toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – số 1054 –vanhien.vn

20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1054 ngày 12/12/2013 - Trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt IV (Tr.5) Thứ trưởng Lê Khánh Hải tham dự Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN (Tr.2) - Thúc đẩy hợp tác văn hóa Việt Nam - Đan Mạch (Tr.6) - Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm” (Tr.3) trong số nàY Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc tổ chức Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày Thành lập Ngày 07/12, Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày Thành lập (1953-2013). Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhiệt liệt chúc mừng những thành tích mà tập thể cán bộ, diễn viên Nhà hát đạt được trong 60 năm qua. Đồng thời, mong muốn Nhà hát không ngừng đổi mới, tìm tòi, sáng tạo, làm phong phú thêm nét văn hóa các dân tộc Việt Nam, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. (Xem tiếp trang 3.) Ảnh: C.T.V Vinh danh và trao Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2012 Chiều 04/12, tại khách sạn Grand Plaza Hà Nội, Tổng cục Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức lễ vinh danh và trao tặng Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2012. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã tới dự. Giải thưởng Du lịch Việt Nam là danh hiệu cao quý nhất của ngành Du lịch Việt Nam nhằm tôn vinh doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đã đóng góp tích cực vào thành công của ngành Du lịch Việt Nam. (Xem tiếp trang 9) "Đờn ca tài tử Nam bộ" được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Tại phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Baku (Cộng hòa Azerbaijan) ngày 05/12, “Đờn ca tài tử Nam Bộ” đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (số phiếu bầu đạt 100%). Đờn ca tài tử Nam bộ được vinh danh với những tiêu chí nổi bật sau: Loại hình nghệ thuật này do cộng đồng cư dân 21 tỉnh/thành miền Nam Việt Nam tạo ra, được coi là một phần bản sắc của họ và được trao truyền từ đời này qua đời khác, được bảo đảm tính tiếp nối liên tục. (Xem tiếp trang 7) Biểu diễn Đờn ca tài tử cho khách du lịch

Upload: longvanhien

Post on 22-Jun-2015

216 views

Category:

News & Politics


2 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch - Số 1054. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1054 ngày 12/12/2013

- Trình Thủ tướng Chính phủxếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt IV

(Tr.5)Thứ trưởng Lê Khánh Hải

tham dự Hội nghị Bộ trưởngThể thao ASEAN

(Tr.2)- Thúc đẩy hợp tác văn hóa Việt Nam - Đan Mạch

(Tr.6)- Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Tổ chức các hoạt độngnhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc20 tháng 3 hằng năm”

(Tr.3)

trong số này

Nhà hát Ca Múa Nhạcdân gian Việt Bắc tổ chứcLễ Kỷ niệm 60 nămNgày Thành lập

Ngày 07/12, Nhà hát Ca Múa Nhạcdân gian Việt Bắc đã long trọng tổchức Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày Thànhlập (1953-2013).

Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh nhiệt liệt chúcmừng những thành tích mà tập thể cánbộ, diễn viên Nhà hát đạt được trong60 năm qua. Đồng thời, mong muốnNhà hát không ngừng đổi mới, tìm tòi,sáng tạo, làm phong phú thêm nét vănhóa các dân tộc Việt Nam, góp phầntích cực vào công cuộc xây dựng nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc.

(Xem tiếp trang 3.)

Ảnh:

C.T

.V

Vinh danh và trao Giải thưởng Du lịch Việt Namnăm 2012

Chiều 04/12, tại khách sạn Grand Plaza Hà Nội, Tổng cục Du lịch phốihợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức lễ vinh danh và trao tặng Giảithưởng Du lịch Việt Nam năm 2012. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã tới dự.Giải thưởng Du lịch Việt Nam là danh hiệu cao quý nhất của ngành Du lịchViệt Nam nhằm tôn vinh doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ du lịch đã đóng góp tích cực vào thành công của ngànhDu lịch Việt Nam. (Xem tiếp trang 9)

"Đờn ca tài tử Nam bộ" được công nhận là di sản văn hóa

phi vật thể đại diện của nhân loại

Tại phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóaphi vật thể diễn ra tại Thủ đô Baku (Cộng hòa Azerbaijan) ngày 05/12, “Đờn catài tử Nam Bộ” đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phivật thể đại diện của nhân loại (số phiếu bầu đạt 100%). Đờn ca tài tử Nam bộđược vinh danh với những tiêu chí nổi bật sau: Loại hình nghệ thuật này do cộngđồng cư dân 21 tỉnh/thành miền Nam Việt Nam tạo ra, được coi là một phần bảnsắc của họ và được trao truyền từ đời này qua đời khác, được bảo đảm tính tiếpnối liên tục. (Xem tiếp trang 7)

Biểu diễn Đờn ca tài tử cho khách du lịch

quản lý nhà nước

2 số 1054 l 12.12.2013

Chiều 03/12, tại Hà Nội, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đã tiếp Đại sứ Cuba -Herminio Lopez Diaz đến chào xãgiao nhân dịp nhận nhiệm vụ công táctại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi tiếp, Đại sứHerminio Lopez Diaz nhấn mạnh, hợptác văn hóa là một trong những hợp tácquan trọng, thông qua trao đổi văn hóasẽ giúp Nhân dân Cuba và Nhân dânViệt Nam càng gắn bó với nhau hơn.Đại sứ Herminio Lopez Diaz bày tỏmong muốn trong thời gian tới, hai bênsẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệhợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, thể

thao và du lịch để xứng tầm với quanhệ chính trị của hai nước.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳngđịnh Việt Nam sẵn sàng hợp tác để thúcđẩy mối quan hệ hợp tác văn hóa, thểthao và du lịch giữa hai nước. Bộtrưởng đánh giá cao các hoạt động hợptác trao đổi trong các lĩnh vực văn hóa,thể thao và du lịch giữa hai nước thờigian qua. Hàng năm hoặc 02 năm/lần,Bộ VHTTDL mời các đoàn nghệ thuậtcủa Cuba tham dự Festival Huế, Liênhoan Múa rối quốc tế, Liên hoan Xiếcquốc tế, và Liên hoan Phim quốc tế tổchức tại Hà Nội. Việt Nam đã tổ chức

Tuần Văn hóa Việt Nam tại Cuba,đồng thời ủng hộ Cuba tổ chức sự kiệnvăn hóa tại Việt Nam. Bộ VHTTDLphối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức Festival Huế, nhân dịpnày Việt Nam mời đoàn nghệ thuậtCuba sang tham dự Festival. Về dulịch, do khoảng cách địa lý xa xôi vàchưa có đường bay trực tiếp, nênlượng khách du lịch giữa hai nước cònhạn chế, chủ yếu là công vụ và học tập.Trong thời gian tới, hai bên cần traođổi và bàn bạc để thúc đẩy hợp tác vềdu lịch.

t.Hợp

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Đại sứ Cuba - Herminio Lopez Diaz

Ngày 04/12/2013, Bộ VHTTDLđã ban hành Kế hoạch số 4432/KH-BVHTTDL về việc tổ chức tổng kếtcông tác quản lý và tổ chức lễ hội năm2013. Việc tổ chức Hội nghị nhằmmục đích đánh giá công tác tổ chức vàquản lý lễ hội năm 2013, rút ra nhữngbài học kinh nghiệm để quản lý và tổchức lễ hội tốt hơn; Đề xuất những

giải pháp có tính cấp thiết và lâu dàinhằm tổ chức và quản lý lễ hội theođúng quy định của Đảng, Nhà nước vàphù hợp với điều kiện kinh tế-xã hộihiện nay.

Hội nghị được tổ chức đồng thời tạiba điểm cầu là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh vào ngày 12/12/2013bằng hình thức trực tuyến. Nội dung tổ

chức Hội nghị được chuẩn bị kỹ trêncơ sở tổng hợp báo cáo đánh giá củacác địa phương. Kế hoạch cũng nêu rõ,việc tổ chức Hội nghị cần đảm bảo yêucầu thiết thực, tiết kiệm, tránh phôtrương lãng phí, đáp ứng yêu cầu côngtác quản lý và tổ chức lễ hội trong tìnhhình hiện nay.

H.Quân

Kế hoạch tổ chức tổng kết công tác quản lý và tổ chức lễ hộinăm 2013

Sáng ngày 05/12, tại Vientiane(Lào), Hội nghị Bộ trưởng Thể thaoASEAN (AMMS) lần thứ hai đã chínhthức khai mac. Thứ trưởng BộVHTTDL Lê Khánh Hải đại diện chođoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Hội nghị nhằm đánh giá lại côngviệc mà AMMS thực hiện trong 02 nămqua và trao đổi kinh nghiệm, cơ chếđịnh hướng phù hợp nhằm giúp thể thaocác nước ASEAN giành được nhiềuthành quả hơn nữa trên đấu trường quốctế trong thời gian tới. Tại Hội nghị, thaymặt cho Đoàn Việt Nam, Thứ trưởng BộVHTTDL Lê Khánh Hải đã nêu bậtnhững cố gắng của Việt Nam trong việc

thực hiện những chính sách phát triểnthể thao và tích cực chuẩn bị tổ chức Đạihội Thể thao Bãi biển Châu Á (AsianBeach Games) lần thứ 5 trong năm 2016và Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD)lần thứ 18 trong năm 2019. Việt Namđang nỗ lực hết mình trong việc xâydựng cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhânlực để hướng tới những kỳ đại hội thànhcông. Thứ trưởng đánh giá cao nhữnghoạt động mà AMMS đã thực hiệntrong thời gian qua, bày tỏ mong muốnthông qua các kỳ họp AMMS, các Hộinghị quan chức cấp cao (SOMS) từngbước đề xuất sửa đổi điều lệ SEAGames nhằm nâng cao thành tích thể

thao của khu vực Đông Nam Á.Hội nghị đã ra tuyên bố Vientiane,

trong đó thống nhất thúc đẩy thể thaonhư là một công cụ để nâng cao nhậnthức của cộng đồng ASEAN với mụcđích thống nhất và đoàn kết giữa cácquốc gia và người dân ASEAN; chia sẻkinh nghiệm, kỹ thuật trong việc thànhlập Giải bóng đá ASEAN; ủng hộ việcthành lập những trung tâm hỗ trợ tậpluyện thể thao; phát huy những yếu tốcộng đồng trong việc phát triển thể thaocũng như mở thêm không gian, môitrường có điều kiện thích hợp cho tất cảcác lứa tuổi và trình độ tập luyện... thúcđẩy thể thao ASEAN từng bước pháttriển như mong muốn, góp phần xâydựng khối ASEAN ngày càng phồnthịnh... t.Hợp

Thứ trưởng Lê Khánh Hải tham dự Hội nghịBộ trưởng Thể thao ASEAN

quản lý nhà nước

3số 1054 l 12.12.2013

Thừa ủy quyền của Chủ tịch Nước,Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch Hoàng Tuấn Anh đã trao Huânchương Lao động Hạng Ba cho Nhàhát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc.

60 năm qua, Nhà hát Ca múa nhạcdân gian Việt Bắc đã trải qua nhiều khókhăn. Từ 13 thành viên của Đội Văncông Liên khu Việt Bắc, phương tiệnkỹ thuật thiếu thốn, máy phát điệnkhông đủ chiếu sáng, đến nay Nhà hátđã có hơn 80 cán bộ, nghệ sĩ, diễn viêncó chức năng, nhiệm vụ sưu tầm và xâydựng chương trình nghệ thuật mang

đậm bản sắc văn hóa các dân tộc ViệtBắc, biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chínhtrị, nhân dân trong nước và giao lưu đốingoại với các nước trên thế giới.

Những năm qua, Nhà hát đã tổchức được hàng nghìn đêm diễn chủyếu là các làng, bản miền núi, vùngsâu, vùng xa. Xác định rõ đối tượngphục vụ là đồng bào các dân tộc thiểusố, trong quá trình xây dựng chươngtrình, tiết mục, Nhà hát luôn chú trọngđến sự đa dạng, phong phú, nhưng phùhợp với trình độ thẩm mỹ và nhu cầuthưởng thức của số đông khán giả.

Không chỉ là những làn điệu dân ca,dân vũ vùng Việt Bắc, Tây Bắc, Nhà hátcòn dàn dựng các tiết mục ca múa nhạccủa các dân tộc Tây Nguyên, Chăm,Khmer… tạo cho khán giả sự cảm nhậnđa dạng về vốn nghệ thuật dân gian củacác dân tộc Việt Nam. Trong xu thếgiao lưu, hội nhập, Nhà hát còn thựchiện các chuyến lưu diễn tại một sốnước trên thế giới như: Trung Quốc,Malaysia, Brunây, Thái Lan và cácnước Châu Âu, Châu Phi và được khángiả nước ngoài nhiệt liệt hoan nghênh.

L.KHánH

Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc... (Tiếp theo trang 1)

Bộ VHTTDL vừa có Tờ trình số278/TTr-BVHTTDL trình Thủ tướngChính phủ về Đề án “Tổ chức các hoạtđộng nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc20 tháng 3 hằng năm” (đề án do BộVHTTDL chủ trì, phối hợp với các Bộ:Lao động-Thương bình và Xã hội,Ngoại giao, Trung ương Hội LHPNViệt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xãhội Việt Nam và các cơ quan liên quanxây dựng).

Mục tiêu của Đề án nhằm nâng caonhận thức của các cấp, ngành, tổ chức,cá nhân, gia đình, toàn xã hội về NgàyQuốc tế Hạnh phúc để từ đó có hànhđộng cụ thể, thiết thực xây dựng giađình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc;Tăng cường sự tham gia, phối hợp chặtchẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, cáctầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúpđỡ của các tổ chức, cá nhân trong và

ngoài nước đối với các hoạt độnghưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc.Các hoạt động của Đề án bao gồm:Tuyên truyền trên các phương tiệnthông tin đại chúng; Tuyên truyền trựcquan, cổ động; Tổ chức mít tinh, hộithảo, hội nghị, tập huấn, tọa đàm, diễnđàn, cuộc thi, hội thi, các sự kiện vănhóa, thể thao, du lịch và các hình thứcphù hợp khác; Tổ chức biểu dương cáctập thể, cá nhân có đóng góp xuất sắctrong việc xây dựng gia đình hạnhphúc, cộng đồng hạnh phúc, giúp đỡ,đem lại hạnh phúc cho nhiều người vàtrong việc tổ chức thực hiện Đề án.Thời gian thực hiện Đề án trong 5 năm(từ năm 2014 đến năm 2018) trênphạm vi toàn quốc.

