toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – số 1046 –vanhien.vn

20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1046 ngày 17/10/2013 - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nguồn cảm hứng vô tận của các nghệ sĩ (Tr.19) - Truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cho cố nghệ sĩ Nguyễn Văn Hiệp (Tr.6) - Đặt hàng tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI (Tr.2) - Dự án “Truyền thông nhằm thúc đẩy việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” (Tr.6) Quách Thị Lan, niềm hy vọng vàng của điền kinh Việt Nam (Tr.18) troNg số NÀY Sơ kết công tác Văn hoá, Thể thao, Du lịch 9 tháng đầu năm 2013 Sáng 11/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Văn hoá, Thể thao, Du lịch 9 tháng đầu năm 2013. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dự và chủ trì Hội nghị. Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh hoan nghênh các đơn vị trong 9 tháng đầu năm đã có nhiều cố gắng, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, hoàn thành cơ bản theo kế hoạch công tác đã đề ra. (Xem tiếp trang 2) Tổ chức các hoạt động tại Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số 3482/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” có sự tham gia của 17 cộng đồng dân tộc với gần 400 người đến từ 13 tỉnh/thành gồm: Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang. (Xem tiếp trang 7) Ảnh: HÀ TUẤN Với chủ đề “Điện ảnh Việt Nam – Dân tộc, nhân văn, sáng tạo, hội nhập”, Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XVIII đã khai mạc tối 14/10 tại Khu du lịch quốc tế Tuần Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Dự lễ khai mạc có Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Trưởng ban Chỉ đạo Liên hoan Phim; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh, Trưởng ban Tổ chức Liên hoan Phim và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh. (Xem trang 3) Khai mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 18 Đêm khai mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 18 diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc

Upload: longvanhien

Post on 10-Jun-2015

247 views

Category:

News & Politics


6 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1046. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1046 ngày 17/10/2013

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp -nguồn cảm hứng vô tận củacác nghệ sĩ

(Tr.19)- Truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cho cố nghệ sĩNguyễn Văn Hiệp

(Tr.6)- Đặt hàng tác phẩm nghệ thuậthưởng ứng Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI

(Tr.2)- Dự án “Truyền thông nhằm thúc đẩy việc thực hiệnLuật Phòng, chống bạo lực gia đình”

(Tr.6)Quách Thị Lan, niềm hy vọng

vàng của điền kinh Việt Nam(Tr.18)

troNg số NÀy

Sơ kết công tác Văn hoá,Thể thao, Du lịch 9tháng đầu năm 2013

Sáng 11/10, tại Hà Nội, BộVHTTDL đã tổ chức Hội nghị sơ kếtcông tác Văn hoá, Thể thao, Du lịch9 tháng đầu năm 2013. Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh dự và chủ trì Hộinghị. Phát biểu kết luận tại Hội nghị,Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh hoannghênh các đơn vị trong 9 tháng đầunăm đã có nhiều cố gắng, tập trungthực hiện các nhiệm vụ trọng tâm,hoàn thành cơ bản theo kế hoạchcông tác đã đề ra.

(Xem tiếp trang 2)

Tổ chức các hoạt động tại Tuần lễ “Đại đoàn kếtcác dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”

Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số 3482/QĐ-BVHTTDL ban hànhKế hoạch tổ chức các hoạt động Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Disản Văn hóa Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc ViệtNam. Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” cósự tham gia của 17 cộng đồng dân tộc với gần 400 người đến từ 13tỉnh/thành gồm: Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Ngãi,Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh,An Giang.

(Xem tiếp trang 7)

Ảnh:

TU

ẤN

Với chủ đề “Điện ảnh Viêt Nam – Dân tộc, nhân văn, sáng tạo, hội nhập”,Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XVIII đã khai mạc tối 14/10 tại Khu du lịchquốc tế Tuần Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Dự lễ khai mạc có Bộtrưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Trưởng ban Chỉ đạoLiên hoan Phim; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh,Trưởng ban Tổ chức Liên hoan Phim và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh.

(Xem trang 3)

Khai mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 18

Đêm khai mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 18 diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1046 l 17.10.2013

Trong 9 tháng đầu năm 2013,Ngành VHTTDL các cấp đã có nhiềucố gắng, căn bản hoàn thành tốt kếhoạch công tác đề ra, góp phần quantrọng trong thực hiện các nhiệm vụchính trị của Ngành và của đất nước.Hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thểthao kỷ niệm các ngày lễ lớn của đấtnước được tổ chức sôi nổi, rộng khắp,bảo đảm yêu cầu về chất lượng nghệthuật, nội dung tư tưởng. Các đoànnghệ thuật chuyên nghiệp của Trungương và các tỉnh/thành tổ chức lưu diễnphục vụ nhân dân trước, trong và sauTết, chú trọng phục vụ nhân dân vùngsâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộcthiểu số và vùng kháng chiến cũ. Côngtác quản lý và tổ chức mùa lễ hội Xuân2013 đạt yêu cầu đề ra. Ý thức thựchiện nếp sống văn minh khi tham gialễ hội của người dân có chuyển biến sovới trước. Các hoạt động trong NămGia đình Việt Nam-2013, kỷ niệmNgày Gia đình Việt Nam (28/6) đượcsự hưởng ứng và tham gia tích cực củacác tổ chức đoàn thể và nhân dân.

Thể thao Việt Nam tập trung chuẩnbị lực lượng tham dự Đại hội Thể thaotrong nhà và Võ thuật Châu Á, Đại hộiThể thao trẻ Châu Á, World Games,SEA Games 27 năm 2013; ASIADnăm 2014 và các giải thi đấu ở trongnước và quốc tế. Tham dự các giải thiđấu quốc tế, thể thao Việt Nam giànhđược tổng số 260 HCV, 199 HCB, 174

HCĐ; giành thứ hạng cao tại các giảithi đấu của châu lục và thế giới: xếpthứ 3/44 đoàn tham dự Đại hội Thểthao trong nhà và Võ thuật Châu Á lầnthứ 4 tại Hàn Quốc; xếp thứ 32/120đoàn tham dự Đại hội Thể thao thế giớitại Colombia; xếp thứ 7/45 đoàn thamdự Đại hội thể thao trẻ Châu Á lần thứ2 tại Trung Quốc.

Tốc độ tăng trưởng du lịch tuy códao động trong từng tháng nhưng tínhchung 9 tháng vẫn giữ được tăngtrưởng, lượng khách quốc tế đến ViệtNam 9 tháng đầu năm 2013 đạt5.490.274 lượt khách, tăng 9,9% so vớicùng kỳ năm 2012. Lượng khách nội địaước đạt 31 triệu lượt khách, tăng 11,0%so với cùng kỳ năm 2012; tổng thu từkhách du lịch đạt 152.800 tỷ đồng, tăng23,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo cácTổng cục, Cục, Vụ, Văn phòng Bộ, đơnvị trực thuộc Bộ VHTTDL đã đóng gópý kiến, tập trung các giải pháp nhằm giảiquyết triệt để các vấn đề “nóng” trongcông tác chỉ đạo, điều hành cũng như cáchoạt động lễ hội, nghệ thuật biểu diễn,quản lý di tích, di sản; thể thao, du lịch…

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh hoan nghênhcác đơn vị trong 9 tháng đầu năm đã cónhiều cố gắng, tập trung thực hiện cácnhiệm vụ trọng tâm, hoàn thành cơ bảntheo kế hoạch công tác đã đề ra. Bộtrưởng cũng lưu ý các đại biểu cần hết

sức quan tâm đến những vấn đề tồn tạiđã nêu trong Báo cáo, đánh giá mộtcách khách quan những mặt được vàchưa được, từ đó tìm cách giải quyết,tháo gỡ để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bộtrưởng yêu cầu các đơn vị tập trung ràsoát các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạchcông tác, giải quyết các vấn đề còn tồntại, thậm chí “cắt” thi đua nếu đơn vịkhông hoàn thành theo kế hoạch. Tậptrung thực hiện tốt các Nghị quyết củaTrung ương, đặc biệt là Nghị quyếtTrung ương 4 (Khoá XI) về “Một sốvấn đề cấp bách về xây dựng Đảnghiện nay”, gắn với Cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh”. Đẩy mạnh công táccải cách hành chính, tăng cường tuyêntruyền phổ biến để các đơn vị biết vàthực hiện công tác này.

Đối với các vấn đề “điểm nóng”của Ngành, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh yêu cầu Tổng cục Du lịch tậptrung chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số18 ngày 04/9/2013 của Thủ tướngChính phủ về tăng cường công tácquản ly môi trường du lịch, bảo đảm anninh, an toàn cho khách du lịch; chú ývấn đề môi trường du lịch, nhà vệ sinhđạt chuẩn… Tổng cục Thể dục thể thaochủ động thực hiện tốt công tác chuẩnbị cho các sự kiện thể thao của khu vực(SEA Games), châu lục (ASIAD)nhằm đạt thành tích cao...

tHtt

Sơ kết công tác... (Tiếp theo trang 1)

Chiều 10/10, tại Hà Nội, Cục Nghệthuật biểu diễn Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch đã tổ chức gặp mặt các cơ quanbáo chí tuyên truyền Cuộc thi Chèo toànquốc và phát động đặt hàng tác phẩmnghệ thuật hưởng ứng Nghị quyết Trungương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách

về xây dựng Đảng hiện nay”. Thứtrưởng Vương Duy Biên đã tới dự.

Đối tượng đặt hàng là các nhà văn,nhà viết kịch có kinh nghiệm, hoạt độngtrong ngành Nghệ thuật biểu diễn đãtừng có kịch bản sân khấu dàn dựngthành công trong những năm qua; có sức

khỏe, năng lực chuyên môn, mong muốncống hiến những tác phẩm đạt chấtlượng cao về nội dung tư tưởng và nghệthuật, có khả năng lôi cuốn và ảnh hưởngtốt tới công chúng. Đặc biệt là những tácgiả có cái nhìn mới mẻ, đúng đắn về

(Xem tiếp trang 5)

Đặt hàng tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1046 l 17.10.2013

Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ18 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch phối hợp với Ủy ban nhân dântỉnh Quảng Ninh tổ chức là sự kiệnvăn hóa Kỷ niệm 60 năm ngày BácHồ ký sắc lệnh thành lập ngành Điệnảnh cách mạng Việt Nam (15/3/1953-15/3/2013); kỷ niệm 50 năm hìnhthành và phát triển tỉnh Quảng Ninh(30/10/1963-30/10/2013); quảng báVịnh Hạ Long-Di sản thiên nhiên thếgiới, Kỳ quan thiên nhiên mới của thếgiới; là hoạt động hưởng ứng NămDu lịch quốc gia 2013 Đồng bằngsông Hồng-Hải Phòng 2013.

Đến dự Lễ Khai mạc có đồng chíTrương Vĩnh Trọng, nguyên Phó Thủtướng Chính phủ nước Cộng hòa Xãhội Chủ nghĩa Việt Nam và đại diệncác Bộ, Ban, ngành Trung ương, tỉnhQuảng Ninh và đông đảo nghệ sĩ,diễn viên trong cả nước.

Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ18 hướng đến các tác phẩm điện ảnhmang đậm đà bản sắc dân tộc, nộidung tư tưởng giàu tính nhân văn,nghệ thuật thể hiện sáng tạo, mới mẻvà chủ động hội nhập quốc tế. Liênhoan Phim cũng nhằm giới thiệu đếncông chúng những tác phẩm mới củađiện ảnh Việt Nam, tạo cơ hội tiếpxúc, đối thoại, giao lưu giữa nghệ sĩ,nhà làm phim với khán giả, góp phầntìm hiểu về nhu cầu và thị hiếu điệnảnh của công chúng.

60 năm qua, Điện ảnh Cách mạngViệt Nam luôn đồng hành với sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,vượt qua bom đạn chiến tranh,những năm tháng khó khăn, gian khổvà cho đến ngày hôm nay, khi đấtnước đang hội nhập và phát triển. Là

ngành nghệ thuật tổng hợp, có sứclan tỏa, ảnh hưởng mạnh đến đờisống xã hội, với bản sắc ngôn ngữ làtinh thần dân tộc, lòng yêu nướcnồng nàn, ý chí tự cường, tinh thầnđoàn kết và ý thức cộng đồng, lòngkhoan dung, nhân ái…

Điện ảnh Việt Nam là công cụ đắclực và hiệu quả để quảng bá hình ảnhđất nước, con người và văn hóa ViệtNam đến với bạn bè quốc tế. Chínhvì vậy, Đảng và Nhà nước luôn dànhsự quan tâm đến người làm công tácđiện ảnh, tôn vinh các tác phẩm điệnảnh, các cá nhân nghệ sĩ xuất sắc,góp phần phát triển điện ảnh ViệtNam thành một trong những ngànhcông nghiệp văn hóa có tính hội nhậpcao, một ngành nghệ thuật tổng hợpvới các tác phẩm có giá trị cao về tưtưởng và thẩm mỹ.

Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởngBộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh nhấnmạnh: Liên hoan Phim Việt Nam làsự kiện điện ảnh quốc gia, được cácnghệ sĩ và công chúng yêu điện ảnhtrông đợi nhất. Các giải thưởngBông sen Vàng, Bông sen Bạc luônlà động lực, nguồn động viên, cổ vũto lớn để các nghệ sĩ có thêm cảmhứng sáng tạo nhiều tác phẩm điệnảnh có giá trị nghệ thuật cao, gópphần định hướng nhân cách, thẩmmỹ cho khán giả. Dù có những lúcthăng trầm, nhưng với truyền thốngtự hào và lòng tâm huyết với nghềnghiệp, những người làm điện ảnhViệt Nam đang luôn nỗ lực, khắcphục gian khó, xây dựng những tácphẩm điện ảnh đặc sắc để đáp ứngnhu cầu xã hội.

“Chúng ta rất vui mừng vì tại

Liên hoan Phim Việt Nam lần này, sốlượng 139 Phim tham gia dự thi đãvượt hẳn về số lượng so với các Liênhoan Phim những lần trước đây vớitên tuổi các Hãng phim Nhà nướccùng sự góp mặt của các Hãng phimtư nhân. Điều đó, một lần nữa khôngchỉ thể hiện sự hấp dẫn của nghệthuật Điện ảnh mà còn là thể hiện sựquan tâm của đông đảo những ngườilàm điện ảnh Việt Nam tới Liên hoanPhim Việt Nam, khẳng định chủtrương đúng đắn về xã hội hóa điệnảnh ngày càng được thực hiện sâurộng và hiệu quả, mang lại một diệnmạo mới cho nghệ thuật điện ảnhViệt Nam”, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh khẳng định.

NSND Lan Hương, diễn viêntrong phim “Em bé Hà Nội”, bày tỏlòng cảm ơn cố NSND Hải Ninh đãmang đến cho chị vai diễn “để đời”.

NSND Trà Giang tâm sự, nhữngngày đi quay ở hiện trường khiến chochị nhớ đến những tác phẩm điện ảnhđầy chất nhân văn, lãng mạn củaNSND Bạch Diệp và NSND HảiNinh. Hai nghệ sĩ này đã có nhữngcống hiến trọn đời cho sự nghiệpĐiện ảnh của Việt Nam.

Với những tiết mục như: Đại cảnh“Lửa còn cháy mãi tình yêu điện ảnh”,hoạt cảnh múa phim “Chung mộtdòng sông” và phim “Bao giờ cho đếntháng 10”, trích đoạn trong phim“Cánh đồng hoang”... đã giúp khángiả hồi tưởng lại chặng đường 60 nămcủa Ngành Điện ảnh Việt Nam.

