toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - số 1100 - vanhien.vn

20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văn Hóa, tHể tHao và du LịcH Số 1100 ngày 06/11/2014 - Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (Tr.7) - Thực hiện tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng nông thôn mới (Tr.6) - “Bảo tồn, phát huy bền vững giá trị Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long” (Tr.8) - Kiểm tra việc sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp thuần phong mỹ tục (Tr.9) Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014-2015 Bộ VHTTDL vừa có Công văn số 3843/BVHTTDL-VHCS ngày 28/10/2014 gửi Sở VHTTDL các tỉnh/thành hướng dẫn thực hiện việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014-2015. Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL các tỉnh/thành: Tổ chức các ngày kỷ niệm phải thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác của pháp luật. Nội dung các chương trình, hoạt động kỷ niệm phải đảm bảo trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, không phô trương hình thức, lãng phí, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm... (Xem tiếp trang 3) Bảo đảm an toàn cho người Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài Tổng cục Du lịch vừa có Công văn gửi tới Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đề nghị tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài. Công văn nêu rõ, ngày 25/10/2014, một nữ khách du lịch Việt Nam đã bị xâm hại thân thể tại Malaysia. Điều này đặt ra yêu cầu cần quan tâm thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho khách Việt Nam khi ra nước ngoài du lịch. Tổng cục Du lịch đề nghị Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các đơn vị doanh nghiệp lữ hành quốc tế có biện pháp tăng cường quản lí đoàn, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách trong thời gian tham gia chương trình du lịch; có thông tin khuyến cáo, nhắc nhở du khách chủ động đảm bảo an toàn tài sản, thân thể khi tham gia du lịch. H.PHượNg Sáng 31/10 tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Tọa đàm Kỷ niệm 110 năm Ngày Sinh Giáo sư Hoàng Minh Giám - Bộ trưởng Bộ Văn hóa (04/11/1904-04/11/2014). Tới dự Tọa đàm có Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - Nguyễn Thế Kỷ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Huỳnh Vĩnh Ái cùng lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, các giáo sư, nhà nghiên cứu, cộng sự của Giáo sư Hoàng Minh Giám qua các giai đoạn cộng tác khác nhau, những người con, người cháu trong gia đình, đại diện các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương. (Xem tiếp trang 3) Tọa đàm Kỷ niệm 110 năm Ngày Sinh Giáo sư Hoàng Minh Giám - Bộ trưởng Bộ Văn hóa Ảnh: M.U trong số nàY Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị

Upload: pham-viet-long

Post on 24-Jun-2015

207 views

Category:

News & Politics


8 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1.100. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1100 ngày 06/11/2014

- Hướng dẫn quản lý và sử dụngkinh phí hoạt động Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

(Tr.7)- Thực hiện tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

(Tr.6)- “Bảo tồn, phát huy bền vững giá trị Di sản Thiên nhiên thế giớiVịnh Hạ Long”

(Tr.8)- Kiểm tra việc sử dụng biểu tượng,sản phẩm, linh vật không phù hợpthuần phong mỹ tục

(Tr.9)

Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn tronghai năm 2014-2015

Bộ VHTTDL vừa có Công văn số3843/BVHTTDL-VHCS ngày 28/10/2014gửi Sở VHTTDL các tỉnh/thành hướngdẫn thực hiện việc tổ chức kỷ niệm cácngày lễ lớn trong hai năm 2014-2015.Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL cáctỉnh/thành: Tổ chức các ngày kỷ niệmphải thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạocủa Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướngChính phủ và các quy định khác củapháp luật. Nội dung các chương trình,hoạt động kỷ niệm phải đảm bảo trangtrọng, lành mạnh, tiết kiệm, không phôtrương hình thức, lãng phí, thực hiệntheo quy định tại Nghị định số145/2013/NĐ-CP của Chính phủ quyđịnh về tổ chức ngày kỷ niệm...

(Xem tiếp trang 3)

Bảo đảm an toàn cho người Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài

Tổng cục Du lịch vừa có Công văn gửi tới Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cácdoanh nghiệp lữ hành quốc tế đề nghị tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn chongười Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài. Công văn nêu rõ, ngày 25/10/2014,một nữ khách du lịch Việt Nam đã bị xâm hại thân thể tại Malaysia. Điều này đặtra yêu cầu cần quan tâm thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn chokhách Việt Nam khi ra nước ngoài du lịch. Tổng cục Du lịch đề nghị Hiệp hội Dulịch Việt Nam, các đơn vị doanh nghiệp lữ hành quốc tế có biện pháp tăng cườngquản lí đoàn, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách trong thời gian tham giachương trình du lịch; có thông tin khuyến cáo, nhắc nhở du khách chủ độngđảm bảo an toàn tài sản, thân thể khi tham gia du lịch. H.PHượng

Sáng 31/10 tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Tọa đàm Kỷ niệm 110 năm NgàySinh Giáo sư Hoàng Minh Giám - Bộ trưởng Bộ Văn hóa (04/11/1904-04/11/2014).Tới dự Tọa đàm có Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh, Phó Trưởng BanTuyên giáo Trung ương - Nguyễn Thế Kỷ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - NguyễnThanh Sơn, Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Huỳnh Vĩnh Ái cùng lãnh đạo các Ban, Bộ,ngành Trung ương, các giáo sư, nhà nghiên cứu, cộng sự của Giáo sư Hoàng MinhGiám qua các giai đoạn cộng tác khác nhau, những người con, người cháu trong giađình, đại diện các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương. (Xem tiếp trang 3)

Tọa đàm Kỷ niệm 110 năm Ngày Sinh Giáo sư Hoàng Minh Giám -

Bộ trưởng Bộ Văn hóa

Ảnh:

M.U

trong số này

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1100 l 06.11.2014

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn chủ trìcuộc họp về xây dựng dự thảo Chiếnlược văn hóa đối ngoại đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lượccác ngành công nghiệp văn hóa ViệtNam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm2030. Theo đó, tại cuộc họp, Thứtrưởng kết luận: Về dự thảo Chiến lượcphát triển các ngành công nghiệp vănhóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030, đề nghị Viện Văn hóaNghệ thuật quốc gia Việt Nam điềuchỉnh nội dung dự thảo: Cập nhật làmrõ việc triển khai Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của BộChính trị về “Hội nhập quốc tế”, Nghịquyết Hội nghị lần thứ chín BCH TƯĐảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014) về xây dựngvà phát triển văn hóa, con người ViệtNam đáp ứng yêu cầu phát triển bềnvững đất nước và những tác động, dựthảo xu hướng sắp tới ảnh hưởng tớivăn hóa đối ngoại của Việt Nam, đặc

biệt là sự gia tăng sức mạnh mềm củamột số quốc gia đến Việt Nam; Bổsung, làm rõ mục tiêu định hướng, cụthể của Chiến lược; Bổ sung làm rõnhiệm vụ, giải pháp phù hợp, tươngứng, đặc biệt là phát triển sáng tạo vàcơ chế chính sách; Nghiên cứu tậptrung trọng tâm, ưu tiên phân ngànhsáng tạo phù hợp với điều kiện ViệtNam, có lợi thế so sánh với khu vực,thế giới; Nghiên cứu tách riêngChương trình hành động, rà soát cácĐề án chương trình đảm bảo khả năngvà lộ trình thực hiện phù hợp.

Về dự thảo Chiến lược các ngànhcông nghiệp văn hóa Việt Nam đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,đề nghị Cục Hợp tác quốc tế điềuchỉnh nội dung dự thảo: Cân nhắcmục tiêu chung chỉ ghi giới hạn trongviệc đẩy mạnh các hoạt động văn hóađối ngoại còn hẹp, văn hóa phải thấmvào các hoạt động đối ngoại và chủđộng đưa Việt Nam ra với thế giới,

tạo sức hấp dẫn của các nước với ViệtNam bằng văn hóa; Tiếp thu các ýkiến góp ý, thể hiện rõ hơn nữa vănhóa trong đối ngoại ở các lĩnh vựckhác… Làm rõ các mục tiêu cụ thể,rà soát nhiệm vụ đặt trọng tâm, gắnvăn hóa đối ngoại với công nghiệpvăn hóa, thể hiện tính liên ngành; Bổsung làm rõ sự phân vùng khu vựcvăn hóa đối ngoại, có trọng tâm, trọngđiểm, hướng tiếp cận phù hợp; ứngphó với sức mạnh mềm của một sốquốc gia đến Việt Nam.

Thực hiện đảm bảo tiến độ việc tiếpthu lấy ý kiến đóng góp, xây dựng bộhồ sơ, báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét,gửi lấy ý kiến của các Bộ, Ngành liênquan trước ngày 25/11/2014; Tổnghợp, tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo, hồsơ theo góp ý của các Bộ, ngành trướcngày 05/11/2014; Hoàn thiện hồ sơ,trình Thủ tướng Chính phủ xem xéttrước ngày 15/11/2014.

H.PHượng

Xây dựng Chiến lược văn hóa đối ngoại và Chiến lược các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Bộ VHTTDL đã ban hành Côngvăn số 3885/BVHTTDL-DSVH ngày30/10 về việc bổ sung tuyến cáp treovào Quy hoạch Khu di tích Lịch sửNhà Trần tại Đồng Triều, Quảng Ninh.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của PhóThủ tướng Vũ Đức Đam về việc giaoBộ VHTTDL chủ trì phối hợp với cơquan liên quan xem xét, giải trình Thủtướng Chính phủ quyết định bổ sungtuyến cáp treo và khu dịch vụ tại cụmdi tích lịch sử văn hóa chùa NgọaVân-Hồ Thiên, thuộc Khu di tích lịchsử Nhà Trần ở Đông Triều, tỉnh QuảngNinh vào Quy hoạch tổng thể bảo tồnvà phát huy giá trị Khu di tích lịch sửNhà Trần ở Đông Triều, Quảng Ninh.

Bộ VHTTDL đã nhận được ý kiến củaBộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính;Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môitrường và của Hội đồng Di sản vănhóa quốc gia. Sau khi tổng hợp các ýkiến của các Bộ và Hội đồng Di sảnvăn hóa quốc gia, Bộ VHTTDL có ýkiến báo cáo Thủ tướng như sau:

Để tạo điều kiện thuận lơi, an toàncho du khách khi đến thăm di tích,nhất là đối với người cao tuổi, cáccháu nhỏ, thương binh, người tàntật… các Bộ và Hội đồng Di sản vănhóa quốc gia đều có ý kiến thống nhấtchủ trương đầu tư xây dựng tuyến cáptreo và khu dịch vụ tại cụm di tích lịchsử văn hóa chùa Ngọa Vân-Hồ Thiên

(trong khu vực bảo vệ II khu di tíchlịch sử Nhà Trần ở Đông Triều) bằngnguồn vốn huy động ngoài ngân sáchnhà nước. Trong trường hợp việc xâydựng được Thủ tướng Chính phủ chấpthuận chủ trương đầu tư thì cần lưu ý:Nhà ga và khu dịch vụ chỉ xây dựngngoài khu vực bảo vệ I của di tích;Hạn chế quy mô và khống chế chiềucao các công trình, kết hợp trồng câyxanh ngăn cách để không làm ảnhhưởng đến di tích và môi trường cảnhquan di tích; Tuân thủ các quy định vềđánh giá tác động môi trường, cam kếtbảo vệ môi trường theo quy định củapháp luật.

Đ.AnH

Bổ sung tuyến cáp treo vào Quy hoạch Khu di tích Nhà Trần tại Đồng Triều, Quảng Ninh

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1100 l 06.11.2014

Giáo sư Hoàng Minh Giám sinhngày 04/11/1904 tại xã Đông Ngạc,huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội(nay là phường Đông Ngạc, quận BắcTừ Liêm, TP. Hà Nội) trong một giađình nhiều đời khoa bảng, gốc ở xứĐông Bình, Gia Bình, Bắc Ninh. Lànhà hoạt động chính trị, nhà ngoại giao,nhà giáo ưu tú và yêu nước của ViệtNam, sau khi tốt nghiệp trường Caođẳng sư phạm Đông Dương, HoàngMinh Giám đi làm nghề giáo ở Huế,Hà Nội, Phnôm Pênh (Campuchia).Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945,ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh vàChính phủ giao nhiều trọng trách: Thứtrưởng Ngoại giao thay mặt Chính phủViệt Nam nhiều lần thương thuyết vớiChính phủ Pháp trong những nămkháng chiến chống thực dân Pháp. Từtháng 7/1954, ông được Bác Hồ tínnhiệm giao trọng trách đảm nhiệmcương vị Bộ trưởng Bộ Văn hóa. Tronghơn 20 năm công tác trong ngành vănhóa, ông đã xây dựng, truyền bá tưtưởng yêu nước và khát vọng giảiphóng dân tộc cho mỗi người dân. Ôngđã góp phần thúc đẩy ngành văn hóa ởcác địa phương, đơn vị sản xuất ở miềnBắc trở thành “vũ khí” để cổ vũ, độngviên công cuộc xây dựng xã hội chủnghĩa, khích lệ khát vọng giải phóngdân tộc, thống nhất đất nước.

Tại cuộc Tọa đàm, nhiều ý kiến,tham luận của các đại biểu đã góp

phần khẳng định những đóng góp tolớn của Giáo sư Hoàng Minh Giám ởnhiều lĩnh vực như: ngoại giao, vănhóa... Theo Vụ Văn hóa văn nghệ(Ban Tuyên giáo Trung ương): Bộtrưởng Hoàng Minh Giám là một nhàvăn hóa có kiến thức sâu rộng, tầmnhìn chiến lược vừa bao quát, vừa cụthể, đã lãnh đạo ngành văn hóa vượtqua khó khăn, xây dựng nền móngvững chắc cho sự phát triển của ngành.Nét nổi bật trong sự nghiệp của Bộtrưởng Hoàng Minh Giám là sớm nhậnthức được vai trò của di tích, di vật(nay gọi là di sản văn hóa) trong đờisống xã hội, bồi đắp, nuôi dưỡng tâmtư, tình cảm của nhân dân trong bốicảnh xã hội nước ta có nhiều biến đổi.117 di tích trên cả nước được côngnhận trong thời gian ông làm Bộtrưởng, đều là những di tích có giá trịvề lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật. Đếnnay, những di tích này đã được côngnhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt vàđược nhân dân bảo tồn, phát huy giátrị, đóng góp đắc lực vào sự phát triểnkinh tế-xã hội địa phương. Đặc biệt,trong 22 năm giữ cương vị Bộ trưởngBộ Văn hoá (1954-1976), Giáo sưHoàng Minh Giám cũng chính làngười đặt nền móng trong quá trìnhxây dựng nền văn hóa Việt Nam tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tham luận của các chuyên gia, nhàvăn hóa còn tập trung khẳng định công

lao to lớn của Giáo sư Hoàng MinhGiám là phục hồi các loại hình nghệthuật truyền thống như Tuồng, Chèo,Cải lương. Bên cạnh đó, ông cũng luônquan tâm đến hệ thống tổ chức, xâydựng những thiết chế văn hóa: bảotàng, thư viện, trường đại học...

Phát biểu tại Tọa đàm, Bộ trưởngBộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anhkhẳng định: Giáo sư Hoàng MinhGiám đóng góp cho đất nước, cho cáchmạng Việt Nam ở nhiều lĩnh vực. Ởcương vị nào ông cũng hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ được giao, để lạinhững dấu ấn khó quên. Giáo sưHoàng Minh Giám thực sự là tấmgương sáng, mẫu mực của người tríthức thời đại Hồ Chí Minh, cả đời tậntụy cống hiến vì nhân dân, vì đất nước,vì sự nghiệp cách mạng. Trên cương vịBộ trưởng, ông đã có những đóng gópnền móng, to lớn cho sự nghiệp bảotồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,góp phần xây dựng nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.Bộ trưởng Hoàng Minh Giám đã chỉđạo các hoạt động của ngành đạt đượcnhững thành tựu to lớn: Xây dựng nếpsống mới, đẩy lùi các hủ tục của chếđộ phong kiến, thực dân là bài họcthực tiễn sâu sắc, có giá trị lý luận đểchúng ta tiếp tục nghiên cứu và ápdụng trong nhiệm vụ xây dựng đờisống văn hóa cơ sở ngày nay.

