toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - số 1085 -vanhien.vn

20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1085 ngày 24/7/2014 - Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc tại các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, (Tr.3) - Triển khai Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống BLGĐ đến năm 2020 (Tr.4) - Bộ VHTTDL tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm (Tr.5) - Bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Châu Âu (Tr.9) troNg số NàY Ảnh: ĐỖ THANH MAI Công bố Di tích lịch sử quốc gia Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa và Địa điểm lưu niệm tàu C235 Ngày 17/7, tại thành phố Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ đón nhận và công bố Di tích lịch sử quốc gia Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây, xã Song Tử Tây; đảo Nam Yết, xã Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa và Địa điểm lưu niệm tàu C235 (Đường Hồ Chí Minh trên biển) tại xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dự lễ và trao Bằng di tích lịch sử quốc gia cho lãnh đạo các địa phương có di tích được công nhận đợt này. (Xem tiếp trang 2) Trong bối cảnh du lịch nước nhà đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, lượng khách quốc tế, nhất là khách Trung Quốc sụt giảm do tình hình căng thẳng ở Biển Đông, việc Tổng cục Du lịch triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa với thông điệp “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” được coi là kịp thời và một hướng đi đúng để duy trì đà tăng trưởng. Tổng cục Du lịch kêu gọi người Việt Nam du lịch Việt Nam, trước hết là vì tình quê hương đất nước, tình yêu biển đảo Tổ quốc, nhân lên niềm tự hào dân tộc. (Xem tiếp trang 18) Bảo vệ cấp thiết di tích lịch sử tại các tỉnh biên giới phía Bắc Tại Công văn số 2312/BVHTTDL-DSVH ngày 15/7/2014 về việc bảo vệ các di tích, di vật liên quan đến chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia, Bộ VHTTDL đề nghị UBND các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm kê, lập danh mục các hiện vật, đồ thờ trong các di tích trên địa bàn liên quan đến chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia và xây dựng, triển khai kế hoạch bảo vệ an toàn tuyệt đối, không để mất mát, hư hỏng di tích, hiện vật trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, triển khai lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền xem xét, xếp hạng khẩn cấp đối với các di tích liên quan đến chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia; kiểm tra, đánh giá tình trạng của các di tích liên quan đến chủ quyền để có kế hoạch tu bổ, chống xuống cấp... DSVH “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” là thông điệp mà Tổng cục Du lịch đang triển khai Du lịch nội địa là động lực quan trọng duy trì tăng trưởng

Upload: pham-viet-long

Post on 24-Jun-2015

158 views

Category:

News & Politics


0 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1085. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1085 ngày 24/7/2014

- Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc tại các tỉnh Bình Phước,Bình Dương,

(Tr.3)- Triển khai Chương trình hành động quốc gia về phòng,chống BLGĐ đến năm 2020

(Tr.4)- Bộ VHTTDL tập trung thực hiệnnhiệm vụ trọng tâm 6 thángcuối năm

(Tr.5)- Bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Châu Âu

(Tr.9)

troNg số Này

Ảnh:

ĐỖ

TH

AN

H M

AI

Công bố Di tích lịch sửquốc gia Bia chủ quyềnquần đảo Trường Sa và Địa điểm lưu niệmtàu C235

Ngày 17/7, tại thành phố NhaTrang, UBND tỉnh Khánh Hòa tổchức lễ đón nhận và công bố Di tíchlịch sử quốc gia Bia chủ quyền quầnđảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây,xã Song Tử Tây; đảo Nam Yết, xãSinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Savà Địa điểm lưu niệm tàu C235(Đường Hồ Chí Minh trên biển) tại xãNinh Vân, thị xã Ninh Hòa. Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh dự lễ và traoBằng di tích lịch sử quốc gia cho lãnhđạo các địa phương có di tích đượccông nhận đợt này.

(Xem tiếp trang 2)

Trong bối cảnh du lịch nước nhà đang phải đối mặt với nhiều khó khăn tháchthức, lượng khách quốc tế, nhất là khách Trung Quốc sụt giảm do tình hình căngthẳng ở Biển Đông, việc Tổng cục Du lịch triển khai chương trình kích cầu du lịchnội địa với thông điệp “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” được coi là kịp thời vàmột hướng đi đúng để duy trì đà tăng trưởng. Tổng cục Du lịch kêu gọi người ViệtNam du lịch Việt Nam, trước hết là vì tình quê hương đất nước, tình yêu biển đảoTổ quốc, nhân lên niềm tự hào dân tộc. (Xem tiếp trang 18)

Bảo vệ cấp thiết di tích lịch sử tại các tỉnh biên giới phía Bắc

Tại Công văn số 2312/BVHTTDL-DSVH ngày 15/7/2014 về việc bảo vệcác di tích, di vật liên quan đến chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia, BộVHTTDL đề nghị UBND các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang,Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trươngkiểm kê, lập danh mục các hiện vật, đồ thờ trong các di tích trên địa bàn liênquan đến chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia và xây dựng, triển khai kếhoạch bảo vệ an toàn tuyệt đối, không để mất mát, hư hỏng di tích, hiện vậttrong mọi tình huống. Bên cạnh đó, triển khai lập hồ sơ trình các cấp có thẩmquyền xem xét, xếp hạng khẩn cấp đối với các di tích liên quan đến chủ quyềnbiên giới, biển đảo quốc gia; kiểm tra, đánh giá tình trạng của các di tích liênquan đến chủ quyền để có kế hoạch tu bổ, chống xuống cấp... DSVH

“Người Việt Nam du lịch Việt Nam” là thông điệp mà Tổng cục Du lịch đang triển khai

Du lịch nội địa là động lực quan trọng duy trì tăng trưởng

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 2220/QĐ-BVHTTDL ngày14/7/2014, thành lập Ban Chỉ đạoxây dựng Chiến lược phát triển vănhóa đối ngoại đến năm 2020, tầmnhìn đến năm 2030 và Chiến lượcphát triển các ngành công nghiệpvăn hóa Việt Nam đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030 do Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh làmTrưởng Ban, Thứ trưởng Hồ AnhTuấn làm Phó Trưởng Ban Thườngtrực và 11 Thành viên.

- Ngày 14/7/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 2221/QĐ-BVHTTDL, thành lập Ban Soạnthảo xây dựng Chiến lược phát triểnvăn hóa đối ngoại đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030 do Thứtrưởng Hồ Anh Tuấn làm TrưởngBan, ông Phan Đình Tân - ChánhVăn phòng Bộ làm Phó Trưởng BanThường trực, 18 Thành viên và 02Thư ký Ban Soạn thảo.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyết

định số 2230/QĐ-BVHTTDL ngày15/7/2014, cho phép Viện Văn hóanghệ thuật quốc gia Việt Nam đónhai chuyên gia Pháp là TS.AnneValerie Marie Louise PierreShweyer - nhà nghiên cứu thuộcTrung tâm nghiên cứu Đông Nam Á(Trung tâm nghiên cứu khoa họcquốc gia Pháp) và bà Helene MarieIsabelle David - nhà khảo cổ học, vẽtranh minh họa và thiết kế đồ họa,Đại học Paris I-Sorbone vào làmviệc với Viện về việc “tạo lập mộthệ thống thông tin địa lý-địa chấtkhảo cổ học về di sản văn hóaChampa ở vùng Thừa Thiên Huế vàQuảng Trị”. Thời gian từ ngày 26/7-16/9/2014.

- Ngày 15/7/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 2234/QĐ-BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo“Cuộc thi Tài năng trẻ diễn viên sânkhấu Tuồng chuyên nghiệp toànquốc-2014” tại thành phố QuyNhơn, tỉnh Bình Định do Thứ trưởng

Vương Duy Biên làm Trưởng Ban,ông Nguyên Đăng Chương - Cụctrưởng Cục Nghệ thuật biểu diễnlàm Phó Trưởng Ban Thường trực,ông Mai Thanh Thắng - Phó Chủtịch UBND tỉnh Bình Định làm PhóTrưởng Ban và 01 Ủy viên.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 2240/QĐ-BVHTTDL ngày15/7/2014, giao Bảo tàng Hồ ChíMinh cung cấp nội dung Triển lãm“Di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội” đểtrưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Cáchmạng Quảng Đông Trung Quốc.Bảo tàng Hồ Chí Minh thực hiệnviệc sử dụng 2 ngôn ngữ Việt Namvà Trung Quốc trong việc giới thiệuTriển lãm này. Thời gian tổ chức từtháng 8 đến hết tháng 9 năm 2014.

- Tại Quyết định số 2249/QĐ-BVHTTDL ngày 16/7/2014, BộVHTTDL giao Đoàn TNCS Hồ ChíMinh Bộ VHTTDL tổ chức lớp Tậphuấn cán bộ Đoàn năm 2014.

tHtt

quản lý nhà nước

2 số 1085 l 24.7.2014

VăN BảN mới

Bia chủ quyền quần đảo TrườngSa được chính quyền Việt Nam Cộnghòa xây dựng từ năm 1956. Trên biachủ quyền ghi rõ: “Quần đảo TrườngSa trực thuộc tỉnh Phước Tuy. Pháibộ quân sự thị sát nghiên cứu đếnviếng quần đảo này ngày 22 tháng 8năm 1956 dưới sự hướng dẫn củaHải quân Việt Nam”.

Di tích Địa điểm lưu niệm tàuC235 tại xã Ninh Vân, thị xã NinhHòa gắn liền với sự kiện năm 1968.Năm 1968, tại vùng biển Hòn Hèo,xã Ninh Vân, tàu C235 do Trung úyNguyễn Phan Vinh làm thuyềntrưởng tổ chức vận chuyển vũ khí chiviện cho chiến trường miền Nam.Khi bị địch phát hiện, các chiến sĩ

trên tàu C235 đã chiến đấu kiêncường, anh dũng để bảo toàn chotuyến vận tải trên biển.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởngBộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh nhấnmạnh: “Đường Hồ Chí Minh trênbiển” có vai trò đặc biệt quan trọngđối với việc chi viện sức người, sứccủa từ hậu phương cho tiền tuyến đểđánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược,giải phóng miền Nam, thống nhất đấtnước. Tham gia vào con đường lịchsử này, sự chiến đấu và hi sinh củacán bộ, chiến sĩ tàu C235 đã trởthành huyền thoại, thể hiện lý tưởngcách mạng cao đẹp của Hải quânnhân dân Việt Nam sẵn sàng chấpnhận hiểm nguy, hi sinh cho cách

mạng. Tấm gương “quyết tử cho Tổquốc quyết sinh” của các anh mãimãi sáng soi cho thế hệ trẻ Việt Namtrong công cuộc bảo vệ đất nướcngày nay.

Hai Bia chủ quyền được xâydựng trên đảo Song Tử Tây và đảoNam Yết năm 1956 thực sự là nhữngbằng chứng lịch sử quan trọng, khắcghi cụ thể quyền quản lý liên tục vàtoàn diện của Việt Nam đối với quầnđảo Trường Sa.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhkhẳng định: Việc công nhận Bia chủquyền quần đảo Trường Sa và Địađiểm lưu niệm tàu C235 là di tíchlịch sử quốc gia có ý nghĩa quantrọng trên nhiều phương diện. Công

Công bố Di tích lịch sử... (Tiếp theo trang 1)

quản lý nhà nước

3số 1085 l 24.7.2014

Trong 2 ngày 10-11/7, Đoàn côngtác của Bộ VHTTDL do Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh dẫn đầu đã có buổilàm việc với lãnh đạo các tỉnh tỉnhBình Phước và Bình Dương. Báo cáotại buổi làm việc, Giám đốc SởVHTTDL tỉnh Bình Phước cho biết,trong thời gian qua, công tác văn hóa,thể thao và du lịch trên địa bàn Tỉnh đãđạt được nhiều kết quả tích cực.

Hệ thống thiết chế văn hóa từ cấptỉnh đến cơ sở được hoàn thiện. Hàngnăm có 100% gia đình đăng ký “Giađình văn hóa”, có từ 95% trở lên hộ giađình được học tập ý nghĩa, mục đích,nội dung cuộc vận động, 85% hộ giađình đạt chuẩn gia đình văn hóa, 50%khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cưvăn hóa. Hàng năm có 100% cơ quan,đơn vị, doanh nghiệp đăng ký và 98%cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạtchuẩn văn hóa; 100% cán bộ, côngnhân viên chức đăng ký nếp sống vănminh cá nhân và 98% được công nhận.

Về thể dục thể thao, số người thamgia luyện tập thể dục, thể thao thườngxuyên đạt 24,8% (đạt 90,5% so với chỉtiêu đến giai đoạn 2015). Số gia đìnhluyện tập thể dục thể thao đạt 14,2%(đạt 94,6% so với chỉ tiêu đến giai đoạn2015). Số trường học đảm bảo chươngtrình giáo dục thể chất đạt 100% và sốtrường học đảm bảo chương trình giáodục thể chất ngoại khóa đạt 66% so vớichỉ tiêu đến giai đoạn 2015.

Về du lịch, hệ thống các khu, điểmdu lịch, các đơn vị kinh doanh cũngđang dần được hình thành và phân bổđều khắp ở các huyện, thị trên địa bàntỉnh. Hệ thống cơ cở vật chất đang dầnlớn mạnh cả về quy mô, chất lượng và

đa dạng về loại hình kinh doanh. Ghi nhận và đánh giá cao những kết

quả mà tỉnh Bình Phước đã đạt đượctrong thời gian qua, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnhBình Phước cần nhanh chóng xây dựngkế hoạch triển khai Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 9 BanChấp hành Trung ương Đảng khóa XIvề xây dựng và phát triển văn hóa, conngười Việt Nam đáp ứng yêu cầu pháttriển bền vững đất nước, xem đây lànhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới;Tổ chức nâng cao chất lượng phongtrào Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa, đi vào thực chất, để cácgia đình văn hóa thực sự là hạt nhânxây dựng đời sống văn hóa trong cộngđồng. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đềnghị tỉnh có phương án bảo tồn các disản văn hóa phi vật thể như: Dân ca,dân vũ, chữ viết, trang phục, văn hóacủa đồng bào các dân tộc thiểu số. Bộsẽ thành lập đoàn kiểm tra hiện trạngKhu di tích lịch sử núi Bà Rá, nhanhchóng tách khu dân cư vùng đệm rakhỏi khu di tích để người dân yên tâmsản xuất. Việc xây dựng cơ sở vật chấtvăn hóa phải chú trọng chất lượng,đừng làm lấy thành tích. Ngoài xâydựng nhà xưởng, nhà ở cho công nhân,nhà đầu tư phải xây các khu vui chơi,thể thao trong khu công nghiệp.

Tại UBND tỉnh Bình Dương, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh và đoàn côngtác Bộ VHTTDL đã có buổi làm việcvới lãnh đạo tỉnh Bình Dương về côngtác văn hóa, thể thao và du lịch 6 tháng

đầu năm 2014. Theo báo cáo tại buổilàm việc, trong 6 tháng đầu năm 2014,thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, BộVHTTDL, Tỉnh ủy và UBND tỉnh,công tác VHTTDL trên địa bàn Tỉnh đãđạt được nhiều kết quả khả quan.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBNDtỉnh Bình Dương đã kiến nghị BộVHTTDL cho phép trích một phầnngân sách nộp về Trung ương cho địaphương để tái đầu tư hoạt động văn hoáphục vụ cho nhân dân, nhất là côngnhân tại các khu công nghiệp. Đồngthời, điều chỉnh các chính sách cho cánbộ, vận động viên, tuyên truyền viên,diễn viên... Ban hành văn bản quy định,hướng dẫn cụ thể để tạo điều kiện chocác địa phương thuận lợi trong việc xửlý vi phạm trong lĩnh vực VHTTDLcũng như quản lý ngành.