Trong khuôn khổ Liên hoan PhimViệt Nam lần thứ 18 sẽ có nhiều hoạtđộng như: Hội thảo “Điện ảnh vớiQuảng Ninh và quảng bá du lịch quaĐiện ảnh”; Hội thảo “Phát triển hợptác sản xuất và phát hành phim”;Triển lãm “Điện ảnh với Quảng Ninh

(Xem tiếp trang 9)

Khai mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 18 tối ngày 14/10/2013, tại Khu Du lịch và giải trí quốc tế tuầnChâu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Lễ Khaimạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 18, với chủ đề: “Điện ảnhViệt Nam - Dân tộc, nhân văn, sáng tạo, hội nhập”.

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

4 số 1046 l 17.10.2013

quản lý nhà nước

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 3467/QĐ-BVHTTDL ngày04/10/2013, giao cục Mỹ thuật, Nhiếpảnh và Triển lãm phối hợp với các cơquan nghiên cứu, xây dựng Chiến lượcphát triển Mỹ thuật đến năm 2020, tầmnhìn 2030 trình Thủ tướng Chính phủphê duyệt vào năm 2014.

- Tại Quyết định số 3470/QĐ-BVHTTDL ngày 04/10/2013, BộVHTTDL giao nhiệm vụ cho Bảo tàngVăn hóa các dân tộc Việt Nam trưngbày, triển lãm một số hình ảnh giớithiệu về trang phục truyền thống cácdân tộc Việt Nam phục vụ Hội thảo“Giải pháp để bảo tồn, phát huy trangphục truyền thống các dân tộc thiểu sốtrong giai đoạn hiện nay” tổ chức tạiLàng Văn hóa - Du lịch các dân tộcViệt Nam, tháng 11 năm 2013.

- Ngày 04/10/2013 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 3474/QĐ-BVHTTDL, cho phép Ban quản lýcác di tích trọng điểm tỉnh Quảng

Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ họckhai quật tại khu vực bãi cọc YênGiang, phường Yên Giang và khuvực cánh đồng thuộc phường HảiYến thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnhQuảng Ninh. Thời gian khai quật từngày 15/10-03/11/2013, diện tíchkhai quật 200m2.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 3476/QĐ-BVHTTDL ngày04/10/2013, cho phép Cục Hợp tácquốc tế phối hợp với Hội Trí thức ViệtNam tại Anh và Nhóm Kiến trúc sưngười Việt Nam tại Anh tổ chức Triểnlãm ảnh “Hà Nội-Linh hồn một vùngđất” của Nhà ngoại giao người AnhJohn Ramsdem chụp Hà Nội trongnhững năm thập niên 80. Thời gian từngày 17-27/11/2013, tại Nhà triển lãm29 Hàng Bài, Hà Nội.

- Tại Quyết định số 3498/QĐ-BVHTTDL ngày 08/10/2013, BộVHTTDL cho phép Học viện Âmnhạc quốc gia Việt Nam phối hợp với

Viện Goethe Hà Nội đón đoàn nghệ sỹthuộc Dàn nhạc Giao hưởng thínhphòng trẻ Đông Nam Á SEAYCOsang giao lưu, luyện tập và biểu diễnbáo cáo với Dàn nhạc Giao hưởngHọc viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam,thời gian từ ngày 12-16/10/2013.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 3490/QĐ-BVHTTDL ngày08/10/2013, giao Cục Mỹ thuật, Nhiếpảnh và Triển lãm tổ chức Triển lãmtranh sơn mài và các sản phẩm thủcông mỹ nghệ truyền thống Việt namtại Marseille và Paris-Cộng hòa Phápnăm 2014.

- Ngày 09/10/2013 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 3502/QĐ-BVHTTDL, giao Vụ Đào tạo tổ chứcHội nghị Tổng kết công tác tuyển sinhkhối các trường Văn hóa nghệ thuậtnăm 2013 và triển khai công tác năm2014. Thời gian tổ chức cuối tháng10/2013, tại Hà Nội.

tHtt

VăN bảN mớI

Chiều 08/10, tại Trung tâm Triển lãmVăn hóa nghệ thuật Việt Nam đã chínhthức khai mạc Triển lãm tranh “Đặc sắcAi Cập” nhân Kỷ niệm 50 năm Thiết lậpquan hệ ngoại giao Việt Nam - Ai Cập.Đây là hoạt động do Bộ VHTTDL phốihợp với Đại sứ quán Cộng hòa Ai Cậpđã tổ chức. Thứ trưởng Vương Duy Biênđã tới dự.

Phát biểu khai mạc Triển lãm, Thứtrưởng Vương Duy Biên khẳng định:Quan hệ giữa Việt Nam - Ai Cập là mốiquan hệ đoàn kết, hữu nghị, truyền thốnglâu đời, được củng cố và trải nghiệm quanhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử.Nhìn lại chặng đường phát triển quan hệhai nước trong 50 năm qua, những thànhquả đạt được là rất lớn. Đặc biệt, từ năm1991 trở lại đây, quan hệ hai nước đãbước sang một giai đoạn phát triển mới,hợp tác trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh

tế, ngoại giao, văn hóa-giáo dục, khoahọc kỹ thuật, du lịch. “Triển lãm tranh“Đặc sắc Ai Cập” là một trong nhữnghoạt động giao lưu văn hóa góp phầnđưa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiềumặt giữa Việt Nam và Ai Cập lên mộttầm cao mới, hiệu quả và mở rộng hơn”.

“Đặc sắc Ai Cập” là chủ đề Triển lãmgiới thiệu gần 50 tác phẩm của họa sỹnổi tiếng người Ai Cập AhmedMohammed El-Ganainy, thể hiện nhữngnét vẽ ghi lại sự đam mê kiếm tìm liêntục tuôn trào bằng các góc cạnh của màusắc. Công chúng được thưởng thứcnhững tác phẩm hội họa đặc sắc của nềnhội họa Ai Cập.

Hoạ sỹ Ahmed Mohammed El-Ganainy là thành viên Ủy ban Nghệthuật tạo hình của Hội đồng Văn hóa tốicao, thành viên Ủy ban Triển lãm quốctế; thành viên Alex Atelier và Liên hiệp

Hội Nhà văn; Tổng giám sát Nghệ thuậttạo hình của chính quyền tỉnhDakahleya. Ông El-Ganainy đã có nhiềunghiên cứu quan trọng về Nghệ thuật tạohình, như "20 Tia mỏng," "Một ít nướcThánh," "Trên cánh một con bướm,""Ngực trần của Moudliany," "Tiểu sửcủa bộ nhớ màu"... Ông đã có rất nhiềutriển lãm cá nhân và tham gia các triểnlãm nhóm được đánh giá cao và giànhnhiều giải thưởng mỹ thuật quan trọngnhư Giải Nhất tại Triển lãm tranh ởQatar-Baghdad; giải Ba của Giải thưởngPost-Said Biennale; giải Nhất tại Triểnlãm tranh đồng bằng phía Đông củaTổng cục Nghệ thuật và Văn học; đoạtGiải chứng nhận và "Shield" xuất sắc tạiSambouzayom Ehden quốc tế; Giảithưởng Ngôi nhà nghệ thuật "Beet elFann" - Liban; Giải thưởng tại Hội nghịlần thứ nhất của Hội Nghệ thuật tạo hìnhtrong hội họa và điêu khắc ở Syria...

tHtt

Triển lãm tranh “Đặc sắc Ai Cập”

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

5số 1046 l 17.10.2013

quản lý nhà nước

những vấn đề trong công tác xây dựngĐảng, góp phần làm cho Đảng ta thật sựtrong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầuthực tiễn và nguyện vọng tha thiết củatoàn Đảng, toàn dân.

Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Chèochuyên nghiệp là cuộc thi do Cục Nghệthuật biểu diễn tổ chức định kỳ 03 nămmột lần, nhằm tổng kết, đánh giá chấtlượng nghệ thuật, hiệu quả hoạt độngtrên cơ sở đó xây dựng định hướng pháttriển những năm tiếp theo đối với cácđơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệptrên toàn quốc. Cuộc thi năm nay sẽ diễnra từ 19/10 - 01/11/2013, tại Nhà hátTháng Tám, quận Hồng Bàng, thànhphố Hải Phòng.

Các tác phẩm tham gia dự thi có chủđề, nội dung, tư tưởng rõ ràng, mangđậm giá trị nhân văn; phản ánh tinh thầnbất khuất của cha ông trong lịch sử giữnước và dựng nước; ca ngợi chủ nghĩaanh hùng cách mạng trong hai cuộc

kháng chiến chống thực dân, đế quốcgiải phóng dân tộc, thống nhất đất nước,những nhân tố tích cực, những thành tựumà Đảng, nhân dân Việt Nam đạt đượctrong công cuộc đổi mới.

Tác phẩm tham gia cuộc thi có thờilượng từ 90 phút đến 160 phút, đượcdàn dựng từ năm 2010 đến nay và chưatham gia bất kỳ cuộc Liên hoan nghệthuật chuyên nghiệp do Bộ VHTTDL tổchức; không sử dụng kịch bản nướcngoài. Mỗi tác giả, đạo diễn tham giasáng tạo không quá 3 tác phẩm trongcuộc thi nhằm nâng cao chất lượng tácphẩm dự thi và tạo điều kiện cho các đạodiễn, tác giả trẻ phát huy tài năng.

Các vở diễn có chất lượng nội dungvà nghệ thuật cao sẽ được tặng thưởngHuy chương Vàng, Bạc. Phần thưởngnày cũng được trao cho các cá nhân,nghệ sỹ biểu diễn xuất sắc đạt tiêu chítrong quy chế chấm thi và khen thưởng.Ngoài ra, cuộc thi cũng có tặng thưởng

cao nhất cho tác giả, đạo diễn, nhạc sỹ,họa sỹ, biên đạo dàn nhạc có nhữngsáng tạo xuất sắc trong các vở diễn thamdự cuộc thi.

Phát biểu tại buổi gặp mặt các cơquan báo chí tuyên truyền Cuộc thiChèo toàn quốc và phát động đặt hàngtác phẩm nghệ thuật hưởng ứng Nghịquyết Trung ương 4 khóa XI, Thứtrưởng Vương Duy Biên khẳng định,việc Nhà nước đặt hàng sáng tác nhữngtác phẩm đạt giá trị cao về nội dung, tưtưởng và nghệ thuật, phản ánh chânthực, đa dạng và sâu rộng mọi mặt củacuộc sống nhằm tuyên truyền, vận độngvà cổ vũ toàn Đảng, toàn quân và toàndân thực hiện Nghị quyết Trung ương 4(khóa XI) ngăn chặn và đẩy lùi tìnhtrạng suy thoái về tư tưởng, chính trị,đạo đức, lối sống của một phần cán bộ,đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý cáccấp trong thời gian qua.

tHtt

Chiều 08/10, tại Hà Nội, Hội nghịHiệp hội các bảo tàng quốc gia Châu Álần thứ 4 (ANMA 4) đã tiến hành phiênhọp mở rộng với sự tham dự của 12 trêntổng số 14 thành viên chính thức. Thứtrưởng Đặng Thị Bích Liên đã tới dự.

Phát biểu chào mừng Hội nghị, Thứtrưởng Đặng Thị Bích Liên khẳng định:Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoálà sứ mệnh của các Bảo tàng. Trongnhững thập niên qua, các Bảo tàng quốcgia ở Châu Á đã không ngừng nâng caonhận thức và hiệu quả của các hoạtđộng nhằm hiện thực hoá sứ mệnh, tầmnhìn trong việc bảo vệ và phát huy giátrị di sản văn hoá của mỗi quốc gia.“Điều này được thể hiện thông qua thựctế là ngày càng nhiều các di sản văn hoáở mỗi quốc gia được UNESCO côngnhận là di sản văn hoá thế giới, nhiềuhiện vật được Chính phủ các nước xếp

hạng là bảo vật quốc gia”. Ở mỗi bảotàng lại có những ưu tiên, những thếmạnh khác nhau về các bộ sưu tập cũngnhư cách thức hoạt động trong việc bảovệ, giới thiệu các di sản văn hoá đến vớicông chúng. Cũng từ vai trò, vị trí củacác Bảo tàng quốc gia trong việc chiasẻ kinh nghiệm hoạt động và tăngcường quảng bá di sản văn hoá, Hiệphội Bảo tàng quốc gia Châu Á(ANMA) ra đời nhằm đẩy mạnh quanhệ hợp tác và trao đổi văn hoá giữa cácquốc gia Châu Á để phối hợp hànhđộng, đưa giá trị các di sản văn hoáchâu Á đến với công chúng ngày mộtđa dạng và phong phú hơn.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchluôn ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuậnlợi để Bảo tàng Lịch sử quốc gia ViệtNam tham dự đầy đủ, có trách nhiệmtrong các hoạt động của Hiệp hội các

Bảo tàng quốc gia châu Á, với mongmuốn Hiệp hội ngày càng phát triển lớnmạnh, là chỗ dựa vững chắc, tạo điềukiện tốt nhất cho các bảo tàng quốc giaở châu Á phát triển, góp phần thay đổixã hội.

Tại Hội nghị, các đại biểu đại diệncho Bảo tàng quốc gia các nước thànhviên ANMA đã tập trung trao đổi 03 vấnđề chính: Bảo tàng góp phần thay đổinhận thức về bảo tồn và phát huy di sản;Bảo tàng với du lịch di sản; Vai trò giáodục của bảo tàng. Bên cạnh đó, các đạibiểu cũng chia sẻ những bài học kinhnghiệm tốt nhất trong các hoạt động đadạng của bảo tàng mình, tận dụng cơ hộinày để cập nhật thông tin, củng cố quanhệ, đồng thời mở ra các hướng hợp tácsong phương và đa phương mới trongtương lai.

tuệ ANH

Hội nghị Hiệp hội các bảo tàng quốc gia Châu Á lần thứ 4

Đặt hàng tác phẩm nghệ thuật ... (Xem tiếp trang 2)

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

6 số 1046 l 17.10.2013

quản lý nhà nước

Ngày 09/10, Bộ VHTTDL đã cóvăn bản đề nghị Thư viện các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương tổchức trưng bày, triển lãm, giới thiệusách, báo, tư liệu, tổ chức nói chuyệnchuyên đề… về thân thế và sự nghiệpcủa Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Suốt cuộc đời hoạt động cáchmạng hơn 80 năm, Đại tướng VõNguyên Giáp đã có nhiều công lao tolớn đối với sự nghiệp cách mạng củaĐảng và dân tộc. Là học trò xuất sắcvà gần gũi của Chủ tịch Hồ ChíMinh, là Đại tướng, Tổng Tư lệnh

đầu tiên của Quân đội nhân dân ViệtNam, Đại tướng Võ Nguyên Giápđược nhân dân yêu mến, kính trọng,bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, là niềmtự hào của các thế hệ cán bộ, chiếnsĩ toàn quân. Với lòng thương tiếc vàbiết ơn Đại tướng Võ Nguyên Giáp,người Cộng sản kiên trung, mẫumực, một thiên tài quân sự, BộVHTTDL đề nghị các thư viện tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương tổchức trưng bày, triển lãm, giới thiệusách, báo, tư liệu, tổ chức nói chuyệnchuyên đề… về thân thế và sự

nghiệp của Đại tướng Võ NguyênGiáp đối với sự nghiệp cách mạngViệt Nam.

Những nguồn tư liệu, sách, báonày sẽ giúp công chúng hiểu thêm vềcuộc đời và tài cầm quân lỗi lạc củamột vị tướng huyền thoại - ngườiAnh Cả của các lực lượng vũ trangnhân dân Việt Nam - Người cộngsản kiên trung, mẫu mực, một thiêntài quân sự, Vị Đại tướng trong tráitim nhân dân Việt Nam và bạn bèquốc tế.