Đ.n

theo quy định tại Nghị định số145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013của Chính phủ quy định về tổ chứcngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhậnhình thức khen thưởng, danh hiệu thiđua, nghi lễ đối ngoại và đón tiếpkhách nước ngoài. Đảm bảo chútrọng các yêu cầu về chính trị, đốingoại, thực hiện nếp sống văn minh,

bảo tồn giá trị văn hóa, bản sắc dântộc. Đẩy mạnh tăng cường công táctuyên truyền giáo dục về giá trị, ýnghĩa lịch sử của sự kiện trên cácphương tiện thông tin với nhiều hìnhthức phong phú, sinh động. SởVHTTDL các tỉnh/thành tích cựctham mưu cho UBND tỉnh/thành chủđộng phối hợp với các ngành chức

năng tổ chức các hoạt động; chủ trìhướng dẫn các nghi thức trong tổchức các ngày kỷ niệm.

Kết thúc các hoạt động, đề nghịSở VHTTDL các tỉnh/thành kịp thờicó báo cáo kết quả gửi về BộVHTTDL (Cục Văn hóa cơ sở) đểtổng hợp báo cáo Bộ trưởng.

H.Quân

Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn... (Tiếp theo trang 1)

Tọa đàm Kỷ niệm 110 năm... (Tiếp theo trang 1)

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

4 số 1100 l 06.11.2014

quản lý nhà nước

Ngày 20/10/2014, Bộ VHTTDL banhành Công văn số 3717/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Nam Định vềviệc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệtQuần thể di tích Phủ Dầy, xã Kim Thái(Vụ Bản, Nam Định).

Theo đó, việc quản lý, bảo vệ Quần

thể di tích Phủ Dầy hiện rất phức tạp,chưa thống nhất, việc quản lý nguồn thucòn chưa minh bách dẫn đến tranh chấpquyền lợi tại các điểm di tích. Trong cáclần làm việc trước đây với tỉnh NamĐịnh, Bộ VHTTDL đã đề nghị cần quyhoạch lại khu vực dịch vụ, bến xe…

nhưng đến nay địa phương chưa có điềukiện triển khai, do đó, cảnh quan cònnhếch nhác, lộn xộn. Vì vậy, BộVHTTDL thấy rằng chưa nên đặt vấnđề xếp hạng di tích quốc gia đặc biệtQuần thể di tích Phủ Dầy trong thờiđiểm hiện nay. H.Quân

Ngày 17/10/2014, liên Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch, Nội vụ đã banhành Thông tư liên tịch số13/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV quyđịnh mã số và tiêu chuẩn chức danhnghề nghiệp viên chức chuyên ngànhThể dục thể thao.

Thông tư trên quy định về nhiệmvụ; tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp;trình độ đào tạo, bồi dưỡng; năng lực,chuyên môn nghiệp vụ của các chứcdanh nghề nghiệp viên chức chuyênngành Thể dục thể thao gồm: Huấnluyện viên cao cấp (hạng I); Huấnluyện viên chính (hạng II); Huấnluyện viên (hạng III); Hướng dẫn viên(hạng IV).

Theo đó, huấn luyện viên cao cấpphải có trình độ cử nhân chuyên ngànhthể dục thể thao trở lên; có trình độngoại ngữ bậc 3 (B1) và trình độ tinhọc đạt chuẩn kỹ năng sử dụng côngnghệ thông tin cơ bản theo quy định;có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ chức danh huấn luyện viên

cao cấp.Ngoài ra, Huấn luyện viên cao cấp

còn phải hiểu biết sâu sắc kiến thức vềlý luận và phương pháp giáo dục thểchất; học thuyết huấn luyện thể thao;nắm chắc và thường xuyên cập nhật kỹthuật, chiến thuật và xu hướng pháttriển kỹ thuật, chiến thuật của môn thểthao chuyên sâu ở trong nước và trênthế giới hiểu biết rõ các kiến thức vềgiáo dục học, tâm lý học, y sinh học thểdục thể thao, dinh dưỡng, sử dụngthuốc bổ trợ và các quy định về phòng,chống doping trong tập luyện và thiđấu thể thao; biết kiểm tra y học thểdục thể thao và sơ cứu chấn thương chovận động viên trong tập luyện và thiđấu thể thao...

Về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồidưỡng của huấn luyện viên chính,Thông tư quy định huấn luyện viênchính phải có trình độ cử nhân chuyênngành Thể dục thể thao trở lên; có trìnhđộ ngoại ngữ bậc 2 (A2) và trình độ tinhọc đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công

nghệ thông tin cơ bản theo quy định...Thông tư cũng nêu rõ viên chức

thăng hạng lên chức danh huấn luyệnviên cao cấp phải có thời gian công tácgiữ chức danh huấn luyện viên chínhhoặc tương đương từ đủ 6 năm trở lênnhưng phải có thời gian hưởng lươngchức danh huấn luyện viên chính ítnhất đủ 12 tháng tính đến thời điểmnộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạngchức danh huấn luyện viên cao cấp.

Còn viên chức thăng hạng lên chứcdanh huấn luyện viên chính (hạng II)phải có thời gian công tác giữ chứcdanh huấn luyện viên hoặc tươngđương từ đủ 9 năm trở lên nhưng phảicó thời gian hưởng lương chức danhhuấn luyện viên ít nhất đủ 12 tháng tínhđến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thithăng hạng chức danh huấn luyện viênchính...

Thông tư gồm 3 Chương, 9 Điều,có hiệu lực thi hành từ ngày15/12/2014.

H.Quân

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức Thể dục thể thao

Về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Quần thể di tích Phủ Dầy

Ngày 20/10/2014, Bộ VHTTDL banhành Công văn số 3715/BVHTTDL-DSVH gửi Sở VHTTDL Thừa ThiênHuế về việc thẩm định báo cáo kinh tế kỹthuật tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp ditích Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn ChíDiểu (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế).

Theo đó, Bộ VHTTDL thỏa thuậnBáo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ, tôn

tạo chống xuống cấp di tích Nhà lưuniệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu, baogồm các nội dung: Chống xuống cấpNhà lưu niệm (lợp lại mái ngói liệt,phục hồi bờ nóc và bờ chảy, thay thếcác đòn tay và rui mè mục hỏng, trátlại móng tường, phục hồi 2 cửa sổ);tôn tạo sân vườn, đường đi, các cổngvà biển chỉ dẫn di tích.

Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế cầnchỉ đạo các cơ quan liên quan hoànthiện hồ sơ như sau: Dịch chuyển vịtrí cổng chào vào phía trong (phíađường vào di tích), không làm trênđoạn vạt góc đường; bổ sung bản vẽvị trí biển chỉ dẫn di tích và thiết kếcánh cổng phía trước bình phong.

H.Quân

Tu bổ, tôn tạo di tích Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

5số 1100 l 06.11.2014

quản lý nhà nước

- Tại Quyết định số 3508/QĐ-BVHTTDL ngày 23/10/2014, BộVHTTDL thành lập Hội đồng thẩmđịnh nghiệm thu Quy hoạch tổngthể phát triển Khu du lịch quốc gianúi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030 doThứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm Chủtịch Hội đồng, ông Hồ Việt Hà - Vụtrưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính làmPhó Chủ tịch Hội đồng và 09Thành viên.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 3522/QĐ-BVHTTDL ngày24/10/2014 giao Cục Di sản văn hóatổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụngphần mềm “Hệ thống thông tin Bảotàng Việt Nam” và phần mềm “Hệthống thông tin quản lý di sản vănhóa phi vật thể” cho các bảo tàng trêntoàn quốc và các đơn vị chịu tráchnhiệm quản lý di sản văn hóa phi vậtthể thuộc Sở VHTTDL các tỉnh/thành.Thời gian triển khai: trong tháng 11và tháng 12/2014.

- Ngày 24/10/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 3529/QĐ-BVHTTDL, về việc thành lập Hộiđồng thẩm tra Hồ sơ Dự thảo tiêuchuẩn quốc gia thuộc lĩnh vực Thưviện. Tên tiêu chuẩn: Thông tin và

Tư liệu - Phương pháp phân tích tàiliệu, xác định chủ để và lựa cọn cácthuật ngữ định chỉ mục do Thứtrưởng Đặng Thị Bích Liên làm Chủtịch và 06 Ủy viên.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 3569/QĐ-BVHTTDL ngày27/10/2017, thành lập Ban Chỉ đạoxây dựng Hồ sơ “Nghệ thuật BàiChòi miền Trung Việt Nam” trìnhTổ chức Khoa học, Giáo dục vàVăn hóa của Liên hợp quốc(UNESCO) đưa vào Danh sách disản văn hóa phi vật thể đại diện củanhân loại do Thứ trưởng Đặng ThịBích Liên làm Trưởng Ban, ông LêHữu Lộc - Chủ tịch UBND tỉnhBình Định, Phó Trưởng BanThường trực và 13 Ủy viên.

- Tại Quyết định số 3573/QĐ-BVHTTDL ngày 28/10/2014, BộVHTTDL thành lập Ban Tổ chức Hộithảo khoa học quốc gia “Những giảipháp lớn nhằm xây dựng và phát triểnvăn hóa, con người Việt Nam đáp ứngyêu cầu phát triển bền vững đất nước”do Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làmTrưởng Ban, ông Vũ Ngọc Hoàng -Phó Trưởng Ban Thường trực BanTuyên giáo Trung ương, ông Lê QuốcLý - Phó Giám đốc Học viện Chính trị-

Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, ôngPhùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thườngtrực Hội đồng lý luận Trung ương, ôngNguyễn Hải Đường - Ban Biên tập BáoNhân Dân làm Phó Trưởng Ban và 10Thành viên Ban Tổ chức.

- Ngày 28/10/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 3590/QĐ-BVHTTDL, giao Trung tâm Triểnlãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủtrì, phối hợp với các đơn vị có liênquan thuộc Bộ VHTTDL, Bộ Giáodục và Đào tạo, Bộ Tư lệnh Cảnh sátbiển Việt Nam, Bộ Tư lệnh Hải quân,Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Trungương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, HộiNgười Cao tuổi Việt Nam, Hội Di sảnvăn hóa Việt Nam, Hiệp hội Làngnghề Việt Nam; Sở VHTTDL cáctỉnh/thành: Hà Nội, Quảng Ninh, HảiPhòng, Thanh Hóa, Nghệ An, QuảngBình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,Quảng Nam, Quảng Ngãi, KhánhHòa, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-VũngTàu, Kiên Giang; Viện Hải dươnghọc và các đơn vị có liên quan tổ chức“Tuần Văn hóa-Du lịch biển đảo ViệtNam - Hà Nội 2014”. Thời gian tổchức từ 21-24/11/2014, tại Trung tâmTriển lãm văn hóa nghệ thuật ViệtNam (Hà Nội). tHtt

VăN BảN Mới

Ngày 15/10/2014, Bộ VHTTDL đãcó Tờ trình số 237/TTr-BVHTTDL gửiThủ tướng Chính phủ về việc phê duyệtQuy hoạch tổng thể phát triển Khu dulịch quốc gia - Mộc Châu, tỉnh Sơn Lađến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.Theo đó, việc phát triển Khu du lịch quốcgia - Mộc Châu góp phần làm động lựcphát triển du lịch vùng Trung du miền núiBắc bộ với hệ thống sản phẩm du lịch đadạng, độc đáo, có thương hiệu và sứccạnh tranh cao, nhất là các sản phẩmnông nghiệp đặc trưng, bản sắc văn hóa

các dân tộc. Về các chỉ tiêu, theo Quy hoạch, đến

năm 2020, Khu du lịch quốc gia - MộcChâu sẽ đón 1,25 triệu lượt khách, trongđó khách quốc tế đạt 10 nghìn lượt, có1.840 buồng lưu trú, tổng doanh thu từdu lịch đạt 1.149 tỉ đồng, tương đương67,6 triệu USD, đóng góp 7,5% vào GDPcủa địa phương, tạo việc làm cho 9,9nghìn lao động; năm 2030 đón 2,97 triệulượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 50nghìn lượt với 5.390 buồng lưu trú, tổngdoanh thu từ du lịch đạt 5.557 tỉ đồng,

tương đương 264,6 triệu USD, đóng góp10,4% vào GDP của địa phương, tạo việclàm cho 29,4 nghìn lao động.

Nội dung của Tờ trình cũng đưa racác giải pháp để thực hiện Quy hoạchbao gồm: Giải pháp về cơ chế, chínhsách; phát triển nguồn nhân lực vàkhoa học công nghệ; đầu tư cơ sở vậtchất kỹ thuật; hợp tác phát triển; thôngtin tuyên truyền, xúc tiến quảng bá vàbảo vệ môi trường du lịch; quản lý pháttriển khu du lịch.

H.Quân

Trình Thủ tướng Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia - Mộc Châu

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

6 số 1100 l 06.11.2014

quản lý nhà nước

Ngày 09/10/2014, Bộ VHTTDL banhành Kế hoạch số 3864/KH-BVHTTDLvề việc triển khai thực hiện Quyết địnhsố 34/2014/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ quy định “Tiêu chuẩn xã,phường, thị trấn phù hợp với trẻ em”.

Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện,đánh giá Tiêu chí liên quan đến NgànhVHTTDL (cụ thể là Tiêu chí 14: Điểmvui chơi, giải trí và tổ chức hoạt độngvăn hóa vui chơi, rèn luyện thể chất chotrẻ em).

Nội dung các công việc bao gồm:Xây dựng Kế hoạch của Bộ VHTTDLtriển khai Quyết định của Thủ tướngChính phủ, cử đơn vị đầu mối tham gia

phối hợp với Bộ Lao động-Thương binhvà Xã hội và các Ban, Bộ, ngành đoànthể; Xây dựng Hướng dẫn việc thu nhập,đánh giá các tiêu chí xã, phường, thị trấnphù hợp với trẻ em liên quan đến ngành(triển khai, thực hiện Tiêu chí 14 trongQuyết định của Thủ tướng Chính phủ);Tổ chức và tham gia các đoàn kiểm tra,giám sát tình hình triển khai thực hiệnQuyết định của Thủ tướng Chính phủ tạicác địa phương.

Sở VHTTDL các tỉnh/thành có tráchnhiệm: Xây dựng Kế hoạch triển khaithực hiện Quyết định số 34/2014/QĐ-TTg ngày 30/5/2014 của Thủ tướngChính phủ quy định “Tiêu chuẩn xã,

phường, thị trấn phù hợp với trẻ em”.Chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ tại cơ sởtham gia Hội đồng đánh giá, xem xét,công nhận xã phường, thị trấn phù hợpvới trẻ em tại địa phương; Căn cứHướng dẫn của Bộ VHTTDL, thu thập,đánh giá và báo cáo Trung ương định kỳhằng năm số liệu của địa phương liênquan đến Tiêu chí 14 theo quyết định củaThủ tướng Chính phủ.

Hằng năm, các đơn vị gửi báo cáobằng văn bản về tình hình triển khai thựchiện Kế hoạch tới Vụ Gia đình trướcngày 15/11 để tổng hợp báo cáo lãnh đạoBộ VHTTDL.

H.Quân

Bộ VHTTDL đã có Công văn số3879/BVHTTDL-VHCS ngày 30/10gửi UBND các tỉnh/thành về việc thựchiện tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất vănhóa trong xây dựng nông thôn mới.

Theo đó, về xây dựng mới cơ sở vậtchất văn hóa, các tỉnh/thành nghiên cứuáp dụng các Thông tư của Bộ để xácđịnh vị trí, diện tích đất quy hoạch, quymô xây dựng Trung tâm văn hóa-thểthao xã, Nhà văn hóa-Khu thể thao thônphù hợp với các tiêu chí phân theo từngvùng, miền quy định tại các Thông tư số12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010quy định mẫu về tổ chức, hoạt động vàtiêu chí của Trung tâm Văn hóa-Thểthao xã; Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 quy địnhmẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chícủa Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn;Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDLngày 30/5/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 6của Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDLngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổchức, hoạt động và tiêu chí của Trungtâm Văn hóa-Thể thao xã và Thông tư

số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày08/3/2011 quy định mẫu về tổ chức hoạtđộng và tiêu chí của Nhà Văn hóa-KhuThể thao thôn.