Việc ban hành Đề án là hết sức cầnthiết nhằm nâng cao nhận thức củanhân dân về hạnh phúc để từ đó bằng

hành động cụ thể góp phần thực hiệncác mục tiêu phát triển đất nước; gópphần nâng cao hiệu quả triển khai thựchiện các chủ trương, chính sách củaĐảng, đặc biệt là về an sinh xã hội, xâydựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnhphúc. Đồng thời, cụ thể hóa hoạt độngthực hiện Nghị quyết của Liên hợpquốc về Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Tuynhiên, để xã hội hóa các hoạt độnghưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc,huy động được mọi tầng lớp nhân dântham gia hoạt động vì hạnh phúc củagia đình, cộng đồng, Bộ VHTTDL cũngđề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét,ban hành quyết định về việc tổ chức cáchoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tếHạnh phúc và công bố Quyết định vàongày 20/3/2014 - năm đầu tiên ViệtNam chính thức tổ chức các hoạt độngNgày Hạnh phúc. H.Quân

Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Tổ chức các hoạt động nhânNgày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm”

Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số4255/QĐ-BVHTTDL tổ chức Tuần lễphim Việt Nam - Trung Quốc. Tuầnphim do Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợpvới Chính phủ thành phố Bằng Tườngtổ chức “Tuần lễ phim Việt Nam -

Trung Quốc” tại thành phố BằngTường, Tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.Các bộ phim được trình chiếu trong“Tuần lễ phim Việt Nam - TrungQuốc” gồm: “Chơi vơi”, “Mùi cỏcháy”, “Cát nóng” của Điện ảnh Việt

Nam và “Mất tích ở Thái Lan”, “Mườihai con giáp”, “Đường Sơn đại địachấn” của Điện ảnh Trung Quốc. CụcĐiện ảnh có trách nhiệm kiểm duyệtnội dung phim, tài liệu liên quan, đảmbảo thông tin tuyên truyền, quảng báphù hợp với các quy định liên quan củaViệt Nam. M.Huệ

Tổ chức Tuần lễ phim Việt Nam - Trung Quốc

Sự kiện vấn đề

4 số 1054 l 12.12.2013

quản lý nhà nước

- Ngày 29/11/2013, BộVHTTDL đã ban hành Quyết địnhsố 4226/QĐ-BVHTTDL về việcthành lập Ban Soạn thảo và TổBiên tập Đề án “Thí điểm đặtcược thể thao” do Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng Ban,ông Vương Bích Thắng Tổng cụctrưởng Tổng cục Thể dục thể thaolàm Phó Trưởng Ban thường trực,ông Hồ Việt Hà - Vụ trưởng VụKế hoạch, Tài chính làm PhóTrưởng Ban và 08 Ủy viên.

- Tại Quyết định số 4229/QĐ-BVHTTDL ngày 02/12/2013, BộVHTTDL giao Nhà hát Tuổi trẻphối hợp với Công ty Cổ phầnGiới thiệu Văn hóa Nghệ thuậtĐông Đô tổ chức chương trìnhnghệ thuật “VietNam Dream -Giấc mơ Việt” do nghệ sỹ FanYang quốc tịch Canada, trình diễnnghệ thuật bong bóng kết hợp vớinghệ thuật Chèo truyền thống củaViệt Nam.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 4248/QĐ-BVHTTDLngày 02/12/2013, giao Cục Nghệthuật biểu diễn chủ trì, phối hợp

với Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên-Huế, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam,Cục Hợp tác quốc tế và các đơn vịcó liên quan tổ chức “Liên hoanMúa quốc tế-2014” vào tháng4/2014, tại tỉnh Thừa Thiên-Huế.

- Tại Quyết định số 4280/QĐ-BVHTTDL ngày 04/12/2013, BộVHTTDL giao Học viện Âm nhạcquốc gia Việt Nam chủ trì, phốihợp với Đại sứ quán LB Nga tạiViệt Nam và Trung tâm Khoa họcvà Văn hóa Nga tại Hà Nội tổchức chương trình Hòa nhạc docác nghệ sĩ Dàn nhạc Dây thínhphòng (Học viện Âm nhạc quốcgia Việt Nam) biểu diễn nhân dịpkỷ niệm 20 năm Hiến pháp Liênbang Nga. Thời gian 12/12/2013,tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 4293/QĐ-BVHTTDLngày 05/12/2013, giao Cục Nghệthuật biểu diễn chủ trì, phối hợpvới các đơn vị liên quan tổ chức“Ngày hội Di sản nghệ thuậttruyền thống đã được UNESCOvinh danh” vào ngày 18/12/2013tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân

tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây,Hà Nội).

- Ngày 05/12/2013 BộVHTTDL ban hành Quyết định số4294/QĐ-BVHTTDL, thành lậpBan Chỉ đạo “Liên hoan Múaquốc tế-2104” tại tỉnh ThừaThiên-Huế do Thứ trưởng VươngDuy Biên làm Trưởng Ban, ôngNguyễn Đăng Chương - Cụctrưởng Cục Nghệ thuật biểu diễnvà ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịchThường trực UBND tỉnh ThừaThiên-Huế làm Phó Trưởng Banvà 02 Ủy viên.

- Tại Quyết định số 4295/QĐ-BVHTTDL ngày 05/12/2013, BộVHTTDL thành lập Ban Tổ chức“Liên hoan Múa quốc tế-2014” tạitỉnh Thừa Thiên-Huế do ông ĐàoĐăng Hoàn - Phó Cục trưởng CụcNghệ thuật biểu diễn làm TrưởngBan, ông Phan Tiến Dũng Giámđốc Sở VHTTDL tỉnh ThừaThiên-Huế và ông Lê NgọcCường, Phó Chủ tịch thường trựcHội Nghệ sĩ Múa Việt Nam làmPhó Trưởng Ban và 10 Ủy viên.

tHtt

VăN BảN MớI

Tại Quyết định số 4266/QĐ-BVHTTDL ngày 03/12, BộVHTTDL ban hành Quy chế tổchức “Liên hoan Múa quốc tế -2014”. Theo đó, các tác phẩm thamdự Liên hoan Múa quốc tế - 2014phải là các tác phẩm có chất lượngnghệ thuật cao. Nội dung tư tưởng,hình tượng nghệ thuật, thông điệpcủa tác phẩm được thể hiện thôngqua các yếu tố như: cấu trúc tácphẩm, kết cấu ngôn ngữ múa, xử lýâm nhạc, xây dựng hình tượng nhân

vật, thủ pháp xử lý không gian, thờigian, đạo cụ, kỹ thuật diễn xuất củadiễn viên.

Không hạn chế các tiết mục đãtham gia và đạt giải thưởng trongcác kỳ Liên hoan, Hội diễn trướcđây, với điều kiện sử dụng trangphục, hóa trang phù hợp với mụcđích, nội dung, hình tượng nghệthuật của tác phẩm, thuần phongmỹ tục, truyền thống văn hóa củatừng vùng miền, dân tộc, quốc gia.Khuyến khích các tác phẩm sáng

tác mới mang đậm bản sắc văn hóadân tộc của các quốc gia, phản ánhchân thực, sâu sắc, sinh động cuộcsống nhiều mầu sắc của xã hội vàcon người; các tác phẩm có sự tìmtòi, sáng tạo về hình thức thể hiện,sự kết hợp với các loại hình nghệthuật khác làm phong phú hơn vềhình thức thể hiện cho tác phẩmmúa. Dự kiến Liên hoan được tổchức từ 15 đến 18/4/2014 tại tỉnhThừa Thiên-Huế.

M.Huệ

Liên hoan Múa quốc tế - 2014

Sự kiện vấn đề

5số 1054 l 12.12.2013

quản lý nhà nước

Trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt IV

Ngày 03/12/2013, Bộ VHTTDL đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệtđợt IV cho 14 di tích, gồm:

1. Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, QuảngTrị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước).

2. Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, TP. Hà Nội).3. Di tích lịch sử Đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội).4. Di tích lịch sử Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).5. Di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng).6. Di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị).7. Di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 (thị xã Quảng

Trị, huyện Hải Lăng và huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).8. Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện (TP. Vị Thanh và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang).9. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội).10. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).11. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tây Đằng (huyện Ba Vì, TP. Hà Nội).12. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).13. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Dâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).14. Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng).

tHu Hằng

Sáng 04/12, tại Hà Nội, Thứtrưởng Đặng Thị Bích Liên đã cóbuổi tiếp Đại sứ Cộng hòa liên bangĐức tại Việt Nam, bà Juttla Farasch.

Tại buổi tiếp, hai bên nhất trí chorằng, trong thời gian qua, mối quanhệ hợp tác giữa Việt Nam và Cộnghòa liên bang Đức trên các lĩnh vựcvăn hóa, thể thao, du lịch và gia đìnhđã có những bước phát triển mới.Phía Đức đã tham gia nhiều sự kiệnvăn hoá tổ chức tại Việt Nam, như:Liên hoan phim Châu Âu, Liên hoanphim khoa học và Liên hoan phimtài liệu Châu Âu tại Việt Nam. Liênhoan phim Đức tại Việt Nam đượctổ chức liên tục từ năm 2010 đến2013 tại nhiều tỉnh/thành lớn (HàNội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HồChí Minh, Cần Thơ) đã góp phầngiới thiệu đến người xem và những

người làm điện ảnh Việt Nam vềnghệ thuật điện ảnh của Đức.

Về đào tạo, các cơ sở đào tạo củaĐức thiết lập quan hệ đối tác vớimột số trường, học viện trong hệthống ngành văn hóa, thể thao và dulịch như Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội và Học viện Âmnhạc quốc gia Việt Nam. Phía Đứcthường xuyên cử các chuyên giasang hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm,góp phần nâng cao chất lượng giảngdạy, học tập và trình độ của cácgiảng viên, sinh viên Việt Nam.

Trong công tác bảo tàng và bảotồn di sản văn hóa, Đức đã hỗ trợViệt Nam thực hiện nhiều dự ánnhư: Bảo tồn phục hồi nội thất vàđào tạo kỹ thuật tại cung An Định(Huế) giai đoạn 2002-2008, đào tạokỹ thuật và bảo tồn thử nghiệm tại

công trình Bửu Thành Môn và Bìnhphong ở Lăng vua Tự Đức; đào tạokỹ thuật và bảo tồn tu sửa tại côngtrình Tối Linh Từ (Phủ Nội vụ, ĐạiNội) năm 2011-2012 với phần kinhphí tài trợ là hơn 91 nghìn Euro...

Đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽcủa CHLB Đức trong lĩnh vực đàotạo nguồn nhân lực và bảo tồn di sảnvăn hóa, Thứ trưởng Đặng Thị BíchLiên khẳng định, Bộ VHTTDL sẽđánh giá, tổng kết các dự án, thôngbáo cho phía Đức để triển khai. Thứtrưởng mong muốn thời gian tới, ViệtNam và Đức sẽ có các hoạt động liênkết, phối hợp giữa các Trường đạihọc, đồng thời mong muốn phía Đứcsẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồnnhân lực trong lĩnh vực Quay phim,Chụp ảnh và Mỹ thuật…

Vp

Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tiếp Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam

6 số 1054 l 12.12.2013

quản lý nhà nước

Chiều ngày 05/12, tại Hà Nội, Thứtrưởng Hồ Anh Tuấn đã có buổi làmviệc với lãnh đạo UBND tỉnh LâmĐồng và các thành viên Ban Chỉ đạo,Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia2014 Tây Nguyên - Đà Lạt về công tácchuẩn bị tổ chức sự kiện.

Ông Nguyễn Văn Hương, Giámđốc Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng đãbáo cáo tiến độ công tác chuẩn bị tổchức Tuần Văn hoá - Du lịch 2013, sựkiện mở đầu cho các hoạt động củaNăm Du lịch quốc gia 2014 TâyNguyên - Đà Lạt, nêu rõ các công việc

đã thực hiện, trong đó đặc biệt nhấnmạnh đến các nội dung Chương trìnhCông bố Năm Du lịch quốc gia 2014Tây Nguyên - Đà Lạt; Kỷ niệm 120năm Đà Lạt hình thành và phát triển;Festival Hoa Đà Lạt lần thứ V.

Tại buổi làm việc, các đồng chíthành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chứcNăm Du lịch quốc gia 2014 TâyNguyên - Đà Lạt đã đóng góp ý kiếnnhằm hoàn thiện chương trình, kịchbản tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch2013 (27-31/12/2013).

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ

trưởng Hồ Anh Tuấn khẳng định, BộVăn hoá, Thể thao và Du lịch luôn ủnghộ và dành sự quan tâm tối đa đối vớiLâm Đồng trong việc tổ chức sự kiệnlần này. Thứ trưởng đề nghị và giao cácCục, Vụ liên quan phối hợp với Ban Tổchức và UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tụcrà soát kỹ lưỡng các nội dung côngviệc, đặc biệt là chương trình khai mạc,đảm bảo tổ chức ấn tượng, hấp dẫn,thành công, tạo đà cho các hoạt độngcủa Năm Du lịch quốc gia 2014 TâyNguyên - Đà Lạt.

t.Hợp

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng

Tỉnh Bình Thuận vừa ban hànhQuyết định quy định quản lý các vùnghoạt động thể thao giải trí trên biển tạiđịa bàn tỉnh, nhằm siết chặt quản lý cáchoạt động thể thao giải trí trên biển,đảm bảo an toàn cho du khách và bảovệ nguồn lợi thủy sản.

Cùng với sự phát triển của ngànhdu lịch Bình Thuận, các loại hình giảitrí thể thao trên biển ngày càng phong

phú. Tính đến nay Bình Thuận có trên30 mô tô nước đang hoạt động trênbiển, tập trung chủ yếu tại thành phốPhan Thiết. Bên cạnh đó, các loại hìnhnhư: ca nô kéo dù, lướt ván buồm, lướtván diều, thuyền kayak… phát triểnkhá nhanh.

Tuy nhiên, do thiếu các quy địnhpháp lý cụ thể nên hoạt động kinhdoanh dịch vụ thể thao giải trí trên biển

vẫn còn lộn xộn, mất an toàn. Tìnhtrạng mô tô nước, ca nô kéo dù vàotrong khu vực bãi tắm gần bờ gây nguyhiểm cho du khách thường xuyên xảyra. Việc chèo kéo khách, tranh giànhkhách, giá cả không được niêm yết vàhoạt động trái phép đã gây ảnh hưởngnghiêm trọng đến hình ảnh đẹp củangành du lịch Bình Thuận.

(Xem tiếp trang 8)

Bình Thuận siết chặt quản lý hoạt động thể thao giải trí trên biển

Chiều 05/12, tại Hà Nội, Thứtrưởng Hồ Anh Tuấn đã tiếp ngàiJohn Nielsen, Đại sứ đặc mệnh toànquyền Vương quốc Đan Mạch tạiViệt Nam.

Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Hồ AnhTuấn đánh giá cao mối quan hệ hợptác giữa Việt Nam và Đan Mạch trêncác lĩnh vực văn hóa, thể thao và dulịch. Từ năm 1999 đến nay, ĐanMạch có nhiều hình thức hợp tác, hỗtrợ văn hóa Việt Nam trên nhiều lĩnhvực như bảo tồn di sản, giao lưu vănhóa, nghệ thuật đương đại… Đặcbiệt, nhân chuyến thăm của Chủ tịchnước Trương Tấn Sang vào tháng9/2013, hai nước đã nâng cấp mối

quan hệ song phương lên đối tác toàndiện và ký Tuyên bố chung về đối táctoàn diện giữa Chính phủ Việt Namvà Đan Mạch. Trong đó hợp tác vănhóa là một lĩnh vực quan trọng có ýnghĩa thúc đẩy sự hợp tác chung vàquan hệ hữu nghị giữa đất nước vànhân dân hai nước.

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn mongmuốn, trong thời gian tới hai bên sẽthường xuyên tổ chức các cuộc tiếpxúc đối thoại giữa các đoàn, mở rộngchương trình hợp tác trên các lĩnhvực mà Đan Mạch có thế mạnh như:Bảo tàng, Mỹ thuật đương đại…

Tại buổi tiếp, Đại sứ JohnNielsen cũng khẳng định, Đan Mạch

sẵn sàng hợp tác với Việt Nam,mong muốn trong thời gian tới, phíaViệt Nam cần thúc đẩy hơn nữa việcthực hiện các nội dung đã được kýkết trong hiệp định hợp tác văn hóa;mở đường bay thẳng từ Việt Namđến Đan Mạch cũng như tăng cườngsự phối hợp cấp cơ quan văn hóa củahai nước.

Ghi nhận những đề xuất của Đạisứ, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn khẳngđịnh, Bộ VHTTDL sẽ đôn đốc cácđơn vị có liên quan triển khai tốt dựán do Đan Mạch tài trợ, thông qua đóđẩy mạnh quan hệ hợp tác văn hóagiữa hai nước.

t.Hợp

Thúc đẩy hợp tác văn hóa Việt Nam - Đan Mạch

Sự kiện vấn đề

7số 1054 l 12.12.2013

quản lý nhà nước

Sáng 06/12, tại trụ sở BộVHTTDL, Thứ trưởng Vương DuyBiên đã có buổi tiếp ông WilfriedLemke, Cố vấn đặc biệt về thể thao vìhòa bình và phát triển của Tổng Thư kýLiên hợp quốc (LHQ).

Tại buổi tiếp, ông Wilfried Lemkekhẳng định, LHQ luôn coi thể thao làcông cụ góp phần tăng cường các nỗlực xóa giảm đói nghèo và thúc đẩyhòa bình trên toàn cầu, đồng thời có thểthúc đẩy hoà nhập xã hội và các môhình trao quyền cho phụ nữ, vượt quanhững định kiến chủng tộc, giới vànguồn gốc. Theo ông Wilfried Lemke,thế giới đã chứng kiến sức mạnh củathể thao khơi dậy tiềm năng của ngườitàn tật và mở ra những con đường để

đoàn kết xã hội. Riêng ở Việt Nam,LHQ rất quan tâm đến nền bóng đá,trong đó chú trọng đặc biệt đến bóngđá dành cho nhóm trẻ em chịu thiệt thòivà những người có hoàn cảnh khókhăn.

Ông Wilfried Lemke cho biết, hiệntại, LHQ đang hỗ trợ triển khai Dự án“Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam”(FFAV). Đây là Dự án phát triển hoạtđộng bóng đá phong trào, không cạnhtranh dành cho trẻ em từ 6 đến 15 tuổi,với sự chú trọng đặc biệt đến nhóm trẻthiệt thòi và thúc đẩy sự phát triển củabóng đá nữ. Ông Wilfried Lemkemong muốn trong thời gian tới, LHQtiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ từChính phủ Việt Nam.

Thứ trưởng Vương Duy Biênkhẳng định, Việt Nam luôn ghi nhận sựhỗ trợ của LHQ dành cho thể thao cộngđồng tại Việt Nam. Đồng thời, xác địnhxây dựng và phát triển nền thể dục, thểthao với mục đích tăng cường sức khỏenhân dân, góp phần nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực phục vụ sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước và tăng tuổi thọ của ngườiViệt Nam theo tinh thần vì sự nghiệpdân cường, nước thịnh, hội nhập vàphát triển. Thứ trưởng nhấn mạnh, vớichức năng và nhiệm vụ của mình, BộVHTTDL sẽ phối hợp cùng LHQnhằm triển khai hiệu quả nhất có thểđối với các dự án.

n.H

Thứ trưởng Vương Duy Biên tiếp Cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Thể thao

Việc ghi nhận Di sản này vàoDanh sách Di sản Văn hóa Phi vật thểđại diện của nhân loại sẽ thúc đẩy sựtrao đổi giữa các cộng đồng với nhau,các nhạc sĩ và các nhà nghiên cứu;đồng thời cũng tăng cường nhận thứcvề tầm quan trọng của di sản Đờn catài tử Nam Bộ ở cấp độ địa phươngvà quốc tế. Nhiều biện pháp cụ thể vàđa dạng đã được cộng đồng và quốcgia cam kết nhằm bảo tồn tư liệu hóa,chuyển giao, công nhận, phát huy giátrị và tính liên tục của Đờn ca tài tửNam Bộ. Các chủ thể văn hóa vàcộng đồng thực hiện Đờn ca tài tửNam Bộ đã được tham vấn và cungcấp đầy đủ thông tin về việc đề cử đểđưa vào Danh sách Di sản và họ đãhoàn toàn tự nguyện đồng ý và ủnghộ việc đề cử này. Đờn ca tài tử NamBộ đã được Viện Âm nhạc Việt Namkiểm kê từ năm 2010 và đã được BộVHTTDL đưa vào danh mục các Disản Văn hóa phi vật thể của Việt Namnăm 2012.

Ðờn ca tài tử Nam bộ là một dòngnhạc dân tộc của Việt Nam được hìnhthành và phát triển từ cuối thế kỷXIX, là loại hình nghệ thuật dân gianđặc trưng của vùng Nam bộ, đượcsáng tạo trên cơ sở nhạc Lễ, nhạcCung đình, nhạc dân gian miền Trungvà miền Nam. Ðây là loại hình nghệthuật trình diễn phổ biến, bình dân,tự phục vụ cá nhân và cộng đồng phùhợp với điều kiện sống và phản ánhtâm tư, tình cảm của người dân miềnNam Việt Nam ở vùng miệt vườn,sông nước.

Hồ sơ Đờn ca tài tử Nam BộVHTTDL được công nhận là Di sảnVăn hóa phi vật thể đại diện của nhânloại trước hết là do bản thân Đờn catài tử có giá trị đặc sắc bởi nó gắnliền với đời sống tinh thần và cácphong tục tập quán văn hóa của nhândân Nam Bộ, được cộng đồng trântrọng và liên tục lưu truyền từ ngànđời nay. Bên cạnh đó, đây cũng là sựquyết tâm cao và nỗ lực cố gắng của

thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnhsở hữu di sản Đờn ca tài tử trong việcđề cử hồ sơ; sự tham gia tích cực củaViện Âm nhạc Việt Nam, các nhàkhoa học cùng các nghệ nhân trongcông tác xây dựng hồ sơ; và đặc biệtlà sự phối hợp hiệu quả của Bộ Ngoạigiao, Ủy ban Quốc gia UNESCOViệt Nam và các cơ quan liên quantrong công tác vận động cho hồ sơ.

Việc hồ sơ “Đờn ca tài tử NamBộ” được UNESCO công nhận là Disản Văn hóa phi vật thể đại diện củanhân loại một mặt sẽ góp phần tăngcường vị trí, vai trò của di sản đối vớixã hội, làm giàu thêm bức tranh đadạng văn hóa của Việt Nam và củanhân loại, mặt khác sẽ làm cho cộngđồng, những người thực hành di sảnnhận thức sâu sắc thêm về di sản củamình để họ tự hào và tích cực hơntrong công tác truyền dạy và vậnđộng lớp trẻ tham gia bảo vệ và pháthuy giá trị của Đờn ca tài tử.

H.Yến

"Đờn ca tài tử Nam bộ"... (Tiếp theo trang 1)

8 số 1054 l 12.12.2013

Ngày 03/12/2013, Thủ tướngChính phủ đã ban hành Quyết định số2349/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Míttinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 60năm Chiến thắng Điện Biên Phủ(07/5/1954-07/5/2014).

Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷniệm 60 năm Chiến thắng Điện BiênPhủ nhằm giới thiệu và khẳng địnhnhững thành tựu to lớn của đất nướcdưới sự lãnh đạo sáng suốt của ĐảngCộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ ChíMinh, tinh thần đại đoàn kết dân tộc vàsức mạnh của Quân đội nhân dân ViệtNam là nhân tố quyết định mọi thắnglợi của cách mạng Việt Nam; Giáo dụclòng yêu nước, truyền thống cáchmạng, tôn vinh các chiến công hiểnhách của quân đội, nhân dân ta và sựhy sinh xương máu của các thế hệ đitrước trong giai đoạn lịch sử đấu tranh

cứu nước, giải phóng dân tộc. Đồngthời, khẳng định ý chí, quyết tâm củatoàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoànkết một lòng thực hiện thắng lợi sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước.

Theo Kế hoạch tổ chức các hoạtđộng kỷ niệm 60 năm Chiến thắngĐiện Biên Phủ, 1 ngày trước Lễ kỷniệm, Chương trình nghệ thuật đặcbiệt sẽ được tổ chức vào 20h ngày06/5/2014 tại Quảng trường Trung tâmHội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên.Trước đó, vào tháng 3/2014 tại tỉnhĐiện Biên cũng sẽ diễn ra Hội thảokhoa học với chủ đề “Chiến thắngĐiện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Namthời đại Hồ Chí Minh”.

Bộ VHTTDL xây dựng bộ phim tàiliệu 5 tập, đề tài Chiến thắng ĐiệnBiên Phủ; phim truyện nhựa “Sống

cùng lịch sử”. Ban Tuyên giáo Trungương chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vịliên quan xuất bản một cuốn sách vềChiến thắng Điện Biên Phủ; Trungương Hội Cựu Chiến binh Việt Namtái bản sách “Âm vang Điện Biên”;UBND tỉnh Điện Biên chủ trì, phốihợp với cơ quan, đơn vị liên quan thựchiện ấn phẩm “Âm nhạc Điện Biên -Tây Bắc”. Đặc biệt, UBND tỉnh ĐiệnBiên chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáoTrung ương, Bộ Quốc phòng, ĐàiTruyền hình Việt Nam, Trung ươngHội Cựu Chiến binh Việt Nam, BộVHTTDL và các cơ quan, đơn vị liênquan tổ chức sưu tầm, vận động traotặng, hiến tặng các kỷ vật, hiện vật, tưliệu, tài liệu trong Chiến dịch ĐiệnBiên Phủ cho Bảo tàng Chiến thắngĐiện Biên Phủ.

n.H

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh,diễu hành kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ VHTTDL vừa giao Cục Mỹthuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì,phối hợp với các đơn vị tổ chức Trạisáng tác nhiếp ảnh chủ đề “Đại ngànTây Nguyên” trong Năm Du lịch quốcgia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014. Đồngthời, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh vàTriển lãm cũng sẽ chủ trì, phối hợp vớiHội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổchức Triển lãm Ảnh nghệ thuật toànquốc lần thứ 27 năm 2014 tại TP Đà

Lạt, tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh,thành phố khác.

Với chủ đề “Đại ngàn TâyNguyên”, Năm Du lịch quốc gia TâyNguyên - Đà Lạt 2014 do tỉnh LâmĐồng đăng cai tổ chức sẽ chính thứckhai mạc vào cuối tháng 12/2013 vàdiễn ra trong suốt năm 2014, trong đótập trung cao điểm vào 3 khoảng thờigian là đầu năm, dịp hè và cuối nămvới khoảng 45 sự kiện chính thức đã

được thống nhất và sẽ do Bộ VHTTDLvà 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, ĐắkNông, Gia Lai, Kon Tum tổ chức. Mộtsố sự kiện tiêu biểu sẽ diễn ra trongNăm 2014 như: Liên hoan nghệ thuậtthổ cẩm và trình diễn trang phục TâyNguyên; Diễn xướng dân gian văn hóacác dân tộc; Liên hoan độc tấu và hòatấu nhạc cụ dân tộc; Tuần phim ViệtNam và Triển lãm ảnh toàn quốc tạiĐà Lạt… n.M

Tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh “Đại ngàn Tây Nguyên”

Theo Quyết định quy định quản lýcác vùng hoạt động thể thao giải trí trênbiển tại địa bàn tỉnh Bình Thuận, việckinh doanh dịch vụ thể thao giải trí trênbiển phải có giấy phép do UBND tỉnhcấp. Các hoạt động thể thao giải trí trênbiển như: mô tô nước, dù kéo, lướt vándù… không được hoạt động trong bãi

tắm gần bờ, khu vực tàu thuyền thườngxuyên qua lại; phải hoạt động cách mépbờ biển tối thiểu là 60m và tối đa là650m. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã chỉđạo các Sở, ngành triển khai nhiều biệnpháp cứu hộ, cứu nạn; xây dựng cáctrạm cứu nạn tại các bãi tắm thườngxảy ra tai nạn để ứng cứu kịp thời khi

có sự cố xảy ra. Tỉnh đẩy mạnh côngtác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cứuhộ, cứu nạn trên biển cho nhân viêncứu hộ, khu du lịch, khách sạn trên địabàn tỉnh. Đối với các khu du lịch, phảicó biển báo độ sâu của biển và hồ bơibằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Nga.

Hồ tHanH

Bình Thuận siết chặt quản lý ... (Tiếp theo trang 6 )

quản lý nhà nước

9số 1054 l 12.12.2013

Danh sách Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2012: 10 Khách sạn 5 sao hàng đầu Việt Nam: Khách sạn Bến

Thành (TP. Hồ Chí Minh); Khách sạn Cửu Long (TP. Hồ ChíMinh); Khách sạn Melia Hà Nội; Khách sạn Metropole (HàNội); Vinpearl Resort Nha Trang (Khánh Hòa); Khách sạnSofitel Plaza (Hà Nội); Khách sạn New World Sài Gòn (TP. HồChí Minh); Khu nghỉ dưỡng Sixsenses Ninh Van Bay (KhánhHòa); Khu nghỉ dưỡng Ana Mandara (Khánh Hòa); Khách sạnGrand Plaza (Hà Nội).