K.A

Chiều ngày 10/10, tại Hà Nội, BộVHTTDL đã tổ chức Lễ truy tặngdanh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú cho cố nghệsĩ Nguyễn Văn Hiệp vì những nỗ lực,cố gắng, tâm huyết, mệt mài sáng tạo,cống hiến cho nghệ thuật nước nhà.Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã tới dự.

Phát biểu tại Lễ truy tặng, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh:Việc Chủ tịch nước truy tặng danhhiệu Nghệ sĩ Ưu tú - danh hiệu vinhdự nhà nước cao quý cho nghệ sĩNguyễn Văn Hiệp theo đề nghị củaBộ VHTTDL là sự ghi nhận củaĐảng, Nhà nước và Nhân dân đối vớinhững nỗ lực, cố gắng, tâm huyết,miệt mài sáng tạo, cống hiến cho

nghệ thuật của nghệ sĩ Văn Hiệp, gópphần xây dựng và phát triển nền nghệthuật nước nhà, đặc biệt là nền sânkhấu kịch nói cách mạng Việt Nam.

Bộ trưởng cũng khẳng định, vănhọc, nghệ thuật có vai trò hết sứcquan trọng trong thực hiện các mụctiêu và nhiệm vụ chiến lược pháttriển của đất nước. Nhiệm vụ củaĐảng, Nhà nước, của Bộ VHTTDLvà các Hội Văn học nghệ thuật là tạomọi điều kiện thuận lợi để văn họcnghệ thuật phát triển, nâng cao toàndiện chất lượng nền văn học, nghệthuật Việt Nam; xây dựng và pháttriển đội ngũ văn nghệ sĩ; củng cố,đổi mới hoạt động của các Hội văn

học, nghệ thuật, đưa văn học, nghệthuật thực sự trở thành nền tảng tinhthần vững chắc, sức mạnh nội sinhquan trọng, động lực và mục tiêuphát triển đất nước theo quan điểmNghị quyết Đại hội XI của Đảng,Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIIIvà Nghị quyết số 23 Khóa X của BộChính trị.

Được sự ủy quyền của Chủ tịchnước, Thủ tướng Chính phủ, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh đã traoQuyết định của Chủ tịch nước truytặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú cho cốnghệ sĩ Nguyễn Văn Hiệp tới đại diệngia đình nghệ sĩ.

tHtt

Truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú cho cố nghệ sĩ Nguyễn Văn Hiệp

Triển lãm, giới thiệu sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chiều 10/10, tại Hà Nội, BộVHTTDL đã tổ chức Lễ kết thúc Dự án“Truyền thông nhằm thúc đẩy việc thựchiện Luật Phòng, chống bạo lực giađình” và trao kỷ niệm chương vì sựnghiệp VHTTDL cho bà Silvia VacaSotomayor, Giám đốc Chương trìnhAECID tại Hà Nội.

Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ

VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái; Đại sứ đặcmệnh toàn quyền Vương quốc Tây BanNha tại Việt Nam - Alfonso TenaGarcia; Giám đốc Chương trìnhAECID tại Hà Nội - Silvia VacaSotomayor...

Dự án “Truyền thông nhằm thúcđẩy việc thực hiện Luật Phòng, chốngbạo lực gia đình” do Bộ VHTTDL phối

hợp với Cơ quan hợp tác phát triểnquốc tế Tây Ban Nha (AECID) triểnkhai thực hiện tại Việt Nam từ15/3/2011-25/12/2013. Sau 21 thángtriển khai, Dự án đã thành công trongviệc cung cấp thông tin tới đối tượngtác động của dự án, làm họ có nhữngnhận thức và hành vi đúng trong phòng,chống bạo lực gia đình và xây dựng gia

Dự án “Truyền thông nhằm thúc đẩy việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình”

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

7số 1046 l 17.10.2013

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số3482/QĐ-BVHTTDL ban hành kếhoạch tổ chức các hoạt động Tuần lễ“Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Vănhóa Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Dulịch các dân tộc Việt Nam.

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc -Di sản Văn hóa Việt Nam” là hoạt độngthiết thực kỷ niệm 83 năm Ngày thànhlập Mặt trận Dân tộc Thống nhất ViệtNam (18/11/1930 - 18/11/2013), chàomừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam(23/11/2013), khánh thành quần thểchùa Khmer tại Làng Văn hoá - Du lịchcác dân tộc Việt Nam. Bộ VHTTDLphối hợp với Ủy ban TƯMTTQ ViệtNam, các Ban, Bộ, ngành Trung ươngvà các địa phương liên quan tổ chức vớimục đích góp phần tăng cường xâydựng khối đại đoàn kết các dân tộc ViệtNam, tôn vinh tinh thần đại đoàn kết trởthành một di sản văn hóa của dân tộcViệt Nam, cần được trân trọng, giữ gìnvà phát triển. Các hoạt động của Tuầnlễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sảnVăn hóa Việt Nam” nhằm giới thiệu,quảng bá, tôn vinh các giá trị văn hóavật thể, phi vật thể của các dân tộc ViệtNam, góp phần xây dựng, củng cố khốiđại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cườnggiao lưu và phát triển tình cảm gắn bógiữa các dân tộc Việt Nam. Tăng cường

công tác quảng bá, giới thiệu về đấtnước và con người Việt Nam nói chungvà về Làng Văn hoá - Du lịch các dântộc Việt Nam - “Ngôi nhà chung” của54 dân tộc Việt Nam, điểm đến hấp dẫncủa du khách trong nước và quốc tế.

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc -Di sản Văn hóa Việt Nam” có sự thamgia của 17 cộng đồng dân tộc với gần400 người đến từ 13 tỉnh/thành gồm:Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, HàGiang, Quảng Ngãi, Quảng Trị, KonTum, Gia Lai, Đắk Lắk, Cần Thơ, SócTrăng, Trà Vinh, An Giang.

Trong khuôn khổ Tuần lễ “Đạiđoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóaViệt Nam” sẽ có các hoạt động:Chương trình Khai mạc Tuần lễ “Đạiđoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóaViệt Nam” (điểm nhấn của sự kiện);Hội nghị “Tổng kết 15 năm thực hiệnChỉ thị số 24/1998/TTg ngày19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ vềxây dựng, thực hiện hương ước, quyước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dâncư”; trại sáng tác điêu khắc TâyNguyên; hoạt động của các cộng đồngdân tộc, gồm: Lễ mừng nhà mới và lễhội Arieuping của dân tộc Tà Ôi(Quảng Trị), Lễ hội Om đin Om đangcủa dân tộc Khơ Mú (tỉnh Sơn La),Nghi lễ Tết Xíp Xí của dân tộc Thái

(Sơn La), Lễ hội Căm Mường của dântộc Lự (Lai Châu), Lễ hội Nàng Haicủa dân tộc Tày (Cao Bằng), Nghi thứcđón dâu trong lễ cưới của dân tộcMông (Hà Giang), Lễ Kết nghĩa củadân tộc Mơ Nông và Ê đê (Đắk Lắk),Trình diễn Cồng Chiêng Tây Nguyêncủa dân tộc Jrai (Gia Lai); chương trìnhgiao lưu đoàn kết các dân tộc Việt Nam(ngày 19/11); Triển lãm, giới thiệu Vănhóa truyền thống các dân tộc Việt Nam;tổ chức các hoạt động giới thiệu Di sảnDiều truyền thống Việt Nam: Trưngbày triển lãm, thuyết minh giới thiệu,tổ chức không gian thả Diều; tổ chứckhông gian giới thiệu Làng nghề truyềnthống Việt Nam và không gian Ẩmthực dân tộc theo vùng miền; Tái hiệnkhông gian văn hóa Chợ nổi Nam Bộvà Chợ vùng cao phía Bắc; tái hiện HộiĐua bò Bảy Núi; Hội thảo với chủ đề:“Giải pháp để bảo tồn, phát huy trangphục truyền thống các dân tộc thiểu sốtrong giai đoạn hiện nay”; dự kiến tổchức tái hiện Lễ Khao lề thế línhHoàng Sa; Khánh thành quần thể chùaKhmer; tái hiện Lễ hội Ok Om Bok;các chương trình biểu diễn nghệ thuật,ca múa nhạc chuyên nghiệp và các hoạtđộng giao lưu giữa cộng đồng các dântộc được huy động...

tHtt

Tổ chức các hoạt động tại Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”

đình, nguyên nhân và hậu quả của bạolực gia đình, giúp họ thay đổi hành vivề phòng, chống bạo lực gia đình.

Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái ghi nhận những đónggóp của chính phủ và nhân dân Tây BanNha đối với Việt Nam nói chung và cánhân bà Silvia Vaca Sotomayor cho sựnghiệp phát triển VHTTDL trong thờigian qua. Sự đóng góp này là hết sứctrân trọng và ý nghĩa trong việc xâydựng gia đình Việt Nam no ấm, bìnhđẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

Thứ trưởng mong rằng, trong thờigian tới, thông qua Ngài Đại sứ, AECIDtiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Bộ VHTTDLtrong thực hiện những nhiệm vụ đã quyđịnh trong Luật Phòng, chống bạo lựcgia đình. Đồng thời, Thứ trưởng mongNgài Đại sứ, Ngài Tổng điều phối viêncủa AECID tại Hà Nội sẽ là người bắcnhững nhịp cầu để Việt Nam có thể tìmhiểu rõ hơn những kinh nghiệm vềphòng chống bạo lực gia đình trên cở sởgiới tại Tây Ban Nha. Qua đó có thể ápdụng những mô hình hay, hiệu quả vào

điều kiện thực tế của Việt Nam. Ngoàira, Thứ trưởng mong Ngài tiếp tục vậnđộng, ủng hộ Bộ VHTTDL những dự ántương tự để Bộ VHTTDL Việt Nam cóthể thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chốngbạo lực gia đình trong thời gian tới.

Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Bộtrưởng Bộ VHTTDL, Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái đã trao Kỷ niệmchương Vì sự nghiệp VHTTDL cho bàSilvia Vaca Sotomayor, Giám đốcChương trình AECID tại Hà Nội.

t.HợP

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

8 số 1046 l 17.10.2013

quản lý nhà nước

Chiều 08/10, tại Bảo tàng Lịch sửquốc gia Việt Nam đã Khai mạc trưngbày chuyên đề Châu Á - Những sắcmàu Văn hóa. Đây là hoạt động điểmnhấn chào mừng Hội nghị ANMA4,triển lãm nhằm giới thiệu tới kháchtham quan trong và ngoài nước nhữngcổ vật, hiện vật - di sản văn hóa đặcsắc của các quốc gia Châu Á.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá caocác hoạt động tại Hội nghị ANMA 4đã tạo diễn đàn để các Bảo tàng quốc

gia thành viên ANMA cùng nhau chiasẻ những thông tin, kinh nghiệm hữuích, từ đó mở ra các hướng liên kết,hợp tác song phương và đa phươngmới trong tương lai. Quan trọng hơn,là cơ hội để Việt Nam giới thiệu vớibạn bè quốc tế về đất nước, conngười, lịch sử và văn hóa thông quanhững di sản văn hóa đa dạng, giàubản sắc.

Với gần 100 hiện vật đặc biệt giátrị có nguồn gốc từ 10 quốc gia ChâuÁ (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,

Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia,Myanmar, Campuchia, Lào, ViệtNam) hiện đang được lưu giữ tại Bảotàng Lịch sử quốc gia đã được giớithiệu tới đông đảo công chúng. Trongsố đó, rất nhiều hiện vật tiêu biểuđược chế tác bằng nhiều chất liệu:đồng, gốm, đá, đất nung, gỗ, bạc,ngọc, ngà..., với nhiều loại hình khácnhau như vật liệu kiến trúc, đồ giadụng, đồ trang trí, thờ cúng cùngnhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc…

tHtt

Triển lãm "Châu Á- Những sắc màu văn hóa"

Sáng 10/10, tại Hà Nội, Ban Chỉhuy Phòng cháy, chữa cháy BộVHTTDL phối hợp với Cục Cảnh sátPhòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứuhộ (Bộ Công an) tổ chức tuyên truyền,phổ biến giáo dục kiến thức pháp luậtvề phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,cứu hộ đến toàn thể, cán bộ, công chức,viên chức và người lao động khối trụsở cơ quan Bộ (51 Ngô Quyền, HoànKiếm, Hà Nội).

Cháy nổ là một trong những hiểmhọa đáng sợ, gây thiệt hại lớn về ngườivà tài sản cho người dân và xã hội.Mỗi năm, nước ta xảy ra hàng trăm vụcháy nổ lớn nhỏ gây thiệt hại hàngtrăm tỉ đồng.

Chia sẻ tại buổi tập huấn, Thạc sỹNguyễn Đình Chiến, Tạp chí Phòngcháy chữa cháy - Bộ Công an đã phântích những tác nhân gây cháy nổ chủyếu tại các gia đình và nơi công sở,

nhiều khi là do chính sự thiếu hiểu biếtcủa con người gây nên. Vì vậy, việcnâng cao ý thức Phòng cháy, chữa cháycủa mỗi người dân là rất quan trọng.

Cũng tại lớp tập huấn, các học viênđược hướng dẫn những kiến thức cơbản về Phòng cháy, chữa cháy; kỹ năngxử lý tình huống khi có sự cố cháy, nổxảy ra và thực hành phòng cháy, chữacháy tại công sở và trong gia đình.

tHtt

bộ VHTTDL phổ biến kiến thức về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Hưởng ứng “Tháng hành độngphòng, chống ma túy”, từ 07 đến09/10, tại Thành phố Thái Nguyên, BộVHTTDL phối hợp cùng UBND tỉnhThái Nguyên đã tổ chức Liên hoantuyên truyền lưu động phòng chống matuý 2013. Dự Liên hoan có 9 đội tuyêntruyền lưu động đại diện cho cáctỉnh/thành trong cả nước gồm: TháiNguyên, Hòa Bình, Sơn La, TuyênQuang, Bắc Cạn, Đắk Lắk, Phú Thọ,Hà Nam và Quảng Trị.

Với mục tiêu phát huy tính sáng tạotrong công tác tuyên truyền vận độngvề công tác phòng chống tác hại củama tuý tại cộng đồng dân cư, gần 200

tuyên truyền viên của các đội tuyêntruyền lưu động đem đến Liên hoannhững chương trình tuyên truyền về đềtài phòng, chống ma tuý bằng các hìnhthức thể hiện ngắn gọn, dễ hiểu, dễ tiếpcận với quần chúng nhân dân như: Vănnghệ cổ động, trưng bày ảnh, xe cổđộng... góp phần tạo sự chuyển biếntích cực trong công tác đẩy lùi tệ nạnma túy, giữ vững an ninh trật tự trên địabàn tòan quốc. Đây cũng là dịp để cácđội tuyên truyền lưu động giao lưu, họchỏi kinh nghiệm, giới thiệu nhữngphương thức tuyên truyền có hiệu quảtại địa phương mình.

