toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - số 1170 - vanhien.vn

20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1170 ngày 24.03.2016 Ảnh: Tuấn HẢi Thể thao đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng, phát triển Đất nước (Tr.5) - Đầu tư phát triển văn hóa vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Tr.10) - Sơ kết 10 năm bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Tr.7) - Quảng Bình sẽ trở thành trung tâm du lịch Đông Nam Á (Tr.13) trong số nàY Kỷ Niệm NgàY THể THaO ViệT Nam 27/3: Tuần Văn hóa - Thể thao Việt Nam đồng hành cùng Đất nước Tuần Văn hóa - Thể thao “70 năm Thể thao Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển Đất nước” diễn ra từ 25-28.3 tại Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam (Hà Nội). Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Ngành Thể dục thể thao và thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020; đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Thông qua Tuần lễ này, Ngành Thể dục thể thao ôn lại truyền thống, tôn vinh các thế hệ, tập thể, cá nhân, các tổ chức xã hội qua các thời kỳ đã có những đóng góp cho sự phát triển của Ngành trong 70 năm qua. (Xem tiếp trang 3) Ngày 16.3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Thanh tra Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị Thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2016 và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì. Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì cho tập thể Thanh tra Bộ. Phát biểu tại tội nghị, Bộ trưởng đánh giá cao những kết quả Thanh tra ngành VHTTDL đã đạt được trong 5 năm qua. Công tác thanh tra chuyên ngành VHTTDL cũng như công tác giải quyết khiếu nại tố cáo đã được lực lượng Thanh tra thực hiện có hiệu quả, đúng định hướng, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, đảm bảo môi trường phát triển văn hóa, thể thao và du lịch lành mạnh. (Xem tiếp trang 2) Thêm 3 vận động viên Việt Nam đoạt vé dự Olympic Rio 2016 Tin vui đối với thể thao Việt Nam khi nước ta chính thức có thêm 3 suất đến Rio de Janeiro - Brazil với các vận động viên Nguyễn Thị Lụa, Vũ Thị Hằng (môn vật) và Nguyễn Thành Ngưng (đi bộ). Như vậy, Thể thao Việt Nam đã có 9 VĐV góp mặt tại Olympic 2016; trong đó cử tạ giành 3 suất, bắn súng có 2 suất (Hoàng Xuân Vinh và Trần Quốc Cường), Nguyễn Thị Ánh Viên ở môn bơi, Nguyễn Thành Ngưng ở môn đi bộ và môn vật có 2 suất (Nguyễn Thị Lụa và Vũ Thị Hằng). Một số VĐV đã đạt chuẩn B Olympic như Nguyễn Thị Huyền (điền kinh), Hoàng Quý Phước, Trần Duy Khôi, Lâm Quang Nhật (bơi lội…) đang nỗ lực tham dự các giải nhằm tích điểm để sớm giành vé dự Olympic Rio de Janeiro - Brazil. (Xem tiếp trang 14) Thanh tra Bộ đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trao Huân chương Lao động Hạng Nhì cho Thanh tra Bộ VHTTDL

Upload: pham-long

Post on 14-Apr-2017

108 views

Category:

News & Politics


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1170 ngày 24.03.2016

Ảnh:

Tu

ấn

HẢ

iThể thao đóng góp tích cực

vào công cuộc xây dựng, phát triển Đất nước

(Tr.5) - Đầu tư phát triển văn hóavùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Tr.10)- Sơ kết 10 năm bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêngTây Nguyên

(Tr.7)- Quảng Bình sẽ trở thành trung tâm du lịch Đông Nam Á

(Tr.13)

trong số này

Kỷ Niệm Ngày THể THaO ViệT Nam 27/3:

Tuần Văn hóa - Thể thaoViệt Nam đồng hànhcùng Đất nước

Tuần Văn hóa - Thể thao “70 năm Thểthao Việt Nam đồng hành cùng sự pháttriển Đất nước” diễn ra từ 25-28.3 tạiTrung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam(Hà Nội). Đây là hoạt động thiết thực chàomừng kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thốngNgành Thể dục thể thao và thực hiện Nghịquyết số 08-NQ/TW về việc tăng cườngsự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triểnmạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm2020; đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dânrèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩđại”. Thông qua Tuần lễ này, Ngành Thểdục thể thao ôn lại truyền thống, tôn vinhcác thế hệ, tập thể, cá nhân, các tổ chức xãhội qua các thời kỳ đã có những đóng gópcho sự phát triển của Ngành trong 70 năm qua. (Xem tiếp trang 3)

Ngày 16.3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Thanh tra Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghịThanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2016 và đón nhận Huânchương Lao động Hạng Nhì. Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh đã trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì cho tập thể Thanh tra Bộ.Phát biểu tại tội nghị, Bộ trưởng đánh giá cao những kết quả Thanh tra ngành VHTTDLđã đạt được trong 5 năm qua. Công tác thanh tra chuyên ngành VHTTDL cũng nhưcông tác giải quyết khiếu nại tố cáo đã được lực lượng Thanh tra thực hiện có hiệu quả,đúng định hướng, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, đảm bảo môi trườngphát triển văn hóa, thể thao và du lịch lành mạnh. (Xem tiếp trang 2)

Thêm 3 vận động viên Việt Nam đoạt vé dự Olympic Rio 2016

Tin vui đối với thể thao Việt Nam khi nước ta chính thức có thêm 3 suấtđến Rio de Janeiro - Brazil với các vận động viên Nguyễn Thị Lụa, Vũ ThịHằng (môn vật) và Nguyễn Thành Ngưng (đi bộ). Như vậy, Thể thao ViệtNam đã có 9 VĐV góp mặt tại Olympic 2016; trong đó cử tạ giành 3 suất,bắn súng có 2 suất (Hoàng Xuân Vinh và Trần Quốc Cường), Nguyễn ThịÁnh Viên ở môn bơi, Nguyễn Thành Ngưng ở môn đi bộ và môn vật có 2suất (Nguyễn Thị Lụa và Vũ Thị Hằng). Một số VĐV đã đạt chuẩn BOlympic như Nguyễn Thị Huyền (điền kinh), Hoàng Quý Phước, Trần DuyKhôi, Lâm Quang Nhật (bơi lội…) đang nỗ lực tham dự các giải nhằm tíchđiểm để sớm giành vé dự Olympic Rio de Janeiro - Brazil.

(Xem tiếp trang 14)

Thanh tra Bộ đón nhận Huân chươngLao động Hạng Nhì

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trao Huân chương Lao động Hạng Nhì cho Thanh tra Bộ VHTTDL

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

Quản lý nhà nước

2 số 1170 l 24.03.2016

Sáng 20.3 tại Chùa Vĩnh Nghiêm,xã Trí Yên, Yên Dũng, Bắc Giang,UBND tỉnh Bắc Giang long trọng tổchức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Ditích quốc gia đặc biệt Chùa VĩnhNghiêm. Phó Thủ tướng Nguyễn XuânPhúc đã đến dự và trao bằng công nhậnChùa Vĩnh nghiêm là Di tích quốc giađặc biệt cho đại diện tỉnh Bắc Giang.

Phát biểu tại đây, Phó Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc đề nghị: Tỉnh BắcGiang cần khẩn trương quy hoạch tổngthể bảo tồn, xây dựng kế hoạch tu bổ,tôn tạo di tích để bảo vệ và phát huybền vững giá trị di tích; Tiếp tục nghiêncứu, làm rõ giá trị di tích Chùa VĩnhNghiêm gắn với Quần thể di tích vàdanh thắng Yên Tử để lập hồ sơ trìnhUNESCO công nhận là Di sản Thế giớinhững năm tới. Bắc Giang cần tổ chứctuyên truyền sâu rộng giá trị văn hóalịch sử, khoa học và thẩm mỹ của ditích với cách làm sáng tạo phát huytoàn diện giá trị Chùa Vĩnh Nghiêm để

nơi đây trở thành điểm đến có sức hútlớn với du khách thập phương. PhóThủ tướng cũng đề nghị các Bộ, ngànhtrung ương, các nhà khoa học, các vịchức sắc tôn giáo, nhân dân tỉnh BắcGiang cùng chung tay trong việc bảovệ và phát huy giá trị di tích đặc biệtnày, để Chùa Vĩnh Nghiêm xứng tầmvới vị thế của một Di sản văn hóa quốcgia đặc biệt.

Tại buổi lễ, Chương trình nghệthuật với chủ đề “Vĩnh Nghiêm - Linhthiêng cõi Phật” đã tái hiện những mốcchính trong cuộc đời vua Trần NhânTông gắn với Chùa Vĩnh Nghiêm.

Chùa Vĩnh Nghiêm nằm cáchTrung tâm thành phố Bắc Giangkhoảng 20km về phía Đông Nam.Theo các nguồn tư liệu, Chùa VĩnhNghiêm được khởi dựng từ thời Lý(thế kỷ XI) với tên gọi là ChùaChúc Thánh (hay Chùa La, hoặcChùa Đức La). Đến thời Trần, chùaphát triển thành một trong bốn trung

tâm của Thiền phái Trúc Lâm (gồmYên Tử, Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêmvà Thanh Mai), trở thành một trungtâm Phật giáo để đào luyện tăng nicả nước trong suốt gần 8 thế kỷ hìnhthành và phát triển của Thiền pháiTrúc Lâm Yên Tử. Cả ba vị Tam tổcủa Thiền phái Trúc Lâm là TrầnNhân Tông, Pháp Loa và HuyềnQuang đều thụ giới ở Chùa VĩnhNghiêm, lấy nơi này làm trung tâmPhật giáo thời Trần.

Năm 1964 Chùa Vĩnh Nghiêmđược xếp hạng là di tích quốc gia, năm2013 Lễ hội Chùa Vĩnh Nghiêm (tổchức hàng năm vào ngày 12.02 Âmlịch) được Bộ VHTTDL công nhận làDi sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Với những giá trị tiêu biểu nổi bật củaChùa Vĩnh Nghiêm, ngày 23.12.2015Thủ tướng Chính phủ ban hành quyếtđịnh về việc xếp hạng Di tích quốc giađặc biệt Chùa Vĩnh Nghiêm.

H.Yến

Chùa Vĩnh Nghiêm đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc giađặc biệt

Công tác xây dựng thể chế đượcchú trọng, các hoạt động chuyênngành được triển khai đồng bộ, tạochuyển biến tích cực trên một số lĩnhvực như: quản lý trùng tu tôn tạo ditích, hoạt động kinh doanh dịch vụvăn hóa, quảng cáo, tổ chức và quảnlý lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, quyềntác giả và quyền liên quan; các giảithi đấu thể thao; hoạt động kinhdoanh lữ hành, lưu trú du lịch, bảo vệmôi trường du lịch, bảo đảm trật tự,an toàn cho du khách…

Bộ trưởng nhấn mạnh: Năm 2016và giai đoạn 2016-2020, trong bốicảnh đất nước ngày càng hội nhậpsâu rộng với thế giới, bên cạnh nhữngmặt tích cực, các hoạt động văn hóa,

thể thao và du lịch cũng đứng trướcnhiều khó khăn, thách thức. Thanhtra Bộ VHTTDL cần đổi mới phươngpháp, cách thức chỉ đạo điều hànhtrong hoạt động thanh tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo. Nâng cao chấtlượng xây dựng kế hoạch cho từngcuộc thanh tra, xác định rõ tráchnhiệm, công việc của từng thànhviên, thời gian, cách thức, nội dungtiến hành, biện pháp tổ chức thựchiện; Thực hiện tốt cơ chế phối hợpgiữa Thanh tra Bộ với các lực lượngchức năng có liên quan. Chú trọngthực hiện việc sơ kết, tổng kết côngtác để kịp thời rút kinh nghiệm, nângcao trình độ nghiệp vụ của cán bộthanh tra. Xây dựng, củng cố đội ngũ

cán bộ, thanh tra viên ngang tầmnhiệm vụ, phát huy tư duy sáng tạo,năng lực thực tiễn, kiến thức chuyênmôn vững vàng; đẩy mạnh công tácđào tạo, bồi dưỡng, chú trọng các lớpđào tạo ngắn hạn để bồi dưỡng kiếnthức, nghiệp vụ, kỹ năng, kinhnghiệm xử lý tình huống thực tiễncho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên.Đây là việc hết sức quan trọng trongsự nghiệp phát triển của lực lượngThanh tra.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh và Thứ trưởng Lê KhánhHải cũng đã trao cờ và Bằng khen củaBộ VHTTDL cho các tập thể đạtthành tích tốt trong năm 2015 vừa qua.

H.PHượng

Thanh tra Bộ đón nhận Huân chương… (Tiếp theo trang 1)

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

Quản lý nhà nước

3số 1170 l 24.03.2016

Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa -Thể thao sẽ diễn ra nhiều hoạt động.Trong đó có triển lãm “Thể dục Thểthao Việt Nam - 70 năm xây dựng vàtrưởng thành”. Phần triển lãm sẽ cungcấp cho công chúng cái nhìn tổng quanvề sự hình thành và phát triển củaNgành Thể dục thể thao, từ Sắc lệnhthành lập năm 1946, những bút tích củaBác Hồ giành cho Ngành đến sự tâmcủa lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nayđối với Thể thao. Đồng thời cũng chothấy những thành tích của thể thaoViệt Nam, phong trào thể dục thể thaotrên nhiều ngành, lĩnh vực và độ tuổi,cũng như đường hướng phát triển củathể thao Việt Nam thời gian tới. Cácbức ảnh, bản trích và hiện vật đượcchia theo các nội dung trưng bày:“Chủ tịch Hồ Chí Minh với thể dụcthể thao cách mạng”; “Sự quan tâmcủa lãnh đạo Đảng và Nhà nước vớisự nghiệp thể dục thể thao”; “Thể dụcthể thao quần chúng phục vụ sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”;“Thể thao thành tích cao”…

Các tỉnh/thành như Hà Nội, Đà

Nẵng, TP. Hồ Chí Minh cũng trưng bày,giới thành tựu và hoạt động thể dục thểthao tại Tuần Văn hóa - Thể thao “70năm Thể thao Việt Nam đồng hànhcùng sự phát triển đất nước” .

Phần trưng bày của Hà Nội tậptrung vào hai nội dung: Xây dựng vănhóa Thủ đô giàu bản sắc văn hóa dântộc và truyền thống Thăng Long-HàNội; xây dựng nền thể dục thể thao Thủđô tiên tiến. Với 80 ảnh, bản trích, hiệnvật, hệ thống bảng biểu và biểu tượngmô phỏng, Hà Nội giới thiệu một cáchkhái quát những thành tựu mà ngànhvăn hóa, thể thao và du lịch Thủ đô đạtđược trong thời gian qua; tôn vinh cácthế hệ, tập thể và cá nhân có nhiều đónggóp cho thể thao Thủ đô và đất nước...

TP. Hồ Chí Minh mang tới phầntrưng bày mang tên “Thể thao Thànhphố Hồ Chí Minh vươn lên tầm caomới”. Trưng bày này tập trung làm nổibật những thành tựu và định hướngphát triển vươn tới tầm cao mới của thểthao thành phố. Qua đó giới thiệu côngtác vận động, sự quan tâm của lãnh đạothành phố, sự hưởng ứng của người

dân trong việc tham gia tập luyện thểdục thể thao để giữ gìn sức khỏe, nângcao thể lực... Triển lãm trưng bày cáchình ảnh sự kiện thể thao quốc tế lớndiễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, tôn vinhnhững gương mặt vận động viên tiêubiểu của thành phố; giới thiệu địnhhướng phát triển của thể thao thành phốđến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Thành phố Đà Nẵng dành khônggian trưng bày để giới thiệu về Đại hộiThể thao bãi biển Châu Á 2016(ABG5) sẽ diễn ra tại thành phố này.Phần trưng bày này gồm các hình ảnh,hiện vật, linh vật, mẫu quà tặng liênquan đến Đại hội Thể thao bãi biểnChâu Á 2016...