Đánh giá cao những kết quả màngành VHTTDL tỉnh Bình Dương đãđạt được trong thời gian qua, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh đề nghị, trongthời gian tới, tỉnh Bình Dương cần chútrọng xây dựng chiến lược, cơ chếchính sách để phát triển các hoạt độngVHTTDL, thực hiện chế độ ưu đãi chocác đối tượng, vận động viên. Trongđó, chú trọng xây dựng các thiết chếvăn hoá, thể thao cho đối tượng ngườilao động tại các khu công nghiệp; đẩymạnh xã hội hoá trong lĩnh vựcVHTTDL, tạo nhiều địa điểm vui chơi,giải trí cho người dân, xây dựng hìnhthức tuyên truyền đa dạng, phong phútrong các ngày lễ lớn...

tổng Hợp

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc tạicác tỉnh Bình Phước, Bình Dương

nhận Địa điểm lưu niệm tàu C235 làsự đánh giá cao của Đảng, Nhà nướcđối với những đóng góp của cán bộ,chiến sĩ Hải quân nhân dân ViệtNam. Đối với Bia chủ quyền quần

đảo Trường Sa, đây là sự trân trọngsự thật và quyết tâm bảo vệ chủquyền biển đảo của Tổ quốc; qua đógóp phần khơi dậy niềm tự hào, tinhthần yêu nước của người dân Việt

Nam trong công cuộc xây dựng vàbảo vệ đất nước.

Nhân dịp này, tỉnh Khánh Hòa tổchức triển lãm ảnh về các di tích trên.

Yến nHi

4 số 1085 l 24.7.2014

quản lý nhà nước

Sáng 16/7/2014, Tổng cục Du lịch tổchức Hội nghị sơ kết công tác 6 thángđầu năm và triển khai nhiệm vụ trọngtâm 6 tháng cuối năm 2014. Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đã tới dự và phát biểuchỉ đạo.

Trong 6 tháng đầu năm, bên cạnhmột số điều kiện thuận lợi để kích cầuphát triển, ngành Du lịch đã và đang phảiđối mặt với nhiều khó khăn thách thức,nhất là từ việc Trung Quốc hạ đặt tráiphép giàn khoan HD-981 trong vùng đặcquyền kinh tế và thềm lục địa của ViệtNam từ đầu tháng 5, gây căng thẳng trênBiển Đông. Tuy nhiên với sự nỗ lực củatoàn Ngành, Du lịch Việt Nam đã đạtđược những kết quả tích cực.

Tổng lượng khách quốc tế đến ViệtNam trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt trên4,2 triệu lượt, tăng 21,11% so với cùngkỳ năm 2013, trong đó đa số các thịtrường khách tăng so với cùng kỳ nămtrước; khách du lịch nội địa đạt 23,4 triệulượt, tăng 6,9%; tổng thu từ khách du lịchđạt 125 nghìn tỷ đồng, tăng 22,5%.

Các nhiệm vụ trọng tâm được triểnkhai nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảochất lượng và tiến độ kế hoạch đã đề ra.Cùng với đó, thực hiện tốt các nhiệm vụchuyên môn thường xuyên trên các lĩnhvực quản lý hoạt động lữ hành, quản lýcơ sở lưu trú, xúc tiến quảng bá và thôngtin du lịch, hợp tác quốc tế, công tác quyhoạch và nghiên cứu khoa học...

Nhiều sự kiện quan trọng đã được tổchức ở các địa phương, tạo dấu ấn tốtđẹp trong lòng khách du lịch trong vàngoài nước. Các hoạt động đầu tư, pháttriển du lịch, liên kết hợp tác giữa cácđịa phương tiếp tục được chú trọng.Nhiều địa danh và đơn vị đã đạt danhhiệu quốc tế, được bình chọn, xếp hạngtrên nhiều tạp chí và website danh tiếngtrên thế giới.

Tại Hội nghị, sau khi nghe ý kiếnđóng góp của đại diện lãnh đạo các Cục,Vụ, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL, Tổng

cục Du lịch, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhđánh giá cao những kết quả mà ngànhDu lịch đã đạt được trong thời gian vừaqua. Bộ trưởng chỉ đạo trong thời giantới ngành Du lịch cần tiếp tục chủ độngnghiên cứu, đề xuất, triển khai các giảipháp mở rộng thị trường nguồn, chútrọng tăng cường công tác xúc tiếnquảng bá trong đó phát huy vai trò củacác địa phương, doanh nghiệp; thiết lậpquy trình xây dựng quy hoạch du lịchcho các địa phương để bảo đảm tínhthống nhất và chất lượng quy hoạch; chúý định hướng xây dựng sản phẩm đặcthù cho một số vùng du lịch; phát huyvai trò của hệ thống di sản trong pháttriển du lịch; kiện toàn và nâng cao chấtlượng nhân lực du lịch; đề xuất cụ thểnhững cơ chế, chính sách cần thiết tronglĩnh vực đất đai, thuế, visa... để hỗ trợphát triển du lịch.

titC

Tổng cục Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kếtcông tác 6 tháng đầu năm 2014

Ngày 14/7, Bộ VHTTDL đã cóHướng dẫn số 2301/HD-BVHTTDLgửi UBND và Sở VHTTDL cáctỉnh/thành hướng dẫn triển khai Chươngtrình hành động quốc gia về phòng,chống bạo lực gia đình đến năm 2020.

Theo đó, thực hiện Quyết định số215/QĐ-TTg ngày 06/02/2014 củaThủ tướng Chính phủ về việc phêduyệt Chương trình hành động quốcgia phòng, chống bạo lực gia đình đếnnăm 2020 (gọi chung là Chương trình215/QĐ-TTg), Bộ VHTTDL hướngdẫn UBND các tỉnh/thành xây dựngKế hoạch và tổ chức thực hiệnChương trình 215/QĐ-TTg của địaphương như sau:

Kế hoạch do UBND cấp tỉnh banhành phải bám sát vào nội dung củaChương trình 215/QĐ-TTg và đặc thùkinh tế-xã hội của địa phương. Để đảm

bảo các hoạt động, Kế hoạch ban hànhcần có phần khái toán kinh phí để thựchiện cho từng hoạt động cụ thể.

Với những tỉnh/thành đang triểnkhai Kế hoạch hành động củatỉnh/thành đến năm 2015 vẫn tiếp tụctriển khai theo Kế hoạch này. Mặtkhác, cần rà soát những nội dung, chỉtiêu trong kế hoạch đang triển khai củađịa phương để bổ sung những hoạtđộng chưa có hoặc có chỉ tiêu thấp hơnchỉ tiêu trong Chương trình 215/QĐ-TTg. Với những tỉnh/thành đã banhành kế hoạch hành động phòng,chống bạo lực gia đình theo Chươngtrình 215/QĐ-TTg trước khi có hướngdẫn này, nếu kế hoạch ban hành chưabám sát vào chỉ tiêu và nhiệm vụ chủyếu được giao cho UBND cấp tỉnh tạiChương trình 215/QĐ-TTg thì cần bổsung những chỉ tiêu, hoạt động còn

thiếu hoặc chưa đáp ứng được yêu cầucủa Chương trình 215/QĐ-TTg.

UBND cấp tỉnh trực tiếp gửi báocáo kết quả thực hiện Chương trình215/QĐ-TTg về Bộ VHTTDL trướcngày 25/12 hằng năm để Bộ tổng hợpbáo cáo Thủ tướng Chính phủ (BộVHTTDL chỉ nhận báo cáo của UBNDcấp tỉnh ký).

UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo,chủ trì việc sơ kết kết quả thực hiệnChương trình 215/QĐ-TTg tại địaphương vào cuối năm 2015 và tổng kếtChương trình 215/QĐ-TTg vào cuốinăm 2020.

Mục tiêu của Chương trình 2015phải được lồng ghép vào Kế hoạchphát triển kinh tế-xã hội của địaphương giai đoạn 2016-2020. UBNDcấp tỉnh chỉ đạo rà soát, lồng ghép mụctiêu, chỉ tiêu, hoạt động của Chương

Triển khai Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020

5số 1085 l 24.7.2014

quản lý nhà nước

Ngày 15/7, Bộ VHTTDL đã ban hànhThông báo số 2304/TB-BVHTTDLthông báo kết luận của Bộ trưởng HoàngTuấn Anh tại Hội nghị Sơ kết công tácVHTTDL 6 tháng đầu năm 2014. Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh yêu cầu thủtrưởng các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị trựcthuộc Bộ, Giám đốc Sở VHTTDL cáctỉnh/thành tập trung chỉ đạo, tổ chức thựchiện tốt các nhiệm vụ sau:

Tiếp tục thực hiện nghiêm Nghịquyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014của Chính phủ về những nhiệm vụ, giảipháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thựchiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hộivà dự toán ngân sách nhà nước năm2014 trong các lĩnh vực hoạt độngNgành. Triệt để tiết kiệm chi cho bộ máyquản lý hành chính, sự nghiệp công, cắtgiảm tối đa việc tổ chức các hội nghị, hộithảo, tập huấn, các đoàn công tác, sốlượng người tham gia các đoàn công táctrong nước và đi nước ngoài.

Chủ động xây dựng và triển khaihiệu quả kế hoạch ứng phó trướcnhững diễn biến phức tạp do tác độngcủa việc Trung Quốc hạ đặt trái phépgiàn khoan Hải Dương 981 trong vùngđặc quyền kinh tế và thềm lục địa củaViệt Nam.

Chỉ đạo triển khai, hoàn thành kếhoạch công tác năm 2014, tập trung vàocông tác quản lý nhà nước, nâng cao chấtlượng và bảo đảm tiến độ xây dựng vănbản quy phạm pháp luật, văn bản, đề ántrình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủnăm 2014; hướng dẫn thực thi pháp luật,thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; giảmtối đa việc các cơ quan tham mưu, quảnlý nhà nước trực tiếp tổ chức các liênhoan, hội diễn, cuộc thi, các hoạt động,

sự kiện nghiệp vụ, chuyên môn chưathực sự cấp bách.

Hoàn thành việc sắp xếp, cổ phầnhoá các doanh nghiệp nhà nước thuộcBộ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chínhphủ. Tổng hợp, rà soát đội ngũ cán bộ,người lao động tại đơn vị, bao gồm cảviệc sử dụng lao động theo hợp đồng,báo cáo lãnh đạo Bộ trước ngày30/7/2014.

Về văn hóa, gia đình: Tổ chức tuyêntruyền, quán triệt, triển khai thực hiệnNghị quyết số 33-NQ/TW ngày09/6/2014 tại Hội nghị lần thứ 9 BanChấp hành Trung ương Đảng khóa XIvề xây dựng và phát triển văn hóa, conngười Việt Nam đáp ứng yêu cầu pháttriển bền vững đất nước.

Hoàn thành việc tham mưu, trìnhChính phủ ban hành Chương trình hànhđộng của Chính phủ; xây dựng, banhành Chương trình hành động của BộVHTTDL thực hiện Chương trình hànhđộng của Chính phủ thực hiện Nghịquyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 vềxây dựng và phát triển văn hóa, conngười Việt Nam đáp ứng yêu cầu pháttriển bền vững đất nước.

Hoàn thiện các văn bản, đề án triểnkhai Chỉ thị số 31-CT/TW ngày25/12/2013 của Bộ Chính trị; Quyết địnhsố 1063/QĐ-TTg ngày 02/7/2014 củaThủ tướng Chính phủ phê duyệt Kếhoạch tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớntrong hai năm 2014-2015, với tinh thầntiết kiệm, hiệu quả.

Tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ

thuật, thông tin, triển lãm, tuyên truyềnlưu động về thực hiện các mục tiêu,nhiệm vụ của Ngành gắn với tuyêntruyền nâng cao nhận thức về chủ quyềnbiển đảo, đặc biệt đối với vùng cao, vùngsâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùngđồng bào dân tộc thiểu số.

Về thể dục thể thao: Chỉ đạo các địaphương hoàn thành việc tổ chức Đại hộiTDTT các cấp; tổ chức thành công Đạihội TDTT toàn quốc lần thứ VII - năm2014.

Tham dự, đạt thành tích tốt tại Đạihội thể thao Châu Á lần thứ 17 (ASIAD17) năm 2014 tại Hàn Quốc, Đại hộiOlympic trẻ lần thứ 2 tại Nam Kinh -Trung Quốc, Đại hội Thể thao bãi biểnChâu Á lần thứ 4 tại Thái Lan, Đại hộiThể thao Người khuyết tật Châu Á tạiHàn Quốc...

Tích cực chuẩn bị công tác tổ chứcĐại hội Thể thao bãi biển Châu Á lần thứ5 tại Việt Nam năm 2016.

Về du lịch: Tiếp tục thực hiện Chiếnlược phát triển du lịch Việt Nam đếnnăm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạchtổng thể phát triển du lịch Việt Nam đếnnăm 2020, tầm nhìn 2030; Chương trìnhhành động quốc gia về du lịch giai đoạn2013-2020; Chương trình xúc tiến dulịch quốc gia giai đoạn 2013-2020...

Chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt độngtrong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia2014 - “Đại ngàn Tây Nguyên”; hoànthành công tác chuẩn bị tổ chức Năm Dulịch quốc gia 2015 - Thanh Hóa.

H.p

trình 215/QĐ-TTg với các chiến lược,chương trình liên quan do địa phươngxây dựng, thực hiện nhằm đảm bảo sựgắn kết và thống nhất giữa các chỉ tiêucần đạt được của địa phương.

Hàng năm, Bộ VHTTDL thực hiện

khen thưởng và phê bình đối với tậpthể và cá nhân trong triển khai Chươngtrình 215/QĐ-TTg theo thẩm quyềnhoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyềnkhen thưởng và phê bình.

Đối với Ngành VHTTDL, việc

triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạolực gia đình nói chung và Chương trình215/QĐ-TTg nói riêng sẽ được BộVHTTDL đưa vào tiêu chí bình xét thiđua, khen thưởng toàn ngành từ năm2014. H.Q

Bộ VHTTDL tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm

6 số 1085 l 24.7.2014

quản lý nhà nước

Ngày 17/7/2014, Ban Chỉ đạoTrung ương Phong trào “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”(TDĐKXDĐSVH) đã ban hành Côngvăn số 2343/BCĐ-VPTTBCĐ gửi BanChỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVHcác tỉnh/thành về việc Báo cáo tiến độthành lập Ban Chỉ đạo, Văn phòngThường trực Ban Chỉ đạo Phong tràoTDĐKXDĐSVH.

Theo báo cáo của các địa phương,hiện nay, việc kiện toàn bộ máy tổ chứccủa Ban Chỉ đạo Phong tràoTDĐKXDĐSVH các tỉnh/thành chưađồng đều. Nhiều tỉnh/thành đã thành lập

xong Ban Chỉ đạo các cấp và Văn phòngThường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấphuyện. Bên cạnh đó, một số tỉnh/thànhmới thành lập Ban Chỉ đạo ở một cấp;có tỉnh/thành đã thành lập xong Ban Chỉđạo các cấp nhưng chưa thành lập Vănphòng Thường trực Ban Chỉ đạo.

Để đẩy nhanh việc kiện toàn bộ máytổ chức của Ban Chỉ đạo Phong tràoTDĐKXDĐSVH các tỉnh/thành, trongđó có việc thành lập Văn phòngThường trực Ban Chỉ đạo Phong tràoTDĐKXDĐSVH cấp tỉnh, huyện. BanChỉ đạo Trung ương Phong tràoTDĐKXDĐSVH đề nghị các tỉnh/thành

báo cáo tiến độ thành lập Ban Chỉ đạovà Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạoPhong trào TDĐKXDĐSVH, trong đónêu những khó khăn, vướng mắc (nếucó) và kiến nghị, đề xuất trong quá trìnhtriển khai thực hiện.