Theo Ban Tổ chức Liên hoan, các

chương trình hay, tiết mục xuất sắc, đạthiệu quả tuyên truyền cao trình diễn tạiLiên hoan sẽ được các đoàn tuyêntruyền lưu động tiếp tục phát huy, tuyêntruyền tại địa phương, cơ sở. Sau đêmkhai mạc, các nội dung này sẽ được cácđội tuyên truyền lưu động trình diễn tạithị xã Sông Công, Trại giam Phú Sơn(huyện Phú Lương), Trường cao đẳngVăn hoá nghệ thuật Việt Bắc và Trungtâm Văn hoá tỉnh Thái Nguyên. Trướcgiờ khai mạc Liên hoan, các xe cổ độngđã diễu hành, tuyên truyền phòngchống ma tuý trên một số tuyến phốchính của thành phố Thái Nguyên.

trầN NguyệN

Liên hoan tuyên truyền lưu động phòng chống ma tuý 2013

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

9số 1046 l 17.10.2013

Sự kiện vấn đề

Chiều 07/10, ông Trương MinhTiến, Phó Giám đốc Sở VHTTDL HàNội cho biết: Sau khi Đại tướng VõNguyên Giáp từ trần, mặc dù UBNDTP Hà Nội chưa có chỉ đạo cụ thểnhưng với chức năng cơ quan thườngtrực, tham mưu thành phố trong vấn đềđặt tên đường phố. Theo Quy chế vềđặt tên đường phố, các nhân vật hiệnđại mất được 10 năm thì cơ quan chứcnăng mới tiến hành xem xét, đặt tên

đường phố. Nhưng với Đại tướng VõNguyên Giáp, Sở VHTTDL sẽ trìnhThành phố đặt tên ngay.

Hiện tại Sở VHTTDL Hà Nội đangxem xét để lựa chọn con đường nào cóý nghĩa lịch sử, có độ dài, rộng tươngxứng, đảm bảo quy mô lớn, hiện đại vàcó vị trí quan trọng để xứng với cônglao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sovới tiêu chuẩn này, hiện có các đườngnằm trong trục phát triển thành phố,

một số đường mới xây dựng có độ dàitừ 5 - 6 km và có cả những con đườngđang xây dựng.

Sở VHTTDL Hà Nội cũng đanglàm việc với Sở Giao thông vận tải xemxét tiến độ thi công các con đường này.Đồng thời cũng giao cho Phòng Quảnlý di sản rà soát cụ thể, xây dựngkhoảng 3 - 4 phương án để làm cơ sởtrình Thành phố.

tuệ ANH

Hà Nội: Lựa chọn đường đặt tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tiết mục “Đu siêu nhân” của Liênđoàn Xiếc Việt Nam đã giành Huychương Vàng tại Liên hoan Xiếcquốc tế lần thứ 14 tại Domont - Paris,Pháp. Đây là Liên hoan tập trung cáctiết mục đã đoạt nhiều giải thưởng tạicác kỳ Liên hoan khác nhưMongtercarlo Monaco, Tây Ban Nha,Nga, châu Âu…

Tham dự Liên hoan Xiếc quốc tếDomont - Paris, Pháp năm nay có 09đoàn xiếc quốc tế đến từ 7 nướcgồm: Pháp, Tây Ban Nha, Italia,

Belarusia, Trung Quốc, Cộng hòaSéc và Việt Nam.

Giám đốc Liên đoàn Xiếc ViệtNam, NSND Vũ Ngoạn Hợp cho biết:Tiết mục “Đu siêu nhân” đã đượcchuẩn bị rất kỹ về mọi mặt, được BanGiám khảo và Ban Tổ chức đánh giácao là một tiết mục đu kết hợp nhuầnnhuyễn cả ba thể loại: Đu quăng, đuthuyền và Đu ngang. Khi biểu diễn 06lần tại Liên hoan, “Đu siêu nhân” thuhút đông đảo khán giả Pháp, đêm nàocũng kín rạp sức chứa 3.000 người.

Khán giả rất hài lòng với tiết mục xiếcnày… Ngoài ra, tiết mục “Đu siêunhân” còn đoạt giải Hội đồng trẻ thànhphố tặng. Với những thành tích quốc tếđạt được trong thời gian gần đây củaLiên đoàn Xiếc Việt Nam, Ban Tổchức Liên hoan Xiếc Quốc tế đã chínhthức mong muốn Việt Nam sẽ là nướcchủ nhà của Liên hoan này vào năm2014. Vì vậy, nếu không có gì thay đổi,Liên hoan Xiếc Quốc tế năm 2014 sẽdiễn ra tại Việt Nam.

tuệ ANH

Việt Nam giành Huy chương Vàng Liên hoan Xiếc quốc tế 14 tại Pháp

trong phát triển du lịch”; giao lưugiữa diễn viên, các nhà làm phim vàkhán giả tại Lữ đoàn 170, công tytuyển than Cửa Ông và Trường Caođẳng Văn hóa, nghệ thuật và Du lịchHạ Long… Liên hoan Phim ViệtNam lần thứ 18 sẽ kết thúc vào ngày16/10/2013.

* Chiều cùng ngày tại thành phốHạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn raTriển lãm ảnh với chủ đề “Điện ảnhvới Quảng Ninh” - Hoạt động mở đầuLiên hoan Phim Việt Nam lần thứ 18.

Triển lãm nhằm giới thiệu đếncông chúng khán giả Quảng Ninh vàcác đại biểu tham dự Liên hoan Phimmột Quảng Ninh gắn bó mật thiết với

Điện ảnh Việt Nam trong 60 năm quakể từ ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh số:147/SL chính thức thành lập Ngành.

Dấu ấn 50 năm trưởng thành vàphát triển của tỉnh Quảng Ninh sẽđược thể hiện trong không gian củatriển lãm, thông qua hình ảnh của cácbộ phim tiêu biểu về vùng đất và conngười Quảng Ninh đầy nội lực sẽ hấpdẫn công chúng khán giả và các đạibiểu tham dự Liên hoan Phim.

Triển lãm được chia thành cácphần: Bác Hồ với Quảng Ninh; VùngMỏ - Vàng đen của Tổ quốc; QuảngNinh trong bảo vệ Tổ quốc, xây dựngvà phát triển; Quảng Ninh trong pháttriển du lịch... giúp công chúng sẽ có

cái nhìn tương đối toàn diện về lịch sửphát triển của Quảng Ninh - mảnh đấtgiàu tài nguyên, thiên nhiên phongphú cùng Vịnh Hạ Long thơ mộng.

Theo ông Hà Quang Long, Giámđốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịchQuảng Ninh, trong những năm qua,Điện ảnh Việt Nam đã có sự gắn kếtchặt chẽ với Quảng Ninh. Thông quacác tác phẩm điện ảnh, hình ảnh đấtvà người Quảng Ninh đã được giớithiệu tới nhân dân trong nước và dukhách quốc tế. Đồng thời, những tiềmnăng, thế mạnh của du lịch QuảngNinh cũng đã góp phần nhân giá trịcủa các kiệt tác điện ảnh Việt Nam.

MiNH tHu

Khai mạc Liên hoan Phim... (Tiếp theo trang 3)

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

10 số 1046 l 17.10.2013

Sự kiện vấn đề

Chiều 09/10, Hội Mỹ thuật Hà Nộiđã khai mạc Triển lãm Mỹ thuật HàNội lần thứ 40 và trao giải cho các tácphẩm đoạt giải. Triển lãm trưng bày260 tác phẩm hội họa và đồ họa, 24 tácphẩm điêu khắc chuyển tải thông điệpvề tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, conngười qua nhiều “lát cắt”. Cụ thể, phảnánh đời sống sinh hoạt, đời sống vănhóa, lao động công nghiệp, nôngnghiệp, phong cảnh, tĩnh vật và ca ngợivẻ đẹp của người Hà Nội. Triển lãmnăm nay có nhiều tác phẩm có chấtlượng nghệ thuật cao, sự đa dạng vềchất liệu và phong phú về đề tài. Cáchọa sĩ và các nhà điêu khắc đã sử dụngcác chất liệu truyền thống như: Sơndầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, tổng hợp,giấy dó, bột màu… Mảng điêu khắcgồm các chất liệu gò đồng, gỗ, đá,

gốm, sành nâu và compozit… Tại Lễ khai mạc, Hội Mỹ thuật Hà

Nội đã trao giải cho 6 tác phẩm chínhthức và tặng thưởng cho 10 tác phẩm.Năm nay không có giải A, giải B gồm:Tác phẩm Vòi rồng của Nông TiếnDũng, chất liệu sơn dầu; Thủ đô vănhiến của Trần Thị Bích Huệ, chất liệulụa; Mẹ con của Vũ Quang Sáng, chấtliệu gỗ. Giải C gồm: Tác phẩm Tĩnhlặng của Đỗ Đức Khải, chất liệu sơnmài; Cánh chim biển của Lê Thế Anh,chất liệu sơn dầu; Trẻ em ngoại thànhcủa Lê Hoa, chất liệu sơn mài.

* Liên hoan Ảnh nghệ thuật khuvực thành phố Hà Nội lần thứ 3/2013do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam vàHội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội phốihợp tổ chức, đã khai mạc chiều 09/10tại 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội.

Liên hoan Ảnh nghệ thuật lần này có130 tác phẩm được Hội đồng Giám khảolựa chọn ra từ 1.000 tác phẩm dự thi.Trong đó, có 11 tác phẩm đoạt giải và 8tác phẩm ảnh trong số đó phản ánh vềcon người và cuộc sống lao động. Đángchú ý là tác phẩm “Tuổi trẻ Thủ đô hômnay” của tác giả Xuân Chính, đoạt Huychương Vàng, đã gây ấn tượng chongười xem về ý nghĩa và tầm cao chínhtrị của phong trào thanh niên Thủ đô.

Theo Ban Tổ chức, thành công củaLiên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực HàNội lần thứ 3/2013 mở ra những triểnvọng lớn cho các cuộc thi tiếp theo.Bởi, hướng sáng tác của triển lãm ảnhlần này sẽ là động lực, tiền đề chonhững sáng tạo nghệ thuật để các nhànhiếp ảnh tiếp tục đi sâu khai thác...

Hải PHoNg

Hà Nội: Triển lãm mỹ thuật và Liên hoan ảnh nghệ thuật

Ngày 09/10, đông đảo các nhà quảnlý du lịch, các chuyên gia cùng đại diệncác tỉnh, thành phố có tiềm năng du lịchlàng nghề đã tham dự buổi tọa đàm Thựctrạng và giải pháp phát triển du lịch làngnghề, phố nghề truyền thống Hà Nội vàcác tỉnh Đồng bằng sông Hồng năm2013 do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchHà Nội tổ chức.

Làng nghề là nguồn tài nguyên vănhóa phong phú, hấp dẫn, đặc biệt có sứchút đối với khách du lịch. Tuy nhiên,các làng nghề hiện đang gặp khó trongphát triển du lịch, du lịch làng nghềchưa phát triển mạnh so với tiềm năngvốn có của nó. Ông Mai Tiến Dũng,Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao vàDu lịch Hà Nội cho biết: Tỷ lệ du kháchđến làng nghề so với khách du lịch củacả thành phố vẫn thấp. Doanh thu chủyếu là từ việc bán các sản phẩm thủcông. Chi tiêu của khách du lịch chocác dịch vụ phục vụ du khách hầu nhưchưa có. Các làng nghề chỉ là nơi sản

xuất ra các sản phẩm nổi tiếng được biếtđến trên thị trường mà chưa được khaithác ở các khía cạnh không gian vănhóa. Các hoạt động nhằm giúp dukhách có được các trải nghiệm cũngchưa được quan tâm đúng mức.

Các đại biểu tham dự tọa đàm cũngchỉ ra những nguyên nhân, trong đó cơbản nhất là công tác quản lý làng nghềcòn chồng chéo, bất cập, chưa có sự quantâm sâu sắc của địa phương. Cơ sở hạtầng ở làng nghề còn yếu kém, cơ sở vậtchất kỹ thuật du lịch còn nhiều tồn tại,đặc biệt là vấn đề đảm bảo môi trường…

Ông Nguyễn Mạnh Cường, PhóTổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch chorằng: Để phát triển tốt du lịch làng nghề,chính quyền địa phương nơi có làng nghềcần tham gia sâu hơn vào công tác pháttriển du lịch, đưa ra những cơ chế chínhsách thuận lợi, khuyến khích các hộ dântham gia làm du lịch, khuyến khíchdoanh nghiệp cùng tìm đầu ra cho sảnphẩm. Địa phương cần chú trọng nâng

cao chất lượng sản phẩm du lịch, có giảipháp quản lý chất lượng dịch vụ từ khâuchuyên chở, phục vụ, đón tiếp, hướngdẫn và điều hành. Ông Nguyễn Xuân Ba- Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Hà Nội nêuý kiến, muốn du lịch làng nghề phát triểnphải tạo ra mối quan hệ liên kết giữa cácloại hình du lịch với các làng nghề, giữacác điểm du lịch ở nội thành và cáchuyện, giữa các tuyến du lịch trong vàngoài nước để du lịch làng nghề Hà Nộiđược hỗ trợ. Ngoài ra, tại buổi tọa đàmcòn nhiều ý kiến hay đề cập đến giải phápphát triển du lịch làng nghề nhằm khaithác tốt tiềm năng làng nghề Hà Nội cũngnhư các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Trên cả nước hiện có khoảng 3.000làng nghề, trong đó có khoảng 400 làngnghề truyền thống với 53 nhóm nghề. HàNội là nơi tập trung số lượng làng nghềnhiều nhất với 1.350 làng nghề, đã có 277làng nghề được thành phố công nhậnlàng nghề truyền thống như gốm sứ BátTràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan PhúVinh, dệt Triều Khúc, thêu Đại Đồng,sơn mài Hạ Thái…

MạNH HuâN

Giải pháp phát triển du lịch làng nghề Hà Nộivà các tỉnh đồng bằng sông Hồng

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

11số 1046 l 17.10.2013

Sự kiện vấn đề

Ngày 09/10, Ủy ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long tổ chứcbiểu dương 83 khu dân cư văn hóa tiêubiểu và Trưởng ban công tác mặt trậnấp, khóm xuất sắc trong công tác mặttrận ở khu dân cư giai đoạn 2008-2013.

5 năm qua, cuộc vận động "Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa ở khu dân cư" tại Vĩnh Long đãphát huy được sức mạnh và quyền làmchủ trực tiếp của các tầng lớp nhân dân;củng cố, xây dựng hệ thống chính trị ởcơ sở, xây dựng Đảng, xây dựng chínhquyền; xây dựng và củng cố, phát huykhối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cộngđồng dân cư.

Tại các khu dân cư, Mặt trận Tổquốc các cấp đã phối hợp với tổ chứcthành viên khơi dậy và phát huy truyền

thống đoàn kết, tinh thần phấn đấuvươn lên, quyết tâm xây dựng đời sốngvăn hóa ngay từ mỗi gia đình, mỗi khudân cư . Thực hiện phương châm “Lấysức dân, để chăm lo cho cuộc sống chodân” , nhiều khu dân cư trong tỉnh đãphát huy nguồn lực to lớn của nhân dânđể giải quyết những vấn đề cấp bách docuộc sống đặt ra. Mặt trận Tổ quốc cáccấp và các tổ chức thành viên đã vậnđộng nhân dân đoàn kết, giúp nhau vềgiống, vốn, phương án làm ăn với tổngtrị giá trên 1.200 tỷ đồng; giải quyếtviệc làm cho trên 135.000 lao động.Quỹ "Vì người nghèo" các cấp đã tiếpnhận trên 60 tỷ đồng, hỗ trợ cất mới vàsữa chữa trên 10.000 căn nhà đại đoànkết cho hộ nghèo có hoàn cảnh khókhăn về nhà ở; 742 căn nhà tình nghĩa

cho gia đình chính sách... góp phầngiảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 8,6%năm 2009 còn 5,89% vào cuối năm2012. Thông qua cuộc vận động, nhiềukhu dân cư đã xây dựng đời sống vănhóa vui tươi lành mạnh, hạn chế và xóabỏ những hủ tục, cảm hóa, giáo dục,giúp đỡ những người lầm lỗi và mắccác tệ nạn xã hội ngay tại gia đình vàcộng đồng. Đến nay, toàn tỉnh đã cóhơn 243.500 gia đình văn hóa, đạt 89%;768/847 khu dân cư văn hóa; 64/109 xã,phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa.