10 Khách sạn 4 sao hàng đầu Việt Nam: Khách sạn HoànCầu (TP. Hồ Chí Minh); Khách sạn Đệ Nhất (TP. Hồ ChíMinh); Khách sạn Yasaka Sài Gòn-Nha Trang (Khánh Hòa);Khu du lịch Làng tre-Mũi Né (Bình Thuận); Khách sạn VictoriaHội An (Quảng Nam); Khách sạn Grand Palace (Bà Rịa-VũngTàu); Khu nghỉ dưỡng Sài Gòn-Phú Quốc (Kiên Giang); Kháchsạn Sài Gòn-Hạ Long (Quảng Ninh); Khách sạn Hội An(Quảng Nam); Khách sạn Saigon Morin (Thừa-Thiên Huế)

10 Khách sạn 3 sao hàng đầu Việt Nam: Khách sạn ThắngLợi (TP. Hồ Chí Minh); Khách sạn Viễn Đông (TP. Hồ ChíMinh); Khách sạn Hòa Bình (Hà Nội); Khách sạn Cửu Long(Cần Thơ); Khách sạn Đông Xuyên (An Giang); Khách sạnPhương Bắc (TP. Hồ Chí Minh); Khách sạn Công đoàn ViệtNam (Hà Nội); Khách sạn Festival (Thừa Thiên-Huế); Kháchsạn Nhà Cổ (Quảng Nam); Khách sạn Hàm Luông (Bến Tre)

10 Công ty lữ hành quốc tế hàng đầu đón khách du lịch vàoViệt Nam (Inbound): Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hànhSaigontourist; Công ty CP Fiditour; Công ty CP Du lịch ViệtNam- TP.HCM; Công ty CP Du lịch Việt Nam-Hà Nội; Công

ty CP Du lịch Hòa Bình-Việt Nam; Công ty TNHH Du lịchH.I.S Sông Hàn Việt Nam; Công ty CP Du lịch Exotissimo-Việt Nam; Công ty CP Du lịch Apex Việt Nam; Công ty TNHHMTV Du lịch Trâu Việt Nam; Công ty TNNH MTV Dịch vụDu lịch Bến Thành

10 Công ty lữ hành quốc tế hàng đầu đưa khách đi du lịchnước ngoài (Outbound): Công ty TNHH MTV Du lịch vàtiếp thị GTVT Việt Nam-Vietravel; Công ty TNHH MTVDịch vụ Lữ hành Saigontourist; Công ty CP Fiditour; Côngty CP Du lịch Việt Nam- TP.HCM; Công ty CP Du lịch ViệtNam-TP.HCM; Công ty CP Du lịch Việt Nam-Hà Nội; Côngty CP Truyền thông Du lịch Việt; Công ty TNHH MTV Dịchvụ Du lịch Bến Thành; Công ty Lữ hành Hanoitourist; Côngty CP Hanoi Redtours; Công ty TNHH Thương mại Du lịchLiên Bang.

10 Công ty lữ hành nội địa hàng đầu Việt Nam: Công tyTNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist; Công ty CPFiditour; Công ty TNHH MTV Du lịch và tiếp thị GTVT ViệtNam-Vietravel; Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch BếnThành; Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam; Công tyTNHH Thương mại-tư vấn dịch vụ du lịch Văn hóa Việt; Côngty CP Du lịch Việt Nam-Hà Nội; Công ty CP Truyền thông Dulịch Việt; Công ty CP Du lịch Việt Nam-Vitours Đà Nẵng; Côngty Lữ hành Hanoitourist

Hãng hàng không chuyên chở nhiều khách du lịch nhất:VietNam Airlines

Hãng hàng không năng động nhất: Vietjet AirtHtt

Vinh danh và trao Giải thưởng... (Tiếp theo trang 1)

Ngày 04/12, tại thành phố Huế, đạidiện Đại sứ quán Ba Lan phối hợp vớiTrung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huếtổ chức kết thúc khoá tập huấn chươngtrình “Bảo tồn, trùng tu và đào tạo kỹthuật tại công trình Bi Đình - lăng TựĐức” và cấp giấy chứng nhận cho 24học viên hoàn thành các chuyên đề đàotạo chính liên quan đến phương phápbảo tồn các di tích bằng ngói, gạch vàvôi vữa truyền thống. Dự án có tổngnguồn vốn tài trợ 39.586 USD từChương trình Hợp tác phát triển của BaLan và một phần vốn đối ứng của Trungtâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Tiến sĩ - Kiến trúc sư MarekBaranski, Trưởng nhóm chuyên gia đàotạo cho biết, từ ngày 10/6/2013 đến nay,các học viên tham dự khóa học đượctrang bị kiến thức cơ bản về nâng caokỹ năng phân tích, đánh giá các nguycơ gây hại cho di tích do các chuyên giabảo tồn di sản văn hóa của Ba Lanhướng dẫn trực tiếp, đồng thời nâng caokhả năng lựa chọn giải pháp xử lý kỹthuật tại công trường đến các phươngpháp nghiên cứu, khảo sát, tư duy, lậphồ sơ di tích và lập kế hoạch công việctrong lĩnh vực bảo tồn, trùng tu di tích.Bên cạnh phần lý thuyết, lập báo cáo hồ

sơ khoa học, các học viên còn đượcthực hành trên thực địa tại di tích BiĐình - Lăng Tự Đức gồm các chuyênđề liên quan đến phương pháp bảo tồncác di tích bằng ngói, gạch, đá và vôivữa truyền thống. Qua đó, góp phầntích cực giúp cho Trung tâm Bảo tồn Ditích Cố đô Huế khôi phục diện mạo cổkính cho công trình nhà bia nói riêng vàkhu vực lăng mộ Tự Đức nói chung.

Bi Đình - Lăng vua Tự Đức hiện cótấm bia đá lớn nhất Việt Nam với bàithơ của vua Tự Đức sáng tác nói về đứctính khiêm nhường và nêu ra những lỗilầm của tự bản thân vua. Nhà bia và khuvực lăng mộ của vua Tự Đức vì thếluôn hấp dẫn và thu hút đông khách dulịch đến tham quan, thưởng ngoạn.

Quốc Việt

Ba Lan hỗ trợ đào tạo kỹ thuật bảo tồnvà trùng tu Bi Đình - Lăng Tự Đức

quản lý nhà nước

10 số 1054 l 12.12.2013

quản lý nhà nước

Ngày 06/12/2013, Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch đã có Thông báo số4471/TB-BVHTTDL thông báo kết luậncủa Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tạiHội nghị sơ kết công tác tuyển sinh khốicác trường VHNT năm 2013.

Theo nội dung kết luận, Thứ trưởngĐặng Thị Bích Liên giao Vụ Đào tạo tiếpthu ý kiến của các trường, điều chỉnh, bổsung và hoàn chỉnh báo cáo công táctuyển sinh năm 2013, đánh giá cụ thể hơnkết quả một năm thực hiện thí điểm Đềán Thi tuyển sinh riêng, báo cáo lãnh đạoBộ xem xét, gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo;Chuẩn bị các điều kiện để thành lập Hộiđồng Hiệu trưởng các khối ngành để tưvấn giúp Bộ trưởng những vấn đề liênquan đến phát triển ngành, phát triển cáctrường và phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, chiasẻ nguồn lực giữa các trường.

Yêu cầu các trường đại học, cao đẳngcó nguyện vọng thi tuyển sinh riêng năm2014 chủ động đề xuất, xây dựng Dự án,đăng ký với Vụ Đào tạo. Trên cơ sở đó,Vụ Đào tạo tổng hợp, báo cáo lãnh đạoBộ, đồng thời xây dựng kế hoạch làmviệc với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đàotạo về việc điều chỉnh một số nội dungvà mở rộng đối tượng các cơ sở đào tạoVăn hóa nghệ thuật, Thể dục thể thao tiếptục thí điểm thi tuyển sinh riêng năm2014.

Chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâmtiếp tục thực hiện đổi mới quản lý giáodục đại học giai đoạn 2013-2015: Yêucầu các cơ sở đào tạo thực hiện nghiêmCông văn số 3504/BVHTTDL-ĐT ngày

25/9/2013 của Bộ VHTTDL về việc ràsoát tình hình giáo trình hiện có của nhàtrường; đề xuất giáo trình cần điều chỉnh,xây dựng mới; phối hợp với các trườngcùng khối ngành, nhóm ngành để biênsoạn giáo trình dùng chung. Đến năm2015, tất cả các chương trình đào tạo tạicác trường đều có đủ giáo trình phục vụđào tạo cho tất cả các môn học, thực hiệndưới các hình thức: tổ chức biên soạn, lựachọn, mua bản quyền của nước ngoài,dịch và in ở trong nước. Không đưa vàochương trình đào tạo các môn học chưacó giáo trình phục vụ đào tạo.

Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTgngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chínhphủ về việc triển khai Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghịBan Chấp hành Trung ương Đảng khóaXI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụcđào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩavà hội nhập quốc tế.

Đổi mới căn bản việc phát triển độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dụccủa các trường: xây dựng một số ngànhtrọng điểm, tiến tới có một số trường đạtđẳng cấp khu vực và quốc tế nhằm tăngcường nguồn nhân lực có chất lượng,trình độ cao.

Các trường cần tăng cường gắn đàotạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giaocông nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội.

Tập trung, phát triển đội ngũ giảngviên và cán bộ quản lý giáo dục của cáccơ sở đào tạo nhằm bổ sung nguồn cán

bộ, giảng viên của các trường; giữ vữngổn định quy mô và nâng cao chất lượngđào tạo; chọn lọc một số ngành đào tạosau đại học để liên kết đào tạo với nướcngoài; đổi mới nội dung chương trình,phương pháp giảng dạy và đánh giá kếtquả giáo dục đại học; ứng dụng côngnghệ thông tin trong giảng dạy; chú trọngđào tạo ngoại ngữ cho cán bộ quản lýgiáo dục và giảng viên các trường đạihọc, cao đẳng…

Tổ chức phát động phong trào thi đuatrong toàn thể học sinh, sinh viên nhằmnâng cao chất lượng nguồn nhân lực Vănhóa, Thể thao và Du lịch, đáp ứng yêucầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước.

Thực hiện Quy chế công khai theoThông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;các trường chủ động, tăng cường xâydựng chương trình hành động về đổi mớiquản lý giáo dục đại học; xây dựng quychế về quản lý, thực hiện nhiệm vụ, quychế tuyển sinh, đào tạo; từng bước thựchiện việc kiểm định chương trình đào tạotheo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế;tăng cường vai trò, trách nhiệm của thủtrưởng các cơ sở đào tạo.

Về công tác sinh viên: Tăng cườnggiáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lốisống cho học sinh, sinh viên. Triển khaicó hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhtheo Chỉ thị số 03/CT-TW ngày14/5/2011 của Bộ Chính trị gắn với đặcthù của ngành giáo dục. tHtt

Kết luận của Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tại Hội nghị sơ kếtcông tác tuyển sinh khối các trường VHNT năm 2013

Ngày 03/12, tỉnh Thừa Thiên-Huếđã tổ chức khai trương và đưa Trungtâm thông tin Festival và Du lịch vàohoạt động tại số 17 Lê Lợi, thành phốHuế. Trung tâm có chức năng hướngdẫn, tư vấn miễn phí cho du kháchnhững thông tin cần thiết về Festival,tour tuyến du lịch và các sự kiện văn

hóa, nghệ thuật của địa phương; cungcấp các ấn phẩm, tài liệu, bản đồhướng dẫn du lịch; quảng bá hoạtđộng của các doanh nghiệp lữ hành,doanh nghiệp du lịch; tiếp nhận ýkiến phản hồi và hỗ trợ du kháchtrong các tình huống cần trợ giúpkhẩn cấp.

Trung tâm Thông tin Festival vàDu lịch sẽ trở thành địa chỉ thamkhảo thông tin và tìm kiếm sự trợgiúp không thể thiếu đối với dukhách khi đến thăm thành phố. Quađó tăng thêm sức thu hút và kéo dàithời gian lưu trú của khách du lịchđến Huế. tuệ anH

Thừa Thiên-Huế: Ra mắt Trung tâm thông tin Festival và Du lịch

Sự kiện vấn đề

11số 1054 l 12.12.2013

Sự kiện vấn đề

Ngày 06/12 tại thành phố Tuy Hòa,UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức Hộinghị quán triệt và triển khai Chỉ thị18/CT-TTg, ngày 04/9/2013 của Thủtướng Chính phủ, về tăng cường côngtác quản lý môi trường du lịch, đảm bảoan ninh, an toàn cho khách du lịch.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thái, PhóGiám đốc Sở VHTTDL tỉnh Phú Yêncho biết: “Đến hết tháng 11/2013, toàntỉnh có 120 cơ sở kinh doanh lưu trú dulịch: Tổng lượt khách nội địa và quốc tếlà 600.000 lượt, tăng 20% so với cùngkỳ năm ngoái; doanh thu từ du lịchkhoảng 540 tỷ đồng”.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị cácBộ, ngành có liên quan, Chủ tịch UBNDtỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcó trách nhiệm áp dụng các biện phápcụ thể, đồng bộ, hiệu quả để tạo rachuyển biến cơ bản trong công tác bảođảm an ninh, an toàn cho khách du lịch

nhằm xây dựng Việt Nam trở thànhđiểm đến an toàn, thân thiện; chú trọngcông tác tuyên truyền giáo dục, phátđộng sự tham gia của cộng đồng dân cưtrong việc đấu tranh, phòng ngừa cáchành vi tiêu cực ảnh hưởng đến môitrường du lịch; nghiên cứu đề xuất xâydựng đề án thành lập lực lượng Cảnh sátdu lịch; phát động phong trào ứng xửvăn minh, thân thiện với khách du lịch,tổ chức tập huấn “nụ cười thân thiện”…

Thực hiện chỉ thị của Thủ tướngChính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh PhúYên yêu cầu các Sở, ban ngành có liênquan tăng cường công tác tuyên truyềnphổ biến sâu rộng trong nhân dân nhằmxây dựng phong cách ứng xử văn minhlịch sự, giữ gìn vệ sinh môi trường đểphát triển du lịch; thiết lập đường dâynóng để tiếp nhận, giải quyết các sự cốxảy ra đối với du khách; chủ độngphòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm

các đối tượng có hành vi xâm hại đếntính mạng, tài sản của khách du lịch,…Tỉnh Phú Yên cũng yêu cầu các tổ chứckinh doanh du lịch thực hiện nghiêm túccác quy định của Nhà nước, tích cựcphối hợp với các cơ quan Nhà nướctrong việc cải thiện môi trường văn hóadu lịch; c ông khai các thông tin về giácả hàng hóa, dịch vụ cung ứng; khôngbán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chấtlượng...

Tại thành phố Tuy Hòa, SởVHTTDL tỉnh Phú Yên đã tổ chứctuyên truyền Nghị định số158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 củaThủ tướng Chính phủ về quy định xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcvăn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo,các văn bản quy phạm pháp luật về dulịch cho 120 cá nhân, đơn vị kinh doanhdu lịch trong tỉnh.

Hải pHong

Năm 2005, Thư viện tỉnh Cà Mauđược chính thức đưa vào hoạt động,với chức năng là thư viện đầu mối cơsở. Thư viện tỉnh là nơi tổ chức nhiềucác hoạt động tuyên truyền, tổ chứcbiên soạn nhiều thông tin nhằm phụcvụ công tác học tập, nghiên cứu, giải trívà góp phần nâng cao dân trí, đào tạonhân lực và thực hiện nhiệm vụ chínhtrị của ngành và địa phương.