Trong Tuần Văn hóa - Thể thao còndiễn ra nhiều hoạt động trình diễn thểthao như: trình diễn xe mô tô thể thao;diễu hành của câu lạc bộ xe đạp thểthao với sự tham gia của 70 người sẽdiễu hành trên một số tuyến phố chínhcủa Hà Nội và sân khấu ngoài trời;đồng diễn thể dục, biểu diễn Thái cựctrường sinh đạo của người cao tuổi...

L. KHánH

Ngày 17.3, tại thành phố Rạch Giá,Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnhKiên Giang tổ chức khai mạc trại sángtác nhiếp ảnh chủ đề “Khám phá đấtphương Nam”.

Trại sáng tác nhiếp ảnh khám pháđất phương Nam sẽ diễn ra trong 10ngày, từ 17 đến 27.3, quy tụ nhiều nghệsĩ nhiếp ảnh đến từ các Hội Nhiếp ảnhHà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thừa ThiênHuế và các tỉnh/thành khu vực Đồngbằng sông Cửu Long; trong đó, KiênGiang có gần 10 nghệ sĩ nhiếp ảnhtham gia. Trong vòng 10 ngày, cácnghệ sĩ nhiếp ảnh sẽ đi thực tế, ghi lạinhững hình ảnh tại thành phố RạchGiá, thị xã Hà Tiên, Phú Quốc, Kiên

Hải, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận,Kiên Lương. Những tác phẩm của cácnghệ sĩ nhiếp ảnh lần này sẽ được lựachọn để tham gia Triển lãm Ảnh nghệthuật Việt Nam 2016 diễn ra vào dịp02.9.2016 tại Trung tâm Văn hóa tỉnhKiên Giang.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứtrưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh,trại sáng tác được tổ chức hai năm mộtlần, nhằm tổng kết đánh giá các thànhquả sáng tạo nghệ thuật của giới nhiếpảnh Việt Nam. Qua đó, góp phần khẳngđịnh chủ trương, chính sách của Đảngvà Nhà nước trong việc khuyến khíchnghệ sĩ sáng tạo nhiều tác phẩm mới cógiá trị về nội dung và nghệ thuật, phục

vụ đời sống tinh thần của nhân dân.Trại sáng tác lần này tổ chức tại

Kiên Giang để các nghệ sĩ thể hiện vàquảng bá những khoảnh khắc đẹp củavùng đất được xem là nhiều cảnh đẹpnhất miền Tây Nam Bộ; đồng thời,thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh giúpngười xem có cái nhìn sâu sắc và toàndiện các sắc thái, vẻ đẹp con người, vănhóa, phong cảnh, cuộc sống miền TâyNam bộ nói chung và Kiên Giang nóiriêng. Những hình ảnh qua đợt sáng tácnày để giới thiệu với công chúng, dukhách trong và ngoài nước, góp phầnquan trọng, ý nghĩa cho Năm Du lịchquốc gia 2016.

Đ.AnH

Trại sáng tác nhiếp ảnh “Khám phá đất phương Nam”

Tuần Văn hóa - Thể thao Việt Nam… (Tiếp theo trang 1)

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

4 số 1170 l 24.03.2016

Quản lý nhà nước

- Tại Quyết định số 848/QĐ-BVHTTDL ngày 11.3.2016, BộVHTTDL cho phép Trường Đại họcSân khấu-Điện ảnh Hà Nội phối hợpvới Phái đoàn Wallonie-Bruxelles,Vương quốc Bỉ đón Giáo sư MichaWald, Học viện Nghệ thuật biểu diễnquốc gia (INSAS), Vương quốc Bỉsang giảng dạy cho sinh viên lóp Đạodiễn chất lượng cao khoa Nghệ thuậtĐiện ảnh, Truyền hình. Thời gian: từngày 24.4.2016 đến ngày 09.5.2016,tại Trường Đại học Sân khấu-Điệnảnh Hà Nội.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 872QĐ-BVHTTDL ngày14.3.2016, giao Cục Văn hoá cơ sởphối hợp với Sở VHTTDL Thành phốHải Phòng, các địa phương và các đơnvị liên quan tổ chức Liên hoan Diễn

xướng dân gian Chèo sân đình khuvực Đồng bằng sông Hồng mở rộngnăm 2016. Thời gian: Tháng 5.2016,tại thành phố Hải Phòng.

- Ngày 15.3.2016 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 931/QĐ-BVHTTDL, Cho phép Nhà hát NhạcVũ kịch Việt Nam phối hợp với Đạisứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội đónNhạc trưởng David Gomez Ramirez(quốc tịch Tây Ban Nha) vào ViệtNam chỉ huy luyện tập và tổ chứcchương trình nghệ thuật “Khúc giaomùa”. Thời gian: Từ ngày 30-31.3.2016, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

- Bộ VHTTDL ban hành cácQuyết định số 951, 952, 953/QĐ-BVHTTDL ngày 17.3.2016 về xếphạng di tích quốc gia: Di tích kiến trúcnghệ thuật “Đình Thụ Ninh” phường

Vạn An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh BắcNinh; “Đình Phúc Lộc” xã PhươngĐộ, huyện Phúc Thọ, thành phố HàNội; Di tích lịch sử “Địa điểm tổ chứcĐại hội lần thứ nhất của Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam, ĐoànThanh niên cứu quốc và Liên hiệp Phụnữ Việt Nam (1950)” xã Phú Xuyên,huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Tại Quyết định số 941/QĐ-BVHTTDL ngày 16.3.2016, BộVHTTDL giao Cục Hợp tác quốc tế chủtrì, phối hợp với Văn phòng UNESCOtại Hà Nội tổ chức Hội thảo tham vẫnxây dựng Báo cáo quốc gia thực hiệnCông ước 2005 của UNESCO về Bảovệ và Phát huy sự đa dạng của các biểuđạt văn hóa (giai đoạn 2010-2015). Thờigian tổ chức tháng 3.2016, tại Hà Nội.

tHtt

VăN BảN mới

Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số32/TTr-BVHTTDL về việc phê duyệt“Đề án Hoạt động của Trung tâm Vănhóa Việt Nam tại Lào”. Theo đó, Trungtâm Văn hóa-Thông tin đầu tiên của ViệtNam tại Viêng Chăn được thành lậptheo Quyết định số 2220/QĐ-TC ngày24.6.1995 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin, nay là Trung tâm Văn hóaViệt Nam tại Lào theo Quyết định số1049/QĐ-BVHTTDL ngày 12.5.2014của Bộ trưởng Bộ VHTTDL).

20 năm qua, Trung tâm đã và đangtriển khai nhiều hoạt động hiệu quả, gópphần phát triển mối quan hệ hợp tác toàndiện giữa hai quốc gia, chủ động xúctiến quảng bá văn hóa - du lịch theo tinhthần tích cực hội nhập quốc tế và mởrộng quan hệ đối ngoại của Đảng vàNhà nước. Trung tâm thực sự trở thànhcầu nối trong quan hệ văn hóa đối ngoạigiữa hai nước; là điểm đến tin cậy của

Cộng đồng người Việt Nam ở xa Tổquốc và bạn bè quốc tế tại Lào và vùngđông bắc Thái Lan có nhu cầu tìm hiểuvề đất nước, con người và truyền thốngvăn hóa nghệ thuật Việt Nam.

Là địa bàn chiến lược đặc biệt quantrọng, được Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhànước đặc biệt quan tâm, nhưng cho đếnnay trụ sở Trung tâm vẫn không đủ điềukiện thiết yếu đảm bảo cho việc tổ chứccác hoạt động chuyên môn. Chính vìvậy, việc tìm kiếm một địa điểm xâydựng mới Trung tâm Văn hóa Việt Namtại Lào để đảm bảo công năng triển khaicác hoạt động là một yêu cầu cần thiếtvà đã được các cơ quan hữu quan củaViệt Nam đặt ra từ lâu. Trong bối cảnhđó, Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định số 602/QĐ-TTg ngày12.5.2009 phê duyệt Kế hoạch đầu tưxây dựng trụ sở làm việc, nhà ở của cáccơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

và các cơ quan khác của Việt Nam ởnước ngoài đến năm 2015.

Triển khai Quyết định và thực hiệnchỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộtrưởng Bộ VHTTDL đã ban hành Quyếtđịnh số 1082/QĐ-BVHTTDL ngày19.3.2013 phê duyệt chủ trương đầu tưmua đất và xây dựng Trung tâm. BộVHTTDL chủ trì, phối hợp với các cơquan liên quan nghiên cứu, lập triển khaiDự án xây dựng mới Trung tâm Vănhóa Việt Nam tại Lào, trong đó có nộidung xây dựng Đề án Hoạt động củatrung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào.Trên cơ sở tiếp thu và chỉnh sửa các ýkiến tại các cuộc họp và góp ý của cácBộ, ngành, Bộ VHTTDL nghiên cứu,chỉnh sửa, xây dựng dự thảo Đề án theochỉ đạo của Phó Thủ tướng NguyễnXuân Phúc và tiếp thu ý kiến góp ý củacác Bộ, ngành.

H.PHượng

Trình Thủ tướng Chính phủ “Đề án Hoạt động của Trung tâmVăn hóa Việt Nam tại Lào”

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

5số 1170 l 24.03.2016

Quản lý nhà nước

Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngàytruyền thống Ngành Thể dục thể thao(27.3.1946-27.3.2016), ngày 18.3 tạiHà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức hộithảo khoa học “70 năm Thể dục thểthao dưới sự lãnh đạo của Đảng vàBác Hồ”.

Các đại biểu tham dự hội thảo đãthống nhất rằng: Ra đời trong nhữngngày đất nước Việt Nam còn non trẻ,gặp vô vàn khó khăn song Ngành Thểdục thể thao luôn có đóng góp quantrọng vào sự nghiệp đấu tranh vì độclập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trướckia, cũng như sự nghiệp đổi mới, hộinhập và nâng cao sức khỏe, tầm vóccho người dân Việt Nam hiện nay.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm HồngChương - Nguyên Viện trưởng ViệnHồ Chí Minh nêu rõ: Sinh thời, Chủtịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sứckhỏe có vai trò to lớn trong cuộc sốngmỗi con người, mỗi dân tộc, trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Người nhận định: “Giữ gìn dân chủ,xây dựng nước nhà, gây đời sốngmới, việc gì cũng cần có sức khỏemới thành công”. Bác Hồ cũng quantâm đến đội ngũ cán bộ thể dục, thểthao. Bác cho rằng, để phong tràophát triển cần phải có đội ngũ cán bộthể dục thể thao, đội ngũ này phải cótrình độ chính trị, chuyên môn,nghiệp vụ vững vàng, có phẩm chấtđạo đức cách mạng trong sáng, cónăng lực công tác tốt. Chính vì vậy,người cán bộ nói chung và người cánbộ thể dục thể thao nói riêng cầnnâng cao trình độ lý luận chính trị đểcó bản lĩnh, lập trường tư tưởng vữngvàng, thực hiện tốt nhiệm vụ củaĐảng và nhân dân giao phó…

Trong thời kỳ phát triển mới củađất nước, ngày 01.12.2011, Bộ Chínhtrị khóa XI đã ban thành Nghị quyết

số 08-NQ/TW về “Tăng cường sựlãnh đạo của Đảng, tạo bước pháttriển mạnh mẽ thể dục thể thao đếnnăm 2020”. Nghị quyết này xác địnhcác quan điểm phát triển thể dục thểthao trong thời kỳ hội nhập quốc tế:“Phát triển thể dục thể thao là mộtyêu cầu khách quan của xã hội, gópphần nâng cao sức khỏe, thể lực vàchất lượng cuộc sống của nhân dân,chất lượng nguồn nhân lực; giáo dụcý chí, đạo đức, xây dựng lối sống vàmôi trường văn hóa lành mạnh, gópphần củng cố khối đại đoàn kết toàndân, mở rộng quan hệ hữu nghị vàhợp tác quốc tế; đồng thời là tráchnhiệm của các cấp ủy Đảng, chínhquyền, đoàn thể, tổ chức xã hội vàcủa mỗi người dân, đảm bảo sựnghiệp Thể dục thể thao ngày càngphát triển”.

Tiến sĩ Phạm Thanh Cẩm (BanTuyên giáo Trung ương) cho biết:Sau 4 năm triển khai thực hiện Nghịquyết số 08-NQ/TW và Nghị quyếtsố 16/NQ-CP của Chính phủ banhành Chương trình hành động thựchiện Nghị quyết của Bộ Chính trị,nhận thức của các cấp ủy đảng, chínhquyền về trách nhiệm lãnh đạo, chỉđạo đổi với công tác thể dục thể thaođã được nâng lên rõ rệt. Các cấp lãnhđạo đã tăng cường chỉ đạo, đầu tư vàphát triển phong trào thể dục thểthao. Ở nhiều địa phương, các cấp ủyđảng, chính quyền đã coi trọng việcsử dụng thể dục thể thao là công cụhữu hiệu để tăng cường khối đạiđoàn kết toàn dân, xây dựng đờisống văn hóa mới, góp phần đẩy lùitệ nạn xã hội. Công tác giáo dục thểchất và thể thao trong trường học đãcó nhiều chuyển biến; hình thức tổchức và nội dung tập luyện thể dụcthể thao của học sinh, sinh viên ngày

càng đa dạng. Thể dục thể thao quần chúng ở cơ

sở tiếp tục được phát triển rộng trêntất cả các đối tượng và địa phươngtheo hướng xã hội hóa với nhiềuhình thức đa dạng; chất lượng phongtrào từng bước được nâng lên. Thểthao thành tích cao có bước tiến vượtbậc, thể hiện qua số lượng, cơ cấuhuy chương đã đạt được tại các kỳĐại hội thể thao, giải đấu quốc tế.Công tác tổ chức, quản lý ngànhđược tăng cường... Có thể nói rằng,sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số08 của Bộ Chính trị, thể dục thể thaonước ta có những đóng góp tích cựctrong việc thực hiện các nhiệm vụchính trị, xã hội và đối ngoại củaĐảng và Nhà nước.

Nối tiếp truyền thống 70 nămphấn đấu vì sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc, với đội ngũ cán bộđông đảo và ngày càng chuyênnghiệp, trong năm 2016, toàn ngànhThể dục thể thao tập trung đổi mớimạnh mẽ, phát huy hiệu quả công tácthể dục thể thao trong giai đoạn mới,đẩy mạnh triển khai thực hiện cácchính sách lớn của Đảng và Nhànước về phát triển thể dục thể thaođến năm 2020. Ngành chú trọng pháttriển phong trào thể dục thể thaoquần chúng, phấn đấu chỉ tiêu sốngười luyện tập thể dục thể thaothường xuyên đạt 29%, số gia đìnhtập luyện đạt 21%.

Thể thao Việt Nam tiếp tục nângcao thành tích thi đấu các môn trọngđiểm theo hướng tiếp cận với thànhtích của châu lục và thế giới; phấnđấu đạt thành tích cao tại Vòng loạiOlympic, Paralympic 2016 và giànhkết quả cao tại các giải thể thao cấpkhu vực, châu lục và thế giới.

Yến nHi

Thể thao đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng, phát triển Đất nước

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

6 số 1170 l 24.03.2016

Quản lý nhà nước

Ngày 18.3, tại Đà Nẵng, Báo VănHóa đã long trọng tổ chức Lễ khaitrương trụ sở mới của Văn phòngthường trú (VPTT) khu vực TrungTrung Bộ tại địa chỉ 12 Trương HánSiêu, phường An Hải Bắc, quận SơnTrà, TP.Đà Nẵng. Đến dự có Bộ trưởngBộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh; ôngĐặng Việt Dũng - Phó Chủ tịch UBNDTP. Đà Nẵng; đại diện lãnh đạo nhiềucơ quan thuộc Bộ VHTTDL, đại diệnlãnh đạo các Sở, Ban, ngành của TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam; tập thểban biên tập, cán bộ, phóng viên, nhânviên Báo Văn Hóa và nhiều bạn bèđồng nghiệp.