Từ nay đến năm 2018, Vĩnh Longtiếp tục đưa cuộc vận động "Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư" gắn với xây dựng nôngthôn mới, xây dựng đô thị văn minh.

Huy LoNg

Vĩnh Long: biểu dương khu dân cư văn hóa tiêu biểu

Ban Tổ chức Festival Huế 2014 chobiết, tiếp tục chủ đề "Di sản văn hóavới hội nhập và phát triển", FestivalHuế 2014 sẽ được tổ chức từ ngày 12đến 20/4/2014 gắn với các sự kiện lịchsử văn hóa của Huế, các sự kiện vănhóa chính trị quốc gia, đồng thời kếthợp với các hoạt động văn hóa, du lịch,nghệ thuật và lễ hội có quy mô lớn, cótính cộng đồng cao, mới lạ, hấp dẫn.

Ngoài các lễ hội đã có trong các kỳFestival Huế trước như: Lễ hội cung

đình, chương trình khai mạc, bế mạc,lễ hội áo dài, các chương trình quảngdiễn đường phố, các lễ hội dân giancộng đồng tại các địa phương; sẽ cóthêm một số lễ hội hưởng ứng mớiđược xây dựng riêng cho Festival Huế2014... Chương trình Lễ hội Áo dài sẽphối hợp với một số chương trình khácnhư chương trình nghệ thuật sắp đặtnghệ thuật lửa, nghệ thuật múa đươngđại... tạo thành một chương trình tổnghợp lớn gắn với sông Hương - cầu

Trường Tiền - chợ Đông Ba, nhân kỷniệm 115 năm cầu Trường Tiền và chợĐông Ba ra đời.

Ban Tổ chức đã liên hệ với Đại sứquán và các tổ chức quốc tế của 30quốc gia trên thế giới và đã có 11 nướcvà tổ chức quốc tế đăng ký tham gia;trong đó, có 16 đoàn nghệ thuật khẳngđịnh sẽ tham dự. Ngoài ra, còn có 3đoàn của 3 nước tự đăng ký, đó là: dànnhạc OSD Nadarzyn của Ba Lan;nhóm gõ SISU - Dự án giao lưu âmnhạc Việt Nam - Nauy; nhóm múaRaduga và nhóm múa Smile của Nga.

QuốC Việt

Chiều 13/10, tỉnh Quảng Ninh đãtổ chức khánh thành và gắn biển côngtrình Thư viện - Bảo tàng tỉnh chàomừng kỷ niệm 50 năm thành lập.

Hợp khối Thư viện - Bảo tàng tỉnhQuảng Ninh nằm trong khu quần thểcác công trình văn hóa Cột 3 (phườngHồng Hải, thành phố Hạ Long), đượcthiết kế độc đáo với 3 khối nhà: thưviện, bảo tàng, khu vực hội thảo,

trưng bày. Công trình có quy mô6.500m2, với kinh phí đầu tư trên 825 tỷ đồng.

Ông Phạm Hùng Cường, TrưởngBan Quản lý đầu tư các công trình vănhóa thể thao cho biết: Hợp khối Thưviện - Bảo tàng tỉnh được xây mớinhằm thay thế các công trình cũ đãxuống cấp, đảm bảo phục vụ tốt hơnnhu cầu thưởng thức văn hóa của nhân

dân trong tỉnh và góp phần hoàn thànhquần thể công trình văn hóa tại khu vựcCột 3. Hợp khối Thư viện - Bảo tàngtỉnh sẽ kết hợp với các công trình trungtâm tổ chức hội chợ, triển lãm, quảngtrường, hệ thống đèn hiếu sáng nghệthuật ven bờ vịnh Hạ Long để tạo ramột khu vực du lịch thu hút du kháchđến Quảng Ninh.

A.tùNg

Khánh thành và gắn biển công trình Thư viện - bảo tàng Quảng Ninh

Festival Huế 2014 tiếp tục chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển"

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

12 số 1046 l 17.10.2013

Từ ngày 17 - 21/10, Chương trìnhGiao lưu sinh viên ngành du lịch cácthành phố tiểu vùng Mê Công năm2013 - TYA sẽ được tổ chức tại thànhphố Hồ Chí Minh. Đây là chương trìnhgiao lưu sinh viên ngành du lịch các thànhphố tiểu vùng Mê Công (Mekong Sub-regional Tourism Youth Ambassador(TYA)) lần đầu tiên được triển khai theotinh thần tuyên bố chung của Hội nghịThị trưởng các thành phố tiểu vùng MêCông về hợp tác và phát triển du lịchtrong năm 2012 và 2013 tại thành phốHồ Chí Minh.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchthành phố Hồ Chí Minh, Thành đoàn

và Đại học Kinh tế thành phố cho biết,khoảng 60 đại biểu sinh viên đến từthành phố Hồ Chí Minh, Thủ đôPhnôm-Pênh (Campuchia), Thủ đôBăng - Cốc (Thái Lan), Thủ đô Viêng-Chăn (Lào), thành phố Yăng-Gun(Myanma) sẽ có mặt tại thành phố HồChí Minh để tham gia nhiều hoạt độnggiao lưu văn hóa, thể thao và trao đổikiến thức du lịch. Đặc biệt, sinh viên sẽtham gia cuộc thi “Đại sứ Du lịch trẻcác thành phố tiểu vùng Mê Công”nhằm tìm kiếm Đại sứ Du lịch cho cácthành phố tiểu vùng Mê Công, quảngbá du lịch khu vực với bạn bè thế giới.

Ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám

đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchthành phố Hồ Chí Minh cho biết: Hoạtđộng này nhằm khuyến khích tăngcường thị trường du lịch trẻ trong tiểuvùng, kết hợp các hoạt động giao lưu,giới thiệu hình ảnh điểm đến các thànhphố tiểu vùng Mê Công đến với tầnglớp thanh niên, đồng thời khuyến khíchviệc hợp tác, giao lưu văn hóa, du lịchcủa thị trường du lịch trẻ. Thị trườngdu lịch trẻ rất năng động, dễ tiếp thu vàcó nhiều đột phá. Vì vậy, nếu tiếp tụcphát triển và mở rộng sẽ tăng cơ hộiphát triển du lịch khu vực ra các nướctrên thế giới.

ĐứC KiêN

Giao lưu sinh viên ngành du lịch tiểu vùng mê Công

Nằm trong chuỗi các hoạt độngnhân Lễ hội văn hóa, thể thao truyềnthống lần thứ 23, hưởng ứng Năm Dulịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng -Hải Phòng 2013, ngày 14/10, tại Nhàtriển lãm thông tin tỉnh Thái Bình, HộiVăn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình đãtổ chức khai mạc Triển lãm ảnh thời sự- nghệ thuật và mỹ thuật trẻ.

Triển lãm chia làm hai phòng trưngbày, gồm trưng bày ảnh và trưng bày

tranh, đồ họa mỹ thuật. Triển lãm thuhút sự tham gia của 32 tác giả chuyênvà không chuyên trên địa bàn tỉnh vớitổng số 160 bức ảnh. Các tác phẩm nàyđều phản ánh thành tựu phát triển kinhtế, xã hội, những nét đẹp đặc trưng củamảnh đất và con người Thái Bình, gópphần tạo nên nét văn hóa đặc trưng củavùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Triển lãm cũng đã giới thiệu đếnngười xem gần 60 tác phẩm mỹ thuật

của 16 tác giả thuộc Câu lạc bộ Họa sỹtrẻ tỉnh Thái Bình. Theo đánh giá củaBan Tổ chức, các tác phẩm tham dựTriển Lãm lần này có sự đa dạng về thểloại, phản ánh chân thực về cuộc sốngđương đại, về vẻ đẹp con người ViệtNam. Ngoài ra còn có sự phong phú vềchất liệu với sơn dầu, sơn màu, lụa, đồhọa, điêu khắc…

MạNH CườNg

Hải Phòng: Triển lãm ảnh thời sự - nghệ thuật và mỹ thuật trẻ

Sau 7 ngày thi đấu sôi nổi và quyếtliệt (từ ngày 03-10/10), Giải Bắn cungtoàn quốc lần thứ 16 năm 2013 diễn ratại thành phố Việt Trì (Phú Thọ) đã kếtthúc. Đoàn Hà Nội tiếp tục thể hiện sứcmạnh đồng đều của toàn đội, dẫn đầugiải với 45 huy chương, trong đó có 24Huy chương Vàng, 13 Huy chương Bạc,8 Huy chương Đồng. Đứng thứ Nhì làđoàn Sóc Trăng với 8 huy chương, trongđó có 2 Huy chương Vàng; giải Ba thuộcvề tỉnh Vĩnh Long với 9 huy chương,trong đó có 1 Huy chương Vàng.

Giải Bắn cung toàn quốc lần 16 năm2013 quy tụ 106 vận động viên nam, nữ

là những cung thủ xuất sắc đến từ 15tỉnh, thành phố có truyền thống về bắncung trên cả nước gồm: Phú Thọ, VĩnhPhúc, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ,Sóc Trăng, Vĩnh Long, thành phố HồChí Minh, Hải Dương, Quảng Ninh,Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Kạn, HảiPhòng, Hà Nội. Các vận động viên thiđấu ở các nội dung: toàn năng, từng cựly, cá nhân, đồng đội và đôi nam nữ. Cácvận động viên nữ và nam đều thi đấucùng nội dung cung 1 dây (Recurve) vàcung 3 dây (Compound) với các cự ly90m, 70m, 60m, 50m, 30m.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức,

trình độ, kỹ năng bắn cung của các vậnđộng viên đã được nâng lên rõ rệt, quađó đã thiết lập 5 kỷ lục mới. Giải là dịpđể giới chuyên môn đánh giá lại chấtlượng thi đấu của các vận động viêncũng như công tác đào tạo chuyên môncủa các huấn luyện viên. Những vậnđộng viên có thành tích xuất sắc vượttrội sẽ tiếp tục được bồi dưỡng, đào tạonhằm bổ sung cho đội tuyển bắn cungquốc gia, tham gia thi đấu tại SEAGames 27 sắp tới ở Myanmar và Đại hộiThể thao Châu Á vào năm 2019 do ViệtNam đăng cai tổ chức.

NAM ANH

Hà Nội vô địch Giải bắn cung toàn quốc lần thứ 16 năm 2013

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

13số 1046 l 17.10.2013

Từ ngày 07/10 - 07/12, Trung tâmXúc tiến du lịch thành phố Hồ Chí Minh(Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phốihợp với Hiệp hội Du lịch thành phố,trường Điện ảnh quốc tế Sài Gòn (SIFS)tổ chức cuộc thi phim ngắn với chủ đề“Ẩm thực đường phố Việt Nam”. Vớithời lượng tối đa 5 phút cho mỗi phimtham dự, các thí sinh có thể sử dụng tất

cả loại thiết bị ghi hình như: Điện thoạidi động, máy kỹ thuật số, máy quayphim chuyên và không chuyên, để ghilại những câu chuyện có thật, về nhữngngười bán hàng rong, các quán ăn haymón ngon đặc trưng của ẩm thực đườngphố Việt Nam. Tiêu chí chấm giải phụthuộc vào câu chuyện được kể sau mỗimón ngon phố phường, những chân

dung bình dị đã tạo nên "giai thoại" chonhững món ăn và cách nhìn độc đáo củangười thực hiện về ẩm thực đường phố.Hội đồng giám khảo gồm 6 chuyên giavề ẩm thực và làm phim trong và ngoàinước, nổi bật có Robert Danhi - chuyêngia ẩm thực, nhiếp ảnh gia và tác giảnhiều cuốn sách ẩm thực nổi tiếng.

H.yếN

Làm phim về “Ẩm thực đường phố Việt Nam”

Chiều 14/10, Ban tổ chức cuộcthi "Người đẹp xứ Trà 2013" đã họpbáo về các nội dung liên quan đếncuộc thi "Người đẹp xứ Trà" - mộttrong 6 hoạt động chính của FestivalTrà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứhai năm 2013.

Theo Ban Tổ chức, với chủ đề"Hương sắc xứ Trà", cuộc thi"Người đẹp xứ Trà" nhằm giới thiệu,quảng bá về đất và người TháiNguyên, tôn vinh văn hóa trà, ngườilàm chè, tôn vinh vẻ đẹp của ngườiphụ nữ Thái Nguyên, giới thiệu bảnsắc văn hóa trà, những nét văn hóađa dạng, tiềm năng du lịch vùng Việt Bắc...

Các thí sinh dự thi "Người đẹp xứTrà" 2013 phải trải qua các phần thi:trình diễn áo dài Việt Nam, trangphục dạ hội, áo tắm, trang phục tựchọn, ứng xử, pha trà, dâng trà, thamgia trải nghiệm thực tế tại các làngnghề, vùng chè Tân Cương, hoạtđộng từ thiện tại Trung tâm trẻ emthiệt thòi. Người đạt giải nhất "Ngườiđẹp xứ Trà" nhận giải thưởng là 100triệu đồng và vương miện trị giá 15triệu đồng; giải nhì trị giá 50 triệuđồng; giải ba trị giá 30 triệu đồng.

Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng traocác giải thưởng: "Người đẹp mặc áo dàiViệt Nam đẹp nhất", "Người đẹp hiểubiết về chè và văn hóa trà", "Người đẹp

được bình chọn nhiều nhất"...Vòng sơ khảo cuộc thi diễn ra tại

thành phố Thái Nguyên từ ngày20/10 đến 23/10; vòng chung khảodiễn ra từ ngày 29/10 đến 01/11;vòng chung kết và đêm chung kếtdiễn ra từ 02/11 đến 11/11/2013.

Theo Ban Tổ chức, đến thời điểmnày, đã có hơn 150 thí sinh đăng kýdự thi "Người đẹp xứ Trà" 2013, chủyếu là học sinh, sinh viên của cáctỉnh: Thái Nguyên, Cao Bằng, LạngSơn, Tuyên Quang, Hà Giang, LàoCai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An...đang học tập tại các trường đại họctrên địa bàn Thái Nguyên.

ĐứC MiNH

Chuẩn bị cho cuộc thi "Người đẹp xứ Trà 2013"

Ngày 14/10, Sở Văn hóa, Thể thaovà Du lịch tỉnh Thái Bình đã tổ chức khaimạc Lễ hội văn hóa, thể thao truyềnthống lần thứ 23. Đây là một trongnhững hoạt động hưởng ứng Năm Dulịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng –Hải Phòng 2013.

Lễ hội năm nay diễn ra với nhiều hoạtđộng phong phú như triển lãm ảnh thờisự nghệ thuật và mỹ thuật trẻ, giao lưunghệ thuật chèo, Tuần lễ phim chàomừng Năm Du lịch quốc gia Đồng bằngsông Hồng, hội thi Bơi chải trên sông TràLý, giải Cầu lông các câu lạc bộ tranhcúp Revilo lần thứ III. Lễ hội là dịp đểquảng bá hình ảnh đất và người Thái

Bình, đồng thời góp phần nâng cao đờisống tinh thần cho người dân địa phương.

Điểm đặc biệt của phần hội năm naylà việc đưa các điệu múa dân gian trongcác lễ hội truyền thống đến với côngchúng. Điển hình như điệu múa bát dậtcổ của làng Hiệp Lực (xã An Khê, huyệnQuỳnh Phụ), sau 80 năm bị quên lãng,nay được khôi phục và lần đầu tiên đượctrình diễn.