Công văn đề nghị Báo cáo của BanChỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVHcác tỉnh/thành gửi về Văn phòng Thườngtrực Ban Chỉ đạo Trung ương Phong tràoTDĐKXDĐSVH theo địa chỉ số 51 NgôQuyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội trước ngày30/7/2014 để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉđạo xem xét, quyết định.

H.Q

Kiện toàn bộ máy Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa”

Ngày 17/7, tại tỉnh Ninh Thuận, PhóThủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làmviệc với các tỉnh miền Trung và TâyNguyên bàn về biện pháp phát triển du lịch.

Khu vực Duyên hải miền Trung vàTây Nguyên có nhiều thế mạnh về dulịch như địa lý, con người và sản phẩmdu lịch, nhất là sản phẩm du lịch truyềnthống. Tuy nhiên, đến thời điểm hiệnnay, phần lớn các tỉnh ở đây vẫn chưathật sự phát huy hết tiềm năng vốn có.Bên cạnh đó, sự phối hợp liên tỉnh, liênvùng trong khu vực miền Trung, TâyNguyên đã bắt đầu được chú ý nhưngcòn lúng túng trong nội dung, chưa rõ

ràng trong phân công, phân nhiệm vàgiải pháp để phát triển du lịch. Nhiều đạibiểu đến từ các tỉnh/thành đã chỉ ranhững thế mạnh cũng như hạn chế trongphát triển du lịch của từng địa phươngnói riêng và của cả vùng nói chung; đồngthời đã đưa ra các đề xuất để việc liên kếtvùng đạt hiệu quả.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủtướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, tiềmnăng du lịch của Việt Nam rất lớn,nhưng hiện nay thực tế chưa phát huy hếtso với nhu cầu phát triển. Ngoài nhữngnguyên nhân khách quan như suy thoáikinh tế, chưa đầu tư được hạ tầng cơ sở,nhân lực còn yếu thì nguyên nhân chủ

quan vẫn là việc chúng ta chưa thật sựcoi đầu tư vào du lịch là trọng điểm,thậm chí có nhiều nơi tự mình làm khómình khi phát triển không theo lộ trình,phát triển “nóng”, chạy theo nhu cầu vàlợi nhuận trước mắt. Về vấn đề liên kếtdu lịch vùng, Phó Thủ tướng cho rằng,du lịch là ngành kinh tế đặc thù, ngoàiyếu tố con người ra thì địa lý, khí hậu làcái quan trọng nhất. Tuy nhiên, nếumuốn phát huy tối đa nguồn lực, lợi thếcủa địa phương mình về cơ bản buộcphải liên kết với các tỉnh, vùng khác đểphát triển, tạo ra những sản phẩm củaliên vùng đa dạng, hấp dẫn, có vậy mớithu hút du khách được... tHtt

Liên kết phát du lịch miền Trung-Tây Nguyên

Sở VHTTDL Hà Nội đã chính thứcyêu cầu UBND huyện Thanh Oai tạmdừng thi công tu bổ di tích Chùa Sổ, xãTân Ước huyện Thanh Oai do có nhiềusai sót.

Sở VHTTDL Hà Nội đề nghịUBND huyện Thanh Oai dỡ bỏ hạngmục lầu lục giác không có trong nộidung dự án. Dự án công trình tu bổ tôntạo Chùa Sổ phải tạm dừng thi côngcho đến khi chủ đầu tư đảm bảo nhữngnội dung đã quy định trong việc thực

hiện thi công tu bổ di tích như: dựngnhà bao che, thực hiện việc đánh dấuký hiệu các cấu kiện, thành phần kiếntrúc của di tích khi hạ giải, được SởVHTTDL Hà Nội chấp thuận. Đồngthời, huyện phải báo cáo toàn bộ quátrình lập, triển khai thực hiện dự án,việc lựa chọn đơn vị thi công, đơn vịtư vấn giám sát và đề xuất biện phápkhắc phục những thiếu sót trong quátrình triển khai dự án gửi về VHTTDLHà Nội.

Qua sự việc xảy ra tại Chùa Sổ, SởVHTTDL Hà Nội cũng đề nghị UBNDhuyện Thanh Oai chỉ đạo các cơ quanchức năng, UBND các xã rà soát, kiểmtra các di tích đang tu bổ, tôn tạo trên địabàn để kịp thời hướng dẫn, phát hiện,ngăn chặn các vi phạm trong công tác tubổ di tích.

Di tích Chùa Sổ đã được xếp hạngDi tích cấp quốc gia từ năm 1986. Trongquá trình tu bổ tôn tạo di tích, Ban Quảnlý dự án và đơn vị thi công chưa tuân thủ

Hà Nội: Tạm dừng thi công tu bổ Chùa Sổ

7số 1085 l 24.7.2014

quản lý nhà nước

Ngày 16/7, Bộ VHTTDL đă có Tờtrình số 166/TTr-BVHTTDL trình Thủtướng Chính phủ ban hành Nghị địnhquy định về nhuận bút, thù lao đối với tácphẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sânkhấu và các loại hnh nghệ thuật khác.

Trong những năm qua, nhà nước ViệtNam đă 4 lần ban hành chế độ nhuận bútphù hợp với từng giai đoạn, góp phầnkhuyến khích các hoạt động sáng tạo racác giá trị văn học, nghệ thuật và khoahọc, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa,xă hội và nhu cầu hưởng thụ của côngchúng. Tuy nhiên, các văn bản này, trongđó có Nghị định số 61/2002/NĐ-CPđược ban hành trước khi Bộ Luật Dân sự2005 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có hiệu

lực, vì vậy trong quá trình triển khai thựchiện đă bộc lộ nhiều hạn chế. Nguồn kinhphí phân bổ cho việc chi trả nhuận bút cnhạn hẹp và một số quy định về khung,mức nhuận bút cn chưa hợp lư, thiếuhoặc chưa cập nhật về một số chức danhsáng tạo, loại hình và quy mô tác phẩm.Việc phải có quy định mới về nhuận bútđể thay thế quy định tại Nghị định số61/2002/NĐ-CP cho phù hợp với cácchính sách khác là rất cần thiết.

Dự thảo Nghị định mới chia thành 5chương, gồm 14 điều, có sửa đổi, bổsung các quy định về phạm vi điềuchỉnh, đối tượng áp dụng, đối tượnghưởng và mức nhuận bút, thù lao so vớiNghị định số 61/2002/NĐ-CP cho phù

hợp với quy định của bộ Luật Dân sự,Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật Sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Sởhữu trí tuệ năm 2009 và phù hợp vớithực tiễn.

Dự thảo Nghị định có bổ sung một sốchức danh sáng tạo, thay đổi tên gọi củamột số chức danh cho phù hợp với thựctế; chỉnh sửa, bổ sung và cụ thể hóa mộtsố thể loại và quy mô tác phẩm, đặc biệttrong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trêncơ sở vẫn đảm bảo về cơ bản tương quangiữa các thể loại, chức danh sáng tạo,thang bậc nhuận bút đã được quy định tạiNghị định số 61/2002/NĐ-CP và trên cơsở thực tiễn.

H.p

Trình Thủ tướng Chính phủ Nghị định quy định về nhuận bút, thù lao đối với tácphẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật khác

Ngày 11/7/2014, Ban Chỉ đạo Dânsố, AIDS và Các vấn đề xã hội (BộVHTTDL) ban hành Kế hoạch số2271/KH-BCĐDS về tổ chức các hoạtđộng thực hiện Chương trình mục tiêuquốc gia về Dân số - Kế hoạch hóa giađình năm 2014.

Mục đích của việc ban hành Kếhoạch nhằm truyền thông quảng bá chủtrương, đường lối chính sách của Đảngvà Nhà nước; kết luận của Ban Bí thưTrung ương Đảng về chính sách Dân số- Kế hoạch hóa gia đình và một số giảipháp cấp bách; chủ đề và thông điệpngày Dân số thế giới 11/7/2014; gắncông tác tuyên truyền dân số với xâydựng đời sống văn hóa với xóa đóigiảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc

sống để phát triển bền vững.Đồng thời, tiếp cận và tác động trực

tiếp đến các đối tượng là người dân,người ở độ tuổi sinh đẻ về hệ lụy củaviệc sinh đẻ không có kế hoạch; việcnạo phá thai và sinh con ở tuổi vị thànhniên. Tổ chức giao lưu trao đổi giữanghệ sĩ với người dân, giữa nghệ sĩ vớiđịa phương, tổ chức phát tờ rơi, tặngbao cao su...

Theo Kế hoạch, nội dung các hoạtđộng bao gồm: Biểu diễn, tuyên truyềnDân số - Kế hoạch hóa gia đình tại cácđiểm công cộng (dàn dựng một chươngtrình biểu diễn nghệ thuật về phòngchống HIV/AIDS trong đó bao gồm cáctiểu phẩm, ca, múa, nhạc, tấu, hài) vớithành phần tham gia biểu diễn là học

sinh, sinh viên các Trường văn hóa,nghệ thuật, diễn viên chuyên nghiệp ởmột số đơn vị nghệ thuật, diễn viênkhông chuyên ở phường, quận, nhà vănhóa nơi tổ chức biểu diễn; thời lượngchương trình là 120 phút với 04 buổibiểu diễn tại 04 điểm công cộng trên địabàn Hà Nội vào tháng 7/2014. Hội thảocông tác Dân số - Kế hoạch hóa giađình cho cán bộ Ngành VHTTDL nhằmtuyên truyền chủ trương, đường lốichính sách của Đảng, Nhà nước về Dânsố - Kế hoạch hóa gia đình, Pháp lệnhDân số 2012, gắn công tác tuyên truyềndân số với Phong trào “Toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hóa”; thànhphần tham gia Hội thảo là cán bộ thuộcNgành VHTTDL các tỉnh/thành; Hộithảo dự kiến diễn ra trong tháng 7 hoặctháng 8 tại thành phố Hải Phòng.

H.Q

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2014

các quy định của Bộ VHTTDL về bảoquản, tu bổ, phục hồi di tích. Cụ thể, tạicông trường thi công không có mái chebảo vệ công trình trong khi hạ giải cấukiện, thành phần kiến trúc; hạng mụcTam bảo đã hạ giải hết phần mái. Ngoàira, toàn bộ hệ kết cấu gỗ chưa được đánh

dấu ký hiệu theo thành phần trên bản vẽkiến trúc vào các cấu kiện trước khi hạgiải. Một mặt, chủ đầu tư còn dựng mộtlầu lục giác tại vườn cây sát hạng mụcchính của chùa không có trong nội dungthỏa thuận của Cục Di sản văn hóa; haipho tượng Khuyến Thiện và Trừng Ác

được bảo quản tại chỗ bằng khung thépbọc tôn. Sau khi nhận được thông tin,Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nộiđã xuống kiểm tra hiện trạng, lập biênbản yêu cầu tạm dừng thi công, báo cáotoàn bộ sự việc trên.

Yến nHi

8 số 1085 l 24.7.2014

Sự kiện vấn đề

Từ 14-18/7/2014, Dự án Chươngtrình phát triển năng lực với môi trườngvà xã hội (do Liên minh Châu Âu tàitrợ, gọi tắt là Dự án EU) đã tổ chứckhóa tập huấn về Phát triển sản phẩmvà thực hành tốt về marketing du lịchtại thành phố Vũng Tàu. Khóa tập huấnđược xây dựng nhằm giúp các cán bộquản lý nhà nước về du lịch ở Trungương và Sở VHTTDL các tỉnh phíaNam có thể bổ sung kiến thức và kỹnăng thực hành cơ bản về thị trường,quy trình phát triển sản phẩm du lịchvà lập kế hoạch marketing, từ đó có thểthực hiện và vận dụng vào công tácquản lý của mình.

Được xây dựng dựa trên những nỗlực của Dự án EU trong việc thúc đẩy

du lịch có trách nhiệm, khóa tập huấnkéo dài 5 ngày với các bài giảng và bàitập thực hành chuyên sâu dưới sựhướng dẫn của giảng viên KevinMoriarty đến từ Ireland. Tham gia tậphuấn, 35 học viên đã giải quyết các vấnđề khác nhau về du lịch thông qua mộtloạt các ví dụ thực tế và bài tập thựchành mà họ có thể áp dụng cho chínhđịa phương của mình. Mỗi học viênđược yêu cầu suy nghĩ về địa phươngmình và cách phát triển khu vực đóbằng cách hướng tới mục tiêu tốt hơnvới du khách trong và ngoài nước.

Phần bài giảng liên quan tới cácđiển hình tốt nhất về marketing du lịchtrình bày cho học viên quá trình xâydựng các kế hoạch hành động

marketing, đồng thời đánh giá phươngthức giúp các quốc gia như Úc, NewZealand và Canada thành công trongviệc thu hút các thị trường mới. Chủ đềcuối cùng của khóa tập huấn là nghiêncứu các xu hướng trong ngành du lịchvà mong muốn của du khách đối với kìnghỉ của họ.

Thông qua khóa tập huấn này, Dựán EU hy vọng sẽ hỗ trợ sự phát triểncủa du lịch có trách nhiệm và bền vữngở Việt Nam, đồng thời chia sẻ nhữnglợi ích của ngành du lịch ngay tại địaphương. Các thực hành marketing dulịch tốt và việc đổi mới sản phẩm sẽgiúp đảm bảo lợi ích lâu dài của ngànhDu lịch Việt Nam trong tương lai.

Đ.n

Phát triển sản phẩm và thực hành về marketing du lịch

Ngày 16/7, Hiệp hội Du lịch TP. HồChí Minh (HTA) và Hãng Hàng khôngquốc gia Việt Nam Vietnam Airlines(VNA) đã ký kết chương trình hợp táckích cầu du lịch nội địa 2014-2015.Chương trình được triển khai từ nayđến tháng 3/2015.

Năm nay, nhóm kích cầu du lịch tạiTP. Hồ Chí Minh gồm có 12 công ty dulịch: Saigontourist, Vietravel, Du lịchViệt, Fiditour, Du lịch Hòa Bình, Thếhệ Trẻ, Lien Bang Travelink, Du lịchFestival, Du lịch Thanh niên, TSTtourist, Du lịch Trần Việt, Du lịch

Thanh niên xung phong.Ông Nguyễn Thế Vinh - Trưởng

nhóm kích cầu du lịch nội địa TP. HồChí Minh cho biết, chi phí vé máy baychiếm khoảng 45-50% giá tour, do đóvới mức giá vé máy bay giảm như trêncủa VNA, kết hợp với giá dịch vụ nhàhàng, khách sạn trong nước được đàmphán giảm xuống, giá tour trọn gói sẽgiảm đáng kể. Giá tour trọn gói nămnay sẽ giảm nhiều hơn năm trước và dựtính có thể giảm từ 30-40%.

Được triển khai từ 2009, chươngtrình kích cầu du lịch nội địa có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng trong việc pháttriển nguồn khách du lịch nội địa trongđiều kiện kinh tế khó khăn. Năm 2013,đã có 34.200 khách mua tour kích cầunội địa tại nhóm kích cầu TP. Hồ ChíMinh và trong 6 tháng đầu năm 2014,có trên 30.000 khách sử dụng các tourkích cầu và chương trình vé giá rẻ củacác hãng hàng không Việt Nam (chủyếu đi các tuyến từ TP. Hồ Chí Minh điNha Trang, Đà Lạt, Côn Đảo, PhúQuốc, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội).

tổng Hợp

Hợp tác kích cầu du lịch nội địa

Tối 17/7, tại thành phố Đà Lạt, tỉnhLâm Đồng, Tuần phim chào mừngNăm Du lịch quốc gia 2014 TâyNguyên-Đà Lạt trên phạm vi cả nướcchính thức Khai mạc. Tuần phim doCục Điện ảnh phối hợp với các đơn vịliên quan tổ chức. Tại lễ khai mạc, đạidiện Cục Điện ảnh giới thiệu đếnngười xem những bộ phim được trìnhchiếu gồm: “Gió rừng sương”, “Gió

thiên đường” (Hãng phim Giảiphóng); “Chuyện của Nhã” (Hãngphim Tài liệu và Khoa học Trungương), “Hoàng Sa trong lòng Tổquốc”, “Vì sự bình yên của biển”(Điện ảnh Quân đội nhân dân).

