mỹ vào Việt Nam đã biến Cố đô Huế thànhmột chiến trường ác liệt, đặc biệt trong chiến cuộc tháng02/1947 và cuộc Tổng tấn công và nổi dậy của quân và dân taTết Mậu Thân 1968; giai đoạn từ năm 1981, hưởng ứng lời kêugọi cứu vãn Huế và phát động và một cuộc vận động quốc tếgiúp nhằm cứu vãn di tích Huế; di tích Huế đã từng bước đượccứu vãn và hồi sinh để rồi được công nhận là Di sản thế giới...

Triển lãm ảnh "Di tích Huế, ký ức và hiện tại" là dịp đểngười xem có dịp nhìn lại những thành quả to lớn trong việcbảo tồn các giá trị di sản văn hóa của dân tộc; phản ánh mộtcách sinh động về những nỗ lực của nhiều thế hệ trong côngcuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế.

trầN NguyệN

Triển lãm mỹ thuật khu vực Tây Bắc -Việt Bắc lần thứ 18

Chào mừng 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh02/9, ngày 29/8, tại Bảo tàng Vĩnh Phúc, Hội Mỹ thuật ViệtNam phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Vĩnh Phúctổ chức Triển lãm mỹ thuật khu vực III (Tây Bắc - Việt Bắc)lần thứ 18 năm 2013.

Triển lãm giới thiệu 248 tác phẩm hội họa, đồ họa, mỹ thuậtứng dụng và điêu khắc của 218 tác giả; trong đó có 58 tác phẩmcủa 58 tác giả là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam và tác phẩmcủa 160 tác giả là hội viên Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh:Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, HàGiang, Hòa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, SơnLa, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Yên Bái.

Đây đều là những tác phẩm mới nhất, đa dạng về đề tài vàphong cách thể hiện, được các tác giả sáng tác trong khoảngthời gian từ tháng 8/2012 đến hết tháng 7/2013. Theo đánh giá

của Ban Tổ chức và giới chuyên môn, Triển lãm mỹ thuật lầnnày xuất hiện nhiều tác phẩm có nét sáng tạo mới, nhất là trênchất liệu lụa của Tây Bắc, có nhiều tìm tòi, sáng tạo, ghi đượcnhiều dấu ấn. Tham dự Triển lãm có nhiều tác giả trẻ, thể hiệnsự quan tâm, trăn trở của người họa sỹ - nghệ sỹ đối với hiệnthực cuộc sống.

Qua chấm chọn, có 8 tác phẩm đoạt giải gồm: 1 giải A traocho tác phẩm “Sinh ra từ đá” trên chất liệu lụa của tác giả MaiMạnh Hùng (Tuyên Quang), 1 giải B cho tác phẩm “Nữ dukích Chiềng Khoi” thể hiện trên gỗ của tác giả Nguyễn Lưu(Vĩnh Phúc), 1 giải C cho tác phẩm sơn dầu “Ngõ” của TạQuảng (Phú Thọ) và 5 giải Tặng thưởng.

Ban Tổ chức cũng chọn ra 28 tác phẩm tại Triển lãm thamdự giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Vănhọc - Nghệ thuật Việt Nam. Triển lãm kéo dài đến hết ngày06/9/2013.

MạNH HuâN

Triển lãm “Cổ vật trong con tàu đắm ởCà Mau”

Ngày 27/8, Bảo tàng thành phố Cần Thơ phối hợp với Bảotàng tỉnh Cà Mau tổ chức triển lãm chuyên đề “Cổ vật trongcon tàu đắm ở Cà Mau”.

Triển lãm trưng bày khoảng hơn 100 hiện vật và hơn 100tư liệu, hình ảnh về cổ vật trong con tàu đắm ở Cà Mau. TheoBảo tàng thành phố Cần Thơ, tàu đắm Cà Mau được ngư dânphát hiện vào năm 1998 tại vùng biển huyện Trần Văn Thời,tỉnh Cà Mau. Các cuộc khai quật và khảo cổ đã đưa lên đượchơn 130.000 hiện vật, chủ yếu là đồ gốm sứ, các đồ dùng củathủy thủ đoàn bằng gỗ, đá… từ con tàu đắm Cà Mau. Các loạigốm sứ trên con tàu đắm ở Cà Mau thuộc đời Ung Chính nhàThanh, Trung Quốc đang trong lộ trình từ Quảng Châu đi ChâuÂu thì bị đắm. Việc phát hiện “Tàu cổ Cà Mau” với nhiều hiệnvật quý đã chứng minh tầm quan trọng và vị trí chiến lược củavùng biển Việt Nam trong giao thương hàng hải quốc tế từnhiều thế kỷ trước.

Dịp này, Bảo tàng thành phố Cần Thơ còn giới thiệu triểnlãm ảnh “Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng”.Triển lãm trưng bày 100 ảnh, tư liệu về Hoàng Sa, TrườngSa của Việt Nam. Triển lãm giúp công chúng hiểu biết mộtcách có hệ thống và sâu sắc hơn về lịch sử chủ quyền củaViệt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tronglịch sử dân tộc. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào và lòng biết ơncác thế hệ tiền nhân đã có công mở mang, khai thác, quản lýmột vùng lãnh thổ của đất nước, đồng thời nhắc nhở thế hệhôm nay nhận thức rõ về ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảocủa Tổ quốc.

Triển lãm mở cửa đến ngày 15/12/2013.Huy LoNg

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

13số 1040 l 05.9.2013

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Nghệ Anđã hình thành thêm những điểm dulịch mới thu hút du khách. Tỉnh chủtrương gắn đầu tư, hình thành các điểmdu lịch mới với việc giữ vững uy tín,thương hiệu của các điểm du lịchtruyền thống, đặc biệt là Khu di tíchlịch sử văn hóa Kim Liên (huyện NamĐàn), Truông Bồn (huyện Đô Lương),khu du lịch biển Cửa Lò...

Các điểm du lịch được hình thànhdựa trên việc đầu tư vốn của các doanhnghiệp, có sự khuyến khích của địaphương và ngành du lịch. Tại huyệnNghi Lộc, một huyện ven biển, dùkinh tế gặp nhiều khó khăn, cũng hìnhthành được các điểm du lịch tại các xãNghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, mỗingày có hàng trăm lượt khách du lịch

đến tham quan. Tại huyện Diễn Châu, điểm du lịch

ở các xã Diễn Bích, Diễn Hải cũngđược hình thành, ngoài tắm biển,thưởng thức hải sản, du khách còn cóthể thăm các làng chài, các làng nghềchế biến nước mắm, chế biến hải sản.

Ở Cửa Lò, ngoài điểm du lịchtruyền thống, vốn có từ nhiều năm nayở các phường Nghi Hương, NghiThủy, Nghi Tân, năm 2013 này cũngđưa thêm các điểm du lịch mới ở vùngCửa Hội vào hoạt động. Vùng biểnCửa Hội đang trở thành điểm đến hấpdẫn cho du khách và giảm gánh nặngquá tải cho du khách khi đến Cửa Lòtrong những ngày cao điểm.