Tại lễ khai mạc, Ủy ban nhân dântỉnh Thái Bình, Sở Văn hóa, Thể thao vàDu lịch Thái Bình đã trao bằng khentặng 21 tập thể có thành tích xuất sắctrong phong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa”; trao bằng công

nhận “Di tích lịch sử văn hóa” cấp tỉnhcho 8 di tích; trao hiện vật tài trợ chươngtrình mục tiêu quốc gia về văn hóa chothôn, làng văn hóa tiêu biểu và trao giảicho các tác giả đoạt giải trong cuộc vậnđộng sáng tác ảnh thời sự nghệ thuật“Thái Bình chung sức xây dựng nôngthôn mới”.

Lễ hội văn hóa, thể thao truyền thốngtỉnh Thái Bình được bắt đầu từ năm1990 (thế kỷ 20) vào đúng dịp kỷ niệm100 năm thành lập tỉnh. Từ đó đến nay,ngày 14/10 hàng năm trở thành ngày hộicủa nhân dân địa phương với nhiều hoạtđộng văn hóa, thể thao.

K.HoàN

Lễ hội văn hóa, thể thao truyền thống tỉnh Thái bình lần thứ 23

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

14 số 1046 l 17.10.2013

Hàm Tiến - Mũi Né là nhữngđiểm du lịch nổi tiếng củaBình Thuận. Hàng năm có

hàng trăm nghìn lượt khách trongnước và quốc tế tới tham quan, nghỉdưỡng. Cùng với đó xuất hiện lựclượng bán hàng rong đáp ứng nhu cầucủa du khách. Nhưng, việc các hộ bánhàng rong tại các điểm này khôngđược quản lý chặt chẽ đã xảy ra tìnhtrạng chèo kéo du khách, làm ảnhhưởng thương hiệu du lịch Bình Thuậntrong thời gian qua.

Theo bà Võ Hoàng Tuyết Linh, PhóGiám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch Bình Thuận, tại các khu du lịchHàm Tiến - Mũi Né hiện có hơn 200 hộbán hàng rong, phần lớn các hộ nàyhoạt động ở các khu du lịch dã ngoạinhư: Hòn Rơm, Mũi Né, Đồi Cát bay…Để chấn chỉnh tình trạng này, UBNDthành phố Phan Thiết đã thành lập Bantổ chức kiểm tra, xử lý hoạt động bánhàng rong tại khu vực Đồi cát Bay vàkhu vực bãi biển phường Mũi Né. TheoBan Quản lý Khu du lịch Hàm Tiến –Mũi Né, trước đây hàng ngày phải tốnrất nhiều thời gian công sức để dẹp các

gánh hàng rong, vì họ luôn chèo kéokhách, ngoài ra còn gây ô nhiễm môitrường; rác thải không dọn dẹp mà xảthẳng xuống bãi biển… Nhưng từ khithành lập Ban tổ chức kiểm tra, tìnhtrạng này đỡ hơn rất nhiều.

Một trong những điểm làm tốtcông tác quản lý hộ bán hàng rongtrong thời gian qua là tại khu du lịchHòn Rơm. Ông Nguyễn Văn Thọ -Giám đốc Khu du lịch Hòn Rơm 1 chobiết: Thường xuyên tổ chức các cuộchọp với những người địa phương đăngký bán hàng rong trong khu du lịch đểtuyên truyền, phổ biến về lợi ích cũngnhư trách nhiệm trong việc bảo vệ môitrường du lịch để cùng được hưởng lợitừ du lịch. Từ đó, việc buôn bán củangười dân địa phương đã đi vào nề nếpổn định, người bán hàng chấp hànhnghiêm chỉnh các nội quy, quy định đềra, không để xảy ra các vấn đề liênquan đến an ninh trật tự, vệ sinh môitrường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Việc tổ chức, sắp xếp cho nhữngngười bán hàng rong có chỗ buôn bánổn định trong khu du lịch đã nhậnđược sự đồng tình ủng hộ của ngườidân địa phương và đạt kết quả tích cựcbước đầu. UBND thành phố PhanThiết xem xét chọn 2 điểm cố định đểsắp xếp cho các hộ bán hàng rong tạikhu vực Hàm Tiến và Mũi Né, hiện đãcó hơn 100 hộ được xem xét cấp thẻhoạt động. Các hộ này sẽ được cấp thẻbán hàng trong các khu du lịch dãngoại và tuân thủ các quy định như:đeo thẻ tên, bán hàng phải tươi sống,cân đủ cho du khách và giá cả hợp lý...

Việc chấn chỉnh việc bán hàngrong tại các điểm du lịch đã mang lạihiệu quả bước đầu, hạn chế tối đa tìnhtrạng chèo kéo khách, bán hàng khôngđảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vàgây ô nhiễm môi trường… tạo ấntượng tốt đối với du khách khi đếnHàm Tiến - Mũi Né.

Hồ tHANH

bình Thuận chấn chỉnh tình trạng bán hàng rong tại các điểm du lịch

Ngày 11/10, tại Cần Thơ, Giải vôđịch Cờ tướng đồng đội toàn quốc năm2013 do Liên đoàn Cờ Việt Nam phốihợp với Tổng cục Thể dục thể thao tổchức đã chính thức khép lại sau 6 ngàytranh tài sôi nổi.

Kết thúc giải, đội thành phố Hồ ChíMinh đã khẳng định sức mạnh tuyệt đốikhi giành 3 trong tổng số 4 bộ Huychương Vàng ở nội dung cờ chớp và cờtiêu chuẩn. Ở nội dung cờ chớp, thànhphố Hồ Chí Minh giành trọn 2 tấm Huychương Vàng đồng đội nam và nữ. Ởnội dung cờ chớp, đồng đội nam HàNội nhận Huy chương Bạc; BìnhPhước và Bình Dương cùng nhận Huychương Đồng. Cũng ở nội dung cờchớp, đồng đội nữ Bình Định giành

Huy chương Bạc, Hà Nội và Bộ Côngan cùng nhận Huy chương Đồng. Riêngở nội dung cờ tiêu chuẩn lần đầu tiênđược đưa vào thi đấu, đội nữ thành phốHồ Chí Minh tiếp tục khẳng định sứcmạnh khi đoạt Huy chương Vàng; Huychương Bạc thuộc về đoàn Hà Nội;Bình Định và Bộ Công an cùng đoạtHuy chương Đồng. Tấm Huy chươngVàng duy nhất đội thành phố Hồ ChíMinh để tuột mất là nội dung đồng độinam cờ tiêu chuẩn. Ở nội dung này, độinam Hà Nội giành Huy chương Vàng,thành phố Hồ Chí Minh giành Huychương Bạc, Bình Phước và Bà Rịa –Vũng Tàu cùng đoạt Huy chương Đồng.

Giải vô địch cờ tướng đồng đội toànquốc năm nay quy tụ 165 kỳ thủ (trong

đó có 29 kỳ thủ nữ) đến từ 18 tỉnh/ thànhtrong cả nước như: Hà Nội, thành phốHồ Chí Minh, Bình Dương, BìnhPhước, Long An, Cần Thơ, Đà Nẵng,Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu… thamgia tranh 4 bộ Huy chương Đồng độinam và đồng đội nữ ở nội dung cờ chớpvà cờ tiêu chuẩn. Các kỳ thủ thi đấu theohệ Thụy Sĩ 11 ván. Các kỳ thủ nam xếphạng từ 1-32 và nữ từ 1-16 cờ truyềnthống được quyền tham dự Giải vô địchhạng nhất toàn quốc năm 2014 và đượcxét phong cấp theo tiêu chuẩn phongcấp Cờ tướng quốc gia.

Dựa vào điểm số của giải, Liên đoànCờ Việt Nam quyết định chọn 40 kỳ thủnam và 16 nữ được quyền tham dự Giảivô địch hạng nhất toàn quốc năm 2014và được xét phong cấp theo tiêu chuẩnphong cấp cờ tướng quốc gia.

Vũ MiNH

TP Hồ Chí minh dẫn đầu Giải vô địch Cờ tướng đồng đội toàn quốc 2013

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

15số 1046 l 17.10.2013

Sau 4 ngày tranh tài quyết liệt, ngày11/10, tại Cung Điền kinh Mỹ Đình (HàNội), Giải Quần vợt Vô địch Quốc gia -Vietravel Cup 2013 đã chính thức khéplại với 3 trận đấu cuối cùng là đơn nam,đôi nam và đơn nữ.

Kết thúc Giải, đoàn thành phố Hồ ChíMinh giành chiến thắng tuyệt đối, tiếp tụcgiành ngôi vị nhất toàn đoàn với 3 Huychương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 1 Huychương Đồng; đứng thứ hai là đoàn Quânđội với 1 Huy chương Vàng, 1 Huychương Bạc, 1 Huy chương Đồng; đứngthứ ba thuộc về đoàn Bình Dương với 1Huy chương Vàng. Tại trận chung kết đơnnam, các tay vợt Lý Hoàng Nam (đoànBình Dương) và Nguyễn Hoàng Thiên(đoàn thành phố Hồ Chí Minh) đã cốnghiến cho khán giả Thủ đô một trận đấu

đẹp mắt với 3 set đấu. Nếu như set 1Hoàng Nam nhanh chóng giành lợi thếvới tỷ số 6-2 thì sang đến set 2, HoàngThiên đã bắt nhịp được với trận đấu và tạora rất nhiều khó khăn cho Hoàng Nam.Kết thúc set 2, Hoàng Thiên cân bằng tỷsố 1-1. Trong set 3 quyết định, HoàngNam với thể lực tốt hơn và vẫn giữ đượcsự ổn định trong các cú dứt điểm, đãgiành chiến thắng chung cuộc 2-1.

Trận chung kết đôi nam diễn ra rấtkịch tính giữa hai cặp đôi nhiều duyênnợ Minh Quân và Quốc Khánh (đoànthành phố Hồ Chí Minh) với ChíKhương và Thanh Hoàng (đoàn Quânđội). Hai cặp đôi giành nhau từng điểmngay trong set 1 và chỉ được phân địnhsau loạt tie-bresak ở set thứ 3. Chungcuộc, cặp đôi Chí Khương và Thanh

Hoàng thắng với tỷ số 2-1. Ở trận chung kết đơn nữ, tay vợt trẻ

Phi Khanh (đoàn thành phố Hồ ChíMinh) tạo ra bất ngờ ở giải năm nay khithắng Huỳnh Phương Đài Trang (đoànthành phố Hồ Chí Minh) - đương kim vôđịch của giải năm 2012 với tỷ số 2-0.

Giải Quần vợt Vô địch Quốc gia -Vietravel Cup 2013 là một trong nhữnghoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm59 năm Giải phóng Thủ đô Hà Nội(1954 - 2013), tạo điều kiện để các vậnđộng viên tăng cường cọ xát, đánh giáthành tích, xếp hạng các vận động viên.Đồng thời, tuyển chọn các vận động viêncó thành tích thi đấu xuất sắc vào độituyển quốc gia tham dự giải Vô địchĐông Nam Á sẽ diễn ra tại Thái Lan vàotháng 11 tới. A.tùNg

TP Hồ Chí minh nhất toàn đoàn Giải Quần vợt vô địch quốc gia

Tối 14/10, Đại hội Thể dục thể thaotỉnh Nam Định lần thứ VII năm 2013 đãchính thức khai mạc. Trên 1.000 cán bộ,công nhân viên chức lao động, cán bộchiến sỹ lực lượng vũ trang, vận độngviên và nhân dân trong tỉnh đã tham giadiễu hành.

Sau nghi thức rước đuốc, thắp lửatruyền thống, tuyên thệ của vận độngviên và trọng tài là những màn trình diễnvới chủ đề "Thiên Trường - Nam Địnhtruyền thống vươn cao, tỏa sáng"; trìnhdiễn Hát văn của 300 nghệ sĩ, diễn viên;màn đồng diễn thể thao của 950 họcsinh; màn hợp diễn 2 khối và xếp biểutượng Đại hội Thể dục thể thao tỉnh NamĐịnh lần thứ VII năm 2013.

Đại hội có sự tham gia của các đoànvận động viên đến từ 10 huyện, thànhphố cùng các ngành giáo dục-đào tạo,công an và quân sự với 16 môn thi đấuchính thức.

Phát biểu khai mạc Đại hội, Chủ tịchUBND tỉnh Nam Định - Nguyễn VănTuấn nêu rõ: Tỉnh ủy, HĐND, UBNDtỉnh Nam Định thường xuyên chú trọngchỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả cácchủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước về thể dục, thể thao. Đồng thời,tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách xâydựng cơ sở vật chất, phát động phongtrào thể dục, thể thao quần chúng và đàotạo thể thao thành tích cao, được các tầnglớp nhân dân hưởng ứng tích cực. Nhờ

đó, thể dục thể thao Nam Định đã có sựphát triển mạnh mẽ và vững chắc cùngvới sự phát triển chung của cả nước, gópphần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh-quốc phòng củatỉnh. Đại hội lần này là dịp để Nam Địnhtuyển chọn những vận động viên xuấtsắc bổ sung cho đội tuyển các môn thànhtích cao của địa phương tham gia Đại hộithể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIInăm 2014; đồng thời tập dượt để đánhgiá năng lực và rút kinh nghiệm nhằmchuẩn bị tốt cho công tác tổ chức Đại hộithể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIInăm 2014 được Chính phủ giao cho tỉnhNam Định đăng cai tổ chức.

L.KHáNH

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnhNam Định vừa lựa chọn 4 hiện vật tiêubiểu của Nam Định về lịch sử, văn hóa,khoa học đồng thời chỉ đạo các cơ quan,tổ chức quản lý, lưu giữ các hiện vật đểlập hồ sơ trình các cơ quan thẩm quyềnthẩm định công nhận là bảo vật quốc gia.

Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốcBảo tàng tỉnh Nam Định cho biết, căncứ Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDLngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa - Thểthao và Du lịch quy định trình tự, thủ tụcđề nghị công nhận bảo vật quốc gia, SởVăn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nam

Định đã xem xét lựa chọn 4 hiện vật tiêubiểu của tỉnh về lịch sử, văn hóa, gồm 3hiện vật đang lữu giữ tại Bảo tàng tỉnhlà Thành Bậc Lan Can (bằng đá, thờiLý); Mô hình Nhà thời Trần; bộ Chânđèn và lư hương thời Mạc; cùng tượng

(Xem tiếp trang 17)

Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Nam Định lần thứ VII

Nam Định lập hồ sơ đề nghị công nhận 4 bảo vật quốc gia

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

16 số 1046 l 17.10.2013

Ngày 12/10, tại Bến Tre, Bộ Vănhoá, Thể thao và Du lịch phối hợp vớiUBND tỉnh Bến Tre tổ chức hội thảo“Đờn ca tài tử với việc nâng cao đờisống văn hoá cộng đồng”. Đến dự có200 đại biểu đại diện Bộ Văn hoá, Thểthao và Du lịch, Sở Văn hoá, Thể thaovà Du lịch các tỉnh phía Nam. Các đạibiểu dự hội thảo đã dành một phút mặcniệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Hội thảo đã nghe 9 bản tham luậnvà 7 ý kiến của các soạn giả, nhà nghiêncứu, nghệ nhân dân gian... khẳng địnhĐờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dângian của vùng Nam Bộ, do nhữngngười bình dân, nông thôn hát ca saunhững giờ lao động mệt nhọc, khôngphân biệt tuổi tác, giới tính. Trongkháng chiến chống giặc ngoại xâm,Đờn ca tài tử đã góp phần cổ vũ cho sựnghiệp cách mạng đi đến thắng lợi hoàn

toàn. Ngày nay, trong hoà bình xâydựng, Đờn ca tài tử có điều kiện pháttriển sâu rộng trong đời sống văn hoá,tinh thần của nhân dân, góp phần cổ vũcho công cuộc kiến thiết nước nhà.

