toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - số 1128 - vanhien.vn

20
Phát hành thứ năm hằng tuần bộ văn Hóa, tHể tHao và Du LịcH Số 1128 ngày 28/5/2015 - Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang” [Tr.5] - Tiếp tục chỉ đạo di dời 6 bia còn lại tại di tích lăng mộ Đền Trần (Thái Bình) [Tr.6] - Mô hình làng, bản Văn hóa - Quốc phòng tại Hòa Bình đang phát huy hiệu quả [Tr.16] Phiên họp lần thứ 6 của Hội đồng Tư vấn Du lịch vừa diễn ra tại Hà Nội nhằm tìm ra các giải pháp và các kế hoạch hành động ưu tiên để triển khai Nghị quyết số 92/NQ-CP của Chính phủ trên cả ba lĩnh vực: xúc tiến quảng bá du lịch, quản lý chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực du lịch và chính sách và thể chế. Phiên họp được thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án “Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội” do Liên minh Châu Âu tài trợ (gọi tắt là Dự án EU-ESRT). (Xem tiếp trang 6) Tuyên truyền cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2015 Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 1911/BVHTTDL-VHCS về việc chỉ đạo công tác tuyên truyền cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2015. Bộ VHTTDL yêu cầu Sở VHTTDL các tỉnh/thành tập trung chỉ đạo và phối hợp các Sở, Ban, ngành triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ: Kiểm tra, rà soát công tác tuyên truyền cổ động, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2015 tại địa phương; chỉ đạo, thực hiện đúng các quy định về sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và hình ảnh bản đồ nước CHXHCN Việt Nam. Việc triển khai các hoạt động tuyên truyền cổ động, văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch cần được tổ chức kịp thời, tạo không khí sôi nổi, phấn khởi thiết thực, an toàn và tiết kiệm. H.PHượNg Triển khai, xúc tiến quảng bá du lịch, quản lý chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực du lịch Bàn giải pháp thúc đẩy du lịch Việt Nam Ảnh: c.t.v trong số nàY Phụ cấp ưu đãi đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Theo đó, đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp gồm: Người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng; diễn viên Tuồng, Chèo, Cải lương, Xiếc, Múa Rối nước, Nhạc kịch (Opera), Vũ kịch (Ballet), Kịch nói, Kịch dân ca, Kịch hình thể; người biểu diễn nhạc cụ hơi. Người chỉ huy dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; diễn viên kịch câm, hát dân ca, hát mới, Múa Rối cạn, Múa đương đại, Múa dân gian dân tộc, Múa hát cung đình, Múa tạp kỹ; người biểu diễn nhạc cụ dây, nhạc cụ gõ, nhạc cụ bàn phím; kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng. (Xem tiếp trang 3)

Upload: pham-viet-long

Post on 22-Jul-2015

33 views

Category:

News & Politics


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

Phát hành thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1128 ngày 28/5/2015

- Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộctỉnh Tuyên Quang”

[Tr.5]- Tiếp tục chỉ đạo di dời 6 bia còn lại tại di tích lăng mộ Đền Trần(Thái Bình)

[Tr.6]- Mô hình làng, bản Văn hóa -Quốc phòng tại Hòa Bình đang phát huy hiệu quả

[Tr.16]

Phiên họp lần thứ 6 của Hội đồng Tư vấn Du lịch vừa diễn ra tại Hà Nội nhằmtìm ra các giải pháp và các kế hoạch hành động ưu tiên để triển khai Nghị quyếtsố 92/NQ-CP của Chính phủ trên cả ba lĩnh vực: xúc tiến quảng bá du lịch, quảnlý chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực du lịch và chính sách và thể chế. Phiênhọp được thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án “Chương trình Phát triểnNăng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội” do Liên minh ChâuÂu tài trợ (gọi tắt là Dự án EU-ESRT). (Xem tiếp trang 6)

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớnnăm 2015

Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 1911/BVHTTDL-VHCS về việcchỉ đạo công tác tuyên truyền cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2015. BộVHTTDL yêu cầu Sở VHTTDL các tỉnh/thành tập trung chỉ đạo và phối hợpcác Sở, Ban, ngành triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ: Kiểm tra, rà soátcông tác tuyên truyền cổ động, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao vàdu lịch chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2015 tại địa phương; chỉ đạo,thực hiện đúng các quy định về sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốcca, Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và hình ảnh bản đồ nước CHXHCNViệt Nam. Việc triển khai các hoạt động tuyên truyền cổ động, văn hóa, nghệthuật, thể thao và du lịch cần được tổ chức kịp thời, tạo không khí sôi nổi,phấn khởi thiết thực, an toàn và tiết kiệm. H.PHượng

Triển khai, xúc tiến quảng bá du lịch, quản lý chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực du lịch

Bàn giải pháp thúc đẩy du lịch Việt Nam

Ảnh:

c.t

.v

trong số này

Phụ cấp ưu đãi đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hànhQuyết định về chế độ phụ cấp ưu đãinghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đốivới người làm việc trong lĩnh vực nghệthuật biểu diễn. Theo đó, đối tượnghưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghềnghiệp gồm: Người chỉ huy dàn nhạcgiao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giaohưởng; diễn viên Tuồng, Chèo, Cảilương, Xiếc, Múa Rối nước, Nhạc kịch(Opera), Vũ kịch (Ballet), Kịch nói,Kịch dân ca, Kịch hình thể; người biểudiễn nhạc cụ hơi. Người chỉ huy dàn hợpxướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống;diễn viên kịch câm, hát dân ca, hát mới,Múa Rối cạn, Múa đương đại, Múa dângian dân tộc, Múa hát cung đình, Múatạp kỹ; người biểu diễn nhạc cụ dây,nhạc cụ gõ, nhạc cụ bàn phím; kỹ thuậtviên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng.

(Xem tiếp trang 3)

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1128 l 28.5.2015

Sáng 26/5, tại Đà Nẵng, BộVHTTDL tổ chức Hội nghị công bố,phổ biến và triển khai Quy hoạchtổng thể phát triển du lịch Vùngduyên hải Nam Trung bộ đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Vùng duyên hải Nam Trung bộbao gồm TP Đà Nẵng và các tỉnh:Quảng Nam, Quảng Ngãi, BìnhĐịnh, Phú Yên, Khánh Hòa, NinhThuận, Bình Thuận. Đây là địa bàncó vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, có bềdày lịch sử, được thiên nhiên ưu đãinhiều danh lam thắng cảnh đẹp tạonên tiềm năng du lịch vô cùng to lớnvà giữ một vị trí, vai trò hết sức quantrọng đối với du lịch Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ VHTTDL -Đặng Thị Bích Liên, du lịch Vùngduyên hải Nam Trung bộ thời gianqua có bước phát triển, góp phầnthúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hộivà làm thay đổi diện mạo của nhiềuđịa phương trong vùng; tạo nênnhiều công ăn việc làm, đóng góptích cực vào công cuộc xóa đóigiảm nghèo, củng cố quốc phòng,an ninh vùng biển và hải đảo. Tuy

nhiên, bên cạnh những thành tựu đạtđược, phát triển du lịch của Vùngvẫn còn chưa đồng bộ, chưa tươngxứng với tiềm năng, thiếu tầm nhìntổng thể. Vì vậy, theo Thứ trưởngĐặng Thị Bích Liên, Quy hoạchtổng thể phát triển du lịch Vùngduyên hải Nam Trung bộ đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030 đượcChính phủ phê duyệt là tiền đề chocông tác đầu tư, quản lý phát triểndu lịch của Vùng một cách đúnghướng và bền vững, thống nhất,đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽcủa các cấp, các Bộ, ngành, các địaphương trong Vùng và toàn xã hội.

Mục tiêu tổng quát của Quyhoạch tổng thể phát triển du lịchVùng duyên hải Nam Trung bộ đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2030là nhằm khai thác đối đa tiềm năng,lợi thế của Vùng để phát triển dulịch biển đảo trở thành thế mạnhhàng đầu của du lịch Việt Nam; pháttriển các đô thị du lịch hiện đại, cáckhu du lịch, điểm du lịch quốc giavới các cơ sở dịch vụ cao cấp. Đếnnăm 2020, đưa du lịch trở thành

ngành kinh tế quan trọng và phấnđấu đến năm 2030 trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinhtế của Vùng...

Tại Hội nghị, các đại biểu đạidiện các Bộ, ngành Trung ương;lãnh đạo UBND, Sở VHTTDL; đạidiện các tổ chức, doanh nghiệp,Hiệp hội Du lịch các địa phươngkhu vực duyên hải Nam Trung bộvà các tỉnh lân cận đã được phổbiến Quyết định số 2350/QĐ-TTg,ngày 24/12/2014 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt “Quy hoạchtổng thể phát triển du lịch Vùngduyên hải Nam Trung bộ đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030”; phổbiến nội dung Quy hoạch và Kếhoạch triển khai Quy hoạch tổngthể phát triển du lịch Vùng duyênhải Nam Trung bộ đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030.

Các đại biểu cũng đã trao đổi,thảo luận về giải pháp, mục tiêu,các định hướng phát triển chủ yếucủa Kế hoạch triển khai Quy hoạchlần này.

Đ.AnH

Hội nghị công bố, phổ biến và triển khai Quy hoạch tổng thểphát triển du lịch Vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030

Bộ VHTTDL đã ban hành Công vănbản số 1945/BVHTTDL-DSVH ngày18/5/2015 gửi Sở VHTTDL tỉnh QuảngNam về việc bảo vệ di tích khảo cổ họcTriền Tranh, huyện Duy Xuyên (QuảngNam). Trước đó, Bộ VHTTDL đã nhậnđược Công văn số 450/SVHTTDL-NVVH của Sở VHTTDL tỉnh QuảngNam đề nghị cho ý kiến về phương thứcbảo tồn sau khai quật khảo cổ tại di tíchTriền Tranh, xã Duy Trinh, huyện DuyXuyên, tỉnh Quảng Nam. Bộ VHTTDL

yêu cầu Sở VHTTDL Quảng Nam chỉđạo cơ quan chuyên môn và đơn vị khaiquật thực hiện khai quật tổ chức báo cáosơ bộ kết quả của đợt khai quật tại hiệntrường.

Về phương án bảo tồn sau khai quật,Bộ VHTTDL đã thỏa thuận Báo cáokinh tế-kỹ thuật khai quật nghiên cứukhảo cổ di tích Triền Tranh tại Công vănsố 3956/BVHTTDL-DSVH ngày04/11/2014, trong đó nêu rõ: “... di dờidi tích, di vật giải phóng mặt bằng phục

vụ cho việc xây dựng tuyến đường caotốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Nhưng theobáo cáo cho biết thì di tích có quy môlớn, có giá trị về kiến trúc và tôn giáo...đây là những phát hiện rất quan trọng.Vì vậy, đề nghị Sở VHTTDL tỉnhQuảng Nam báo cáo UBND tỉnh QuảngNam để tỉnh chỉ đạo việc tổ chức hộithảo khoa học xin ý kiến chuyên gia quađó đề xuất và quyết định phương án xửlý đối với di vật, di tích phát hiện đượctrong quá trinh khai quật. Đ.ngọc

Bảo vệ di tích khảo cổ học Triền Tranh, Quảng Nam

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1128 l 28.5.2015

Ngày 19/5, Bộ VHTTDL ban hànhKế hoạch số 1964/KH-BVHTTDLTriển khai Tháng hành động vì trẻ emvà tổ chức các hoạt động cho trẻ emtrong dịp hè năm 2015 của NgànhVHTTDL.

Với chủ đề “Lắng nghe trẻ em nói”,các hoạt động cho trẻ em dịp hè năm2015 được tổ chức nhằm tăng cường sựquan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấpủy, chính quyền địa phương, các cấp,các ngành; sự phối hợp của các tổ chứcxã hội, gia đình và cộng đồng về ýnghĩa, tầm quan trọng và các mục tiêucần đạt được, cũng như tạo một môitrường sống lành mạnh, an toàn cho trẻem. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạtđộng và hỗ trợ trẻ em được tham giacác hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóanghệ thuật, thể dục thể thao trong

Tháng hành động và trong dịp hè năm2015; tạo điều kiện để trẻ em, đặc biệtlà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻem vùng sâu, vùng xa có kỳ nghỉ hè antoàn, lành mạnh, bổ ích; thực hiện kiểmtra, thanh tra và xử lý các hành vi viphạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa,gia đình, thể dục thể thao và du lịchdành cho trẻ em để đảm bảo yêu cầugiáo dục, phù hợp tâm lý lưa tuổi chotrẻ em.

Các hoạt động tập trung tuyêntruyền về vai trò của gia đình trong việcnuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ và chămsóc trẻ em trên các phương tiện thôngtin đại chúng; đưa tin phản ánh về cáchoạt động hưởng ứng Tháng hành độngvì trẻ em năm 2015 và trong dịp hè2015 của Ngành VHTTDL; tổ chức vàtạo điều kiện, đảm bảo đầy đủ cơ sở,

địa điểm vui chơi giải trí cho trẻ em, hỗtrợ để trẻ em được tham gia các hoạtđộng văn hóa, vui chơi giải trí, thamquan di tích lịch sử và thắng cảnh, tậpluyện năng khiếu, thể dục thể thao…

Các đơn vị thuộc Bộ VHTTDLnhư: Vụ Gia đình, Tổng cục Thể dụcthể thao, Tổng cục Du lịch, Cục Vănhóa cơ sở, Cục Nghệ thuật biểu diễn,Cục Điện ảnh, Vụ Thư viện là các đơnvị được giao làm đầu mối, hướng dẫnvà tham gia triển khai thực hiện.

Sở VHTTDL các tỉnh/thành đượcgiao xây dựng Kế hoạch tổ chức cáchoạt động cho trẻ em trong Tháng hànhđộng vì trẻ em và trong dịp hè năm2015 gắn với các hoạt động hưởng ứngNgày Gia đình Việt Nam 28/6 trên địabàn.

tr.QuỳnH

Triển khai Tháng hành động vì trẻ em và tổ chức các hoạt độngcho trẻ em trong dịp hè năm 2015 của Ngành VHTTDL

Đối tượng hưởng chế độ bồi dưỡngluyện tập, bồi dưỡng biểu diễn gồmngười trực tiếp tham gia luyện tập, biểudiễn và phục vụ công tác biểu diễn, baogồm: đối tượng (1), (2) nêu trên; ngườichỉ đạo nghệ thuật buổi diễn chươngtrình nghệ thuật ca múa nhạc, chỉ đạonghệ thuật vở diễn sân khấu; trưởng,phó các đơn vị nghệ thuật và trưởng,phó các đoàn biểu diễn trực thuộc;người làm việc theo chế độ hợp đồnghưởng lương từ quỹ lương của đơn vịsự nghiệp công lập theo quy định củapháp luật.

Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp gồm 2mức: mức phụ cấp 20%, áp dụng đốivới đối tượng 1 nêu trên; mức phụ cấp15%, áp dụng đối với đối tượng 2 nêutrên. Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đượctính như sau: phụ cấp ưu đãi theo nghề= mức lương cơ sở x (Hệ số lương theongạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấpchức vụ lãnh đạo (nếu có) + % phụ cấp

thâm niên vượt khung (nếu có)) x mứcphụ cấp ưu đãi theo nghề. Phụ cấp ưuđãi nghề nghiệp được trả cùng tiềnlương hằng tháng; phụ cấp ưu đãi nghềnghiệp không dùng để tính đóng, hưởngchế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ bảohiểm khác.