Các điểm du lịch mới được hìnhthành không chỉ giải quyết việc làm,

thu nhập cho lao động địa phương màcòn làm thay đổi diện mạo, góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địaphương. Cũng nhờ vậy, hạ tầng đượcchú trọng đầu tư, tạo thuận lợi hơn chongười dân trong phát triển kinh tế xãhội. Riêng tại huyện Quỳnh Lưu, bằngnhiều nguồn vốn khác nhau, địaphương và doanh nghiệp đã đầu tư trên35 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầngphục vụ phát triển du lịch.

Đầu năm đến nay, tổng lượngkhách du lịch lưu trú tại Nghệ An đạttrên 2,4 triệu lượt (tăng 6% so cùngkỳ), trong đó khách quốc tế đạt trên45 ngàn lượt; doanh thu du lịch đạt1.680,1 tỷ đồng (tăng 9% so vớicùng kỳ).

MạNH HuâN

Nghệ An phát triển nhiều điểm du lịch mới

Ngày 29/8, Thường trực Tỉnh ủytỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị tổngkết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hộinghị lần thứ 5, BCH TƯ Đảng khóa 8và Nghị quyết 39 của Ban Chấp hànhĐảng bộ tỉnh (khóa VI) về “Xây dựngvà phát triển nền văn hóa Việt Nam tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Báo cáo về kết quả sau 15 nămthực hiện Nghị quyết Hội nghị lầnthứ 5, BCH TƯ Đảng khóa 8 và Nghịquyết 39 của tỉnh về “Xây dựng nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc”, Tỉnh ủy đặc biệtnhấn mạnh đến sự chủ động trongcông tác chỉ đạo triển khai Nghịquyết. Trong đó, Đồng Nai đã banhành Nghị quyết riêng và 50 văn bảnvề văn hóa. 10 nhiệm vụ trọng tâmmà Nghị quyết Trung ương 5 đề rađược triển khai có hiệu quả, tạo đượcsức lan tỏa sâu rộng trong đời sốngxã hội. Trong đó, việc xây dựng môi

trường văn hóa từng bước được nângcao, nhất là đời sống văn hóa cơ sở.Đặc biệt, việc xây dựng các thiết chếvăn hóa đã góp phần quan trọng vàoviệc làm phong phú đời sống văn hóatinh thần của người dân ở vùng sâu,vùng xa. Nhiều lễ hội truyền thốngcủa đồng bào dân tộc thiểu số đãđược phục dựng, nhận được sự đồngthuận cao trong nhân dân. Công tácchăm lo đời sống văn hóa tinh thầncho công nhân lao động được quantâm, chú trọng bằng nhiều hình thứcthiết thực. Riêng phong trào “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa” đã tạo được sức lan tỏa, gópphần ngăn chặn các hiện tượng tiêucực, hủ tục, tệ nạn xã hội, từng bướcxây dựng môi trường văn hóa lànhmạnh. Việc thực hiện nếp sống vănminh trong việc cưới, việc tang và lễhội đã có nhiều chuyển biến tíchcực… trở thành động lực thúc đẩy

phát triển kinh tế-xã hội địa phươngtrong 15 năm qua.

Đạt được những kết quả trên là doĐồng Nai đã phát huy được các nguồnlực trong xã hội; tăng cường công táckiểm tra, giám sát, phát hiện nhữnghạn chế để thực hiện nhiệm vụ theođúng định hướng. Toàn Đảng bộ sẽtiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyếtTrung ương 5 khóa VIII đến các cấpủy Đảng, chính quyền, ban, ngành,đoàn thể; tạo sự chuyển biến mạnh mẽhơn về nhận thức, đạo đức lối sốngtrong cán bộ, đảng viên, công chức;nhiệm vụ trọng tâm là phải làm chovăn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sốngvà hoạt động xã hội, vào từng người,từng gia đình, tập thể và cộng đồng,từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vựcsinh hoạt và quan hệ con người, gópphần tích cực xây dựng con người ViệtNam trong thời kỳ mới.

Lê HiềN

Đồng Nai: Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

14 số 1040 l 05.9.2013

Sự kiện vấn đề

Ngày 28/8, Sở VHTTDL tỉnhQuảng Ninh, báo Quảng Ninh tổ chứcHội thi Bơi truyền thống Bạch Đằng lầnthứ 41 và Giải Đua thuyền chải Đại hộithể dục thể thao tỉnh Quảng Ninh lần thứVII, tại cảng Tàu khách Vinashin, thànhphố Hạ Long.

Ở Hội thi Bơi có 7 đoàn tham giatranh tài, gồm: Đông Triều, Hoành Bồ,Uông Bí, Quảng Yên, Bộ Chỉ huy Quânsự tỉnh, Công ty Cổ phần Than Núi Béo,

Công an tỉnh. Các vận động viên tranhtài ở cự ly: Nữ trẻ 1km, nam trẻ 2km, nữchính 2km và nam chính 4km. Kết quả,giải Nhất toàn đoàn thuộc về đoàn ĐôngTriều, Nhất bơi trẻ thuộc về đoàn ĐôngTriều. Giải Nhất bơi 1km nữ trẻ thuộcvề vận động viên Hoàng Thị Dung(Uông Bí); giải Nhất bơi 2km nam trẻthuộc về Đặng Xuân Phúc (ĐôngTriều); giải Nhất 2km nữ chính thuộc vềPhạm Thị Thúy Hiền (Đông Triều); giải

Nhất 4km nam chính thuộc về PhùngCông Nguyên (Đông Triều).

Ở Giải Đua thuyền chải có sự thamgia của các đội Vân Đồn, Hạ Long vàQuảng Yên. Các đội chải tranh tài ở cáccự ly 500m nam, nữ và quay vòng1.000m. Kết quả, giải Nhất toàn đoànđua thuyền chải thuộc về đoàn QuảngYên. Giải Nhì thuộc về đoàn Hạ Long.Đoàn Vân Đồn giành giải 3.

Hải PHoNg

Tối 01/9, Đại hội Thể dục thể thaokhu vực đồng bằng sông Cửu Longlần thứ V-năm 2013 do Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch phối hợp vớiUBND tỉnh Tiền Giang tổ chức, đãkhai mạc tại Nhà thi đấu đa năng tỉnhTiền Giang.

Phát biểu khai mạc Đại hội, Thứtrưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch Huỳnh Vĩnh Ái cho biết: Đại hộiThể dục thể thao của các tỉnh, thànhphố và ngành Quân đội thuộc khu vựcđồng bằng sông Cửu Long là sự kiệnthể thao lớn nhất của vùng được tổchức theo định kỳ hai năm một lần.Đây là điều kiện tốt cho các vận độngviên trong khu vực rèn luyện để pháttriển thành tích thể thao, vươn tớiđỉnh cao quốc gia và quốc tế. Đại hội

Thể dục thể thao lần này còn là cuộctổng dượt của các đơn vị trong khuvực nhằm chuẩn bị lực lượng và tiếnđến tham dự Đại hội Thể dục thể thaotoàn quốc lần thứ VII - năm 2014 tạiNam Định.