Để giữ gìn và phát huy giá trị củaĐờn ca tài tử trong tình hình mới, Tiếnsĩ Mai Mỹ Duyên, Phó khoa sau Đạihọc Trường Đại học Văn hóa thành phốHồ Chí Minh cho rằng: Giáo dục là cáigốc để bảo tồn và phát huy Đờn ca tàitử, cần đưa Đờn ca tài tử vào giảng dạyở bậc tiểu học, trung học cơ sở. ÔngNguyễn Trường Thọ, Chủ nhiệm Câulạc bộ Đờn ca tài tử Tâm Đức (thànhphố Hồ Chí Minh ) kiến nghị ban chỉđạo các phong trào Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hoá, Xây dựngnông thôn mới thường xuyên chỉ đạo,lãnh đạo các địa phương quan tâm tổchức các hoạt động như thành lập câu

lạc bộ Đờn ca tài tử, liên hoan Đờn catài tử, đáp ứng nhu cầu thưởng thứcvăn hoá nghệ thuật, trong đó có Đờn catài tử, ngày càng cao của công chúng.

Kết thúc hội thảo, ông Lê VănHùng, Quyền Cục trưởng Cục côngtác phía Nam (Bộ Văn hoá, Thể thaovà Du lịch) một lần nữa khẳng định:Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thù đặcthù của Nam Bộ, làm phong phú đờisống tinh thần của nhân dân; là di sảnvăn hoá phi vật thể đang đề nghịUNESCO công nhận. Ông cũng đồngý với kiến nghị thành lập Viện nghiêncứu Đờn ca tài tử ở Thành phố Hồ ChíMinh, để nghiên cứu, bảo tồn và pháthuy giá trị to lớn của loại hình nghệthuật độc đáo này trong sự nghiệp xâydựng nền văn hoá Việt Nam đậm đàbản sắc dân tộc.

Huy LoNg

Đờn ca tài tử với việc nâng cao đời sống văn hoá cộng đồng

Khi nói đến đua ghe Ngo, người dânSóc Trăng đều nhắc đến đội ghe Ngochùa Tum Pók Sók (còn gọi là chùa TamSóc) thuộc xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Túgắn liền với chiếc ghe huyền thoại. Đâychính là chiếc ghe Ngo duy nhất của tỉnhđược đại diện cho Việt Nam tham giaGiải ghe Ngo Đông Nam Á năm 1989được tổ chức tại Campuchia và đưa độiđua ghe của Việt Nam đoạt ngôi vô địch.

Từ những năm trước giải phóng chođến nay, chùa Tum Pók Sók đã có mộtđội ghe Ngo hùng mạnh, tham dự đầy đủcác giải đấu của tỉnh, khu vực, toàn quốcvà đấu trường quốc tế được tổ chức vàocác dịp lễ Ok Om Bok của đồng bàoKhmer, những ngày lễ, ngày kỷ niệmtrọng đại của đất nước... Mỗi lần thamdự giải, đội ghe chùa Tum Pók Sók luônnhận được sự đánh giá cao của giớichuyên môn.

Nhờ sự dung hòa giữa nhiều yếu tốmà đội ghe Ngo của chùa Tum Pók Sók

đã có bảng thành tích rất đáng tự hào. Đólà 11 lần đoạt chức vô địch, 3 lần đoạtngôi á quân giải đua ghe Ngo Ok OmBok của tỉnh, đoạt giải nhất khu vựcđồng bằng sông Cửu Long năm 1990...Đặc biệt là ngôi vô địch tại Giải đua gheNgo Đông Nam Á năm 1989 sau chuỗitrận thắng đầy sức thuyết phục trước độighe Ngo của 3 nước bạn là Lào, TháiLan và chủ nhà Campuchia. Vì thế màđội ghe Ngo chùa Tum Pók Sók đượcxem là đội ghe “bách chiến bách thắng”của thế kỷ trước.

Sang thế kỷ 21, chiếc ghe “báchchiến bách thắng” Tum Pók Sók ngàynào đã không còn giữ được nhịp chiếnthắng như trước. Chiếc ghe dần xuốngcấp dù được trùng tu nhiều lần. Bêncạnh đó, có thể dễ dàng nhận thấy, khiđời sống của đồng bào Khmer ngàycàng phát triển, những chiếc ghe độcmộc ngày nào không còn. Những chiếcghe Ngo ghép ván đã nhanh chóng

khẳng định được tính vượt trội về tốcđộ. Để tìm lại được thời kỳ “huy hoàng”không phải là chuyện dễ dàng vì hiệnnay hầu hết các đội ghe Ngo tham dựđều có chế độ tập luyện bài bản, việcthành bại và có giành được chức vô địchhay không còn phụ thuộc vào rất nhiềuyếu tố. Những năm gần đây, chức vôđịch giải ghe Ngo của tỉnh liên tục đổichủ, chẳng đội nào giữ được chức vôđịch quá 2 năm.

Dù biết là khó khăn nhưng Đại ĐứcLý Thành, Phó trụ trì chùa vẫn hy vọngvào một cuộc đổi thay. Năm nay, nhàchùa, Phật tử và chính quyền địa phươngđã đóng ghe mới với quyết tâm giànhchức vô địch tại Festival đua ghe Ngođồng bào Khmer đồng bằng sông CửuLong - Sóc Trăng lần thứ I năm 2013.Đại Đức Lý Thành cho biết: Qua lễ SenĐôlta này, nhà chùa, Ban huấn luyện sẽhuy động vận động viên ở 5 ấp có đôngđồng bào Khmer và lên kế hoạch tậpluyện để tuyển chọn những vận động

(Xem tiếp trang 18)

Đội ghe Ngo chùa Tam Sóc

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

17số 1046 l 17.10.2013

Sáng 10/10, Trung tâm bảo tồn disản Thăng Long – Hà Nội phối hợpvới Trung tâm bảo tồn di sản ThànhNhà Hồ tổ chức triển lãm và tọa đàmkhoa học “Hoàng thành Thăng Long– Thành Nhà Hồ: Hai di sản thế giớiđặc sắc của Việt Nam” tại Hoàngthành Thăng Long.

Triển lãm trưng bày hơn 100 tàiliệu, bản vẽ, hình ảnh, hiện vật khảocổ hai di sản nhằm giới thiệu, quảngbá đến bạn bè trong nước và quốc tếnhững giá trị nổi bật toàn cầu củaHoàng thành Thăng Long và ThànhNhà Hồ. Triển lãm gồm hai chủ đề:Giới thiệu về giá trị của di sản thếgiới Hoàng thành Thăng Long -Thành Nhà Hồ; khu di sản Hoàngthành Thăng Long và Thành Nhà Hồqua kết quả của các cuộc khai quậtkhảo cổ học. Tại đây, khách tham

quan được thưởng lãm các vật liệuxây dựng, cấu trúc thành Hoàngthành Thăng Long và Thành Nhà Hồ.Đó là: Mái lớp góc mái tạo hình rồngthời Lý thế kỷ 11- 12; ngói úp nócgắn lá đề trang trí rồng thời Trần, thếkỷ 13 - 14; ngói ống lợp diềm máitrên lá đề trang trí thời Trần, thế kỷ13 - 14; gạch chữ nhật in chữ Lý giađệ tam đế “Long Thụy Thái Bình tứniên tạo” thời Lý 1057, các loại bátgốm, điếu bát, tước, vò, lọ hoagốm… của Hoàng thành ThăngLong. Hay, đầu chim phượng thờiTrần - Hồ cuối thế kỷ 14, bi đá thờiHồ thế kỷ 15, đạn đá thời Hồ thế kỷ15, gạch chữ nhật có in khuôn chữHán “Giang Tây quân” thời Đại Lathế kỷ thứ 7 - 9… của Thành Nhà Hồ.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốcTrung tâm bảo tồn di sản Thăng Long

- Hà Nội khẳng định: “Hai di sản cócác đặc điểm tương tự nhau về loạihình di tích, là loại di tích kiến trúcnghệ thuật nhưng cơ bản là loại hìnhkhảo cổ học. Bởi lẽ cả hai di sản hầunhư đã mất hoàn toàn các dấu tíchcung điện, đền đài, miếu mạo, nhàở… Tất cả chỉ còn là những dấu tíchnền móng và các di vật khảo cổ chônvùi sâu dưới lòng đất”.

Cũng trong sáng 10/10, các cơquan chức năng tổ chức tọa đàm“Hoàng thành Thăng Long - Thànhnhà Hồ: Hai di sản thế giới đặc sắccủa Việt Nam” với các tham luận tậptrung vào những giá trị nổi bật toàncầu của hai di sản thế giới và vấn đềbảo tồn, phát huy giá trị của di sảnthế giới Hoàng thành Thăng Long vàThành Nhà Hồ.

ĐứC KiêN

Chiều 10/10, Trung tâm Bảo tồndi tích Cố đô Huế đã tổ chức khánhthành và đưa vào sử dụng hệ thốngchiếu sáng nghệ thuật kiến trúc cửaHiển Nhơn - Đại Nội, Huế.

Công trình hệ thống chiếu sángnghệ thuật kiến trúc cửa Hiển Nhơn- Đại Nội, Huế có tổng vốn đầu tư1,06 tỷ đồng, do Công ty Cổ phầnPhú Thành, địa chỉ 304 TrườngChinh, Hà Nội tài trợ. Đây là côngtrình chiếu sáng nghệ thuật tiết kiệmđiện, sử dụng 100% thiết bị chiếusáng của hãng Griven (Italia), với

toàn bộ 29 bóng đèn Led, tổng côngsuất 637W, được đấu nối với trạmđiện cũng như bộ điều khiển hẹn giờtự động.

Cửa Hiển Nhơn là 1 trong 4 cửacủa Hoàng Thành - Đại Nội, Huếnằm về phía Đông; 3 cửa còn lại baogồm: Cửa Ngọ Môn (phía Nam); cửaChương Đức (phía Tây); và cửa HòaBình (phía Bắc). Dưới triều Nguyễn,ngoài cửa chính Ngọ Môn, cửa HòaBình quy định dành cho vua đi chơi,cửa Chương Đức chỉ dành cho pháinữ và cửa Hiển Nhơn chỉ dành cho

phái nam ra vào. Tại Festival Huế 2008, cửa Hiển

Nhơn là nơi trình diễn 260 bộ áo dàicủa 12 nhà thiết kế theo chủ đề ''Dấuxưa'', trở thành một trong nhữngchương trình ''đinh'', hết sức đặc sắcvà hấp dẫn của lễ hội.

Công trình chiếu sáng nghệ thuậtkiến trúc cửa Hiển Nhơn - Đại Nội,Huế hiện nay càng nhằm làm nổi bậtgiá trị các công trình kiến trúc di sản,tăng thêm vẻ đẹp và tính hấp dẫn chohệ thống Hoàng Thành Huế về đêm...

QuốC Việt

Triển lãm Hoàng thành Thăng Long và Thành Nhà Hồ

Đưa vào sử dụng hệ thống chiếu sáng nghệ thuật kiến trúc cửa Hiển Nhơn - Đại Nội, Huế

Phật Adi đà thời Lý tại chùa Ngô Xá, xãYên Lợi, huyện Ý Yên, Nam Định.Đồng thời, Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch Nam Định giao Bảo tàng tỉnh tổchức quản lý, lưu giữ các hiện vật và lậphồ sơ trình các cơ quan thẩm quyền thẩm

định công nhận là bảo vật quốc gia. Tỉnh Nam Định là địa phương có

nhiều cổ vật quý hiếm. Ngoài những cổvật đang lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàngtỉnh, các nhà sưu tập của Hội Cổ vậtThiên Trường - Nam Định cũng đang sở

hữu hàng nghìn cổ vật. Đây là tiềm năng,lợi thế để Hội Cổ vật Thiên Trường -Nam Định duy trì buổi gặp mặt, giao lưucổ vật với các tỉnh trong khu vực vàongày mồng 7 tháng Giêng hàng năm, gópphần bảo tồn di sản văn hóa và làm lànhmạnh thị trường cổ vật hiện nay.

trầN NguyệN

Nam Định lập hồ sơ... (Tiếp theo trang 15)

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

18 số 1046 l 17.10.2013

nhân tố mới

Là một trong những niềm hy vọngvàng của điền kinh Việt Nam, QuáchThị Lan đang được đầu tư mạnh, để tấncông không chỉ đấu trường SEAGames, mà cả ASIAD và Olympic. Cáitên Quách Thị Lan đã trở nên nổi tiếngtrong khoảng 1 năm trở lại đây. Bắt đầutừ giải điền kinh vô địch quốc gia năm2012, Lan đã được nhìn nhận là mộttrong những tài năng hiếm có, vớinhiều tiềm năng có thể phát triển thànhmột ngôi sao trên đường chạy khu vựcĐông Nam Á và Châu Á.

Tháng 10/2012, Lan đã gây sửngsốt đối với giới chuyên môn, bằngnhững bước chạy hết sức ấn tượng tạigiải VĐQG. Khi đó mới 17 tuổi, Lanđã giành Huy chương Vàng nội dung400m rào nữ và thành tích 57 giây 36của cô đã phá kỷ lục quốc gia đã tồn tạisuốt hơn 10 năm của Nguyễn ThanhHoa (57 giây 97). Thậm chí, thành tíchnày còn vượt 5% giây so với thành tíchHCV SEA Games và chỉ kém 6% giâyso với thành tích HCĐ châu Á. Chưahết, tại nội dung 400m nữ của giải, Lancũng dễ dàng cán đích đầu tiên, vớithành tích 53 giây 25. Thành tích nàyvượt 88% giây so với HCV SEAGames, hơn HCB châu Á 10% giây vàchỉ kém HCV châu Á 36% giây.

Hai tấm HCV kể trên của Lan ấntượng ở chỗ, cô mới chỉ tập chuyên sâutừ năm 2010. Trong đó, nội dung 400mđược xem là nội dung ưa thích của Lan,còn 400m rào thì cô mới chỉ bắt đầu

làm quen… vài tháng trước giảiVĐQG 2012. Theo HLV của Lan, ôngLưu Văn Hùng (VĐV điền kinh cự lydài nổi danh một thời), Lan có nhiềutiềm năng hơn ở nội dung 400m rào,bởi cô có chiều cao lý tưởng 1,74m vàsải chân dài hơn 1m.

Với Lan, tài năng đúng là do thiênphú. Cô gái dân tộc Mường này làngười con của xã Ngọc Liên, huyệnNgọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Trước khiđược lãnh đạo bộ môn điền kinh củaSở VHTTDL Thanh Hóa phát hiện vàmời xuống tập luyện Trung tâm TDTTcủa tỉnh năm 2010, Lan vẫn chỉ thamgia “cho vui” ở các giải chạy học sinhở xã, ở huyện. Chạy là ham thích củaLan từ nhỏ và khi đó, cô không hề biếtthể thao đỉnh cao là gì. Tuy nhiên, sựkhác biệt lớn về chỉ số thành tích giữaLan với các bạn bè cùng trang lứa tạicác giải chạy phong trào đó đã khiếncác nhà chuyên môn không thể thờ ơ.

Rất nhanh, cũng giống như ngườianh trai Quách Công Lịch (VĐV điềnkinh cự ly 400m), nhờ sức vóc hơnngười và năng khiếu, Lan đã có nhữngbước tiến dài khi được tập luyện tạiTrung tâm TDTT tỉnh. Mọi giới hạndần trở nên nhỏ bé đối với Lan: Côđược đưa ra Trường Đại học TDTT TừSơn (Hà Nội) tập luyện và học văn hóanăm 2011 và đến tháng 9/2012 thì đượctriệu tập vào ĐTQG. Rồi sau đó 1tháng, Lan xô đổ kỷ lục quốc gia nhưđề cập ở trên.