Cũng theo quyết định, chế độ bồidưỡng luyện tập tính theo số buổi thực tếluyện tập, gồm 4 mức: 35.000 đồng/buổitập; 50.000 đồng/buổi tập; 60.000đồng/buổi tập; 80.000 đồng/buổi tập.Chế độ bồi dưỡng biểu diễn tính theosố buổi biểu diễn và phục vụ biểu diễnthực tế, gồm 4 mức: 80.000 đồng/buổidiễn; 120.000 đồng/buổi diễn; 160.000đồng/buổi diễn; 200.000 đồng/buổidiễn. Trong đó, mức 200.000đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễnviên chính, nhạc công chính, người chỉđạo nghệ thuật chương trình nghệthuật ca múa nhạc, người chỉ đạo nghệ

thuật vở diễn sân khấu; mức 160.000đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễnviên chính thứ, nhạc công chính thứ,kỹ thuật viên chính âm thanh, kỹ thuậtviên chính ánh sáng; mức 120.000đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễnviên phụ, nhạc công, kỹ thuật viênâm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng;trưởng, phó các đơn vị nghệ thuật vàtrưởng, phó các đoàn biểu diễn trựcthuộc; mức 80.000 đồng/buổi diễn,áp dụng đối với nhân viên hậu đài,nhân viên hóa trang, nhân viên phụctrang, nhân viên đạo cụ và nhân viênphục vụ làm việc theo chế độ hợpđồng. Trường hợp người tham giabiểu diễn nghệ thuật thực hiện nhiệmvụ kiêm nhiệm thì chỉ hưởng mức bồidưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễncao nhất.

Quyết định có hiệu lực thi hành từ01/7/2015.

H.PHượng

Phụ cấp ưu đãi… (Tiếp theo trang 1)

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

4 số 1128 l 28.5.2015

quản lý nhà nước

- Tại Quyết định số 1588/QĐ-BVHTTDL ngày 18/5/2015, BộVHTTDL cho phép Cục Điện ảnhphối hợp với Vụ Văn hóa Đối ngoạivà UNESCO (Bộ Ngoại giao), Đạisứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổchức Tuần phim Việt Nam tại HoaKỳ nhân dịp kỷ niệm 20 năm NgàyThiết lập quan hệ ngoại giao giữaViệt Nam-Hoa Kỳ. Thời gian từngày 03-17/7/2015, tại thành phốNew York, Hoa Kỳ.

- Ngày 18/5/2015 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 1592/QĐ-BVHTDL, cho phép Sở VHTTDLTP. Hà Nội phối hợp với Bảo tàngLịch sử quốc gia khai quật tại di tíchChùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyệnGia Lâm, TP. Hà Nội. Thời gian khaiquật từ tháng 5-11/2015, diện tíchkhai quật 600m2. Những hiện vật thuthập được trong quá trình khai quậtphải được tạm nhập vào Bảo tàng HàNội để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàngHà Nội, Sở VHTTDL TP. Hà Nộibáo cáo Bộ trưởng phương án bảo vệvà phát huy giá trị những hiện vật đó.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 1605/QĐ-BVHTTDL ngày19/5/2015 thành lập Ban Chỉ đạo“Liên hoa Âm nhạc truyền thống các

nước ASEAN-2015” vào tháng 8 tạiTP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa doThứ trưởng Vương Duy Biên làmTrưởng Ban, ông Nguyễn ĐăngChương - Cục trưởng Cục Nghệthuật biểu diễn làm Phó Trưởng BanThường trực và 04 Ủy viên.

- Ngày 19/5/2015 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 1606/QĐ-BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo“Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Kịchnói chuyên nghiệp toàn quốc-2015”vào tháng 6 tại tỉnh Thanh Hóa doThứ trưởng Vương Duy Biên làmTrưởng Ban, ông Nguyễn ĐăngChương - Cục trưởng Cục Nghệthuật biểu diễn làm Phó Trưởng Banthường trực và 02 Ủy viên.

- Tại Quyết định số 1620/QĐ-BVHTTDL ngày 20/5/2015, BộVHTTDL thành lập Ban Soạn thảo,Tổ Biên tập Nghị định quản lý, bảovệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiênThế giới ở Việt Nam, có nhiệm vụnghiên cứu, xây dựng kế hoạch, soạnthảo và hoàn thiện nội dung dự thảoNghị định quản lý, bảo vệ Di sảnVăn hóa và Thiên nhiên Thế giới ởViệt Nam trình Bộ trưởng BộVHTTDL để Bộ trưởng trình Chỉnhphủ. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên

làm Trưởng Ban, ông Nguyễn ThếHùng - Cục trưởng Cục Di sản vănhóa làm Phó Trưởng Ban, 09 Thànhviên và 11 Thành viên Tổ Biên tập.

- Ngày 20/5/2015 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 1630/QĐ-BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạoHội chợ Du lịch quốc tế tại TP. HồChí Minh năm 2015 do Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh làm Trưởng Ban,Thứ trưởng Lê Khánh Hải và bàNguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịchUBND TP. Hồ Chí Minh làm PhóTrưởng Ban và 02 Thành viên.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 1614/QĐ-BVHTTDL ngày19/5/2015, thành lập Ban Chỉ đạo tổchức Hội thảo “Quy hoạch tổng thểphát triển văn hóa, gia đình thể dụcthể thao và du lịch vùng Đông NamBộ và vùng kinh tế trọng điểm phíaNam đến năm 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030” tại thành phố Vũng Tàudo Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làmTrưởng Ban Chỉ đạo, ông NguyễnKiều Linh - Phó Cục trưởng CụcCông tác phía Nam và ông Hồ ViệtHà - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tàichính làm Phó Trưởng Ban và 09Thành viên.

tHtt

VăN BảN Mới

Kỷ niệm 125 năm Ngày Sinh Chủtịch Hồ Chí Minh và 104 năm NgàyBác Hồ ra đi tìm đường cứu nước,tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyêntruyền giáo dục về tấm gương đạođức Hồ Chí Minh và phong trào “Xâydựng trường học thân thiện, học sinhtích cực” cho các em học sinh, ngày22/5, Sở Văn hóa - Thể thao TP. HồChí Minh phối hợp với Bảo tàng HồChí Minh - Chi nhánh TP. Hồ ChíMinh tổ chức hội thi vẽ tranh, chủ đề

“Chúng em tự hào về thành phố mangtên Bác”.

36 trường mầm non, tiểu học vàtrung học cơ sở trên địa bàn thành phốvới 150 học sinh đã đăng ký tham giahội thi. Các em dự thi với 3 chủ đềchính là Bác Hồ với tuổi thơ; Chúngem tự hào về thành phố mang tênBác; Ước mơ của các em về TP. HồChí Minh trong tương lai. Hội thi vẽtranh là một sân chơi vui tươi, lànhmạnh, bổ ích vào dịp hè 2015. Qua

hội thi các em được giao lưu, trao đổivề kinh nghiệm học tập, lĩnh vực hộihọa, về học tập và làm theo 5 điềuBác Hồ dạy, phấn đấu trở thành conngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ,góp phần chung tay xây dựng thànhphố mang tên Bác Hồ ngày một vănminh, giàu đẹp, nghĩa tình. Kết thúchội thi, Ban tổ chức đã trao các giảinhất, nhì, ba và khuyến khích cho cácem học sinh đạt giải ở các khối thi.

M.HạnH

Hội thi vẽ tranh “Chúng em tự hào về thành phố mang tên Bác”

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

5số 1128 l 28.5.2015

quản lý nhà nước

Ngày 20/5/2015, Bộ VHTTDL đãban hành Công văn số1983/BVHTTDL-VP về việc Sơ kết 6tháng đầu năm 2015. Theo đó, để chuẩnbị Sơ kết công tác VHTTDL 6 tháng đầunăm, triển khai kế hoạch 6 tháng cuốinăm 2015, Bộ VHTTDL yêu cầu Thủtrưởng các Tổng cục, Cục, Thanh tra, Vụtrực thuộc Bộ; Giám đốc Sở VHTTDL;Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Du lịch cáctỉnh/thành thực hiện một số nội dung:

Đối với các Tổng cục, Cục, Thanhtra, Vụ trực thuộc Bộ: Tổ chức Sơ kếttình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 6tháng đầu năm 2015, lưu ý các yêu cầusau: Phạm vi nội dung báo cáo là toàn

diện các hoạt động quản lý nhà nước,phát triển sự nghiệp thuộc lĩnh vựcchuyên ngành được giao quản lý, theodõi, trên toàn quốc, từ Trung ương đếnđịa phương (không phải là báo cáo vềcác hoạt động nội vụ của cơ quan, đơnvị). Báo cáo cần đánh giá ngắn gọn, tậptrung làm rõ những kết quả đã đạt được,những hạn chế, bất cập; nêu rõ nguyênnhân, xác định các nhiệm vụ trọng tâmvà đề xuất, kiến nghị giải pháp thực hiệntrong 6 tháng cuối năm 2015; Chủ độngrà soát, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung kếhoạch công tác 6 tháng cuối năm 2015đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp vớitình hình thực tiễn.

Đối với Sở Văn VHTTDL; Sở Vănhóa, Thể thao; Sở Du lịch các tỉnh/thành:Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tìnhhình hoạt động văn hóa, gia đình thể thaovà du lịch trên địa bàn với UBNDtỉnh/thành, Bộ VHTTDL theo quy định.Nêu rõ kiến nghị giải quyết những khókhăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt độngNgành ở địa phương; kết quả thực hiệnnhững nội dung công việc đã được lãnhđạo Bộ và lãnh đạo tỉnh thống nhất chỉ đạo.

Công văn yêu cầu Báo cáo Sơ kếtcông tác VHTTDL 6 tháng đầu năm2015 gửi về Bộ VHTTDL trước ngày15/6/2015 để tổng hợp.

H.Quân

Hướng dẫn Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2015

Đúng dịp kỷ niệm 125 năm NgàySinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối 19/5, tạithành phố Tuyên Quang, tỉnh TuyênQuang, đã diễn ra lễ khánh thành tượngđài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộctỉnh Tuyên Quang”.

Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang,Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Sinh Hùngđã tới dự và chứng kiến lễ khánh thành.Dự lễ còn có các đồng chí nguyên TổngBí thư: Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh;nguyên Chủ tịch nước - Trần Đức Lươngvà các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị:Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướngChính phủ; Ngô Văn Dụ - Chủ nhiệmỦy ban kiểm tra Trung ương; Trần ĐạiQuang - Bộ trưởng Bộ Công an; PhạmQuang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội;Lê Thanh Hải - Bí thư Thành ủy TP. HồChí Minh. Tới dự còn có đại diện lãnhđạo nhiều Ban, Bộ, ngành Trung ươngvà địa phương trong cả nước; các Bà mẹViệt Nam Anh hùng, Anh hùng Lựclượng vũ trang cùng đông đảo đồng bàocác dân tộc tỉnh Tuyên Quang.

Được sự đồng ý của Ban Bí thưTrung ương Đảng khóa X, cùng sự ủnghộ của Quốc hội, Chính phủ, sự đồng

tình của các Bộ, ngành Trung ương, tỉnhTuyên Quang đã xây dựng tượng đài“Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnhTuyên Quang” tại Quảng trườngNguyễn Tất Thành, thành phố TuyênQuang. Nơi đây, tháng 3/1961 Bác Hồđã về thăm và nói chuyện với nhân dâncác dân tộc tỉnh Tuyên Quang.

Sau 3 năm thi công với 160 tấn sắtthép các loại và trên 3.000m3 đá, tượngđài và phù điêu được lắp đặt ở độ cao25m so với sân tượng đài. Công trình đãhoàn thiện, đảm bảo an toàn, tiến độ,kiến trúc mỹ thuật và kỹ thuật, đáp ứngsự mong mỏi, nguyện vọng của Đảngbộ, chính quyền, nhân dân các dân tộctỉnh Tuyên Quang.

Theo các thành viên Hội đồng nghệthuật, nhìn tổng thể công trình tượng đàicó bố cục đẹp, tỷ lệ tương xứng đồngđều mang tính mỹ thuật cao. Chân dungBác Hồ và các nhân vật có tính biểu cảmrõ nét. Tượng đài đặt vị trí trang trọng,có ánh sáng lý tưởng làm tăng thần sắccủa nhóm nhân vật. Đây là một trongnhững công trình bề thế và tạo sự khácbiệt so với các công trình tượng đài BácHồ của các tỉnh.

Phát biểu tại lễ khánh thành, Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Sinh Hùng xúc động:Hôm nay, bên tượng đài “Bác Hồ vớinhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang”cùng với đồng bào cả nước, đồng bào taở nước ngoài và bạn bè quốc tế, chúngta long trọng tổ chức kỷ niệm 125 nămNgày Sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởngnhớ công lao to lớn của Bác với tấm lòngthành kính vị lãnh tụ muôn vàn kính yêucủa dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn SinhHùng nêu rõ, công trình Tượng đài“Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnhTuyên Quang” được khánh thành hômnay là nguyện vọng, tình cảm và lòngmong mỏi của cán bộ, đảng viên vànhân dân các dân tộc tỉnh TuyênQuang, khẳng định tấm lòng son sắt,thủy chung và lòng tôn kính của đồngbào đối Bác Hồ. Công trình tượng đàilà biểu tượng cao đẹp hun đúc lòng yêunước và phát huy truyền thống cáchmạng, thiết thực góp phần giáo dụctruyền thống cách mạng dân tộc ta, củaĐảng, của Bác Hồ cho các thế hệ hômnay và mai sau.

L.KHánH

Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang”

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

6 số 1128 l 28.5.2015

quản lý nhà nước

Ngày 21/5, Bộ VHTTDL đã banhành Công văn số 1992/BVHTTDL-TTr gửi UBND tỉnh Thái Bình đề nghịchỉ đạo di dời 6 bia còn lại tại di tíchlăng mộ Đền Trần.

Công văn nêu rõ, việc Ban Quản lýdi tích Đền Trần, huyện Hưng Hà, tỉnhThái Bình cho phép đặt 12 bia đá trongquần thể di tích Đền Trần khi chưa lậphồ sơ khoa học, chưa được cơ quanchức năng thẩm định về nội dung, quycách, hình dáng, thẩm mỹ và chưađược cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền cho phép là việc làm viphạm các quy định của pháp luật về disản văn hóa.

Bộ VHTTDL yêu cầu UBND tỉnh

Thái Bình chỉ đạo Sở VHTTDL, BanQuản lý di tích Đền Trần và cơ quanliên quan thực hiện nghiêm nội dungvăn bản 1746/BVHTTDL-TTr ngày07/5/2015 của Bộ VHTTDL, tiếp tụctháo dỡ, di dời 06 bia còn lại (03 bia đávà 03 bia đá ốp chất liệu kim loại đồngđặt tại lăng mộ) ra khỏi khuôn viên ditích, báo cáo kết quả thực hiện về BộVHTTDL trước ngày 31/5/2015.

Giao Sở VHTTDL tỉnh Thái Bìnhnghiên cứu đề xuất phương án việc tiếptục xử lý những bia đá nêu trên để thểhiện sự ghi nhận đóng góp của các tổchức, cá nhân đối với việc bảo vệ vàphát huy giá trị di sản văn hóa, đề nghịUBND tỉnh trình Bộ VHTTDL xem

xét, quyết định.Trước đó, Bộ VHTTDL nhận được

Báo cáo số 38/BC-SVHTTDL ngày14/5/2015 của Sở VHTTDL tỉnh TháiBình kèm theo Tờ trình số 65/TTr-BQL ngày 14/5/205 của Ban Quản lýdi tích Đền Trần xã Tiến Đức, huyệnHưng Hà, tỉnh Thái Bình về việc đãtiến hành tháo dỡ, di dời 6 bia đá gồm03 bia đá có ghi tiếng Việt và dịch tiếngAnh tại 03 đền thờ và 03 bia đá có ghitiếng Anh tại 03 lăng mộ ra khỏi khuônviên di tích lăng mộ và đền thờ. 03 biađá và 03 bia đá ốp chất liệu kim loạiđồng đặt tại lăng mộ từ năm 2014, BanQuản lý di tích xin được giữ nguyên.

H.Quân

Tiếp tục chỉ đạo di dời 6 bia còn lại tại di tích lăng mộ Đền Trần(Thái Bình)

Tại phiên họp, các Tổ trưởng cácTổ công tác của Hội đồng lần lượt cậpnhật thông tin về các hoạt động đã thựchiện kể từ phiên họp thứ 5(12/12/2014). Trong thời gian qua, Tổcông tác về Quản lý chất lượng dịch vụdu lịch và Nâng cao chất lượng nguồnnhân lực du lịch đã tham mưu, đề xuấtHội đồng ban hành Công văn số 02ngày 31/3/2015 gửi Bộ trưởng BộVHTTDL, Tổng cục trưởng Tổng cụcDu lịch về việc áp dụng tiêu chuẩnnghề du lịch Việt Nam nhằm nâng caochất lượng nhân lực du lịch.

Trong khi đó, Tổ công tác về Chínhsách và Thể chế đã họp thảo luậnnhững vấn đề trọng tâm như tạo thuậnlợi cho doanh nghiệp để thu hút vốn

đầu tư vào lĩnh vực Du lịch thông quacác chính sách liên quan tới thuế đất;tạo thuận lợi cho khách du lịch đến ViệtNam thông qua chính sách thị thực;hợp tác chặt chẽ và tích cực hơn vớiDiễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam.

Về hoạt động Quảng bá xúc tiến Dulịch, Tổ công tác chuyên trách cũng đãtổ chức hai cuộc họp nhằm báo cáoTổng cục trưởng về kết quả nghiên cứuđể nâng cao hiệu quả hoạt động quảngbá xúc tiến du lịch và tình hình triểnkhai công tác hỗ trợ Tổng cục đổi mớitrang web chính thức của Du lịch ViệtNam. Đồng thời, Tổ công tác cũngđang tích cực hỗ trợ Tổng cục Du lịchxây dựng ba video quảng bá du lịchViệt Nam và triển khai chiến dịch tiếp

thị trực tuyến (e-marketing) cho Tổngcục.

Cũng tại phiên họp, các đại biểutham dự phiên họp cũng đã thảo luậnvề tình hình triển khai cũng như nhữngkhó khăn, vướng mắc trong quá trìnhthực hiện và phương hướng giải quyết.Đặc biệt, từ Nghị quyết số 92/NQ-CPcủa Chính phủ ngày 08/12/2014 về mộtsố giải pháp đẩy mạnh phát triển dulịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hộiđồng đã xác định các kế hoạch hànhđộng ưu tiên trong thời gian tới, tậptrung vào hai lĩnh vực là xây dựng QuỹHỗ trợ phát triển Du lịch và cải thiệnmôi trường Du lịch.

t.HợP

Bàn giải pháp thúc đẩy du lịch Việt Nam (Tiếp theo trang 1)

Tại đồi Đắk Nur, phường NghĩaĐức, thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông),UBND tỉnh Đắk Nông vừa tổ chứckhởi công xây dựng tượng đài Anhhùng dân tộc N’Trang Lơng và các dân

tộc Tây Nguyên. Tượng đài Anh hùngdân tộc N’Trang Lơng và các dân tộcTây Nguyên được xây dựng trongkhuôn viên rộng 5,9ha, tại đồi ĐắkNur. Tượng đài được xây dựng bằng bê

tông cốt thép, có chiều cao 18,5m, rộng25m2, gồm 3 phần: chân tượng, phùđiêu và tượng Anh hùng dân tộcN’Trang Lơng. Tổng kinh phí của giaiđoạn 1 gồm phần móng và hệ thống

Xây dựng tượng đài Anh hùng dân tộc N’Trang Lơng và các dântộc Tây Nguyên

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

7số 1128 l 28.5.2015

quản lý nhà nước

Theo Quyết định số 1592/QĐ-BVHTTDL, Bộ VHTTDL đã chophép Sở VHTTDL Hà Nội phối hợpvới Bảo tàng Lịch sử quốc gia khaiquật khảo cổ tại di tích Chùa Bà Tấm,xã Dương Xá, huyện Gia Lâm (HàNội). Theo đó, thời gian tiến hànhkhai quật từ 20/5 đến 20/11/2015 trêndiện tích 600m2. Những hiện vật thuđược trong quá trình khai quật phảitạm nhập vào Bảo tàng Hà Nội để giữgìn, bảo quản, báo cáo Bộ trưởng BộVHTTDL phương án bảo vệ, phát huygiá trị hiện vật.

Bộ VHTTDL yêu cầu chậm nhất 3

tháng sau khi kết thúc đợt khai quật,Sở VHTTDL Hà Nội và Bảo tàngLịch sử quốc gia phải có báo cáo sơbộ, sau 1 năm phải có báo cáo khoahọc gửi về Cục Di sản văn hóa. Cáccơ quan được cấp phép có trách nhiệmtuyên truyền về việc bảo vệ di sản vănhóa ở địa phương trong thời gian khaiquật, không công bố kết luận chínhthức khi chưa có sự thỏa thuận của cơquan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.

Chùa Bà Tấm được xây dựng từthời Lý, gắn với Nguyên phi - Hoàngthái Hậu Ỷ Lan. Hiện nay, chùa cònlưu giữ nhiều di vật quý mang ý nghĩa

lịch sử - văn hóa như 2 tượng sư tử (bệthờ), kích thước rất lớn, tạo bằng đáliền khối cao 1,2m rộng 1,36m trongtư thế phủ phục, đường nét đặc biệtmềm mại. Sư tử ở đền Ỷ Lan đangvờn hòn ngọc, trên trán có trổ chữVương khẳng định vị trí chúa tể muônloài, đồng thời cũng thể hiện uy quyềncủa vương triều. Trong đền còn cómột thành bậc bằng đá chạm nổi rồngvà lân đang chạy xuống. Thành đá dài1,3m cao 0,8m. Cùng các di vật đấtnung trang trí kiến trúc thời Lý đangđược lưu giữ tại di tích.

Đ.ngọc

Hà Nội: Khai quật khảo cổ tại di tích Chùa Bà Tấm

Lễ vinh danh và trao Giải thưởngDu lịch Việt Nam năm 2014 dự kiến sẽđược tổ chức vào đầu tháng 7/2015,nhân kỷ niệm 55 năm Thành lập ngànhDu lịch Việt Nam (09/7/1960-09/7/2015).

Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm2014 sẽ tôn vinh các đơn vị, doanhnghiệp có đóng góp tích cực cho sựnghiệp phát triển du lịch Việt Nam, baogồm: 10 doanh nghiệp kinh doanh lữhành quốc tế hàng đầu đón khách dulịch vào Việt Nam; 10 doanh nghiệpkinh doanh lữ hành quốc tế hàng đầuđưa khách du lịch ra nước ngoài; 10doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nộiđịa hàng đầu Việt Nam; 10 khách sạn 5sao hàng đầu Việt Nam; 10 khách sạn 4

sao hàng đầu Việt Nam; 10 khách sạn 3sao hàng đầu Việt Nam; 3 hãng hàngkhông (1 hãng hàng không vận chuyểnkhách du lịch nhiều nhất, 01 hãng hàngkhông năng động nhất, 01 hãng hàngkhông nước ngoài vận chuyển khách dulịch đến Việt Nam nhiều nhất); 3 doanhnghiệp kinh doanh vận chuyển kháchdu lịch bằng ô tô hàng đầu Việt Nam; 1doanh nghiệp kinh doanh vận chuyểnkhách du lịch bằng tầu thủy hàng đầuViệt Nam; 10 nhà hàng ăn uống phụcvụ khách du lịch hàng đầu Việt Nam; 5cơ sở mua sắm phục vụ khách du lịchtốt nhất; 5 điểm dừng chân phục vụkhách du lịch hàng đầu Việt Nam; 5 sângolf hàng đầu Việt Nam; 5 điểm thamquan du lịch hàng đầu Việt Nam. Các

tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch tạiđịa phương gửi hồ sơ đăng ký tham giaxét thưởng về Tổng cục Du lịch trướcngày 25/5/2015.

Giải thưởng Du lịch Việt Nam làgiải thưởng uy tín nhất của ngành Dulịch Việt Nam, nhằm tôn vinh các tổchức, cá nhân có đóng góp tích cực chosự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam,góp phần khẳng định vị trí của ngànhDu lịch trong nền kinh tế quốc dân, đẩymạnh phong trào thi đua, nâng cao khảnăng hội nhập quốc tế, quảng bá hìnhảnh của du lịch Việt Nam, tạo điều kiệnđể khách du lịch lựa chọn sử dụng dịchvụ du lịch có thương hiệu và chấtlượng tốt nhất.

n.tHAnH

Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2014

chống sét... hơn 67 tỷ đồng, chủ yếu từsự ủng hộ của nhân dân trong và ngoàitỉnh. Công trình dự kiến hoàn thànhtrong năm 2018.

Trong những năm kháng chiếnchống thực dân Pháp giai đoạn 1912-1936, Anh hùng dân tộc N’TrangLơng đã tập hợp các dân tộc TâyNguyên đoàn kết một lòng, khởinghĩa chống thực dân Pháp kéo dài

trong 25 năm, làm nên những chiếncông vang dội, thể hiện tinh thần yêunước, ý chí bất khuất, kiên cườngcủa đồng bào các dân tộc TâyNguyên… Việc xây dựng Tượng đàiN’Trang Lơng và các dân tộc TâyNguyên mang ý nghĩa nhân văn caocả, thể hiện đạo lý uống nước nhớnguồn của đồng bào các dân tộc TâyNguyên đối với Anh hùng N’Trang

Lơng và những người con ưu tú trênđất Tây Nguyên đã có công to lớntrong cuộc đấu tranh chống thực dânxâm lược cũng như tôn vinh giá trịcao đẹp của lòng yêu nước, vì độclập, tự do của Tổ quốc. Đây là mộtcông trình văn hóa lịch sử, góp phầngiáo dục truyền thống cho thế hệhôm nay và mai sau.

K.Hoàn

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

8 số 1128 l 28.5.2015

quản lý nhà nước

Ngày 21/5, tại Hà Nội, Ban Tuyêngiáo Trung ương, Bộ Y tế đã công bố kếtquả nghiên cứu đánh giá độc lập 9 nămthực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW,ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếptục đẩy mạnh thực hiện chính sách dânsố, kế hoạch hóa gia đình. Việc nghiêncứu này nhằm đúc kết bài học kinhnghiệm, tìm hiểu nguyên nhân củanhững hạn chế, bất cập, đề xuất giảipháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với việc đẩy mạnh thực hiện chươngtrình dân số kế hoạch hóa gia đình trongthời gian tới.

Hoạt động nghiên cứu tập trungvào các nội dung: sự phù hợp, tính khảthi và mức độ đạt được trong thực tếcủa các mục tiêu mà Nghị quyết số 47đã đề cập; Những cam kết chính trị vàphối hợp liên ngành trong quán triệtvà tổ chức triển khai thực hiện Nghịquyết trong thực tiễn tại các địaphương; kết quả của triển khai thựchiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếuđược xác định trong Nghị quyết; Tácđộng của quá trình tổ chức triển khaiNghị quyết trong thời gian qua đối vớicông tác dân số kế hoạch hóa gia đìnhcủa các địa phương trong cả nước.Các chuyên gia nghiên cứu những yếutố ảnh hưởng đến kết quả thực hiệnNghị quyết trong thực tế; đề xuất cácgiải pháp tiếp tục đẩy mạnh và nângcao hiệu quả hoạt động của chương

trình dân số, kế hoạch hóa gia đình ởnước ta trong thời gian tới.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sau 9năm triển khai thực hiện Nghị quyết,chương trình dân số, kế hoạch hóa giađình đã đạt được nhiều thành tựu đángghi nhận: nước ta đã đạt và duy trì đượcmức sinh thay thế; ổn định được quy môdân số. Dân số nước ta hiện đạt 90,6triệu người. Với số dân cư tăng thêmhàng năm như hiện nay, theo dự báonăm 2015, dân số Việt Nam không quá93 triệu người, năm 2020 không quá 98triệu người. Công tác truyền thông vậnđộng xã hội về dân số kế hoạch hóa giađình được đẩy mạnh. Các địa phươngđã củng cố, kiện toàn bộ máy cán bộlàm công tác dân số, kế hoạch hóa giađình. Chất lượng cung cấp các dịch vụchăm sóc sức khỏe sinh sản được mởrộng và nâng cao.

Ngân sách chương trình mục tiêuquốc gia tăng khoảng 15%, nguồn kinhphí viện trợ tăng 25%, kinh phí địaphương bổ sung cho công tác dân số, kếhoạch hóa gia đình ngày càng tăng.Chất lượng dân số Việt Nam được nângcao: Tỷ lệ phụ nữ mang thai được khámsàng lọc trước sinh, sơ sinh tăng; tỷ lệsuy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảmhàng năm, còn 15,3%. Tuổi thọ trungbình của người Việt Nam tăng lên, năm2005 là 72 tuổi, đến năm 2013 là 73,1tuổi. Bên cạnh những thành tựu đáng

ghi nhận, công tác dân số kế hoạch hóagia đình cũng đang phải đối mặt vớinhiều thách thức: Tốc độ dân số giànhanh, áp lực lớn về an sinh xã hội chongười cao tuổi; di dân đô thị ngày càngtăng; mất cân bằng giới tính...

Phân tích những khó khăn, bất cậptrong triển khai thực hiện Nghị quyết,những thách thức trong thời gian tới, cácchuyên gia khuyến nghị: Chính sách dânsố của Việt Nam cần phải chuyển hướngtừ chỗ chỉ tập trung vào kiểm soát sinhnhằm giảm sinh, sang định hướng chínhsách dân số toàn diện, tập trung nguồnlực nhằm đáp ứng nhu cầu về sức khỏesinh sản và tránh thai, xây dựng hệ thốngan sinh xã hội chuẩn bị cho một xã hộigià hóa… Kế hoạch hóa gia đình cầntiếp tục là trọng tâm trong chính sách dânsố. Chương trình kế hoạch hóa gia đìnhcần hướng tới tạo môi trường thuận lợivà cung cấp thông tin, dịch vụ có chấtlượng cho người dân.

Các chuyên gia đề nghị tiếp tục tăngcường sự cam kết chính trị thông quakhẳng định vai trò của cấp ủy Đảng,chính quyền trong triển khai thực hiệnchính sách dân số kế hoạch hóa gia đìnhtại các địa phương, đưa công tác dân sốkế hoạch hóa gia đình thành một nộidung quan trọng, thường xuyên trongchương trình hành động của các cấp ủy,chính quyền.

H.Yến

Đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

Theo ông Trần Đức Phấn - PhóTổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thểthao, Trưởng đoàn thể thao Việt Namtại SEA Games 28, đến thời điểm nàyviệc vận động tài trợ gây quỹ thưởngcho các vận động viên giành thành tíchxuất sắc tại SEA Games 28, đã nhậnđược tổng số tiền lên tới hơn 2 tỷ đồng.Với nguồn tài trợ này, mức thưởngnóng cho các vận động viên đạt thành

tích cao tại SEA Games chắc chắn sẽtăng. Trong đó, những vận động viêngiành Huy chương Vàng có thể nhậnđược khoảng 10 triệu đồng, tăng ítnhất gấp 3 lần so với kỳ SEA Gamestrước. Bên cạnh hình thức thưởngnóng bằng tiền của đoàn Thể thao ViệtNam, các vận động viên đạt thành tíchtốt tại SEA Games 28 còn có cơ hộinhận được rất nhiều hiện vật từ những

mạnh thường quân và các nhà tài trợđồng hành cùng đoàn Thể thao ViệtNam tại SEA Games 28. Mitre -thương hiệu thời trang đến từ AnhQuốc là nhà tài trợ trang phục chínhthức cho toàn đoàn Thể thao Việt Namtại SEA Games 28. Ngoài SEA Games28, Mitre cũng là nhà tài trợ trang phụcchính thức cho đoàn Thể thao Việt Nam

(Xem tiếp trang 11)

Tăng mức thưởng “nóng” cho vận động viên giành huy chươngtại SEA Games 28

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

9số 1128 l 28.5.2015

quản lý nhà nước

Ngày 20/5, tại thành phố Huế đãdiễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụngkỹ thuật và công nghệ hiện đại trongtrưng bày bảo tàng”. Hội thảo do Bảotàng Lịch sử quốc gia phối hợp vớiTrung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huếtổ chức, thu hút sự tham gia của hàngtrăm đại biểu đến từ các bảo tàng, ditích ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,Quảng Nam, Khánh Hòa và một số tỉnhmiền Trung.

Hội thảo tập trung đánh giá tình hìnhứng dụng khoa học công nghệ hiện đạitrong các hoạt động, đặc biệt là trưngbày, giới thiệu của hệ thống bảo tàng, ditích ở Việt Nam. Nổi bật là các thamluận “Ứng dụng kỹ thuật và công nghệhiện đại trong trưng bày bảo tàng đảmbảo hiệu quả” (của ông Nguyễn QuốcBình - Trưởng phòng trưng bày Bảotàng Lịch sử quốc gia); “Hoạt độngtrưng bày ở di tích Cố đô Huế, hiệntrạng và giải pháp” (Tiến sĩ Phan Thanh

Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Ditích Cố đô Huế); “Công nghệ hiện đạigóp phần kết nối lịch sử và hiện tại”(Nguyễn Hải Ninh - Phòng Quản lý Bảotàng, Cục Di sản văn hóa); “Thực trạngvà nhu cầu ứng dụng các phương tiệnkỹ thuật hiện đại trong trưng bày cácbảo tàng tổng hợp tỉnh, thành phố nhìntừ thực tế Bảo tàng Đà Nẵng” (Hồ ĐắcTrai - Bảo tàng Đà Nẵng)...

Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường - Giámđốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết:“Trong thời đại cách mạng khoa học kỹthuật diễn ra hết sức mạnh mẽ, kỹ thuật,công nghệ hiện đại ngày càng thấm sâuvào mọi mặt của đời sống xã hội. Cácthành tựu khoa học đó đã góp phần thúcđẩy, nâng cao chất lượng hiệu quả cáchoạt động bảo tàng, đặc biệt trong trưngbày và giới thiệu tới công chúng. Tuynhiên, trong thực tế hiện nay, phần lớncác bảo tàng ở nước ta vẫn trong tìnhtrạng trì trệ, lạc hậu, trùng lặp về nội

dung, hiện vật trưng bày, hình thức đơnđiệu khó thu hút công chúng, đặc biệtlà công chúng trẻ tuổi”. Các đại biểuđưa ra những định hướng, giải phápứng dụng khoa học, công nghệ hiện đạinhằm nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động trưng bày, thu hút kháchtham quan, góp phần vào sự đổi mới,phát triển hệ thống bảo tàng, di tích ởnước ta.

Cùng ngày, Bảo tàng Lịch sử quốcgia và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đôHuế đã ký thỏa thuận ghi nhớ về hợp tácgiữa hai đơn vị trong việc tăng cườngnghiên cứu, khai quật khảo cổ học tại ditích Cố đô Huế và triều Nguyễn; nghiêncứu, ứng dụng các phương pháp kỹthuật bảo tồn, bảo quản di tích, di vật;trao đổi thông tin tư liệu, tổ chức xuấtbản các ấn phẩm; trưng bày, triển lãmcổ vật, cũng như các vấn đề lịch sử vănhóa Việt Nam có liên quan...

Q.Việt

Ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong trưng bày bảo tàng

Ngày 22/5, đại diện các Sở Xâydựng, Sở VHTTDL và một số đơn vịchức năng tỉnh Quảng Ninh cùng vớiUBND thị xã Đông Triều đã họp tìmcác giải pháp khắc phục sự cố “thiêntai” làm hư hại một phần công trìnhcụm tượng đài. Trước đó, ngày16/5/2015, sau sự cố mưa lớn kèm theosấm sét, phần đỉnh cột phù điêu, búttháp của cụm tượng đài văn hóa ởhuyện Đông Triều bị vỡ, rạn nứt vàmột bộ phận bút tháp rơi.

Sau khi đi kiểm tra hồ sơ và thực tếtại hiện trường, các cơ quan chuyênmôn nhận định ban đầu cột phù điêutượng đài là do sét đánh. Đồng thờikhẳng định: phần móng cụm tượng vàcột phù điêu được thiết kế trên nền cọcbê tông cốt thép và phần đồi thiết kế

đắp đất trên nền đất tự nhiên do đó dẫnđến việc lún không đều gây rạn nứt khuvực tiếp giáp. Để khắc phục sự cố trên,UBND thị xã Đông Triều cũng như cácsở ngành của tỉnh chỉ đạo nhà thầu vàcác cơ quan chuyên môn liên quankhẩn trương lên phương án triển khaithi công, khắc phục sự cố và các khiếmkhuyết của công trình.

UBND thị xã Đông Triều yêu cầunhà thầu phải thay toàn bộ phần đế tamcấp của bút tháp và bút tháp bằng đámới. Cùng với đó, nhà thầu sẽ xâydựng hai cột cờ có hệ thống thu lôi ởbên cạnh tượng đài nhằm chống sétđánh vào tượng đài văn hóa. UBND thịxã Đông Triều cũng yêu cầu nhà thầuphải hoàn tất việc khắc phục sự cố sétđánh làm hư hỏng tượng đài trước ngày

08/6/2015, là ngày kỷ niệm 70 nămThành lập Chiến khu Trần Hưng Đạo -Chiến khu Đông Triều.

Công trình Cụm Tượng đài văn hóacủa thị xã Đông Triều nằm tại khu vựcngã 3 đường tránh thuộc xã HồngPhong được khởi công từ năm 2010đến tháng 7/2014 được hoàn thành.Công trình do Công ty cổ phần Tráchnhiệm hữu hạn Mỹ Thuật Hữu NghịHà Nội thi công, gồm các hạng mục:Móng bệ tượng đài với giá trị dự toántrên 2,5 tỷ đồng và Cụm tượng, biểutượng giá trị dự toán hơn 14,3 tỷ đồngđược làm bằng chất liệu đá Thanh Hóa.Công trình có chiều cao 18m, gồm 3phần (bệ tượng cao 3,6m, nhóm nhânvật, phần cột phù điêu cao 14,8m).

Hồ tHAnH

Hoàn thành việc khắc phục sự cố tượng đài văn hóa Đông Triềutrước ngày 08/6

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

10 số 1128 l 28.5.2015

Sự kiện vấn đề

Bảo tàng Lịch sử quốc gia là mộttrong số các đơn vị đang lưu giữ nhiềukỷ vật quý giá về Bác Hồ. Những hiệnvật, tài liệu nơi đây đều chứa đựngtrong đó câu chuyện về từng chặngđường hoạt động cách mạng và nhữngcâu chuyện xúc động về tình cảm củaNgười với nhân dân và tấm lòng củanhân dân Việt Nam, bạn bè quốc tếdành cho Bác.

Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn

Bức ảnh nổi tiếng “Bác Hồ bắtnhịp bài ca Kết đoàn” của nghệ sĩnhiếp ảnh Lâm Hồng Long, nguyênphóng viên Thông tấn xã Việt Namđã ghi lại hình ảnh Chủ tịch Hồ ChíMinh đứng trên bục nhạc trưởng,cầm đũa chỉ huy, bắt nhịp dàn hợpxướng hát bài ca “Kết đoàn” tại côngviên Bách Thảo, Hà Nội ngày03/9/1960. Đây là một phần quantrọng của buổi dạ hội do Đoàn Thanhniên Hà Nội tổ chức chào mừng 15năm Ngày Thành lập nước Việt NamDân chủ Cộng hòa và Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ III của ĐảngLao động Việt Nam. Nhắc đến sựkiện Bác Hồ bắt nhịp bài ca “Kếtđoàn”, không thể không nhắc đếnchiếc đũa chỉ huy Người dùng trongbuổi dạ hội đó. Hiện nay, chiếc đũachỉ huy này đang được Bảo tàng Lịchsử quốc gia lưu giữ, trưng bày tronghệ thống trưng bày thường xuyên củabảo tàng. Chiếc đũa làm bằng gỗ, dài48cm. Người đặt làm chiếc đũa đó làông Nguyễn Quang Thiện, lúc đó làGiám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạcvũ kịch Việt Nam.

Theo lời kể của ông NguyễnQuang Thiện và cán bộ Bảo tàngLịch sử quốc gia: Khi đó, ôngNguyễn Quang Thiện không khỏi lolắng về tiết mục biểu diễn của đơn vịmình tại buổi dạ hội, điều khiến ôngtrăn trở là phải làm một chiếc đũa chỉ

huy dàn nhạc thật tốt, đúng kiểu vàquan trọng là không bị gãy trong lúcchỉ huy. Do đó, ông cho làm 2 chiếcđũa, sau 10 ngày đã hoàn thành. Haichiếc đũa được ông Nguyễn QuangThiện cất kĩ vào tủ, đúng ngày diễnra dạ hội mới đem cả 2 chiếc đũa đặtlên trên bục chỉ huy của nhạc trưởngđể chuẩn bị cho buổi biểu diễn trướcđông đảo quan khách và nhân dân.

Đúng 20 giờ 30 phút tối03/9/1960, Bác Hồ và các vị kháchquốc tế đến. Bác thật giản dị, hiền từtrong chiếc áo lụa trắng, quần đen vàđôi dép cao su, đôi mắt sáng ngời vàchòm râu bạc trắng như cước. Theonguyện vọng của đông đảo nhân dân,Bác Hồ bước lên bục chỉ huy, cầmđũa nhạc trưởng và Người hỏi cácnghệ sĩ có hát được bài Kết đoàn haykhông? Mọi người nói có và Ngườibắt đầu bắt nhịp bài ca “Kết đoàn”.Bác cầm đũa chỉ huy, hướng về phíadàn nhạc và dàn hợp xướng như mộtnhạc trưởng thực thụ. Các nhạc côngvà ca sĩ nhìn vào người nhạc trưởngđặc biệt và đồng thanh cất lên vớimột giọng trầm hùng: “Kết đoànchúng ta là sức mạnh...”.

Cây bút chì xanh đỏ

Đó là một cây bút chì có 2 đầuxanh và đỏ mà Chủ tịch Hồ ChíMinh đã dùng để gạch trên phiếu bầucử đại biểu Quốc hội khóa II, thựchiện quyền công dân như mọi ngườidân Việt Nam vào ngày 08/5/1960.Hiện cây bút chì này đang được bảoquản cẩn thận tại Bảo tàng Lịch sửquốc gia với số đăng kí BTCM41/ĐM.9 cùng với bức ảnh chụpkhoảnh khắc Hồ Chí Minh bỏ phiếuvới nhân dân phường Trúc Bạch.Trong kì Đại hội này, Bác là ứng cửviên khu vực Ba Đình (Hà Nội),được 99,91% số phiếu bầu. Riêng vềphần mình, Bác Hồ bỏ phiếu tại tổ

bầu cử 52, khu vực Trúc Bạch, đơnvị bầu cử số 1 của khu Ba Đình. Saukhi thực hiện nghĩa vụ công dân, BácHồ đã ân cần hỏi thăm sức khỏe cánbộ, nhân dân, nhắc nhở ban tổ chứckhu vực bầu cử làm việc chu đáo,trách nhiệm để cử tri đi bỏ phiếuđúng giờ. Tại địa điểm bầu cử này,các cử tri đều dùng cây bút chì xanhđỏ 2 mầu để gạch tên các đại biểu màmình không đồng ý chọn.

Nói về cây bút chì đặc biệt này,các cán bộ của Bảo tàng Lịch sửquốc gia cho biết: Đây là một câybút chì đã được dùng nhiều lần trongđợt bầu đại biểu Quốc hội tại điểmbầu cử số 1, khu vực Ba Đình. Dođó, cây bút chì đã bị mòn đi rấtnhiều, chiều dài chỉ còn 14,5cm. Haimầu sơn xanh, đỏ đã bị bong trócđôi chỗ. Cây bút chì này là hiện vậtnhỏ, rất giản dị nhưng là kỉ vậtthiêng liêng gắn với Chủ tịch HồChí Minh và sự kiện chính trị trọngđại của đất nước. Cây bút chì này đãđược Bảo tàng Lịch sử quốc giamang đi trưng bày nhiều lần và lầnnào cũng nhận được sự quan tâmđặc biệt của du khách trong nước,quốc tế, bởi ý nghĩa sâu sắc của nó.Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh đãchính tay dùng chiếc bút chì này nhưmọi người dân bình thường khác đểthực hiện quyền công dân, lựa chọnnhững người có tài, có đức, vì dânđể giữ trọng trách đại biểu của nhândân trong Quốc hội khóa II.

Bác Hồ, vị lãnh tụ kiệt xuấtnhưng hết sức gần gũi, bình dị, gắnbó với người dân Việt Nam. Mỗi kỉvật của Người lúc sinh thời là di sảnvô giá, sống mãi với thời gian, đểcác thế hệ người Việt Nam sau nàyhiểu hơn về cuộc đời của Bác, ngườichiến sĩ cộng sản đã dành trọn cuộcđời mình cho dân tộc.

tHế Hùng

Người sống mãi trong lòng Việt Nam

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

11số 1128 l 28.5.2015

Sự kiện vấn đề

Tuần Văn hóa du lịch Bắc Hà, tỉnhLào Cai diễn ra từ 06/6 đến 13/6 vớinhiều hoạt động phong phú. Trong đógiải đua ngựa Bắc Hà được coi là điểmnhấn hấp dẫn du khách.

Ông Tạ Quang Huy - Chủ tịchUBND huyện, Trưởng ban tổ chức TuầnVăn hóa du lịch huyện Bắc Hà (Lào Cai)cho biết: Để chuẩn bị giải đua ngựa nămnay, huyện đã có kế hoạch chi tiết giaonhiệm vụ cho các cơ quan chức năng vàđịa phương chủ động chuẩn bị từ khâutuyên truyền đến vận động các nhà tàitrợ; rà soát nội quy quy chế, thể lệ cuộcthi; cơ cấu giải thưởng... Mặc dù còn hơnhai tuần nữa mới bước vào ngày thi đấuchính thức nhưng đến nay công tác chuẩn

bị đã cơ bản hoàn tất. Sân vận động trungtâm thị trấn được nâng cấp khang tranghơn. Nhiều “kỵ sỹ” từ các ngả đường NaHối, Tà Chải, Tả Van Chư, Bản Phố... đãcó mặt tại sân vận động trung tâm. Theocác tay đua, tập luyện sớm để cho ngựaquen sân, tăng sự nhanh nhẹn, dẻo dai vàquan trọng là bạo dạn hơn khi qua nhữngnơi đông người.

Bằng hình thức xã hội hóa, giải đuangựa năm nay sẽ sử dụng kinh phí củacác nhà tài trợ cộng với thu phí từ cácdịch vụ du lịch, tiền bán vé xem giải đua(mỗi vé 30.000 đồng). Sau khi trừ các chiphí khác, số tiền còn lại được dành đểtrao thưởng. Giải nhất cá nhân có giảithưởng trị giá 20 triệu đồng. Giải nhất

đồng đội có giải thưởng trị giá 6 triệuđồng. Theo Ban tổ chức, giải đua ngựaBắc Hà mở rộng năm nay có quy mô lớn.Sân vận động có sức chứa hơn 5.000người. Giải thu hút hơn 200 con ngựatham gia diễu hành. Sau đó là cuộc tranhđua tốc độ của gần 100 con ngựa diễn raliên tục trong hai ngày 06 và 07/6.

Ông Nguyễn Văn Luyện - Trưởngphòng Văn hóa-Thông tin huyện BắcHà cho biết: Đua ngựa là môn thể thaotruyền thống ở Bắc Hà, đây cũng làđiểm nhấn cho hoạt động du lịch của địaphương, do vậy lượng khách đến du lịchBắc Hà tăng mạnh trong những nămgần đây.

Đức MinH

Giải đua ngựa - điểm nhấn của Tuần Văn hóa du lịch Bắc Hà

Từ ngày 29/5 đến 01/6, tại Công viênVăn hóa Đầm Sen, quận 11, TP. Hồ ChíMinh diễn ra “Liên hoan Ẩm thực ĐấtPhương Nam” lần thứ 5 năm 2015 vớichủ đề “Lời hẹn 9 dòng sông” nhằm táihiện không gian văn hóa ẩm thực đặc sắccủa vùng đất Nam Bộ. Hoạt động trên doSở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hộiDu lịch thành phố và Công ty TNHHMột thành viên Dịch vụ Du lịch Phú Thọphối hợp tổ chức.

Theo Ban tổ chức: Liên hoan nămnay tiếp tục giới thiệu và tôn vinh vănhóa ẩm thực của vùng đất phương Namvới nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắcnhư: Chế biến và phục vụ ẩm thực đặctrưng các vùng miền với hơn 200 mónngon dân dã miệt vườn sông nước miềnTây; biểu diễn nghệ thuật, chế biến thức

ăn, pha chế nước uống của từng địaphương; Hội thi “Gian hàng ấn tượng”;Cuộc thi “Điêu khắc củ quả, trang trí môhình”… Đặc biệt, năm nay điểm nhấncủa Liên hoan là hoạt động văn nghệ đặcsắc tái hiện Lễ hội Tết cổ truyền CholChnam Thmay của đồng bào dân tộcKhmer. Đây là hoạt động được Ban tổchức phối hợp Sở VHTTDL tỉnh BạcLiêu nhằm tái hiện sinh động và phongphú đời sống sinh hoạt và đời sống vănhóa nghệ thuật của người Khmer. Trongcác ngày diễn ra liên hoan, đoàn nghệthuật Khmer tỉnh Bạc Liêu sẽ biểu diễnphục vụ du khách các điệu múa đặctrưng của dân tộc Khmer; trình diễntrang phục Tết của người Khmer, lễ hộiTé nước, trò chơi dân gian, trưng bày vàbán các đặc sản như: mắm Bò Hóc

(prahok), nước thốt nốt, bánh thốt nốt,đường thốt nốt… Bên cạnh đó, còn cóhoạt động góc Chợ quê Phương Namgiới thiệu những sản vật Phương Nam(rắn, vịt, dê, gà…), ẩm thực hàng rong,biểu diễn xiếc, hò đối đáp giao duyên…

Ông Phạm Huy Bình - Phó Giám đốcSở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đánh giá:“Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam”đã trở thành sự kiện thường niên củangành du lịch thành phố nhằm quảng bá,giới thiệu những món ngon đặc sản nổitiếng, đa dạng của các vùng miền đếnkhách du lịch trong và ngoài nước. Đâycũng là dịp để ngành du lịch thành phốtôn vinh và giới thiệu đến du khách trongnước và quốc tế tinh hoa văn hóa ẩm thựccủa Việt Nam nói chung và của vùng đấtphương Nam nói riêng. M.cường

Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam năm 2015

tham dự ASEAN Para Games 8, Thếvận hội Olympic mùa hè 31, Đại hộiThể thao người khuyết tậtParalympic Rio 2016, Đại hội Thểthao Bãi biển Châu Á lần thứ 5 -2016. Đây chính là nguồn động lực

mang rất nhiều ý nghĩa về mặt tinhthần cho đoàn Thể thao Việt Nam tựtin hơn trước khi bước vào nhữngngày tranh tài. Theo quy định củaNhà nước, vận động viên đoạt Huychương Vàng tại SEA Games sẽ

được thưởng 45 triệu đồng/huychương. Ngoài ra, các khoản thưởngkhác sẽ đến từ các nhà tài trợ đồnghành cùng Thể thao Việt Nam tạimỗi kỳ SEA Games.

Hồ tHAnH

Tăng mức thưởng “nóng” cho vận động viên... (Tiếp theo trang 8)

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

12 số 1128 l 28.5.2015

Giải bóng đá futsal trẻ em có hoàncảnh đặc biệt lần thứ 16 - Cúp Tôn HoaSen năm 2015 diễn ra từ ngày 26 đến30/5 tại Nhà thi đấu Quân khu 7 (TP.Hồ Chí Minh) do báo Công an Thànhphố Hồ Chí Minh, báo Thể thao ViệtNam và Công ty Cổ phần Nexus phốihợp tổ chức. 8 đội bóng tham gia, đượcchia thành hai bảng gồm: chủ nhà TP.Hồ Chí Minh, trường Giáo dưỡng số 4,Khánh Hòa, Hà Nội (bảng A); Bến Tre,Gia Lai, Cà Mau, Hải Phòng (bảng B).Tổng giá trị giải thưởng là 150 triệu

đồng, trong đó đội vô địch giải sẽ nhậnđược phần thưởng gồm Cúp, Huychương Vàng và tổng tiền mặt 30 triệuđồng.

Ngoài những em thuộc các độitham dự giải, Ban tổ chức sẽ đónkhoảng 2.000 trẻ em tại các mái ấm,nhà mở, cơ sở từ thiện ở TP. Hồ ChíMinh và các tỉnh/thành lân cận về vuichơi, thưởng thức các hoạt động vănnghệ, các trận thi đấu của giải, thamquan các danh lam thắng cảnh của TP.Hồ Chí Minh và nhận những món quà

ý nghĩa. Giải bóng đá futsal trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt đã trở thành một sânchơi thú vị, nhân văn cho những trẻ emcó hoàn cảnh khó khăn trong dịp NgàyQuốc tế Thiếu nhi 01/6 hàng năm.

Ngoài ra, Quỹ đầu tư và phát triểntài năng bóng đá Việt Nam (PVF) sẽ tàitrợ cho 10 cầu thủ tiêu biểu của giảimột chuyến đi tham quan và thi đấugiao hữu tại Thái Lan, dự kiến diễn ravào cuối tháng 6/2015.

Vũ MinH

Sau bốn ngày tranh tài sôi nổi vớinhững cuộc đua hấp dẫn, Giải Bơi vôđịch nhóm tuổi quốc gia năm 2015 đãchính thức khép lại vào chiều 22/5.Đoàn TP. Hồ Chí Minh đã khẳng địnhsức mạnh tại giải đấu năm nay khi giànhvị trí Nhất toàn đoàn với 127 huychương các loại, trong đó có 60 Huychương Vàng, 37 Huy chương Bạc và30 Huy chương Đồng. Kết quả này gópphần khẳng định, TP. Hồ Chí Minh đãcó sự đầu tư đúng hướng và chuyênnghiệp cao với môn này. Trong tổng số303 huy chương các loại, TP. Hồ ChíMinh đã chiếm lĩnh hơn 1/3 tổng số huychương.

Đứng ở vị trí thứ Nhì tại Giải lần nàylà Trung tâm Thể dục thể thao Quốcphòng V với 10 Huy chương Vàng, 3Huy chương Bạc và 6 Huy chươngĐồng. Đứng thứ 3 tại giải là QuảngBình với 7 Huy chương Vàng, 10 Huychương Bạc và 5 Huy chương Đồng.Cũng tại giải đấu này, đã có 24 kỷ lụcquốc gia mới được thiết lập cả hai nộidung cá nhân và đồng đội tiếp sức.

Giải Bơi vô địch nhóm tuổi quốcgia năm 2015 do Hiệp hội Thể thaodưới nước Việt Nam tổ chức với sựtham dự của 181 vận động viên đến từ25 đoàn tham dự. Các vận động viênthuộc 3 nhóm tuổi (16-18, 14-15 và 13

tuổi trở xuống) tranh tài ở các nội dungbơi tự do, ngửa, ếch, bướm, hỗn hợp cựly 50m, 100m, 200m, 400m, 800m,1.500m, 4x100m, 4x200m.

Theo Hiệp hội Thể thao dưới nướcViệt Nam, Giải Bơi vô địch nhóm tuổiquốc gia năm 2015 là dịp để Ban tổchức đánh giá lại chất lượng thi đấucủa các vận động viên cũng như côngtác đào tạo chuyên môn của các huấnluyện viên. Giải cũng là dịp phát hiệnvà tuyển chọn các vận động viên năngkhiếu, nâng cao trình độ chuyên môn,chuẩn bị lực lượng tham dự SEAGames 28...

Quốc trị

TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu Giải Bơi vô địch nhóm tuổi quốc gia 2015

Sáng 24/5, trên kênh Nhiêu Lộc - ThịNghè (đoạn qua quận Bình Thạnh vàquận 1, TP. Hồ Chí Minh), Giải Đuathuyền truyền thống TP. Hồ Chí Minhnăm 2015 đã diễn ra sôi nổi, hấp dẫn,dưới sự cổ vũ của đông đảo người dânvà du khách. Tham gia giải có 10 đoànđến từ các quận, huyện, đơn vị trên địabàn TP. Hồ Chí Minh với khoảng 400vận động viên thi đấu ở các nội dung: 10tay chèo nam, 10 tay chèo nữ, 10 taychèo nam nữ phối hợp, 20 tay chèo nam,20 tay chèo nam nữ phối hợp. Cự ly thiđấu dài 400m, dọc theo kênh Nhiêu Lộc

- Thị Nghè (đoạn từ gần cầu Điện BiênPhủ đến cầu Thị Nghè). Xen giữa cáccuộc đua, người dân còn được chứngkiến những tiết mục biểu diễn đuathuyền Kayat đầy thú vị.

Cùng ngày, Ban tổ chức đã trao giảicho các đội đạt thứ hạng cao. Là địaphương có phong trào đua thuyền mạnhnhất của Thành phố, quận 8 gần nhưkhông có đối thủ, xếp vị trí dẫn đầu khigiành trọn 5 bộ Huy chương Vàng củaGiải. Xếp các vị trí tiếp theo ở các nộidung là các đoàn quận Phú Nhuận, quận1, Bình Thạnh, Cảnh sát Phòng cháy

chữa cháy quận 4... Theo ông Mai Bá Hùng - Phó Giám

đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP. Hồ ChíMinh, Giải Đua thuyền truyền thống TP.Hồ Chí Minh nhằm cổ vũ mạnh mẽphong trào tập luyện thể dục thể thaotrong nhân dân, giữ gìn và phát huy bộmôn đua thuyền truyền thống tại TP. HồChí Minh. Bên cạnh đó, Giải còn hướngđến kêu gọi người dân nâng cao ý thứcbảo vệ môi trường cho dòng kênh NhiêuLộc - Thị Nghè và các dòng kênh khác,góp phần tạo vẻ đẹp mỹ quan đô thị củathành phố… HuY Long

Giải Đua thuyền truyền thống TP. Hồ Chí Minh năm 2015

Giải bóng đá futsal trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt năm 2015

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

13số 1128 l 28.5.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Ngày 22/5, Trung tâm Bảo tồn Ditích Cố đô Huế phối hợp với ViệnKhoa học Công nghệ Xây dung, BộXây dựng tổ chức lễ khởi công hạngmục công trình Eo Bầu Nam XươngĐài, thuộc Dự án bảo tồn, tu bổ và tôntạo hệ thống Kinh thành Huế - Hợpphần tu bổ, tôn tạo di tích. Công trìnhcó tổng mức đầu tư hơn 9,3 tỷ đồng,thực hiện trong thời gian 2 năm, hoànthành vào tháng 5/2016.

Công trình bao gồm việc tu bổtường thành (chiều dài đoạn từ cửaThượng Tứ đến cửa Ngăn, có bề rộng21m), mũ tường tại những vị trí bịbong tróc, nứt gãy; vệ sinh bề mặttường thành và phục hồi bằng lớp vôivữa truyền thống; đào, đắp đất cốt nền;đổ bê tông đường dạo, dốc kéo pháo;lát gạch Bát Tràng đường dạo, xây bóvỉa bằng vồ; hạ giải kết cấu kè đá,tường kè bị hư hỏng; đào móng kè, tubổ phục hồi kè chắn đất bằng đá hộc vàphần tường kè bằng gạch vồ; tu bổ,phục hồi kho đạn...

Tiến sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốcTrung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

cho biết: Kinh thành Huế được khởicông xây dựng từ năm 1805 và hoànchỉnh vào năm 1832 (dưới triều vuaMinh Mạng), có diện tích 520ha. Vòngthành hình vuông bên ngoài có chu vi10km; cao 6,6m; chiều dày của thành21m. Các mặt thành được xây khúckhuỷu với 24 pháo đài (phần xây nhôra phía ngoài có hình ngũ giác), bố trícách đều nhau kèm theo là hệ thốngtường bắn, pháo nhãn, xưởng súng,kho đạn, điếm canh… với tổng chiềudài hơn 11km.

Các pháo đài của Kinh thành Huếđều được đặt tên riêng, chữ đầu của mỗitên được lấy từ một trong 4 hướng Nam,Bắc, Đông, Tây. Vì thế, các pháo đài ởmặt Nam Kinh thành gồm: Nam MinhĐài, Nam Hưng Đài, Nam Thắng Đài,Nam Hanh Đài và Nam Xương Đài...

Trải qua gần 2 thế kỷ, dưới tác độngcủa thời gian, yếu tố bất lợi về thời tiếtvà nhất là sự tàn phá do các cuộc chiếntranh, Kinh thành Huế, nhất là mặt NamKinh thành đang bị xuống cấp nghiêmtrọng. Nhiều hạng mục công trình bị câycỏ xâm thực, các kết cấu khối xây bị nứt

vỡ, đe dọa tới sự an nguy của công trình.Đó là chưa kể đến việc các hộ dân lấnchiếm, xây dựng trái phép, gây mất mỹquan, làm ô nhiễm và nhiều tác độngxấu, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnhdi tích trong khu vực.

Việc đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạoKinh thành, đặc biệt là tại mặt Nam vìthế hết sức cấp bách và cần thiết. Đâyđược xem như bộ mặt của toàn bộ hệthống Kinh thành Huế, nơi có Kỳ đàivà dòng sông Hương bao quanh, cóquảng trường và công trình Ngọ Môntừ lâu đã là một trong những biểu trưngý nghĩa của thành phố Huế.

Dự án tu bổ, tôn tạo hệ thống Kinhthành Huế đã được UBND tỉnh ThừaThiên Huế phê duyệt đầu tư tại quyếtđịnh số 1918/QĐ-UBND, với tổng mứcđầu tư hơn 1.282 tỉ đồng. Tuy nhiên,với quy mô dự án lớn, số hộ dân bị ảnhhưởng nhiều và còn nhiều vướng mắckhi áp dụng đền bù giữa thực tế vàchính sách hiện hành… nên việc giảiphóng mặt bằng gặp không ít khó khăn,làm chậm tiến độ triển khai dự án.