Ngoài các buổi chiếu phim, côngchúng còn có dịp giao lưu với các nhàlàm phim, các tác giả, đạo diễn, nghệsĩ, diễn viên tham gia các bộ phim trình

chiếu tại Tuần phim. Cũng trong khuônkhổ Tuần phim, tỉnh Lâm Đồng tổ chức3 đội chiếu phim lưu động phục vụngười dân các huyện vùng sâu, vùng xatrong tỉnh. Đồng thời, tại khu vực TâyNguyên và một số địa bàn miền núi,vùng sâu, vùng xa trong cả nước cũngsẽ tổ chức chiếu phim phục vụ bà conđịa phương trong dịp này.

Huệ OanH

Tuần phim chào mừng Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên-Đà Lạt

9số 1085 l 24.7.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 17/7, Trung tâm Văn MiếuTrấn Biên (Đồng Nai) tổ chức khaimạc Triển lãm giới thiệu 100 bản đồcổ, các thư tịch, tư liệu cũ của các tổchức, cá nhân trong và ngoài nướckhẳng định chủ quyền hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa thuộc ViệtNam.

Ông Trần Đăng Ninh - Giám đốcTrung tâm Văn Miếu Trấn Biên chobiết, triển lãm nhằm giới thiệu đếnngười dân những bằng chứng lịch sửkhẳng định chủ quyền đối với haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Sau thời gian triển lãm phục vụngười dân đến tham quan, nghiên cứutại Trung tâm Văn Miếu Trấn Biên,Ban Tổ chức sẽ triển khai đưa cácbản đồ, thư tịch, tư liệu cổ này đếncác khu công nghiệp nhằm phục vụcông tác tham quan, tìm hiểu củacông nhân, lao động trên địa bàn tỉnhĐồng Nai.

Trong số 100 bản đồ, thư tịch, tư

liệu cũ, có những bản đồ và tư liệuquý như: “Hoàng triều trực tỉnh địadư toàn đồ” vẽ vào thời nhà Thanhnăm 1904. Tấm bản đồ ghi rõ điểmcực Nam của lãnh thổ Trung Quốclúc đó chỉ đến đảo Hải Nam. Haybản đồ “An Nam đại quốc toàn đồ”do Lean Louis Taberd vẽ vào năm1838 vẽ quần đảo Paracel Cát Vàng(tức quần đảo Hoàng Sa) thuộc lãnhthổ Việt Nam. Bản đồ vẽ xứ QuảngNgãi trong Toàn tập “Thiên Nam tứchí lộ đồ thư” do Đỗ Bá, tự CôngĐạo, soạn thời Chính Hoà (1680-1705) triều Lê. Chú thích trên bản đồcó ghi địa danh bãi Cát Vàng bằngchữ Nôm, ở ngoài khơi phủ QuảngNgãi. Các bản đồ Đông Ấn, doSeutter thực hiện năm 1720; bản đồnước Xiêm và quần đảo Mã Lai, doThe Times Atlat - Printing HouseSquare xuất bản tại London (Anh)năm 1896 đều khẳng định quần đảoHoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ

quyền Việt Nam. Tấm bản đồ SinaePropriae do nhà bản đồ học ngườiPháp Jean Baptiste Bourguignonthực hiện năm 1735 và do một nhàxuất bản Đức ấn hành. Bản đồ thểhiện đảo Hải Nam là tận cùng phíaNam Trung Hoa. Trong một thư tịchtịch cũ nhà vua truyền cho Bộ Côngrằng: “Vùng biển Quảng Ngãi liềnmột dải với Hoàng Sa, trông xa hẳntrời nước một màu, không thể biếtnông-sâu. Thuyền buôn từ xa tớithường vì đó mà mắc nạn. Nay nênsắp sẵn tàu thuyền để đến năm tới saiđi, nhằm xây miếu dựng bia nơi ấy,lại trồng nhiều cây gỗ, sau này lớnlên xanh tốt cho dễ nhận biết, khỏilầm đường mắc cạn. Đó cũng là làmlợi cho muôn đời sau vậy”. Hay bản“Sự vụ lệnh” của Quân lực Việt NamCộng hòa cấp cho Chuẩn úy NguyễnVăn Đức, đơn vị Trung đội HoàngSa, thuộc tiểu khu Quảng Nam.

HuY LOng

Trưng bày bản đồ, tư liệu khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa

Ông Bobby Chinn, quốc tịch NewZealand đã chính thức trở thành Đạisứ Du lịch Việt Nam tại Châu Âunhiệm kỳ từ tháng 7/2014 đến tháng7/2017. Thay mặt lãnh đạo BộVHTTDL, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấnđã trao Quyết định bổ nhiệm cho ôngBobby Chinn.

Đây là một trong những nỗ lực củangành du lịch Việt Nam nhằm triểnkhai một số giải pháp cấp bách vềthông tin, xúc tiến du lịch tại một sốthị trường trọng điểm để thu hút kháchdu lịch theo Kế hoạch của Ban Chỉđạo Nhà nước về du lịch. Đồng thờigóp phần khẳng định Việt Nam vẫnluôn là điểm đến an toàn, thân thiệnvà hấp dẫn trong mắt của bạn bè và du

khách quốc tế, luôn sẵn sàng chào đóntất cả các du khách, bạn bè từ khắp thếgiới đến với Việt Nam.

Ông Bobby Chinn là đầu bếp, ngườidẫn chương trình truyền hình kênh “Dulịch và Đời sống” của hệ thống kênhtruyền hình “Khám phá” (Discovery)của Mỹ. Ông cũng là người dẫn chươngtrình trên nhiều kênh truyền hình thếgiới, trong đó có chương trình “BobbyChinn - Nấu ăn Châu Á”. Ông đã viếtnhiều sách về ẩm thực Châu Á, đặc biệtông đã tích cực tổ chức nhiều hoạt độnggiới thiệu ẩm thực Việt Nam, quảng bádu lịch Việt Nam đến với bạn bè quốctế. Sau khi nhận trách nhiệm Đại sứ Dulịch Việt Nam, ông Bobby Chinn chobiết ông sẽ tiếp tục giới thiệu ẩm thực,

văn hóa, du lịch Việt Nam với khách dulịch quốc tế...

Đoàn công tác của Bộ VHTTDLdo Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn dẫn đầuđã tham dự “Tuần lễ kinh tế sáng tạo”tại Vương quốc Anh. Trong khuôn khổhoạt động này, đoàn đã thảo luận về cơhội và thách thức đối với nền kinh tếsáng tạo tại Việt Nam và những liênkết với Vương quốc Anh; gặp gỡ đạidiện các cơ quan về bản quyền, sở hữutrí tuệ tại một số trường đại học, thưviện của Anh... nhằm tham khảo kinhnghiệm thực tế để xây dựng Chiếnlược phát triển công nghiệp văn hóaViệt Nam giai đoạn đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030...

tHế Hùng

Bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Châu Âu

10 số 1085 l 24.7.2014

Sự kiện vấn đề

Trong 2 ngày 15-16/7/2014, tạithành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ hộiGiao lưu văn hóa - ẩm thực Việt Namvà Nhật Bản. Cùng với các doanhnghiệp du lịch và đoàn nghệ thuật ViệtNam, tham dự lễ hội còn có đại diệnchính quyền các thành phố Nhật Bảncó mối quan hệ với Đà Nẵng (Sakai,Otawara, Yokohama, Kawasaki,Nagasaki, Fukuoka, Mitsuke…); cácđoàn nghệ thuật Nhật Bản (trống, thưpháp, thả diều…); Hiệp hội các Doanhnghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng và dukhách Nhật.

Trong khuôn khổ Lễ hội, các đoànnghệ thuật của Việt Nam và Nhật Bảnđã mang đến lễ hội những tiết mụcnghệ thuật sôi nổi và độc đáo như: múaBon Odori và múa sạp; trình diễn trangphục truyền thống hai nước (áo dài,kimono và yukata); biểu diễn võ thuật,thư pháp Việt Nam và Nhật Bản…

Đến với lễ hội, du khách còn đượctham quan các gian hàng nghệ thuật,văn hóa Nhật Bản như: trà đạo, ẩmthực, thư pháp, nghệ thuật cắm hoaIkebana, nghệ thuật trồng cây bonsai,trang phục truyền thống Kimono,

truyện tranh, hoạt hình (manga -anime); các gian hàng ẩm thực NhậtBản-Việt Nam với nhiều hoạt độngbiểu diễn nghệ thuật nấu ăn, ẩm thực,trang trí món ăn và trưng bày, phục vụcác món ăn truyền thống hai nước…Ngoài ra, tại lễ hội còn có các gianhàng cung cấp thông tin về những hoạtđộng đầu tư, tuyển dụng của các doanhnghiệp Nhật Bản, thông tin về du học,du lịch Nhật Bản cho sinh viên, họcsinh và người dân trên địa bàn thànhphố Đà Nẵng.

titC

Giao lưu văn hóa - ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản

Ngày 16/7, tại khu du lịch NúiCấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, Ủyban nhân dân tỉnh An Giang đã công bốquyết định công nhận khu du lịch NúiCấm là khu du lịch địa phương.

Cách thành phố Long Xuyên -trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội tỉnhAn Giang trên 70km, khu du lịch NúiCấm nằm trong vùng Thất Sơn, BảyNúi hùng vĩ, huyền bí. Đây là điểm dulịch tâm linh tín ngưỡng đặc trưng củatỉnh An Giang, hàng năm thu hút hơn3 triệu lượt du khách trong và ngoàinước đến tham quan, hành hương.

Khu du lịch Núi Cấm nằm ở độ caotrên 700m so mặt nước biển. Ở đây còn

lưu giữ nét thiên nhiên hoang sơ huyềnbí. Khu du lịch đã được quy hoạch, đầutư nhiều công trình để phục vụ và pháttriển du lịch. Tại khu du lịch này cóđường giao thông từ chân núi đến đỉnhnúi; có tượng Phật Di Lặc cao trên36m, được công nhận đạt kỷ lục tượngPhật cao nhất trên đỉnh núi ở Châu Ávà nhiều công trình như chùa VạnLinh, chùa Phật lớn. Ngoài ra, dự áncáp treo dài 3.461m với vốn đầu tư 300tỷ đồng đang được thực hiện. Đây làmột trong 13 dịch vụ cáp treo hiện đạinhất cả nước, theo kế hoạch sẽ đượcđưa vào sử dụng vào cuối năm 2014.

An Giang là tỉnh có tiềm năng và

lợi thế rất lớn về du lịch, trong đó NúiCấm là khu du lịch được tỉnh xác địnhlà nơi có giá trị lịch sử, văn hóa, tínngưỡng tâm linh. Từ cửa ngõ ra vàotỉnh An Giang là thành phố LongXuyên, du khách có thể theo tuyếnQuốc lộ 91 đến khu du lịch Núi Samviếng Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam(thành phố Châu Đốc), sau đó về rừngtràm Trà Sư, đến khu du lịch Núi Cấm(huyện Tịnh Biên), đến khu di tích Nhàmồ Ba Chúc (huyện Tri Tôn) và tiếptục theo tuyến tỉnh lộ 941 về LongXuyên hoặc từ Tri Tôn tiếp tục sang HàTiên (tỉnh Kiên Giang).

MinH HạnH

Chương trình trưng bày chuyên đề“Buổi đầu của nền văn hóa cổ ở ViệtNam - Bình minh trên sông Hồng” vớitrọng tâm là văn hóa Đông Sơn đangđược giới thiệu tới công chúng HànQuốc tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Với gần 400 hiện vật thuộc thời đạikim khí ở Việt Nam, Chương trìnhtrưng bày tập trung vào ba chủ đề: “Cácnền văn hóa tiền Đông Sơn”, “SôngHồng và văn hóa Đông Sơn” và “Cácnền văn hóa thời đại kim khí ở miềnTrung và miền Nam Việt Nam”. Trong

đó, giới thiệu nền văn hóa Đông Sơn lànội dung trọng tâm của sự kiện.Chương trình sẽ giới thiệu đầy đủ cácnội hàm của văn hóa Đông Sơn như:loại hình di tích, di vật, đời sống vậtchất, đời sống tinh thần của cư dânĐông Sơn, các ngành kinh tế chủ đạo(như nông nghiệp trồng lúa nước, luyệnkim đúc đồng) cũng như sự hình thànhnhà nước đầu tiên - nhà nước VănLang... Đại diện Bảo tàng Lịch sử quốcgia Việt Nam cho biết: Văn hóa ĐôngSơn nổi trội hơn cả ở bộ hiện vật bằng

đồng, mặc dù đồ sắt cũng đã xuất hiệntrong nền văn hóa này. Kỹ thuật luyệnkim, đúc đồng của người Đông Sơn đãđạt tới trình độ cao đáng kinh ngạc mànhững chiếc trống đồng, thạp đồng vớikích thước lớn, hoa văn hoàn hảo, sắcnét đến từng chi tiết… là những minhchứng tiêu biểu nhất.

Chương trình kéo dài từ ngày 11/7-10/9. Sau đó sẽ tiếp tục được chuyểnđến tổ chức tại Bảo tàng quốc gia Najuở Tây Nam Hàn Quốc.

Dung Hòa

An Giang: Núi Cấm được công nhận là khu du lịch địa phương

Giới thiệu văn hóa Đông Sơn đến công chúng Hàn Quốc

11số 1085 l 24.7.2014

Sự kiện vấn đề

Diễn ra từ ngày 17-19/72014, Lễ hộilà một trong những hoạt động hưởngứng Năm Du lịch quốc gia 2014 TâyNguyên - Đà Lạt, quy tụ khoảng 100gian hàng giới thiệu nho và các sảnphẩm từ nho của các công ty sản xuấtrượu nho trong nước, các công ty sảnxuất rượu nho nước ngoài (Pháp, Chile,Argentina, Australia, Hungari, Rumanivà Đức), các hộ nông dân trồng nho tạiNinh Thuận và các tỉnh lân cận.

Lễ hội Nho và Rượu Vang quốc tếtại Ninh Thuận 2014 là dịp tôn vinh giá

trị cây nho, loại cây trồng đặc sản củaNinh Thuận, tạo cơ hội giao thươnggiữa nông dân trồng nho và các doanhnghiệp sản xuất kinh doanh và các sảnphẩm được chế biến từ nho; là thôngđiệp gửi đến bạn bè trong và ngoài nướcvề tiềm năng của quê hương NinhThuận, đó là những cây trồng, vật nuôi,cảnh đẹp do thiên nhiên mang lại; là dịpđể người trồng nho Ninh Thuận vậnđộng các địa phương, đơn vị, doanhnghiệp đang kinh doanh nho và vangủng hộ, hưởng ứng, tích cực tham gia

cùng tổ chức Lễ hội, tạo tiền đề pháttriển một thương hiệu Việt.