Chứng kiến sự bùng nổ của Lan tạigiải VĐQG 2012 và xác định đây làmột tài năng hiếm, lãnh đạo SởVHTTDL Thanh Hóa đã quyết địnhtìm phương án đầu tư cho “viên ngọcthô” này. Với sự hỗ trợ của Tổng cụcTDTT về tư vấn và một phần kinh phí,từ đầu tháng 6/2013, Lan cùng với 3VĐV khác của Thanh Hóa (Công Lịch,Nguyễn Thị Phương, Lê Trọng Giang)đã được hưởng một chương trình đàotạo, tập huấn ở nước ngoài trong vòng6 tháng. Tổng kinh phí của chươngtrình này là 4 tỷ đồng, trong đó tỉnhThanh Hóa chi 3,4 tỷ đồng. Ở đây,Tổng cục TDTT cũng đã xác định Lannằm trong số các VĐV cần được đầutư trọng điểm cho những mục tiêu dàihạn, như ASIAD 2014 và 2019, cũngnhư Olympic 2016, nên phương ánNhà nước và địa phương cùng san sẻkinh phí rất được ủng hộ và điều nàycũng hợp lý trong bối cảnh hiện nay.

Hiện tại, Bộ môn Điền kinh (Tổngcục TDTT) cũng đang tiến hành làmcác thủ tục mời chuyên gia Bulgariasang Malaysia, tiếp tục đồng hành vớiLan trong quá trình tập huấn ở đây.

Ông Dương Đức Thủy nhấn mạnh,thành tích của Lan trong suốt quá trìnhtập huấn vừa qua ở nước ngoài là khátốt và tin tưởng Lan sẽ đạt kết quả caotại SEA Games 27. Tất cả đều đang chờđợi câu trả lời thực tế của Lan trênđường chạy Myanmar cuối năm nay.

yếN NHi

Quách Thị Lan, niềm hy vọng vàng của điền kinh Việt Nam

viên tốt nhất. Ông Danh Sol, TrưởngBan quản trị chùa chia sẻ: Đồng bào,Phật tử vui lắm khi Đảng, Nhà nướcnâng Giải đua ghe Ngo của tỉnh thànhFestival đua ghe Ngo đồng bào Khmerđồng bằng sông Cửu Long. Dù mùa thuhoạch lúa năm nay không thuận lợinhưng để chuẩn bị cho mùa giải này, sư

sãi và Ban quản trị chùa đã họp bàn vàthống nhất đóng lại chiếc ghe Ngo mớitrị giá 210 triệu đồng. Trong đó, UBNDhuyện Mỹ Tú hỗ trợ 30 triệu đồng, xãMỹ Thuận hỗ trợ 20 triệu đồng, số tiềncòn lại do bà con Phật tử đóng góp.

Festival đua ghe Ngo đồng bàoKhmer đồng bằng sông Cửu Long-

Sóc Trăng lần thứ I năm 2013 sẽ diễnra từ 07 đến 20/11 là một sự kiện kinhtế, văn hóa-xã hội-du lịch nhằm tônvinh di sản văn hóa, nâng cao ý thứcbảo tồn di sản văn hóa truyền thốngcủa địa phương, thể hiện tinh thầnđoàn kết dân tộc, khơi dậy niềm tựhào, tình yêu quê hương, ý thức tráchnhiệm xây dựng quê hương.

MạNH HuâN

Đội ghe Ngo... (Tiếp theo trang 16)

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

19số 1046 l 17.10.2013

nhân tố mới

Đã từ lâu nay, cuộc đời và sựnghiệp lẫy lừng của Đại tướngVõ Nguyên giáp, danh tướngvà cũng là nhà văn hóa lớn,sống giản dị, gần dân và yêudân, đã trở thành đề tài vànguồn cảm hứng sáng tạo củakhông ít nghệ sĩ.

Trong số những nghệ sĩ có nhiều gắnbó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đượcgọi với cái tên thân thương “Anh Văn”,thì họa sĩ, nhà điêu khắc thương binh LêDuy Ứng là người nhiều “cơ duyên”.Ông cũng là nghệ sĩ vẽ tranh và tạc nhiềutượng nhất về Đại tướng Võ NguyênGiáp, mà như ông kể là có tới hơn mộtnghìn bức tranh trên nhiều chất liệu,trong đó chủ yếu là tranh ký họa, sơndầu, thủy mặc cùng các tượng đất, tượngđá, tượng gỗ. Họa sĩ bắt đầu vẽ Đạitướng ngay từ lúc hai mắt ông còn chưaphẫu thuật và không nhìn thấy gì.

Đôi mắt họa sĩ Lê Duy Ứng bị hỏngtrong một trận đánh tại cửa ngõ Sài Gòntrước giờ toàn thắng ngày 30/4/1975,khi đó, ông đã lấy máu từ mắt mình đểvẽ chân dung Bác Hồ. Cũng trong năm1975 lịch sử ấy, Đại tướng Võ NguyênGiáp đến tận Viện Quân y 108 độngviên người họa sĩ mù đồng hươngQuảng Bình và họa sĩ Lê Duy Ứng đã“đứng dậy”, trở lại với hội họa, điêukhắc. Cũng từ đó, ông bắt đầu vẽ và tạctượng “Anh Văn” theo hình ảnh Đạitướng đã in đậm trong trí nhớ. Khi mắtông được phẫu thuật và phục hồi phầnnào thị lực, ông càng say mê khám pháchân dung Đại tướng dưới nhiều gócđộ, trong chiến tranh cũng như hòabình, bằng “ngôn ngữ” của nghệ thuậthội họa và điêu khắc. Sau này, ôngthường xuyên được gặp Đại tướng. Vớiông, mỗi lần như vậy là một lần khắcsâu thêm ấn tượng cũng như niềm kínhtrọng, để ông có thêm những động lực

và cảm hứng sáng tác về Người.Cũng từ lâu nay, hình tượng Đại

tướng Võ Nguyên Giáp đã được nhiềunhà làm phim, viết kịch trong nước vàquốc tế khắc họa trên phim trường và sânkhấu. TS Trần Đình Ngôn và đạo diễnNSND Bùi Đắc Sừ, nguyên giám đốcNhà hát Chèo Việt Nam từng xây dựnghình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáptrên sân khấu qua vở chèo “Mệnh lệnhthần kỳ”.

TS Trần Đình Ngôn cho biết, để xâydựng được hình tượng Đại tướng trênsân khấu chèo là rất khó, nhưng tập thểtác giả, đạo diễn cùng các nghệ sĩ đã rấtnỗ lực và dàn dựng được thành công, tậndụng được ngôn ngữ tự sự của chèo đểdiễn đạt một giai đoạn khó khăn trong sựnghiệp cầm quân của Đại tướng VõNguyên Giáp. Đó là quyết định thay đổichiến lược chuyển sang “Đánh chắcthắng chắc” trong chiến dịch Điện BiênPhủ lịch sử. Bằng lối diễn dung dị, chânthật, nghệ sĩ chèo Vũ Ngọc Hưng đã thểhiện một cách thuyết phục hình tượngcủa vị tướng có tài thao lược. Anh kể lạinhững cảm xúc của mình khi đó: “Đãtrải qua nhiều vai diễn trong hơn 30 nămlàm nghề, nhưng đây là vai diễn đặc biệt,bởi điều khó khăn là hình ảnh Đại tướngđã in quá đậm nét trong mỗi người. Đólà cái khó cũng là áp lực đối với vai diễnnày, nhưng tôi đã diễn hết mình bằngcảm xúc từ trong tim mình”.

Còn Trịnh Mai Nguyên, một nghệ sĩcủa Nhà hát kịch Việt Nam, là nghệ sĩduy nhất ở Việt Nam vinh dự ba lầnđược mời vào vai diễn Đại tướng VõNguyên Giáp trên màn ảnh và sân khấu.Lần đầu là vào năm 2002, anh được đạodiễn người Pháp Máccô Picô mời đếnthử và chọn ngay vào vai “Tướng Giáp”trong bộ phim “Tuyết Đông Dương”(hay còn gọi là phim Lơ cléc) trước hàngchục ứng cử viên khác cho vai diễn. Sau

này đạo diễn có nói với Mai Nguyên:“Tôi chấm anh vì anh có hình dáng vàthần thái giống Tướng Giáp hồi trẻ”. Sauthành công này, một năm sau đó, đạodiễn Phạm Nhật Thành tiếp tục mời MaiNguyên vào vai “Anh Văn” trong mộthoạt cảnh tái hiện lịch sử thời chốngPháp khi Đại tướng đi thị sát mặt trậnNha Trang, trong chương trình kỷ niệmĐêm hội mừng 350 năm Khánh Hòa.

Vai diễn lần thứ ba của anh về vịdanh tướng của dân tộc và thế giới để lạiấn tượng nhất trong lòng công chúng làở vở diễn “Đại tướng Võ Nguyên Giápvà bản giao hưởng Điện Biên”, huy độnghơn 300 diễn viên của nhiều đoàn nghệthuật sân khấu vào năm 2010, năm kỷniệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.Mai Nguyên đã nỗ lực thể hiện được nổibật và tương đối trọn vẹn hình tượng Đạitướng của nhân dân, một trong 21 danhtướng lẫy lừng trong lịch sử quân sự thếgiới. Mai Nguyên cho biết, khi đượcnhận vai diễn, anh vô cùng hạnh phúc vàngay lập tức gọi điện báo lại với ông nộianh - một chiến sĩ Điện Biên, một ngườilính của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Không những vậy, cả ba anh em ông nộicủa Mai Nguyên đều là chiến sĩ tham giachiến dịch lịch sử này và một người đãanh dũng ngã xuống trong những trậnđánh đồi A1.

Tình cảm sâu đậm của các văn nghệsĩ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp khôngthể kể hết trong những ngày buồnthương đưa tiễn Người. Tôi bất giác nhớđến câu hát trong bản hợp xướng “Cómột khu rừng như thế” của nhạc sĩ DoãnNho: “Vị Tư lệnh tối cao quý từng giọtmáu đào người lính/Nên suốt đời đượcgọi Anh Văn”. Chỉ một câu hát thôinhưng đã khái quát đầy đủ nhân cáchcủa ông cùng tình cảm của các nghệ sĩvà nhân dân đã dành cho ông.

M.CườNg

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nguồn cảm hứng vô tận của các nghệ sĩ

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1046 l 17.10.2013

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

pHaN ĐìNH TâN

Biên tậpTrUNg kIêN, THế HùNg

kIềU aNH

Địa chỉ51 Ngô Quyền - Hà Nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gp - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicôNg Ty TNHH mộT THÀNH vIêN

IN vÀ văN Hóa pHẩm

Sáng 14/10, bầu không khí tạiTrung tâm huấn luyện thể thao quốcgia Hà Nội (xã Xuân Phương, huyệnTừ Liêm) trở nên trầm lắng, trangnghiêm. Mọi hoạt động tập luyện dừnglại. Từng tốp, từng tốp vận động viênđi bộ dọc con đường nhỏ hướng vềphía quảng trường của Trung tâm, nétmặt trĩu nỗi buồn.

Thấu hiểu được nguyện vọng vàtình cảm sâu nặng mà các VĐV dànhcho Đại tướng, lãnh đạo Trung tâmHLTTQG Hà Nội vì thế đã quyết địnhtổ chức buổi tưởng niệm vị danh tướngcủa thời đại một cách trang trọng, ấmcúng và đầy xúc động. Đây là dịp đểcác VĐV bày tỏ sự tri ân công lao củaĐại tướng đối với nền hòa bình, độc lậpcủa không chỉ riêng dân tộc Việt Nam,mà cả nhân loại tiến bộ; đồng thời cũnglà dịp để cho thế hệ VĐV hiện naythêm hiểu và phấn đấu học hỏi phẩmchất “Thắng không kiêu, bại khôngnản” của Đại tướng.

Trước bàn thờ Đại tướng VõNguyên Giáp, được đặt ngay phíatrước tượng đài Bác Hồ, các cán bộ,công nhân viên và hơn 450 VĐV, huấnluyện viên, chuyên gia đang tập luyện,tập huấn tại Trung tâm đã kính cẩnnghiêng mình tiễn biệt Đại tướng. Lầnlượt từng bộ môn, hàng nối hàng, mỗiVĐV tay cầm một bông hoa cúc vàng,bước lên dâng hương tỏ lòng thànhkính đối với một trong những vị lãnhtụ kiệt xuất của dân tộc và của Quânđội nhân dân Việt Nam. Ánh mắt củacác VĐV đã thay lời nói bày tỏ sự tiếc

thương đối với Đại tướng. Biến đau thương thành hành động

thiết thực, Giám đốc Nguyễn MạnhHùng đã thay mặt cho Trung tâmHLTTQG Hà Nội, phát động cuộc thihọc tập theo tấm gương đạo đức củaBác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp,với tinh thần “Vì nước quên thân, vìdân phục vụ”, tất cả vì thành tích thểthao, vì vinh quang của Tổ quốc. Toànthể Trung tâm xin hứa đoàn kết mộtlòng, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọikhó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệmvụ được giao, đó là quản lý, phục vụcác đội tuyển tập luyện tốt, phấn đấuđạt thành tích cao tại SEA Games 27tại Myanmar cuối năm nay.

Ngay sau khi kết thúc lễ tưởngniệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp - kéodài 30 phút, toàn bộ các VĐV tại Trungtâm đều đã trở lại ngay với công việctập luyện của mình. Tất cả bây giờ đãcó thêm động lực để phấn đấu giànhvinh quang về cho Tổ quốc tại nhữnggiải đấu quốc tế sắp tới, theo đúng tinhthần thượng võ.

Trung tâm HLTTQG Hà Nội làtrung tâm huấn luyện lớn nhất cả nước,luôn đóng góp 60 - 70% số huy chươngcủa Đoàn thể thao Việt Nam tại các kỳĐại hội thể thao Đông Nam Á. Hiện

tại, Trung tâm đang tập trung đông đảocác đội tuyển của nhiều môn thi đấu,gấp rút chuẩn bị cho sự kiện thể thaoquan trọng nhất trong năm - SEAGames 27. Ông Nguyễn Anh Minh,Trưởng phòng quản lý huấn luyện vàcông tác chính trị của Trung tâm, chobiết: “Đây là giai đoạn hết sức quantrọng đối với các VĐV trong quá trìnhchuẩn bị cho SEA Games 27. Sự tậptrung phải được đẩy lên mức tối đa.Theo kế hoạch, từ đầu tháng 11 tới,Trung tâm sẽ thực hiện quy định ‘cấmtrại’, tức là các VĐV sẽ không đượcphép ra khỏi Trung tâm và mọi hoạtđộng, sinh hoạt của VĐV đều sẽ diễnra trong Trung tâm”.

Ông Minh cho biết thêm: “Hiện tại,do có một số VĐV đang đi tập huấnnước ngoài và một số đội tuyển đượcgửi tập nhờ ở các địa phương lân cận,nên con số các VĐV trong thành phầntham dự SEA Games 27 tại Trung tâmđang là 204 người. Chế độ tiền công,tiền ăn mới dành cho nhóm VĐV nàyđã được thực hiện theo đúng quyết địnhcủa Tổng cục Thể dục thể thao. Tất cảđều đang nỗ lực hết mình, nhằm mụctiêu giành thành tích cao nhất tại SEAGames 27”.

Bảo AN

Quyết thắng SEA Games, báo công lên Đại tướngtrong buổi lễ tưởng niệmtrang nghiêm và xúc động,các vận động viên Việt Namhứa sẽ giành thành tích caotại SEA games 27, để báocông lên Đại tướng VõNguyên giáp.

Các tuyển thủ U19 quốc gia thể hiện sự tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp