toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - số 1156 - vanhien.vn

20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1156 ngày 10.12.2015 Ảnh: C.T.V Xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành địa chỉ văn hóa - du lịch quốc gia (Tr.2) - Liên hoan Phim Việt Nam XIX: Bốn giải Bông sen Vàng được trao (Tr.20) - Bảo tồn và phát triển nghệ thuật Hát Trống quân cổ Dạ Trạch (Tr.17) - Bảo vệ cổ vật, hiện vật trong các di tích Hà Nội - Những vấn đề đặt ra (Tr.19) trong số nàY Nghi lễ và trò chơi Kéo co ở Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh Kéo co được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Tại Phiên họp Uỷ ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 10 của UNESCO diễn ra tại nước Cộng hòa Namibia, vào hồi 12h15’ giờ địa phương (17h15’giờ Việt Nam) ngày 02.12.2015, nghi lễ và trò chơi Kéo co ở Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cùng với Campuchia, Hàn Quốc, Philippines. Đây là hồ sơ di sản đa quốc gia đầu tiên mà Việt Nam tham gia đệ trình và được UNESCO ghi danh, thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao của thế giới đối với cách tiếp cận mới của các quốc gia về di sản có chung đặc trưng cũng như sự chung tay bảo vệ di sản của các quốc gia thành viên đệ trình hồ sơ đa quốc gia này. (Xem tiếp trang 8) Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp xúc cử tri Tây Ninh Ngày 03.12, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã có cuộc tiếp xúc cử tri huyện Châu Thành và TP. Tây Ninh để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 10. Tại chương trình tiếp xúc, về những phản ánh liên quan đến ngành VHTTDL, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, trong số 12 nhóm vấn đề hứa trước cử tri từ khi tiếp xúc ứng cử đến nay, Bộ trưởng đã thực hiện hoàn thành, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, mang lại nhiều khởi sắc cho bức tranh VHTTDL và Gia đình của tỉnh nhà. (Xem tiếp trang 4) Lễ kỷ niệm 250 năm Ngày Sinh Đại thi hào Nguyễn Du và chương trình nghệ thuật “Tiếng thơ ai động đất trời” Tối 05.12, tại thành phố Hà Tĩnh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 250 năm Ngày Sinh Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới (1765-2015). (Xem tiếp trang 7)

Upload: pham-long

Post on 14-Jan-2017

143 views

Category:

News & Politics


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1156 ngày 10.12.2015

Ảnh:

C.T

.V

Xây dựng Khu lưu niệmNguyễn Du thành địa chỉ văn hóa - du lịch quốc gia

(Tr.2)- Liên hoan Phim Việt Nam XIX:Bốn giải Bông sen Vàng được trao

(Tr.20)- Bảo tồn và phát triển nghệ thuật Hát Trống quân cổDạ Trạch

(Tr.17)- Bảo vệ cổ vật, hiện vật trong các di tích Hà Nội - Những vấn đề đặt ra

(Tr.19)

trong số này

Nghi lễ và trò chơi Kéo co ở Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh

Kéo co được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể

đại diện của nhân loại

Tại Phiên họp Uỷ ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ10 của UNESCO diễn ra tại nước Cộng hòa Namibia, vào hồi 12h15’ giờ địa phương(17h15’giờ Việt Nam) ngày 02.12.2015, nghi lễ và trò chơi Kéo co ở Việt Nam đãchính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diệncủa nhân loại cùng với Campuchia, Hàn Quốc, Philippines. Đây là hồ sơ di sản đaquốc gia đầu tiên mà Việt Nam tham gia đệ trình và được UNESCO ghi danh, thểhiện sự quan tâm và đánh giá cao của thế giới đối với cách tiếp cận mới của các quốcgia về di sản có chung đặc trưng cũng như sự chung tay bảo vệ di sản của các quốcgia thành viên đệ trình hồ sơ đa quốc gia này. (Xem tiếp trang 8)

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp xúc cử tri Tây Ninh

Ngày 03.12, Bộ trưởng BộVHTTDL Hoàng Tuấn Anh cùngĐoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninhđã có cuộc tiếp xúc cử tri huyện ChâuThành và TP. Tây Ninh để báo cáokết quả kỳ họp thứ 10. Tại chươngtrình tiếp xúc, về những phản ánh liênquan đến ngành VHTTDL, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh,trong số 12 nhóm vấn đề hứa trướccử tri từ khi tiếp xúc ứng cử đến nay,Bộ trưởng đã thực hiện hoàn thành,tạo động lực thúc đẩy phát triển kinhtế-xã hội, mang lại nhiều khởi sắccho bức tranh VHTTDL và Gia đìnhcủa tỉnh nhà.

(Xem tiếp trang 4)

Lễ kỷ niệm 250 năm Ngày Sinh Đại thi hàoNguyễn Du và chương trình nghệ thuật “Tiếng thơ ai động đất trời”

Tối 05.12, tại thành phố Hà Tĩnh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng,Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và tỉnh Hà Tĩnh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 250 năm NgàySinh Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới (1765-2015).

(Xem tiếp trang 7)

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1156 l 10.12.2015

Theo quy hoạch tổng thể vừađược Thủ tướng Chính phủ phêduyệt, Khu lưu niệm Nguyễn Du,huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, sẽtrở thành địa chỉ văn hóa và du lịchcủa quốc gia gắn với các giá trị thica của Đại thi hào Nguyễn Du vàcác giá trị văn hóa truyền thốngcủa địa phương. Theo đó, phạm vinghiên cứu lập quy hoạch baogồm: Xã Tiên Điền, một phần xãXuân Giang và thị trấn Nghi Xuân,huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.Quy hoạch tổng thể có quy mônghiên cứu là 339,75ha; bao gồmvùng bảo tồn và phát huy giá trị ditích Khu Lưu niệm Nguyễn Du(vùng 1) rộng 43,65ha và Vùngbảo tồn cảnh quan (vùng 2) rộng296,10ha.

Theo định hướng quy hoạchkhông gian bảo tồn và phát huy giátrị di tích, bảo tồn cấu trúc khônggian theo trục của các di tích gốc,gắn với các yếu tố cảnh quan thiênnhiên xung quanh, bao gồm nhómcác di tích liên quan đến dòng họNguyễn Tiên Điền theo hướng Tây

và nhóm các công trình văn hóatruyền thống làng Tiên Điền theohướng Nam. Tôn tạo và phát huyđặc trưng địa hình vùng trũng (cácngòi đầm, bàu nước, hồ sen...) củavùng bãi triều mở ra phía sôngLam theo trục Bắc-Nam, gắn vớicảnh quan gốc của di tích. Tổ chứccác không gian công cộng mới, làđiểm tham quan, tìm hiểu về vănhóa truyền thống làng Tiên Điềntại phía Nam khu vực Quy hoạch;tổ chức phát triển không gian dulịch văn hóa theo trục Bắc-Nam vàtheo hai trục đường giao thôngchính dọc khu vực quy hoạch.

Đối với Khu Lưu niệm NguyễnDu, sẽ triển khai tu bổ, tôn tạo khumộ dòng họ Nguyễn Tiên Điền(Lăng Văn Sự); phục hồi Nhà thờdòng họ Nguyễn Tiên Điền vàChùa Trường Ninh; di chuyểnĐình Chợ Trổ về vị trí Đình xã vàtu bổ, tôn tạo đình; tôn tạo cảnhquan theo trục của các di tích gốcvà kết nối với không gian phát huygiá trị di tích; chỉnh trang, nângcấp Nhà trưng bày hiện có thành

Trung tâm diễn giải đa phương tiệnphục vụ việc giới thiệu Khu Lưuniệm và cuộc đời, sự nghiệp củaNguyễn Du; bảo tồn hệ thống câyxanh có giá trị, chỉnh trang sânvườn, đường dạo.

Đối với các điểm di tích mộ Đạithi hào Nguyễn Du, đền thờ và mộNguyễn Nghiễm, mộ và đền thờNguyễn Trọng, khu vườn cũ nhàNguyễn Du, thực hiện việc tu bổ,tôn tạo di tích gốc; bổ sung hệthống biển báo và đèn chiếu sáng;bảo vệ và quản lý cảnh quan môitrường khu vực lân cận.

Xây dựng các công trình phụcvụ phát huy giá trị di tích và di sảnvăn hóa phi vật thể của vùng đấtTiên Điền, Nghi Xuân gắn với pháttriển du lịch. Các khu vực chứcnăng chính gồm: Quảng trường,không gian thơ ca Nguyễn Du;Không gian văn hóa Tiên Điền -Nghi Xuân; Khu vui chơi giải tríkhai thác trò chơi gắn với tác phẩmvà con người Nguyễn Du; Khônggian lễ hội Đạp Thanh...

Mạnh huân

Xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành địa chỉ văn hóa-du lịch quốc gia

Thứ trưởng Bộ VHTTDL -Nguyễn Ngọc Thiện vừa có buổilàm việc với lãnh đạo UBND thànhphố Đà Nẵng về kế hoạch tổ chứcHội chợ Du lịch quốc tế tại thànhphố Đà Nẵng năm 2016. Hội chợnhằm quảng bá hình ảnh điểm đếncủa quốc gia nói chung, Đà Nẵng vàkhu vực miền Trung nói riêng đếncác thị trường quốc tế trọng điểm.

Theo Sở VHTTDL Đà Nẵng, Đềán kế hoạch tổ chức Hội chợ Du lịch

quốc tế dự kiến diễn ra tại Đà Nẵngtừ ngày 24 đến 26.6.2016 đã đượcthống nhất về mặt chủ trương. Vớimục đích trở thành sự kiện du lịchđặc biệt quan trọng thường niên củakhu vực miền Trung và quốc gia,Hội chợ Du lịch quốc tế Đà Nẵng2016 nhằm quảng bá hình ảnh điểmđến của quốc gia nói chung, ĐàNẵng và khu vực miền Trung nóiriêng đến các thị trường quốc tếtrọng điểm nhằm khai thác tiềm

năng, phát huy thế mạnh sản phẩmdu lịch hấp dẫn của khu vực miềnTrung; kết nối các chuỗi chươngtrình, sản phẩm du lịch của nhiềuđơn vị; tăng cường hội nhập du lịchvà đầu tư thương mại...

Về nội dung cụ thể, Hội chợ Dulịch quốc tế Đà Nẵng 2016 đề xuấtthời gian vào tháng 6 nhằm phân bổđều với hai Hội chợ quốc tế làVITM (tháng 4) và ITE HCM (tháng9). Hội chợ có chủ đề “Hội chợ du

Hội chợ Du lịch quốc tế Đà Nẵng 2016

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1156 l 10.12.2015

Vừa qua, tại Hà Nội, Thứ trưởngBộ VHTTDL - Nguyễn Ngọc Thiệnđã có buổi làm việc với lãnh đạoUBND tỉnh Thanh Hóa về công táctổ chức các hoạt động trong Năm Dulịch quốc gia 2015 và Lễ tổng kết vàbế mạc Năm Du lịch quốc gia 2015 -Thanh Hóa.

Theo báo cáo của Giám đốc SởVHTTDL tỉnh Thanh Hóa - PhạmDuy Phương, đến thời điểm này, đãtổ chức thành công 49 sự kiện trongkhuôn khổ Năm Du lịch quốc gia,trong đó có các sự kiện Trung ương,địa phương chủ trì tổ chức, bước đầuđem lại hiệu quả kinh tế-xã hội choThanh Hóa, đồng thời tạo chuyểnbiến trong phát triển du lịch cũngnhư trong nhận thức về vai trò ngànhkinh tế du lịch của các cấp, cácngành và người dân.

Việc đăng cai tổ chức Năm Dulịch quốc gia đã giúp Thanh Hóa

nâng cấp, làm mới một số hạng mụchạ tầng, tạo dựng được hình ảnh vàquảng bá cho du lịch trên cácphương tiện thông tin đại chúngtrong nước và một phần ở nướcngoài, trong đó được lồng ghép cảhình ảnh đất nước và con người ViệtNam... Các sự kiện của Năm Du lịchquốc gia 2015 - Thanh Hóa được dukhách và người dân nhiệt tình hưởngứng, tham gia và đánh giá cao, để lạiấn tượng tốt đẹp. Kế hoạch tổ chứccác hoạt động bế mạc Năm Du lịchquốc gia 2015 - Thanh Hóa sẽ có cácsự kiện tiêu biểu như: Liên hoan Disản văn hóa phi vật thể của Việt Namđược UNESCO công nhân; Tổng kếttrao giải cuộc thi viết Đất và Ngườixứ Thanh; Cuộc thi ảnh Năm Du lịchquốc gia 2015 - Thanh Hóa; Hội nghịliên kết xúc tiến đầu tư du lịch; Hộinghị tổng kết và Lễ bế mạc Năm Dulịch quốc gia...

Sau khi lắng nghe ý kiến đóng gópcủa các đại biểu, Thứ trưởng NguyễnNgọc Thiện cho rằng, các hoạt động sựkiện diễn ra trong năm du lịch đạt hiệuquả, hiệu ứng tương đối tốt, góp phầnthúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội địaphượng. Đặc biệt là sự tham gia củaFLC đã thay đổi khá nhiều “diện mạo”du lịch Thanh Hóa. Thứ trưởng cũngyêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, đặc biệt làTổng cục Du lịch, Cục Nghệ thuật biểudiễn, Cục Văn hóa cơ sở, Nhà hát CaMúa Nhạc Việt Nam, Vụ Thi đua, Khenthưởng phối hợp chặt chẽ với tỉnhThanh Hóa, rà soát các công tác chuẩnbị, tổ chức Lễ bế mạc đảm bảo trangtrọng, ý nghĩa, tạo hiệu ứng lan tỏa, lắngđọng trong lòng khán giả. Thứ trưởngcũng đặc biệt lưu ý công tác tuyêntruyền, qua đó có sự đánh giá, lan tỏacác kết quả của Năm Du lịch quốc gia,tiếp tục tạo hiệu ứng trong những nămtiếp theo. t. hằng

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa

lịch nghỉ dưỡng biển - MICE ĐàNẵng 2016 tổ chức tại Cung thể thaoTuyên Sơn, thành phố Đà Nẵng. Dựkiến năm đầu tiên tổ chức đạt 100-150 gian hàng, trong đó gian hàngcủa cơ quan du lịch và doanh nghiệpnước ngoài chiếm khoảng 40%,phấn đấu tăng số lượng gian hàngtrong các năm tiếp theo, trong đógian hàng quốc tế chiếm 50%.

Hội chợ sẽ giới thiệu về các điểmđến và sản phẩm du lịch của ViệtNam và các nước trong khu vựcChâu Á; gặp gỡ giữa người bán vàngười mua quốc tế, khách tham quanthương mại và công chúng để giớithiệu về sản phẩm dịch vụ du lịch;giới thiệu, quảng bá các sản phẩmdu lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịchhội nghị hội thảo sự kiện lễ hội; các

loại hình dịch vụ thể thao giải tríbiển... Trong khuôn khổ Hội chợ còncó Hội thảo, chương trình giao lưu,kết nối phát triển du lịch, giải Golfhữu nghị, chương trình hoạt độngdành cho công chúng, triển lãm ảnhđẹp giới thiệu du lịch miền Trung.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứtrưởng Nguyễn Ngọc Thiện chorằng, việc tổ chức Hội chợ Du lịchquốc tế tại thành phố Đà Nẵng năm2016 là cần thiết, tuy nhiên, đây làlần đầu tiên Đà Nẵng tổ chức sựkiện này nên cần nỗ lực để đảm bảotính chuyên nghiệp và hiệu quả củamột sự kiện du lịch quốc tế. Hiệuquả vô giá mà Hội chợ mang lạichính là việc quảng bá được hìnhảnh đất nước, con người và văn hóaViệt Nam nói chung, miền Trung nói

riêng tới bạn bè quốc tế, vì vậy cầnchú ý đến yếu tố người bán và ngườimua, vì đây chính là “linh hồn” củaHội chợ.