Phát biểu tại lễ khai trương, ôngTrần Đăng Khoa - Tổng biên tập BáoVăn Hóa cho biết: Đà Nẵng là một

thành phố có tốc độ phát triển nhanhtrong cả nước, là khu vực sôi động,năng động, là trung tâm của khu vựcmiền Trung, vì vậy bất cứ cơ quan báochí nào cũng mong muốn được tiếp cậnvà hiện diện. Với chúng tôi, gần 20 nămqua Báo Văn Hóa đã xác định Đà Nẵnglà địa bàn quan trọng trong sự phát triểncủa mình, bên cạnh việc đưa các ấnphẩm đến với độc giả, từ nhiều nămqua, báo cũng đã xây dựng được độingũ cộng tác viên và thông tin viêntrong khu vực giỏi về nghề và tâmhuyết với sự nghiệp VHTTDL nói riêngvà sự nghiệp báo chí nói chung. Việckhai trương Trụ sở mới của VPTT khuvực Trung Trung bộ càng khẳng địnhsự gắn bó lâu dài với Đà Nẵng của BáoVăn Hóa. Thay mặt Báo Văn Hóa, ông

Trần Đăng Khoa cảm ơn Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh, vị Chủ tịch ngày xưađã ký quyết định cho Báo Văn Hóa “mởngôi nhà của mình” tại Đà Nẵng, khi trởthành Bộ trưởng Bộ VHTTDL, ông lạitiếp tục quan tâm chỉ đạo và tạo điềukiện để báo phát triển, đồng thời hứavới Bộ trưởng sẽ hoàn thành tốt nhiệmvụ Bộ giao phó. Tổng biên tập Báo VănHóa cũng cảm ơn sự hỗ trợ, tạo điềucủa UBND TP. Đà Nẵng, các Sở, Ban,ngành chức năng của TP. Đà Nẵng vàcác tỉnh trong khu vực cũng như sựđóng góp nhiệt tình của các cộng tácviên, những người bạn thân thiết đã vàđang đồng hành cùng Báo Văn Hóatrong thời gian qua cũng như trongchặng đường sắp tới.

t.HợP

Khai trương Văn phòng thường trú của Báo Văn hóa tại Đà Nẵng

Bộ VHTTDL đã có Công văn số819/BVHTTDL-DSVH ngày 16.3.2016gửi Khu di tích lịch sử đền Hùng vềviệc thẩm định Báo cáo đầu tư xâydựng hoàn thiện tu bổ, tôn tạo hạtầng, cảnh quan Trung tâm lễ hội,Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Theođó, Bộ VHTTDL thỏa thuận Báocáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tưxây dựng Hoàn thiện tu bổ, tôn tạohạ tầng, cảnh quan Trung tâm lễ hội,Khu di tích lịch sử Đền Hùng vớinội dung: Cải tạo Bảo tàng HùngVương, tôn tạo cảnh quan đồi CôngQuán, tiếp tục đầu tư xây dựng KhuTrung tâm lễ hội. Tuy nhiên, Bộ lưuý một số vấn đề cần điều chỉnh, bổsung như: hạ tầng kỹ thuật Khu vựctừ Nhà đón tiếp đến quốc lộ 32C:Do tỉnh lộ 325 chạy qua phía trướcđình Hy Cương, ngăn cách giữađình và hồ bán nguyệt nên khôngxây hồ này (chỉ trồng cây xanh tôn

tạo cảnh quan, non bộ); Làm rõ hơnbố trí và các hoạt động trong bãi đếkiệu (hạng mục số 04); Chuyển nhàvệ sinh ra xa trục hành lễ và giếng.Mở rộng hàng cây xanh chạy dọctheo trục lễ hội, không trồng bồ đề.cần đưa nhà vệ sinh vào khu vực bãiđỗ xe và các vị trí thích hợp khácvới hạ tầng kỹ thuật Khu vực từ Nhàlàm việc đến quốc lộ 32C. Khu vựctừ Nhà làm việc đến tỉnh lộ 325:Không xây dựng nhà dịch vụ và nhàvệ sinh. Phương án thiết kế Tượngđài Hùng vương chưa được phêduyệt, do đó, đối với khu vực nàychỉ nên cải tạo lại cây xanh. Phươngán mặt bằng tổng thể sẽ đề xuất saukhi thiết kế Tượng đài được phêduyệt. Đối với Bảo tàng HùngVương: Thay thế tôn cách nhiệt giảngói trên mái bằng ngói đất nung.Thiết kế lại chi tiết hoa văn trốngđồng trên cửa sảnh vào để phù hợp

hơn với kiến trúc công trình sau khiđược cải tạo...

Về hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiềnkhả thi: Phần căn cứ pháp lý cần bổsung Luật di sản văn hóa năm 2001,Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật di sản văn hóa năm 2009 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành; Phầnbản vẽ do mặt bằng tổng thể Khutrung tâm lễ hội chưa thống nhất vớibản vẽ mặt bằng chi tiết các khu vựcở trong nên cần bổ sung các kíchthước chính, chú thích công trình trêncác bản vẽ mặt bằng tổng thể hiệntrạng và mặt bằng tu bổ, tôn tạo, ảnhhiện trạng các khu đât và công trìnhtrên đó. Sắp xếp các bản vẽ theo đúngtrình tự. Hồ sơ cũng cần làm rõ hiệntrạng và đánh giá giá trị hệ thốnggiếng trong các khu vực xây dựng,làm cơ sở đề xuất phương án tu bổ,tôn tạo…

tHAnH Hà

Thẩm định Báo cáo tu bổ, tôn tạo Khu di tích Đền Hùng

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

7số 1170 l 24.03.2016

Quản lý nhà nước

Sáng 19.3, tại Kon Tum, BộVHTTDL, UBND tỉnh Kon Tum đãphối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết 10năm thực hiện chương trình hành độngquốc gia bảo vệ di sản “Không gianvăn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”.

Theo báo cáo sơ kết 10 năm nămthực hiện Chương trình hành độngquốc gia bảo vệ không gian văn hóacồng chiêng Tây Nguyên, nhiều chủtrương, chính sách của Trung ương vàđịa phương được ban hành và triểnkhai có hiệu quả. Một trong nhữngminh chứng rõ nhất là cộng đồng cácdân tộc bản địa có di sản văn hóa cồngchiêng Tây Nguyên vẫn thường xuyênthực hành di sản của mình trong các lễhội, nghi lễ, sự kiện văn hóa nghệ thuậtcủa địa phương cũng như của khu vực.Nhiều không gian văn hóa, nghi lễ, tínngưỡng được phục hồi, nhiều liênhoan, ngày hội văn hóa được tổ chức.Hoạt động truyền dạy cồng chiêng tạicác địa phương được ưu tiên và triểnkhai hiệu quả. Việc triển khai các hoạtđộng bảo vệ và phát huy giá trị di sảnphi vật thể không gian văn hóa cồngchiêng Tây Nguyên đã giúp cho việcnâng cao nhận thức của cộng đồng thựchành di sản và các cấp chính quyền.

Tuy nhiên, hiện nay, trong quátrình thực hiện bảo tồn di sản văn hóakhông gian văn hóa cồng chiêng TâyNguyên còn đặt ra nhiều khó khăn,

thách thức như: Không gian buôn làngđã bị thu hẹp hoặc bị thay thế. Đờisống và sinh hoạt hiện đại làm thayđổi nhận thức về tính thiêng và tínhcộng đồng của văn hóa cồng chiêng.Nhiều gia đình đã bán đi những bộchiêng, ché, kpan quý. Thế hệ trẻ chưathật sự yêu thích, quan tâm đến côngchiêng trong khi nhiều nghệ nhân giỏituổi tác đã cao lần lượt qua đời...

Tại Hội nghị, các địa phương đã đềxuất nhiều kiến nghị nhằm nâng caohiệu quả công tác thực hiện bảo tồn vàphát huy giá trị di sản văn hóa phi vậtthể không gian văn hóa cồng chiêngTây Nguyên. Trong đó tập trung mộtsố nội dung quan trọng như: Tăngcường nguồn kinh phí hàng năm đểthực hiện sưu tầm, gìn giữ và phát huydi sản văn hóa cồng chiêng; Xây dựng,hoàn thiện các văn bản quy phạm phápluật về bảo tồn di sản văn hoa vật thểvà phi vật thể (quy định rõ chính sáchđãi ngộ cho nghệ nhân và những ngườicó nhiều đóng góp trong hoạt động bảotồn văn hóa tại địa phương…); tiếp tụcquan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí, cơ sởvật chất cho công tác bảo tồn; thành lậpvà duy trì hoạt động của các đội cồngchiêng nòng cốt tham gia các hoạt độnggiới thiệu, quảng bá, trình diễn trongnước và nước ngoài…

Phát biểu kết luận Hội nghị, thaymặt Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Đặng

Thị Bích Liên biểu dương những kếtquả đạt được trong việc bảo tồn và pháthuy di sản văn hóa không gian văn hóacồng chiêng Tây Nguyên, nhất là việcsưu tầm và nghiên cứu của TâyNguyên trong 10 năm qua. Đặc biệt,Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia ViệtNam (Bộ VHTTDL) đã sưu tầm và sốhóa băng đĩa và tư liệu về văn hóa cồngchiêng. Bên cạnh đó, các địa phươngcũng đã tích cực mở các lớp truyền dạycồng chiêng, gắn việc truyền dạy vớiviệc tôn vinh các nghệ nhân; phụcdựng các nghi lễ liên quan đến cồngchiêng. Thứ trưởng cũng đã nêu lênnhững thách thức hiện nay trong việcgiữ gìn và phát huy văn hóa cồngchiêng, đó là do sự phát triển của đôthị, phát triển nông thôn mới gắn vớiphát triển kinh tế, hòa nhập quốc tế...dẫn đến việc kinh phí tập trung choviệc bảo tồn hạn hẹp, không tập trung;Tây Nguyên chưa có người kết nối vănhóa với các khu vực khác; thế hệ trẻ ởđây chưa mặn mà với văn hóa cồngchiêng... Thứ trưởng đã đề nghị các địaphương tích cực phát huy những kếtquả đã đạt được, khắc phục nhữngđiểm yếu tại hội nghị đã chỉ ra như kiệntoàn các câu lạc bộ, thành lập mới cáccâu lạc bộ cồng chiêng ở các địaphương... để cồng chiêng Tây Nguyênngày càng phát triển hơn nữa.

tHu Hằng

Sơ kết 10 năm bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Bộ VHTTDL đã ban hành Kếhoạch số 825/KH-BVHTTDL ngày16.3 về việc xây dựng Đề án “Tư liệuvăn hóa các dân tộc thiểu số ViệtNam”. Đề án nhằm lựa chọn giải phápphù hợp nhằm bảo tồn và phát triển bềnvững văn hóa các dân tộc thiểu số ViệtNam trong giai đoạn hiện nay.

Văn hóa của các dân tộc thiểu số ViệtNam rất đa dạng, phong phú và có nétđặc sắc riêng trong nền văn hóa Việt

Nam. Đề án sẽ tổng hợp, hệ thống hóavăn hóa truyền thống của 53 dân tộcthiểu số Việt Nam; đáp ứng yêu cầu côngtác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lývề công tác văn hóa dân tộc. Qua đó,đánh giá các yếu tố tác động tới việc bảotồn, phát huy giá trị văn hóa truyềnthống, những thuận lợi, khó khăn và dựbáo, định hướng phát triển văn hóa cácdân tộc thiểu số trong thời gian tới.

Đề án do Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì,

phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Viện Dântộc học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hộiViệt Nam), Sở VHTTDL, Sở Văn hóavà Thể thao các tỉnh/thành thực hiện.

Theo tiến độ, Đề án sẽ khảo sát,điều tra, tổng hợp dự liệu các dân tộcthiểu số, số liệu điều tra trong Quý IInăm 2016. Dự kiến Quý IV năm 2016sẽ hoàn thiện Đề án và trình Lãnh đạoBộ phê duyệt.

tHAnH Hà

Xây dựng Đề án “Tư liệu văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

8 số 1170 l 24.03.2016

Quản lý nhà nước

Văn phòng Chính phủ vừa cóCông văn số 1638/VPCP-KGVXngày 15.3.2016 gửi Bộ VHTTDL vềviệc tham gia xây dựng hồ sơ đa quốcgia Nghề Sơn mài truyền thống trìnhUNESCO. Theo đó, xét đề nghị củaBộ VHTTDLvề việc Việt Nam thamgia xây dựng hồ sơ đa quốc gia NghềSơn mài truyền thống đệ trình Tổ chứcGiáo dục, Khoa học và Văn hóa củaLiên hợp quốc (UNESCO) xét ghidanh vào Danh sách di sản văn hóa phivật thể đại diện của nhân loại, Phó Thủtướng Vũ Đức Đam giao Bộ VHTTDLchủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành,

địa phương liên quan tham gia, hợp tácvới Hàn Quốc và các nước có di sảnvăn hóa phi vật thể Nghề Sơn màitruyền thống xây dựng hồ sơ đa quốcgia, trình Thủ tướng Chính phủ chophép đệ trình UNESCO để được xétghi danh vào Danh sách di sản văn hóaphi vật thể đại diện của nhân loại. Việchợp tác xây dựng hồ sơ đa quốc gia vớiHàn Quốc và các nước có di sản vănhóa phi vật thể Nghề Sơn mài truyềnthống sẽ góp phần bảo tồn, phát huycác giá trị độc đáo của nghề sơn màitruyền thống Việt Nam trên phạm viquốc tế và thúc đẩy hoạt động hợp tác

quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ di sảnvăn hóa phi vật thể giữa các nướctrong khu vực.

Nghề sơn mài truyền thống có ởmột số nước Đông Á, Đông Nam Á(tiêu biểu là Trung Quốc, Nhật Bản,Việt Nam, Hàn Quốc). Ở Việt Nam,sơn mài có lịch sử lâu đời và đã đượcphát triển từ nghề thủ công truyềnthống sang nghề thủ công mỹ nghệ vàcao hơn là nghệ thuật tạo hình hiện đại(tranh sơn mài), với các giá trị đặc sắcvề văn hóa, nghệ thuật, lịch sử vàkhoa học.

t. Hằng

Xây dựng hồ sơ đa quốc gia Nghề Sơn mài truyền thống trình UNESCO

Sáng 16.3 tại Hà Nội, Tổng cụcthể dục thể thao tổ chức lễ giới thiệucông tác vận động tài trợ và công bốnhà tài trợ của Đại hội Thể thao Bãibiển Châu Á lần thứ 5 - Đà Nẵng, ViệtNam 2016 (ABG5 - 2016).

Nhằm mục đích phát triển Thểthao Bãi biển gắn với phát triển kinhtế, xã hội và du lịch; đồng thời tăngcường tình đoàn kết hữu nghị với cácquốc gia, bạn bè quốc tế; quảng báhình ảnh đất nước con người ViệtNam, được sự đồng ý của Thủ tướngChính phủ cùng sự ủng hộ của OCAvà sự đồng tình của người dân, ViệtNam đã chính thức được OCA traoquyền đăng cai ABG5 - 2016. Tại Đạihội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ4, Phuket, Thái Lan năm 2014, ViệtNam đã nhận cờ đăng cai.

Với sự cân nhắc về mặt địa lý khihậu, giao thông, tiềm năng phát triểndu lịch, Chính phủ đã đồng ý với đềxuất của Bộ VHTTDL, Tổng cục Thểdục thể thao lựa chọn Đà Nẵng làđiểm đến của ABG5 - 2016 với thờigian dự kiến từ 24.9 đến 03.10.2016.Đại hội lần này dự kiến đón khoảng

6.500 vận động viên, huấn luyện viênvà quan chức đến từ 45 đoàn thể thaoquốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á.Đại hội sẽ có 14 môn thi đấu, với 22phân môn và 172 bộ huy chương. Cácvận động viên thi đấu tại 4 địa điểmđã được khảo sát và lựa chọn gồm:Công viên biển Đông, Bãi biển MỹKhê, Khu dự án Phương Trang và Bãitắm Sơn Thủy (gần Khách sạn Haytt).

Ban tổ chức ABG5 - 2016 khuyếnkhích việc tham gia huy động cácnguồn lực trong bối cảnh kinh tế-xãhội còn nhiều khó khăn và ngân sáchnhà nước cần phải tiết kiệm. Quyềnlợi tối đa của các nhà tài trợ trong khảnăng của Ban tổ chức sẽ được đảmbảo nhằm tạo sự hiểu biết, gắn bó lâudài. Các nhà tài trợ sẽ được đặt logotrên hệ thống nhận diện và tuyêntruyền của Đại hội như pano, phướn,giấy mời, vé... được đăng quảng cáotrên một số tờ báo, kênh truyền hình,được cung cấp mặt bằng thực hiệntiếp thị sản phẩm tại các địa điểm diễnra thi đấu và các địa điểm khác. Bêncạnh đó, các nhà tài trợ còn đượcnhận bằng khen của Ban tổ chức, mời

tham dự lễ trao thưởng cho các vậnđộng viên, giấy chứng nhận tham giaĐại hội...

Đến thời điểm hiện tại, Ban tổchức đã chính thức ký hợp đồng tàitrợ với 2 tập đoàn kinh tế lớn củaThái Lan và Việt Nam, đó là tậpđoàn Football Thai Factory SportingGood Co, Ltd của Thái Lan vớikhoản tài trợ bằng hiện vật có giá trịgần 965 nghìn USD. Tổng công tybảo hiểm Việt Nam - Bảo Việt cũngđứng ra tài trợ chi phí bảo hiểm choThể thao Việt Nam với trị giá hơn550 triệu đồng.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL LêKhánh Hải, Trưởng Ban tổ chứcABG5 - 2016 hoan nghênh sự đồnghành của 2 nhà tại trợ; đồng thờimong muốn và tin tưởng các doanhnghiệp, đoàn thể sẽ đồng hành cùngĐại hội, làm cho ABG5 - 2016 tại ĐàNẵng (Việt Nam) thực sự là ngày hộicủa tình đoàn kết hữu nghị, của tinhthần thể thao trung thực, cao thượng,đúng như khẩu hiệu: Tỏa sáng đạidương, rực sáng tương lai.

Hải PHong

Công bố nhà tài trợ của Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

9số 1170 l 24.03.2016

Quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL đã có báo cáo tiếp thu,giải trình ý kiến của các Bộ đối với Đềán miễn thị thực cho khách du lịch vàmột số nước đi theo chương trình du lịchdo các công ty lữ hành quốc tế của ViệtNam tổ chức.

Trên cơ sở nghiên cứu góp ý của cácBộ Ngoại giao, Công an, Quốc phòng,Giao thông vận tải, Bộ VHTTDL báocáo tiếp thu, giải trình:

Về các quốc gia được áp dụng chínhsách miễn thị thực cho khách du lịch: BộVHTTDL bảo lưu ý kiến đã đề xuất giảitrình như sau: Các thị trường được chọnđể áp dụng chính sách đơn phương miễnthị thực phải đáp ứng được các điều kiệnquy định tại Điều 13, Luật XNC; các tiêuchí lựa chọn thị trường để thực hiện chínhsách đơn phương miễn thị thực chokhách du lịch nhằm mục đích kích cầudu lịch, gắn với hoạt động của các doanhnghiệp lữ hành, tạo ra các gói sảm phẩmdu lịch có khả năng cạnh tranh cao; việcxét duyệt đối tượng khách, xét duyệt đểcông ty lữ hành quốc tế của Việt Namđược đón khách miễn thị thực được thực

hiện theo quy trình chặt chẽ, đảm bảo anninh và trật tự, an toàn xã hội.

Về quy mô đoàn khách, công tácquản lý khách: Việc quy định thời gianlưu trú tối thiểu 10 ngày và hay chỉ ápdụng chính sách miễn thị thực đối vớinhững đoàn khách đông từ 30-50 ngườisẽ không linh hoạt và sẽ gặp khó khăntrong công việc thông tin quảng bá chínhsách miễn thị thực, chào bán, tổ chứcthực hiện các chương trình du lịch. Căncứ vào quy định tối thiểu trên doanhnghiệp sẽ chủ động xây dựng chươngtrình, tổ chức đón khách theo nhu cầucủa khách du lịch cũng như năng lực đóntiếp, khả năng phục vụ khách tại điểmđến. Quy định về quy mô đoàn và thờigian lưu trú cũng đã được tham khảomột số thị trường có chính sách miễn lệphí visa, cho khách du lịch (Nhật Bản,Đài Loan). Đồng thời, để đảm bảo côngtác quản lý đoàn, Bộ VHTTDL bổ sungquy định số lượng khách tương ứng vớimột hướng dẫn viên.

Về quản lý công ty lữ hành quốc tếđón khách miễn thị thực đi theo chương

trình: Bộ VHTTDL bảo lưu quan điểmcác công ty lữ hành quốc tế của ViệtNam nếu đáp ứng điều kiện của chươngtrình đón khách miễn thị thực đều có thểđăng ký tham gia chương trình. Nhữngđiều kiện này là cơ sở đảm bảo các côngty lữ hành tham gia chương trình có hoạtđộng kinh doanh nghiêm túc, có kếhoạch và đầu tư khai thác thị trường dàihạn, đồng thời có trách nhiệm cao khitham gia chương trình. Tuy nhiên, đểđảm bảo tính hiệu quả của Chương trình,tránh thủ tục “xin cho”, để các công tylữ hành cạnh tranh bình đẳng, Bộ tăngcường công tác thanh tra, kiểm tra, quyđịnh loại các công ty lữ hành quốc tế rakhỏi danh sách khi có vi phạm pháp luậthoặc trong vòng 3 tháng kể từ khi thamgia Chương trình không thực hiện việcđón khách.

Về thời gian áp dụng chính sách:nhất trí tiếp thu đề nghị thời gian áp dụngthí điểm chính sách trong vòng một nămvà báo cáo Thủ tướng Chính phủ xemxét, quyết định.

nguYệt Cát

miễn thị thực cho khách du lịch và một số nước

Tỉnh Đắk Lắk tập trung các nguồnlực, thực hiện nhiều giải pháp để bảotồn, phát huy giá trị văn hóa truyềnthống của đồng bào các dân tộc thiểusố trên địa bàn.

Tỉnh xây dựng chuyên mục bảotồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồngbào dân tộc thiểu số trên đài phát thanhđịa phương; phát hành thông tin ĐắkLắk bằng song ngữ Êđê - Việt, 500cuốn sách Lời nói vần của đồng bàoÊđê và 500 cuốn sách ảnh về Nghi lễcưới truyền thống của đồng bào dân tộcM’nông Gar. Tỉnh cấp phát miễn phí680 cuốn Sử thi các dân tộc TâyNguyên cho các thôn, buôn đồng bàodân tộc thiểu số, các xã.

Định kỳ hàng năm, Đắk Lắk tổchức liên hoan văn hóa cồng chiêng,ngày hội văn hóa các dân tộc. Cùng vớiđó, tỉnh triển khai thực hiện tốt Đề ánbảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồngchiêng; đồng thời, tổ chức hàng ngànlớp truyền dạy đánh cồng chiêng thuhút đông đảo thanh, thiếu niên đồngbào dân tộc thiểu số tại chỗ đến họcdiễn tấu cồng chiêng…

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnhtăng thêm chuyên mục, thời lượng phátthanh, truyền hình bằng tiếng dân tộcÊđê, M’nông. Đặc biệt, tỉnh mở rộng vànâng cao chất lượng dạy học bằng tiếngdân tộc Êđê. Hiện tỉnh có 92 trường tiểuhọc với 13.225 học sinh và 14 trường

Phổ thông dân tộc nội trú với 1.386 họcsinh theo học song ngữ Việt - Êđê.

Đắk Lắk còn thực hiện tốt các chếđộ cho học sinh dân tộc thiểu số. Tỉnhđã đầu tư xây dựng 585 nhà văn hóacộng đồng và cấp các trang thiết bị,phương tiện để các nhà văn hóa cộngđồng ở các buôn làng của đồng bào dântộc thiểu số hoạt động hiệu quả. Việcbảo tồn, phát huy di sản văn hóa dântộc đã góp phần tích cực trong bảo tồnnhững nét văn hóa truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc; xây dựng môi trường vănhóa lành mạnh; đẩy lùi các hủ tục lạchậu, tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh, trâttự trên địa bàn.

Q.HuY

Đắk Lắk: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

10 số 1170 l 24.03.2016

Quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL vừa có văn bản trìnhThủ tướng Chính phủ việc trìnhUNESCO Hồ sơ quốc gia “Hát XoanPhú Thọ”.

Sau 4 năm Hát Xoan Phú Thọ đượcghi danh vào Danh sách di sản văn hóaphi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, năm2015, Việt Nam đã gửi Báo cáo quốcgia về tình hình bảo tồn Hát Xoan PhúThọ theo quy định. Báo cáo đã đượcỦy ban liên chính phủ Công ước 2003của UNESCO đánh giá tốt tại kỳ họpthứ 10 diễn ra tại Namibia vào tháng11-12.2015. Theo đề nghị của ViệtNam tại Báo cáo về việc chuyển Hát

Xoan Phú Thọ từ Danh sách di sản vănhóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấpsang Danh sách di sản văn hóa phi vậtthể đại diện của nhân loại, Ủy ban đãra Quyết định số 10.COM.19 ngày04.12.2015 về việc Việt Nam có thểxây dựng hồ sơ Hát Xoan Phú Thọđăng ký vào Danh sách di sản văn hóaphi vật thể đại diện của nhân loại để Ủyban xem xét vào kỳ họp năm 2017.Thực hiện Quyết định số 10.COM.19,Bộ VHTTDL đã chỉ đạo UBND tỉnhPhú Thọ xây dựng hồ sơ Hát Xoan PhúThọ, đảm bảo thể hiện đầy đủ giá trịcủa di sản và chứng minh di sản không

còn trong tình trạng cần bảo vệ khẩncấp, đáp ứng các tiêu chí của UNESCOđối với di sản đệ trình vào Danh sáchdi sản văn hóa phi vật thể đại diện củanhân loại. Hồ sơ đã được sửa chữa,hoàn chỉnh theo ý kiến thẩm định vàkết luận của Hội đồng Di sản văn hóaquốc gia. Bộ VHTTDL đề nghị Thủtướng Chính phủ xem xét, cho phép Bộtrưởng Bộ VHTTDL thay mặt Chínhphủ ký Hồ sơ và phối hợp với Ủy banQuốc gia UNESCO Việt Nam làm cácthủ tục cần thiết để gửi Hồ sơ tớiUNESCO trước ngày 31.3.2016.

Hà PHương

Bộ VHTTDL đã cho phép Công ty cổphần Thiết kế và Đào tạo Phương Nam tổchức cuộc thi “Hoa hậu Biển Việt Nam2016” từ nay đến ngày 15.5.2016. Cụ thể,vòng Sơ tuyển tổ chức từ ngày 02-04.4 tạiHà Nội và từ 08-10.4 tại TP. Hồ ChíMinh. Vòng Bán kết từ 22-24.4 tại QuảngNinh. Vòng Chung kết diễn ra từ ngày 15-25.5 tại Quảng Ninh.

Công ty cổ phần Thiết kế và Đào tạoPhương Nam có trách nhiệm ban hànhQuyết định thành lập, Quy chế hoạt động

của Ban Tổ chức và Ban Giám khảocuộc thi. Trong thời hạn 03 ngày làmviệc tính từ ngày kết thúc vòng thi Bánkết, gửi văn bản báo cáo Bộ VHTTDLkết quả và toàn bộ bản sao hồ sơ của cácthí sinh vào vòng thi chung kết.

Công ty cổ phần Thiết kế và Đào tạoPhương Nam có trách nhiệm tổ chức cuộcthi theo đúng quy định tại Nghị định số79/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy địnhvề biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thờitrang; thi người đẹp và người mẫu; lưu

hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình camúa nhạc, sân khấu; Thông tư số03/2013/TT-BVHTTDL của Bộ trưởngBộ VHTTDL quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Nghị định số79/2012/NĐ-CP; Đề án tổ chức cuộc thiđã trình Bộ VHTTDL; nội dung Quyếtđịnh này và các quy định của pháp luật cóliên quan. Việc thay đổi các nội dung trongĐề án tổ chức cuộc thi, Đơn vị tổ chức báocáo và được sự chấp thuận bằng văn bảncủa Bộ VHTTDL. H.PHượng

Tổ chức cuộc thi “Hoa hậu Biển Việt Nam 2016”

Trình UNESCO Hồ sơ quốc gia Hát Xoan Phú Thọ

Ngày 16.3.2016, Bộ VHTTDL đãban hành Kế hoạch số 812/KH-BVHTDL về việc Xây dựng Đề án “Cơchế, chính sách đặc thù đầu tư cho vănhóa các vùng miền núi, biên giới, hảiđảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Theo đó, nhằm triển khai đúng tiếnđộ nội dung Đề án “Cơ chế, chính sáchđặc thù đầu tư cho văn hóa các vùngmiền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồngbào dân tộc thiểu số” trình Thủ tướngChính phủ phê duyệt theo chương trìnhhành động của Chính phủ. Bộ VHTTDL

chỉ đạo xây dựng Đề án, đơn vị chủ trì:Vụ Văn hóa dân tộc, các đơn vị tham giaphối hợp: Các Bộ, ngành liên quan Ủyban dân tộc, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biênphòng, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hộiViệt Nam, Văn phòng Bộ, Vụ Phápchế… hoàn thành trong năm 2016.

Dự kiến Quý II, Bộ sẽ tiến hànhkhảo sát, điều tra tại một số địa phươngthuộc vùng miền núi, biên giới, hải đảo,vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Dự kiếnkhảo sát tại 04 tỉnh đại diện cho 04 khuvực Hà Giang (Đông Bắc), Điện Biên

(Tây Bắc), Khánh Hòa (Miền Trung),Kiên Giang (Miền Nam); tổng hợp báocáo của các địa phương, phiếu điều tra;Dự thảo Đề cương tổng quát, Đề cươngchi tiết; Họp Ban Soạn thảo, Tổ biên tậpgóp ý và tổng hợp các ý kiến góp ý; đặtviết chuyên đề xây dựng dự thảo Đề án.Sau khi có ý kiến góp ý của các Bộ,ngành Trung ương góp ý và tổng hợpcác ý kiến góp ý dự thảo Đề án, Quý IVsẽ hoàn thiện Đề án trình Thủ tướngChính phủ phê duyệt.

nguYệt Cát

Đầu tư phát triển văn hóa vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

11số 1170 l 24.03.2016

Sự kiện vấn đề

Ngày hội du lịch Thành phố Hồ ChíMinh năm 2016 sẽ diễn ra từ ngày 24đến ngày 27.3 tại khu B, Công viên 23tháng 9 (quận 1, Thành phố Hồ ChíMinh). Ngày hội có 150 gian hàng củacác doanh nghiệp trong lĩnh vực dulịch đến từ 39 tỉnh/thành phố trong cảnước. Sự kiện là dịp các địa phươngvà doanh nghiệp du lịch tiếp cận, giớithiệu các sản phẩm, dịch vụ tới dukhách trong và ngoài nước, đặc biệt làtiếp cận thị trường du lịch nội địa vớihơn 10 triệu dân của thành phố. Bêncạnh đó, đây còn là sân chơi giúp cácdoanh nghiệp kinh doanh về các sảnphẩm, dịch vụ du lịch xây dựng vàkhẳng định thương hiệu của mình,

triển khai các chương trình kích cầudu lịch nội địa trong dịp hè tới ngườitiêu dùng thành phố.

Tham gia ngày hội, các doanhnghiệp giới thiệu tới du khách nhiềuchương trình khuyến mãi hấp dẫn,giảm giá từ 5-60% giá tour du lịch.Ngoài các đơn vị lữ hành, các hãnghàng không cũng tham gia chươngtrình kích cầu du lịch bằng việc giảmgiá vé máy bay vào các khung giờ vàngvới nhiều mức giá hấp dẫn.

Hưởng ứng Năm du lịch quốc giaKiên Giang 2016, điểm nhấn của ngàyhội là chương trình “Sắc màu PhươngNam” được tổ chức với những khugian hàng của các tỉnh, thành phố khu

vực Nam bộ, thể hiện đậm nét bản sắcphương Nam với hình ảnh sông nước,con người, cuộc sống của người dânvùng đất Nam bộ. Cùng với đó, hàngloạt các chương trình biểu diễn các loạihình nghệ thuật đặc sắc của vùng đấtphương Nam như dân ca Nam bộ, đờnca tài tử sẽ được tổ chức phục vụ dukhách vào các buổi tối trong suốt thờigian diễn ra ngày hội.

Trong khuôn khổ ngày hội còndiễn ra Liên hoan giọng hát vàngngành du lịch; vinh danh thương hiệudu lịch hàng đầu thành phố; hội thigian hàng đẹp; triển lãm và thi ấnphẩm ấn tượng…

L.KHánH

Ngày 17.3 tại thành phố Huế đãdiễn ra Hội thảo áp dụng VTOS 2013và tăng cường hợp tác giữa cơ sở đàotạo và doanh nghiệp trong đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực du lịch. Hộithảo do Dự án EU phối hợp với UBNDtỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Hơn 100đại biểu đến từ các Sở VHTTDL, Hiệphội Du lịch của ba địa phương là ThừaThiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam; cáccơ sở đào tạo nghề du lịch và hơn 30doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnhtham dự hội thảo.

Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt NamVTOS phiên bản mới (2013) đã chínhthức được Tổng cục Du lịch phê duyệtđể triển khai các hoạt động đào tạotrong khuôn khổ Dự án EU. Tiêu chuẩnnày sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp lưu trúdu lịch, du lịch và lữ hành để đưa ratiêu chuẩn quy định cách thực hiệncông việc của nhân viên; đào tạo chonhân viên những kỹ năng then chốt vàthực hiện các chức năng công việc;ngoài ra, tiêu chuẩn VTOS có thể đượcsử dụng để đánh giá mức độ hoànthành công việc của nhân viên...

Tại hội thảo, các chuyên gia của Dựán EU giới thiệu về cách thức áp dụng,phương pháp đào tạo của chương trìnhphát triển năng lực du lịch có tráchnhiệm với môi trường và xã hội (gọi tắtlà Dự án EU) trong việc hỗ trợ ngànhdu lịch Việt Nam hoàn thành bộ tiêuchuẩn nghề du lịch VTOS 2013, qua đógóp phần thúc đẩy chất lượng đào tạonguồn nhân lực du lịch Việt Nam đápứng với nhu cầu và xu thế hội nhậphiện nay. Đại biểu các địa phươngtrong vùng còn tham gia thảo luận vềvấn đề hợp tác giữa các trường vàdoanh nghiệp trong đào tạo nghề dulịch và nhu cầu đào tạo phát triểnnguồn nhân lực du lịch tại khu vựcduyên hải miền Trung.

Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốcSở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế chobiết, với tiềm năng thế mạnh về pháttriển du lịch, những năm qua du lịchThừa Thiên Huế được quan tâm đầu tưphát triển, tốc độ tăng trưởng về lượtkhách bình quân tăng khoảng 15%,doanh thu tăng 30%. Số lao độngngành du lịch toàn tỉnh có khoảng

35.000 người; tuy vậy, chất lượng độingũ lao động trong ngành du lịch vẫnchưa đồng đều.

Theo khảo sát, đánh giá ban đầu,chất lượng nguồn nhân lực ở đây chưađạt yêu cầu cả về phía cơ quan nhànước và doanh nghiệp làm du lịch. Hầuhết các doanh nghiệp sau tuyển dụngphải đào tạo lại và đào tạo mới chiếm50%, đặc biệt là marketing và buồngphòng. Dịch vụ lưu trú thu hút nhiềulao động nhất nhưng phần lớn lao độngkhông được đào tạo, chuyên mônnghiệp vụ thấp; chất lượng đào tạonghề vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của thịtrường do thiếu kinh nghiệm thực tế,còn nhiều lao động thiếu kỹ thuật taynghề cao, yếu về ngoại ngữ, kỹ năngtiếp thị…

Những yếu tố vừa nêu trên, khôngriêng gì Thừa Thiên Huế mà các địaphương trong vùng duyên hải miềnTrung cần khắc phục và rất cần sự tăngcường hợp tác giữa cơ sở đào tạo vàdoanh nghiệp trong xây dựng nguồnnhân lực cho ngành du lịch hiện nay...

Hồ tHAnH

Tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực du lịch

Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí minh

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

12 số 1170 l 24.03.2016

Sự kiện vấn đề

Trong 2 ngày 20-21.3, tại trung tâmhuyện vùng cao Võ Nhai (tỉnh TháiNguyên), Lễ hội “Võ Nhai nơi cộinguồn” đã được tổ chức nhân kỷ niệm71 năm Ngày thành lập chính quyềncách mạng huyện (21.3.1945-21.3.2016). Đây là lễ hội văn hóa quymô lớn, một hoạt động có ý nghĩanhằm bảo tồn, phát huy các giá trị vănhóa truyền thống của nhân dân các dântộc trên địa bàn, đồng thời ôn lại truyềnthống vẻ vang, hào hùng của quêhương, góp phần thúc đẩy tiềm năngdu lịch của huyện cũng như của tỉnhThái Nguyên.

Lễ hội mở đầu bằng chương trìnhnghệ thuật đặc sắc tái hiện lịch sử vềmột miền quê Võ Nhai anh hùng trongchiến đấu chống giặc ngoại xâm, kiêncường, bất khuất trước kẻ thù để bảovệ quê hương, đất nước và một vùng

đất Võ Nhai mới đang chuyển mình,cùng với nhân dân trong tỉnh xây dựngquê hương Thái Nguyên ngày cànggiàu đẹp. Năm nay là năm thứ tư lễ hộiđược tổ chức với nhiều hoạt động sôinổi, hấp dẫn như: Thi đấu các môn thểthao truyền thống (chọi gà, chạy càkheo, kéo co, bắn nỏ); thi múa khèncủa đồng bào dân tộc H’Mông; giaolưu văn nghệ... Lễ hội còn thu hút dukhách đến với phiên chợ vùng cao vớiđầy đủ các sản vật, các món ăn đặctrưng của chính bà con các dân tộc chếbiến và bày bán tại chợ. Điểm nhấn củaLễ hội năm nay chính là màn múa nhảylửa của các nghệ nhân dân tộc Pà Thẻnđến từ tỉnh Hà Giang.

Võ Nhai là huyện vùng cao duynhất của tỉnh Thái Nguyên, nơi cónhiều di tích lịch sử, văn hóa, danhthắng như: Di chỉ khảo cổ Mái Đá

Ngườm (thuộc xã Thần Sa) - nơi cưtrú của người nguyên thủy và là nơiphát hiện các di vật đá đặc trưng củacác nền văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình,Sơn Vi có niên đại hàng chục nghìnnăm; di tích lịch sử rừng KhuônMánh - nơi thành lập Trung đội Cứuquốc quân II (xã Tràng Xá) - mộttrong những đơn vị tiền thân củaQuân đội nhân dân Việt Nam hiện nayvà là nơi Bác Hồ từng sống và làmviệc; danh thắng hang PhượngHoàng, suối Mỏ Gà (xã PhúThượng)... Việc tổ chức Lễ hội “VõNhai nơi cội nguồn” không chỉ mangý nghĩa quảng bá tiềm năng du lịchcủa địa phương, mà còn góp phầntừng bước thực hiện có hiệu quả đề án“Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóacác dân tộc huyện Võ Nhai”.

MinH HạnH

Thủ tướng Chính phủ vừa phêduyệt Quy hoạch xây dựng vùng chiếnkhu cách mạng ATK liên tỉnh TháiNguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn đếnnăm 2030.

Theo đó, vùng chiến khu cáchmạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên -Tuyên Quang - Bắc Kạn có quy môdiện tích khoảng 5.692km2, bao gồmcác huyện: Định Hóa, Đại Từ và PhúLương của tỉnh Thái Nguyên; cáchuyện: Sơn Dương, Yên Sơn, ChiêmHóa và thành phố Tuyên Quang củatỉnh Tuyên Quang; huyện Chợ Đồn củatỉnh Bắc Kạn.

Vùng chiến khu cách mạng ATKliên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang- Bắc Kạn được phân ra thành 4 tiểuvùng; Tiểu vùng trọng tâm ATK; tiểuvùng phía Bắc; tiểu vùng phía Nam;tiểu vùng thành phố Tuyên Quang.

Về định hướng phát triển hệ thốngđô thị, theo quy hoạch, thành phố

Tuyên Quang là trung tâm thương mạidịch vụ du lịch, lưu trú cấp Vùng. Cácthị trấn: Chợ Chu, Đu, Hùng Sơn, VĩnhLộc, Sơn Dương là trung tâm đô thịcấp khu vực trong vùng ATK với chứcnăng hỗ trợ về dịch vụ du lịch, đầu mốivề quảng bá, đào tạo, sản xuất nônglâm nghiệp phục vụ cho phát triển dulịch và bảo tồn. Thị trấn Chợ Chu là đôthị du lịch. Các đô thị còn lại trongvùng là trung tâm dịch vụ theo các cụmđược gắn kết cùng các cụm điểm ditích nhằm hỗ trợ về hạ tầng và dịch vụ.

Về định hướng phát triển du lịch,văn hóa vùng chiến khu cách mạngATK liên tỉnh, theo quy hoạch, sẽ pháttriển du lịch có trọng tâm, trọng điểmvới các loại hình du lịch chủ yếu: Vănhóa tín ngưỡng, giáo dục truyền thốngcách mạng, du lịch nghiên cứu, du lịchtham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinhthái... Bên cạnh đó, phát triển các sảnphẩm du lịch phù hợp với các loại hình

du lịch và tính chất của Vùng, phát huyđược tiềm năng lợi thế của Vùng, ưutiên phát triển các sản phẩm địa phươngnhư làng nghề truyền thống, sản vật địaphương có thương hiệu, lễ hội, thơ ca...Đồng thời, bảo tồn tôn tạo các di tíchlịch sử, văn hóa tiêu biểu gắn với phụcvụ giáo dục truyền thống cách mạng vàphát triển du lịch. Duy trì và xây dựngkhông gian công cộng trong thôn bảndành cho hoạt động văn hóa cộng đồngvà các lễ hội đặc trưng: Lễ hội LồngTồng, lễ hội Trà, Hát Then...

Đẩy mạnh liên kết du lịch vùngATK với các khu du lịch quốc giathuộc các tỉnh lân cận như: Đền Hùng- ATK (Trung Sơn, Tân Trào) - Pác Bó;Hồ núi Cốc - ATK (Phú Đình, ChợChu) - Hồ Ba Bể; Tam Đảo - ATK (TânTrào, Kim Bình) - Na Hang; ATK (ChợChu, Phú Đình, Tân Trào, TuyênQuang) - Thác Bà.

ĐứC Kiên

Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng aTK liên tỉnh

Khai mạc Lễ hội “Võ Nhai nơi cội nguồn”

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

13số 1170 l 24.03.2016

Sự kiện vấn đề

Đó là quyết tâm của tỉnh QuảngBình đến năm 2020 được nêu ra tại Hộinghị gặp gỡ các chủ doanh nghiệp kinhdoanh du lịch trên địa bàn tỉnh, diễn rangày 20.3.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình -Nguyễn Hữu Hoài cho rằng, quyết tâmtrên là có cơ sở bởi chỉ khoảng 5 nămqua, địa phương đã bứt phá và vươn lênmạnh mẽ, tạo được thương hiệu là điểmđến du lịch trong nước và quốc tế. Gầnđây, các hãng thông tin truyền thông, cácnhà làm phim, các doanh nghiệp trongvà ngoài nước liên tục đến với tỉnh đểtìm kiếm cơ hội đầu tư, phát triển. Trongđó, sự kiện hãng phim ABC đến từ nướcMỹ, hãng phim NHK đến từ Nhật, haycác nhà làm phim Kong: Skull Islandđến từ Holywood là một ví dụ.

Có thể nói, bên cạnh thế mạnh Di sảnthiên thiên nhiên thế giới Phong Nha-KẻBàng với hệ thống hang động quyến rũ,đặc sắc, có hệ sinh thái đa dạng vào bậcnhất, là trái tim, là trục xoay để phát triểndu lịch thì tỉnh còn có bờ biển đẹp và dài;Quảng Bình cũng có nhiều thắng cảnh,có nhiều điểm du lịch lịch sử, du lịch tâmlinh, du lịch sinh thái ít nơi nào có được.

Với những thế mạnh được nêu ởtrên, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bìnhcho rằng, để ước mơ sớm trở thành hiệnthực, quan trọng nhất vào thời điểm nàycần “sự quyết tâm, cách làm đúng và sựđồng thuận cao” của cả hệ thống chínhtrị, doanh nghiệp và người dân ở tỉnh.Muốn được như vậy, việc làm du lịchphải có “nghề”. Đầu tiên là phải tạo đượcchữ “Tín” với du khách, đó có thể là việclàm từ rất nhỏ, đến rất lớn như niêm yếtgiá, nâng cao chất lượng phục vụ, khôngđể xảy ra việc “chém chặt”, làm khó đốivới du khách; không để xảy ra tỉnh trạngchèo kéo du khách; Cung cấp thông tinphải đầy đủ, đảm bảo cho du khách; vấnđề an toàn thực phẩm, an ninh trật tựphải được thực hiện tốt, không để xảy ravụ việc đáng tiếc nào…

Cũng tại hội nghị, nhiều doanhnghiệp đã tranh thủ đóng góp nhiều ýkiến có giá trị cho việc thúc đẩy pháttriển du lịch tại tỉnh Quảng Bình như:cần đầu tư kết cấu hạ tầng tốt hơn đểphục vụ phát triển du lịch, nhất là hệthống điện, đường, trạm phát sóng; vàomùa đông thường ít khách nên tỉnh cầncó cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp hoạt độngdu lịch như giảm giá tour, giảm giá cácđiểm du lịch; cần đầu tư thêm các loạihình du lịch mới phục vụ du khách vàomùa đông.

Bà Võ Thị Phương Anh - Giám đốcCông ty TNHH MTV Du lịch TrườngThịnh cho rằng: Tốc độ phát triển du lịchở tỉnh trong những năm gần đây có bướctăng trưởng nhanh nhưng chất lượngphục vụ du lịch vẫn chưa theo kịp.Quảng Bình cần có cơ chế ưu tiên trongđào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ dulịch. Tỉnh cũng cần có chiến lược tốt hơntrong việc quảng bá, kêu gọi đầu tư tronglĩnh vực phát triển du lịch…

Ông Lê Đức Hạnh, doanh nghiệpkinh doanh nhà hàng ăn uống ở bãi biểnNhật Lệ 2 có ý kiến, trong những nămqua, Quảng Bình đã ngăn chặn khá tốttình trạng chèo kéo du khách, vì vậy, đềnghị tỉnh đẩy mạnh hơn nữa để giảiquyết triệt để tình trạng này. Đối với bãibiển Nhật Lệ, là 1 trong 10 bãi biển đẹpnhất Việt Nam, tỉnh nên có hướng pháttriển hệ thống nhà hàng, khách sạn xứngtầm, đáp ứng nhu cầu của du khách trongvà ngoài nước khi đến đây…

Tiếp thu các ý kiến, Chủ tịch UBNDtỉnh Quảng Bình - Nguyễn Hữu Hoàikhẳng định sẽ cố gắng giải quyết tốt mọithắc mắc của các doanh nghiệp sao chophục vụ tốt nhất mục đích đẩy mạnhphát triển du lịch. Trước mắt, ông đã chỉđạo các Sở, ban, ngành chức năng, chínhquyền địa phương xử lý nghiêm tìnhtrạng chèo kéo, tăng giá, “chặt chém” dukhách nếu có. Với các trường hợp viphạm, tỉnh có thể xem xét thu hồi giấy

phép để giữ nghiêm kỷ cương, làmgương cho người khác…

Với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhàhàng, khách sạn, khu vui chơi giải tríphục vụ du lịch, tỉnh Quảng Bình sẽ tiếptục có chính sách hỗ trợ thích đáng đểkích thích các doanh nghiệp đầu tư, pháttriển. Để từng bước hoàn thiện hơn nữahệ thống điện, đường, trạm phát sóngđiện thoại, Quảng Bình cũng tích cực ràsoát để đầu tư kịp thời cho những nơiđang xuống cấp, cần tôn tạo, sửa chữatrong khoảng từ nay đến cuối tháng 5này… Quảng Bình cũng đang đẩy mạnhviệc mở rộng sân bay; kết nối thêmnhiều tuyến mới để phục vụ cho nhu cầugiao thông đi lại trong phát triển du lịch.Trong đó, hiện nay, đã có tuyến bayQuảng Bình-Hà Nội; Hà Nội-QuảngBình; TP. Hồ Chí Minh-Quảng Bình;Quảng Bình-TP. Hồ Chí Minh, sắp tớitỉnh sẽ phát triển thêm tuyến bay QuảngBình với Đài Bắc và ngược lại.

Trong 5 năm trở lại đây, Quảng Bìnhđã có bước vươn lên mạnh mẽ trong pháttriển du lịch. Năm 2015, tỉnh đã đón gần3 triệu lượt khách, trong đó có trên65.000 lượt khách quốc tế. Doanh thu dulịch toàn tỉnh ước đạt trên 3.300 tỷ đồng.Hiện, Quảng Bình có 280 cơ sở lưu trúvới hơn 4.377 buồng, 8.178 giường.Trong đó, có 1 khách sạn 5 sao, 2 kháchsạn tiêu chuẩn 4 sao, 3 khách sạn tiêuchuẩn 3 sao.

Để phát triển du lịch, Quảng Bìnhđang đẩy mạnh “đón gió” đầu tư. Tỉnh đãtổ chức nhiều cuộc xúc tiến đầu tư trongvà người nước. Các nhà đầu tư đến từHàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (TrungQuốc)… cũng đã tổ chức nhiều đoàn đếnkhảo sát và gặp gỡ lãnh đạo tỉnh. Ở trongnước, Tập đoàn FLC, Vingroup, Tậpđoàn Trường Thịnh hiện đang đẩy nhanhtiến độ đầu tư dự án sân gold, khu du lịchnghỉ dưỡng, thể thao cao cấp với tổng giátrị lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

MạnH Cường

Quảng Bình sẽ trở thành trung tâm du lịch Đông Nam Á

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

14 số 1170 l 24.03.2016

Sự kiện vấn đề

Sau 6 Sau nhiều ngày thi đấusôi nổi, tối 19.3 Giải vô địch Cúpcác Câu lạc bộ Kick-Boxing toànquốc năm 2016 đã kết thúc tại Nhàthi đấu Thể dục thể thao tỉnh ĐắkLắk. Giải Nhất nội dung Namthuộc về đoàn Bình Dương; giảiNhì đoàn Hà Nội; giải Ba đoàn ĐắkLắk. Về nội dung Nữ, giải Nhấtthuộc về đoàn An Giang; giải Nhìđoàn Nghệ An; giải Ba đoàn TháiNguyên.

Giải vô địch Cúp các Câu lạc bộKick-Boxing năm 2016 do Tổngcục Thể dục thể thao phối hợp vớiSở VHTTDL Đắk Lắk tổ chức.Tham dự giải có 209 vận động viênđến từ 23 câu lạc bộ đến từ cáctỉnh/thành, ngành trong toàn quốc.Các vận động viên tranh tài ở 28nội dung thi đấu, trong đó có 16hạng cân nam từ 45-91kg và 12hạng cân nữ từ 46-75kg.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức,

các đội tham gia giải năm nay đã cósự chuẩn bị kỹ lưỡng về lực lượngcũng như chất lượng chuyên môn.Đây là giải nằm trong hệ thống thiđấu quốc gia hàng năm nhằm đánhgiá phong trào tập luyện môn Kick-Boxing ở các địa phương. Qua giảiđấu, Ban tổ chức tuyển chọn nhữngvận động viên xuất sắc nhất bổ sungvào đội tuyển quốc gia tham dự cácgiải đấu trong nước và khu vực.

M. Cường

Tại Olympic 2016, môn Vật sẽ có18 bộ huy chương, chia đều ở 3 nhómTự do nam, Cổ điển nam và Tự do nữ.Mỗi nội dung sẽ chỉ có từ 18 đến 19vận động viên (VĐV) thi đấu với cácsuất đến từ Giải vô địch thế giới, vòngtuyển chọn châu lục và 2 vòng tuyểnchọn thế giới.

Tin vui liên tiếp bay về từKazakhstan ở vòng loại Olympic khuvực Châu Á của môn Vật. Vốn là vòngtuyển chọn cuối của châu lục để biếtcác suất thi đấu chính thức tại Braziltrong tháng 8 tới. Việt Nam tham giagiải đấu với 5 đô vật là Phạm Thị Loan(hạng cân 58kg), Nguyễn Thị Lụa(53kg), Vũ Thị Hằng (48kg) và CánTất Dự (74kg tự do nam), Nguyễn

Xuân Định (56kg tự do). Hy vọng là rấtlớn, khi các quốc gia mạnh như MôngCổ, Trung Quốc, Iran đều đã có VĐVgóp mặt ở Olympic thông qua giải vôđịch thế giới năm 2015.

Cuối cùng, Nguyễn Thị Lụa, HCBASIAD Incheon 2014, đã không phụlòng người hâm mộ khi xuất sắc chiếnthắng 14-4 trước Chiu Hsin Ju (ĐàiBắc Trung Quốc) và thắng knock-outZukhra Mustanova (Uzbekistan) để cómặt tại trận chung kết gặpErdenechimegiin Sumiyaa. Tuy thuađô vật người Mông Cổ 2-8, nhưng Lụatrở thành VĐV thứ 7 của Việt Nam ghitên đến Rio de Janeiro.

Niềm vui tiếp tục được nhân đôi khi2 ngày sau đó, Vũ Thị Hằng vinh dự

trở thành VĐV thứ 9 giành suất điOlympic, khi liên tiếp giành chiếnthắng bất ngờ trước Lee Yu Mi (HànQuốc) và So Sim Hyang (Triều Tiên)với các tỷ số 10-3 và 3-2 để chính thứcđoạt vé đi Olympic.

Đáng chú ý là vận động viênNguyễn Thành Ngưng. Thành tích 1giờ 23 phút 29 giây - vượt chuẩn 31giây tại Giải điền kinh Châu Á, cũng làquãng thời gian đi bộ ngắn nhất màNgưng đạt được. Đây còn là tiến bộvượt bậc của Hưng so với SEA Games28 với 1 giờ 52 phút 12 giây, hơn cảnhà vô địch Hendro Hendro(Indonesia) - 1 giờ 34 phút 23 giây.

H.Yến

Thêm 3 vận động viên Việt Nam… (Tiếp theo trang 1)

Kết thúc giải vô địch Cúp các CLB Kick-Boxing toàn quốc

Tại giải bơi vô địch quốc gia hồngắn (25m) đang diễn ra tại ThừaThiên Huế, kình ngư Nguyễn DiệpPhương Trâm đã giành 13 HCV, phá6 kỷ lục quốc gia (trong đó có 3 nộidung tiếp sức). Tiếp nối thành côngcủa hai ngày thi đấu trước đó, PhươngTrâm đã giành HCV và phá sâu kỷ lụcở nội dung 400m tự do với thành tích4 phút 14 giây 72, vượt qua thành tích4 phút 19 giây 26 của Lê Thị Mỹ

Thảo lập vào tháng 3.2013.Đến nội dung 4x100m tiếp sức tự

do nữ, Phương Trâm cùng 3 đồng độiTrần Tâm Nguyện, Vũ Thị PhươngAnh và Nguyễn Ngọc Bích đã mangvề HCV cho đoàn TP. Hồ Chí Minhvới thời gian 3 phút 53 giây 65.Thành tích này cũng đồng thời phá kỷlục của đoàn TP. Hồ Chí Minh tạo ravào tháng 3.2014 (3 phút 58 giây 19).Cũng trong ngày 21.3, Phương Trâm

còn giành HCV ở nội dung 50m bơingửa (29 giây 27) và 200m cá nhânhỗn hợp (2 phút 17 giây 56). Ở nộidung sau, thành tích của PhươngTrâm vẫn còn kém kỷ lục của NguyễnThị Ánh Viên đến hơn 7 giây.

Sau 3 ngày thi đấu, đoàn TP. HồChí Minh dẫn đầu với 19 HCV, 5HCB và 7 HCĐ. Xếp sau là đoàn ĐàNẵng với 4 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ.

M.KHôi

Phương Trâm đoạt 13 HCV, phá 6 kỷ lục bơi quốc gia

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

15số 1170 l 24.03.2016

Sự kiện vấn đề

Ngày 20.3, tại Khu di tích quốc giaTây Thiên, huyện Tam Đảo, tỉnh VĩnhPhúc, Tổng cục Thể dục thể thao phốihợp với Sở VHTTDL Vĩnh Phúc tổchức khai mạc Giải vô địch vật dân tộctoàn quốc lần thứ XX. Tham dự giải cógần 100 vận động viên đến từ 8 đoàncủa các tỉnh/thành, ngành: Nghệ An,Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc,

Đồng Nai, Thừa Thiên Huế, Bộ Côngan, Hiệp hội Vật dân tộc Kinh Bắc. Cácđô vật sẽ tham gia thể thức thi đấu loạitrực tiếp với 94 trận đấu, mỗi trận 3hiệp, mỗi hiệp 5 phút; tranh tài huychương ở 11 hạng cân khác nhau từ48kg đến 85kg.

Giải vô địch vật dân tộc toàn quốclà một nét đẹp văn hóa nhằm phát huy

truyền thống thượng võ của dân tộc,qua đó giới thiệu và quảng bá các kỹthuật của môn vật cổ truyền đến đôngđảo người dân. Tại lễ khai mạc, Ủy banOlympic Việt Nam đã trao tặng Bằngkhen cho 6 tập thể và 15 cá nhân cóthành tích trong phong trào thể thaoOlympic Việt Nam.

Vũ MinH

* Ngày 19.3, tại Quảng trường LamSơn (thành phố Thanh Hóa), tỉnh ThanhHóa đã phát động Ngày chạy Olympic vìsức khỏe toàn dân, đồng thời tổ chức Giảichạy tập thể, việt dã thành phố ThanhHóa năm 2016. Tham dự lễ có đại diệnlãnh đạo tỉnh, các Sở, ban, ngành của tỉnhThanh Hóa, Tổng cục Thể dục thể thao...Đặc biệt, Ngày chạy Olympic vì sứckhỏe toàn dân có sự tham gia của hơn6.000 người thuộc hơn 100 đoàn, đến từcác phường, xã, cơ quan, đơn vị, trườnghọc, lực lượng vũ trang, doanh nghiệptrên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Sau lễ phát động, lãnh đạo tỉnh ThanhHóa, và hơn 6.000 người đã tham giahưởng ứng ngày chạy Olympic vì sứckhỏe toàn dân. Tiếp đến là các phần thisôi nổi như chạy tập thể dành cho khốingười cao tuổi, khối trường học thànhphố Thanh Hóa. Mặc dù thời tiết không

thuận lợi, trời mưa phùn, đường khá trơnnhưng các phần thi chạy tập thể đã diễnra sôi nổi, khí thế với sự tham gia củađông đảo người cao tuổi, các em họcsinh. Sau đó, phần chạy việt dã thành phốThanh Hóa năm 2016 đã diễn ra với sựtham gia của hơn 300 vận động viên,tranh tài ở 2 nội dung 3.000m nữ và5.000m nam. Ban tổ chức đã trao phầnthưởng cho các tập thể, cá nhân giành thứhạng cao tại các phần thi, nội dung thiđấu của giải.

* Sáng 20.3, tại Quảng trường HồChí Minh (TP. Vinh), UBND tỉnh NghệAn đã tổ chức Lễ phát động “Ngày chạyOlympic vì sức khỏe toàn dân” và Khaimạc giải Việt dã Sacombank vì sức khỏecộng đồng lần thứ 8, với sự tham gia củahơn 400 vận động viên, tổ chức. Đây làmột trong những hoạt động nhằm hưởngứng ngày chạy Olympic và chào mừng

Ngày Thể thao Việt Nam (27.3.1946-27.3.2016).

Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàndân năm 2016 đã thu hút được sự hưởngứng tham gia của lãnh đạo Tỉnh ủy,UBND tỉnh Nghệ An; lãnh đạo các Sở,ban, ngành; các tổ chức chính trị xã hội,các em học sinh, sinh viên và trên 1.000cán bộ, quần chúng nhân dân. Giải chạyOlympic vì sức khỏe toàn dân với cự ly1.000m xuất phát từ đèn đỏ giao nhaugiữa đường An Dương Vương và đườngTrường Thi đến cổng Công viên NguyễnTất Thành (TP. Vinh). Đây là hoạt độngnhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữachất lượng cuộc vận động “Toàn dân rènluyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩđại”, xây dựng Ngày chạy Olympicthành một hoạt động thể thao truyềnthống hàng năm...

ĐứC MinH

Hưởng ứng Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân 2016

Ngày 19.3, tại Di tích thắng cảnhquốc gia núi Đá Bia (xã Hòa XuânNam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên)đã diễn ra Hội thi leo núi Đá Bia, năm2016. Hơn 150 vận động viên thuộc 17đoàn đến từ 9 huyện thị xã, thành phốtrong tỉnh; các lực lượng vũ trang thuộctỉnh Phú Yên; Trung đoàn Không quân910 (Quân chủng Phòng không -Không quân)… tham gia hội thi.

Hội thi do Sở VHTTDL Phú Yênphối hợp với Tỉnh Đoàn Phú Yên tổchức. Đây là một trong những hoạt

động hướng đến kỷ niệm 70 năm NgàyThể thao Việt Nam (27.3.1946-27.3.2016); kỷ niệm 85 năm Ngàythành lập Đoàn Thanh niên Cộng sảnHồ Chí Minh (26.3.1931-26.3.2016) vàkỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng tỉnhPhú Yên (01.4.1975-01.4.2016).

Trải qua cuộc chinh phục độ caohơn 700m so với mặt nước biển vàđoạn đường hơn 2.000m, vận độngviên Nguyễn Văn Vui (huyện ĐôngHòa) là người về đích đầu tiên. Ở nộidung của nữ, vận động viên Nguyễn

Hồng Sương (Trường Đại học PhúYên) là người về đích đầu tiên.

Ông Nguyễn Ngọc Khuê - Trưởngphòng Nghiệp vụ Thể dục thể thao (SởVHTTDL tỉnh Phú Yên) cho biết: Sau4 năm bị gián đoạn (từ năm 2012) đếnnay Hội thi leo núi Đá Bia của tỉnh PhúYên được tổ chức lại. Ban tổ chức sẽcố gắng mở rộng đối tượng tham gia vàduy trì hoạt động này hàng năm để tạosân chơi cho các vận động viên chuyênnghiệp cũng như phong trào thể thaoquần chúng. nAM AnH

Khai mạc giải vô địch vật dân tộc toàn quốc lần thứ XX

Hơn 150 vận động viên chinh phục đỉnh núi Đá Bia

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

16 số 1170 l 24.03.2016

Sự kiện vấn đề

Ngày 20.3, tại thành phố Bắc Giang,Báo Bắc Giang phối hợp với Tỉnh đoànThanh niên, Sở VHTTDL, Sở Giáo dụcvà Đào tạo Bắc Giang tổ chức Giải Việtdã Báo Bắc Giang lần thứ 35 - Cúp ĐạmHà Bắc năm 2016.