Quốc Việt

Tu bổ Eo Bầu Nam Xương Đài, mặt Nam Kinh thành Huế

Chiều 20/5, Bảo tàng tỉnh NamĐịnh đã tổ chức tiếp nhận 32 cổ vậtdo nhà sưu tập tư nhân Trần CaoTường, hội viên Hội cổ vật ThiênTrường - Nam Định trao tặng. 32 cổvật nhà sưu tập Trần Cao Tường traotặng Bảo tàng tỉnh Nam Định gồm:17 thanh kiếm chất liệu sắt thời kìTây Sơn, một pho tượng Phật thiênthủ thiên nhãn chất liệu gỗ sơn sonthiếp vàng thời kì Hậu Lê, một đỉnhhương chất liệu đồng thời Nguyễn,một vòng tràng hạt thủy tinh nhiềumàu sắc của văn hóa Chăm Pa vànhóm rìu bôn đá 12 chiếc thời đồ đá

tiền sử. Ông Trần Cao Tường đã sưutầm cổ vật từ 20 năm nay, những cổvật trong lần trao tặng này đều đượcông sưu tầm từ khu vực miền Trungtrở ra tới khu vực tỉnh Hòa Bình.

Ông Nguyễn Văn Thư - Giámđốc Bảo tàng tỉnh Nam Định bày tỏsự ghi nhận và cảm ơn nhà sưu tậpTrần Cao Tường đối với việc gìn giữvà phát huy giá trị các cổ vật ViệtNam. Ông Thư cho biết: Đây lànhững di sản quí giá và phù hợp vớichức năng hoạt động của bảo tàng,sau khi bảo tàng tiếp nhận sẽ thànhlập hội đồng giám định để chính

thức nhập kho cơ sở, bảo đảm cáctiêu chí, nguyên tắc để tiếp tục bảoquản, bổ sung cho các bộ sưu tập,tiến tới tổ chức trưng bày để côngchúng có dịp tham quan, thưởngngoạn.

Trong vài năm trở lại đây, Bảotàng tỉnh Nam Định đã tiếp nhậnhơn 500 cổ vật, hiện vật do các tổchức và các nhà sưu tập tư nhân traotặng. Các cổ vật phong phú, đa dạngvề chất liệu, niên đại… và bao hàmnhiều giá trị về văn hóa, lịch sử,khoa học, nghệ thuật.

MinH HạnH

Bảo tàng Nam Định tiếp nhận nhiều cổ vật có giá trị

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

14 số 1128 l 28.5.2015

Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóathế giới Thành Nhà Hồ cho biết, trongquá trình kiểm kê, khảo sát các di tíchtrong khu vực vùng đệm di sản thế giớiThành Nhà Hồ, cán bộ Trung tâm vừaphát hiện nhiều dấu tích và di vật cổ cóniên đại thế kỷ XIV-XVII trên dãy núiXuân Đài (thuộc xã Vĩnh Ninh, huyệnVĩnh Lộc), cách Thành Nhà Hồkhoảng 5km về phía Nam.

Những dấu tích kiến trúc và các divật được phát hiện nằm rải rác ở nhiềuvị trí trong khuôn viên chùa Du Anh,động Hồ Công... nhưng được phân bốđậm đặc trên một thung lũng nhỏ códiện tích khoảng 100m2, nằm trên độcao khoảng 30-40m, bên phải chùa DuAnh. Các hiện vật được tìm thấy nhiềunhất là ngói với nhiều loại như: ngóiâm dương, ngói mũi sen đơn, ngói mũisen kép, ngói mũi lá, ngói ống, ngói bò,ngói lá đề... nhiều loại được trang trí

tinh xảo, tráng men màu xanh hoặcvàng. Đặc biệt, tại đây, đã phát hiện raloại ngói lưu ly là loại ngói thường chỉdùng để lợp các công trình kiến trúccủa hoàng gia hoặc các dinh thự củaquan lại quý tộc trước kia, loại ngói nàycó khung niên đại từ thế kỷ XIV-XVI.

Cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di sảnVăn hóa thế giới Thành Nhà Hồ cònphát hiện tại đây có nhiều gạch vồ lớn,kích thước trung bình 45 x 24 x 7cm,trong đó một số viên được tìm thấy cóin khắc chữ Hán - Nôm ghi tên các địadanh sản xuất giống như các hiện vậtđược tìm thấy tại Thành Nhà Hồ. Ngoàira, còn tìm thấy nhiều chân tảng đá đượcđục đẽo vuông vức, có đường kính 41 x41cm, cùng với rất nhiều đồ gốm sứ cókích thước lớn, với khá nhiều dòng gốmnhư gốm men nâu, men ngọc, men trắngngà và gốm hoa nâu, chủ yếu là mảnhthạp, bình và bát đĩa... và nhiều đồ sành

với phần miệng có gờ hơi loe, trên thânvà cổ có trang trí hoa văn hình sóngnước, một số có núm trang trí có niênđại thế kỷ XIV-XV.

Việc phát hiện những dấu tích kiếntrúc và các di vật tại vùng đệm khu disản thế giới Thành nhà Hồ là một pháthiện quan trọng, có ý nghĩa rất lớntrong việc bảo tồn, quản lý và phát huygiá trị di sản Thành nhà Hồ gắn pháttriển du lịch của địa phương.

Trước đó, cũng tại khu vực núiXuân Đài, vào tháng 11/2012, Trungtâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồcũng đã phát hiện những dấu tích củamột công trường khai thác đá lớn, đượcxác định để lấy đá xây dựng ThànhNhà Hồ. Đây là công trường khai thácđá cổ thứ 2 dùng để xây dựng ThànhNhà Hồ được phát hiện, sau côngtrường khai thác đá tại núi An Tôn.

trần nguYện

Phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc và di vật cổ tại vùng đệm Khu di sản Thành Nhà Hồ

Ngày 20/5, tại xã Vĩnh Trạch Đông,thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu),UBND thành phố Bạc Liêu tổ chứccông bố Quyết định và đón Bằng côngnhận cây xoài cổ thụ 300 năm tuổi tạiấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông làCây di sản Việt Nam.

Cây xoài cổ thụ được công nhận là

Cây di sản Việt Nam nằm tại địa phậnấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông,thành phố Bạc Liêu, cách trung tâmthành phố khoảng 7km. Cây thườngđược người dân địa phương gọi là câyxoài 300 tuổi, có tên khoa học làMangifera Indica L, thuộc họAnacardicae (họ đào lộn hột). Cây có

chiều cao 15m, đường kính 1,92m, tántỏa bóng mát rộng đến 300m2. Đây làcây xoài cổ thụ có tuổi thọ lớn nhất tạiBạc Liêu, được chăm sóc, bảo tồn phụcvụ khách du lịch đến tham quan,nghiên cứu. Tại buổi lễ, đại diện CụcMôi trường miền Nam đã công bố

(Xem tiếp trang 18)

Bạc Liêu: Cây xoài 300 năm tuổi được công nhận là Cây di sảnViệt Nam

Chương trình nghệ thuật “Tâm tìnhVí, Giặm” do các nghệ sĩ và nghệ nhâncủa Câu lạc bộ UNESCO di sản dân caxứ Nghệ ở Hà Nội thực hiện, sẽ diễn rangày 22/5, tại Heritage Space (Hà Nội).Chương trình sẽ đem đến cho khán giảnhững nét tinh túy nhất của loại hình disản đã được UNESCO công nhận là

văn hóa phi vật thể đại diện của nhânloại. Trong đêm diễn, các nghệ sĩ cũngsẽ trò chuyện, trao đổi và lý giải nguồngốc, nét đẹp và các lối hát dân ca Ví,Giặm với khán giả Thủ đô. Dân ca Ví,Giặm Nghệ Tĩnh có vị trí quan trọngtrong đời sống văn hóa của người dânhai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; phổ biến

trong đời sống, được hát trong hầu hếtmọi hoạt động đời thường, từ ru con,dệt vải, trồng lúa... Ngày 27/11/2014tại Paris, Pháp, Dân ca Ví, Giặm NghệTĩnh chính thức được UNESCO ghidanh là Di sản văn hóa phi vật thể đạidiện của nhân loại.

Hải PHong

Đêm nghệ thuật “Tâm tình Ví, Giặm”

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

nhân tố mới

15số 1128 l 28.5.2015

Trong những năm gần đây, công tácxây dựng các mô hình văn hóa được HàNội quan tâm triển khai nhằm tăng tínhhiệu quả cho các phong trào xây dựng“Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”,“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa”. Tuy nhiên, nhiều nơi xâydựng mô hình văn hóa mang nặng tínhhình thức, hoạt động kém hiệu quả, đặcbiệt là các tổ dân phố văn hóa, cơ quanđơn vị văn hóa. Để dần xóa bỏ tình trạngnày, Hà Nội đang triển khai các mô hìnhvăn hóa đặc thù để nhân rộng ra toànthành phố, không duy trì các mô hìnhvăn hóa hình thức, xây dựng hiệu quảđời sống văn hóa tinh thần của ngườidân Thủ đô.

Nhân rộng các mô hình văn hóađặc thù

Hiện tại, Hà Nội có nhiều mô hìnhvăn hóa: Gia đình văn hóa, làng vănhóa, tổ dân phố văn hóa, cơ quan đơn vịvăn hóa. Trong đó mô hình gia đình vănhóa là yếu tố hàng đầu trong việc xâydựng các mô hình văn hóa khác và làngvăn hóa là nội dung chính trong xâydựng nông thôn mới ở ngoại thành HàNội. Do vậy, hai mô hình này hoạt độngkhá hiệu quả. Duy có tổ dân phố vănhóa, cơ quan, đơn vị văn hóa tồn tạinhiều mô hình mang tính hình thức dovậy, việc xây dựng mô hình văn hóa đặcthù trong nhóm này để nhân rộng, đangđược thành phố triển khai, hoàn thiện.

Theo Sở VHTTDL Hà Nội, tại cácđịa phương xuất hiện nhiều mô hình vănhóa mang tính đặc thù như: Cầu thangvăn hóa ở phường Nghĩa Tân (quận CầuGiấy), phường văn hóa Quảng An, NhậtTân (quận Tây Hồ), các khu phố vănminh đô thị, nhà trường văn hóa, đơn vịvăn hóa… Đây là các mô hình tiêu biểutrong việc xây dựng đời sống văn hóatinh thần cho nhân dân, tạo sự đồngthuận trong nhân dân và có sức lan tỏalớn đối với cộng đồng. Nổi lên trong số

này là mô hình cầu thang văn hóaphường Nghĩa Tân. Theo thống kê, toànphường có 176 cầu thang đăng ký cầuthang văn hóa. Đây là địa chỉ thu hútngười dân nơi này đến giao lưu, học hỏi,tạo môi trường sống lành mạnh, khắcphục tình trạng “đèn nhà ai, nhà ấyrạng”. Tại cầu thang văn hóa, người dânchung tay xây dựng thư viện sách báophục vụ nhu cầu đọc của mọi người,cùng giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninhtrật tự, tổ chức các hoạt động văn hóakhác. Điều này rất có ý nghĩa khi cácchung cư cao tầng rất thiếu điểm vuichơi, giải trí cho người dân.

Ông Trương Văn Côn - Bí thư Chibộ tổ 27, phường Nghĩa Tân, người cócông rất lớn trong việc xây dựng cầuthang văn hóa A3 cho biết: “Sở dĩ chúngtôi xây dựng thành công cầu thang vănhóa do người dân đồng thuận, nhiệt tìnhhưởng ứng. Bà con chủ động ủng hộmặt bằng, kinh phí để mua báo, đầu tưtủ, bàn ghế và cùng tham gia đọc báo,tạo thành sức mạnh tổng hợp mang lạihiệu quả cao. Điều này đúng nghĩa làmột nơi sinh hoạt cộng đồng”.

Phong trào xây dựng Đơn vị văn hóavẫn được triển khai rộng rãi trong khốicác cơ quan, doanh nghiệp, trường học,đơn vị lực lượng vũ trang… trên địa bànHà Nội. Tuy nhiên, số các đơn vị đăngký đơn vị văn hóa và đơn vị đạt danhhiệu văn hóa chưa nhiều. Trường THCSLê Quý Đôn, quận Cầu Giấy là mộttrong số các cơ quan, đơn vị, trường họcquan tâm xây dựng mô hình Nhà trườngvăn hóa. Từ những tiết học, những hoạtđộng ngoại khóa, những tiết sinh hoạtdưới cờ nhà trường lồng ghép cácchương trình giáo dục đạo đức, văn hóa,nếp sống thanh lịch văn minh… cho họcsinh. Từ nhiều năm nay, Trường THCSLê Quý Đôn chú ý xây dựng quy chếứng xử đối với cán bộ, giáo viên trongnhà trường, trong đó có ứng xử văn hóagiữa giáo viên với học sinh, giữa giáo

viên với phụ huynh, giữa học sinh vớinhau. Đặc biệt, trong phong trào nhàtrường thân thiện, học sinh tích cực,Trường THCS Lê Quý Đôn thực hiệnlồng ghép tích hợp liên môn như thamquan bảo tàng, vẽ ngoài trời, tham quankhu công nghệ Panasonic có sự thamgia của giáo viên các bộ môn.

Cô giáo Nguyễn Quỳnh Anh, giáoviên chủ nhiệm lớp 7E Trường Lê QuýĐôn cho biết: “Các con tham gia hoạtđộng như thế này, khiến các con cảmthấy yêu việc đến trường, mỗi ngày đếntrường là một ngày vui và cảm thấy việchọc không quá nặng nề, học màchơi,chơi mà học”.

Chính vì chú trọng phong trào này,trường THCS Lê Quý Đôn luôn đạtnhững kết quả kích lệ. Hàng năm, tỷ lệhọc sinh giỏi của trường đạt 60%, tỷ lệhọc sinh khá đạt 30%, tỷ lệ học sinh lớp9 tốt nghiệp là 100% và khoảng 1/3 họcsinh thi đỗ vào các lớp chuyên trên địabàn thành phố.

Đầu tư chiều sâu

Mô hình phường văn hóa của quậnTây Hồ được coi là mô hình văn hóatiêu biểu, được địa phương sáng kiếnxây dựng trong vài năm trở lại đây.Toàn quận có 7/8 phường đăng kýtham gia xây dựng phường văn hóa,đến nay, hai đơn vị đã hoàn thành làphường Quảng An và Nhật Tân. Tạiphường Quảng An, hệ thống hạ tầng cơsở cơ bản hoàn thiện với sự đầu tưđồng bộ các thiết chế văn hóa, nhà sinhhoạt dân cư, điện chiếu sáng, đườnggiao thông, trạm y tế và trường học đềuđạt chuẩn quốc gia. Toàn phườngkhông còn hộ nghèo, các hộ chính sáchđược chăm lo tốt.

Có được kết quả đó, theo ông NguyễnMạnh Trường - Phó Chủ tịch UBNDphường Quảng An: Đảng ủy, chính quyềnvà nhân dân quyết tâm thực hiện

(Xem tiếp trang 17)

Nhân rộng các mô hình văn hóa đặc thù

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

16 số 1128 l 28.5.2015

nhân tố mới

Từ thị trấn huyện Kỳ Sơn (HòaBình) lên xã vùng cao Độc Lập dài hơnhai chục cây số đường đèo dốc, chúngtôi trở lại xóm Nội sau 5 năm mà đãthấy bộ mặt nông thôn miền núi nhưđổi thịt thay da. Những căn nhà tranhxiêu vẹo trước kia hầu như không còn,thay vào đó là nhà mái bằng vững chãi,đàn gia súc đã được di dời khỏi gầmnhà sàn. Hơn tám chục hộ ngườiMường trong xóm, hầu hết đã có bểnước sạch và công trình vệ sinh tự hoại.Ông Nguyễn Văn Bồng, Bí thư Chi bộxóm Nội hồ hởi: “Xóm mình được nhưthế này là nhờ công sức của bộ đội đấy.Đúng là tình nghĩa quân dân không baogiờ hết”.