Từ năm 2010 đến nay, thực hiệnchức năng là trung tâm hướng dẫnnghiệp vụ xây dựng mạng lưới thư việncơ sở ở địa phương, Thư viện tỉnh đãđẩy mạnh hoạt động phối hợp với cácđơn vị trong chương trình phối hợp liênngành Văn hóa - Bưu điện - Tư pháp -Bộ đội biên phòng, đến nay đã pháttriển được 285 điểm đọc sách với cácmô hình: Phòng đọc sách bộ đội biênphòng; các điểm Bưu điện văn hóa xã;tủ sách pháp luật; hệ thống thư việntrường học; tủ sách ấp, khóm văn hóa;trại giam; làng trẻ em SOS; đền, chùa,nhà thờ… Công tác luân chuyển sách

được thực hiện thường xuyên từ tỉnhxuống huyện, từ huyện xuống cácphòng đọc sách cơ sở.

Hiện nay Thư viện tỉnh Cà Mau cóhơn 150.000 đầu sách và hơn 300 tờbáo, tạp chí, đáp ứng cơ bản nhu cầuđọc sách của người dân. Bên cạnh đótrong năm 2013, Cà Mau là một trong16 tỉnh được quỹ Bill&Melinda Gatetài trợ máy tính trong giai đoạn II nhằmnâng cao khả năng sử dụng máy tínhvà truy cập internet cộng đồng tại ViệtNam, đã tạo ra bước đột phá mới trongviệc thu hút độc giả đến với Thư việntỉnh. Trung bình mỗi tháng Thư việntỉnh tiếp nhận hơn 10.000 lượt độc giảđến truy cập. Tỉnh Cà Mau hiện nay có5 trường đại học và cao đẳng với trên5.000 sinh viên. Do đó, vai trò của Thưviện tỉnh trong việc đáp ứng nhu cầuthông tin, tư liệu cho đối tượng này làcực kỳ quan trọng.

Ông Lý Hoàng Vũ, Giám đốc Thưviện tỉnh Cà Mau cho biết: Dự kiến đếnnăm 2014, Thư viện tỉnh Cà Mau sẽ

triển khai dự án thư viện điện tử. Từ đósố hóa các tài liệu, sách báo, từng bướctiến tới ứng dụng công nghệ thông tintrong toàn ngành, đây là một bước đicần thiết vì hiện nay người dân đangdần chuyển từ thói quen đọc sách, báotruyền thống sang đọc sách, báo, tàiliệu điện tử. Hiện Thư viện tỉnh vẫnchưa thể phục vụ được tốt nhất cho đốitượng người khuyết tật vì sự bất cậptrong xây dựng cơ sở hạ tầng trước đây.Sắp tới, Thư viện đề xuất cơ quan cóthẩm quyền hỗ trợ thực hiện dự ánnhằm nâng cao chất lượng và mở rộnghơn nữa diện phục vụ.

Nhằm bảo đảm hệ thống thư việnhoạt động có hiệu quả, góp phần nângcao dân trí cho người dân, bên cạnh sựnăng động của lãnh đạo Thư viện tỉnhCà Mau, trong tương lai cơ quan chủquản là Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch cần có quy hoạch xây dựng cơ sởhạ tầng, đặt ra những mục tiêu pháttriển dài hơi hơn và cần quan tâm đầutư phát triển. MạnH Huân

Phú Yên: Bảo đảm an toàn cho khách du lịch

Hệ thống thư viện tỉnh Cà Mau hoạt động có hiệu quả

12 số 1054 l 12.12.2013

Sự kiện vấn đề

Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên- Đà Lạt 2014, là cơ hội để tỉnh ĐắkLắk giới thiệu quảng bá hình ảnh vềthiên nhiên và con người đến với bạnbè trong nước và quốc tế; thu hút cácdự án đầu tư nhằm thúc đẩy phát triểnngành du lịch. Hiện tỉnh Đắk Lắkđang tích cực chuẩn bị những điềukiện tốt nhất để đón sự kiện có tầm cỡquốc gia này.

Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao vàDu lịch phối hợp với Trung tâm Xúctiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch,Hiệp hội Du lịch tỉnh, UBND cáchuyện, thị xã, thành phố và các đơn vịcó liên quan rà soát các điểm đến, cơsở vật chất, nhân lực phục vụ du lịch;tham mưu xây dựng các sản phẩm dulịch riêng biệt đặc thù và các sản phẩmchung mang tính kết nối, bền vững, chútrọng việc đảm bảo về chất lượng dịchvụ, tính đặc thù và đa dạng của các sản

phẩm du lịch để tham gia Năm Du lịchquốc gia 2014.

Trung tâm xúc tiến Thương mại,Đầu tư và Du lịch phối hợp với Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch xây dựng cácấn phẩm, tài liệu, tổ chức quảng bágiới thiệu những nét đặc trưng, bản sắcvăn hóa truyền thống, các tuyến, điểmdu lịch của tỉnh; đẩy mạnh hợp tác,liên kết phát triển du lịch giữa khu vựcTây Nguyên và 6 tỉnh Nam Trung Bộkhai thác có hiệu quả tiềm năng dulịch, xúc tiến đầu tư, thu hút khách dulịch trong nước và quốc tế đến với ĐắkLắk. Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk cũngchỉ đạo các huyện Buôn Đôn, KrôngAna, Lăk phối hợp với Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch chuẩn bị tốt nộidung và các điều kiện cần thiết để tổchức và tham gia tổ chức các sự kiệntiêu biểu, chương trình du lịch đặctrưng của tỉnh tham gia Năm Du lịch

quốc gia 2014 như: “Hội đua voi BuônĐôn” vào tháng 3/2014; “Giải đuathuyền truyền thống” vào ngày03/02/2014; Chương trình du lịch dãngoại “Hồ Lăk - Hoang sơ và Kỳ vĩ”;Tour du lịch Homstay “Đến với voiBản Đôn”…

Ngoài ra, Hiệp hội Doanh nghiệptỉnh và Hiệp hội Du lịch tỉnh vận động,hướng dẫn các doanh nghiệp kinhdoanh du lịch trên địa bàn tỉnh chủđộng rà soát, tăng cường đầu tư kinhphí nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật,nguồn nhân lực, xây dựng các chươngtrình, sản phẩm du lịch mới, đặc thùcủa tỉnh để tham gia phục vụ Năm Dulịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt2014 đạt kết quả tốt, qua đó góp phầnnâng cao việc quảng bá, phát triển vịthế, hình ảnh ngành du lịch của tỉnhtrong thời gian tới.

anH tùng

Đắk Lắk chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014

Ngày 05/12, tại tỉnh Cà Mau, đãdiễn ra Hội thảo với chủ đề “Xâydựng gia đình 5 không 3 sạch”; trongđó, 5 không là: không đói nghèo,không vi phạm pháp luật và tệ nạn xãhội, không có trẻ em suy dinh dưỡngvà bỏ học; 3 sạch gồm: sạch nhà,sạch bếp, sạch ngõ.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã chiasẻ nhiều cách làm hay cũng như kinhnghiệm trong việc triển khai thựchiện 8 tiêu chí trong “Xây dựng giađình 5 không, 3 sạch”. Tùy theo điềukiện thực tế của từng tỉnh mà vậndụng phối hợp lồng ghép triển khaimô hình “Xây dựng gia đình 5 không3 sạch” gắn với xây dựng nông thônmới, Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc,Câu lạc bộ giảm nghèo, Câu lạc bộphụ nữ giúp nhau làm kinh tế giỏi…đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo,giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học và suy dinh

dưỡng, cải thiện môi trường, phòngchống dịch bệnh… Đặc biệt, thôngqua việc đẩy mạnh cuộc vận động“gia đình 5 không 3 sạch” đã giúphội viên phụ nữ nâng cao nhận thức,hiểu đúng giá trị và lợi ích thiết thựccủa việc thực hiện xây dựng “giađình 5 không 3 sạch” và thu hút ngàycàng đông đảo hội viên phụ nữ thamgia vào tổ chức hội.

Vấn đề được quan tâm thảo luậntại Hội thảo là việc chú trọng chấtlượng, hiệu quả và tính bền vững củacuộc vận động “gia đình 5 không 3sạch” chứ không chạy theo chỉ tiêu,thành tích; chú trọng công tác phốihợp, huy động nguồn lực và lồngghép triển khai nội dung vận độngvới các chương trình, dự án, đề án đểtạo nguồn lực, nâng cao chất lượng,hiệu quả cuộc vận động “gia đình 5không 3 sạch”, tạo sự lan tỏa trong

cộng đồng và sự đồng thuận của xãhội. Tiêu biểu trong phong trào nàyphải kể đến Hội Liên hiệp Phụ nữcác tỉnh Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu,Tiền Giang, Trà Vinh. Ngoài ra, cácmô hình như tổ phụ nữ tự quản, phụnữ liên gia 3 sạch, xây dựng hàng ràoxanh, tuyến phố không rác, hố rácgia đình, tổ phụ nữ không bạo lực giađình, tổ phụ nữ không đói nghèo,không có trẻ em bỏ học, phụ nữ giúpnhau xây nhà tiêu hợp vệ sinh, xâyhầm Biogas, mô hình gian bếp sạch,xây dựng địa chỉ tin cậy… hiện đanglà các mô hình tiêu biểu đang pháttriển rầm rộ ở các tỉnh khu vực TâyNam bộ.

Giai đoạn 2013-2017, các tỉnhcụm thi đua Tây Nam bộ phấn đấuthực hiện đạt tỷ lệ 75% trở lên giađình đạt tiêu chuẩn 5 không, 3 sạch.

H.Hiệp

Cà Mau: Nhân rộng mô hình các gia đình hạnh phúc

13số 1054 l 12.12.2013

Sự kiện vấn đề

Ngày 07/12, tại Khu du lịch BiểnĐông (thành phố Vũng Tàu), SởVHTTDL Bà Rịa - Vũng Tàu phốihợp cùng Công ty Cổ phần Du lịchBà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội thiThả diều Việt Nam lần thứ II năm2013.

Tham gia Hội thi có gần 130nghệ nhân của 19 câu lạc bộ diềutrong toàn quốc thi đấu ở 6 nội dunggồm: diều đơn thả 1 dây, diều bầythả một dây, diều điều khiển, diềuRokkaku quốc tế, diều sáo và thi thảdiều đồng đội. Dù mới là lần thứ 2

tổ chức nhưng hội thi đã quy tụ đượchầu hết các đơn vị có truyền thốngvề diều của quốc gia như thành phốHồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, NamĐịnh, Quảng Nam, Hải Phòng,Đồng Nai... Với gần 200 cánh diềucác nghệ nhân đã tạo nên một bứctranh đầy màu sắc tại khu vực BãiSau, thành phố Vũng Tàu.

Hội thi Thả diều được tổ chứcnhằm mục đích tôn vinh nghệ thuậtchế tác và thả diều như một nét đặcsắc trong văn hóa dân gian ViệtNam. Đây cũng là dịp để quảng bá

đến người dân địa phương và dukhách về thú chơi văn hóa, tao nhãvà lành mạnh đã có từ lâu đời củaông, cha ta, tạo ra một sân chơi bổích và lí thú để các nghệ nhân, nhữngngười yêu thích diều cùng thể hiệnnăng khiếu của mình trong suốt quátrình thi đấu. Hội thi cũng là dịp đểcác địa phương đánh giá lại công táctổ chức, đồng thời tuyển chọn nhữngcánh diều đẹp để trình diễn giới thiệutại Festival Diều quốc tế sẽ được tổchức tại Bà Rịa - Vũng Tàu vàotháng 4/2014. trần nguYện

Khai mạc Hội thi Thả diều Việt Nam lần thứ II năm 2013

Ngày 05/12, Bộ VHTTDL đã banhành Quyết định số 4291/QĐ-BVHTTDL giao nhiệm vụ triển khaikết luận, kiến nghị của Hội đồngTổng kết 15 năm thực hiện Nghịquyết Trung ương 5 khóa VIII về xâydựng và phát triển nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc.

Theo Quyết định, Bộ VHTTDLgiao: Cục Hợp tác quốc tế chủ trì xâydựng chuyên đề: “Văn hóa đối ngoạicủa Việt Nam trước xu thế toàn cầuhóa”. Thời hạn hoàn thành trướcngày 30/12/2013. Cục Văn hóa cơ sởchủ trì xây dựng báo cáo chuyên đề“Quy ước, hương ước tác động đếnđạo đức, lối sống của người ViệtNam trong quá khứ, hiện tại vàtương lai”. Thời hạn hoàn thànhtrước ngày 30/12/2013. Vụ Gia đìnhchủ trì xây dựng báo cáo chuyên đề“Gia đình Việt Nam trong bối cảnhtoàn cầu hóa”; chủ trì tổ chức Tọađàm “Gia đình với việc hình thànhnhân cách, đạo đức, con người ViệtNam trong bối cảnh toàn cầu hóa”.

Thời hạn hoàn thành trước30/12/2013. Văn phòng Bộ là đầumối phối hợp với Viện Khoa họcgiáo dục Việt Nam Bộ Giáo dục vàĐào tạo tổ chức Tọa đàm “Giáo dụcvới việc hình thành, nhân cách, đạođức con người, văn hóa Việt Namtrong bối cảnh toàn cầu hóa”. Thờihạn hoàn thành trước ngày30/01/2014. Viện Văn hóa Nghệthuật quốc gia Việt Nam chủ trì vớiđầu mối là Nhóm dự báo, đánh giátác động và kinh nghiệm quốc tế: Tổchức Tọa đàm “Văn hóa trong việchình thành nhân cách, lối sống, đạođức con người Việt Nam”; Tọa đàm“Giá trị văn hóa một số nước ChâuÂu, Châu Mỹ và dự báo tác động củaTPP đến văn hóa Việt Nam”; là đầumối phối hợp với Viện Hàn lâmKhoa học xã hội Việt Nam tổ chứcTọa đàm quốc tế “Dự báo, đánh giátác động và kinh nghiệm quốc tếtrong phát triển văn hóa thời giantới”. Đồng thời chủ trì với đầu mốilà Nhóm xây dựng nội dung Nghịquyết mới: Tổng hợp xây dựng

chuyên đề “Nguyên nhân của sựxuống cấp về nhân cách, đạo đức củamột bộ phận người Việt Nam”; Hộithảo “Những giải pháp đột phá đểphát triển văn hóa Việt Nam trongbối cảnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế”; Tọa đàm“Phát triển văn hóa Việt Nam trongbối cảnh hiện nay” với các nhà ViệtNam học tại Bắc Mỹ. Thời hạn hoànthành trước ngày 30/01/2014.Trường Đại học Văn hóa Hà Nội chủtrì tổ chức diễn đàn “Những nhậnthức và suy nghĩ của giới trẻ về vănhóa trong thời kỳ hội nhập”. Thờihạn hoàn thành trước ngày30/01/2014. Trường Đại học Vănhóa thành phố Hồ Chí Minh chủ trìtổ chức diễn đàn “Nhận thức, quanđiểm của giới trẻ về văn hóa trongthời kỳ toàn cầu hóa”. Thời hạn hoànthành trước ngày 30/01/2014.