Thứ trưởng cũng yêu cầu ĐàNẵng phối hợp với Tổng cục Du lịchđể liên hệ với các doanh nghiệptrong nước cũng như nước ngoài,đặc biệt chú trọng đến chất lượngngười mua quốc tế; kiểm soát vàquản lý chất lượng người bán thamgia Hội chợ trên cơ sở chuyênnghiệp và hiệu quả. Bên cạnh đó,các sự kiện bên lề của sự kiện cần tổchức sôi nổi nhưng tiết kiệm, khôngtốn kém. Trên cơ sở đó, Thứ trưởngđề nghị Đà Nẵng phối hợp với Tổngcục Du lịch hoàn thiện Đề án, trìnhBộ trưởng phê duyệt.

thu hằng

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

4 số 1156 l 10.12.2015

quản lý nhà nước

Cụ thể, đã đầu tư nguồn kinh phí từchương trình mục tiêu quốc gia về vănhóa để trùng tu, tôn tạo và phát huy giátrị hệ thống di tích, di sản văn hóa trênđịa bàn tỉnh nhà. Đến nay, Tây Ninh đãcó 83 di tích được xếp hạng. Trong đócó một di tích cấp quốc gia đặc biệt làCăn cứ Trung ương Cục miền Nam, 25di tích cấp quốc gia, 57 di tích cấp tỉnh.Nhiều di tích quan trọng được tu bổ,tôn tạo như di tích Chiến thắng TuaHai, Khám đường, Đình Thái Bình,Đình Hiệp Ninh, Tháp cổ Bình Thạnh,Tháp Chót Mạt, Địa đạo An Thới, Địađạo Lợi Thuận, Rừng lịch sử DươngMinh Châu… Về lĩnh vực du lịch, đãđầu tư phát triển hạ tầng để thu hút dukhách. Đặc biệt, Khu di tích danh thắngnúi Bà Đen đã được quy hoạch và đầutư trở thành điểm đến du lịch văn hóatâm linh có tên trên bản đồ du lịch ViệtNam, tạo sức hút hấp dẫn đối với dukhách trong nước và quốc tế.

Qua đó, tạo thêm công ăn việc làmcho người dân, góp phần xoá đói giảmnghèo, đóng góp tích cực vào GDP củatỉnh nhà; hỗ trợ chuyên môn giúp Tây

Ninh hoàn thiện Dự án “Phát triển cơsở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăngtrưởng toàn diện khu vực Tiểu vùngsông Mekong mở rộng”; tạo thuận lợicho Tây Ninh tham gia các sự kiện xúctiến quảng bá, kêu gọi đầu tư phát triểndu lịch.

Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thaocơ sở được quy hoạch và đầu tư đúngmức nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu tậpluyện thể thao, sinh hoạt văn hóa cộngđồng của nhân dân vùng sâu, vùng xa.Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa vànâng cao đời sống tinh thần của nhândân. Đưa phong trào “Toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hoá” đi vàochiều sâu… Bên cạnh đó, qua nhữngkỳ tiếp xúc cử tri ở các địa phương, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh cũng đếnthăm và tặng các dụng cụ thể thao,trang thiết bị văn hóa cho lực lượng vũtrang, các đồn Biên phòng vùng biêngiới ở Tây Ninh.

Bộ trưởng khẳng định, việc gì đãhứa với bà con cử tri là phải hoànthành. Những ý kiến phản ánh thẳngthắn, chân tình và trách nhiệm của bà

con cử tri trong thời gian qua đều có lý,có tình; phản ánh đúng tâm tư, nguyệnvọng của nhân dân. Tuy đã hoàn thànhnhiệm vụ của một đại biểu Quốc hộinhưng vẫn còn không ít trăn trở. Bộtrưởng cho biết, thời gian còn lại củanhiệm kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ Tây Ninhtriển khai các dự án về phát triển dulịch, thể thao, văn hóa và gia đình. Bộtrưởng mong muốn sẽ tiếp tục cốnghiến trí tuệ, cùng với bà con cử trichung sức xây dựng đất nước ngàycàng giàu mạnh; làm tròn trách nhiệmcủa một đảng viên, vai trò của mộtcông dân đối với xã hội.

Dịp này, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh kêu gọi nhân dân cử tri thườngxuyên tập luyện thể thao theo gươngBác Hồ vĩ đại, tích cực xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân, xây dựng giađình văn hóa, hạnh phúc… Đồng thờimong muốn bà con giám sát chặt chẽchất lượng xây dựng cũng như hiệuquả hoạt động của các công trình vănhóa, thể thao, du lịch nhằm nâng caohiệu quả các nguồn vốn đầu tư.

hoàng hải

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh… (Tiếp theo trang 1)

Ngày 04.12, tại tỉnh Bắc Kạn,ngành Văn hóa 7 tỉnh trung du và miềnnúi phía Bắc gồm: Bắc Kạn, BắcGiang, Hòa Bình, Phú Thọ, TháiNguyên, Tuyên Quang và Yên Bái đãtổng kết phong trào thi đua và công táckhen thưởng năm 2015, triển khainhiệm vụ công tác năm 2016.

Năm 2016, các tỉnh tiếp tục đẩymạnh thi đua phục vụ các nhiệm vụchính trị, gắn thi đua với các phong trào“Chung sức xây dựng nông thôn mới”,“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa”, “Toàn dân rèn luyện thân thểtheo gương Bác Hồ vĩ đại”…

Công tác bảo tồn và phát huy các

giá trị văn hóa được các tỉnh tiếp tụcthực hiện, huy động tối đa mọi nguồnlực xã hội đầu tư phát triển sự nghiệpvăn hóa, thể thao, du lịch, gia đình. Cáctỉnh đa dạng hóa loại hình du lịch, khaithác có hiệu quả tiềm năng du lịch tạicác địa phương; mở rộng liên kết pháttriển du lịch giữa các tỉnh trong cụm thiđua. Cùng với đó, các địa phương đổimới và nâng cao chất lượng hoạt độngcủa các phong trào thi đua yêu nước cảvề nội dung và hình thức, chú trọngcông tác bồi dưỡng và nhân rộng cácđiển hình tiên tiến xuất sắc…

Các tỉnh đã bỏ phiếu bầu tỉnh BắcKạn, Thái Nguyên và Tuyên Quang đề

nghị Bộ VHTTDL tặng Cờ thi đua; bầutỉnh Thái Nguyên là Cụm trưởng, tỉnhHòa Bình là Cụm phó cụm thi đua năm2016.

Các tỉnh trung du và miền núi phíaBắc đã bám sát chủ đề thi đua năm 2015“Đoàn kết, chủ động, sáng tạo, pháttriển”; chủ động triển khai nhiệm vụ kếhoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, giađình, thể thao và du lịch. Các chỉ tiêu,nhiệm vụ chủ yếu của ngành trong cụmđều hoàn thành và vượt mức kế hoạchđề ra. Các tỉnh trong khu vực còn tổchức tốt các sự kiện văn hóa, thể thaodiễn ra tại địa phương; tuyên truyền

(Xem tiếp trang 9)

Ngành VHTTDL các tỉnh trung du miền núi phía Bắc triển khai kế hoạch công tác năm 2016

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

5số 1156 l 10.12.2015

quản lý nhà nước

- Tại Quyết định số 4168/QĐ-BVHTTDL ngày 30.11.2015, BộVHTTDL cho phép Dàn nhạc Giaohưởng Việt Nam mời nhạc trưởngAbe Kanako, nghệ sỹ đàn harpMatsumoto Aya và NanakoMurakami (người Nhật Bản),nghệ sỹ cello Alfian Adytia(người Indonesia) đến tập luyệnvà biểu diễn chương trình hòanhạc đặt vé trước số 86. Thời gianbiểu diễn: tháng 12.2015 tại Nhàhát Lớn Hà Nội.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 4172/QĐ-BVHTTDL ngày01.12.2015, giao Cục Mỹ thuật,Nhiếp ảnh và Triển lãm thiết kếMaket trang trí khu vực trong và

ngoài Hội trường. Tổ chức triển lãmảnh các thành tựu Kinh tế - Văn hóa- Xã hội từ Đại hội Thi đua yêu nướclần thứ VIII đến Đại hội Thi đua yêunước lần thứ IX tại Trung tâm Hộinghị quốc gia Hà Nội.

- Ngày 01.12.2015 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 4174/QĐ-BVHTTDL, giao Trung tâm tổ chứcbiểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệthuật biểu diễn) phối hợp với Trungtâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Namđón đoàn nghệ sĩ nước ngoài (gồm08 người quốc tịch Hàn Quốc và HàLan) sang Việt Nam biểu diễn tạiChương trình kịch múa “800 nămhẹn ước” tại Hà Nội và thành phố HồChí Minh. Trung tâm Tổ chức biểu

diễn nghệ thuật có trách nhiệm lượcbỏ những nội dung lời thoại của nhânvật thiếu căn cứ rõ ràng trong kịchbản trước khi tổ chức. Thời gian tổchức: tháng 12.2015.

- Tại Quyết định số 4178/QĐ-BVHTTDL ngày 02.12.2015, BộVHTTDL giao Cục Bản quyền tácgiả chủ trì, phối hợp với Vụ Phápchế, Vụ Kế hoạch, Tài chính, VụTổ chức cán bộ và các cơ quan, đơnvị có liên quan xây dựng Kế hoạchtriển khai xây dựng Dự án Luật Sởhữu trí tuệ (sửa đổi) theo hướng xâydựng Luật bản quyền tác giả, quyềnliên quan độc lập theo thông lệquốc tế.

thtt

VăN BảN mớI

Sáng 03.12, tại Trụ sở Chínhphủ, Phó Thủ tướng Chính phủ VũĐức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạoTrung ương phong trào “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạotổng kết năm 2015, triển khai nhiệmvụ năm 2016.

Theo báo cáo tại cuộc họp, trongnăm 2015, 62/63 tỉnh/thành đãthành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạocấp tỉnh, 43/63 tỉnh/thành có Vănphòng thường trực Ban Chỉ đạo cấptỉnh, đi vào hoạt động theo mô hìnhchuyên trách, đem lại hiệu quả caohơn. Đến nay, cả nước có gần 18,8triệu gia đình đạt chuẩn Gia đìnhvăn hóa (đạt tỉ lệ 85%), 71 nghìnLàng văn hóa, tổ dân phố được côngnhận danh hiệu văn hóa (đạt tỉ lệ69%), gần 45% xã, phường có thiếtchế văn hóa…

Tuy nhiên, song song với nhữngkết quả đạt được, phong trào vẫn tồn

tại một số hạn chế. Tại một số địaphương, đặc biệt là vùng sâu, vùngxa, miền núi, biên giới, hải đảo, nhậnthức của người dân trong việc thựchiện các tiêu chí về xây dựng giađình văn hóa, làng văn hóa còn chưacao; việc xây dựng một số tiêu chítrong phong trào còn nhiều sự trùnglặp; ở một vài nơi vẫn còn tình trạngbạo lực gia đình, đạo đức xã hộingày càng xuống cấp, giá trị văn hóagia đình truyền thống bị mai một.

Tại cuộc họp, các thành viên BanChỉ đạo đã tập trung thảo luận nhữngvấn đề đặt ra trong quá trình thựchiện phong trào như: bệnh thànhtích, hình thức; sự trùng lắp, chồngchéo về tiêu chí, định tính nhiều hơnđịnh lượng; thiếu thốn các cơ sở sinhhoạt văn hóa cho công nhân trongcác khu, cụm công nghiệp.

Phát biểu kết luận cuộc họp, PhóThủ tướng Vũ Đức Đam đề nghịthời gian tới các Bộ, ngành, cơ quan

liên quan cần tiếp tục chỉ đạo, xâydựng, ban hành văn bản chỉ đạo,hướng dẫn các địa phương tổng kết15 năm phong trào “Toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hóa” và20 năm cuộc vận động “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóaở khu dân cư”, hoàn thiện và banhành bộ tài liệu hỏi - đáp về Phongtrào, rà soát hoàn thiện Bộ Tiêu chíquốc gia về thực hiện phong trào,đặc biệt là các tiêu chí liên quan đếngia đình văn hóa. Phó Thủ tướng đềnghị Ủy ban Trung ương Mặt trậnTổ quốc Việt Nam xây dựng kếhoạch triển khai cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng nôngthôn mới, đô thị văn minh” theoNghị quyết của Đoàn Chủ tịch đã đềra; xây dựng dự thảo Nghị quyết liêntịch với Chính phủ về thực hiệnchương trình xây dựng nông thônmới và giảm nghèo bền vững.

tr.Quỳnh

Họp ban Chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa”

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

6 số 1156 l 10.12.2015

quản lý nhà nước

Sáng 07.12.2015 tại Hà Nội, Ủyviên Ban Chấp hành Trung ương ĐảngCộng sản Việt Nam, Bộ trưởng BộVHTTDL - Hoàng Tuấn Anh đã có buổitiếp và làm việc với đoàn lãnh đạo tỉnhCam Túc (Trung Quốc) do đồng chíVương Tam Vận - Ủy viên Ban Chấphành Trung ương Đảng Cộng sản TrungQuốc, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn.

Cùng dự buổi làm việc về phía ViệtNam có Tổng cục trưởng Tổng cục Dulịch - Nguyễn Văn Tuấn; Tổng cụctrưởng Tổng cục Thể dục thể thao -Vương Bích Thắng; Cục trưởng CụcHợp tác quốc tế - Nguyễn Trùng Khánh;Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính- Nguyễn Thị Hồng Liên. Về phía tỉnhCam Túc (Trung Quốc) có Giám đốc SởNgoại vụ - Vương Đại Hỷ; Phó Cụctrưởng Cục I, Ban Liên lạc Đối ngoạiTrung ương - Nhiêu Huệ Hoa; PhóTrưởng phòng Cục I, Ban Liên lạc Đốingoại Trung ương - Giả Bằng; Bí thưThứ 2, Cục II, Ban Liên lạc Đối ngoạiTrung ương - Lý Lam; Bí thư Thứ 3,Cục II, Ban Liên lạc Đối ngoại Trungương - Lý Thần.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh và Bí thư tỉnh ủy Cam Túc -Vương Tam Vận cùng nhấn mạnh, ViệtNam-Trung Quốc là hai nước lánggiềng hữu nghị, núi sông liền một dải,văn hóa có nhiều nét tương đồng; cả hainước đều do Đảng Cộng sản lãnh đạovà để có chung mục đích xây dựng chủnghĩa xã hội. Quan hệ hữu nghị tốt đẹpvà tình cảm anh em thân thiết giữa nhândân hai nước Việt-Trung được Chủ tịchHồ Chí Minh và Chủ tịch Mao TrạchĐông dày công vun đắp.

Mối quan hệ hữu nghị truyền thốngvà hợp tác toàn diện giữa Việt Nam vàTrung Quốc đã được lãnh đạo hai nướcnâng lên tầm đối tác chiến lược toàndiện. Trong suốt 60 năm qua, kể từ khithiết lập quan hệ ngoại giao chính thức,

hai bên không chỉ quan tâm thúc đẩyhợp tác chính trị, kinh tế, ngoại giao màcả văn hóa, du lịch và thể dục thể thao.

Trong lĩnh vực văn hóa, phía TrungQuốc đã giúp đỡ Việt Nam về bảo tồn,xây dựng và phát triển văn hóa, trao đổiđoàn, các chương trình trao đổi kinhnghiệm, hỗ trợ đào tạo trên các lĩnhvực… Năm 1992, Chính phủ hai nướcký kết Hiệp định Hợp tác Văn hóa, trêncơ sở đó Bộ VHTTDL Việt Nam và BộVăn hóa Trung Quốc đã căn cứ theotừng giai đoạn, căn cứ tình hình thực tếcủa giao lưu văn hóa hai nước ký kết“Kế hoạch thực thi Hiệp định Văn hóa”;tháng 7.2015, nhân chuyến thăm ViệtNam của Phó Thủ tướng Chính phủTrung Quốc - Trương Cao Lệ, đại diệnlãnh đạo hai Bộ đã ký kết “Kế hoạchthực thi Hiệp định Văn hóa Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2016-2018”;tháng 11.2015, trong chuyến thăm củaTổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập CậnBình, hai nước đã ký kết “Hiệp định xâydựng Trung tâm Văn hóa Việt Nam-Trung Quốc”.