Trung tá Nguyễn Văn Tiếp, Chínhtrị viên phó - Ban Chỉ huy quân sựhuyện Kỳ Sơn cho biết: xóm Nội là môhình thí điểm đầu tiên của Đề án xâydựng “làng, bản văn hóa - quốc phòng”ở địa bàn đặc biệt khó khăn trong khuvực phòng thủ tỉnh Hòa Bình giai đoạn2009-2014, do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnhchủ trì. Năm 2010, năm đầu tiên triểnkhai đề án ở địa bàn vùng cao này cóbao khó khăn phức tạp do trình độ nhậnthức và hủ tục lạc hậu của bà con dântộc. Huyện đội Kỳ Sơn cùng hàng trămcán bộ chiến sỹ Trung đoàn tên lửa 250đã thực hiện ba cùng “cùng ăn, cùng ở,cùng làm” với dân, họp xóm nhiềucuộc để tuyên truyền vận động nhândân thực hiện nếp sống mới, ăn ở hợpvệ sinh. Bộ đội trực tiếp bỏ kinh phí hỗtrợ dân làm 7 nhà vệ sinh tự hoại, cảitạo vườn tạp, kè đá bờ ao; rồi huy độnglực lượng dân quân và nhân dân phốihợp làm 220 mét đường bê tông vàoxóm.

Ông Nguyễn Minh Hồi - Chủ tịchUBND xã Độc Lập chia sẻ: Nhờ có bộđội chung sức xây dựng nông thôn mớinên xóm Nội và các xóm khác của xã

nhanh chóng thay đổi bộ mặt nôngthôn miền núi. Năm 2014, xóm Nưalàm mới được 1,4km đường bê tôngcũng nhờ bộ đội góp sức. Có đường ôtô, việc tiêu thụ nông sản, lâm sản củabà con được thuận lợi, kinh tế pháttriển, nâng mức thu nhập bình quân củangười dân trong xã lên 15 triệuđồng/năm, gấp đôi so với trước kia.

Trao đổi với phóng viên về ýtưởng xây dựng đề án “Xây dựng môhình làng, bản văn hóa - quốc phòng ởđịa bàn đặc biệt khó khăn trong khuvực phòng thủ tỉnh Hòa Bình”, Đại táNguyễn Trọng Quỳnh - Chỉ huy trưởngBộ Chỉ huy quân sự tỉnh cho hay: Xuấtphát từ thực trạng các làng, bản ở cácxã đặc biệt khó khăn của tỉnh chậmphát triển kinh tế, đường làng, ngõ xómnhỏ hẹp, lầy lội, năng suất lao độngthấp, tỷ lệ hộ nghèo cao (từ 30 đến 35%) nên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã xâydựng và được Tỉnh ủy, UBND tỉnhchấp thuận cho thực hiện đề án. Mụctiêu của đề án là xây dựng “làng bảnấm no, không còn nghèo đói, sạchđường, đẹp ngõ, không có dịch bệnh;gia đình hòa thuận, con cháu thảo hiền,làng xóm yên vui”.

Để thực hiện đề án có hiệu quả, BộChỉ huy quân sự tỉnh đã chỉ đạo cácBan Chỉ huy quân sự huyện, thành phốphối hợp với cấp ủy chính quyền địaphương mỗi huyện chọn một làng, bảnlàm trước để rút kinh nghiệm; thành lậptổ công tác liên ngành, do một đồng chítrong Ban Chỉ huy quân sự huyện làmtổ trưởng. Tổ công tác có nhiệm vụ:Khảo sát tính toán khối lượng côngviệc cần thực hiện, lực lượng cần huyđộng, kinh phí thực hiện một số côngtrình; tham mưu cho UBND huyện, ưutiên dành một phần kinh phí từ cácnguồn đầu tư cho xây dựng đường giaothông nông thôn, thủy lợi, kinh phí cho

sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục đểxây dựng mô hình.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền,dự án đã nhận được sự đồng thuận caocủa nhân dân và các doanh nghiệp, cácđơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn,trong đó lực lượng dân quân tại chỗlàm nòng cốt. Sau 4 năm thực hiện đềán, đến nay, toàn tỉnh đã xây dựngthành công 18 mô hình làng, bản vănhóa - quốc phòng. Tại các làng, bảnnày, đã làm mới được 21,4km đườngbê tông theo tiêu chuẩn đường nôngthôn mới; sửa chữa, phát quang 17kmđường liên xóm; xây mới 36 bể chứanước sạch, di chuyển 156 chuồng giasúc, gia cầm ra khỏi khu nhà ở; xâydựng 123 nhà vệ sinh; đào 82 giếngnước sạch phục vụ sinh hoạt và ănuống. Nhân dân được hướng dẫn về kỹthuật chăn nuôi, sản xuất mang tínhhàng hóa như: nuôi lợn bản địa, trồngmướp đắng lấy hạt xuất khẩu, trồng câymít Thái, rau sạch… đem lại hiệu quảkinh tế cao, đã góp phần xóa đói giảmnghèo tại địa phương.

Theo Đại tá Nguyễn Văn Bảo -Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sựtỉnh Hòa Bình: cái được lớn nhấttrong thực hiện đề án đó là cấp ủy,chính quyền địa phương đánh giácao, nhân dân đồng tình ủng hộ,nhiều bản làng khác trong tỉnh mongmuốn được thực hiện đề án. Sángkiến của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnhHòa Bình trong việc xây dựng làng,bản văn hóa - quốc phòng đã đượcBộ Tư lệnh Quân khu 3 đánh giá cao,không những có sức lan tỏa trong địabàn tỉnh mà còn lan tỏa đến tỉnhngoài, một số Bộ Chỉ huy quân sựtỉnh như Sơn La, Quảng Trị đến thamquan, nghiên cứu; được Ban Dân vậnTrung ương tặng Bằng khen.

t.t.n

Mô hình làng, bản văn hóa - quốc phòng tại Hòa Bình đang phát huy hiệu quả

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

17số 1128 l 28.5.2015

nhân tố mới

Tỉnh Gia Lai đang tập trung pháttriển văn hóa nông thôn giai đoạn2015-2020, tạo điều kiện để người dânở các vùng nông thôn nâng cao mứchưởng thụ, tham gia hoạt động và sángtạo văn hóa; nâng cao chất lượngphong trào xây dựng gia đình văn hóa,làng văn hóa. Tỉnh phấn đấu đến năm2020 có 2.103 thôn, làng có nhà vănhóa và khu thể thao đạt chuẩn theo quyđịnh; 1.472 thôn, làng đạt tiêu chuẩnnông thôn mới; 60% gia đình và 1.051thôn, làng giữ vững và phát huy danhhiệu văn hóa...

Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh GiaLai - Phan Xuân Vũ cho biết: Tỉnhđang thực hiện nhiều giải pháp quantrọng để đạt được mục tiêu trên, trongđó giải pháp hàng đầu và có tính quyếtđịnh là đưa nhiệm vụ phát triển văn hóanông thôn vào Nghị quyết các cấp ủyĐảng, chính quyền, kế hoạch phát triển

kinh tế-xã hội ngắn hạn, dài hạn ở từngđịa phương. Bên cạnh đó, tăng cườngnguồn lực phát triển văn hóa nông thônđể xây dựng các thiết chế văn hóa, hỗtrợ xây dựng nhà văn hóa, sân thể thaocấp thôn, làng. Đồng thời, thực hiện cóhiệu quả chính sách khuyến khích xãhội hóa và tạo điều kiện để các cá nhân,tổ chức doanh nghiệp đầu tư xây dựngcơ sở hoạt động văn hóa, thể thao, vuichơi giải trí trên địa bàn. Từ năm 2010đến nay, tỉnh Gia Lai có nhiều nỗ lựctrong công tác phát triển văn hóa nôngthôn và đã đạt được một số thành tựuđáng kể, góp phần nâng cao đời sốngtinh thần của nhân dân. Toàn tỉnh hiệncó 80 nhà văn hóa xã, trên 1.500 nhàvăn hóa thôn, làng (trong đó có 925nhà rông và 580 nhà sinh hoạt cộngđồng); phong trào “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa” ngày càngđược nâng cao, hiện có 72% hộ gia

đình văn hóa và 50% số thôn, làng vănhóa. Gắn liền với chủ trương phát triểnvăn hóa nông thôn, tỉnh cũng đã làm tốtcông tác bảo tồn văn hóa cồng chiêng;nghiên cứu sưu tầm văn hóa vật thể vàphi vật thể trong cộng đồng và nhất làcộng đồng người dân tộc thiểu sốBahnar - J’rai. Các loại hình văn hóavăn nghệ dân gian, nhạc cụ truyềnthống... được sưu tầm sử dụng và pháthuy tác dụng trong các dịp lễ hội. Trênlĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trịkhông gian văn hóa cồng chiêng, toàntỉnh hiện còn lưu giữ được trên 6.000 bộ,trong đó có khoảng 1.000 bộ cồngchiêng quý hiếm. Ia Grai là một trongnhững địa phương của tỉnh còn lưu giữđược nhiều bộ cồng chiêng nhất, với hơn1.100 bộ. Tỉnh cũng đã quan tâm đầu tưnghiên cứu, sưu tầm các di sản văn hóaphi vật thể, hiện có hàng trăm hồ sơ

(Xem tiếp trang 19)

Gia Lai phát triển thiết chế văn hóa vùng nông thôn

để mô hình phường văn hóa đạt hiệuquả một cách tốt nhất, hoạt động thựcchất, đáp ứng nhu cầu đời sống dân sinh.Khi triển khai chương trình liên quan,phường đều thực hiện ký cam kết vớicác gia đình. Ví dụ, ký cam kết với cácgia đình xây dựng gia đình văn hóa lồngghép nội dung giữ vệ sinh môi trường,phòng chống tệ nạn xã hội, phòng,chống bạo lực gia đình... Công tác tuyêntruyền được thực hiện qua hệ thốngchính trị, qua các hoạt động lễ hội, hệthống phát thanh. “Trên địa bàn phường,tất cả khu dân cư có biển tuyên truyềnxây dựng, giữ vững danh hiệu phườngvăn hóa. Tất cả các tổ dân phố đều xâydựng quy chế hoạt động để giữ vữngdanh hiệu và các tiêu chí đã đề ra.” -Ông Nguyễn Mạnh Trường cho biết.

Thực tế, nhiều mô hình văn hóasau khi được công nhận không duy trìđược các hoạt động thường xuyên dẫn

đến hoạt động không hiệu quả. Cơ sởhạ tầng, các thiết chế văn hóa xuốngcấp không đầu tư kịp thời. Các tổ chứcđoàn thể cũng như người dân sở tạikhông dành nhiều sự quan tâm đếnđời sống văn hóa cơ sở, tổ chức cáchoạt động văn hóa tinh thần, đầu tư cơsở vật chất. Kinh nghiệm của quậnCầu Giấy cho thấy, muốn xây dựngđời sống văn hóa cơ sở hiệu quả, cầnquan tâm đến lợi ích chính đáng củangười dân.

Bà Nguyễn Thị Thanh - Trưởngphòng Văn hóa-Thông tin quận CầuGiấy khẳng định: “Chúng tôi lắng ngheđể xem vấn đề gì cần quan tâm đối vớiđời sống văn hóa của nhân dân để giảiquyết một cách tốt nhất khi có thể”. Vớinhững tổ dân phố thực hiện chưa tốt nếpsống văn minh nơi công cộng, quận vậnđộng bà con thực hiện. Cụ thể, quận CầuGiấy triển khai xuống các tổ dân phố

vận động nhân dân đổ rác đúng giờ,đúng nơi quy định, tăng cường việc thugom rác, vận động nhân dân tổng vệsinh đường làng ngõ xóm vào sáng thứ7 hằng tuần. Năm 2014, toàn quận đưara tọa đàm để toàn dân tham gia đónggóp về xây dựng giữ gìn vệ sinh môitrường và các ngõ phố xanh sạch đẹp đãđược các tổ dân phố và nhân dân hưởngứng tích cực.

Theo Sở VHTTDL Hà Nội, hiệnnay, công tác xây dựng các mô hình vănhóa đặc thù đang được nhiều địaphương quan tâm và sẽ là nhân tố để Sởnhân rộng ra toàn thành phố. Điều quantrọng là trong quá trình xây dựng các môhình văn hóa đặc thù, cần có sự tuyêntruyền rộng rãi, tạo sự đồng thuận trongdân. Mọi vấn đề, dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểm tra sẽ nhanh chóng đạthiệu quả và có tính bền vững cao.

t.t.n

Nhân rộng các mô hình... (Tiếp theo trang 15)

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

18 số 1128 l 28.5.2015

nhân tố mới

Tổng cục Du lịch đang đẩy mạnhcông tác xúc tiến quảng bá hình ảnh dulịch Việt Nam nhằm tạo đà phát triển mớicho du lịch năm 2015 và những năm tiếptheo, đồng thời tạo dựng một hình ảnhchuyên nghiệp hơn cho du lịch. Thươnghiệu mới của du lịch Việt Nam với logovà slogan “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận”(Viet Nam Timeless Charm) đang đượcngành du lịch quảng bá rộng rãi thông quacác hội chợ du lịch quốc tế. Đi kèm vớilogo - slogan mới là các thương hiệunhánh, gắn với 4 dòng sản phẩm du lịchchủ đạo: Biển đảo, văn hóa, sinh thái vàtham quan các đô thị cổ của Việt Nam.

Tại Hội chợ Du lịch quốc tế ViệtNam - VITM 2015, diễn ra tại Hà Nội,ngành du lịch tập trung giới thiệu nhữngdi sản thiên nhiên và văn hóa của ViệtNam đã được UNESCO vinh danh. “Đâylà cơ hội để tăng cường quảng bá thươnghiệu du lịch Việt Nam. Tổng cục Du lịchgiới thiệu kết quả nghiên cứu những thịtrường khách du lịch trọng điểm; trong đócó thị trường truyền thống Anh, Đức vàthị trường mới Ấn Độ, Trung Đông. Thịtrường truyền thống Anh, Đức đã đượckhai thác từ nhiều năm nay, nhưng với sựhỗ trợ của dự án EU, từng phân khúckhách hàng, thói quen du lịch được phântích khá chi tiết, để từ đó xây dựng sảnphẩm du lịch phù hợp. Cụ thể, hướng thuhút khách của thị trường này là dòng sảnphẩm du lịch văn hóa và sinh thái”, ôngLê Tuấn Anh cho biết.

Cùng với đó, thị trường mới Ấn Độ,Trung Đông được Tổng cục Du lịchnghiên cứu khá chi tiết trong thời gian gầnđây. “Đây là những thị trường khách mới

tập trung khai thác trong hơn một nămqua. Ấn Độ là thị trường tiềm năng, vớiviệc kết nối đường bay thẳng từ năm2014. Tuy nhiên đây là đối tượng kháchcó chi tiêu vừa phải và cần có dòng sảnphẩm thích hợp. Còn thị trường TrungĐông hướng tới khả năng chi trả cao, đòihỏi phải có dịch vụ cao cấp, tập trung vàodòng sản phẩm nghỉ dưỡng. Trong nhữngnăm gần đây, hạ tầng dịch vụ của ViệtNam đã được cải thiện đáng kể và hoàntoàn có thể đáp ứng nhu cầu của đối tượngnày”, ông Lê Tuấn Anh chia sẻ.