Đại hội Thể dục thể thao khu vựcđồng bằng sông Cửu Long lần V- năm2013 có sự tham gia của 14 đơn vị tỉnh,thành trong khu vực đồng bằng sôngCửu Long và Trung tâm Thể dục thểthao Quốc phòng 4 Quân khu 9, thi đấu25 môn và 2 phân môn. Giai đoạn củaĐại hội hai diễn ra từ 28/8 đến 07/9,với 554 vận động viên, tham gia thi đấu7 môn là bóng đá, điền kinh, cầu lông,cử tạ, billards, karate và boxing.

Trước đó, giai đoạn 1 của Đại hộidiễn ra từ 31/12/2012-15/8/2013 thu

hút gần 1.800 vận động viên tại cáctỉnh, thành trong khu vực đồng bằngsông Cửu Long và Trung tâm Thể dụcthể thao Quốc phòng 4 Quân khu 9tham gia thi đấu. Các vận động viên thiđấu 18 môn và 2 phân môn gồm: Việtdã, cờ vua, cờ tướng, kickboxing, võ cổtruyền, pencak silat, bóng bàn, bóngchuyền, quần vợt, đua thuyền rồng, thêduc thể hình, canoeing, muay, bắncung, bơi lội, vovinam, đá cầu, judo,petanque và taekwondo. Tạm thời ởgiai đoạn 1, đoàn An Giang đang dẫnđầu với 71 Huy chương Vàng, 49 Huychương Bạc, 44 Huy chương Đồng;đoàn chủ nhà Tiền Giang xếp thứ haivới 58 huy chương Vàng, 55 Huychương Bạc, và 54 Huy chương Đồng.

A.tùNg

Đại hội TDTT khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần V

Sau 6 ngày tranh tài quyết liệt, ngày29/8, tại Trung tâm Huấn luyện Thểthao quốc gia Hà Nội, Giải vô địch Bắnsúng trẻ toàn quốc lần thứ 22 năm 2013đã chính thức khép lại. Chung cuộc,đoàn thành phố Hồ Chí Minh nhất toànđoàn với 11 Huy chương Vàng.

Theo Ban Tổ chức, tham gia giảiđấu năm nay, đoàn thành phố Hồ ChíMinh tuy số vận động viên tham dự íthơn so với đoàn Hà Nội (19/25), nhưngđược đầu tư bài bản, đã dẫn đầu trong

bảng tổng sắp huy chương với 11 Huychương Vàng, 5 Huy chương Bạc, 8Huy chương Đồng. Đứng vị trí thứ haithuộc về đoàn chủ nhà Hà Nội với 8Huy chương Vàng, 7 Huy chương Bạc,3 Huy chương Đồng. Xếp ở vị trí thứ 3là đoàn Quân đội với 5 Huy chươngVàng, 8 Huy chương Bạc và 4 Huychương Đồng.

Theo ông Nguyễn Đức Úynh - TổngThư ký Liên đoàn bắn súng Việt Nam,Trưởng Bộ môn Bắn súng, Bắn cung -

Tổng cục Thể dục thể thao Việt Nam:Thông qua Giải vô địch bắn súng trẻtoàn quốc lần này, Ban Tổ chức sẽ đánhgiá lại chất lượng thi đấu của các vậnđộng viên cũng như công tác đào tạochuyên môn của các huấn luyện viên tạicác tỉnh, thành phố; đồng thời xem xéttuyển chọn những vận động viên trẻ cóthành tích vượt trội để bổ sung thêm vàonhững vị trí cần thiết trong đội tuyển bắnsúng Việt Nam thời gian tới.

V.MiNH

TP Hồ Chí Minh nhất toàn đoàn Giải Bắn súng trẻ toàn quốc

Giải Bơi truyền thống và Đua thuyền chải tỉnh Quảng Ninh 2013

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

số 1040 l 05.9.2013

Sự kiện vấn đề

Sau 5 ngày thi đấu sôi nổi, đẹp mắt,Giải vô địch Cup các câu lạc bộ khiêuvũ thể thao toàn quốc 2013 đã chínhthức khép lại tại Cung thể thao tổnghợp Quần Ngựa vào tối 28/8.

Không nằm ngoài dự đoán, tại giảiđấu năm nay, những thứ hạng cao nhấtở các nội dung vô địch các nhóm tuổinhư từ thiếu nhi đến trung niên, caoniên ở hai thể thức là thi đấu các điệunhảy Latinh ( Cha cha, Rumba, Samba,Jive, Paso Doble) và standard (với cácđiệu nhảy Tango, Slow Waltz,Viennese Waltz, Quick Step, Slow

Foxtrot) hầu hết đều thuộc về các cặpvũ công của Hà Nội, TP Hồ Chí Minhvà Hải Phòng. Đây cũng là ba trungtâm mạnh, có truyền thống về khiêu vũthể thao của toàn quốc. Các cặp vũcông của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh vàHải Phòng đã trình diễn cho khán giảtại Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựanhững điệu nhảy quyến rũ, đậm chất kỹthuật.

Giải vô địch Cup các câu lạc bộkhiêu vũ thể thao toàn quốc 2013 doLiên đoàn Thể dục Việt Nam và SởVHTTDL Hà Nội phối hợp tổ chức.

Giải đấu quy tụ hơn 150 cặp vũ côngđến từ 43 câu lạc bộ khiêu vũ thể thaomạnh của các tỉnh, thành phố như: HàNội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ ChíMinh…

Giải đấu là sân chơi để các vậnđộng viên khiêu vũ thể thao cả nướcthể hiện tài năng, đồng thời giao lưuhọc hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm. Bêncạnh đó, đây còn là cuộc thi quan trọngđể tuyển chọn, bổ sung các gương mặtxuất sắc cho đội tuyển trẻ và đội tuyểnquốc gia.

L.KHáNH

Kết thúc Giải vô địch Cup các CLB khiêu vũ thể thao toàn quốc 2013

Tối 01/9, Lễ khai mạc Đại hội Thểdục thể thao thành phố Hải Phòng lầnthứ VII đã diễn ra tại Nhà thi đấu đa năngKhu Liên hợp Thể thao thành phố HảiPhòng. Đây là một trong những sự kiệnthể thao, văn hóa lớn trong chuỗi hoạtđộng của Năm Du lịch quốc gia Đồngbằng sông Hồng - Hải Phòng 2013.