Trong khuôn khổ Lễ hội diễn ranhiều hoạt động phong phú như: Triểnlãm ảnh nghệ thuật “Ninh Thuận - Mộtvùng đất quyến rũ”; Hội chợ thươngmại - du lịch quốc tế Ninh Thuận 2014;Hội thi cừu đẹp, đua thuyền thúng; Hộithảo “Định hướng phát triển cây nho vàvang Ninh Thuận”; Hội thảo “Phát triểndu lịch duyên hải miền Trung gắn vớiđại ngàn Tây Nguyên”.

Hải an

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa banhành Quy định quản lý hoạt động vận tảihành khách du lịch đường thủy trên địabàn thành phố. Theo đó, thành phố quyđịnh rõ các quy tắc làm cơ sở để hìnhthành và phát triển hệ thống phương tiệnvận tải du lịch đường thủy trên địa bànthành phố. Cụ thể, quy định trên quy địnhrõ các yếu tố như: Điều kiện về cảng, bếnkhách du lịch đường thủy, khu vực neođậu; Đăng kư, đăng kiểm, và điều kiện antoàn, kỹ thuật phương tiện vận tải hànhkhách du lịch đường thủy; Quyền và tráchnhiệm của chủ cảng, bến khách du lịch,khu vực neo đậu, của chủ phương tiện và

người khai thác phương tiện, của thuyềnviên và người lái phương tiện, của nhânviên phục vụ trên phương tiện…

Trong quy định này, thành phố cũngxác định nguyên tắc quản lư chungtrong hoạt động du lịch đường thủy làkhuyến khích các nhà đầu tư tham giakhai thác các cơ sở hạ tầng du lịchđường thủy, điểm du lịch văn hóa, lịchsử nhằm phục vụ phát triển du lịchđường thủy. Tuy nhiên, phát triển du lịchđường thủy phải đảm bảo an toàn, trậttự, vệ sinh và văn minh.

Để thực hiện quy định trên, SởVHTTDL là cơ quan thường trực, tổ chức

giám sát việc thực hiện Quy định này; chủtrì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải vàcác cơ quan có liên quan tổ chức tập huấnnghiệp vụ du lịch cho các thuyền viên,người lái phương tiện; chịu trách nhiệmtrong việc kiểm tra, giám sát chất lượng,tiêu chuẩn dịch vụ phục vụ khách.

Ngoài ra, Sở VHTTDL sẽ phối hợpvới Sở Giao thông vận tải và các cơ quancó liên quan kiểm tra, xử lý các vi phạmquy định về đảm bảo an toàn cho kháchdu lịch của các phương tiện và tổ chức, cánhân kinh doanh vận tải khách du lịchbằng phương tiện thủy…

H.p

TP. Hồ Chí minh: Ban hành Quy định quản lý hoạt động vận tảihành khách du lịch đường thủy

Sáng 14/7, tại Đà Nẵng, Liên hiệp cácHội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổchức Hội nghị Sơ kết công tác 6 thángđầu năm 2014.

Theo đánh giá tại Hội nghị, trong 6tháng đầu năm 2014, hoạt động sáng tác,biểu diễn, triển lãm… Văn học Nghệthuật của các Hội Văn học Nghệ thuật từTrung ương đến địa phương được duy trìổn định, phản ánh sinh động hiện thực đờisống, gắn liền với các vấn đề thời sự củađất nước. Báo cáo của Liên hiệp các HộiVăn học Nghệ thuật Việt Nam cho biết,từ đầu năm đến nay, các Hội VHNTchuyên ngành Trung ương đã phối hợp

chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ươngtổ chức phát động sáng tác các tác phẩmVHNT theo chủ đề “Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đợt2. Kỷ niệm “60 năm chiến thắng lịch sửĐiện Biên Phủ”, Liên hiệp các HộiVHNT Việt Nam cùng với Hội Nhà vănViệt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ĐoànCa múa Quân đội tổ chức chương trình“Hành hương nghệ thuật về Điện BiênPhủ” với sự tham gia của hơn 150 vănnghệ sĩ và hàng nghìn quần chúng thamgia. Đáng chú ý, Hội Mỹ thuật Việt Namđã tổ chức 2 cuộc triển lãm lớn: Triểnlãm tranh cổ động “Bảo vệ biển đảo của

Tổ quốc” và triển lãm “Đến với TrườngSa” với sự tham gia của 92 tác giả trongcả nước…

Sáu tháng cuối năm, Liên hiệp đã đềra những nội dung hoạt động cụ thể: đẩymạnh sáng tác, lý luận phê bình, quảngbá tác phẩm văn học nghệ thuật; độngviên văn nghệ sĩ tích cực tham gia cuộcvận động sáng tác Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giaiđoạn 2013-2015; tổ chức tốt Hội thảo lýluận phê bình văn học nghệ thuật về đềtài “Văn học nghệ thuật với vấn đề đạođức xã hội” tổ chức vào tháng 8/2014 tạiĐồ Sơn, Hải Phòng... M.H

Lễ hội Nho và Rượu Vang quốc tế tại Ninh Thuận 2014

Đẩy mạnh quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật

Sự kiện vấn đề

12 số 1085 l 24.7.2014

Liên hoan quốc tế Võ cổ truyềnViệt Nam lần thứ V - Bình Định2014 sẽ diễn ra từ ngày 01-04/8 tạithành phố Quy Nhơn và các huyện,thị xã: Tây Sơn, Tuy Phước, AnNhơn tỉnh Bình Định. Đến thờiđiểm này, đã có 55 đoàn võ thuậtquốc tế và 30 đoàn võ thuật trongnước đăng ký tham dự Liên hoan.

Liên hoan quốc tế võ cổ truyềnViệt Nam là một hoạt động thiếtthực nhằm tôn vinh các giá trị vănhóa truyền thống của dân tộc. Đồngthời, giới thiệu với bạn bè quốc tếvề quê hương, đất nước Việt Nam,nhất là quê hương Bình Định, miềnđất có truyền thống thượng võ, quêhương của người anh hùng dân tộcQuang Trung-Nguyễn Huệ. Liênhoan cũng là cơ hội để các đoàn võthuật trong nước và quốc tế gặp gỡ,giao lưu, trao đổi; bảo tồn, phát

triển võ cổ truyền trong nước vàquốc tế.

Đối tượng tham gia Liên hoanquốc tế lần này là các đoàn, các câulạc bộ võ thuật quốc tế và trongngước, các võ sư, võ sinh thuộc cácvõ đường, CLB võ thuật tiêu biểu...Liên hoan lần này gồm nhiều hoạtđộng phong phú, hấp dẫn, trong đócó 6 hoạt động chính: Lễ dânghương - dâng hoa tại Bảo tàngQuang Trung và Đàn tế Trời Đất;khai mạc Liên hoan; Cuộc thi bìnhchọn Người đẹp quốc tế Võ cổtruyền Việt Nam; Giải vô địch Võ cổtruyền toàn quốc lần thứ V năm2014; Lễ hội đường phố; bế mạcLiên hoan và chung kết cuộc thibình chọn Người đẹp quốc tế Võ cổtruyền Việt Nam. Bên cạnh đó còndiễn ra nhiều chương trình văn hóanghệ thuật, du lịch khác như: giao

lưu các võ đường; hội đánh Bài Chòicổ dân gian; thi tài năng trẻ diễnviên sân khấu Tuồng chuyên nghiệptoàn quốc 2014; Liên hoan ảnh nghệthuật khu vực Nam Trung Bộ và TâyNguyên; chương trình biểu diễn củaĐoàn võ thuật Nhật Bản; Liên hoanẩm thực miền đất võ...

Võ cổ truyền Việt Nam hìnhthành và phát triển song hành cùnglịch sử hàng nghìn năm dựng nướcvà giữ nước của dân tộc, là sự kếtkinh những tinh hoa từ kinh nghiệmchiến đấu bảo vệ, xây dựng đất nướccủa cha ông. Bình Định là một trongnhững cái nôi của võ cổ truyền ViệtNam và được mệnh danh là miền đấtvõ. Qua 4 kỳ tổ chức thành công,Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền ViệtNam tại Bình Định đang dần khẳngđịnh được thương hiệu.

K.HOàn

55 đoàn đăng ký dự Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam

Tối 18/7, Giải thưởng phimngắn thường niên “Búp Sen Vàng2014” với chủ đề “Nơi sóng bắtđầu” chính thức ra mắt tại Hà Nội.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên -Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháttriển tài năng điện ảnh (TPD) - đơnvị tổ chức giải, cho biết: Buổi ramắt giải thưởng phim ngắn “BúpSen Vàng 2014” là cơ hội để cácnhà làm phim, công chúng, báo chí,các tổ chức văn hóa, doanh nghiệpquan tâm tiếp cận các thông tinchính thức và chi tiết về quá trìnhtổ chức Lễ trao giải “Búp Sen Vàng2014” diễn ra vào ngày 03/8 tới.

Từ hơn 90 phim tài liệu và 10phim truyện (được sản xuất trong 1năm qua) tham dự giải, Trung tâmHỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh

đã lựa chọn được 10 phim tài liệuvà 5 phim truyện xuất sắc vào vòng2. Ban Tổ chức cho biết: Sẽ có 2giải Búp Sen Vàng được trao chophim tài liệu xuất sắc nhất (1 doBan Giám khảo bình chọn và 1 dokhán giả bình chọn); 2 giải BúpSen Vàng cho phim truyện xuất sắcnhất (1 do Ban Giám khảo bìnhchọn và 1 do khán giả bình chọn).Trung tâm Hỗ trợ phát triển tàinăng điện ảnh cũng sẽ trao 1 giảiĐặc biệt cho phim của học sinh cấpII. Ban Giám khảo sẽ xem, lựachọn 3 phim tài liệu và 3 phimtruyện ngắn xuất sắc nhất để trìnhchiếu vào hôm trao giải.

Giải thưởng phim ngắn thườngniên “Búp Sen Vàng 2014” doTrung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng

điện ảnh tổ chức với sự bảo trợ củaHội Điện ảnh Việt Nam. Tiếp nốinhững thành công của 4 mùa giảitrước, “Búp Sen Vàng 2014” đượctổ chức nhằm tôn vinh các tác phẩm(phim truyện và phim tài liệu ngắn)cũng như các nhà làm phim trẻ xuấtsắc nhất trong một năm qua của dựán “Chúng ta làm phim”. Đây lànăm thứ 5 giải thưởng Búp SenVàng được tổ chức. Nhân dịp này,Ban tổ chức “Búp Sen Vàng 2014”ra mắt mô hình “Con tàu vượtsóng” của các nhà làm phim trẻ. Môhình có kích thước 2,5mx3m vớicánh buồm in dấu vân tay của cácnhà làm phim thể hiện quyết tâmvượt qua mọi thử thách để theo đuổiđam mê điện ảnh của các bạn trẻ.

H.Yến

Ra mắt giải thưởng phim ngắn “Búp Sen Vàng 2014”

Sự kiện vấn đề

13số 1085 l 24.7.2014

Tại Hội thảo chuyên đề về sảnphẩm du lịch trên địa bàn tỉnh NinhBình năm 2014 diễn ra chiều 19/7, đạidiện các hãng lữ hành đến từ Hà Nội,Hải Phòng, Nam Định đã cam kết cùngchung tay, góp sức đưa du lịch NinhBình phát triển bền vững.

Chúc mừng tỉnh Ninh Bình cóQuần thể danh thắng Tràng An đượcTổ chức Giáo dục, Khoa học và Vănhóa của Liên hợp quốc (UNESCO)công nhận là Di sản Thế giới tại kỳhọp lần thứ 38 của Ủy ban Di sản Thếgiới thuộc UNESCO tổ chức tạiDoha (Qatar) mới đây, ông PhạmMạnh Cương - Phó Tổng Thư kýHiệp hội Lữ hành Việt Nam nhấnmạnh, đây là di sản hỗn hợp đầu tiêncủa Việt Nam được công nhận cả vềtiêu chí văn hóa và thiên nhiên. Giátrị nổi bật toàn cầu của Quần thểdanh thắng Tràng An được Ủy ban Disản Thế giới công nhận dựa trên batrụ cột chính là Văn hóa; Vẻ đẹpthẩm mỹ; Địa chất-Địa mạo.

Theo Phó Giám đốc Sở VHTTDLtỉnh Ninh Bình - Dương Thị Thanh, sựphát triển của Du lịch Việt Nam trongnhững năm qua cho thấy, xây dựngthương hiệu, điểm đến là một yêu cầuquan trọng trong quá trình phát triển dulịch. Mỗi địa phương căn cứ vào tiềmnăng, điều kiện cụ thể của mình để tạora những sản phẩm du lịch đặc trưngphục vụ du khách. Việc sở hữu Quầnthể danh thắng Tràng An, trong đó có

khu du lịch sinh thái Tràng An, khu dulịch Tam Cốc-Bích Động, khu di tíchlịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và rừngnguyên sinh đặc dụng Hoa Lư thực sựlà “cú hích” để du lịch Ninh Bình pháttriển, đóng góp hiệu quả vào sự pháttriển kinh tế-xã hội địa phương.

Để thực hiện mục tiêu này, NinhBình tích cực triển khai nhiều sảnphẩm du lịch, hình thành một số điểmđến mới như: đền Đức Thánh Nguyễn(thờ thiền sư Nguyễn Minh Không),Bích họa mái đá cửa chùa, đầm VânLong, khu du lịch sinh thái động ThiênHà, vườn chim Thung Nham, đền Trần,thung đền Trần, khảo sát nơi khai quậtdi chỉ người Việt cổ. Tỉnh coi việc tổchức, tiếp đón các đoàn khách Famtripvới hình thức du lịch tìm hiểu, làmquen, tiếp thị là dịp thuận lợi để chàobán các sản phẩm du lịch mang đậmbản sắc văn hóa địa phương. Quachuyến Famtrip, các hãng lữ hành sẽđánh giá được khả năng, năng lực củaphía đối tác như mức độ hấp dẫn củatài nguyên du lịch, năng lực của độingũ hướng dẫn viên, chất lượng cácdịch vụ lưu trú, ăn uống và điều kiệnvề cơ sở hạ tầng khác, qua đó tối ưuhóa việc xây dựng, tổ chức các chươngtrình du lịch. Đây cũng là dịp để cácnhà báo tham gia vào công tác tuyêntruyền quảng bá, thu hút du khách.

Ông Vũ Văn Nam - Giám đốcCông ty du lịch Hải Phòng cho rằng,trong những năm gần đây, du lịch Ninh

Bình được đánh giá là có sự phát triểnvượt bậc so với các tỉnh trong khu vựcĐồng bằng sông Hồng và được Tổngcục Du lịch chọn để đầu tư trở thànhtrọng điểm du lịch quốc gia. Vì vậy,tỉnh nên chú trọng việc quảng bá hìnhảnh, vẻ đẹp, sự hấp dẫn của cảnh quanNinh Bình, nhất là việc phát hành bảnđồ du lịch, các loại sách hướng dẫn dulịch, các trang web du lịch bằng nhiềuthứ tiếng khác nhau để du khách, đặcbiệt là du khách nước ngoài dễ dàngbiết đến Việt Nam nói chung và NinhBình nói riêng. Muốn du lịch trở thànhngành kinh tế mũi nhọn, Ninh Bình cầncó ngay kế hoạch quản lý để cân bằnggiữa việc gìn giữ, bảo tồn và phát huymôi trường di sản với việc khai thác dulịch một cách bền vững.

Bà Vũ Lan Phương - đại diện Côngty du lịch Việt Nam-Hà Nội đề xuất, SởVHTTDL tỉnh Ninh Bình cần có kếhoạch tăng cường các cơ sở lưu trú,xây dựng và nâng cấp các điểm vuichơi giải trí mang nét đặc trưng của địaphương để giữ chân du khách. Khikhách đến tham quan các địa điểmtrong Quần thể danh thắng Tràng An,địa phương phải quản lý được hànhđộng, cách cư xử của du khách đối vớidi sản. Muốn làm được điều này, cáccấp chính quyền phải tăng cường giáodục người dân trong việc tôn trọng disản, tôn trọng văn hóa, tôn trọng conngười...

Vũ MinH

Chung tay đưa du lịch Ninh Bình phát triển bền vững

Trong khuôn khổ lễ hội Nho vàRượu Vang quốc tế tại Ninh Thuận2014, chiều 19/7, Hội thi Đua thuyềnthúng tại hồ Điều Hòa, thành phố PhanRang-Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận)đã chính thức diễn ra.

16 đội gồm 32 vận động viên đếntừ các địa phương ven biển trong tỉnh

được chia làm 4 bảng thi đấu. Mỗibảng thi đấu chèo thúng 2 lượt (lượt đi,lượt về), với chiều dài đường đua gần1.000m, sau đó chọn đội nhất của mỗibảng vào thi chung kết. Dù đường đuadài, trời mưa và gió lớn nhưng với sựđộng viên, cổ vũ nhiệt tình của đôngđảo du khách trong và ngoài nước đến

xem, các vận động viên đã luôn chắctay chèo, nỗ lực thi đấu, thể hiện sứcmạnh của ngư dân vùng biển để đi đếnđích cuối cùng. Kết thúc Hội thi, BanTổ chức đã trao giải Nhất và giải Nhìcho hai đội của thôn Mỹ Tân 1, giải Bacho đội thôn Mỹ Tân 2, xã Thành Hải.

K.HOàn

Hội thi Đua thuyền thúng của ngư dân Ninh Thuận

14 số 1085 l 24.7.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 17/7, tại tỉnh Đồng Tháp đãkhai mạc Giải Petanque (bi sắt) vô địchtrẻ, thiếu niên toàn quốc năm 2014, dotỉnh Đồng Tháp đăng cai tổ chức.Tham gia giải có 171 vận động viênđến từ 11 tỉnh/thành, ngành, gồm: HàNội, TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, BàRịa-Vũng Tàu, Vĩnh Long, Trà Vinh,Cần Thơ, Quân khu 9, Sóc Trăng, BạcLiêu và Đồng Tháp.

Giải thi đấu được chia thành 2nhóm tuổi: nhóm từ 11- 16 tuổi thi đấu6 nội dung (đơn nam, đơn nữ, đôi nam,đôi nữ, kỹ thuật nam, kỹ thuật nữ);

nhóm từ 17-20 tuổi, thi đấu 8 nội dung(đơn nam, đôi nam, bộ ba nam, đơn nữ,đôi nữ, bộ ba nữ, kỹ thuật nam, kỹthuật nữ).

Đây là giải thể thao nằm trong hệthống thi đấu quốc gia, nhằm đánh giáchất lượng đào tạo vận động viên trẻcủa các tỉnh/thành, ngành trong cảnước, đồng thời tạo cơ hội cho các vậnđộng viên tham gia thi đấu tích lũykinh nghiệm ở những nội dung mới.Đồng thời khuyến khích các địaphương, ngành phát triển phong trào vàxây dựng lực lượng bi sắt, qua đó,

chuẩn bị các điều kiện chuyên môn đểcác vận động viên tham dự các giảiPetanque quốc tế trong năm 2014.

Ngày thi đấu đầu tiên, nhất bảng Ađơn Nam thuộc về Huỳnh An Bình(Trà Vinh), nhất bảng B Lâm TháiNguyên (Sóc Trăng), nhất bảng C TrầnTấn Lộc (thành phố Hồ Chí Minh).Đơn Nữ nhất bảng A thuộc về CaoThanh Lan Anh (Đồng Tháp), nhấtbảng B thuộc về Trần Thị Yến Nhi(Sóc Trăng), nhất bảng C thuộc vềNguyễn Huỳnh Thủy Tiên (Trà Vinh).

t.LâM

Tối 17/7, tại Nhà thi đấu thể dục thểthao tỉnh Đắk Lắk, Liên Đoàn Bóng rổViệt Nam phối hợp với Sở VHTTDLtỉnh Đắk Lắk tổ chức Giải vô địchBóng rổ trẻ toàn quốc năm 2014, CúpPRUDENTIAL.

Tham dự giải đấu năm nay có 300vận động viên thuộc 21 đội bóng đếntừ 9 tỉnh/thành, ngành trong toàn quốcgồm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,Đắk Lắk, Bình Thuận, Song Hải Yếnthành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng,Phòng không Không quân, Hậu Giang

và Phú Nhuận thành thố Hồ Chí Minh. Các vận động viên thi đấu ở 2 nội

dung U19 và U22 nam, nữ. Ở nội dungNam các đội sẽ chia làm 2 bảng đấutính điểm chọn ra hai đội nhất, nhì ởmỗi bảng. Ở nội dung nữ các đội sẽ thiđấu vòng tròn 1 lượt chọn 3 đội thi đấudành ngôi vô địch. Theo Ban Tổ chức,các đội đã có sự chuẩn bị kỹ từ trướcnên chất lượng chuyên môn của giảiđấu năm nay được đánh giá rất cao.Hứa hẹn sẽ có nhiều trận đấu hấp dẫn.

Đây là giải đấu thường niên nhằm

tạo điều kiện cho các vận động viên trẻở các địa phương có cơ hội được giaolưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nângcao trình độ chuyên môn. Qua đó pháthiện các vận động viên xuất sắc để bổsung lực lượng cho đội tuyển quốc giachuẩn bị cho các giải thi đấu trongnước và quốc tế.

Trận tranh tài của đội chủ nhà ĐắkLắk với đội Bình Thuận đã diễn rangay sau lễ khai mạc.

Giải diễn ra đến hết ngày 28/7.nguYễn CúC

Khai mạc Giải vô địch Bóng rổ trẻ toàn quốc năm 2014

Giải Bi sắt vô địch trẻ, thiếu niên toàn quốc năm 2014

Tỉnh Điện Biên đã long trọng tổchức Lễ trao, tiếp nhận các phiên bảnkỷ vật di sản: Trống đồng, Súng thầncông, Kiếm lệnh đúc mới bằng phươngpháp thủ công truyền thống do tỉnhThanh Hóa trao tặng. Lãnh đạo UBNDtỉnh Điện Biên đã giao Sở VHTTDLtỉnh tiếp nhận các hiện vật trên, bảoquản, gìn giữ và trưng bày tại vị trítrang trọng trong Bảo tàng Chiến thắnglịch sử Điện Biên Phủ.

Các phiên bản kỷ vật di sản đượctrao tặng cho tỉnh Điện Biên lần này,gồm các hiện vật: Trống đồng NgọcLũ, đường kính 70cm tượng trưng cho70 năm thành lập Quân đội nhân dân

Việt Nam, thân trống cao 60cm tượngtrưng cho 60 năm Chiến thắng ĐiệnBiên Phủ, trên thân trống khắc họa 5hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời và hoạtđộng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp;Súng thần công đúc bằng đồng dài60cm tượng trưng cho 60 năm Chiếnthắng Điện Biên Phủ; Kiếm lệnh dài65cm được đúc bằng đồng mạ vàng,tượng trưng cho 65 năm Đại tướng giữngôi Tướng lệnh. Đây là những hiệnvật có giá trị và ý nghĩa thiêng liêng,mỗi con số, hoa văn đều mang thôngđiệp thể hiện tình cảm, tâm huyết,nghĩa cử cao đẹp của nhân dân ThanhHóa đối với Điện Biên Phủ, sự tri ân

đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp vàcác Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trênmảnh đất lịch sử.

Tại buổi lễ, UBND tỉnh Điện Biêncũng đã trao tặng Bằng khen cho Liênchi hội Di sản văn hóa Việt Nam LamKinh Thanh Hóa, ông Hồ Quang Sơn,Nghệ nhân Nguyễn Minh Tuấn vàngười tài trợ Chu Thị Hiền đã có nhiềuthành tích trong công tác vận động,tuyên truyền và thực hiện chương trìnhđúc hiện vật trao tặng nhân dân các dântộc tỉnh Điện Biên đưa vào khu tưởngniệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp vàcác Anh hùng liệt sĩ tỉnh Điện Biên.

trần nguYện

Điện Biên tiếp nhận phiên bản Trống đồng, Súng thần công,Kiếm lệnh của tỉnh Thanh Hóa tặng

15số 1085 l 24.7.2014

Sự kiện vấn đề

Sáng 14/7, tại Trung tâm đào tạo vàhuấn luyện thể thao tỉnh Hải Dương đãdiễn ra lễ khai mạc Giải vô địch Bắncung trẻ toàn quốc lần thứ IX, năm2014.

Tham dự giải lần này có hơn 100vận động viên thuộc 15 đoàn đến từ cáctỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, HảiDương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, QuảngNinh, Bắc Kạn, Thanh Hóa, ThừaThiên Huế, Đắk Lắk, Đồng Tháp, VĩnhLong, Cần Thơ, Trà Vinh và thành phốHồ Chí Minh. Trong đó, đoàn Hà Nộicó đông vận động viên nhất với 23 vậnđộng viên; hai tỉnh Đồng Tháp và CầnThơ mỗi đoàn chỉ có 1 vận động viên.

Các vận động viên tranh tài giành

38 bộ huy chương. Theo Ban Tổ chức,điểm mới của giải trẻ năm nay là lầnđầu tiên đưa nội dung cự ly 18m vàothi đấu loại trực tiếp giải cá nhân. Cácnội dung thi đấu dành cho nam cung 3dây và cung 1 dây gồm: toàn năng, cựly 18m, 30m, 50m, 70m, 90m, đấu loạicá nhân, đấu loại đồng đội và đôi namnữ. Các nội dung thi đấu dành cho nữcung 3 dây và cung 1 dây gồm: toànnăng, cự ly 18m, 30m, 50m, 60m, 70m,đấu loại cá nhân, đấu loại đồng đội vàđôi nam nữ.

Theo điều lệ giải, các vận động viênthi đấu nội dung cá nhân chỉ được đăngký 1 nội dung cung 1 dây hoặc cung 3dây. Ở nội dung đồng đội, mỗi đội chỉ

có 4 vận động viên trong đó 3 vận độngviên chính, 1 vận động viên dự bị vàtrong từng nội dung, mỗi đơn vị chỉđược tham gia đăng ký 1 đồng đội. Cácvận động viên không quá 21 tuổi. Luậtthi đấu áp dụng Luật Bắn cung củaLiên đoàn Bắn cung thế giới (FITA).

Giải vô địch Bắn cung trẻ toàn quốcđược tổ chức hàng năm nhằm độngviên và thúc đẩy phong trào tập luyệnvà thi đấu môn bắn cung các tỉnh/thànhvà ngành trong toàn quốc. Thông quagiải để tuyển chọn các vận động viênxuất sắc vào đội dự tuyển trẻ quốc giađể tham gia thi đấu giải khu vực vàquốc tế.

naM anH

Giải vô địch Bắn cung trẻ toàn quốc lần thứ iX

Ngày 17/7, giải Lặn vô địch trẻ quốcgia năm 2014 đã chính thức khởi tranhtại Khu liên hợp thể thao quốc gia MỹĐình (Hà Nội). Ngay sau lễ khai mạc,các vận động viên bước vào thi đấu ở cácnội dung: lặn tốc độ, lặn khí tài, lặn chânvịt đôi, lặn vòi hơi chân vịt và lặn tiếpsức với các cự ly 50m, 100m, 200m,400m, 800m, 1500m, 4x100m, 4x200m.

Giải đấu năm nay thu hút 150 vậnđộng viên đến từ 19 đoàn tham dự, gồm:

Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, HàNam, Nam Định, Quảng Ninh, Phú Thọ,Cao Bằng, Thái Bình, Thanh Hóa,Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, TâyNinh, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ,TP. Hồ Chí Minh.

Những đoàn có thành tích thi đấu tốttại các giải đấu lớn luôn có số vận độngviên tham dự đông đảo là Hà Nội với 30vận động viên, TP. Hồ Chí Minh với 16vận động viên, Đà Nẵng và Long An với

11 vận động viên... Theo Hiệp hội Thể thao dưới nước

Việt Nam, giải Lặn vô địch trẻ quốc gia2014 là dịp để Ban Tổ chức đánh giá lạichất lượng thi đấu của các vận động viêncũng như công tác đào tạo chuyên môncủa các huấn luyện viên. Đồng thời pháthiện và tuyển chọn các vận động viênnăng khiếu vào đội dự tuyển trẻ quốcgia, tham dự các giải trẻ khu vực, châulục và thế giới. a.tùng

Sau 4 ngày tranh tài từ 16-19/7, tạinhà thi đấu đa năng thành phố Lào Cai(tỉnh Lào Cai), Giải vô địch Wushu trẻtoàn quốc 2014 đã khép lại. Tham dựGiải vô địch Wushu trẻ toàn quốc nămnay có 27 đoàn đến từ các tỉnh/thành,ngành trong nước, với gần 400 vậnđộng viên, tranh tài ở 2 nội dung: Tánthủ (thi đấu đối kháng) và Tao lu (thiđấu biểu diễn). Ở nội dung Tán thủdiễn ra 184 trận đấu, tranh 36 bộ huychương; nội dung Tao Lu tranh 52 bộhuy chương. Cả 2 nội dung đều đượcchia thành các nhóm tuổi: Sinh năm1996-1997, 1998-1999 và 2000-2001.

Ban Tổ chức đã trao 312 huychương các loại, trong đó có 90 Huychương Vàng, 90 Huy chương Bạc và132 Huy chương Đồng. Đoàn Hà Nộigiành giải Nhất toàn đoàn với 34 Huychương Vàng, 20 Huy chương Bạc và9 Huy chương Đồng. Giải Nhì thuộc vềĐoàn TP. Hồ Chí Minh với 9 Huychương Vàng, 9 Huy chương Bạc và10 Huy chương Đồng. Đoàn TháiNguyên đứng thứ Ba với 8 Huychương Vàng, 8 Huy chương Bạc và13 Huy chương Đồng; đoàn chủ nhàLào Cai tham dự giải với 16 vận độngviên, giành 2 Huy chương Vàng, 4 Huy

chương Bạc và 4 Huy chương Đồng,xếp ở vị trí thứ 9 toàn đoàn.

Giải vô địch Wushu trẻ toàn quốc làmột trong những giải đấu đấu quantrọng, được tổ chức thường niên, nằmtrong hệ thống các giải thi đấu thể thaothành tích cao toàn quốc. Đây là cơ hộiđể các huấn luyện viên, vận động viên,những người làm công tác thể thao ở cáctỉnh, thành phố trong nước gặp gỡ, giaolưu, thi đấu, học hỏi kinh nghiệm, nângcao trình độ. Qua giải đấu, Ban Tổ chứctìm ra những vận động viên xuất sắc, bổsung cho đội tuyển Wushu quốc gia.