Ngoài ra, hai bên còn phối hợp tổchức “Triển lãm ảnh 65 năm Thiết lậpQuan hệ Ngoại giao Việt Nam-TrungQuốc”; “Đêm giao lưu Âm nhạc ViệtNam-Trung Quốc”; 35 nghệ sĩ xuất sắccủa Việt Nam đã tham dự “Festival nghệthuật quốc tế Hồng Hà lần thứ nhất” tạiTrung Quốc; các trường, đơn vị nghệthuật, bảo tàng, triển lãm của hai nướcduy trì trao đổi thông tin, cử đoàn thamdự các hoạt động di bên kia tổ chứcnhằm tăng cường hợp tác, trao đổi họcthuật…

Về Du lịch, Việt Nam đứng thứ 5trong số những thị trường gửi khách lớnnhất của Trung Quốc. Năm 2014, kháchdu lịch Trung Quốc đến Việt Nam đạt1.947.236 khách và khách Việt Nam dulịch Trung Quốc đạt 1.709.400. Bêncạnh đó, hai bên còn thường xuyên phối

hợp tổ chức xúc tiến quảng bá du lịchvà tổ chức các đoàn khảo sát điểm đếncho các hãng lữ hành và phóng viên báođài…

Về Thể thao, hai bên đã có các hợptác trao đổi đoàn (cấp Trung ương), hợptác giữa các Trường Đại học Thể dục thểthao: Ký kết thỏa thuận hợp tác về Thểdục thể thao giữa Bộ VHTTDL ViệtNam và Tổng cục Thể thao quốc gianước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoagiai đoạn 2010-2015”; các trường thểthao của Việt Nam đã xây dựng mốiquan hệ hợp tác mật thiết với các trườngđào tạo thể thao của Trung Quốc, đã kếtnghĩa, ký hợp tác, gửi sinh viên, vậnđộng viên với các trường thể thao tạiBắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân,Quảng Châu, Vân Nam…

Nhân dịp này, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh đã đề xuất một số phươnghướng hợp tác giữa hai nước trong thờigian tới: Tích cực tổ chức các hoạt độnggiao lưu văn hóa, triển khai kế hoạchthực hiện Hiệp định Văn hóa Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2016-2018; thúcđẩy hoàn thiện thủ tục pháp lý và thựchiện nội dung “Hiệp định thành lậpTrung tâm Văn hóa giữa Việt Nam vàTrung Quốc; tiếp tục thúc đẩy triển khaiHiệp định và các thỏa thuận hợp tác dulịch đã ký giữa hai nước, hai ngành; tiếnhành trao đổi đoàn cấp cao, tạo điềukiện hỗ trợ cho các địa phương có tiềmnăng hợp tác xúc tiến du lịch và đầu tư;tăng cường triển khai thực hiện trao đổiđoàn cán bộ thể thao; tích cực kết nốitrong lĩnh vực nghiên cứu khoa học vày học thể thao; tiếp nhận các vận độngviên có tiềm năng của Việt Nam sangtập huấn dài hạn và bố trí tập luyện cùngvới các chuyên gia giỏi và đội tuyển trẻ,đội tuyển quốc gia của Trung Quốc…Riêng với tỉnh Cam Túc, Bộ trưởng đềnghị trong năm 2016, Việt Nam sẽ cửđoàn Bộ VHTTDL sang làm việc tại

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với Bí thư tỉnh ủy Cam Túc(Trung Quốc)

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

7số 1156 l 10.12.2015

quản lý nhà nước

Cam Túc để tìm hiểu khả năng hợp tác.Nhất trí và đánh giá cao những đề

xuất hợp tác trong thời gian tới, đồng chíVương Tam Vận khẳng định, chuyếnthăm Việt Nam lần này nhằm trao đổikinh nghiệm, thúc đẩy giao lưu hợp tác

giữa Bộ VHTTDL Việt Nam với TrungQuốc nói chung và giữa Bộ VHTTDLViệt Nam với tỉnh Cam Túc nói riêng,từ đó đi sâu vào hợp tác giữa hai bên.Đồng chí Vương Tam Vận cũng mongmuốn thời gian tới, tỉnh Cam Túc và Bộ

VHTTDL Việt Nam sẽ tăng cường sựhiểu biết và hợp tác với nhau. Hai bêncó thể trao đổi kinh nghiệm, tổ chức cácđoàn sang thăm lẫn nhau để thúc đẩy sựhợp tác.

M.Ước

Tham dự có Tổng Bí thư NguyễnPhú Trọng, Chủ tịch Quốc hội - NguyễnSinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội -Nguyễn Văn An, Ủy viên Bộ Chính trị,Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh - LêThanh Hải, Phó Thủ tướng - Vũ ĐứcĐam, Phó Chủ tịch Quốc hội - Uông ChuLưu, Bộ trưởng Bộ VHTTDL - HoàngTuấn Anh; các cán bộ lão thành cáchmạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anhhùng Lực lượng vũ trang nhân dân...

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốchội - Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ:Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dântộc Việt Nam với tầm vóc và vị thế khóai sánh nổi. Tên tuổi và sự nghiệp củaông, đặc biệt là tác phẩm Truyện Kiều- đỉnh cao của nền văn học cổ điển nướcnhà đã góp phần đưa văn học Việt Namvượt ra khỏi bờ cõi quốc gia, trở thànhmột phần của tinh hoa văn hóa nhânloại, ghi dấu ấn của văn học Việt Namtrên thi đàn quốc tế.

Nguyễn Du sinh năm 1765 trongmột gia đình giàu truyền thống khoabảng tại kinh thành Thăng Long, cha làNguyễn Nghiễm, quê ở làng Tiên Điền,huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Sốngtrong thời kỳ đầy biến động của lịch sửViệt Nam cuối thời Hậu Lê đầu thờiNguyễn thế kỷ XVIII, XIX, ông là nhânchứng của những thăng trầm, rối rencủa đất nước. Với tài năng thiên bẩm,Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế mộtdi sản văn học vô cùng quý giá. Vớihàng trăm tác phẩm của mình, NguyễnDu đã phác họa, chiêm nghiệm sâu sắcvề đời sống xã hội đương thời, xótthương cho những thân phận khổ đau,lên án bất công xã hội, ước mơ giải

phóng con người. Tiêu biểu như các tácphẩm: “Thanh Hiên thi tập”, “Namtrung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp lục” vàđỉnh cao là Truyện Kiều, một kiệt tácthơ của mọi thời đại, có tầm ảnh hưởngsâu rộng bởi giá trị tư tưởng cao đẹp vàgiá trị nghệ thuật đặc sắc của một thiêntiểu thuyết bằng thơ. Truyện Kiều là tácphẩm đạt đến mẫu mực tuyệt vời về sựkết hợp giữa ngôn ngữ bác học vớingôn ngữ bình dân, giữa vẻ đẹp củatiếng Việt và thể thơ lục bát dân tộc, làđỉnh cao của nghệ thuật thi ca. NguyễnDu là người đã kế thừa một cách sángtạo truyền thống văn hóa tốt đẹp củadân tộc và đã nâng truyền thống ấy lênmột cách chói lọi.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn SinhHùng nhấn mạnh: Hơn hai trăm năm điqua, Truyện Kiều và các tác phẩm củaNguyễn Du đã gắn bó với đời sống củanhân dân ta từ Bắc chí Nam, từ thành thịđến nông thôn, vượt qua biên giới đếnvới kiều bào ta ở xa Tổ quốc và bạn bèquốc tế. Tư tưởng triết học nhân sinh đãđưa tác phẩm của Nguyễn Du vượt quathời gian, vượt mọi giới hạn của ngônngữ, bắt gặp sự chia sẻ, đồng điệu củamọi người. Nhiều câu thơ của NguyễnDu khái quát thành những triết lý nhânsinh sâu sắc về cuộc đời, về con người,đề cao cái thiện, coi cái thiện là gốc rễ đãlay động trái tim bao thế hệ người ViệtNam, tạo cảm hứng sáng tác cho nhiềutác phẩm thi ca, nhạc họa.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Vượtqua thăng trầm lịch sử, Truyện Kiều vàNguyễn Du đã sống một đời sống đíchthực trong lòng của nhân dân; trong thờiđại Hồ Chí Minh, tên tuổi, di sản của ông

không chỉ được người Việt Nam mãi mãitôn vinh, tự hào, mà còn được bạn bènăm châu biết đến và ngưỡng mộ.

Kỷ niệm 250 năm Ngày Sinh Đại thihào Nguyễn Du là dịp chúng ta bày tỏlòng tự hào, tôn vinh những cống hiến tolớn của Nguyễn Du đối với văn hóa ViệtNam và văn hóa nhân loại. Đây cũng làdịp để chúng ta làm sáng tỏ hơn tầm caotư tưởng và các giá trị nghệ thuật của disản Nguyễn Du; tuyên truyền, giáo dụctruyền thống văn hiến của dân tộc, đềcao vai trò của văn học nghệ thuật đốivới việc nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảmcon người, quảng bá bản sắc văn hóaViệt Nam.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởngnhân dân cả nước cũng như người dânHà Tĩnh sẽ tiếp tục phát huy, giữ gìn, traotruyền di sản văn hóa vô giá của NguyễnDu đến các thế hệ mai sau; tích cực giớithiệu, quảng bá tác phẩm của ông đếnvới công chúng trong nước và nướcngoài, làm rạng danh văn hóa Việt Nam.

Sau phần Lễ kỷ niệm là Chươngtrình nghệ thuật đặc sắc mang tên “Tiếngthơ ai động đất trời” do Bộ VHTTDL,Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo nộidung và thực hiện, được tập thể diễnviên, nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật đươngđại Việt Nam biểu diễn. Chương trìnhnghệ thuật “Tiếng thơ ai động đất trời”được thể hiện qua 5 chương: chương I:Vùng địa linh nhân kiệt - áo gấm vềlàng; chương II: Quê mẹ Kinh Bắc;chương III: Tiếng thương như tiếng mẹru; chương IV: Nguyễn Du viết TruyệnKiều - đất nước hóa thành văn; chươngV: Khúc vui xin lại so dây cùng người.

Yến nhi

Lễ kỷ niệm 250 năm Ngày Sinh... (Tiếp theo trang 1)

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

8 số 1156 l 10.12.2015

quản lý nhà nước

Trong 2 ngày 05 và 06.12, tại huyệnBắc Hà (Lào Cai), UBND tỉnh Lào Caiphối hợp với Tổng cục Du lịch, BộVHTTDL cùng đại diện 8 tỉnh TâyBắc: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, ĐiệnBiên, Hoà Bình, Yên Bái, Phú Thọ, HàGiang tổ chức Hội thảo Chương trìnhNăm Du lịch quốc gia 2017 - Tây Bắc- Lào Cai.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ôngĐặng Xuân Phong - Phó Bí thư Tỉnhuỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai,Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình hợptác 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng khẳngđịnh: Năm 2017, tỉnh Lào Cai và cáctỉnh trong khu vực Tây Bắc mở rộngvinh dự đăng cai tổ chức Năm Du lịchquốc gia. Đây là một sự kiện du lịchlớn và uy tín nhất của Việt Nam, sẽ làcơ hội để Lào Cai và các tỉnh trong khuvực quảng bá hình ảnh về thiên nhiên,cảnh sắc và con người Tây Bắc, gópphần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triểncủa du lịch các tỉnh Tây Bắc trong thờigian tiếp theo. Để tận dụng tốt nhữngcơ hội mà Năm Du lịch quốc gia manglại cho các tỉnh trong khu vực, trướchết phải xây dựng được một chươngtrình tổng thể về chuỗi các hoạt động,sự kiện sẽ diễn ra trong Năm Du lịchquốc gia 2017. Việc tổ chức Hội thảocó ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằmthống nhất những nội dung chính của

Chương trình Năm Du lịch quốc gia2017, với các nhiệm vụ cụ thể: Thốngnhất tên gọi và chủ đề của Năm Du lịchquốc gia 2017; Thể thức và bố cục củaChương trình Năm Du lịch quốc gia,công bố logo và sớm thông qua cáchoạt động sẽ diễn ra trong năm; Cácgiải pháp tổ chức triển khai thực hiệnvà trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị,địa phương có liên quan.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảoluận, tham gia ý kiến và thống nhất cácnội dung của bản dự thảo Chương trìnhNăm Du lịch quốc gia 2017 - Tây Bắc- Lào Cai như tên gọi, chủ đề, phạm vitổ chức. Trong đó, tỉnh Lào Cai là đơnvị Trưởng nhóm của Chương trình Hợptác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mởrộng, sẽ có vai trò xây dựng kế hoạchchi tiết và chủ trì thực hiện các hoạtđộng đã đề ra, quan tâm đầu tư hạ tầngdu lich cơ bản phục vụ các chuỗi sựkiện được xác định trong Năm Du lịchquốc gia 2017 tại địa phương.

Phát biểu tại Hội thảo, ông NguyễnVăn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cụcDu lịch đánh giá cao sự chủ động vàquyết tâm của tỉnh Lào Cai, trong vaitrò là đơn vị Trưởng nhóm của Chươngtrình Hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnhTây Bắc mở rộng. Tổng cục trưởngTổng cục Du lịch cho rằng Chươngtrình Năm Du lịch quốc gia 2017 cần

thể hiện rõ những nét đặc sắc củaphong cảnh thiên nhiên, văn hóa đặctrưng của các dân tộc thiểu số của khuvực Tây Bắc, mở rộng qua các chuỗisự kiện có nội dung sâu sắc, hấp dẫn,được tổ chức trọng tâm, trọng điểm;các nội dung phải bám sát vào chủ đềNăm Du lịch quốc gia, ưu tiên tổ chứccác hoạt động có tính chất điểm nhấn,hấp dẫn, có sức lan tỏa; trong quá trìnhtriển khai Năm Du lịch quốc gia 2017cần làm tốt công tác xã hội hóa, đảmbảo tiết kiệm, tránh phô trương lãngphí, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xãhội và bảo vệ môi trường.

Cũng trong khuôn khổ cuộc gặp gỡvà hội thảo Năm du lịch quốc gia năm2017 - Tây Bắc - Lào Cai, ngày 06.12,đại biểu 8 tỉnh Tây Bắc đã tham dự Hộinghị xúc tiến đầu tư phát triển du lịchnăm 2015, do UBND huyện Bắc Hàphối hợp với Sở VHTTDL Lào Cai tổchức. Tại Hội nghị, các đại biểu đượcnghe giới thiệu khái quát lợi thế và địnhhướng phát triển du lịch Bắc Hà, cácdự án thu hút đầu tư, cơ chế, chính sáchưu đãi đầu tư. Trong đó, tỉnh Lào Caiđang tập trung chỉ đạo Bắc Hà hoànthiện Quy chế đô thị du lịch theoChương trình hợp tác giữa Lào Cai(Việt Nam) và Vùng Aquitaine (Cộnghòa Pháp).

V.toàn

Hội thảo Chương trình năm du lịch quốc gia 2017- Tây Bắc - Lào Cai

Nghi lễ và trò chơi kéo co đượcthực hành rộng rãi trong văn hóa trồnglúa ở Đông và Đông Nam Á, với mongước cho mưa thuận, gió hòa, mùa màngbội thu hay những tiên đoán liên quanđến sự thành công hay thất bại của nỗlực trồng cấy. Tùy vào mỗi quốc giathành viên, nghi lễ và trò chơi kéo co

được tổ chức ở cấp độ toàn quốc hoặctại các vùng nhất định trong từng nước.