Lễ khai mạc gồm chương trình diễuhành của khối nghi thức và màn đồngdiễn gồm hơn 2.000 vận động viên,trọng tài, các học sinh, sinh viên, cán bộchiến sỹ lực lượng vũ trang, công nhânlao động, người cao tuổi… Với chủ đề“Hải Phòng đổi mới hội nhập và pháttriển”, màn đồng diễn là điểm nhấn của

buổi lễ với ý nghĩa là sự gặp gỡ giữatruyền thống và hiện đại, giữa văn hóanghệ thuật và thể thao, mang bản sắc vănhóa của người Hải Phòng. Vận độngviên thuộc 15 quận, huyện và 3 ngànhtham dự Đại hội sẽ tranh tài ở 12 mônthi đấu như điền kinh, bóng đá, bóngbàn, cầu lông, quần vợt, vật dân tộc, cờvua, bơi lội, thể dục, thể hình,karatedo…

Ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịchUBND thành phố, Trưởng Ban tổ chứcĐại hội Thể dục thể thao Hải Phòng lầnthứ VII cho biết: Đại hội là sự kiện thểdục, thể thao lớn, được tổ chức 4 nămmột lần nhằm đánh giá, ghi nhận sự

phát triển phong trào thể dục thể thaocủa các ngành, địa phương, đơn vị vàtuyển chọn lực lượng vận động viêntham gia tranh tài ở Đại hội Thể dục thểthao toàn quốc lần thứ VII- năm 2014tổ chức tại tỉnh Nam Định. Đây cũng làmột trong những hoạt động chính, trọngtâm của Năm Du lịch quốc gia Đồngbằng sông Hồng - Hải Phòng 2013.Đồng thời, Đại hội cũng đang trở thànhcuộc vận động sâu rộng, cổ vũ toàn dânrèn luyện thân thể theo gương Bác Hồvĩ đại, chào mừng kỷ niệm Quốc khánhnước CHXHCNVN 02/9 cùng cácngày lễ lớn của đất nước và thành phố.

ĐứC KiêN

Đại hội TDTT thành phố Hải Phòng lần thứ Vii

Sau 4 ngày tranh tài quyết liệt, ngày01/9, tại Khu liên hợp thể thao dướinước Mỹ Đình (Hà Nội), Giải vô địchNhảy cầu toàn quốc năm 2013 đã chínhthức khép lại.

Tuy nhảy cầu là môn thể thao chưaphát triển ở Việt Nam, nhưng các đoàntham gia Giải với quyết tâm cao, thi đấuhết mình, cống hiến những pha nhảy cầuđẹp cho khán giả, qua 4 nội dung thi đấucá nhân, đồng đội nam, nữ trên ván bậtvà cầu cứng, chung cuộc, Đoàn Hà Nội

với lực lượng vận động viên đông đảo,được đầu tư bài bản đã dẫn đầu trongbảng tổng sắp huy chương với 6 Huychương Vàng, 6 Huy chương Bạc, 5Huy chương Đồng. Đừng thứ hai thuộcvề đoàn thành phố Hồ Chí Minh với 4Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc,4 Huy chương Đồng; về ví trí thứ ba làđoàn Hải Phòng với 1 Huy chương Bạcvà 1 Huy chương Đồng.

Theo Hiệp hội Thể thao dưới nướcViệt Nam, Giải vô địch Nhảy cầu toàn

quốc 2013 là dịp để Ban Tổ chức kiểmtra chất lượng đào tạo của các huấnluyện viên cũng như chất lượng thi đấucủa các vận động viên trong môn nhảycầu; đồng thời tuyển chọn những vậnđộng viên có thành tích xuất sắc để bổsung cho đội tuyển nhảy cầu quốc gia.

Tại SEA Games 22, môn nhảy cầuđã đóng góp 2 Huy chương Vàng chothành tích Thể thao Việt Nam ở nộidung nhảy đôi 3m cầu mền và nội dung3m cầu mền cá nhân. L.KHáNH

Hà Nội vô địch Giải Nhảy cầu toàn quốc 2013

15

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

16 số 1040 l 05.9.2013

Nhiều tờ báo trong mấy ngàyqua lan tỏa những lời lẽ nặngmùi “chợ búa” trên facebook

của ca sĩ họ Đàm (Đàm Vĩnh Hưng)khi phản pháo lại những nhận xét thẳngthắn của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 dànhcho ca sĩ phòng trà này. Phần lớn ý kiếncho rằng, nhận xét của Nguyễn Ánh 9là xác đáng và hành động mang tính trảđũa của ca sĩ họ Đàm là khó có thểchấp nhận. Đây không phải là lần đầutiên ca sĩ họ Đàm phản ứng việc mìnhbị dư luận bóc mẽ; cũng không phải làlần đầu tiên nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 nóithật về những bất cập và sự phi lý tronglàng giải trí nước nhà.

Trước đó, những chia sẻ của nhạcsĩ Nguyễn Ánh 9 về tài năng của mộtvài ngôi sao nổi tiếng giới showbiz Việthiện nay như Mỹ Linh, Thanh Lam,Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, Hồ NgọcHà... trở thành chủ đề gây chú ý trongdư luận. Có rất nhiều ý kiến ủng hộ “lờinói thật mất lòng”, nhưng “được nhiềuhơn mất” của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9.Nhiều người cho rằng, ông là ngườidũng cảm khi nói ra điều mà ai cũngbiết, song lại né tránh. Một số nhạc sỹ,ca sĩ thành danh đã lên tiếng bảo vệquan điểm của ông. Cho rằng, đây làsự cảnh tỉnh cần thiết cho âm nhạcnước nhà! Nếu cứ mãi bợ đỡ cho “sao”này, “sao” kia (thực chất chỉ xứng vớica sĩ phòng trà) thì âm nhạc nước nhàrồi sẽ đi về đâu? Với quan điểm củanhiều người, những nhận xét của ngườinhạc sỹ lớn tuổi, nhiều kinh nghiệmnhư Nguyễn Ánh 9 là chân thành,nghiêm túc, thể hiện sự trăn trở của ôngvới đời sống âm nhạc đất nước, và bấtcứ nghệ sỹ nào, nhất là với thế hệ đisau, thì những lời nhận xét ấy là đónggóp đáng ghi nhận.

Nhưng với kiểu tiếp thu “chó cứsủa, đoàn người cứ đi” cùng nhữngám chỉ với đồng nghiệp bậc cha chúcủa mình là “ngụy quân tử” (thể hiệntrên facebook), ngay lập tức ca sĩ họĐàm đã phải hứng chịu làn sóng búarìu từ dư luận. Chẳng lạ gì, đây không

phải là lần đầu ca sĩ họ Đàm tạoscandal. Chỉ cần gõ vào google thìthấy ngay những hình ảnh không đượcthiện cảm cho lắm cùng những lời lẽchẳng giống ai của ca sĩ này trongcuộc sống đời thường cũng như tronghoạt động nghệ thuật.

Nằm trong số các ca sĩ bị chê “nhưhắt nước vào mặt”, nhưng các ca sĩThanh Lam, Mỹ Tâm, Hồng Nhung,Mỹ Linh… đã không có phản ứngbằng những lời lẽ thô tục, hằn học,phản văn hóa, “không ăn được thì đạpđổ”, chà đạp truyền thống tôn trọngngười lớn tuổi bậc cha chú, người đitrước trong nghề nghiệp (như ca sĩ họĐàm); mà họ khiêm tốn và chọn cáchim lặng chờ sự lắng dịu của dư luận.