Tham dự giải có gần 2.000 vận độngviên đến từ 48 đoàn là các huyện, thànhphố, đơn vị lực lượng vũ trang, trườnghọc, câu lạc bộ dưỡng sinh cùng đôngđảo người hâm mộ thể thao trong tỉnh.Giải năm nay gồm các nội dung: Chạytập thể; chạy việt dã. Theo đánh giá củaBan tổ chức, do có nhiều đổi mới trongcông tác tổ chức và đường chạy, cácđoàn có sự chuẩn bị chu đáo nên chấtlượng giải đã được nâng cao hơn.

Sau những màn tranh đua quyết liệt,ở nội dung chạy tập thể, các đơn vị BộChỉ huy Quân sự tỉnh; trường THPT

Ngô Sĩ Liên, THCS Ngô Sĩ Liên, THCSNguyễn Khắc Nhu và câu lạc bộ dưỡngsinh phường Thọ Xương lần lượt giànhgiải nhất chạy tập thể ở các khối. Ở nộidung chạy việt dã, 4 vận động viên:Nguyễn Thị Nguyệt (Lạng Giang),Nguyễn Văn Toản (Tân Yên), Lê ThịHai (Lạng Giang) và Hoàng Minh Quân(Tân Yên) lần lượt giành giải nhất ở cácnội dung nữ trẻ, nam trẻ, nữ vô địch vànam vô địch.

Kết quả, Ban tổ chức đã trao Cúp, cờvô địch cho đoàn vận động viên huyệnLạng Giang. Ngoài ra, Ban tổ chức traotổng số 5 bộ giải thưởng ở nội dungchạy tập thể; 14 bộ giải tập thể, cá nhânnội dung chạy việt dã và giải cho cáchuấn luyện viên xuất sắc nhất khốiphòng giáo dục - đào tạo và khối huyện,thành phố. Trao giải thưởng phụ cho các

vận động viên cao tuổi: Cụ NguyễnXuân Khúc (sinh năm 1932), phườngXương Giang và cụ Thân Thị Phượng,sinh năm 1943, phường Thọ Xương(thành phố Bắc Giang).

Giải Việt dã Báo Bắc Giang - CúpĐạm Hà Bắc 2016 là giải đấu thườngniên nằm trong hệ thống thi đấu cấp tỉnh,đồng thời cũng là hoạt động chào mừngkỷ niệm 85 năm Ngày Thành lập ĐoànTNCS Hồ Chí Minh (26.3), 70 nămngày Thể thao Việt Nam (27.3), 54 nămngày Báo Bắc Giang ra số đầu (1962-2016) và hưởng ứng Ngày chạyOlympic vì sức khỏe toàn dân. Qua 34năm tổ chức, giải góp phần phát triển sâurộng phong trào thể dục thể thao quầnchúng, thực hiện có hiệu quả cuộc vậnđộng “Toàn dân rèn luyện thân thể theogương Bác Hồ vĩ đại”. t.Hùng

giải Việt dã Báo Bắc giang lần thứ 35

Sáng ngày 17.3, Thứ trưởng BộVHTTDL Lê Khánh Hải đã có buổilàm việc với Tổng cục Thể dục thểthao xung về tiến độ triển khai cáccông việc liên quan đến việc tổ chứcNgày chạy Olympic vì sức khỏe toàndân năm 2016.

Báo cáo tại buổi làm việc, ông PhạmĐông Anh - Phó Vụ trưởng Vụ thể thaoquần chúng cho biết Bộ đã ban hànhCông văn số 224/BVHTTDL-TCTDTTngày 22.01.2016 gửi Bộ Giáo dục vàĐào tạo, đề nghị chỉ đạo các trường Đạihọc, Cao đẳng và Trung cấp chuyênnghiệp phối hợp với Sở VHTTDL, SởVăn hóa và Thể thao các địa phương tổchức cho học sinh, sinh viên tham giachạy hưởng ứng Ngày Olympic, Bộcũng có Công văn số 261/BVHTTDL-TCTDTT ngày 26.01.2016 gửi các SởVHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao cáctỉnh/thành, các cơ sở đào tạo và các Báo,tạp chí thuộc Bộ VHTTDL đẩy mạnhtuyên truyền, vận động các đối tượng

quần chúng, các học sinh, sinh viêntham gia hưởng ứng ngày chạy.

Vụ thể thao quần chúng là đơn vịtrực tiếp theo dõi, đôn đốc 63tỉnh/thành và các Bộ, Ngành triển khaiNgày chạy với 5 nội dung chính, trongđó tập trung vào việc tổ chức chạy trêntất cả các xã, phường, thị trấn trên cảnước, vận động các cơ quan đoàn thể,trường học, các đơn vị quân đội, côngan, các doanh nghiệp cùng tham gia tổchức và hưởng ứng Ngày chạy; Phấnđấu số lượng người tham gia trên cảnước đạt 7 triệu người…

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền,vận động tài trợ được giao cho Trungtâm Thông tin Thể dục thể thao, Báo Thểthao Việt Nam, Tạp chí Thể thao triểnkhai công tác tuyên truyền; Văn phòngTổng cục Thể dục thể thao, Báo Thểthao Việt Nam, Văn phòng Ủy banOlympic Việt Nam liên hệ tìm nhà tài trợáo, mũ cho Ngày chạy tại các tỉnh/thành.

Để đảm bảo tổ chức thành công

Ngày chạy, trong thời gian tới, Tổngcục Thể dục thể thao sẽ tập trung vào 7nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó tập trungđẩy mạnh công tác thông tin, tuyêntruyền trên các phương tiện thông tinđại chúng; Phối hợp chặt chẽ với cácSở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thaocác địa phương chuẩn bị tốt về mọi mặtđể đảm bảo tổ chức thành công Ngàychạy trên cả nước; Chuẩn bị công táctổng hợp số liệu trên cả nước để báocáo lãnh đạo Bộ sau khi tổ chức xongNgày chạy…

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứtrưởng Lê Khánh Hải nhấn mạnh việccần đẩy mạnh công tác thông tin tuyêntruyền, đặc biệt tại các vùng sâu, vùngxa để người dân có thể biết và hưởngứng Ngày chạy. Thứ trưởng đề nghị sauNgày chạy, Tổng cục Thể dục thể thaophải tổng hợp số liệu từ các đơn vị báocáo lãnh đạo Bộ để đánh giá và đưa ranhững hình thức khen thưởng.

tDtt

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho Ngày chạy Olympic 2016

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

17số 1170 l 24.03.2016

thông tin trao đổi

Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủtrương đầu tư Dự án Bảo tồn, tu bổ,phục hồi và phát huy giá trị di tích Cốđô Huế. Mục tiêu của Dự án là tậptrung đầu tư, đẩy mạnh tu bổ, tôn tạovà phát huy giá trị di tích Cố đô Huế,góp phần bảo tồn kho tài nguyên vănhóa đặc sắc tiêu biểu của văn hóa dântộc Việt Nam; Hình thành các sảnphẩm du lịch phục vụ du khách, tăngnguồn thu từ dịch vụ du lịch, tạo độnglực quan trọng thúc đẩy phát triển kinhtế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế vàvùng miền Trung; cải thiện cảnh quanmôi trường khu vực di tích.

Dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi vàphát huy giá trị di tích Cố đô Huế gồmcác dự án thành phần sử dụng nguồnvốn ngân sách Trung ương của Chươngtrình mục tiêu phát triển văn hóa (10 dựán), gồm: Bảo tồn, tôn tạo, tu bổ tổngthể và phục hồi Di tích Điện KiếnTrung, Di tích Ngọ Môn (giai đoạn 2),Di tích Triệu Miếu (giai đoạn 2), khudi tích lăng Đồng Khánh (phần cònlại); phục hồi, tu bổ và tôn tạo di tíchvườn Cơ Hạ, Di tích hồ Tịnh Tâm;phục nguyên Di tích Điện Cần Chánh;tu bổ và phát huy giá trị tổng thể Di tíchLăng vua Gia Long (phần còn lại), Ditích Lăng vua Thiệu Trị (giai đoạn 2);

tu bổ, tôn tạo hạ tầng, cảnh quan, trồngbổ sung và trồng mới cây xanh tại cáckhu di tích và lăng vua nhằm tạo lậpvành đai xanh cho các khu vực di tíchnằm gần các khu vực dân cư, đườngquốc lộ, tỉnh lộ để bảo vệ di tích khỏicác tác động của bên ngoài, góp phầncải thiện chất lượng môi trường khuvực di tích...

Các dự án thành phần sử dụngnguồn vốn địa phương và các nguồnvốn hợp pháp khác (17 dự án) gồm Bảotồn, tu bổ, phục hồi Điện Thọ Ninh(giai đoạn 2); bảo tồn, tu bổ hệ thốngtường và cổng Tử Cấm Thành; bảo tồn,tu bổ và phục hồi di tích đàn Xã Tắc;bảo tồn, trùng tu và tôn tạo di tíchKhâm Thiên Giám; bảo tồn, trùng tu Ditích Nghinh Lương Đình; bảo tồn, tubổ, tôn tạo tổng thể Di tích khu Lục Bộ;bảo tồn, tu bổ và phục hồi Miếu LongChâu; bảo tồn, tu bổ Di tích Đàn NamGiao; bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trịDi tích Hổ Quyền; tu bổ, chống xuốngcấp Di tích Quốc Tử Giám; bảo quản,tu bổ, phục hồi Lăng Minh Mạng (hạngmục: khu vực Tẩm Điện và sân BáiĐình); bảo tồn, tu bổ và phát huy giátrị tổng thể Di tích Lăng Minh Mạng(phần còn lại); bảo tồn, trùng tu Di tíchBi Đình - Lăng Tự Đức; bảo tồn, tu bổ,

phục hồi lăng Dục Đức; xây dựng mớimột số nhà vệ sinh công cộng tại cácđiểm di tích (giai đoạn 3) và xây dựngbãi đỗ xe tại khu vực Lăng Khải Địnhvà Lăng Minh Mạng.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là cơquan chủ quản Dự án Bảo tồn, tu bổ,phục hồi và phát huy giá trị di tích Cốđô Huế; dự án thực hiện trong 8 năm,từ năm 2016-2024.

Thủ tướng Chính phủ giao UBNDtỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì, phối hợpvới Bộ VHTTDL, Bộ Kế hoạch và Đầutư, Bộ Tài chính và các cơ quan liênquan tổ chức triển khai thực hiện Dựán theo đúng quy hoạch, quy định củaLuật Đầu tư công, Luật Di sản văn hóavà các quy định hiện hành có liên quan,bảo đảm chất lượng, đúng đối tượng hỗtrợ đầu tư và tiến độ thực hiện; chủđộng sử dụng ngân sách địa phương vàhuy động các nguồn vốn hợp phápkhác để hoàn thành Dự án bảo đảmmục tiêu đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịchUBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chứcthẩm định, phê duyệt các dự án thànhphần và tổ chức triển khai thực hiệntheo đúng các quy định hiện hành.

tHế Hùng

Bảo tồn, tu bổ, phát huy giá trị di tích Cố đô Huế

Bộ VHTTDL vừa ban hành Kếhoạch số 811/KH-BVHTTDL ngày16.3 về việc tổ chức Ngày hội văn hóadân tộc H’Mông toàn quốc lần thứ IItại tỉnh Hà Giang năm 2016. Ngày hộiđược tổ chức thể hiện sự tôn vinhnhững giá trị văn hóa truyền thống tốtđẹp của dân tộc H’Mông trong nền vănhóa thống nhất mà đa dạng của cộngđồng 54 dân tộc Việt Nam. Đây cũnglà dịp để các tham gia học tập, trao đổikinh nghiệm, nâng cao nhận thức củacác cấp, các ngành và đồng bào dân tộc

H’Mông về ý thức, trách nhiệm trongviệc xây dựng và phát triển nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc.

Ngày hội gồm 17 tỉnh có đôngđồng bào dân tộc H’Mông sinh sống:Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, CaoBằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, BắcKạn, Tuyên Quang, Lai Châu, SơnLa, Điện Biên, Hòa Bình, ThanhHóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Đắk Nông,Lâm Đồng, diễn ra chính thức trong2 ngày, dự kiến trong khoảng đầu

tháng 10.2016 tại huyện Đồng Văn,tỉnh Hà Giang.

Với Chủ đề là “Bảo tồn, phát huybản sắc văn hóa dân tộc H’Mông trongthời kỳ đổi mới-hội nhập và phát triểncủa đất nước”, Ngày hội sẽ có các nộidung hoạt động phong phú, bao gồm cảphần Lễ và phần Hội. Trong đó, nổi bậtlà phần hội với các hoạt động văn hóa,nghệ thuật quần chúng, thi đấu một sốmôn thể thao và trò chơi dân giantruyền thống của dân tộc H’Mông.

t. Hà

Ngày hội văn hóa dân tộc H’mông lần thứ ii tại Hà giang

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

18 số 1170 l 24.03.2016

hợp tác Quốc tế

Ban nhạc Bond - tứ tấu đàn dâythành công nhất tại Vương quốc Anhsẽ trình diễn cùng các nghệ sĩ Việt Namtrong “Đêm nhạc Lexus 2016” diễn ratối 25.3 tại Hà Nội. Đảm nhiệm toàn bộ

phần âm nhạc trong đêm diễn này làDàn nhạc Maius Philharmonic của Họcviện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, chỉhuy Lưu Quang Minh.

Tứ tấu Bond là nhóm nhạc đầu tiên

trên thế giới theo đuổi dòng nhạc cổđiển giao thoa với những bản nhạc cổđiển được chơi theo tiết tấu đương đạisôi nổi. Do đó, trong đêm nhạc tới đâyBond và các nghệ sĩ Việt Nam sẽ mang

Tứ tấu đàn dây của anh biểu diễn tại Việt Nam

Với chủ đề “Hội nhập - Hợp tác vàPhát triển”, Lễ hội Hoa Anh đào - Maivàng Yên Tử, Hạ Long 2016 đã đượckhai mạc tối 18.3, tại thành phố Hạ Long(Quảng Ninh). Tại lễ khai mạc, các hoạtđộng giao lưu văn hóa nghệ thuật Việt-Nhật đã được tổ chức như: trình diễntrang phục truyền thống và hiện đại củaViệt Nam và Nhật Bản; các tiết mục ca,vũ, nhạc Việt-Nhật; giới thiệu một số nétvăn hóa truyền thống Nhật Bản do cácnhóm nhạc, ca sĩ nổi tiếng của Việt Namvà Nhật Bản biểu diễn... Đặc biệt, nămnay, số lượng hoa Anh đào tăng lên 80cây, Mai vàng Yên Tử gần 60 cây vàkhoảng 160 gian hàng trưng bày, giớithiệu bán các sản phẩm du lịch, thươngmại, văn hóa, ẩm thực, thời trang, hàng

gia dụng, tạp hóa, lưu niệm, sinh vậtcảnh… của Việt Nam và Nhật Bản.

Nhiều hoạt động khác diễn ra trongkhuôn khổ lễ hội như: Hội nghị hợp tácxúc tiến và đầu tư phát triển về du lịch,thương mại giữa Việt Nam và NhậtBản với sự tham gia của một số quanchức Chính phủ Nhật Bản, một số Bộ,ngành Trung ương, tỉnh Quảng Ninh vàcác doanh nghiệp; Triển lãm giới thiệudi sản thiên nhiên Thế giới Vịnh HạLong; Các chương trình giao lưu vănhóa nghệ thuật và một số trò chơi dângian của Việt Nam và Nhật Bản; tổchức cho đoàn đại biểu Nhật Bản thamquan Vịnh Hạ Long...

Ngay từ khi hoa Anh đào và Maivàng Yên Tử được trưng bày tại Quảng

trường 30 tháng 10, đông đảo ngườidân địa phương, khách du lịch đã đếntham quan, chụp ảnh lưu niệm. ChịNguyễn Thùy Châm, phường HồngHà, thành phố Hạ Long chia sẻ: đây làlần thứ 4 chị đi xem lễ hội, năm nay cóthêm cây Mai vàng Yên Tử và nhiềuhoạt động văn nghệ hấp dẫn nên cả giađình đều háo hức. Năm nay lễ hội đượctổ chức khá quy mô, hoành tráng.