Diện tích đất quy hoạch xây dựngTrung tâm văn hóa-thể thao xã; Nhà vănhóa-Khu thể thao thôn được tính gộp làtổng diện tích các công trình văn hóa,thể thao trên địa bàn xã và thôn, Địađiểm công trình văn hóa, thể thao khôngnhất thiết phải nằm trên cùng một vị trí.

Về việc sử dụng cơ sở vật chất hiệncó, đối với các địa phương gặp khó khăntrong việc bố trí diện tích đất và huyđộng các nguồn lực để xây dựng mớiTrung tâm văn hóa-thể thao xã, Nhà vănhóa-Khu thể thao thôn thì tạm thời sửdụng các cơ sở vật chất hiện có như Hộitrường, Trung tâm học tập cộng đồng,Nhà rông, Nhà dài, Nhà sinh hoạt cộngđồng, Nhà văn hóa đã xây dựng từ trướcđể tổ chức các hoạt động văn hóa, thểthao phục vụ cộng đồng.

Một số địa phương có các thiết chếvăn hóa truyền thống như Đình làng,nhưng chưa có Nhà văn hóa, nếu được

sự đồng ý của nhân dân và các đoàn thểđịa phương có thể sử dụng thiết chế nàytổ chức một số hoạt động văn hóa, thểthao phù hợp.

Một số thôn, làng, bản, ấp có số dânít, địa giới hành chính gần nhau, đượcsự đồng thuận của nhân dân có thể tổchức sinh hoạt văn hóa, thể thao tại mộtsố Nhà văn hóa liên thôn.

Các địa phương sử dụng Hộitrường, Trung tâm học tập cộng đồng,Nhà rông, Nhà dài, Nhà sinh hoạt cộngđồng, Đình làng, Nhà văn hóa đã xâydựng từ trước, Nhà văn hóa liên thôntổ chức các hoạt động văn hóa, thể thaophục vụ nhân dân vẫn được tính đạttiêu chí về xây dựng cơ sở vật chất vănhóa (tiêu chí số 06) trong Bộ tiêu chíquốc gia xây dựng nông thôn mới. Vềlâu dài các địa phương này cần có lộtrình cụ thể quy hoạch, đầu tư xây dựngTrung tâm văn hóa-thể thao xã; Nhàvăn hóa-Khu thể thao thôn đảm bảocác tiêu chí theo quy định của BộVHTTDL đã ban hành.

H.PHượng

Thực hiện tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Quy định “Tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em”

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

7số 1100 l 06.11.2014

quản lý nhà nước

Bộ Tài chính và Bộ VHTTDL vừa ban hành Thông tư liên tịch số 144/2014/TTLT-BTC-BVHTTDLhướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phíhoạt động Phong trào “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa” quy định rõcác nội dung chi cho hoạt động Phongtrào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa”.

Theo đó, kinh phí được chi cho cáchoạt động chỉ đạo triển khai gồm kiểmtra thực hiện phong trào; Khảo sát, điềutra, tham quan học tập kinh nghiệm trongnước và nước ngoài; Chi các hoạt độngtuyên truyền gồm phản ánh trên các loạihình báo chí, website của cơ quan thànhviên Ban chỉ đạo, xây dựng băng videoclip, trưng bày triển lãm nội dung và hìnhảnh; Phổ biến, nhân rộng mô hình, điển

hình tiên tiến, cách làm hay, hiệu quả…Về mức chi, Thông tư nêu rõ, chi

khen thưởng cá nhân, tập thể có thànhtích xuất sắc theo quy định tại Nghị địnhsố 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành một số điều củaLuật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Thiđua, Khen thưởng.

Các khoản chi có tính chất đặc thù(như chi in ấn các ấn phẩm, sách, tranh,ảnh, tài liệu tuyên truyền; chi làm phim,xây dựng video; triển lãm): Căn cứ vàocác chế độ, định mức, đơn giá Nhà nướcđã qui định, giá thị trường cho nhữngcông việc tương tự hoặc theo thỏa thuậncủa bên cung cấp dịch vụ để xây dựng dựtoán và quản lý sử dụng. Những nội dungchi này phải được thủ trưởng cơ quan

được giao thực hiện các nhiệm vụ nàyphê duyệt dự toán trong phạm vi dự toánđược giao hàng năm trước khi thực hiện.

Về chi hỗ trợ đối với Ban công tácMặt trận ở khu dân cư, đối với khu dâncư, UBND tỉnh/thành bố trí dự toán ngânsách đảm bảo thực hiện các nội dung chicho khu dân cư theo mức từ 3-5 triệuđồng/năm/khu dân cư.

Đối với các xã thuộc vùng khó khăn,UBND tỉnh/thành bố trí dự toán ngânsách bảo đảm các nội dung chi cho khudân cư theo mức từ 5-7 triệu đồng/năm/khudân cư.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từngày 15/11/2014 và thay thế Thông tưliên tịch số 31/2006/TTLT/BTC-BVHTTngày 07/4/2006 của Liên Bộ Tài chính -Văn hóa-Thông tin. Đ.AnH

Bộ VHTTDL vừa ban hành Kếhoạch số 3796/KH-BVHTTDL về việctổ chức Những ngày “Đại đoàn kếtASEAN - Một tầm nhìn, một bản sắc,một cộng đồng”. Theo đó, thời gian tổchức sự kiện này từ ngày 21/11/2014đến 23/11/2014 tại Làng Văn hóa-Dulịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô,Sơn Tây, Hà Nội.

Sự kiện gồm 6 hoạt động chính thức:Chương trình khai mạc Những ngày“Đại đoàn kết ASEAN-Một tầm nhìn,một bản sắc, một cộng đồng” gồm haiphần chính: Phần Nghi lễ và Chươngtrình nghệ thuật; chương trình bế mạcNhững ngày “Đại đoàn kết ASEAN -Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộngđồng”; hoạt động giới thiệu, quảng bádu lịch và hình ảnh về đất nước conngười các nước ASEAN; hoạt động giớithiệu di sản văn hóa các nước ASEAN;hoạt động giới thiệu thể thao truyền

thống các nước ASEAN; hoạt động giớithiệu văn hóa truyền thống các dân tộcViệt Nam.

Nội dung Hoạt động giới thiệu,quảng bá du lịch và hình ảnh về đấtnước con người các nước ASEAN gồm:giới thiệu các sản phẩm du lịch độc đáo,tiềm năng, thế mạnh, điểm đến du lịchcủa các nước ASEAN; giới thiệu nét đặcsắc trong văn hóa ẩm thực, các món ăntruyền thống của các nước ASEAN;cung cấp thông tin quảng bá thươnghiệu, sản phẩm đặc trưng văn hóa doanhnghiệp hội nhập ASEAN; giới thiệukhông gian trưng bàu triển lãm về thểthao truyền thống ASEAN.

Hoạt động giới thiệu Di sản văn hóacác nước ASEAN: giới thiệu di sản vănhóa vật thể, phi vật thể của Việt Nam vàcác nước ASEAN đã được UNESCOcông nhận; giới thiệu trang phục truyềnthống các dân tộc Việt Nam và các nước

ASEAN; giới thiệu nghề thủ côngtruyền thống Việt Nam và các nướcASEAN; giới thiệu không gian văn hóa,tư liệu, sách ASEAN…

Hoạt động giới thiệu Văn hóa truyềnthống các dân tộc Việt Nam, gồm: Trìnhdiễn, giới thiệu các nét văn hóa đặctrưng, tiêu biểu các dân tộc Việt Nam vềdân ca, dân vũ, trang phục truyền thống,ẩm thực đặc trưng, nghề thủ công truyềnthống; giới thiệu lễ hội tiêu biểu, đặctrưng dân tộc; giới thiệu một số trò chơidân gian truyền thống dân tộc; tổ chứcchương trình Giao lưu văn hóa, nghệthuật các dân tộc Việt Nam và ASEAN.

Đây là hoạt động giới thiệu văn hóacác nước ASEAN nhằm tăng cường sựhiểu biết, gắn kết các quốc gia, góp phầnxây dựng một cộng đồng ASEAN đoànkết, năng động, phát triển, một khu vựchòa bình thịnh vượng.

H.PHượng

Những ngày “Đại đoàn kết ASEAN - Một tầm nhìn, một bản sắc,một cộng đồng”

Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

8 số 1100 l 06.11.2014

quản lý nhà nước

Đó là chủ đề của Hội thảo được tổchức tại tỉnh Quảng Ninh ngày 01/11trong khuôn khổ chương trình Kỷ niệm20 năm Vịnh Hạ Long được UNESCOcông nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên, bàKatherine Munller Marin - Trưởng đạidiện Văn phòng UNESCO tại Hà Nộicùng hơn 100 đại biểu tham dự Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PhóChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - VũThị Thu Thủy khẳng định: Vịnh Hạ Longđược công nhận là Di sản Thiên nhiên thếgiới là niềm tự hào và vinh dự lớn đối vớitỉnh Quảng Ninh, nhưng cũng đặt ra tráchnhiệm nặng nề là làm thế nào để vừa bảovệ những giá trị di sản cho muôn đời sau,đồng thời phát huy những tiềm năng, lợithế của di sản trong chiến lược phát triểnkinh tế-xã hội của tỉnh.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởngĐặng Thị Bích Liên đã ghi nhận và đánhgiá cao những nỗ lực to lớn của tỉnhQuảng Ninh trong suốt 20 năm qua trong

công tác bảo tồn, phát huy giá trị VịnhHạ Long. Những giá trị nổi bật về địachất, địa mạo, cảnh quan của di sản VịnhHạ Long đã thu hút sự quan tâm củađông đảo bạn bè trong nước và quốc tế,qua đó đã góp phần vào sự phát triển kinhtế-xã hội của cả nước nói chung và tỉnhQuảng Ninh nói riêng.

Thứ trưởng khẳng định: Việc bảotồn, phát huy giá trị Di sản Thiên nhiênthế giới Vịnh Hạ Long là nhiệm vụ tolớn không chỉ của tỉnh Quảng Ninh màlà của cả nước. Để tiếp tục bảo tồn, pháthuy giá trị của di sản Vịnh Hạ Long, Thứtrưởng tin tưởng rằng những trao đổi,chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo là cơhội hữu ích để các cấp chính quyền đánhgiá những thành tựu, xác định phươngthức, giải pháp để bảo tồn, phát huy bềnvững di sản, cùng với đó góp phần pháttriển kinh tế-xã hội của tỉnh cũng nhưcủa cả nước.

Tại Hội thảo đã có nhiều tham luậncùng các ý kiến phát biểu của những đại

biểu tham dự. Các tham luận trình bàyđều có ý nghĩa lý luận, thực tiễn thiết thựcđóng góp một phần quan trọng giúp làmsáng tỏ hơn nhiều vấn đề có liên quan đếncông tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trịDi sản thế giới tại Việt Nam nói chung vàVịnh Hạ Long nói riêng.

Nội dung của các tham luận tập trungvào một số vấn đề chính như: Nhìn lạichặng đường 20 năm nỗ lực đối với côngtác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trịVịnh Hạ Long từ những ngày đầu tiênđược công nhận là Di sản Thiên nhiên thếgiới; Vai trò, tầm quan trọng và giải phápbảo tồn các giá trị nổi bật toàn cầu củaVịnh Hạ Long trong bối cảnh hiện nay;Định hướng và kế hoạch hành động trongcông tác quản lý bền vững các Di sản thếgiới tại Việt Nam, đặc biệt là nhấn mạnhcác giải pháp nhằm quản lý một tương laibền vững cho di sản Vịnh Hạ Long, xâydựng và định vị Hạ Long trở thànhthương hiệu du lịch quốc gia.

n.tHAnH

“Bảo tồn, phát huy bền vững giá trị Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long”

Triển lãm chuyên đề “Hình tượng sưtử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổViệt Nam” lần đầu tiên sẽ được tổ chứctại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày07-11/11. Triển lãm do Bảo tàng Mỹthuật Việt Nam tổ chức nhằm giới thiệuhình tượng sư tử và nghê trong nghệthuật điêu khắc cổ Việt Nam để côngchúng biết, phân biệt được thế nào lànghê Việt, sư tử Việt, thế nào là sư tửTrung Quốc, sư tử Châu Âu... Đây làhoạt động nhằm đồng bộ hóa trong việcthực hiện Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL của Bộ VHTTDL về việc“Không sử dụng biểu tượng, sản phẩm,linh vật không phù hợp với thuần phongmỹ tục Việt Nam”.

Triển lãm sẽ giới thiệu một số hìnhtượng điêu khắc sư tử và nghê chọn lọc

qua các thời kỳ Lý - Trần - Lê - Nguyễn,chứa đựng những giá trị thẩm mỹ cao vềtạo hình; phong phú và đa dạng trongcách thể hiện do Bảo tàng Mỹ thuật ViệtNam và Bảo tàng tỉnh Nam Định sưutầm, lưu giữ trong nhiều năm qua. Triểnlãm không chỉ nhằm giới thiệu và quảngbá di sản văn hóa, phong tục tập quáncủa dân tộc thông qua hình tượng sư tửvà nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổViệt Nam, mà còn đáp ứng nhu cầu thamquan của du khách trong và ngoài nước,giúp người xem nhận diện thêm nhữngđặc điểm, giá trị nhân văn, thẩm mỹchứa đựng trong những linh vật.

Một trong những mục đích của cuộctriển lãm là hướng đến việc lấp khoảngtrống trong giáo dục di sản. Vì thế,chương trình giáo dục nghệ thuật tương

tác tại triển lãm chuyên đề này được Bảotàng đặc biệt chú trọng. Không chỉ làhoạt động giáo dục có ý nghĩa địnhhướng thẩm mỹ cho học sinh thông quahiện vật bảo tàng mà còn giúp các emnâng cao hiểu biết và trân trọng, tự hàovới kho tàng di sản, truyền thống vănhóa của dân tộc Việt Nam. Các hoạtđộng song hành cũng sẽ tạo điều kiện đểcác em tìm hiểu và khám phá nét đẹptrong tạo hình, ý nghĩa biểu trưng của sưtử và nghê trong không gian văn hóatruyền thống Việt Nam. Các em sẽ đượctham gia vào hoạt động trải nghiệm sángtạo nghệ thuật dân gian thông qua hìnhtượng sư tử và nghê; tìm hiểu nhận dạngkhác biệt giữa sư tử, nghê trong tạo hìnhViệt và các hình tượng ngoại lai khác...

Hồ tHAnH

Triển lãm hình tượng sư tử, nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

9số 1100 l 06.11.2014

quản lý nhà nước

Ngày 28/10, Thứ trưởng Đặng ThịBích Liên dẫn đầu đoàn công tác của BộVHTTDL kiểm tra việc triển khai thựchiện Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL của Bộ về việc không sửdụng biểu tượng, sản phẩm, linh vậtkhông phù hợp với thuần phong mỹ tụcViệt Nam tại Đà Nẵng. Đoàn đã khảosát một số cơ sở sản xuất, kinh doanh tạilàng nghề đá mỹ nghệ Non Nước; làmviệc với đại diện quận Ngũ Hành Sơn,BQL Khu Du lịch Danh thắng NgũHành Sơn, Hội quản lý làng nghề đá mỹnghệ Non Nước, BQL Làng nghề đá mỹnghệ Non Nước.

Hầu hết các nhà quản lý, các hộ sảnxuất, kinh doanh đều ủng hộ chủ trươngcủa Bộ VHTTDL nhằm bảo tồn, pháthuy các giá trị văn hóa truyền thống. Tuynhiên xuất phát từ thực tế hiện nay, việcthực hiện cần có thời gian, lộ trình. Cáccá nhân đang trực tiếp sống bằng nghềsản xuất, kinh doanh các loại vật phẩmnói trên cũng chưa đủ thời gian chuyểnđổi loại hình sản xuất kinh doanh.