Thực tế hiện nay, rất nhiều nhạc sĩ,ca sĩ chân chính và cả người thưởngthức nghệ thuật chân chính nữa, đã quámệt mỏi và dị ứng với nền nghệ thuậtgiải trí rẻ tiền, trong đó có âm nhạc. Hãynhìn xem các gameshow và những lờitung hô giả trá. Những danh hiệu “ônghoàng”, “bà chúa” tự khoác cho nhau,hoặc tự vơ vào cho khỏi “thua chị kémem”. Thực chất đó chỉ là thứ tung hô rẻtiền, là thứ tung hô cho một làn sóng âmnhạc lệch lạc, xa rời thẩm mỹ, đánh lừathị hiếu khán giả, làm hoen ố nền âmnhạc truyền thống giàu bản sắc và trítuệ của nước nhà. Nào những “Diva”,“hoàng tử” này, “bà chúa” nọ, thực chấtchỉ là chiêu trò “đánh bóng” tên tuổi,trong một số trường hợp là sự che đậyvốn kiến thức âm nhạc vơi cạn, thainghén từ những lò đào tạo kiểu “đánhnhanh, thắng nhanh”, “sống chết mặcbay, tiền thầy bỏ túi”. Nhưng thật tiếc,một vài tờ báo lại ra sức cổ súy chodòng nhạc cùng các ca sĩ dạng này.Đáng kể, một số đài truyền hình, kênhtruyền hình trả tiền còn mời họ tham giaban giám khảo, “cầm cân nẩy mực”một số cuộc thi trên truyền hình, khiếnhọ có thêm cơ hội để lòe dư luận, hoặc“đánh bóng” tên tuổi.

Rất nhiều ca sĩ gạo cội, trưởngthành từ hệ thống đào tạo âm nhạcchính quy, cả trong nước và ngoàinước đã thể hiện thái độ đồng tình vớinhận xét của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9.Theo họ, đó là nhận xét chính xác, bởinền âm nhạc của chúng ta đang thiếuđi những lời nói thẳng, nói thật, màthay vào đó là thứ âm nhạc thị trườngrẻ tiền, sự màu mè, phản cảm. Khôngthể phủ nhận, âm nhạc giải trí cũnglà một mảng trong đời sống âm nhạcđất nước có những đóng góp vào đờisống văn hóa tinh thần. Nhưng ở thờiđiểm hiện tại, âm nhạc thị trườngphát triển có lúc quá đà, phô bày sựphi lý khi một số ca sĩ “thị trường”có thu nhập cao ngất ngưởng, sốnghuênh hoang, hợm hĩnh. Còn nhữngca sĩ, nghệ sĩ được đào tạo chính quy,bài bản, khổ công rèn giũa, trưởngthành từ dòng âm nhạc “kinh điển”,cả đời cống hiến cho nghệ thuật, thìsống trong khiêm nhường, đạm bạc.Sự phi lý, thậm chí là bất công đóchẳng lẽ cứ mãi tồn tại?

Với đòn “điểm huyệt” của nhạc sĩgạo cội Nguyễn Ánh 9, dù chưa hyvọng sẽ định hướng lại gu thưởngthức âm nhạc trong một bộ phậnkhán giả, nhất là trong giới trẻ, nhưngchí ít đó cũng là lời cảnh báo cầnthiết để dư luận nhìn nhận đúng thựcchất về sự phát triển của âm nhạchiện nay. Với những gì diễn ra trongthực tế, thì những giọng hát kiểu “ănxổi” cùng dòng nhạc “son phấn”,kèm sự phô diễn không còn chỗ đứngtrong dòng chảy âm nhạc cũng nhưchỗ đứng trong lòng khán giả yêu âmnhạc Việt Nam.

Nền âm nhạc cách mạng, nhữnggiai điệu trữ tình giàu tình yêu quêhương, đất nước, lứa đôi… sẽ mãiđồng hành cùng dân tộc, làm rạng danhnền âm nhạc giàu truyền thống. Đó làgiá trị bất biến.

tHế HùNg

“Thùng rỗng kêu to”

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

17số 1040 l 05.9.2013

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Ngày 30/8, tại số 1 Tràng Tiền,Hoàn Kiếm, Hà Nội, Bảo tàng Lịch sửquốc gia tổ chức khai mạc trưng bàychuyên đề “Trang sức cổ Việt Nam”.

Đến tham quan phòng trưng bày,công chúng trong và ngoài nước sẽ cócơ hội thưởng lãm gần 100 tài liệu,hiện vật quý hiếm trong bộ sưu tậptrang sức cổ Việt Nam đang được lưugiữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Sưutập hiện vật này được giới thiệu theocác thời kỳ lịch sử từ thời Tiền - Sơ sử(thuộc văn hóa Phùng Nguyên, ĐồngĐậu, Gò Mun, Đông Sơn, Sa Huỳnh,Đồng Nai, Óc Eo) cho đến đầu thế kỷ20. Đặc biệt, lần đầu tiên Bảo tàng sẽgiới thiệu bộ sưu tập trang sức thờichúa Nguyễn thế kỷ 18 và cung đìnhNguyễn thế kỷ 19 - 20 với nhiều loạihình trang sức bằng chất liệu vàng,bạc, đá quý.

Sưu tập trang sức văn hóa SaHuỳnh có màu sắc đa dạng, chất liệuphong phú bằng đá, mã não và thủytinh. Loại hình chủ yếu là khuyên taivà hạt chuỗi. Đồ trang sức nổi bật nhấtở thời kỳ văn hóa này là khuyên tai haiđầu thú, chất liệu đá và thủy tinh, cónguồn gốc bản địa. Ngoài ra còn cócác loại khuyên tai hình vành khăn,khuyên tai ba mấu, khuyên tai bốnmấu đã từng xuất hiện ở nhiều di tíchkhảo cổ học Đông Nam Á. Các loạihạt chuỗi thủy tinh xanh và mã nãonguồn gốc giao lưu từ Ấn Độ.

Sưu tập trang sức văn hóa ĐồngNai khá đa dạng về chất liệu và phongphú về loại hình như đất nung, vỏnhuyễn thể, đá, thủy tinh, vàng…điển hình là loại hạt chuỗi hình đốttrúc, hoa cúc bằng vàng; vòng đeotay, hạt chuỗi, khuyên tai hai đầu thú

bằng thủy tinh, có cả loại khuyên taihai đầu thú bằng đá ngọc và nhiềuloại đá màu khác.

Sưu tập trang sức văn hóa Óc Eo(thế kỷ 1 - 8 sau CN) chịu ảnh hưởngmạnh mẽ từ văn hóa Ấn Độ. Loại hìnhtrang sức chủ yếu là khuyên tai, nhẫn,vòng cổ, mặt dây chuyền, vật đeo hộmệnh... với chất liệu vàng là chủ yếu,một số khác chạm ngọc rất cầu kỳ.

Thông qua trưng bày, Bảo tàngLịch sử quốc gia mong muốn giớithiệu tới khách tham quan những nétđặc trưng và giá trị đặc sắc của mộtphần di sản văn hóa Việt Nam đangđược lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốcgia, nhằm góp phần bảo tồn, phát huyvà tôn vinh văn hóa dân tộc.

Trưng bày kéo dài đến hết tháng12/2013.