Ở Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéoco tập trung hầu hết ở vùng trung du,đồng bằng sông Hồng và Bắc TrungBộ - đây là vùng đất tụ cư lâu đời củangười Việt, là cái nôi của nền văn minhlúa nước, với trung tâm là các tỉnh

Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và thành phố HàNội. Di sản còn được thực hành thườngxuyên bởi các tộc người ở miền núiphía Bắc Việt Nam như người Tày,người Thái và người Giáy tỉnh Lào Cai,vốn là những cư dân trồng lúa sớmtrong lịch sử.

thanh hà

Kéo co được vinh danh… (Tiếp theo trang 1)

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

9số 1156 l 10.12.2015

Sự kiện vấn đề

Trại điêu khắc quốc tế TP. Hồ ChíMinh năm 2015 được tổ chức từ ngày15 đến 17.12 tại Công viên Lịch sửVăn hóa Dân tộc. Đây là hoạt động doBộ VHTTDL phối hợp với UBND TP.Hồ Chí Minh tổ chức.

Với chủ đề “Sáng tác và không gianchế tác rộng mở”, Trại đã thu hút sựquan tâm và tham gia của 120 tác giảtrong và ngoài nước. Trong đó, 27 tácgiả nước ngoài đến từ 20 quốc gia, vùnglãnh thổ như Mỹ, Nhật, Nga, TrungQuốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Áo, TâyBan Nha, Thổ Nhĩ Kỳ; Iran; Slovenia;Romania; Bungari; Bỉ; Thụy Sĩ;Philippines... Đã có hơn 204 phác thảotác phẩm gồm nhiều đề tài, thể loại vàphong cách nghệ thuật phong phú. Hội

đồng nghệ thuật thành phố đã chọn ra50 phác thảo xuất sắc mời tham gia Trại.

Ông Hứa Ngọc Thuận - Phó Chủtịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho rằng:“Đây được xem là sân chơi nghệ thuậtđể các tác giả trong và ngoài nước códịp giao lưu, sáng tạo những tác phẩmđiêu khắc mang nét đặc trưng của điêukhắc ngoài trời, góp phần thúc đẩy sựphát triển của ngành mỹ thuật điêukhắc thành phố, các không gian côngcộng trở thành nơi vui chơi, giải trímang tính văn hóa, quảng bá hình ảnhđất nước, con người Việt Nam nóichung và thành phố nói riêng trong quátrình giao lưu hội nhập”.

Trong suốt thời gian diễn ra Trại, tạikhông gian điêu khắc này, nhân dân

thành phố, khách du lịch, học sinh, sinhviên, nhất là sinh viên ngành điêu khắc,mỹ thuật, đồ họa… có thể tham quan,tìm hiểu, tiếp cận trao đổi với các nhàđiêu khắc, quan sát và cảm nhận trọnvẹn tiến trình hình thành một tác phẩmđiêu khắc từ những chất liệu thô trongthiên nhiên, dần dần hình thành một tácphẩm nghệ thuật hoàn chỉnh.

Những tác phẩm đoạt giải tại Trạilần này sẽ được chọn trưng bày tạiđường hoa Nguyễn Huệ Tết Bính Thân2016 và tại công viên dọc bờ sôngKênh Nhiêu Lộc, tuyến đường HoàngSa, Trường Sa, bờ sông Sài Gòn để giớithiệu với nhân dân thành phố và kháchdu lịch trong và ngoài nước.

h.PhƯợng

Trại sáng tác điêu khắc quốc tế 2015

Từ ngày 08 đến 12.12 tại Hà Nộisẽ diễn ra “Cuộc thi tài năng xiếc trẻ3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia2015” với sự tham gia của hơn 200diễn viên và 34 tiết mục của 6 đơn vịnghệ thuật xiếc đến từ 3 nước. Đây làlần thứ 2 cuộc thi được tổ chức tại ViệtNam qua 5 lần được tổ chức luânphiên tại 3 nước.

Cuộc thi tài năng Xiếc trẻ 3 nướcViệt Nam-Lào-Campuchia năm 2015là hoạt động văn hóa nghệ thuậtnhằm tăng cường tình đoàn kết, hợptác hữu nghị giữa 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia và hướng tới kỷniệm các ngày lễ trọng đại của ViệtNam trong năm 2015-2016. Đây làdịp để các nghệ sĩ trẻ của 3 nước trao

đổi, học tập kinh nghiệm về phươngpháp sáng tạo nhằm xây dựng và pháttriển nghệ thuật xiếc của 3 quốc gia,đồng thời cũng là dịp để các đơn vịnghệ thuật, cơ sở đào tạo đánh giáthực trạng nghệ thuật Xiếc. Thôngqua cuộc thi, Bộ VHTTDL sẽ tônvinh các nghệ sĩ xiếc trẻ tài năng cónhiều đóng góp trong lao động, sángtạo nghệ thuật.

Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểudiễn - Nguyễn Đăng Chương cho biết,các tác phẩm tham dự cuộc thi lần nàyđều được tuyển chọn kỹ lưỡng vớinhiều điểm mới, nổi bật hơn nhữnglần tổ chức trước, không có sự trùnglặp về màu sắc, tiết mục, phong cáchbiểu diễn; Đây cũng là lần tổ chức có

nhiều nghệ sĩ tham gia nhất và nghệ sĩtrẻ nhất là 14 tuổi. Đối tượng tham dựcuộc thi là những nghệ sĩ xiếc trẻ dưới27 tuổi, hiện đang công tác tại các đơnvị nghệ thuật xiếc công lập, ngoàicông lập; sinh viên đang theo học tạicác cơ sở đào tạo nghệ thuật xiếcchuyên nghiệp của Việt Nam, Lào vàCampuchia.

Kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức sẽtặng Huy chương Vàng, Huy chươngBạc cho diễn viên và nhóm diễn viêncó tài năng biểu diễn đặc biệt xuất sắcgắn với tiết mục. Bên cạnh đó, Ban Tổchức cũng sẽ tặng 1 giải Đạo diễn xuấtsắc và 1 giải Huấn luyện xuất sắc củaCuộc thi.

Đ.ngọc

Cuộc thi tài năng xiếc trẻ Việt Nam-Lào-Campuchia

Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảngbộ tỉnh, Đại hội thi đua yêu nước.Công tác thể dục thể thao cho mọingười tiếp tục được duy trì, pháttriển; công tác đào tạo vận động viên

thành tích cao tiếp tục được quantâm. Công tác xúc tiến, tuyên truyền,quảng bá, thu hút khách du lịch đượctăng cường.

Đáng chú ý, lượng khách du lịch

đến các tỉnh trung du và miền núi phíaBắc tăng so với cùng kỳ, với trên 13triệu lượt khách, tổng doanh thu từ dulịch đạt trên 5.000 tỷ đồng.

hải Phong

Ngành VHTTDL các tỉnh trung du miền núi ... (Tiếp theo trang 4)

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

10 số 1156 l 10.12.2015

Sự kiện vấn đề

Ngày 02.12.2015 tại Hà Nội, BộVHTTDL phối hợp với Bộ Giáo dục vàĐào tạo đã tổ chức Hội nghị-Hội thảo Thưviện đại học và cao đẳng (2011-2015)nhằm đánh giá thực trạng, xác định các cơhội, thách thức và những yêu cầu thực tếđang đặt ra đối với thư viện các trường đạihọc và cao đẳng ở Việt Nam.

Theo báo cáo tại Hội nghị-Hội thảo,trong những năm gần đây, hệ thống thưviện các trường đại học, cao đẳng trong cảnước đã không ngừng được đầu tư, mởrộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị tiếp tụcđược hiện đại hóa đã và đang phục vụ hiệuquả nhu cầu nghiên cứu, tra cứu thông tincủa độc giả. Ngoài ra, việc ứng dụng côngnghệ thông tin đã được thư viện cáctrường đại học, cao đẳng trong cả nướctích cực triển khai. Theo điều tra tại 145thư viện trường đại học, có 28% thư việncó website, 54% trường xây dựng đượcmục lục điện tử… một số trường nhờ triểnkhai xây dựng thư viện điện tử và xâydựng được vốn tài liệu phong phú đã thuhút được hơn 2.000 lượt người tới sử dụngthư viện trong một ngày. Tuy nhiên, hiện

còn không ít thư viện đại học và cao đẳngcó cơ sở vật chất hạn chế, vốn tài liệunghèo nàn. Nguyên nhân là do đầu tư chothư viện đại học và cao đẳng còn nhiềuhạn chế, chỉ có 20% thư viện có kinh phíđáp ứng hoạt động tốt và có tới 14% thưviện bị đánh giá là chưa đáp ứng đượchoạt động của thư viện.

Để phát triển thư viện đại học và caođẳng trong thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽphối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạotrong việc xây dựng các văn bản hướngdẫn về hoạt động thư viện đại học, caođẳng; thường xuyên kiểm tra đánh giáhoạt động các thư viện; tiếp tục đẩy mạnhhiện đại hóa thư viện; xây dựng thư việnđiện tử; đẩy mạnh chia sẻ hợp tác giữacác thư viện; đa dạng hóa các loại hìnhthông tin-thư viện; nâng cao trình độ cánbộ quản lý và nhân viên thư viện đại học,cao đẳng.Phát biểu tại Hội nghị-Hội thảo,Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh,việc Bộ VHTTDL phối hợp với Bộ Giáodục và Đào tạo tổ chức Hội nghị-Hội

thảo thư viện đại học và cao đẳng nhằmnhằm tổng kết, đánh giá thực trạng quátrình tổ chức và hoạt động của hệ thốngthư viện các trường đại học, cao đẳngtrong cả nước trong thời gian qua, xácđịnh rõ vai trò và nhiệm vụ của hệ thốngthư viện các trường đại học, cao đẳngtrong việc phục vụ đổi mới giáo dục,nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhânlực cũng như những kiến nghị của hệthống thư viện các trường đại học và caođẳng đối với cơ quan quản lý nhà nướcvề cơ chế, chính sách đối với loại hìnhnày. Thứ trưởng mong rằng, sau Hộinghị-Hội thảo, hai Bộ sẽ có những phốihợp chặt chẽ hơn nữa trong quản lý nhànước về thư viện trong các cơ sở đào tạonói chung và trong thư viện đại học, caođẳng nói riêng.

Nhân dịp này, Bộ VHTTDL đã tặngBằng khen cho 5 cá nhân và 10 tập thể cóthành tích xuất sắc trong hoạt động thưviện các trường đại học và cao đẳng giaiđoạn 2011-2015. M.Khôi

Phát triển hệ thống thư viện đại học, cao đẳng

Ngày 03.12, trong khuôn khổ Liênhoan Phim Việt Nam lần thứ XIX đãdiễn cuộc hội thảo quốc tế “Chính sáchhỗ trợ và biện pháp ưu đãi phát triển nềncông nghiệp điện ảnh” với những chiasẻ hết sức quý báu của các chuyên gia,cố vấn hoạch định chính sách điện ảnhđến từ các nền điện ảnh nổi tiếng trênthế giới. Phát biểu khai mạc, Thứ trưởngVương Duy Biên nhấn mạnh: “Chínhsách hỗ trợ và biện pháp ưu đãi sản xuấtphát hành phim đã được sử dụng ở nhiềuquốc gia trên thế giới nhằm tạo môitrường thuận lợi cho sáng tạo điện ảnh,thu hút các hoạt động sản xuất phim, hỗtrợ việc phân phối, quảng bá nhằm củngcố và phát triển ngành công nghiệp điệnảnh quốc gia… Ngành điện ảnh ViệtNam đang được định hướng phát triểntheo hướng công nghiệp, hiện đại và hộinhập từng bước xây dựng điện ảnh ViệtNam trở thành nền điện ảnh mạnh trong

khu vực Đông Nam Á và Châu Á…”.Với mong muốn chia sẻ những kinhnghiệm từ chính nền điện ảnh của mình,các vị khách quốc tế đã đem đến Hội thảonhững thông tin vô cùng quý giá có thểlàm bài học tham khảo cho điện ảnh ViệtNam. Theo đó, ông Jakob Kirstein Hogel- Ủy viên Quỹ điện ảnh Tây Ban Nha,Nhà sản xuất của công ty Metal Film đãtrình bày về Chính sách hỗ trợ và các ưuđãi để bảo vệ và phát triển nền côngnghiệp điện ảnh quốc gia Tây Ban Nha.Dạy làm phim, theo quan điểm của ôngJakob, không chỉ là kỹ thuật với biên tậphay quay phim mà còn cần tìm ra nhữngngười có kỹ năng kể những câu chuyệncủa bản thân họ, nếu không sẽ rơi vào lốimòn của thị trường điện ảnh là nhữngphim hay nhất thường là copy của nhữngngười khác, nghĩa là những phim pháisinh! Chuyên gia Anh - Tiến sĩ MartinSmith, cố vấn đặc biệt của hãng phim

Ingenious nói về Chính sách điện ảnh tạiVương quốc Anh: Thách thức cho nhàđầu tư và các nhà hoạch định chính sách.Bà Susan Lee, Hiệp hội Điện ảnh HoaKỳ (MPA) cho rằng, ngoài tài năng sángtạo cũng cần xây dựng môi trường thânthiện để đầu tư, có cơ sở luật pháp hiệuquả với những chính sách khác nhau vềluật kiểm duyệt, đầu tư, bản quyền sởhữu trí tuệ.

Sau phiên thảo luận với các ý kiến đềxuất trực tiếp từ phía các nhà sản xuất vềcác chính sách hỗ trợ cụ thể cũng nhưnhững ưu đãi cần thiết cho sự phát triểncủa ngành công nghiệp điện ảnh ViệtNam, bà Ngô Phương Lan - Cục trưởngCục Điện ảnh phát biểu tổng kết hội thảo,ghi nhận các đề xuất từ đó lựa chọnnhững giải pháp có tính khả thi nhất đểhoạch định chính sách xây dựng và pháttriển nền công nghiệp điện ảnh Việt Namtrong thời gian tới. h.PhƯợng

Chính sách hỗ trợ phát triển nền công nghiệp điện ảnh

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

11số 1156 l 10.12.2015

Sự kiện vấn đề

Ngày 02.12.2015, Hội thảo Xâydựng thương hiệu, vị thế của phim ViệtNam đã được tổ chứ với sự tham dự củađông đảo các đại biểu, các nghệ sĩ điệnảnh, các nhà làm phim tham dự LHP tạiTP. Hồ Chí Minh.

Hội thảo đã được nghe 10 ý kiếntham luận của các nhà làm phim, cácnghệ sĩ điện ảnh về thực trạng cũngnhư biện pháp để phát triển điện ảnhViệt Nam.

Với tư cách là nhà biên kịch - nhà sảnxuất phim, bà Nguyễn Thị Hồng Ngátcho rằng: Chúng ta đã làm nhiều phimnhưng chưa biết làm thế nào để phimViệt có thương hiệu, cũng như chưa cóthể biết hiện nay phim Việt đang ở đâu,có vị trí như thế nào với khán giả trongnước. Các nền điện ảnh Mỹ, Hàn Quốcđã có thương hiệu riêng. Khi nói đếnphim Mỹ, không chỉ chúng ta mà tất cảcác nước khác cũng đều phải ngả mũngưỡng mộ. Có học được gì từ họ cũnglà điều rất quý. Bên cạnh đó là phim HànQuốc vốn được nhà nước hoạch địnhchính sách giỏi khi nâng cao vị thế phimHàn ra nước ngoài. Quay trở lại với phimViệt các phim Chị Tư Hậu, Con chimvành khuyên… là những bộ phim Việtđược làm đầy tính lãng mạn và nhân văn

sâu sắc, khiến cho thế giới ngày đó biếtđến phim Việt, biết đến Việt Nam từphong cách đến lối sống. Chính nhữngđiều này làm nên vị thế phim Việt tronglòng bạn bè quốc tế. Thời mở cửa, chúngta có những chính sách cởi mở không bóbuộc, tạo điều kiện cho các nhà điện ảnhlàm tốt hơn rất nhiều. Các bộ phim đượcđầu tư lớn hơn, nhưng tiếc thay thànhcông nghệ thuật lại không tỉ lệ thuận vớisố lượng. Cho nên cần kế thừa những đặcđiểm từ thế hệ cha ông vốn đã thànhcông, ghi vị thế của điện ảnh Việt Namtrên bản đồ điện ảnh thế giới. Muốn xâydựng thương hiệu Việt trong phim Việtphải xây dựng câu chuyện thuần Việthướng tới cái chung là cái thiện, cái đẹp.

Là biên kịch của khá nhiều bộ phimlịch sử, nhà biên kịch Đinh Thiên Phúcchia sẻ về thương hiệu phim Việt nóiriêng với dòng phim lịch sử như sau: Khilàm phim, chúng ta nên chú ý đến sốphận của nhân vật lịch sử, làm sao vẫnkhắc họa được lịch sử mà kinh phí làmphim không tốn kém. Trong khi đó, đạodiễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh cho rằngđể tạo dựng vị thế cho phim Việt Nam thìcác nhà làm phim Việt Nam phải luôn cảibiến, thay đổi, tìm những gì mới mẻ đểđiện ảnh Việt có sắc thái riêng biệt và tạo

thành công trên thị trường.Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã

khẳng định: Một nền điện ảnh muốn ghidấu thương hiệu của mình thì nó phải cótính dân tộc. Chúng ta không chỉ cóthương hiệu phim chiến tranh trong quákhứ, mà còn có nhiều kho vàng khác.Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cũng chorằng nếu nét văn hóa trong sản phẩm vănhóa không rõ ràng thì việc chứng minhmình với thế giới là vô nghĩa. Vì thế,thương hiệu của phim Việt Nam chỉ cóthể xác lập khi chúng ta biết mình là ai.

Là đạo diễn có những tác phẩm điệnảnh được tặng thưởng tại nhiều LHP uytín trên thế giới, đạo diễn, NSND ĐặngNhật Minh cho rằng: Một bộ phim trìnhchiếu trong nước mà có thể khiến ngườita rút tiền mua vé đi xem chính là mụctiêu mà chúng ta cần phấn đấu. Theo ông,muốn nâng vị thế của phim Việt Nam, cầncó sự hỗ trợ của nhà nước, và biến việcnày thành chủ trương, chính sách cụ thể.

Tại Hội thảo “Xây dựng thương hiệu,vị thế của phim Việt Nam” hầu hết cácnhà làm phim, các nghệ sĩ đều chung ýkiến cần thiết phải nâng cao chất lượngsản phẩm điện ảnh và đẩy mạnh khâuquảng bá, phát hành phim.

Đ.anh

Ngày 03.12, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩNhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) tổ chứctrao giải thưởng và khai mạc triển lãmảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 8 tại ViệtNam (VN-15).

Phát động từ cuối tháng 5.2015, tínhđến hết ngày 17.9.2015, Ban Tổ chứccuộc thi đã nhận được 9.657 ảnh (trongđó, chủ đề Tự do: 3.693 tác phẩm; Tĩnhvật: 942 tác phẩm; Phụ nữ và việc làm:3.260 tác phẩm; Khoảnh khắc thăng hoa:1.762 tác phẩm) của 988 tác giả từ 31quốc gia và vùng lãnh thổ gửi đến thamdự. So với VN-13, con số này giảm gần4.000 tác phẩm. Tuy nhiên, theo đánh

giá của Ban Tổ chức, những tác phẩmgửi đến dự thi có chất lượng cao.

Hội đồng Giám khảo đã tiến hànhchấm và đã chọn ra được 384 tác phẩmvới đủ 3 bộ giải thưởng trong hệ thống(Giải của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh ViệtNam, Giải của Liên đoàn Nghệ thuậtNhiếp ảnh quốc tế và Giải của Tổ chứcNhiếp ảnh không biên giới Pháp).

Ở 4 chủ đề dự thi, Hội đồng Giámkhảo đã chọn ra 65 tác phẩm xuất sắc đểLiên đoàn Nghệ thuật Nhiếp ảnh quốc tếtrao giải. Cụ thể, có 21 tác phẩm đoạt giảiở chủ đề Tự do, trong đó, Việt Nam đoạt1 Huy chương Vàng (tác phẩm “Tuổi già”

của Trần Đình Thương). 20 tác phẩm đoạtgiải ở chủ đề Phụ nữ và việc làm, trongđó, Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng(tác phẩm “Nhặt thóc” của Tống TrầnSơn). 12 tác phẩm đoạt giải ở chủ đềKhoảnh khắc thăng hoa, trong đó ViệtNam đoạt 1 Huy chương Vàng (tác phẩm“Thăng hoa” của Nguyễn Trung Kiên).12 tác phẩm đoạt giải ở chủ đề tĩnh vật,trong đó Việt Nam giành trọn cả 2 Huychương Vàng (các tác phẩm “Khép lại nỗiđau” của Nguyễn Lê Phương; “I’m sorryMom” của Nguyễn Vũ Phước).

Đ.anh

Hội thảo “Xây dựng thương hiệu, vị thế của phim Việt Nam”

Triển lãm ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 8

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

12 số 1156 l 10.12.2015

Sự kiện vấn đề

Ngày 07.12, UBND huyện HoàngSa, thành phố Đà Nẵng đã khởi công xâydựng công trình Nhà trưng bày Hoàng Satại đường Hoàng Sa, phường Thọ Quang,quận Sơn Trà. Công trình được xây dựngvới tổng diện tích gần 1.300m2, trong đódiện tích xây dựng 412m2, diện tích sàngần 1.900m2, với 1 tầng trệt, 3 tầng nổi,chiều cao xây dựng 18 mét; tổng vốn đầutư 40 tỷ đồng.

Nội dung trưng bày sẽ gồm hệthống các tư liệu bằng hình ảnh độngtập trung giới thiệu các tài liệu vềHoàng Sa thuộc các chủ đề; vị trí địalý và điều kiện tự nhiên Hoàng Satrong thư tịch cổ của Việt Nam trước

thời Nguyễn; những tư liệu của TrungQuốc và phương Tây minh chứng chủquyền Việt Nam đối với quần đảoHoàng Sa, chủ quyền của Việt Namtrên quần đảo Hoàng Sa (1858-1954),chủ quyền của Việt Nam trên quần đảoHoàng Sa (1954-1974), các văn bảnquản lý Nhà nước đối với quần đảoHoàng Sa từ năm 1975 đến nay...Thành phố Đà Nẵng sẽ hỗ trợ kỹ thuật,mỹ thuật đa phương tiện như video, kếthợp với hệ thống bản đồ, sa bàn tổngquan về vị trí địa lý tự nhiên, hànhchính Hoàng Sa.

Nhà trưng bày Hoàng Sa sẽ là mộtthiết chế văn hóa, lịch sử chính trị đặc

biệt. Đây là nơi trưng bày, giới thiệu vàtuyên truyền cho đông đảo nhân dânViệt Nam và bạn bè quốc tế về nhữngthông tin, tư liệu, hình ảnh sinh động,giá trị về quá trình khai phá, xác lập vàbảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối vớiquần đảo Hoàng Sa; đồng thời là minhchứng mạnh mẽ về sự thật và công lýtrong cuộc đấu tranh, bảo vệ chủ quyềncủa Việt Nam trên hai quần đảo HoàngSa và Trường Sa, cũng như trên BiểnĐông qua các bằng chứng lịch sử, pháplý. Qua đó, công trình sẽ cổ vũ mạnhmẽ tinh thần đấu tranh, ý chí bảo vệ chủquyền trong nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Văn Sơn

Đà Nẵng: Xây dựng Nhà trưng bày Hoàng Sa

Nhằm khuyến khích sự tìm tòi,sáng tạo của những nhà làm phim trẻ,thúc đẩy phong trào làm phim tronggiới sinh viên toàn quốc, từ 08-10.12,tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 TràngTiền, Hà Nội), Trường Đại học Sânkhấu - Điện ảnh Hà Nội tổ chức Liênhoan Phim ngắn sinh viên lần thứ V -Giải Ong Vàng 2015.

Tính tới thời điểm cuối cùng nhậnphim dự thi (05.11.2015), Ban Tổ chứcđã nhận được 108 phim đến từ các nhàlàm phim sinh viên trên toàn quốc vàsinh viên Việt Nam đang học ở nướcngoài. Trong đó có 83 phim truyện, 19phim tài liệu và 6 phim hoạt hình. Các

bộ phim tham dự Liên hoan năm naykhai thác đề tài khá phong phú, thể hiệnmọi mặt đời sống xã hội dưới góc nhìncủa những người trẻ, từ tình yêu, tìnhbạn, hôn nhân gia đình đến các vấn đềnóng trong xã hội, các vấn đề nhânsinh, môi trường… Thể loại phim cũngrất đa dạng gồm: phim hài, tâm lý,hành động, kinh dị, giả tưởng…

Hầu hết các bộ phim đều có sựtìm tòi, sáng tạo trong cách biểuhiện, ngôn ngữ điện ảnh được trauchuốt, thể hiện tính chuyên nghiệpkhá cao đối với những nhà làm phimsinh viên. Trong đó có nhiều phim đãchạm được vào trái tim người xem

nhờ tính thẩm mĩ và giá trị nhân vănsâu sắc.

Sau vòng sơ tuyển, Ban Giám khảođã chọn vào chung tuyển 20 bộ phimngắn xuất sắc nhất (gồm 15 phimtruyện, 4 phim tài liệu, 1 phim hoạthình) để chính thức trình chiếu tại Liênhoan Phim ngắn Ong Vàng 2015. Dựkiến Ban Tổ chức sẽ trao 01 giải OngVàng, 02 Ong Bạc, 02 giải Khuyếnkhích cho các tác phẩm xuất sắc. Ngoàira Ban Tổ chức còn trao 1 giải Đạodiễn xuất sắc, 1 giải Quay phim xuấtsắc và 01 giải Phim được khán giả bìnhchọn nhiều nhất.

Đ.ngọc

Liên hoan Phim ngắn sinh viên - Giải Ong Vàng 2015

Sở VHTTDL Quảng Nam cho biết,Hội thi thể thao các dân tộc thiểu sốQuảng Nam lần thứ I năm 2016 sẽđược tổ chức từ ngày 05-12.6.2016 tạihuyện Nam Trà My. UBND tỉnh cũngđã ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thithể thao các dân tộc thiểu số tỉnhQuảng Nam lần thứ I năm 2016, thaycho “Hội thi thể thao các huyện miềnnúi Quảng Nam”. Mục đích hội thinhằm tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động“Toàn dân rèn luyện thân thể theo

gương Bác Hồ vĩ đại”, thiết thực lậpthành tích chào mừng kỷ niệm cácngày lễ lớn của đất nước năm 2016;Phát triển rộng rãi phong trào tập luyệnvà thi đấu thể dục, thể thao, nâng caosức khỏe, đời sống văn hóa tinh thầncho nhân dân; bảo tồn và phát huy cácgiá trị văn hóa, thể thao truyền thống,tăng cường tình đoàn kết gắn bó trongcộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnhQuảng Nam. Đồng thời, thông qua Hộithi phát hiện những vận động viên có

năng khiếu thể thao để đào tạo, bồidưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,chuẩn bị lực lượng tham gia Hội thi thểthao các dân tộc thiểu số toàn quốc lầnthứ X khu vực II năm 2017.

Theo Kế hoạch, các vận động viênsẽ thi đấu 7 nội dung: bóng đá nam (7người), bóng chuyền nam, bóngchuyền nữ, đẩy gậy (nam, nữ), kéo co(nam, nữ), bắn ná (nam, nữ), việt dã leonúi (nam, nữ).

M.Khôi

Quảng Nam: Tiến tới Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ I

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

13số 1156 l 10.12.2015

Sự kiện vấn đề

Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015sẽ diễn ra từ ngày 09-23.12, tại Trung tâmTriển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam,số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội, doCục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm(Bộ VHTTDL), Hội Mỹ thuật Việt Nam,Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh/thànhphối hợp tổ chức.

Tại buổi họp báo ngày 07.12, Ban Tổchức cho biết: Đây là triển lãm diễn rađịnh kỳ 5 năm một lần, trước đây triểnlãm có tên gọi “Triển lãm Mỹ thuật toànquốc”, năm nay, triển lãm lấy tên là“Triển lãm mỹ thuật Việt Nam năm2015” nhằm khẳng định quy mô, tầmvóc, ý nghĩa tổng kết quá trình 5 nămhoạt động sáng tạo của mỹ thuật ViệtNam.

Triển lãm dành cho các tác giả từ 18tuổi trở lên, có tác phẩm sáng tác từ năm2011-2015, phản ánh sinh động cuộcsống lao động, học tập, sinh hoạt, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc của quân và dânViệt Nam. Các sáng tác này thuộc nhiềuloại hình nghệ thuật gồm hội họa, đồ họa,điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuậttrình diễn, video art...

Sau hai vòng tuyển chọn, Ban tổ chứcsẽ trao 2 hệ thống giải: giải thưởng chocác tác phẩm hội họa, đồ họa, nghệ thuậttrình diễn, video art và các hình thứcnghệ thuật đương đại khác; giải thưởng

cho tác phẩm điêu khắc và nghệ thuật sắpđặt.

Từ 4.076 tác phẩm tham dự, Hộiđồng nghệ thuật đã chọn ra 409 tác phẩmđể trưng bày, đồng thời trao giải cho 38tác phẩm xuất sắc cùng 5 giải thưởngđồng hạng của Hội Mỹ thuật Việt Nam.Ngoài tác phẩm được chọn, triển lãm còntrưng bày 13 tác phẩm sáng tác về haicuộc kháng chiến giai đoạn 1930-1975(thực hiện Đề án 844) do Chính phủ đặthàng. Các tác phẩm này không tham dựgiải thưởng.

Hội đồng nghệ thuật Triển lãm Mỹthuật năm nay có các thành viên trẻ nhưhoạ sĩ Nguyễn Nghĩa Phương, hoạ sĩ ĐàoQuốc Huy, họa sĩ Vũ Đình Tuấn, Nhàđiêu khắc Lê Lạng Lương. Các họa sĩ,nhà điêu khắc trẻ đều là những nghệ sĩsáng tác tốt, đạt nhiều giải thưởng cao vàhọ đều có kinh nghiệm tham gia các hộiđồng nghệ thuật lớn như Triển lãm 10năm Điêu khắc Toàn quốc, Festival Mỹthuật Trẻ... Năm nay, Ban Tổ chức mờinhà phê bình mỹ thuật Phan CẩmThượng tham gia Hội đồng nghệ thuật.Trong các kỳ triển lãm trước không cóthành viên là nhà phê bình tham gia Hộiđồng nghệ thuật. Đây cũng chính là điểmmới của Triển lãm Mỹ thuật Việt Namnăm 2015.

Bên cạnh hoạt động chính là triển

lãm, trong khuôn khổ chương trình, BanTổ chức còn tổ chức 4 cuộc tọa đàm:“Vai trò cá nhân của nghệ sĩ trong sángtác mỹ thuật”; “Sáng tác đồ họa trongnước và quốc tế giai đoạn hiện nay”; “Thịtrường Mỹ thuật và sự phát triển các môhình giám tuyển của Việt Nam từ đầuthập niên 90 đến nay”; “Nghệ thuật - Bảnsắc văn hóa trong thời đại số”. Nội dungcác cuộc tọa đàm xoay quanh những vấnđề mà nghệ sĩ, công chúng đang quantâm, tại các cuộc tọa đàm này còn cónhững trao đổi giữa Ban Tổ chức, diễngiả, nghệ sĩ và công chúng.

Triển lãm thể hiện sự quan tâm củaĐảng, Nhà nước đối với sự nghiệp pháttriển mỹ thuật Việt Nam; tổng kết đánhgiá thực trạng lực lượng, năng lực vàtrình độ chuyên môn của đội ngũ sáng táchiện nay. Qua triển lãm, Nhà nước, xã hộicó cái nhìn toàn diện về sự phát triển củamỹ thuật Việt Nam trong năm năm(2011-2015); có chính sách, giải phápphù hợp để thúc đẩy mỹ thuật Việt Namphát triển đúng hướng.