Trước những kiến nghị được nêu,

Thứ trưởng cho biết: Chúng ta phảiquyết liệt triển khai thực hiện Công vănsố 2662, trên tinh thần lắng nghe, chiasẻ và tìm cách tốt nhất để triển khai chủtrương ở địa phương. Trên cơ sở đótuyên truyền về truyền thống văn hóaViệt Nam, giữ gìn bản sắc văn hóa dântộc. Cần tìm kiếm giải pháp và địnhhướng, hỗ trợ người dân làng nghề tháogỡ khó khăn...

Thứ trưởng cũng yêu cầu Cục Mỹthuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm sớmđưa ra những tiêu chí cụ thể để hướngdẫn, giới thiệu, tuyên truyền cho làngnghề và người tiêu dùng rõ về nhữngsản phẩm phù hợp và không phù hợpvới văn hóa truyền thống; từ đó tìmgiải pháp dung hòa giữa quy định vớithị hiếu.

Thứ trưởng đồng ý với kiến nghịcủa địa phương về việc tìm kiếm nhữngnghệ nhân lành nghề để hỗ trợ đào tạo,hướng dẫn và tìm kiếm những mẫu sảnphẩm mới, đúng quy định; mời báo chíhợp tác tuyên truyền để người tiêu dùngvà người dân làng nghề hiểu đúng về

Công văn 2662 và lộ trình triển khai; hỗtrợ làng nghề quảng bá sản phẩm hướngđến thị trường quốc tế...

Thay mặt đoàn Thanh tra, PhóChánh Thanh tra Bộ VHTTDL - PhạmXuân Phúc đề nghị lãnh đạo, chínhquyền địa phương cần tăng cường cácbiện pháp bảo vệ, phát huy giá trị củadi tích; khẩn trương di dời hiện vật lạ rakhỏi các di tích. Lãnh đạo phòng, bantham mưu cho quận ban hành văn bảnhướng dẫn các địa phương có di tíchthực hiện nếp sống văn minh trong việcsử dụng đồ mã nơi công cộng. Bên cạnhđó, quản lý việc tiếp nhận đồ thờ tự, đồcông đức và hiện vật lạ vào khu di tích.Tiếp tục quản lý và xử lý nghiêm cáchiện tượng thu đổi tiền lẻ hưởng chênhlệch giá tại khu vực hàng quán dịch vụcủa di tích. Các hòm đựng tiền dầunhang cần kín, dán giấy xi tránh gâyphản cảm. Phó Chánh Thanh tra PhạmXuân Phúc giao Thanh tra Sở kiểm tralại việc di chuyển sư tử đá cùng cáchiện vật lạ khác ra khỏi di tích trướcngày 15/11/2014. t.HợP

Kiểm tra việc sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp thuần phong mỹ tục

Đêm nhạc Cổ điển Toyota 2014(Toyota Classics 2014) sẽ diễn ra ngày18/11/2014 tại Nhà hát TP. Hồ ChíMinh với sự tham gia biểu diễn củaDàn nhạc giao hưởng Covent GardenSolist nổi tiếng đến từ Nhà hát Giaohưởng vũ kịch Hoàng gia London -Vương quốc Anh.

Năm 2014 là cột mốc vô cùng quantrọng và ý nghĩa của chương trình đánhdấu quãng thời gian suốt một phần tưthế kỷ “Đêm nhạc Cổ điển Toyota” đếnvới hàng triệu khán thính giả trên toànkhu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Chương trình năm nay sẽ đi qua 7quốc gia Đông Nam Á, gồm:Singapore, Campuchia, Philippines,Brunei, Malaysia, Thái Lan và ViệtNam từ ngày 30/10 đến hết ngày 18/11.

Tại Việt Nam, đây là năm thứ 17Đêm nhạc Cổ điển Toyota đến với khánthính giả yêu nhạc và thỏa mãn đam mêbằng âm nhạc cổ điển đẳng cấp thếgiới, đồng thời trở thành sự kiện âmnhạc được mong chờ nhất.

Đêm nhạc Cổ điển Toyota đã tạocơ hội cho các tài năng Việt Namđược biểu diễn và học hỏi từ các nghệ

sĩ và dàn nhạc xuất sắc nhất thế giới,góp phần ươm mầm cho các thế hệ tàinăng âm nhạc Việt Nam vươn tầm thếgiới. Trong suốt những năm qua, toànbộ số tiền bán vé thu được từ cácĐêm nhạc Cổ điển Toyota đều đượcsử dụng cho hoạt động từ thiện tạimỗi quốc gia.

Riêng tại Việt Nam, toàn bộ tiềnbán vé đã được sử dụng cho các hoạtđộng hỗ trợ phát triển văn hóa nghệthuật, đặc biệt, từ năm 2009 đến nay,được dành cho quỹ “Học bổngToyota Hỗ trợ Tài năng trẻ Âm nhạcViệt Nam”.

Đ.AnH

Đêm nhạc cổ điển Toyota 2014

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

10 số 1100 l 06.11.2014

Sự kiện vấn đề

Là một trong những danh thắng đặcsắc của tỉnh Hải Dương, nhưng pháttriển du lịch ở Đảo Cò (xã Chi LăngNam, huyện Thanh Miện) lại chưatương xứng với tiềm năng vốn có. Lãnhđạo địa phương cho biết, cùng với việcđiều chỉnh quy hoạch Đảo Cò, sẽ tăngcường quảng bá, phát triển dịch vụ, kếtnối các điểm đến… để nơi đây trở thànhmột địa chỉ thưởng ngoạn hấp dẫn ngàycàng nhiều du khách.

Khu danh thắng Đảo Cò thuộc thônAn Dương và thôn Triều Dương códiện tích 67ha. Tâm điểm của hồ là ĐảoCò với diện tích 7.324m2 trong lòng hồAn Dương 2,8ha và một đảo mới hìnhthành từ khi di dời 7 hộ dân vào năm2007 là 3,5ha. Theo lưu truyền, xưa kiavùng Chi Lăng Nam là vùng ruộngtrũng, ngập nước, 3 trận lũ lớn vào thờiNguyễn làm vỡ đê sông Luộc đã tạothành vực sâu, nay là hồ Triều Dươngvà An Dương.

Người dân trong xã kể rằng, cò vềcư ngụ trên đảo từ hàng trăm năm nay.Trước năm 1990, người dân còn bắt,bẫy, xua đuổi cò nhưng từ năm 1990đến nay, khi được công nhận là khu dulịch sinh thái, Đảo Cò được đón nhiềuđoàn nhà khoa học đến nghiên cứu,người dân trong xã cũng được tập huấnhàng trăm buổi nhằm nâng cao nhậnthức về bảo tồn thiên nhiên. Bởi vậy,việc săn bắn, tiêu diệt cò đã chấm dứt.

Khoảng 5 năm trở lại đây, cò vạc vềngày càng nhiều. Ông Nguyễn ĐứcMinh - Chủ tịch UBND xã Chi LăngNam cho biết, trước đây cò, vạc chỉ vềtheo mùa thì nay cò, vạc về quanh năm.

Các nhà khoa học nhận định đây làkhu dự trữ thiên nhiên có mức độ đadạng sinh học lớn và được bảo tồn gầnnhư nguyên vẹn ở khu vực miền Bắc.Thống kê mới nhất, thường xuyên cókhoảng trên 15 nghìn con cò gồm 9loại: cò trắng, cò lửa, cò bợ, cò ruồi, còđen, cò hương, cò nghênh, cò ngang,

diệc và còn trên dưới 5 nghìn con vạccùng một số loài chim quý hiếm như:bồ nông, mòng két, le le, cú mèo… vềđây trú ngụ. Trong lòng hồ còn có nhiềuloại cá tôm...

Với sự hài hòa của cảnh vật: mặtnước xanh, những ngôi nhà dân ẩn hiệnthấp thoáng sau những vườn cây, cáccông trình đình chùa, đền miếu khiếnĐảo Cò trở thành một nét tiêu biểu chocảnh sắc thanh bình của vùng quê đồngbằng Bắc Bộ - một điểm tham quan lýtưởng.

Khu danh thắng Đảo Cò nằm cáchtrung tâm thủ đô Hà Nội 71km và cáchthành phố Hải Dương 30,5km về phíaNam. Theo Phòng Văn hóa-Thông tinhuyện Thanh Miện, mỗi năm nơi nàythu hút hàng trăm nghìn lượt khách tớitham quan. Tuy vậy, du khách chủ yếuchỉ ghé những ngày nghỉ lễ lớn hoặccuối tuần. Lãnh đạo UBND huyện cũngthẳng thắn nhìn nhận, thời gian qua,việc quảng bá sản phẩm du lịch chưa tốtnên chưa đóng góp đáng kể cho việc cảithiện đời sống người dân địa phương.

Tháng 7/2014, Bộ VHTTDL đã cóQuyết định xếp hạng Di tích quốc giacho danh lam thắng cảnh Đảo Cò.UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệtQuy hoạch xây dựng khu du lịch sinhthái Đảo Cò từ năm 2009 với tổng diệntích quy hoạch là 67,1ha. Qua gần 5năm, việc triển khai quy hoạch đã gópphần làm thay đổi diện mạo nơi đây,như Trung tâm giáo dục môi trường thuhút nhiều học sinh, sinh viên về ngoạikhóa hoặc nghiên cứu, có bãi đỗ xe, bếnthuyền, cây trên đảo được trồng bổ sungmới hàng năm, việc chống xói mòn đảocũng được thực hiện nhằm bảo vệkhông gian trú ngụ cho cò, vạc…

Ông Nguyễn Đức Minh - Chủ tịchUBND xã Chi Lăng Nam cho biết,thời gian tới, tiếp tục triển khai Đề ánphát triển du lịch cộng đồng nhằm thuhút sự tham gia của người dân địa

phương vào hoạt động phát triển dulịch. Theo ông Lê Văn Huy, thànhviên Ban Quản lý khu du lịch Đảo Cò,mặc dù đã triển khai được hơn 1 nămnhưng người dân vẫn chưa mặn màvới loại hình mới này. Nếu người dânđược tập huấn tốt hơn, song song vớiviệc quảng bá về danh thắng Đảo Còtriển khai mạnh mẽ và có hiệu quảhơn, chắc chắn du lịch cộng đồng tạiChi Lăng Nam sẽ phát triển, đem lạinhiều lợi ích kinh tế cho người dân.Để góp phần quảng bá những giá trịđộc đáo của điểm du lịch sinh tháinày, huyện Thanh Miện cũng đã cóphương án tới đây sẽ tuyển hướngdẫn viên du lịch để phục vụ nhu cầutham quan của du khách khi về vớiĐảo Cò.

Bên cạnh đó, để thu hút du khách,việc kết nối Đảo Cò với các điểm đếnlà di tích, danh thắng, làng nghề ởvùng lân cận cũng là một nội dungđược ngành du lịch Hải Dương nóichung và chính quyền địa phươngquan tâm hơn trong thời gian tới.Trung tâm thông tin xúc tiến du lịchHải Dương đã khảo sát và xây dựngmột số tour du lịch liên quan giớithiệu cho các doanh nghiệp lữ hànhcủa các tỉnh, thành phố để giới thiệucho du khách. Trong đó, Đảo Cò sẽ là1 trong nhiều điểm đến, cùng với cácdi tích Đình Đông và Nhà tưởng niệmPhó Chủ tịch nước Nguyễn LươngBằng, Đền Tranh, làng Múa rối nướcHồng Phong. Đền thờ Khúc Thừa Dụ,làng nghề bánh gai Ninh Giang.

Với mục tiêu lâu dài là khai tháccó hiệu quả khu danh thắng Đảo Còmột cách bền vững, chính quyền xãcùng Ban quản lý di tích sẽ tích cựctuyên truyền nâng cao nhận thức chongười dân địa phương cũng như dukhách trong việc bảo vệ môi trường,bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nơi đây.

MạnH MinH

Đẩy mạnh du lịch sinh thái ở Đảo Cò - Hải Dương

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

11số 1100 l 06.11.2014

Sự kiện vấn đề

Để góp phần giữ ổn định thị trườngvà từng bước tăng trưởng lượng khách,ngành du lịch Hà Nội đặt công tác xúctiến, quảng bá du lịch là một trong nhữngnhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

Mặc dù nguồn kinh phí dành chocông tác này chưa cao, song thành phốtận dụng tối đa mọi phương thức quảngbá đến các thị trường du lịch trong vàngoài nước nhằm thu hút ngày càngnhiều hơn khách du lịch đến Thủ đô.

Hiện, Hà Nội đang đẩy mạnh hoạtđộng xúc tiến tại các thị trường NhậtBản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore,Nga và một số nước Đông Âu, ASEAN.Đặc biệt thị trường Nhật Bản được đánhgiá cao do đây là thị trường khách lớn,

có khả năng chi trả cao. Thời gian tới,Hà Nội sẽ phối hợp với Hiệp hội Du lịchViệt Nam khai thác Văn phòng đại diệntại Tokyo, tham gia Hội chợ du lịch quốctế JATA.

Một mặt, ngành du lịch Hà Nội tíchcực tham gia các hội chợ du lịch, tổ chứccác hội nghị xúc tiến du lịch tại nướcngoài, đón các đoàn doanh nghiệp lữhành gửi khách và báo chí đến khảo sátdu lịch Hà Nội và khu vực phụ cận.Ngoài ra, Hà Nội cũng sẽ quảng bá trêncác trang web du lịch uy tín trên thế giớinhư Trip Advisor, Smart Travel Asia,đồng thời, tuyên truyền quảng bá du lịchHà Nội trên một số kênh truyền hìnhNga... Sở VHTTDL Hà Nội tham gia

đoàn công tác của thành phố tuyêntruyền, quảng bá điểm đến du lịch HàNội tại Pháp, Liên bang Nga, NhậtBản...; đồng thời quan tâm quảng bá tạichỗ thông qua các hội chợ du lịch quốctế, các hội nghị quốc tế lớn tổ chức tạiHà Nội cũng như các địa phương cảnước. Cụ thể như, Hội chợ du lịch quốctế Việt Nam - Hà Nội (VITM 2014), Hộichợ du lịch quốc tế thành phố Hồ ChíMinh (ITE - HCMC 2014)… Thông quađó, ngành du lịch Hà Nội giới thiệu đượctiềm năng du lịch tự nhiên, văn hóa lịchsử, nhân văn, làng nghề, ẩm thực, nhữngtour tuyến du lịch, các dự án kêu gọi đầutư du lịch đến khách tham quan.

H.yến

Hà Nội: Quảng bá du lịch đến các thị trường khách tiềm năng

Từ ngày 05/11-05/12/2014, tại Bảotàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) sẽ diễn ratriển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh vớinước Nga qua tài liệu lưu trữ”. Triểnlãm được tổ chức nhân Kỷ niệm 97năm ngày Cách mạng tháng Mười Ngathành công (07/11/1917-07/11/2014) vàhướng tới Kỷ niệm 65 năm ngày Thiếtlập Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Liênbang Nga (1950-2015). Triển lãm giới

thiệu hơn 200 tài liệu, hình ảnh và hiệnvật về những hoạt động của Chủ tịchHồ Chí Minh ở Liên Xô, về mối quanhệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Liên Xô (Liên bang Nga) và nhữnghình ảnh của Người trong lòng nhândân Liên Xô (Liên bang Nga).

Triển lãm gồm ba phần: “Người đitìm hình của Nước” (1911-1945),“Chủ tịch Hồ Chí Minh với Liên

Xô/Liên bang Nga” (1945-1969) và“Quan hệ hữu nghị và hợp tác ViệtNam-Liên Xô (Liên bang Nga) mãimãi xanh tươi, đời đời bền vững”.Toàn bộ số tài liệu, hình ảnh và hiệnvật trưng bày lần này được khai tháctừ các cơ quan lưu trữ quốc gia củaViệt Nam, Cục Lưu trữ Liên bang Ngavà Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Đ.LâM

Chào mừng Diễn đàn Hợp tác kinhtế đồng bằng sông Cửu Long - SócTrăng năm 2014 và Lễ hội đua ghe Ngo-Ok Om Bok truyền thống của đồng bàoKhmer, trong ngày 02/11, tỉnh Sóc Trăngđã tổ chức nhiều hoạt động Văn hóa-Thểthao và thu hút sự tham gia đông đảo củangười dân trên trên địa bàn tỉnh.

Tại Trung thi đấu Thể dục thể thaotỉnh Sóc Trăng, Sở VHTTDL phối hợpvới Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội thaotruyền thống của đồng bào dân tộcKhmer trên địa bàn tỉnh. Đây là lần thứ13 tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thaotruyền thống của đồng bào dân tộc

Khmer và ngày càng thu hút được sựtham gia của các vận động viên là ngườidân tộc Khmer trong tỉnh. Tham gia Hộithao, các vận động viên là người dân tộcKhmer đã thi đấu, tranh tài khá sôi nổi ở4 môn thi là bóng đá, bóng chuyển, bi sắtvà cờ ốc.

Tối cùng ngày, tại Công viên 30/4 vàTrung tâm Văn hóa, UBND tỉnh SócTrăng tổ chức hội diễn nghệ thuật quầnchúng và trình diễn trang phục Khmertỉnh Sóc Trăng lần thứ 7 năm 2014. Hộidiễn thu hút trên 300 diễn viên khôngchuyên của 11 đội đến từ các huyện, thịxã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Nội dung

của hội diễn tập trung xoay quanh chủđề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi tìnhyêu quê hương, tình đoàn kết, gắn bó củacác dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn,sự chung tay nhau xây dựng nông thônmới của mọi tầng lớp nhân dân…

Đặc biệt tại hội diễn năm nay, ngoàihai phần thi chính là hội diễn và trìnhdiễn trang phục Khmer, các đội có thêmphần biểu diễn các nhạc cụ truyền thốngcủa dân tộc. Việc có thêm phần biểu diễnnhạc cụ chính là sự quan tâm của chínhquyền địa phương trong việc góp phầngìn giữ các nhạc cụ truyền thống củađồng bào dân tộc, khuyến khích lớp trẻhọc hỏi và duy trì những bản sắc âmnhạc của dân tộc.

Huy Long

Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao của đồng bào Khmer mùa Ok Om Bok

Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga qua tài liệu lưu trữ”

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

12 số 1100 l 06.11.2014

Tỉnh Bình Thuận bắt đầu bước vàomùa du lịch cao điểm đón khách nướcngoài, nhất là khách Nga đến nghỉ đông.Nhằm xây dựng hình ảnh điểm đến dulịch Bình Thuận thân thiện, chất lượng vànâng cao năng lực cạnh tranh, ngành dulịch Bình Thuận đang tăng cường kiểmtra, đẩy mạnh thực hiện nhiều giải phápđảm bảo môi trường du lịch an toàn trênđịa bàn tỉnh.

Với khí hậu ôn hòa, nắng ấm quanhnăm, sản phẩm du lịch đa dạng, nhất làcác loại hình thể thao biển, du lịch biểnBình Thuận thu hút một lượng lớn kháchquốc tế đến tham quan nghỉ dưỡng. Riêngdu khách đến từ Nga hiện chiếm 1/3lượng khách quốc tế và liên tục tăng quacác năm, trong 9 tháng đầu năm 2014 đạt90.500 lượt người. Cùng với lượng kháchđến ngày càng tăng, thời gian lưu trú củadu khách Nga cũng ngày càng dài hơn,bình quân lưu trú 7-30 ngày/khách.

Sở VHTTDL tỉnh Bình Thuận chobiết: Việc đảm bảo môi trường du lịch antoàn, thân thiện được tỉnh Bình Thuận xácđịnh là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiệnvới quyết tâm và tinh thần trách nhiệmcao. Tại các địa điểm có đông khách dulịch, Sở chủ trì, phối hợp UBND các

huyện, thị xã, thành phố thành lập trạmthông tin hỗ trợ du khách, thông qua sốđiện thoại đường dây nóng kịp thời tiếpnhận và xử lý phản ảnh, kiến nghị củakhách du lịch về mọi vấn đề chẳng hạnnhư hỗ trợ tìm kiếm khách sạn, thông tincác điểm đến, phản ánh nạn chặt chém,chèo kéo khách… đồng thời tăng cườngkiểm tra tại các khu du lịch trọng điểmnhư Mũi Né, La Gi, Hòn Rơm… để đảmbảo an toàn thực phẩm, an ninh trật tự vàtránh tình trạng chặt chém du khách vàomùa cao điểm, hướng cộng đồng vàdoanh nghiệp xây dựng môi trường dulịch chuyên nghiệp, xanh và bề vững.

Một trong những vấn đề được tỉnhquan tâm hiện nay là đào tạo, bồidưỡng cho nguồn nhân lực du lịch,nhất là đáp ứng nhu cầu phát triển thịtrường khách Nga trong thời gian tới.Ngoài việc trang bị tiếng Anh, tiếngNga, ngành du lịch Bình Thuận cònthường xuyên tổ chức tập huấn cho độingũ nguồn nhân lực du lịch về các lĩnhvực như văn hóa, phong tục tập quán,phong cách ứng xử, giao tiếp của dukhách Nga để luôn sẵn sàng đón tiếp,phục vụ tốt nhất và làm hài lòng mọiđối tượng du khách.

Bên cạnh việc đổi mới và nâng caochất lượng các sản phẩm du lịch thế mạnhtrên biển như du lịch nghỉ dưỡng, du lịchkết hợp thể thao khám phá, phát triển cácsản phẩm dịch vụ bổ trợ… ngành du lịchBình Thuận đang đầu tư và khai thác cáctiềm năng du lịch mới để tạo thêm nhiềusản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, từngbước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củadu khách như: du lịch mạo hiểm núi TàCú, du lịch sinh thái thác Bà, du lịch kếthợp chơi golf, du lịch hội nghị sự kiện,du lịch kết hợp tìm hiểu văn hóa, ẩm thựccủa đồng bào Chăm… Song song đó,Bình Thuận tăng cường hợp tác với cácđịa phương lân cận để tạo ra các sảnphẩm du lịch vùng, sản phẩm liên kếttuyến du lịch như: Chợ Bến Thành-HoaĐà Lạt-Biển Mũi Né, liên tuyến biểnrừng Mũi Né-Đà Lạt, con đường venbiển Vũng Tàu-Mũi Né-Nha Trang…

Tính đến hết tháng 9/2014, tỉnh BìnhThuận có 403 dự án du lịch với 149 dự ánđã đi vào hoạt động. Toàn tỉnh đón hơn2,7 triệu lượt khách đến, trong đó kháchquốc tế có 282.620 lượt (tăng 10% so vớicùng kỳ năm 2013), doanh thu đạt 4.406tỷ đồng.

MạnH Huân

Bình Thuận: Xây dựng môi trường du lịch an toàn, hấp dẫn

Sáng 01/11, tại cảng Chùa Vẽ, Côngty cổ phần Du lịch Hải Phòng phối hợpCông ty TNHH Tân Hồng (TP. Hồ ChíMinh) tổ chức đón tàu du lịch biển 5 saoL’AUS TRAL mang theo 207 kháchchủ yếu quốc tịch Pháp, Anh, Hy Lạp…tham quan Hải Phòng và Hà Nội.

Sau khi cập bến, đoàn khách tàuL’AUS TRAL sẽ tham gia các chươngtrình tham quan một số thắng cảnh củathành phố và tham gia tour du khảođồng quê, cũng như tham quan tại Thủđô Hà Nội trong ngày. Bà Nguyễn ThịThanh Hoa - Giám đốc Công ty cổ phầnDu lịch Hải Phòng cho biết trong tháng11, Công ty đón thêm 2 tàu du lịch biển

5 sao tới Hải Phòng. Thời gian qua, hoạt động du lịch ở

thành phố Hải Phòng có nhiều chuyểnbiến tích cực; hình ảnh du lịch thành phốđược tuyên truyền, quảng bá rộng rãi cảtrong và ngoài nước. Hoạt động quản lýnhà nước về du lịch được tăng cường,đặc biệt là công tác xây dựng chiếnlược, chính sách quản lý, các quy chế,kế hoạch. Không gian phát triển du lịchđược mở rộng đến các địa phương trongtoàn thành phố; một số sản phẩm và loạihình du lịch mới như: du lịch mạo hiểm,du lịch cộng đồng, trải nghiệm, ngàycàng thu hút được nhiều du khách...

Gần 10 tháng qua, Hải Phòng đón

4,16 triệu lượt du khách, tăng 7,15% sovới cùng kỳ năm 2013, bằng 80,1% kếhoạch năm; trong đó khách quốc tế437,8 nghìn lượt. Doanh thu hoạt độngdu lịch gần 10 tháng đạt 1.681,1 tỷđồng, tăng 7,93% so với cùng kỳ năm2013.

Trong hai tháng cuối năm, SởVHTTDL Hải Phòng tăng cường cáchoạt động quảng bá du lịch, tổ chức cácđoàn khảo sát thị trường, sản phẩm dulịch mới của thành phố; đẩy mạnh cáchoạt động liên kết với các địa phươngtrong khu vực để thu hút khách, nhất làkhách quốc tế.

trần nguyện

Tàu du lịch biển 5 sao cập cảng Hải Phòng

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

13số 1100 l 06.11.2014

Sau ba ngày tranh tài tại TP. Hồ ChíMinh, tối 31/10, giải Bơi nghệ thuật trẻtoàn quốc năm 2014 đã khép lại với cácnội dung thi đội tự chọn. Các vận độngviên đã có một giải đấu thành công vàmở ra hi vọng cho sự phát triển của bộmôn này, không chỉ ở TP. Hồ ChíMinh, mà còn ở những tỉnh/thành khác.

Giải năm nay có 5 đơn vị tham giatranh tài ở 3 nhóm tuổi (trên 16 tuổi, từ10-12 tuổi, dưới 9 tuổi) với các nội dungVũ hình bắt buộc, đơn tự chọn, đôi tựchọn. Kết quả ngôi Nhất toàn đoànthuộc về quận 5, hạng Nhì là Tân Bình.Giải thưởng cá nhân: Nhu Giang (quận5) giành giải Nhất tổng sắp đơn dưới 9

tuổi; Nguyễn Hồng Ân (quận Tân Bình)nhất nhóm 10-12 tuổi; Phan Mãnh Nhi(quận 5) nhất nhóm trên 16 tuổi; Trongkhi đó, Thu Tâm-Gia Tiên nhất liên kếtđôi nhóm dưới 9 tuổi; Hồng Ân-KiềuAnh nhất nhóm 10-12 tuổi; Mãnh Nhi-Minh Trang nhất nhóm trên 16 tuổi.

Vũ MinH

* Liên hoan phim Israel tại ViệtNam diễn ra tại Hà Nội từ ngày 01-05/11 và tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày06-10/11/2014. Liên hoan giới thiệunhững bộ phim suất sắc nhất của điệnảnh Israel gồm: “Thư phương xa”,“Ông mối”, “Gãy cánh”, “Bạn đồnghành” và “Điều ngọt ngào”. Với nhiềuđề tài phong phú và sâu sắc, những bộphim được trình chiếu trong Liên hoanphim lần này sẽ giúp khán giả ViệtNam có cơ hội khám phá nhiều hơn vềđất nước, cuộc sống và con ngườiIsrael thông qua môn nghệ thuật thứbảy. Đại sứ Israel tại Việt Nam, bàMeirav Eilon Shahar cho biết, hơn haimươi năm qua, Việt Nam và Israel đãvà đang duy trì mối quan hệ bền vững,đa dạng nhiều lĩnh vực, đặc biệt làthương mại và trao đổi văn hóa. Nhànước Israel đánh giá cao tầm quantrọng của khía cạnh văn hóa nghệthuật trong việc thể hiện bản sắc vàhình ảnh đất nước Israel, và điện ảnhlà phương tiện có khả năng kết nối con

người một cách không biên giới.* Trong khuôn khổ “Những ngày

văn hóa Belarus tại Việt Nam năm2014”, Đoàn nghệ thuật quốc giaBelorussia “Pesnyary” và Đoàn nghệsĩ dàn nhạc dân tộc Hàn lâm quốc giaI. Zhinovich thực hiện chương trìnhbiểu diễn tại Hà Nội (ngày 04/11) vàtại Hải Phòng (ngày 05/11). Trongchương trình biểu diễn tại Việt Namlần này, các nghệ sĩ đến từ Belarus sẽtrình diễn những bài hát dân ca, nhữngđiệu múa mang đậm bản sắc của đấtnước Belarus… giúp công chúng ViệtNam hiểu thêm về văn hóa, nghệ thuậtcủa Belarus.

Đoàn nghệ thuật quốc giaBelorussia “Pesnyary” do nghệ sĩhuyền thoại Vladimir Mulyavin sánglập vào cuối những năm 60 của thế kỷXX. Còn Dàn nhạc dân tộc Hàn lâmquốc gia Belarus I.Zhinovich là mộttrong những đoàn nghệ thuật lâu đờinhất của Nước Cộng hòa Belarus. Đâycũng là đơn vị nghệ thuật đặt nền

móng cho việc trình diễn âm nhạcchuyên nghiệp trên những nhạc cụ dântộc tại Belarus.

* Từ ngày 31/10-22/12/2014,Trung tâm Giao lưu Văn hóa NhậtBản tại Việt Nam cùng với Tổng Lãnhsự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minhtổ chức giới thiệu Triển lãm mỹ thuật“Vẻ đẹp Thủ công Mỹ nghệ củavùng Tohoku-Nhật Bản” tới côngchúng Việt Nam. Những tác phẩmtrưng bày lần này của các nghệ nhânphong trào mingei (dân nghệ) baogồm Kanjiro Kawai, Shoji Hamada,Keisuke Serizawa và ShikoMunakata đa dạng về chất liệu sángtác, bao gồm gốm sứ, sơn mài, dệt,kim loại, gỗ và tre. Bên cạnh đó,Triển lãm còn trưng bày thêm nhữngtác phẩm được sáng tác gần đây bởicác nghệ sĩ lấy cảm hứng từ vẻ đẹpcủa thủ công truyền thống và thủcông dân gian đầy bản sắc và tinhthần văn hóa của vùng Tohoku.

H.yến

HOạT ĐộNG GiAO Lưu VăN HóA

Ngày 31/10, Sở VHTTDL HảiPhòng khai mạc trại sáng tác mỹ thuậtchủ đề “Hải Phòng - Thành phố của tôi”.

Trại sáng tác nhằm tìm kiếm nhữngtác phẩm đẹp về vùng đất, con người,nét văn hóa đặc sắc của thành phố HảiPhòng. Tạo không gian, khơi dậy sựsáng tạo của các họa sĩ, thể hiện cáinhìn tổng thể, đa chiều, đa sắc màu vềđất nước, con người và cảnh sắc thiên

nhiên thành phố Cảng. Phản ánh nhữngthành tựu phát triển kinh tế, văn hóa,xã hội, y tế, giáo dục, du lịch… củathành phố Hải Phòng trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quảngbá hình ảnh thành phố cảng năng động,phát triển tới bạn bè trong nước, quốctế. Góp phần nâng cao tinh thần yêunước, giáo dục truyền thống đoàn kếttoàn dân, thống nhất ý chí, hành động,

phát huy năng lực, trí tuệ vào sự nghiệpxây dựng Tổ quốc.

Tham gia Trại sáng tác có 12 họa sĩđến từ Hà Nội và Hải Phòng. Các họasĩ sẽ sáng tác tại các huyện ThủyNguyên, Vĩnh Bảo, An Lão và Khu dulịch Đồ Sơn từ ngày 31/10 đến ngày11/11/2014. Các tác phẩm này sẽ đượctriển lãm năm 2015.