Đ.N

Trưng bày chuyên đề "Trang sức cổ Việt Nam"

Tối 30/8, tại Sân khấu Trung tâmhuyện Bác Ái, sau tiếng chiêng khaimạc, đêm nghệ thuật Ngày hội văn hóadân tộc Raglai - Ninh Thuận 2013 đãkhai mạc với sự tham dự của đông đảođại biểu đại diện các Ban, Bộ, ngànhTrung ương; các tỉnh, thành phố trong cảnước; đại diện các già làng, người có uytín và trí thức tiêu biểu trong đồng bàodân tộc Raglai; các nghệ nhân, vận độngviên cùng hàng ngàn người dân là đồngbào các dân tộc trong và ngoài tỉnh.

Trong thời khắc khai hội, không gianlinh thiêng bao phủ của núi rừng cộngvới tiếng mã la, kèn bầu Sarakel, đànChapi, sáo Talakung... nhịp nhàng cùngcác điệu múa truyền thống uyển chuyểnsắc màu, đã lôi cuốn mọi người cùng hòaquyện sâu đậm vào nét văn hóa độc đáocủa đồng bào dân tộc Raglai. Giá trị vănhóa dân tộc Raglai đã được các nghệnhân, nghệ sĩ, diễn viên người Raglaithuộc các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa,

Bình Thuận, Lâm Đồng đưa đến Ngàyhội một cách sinh động.

Ngày hội văn hóa dân tộc Raglai-Ninh Thuận 2013 là hoạt động văn hóalớn; quy tụ những nét đặc trưng của vănhóa dân tộc Raglai, bày tỏ tình cảm sâusắc đối với Đảng, Bác Hồ. Với kho tàngvăn hóa phong phú, văn hóa dân tộcRaglai là bộ phận không thể tách rời củanền văn hóa dân tộc Việt Nam, mang sắcmàu riêng trong sự thống nhất của vănhóa Việt.

Ngày hội văn hóa dân tộc Raglai -Ninh Thuận 2013 được tổ chức vào thờiđiểm cả nước thi đua lập thành tích kỷniệm Cách mạng Tháng Tám, Quốckhánh 02/9; người Raglai Bác Ái kỷniệm 53 năm Ngày giải phóng huyệnBác Ái (30/8/1960-30/8/2013) và 13năm tái lập huyện, càng nhân lên giá trị,sức sống của văn hóa Raglai trong vănhóa các dân tộc Việt Nam. Đây khôngchỉ là dịp để giao lưu, tăng cường tình

đoàn kết, bảo tồn, phát huy các giá trịvăn hóa truyền thống tốt đẹp, quảng bá,giới thiệu về dân tộc Raglai, mà còn làdịp để có thêm những nghiên cứu, hoạtđộng thiết thực, góp phần chăm lo đờisống văn hóa, phát triển kinh tế, xã hộivùng đồng bào dân tộc thiểu số.

* Chiều 30/8, Sở VHTTDL tỉnh NinhThuận phối hợp với các tỉnh Bình Thuận,Khánh Hòa, Lâm Đồng và các huyệntrong tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm ảnhvà văn hóa đồng bào Raglai, tại khuônviên Nhà Truyền thống Bác Ái và lều trạicủa các đoàn. Triển lãm trưng bày giớithiệu 250 hình ảnh, hiện vật, tư liệu tậptrung phản ánh những nét văn hóa đặctrưng trong sinh hoạt thường ngày củacộng đồng người Raglai từ xưa đến nay,như: trang phục truyền thống, các nhạccụ, công cụ sản xuất, sản vật; các tranh,tượng, ảnh nghệ thuật; các hiện vật vănhóa; các ấn phẩm về dân tộc Raglai...Đây là những tư liệu tiêu biểu được lựachọn trong số các di sản văn hóa phongphú, đa dạng về người Raglai đang đượcbảo tàng các tỉnh lưu giữ. t.LâM

Đặc sắc đêm nghệ thuật Ngày hội văn hóadân tộc Raglai - Ninh Thuận 2013

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

18 số 1040 l 05.9.2013

Hơn 400 hiện vật văn hóa Chăm lầnđầu tiên được trưng bày tại Trung tâmNghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh NinhThuận gồm: Đồ dùng sinh hoạt, côngcụ lao động sản xuất, nhạc cụ, đồ trangsức, đồ dùng đựng vật lễ trong các lễcúng của đồng bào Chăm, được làmbằng đồng, gốm, sắt… đã được giớithiệu tới công chúng, đặc biệt là dukhách đến với Ninh Thuận trong dịpnghỉ Lễ Quốc khánh 02/9.

Trong 426 hiện vật, có 377 hiện vậtlà của nhà sưu tầm Nguyễn Văn May,

hội viên Câu lạc bộ UNESCO nghiêncứu sưu tầm cổ vật tỉnh Lâm Đồng,trong đó có 361 hiện vật bằng đồng và16 hiện vật bằng gốm, chủ yếu là đồdùng sinh hoạt, công cụ lao động sảnxuất, nhạc cụ, đồ trang sức và đồ dùngđựng vật lễ trong các lễ cúng của đồngbào Chăm. Số hiện vật còn lại là củanhà sưu tầm, nghiên cứu trong nước:Bá Trung Phụ (TP Hồ Chí Minh), TháiHùng Lâm (Lâm Đồng), Diệp GiaTùng (Quảng Nam), Nguyễn Văn May(Bình Thuận)… đã hiến tặng cho

Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm.Trong dịp này, Trung tâm nghiên

cứu văn hóa Chăm - Sở VHTTDL tỉnhNinh Thuận và Trung tâm nghiên cứuTôn giáo - Viện Khoa học Xã hội vùngNam Bộ tổ chức Ký kết liên tịch hợptác nghiên cứu và đào tạo, nhằm thúcđẩy sự phát triển công tác nghiên cứukhoa học xã hội về người Chăm giaiđoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìnđến 2030.

tuệ ANH

Ninh Thuận: Trưng bày hơn 400 hình ảnh, hiện vật văn hóa Chăm

Ngày 27/8, UBND thị xã Sơn Tây(Hà Nội) đã chính thức khởi công tubổ, tôn tạo di tích đền thờ và lăng NgôQuyền ngay tại quê hương của ông,thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm. Đếndự còn có đại diện dòng họ Ngô ViệtNam, nhân dân thôn Cam Lâm và đôngđảo khách thập phương. Công trình cótổng vốn đầu tư gần 30 tỷ đồng, trongđó vốn công đức từ dòng họ Ngô ViệtNam là 10 tỷ đồng, phần còn lại thuộcvốn ngân sách Nhà nước và vốn xã hộihóa. Các hạng mục tu bổ, tôn tạo đềnthờ gồm: Hậu cung, nghi môn, tiền tế,tả vu, hữu vu, xây dựng lầu hóa sớ.Hạng mục tu bổ, tôn tạo lăng Ngô

Quyền gồm: Tu bổ lăng, tôn tạo sân, trụbiểu lan can, xây dựng bình phong.Theo đó, dự án xây dựng khu phụ trợ,tôn tạo cảnh quan, sân, đường tổng thểvà hạ tầng kỹ thuật. Dự án do Vănphòng tư vấn và chuyển giao côngnghệ xây dựng – Trường Đại học Kiếntrúc Hà Nội lập báo cáo kỹ thuật vàViện Khoa học Công nghệ Xây dựng –Bộ Xây dựng thẩm tra thiết kế bản vẽthi công. Thời gian tu bổ, tôn tạo kéodài trong 3 năm.