X.MinH

Đoàn Hà Nội dẫn đầu Giải vô địch Wushu trẻ toàn quốc 2014

Khởi tranh giải Lặn vô địch trẻ quốc gia 2014

16 số 1085 l 24.7.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Ngày 19/7, Hội bảo vệ thiênnhiên và môi trường Việt Nam phốihợp với huyện Lý Sơn (QuảngNgãi) tổ chức lễ công nhận và gắnbiển “Cây di sản Việt Nam” cho 2cây đa sộp cổ thụ hơn 200 năm tuổitrên huyện đảo này. Như vậy, đếnnay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có3 cây cổ thụ được công nhận là Câydi sản Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịchỦy ban Trung ương MTTQ ViệtNam - Nguyễn Thiện Nhân nhấnmạnh, Đảo Lý Sơn vốn có truyềnthống văn hóa lâu đời, trên đảongoài hệ thống đền, chùa, miếu,mạo còn có hàng chục cây đa sộp cóniên đại vài trăm năm tuổi. Đây lànhững cây cổ thụ được người dântrồng và chăm sóc, tuy trải quanhiều thế kỷ, đối mặt với thời tiếtkhắc nghiệt nơi biển đảo nhưng vẫn

xanh tốt và phát triển đến ngày hômnay. Điều này cho thấy ý thức giữgìn, kế thừa trong việc bảo tồnnhững giá trị văn hóa truyền thống,bảo vệ môi trường. Đó còn là biểutượng thiêng liêng của làng quêViệt, chứa đựng tình cảm thânthương và được người dân đặt niềmtin, tâm linh sâu sắc về những giá trịlịch sử văn hóa truyền thống củangười dân đảo Lý Sơn. Chủ tịch Ủyban Trung ương MTTQ Việt Nam -Nguyễn Thiện Nhân mong muốnhuyện Lý Sơn và 2 xã An Hải, AnVĩnh tiếp tục chăm sóc các cây disản Việt Nam nói riêng; chăm sóc,bảo vệ rừng ngày càng tốt tươi, pháttriển, góp phần bảo vệ môi trườngsống...

Chủ tịch Quỹ trái tim vàng ViệtNam, Ủy viên Ban Thường vụ Hộibảo vệ thiên nhiên và môi trường

Việt Nam - Nguyễn Ngọc Khôi đãcông bố Quyết định, trao bằng côngnhận và gắn biển “Cây di sản ViệtNam” cho 2 cây đa cổ thụ hơn 200năm tuổi trên đảo Lý Sơn. Trong đómột cây tại Dinh Đụn, thôn Đông,xã An Hải và một cây tại Dinh TamHòa, thôn Tây, xã An Vĩnh. Hai câyđa này là cây thứ 610 và 611 Cây disản Việt Nam được Hội bảo vệ thiênnhiên và môi trường Việt Nam côngnhận trên cả nước.

Trước đó, ngày 05/4/2013, tạiNhà thờ Lê Hiệp Tự, xã HànhPhước, huyện Nghĩa Hành, QuảngNgãi, UBND xã Hành Phước cùnggia tộc họ Lê tổ chức lễ đón bằngcông nhận cây thị hơn 200 năm tuổilà Cây di sản Việt Nam. Đây là Câydi sản Việt Nam đầu tiên của tỉnhQuảng Ngãi.

Đăng LâM

Gắn biển “Cây di sản Việt Nam” cho 2 cây đa cổ thụ ở Lý Sơn

Ngày 18/7, Bảo tàng tỉnh BếnTre phối hợp với Khoa Lịch sử,Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn (Đại học quốc gia Thànhphố Hồ Chí Minh) tổ chức báo cáokết quả khai quật ngôi mộ nằm ởkhu phố 2, thị trấn Chợ Lách, huyệnChợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Quần thể mộ hợp chất ở khu phố2, thị trấn Chợ Lách, huyện ChợLách, Bến Tre được tiến hành khaiquật từ ngày 26/4-07/5, là di tích mộcổ đầu tiên được khai quật khoa họctrên đất Bến Tre. Kiến trúc nổi toànbộ quần thể hiện rõ bao gồm 2 ngôimộ: mộ lớn song tán và mộ nhỏ đơntán nằm hướng vuông góc vào thânbên trái của mộ lớn. Ngôi mộ lớnkiến thiết dành cho song táng vớikiểu thiết kế theo kiến trúc nhà dântruyền thống chữ “nhị” gồm 3 gian

nối liền nhau: nhà bia, nhà mồ, cộtđịa tầng. Ngôi mộ nhỏ được thiết kếgiống dạng miếu thờ. Mộ có cửahướng chính Tây, phần trước có biamộ quay vào ngôi mộ lớn.

Những di tích mộ vừa được khaiquật và phát hiện trên địa bàn huyệnChợ Lách chứa đựng các di tồn vậtliệu và kiến trúc mang dấu ấn chungcủa dạng mộ hợp chất quý tộc ViệtNam thời Trung và Cận đại (từ cấutrúc Nhà Bia gắn Nhà mồ kiểu nhàViệt truyền thống, cặp trụ cổng hìnhbúp sen hay “đuốc thiêng”, lối trangtrí cửa giả, cột giải, ngói ống, rãnhthoát nước…). Vì vậy, có thể đoánđịnh mộ chủ quần thể lăng hợp chấtChợ Lách là quý tộc Nguyễn quyềnuy thời bấy giờ. Niên đại thành tạocủa di tích mộ hợp chất song táng vàđơn táng Chợ Lách khoảng cuối thế

kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Ngoàira, có những đặc điểm riêng của BếnTre lần đầu tiên được biết ở ViệtNam như: lần đầu tiên thấy dạng mộsong táng và đơn táng chôn tronghuyệt đất và tạo các nền móng bằnggạch đá ong Biên Hòa và gạch đinh,cùng lối gắn đắp miểng sành sứ trênmui luyện, tô vẽ nhà mồ kiểu trangtrí võ ca của đình đền và sử dụngmàu đen - nâu đỏ. Cũng lần đầuthấy việc sử dụng xơ dừa làm “vậtchèn” khi khâm liệm và chôn theocác viên bi đồng, trái dừa nước, tàntích vỏ bần cổ thụ và cọng câyráng…

Đây là những phát hiện mới,những tư liệu khoa học sáng giá loạihình di sản mộ hợp chất phục vụtrưng bày ở Bảo tàng Bến Tre.

Yến nHi

Khai quật di tích mộ cổ đầu tiên ở Bến Tre

17số 1085 l 24.7.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Đoàn khảo sát của Bảo tàngTuyên Quang vừa phát hiện một ditích chùa thời Trần có niên đạikhoảng thế kỷ XIII-XIV, với nhiềuhiện vật quý ở Gò Chùa, thôn 17, xãPhú Lâm, huyện Yên Sơn (TuyênQuang). Đây là ngôi chùa thứ 5 cóniên đại từ thời nhà Trần được pháthiện ở Tuyên Quang, góp phần quantrọng vào việc tìm hiểu lịch sử cũngnhư những giá trị văn hóa của vănminh Đại Việt thời nhà Trần ở vùngnúi phía Bắc nước ta.

Trong các hiện vật tìm thấy còncó hiện vật đầu rồng bằng đất nung,tương đối nguyên vẹn với những họatiết mắt, mồm, râu đặc trưng củarồng thời Trần, đây là hiện vật quýhiếm lần đầu tiên tìm thấy ở TuyênQuang. Một điểm nổi bật nữa lànhững viên gạch bảo tháp có trang trí

hoa chanh, hoa cúc dây cách điệu ởcác góc và một số lượng lớn gốmHoa Lâu cũng được phát hiện.Chiếm số lượng nhiều nhất trong sốnhững di vật được tìm thấy là nhữngviên gạch vuông 35cm x 35cm x5,2cm, chuyên dùng để lát sân. Phầnlớn số gạch này đều để trơn, khônghoa văn, thường có màu đỏ hoặc đỏtím, độ nung cao, khá cứng. Một sốcó trang trí hoa văn họa tiết hình hoacúc, hoặc hoa cúc dây cách điệu vớicánh to uốn lượn mềm mại ở cácgóc. Tất cả những di vật trên đềumang những nét đặc trưng của vậtliệu kiến trúc thời Trần.

Ông Lý Mạnh Thắng - Phó Giámđốc Bảo tàng Tuyên Quang cho biết:Do khu vực phát hiện di tích nằmtrên một quả đồi có diện tích khoảng3ha đã được người dân san ủi trồng

chè nên những hiện vật như gạch,ngói, chân tảng đá không còn nằmnguyên vị trí ban đầu, phần lớn đã bịvỡ nát. Tuy nhiên, căn cứ vào quymô, phạm vi phân bố các lớp bờ kèđá cũng như số lượng lớn hiện vật cóthể thấy đây là một ngôi chùa có quymô khá lớn. Dựa vào các đặc trưnghọa tiết điêu khắc trang trí trên vậtliệu kiến trúc tìm thấy, có thể đoánđịnh ngôi chùa này được xây dựngvào thời Trần (thế kỷ XIII-XIV).

Trước đó ở Tuyên Quang cũng đãphát hiện được 4 ngôi chùa có niênđại từ thời Trần gồm: Chùa PhúcLâm thuộc xã Thượng Lâm, huyệnLâm Bình; chùa Nhữ Hán, huyệnYên Sơn; chùa Cao Đá, xã Sơn Namvà chùa Lang Đạo, xã Tú Thịnh(huyện Sơn Dương).

ĐOàn LâM

Bản sắc văn hóa truyền thống củangười H’rê ở huyện Ba Tơ, tỉnhQuảng Ngãi, rất đa dạng và phongphú nhưng đang có xu hướng bị maimột.

Ông Phạm Văn Sự là một trongsố ít người dân tộc H’rê ở huyện BaTơ biết cách chế tạo và sử dụng cácloại nhạc cụ của dân tộc mình. Đãgần 80 tuổi nhưng ông vẫn miệt màitruyền dạy cho con cháu cách sửdụng các loại nhạc cụ truyền thốngvới mong muốn giá trị văn hóa củadân tộc tiếp tục được giữ gìn và pháthuy. Ông Sự chia sẻ: Bản sắc vănhóa của dân tộc chính là những lànđiệu dân ca như Ta lêu, Ca choi vàcác nhạc cụ Vơ Roát, Túc Chinh.Mình muốn truyền lại cho con cháuđể sau này những nhạc cụ, bài hátcủa người H’rê không bị mất đi.Nhưng việc này cũng khó lắm vì cácbạn trẻ không mấy thích thú với

những thể loại âm nhạc, nhạc cụtruyền thống.

Trải qua thời gian, các hình thứcsinh hoạt văn hóa, lễ hội, nhạc cụtruyền thống của dân tộc H’rê đã bịthất lạc và mai một. Số nghệ nhânngười H’rê biết trình diễn và am hiểusâu sắc về nhạc cụ, về các làn điệudân ca cũng vắng dần. Trong khi đó,một số thanh niên trẻ lại quay lưnglại với văn hóa truyền thống. ÔngĐinh Văn Ước, thị trấn Ba Tơ chobiết: Tôi thấy lớp trẻ ngày nay biểudiễn nhạc trên sân khấu nghe thìtưng bừng, nhưng để đi vào lòngngười, đọng lại trong kí ức khán giảthì rất ít. Trong khi đó ngày càng ítngười biết chơi các loại nhạc cụ dân tộc.

Để bảo tồn, phát huy văn hóatruyền thống của dân tộc H’rê, chínhquyền địa phương, mà trọng tâm làngành văn hóa huyện Ba Tơ đã tổ

chức các hội thi, hội diễn hay nhữngđợt kiểm tra. Tuy nhiên, những việcđó cũng chỉ được thực hiện rất ít. BàĐinh Thị Y Ban Quý - Trưởng phòngVăn hóa và Thể thao huyện Ba Tơcho biết: Chúng tôi đã mở đợt kiểmkê, kiểm tra và xếp loại các loại hìnhvăn hóa hiện có, qua đó chúng tôixây dựng phương hướng, kế hoạchđể bảo tồn, bảo vệ và phát huy bảnsắc văn hóa của người H’rê.

Việc bảo tồn, phát huy và pháttriển bản sắc văn hóa truyền thốngtốt đẹp của người H’rê ở Quảng Ngãicó ý nghĩa rất quan trọng, nhằm gópphần xây dựng và phát triển nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc. Tuy nhiên, để các giá trịvăn hóa này được lưu truyền, đòi hỏiphải có các giải pháp đồng bộ với sựtham gia của cả hệ thống chính trị,nhất là cộng đồng người H'rê.

ĐứC MinH

Bảo tồn văn hóa truyền thống của người H’rê

Phát hiện di tích chùa thời Trần thế kỷ Xiii-XiV

thônG tin trao đổi

18 số 1085 l 24.7.2014

Chương trình tập trung đẩy mạnhtăng trưởng du lịch nội địa tới vùng venbiển, hảo đảo, núi cao có tiềm năngphát triển du lịch. Đồng thời khuyếnkhích người Việt Nam ở nước ngoài vềthăm quê hương, quảng bá hình ảnh đấtnước Việt Nam tươi đẹp, an toàn, conngười Việt Nam thân thiện mến khách.Chương trình năm nay cũng gắn liềnvới các hoạt động mở rộng thị trườngquốc tế, quảng bá xúc tiến, đề xuất vớiBộ VHTTDL kiến nghị Thủ tướngChính phủ và các Bộ, ngành liên quanđể có chính sách cụ thể nhằm hỗ trợdoanh nghiệp du lịch vượt qua giaiđoạn khó khăn này.

Dù kinh tế còn khó khăn nhưng xuhướng người dân du lịch nội địa sẽcòn tăng nữa, nhu cầu của người dându lịch ngày càng cao do người dânđã có sự thay đổi thói quen, tâm lí tiêudùng. Dù kinh tế khó khăn songngười Việt Nam vẫn duy trì thói quendành một phần thu nhập để du lịchcùng gia đình và bạn bè vào các dịpnghỉ trong năm. Đây là xu hướng tốtvà ngành du lịch cần có các chínhsách cụ thể về giá, đảm bảo chấtlượng dịch vụ để khuyến khích ngườidân du lịch trong nước.

Tổng cục Du lịch đã và sẽ tiếp tụclàm việc với các đối tác liên quan, đặcbiệt là các hãng hàng không để cóchính sách giảm giá vé cho các gói kíchcầu du lịch đến từng điểm đến theochương trình tour. Tổng cục Du lịchcũng sẽ tiếp tục làm việc với cáctỉnh/thành, nhất là các địa phương cóđiểm đến trọng điểm của du lịch ViệtNam, doanh nghiệp du lịch như lữhành, khách sạn, cơ sở lưu trú, đơn vịcung ứng dịch vụ để có các chính sáchgiảm giá cụ thể với cam kết rõ ràng.Người dân trong nước khi du lịch nộiđịa sẽ được hưởng lợi ích thiết thực từcác gói du lịch kích cầu cụ thể, mức giácó thể giảm từ 5 đến 50%, chất lượng

dịch vụ luôn được cam kết đảm bảo...Các gói du lịch giá rẻ cũng sẽ góp phầntích cực hỗ trợ các đối tượng như ngườihưu trí, học sinh, sinh viên, công nhânlà những đối tượng khó khăn để họ cótrải nghiệm, khám phá vẻ đẹp quêhương, đất nước mình.

Trong tình hình khó khăn như hiệnnay, sự năng động, chủ động vào cuộccủa các địa phương, nhất là các địaphương trọng điểm du lịch, doanhnghiệp du lịch Việt Nam là rất quantrọng. Đối với thị trường nội địa, sựtác động của các chương trình, góikích cầu, giảm giá sẽ có tác độngnhanh hơn. Nhưng đối với thị trườngquốc tế, không thể “chỉ hô một cái” làcó thể thu hút được khách ngay lập tứcđến với chúng ta mà cần có độ trễ, cầnthời gian để truyền thông và chuẩn bịthị trường.