MạnH Cường

Trại sáng tác mỹ thuật “Hải Phòng - Thành phố của tôi”

Giải Bơi nghệ thuật trẻ toàn quốc

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

14 số 1100 l 06.11.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Lễ hội Kéo co làng Hữu Chấp, xãHòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh BắcNinh là một trong những lễ hội truyềnthống lâu đời nhất của vùng Kinh Bắc.Hội Kéo co bằng tre đã tồn tại qua hàngtrăm năm, trở thành nét đẹp văn hóatrong đời sống tinh thần của người dântrong vùng. Tuy nhiên, ngày nay, cùngvới sự phát triển không ngừng của cuộcsống hiện đại, nghi lễ và trò chơi trong lễhội kéo co Hữu Chấp đang đối diện trướcnguy cơ mai một.

Hội Kéo co được tổ chức vào ngàymùng 4 Tết, trong đó, buổi sáng là hoạtđộng tế lễ, buổi chiều thi kéo co. Là mộttrong những người am hiểu nhất về nghilễ và trò chơi kéo co trong làng, cụNguyễn Văn Hải (sinh năm 1936) tâm sự:Để tổ chức ngày hội, nhân dân làng HữuChấp phải chuẩn bị từ hơn 1 tháng trướcđó. Theo tục lệ, sáng mùng 3 Tết, ôngQuan đám cùng các cụ cao niên tronglàng làm lễ mở cửa đình, chuẩn bị đồ thờtự cho lễ hội. Sáng ngày 4 chính hội, nhândân tổ chức rước bài vị từ đình ra nghè ởphía bắc của làng. Theo thứ tự, đoàn rướcgồm, dẫn đầu là cờ, bát bửu, tiếp theo là4 ông Hóa và kiệu đựng chóe nước cùngđông đảo nhân dân tham dự. Tới nghè,đoàn rước tổ chức lễ tế thần, kính cáo trờiđất xin phép được lấy nước về thờ và 4ông Hóa lên thuyền ra giữa dòng sôngCầu (đoạn giữa hai huyện Việt Yên - BắcGiang và thành phố Bắc Ninh - Bắc Ninh)lấy những dòng nước trong sạch, tinhkhiết nhất để đem về đình dùng thờ cúngtrong cả năm. Sau đó đoàn rước đưa nướcvề đình tế lễ. Nghi lễ tế thần được tiếnhành nghiêm trang thể hiện lòng thành

kính, cầu mong sự che trở của thần đốivới người dân trong làng.

Điểm đặc biệt và là nét độc đáo ở lễhội Kéo co của làng là người dân khôngdùng dây mà dùng hai cây tre để kéo.Trưởng thôn Hữu Chấp - Nguyễn VănHuynh cho biết, việc lựa chọn những ôngQuan đám, ông Hóa và những người đilựa chọn mua tre, kéo co được tuyển chọnrất kỹ lưỡng. Thông thường, những ngườiđược chọn phải là những người đàn ôngmạnh khỏe, có tuổi đời ngoài 40 tuổi, giađình không có tang, sinh được đủ cả trailẫn gái; những người tham gia kéo co phảitừ 30 đến 37 tuổi mới được tham gia.

Theo quy định từ xa xưa của ngườidân Hữu Chấp, các đội sẽ kéo 3 keo, bênnào kéo được 2 keo bên đó thắng. Đặcbiệt, tới keo thứ 3 thì người xem đượcquyền vào kéo giúp. Điều độc đáo trongtrò chơi không phải bên nào kéo khỏe sẽthắng mà cần vận hành theo quy tắc. CụNguyễn Văn Hải cho biết: Người dân nơiđây cho rằng phía Đông là hướng của mặttrời mọc và phía Tây là phía mặt trời lặn,sự xuất hiện và biến mất của mặt trời thểhiện chu trình khép kín của thời gian luânchuyển từ ngày này sang ngày khác. Đâycũng là một đặc trưng nổi bật của cộngđồng cư dân trồng lúa nước mang trongmình tín ngưỡng thờ thần mặt trời. Vì thế,đến keo thứ ba, dân làng sẽ vào giúp bênĐông để bên Đông chiến thắng.

Nghi lễ và trò chơi kéo co làng HữuChấp ngày nay mặc dù vẫn được nhândân trong làng duy trì nhưng việc gìn giữvà phát triển nghi lễ và trò chơi này đanggặp nhiều khó khăn. Trưởng thônNguyễn Văn Huynh cho biết: do trong

thời gian dài bị ảnh hưởng của chiếntranh, lễ hội không được tổ chức, nghè vànhững đồ thờ tự phục vụ cho nghi thứcrước nước không còn nên đã nhiều nămnay lễ rước nước không được diễn ratrong lễ hội. Trong làng những người cònnhớ về nghi lễ này cũng không nhiều.

Bên cạnh đó, việc đi chọn những câytre đủ tiêu chuẩn dùng làm dây kéo cũnggặp không ít khó khăn. Bởi lẽ ngày naytrong làng không còn tre nên mỗi lần tổchức phải đi khắp nơi, trong nhiều ngày,sang cả các tỉnh khác mới tìm được nhữngcây tre đủ tiêu chuẩn. Vì thế, một số kiêngkỵ trong chọn tre cũng được giảm bớt chophù hợp như nguồn gốc cây tre khôngđược thẩm định kỹ, tre chỉ cần đảm bảođủ độ già, không bị sâu, bị kiến đục.

Hơn nữa, trong những năm qua, doviệc tổ chức tốn kém nên nhân dân chỉ tổchức trò chơi Kéo co 2 năm một lần vàonhững năm chẵn, không gian lễ hội cũngphải chuyển qua vùng đất rộng trướcđình chứ không còn tổ chức trong sânđình như trước. Mặc dù có một số nhữngthay đổi nhưng nghi lễ và trò chơi Kéoco làng Hữu Chấp hàng năm vẫn thu hútđông đảo nhân dân, du khách thậpphương về tham dự.

Để bảo tồn và phát triển loại hình vănhóa độc đáo này, UBND tỉnh Bắc Ninhđã lập hồ sơ khoa học lễ hội Kéo co làngHữu Chấp trình Bộ VHTTDL đưa vàodanh mục Di sản văn hóa phi vật thểquốc gia năm 2014. Việc làm này có ýnghĩa to lớn trong việc gìn giữ và khôiphục nét đẹp văn hiến nghìn năm quêhương Bắc Ninh - Kinh Bắc.

t.t.n

Bảo tồn lễ hội Kéo co làng Hữu Chấp - Bắc Ninh

Ngày 30/10, Bảo tàng tỉnh BắcGiang tổ chức Hội thảo “Bảo tàng vớiviệc giáo dục truyền thống lịch sử vănhóa địa phương”. Tham dự Hội thảocó đại diện Cục Di sản văn hóa, cácnhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh,các giáo viên bộ môn lịch sử, học sinh

một số trường học trên địa bàn tỉnh.Hơn 20 tham luận được trình bày tạiHội thảo tập trung đánh giá thực trạngcông tác tuyên truyền, giáo dụctruyền thống lịch sử văn hóa của địaphương thông qua hoạt động bảotàng; chia sẻ kinh nghiệm từ thực tế

hoạt động của các bảo tàng ở Trungương và địa phương; đề xuất các giảipháp nâng cao chất lượng công tácbảo tàng, nhà truyền thống các địaphương trong hoạt động giáo dụctruyền thống.

(Xem tiếp trang 18)

Bảo tàng với việc giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa địa phương

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

15số 1100 l 06.11.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừaphê duyệt đầu tư công trình tu bổ, phụchồi di tích Phu Văn Lâu thuộc quần thểdi tích Cố đô Huế với tổng mức đầu tưgần 12 tỷ đồng. Dự án này dự kiến sẽthực hiện trong 2 năm kể từ 2014.

Theo đó, công trình do Trung tâmBảo tồn Di tích Cố đô Huế làm chủ đầutư với nội dung, quy mô đầu tư vàphương án xây dựng gồm: Lắp dựngnhà bao che và hạ giải công trình theothiết kế; phục hồi 4 chân táng cổ bồngcột hàng nhất bằng đá Thanh; giacường chân móng; tu bổ và phục hồi hệ

khung, hệ mái, các cấu kiện khác (liênba, vách, trần, cầu thang, lan can…)bằng gỗ; tu bổ, phụ hồi bức Hoành phi;sơn son và sơn son thếp bạc phủ hoàngkim các cấu kiện gỗ; phục hồi mái lợpngói âm dương men vàng; gia cố bờnóc, bờ quyết bằng bê tông cốt thép,phục hồi bờ nóc, bờ quyết có ô hộc;phục hồi các con giao, con giống, condơi và tường đầu đốc; bảo quản chốngmối mọt toàn công trình; lắp đặt điệnchiếu sáng, trang trí; phục hồi 2 tấm bia“Khuynh Cái Hạ Mã”.

Phu Văn Lâu là kiến trúc nằm ngay

trước Kỳ Đài, Kinh thành Huế. Côngtrình được xây dựng vào năm 1819 dướithời vua Gia Long, dùng làm nơi niêmyết những chỉ dụ quan trọng của nhà vuavà triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi dotriều đình tổ chức. Trong gần 200 nămtồn tại, Phu Văn Lâu được trùng tukhoảng 10 lần và hiện đã xuống cấpnghiêm trọng. Ngày 15/5/2014, góc tráicủa Phu Văn Lâu đã bị đổ sập do cột gỗbị mục ruỗng. Hệ thống trụ gỗ đã đượcdùng để gia cố tạm thời, tránh cho côngtrình bị đổ sập hoàn toàn.

t.HợP

Ngày 31/10, tại huyện Chiêm Hóa,Sở VHTTDL tỉnh Tuyên Quang phốihợp với UBND huyện Chiêm Hóa tổchức Liên hoan Hát Then, Tính tẩunăm 2014. Kết thúc Liên hoan, Ban Tổchức đã trao 8 giải tập thể (5 giải xuấtsắc, 3 giải khá), 12 tiết mục xuất sắc,12 tiết mục khá; đồng thời trao các giảidiễn viên cao tuổi nhất, nhỏ tuổi nhất.

Tham dự Liên hoan có hơn 200nghệ nhân, hạt nhân văn nghệ của 7huyện, thành phố trong tỉnh. Các đoàn

mang đến Liên hoan 42 tiết mục đặcsắc là các làn điệu Then cổ và then mớimượt mà, sâu lắng, tái hiện các hoạtđộng sinh hoạt, lao động sản xuất; cangợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kínhyêu, ca ngợi đất nước trên đường đổimới, quê hương Tuyên Quang, Thủ đôkháng chiến, Thủ đô Khu giải phóng...

Đây là hoạt động nhằm tôn vinhlàn điệu Hát Then của dân tộc Tày, disản văn hóa phi vật thể quốc gia; vinhdanh các nghệ nhân, hạt nhân văn

nghệ cơ sở có nhiều đóng góp trongviệc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóatruyền thống của dân tộc Tày tỉnhTuyên Quang. Liên hoan cũng là dịpcho các diễn viên, nghệ nhân đượcgiao lưu, học tập, đẩy mạnh phongtrào văn nghệ ở cơ sở. Thông qua Liênhoan, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn nhữnghạt nhân văn nghệ để bồi dưỡng vàtham gia Liên hoan Hát Then, đànTính toàn quốc.

t.LâM

Tuyên Quang: Liên hoan Hát Then, Tính tẩu năm 2014

Bảo tồn Mo Mường - di sản văn hóa độc đáo Ngày 31/10, UBND tỉnh Hòa Bình

tổ chức gặp mặt 89 đại diện các nghệnhân Mo dân tộc Mường trên địa bàn.Theo Sở VHTTDL tỉnh, Mo Mường làmột di sản văn hóa độc đáo của dân tộcMường nói chung và của ngườiMường tỉnh Hòa Bình nói riêng. Từlâu, Mo Mường đã được các học giảtrong, ngoài nước quan tâm nghiên cứuvà được đánh giá là một hiện tượng vănhóa đặc sắc, hàm chứa nhiều giá trịnhân văn, giá trị văn hóa, lịch sử huyềnthoại của dân tộc Mường.

Nội dung Mo Mường với hàngchục nghìn câu thơ, câu văn vần quacác bài mo, cát mo, roóng mo đượcsáng tác theo vần điệu, nghệ thuật và

tuân thủ theo một nguyên tắc diễnxướng nhất định được truyền khẩu từđời này sang đời khác. Các áng MoMường gắn liền với đời sống tâm linhvà thể hiện quan niệm nhân sinh quan,vũ trụ quan và lịch sử phát triển củamột dân tộc về sự sống, cái chết, sự tồnvong vĩnh cửu của linh hồn con người,thể hiện sự cố kết cộng đồng, yêu hòabình, hướng thiện, luôn ước monghướng tới một tương lai tươi đẹp.

Các áng Mo Mường còn được thểhiện qua tài ứng khẩu tài tình của cácthầy mo căn cứ theo hiện tại, hoàn cảnhvà điều kiện của từng gia đình, dònghọ, đối tượng. Các phần diễn xướngmo này nếu thực hiện đầy đủ theo trình

tự, nghi thức truyền thống thì phải kéodài nhiều ngày, đêm. Tuy nhiên, việcthực hiện nếp sống văn hóa, văn minhtrong việc tổ chức đám tang nên việctổ chức diễn xướng mo bị thu hẹp lại.Các phần mo cơ bản vẫn còn lưu giữnhưng bị rút gọn lại hoặc phải lược bỏcác bài trong các phần như mo kể, mokiện, mo nhà táng, nhà xe...

Buổi gặp mặt là dịp để những ngườinghiên cứu, những nghệ nhân Mo, nhàquản lý thảo luận, tham gia đóng gópđể khẳng định vai trò quan trọng và cầnthiết của nghệ nhân mo trong đời sốngvăn hóa của dân tộc Mường hiện nay.

Vũ MinH

Tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu, Thừa Thiên Huế

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

16 số 1100 l 06.11.2014

Tháng 11 này, dự án nghệ thuật mớicủa Nhà hát Tuổi trẻ là “Nhà hát truyềnhình” (TV Theater) mang tên “Xómhóng” sẽ chính thức ra mắt khán giả cảnước. Theo Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ- Trương Nhuận, chương trình nhằmtiếp cận với khán giả, cũng như quảngbá và xây dựng thương hiệu nghệ thuậtvề sân khấu của Nhà hát Tuổi trẻ.“Xóm hóng” sẽ gồm các vở hài kịch

được dàn dựng theo một format mới vàquy tụ rất nhiều gương mặt danh hàicủa Nhà hát Tuổi trẻ cũng như của sânkhấu hài Thủ đô như Nghệ sĩ Ưu tú ChíTrung, Minh Hằng, Vân Dung, ĐứcKhuê, Thu Hương, Thành Trung, CôngLý, Phạm Bằng, Xuân Bắc, Tự Long,bác sĩ Hoa súng Hoàng Nhuận Cầm,nhà thơ Đỗ Minh Tuấn, giáo sư CùTrọng Xoay... Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung

là người điều hành sân chơi mới này và“giáo sư Cù Trọng Xoay” trong vai tròngười dẫn chương trình. “Xóm hóng”sẽ tập trung vào 5 nhân vật: Ông Hóng(Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung), tổ trưởngtổ dân phố Hóng Hớt; cô Hớt (Nghệ sĩVân Dung), làm nội trợ ở nhà kiêmviệc tiêu tiền giúp ông chồng là mộtgiám đốc doanh nghiệp; ông Ngó (ĐứcKhuê), 40 tuổi, chưa vợ, có vẻ thuộc

Nhà hát Tuổi trẻ xây dựng nhiều tác phẩm mới

Trong chiến lược phát triển các sảnphẩm du lịch đặc thù, Hải Phòng đặc biệtchú trọng về du lịch biển, đảo. Bằng cáchmở thêm tuyến mới hoặc thay đổi cáchtiếp cận với những địa điểm quen thuộc,thành phố đã tạo thêm được sức hấp dẫnthu hút khách tham quan.

Từ giữa năm 2014, Hải Phòng đã mởtuyến du lịch Hải Phòng-Bạch Long Vỹ.Theo ông Lê Văn Toàn - Giám đốc Côngty TNHH MTV Du lịch Dịch vụ Côngđoàn Hải Phòng, Công ty đã phối hợp vớiTổng đội thanh niên xung phong HảiPhòng và các đơn vị chức năng tổ chứcđược một số chuyến du lịch ra đảo BạchLong Vỹ. Lượng khách Hải Phòng và HàNội đăng ký đi tour này khá đông vì aicũng muốn khám phá huyện đảo tiền tiêucủa Tổ quốc, nối nhịp cầu thân tình, ấmáp giữa người dân đất liền với người dântrên huyện đảo.