Theo ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịchHiệp hội Du lịch Việt Nam, những nghiêncứu đối với từng thị trường này mới chỉlà những phác họa ban đầu để định hướngcho các doanh nghiệp du lịch cũng nhưcác địa phương trong việc phát triển sảnphẩm, xúc tiến quảng bá du lịch phù hợpvới thị hiếu của từng thị trường; các hoạtđộng xúc tiến thương mại và du lịch…

“Trong những năm gần đây, sự cạnhtranh về sản phẩm du lịch giữa các nướctrong khu vực ngày càng quyết liệt, nếukhông tạo dựng sản phẩm và hình ảnhquảng bá chuyên nghiệp sẽ rất khó thu hútkhách, nhất là với dòng khách thị trườngtruyền thống và khách chi trả cao. Do đó,từ những định hướng của Tổng cục Dulịch, các doanh nghiệp sẽ đầu tư nghiêncứu chi tiết hơn để tạo dựng sản phẩm phùhợp”, một đại diện doanh nghiệp cho biết.Năm 2015 được chọn là Năm Du lịchquốc gia - Thanh Hóa với chủ đề “Kết nốicác di sản thế giới” cũng là dịp mở ra cáccơ hội hợp tác, đầu tư liên kết tạo dựngsản phẩm mới. “Việt Nam là đất nước cónhiều di sản văn hóa và thiên nhiên thế

giới, tuy nhiên với du lịch, các di sản nàymới chỉ ở dạng tiềm năng và để thành sảnphẩm du lịch hấp dẫn du khách cần có sựđầu tư, tạo dựng sản phẩm đặc trưng vàcách quảng bá, truyền thông hấp dẫn”,ông Vũ Thế Bình cho biết.

Để làm điều này cần có quy hoạch vàkế hoạch dài hạn. “Đơn cử như di sản vănhóa Kinh thành Huế, di sản văn hóa Khuđền tháp Mỹ Sơn, di sản văn hóa Hội An,di sản thiên nhiên Thế giới Hạ Long phảimất hàng chục năm mới xây dựng đượcthương hiệu của mình và để hấp dẫn dukhách, những điểm đến này cũng thườngxuyên phải tự làm mới mình. Do đó,những điểm đến mới như Thành Nhà Hồ(Thanh Hóa) hay như cung đường TâyBắc, cũng cần có sự đầu tư đồng bộ về hạtầng, dịch vụ lưu trú, ẩm thực… để tạosức hấp dẫn khách”, đại diện Ban thịtrường, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam chobiết.

Trên thực tế, liên kết nhóm du lịch đãhình thành từ lâu, trong đó đáng kể nhấtlà liên kết giữa các đơn vị cung cấp dịchvụ để hỗ trợ và có giá giảm giá vào mùathấp điểm. “Năm 2015, Bộ VHTTDL cóphát động chương trình kích cầu “NgườiViệt Nam du lịch Việt Nam”. Tại hội chợVITM 2015, các doanh nghiệp hàngkhông và du lịch tiếp tục hình thành nhómliên kết để tạo ra các dòng sản phẩmkhuyến mại, với giá giảm từ 20-50%,nhưng chất lượng không thay đổi. Vớichương trình này, nhiều người dân sẽđược đi du lịch trong nước với giá thấphơn và tương đương với giá tour đến cácnước trong khu vực.

tHế Hùng

Quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam

Bạc Liêu: Cây xoài 300 năm tuổi... (Tiếp theo trang 14)Quyết định và trao Bằng công nhận củaHội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trườngViệt Nam công nhận cây xoài cổ thụ làCây di sản Việt Nam.

Theo bà Trần Thị Lan Phương -Phó Chủ tịch UBND thành phố Bạc

Liêu, việc cây xoài cổ thụ được côngnhận là Cây di sản Việt Nam là niềm tựhào chung của nhân dân tỉnh Bạc Liêu.Cây xoài cổ thụ được công nhận là Câydi sản Việt Nam góp phần thiết thựctrong việc bảo tồn nguồn gen quý,

quảng bá du lịch Bạc Liêu đến với bạnbè quốc tế và các địa phương trong cảnước, đồng thời là điểm nhấn quantrọng thúc đẩy phát triển du lịch sinhthái của tỉnh.

Hồ tHAnH

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

19số 1128 l 28.5.2015

nhân tố mới

Du lịch Quảng Nam đã lấy lại đàtăng trưởng một cách thuyết phục quanhững con số thật sự ấn tượng. Gần 1,2triệu lượt khách đến Quảng Nam trongtừ đầu năm 2015 đến nay, trong đó cótrên 730.000 lượt khách quốc tế thamquan biển đảo Cù Lao Chàm. Đây làkết quả của một chuỗi nỗ lực từ việccải tiến chất lượng các loại hình dịchvụ, khai trương các sản phẩm du lịchmới, nhất là du lịch văn hóa, khai tháctiềm năng du lịch biển đảo, đẩy mạnhxúc tiến quảng bá về du lịch biển đảotrong và ngoài nước với những cơ chếưu đãi để thu hút du khách.

Bà Trần Thị Hồng Thúy - Giám đốcKhu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm khẳngđịnh: Với hơn 300 loài san hô, thuộc 40giống và 17 họ, vùng biển Cù LaoChàm được đánh giá là một trongnhững vùng biển có hệ sinh thái đadạng và phong phú bậc nhất ở nước ta.Trung bình mỗi năm, vùng biển và Khudự trữ sinh quyển thế giới Cù LaoChàm đón hàng triệu lượt khách đếntham quan, nghỉ dưỡng. Sản phẩm dulịch kết hợp lặn biển đã bắt đầu hìnhthành và thu hút được phần lớn lượngkhách du lịch. Để phục vụ khách thamquan, lặn biển, cùng với sự nỗ lực đầutư, xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ,được sự giúp đỡ của tổ chức quốc tế“Rừng ngập mặn cho tương lai”(MFF), Khu Bảo tồn biển Cù LaoChàm và cộng đồng dân cư nơi đây đã

triển khai dự án phục hồi lại nhữngrặng san hô quý giá này. Dự án phụchồi và phát triển rặng san hô vùng biểnCù Lao Chàm không những góp phầncải thiện môi trường sinh thái, tái tạonguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh tháitrong lòng biển mà còn mở ra triểnvọng mới về sản phẩm du lịch biển đảođầy tiềm năng. Từ những lợi thế này,tỉnh Quảng Nam đã chọn sản phẩm lặnbiển và du lịch sinh thái tại Khu dự trữsinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đểlàm “điểm nhấn” cho mục tiêu mởrộng không gian và đa dạng hóa sảnphẩm du lịch, làm mới sản phẩm dulịch nhằm đưa kinh tế du lịch của địaphương phát triển bền vững trongnhững năm tới.

Theo các chuyên gia du lịch, tỉnhQuảng Nam đang sở hữu những tiềmnăng mà không phải địa phương nàocũng có được. Đó là không gian du lịchrộng lớn, trải dài và rộng khắp từ đạingàn đến biển khơi và hải đảo. Nhữngtài sản mà địa phương đang sở hữu,trước hết phải kể ba điểm đến cực kỳhấp dẫn và thu hút phần lớn khách dulịch trong nước và quốc tế là phố cổHội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn và Khusinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Tuynhiên trong những năm qua, du lịchbiển và du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tạiKhu dự trữ sinh quyển thế giới Cù LaoChàm chưa được quan tâm đúng mứcđể khai thác có hiệu quả và bền vững.

Ông Đinh Hài - Giám đốc SởVHTTDL cho biết: Để khai thác cóhiệu quả sản phẩm du lịch biển đảo,tỉnh Quảng Nam đang triển khai thựchiện các giải pháp cơ bản là: Thực hiệnchính sách đầu tư phù hợp, có sự phốihợp và tạo điều kiện giữa cộng đồngdoanh nghiệp và địa phương; làm tốtcông tác khai thác điều phối thị trường,nhất là những thị trường truyền thống,quan tâm hơn nữa đến khách du lịchnội địa, mở rộng không gian và xóa dầnsự đơn điệu của sản phẩm đồng thờinâng cao chất lượng dịch vụ. Để hiệnthực hóa những vấn đề này, QuảngNam sẽ tạo điều kiện tối đa để cácdoanh nghiệp, các địa phương đa dạnghóa sản phẩm du lịch tại các điểm đếnđã có thương hiệu như Khu sinh quyểnthế giới Cù Lao Chàm và các Di sảnthế giới Hội An, Mỹ Sơn theo hướngnâng cao chất lượng các gói dịch vụnhằm tạo ra các chuỗi giá trị một cáchbền vững. Mặt khác tỉnh sẽ tạo điềukiện tối đa để các doanh nghiệp đadạng hóa sản phẩm du lịch biển, lặnbiển, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tạiKhu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàmtheo hướng nâng cao chất lượng cácgói dịch vụ nhằm tạo ra các chuỗi giátrị một cách bền vững là mục tiêu đượcngành du lịch Quảng Nam hướng tớitrong thời gian đến.

tHế Hùng

Phát triển du lịch biển Cù Lao Chàm

ở 159 đơn vị cấp làng, 108 đơn vị cấp xãvà 288 chủ thể gồm nhiều loại hình: lễhội truyền thống, nghề thủ công truyềnthống, tập quán xã hội, trình diễn dângian... Đặc biệt, mới đây Sử thi Bahnar ởcác huyện phía Đông Trường Sơn đãđược Bộ VHTTDL đưa vào danh mục Disản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tuynhiên, việc đưa văn hóa về các vùng sâu,

vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnhtrong thời gian qua còn nhiều khó khăndo địa hình đi lại hiểm trở, nhân lực ít vàtrang thiết bị lạc hậu. Ngoài ra, tỷ lệngười dân ở các vùng khó khăn được tiếpcận với các thiết chế văn hóa như thưviện, bảo tàng, chiếu bóng, biểu diễnnghệ thuật... còn rất hạn chế. Trong khiđó, các thiết chế văn hóa tuy đã được đầu

tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng đượcnhu cầu hưởng thụ của người dân do còntùy tiện về quy mô, kiểu dáng; hơn nữatrang bị lại chắp vá, thiếu đồng bộ vàxuống cấp. Việc huy động các nguồn vốntừ xã hội hóa cho công tác phát triển nôngthôn cũng còn thấp, do chưa có chínhsách khuyến khích cụ thể và thiết thực.

t.t.n

Gia Lai phát triển thiết chế văn hóa... (Tiếp theo trang 17)

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình tân

Biên tậptrung kIên, hồng Phượng,

hoàng Quân, thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

Đt: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBt

cấp ngày 18/9/2012

In tạicông ty tnhh thương mạI

thIên thành

Đội tuyển cầu lông Việt Nam vừagiành vị trí số 1 tại nhóm III SudirmanCup 2015 (Trung Quốc) trước các đốithủ là: Australia, CH Séc, Thổ Nhĩ Kỳ,Italy, Nam Phi, Áo và Thụy Sĩ. Thànhtích này đang giúp Việt Nam có cơ hộilớn để lên thi đấu ở nhóm II ở giải đấudiễn ra vào năm 2017 tới. Đây là bướcchạy đà thuận lợi cho đội tuyển cầulông Việt Nam, trước khi lên đườngtham dự SEA Games 28 tại Singaporetháng 6 tới.

Nhằm chuẩn bị cho SEA Games28, ngay từ tháng 3/2015, đội tuyển cầulông Việt Nam đã được tập trung.Trong số những VĐV được triệu tập,Nguyễn Tiến Minh và Vũ Thị Trangvẫn là những gương mặt được kỳ vọngsẽ giúp đội tuyển cầu lông Việt Namhoàn thành mục tiêu giành ít nhất 2 tấmhuy chương tại SEA Games 28. TạiSEA Games 27 ở Myanmar, cầu lôngđoạt 2 chiếc HCĐ cá nhân của Minh vàTrang. Năm nay, Trang được kỳ vọngcao hơn nhờ phong độ vươn lên khá tốtthời gian qua, trong khi Tiến Minh đãbước qua thời kỳ đỉnh cao phong độ,thiếu đi sự dẻo dai, nên khó đòi hỏi ởanh trong những trận đấu căng thẳngvà kéo dài.

Trong những giải đấu quốc tế gầnđây, cả Tiến Minh và Vũ Thị Trang,cũng như các thành viên đội tuyển cầulông Việt Nam, đều thi đấu không tốt.Tiến Minh và Vũ Thị Trang đã sớmphải nói lời chia tay với Malaysia Open2015 và Singapore Open 2015 ở ngayvòng đấu mở màn. Và mới đây nhất,những thành viên của đội tuyển cầulông Việt Nam cũng phải rời giải vôđịch Châu Á 2015 ở ngay những vòngđấu đầu tiên. Ngay cả khi Tiến Minhđang thời kỳ sung sức nhất, anh dườngnhư vẫn không có duyên với đấutrường SEA Games. Còn nhớ 2 kỳ SEAGames gần đây, tay vợt Việt Nam này

luôn được xếp hạt giống rất cao, có khilên số 1, nhưng đều không thể làm nênchuyện. Chỉ có năm 2007, khi đó TiếnMinh nằm ngoài tốp 50 thế giới, nhưnglại có được chiếc HCĐ đơn nam. Trongnăm nay, ngoài sự chuẩn bị cho SEAGames 28, mục tiêu của Tiến Minh tạicác giải quốc tế là tích lũy điểm đểkiếm suất dự Olympic Brazil 2016.Đây có thể xem là kỳ SEA Games cuốicùng mà tay vợt TP Hồ Chí Minh thamdự, nên anh rất quyết tâm đổi màu Huy

chương có được ở kỳ SEA Gamestrước. Trong khi đó, Vũ Thị Trang, tayvợt nữ số 1 Việt Nam đã có những sựthăng tiến vượt bậc trong năm qua. Tayvợt người Bắc Giang đã giành vé bánkết giải Vietnam Open tại TP Hồ ChíMinh, rồi trở thành tay vợt Việt Namcó thứ hạng tốt nhất lịch sử khi leo lênvị trí số 46 thế giới. Ở kỳ SEA Gamestrước, cô đã có được thành tích ngoàidự đoán của giới chuyên môn và ngườihâm mộ khi làm nên một cột mốc “lịchsử” cho cầu lông nữ Việt Nam với tấmHCĐ. Ngoài những kỳ vọng ở nội dungđánh đơn của Nguyễn Tiến Minh và VũThị Trang, giới chuyên môn và ngườihâm mộ cầu lông Việt Nam cũng hyvọng các tay vợt có thể tạo nên bất ngờtrước các đối thủ ở nội dung đánh đôivà đồng đội, đặc biệt là ở nội dung đôinữ. Trong thời gian qua Nguyễn ThịSen cũng đã có rất nhiều tiến bộ khiđánh cặp với Vũ Thị Trang ở nội dungđôi nữ. Cặp đôi người Bắc Giang là cặpvận động viên đứng đầu tại giải quốcgia trong 5 năm trở lại đây. Với nhữngchiến thắng tại Sudirman Cup 2015, hyvọng đó sẽ là những liều thuốc tinh thầný nghĩa để các tay vợt Việt Nam làmnên chuyện tại SEA Games 28.

tHế Hùng

Cầu LôNG ViệT NAM Tại SEA GAMES 28

Đặt hy vọng vào Tiến Minh và Vũ Thị Trang

Tay vợt Nguyễn Tiến Minh được kỳ vọng tại SEA Games 28

Đội tuyển cầu lông Việt Namtham dự SEA Games với nhữngtay vợt: Vũ Thị Trang, NguyễnThị Sen (Bắc Giang), NguyễnThùy Linh (Đà Nẵng), ĐàoMạnh Thắng, Đỗ Tuấn Đức, LêHà Anh, Phạm Hồng Nam,Phạm Như Thảo (Hà Nội),Dương Bảo Đức, Nguyễn TiếnMinh, Phạm Cao Cường, TháiThị Hồng Gấm (TP. Hồ ChíMinh) tham gia thi đấu tranh tàiở 7 bộ huy chương: đồng độinam, đồng đội nữ, đơn nam, đơnnữ, đôi nam, đôi nữ và đôi namnữ. Tại SEA Games 28, bộ môncầu lông sẽ diễn ra từ 10-16/6.