Lễ hội Hoa Anh đào - Mai vàngYên Tử, Hạ Long 2016 là hoạt độngvăn hóa đầy màu sắc dành cho ngườidân, du khách và là cơ hội quảng bámảnh đất, con người Quảng Ninh đếnvới người dân đất nước Nhật Bản và dukhách quốc tế

M.Huân

Từ 20-22.3, tại Trung tâm văn hóaKinh Bắc - thành phố Bắc Ninh, UBNDtỉnh Bắc Ninh phối hợp với Công ty Tiếnbộ quốc tế (AIC), Hiệp hội Văn hóaquốc tế Nhật Bản Wanokai tổ chức Lễhội Hoa Anh đào và Chương trình giaolưu văn hóa Nhật Bản - Bắc Ninh.

Đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viênBộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đãtham dự chương trình. Tới dự còn có Cốvấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản,ông Isao Lijima, Chủ tịch Hiệp hội vănhóa quốc tế Nhật Bản Wanokai, ông SatoMisugu và đông đảo người dân thànhphố Bắc Ninh tham dự.

Chủ tịch Hiệp hội văn hóa quốc tếNhật Bản Wanokai, ông Sato Misugucho biết: Chương trình giao lưu văn hóa

Nhật Bản - Bắc Ninh sẽ góp phần thắtchặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữunghị giữa hai nước Việt Nam và NhậtBản, cũng như giữa tỉnh Bắc Ninh vớiđất nước Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh NguyễnTiến Nhường khẳng định người dânBắc Ninh - Việt Nam từ lâu đã có nétvăn hóa tương đồng, mối tâm giao vớingười dân Nhật Bản. Người dân BắcNinh đã và đang phát huy giá trị củatruyền thống văn hóa khoa bảng, nơiphát tích vương triều nhà Lý, quêhương làn điệu dân ca Quan Họ - Di sảnvăn hóa phi vật thể đại diện của nhânloại. Bắc Ninh đang phát triển toàndiện, là một trong những tỉnh dẫn đầucả nước trong phát triển kinh tế-xã hội.Đây là dịp để người dân Bắc Ninh tìm

hiểu thêm nét văn hóa, đất nước và conngười Nhật Bản.

Chương trình giao lưu văn hóa đượcmở đầu bằng những bài hát, điệu trốngnghệ thuật đặc sắc do các ca sĩ và nghệsĩ nổi tiếng Nhật Bản biểu diễn: Nhómnhạc Momoiro Cloverz, ca sĩ chuyênhát nhạc amime Mizuki Ichiro, câu lạcbộ trống Trường Trung học Phổ thôngSagamihara nổi tiếng của Nhật Bảncùng làn điệu dân ca Quan Họ BắcNinh đặc sắc.

Ban Tổ chức còn trưng bày 1.000cành và 50 cây hoa anh đào được chuyểnvề từ Nhật Bản, tại khuôn viên rộng lớnthuộc Trung tâm văn hóa Kinh Bắc -thành phố Bắc Ninh, thu hút hàng nghìnngười dân đến xem.

Yến nHi

Lễ hội Hoa anh đào và chương trình giao lưu văn hóa Nhật Bản- Bắc Ninh

Lễ hội hoa anh đào - mai vàng yên Tử, Hạ Long 2016

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

19số 1170 l 24.03.2016

hợp tác Quốc tế

Thông tin từ Dự án “Chương trìnhPhát triển Năng lực du lịch có tráchnhiệm với môi trường và xã hội” (gọitắt là Dự án EU-ESRT, do Liên minhChâu Âu tài trợ) ngày 15.3: Dự án đangxây dựng một website mới để giúpquảng bá du lịch khu vực duyên hảimiền Trung, theo hướng tiếp thị tậptrung vào 3 tỉnh Thừa Thiên Huế, ĐàNẵng và Quảng Nam như một điểmđến độc lập. Đây là hoạt động tiếp nốiviệc triển khai hướng tiếp cận du lịchcó trách nhiệm tại 3 tỉnh.

Trang web này cũng thể hiện kếtquả nghiên cứu của Dự án EU-ESRTvà phản hồi từ ngành du lịch. Phần lớndu khách tới thăm khu vực duyên hảimiền Trung không chỉ lưu trú tại mộttỉnh trong suốt kỳ nghỉ mà còn kết hợpthăm một hoặc hai điểm đến còn lại.Do đó, trang web sẽ quảng bá xuyênsuốt các sản phẩm và dịch vụ du lịchcủa cả ba địa phương nêu trên. Việcnày góp phần đáp ứng nhu cầu thực tế

của du khách khi họ tìm hiểu và lên kếhoạch đi du lịch, giúp mở rộng nguồnthu cho các địa phương khi khuyếnkhích du khách đi xa và nhiều hơn.

Trang web được xây dựng theohướng đơn giản, dễ duy trì, đảm bảocác tiêu chuẩn của tiếp thị trực tuyếndành cho điểm đến. Dự kiến, trang webquảng bá du lịch vùng duyên hải miềnTrung sẽ gồm các thông tin như“Những nơi cần ghé thăm”, “Hoạtđộng có thể thực hiện”, “Các món ănkhông thể bỏ qua” và “Hành trìnhtruyền cảm hứng”.

Trên website này cũng sẽ bao gồmthông tin cần thiết khi đi du lịch nhưquy định về thị thực đối với du kháchquốc tế, khí hậu, giao thông và cáctrung tâm thông tin du lịch mà dukhách có thể tiếp cận. Ngoài ra, trangweb sẽ được tích hợp công cụ tìm kiếmcác cơ sở lưu trú. Dự kiến, website nàysẽ đi vào hoạt động vào tháng 7.2016.

Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam là 3 địa

phương trên trục Con đường di sản miềnTrung. Ba tỉnh nằm nối tiếp nhau, cùngsở hữu nhiều bãi biển đẹp và 4 Di sảnVăn hóa thế giới: Cố đô Huế, Nhã nhạccung đình Huế, Phố cổ Hội An, Khu đềntháp Mỹ Sơn. Ngoài ra khu vực nàycũng có những khu sinh thái sinh quyển,rừng quốc gia phong phú đa dạng vềchủng loại động thực vật… Trong năm2015, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng vàQuảng Nam đã bắt tay, kết nối mạnh mẽ,giới thiệu nhiều sản phẩm du lịch mới đểkhai thác thế mạnh du lịch địa phương,cải thiện môi trường du lịch và tăng sứchút du khách. Đà Nẵng ngoài du lịchbiển còn tập trung mạnh vào các dịch vụgiải trí cho du khách. Huế tiếp tục khaithác nét đẹp cung đình bằng nhiều hoạtđộng biểu diễn nghệ thuật, trưng bày vàgiới thiệu sản phẩm truyền thống. QuảngNam khai thác hai di sản thế giới Hội Anvà Mỹ Sơn, đẩy mạnh du lịch sinh thái,du lịch cộng đồng…

K.Hoàn

Chuyên gia quốc tế giúp quảng bá du lịch miền Trung

Nhận lời mời của Hội biểu diễnnghệ thuật Singapore, được phép củaBộ VHTTDL, Nhà hát kịch Việt Namsẽ đưa vở kịch Hamlet của đại thi hàoW.Shakespeare, đạo diễn Anh Tú sangbiểu diễn tại Singapore trong các ngàytừ 23 đến 27.3.2016.

Chương trình lưu diễn lần này nằmtrong định hướng chiến lược đầu tưnghiêm túc và chuyên nghiệp của Nhàhát Kịch Việt Nam, nhằm kéo khán giảtrở lại với sân khấu kịch bằng nhữngtác phẩm nghệ thuật đỉnh cao. Đồngthời đây là hoạt động nhằm hưởng ứng

năm Shakespeare toàn cầu 2016. Hoạtđộng cũng nhằm tạo cơ hội giao lưu,hợp tác, tạo dấu ấn với khán giả trongvà ngoài nước. Đặc biệt, chương trìnhlưu diễn và giao lưu có sự góp mặt củacác nghệ sĩ tên tuổi trong làng kịchnghệ Việt Nam như Anh Tú, Xuân Bắc,Quốc Khánh, Trung Anh, Phú Đôn,Việt Thắng, Chí Trung, Ngọc Huyền,Lê Khanh, Công Lý, Tự Long.

Đạo diễn Anh Tú đã thể hiện niềmđam mê nghệ thuật và sự tâm huyết vớivở diễn này. Vì vậy, anh đã xây dựngvở kịch kinh điển Hamlet với một

phiên bản mới, trong đó lồng ghép 5 tròdiễn nổi tiếng của làng Xuân Phả (tỉnhThanh Hóa) là: Ngô Quốc, Hoa Lang,Tú Thuần, Ai Lao và Xiêm Thành vàocác lớp múa làm tăng thêm tính bi-hàicho vở diễn mà không làm phá vỡ cấutrúc của sân khấu chính kịch. Sân khấucủa vở diễn cũng được NSND lãothành Doãn Châu thiết kế theo phongcách hiện đại và linh hoạt, giúp làmtăng khả năng diễn xuất của các diễnviên. Hiệu ứng kỹ thuật ánh sáng cũnggóp phần không nhỏ tạo nên sự hấpdẫn của vở diễn. Đ.AnH

“Hamlet” của Nhà hát kịch Việt Nam ra mắt khán giả Singapore

đến cho khán giả yêu nhạc những bảnnhạc đỉnh cao của Bond.

Dưới sự dàn dựng, hòa âm phối khícủa Nhạc sĩ Quốc Trung, 4 giọng ca têntuổi của Việt Nam: NSƯT Thanh Lam,ca sĩ Mỹ Linh, Phạm Thu Hà và Phúc

Tiệp sẽ cùng hòa trộn với Bond. Sự kếthợp độc đáo này hứa hẹn sẽ mang tớicho khán giả những màn trình diễn tinhtế trên nền âm nhạc giao hưởng củaDàn nhạc Maius Philharmonic. VớiDàn nhạc Maius Philharmonic thì

chương trình này là một thử nghiệmmới lạ khi hòa trộn sự sang trọng củanhạc cổ điển với những thanh âm táobạo, hiện đại.

t.HợP

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

PHan ĐìnH Tân

Biên tậpTrung kiên, Hồng PHượng,

Hoàng Quân, THế Hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - Hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

in tạicông Ty TnHH THương mại

THiên THànH

Với chủ đề “Sắc màu văn hóa TâyNguyên” - Lễ hội đường phố diễn ra tạithành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum)ngày 19.3 đã mang đến cho người dânvà du khách một không khí lễ hội đậmbản sắc văn hóa các dân tộc. Với sự thamgia của hơn 600 nghệ nhân đến từ 5 tỉnhTây Nguyên cùng nhiều nhạc cụ dân tộcnổi bật, phố phường Kon Tum đã ngậptràn trong tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếngđàn T’rưng say đắm lòng người vớinhững điệu xoang uyển chuyển củanhững cô gái Jrai, Bahnah...

Với những người dân sinh sống vàlàm việc tại thành phố Kon Tum - nơidiễn ra lễ hội đường phố thì đây có lẽ làdịp may mắn để họ được trở về vớinhững nét văn hóa xa xưa của từng dântộc. Những nhạc cụ, những điệu múa,những tiết tấu cồng, chiêng cùng nhữngtrang phục văn hóa đại diện cho từngnhóm dân tộc là điểm nhấn cho lễ hộiđường phố năm nay. Trên mỗi đoạnđường có đoàn nghệ nhân đi qua, hàngnghìn người dân chen kín hai bên đườngđể cùng nhau thưởng lãm.

Chỉ một đoạn đường chừng gần 2kmđoàn nghệ nhân đi qua, thế nhưng tiếngcồng, tiếng chiêng, tiếng đàn đã len lỏikhắp phố phường Kon Tum. Sự độc đáo,mới lạ và hoành tráng của lễ hội đã khiếnnhiều du khách quên đi cái nắng nóngcủa tiết trời Tây Nguyên, nhiều du kháchđã cùng hòa mình với những điệu xoang,cùng với những cô gái dân tộc nhảy múarộn ràng.

Trước đó, sáng 18.3, tại nhà rôngKon K’Lor và Bảo tàng tỉnh Kon Tumđã khai mạc Liên hoan tạc tượng gỗ dângian, chế tác nhạc cụ dân tộc và Trưngbày triển lãm văn hóa Tây Nguyên. Đâylà những hoạt động nằm trong chuỗi sựkiện Liên hoan nghệ thuật dân gian TâyNguyên gắn với Tuần Văn hóa - Du lịchtỉnh Kon Tum. Tham dự có 57 nghệnhân (trong đó 35 nghệ nhân tạc tượnggỗ) đến từ 5 tỉnh trong khu vực Tây

Nguyên là Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông,Lâm Đồng và Kon Tum. Trưng bày triểnlãm văn hóa Tây Nguyên giới thiệu tớicông chúng nhiều bộ sưu tập hiện vật,hình ảnh gắn với cuộc sống hàng ngàyvà đời sống văn hóa của đồng bào cácdân tộc thiểu số Tây Nguyên, trong đónổi bật nhất là các bộ sưu tập cồngchiêng. Dịp này, tại Bảo tàng tỉnh KonTum còn diễn ra các hoạt động như: trìnhdiễn nghề thủ công đan lát, nghề gốm,chế tác nhạc cụ, hát sử thi, chỉnh chiêng,biểu diễn nhạc cụ dân tộc… Các hoạtđộng này nhằm tôn vinh giá trị văn hóatruyền thống của đồng bào các dân tộcTây Nguyên, góp phần nâng cao ý thứcgiữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống;đồng thời quảng bá, giới thiệu về mảnhđất, con người, những sắc thái văn hóatruyền thống của các dân tộc TâyNguyên đến với bạn bè trong nước vàquốc tế.

Đáng chú ý, Liên hoan nghệ thuậtdân gian Tây Nguyên gắn với Tuần vănhoá - du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3năm 2016 với chủ đề “Các dân tộc TâyNguyên đoàn kết - giữ gìn - phát huy bảnsắc văn hoá dân tộc, góp phần phát triểnbền vững đất nước” đã khai mạc vớinhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc. Đêmkhai mạc có sự góp mặt của nhiều ca sĩ,

nhạc sĩ cùng các nghệ nhân dân gian đếntừ 5 tỉnh Tây Nguyên với nhiều tác phẩmnghệ thuật tiêu biểu của khu vực TâyNguyên như trình diễn cồng chiêng, múaxoang, trình diễn các nhạc cụ dân tộc.Các tác phẩm như Nồng nàn caonguyên, Tháng 3 Tây Nguyên… do cácđoàn nghệ thuật đến từ Lâm Đồng, GiaLai, Đắk Lắk đã thực sự đưa công chúngvề với những lễ hội truyền thống của cácdân tộc ở Tây Nguyên. Đặc biệt, nhữngđiệu xoang uyển chuyển, nhịp nhàngcùng âm thanh hùng vĩ của những tiếngcồng, tiếng chiêng đã mang đến mộtkhông khí lễ hội đặc sắc, hấp dẫn.

Liên hoan nghệ thuật là cuộc gặp gỡcủa những sắc màu văn hóa, những đặctrưng của nghệ thuật dân gian các tỉnhTây Nguyên. Liên hoan lần này tậptrung giới thiệu đời sống âm nhạc tinhtế, đa dạng và độc đáo của cộng đồngcác dân tộc địa phương. Qua đó, giớithiệu đến công chúng trong ngoài nướcnhững tinh hoa văn hóa cồng chiêng, sửthi của dân tộc.

Liên hoan có sự tham gia của 13đoàn nghệ nhân đến từ 5 tỉnh TâyNguyên gồm: Kon Tum, Gia Lai, ĐắkLắk, Đắk Nông, Lâm Đồng với gần 600nghệ nhân, nghệ sĩ, ca sĩ .

t.t.n

Lễ hội đường phố tại thành phố Kon Tum chiều 19/3 mang đến cho người dân và du khách không khí lễ hội đậm bản sắc văn hóa các dân tộc

Quảng bá nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tây Nguyên