Điều đáng mừng là nhiều địaphương, doanh nghiệp du lịch củanước ta đã chu động phối hợp, kết hợp,đưa ra nhiều biện pháp kích cầu dulịch, mở rộng thị trường khách, đặc biệtquan tâm đến quảng bá, xúc tiến, khẳngđịnh Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn,thân thiện, chất lượng như Đà Nẵng,Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh,Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai,Lạng Sơn... Trong số các địa phươngnày, điển hình là Đà Nẵng đã có cáchành động cụ thể nhằm chuyển hóatình hình trên, giảm thiểu tác động, rủiro do sụt giảm khách Trung Quốc. ĐàNẵng đã phát huy lợi thế về du lịchbiển, kết nối chặt chẽ với các sản phẩmdu lịch nghỉ dưỡng núi, tham quan giảitrí, đồng thời kết nối với Quảng Bình,Quảng Trị ở phía Bắc và Hội An ở phíasau nên họ tận dụng được ưu thế làtrung tâm điểm đến khu vực miềnTrung. Đà Nẵng có nhiều lợi thế đểkhắc phục sự suy giảm và đã nhanhchóng chuyển hướng quảng bá, xúctiến khách ở nhiều thị trường khác như

Nhật Bản, Hàn Quốc... Hà Nội - Thủ đô của cả nước và

cũng là điểm đến quan trọng của dulịch Việt Nam cũng khẳng định không“ngại” trước tình hình suy giảm sâukhách Trung Quốc mặc dù Hà Nội làmột trong những điểm đến đón nhiềukhách Trung Quốc. Giám đốc SởVHTTDL Hà Nội, ông Tô Văn Độngkhẳng định: Chỉ tiêu của du lịch HàNội năm 2014 là đón được 2,8 triệulượt khách quốc tế và phục vụ 16triệu lượt khách nội địa. Nhưng HàNội sẽ phấn đấu vượt chỉ tiêu này, và3 triệu lượt khách quốc tế là mục tiêuhướng tới của du lịch Hà Nội trongnăm 2014...

Nhiều doanh nghiệp du lịch đã thựchiện giảm giá tour, phổ biến ở mứcgiảm 25-30%, có tour giảm giá đến50%, điều này có được là do các hãnghàng không ở Việt Nam đã “bắt tay”với du lịch để thu hút du khách. Khôngchỉ có Hãng hàng không quốc gia ViệtNam (VietNam Airlines) mới liên kếtvới du lịch mà Vietjet Air, một hãnghàng không mới ở Việt Nam cũng tíchcực tham gia.

Các địa phương khác cũng thườngxuyên tổ chức các hoạt động văn hóa,du lịch nhằm thu hút khách trong mùadu lịch hè 2014. Thành phố biển NhaTrang tổ chức Festival Văn hóa ẩmthực Việt 2014 từ ngày 08/7 với việctái hiện chợ quê, thủ công mỹ nghệ,văn hóa ẩm thực, và đặc biệc làFestival Du thuyền quốc tế đầu tháng8/2014. Đầu tháng 8/2014, Đà Lạt sẽđón du khách tham quan dự “Lễ hộiMưa phố núi-Đà Lạt” với hàng loạthoạt động văn hóa. Đặc biệt tour miềnBắc có kết nối điểm đến Ninh Bìnhđang thu hút đông đảo du khách bởithông tin quần thể khu danh thắngTràng An vừa được công nhận là Disản văn hóa - thiên nhiên thế giới.

t.t.n

Du lịch nội địa là động lực quan trọng... (Tiếp theo trang 1)

thônG tin trao đổi

19số 1085 l 24.7.2014

Cuộc thi “Nữ hoàng sắc đẹpViệt Nam 2014” diễn ra từ23/5 đến 13/7, do một website

về sắc đẹp tổ chức. Đêm chung kết cuộcthi diễn ra tối 13/7 tại Hà Nội với ngôiNữ hoàng thuộc về thí sinh Trần ThịYến Hoa (Hà Nội). Hai vị trí Á hoàng1, Á hoàng 2 thuộc về các thí sinhDương Kim Ánh (TP. Hồ Chí Minh) vàĐặng Thu Hằng (Hà Nội). Cuộc thi còntrao thêm nhiều giải phụ, trong đó cógiải “Người đẹp hình thể” dành cho thísinh Trần Ngọc Bích (sinh năm 1994,người gốc Quảng Ninh, hiện làm nghềngười mẫu tự do tại Hà Nội).

Tuy nhiên, những bê bối của cuộcthi bắt đầu vỡ lở ngay sau đêm chungkết, khi thí sinh Trần Ngọc Bích, ngườiđoạt giải “Người đẹp hình thể” vứt dảibăng danh hiệu vào xe rác rồi chụpảnh, đăng lên trang cá nhân. Cô gái nàycòn tố cáo Ban Tổ chức cuộc thi làmăn không uy tín, thiếu chuyên nghiệp

Vụ việc khiến các cơ quan chứcnăng vào cuộc điều tra và phát hiện đâylà cuộc thi chui và Sở VHTTDL HàNội đã xử phạt Ban Tổ chức cuộc thi50 triệu đồng - mức phạt cao nhất theoquy định.

Trả lời báo giới, thí sinh Trần NgọcBích thừa nhận, mọi hình ảnh và nhữnglời lẽ lên án Ban Tổ chức cuộc thi đăngtrên trang cá nhân đều là của cô. Chiasẻ về lý do vì sao cô lại hành động nhưvậy, Ngọc Bích cho biết ngoài việc thểhiện sự bức xúc của mình, cô cònmuốn để mọi người thấy rằng đây làmột cuộc thi không có giá trị. Theochia sẻ của Ngọc Bích thì cách làm củaBan Tổ chức có rất nhiều điểm thiếuminh bạch. Theo lời kể của Ngọc Bích,lúc đầu cô không có ý định tham giacuộc thi này. Tuy nhiên, ông TrưởngBan Tổ chức cuộc thi thường xuyên“gạ gẫm” cô đăng ký dự thi, thậm chí,còn tìm cách tác động bằng việc nhắn

tin cho bạn bè của cô để động viên côđi thi... Không chỉ Ngọc Bích, nhiều thísinh khác cũng lên tiếng tố cáo mặt tráicủa cuộc thi này. Đặc biệt, có thí sinhtố Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi đã dụdỗ nhiều thí sinh, đồng thời gạ bándanh hiệu cuộc thi...

“Tôi lên tiếng không phải vì mìnhkhông được danh hiệu cao nhất mà vìcảm thấy người đứng đầu cuộc thi vẫnchưa xứng đáng”- Ngọc Bích nói. Côgái này cũng không ngần ngại bày tỏ:“Cái giải này em đâu cần Ban Tổ chứccông nhận thì em mới là người đẹphình thể đâu. Bố mẹ em sinh em ra emđẹp sẵn như thế rồi. Em cảm thấy cáichương trình cấp ao làng quá. Thậtthảm hại và đáng thương! Tất cả khángiả và những nhân vật có tiếng tronggiới giải trí có mặt tại show ngày hômấy đều biết ai là người xứng đáng nhấtđể đạt được vị trí Nữ hoàng. Ai là Nữhoàng thực sự thì mọi người đều nhìn,đều nghe và đều cảm nhận được...”.

Những gì xảy ra tại cuộc thi “Nữhoàng sắc đẹp Việt Nam 2014” phầnnào cho thấy chiếc vương miện của cáccuộc thi sắc đẹp không phải lúc nàocũng lấp lánh ánh hào quang. Có lẽ, vìquá ham mê danh vọng và thiếu hiểubiết khiến nhiều người đẹp có nhữnghành động phi đạo đức, không phânbiệt được đúng sai…

Những điều tiếng xung quanh cáccuộc thi nhan sắc thì có nhiều, nhưngđây là lần đầu tiên xảy ra sự việc thísinh vứt danh hiệu vào thùng rác rồichụp ảnh khoe lên mạng. Khách quanmà nói, cách thể hiện của “Người đẹphình thể” (cả về hành động và lời nói)quả thực chưa được đẹp cho lắm. Sẽ cóngười đặt lại câu hỏi, phải chăng, vìkhông đạt được điều mong muốn mà“Người đẹp hình thể” có cách xử sựnhư vậy? Chẳng lẽ người đẹp này thiếubản lĩnh tới mức để “bị dụ dỗ” tham gia

cuộc thi? Cần thấy rằng, phần lớn cácthí sinh tìm đến cuộc thi này hẳn ngoàimục đích giao lưu học hỏi, họ còn nuôitham vọng là sở hữu chiếc vương miện“Nữ hoàng” kèm theo số tiền tưởngkha khá. Thậm chí, một số cô gái trẻ cóchút nhan sắc coi chiếc vương miện làmục tiêu lớn của cuộc đời. Có lẽ, NgọcBích cũng không phải là ngoại lệ. Thựcra, phấn đấu vì cái đẹp, nuôi dưỡng cáiđẹp, phát huy giá trị của cái đẹp để làmnhững việc có ích cho xã hội... quả làđáng trân trọng. Nhưng nếu lợi dụng vẻđẹp của nhan sắc để kiếm tiền, coichiếc vương miện là mục tiêu của cuộcđời thì quả khó chấp nhận. Trở lại vớitrường hợp của Ngọc Bích. Nếu cuộcthi “Nữ hoàng sắc đẹp” đường đườngchính chính và ngôi vị cao nhất cuộcthi thuộc về cô, thì có lẽ chiếc vươngmiện của cuộc sắc đẹp này sẽ không bịném vào sọt rác (đúng với nghĩa đen).

Lật giở lại các cuộc thi sắc đẹpđược tổ chức trong nước thời gian gầnđây, không cuộc thi nào là không để lạinhững điều tiếng. Có một điểm chunglà những lùm xùm như mua giải, dànxếp kết quả cuộc thi không bao giờđược khán giả chấp nhận và bị dư luậnlên án gay gắt. Điều đó đã làm cho hìnhảnh các cuộc thi ngày một xấu đi vàmất hết niềm tin nơi người hâm mộ.Bài học của những hoa hậu, á hậu “aolàng” trong vô số các cuộc thi sắc đẹpnhư lời cảnh tỉnh với các bạn trẻ đangảo tưởng tham dự các cuộc thi sắc đẹpđể tìm kiếm danh hiệu dù tổ chức trongnước hay nước ngoài. Có lẽ đã đến lúccác cô gái trẻ, có chút nhan sắc phảinhìn nhận lại mình, phải biết giữ mình,đừng trở thành con mồi béo bở cho đơnvị tổ chức, cho các “ông bầu” lợi dụng,biến thành kẻ mua vui cho người khácvà bị xã hội bàn tán, chê cười.

Hy vọng những đấu trường nhansắc sẽ ngày càng được sàng lọc kỹ hơnđể không còn những kết cục buồn như“Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam 2014”.

tHế Hùng

Sao thế “Nữ hoàng sắc đẹp”?

Sự kiện vấn đề

20 số 1085 l 24.7.2014

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

PHAN ĐìNH TâN

Biên tậpTruNg kIêN, THế HùNg

Địa chỉ51 Ngô Quyền - Hà Nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicôNg Ty TNHH MộT THàNH vIêN

IN và văN HóA PHẩM

Hơn 300 hình ảnh, tư liệu, hiệnvật ghi dấu những bằng chứnglịch sử của Việt Nam về chủ

quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa của các lực lượng chức năngqua các thời kỳ, hình ảnh Hoàng Sa,Trường Sa trong trái tim Việt Nam vàbạn bè quốc tế, đã được tái hiện sinhđộng trong Triển lãm “Hoàng Sa,Trường Sa - Chủ quyền Việt Nam” đangdiễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quân sựViệt Nam (Hà Nội).

Triển lãm là hoạt động thiết thựcgóp phần khẳng định lập trường chínhnghĩa của Việt Nam, nâng cao tinh thầnđoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhândân trong nước, kiều bào ta ở nướcngoài trong công cuộc bảo vệ chủquyền biển đảo Tổ quốc; giúp bạn bèquốc tế, trong đó có người dân TrungQuốc, hiểu được mong muốn, nguyệnvọng của nhân dân Việt Nam trong việcduy trì hòa bình, ổn định trong khu vực,đồng thời cũng một lần nữa khẳng địnhý chí quyết tâm của người dân ViệtNam trong bảo vệ mỗi tấc đất, biển, trờithiêng liêng của Tổ quốc.

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa -Chủ quyền Việt Nam” gồm ba phầnchính. Với phần “Hoàng Sa, Trường Salà của Việt Nam - Những bằng chứnglịch sử”, Triển lãm giới thiệu một sốChâu bản triều Nguyễn - các văn bảnhành chính thức của Triều đình nhàNguyễn (thế kỷ XVII, XVIII) là cơ sởpháp lý khẳng định việc Nhà nướcphong kiến Việt Nam đã xác lập và triểnkhai nhiều hành động thực thi chủquyền đối với hai quần đảo Hoàng Savà Trường Sa. Một số thư tịch cổ vềHoàng Sa, Trường Sa được tập hợptrong cuốn kỷ yếu cũng được trưng bàytại triển lãm. Bên cạnh đó là hệ thốngbản đồ khá phong phú của các Nhànước phong kiến Việt Nam, củaphương Tây và Trung Quốc đều thể

hiện chủ quyền Việt Nam đối với haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như:Đại Nam nhất thống toàn đồ do VuaMinh Mạng cho vẽ năm 1883; An Namđại quốc họa đồ của giám mục Tabe vẽnăm 1838; Hoàng triều trực tỉnh địa dưtoàn đồ (1904).

Triển lãm còn giới thiệu một số tưliệu mới được sưu tầm như: Giấy Khaisinh của bà Mai Kim Quy sinh ra ởHoàng Sa do cơ quan hành chính Phápđặt tại Hoàng Sa cấp năm 1940; Nghịđịnh số 3282 ra ngày 05/5/1939 của toànquyền Đông Dương về việc chia quậnhành chính Hoàng Sa thành hai quậnhành chánh thuộc tỉnh Thừa Thiên...Điều đó cho thấy sự thật không thể phủnhận là từ lâu đời, nhà nước Việt Namđã xác lập chủ quyền đối với hai quầnđảo Hoàng Sa, Trường Sa, phù hợp cácquy định của luật pháp quốc tế. Trongphần “Bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa,Trường Sa”, nhiều hình ảnh, hiện vậtphản ánh sự kiện Hải quân Nhân dânViệt Nam đã giải phóng và tiếp quản cácđảo trên quần đảo Trường Sa do Quânđội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ trongcuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùaXuân 1975 đã được trưng bày như: Máy

thông tin PRC 25 do cán bộ, chiến sĩTàu 673 Lữ đoàn 125 thu được đã sửdụng để chuyển, nhận lệnh giải phóngđảo Sinh Tồn ngày 28/4/1975; Biểnngụy trang tầu AJ01F Lữ đoàn 125 Hảiquân đã chở bộ đội Trung đoàn 126 Anhhùng đổ bộ lên giải phóng các đảo thuộcđảo Trường Sa; Cờ giải phóng treo trêncột cờ đảo Song Tử Tây ngày14/4/1975… Cùng với đó là những hìnhảnh, nhóm hiện vật tiêu biểu phản ánhhoạt động của bộ đội Hải quân trên cácđảo thuộc quần đảo Trường Sa, ốngnhòm quan sát chỉ huy bộ đội xây dựngvà bảo vệ các đảo thuộc quần đảoTrường Sa năm 1988; cáng thươngchuyển cán bộ chiến sĩ đã chiến đấu hysinh bảo vệ quần đảo Trường Sa năm1988. Triển lãm cũng giới thiệu một sốhình ảnh tàu Trung Quốc đâm tàu ngưdân bị chìm, đâm tàu cảnh sát biển vàtàu kiểm ngư bị hỏng, các mảnh thànhtàu, boong tàu, mạn tàu của tầu CSB2012 và 2016 bị tàu Trung Quốc đâmhỏng là bằng chứng không thể chối cãicho hành động của Trung Quốc xâmphạm thềm lục địa và vùng đặc quyềnkinh tế của Việt Nam.

tHế Hùng

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Chủ quyền Việt Nam”

Thanh niên kiều bào tham quan triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Chủ quyền Việt Nam”