Theo các cơ quan quản lý, các nhànghiên cứu văn hóa và dòng họ NgôViệt Nam, công trình đền thờ và lăngNgô Quyền hiện có chưa tương xứng

với thân thế, sự nghiệp của vị vua đãcó công “mở nước xưng vương”, kếtthúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở đầuthời đại mới, độc lập tự chủ cho lịch sửdân tộc. Do vậy, công trình đã đượctiến hành trùng tu, tôn tạo lại sau nhiềunăm chuẩn bị.

Đền và lăng Ngô Quyền được xâydựng trên một đồi đất cao thuộc thônCam Lâm. Lăng mộ được xây dựngvào năm Tự Đức thứ 27 (1874). Trongquần thể di tích đền và lăng Ngô Quyềncó 18 cây duối cổ thụ - tương truyền lànơi Ngô Quyền buộc voi, ngựa, đãđược công nhận là Cây di sản.

H.yếN

Hà Nội: Khởi công tôn tạo di tích Đền thờ và Lăng Ngô Quyền

Trong 2 ngày 30-31/8, tại Trungtâm Văn hóa Thể thao thị xã SôngCông, tỉnh Thái Nguyên, Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Thái Nguyên phốihợp với UBND thị xã Sông Công tổchức liên hoan nghệ thuật quần chúngmang chủ đề "Hát về biển đảo quêhương" năm 2013.

Chương trình liên hoan nghệ thuậtquần chúng năm 2013 có sự tham giacủa 400 diễn viên không chuyên đến từ11 đoàn thuộc 9 huyện, thành phố, thịxã và một số cơ quan, đơn vị, trường

học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cácdiễn viên đã mang đến liên hoan nhiềutiết mục đặc sắc, ca ngợi biển, đảo quêhương gây xúc động người nghe như:"Nơi đảo xa", "Gần lắm Trường Sa ơi","Mãi mãi biển", "Sức sống Trường Sa","Tổ quốc nhìn từ biển", "Tôi lắng nghetổ quốc gọi tên mình"… Những ca từthấm vào lòng người, góp phần nângcao ý thức của toàn dân trong việc pháttriển bền vững biển, đảo Tổ quốc. Đâycũng là món quà tinh thần của nhân dânThái Nguyên gửi đến các cán bộ, chiến

sỹ đang làm nhiệm vụ trên các vùngbiển, đảo, ngày đêm vững chắc taysúng nơi đầu sóng ngọn gió, bảo vệvững chắc chủ quyền biển, đảo, thềmlục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Tại Liên hoan, Ban Tổ chức cũngtrưng bày, giới thiệu với đông đảongười dân các cứ liệu lịch sử khẳngđịnh chủ quyền thiêng liêng bất khảxâm phạm đối với hai quần đảo HoàngSa-Trường Sa của Việt Nam bằng cácbản đồ, đồ họa.

M.CườNg

Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hát về biển đảo quê hương"

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

19số 1040 l 05.9.2013

Đêm 30/8, tại thành phố Kon Tum,lần đầu tiên tỉnh Kon Tum tổ chức Liênhoan hát ru các làn điệu dân ca của cácdân tộc bản địa đang sinh sống trên địabàn tỉnh.

Hơn 40 nghệ nhân đến từ 10 độicủa 8 huyện, thị, thành phố cùng BộChỉ huy quân sự, câu lạc bộ thơ nhạcngười cao tuổi tỉnh tham dự. Tại Liênhoan, các nghệ nhân đã biểu diễnnhững làn điệu hát ru mang âm hưởng

dân ca rất mượt mà và độc đáo của cácdân tộc bản địa. Các bài hát ru con như:Bên nhà chòi rẫy (Xê Đăng nhánh XơĐrá), Lồng o (hát ru Xê Đăng nhánhXteng), lời ru trên nương (Ba Na), cácbài hát ru cháu, ru em của các dân tộc:Jẻ Triêng, Mơ Nâm… được các nghệnhân biểu diễn là những làn điệu chứachan tình yêu thương, sự vỗ về của bậccha mẹ đối với con cái. Đó là nhữngcâu hát ru thiết tha, sâu lắng, là tiếng

nói tâm tình, lời tâm sự của họ với mọingười xung quanh về cuộc sống củamình, của dân làng.

Ban Tổ chức đã trao giấy khen vàtặng thưởng cho 10 tiết mục đặc sắccủa các đơn vị tham gia và trao giảidành cho nghệ nhân cao tuổi nhất, nghệnhân trẻ triển vọng và giải dành cho tiếtmục biểu diễn ấn tượng.

Sỹ tHăNg

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninhvừa phê duyệt Đề án "Bảo tồn vàphát huy giá trị các loại hình nghệthuật trình diễn dân gian truyềnthống trên địa bàn tỉnh giai đoạn2013-2020” với tổng kinh phí đầutư hơn 13 tỷ đồng. Đề án nhằm gìngiữ và lưu truyền cho các thế hệmai sau những giá trị văn hóatruyền thống đặc sắc của các loạihình nghệ thuật trình diễn dân giantruyền thống; nâng cao nhận thức,lòng tự hào của người dân trongviệc bảo tồn và phát huy giá trị củacác loại hình nghệ thuật trình diễndân gian truyền thống; khích lệ sự

sáng tạo các giá trị văn hóa, gópphần phát triển kinh tế, văn hóa - xãhội bền vững.

Tỉnh Bắc Ninh sẽ thực hiện Đềán thông qua 4 tiểu dự án thànhphần bao gồm: sưu tầm, nghiên cứu,kiểm kê loại hình nghệ thuật trìnhdiễn dân gian truyền thống trên địabàn; hoạt động tôn vinh nghệ nhânvà tổ chức truyền dạy loại hình nghệthuật trình diễn dân gian truyềnthống; đầu tư xây dựng cơ sở vậtchất, trang thiết bị hỗ trợ cho cáccâu lạc bộ nghệ thuật trình diễn dângian truyền thống; tuyên truyền,quảng bá loại hình nghệ thuật trình

diễn dân gian truyền thống. Đề ánđược triển khai từ năm 2014 đếnnăm 2020.

Hiện nay, Bắc Ninh có 1 đoànnghệ thuật chuyên nghiệp là Nhàhát dân ca Quan họ Bắc Ninh vàhơn 700 đội văn nghệ, câu lạc bộvăn nghệ quần chúng, thu hút trên20.000 diễn viên, hội viên khôngchuyên tham gia sinh hoạt. Đây lànguồn lực quan trọng góp phần bảotồn và phát huy giá trị các di sảnvăn hoá, tạo môi trường sinh hoạtvăn hóa vui tươi, lành mạnh, gópphần làm phong phú đời sống tinhthần cho nhân dân. K.HoàN

Bắc Ninh bảo tồn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống

Kon Tum: Liên hoan hát ru các dân tộc bản địa

Ngày 27/8, tại Bảo tàng thành phốCần Thơ, Sở VHTTDL thành phố CầnThơ đã đưa vào hoạt động Trạm vệ tinhNgân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thểcác dân tộc Việt Nam.