Lễ khai mạc Triển lãm mỹ thuật ViệtNam 2015 diễn ra sáng 09.12, có sự thamdự của Đoàn đại biểu Mỹ thuật nướcCộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vàĐoàn đại biểu Mỹ thuật Vương quốcCampuchia.

h.PhƯợng

Hơn 400 tác phẩm tham gia Triển lãm mỹ thuật Việt Nam 2015

Tối 06.12, tại tỉnh Cà Mau đã diễnra buổi khai mạc Liên hoan chươngtrình nghệ thuật “Tiếng hát hẹn hò 9dòng sông” lần thứ XV với chủ đềNông thôn ngày mới. Liên hoan nămnay được Bộ VHTTDL phối hợp vớiUBND tỉnh Cà Mau tổ chức. Tham dựLiên hoan lần này có 13 đoàn từ 12tỉnh/thành trong khu vực.

Liên hoan “Tiếng hát hẹn hò 9 dòngsông” được tổ chức lần đầu tiên tại tỉnhAn Giang. Mỗi 2 năm một lần, cáctỉnh/thành trong khu vực Đồng bằngsông Cửu Long lại luân phiên tổ chức

Liên hoan, với mục đích phục vụ nhucầu hưởng thụ văn hóa tinh thần củanhân dân, qua đó góp phần quảng báhình ảnh con người và quê hương cáctỉnh khu vực Đồng bằng sông CửuLong đến nhân dân cả nước.

Trải qua 28 năm, Liên hoan khôngchỉ là một trong các hoạt động văn hóatiêu biểu của khu vực mà còn là nơi gặpgỡ giao lưu, trao đổi, học tập kinhnghiệm và phương pháp tổ chức gópphần nâng cao chất lượng hoạt độngnghệ thuật quần chúng tại các địaphương. Bên cạnh đó, đây còn là hoạt

động thiết thực trong công tác gìn giữ,bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóadân tộc, tính đa dạng, đặc trưng củanghệ thuật quần chúng của người dânkhu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Liên hoan là sân chơi của các đoànnghệ thuật quần chúng trong khu vực,công chúng tại Cà Mau sẽ có dịpthưởng thức những tiết mục văn nghệđặc sắc, mang đậm nét văn hóa truyềnthống của cộng đồng các dân tộc Kinh,Hoa, Khmer, Chăm ở khu vực Đồngbằng sông Cửu Long.

t.LâM

Liên hoan “Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông” lần thứ XV

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

14 số 1156 l 10.12.2015

Sự kiện vấn đề

Ngày 06.12, Hội thi thả diều ViệtNam lần thứ IV năm 2015 đã bến mạctại khu du lịch Biển Đông, thành phốVũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu). Hội thinăm nay có gần 100 nghệ nhân của 19câu lạc bộ diều trong cả nước tham giavới hơn 200 cánh diều, thi đấu ở 7 nội

dung gồm: diều khung thả 1 dây, diềukhông xương thả một dây, diều bầy thả1 dây, diều Rokkaku, kỹ thuật thả diềusáo vượt câu liêm, diều thiết kế đẹp vàthi thả diều đồng đội. Theo Ban tổchức, hội thi lần này đã quy tụ đượcnhiều đơn vị có truyền thống về bộ

môn nghệ thuật này như: Thừa ThiênHuế, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, NamĐịnh, Bắc Giang... tỉnh Bà Rịa-VũngTàu có 4 đơn vị tham gia Hội thi.

Ban tổ chức đã trao giải nhất, nhì,ba và khuyến khích cho các nghệ nhânvà đơn vị đoạt giải. Trong đó, đáng chú

Hội thi thả diều Việt Nam lần thứ IV năm 2015

Ngày 04.12.2015, tại khách sạnGrand Plaza (Hà Nội), Văn phòng đạidiện Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO)tại Việt Nam đã tổ chức sự kiện “ĐêmHàn Quốc và Lễ trao giải Du lịch HànQuốc 2015”. Đây là một trong những sựkiện thường niên của Tổng cục Du lịchHàn Quốc nhằm tri ân những đối tác đãđóng góp cho sự phát triển của Du lịchHàn Quốc tại Việt Nam.

Tham dự buổi lễ có ông KangSungghil - Trưởng đại diện KTO tại ViệtNam; ông Nguyễn Quốc Hưng - PhóTổng cục trưởng Tổng cục Du lịch; ôngVũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dulịch Việt Nam; ông Đỗ Đình Hồng -Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội…

Theo thống kê, tính đến 24.11.2015,

lượng khách Việt Nam đến Hàn Quốcước đạt 151.192 lượt, tăng 14,75 so vớicùng kỳ năm 2014. Dự kiến đến hết năm2015, con số này sẽ đạt 170.000 lượt,tăng 20%. Đặc biệt, tính đến hết ngày25.11.2015, lượng khách du lịch khenthưởng Việt Nam đến Hàn Quốc đạt12.110 lượt, tăng 48,6% so với cùng kỳnăm ngoái.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Tổng cụctrưởng Nguyễn Quốc Hưng nhấn mạnhmối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam vàHàn Quốc đang ngày càng phát triển.Năm 2015, hợp tác giao thương trongcác lĩnh vực giữa Việt Nam và HànQuốc tăng trưởng tốt, đặc biệt trong lĩnhvực du lịch. Lượng khách Hàn Quốc đếnViệt Nam trong 11 tháng đầu năm 2015

đạt 998.237 lượt, tăng 30,5% so vớicùng kỳ năm 2014. Phó Tổng cục trưởnghi vọng mối quan hệ mật thiết giữa Tổngcục Du lịch Việt Nam và Tổng cục Dulịch Hàn Quốc sẽ là cầu nối du lịch hainước, qua đó thúc đẩy tăng trưởng lượngkhách trao đổi giữa hai bên.

Tại “Đêm Hàn Quốc và Lễ trao giảiDu lịch Hàn Quốc năm 2015”, KTO đãtrao các giải: “Đối tác vàng”, “Đối tác ấntượng”, “Khách hàng Vàng”, “Vua bánhàng khen thưởng” cho hạng mục Traogiải Du lịch khen thưởng; “Đối tác dulịch hiệu quả”, “Đối tác du lịch chiếnlược”, “Sản phẩm du lịch ấn tượng”,“Nhà báo du lịch xuất sắc” cho hạngmục Trao giải Du lịch Hàn Quốc.

t. hà

Trao giải du lịch Hàn Quốc 2015 tại Hà Nội

Ngày 05.12, tại thành phố Huế đãdiễn ra Lễ mít tinh hưởng ứng Chiếndịch toàn cầu “16 ngày hành độngchấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và emgái” năm 2015 do Liên hợp quốc phátđộng. Tham dự buổi lễ có đại diện Tổchức Phụ nữ của Liên hợp quốc tại ViệtNam, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế,cùng hơn 500 đoàn viên, thanh niên, nữcông nhân viên chức lao động và cáctầng lớp phụ nữ trong tỉnh tham gia.

Việt Nam là một trong những quốcgia sớm tham gia Công ước quốc tế về“Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đốixử với phụ nữ” và đươc cộng đồngquốc tế đánh giá là một trong những

nước có hệ thống pháp luật về bìnhđẳng giới tiến bộ, được Liên hợp quốcxếp thứ 87/144 nước có chỉ số pháttriển giới tốt và thuộc nhóm nước cóthành tựu bình đẳng giới tốt nhất ở khuvực Đông - Nam Á.

Theo bà Nguyễn Thị Ái Vân - Chủtịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh ThừaThiên Huế: Hưởng ứng Chiến dịchtoàn cầu “16 ngày hành động chấm dứtbạo lực đối với phụ nữ và em gái” nămnay, tại Thừa Thiên Huế có nhiều hoạtđộng truyền thông mạnh mẽ, thu hút sựhưởng ứng tích cực của tất cả hội viênphụ nữ, thành viên các câu lạc bộ giađình hạnh phúc, câu lạc bộ phòng,

chống bạo lực gia đình, các đoàn viên,thanh niên, học sinh, như: 100 nam, nữthanh niên nhảy Fashmood “Triệu đóahoa hồng”.

Tỉnh khuyến khích nam giới thamgia cùng với xã hội trong công tácphòng, chống bạo lực đối với phụ nữvà trẻ em gái; tuyên truyền, giáo dụcnâng cao nhận thức về bình đẳng giớitrong tầng lớp thanh thiếu niên, họcsinh, sinh viên và họ sẽ sẽ trở thànhnhững tuyên truyền viên quan trọngtrong phòng, chống bạo lực, đặc biệt làbạo lực học đường cho học sinh nữ vànữ sinh viên.

M.hạnh

Hưởng ứng chiến dịch toàn cầu chống bạo lực phụ nữ

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

15số 1156 l 10.12.2015

Sự kiện vấn đề

Sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, GiảiBơi vô địch các nhóm tuổi Đông NamÁ lần thứ 39 năm 2015 đã kết thúcngày 06.12 tại Câu lạc bộ Bơi lặn ĐàNẵng. Ngày thi đấu cuối cùng có thêm13 kỷ lục mới được thiết lập, nâng tổngsố kỷ lục được phá ở giải năm nay lênthành 45. Đoàn Singapore thể hiện sứcmạnh vượt trội với 41 Huy chươngVàng , 41 Huy chương Bạc, 28 Huychương Đồng, xếp thứ Nhất. Đoàn ViệtNam xuất sắc giành vị trí thứ Nhì với29 Huy chương Vàng, 24 Huy chươngBạc, 21 Huy chương Đồng. ĐoànIndonesia bất ngờ góp mặt trong tốp 3với 13 Huy chương Vàng, 3 Huychương Bạc, 11 Huy chương Đồng.Trong ngày thi đấu cuối cùng giải bơivô địch các nhóm tuổi Đông Nam Á,

Nguyễn Diệp Phương Trâm tiếp tục làngười mở màn cho ngày thi đấu thănghoa của các kình ngư Việt Nam. Xuấtphát ở cự ly 50m tự do, Phương Trâmlập tức giành Huy chương Vàng đồngthời phá kỷ lục với thành tích 26’65.Tiếp đà hưng phấn, kình ngư người TP.Hồ Chí Minh phá thêm kỷ lục 100m tựdo với thời gian 57’74, hoàn tất bộ sưutập 8 Huy chương Vàng (7 Huychương Vàng cá nhân, 1 Huy chươngVàng đồng đội) và 5 kỷ lục mới thuộcnhóm tuổi 14-15 ở giải bơi vô địch cácnhóm tuổi 2015. Cũng trong ngày thiđấu cuối cùng này, các kình ngư củađoàn Việt Nam còn phá thêm được 3kỷ lục khác với Trần Duy Khôi phá kỷlục 50m ếch nhóm tuổi 16-18 với thànhtích 26’03, Nguyễn Hữu Kim Sơn phá

kỷ lục 1500m tự do nhóm tuổi dưới 13với thời gian 17’01’’45 và nhóm tuổi14-15 Nguyễn Huy Hoàng phá kỷ lục200m bướm với thời gian 2’05’’51.Tham dự giải có 262 vận động viênđến từ 8 quốc gia trong khu vực như:Brunei, Campuchia, Indonesia,Malaysia, Philippines, Singapore, TháiLan và Việt Nam... Đoàn Singapore cósố lượng vận động viên đông nhất với67 vận động viên, tiếp đến là đoàn chủnhà Việt Nam 52 vận động viên... Cácvận động viên đã tranh tài ở nhóm 13tuổi trở xuống, nhóm 14-15 tuổi vànhóm 16-18 tuổi, với 105 bộ huychương. Đây là những tay bơi xuất sắcnhất ở các nhóm tuổi thuộc 8 quốc giatrong khu vực.

naM anh

Sáng 06.12, tại công viên BiểnĐông (Đà Nẵng) đã diễn ra sự kiện thểthao chạy bộ “Đôi chân trần trên biểnĐà Nẵng (Da Nang Barefoot Run2015-2016” do Sở VHTTDL TP. ĐàNẵng phối hợp với Ban quản lý Bánđảo Sơn Trà và Công ty Truyền thôngBờ Biển Ngọc tổ chức.

Sự kiện “Đôi chân trần trên biển ĐàNẵng” bao gồm 3 nội dung là Hànhtrình chạy chinh phục Ngọc trai trắng2km, Hành trình chạy chinh phục Ngọctrai vàng 5km, Hành trình chạy chinhphục Ngọc trai đen 10km. Địa điểm tổ

chức của Sự kiện được diễn ra tại Côngviên Biển Đông thành phố Đà Nẵng.

Có hơn 8.000 người bao gồm cácbạn trẻ đến từ các trường học, các tổchức, đoàn thể và người dân, cùng dukhách tại Đà Nẵng đã tham gia, chinhphục các đường chạy này. Trong đóvận động viên tham gia chặng 2kmchiếm số lượng nhiều nhất, với hơn6.000 người.

Đây là giải chạy bộ bằng chân trầnlần đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng, sựkiện không chỉ đơn thuần là một giảichạy thể thao tốc độ mà còn là cơ hội để

mọi người cùng giao lưu, trải nghiệm,rèn luyện sức khỏe của người dân.Ngoài ra, cuộc chạy là tiền đề để TP. ĐàNẵng tổ chức hàng loạt các sự kiện thểthao lớn, sắp diễn ra bên bờ biển địaphương này như: Cuôc đua thuyềnbuồm vòng quanh thế giới - ClipperRace, Đại hội thể thao dưới nước ChâuÁ (ABG5); đồng thời góp phần quảngbá hình ảnh, vẻ đẹp du lịch của biển ĐàNẵng. Sau lần tổ chức đầu tiên này, dựkiến sự kiện trên sẽ triển khai thườngxuyên thành nhiều đợt trong năm.

M.nhật

Giải Bơi vô địch các nhóm tuổi Đông Nam Á lần thứ 39

Hơn 8.000 người tham gia chạy bộ “Đôi chân trần trên biển Đà Nẵng”

ý là Câu lạc bộ diều quận Gò Vấp (TP.Hồ Chí Minh) giành giải diều đặc biệtvới danh hiệu “Diều kết hợp đặc sắcyếu tố dân gian và hiện đại” với cánhdiều Cô Tiên. Câu lạc bộ diều quận 2(TP. Hồ Chí Minh) đạt danh hiệu “diềutruyền thống mang đẳng cấp quốc tế”với cánh diều Rokkaku ghép hình. Ởcuộc thi diều sáo vượt câu liêm, Câu lạc

bộ diều Sao Vàng, quận Bình Tân (TP.Hồ Chí Minh) xuất sắc giành giải nhất.

Với mong muốn đưa bộ môn diềuở địa phương ngày càng phát triển,hàng năm, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổchức nhiều hoạt động liên quan đến bộmôn nghệ thuật diều. Trong đó, Hội thithả diều Việt Nam được tổ chức từ năm2012 là một hoạt động được nhiều Câu

lạc bộ diều trong và ngoài tỉnh hưởngứng. Đây cũng là cơ hội quảng bá đếnngười dân địa phương và du khách biếtđến bộ môn nghệ thuật dân gian có từlâu đời của nền văn hóa Việt Nam,đồng thời quảng bá hình ảnh đất nước,con người Việt Nam nói chung, tỉnh BàRịa-Vũng Tàu nói riêng.

a.tùng

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

16 số 1156 l 10.12.2015

Sự kiện vấn đề

Ngày 04.12, tại Nhà Thi đấu thể thaotỉnh Khánh Hòa diễn ra lễ khai mạc Hộikhỏe Phù Đổng tỉnh năm học 2015-2016.

Hội khỏe Phù Đổng tỉnh KhánhHòa năm nay thu hút 2.173 VĐV vàhơn 740 cán bộ, giáo viên của 8 PhòngGiáo dục và Đào tạo, 34 trường THPT,trường phổ thông dân tộc nội trú đại

diện cho hơn 206 nghìn học sinh của337 trường phổ thông các cấp trên địabàn toàn tỉnh tham dự. Các VĐV thamgia tranh tài ở 173 nội dung thi đấu của11 môn thi gồm: điền kinh, bơi lội,bóng bàn, bóng rổ, bóng chuyền, cầulông, cờ vua, đá cầu, bóng đá, đẩy gậyvà thể dục Aerobic.

Đây là hoạt động được tổ chức 2năm 1 lần nhằm tuyển chọn các VĐVxuất sắc vào đội tuyển thể thao họcsinh Khánh Hòa tham dự Hội khỏe PhùĐổng khu vực, toàn quốc (dự kiến bắtđầu từ tháng 03.2016 tại Thanh Hóa,Nghệ An).

M.Khôi

Ngày 03.12, Giải vô địch Bắn súngquốc gia năm 2015 đã chính thức khởitranh tại Trung tâm Huấn luyện Thểthao quốc gia Hà Nội.

Giải đấu năm nay có sự tham giacủa 250 vận động viên đến từ 12 đơnvị gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, HảiPhòng, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, HảiDương, Quảng Ninh, Quảng Nam, ĐắkLắk, Đồng Nai, Quân đội và Bộ Côngan. Những đoàn có truyền thống bắnsúng vẫn duy trì số lượng vận độngviên đông như Hà Nội tham gia giảivới 47 vận động viên, Quân đội 35 vậnđộng viên, Hải Dương 27 vận độngviên và TP. Hồ Chí Minh 21 vận độngviên tham gia thi đấu.

Các xạ thủ nam, nữ tranh tài ở 14

nội dung: 50m súng ngắn bắn chậm,50m súng trường nằm, 10m súngtrường hơi, 10m súng trường di độngtiêu chuẩn, 10m súng trường di độnghỗn hợp, 25m súng ngắn thể thao, 25msúng ngắn bắn nhanh, 25m súng ngắntiêu chuẩn, 25m súng ngắn ổ quay, 50msúng trường 3x20m, 50m súng trường3x40m, bắn đĩa bay Trap, bắn đĩa bayDouble Trap, bắn đĩa bay Skeet.

Ngay trong ngày đầu khởi tranh, cácxạ thủ bước vào thi đấu ở 3 nội dung,tranh 3 bộ huy chương: 50m súng ngắnbắn chậm nam, 10m sung trường hơinữ, 25m súng ngắn thể thao nữ.

Giải vô địch Bắn súng quốc gianăm 2015 là dịp để Ban tổ chức kiểmtra, đánh giá chất lượng đào tạo của các

huấn luyện viên cũng như chất lượngthi đấu của các vận động viên; qua đótuyển chọn những vận động viên cóthành tích xuất sắc để bổ sung cho độituyển bắn súng quốc gia đi thi đấu tạicác giải đấu lớn trong khu vực, châulục và các giải quốc tế.

Theo Trưởng bộ môn Bắn súng -Nguyễn Thị Nhung, từ những giải đấunày, Liên đoàn tuyển chọn ra nhữngvận động viên trẻ có tiềm năng để tiếptục đào tạo, hướng tới là nòng cốt củalực lượng kế cận trong những năm tiếptheo. Vừa qua, Đội tuyển Bắn súngquốc gia cũng đã giành được 2 xuấttham dự Olympic 2016 là Hoàng XuânVinh, Trần Quốc Cường.

Vũ Minh

Giải vô địch Bắn súng quốc gia 2015

Ngày 05.12, tại Trung tâm Thể dụcthể thao quận Tây Hồ (Hà Nội) đã diễnra Giải “Teakwondo thiếu niên nhiđồng Hà Nội mở rộng” lần thứ IX -2015 do Cung Thiếu nhi Hà Nội tổchức. Đây là giải đấu võ thuật có quymô và sức hút lớn với thiếu nhi Thủ đôtrong nhiều năm qua.

Tham gia Giải năm nay có 169 vậnđộng viên đến từ 14 đoàn thể thao.Trong đó, có 5 đoàn từ các tỉnh/thànhphía Bắc gồm: Ninh Bình, Hải Phòng,Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên;8 đoàn đến từ các câu lạc bộ của HàNội. Đặc biệt, Giải còn có sự góp mặtcủa đoàn huấn luyện viên, vận độngviên đến từ Hiệp hội Taekwondo, thành

phố Ulchongbuseo - Hàn Quốc. ĐoànHàn Quốc cử 8 vận động viên tham dự.

Giải “Teakwondo thiếu niên nhiđồng Hà Nội mở rộng” lần thứ IX cócác nội dung thi đấu: Quyền cá nhân,đồng đội; đối kháng cá nhân nam, nữđối với lứa tuổi nhi đồng (sinh từ năm2004 trở đi) và lứa tuổi thiếu niên(sinh từ năm 2000 đến năm 2003),tổng cộng hơn 100 nội dung thi đấu ởnhiều hạng cân.

Theo đánh giá của giới chuyênmôn, Giải năm nay đã cống hiến chokhán giả những trận đấu hay, kỹ thuậtđẹp mắt, đồng thời đây cũng là dịp giaolưu học hỏi của các vận động viên“nhí” yêu thích môn Teakwondo.

Kết quả, Ban tổ chức đã trao giảinhất tập thể cho Đội tuyển tỉnhHưng Yên đạt tổng số 10 huychương, bao gồm: 6 Huy chươngVàng, 2 Huy chương Bạc và 2 Huychương Đồng. Ban tổ chức cũng đãtrao giải Nhất quyền cá nhân nữ choNông Thị Bảo Chi, giải Nhất quyềncá nhân nam cho Nguyễn ViếtNguyên Bình (cùng thuộc Đội tuyểntỉnh Thái Nguyên); giải Nhất quyềnđồng đội nữ cho Đội tuyển HànQuốc; giải Nhất quyền đồng độinam cho Đội tuyển quận Hoàng Mai(Hà Nội) cùng nhiều giải đối khángkhác ở nhiều hạng cân…

naM anh

Giải “Teakwondo thiếu niên nhi đồng Hà Nội mở rộng” lần thứ IX

Khánh Hòa: Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng năm học 2015-2016

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

17số 1156 l 10.12.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Tỉnh Kon Tum có 43 nghệ nhân vừađược Chủ tịch nước phong tặng danhhiệu Nghệ nhân Ưu tú. Các nghệ nhânđược phong tặng lần này là nhữngngười đã có nhiều đóng góp trong cáclĩnh vực: nghệ thuật trình diễn dân gian;loại hình ngữ văn dân gian, lễ hộitruyền thống, trí thức dân gian. Các loạihình nghệ thuật có nghệ nhân đượcphong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu túlà những loại hình nghệ thuật dân gianmang đậm bản sắc văn hóa của mỗivùng miền, mỗi dân tộc nhưng đangđứng trước nguy cơ mai một.

Ngoài các nghệ nhân được phongtặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, toàntỉnh Kon Tum còn có 10 nghệ nhân được

Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phongtặng, truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Dângian; 2 nghệ sĩ được phong tặng, truytặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú…

Có thể khẳng định, trong công tácbảo tồn và phát huy giá trị các loại hìnhvăn hóa dân gian, yếu tố con người có ýnghĩa vô cùng quan trọng. Vì vậy, cácnghệ nhân dân gian cao tuổi đang nắmgiữ những tinh hoa văn hóa, nghệ thuậtdân gian chính là những “báu vật sống”để trao truyền những giá trị của các loạihình nghệ thuật dân gian cho những thếhệ sau.

Để tiếp tục bảo tồn và phát huynhững loại hình văn hóa dân gian, ngànhVHTTDL tỉnh Kon Tum đã tổ chức 26

lớp truyền dạy các loại hình văn hóa,nghệ thuật dân gian cho gần 600 người.Đặc biệt, để bảo tồn và phát huy giá trịkhông gian văn hóa Cồng chiêng mộtcách bền vững, hoạt động cồng chiêngđã được đưa vào giới thiệu, giảng dạytrong các trường học. Nhờ vậy, đến naytrong số các nghệ nhân diễn tấu Cồngchiêng, nghệ nhân ở độ tuổi thanh - thiếuniên đã chiếm 2/3. Tính đến tháng9.2015, toàn tỉnh Kon Tum có 243/593thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số còngìn giữ được nghệ thuật diễn Cồngchiêng với 323 đội nghệ nhân Cồngchiêng; các loại hình hát sử thi cũngđược lưu giữ và phát triển.

trần nguYện

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnhHưng Yên vừa hoàn thành đề tài khoahọc “Bảo tồn, khai thác và phát triểnnghệ thuật hát, diễn xướng trống quâncổ xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu”.Đề tài nhằm nghiên cứu để tìm ra giảipháp bảo tồn nghệ thuật trống quân làdi sản văn hóa phi vật thể độc đáo, mộtloại hình nghệ thuật đang đứng trướcnguy cơ bị mai một.

Đề tài do trường Trung cấp Văn hóaNghệ thuật và du lịch tỉnh Hưng Yênthực hiện, bước đầu hệ thống và tổnghợp các yếu tố, giả thuyết về sự hìnhthành và những đặc điểm của HátTrống quân Dạ Trạch; đồng thời đề cậpnhững vấn đề cơ bản, chi tiết hiệntượng bản chất của nghệ thuật hát vàdiễn xướng, các vấn đề về thanh âm,điệu thức, nhịp điệu, tiết tấu, làn điệu,nhịp phách trống quân cổ xã Dạ Trạch.Qua đó, khẳng định phong cách riêngmang tính độc đáo về nhạc cụ, khônggian, lề lối và hình thức diễn xướng củaloại hình nghệ thuật phong phú này.

Việc xác định làn điệu Trống quâncổ xã Dạ Trạch dựa vào quy luật thanh

điệu trong thơ rất có giá trị về mặt khoahọc, chỉ ra được sai, đúng trong nhịpđiệu tiết tấu. Đồng thời chỉ ra đượcnhững mặt hạn chế cũng như các mặttích cực trong việc truyền dạy, bồidưỡng, bảo tồn Trống quân. Đề tàicũng đề xuất các giải pháp đúng địnhhướng chung của Nhà nước, phù hợpvới xu thế của thời kỳ hội nhập sát vớithực tiễn. Đề tài khoa học đã sưu tầmtài liệu thu thập, khảo sát thực địa khácông phu như số lượng người biết HátTrống quân, độ tuổi các thành viên câulạc bộ, số người tham gia các lớptruyền dạy.

Hát Trống quân ở xã Dạ Trạch,huyện Khoái Châu là loại hình nghệthuật ca múa nhạc cổ của dân tộc,gắn với tín ngưỡng thờ đức thánhChử Đồng Tử và công chúa TiênDung - một trong “tứ bất tử” của ViệtNam. Lời ca trong làn điệu HátTrống quân phản ánh nhận thức củangười dân về thiên nhiên, khát vọngvề cuộc sống no ấm, mùa màng bộithu, “thiên thời địa lợi nhân hòa”.Nội dung lời hát còn đậm chất trữ

tình, thể hiện rõ nét tình yêu nam nữ,hạnh phúc lứa đôi của người nôngdân dưới chế độ phong kiến. Loạihình nghệ thuật này được lưu truyềntừ xa xưa ở vùng đất Dạ Trạch đượccoi là một làn điệu dân ca cổ đặc sắc,đã từng đạt Huy chương Vàng tại hộidiễn nghệ thuật quần chúng toàn quốcnăm 1997.

Tuy nhiên, nghệ thuật Hát Trốngquân ở Dạ Trạch đang đứng trước nguycơ bị thất truyền và ngày càng mai một,do lớp nghệ nhân từng tham gia HátTrống quân được cha ông truyền lạitrước đây hầu hết đã qua đời, chỉ cònlại một số ít nghệ nhân nay tuổi cao sứcyếu. Do vậy Hát Trống quân Dạ Trạchđang rất cần được bảo tồn để lưu giữnhững giá trị quý báu của di sản vănhóa phi vật thể. Mặt khác, Hát Trốngquân cổ Dạ Trạch có những giá trị tâmlinh cũng như văn hóa nghệ thuật nhấtđịnh, có thể khai thác phục vụ du lịchnhằm bảo tồn và phát huy loại hìnhnghệ thuật cổ đặc sắc của vùng quêĐồng bằng Bắc Bộ.

Minh hạnh

Bảo tồn và phát triển nghệ thuật Hát Trống quân cổDạ Trạch

Kon Tum bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

18 số 1156 l 10.12.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Nghệ An đang triển khai nhiều giảipháp nhằm bảo tồn và phát huy trangphục truyền thống các dân tộc thiểu sốcó nguy cơ mất đi bản sắc riêng.

Ở một số dân tộc như Thái,H’Mông, Khơ Mú, Thổ, Ơ Đu đangkhuyến khích người dân phát triểnnghề dệt thổ cẩm. Những người mẹ,người chị truyền dạy lại nghề dệt thổcẩm cho con gái, em gái mình theo nétđẹp văn hóa truyền thống của đồng bào.Hiện nay, Nghệ An đã khôi phục, hìnhthành một số làng nghề, hợp tác xã trồngdâu, nuôi tằm, dệt thổ cẩm, sản xuấttrang phục; các đồ thủ công mỹ nghệliên quan đến thổ cẩm ở các huyện QuỳHợp, Quỳ Châu, Quế Phong, TươngDương. Ngành Lao động-Thương binhvà Xã hội cũng phối hợp với các doanhnghiệp mở các lớp dạy nghề truyềnthống về thổ cẩm, may thêu váy áo chođồng bào. Tại các Trung tâm dạy nghềcũng được địa phương trang bị thêmmáy móc, áp dụng các phương phápthêu hiện đại, thiết kế sản phẩm mớingoài trang phục truyền thống đáp ứngnhu cầu người tiêu dùng, tìm kiếm thịtrường tiêu thụ. Song song đó tuyêntruyền, nâng cao nhận thức để đồng bàohiểu và trân trọng, tự hào về giá trị

những di sản văn hóa dân tộc nói chungvà trang phục truyền thống nói riêng, từđó có ý thức giữ gìn, tôn vinh, tự bảotồn, quảng bá, thu hút khách du lịch vàtiêu thụ sản phẩm tại chỗ nhằm tạo thunhập cho đồng bào.

Nghệ An cũng tạo điều kiện môitrường thuận lợi để trang phục truyềnthống của người dân tộc thiểu số đượctrưng bày, trình diễn, qua đó khơi dậytrong đồng bào niềm tự hào và yêuthích sử dụng trang phục của dân tộcmình. Thực tế hàng năm, Nghệ An đềutổ chức trình diễn, hội thi trang phụcdân tộc tại lễ hội truyền thống và NgàyVăn hóa các dân tộc Việt Nam tại cáchuyện, thị. Ngành văn hóa cũng phốihợp với ngành giáo dục, địa phương cóđồng bào dân tộc thiểu số sinh sốngtriển khai quy định cho học sinh mặctrang phục dân tộc khi chào cờ đầutuần và các ngày lễ, ngày hội tại cáctrường học có học sinh người dân tộcthiểu số. Tại các cơ quan, đơn vị thựchiện quy định đối với cán bộ côngchức, viên chức là người dân tộc thiểusố mặc trang phục của dân tộc mìnhtrong các dịp lễ, tết; khuyến khích dùngtrang phục dân tộc trong hoạt độnggiao lưu văn hóa, hội thi, hội diễn văn

nghệ… Từ đó, việc sử dụng trang phụctruyền thống đã trở nên phổ biến, phụnữ dân tộc thiểu số tự tin với trang phụcdân tộc mình, mạnh dạn xuất hiệntrước công chúng. Học sinh cũng tựnguyện mặc trang phục dân tộc mìnhđể đi học, tham gia các dịp lễ hội donhà trường tổ chức. Trang phục truyềnthống ở các lễ hội truyền thống, các sựkiện văn hóa ở các địa phương trởthành sắc màu văn hóa không thể thiếu.

Hiện nay, sự thay đổi về điều kiệnkinh tế-xã hội là nguyên nhân quantrọng khiến trang phục truyền thốngcác dân tộc thiểu số ở Nghệ An dần maimột. Một số dân tộc, ngoại trừ ngườigià mặc trang phục truyền thống, còngiới trẻ mặc sơ mi, quần âu theo lốingười Kinh. Số chị em, nhất là trong độtuổi học sinh biết dệt thổ cẩm rất ít. Đểlàm ra một bộ trang phục truyền thốngphải mất nhiều thời gian nhưng thunhập lại không được là bao, trong khinguyên liệu đầu vào đắt nên giá thànhsản phẩm khá cao, khó cạnh tranh vớicác trang phục khác. Tuy đã có một sốmô hình làng nghề, hợp tác xã dệt thổcẩm được triển khai, nhưng hiệu quảchưa được như mong muốn…

t.t.n

Nghệ An: Giữ gìn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số

Sáng 03.12, tại TP. Cần Thơ, BộGiáo dục và Đào tạo phối hợp vớiUBND TP. Cần Thơ tổ chức khai mạcHội thi Thể thao Học sinh khuyết tậttoàn quốc lần thứ VI - 2015.

Chương trình khai mạc được tổchức trang trọng với tên gọi “Vòng taynhân ái”, gồm có phần hội và lễ; trongđó, các VĐV khiếm thính dự giải cũngtham gia hát quốc ca bằng thủ ngữ. Bêncạnh thi đấu thể thao, Ban tổ chức còncó chương trình giao lưu “Nối những

vòng tay nhân ái”, nhằm gắn kết cácđoàn VĐV với nhau trên tinh thần giaolưu và chia sẻ.

Tham dự hội thi có gần 600 vậnđộng viên là học sinh bị khuyết tật(khiếm thị, khiếm thính) thuộc 19tỉnh/thành trong cả nước. Các vận độngviên tranh tài ở 6 môn thể thao: Bóngbàn, bóng đá, cầu lông, kéo co, điềnkinh, cờ vua.

Hội thi thể thao năm nay nhận đượcsự quan tâm tích cực từ nhiều phía. Bên

cạnh kinh phí của địa phương, còn cósự hỗ trợ tích cực từ Bộ Giáo dục vàĐào tạo và của các doanh nghiệp, cáctổ chức bên ngoài… giúp Hội thi thểthao trở nên quy mô hơn, đồng thời, tạođược sự phấn khởi cho các đoàn VĐV.

Theo Ban tổ chức, điểm mới củahội thi lần này là huy chương sẽ đượctrao trực tiếp cho vận động viên đoạtgiải (tất cả có 86 bộ) thay vì xếp hạngtoàn đoàn so với trước đây.

tr.Quỳnh

Hội thi thể thao học sinh khuyết tật toàn quốc lần thứ VI

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

19số 1156 l 10.12.2015

thônG tin trao đổi

Mới đây, dư luận xôn xao vụ mất cổvật tại di tích Chùa Nền, phường LángThượng (quận Đống Đa, Hà Nội) vàtrước đó là một số vụ mất cổ vật, hiệnvật ở các di tích khác trên địa bàn HàNội. Vấn đề này khiến nhiều người đặtcâu hỏi về việc bảo vệ cổ vật, hiện vật,đồ thờ tại di tích, vốn đang bị coi là lỏnglẻo. Dư luận cũng hoài nghi về việc cóhay không sự thiếu quan tâm của nhữngngười đang trực tiếp trông coi, quản lýdi tích?

Theo đơn thư của đại diện Banquản lý di tích và đại diện các bô lãolàng Láng Thượng, cách đây ba năm,Chùa Nền bị mất các cổ vật gồm: 3 sắcphong, 4 tượng Phật bằng đồng đentrên tòa Tam Cửu, 1 bát hương (cóngười nói bằng đồng, người nói bằnggỗ), 1 bia bằng chữ Hán có từ thời tạodựng chùa. Còn theo thông tin từ ngànhvăn hóa, tại hồ sơ xếp hạng di tích,không có bia từ thời tạo dựng chùa vàkhông có bát hương bằng đồng haybằng gỗ. Đối với các sắc phong vàtượng Cửu Long được ghi nhận tronghồ sơ nhưng không ghi niên đại cụ thể.Thực chất vấn đề này ra sao, mức độnghiêm trọng thế nào, các cơ quanquản lý văn hóa và công an đang tiếnhành xác minh, điều tra làm rõ. Nhưngcó thể thấy rằng, hiện vật (có thể là cổvật) tại di tích Chùa Nền nói riêng vàcác di tích trên địa bàn Hà Nội nóichung chưa được bảo vệ tốt.

Trước đó, Chùa Đa Sĩ (quận HàĐông), Chùa và Đình Phù Lưu (huyệnỨng Hòa) bị kẻ gian đột nhập lấy đi cácđồ thờ cúng quý, từ đỉnh thờ, báthương, tượng Phật, chuông đồng. Ngaycả Chùa Trăm Gian (huyện ChươngMỹ) cũng là di tích từng bị kẻ trộm lấyđi các bức phù điêu cổ nhưng may mắnđược công an tìm thấy, trao trả chochùa. Ngoài ra, còn nhiều di tích kháccũng là điểm nhắm tới của những kẻtrộm cắp cổ vật, hiện vật quý. Một yếu

tố khác tiềm ẩn nguy cơ cao đến mất cổvật, hiện vật tại các di tích là các vụ hỏahoạn. Vụ cháy Chùa Tảo Sách (quậnTây Hồ) năm 2011 là một điển hình.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tìnhtrạng mất cổ vật, hiện vật, đồ thờ cúngtrong chùa là công tác bảo vệ chưa thựcsự được chú ý. Chưa kể có trường hợpchính người trông coi di tích làm thấtthoát các hiện vật, đồ thờ cúng trong ditích. Một mặt, công tác phòng cháy tạicác di tích cũng trong tình trạng lơ là,có nguy cơ phá hủy hiện vật, đồ thờcúng bất cứ lúc nào.

Theo ông Trương Minh Tiến - PhóGiám đốc Sở Văn hóa và Thể thao HàNội, trong những năm qua, BộVHTTDL, UBND thành phố Hà Nộiđã có những chỉ đạo về tăng cườngquản lý các di tích, hiện vật trong ditích. Nhất là khi có Luật Di sản văn hóara đời, công tác này càng được chútrọng. Thành phố Hà Nội đã phân cấpquản lý di tích cho các địa phương đểcông tác quản lý di tích được phát huytốt hơn. Tuy nhiên, trách nhiệm quảnlý trông coi di tích vẫn còn nhiều bấtcập. “Đây đó còn xảy ra việc mất cắpcổ vật, hiện vật tại các di tích” - ÔngTrương Minh Tiến thừa nhận.

Lãnh đạo một Phòng Văn hóa-Thông tin cũng cho rằng, công tác bảovệ hiện vật, đồ thờ trong các di tích hiệnđang gặp nhiều khó khăn. Theo lý giảicủa người này, hiện vật, đồ thờ trong ditích khác với hiện vật tại các bảo tàng.Nếu hiện vật tại các bảo tàng được trưngbày, bảo quản chặt chẽ thì hiện vật trongdi tích đang “sống” đúng với công năngcủa nó, tức là nó đang được sử dụngphục vụ cho việc thờ cúng và còn đưa rađưa vào từ nhiều nguồn khác nhau. Việcquản lý, trông coi đồ thờ cúng này phụthuộc vào những người trong ban quảnlý di tích và trụ trì di tích. Ngành Vănhóa chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn, nhắcnhở, kiểm kê hiện vật trong di tích.

Ngay cả ông Phạm Đình Tùng - đạidiện Hội bô lão làng Láng Thượng, quậnĐống Đa cũng khẳng định, trách nhiệmchính trong việc bảo vệ cổ vật, hiện vậttại di tích thuộc về trụ trì chùa. Nhà chùavừa phải có trách nhiệm nhưng phải vừacó tâm trong bảo vệ cổ vật, hiện vật.

Trước vấn đề này, Sở Văn hóa vàThể thao Hà Nội tiếp tục tuyên truyềnLuật Di sản văn hóa cho các địa phương,Ban quản lý các di tích, những ngườitrực tiếp trông coi di tích để nâng cao ýthức, trách nhiệm bảo vệ di tích, bảo vệcác hiện vật, đồ thờ tại di tích. Đồng thời,ngành Văn hóa cũng tuyên truyền rộngrãi cho nhân dân để nhân dân nhận biếtvề cổ vật, hiện vật và có ý thức gìn giữ.Các ban quản lý di tích phải quy định rõtrách nhiệm cho những người trông coidi tích, nâng cao ý thức bảo vệ hiện vật,đồ thờ trong di tích. Tại các di tích cũngcần có phương án bảo vệ cổ vật, hiện vật,kể cả phương án phòng cháy chữa cháy.Một mặt, cũng cần tăng cường tráchnhiệm của các ngành liên quan và phảiquản lý tốt việc mua bán, trao đổi hiệnvật, cổ vật, kịp thời phát hiện các cổ vậtbị tuồn ra từ các di tích. Ông TrươngMinh Tiến - Phó Giám đốc Sở Văn hóavà Thể thao Hà Nội cũng cho biết, hiệncơ quan này đang trình UBND thànhphố để chuẩn bị ban hành quy chế quảnlý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích, trongđó đề cập đến trách nhiệm bảo vệ cổ vật,hiện vật, đồ thờ cúng tại các di tích.

Hiện vật, cổ vật trong di tích vừa phảiđược bảo tồn, vừa phải phát huy giá trị.Nhưng bảo tồn không có nghĩa mang cấthòm khóa lại, vì như vậy sẽ mâu thuẫnvới phát huy giá trị. Điều quan trọng,người trông coi, quản lý di tích cần phảicó ý thức và trách nhiệm gìn giữ. Songcũng không thể không nói đến tráchnhiệm của các cơ quan quản lý văn hóatrong việc hướng dẫn, kiểm tra việc bảovệ di tích và các hiện vật tại di tích.

thế hùng

Bảo vệ cổ vật, hiện vật trong các di tích Hà Nội - Những vấn đề đặt ra

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

Chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình Tân

Biên tậpTrung kIên, hồng Phượng,

hoàng Quân, Thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

Cấp ngày 18/9/2012

In tạiCông Ty Tnhh Thương mạI

ThIên Thành

Trong lễ bế mạc vào tối 05.12, tạiNhà hát Hòa Bình (TP. Hồ Chí Minh),Ban Giám khảo Liên hoan Phim ViệtNam lần thứ XIX đã trao 4 giải Bông senVàng và 9 giải Bông sen Bạc cho các tácphẩm xuất sắc thuộc các thể loại phim.

Bốn giải Bông sen Vàng thuộc về cácphim: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh(phim truyện điện ảnh); Cậu bé cờ lau(phim hoạt hình); Bản hòa tấu (phimkhoa học); Đỉnh cao chiến thắng (phimtài liệu); 9 giải Bông sen Bạc được traocho các bộ phim: Cuộc đời của Yến,Những đứa con của làng, Đất lành, Triếtgia Trần Đức Thảo suy tư cùng thế kỷ,Cỏ xanh im lặng, Sinh ra trong mùa nổi,Chúa sơn lâm sau song sắt, Những mặtphẳng, Đàn sếu có trở về.

Ở thể loại phim truyện điện ảnh, diễnviên Trung Anh (phim Những đứa concủa làng) giành giải Nam diễn viên chínhxuất sắc nhất; giải Nữ diễn viên chínhxuất sắc nhất đã thuộc về diễn viên ĐỗThúy Hằng (phim Những đứa con củalàng và phim Cuộc đời của Yến). Ở thểloại phim truyện video, giải Nữ diễn viênchính xuất sắc nhất đã thuộc về diễn viênNguyễn Thu Thủy (phim Đất lành).

Ngoài ra, Ban Giám khảo cũng traogiải Đạo diễn xuất sắc nhất cho các thểloại phim hoạt hình, phim khoa học,phim tài liệu, phim truyện video và phimtruyện điện ảnh. Giành được nhiều tìnhcảm của khán giả, phim Tôi thấy hoavàng trên cỏ xanh đã đoạt giải Phim haynhất do khán giả bình chọn dành chophim truyện dự thi và phim Em là bà nộicủa anh, đoạt giải Phim được khán giảyêu thích nhất dành cho phim truyệnchiếu trong Chương trình toàn cảnh.

Phát biểu tại lễ bế mạc, Tiến sĩ NgôPhương Lan - Cục trưởng Cục Điện ảnhViệt Nam cho biết, dấu ấn đậm nét củaLiên hoan Phim Việt Nam lần thứ XIXchính là chất lượng của các tác phẩmđược chọn, là tình yêu nhiệt thành của

khán giả đối với phim Việt, điều này đãkhẳng định tay nghề và bản lĩnh của lựclượng sáng tác trẻ ở tất cả các thể loạiphim. Các giải thưởng được trao trongLiên hoan Phim Việt Nam luôn là nguồnđộng viên các nghệ sĩ có thêm động lựcsáng tạo nhiều tác phẩm điện ảnh thu hútvà hay hơn nữa, góp phần phát triển nềnđiện ảnh dân tộc.

Liên hoan Phim Việt Nam lần thứXIX cũng được tô đậm tính nghề nghiệpbởi các cuộc giao lưu giữa nghệ sĩ điệnảnh và các tầng lớp khán giả. Các cuộchội thảo với sự tham gia của các chuyêngia trong lĩnh vực điện ảnh, các nhà hoạtđộng điện ảnh quốc tế uy tín, tạo môitrường trao đổi nghề nghiệp giữa các nhàlàm phim, nhà sản xuất phim.

Trong 5 ngày diễn ra Liên hoanPhim, đã có nhiều hoạt động phong phú,đa dạng như: Trình chiếu toàn bộ 125phim thuộc các thể loại tham gia liênhoan tại 5 cụm rạp tại TP. Hồ Chí Minh;các chương trình giao lưu nghệ sĩ điệnảnh với học sinh, sinh viên, lực lượng vũtrang… Đặc biệt, Triển lãm “Điện ảnhViệt Nam đồng hành cùng đất nước” giớithiệu hơn 200 bức ảnh về sự kiện, conngười, tác phẩm tiêu biểu phác họa diệnmạo của nền điện ảnh nước nhà trong

hơn 60 năm qua. Các tác phẩm trưng bàytại triển lãm tập trung vào 4 nội dungchính: Điện ảnh Việt Nam thời kỳ khángchiến trước Ngày Bác Hồ ký Sắc lệnhthành lập “Doanh nghiệp quốc gia Chiếubóng và Chụp ảnh Việt Nam”(15.3.1953); điện ảnh Việt Nam thời kỳkháng chiến 1953-1975; điện ảnh ViệtNam thời kỳ thống nhất, xây dựng đấtnước, đổi mới và hội nhập quốc tế 1976-2015; những nghệ sĩ điện ảnh có tácphẩm được trao tặng Giải thưởng Hồ ChíMinh về văn học nghệ thuật, cùng nhữngđóng góp của điện ảnh đối với lịch sử dântộc, nhất là giai đoạn kể từ sau ngày đấtnước hoàn toàn thống nhất (30.4.1975).

Lễ bế mạc Liên hoan Phim Việt Namlần thứ XIX khép lại với nghi lễ trao cờcho lãnh đạo TP. Đà Nẵng - nơi đăng caitổ chức Liên hoan Phim Việt Nam lầnthứ XX sẽ diễn ra vào năm 2017.

Liên hoan Phim Việt Nam lần thứXIX do Bộ VHTTDL phối hợp vớiUBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức là sựkiện điện ảnh đặc biệt, có nhiều ý nghĩa,ghi dấu ấn sâu sắc, thiết thực chào mừngĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIIcủa Đảng và các ngày kỷ niệm trọng đạicủa đất nước trong năm 2015.

Ban tổ chức trao giải Bông sen Vàng (Thể loại phim truyện) cho phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”

LIêN HOAN PHIm VIệT NAm LầN THứ XIX

Bốn giải Bông sen Vàng được trao