Muốn đi tour Bạch Long Vỹ, kháchdu lịch có thể đăng ký với một số công tylữ hành. Khi có đủ lượng khách, nhữngđơn vị này sẽ kết hợp với Tổng đội Thanhniên xung phong Hải Phòng đưa khách rangoài đảo bằng tàu Bạch Long. Thời giandi chuyển trên biển từ 6-10 tiếng, tùy điềukiện thời tiết.

Tại Bạch Long Vỹ, du khách có thểtham quan đền, chùa Bạch Long, thăm âucảng, thăm khu nuôi bào ngư, các rạn sanhô ngầm. Một trong những điểm hấp dẫnnhất của Bạch Long Vỹ chính là cuộcsống của những người dân nơi đây.

Huyện đảo Bạch Long Vỹ đã được

Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thànhlập từ năm 1994. Từ vùng đảo chỉ có bộđội đóng quân, đến nay huyện đảo đã códân sinh sống. Những lớp thanh niênxung phong ra đảo bây giờ có nhiềungười tình nguyện ở lại, làm cư dân rồixây dựng gia đình. Từ bàn tay, công sứccủa những người dân nơi đây, trên huyệnđảo đã có nhiều cây xanh, rau củ, nuôilợn, nuôi bò. Ở đây chưa có phòng nghỉchuyên biệt nên khách du lịch ở phòng ởcủa thanh niên xung phong, sống cuộcsống của họ: thức dậy theo kẻng, trẻ conđến trường, người lớn ra âu cảng làm việchoặc tham gia làm các công trình công íchtrên huyện đảo… Du khách sẽ tận hưởngnhịp sống chậm rãi, thưởng thức nhữngbữa ăn với hải sản tươi ngon tại hòn đảobán kính chưa đầy 3km này.

Cát Bà - huyện đảo Cát Hải là địadanh quen thuộc với nhiều du khách,song vẫn còn những điểm du lịch đầycuốn hút. Nếu có ý định du lịch Cát Bà,ngoài thăm những địa điểm như Vườnquốc gia Cát Bà, tắm biển, du khách cóthể lựa chọn xã Phù Long - một trongnhững điểm du lịch độc đáo tại huyệnđảo Cát Hải.

Động Thiên Long nằm trên địa bànxã có nhiều thạch nhũ tạo cho du kháchnhững liên tưởng tới vẻ đẹp tuyệt vời vàkỳ thú của các tác phẩm điêu khắc nghệthuật thiên nhiên. Động Thiên Long lànơi lưu giữ xương cốt của người xưa. Dukhách vào thăm hang động Thiên Longsẽ có thêm những hiểu biết khoa học về

quá trình hình thành, tạo tác các hangđộng đá vôi, sự lên xuống của mực nướcbiển qua các thời kỳ vận động địa chấtmà dấu ấn của nó còn lưu lại trong cáctrầm tích cổ hay vết tích ngấn nước trênvách hang. Đây là địa điểm hết sức lýtưởng cho nghiên cứu khảo cổ học thờitiền sử và phát triển du lịch sinh thái,nhân văn, đã được đưa vào khai thác.

Xã Phù Long nằm trên tuyến đườngxuyên đảo từ Hải Phòng qua Cát Hải tớiCát Bà (qua bến phà Cái Viềng) vì vậyso với các xã khác trên đảo, xã Phù Longgần đất liền hơn, tuy nhiên lại là xã xanhất tới trung tâm khu du lịch Cát Bà. TừHải Phòng có thể tiếp cận xã Phù Longbằng đường bộ hoặc bằng tàu cao tốctránh sóng từ Bến Bính - Bến Cái Viềnghoặc Đình Vũ - Cái Viềng.

Để làm tăng sức hấp dẫn của nhữngđiểm du lịch này, theo đại diện của cáccông ty lữ hành, Hải Phòng cần hoànthiện hơn cơ sở hạ tầng. Hiện nay kháchdu lịch ra đảo Bạch Long Vỹ hầu như tậndụng tiềm năng sẵn có: đi tàu, ở nhà củathanh niên niên xung phong. Cần kết nốivới Quảng Ninh để xây dựng tuyến dulịch Hải Phòng - Bạch Long Vỹ - Cô Tôđể tạo thêm sự phong phú cho du kháchkhi tham gia tour du lịch tại các huyệnđảo. Các cơ quan chức năng nên hỗ trợđơn vị xây dựng website hoặc hỗ trợthông tin để quảng bá về tour, tuyến dulịch mới. Hỗ trợ kỹ năng làm du lịch chongười dân địa phương.

ĐứC MinH

Du lịch biển, đảo hấp dẫn tại Hải Phòng

nhân tố mới

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

17số 1100 l 06.11.2014

Xác định du lịch là tiềm năng, lợi thếlớn, mang tính lâu dài và được khai tháccó hiệu quả, trong giai đoạn từ năm2014-2020, tỉnh Hà Giang tập trung bảotồn các di sản văn hóa vật thể và phi vậtthể của đồng bào dân tộc thiểu số HàGiang để xây dựng thương hiệu du lịch.

UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạocác ngành chức năng, các địa phươngtrong tỉnh tập trung đầu tư có trọng tâm,trọng điểm để hoàn thiện hệ thống cơsở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, đảmbảo tạo điều kiện thuận lợi cho pháttriển du lịch. Ngoài ra, Hà Giang bảotồn các di sản văn hóa vật thể, phi vậtthể của đồng bào các dân tộc thiểu số,trong đó chú trọng việc bảo tồn và pháthuy các lễ hội truyền thống, nghi lễ tínngưỡng dân gian; các làn điệu dân ca,dân vũ; bảo tồn những nét sinh hoạt vănhóa truyền thống, các làng nghề truyềnthống; phát huy vai trò của Hội nghệnhân dân gian... Thông qua việc xâydựng các làng văn hóa du lịch tiêu biểugắn với xây dựng nông thôn mới đểphục vụ cho phát triển du lịch tại cácđịa phương.

Không chỉ được biết đến với nhiềudanh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Cộtcờ quốc gia Lũng Cú, Dinh nhà Vương(huyện Đồng Văn); núi Đôi (huyệnQuản Bạ); đèo Mã Pì Lèng (huyện MèoVạc); ruộng bậc thang thuộc huyện

Hoàng Su Phì, Hà Giang còn là vùng đấtcó 19 dân tộc đang sinh sống. Mỗi dântộc ở đây đều có bản sắc văn hóa vôcùng độc đáo và đã được công nhận disản văn hóa như Lễ hội chợ tình KhauVai (huyện Mèo Vạc), lễ Cấp sắc củadân tộc Dao, lễ hội Nhảy lửa của dân tộcPà Thẻn, lễ hội Lồng Tồng của dân tộcTày, lễ hội Cầu mưa của dân tộc Lô Lô,lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông... Dukhách đến với Hà Giang còn được tậnmắt chứng kiến những phong tục tậpquán, những nét sinh hoạt văn hóa riêngcó của đồng bào dân tộc thiểu số vàđược hòa mình vào những điệu nhảy,múa cùng những làn điệu Sli, lượn, cọivà hòa trong tiếng khèn của các chàngtrai dân tộc Mông trên Cao nguyên đáĐồng Văn.

Bà Triệu Thị Tình - Phó Giám đốcSở VHTTDL tỉnh Hà Giang cho biết:Dựa trên những thế mạnh về tài nguyênthiên nhiên, đặc sắc về văn hóa bản địa,tỉnh Hà Giang xác định lấy văn hóa làmnền tảng tạo thương hiệu cho du lịch,trong đó phát triển du lịch có trọng tâm,trọng điểm và bền vững gắn với việcbảo tồn và phát huy các giá trị văn hóadân tộc. Bên cạnh đó, tập trung pháttriển du lịch sinh thái gắn với các giá trịdi sản Công viên địa chất toàn cầu Caonguyên đá Đồng Văn làm mũi nhọn,trong đó du lịch văn hóa sẽ làm nền tảng

để phát huy tính đặc thù tài nguyên dulịch theo địa bàn của tỉnh. Sở VHTTDLHà Giang tập trung chỉ đạo Bảo tàngtỉnh và các đơn vị trực thuộc thực hiệncác đề án bảo tồn, phát huy các lễ hộitâm linh truyền thống đặc sắc như: Lễhội Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn; lễCúng thần rừng của dân tộc Nùng, PuPéo; lễ Cấp sắc của dân tộc Dao... đểphục vụ du lịch và nghiên cứu. Đồngthời, xin ý kiến tư vấn của các cơ quanchuyên môn Trung ương và địa phươngxây dựng Đền thờ Lý Thường Kiệt gắnvới “Mắt rồng thiêng” thuộc quần thể ditích lịch sử Cột cờ quốc gia Lũng Cú;đền Trình gắn với danh lam thắng cảnhvà di sản địa chất “Thạch Sơn Thần”thuộc xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ...

UBND tỉnh Hà Giang tập trung hỗtrợ, phát triển mỗi huyện ít nhất từ 1 đến2 nghề truyền thống; phát triển các loạihình dân ca, dân vũ hoặc hoạt động dulịch đặc trưng góp phần phát triển kinhtế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất,tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.Bên cạnh đó, phấn đấu cơ bản đưa vănhóa của các dân tộc thiểu số ra khỏi tìnhtrạng có nguy cơ mai một cần được bảovệ khẩn cấp và phát huy giá trị di sảnvăn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểusố trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các dântộc ít người.

L.KHánH

Xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang qua các di sản của đồng bào dân tộc thiểu số

nhân tố mới

giới tính thứ ba, là cán bộ tuyên truyềncủa phường; bà Soi (Minh Hằng),chuyên phát bao cao su của xóm và côHớn (Thu Hương), công nhân công tymay, đang nuôi con nhỏ. Chương trìnhđầu tiên “Xóm hóng” chính thức ramắt ngày 07/11, với nội dung “Câu lạcbộ những người hâm mộ Hoạn Thư”.Cùng với sự ra mắt “Xóm hóng”, rấtnhiều hoạt động sẽ được Nhà hát Tuổitrẻ triển khai dịp cuối năm này. Trong

tháng 11 và tháng 12, Nhà hát Tuổi trẻsẽ khởi công 3 vở kịch mới: Vở “Thủphạm là ai” của cố tác giả Lưu QuangVũ, do đạo diễn Nghệ sĩ Ưu tú ChíTrung dàn dựng, dự kiến sẽ tham dự“Liên hoan sân khấu về hình tượngngười chiến sĩ Công an nhân dân”trong năm 2015; vở kịch “Tấmgương” của nhà viết kịch Chu Thơm,do đạo diễn, Nghệ sĩ Ưu tú Anh Túdàn dựng, theo đơn đặt hàng của Cục

Nghệ thuật biểu diễn về việc xây dựngnhững tác phẩm về đề tài chống thamnhũng; vở kịch lịch sử “Công lýkhông thể gục ngã” của tác giả Lê ChíTrung, do đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dânDoãn Hoàng Giang dàn dựng cho cácnghệ sĩ diễn viên Nhà hát Tuổi trẻ, dựkiến tham dự “Liên hoan sân khấukịch nói chuyên nghiệp toàn quốc”vào tháng 6/2015.

yến nHi

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

18 số 1100 l 06.11.2014

nhân tố mới

Những năm gần đây, huyện đảo LýSơn, tỉnh Quảng Ngãi đã trở thành điểmđến thu hút sự quan tâm của du kháchtrong và ngoài nước. Dù lượng kháchđến Lý Sơn tăng cao, nhưng vẫn chưatương xứng với những lợi thế và tiềmnăng của đảo. Cơ sở hạ tầng, dịch vụphục vụ cho ngành du lịch trên đảo LýSơn chưa được đầu tư đúng mức nênkhó giữ chân cũng như hút du kháchđến với đất đảo.

Đảo Lý Sơn với diện tích gần10km2 nhưng có gần 100 di tích lịch sử,văn hóa rất lâu đời và độc đáo. Đảo LýSơn cũng nổi tiếng trong cả nước vớicây hành, cây tỏi mang hương vị đặctrưng riêng của vùng đất. Ở đây có đầyđủ các yếu tố để phát triển du lịch nghỉdưỡng và tâm linh. Trung bình mỗinăm, đảo Lý Sơn đón khoảng 15 nghìnlượt khách đến tham quan. Riêng trong8 tháng đầu năm 2014, Lý Sơn đã đóngần 18 nghìn lượt khách du lịch trongnước và quốc tế. Dự kiến cả năm sẽ đónkhoảng 25 nghìn lượt du khách. Dukhách khi tham quan Lý Sơn đều rất ấntượng bởi nơi đây có phong cảnh đẹp,hoang sơ và là vùng đất chứa đựngnhiều giá trị văn hoá lịch sử lâu đời, đặcbiệt là các giá trị văn hoá biển đảo.

Du khách lần đầu tiên đến đảo LýSơn đều cảm nhận những nét đẹp riêng

của hòn đảo này. Nhưng, rất khó để lôicuốn họ trở lại lần sau. Bởi, cơ sở lưutrú nhỏ lẻ trên đảo chỉ đáp ứng đượccho khoảng 300 khách. Cơ sở hạ tầngkỹ thuật còn hạn hẹp, đường hẹp,phương tiện vận chuyển du khách đếncác điểm tham quan còn bất cập. Hầuhết các điểm tham quan là các điểm dulịch tâm linh, còn mang nặng tính cộngđồng địa phương chứ chưa được quyhoạch để phục vụ du lịch. Đảo chưa cócác công trình phúc lợi công cộng phụcvụ cho người dân cũng như du khách.Môi trường biển quanh đảo lại ô nhiễmnặng bởi rác thải. Các hệ sinh thái biểnđảo Lý Sơn đã bị suy thoái nghiêmtrọng do đánh bắt thuỷ hải sản khôngbền vững. Những tồn tại này đã để lạiấn tượng không tốt khi du khách đếnđảo Lý Sơn. Chị Lê Thùy Trang, dukhách đến từ Hà Nội chia sẻ “Tôi đã đidu lịch rất nhiều nơi, khi đến Lý Sơnđiều đầu tiên làm cho tôi không hài lònglà phương tiện đi lại, nơi ăn, chỗ ở. Cơsở vật chất, hạ tầng rất thô sơ, chưađược đầu tư. Theo tôi trong tương lai thìhuyện đảo Lý Sơn cần có chính sáchthu hút các nhà đầu tư để xây dựngnhững hạng mục về du lịch ví dụ nhưlà khách sạn, resort. Nhưng mong là khixây dựng sẽ không phá vỡ những cảnhquan tự nhiên hiện có của Lý Sơn”.

Đầu tháng 10/2014, huyện Lý Sơnđã được hòa chung điện lưới quốc gia.Đây là điều kiện thuận lợi để Lý Sơnphát triển các ngành nghề, trong đó códu lịch. Cơ hội cho Lý Sơn đã được mởra, nhưng với cách làm du lịch như hiệntại thì khó có thể tạo được ấn tượng đểthu hút khách đến với Lý Sơn. Bà PhạmThị Hương - Phó Chủ tịch UBNDhuyện Lý Sơn, cho biết: Dự án điện cápngầm đưa vào sử dụng là một cơ hội tốtđể Lý Sơn phát triển cả về kinh tế, vănhóa, du lịch. Hiện tại đã có nhiều nhànghỉ, khách sạn tiến hành xây dựng vớiquy mô lớn, hiện đại. Nếu không có gìthay đổi thì cuối tháng 11 này Nhà máyxử lý rác thải cho huyện đảo đi vào hoạtđộng, sẽ góp phần cải thiện môi trường.Bên cạnh đó chúng tôi cũng đẩy mạnhcông tác tuyên truyền, giáo dục chongười dân để nâng cao nhận thức vềbảo vệ môi trường, các hệ sinh thái vàđa dạng sinh học phục vụ phát triển bềnvững và du lịch sinh thái. Tuy nhiên,vấn đề đầu tư, quy hoạch các khu dulịch thì cần phải có các nhà đầu tư, cácngành chức năng cùng thực hiện. Đồngthời, Chính quyền cấp trên cũng cầnquan tâm đầu tư để nâng cấp, mở rộngtuyến đường trung tâm huyện và CảngLý Sơn.