Các đơn vị thực hiện nhiệm vụđược giao theo đúng quy định, báocáo kết quả về Bộ VHTTDL theothời hạn được giao.

tHtt

Giao nhiệm vụ triển khai kết luận, kiến nghị của Hội đồngtổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII

14 số 1054 l 12.12.2013

Sự kiện vấn đề

Ngày 03/12, tỉnh Sóc Trăng tổchức sơ kết 5 năm (2007-2012) thựchiện Luật Phòng, chống bạo lực giađình. Qua 5 năm thực hiện Luật, sốvụ bạo lực gia đình xảy ra trên địabàn tỉnh Sóc Trăng đã giảm đáng kể.Nạn nhân của bạo lực gia đình đượcchính quyền quan tâm, bảo vệ; cácngành, đoàn thể chăm sóc, hỗ trợ vềtâm lý, tinh thần, tạo điều kiện chonạn nhân học nghề, hỗ trợ vốn làmkinh tế gia đình...

Phát huy kết quả đã đạt được,tỉnh Sóc Trăng tiếp tục duy trì và

nhân rộng mô hình phòng, chốngbạo lực gia đình, phát huy hiệu quảcủa các nhóm phòng, chống bạo lựcgia đình, câu lạc bộ gia đình hạnhphúc, thiết lập đường dây nóng vàđịa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Bêncạnh đó, các ngành, các cấp, đoànthể tiếp tục công tác phối hợp đẩymạnh tuyên truyền, hỗ trợ, tạo điềukiện để cho tất cả các thành viên,hội viên hiểu về Luật Phòng, chốngbạo lực gia đình để họ biết cách ứngxử và đối xử tốt hơn, hạn chế xảy rabạo lực gia đình.

Đến nay Sóc Trăng có 89/109xã, phường, thị trấn có mô hìnhphòng, chống bạo lực gia đình, trên500 nhóm phòng, chống bạo lực giađình; có 660 địa chỉ tin cậy ở cộngđồng; 100% huyện, thị, thành phố,xã, phường, thị trấn đã lồng ghépBan Chỉ đạo phòng, chống bạo lựcgia đình với Ban Chỉ đạo phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa”. Thông qua các hoạtđộng tuyên truyền và các mô hình,số vụ bạo lực gia đình mỗi nămgiảm từ 10-15%. Đức Kiên

Sóc Trăng: Quan tâm, bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình

Năm 2013, các khu du lịch trênđịa bàn tỉnh An Giang ước đón hơn5,5 triệu lượt khách đến tham quan,nghỉ ngơi, trong đó các doanhnghiệp phục vụ lưu trú, lữ hành đạt55 nghìn lượt, doanh thu trên 300 tỷ đồng.

Để quảng bá hình ảnh đất nước,con người An Giang đến bạn bètrong nước, quốc tế, ngành du lịchđã có nhiều hoạt động thiết thựcnhư: Hướng dẫn Đoàn chuyên giaBan quản lý Dự án EU khảo sát Khu

du lịch Núi Cấm (huyện Tịnh Biên),Khu sinh thái Búng Bình Thiên(huyện An Phú), Nhà văn hóa và môhình du lịch cộng đồng xã Mỹ HòaHưng (Long Xuyên). Bên cạnh đó,tỉnh đã tổ chức Hội thi “Ẩm thựcsinh thái miệt vườn” và Liên hoan“Ẩm thực gánh hàng rong” tại thànhphố Châu Đốc; “Liên hoan văn hóaẩm thực đồng bào dân tộc Khmer”...

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của du khách trong vàngoài tỉnh, An Giang hướng tới phát

triển ngành du lịch trở thành mộtngành kinh tế trọng điểm, trên cơ sởkhai thác có hiệu quả lợi thế về điềukiện tự nhiên, sinh thái, truyềnthống văn hóa lịch sử, tạo động lựcgóp phần chuyển dịch cơ cấu nềnkinh tế địa phương, tạo thêm côngăn việc làm, giảm nghèo và nângcao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

MinH HạnH

Phát triển ngành du lịch An Giang trở thành một ngành kinh tế trọng điểm

Ngày 08/12, Sở VHTTDL tỉnh ĐắkLắk đã tổ chức Giải đua xe đạp vềnguồn tỉnh Đắk Lắk lần thứ 18 năm2013. Tham dự giải có 129 vận độngviên của 19 đoàn đến từ các cơ quanban, ngành, các huyện, thị xã, thànhphố và trường trung học phổ thông trênđịa bàn tỉnh. Các vận động viên thamgia thi đấu ở các nội dung cá nhân vàđồng đội với lộ trình đua dài 55km,xuất phát từ ngã 3 Phạm Hùng - HàHuy Tập (TP. Buôn Ma Thuột) về xã

Ea Kuêh (huyện Cư M’gar). Kết quả chung cuộc: Nội dung cá

nhân nam: Nhất: Nguyễn Thắng(huyện Cư M’gar); Nhì: Lê QuốcPhương (TP. Buôn Ma Thuột); Ba:Trần Duy Tân (TP. Buôn Ma Thuột).Nội dung nữ: Nhất: Nguyễn Thị Nhì;Nhì: Nguyễn Thị Thúy; Ba: NguyễnThị Trúc Phượng (đều thuộc đơn vịTrường THPT Krông Bông)...

Giải đua xe đạp về nguồn tỉnh ĐắkLắk là hoạt động truyền thống được tổ

chức thường niên, nhằm thúc đẩyphong trào “Toàn dân rèn luyện thânthể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trongđoàn viên, thanh niên và học sinh.Đồng thời, góp phần giáo dục truyềnthống cách mạng, khơi dậy lòng yêunước trong thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, đâycòn là hoạt động xã hội hướng về cộinguồn, thể hiện tình cảm sâu sắc củatuổi trẻ Đắk Lắk đối với vùng căn cứcách mạng.

naM anH

Giải đua xe đạp về nguồn tỉnh Đắk Lắk lần thứ 18

15số 1054 l 12.12.2013

Sáng 06/12, tại Hà Nội, Bộ VHTTDLđã tổ chức Hội thảo kiện toàn công tácquản lý và thực hiện nếp sống văn minhtại di tích. Thứ trưởng Đặng Thị BíchLiên chủ trì Hội nghị.

Theo báo cáo tại Hội nghị, hiện naycả nước có hơn 3.000 di tích được xếphạng di tích quốc gia, trong đó có 07khu di sản văn hóa và thiên nhiên thếgiới, 34 di tích quốc gia đặc biệt và hơn7.000 di tích cấp tỉnh, thành phố. Các ditích được xếp hạng đã tạo cơ sở pháp lýđể bảo vệ di tích khỏi bị xâm hại, hầuhết các di tích đều đã xác định rõ tổchức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ,chăm sóc. Các tổ chức, cá nhân đượcgiao bảo vệ, chăm sóc di tích cơ bản đãhoàn tất nhiệm vụ.

Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy,hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều mô hìnhquản lý di tích khác nhau, việc quản lý,bảo vệ còn có nhiều bất cập, dẫn đếntình trạng khai thác, phát huy giá trịchưa thực sự hiệu quả; sự chồng chéovề chức năng quản lý nhà nước và quảnlý nghiệp vụ giữa phòng quản lý di sảnvà Ban quản lý di tích trực thuộc SởVHTTDL; có Ban quản lý di tích trựcthuộc UBND tỉnh, được giao quản lý 03đến 04 di tích, nhưng trên thực tế các ditích này dã được chính quyền cấp huyện

quản lý nên vai trò của Ban quản lý ditích còn mờ nhạt.

Một số trung tâm quản lý di tích trựcthuộc cấp huyện đang làm nhiệm vụquản lý di sản thế giới; hiện tượng tranhchấp nguồn thu giữa Ban quản lý di tíchvới chính quyền địa phương và ngườitrực tiếp trông nom di tích, nảy sinhnhiều phức tạp trong công tác quản lý.Tại một số nơi không có hoặc có quá ítnguồn thu nên ít được quan tâm, đầu tư,bảo vệ.

Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đãcùng nhau thảo luận và góp ý cho Dựthảo “Hướng dẫn kiện toàn công tác quảnlý và thực hiện nếp sống văn minh tại ditích”. Đa số ý kiến của các đại biểu đồngtình với các nội dung mà dự thảo đưa ra,tuy nhiên các đại biểu cũng chỉ ra một sốđiểm bất cập, đó là Dự thảo vẫn chưa đềcập đến công tác phòng chống rủi ro tạidi tích. Đây là nguy cơ dẫn đến việc xóasổ di tích xảy ra trong thời gian gần đâynhư: nhà Lang (bảo tàng không gian vănhóa Mường, Hòa Bình), đền thờ Lê Lai(Thanh Hóa)… Bên cạnh đó, các đạibiểu cũng chỉ rõ nguyên nhân nảy sinhnhiều vụ việc liên quan đến quản lý vănhóa trong thời gian gần đây là do chưachỉ rõ cá nhân, đơn vị trực tiếp chịu tráchnhiệm. Khi chỉ rõ ai là người quản lý trực

tiếp thì phải nâng cao trách nhiệm vàquyền hạn cho họ, nếu không có quyềnthì ban bệ đặt ra chỉ mang tính chất hìnhthức nhiều hơn là nội dung.

Ghi nhận các ý kiến góp ý tại Hộithảo, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liêngiao Ban Soạn thảo tiếp thu, hoàn chỉnh,và chậm nhất đến ngày 15/12/2013 vănbản phải được hoàn thành để phục vụcông tác thanh tra, hướng dẫn địa phươngtriển khai. Thứ trưởng khẳng định, môhình quản lý di tích sẽ vẫn được giữnguyên, đồng thời yêu cầu Sở VHTTDLcác tỉnh/thành trong thời gian tới cần tiếnhành tổng kết, đánh giá lại từng mô hìnhquản lý di tích; hoàn thành việc kiểm kêcác di sản văn hóa vật thể và phi vật thểđể đưa vào danh mục hồ sơ quản lý, dựkiến hoàn thành trong quý I/2014.

Đối với các di tích được UNESCOcông nhận và các di tích quốc gia đặcbiệt, Thứ trưởng yêu cầu Sở VHTTDLcác tỉnh/thành phải có kế hoạch, lịch trìnhhoạt động cụ thể, bổ sung và hoàn thiệnhồ sơ (nếu còn thiếu), dự kiến trong 6tháng đầu năm 2014 phải được hoànthành. Ngoài ra, Thứ trưởng cũng giaoSở VHTTDL xây dựng kế hoạch đào tạo,tập huấn và bồi dưỡng kỹ năng cho cáccán bộ quản lý di tích…

t.Hợp

Hội thảo kiện toàn công tác quản lý và thực hiện nếp sống vănminh tại di tích

Chiều ngày 08/12, tại thành phố HồChí Minh, giải Cầu lông quốc tế ViệtNam mở rộng năm 2013 (Viet NamGrand Prix 2013) đã khép lại với cáctrận chung kết. Các tay vợt Hàn Quốcđã thi đấu xuất sắc khi giành 3/5 ngôivô địch của Giải.

Tại giải đấu năm nay, hầu hết cáctay vợt Việt Nam đều bị loại ở vòngngoài. Niềm hi vọng của chủ nhà đượcđặt vào Vũ Thị Trang và Lê Thu Huyềnở nội dung đơn nữ, những tay vợt có vị

trí xếp hạng tiệm cận Top 100 của thếgiới, tuy nhiên họ cũng không thể vàosâu. Vũ Thị Trang bị loại ngay trận đầutiên, trong khi Lê Thu Huyền dù đãxuất sắc đánh bại Ying Chun Linnhưng cũng dừng bước ở vòng 2 khithất bại trước hạt giống số 7 Ya ChingHsu. Ở giải nam, tay vợt Tuấn Kiệt vàCao Cường dù đã rất nỗ lực, nhưng đềukhông thể vào sâu khi đụng các tay vợthạt giống của Hàn Quốc và HồngKông.

Giải Cầu lông quốc tế Việt Nam mởrộng năm 2013 thu hút 237 tay vợtthuộc 13 quốc gia và vùng lãnh thổtham dự, gồm: Việt Nam, Malaysia,Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, TháiLan, Bahrain, Hong Kong (TrungQuốc), Đài Loan (Trung Quốc),Canada, Trung Quốc, Bồ Đào Nha,Nga. Đây là giải nằm trong hệ thống thiđấu của Liên đoàn Cầu lông thế giới(BWF).

Vũ MinH

Giải Cầu lông quốc tế Việt Nam mở rộng năm 2013

Sự kiện vấn đề

16 số 1054 l 12.12.2013

Sáng 05/12/2013, Sở VHTTDLtỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị đánhgiá xếp hạng thi đua hoạt độngVHTTDL Cụm thi đua Tây Nam bộnăm 2013. Dự Hội nghị đại diện VụThi đua, Khen thưởng, Cục Công tácphía Nam (Bộ VHTTDL); đại diệnlãnh đạo Sở VHTTDL của 12tỉnh/thành trong Cụm thi đua Tây Nambộ.

Năm 2013, các Sở VHTTDL chú

trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồidưỡng nguồn nhân lực, phong tràoTDTT quần chúng phát triển, ngườitham gia tập luyện TDTT thườngxuyên và hộ gia đình thể thao tăng từ1% lên 1,5%. Huy chương đoạt giải thểthao thành tích cao tăng so với năm2012… Kết quả, tỉnh Long An xếphạng Nhất; hạng Nhì thuộc về 2 tỉnh:An Giang và Tiền Giang; hạng Bathuộc về 2 tỉnh: Đồng Tháp và Bến Tre,

tỉnh Bạc Liêu xếp hạng Sáu.Năm 2014, Bạc Liêu được chọn

làm Cụm trưởng Cụm thi đua Tây Nambộ. Tại Hội nghị, Sở VHTTDL tỉnhBạc Liêu đã xác định công tác thi đualà cầu nối để chia sẻ kinh nghiệm, môhình mới để các tỉnh cùng nhau họctập, nhân rộng, thúc đẩy sự nghiệp vănhóa, TDTT và du lịch của 12 tỉnh/thànhtrong khu vực ngày càng phát triển.