Trạm vệ tinh được đầu tư xây dựngtại Bảo tàng thành phố Cần Thơ gồm baphòng: Phòng trình chiếu phục vụ cộngđồng, phòng truy cập theo nhu cầu cánhân và phòng kỹ thuật.

Trạm được trang bị các thiết bị hiệnđại như hệ thống máy quay cho trạm vệ

tinh, hệ thống máy tính biên tập, hệthống thiết bị ghi đọc và trình chiếu, hệthống thiết bị tra cứu thông tin do ViệnVăn hóa Nghệ thuật Việt Nam thuộc BộVHTTDL đầu tư.

Sau khi đi vào hoạt động, trạm sẽthực hiện các chức năng thu thập, ghichép đưa về trạm những di sản văn hóaphi vật thể của địa phương; tổ chức biêntập, làm thành sản phẩm, chương trìnhgiới thiệu cho công chúng, cho kháchdu lịch tại địa phương. Bên cạnh đó,

trạm cũng tiếp nhận các sản phẩm củaNgân hàng dữ liệu của Bộ VHTTDLđặt tại Viện Văn hóa nghệ thuật ViệtNam phục vụ đồng bào, khách du lịchtham quan.

Việc ra mắt Trạm vệ tinh của ngânhàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thểcác dân tộc Việt Nam là một yêu cầucấp thiết của ngành văn hóa, thể thao vàdu lịch, nhằm ứng dụng công nghệ tinhọc vào công tác sưu tầm, bảo tồn vàphát huy giá trị văn hóa phi vật thể củathành phố Cần Thơ nói chung và cáctỉnh khu vực Đồng bằng sông CửuLong nói riêng. Đ.A

Cần Thơ: Đưa trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa vào hoạt động

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1040 l 05.9.2013

Sự kiện vấn đề

Chịu trách nhiệmxuất bản

phan Đình Tân

Biên tậpTrung kIên, Thế hùng

kIều anh

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gp - XBBT

Cấp ngày 18/9/2012

In tạiCông Ty Tnhh mộT Thành VIên

In Và Văn hóa phẩm

tối 31/8 tại Phố cổ Đồng Văn,huyện Đồng Văn, tỉnh Hà giangđã diễn ra Lễ khai mạc Lễ hộikhèn H’Mông huyện Đồng Vănlần thứ Nhất - 2013.

Tham dự lễ khai mạc có các đồngchí lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang;lãnh đạo một số sở, ban, ngành củatỉnh, huyện Đồng Văn và một sốhuyện trong tỉnh cùng hàng trăm nghệnhân Khèn H’Mông đến từ 19 xã, thịtrấn của huyện Đồng Văn và đôngđảo du khách trong và ngoài nước.

Theo bà Lý Trung Kiên, Phó Chủtịch Ủy ban nhân dân huyện ĐồngVăn, Trưởng ban Tổ chức lễ hội chobiết: Khèn là nhạc cụ lâu đời của dântộc H’Mông và giữ một vị trí vôcùng quan trọng trong đời sống sinhhoạt văn hoá cũng như đời sống tâmlinh của họ. Tiếng khèn không chỉ làsợi dây nối giữa thế giới thần linhvới con người, người đang sống vớitổ tiên dòng họ, mà còn là tiếng lòng,khúc tâm tình của các chàng trai, côgái gửi tới người thương; tiếng khèngiúp họ kết đôi, xây dựng nên mộtgia đình hạnh phúc. Cây khèn cũngluôn là người bạn đường chung thuỷcủa các chàng trai H’Mông trênđường xuống chợ hay đi rừng, đinương. Khèn là vật dụng linh thiêngkhông thể thiếu của đồng bào dân tộcH’Mông, tiếng khèn đã được lưutruyền qua bao đời và đến nay vẫncòn nguyên giá trị.

Nhằm từng bước sưu tầm, khaithác, bảo tồn và phát huy thể loạinghệ thuật nhạc cụ khèn H’Mông,qua đó gìn giữ, bảo tồn được nét đẹpnhân văn của cây khèn H’Mông;đồng thời, phát huy tác dụng tốt đẹpcủa khèn trong đời sống cộng đồngdân tộc H’Mông, góp phần thiết thựcvào việc xây dựng nền văn hoá cácdân tộc. Ủy ban nhân dân huyệnĐồng Văn đã tổ chức Lễ hội khèn

H’Mông lần thứ Nhất - 2013; đâycòn là dịp để các nghệ nhân huyệnĐồng Văn được giao lưu học hỏi vớinghệ nhân của các huyện bạn trongvùng cao nguyên đá; khơi dậy vàphát huy các giá trị của loại hìnhnghệ thuật khèn H’Mông. Từ năm2014, Ủy ban nhân dân huyện ĐồngVăn sẽ thường xuyên duy trì tổ chứcLễ hội khèn H’Mông vào dịp 2/9; coiđây là hoạt động mang ý nghĩa nhânvăn sâu sắc của đồng bào các dân tộcthiểu số huyện Đồng Văn nói chungvà dân tộc H’Mông nói riêng hướngvề ngày Tết độc lập của dân tộc.

Đồng đảo du khách đã đượcthưởng thức chương trình nghệ thuậtdo hàng trăm nghệ nhân khènH’Mông đến từ 19 xã, thị trấn huyệnĐồng Văn và các cháu học sinh Dântộc Nội trú huyện Đồng Văn biểudiễn. Các màn diễn tái hiện lại lịchsử cây khèn H’Mông, lễ cúng xinkhèn và chương trình nghệ thuật“Tiếng khèn Cao nguyên”.

Du khách đến với Lễ hội khènH’Mông vùng cao nguyên đá có cơhội được sống và tận hưởng nhữngâm thanh thăng trầm dìu dặt, kết hợp

với các làn điệu dân ca dân vũ trữtình in đậm dấu ấn văn hóa caonguyên; được thưởng thức các điệumúa khèn cổ; trực tiếp xem và thamgia các hội thi múa khèn, các trò chơidân gian như đập bóng, đánh sảng,đẩy gậy, hát ống cùng nhiều trò chơidân gian của bà con dân tộc thiểu số.Trong những ngày diễn ra lễ hội, dukhách cũng được tham quan các mặthàng nông sản, sản vật của quêhương Cao nguyên đá Đồng Văn tạiHội chợ thương mại và thưởng thứcvăn hóa ẩm thực độc đáo của đồngbào dân tộc thiểu số trên Cao nguyênđá Đồng Văn.

Đặc biệt, trong chương trình Lễhội Khèn H’Mông - 2013, du kháchcòn được thưởng thức, chiêmngưỡng các bức tranh vẽ về Caonguyên đá Đồng Văn của họa sỹ ĐỗĐức (Hội viên Hội Mỹ thuật ViệtNam; hội viên Hội Văn học Nghệthuật các dân tộc thiểu số Việt Nam).Đây là những tác phẩm có giá trịnghệ thuật và nhân văn cao, đã đượctriển lãm tại Hà Nội và gây đượctiếng vang lớn…

V.toàN

Độc đáo Lễ hội Khèn H’Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn

Biểu diễn Khèn H’Mông trong lễ khai mạc