K.Hoàn

Để đảo Lý Sơn níu chân du khách

Ông Nguyễn Thế Chính - Giámđốc Sở VHTTDL Bắc Giang chorằng: Trong bối cảnh nội dung lịchsử địa phương trong sách giáo khoalịch sử còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, hoạtđộng của bảo tàng đã giúp ngườidân, đặc biệt là thế hệ trẻ có nhữnghiểu biết sâu sắc và trực quan vềlịch sử, văn hóa địa phương, qua đókhơi dậy tình yêu quê hương đấtnước một cách cụ thể, gần gũi hơn.Tuy nhiên, công tác tuyên truyền,giáo dục lịch sử, văn hóa địa

phương của bảo tàng còn thiếu hấpdẫn, ý tưởng không rõ ràng, hiện vậtvề lịch sử địa phương còn sơ sài;nhận thức về vị trí, tầm quan trọngcủa công tác tuyên truyền giáo dụclịch sử địa phương của cán bộ bảotàng chưa đầy đủ, thiếu sự sáng tạo,chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểulịch sử văn hóa địa phương củacông chúng…

Để nâng cao chất lượng công tácbảo tàng trong hoạt động giáo dụctruyền thống lịch sử văn hóa địa

phương, các đại biểu thống nhất:Bảo tàng phải đa dạng hóa các hoạtđộng triển lãm, đổi mới cách trưngbày, bổ sung các chương trình giáodục, tăng cường phối hợp với cáctrường học trong hoạt động giáo dụctruyền thống lịch sử, văn hóa địaphương. Bảo tàng cần xây dựng cácbộ sưu tập hiện vật, hình ảnh tiêubiểu để tăng cường đưa di sản vănhóa về cơ sở thông qua các triển lãmlưu động, trưng bày chuyên đề...

ĐứC MinH

Bảo tàng với việc giáo dục ... (Tiếp theo trang 14)

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

19số 1100 l 06.11.2014

nhân tố mới

Nói đến Nghệ sĩ Nhân dân Hồng Lựulà nói đến Dân ca xứ Nghệ. Người nghệsĩ ấy dường như được dân ca Ví, Giặmsinh ra để rồi suốt cuộc đời rong ruổi rộngdài theo câu hát dân ca, để gìn giữ, chắtchiu một Di sản văn hóa của quê hương.Từng lời, từng chữ, từng cung bậc thăngtrầm của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ nhưchảy trong huyết quản, thôi thúc Nghệ sĩNhân dân Hồng Lựu sáng tạo và cốnghiến cho nghệ thuật. Nghệ sĩ Nhân dânTrịnh Thị Hồng Lựu, sinh năm 1967, tạithôn Đông Thượng, xã Đồng Văn, huyệnThanh Chương (Nghệ An) trong một giađình có 7 chị em. Với Hồng Lựu, niềmđam mê nghệ thuật, đam mê câu hát dânca Ví, Giặm đã được thể hiện từ nhỏ.Những lời ru, câu Kiều của bà nội, nhữngbài vè xung quanh thôn xóm đã ngấmdần trong Hồng Lựu. Dù còn thơ bé chỉnghe vu vơ mà không hiểu, nhưng sự sâulắng trong câu hát dân ca của bà, của mẹđã thấm đẫm trong cô.

Sau 30 đứng năm đứng trên sân khấuvới hơn 60 vai diễn, 8 lần tham gia Liênhoan Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệptoàn quốc, chị đã gặt hái được 8 Huychương Vàng và 3 giải Nghệ sĩ xuất sắc.Ở chị không chỉ thấy được sự đam mêcháy bỏng, mà còn cả sự sáng tạo trongnghệ thuật. Dù vai chính hay phụ, đàothương hay đào lệch, Hoàng hậu, Côngchúa hay cô gái quê mùa... với HồngLựu, mỗi vai diễn là sự trải nghiệm,không lặp lại chính mình. Các vai diễncủa chị đều thể hiện một số phận, mộtcuộc đời khác nhau, nhưng vai diễn nàoHồng Lựu cũng để lại dấu ấn trong lòngbạn bè đồng nghiệp và khán giả.

Ngoài thể hiện thành công các vaidiễn, Hồng Lựu còn tham gia sáng tác,biên tập, chuyển thể kịch bản dân ca, dàndựng các vở diễn, chương trình nghệthuật của Nhà hát, các Lễ hội trong tỉnh.Từ năm 1993 Hồng Lựu đã manh nhaviệc truyền dạy dân ca trong trường học.Trường mà Hồng Lựu tìm đến đầu tiênđặt đề truyền dạy hát dân ca cho các em

học sinh là trường Đặng Thai Mai (thànhphố Vinh) và thật may mắn là ý tưởngcủa Hồng Lựu được sự đồng tình rất caocủa các thầy cô trong trường. Từ đóHồng Lựu đã sưu tầm, tìm các làn điệudễ hát, phù hợp với lứa tuổi học sinh,đồng thời lồng ghép kiến thức ở bài dạytrong môn sử, môn văn trên lớp của họcsinh để chuyển thành các làn điệu dân ca.

Không chỉ dạy hát dân ca trong cáctrường học, Hồng Lựu còn thường xuyêndạy hát dân ca trên sóng truyền hìnhNghệ An. Đến nay tại nhiều trường học,nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàntỉnh Nghệ An đã thành lập được mộtmạng lưới các câu lạc bộ hát dân ca. Vớiđóng góp không nhỏ của mình khi đemdân ca truyền dạy trong học đường, HồngLựu đã làm cho phong trào hát dân cathực sự lan tỏa trong một bộ phận khôngnhỏ thế hệ trẻ. Dân ca đã trở thành mộtmón ăn tinh thần không thể thiếu trongcác phong trào văn hóa văn nghệ của địaphương, trong các tiệc cưới hỏi, lễ Tết.

Theo Nghệ sĩ Nhân dân Hồng Lựu:Không chỉ dạy cho thế hệ trẻ cách hátdân ca sao cho đúng, cho hay mà hơn hếtlà hình thành ý thức bảo tồn và phát huydân ca xứ Nghệ trong thế hệ trẻ. Chỉ cósống trong cộng đồng, thì dân ca Ví,Giặm mới được bảo tồn và phát triển bềnvững, nhưng để làm được điều đó thìngười nghệ sĩ phải biết cách thổi hồnđam mê cho thế hệ trẻ. Muốn thế hệ trẻđam mê dân ca thì người truyền dạycũng phải là người thật sự có niềm đammê. Nghệ sĩ Nhân dân Hồng Lựu cònchia sẻ: Dân ca xứ Nghệ có sức sống hơncác làn điệu vùng miền khác là ở chỗ dânca xứ Nghệ luôn sống theo thời cuộc, lờicủa bài hát đều do người dân tự sáng táctheo suốt chiều dài hình thành và pháttriển đất nước. Vì vậy, ngày nay để dânca thật sự sống mãi trong lòng ngườinghe thì người hát và người sáng tác phảibiết vận dụng vào thực tiễn ngày nay,như gắn liền với việc tuyên truyền ý thứctham gia giao thông, tham gia xây dựng

nông thôn mới... Có như thế Dân ca Ví,Giặm xứ Nghệ mới có sức sống trườngtồn, mới thu hút được người nghe; dânca phải là tiếng nói của ngày hôm naychứ không phải bảo tồn dân ca là đểtrong bảo tàng, không nên áp đặt rậpkhuôn mà phải biết phát huy, phát triển.Với sự cống hiến không mệt mỏi vàthành tích đã đạt được, Hồng Lựu đãđược tặng nhiều phần thưởng, danh hiệucao quý như Nghệ sĩ Nhân dân, Huânchương Lao động Hạng Ba, Bằng khencủa Thủ tướng Chính phủ...

Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Ngọc Ất -Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Pháthuy Di sản Dân ca Xứ Nghệ, tỉnh NghệAn cho biết: Nghệ sĩ Nhân dân HồngLựu là một trong những nghệ sỹ đượccông chúng cả nước yêu mến. Vớinhiều vai diễn của mình, Hồng Lựu đãđể lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khángiả, góp phần không nhỏ trong việc bảotồn và phát huy các giá trị tốt đẹp củadân ca Ví, Giặm. Để có được thànhcông như ngày hôm nay, ngoài sự đammê, nghệ sĩ Hồng Lựu còn có quá trìnhkiên trì, khổ luyện và ham học hỏi. Vớianh chị em nghệ sĩ đồng nghiệp, HồngLựu luôn là người cởi mở, nhiệt tình.Nhiều nghệ sỹ, diễn viên thế hệ sauluôn được Hồng Lựu tận tình chỉ dạy,dìu dắt trong chuyên môn để ngày càngphát triển hơn.

Giờ đây, Nghệ sĩ nhân dân HồngLựu là Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồnvà phát huy di sản dân ca xứ Nghệ nhưngcông việc chính của chị vẫn là quản lýnghệ thuật. Khi có chủ trương làm hồ sơđể trình UNESCO công nhận dân ca Ví,Giặm là Di sản văn hóa phi vật thể đạidiện của nhân loại, Hồng Lựu lại cùngđồng nghiệp rong ruổi khắp hang cùngngõ hẻm, điền giã tới các miền gần xa đểsưu tầm, tập hợp, gây dựng các câu lạcbộ dân ca. Trên khắp mọi miền quê Ví,Giặm lại in dấu chân Hồng Lựu - Ngườinghệ sĩ của nhân dân.

t.t.n

Người góp công bảo tồn dân ca Ví, Giặm

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1100 l 06.11.2014

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình Tân

Biên tậpTrUng kIên, Thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicông Ty Tnhh MộT Thành vIên

In và văn hóa PhẩM

Hà Nội dịp 10/10/2014, dư âm củanhững màn pháo hoa chưa kịp lắng, khuvực hồ Hoàn Kiếm lại ngập tràn rác thải.Phần lớn rác là giấy, báo, vỏ chai, cốcnhựa… người dân để lại sau khi tậptrung ven hồ xem bắn pháo hoa. Chỗ nàocũng ngập ngụa rác. Rác tràn lòngđường, vỉa hè, phủ lên những thảm cỏ,những bồn hoa… Mặc dù tại đây, lựclượng chức năng đã bố trí nhiều thùngđựng rác, nhưng nhiều người dân vẫnkhông bỏ rác vào thùng.

Lâu nay, mỗi khi nói đến ý thức nơicông cộng của người Việt Nam, hẳn cóngười sẽ chép miệng “đó là điều quá xaxỉ”. Thực tế, nhiều người rất thiếu ý thứctrong việc cư xử với những người xungquanh, từ việc xả rác bừa bãi cho đếnvăng tục khiến mọi người cảm thấychướng tai gai mắt. Tình trạng xả rác bậyra đường, phóng uế bừa bãi, coi hè phốnhư của mình... đang dần làm mất đi vẻđẹp thanh lịch của người Hà Nội.

Quả là đáng lo ngại, bộ mặt đô thịThủ đô đang bị đe dọa bởi tình trạng xảrác vô tội vạ ở những nơi công cộng.Việc xả rác ở nơi công cộng cứ lặp đi lặplại, năm này qua năm khác. Hầu như vàocác dịp lễ, Tết năm nào, nhân viên cáccông ty Công viên cây xanh, Vệ sinhmôi trường đô thị cũng vất vả vì rác…Năm 2014, kỷ niệm Giải phóng Thủ đô,Hà Nội chọn làm “Năm trật tự kỷ cươngvà văn minh đô thị”, nhiều người đặt kỳvọng với truyền thống thanh lịch củangười Tràng An, bộ mặt đô thị của Thủđô sẽ rạng rỡ hơn, sạch đẹp hơn. Nhưngthật tiếc, vấn nạn rác thải vẫn lặp lại.Những thảm cỏ, bồn hoa cũng tan hoangvì người dân giẫm đạp khi xem pháohoa. Lực lượng lao công lại cật lực thâuđêm để dọn rác thải.

Cứ ra đường là thấy, bất kể ai, từngười già, trẻ nhỏ, người đạp xích lô, cảnhững người điều khiển những chiếc ôtô sang trọng... cũng có thể xả rác rađường. Rác luôn rình rập có ở khắp các

nẻo đường, vỉa hè, miệng cống… Tạicác tụ điểm sinh hoạt văn hóa, khu dâncư, trường học, danh lam thắng cảnh, cáctuyến đường trọng điểm khách du lịchthường qua lại... rất dễ để chứng kiếncảnh người ngồi trên xe gắn máy vứtgiấy gói thức ăn hay vỏ hộp sữa họ mớivừa uống xuống đường. Những ngườivứt rác nơi công cộng không chỉ thiếu ýthức về bảo vệ môi trường, không chỉ dotrình độ dân trí thấp, mà còn do họ nhiễmmột căn bệnh khó chữa: Chỉ biết cái lợicho riêng mình mà quên mất cái lợi chocả xã hội, cộng đồng. Để thấy tác hại củaviệc làm ảnh hưởng đến môi trườngsống, xin được trích dẫn con số củaNgân hàng thế giới khi đánh giá về tìnhtrạng vệ sinh môi trường ở Việt Nam: Vệsinh môi trường kém đã gây thiệt hại chonền kinh tế Việt Nam khoảng 780 triệuUSD mỗi năm, tương đương 1,3% GDP.Quả là con số đáng suy ngẫm.

Hà Nội chưa phải là đô thị thanh lịch,văn minh, dù có nhiều khu phố xanh,sạch, đẹp. Hà Nội đang dần mất đi thiệncảm của du khách nước ngoài nếu nhữnghình ảnh phản cảm từ rác thải vẫn cứ hiểnhiện. Cho dù có nhiều tòa nhà hiện đại,nhiều cửa hàng dọc phố được trang trí rấtđẹp, nhiều bồn hoa đặt dọc phố, nhưngdưới lòng đường hoặc trên vỉa hè rác thảinhan nhản thì cũng thật khó lấy đượcthiện cảm của du khách. Vậy có cách nàođể cứu vãn thực trạng nêu trên? Đã có

nhiều quy định pháp luật nghiêm cấmhành vi xả rác bừa bãi, đổ nước thải rađường… Thế nhưng, những quy địnhnày vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.Phải thừa nhận, nguyên nhân là do ý thứccủa nhiều người còn rất kém, trong khiđó những người thực thi luật pháp, chínhquyền địa phương cũng thờ ơ việc nhắcnhở hoặc không kiên quyết xử lý cáchành vi vi phạm về lối sống văn minh đôthị đối với người vi phạm. Xã hội ngàycàng phát triển thì ý thức của mỗi côngdân, ý thức pháp luật cũng như hành vi,thái độ ứng xử hàng ngày của mỗi ngườiphải được nâng cao. Quan trọng hơn,những quy tắc xử sự chung đã được luậtpháp quy định mang tính bắt buộc thìmọi người cần phải tuân thủ thực hiện.Để những quy định về việc gìn giữ môitrường sống, ngoài việc vận động, tuyêntruyền mọi người thực hiện, thì kèm theođó phải có những biện pháp chế tài cụ thểđối với các hành vi vi phạm. Cùng với xửphạt nghiêm khắc, cần có hình thức phạtđánh vào lòng tự trọng của người viphạm. Ví dụ, Singapore có biện pháp xửphạt bằng đòn roi và lao động công ích,thậm chí có thể yêu cầu người bị phạt treobiển và đưa lên các phương tiện thông tinđại chúng.

Tuy nhiên, trên hết, phải làm sao đểngười dân hiểu và làm theo pháp luật, đikèm là biện pháp khuyến khích.

tHế Hùng

Nếp sống văn minh nơi công cộng - kêu gọi không chưa đủ

Thanh niên tình nguyện tham gia dọn rác quanh khu vực Hồ Gươm sau đêm bắn pháo hoa