Lưu oanH

Tối 06/12, Triển lãm tái hiện khônggian văn hóa đình làng vùng châu thổBắc bộ - Việt Nam đã chính thức khaimạc tại Trường Đại học Mỹ thuật ViệtNam (42 Yết Kiêu, Hà Nội). Triển lãmđược tổ chức dưới sự hỗ trợ của CụcDi sản văn hóa (Bộ VHTTDL), nhằmgiới thiệu đến công chúng không gianvăn hóa đình làng vùng châu thổ Bắcbộ - Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Nổibật hơn cả là những công trình kiến

trúc đình làng từ thế kỷ 16 đến thế kỷ18, đạt đến độ tinh xảo, thể hiện ócthẩm mỹ cao của người Việt. Triển lãmđược tổ chức ngoài việc trưng bày ảnhtư liệu về nghệ thuật điêu khắc, kiếntrúc cùng những phiên bản chạm khắcđình làng, các thước phim tư liệu về lễhội đình làng… còn có diễn xướng cửađình do các nghệ nhân thực hiện, baogồm: Trống Rước, múa Bỏ Bộ, hát CaTrù…

Triển lãm “Không gian văn hóađình làng vùng châu thổ Bắc bộ” làhoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án“Nghiên cứu, sưu tầm, quảng bá vàphát huy những giá trị đặc sắc của disản văn hóa đình làng vùng châu thổBắc bộ - Việt Nam” do Trường Đại họcMỹ thuật Việt Nam thực hiện từ năm2012 đến năm 2013. Triển lãm mở cửađến hết ngày 19/12/2013.

Lưu oanH

Tối 06/12, Sở Văn hóa, Thể thaovà Du lịch tỉnh Tuyên Quang tổ chứckhai mạc triển lãm ảnh, tư liệu“Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- Những bằng chứng lịch sử”. Dự lễkhai mạc có các đồng chí lãnh đạotỉnh Tuyên Quang, đại biểu các tỉnhkhu vực Đông Bắc, cùng đông đảonhân dân trong tỉnh.

Triển lãm trưng bày 45 bản đồ vànhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấnphẩm của các nhà nghiên cứu, học giảtrong nước và quốc tế; trong đó, cónhiều tư liệu, bản đồ được biên soạn,xuất bản từ thế kỷ XVI ở Việt Namcũng như nhiều nước trên thế giới.Các bản đồ, tư liệu được trưng bày

theo các nhóm tư liệu chính: Phiênbản các văn bản Hán Nôm, Việt ngữ,Pháp ngữ, do triều đình phong kiếnViệt Nam ban hành từ thế kỷ XVIIđến đầu thế kỷ XX; tập bản đồ gồm 95bản đồ chứng minh chủ quyền củaViệt Nam đối với hai quần đảo HoàngSa và Trường Sa do Việt Nam,phương Tây, Trung Quốc công bố từthế kỷ XVI đến nay; 4 cuốn Atlas (tậpbản đồ chính thức) do các nhà nướcTrung Hoa xuất bản trong các năm1908, 1917,1919, 1933 thể hiện rõviệc hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa của Việt Nam không thuộcchủ quyền của Trung Quốc.

Thông qua Triển lãm, người xem

được tiếp cận với những bằng chứnglịch sử và pháp lý chứng minh chủquyền của Việt Nam với hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa trên biển Đôngqua nhiều thời kỳ. Triển lãm cũng gópphần nâng cao nhận thức, tinh thầnđoàn kết, ý thức của nhân dân tỉnhTuyên Quang, nhất là đoàn viên, thanhniên trong việc bảo vệ và khẳng địnhchủ quyền của Việt Nam đối với haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thôngqua các tư liệu lịch sử được công bố.

Triển lãm ảnh, tư liệu “Hoàng Sa,Trường Sa của Việt Nam - Nhữngbằng chứng lịch sử” sẽ kéo dài đến hếtngày 16/12/2013.

K.Hoàn

Tuyên Quang: Triển lãm ảnh, tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”

Tái hiện văn hóa đình làng Bắc bộ xưa giữa lòng Thủ đô

Xếp hạng thi đua hoạt động VHTTDL Cụm Tây Nam bộ

Sự kiện vấn đề

thông tin trao đổi

17số 1054 l 12.12.2013

Những làn điệu Then, Cọi trầm bổnghòa trong tiếng đàn tính du dương, làmsay đắm lòng người... là “báu vật” của dântộc Tày ở tỉnh Tuyên Quang. Nơi đây,nghi lễ Then, Cọi của dân tộc Tày đã đượccông nhận là văn hóa phi vật thể quốc gia.Để tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị vănhóa truyền thống nghi lễ Then, Cọi, nhiềucâu lạc bộ hát Then, Cọi đã được thànhlập, tạo nên bầu không khí rộn ràng chưatừng có trong công tác bảo tồn làn điệuThen, Cọi ở Tuyên Quang.

Để tìm hiểu rõ hơn về phong trào bảotồn những làn điệu Then, Cọi, chúng tôitìm đến Câu lạc bộ hát Then - đàn TínhThành Tuyên. Bà Đinh Thị Ninh An, Chủnhiệm câu lạc bộ cho biết: Ý tưởng thànhlập câu lạc bộ để gìn giữ và phát huy lànđiệu Then, Cọi đã được “ấp ủ” từ rất lâu,nhưng từ ý tưởng đi vào thực tiễn còn rấtnhiều khó khăn, đặc biệt trung tâm thànhphố không phải là cái “nôi” của hát Then,Cọi nên tháng 5/2013 dưới sự giúp đỡ,ủng hộ của UBND tỉnh, Câu lạc bộ mớichính thức được ra mắt. Sau khi thành lập,Câu lạc bộ thường xuyên luyện tập chơiđàn Tính, hát Then, Cọi đặc biệt là các bàiThen cổ; tham gia nghiên cứu, sáng táccác bài Then mới dựa trên làn điệu Thencổ để phục vụ cho nhu cầu thưởng thứcvăn hóa nghệ thuật truyền thống củangười dân Tuyên Quang.

Bà An cho biết thêm, hiện nay, Câulạc bộ đang hoạt động với 14 thành viên,là những người có vốn hiểu biết và yêuthích nghệ thuật hát Then trên địa bànthành phố Tuyên Quang. Điểm độc đáonhất của Câu lạc bộ chính là các thànhviên tham gia không chỉ có dân tộc Tày,mà còn có dân tộc Cao Lan, dân tộc Kinh.Mọi người đang học tập và làm việc tạinhiều nơi khác nhau: Đài Phát thanhTruyền hình tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thaovà Du lịch, Trường Cao đẳng Sư phạm,Trường THPT dân tộc nội trú... Sau quátrình luyện tập trong Câu lạc bộ, mỗithành viên sẽ trở thành một tuyên truyềnviên tích cực về làn điệu Then, Cọi. Đồng

thời hướng dẫn, truyền dạy hát Then, Cọitại cơ sở - nơi họ đang học tập và làm việcđể phong trào bảo tồn Then, Cọi phát triểnmạnh hơn nữa.

Em Hoàng Thị Linh Đan, sinh viênTrường Cao đẳng Sư phạm TuyênQuang, thành viên trẻ tuổi nhất trong câulạc bộ (19 tuổi) chia sẻ với chúng tôi, đammê hát Then từ nhỏ nên em tham gia câulạc bộ để góp phần gìn giữ và quảng bánhững làn điệu Then, Cọi của dân tộcmình đến bạn bè trong trường. Đến đâyem được các cô chú có thâm niên tronghát Then hướng dẫn luyện tập. Giờ đây,em cũng đang cố gắng luyện tập, tạo chomình một nền tảng vững chắc về hát Thenvà chơi đàn tính để dạy cho các bạn sinhviên trong trường, phấn đấu thành lập mộtcâu lạc bộ hát Then tại trường.

Hiện nay, Câu lạc bộ thường tổ chứcsinh hoạt vào tối thứ 2 và thứ 5 hàng tuần.Vào những ngày này dù bận rộn đến đâu,tất cả các thành viên cũng sắp xếp côngviệc đến câu lạc bộ để giao lưu, học hỏi,cùng luyện tập những điệu Then cổ, thựchiện mong muốn bảo tồn những khúc hátThen, Cọi.

Bảo tồn làn điệu Then, Cọi, đặc biệtlà các điệu Then cổ là yêu cầu, đồng thờicũng là thách thức đối với những người“nặng lòng” với Then. Chia sẻ với chúngtôi về điều này, ông Thàm Ngọc Kiến,người truyền dạy những làn điệu Then,Cọi trong Câu lạc bộ hát Then - đàn Tínhthành Tuyên cho biết: Câu lạc bộ đặc biệtchú ý đến việc truyền dạy những làn điệuThen cổ đang có nguy cơ bị mai một. Bởihiện nay, số người hiểu được những điệuThen cổ còn rất ít. Cho nên, bên cạnh việcdạy hát Then và chơi đàn tính chúng tôiđang cố gắng dịch nghĩa những làn điệuThen cổ để mọi người có thể hiểu được ýnghĩa sâu sắc của nó, như vậy việc bảotồn sẽ bền vững hơn. Phong trào bảo tồnhát Then trên địa bản tỉnh Tuyên Quangđang phát triển mạnh mẽ, điển hình nhưcác huyện: Chiêm Hóa, Yên Sơn, LâmBình... nơi nào có dân tộc Tày sinh sống,

nơi đó có câu lạc bộ hát Then. Ông Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch

UBND huyện Chiêm Hóa (TuyênQuang) cho biết, từ lâu hát Then đã trởthành làn điệu dân ca được lựa chọn đểtham gia nhiều hội thi, hội diễn văn nghệ;đặc biệt là trong các dịp lễ hội, hát Thenđã trở thành món ăn tinh thần không thểthiếu của dân tộc Tày nói riêng và nhândân các dân tộc huyện Chiêm Hóa nóichung. Bởi vậy, nhằm gìn giữ hát Thenhuyện đã thành lập được 6 câu lạc bộ hátThen - đàn tính và đang tiếp tục nhân rộngtại các xã trên địa bàn. Thời gian tới huyệnsẽ tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ về kinh phícho các câu lạc bộ ra mắt và đi vào hoạtđộng, phấn đấu năm 2013 có 60% số xãthành lập được câu lạc bộ hát Then, đàntính. Bên cạnh đó, các đơn vị trường họccũng thành lập câu lạc bộ hát Then, đàntính, đưa hát then vào một trong nhữngmôn học ngoại khóa tại trường...

Theo ông Nguyễn Việt Thanh, Giámđốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnhTuyên Quang, các câu lạc bộ hát Thenđược thành lập trên địa bàn tỉnh đã tạođiều kiện thuận lợi trong việc gìn giữ vàquảng bá làn điệu Then, Cọi; sự ra đời củacâu lạc bộ hát Then - đàn Tính đã phầnnào khẳng định được sức hút và vị tríquan trọng của nghi lễ Then, Cọi, cũngnhư sức sống của loại hình nghệ thuật nàytrong lòng người dân Tuyên Quang. Đểtiếp tục bảo tồn và phổ biến hát Then, tỉnhTuyên Quang, đang tiến hành xây dựngcác cơ chế, chính sách khuyến khích, tônvinh người am hiểu, người có công bảotồn, phát huy các giá trị văn hóa nghệthuật dân gian; hỗ trợ về trang phục, đàntính, dụng cụ biểu diễn... cho các câu lạcbộ; đưa hát Then vào dạy trong cáctrường tiểu học, trung học cơ sở, trườngnội trú... Với những con người tâm huyếtvà phong trào bảo tồn mạnh mẽ như hiệnnay, chắc chắn những điệu Then, Cọi sẽcòn vang mãi trên quên hương cách mạngTuyên Quang.

t.t.n

Câu lạc bộ hát Then giữa lòng thành phố

18 số 1054 l 12.12.2013

Giám đốc Bảo tàng tỉnh BắcNinh - Lê Viết Nga cho biết: BắcNinh vừa phát hiện tấm bia đá cóniên đại từ năm 314 đến năm 450tại thôn Thanh Hoài, xã ThanhKhương, huyện Thuận Thành (BắcNinh). Đây được coi là tấm bia đácổ nhất Việt Nam đã được phát hiệnđến thời điểm này. Hiện, Bảo tàngtỉnh Bắc Ninh đang hoàn thiện côngtác sưu tầm để trưng bày tấm bia.

Bia đá vừa được tìm thấy là loạibia nhọn, có hình dáng đặc biệt,không giống bất cứ tấm bia nào đãtìm thấy trước đó. Kết cấu bia gồmhai phần: thân bia và đế bia. Thânbia được tạo bởi một phiến đá lớn,phần trán bia được đục vát hai đầuthành hình tam giác. Đế bia là mộtkhối đá hình hộp chữ nhật. Có thể

do chịu chấn động mạnh của bomđạn thời chiến tranh, tấm bia bị vỡlàm đôi. Nếu bia vẫn còn nguyênvẹn như ban đầu, kích thước phầnthân bia có chiều cao gần 2m,chiều rộng gần 1m, bề dày 15cm;phần đế bia dài 1,36m, rộng 1m,cao 30cm.

Do có niên đại sớm nên tấm biabị cũ và rỗ nhiều. Hiện nay, ở cả 2mặt bia còn khoảng 300 chữ có thểđọc được. Mỗi mặt lại được viếttheo một lối chữ khác nhau. Mặtthứ nhất có dòng niên đại KiếnHưng nhị niên (314) còn khoảng120 chữ được viết theo phong cáchLệ thư; mặt thứ hai có niên đạiTống Nguyên Gia chấp thất niên(450) còn khoảng 150 chữ đượcviết theo phong cách Khải thư. Nét

chữ ở cả 2 mặt đều được khắc sâuvà rõ nét.

Trước đó, năm 2012, cũng tạiBắc Ninh tấm bia tháp xá lợi cóniên đại 601 (được coi là tấm biacổ nhất Việt Nam đến thời điểmđó) đã được phát hiện. Tấm bia đólà Di sản văn hoá vật thể độc đáoghi khắc về chùa Thiền Chúng, địadanh huyện Long Biên vùng đấtGiao Châu, góp phần quan trọngminh chứng cho việc xác định địadanh Long Biên cũng như tên chùaThiền Chúng xuất hiện duới thờiBắc thuộc vào thế kỷ thứ VII. Quađó, giúp chúng ta nghiên cứu tìnhhình chính trị, quan hệ ngoại giao,lịch sử Phật giáo Việt Nam giaiđoạn thời Tiền Lý.

Yến nHi

Phát hiện tấm bia đá cổ nhất Việt Nam tại Bắc Ninh

Bức tranh “Bản Di chúc Bác Hồviết bằng chất liệu lá thốt nốt lớnnhất” của nghệ nhân Võ Văn Tạng ởthị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn,tỉnh An Giang đã được xác lập Kỷlục Việt Nam và bản thân ông cũngđược công nhận là “Nghệ nhân làmtranh lá thốt nốt nhiều nhất ViệtNam”. Đây là 2 trong số 50 kỷ lụcViệt Nam được xác lập trong nướcnăm 2010 và được công bố trong bộsách “Những kỷ lục Việt Nam” vàotháng 12/2010. Từ tranh ghép lá thốtnốt nghệ nhân Võ Văn Tạng cònnhận được giải “Bàn tay vàng” tạihội thi “Bàn tay vàng Đồng bằngsông Cửu Long lần thứ I năm 2006”.

Có thể nói, tranh ghép lá thốt nốtlà một đặc trưng riêng của An Giang.Để trở thành nghệ nhân ghép tranh láthốt nốt - nguyên liệu đặc biệt chỉ cótại vùng Bảy Núi An Giang, ôngTạng đã hơn 10 năm miệt mài tìm

tòi, tỉ mỉ làm ra các sản phẩm độcđáo. Bức tranh Di chúc Bác Hồ hoànthành năm 1969, có 2 mặt, khổ 1,22x 2,24m. Một mặt là ảnh lớn chândung Bác Hồ và 4 ảnh nhỏ quê Bác,Cảng nhà Rồng, Bác Hồ đọc Tuyênngôn độc lập và Lăng Bác. Mặt cònlại là nội dung bản di chúc gồm 56dòng với trên 1.000 chữ được nghệnhân Võ Văn Tạng cùng 7 thợ lànhnghề làm suốt một tháng. Theo ôngTạng đây là bức tranh khó làm nhấttừ trước đến nay, ông phải tính toán,làm thử, chỉnh sửa nhiều lần cho phùhợp với kích cỡ, dễ nhìn, dễ đọc.Bức tranh đang được trưng bày cốđịnh tại Khu Du lịch và Văn hóahuyện Thoại Sơn.

Nghệ nhân Võ Văn Tạng đã cóhơn 1 vạn bức tranh với đủ kích cỡ,nhiều chủ đề như tranh thư pháp,tranh Tứ quý, tranh phong cảnh.Những bức tranh ghép lá thốt nốt mà

ông rất tâm đắc là chân dung BácHồ, Bác Tôn, Đại tướng Võ NguyênGiáp và nguyên thủ của nhiều quốcgia như Nhật Hoàng, Quốc vương vàHoàng hậu Campuchia… Ông vừahoàn tất bức tranh lớn thứ hai saubản di chúc Bác Hồ với chủ đề “Mãđáo thành công”. Bức tranh cao0,7m, dài 3,5m.

Nghệ nhân Võ Văn Tạng tâm sự, từnhỏ ông đã đam mê hội họa nhưngkhông có điều kiện để học. Ban đầuông vẽ theo ý thích. Khi làm việc tạiNgân hàng chính sách xã hội huyệnThoại Sơn, trong một lần thẩm địnhphát vốn vay cho tổ làm quạt bằng láthốt nốt của đồng bào dân tộc Khmerxã Vọng Thê, ông đã nảy ra ý tưởnglàm tranh ghép từ lá thốt nốt. Từ nhữngbức tranh làm tặng bạn bè, người thân,giờ ông đã có thể ghép những bức tranhđòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh xảo.

H.L

Nghệ nhân ghép tranh lá thốt nốt

giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống

19số 1054 l 12.12.2013

Tiến sĩ Bùi Phát Diệm, Giám đốcBảo tàng Long An cho biết, cókhoảng 40 di vật đặc biệt và hàngngàn mảnh gốm các loại, vừa đượctìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổhọc, tại di chỉ Gò Duối thuộc xã TháiBình Trung, huyện Vĩnh Hưng (LongAn). Các di vật vừa tìm thấy có niênđại ước tính khoảng 2.500 năm.

Các chuyên gia khảo cổ học củaBảo tàng Long An phối hợp với ViệnKhảo cổ học Việt Nam tiến hành khaiquật trên diện tích 20m2 thuộc phạmvi di chỉ Gò Duối. Đoàn khảo cổ họcđã tìm thấy 3 ngôi mộ của cư dân tiềnsử, được chôn cùng đồ trang sứcbằng đồng, thủy tinh và các công cụsinh hoạt, lao động khác. Trong đó,một chuỗi vòng tay bằng đồng

khoảng 18 cái, phản ánh thói quen sửdụng đồ trang sức của người tiền sử.Đây cũng là bằng chứng thể hiện ởthời kì này, xã hội đã có sự phân hóađẳng cấp, giàu - nghèo một cách rõràng (người càng giàu thì đeo càngnhiều đồ trang sức). Bên cạnh đồđồng, một cái vòng tay bằng thủytinh còn nguyên vẹn và nhiều mảnhvỡ tìm được, cho thấy kỹ thuật chếtác thủy tinh thời kì này đã đạt đếnmột trình độ nhất định. Đáng chúnhất trong nhóm di vật công cụ laođộng là một loạt các “dọi se sợi”(dụng cụ se chỉ) làm bằng đá, gốmchứng tỏ cư dân tiền sử đã biết đếnkỹ thuật dệt vải. Ngoài ra, cuộc khaiquật cũng đã thu thập được một sốmảnh xương hàm, răng và sọ của

người tiền sử còn tồn tại sau nhiềuthế kỷ.

Theo ông Vương Thu Hồng, PhóGiám đốc Bảo tàng Long An, di chỉGò Duối ở Long An là một trong sốít địa điểm chứa các di vật làm từnhiều chất liệu khác nhau: từ đồ đá,đồng, sắt cho tới thủy tinh và gốm.Điều đó phản ánh bề dày văn hóacũng như trình độ lao động, sản xuấtcủa cư dân tiền sử ở Long An thời kìchuyển giao từ đồ đá sang đồ đồng.

Hiện nay Bảo tàng Long An đangtiến hành các bước thống kê, xác địnhniên đại cụ thể và lập hồ sơ khoa họccho từng di vật để phục vụ công tácnghiên cứu và trưng bày trong thờigian tới.

Hồ tHanH

Tìm thấy nhiều cổ vật có niên đại trên 2.500 năm tại Long An

Hình thành từ giữa thế kỷ thứ 19,Kinh “lá buông” của đồng bào Khmervùng Bảy Núi, tỉnh An Giang đang dầnmai một, thất truyền. Đây là loại tài liệuquý hiếm, đặc trưng của tỉnh An Giangđã ghi chép lại kinh Phật bằng chữKhmer cổ và chữ Pali, được tỉnh AnGiang bảo tồn, gìn giữ.

Kinh lá buông là kinh Phật của đồngbào Khmer được chế tác rất công phu,nguyên liệu lá được chọn ngay từ khi lábuông còn là búp ở trên cây và đượcghép vào khung cây để lá phát triển theoý muốn, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặttrời từ 3 đến 5 tháng thì cắt xuống, mangphơi khô mới sử dụng được. Muốn viếtkinh trên lá phải sử dụng mũi bút bằngsắt. Sau khi viết xong dùng vải thấmthan trộn với dầu thông và qua dầu lửaquét lên chữ khắc. Nét độc đáo của kinhlà nhờ vào độ dai của lá, kết hợp với sựkhéo léo, tỉ mỉ của người viết, nên thểhiện được trên cả hai mặt của lá buông.

Theo thống kê, hiện các chùa Khmertrong tỉnh An Giang còn lưu giữ trên

180 bộ kinh lá với trên 1.000 tập, mỗitập bình quân có 40 lá, mỗi lá kinh cókích cỡ trung bình là 5cm bề ngang vàtừ 40 đến 50 cm chiều dài, có thời giantừ 100 đến 120 năm tuổi.

Kinh lá là loại thư tịch cổ, có ảnhhưởng rất lớn đến đời sống của đồngbào dân tộc Khmer ở An Giang, đượcsử dụng hầu hết tại các lễ lớn, trọng đạicủa đồng bào như: Tết Chol ChnămThmây (mừng năm mới); Lễ BonchoôsSeinia (kết giới); Lễ Phật đản; LễKathina (Lễ dâng bông, dâng y cà sa);Lễ Đolta (cúng rước Ông, Bà); Lễ KomSal Sra (cầu an); Lễ cúng banh MoohaChhat (đại cầu siêu)… và được ngườidân Khmer tin tưởng tuyệt đối khi nghethuyết pháp so với kinh sách bằng giấythông thường.

Ông Huỳnh Hồng Hiệp, cán bộ SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh AnGiang cho biết, trong 15 năm trở lại đây,Kinh lá không còn được viết và có nguycơ bị thất truyền, do nguyên liệu lábuông khó tìm phải mua tận

Campuchia. Mặt khác, hiện nay chỉ cònduy nhất Hòa thượng Chau Ty, trụ trìchùa Svay So (huyện Tri Tôn) còn biếtviết, đây còn là chữ Khmer cổ và Palicổ khó học, không thông dụng, nên rấtít sư sãi biết chữ. Vì vậy từ tháng9/2013, Sở VHTTDL tỉnh An Giangtiến hành khảo sát, thống kê số lượngchùa và kinh lá trên địa bàn tỉnh.

Vào đầu tháng 11/2013 đến cuốitháng 12/2013, tỉnh An Giang tổ chứclớp dạy chữ, viết trên Kinh lá buông cho16 nhà sư trụ trì các chùa ở hai huyệnTri Tôn, Tịnh Biên và đầu tư thí điểmcho 2 chùa Thơ Mít (huyện Tịnh Biên)và Chùa Svay Ton (huyện Tri Tôn) muatủ đựng kinh, nhằm giữ gìn, bảo quản,bảo tồn, lưu truyền nghệ thuật khắc chữtrên lá buông, đồng thời lập hồ sơ đềnghị được công nhận là Di sản văn hóaphi vật thể quốc gia và tiến tới đề cử tàiliệu Kinh lá buông vào danh mục Di sảntư liệu thuộc Chương trình ký ức thếgiới của UNESCO.

tHoại trung

Bảo tồn văn hóa phi vật thể Kinh lá buông của đồng bào Khmer

giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống

Sự kiện vấn đề

20 số 1054 l 12.12.2013

Sự kiện vấn đề

Chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình Tân

Biên tậpTrung kIên, Thế hùng

kIều anh

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

Cấp ngày 18/9/2012

In tạiCông Ty Tnhh mộT Thành VIên

In Và Văn hóa Phẩm

Bạc Liêu không phải là địa phươngcó lợi thế về địa lý giao thương, nhưngđây là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi,mưa thuận, gió hòa, giàu sản vật, córuộng lúa cò bay thẳng cánh, có bờ biểnuốn lượn như rồng bay đạp gió... Nóiđến Bạc Liêu, ai cũng nghĩ ngay đếnquê hương của bản “Dạ cổ hoài lang”gắn liền với tên tuổi cố nhạc sĩ Cao VănLầu - cha đẻ của bài ca bất hủ này.

Bạc Liêu còn có một địa chỉ thiênnhiên kỳ thú-vườn chim Bạc Liêu nằmngay trong nội thành, cách cơ quanhành chính thành phố chưa đầy 5 câysố, có hơn 100ha rừng nguyên sinh vớinhiều loài động vật hoang dã quý hiếm.Đến Bạc Liêu, du khách nào cũngmuốn ghé thăm vườn nhãn cổ, haytham quan kiến trúc nhà Công tử, nghekể những giai thoại về công tử Bạc Liêunổi tiếng giàu có và “chịu chơi” nhấtvùng. Vẫn còn đó dòng sông Bạc Liêuhiền hòa - chứng nhân một thời lưu dânđi mở đất, khai ấp, lập đình “dưới sôngcá chốt, trên bờ Triều Châu”.

Đặc biệt, con người Bạc Liêu giàutruyền thống đoàn kết, yêu nước, yêulao động, cần cù sáng tạo, cô đọng vớiđức tính thẳng thắn, thật thà của ngườiKhmer, trọng chữ tín của người Hoa,hòa với nghĩa khí hào hiệp của ngườiKinh đã hình thành nên tư chất conngười Bạc Liêu khoan dung, phóngkhoáng, trọng lễ nghĩa. Đó là Cao TriềuPhát, Lê Thị Riêng, Trần Hồng Dân,Mười Chức, Nhạc Khị, Cao Văn Lầu,Yên Lang… và còn rất nhiều danh nhânkhác mà tên tuổi của họ trở thành tênđường, tên trường, là những tấm gươngmẫu mực có tác dụng giáo dục truyềnthống cho thế hệ sau.

Chính con người Bạc Liêu chứkhông ai khác phải gánh lấy sứ mạnggiữ gìn và sáng tạo nên văn hóa Bạc

Liêu. Trong sứ mạng gìn giữ, sáng tạonày, đội ngũ nhà báo, văn nghệ sĩ phảitiên phong vào cuộc, vì sản phẩm củahọ vừa văn hóa, vừa là con đường vậnchuyển, xuất khẩu văn hóa Bạc Liêu.Có như vậy văn hóa mới trở thành nềngốc là vốn liếng để Bạc Liêu đi lên. Vìthế, việc “Chuẩn bị chu đáo và tổ chứcthành công Festival Đờn ca tài tử ViệtNam - Bạc Liêu 2014 là một trongnhững nhiệm vụ chính trị trọng tâm vàcấp bách nhất của các cấp ủy Đảng,chính quyền các địa phương, đơn vị từnay đến cuối năm 2013 và 6 tháng đầunăm 2014”, như Chỉ thị số 33 của BanThường vụ ''Festival Đờn ca tài tử ViệtNam - Bạc Liêu 2014 là một sự kiệnvăn hóa lớn, lần đầu tiên được tổ chứcở Bạc Liêu. Đây không chỉ là cơ hội đểquảng bá nghệ thuật truyền thống củangười dân Nam bộ, mà còn là cơ hội“vàng” để quảng bá hình ảnh, conngười Bạc Liêu với bạn bè trong nướcvà thế giới. Vì vậy, công tác tuyêntruyền phải đi trước một bước. Tuyêntruyền đậm nét trên các phương tiệnthông tin đại chúng; tuyên truyền trực

quan sinh động; tuyên truyền thông quahệ thống chính trị về nghệ thuật đờn catài tử cũng như ý nghĩa của sự kiện vănhóa này đến với các tầng lớp nhân dânvà cán bộ, đảng viên trong tỉnh. Hiệuquả của công tác tuyên truyền là sựđồng thuận của cán bộ, đảng viên vànhân dân, từ đó sẽ tự giác tham gia vàocác hoạt động của Festival trong vai tròchủ nhà.

Dù không chính thức là quy mô lễhội, nhưng nhiều hoạt động thiết thựcđược tổ chức một cách chu đáo vàotháng 8 Âm lịch vừa qua, đã hàm chứađầy đủ ý nghĩa tri ân công lao của nhạcsĩ Cao Văn Lầu và đề cao giá trị bản Dạcổ hoài lang, nhân kỷ niệm 94 năm“bản nhạc lòng” ấy ra đời (1919-2013).Việc Ðờn ca tài tử Nam bộ đượcUNESCO công nhận là di sản văn hóaphi vật thể ngày 5/12/2013 đã cho thấy,thế giới đánh giá rất cao loại hình âmnhạc này ở miền Nam của Việt Nam,sức sống của văn hóa truyền thống ViệtNam trong dòng chảy hội nhập vào vănhóa thế giới.

t.t.n

Dạ cổ hoài lang - điểm nhấn của Festival Đờn catài tử Bạc Liêu năm 2014

Biểu diễn đờn ca tài tử Nam Bộ